Vụ án đạo văn bằng tiến sĩ

Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân| Tuần qua, sự kiện một giảng viên trường Đại Học Tôn Đức Thắng, ông Phạm Đình Quý bị công an Đắk Lắk bắt “khẩn cấp” và khởi tố vì công khai tố cáo Bí Thư tỉnh ủy Bùi Văn Cường “đạo văn” đã làm xôn xao dư luận, chẳng những trong giới học thuật mà cả trong quần chúng. Ông Bùi Văn Cường, hiện là bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk, năm 2016 là nghiên cứu sinh trường Đại Học Hàng Hải. Ông bị cáo buộc trong khi bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2018, đã sao chép khoảng 70% các công trình đã xuất bản trước đó vào 3 chương nghiên cứu lý thuyết của mình, theo tạp chí Môi Trường và Xã Hội trong nước. Lẽ dĩ nhiên mọi sự trót lọt và ông Cường nghiễm nhiên trở thành một tiến sĩ chính hiệu có áo mão. Nếu không có sự tố cáo công khai của hai ông Phạm Đình Quý và Hoàng Minh Tuấn trên báo chí về hành vi đạo văn của ông Cường thì không ai bíết câu chuyện động trời này. Thế nhưng sau khi mọi sự vỡ lở, lập tức công an ra tay bắt ông Phạm Đình Quý mang về Đắk Lắk giam lại như một tội phạm. Rõ ràng, chỉ có trong nền tư pháp của xã hội chủ nghĩa như ở Việt Nam mới xảy ra nhưng vụ án cười ra nước mắt như thế. Đó là những ai dám đụng đến đến cán bộ, tức đụng đến đảng hay đụng đến công quyền đều trở thành nạn nhân của công an, hoặc bị tuyên án tù nhiều năm hoặc bị bức tử trong vòng bí ẩn. Vụ án cụ Lê Đình Kình, một nạn nhân của bọn cướp ngày, qua cửa miệng một tướng công an bỗng trở thành một loại “cường hào ác bá nông thôn” đáng bị trừ khử. Để rồi đang đêm chính quyền đem 3.000 công an mở cuộc tấn công, bắn chết cụ trên giường ngủ chỉ vì cụ dám chống lại bọn cướp ngày ở Hà Nội công khai cướp đất dân Đồng Tâm. Dư luận chưa quên phiên toà đàn áp 29 nạn nhân của vụ án vô pháp luật với 2 bản án tử hình, thì nay lại xảy ra vụ Tiến Sĩ Phạm Đình Quý và Hoàng Minh Tuấn bị bắt. Đặc biệt, Tiến Sĩ Quý bị bắt buổi chiều tại Sài Gòn cùng với vợ, nhưng đến nửa đêm thì vợ được thả về còn ông Quý thì công an âm thầm mang đưa về nhốt ở Đắk Lắk, giống như một vụ khủng bố không hơn không kém. Mãi đến mấy ngày sau khi gia đình nạn nhân tìm kiếm khắp nơi, công an Đắk Lắk mới thú nhận là đang bắt giữ TS Phạm Đình Quý do dính líu “tội vu khống” cùng với TS Hoàng Minh Tuấn, cũng là học trò của ông Quý. Cả hai ông này cùng bị bắt vì đã dám tố cáo đích danh Bí Thư tỉnh ủy Bùi Văn Cường đã đạo văn trong luận án tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại Học Hàng Hải trước đó. Qua sự kiện bắt người bịt miệng này, người ta thấy có 3 vấn đề cần nêu ra: Thứ nhất, hai ông Phạm Đình Quý và Hoàng Minh Tuấn đã công khai tố cáo Bí Thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường bằng giấy trắng mực đen và có bằng chứng rõ ràng. Đây không phải là loại tố cáo nặc danh vô trách nhiệm mà là một hành động được luật pháp cho phép và bảo vệ. Là một nhà nước luôn rêu rao là “nhà nước pháp quyền,” lẽ ra những người có liên quan, nhất là trường Đại Học Hàng Hải phải lên tiếng thẩm định lời tố cáo ấy đúng sai chỗ nào. Điều này không có gì quá khó khăn vì hồ sơ trình luận án của các nghiên cứu sinh còn lưu ở nhà trường. Ngay cả ông Bùi Văn Cường cũng phải chính thức lên tiếng để chứng minh sự trong sạch của mình, tức chứng minh mình không đạo văn, sau đó ông toàn quyền khiếu tố theo hệ thống pháp luật hiện hành. Vụ việc này đụng chạm đến cá nhân ông, nên ông Cường không thể dùng sự im lặng, dùng quyền bí thư tỉnh ủy chỉ đạo công an bắt người để qua mặt quần chúng. Thứ hai, việc công an Đắk Lắk bắt giữ hai ông Quý và Tuấn một cách vô lối, âm thầm và đem nhốt ở Đắk Lắk rõ ràng là một hành động phi pháp. Nó cho thấy thế lực của Bí Thư Bùi Văn Cường cấu kết với công an để bịt miệng nạn nhân hầu ém nhẹm mọi chuyện chẳng khác gì vụ án Đồng Tâm. Thứ ba, những cơ quan nhà nước có liên quan đều hoàn toàn im lặng, kể cả trường Đại Học Tôn Đức Thắng nơi hai ông Quý và Tuấn đang giảng dạy. Khi được hỏi, người đại diện trường này chỉ nói “Chúng tôi đang chờ thông tin chính thức từ công an tỉnh Đắk Lắk.” Nếu không ai lên tiếng thì vài ngày nữa với trò ép cung của bọn công an, cả hai nạn nhân sẽ có bản nhận tội vu khống. Và Bí Thư Bùi Văn Cường sẽ tiếp tục ngồi trên ghế quyền lực để chỉ đạo tòa án Đắk Lắk tuyên án tù theo ý mình. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chắc chắn phải biết chuyện này vì bản thân  ông cũng nhiều lần bày tỏ sự mong muốn các cán bộ phải “trong sáng và minh bạch.” Vậy thử hỏi một chuyện quá nhỏ như hành động đạo văn bằng tiến sĩ của ông Bùi Văn Cường lại không thể công khai cho dư luận quần chúng biết sự thật là có hay không. Trách nhiệm của trường Đại Học Hàng Hải ở đâu khi cấp văn bằng tiến sĩ cho một nghiên cứu sinh bị tố cáo đạo văn bằng mà im lặng không cho thẩm định lại hồ sơ tốt nghiệp? Cuối cùng, công an Đắk Lắk cũng không thể dựa vào cái gọi là “tội vu khống vu vơ” để cưỡng bức, bắt giam “khẩn cấp” những công dân lương thiện. Vì như vậy, hóa ra đảng CSVN tự chứng minh chỉ xài luật rừng với người dân mà thôi. Phạm Nhật Bình Bùi Văn Cường, đạo văn, tội vu khống, TS Phạm Đình Quý    
......

Thấy gì từ việc “hạt giống đỏ“ Nguyễn Thanh Nghị quay lại làm thứ trưởng Bộ xây dựng?

Thao Ngoc| Mấy hôm nay dư luận trong nước được hâm nóng lên về một nhân vật rất đáng quan tâm. Đó là việc Nguyễn Thanh Nghị(NTN)(con đồng chí Ba X)Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, quay lại làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng(BXD). Sở dĩ nói “quay lại” là vì NTN trước đây đã từng đảm nhận chức vụ này, sau đó mới về Kiên Giang. Và dư luận đặt câu hỏi rằng, việc NTN về làm Thứ trưởng BXD là lên hay xuống? Điều đáng quan tâm thứ 2 là: Ngày 05/10/2020, báo chí đồng loạt đưa tin về việc NTN về làm Thứ trưởng BXD. Báo tuổi trẻ có bài: “Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị làm thứ trưởng Bộ Xây dựng”. Theo đó: “Thủ tướng vừa có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng”. Sau đó 1 ngày, cũng trên báo Tuổi trẻ ngày 6/20/2020, đưa tin: “Ông Nguyễn Thanh Nghị vẫn điều hành Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang”. Ngày 6-10, ông Phạm Công Khâm, trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang, đã chủ trì họp báo thông tin công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 của tỉnh này. Ông Nguyễn Thanh Nghị, bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ X, sẽ vẫn điều hành đại hội. Về việc ông Nghị luân chuyển công tác, ông Khâm cho biết đến thời điểm này Tỉnh ủy Kiên Giang chưa nhận được văn bản chính thức về việc Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng. Thông tin này mới chỉ biết qua báo chí đăng tải”. Thông thường, việc điều chuyển cán bộ cấp cao, đều có sự bàn bạc, thỏa thuận giữa Ban Tổ chức TƯ, Bộ Nội vụ với người được điều chuyển. Ai muốn lên nhanh thì phải quan hệ tốt với cấp trên, đồng thời họ thường phải được đảo cánh nhiều lần. Mỗi lần đảo là 1 lần lên. Đấy là nghệ thuật trong công tác cán bộ của đảng. Nhưng lần này, báo chí đưa tin NTN về BXD từ ngày 05/10, thì ngày 6/10, tỉnh Kiên Giang nói chưa nhận được văn bản mà chỉ mới biết qua báo chí? Lên hay xuống? Thông thường là, từ Bí thư tỉnh ủy, đương nhiên là Ủy viên TƯ, ngang hàm Bộ trưởng(BT). Do đó khi về một bộ nào đó sẽ làm BT, hay làm Phó của một ban rất quyền lực, mà trưởng ban đó là Ủy viên Bộ Chính trị, như Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, hay Ủy ban Kiểm tra.Như bà Phạm Thị Thanh Trà, từ Bí thư Yên Bái về làm Phó Ban Tổ chức TƯ, kiêm Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Nhưng lần này NTN lại về làm Thứ trưởng BXD, là cái chức cũ NTN đã giữ trước khi về Kiên Giang? Nên nhớ:Vào tháng 1/2011, tại ĐH XI, tuy không được đại hội đảng cơ sở đề cử vào danh sách đại biểu dự Đại hội 11, nhưng NTN vẫn được bầu làm Ủy viên Dự khuyết BCHTƯ, nhờ là “hạt giống đỏ”, con Ba X.   Sau đó, ngày 11/11/ 2011, Phó TT Nguyễn Xuân Phúc ký, bổ nhiệm NTN, từ Hiệu phó Trường ĐHXD lên giữ chức Thứ trưởng BXD (từ 2011 đến 2014)là vượt cấp. Tháng 3 năm 2014, NTN được luân chuyển về làm Phó BT tỉnh ủy, rồi lên Bí thư Kiên Giang, là một trong hai Bí thư trẻ nhất lúc bấy giờ cùng với Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Sai phạm về quản lý đất đai Vào tháng 8/2020, NTN cùng hai cựu chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và 12 người nguyên là phó chủ tịch, thành viên UBND tỉnh giai đoạn 2011-2017 bị kiểm điểm vì liên quan sai phạm đất đai giai đoạn 2011-2017. Theo đó, cuối tháng 4/2020, Thanh tra Chính phủ kết luận về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2011-2017, gây thất thoát hơn 2.300 tỷ. Với sai phạm này, NTN cùng 7 lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã tiến hành kiểm điểm, và cùng xin chịu hình thức kỷ luật rút kinh nghiệm sâu sắc. Dư luận cho rằng với những sai phạm khủng khiếp như trên mà hình thưc kỷ luật chỉ là kiểm điểm, chẳng khác gì là trò vờn nhau mà thôi!.. Muốn biết việc NTN ra HN lần này là lên hay xuống, hãy chờ xem kết quả Đại hội Đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 của tỉnh Kiên Giang, để biết xem người kế nhiệm NTN ngồi ghế Bí thư Kiên Giang thuộc phe nào. Nếu là người của phe Ba X thì đó là điềm lành cho NTN. Còn ngược lại, nếu là người của phe đốt lò thì lành ít dữ nhiều. Và lần này rất có thể NTN về làm Thứ trưởng BXD là bước đệm để sau ĐH 13 lên làm Bộ trưởng BXD. Nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng, dù NTN sau ĐH 13 có làm Bộ trưởng BXD đi nữa, thì đây vẫn là cách “điệu hổ ly sơn”. Vì Kiên Giang vốn là nơi Ba X “dựng cơ đồ” để từ đó đi lên nắm giữ chiếc ghế quyền lực và “làm mưa làm gió” mấy chục năm trời. Nhưng dù ai rồi đây ngồi ghế thay NTN làm Bí thư Kiên Giang, và dù phe nào giành chiến thắng trong cuộc chiến giành ghế tại ĐH 13, thì: “Vũ Như Cẩn, Nguyễn Y Vân Vẫn còn ngồi đó thì dân còn nghèo”./.  
......

20 nhà giáo Israel viết thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho thầy giáo – tù nhân lương tâm Nguyễn Năng Tĩnh

Người Bảo Vệ Nhân Quyền| Ngày 4 tháng 10, 2020  Kính gửi: MK Benjamin Gantz Bộ trưởng Quốc phòng và Phó Thủ tướng Chính phủ Trong nhiều thập kỷ, Việt Nam bị cai trị bởi một chế độ độc tài của “Đảng Cộng sản Việt Nam” (ĐCSVN). Những công dân dám chỉ trích ĐCSVN bị lực lượng an ninh tấn công, bắt giữ, tra tấn nghiêm khắc, một số bị truy tố về tội hình sự hà khắc, một số bị xử tử trong khi tra tấn và một số bị xử tử bằng thủ tục tố tụng; Một số công dân bị giam giữ không chính thức mà chế độ từ chối thừa nhận, vì vậy họ được định nghĩa là “biến mất;” Những người không bị bắt nhưng bị nghi ngờ là thù địch với chế độ sẽ bị giám sát liên tục và quyền tự do cư trú và tự do đi lại của họ bị hạn chế. Ngày 29/5/2019, ông Nguyễn Năng Tĩnh, giảng viên âm nhạc bị bắt. Ông sinh năm 1976 tại tỉnh miền trung Nghệ Tĩnh. Ông theo học tại Học viện Âm nhạc thành phố Huế và từ năm 2013-2019 giảng dạy lý thuyết âm nhạc và đàn Organ tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An. Ông Tĩnh bị truy tố về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, do những bài viết chỉ trích chế độ trên Facebook (Ông Tĩnh phủ nhận trang Facebook đó là của mình). Mặc dù hiểu rõ về cái giá phải trả, ông Tĩnh vẫn dùng để bày tỏ với các học trò quan điểm của mình về những vi phạm nhân quyền và ô nhiễm môi trường do chế độ cộng sản gây ra, cũng như việc Trung Cộng vi phạm chủ quyền Việt Nam với sự ươn hèn của đảng Cộng sản cầm quyền. Ông Tĩnh thậm chí còn dạy nhiều bài hát yêu nước do những người bất đồng chính kiến sáng tác cho các cháu nhỏ. Ngày 15 tháng 11 năm 2019, ông Tĩnh bị kết án bởi một phiên toà không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về phiên toà công bằng. Ông bị kết án 11 năm tù và 5 năm quản chế. Ngày 20 tháng 4 năm 2020, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã bác đơn kháng cáo của ông. Vào tháng 10 năm 2018, Bộ Quốc phòng Israel và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký một bản ghi nhớ chung (memorandum of understanding) về an ninh và các đại diện của cơ sở quốc phòng Israel sẽ gặp gỡ thường xuyên với các quan chức cấp cao của ĐCSVN. Theo các bằng chứng và nhiều báo cáo khác nhau tại Việt Nam trong những năm gần đây, Israel là nhà cung cấp vũ khí và hệ thống giám sát chính cho Việt Nam. Chúng tôi, những nhà giáo dục có ký tên dưới đây trong lĩnh vực âm nhạc và nghiên cứu âm nhạc trên khắp Israel, đề nghị các quý vị sử dụng mối quan hệ chặt chẽ giữa Bộ Quốc phòng Israel và chế độ Cộng sản tại Việt Nam và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho đồng nghiệp của chúng tôi, tù nhân chính trị Nguyễn Năng Tĩnh. Âm nhạc và tự do có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, như được minh họa bởi Leonard Bernstein vào ngày 25 tháng 12 năm 1989, khi ông biểu diễn Bản giao hưởng thứ chín của Beethoven như một phần của lễ kỷ niệm sự sụp đổ của bức tường Berlin. Trong bản nhạc “Ode to Joy,” Bernstein đã thay đổi lời bài hát gốc của Friedrich Schiller, thay từ vui vẻ bằng từ tự do. Ông Tĩnh cũng có quyền tự do, và chúng tôi yêu cầu các quý vị truyền tải thông điệp này không chậm trễ đến đối tác tại Việt Nam. Giáo sư Veronika Cohen Tiến sĩ Michal Hefer Tiến sĩ Yoel Greenberg Ofri Akavia Chaya Offek Giáo sư Judith Cohen Michal Toussia-Cohen Giáo sư Ruth HaCohen Pinczower Giáo sư Emer. Menachem Zur Tiến sĩ Elisheva Rigbi Giáo sư Emer. Naphtali Wgner Yochanan Nerel Giáo sư Emer. Shmuel Magen Tiến sĩ Aline Gabay Tiến sĩ Dochy Lichtensztajn Giáo sư Amnon Wolman Inbal Djamchid Giáo sư Edwin Seroussi Tiến sĩ Michael Lukin Giáo sư Benjamin Oren — Nguyên bản bằng tiếng Anh October 4, 2020 To: MK Benjamin Gantz Defense Minister and Deputy Prime Minister For decades, Vietnam has been governed by a dictatorial regime of the “Communist Party of Vietnam”(CPV). Citizens who dare to criticize the CPV are attacked by security forces, arrested, severely tortured, some prosecuted for draconian criminal offenses, some executed during torture and some executed in legal proceedings; Some citizens are held in unofficial detentions that the regime refuses to admit, so they are defined as “disappeared”; Those who are not arrested but suspected of hostility to the regime are under constant surveillance and severe restrictions are placed on their freedom of occupation and freedom of movement. On May 29, 2019, Mr. Nguyen Nang Tinh, a music teacher was arrested. Tinh was born in 1976 in Nghe Tinh province in central Vietnam. He acquired his academic education at the Academy of Music in the city of Hue and from 2013-2019 taught music theory and keyboard harmony at the College of Culture and Art of Nghe An. He was indicted for “spreading propaganda against the state” under section 117 of the Vietnamese Penal Code, due to critical posts about the regime on Facebook (Tinh denied that the Facebook page was his). Despite his clear knowledge of the price he might pay Tinh used to express to his students his views on human rights violations and the severe harm to the environment caused by the communist regime, as well as the violation of Vietnam’s sovereignty by China with the CPV turning a blind eye. Tinh even presented in his classes music composed by dissidents of the regime. On November 15, 2019, Tinh was convicted in an expedited legal proceeding that did not meet international standards. He was sentenced to 11 years in prison and another 5 years on probation. On April 20, 2020, the Supreme Court in the capital Hanoi rejected Tinh’s appeal. In October 2018, the Israeli Ministry of Defense and the Vietnamese Ministry of Defense signed a security understanding agreement, and representatives of the Israeli defense establishment are meeting on a regular basis with senior CPV officials. According to evidence and various reports in Vietnam in recent years the State of Israel has been a major supplier of weapons and surveillance systems to Vietnam. We, the undersigned educators in music and musicology studies throughout the State of Israel, ask you to use the close ties between the Israeli Ministry of Defense and the communist regime in Vietnam and request the immediate release of our colleague, political detainee Nguyen Nang Tinh. Music and freedom are inextricably linked, as illustrated by Leonard Bernstein on December 25, 1989, when he conducted Beethoven’s Ninth Symphony as part of the celebrations of the fall of the Berlin Wall. In the “Ode to Joy,” Bernstein changed Friedrich Schiller’s original lyrics, replacing the word joy with the word freedom. Tinh is also entitled to freedom, and we ask you to convey this message without delay to your counterparts in Vietnam. Prof. Veronika Cohen Dr. Michal Hefer Dr. Yoel Greenberg Ofri Akavia Chaya Offek Prof. Judith Cohen Michal Toussia-Cohen Prof. Ruth HaCohen Pinczower Prof. Emer. Menachem Zur Dr. Elisheva Rigbi Prof. Emer. Naphtali Wgner Yochanan Nerel Prof. Emer. Shmuel Magen Dr. Aline Gabay Dr. Dochy Lichtensztajn Prof. Amnon Wolman Inbal Djamchid Prof. Edwin Seroussi Dr. Michael Lukin Prof. Benjamin Oren    
......

