Nếu chiến tranh xẩy ra ở Biển Đông

USS Nimitz (CVN 68) tại Biển Đông, 6 tháng Bảy, 2020. Ngô Nhân Dụng – VOA Trong lúc giới ngoại giao Mỹ và Trung Quốc liên tiếp tấn công nhau, Bắc Kinh cũng đang cố chứng tỏ cho cả thế giới thấy họ vẫn chủ động trong cuộc bang giao với hai nước láng giềng ở phía Nam: Việt Nam và Campuchia. Trong nửa cuối tháng Bẩy, Cộng sản Trung Quốc và Campuchia ký một hiệp ước mậu dịch tự do vào ngày Thứ Hai, qua ngày Thứ Ba, họ tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa các ông Vương Nghị và Phạm Bình Minh. Bản hiệp ước mậu dịch tự do giữa Campuchia với Trung Cộng hoàn toàn chỉ mang tính chất tượng trưng. Giao thương giữa hai nước hiện nay nhỏ nhoi không đáng kẻ. Hơn nữa các xí nghiệp Trung Quốc đang được tự do làm ăn ở Campuchia không hề gặp trở ngại nào hết! Đối với Việt Nam có vẻ phức tạp hơn. Tháng Tư vừa qua, một tàu đánh cá của người Việt Nam đã bị tàu hải giám Trung Cộng đâm ngang đánh chìm. Năm nay đến lượt Việt Nam đóng vai chủ tọa trong khối ASEAN, có thể đưa đề nghị lên án những hành động ăn cướp trên biển của Trung Cộng. Hai Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và Vương Nghị chỉ họp mặt trên mạng, chắc vì từ khi bệnh dịch Covid 19 xẩy ra ở Vũ Hán Việt Nam vẫn còn lệnh cấm người Trung Quốc qua biên giới! Ông Vương Nghị lại kêu gọi hai nước tiếp tục hợp tác kinh tế, nhưng không cho biết cụ thể như thế nào, và tại sao cần nói chuyện gấp như vậy. Ông Phạm Bình Minh cho biết sẽ tặng một số tiền khoảng $100,000 đô la Mỹ để cứu giúp các nạn nhân vụ bão lụt nặng nề đang tràn ngập vùng hạ lưu sông Dương Tử. Quả thật là muối bỏ xuống Trường Giang cho trôi ra biển! Những hoạt động ngoại giao mới của ông Vương Nghị chỉ cốt chứng tỏ, trong lúc tình hình quân sự ở vùng biển Đông Nam Á đang căng thẳng, họ vẫn đóng vai chủ động. Trung Cộng không thể dễ dàng biểu diễn một màn ngoại giao nào mới với các nước “khó bảo” như Philippines, Malaysia, Brunei hay Indonesia. Cho nên, Bắc Kinh chỉ có thể dùng các nước “đồng chí anh em” để đóng trò biểu diễn trên mặt trận ngoại giao, đề phòng một cuộc chạm súng có thể diễn ra. Hai ông Tập Cận Bình và Donald Trump chắc không muốn lâm chiến. Nhưng trong lúc tàu chiến và phi cơ hai nước cùng kéo tới vùng Biển Đông nước ta, một tai nạn bất ngờ cũng dễ biến thành xung đột lớn nếu các nhà chỉ huy quân sự tại chỗ phản ứng khi bị “khiêu khích,” trong lúc cuộc khẩu chiến giữa hai bên đang tăng cường độ. Nếu hai nước đụng độ thì Trung Cộng chiếm lợi thế ngay lập tức, điều đó có thể khuyến khích giới tướng lãnh của họ có thái độ hung hăng, như khi dọa bắn hỏa tiễn vào hàng không mẫu hạm khiến Mỹ phải nhụt chí. Nhưng nếu cuộc chiến kéo dài thì những lợi thế của Trung Cộng sẽ biến mất; và đây là điều khiên ông Tập Cận Bình phải suy nghĩ, không dám làm liều. Năm 2015, Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu cơ quan nghiên cứu Rand Corporation so sánh lực lượng quân sự giữa Mỹ với Trung Quốc. Bản phúc trình của Rand nhận xét rằng khả năng của quân đội Trung Cộng còn thấp hơn Mỹ về mặt vũ khí, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm chiến trường, nhưng Bắc Kinh đang dồn nhiều nỗ lực và sẽ đuổi kịp rất nhanh. Họ đóng thêm nhiều tàu ngầm cũng như phát triển hệ thống vệ tinh nhân tạo trong lãnh vực quân sự. Bản phúc trình của Rand cũng nhận xét rằng Trung Cộng có lợi thế về mặt địa dư. Biển Đông nước ta nằm ngay tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam, Trung Cộng có thể chuẩn bị sẵn sàng ứng chiến, với các vũ khí, hỏa tiễn, máy bay và chiến hạm được chế tạo riêng cho khu vực chiến trường này. Charlie Lyons Jones, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Australia cho rằng quân đội Trung Cộng đã đặt trọng tâm vào mục tiêu ngăn cản không cho hải quân Mỹ đi vào vùng Đường Lưỡi Bò họ đã vẽ ra, mà gần đây Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố là bất hợp pháp. Để đạt mục đích này, ông Jones nhận xét, Trung Cộng đã tăng cường lực lượng phòng không và xây dựng một hàng rào phòng thủ gồm các hỏa tiễn và phi cơ thả bom đặc biệt nhắm đánh các chiến hạm. Trước khi chiến tranh xẩy ra, Trung Cộng đã chiếm lợi thế vì Mỹ phải điều động quân từ các căn cứ trên đảo Guam, Australia, Philippines, Nhật Bản; trở thành những đích nhắm cho không quân cùng hỏa tiễn Trung Cộng. Trong khi đó quân Trung Cộng chiến đấu ngay trước cửa nhà mình. Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, Trung Cộng vẫn có thể chặn đánh các đoàn tàu tiếp viện của Mỹ một cách chính xác nhờ hệ thống vệ tinh do thám. Năm ngoái, David Ochmanek, một nhà nghiên cứu quân sự thuộc Rand Corporation đã thuyết trình về những kịch bản có thể diễn ra nếu Mỹ và Trung Cộng chạm súng ở Biển Đông. Ông Ochmanek nhận định rằng khi chiến tranh bắt đầu thì Trung Cộng chiếm ưu thế rõ rệt vì họ đã chuẩn bị sẵn sàng. Dù phẩm chất các vũ khí và trang bị quân sự của Trung Cộng còn thua kém Mỹ, nhưng họ có thể lấy số đông để áp đảo. Chiến hạm Mỹ điều động nhanh và vũ khí mạnh hơn Trung Cộng, nhưng Trung Cộng có thể sản xuất nhiều và kéo đến nghênh chiến với một lực lượng ào ạt. Viên Bằng (Yuan Peng) chủ tịch Viện Bang giao Quốc tế ở Bắc Kinh đã so sánh tình hình hiện nay với thời gian một trăm năm trước, khi xẩy ra Chiến tranh Thế giới lần Thứ Nhất, theo bản tin Reuters. Ông khuyến cáo chính quyền Trung Cộng phải chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với Mỹ về quân sự. Hồ Ba (Hu Bo), giám đốc Trung tâm Chiến lược Hải dương thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng xung đột Mỹ Trung không thể lan rộng và kéo dài, vì hậu quả quá lớn; nhưng một khi chiến cuộc đã nổ ra thì không ai ngăn lại được. Nhưng Malcolm Davis, Viện Nghiên cứu Chiến lược Australia lo ngại rằng chiến tranh vẫn có thể xẩy ra nếu giới tướng lãnh Trung Cộng nghĩ rằng bây giờ là một cơ hội hiếm có, sẽ khó lòng có cơ hội thứ hai, vì nước Mỹ đang lúng túng đối phó với bệnh dịch Covid 19, khó phản ứng nhanh chóng khi Trung Cộng nhất quyết ngăn chặn tầu chiến Mỹ không cho vào Đường Lưỡi Bò của họ. Nhưng khi cuộc chiến tiếp diễn kéo dài thì càng về sau lợi thế của Trung Cộng sẽ mất dần, theo ông Ochmanek thuộc Rand Corporation. Các hạm đội Mỹ với các hàng không mẫu hạm dẫn đầu là những căn cứ di động có thể được tiếp tế từ các nước Philippines, Nhật Bản, Nam Hàn, còn các căn cứ trên những hòn đảo nhân tạo của Trung Cộng không khác gì các mẫu hạm, nhưng không thể di chuyển. Mỹ sẽ phải tấn công vào các căn cứ không quân ở đảo Hải Nam để tiêu diệt lực lượng đối phương trước khi bị tấn công. Vì thế chiến cuộc sẽ kéo lên phía Bắc, có thể lên tới vùng eo biển Đài Loan và xa hơn nữa. Quân đội các nước đồng minh của Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, có thể giúp quân Mỹ về tiếp liệu, dưỡng thương, tin tức tình báo, vân vân. Những lợi thế của Trung Cộng, như hậu cứ tiếp viện ở gần bên chiến trường, khả năng do thám, số lượng áp đảo những máy bay, tàu ngầm, chiến hạm, sẽ bị giảm dần dần cho đến mức không đáng kể nữa. Chiến tranh sẽ không làm cho nền kinh tế Mỹ suy yếu đó là điều quan trọng nhất. Tất cả những gì Mỹ đang mua từ Trung Cộng đều có thể mua ở các nước khác. Chiến tranh sẽ chỉ giúp giảm số người thất nghiệp ở Mỹ, Tổng Sản Lượng Nội Địa sẽ gia tăng để cung ứng cho chiến trường Trong khi đó thì cả nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Sẽ không có một thương thuyền nào dám đi qua bãi chiến trường trên mặt biển! Cả nền kinh tế Trung Quốc dựa trên xuất cảng sẽ đình trệ. Nguyên liệu, hàng tiếp liệu cho việc chế tạo, và dầu lửa sẽ không được tiếp tế, nền công nghiệp Trung Quốc sẽ suy sụp. Cuộc chiến tranh chỉ kéo dài bốn tháng, nửa năm, Trung Quốc sẽ khốn đốn. Cả công trình hơn 30 năm xây dựng kinh tế sẽ phải ngưng lại, không biết bao giờ mới phục hồi. Tóm lại, nều nhìn về lâu về dài, ông Tập Cận Bình sẽ phải thấy rằng không nên gây chiến với ông Donald Trump trong lúc này. Chưa kể là khi chiến cuộc bột phát thì chỉ giúp ông Trump được nhiều người Mỹ ủng hộ hơn, họ là những cử tri sẽ bỏ phiếu bầu ông Trump! Một ủy viên Bộ Chính Trị Trung Cộng đã bị Mỹ cấm vận. Trong mấy ngày qua, giới lãnh đạo Mỹ tiếp tục đả kích. Mỹ mới ghi thêm vào sổ đen hai người, Bí thư và phó bí thư công ty đảng ủy của công ty XPCC, vì tội cưỡng bách lao động người Uighurs ở Tân cương. Công ty Tik Tok đang bị quốc hội Mỹ điều tra. Không biết Trung Cộng sẽ nhịn nhục đến bao giờ.  
......

Khi tử thần gõ cửa, đừng “cố đấm ăn xôi”

Tân Phong - Web Việt Tân| Tử thần gõ cửa Sau thời gian 99 ngày được cho là không có ca lây nhiễm mới nào trong cộng đồng, giới chức CSVN đã vội vã tự hào với kết quả phòng dịch được cho là tốt nhất thế giới, đồng thời khuyến khích mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy du lịch nội địa để tăng chi tiêu cá nhân, hầu cứu vãn nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng thời gian qua. Tuy vậy, việc buông lỏng công tác phòng dịch và đặc biệt là mất kiểm soát đối với việc nhập cư trái phép người Trung Quốc (một thực trạng đã có từ lâu) ở các tỉnh thành như Đà Nẵng đã tạo điều kiện bệnh dịch bùng phát trở lại. Đà Nẵng chính thức trở thành một Vũ Hán thứ 2 với số lây nhiễm tăng chóng mặt và ghi nhận 8 ca tử vong liên tiếp trong 5 ngày và 23 ca nguy cấp có khả năng tử vong cao, tỷ lệ phát hiện số ca nhiễm bệnh trên 1 triệu dân ở mức hiện tại là 135 ca. Những con số này báo hiệu điều tồi tệ nhất đã tới. Đặc biệt, chủng coronavirus ở Đà Nẵng là chủng mới và hệ số lây nhiễm R được ghi nhận …từ 5-6, đây là mức độ thảm họa. Nên nhớ, hệ số này đối với các chủng virus Covid-19 đã được xác định trên thế giới ở mức 2,5. Tức là chủng virus mới xuất hiện ở Đà Nẵng có mức lây nhiễm cao gấp 2-3 lần so với các chủng đã được xác định. Hiện mức độc tính của chủng virus mới tại Đà Nẵng chưa rõ ràng, nhưng về mặt dịch tễ học thì tỷ lệ tử vong trên số ca lây nhiễm trong cùng thời điểm khảo sát cũng cho biết phần nào độc tính của chủng virus mới. Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân nhiễm Covid-19 của đợt dịch mới vào khoảng 4%. Giới chức CSVN cố sức giảm thiểu tác động tâm lý của các con số tử vong với lý do đưa ra là các bệnh nhân có bệnh nền nặng nên tử vong là “bất khả kháng.” Tuy vậy, bản chất vấn đề không thay đổi. Nguyên nhân tử vong trực tiếp là suy hô hấp cấp và nhiễm trùng đa tạng. Không còn nghi ngờ gì, Việt Nam chính thức đối mặt thảm họa cúm Tàu, với một chủng coronavirus biến dị mới, có mức lây nhiễm cao nhất thế giới và tỷ lệ tử vong rất đáng lo ngại. Tất nhiên, với số lượng thống kê chưa đủ lớn, những con số này chưa phản ánh được mọi vấn đề. Khi hệ thống bệnh viện trở thành các “ổ dịch,” nguồn phát tán lây nhiễm Lo ngại lớn nhất của người viết bài này là hệ thống bệnh viện công của Việt Nam sẽ dễ dàng bị tổn thương và trở thành các “ổ dịch” vì lây nhiễm chéo. Điều đó đã xảy ra. Dù có một số lượng bác sĩ được đánh giá là giàu kinh nghiệm và chất lượng tốt để đối phó với dịch cúm Tàu, song điểm yếu của hệ thống y tế Việt Nam là cơ sở hạ tầng quá mức yếu và thiếu. Chưa nói tới tình trạng vệ sinh kém và luôn trong tình trạng quá tải ngay cả khi không có dịch bệnh lây lan, với năng lực hiện tại hệ thống này chỉ cần đối mặt với 1000 ca nhiễm bệnh nặng, chắc chắn sẽ khủng hoảng và sụp đổ. Trong một bài viết dài phân tích hiểm họa về dịch bệnh cúm Tàu vào đầu tháng Hai, 2020 (khi WHO vẫn còn phản đối việc Hoa Kỳ cấm các tuyến bay từ Trung Quốc và khẳng định dịch bệnh trong tầm kiểm soát) với tựa đề “Thảm họa toàn cầu mang tên coronavirus,” tác giả Đăng Phong đã so sánh năng lực y tế của tỉnh Hồ Bắc và Việt Nam với những nhận định, đánh giá rủi ro rất nghiêm trọng. Với năng lực y tế chỉ tương đương 1/10 so với tỉnh Hồ Bắc, hệ thống y tế công của Việt Nam sẽ nhanh chóng sụp đổ nếu để dịch bệnh bùng phát. Chưa nói tới năng lực điều trị cho một số lượng lớn bệnh nhân nhiễm Covid-19, với số máy trợ thở rất khiêm tốn (khoảng 1.000 máy ở thời điểm hiện tại được sử dụng cho tất cả các loại bệnh lý khác nhau), thậm chí số lượng test kit xét nghiệm nhanh Covid-19 cũng như các vật tư cơ bản khác cũng đang thiếu. Thông tin mới nhất cho biết, nhiều địa phương như Quảng Nam (sát tâm dịch Đà Nẵng) không có đủ năng lực xét nghiệm vì thiếu máy móc, kỹ thuật viên, cũng như kit thử. Thậm chí, Hà Nội, thủ đô đầu não của quốc gia, cho biết cũng “Không đủ kit xét nghiệm nhanh Covid-19.” Một hiện thực hết sức trớ trêu được phơi bày khi trước đó truyền thông “lề đảng” đã tuyên truyền Việt Nam có khả năng tự sản xuất và thậm chí còn xuất khẩu kit thử phát hiện nhanh Covid-19 với mức chính xác “nhất thế giới!” Vấn đề rủi ro lây nhiễm chéo đối với các bệnh truyền nhiễm ở hệ thống bệnh viện Việt Nam là rất cao. Ngoại trừ các khu vực điều trị bệnh lây và hồi sức tích cực, phần lớn các khoa khác đều ở tình trạng vệ sinh không đảm bảo, rủi ro lây nhiễm lớn. Cho tới nay, Việt Nam không thực hiện các bước tầm soát đầy đủ (bao gồm cả xét nghiệm) Covid-19 cho tất cả các bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên trong hệ thống y tế và buông lỏng kiểm soát với đối tượng thăm thân ở hầu hết các khoa điều trị. Việc đo nhiệt độ và đeo khẩu trang chỉ hạn chế được phần nào và ngay cả điều tối thiểu này đã bị coi nhẹ do tâm lý chủ quan sau thời gian dài không phát hiện ca nhiễm mới. Đây là nguyên nhân để lọt những bệnh nhân đã nhiễm mầm bệnh Covid-19 nhưng không có triệu chứng rõ ràng, vào trong bệnh viện và gây ra hàng loạt cách lây nhiễm chéo trong môi trường đông đúc và thiếu vệ sinh. Thực tế, cả hai bệnh viện tuyến TW là Bạch Mai và Đà Nẵng đều là nơi dễ dàng bị đánh “thủng” và nhanh chóng thành “ổ dịch” mà không xác định được nguồn lây nhiễm – F0. Đối với bệnh viện Bạch Mai, được cho là bị lây nhiễm từ nhân viên cung cấp đồ ăn của công ty Trường Sinh, song lại không xác định được những nhân viên của công ty này bị nhiễm bệnh từ nguồn lây nào. Trường hợp tương tự cũng đã lặp lại ở bệnh viện Đà Nẵng. Cả 8 ca tử vong và tất cả các ca nhiễm mới ở Đà Nẵng, Quảng Nam trong đợt dịch này đều là bắt nguồn từ bệnh viện Đà Nẵng. Những bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhưng chưa có triệu chứng, đã nhập viện để điều trị các bệnh lý mãn tính khác nhau và lây nhiễm chéo cho người thân và các bệnh nhân khác, thậm chí có thể cả y bác sĩ cũng đã bị nhiễm Covid-19 như trường hợp với bệnh nhân BN669.  Như vậy, từ hai bệnh viện Bạch Mai và Đà Nẵng có thể cho thấy: Lây nhiễm chéo trong bệnh viện là “gót chân Achilles” của hệ thống y tế Việt Nam. Mặc dù Việt Nam được quốc tế đánh giá cao trong công tác phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua; nhưng thực tế, hệ thống này đã đề lộ rất nhiều lỗ hổng, đặc biệt trong công tác chỉ đạo khá hỗn loạn. Ví dụ rõ ràng nhất là câu chuyện ở Bạch Mai và những phát ngôn rất trái chiều của giới chức có liên quan. Khi phát hiện những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở bệnh viện Bạch Mai, Chủ Tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề nghị với giám đốc, phó giám đốc bệnh viện cùng quyền Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long cho phong tỏa một số khoa và “đóng băng” các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện này. Song, đề nghị này không được ban lãnh đạo bệnh viện và ông Long chấp nhận. Sau đó, thậm chí, 5113 bệnh nhân đang điều trị tại đây đã được “điều chuyển” về các bệnh viện khác ở miền Bắc. Việc này, Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Covid-19 gọi là “thả gà ra đuổi.” Thật may, những chủng virus Covid-19 ở Bạch Mai chỉ là những chủng có mức độ lây nhiễm thường. Nếu đó là chủng mới như ở Đà Nẵng như hiện nay thì không thể hình dung ra hết hậu quả tai hại của quyết định cực kỳ ngu dốt này. Cũng cần nhắc lại về ông quyền bộ trưởng y tế hiện nay, Nguyễn Thanh Long, tuy có bằng tiến sĩ về các bệnh truyền nhiễm và kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế cộng đồng nhưng chính là quan chức Bộ Y Tế, ông đã có những phát ngôn đánh giá thấp mức độ lây nhiễm của dịch bệnh cúm Tàu. Ông ta còn cho rằng “Không cần đeo khẩu trang y tế vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy có lợi ích bảo vệ với những người không bị bệnh” như tờ Zing đưa tin. Có lẽ, ông ta đã quên chuyên môn y khoa và không đánh giá tình hình dịch bệnh dựa trên căn cứ khoa học mà phát ngôn theo thói quen của tuyên giáo, cũng như dựa vào những tin tức sai lệch của “chi bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc” là W.H.O. Câu chuyện ở Đà Nẵng bây giờ hoàn toàn khác với Bạch Mai, Hà Nội vào tháng Ba, 2020. Hàng trăm ngàn người đã tới du lịch ở Đà Nẵng trong thời gian vừa qua theo lời kêu gọi “kích cầu” du lịch đã trở về mang theo những rủi ro tiềm ẩn. Mùa lạnh ở miền Bắc đang tới gần. Những cơn gió mùa Đông Bắc là khí hậu ưa thích của virus cúm Tàu. Và, Hà Nội hiện không có đủ kit thử nhanh Covid-19. Đó thực sự là một tin không thể tệ hơn. Đừng “cố đấm ăn xôi”  Một trong những thông điệp mà ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại nhiều lần là “không để đứt gãy nền kinh tế,” ông ta cũng không muốn thực hiện một đợt giãn cách xã hội ở qui mô lớn như đợt dịch vừa qua vì điều đó có thể làm sụp đổ nền kinh tế đã bị suy giảm nghiêm trọng. Mong muốn của giới chức CSVN là phòng dịch có trọng điểm, chỉ phong tỏa từng điểm dịch phát sinh mới mà không giãn cách xã hội trên qui mô lớn. Tuy vậy, biện pháp này chắc chắn phá sản vì hiện nay hoàn toàn mất dấu bệnh nhân F0 trong cộng đồng. Tùy thuộc cơ địa miễn dịch, một số người nhiễm bệnh có thời gian ủ bệnh rất lâu mà không có triệu chứng, thậm chí một số trường đặc biệt có thể cho kết quả xét nghiệm âm tính nhiều lần trong khi vẫn tiếp tục lây nhiễm cho người khác. Điều tệ hại hơn là chủng Covid-19 mới ở Đà Nẵng có mức độ lây nhiễm cao hơn hẳn so với các chủng đã được thế giới ghi nhận. Thậm chí, nó có thể cảm thấy “thoải mái” ngay cả trong bầu không khí nóng nực của vùng Nam Trung Bộ. Khả năng xét nghiệm diện rộng cho cộng đồng là hạn chế với năng lực hiện tại của hệ thống y tế Việt Nam. Cho nên, rất khó phát hiện sớm và khoanh vùng mầm bệnh được. Việc phân loại, truy tìm dấu vết F1, F2, F3, F4… đã quá muộn, sau thời gian dài mất kiểm soát. Vấn đề nghiêm trọng hơn là năng lực đối phó với một lượng lớn bệnh nhân nhiễm Covid-19 của hệ thống y tế Việt Nam và “lỗ hổng” chết người “lây nhiễm chéo trong bệnh viện” sẽ khiến cho lớp phòng ngự cuối cùng này nhanh chóng khủng hoảng. Thậm chí, chính các bệnh viện sẽ là nguồn phát tán khủng khiếp. Cho nên, biện pháp cần thiết là kiểm tra xét nghiệm SARS-CoV-2 không chỉ cho các bệnh nhân có triệu chứng về hô hấp và sốt, mà cho tất cả các bệnh nhân nhập viện, y bác sĩ, nhân viên bệnh viện và người thăm thân. Hạn chế tối đa việc thăm thân nếu không thể tầm soát và kiểm tra hết. Việc này, cần thực hiện ở tất cả tỉnh thành đã có dịch. Cũng như hệ thống bệnh viện cần có biện pháp khử trùng, giãn cách, kiểm soát rủi ro lây nhiễm chéo ở tất cả các khoa, phòng. Dù biết rằng tác động tới xã hội và kinh tế là rất tệ, xong việc giãn cách xã hội nghiêm ngặt với Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, cũng như các tỉnh có số lượng lớn người đã du lịch Đà Nẵng trở về như TP.HCM và Hà Nội là cần thiết. Đối với tất cả các tỉnh thành khác, cần yêu cầu tất cả những người đã đến Đà Nẵng trong vòng 1 tháng qua phải tiến hành xét nghiệm và theo dõi tại nhà, nhằm phát hiện sớm và cô lập các mầm bệnh trong cộng đồng. Không thể có cách nào “vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế” như các thiên tài AQ của đảng CSVN nghĩ cả. Nếu để dịch bệnh lan tràn thì cái giá phải trả sẽ khủng khiếp hơn suy thoái kinh tế rất nhiều lần. Cho nên, có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc hãy tập trung vào chống dịch với ưu tiên cao nhất và cố gắng giải ngân cho hết khoản hỗ trợ 63.000 tỷ mà ông hứa với đám dân nghèo đang đói vàng mắt chờ đợi 1 triệu đồng hỗ trợ từ chính phủ suốt 5 tháng qua. Tử thần đã gõ cửa và bây giờ không phải là lúc “cố đấm ăn xôi” vì chắc chắn không có nắm xôi nào cho Thủ Tướng Phúc cả mà chỉ có những núi xác người nếu để dịch bệnh hoành hành thời gian tới. 4 tháng Tám, 2020 Tân Phong  
......

World Bank cho chính phủ ông Phúc uống nước đường

Buổi lễ công bố Báo cáo Điểm lại tháng 7/2020 cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân Hàng Thế Giới hôm 30/7/2020. Ảnh: Cafef Phạm Nhật Bình – Việt Tân| Bản báo cáo Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) vừa công bố ngày 30 tháng Bảy, 2020 đã đánh giá một cách lạc quan rằng: “Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế sôi động nhất thế giới,” sau khi kềm chế được virus corona suốt 3 tháng. Nó thật phù hợp với bối cảnh chính phủ Nguyễn Xuân Phúc công khai bày tỏ mong muốn Việt Nam là nơi lý tưởng nhất cho đại bàng đến xây tổ đẻ trứng vàng và quan trọng hơn: “nếu cột đèn bên Mỹ có chân thì đã…. trốn về Việt Nam.” Theo WB trong năm 2020, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 2,8% và 6,7% trong năm 2021. Những con số tốt đẹp ấy khiến WB kết luận Việt Nam sẽ “là quốc gia tăng trưởng hàng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020.” Người ta còn nhớ năm 2019, cũng chính WB đã xếp Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong top các quốc gia tăng trưởng nhanh nhất. Nay sau khi Covid-19 vừa tạm yên, mức tăng trưởng của Việt Nam đứng vào thứ 5 trên thế giới là quá tốt. Bởi vì trong khi đó, hai thị trường mà Việt Nam xuất khẩu hàng hoá lớn nhất là Hoa Kỳ và Âu Châu thì tăng trưởng âm do ảnh hưởng dịch bệnh mà chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng. Tại Hoa Kỳ, nền kinh tế mạnh hàng đầu thế giới, theo số liệu của Bộ Thương Mại công bố hôm 30 tháng Bảy tăng trưởng GDP giảm 9,5% trong quý 2, tương đương 32,9% của cả năm. Đây là con số giảm lớn nhất, chưa từng thấy đối với một đại cường kinh tế. Do đó, công bố của Ngân Hàng Thế Giới nói rằng Việt Nam sẽ đứng thứ 5 thế giới về tăng trưởng là điều đáng mừng cho chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nhưng là mừng…hụt! Vì vừa đọc xong báo cáo của WB, sau 100 ngày được nói là không có ca nhiễm, bỗng nhiên con coronavirus không kèn không trống đổ bộ đến Đà Nẵng rồi lan ra khắp nước. Chỉ trong vòng vài ngày số ca nhiễm Covid-19 có liên quan đến ổ dịch Đà Nẵng vọt lên 3 con số và đến ngày 31 tháng Bảy đã có ít nhất 3 người chết. Tình hình thật bi đát và thay đổi từng ngày. Trong khi đó, nển kinh tế Việt Nam dựa vào xuất khẩu đang xuống dốc vì không có đơn đặt hàng từ những khách hàng truyền thống. Tính ra có tới 35 triệu công nhân các loại không có việc làm, hàng trăm ngàn công ty nhỏ và vừa lâm vào tình huống khó khăn. Chuyện duy trì hoạt động sản xuất để nuôi sống công nhân còn phải trông chờ vào chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng nó chỉ đang được các kinh tế gia bàn cãi trên bàn giấy. Chính phủ thì ra lệnh các nơi chuẩn bị lập tổ để đón đại bàng, nhưng giả sử đại bàng có đến làm tổ thì phải ít nhất một năm sau mới có thể nói đến chuyện sinh sôi nẩy nở. Trong khi đó, hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam lâu nay là Âu Châu và Hoa Kỳ vẫn đóng cửa chưa biết đến bao giờ mở lại thì lấy gì để GDP tăng lên, theo cách tính toán hào phóng của Ngân Hàng Thế Giới. Do đó, bản báo cáo tháng Bảy của WB khiến người ta có thể hiểu: Một là WB hoàn toàn dựa theo nhu cầu của CSVN tô vẽ màu hồng lên bức tranh kinh tế u ám. Đây là một nhu cầu chính trị không thể thiếu trong tình hình Việt Nam đang chuẩn bị bước vào đại hội đảng lần thứ 13. Đảng cho rằng WB sẽ giúp cho ông Phúc chuyển giao quyền lực cho người mới sau 5 năm làm thủ tướng chính phủ, phải có cái gì đó hồng hồng tốt đẹp. Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có dịp báo cáo nương theo nhận xét lạc quan của WB, một định chế tài chính quốc tế bên ngoài mà người ta tin rằng nó khách quan, hầu có thể che đậy tình trạng tồi tệ, xuống cấp của xã hội. Hai là, nếu không dựa theo nhu cầu chính trị của đảng CSVN để vẽ màu hồng thì các chuyên gia kinh tế của WB chỉ đọc qua những báo cáo với những con số đẹp được nguỵ tạo khéo léo của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam. Hoặc họ trao đổi với các chuyên gia kinh tế của chính phủ trong phòng có máy lạnh để từ đó sáng tác ra bản báo cáo tô hồng theo ý muốn của Việt Nam mà không hề có những khảo sát thực tế hay trực tiếp tiếp xúc để tìm hiểu đời sống người dân. Các lãnh đạo Việt Nam thường rất mặn mòi với câu “Trong nguy có cơ” thì rõ ràng trong cái nguy cơ do Covid-19 mang đến thì báo cáo của WB chính là cơ hội tốt nhất để chứng tỏ với các đại bàng rằng hãy an tâm đến Việt Nam làm tổ nhanh lên kẻo muộn. Bởi vì nếu WB có những sự khảo sát thực tế thì họ sẽ không dám kết luận trên mây rằng “khu vực nhà nước sẽ là động cơ mới cho tăng trưởng Việt Nam.” Cái gọi là khu vực nhà nước này trong thực tế đang lâm vào cuộc khủng hoảng không lối thoát, nghĩa là thua lỗ khủng khiếp hơn bao giờ hết. Tình trạng hiện nay do Covid-19 tác động, các công ty hàng không thì cho hàng trăm phi cơ phơi nắng; hàng chục công trình thua lỗ của Bộ Công Thương tiếp tục nằm phơi mưa. Đó là chưa kể Tập Đoàn Dầu Khí bị Trung Cộng xua đuổi, không hút không bán được dầu và giá thị trường quá rẻ trong khi phải đền bù hàng tỷ Mỹ Kim cho các công ty thăm dò nước ngoài do bể hợp đồng. Cạnh đó các công ty nhà nước bỏ tiền ra đầu tư bên ngoài cũng thua lỗ thê thảm, lên đến 1,8 tỷ Mỹ Kim trong 6 tháng đầu năm 2020. Vậy phải chăng đánh giá của WB “Việt Nam sẽ là quốc gia tăng trưởng hàng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020″ chính là hành động cho chính phủ Nguyễn Xuân Phúc uống nước đường để chữa bệnh kinh tế xuống dốc? Phạm Nhật Bình XEM THÊM: Bộ mặt Việt Nam hậu Covid-19 Làm sao để Việt Nam có thể thu hút FDI hậu Covid-19? Bloomberg: ‘Là Trung Quốc tiếp theo ư? Việt Nam chỉ trông đẹp trên giấy tờ’  
......

Chiến thắng của mạng xã hội

Việt Tân Cử nhân cờ vua Nguyễn Nhân Chinh đang bị trung ương đảng CSVN “xem xét” sau khi mạng xã hội đồng loạt lên án việc ông được bổ nhiệm vị trí bí thư thành uỷ Bắc Ninh. Nguyễn Nhân Chinh gia nhập Đảng Cộng Sản năm 2011, là con trai đương kim Bí Thư tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến. Việc ông Nguyễn Nhân Chinh vừa được chỉ định làm bí thư thành ủy Bắc Ninh gây xôn xao dư luận. Hôm 4 tháng Tám, 2020, Ban Tổ Chức trung ương đảng CSVN đã có văn bản yêu cầu ban thường vụ tỉnh ủy Bắc Ninh xem xét việc điều động, chỉ định ông Chinh vào chức vụ béo bở nầy. Cùng ngày, ông Chinh đã xin rút khỏi danh sách quy hoạch bầu vào ban thường vụ tỉnh ủy để chuẩn bị cho đại hội đảng bộ tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đại hội đảng bộ tỉnh nầy dự kiến được tổ chức trong vài tháng tới. Có thể xem đây là một chiến thắng không nhỏ của dư luận, nhất là các lên tiếng, liên tục chỉ trích mạnh mẽ của mạng xã hội. Vài năm gần đây tỉnh Bắc Ninh lùm xùm bê bối về vấn nạn “cả họ làm quan.” Thống kê sơ bộ, anh em và họ hàng nhà đương kim Bí Thư tỉnh uỷ Nguyễn Nhân Chiến đã có hơn 20 người nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt, béo bở của tỉnh nầy. Ngô Đồng
......

Ai cũng nổ nếu mình không nổ sẽ trở thành người khuyết tật !

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - tuongnangtien's blog Bọn Gù Mong Đại hội 13 tìm ra những người không tai tiếng, không tham nhũng. PGS.TS. BS Nguyễn Lân Hiếu Sau khi đốn hạ 6.700 cây xanh (trên 190 đường phố ở Hà Nội) ông NguyễnThế Thảo, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố, đã hạ cánh an toàn cùng với tiếng thở ra (nhẹ nhõm) của rất nhiều người. Vị chủ tịch kế nhiệm trẻ trung, tháo vát, và năng nổ hơn thấy rõ: Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm tra vụ cột điện ‘mọc’ xuyên nhà 4 tầng Cá chết trắng hồ Hoàng Cầu: Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo cứu cá ngay trong đêm Chàng Tây dọn rác dưới mương được Chủ tịch Hà Nội biểu dương Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo xử lý vụ hai cháu bé tử vong dưới hố nước  Chủ tịch Chung chỉ đạo tại hiện trường sập nhà Cửa Bắc  Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo sửa chữa ngay thang máy hỏng tại nhà tái định cư G9 Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân của một đô thị lớn hơn 8 triệu dân mà đích thân chỉ đạo “phải sửa chữa ngay cái thang máy hỏng” thì e là khả năng lãnh đạo của chú Chung (hơi) có vấn đề. Nhưng thôi cứ chín bỏ làm mười đi, yêu nhau cau bẩy bổ ba mà lỵ! Miễn là đương sự không đốn chặt cây, không đốn (mạt) đến nỗi “ăn của dân không từ một thứ gì”, và cũng không dàn dựng những màn kịch rẻ tiền (“cắt đá” hay “múa đôi”) như người tiền nhiệm là cũng qúi hoá lắm rồi. Sự qúi trọng này, tiếc thay, rồi cũng chả ai giữ được lâu. Nó trôi tuột sau chuyện tráo trở ở Đồng Tâm, và sau mấy vụ lùm xùm liên quan đến sân sau của gia đình của ông Chủ Tịch. Hậu vận của chú Chung, xem ra, không an ổn lắm. Thế còn mấy chú khác? Cá mè một lứa cả. Chỉ có ăn là khoẻ, chứ nói cũng chả nên câu: B.T Trần Tuấn Anh: “Kiến nghị có biện pháp xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc về việc tăng giá điện.” B.T Nguyễn Xuân Cường: “Heo quá đắt thì chuyển sang ăn thịt gà.” B.T Nguyễn Tiến Dũng: “Nhận hối lộ 5 tỷ đồng chỉ là ăn vặt.” B. T Trần Hồng Hà: “Chưa phát hiện người nước ngoài mua đất Việt Nam.” B.T Nguyễn Mạnh Hùng: “Thành công của Lotus sẽ góp phần để đến 2020, người dùng các mạng xã hội Việt Nam sẽ tương đương người Việt Nam dùng các mạng của nước ngoài.” B. T Nguyễn Văn Thể: “Các tổ chức gây rối thường tập trung vào BOT.” T.G Võ Văn Thưởng: “Làm sáng tỏ hơn nữa con đường lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.” Trong cái giàn bộ trưởng hiện hành, xem chừng, không chú nào lưng thẳng cả. Muốn kiếm một tay đỡ gù (chút xíu) thì phải tìm ở calibre khác, và hiện nay đang có hai ứng viên được coi là sáng giá: Bí Thư Thành Ủy Vương Đình Huệ và Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam. Thuở nhỏ chú Huệ (VĐH) nổi tiếng là chuyên cần, và hiếu học. Thân mẫu của chú ấy, bà Võ Thị Cầm, tâm sự: “Huệ nó chăm học lắm, có nhiều lúc nó chong đèn học thâu đêm. Những khi đèn dầu hết, nó học nhờ ánh trăng và bắt chước người xưa bắt đom đóm bỏ vào quả cà rỗng để học.” Sự chăm chỉ quá mức cần thiết này, tiếc thay, đã khiến thị giác của Bí Thư Thành Ủy Hà Nội bị tổn hại ít nhiều. Trong chuyến đi công tác nước ngoài của ông Nguyễn Quang Thuấn, thay vì để nhân vật này đi một mạch từ Tân Đề Ly về Hà Nội (chỉ mất bốn tiếng thôi) nhưng vì không nhìn rõ bản đồ nên chú Huệ “bắt” ông Phó Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương phải quá cảnh ở Luân Đôn. Thế là BN thứ 17 phải bay thêm 16 giờ – vượt qua 14,000 KM nữa – mới mang được một mớ coronavirus về đến quê nhà, để chia cho dân chúng Thủ Đô. Thiệt là vất vả! Vương Đình Huệ Cũng vì tầm nhìn giới hạn nên chú Huệ đã … vung tay quá trán: “Tới năm 2025, Hà Nội là TP có năng lực cạnh tranh cao trong nước và khu vực, đến năm 2030 là TP cạnh tranh quốc tế với thu nhập bình quân đầu người 13-14 nghìn USD/đầu người, đến 2045 Hà Nội là TP toàn cầu với thu nhập bình quân đầu người 36 nghìn USD.” Lại có dư luận cho rằng mắt mũi của Bí Thư Thành Ủy Hà Nội chả có bị hư hại gì sất cả. Cái vụ “học bằng ̣đom đóm”, chả qua, là do bà Võ Thị Cầm “nổ” cho sướng miệng thôi. Rau nào sâu nấy. Chú Huệ cũng nổ theo mẹ (chơi) cho nó đã, chớ thu nhập của dân chúng mà lên tới mấy chục ngàn U.S.D thì cán bộ ở nước ta vặt lông sao cho kịp! Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo! Pháo của chú Huệ, tuy thế, chưa chắc đã “ròn rã” bằng của chú Đam. Ngày 14 tháng 10 năm 2019, P.T.T Vũ Đức Đam được Đảng và Nhà Nước tín nhiệm giao thêm trọng trách lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Bộ Y Tế. Nhân dịp vui này chú ấy đốt pháo ăn mừng: “Trong thời gian tới, chúng ta phải phấn đấu để người dân nào cũng có bác sĩ riêng.” Hết tràng pháo này, chú Đam tiếp luôn tràng khác; nổ không ngừng và nổ tưng bừng luôn: “Tất cả cuộc sống người Việt Nam ta hôm nay là niềm mơ ước của nhiều nước, có được thành công là sự lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cả hệ thống, có lực lượng thầy thuốc, công an nhân dân, có nhân dân Việt Nam mà thế giới và bạn bè nói rằng rất tuyệt vời.” Tuyệt hơn nữa là lập trường kiên định. Giữ vai trò Chủ Tịch Hội Đồng Chỉ Đạo Biên Soạn Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, chú tuyên bố một câu chắc nịch:“Bộ Bách khoa toàn thư phải là tri thức cơ bản về Việt Nam đặc biệt là tri thức ứng dụng cho đất nước, phải đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.” Sự tăm tối và độ hoang tưởng của các chú – xem ra – cũng ngang ngửa với các bác, chứ chả kém cạnh gì. Cỡ Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc… e cũng chỉ “ngoan cố” và “ngu dốt” đến cỡ đó là cùng. Tuổi trẻ và những năm du học, ngó bộ, không giúp cho các chú đỡ “gù” hơn các bác bao nhiêu. Vậy mà các chú vẫn được coi như những ngôi sao đang lên (rising stars) trên chính trường nước Việt, một đất nước là vô phúc. Thiệt là họa vô đơn chí! -Tưởng Năng Tiến- 3/8/2020 *** lời tựa đặt thêm  
......

Lĩnh vực nào, Tàu có thể vượt Mỹ?

Đỗ Ngà| Thế giới công nghệ phát triển như vũ bão và chưa có dấu hiệu bão hòa. Điểm mặt những công ty Mỹ có vốn thoát vượt ngàn tỷ USD thì chỉ những đại gia công nghệ như Apple, Microsoft, Amazon hay Google thôi, ttrong khi đó Toyota là ông lớn nhất trong ngành công nghiệp ô tô truyền thống nhưng vốn hóa chỉ 206 tỷ USD. Xu hướng mỗi người có một smartphone dễ hơn mỗi người có một ô tô, ứng dụng công nghệ sinh ra nhanh hơn mẫu ô tô mới, nên các đại gia công nghệ sẽ còn lớn nữa, và chắc chắn họ sẽ bỏ rất xa các đại gia những ngành công nghiệp truyền thống trong những năm tới. Trung Cộng rất khôn khéo, ngay từ đầu khi các đại gia công nghệ Mỹ chưa thống trị thế giới thì chính quyền Trung Cộng đã nhanh chân xây dựng “vạn lý trường thành ” bọc lấy 1,4 tỷ dân của họ để chặn thông tin bên ngoài đồng thời chặn sự sâm nhập của các đại gia công nghệ Mỹ. Biết được sức hút cực mạnh của công nghệ, chính quyền Trung Cộng không thể xây “vạn lý trường thành” rồi cho dân họ nhịn khát được. Vậy nên Bắc Kinh đã tạo ra một mô hình các ứng dụng công nghệ bên trong nội địa Trung Quốc tương tự như những gì mà Mỹ đã tạo ra với thế giới. Và với thị trường 1,4 tỷ dân, các đại gia công nghệ của Tàu đã lớn mạnh và vươn ra thế giới. Huawei, ZTE, Alibaba, Tencent vv… Những đại gia các ngành công nghiệp truyền thống như ngành ô tô, diện tử vv.. cũng vào được thị trường Trung Cộng. Thế nhưng những đại gia công nghệ như Amazon, Facebook, Google vẫn bị chặn lại. Vì sao? Vì nếu để những ông này vào được Trung Cộng, thứ nhất là ĐCS Tàu sợ dân Tàu chuyển biến tư tưởng, thứ nhì là sợ nó bóp chết những công ty công nghệ Tàu Cộng ngay trên đất Tàu. Mà như ta biết, để đuổi kịp Mỹ và Tây Âu nhanh nhất, thì chỉ có thể là ngành công nghệ thông tin. Đó là lý do tại sao Tàu Cộng đã làm như vậy. Và cho đến nay, chúng ta thấy họ đã thành công. Ngày nay, những ông lớn công nghệ của Trung Cộng đã bắt đầu tiến ra thế giới và cạnh tranh ngang ngửa với những ông lớn của Mỹ. Theo thông tin mới nhất thì công ty Alibaba và Tencent đã vượt mặt facebook để rở thành công ty đứng vị trí thứ 6 và thứ 7 trên bản sắp hạng 10 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất toàn cầu. Thị trường mà Trung Cộng đang tăng trưởng mạnh nhất ấy là những quốc gia Châu Á và đang xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Âu Mỹ. Mà như ta biết, Châu Á có dân số đến 4,64 tỷ dân chiếm 60% dân số toàn cầu. Trong đó riêng Ấn Độ và Trung Cộng đã chiếm gần 3 tỷ dân. Và đây là thị trường sẽ quyết định Tàu có thể vượt Mỹ, nếu Mỹ lơ là. Nhận biết nguy cơ này, nên chính quyền Tổng Thống Trump ra tay. Huawei và ZTE đã bị đánh cho lên bờ xuống ruộng. Và nay lại đến Tik Tok. Tik Tok là một ứng dụng công nghệ của công ty ByteDance đang nổi như cồn trên thế giới. Tổng thống Trump đã có động thái cho biết ông sẽ cấm Tik Tok tại Mỹ. Đây là một bước đi kịp thời trong thời kỳ kinh tế suy thoái này. Được biết sau sự lên tiếng của tổng thống Trump, thì Microsoft đã lên tiếng muốn mua lại ứng dụng này của ByteDance. Nếu mua thành công, thì Mỹ sẽ cắt đi một vòi bạch tuộc công nghệ đang lớn mạnh của Tàu Cộng. Như ta biết, Á Châu là một châu lục rộng lớn, có nhiều quốc gia nghèo và tiềm lực tăng trưởng cao. Chính vì thế nơi đây sẽ là vùng đất phì nhiêu cho các đại gia công nghệ. Nếu để các đại gia công nghệ Tàu một mình múa gậy vườn hoang ở Châu Á, thì rất có thể các đại gia công nghệ Tàu sẽ vượt mặt các đối thủ đến từ Mỹ. Không thể xem thường được. Chưa hùng đã hung là gót chân Asien của Trung Cộng. Kèm theo sự lớn mạnh về kinh tế quân sự là sự hung hăng cũng leo thang. Là một quốc gia láng giềng, ắt hẳn Ấn Độ phải nhìn ra đấy là mối nguy hiểm lớn cho đất nước của họ. Và cuộc đụng độ giữa 2 nước tại vùng Himalaya là một minh chứng cho thấy điều đó. Sự đụng độ này kéo theo làn sóng tẩy chay hàng Tàu trên khắp Ấn Độ, trong đó có tẩy chay những ứng dụng công nghệ của Tàu. Sự hung hăng đã làm cho Trung Cộng tự cô lập mình. Đây là một lợi thế dành cho Mỹ. Theo số liệu của Statista thì năm 2020 Ấn Độ có 564,5 triệu người dùng internet chiếm khoảng 40% dân số, trong khi đó ở Trung Cộng tỷ lệ là 61,2%. Chính vì vậy, xâm nhập vào thị trường Ấn Độ và nhiều quốc gia nghèo khác sẽ giúp những đại gia công nghệ Mỹ có thể giữ thế đứng trên những đại gia công nghệ Tàu, còn không thì rất dễ bị những đại gia công nghệ Tàu vượt mặt. Chắc chắn với những ông lớn công nghệ Mỹ họ nhìn ra cơ hội này. Và thực tế, không cần đợi đến khi Tàu gây sự với Ấn mới đầu tư, mà ngay từ đầu năm 2020, các đại gia công nghệ Mỹ đã đầu tư khoảng 17 tỷ đô la vào thị trường Ấn Độ. Đây là bước đi cần thiết, nhưng để giành ưu thế trước Tàu thì còn cần nhiều thời gian. Như ta thấy hiện nay, kinh tế toàn cầu khủng hoảng nghiêm trọng. Sản xuất thương mại bị ngưng trệ kéo theo đó là nhiều tập đoàn lớn rơi vào thời kỳ ảm đạm, thì các đại gia công nghệ lại phát triển rất mạnh. Vì sao vậy? Vì người ta có thể ở nhà cai mua sắm chứ người ta không thể cai internet. Thậm chí càng rảnh người ta càng dùng internet nhiều hơn, đó là lý do tại sao những đại gia công nghệ vẫn cứ giàu lên trong khi mọi ngành khác đều khốn đốn. Vậy nên nếu không ra tay với các công ty cộng nghệ Tàu Cộng thì không khéo, Tàu vượt mặt Mỹ lĩnh vực này. Mà để Tàu vượt mặt Mỹ trên lãnh vực cộng nghệ thì có thể nói, đây là một mối nguy không những cho Mỹ mà cho cả thế giới. -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://www.statista.com/…/number-of-internet-users-in-ind…/ https://techblog.comsoc.org/…/china-internet-penetration-r…/ https://vietnamfinance.vn/vuot-facebook-tencent-tro-thanh-c… http://doanhnghiephoinhap.vn/an-do-tro-thanh-thoi-nam-cham-… https://edition.cnn.com/…/amazon-apple-microsoft…/index.html https://vtv.vn/…/vuot-toyota-tesla-tro-thanh-hang-o-to-co-v….  
......

Giặc trong nhà...

Dao Lecong| Theo Ông Tướng Võ Tiến Trung - Học viện Quốc phòng VN kết luận < Trung Quốc không phải kẻ thù của Dân tộc VN. ?> - nhiều người Dân cho rằng phát biểu của ông Tướng nầy có vấn đề . 1/- Trung quốc xua quân xâm lược cùng một lúc 6 Tỉnh phía Bắc năm 1979 2/- Trung quốc tấn công Đảo Gạc Ma - Trường sa giết chiến sĩ giử đảo năm 1988. 3/- Trung quốc cho tàu kiểm ngư < đâm chìm tàu cá ngư dân ra biển đảo Trường sa - Tổ Quốc VN . 4/ Trung quốc tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo Hoàng sa- Trường Sa VN . - Trong 4 yếu tố nầy cho thấy Trung quốc là kẻ thù của Dân tộc VN không thể chối cải với toàn dân VN / nhưng thái độ của một vị tướng Quân đội lại có kết luận < Trung quốc không phải kẻ thù của Chúng ta > Vậy Chúng ta là những Ai ? Phải chăng những người trong Đảng với một số tướng,tá từng ký Bạn Tốt 4 - 16 chử Vàng của 2 Đảng Anh Em Cộng sản .? - Có nhiều văn kiện ký kết với Trung Quốc không công khai có liên quan Đất liền Đặc khu cùng biên giới 6 Tỉnh phía Bắc với biển đảo trong đó có Biển vịnh Bắc bộ mà Trung Quốc đưa Giàn khoan vào địa phận VN mà các sỉ quan + Cựu chiến binh với toàn dân Miền Bắc - Miền nam hoàn toàn không được biết công khai Chính sách hợp tác kinh tế của VN với Trung quốc. ? - Tại sao Đảng với Bộ Quốc Phòng VN suốt hơn 30 năm < luôn kết luận Đế quốc Mỷ là kẻ thù số 1 xâm lược VN cùng với tay sai Quân dân Miền Nam / nhưng không thấy Đế quốc Mỷ chiếm lấy Đảo ,đất liền miền nam< nhưng lại bị quy kết là KẺ THÙ của dân tộc VN ? - Tôi là Hạt giống đỏ của Cộng sản miền Bắc nói lên cho các Chú , Bác nên nghiền ngẩm bài viết nầy mà có Cái Nhìn xoay chiều xem Nước nào là kẻ Thù trước mắt của nhân dân VN - Hãy nên xếp bỏ tạm thời lịch sử quang vinh của Đảng - đánh cho Mỷ cút , ngụy nhào ( Ngụy đây là Chính quyền VNCH do Nhân dân Miền nam bầu cử công khai ) . - Toàn Dân tập trung đoàn kết toàn dân diệt giặc Nội xâm bắt tay với Tình báo Trung cộng ẩn núp 6 tỉnh phía Bắc , cũng cố lực lượng Yêu nước một lòng đoàn kết chống giặc Ngoại xâm từ đất liền đến biển đảo . .  
......

Thủ tướng dốt đến vậy hay sao?

Triệu Tử Long – (VNTB) – Chuyện ngài Nguyễn Xuân Phúc ‘dốt văn’, đó không phải là ‘hành vi nói xấu lãnh đạo’, mà ở đây người viết chỉ ‘nói cho rõ’, nhằm để các em học trò không nhầm lẫn trong thi cử. Văn học sử cách mạng đã bị nhầm lẫn đến tệ hại? Chứng cớ cho kết luận Thủ tướng Chính phủ dốt, có thể tìm thấy ở bài phát biểu của ông tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 – 1/8/2020). “Thủ tướng phát biểu chúc mừng trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ” là tựa bài báo trên tờ Tuổi Trẻ Online, đăng toàn văn bài phát biểu này từ sáng sớm ngày 31-7. Tính đến cuối giờ chiều ngày 31-7, bài báo ‘chỉ bị gỡ’ ở đoạn mà người đọc dễ giật mình vì tầm hiểu biết về văn nghệ sĩ của ông Nguyễn Xuân Phúc: Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không ít văn nghệ sĩ ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ như nhà văn Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý… tạo nên “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ” (Thơ Lê Anh Xuân), tô thắm hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ”, “anh giải phóng quân”. Đến chiều ngày 31-7, đoạn trên được cắt gọn còn thế này (*): Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không ít văn nghệ sĩ ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ, tô thắm hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ”, “anh giải phóng quân”. Người viết đã cẩn thận chụp lại toàn bộ bài báo được gọi lúc ban đầu là “toàn văn”, và đến chiều là “trích đăng”. Các em tuổi học trò lưu ý chi tiết liên quan văn học sử, rằng có 4 nhân vật được liệt kê “ngã xuống chiến trường”, thực ra họ vẫn còn sống sau ngày đất nước thống nhất 30-4-1975. Thứ nhất, nhà văn Anh Đức, tên thật là Bùi Đức Ái, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. Ông sinh năm 1935, đến năm 2014 mới qua đời ở tuổi 79. Thứ hai, nhà văn Nguyễn Sáng, tên thật là Nguyễn Quang Sáng, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. Ông sinh năm 1932, đến năm 2014 mới qua đời ở tuổi 82. Ngoài ra còn có một Nguyễn Sáng nữa là họa sĩ Nguyễn Sáng, quê ở Mỹ Tho, cũng được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh 1996. Họa sĩ Nguyễn Sáng sinh năm 1923, đến năm 1988 mới qua đời ở tuổi 65. Thứ ba, nhà văn Phan Tứ, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. Ông sinh năm 1930, sau năm 1975 còn làm Đại biểu Quốc hội của Đà Nẵng, đến năm 1995 mới qua đời ở tuổi 65. Thứ tư, nhà văn Nguyễn Trung Thành, tên thật là Nguyễn Văn Báu và ông có một bút danh được nhiều người vẫn quen gọi là “Nguyên Ngọc”. Ông sinh năm 1932, hiện nay vẫn còn sống khỏe mạnh và minh mẫn. Ông đã xin rút tên khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2011. Bút ký “Các bạn tôi ở trên ấy” viết về Tây Nguyên của ông được giải thưởng văn xuôi năm 2013 của Hội Nhà văn Hà Nội. ảnh Nhà văn Nguyên Ngọc (trái), Gs Chu Hảo "phải", giữa Chú Tễu Ts Nguyễn Xuân Diện Ông là người đồng sáng lập tổ chức ‘Văn Đoàn độc lập’. Ngày 13 tháng 3 năm 2018, Ban Tuyên giáo Trung ương ra công văn yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia Tổ chức ‘Văn Đoàn Độc lập’ ra khỏi Chương trình sách giáo khoa. Ngày 26 tháng 10 năm 2018, ông Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam nhân sự kiện phó giáo sư, tiến sĩ Chu Hảo bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật. Trong tuyên bố, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết đã định ra khỏi Đảng từ lâu, nhưng không có ý định gây ồn ào. Nay ông muốn tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Đảng. Thay lời kết Sở dĩ người viết cho rằng ở đây là ‘dốt văn học sử’, vì trong bài phát biểu nói trên, có đoạn cho thấy ông Nguyễn Xuân Phúc có trí nhớ rất tốt: “Tôi nhớ cách đây đúng 10 năm, trong lễ kỷ niệm 80 năm truyền thống ngành tuyên giáo, đồng chí Nguyễn Phú Trọng – khi đó là Chủ tịch Quốc hội – đã đặt ra cho ngành tuyên giáo chín nhiệm vụ mới mà ngành tuyên giáo cần đi sâu nghiên cứu, tổng kết, vận dụng sáng tạo và phát triển trong điều kiện cụ thể của thời kỳ mới”. Có ý kiến bênh vực vầy: Thủ tướng bận trăm công nghìn việc. Thủ tướng không có thời gian biên soạn, chỉ có thể đọc bài phát biểu chào mừng do người khác viết sẵn. Xin thưa, khi đọc bài phát biểu viết bằng tiếng Việt, chắc chắn ông Nguyễn Xuân Phúc phải hiểu về nội dung và các tên tuổi văn nghệ sĩ đó, dù ít hay nhiều. _________________ Chú thích: (*) https://tuoitre.vn/thu-tuong-phat-bieu-chuc-mung-tri-thuc-nha-khoa-hoc-va-van-nghe-si-20200731074620763.htm; Bản lưu trữ tự động của Google còn giữ nguyên https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:Iq9P8NND5cwJ:https://tuoitre.vn/thu-tuong-phat-bieu-chuc-mung-tri-thuc-nha-khoa-hoc-va-van-nghe-si-20200731074620763.htm+&cd=4&hl=vi&ct=clnk&gl=vn  
......

Cần bãi bỏ ngay cái hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam - Trung Quốc

Võ Văn Dũng CẦN BÃI BỎ NGAY CÁI HIỆP ĐỊNH DẪN ĐỘ GIỮA VIỆT NAM-TRUNG QUỐC CÓ DẤU HIỆU VI HIẾN, TRÁI LUẬT. Phải khẳng định đất nước Việt Nam thuộc về toàn dân Việt Nam, không bất kỳ một tổ chức chính trị, 1 đảng phái nào được phép xem đất nước này là của riêng họ. Việc lãnh đạo Việt Nam ký kết Hiệp định dẫn độ với Trung Quốc có dấu hiệu vi hiến, trái luật, điều này đã dẫn đến nhiều hệ luỵ về vấn đề an ninh trật tự và an ninh quốc gia, thậm chí đe doạ đến sự tồn vong của dân tộc Việt Nam. Nhiều ngày qua, thông tin về việc hàng loạt người Trung Quốc phạm nhiều tội danh nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng tại Việt Nam được trao trả cho chính quyền Trung Quốc khiến đại đa số dư luận lo lắng, bất an, họ nghĩ rằng liệu Việt Nam có đang trở thành thiên đường tội phạm cho người Trung Quốc hay không? *Chúng ta thử liệt kê sơ bộ về con số tội phạm được trao trả về TQ: - Ngày 1/8/2019 dẫn độ 380 con bạc tại Hải Phòng về TQ bằng đường bộ. - Ngày 21/12/2019 trao trả 21 tội phạm bị bắt tại Đà Nẵng về TQ. -Ngày 26/10/2019 trao trả 7 tội phạm TQ bị bắt tại Lào Cai về TQ. -Ngày 20/8/2016 trao trả tội phạm bị bắt tại TP Quảng Ninh về TQ. - Ngày 23-7/2020 trao trả 4 người TQ nhập cảnh trái phép vào VN. - Ngày 28/7/2020 trao trả 5 người TQ nhập cảnh trái phép vào VN. - Hàng trăm tội phạm ma tuý đang tung hoành, chúng đưa hàng chục tấn ma tuý vào VN vài năm gần đây, gây ra hệ luỵ rất lớn, ảnh hưởng đến tương lai thế hệ trẻ VN bởi vấn nạn này. - Hàng trăm tội phạm TQ đang hoạt động kinh doanh lừa đảo, cho vay nặng lãi, mua bán bất động sản... trên lãnh thổ Việt Nam. Còn rất nhiều trường hợp chưa thể thống kê hết, con số này có thể lên đến hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn. Điều hết sức nguy hiểm nếu tội phạm tình báo TQ đến VN hoạt động, sau khi bị bắt lẽ ra công an VN phải điều tra, xét hỏi để làm rõ hoạt động của chúng tại VN thì chúng ta lại trao trả về TQ, việc làm này khác gì nối giáo cho giặc? Một trong những điều khoản thông thường nhất là tội phạm can án tại quốc gia nào thì quốc gia ấy trực tiếp dùng luật lệ của mình để xử lý hành vi của nghi can và chỉ trả đương sự về nước sau khi đã thi hành án. “Bộ luật hình sự Việt Nam có quy định về dẫn độ, tuy nhiên phải theo hiệp ước giữa hai bên, thứ hai là trường hợp viên chức ngoại giao, một trường hợp nữa là do hai bộ ngoại giao làm việc với nhau để giải quyết. Tuy nhiên một nguyên tắc tối thượng trong bộ luật hình sự là tội phạm hình sự xảy ra ở đâu, thì xử ở đó. Tức là xảy ra ở Việt Nam thì Việt Nam phải xử. Thiết nghĩ 1 Hiệp định vi hiến, trái luật gây thiệt hại về an ninh quốc gia, mối nguy cho vấn đề an toàn, trật tự xã hội như thế thì tại sao Lãnh đạo VN dám nhắm mắt ký? chính vì những bất cập sai trái của Hiệp định này mà tội phạm Trung Quốc quá coi thường luật pháp Việt Nam, chúng ngang nhiên vào ra Việt Nam như đi chợ, chúng ngang nhiên định cư trái phép, ngang nhiên tổ chức bài bạc, cho vay nặng lãi, buôn bán, sản xuất ma tuý, giết người, buôn bán người, thậm chí buôn bán nội tạng... giờ đây khi bệnh dich bùng phát thì cơ quan chức năng mới tá hoả vì hàng ngàn người TQ nhập cư trái phép vào VN, nguy cơ về việc họ đem virus Vũ Hán vào VN là điều rất có thể xảy ra. VN sau lần dịch bệnh thứ nhất, nền kinh tế chưa phục hồi, giờ đây bệnh dịch bùng phát lần thứ 2 nguy cơ đói kém xảy ra trên diện rộng rất cao. Nền kinh tế vốn dĩ đã quá khó khăn nay lại khó khăn chồng chất. Vì vấn đề an ninh trật tự xã hội, vì vấn đề an ninh quốc gia, vì an nguy đến sự tồn vong của dân tộc, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần nghiêm túc xem xét, trình Quốc hội thông qua bãi bỏ Hiệp định này trước khi quá muộn màng ***Ngày 01/08/2020. Người góp ý - LS. Võ Văn Dũng***  
......

Giáo phận Vinh: Thánh Ca dâng đảng và Hồ Chí Minh

J.B Nguyễn Hữu Vinh – RFA Một cuộc Hội nghị giáo dân tiêu biểu? Tôi ngạc nhiên khi nhìn những đoạn video được đưa lên trên mạng Internet về cái gọi là Ủy Ban Đoàn kết công giáo Nghệ An tổ chức cái gọi là Hội nghị biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Nghệ An lần thứ 5 giai đoạn 2015-2020. Tham dự cuộc gọi là Hội nghị này, có Linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch cái gọi là Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam cùng các linh mục thuộc Giáo phận Vinh như Nguyễn Đăng Điền, Phan Văn Thắng, Phạm Trọng Phương, Nguyễn Hiệu Phượng, Nguyễn Đức Vĩnh, Nguyễn Xuân Hoàng… và một số người được coi là giáo dân tiêu biểu (tất nhiên là theo tiêu chuẩn nhà nước cộng sản). Theo báo Nghệ An cho biết: Trước đó, đoàn này đã “làm lễ dâng hoa tưởng niệm, báo công với Bác tại quảng trường Hồ Chí Minh” nhưng không nói rõ đó là Thánh lễ Misa hay lễ gì? Phát biểu tại cuộc họp, Linh mục Trần Xuân Mạnh, đã có bài giáo huấn cho các linh mục và giáo dân, kêu gọi giáo dân làm người công dân tốt là chấp hành chủ trương đường lối của đảng cộng sản. Linh mục Mạnh cũng đề nghị “các cấp ủy đảng và chính quyền” giúp đỡ Đức Giám mục Nguyễn Hữu Long là bạn ngài và linh mục Phượng từ bên Paris. Điều cần nói ngay và trước hết là cái gọi là “Ủy ban Đoàn kết công giáo” mà giáo dân Việt Nam thường gọi là Đàn Két công giáo” là một tổ chức của nhà cầm quyền Cộng sản trá hình mang danh Công giáo. Điều này đã được chính linh mục Phan Khắc Từ, một người đã làm Chủ tịch cái Ủy ban này nhiều năm, đã từng làm đại biểu quốc hội cộng sản khẳng định: “Đây là tổ chức của Mặt trận, của Đảng”. (Mời quý vị nghe câu khẳng định đó TẠI ĐÂY hoặc bấm vào đây https://www.youtube.com/watch?v=sKKvPUYUbOA ) Hẳn nhiên, ai cũng biết rằng, một tổ chức, một nhóm hội nào đó, là con đẻ của đảng Cộng sản, thì mục đích của nó là gì không cần phải nhắc lại. Cái gọi là Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo cũng vậy, đã có quá nhiều bài viết về tổ chức này. Đó là một tổ chức trong âm mưu của Đảng Cộng sản, được thành lập từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước nhằm thành lập một Giáo hội Quốc doanh tách khỏi Tòa Thánh Vatican, tức là một Giáo hội trực thuộc Đảng Cộng sản kiểu Giáo hội Trung Quốc hoặc Phật giáo Quốc doanh ngày nay. Tuy nhiên, nhờ sự vững vàng của Hàng giáo phẩm Việt Nam trước đây, âm mưu đó đã hoàn toàn bị thất bại. Tại TGP Hà Nội, không có bất cứ linh mục nào được tham gia ủy ban này. Do vậy, nhà cầm quyền Hà Nội phải mượn linh mục Dương Phú Oanh tại Giáo phận Hưng Hóa bên cạnh làm chủ tịch cái thây ma chính trị này. Những trò mèo hội họp, tổ chức thăm viếng, thậm chí thay mặt Giáo hội Công giáo những khi có mâu thuẫn với nhà thờ, là nhiệm vụ của Tổ chức này, cái họ làm được, chỉ là cướp công của giáo dân để dâng đảng lấy thành tích. Thậm chí, khi thấy vai trò của mình bị coi nhẹ, tổ chức này đã sẵn sàng tham mưu để giữa Giáo hội và nhà nước nảy sinh mâu thuẫn nhằm coi trọng vai trò quân xanh quân đỏ của họ. Vụ Phong Thánh của 117 vị Thánh tử đạo trong Giáo hội Công giáo Việt Nam là một thí dụ. Những nhân vật tham gia tổ chức này được o bế, được ưu đãi đủ thứ từ xe cộ, tiền bạc và nhiều thứ khác mà cuộc sống tu hành chắc khó có thể mơ được. Điều đặc biệt ngạc nhiên không chỉ cho riêng tôi, mà cả cộng đồng mạng là đoạn video khi ca đoàn Giáo xứ Bảo Nham, do Linh mục Martin Nguyễn Xuân Hoàng quản xứ, thuộc giáo phận Vinh đang ca múa, hát Thánh ca dưới tượng Hồ Chí Minh và cờ đảng cộng sản. Đây là điều chưa hề thấy có tiền lệ tại Giáo phận Vinh xưa nay. Nhìn những hình ảnh này, tôi chợt nhớ đến cuộc rước ở Giáo xứ Dị Nậu, giáo phận Hưng Hóa ngày 8/5/2010 – nơi xuất phát chức Giám mục của Đức cha Anfonso Nguyễn Hữu Long. Ở đó, đã có những cuộc rước Đức Mẹ dưới cờ đỏ sao vàng và tượng Hồ Chí Minh trên bàn thờ Đức Mẹ. Cũng như những cuộc ca nhạc của nhà nước, đám con hát nhảy nhót trên sân khấu nhà thờ với những bài ca “cách mạng” sặc mùi bạo lực. Phải chăng, về nhận nhiệm sở mới, Đức Giám mục Anfonso Nguyễn Hữu Long muốn biến Giáo phận Vinh theo mô hình Giáo phận Hưng Hóa ngày xưa đề huề đời đạo lẫn lộn trong cái gọi là “Kính Chúa, yêu nước” hoặc sống “tốt đời” chỉ “đẹp đạo” mà thôi? Điều cần nói, là ở đó, có vài linh mục xưa nay là con mồi của Ủy ban Đoàn kết Nghệ An như linh mục Nguyễn Đăng Điền, thì có nhiều “gương mặt mới” của các linh mục khác được đưa vào hàng “Người công giáo tiêu biểu”. Nhiều người cho rằng, đó là những hoạt động của phía nhà nước nên Tòa Giám mục không biết? Xin thưa là không phải vậy, các linh mục tham dự cái Ủy ban này, hoặc bất cứ tổ chức nào nếu không được phép của Đức giám mục, thì điều đó là không thể. Tại cuộc Hội nghị này cũng vậy, linh mục trước khi tham dự đã được sự đồng ý và động viên của Đức Giám mục Anfonso Nguyễn Hữu Long. Mục đích nào? Vấn đề cần nói, cần tìm hiểu là vì sao ai cũng hiểu rằng, tham gia một tổ chức chính trị là điều không được phép. Thậm chí, linh mục nói chuyện chính trị còn bị cho nghỉ mục vụ, mà các linh mục lại đua nhau vào Ủy ban Đoàn kết để cung phụng nó? Điều này có vẻ khó hiểu? Phải chăng, vì các linh mục có cách nhìn khác giáo dân chúng tôi? Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã có một cuộc bút đàm trao đổi với một vị linh mục đã tham gia cuộc “Hội nghị” này. Đã xin phép vị linh mục đó công khai câu chuyện, do vậy chúng tôi xin chép nguyên văn cuộc bút đàm này và bạn đọc sẽ rút ra những kết luận cần thiết. J.B: – Hi Cha. Cha tham gia cái cuộc gì của Ủy Ban Đoàn kết cùng cha Mạnh cha Phượng đó à? Linh mục: – Cha tham dự viên để coi họ làm chi. Vì nơi vùng miền truyền giáo, dc huyện mời nên đi cái cho biết! Xuống ngồi như tượng nghe họ nói và về. Trước khi đi cũng hỏi các đức cha và tgm. Và một số cha có uy tín J.B: – Haha, vậy mai chắc Tỉnh sẽ mời cha và rồi ra Trung ương thôi, hihi Linh mục: – Ko có mô! Họ đọc ds đi tw rồi. Ko có cha hi J.B: – Vâng, cảm ơn cha, nhưng cha sẽ đánh mất mình vì mấy thứ đó. Linh mục: – Vì mấy huyện khó khăn trên đó nên cha muốn nhắm đến dằn mặt quân huyện chút khi mình làm việc với tỉnh. Cha vẫn chuẩn bị tinh thần để bị ném đá rồi anh khi đi như vậy! J.B: – Vâng, nếu cha tham gia Mặt trận hoặc Hội đồng nhân dân hoặc Quốc hội chắc sẽ có giá hơn với bọn đó, hihihi Linh mục: – Thôi, ko chơi mô. J.B: – Vâng cha. Con sẽ viết về vấn đề này, và nếu có động chạm cha thông cảm nhé. Hihi Linh mục: – Ok anh! J.B: – Cảm ơn cha nhiều, chúc cha khỏe và bình an. Linh mục: – Vì ý cha là hướng đến việc truyền giáo nơi vùng khó khăn chút! Ngoài ra ko nghĩ chi cả! Cám ơn anh! Chúa chúc lành cho anh và công việc anh làm nhé. Hãy cầu nguyện cho nhau anh nhé. J.B: – Xin lỗi cha cho con nói thật: Cách nghĩ và làm của cha không khác mấy cộng sản: Lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Linh mục: – Anh ah, hiện tại có lẽ mình em ở trên vùng khó nhất! Và chỉ em mới hiểu dc cách sống trên đó và nhiều khi để truyền giáo phải khôn như con rắn và đơn sơ như bồ câu anh hi. Em biết kiểu chi cũng sẽ bị chỉ trích nhưng một lần để hiểu về cách họ làm anh ạ. Tham dự viên chứ có dc chút chi mô! J.B: – Vâng cha, nhiều người cũng nghĩ như cha, và điển hình là cha Vương Đình Ái ngày xưa và cha Mạnh cũng như một số cha khác hiện nay. Có điều, cái lợi nếu cần, thì mọi giáo dân vào đảng, kiếm chức vụ sẽ có lợi hơn nhiều. Nếu cha chấp nhận những điều đó thì chẳng có gì phải bàn đâu cha. Cái tham dự viên hay chủ tịch ở đó, chẳng biết được gì, nhưng cái hình ảnh việc làm của cha là mẫu gương cho giáo dân học tập. Tất nhiên là con nói theo ý nghĩ của con, có thể khác cha nhiều. Và theo con, đó cũng là cách làm tôi hai chủ, dù chỉ là trong một hành động nhất thời. Linh mục: – Dạ anh! Em cũng nghĩ và cầu nguyện nhiều cho vụ tham dự viên đó! J.B: – Vâng cha, nếu cha đã nghĩ và cầu nguyện nhiều thì có lẽ cũng chẳng bàn được thêm điều gì nữa, vì như vậy là ý Chúa chăng. Linh mục: – Cuối cùng sáng hôm qua đi lễ khấn, đức cha long nói cha cứ đi! Em cũng đắn đo lắm! J.B: – Nghe kể là cha Mạnh ngày xưa không tham gia Ủy ban Đoàn Kết, nhưng để có chút lợi đòi được mấy miếng đất, ĐC Linh đã bảo cha Mạnh tham gia UBĐK và rồi ma đưa lối quỷ dẫn đường đến hôm nay. Xin lỗi cha là con đã nói thẳng. Và xin Chúa chúc lành cho cha. Linh mục: – Vậy ah! Biết vậy để em cảnh giác và ko tham dự chi nữa mô! Sau nhọc lắm! Anh hi. Biết lần mà khiếp. J.B: – Con không nghĩ như cha nói, đây không phải là sự bồng bột thiếu suy nghĩ. Vì cha đã suy nghĩ và cầu nguyện cũng như đã xin ý bề trên. Có điều, ở đây là cách nghĩ: Mình tham gia kiếm lợi. Linh mục: – Thì em cứ tính 1 lần cho biết đó. J.B: – Và con thấy đa số những vị linh mục cũng như ngoài đời đều bắt đầu như vậy Linh mục: – Sau mới được các cha và anh em, cụ thể như anh nói chuyện em mới nắm rõ tình hình hơn. Và sẽ rút kinh nghiệm anh ạ. J.B: – Cha nghĩ gì khi một đoàn hát múa ca ngợi Chúa khi phía trên là Hồ Chí Minh? Khi đó cha có phản ứng gì không? Linh mục: – Cái đó em lại nghĩ đến viêc lan toả đức tin và giới thiệu đức tin, giới thiệu đạo nơi môi trường cộng sản! Với ý hướng của 1 linh mục đang làm việc truyền giáo! Vì ít khó cơ hội để chúng ta nói về Chúa cho họ nghe! Phải chăng đây là cơ hội chúng ta nói cho họ biết về tên của Chúa và đạo của chúng ta! J.B: – Vậy cha nên vào Quốc hội thì sẽ có cơ hội nhiều hơn cha ạ. Thật ra là cha đang bao biện. Linh mục: – Cái đó là khác anh! Ko dc tham gia vào thể chế chính trị mà! J.B: – Và nếu cách nghĩ của cha là thật, thì con nghĩ rằng cha nên đi buôn thì hơn. Vì ngày xưa Chúa Giesu nếu muốn để thờ Thiên chúa bằng mọi cách, thì đã không đuổi bọn trộm cướp trong đền thờ. Linh mục: – Nhưng dự một buổi toạ đàm, một buổi gặp mặt chẳng lẽ không cho phép nếu không ảnh hưởng đến đức tin và luân lý anh! J.B: – Vậy rất tiếc cho cha khi không thể tham gia, mà có nhiều cha vẫn tham gia đó thôi, có sao đâu. Cái không ảnh hưởng của cha, đã ảnh hưởng rất lớn đến giáo dân và đức tin của họ. Hình ảnh và tên cha là gương mẫu cho các cha khác và giáo dân noi theo. Linh mục: – Uh, em thấy họ lôi keo gớm lắm! Nếu ko cẩn thận sẽ mắc lưới của bọn nó. J.B: – Và Đức tin nào cho phép thờ Hồ Chí Minh trên hết trong một cuộc hát hò của Ca Đoàn hát Thánh Ca? Cẩn thận như cha vẫn mắc đó thôi cha. Và thực tế có nhiều điều lôi kéo hơn nữa cha ạ. Vấn đề là những điều mình làm, làm gương mù gương xấu thì đó là điều suy nghĩ thôi. Linh mục: – Hihi anh, theo em ta đang “rửa tội” cho họ và quảng bá đạo cho họ đó thôi! Tuỳ cách nhìn nhận anh ơi. J.B: – Có lẽ cha đã thừa hiểu điều này, có điều là sự vinh quang, tiếng tăm và mối lợi vẫn là điều khó cưỡng. Linh mục: – Dạ! J.B: – Vâng, chúc cha rửa tội được cho họ theo cách của cha. Và mong rằng họ không rửa tội lại cho cha trong vòng tay của họ. Giáo dân cần ở cha, không phải là những buổi họp hành hoành tráng cho oai như thế, mà là một Linh mục. Linh mục: – Dạ anh! Có cái cờ ngũ sắc hay cờ lễ hội Việt Nam đó, chúng ta “rửa tội” cho nó bằng cách làm một thánh giá ở giữa! J.B: – Đó là những ý nghĩ của con, còn thực ra thì khi cha đã quyết, chẳng ai cản được. Vì cha có bề trên nâng đỡ Vâng, cha cứ theo lý thuyết của cha, nếu vậy cha nên vào đảng thì còn được đi rửa tội cho cả Trung ương đảng. Nhưng, theo con, đó chỉ là sự bao biện mà thôi. Linh mục: – Hihi cái này khó quá! Cái đó để Chúa làm cho họ thôi! Em cám ơn anh nhé! Em nghỉ trưa tý! Có gì, anh em mình nc sau anh nhé. J.B: – Cảm ơn cha đã trao đổi và xin lỗi nếu con có nói thật gây mất lòng. Nhưng con thấy rằng với một suy nghĩ của giáo dân, thì có lẽ cha đang bao biện cho tham vọng của mình. Chúc cha bình an và thành công. Con sẽ nói về chuyện này công khai, xin cha thứ lỗi nếu có phiền đến cha, tuy con biết là cha đã sẵn sàng tinh thần bị ném đá. Nhưng con nghĩ là khi người ta còn ném đá, nghĩa là khi họ còn yêu thương cha. Linh mục: – Cam ơn anh! Em không bao biện để được lợi hoặc để tiếp tục tham gia cái đó nhưng em muốn rằng mọi việc mình làm để mong nước Chúa hiển trị và ngự đến anh ơi! J.B: – Đó là sự bao biện, cha ạ, Con nghĩ là khi tham gia cái đó, chẳng ai cho là cha nói vì Nước Chúa trị đến, mà vì cha muốn vậy thôi. Chỉ là vì cha thấy một mối lợi. Và mối lợi chưa đến nhưng cái hại thì đã rõ. Hình như Chúa có dạy: Đừng giao du với quân trộm cướp thì phải. Và chẳng có gì bao biện được khi kiếm mối lợi từ quân trộm cướp. Bởi nếu vậy, con có nhiều cơ hội để giàu hơn mấy đứa gọi là Doanh nhân công giáo, là sân sau hoặc buôn lậu, hoặc liên kết quan chức cộng sản để kiếm lợi, cha ạ. Video: Thánh ca dâng đảng và Hồ Chí Minh tại đây: https://www.facebook.com/jbnguyenhuuvinh/videos/3284588218302513/ Ngày 31/7/2020 J.B Nguyễn Hữu Vinh nguyenhuuvinh’s blog
......

Chủ trương ngầm của đàng và hậu quả của nó

Đỗ Ngà| Việc rất nhiều người Tàu nhập cư lậu vào Việt Nam là điều bất thường. Nó không vì nguyên nhân kinh tế, mà cũng không vì nguyên nhân chính trị, và cũng chẳng phải nguyên nhân tôn giáo, và cũng chẳng phải nguyên nhân sắc tộc. Về kinh tế, Việt Nam nghèo hơn Tàu. Về nguyên nhân chính trị thì chẳng ai trốn CS mà lại đến tị nạn nước CS khác. Về nguyên nhân tôn giáo lại càng không. Pháp Luân Công ở Việt Nam cũng bị triệt chẳng khác nào bên Tàu(CS thường gán Pháp Luân Công là “tà giáo” để đàn áp). Nói chung chính sách tôn giáo ở Việt Nam y hệt Tàu Cộng, không ai tị nạn tôn giáo bên Tàu sang Việt Nam. Về sắc tộc lại càng không. Người Duy Ngô Nhĩ bị truy đuổi sang Việt Nam đều bị Việt Nam bắt trả về Tàu. Vậy người Tàu nhập lậu cư vào Việt để làm gì?! Như vậy việc cho người Tàu nhập cư ồ ạt vào Việt Nam theo nhiều cách, chỉ có thể là nhằm mục đích xuất khẩu tội phạm, xuất khẩu bệnh dịch và về lâu về dài là để đan xen người Tàu vào trong xã hội Việt Nam. Mấy ngày nay, chính quyền CS Việt Nam liên tục phát hiện những đường dây đưa người Tàu vào Việt Nam trái phép. Được biết từ đầu năm 2020 đến nay, công an CS Việt Nam đã bắt tổng cộng 16.000 người Trung Quốc đã nhập cư trái phép vào Việt Nam. Riêng trong tháng 7 có 2.400 người. Và chính quyền CS đã khởi tố 30 vụ và bắt giam 70 người. Mà hầu hết là khởi tố người Việt tổ chức đưa người trái phép, còn những người Tàu nhập cư trái phép thì chính quyền CS không đụng đến họ. Như ta biết, những gì bắt được chỉ là phần nổi của tảng băng. Phần không bắt được chắc chắn không ít, và giờ những kẻ chưa bị bắt ấy vẫn đang gieo rắc dịch bệnh trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Thực ra vấn đề người Tàu nhập cư lậu vào Việt Nam cũng đã diễn ra từ nhiều năm nay và chính quyền CS đã làm ngơ mà thôi. Chẳng qua là năm 2020 này, bệnh dịch Covid-19 bùng phát từ bên Tàu thì lúc này, luồng di cư của người Tàu cũng đồng nghĩa với việc phát tán bệnh dịch. Vì thế mà chính quyền CS không thể không chặn được. Thế nhưng có một điều bất lợi là, một khi đã chặn bắt đường dây nhập cảnh lậu thì cũng đồng nghĩa việc là chính quyền CS đã phơi ra ánh sáng việc họ đã buông lỏng kiểm soát để người Tàu tràn vào Việt Nam bao lâu nay như thế nào. Trong một phóng sự về một trường hợp triệt phá một đường dây đưa người Tàu vượt biên trái phép tại tỉnh Lào Cai, thì VTC14 có nói rằng “với tâm lý dịch Covid-19 đã không còn xuất hiện ở cộng đồng, nên sẽ không còn bị cơ quan chức năng kiểm tra giám sát xử lý khi vận chuyển”. Vâng! Rõ ràng đây là một sự thừa nhận rằng, nếu không có dịch thì công an CS Việt Nam luôn buông thả cho người Tàu nhập cư lậu vào Việt Nam. Nếu không có có thói quen buông lỏng ấy của công an, thì làm sao bọn người Việt hám lợi khia có thói quen ấy được?! Việc người Tàu nhập cư vào Việt Nam không những dấy lên những lo ngại từ người dân thấp cổ bé họng mà ngay cả những cử tri (tức những người dân được ĐCS chọn lựa dựa trên điều kiện là phải trung thành với đảng) cũng đã phản ánh lên Quốc hội rằng, người Tàu đã bung tiền ra mua đất ở những nơi trọng yếu bằng rất nhiều hình thức. Đó là điều đáng lo ngại. Ấy vậy mà, Quốc hội CS chẳng ra được nghị quyết nào để chấm dứt tình trạng này. Mà như ta biết, bản chất của Quốc hội CS là gật theo nghị quyết đảng chứ chẳng phải triển khai nguyện vọng của dân để làm luật bao giờ. Với 96% là đảng viên ĐCS đang kiêm các chức vụ lớn trong bộ máy đảng và bộ máy nhà nước thì làm gì họ ra một nghị quyết nào theo ý đân được?! Như vậy qua thái độ của Quốc hội thì biết ý đảng, và một khi ý đảng thế nào thì công an sẽ hành động thế đó thôi. Không khác được. Công an là lá chắn vững chắc để bảo vệ đảng mà? Như vậy việc công an xưa nay buông thả cho người Tàu vào, thì nói cho cùng đó là ý đảng cả. Chẳng qua là phải bằng mọi giá chặn được dịch để PR cho “tài năng của đảng” nên buộc công an phải khui ra những đường dây nhập cư trái phép mà đảng đã chủ trương làm ngơ bao lâu nay mà thôi. Ý thức con người chủ yếu là xuất phát từ sự nghiêm minh của pháp luật. Cũng là người Việt Nam, nếu sống ở Việt Nam thì người ta dễ dàng vượt đèn đỏ khi thấy ngả tư vắng người, thế nhưng khi sang Mỹ sinh sống thì họ lại biết dừng đèn đỏ đúng luật cho dù ngả tư không có ai. Ta thấy với con người như nhau, nhưng sự nghiêm minh của luật pháp ở hai nơi khác nhau thì nó sinh ra thói quen khác nhau. Đó là thực tế. Vậy nên, thói vô pháp của người Việt về bản chất sâu xa của nó, là bởi sự thiếu vắng tính nghiêm minh của luật pháp mà ra cả. Trong một số hành động vô pháp ấy, sẽ có một số hành động tạo điều kiện cho tính bất lương của con người phát triển. Ví dụ vượt đèn đỏ là vô pháp, nhưng không bất lương. Nhưng hành động buôn ma túy thì lại vừa là vô pháp và vừa bất lương. Hay nói cách khác, nơi nào pháp luật bị buông thả hoặc mất kiểm soát, thì nơi đó sự bất lương nảy nở. Đó là thực tế. Chúng ta lên án những người Việt tổ chức đưa người Tàu nhập cư trái phép vào Việt Nam là phạm pháp. Đúng! Chúng ta lên án những người này là bất lương tham tiền mà gieo rắc cái chết cho xã hội. Đúng! Chúng ta lên án họ như vậy là phải lắm, vì họ đáng bị như thế. Nhưng có một điều đáng tiếc, nếu chúng ta chỉ đổ tội hết cho những kẻ đưa lậu người Tàu kia thì e còn thiếu sót rất lớn. Thực ra những thói quen của những người đó đang gây hại cho cộng đồng hôm nay, nó có nguồn gốc từ sự thiếu nghiêm minh của luật pháp và chủ trương làm lơ cho người Tàu nhập cảnh trái phép vào Việt Nam của Bộ Chính Trị. Nếu có chủ trương hạn chế người Tàu từ Bộ Chính Trị, và chính quyền chỉ đạo thực thi nó một cách nghiêm minh ngay từ đầu, thì đâu có những kẻ bất lương gây hại cộng đồng tràn lan như hôm nay? -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://tuoitre.vn/ngan-chan-16-000-nguoi-nhap-canh-trai-ph… https://www.youtube.com/watch?v=d21RcOzHDYc https://congluan.vn/cu-tri-quan-ngai-viec-nguoi-trung-quoc-…  
......

Tin của thằng cha già dân tộc...

Ảnh nhà văn Bùi Ngọc Tấn Tin của thăng cha già dân tộc Thuan Van Bui thà chết cũng không chịu chui vào hang Phắc...bó ĐIỂM TIN VÀ BÌNH LOẠN (Ngày 01/8/2020) 1. Tính đến sáng nay, Việt Nam có 558 trường hợp nhiễm cúm Tàu. 2. Hôm qua, Việt Nam có 2 người chết vì cúm Tàu. Sáng nay thêm một ca tử vong nữa là bệnh nhân số 499. 3. Hàng loạt vụ đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị phanh phui dịp này. (Khi có cúm Tàu, với những nghi ngờ là Trung cộng "thả" mầm bệnh vào những kẻ nhập cư trái phép, công an mới "ra tay" dẹp vấn nạn "người Tàu". Trước đây, lực lượng công an chỉ lo canh dân Việt và kiếm tiền từ các đường dây đưa người Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam). 4. Cũng chủ đề người Trung Quốc nhập cảnh lậu, báo Người Lao Động có bài: "Phát hiện 72 người nhập cảnh trái phép, 66 người là từ Trung Quốc". 5. Hà Nội, Hồ Chí Minh phong tỏa nhiều khu dân cư vì "nghi nhiễm" virus Vũ Hán. 6. Liên tiếp xảy ra các trận động đất ở Sơn La. 7. Báo SGGP có tin: "Tiếp tục truy tố ông Nguyễn Thành Tài". (Đối tượng Nguyễn Thành Tài là cựu phó Chủ tịch thành Hồ). 8. Tuổi Trẻ có bài: "Hà Nội yêu cầu 'giãn cách 1 mét', nhiều địa phương cấm bar, karaoke, quán vỉa hè từ 1-8". 9. "Doanh nghiệp du lịch cần 'máy thở' gấp" là nhan đề bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG). (Không chỉ doanh nghiệp du lịch cần, đại đa số dân Việt cũng cần "máy thở" vì thất nghiệp và đói do đại dịch cúm Tàu). 10. VietnamNet có bài: "“Nội soi" tình trạng báo chí quấy nhiễu doanh nghiệp". (Báo chí lề đảng không quấy nhiễu doanh nghiệp, không bưng bô chế độ thì lấy gì mà ăn? Báo chí chưa quấy nhiễu doanh nghiệp nhiều bằng đảng- nhà nước đâu: Thuế má, phóng cháy, thanh kiểm tra, hải quan, giấy phép, BOT và những vụ vòi tiền, tống tiền của quan chức). 11. "Mong trí thức cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước". Đây là lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được báo Thanh Niên dẫn lại. (Đóng góp cho chế độ thì đã có những "trí thức lớn" như giáo sư- tiến sĩ Hoàng Chí Bảo rồi. Trí thức lớn thực sự, nhiệm vụ của họ là phản biện nhà nước, phản biện xã hội chứ không phải làm nhiệm vụ "bưng bô" cho đảng- nhà nước). 12. TBKTSG có câu hỏi: "Dân đổ xô mua và giữ vàng có làm lãng phí nguồn lực quốc gia?". (Khi nguy cấp, mất niềm tin vào nền kinh tế, vàng luôn là lựa chọn cho dự trữ và là kênh trú ẩn cho tài sản). 13. "Trí thức" chế độ là Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng viết bài bốc mùi đăng trên báo Thanh Niên nhan đề: "90 năm ngày truyền thống ngành tuyên giáo: Tuyên giáo phải nhằm khai hóa văn minh cho dân tộc". (Tuyên giáo toàn nói phét, dối trá, mị dân và láo khoét thì "khai hóa văn minh cho dân tộc" kiểu gì? Khai mùi xú uế thì tuyên giáo có thừa. Mà hai lô đất rộng 1261m2 (lô A51 và A52), của vợ chồng "trí thức" Vũ Ngọc Hoàng la liếm ở Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam sao rồi? Hai lô đất vàng này "trí thức" Hoàng liếm thời còn là Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam). 14. Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng: "Đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa". (Điều hài hước là trước đây ông Nguyễn Phú Trọng từng nói: Đến hết thế kỷ XXI, vẫn chưa biết hình hài cái CNXH nó ra sao. Trần Quốc Vượng và Nguyễn Phú Trọng đều là 2 đối tượng cầm đầu đảng, vậy mà mỗi thằng một phách thế này. Dân biết tin thằng nào?)
......

Lừa bịp tuổi trẻ, đảng vĩ đại, là vinh quang...

Ảnh Giáo sư Chu Hảo Phạm Minh Vũ Trong những năm qua, nhiều đảng viên kỳ cựu, nhiều nhân sĩ trí thức cảm thấy bị đảng lừa, bị đảng phản bội vì đảng quá bạc bẽo và thấy rõ tính phản động, lạc hậu của đảng cộng sản. Ngay từ đầu giương cao ngọn cờ công- nông để bịp rất nhiều người. Nhưng, thời thế đã thay đổi. Các đảng viên lão thành đã nhận ra và đồng loạt chia tay đảng. Vụ đồng loạt bỏ đảng rầm rộ nhất là tuyên bố của PGS. Chu Hảo một nhân sĩ trong lòng cộng sản có thái độ cấp tiến (thứ trưởng). Sau đó hàng loạt đảng viên trí thức khác như Giáo sư Mạc Văn Trang, Nhà Văn Nguyên Ngọc... đã dắt tay cùng Chu Hảo vứt cái thẻ đảng vào sọt rác. Điều đáng nói, đằng sau đó, UBKTTW ra kỷ luật đuổi PGS Chu Hảo ra khỏi đảng để vớt lại chút nhục nhã, đã làm hàng loạt đảng viên nhân sĩ khác tuyên bố trên Facebook như là Trung tá Trần Nam, Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn và Kỹ sư Hoàng Tiến Cường, đăng hình thẻ Đảng và cũng tuyên bố rời khỏi Đảng để ủng hộ PGS. TS. Chu Hảo. Ngô Hữu Nhị Hết người vào đảng...? Kết nạp con nít vào đảng...?? Nước cờ... TÀN...??? Hết lừa được lớp đảng viên có một thời gian sinh hoạt trong đảng, hết lừa được một thế hệ trí thức mới vì họ đủ chính chắn nhận ra đâu là dối trá, đâu là đúng đắn. Đảng ông trọng lại lừa các em chưa đủ 18 tuổi, một thế hệ vị thành niên chưa trưởng thành, còn non nớt nhận thức và suy nghĩ, chưa định hình đâu là lý tưởng theo đuổi. Dụ dỗ xúi các em vào đảng là một tội ác. Chẳng lẽ cái đảng của Ô. trọng tự xưng là vĩ đại, là vinh quang mà lại hèn hạ đến thế cơ à? Xúi dục trẻ em chưa 18 tuổi làm việc đồi bại vậy ông trọng cảm thấy sao?  
......

Phiếm Bàn ... Bàn Phím: Công bằng với đồng minh.

Ảnh: tổng thống Trump và thủ tướng Angela Merkel. Ảnh do Carlos Barría chụp cho Reuters Quang An  Tiếp theo tin Mỹ rục rịch rút bớt quân đồn trú ở Đức được đưa ra vào ngày hôm qua, nhiều người đã đoán già, đoán non chuyện gì đã xảy ra. Thêm một số ý kiến từ những người lâu nay đã không thích tổng thống Trump, thì lại thấy lỗi của Trump ... mọi đàng. Việc Mỹ rút quân ra khỏi Đức, thiệt hay hại thế nào. Và ai sẽ chịu thiệt với chuyện này. Thử nhìn xem chuyện này qua lăng kính của một người ... không biết gì về chính trị, ngoại giao, mà chỉ biết về sự công bằng trong xã hội. Nato, một tổ chức liên minh giữa các quốc gia Bắc Đại Tây Dương bao gồm các quốc gia Tây Âu cùng Mỹ và Gia Nã Đại ở bên kia lục địa. Liên minh này nhằm tạo thế liên hoàn, kết hợp giữa các quốc gia để kềm chế Nga Sô trong suốt thời gian chiến tranh lạnh. Khi khối cộng sản ở Đông Âu tan rã, các quốc gia cộng sản cũ ở Đông Âu đã nhanh chân xin vào tổ chức này với mục đích nhờ có liên quân có thể ngăn chặn được sự xâm lăng bất tử từ Nga Sô, đàn anh cũ của họ. Để duy trì hoạt động của Nato, từ năm 2013, các thành viên của tổ chức này đã đồng ý thông qua một luật lệ đóng tiền ... "niên liễm" là 2% GDP của mỗi quốc gia. Thế nhưng theo báo cáo từ 2013 cho đến 2019, có rất ít thành viên tuân thủ theo đúng luật mà mình đã cam kết. Quốc gia được xem là giàu có nhất nhì trong liên minh mà lại làm lơ đóng không đủ, chính là ... Đức Quốc. Việc có lẽ sẽ không có gì, nếu như tổng thống Mỹ không phải là ... ông Trump. Từ khi đắc cử lên làm tổng thống đến giờ, năm nào đi phó hội Nato, Mỹ cũng ...kêu gào, nhắc nhở đồng minh thực hiện ... "nghĩa vụ" của mình. Kêu gào, nhắc nhở không được, ông Trump đã cảnh cáo nhiều lần Mỹ sẽ rút bớt quân khỏi Đức để Đức đứng ra chịu trách nhiệm "phòng thủ" của mình. Dĩ nhiên, thủ tướng Đức, dân Đức, và có lẽ nhiều người ở Tây Âu sẽ không thích điều này và đã lên giọng trách móc Mỹ, "đả kích" tổng thống Trump rất nhiều. Có công bằng chăng? Trong những năm qua trong khi quân đội Mỹ đồn trú ở Đức nhằm tránh cho Đức khỏi sự "dòm ngó" của Nga, thì Đức lại "tự nhiên" đi làm ăn buôn bán với Nga trong các "giao dịch" về nguồn năng lượng. Đức không chịu đóng "niên liễm" không phải là không có tiền, mà chẳng qua Đức lại xài tiền theo những 'sách lược' khác có lợi cho Đức hơn là "nghĩa vụ" với ... đồng minh. Ngược lại với Đức, Ba Lan cũng là một quốc gia trong liên minh Nato, dù nền kinh tế không bằng Đức, tham gia Nato sau Đức, nhưng lại là quốc gia thực thi "nghĩa vụ" của mình thuộc vào hàng ... nghiêm chỉnh nhất. Ba Lan cũng là quốc gia thân thiện bậc nhất với Mỹ, ủng hộ Mỹ trong mọi vấn đề trên thế giới. Ba Lan cũng thường lên tiếng yêu cầu khẩn thiết Hoa Kỳ đem quân đội đến đóng ở Ba Lan. Chính vì thế, cũng rất công bằng khi một quốc gia thực thi đúng "nghĩa vụ" phải được bảo vệ một cách đàng hoàng và vững vàng. Một điểm cần nói thêm ở đây là sự hiện diện của chục ngàn quân nhân Mỹ. Đâu chỉ có quân nhân không thôi đâu, mà còn có vợ con của họ. Tính sơ sơ nếu có 35 ngàn quân, thì phải có thêm cỡ 15 ngàn công dân Mỹ sinh sống ở vùng đó. 50 ngàn người sinh sống cần phải đi chợ, mua hàng hóa các cái thì sẽ đem lại một khoảng lợi nhuận không nhỏ cho cư dân địa phương. Đức "keo kiệt" không chịu chi tiền đủ để đóng góp với đồng minh. Hưởng lợi được từ số tiền không chịu bỏ ra như cam kết, thì rồi đây sẽ mất đi một số tiền khác khi công ăn việc làm của người dân Đức trong vùng quân đội Mỹ đồn trú không còn nữa. Ngược lại, nếu quân Mỹ chuyển sang đồn trú ở Ba Lan, sẽ kéo theo công ăn việc làm cho người dân Ba Lan khi làm ăn buôn bán với những khách hàng, đồng minh đến từ bên kia bờ đại dương. Âu cũng là lẽ công bằng với đồng minh vậy. Trách móc làm chi. --------- Ghi Chú: bài viết có "bản quyền" của Quang An. Làm ơn đừng xoá tên tác giả khi đăng lại, nếu không muốn bị thưa ra toà vì tội ăn cắp "sản phẩm trí tuệ" như cộng sản!    
......

Tại sao bùng phát dịch đợt hai là Đà Nẵng???

Nguyễn Lê Khánh Vy  Nhìn vào hình ảnh bản đồ VN trước năm 1975, được chia cắt hai miền Nam - Bắc từ vĩ tuyến 17. Cả nhà có đặt câu hỏi cho cột mốc dịch lần 2 ở Đà Nẵng và 30 Hiệp Định Thành Đô (9/1990). Trong những năm trở lại đây, người TQ mua đất ở Đà Nẵng rất nhiều, thông qua sự giúp đỡ của người dân VN đứng tên mua và sự tiếp tay của lãnh đạo, cán bộ thuộc thành phố Đà Nẵng. Tại sao dân TQ lại nhằm vào Đà Nẵng để mua đất mà không phải các tỉnh thành khác? Đợt dịch này cũng xuất phát từ Đà Nẵng, và giờ có người VN nào dám bén mảng đến Đà Nẵng nữa không? Người dân Đà Nẵng cũng được cho là đã di chuyển đi khắp cả nước, và họ cũng không quay trở lại Đà Nẵng ngay lúc này. Nhưng người TQ họ có sợ khi đến Đà Nẵng ngay bây giờ không? Theo ý kiến cá nhân tui liên tưởng, đây là cuộc thanh lọc dân Đà Nẵng để phục vụ cho cuộc di dân của TQ. Đà Nẵng là nơi trọng yếu của VN. Là sợi dây thân kinh để điều khiển mọi hoạt động của VN. Nó quan trọng như YẾT HẦU của một con người, nếu yết hầu không còn khoẻ mạnh, con người giảm mọi khả năng kể cả sự sinh sản. Nếu bị bóp vào yếu hầu, con người sẽ mất đi sự sống. Và hãy liên tưởng, để thôn tính VN, TQ chỉ cần mắn giữ Đà Nẵng thì mọi sự thuận lợi sẽ nắm trong tay, mọi yếu điểm của VN sẽ bị TQ không chế. Không muốn bi quan suy luận, nhưng xin hãy một lần suy nghĩ cho tương lai, cho dân tộc. Vì Tổ Quốc là của chúng ta, dân tộc này không thể bị diệt vong bởi đám vong nô HỒN TÀU - XÁC VIỆT. Tổ Quốc là của nhân dân, không phải của cá nhân hay đảng phái chính trị nào. Trong máu mỗi người dân, luôn luôn có tình yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào. Khi có thể xin hãy đồng lòng, đừng để qua rùi mới thấy hối tiếc.    
......