Bắt Phạm Đoan Trang, Tô Lâm tung cú đấm thách thức Hoa Kỳ.

Nguyễn Văn Đài| Cuộc Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt thường niên lần thứ 24 được tổ chức trên mạng ngày 6/10/2020. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh việc thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do căn bản vẫn là cốt lõi quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ và đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng thêm nữa Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt. Những lời đối thoại của hai bên chưa kịp tan trong gió thì lúc 23.30 cùng ngày 6 tháng 10, nhà cầm quyền CSVN đã bắt nhà báo Phạm Đoan Trang theo điều 117 bộ luật HS với tội danh làm và phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền chống nhà nước. Nhà báo Phạm Đoan Trang đã từng bị câu lưu 9 ngày vào năm 2009. Nhà báo Phạm Đoan Trang cũng từng du học tại Hoa Kỳ. Sau khi trở về, nhà báo Phạm Đoan Trang, cô đã viết rất nhiều sách về nhân quyền và XH dân sự nhằm thúc đẩy dân chủ tại Việt Nam. Nhà báo Phạm Đoan Trang tham gia tích cực trong việc vận động và kêu gọi quốc tế quan tâm tới nhân quyền tại VN. Gần đây nhất là cô đã công bố bản Báo cáo vụ Đồng Tâm song ngữ Việt Anh. Cô được rất nhiều chính phủ, quốc hội và các NGO quốc tế biết đến. Đặc biệt là HK, Canada, Úc, các nước EU,… Việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang sẽ bị cộng đồng quốc tế lên án và gây áp lực mạnh mẽ. Đặc biệt là HK, Đức và EU,… I/ Nhưng tại sao nhà cầm quyền CSVN cố đấm ăn xôi như vậy? Nhà cầm quyền CSVN từ lâu đã vô cùng khó chịu với nhà báo Phạm Đoan Trang, gây áp lực với cô và gia đình, tới mức cô đã phải rời xa gia đình nhiều năm. Có lẽ Bản Báo cáo vụ Đồng Tâm là giọt nước tràn ly khiến chế độ CSVN không còn kiên nhẫn. II/ Ai có đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm cho vụ bắt giữ này? Thủ phạm duy nhất là Ủy viên BCT, Bộ trưởng Bộ CA Tô Lâm, tên trùm tội phạm quốc tế và trong nước. Bản chất con người Tô Lâm bất chấp thủ đoạn, pháp luật,… để bảo vệ quyền lực cho bản than và chế độ CSVN. III/ Tại sao Tô Lâm lại lựa chọn bắt ngay khi Đối thoại Nhân quyền Mỹ Việt vừa kết thúc? Thử thách và thách thức HK xem coi trọng nhân quyền hay coi trọng việc CSVN sẵn sàng đứng về phía Mỹ chống TQ CSVN vừa qua đã không ký vào lá thư chung 26 nước do TQ đứng đầu vận động đề xóa bỏ trừng phạt. Có thể nói Tô Lâm đã tung cú đấm thẳng mặt Bộ ngoại giao HK. Chúng ta hãy chờ đợi xem phản ứng của Bộ ngoại HK như thế nào về vụ bắt nhà báo Phạm Đoan Trang.  
......

Bán mật ong mà bày đặt đồ

Thuan Van Bui|   Có những câu hỏi như sau: 1. Trong cuộc chiến giữa 2 miền Triều Tiên. Trung cộng mang cả vài chục vạn quân, chuyên gia, cố vấn sang đó tham chiến. Sau khi xâm lược bất thành Nam Hàn, Trung cộng rút ra bày học gì? 2. Tại sao Bắc Hàn và Trung cộng thất bại trước liên quân Nam Hàn+ Mỹ và đồng minh? 3. Những bài học về thất bại ở Nam Hàn, có ảnh hưởng đến chính sách lãnh đạo, chỉ đạo của Trung cộng với miền Bắc giai đoạn 1954- 1975 không? Những bài học ở Triều Tiên có làm Trung cộng thay đổi chính sách s.uỵt Việt cộng trong cuộc chiến xâm lược VNCH không? 4. Vô số chân rết, ổ VC cài cắm, thâu tóm ở nhiều lĩnh vực tại miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954. Chính sách làm tổ ký sinh trong lòng quốc gia khác để phá hoại từ bên trong kiểu này là VC nghĩ ra hay làm theo "binh pháp" của quan thầy? Các ổ ký sinh này như các khối u, chúng âm thầm lớn mạnh, âm thầm nuốt thêm nhân lực, vật lực, chúng nghe ngóng để tìm kiếm cơ hội ra tay, cơ hội điều khiển mọi mặt, mọi lĩnh vực to nhỏ từ kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thông. Các ổ ký sinh của VC có ăn tiền, có nhận chỉ đạo, trợ giúp của giới người Hoa ở Sài Gòn thời đó không? 5. Nước Mỹ hiện nay cũng "na ná" tình trạng đó. Có bao nhiêu NGO ở Mỹ có vốn góp của Trung cộng? Có bao nhiêu tờ báo có cổ phần của Trung cộng? Có bao nhiêu tổ chức xã hội, hội đoàn, phong trào ở Mỹ có dấu vết tiền của Trung cộng? Bao nhiêu lĩnh vực kinh doanh, tập đoàn kinh tế, các hãng vận tải, công ty tài chính có vốn của Trung cộng? Ở đây cần mở ngoặc: Tiền của Trung cộng không nhất thiết phải do Trung cộng đứng tên mà có thể gián tiếp qua các quỹ đầu tư, quỹ lương hưu, quỹ tín thác... Ở Mỹ có hàng nghìn công ty tài chính, quỹ tín thác tài chính, nơi người ta có thể gửi tiền và yêu cầu quẳng tiền vào mảng, lĩnh vực nào đó. 6. Hehe chém gió chút cho vui, chỉ là suy nghĩ hạn hẹp của cá nhân. Nước Mỹ tuy na ná hoàn cảnh VNCH trước 1975, nhưng nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội và xuất phát điểm là khác xa nhau. Chém gió chủ yếu để cho vui và câu like bán mật ong thôi. Chứ thằng dân tộc biết cái c.hó gì. Mong các bên ném đá nhẹ tay giúp thằng cha già. Và dĩ nhiên mong đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài hãy đặt mua mật ong chuẩn xịn, chất lượng của thằng cha già dân tộc mang về mà dùng! Mật ong giúp thải độc cơ thể, điều này đã được Đông y và Tây y xác nhận, chứng minh. Bên anti hay pro Trump đều đang bốc hỏa, xì khói mù mịt trong đầu và trong tim. Mà tức giận triền miên, lâu dài như vậy, cơ thể sẽ tích tụ chất độc. Mật ong của thằng cha già là giải pháp tối ưu cho cả phe anti cũng như pro Trump. Bò đỏ tức giận "phản động" viết đúng, nói đúng như kiểu lột truồng chế độ, mà không thể đối đáp để hả giận ư? Hãy mua mật ong của vị cha già đáng kính uống để giải độc cơ thể, ngủ ngon và giúp các bạn phá tan uất khí trong lòng! Quan chức- đảng viên thì dĩ nhiên phiền não vi đấu đá, chọi c.hó, ăn nhậu triền miên, bồ bịch lao lực. Uống mật ong thằng cha già sẽ giải quyết được hết!    
......

Viết về anh Nguyễn Tường Thụy

LS Lê Quốc Quân - Việt Nam Thời Báo| Anh Nguyễn Tường Thụy là một người yêu nước. Tôi cảm nhận rõ điều đó qua lời anh nói, qua việc anh làm. Anh là một người lính sống chính trực, chân thành với tất cả những người trong quân đội cũng như anh em hoạt động dân chủ sau này. Đã hơn 4 tháng chính quyền bắt anh đem đi với cáo buộc về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền, thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm Chống nhà nước CHXHCNVN” theo điều 117 Bộ Luật Hình Sự năm 2015. Điều khoản này gần tương đương với Điều 88 BLHS năm 1999 mà nhiều nhà hoạt động trong và ngoài nước đã vẽ nên như 2 chiếc còng số 88, sẵn sàng tra vào tay người yêu nước. Anh Nguyễn Tường Thụy là một người yêu nước. Tôi cảm nhận rõ điều đó qua lời anh nói, qua việc anh làm. Anh là một người lính sống chính trực, chân thành với tất cả những người trong quân đội cũng như anh em hoạt động dân chủ sau này. Tôi thường băn khoăn, điều gì đã dẫn đưa một con người gần như đã dành cả cuộc đời mình trong quân ngũ trở thành một cây viết say mê ủng hộ cho dân chủ tự do? Câu trả lời là bằng chính nhận thức của anh và quá trình đó đã xảy ra rất lâu. Anh là người thông minh và dũng cảm. Từ thời kỳ học cấp 3 cũng như sau này bổ túc Đại học kinh tế, anh luôn đứng trong Top đầu của lớp. Anh gia nhập quân ngũ từ năm 17 tuổi và ngay khi vào bộ đội thì có giấy gọi đi học nước ngoài. Trong quân đội, anh làm liên lạc viên rồi huấn luyện quân lính và sau này về Binh đoàn 11, Tổng cục hậu cần. Ở vị trí nào anh cũng thể hiện rõ năng lực và tính độc lập. Anh còn là người rất bản lĩnh vì ngay khi vừa mới vào bộ đội phải đi học chính trị và bài giảng buồn tẻ quá nên anh ngồi ngáp. Giảng viên hỏi, “ai ngáp đó” anh đứng thẳng dậy, nói tôi “ngáp vì bài giảng buồn ngủ quá.” Tất nhiên một con người dũng cảm dám thể hiện bản thân như vậy thì bị soi mói nên hơn 30 năm trong quân đội nhưng anh không là đảng viên. Anh luôn bị theo dõi và trù dập vì đã nhiều lần bộc lộ đứng về phía những ngừoi bị bất công. Tôi biết anh vào sự kiện Thái Hà xảy ra năm 2008 nhưng thực sự quen thân và gắn bó với anh vào mùa hè năm 2011 khi cùng tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Nhiều bài viết, bài thơ của anh thực sự gây ấn tượng với tôi và những người tranh đấu, đặc biệt là những bà con giáo dân. Anh luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người một cách chân thành, thường xuyên hiện diện với bà con dân oan, với giáo dân Thái Hà. Ngôi nhà của anh là một địa chỉ tin cậy để các nhóm, các anh em thường xuyên gặp mặt. Chị Lân, vợ anh, là một người rất hiếu khách. Chị sẵn sàng rộng cửa đón tiếp tất cả mọi người đến với anh để dùng cơm và hàn huyên chuyện thời sự. Trong giai đoạn tôi bị đi tù, Anh thường đến thăm gia đình động viên. Anh còn đi sang tận Hoa Kỳ để vận động chính giới lên tiếng cho tôi. Ngày ra tù, tôi đã thông báo với anh em bạn bè là sẽ về Hà Nội rất khuya và dặn đừng đi đón. Thế nhưng ngay khi vừa bước ra cửa sân bay thì anh Thụy cùng nhiều người đã chuẩn bị băng rôn và hoa chào đón tôi thật trang trọng và xúc động. Anh ôm tôi khi vừa gặp, cảm thấy tràn ngập tình người, nồng ấm tình anh em. Cảm xúc đó tôi không bao giờ quên. Tại sao anh lại bị bắt? Bởi vì anh là người chính trực, yêu nước và chưa bao giờ ngừng lên tiếng. Đối với nhà nước thì việc lên tiếng chống lại những bất công, sai trái, lên tiếng để phản biện xã hội một cách công khai và tự do là không được. Đây chính là điều khác nhau giữa một xã hội tôn trọng cá nhân và quyền con người với một xã hội hướng độc tài, coi quyền con người chỉ là phần thứ yếu trong quyền “an ninh quốc gia” một cách tập thể, mơ hồ. Anh là cái gai trong con mắt của chính quyền. Khi còn các cuộc biểu tình, hầu như anh không vắng mặt buổi nào, khi hoạt động cho hội nhà báo, hầu như anh chưa bỏ buổi sinh hoạt nào. Anh mong muốn đem đến tự do thực sự cho báo chí Việt Nam. Nhà nước nói bắt anh là do mở rộng điều tra vụ án sau khi đã bắt tiến sỹ Phạm Chí Dũng vào tháng 11/2019 vì anh tham gia vào Hội nhà báo độc lập. Nhà nước đi bắt một ông già 70 tuổi mà họ mai phục như đi đánh trận. Tôi nghe chị Lân kể lại là họ đã thuê văn phòng gần bên để nghe ngóng nhiều ngày, đã “ém quân” tại nhà cộng đồng của chung cư, đã dẹp toàn bộ hàng quán xung quanh vào ngày bắt giữ. Vào ngày 23/5 đó, tất cả cứ lặng yên như tờ cho đến khi hàng chục kẻ thường phục từ các chỗ ẩn nấp cầu thang xộc lên, lao xuống, xô cửa vào bắt anh khi anh ra mở cửa. Sự lộn xộn cũng như các hành vi côn đồ và lời nói xúc phạm tôi không thể kể hết. Cáo buộc Điều 117, Anh sẽ như thế nào? Điều 117 của BLHS hiện tại thì nội hàm mở rộng hơn so với Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999. Nó chi tiết hơn nhưng cũng bao trùm hơn, do đó nguy hiểm hơn cho người dân. Điều Luật này quy định việc: Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm, có nội dung xuyên tac, phỉ báng chính quyền là phạm tội. Điều đó có nghĩa là chỉ cần viết, vẽ, sao chép, in ấn, kể lại… những điều mà nhà nước cho rằng “gây bất mãn với chế độ, hoặc kích động tư tưởng, hành động chống đối, oán ghét nhà nước…” thì đều vi phạm. Tóm lại ai “chống” Nhà nước thì đều có thể bị bắt bất luận bạo động hay ôn hòa, công khai hay bí mật, quy mô lớn hay bé. Mà “chống” hoàn toàn do sự diễn dịch của các cơ quan công quyền. Những lời nói thật, những hành động đúng hoàn toàn có thể bị/được diễn giải theo hướng vi phạm Điều 117 nếu như Nhà nước cho rằng các cá nhân thực hiện hành vi đó là với thái độ “chống.” Ví dụ một hành động sai trái của người đại diện Chính quyền bị phát hiện và lên án, nhưng Nhà nước thấy rằng việc lên án đó là “làm hoang mang dư luận, là bất lợi, suy yếu nhà nước…” thì người phát hiện, người lên tiếng chống lại hành vi xấu đó cũng có thể bị kết tội. Trong khi hô hào đổi mới Tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền, những vụ bắt bớ và kết án gần đây, đặc biệt là với vụ Đồng Tâm, càng cho thấy sự đi xuống của một nền tư pháp. Tất cả bằng chứng đều cho thấy rằng ý chí của đảng cộng sản là cơ sở quan trọng nhất của việc ra quyết định bắt giữ và kết án chứ không phải hậu quả của hành vi mà những người bất đồng chính kiến thực hiện. Với cáo buộc đó thì bản án với Anh Nguyễn Tường Thụy, cũng như các nhà đấu tranh khác bao nhiêu năm là hoàn toàn do đảng cộng sản quyết định. Hàng loạt vụ án chính trị vừa qua thể hiện rằng việc kết án càng ngày càng nặng mặc dù hành vi là được nhìn nhận là “ít nguy hiểm hơn” cho chế độ cầm quyền. Theo tôi, nếu diễn dịch đúng thực tế việc bắt giam cả 3 người ở độ tuổi 70 là Anh Phạm Chí Thành, Anh Trần Đức Thạch, Anh Nguyễn Tường Thụy gần đây khi họ bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hoà, là một hành vi “chống” Nhà nước. Nghĩa là những hành vi bắt và kết án những người yêu nước, cũng như tấn công vào Đồng Tâm ban đêm, bắt người và xét xử với án nặng, bản thân nó, sẽ “lan truyền, kích động tư tưởng, hành động chống đối, oán ghét nhà nước” và như vậy: Bản thân các hành vi bắt giữ, kết án là vi phạm Điều 117 Bộ Luật Hình sự. Để nói về nhà nước, về luật pháp nước CHXHCN Việt Nam thì không thể nào hết được. Tôi đã từng nói “vô pháp.” Bạn tôi bảo “có pháp đâu mà vô.” Nhưng dưới góc độ cá nhân, vào giờ này, ngồi yên tĩnh một mình tại vườn, nơi tôi cùng anh đã nhiều lần ngồi với nhau, bên bếp lửa hàn huyên, tôi rất nhớ anh. Tôi nhớ một con người thẳng thắn, không bao giờ luồn cúi trước bạo quyền mà cũng tràn đầy lòng yêu mến anh em, bè bạn. Tôi nhớ có lần bưng bát cơm lên anh còn nói với con “Các con có biết có nhiều người không có cơm để ăn không?” Một người nặng lòng với nhân dân, đất nước như vậy mà bị bắt vì “chống nhà nước,” thì đó là nhà nước đó là cái gì? LS Lê Quốc Quân - Việt Nam Thời Báo  
......