Tại sao Việt Nam không thể bỏ Trung Quốc?

canhco’s blog – RFA Trong suốt thời gian từ năm 1972 đến nay chưa bao giờ thế giới chứng kiến việc Hoa Kỳ thẳng thừng lên án Trung Quốc như thời gian vừa qua. Bắt đầu bằng cuộc chiến thương mại giữa hai nước do Mỹ phát động đến việc cấm Huawei hoạt động trên đất Mỹ sau đó chuyển sang kết án Bắc Kinh đã cố tình im lặng phát tán virus Corona làm cho nước Mỹ và EU ngập chìm trong chết chóc, hỗn loạn dẫn tới quyết định nhanh chóng trước việc Hong Kong bị thủ tiêu chính sách “một quốc gia hai chế độ” và lần đầu tiên Mỹ lên án nặng nề việc chính quyền Trung Quốc giam giữ, hành hung, triệt sản hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và lập tức cấm vận những công ty, cán bộ chóp bu người Trung Quốc tại Tân Cương cho thấy Mỹ không còn do dự vì mối quan tâm đến việc trao đổi thương mại với Trung Quốc như xưa nay nhiều người nhận xét. Cuối cùng nhưng chưa phải là kết thúc: Mỹ ra lệnh lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston Texas phải về nước trong vòng 72 giờ vì đã có hành vi gián điệp trên nước Mỹ. Đây là tiếng chuông báo tử cho quan hệ hai nước. Đối với Việt Nam, Mỹ chính thức chống lại đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc không những bằng lời nói mà còn bằng những hành động thiết thực như mang hai hạm đội tuần tra Biển Đông hợp tác với Ấn Độ, Nhật Bản và Úc tập trận như cảnh báo Bắc Kinh về sức mạnh liên quân mà Trung Quốc không bao giờ có. Cho tới khi bài diễn văn của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Mike Pompeo đọc tại thư viện Richard Nixon vào ngày 26 tháng 7 như đập nước khổng lồ Tam Hiệp bị vỡ gây chấn động khắp nơi, nhất là Trung Quốc, cho thấy rõ ràng sách lược chống Trung Quốc triệt để của Washington đã được sự đồng thuận không những của chính quyền Trump mà cả lưỡng viện Quốc hội đã mạnh tay lật lá bài Trung Mỹ trước bàn cờ thế giới. Người Việt khắp nơi kỳ vọng vào Mỹ sẽ giúp chính quyền Việt Nam thay đổi bản lĩnh trong cách ứng xử với Trung Quốc, thay vì bị động, nhu nhược như từ xưa tới nay có thể trở nên mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn và nhất là độc lập hơn trong mọi giao dịch với Trung Quốc. Nhưng thời gian vừa qua cho thấy hầu như bài diễn văn của ông Pompeo chưa đủ khả năng gây phản ứng tích cực từ Hà Nội khi Việt Nam tiếp tục bưng bít những thông tin mà nước Mỹ đưa ra. Điển hình là tờ báo duy nhất và lớn nhất Việt Nam là VNExpress sau khi dịch và post lên toàn bộ bài diễn văn lịch sử này chỉ một ngày sau đã bị hạ xuống mất tăm. Hành động này giống như báo chí đưa tin hối lộ bị rút bài vì khác với quan điểm của Ban Tuyên giáo trung ương. Người dân tự hỏi không biết tại sao nhà nước lại làm như vậy, khi mà nước Mỹ như một cứu tinh duy nhất và khả thi đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông nhưng nhà nước lại phản ứng rất tiêu cực nếu không muốn nói là phủ nhận vai trò của nước Mỹ đối với chủ quyền đất nước hiện nay. Trả lời câu hỏi này chắc phải quay lại với hai điểm quan trọng mà Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh trong bài phát biểu mạnh mẽ và chuyên sâu của ông. Nó chứng tỏ rằng không ai hiểu rõ Trung Quốc hơn chính quyền Mỹ và vì hiểu nó nên Việt Nam chạnh lòng cho vị trí của mình trên bàn cờ thế giới. Ông Pompeo nhìn nhận: “Chúng ta phải ghi nhớ rằng chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc là chế độ Mác – Lênin. Tổng bí thư Tập Cận Bình là một tín đồ đích thực của một ý thức hệ toàn trị phá sản”. Lời ghi nhớ của ông Pompeo khiến Hà Nội bối rối vì cho tới nay bất kể biến động thế nào đi nữa ông TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn kiên quyết hướng dẫn cả nước theo con đường tiến lên Chủ nghĩa Xã hội, nếu bắt tay với Mỹ ông Trọng sẽ không còn việc gì làm vì ông ta chỉ có duy nhất một giáo điều, duy nhất một căn tính và duy nhất một quyết tâm. Câu thứ hai của ông Pompeo làm cả hệ thống bất an hơn nữa: “Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã phớt lờ, hạ thấp những lời của những nhà bất đồng chính kiến ​​dũng cảm của Trung Quốc, những người đã cảnh báo chúng tôi về bản chất của chế độ mà chúng tôi phải đối mặt.” Theo thống kê của nhiều tổ chức nhân quyền thế giới Việt Nam đang giam giữ hơn 270 người có tư tưởng và hành động bảo vệ nhân quyền, cạnh đó danh sách của người bất đồng chính kiến đang bị theo dõi, trù dập, đe dọa lên tới hơn 300 người khác. Đây là sự thật, là mối quan ngại của Việt Nam khiến các nỗ lực bắt tay với Mỹ để làm đối trọng trước hiểm họa bị Trung Quốc áp chế, bức tử bị bỏ qua. Khi TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn còn sợ hãi không dám đánh đổi thứ lý thuyết hoang tưởng do ông trót hấp thụ mà không thể tiêu hóa nhưng thứ lý thuyết ấy giúp ông và Đảng cộng sản Việt Nam tại vị, ít nhất cho tới khi nào người trong đảng can đảm đồng loạt bày tỏ sự chống đối do bị áp chế bằng các phần thưởng lấy từ nhân dân quá lâu thì may ra Việt Nam mới có cơ hội nói không với Trung Quốc. Lúc đó vế thứ hai mà Ngoại trưởng Mike Pompeo nói sẽ tự nhiên được hóa giải vì lúc ấy nỗi lo mất đảng không còn nữa. Những nút thắt này ông Trọng có đủ can đảm vì dân vì nước hay không sẽ còn kéo dài, ít nhất sau Đại hội Đảng lần thứ 13 thì nhân dân mới vỡ òa lên được. canhco’s blog  
......

Ai đang chống phá Việt Nam?

J.B Nguyễn Hữu Vinh – RFA Ngày 28/7/2020, tờ Nhân Dân, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam có bài viết: “VOA, RFA vẫn tiếp tục chống phá Việt Nam”. Đọc qua bài viết, người ta thấy gì? Bài viết về việc hai cơ quan thông tin tại Hoa Kỳ là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Châu Á tự do (RFA) đã “đưa ra thông tin bịa đặt, bình luận xuyên tạc, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ, xúc phạm Đảng và Nhà nước Việt Nam” “Vào thời điểm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ (1995-2020), nhiều chương trình, hoạt động thiết thực đã được tổ chức trang trọng tại hai nước” Bài báo cho rằng, hai cơ quan truyền thông này đã “chống phá Việt Nam”. Việt Nam là ai? Đất nước Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử, được xây đắp nên bởi xương máu bao nhiêu đời từ khi khai dân lập quốc cho đến ngày nay. Lãnh thổ của đất nước này, Tổ quốc này kéo dài từ Ải Nam Quan đến Cà Mau. Tài sản của đất nước này không chỉ là tất cả tài nguyên, khoáng sản và mọi điều kiện thiên nhiên, thời tiết mà cả con người, cả nền văn hóa ngàn năm được xây đắp chắt chiu từ nhiều đời truyền lại cho con cháu một truyền thống văn hóa yêu nước, dựng nước và giữ nước. Đó là tài sản của tất cả những người đã sinh ra, xây dựng nên đất nước này, đã hy sinh chiến đấu để gìn giữ nó cho con cháu họ ngày nay. Ngày nay, gần 100 triệu người dân Việt Nam, kế thừa những thành quả mà cha ông họ đã bao đời xây đắp nên, họ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ những giá trị từ văn hóa đến lãnh thổ. Họ là những người chủ đất nước. Việt Nam không là bất cứ một tên cha căng chú kiết nào tự xưng là cha già dân tộc, không là bất cứ một nhóm bè phái băng đảng nào tự nhảy lên đầu, lên cổ nhân dân mà tự xưng là lãnh đạo duy nhất, khoa học nhất, thông minh nhất, tài giỏi nhất, đạo đức nhất và là Việt Nam. Do vậy, nói đến Việt Nam, là nói đến cả gần 100 triệu người dân còn sống và hàng trăm triệu người dân đã chết, là nói đến sự tồn vong của dân tộc, nói đến nền văn hóa yêu nước thương nòi được hun đúc mấy ngàn năm qua để lại. Thế nhưng, như mọi bài viết, bài báo của đảng cộng sản Việt Nam mà tờ Nhân Dân là điển hình, bài báo đã cố tính đánh lộn con đen khi tự xưng Việt Nam là “Đảng, nhà nước”. Sự đánh tráo khái niệm rằng đất nước, Tổ Quốc, dân tộc Việt Nam là Đảng CSVN, để rồi lu loa rằng chống lại Đảng và chính quyền cộng sản – một băng đảng đã tự thể hiện sự bại hoại, sự đểu cáng, sự thối tha và bất lương, phản phúc của mình trên thực tế, trước bàn dân thiên hạ – nghĩa là chống lại Việt Nam, thì đó là sự tháu cáy mà không mấy ai không nhận ra. Đó cũng là sự loạn ngôn, loạn xưng thường thấy trong hệ thống cộng sản – nói theo ngôn ngữ dân gian – nghĩa là những đứa cha căng chú kiết cứ tự xưng mình là cha thiên hạ trong cái giai đoạn mà người dân thường nói là “Trời làm lụt lội, chó nhảy lên ban thờ”. Ai chống phá, ai xây dựng Việt Nam? Với định nghĩa như trên, việc đưa đất nước Việt Nam phát triển, việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc Việt Nam mà cha ông để lại, việc đem đến cho người dân Việt Nam những quyền được làm người, được sống cuộc sống no đủ, văn minh, đúng phẩm giá con người như cha ông họ đã chấp nhận hy sinh để họ được hưởng là nghĩa vụ của tất cả mọi người dân Việt Nam. Những người đang chung tay, góp sức để những điều đó được phát triển tốt đẹp, đem lại sự yên bình, ấm no cho người dân, sự an toàn của đất nước, sự bảo toàn của lãnh thổ Tổ Quốc… chính là những người đang xây dựng Việt Nam. Còn những kẻ đi ngược lại điều đó, là những kẻ đang chống phá lại Việt Nam. Vậy ai đang xây dựng Việt Nam? Cần phải nói rằng, tất cả những người dân lao động Việt Nam đang ngày đêm chắt chiu từng giọt mồ hôi, nước mắt và cả máu lẫn những tủi nhục của bản thân không chỉ trên quê hương, đất nước này, mà cả những người đang ở bất cứ đâu trên thế giới vẫn hướng về Việt Nam để chăm chút, vun đắp nó, đều là những người đang yêu nước, đang xây dựng Việt Nam. Họ là những công nhân trong các nhà máy, lo chăm chỉ lao động ngày đêm, chấp nhận đủ mọi thứ cực hình về điều kiện xã hội, đời sống, để chăm lo cho con cái họ được hạnh phúc hơn, được học hành để có thể làm chủ đất nước sau này… họ đã là những người yêu nước và đang xây dựng đất nước. Đó là chưa nói đến hàng ngàn, hàng vạn thứ thuế, phí cũng như bao thứ tiền đen, tiền đỏ họ phải chi ra trong xã hội để nuôi một bộ máy đảng và nhà nước, tổ chức của đảng khổng lồ. Họ là những người đã phải lặn lội bỏ nước ra đi trên những chuyến đi đầy mạo hiểm để rồi chấp nhận cả sự tủi nhục nơi quê người, kể cả cái chết trong các container lạnh lẽo xứ sương mù, với tâm tưởng muốn kiếm những đồng tiền đổi bằng xương máu đem về xây dựng gia đình, xã hội Việt Nam. Họ là những người đang yêu nước và xây dựng đất nước hiện nay. Họ là những người đã vì cuộc sống người dân được tự do, dân chủ hơn, được mở miệng để rên lên sự thống thiết, bi ai trong hoàn cảnh của mình mà chấp nhận tất cả để lên tiếng về những bất công trong xã hội, về những điều mà người dân cần được hưởng,được phục vụ, về việc bảo vệ những giá trị của nền văn hóa Việt trước ngoại bang xâm lược. Thế rồi họ chấp nhận bị thế lực hắc ám hãm hại trong các nhà tù hiện nay. Họ là những người đang xây dựng và yêu mến đất nước Việt Nam. Họ là những người dù đã xa quê hương để lưu lạc khắp nơi trên thế giới vì bất cứ lý do nào, nhưng vẫn canh cánh bên lòng nối nhớ thương và yêu mến quê hương Việt Nam, mong muốn quê hương ngày càng phồn thịnh và phát triển, người dân được sống trong tự do, hạnh phúc và thấp thỏm trước họa ngoại bang xâm lấn lãnh thổ của Tổ Quốc, dù họ không còn có lợi ích hoặc bất cứ điều gì liên quan đến việc mất còn của đất nước. Họ là những người đang xây dựng và yêu mến đất nước Việt Nam. … Vậy ai đang chống phá Việt Nam? Những kẻ đã đưa một thứ lý thuyết băng hoại, tôn sùng vật chất, lấy bạo lực làm đầu, lấy dối trá làm phương tiện, lấy cướp bóc làm hành động để hủy hoại nền văn hóa Việt được xây dựng với bao điều tốt đẹp từ hàng ngàn năm nay. Đó chính là những kẻ đang chống phá Việt Nam. Những kẻ đã dựa vào các thế lực nước ngoài để liên tục đem con dân mình là mồi cho hòn tên mũi đạn, làm những vật thí nghiệm cho một thứ tư tưởng gọi là Quốc tế cộng sản, tiến hành những cuộc chiến nồi da nấu thịt, tàn sát quê hương, xóm làng, phân rẽ vùng miền và đầy đọa người dân trong đói nghèo, tụt hậu. Đó chính là những kẻ đang chống phá Việt Nam. Những kẻ đã bất chấp đời sống cùng cực của người dân, chỉ chăm lo cho quyền lợi của bản thân, đảng phái mình mà dựng nên một bộ máy kìm kẹp khổng lồ, đày đọa người dân trong đớn đau, tủi nhục và cùng cực, chỉ nhăm nhăm lo vơ vét của dân đến những đồng cắc cuối cùng. Những kẻ đang cố tình dựng lên một bầy sâu” – Trương Tấn Sang – để “ăn của dân không từ một thứ gì” – Nguyễn Thị Doan. Đó chính là những kẻ đang chống phá Việt Nam. Những kẻ đang ngày đêm đốt tiền dân bằng mọi lý do, bằng mọi cách nhằm vinh danh những thây ma được tô vẽ, chỉ nhằm mục đích dựng nên một thứ bù nhìn nhằm lừa bịp người dân và qua đó xây dựng đền đài, lăng tẩm, tượng đài khắp nơi khắp chốn để tha hồ vơ vét những đồng cắc cuối cùng của người dân lao khổ. Đó chính là những kẻ đang chống phá Việt Nam. Những kẻ đang lấy kẻ thù của đất nước, của dân tộc làm bạn vàng, dâng lãnh thổ, lãnh hải cho giặc làm mồi để nhằm được chống lưng, được bệ đỡ mà giữ chắc cái ghế cai trị bòn rút máu xương người dân Việt Nam. Đó chính là những kẻ chống phá và là kẻ thù của người dân Việt Nam. Những kẻ đang ngày đêm cố tính bằng mọi cách tước đi quyền lợi tối thiểu của người dân là quyền được làm người, được có những quyền cơ bản như tự do đi lại, tự do báo chí, tự do tư tưởng… và để đạt được điều đó, đã bắt bỏ tù, hãm hại, đàn áp những tiếng nói cho sự thật, công lý ở Việt Nam. Đó chính là những kẻ chống phá Việt Nam. Sự thật đó không ai có thể chối cãi. Thực tế đó đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trên đất nước Việt Nam. Và thực tế đó đã chứng minh một điều: Kẻ chống phá Việt Nam nhiều nhất, làm cho đất nước điêu linh nhất, làm cho xã hội băng hoại, suy đồi nhất, làm cho lãnh thổ bị mất nhiều nhất, chính là Đảng CSVN. Tư duy của con cừu Trở lại bài báo trên tờ Nhân Dân, những điều tưởng như đơn giản trên đã phải giải thích khá dài bởi sự láu cá lập lờ đánh lận con đen của tờ báo cộng sản. Tờ báo đã dùng cái tư duy của chế độ độc tài để áp đặt cho nền báo chí tự do với những lời lẽ bình luận khá ngây ngô. Bài báo cho rằng, các cơ quan truyền thông này chỉ đưa tin chiếu lệ về sự kiện 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam, còn lại là những thông tin “vu cáo ở Việt Nam “không có tự do ngôn luận” và chính quyền “đàn áp người bất đồng chính kiến”. Việt Nam có tự do ngôn luận ư? Cả ngàn tờ báo có chung một tổng biên tập và dưới cái gậy của đảng thì đó là tự do ngôn luận ư? Cái gọi là Ban Tuyên giáo của đảng là cái gì vậy? Là biểu hiện của tự do tư tưởng và tự do ngôn luận đó sao? Việt Nam không đàn áp bất đồng chính kiến ư? Hàng loạt các nhà báo, những Facebooker bị bắt giam, bị tống ngục và hành hạ đủ điều trong đời sống, trong xã hội là điều hiển nhiên ai cũng thấy, đó là gì? Và bài báo kết luận: “Đó là việc làm hết sức khó hiểu, cần phải lên án, vì VOA, RFA đã ngang nhiên đi ngược quan điểm, cam kết của lãnh đạo, chính quyền Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam.” Nực cười hơn, bài báo đặt vấn đề: “Vì thế, bên cạnh việc đề nghị chính quyền cùng cơ quan chức năng của Mỹ cần chấn chỉnh hoạt động của VOA, RFA sao cho phù hợp với các nguyên tắc, quan điểm của nước Mỹ với Việt Nam” Đọc những lời này, người ta thấy ái ngại thay cho tư duy báo chí nô lệ ở Việt Nam. Xin thưa, ở ngoài biên giới Việt Nam, báo chí không nằm trong “sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng”. Do vậy, người dân được phát huy quyền tự do ngôn luận của mình mà chẳng hề phải đi xuôi chiều cùng lãnh đạo chính quyền. Bởi ngay cả chính quyền khi không vừa lòng dân cũng sẵn sàng bị hạ bệ chứ đâu như cái chính quyền “đảng cử dân bầu” ở Việt Nam. Có lẽ có rất nhiều điều cần bàn trong bài viết này đã đề cập đến. Tuy nhiên, đọc bài viết, người ta thấy một điều cơ bản, đó là tư duy báo chí độc tài không hề thay đổi khi nhận định, đánh giá, phê phán báo chí nước ngoài. Bởi chính những kẻ làm báo này, chắc cũng không thể hiểu nổi khái niệm về báo chí tự do. Bởi họ được trang bị một thứ tư duy: Tư duy của những con cừu. Ngày 28/7/2020 J.B Nguyễn Hữu Vinh nguyenhuuvinh’s blog  
......

Hai chữ "ăn năn"

Phạm Nhật Bình - Việt Tân   Khi được bầu vào trách vụ tổng bí thư lần thứ hai vào tháng Giêng, 2016, ông Nguyễn Phú Trọng không dấu được sự vui mừng với tuyên bố bất hủ rằng “tôi không ngờ được trung ương tín nhiệm gần… 100%.” Quả thật lúc đó, ông Trọng không vui sao được khi mà phe nhóm của ông Nguyễn Tấn Dũng tìm mọi cách ăn thua đủ ngay trước thềm đại hội 12. Vì thế mà ngay sau khi kiểm soát quyền lực trong vai trò tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã phát động chiến dịch “đốt lò” mà mục tiêu đầu tiên là phanh phui đường dây tham ô của phe Nguyễn Tấn Dũng và sắp xếp lại các phe nhóm nằm dưới sự kiểm soát của ông Trọng. Hôm 25 tháng Bảy vừa qua, trong cuộc họp lần thứ 18 của Ban Chỉ Đạo Trung Ương về Phòng, Chống Tham Nhũng, ông Trọng trong cương vị trưởng ban chỉ đạo đã đăng đàn hãnh diện tuyên bố: “Chúng ta đã làm rất nhiều việc… đã kỷ luật nghiêm minh nhiều cán bộ sai phạm, kể cả cán bộ cấp cao, không loại trừ ai trong thời gian qua.” Và ông Trọng nhấn mạnh thêm: “Tất cả các trường hợp bị xử lý đều tâm phục khẩu phục, ăn năn hối lỗi, xin lỗi đảng, nhà nước, nhân dân, xin lỗi tổng bí thư.” Nói cách khác là tất cả những nhân vật bị ông Trọng đưa vào tù đều răm rắp “ăn năn” và “hối lỗi.” Tại sao? Ăn năn là sự thay đổi trong tư tưởng con người, biết mình làm sai, biết hối lỗi, hàm chứa mong muốn sửa chữa sai lầm của mình để được tha thứ. Nhưng trong trường hợp gọi là “ăn năn” của các quan chức CSVN bị truy tố ra toà về các tội tham ô, không phải họ đã hối lỗi hay biết xấu hổ vì hành vi ăn cắp, chiếm đoạt của dân. Sự ăn năn – theo nghĩa của ông Trọng – xuất phát từ nhu cầu bản thân, muốn cầu xin một phán quyết nhẹ tội hơn. Nói cách khác, các quan chức ấy xin lỗi đảng, xin lỗi tổng bí thư không phải bày tỏ sự thành khẩn nhận tội mà chỉ mong ông Trọng giảm tội. Thế thôi! Người ta còn nhớ vào đầu năm 2018 trong vụ án “Cố ý làm trái và tham ô tài sản” tại Tổng công ty PVN và công ty PVC, Đinh La Thăng trong phiên toà cuối cùng trước khi tuyên án đã “cúi đầu xin lỗi đảng, nhà nước…” và xin hội đồng xét xử cho về thăm cha đau nặng, ăn cái tết cuối cùng với gia đình… Còn Trịnh Xuân Thanh thì tha thiết hơn “cháu muốn gửi lời xin lỗi bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu…” Thật là một vở bi hài kịch hiếm có, lột tả được sự giả dối, hèn hạ của đám cán bộ cộng sản gọi là cao cấp, khi biết sắp vào lò thì tiếp tục khúm núm xin ân huệ nơi đảng. Đó là bản chất của thể chế xin-cho, được dùng cho những kẻ có quyền thế đối với kẻ thấp kém hơn nhằm củng cố quyền lực kẻ thống trị. Chính vì thế “xin-cho” là một nguyên tắc bất thành văn mà các phe phái có những lợi ích khác nhau trong đảng dựa vào nhau mà sống. Những vụ truy tố hay kỷ luật gần 300 cán bộ tham ô từ Bộ Chính Trị, trung ương đảng và bí thư các cấp mà ông Trọng khoe khoang trong cuộc họp đều nằm trong khuôn khổ này. Chẳng những thế, trong nhân dân, trong xã hội đời thường lại càng phải tôn trọng quy định của cơ chế xin-cho này để công việc được trót lọt và cán bộ có cơ hội kiếm tiền trà nước. Cũng trong kỳ họp thứ 18 nói trên, ông Trọng còn ra chỉ thị xét xử 9 vụ án trọng điểm từ nay đến cuối năm 2020. Đó là những vụ án mà cuộc điều tra kéo dài nhiều năm nay được xới lên vào cuối nhiệm kỳ khoá 12. Như 2 vụ vi phạm liên quan đến đất đai tại TP.HCM SABECO và Dự án số 8-12 Quận 1, hay Dự án xây dựng Nhà máy Ethanol Phú Thọ, Dự án Cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, và vụ TISCO 2 (Cải tạo và mở rộng sản xuất công ty Gang thép Thái Nguyên) mà trách nhiệm có liên quan đến 2 quan chức lớn Vũ Huy Hoàng và Hoàng Trung Hải. Ông Trọng chống tham nhũng tuy có vẻ rầm rộ nhưng thử hỏi ngoài số năm tù, kết quả việc thu hồi tài sản bị tham nhũng chiếm đoạt hay gọi là thất thoát được bao nhiêu? Các con số thống kê cho biết trong nửa đầu năm 2020, các cơ quan thi hành án đã thu hồi hơn 37 ngàn tỷ trên cả nước. Còn các vụ án do ban chỉ đạo theo dõi đã thu hồi được trên 11.700 tỷ. Những con số ấy thật quá khiêm nhượng khi so sánh với hàng trăm ngàn tỷ đồng bị quan chức tham nhũng thổi bay. Phải chăng đó là chống tham nhũng, kỷ luật cán bộ nhưng vẫn “nhân văn” như lời ông Trọng tự khen trước các đồng chí của mình? Dư luận cho rằng đây chỉ là ván bài nhằm thu hút sự chú ý để người trong đảng và ngoài đảng thấy tổng bí thư rất quan tâm chống tham nhũng… thế thôi. Còn chuyện Biển Đông, chuyện phục hồi kinh tế hay chuyện chống dịch bệnh trở thành chuyện của ai đó mà thôi. Phạm Nhật Bình    
......

Đại dịch Covid-19 lỗ hõng an ninh biên giới

Nguyen Ngoc Chu 1. MỐI ĐE DOẠ AN NINH BIÊN GIỚI Chính phủ Việt Nam đã thành công trong phòng chống dịch Covid 19 cho đến tháng 6/2020. Nhưng lỗ hổng biên giới đã đưa Việt Nam rơi vào một tình trạng lây lan virus corona Vũ Hán mới vào cuối tháng 7/2020, rộng hơn và nguy hiểm hơn tất cả các đợt lây lan trước đây. “Đốn củi 3 năm đốt 1 giờ”. Chủ quan buông lỏng kiểm soát biên giới đã đưa đến hậu quả vô cùng đắt giá. Nhưng hy vọng rằng, với các biện pháp quyết liệt của Chính Phủ và sự đồng lòng của toàn dân, Việt Nam sẽ vượt qua làn sóng dịch mới. Phải ý thức xuyên suốt rằng, Việt Nam sẽ không thể an toàn khi dịch bệnh đang tồn tại ở nước khác. Việt Nam không thể mở cửa biên giới cho đến khi có vaccine mới đặc trị dịch bệnh. Thực tế đã chỉ ra việc Việt Nam cho phép nối lại đường bay với Trung Quốc là nóng vội. Phía Trung Quốc từ chối mở lại đừng bay. Nhưng hàng chục ngàn người Trung Quốc vượt biên bất hợp pháp, trốn tránh cách ly đã mang đến cho Việt Nam tai hoạ mới. Dù nguyên nhân gây ra làn sóng dịch mới này đến từ nước nào, thì xuất phát điểm đầu tiên cũng là từ virus Vũ Hán. Nhưng không chỉ nguy hiểm về gieo rắc đại dịch, mà điều bất an lớn khác đang hiện ra, là dịch virus Hán đã đục thủng hàng ngàn lỗ hổng an ninh biên giới. Đợt truy lùng quyết liệt vừa qua “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” đã đưa đến kết quả là hầu hết các tỉnh thành đều có nhiều người Trung Quốc vượt biên trái phép đến cư trú sinh sống hoạt động tại Việt Nam. Con số mà VTV đưa tin 13000 người Trung Quốc vượt biên bất hợp pháp từ đầu năm cho tới 06/7/2020 là còn thấp xa so với thực tế (https://vtv.vn/…/phat-hien-13000-truong-hop-nhap-canh-trai-…). Chỉ cần nhìn vào giá đưa 1 người Trung Quốc sang Việt Nam chỉ mất có 250 ngàn đồng Việt Nam, thì ước lượng được con số người vượt biên rất lớn và rất nhiều nguồn tổ chức cho người Trung Quốc vượt biên. Xin không bàn về con số cụ thể ở đây. Điều cần bàn là hậu quả. Khi Trung Quốc giúp Việt Nam làm đường trong chiến tranh ở thập niên 60 thế kỷ 20, Trung Quốc đã để lại địa đạo ngầm và kho ngầm mà đến cuộc chiến tranh tháng 2/1979 là lúc họ sử dụng. Điều gì sẽ xẩy ra cho Việt Nam khi hàng chục ngàn người Trung Quốc vượt biên qua biên giới sống nhiều tháng ở khắp các tỉnh thành Việt Nam mà phía Việt Nam không thể biết? Mỹ đã đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston tuần trước vì phát hiện Trung Quốc hoạt động gián điệp. Với Mỹ, khó khăn là thế, mà Trung Quốc còn cử hàng ngàn sinh viên sang để ăn cắp công nghệ, thì dễ như Việt Nam, mối đe doạ sẽ lớn như thế nào? 2. 11 ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC TRONG HOẠT ĐỘNG QUA BIÊN GIỚI SO VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Việt Nam đã ký với Trung Quốc Hiệp định quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Tử huyệt đối với Việt Nam trong hiệp định này là điều khoản dẫn độ. Theo đó người Trung Quốc đến Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam, phạm tội trên đất Việt Nam sẽ không xử theo luật pháp Việt Nam mà trao trả cho Trung Quốc. Chẳng hạn Quảng Ninh vừa trao trả 5 người Trung Quốc vươt biên giới trái phép bị bắt giữ hôm 13/7/2020, tốn công của cho 5 người này cách ly 14 ngày, rồi trao trả hôm 28/7/2020 (https://thanhnien.vn/…/trao-tra-5-nguoi-trung-quoc-nhap-can…). Đừng biện hộ là hiệp định song phương có đi có lại. Rằng Trung Quốc cũng thực hiện như thế đối với Việt Nam. Nên khắc cốt ghi tâm “Trung Quốc là nước bất thường”. Bởi thế, phải đối xử với Trung Quốc theo cách bất thường. Sau đây là 11 điểm khác biệt của người Trung Quốc trong hoạt động qua biên giới so với người Việt Nam. 1. Trung Quốc chủ trương đưa người sang Việt Nam hoạt động bất hợp pháp mà Việt Nam thì không. 2. Lượng người Trung Quốc sang Việt Nam đông gấp hàng trăm lần số người Việt Nam sang Trung Quốc. 3. Phạm vi hoạt động của người Trung Quốc trù mật khắp mọi nơi trong Việt Nam, trong khi người Việt Nam hoạt động hạn chế chỉ ở một số điểm sát biên giới Việt Nam hay chỉ một số địa điểm ở một số địa phương nhất định. 4. Người Trung Quốc hoạt động và phạm tội ở mọi lĩnh vực, bao gồm cả ma tuý, cướp bóc ngân hàng, và xã hội đen, trong khi người Việt Nam không thể làm gì trong lãnh thổ Trung Quốc. 5. Người Trung Quốc tiềm lực tài chính lớn, nhiều công nghệ, nhiều phương tiện hơn người Việt nam. Nên phạm vi và mức độ hoạt động của người Trung Quốc lớn hơn nhiều so với người Việt Nam. 6. Người Trung Quốc có nhiều tổ chức, có số lượng người hợp tác đông đảo nhiều lần hơn so với người Việt Nam. 7. Người Trung Quốc có hệ thống người gốc Hoa ở địa phương đông đảo, điều mà người Việt Nam không thể có ở đất Trung Quốc. 8. Người Trung Quốc sang sinh con đẻ cái ở Việt Nam. 9. Người Trung Quốc được hệ thống gián điệp và Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ, bảo vệ. 10. Tội phạm Trung Quốc nham hiểm tàn bạo và lắm mưu mô. 11. Người Trung Quốc sang hoạt động ở Việt Nam tác động được lên hệ thống công quyền, “mua” được cán bộ và người Việt Nam, trong khi người Việt Nam không thể làm như thế ở Trung Quốc. Từ đó để thấy, không thể ký một Hiệp định quản lý biên giới đất liền thông thường với Trung Quốc. 3. 9 BẤT LỢI DO ĐIỀU KHOẢN DẪN ĐỘ GÂY RA Điều khoả dẫn độ là điều khoản rất bất lợi cho Việt Nam. Nội dung dẫn độ đã bị phía Trung Quốc áp đặt theo ý thích của Trung Quốc, không giống như nội dung dẫn độ mà các quốc gia khác ký kết với nhau. Trong quan hệ song phương, Trung Quốc luôn lấn át đối phương, nhất là nước bé. Vì thế Trung Quốc luôn đòi hỏi đàm phán song phương mà lẩn tránh đa phương. Sau đây là 9 bất lợi do điều khoản dẫn độ gây ra cho phía Việt Nam. 1. Việt Nam không trị tội phạm người Trung Quốc đã gây ra tội ác cho người Việt Nam, thì người Trung Quốc không chỉ coi thường luật pháp Việt Nam, mà còn bất chấp luật pháp Việt Nam vì không có hiệu lực đối với họ, không trừng phạt được họ. Vì thế họ sẽ tiếp tục sang lại Việt Nam. 2. Người Việt Nam không biết Trung Quốc xử tội những kẻ phạm tội như thế nào? Có thể xử nhẹ hơn. Có thể tha bổng. 3. Trung Quốc chủ trương, khuyến khích, làm ngơ cho người Trung Quốc sang Việt Nam phạm tội. 4. Việt Nam và Trung Quốc không trị tội phạm người Trung Quốc gây tội trên đất Việt Nam, thì sẽ thúc đẩy người Trung Quốc theo nhau sang Việt Nam hoạt động phi pháp. 5. Vô cùng bất công cho người Việt Nam. Chẳng hạn, người Việt Nam đưa người Trung Quốc vượt biên trái phép chỉ lấy được 250 ngàn đồng, bị khung hình phạt 1-15 năm tù, trong khi người Trung Quốc được tha bổng trao trả về Trung Quốc (https://tuoitre.vn/2-phu-nu-viet-dua-9-nguoi-trung-quoc-nha…). 6. Đây là cơ hội vàng cho Trung Quốc hoạt động gián điệp. 7. Tội phạm Trung Quốc sẽ gây cho Việt Nam nhiều tai hoạ, tàn phá và làm suy yếu Việt Nam. 8. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam phải căng mình chống tội phạm Trung Quốc cho đến kiệt sức mà cũng không trừ được tội phạm Trung Quốc. Đó là mắc vào kế không đánh mà làm cho địch kiệt sức của Trung Quốc. 9. Trung Quốc không tuân thủ hiệp định như phía Việt Nam tuân thủ. 4. PHẢI KÝ LẠI HIỆP ĐỊNH QUẢN LÝ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 11 điểm khác biệt của người Trung Quốc trong hoạt động qua biên giới so với người Việt Nam cũng như 9 bất lợi do điều khoản dẫn độ gây ra - khẳng định sự cần thiết phải ký lại một hiệp định mới về quản lý biên giới với Trung Quốc. Ý thức được rằng, Trung Quốc sẽ cản trở và trì hoãn điều này. 5. THÔNG QUA CÁC ĐẠO LUẬT MỚI Trong khi chưa ký được hiệp định mới, thì phải thông qua các đạo luật mới để áp dụng. Tình hình đặc biệt luôn có các đạo luật đặc biệt phù hợp với tình hình. Bởi thế Quốc Hội cần thông qua các đạo luật mới, giúp cho Chính phủ bảo vệ được an ninh biên giới. Lấy thí dụ là 2 đạo luật sau đây. 1. Phạt tù và lao động cưỡng bức với tất cả những ai vượt biên giới trái phép. Thời hạn 2 năm tù và lao động cải tạo cho lần vượt biên trái phép đầu tiên. Thời hạn 5 năm tù và lao động cải tạo cho lần vượt biên trái phép thứ 2. Tù chung thân và lao động cải tạo cho lần vượt biên trái phép thứ 3 trở lên. Đảm bảo rằng, điều luật này đưa ra, người Trung Quốc vượt biên trái phép sang Việt Nam sẽ giảm đột ngột. Quân đội và công an sẽ không mất nhiều công sức tiền của để đối phó như hiện nay. 2. Tất cả những người nước ngoài phạm tội trên đất Việt Nam, dù là tội gì, đều xử theo pháp luật Việt Nam. Những điều luật trước đây trái với luật này bị vô hiệu. Đừng sợ rằng Trung Quốc sẽ đáp trả, và người Việt Nam sẽ bị cầm tù ở Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc thích thì vẫn cầm tù những người Việt Nam vượt biên bất hợp pháp mà phía Việt Nam không thể biết. Trung Quốc nói và làm là hoàn khác nhau. Ở mặt khác, người Trung Quốc bị cầm tù vì vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ đông gấp trăm lần so với người Việt Nam vi phạm pháp luật Trung Quốc. Đừng sợ phải nuôi. Lao động khổ sai sẽ đảm bảo. Quốc Hội cần xem xét để thông qua các đạo luật mới phù hợp với hoàn cảnh bất thường hiện nay.   6. PHẢI XÂY TƯỜNG BIÊN GIỚI Trung Quốc đã xây những đoạn tường biên giới trên đất Trung Quốc. Việt Nam phải xây tường biên giới trên đất Việt Nam. Đây là điều bắt buộc. Lợi ích của tường biên giới không phải bàn cãi. Nhiều nước đã xây tường biên giới. Đừng đổ lỗi cho kinh phí. Hiện nay bê tông cốt thép không thiếu, không đắt. Xây dần. Được đoạn nào tốt nơi đó. Cho đến khi hoàn tất toàn bộ chiều dài biên giới với Trung Quốc. Một chính sách quyết liệt thì không quá 5 năm. 7. CHỈ CÓ KẺ THÙ. KHÔNG CÓ THẾ LỰC THÙ ĐỊCH. 1. Đứng ở cương vị lãnh đạo phải có tầm nhìn cái thế. Người cái thế nhìn thấy kẻ thù. Người cái thế không nhìn thấy thế lực thù địch. 2. Thế lực thù địch là một khái niệm mơ hồ, không đếm được, không chỉ rõ ra được. Kẻ thù chỉ rõ ra được. Kẻ thù đếm được. Cuộc đấu tranh khác chính kiến là cuộc đấu tranh về đường lối chính sách. Cuộc đấu tranh về đường lối chính sách có thể dẫn đến thay đổi đường lối phát triển, thay đổi người cầm quyền, nhưng không bao giờ là cuộc chiến tranh xâm lược tổ quốc. Người cái thế không nhìn đồng bào khác chính kiến là kẻ thù. Người Việt khác chính kiến, dù sinh sống ở đâu, đều không phải là kẻ thù. Họ là “máu của máu Việt Nam”. Họ là “thịt của thịt Việt Nam”. 3. Một quốc gia có thể có kẻ thù, nhưng không có thế lực thù địch. Kẻ thù của một quốc gia là giặc ngoại xâm. Những quốc gia không mưu toan xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam thì không phải là kẻ thù của Việt Nam. Việt Nam làm bạn với tất cả. Việt Nam không muốn gây xung đột với bất cứ ai. Nhưng Việt Nam sẽ khó tránh khỏi xung đột nếu không chịu thay đổi, ngoại trừ chịu bị lấn chiếm dần trên biển và bị phụ thuộc. Con virus Vũ Hán là giặc. Nhưng giặc virus Vũ Hán rồi có vaccine đặc trị. Chỉ có mối đe doạ từ Bắc Kinh là chưa có phương thuốc chữa trị.  
......

Những việc cần làm ngay

Phạm Minh Vũ| Trong men say chiến thắng với Covid-19, trước ngày phát hiện ca 416, báo chí VN đã lên đỉnh khi cho rằng VN thì chen chúc nhau đi du lịch, trong khi đó ở Mỹ thì du lịch qua Tivi. Và rồi cao ngạo chưa lâu cho tới ngày ca 416 phát hiện, thì gần như cái vĩ đại, cái vinh quang ấy đã tắt như chưa từng sáng. Cả nước bây giờ như ngồi trên đống lửa, khi hàng chục ngàn người tới Đà Nẵng du lịch đã tháo chạy về địa phương, không ai biết chắc chắn rằng trong những người đó không mang mầm bệnh. Các tỉnh thành phố bây giờ đang lên kế hoạch đối phó, có thể sắp tới lại giãn cách xã hội lần 2, chưa vui xum họp lại tới giờ phân ly. Bài học kinh nghiệm VN có thể đã rút ra lần trước, nhưng sự chủ quan đến cao ngạo để xảy ra tình trạng bất an trong cả nước mấy hôm nay không phải đến từ nhân dân, mà là do sự tính toán sai lầm bởi người đúng đầu chính phủ. Tỏ ra oai với thế giới, tỏ ra VN là quốc gia đầu tầu thế giới về chống dịch hiệu quả nên thoải mái du lịch, mở toang cửa biên giới, bây giờ lại phải đau đầu khi sự trở lại của con Virus Corona lần này có vẻ lợi hại hơn lần trước, trái đắng cho cái sự huênh hoang, ngông cuồng, lơ là và chủ quan tưởng là dịch đã cơ bản dập xong rồi. Dịch dù gì cũng đã xảy ra rồi, bây giờ là phải tìm cách đối phó và ngăn chặn nó lây lan diện rộng, điều này chính phủ VN có kinh nghiệm chắc sẽ làm tốt. Bên cạnh tập trung nguồn lực y tế chống dịch thì Công an, quân đội phải vào cuộc truy quét sạch nhóm người Tàu đang trú bất hợp pháp trên VN. Đa số chúng là nhóm tội phạm đang hoạt động phạm pháp trên lãnh thổ VN, như lừa đảo và cho vay nặng lãi. Số người tàu này xem VN như khu tự trị của TQ bởi vì sự tuyên truyền của chính quyền TQ. Bọn bắc kinh có thái độ bành trướng và xâm lược nước nhỏ hơn là bản chất, vậy mà nhà cầm quyền CSVN cứ thích quan hệ sâu rộng. Lạ lùng. Cùng với canh gác vùng biên giới, vì khi vòng đai phòng thủ vùng biên mà bị chọc thủng để bọn tàu đi ra đi vào như đi chợ nhà nó thì chẳng mấy chốc nó đem quân vào đường đó để xâm lược VN thì mấy hồi. Nhưng chống dịch là một phần, hệ lụy kinh tế của nó đang bao trùm lên đời sống toàn dân vẫn chưa dứt bởi lần trước thì lần này sẽ càng nghiêm trọng hơn. Chính phủ VN phải tính toán tới việc phân bổ ngân sách để hỗ trợ nhân dân trong gói 62.000 tỷ ấy cho đúng người vì sắp tới Nhân dân lại điêu đứng, và tất nhiên chẳng ai muốn bị lừa lên tivi nhận như đợt trước nữa đâu. Cùng với đó hỗ trợ cho doanh nghiệp để vượt qua khó khăn, khi doanh nghiệp bị ảnh hưởng thì số người lao động thất nghiệp lại tăng. Sẽ là bất ổn xã hội khi nhiều người thất nghiệp đồng nghĩa với tệ nạn sẽ tăng. Cán bộ thôi tham nhũng cái đã, lúc nào cũng tham nhũng vơ vét rồi, nhưng dịch bệnh này sẽ ảnh hưởng toàn xã hội nên ai nghĩ chuyện tham ô, bòn rút ngân sách thì để sau dịch rồi tham ô rồi bòn rút vậy. Dành tiền tham ô, vơ vét để chống dịch để hỗ trợ nhân dân vượt qua khó khăn cái đã. Nên nhớ, đừng để dân đói, trong quá khứ, Nhân dân VN hễ mà đói là lại đi cướp chính quyền đấy!  
......

"Làm như...vô hại, chẵng qua vì tiền"

Ảnh. Chuẩn bị thiết bị ECMO của BV Chợ Rẫy mang đi Đà Nẵng. Đội ngũ BS.BV Bạch Mai vào Đà Nẵng. Xin dành sự kính trọng cho những chiến binh ở tuyến đầu này Vu Kim Hanh|   50 “du khách” Trung Quốc nhập cảnh lậu đi khắp nơi đang gây lo âu, xáo trộn rộng lớn khắp các tỉnh thành. Chúng gây lo ngại là đã lan truyền dịch Covid 19 trong cộng đồng, khiến Đà Nẵng thành ổ dịch. Bản tin Bộ Y Tế: Chủng virus ở bệnh nhân Đà Nẵng là chủng mới so với các chủng đã tồn tại ở Việt Nam, là chủng xâm nhập từ bên ngoài, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng 27/7. Con số 50 chỉ là đoán mò, còn số thật không thể biết là bao nhiêu vì có ai cho phép, kiểm tra đâu mà biết. Chẳng qua, họ cứ vào tùy thích bằng đường tiểu ngạch, rồi họ cứ đi bằng mọi phương tiện. Bọn buôn ma túy, côn đồ, trộm cướp hay bán hàng lừa đảo, quay phim sex trẻ con, đặt máy thu dữ liệu quốc phòng...hay chí ít là nạn nhân thiên tai qua Việt Nam tìm việc? Không biết. Còn đây là một bản tin khác tôi vừa đọc chiều qua, của hãng Nikkei Asia Review. THÁI LAN ĐÃ MỞ CỬA CHO TOUR DU LỊCH ? Hơn 300 du khách Trung Quốc đang chờ vào Thái Lan theo chương trình “Du lịch y tế và chăm sóc sức khỏe” với điều kiện chấp nhận 3 cuộc xét nghiệm dịch cúm Corona, 2 tuần cách ly và đóng 500K bạt là chi phí thủ tục để tham gia chương trình. Khoảng 1.200 du khách (cùng 1500 người là thân nhân đi kèm) của 34 nước (trong đó có Việt Nam) đã nộp đơn xin tham gia chương trình tour trên. Thái Lan hiện vẫn kiểm soát nghiêm ngặt việc nhập cảnh và nước này vừa tháo dỡ cách ly toàn xa hội chừng một tháng. Những du khách muốn vào Thái dự tour chăm sóc sức khỏe, phải lấy thư mời của bệnh viện Thái mà họ muốn đến, nộp cho tòa đại sứ Thái ở nước mình. 2 thủ tục đầu tiên để lấy visa (giá trị 2 tháng) là phải trình hợp đồng bảo hiểm trị giá tới 100.000 USD và chứng minh kết quả xét nghiệm âm tính với Corona virus . Theo thông tin riêng của NAR thì bệnh viện sẽ thu của mỗi bệnh nhân tiền điều trị, lưu trú cấp khách sạn 4 sao là : 700K bath, chưa kể tiền vé máy bay. Món “chăm sóc sức khỏe” của Thái Lan được người TQ ưa thích nhất là “thụ tinh nhân tạo”, một dịch vụ không xa lạ hay quá tầm với ngành y tế Việt Nam (?). Người Thái vẫn quyết liệt không mở cửa biên giới với người nước ngoài. Nhưng họ vẫn kiếm tiền bằng những dịch vụ đặc biệt như trên. Họ được gì? Quan trọng nhất là họ đảm bảo chặt chẽ kỷ luật nhập cảnh và chủ quyền, an ninh quốc gia. Họ thu được tiền làm dịch vụ cho du khách (tour chăm sóc sức khỏe) một cách minh bạch với chính sách rõ ràng. Tiền thu được phải được ghi nhận, đóng thuế đầy đủ. Không có kẻ hở tùy tiện cho các địa phương làm giá lung tung hay các công ty sân sau làm tiền du khách. Hổm rày, chúng ta thường đọc được những lời ta thán, bộc lộ tâm trạng thật: “Một nhóm người tham, toàn dân Đà Nẵng phải khổ” . Có lời kêu gọi: Đừng bỏ rơi Đà nẵng!. Đà Nẵng không có tội!...Thực tế là “thành phố đáng sống” Đà Nẵng, sau nhiều ngày bị đưa lên top đầu về việc để cho người TQ vô mua nhà, quậy tung về an ninh xã hội, rồi mua cả đất quốc phòng (21 “doanh nhân” và “nhà đầu tư” Trung Quốc đã nghiễm nhiên làm chủ các khu đất xung yếu như sân bay, khu gia cư quốc phòng...) Đó chẳng qua là do trường hợp con virus nguy hiểm khủng khiếp (có thể bắt đầu từ đầu tháng 7 và cho đến nay, Đà Nẵng đã trải qua 4 chu kỳ lây nhiễm) vừa lộ diện gây ớn sống lưng về đợt bùng phát mới (rồi sẽ đến đóng băng mọi công việc làm ăn, thất nghiệp, đói...). Nhưng tình hình buông lõng kỹ cương nhập cảnh đâu chỉ ở Đà Nẵng? Mà đều có ở các tỉnh, thành phố có du lịch, có các công trình dọc ngang khắp nước của Trung Quốc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Dương, Daknong, Lao Cai, Lạng Sơn, Kiên Giang... 50 người nhập cảnh lậu đó chỉ là phần nổi của tảng băng. LẠI NÓI CHUYỆN MẤT KIỂM SOÁT NGHIÊM TRỌNG HƠN NHIỀU “Trung Quốc mua toàn đất ven biển, ở những khu vực rất nhạy cảm, trọng yếu. Sân bay Nước Mặn là một vị trí ở cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ. Họ luôn muốn thôn tính những vùng đất chiến lược của VN. Điều này nằm trong chiến lược Vành đai, con đường của họ", chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết. Vì đâu? Có sự chủ quan, buông lõng chăng? Ai cũng biết, luật Đất đai không cho “cấp giấy quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp nước ngoài". Họ vẫn làm chủ được. Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Đà Nẵng cho là người TQ không làm sai luật. Vậy luật mình sai? Tại Quốc hội đã có kêu gọi ra soát toàn bộ việc TQ mua đất quân sự rồi đó mà có ai làm. Chúng ta còn dềnh dang việc sửa luật, còn họ thì cứ ráo riết mua đất. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: "Luật hiện hành chưa có chính sách cụ thể về vấn đề ngăn chặn người nước ngoài thuê, mua đất ở vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề liên quan đến việc người nước ngoài đầu tư chúng tôi đang nghiên cứu, có thể tham mưu để Chính phủ ban hành một chỉ thị mới, trong đó có cả vấn đề người nước ngoài thuê, mua đất". “Cái này xét về luật Đầu tư thì không sai, nhưng xét về Nghị định về biên giới thì hoàn toàn sai." Viên chức Bộ Quốc Phòng nói. Có người nói: Nhà nước cần tuyên truyền cho người dân về mức độ nguy hiểm để họ biết, cùng cảnh giác, không giúp ngoại bang mua đất như thế. Cần lấy lợi ích quốc gia làm ưu tiên số một. Trời, dân ngây ngô không biết, dẫu trong triệu người có 1 người như thế, thì nhà quản lý ở đâu? Người dân có bán giấy tay cho người Trung Quốc đâu? Các cơ quan vẫn cứ giã vờ lơ ngơ, đẩy qua đẩy lại trách nhiệm, miễn mình vô sự, còn bán đất hay mất đất quốc phòng, mất an ninh trật tự là chuyện đâu đâu, chẳng liên quan gì họ? Hấp lực vô biên nào khiến các quan chức biết chuyện sai mà vẫn cứ GAN vậy? Có gì khác hơn TIỀN? Chợt nhớ tới câu thơ Kiều, nói về chuyện thằng buôn tơ: Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền. Thời thế giờ khác. Phải nói lại là: Làm cho (như) vô hại, chẳng qua vì tiền”    
......

Đảng cộng sản Việt Nam còn gì để lại cho hậu thế

Nguyễn Lê Khánh Vy| Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về mọi mặt. Giàu tài nguyên khoáng sản, điều kiện địa lý thuận lợi cả về đường hàng không, đường biển và đường bộ. Nhưng hiện tại, VN còn lại những gì? Đảng cộng sản VN đã làm gì để phát triển đất nước dựa vào những ưu đãi mà mẹ thiên nhiên ban tặng????. Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản VN, sau 45 năm thống nhất đất nước. VN còn lại những gì? Than đào lên bán thô với giá rẻ, rùi nhập về than thành phẩm với giá cao gấp 5 lần. Quặng đào lên bán bán thành phẩm. Dầu bán thô, rùi nhập về giá cao ngất ngưởng. Khi những khoáng sản có giá trị được đào xới lên bán ở dạng thô, bán tống bán táng khi đang ở nhiệm kỳ của ông to bà lớn nào đó. Đến nay, khi những thứ có giá trị đã hết, chúng quay sang bán cát. Hết cát, chúng bát đất. Hết đất, chúng sẽ bán nước. Và liệu rằng khi bán nước rồi, chúng còn chỗ dung thân để cái đảng đó tồn tại không? “NƯỚC MẤT => NHÀ TAN” sao chúng không hiểu đến điều cơ bản, nhà tan thì cái đảng có còn???? Một đất nước, lãnh đạo chỉ nhằm vào của cải, vật chất, khoáng sản để kinh doanh mang ngoại tệ bỏ đầy túi riêng. Một đất nước, lãnh đạo luôn làm ngược lại những điều dân muốn, dân cần. Một đất nước, lãnh đạo luôn mang tư tưởng cá nhân, tư duy nô lệ hèn kém, luồn cúi trèo cao bằng mọi thủ đoạn. Một đất nước, không một lãnh đạo nào đứng về lợi ích nhân dân, lợi ích dân tộc. => đất nước đó sẽ chẳng còn lại gì ngoài cái vỏ rỗng. Hậu thế chẳng còn thừa hưởng gì, ngoài một đống hoang tàn, đổ nát.    
......

Tư duy nô lệ...- Lỗ hõng trong chống dịch của Việt Nam

Đỗ Ngà|   Trong 49 quốc gia miễn visa cho Việt Nam không có tên Trung Quốc, nghĩa là dân Việt Nam muốn sang Tàu phải xin visa ở cơ quan ngoại giao Tàu tại Việt Nam. Trong khi đó chiều ngược lại, người Trung Quốc lại được miễn visa vào Việt Nam. Đó là điều kiện đi lại trong những lúc không có dịch, còn khi có dịch thì sao? Còn nhớ vào cuối năm 2019 đầu năm 2020, khi đó Trung Quốc đang bùng phát ổ dịch. Trước sức ép dư luận buộc phải đóng cửa biên giới với Trung Quốc, thì ngày 30 tháng 1 năm 2020, ông phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ Ngoại giao – Phạm Bình Minh đã phát biểu “Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương,”. Rõ ràng lời phát biểu của ông Phạm Bình Minh khi đó cho thấy, Việt Nam không có quyền đóng cửa biên giới Việt-Trung nếu không có sự đồng ý của quan thầy. Đây là một tư duy nô lệ rất rõ ràng. Đến sự an nguy cho nhân dân mà chính quyền CS còn không dám tự quyết thì độc lập gì đây? Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là, những quy định được ông Phạm Bình Minh đã nêu ra ấy, nó ở trong hiệp định nào? Và qua tìm hiểu thì tôi thấy tại khoản 3 điều 5 của Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc có ghi như sau “Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ”(hết trích). Tuy nhiên, nếu đọc hết Hiệp định (xin xem phần tham khảo) này chúng ta thấy rằng, khi có dịch bệnh thì hoặc Trung Quốc hoặc phía Việt Nam chỉ cần thông báo cho bên kia biết chứ không có nghĩa là đợi bên kia đồng ý. Như vậy Việt Nam muốn đóng cửa biên giới vì dịch bệnh mà phải đợi “bên kia đồng ý” là hoàn toàn xuất phát từ tư duy nô lệ của Phạm Bình Minh và Bộ Chính Trị chứ không phải Hiệp định quy định như vậy. Chính tư duy nô lệ thế này mà chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ biết ra lệnh cấm nghiêm ngặt với công dân Việt Nam, còn với công dân Tàu Cộng nhập cảnh vào Việt Nam thì họ chẳng dám làm gì. Từ đầu năm đến nay Nguyễn Xuân Phúc đã ra Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 chỉ đạo giãn cách xã hội. Rồi đến ngày 24 tháng 4 năm 2020, ông Nguyễn Xuân Phúc lại ra Chỉ thị 19/CT-TTg về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch CoVid-19 trong tình hình mới. Rồi ngày 25 tháng 7 năm 2020, Văn Phòng Chính Phủ ra Thông báo số 253/TB-VPCP về các Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Nếu đọc kỹ hai chỉ thị và một thông báo (có dẫn nguồn đầy đủ ở phần tham khảo), thì chúng ta sẽ thấy công tác chỉ đạo của Nguyễn Xuân Phúc chỉ đơn giản là cấm người dân Việt Nam mà thôi. Nghĩa là bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân Việt Nam nào mang người Trung Quốc vào thì chính quyền sẽ quy kết tội công dân Việt Nam chứ không thể kết tội người Trung Quốc. Vì sao? Vì luật và các văn bản giới luật không hề cấm người Trung Quốc vào Việt Nam. Điều này là một sự khẳng định, tư duy nô lệ không dám động đến người Trung Quốc là vết bẩn nhiễm vào não của cả Bộ Chính Trị chứ không phải của riêng Phạm Bình Minh. Vậy qua đây chúng ta thấy, lâu nay chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chống dịch là chống từ ngọn chứ không hề chống dịch từ gốc. Với cách chống dịch như vậy, mà Việt Nam không bị bùng phát thành ổ dịch trong đợt đầu là phải nói vô cùng may mắn. Lần thứ hai dịch Covid-19 quay lại Việt Nam cũng cho thấy, chính quyền CS cũng dùng cách chống dịch từ ngọn như vậy. Cũng hăm dọa truy tố người Việt Nam “đưa người nhập cảnh trái phép” chứ không có bất kỳ sự cương quyết nào truy tố người Trung Quốc "nhập cảnh trái phép" cả. Không có văn bản cấm người Trung Quốc, đó là lỗi của Nguyễn Xuân Phúc chứ sao lại lỗi của người “đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép” được? Họ đưa một người mà luật pháp không cấm sao lại hăm bắt bỏ tù họ? Được biết, ngày 17 tháng 3 năm 2020, Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 102/TB-VPCP cho tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong khoảng thời gian 30 ngày bắt đầu từ 00 giờ ngày 18 tháng 3 năm 2020. Tuy nhiên, thông báo dừng cấp thị thực này đến giờ cũng hết hạn. Nếu hiện nay chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc tạm dừng cấp thị thực thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến người Trung Quốc, vì người Trung Quốc thuộc diện vào Việt Nam được miễn thị thực. Nền kinh tế Việt Nam rất yếu, chỉ mới đợt cách li đầu tiên mà các doanh nghiệp du lịch rụng gần hết, còn anh nào đang ngáp ngáp thì họ cố chèo kéo khách du lịch về mình để cứu lấy doanh nghiệp của mình. Chính vì thế họ lén lút đưa khách Trung Quốc vào là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đã chống là phải chống triệt để cả ngọn lẫn gốc. Cấm người Việt đưa người Trung Quốc đến Việt Nam sao không cấm luôn người Trung Quốc vào Việt Nam? Đại dịch Covid-19 rất khó lường, Ấn Độ không bùng phát đợt đầu nhưng lại bùng phát mạnh ở đợt quay lại lần này. Liệu rằng Việt Nam có may mắn lần thứ hai như nó đã từng may mắn lần thứ nhất không? Khó nói. Vậy nên mọi người phải cẩn thận và tự lo cho mình để hạn chế dịch, đừng ỉ vào Chính quyền. Vì hiện nay cách chống dich của chính quyền đầy lỗ hổng chứ không như họ rêu rao đâu. Thật đấy! Mong mọi người cẩn thận. -Đỗ Ngà- Tham khảo: http://www.vyctravel.com/…/cac-nuoc-mien-visa-cho-nguoi-vie… http://visavietnamsupport.com/…/1331-nguoi-trung-quoc-sang-… https://www.nguoi-viet.com/…/pham-binh-minh-bi-chui-vi-kho…/ https://thuvienphapluat.vn/…/Hiep-dinh-cua-khau-quy-che-qua… https://thuvienphapluat.vn/…/Chi-thi-19-CT-TTg-2020-tiep-tu… https://luatvietnam.vn/…/thong-bao-253-ket-luan-thu-tuong-v… https://moh.gov.vn/…/huong-dan-thuc-hien-chi-thi-16-ct-ttg-… http://baochinhphu.vn/…/Tu-183-tam-dung-cap-thi-…/390113.vgp https://thuvienphapluat.vn/…/Thong-bao-102-TB-VPCP-2020-ket… https://plo.vn/…/do-xo-don-khach-du-lich-trung-quoc-vao-vie…  
......

Đảng Việt Tân hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ và Úc phủ nhận chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông

THÔNG CÁO BÁO CHÍ   Trong nhiều năm qua, người dân Việt Nam đã phản đối hành động bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Những người yêu nước như ông Lê Đình Lượng, Nguyễn Năng Tĩnh, Nguyễn Văn Hoá, Trần Hoàng Phúc và nhiều người khác đã phải chịu những bản án nặng nề vì đấu tranh cho chủ quyền của đất nước. Nay các quốc gia Tây Phương cũng nhìn nhận Trung Quốc là mối đe dọa cho an ninh thế giới và không chấp nhận hành động xâm lược của Bắc Kinh. Đảng Việt Tân hoan nghênh tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Chúng tôi tán thành công hàm của phái bộ thường trực Úc gửi Liên Hiệp Quốc xác nhận “đường 9 đoạn” do Bắc Kinh tự vẽ không có cơ sở pháp lý. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ Nhật Bản, Ấn Độ, Canada, Anh Quốc, và Liên Minh Châu Âu cùng bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Tuy tình hình quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi, nhưng trên hết việc bảo vệ chủ quyền vẫn là nhiệm vụ của người Việt Nam. Duy trì hòa bình, bảo vệ quyền lợi kinh tế và bảo vệ cuộc sống của ngư dân trên Biển Đông là trách nhiệm chung của mọi con dân Việt Nam. Trong tinh thần đó, Đảng Việt Tân khẳng định: Thứ nhất, Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã và đang vi phạm luật quốc tế khi chiếm đóng các quần đảo này. Thứ hai, nhà nước CSVN phải dứt khoát hủy bỏ những ký kết không bình đẳng như công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Đồng thời, một chính quyền thực sự vì đất nước phải dùng các định chế quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền, tương tự như Phi Luật Tân đã thành công kiện Trung Quốc tại Tòa Án Trọng Tài Thường Trực. Thứ ba, một chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân phải tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam tham gia vào nỗ lực bảo vệ biển đảo: từ nghiên cứu, ra kiến nghị, cho đến việc tham gia những diễn đàn quốc tế, tổ chức các cuộc biểu tình. Trên căn bản đó, nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho tất cả những người đã bị kết án tù vì họ hoạt động chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc đối với đất nước Việt Nam. Đảng Việt Tân sẽ tiếp tục nỗ lực hợp tác cùng đồng bào ở trong và ngoài nước để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của dân tộc. Ngày 28 tháng 7 năm 2020 Đảng Việt Tân Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước  
......

Chủ trương "cõng rắn cắn gà nhà" của thế lực thờ địch đã thành công tốt đẹp

Thao Ngoc| Sau gần 100 ngày không có ca nhiễm virus Vũ Hán mới tại Việt Nam, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tưởng như đã “giữ sạch lưới” trong 3 tháng qua. Thì bỗng dưng trong những ngày vừa qua, Thành phố Đà Nẵng gần như vỡ trận, hàng ngàn người lũ lượt tìm mọi cách rời khỏi “Thành phố đáng sống” này bằng đủ mọi phương tiện. Thủ tướng chính phủ phải ra lệnh giãn cách xã hội trên toàn thành phố trong thời gian 15 ngày, kể từ 13 giờ ngày chiều 26/7/2020. Đồng thời tạm dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, sự kiện tập trung đông người, không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng. Các công sở, trường học, và hai bệnh viện phải cách ly y tế là bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C . (https://moh.gov.vn/…/gian-cach-xa-hoi-tren-toan-thanh-pho-a…) Vậy điều gì đang xảy ra tại Đà Nẵng? Báo Công an TP.HCM hôm Chủ nhật 26/7/2020 đưa tin: “Bắt kẻ đưa người Trung Quốc vào Đà Nẵng, Quảng Nam trái phép” Theo đó: “Sau khi phát hiện 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, ở “chui” tại các khách sạn ở Đà Nẵng, Quảng Nam, lực lượng công an điều tra và bắt giữ kẻ cầm đầu đường dây này”. (http://congan.com.vn/…/bat-ke-dua-nguoi-trung-quoc-nhap-can…) Trước đó cũng trên tờ báo này ra ngày 6/7/2020 có bài: “Liên tiếp phát hiện người nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc”. Bài báo viết: “Thời gian gần đây, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở, thậm chí sử dụng bè mảng, xuồng cao tốc nhập cảnh trái phép bằng đường biển vào nước ta”. (http://congan.com.vn/…/lien-tiep-phat-hien-cac-doi-tuong-nh…) Tin mới nhất từ báo Người Lao động hôm nay (27/7/2020): “Đà Nẵng có 12 ca nghi nhiễm Covid-19”. Theo đó: “Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết 12 ca nghi nhiễm ở địa phương do Bộ Y tế báo cáo mới chỉ là nghi chứ chưa có kết quả chính xác, tuy nhiên đang có tình trạng lây nhiễm cho đội ngũ y bác sĩ. (https://nld.com.vn/…/da-nang-co-12-ca-nghi-nhiem-covid-19-2…) Cũng trong ngày hôm nay (27/7/2020),CSGT phát hiện nhóm năm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, đang di chuyển trên chiếc ô tô do một tài xế trú tại Khánh Hòa điều khiển. Như vậy chứng tỏ việc đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam đã tồn tại trong một thời gian dài. Không chỉ ở Đà Nẵng, mà ở Quảng Ninh, Nha Trang, Quảng Ngãi, và một số nơi khác cũng đã có tình trạng này. Và có hẳn một đường dây đưa người Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam với giá 13,2 triệu đồng/người. Báo Thanh niên ra ngày 25/7/2020 đưa tin: “Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giam 6 đối tượng có hành vi tổ chức cho người nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. Quá trình điều tra của Công an tỉnh Quảng Ninh xác định, Wechat Sủi và A Lùng tổ chức cho một số người Trung Quốc nhập cảnh trái phép từ thành phố Đông Hưng đến Móng Cái, với giá 4.000 nhân dân tệ / 1 người(tương đương 13,2 triệu VNĐ). ( https://thanhnien.vn/…/quang-ninh-bat-6-doi-tuong-to-chuc-d…). Mặc dù Bộ Y tế ra thông báo khẩn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng lập 8 đoàn kiểm tra các tổ, chốt chặn đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới. Nhưng điều này chẳng khác gì “mất bò mới lo làm chuồng”. Vì người ta đã công khai đưa thông tin lên Facebook quảng cáo có dịch vụ đưa đón 2 chiều Việt-Trung hàng ngày từ lâu.Người có Nick Vân Jenny còn quảng cáo rằng có đường tránh cách ly nữa. Ai có nhu cầu liên hệ số điện thoại:0865213960, chứng tỏ họ hoạt động công khai từ lâu, và chứng tỏ có kẻ bảo kê cho hoạt động này. Việc đưa người Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam diễn ra khắp mọi nơi. Nhưng có thể nói Đà Nẵng là trung tâm cho dịch vụ này. Vì sao?Vì Đà Nẵng đã ưu tiên cho người Trung Quốc đầu tư mua đất đai, xây nhà hàng, và chứa chấp người Trung Quốc nhiều nhất. Báo Lao Động ra ngày 22/05/2020 có bài: “Người Trung Quốc “núp bóng” mua đất khu vực trọng yếu: Dân rất quan tâm”! Theo đó: “Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc người nước ngoài núp bóng mua đất ở những khu vực nhạy cảm, trọng yếu đã được chất vấn trước Quốc hội. Đây là vấn đề mà cử tri và nhân dân cả nước rất quan tâm. Trong báo cáo trả lời chất vấn cử tri gửi tới Quốc hội, Bộ Quốc phòng cho biết người Trung Quốc đang sở hữu hơn 162.000 ha đất tại Việt Nam, trong đó có khoảng 6.300 ha đất biên giới, ven biển. Việc sở hữu đất này thông qua hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất.” (https://laodong.vn/…/nguoi-trung-quoc-nup-bong-mua-dat-khu-…) Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng cho biết: “Từ năm 2011 đến 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển TP Đà Nẵng có 134 lô và một thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người Trung Quốc đang sở hữu, “núp bóng” sở hữu và thuê đất của UBND TP Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có bảy doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc sở hữu một số lô đất ven biển và thuê đất 50 năm”. ( https://www.24h.com.vn/…/da-nang-noi-ve-134-lo-dat-ven-bien…) Thực tế cho thấy: các khu vực đặc biệt quan trọng như xung quanh sân bay Nước Mặn (Đà Nẵng), nơi quy hoạch khu vực phòng thủ quân sự, vùng biên giới biển thì nhà nước chưa quản lý chặt chẽ. Chúng ta cấm họ mua đất, chỉ được mua nhà. Và họ mua cổ phần doanh nghiệp trong nước từc góp cổ phần, lúc đầu nhờ người Việt đứng tên để đầu tư đất ở các vị trí trọng yếu ven biển, ven phi trường, khu quân sự, hoặc như Formosa Hà Tĩnh.v.v.. Nghĩa là người Trung Quốc đang có ý đồ “thắt cổ họng”về đất đại tại nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta. Vì người Trung Quốc đã có đầy đủ cơ sở đất đai, nhà cửa hợp pháp tại nước ta, thì nay họ đem quả bom dịch Virus Vũ Hán “ném” vào nước ta là chuyện đương nhiên, y như họ đã từng phát tán dịch cúm Vũ Hán ra khắp thế giới vào đầu năm 2020 vừa qua, làm cho thế giới điêu đứng. Tính đến 9h ngày 13/7/2020, theo thống kê của worldometers.info: Thế giới: 13.035.942 người mắc; 571.571 người tử vong - 213 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc COVID-19. Mỗi ngày thế giới có thêm 200.000 người mắc bệnh, (https://ncov.moh.gov.vn/-/ban-tin-dich-covid-19-trong-24h-q…) Điều đặc biệt nguy hiểm là:Phát biểu tại cuộc họp sáng nay 27/7/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, kết quả phân tích nguồn gen của virus từ các bệnh nhân ở Đà Nẵng cho thấy đây là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam (trước đây Việt Nam đã phát hiện 5 chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau). Như vậy không còn gì mà nghi ngờ nữa, phải khẳng định Trung Quốc đang phát động “chiến tranh mềm” bằng cách cho người tìm mọi cách xâm nhập bằng mọi con đường, mọi phương tiện để phát tán Virus Vũ Hán vào Việt Nam, cho thấy âm mưu thâm độc của người bạn “Bốn tốt” và “16 chữ vàng” là như thế nào. Sau khi oanh tạc Đà Nẵng làm cho Đà Nẵng tê liệt, mục tiêu tiếp theo của nhóm biệt kích Virus này là TP.HCM và một số thành phố lớn khác. Và phải chăng việc để cho người Trung Quốc nắm giữ nhiều vùng đất trọng yếu trên lãnh thổ nước ta là một chủ trương? Và nay người Trung Quốc đến tá túc trong những cơ sở của họ tại Việt Nam để phát tán Virus Vũ Hán cũng nằm trong chủ trương đó? Tội ác của nhà cầm quyền ĐCS Trung Quốc đã rõ ràng, không những là bành trướng, xâm lăng khắp thế giới với “Giấc mộng Trung Hoa” là sẽ bá chủ thế giới vào năm 2025, mà trong đó Việt Nam cũng nằm trong quỹ đạo bành trướng của chúng. Mà chúng còn gieo rắc mầm bệnh đi toàn cầu, làm cho nhân loại chịu tổn thất chưa từng có về thiệt hại vật chất và sinh mạng con người. Chỉ tiếc rằng một số người Việt Nam mang dòng máu Lạc Hồng, vì lợi nhuận trươc mắt và vì muốn duy trì độc quyền lãnh đạo để vơ vét xương máu nhân dân làm giàu bất chính, đã rắp tâm làm tay sai cho ngoại bang, thực hiện chủ trương “Cõng rắn cắn gà nhà”, gieo rắc dịch bệnh tràn lan trên đất nước ta, không chỉ ở Đà Nẵng mà còn rất nhiều nơi khác. Mong rằng nhà nước Việt Nam cần xử lý nghiêm khắc những kẻ tiếp tay cho Tàu cộng trong việc mua đất đai trái phép trên lãnh thổ. Đồng thời đưa những tên đầu nậu làm môi giới rước giặc vào tàn phá đất nước và nhân dân Việt Nam. Thao Ngoc 27/7  
......

Trận chiến đóng “lãnh sự quán” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Trung Điền - Web Việt Tân| Sự kiện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đột ngột thông báo quyết định yêu cầu Trung Quốc đóng cửa tổng lãnh sự quán tại Houston trong vòng 72 giờ kể từ ngày 21 tháng Bảy, với lý do là để “bảo vệ sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ,” đã mở đầu một trận chiến mới giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn. Các phát biểu của giới chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, kể cả sự lên tiếng của Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hòa Marco Rubio, quyền Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện ngay sau khi thông báo nói trên được báo chí loan tải rộng rãi, đều xoay quanh cáo buộc: “Tổng lãnh sự quán Houston chỉ là bình phong của trung tâm hoạt động gián điệp công nghệ – thương mại – quốc phòng” của Trung Quốc trên đất nước Hoa Kỳ.” Lúc đầu, ông Thái Vĩ, Tổng Lãnh Sự Trung Quốc tại Houston trả lời phỏng vấn của Politico hôm 23 tháng Bảy rằng họ không chấp nhận quyết định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và vẫn tiếp tục mở cửa tổng lãnh sự quán cho đến khi có thông báo mới. Nhưng đến chiều ngày 24 tháng Bảy, cơ quan an ninh Hoa Kỳ đã yêu cầu tổng lãnh sự quán đóng cửa và khuôn viên của tòa lãnh sự tại khu vực Montrose, Houston đã bị phong tỏa. Trong khi đó, vào ngày 23 tháng Bảy, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng đã thông báo cho Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh rằng Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại thành phố Thành Đô phải đóng cửa và các nhân viên phải rời Hoa Lục ngày cuối cùng là Thứ Hai, ngày 27 tháng Bảy, 2020, với lý do đưa ra là: “Một số nhân viên Hoa Kỳ đã tham gia vào các hoạt động không phù hợp với tình trạng của họ, can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc và làm suy yếu lợi ích an ninh của Trung Quốc.” Rõ ràng là hai phía Trung Cộng và Hoa Kỳ đang bắt đầu trận chiến ngoại giao, sau khi trận chiến thương mại có thể nói là thảm bại cho cả hai phía vì không đi tới đâu. Lý cớ mà Hoa Kỳ đưa ra là do các hoạt động gián điệp của Tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc tại Houston, còn lý cớ mà Trung Cộng đưa ra là do các hoạt động xâm phạm nội an của một số nhân viên Hoa Kỳ tại Thành Đô. Nếu thật sự có những vi phạm như trên, theo Công Ước Vienna về Ngoại Giao của Liên Hiệp Quốc (1961) thì biện pháp thông thường là ra lệnh trục xuất những nhân viên bị vi phạm và không bao giờ quay trở lại phục vụ lần thứ hai, hiếm khi ra yêu cầu đóng cửa toàn bộ lãnh sự quán. Do đó, việc ra tuyên bố đóng lãnh sự quán giữa hai quốc gia cho thấy là những xung đột về quan điểm, chính sách đang trở thành sự đối đầu gay gắt về ngoại giao như Tổng Thống Donald Trump từng đe dọa là sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Hoa Lục nếu thấy cần thiết. Có một số nguyên nhân mà các nhà phân tích quốc tế đưa ra khiến cho Hoa Kỳ phải ra quyết định đóng cửa Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Houston. Nguyên nhân thứ nhất liên quan đến vụ mở lãnh sự quán ở Lhasa Từ lâu, Hoa Kỳ muốn Bắc Kinh đồng ý cho việc thiết lập lãnh sự quán tại Lhasa, thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng để theo dõi tình hình vi phạm nhân quyền và nhất là chính sách đồng hóa của Trung Cộng đối với người dân Tây Tạng. Việc thiết lập lãnh sự quán tại Lhasa đã được nêu ra từ thời Tổng Thống Bill Clinton và được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ liên tục đặt vấn đề với Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, song song có sự trao đổi ngược lại từ phía Hoa Kỳ là để cho Trung Quốc mở hai lãnh sự mới tại Boston và Atlanta; nhưng Bắc Kinh tránh né. Sau khi Hoa Kỳ trừng phạt bốn quan chức Trung Cộng liên quan đến vụ đàn áp người Ngô Duy Nhĩ tại khu tự trị Tân Cương (9 tháng Bảy, 2020), Bộ Ngoại Giao Mỹ đã đi một bước mạnh hơn bằng cách đóng tổng lãnh sự quán tại Houston để buộc Trung Cộng phải nhượng bộ cho Hoa Kỳ mở lãnh sự quán tại Lhasa. Nguyên nhân thứ hai là vụ mờ ám đưa đón nguời ở sân bay Houston Ngoài tòa đại sứ đặt tại thủ đô Washington DC, Trung Quốc còn đặt 5 tổng lãnh sự quán tại thành phố Houston, Los Angeles, San Francisco, Chicago và New York. Về mặt lãnh sự, tổng lãnh sự quán tại Houston có khoảng 60 nhân viên, phụ trách việc chăm sóc Hoa Kiều và đại diện trao đổi về xúc tiến thương mại, đầu tư, trao đổi văn hóa với 8 tiểu bang thuộc miền Nam nước Mỹ. Nhưng Houston lại là thành phố về dầu khí, trung tâm nghiên cứu về y khoa, và không gian nên tổng lãnh sự quán là nơi đưa đón và ẩn náu của nhiều cán bộ tình báo Trung Quốc dưới danh nghĩa du sinh, nghiên cứu sinh và doanh nhân đến Houston để đánh cắp các tài sản trí tuệ. Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về hiện tượng trộm cắp trí tuệ nhân tạo, trong đó có tới 60% vụ truy tố gián điệp kinh tế liên bang dính đến Trung Quốc, đều xuất phát từ Houston. Sau khi tổng lãnh sự quán tại Houston bị yêu cầu đóng cửa, ông David Stilwell, Trợ Lý Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao phụ trách về Đông Á và Thái Bình Dương đã trả lời phỏng vấn của tờ New York Times hôm 23 tháng Bảy rằng: “Tổng lãnh sự quán ở Houston có lịch sử liên quan tới hành vi phá hoại.” Ông David Stilwell đã cáo buộc các nhà ngoại giao làm việc ở đây đã tham gia vào một hoạt động đáng nghi ngờ tại sân bay quốc tế Houston, khi họ hộ tống một số công dân Trung Quốc lên nhiều chuyến bay thuê bao của Air China trở về Trung Quốc giữa đại dịch COVID-19. Những chuyến bay này chở những người mà các nhân viên lãnh sự tại Houston đưa đi không có giấy tờ minh bạch. Nguyên nhân thứ ba là Bắc Kinh không cho nhân viên ngoại giao của Mỹ trở lại Trung Quốc Chính phủ Hoa Kỳ đã cho di tản phần lớn các nhân viên ngoại giao và gia đình ra khỏi Trung Quốc giữa cơn đại dịch COVID-19 từ đầu tháng Ba, trong đó Lãnh Sự Quán Mỹ tại thành phố Vũ Hán đóng cửa. Sau khi Trung Quốc tuyên bố hết dịch thì từ đầu tháng Năm, Hoa Kỳ đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho phép các nhà ngoại giao Hoa Kỳ trở lại nhiệm sở, nhưng phía Trung Quốc bảo phải chờ. Trong một điện văn gửi cho nhân viên ngoại giao có nhiệm sở tại Trung Quốc vào ngày 27 tháng Sáu, Ngoại Trưởng Pompeo  cho biết là phía Trung Quốc chưa hoan nghênh việc trở lại của họ dù Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nhiều lần yêu cầu. * Ba nguyên nhân nói trên tuy có tạo ra những bất đồng trong cách đối phó, nhưng chưa phải là giọt nước sau cùng làm tràn ly nước căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ cuộc thương chiến bắt đầu vào tháng Sáu, 2018. Giọt nước đó chính là cuộc họp kín giữa Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo và Ủy viên Bộ Chính Trị, Chủ Nhiệm Văn Phòng Đối Ngoại Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc Dương Thiết Trì, diễn ra tại căn cứ không quân Mỹ ở Hawaii hôm 18 tháng Sáu. Sau buổi họp này, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói với báo chí rằng, Hoa Thịnh Đốn hoàn toàn thất vọng với thái độ của Trung Quốc trong cuộc gặp này. Trả lời cuộc phỏng vấn của tờ Deutsche Welle (Tiếng nói nước Đức) vào ngày 19 tháng Sáu, Trợ Lý Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, David Stilwell, đã nói rằng phía Trung Quốc “không thành thực” trong các nội dung trao đổi về đại dịch COVID-19, vụ Hong Kong, vụ Tân Cương, vụ Biển Đông, vụ xung đột biên giới với Ấn Độ. Ông David Stilwell kết luận rằng cuộc họp kín là sự  “uổng phí” cho cả hai phía. Trong khi đó, tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ loan tải bản thông báo về cuộc họp kín này với nội dung mập mờ: “Hai bên đã trao đổi quan điểm sâu sắc về quan hệ Trung-Mỹ và các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên đã nói rõ lập trường của nhau và cho rằng đây là một cuộc đối thoại có tính xây dựng. Cả hai bên đồng ý tiếp tục duy trì tiếp xúc và liên lạc.” Những nội dung được tiết lộ sau cuộc họp kín tại Hawaii nói trên cho thấy Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh đã không chỉ bất đồng nghiêm trọng, mà đang khởi đầu giai đoạn “mạnh ai nói, người nấy nghe.” Trong bài nói chuyện hôm 23 tháng Bảy, tại Thư Viện Richard Nixon, Ngoại Trưởng Pompeo cũng đã nhắc lại cuộc họp kín này: “Vẫn là câu chuyện cũ, qua nhiều ngôn từ, nhưng bản chất không có đề nghị thay đổi bất kỳ hành vi nào. Những lời hứa của ông Dương Thiết Trì, giống như rất nhiều lời hứa của đảng Cộng Sản Trung Quồc đã hứa từ trước, là trống rỗng.” Sau cuộc họp kín này, Trung Quốc đã thách thức Hoa Kỳ bằng quyết định cho thông qua Luật An Ninh Quốc Gia phiên bản Hong Kong, và áp dụng ngay vào ngày 30 tháng Sáu, bất chấp sự phản đối của Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada. Ngoài ra, Trung Quốc còn tổ chức cuộc tập trận diễn ra tại ba vùng: Biển Đông, Hoa Nam và Hoàng Hải từ ngày 1 đến ngày 5, tháng Bảy vừa qua. Những phản ứng khiêu khích của Bắc Kinh đã buộc Hoa Kỳ phải hành động. Khởi đầu là bản Tuyên Bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng Bảy cho rằng những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, tức phủ nhận đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc cùng những quyền lực tự phong trên vùng biển thuộc chủ quyền nước khác. Tiếp theo là ra lệnh đóng cửa Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Houson vào ngày 21 tháng Bảy. Những diễn biến nói trên cho thấy là các chính sách tiếp cận giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được thiết lập từ sau chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Tổng Thống Nixon vào năm 1972 để mở ra kỷ nguyên hợp tác và đối thoại nay đã chấm dứt. Ngoại Trưởng Pompeo tuyên bố chấm dứt giai đoạn giao dịch bình thường với Trung Quốc và kể từ nay, Hoa Kỳ cùng với thế giới tự do phải hành động để buộc Trung Quốc phải thay đổi, tuân thủ luật pháp quốc tế và chấm dứt những thủ đoạn đe dọa các thỏa thuận quốc tế, hoặc coi các đề xuất quốc tế như là những công cụ cho sự thống trị toàn cầu của họ. Nói tóm lại, sau thời kỳ “trăng mật” từ năm 1972, Hoa Kỳ đã bừng tỉnh trước những gian trá và lợi dụng của Trung Cộng để không chỉ thống lãnh thị trường thế giới, mà còn muốn bao trùm lên các lãnh vực địa chính trị, tài chính, vũ khí… kể từ khi Tập Cận Bình lên lãnh đạo và đưa ra cái gọi là “Trung Hoa Mộng.” Thật ra Hoa Kỳ đã nhìn thấy hiểm họa này từ thời Tổng Thống George W. Bush, nhưng do bận tâm chống khủng bố Hồi Giáo tại Trung Đông và sau đó ngăn chặn sự đe dọa vũ khí hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên, dưới thời Tổng Thống Obama nên Hoa Kỳ đã phải “nhẹ tay” đối với Trung Quốc. Nhưng qua đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã lộ nguyên hình là con “quái vật” không phải đối với Hoa Kỳ mà trở thành một đe dọa mới cho nhân loại, khi cả thế giới bị lệ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu từ Trung Quốc. Chính sự kiện này đã biến vấn đề Trung Quốc của nước Mỹ trở thành vấn đề Trung Quốc của Thế Giới. Đây là động lực mạnh mẽ để cho Hoa Kỳ nói riêng và Thế Giới nói chung phải duyệt lại mối bang giao với thể chế độc tài Trung Cộng. Nói cách khác, trận chiến đóng cửa “lãnh sự quán” của cả hai phía vào trung tuần tháng Bảy vừa qua được coi như là dấu hiệu chấm dứt 48 năm (1972-2020) quan hệ bình thường giữa hai nước, và mở ra giai đoạn sóng gió với những đối đầu gay gắt Mỹ-Trung, có thể làm thay đổi cục diện Á Châu nói riêng và thế giới nói chung trong vài ba năm tới. Trung Điền XEM THÊM: Vì sao Hoa Kỳ chọn thế “đối đầu” với Trung Cộng ở Biển Đông vào lúc này Trung Cộng là hòn đá tảng ngăn chặn quan hệ đối tác chiến lược giữa CSVN và Hoa Kỳ Tuyên bố cứng rắn của Hoa Kỳ về Biển Đông mở đường cho vận động quốc tế chống bành trướng của Trung Quốc  
......

Facebooker cai nghiệt quá

Ảnh: Dân Trí Trương Châu Hữu Danh Trên mạng xả hội, các anh chị của tôi đang rần rần bỉ bai bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung, khi ông tay trái cầm chén cơm đưa về phía Mẹ Việt Nam Anh Hùng - kiểu như bảo mẫu phát cơm cho trẻ nhỏ. Người bình thường dâng cơm cho người lớn tuổi, phải dùng cả hai tay, kể cả người cầm bắt cơn đã 80 tuổi mà người nhận cơm lớn hơn. Tấm hình này, biết là ông diễn để đăng báo, nhưng tay phải không rời cái muỗng để dâng hai tay, tức là ông không có phản xạ kính trọng trong bất kỳ trường hợp nào. Cũng có nghĩa, nó hình thức và phô diễn nhưng thiếu giáo dục. Tuy nhiên, sự thiếu giáo dục này nó đã là căn bản, là hồn cốt, là bản chất, nên anh chị hãy thôi bỉ bai một con người như ông ấy. Ngày 27/5/2006, trong môn thi Hành chính công của kỳ tuyển Nghiên cứu sinh trường Học viện hành chính quốc gia (Việt Nam) Đào Ngọc Dung bị bắt quả tang quay cóp, vi phạm quy chế thi "sử dụng giấy nháp không có chữ ký của giám thị". Với vi phạm này ông đã bị lập biên bản và hội đồng tuyển sinh sau đại học của trường Học viện hành chính quốc gia trừ 50% số điểm môn thi này của ông, tuy nhiên ông đã không ký vào biển bản này với lý do không đồng ý với mức xử lý cảnh cáo. Sau khi Học viện hành chính quốc gia báo cáo vụ việc vi phạm quy chế của ông lên Ủy ban kiểm tra trung ương,  Ban tổ chức trung ương, Thường trực ban chỉ đạo trung ương đảng CSVN  thì Đào Ngọc Dung đã bị ban chấp hành trung ương đảng CSVN khóa X kỷ luật bằng hình thức khiển trách và phân công công tác khác. Vị trí công tác trong Đảng CSVN trước khi ông bị kỷ luật là   Ủy viên trung ương, bí thư thứ nhất Đoàn thanh niên CS HCM!  
......

Báo động nguy cơ mất chủ quyền

Phạm Minh Vũ| Trong bối cảnh làn sóng di cư bất hợp pháp của người Trung Quốc đang ào ạt đổ vào Việt Nam trong nhiều năm qua, đồng nghĩa với số đất đai vùng biên ải, vùng biển được Bộ Quốc phòng báo cáo trước Quốc hội là 162.000 ha đất đã rơi vào tay Trung quốc trong kỳ họp thứ 9 vừa qua. Điều này đang tạo ra những hệ lụy khủng khiếp về các mặt xã hội. Mà đợt dịch Corona đang gây cho cả thành phố Đà Nẵng phải giãn cách là một minh chứng. Về mặt An ninh – Quốc phòng là hệ lụy rất lớn, khi người TQ được tự do qua lại bằng các đường tiểu ngạch, rồi đưa người vào các khu phố tàu vốn dĩ bao vây các vị trí xung yếu mang tính chiến lược như Sân bay quân sự, các hải cảng quân sự… điều mà đến bây giờ bộ công an cũng không nói cho dân biết là đám người TQ nhập lậu vào VN đó với mục đích gì? Phải chăng khi có biến chính chúng sẽ khoác vào mình những bộ rằn ri trên tay cầm những khẩu súng đạn đã lên nòng? Đó là trên đất liền, còn ở Biển đông thì mới đây Việt nam đã trả 1 tỉ USD cho Repsol Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nhằm thỏa thuận chấm dứt và bồi thường cho họ. Theo các chuyên viên Repsol được thông báo rằng, đây là một quyết định chính trị, theo lệnh từ lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam (Nguyễn Phú Trọng), sau áp lực rất dữ dội của Trung Quốc. Và cũng mới đây, giàn khoan nước sâu Noble Clyde Boudreaux phải nhổ neo về nước khi chưa kịp chạm mũi khoan xuống đáy biển Phong Lan Dại. Khai thác khoáng sản, tài nguyên trên vùng thuộc chủ quyền VN cũng bị khước từ bởi áp lực đến từ Bắc Kinh. Và hành động chấp hành mệnh lệnh của Bắc Kinh từ phía các lãnh đạo Việt nam mà ở đây là Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy, không phải là sự lơ là mà nó đã có những thỏa thuận làm phương hại đến chủ quyền quốc gia. Rõ ràng, người Trung quốc được sử dụng NDT ở 7 tỉnh biên giới tự do đã lũng đoạn nền kinh tế VN, làm cho sự lệ thuộc vào Trung quốc ngày càng lớn. Cũng như chính sách miễn thị thực cho người nước ngoài đến các ‘’đặc khu’’ như Phú Quốc hay Vân Đồn đã tạo hết mọi điều kiện cho người TQ thỏa mãn những ý đồ bá quyền. Những điều trên đã cho ta thấy rõ điều gì? Mất chủ quyền là một điều không thể chối cãi. Nếu còn giữ chủ quyền thì tại sao chính phủ VN đuổi RepSol và moi tiền dân 1 tỷ đô la để trả cho họ? Nếu Việt Nam có chủ quyền thì sao phải hủy hợp đồng với Noble Corporation? Điều đó vẫn chưa thể hiện hết sự hèn hạ của giới lãnh đạo của Việt Nam, khi được báo chí hỏi về báo cáo của Bộ quốc phòng về các phố Tàu hiện diện khắp nơi ở VN, số đất đai bị mất. Bộ quốc phòng đã báo cáo rõ như thế mà Trần Hồng Hà bộ tài môi cùng Tô Lâm bộ công an chối bai bải. Rõ ràng họ biết cả, nhưng dường như có lý do gì đó dân biết cả rồi mà những kẻ này đều im lặng và phủ nhận chuyện đó. Điều này không những hèn hạ trước thế lực ngoại xâm, mà một lần nữa những kẻ này tiếp tay cho việc phố tàu xuất hiện nhiều hơn, đất đai phải bị mất nhiều hơn mới thấy thỏa mãn. Phải chăng, lãnh đạo VN chúng nguyện làm thân trâu chó cho Bắc Kinh để Bắc Kinh uốn lưỡi cú diều mà xơi từng miếng thịt của Mẹ Việt Nam? Thật khốn nạn thay! Những kẻ đang nắm giữ vận mệnh của dân tộc mà chúng hùa nhau chung tay xâu xé đất nước, những hành động phản quốc thật khó thể tha thứ. Mặt khác chúng lên truyền thông luôn cao giọng dạy cấp dưới phải yêu nước, phải trong sạch như tổng bí thư, phải cáng đáng công việc như chủ tịch nước. Suốt ngày chúng rao giảng giọng điệu đạo đức, nhưng thực ra chúng sống như...!  
......

Hán Nô?

Chu Vĩnh Hải| Mỹ và các đồng minh đang liên thủ chặt chẽ với nhau để kiềm chế Trung Quốc nhằm tạo ra một Trung Quốc mới tôn trọng luật chơi quốc tế. Liệu Mỹ và các đồng minh có chiến thắng trước Trung Quốc? Câu trả lời là có. Vào cuối thế kỷ 19, Trung Quốc có một hạm đội Bắc Băng Dương cực kỳ hiện đại do phương Tây thiết kế và đóng. Hạm đội này được đánh giá là mạnh nhất và hiện đại nhất Châu Á và tương đương với các hạm đội hiện đại nhất, mạnh nhất trên thế giới thời ấy. Vào đầu thập niên 1890, Nhật Bản nổi lên như một đế quốc, và đã tiến hành tấn công Trung Quốc, đó là chiến tranh Nhật- Trung 1894-1895. Hạm đội Nhật Bản cũ kỹ hơn và nhỏ bé hơn rất nhiều so với hạm đội Bắc Băng Dương của Trung Quốc, tuy vậy hải quân Nhật Bản đã nhanh chóng tiêu diệt 8/10 chiến hạm của hạm đội Bắc Băng Dương. Tại sao hải quân NHật Bản chiến thắng? Lý do rất đơn giản: Tham nhũng đã làm suy yếu hạm đội Bắc Băng Dương. Vào cuối thế kỷ thứ 19, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn đã đánh bại quân đội nhà Thanh và tấn công vào liên quân tám nước gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Nga và Áo-Hung. Ngay lập tức liên quân tám nước chỉ với 10.000 quân và 32 tàu chiến các loại đã đánh tan Nghĩa Hòa Đoàn, giúp nhà Thanh khôi phục trị vì. Trước và trong thế chiến thứ hai, chỉ một mình Nhật Bản cũng đã làm mưa làm gió ở Trung Quốc. Tuy không chiếm được toàn bộ Trung Quốc, nhưng Nhật Bản đã chiếm được Mãn Châu Quốc, và hầu hết các miền duyên hải Trung Quốc. Dù ngày nay Trung Quốc đã giàu mạnh nhưng vẫn còn một khoảng cách rất xa so với Mỹ, phương Tây và Nhật Bản cả về thu nhập lẫn khoa học công nghệ. Trung Quốc chỉ có truyền thống về mưu mô và thủ đoạn nhưng mưu mô và thủ đoạn luôn thất bại trước trí tuệ. Thế giới không cần một Trung Quốc độc tài, thế giới cần một Trung Quốc tự do và dân chủ.  
......