Chống lãng phí phải bắt đầu từ đại hội đảng

Nguyen Ngoc Chu| 1. Đã ai tư vấn cho thủ tướng chưa? Những người trong ‘Tổ Tư vấn kinh tế’ cho Thủ Tướng, có ai đã một lần ‘tư vấn’ cho Thủ tướng về tiết kiệm chi phí ở tất cả các kiểu Đại hội? Vì tất cả các kiểu Đại hội của các cơ quan đoàn thể nhà nước, trong đó trụ cột là Đại hội Đảng các cấp, từ cấp địa phương cho đến toàn quốc – phần lớn đều dùng kinh phí nhà nước. 2. Có bao nhiêu đại hội đảng các cấp? Để chuẩn bị cho Đại hội đảng toàn quốc, thì phải bắt đầu từ cấp xã, huyện, tỉnh. Quá trình này kéo dài cả năm. Không tính cấp chi bộ, chỉ tính cấp xã trở lên, cả nước có tất cả bao nhiêu Đại hội đảng? Hiện cả nước có 10.614 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 8.295 xã, 1.714 phường và 605 thị trấn. Cả nước hiện nay có 713 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong đó bao gồm: 69 thành phố trực thuộc tỉnh, 50 thị xã, 49 quận và 545 huyện. Cả nước hiện có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm: 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương. 3. Mất bao nhiêu tiền chi phí cho đại hội đảng? Mất bao nhiêu tiền chi phí cho việc tổ chức các Đại hội đảng trên toàn quốc? Số liệu này chắc Bộ Tài chính có. Nhưng có thể ước lượng thô như dưới đây. – Chi phí cho Đại hội cấp xã khá khác biệt nhau. Ở các xã nghèo chỉ ở mức trên và dưới 100 triệu đồng. Nhưng cấp phường ở các thành phố lớn trực thuộc trung ương thì có thể chi phí đến cả tỷ bạc. Lấy mức ước lượng thấp bình quân là 100 triệu đồng , thì trên toàn quốc chi phí cho Đại hội cấp xã tốn đến 1.061 tỷ đồng. – Chi phí cho Đại hội cấp quận – huyện cũng khác nhau, nhưng đều tính bằng tỷ đồng. Các quận ở các thành phố lớn có thể chi phí gấp năm bảy lần các huyện nghèo. Lấy trung bình mức thấp cho chi phí cấp huyện là 2 tỷ đồng, thì tổng chi phí trên toàn quốc cho Đại hội cấp huyện là 1.426 tỷ đồng. – Chi phí cho Đại hội cấp tỉnh – thành rất lớn. Một tỉnh nghèo như Tuyên Quang mà đã dùng 2,5 tỷ đồng để sắm quần áo cho đại biểu thì tổng chi phí của Đại hội đảng của tỉnh Tuyên Quang phải không dưới 10 tỷ đồng. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thì chi phí cho Đại hội sẽ rất lớn. Tính bình quân chi phí phục vụ cho Đại hội cấp tỉnh – thành là 15 tỷ đồng, thì tổng chi phí trên toàn quốc cho cấp tỉnh sẽ là 945 tỷ đồng. – Chi phí cho Đại hội đảng toàn quốc là rất lớn. Nếu kể cả các Hội nghị Trung ương phục vụ cho mục đích Đại hội, những chuyến đi công tác của các Bộ ở trong nước và nước ngoài phục vụ cho Đại hội đảng toàn quốc, và cả bộ máy chuẩn bị văn kiện cho Đại hội đảng toàn quốc, thì con số sẽ lớn vô kể – không dưới vài ngàn tỷ đồng. Hãy chỉ tính một ngàn tỷ đồng. Với mức tính khiêm tốn nêu trên, thì tổng chi phí cho Đại hội đảng các cấp trên toàn quốc lên đến 4.432 tỷ đồng. Thực ra con số này còn thấp hơn con số thực chi khi tính đúng tính đủ. Nhưng 4.432 tỷ đồng mua được 886.400 tấn thóc (không dưới 531.840 tấn gạo), nuôi được 3.409.230 cán bộ suốt 1 năm với tiêu chuẩn 13kg/người /tháng ở những năm thập niên 60-80 thế kỷ trước. Số liệu ước lượng thô ở trên đã không đưa vào một mảng rất lớn Đại hội đảng ở các bộ ban ngành trung ương, các quân khu, các tổng công ty, cấp sở phòng, các trường đại học, và hàng chục vạn chi bộ cấp cơ sở. Mà nếu tính đúng tính đủ cũng lên đến cả ngàn tỷ đồng. Sẽ có người viện dẫn nguồn kinh phí từ Đảng phí để tổ chức Đại hội. Có chăng chỉ một bộ phận ở cấp chi bộ cơ sở – mà đã không đưa vào con số ở trên. Nhưng điều quan trọng nhất là chống lãng phí. Nguồn tiền nào cũng không được lãng phí. 4. Còn bao nhiêu chi phí ngầm? Có một dòng chi phí ngầm cho Đại hội nhiều lần lớn hơn các chi phí nhìn thấy. Đó là dòng tài chính chi cho các ghế chức vụ – là dòng tài chính chạy chức chạy quyền. Chống chạy chức chạy quyền là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà lãnh đạo Đảng và nhà nước đã nhiều lần kêu gọi phải thực thi bằng được. Có người nói Đại hội này là Đại hội không chạy chức chạy quyền? Có đúng như vậy không? Giống như tham nhũng, không ở đâu thấy tham nhũng, mà tham nhũng xẩy ra khắp mọi nơi. Giống như xin việc, không nơi nào thấy mất tiền, mà mất tiền khắp mọi nơi. Mỗi ghế chức vụ ở phường – xã, quận – huyện, tỉnh – thành và ở trung ương đều có giá. Giá rất cao. Giá được nhiều người biết. Những người sành về giá có thể nêu ra con số cụ thể cho mỗi vị trí. Rồi tổng hợp cho cả nước. Đó là một con số kinh hoàng làm “vỡ mật” cả những người dũng cảm nhất. GDP đầu người là chỉ số nhìn thấy. Đó chưa phải là chỉ số phản ánh thực tế thu nhập đầu người. Còn có một dòng thu nhập GDP đầu người ngầm. Cho nên một tỉnh A có thu nhập GPD đầu người cao hơn tỉnh B không đồng nghĩa là tỉnh A giàu hơn tỉnh B. Tham nhũng là môi trường thuận lợi cho nền kinh tế ngầm phát triển. Các nước có tham nhũng càng lớn thì dòng thu nhập GDP ngầm càng lớn. Dòng GDP thu nhập ngầm ước tính chiếm khoảng từ 30% – 80% GDP chính thức, tùy theo các nước. Thu nhập ngầm của một bộ phận những người tham gia Đại hội nếu được công khai thì sẽ làm “vỡ mật” nhiều nhà tư bản. 5. Quả thực có phải là không thể sửa chữa? Hình như có ai đó nói rằng “cộng sản không thể sửa chữa?” “Sáng kiến” chi 269 tỷ đồng mua bộ ấm chén làm quà của Hải Phòng đã bị dừng. Nhưng ở Quảng Bình lại tiếp tục chi 2,2 tỷ đồng mua cặp biếu Đại biểu Đại hội đảng, và chỉ dừng khi bị xã hội phản đối. Quảng Trị lại định mua ‘bình hút tài lộc’ để biếu Đại biểu Đại hội đảng. Còn Tuyên Quang định biếu mỗi Đại biểu Đại hội đảng một bộ quần áo “xịn chất liệu Đức, Ý, Nhật” giá 6 triệu đồng. Và tiếp tục là các tỉnh khác… Dòng quà biếu Đại biểu Đại hội đảng sẽ không chấm dứt nếu không có phản ứng quyết liệt của xã hội. Nhưng đâu chỉ căn bệnh quà biếu trong lĩnh vực Đại hội đảng, mà ở các lĩnh vực khác các căn bệnh tương tự cũng không thể chấm dứt. Bệnh ‘cổng chào’ dẫu bị lên án mãi tận biên giới phía Bắc ở Quảng Ninh, nhưng nó vẫn bùng phát mãi tận biên giới phía Nam ở Long Xuyên. Bệnh ‘tượng đài’ thì “di căn” khắp mọi nơi. Đúng là những căn bệnh không thể chữa trị. Các Đại hội của ĐCS Đông Dương không có quà biếu. Đại hội II, III của ĐLĐ Việt Nam [đảng Lao Động Việt Nam] cũng không có quà biếu. Bắt đầu từ khi nào thì Đại hội đảng tốn kém và lãng phí như bây giờ? Đã 75 năm kể từ ngày dành được độc lập, nhưng vẫn còn nhiều đồng bào ‘không có cơm ăn áo mặc.’ Không thể tự cho vì dân khi đang hoang phí mồ hôi nước mắt của dân. Chống lãng phí phải bắt đầu từ Đại hội đảng. Ai là người có lỗi lớn nhất khi đã để xẩy ra những lãng phí to lớn này? TS Nguyễn Ngọc Chu - Fb  Nguyen Ngoc Chu XEM THÊM: Sự phung phí không cần thiết Tại sao Việt Nam thiếu ngân sách để hỗ trợ người dân?  
......

TNLT Phạm Chí Dũng

Thúc Lân| Ông Phạm Chí Dũng sinh năm 1966, nguyên quán Đồng Tháp, sinh sống tại quận Tân Bình, Sài Gòn cho đến khi bị bắt vào ngày 21/11/2019. Ông Dũng là tiến sĩ kinh tế và có nhiều năm làm việc tại Cơ quan nội chính của thành uỷ HCM. Phạm Chí Dũng bị cáo buộc tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 – Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017). Cha của Phạm Chí Dũng là ông Phạm Văn Hùng- cựu trưởng ban Tổ chức Thành uỷ tp HCM, từng là thư ký riêng của ông Võ Văn Kiệt- cố thủ tướng chính phủ cộng sản Việt Nam. Trước năm 2013, Phạm Chí Dũng có 30 năm phục vụ quân đội, chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 5 tháng 12 năm 2013, ông Dũng làm đơn xin ra khỏi đảng với lý do :”Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân”. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng sau đó đã có nhiều phát biểu chỉ trích chế độ, ủng hộ việc đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ bằng phương pháp hoà bình. Ngày 17 tháng 7 năm 2012, ông Phạm Chí Dũng bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài liệu ‘nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Sau đó, ông bị khởi tố hai tội danh “Hoạt động lật đổ chính quyền” (theo Điều 79) và “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam (Điều 88 Bộ luật hình sự năm 1999). Điều cần nhấn mạnh, thời điểm này ông vẫn đang làm việc tại ban An ninh Nội chính Thành uỷ TP HCM. Tuy nhiên, ông đã được miễn tố sau 6 tháng bị tạm giữ trong một nhà tù tại Sài Gòn. Tháng 2/2014, tiến sĩ Phạm Chí Dũng được mời đến Geneve (Thuỵ Sĩ) để tham dự buổi Kiểm điểm nhân quyền UPR do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Nhưng vừa đến phi trường Tân Sơn Nhất, ông bị công an cộng sản bắt giữ, bị cấm xuất cảnh và bị tịch thu hộ chiếu. Ngày 3/5/2014, Phạm Chí Dũng có tên trong danh sách “100 anh hùng thông tin” do Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), trụ sở tại Paris- vinh danh. Ngày 04 tháng 7 năm 2014, Hội Nhà báo Độc lập Việt Namtuyên bố thành lập và Tiến sĩ Phạm Chí Dũng làm chủ tịch. Là một tiến sĩ kinh tế nhưng Phạm Chí Dũng cũng là một nhà văn, nhà báo. Ông từng có một số tác phẩm văn chương với thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết được xuất bản vào các năm 1993, 1995, 2005, 2006. Sau khi trở thành một người tranh đấu cho nhân quyền, các tác phẩm của ông không được xuất bản trong nước. Những bài viết của Phạm Chí Dũng tập trung vào các đề tài chính trị, kinh tế, xã hội mà theo cách gọi của nhà cầm quyền là “chống chế độ”. Đã hơn 10 tháng kể từ ngày Phạm Chí Dũng bị bắt, vẫn chưa ai biết về tình trạng của ông trong tù. Với vị trí Phạm Chí Dũng từng đảm nhiệm trong bộ máy cầm quyền, có thể xem ông là một quan chức. Tức là ông có đủ cơ hội để “vinh thân phì gia”. Nhưng ông đã thức tỉnh, thoát ly khỏi guồng máy cai trị để đứng về phía những người cùng khổ. Nhắc đến Phạm Chí Dũng với tư cách một người “thoái đảng”, hoặc từ bỏ vinh hoa phú quý, chấp nhận cảnh tù đày để dấn thân cho tự do, chúng ta lại nhớ đến những Lê Hồng Hà (nguyên đại tá công an, nguyên chánh văn phòng bộ công an- đã qua đời), Vi Đức Hồi (nguyên giám đốc trường đảng, tỉnh Lạng Sơn), Nguyễn Tường Thuỵ (cựu đại uý quân đội), Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh (sĩ quan an ninh cấp cao), Trần Anh Kim (trung tá quân đội), và một số người khác. Nếu đem so sánh với mấy triệu đảng viên cộng sản, con số thức tỉnh và dấn thân trên quả là quá ít ỏi. Nhưng sự đóng góp của những “cựu đảng viên” này cho công cuộc giải thể chế độ độc tài cộng sản, mang lại tự do, dân chủ cho đất nước thì không hề nhỏ. Sự hồi sinh của quê hương Việt Nam cần đến những chiến sĩ dân chủ, những người thoái đảng như các ông. (Thúc Lân)  
......

Chiếc bập bênh của lịch sử

Tượng đài kỷ niệm công cuộc thống nhất đất nước Đức Phạm Thị Hoài| Năm nay Đức vẫn loay hoay với tượng đài kỷ niệm công cuộc thống nhất đất nước 30 năm trước. Như mọi dự án công cộng ở Đức, công trình này bị nâng lên đặt xuống đủ kiểu, rồi cuối cùng cũng được Quốc hội phê chuẩn cách đây 13 năm, nhiều lần bị hoãn thi công, lần cuối cùng vào mùa Thu năm ngoái, vì dưới trụ đỡ tượng đài có một bầy dơi cư trú, giấc ngủ đông của chúng được luật pháp che chở. Dân chủ, pháp trị thật kềnh càng đắt đỏ.   Mô hình được chọn trông như chiếc khay cong, diện tích 700 m2, nặng 150 tấn, đủ chỗ cho 1400 người cùng đứng. Tùy tương tác giữa những người trên đó, nó sẽ nghiêng dần tùy phía, mức nghiêng tối đa là 1,5 m. Mặt trên khắc khẩu hiệu nổi tiếng “Chúng ta là nhân dân. Chúng ta là một dân tộc”. Mặt dưới chạm hình ảnh của những ngày sôi động ba mươi năm trước.   Dân chủ cũng là chín người mười ý, khen thì ít, chê thì nhiều, một đặc trưng nữa của người Đức. Người này lo tượng đài thành cái bập bênh để nghịch ngợm vô bổ, người kia e dấu ấn sâu đậm của lịch sử bị thẩm mĩ đại chúng làm phẳng, người khác nữa thấy ý tưởng tương tác vận động để xoay chiều chuyển động ở đây chẳng qua là một thứ Kitsch chính trị, tầm thường hóa những nỗ lực khổng lồ và trải nghiệm đau thương, trước hết của dân Đông Đức... Tượng đài Tự do và Thống nhất, như tên gọi chính thức, được dân chúng gọi là Khay chuối Thống nhất, hoặc phổ biến hơn: Chiếc Bập bênh Thống nhất.   Trong hơn 500 phương án dự thi thiết kế tượng đài này, cá nhân tôi thấy chiếc bập bênh không đến nỗi dở, ít nhất là hơn đứt những thứ cố uy nghi, hào hùng, hoành tráng, lẫm liệt, gây ấn tượng, cố vươn đúng tầm lịch sử. Chẳng có gì có thể sánh vai lịch sử. Thống nhất thành công, tượng đài thất bại, thế còn hơn là ngược lại, tượng đài bóng nhoáng mà hiện thực đục ngầu.   Ba mươi năm tất nhiên chưa đủ để hàn gắn bốn mươi năm chia cắt. 90% dân chúng hài lòng với chất lượng sống hiện tại. 73% thấy mình là người Đức không phân biệt Đông Tây. 64% hài lòng hoặc rất hài lòng với sự vận hành của các thiết chế dân chủ. Song 2/3 thấy công cuộc thống nhất vẫn chưa hoàn thành. Quá nửa người bên Đông thấy mình vẫn là công dân hạng hai. 10% bên Đông và 3% bên Tây vẫn muốn phục hồi CHDC Đức. Lịch sử vẫn là một chiếc bập bênh, dù nó đã dành cho nước Đức nhiều may mắn./.  
......

Sự phung phí không cần thiết

Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân| Tỉnh Hoà Bình là một tỉnh miền núi, đồng thời cũng là một tỉnh nghèo, hàng năm phải ngửa tay nhận tiền trợ giúp từ trung ương. Chẳng hạn, năm 2018, tỉnh này đã có văn bản xin trung ương hỗ trợ 192 tỷ đồng để trả nợ cho Tập đoàn Geleximco xây dựng dở dang dự án đường cao tốc. Tuy nghèo nhưng không chịu kém các tỉnh nghèo khác, Hoà Bình vừa thi đua tiêu hoang bằng cách chi ra 11 tỷ đồng (hơn 400 ngàn đô-la) để xây dựng một câu khẩu hiệu 11 chữ trên đồi Ông Tượng tại trung tâm thị xã. Mười một chữ này là: “Đời đời nhớ ơn chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại,” là một trong hàng ngàn khẩu hiệu tuyên truyền nhàm chán của đảng và hiện diện khắp hang cùng ngõ hẻm. Khi dư luận bất bình và bị báo chí xoi mói, giám đốc Sở Thông Tin-Truyền Thông và Du Lịch của Hoà Bình là bà Bùi Thị Niềm đã lên tiếng biện hộ rằng việc xây dựng khẩu hiệu này là hợp lý và cần thiết. Bà Niềm chỉ nói thiếu ba chữ “đúng quy trình” nên trung ương sẽ phải vào cuộc điều tra. Bà Niềm giải thích rằng: Đây là khu vực đang tập trung nhiều công trình quan trọng bậc nhất như tượng đài HCM, trụ sở tỉnh ủy, UBND và HĐND tỉnh, nên xây dựng câu khẩu hiệu nói trên cho thêm phần “hoành tráng.” Nhưng ngược lại, dư luận chung thì cho rằng những loại công trình như thế này chẳng có ích lợi cho người dân mà chỉ tạo thêm tốn kém. Suy nghĩ của bà Niềm thật là một suy nghĩ không giống ai, cố ngụy biện rẻ tiền để cho qua mọi sự. Ai cũng biết để moi tiền công quỹ, các thợ vẽ của Sở Xây Dựng trong UBND đã ngồi phòng lạnh bày vẽ công trình này công trình nọ hầu rút ruột khi thực hiện. Câu hỏi đặt ra là có cần bỏ ra 11 tỷ để làm 11 chữ trong khi cả tỉnh còn nghèo, đặc biệt là điện nước, đường sá, trường học thì chưa thấy tỉnh đầu tư xây dựng để nâng cao đời sống người dân. Qua sự suy nghĩ của một giám đốc sở trong hàng tham mưu chuyên viên của UBND, đã cho thấy một não trạng chung của giới quan chức cộng sản. Đó là khi có thẩm quyền trong tay, họ coi ngân sách quốc gia là tiền chùa tha hồ chi tiêu, dù có bị chửi là hoang phí thì vẫn cười trừ, bỏ qua sự hổ thẹn mà một công bộc cần có. Tình trạng ấy dẫn tới sự bất xứng của giới lãnh đạo cộng sản và những gì đang diễn ra đẩy giới lãnh đạo và người dân theo hai hướng khác nhau. Có thể thấy gì qua sự kiện này? Thứ nhất, sự đua đòi lẫn nhau giữa các cơ quan đảng và chính quyền để khoe thành tích tỉnh nhà, dẫn đến phải có tượng đài hoành tráng, có công viên vĩ đại, có cổng chào không thua kém hoàng thành vua chúa. Nhưng những kỳ tích xây dựng quê mùa dốt nát ấy không phục vụ cho bất cứ mục tiêu nào về y tế, giáo dục, giao thông công cộng và đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Nó chỉ đem lại sự thoả mãn cho tính tự khoe, suy nghĩ tiểu nông của cán bộ ở mỗi nhiệm kỳ. Chính vì thế mà hiện nay tỉnh Hoà Bình đã được phê duyệt một “khu du lịch sinh thái – tâm linh” mà tổng mức đầu tư lên đến trên 3.000 tỷ đồng. Ngoài ra năm 2019, Hoà Bình cũng đề nghị lên trên xin tiền thực hiện dự án xây một khu “Trung tâm hành chánh tập trung” trị giá 750 tỷ đồng để không thua kém các tỉnh miền núi anh em. Tư duy nhiệm kỳ lâu nay đã trở thành căn bệnh mãn tính trong giới cầm quyền! Thứ hai, đối với các quan chức cộng sản đầy kinh nghiệm trong nghệ thuật trị nước và xà xẻo ngân sách, hễ có làm tất có ăn. Nhưng nếu đầu tư công vào điện, đường, trường, trạm thì còn lý do gì để khai báo là tỉnh còn nghèo, làm sao ngửa tay xin tiền trung ương hỗ trợ. Phải để cho dân nghèo, dân khổ thì cán bộ mới có thể vòi tiền chính phủ và dùng tiền đó xây dựng tượng đài, công viên khu du lịch sinh thái kết hợp kinh doanh tâm linh. Từ những dự án tiền tỷ ấy, cán bộ thoải mái cấu kết với nhà thầu, công khai rút ruột công trình mà không sợ bất cứ một thứ pháp luật nào. Đó là lý do vì sao, những tỉnh càng nghèo lại càng vẽ vời nhiều dự án to lớn, xây dựng tượng đài, xây công viên tráng lệ như các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh trong đó Sơn La nổi lên là một tỉnh danh tiếng như cồn cách đây nhiều năm với dự án “quần thể tượng đài bác Hồ” 1.400 tỷ. Hầu hết ở những địa phương này, các học sinh mẫu giáo, tiểu học phải học trong những cái chòi lá thiếu thốn mọi phương tiện; mùa bão lũ vừa chấm dứt phải liều mình đu dây qua sông suối để đến trường, người lớn thì lội bùn quanh năm. Thứ ba, còn trung ương thì sao? Lãnh đạo trung ương cũng mặc nhiên đồng tình cho các địa phương xây dựng với lý do …mang lại lợi ích tinh thần cho người dân. Tinh thần là một điều gì đó khó kiểm, hơn nữa đó cũng là nhu cầu của đảng để chứng tỏ sức mạnh và quyền lực của mình ở địa phương qua hệ thống tượng đài Hồ Chí Minh, kỳ đài, cổng chào và các công trình tuyên dương sự toàn trị của đảng. Tóm lại, tất cả đều nhằm mục đích trước hết để tuyên truyền lừa bịp, sau nữa để buộc người dân phải khuất phục quyền lực của đảng hiện diện khắp mọi nơi. Đây là sự phung phí tài sản quốc gia một cách có chủ đích. Phạm Nhật Bình Vấn nạn đặc quyền, đặc lợi trong xã hội cộng sản  
......