Khi nước Mỹ bị phân hoá và người Việt choảng nhau vì kẻ bênh người chống …

Tien Luu Bs Đặng Vũ Chấn Từ vài năm nay nước Mỹ càng ngày càng phân cực giữa bên bênh bên chống Tổng Thống Trump rồi từ đó lan qua vụ bênh và chống phong trào Black Lives Matter. Trên các mạng xã hội , mỗi bên thường xuyên tung lên những hình ảnh, những video clips, những tin tức mô tả bên đối phương là xấu xa, có khi là những hiện tượng có thật được dùng để tổng quát hoá vơ đũa cả nắm đối phương, và có khi là những fake news, hình ảnh nguỵ tạo, hay video được dàn cảnh để khích động sự giận dữ hăng tiết vịt của người phe mình. Và trong tình trạng trên chắc chắn những nước đối địch với Mỹ như Hoa Cộng, Nga, Iran, Bắc Hàn v.v.. không bỏ lỡ cơ hội để nhẩy vào lung đoạn đâm bị thóc chọc bị gạo cho nước Mỹ thêm rối tung. Người Việt cũng bị cuốn hút vào sự phân cực này, khởi đầu từ bên Mỹ rồi lan sang Âu Châu rồi sang tận bên nước Việt ta. Dân ta có vẻ bảo hoàng hơn vua, nên ta thấy những luận điệu bênh chống cực đoan quá khích, đưa đến bạo lực ngôn ngữ, lăng mạ cá nhân nhau trên mạng, và ta đang thấy hơi hám văn phong vô văn hoá của dư luận viên VC đang muốn khích động thêm sự phân hoá trong cộng đồng Việt. Đã có hiện tượng vợ chồng đưa nhau ly dị vì bênh chống Trump (không biết Trump là lý do hay lý cớ), bạn thân nghỉ chơi nhau vì Trump, bố con, anh chị em giận không nhìn mặt nhau vì Trump. Ngay trong đại gia đình Việt Tân chúng tôi, cũng có hai luồng suy nghĩ đối ngược nhau về Trump và Black Lives Matter có khi đưa đến tranh luận khá sôi nổi. May thay, với văn hoá Hoà và Đồng của Việt Tân, và sự nhắc nhở lẫn nhau phải luôn giữ cho tim nóng với tình thương, nhưng đầu nguội tỉnh táo, để không quên mẫu số và đường đi chung, anh chị em chúng tôi tôn trọng những dị biệt của nhau, giữ hoà khí thân thương để đồng tâm cùng hướng tới lo cho tổ quốc và dân tộc chung. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là người Việt ta có cần phải choảng nhau vì bất đồng quan điểm với nhau về Tổng Thống Trump và Black Lives Matter không? Người viết bài này xin phép mặc áo giáp để sẵn sàng lãnh hai lằn đạn từ hai phía rồi đưa ra một vài phân tích về hai vấn đề nổi cộm này xem nó ảnh hưởng thế nào đối với chúng ta, trước hết bàn về Black Lives Matter (BLM) sau đó về Tổng Thống Trump (TTT) Phong trào Black Lives Matter (BLM): Chắc hẳn chúng ta đều đồng ý rằng nước Mỹ đã tiến lên một bước khá xa từ một nước với chế độ nô lệ da đen sang một nước đã chấp nhận cho một người lai da đen lên làm Tổng Thống. Tiến trình này đã phải trải qua xương máu, mồ hôi nước mắt của một cuộc nội chiến, và những cuộc tranh đấu trường kỳ dai dẳng có khi bạo động có khi bất bạo động của người da đen. Và những sắc dân thiểu số da màu khác, trong đó có người Việt ta sang sau ở muộn, đã và đang hưởng ké những thành quả này qua những chính sách dung nạp, ưu đãi người thiểu số. Và nếu tất cả chúng ta cùng biết rằng, chính những người da đen có thế lực đã vận động cho nước Mỹ đón nhận thêm người anh em tỵ nạn Đông Dương thể hiện qua một thư ngỏ trên báo NYT năm 1978 và bài viết của một lãnh đạo phong trào Dân Quyền Da Đen thời đó, Bayard Rustin, thì có lẽ những cụ còn căm hận Joe Biden vì tin rằng ông này đã chống việc nhận tỵ nạn Việt vào Mỹ (có luồng phản biện dẫn chứng không phải thế), chắc cũng sẽ nhìn người da đen với chút thiện cảm hơn. Và chắc chúng ta cũng đồng ý với nhau rằng tình trạng kỳ thị chủng tộc ở Mỹ vẫn còn hiện nay, từ công khai đến ngấm ngầm tinh vi và đáng bị lên án. Nhưng cũng từ đây bà con ta bắt đầu có suy nghĩ khác nhau. Một bên cho rằng sự kỳ thị vẫn còn phổ quát có tính cách hệ thống dù bị lên án trên lý thuyết , nên cần phải tranh đấu áp lực lên hệ thống để chấm dứt nó. Phần lớn người có cái nhìn này là nhưng bạn trẻ, sinh trưởng trong môi trường dân chủ cổ võ sự bình đẳng và công bình, thấu cảm được những bất công mà người da đen vẫn phải chịu. Với tinh thần trong sáng, tràn đầy lý tưởng đó họ thấy BLM là một phong trào đầy chính nghĩa đòi bình đẳng cho người da đen nói riêng cũng như cho các nhóm thiểu số bị hắt hủi kỳ thị nói chung trong đó có người Á Châu, cho nên họ đã nhập cuộc xuống đường hay ủng hộ bằng nhiều cách, cùng mọi sắc dân khác kể luôn dân da màu trắng Bên kia, không cho rằng kỳ thị có hệ thống, mà chính người da đen cũng có trách nhiệm trong việc bị kỳ thị, và hoàn toàn chống lại BLM. Đa số bà con có suy nghĩ này là những người lớn tuổi với nhiều hành trang trong cuộc đời từ bên quê nhà . Các lý do đưa đến suy nghĩ trên có thể là: 1- một tư duy văn hoá từ nhỏ thấm vào đầu rằng trắng là tốt đen là xấu 2- thấy tỷ lệ người da đen phạm pháp khá cao nên muốn tránh họ, quên rằng bần cùng sinh đạo tặc ở khắp nơi khắp mọi giống dân không chỉ ở da đen 3- đã từng hơn một lần là nạn nhân của những thành phần xấu Mỹ đen nên đã có định kiến và nhìn dân ủng hộ BLM như là đám ngu dại, làm chuyện ruồi bu vì chưa thấy quan tài chưa đổ lệ 4- vì thấy TT Trump của mình bày tỏ ác cảm với đám biểu tình mà không để ý kỹ rằng chính TTT cũng chưa bao giờ nêu đích danh BLM để lên án 5- trên hết cả, là sự dị ứng với CS nên không thể chấp nhận được một trong những người khởi xướng BLM lại công khai nhận mình đã được huấn luyện là Marxist. Hai cái nhìn khác biệt trên đã đưa đến xung đột ý thức, gây phản cảm cho nhau. Một bên phẫn nộ cho rằng bên kia là đám trẻ ranh, ngờ nghệch bị CS lợi dụng nên dùng những lời lẽ mắng mỏ sỉ vả , bên kia thì bực bội cho rằng các lớp cha chú đàn anh là đám kỳ thị, lạc hậu, đạo đức giả khi hô hào chống cộng kêu gào nhân quyền cho bên nhà mà không áp dụng điều 2 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cho chính mình bên này. Nhưng nếu cùng nhau giữ cho đầu nguội, để mở tâm trí mình ra, đặt mình vào góc nhìn của bên kia, ta dễ thông cảm quan điểm của nhau và sẽ thấy rằng hai hướng suy nghĩ khác biệt này không nhất thiết phải triệt tiêu nhau mà có thể dung hoà bổ túc cho nhau. Một bên tham gia tranh đấu cho xã hội mình sống trong đó được tốt đẹp hơn, bên kia là tiếng nói của sự cẩn trọng nhắc nhở bên này đừng vì quá hăng say mất cảnh giác bị lôi cuốn vào những xu hướng tiêu cực quá khích. Giữ được đầu nguội sẽ giúp ta có những lời lẽ dễ lọt tai nhau hơn thay vì tạo phản cảm đưa nhau vào vòng luẩn quẩn tranh luận thắng thua không ai muốn nghe ai BLM hiện nay đang trở thành một phong trào quần chúng đòi quyền của người da đen có mạng sống bình đẳng với tất cả mọi người dù rằng có thể có một tổ chức sáng lập cùng tên với ý đồ làm cách mạng phá bỏ trật tự đương thời. Khi là một phong trào thì nó dễ quy tụ thượng vàng hạ cám, nhiều tổ chức và xu hướng nhẩy vào muốn khuynh loát, từ thành phần đấu tranh ôn hoà bất bạo động đến thành phần cực đoan quá khích muốn bạo động bao gồm luôn cả thành phần chống BLM tham dự để phá đám tạo hình ảnh xấu làm hoen ố chính nghĩa của phong trào. Tương tự như trào lưu chống cộng của người Việt chúng ta trong đó có nhiều đảng phái tổ chức với khuynh hướng khác nhau từ hữu sang tả, và nhiều thành phần vô tình hay cố ý làm hoen ố chính nghĩa chống cộng. Nếu ta biết không lên án cả công cuộc đấu tranh chống cộng khi có những hiện tượng chống cộng lố bịch phá đám, thiết tưởng ta cũng không thể lên án toàn bộ phong trào BLM khi có những hiện tượng tiêu cực xẩy ra trong đó. Chúng tôi tin tưởng vào trình độ nhận thức của những người Việt tham gia phong trào BLM, nhất là khi họ sinh trưởng trong môi trường dân chủ với thông tin đa chiều, và được huấn luyện trong trường học Mỹ để có một tư duy độc lập phê phán. Quả thế, họ luôn tham gia và tổ chức những cuộc biểu tình và sinh hoạt ôn hoà, như đa số các cuộc biểu tình của BLM và ta cũng đã thấy nhiều lần những thành phần quá khích bạo động bị can ngăn và chặn lại khi định quấy rối. Ta cũng thấy các biểu ngữ quá lố gây phản cảm như đòi giải tán cảnh sát lúc đầu rộ lên nhưng bây giờ chỉ còn lưa thưa ít ai cầm hay hô hào. Những bạn Việt ta nói trên là những người mà chúng ta phải tiếp cận tranh thủ rủ họ hướng thêm về đất Việt vì họ có tố chất của những con người đấu tranh: có lý tưởng, vị tha , không ích kỷ co mình, và không chỉ bàn xuông mà đủ nghị lực và dũng khí để dấn thân nhập cuộc. Nhưng họ cũng cần được chia sẻ những kinh nghiệm thành công lẫn thất bại, còn hợp thời hay không, để sao có thể phân biệt vàng thau lẫn lộn và cảnh giác cho khỏi rơi vào các hầm hố, các xu hướng có thể Marxist trong lúc hoạt động. Đó cũng là vai trò của các vị có nhiều ngờ vực ác cảm đối với BLM mà chúng tôi tin rằng họ sẽ cảm kích ghi nhận khi được nghe những lời lẽ ôn tồn xây dựng thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Bênh hay Chống Tổng Thống Trump (TTT) Thương ai thương cả đường đi Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng TTT vốn cũng là một tài tử sao Reality TV nên ông dễ có được một lượng fans cuồng nhiệt. Nhưng đồng thời ông cũng là một nhà kinh doanh và nhẩy vào chính trường để tác động lên đời sống xã hội nên cũng gây ra bao kẻ thù cuồng nhiệt không kém. Cá tính của ông rất độc đáo làm nhiều người mê cũng như lắm người ghét. Hiện nay nước Mỹ đang vỡ trận, đối phó với đại dịch covid 19 với số ca nhiễm và tử vong chiếm khoảng ¼ số ca nhiễm và tử vong trên thế giới trong khi dân số chỉ khoảng 4% toàn cầu. Nhưng đối với dân phò Trump thì nhờ có TTT phản ứng nhanh chóng chặn dân Hoa lục du lịch vào Mỹ mà dân Mỹ không chết nhiều hơn. Rồi mai đây với thời gian và tiềm lực quốc gia Mỹ, chắc chắn đại dịch sẽ được khắc phục. Lúc đó nếu là trước tháng 11, ta sẽ không ngạc nhiên nếu nghe “ Dịch lên (hay Stock chìm) là tại thiên tai, Dịch lùi (hay stock lên) là tại thiên tài Tổng Trump” Kinh tế Mỹ trước đại dịch lên như diều với TTT, với tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục và qua đó người Mỹ Da đen được hưởng lây có thể thêm nhiều việc làm nhất từ trước đến nay. Nhưng đối với dân ghét Trump thì kinh tế lên là nhờ TTT hưởng đuôi của Obama, người da đen có job nhưng là job cơm thừa canh cặn vẫn không đủ sống, kinh tế lên gì mà nợ công kỷ lục, lương tăng không theo kịp giá đồ ăn ở chợ dù trên giấy tờ lạm phát rất ít v.v… Mỗi bên muốn nói thế nào cũng được theo góc nhìn của mình và cứ như thế mà hai bên càng xa nhau và càng cay nhau nhất là khi càng gần ngày bầu cử tháng 11 này. Rồi đổ lỗi cho nhau gây phân hoá, bên này đổ cho phe Dân Chủ Thổ Tả cay cú đánh phá TTT, bên kia thì đổ cho TTT là người khích động sự giận dữ xung đột. Người viết bài này quan niệm không có ai hoàn toàn xấu hoặc hoàn toàn tốt cả. Cho nên thay vì đi vào bãi chiến trường bênh hay chống TTT, xin được làm ông ba phải để thấy rằng có những điều TTT làm hay đáng khen và có những điều làm dở đáng chê, tất nhiên theo cái nhìn chủ quan của mình mà nhiều người có thể không đồng ý. Nhưng ở đây người viết chỉ tập trung vào một vấn đề ưu tiên hàng đầu đối người Việt ta đó là thảm hoạ Bắc Thuộc từ Hoa Cộng và TTT giúp được gì. Phải công nhận TTT đã tỏ ra cứng rắn với tên du đãng Hoa Cộng rất nhiều so với thời Obama từ lúc Mỹ thấy có nhu cầu xoay trục về Á Châu để ngăn chặn nguy cơ bành trướng của Hoa Cộng. Thái độ này của TTT làm cho người Việt ta rất khoái đến độ có người đã thốt lên TTT là cứu tinh của dân tộc Việt. Có người vận động tranh cử cho TTT đã lập luận rằng không ủng hộ TTT, dù chỉ đứng giữa, tức là CS, là về phe Bắc Kinh. Vận động kiểu này chỉ làm hại cho TTT thôi vì theo y chang lập luận của Biden đã bị phản ứng ngược làm nhiều người Mỹ đen tức giận khi nói còn phân vân không biết bầu cho tui hay Trump tức là không phải Mỹ đen (“If you have a problem figuring out whether you're for me or Trump, then you ain't black'.”) Người ghét Trump thì cho rằng đó chỉ là show cứng rắn cuội, nổ không có chiều sâu và tầm nhìn dài hạn như Obama, chỉ là chiêu để mặc cả với Tập cho lợi riêng để thắng cử và nghi ngờ hiệu quả chống Hoa Cộng của TTT. Kệ thương hay ghét TTT, ta thấy thái độ cứng rắn và ra mặt chống Hoa Cộng của Mỹ ít nhất đã có sự đồng thanh của các nước đang bị Bắc Kinh ăn hiếp trong đó có CHXHCNVN. Hà Nội đã tỏ vẻ mạnh dạn hơn đối với Bắc Kinh mặc dù vẫn còn run. Vấn đề ta cần bàn cãi thảo luận ở đây nếu muốn tranh luận với nhau là người Việt ta cần làm gì để khai thác khoảng thời gian thuận lợi này cho nước ta hơn là cãi nhau giữa việc tôn vinh hay hạ bệ TTT . Ta không thể quên bài học xương máu từ cuộc chiến thế kỷ trước: đó là nước Mỹ có chống Tàu hay bênh vực nước Việt cũng đều là cho quyền lợi của nước Mỹ. Có nghĩa là một khi thương thảo xong cho quyền lợi của Mỹ và quyền lợi của Việt không còn cùng đường với Mỹ nữa thì ta chỉ còn mình ta với ta chọi với tên du đãng láng giềng phương Bắc. Xây dựng nội lực cho chính mình để dựa vào chính mình vẫn là chân lý ngàn đời qua đó tổ tiên ta đã dựng và giữ nước. Đó là chưa kể trong việc chống Bắc Kinh của Mỹ, Hà Nội trở thành một đối tác cần tranh thủ, và như thế vấn đề nhân quyền tự do dân chủ cho nước Việt sẽ chẳng là gì quan trọng đối với chính quyền Mỹ dù là TTT hay Biden, nhất là khi mà lực lượng đấu tranh dân chủ Việt không có trọng lượng đáng kể để ngồi vào bàn cờ quốc tế vì mãi lo choảng nhau Thiển nghĩ để khai thác tình hình Biển Đông đang có những biến chuyển thuận lợi cho ta trong lúc này các lực lượng đấu tranh dân chủ cần thúc ép Hà Nội mạnh dạn hơn trong việc kiện Bắc Kinh ra toà án quốc tế như Phi Luật Tân đã làm. Mỗi cá nhân người Mỹ gốc Việt có toàn quyền tự do muốn bầu và vận động cho TTT hay Biden nhưng các tập thể đấu tranh nhất là có mặt tại Mỹ không thể bỏ hết trứng vào một giỏ, mà cần tiếp tục xây dựng quan hệ tốt với hành pháp lẫn lập pháp để có được tiếng nói của ta. ( Có phải là điều tự nhiên không khi có một luồng dư luận ồn ào tạo ấn tượng là Việt Tân chống Trump trong khi Việt Tân đang vun trồng quan hệ tốt với cả hai phía tại Mỹ?). Cộng đồng người Việt tại Mỹ và lực lượng đấu tranh dân chủ nói chung cần xây dựng một thế lực mạnh chung sao cho mọi thương thảo giữa Mỹ và CSVN không thể thiếu vai trò và quan điểm của chúng ta. Ta không thể mạnh được nếu cứ chửi lộn và chụp mũ nhau đủ thứ mỗi khi bất đồng với nhau về TTT. Tạm kết: Nước Mỹ đang vô cùng phân hoá hiện nay và nếu tiếp tục, nước Mỹ sẽ mất đi thế mạnh của mình khi đang đối phó với Hoa Cộng và các địch thủ khác. Người Mỹ gốc Việt có thể đóng góp duy trì sức mạnh của Mỹ không phải bằng cách lôi cuốn nhau vào vòng chửi bới phe phái mà nên tiếp tay nhau truyền bá những hình ảnh đẹp truyền thống Mỹ để xoa dịu những xung đột không cần thiết. Đó là quyền tự do bày tỏ ý kiến khác biệt và lập trường của mình với tinh thần trách nhiệm và văn minh, không mạ lị bôi nhọ cá nhân đưa đến căm thù nhau chỉ vì bất đồng chính kiến. Đó cũng là thái độ của người quân tử mà chúng ta đã từng được giáo dục trong chính thể VNCH. “Quân tử hoà nhi bất đồng…..”  
......

Góp ý với bài của GS Vũ Quý Kỳ về Black Lives Matter

Lê Mỹ Dung| ... Chính những cuộc biểu tình ôn hòa đầy chính nghĩa, từ phong trào dân quyền của Martin Luther King và nay tiếp nối với BLM, đã là nền tảng để tạo ra những thay đổi tốt đẹp trong xã hội, và vì thế đã được đủ mọi sắc dân, kể cả những người Mỹ da trắng, những người Việt Nam, và người dân mọi sắc tộc trên khắp thế giới ủng hộ nhiệt liệt. Nhiều cảnh sát trên toàn quốc ... nhiều giới chức chính quyền cao cấp, các cựu tổng thống lưỡng đảng, tướng lãnh, doanh gia, đại công ty và hàng loạt những người nổi tiếng cũng đã lên tiếng ủng hộ BLM. Các chính quyền địa phương tại Mỹ, kể cả Tổng thống Donald Trump, đã phải ban hành những biện pháp cải tổ. Ngày 16/6/2020, ông Trump đã ký đạo luật hành pháp đưa ra một số các gợi ý cho việc cải tổ cơ chế cảnh sát. Thưa bác Vũ Quý Kỳ, cháu là bạn sinh hoạt với con trai bác và luôn cả Hoàng Tứ Duy. Cuối tuần qua cháu đọc được bài viết của bác nói về phong trào tranh đấu “Black Lives Matter (BLM)” (Mạng Sống của Người Da Đen cũng Quan Trọng), dưới tựa đề “Vài nhận định về BLM qua bài phỏng vấn ông Hoàng Tứ Duy.” Là một người sinh hoạt trong cộng đồng và rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến công bằng và bình đẳng trong xã hội Hoa Kỳ, cháu có theo dõi tìm hiểu về BLM và xin chia xẻ nhận định của cháu cùng với bác. 1/ Vụ cảnh sát giết ông George Floyd: đây không phải là một trường hợp đơn lẻ hay duy nhất. Đã có nhiều người Mỹ, kể cả gốc Mễ, da đen hay da vàng bị giết oan uổng, phi lý, kể cả những người Mỹ gốc Việt như bà Trần Thị Bích Câu (San Jose, 2003), Sonny Lam (Sacramento, 2013), cả hai đều là bệnh nhân tâm thần và không có súng. Theo nhóm nghiên cứu Mapping Police Violence, trong năm 2019, có hơn 1,000 người bị cảnh sát giết trong lúc bắt giữ: 28% là người Mỹ da đen, trong khi họ chỉ chiếm 13% dân số tại Hoa Kỳ. Con số đó cho chúng ta thấy là tỷ lệ xảy ra cho người Mỹ da đen rất cao. Khi hiện tượng xử dụng bạo lực làm chết người xẩy ra với con số hằng ngàn mỗi năm (và cao nhất trong số các quốc gia tân tiến) vậy thì nó không còn là hiện tượng đơn lẻ nữa mà cho ta thấy hệ thống cảnh sát Mỹ cần sửa đổi, cải thiện. Chúng ta phải đặt vấn đề là tại sao phải bắn tới chết các đối tượng thay vì chỉ bắn vào chân khi họ bỏ chạy? Tại sao lại đè họ tới chết ngạt? Tại sao dùng bạo lực khi họ không hề chống cự? Thêm vào vấn đề, 99% cảnh sát giết người từ 2013-2019 đều không bị buộc tội. Ngoài ra, hiện tượng cùng một tội trạng mà người Mỹ da đen bị án phạt nặng nề hơn cũng nói lên vấn đề racism/kỳ thị ngay trong hệ thống pháp lý, và còn nhiều vấn đề khác mà cháu không thể đi hết ở đây, mong sẽ có dịp chia sẻ thêm cùng bác trong lần tới. 2/ Phong trào BLM tranh đấu cho quyền của người Mỹ da đen được bình đẳng, mạng sống được tôn trọng và bảo vệ như người Mỹ da trắng. Đây là phong trào đòi hỏi nhân quyền và nhân phẩm không khác với những phong trào chống áp bức, độc tài khắp nơi trên thế giới, kể cả phong trào của người Việt Nam và người dân Hồng Kông chống độc tài cộng sản. Trong trường hợp tại Mỹ là “bạo lực cảnh sát” và hệ thống pháp lý bất công. Vì nhìn thấy sự bất công này, cháu không thể làm ngơ mà phải lên tiếng ủng hộ BLM. Bác viết là hiện tượng kỳ thị vẫn còn ở mọi nơi trên trái đất. Does it make it right? Như vậy là ta phải chấp nhận nó là đúng? Chúng ta bó tay và không làm gì cả? Chúng ta đang ở thế kỷ 21, khi mà loài người tiếp nhận công bằng và bình đẳng, không phân biệt chủng tộc là những giá trị cần thiết và phù hợp với đạo lý con người, thì chúng ta không thể chấp nhận kỳ thị với bất cứ hình thức nào và ở bất cứ nơi nào trên thế giới này nói chung. Cháu chợt nhớ đến câu mà cháu đọc được tại Martin Luther King Memorial ở WDC: "Injustice anywhere is a threat to justice everywhere. We are caught in an inescapable network of mutuality, tied in a single garment of destiny. Whatever affects one directly, affects all indirectly." ("Bất công ở bất cứ một nơi nào cũng là mối đe dọa cho công lý ở mọi nơi. Chúng ta cùng vướng trong một mạng lưới hỗ tương không thể thoát, gắn liền trong một tấm áo định mệnh duy nhất. Bất cứ điều gì ảnh hưởng trực tiếp đến một người, đều ảnh hưởng gián tiếp đến mọi người.") Tại Hoa Kỳ, tuy đã có những chính sách và luật lệ bảo vệ nhân quyền và tự do, chống bất công kỳ thị, nhưng hiện tượng kỳ thị vẫn còn khá phổ thông tại đây, từ công khai đến ngấm ngầm. Chúng ta phải nhìn ra sự kỳ thị chủng tộc (racism) đối với người Mỹ da đen tại Hoa Kỳ, và hiểu thấu đáo qua nhiều sự việc đã xảy ra - từ những diễn biến lịch sử/chính trị tại Mỹ suốt 400 năm qua, ngay cả sau khi chế độ nô lệ chấm dứt (1865), tới những thập niên gần đây để thấy là: tuy đã có nhiều cải thiện nhưng thực sự racism vẫn còn tồn tại, và là một hiện tượng có hệ thống với những biến dạng qua thời gian, để đừng nhầm lẫn rằng những trường hợp kỳ thị chỉ là cá lẻ và “không còn kỳ thị da đen” tại Hoa Kỳ nữa. Khi nhìn rõ vấn đề như vậy, chúng ta mới thấy cần phải cùng góp sức triệt để hơn nữa để chế phục kỳ thị chủng tộc, và tác hại của nó sẽ không chỉ dừng ở người Mỹ da đen mà sẽ/đang lan tỏa vào những cộng đồng thiểu số khác, trong đó có cả Việt Nam. 3/ BLM với hàng triệu người biểu tình, trong đó có người da trắng, da đen và nhiều chủng tộc cùng đồng hành vì tiếng gọi của lương tâm, đều chủ trương ôn hòa: họ là Protesters/Demonstrators. Chúng ta phải phân biệt rõ ràng: Protesters (những người biểu tình ôn hoà) vs. Looters (những người ăn cướp, phá hoại). Protesters ôn hòa gồm rất nhiều người có địa vị, danh phẩm, và chức vụ. Những thành phần bạo động hoặc lợi dụng để hôi của, cướp các cửa tiệm là những thành phần bất hảo lợi dụng cơ hội để ăn cắp, hoặc những thành phần cực đoan (gồm cả cực hữu lẫn cực tả) lợi dụng để bôi nhọ chính nghĩa của những người biểu tình. Các cơ quan tình báo và an ninh Hoa Kỳ đã kết luận là những thành phần cực hữu như Boogaloo, Proud Boys, Patriot Prayer, các nhóm chủ trương “da trắng thượng đẳng” ... đã đứng sau phần lớn các cuộc bạo động. Chúng ta không nên đồng hoá đại đa số biểu tình ôn hoà với một thiểu số tội phạm lợi dụng hôi của hay bạo động hầu xuyên tạc chính nghĩa của phong trào để rồi kết luận BLM là phong trào của những kẻ xấu hay phạm pháp. 4/ Giáo sư VQK viết “Đồng sáng lập viên BLM Patrisse Cullors cho biết rằng bà và các bạn ‘đồng chí’ được học tập chủ thuyết Karl Marx”. Đúng là bà Cullors đã nói câu này 5 năm trước đây (2015) khi phong trào tranh đấu BLM còn phôi thai, và bà muốn ám chỉ đến lý tưởng của chủ thuyết Marx (ideological theory). Cháu rất thông cảm khi bác VQK e ngại về câu phát biểu của bà Cullors bởi chúng ta đã quá ớn chủ nghĩa cộng sản - dựa trên lý tưởng của Marx, và được Stalin bạo lực hóa để cướp chính quyền và thành lập hệ thống độc tài phi nhân cộng sản. Điều quan trọng là hãy nhìn vào những điều BLM chủ trương và hành động mà bà Cullors đã chia sẻ trong buổi phỏng vấn ngày 25/1/2018 là BLM chủ trương hòa bình và không bạo động. BLM không phải là một tổ chức cộng sản, cũng không phải là một tổ chức chính trị mà chỉ là một phong trào quần chúng. Và phong trào với nhiều chục triệu người trong suốt nhiều tuần lễ đã thực hiện rõ tinh thần đấu tranh bất bạo động của Mục sư Martin Luther King. 5/ Bác viết “Phần lớn những người biểu tình đã bị lừa. Có những thành phần cực kỳ thiên tả và bạo động, trương cờ đỏ búa liềm của cộng sản, như Antifa ở Portland và Seattle.” Kết luận này làm cháu ngạc nhiên quá đỗi, nhất là từ bác! Những hình ảnh “cờ đỏ, búa liềm” được các thành phần cực hữu ngụy tạo đã được chứng minh là photoshop. Biểu tượng của Antifa là hai lá cờ đen đỏ, không phải búa liềm. Họ chủ trương chống những thành phần phát xít, cực hữu da trắng bạo động, nhưng Antifa lại cũng dùng bạo lực, do đó nhiều người (trong đó có cháu) không ủng hộ. Và BLM không phải là Antifa. 6/ Kế tiếp, bác đã viết “Một phần lớn khác đã đi biểu tình vì được chi tiền... đảng chính trị lớn đứng ngoài lợi dụng chiêu bài ‘kỳ thị chủng tộc’ vì mục tiêu chính trị đảng phái, nhất là trong năm bầu cử tổng thống... Nhập bọn với những người biểu tình mà không cẩn thận tìm hiểu chính nghĩa của cuộc biểu tình đó, thì thật là thiếu khôn ngoan.” Viết như vậy có phải là bôi nhọ động lực và chính nghĩa của người biểu tình không? Nếu là tiền thì là bao nhiêu vậy, thưa bác ? Cháu không nhận được một đồng nào từ một tổ chức chính trị nào cả, và cũng không có tổ chức nào gởi thư mời cháu tham gia biểu tình. Thưa bác, chúng ta đã thấy phương cách tấn công tuyệt vọng như vậy của các thể chế độc tài, như Cộng sản Việt Nam đã làm đối với người dân đứng lên tranh đấu cho tự do, công lý và nhân bản tại quê nhà. Chính trị hóa nguyện vọng được sống an lành của phong trào BLM (cho rằng họ bị các thế lực chính trị thao túng) là vô tình chúng ta cũng tiếp tay cho luận điệu “chính trị hóa” việc đòi đất của dân oan mà CSVN nói là họ bị các thế lực “phản động” xúi giục. Tóm lại, chê người biểu tình thiếu khôn ngoan là xem thường những con người can đảm có lòng này, và sỉ nhục họ khi nói họ đã nhận tiền để biểu tình. Cháu mong bác tìm hiểu thêm và xét lại, vì trong số người biểu tình có rất đông tuổi trẻ Việt Nam được hấp thụ tinh thần lý tưởng của cha mẹ, ông bà mình, và cùng góp tay xoa dịu những vết thương đau của đồng loại. 7/ Về những thống kê bác đã dùng để minh chứng không có nạn kỳ thị : cháu có fact check và xin thưa như sau. Theo nguồn FBI 2013 mà bác trích dẫn về tỷ lệ người Mỹ da đen và da trắng giết nhau, thì fact check của Reuters cho biết nguồn chính là từ Facebook của Malcolm Jackson-Miller (MJM) và trong đó có biểu đồ nói là dựa trên tài liệu FBI 2013; những con số từ biểu đồ này đã được bác trích dẫn là phần trăm, thí dụ 9.83%, nhưng trên biểu đồ viết là 9.83 người bị giết trên 1.000.000 dân số, tức 0.000983% - sai số lớn tới 10.000 lần. Reuters cũng kết luận những con số và lý luận của MJM là “misleading” - tức sai lầm. Thông tấn xã uy tín này đã tham vấn với hai tiến sĩ toán học của Hội Thống Kê Hoa Kỳ là Regina L. Nuzzo, Ph.D., và Lucas Mentch, Ph.D. Hai vị này cho biết kết luận sau đây dựa vào dữ kiện của FBI, 2013: * Năm 2013, một người da trắng có xác suất bị giết (bởi bất cứ ai) là 13 phần triệu, da đen là 62 phần triệu, tức xác suất một người da đen bị giết (bởi bất cứ ai) cao hơn người da trắng gấp 5 lần. 
 * Năm 2013, xác suất một người da trắng bị giết bởi một người da trắng là 11 phần triệu và bởi một người da đen là 2 phần triệu. Trong khi đó xác suất một người da đen bị một người da đen giết là 56 phần triệu và bị một người da trắng giết là 5 phần triệu. Như vậy, hiện tượng người Mỹ da trắng giết da đen cao gấp 3 xác suất người da đen giết da trắng phản ảnh sự kỳ thị. 
 8/ BácVQK còn cho biết “Tôi rất lấy làm xấu hổ khi thấy đám tuổi trẻ Việt Nam đi biểu tình ủng hộ ông Floyd, và sau đó đi đập phá và hôi của.” Chắc bác đã đọc bản tin có tựa “Cảnh sát Chicago xác nhận du học sinh Việt hôi của bị chủ bắn gục tại King Nail & Spa” ngày 5/6/2020, mà không biết đây là bản tin giả đã được báo Người Việt phanh phui trong bài “Nguồn gốc những bản tin ‘Fake News’ lan truyền trong cộng đồng Việt” ngày 16/6/2020. Vấn nạn tin giả đã khiến không biết bao nhiêu người Việt mình trở thành nạn nhân trong thời gian vài năm qua. Chính cháu cũng suýt bị lừa trong bản tin nêu trên, nhưng nhờ đọc nhiều nguồn khác nhau cháu có được sự thật là muốn chia sẽ với bác. Còn vấn đề những người trẻ Việt Nam đi biểu tình ủng hộ BLM, cháu thật sự rất cảm động khi thấy những người trẻ này mạnh dạn đứng lên vì công bằng và bình đẳng, vì quyền lợi của người khác, và vì họ thực hiện hành động cần thiết của một công dân khi đất nước này vẫn còn sự bất công, thay vì thụ động ở nhà chơi games, đi clubs, hoặc có những hành động hưởng thụ khác và lãnh cảm, không biết rung động trước sự đau khổ của những người chung quanh mình. Cuối bài, một lần nữa cháu kêu gọi chúng ta không nên đồng hoá đại đa số biểu tình ôn hoà với một thiểu số tội phạm lợi dụng hôi của hay bạo động hầu xuyên tạc chính nghĩa của phong trào, để rồi kết luận BLM là phong trào của những kẻ xấu hay phạm pháp. Chính những cuộc biểu tình ôn hòa đầy chính nghĩa - khởi đi từ phong trào dân quyền của Tiến Sĩ Martin Luther King và nay tiếp nối với BLM, đã là nền tảng để tạo ra những thay đổi tốt đẹp trong xã hội, và vì thế đã được đủ mọi sắc dân, kể cả những người Mỹ da trắng, những người Việt Nam, và người dân mọi sắc tộc trên khắp thế giới ủng hộ nhiệt liệt. Nhiều cảnh sát trên toàn quốc cũng đã ủng hộ qua việc cùng quỳ xuống để biểu lộ đồng tình với BLM, một hành động đã bị xuyên tạc hay hiểu lầm là quỳ xuống để ủng hộ cá nhân ông Floyd. Nhiều giới chức chính quyền cao cấp, các cựu tổng thống lưỡng đảng, tướng lãnh, doanh gia, đại công ty và hàng loạt những người nổi tiếng cũng đã lên tiếng ủng hộ BLM. Các chính quyền địa phương tại Mỹ, kể cả Tổng thống Donald Trump, đã phải ban hành những biện pháp cải tổ. Ngày 16/6/2020, ông Trump đã ký đạo luật hành pháp đưa ra một số các gợi ý cho việc cải tổ cơ chế cảnh sát. Kính thưa bác, Cháu mong những góp ý thẳng thắn này sẽ mở ra cơ hội trao đổi để tạo cảm thông, không chỉ giữa hai bác cháu mình, mà cả với đồng bào khắp nơi về những vấn đề mà chúng ta cùng quan tâm trong tinh thần cởi mở, tương kính, tôn trọng sự thật và lòng nhân bản. Lê Mỹ Dung 16/7/2020 https://vietbao.com/…/viet-bao-phong-van-ong-hoang-tu-duy-v…  
......

Chơi dao - đứt tay, gieo gió - gặt bão

Trân Văn - VOA| Một trong những kết luận được Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN (UBKT BCH TƯ) công bố sau Kỳ họp thứ 46 (từ 15/7/2020 đến 17/7/2020), cho thấy, những “trò chơi” của đảng đang giúp đảng trải nghiệm thế nào là chơi dao - đứt tay, gieo gió - gặt bão. *** Theo kết luận vừa đề cập thì UBKT BCH TƯ đã bác khiếu nại của ông Bùi Tiến Lợi (Thượng tá, Chủ nhiệm Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn của trường Sĩ quan Công binh), giữ nguyên quyết định khai trừ ông Lợi ra khỏi đảng của tổ chức đảng cấp dưới. ông Bùi Tiến Lợi Trong số 14 cá nhân bị UBKT BCH TƯ đưa ra xem xét để kỷ luật, hoặc đề nghị Ban Bí thư của BCH TƯ, hay yêu cầu các tổ chức đảng cấp dưới quyết định hình thức kỷ luật tại kỳ họp lần này, ông Lợi là người có cấp bậc, chức vụ thấp nhất. Ông Lợi cũng là người duy nhất mà sai phạm không liên quan đến nhũng lạm. Ông bị đảng khai trừ vì suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước (1). Đó cũng là lý do khiến những người chịu khó theo dõi các diễn đàn điện tử và mạng xã hội Việt ngữ hết sức ngạc nhiên vì trong vài năm gần đây, ông Lợi chính là một trong những người bảo vệ đảng hết sức nhiệt thành. Ngoài viết, ông còn cùng một số đồng chí làm các video clip, lập một số kênh “Chống diễn biến hòa bình” trên You Tube, vừa để phản bác luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, vừa chỉ trích kịch liệt những phần tư cơ hội trong đảng xuyên tạc, lật ngược lịch sử, nguy hại cho đảng. Trong cuộc chiến ấy, khác với nhiều đồng chí, đồng đội, kể cả những đồng chí, đồng đội làm việc tại những cơ quan truyền thông chính thức như: Nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,… - vốn chỉ thích ẩn danh - ông Lợi thường xuyên khoác quân phục, mang đầy đủ quân hàm, quân hiệu. Trong bối cảnh xã hội như hiện nay, khó tìm được ai tự tin, dõng dạc bảo vệ đảng và liên tục khẳng định sẽ theo đảng, vì đảng mà tranh đấu cho tới chết như ông Lợi! Tiếc cho ông Lợi là đảng lại không chứng... Năm 2018, một số người chịu khó theo dõi các diễn đàn điện tử và mạng xã hội - vốn chẳng lạ gì ông Lợi - chưng hửng khi nhìn thấy quyết định của Đảng ủy trường Sĩ quan Công binh: Loại Thượng tá Bùi Tiến Lợi – Chủ nhiệm Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, thuộc Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn khỏi Lực lượng 47 của nhà trường vì… đưa thông tin trên mạng xã hội. Tại sao lại loại ông Lợi khỏi lực lượng đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng vì lý do đó (2)? Tuy nhiên quyết định vừa kể không làm ông Lợi chùn bước, ông tiếp tục viết bài, làm video clip, tiếp tục “tả xung, hữu đột” chống cả phản động lẫn những phần tử cơ hội chính trị… Trong một video clip do chính ông Lợi thực hiện vào khoảng tháng 6 năm ngoái, ông cao hứng tuyên bố, đại ý: Đừng bao giờ nghĩ rằng cứ có các dữ liệu lịch sử thì có thể ‘vơ’ đảo, lãnh hải, thềm lục địa đó là của mình… Ai đó nói rằng biển Đông, Trường Sa là của Việt Nam thì đó là tuyên truyền trái với luật pháp quốc tế (3)… *** Sau khi nổi như cồn vì nhận định vừa dẫn, ông Lợi “im hơi, lặng tiếng” một thời gian rồi “tái xuất giang hồ”. Cách nay gần ba tháng, qua một video clip được đưa lên kênh Bùi Tiến Lợi trên You Tube ông Lợi tâm tình thêm về nhận định đã làm nhiều người nổi giận, đảng ta bối rối, đại loại thế này: …Tôi đã nghiên cứu rất sâu các tư liệu lịch sử, đã đối chiếu các vấn đề về tranh chấp biển đảo trên thế giới với Trường Sa. Phát ngôn của tôi dựa trên cơ sở thực tế biển đảo ở thời điểm hiện tại… Tôi khẳng định phát ngôn đó không phải là phát ngôn không định hướng. Đây là phát ngôn có thông tin chính thống. Chúng tôi được tập huấn và đã từng giảng dạy bốn, năm năm nay. Tuy nhiên chỉ vì sơ suất là không đúng đối tượng có mấy chục giây thôi, tôi phải lãnh “án” mà bản thân tôi chưa bao giờ hình dung và trên thế giới người ta không bao giờ tưởng tượng được là đến mức độ như vậy… Tôi sinh ra ở biển, lớn lên ở biển, người thân của tôi chết ở biển, làm sao nói tôi không yêu biển Việt Nam được, biển là máu là thịt của tôi. Khi tốt nghiệp sĩ quan 1993 tôi chỉ mong phục vụ Hải quân… Vậy mà chỉ vài chục giây sơ suất, tôi phải xin lỗi ba lần, phải hủy live… Tôi định không hủy nhưng điều đó chưa hợp lòng dân nên tôi phải hủy. Khi nghiên cứu về biển đảo, không phải là chúng tôi nghiên cứu “vo” mà là nghiên cứu để phục vụ cho giảng dạy nhưng vẫn còn sơ suất theo kịch bản rất xấu... Là một trong những người nhiệt thành chống bóp méo, xuyên tạc lịch sử, ông Lợi giải thích thêm tại sao ông sơ suất, tiết lộ sự thật… sai đối tượng: Nếu chúng ta bàn về xuyên tạc lịch sử mà không bàn đến biển đảo thì không thấy được nút thắt của vấn đề. Khởi thủy của “lật sử” là biển đảo – biển đảo là cớ... Nếu không có sự kiện Hoàng Sa, bọn “lật sử” không có cớ để chính danh hóa cho ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Không tôn vinh “nó” yêu nước thì làm sao “ông” có thể chính danh hóa… Giống như những cá nhân trước nay vẫn cương quyết kháng cự “lật sử”, ông Lợi hết sức bất bình: Tự nhiên “ông” bảo đừng gọi “nó” là “ngụy” nữa, gọi “nó” là Việt Nam Cộng hòa, ai người ta tin, ai người ta nghe… Dù cách tiếp cận, trình độ mị dân của “ông” rất cao nhưng người ta vẫn biết cả, làm sao giấu được. Các “ông” không trung thực… Tôi khuyến nghị các vị lỡ có ý định xuyên tạc lịch sử, lỡ có phát biểu không đúng thì nên dừng lại là vừa (4)… *** Nếu UBKT BCH TƯ không loan báo bác khiếu nại của ông Lợi, có lẽ chẳng ai biết ông đã bị đảng khai trừ. Đúng là “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”. Thành viên tích cực nhất của lực lượng đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng để bảo vệ đảng lại bị chính đảng loại bỏ vì đã có những bài viết, phát ngôn trên mạng xã hội trái với quan điểm, đường lối của đảng, nhà nước. Cứ như ông Lợi phân trần cách nay hai tháng, sở dĩ các bài viết, phát ngôn của ông bị xem là trái với quan điểm, đường lối của đảng, nhà nước thật ra chỉ vì… chưa hợp lòng dân. Ông xem chuyện đảng tập huấn cho những người như ông để giảng dạy cách nay bốn, năm năm và loại bỏ ông khi ông sơ suất tiết lộ không đúng đối tượng là… mị dân. Ông Lợi lên án một số “vị” từng tập huấn cho ông để ông dạy người khác căm thù đế quốc Mỹ xâm lược và ngụy quyền, ngụy quyền bán nước, giờ lại… đổi giọng! Được một số ông tướng đã về hưu tán thưởng, một số người như ông Lợi đã cũng như đang chỉ trích kịch liệt một số viên chức lãnh đạo hệ thống tuyên giáo và một số ông tướng khác khi họ tham gia tìm kiếm thông tin, tài liệu, nhân chứng, công bố những yếu tố mới liên quan tới Hoàng Sa, Trường Sa, cuộc chiến chống ngoại xâm ở biên giới phía Bắc từ cuối thập niên 1970 đến cuối thập niên 1980 là bè lũ vô ơn, âm mưu “lật sử”, bôi nhọ… đảng, quân đội. Đó cũng là lý do những người như tướng Lê Mã Lương (tham gia biên soạn “Vòng tròn bất tử” – tập hợp và bạch hóa các yếu tố liên quan đến cuộc thảm sát ở bãi đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa), tướng Nguyễn Quốc Thước (nhân vật từng nhận định rằng những người lính VNCH cũng có tinh thần yêu nước), ông Vũ Minh Giang (đề nghị tìm từ khác thay từ “ngụy”… bị chuyển hết từ “đồng chí” thành… “thằng”. *** Sau khi UBKT BCH TƯ bác khiếu nại của ông Lợi về việc bị khai trừ khỏi đảng, Phùng Út Hà – một trong những đồng đội chung chiến tuyến chống phản động, cơ hội chính trị của ông Lợi – đã lên tiếng chia buồn với ông Lợi và đòi đảng tự vấn rằng, quyết định kỷ luật ông Lợi (khai trừ đảng, loại ngũ, giam lương đã hơn sáu tháng) có… nhân văn, có… thuyết phục không? Tại sao kỷ luật là nhằm răn đe, giáo dục mà xếp loại MẬT? Phùng Út Hà đòi đảng giải thích việc ông Lợi và những đồng đội của ông “đấu tranh” với tướng Nguyễn Quốc Thước có gì là sai? Tại sao không xử lý những kẻ cố tình biến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta thành cuộc nội chiến "huynh đệ tương tàn", cố tình rửa tội cho Mỹ, rửa mặt cho bè lũ tay sai bán nước, làm mất đi tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước (5)?.. Chẳng cần đảng giải thích, nhiều người vẫn có thể hiểu tại sao. Cảnh báo của những Bùi Tiến Lợi, Phùng Út Hà, rằng thì là… cộng đồng đấu tranh chống xét lại lịch sử, chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng sẽ không bỏ cuộc, sẽ tiếp tục đương đầu cả với thế lực thù địch, phản động lẫn những kẻ đang ăn cơm dân, mặc áo đảng mà đề cao… ngụy sử – chính là quà tặng dành riêng cho đảng, giúp đảng trải nghiệm thế nào là chơi dao - đứt tay, gieo gió - gặt bão. Chú thích (1) http://ubkttw.vn/tin-tuc-thoi-su/-/asset_publisher/bHGXXiPdpxRC/content/thong-cao-bao-chi-ky-hop-46-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uong (2) https://www.facebook.com/401392156576802/photos/pcb.2256928094356523/2256906547692011/?type=3&theater (3) https://www.facebook.com/watch/?v=464534664309408 (4) https://www.youtube.com/watch?v=3ipKjrXtxkI&ab_channel=BÙITIẾNLỢI (5) https://www.facebook.com/ut.ha.3975/posts/1172192166472148  
......

Bị các nước lớn tẩy chay đồng loạt, tham vọng thống trị thế giới của Huawei bỗng 'vỡ vụn'

Lục Lam| Quyết định từ phía Anh cấm Huawei phát triển mạng 5G tại nước này là một đòn giáng mạnh vào tham vọng dẫn đầu thế giới và hy vọng về vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ không dây thế hệ tiếp theo của tập đoàn Trung Quốc. Bất chấp những phản đối từ phía Mỹ trong 2 năm qua, Huawei vẫn tìm cách phát triển hoạt động kinh doanh mạng 5G, đạt được hàng chục hợp đồng với các nhà mạng, nhiều trong số đó là ở châu Âu. Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ ngày càng mạnh tay trừng phạt Huawei, việc Anh thay đổi quyết định sẽ là một tổn thất lớn cho công ty có trụ sở ở Thâm Quyến này và thậm chí có thể gây ra nhiều rắc rối phía trước. Cùng lúc đó, chuỗi cung ứng của Huawei đã gặp gián đoạn do lệnh hạn chế của Mỹ, với lý do lo ngại về rủi ro bảo mật khi sử dụng sản phẩm của họ. Tham vọng bá chủ toàn cầu bị chững lại Carisa Nietsche – nhà nghiên cứu tại Center for a New American Security, nhận định rằng quyết định của Anh sẽ là lời nhắc nhở về việc cân nhắc lại đối với các quốc gia châu Âu khác, về việc họ có thể giảm thiểu rủi ro khi cho phép Huawei phát triển mạng 5G tại đó. Bà cho biết: "Anh từ lâu đã là quốc gia đi đầu trong xu hướng đánh giá rủi ro ở châu Âu. Khi nước này đã mạnh tay với Huawei, có khả năng những quốc gia châu Âu khác cũng đưa ra động thái tương tự." Theo Paul Triolo – trưởng phòng công nghệ địa lý của Eurasia Group, tại Đức, Deutsche Telekom vốn phụ thuộc nhiều vào thiết bị của Huawei với 90% mạng lưới, cuộc tranh luận về vai trò của Trung Quốc ở quốc gia này đã trở nên nóng hơn trong những tháng gần đây. Trong khi đó, Washington có thể sẽ nỗ lực tận dụng động lực trên. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ - Robert O'Brien, đã đến Paris hôm thứ Hai trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày, tham gia cuộc hội đàm với những người đồng cấp từ Pháp, Đức, Anh và Italy. Theo đó, vấn đề về mạng 5G của Huawei sẽ nằm trong chương trình nghị sự. Sau tuyên bố từ phía Anh, Huawei đã gọi lệnh cấm của nước này là đáng thất vọng và được đưa ra dựa trên chính sách thương mại của Mỹ chứ không phải lo ngại về an ninh. Người phát ngôn của Huawei - Evita Cao, cho biết công ty này sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với khách hàng và các nhà cung cấp. Bà cũng nói thêm rằng Huawei sẽ sống sót bất chấp những thách thức trong tương lai là gì. Trước lệnh hạn chế của chính phủ Tổng thống Trump, Huawei đã đặt ra tham vọng "vượt mặt" Samsung và trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào năm 2020. Ngoài ra, mục tiêu còn là trở thành nhà cung cấp thiết bị 5G hàng đầu. Năm ngoái, Huawei cho biết công ty đã có được 91 hợp đồng 5G, hơn một nửa số đó ở châu Âu (47), 27 hợp đồng ở châu Á và 17 hợp đồng ở các khu vực khác. Hôm 15/7, công ty từ chối cập nhật thêm về những con số này. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt từ phía Mỹ đã khiến tham vọng thống trị toàn cầu bị "hụt hơi". Hồi năm ngoái, Washington đã cấm các công ty Mỹ cung cấp công nghệ cho Huawei. Điều này có nghĩa là dòng smartphone mới nhất của Huawei sẽ không được sử dụng hệ điều hành Android. Đến tháng 5, Mỹ tiếp tục cấm các công ty toàn cầu sử dụng công nghệ Mỹ bán chất bán dẫn cho Huawei. Động thái này đã ngăn chặn việc sử dụng các chipset được những nhà cung cấp chính sản xuất, bao gồm TSMC. Nếu không có chipset, Huawei cũng không thể xây dựng các trạm gốc 5G. Trong những tháng gần đây, Mỹ cũng dang thúc đẩy "Clean Path Initiative", yêu cầu các quốc gia và nhà mạng đảm bảo việc liên lạc giữa Mỹ với các căn cứ quân sự, ngoại giao ở nước ngoài không có thiết bị của Trung Quốc. Tại Anh, các quan chức cấp cao của Mỹ "liên tục cảnh báo rằng mối liên hệ tình báo giữa Mỹ và Anh có thể gặp rủi ro nếu Anh không có hành động chặt chẽ hơn đối với các nhà cung cấp 5G của Trung Quốc." "Cái giá" phải trả khi quay lưng với Trung Quốc Theo Edison Lee – nhà phân tích của Jefferies, lệnh cấm của Anh sẽ khiến Huawei đối diện với thị trường toàn cầu nhỏ và ít lợi nhuận hơn đối với hoạt động kinh doanh thiết bị 5G. Ông nói thêm: "Tuy nhiên, không phải quốc gia châu Âu nào cũng có quyết định tương tự Anh." Một số ý kiến có thể lo ngại rằng những việc gây khó khăn cho Huawei sẽ làm dấy lên những động thái trả đũa. Trung Quốc đã báo hiệu sẽ đáp trả hành động gây cản trở cho công ty công nghệ lớn nhất nước này. Hôm 15/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Hua Chunying(Hoa Xuân Oánh), cho biết "Anh đã đưa ra một quyết định sai lầm, có thể làm suy yếu nghiêm trọng lợi ích của các công ty Trung Quốc." Bà phát biểu: "Trung Quốc sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc và toàn diện", sẽ "thực hiện mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ lợi ích của họ. Trong khi đó, Triolo cho biết, các quan chức Đức lo ngại rằng việc cấm Huawei phát triển mạng 5G có thể khiến dẫn đến hậu quả là Bắc Kinh sẽ trả đũa các nhà xuất khẩu lớn của nước này. Theo thống kê của chính phủ, Đức đã xuất khẩu gần 100 tỷ euro (114 tỷ USD) hàng hóa sang Trung Quốc vào năm 2019, trở thành thị trường lớn xuất khẩu lớn thứ hai của nước này sau Mỹ. Ngoài ra, việc ngăn cản tham vọng của Huawei còn mang lại một hậu quả khác. Dù việc Anh cấm Huawei là một chiến thắng lớn cho chính quyền ông Trump, nhưng động thái này lại giáng một đòn nặng nề vào việc triển khai công nghệ 5G của chính nước Anh. Các quan chức đã cảnh báo về việc ra mắt mạng 5G có thể bị trì hoãn tới 3 năm và tốn hàng tỷ USD để thay đổi thiết bị của Huawei. Theo Lee – nhà phân tích của Jefferies, điều tương tự cũng diễn ra nếu các quốc gia khác đưa ra quyết định tương tự và khiến các nhà mạng miễn cưỡng nâng cấp hệ thống. Ông nói: "Quyết định cấm Huawei của Anh sẽ chỉ tạo thêm rất ít động lực cho các công ty viễn thông trong việc nhanh chóng phát triển mạng 5G." Lee cho biết thêm, việc lựa chọn thiết bị từ các nhà cung cấp như Huawei, Nokia, Ericsson và những hãng khác là một trong những quyết định kinh doanh lớn nhất của bất kỳ nhà khai thác di động nào. Ông nhận định: "Khi họ phải thay đổi nhà cung cấp đã lựa chọn từ trước và cũng là để loại bỏ các thiết bị đã sử dụng mà không gặp vấn đề gì trong 5 năm qua, đó sẽ là sự gián đoạn lớn đối với kế hoạch kinh doanh của họ."    
......

Làm sao ứng xử với Tổng Biên tập quyết GIỮ GHẾ?

Lê Thiếu Nhơn| Sau khi Thời báo Kinh tế Việt Nam tuyên bố kết thúc hoạt động, lập tức xuất hiện đơn kêu cứu của 200 cán bộ, nhân viên công tác tại đơn vị này. Một lời kêu cứu khẩn thiết và nhức nhối, nhưng chắc chắn không có kết quả gì. Vì sao? Nguyên nhân công khai: Cơ quan chủ quản là Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam dựa theo quyết định thu hồi giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Thông tin Truyền thông đối với Thời báo Kinh tế Việt Nam ban hành ngày 26/6/2020, và cam kết giải quyết mọi chế độ theo Luật Lao động. Nguyên nhân khó nói: Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam muốn chấm dứt vương triều Đào Nguyên Cát. Bởi lẽ không dễ ép ông Đào Nguyên Cát bàn giao chức Tổng Biên tập. Ông Đào Nguyên Cát không chỉ cậy có công với cách mạng, mà còn cậy có công gầy dựng Thời báo Kinh tế Việt Nam. Khởi sự của Thời báo Kinh tế Việt Nam, ông Đào Nguyên Cát đã trưng dụng nhà mình và trưng dụng cả vợ con cùng làm, nhưng vẫn thua lỗ. Cú nhấn ga ngoạn mục nhất của Thời báo Kinh tế Việt Nam, chính là việc ông Đào Nguyên Cát đã đi xin được chữ ký của 13 vị Ủy viên Bộ Chính trị lúc ấy, để đồng ý cho hợp tác với Tập đoàn xuất bản Ringier AG (Thụy Sỹ) . Chính nhờ sự tài trợ từ phía Ringier AG mà Thời báo Kinh tế Việt Nam mới có nguồn tài chính hùng hậu để phát triển. Công to như vậy, nên ông Đào Nguyên Cát nghiễm nhiên xem mình là ông chủ của Thời báo Kinh tế Việt Nam. Thậm chí, ông Đào Nguyên Cát hồn nhiên bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập bằng cách vỗ vai cấp trên: "Các cậu không chuẩn y, thì tớ tự chuẩn y". Ông Đào Nguyên Cát tuổi cao, huyết áp thất thường, nhớ quên lẫn lộn. Ông Đào Nguyên Cát có thể quên tên cả Phó Tổng Biên tập trực tiếp phụ tá cho mình, mà chỉ nhớ mình được phép sở hữu Thời báo Kinh tế Việt Nam. Tâm lý ấy của ông Đào Nguyên Cát rất đáng thông cảm. Vì quyền lực và lợi ích có sức cám dỗ người ta ghê lắm. Có những Tổng Biên tập ít tuổi hơn ông Đào Nguyên Cát, vẫn có cách ứng xử giữ ghế rất khó tin. Khi ông Hữu Ước bàn giao chức Tổng Biên tập báo Công An Nhân Dân cho ông Phạm Văn Miên, vẫn kiên quyết không nhường lại phòng làm việc. Chẳng đặng đừng, ông Phạm Văn Miên đành ngồi chỗ cũ, và thay cái biển "Phó Tổng Biên tập" trước cửa phòng làm việc, thành cái biển "Tổng Biên tập". Tuy nhiên, trường hợp giữ ghế Tổng Biên tập đáng kinh ngạc nhất, phải kể đến ông Anh Đức ở tạp chí Kiến Thức Ngày Nay. Ấn phẩm Kiến Thức Ngày Nay vốn là phụ bản của tạp chí Văn, trực thuộc Hội Nhà văn TPHCM. Ông Anh Đức làm Tổng Biên tập tạp chí Văn, thì dĩ nhiên cũng làm Tổng Biên tập Kiến Thức Ngày Nay. Bạn đọc và đồng nghiệp đều biết, Kiến Thức Ngày Nay chủ yếu do ông Hàn Tấn Quang cầm trịch, bỏ cả vốn liếng lẫn công sức để thực hiện. Cho nên, sự tham gia của ông Anh Đức vào Kiến Thức Ngày Nay chỉ là cái danh hờ. Tạp chí Văn đình bản, oái oăm thay, Kiến Thức Ngày Nay vẫn tồn tại, chỉ chuyển cơ quan chủ quản về Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM. Và ông Anh Đức vẫn đứng tên Tổng Biên tập Kiến Thức Ngày Nay. Năm 2004, ông Anh Đức bị đột quỵ, có lúc hôn mê sâu hơn 20 ngày. Suốt một thời gian dài, ông Anh Đức gần như nằm một chỗ, lúc tỉnh táo lúc mơ màng. Đồng nghiệp ở Hội Nhà văn TPHCM vào thăm, ông Anh Đức cầm tay ông Lê Văn Thảo và thều thào: "Anh Lành...". Thì ra, ông Anh Đức nhìn ông Lê Văn Thảo mà ngỡ là ông Tố Hữu. Không nỡ oán giận đàn anh trong văn giới, ông Lê Văn Thảo phải đóng vai "anh Lành" suốt nửa tiếng đồng hồ. Khi ra đến cửa, ông Lê Văn Thảo bảo: "Chắc ông Tố Hữu về gọi ổng đi!". Vậy mà, ông Anh Đức vẫn làm Tổng Biên tập Kiến Thức Ngày Nay như thường. Lãnh đạo TPHCM đến tận gường bệnh, chân thành bày tỏ với ông Anh Đức: "Mọi chi phí điều trị của anh, chính quyền thành phố sẽ lo hết. Anh bàn giao công việc mà yên tâm tịnh dưỡng". Bất ngờ, ông Anh Đức trả lời rất mạch lạc: "Tôi mà buông tay là các thế lực thù địch sẽ diễn biến hòa bình". Cứ thế, ông Anh Đức làm Tổng Biên tập Kiến Thức Ngày Nay thêm mấy năm nữa, mới chuyển vị trí đó sang bà Kim Ửng. Năm 2014, ông Anh Đức qua đời ở tuổi 79. Và tờ Kiến Thức Ngày Nay cũng chỉ tồn tại cầm chừng, nhờ vào tinh thần "tử vì đạo" của ông Hàn Tấn Quang. Nếu tờ Kiến Thức Ngày Nay vẫn ăn nên làm ra như giai đoạn thập niên 90 của thế kỷ trước, có khi ông Anh Đức đã tìm cách đưa cái ghế Tổng biên tập cho con trai mình là Bùi Đức Huy. Tương tự bây giờ ông Phạm Huy Hoàn sắp xếp con trai Phạm Tuấn Anh thay mình làm Tổng Biên tập báo điện tử Dân Trí. Trong bối cảnh "muốn mua thịt heo giá rẻ, cứ lên ti vi mà mua", thì liêm sỉ đã là thứ xa xỉ đối với nhiều người làm báo. Báo giới cũng đầy tiêu cực, thì chống tiêu cực bằng... mắt! Lê Thiếu Nhơn    
......

Vì sao Hoa Kỳ chọn thế “đối đầu” với Trung Cộng ở Biển Đông vào lúc này

Ngoại Trưởng Hoa Lỳ Michael Pompeo. Ảnh: CNN Trung Điền – Việt Tân Vào năm 1995, dưới thời Tổng Thống Bill Clinton, Hoa Kỳ lần đầu tiên công bố về Biển Đông là: “Không có quan điểm về các nội dung pháp lý của các yêu sách chủ quyền trên các đảo, đá, san hô và bãi khác nhau trong Biển Đông, kêu gọi các bên giải quyết theo nguyên tắc hòa bình trong các tranh chấp.” Năm 2010, khi Tổng Thống Obama đưa ra chính sách “xoay trục về Á Châu,” quan điểm của Hoa Kỳ về Biển Đông được nâng cấp thành: “kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao tập thể, và khẳng định rằng Mỹ cùng các nước hưởng lợi từ tự do hàng hải trên Biển Đông.” Năm 2012 khi xảy ra vụ Trung Cộng chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines, tuy Hoa Kỳ vào lúc đó vẫn giữ thái độ trung lập, nhưng bắt đầu lên tiếng mạnh hơn trong việc yêu cầu các bên làm rõ những yêu sách trên Biển Đông theo luật quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Năm 2016, Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Obama đã lên án mạnh mẽ việc  Trung Cộng cải tạo và quân sự hóa các bãi đá ngầm thành những đảo nhân tạo chiếm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa, đồng thời lên tiếng ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc về Biển Đông qua vụ kiện của chính phủ Philippines đối với yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc là phi pháp. Năm 2019, dưới thời Tổng Thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã một mặt tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông và tuyên bố Biển Đông không là “ao nhà” của Trung Quốc, mặt khác cho rằng các yêu sách của Trung Quốc là không phù hợp với UNCLOS 1982, và các nước có quyền làm những gì được luật quốc tế cho phép. Năm 2020, với tuyên bố của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Michael  Pompeo công bố vào ngày 13 tháng Bảy vừa qua cho thấy là trên nguyên tắc Hoa Kỳ không thay đổi lập trường về Biển Đông; nhưng từ vị trí trung lập cách nay 20 năm, Hoa Kỳ đã chuyển sang thế đối đầu khi xác định: “các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết Biển Đông, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát các nguồn tài nguyên đó, là hoàn toàn bất hợp pháp… Hoa Kỳ đứng bên cạnh các đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền của họ đối với các tài nguyên ngoài khơi theo các quyền và nghĩa vụ của họ căn cứ theo luật quốc tế.” Nói cách khác, Hoa Kỳ không muốn dính đến các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ các đảo, bãi đá ngầm vì đó là chuyện giữa các nước đang tranh chấp phải thương thảo hay nhờ bên tòa án quốc tế giải quyết. Nhưng nếu vượt qua 12 hải lý từ các đảo mà đưa ra yêu sách đòi chủ quyền trên biển, thì Hoa Kỳ không chấp nhận, và cho đó là vi phạm luật pháp quốc tế. Vì vậy, Hoa Kỳ đã đưa ra hai quyết sách quan trọng: 1/ Bác bỏ hoàn toàn yêu sách biển của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough (Philippines), Bãi Tư Chính (Việt Nam), tại bãi cạn Luconia (Malaysia), đảo Natuna (Indonesia), bãi James (nằm cực Nam Biển Đông). 2/ Khẳng định bất kỳ hành động nào của Trung Quốc quấy rối hoạt động đánh bắt cá hay phát triển dầu khí của các nước ở những vùng biển này – hoặc đơn phương thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên đó, đều là phi pháp. Có ba lý do, Hoa Kỳ đã chọn thế đối đầu với Trung Quốc qua tuyên bố của Ngoại Trưởng Pompeo vào ngày 13 tháng Bảy, 2020. Thứ nhất, Hoa Kỳ muốn chứng tỏ sự đồng hành với khối ASEAN, nhất là với Philippines bằng một số hành động cụ thể, để buộc Trung Quốc phải tôn trọng và thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc về UNCLOS vào ngày 12 tháng Bảy, 2016. Mục tiêu sâu xa của Hoa Kỳ là để tranh thủ Tổng Thống Dueterte của Philippines không ngả theo những dụ dỗ của Trung Quốc. Hoa Kỳ nhìn thấy rõ là để bảo vệ sự tự do hàng hải trên Biển Đông trước sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh trên vùng biển này, thì chỉ có Philippines là quốc gia sẵn sàng đứng cùng với Hoa Kỳ chiến đấu, trong khi các quốc gia như  Malaysia, Indonesia, CSVN vẫn còn giữ khoảng cách vì sự e ngại trả đũa từ Trung Quốc. Thứ hai, Hoa Kỳ thấy rõ hướng đi của Bắc Kinh trong thời gian tới là áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, đã được Trung Quốc xây dựng từ năm 2010, cùng thời điểm Bắc Kinh tuyên bố đơn phương lập ADIZ trên biển Hoa Đông. Nếu để cho Bắc Kinh thiết lập ADIZ thì rõ ràng là Trung Quốc sẽ không chỉ khống chế biển, lòng biển và cả bầu trời Biển Đông, khiến mọi máy bay khi bay qua khu vực Biển Đông đều phải xin phép. Do đó, Hoa Kỳ phải hành động trước bằng cách tuyên bố các yêu sách biển của Trung Quốc là phi pháp để ít ra làm trì hoãn kế hoạch thiết lập ADIZ của Bắc Kinh hiện nay. Thứ ba, Hoa Kỳ đã đưa ba hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan và USS Nimitz tuần tra cùng lúc ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương từ giữa tháng Sáu, trong đó hai hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan đã có những cuộc tập trận tại vùng biển quanh khu vực Trường Sa. Điều này cho thấy là Hoa Kỳ không thể tiếp tục làm ngơ, mà phải sẵn sàng giúp các nước khác chống lại hành vi bắt nạt của Trung Quốc khi đưa tàu của ngư dân mình ra đánh cá hay thực hiện các cuộc thăm dò dầu khí. Sự kiện hai công ty Repsol của Tây Ban Nha và công ty Rosneft của Nga phải ngưng các dự án thăm dò dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam vì áp lực của Trung Quốc trong thời gian gần đây, khiến cho Hoa Kỳ không thể im lặng. Những quan điểm của Hoa Kỳ về Biển Đông nói trên, đã được lưỡng đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ra tuyên bố ủng hộ vì thế mà nó sẽ trở thành chính sách của Mỹ, qua đó Quốc Hội Hoa Kỳ có thể coi các hoạt động gây hấn quân sự, hoặc bắt nạt các nước ASEAN của Trung Quốc đều là phi pháp, để từ đó thiết lập những dự luật trừng phạt nhắm vào các công ty, quan chức Trung Quốc đã có những hành động phi pháp trên Biển Đông. Một cách cụ thể, theo ông David Stilwell, Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ thì Quốc Hội sẽ có những biện pháp trừng phạt những công ty quốc doanh của Trung Quốc như Tập đoàn Xây Dựng và Thông Tin của Trung Quốc (CCCC) đã dẫn đầu trong việc phá san hô, cải tạo đá, xây dựng các căn cứ quân sự trên những đảo, bãi đá chìm; hay Tập đoàn Dầu Khí Ngoài Khơi Trung Quốc (CNOOC) đã đưa những giàn khoan thăm dò dầu khí một cách bất hợp pháp trong thềm lục địa của một số nước ASEAN. Tuyên bố của Hoa Kỳ, tuy giữ trung lập về vấn đề chủ quyền, nhưng không chấp nhận hành động bắt nạt, cướp đoạt tài nguyên ngoài khơi Biển Đông một cách thô bạo, coi thường luật pháp quốc tế bằng hành vi “cường quyền là công lý” của Trung Quốc. Tuyên bố này đã tạo một cơ sở cho các quốc gia trong ASEAN, mà cụ thể là Việt Nam, Philippines, Mã Lai tiếp tục đấu tranh bác bỏ toàn bộ các quy định phi lý của Trung Quốc trong việc cấm đánh bắt cá và chiến dịch Blue Code của Bắc Kinh trong việc cấm tất cả các hoạt động thăm dò đáy Biển Đông. Tuyên bố này, đặc biệt còn mở ra một cơ hội rất tốt để nhà cầm quyền CSVN nộp đơn lên Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển 1982. Nói tóm lại, tuyên bố của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ hôm 13 tháng Bảy đã đẩy cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày một trở nên gay gắt, nhưng ngược lại đây là cơ hội mà Việt Nam thể hiện tính độc lập, toàn vẹn chủ quyền để nộp hồ sơ pháp lý lên Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển, nhằm dùng chính luật pháp quốc tế bảo vệ sinh mệnh của bà con ngư dân và bảo vệ tài nguyên hải sản, dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam đã được quốc tế công nhận. Trung Điền  
......

Phải dứt khoát là hãy để cho chúng chết đi

Phạm Minh Vũ| “Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines điều "siêu máy bay" Airbus A350 đón các cầu thủ U22 Việt Nam về nước sau chiến thắng trước U22 Indonesia trong trận chung kết SEA Games 30 để giành tấm huy chương vàng’’ tháng 12/2019, là mở đầu các bài viết liên quan việc hãng hàng không này giành giật để đưa các cầu thủ VN về nước, vì các cầu thủ mang vinh quang. Vậy là các tờ báo ca ngợi hãng hàng không này lên tận mây xanh, nào là cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh ấm úng và đẳng cấp của VNA, nào là tự hào khi VNA nhận lãnh trách nhiệm lớn lao… rồi các hãng máy bay đua nhau tặng bay miễn phí cho các cầu thủ, cho người thân các cầu thu 3 năm, hãng này 5 năm, lo luôn ăn chơi du lịch cho các cầu thủ… Một giải bóng ao nhà mang tính chất giải trí, không những truyền thông nhà nước xem nó như là một kỳ tích vĩ đại nhất vũ trụ, công lao các cầu thủ được đảng ca ngợi sau công lao của bác hồ mà thôi. Thì các hãng hàng không cũng đua nhau ca ngợi và nâng tầm một cách thái quá giải bóng đá để đánh bóng tên tuổi cho hãng mình. Chỉ sau đó khoảng 3 tháng, đại dịch Vũ Hán gây đảo lộn cuộc sống cả thế giới, người Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng ấy. Vậy mà khắp nơi trên thế giới công dân VN kêu cứu do mắc kẹt vì ảnh hưởng dịch bệnh nhưng các hãng bay hầu như không ai để ý, không ai đoái hoài tới công dân VN. Họ ra đi vì du học, vì lao động mang tri thức mang ngoại tệ về xây dựng đất nước, vậy mà sự quan tâm của các hãng hàng không đến họ là số 0. Gía như VNA mà quan tâm đến công dân VN đang mắc kẹt như quan tâm chào đón các tuyển thủ VN thắng trận bóng đá thì hay biết mấy. Vì nói cho cùng, hào quang bóng đá nó chỉ là giải trí, chẳng mang VN giàu hơn, chẳng giúp xây dựng đất nước có lượng tri thức để phát triển, hào quang giả tạo đó bị sử dụng thái quá. Nhưng những gì cống hiến cho VN thật lại phớt lờ. Xin nhắc lại, hiện tại ở Nhật, Singapore, hay các nước Trung Á nhiều công dân đang bị kẹt và cầu cứu nhưng chính phủ VN phớt lờ. Vậy mà, mới đây, tại cuộc hội thảo về ngành hàng không tại Phú Quốc (Kiên Giang), Kế toán trưởng Vietnam Airlines (VNA) Trần Thanh Hiền đã trình bày về tương lai không mấy sáng sủa của hãng hàng không lớn nhất Việt Nam, nếu không được Chính phủ hỗ trợ số vốn 12.000 tỷ đồng. Theo ông Hiền, dự báo trong năm 2020, VNA sẽ thâm hụt dòng tiền khoảng 16.000 tỷ đồng. Công ty đã tự xoay sở một phần, hiện còn thiếu 12.000 tỷ đồng rất cần được Chính phủ hỗ trợ. Thật hài hước, các chuyên gia trong tổ tư vấn như Thằng Kiên mặc váy, não không một chữ mà vẫn nằm trong tổ tư vấn Chính phủ kêu ‘’mau nôn tiền ra đi, cho tiền VNA đi, chi lẹ đi cho rồi’’. VNA là hãng bay có vốn nhà nước sở hữu hơn 80%, được hưởng quá nhiều đặc quyền đặc lợi, hàng năm lãi 3 ngàn tỷ, tiền nộp ngân sách thì chẳng có bao nhiêu, có lãi thì chúng nó chia với nhau, giờ đùng cái xin 12 ngàn tỷ cho cái hãng ăn hại không giúp được gì cho dân, vậy thì nói như Alan Phan "Phải dứt khoát là hãy để chúng chết đi”. Nên thế! Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn vì đại dịch, nhiều công ty phá sản, có công ty cầm chừng và hàng triệu công nhân bấp bênh vì vô định. Một trong các lý do đó là doanh nghiệp thiếu vốn để xoay. 12 ngàn tỷ mà VNA xin hỗ trợ thì nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang tạo ra hàng trăm hàng ngàn công ăn việc làm cho Nhân dân có ích hơn giữ cái của nợ đó. Phải dứt khoát là….cho chúng chết đi!  
......

Nắng mưa là bởi do Trời, lũ lụt là bởi “nhân tài” đảng ta

Tân Phong - Web Việt Tân Đây không phải là hình ảnh mưa lũ ở Nghi Xương, Hồ Bắc hay Vũ Hán… những thành phố lớn của Trung Quốc ở vùng hạ lưu sông Dương Tử đang phải chịu đựng những cơn mưa chưa từng xảy ra trong 100 năm qua, với mức vũ lượng có thể vượt mức 200 mm/24h. Đây là hình ảnh của thành phố Đà Lạt, Việt Nam chỉ sau một cơn mưa có vũ lượng khoảng 23mm/24h. Nó cũng rất giống với thảm trạng cứ mưa là lụt, cứ triều cường là ngập ở TP.HCM hiện nay. Chỉ có một điều vô cùng mỉa mai là “thành phố ngàn hoa” Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, còn TP.HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi phần lớn khu vực Nam và Đông Nam thành phố chỉ cao hơn so với mực nước biển 1 mét. Hình 1: Hàng trên: Hình ảnh đường phố ở Đà Lạt sau cơn mưa vào chiều 13/7/2020; hàng dưới: Khu vực hạ lưu của con suối nhỏ Cam Ly, hướng Tây Bắc trung tâm Đà Lạt, vào ngày 8 tháng Tám, 2019 cũng sau một cơn mưa. Ảnh: Tác giả cung cấp Hai tấm hình phía trên (hình 1) là hình ảnh đường phố ở Đà Lạt sau cơn mưa vào chiều ngày 13 tháng  Bảy, 2020, những cơn mưa đầu mùa đã biến đường phố trở thành những dòng sông nhanh chóng. Còn hai tấm hình phía dưới là khu vực hạ lưu của con suối nhỏ Cam Ly vào ngày 8 tháng Tám, 2019 và một khu vực nhà màng trồng hoa ở Đà Lạt. Tất cả đều chìm trong biển nước. Thành phố này chỉ sau 30 năm “phát triển” đã trở thành một thảm họa về qui hoạch kiến trúc đô thị không thể sửa chữa và sẽ nhanh chóng trở thành một thảm họa môi sinh. Hãy nhìn bức ảnh nhìn từ trên cao, toàn cảnh của thành phố này (hình 2) và núi rác Cam Ly (hình 3) đã đổ sụp xuống sau những cơn mưa gần đây. Hình 2: Thành phố Đà Lạt, nhìn từ trên cao. Ảnh: Tuổi Trẻ Hình 3: Núi rác Cam Ly đã đổ sụp xuống sau những cơn mưa gần đây. Ảnh: Tuổi Trẻ Đây là hệ quả của một quá trình tàn phá thiên nhiên không thương tiếc, phát triển đô thị tùy tiện, bất chấp mọi nguyên tắc cơ bản của qui hoạch đô thị cũng như các yếu tố tự nhiên của vùng cao nguyên. Nhìn bức không ảnh của thành phố Đà Lạt sẽ khó có thể tin rằng đó là “thành phố ngàn thông,” “thành phố buồn” trong ký ức của những người yêu mảnh đất này. Vùng đất cao nguyên đẹp đến mê hoặc lòng người đã đi vào thi ca, văn học đang nhanh chóng trở thành hoài niệm. Bức không ảnh cho chúng ta nghĩ về những khu dân cư, khu đô thị vùng ven của TP.HCM hay Hà Nội, hầu như không còn màu xanh của cây cối, chỉ thấy những mái nhà bé xíu ken đặc mà nhìn từ trên cao nó cũng không khác gì một nghĩa trang với những huyệt mộ chen chúc. Cùng với việc bùng nổ của ngành du lịch khoảng 20 năm trở lại đây, giá đất Đà Lạt đã được “thổi” lên tới …Giời và người ta tận dụng từng mét vuông đất để xây cất khách sạn nhà hàng. Những khung cảnh thiên nhiên, danh thắng, di tích, núi rừng, sông hồ bị xâm phạm, bị san lấp, bóp nghẹt không gian, bị biến dạng tới không thể nhận ra. Người ta hoàn toàn không thấy bất cứ một vai trò nào của nhà nước trong công tác quản lý qui hoạch ở đây. Tất cả đều tính theo m² và độ dầy của những cái phong bì đút vào túi giới chức. Đà Lạt, Sapa hay Phú Quốc đã và đang bị giết chết như vậy. Tờ Tuổi Trẻ năm 2019 đã phỏng vấn tiến sĩ ngành môi trường Lâm Ngọc Tuấn (Đại Học Đà Lạt) để tìm hiểu nguyên nhân lũ lụt ở Đà Lạt. Ông Tuấn cho biết lũ ở Đà Lạt và vùng lân cận có tần suất ngày càng dày hơn trong 7 năm gần đây có nguyên nhân rất lớn từ việc gia tăng ồ ạt diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà kính, nhất là vùng nông nghiệp dọc hai bên suối Cam Ly – con suối xương sống có vai trò dẫn nước và thoát nước cho khu vực Đà Lạt. Diện tích nhà kính, nhà màng này tăng gấp 5 lần trong vòng 5 năm qua và lên tới diện tích 10.000 ha. Nhà kính, nhà màng nylon không có khả năng thấm nước như đất và tất cả nước mưa đổ dồn xuống các vùng thấp hơn. Kết cấu vùng đồi núi bị phá vỡ, dòng chảy, cách thẩm thấu nước đều bị thay đổi theo hướng tiêu cực và hậu quả xảy những nơi cách đó hàng chục, hàng trăm cây số. Diện tích nhà lưới, nhà kính chủ yếu nằm ở những vùng nông nghiệp lớn dọc suối Cam Ly như Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh… Đây là diện tích thống kê được, chưa kể những diện tích nằm “ngoài sổ” như lấn chiếm rừng. Quan sát trận lũ vừa qua có thể thấy những nơi có lũ nặng nhất ở Lâm Đồng là những nơi bạt phá rừng núi để làm nhà kính trồng rau hoa. Chúng ta cần lưu ý việc phá rừng trồng rau chưa tác hại bằng phá rừng để làm những khu nhà kính. Nhưng điều tệ hại là theo định hướng của tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020 diện tích canh tác rau khoảng 20.000 ha, trong đó 75% diện tích ứng dụng công nghệ cao; diện tích canh tác hoa khoảng 2.800ha, trong đó 90% diện tích ứng dụng công nghệ cao. Điều đó có nghĩa là chỉ 1 năm nữa thôi, nhà kính và nhà lưới sẽ phát triển nhiều hơn nữa theo một quy hoạch chung. Tất nhiên, theo ý kiến của Tiến Sĩ Lâm Ngọc Tuấn thì ông mới chỉ phân tích trên một khía cạnh tiêu cực mà việc phát triển nhà kính, nhà màng bừa bãi và quá nhanh ở Đà Lạt được sự “ủng hộ và tiếp sức” bởi “qui hoạch” của giới chức địa phương. Còn những vấn nạn trong việc đô thị hóa, bê tông hóa Đà Lạt nhanh chóng để phát triển kinh tế trên một hạ tầng (đường xá, cấp thoát nước, qui hoạch tổng thể) yếu kém thì ông Tuấn không đề cập tới. Điều đó cũng dễ hiểu đối với một thày giáo đang công tác trong trường Đại Học Đà Lạt. Chúng ta, hãy cùng nhìn lại một Đà Lạt của 100 năm trước như thế nào. “Mảnh địa đàng nơi cõi thế” này được khám phá và đặt nền tảng quan trọng xây dựng nên bởi hai quí ông đáng kính đó là nhà khoa học Alexandre Yersin và Toàn Quyền Đông Dương Paul Doumer. Một trăm năm trước nơi đây được coi là một “tiểu Paris” với những khu nghỉ dưỡng, biệt thự, trường học, nhà thờ, bệnh viện, viện nghiên cứu, nhà ga với những kiến trúc tuyệt đẹp và độc đáo. Những kiến trúc diễm lệ này đã góp phần làm nên cái hồn cốt của một Đà Lạt “ngàn hoa.”   Đây là hệ quả của một quá trình tàn phá thiên nhiên không thương tiếc, phát triển đô thị tùy tiện, bất chấp mọi nguyên tắc cơ bản của qui hoạch đô thị cũng như các yếu tố tự nhiên của vùng cao nguyên. Nhìn bức không ảnh của thành phố Đà Lạt sẽ khó có thể tin rằng đó là “thành phố ngàn thông,” “thành phố buồn” trong ký ức của những người yêu mảnh đất này. Vùng đất cao nguyên đẹp đến mê hoặc lòng người đã đi vào thi ca, văn học đang nhanh chóng trở thành hoài niệm. Bức không ảnh cho chúng ta nghĩ về những khu dân cư, khu đô thị vùng ven của TP.HCM hay Hà Nội, hầu như không còn màu xanh của cây cối, chỉ thấy những mái nhà bé xíu ken đặc mà nhìn từ trên cao nó cũng không khác gì một nghĩa trang với những huyệt mộ chen chúc. Cùng với việc bùng nổ của ngành du lịch khoảng 20 năm trở lại đây, giá đất Đà Lạt đã được “thổi” lên tới …Giời và người ta tận dụng từng mét vuông đất để xây cất khách sạn nhà hàng. Những khung cảnh thiên nhiên, danh thắng, di tích, núi rừng, sông hồ bị xâm phạm, bị san lấp, bóp nghẹt không gian, bị biến dạng tới không thể nhận ra. Người ta hoàn toàn không thấy bất cứ một vai trò nào của nhà nước trong công tác quản lý qui hoạch ở đây. Tất cả đều tính theo m² và độ dầy của những cái phong bì đút vào túi giới chức. Đà Lạt, Sapa hay Phú Quốc đã và đang bị giết chết như vậy. Tờ Tuổi Trẻ năm 2019 đã phỏng vấn tiến sĩ ngành môi trường Lâm Ngọc Tuấn (Đại Học Đà Lạt) để tìm hiểu nguyên nhân lũ lụt ở Đà Lạt. Ông Tuấn cho biết lũ ở Đà Lạt và vùng lân cận có tần suất ngày càng dày hơn trong 7 năm gần đây có nguyên nhân rất lớn từ việc gia tăng ồ ạt diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà kính, nhất là vùng nông nghiệp dọc hai bên suối Cam Ly – con suối xương sống có vai trò dẫn nước và thoát nước cho khu vực Đà Lạt. Diện tích nhà kính, nhà màng này tăng gấp 5 lần trong vòng 5 năm qua và lên tới diện tích 10.000 ha. Nhà kính, nhà màng nylon không có khả năng thấm nước như đất và tất cả nước mưa đổ dồn xuống các vùng thấp hơn. Kết cấu vùng đồi núi bị phá vỡ, dòng chảy, cách thẩm thấu nước đều bị thay đổi theo hướng tiêu cực và hậu quả xảy những nơi cách đó hàng chục, hàng trăm cây số. Diện tích nhà lưới, nhà kính chủ yếu nằm ở những vùng nông nghiệp lớn dọc suối Cam Ly như Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh… Đây là diện tích thống kê được, chưa kể những diện tích nằm “ngoài sổ” như lấn chiếm rừng. Quan sát trận lũ vừa qua có thể thấy những nơi có lũ nặng nhất ở Lâm Đồng là những nơi bạt phá rừng núi để làm nhà kính trồng rau hoa. Chúng ta cần lưu ý việc phá rừng trồng rau chưa tác hại bằng phá rừng để làm những khu nhà kính. Nhưng điều tệ hại là theo định hướng của tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020 diện tích canh tác rau khoảng 20.000 ha, trong đó 75% diện tích ứng dụng công nghệ cao; diện tích canh tác hoa khoảng 2.800ha, trong đó 90% diện tích ứng dụng công nghệ cao. Điều đó có nghĩa là chỉ 1 năm nữa thôi, nhà kính và nhà lưới sẽ phát triển nhiều hơn nữa theo một quy hoạch chung. Tất nhiên, theo ý kiến của Tiến Sĩ Lâm Ngọc Tuấn thì ông mới chỉ phân tích trên một khía cạnh tiêu cực mà việc phát triển nhà kính, nhà màng bừa bãi và quá nhanh ở Đà Lạt được sự “ủng hộ và tiếp sức” bởi “qui hoạch” của giới chức địa phương. Còn những vấn nạn trong việc đô thị hóa, bê tông hóa Đà Lạt nhanh chóng để phát triển kinh tế trên một hạ tầng (đường xá, cấp thoát nước, qui hoạch tổng thể) yếu kém thì ông Tuấn không đề cập tới. Điều đó cũng dễ hiểu đối với một thày giáo đang công tác trong trường Đại Học Đà Lạt. Chúng ta, hãy cùng nhìn lại một Đà Lạt của 100 năm trước như thế nào. “Mảnh địa đàng nơi cõi thế” này được khám phá và đặt nền tảng quan trọng xây dựng nên bởi hai quí ông đáng kính đó là nhà khoa học Alexandre Yersin và Toàn Quyền Đông Dương Paul Doumer. Một trăm năm trước nơi đây được coi là một “tiểu Paris” với những khu nghỉ dưỡng, biệt thự, trường học, nhà thờ, bệnh viện, viện nghiên cứu, nhà ga với những kiến trúc tuyệt đẹp và độc đáo. Những kiến trúc diễm lệ này đã góp phần làm nên cái hồn cốt của một Đà Lạt “ngàn hoa.” Hình 4. Đà Lạt xưa. Ảnh: Tác giả cung cấp Hình 5: Đà Lạt xưa. Ảnh: Tác giả cung cấp Giờ đây khung ảnh này giờ đây đã hoàn toàn bị biến mất, bị biến dạng tới không thể nhận ra. Đừng bao giờ đổ lỗi cho “biến đổi khí hậu” hay “bùng nổ dân số,” tất cả căn nguyên của thảm trạng hôm nay cũng chỉ từ lòng tham và sự ngu dốt của con người mà thôi. Khốn thay, cả hai thứ này đều quá mức thừa thãi ở những thiên tài AQ của đảng CSVN. Tân Phong https://viettan.org/nang-mua-la-boi-do-troi-lu-lut-la-boi-nhan-tai-dang-ta/  
......

Bệnh nổ dễ lây ở Việt Nam

Ảnh: Vương Đình Huệ (trái) - Nguyễn Xuân Phúc Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân| “Nổ” là một bệnh gần như bất trị trong đầu những nhân vật thuộc giai cấp cầm quyền ở Việt Nam. Người ta còn nhớ hôm 27 tháng Sáu, trong khi tham dự Hội nghị “Hà Nội 2020 – Hợp tác đầu tư và phát triển,” Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đăng đàn nổ rằng: “Hà Nội phải cán đích nền kinh tế thu nhập cao trước thời điểm năm 2045 của cả nước từ 10 đến 15 năm.” Năm 2045 chính là năm mà đảng  CSVN sẽ kỷ niệm 100 năm cướp chính quyền để thành lập cái gọi là nhà nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” ở miền Bắc và khi đó theo ước mơ của lãnh đạo CSVN hiện nay là Việt Nam trở thành một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng, gia nhập nhóm nước có thu thập cao. Nói một cách cụ thể hơn, ông Phúc nổ rằng đến năm 2045, khi Việt Nam bước vào vị thế một đất nước phát triển, hiện đại thì thành phố Hà Nội phải vươn lên là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Đông Nam Á. Nghe qua phát biểu này ai cũng lắc đầu. Không phải là coi thường năng lực vươn lên của người Việt Nam nói chung mà là không tin vào cái “Tâm” và “Tầm” của thành phần lãnh đạo Bộ Chính Trị và trung ương đảng CSVN hiện nay. Điều dễ hiểu nhất là liệu 20 năm tới (2020-2040), thành phố Hà Nội có qua mặt được TP.HCM về kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật  hay không mà đòi trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Đông Nam Á, tức qua mặt cả Singapore, Bangkok, Jakarta. Đó là một câu chuyện đùa dai, nổ cho sướng miệng vốn là cung cách “lãnh đạo” của ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc! Nếu so sánh sự phát triển và xây dựng của thành phố Hà Nội hiện nay, không ai có thể phủ nhận rằng TP.HCM là đầu tàu về kinh tế, tài chính và cả khoa học, công nghệ của Việt Nam. Đây là một thành phố đã bước vào kinh tế thị trường từ trước năm 1975 được nuôi dưỡng bởi tư duy sáng tạo, sự năng nổ của doanh nhân chân chính, mặc dù bị triệt hạ thê thảm bởi những đợt đánh tư sản mại bản (1975-1985). Các con số thống kê cho thấy kinh tế của thành phố nầy hiện nay chiếm 20,5% GDP cả nước, giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 27,8% GDP, dự án đầu tư nước ngoài chiếm 37,9% và lợi tức bình quân đầu người là 3.900 USD. Mọi người đều biết, kinh tế xã hội chủ nghĩa không thể tạo ra những giá trị quan trọng ấy. Trong năm 2019, mức đóng góp vào GDP cả nước của thành phố này là 23% – 25% và đóng góp cho ngân sách nhà nước 28%, trong khi chỉ được phép giữ lại 5,2% GDP, một con số quá ít. Trong khi đó, TP Hà Nội là thủ đô nên nhận được nhiều ưu đãi từ trung ương và là nơi chiếm dự án đầu tư nhiều nhất. Thế mà nền kinh tế Hà Nội chỉ đạt được 18,3% GDP cả nước; giá trị sản lượng công nghiệp chỉ có 24,6% GDP, lợi tức bình quân đầu người khoảng 3.500 USD. Mới đây, vào ngày 14 tháng Bảy, Bí Thư Hà Nội Vương Đình Huệ họp với UBND thành phố và Bộ Khoa Học & Công Nghệ đã đưa ra chỉ tiêu là đến năm 2045, Hà Nội phải trở thành “trung tâm khoa học hàng đầu Đông Nam Á.” Ông Huệ cũng lạc quan nêu ra những con số đầy tiềm năng rằng đến năm 2045, Hà Nội có 124 trường đại học, 113 viện nghiên cứu, 14 phòng thí nghiệm cấp quốc gia. Phải nói là những con số mà ông Huệ đưa ra khá ấn tượng cho thấy là ước mơ của các quan chức ở thủ đô Hà Nội muốn xây dựng đất Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa, học thuật. Nhưng ở đây, ông Bí thư Vương Đình Huệ đi quá xa khả năng của một thành phố tụt hậu lâu năm dưới thời bao cấp, chỉ mới bắt đầu tập tễnh bước vào làm quen với kinh tế thị trường bằng con đường hoang dã. Vì nhìn vào thực tế, tuy có một số lượng trường đại học nhiều nhất cả nước, nhưng phẩm chất và chính sách giáo dục còn yếu kém nên Hà Nội không có một trường nào được xếp vào Top 500 của khu vực Á Châu, chứ đừng nói gì đến thế giới. Các công trình của 113 viện nghiên cứu Việt Nam đưa ra thế giới chẳng hạn, chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Thế mà ông Huệ dám đề ra chỉ tiêu trên mây, rằng năm 2045 tức 25 năm nữa, Hà Nội phải đứng đầu Đông Nam Á, tức là qua mặt một số đại học lừng danh tại Bangkok, Singapore hay Malaysia. Phải chăng ông Vương Đình Huệ sắp lên làm thủ tướng nên bắt đầu học thói “nổ” như người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, lấy đó làm vốn liếng chính trị? Những người quan tâm đến sự tiến bộ của đất nước đều có chung một nhận định: Thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, muốn trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá Đông Nam Á hay khu vực Á Châu cần thực hiện 3 điều căn bản sau đây. Thứ nhất, dẹp bỏ hết những rào cản, hủ tục lúc nào cũng sợ người dân giỏi hơn đảng, hơn cán bộ. Cụ thể là bãi bỏ thủ tục “xin – cho” đang giúp cho đám thư lại phong kiến mới lạm dụng quyền hành loại bỏ người tài. Ngày nào chế độ còn thủ tục này thì người có tài, có trí tuệ dù hết lòng yêu nước cũng không ai muốn đóng góp. Vì họ phải được những kẻ ngu dốt ngồi trên cho phép, cấp phép thì mới được làm, thử hỏi còn ai muốn tham gia. Thứ hai, phải mở cửa thực sự tức xoá bỏ “định hướng xã hội chủ nghĩa” để những nhân tài của đất nước, nhất là giới trẻ có thể nối kết với bên ngoài để đẩy mạnh nghiên cứu, học hỏi các lãnh vực khoa học kỹ thuật Tây phương mới nhất. Học hỏi khoa học kỹ thuật Tây phương triệt để với tinh thần sáng tạo là yếu tố cốt lõi để phát triển đất nước chứ không phải suốt đời chỉ làm người học trò dở của Trung Quốc. Muốn được như vậy, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải chấm dứt việc chỉ đạo các trường học và áp dụng chính sách xã hội hoá đúng nghĩa. Thứ ba và cũng là điều mang tính nền tảng, con người chỉ có thể phát triển trong môi trường tự do và tôn trọng sự khác biệt mới có thể góp phần đưa đất nước và xã hội tiến bộ. Điều đó cũng có nghĩa là muốn Việt Nam hoá rồng, hoá hổ trước hết đảng CSVN cần chấp nhận một bối cảnh đa nguyên. Nếu không, người dân cứ phải nghe những tràng pháo chuột như “Bến Tre có thể phát triển thành một thung lũng Silicon về ứng dụng công nghệ chuyển đổi số” của Bộ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng trong dịp làm việc với tỉnh Bến Tre ngày 17 tháng Bảy. Và người ta  sẽ thấy ngay quả thực bệnh nổ là một bệnh rất dễ lây ở Việt Nam. Phạm Nhật Bình  
......