Người Việt và “sự im lặng của bầy cừu”

“Mong rằng chúng ta đừng chọn cách im lặng, mà hãy lên tiếng vì chính nghĩa.” – Alexander Solzhenitsyn. Tân Phong - Web Việt Tân| Liên tiếp trong thời gian ngắn trước đại hội 13 của đảng CSVN, người ta được chứng kiến nhiều vở tuồng “đốt lò” của ông Tổng tịch, các cuộc bố ráp và đàn áp, bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến, facebooker, nhà báo độc lập và cả người có đơn tố cáo các quan chức đương nhiệm. Gần đây nhất là việc bắt giữ người vô cùng tùy tiện và trái pháp luật của công an Đắk Lắk đối với hai ông Phạm Đình Quý và Hoàng Minh Tuấn. Nguyên nhân được biết là vì hai ông Quý và Tuấn đã đứng đơn tố cáo Bí Thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường đã đạo văn trong luận án tiến sĩ của ông này. Thực ra, việc quan chức cộng sản đạo văn, quay cóp, mua bằng, sử dụng bằng đểu, bằng giả, thuê người học hộ, thi hộ… là “chuyện thường ngày ở huyện.” Nó phổ biến tới mức mà sau một hồi giới chức cầm quyền tiến hành khảo sát điều tra đã té ngửa ra có tới 87% tất cả quan chức từ cấp trung ương đến cấp xã đều vi phạm. Và nếu như xử lý kỷ luật thì …chẳng có ai đủ tiêu chuẩn nữa. Chuyện thế là hòa cả làng Vũ Đại. Giờ đây, bất cứ xã, phường nào ở miền Bắc Việt Nam, chỉ là một viên chức quèn ngồi đóng dấu “củ khoai” cũng sở hữu tấm bằng tiến sĩ của một trường đại học ở …Mỹ hay của Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Giới chức CSVN giờ cũng không mấy nhắc đến chuyện học hành, bằng cấp chính qui như là tiêu chuẩn quan trọng để làm quan nữa. Cũng phải thôi, nói cho cùng, nguồn gốc người cộng sản, có “lãnh tụ” nào học hành cho ra hồn đâu? Chuyện hai ông Tiến Sĩ Quý và Tuấn đứng đơn tố cáo ông Bí Thư, Tiến Sĩ Bùi Văn Cường “đạo văn” ở cái thời buổi “tiến sĩ nhiều như lợn con” này …kể cũng không mấy “hợp thời.” Lại vào đúng lúc “nước sôi lửa bỏng” đại hội 13. Chẳng biết có động cơ “phe ta giết phe đồng chí bạn” hay không? Nhưng thôi, ở đây người viết không bàn đến khía cạnh đó, cũng như sự vi phạm trắng trợn luật pháp của công an Đắk Lắk khi tiến hành một vụ bắt cóc ông Quý ở giữa thành Hồ. Mấy hôm trước, ông Quách Duy, chuyên viên văn phòng ủy ban nhân dân thành Hồ cũng bị bắt giam vì có hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” Ở xứ toàn trị này, việc bắt, giết, bỏ tù một người dân nó dễ lắm. Và tất cả điều đó đều “đúng pháp luật, đúng qui trình” cả. Nếu không xét về thân phận, địa vị thì có thể thấy sự tương đồng giữa những người như ông Quý, ông Duy, ông Tuấn… với ông cựu Chủ Tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và cả cụ Lê Đình Kình. Xét rộng ra, là tất cả hơn 90 triệu dân Việt Nam cũng đều giống nhau. Tất cả, dù là dân đen, trí thức hay quan chức cao cấp đều có thể lập tức trở thành tội phạm, bị bắt giam hoặc giết chết mà chẳng cần đến một phiên tòa xét xử nào (hoặc nếu có chỉ là một phiên tòa trình diễn trơ trẽn). Tất cả, đều có thể trở thành vật hiến tế bất kể lúc nào. Thôi thì không nói tới thân phận bọt bèo của người dân ở xứ toàn trị này làm gì. Đối với những viên chức cao cấp của đảng cộng sản, họ được trao quá nhiều đặc quyền nhưng lại không có cơ chế giám sát và kiểm soát. Những khẩu hiệu “học tập đạo đức, tư tưởng, tác phong Hồ Chí Minh” nó cũng giống như việc kêu chó sói ăn bắp cải thay vì thịt cừu. Việc lạm quyền, lộng quyền và đi vượt qua các khuôn khổ luật pháp là chuyện dễ dàng và đương nhiên được chấp nhận ở xã hội Việt Nam. Chỉ “đồng chí” nào “đen đủi,” bị phe nhóm khác lập mưu hại, thì tội lỗi mới được bày ra trước công luận. Tức là, bất kể ai cũng đều có thể trở thành tội phạm và bị đảng tuyên án vào một ngày đẹp trời mà trước đó quá trình công tác của họ luôn “hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đảng và tổ chức giao phó.” Không có một cơ chế kiểm soát quyền lực nào hiệu quả ngăn ngừa họ sai lầm và tha hóa. Trường hợp ông Chung hay trước đó là bí thư thành Hồ, ủy viên trung ương đảng Đinh La Thăng, cũng như tất cả các “củi đốt lò” khác đều như vậy. Hôm trước, có dịp về thăm lại bạn bè cũ ở Bộ Khoa Học và Công Nghệ, nghe dăm ba câu chuyện về ông tân chủ tịch thủ đô mà não cả ruột gan. Có lẽ, cái đất ngàn năm “văn vật” Thăng Long đã đến hồi mạt vận. Toàn thứ “cóc nhái nhảy lên…làm ông, làm bà.” Chuyện về ông cựu Chủ Tịch Chung, dân tình có khen, có chê. Cái tiêu chuẩn của người dân Việt đòi hỏi các bậc “quan phụ mẫu” ở xứ này giờ thấp lắm. Họ chấp nhận một thực tế đương nhiên rằng “thằng nào cũng ăn, thôi thì đứa nào làm được chút gì ích lợi cũng còn hơn chẳng làm gì.” Với ông Tướng Chung, dân Hà Nội cũng vẫn ghi nhận một vài việc tốt nho nhỏ mà ông Chung làm được trong nhiệm kỳ của mình. Tuy vậy, ngoài đám hưu trí và giới chức CSVN, những câu chuyện cung đình, “củi lửa” ở cái lò ông Trọng giờ cũng “nhạt” hơn trước nhiều lắm. Người dân lo cái dạ dày đang đói cồn cào, lo kế sinh nhai ngày một khó khăn, chuyện “đốt lò” giờ cũng như “mông vú showbiz,” đem ra bình phẩm dăm câu ba điều trong lúc “trà dư tửu hậu,” coi như một thứ tin tức giải trí ở xứ Đông Lào. Ai cũng hiểu rằng, chẳng có thứ Công Lý nào được thực thi cả, mà chỉ là một cuộc “chó ăn thịt chó” mà thôi. Phần lớn dân tình cũng dửng dưng trước cuộc thảm sát ở Đồng Tâm hay việc ba viên công an bị thiêu cháy thành than… Ở xứ này, con người ta hàng ngày đối diện với quá nhiều bất công, đối diện với quá nhiều cái ác, bị bào mòn trong một cuộc mưu sinh nhọc nhằn, đua chen giành giựt lợi ích, cái Lương Tri nó đã bị què cụt đi từ khi nào không rõ. Người ta câm lặng trước đau khổ, chịu đựng đau khổ và lấy sự đau khổ của những kẻ khác làm vui. Cảm xúc và sự đồng cảm trước bi kịch của đồng loại đã hầu như biến mất khỏi tuyệt đại đa số những “công dân thủ đô.” Nhà lý luận dân chủ lừng danh John Dewey trong cuốn sách “The Problems of Men” xuất bản 1946 có nói “Mỗi một cá thể trong tầng lớp đáy xã hội có thể không được trí tuệ cho lắm. Nhưng ở một điểm thì họ thông minh hơn bất cứ người nào khác, đó chính là họ biết rõ chân họ bị kẹp giày ở chỗ nào, chỗ đó đang làm đau họ.” Người dân biết rõ điều gì làm cuộc sống của họ trở nên cùng cực, đau khổ. Nhưng có lẽ, những người cộng sản Việt Nam đã làm được một điều “phi thường” hơn là họ thuyết phục được người dân Việt Nam rằng “Tất cả các đôi giày khác cũng sẽ bị đau chân như vậy thôi.” Do vậy, nhu cầu để đổi một “đôi giày” khác dễ chịu hơn dường như không có trong suy nghĩ đám đông thị dân đã quen với chịu đựng và ngóng chờ một ơn huệ. Trước cái Ác, bất công hoành hành ở mảnh đất này, họ lựa chọn sự im lặng nhẫn nhục. Sự im lặng đó đồng thuận với cái Ác, ngầm thừa nhận cái Ác như một luật định được chấp nhận. ĐÓ là thành công lớn nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Như một hội chứng lây nhiễm đáng sợ, thói quen này bắt rễ sâu vào nhận thức và suy nghĩ của người Việt khi đứng trước bất cứ bi kịch của đồng loại. Sinh mạng, tài sản bị tước đoạt, luân lý bị chà đạp, nhân phẩm bi coi thường… tất cả đều chẳng mấy có tác động đến trí não họ. HỌ chỉ quan tâm đến lợi ích và dục vọng. Trước số phận bi thảm của những người dân ở Đồng Tâm, trước cái chết đầy ám ảnh của cụ Kình và giờ đây tiếp tục là những nạn nhân mới của nhà cầm quyền cộng sản, họ đều im lặng, xì xầm bình luận và rồi nhún vai …ngồi chờ. Chờ một sự thay đổi tự nhiên sẽ diễn ra, chờ đến lượt chính bản thân họ trở thành nạn nhân kế tiếp? Dường như, có một quá trình suy thoái bệnh hoạn trong tâm lý học đám đông ở người Việt. Họ đang chấp nhận một “định mệnh đương nhiên” không thể tránh, họ thờ ơ trước bi kịch và chấp nhận cái Ác. Và dù cho các cá nhân, những tổ chức đấu tranh cho dân quyền, nhân quyền lên tiếng, đấu tranh cho quyền lợi của chính họ thì những người Việt cũng lãnh đạm thờ ơ và …im lặng! Giống như trong bộ phim kinh dị kinh điển của Hollywood “Sự im lặng của bầy cừu,” cô bé Clarice Starling cố gắng mở cửa chuồng giải thoát đàn cừu chạy trốn khỏi tên đồ tể, “nhưng chúng không chạy, chúng cứ đứng đó, bối rối và không chịu chạy đi…”  Nỗ lực tuyệt vọng của cô bé Clarice không cứu được đàn cừu, rốt cuộc chỉ là một việc làm vô ích. Liệu có một phép lạ nào có thể cứu giải được một dân tộc có não trạng của một đàn cừu như vậy? Tân Phong https://viettan.org/nguoi-viet-va-su-im-lang-cua-bay-cuu/  
......

Đại hội “không chạy chức”

Phạm Nhật Bình- Việt Tân Trước mỗi kỳ đại hội đảng CSVN,  công tác sắp xếp nhân sự của ban chấp hành trung ương bao giờ cũng chiếm nhiều thì giờ sàng lọc và thu hút sự tò mò của dư luận về kết quả cuối cùng. Vào giữa tháng Năm, 2020, hội nghị trung ương 12 bế mạc vào ngày 14 tháng Năm, vấn đề sắp xếp nhân sự không đi đến một kết luận dứt khoát nào, nhất là ở 4 vị trí mà người ta thường gọi tắt “tứ trụ triều đình” gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội. Ngày 5 tháng Mười tới đây, hội nghị trung ương 13 sẽ nhóm họp để tiếp tục bàn về vấn đề nhân sự cấp cao. Nhưng nghe đồn rằng vấn đề ai đi, ai ở vẫn còn là đề tài gay cấn nhất. Nếu không giải quyết xong kỳ này thì phải có thêm hội nghị của trung ương 13 B. Nói cách khác, trung ương 13 trong tháng Mười sẽ đóng một dấu ấn quan trọng trong việc ấn định ai sẽ nằm trong tứ trụ, sau khi Bộ Chính Trị sắp xếp xong thành phần nhân sự ở 67 tỉnh, thành phố và một số đảng bộ trung ương. Tuy nhiên, điều mà dư luận quan tâm ngoài nhân sự “tứ trụ” là bài viết mới đây của trang Vietnamnet, cố tình tô đậm câu nói của ông Trọng rằng: “Đại hội XIII sẽ là Đại hội không chạy chức.” Cho đến nay, đảng Cộng Sản Việt Nam đã tổ chức qua 12 kỳ đại hội, đâu có đại hội nào mà lãnh đạo lại thành khẩn khai báo như đại hội lần này là “không chạy chức” – hóa ra là các đại hội khác đều  có chạy chức. Chính vì chạy chức nên cần tiền mà muốn có tiền thì phải tham nhũng. Cái vòng lẩn quẩn của một chế độ độc tài là như thế, mỗi chức đều có giá từ 1 triệu đến vài chục triệu Mỹ Kim. Vì thế khi báo Vietnamnet tô đậm câu nói của ông Trọng “Đại hội không chạy chức,” bao trùm ý nghĩa tốt đẹp là đại hội 2021 không có đút lót, không dùng tiền bạc, tài sản… để chạy cửa sau. Nhưng thử hỏi hai vụ án nóng nhất mới đây: “đồng chí Thiếu Tướng Công An Nguyễn Đức Chung – Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội” và “đồng chí Bác Sĩ Nguyễn Quốc Anh – Giám Đốc Bệnh Viện Bạch Mai” đã trở thành củi và bị đưa vào lò nướng tham nhũng vì khởi tố tội tham ô. Đã ở những trách vụ cao như thế mà phải tiếp tục tham ô, cho thấy rằng hai “đồng chí” Chung và Anh vẫn đang rất cần tiền để chạy lên những chức cao hơn và tốn kém nhiều hơn. Cho nên, khi hai “đồng chí” Nguyễn Đức Chung và Nguyễn Quốc Anh bị ngã ngựa, người ta mới biết là việc thăng quan tiến chức của các cán bộ lãnh đạo đều là cuộc ngã giá ở phía sau. Nói cách khác, hậu trường chính trị cũng không khác hậu trường sân khấu với những bí ẩn và nguy hiểm khó lường. Bởi thế ở bất cứ chế độ độc tài nào, độc tài cộng sản hay độc tài giả danh dân chủ cũng tồn tại nhiều phe phái cạnh tranh nhau quyết liệt trong bóng tối. Đảng CSVN mà bộ máy thống trị dựa trên nguyên tắc “tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách” cũng không thoát khỏi cảnh ngoài mặt thì đoàn kết, bên trong thì năm bè bảy mối. Tuy nhiên sự tranh chấp trong đảng đến một giới hạn nào đó, các phe phái có thể thoả hiệp nhau để cùng nhau tồn tại. Mà đã là tập thể thì phải có tay chân, có đàn em, có phe trung ương, có phe địa phương, chưa kể phe đảng, phe đoàn. Cho nên ông Trọng càng giơ cao biểu ngữ không chạy chức, chạy tiền, chạy quyền thì càng lộ ra đó chỉ là chiêu bài mị dân. Không phải bây giờ mà đã từ lâu, mị dân là chính sách bất thành văn của đảng, những người cộng sản các cấp đã xử dụng nhuần nhuyễn đi đến thành công. Vả chăng trong đảng, Ban Tổ Chức Trung Ương vốn là một nơi lui tới quá quen thuộc của những cán bộ muốn tiến thân trên chốn quan trường xã hội chủ nghĩa. Đã có một thời hoàng kim của Ban Tổ Chức Trung Ương thời bao cấp do Lê Đức Thọ làm trưởng ban với quyền sinh sát tuyệt đối trong tay, nên được cán bộ các cấp đặt hỗn danh “Sáu Búa.” Hoặc có thể nói, đại hội 13 là đại hội không chạy chức, phải chăng ông Trọng cũng gián tiếp thừa nhận những kỳ đại hội trước đã có những màn chạy chức, chạy quyền diễn ra. Ngày hôm nay trong tứ trụ có phe Nguyễn Phú Trọng – Trần Quốc Vượng, phe Nguyễn Xuân Phúc và phe Nguyễn Thị Kim Ngân. Ba phe này có những mạnh yếu khác nhau trong cuộc tranh chấp gay cấn chức vụ tổng bí thư đảng. Nhưng người ta phải thừa nhận, kịch chiến với nhau chỉ có hai phe Nguyễn Phú Trọng – Trần Quốc Vượng và phe Nguyễn Xuân Phúc. Nay lại có tin đồn Ba Dũng đứng sau Nguyễn Xuân Phúc, ủng hộ Phúc giành chức tổng bí thư kỳ này sau khi lật đổ Nguyễn Đức Chung, đưa ghế chủ tịch Hà Nội về phe chính phủ. Còn Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân được đánh giá yếu nhất, bất quá chỉ có thể làm bù nhìn hay về hưu mà thôi vì quá hạn tuổi 65. Vậy ngày 5 tháng Mười sắp tới đây, trận chiến quyết liệt sẽ diễn ra giữa hai phe Nguyễn Phú Trọng – Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc. Cả hai nhân vật này khi vào đại hội 13 đều quá tuổi 65, nên sẽ không được tái cử vào Bộ Chính Trị theo điều lệ đảng. Như vậy cũng có nghĩa cả hai người đều vuột ghế tổng bí thư, nếu không có sự miễn giới hạn độ tuổi. Chuyện này có thể xảy ra, nếu cả hai có được sự ủng hộ cần thiết trong Ban Chấp Hành Trung Ương. Một nhà phân tích chính trị đang làm việc tại Singapore – ông Lê Hồng Hiệp trong bài viết “Liệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có ở lại sau Đại hội 13” cho rằng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ ủng hộ và giới thiệu Trần Quốc Vượng vào vị trí tổng bí thư thay thế mình, tiếp tục “di sản đốt lò” của người tiền nhiệm. So với đương kim Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, cá nhân Trần Quốc Vượng không đủ mạnh để có được hậu thuẫn của đa số ủy viên trong Ban Chấp Hành Trung Ương. Cho dù có được sự ủng hộ mạnh mẽ của ông Trọng, xem ra Trần Quốc Vượng khó lòng giành được chiếc ghế cao nhất đảng. Bởi vì sự ủng hộ của ông Trọng vào thời điểm này cũng chỉ là tiếng nói của một người vừa hết thời vừa bệnh hoạn. Trong lúc ấy Nguyễn Xuân Phúc sau 4 năm giữ chức thủ tướng, từng bước đã xây dựng được sự ủng hộ khá rộng rãi từ các uỷ viên đang nắm quyền ở các địa phương. Tuy nhiên đây cũng là điều bất lợi vì ông Phúc phải đối mặt với sự chỉ trích của khuynh hướng bảo thủ trong đảng rằng ông sẽ không nhiệt tình mấy với nạn tham nhũng trong chính phủ, tức coi nhẹ sự tồn vong của đảng. Ngoài ra nguồn gốc vùng miền cũng là điều phải tính tới, vì chắc chắn ông Phúc không đạt được điều kiện một “người Bắc, có lý luận!” Từ ngày thành lập, trải qua 12 kỳ đại hội, tổng bí thư người gốc Miền Trung không quá 3 người. Đây mới là kịch tính của một vở bi hài kịch chỉ thực sự bộc lộ trong những kỳ đại hội đảng, điển hình là màn song đấu giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng trong đại hội XII. Kỳ này nếu Trần Quốc Vượng thắng thì Trọng lui về giữ ghế thái thượng hoàng, có thể tiếp tục kiểm soát hoạt động đảng qua trò chơi đốt lò phe địch, che giấu dưới cái vỏ bọc chống tham nhũng. Còn nếu Nguyễn Xuân Phúc thắng, quyền lực sẽ nghiêng nhiều về phe chính phủ như thời Nguyễn Tấn Dũng. Lúc đó quyền lực của đảng phải chịu giảm thiểu vì sự chia sẻ quyền lực tất yếu phải có. Tác giả Lê Hồng Hiệp kết luận rằng “Nếu ông Trọng không thể đảm bảo cho ứng viên mà ông chọn, ông có thể muốn tiếp tục ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa.” Đối với ông Trọng đây là một giải pháp có lợi nhất cho bản thân, cho phép ông kiểm soát quyền lực ít nhất trong hai năm trước khi chuyển giao ghế tổng bí thư một cách êm xuôi cho người mà ông chọn. Nhưng liệu ông Trọng có thực hiện được kịch bản này trong tình trạng sức khoẻ bấp bênh, đầu óc lú lẫn hiện nay của ông? Trong bối cảnh cuộc xung đột Mỹ – Trung và tình hình Biển Đông biến động từng ngày, nhìn chung ai cũng cho rằng ông Phúc nên thay ông Trọng. Với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, người ta hy vọng Việt Nam có thể chuyển hướng đi gần Mỹ hơn thay vì trụ vào quan điểm của Bắc Kinh và chính sách “3 không” đã phá sản từ lâu. Nhưng tham vọng của người cộng sản “có lý luận,” thuộc làu kinh điển Mác-Lênin nhiều khi che mất lý trí và không còn coi dân tộc là mục tiêu theo đuổi. Chung quy lại, trận chiến ngày 5 tháng Mười tới đây – hội nghị trung ương 13 quả thật là một chiến trường vô cùng phức tạp.  Phạm Nhật Bình  
......