Màu Da Của Một Người Không Thể Thay Đổi

Schwarze Kinder vertreiben sich die Zeit in Houston, Texas (2017). Der Junge im Vordergrund hat bei einem Unfall einen Fuß verloren. © Alex Webb/​Magnum Photos/​Agentur Focus Tác giả: Kerstin Kohlenberg (*) Người dịch: Phạm Hồng-Lam (**) Liên Bang Mỹ Châu được coi là cái nôi của nền Dân Chủ tân tiến. Ngày nay xem ra mô mẫu Bình Đẳng và Huynh Đệ này đã thất bại. Vì sao? Vào một buổi sáng tháng Hai năm 1832 anh thanh niên người Pháp giã từ Liên Bang Châu Mỹ (LBCM, gọi tắt nước Mỹ) sau mười tháng lai vãng. Một quốc gia làm anh ấn tượng đến nỗi, anh đã bỏ ra hai năm sau đó, để viết ra những gì mình đã mục kích về miền đất lạ lùng này. Người thanh niên này lớn lên trong một lâu đài ở Normandie, đã học Triết và Luật, có một đứa con với một nữ gia nhân và làm nghề thẩm phán điều tra tại Versailles. Điều làm anh thú vị nhất ở đó là sự chung sống giữa người với người. Anh lạ lùng về điểm này. Ở Mỹ chẳng có lâu đài, chẳng có công tước, bá tước hay tử tước. Chẳng có phân biệt giữa người được phép có đất và người không được phép sở hữu đất. Đa số người Mỹ làm việc cho chính họ; họ là ông chủ của mình. Có tự do bầu cử. Quan toà chỉ trách nhiệm với hiến pháp mà thôi. Mọi người Mỹ đều bình đẳng. Từ lúc mới sinh chẳng ai có giá trị hơn ai. Sự bình đẳng công dân trên đất nước này mê hoặc anh. Anh nghĩ, sự bình đẳng này làm cho cư dân Mỹ trở nên những con người tốt lành hơn, làm cho họ gặp gỡ nhau trong sự kính trọng. Tên của người thanh niên trẻ sinh năm 1805 đó là Alexis de Tocqueville, Anh là người lập ra khoa Chính Trị Học Đối Chiếu. Cuốn sách về nước Mỹ của anh mang tên Về Nền Dân Chủ Ở Mỹ. Cho tới hôm nay đây là cuốn sách mô tá đúng nhất về hệ thống chính trị của LBCM, mà mọi giáo sư trên khắp thế giới đều yêu cầu sinh viên mình phải đọc. Giả như Tocqueville hôm nay, hè 2020, quay lại nước Mỹ sau 200 năm, thì hẳn anh thất vọng. Anh sẽ thấy hàng trăm ngàn người phẫn nộ, nức nở, vô vọng trên các đường phố. Anh sẽ thấy những chiếc xe bốc cháy cùng những đám khói và bom cay. Anh sẽ thấy những cuộc đụng độ giữa người dân và cảnh sát. Và anh thấy một ông tổng thống dọa sẽ cho lính và chó nghiệp vụ xông ra dẹp dân mình. Và trên các báo anh sẽ thấy những hàng tít như: „Chúng ta sống trong một đất nước thất bại“, The Atlantic. “Một cuộc nổi dậy của người Mỹ”, The New Yorker. “Tôi chưa bao giờ lo sợ cho nước Mỹ như hôm nay”, The Wall Street Journal. Và anh sẽ ngẩn người trước những đầu đề đó. Tocqueville viết trong sách mình, chính sự bình đẳng làm cho nước Mỹ mạnh. Cứ như thế, thì Mỹ ngày nay lẽ ra chỉ còn biết phải đối diện quyền lực của mình mà thôi. Lẽ ra họ đã đạt tới một xã hội lành mạnh, vững chắc nhất, mà ta chỉ có thể mường tượng ra được trong trí mà thôi. Là vì trong hai trăm năm vừa qua đất nước này càng ngày càng bình đẳng hơn. Nền dân chủ xây trên một dối trá Để hiểu điều gì đã xẩy ra ở Mỹ, cần nhớ lại một ngày tháng Sáu 1776. Nếu không có ngày này, thì nước Mỹ đã không hấp dẫn Tocqueville đến thế. Ngày đó luật sư và nhà chính trị Thomas Jefferson ngồi ở phòng làm việc trong một căn nhà thuê ở Philadelphia bên một chiếc bàn xếp và đang soạn thảo bản văn tuyên bố nền độc lập của Mỹ tách khỏi vương quốc Đại Britania (“Anh”). Jefferson viết: “Những chân lý sau đây chúng tôi coi là đương nhiên: Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Họ được Thượng Đế trao cho những quyền bất khả nhượng, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền tìm hạnh phúc.” Bên cạnh Jefferson hôm đó có một cậu con trai 14 tuổi tên là Robert Hemings. Cậu là em cùng cha khác mẹ của bà Martha, vợ của Jefferson, và cùng theo Jefferson từ Virginia lên Philadelphia. Đối với Robert, những điều Jefferson viết chẳng có nghĩa gì cả. Vì cậu là một trong sáu đứa con, mà cha của Martha đã có với một trong số các phụ nữ nô lệ da đen của ông. Sau khi cha của Robert mất, mẹ và các anh chị của cậu được chuyển quyền sở hữu sang cho Jefferson. Jefferson chọn Robert làm người phục dịch riêng của mình. Sự bình đẳng của Mỹ, mà Jefferson công bố sau đó, quả rất hạn chế. Chẳng hạn, nó không được áp dụng cho người da đen. Họ không có quyền sở hữu đất đai. Không được quyền bầu cử. Ngay cả không được quyền giữ cái con của mình. Họ vẫn tiếp tục là sở hữu của những người khác. Cả phụ nữ Mỹ cũng không được bầu cử, nhưng họ trước sau vẫn được coi là những công dân tự do. Ngay chính những người đàn ông da trắng, nếu không có đất, cũng kém giá trị hơn những người có đất. Trong những năm đầu, thành phần không có đất đai cũng không có quyền đi bầu. Sự bình đẳng với đầy đủ quyền và tự do chỉ dành cho đàn ông da trắng, những kẻ có đất và đóng thuế. Tất cả khoảng 10% dân số. Nền dân chủ của Mỹ được xây dựng trên một sự dối trá. Có những người Mỹ nhận ra điều đó và không ngừng nỗ lực hành động, để sự bình đẳng được thực sự áp dụng cho mọi người. Một trong số đó là William Lloyd Garrison. Garrison sinh năm 1805 trong một làng nhỏ gần Boston, có cha là một đại úy và người mẹ rất mực đạo đức. Anh làm nghề xếp chữ, rồi trở thành biên tập cho báo Newburyport Herald. Ông phổ biến những bài báo kêu gọi uống rượu có chừng mực và nhất là đả phá chế độ nô lệ. Nơi Garrison ở, miền bắc nước Mỹ, vốn có nhiều người chống lại chế độ nô lệ. Đa số nô lệ sống ở miền nam, như Robert Hemings. Họ làm việc trong các nông trường trồng bông vải và thuốc lá. Sức lao động rẻ mạt của họ là nền tảng cho sự giàu có của lớp chủ nhân. Thomas Jefferson cũng có một nông trường như thế. Ông đặt tên cho nông trường mình là Monticello, quả đồi nhỏ. Mà dù đa số dân miền Bắc không thích chế độ nô lệ, họ cũng chẳng tìm cách ngăn cản các phương pháp làm giàu của dân miền nam. Họ ngại điều đó sẽ tạo thêm bất ổn. Lại nữa các nhà máy phía bắc cần nguyên vật liệu từ miền nam. Garrison chẳng màng gì tới những chuyện đó. Năm 1831, không lâu trước khi Tocqueville tới Mỹ, anh lập một hội hô hào xoá bỏ chế độ nô lệ. Garrison muốn nước Mỹ có nhiều bình đẳng hơn, bình đẳng thật sự. Và nhờ lúc này anh có được một tiệm in, anh cho ra một tờ báo riêng, The Liberator. Trong đó anh sát phạt chế độ nô lệ. Nội dung bài báo anh không viết trước ra giấy, nhưng từ trong đầu xếp ngay ra chữ máy in. Có lẽ vì chúng cũng là những í tưởng vụt đến và lồng lộn như nội dung của một số Tweet ngày nay. Trong số đầu tiên của Liberator  Garrison viết: “Tôi sẽ không do dự khi suy nghĩ, viết hay nói (…) Tôi nói thiệt đó. Tôi sẽ không mập mờ. Tôi sẽ không xin lỗi. Tôi sẽ không lùi bước một li nào cả. VÀ NGƯỜI TA CHẮC CHẮN SẼ NGHE TÔI.” Garrison nhận được nhiều hăm doạ giết. Vì gọi một người buôn bán nô lệ là thằng ăn cướp và giết người, nên anh bị tù giam bảy tuần lễ. Nhưng Garrison không nản. Sau khi được thả, anh viết tiếp, tiếp tục đi thuyết trình và tiếp tục che dấu những nô lệ trốn chủ. Garrison trở thành một trong những người nổi tiếng nhất nước Mỹ. Dần dần tình hình nơi miền bắc biến chuyển. Phía chống nô lệ quyết tâm hơn. Sau khi một người trong họ – đảng viên Cộng Hoà Abraham Lincoln – được bầu lên ghế tổng thống vào ngày 6 tháng 11 năm 1860, miền nam sợ chế độ nô lệ sẽ bị bãi bỏ, nên đã tuyên bố tách khỏi miền bắc. Khởi đầu cho cuộc nội chiến. Số báo Liberator cuối cùng được ra sau ngày miền bắc chiến thắng miền nam và kết thúc cuộc chiến tháng 12 năm 1865. Vài tuần trước đó đạo luật bổ túc thứ 13 đã được Quốc Hội thông qua. Chấm dứt chế độ nô lệ. Nhưng cuộc đấu tranh cho bình đẳng vẫn còn lâu mới chấm dứt. 1870 hiến pháp Mỹ có thêm một đạo luật bổ túc nữa, cho phép người da đen được đi bầu. Cũng trong năm đó lần đầu tiên một thượng nghị sĩ người da đen được bầu vào Thượng Viện. 1964 việc phân biệt chủng tộc trong các trường học, các rạp chiếu phim, trên các xe bút và trong nhiều cơ quan công cộng bị cấm. 1966 xuất hiện vị bộ trưởng da đen đầu tiên trong chính phủ liên bang. 1990 lần đầu tiên một người da đen được bầu lên ghế thủ hiến tiểu bang. 1999 xuất hiện vị chủ tịch hội đồng điều hành da đen đầu tiên của một trong 500 công ti lớn nhất ở Mỹ. 2008 Barack Obama, người da đen đầu tiên, được bầu làm tổng thống Mỹ. Giả như ngày nay có ai đó nhận công tác rà soát lại toàn bộ luật lệ, sắc lệnh và chỉ thị mọi cấp từ liên bang tới tận làng xã ở Mỹ từ trước tới nay, người đó sẽ nhận ra rằng, nước Mỹ càng ngày càng bình đẳng hơn. Ngày nay chẳng tìm ra đâu một điều khoản cho thấy người da đen ít quyền hơn người da trắng. Nạn kỳ thị chủng tộc đã bị loại ra khỏi các tài liệu chính thức của nước này. Nhưng chỉ còn lại sự phẫn nộ và không hài lòng. Tại sao như vậy? Không có bình đẳng cho tất cả mọi người Cái ngày bắt đầu diễn ra nhiều chuyện, mà lúc này chúng ta thấy tiếp diễn trên các đường phố, là ngày 2 tháng 7 năm 1964. Ngày đó Lyndon B. Johnson, tổng thống thuộc đảng Dân Chủ, đi ngủ sớm; nhưng ông vẫn trằn trọc lâu, như Bill Moyers, phát ngôn viên chính phủ, cho ta biết trong một cuốn sách của ông sau này. Johnson đọc tin của các tờ báo lớn, ấn bản chiều tối, viết về ông và về đạo luật mà ông vừa ký ngày hôm nay: “Civil Rights Act” (CRA; Luật Quyền Dân Sự). Đó là đạo luật chấm dứt tất cả những phân biệt chủng tộc, mà miền nam nước Mỹ vẫn tiếp tục thực hành cho tới lúc đó. Kể từ 18.45 giờ, khi Johnson đặt bút ký lên bộ luật, không còn một người da đen nào nữa bị cấm vào khách sạn, vào nhà hàng ăn hay thậm chí vào một quán ăn bên đường nữa. Không còn phân biệt chủng tộc tại các nhà vệ sinh, tại các bồn nước uống vốn trước đây chỉ dành cho da trắng. Các rạp chiếu phim, các hí viện và xe bút phải dẹp hết các ghế chỉ dành riêng cho người da đen. “Civil Rights Act” được thông qua bởi một đa số rộng rãi. Không chỉ phần đông dân biểu đảng Dân Chủ của Johnson, mà hầu hết các dân biểu cộng hoà cũng tán đồng. Ở đây cần nên biết rằng, từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong thập niên 1930 hai đảng này hợp tác nhau làm việc. Họ đã cùng nhau đưa ra kế hoạch New Deal, để chống lại sự suy thoái kinh tế và vực được nền kinh tế của Mỹ đứng dậy. Và chiếu tối ngày 2 tháng 7 năm 1964 hôm đó các báo chí ca ngợi thành quả lịch sử kia và coi tổng thống Johnson như một tổng thống lớn của LBMC. Nhưng Johnson không vui. Ông biết rằng, với chữ ký của mình, ông không những làm xã hội Mỹ tốt hơn, mà còn gây ra cho nó một chấn động rất lớn. Cho tới lúc đó đảng Dân Chủ là đảng của giới thợ thuyền và của miền nam nghèo. Nó cổ xuý sức mạnh của các nghiệp đoàn và đưa ra những trợ giúp của nhà nước; nó cũng còn tập hợp được những người da trắng vốn muốn giữ lại sự phân biệt chủng tộc. Giờ đây đảng viên dân chủ ở miền nam chống lại Luật Quyền Dân Sự. Trái lại Cộng Hoà cho tới lúc đó là đảng của các nhà tư bản và của miềm bắc giàu có. Nó cổ vũ tự do kinh doanh và cả việc bãi bỏ nạn phân biệt chủng tộc. Ít tháng sau, trong cuộc bầu cử mùa thu 1964, Barry Goldwater ứng cử cho đảng Cộng Hoà; ông là một trong số ít thượng nghị sĩ chống lại CRA. Ông chê trách luật này đi quá sâu vào thẩm quyền quốc gia. Ông thất cử. Nhưng đây là lần đầu tiên Cộng Hoà thắng trong tất cả những tiểu bang của Deep South, vốn là những tiểu bang xưa nay do Dân Chủ trấn giữ. Johnson là con của một nông gia nghèo ở Texas. Ông hiểu tầm quan trọng của màu da vẫn còn ngự trị nơi đầu óc của người dân miền nam. Theo cái nhìn của ông, ngay một người da trắng nghèo nhất cũng còn giá trị hơn một người da đen giàu nhất. Luật của Johnson đã làm thương tổn tới cảm thức trội vượt của những người da trắng vốn tự coi mình có giá hơn người da đen. 1968 nhà đấu tranh dân quyền da đen Luther King jr., vốn là người cộng tác sát cánh với Johnson, bị một cựu quân nhân và là một tay có tiền án nhẹ, 40 tuổi, ám sát chết. Anh này muốn tái lập sự thống trị của người da trắng. Cái chết của Luther King lúc đó cũng tạo chấn động như cái chết của George Floyd ở Minneapolis cách đây hai tuần, chỉ khác trước đây có nhiều đập phá hơn hôm nay. Người da đen nổi dậy trong hơn 100 thành phố. Có 40 người chết, nhiều trăm người bị thương và hàng ngàn người bị bắt. Phố xá của Washington D.C. gần như bị đập phá toàn bộ. 1200 căn nhà bị đốt. Ở Chicago có 11 người chết, 500 bị thương, 2150 bị bắt. Ở Baltimore, Kansas City, Detroit, New York đâu đâu cũng diễn ra một cảnh tượng như thế. Đó là cuộc nổi dậy chống đối lớn nhất từ thời nội chiến tới nay. Tình cảnh sôi sục, vì cuộc sống thực tế của người da đen vẫn không có nhiều tiến bộ, dù có đủ các luật. Chẳng hạn ở Los Angeles người da đen chỉ được sống trong một số khu vực mà thôi. Ở đâu họ nhờ người nộm mua được nhà, ở đó dân da trắng lại đe doạ không cho họ tới ở. Dân da trắng cũng là kẻ ngăn cản việc xây dựng nhà xã hội. Thêm nữa, người da đen bị chận con đường quan trọng nhất trong việc thăng tiến: họ không được vay những khoản tiền hợp lý, để mua nhà. Sau khi toà án tối cao ở Mỹ phán quyết: để tạo thêm bình đẳng, học sinh da đen cũng được vào các trường của đa số học sinh da trắng và ngược lại, thì dân da trắng nổi lên chống đối. Và rồi khi trẻ con da đen được đi xe bút vào các khu vực da trắng, nhiều người da trắng bỏ đi khỏi các khu ấy và chọn thà rằng ra ở ngoài ngoại ô. Giờ đây không còn những luật lệ lớn cản ngăn sự bình đẳng giữa đen với trắng nữa. Nhưng những quyết định thông thường hàng ngày lại trở thành rào cản. Quyết định của các nhà buôn bán địa ốc, của những cố vấn ngân hàng, của các cha mẹ học sinh. Luật CRA trở thành một thí dụ của quyền lực và của sự bất lực chính trị. Cứ mỗi thành công của chính quyền trung ương trong việc tạo bình đẳng đen trắng, thì sự chống đối bên dưới lại gia tăng cường độ. Người da trắng ở Mỹ thường có thái độ giống như một số nhà quý tộc tại Âu Châu: Dân chủ là tốt đẹp, nhưng cũng cần phải có đôi chút khác biệt giữa chúng tôi và người khác. Vì thế, trong một số thành phố ở Mỹ vẫn tồn tại nạn phân biệt màu da, với hai thế giới sống hoàn toàn khác nhau giữa người da đen và người da trắng. Và nhiều người trong thế giới da trắng vẫn từ trên nhìn xuống dân da đen. Hệ quả của luật CRA: những cơ quan giáo dục tôn giáo nào không muốn nhận học sinh da đen sẽ không được miễn thuế. Điều này khiến cho các giáo hội tại Mỹ, vốn là chủ nhân nhiều trường trung và đại học, gặp khó khăn. Cuối thập niên 1960, các trường này bị giảm tầm quan trọng. Nhiều sinh viên bỏ trường, vì muốn được tự do tình dục, được tự do phát triển cá nhân, vì muốn đấu tranh cho nữ giới. Và nhà trường lại còn phải đóng thuế. Các giáo hội đã có thể giải quyết khó khăn đó, nếu họ mở cửa cho da đen. Nhưng đặc biệt các mục sư ở các bang miền nam nhất quyết không chấp nhận bất cứ một hình thức hội nhập nào. Trong tháng Sáu 1964 bổn đạo da trắng ngăn chận không cho những nhà đầu tranh dân quyền da đen tham dự một buổi phụng vụ trong thành phố St. Augustine ở Florida. Người da đen cũng muốn là những Ki-tô hữu như họ, nhưng trong mắt người da trắng họ không phải là đồng tín hữu. Các giáo hội đã kiện thành công cho tới Toà Hiến Pháp. Họ lấy lý do vì quyền tự do tôn giáo. Một hệ quả khác của CRA là các đại học phải dành một số chỗ cho sinh viên da đen và các sắc dân khác. Bởi vì, theo lập luận của tổng thống Johnson, việc được nhận vào các đại học danh tiếng nhất vốn là một thứ chạy đua, trong đó có một số lực sĩ bị thua thiệt. Trong nhiều trường hợp các cha mẹ của sinh viên da đen quá nghèo và trình độ học vấn của họ thấp, nên con cái họ đã không có cơ hội để thăng tiến. Do đó phải có một quy luật mới. Nhưng quy luật đó chỉ có giá trị trong vài năm. Một sinh viên da trắng kiện lên toà án tối cao, vì cậu đã không có được một chỗ học y khoa trong Đại Học California ở Davis. Và cậu đã thắng. Toà phán quyết, đại học không được đưa ra một tỉ lệ phần chỗ cho sinh viên da đen và các sắc dân thiểu số khác. Tuy nhiên đại học có thể lấy yếu tố sắc dân thiểu số làm điểm thêm cho đơn xin nhận học. Sau phán quyết đó còn có thêm những phán quyết khác nữa hạn chế các biện pháp tạo bình đẳng. Từ đó, theo một nghiên cứu của New York Times, tỉ số sinh viên da đen trong các đại học ưu tuyển ở Mỹ không còn tăng nữa. Họ vẫn chỉ có 6% trong số các sinh viên mới nhập học. Trong khi họ chiếm tỉ lệ 15% trong tổng số dân ở tuổi sinh viên. Nhưng khi Barak Obama, một cựu sinh viên của Đại Học Columbia ở NY và của Đại Học Havard ở Cambridge, bước vào Nhà Trắng ngày 20 tháng 1 năm 2009, ta có cảm tưởng là nạn phân biệt chủng tộc đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Đã có người da đen làm cảnh sát, giáo chức, thẩm phán, nhà báo rồi mà! Họ đã có nhiều người được vinh danh trong địa hạt nghệ thuật và truyền thông rồi mà! Xem ra như cuộc chạy đua đường trường của người da đen qua các định chế đã chấm dứt, như thể những xung đột giữa trắng và đen đã hết và những kẻ chủ trương bài chủng tộc đã thua. Thật ra đây là một mặt trận mà người da đen đã thua, một mặt trận trong toàn cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn. Cuộc chiến này ít sắt máu hơn xưa. Một trận chiến được thể hiện phần nào qua việc những người Mỹ da đen bị cảnh sát giết, qua những bạo động trên đường phố trong những tuần qua. Con số những người da đen bị giết vì thù hận, bị tổ chức Ku-Klux-Klan giết vẩn tiếp tục giảm từ nhiều chục năm nay. Nhưng giờ đây một mặt trận mới lại mở ra trong đền thánh nền Dân Chủ: nơi phòng phiếu. Màu da là yếu tố quyết định nơi thùng phiếu Ở Mỹ có 140 triệu cử tri, có lẽ cũng là 140 triệu lý do khác nhau để bầu cho đảng này hoặc đảng kia. Mỗi cử tri có những ưu tiên riêng của mình. Người này muốn đồng lương tăng, dễ dãi hơn trong việc dùng chất gây nghiện, người kia muốn thắt chặt hơn về luật phá thai hay hạ mức thuế. Cứ thế mà điều chỉnh quyết định bầu phiếu của mình. Đối với những người thợ lương thấp ngày nay có thể họ sẽ bầu cho Dân Chủ, vì từ nhiều năm nay đảng này luôn chủ trương nâng mức lương tối thiểu. Đối với một tín hữu ky-tô giáo bảo thủ thì đảng Cộng Hoà nhiều cơ hội được phiếu hơn, vì nhiều chính trị gia hàng đầu của đảng này chủ trương chống phá thai và chống hôn nhân đồng phái tính. Dù vậy ngày nay có nhiều triệu người thợ lương thấp không bầu cho Dân Chủ. Hoặc là không bầu cho Dân Chủ nữa. Họ quay sang Cộng Hoà. Không phải vì đảng này bỗng nhiên giờ đây có một chính sách mặn mà hơn với giới thợ thuyền. Mà nhất là vì giới này không còn coi mình là công nhân nữa; họ giờ đây tự coi mình là dân da trắng. Đó là những người không có đủ tiền để tới bác sĩ, nếu họ bị gãy tay hay gẫy chân. Lẽ ra họ phải cám ơn một nhà nước mạnh, sẵn sàng cưu mang họ để có được bảo hiểm sức khoẻ. Đây chính là kế hoạch quan trọng nhất của tổng thống Obama trong hai năm chấp chánh đầu. Dù vậy, nhiều người thợ vẫn thù ghét ông. Dù ông có chính sách nào đi nữa, thì ông vẫn là một người da đen. Đa số thợ thuyền ngày nay bầu cho Cộng Hoà, bởi vì đó là đảng của da trắng. Ngày nay cũng có hàng triệu người Mỹ đạo đức cho rằng, việc giết thai nhi và tình yêu đồng tính không phải là ý Chúa – dù vậy họ vẫn bầu cho Dân Chủ. Lý do: họ là người Mỹ gốc Phi Châu. Quan điểm chính trị của họ trong các chính sách xã hội trùng hợp ở nhiều điểm với niềm tin của những người ky-tô hữu bảo thủ da trắng, theo phái Phúc Âm (Evangelikaler). Nhưng họ bầu cho Dân Chủ, vì điểm quan trọng trong quyết định lá phiếu của họ không phải là niềm tin tôn giáo, mà là màu da. Hàng chục năm nay màu da là một trong các tiêu chuẩn để chọn ưu tiên cho lá phiếu. Giờ đây nó trở thành tiêu chuẩn quan trọng nhất. Luật pháp và sắc lệnh càng làm cho da trắng da đen bớt xa nhau, thì hai thành phần này lại càng phân hoá về mặt chính trị. Cộng Hoà vẫn tiếp tục là đảng của các nhà kỹ nghệ và thương mại; giờ đây nó còn thêm là đảng của ky-tô hữu phái Phúc Âm, đảng của đàn ông, của dân nông thôn. Nhưng trên hết là đảng của người da trắng. Dân Chủ trái lại là đảng của thị dân, của phái nữ, của các nhóm dân thiểu số. Nhưng trên hết là đảng của dân da đen và của tất cả những ai vốn mang tâm trạng ngờ vực. Biến cố Donald Trump được bầu trong tháng 11 năm 2016 được coi như một bất thường chính trị, một cuộc bầu vì phẫn nộ. Theo lối nhìn này, thì Trump đã không ngờ vận động được thành phần đàn ông da trắng. Nhưng lối giả thích này sai. Sự phẫn nộ của dân da trắng đã có từ lâu trước khi Trump xuất hiện. Trump chỉ là người đẩy một chiều hướng có sẵn tiếp tục đi tới. Đa số người da trắng vẫn bầu cho Cộng Hoà. Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống cộng hoà chống lại Obama vào năm 2012, đã có nhiều phiếu của cử tri da trắng nhiều hơn Trump. Trong nhiều chục năm vừa qua nước Mỹ thường được coi như một quốc gia bị phân rẽ. Phân rẽ trước hết về sự bất bình đẳng vật chất, giữa thành phần bên trên và thành phần bên dưới. Trên thực tế đường ranh phân rẽ quả thật là giữa trắng với đen, chứ không phải trên hay dưới. Ta có thể quan sát điều này, chẳng hạn, ở New York: Harlem, Bronx, một số khu vực của Brooklyn hầu hết là nơi cư ngụ của da đen, phần còn lại là nơi hoặc trắng nhiều hoặc đen nhiều hơn. Trong các thành phố lớn: cũng một hình ảnh như thế, chỉ có khác về tên gọi của các khu vực mà thôi. Chỉ có sự chung hoà màu da ở những nơi thỉnh thoảng một số dân da trắng với những căn nhà khang trang chen vào trong khu vực bên cạnh láng giềng da đen mà thôi. Hầu hết các trường học cũng vẫn là nơi phân cách theo màu da. Hơn 2,3 triệu người da đen hiện đang ngồi tù. Gấp năm lần dân da trắng, nếu tính theo tỉ lệ dân số. Chỉ có nước Nam Phi thời còn nạn kỳ thị chủng tộc (Apartheid) mới có số tỉ lệ cao hơn mà thôi. Số dân da trắng dùng các chất ma tuý cũng ngang với số da đen. Nhưng da đen bị bắt ngồi tù vì có giữ chất gây nghiện trong người gấp sáu lần nhiều hơn da trắng. Trong nhiều tiểu bang, sau khi ra khỏi nhà giam, cựu tù nhân không còn được quyền bỏ phiếu. Cũng như chẳng còn được phép nhận một số trợ cấp xã hội, như phiếu ăn chẳng hạn. Không phải chỉ có cái chết của George Floyd tạo nên những cuộc xuống đường và bất ổn kéo dài từ nhiều tuần nay, mà trước hết là vì sự phẫn nộ chất chứa trước thực tế này của cuộc sống. Trong sách của mình Tocqueville cũng bàn đến câu hỏi, liệu dân da trắng và da đen ở Mỹ có bao giờ có thể chung sống bình đẳng bên nhau không. Tocqueville tiên đoán, chế độ nô lệ sẽ không kéo dài. Theo ông, sự khai sáng cũng như nền dân chủ một lúc nào đó rồi sẽ xoá bỏ nạn kỳ thị này. Nhưng ông đồng thời nhìn ra nhiều vật cản lớn chống lại một cuộc bình đẳng thật sự. Ở miền bắc Mỹ, nơi chế độ nô lệ đã được bãi bỏ trước khi khi Tocqueville tới Mỹ, Tocqueville nhận thấy có nhiều tiên kiến và thói quen khác nhau gây trở ngại cho việc sống chung giữa đen và trắng. Thời đó luật pháp đã cho phép người da đen bỏ phiếu và cho phép hôn nhân hỗn hợp. Nhưng trong thực tế, theo nhận xét của Tocqueville, một người da đen có thể mất mạng, nếu người đó thật sự quyết chí tranh đấu cho quyền của mình. Và người da trắng lấy vợ hay chống da đen, sẽ bị xã hội trừng trị bằng sự khinh bỉ. Những tiên kiến này, Tocqueville kết luận, sẽ chẳng bao giờ cho phép người da trắng và người da đen chung sống một cách bình đẳng bên nhau. Nhưng điểm này, vì ông cũng là con đẻ của thời đại, ông không cho là điều tệ hại. 175 năm sau, 2008, mấy ngày trước cuộc chiến thắng bầu cử của Obama, trong sân trường Đại Học Kentucky người ta treo một hình nộm lớn như người trên cành cây, như thể là một nạn nhân bị treo cổ trên cây trước đây. Hình nộm biểu trưng cho Obama. Trước cuộc bầu, Obama đã bị những tay da trắng chủ trương kỳ thị hăm doạ giết, và an ninh đặc biệt đã phải bảo vệ ông. Năm 2014, sáu năm sau, lúc này Obama đã được giải Nobel hoà bình và đã được bầu lần thứ hai năm 2012, một thành viên của uỷ ban cảnh sát của bang New Hamshire gọi ông là “thằng nhọ” (Nigger) và nhất quyết không chịu xin lỗi về câu nói đó. Nhân viên của một thành phố thuộc bang West Virginia viết trên Facebook: mụ Michelle Obama là con khỉ cái đi guốc cao gót. Ông tỉnh trưởng viết lời bàn về câu nói của nhân viên mình: “Chị đã cho tôi một ngày sống thật tuyệt.” Có thể cho đó là những hành vi trật đường rầy, những việc làm đơn lẻ. Chỉ tội là những hành vi đơn lẻ này quá nhiều, khiến ta phải nói: Chủ trương kỳ thị chủng tộc ở Mỹ vẫn còn sống mãi, mãi sau 55 năm có luật CRA. Nhưng chẳng còn bao lâu nữa. Đó là tiên đoán của một cuốn sách xuất bản năm 2001, có tựa là The Emerging Democratic Majority. Tác giả của nó là nhà chính trị học Ruy Teixeira và nhà báo John Judis. Họ cho biết các thành phần thiểu số ở Mỹ sẽ trở thành đa số. Đó là những thành phần người da đen, người châu Mỹ la-tinh, người á châu và tất cả những nhóm di dân khác đã tới Mỹ từ khi có luật di dân váo năm 1965. Ngoài ra đó cũng là thành phần nữ giới, và những người trẻ đã bỏ miền quê vào thành phố học tập và không quay trở về nữa. Đay hẳn là những thành phần vốn bỏ phiếu cho Dân Chủ. Theo hai tác giả, tới năm 2044 người da trắng lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ sẽ là thành phần thiểu số. Và vì Cộng Hoà chưa bao giờ thành công trong việc huy động mọi người da trắng về phe mình, như vậy thời đại thống trị của Dân Chủ đã được báo trước. Nhưng Cộng Hoà lại thắng trong năm 2016. Teixeira và Judis đã tiên đoán sai về khả năng vẫn còn thắng thế của người da trắng. Điều này nằm nơi hệ thống bầu cử của Mỹ. Các lá phiếu từ miền quê, nơi có đa số là da trắng, có giá trị hơn những lá phiếu từ các thành thị đông đúc và đa sắc dân. Là vì ở Mỹ ứng viên thắng cử không do lượng phiếu bầu của toàn dân, mà do có được đa số đại biểu cử tri. Và những bang miền quê ít người so theo tỉ lệ dân lại có được nhiều đại biểu hơn là các bang thành phố đông dân. Nói khác đi: phiếu của dân da đen ít giá trị hơn phiếu của dân da trắng. Khi Tocqueville năm 1831 đi xe ngựa tới Washington, thủ đô non trẻ này xuất hiện như là một cái làng đối với anh. Anh chỉ ngạc nhiên trước toà nhà được xây cho Quốc Hội. Nơi đây các đại diện của dân nhóm họp. Ngày nay ai đến Washington, họ sẽ bị ấn tượng trước những tượng đài to lớn của các vị tổng thống lớn. Này là cái cột bia cao được dựng lên để tưởng nhớ George Washington. Kia là tượng Abraham Lincoln đang ngồi. Nọ là các tượng đài của Thomas Jefferson và Franklin D. Roosevelt trong công viên phía tây sông Potomac. Tocqueville tin rằng, sự bình đẳng sẽ đưa người Mỹ lại gần với nhau, gần đến nỗi, rồi đây họ sẽ cùng nhau bầu lên một thứ chính quyền hợp nhất. Giống một chút như kiểu trong thời New Deal. Nhưng thay vì như thế, ta thấy ngày nay hai đảng giống như hai tử thù trong một cuộc chiến biểu kiến giữa da đen với da trắng. Không dễ gì để kết thúc bài này trong niềm hy vọng. Nhưng ta có lẽ sẽ có được hy vọng này, khi kể lại câu truyện của Bill O´Reilly. Ông già O´Reilly 70 tuổi vốn làm việc cho kênh truyền hình bảo thủ Fox News. Ông là một trong những nhà bình luận được trả lương cao nhất của đài, cho tới cách đây ba năm bị tố tội xách nhiễu tình dục và bị sa thải. Trong một lần phát hình, O´Reilly cảnh báo thính giả của mình về nguy cơ biến chuyển dân số: “Nước Mỹ không còn là nước Mỹ truyền thống nữa. Định chế của da trắng giờ đây đã trở thành thiểu số rồi.” Nghe ra như ông đang lo cho số phận của một nhóm, mà ông tự coi mình cũng ở trong đó. O´Reilly là ngưới Ái-nhĩ-lan (Ireland) và ông rất hãnh diện về điều này. Trong một xô truyền hình, ông kể về lai lịch của những người nổi tiếng. Ông cố của ông rời Ireland vào những năm cuối thế kỷ 19. vì nạn đói lớn thời đó và tới New York lúc 16 tuổi. Rất nhiều người Ái đã di cư sang Mỹ vào thời này, và rất nhiều người Mỹ đã chẳng hài lòng gì về sắc dân mới này. Người Ái uống rượu nhiều và hay đánh nhau quá, nhất là họ lại là người công giáo. Đa số dân Mỹ theo Tin Lành; họ cho rằng, ngưới Ái chỉ biết vâng lời giáo tông của họ ở Roma mà thôi, chứ chẳng trung thành gì với Mỹ. Ban đầu những người Ái cùng sống trong những khu của người da đen. Ở Philadelphia, trong cuộc kiểm tra dân số, họ được coi là nhóm dân “lai da đen” (Mulaten). Dân Mỹ gọi họ là những người “dân nhọ (Nigger) đã chuyển đổi màu da”. Người Ái thời đó còn được xếp đứng dưới người da đen. Những người da đen tự do được coi là những người thợ tốt lành hơn. Nơi cửa của nhiều tư sở tìm người làm có treo tấm bảng: “Ở đây không nhận đơn xin việc của người Ái”. Ngày nay trái lại chẳng ai ngạc nhiên khi nghe O´Reilly tự coi ông như là dân da trắng, chứ không phải như một dân lai. Những người Ái thời đó khởi đi từ đáy tầng xã hội. Họ bán sức lao động trong các hầm mỏ than và mỏ đá. Họ đắp đường xe lửa; họ nhận những công việc tồi với đồng lương mạt nhất. Dù vậy, họ vẫn không được xem là người Mỹ. Rồi họ trở thành cảnh sát, lính chữa lửa. Nhưng rồi một thế hệ trẻ ngưới Mỹ lớn lên; họ không còn quan tâm tới những thiên kiến của các thế hệ cha ông tin lành của họ nữa. Đấy là thời điểm dân Ái trở thành dân da trắng. Cũng như về sau dân Tàu, dân Italia, dân Ba-lan, dân Do-thái, và có lẽ với hy vọng một lúc nào đó cả dân da đen nữa, vốn là dân không tự tìm tới Mỹ để sống, cũng trở thành dân da trắng như người Ái. Màu da của một người không thay đổi được. Nhưng việc ai được thuộc vào một xã hội hay không là do mỗi thế hệ mới lớn lên quyết định.   (*) Kerstin Kohlenberg là một nhà báo Đức, từng làm việc cho đài truyền hình Đức ZDF và nhật báo Tagesspiegel. Bà hiện là  phóng viên quốc tế của tuần báo Đức Die Zeit tại Washington DC, Mỹ. (**) Nguồn: Die Amerikanische Lüge, Kerstin Kohlenberg, Die Zeit Nr. 25/2020, 10. Juni 2020, tựa tiếng Việt của người dịch https://sites.google.com/site/forumvietnam21/tiengviet/cths/bct20200719-maudacuamotnguoikhongthethaydoi https://www.zeit.de/2020/25/usa-demokratie-thomas-jefferson-alexis-de-tocqueville  
......

Có bao nhiêu Bùi Tiến Lợi trong đảng?

Ảnh Thượng tá Bùi Tiến Lợi Phạm Minh Vũ| Tại kỳ họp 46 diễn ra từ ngày 15 đến 17/7, UBKT Trung ương đã xét đơn khiếu nại kỷ luật Đảng của đảng viên và quyết định giữ nguyên hình thức kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Bùi Tiến Lợi, do trong thời gian giữ cương vị Thượng tá, Chủ nhiệm Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Trường Sĩ quan Công binh, đã có nhiều bài viết, phát ngôn trên mạng xã hội có lẽ là “mạnh mẽ” để bảo vệ đảng. Đồng chí BTL được cho là đã bị đồng chí của mình đuổi đi khỏi lực lượng 47 của trường năm 2018. Nhưng sau đó, Lợi vẫn được mời làm thành viên không chính thức của Trang Đơn vị Tác chiến Điện tử (Comcom - Đồng chí chính uỷ), và mới đây trang này vì lý do nào đó đã biến mất không lời tạm biệt, không trống không kèn, không chiêng không mõ, không người đưa tiễn. Trước đó, Thượng tá Bùi Tiến Lợi, một đảng viên ưu tú, một người sỹ quan yêu nước nồng nàn, một học trò xuất sắc của đảng ta đã phát tán một video trên mạng xã hội, Lợi khẳng định rằng “Cho nên ai nói rằng Biển Đông là của Việt Nam, Trường Sa là của VN thì đó là những cái tuyên truyền, nó đã trái với luật pháp quốc tế". Bùi Tiến Lợi là một sỹ quan, giảng viên môn chủ nghĩa xã hội khoa học thì lý luận của Lợi không phải dạng tầm thường, có thua thì thua chỉ mỗi tổng bí thư về mặt lý luận. Lời của Lợi nói ra không phải tự nhiên mà bật ra một cách rất tự nhiên mà lại có chủ ý như thế được, mà Lợi phải thấm nhuần chủ trương đường lối của đảng được phổ biến hàng năm, phổ biến thường xuyên, phổ biến thường kỳ cho các đảng viên cao cấp như Lợi học tập mà thôi. Rõ ràng, vì đặc thù công việc là “chống phản động” nên Lợi có cơ hội bày tỏ quan điểm, chỉ là tô đậm thêm cái nét chấm phá mà đảng đã dạy, đảng nhồi nhét vào cho Lợi. Bên ngoài đảng giữ thái độ trung dung về những phát ngôn về biển đông vô thưởng vô phạt, kể cả khi TQ xâm chiếm chủ quyền của ta, đâm chìm tàu cá giết hại ngư dân ta trên vùng chủ quyền VN, VN chỉ biết quan ngại là cùng. Mà hành động mới nhất, VN nghe lệnh Bắc Kinh liên tiếp đuổi các đối tác khai thác dầu mỏ trên chính vùng biển thuộc chủ quyền của VN, thậm chí chấp nhận đền bù cho các đối tác nước ngoài 1 tỷ đô la. Nhưng bên trong thì cứ dạy cho đảng viên là của TQ cả rồi, chứ không, Lợi sao có thể tự dưng nói ra những điều ngu ngốc như thế được. Và đương nhiên, tư tưởng “yêu nước” như Lợi được gieo vào đầu các ủy viên TW, thậm chí các ủy viên BCT nhiều như lươn như chạch chứ không phải là ít. Nếu đảng có chủ trương bảo vệ chủ quyền sao lại bắt nhốt những người đeo khẩu trang NoU? Sao lại thu áo có biểu tượng chống TQ xâm lược? Sao lại đàn áp dã man người chống Trung Quốc? Xử lý Lợi chỉ là động tác giả đánh lạc hướng người ngây thơ tin rằng đảng đang có thái độ bài Trung. Chứ như cụ tổng cũng “yêu nước” khác gì đồng chí Lợi đâu chứ, có khi “yêu một cách mạnh mẽ” một cách cuồng nhiệt say đắm nên đến trà cũng phải khen ngon hơn trà Việt chứ lỵ. Đọc tới đây thì nhiều người đã trả lời được câu hỏi đồng chí Lợi và cụ Tổng yêu nước là yêu nước nào rồi chứ? Câu hỏi đặt ra, đây là những đồng chí bị lộ vì “yêu nước”, còn bao nhiêu đồng chí Yêu Nước Tàu mà chưa bị lộ trong đảng?  
......

Bóng tối sau những nụ cười

Nhạc sĩ Tuấn Khanh - nhacsituankhanh Hà Nội vẫn rất giỏi trong việc bày ra những điều sáng sủa trong các nhà giam, vốn mang nhiều tai tiếng về sự khắc nghiệt và bạo hành, theo nhiều nhận định của giới tranh đấu cho nhân quyền. Tháng 7 năm 2020, theo báo Guardian cho biết, Việt Nam đã mời 5 nhà báo thuộc Liên Minh Châu Âu đi thăm vài trại giam, nhằm thuyết phục rằng nhà tù ở Việt Nam là một nơi đủ tốt, không như quốc tế vẫn tố cáo, và vẫn luôn cải thiện. Lý do của lời mời này, là sau khi EVFTA đã được ký kết giữa hai bên, Việt Nam phải có những hành động, chứng minh cho các cam kết với EU về vấn đề nhân quyền và trại giam, mà vốn các điều khoản này nằm trong các giao ước về thương mại.  Theo báo, Guardian lúc này ở Việt Nam có khoảng 100.000 tù nhân.  Đó là con số mà nhà nước Việt Nam thông báo ra thế giới. Việc mời các nhà báo của Liên minh, châu Âu đến Việt Nam, nhằm chứng minh rằng Hà Nội đã thực thi đúng công ước số 105 của tổ chức ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế ) về vấn đề chống cưỡng bức lao động trong trại giam. Nơi mà các nhà báo được mời đến là một trại giam kinh tế và hình sự ở Thủ Đức, cách Saigon khoảng 100km. Dĩ nhiên, nơi này hoàn toàn khác với trại giam Gia Trung hay ở số 6 Nghệ An, cũng như những người được tiếp xúc và phỏng vấn với các nhà báo EU đã được sắp đặt trước, không phải là Nguyễn Viết Dũng hay Nguyễn Văn Hóa. Briton Joe Hui, 63 tuổi, người đang chịu án tù chung thân vì tội ăn cắp 700.000 USD của chính phủ Việt Nam, là một trong những người được chọn lựa để nói chuyện với các nhà báo. Ông Hui khẳng định rằng cuộc sống trong tù rất tốt, và nếu biết vâng lời, thì cái gì cũng thuận lợi. Nói với các nhà báo EU, ông Hồ Thành Đình, Cục trưởng Cảnh sát quản lý trại giam Việt Nam, đã phủ nhận một cách dứt khoát về những cáo buộc tra tấn hoặc ngược đãi vì động cơ chính trị. Nhưng cũng không có một tù nhân chính trị nào được tiếp xúc với các nhà báo này để chứng minh hùng hồn hơn điều mà ông Hồ Thành Đình nói. Theo công bố của Amnesty International hồi tháng 5/2019,  tù nhân lương tâm bị bỏ tù một cách bất công trên khắp Việt Nam đã tăng lên 128, mà theo tổ chức này, là dấu hiệu của một cuộc đàn áp ngày càng tăng đối với hoạt động ôn hòa. Tài liệu này cũng nói các điều kiện giam giữ vẫn còn kinh khủng, với bằng chứng các tù nhân bị tra tấn và bị đối xử tàn tệ, thường xuyên bị giam giữ và bị biệt giam, giữ trong điều kiện tồi tàn, và từ chối chăm sóc y tế, nước sạch và không khí trong lành. Trao đổi với mẹ Nấm, tức tù nhân lương Tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người từng bị gọi án 10 năm tù giam vào năm 2017 vì đăng các bài viết coi là chống phá nhà nước. Tờ Guardian tường thuật rằng bà Quỳnh nói rằng hầu hết tất cả những tù nhân chính trị khi bước vào nhà giam luôn luôn bị ngược đãi.  Thậm chí phụ nữ không được cấp phát những vật dụng vệ sinh cá nhân hàng tháng theo nhu cầu. Ngoài ra nhiều người cũng bị buộc phải làm những việc ngoài ý muốn và bị đánh đập. Bà Quỳnh may mắn đã được Hoa Kỳ can thiệp để ra khỏi nhà tù sớm. Một trường hợp tương tự là luật sư Lê Công Định, người bị kết án 5 năm tù vào năm 2009, được ra tù của năm 2013. Ông Định xác nhận về những tình trạng tồi tệ trong nhà tù, và nói cán bộ trại giam thường lạm dụng sức lao động của các tù nhân, dùng tù nhân để sản xuất và làm dịch vụ mà tiền công thì những người này không hề được hưởng. Lao động cưỡng bức hay ngược đãi tù nhân là một trong những vấn nạn mà cả thế giới được quan tâm và dùng nó như là một giá trị đạo đức, để có thể kết nối với nhau trong việc làm ăn. Và dù lấy cớ hay thật lòng, thì giá trị này vẫn còn quan trọng trong nhiều thập niên để ràng buộc nhau. Cũng cùng vào lúc mà các nhà báo của Liên minh châu Âu đến Việt Nam, người ta được biết rằng dịch giả và nhà báo Lê Anh Hùng, vì những tố cáo công khai về tham nhũng và các chính sách sai lầm của Nhà nước Việt Nam, đã bị bắt giữ hơn 2 năm. Nhưng để hóa giải tất cả những điều đó hơn là đưa ra tòa, thì Hà Nội đã tìm cách đẩy anh vào nhà thương điên ở Hà Nội với những liều thuốc bí mật, nhằm phế bỏ toàn bộ tri thức và trí nhớ của nhà tranh đấu này. Không thấy các nhà báo này đề nghị đến gặp Trần Huỳnh Duy Thức, một trong những cái tên quen thuộc của châu Âu, đã được nhắc đi nhắc lại liên tục và thậm chí đưa lên bàn cân trong việc ký kết Hiệp định EVFTA. Kể từ cuối năm 2018, sau khi nước Đức hạ giọng về vấn đề Trịnh Xuân Thanh và đẩy mạnh việc làm ăn thương mại với Việt Nam, nhà tranh đấu Trần Huỳnh Duy thức cũng như  nhiều tù nhân lương tâm khác ở Việt Nam, chỉ còn là một cái bóng mờ, đằng sau những bức tranh đẹp mà Hà Nội giới thiệu ra bên ngoài. Trong một thế giới mà lợi ích là ưu tiên, việc quan sát của năm nhà báo Liên minh châu Âu có thể là một thể thức ngoại giao bổn phận và tới đó cũng là đủ. Số phận của một vài con người ở Việt Nam, có lẽ cũng không quan trọng bằng kết quả của một hợp đồng của giới cầm quyền. Vì thịnh vượng, thế giới đang đi đến xu hướng bắt tay nhau thật chặt và cười tươi, cố tình quên lãng vùng bóng tối phía sau, vẫn luôn làm lấm lem trên chiếc cà vạt của chính họ, trong mọi câu chuyện.     
......

Phân Tích sự Ủng Hộ Donald Trump của Người Mỹ gốc Việt — Vẫn Tiếp Mãi Cuộc Chiến Quá Khứ

Anh Vũ Bảo Kỳ (thứ hai, từ trái) đứng cùng với một số người bạn làm việc cho Đảng Cộng hòa và phái đoàn Georgia tại một sự kiện chính sách do công ty luật quốc tế Dentons tổ chức. (Bài viết nguyên bản tiếng Anh: “Breaking Down Vietnamese-American Support for Donald Trump — Fighting the Last War” của tác giả Vũ Bảo Kỳ.) dịch của Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm Mới đây, ông Hoàng Tứ Duy, một nhà hoạt động lâu năm cho dân chủ và nhân quyền đã bày tỏ sự đồng tình với những giá trị nền tảng của phong trào “Black Lives Matter.” Liền sau đó, mạng Internet đã bùng cháy với những lên tiếng phản đối lập trường của ông, cáo buộc ông có tư tưởng thân-Marixst và hoàn toàn phủ nhận mọi nỗ lực đấu tranh của ông trong hơn 2 thập niên qua cho một đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn. Điều đáng lưu ý ở đây là nhiều người không biết rằng ông Duy là người đã tốt nghiệp thạc sĩ, MBA, của Đại Học Chicago. Ngôi trường danh tiếng đã sản sinh nhiều nhân vật tên tuổi đoạt nhiều giải Nobel Kinh Tế, như các vị Milton Friedman, Merton Miller và Eugene Fama. Chính xác là trường Đại Học Chicago đã tạo nên nhiều nhân vật vĩ đại trong lãnh vực tài chính hiện đại của thế giới trong nửa thế kỷ qua. Tôi vô cùng kinh hoàng trước thái độ tấn công cá nhân này đang diễn ra trên khắp các diễn đàn truyền thông của người Việt tại Mỹ. Hành động này thật chẳng khác gì lập luận dối trá “George Floyd là một diễn viên khiêu dâm”, vốn được sử dụng thường xuyên như một luận điệu bào chữa cho sự tàn bạo của cảnh sát Minneapolis. Bốn năm trước, tôi đã được tuyển chọn để ứng cử cho vai trò thành viên Cử Tri Đoàn thuộc đảng Cộng Hoà để bầu Tổng Thống. Về mặt cá nhân, đây là một niềm vinh dự, nhưng bên cạnh đó tôi còn cảm thấy một niềm kiêu hãnh dân tộc khi, có lẽ, tôi là người Mỹ gốc Việt đầu tiên có được vinh dự này. Trong suốt hơn 25 năm qua, tôi đã một lòng sát cánh cùng nhiều người tranh đấu cho những giá trị của một nền kinh tế tự do, cho dân chủ, nhân quyền chống lại những trào lưu độc tài toàn trị. Sự hãnh diện — được bầu chọn vào Cử Tri Đoàn — đã sớm nhường chỗ cho mối lo ngại khi tôi chứng kiến sự trổi dậy của một ứng cử viên mà tôi cho rằng vô cùng đốn mạt về đạo đức và trống rỗng trong tư duy. Mối lo ngại đó đã biến thành hiện thực khi ứng cử viên đó nắm trong tay lá phiếu đề cử của Đảng Cộng Hoà, đảng phái mà tôi là thành viên từ thời còn là sinh viên Cộng Hoà. Do đó, vào tháng Tám năm 2016, sau khi công khai hoá những suy nghĩ của mình, tôi đã từ chức khỏi vai trò thành viên Cử Tri Đoàn. Thà từ chức còn hơn phải bỏ phiếu cho một chiến binh gà quèn, kẻ đã nhiều lần xúc phạm những vị anh hùng đích thực, kẻ đã trốn tránh lệnh nhập ngũ, ăn nằm với các nhà độc tài cùng các diễn viên khiêu dâm. Cùng lúc, ông ta luôn trốn thuế. Trong suốt bốn năm qua, tôi đã phải chứng kiến trong sự kinh hoàng khi thấy nhiều người Việt nam tại Mỹ đã bám víu lấy Donald Trump như một vị thánh sống. Sự mê muội của họ vào một kẻ xảo quyệt, hèn nhát và lừa đảo đã khiến nhiều người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi như tôi vô cùng thảng thốt, không nói nên lời. Điều trớ trêu lớn nhất đó là họ vẫn tiếp tục nhiệt thành ủng hộ một kẻ đã trốn quân dịch chiến đấu tại Việt Nam bằng tờ giấy xác nhận mang bệnh gai cột sống. Trong khi đó họ lại tấn công vào những người yêu nước chân chính như Cố Thượng Nghị Sỹ John McCain, cựu Giám Đốc FBI Robert Mueller, hai cựu quân nhân đã được trao tặng huân chương cao quý Purple Heart và đã từng chiến đấu tại chiến trường Việt Nam. Người ta cũng tấn công vào những người như cựu Tổng Trưởng Quốc Phòng, James Mattis và cựu tướng lãnh John Allen, chụp mũ những người yêu nước này có ý đồ “thao túng chính quyền” — “deep state”. Làm sao lại đến nông nổi này? Không thể có một câu trả lời dứt khoát mà có lẽ phải cần một sự tổng hợp của nhiều yếu tố văn hoá, lịch sử mới có thể giải thích cho sự trung thành mù quáng này. Tôi xin đương cử 5 lý do: 1) Yếu tố văn hoá “Kính Lão Đắc Thọ”: Bao nhiêu người trong chúng ta đã từng nghe câu nói này? Trải qua hằng nhiều thế kỷ, tại Á Châu, giới trẻ đã từng được giáo huấn phải tôn kính bậc cha chú, và không được cải lại giới thẩm quyền. Theo thời gian, sự tuân phục mù quáng cũng đã biến thành sự thuần phục với những kẻ lãnh đạo độc tài. Có thể nói, về tổng thể, văn hoá Á Đông đặt nặng tính Hoà Đồng hơn Sáng Tạo; Tư Duy Tập Thể được coi trọng hơn Suy Nghĩ Cá Nhân. 2) Trung Quốc: Kẻ thù lịch sử của chúng ta có một vị trí quan trọng trong suy nghĩ của các thế hệ lớn tuổi. Điều đó là đương nhiên bởi những cuộc chiến vô tận từ hàng ngàn năm qua trong lịch sử của dân tộc. Nếu là một quốc gia đầy chiến lược, Hoa Kỳ đã không phải phí phạm 4 năm trời vừa qua, lớn tiếng đôi co — với Trung Quốc — như chính quyền đương nhiệm, trong khi đó lại tạo sơ hở cho chính quốc gia mình qua việc huỷ bỏ Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thêm vào đó, việc thiếu trung thực của chính quyền trong suốt 6 tháng qua đã dẫn đến hậu quả nền kinh tế tuộc dốc mà để vực dậy có thể sẽ cần nhiều hơn mức 3 ngàn tỷ Mỹ kim mà kế hoạch kích thích kinh tế đã dự trù. Với những người chống đối việc chi tiêu quá đáng, năm tài khoá này nhiều phần Hoa Kỳ sẽ bội chi thêm 5 ngàn tỷ Mỹ kim, số tiền mà quốc gia này không hề có. 3) Sự phản bội Việt Nam Cộng Hoà của cánh Tả Hoa Kỳ: Người miền Nam đã không bao giờ quên việc Quốc Hội Hoa Kỳ nắm quyền bởi đảng Dân Chủ thuở ấy, đã phủ quyết, cắt viện trợ cho Nam Việt Nam trong giai đoạn nguy kịch 1973–1975. Tuy nhiên, nhiều người có thể không biết rằng chính cựu Tổng Thống Dân Chủ Jimmy Carter đã đấu tranh chống lại đảng đối lập Cộng Hoà để tiếp nhận hàng trăm ngàn thuyền nhân lênh đênh trên biển cả hay lưu lạc trong các trại tỵ nạn khốn cùng khắp Đông Nam Á. 4) Phân biệt chủng tộc: Như nhiều dân tộc tại Á Châu, tính đồng nhất chủng tộc luôn là một yếu tố quan trọng của người Việt Nam. Nó là con dao hai lưỡi, nhất là khi liên quan đến nhu cầu canh tân hay những vấn đề xã hội. Thí dụ, nhiều người trong chúng ta còn nhớ sự kỳ thị mà những người con lai phải gánh chịu. Tôi cũng không nghĩ rằng xã hội Việt Nam lúc đó đã trân quý khi nhìn thấy số lượng vượt trội của các lính Mỹ da Đen tham chiến tại Việt Nam, chiến tranh để bảo vệ chính người Việt. 5) Thiếu hiểu biết thấu đáo về các thể chế dân chủ và các guồng máy kinh tế: Nhiều người đã không hiểu rõ về các nguyên tắc giám sát trong chính quyền mà những Vĩ Nhân Sáng Lập quốc gia này đã đề ra hơn 2 thế kỷ trước, nhằm giảm thiểu các khuynh hướng thú tính khi nắm quyền lực của con người. Ngoài ra, nhiều người cũng không thể giải thích được trong triết lý chính trị, chủ-nghĩa-xã-hội thật sự bao hàm ý nghĩa gì. Môi trường chính trị đầy độc hại hiện nay đã cố tình đánh tráo một thực tế rõ ràng rằng Ứng Viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ (hay chính Đảng của ông ấy) KHÔNG hề cỗ võ cho việc quốc hữu hoá các lãnh vực thương mại, điều vốn dĩ là một trong các nền tảng của chủ-nghĩa-xã-hội. Quả thực, các thế hệ lớn tuổi của chúng ta đang vẫn còn tiếp tục đấu tranh trong một cuộc chiến của quá khứ, vẫn còn chìm đắm trong nỗi đau mất nước tang thương. Trước hết, thế hệ trẻ chúng tôi luôn luôn kính trọng hàng triệu người dân miền Nam Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh và phải gánh chịu những tang thương nhằm bảo vệ Việt Nam Cộng Hoà. Nếu thế hệ thời Đệ Nhị Thế Chiến của Hoa Kỳ được coi là “thế hệ dũng mãnh nhất” của quốc gia này, thì có lẽ “thế hệ ưu tú nhất” của miền Nam Việt Nam (bao gồm cả tập thể tỵ nạn chính trị/kinh tế của người Bắc di cư năm 1954) chính là thế hệ đã anh dũng đứng lên bảo vệ Miền Nam Việt Nam trước sự tấn công của Cộng Sản Bắc Việt. Trong những ngày còn ngồi dưới mái trường Lasalle Tabert, tôi đã từng dõng dạc đọc về những nỗ lực hằng ngày của các chiến sĩ miền Nam nhằm bảo vệ đất nước mình. Sau năm 1975, tôi vẫn luôn theo dõi những nỗ lực của các phong trào đấu tranh cho dân chủ, đặc biệt các tổ chức như của Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Thứ nhì, có lẽ chỉ còn là thời gian khi mà tư duy chính trị của tập thể người Việt tại Mỹ sẽ phải bể làm đôi, phân định bởi lằn ranh thế hệ, điều vốn dĩ là sự tiến hoá tự nhiên và bản chất bình thường của con người. Xuyên suốt trong lịch sử nước Mỹ, các cộng đồng sắc dân khác cũng từng chứng kiến sự tách đôi này. Giới trẻ người Mỹ gốc Cuba ngày nay chắc chắn không còn thuần nhất là một khối cử tri theo đảng Cộng Hoà như thế hệ cha mẹ của họ. Ngay sau năm 1975, người Việt tại Mỹ đã nhất mực dồn phiếu cho đảng Cộng Hoà dựa trên nền tảng của đảng này với những chủ trương như chính sách quốc phòng mạnh, nền kinh tế tự do và vai trò lãnh đạo toàn cầu. Các ứng cử viên Cộng Hoà hầu như luôn luôn có thể trông cậy vào lá phiếu của cộng đồng người Việt dù anh sống ở California, Texas, hay Virginia. Thế nhưng đến giữa thập niên 2000, một cái gì đó đã bắt đầu thay đổi. Tôi bắt đầu để ý thấy giới hoạt động trẻ người Mỹ gốc Việt nhập cuộc ủng hộ cuộc ứng cử của Obama, cũng như ủng hộ các ứng cử viên Dân Chủ tại địa phương. Và rồi từ từ có nhiều người Mỹ gốc Việt ra tranh cử trong tư cách ứng viên của đảng Dân Chủ. Hơn nữa, với việc kết thúc của Chiến Tranh Lạnh, các vấn đề chính sách đối ngoại đã phải nhường chỗ cho những vấn đề cấp bách khác, như việc thiếu hụt trong y tế, hay bất bình đẳng về thu nhập. Như trong gia đình của riêng tôi, cậu em thứ của tôi bắt đầu bày tỏ sự bất bình với các chính sách của đảng Cộng Hoà. Là một cựu sĩ quan quân báo của Hải Quân Hoa Kỳ, tốt nghiệp MBA của trường Kellogg và từng là giám đốc của chương trình Gates Foundation, em tôi bày tỏ sự lo ngại về các luận điệu “chống di dân, chống thương mại, chống giáo dục” được xướng lên cùng với sự trỗi dậy của Tea Party. Cậu ta đã cùng với nhiều người bạn đã còn tham dự vào một cuộc tuần hành ủng hộ phong trào Black Lives Matter. Chắc chắn em tôi và bạn bè của em không thể bị quy chụp là những thành phần cực đoan. Tương tự, nhiều người Việt Nam dưới độ tuổi 40 đã từng hỏi tôi “… làm sao anh có thể giải thích được lý do (cha, mẹ tôi ….) lại đi ủng hộ cho một kẻ mang chứng bịnh ảo tưởng về chính mình, thiếu khả năng lãnh đạo và sự cảm thông, một kẻ góp phần huỷ hoại những định chế và các chuẩn mực về dân chủ, sẵn sàng nói dối và gian lận trong mọi nỗ lực cá nhân để duy trì quyền lực…?” Mặt khác, tôi lại nhận thấy thế hệ người Việt lớn tuổi tại Mỹ đã ngày càng trở nên giáo điều hơn trong suy nghĩ chính trị. Nhiều người lan truyền âm mưu “birther” cho rằng Tổng Thống Obama sinh ra tại Kenya, hay những người Hồi Giáo đã phong toả các đường phố tại New York để họ cỏ thể được tự do cầu nguyện, hoặc chuyện cho rằng bà Michelle Obama đã chi hàng tỉ đô để trang hoàng dinh thự và đưa gia đình đi du lịch, vân vân và vân vân. Các phương tiện truyền thông không chính thống với những nguồn tài trợ mờ ám đã bắt đầu tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Giới thức thời chúng tôi thường bày tỏ sự ngỡ ngàng trước việc những người từng là nạn nhân trước sự tuyên truyền của Cộng Sản thì nay chính họ đã trở nên những công cụ đắc lực của việc tuyên truyền. Một người đàn anh trong chuyên môn của tôi, ông Tony Montag, thường nói “…ước muốn là cha đẻ của sự suy nghĩ.” Thế hệ lớn tuổi đã sử dụng những tin tức giả tạo nhằm phục vụ cho định kiến của chính mình. Tập thể người Việt hải ngoại rồi sẽ đi về đâu? Chính quyền Tổng Thống Trump đã phơi bày mối rạn nứt sâu xa giữa các thế hệ, tạo nên sự đối đầu giữa con cái với cha mẹ. Tương tự như những gì Donald Trump đã làm để gieo rắc mầm mống chia rẽ và hỗn loạn giữa các sắc tộc, chỉ nội việc nhắc đến tên Trump cũng đủ có tác dụng tương tự ngay trong chính cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tôi muốn gửi đến các bạn thuộc thế hệ trẻ một suy nghĩ. Thế hệ của chúng ta và các thế hệ về sau sẽ phải gánh chịu những hậu quả từ những quyết định chây lười khốc liệt mà thế hệ cha anh chúng ta đã lấy. Thời đại mà chúng ta đang sống xem chừng như đầy ngột ngạt nhưng hãy giữ vững niềm tin. Đừng bao giờ bỏ cuộc trước việc đấu tranh cho lý tưởng của mình. Đừng bào giờ bỏ cuộc trong nỗ lực tìm kiếm sự thật. Và như lời của Tướng Douglas MacArthur trong diễn văn từ biệt tại trường Võ Bị West Point, hãy luôn luôn đứng lên vì “… Trách Nhiệm, Danh Dự, Tổ Quốc”. Với thế hệ của cha mẹ tôi, tôi muốn họ biết rằng không một ai trong chúng tôi có mảy may ngờ vực gì về những hy sinh của họ. Tôi vẫn còn nhớ mãi những tiếng khóc thê lương vào buổi chiều định mệnh ấy tại Guam, khi loa phóng thanh loan đi tin miền Nam Việt Nam đã thất thủ. Chúng tôi không thể cho phép chính mình quên đi những khổ nhọc và hy sinh mà gia đình mình, nạn nhân của Cộng Sản, đã phải trải qua. Tuy nhiên, trong chính trị, không một ai có thể luôn mãi mãi đúng. Ngày hôm nay, trước một nghịch cảnh mà từ bên trong quốc gia cho đến thế giới bên ngoài đang có đầy dẫy những thánh đố, thì cơ hội tốt nhất cho thế hệ đi trước là hãy đứng về phía lẽ phải của lịch sử. Nếu vẫn tiếp tục duy trì sự ủng hộ cho một kẻ lãnh đạo vô đạo đức, họ sẽ làm suy yếu cuộc đấu tranh thật sự cho dân chủ và nhân quyền. Nếu họ không chấm dứt cuộc đấu tranh trong một trận chiến xưa cũ, thì họ sẽ tiếp tục thua cuộc trong trận chiến chinh phục trái tim và lý trí của con cháu mình, những con cháu mà họ đã hy sinh quá nhiều để bảo đảm có một tương lai tốt đẹp hơn. ============== Ông Vũ Bảo Kỳ cư ngụ tại Atlanta hơn 40 năm qua. Vào năm 1975, gia đình ông rời Sài Gòn trước khi miền Nam thất thủ, rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Sau khi định cư tại Úc Châu, gia đình ông đã quay trở lại Hoa Kỳ vào năm 1977. Ông tốt nghiệp trường Georgia Tech và hoàn tất chương trình MBA của Georgetown University. Ông từng phục vụ trong vai trò Ủy Viên của Ủy Ban Cố Vấn Tổng Thống Về Người Mỹ gốc Á và Hải Đảo Thái Bình Dương từ năm 2001–2004 dưới thời Tổng Thống George W. Bush. Vào năm 2015, Thống Đốc Nathan Deal đã bổ nhiệm ông Vũ Bảo Kỳ vào Hội đồng Tiểu Bang về Hệ Thống Cao Đẳng Kỹ Thuật Georgia. Hiện nay ông là Phó Chủ tịch của Ủy ban Bầu cử và Ghi danh Cử tri Quận DeKalb, tiểu bang Georgia. Ông tốt nghiệp lớp Lãnh Đạo Georgia, niên khoá 2008. Nguồn nguyên bản tiếng Anh của tác giả Vũ Bảo Kỳ: https://medium.com/@baokyvu/breaking-down-vietnamese-american-support-for-donald-trump-fighting-the-last-war-436dae308cbf (Bản dịch của Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm)  
......