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Hậu Sự

tuongnangtien’s blog| Trong cùng một ngày, ngày 16 tháng 9 năm 2020, mọi cơ quan truyền thông ở VN đều rồn rập và buồn bã đi tin: Tiếc thương chiến sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ  Ư Đoàn truy tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho chiến sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ  Truy tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho Thượng sỹ CSCĐ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ  Tuổi 23 anh hiến dâng cho bình yên cuộc sống Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo đề xuất chính sách đối với đồng chí Nguyễn Văn Mạnh và thân nhân  Ủa, vụ gì vậy cà? Báo Công An Nhân Dân cho biết thêm chi tiết: “Đồng đội của Thượng sĩ Nguyễn Văn Mạnh kể lại, ngày 14-9, tổ công tác của Công an tỉnh Bắc Giang gồm các cán bộ Phòng Cảnh sát kinh tế, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát cơ động phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thực hiện kế hoạch công tác trên đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang. Vào lúc 16h20 cùng ngày, tại km 122+150 đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, thuộc địa phận xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, tổ công tác triển khai phương án dừng phương tiện, xe ô tô khách 16 chỗ ngồi BKS 29B-501.64. Chiếc xe có dấu hiệu vi phạm chở hàng hóa không rõ nguồn gốc. Lái xe ban đầu giảm tốc độ, tấp vào lề đường, tuy nhiên, do có ý thức chống đối, đối tượng đã điều khiển xe khách bất ngờ tăng tốc lao thẳng về phía tổ công tác và đâm hất đồng chí Thượng sĩ Nguyễn Văn Mạnh – chiến sĩ cảnh sát cơ động lên nắp capo. Thượng sĩ Mạnh bám vào cần gạt nước của xe và yêu cầu đối tượng dừng xe chấp hành việc kiểm tra song đối tượng vẫn tiếp tục điều khiển xe trên đường cao tốc được khoảng 1km thì đồng chí Mạnh ngã khỏi nắp capo rơi xuống đường, bị bánh của ô tô chèn qua người và hi sinh.” Ông Mạnh không phải là người đầu tiên, và chắc chắn cũng không phải là kẻ cuối cùng, phải “hy sinh” một cách … lảng nhách như vậy. Không ít chiến sỹ đã “hiến dâng cho bình yên cuộc sống” theo cùng một cách: Hạ sĩ CSGT bị tông chết sau pha chặn xe Exciter chạy quá tốc độ Thượng úy công an tử vong tại chỗ sau va chạm với xe ô tô tải Thiếu tá CSGTbị xe tải tông tử vong trong đêm Một Trung tá CSGT vừa tử vong do bị xe máy đâm trên quốc lộ Sau những tai nạn thảm khốc và thương tâm như trên, nạn nhân đều được báo chí nhà nước ca ngợi là dũng cảm. Thượng cấp của họ cũng không quên gửi giấy ban khen vì đã hy sinh, và đồng đội thì đều tỏ lòng “vô cùng thương tiếc” trước linh cửu của những người đã khuất. Chỉ có phản ứng của đám đông quần chúng thì xem chừng hơi bị trái chiều, với nhiều lời dị nghị hay chê trách: Nguyễn Văn Minh: “Ngu chứ dũng cảm gì.” Nguyen Long: “Chính hiệu đu càng!” KLez Tran: “Thêm suất liệt sũy vào ngân sách!” Loc Le: “Bị cán chết thành liệt sỉ hoài mà không tởn!” Cafe Ku Búa: “Tội anh tài xế phải ngồi tù vì cái ngu của anh cảnh sát… Bám cần gạt xe làm gì. Cao tốc nào cũng có camera, tra là biết ai lái. Xong gửi giấy về địa chỉ.” Kiếm Ma: “Cái này nó cứ xảy ra mãi… Lúc nào cũng kêu là áp dụng công nghệ. Mà những chuyện như thế này chả bao giờ thấy. Cứ thấy ai vi phạm thì chụp lại biển số sau đó gửi biên lai về cho chủ xe thế là xong. Chuyện đơn giản mà mãi ko thấy làm gì…” Điều an ủi là bên cạnh với những lời chì chiết, mỉa mai (thượng dẫn) vẫn có đôi ba  tiếng nói cảm thông và chia sẻ: Nhân Thế Hoàng: “Họ đều đáng thương hơn đáng trách, tại trên vai của họ đều là gánh nặng cơm – áo – gạo – tiền và trách nhiệm đối với gia đình vợ con, cũng như số tiền phải cống nạp lên trên.” Huy Đức: “Trong ly rượu chờ bão tan ở Hà Tĩnh, một đại tá CA nghỉ hưu nói với tôi: ‘Không phải các cháu không biết chỉ cần báo số xe cho trạm kế tiếp bắt những xe bỏ chạy, nhưng, trạm nào có ‘định mức’ của trạm ấy. Có cháu phải vay tiền ngân hàng để có một chỗ đứng ngoài đường.” Tuy chỉ là chuyện kể trên bàn rượu nhưng độ khả tín thì có thể kiểm chứng được dễ dàng, qua những mẩu tin (nhan nhản) đọc được hằng ngày, trên mặt báo: Chạy vào ngành công an: Mất cả chì lẫn chài  Lừa ‘chạy’ vào trường công an, chiếm đoạt hơn 400 triệu đồng ‘Chạy’ vào ngành công an… mất hơn 500 triệu ‘Chạy’ vào ngành công an mất hơn 600 triệu đồng Kịch bản khép kín lừa “chạy” vào ngành công an giá 800 triệu Tám người bị cựu trung tá lừa 1,6 tỉ vì xin “chạy” vào ngành công an Thực hư vụ lừa “chạy việc” vào ngành Công an: Mất tiền vì cả tin   Mất bạc tỷ vì muốn chạy việc vào ngành công an, y tế   Báo giá “chạy” vào công an như báo giá hàng hóa Thảo nào mà ngành Cảnh Sát Giao Thông được “vinh danh” là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất VN. Phải cầm cố thế chấp tài sản, vay ngân hàng bạc tỷ mới dành được “một chỗ đứng ngoài đường.” Sau đó, phải cần mẫn và lăng xăng – bất kể ngày đêm hay mưa nắng – mới có thể kiếm đủ tiền để “cống nạp” cho thượng cấp nên (đôi khi) các chiến sỹ gặp tai nạn là điều khó tránh và là chuyện … cũng đành thôi! Chỉ có hậu sự thì (ngó) khó đành lòng vì cay đắng quá. Giữa những vòng khăn tang và khói nhang nghi ngút, trang thông tin của tỉnh Bắc Giang – đọc được vào hôm 9/17/2020 – có bản tin ngăn ngắn như sau: “Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen đến Công an tỉnh Bắc Giang và gia đình đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Bắc Giang hy sinh khi làm nhiệm vụ…Thay mặt Đảng ủy Công an T.Ư, Bộ Công an, Đại tướng, Bộ trưởng Tô Lâm đặc biệt biểu dương, khen ngợi tinh thần tấn công trấn áp tội phạm của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, cảm kích và xin chia buồn về những mất mát vô cùng to lớn của gia đình và cá nhân đồng chí Nguyễn Văn Mạnh.” Sự “mất mát vô cùng to lớn” này (có thể) tránh được, nếu gia đình không phải vay mượn ngân hàng –  tiền tỷ – mới dành được cho nạn nhân “một chỗ đứng đường,” và chính đương sự không bắt buộc phải “cống nạp” bởi một chỉ tiêu khe khắt quá, theo đòi hỏi của Bộ Công An. /.  
......

Vụ tiến sĩ –võ sư Phạm Đình Quý: Sự thật cần minh bạch

lam hồng nguyễn|   FACT (THỰC TẾ ĐÃ DIỄN RA):   Tối 23-9, Tiến sĩ – Võ sư Phạm Đình Quý, giảng viên Trường Đai học Tôn Đức Thắng đang đi ăn cùng vợ thì bị công an bắt giữ. Hai vợ chồng võ sư Quý được đưa đến Phòng cảnh sát QLHC về TTXH (459 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.HCM) làm việc trong đêm. Đến khoảng 4h sáng ngày 24-9, vợ thầy Quý đã được thả cho về, sau khi đã buộc phải ký cam kết không được tiết lộ về cuộc bắt giữ. Còn thầy Quý thì bị đưa về Công an Đắc Lắc. Đến Sáng 28-9, khi làm việc với ông Phạm Đình Phú, anh trai ông Quý đến để hỏi tin tức về em trai, Cán bộ công an Đắc Lắc xác nhận rằng ông Phạm Đình Quý đang bị tạm giữ tại Đắk Lắc, giấy báo tin báo cho gia đình gửi qua đường bưu điện nên khả năng đến chậm. Trước đó, ngày 21- 9, Công an Đắc Lắc cũng đã bắt Võ sư – Tiến sĩ Hoàng Minh Tuấn (sinh năm1980), là học trò TS Quý khi người này đang trên đường từ nơi cư trú ở huyện Cư Kuin di chuyển xuống Khánh Hòa. Hai ngày sau, 23-9, Công an Đắk Lắc đã khởi tố vụ án "Vu khống, bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự; gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác" và tiến hành bắt giữ ông Quý tại TP Hồ Chí Minh vài giờ sau đó. Hai Tiến sĩ Quý và Tuấn được cho là đã viết đơn tố cáo ông Bùi Văn Cường, Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk đạo văn khi làm luận án tiến sĩ, đề tài “Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt – bánh lái đến hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng”, bảo vệ tại Trường Đại học Hàng hải vào năm 2017. Về nội dung này, ngày 24 -11 -2017, ban quản lý phần mềm chống sao chép và hỗ trợ đào tạo TURNITIN, Trường ĐH Hàng hải đã có kiểm tra, kết luận luận văn của ông Cường có tỷ lệ sao chép 12%, trong đó sao chép từ nguồn internet 6% và từ nguồn luận văn, đề tài là 9%. TRUTH (SỰ THẬT ĐƯỢC CÔNG NHẬN): Chúng tôi cho rằng sẽ có 4 tình huống được xem như sự thật. Tình huống 1: Vụ việc sẽ được giải thích rằng TS – VS Phạm Đình Quý không BỊ bắt, chỉ ĐƯỢC Công an Đắc Lắc MỜI để làm việc. Dĩ nhiên, nếu tình huống này diễn ra, TS Quý sẽ được thả ngay khi, hoặc trước khi "sự thật" được công bố. Đây chính là điều đã được tung ra trên dư luận mạng xã hội trong vài ngày qua. Thực tế, sự thật này không tồn tại. TS Quý vẫn chưa được thả sau 6 ngày bị tạm giữ, nghĩa là đến sáng 29-9 sẽ cần có gia hạn lần thứ 2, theo quy định. Nội dung trả lời của cán bộ Công an Đắc Lắc khi làm việc với anh trai ông Quý cũng đã khẳng định là ông Quý đang bị tạm giữ. Tình huống 2: Việc tạm giữ hai ông Phạm Văn Quý và Hoàng Minh Tuấn sẽ được giải thích bằng một lý do khác, đi kèm với việc điều tra một tội danh khác, không phải tội "Vu khống, bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự; gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác" như đã ghi trong vụ án được khởi tố. Trường hợp này, nếu có sẽ giúp “giải độc” dư luận về việc ông Bùi Văn Cường, Bí thư tỉnh ủy Đắc Lắc, bằng quyền hạn của mình đã chỉ đạo công an tỉnh bắt người tố cáo mình nhằm trả đũa, đồng thời để chấm dứt việc bị tố cáo, gây bất lợi cho việc thăng tiến của ông. Đồn đoán trên mạng xã hội cho rằng, ông Cường đang là ứng cử viên cho chức vụ Bộ trưởng Bộ TT& TT hoặc vị trí Trưởng ban Dân vận TW nhiệm kỳ tới. Tình huống này, dù dư luận đang đề cập nhiều, cũng không có khả năng xảy ra. Bởi lẽ, cho đến hiện tại thì chưa hề có bất kỳ thông tin nào về việc các đương sự Quý và Tuấn có liên quan đến bất kỳ một tội danh nào khác. Nó không giải thích thỏa đáng việc tại sao Công an Đắc Lắc phải xuống tận TP Hồ Chí Minh bắt người, di lý, tạm giữ, không thông báo và giải thích cho gia đình như luật quy định. Và, nếu đây là tình huống xảy ra, nó là tình huống sai. Vì thế, chúng tôi không xem xét, cũng không có ý kiến thêm. Tình huống 3: Việc bắt giữ ông Quý và ông Tuấn được thực hiện theo đúng nội dung vụ án đã khởi tố vào ngày 23-9. Trong trường hợp này, có nhiều điểm không thỏa đáng và có dấu hiệu trái luật hình sự, vi phạm luật tố tụng hình sự. a) Các ông Quý và Tuấn gửi đơn tố cáo chính danh, công khai, có nơi nhận cụ thể tất nhiên họ sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung đã tố cáo. Trong trường hợp nội dung tố cáo là sai, gây ảnh hưởng, thiệt hại đến người bị tố cáo là ông Bùi Văn Cường, ông Cường sẽ có quyền khởi kiện dân sự đối với hai ông Quý và Tuấn đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần. Cụ thể, trong trường hợp này, ông Cường không hề thiệt hại gì về vật chất (không bị tước bằng tiến sĩ, không bị đuổi việc hay đình chỉ công tác dẫn đến mất thu nhập...) cho nên mức có thể đòi bồi thường là zero, vì không chứng minh được thiệt hại thực tế. Về thiệt hại tinh thần, mức bồi thường tối đa là 11 tháng lương cơ bản của ông Cường, nếu có cũng chỉ được thực hiện bởi phán quyết của Chủ tọa phiên tòa dân sự. Tôi không tin là ông Cường cần khoản bồi thường này. Và thực tế, vụ kiện dân sự đã không xảy ra. Tại sao, tôi không biết. Chỉ có ông Cường biết. b) Luật không cho phép hình sự hóa quan hệ dân sự. Vụ việc tố cáo đạo văn, đúng hay sai cũng chỉ có thể phân xử bằng phiên tòa dân sự, với các khả năng như đã phân tích ở phần a). Vậy, việc khởi tố vụ án hình sự "Vu khống, bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự; gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác", bắt giam (hay tạm giữ điều tra) hai ông Quý và Tuấn là có dấu hiệu vi phạm tố tụng hình sự. Trong trường hợp đó, điều này sẽ phải bị xem xét xử lý hình sự. c) Ông Hoàng Minh Tuấn bị bắt 2 ngày trước khi có lệnh khởi tố vụ án. Cả hai ông Tuấn và Quý đều bị bắt trong trường hợp chặn bắt khẩn cấp khi đang di chuyển trên đường trong khi đương sự không nằm trong trường hợp – tình huống có thể gây nguy hiểm cho xã hội là có dấu hiệu sai luật. Các đương sự bị bắt khi không có lệnh bắt và khởi tố bị can, không thông báo cho gia đình, không có đại diện chính quyền nơi người bị bắt cư trú, không có người làm chứng... là các dấu hiệu sai luật khác. Thực tế là cho đến chiều ngày 28-9, các đương sự đều đã ở trong trại tạm giam, song gia đình, thân nhân vẫn hoàn toàn chưa được trả lời rõ ràng bằng văn bản là họ bị bắt tạm giam hay đang bị tạm giữ. Nếu là tạm giữ, hết thời hạn 3 ngày sẽ phải có gia hạn lần 1, hết 6 ngày phải gia hạn lần 2 và không quá 3 lần gia hạn. Những yêu cầu bắt buộc này đã không được thực hiện. Tinh huống 4: Như phân tích ở tình huống 3, việc bắt giữ hai TS – VS Phạm Đình Quý và Hoàng Minh Tuấn đã bộc lộ một loạt các dấu hiệu vi phạm tố tụng hình sự. Điều này, nếu luật pháp được tôn trọng, nó phải được xem xét. Trong trường hợp đó, hai vị tiến sĩ – võ sư dù nhanh chóng được thả hay vẫn tiếp tục chuyển từ chế độ tạm giữ sang chế độ tạm giam 4 tháng để điều tra, diễn tiến tiếp theo vẫn sẽ có thể là một lệnh khởi tố điều tra vụ án để xem xét có hay không dấu hiệu tội “bắt người trái pháp luật”. Dĩ nhiên tên hai vị tiến sĩ võ sư sẽ vẫn được đề cập trong vụ mới, song sẽ với tư cách là nạn nhân. Họ sẽ phải được bồi thường và xin lỗi, hoặc họ sẽ giữ quyền kiện ra tòa hành chính. NHẬN ĐỊNH Điều gì cũng có thể xảy ra. Cho dù cuối cùng sự thật sẽ diễn ra như thế nào, tên tuổi của ông Bùi Văn Cường cũng sẽ không thể đứng ngoài vụ việc. Mọi việc dù diễn ra như thế nào, thực tế cũng đã là một scandal không hay ho gì. Nó xuất phát từ những toan tính của người trong cuộc trên vị trí quyền lực và đang chạy đua quyền lực. Nhưng chính nó sẽ hủy hoại tham vọng của người gây ra. Nó chứng tỏ người trong cuộc không hề khôn ngoan hay có trình độ, bản lĩnh tương xứng với vị trí đang nhắm tới. Một người nhắm tới vị trí nắm Bộ thông tin truyền thông thì không nên gây scandal khiến dư luận báo chí lẫn mạng xã hội phải lên đồng. Còn nếu định giữ trọng trách ngành Dân vận thì chắc chắn khiến lòng dân phẫn nộ chỉ đáng gọi là dại dột. Thật ra, tôi định dùng từ khác nhưng không nỡ. Tuy nhiên, cuộc đua với cá nhân ông Bùi văn Cường dường như đã thành vô ích. Đường công danh, tự ông đã viết cho mình một “hàm số bị chặn trên”. Nhìn chung, vụ việc mang quá nhiều yếu tố xem thường, đạp lên luật pháp. Nó khiến dư luận phẫn nộ, hoang mang, niềm tin vào luật pháp và cơ quan thi hành luật lung lay nghiêm trọng. Nếu đây là chủ trương, nó vi hiến. Do đó, dư luận cần và chờ đợi sự lên tiếng từ lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quốc hội và chính phủ. Tuy nhiên, đáng lo là sau một tuần ồn ào, hoang mang, những tiếng nói mà xã hội và nhân dân cần nghe vẫn chưa lên tiếng. Sự im lặng đáng sợ, nhường chỗ cho câu hỏi cũng đầy lo sợ: đất nước này còn luật pháp nữa hay không? PS: Tôi không trích kèm các điều luật cụ thể có liên quan trong bài viết. Bạn đọc muốn tìm hiểu, mời tra Google hoặc tham vấn các luật sư./.   #buivăncường #phạmđìnhquý #đạihọctônđứcthắng  
......

Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam: Ghế và tiền!

Đại hội đảng CSVN chỉ là dịp để chia chác quyền lực, chia ghế lãnh đạo giữa các đảng viên cao cấp và phe cánh của họ. Trong hình, đại hội đảng tại Hà Nội hôm 26 Tháng Giêng, 2016. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images) Hiếu Chân/Người Việt Đảng Cộng Sản cầm quyền ở Việt Nam dự tính sẽ tổ chức đại hội toàn quốc lần thứ 13 vào Tháng Giêng, 2021 sắp tới. Và cũng như trước, đại hội chỉ là dịp để chia chác quyền lực, chia ghế lãnh đạo giữa các đảng viên cao cấp và phe cánh của họ; những vấn đề quốc kế dân sinh, chủ trương đường lối chính sách… chỉ là “bổn cũ soạn lại” có thay đổi chút ít về ngôn từ cho có vẻ hợp thời mà không thay đổi bản chất của thể chế độc tài đảng trị đã có suốt 75 năm qua. Có lẽ vì vậy mà người dân trong nước, đặc biệt là người dân ở phía Nam vĩ tuyến 17 hầu như không quan tâm tới đại hội đảng các cấp từ xã tới huyện và tỉnh đang diễn ra rầm rộ hiện nay. “Đại hội là chuyện riêng của đảng, mình không phải là đảng viên thì quan tâm làm gì,” đó là tâm trạng chung của nhiều người bộc lộ trên mạng xã hội hoặc khi được ký giả hỏi ý kiến.   Quả thực, những người ngoài đảng – chiếm hơn 90% dân số Việt Nam – không có vai trò gì trong chuỗi hoạt động của đảng Cộng Sản nhưng điều oái oăm là ở chỗ những quyết định của đảng sẽ tác động toàn diện đến đời sống của họ. Và dù không quan tâm tới đảng nhưng người dân vẫn phải thắt lưng buộc bụng để chi tiền cho các hoạt động khoa trương và hoang phí của các tổ chức đảng các cấp. Một trong những mục đích quan trọng nhất của đại hội đảng Cộng Sản là cử ra người lãnh đạo tổ chức đảng các cấp, từ các chi bộ ở thôn xóm, đường phố, cơ quan, trường học tới Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương toàn quốc trong nhiệm kỳ năm năm sắp tới. Cũng bầu bán, cũng ứng cử đề cử, cũng bỏ phiếu kín chủ nhưng tất nhiên chỉ đảng viên mới được bỏ phiếu. Nhìn bề ngoài, trình tự thủ tục này có vẻ dân chủ nhưng cái gọi là “dân chủ trong đảng” chỉ là một thủ tục để hợp thức hóa chức vụ cho những người đã được đảng cấp trên lựa chọn mà thôi: Bộ Chính Trị chọn đảng viên lãnh đạo cho tỉnh, tỉnh chọn người cho quận huyện, rồi quận huyện lại chọn người cho phường xã, và cứ thế. Rất hiếm, và hầu như chưa bao giờ có chuyện tổ chức đảng cấp dưới bầu ra người không phải do đảng cấp trên chỉ định hoặc “giới thiệu.” Từ cách lựa chọn theo ý cấp trên đã có không ít trường hợp “cha truyền con nối,” “một người làm quan cả họ được nhờ” như chuyện ở Bắc Ninh, cha làm bí thư tỉnh bổ nhiệm con làm bí thư thành phố thuộc tỉnh; hay chuyện ở Hòa Bình, cả dòng họ Triệu Tài Vinh đảm nhiệm phần lớn các chức vụ béo bở nhất của tỉnh. Cũng từ lối lựa chọn theo ý đảng cấp trên, một hiện tượng đã thành bản chất của thể chế Cộng Sản là những người được cử vào những chức vụ lãnh đạo, vào chính phủ, quốc hội… hầu hết là những kẻ vô lương, trung thành mù quáng hoặc giả vờ trung thành với đảng Cộng Sản nhưng giỏi thủ đoạn chạy chọt, nịnh hót, bợ đỡ để lấy lòng cấp trên, sau này có “ghế” rồi sẽ ra sức vơ vét để bù lại; một số kẻ vơ vét quá đáng, bị công chúng lên án thì trở thành những “con dê tế thần” để lãnh đạo cấp trên trấn an dân chúng, giống như chuyện Tào Tháo mượn đầu Vương Hậu để giải tỏa nỗi hận của binh lính trong truyện Tam Quốc xưa. Sẽ không là vấn đề nếu những người được đảng Cộng Sản chọn ra chỉ làm việc cho đảng chính trị của họ. Nhưng Điều 4 Hiến Pháp Việt Nam – do đảng này lập ra – đã trao cho đảng Cộng Sản quyền “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” cho nên các viên chức đảng cũng phụ trách việc quản lý xã hội. Theo lệ bất di bất dịch, cứ là phó bí thư bên đảng sẽ đương nhiên là chủ tịch, là giám đốc bên cơ quan chính quyền. Từ ông chủ tịch xã lên đến ông chủ tịch nước, các vị trí lãnh đạo đều do đảng sắp xếp, người dân bình thường, cử tri, không thể có ý kiến gì cả; thậm chí không có thông tin đầy đủ về người sẽ lãnh đạo mình, nhân cách, tài năng và quan điểm của ông ta như thế nào, nói gì tới chuyện được bầu ra người đại diện trong những cuộc bầu cử tự do và công bằng. Mấy hôm trước, ông Chu Ngọc Anh, bộ trưởng Bộ Khoa Học Và Công Nghệ, được trung ương đảng điều động, phân công làm phó bí thư Thành Ủy Hà Nội, và ngay sau đó được bầu làm chủ tịch Hà Nội. Ông Anh là ứng viên duy nhất, được 100% số phiếu, lên thay ông Nguyễn Đức Chung mới bị bắt giam. Vụ bầu ông Anh ở Hà Nội là một ví dụ nữa minh họa cho cách thức chọn người trong chế độ Cộng Sản, người lãnh đạo được quyết định ở một cấp cao nào đó mà thôi. Trong một thể chế như vậy, tìm được một công chức có lương tâm và tinh thần trách nhiệm với dân với nước còn khó hơn đáy bể mò kim! Ấy vậy mà các nhà lãnh đạo chóp bu của đảng Cộng Sản vẫn thường rêu rao trên đài báo: “Tìm và chọn người có tài, có đức!” Trong cuộc hội luận trên đài BBC hôm 25 Tháng Chín, Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện, nhà nghiên cứu văn bản Hán Nôm từ Hà Nội, nhận xét: “Nhà nước Việt Nam hiện nay còn thua xa so với triều đại phong kiến trong việc quy hoạch và đào tạo nhân tài, thậm chí thua nhiều lắm.” “Thua xa” chỉ là một cách nói. Trong thời đại ngày nay, tước đoạt quyền của người dân được bầu ra người đại diện để quản lý xã hội là một tội ác, một biểu trưng nổi bật nhất của chế độ độc tài toàn trị. *** Không có quyền bầu ra người đại diện, cũng không có tiếng nói trong những đại hội “hoành tráng” nhưng người dân phải è cổ đóng thuế, phí để đảng mặc sức hoang phí hoặc vào những tượng đài, khẩu hiệu “ca tụng” chính mình, hoặc để tổ chức “đại hội đảng các cấp.” Trên mạng xã hội đang rộ lên chuyện tỉnh Hòa Bình bỏ ra 11 tỷ đồng (hơn $476,450) để treo một câu khẩu hiệu ca tụng Hồ Chí Minh gồm 11 chữ trên sườn núi, tính ra mỗi chữ mất 1 tỷ đồng ($43,313) – mà đây là địa phương thuộc loại nghèo khó ở Việt Nam. Đây chỉ là một trong ngàn lẻ một chuyện hoang phí, coi tiền dân như vỏ hến của các lãnh đạo Cộng Sản, cả ở trung ương lẫn các địa phương trong cả nước. Chỉ thử “dạo một vòng” các trang web của nhà cầm quyền CSVN sẽ dễ dàng thấy tiền thuế của dân đã bị nhà cầm quyền rút rỉa rầm rộ vào những công trình “ăn theo đại hội đảng.” Theo đó, trên trang web dauthau.mpi.gov.vn của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN có “dự án số “20200964629” do Ban Quản Lý Phố Cổ Hà Nội “mời thầu,” mang nội dung “Trang trí sắp đặt một số cụm mô hình, tác phẩm nghệ thuật xung quanh hồ Hoàn Kiếm chào mừng Đại hội Đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,” ngày phê duyệt 22 Tháng Chín, 2020, có “giá dự toán” là 727,375,000 đồng (hơn $31,400). Cũng trên trang web dauthau.mpi.gov.vn của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN, Văn Phòng Thành Ủy Hà Nội (số KHLCNT 20200958849) đã có một “kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII” với phần “chi tiết nguồn vốn” được ghi là “Ngân sách nhà nước,” và khoản dự trù là 9,369,720,000 đồng (hơn $405,843)! Cụ thể, phí tư vấn thuê hội trường phục vụ đại hội là 1.2 tỷ đồng (hơn $51,977); phí tư vấn “Đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức đại hội” là 842,820,000 đồng (hơn $36,506); “Mua cặp da đựng tài liệu” 960 triệu đồng (hơn $41,581); phí tư vấn “In, gia công sổ phục vụ đại hội” 95 triệu đồng (hơn $4,116); phí tư vấn “In phù hiệu đại hội” 55 triệu đồng (hơn $2,383)… Bao nhiêu năm qua, ngoài chuyện áp bức và tước đoạt tự do của người dân, đảng Cộng Sản còn mặc sức bóc lột tiền bạc của họ cho cuộc tiêu xài hoang phí của mình. Chưa kể rằng các tổ chức tay chân của đảng như mặt trận và các đoàn thể của đảng cũng thi nhau xà xẻo nguồn tiền ngân sách vốn đã èo uột của đất nước, dẫn tới tình trạng bội chi triền miên, đi vay để tiêu xài và gia tăng các biện pháp bóc lột dân chúng qua thuế, phí, lệ phí bủa vây người dân thấp cổ bé họng. *** Guồng máy tuyên truyền khổng lồ của đảng Cộng Sản vẫn thường ca tụng các đại hội của đảng là “ngày hội lớn.” Quả là ngày hội của đảng và các đảng viên cao cấp. Còn đối với người dân, mỗi lần đại hội là thêm một lần họ tủi hổ và uất hận cho thân phận công dân hạng hai, vừa “không tồn tại” trong mọi toan tính của đảng, vừa phải nai lưng gánh vác chi phí cho “ngày hội lớn” ấy, mà thực chất là những bữa tiệc máu chỉ dành cho những công dân thực thụ – những đảng viên Cộng Sản “thẻ đỏ tim đen” như lời nhà thơ Bùi Minh Quốc. Một nỗi uất hận không hề nhỏ! [qd]  
......

Nghe lời tổng bí thư, bị bắt tù.

Hình ảnh Trần Quốc Vượng và Bùi Văn Cường. Thanh Hieu Bui   Tháng 7 năm 2020, thất vọng về việc giới thiệu Trần Quốc Vượng giữ chức chủ chốt ở nhiệm kỳ 13, tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đành dùng kế gác lại vấn đề nhân sự chủ chốt, mở cuộc họp lần thứ 18 của ban chỉ đạo 110. Mục đích đốt lò tán loạn để ép các uỷ viên BCT khác phải khuất phục đề xuất của mình về Trần Quốc Vượng. Ông Trọng nói ai có khiếu nại, kiến nghị, tố cáo gì thì đưa ra để xem xét kịp thời, kiên quyết không để cán bộ không đủ tiêu chuẩn, suy thoái đạo đức, chính trị, lối sống. Ông Trọng yêu cầu cơ quan chức năng kiên quyết, kịp thời điều tra những cán bộ có vấn đề nhân sự. Thế nhưng dù ông là vua, nhưng những bản tấu trình, tố cáo, khiếu nại có đến tay ông hay không, hoặc đến thì ông có xử lý được không? Nó lại là một câu chuyện khác, câu chuyện là ông còn thực quyền hay không, ông có được đám bậu xậu ở dưới tận trung hay không ? Hay ông chỉ là một kẻ được chúng tâng bốc lên để rồi chúng lợi dụng. Có rất nhiều đơn tố cáo không được Ủy ban kiểm tra trung ương đảng, Ban chỉ đạo 110 tiếp nhận. Dù chúng có được những cơ quan này tiếp nhận cũng chưa chắc được chuyển đến ông Trọng. Hoặc nó đến tay ông nhưng lại không phải đơn tố cáo địch thủ ông muốn hại, mà lại là đơn tố cáo đệ tử trung thành của ông. Và hưởng ứng lời kêu gọi của tổng bí thứ, Phạm Đình Quý giảng viên ở trường đại học Tôn Đức Thắng đã tố cáo bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường đạo văn làm luận án tiến sĩ năm 2018. Bùi Văn Cường mới đầu là giảng viên của trường đại học Hàng Hải Việt Nam, nhưng chỉ thời gian rất ngắn làm giảng viên, Cường được điều phụ trách chuyên môn về công tác đảng như ủy viên thường vụ, thường trực đảng ủy, bí thư đoàn trường ...rồi đến bí thư thành đoàn, trưởng ban tổ chức trung ương đoàn TNCSHCM, bí thư đoàn TNCSHCM và đến phó ban dân vận, chủ tịch tổng liên đoàn lao đông... rồi bí thư Đắk Lắk như bây giờ. Với quá trình liên miên với công tác đoàn, đảng như vậy, Bùi Văn Cường vẫn có thời gian để làm luận án tiến sĩ về đề tài hàng hải ? Không, làm gì có thời gian và trình độ để làm luận án tiến sĩ. Bùi Văn Cường đã đạo văn để lấy bằng tiến sĩ, làm căn cứ tiêu chuẩn để lọt vào trung ương đảng. Một kẻ gian manh, xảo trá, đạo văn để được tiêu chuẩn cơ cấu lọt vào trung ương, có phải là kẻ mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn hay nói là kiên quyết, kịp thời xem xét đơn tố cáo để ngăn chặn những kẻ như thế lọt vào trung ương hay không? Chính xác là kẻ đó, chính xác là Bùi Văn Cường, bí thư Đắk Lắk. Đơn tố cáo Bùi Văn Cường đạo luận văn được trình bày khoa học, chí tiết kèm dẫn chứng cụ thể. Và người ta giải quyết thế nào với lá đơn này, 3 ngày sau khi lá đơn gửi đi, công an đến bắt người viết đơn đi đâu biệt tăm, gia đình hỏi thì được công an Đắk Lắk nói miệng là tội vu khống và bôi nhọ danh dự người khác. Một lá đơn trình bày bằng những chứng cứ khoa học, tố cáo cán bộ biến chất trôm cắp kiến thức của người khác. Nếu thanh tra, kiểm định những chứng cứ ấy cần phải có thời gian của những người có chuyên môn về khoa học. Nhưng chỉ ba ngày người tố cáo đã bị bắt giam, như vậy người ta không hề xem xét đơn ông Phạm Đình Quý có đúng không. Họ bắt luôn người tố cáo gần như ngay tức khắc. Đấy là bi kịch của những kẻ tố cáo đúng người, đúng tội những không đúng chỗ. Ông Trọng khuyến khích thế là âm mưu trăm hoa đua nở cùng mượn gió bẻ măng. Ví dụ là ông khuyến khích người ta tố cáo nhau, nếu đơn tố cáo nhằm phe khác thì ông lấy đó làm vũ khí, còn nếu đơn tố cáo người phe ông thì ông sớm biết để diệt trừ. Bùi Văn Cường là người cất nhắc Trần Quốc Bình ( con Trần Quốc Vượng ) lên như diều trong thời ký Cường làm tổng liên đoàn. Cường như tay chân thân tín tâm phúc của Trần Quốc Vượng. Còn Trần Quốc Vượng là tay chân thủ túc của Nguyễn Phú Trọng thì chẳng còn ai hoài nghi. Một kẻ gian trá, nịnh bợ, luồn lọt và tham vọng như Bùi Văn Cường đúng là hình mẫu của những đối tượng mà ông Trọng nhắc đến bấy lâu nay là cần phải kiên quyết loại bỏ không để lọt vào trung ương. Ông Trọng khuyến khích cán bộ, nhân dân phải tố cáo những đối tượng như thế. Và cái gọi là kiên quyết, kịp thời trong vụ Bùi Văn Cường bị tố cáo là bắt nhanh chóng người tố cáo.    
......

Á có bác Hồ đời em...bị đói to

Đỗ Ngà| Mỗi người dân nghèo Việt Nam chỉ cần 50 ngàn/ngày là họ đủ sống. Tính ra mỗi năm người nghèo chỉ sử dụng 18,25 triệu/năm cho tiền ăn. Với số tiền 11 tỷ dựng 11 chữ “Đời Đời Nhớ Ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh Vĩ Đại” thì tính ra mỗi chữ tốn 1 tỷ đồng. Chỉ với 11 chữ này, chính quyền tỉnh Hòa Bình đã đốt mất 603 năm tiền ăn của người nghèo thành tro bụi. Cũng tương tự như vậy, tượng đài cha con Nguyễn Sinh Sắc – Hồ Chí Minh ở Quy Nhơn tiêu tốn hết 118 tỷ, tương đương 6.466 năm (sáu ngàn bốn trăm sáu mươi sáu năm) tiền ăn của người dân nghèo xứ Việt. Còn nếu nói tượng đài Hồ Chí Minh trị giá 1.400 tỷ mà Sơn La dự tính xây vào năm 2015 thì nó tương đương với 76.712 năm (bảy mươi sáu ngàn bảy trăm mười hai năm) tiền ăn dành cho người nghèo. Mà hiện nay trên toàn quốc có hàng trăm tượng ông Hồ Chí Minh mà tượng nào cũng ngốn số tiền bằng hàng ngàn năm thậm chí hàng vạn năm tiền ăn của dân nghèo như vậy. Tiền mà chính quyền này bỏ ra để lo cho lăng Ba Đình là từ 200 đến 300 tỷ mỗi năm. Tính ra mỗi năm cái xác chết này đã ngốn khoảng 1.600 năm (một ngàn sáu trăm năm) tiền ăn của người dân nghèo trên khắp đất nước này. Như vậy qua đây chúng ta thấy gì? Một khẩu hiệu liên quan đến ông Hồ thì hàng trăm năm tiền ăn của dân nghèo đem đổ sông đổ biển. Một tượng đài cho ông Hồ thì người ta đem hàng ngàn thậm chí hàng vạn năm tiền ăn cho dân nghèo đổ đi. Để chăm sóc xác chết cho ông Hồ mỗi năm thì cũng hàng ngàn năm tiền ăn của dân nghèo bị đem vứt đi. Mà trên đất nước này số tượng đài và số khẩu hiệu về ông Hồ là không sao đếm xuể. Ông Hồ Chí Minh đã chết 51 năm rồi thế mà hằng năm ông ta còn cướp lấy hàng vạn năm tiền ăn của dân nghèo. Ở Việt Nam, rải rác đây đó còn vô số những trẻ em nghèo hằng ngày phải đu cáp vượt suối, phải chui bọc ni lông vượt thác vv… Nói chung chúng đang đánh đổi sinh mạng để kiếm con chữ và “tiết kiệm” tiền cho đảng hưởng. Rồi đến trường, các em ấy sẽ học trong những ngôi trường dột nát, tồi tàn, thiếu sách vở, thiếu giáo viên, thế nhưng chúng cũng không biết tại sao chúng phải thiếu thốn đến thế?! Rồi bên trong những ngôi trường ấy, các em được đảng dạy phải hát rằng “Á có Bác Hồ đời em được ấm no” và tất nhiên chúng tin như thế. Thông thường khi đủ khả năng đọc chữ thì những đứa trẻ em vùng cao ấy phải nghỉ học để kiếm miếng ăn vì nhà quá nghèo. Tại những nơi ấy chỉ cần có 50 ngàn đồng mỗi ngày là đủ cho một người sống, kể cả người lớn. Trong số những đứa nghỉ học kiếm cơm ấy thì có đứa kiếm được 50 ngàn/ngày nhưng cũng rất nhiều đứa không kiếm nổi và phải sống nhờ rau rừng cá suối. Cuộc đời cơ cực cứ bám theo chúng, nó truyền từ ông bà, đến cha mẹ, rồi giờ đến chúng mà chẳng thấy “ấm no” đâu cả. Thế mà chúng đâu biết rằng cái xác chết của người mà đảng bảo là “mang lại ấm no” cho chúng ấy hàng năm vẫn đang cướp đi hàng triệu chén cơm của chúng?! Và với con chữ như thế, chúng vĩnh viễn sẽ sống trong kiếp nghèo mà không hề biết tại sao! Tham khảo: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungsolieungansachnhanuoc?categoryId=100003509&articleId=10056816 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-73-2018-QH14-phan-bo-ngan-sach-trung-uong-2019-367142.aspx? https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/son-la-xay-dung-tuong-dai-1400-ty-xuat-phat-tu-tinh-cam-c46a725320.html https://vietnamfinance.vn/chan-dung-don-vi-trung-thau-lap-khau-hieu-moi-tu-gan-mot-ty-dong-o-hoa-binh-20180504224244270.htm    
......