Xin lỗi vì những suy nghĩ đi ngược lại với đám đông

Bác sĩ Trần Đông A “…hệ thống đào tạo y khoa Việt nam sau năm 1975 nghĩ gì khi không thể đào tạo người thay thế cho vị giáo sư già, được đào tạo từ cái thời người ta còn chưa biết phải làm gì đối với các ca song sinh dính nhau?..” Xuân Sơn Võ| Đang trong lúc mọi người vui mà nói cái gì ngược lại, thì có thể bị coi là kẻ phá thối. Tôi không muốn bị coi là kẻ phá thối trong vụ mổ tách hai cháu bé dính nhau vừa qua. Hi vọng là hôm nay, sự vui sướng đã hạ nhiệt chút ít. Theo những gì thể hiện trên truyền thông về ca mổ tách cặp song sinh mấy ngày nay, thì có thể nói, một số nguyên tắc cơ bản của ngành y đã bị phá vỡ. Đầu tiên là nguyên tắc vô trùng trong phòng mổ. Tôi xem thấy một tấm hình. Trên tấm hình đó, trong khi kíp mổ đang thực hiện cuộc mổ, thì có hàng loạt điện thoại, ống kính máy chụp hình chĩa vào, quay, chụp. Tức là có rất, rất nhiều người hiện diện trong phòng mổ, khi cuộc mổ tách hai cháu đang diễn ra. Còn nhớ hồi tôi còn sinh viên, vô phòng mổ ở Bình dân, Chợ rẫy hay Nhân dân Gia định (hồi đó người ta hay gọi là Bệnh viện Nguyễn Văn Học), tất cả các phòng mổ đều có qui định số người tối đa được phép vào phòng mổ cùng một lúc. Cô Hồ Hải, trưởng phòng mổ Bệnh viện Chợ rẫy thời đó, nổi tiếng với việc đi đếm số người trong từng phòng mổ, và khắt khe cả với những giáo sư nổi tiếng, dứt khoát chỉ cho số người đúng qui định vào phòng mổ. Ngay cả bây giờ, bất cứ nhân viên mới nào của chúng tôi khi vô phòng mổ, đều phải được huấn luyện trước cách di chuyển. Ngay cả khi một bác sĩ nào đó đến xem mổ, chúng tôi cũng phải chú ý cách họ di chuyển, nếu không đúng, chúng tôi vẫn phải nhắc nhở. Có một lần, một anh bạn tôi bị thoát vị đĩa đệm. Anh ấy thuộc hàng đại gia, và lại rất tin tưởng một bệnh viện quân đội. Anh ấy yêu cầu tôi mổ cho anh ấy ở bệnh viện đó. Bệnh viện cũng đồng ý và mời tôi đến mổ. Khi tôi vào mổ, có khoảng một trung đội sinh viên vô phòng mổ xem tôi mổ. Họ nói chuyện rất nhiều, nhưng tôi vẫn cố gắng tập trung vào cuộc mổ. Khi gần xong thì tôi nhìn thấy một anh khá lớn tuổi, đang kiễng chân ngồi trên mâm dụng cụ vô trùng của tôi. Khỏi nói thì các bạn cũng biết, anh bạn tôi sau mổ ra sao. Tôi mất luôn bạn từ hồi đó. Vấn đề tiếp theo là đánh giá cuộc mổ thành công. Đối với hầu hết các phẫu thuật viên, khi cuộc mổ kết thúc, đó mới chỉ là kết thúc của giai đoạn đầu tiên của điều trị. Để đánh giá cuộc mổ thành công hay không, thì ít nhất phải qua giai đoạn hậu phẫu. Mà đó cũng chỉ là thành công bước đầu. Còn thì có thể phải chờ đợi thời gian lâu hơn, thậm chí, với ca mổ tách dính, có khi cả chục, hai chục năm sau, thậm chí là lâu hơn nữa, mới có thể đánh giá chính xác sự thành công của cuộc mổ. Tất nhiên, đối với ca mổ tách dính vừa qua, việc kết thúc cuộc mổ mà không có biến chứng gì, mọi việc diễn ra theo đúng dự định, đã là một sự thành công. Nhưng đừng vì vậy mà vội cho rằng cả quá trình là thành công rực rỡ. Khi tôi mới ra trường, các đàn anh đã nhắc nhở, đừng bao giờ nói với người nhà bệnh nhân, rằng ca mổ thành công tốt đẹp, nhất là ngay sau khi mổ. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chỉ nói với người nhà bệnh nhân, rằng ca mổ đã diễn tiến đúng như dự định, còn kết quả thế nào thì phải chờ một thời gian nữa rồi mới nói được. Có thể vì mục tiêu tuyên truyền, vì nhu cầu phải trở thành nổi tiếng (tôi không nói đến các bác sĩ tham gia mổ), vì nhiệm vụ chính trị... mà chúng ta phải làm cho ca mổ này trở thành một sự kiện ồn ào. Nhưng với các bác sĩ, hãy đừng vội mừng, hãy đừng để những hào quang của truyền thông làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị cho các cháu. Một điều nữa, truyền thông đang ra sức ca ngợi vị giáo sư 79 tuổi tham gia 2 ca mổ tách dính, cách nhau 25 năm. Về mặt chính trị, đó có thể là thành công. Nhưng ngành y Việt nam nghĩ gì, khi phải để một cụ già 79 tuổi cầm dao mổ trong một ca mổ đặc biệt khó khăn? Giáo sư nghĩ gì về khả năng đào tạo lớp đàn em, học trò của mình, để đến khi mình 79 tuổi vẫn chưa có người thay thế? Và, hệ thống đào tạo y khoa Việt nam sau năm 1975 nghĩ gì khi không thể đào tạo người thay thế cho vị giáo sư già, được đào tạo từ cái thời người ta còn chưa biết phải làm gì đối với các ca song sinh dính nhau?  
......

Vì sao cựu bí thư thành hồ Lê Thanh Hải chưa bị tống vào lò?

Thao Ngoc| Từ đầu năm 2020 đến nay, cái lò tôn của ông Trọng lại được tái khởi động, hàng loạt quan tham lần lượt bị khởi tố. Trong đó đáng chú ý là tại Hà Nội, “phượt thủ” Vũ Huy Hoàng, sau khi về vườn, tưởng hạ cánh an toàn thì nay bỗng nhiên bị khởi tố. Cùng với đó là cựu Thứ trưởng Hồ Thi Kim Thoa trước đây bị buộc nghỉ hưu sớm, nay bỗng dưng cũng bị khởi tố. Sở dĩ nói Vũ Huy Hoàng là “phượt thủ” vì ông này trong thời gian đương nhiệm, rất chịu khó đi nước ngoài để “học hỏi kinh nghiệm”.Tờ Tuổi trẻ ngày 26/8/2018 tiết lộ: “Ông Vũ Huy Hoàng thời còn làm bộ trưởng Bộ Công Thương có năm ở nước ngoài tổng cộng 163 ngày, chiếm hơn nửa thời gian làm việc trong năm”. Còn bà Kim Thoa thì ôm khối tài sản khổng lồ hàng ngàn tỷ đã “cao chạy xa bay”, ra nước ngoài “dưỡng bệnh”. Có tin nói là đã có quốc tịch hẳn hoi, và ở những nước không ký Hiệp ước dẫn độ với Việt Nam thì rất khó bắt “về đầu thú”. Tại thành Hồ: Năm 2018 và 2019, hàng loạt đàn em của Lê Thanh Hải đã bị tra tay vào còng, như Nguyễn Hữu Tín,Nguyễn Thành Tài, Lê Tấn Hùng, Nguyễn Thành Mỹ,Vân Trọng Dũng, Nguyễn Thị Thanh An. Và mới nhất là Trần Vĩnh Tuyến,Trần Trọng Tuấn, Phan Trường Sơn,Trần Quốc Đạt và Lê Tấn Hòa. Thế nhưng cho đến nay, đại quan tham Lê Thanh Hải vẫn đang “bình chân như vại”. Đài RFA ngày 16/7/2020 có đặt câu hỏi đó, và được một số người dân thành Hồ lý giải rằng: “ Vì Lê Thanh Hải sau hơn 15 năm thành lập đế chế tại thành Hồ, đã cài cắm những chân rết, những thế lực của mình vào trong Thành Ủy và tất cả những ban ngành. Nên bây giờ mà muốn đem những người này ra xử lý thì phải nói là rất khó”. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Có thể nói đế chế Hải heo hiện nay hầu như là “bất khả xâm phạm”. Vì những lẽ sau: Sức mạnh thứ nhất đang bảo vệ Hải heo là tiền. Sau hơn 15 năm tích cực vơ vét, có thể nói Hải heo là một trong những người giàu nhất tại Việt Nam hiện nay. Có người ước tính gia tài Hải heo có đến hàng chục tỷ đô. Và “cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền”. Sức mạnh thứ hai là thế lực gia đình bên vợ. Ngoài người vợ Hải heo là Trương Thị Hiền, nguyên Hiệu trưởng Học viện Cán bộ Tp Hồ Chí Minh, từng làm Phó Chủ tịch Quận 2 (thời kỳ xảy ra vụ cướp đất Thủ Thiêm). Chị em vợ Hải heo gồm: Bà Trương Mỹ Hoa, từng là Bí thư BCHTƯ, Phó Chủ tịch nước; bà chị Trương Mỹ Lệ, Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Tp Hồ Chí Minh; Trương Minh Nhựt, Vụ trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trương Công Minh, Trưởng phòng Sở LĐ-TB&XH Tp Hồ Chí Minh; Trương Nhật Quang, Tổng Giám đốc Công ty Hồng Quang. Đây chính là một trong những bức tường đang bảo vệ Hải heo cho đến nay. Ngoài ra phải kể đến Hải heo vốn là gốc Tàu, lại có Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan làm chỗ dựa. Mà thế lực của phe thân Tàu hiện nay tại Việt Nam là như thế nào thì mọi người đã biết. Điều đó giải thích vì sao chỉ xuất thân là anh thanh niên xung phong,với thành tích là chuyên thực hiện việc ngăn sông cấm chợ, dẹp hàng rong của người nghèo kiếm cơm qua ngày. Nhưng nhờ gốc Tàu cộng với thế lực bên vợ, nên chàng “vai u thịt bắp” này, dù đầu óc có là toàn bã đậu đi nữa, cũng đã lên như diều gặp gió. Đó là chưa kể đến Hải heo đã có công lao giới thiệu người đẹp Kim Hồng cho vị “XYZ” nào đó, trong một lần ngài vào Nam kinh lý, đã được Hải heo chọn KH làm kẻ “sửa túi nâng khăn”. Kết qua là “sản xuất” được 1 bé trai kháu khỉnh.Nay nếu khui ra thì e rằng “trạng chết vua cũng băng hà”? Hãy xem Kết luận của UBKTTƯ về Lê Thanh Hải thì rõ: “Ủy ban Kiểm tra T.Ư kết luận ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm….đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội”. (https://thanhnien.vn/thoi-su/sai-pham-cua-ong-le-thanh-hai-den-muc-phai-ky-luat-1169680.html). Điều buồn cười là Báo điện tử Người tiêu dùng ngày 27/12/2018 đăng bài : “Nhiều cấp dưới bị bắt giam và bị kỷ luật nặng, bao giờ ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân “vào lò””. Lập tức bị đình bản 3 tháng và bị phạt 65 triệu đồng với tội danh “thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thông tin quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa”. (https://www.tienphong.vn/xa-hoi/bao-dien-tu-nguoi-tieu-dung-bi-dinh-ban-3-thang-phat-65-trieu-1380771.tpo) Nhưng sau đó thì mọi tội lỗi của Hải heo bị Thanh tra Chính phủ vạch trần, đúng như báo Người tiêu dùng đã nêu. Chính Trần Vĩnh Tuyến, trong một cuộc họp báo sau khi đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm của Lê Thanh Hải và đồng bọn tại Thủ Thiêm, đã lớn tiếng đe dọa báo chí rằng nhằm bao che cho Hải heo rằng: “ Không thể tùy tiện công khai ai vi phạm ở Thủ Thiêm”, vì “Chúng tôi không thể nói ngay, tùy tiện công khai vì liên quan đến cán bộ, con người nên phải đầy đủ cơ sở, chứng cứ”. (https://dantri.com.vn/chinh-tri/khong-the-tuy-tien-cong-khai-ai-vi-pham-o-thu-thiem-20180921131449368.htm) Nhưng sau đó thì Trần Vĩnh Tuyến cũng phải tra tay vào còng. Thế mới biết những kẻ bậc thầy tham nhũng như Trương Minh Tuấn, Trần Vĩnh Tuyến là những kẻ sợ truyền thông nhất, vì nó sẽ phơi bày bộ mặt thật của chúng. Có thể nói sai phạm của Hải heo nặng gấp trăm nghìn lần Đinh La Thăng. Đã gây ra tội lỗi ngút trời cho người dân Thủ Thiêm. Nay dù có bắt hải heo “dựa cột”trăm lần cũng chưa đền hết tội. Nhưng trong Kết luận chỉ viết là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” mà thôi. Trong án kỷ luật của đảng: “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” sẽ bị kỷ luật cảnh cáo. Chỉ khi nào ‘Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” mới bị khởi tố. Hơn nữa với một khóa Ủy viên TƯ và 2 khóa UVBCT là những chiếc vỏ bọc rất dày che chở cho Hải heo. Đặc biệt là vì Hải heo là “củi phe ta”, nên rất khó vào lò./.    
......

Rác

Ảnh toà nhà bỏ hoang của đảng cộng sản Bulgari Nguyen Lan Thang| Mấy ngày hôm nay Hà Nội ngào ngạt mùi rác. Số là có một vùng chuyên đổ rác của thủ đô bị ô nhiễm quá mức, công nghệ xử lý lạc hậu, không đền bù quy hoạch nơi ở tử tế cho dân, nên cả xã người ta đổ ra chặn luôn xe chở rác không cho vào mấy hôm rồi. Chuyện kéo dài nhức nhối mấy ngày. Thủ đô điêu đứng vì rác. Nhưng nếu ai để ý sẽ thấy một điều hơi lạ là hệ thống chính quyền chỉ loay hoay thoả thuận với dân, tìm giải pháp thay thế, chứ không dám dùng lực lượng cưỡng chế hùng hậu như việc đi cướp đất của dân như mọi khi. Tại sao lại như vậy? Tôi đồ rằng vấn nạn môi trường ở Việt Nam bây giờ đã quá sức khủng khiếp, gây quá tải hệ thống. Bản thân lãnh đạo ở tại địa phương nơi chôn rác cũng lờ đi, không hợp tác với chính quyền thành phố, mặc cho dân làm loạn lên, muốn đến đâu thì đến, vì nói cho cùng thì họ cũng là con người, đổ rác hàng bao nhiêu năm lên làng xóm người ta, ai mà ngửi nổi? Nếu so về lực lượng và trình độ, nhóm dân đang phản đối và chặn xe đổ rác tuổi gì mà so với Đồng Tâm, Dương Nội, Văn Giang... Thế nhưng họ đang thành công trong việc bất tuân dân sự, hơn tất cả các nhóm hoạt động xã hội hay nhóm dân oan đình đám từ trước đến nay, làm rối loạn bộ máy điều hành chính trị từ trên xuống dưới, mà bộ máy ấy cho đến thời điểm này không dám dùng nòng súng để cưỡng chế như mọi khi. Chúng ta có thể trông chờ gì cuộc phản kháng này? Liệu họ có bị đàn áp không? Liệu việc đó có dẫn đến những mầm mống bùng phát cuộc đấu tranh lớn, để đòi hỏi cải cách xã hội trên toàn đất nước được không? Tôi cho rằng còn quá sớm để khẳng định điều này. Nhưng có thể khẳng định một điều rằng, nếu không phải là vì chuyện rác thì còn vô vàn vấn nạn xã hội nữa sẽ tiếp tục xảy, đè nặng lên hệ thống chính trị thất bại đó. Mặc dù hệ thống chính trị này vẫn còn sức mạnh, vẫn còn đầy đủ bộ máy bạo lực, vẫn có thể bịt mồm tôi ngay lập tức, nhưng tôi dám khẳng định rằng nó là một hệ thống chính trị thất bại. Thất bại bởi vì nó là một hệ thống đã sai ngay từ thiết kế ban đầu. Một bộ máy không có tầm nhìn để biết đi về đâu, một bộ máy dung túng cho cái sai cái xấu, một bộ máy mà con lãnh đạo lại lên làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc, một bộ máy chỉ biết phá mười xây một... thì lấy đâu ra khả năng kiến tạo và bảo vệ đất nước này? Đây không phải là nhận xét võ đoán của riêng cá nhân tôi, mà hãy xem chính lãnh đạo cộng sản nói gì. Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Võ Văn Thưởng ngày 15/7/2020 có phát biểu trong hội thảo Công tác tuyên giáo của Đảng - 90 năm chặng đường vẻ vang: Thành tựu và tầm nhìn. Báo Thanh Niên dẫn lời ông Thưởng giao nhiệm vụ cho ngành tuyên giáo, nguyên văn như sau: "Nhiệm vụ của ngành tuyên giáo trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn nữa lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta". Tháng 6 năm 2020, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Phùng Hữu Phú cũng cho biết: "Có lần nào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri, có người hỏi: bao giờ chúng ta có chủ nghĩa xã hội? Tổng bí thư nói chúng ta chưa nghiên cứu tường minh vấn đề này, có khi trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội. Thế thì thời kỳ quá độ (lên chủ nghĩa xã hội) là bao lâu, có mấy chặng đường thì chưa rõ!" Đó. Một bộ máy điều hành đất nước khổng lồ mà còn chưa biết đi đâu về đâu thì nhân dân có thể trông chờ gì vào bộ máy đó? Margaret Thatcher, bà đầm thép, thủ tướng Anh 1979-1990, người theo đuổi chính sách phê phán chủ nghĩa tập trung tập thể của cộng sản đã từng nói: "Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là đến một lúc nào đó nó sẽ tiêu hết tiền của người khác". Tiền ở đây nên được hiểu rộng ra là nguồn lực xã hội, là môi trường, là tất thảy những gì thuộc về hành tinh này. Chủ nghĩa cộng sản không khác gì chứng bệnh ung thư. Nó ăn mòn và phá huỷ tất cả mọi thứ, biến tất cả những cơ quan nội tạng vốn trước đây hữu ích trở thành vô dụng. Rác cũng thế. Rác vốn bắt nguồn từ những thứ có ích. Nhưng quá trình phát triển vô tội vạ, không tiết kiệm nguồn lực, không phân loại tái chế, chỉ biết đổ bừa phứa ra môi trường hay chôn lấp tạm bợ, thì thử hỏi không gian nào có thể dung nạp nổi đống rác khổng lồ ấy? Cho nên, suy rộng ra, nếu mấy ngày hôm nay bạn nào có khó chịu về đống rác ngoài ngõ nhà mình, thì xin nói thẳng ra luôn, là bạn xứng đáng phải nhận điều đó. Bởi vì sao? Bởi vì bạn đã không bỏ chạy, mà sẵn sàng ở lại và ngoan ngoãn đóng thuế bảo vệ môi trường cho hệ thống thất bại này. Chúng ta có thể làm gì để đảo ngược tình thế đó? Hãy nhận thức lại xã hội. Hãy tìm hiểu xem thực trạng đất nước. Hãy so sánh với xã hội bên ngoài. Hãy tập hợp và đấu tranh theo cách của bạn, môi trường của bạn, điều kiện của bạn, bất kể bạn là thường dân hay là người trong bộ máy nhà nước. Rác, khói bụi, ô nhiễm môi trường... không phân biệt bạn là ai, bạn quy phục ai, bạn tôn thờ gì. Muốn không sống chung với rác, không thay nhau chết vì bệnh ung thư, chỉ còn một con đường để lựa chọn mà thôi. Đó là tìm cách loại bỏ hệ thống rác rưởi này. Yêu thương tất cả!      
......

Sản xuất vải để hưởng lợi từ EVFTA và CPTPP: Bài toán nan giải cho Việt Nam!

: RFA| Quốc hội Việt Nam vào đầu tháng 6 chính thức phê chuẩn Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-Châu Âu (EVFTA) và từ ngày 1/8 tới đây hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Ngành dệt may của Việt Nam, trong năm 2019, là ngành xuất khẩu lớn thứ ba với kim ngạch gần 40 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và, khi EVFTA được thực thi, hàng may mặc Việt Nam sẽ được giảm thuế từ 12% xuống còn 0%. Trước đó, Việt Nam cũng đã ký kết tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có hiệu lực từ ngày 14/1/2019.  Hiệp định này quy định toàn bộ sản phẩm dệt may xuất khẩu, ngay từ khâu sản xuất xơ sợi, nhuộm… đến vải, quần áo thành phẩm đều được sản xuất trong nội khối CPTPP thì được hưởng thuế xuất-nhập khẩu bằng 0%. Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam cho rằng thông qua hai Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường và hưởng ưu đãi thuế. Mặc dù vậy, theo báo cáo của Chương trình nghiên cứu chiến lược Mekong-Trung Quốc (MCSS) thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam không dễ dàng tận dụng được ưu đãi của hai Hiệp định EVFTA và CPTPP. Đơn cử, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tận dụng hiệp định thương mại (FTA) của Việt Nam rất thấp là không tự chủ được vấn đề xuất xứ hàng hóa. Sản xuất vải là “nút thắt cổ chai” Trong báo cáo “Dệt may Việt Nam: Tác động của COVID-19 và còn xa hơn nữa,” được công bố vào cuối tháng 6 vừa qua, nhóm nghiên cứu của MCSS ghi nhận yếu tố quan trọng nhất gây cản trở nằm ở khâu sản xuất vải, mà MCSS gọi là “nút thắt cổ chai” của ngành dệt may Việt Nam. Theo ghi nhận của MCSS, nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu ngành dệt may hiện vào khoảng 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc; trong đó 70% vải nhập khẩu phục vụ cho mục đích may xuất khẩu. Chi phí cho nhập khẩu nguyên phụ liệu đang chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp. Tương tự, hồi tháng 6/2019, truyền thông trong nước dẫn lời của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết 70% lượng vải để sản xuất đồ may mặc phải nhập khẩu từ Trung Quốc, còn nhập từ các nước như Nhật Bản, Malaysia (trong nội khối CPTPP) là rất ít. Đồng thời, Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết 99% hàng phụ trợ của ngành may mặc chính là vải, nhưng hiện Việt Nam mới chỉ dừng ở khâu sản xuất sợi nên tỷ lệ lớn vải phải nhập khẩu về để may mặc. Một chủ doanh nghiệp kinh doanh liên quan ngành dệt may ở Việt Nam, nói với RFA về nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp Việt Nam chọn nhập khẩu vải từ Trung Quốc mà không sản xuất ở nội địa, hay mua vải từ các thị trường nước ngoài khác: “Ở trong nước có sản xuất vải, nghĩa là nhập sợi và nguyên vật liệu từ Trung Quốc về để sản xuất ở Việt Nam nhưng giá thành tính ra vẫn cao hơn giá thành nhập vải trực tiếp từ Trung Quốc về. Tôi chưa nói đến khâu sản xuất nguyên vật liệu. Hiện nguyên vật liệu cũng chưa hề có và bây giờ mà đầu tư vào thì sẽ mất rất nhiều thời gian, tại vì trước giờ nhập về từ Trung Quốc rất rẻ và cũng phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều quá. Ngay cả Indonesia cũng rất mạnh về gia công may mặc thì nguyên vật liệu, họ cũng nhập từ Trung Quốc. Ngay cả Thái Lan cũng có duy nhất một nhà máy sản xuất thuốc nhuộm. Và Ấn Độ cũng vậy, chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Ấn Độ sản xuất được thuốc nhuộm cho sợi cotton nhưng cũng yếu lắm, cạnh tranh không lại. Cho nên, nếu doanh nghiệp ở Việt Nam đầu tư vào thì bao giờ mới cạnh tranh được, trong khi mọi thứ có sẵn ở Trung Quốc.” Vị nữ doanh nhân, không muốn nêu tên, cho biết thêm các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan phát triển rất mạnh về sản xuất vải. Tuy nhiên trong khoảng 1 thập niên qua, các nước này cũng đã dịch chuyển nhà máy đến Trung Quốc vì lĩnh vực dệt, nhuộm gây ô nhiễm rất nặng cũng như thị trường nhân công ở Trung Quốc rất đông và rất rẻ. Do đó, quanh quẩn thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng lại mua vải có xuất xứ từ Trung Quốc. Một số các chuyên gia trong ngành dệt may Việt Nam nhìn nhận Hiệp định CPTPP với lãi suất 0% là rất có lợi cho doanh nghiệp sản xuất đồ may mặc trong nước, vì thị trường của 11 quốc gia tham gia là rất lớn và các nước này lại không có lợi thế về may mặc. Và, để được hưởng lợi từ CPTPP thì Việt Nam phải “nội địa hóa” toàn bộ các sản phẩm là nguyên phụ liệu cho ngành may mặc. Doanh nhân Diệp Thành Kiệt, một chuyên gia ngành may mặc và da giày Việt Nam, giải thích rõ về vấn đề này theo CPTPP và EVFTA: “Đối với dệt may mà muốn hưởng thuế suất bằng không, tức là hưởng thuế suất ưu đãi, thì một trong những điều kiện là vải phải sản xuất tại Việt Nam. Thực ra vấn đề vải thì Việt Nam hiện nay có thể đảm đương khoảng 40% dung lượng để xuất khẩu trên cả nước. Tuy nhiên Việt Nam vẫn phải nhập một số vải từ Trung Quốc và một số nước khác. Riêng đối với Hàn Quốc thì Liên Minh Châu Âu cho phép chúng ta được lấy vải Hàn Quốc cộng vào và xem đó như vải nội địa. Đó là lợi thế rất lớn, tuy nhiên không phải vải nào của Việt Nam cũng được nhập từ Hàn Quốc hết. Nếu anh không bảo đảm được tỷ lệ quy định nội địa của EVFTA thì anh sẽ không được hưởng thuế ưu đãi. Không được hưởng thì thiệt thòi phải chịu là mức thuế cao. Đó là khuyến cáo không chỉ đối với ngành dệt may mà với tất cả các ngành.” Một bài toán vĩ mô nan giải! Giới chuyên gia ngày manh mặc Việt Nam ghi nhận tốc độ phát triển của ngành dệt may hiện nay là 15% và dự kiến đến năm 2025, quy mô dệt may Việt Nam sẽ tăng gấp đôi, nhu cầu về vải sẽ lên tới 20 tỷ mét. Như thế, thách thức của ngành dệt may Việt Nam là làm cách nào để sau 5 năm nữa phải có đủ 20 tỷ mét vải mỗi năm? Theo “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,” được Bộ Công thương phê duyệt và ban hành vào trung tuần tháng 4/2014, trong đó quy hoạch định hướng phát triển sản phẩm, lĩnh vực quan trọng bao gồm xây dựng chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế; phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu; và tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại là một bài toán khó mà không thể có đáp số, theo nhận định của những người có kinh nghiệm trong ngành dệt may. Vị nữ doanh nhân ẩn danh ở Sài Gòn lên tiếng: “Nói như vậy thôi, nhưng làm không dễ đâu. Khi sản xuất ra vải thì thứ nhất là sợi, sợi polyester gây ô nhiễm môi trường vì sản xuất từ nhựa. Thuốc nhuộm thì siêu ảnh hưởng đến môi trường, ô nhiễm tất cả con sông. Việt Nam đánh đổi bài toán môi trường sẽ như thế nào? Hiện Việt Nam đang rất yếu trong vấn đề đó, đang bị ô nhiễm về nguồn nước, nguồn không khí, khí thải rất nặng nề. Vì thế, đó là một bài toán vĩ mô rất lớn và Chính phủ phải xem xét. Chính phủ đầu tư thì phải bắt tay từ cơ sở hạ tầng, từ các vấn đề xử lý môi trường và phải đầu tư vào máy móc công nghệ, dùng để sản xuất ra sợi, sản xuất hóa chất, dùng để dệt may. Hiện tại máy móc và nguyên vật liệu đều mua từ Trung Quốc. Việt Nam muốn sản xuất vải thì hãy đầu tư vào con người, vào trí tuệ, vào sáng tạo để sáng chế ra được những máy móc hiện đại hơn, để có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất.” Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, hồi tháng 6 năm ngoái nói với báo giới quốc nội rằng khó khăn nhất của dệt may hiện nay là “đầu ra” cho vải. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online trích nguyên văn lời của Thứ trưởng Trần Quốc Khánh rằng “Anh đầu tư vào vải, làm ra vải cho đất nước nhưng lại không bán được cho khâu may, bởi vì người ta không mua. Vì người ta phải mua theo chỉ định của khách hàng của người ta.” Ông Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết thêm đầu tư vào một nhà máy dệt không chỉ vài triệu USD, mà phải lên tới vài trăm triệu USD. Chính vì vậy, theo ông Khánh, chỉ khi nào ngành dệt may Việt Nam đủ lớn thì mới có thể thu thu hút các nhà đầu tư vào ngành này. Tuy vậy, Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuấn lại trưng dẫn một công ty của Hà Lan đang đầu tư ở Việt Nam muốn mang vào một loại máy nhuộm không dùng nước và xả thải, nhờ sử dụng khí CO2 để phun lên vải, sợi. Ông Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh “Nhưng địa phương lại không cho phép, vì không sử dụng… nước, không cho ra nước thải nên không cấp.” Đây chỉ là một ví dụ trong rất nhiều bất cập về khâu sản xuất vải tại Việt Nam. Và qua phản ảnh của các doanh nghiệp trong ngành dệt may cũng như thông tin từ thứ trưởng Bộ Công thương thì những ích lợi từ các FTA, đặc biệt hai Hiệp định thế hệ mới EVFTA và CPTPP vẫn còn nằm ngoài tầm tay với của doanh nghiệp dệt may Việt Nam.    
......

Chuyện hài “truy tố” Hồ Kim Thoa và Vũ Huy Hoàng

Cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng và Thứ Trưởng Hồ Thị Kim Thoa Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân Cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng và Thứ Trưởng Hồ Thị Kim Thoa, vốn là cặp đôi ở Bộ Công Thương trong những năm 2007-2016, dưới trào Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.  Ông Hoàng về hưu tháng Tư, 2016. Riêng bà Thoa là thứ trưởng Bộ  Công Thương từ 2010 đến 2017 và từng là tổng giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, thanh thế lừng lẫy trong giới đại gia thời đổi mới. Bà Thoa bị Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cách chức thứ trưởng vào ngày 16 tháng Tám, 2017 vì liên quan đến vụ truy tố Trịnh Xuân Thanh. Ngày 10 tháng Bảy vừa qua, cả ông Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Kim Thoa bị khởi tố với cùng tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.” Những vi phạm này liên quan đến vụ án “khu đất vàng” mang số 2-4-6 đường Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.HCM của Tổng Công ty Sabeco (Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn). Ngoài ra bà Thoa còn có những vi phạm khác trong việc thực hiện cổ phần hoá Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang và kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định, có nghĩa là giấu diếm. Điều đáng nói là sau khi công an khởi tố, mới khám phá ra bà thứ trưởng đã cao bay xa chạy, nghe nói đang ở Pháp. Đây không phải là trường hợp đầu tiên mà chuyện cán bộ tham ô bị truy tố rồi bỏ trốn, từ lâu đã trở nên phổ biến trong giới đảng viên có chức có quyền. Theo báo Dân Việt trong nước, tính đến tháng Năm, 2019 có 1.200 đối tượng là cán bộ nhà nước bị truy tố đã bỏ trốn ra nước ngoài, trong số này có 235 người đang bị Interpol truy nã qua yêu cầu của Bộ Công An CSVN. Chắc chắn là tên bà Thoa chưa bị đưa vào danh sách của Interpol, vì lệnh khởi tố và yêu cầu bà Thoa ra trình diện mới đưa ra hôm 10 tháng Bảy, 2020. Giống như một màn kịch dàn dựng tồi, 3 ngày sau khi phát đi lệnh khởi tố, Bộ Công An ra quyết định đình chỉ vụ khởi tố, cũng như quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với bà Thoa vì… không biết bà Thoa đang ở đâu. Không có bà Thoa ra trình diện thì làm sao xử vụ án Sabeco giao 6.000 đất nhà nước cho Liên doanh Sabeco Pearl mà Thứ Trưởng Bộ Công Thương Kim Thoa lúc đó đóng vai trò chính trong vụ lươn lẹo này. Nhưng làm sao bắt được bà Thoa thì Bộ Công An không tiết lộ. Những kinh nghiệm quá khứ trong hành động của Bộ Công An cho người ta thấy chỉ có 2 con đường. Một là, Bộ Trưởng Tô Lâm tổ chức một toán mật vụ thân tín sang Pháp để bắt cóc bà Thoa như đã từng bắt Trịnh Xuân Thanh từ nước Đức. Tuy nhiên, hành động này chắc đảng CSVN không dám cho lặp lại, vì những phiền toái ngoại giao cũng như công pháp quốc tế trong vụ Trịnh Xuân Thanh đã đủ cho Hà Nội lấy làm kinh nghiệm xương máu. Vả lại bà Thoa chắc cũng không đến nỗi ngu và chủ quan như Trịnh Xuân Thanh để bị dụ ra khỏi hang cho mật vụ Việt Nam ra tay. Hai là Việt Nam sẽ nhờ Cơ Quan Cảnh Sát Quốc Tế (Interpol) ra lệnh truy nã rồi bắt và dẫn độ về Việt Nam. Nhưng điều này cũng không dễ dàng chút nào, vì phải biết bà Thoa đích xác đang ở đâu thì mới nhờ Interpol được. Người ta còn nhớ năm 2017, Tổng Giám Đốc Công ty Xơ sợi Dầu Khí (PVTEX) Vũ Đình Duy bị khởi tố nhưng đang ở nước ngoài chữa bệnh từ 2016 và không về. Sau 2 lần phát lệnh truy nã, đến nay vẫn chưa bắt được Duy, tuy có lời đồn đoán Duy đang sống vui vẻ ở Ba Lan. Qua một số thông tin nói trên, người ta thấy vụ khởi tố liên quan đến hành vi tham ô khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng mang nhiều tính chất của một vở hài kịch với cặp đôi đào kép diễn viên Huy Hoàng – Kim Thoa. Khoảng thời gian 2 người này nắm quyền ở Bộ Công Thương dưới triều đại Nguyễn Tấn Dũng, đã để lại hàng chục công trình công nghiệp làm ăn thua lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng đến nay chưa giải quyết nổi. Ông Vũ Huy Hoàng về hưu năm 2016 còn bà Hồ Thị Kim Thoa bị cách chức năm 2017 vì dính đến những tiêu cực của vụ án Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh ở Bộ Công Thương, tức đã gần 4 năm trước, thế nhưng tại sao công an không truy tố họ ngay lúc đó mà mãi đến bây giờ mới làm. Phải chăng lúc đó chưa tìm ra tội, hay bị “cấn tay” nên không thể truy tố? Tuy nhiên bây giờ truy tố thì đã quá muộn, bởi các quan chức tay nhúng chàm biết thế nào cũng bị vào tù nên phải cao bay xa chạy với hơn 1.200 người theo thống kê chính thức. Cho nên chuyện bà Thoa đào thoát sang Pháp, mua hồ sơ để nhập quốc tịch Pháp là điều ai cũng đoán được kể cả ông Tô Lâm; nhưng Bộ Công An vẫn phát lệnh khởi tố chỉ vì muốn làm hài lòng người “đốt lò vĩ đại.” Hoá ra chuyện đốt lò chống tham nhũng cuối cùng chỉ là một trò hề của phe ông Trọng mà thôi. Theo kết luận điều tra thì cựu Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng phạm nhiều tội, nhưng qua dư luận báo chí quốc doanh và của chính Cơ quan điều tra Bộ Công An lại đề nghị “xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” tức xử nhẹ cho Vũ Huy Hoàng. Lý do “chính đáng”do Bộ Công An đưa ra, vì ông Hoàng có nhân thân tốt, thành khẩn hợp tác trong cuộc điều tra và đang mắc hai ba thứ bệnh ung thư. Thi hành luật pháp với tình tiết giảm nhẹ cho cán bộ cao cấp phạm tội, có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có. Tại sao một người phạm tội chưa mang ra toà  xét xử mà đã có ai đó muốn ngồi trên luật pháp để lên tiếng đề nghị xử nhẹ. Và rồi một người khác bỏ trốn phải đình chỉ truy tố, chờ bắt được mới tính tiếp. Những điều mâu thuẫn này cho thấy Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lật lại vụ tham ô lô đất 2-4-6 Hai Bà Trưng chỉ để dằn mặt ai đó chứ không nhằm kết tội thật sự. Rốt cuộc vụ truy tố bà Thoa, ông Hoàng trong vụ án phù phép bán đất công sản giá bèo cho tư nhân coi như một chuyện phim hài hước. Phạm Nhật Bình https://viettan.org/chuyen-hai-truy-to-ho-kim-thoa-va-vu-huy-hoang/  
......

Ông Tướng đứng chàng hảng

Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân Thượng Tướng Võ Tiến Trung, được biết là nguyên giám đốc Học Viện Quốc Phòng, đang “gây bão” trên mạng khi trả lời cuộc phỏng vấn của Báo Dân Việt về tình hình Biển Đông vào ngày 8 tháng Bảy vừa qua. Đề cập đến việc Trung Quốc tổ chức tập trận rầm rộ ở khu vực quần đảo Hoàng Sa cưỡng chiếm của Việt Nam, từ ngày 1 đến ngày 5 tháng Bảy và sự kiện Mỹ điều động hai hàng không mẫu hạm đến Biển Đông, ông tướng này phát biểu rằng: “Hành động của Trung Quốc và Mỹ đã gây bất ổn và căng thẳng trên khu vực Biển Đông.” Qua phát biểu này, tướng Võ Tiến Trung đã cho người ta thấy gì? Thứ nhất, ông ta coi hành động xâm lăng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trước đây của Trung Cộng, cũng như việc Trung Cộng bồi đắp các bãi đá trên Biển Đông thành căn cứ quân sự là những hành động đúng. Nhưng người dân Việt Nam cũng như công luận thế giới lại nghĩ khác. Từ lâu, người ta đã xác định qua những hành động cướp đất ngang ngược này, Bắc Kinh chính là yếu tố gây bất ổn ở Biển Đông chứ không ai khác. Thứ hai, ộng ta coi những cuộc tập trận trên Biển Đông của Trung Cộng trước đây cũng như bây giờ cũng là những sự kiện bình thường, không hề ảnh hưởng gì đến an ninh và quyền lợi của Việt Nam. Đây là một quan điểm hết sức nguy hiểm của một tướng lãnh cao cấp trong quân đội, nhất là khi người ấy đã từng là ủy viên Quân Ủy Trung Ương và là giám đốc một học viện mà nhiệm vụ là đào tạo sĩ quan chỉ huy kiến thức về chiến lược quân sự như Học Viện Quốc Phòng. Thứ ba, coi việc Mỹ đưa hai hàng không mẫu hạm đến Biển Đông tập trận là gây bất ổn, căng thẳng không cần thiết. Rõ ràng ông tướng Trung này chẳng những là người vô học, thiếu kiến thức tổng quát, không hiểu biết tình hình mà còn đánh đồng hai sự kiện có những mục đích hoàn toàn khác nhau. Từ sau ngày đảng Cộng Sản Trung Hoa nắm quyền ở Hoa Lục, nhóm lãnh đạo Bắc Kinh đã coi Biển Đông là sinh lộ quan trọng để tiến ra thế giới.  Vì vậy Trung Cộng liên tục khuấy đảo Biển Đông, ngang ngược đòi hỏi chủ quyền phi pháp trên nhiều đảo của nước khác không phải là điều mới xảy ra vài năm mà đã có từ thập niên 50 trở đi. Nên phát ngôn như tướng Võ Tiến Trung khiến người ta nghĩ là ông ta chỉ có thể bị Trung Cộng mua chuộc để có dịp nói thay những điều mà Bắc Kinh muốn nói. Là một người Việt Nam bình thường, không cần phải là tướng tá hay cán bộ cao cấp gì, ai cũng thấy rõ: – Trung Cộng là kẻ đã xâm lăng và ăn cướp hải đảo của Việt Nam bất chấp luật pháp quốc tế và hiện nay vẫn còn đang tiếp tục đe doạ quyền lợi của Việt Nam qua các hành động dùng tàu chiến, tàu hải giám đe dọa, thị uy, đâm chìm tàu cá và buộc Việt Nam phải chấm dứt thăm dò dầu khí ngay trong vùng biển đặc quyền kinh tế của mình; – Trung Cộng là tập đoàn mafia tìm cách khống chế Biển Đông. Trong suốt một thời gian dài, Trung Cộng bao vây đe dọa chẳng những ngư dân Việt Nam mà cả ngư dân Philippines. Gần đây tàu chiến Trung Cộng còn quanh quẩn trong vùng biển chủ quyền đang thăm dò dầu khí của Malaysia và dòm ngó Indonesia. Những hành động có hệ thống ấy chứng tỏ tham vọng rất lớn lao của tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh, chẳng những bành trướng đất đai mà còn muốn chiếm trọn nguồn nguyên liệu dồi dào dưới Biển Đông; – Từ lâu lập trường không thay đổi của Trung Cộng là tạo thế đối đầu với Mỹ, từ chiến tranh Triều Tiên đến chiến tranh Việt Nam và vấn đề Đài Loan. Ngày nay do tham vọng bành trước lãnh thổ, Trung Cộng không bao giờ chấp nhận sự hiện diện của Mỹ trên Biển Đông nói riêng và vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương nói chung. Vì lẽ dễ hiểu, sức mạnh của Hải quân Mỹ ở đây sẽ cản trở mạnh mẽ tham vọng bá quyền của tập đoàn Bắc Kinh. Một người mang danh tướng lãnh cao cấp của quân đội mà không thấy được sự thâm hiểm của Bắc Kinh, không phân biệt được bạn, thù lại đánh đồng Trung Cộng và Mỹ là “hai quốc gia gây ra sự bất ổn và căng thẳng ở Biển Đông!” Lập luận này chẳng những ấu trĩ mà còn cho thấy trong quân đội Việt Nam có không ít tướng tá có cùng suy nghĩ như ông Trung, coi nhiệm vụ bảo vệ biển đảo không phải của mình. Trong khi nước Mỹ từ nhiều thập niên nay đã liên tục duy trì sự có mặt của Hạm Đội 7 để bảo vệ Biển Đông tức bảo vệ cho hàng trăm quốc gia, trong số đó có Việt Nam. Các quốc gia trên thế giới đã dễ dàng sử dụng hải lộ quốc tế này để lưu thông hàng hoá, trao đổi thương mại góp phần tạo ra sự ổn định và phồn thịnh trong khu vực Bắc Á lẫn Nam Á. Đó cũng chính là bảo vệ cho sự phát triển của sức mạnh Hoa Kỳ. Thế nhưng từ năm 1958 là năm Trung Cộng công bố lãnh hải 12 hải lý bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiếp theo lại đưa ra bản đồ đường lưỡi bò chiếm gần trọn Biển Đông. Những hành động ấy thực sự đã làm tình hình Biển Đông xáo trộn, gây ra sự tranh chấp chủ quyền dai dẳng của các quốc gia biển với Bắc Kinh. Hơn thế nữa, từ năm 2015, Trung Cộng đã bồi đắp, biến các bãi đá chìm ở Trường Sa thành căn cứ hoả lực, đồn trú binh sĩ và lực lượng không-hải quân. Câu hỏi đặt ra là Bắc Kinh muốn gì, nếu đó không phải là âm mưu thôn tính Biển Đông. Do đó nói nhập nhằng như tướng Võ Tiến Trung, “Mỹ và Trung Quốc gây ra tình hình căng thẳng, bất ổn ở Biển Đông và có nguy cơ gây ra chiến tranh” là điều không người Việt Nam nào có thể chấp nhận được. Đó là chưa kể với lập trường đứng hai hàng như tướng Trung, dư  luận không khỏi đánh giá ông chỉ là loại tướng giá áo túi cơm, hay hơn nữa là viên tướng Việt gian chăng? Phạm Nhật Bình XEM THÊM: Tại sao “Công Hàm Phạm Văn Đồng” là công hàm bán nước? Trung Cộng là hòn đá tảng ngăn chặn quan hệ đối tác chiến lược giữa CSVN và Hoa Kỳ Lần đầu tiên Hoa Kỳ chính thức bác bỏ các tuyên bố chủ quyền ‘bất hợp pháp’ của Trung Quốc ở Biển Đông  
......

Ông Trọng làm gì được Nguyễn Thanh Phượng

Ảnh Nguyễn Thanh Phượng-con gái ông Nguyễn Tấn Dũng Đỗ Ngà| Khu đất 2-4-6 Hai bà Trưng Q1-Sài Gòn có diện tích 6.000m2 (sáu ngàn mét vuông). Theo giá thị trường thì giá trị mỗi mét vuông không dưới 1 tỷ đồng. Như vậy, tối thiểu khu đất này có giá khoảng 6.000 tỷ (sáu ngàn tỷ) đồng. Thế nhưng công ty AMAX đã định giá khu đất này là 997 tỷ đồng. Căn cứ vào hồ sơ định giá của AMAX, ngày 10 tháng 4 năm 2015, ông Nguyễn Hữu Tín ký Quyết Định 1660 chấp thuận Sabeco nộp ngân sách 999 tỷ đồng (3 tỷ lệ phí trước bạ) để giữ quyền sử dụng khu đất này. Sau đó Sabeco góp vốn với 3 đối tác tư nhân khác thành lập công ty Sabeco Pearl để quản lý dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng. Sau đó Sabeco cho Sabeco Pearl thuê khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng với thời hạn 50 năm với giá 997 đồng. Khi Sabeco Pearl đã làm chủ khu đất, thì Sabeco thoái vốn của mình ở Sabeco Pearl cho cổ đông còn lại. Vậy là từ đó, tư nhân làm chủ hoàn toàn dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng. Một khu đất có giá trị hơn 6.000 tỷ mà AMAX định giá rẻ mạt chỉ với 997 bằng 17% giá trị thật để rồi sau đó dự án này rơi vào tay tư nhân bằng hình thức lập công ty liên doanh rồi thoái vốn. Được biết chính công ty AMAX này cũng từng định giá công ty nghe nhìn toàn cầu AVG của Phạm Nhật Vũ từ giá trị thật chỉ có 1.900 tỷ (một ngàn chín tẳm tỷ) thành hơn 16.565 tỷ (mười sáu ngàn năm trăm sau mươi lăm tỷ đồng) đồng, bằng 870% giá trị thật. Và dựa vào đó, Mobifone mua lại AVG với giá 8.900 tỷ (tám ngàn chín trăm tỷ đồng) đồng. Mức chênh lệch 7.000 tỷ (bảy ngàn tỷ) được Phạm Nhật Vũ, đám quan chức bộ TT & TT, quan chức Mobifione và “bà chủ AMAX” chia nhau bỏ túi. Như vậy với thương vụ chuyển tài sản công vào tay tư nhân, AMAX đã đè giá xuống thật, còn khi chuyển tài sản tư nhân về tay nhà nước thì AMAX nâng khống giá trị tài sản này lên nhiều lần. Cả 2 trường hợp định giá này đều nhằm mục đích bòn rút tài sản nhà nước để trục lợi. Vậy AMAX là ai mà có thể “cầm cân nảy mực” những khối tài sản hàng ngàn tỷ, mà điều đặc biệt đối tượng tham gia vào quá trình mua bán khối tài sản này chính là nhà nước. Vậy rõ ràng, AMAX là một công ty vô cùng quyền lực. Nhân vật nào làm chủ AMAX là chúng ta cần phải tìm hiểu. Được biết AMAX là công ty chuyên về đầu tư và thẩm định giá. Nó được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 2010, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0310103206, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Sài Gòn cấp. Vốn điều lệ là 3,8 tỉ đồng. Ấy vậy mà nó có thể định giá AVG và khu đất vàng 2-4-6 Hai bà Trưng có giá đến hàng ngàn tỷ đồng. Giám đốc công ty này là Võ Văn Mạnh sinh năm 1976, là giảng viên đại học Fullbright. Về thân thế chỉ có vậy, ông ta không phải con ông cháu cha, không đảng viên, hết. Vậy mà ông ta có thể định giá thương vụ ngàn tỷ cho nhà nước. Thế mới khó hiểu. Thực ra một công ty vốn điều lệ 3,8 tỷ mà có thể định giá thương vụ ngàn tỷ giữa nhà nước và tư nhân, thì điều đó cũng cho thấy quyền lực của người đứng đằng sau công ty này lớn như thế nào?! Đó chắc chắn không phải là Võ Văn Hạnh. Nhiều nguồn tin khả tín cho biết, người đứng ra thành lập công ty AMAX này chính là Nguyễn Thanh Phượng-con gái ông Nguyễn Tấn Dũng. Việc chọn người khác đứng tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật thay mình, rõ ràng là cô này đã có toan tính trước. Vụ án AVG, ông Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ tóm được “hình nhân thế mạng” Võ Văn Mạnh chứ chẳng thể động chạm gì đến Nguyễn Thanh Phượng. Hiện nay AMAX lại xuất hiện trong thương vụ “tư nhân hóa” lô đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng này nữa là một sự thách thức. Trong 2 vụ án trên, hàng loạt quan chức cấp bộ cấp thành phố vào tù nhưng Nguyễn Thanh Phượng thì cứ bình chân như vại. Đứng trước gia tộc Nguyễn Tấn Dũng, rõ ràng Nguyễn Phú Trọng đang bất lực. Chỉ còn chưa đầy nửa năm nữa là hết nhiệm kỳ, liệu Nguyễn Phú Trọng có làm rụng được cộng lông nào của Nguyễn Tấn Dũng không? Hô hào cho lắm nhưng kẻ cần bắt lại không bắt được, Nguyễn Phú Trọng nên tuyên bố thất bại đi là vừa./. -Đỗ Ngà- Tham khảo:   https://cafef.vn/dat-vang-2-4-6-hai-ba-trung-da-ve-tay-tu-n… https://dantri.com.vn/…/gia-tri-khu-dat-246-hai-ba-trung-kh… https://www.voatiengviet.com/a/bat-pham-nhat-v…/4876226.html  
......

Pages