Vòng Trân Châu Tàu - chiếc thòng lọng nguy hiểm

Ấn Độ có dân số 1,38 tỷ, Trung Cộng có dân số 1,44 tỷ được xem như là tương đương. Trung Cộng có hạt nhân thì Ấn Độ cũng có. Hiện nay Trung Cộng cùng với Mỹ, Nga, Anh Pháp đang thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ, nhưng Ấn Độ thì không. Đây là một thiệt thòi cho Ấn Độ, và hiện nay Ấn Độ đang nỗ lực để có được vị trí như Tàu tại hội đồng quyền lực nhất của LHQ. Trên thế giới thì Trung Cộng đang cố vượt Mỹ, nhưng tại châu Á thì Trung Cộng đang muốn ghìm ấn độ để đất nước này không thể vượt Tàu được. Về kinh tế thì Ấn Độ còn thua Tàu khá xa, nhưng về quân sự thì rõ ràng Ấn Độ không kém cạnh gì Tàu cả. Chính vì vậy tìm cách bao vây Ấn Độ về quân sự lẫn kinh tế là kế sách mà Tàu Cộng chưa bao giờ từ bỏ. Muốn mình mạnh thì phải đè kẻ thách đấu tiềm năng. Chuỗi Ngọc Trai (Tiếng Anh là the String of Pearls) là một học thuyết địa chính trị mà Trung Công đã đưa ra trước cả dự án “Vành Đai Con Đường” của Tập. Chuỗi này là một chuỗi gồm 15 điểm bắt đầu từ bờ đông của Trung Cộng trên biển Hoa Đông, xuống biển Đông, qua eo biển Malacca kết nối Myamar, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan và các điểm trên bờ tây Châu Phi thuộc Ấn Độ Dương và Biển Hồng Hải. Sau này khi mà dự án “Vành Đai Con Đường” được công bố, thì chuỗi ngọc trai này trở thành một phần của dự án đó. Nếu nhìn tổng thể đại dự án “Vành Đai Con Đường” thì khó mà thấy được ý đồ của Trung Cộng, thế nhưng tách chuỗi ngọc trai ra khỏi “vành đai con đường” thì nó hiện lên rất rõ những điểm thắt mà Trung Cộng muốn vây hãm cô lập một số vùng. Chính vì vậy, người Ấn họ hay nói về “chuỗi ngọc trai” hơn là “vành đai, con đường” của Tập. Để cô lập Ấn Độ, Trung Cộng đang dụ dỗ Myanmar, Bangladesh và Pakistan ngã về mình. Thử kết nối chuỗi từ Trung Quốc đến Bangladesh đến Sri Lanka, sang Pakistan thì rõ ràng Trung Cộng đang muốn nhốt Ấn Độ vào trong ma trận căn cứ quân sự của họ. Để đối phó với âm mưu Tàu Cộng, Ấn Độ đưa ra Chính sách Hướng Đông (Look East Policy). Một chính sách có thể nói là rất hay. Trong chính sách này Ấn Độ lôi kéo các nước láng giềng Đông Nam của Trung Quốc như Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bản. Đặt biệt là Ấn Độ tham gia liên minh quân sự với Mỹ, Nhật, Úc hình thành nên một bộ tứ được gọi là Tứ Giác Kim Cương- QUAD. Trong liên minh này, Ấn Độ có thể sử dụng căn cứ quân sự chung với 3 nước còn lại trên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Người ta ví như là NATO phương Đông, thì đủ hiểu vai trò lợi hại của nó. Để gỡ “vòng trân châu Tàu” đang siết Ấn Độ ở mạn đông, Thủ tướng Narendra Modi đã có chuyến thăm Bangladesh và ký thỏa thuận với Bangladesh xây dựng hạ tầng quân sự biển sâu ở Sonadia để tạo nên một vị trí giám sát cảng Chittagong tại vịnh Bengal mà Trung Cộng đang có ý đồ xây dựng cũng trên đất nước Bangladesh. Xa hơn nữa, Ấn Độ còn bắt tay với chính quyền bà Au Sang Suu Kyi và ký viện trợ tín dụng hơn 1,75 tỷ USD cho Myanmar, để đổi lại Myanmar cho đóng băng hàng loạt dự án mà Tập Cận Bình đã ký với phía Myanmar trước đó. Chính vì thế mà hồi đầu tháng 9 vừa rồi Tập đã phải cử Dương Khiết Trì sang Myanmar gỡ rối. Để gỡ “vòng trân châu Tàu” ở mạn tây, Ấn Độ đã nhanh chân ký thỏa thuận với Iran hợp tác phát triển cảng Chabahar tại Iran. Mục đích là để canh chừng cảng quân sự Gwadar mà Tàu đang xây dựng ở Pakistan. Trong chiến lược này thì có thể nói là Tàu rất thâm, họ lợi dụng sự thù địch lâu năm giữ Ấn Độ và Pakistan mà kết đồng minh với quốc gia này bao vây Ấn Độ. Cảng Chabahar tuy thuộc Iran nhưng nó chỉ cách cảng Gwadar khoảng chừng 100 km đường biển. Đặc biệt là cảng Chabahar nằm sâu trong vùng vịnh Pắc-xích nên nó có thể chặn đường chở dầu của Tàu từ các nước vùng vịnh ra Ấn Độ Dương. Đây là đường chặn vô cùng hiểm yếu đối với Trung Cộng, chỉ sau đường chặn Malacca. Để gỡ “vòng trân châu Tàu” ở mạn Nam, Ấn Độ đã bắt tay với chính quyền Sri Lanka quyết liệt ngăn chặn chính sách quân sự hóa của Tàu Cộng tại cảng Hambantota. Trước năm 2015, chính phủ Rajapakshe đã dính bẫy nợ của Tàu Cộng và nhượng cảng Hambantota sử dụng trong 99 năm. Năm 2015 Rajapakshe thất cử và thay vào đó là Sirisena thân Ấn Độ hơn, ông này đã chặn không cho tàu ngầm hạt nhân Trung Cộng cập cảng Hambantota. Tuy nhiên năm 2019 ông Sirisena lại thất cử và ông Rajapakshe trở lại ghế thủ tướng Sri Lanka. Tại quốc gia phía nam Ấn này là nơi mà Tàu và Ấn đang dành giật ảnh hưởng, có lúc Sri Lanka ngã về Tàu, có khi ngã về Ấn, điều đó cho thấy Ấn muốn phá cho Tàu không được yên ở căn cứ quân sự phía nam này. Chính điều này cũng hạn chế vai trò của tàu Cộng ở Sri Lanka khá nhiều. Thực ra “vòng trân châu Tàu” không chỉ siết cổ Ấn Độ mà nó còn siết cổ vùng Đông Nam Á, đặt biệt là 5 nước Miến – Thái – Lào – Cam – Việt. Trong đó chúng ta thấy Trung Cộng đang muốn mua chuộc chính phủ Thái Lan chấp nhận cho Tàu bỏ 30 tỷ USD ra xây dựng kênh đào Kra. Hiện thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc Phòng Thái Lan Prayuth Chan-ocha không đồng ý cho Tàu đầu tư vào kênh đào này. Trước đây anh em nhà Shinawatra là Thaksin và Yingluk đều gật đầu với Tàu xây dựng kênh đào, nhưng hiện nay chưa thấy dấu hiệu nhà Shinawatra trở lại chính trường nên Trung Cộng vẫn chưa thể xúc tiến kế hoạch xẻ kênh đào này được. Eo biển Malacca là điểm vận chuyển 80% lượng dầu của Trung cộng, trong đó 47% là xuất phát từ Trung Đông, phần còn lại là từ Châu Phi và các nước khác. Thế nhưng nó vẫn không thuộc quyền kiểm soát của Trung Cộng, còn ngặt hơn nữa, Hải Quân Ấn Độ cứ triển khai tàu tuần tra ở khu vực này thường xuyên, đây là điều mà Trung Cộng không thích. Nếu dụ được Thái gật đầu, Tàu sẽ bỏ ra 30 tỷ thì chắc chắn Tàu giữ quyền khai thác kênh đào này, khi đó Tàu có thể an tâm dùng kênh đào này thay thế eo biển Malacca và không loại trừ khả năng Tàu dùng nó cho mục đích quân sự. Điều đáng nói là nếu Tàu có được kênh đào Kra thay thế eo biển Malacca thì rõ ràng “vòng trân châu Tàu” đang siết chặt hơn 5 nước Miến – Thái – Lào – Cam – Việt. Hiện nay Miến và Thái đang nói không với Tàu, đấy là một thuận lợi. Nếu các nước Đông Nam Á không ngồi lại bàn chuyện chung thì rất có thể, Trung Cộng chia ra bẻ gãy từng thằng một mà không tốn quá nhiều sức lực. Điều đáng tiếc là trong khi Miến và Thái đang chiến đấu đẩy Tàu ra xa thì CS Việt Nam vẫn đang buông bỏ tại biển Đông. Thế mới đau chứ! -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://www.rfi.fr/…/20200924-ấn-độ-nhật-đức-và-brazil-muốn… https://tuoitre.vn/tu-giac-kim-cuong-my-nhat-an-uc-siet-cha… https://www.24h.com.vn/…/chien-luoc-lon-cua-ong-tap-gap-kho… https://www.indiatimes.com/…/here-is-all-you-should-know-ab… https://foreignpolicy.com/…/china-india-conflict-thai-kra-…/ https://www.timesnownews.com/…/double-blow-for-china…/647466  
......

Án Đồng Tâm làm “tươi mát” lịch sử

Tuấn Khanh| Ngày Hà Nội tuyên án 29 người dân Đồng Tâm cũng là dịp muôn vàn những cảm giác lẫn lộn ập về trong tâm cảm của người Việt Nam. Đúng, sai, sự dối trá hay độc ác vẫn được bàn bạc không ngớt trên các trang mạng, nhưng quan trọng nhất, nhiều điều bỗng chợt sống lại trong trí nhớ của những người già, lời bàn khiến những người trẻ tò mò giở lại trang sách cũ… Lịch sử đây đó, đã ghi rõ, rành rành. Mọi thứ đột nhiên tươi mới hơn bao giờ hết từ nỗi đau của người dân Đồng Tâm. Tươi mới về cái ác có thật, và cả một chiều dài kiên định của nó. Gương mặt ngơ ngác của những người nông dân Đồng Tâm ngồi trước phiên tòa được truyền thông nhà nước độc quyền loan đi, cho thấy như khi nhận án tử hình hay chung thân, có người cũng đã không hiểu nổi vì sao họ trở thành kẻ sai phạm. Đất đai đã sống cùng với họ, mồ hôi nước mắt đã cùng cha mẹ, anh em của họ. Rồi một ngày, những người lạ mặt cầm súng đến tuyên bố rằng phải giao nộp đất. Mọi thứ được giải thích lằng nhằng về luật của kẻ mạnh, nhưng toàn cảnh, nó là miền viễn tây Hoa Kỳ thời cướp đất tìm vàng, là bọn thực dân Bồ Đào Nha cầm súng tiến vào đô hộ châu Mỹ, là người Pháp tiến vào chiếm tài nguyên ở châu Phi, và cũng chính là Việt Nam với đồng Nọc Nạn, Bạc Liêu mà căm hờn và nước mắt đã ghi đủ. Tài đóng kịch và những xảo thuật lừa đảo  có tiếng của Hồ Chí Minh dưới mắt học giả Tây phương Nhưng ở Đồng Tâm, cái ác là một đỉnh điểm, khi sự lật lọng, dối trá, vu cáo và áp bức đã chói lòa trong triều đại của kẻ cầm quyền. Rất nhiều người Việt Nam đã nghĩ rằng cái ác là ngẫu nhiên, là một sai lầm được nhận thức đủ bằng chiếc khăn tay và nước mắt của người đứng đầu Đảng Cộng sản tại Việt Nam sau đợt cải cách ruộng đất kinh hoàng 1953-1956. Ông Hồ Chí Minh đã khóc và xin lỗi những người còn sống. Nhưng sự thật thì những gì thuộc về người đã chết không bao giờ được trả lại, và những người còn sống cũng không bao giờ tìm thấy công bằng. Bà Nguyễn Thị Năm sẽ không bao giờ được làm một ngôi mộ xứng tầm lịch sử cho người dân đến viếng, vì sợ sự nhơ nhuốc của chính quyền còn giữ lại trong tiếng thì thầm. Nhà thơ Hữu Loan muốn sống yên với người vợ, là con một “địa chủ” thoát chết, đã phải lên núi ẩn cư, nhưng mỗi viên đá ông xây nhà đều có ánh mắt dõi theo của nhân viên mật vụ. Ông Chu Đình Xương đứng sau ông Hồ Chí Minh, đeo kính Đất đai là thứ trong lịch sử người Cộng sản dễ dàng bôi mặt giết nhau nói riêng, giết cả đồng bào nói chung. Tài liệu mật của ông Chu Đình Xương, Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ ghi lại vào tháng 2/1983, cho thấy vì để cướp đất trong cuộc đại Cải cách miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hàng ngàn cán bộ trung thành và sắt máu nhất đã được tập trung bí mật huấn luyện là phải thẳng tay, thậm chí với đồng chí của mình. Trong hồ sơ huấn luyện, Trung Ương còn hà hơi tiếp sức bằng khẳng định “Tất cả những chi bộ ở nông thôn đều là chi bộ của địch”. Trong số hơn 170.000 bị kết tội của cuộc Cải cách ruộng đất, thì có không ít các đảng viên, và đồng chí cũng đã bị xử bắn, hay tự sát… Ghê sợ nhất, là bất chấp thực tế, tất cả các thôn làng đều phải tìm ra cho đủ 5% số địa chủ theo chỉ tiêu từ Trung Ương giao. Tài liệu của ông Nguyễn Tạo, Vụ trưởng Vụ chấp pháp của Bộ Công an, ghi rằng trải qua cuộc Cải cách, có đến ba vạn đảng viên bị bắn bỏ, ba vạn đảng viên bị đẩy đến chỗ phải tự sát, cuộc cải cách hà khắc đã khiến từ ba đến bốn vạn người dân chết đói… Cán bộ đảng viên Xô viết Nghệ Tĩnh hình thành theo lời kêu gọi của ông Hồ Chí Minh bị tàn sát gần hết, do bị kết tội là do bọn phản động ngụy tạo nên. Ở Hà Tĩnh, vì chậm cải cách nên có đến 200 trong số 210 bí thư chi bộ của Hà Tĩnh bị bắn; chỉ có 10 người may mắn sống sót là nhờ họ ở vùng núi nên thoát được. Vậy thì một ông Lê Đình Kình, dù có hơn 50 tuổi đảng, có là gì so với lịch sử ghi lại? Hai người con của ông Lê Đình Kình, cũng có sá gì với kế hoạch tuyệt mật 419A? Bút mực ghi không xuể. Máu đã đổ từ đó, đất nước điêu linh từ đó, trải dài từ chiến dịch Xét lại chống đảng, Nhân văn giai phẩm… cho đến năm 1975, từ việc dựng các trại cải tạo, đánh tư sản X1, X2, X3… rồi đến hôm nay: án Đồng Tâm lại một lần nữa, nhắc lại rằng cái ác như truyền đời, vẫn đeo đuổi người Việt với một lời nguyền. Nhưng cái ác mà chúng ta thấy hôm nay, đã được làm mới, đã hoàn thiện hơn, khi có cả những phiên tòa với chương hồi sử dụng cả nghệ thuật điện ảnh và văn học để trình diễn, có cả những diễn viên ưu tú được tính trước tinh vi cho nỗi buồn và cho những điều không cần thiết. Cái ác hôm qua, có thể được thực hiện với những kẻ đi chân không, không đủ cả học vấn tiểu học. Cái ác ấy chỉ có thể đơn giản mang theo chiếc khăn tay bên mình, vào giờ phút ngừng giết chóc. Nhưng cái ác hôm nay thì mặc những bộ đồ vest đẹp, mang những đôi giày da đắt tiền, thậm chí thắt lưng có thể lên đến cả ngàn đô la. Cái ác hôm nay có thể dùng tiền thuế của những người nông dân, để bắn chết người chỉ muốn giữ vẹn những cánh đồng. ———— Ông Chu Đình Xương, nguyên là Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ, người bảo vệ cho ông Hồ Chí Minh. Vốn là một người phản ứng dữ dội với đường lối cách mạng man rợ của Mao Trạch Đông, ông đã gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1983 để trình bày về sự nguy hiểm của chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông tại Việt Nam. Ông Chu Đình Xương là thân phụ của giáo sư Chu Hảo./.  
......

Mấy cụ già bàn nhân sự cho đảng

Mạc Van Trang| Sáng qua cà phê với mấy cụ toàn đảng viên kỳ cựu tại Sài Gòn. Mấy cụ này đều quen biết bà xã mình, nên sau lời giới thiệu là thân mật trò chuyện ngay. Mình chưa biết rõ về các cụ, nhưng ngắm cụ nào cũng thấy đáng kính. Mình là “dân ngụ cư" chỉ khiêm tốn ngồi yên lặng hóng chuyện. Công nhận các cụ theo dõi sát tình hình thời sự và phân tích đằng sau các sự kiện rất thú vị. Có cụ phân tích lại vụ án Hồ Duy Hải và sốt ruột: Sao đến nay “chúng nó" vẫn chưa giải quyết cho rốt ráo đi? - Trước Đại hội XIII họ chưa bới ra đâu. Bây giờ phải dọn dẹp mọi thứ cho gọn gàng, sạch sẽ để Đại hội đã chớ… - Nhưng vụ Hồ Duy Hải liên quan chặt chẽ với Nguyễn Hoà Bình, vì chưa xử lý vụ này nên Nguyễn Hoà Bình vẫn cứ xuất hiện khắp các cuộc họp quan trọng của Đảng. Đài, báo vừa đưa tin: Sáng ngày 24/9, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã chính thức khai mạc. Ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao dự và chỉ đạo Đại hội... Người như thế mà vẫn cơ cấu vào nhân sự Đại hội XIII sao chấp nhận được? - Thì bây giờ ổng vẫn đang là Bí thơ Trung ương nên vẫn có quyền và trách nhiệm thực thi nhiệm vụ Đảng phân công chớ. - Nhưng Trung ương thiếu gì người mà cứ để ổng xuất hiện hoài như vậy, không lợi cho uy tín của Đảng. Và theo tui, Đại hội XIII phải dứt khoát dẹp ổng đi… Lắng xuống một tí, một cụ hỏi: - Còn vụ Đồng Tâm bới ra rồi để đó sao? - Chắc cũng sau Đại Hội mới xử lý, bới ra bây giờ liên quan đến nhiều nhân sự Đại hội đó. - Nhưng tôi thấy Tô Lâm “hoàn thành sứ mệnh” rồi. Thứ nhứt, ổng làm chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, gây xôn xao dư luận quốc tế; thứ nhì, ổng làm vụ Đồng Tâm, thất nhân tâm quá trời, gây tổn thất uy tín của Đảng. Hai vụ đó đủ cho ổng nghỉ được rồi… - Lý là như vậy, nhưng nghe nói phe Tô Lâm mạnh lắm đó. - Nhưng nếu Đại hội sáng suốt thì phải hiểu lòng dân nghĩ gì về Tô Lâm chớ… Lại lắng xuống một lúc. Các cụ nhâm nhi cà phê… Rồi một cụ hỏi, thế “tứ trụ" thì sao hả? - Nghe nói có phương án Bảy Phúc sẽ làm Tổng bí thơ, Kim Ngân Chủ tịch nước, Phạm Bình Minh Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là Trương Thị Mai... - Phương án tung ra thăm dò dư luận đó, chưa có gì chắc chắn đâu. Các phe còn giằng co nhau. Sau hội nghị trù bị trước khi vào Đại hội mới chốt được nhân sự. - Thì thăm đó nên ta mới bàn… Phải dẹp cái tư tưởng cục bộ, phe phái đi, đặt Tổ quốc và Nhân dân trên hết mới chọn được người xứng đáng để dân chấp nhận được... - Tôi ưng phương án đó, chỉ hơi băn khoăn chút xíu về Trương Thị Mai. Nó chưa thể hiện rõ năng lực, chưa thấy quyết đoán trong công việc… - Thì nó với Kim Ngân cũng rứa mà. Thôi thì bọn nó ít tệ hơn là được… - Giai đoạn chuyển tiếp, mình phải lựa chọn vậy thôi. - Các bác nói vậy thì hoá ra ông Trần Quốc Vượng lâu nay được chuẩn bị làm Tổng bí thư lại trượt à? Mình rụt rè nêu ra câu hỏi. - Tui thấy Trần Quốc Vượng mờ nhạt quá, chưa thể hiện vai trò, năng lực bằng công việc thực tế để tin cậy… - Tui thấy ổng phát biểu nhiều câu không có trúng, trật hết đó... - Mà ổng chưa qua bí thơ tỉnh, chưa qua làm Bộ trưởng, chưa có thực tế … Mình nghĩ thầm, ồ, chả lẽ cụ Nguyễn Phú Trọng “ấp" mấy ông kế cận đều bị “ung” cả ư? Đầu tiên Cụ giới thiệu Phạm Quang Nghị, Tiến sĩ học Liện Xô về, từng làm Bộ trưởng Văn hoá rồi Bí thư thành uỷ Hà Nội… Ông từng được cử đi thăm Mỹ và đã tặng Thượng nghị sĩ John Mc Cain một món quà được xem là “vô văn hoá" nhất trong đối ngoại. Thế rồi sau Đại hội XII thì về đi đánh golf... Tiếp theo là Đinh Thế Huynh, cũng Tiến sĩ, học ở Liên Xô về, từng làm TBT báo Nhân Dân, Trưởng Ban Lý luận Trung ương, Thường trực Ban bí thư. Đinh Thế Huynh luôn ngồi liền bên cụ Trọng, từng được Cụ cho là “người Bắc nhiều lý luận"... Sau Đại hội XII, ông Huynh đưa ra “lý luận Chống tham nhũng bằng sỉ nhục”, rồi ông đi thăm Mỹ, đối thoại với giới chức Mỹ; nghe ông John Kerry nói: Ở Việt Nam tôi không thấy chủ nghĩa cộng sản, mà chỉ thấy chủ nghĩa tư bản rất sôi động… Ông Huynh bắt tay, cười hoan hỉ… Thế rồi ông về nước ít lâu, nghe đồn mắc bệnh gì đó và biến mất tăm. Lâu lắm rồi, chẳng có tin ông bệnh gì, giờ ở đâu? Bây giờ lại đến ông Trần Quốc Vượng “tuột dốc" nữa thì hoá ra cụ Trọng kém cái khoản chọn người kế cận sao? Nhưng chắc cụ Trọng cũng chả buồn vì chuyện đó, vì Cụ từng nói: “Cán bộ tốt hay xấu thì cứ hỏi dân là biết hết!” (VOV). Thế thì mấy cụ cà phê hôm nay toàn là đảng viên lão thành, “đại" công dân cả đấy, còn gì nữa! 26/9/2020 MVT  
......

“Bí kíp” biến tiền thành …giấy lộn

Tân Phong - Web Việt Tân| Trong khi nền kinh tế lao dốc không phanh, khối doanh nghiệp tư nhân giải thể và dừng hoạt động hàng loạt đã chiếm tới 22% toàn khối tính đến 30 tháng Tám, 2020, bong bóng bất động sản chực chờ nổ tung và tình trạng thất nghiệp tăng cao tới hàng chục triệu người thì người ta lại chứng kiến thị trường chứng khoán ở Việt Nam rất “náo nhiệt.” Dường như việc cách ly xã hội đã khiến cho những nhà đầu tư Việt Nam – những người không quan tâm và cũng hiếm khi đọc hiểu một bản cân đối kế toán hay kết quả kinh doanh, xong lại cực kỳ “thính nhạy” các nguồn tin “nội bộ”– đã thay đổi thói quen “café chém gió” bằng việc ngồi máy tính, chơi Line98 và quyết định “mua, bán” theo xác suất hên xui “sáng mua, chiều xổ.” Niềm tin mãnh liệt của những “con bạc,” khiến cho dòng vốn đổ vào chứng khoán tăng vọt. VNindex đã vượt mốc 900 điểm kể từ 19 tháng Tám, 2020 và mức giao dịch ghi nhận khá lớn. Bên cạnh đó, một xu hướng khác đáng chú ý trên thị trường là việc khối ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bất động sản, các “ông lớn” và cả những “tay mơ” trên thị trường chứng khoán có những khoản nợ lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu đã và đang ồ ạt đua nhau phát hành trái phiếu doanh nghiệp với mức lãi cao ngất ngưởng từ 12-18%/năm. Đáng chú ý là phần lớn trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ 2019 tới nay đều có đặc điểm 3 KHÔNG – không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không tài sản đảm bảo. Khối doanh nghiệp đầu tiên bắt đầu phong trào này là nhóm ngân hàng thương mại. Tiếp tới là khối doanh nghiệp bất động sản đang có kết quả kinh doanh lao dốc không phanh từ 3 năm trở lại đây. Chính xác thì đây là cuộc “bán giấy, lấy tiền.” Sau khi hết kỳ hạn, những tờ trái phiếu 3 Không này có giá trị bao nhiêu hay chính thức được công nhận là giấy …lộn thì có lẽ không khó đoán. Cứ nhìn vào cách thức các doanh nghiệp này sử dụng đồng tiền huy động được vào việc gì, kết quả hoạt động kinh doanh thực sự của doanh nghiệp, cũng như sức khỏe và xu hướng của nền kinh tế thì có thể đưa ra câu trả lời. Thống kê của Công ty Cổ Phần Chứng Khoán SSI cho biết, năm 2019, khối doanh nghiệp bất động sản huy động tổng cộng 57.110,7 tỷ đồng bằng trái phiếu, chiếm 19,25% tổng giá trị toàn thị trường. Tuy nhiên, nhóm doanh nghiệp bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2020 đã phát hành 45.590 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tương đương 2 tỷ USD, bằng 80% so với tổng giá trị đã phát hành năm 2019. Cũng cần nhắc lại rằng, một lượng lớn trong số 2,1 tỷ Mỹ Kim trái phiếu doanh nghiệp của các công ty bất động sản năm 2019 là các ngân hàng thương mại. Số trái phiếu doanh nghiệp phát hành những đợt đầu tiên thường là có tài sản đảm bảo. Còn những đợt phát hành trái phiếu từ nửa cuối 2019 trở lại đây đều thuộc họ “3 KHÔNG.” Báo cáo tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp 7 tháng đầu năm 2020, của Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) cho thấy giá trị trái phiếu doanh nghiệp ở sàn này đã lên tới 179.000 tỷ đồng với kỳ hạn 3,97 năm. Chỉ riêng trong tháng Bảy, giá trị phát hành của tổ chức tín dụng là 8.134,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,79%; các doanh nghiệp bất động sản là 6.993,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,07%. Có một qui luật chung ở đây. Dù là “cá mập” hay kể cả những cá lòng tong của thị trường, càng làm ăn bê bết thì càng “nghiện” phát hành trái phiếu. Từ những đại gia “nợ như chúa chổm” như Novaland, FLC… có số dư nợ trái phiếu hàng chục ngàn tỷ đồng, đến những “ông lớn” như Vinhomes hay Masan cũng đều ưa thích kênh huy động vốn này. Có vẻ như quá dễ dàng kêu gọi hàng trăm ngàn tỷ từ đám đông các “nhà đầu tư” hám lợi luôn bị chi phối bởi “tâm lý bầy đàn” và bị dẫn dắt bởi các “chiên da” tung hứng, kết hợp với hệ thống truyền thông lưu manh “lề đảng.” Thậm chí, có doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh chính là “cắt tóc, gội đầu” như Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xích Lô Đỏ, doanh số hàng tháng chỉ vài chục triệu đồng cũng tham gia thị trường chứng khoán, phát hành thành công 738 trái phiếu mã GA2.H2030.001 với tổng trị giá là 738 tỷ đồng. Đúng là chuyện chỉ có ở xứ Đông Lào. Hãy xem kế hoạch phát hành trái phiếu và sử dụng nguồn tiền huy động trong quí IV 2020 của Masan – một “đại gia” đa ngành từ sản xuất các mặt hàng tiêu dùng chủ chốt, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, tới khai khoáng, tài chính, bất động sản. Phần lớn số tiền sẽ được dùng để trả nợ vay nội bộ. Tức là doanh nghiệp dùng tiền huy động được từ kênh trái phiếu để trả nợ cũ của doanh nghiệp. Nó là một hình thức đảo nợ. Điều đáng nói là 8.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ được huy động đều là trái phiếu 3 Không – Không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Tức là với bất cứ lý do gì thì vào một ngày đẹp trời mớ “trái phiếu 3 Không” này sẽ trở thành giấy lộn thì chủ doanh nghiệp cũng chỉ nhún vai nói dăm ba lời với báo giới và đám đông những “nhà đầu tư” rằng đó là điều bất khả kháng và do kinh tế suy thoái hoặc dịch COVID-19 chẳng hạn. Vốn dĩ nền kinh tế tư bản hoang dã có cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” vận hành phi quy luật thị trường này có vô số những nghịch lý mà có lẽ những chuyên gia kinh tế phố Wall hay các giáo sư đoạt giải Nobel như Milton Friedman khó lòng có thể lý giải. Tuy đã từng bước hội nhập ngày càng sâu vào các sân chơi quốc tế và dựa vào xuất khẩu để làm động lực phát triển, nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu sự chi phối bởi một nhóm nhỏ giới chức cầm quyền có tư duy tiểu nông. Chỉ khoảng 2% doanh nghiệp tư nhân có quan hệ mật thiết với giới cầm quyền mới có “suất” dự phần những miếng bánh lớn của thị trường và tha hồ thao túng, lũng đoạn. Thị trường tài chính, ngân hàng, bất động sản và chứng khoán Việt Nam là những hệ thống phản ảnh rất rõ nét bản chất méo mó của nền kinh tế Việt Nam. Thôi thì, kinh tế thị trường (dù là thị trường tư bản hoang dã có đuôi XHCN) hay kinh tế chỉ huy thì vẫn luôn được thúc đẩy bằng lòng tham của con người. Quan hệ Cung – Cầu giữa đám đông “các nhà đầu tư”’ tham lam và những doanh nghiệp ma cô, điếm đàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn diễn ra “khăng khít.” Và, như một câu châm ngôn “thiên đường có lối không đi, địa ngục không cửa lại xông vào,” những “nhà đầu tư” ở Việt Nam vẫn hăng hái học và áp dụng những “bí kíp” biến tiền thành giấy …lộn bằng kinh doanh đa cấp, bảo hiểm, bất động sản và mua bán “trứng khoán” với giấc mơ trở thành tỷ phú dễ dàng. Đến lúc, tất cả sự điên rồ hoang tưởng này phải kết thúc và một thực trạng tan hoang có lẽ sẽ giúp cho đám đông cuồng dại thức tỉnh phần nào? Tân Phong https://viettan.org/bi-kip-bien-tien-thanh-giay-lon/  
......

Vua Trần Nhân Tông và cuộc chiến chống Nguyên Mông

Nguyệt Quỳnh tổng hợp|  Đầy sách giường song chếch bóng đèn Sân thu sương bủa thoáng hơi đêm Tiếng chày thức dậy đâu không biết Hoa mộc trên cành trăng mới lên. Đêm khuya, ánh trăng luồn qua song cửa nơi chiếc giường tre đầy sách, có tiếng rơi nhẹ của sương thu trên lá cây trước sân nhà, có tiếng chày nện vải từ một ngôi làng dệt vải nào xa xăm,… bài thơ đã vẽ nên một khung cảnh của một đêm trăng thanh bình. Người đọc có lẽ đoán rằng tác giả là một văn nhân, một nhà thơ hay một thiền sư. Nhưng tác giả, vua Trần Nhân Tông, cũng chính là một nhà quân sự lỗi lạc, một vị minh quân đã dẫn dắt Đại Việt qua hai cuộc chiến tranh chống lại đế quốc Nguyên Mông năm 1285 và năm 1288. Là vị vua thứ ba của nhà Trần, thái tử Trần Khâm con trưởng của vua Thánh Tông và thái hậu Nguyên Thánh sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ, niên hiệu Nguyên Phong thứ 8, năm 1258. Khi còn trẻ, nhà vua học thông tam giáo và hiểu sâu Phật điển, ngay cả thiên văn, lịch số, binh pháp, y thuật, âm luật, không thứ gì là không mau chóng nắm được sâu sắc. Nhưng cuộc đời vua Trần Nhân Tông không giống cuộc đời những ông vua sinh ra, lớn lên trong một đất nước thái bình. Năm vua ra đời cũng chính là thời điểm vua Trần Thái Tông vừa đánh tan đạo quân xâm lược của đế chế Nguyên Mông lần đầu tiên trên đất nước ta. Hai mươi năm tiếp theo là một cuộc đấu tranh gian khổ về ngoại giao của Đại Việt để vừa bảo vệ chủ quyền đất nước, vừa mang lại nền hòa bình cho người dân có cơ hội sinh sống, vừa chuẩn bị tiềm lực để chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Chuyện kể rằng vào một ngày xuân trước cuộc chiến tranh năm 1285, vua Trần Nhân Tông đến thăm lăng mộ của ông nội. Cảm cái hào khí của cuộc chiến thắng quân Mông Cổ những năm Nguyên Phong xưa, ngài đề mấy câu thơ bằng chữ Hán tạm dịch như sau: Hùm gấu nghiêm nghìn cửa Áo mão bảy phẩm đầy Lính bạc đầu còn đó Nguyên Phong mãi kể say Nhà vua là người khoan từ, hoà nhã, không thích chiến tranh nhưng nhà vua cũng là một nhà quân sự tài ba. Sử chép rằng sau chiến thắng quân Nguyên, nhà vua quyết định thân chinh đi đánh dẹp Ai Lao. Triều thần ngăn lại, tâu rằng: – Giặc Nguyên vừa rút lui, vết thương chưa khỏi sao có thể dấy binh? Vua đáp: – Chỉ có thể vào lúc này mới ra quân được, vì sau khi giặc rút lui thì ba vùng (Ai Lao, Chiêm Thành và Chân Lạp) tất cho rằng quân ngựa và của cải ta đã bị tan mất. Sẽ có sự khinh nhờn đối với ta, cho nên phải đem đại quân đi để thị uy. Quần thần đều cho là phải nói: – Đó là thánh nhân lo xa, chẳng phải bọn thần nghĩ kịp được. Trong cuộc xâm lăng lần thứ hai của quân Nguyên, trước thế giặc quá mạnh, mặt trận Nội Bàn do chính Hưng Đạo Vương chỉ huy tan vỡ. Nhà vua đã nhịn đói cả ngày giong thuyền đến gặp Hưng Đạo Vương để bàn chuyện. Không biết Hưng Đạo Vương và nhà vua đã bàn luận gì trong cuộc hội kiến chớp nhoáng ở Hải Đông. Nhưng sau cuộc gặp đó Đại Việt Sử Ký toàn thư đã ghi: “Hưng Đạo Vương vâng lệnh điều quân dân các lộ Hải Đông, Vân Trà, Bà Điểm, chọn người mạnh khỏe làm quân tiên phong vượt biển vào nam. Thế quân đã hơi nổi. Các quân nghe thế, không quân nào là không đến tụ họp.” Trước khi rời đi, nhà vua làm thơ đề ở cuối thuyền rằng: Cối Kê việc cũ ông nên nhớ Hoan Ái vẫn còn mười vạn quân Hai câu thơ cho thấy vua Trần Nhân Tông viết để nhắn gửi Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh thời bấy giờ. Về “việc cũ Cối Kê” tức việc Câu Tiễn nước Việt xưa bị Phù Sai nước Ngô đánh bại, nhưng cuối cùng qua gian khổ, nhịn nhục, đã vùng lên tiêu diệt Phù Sai để chiến thắng. Nhà vua còn động viên các tướng lĩnh bằng cách báo cho họ biết rằng lực lượng ta vẫn còn 10 vạn quân tại Hoan Ái sẵn sàng bổ sung vào chiến đấu. Xem qua việc này chứng tỏ nhà vua đi sát và nắm vững tình hình chiến trận, cũng như tinh thần của quân sĩ. Trong cuộc đời mình, vua Trần Nhân Tông đã từng sống qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, nên hơn ai hết đã hiểu thế nào là những nỗi khổ do chiến tranh đem lại cho phía ta cũng như phía địch. Việc nhà vua cởi áo ngự bào, phủ lên thủ cấp của tên tướng giặc Toa Đô mới bị quân ta chém đầu trong trận Tây Kết, do chính nhà vua trực tiếp chỉ huy, là một hành động nhân bản cao thượng. Ngay khi khói lửa của cuộc chiến tranh năm 1288 đang còn vướng vất trên các chiến trường Thăng Long, Bạch Đằng; lúc tiếp phái bộ Lưu Đình Trực và Lý Tư Diễn do Hốt Tất Liệt gửi qua để đòi lại các tướng tá giặc như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Sầm Đoạn,… do ta bắt được. Nhà vua đã bộc lộ nỗi tha thiết đối với hoà bình trong bài thơ tiễn đưa phái bộ này: Khí hòa góc đất đều lan tới Bụi chiến sông trời rửa sạch trơn. Đây là nội dung đặc biệt của thơ văn vua Trần Nhân Tông, bộc lộ một sự tha thiết đối với hòa bình. Thật cũng lạ, một con người đã từng chỉ đạo, trực tiếp tham gia chiến tranh và đã có những chiến thắng oanh liệt. Vậy mà qua thơ văn vẫn luôn luôn biểu hiện một ước ao nóng bỏng đối với hòa bình. Để lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, hãy xem cách vua Trần Nhân Tông điều hành đất nước cùng Thượng hoàng Thánh Tông trong suốt thời gian này: Trong khi tiến hành khẩn trương các hoạt động quân sự, thì công tác vận động toàn dân tham gia kháng chiến đã được thực hiện song song. Nhà vua cho mở hội nghị ở Bình Than triệu tập các vương hầu khanh tướng để bàn kế sách, thống nhất một lòng trong triều đình quyết tâm đánh đuổi Nguyên Mông. Đầu năm 1285, nhà vua lại cùng Thượng hoàng triệu tập các bô lão trong cả nước về đãi tiệc tại thềm điện Diên Hồng, hỏi kế đánh giặc. Để trả lời câu hỏi của vua về việc nên hòa hay chiến, các vị bô lão đã muôn người như một đồng thanh đáp lại “quyết chiến.” Hội nghị Diên Hồng là một cuộc vận động tư tưởng lớn, nhằm phổ biến rộng rãi chủ trương nhất định kháng chiến của vua Trần Nhân Tông và triều đình cùng quân đội tới toàn dân. Ý gởi từ muôn dân, lệnh trao từ chín bệ Thì nắm đầu giặc như chơi, cướp giáo giặc cũng dễ …”Nuốt sao Ngưu” chẳng phải việc hoang đường (Vũ Hoàng Chương) Khoan thứ cho dân, lấy dân làm gốc là chủ trương của vua Trần Nhân Tông và Thượng hoàng Thánh Tông. Trong giai đoạn chiến tranh với quân Nguyên Mông, dân ta đã được răn dạy: “Phàm các quận huyện trong nước, nếu như có giặc ngoài đến, thì phải tử chiến. Hoặc nếu sức địch không lại thì cho phép trốn vào trong núi đầm. Không được đầu hàng.” Tuy vậy, do thế giặc quá mạnh vẫn có người vì quá khiếp sợ đã ra đầu hàng giặc, trong đó có cả hoàng thân của vua là bọn Trần Kiện. Sau ngày chiến thắng nhà vua đã thưởng công cho binh sĩ và trị tội những kẻ đầu hàng giặc. Tuy nhiên, giống như cách xử sự của ông nội mình là Trần Thái Tông đối với Hoàng Cự Đà trong cuộc chiến tranh năm 1258, vua Trần Nhân Tông vẫn cảm thấy trách nhiệm của mình đối với sự đầu hàng của một số tôn thất và dân chúng khi quân Nguyên xâm lược nước ta vào năm 1285. Chắc chắn vì cảm thức này, mà vua đã cho tiến hành 2 cuộc đại xá chỉ cách nhau trong vòng mấy tháng. Khi quân Nguyên thua chạy, quân ta đã bắt được một hòm các tờ biểu xin đầu hàng giặc. Thượng hoàng Thánh Tông mở lòng nhân từ ra lệnh đốt tất cả những tờ biểu này để yên lòng những kẻ đã lỡ lầm đầu hàng giặc. Qua hai cuộc đại xá của nhà vua, chúng ta thấy đây là những bước đi nhằm ổn định lòng dân, đồng thời cũng xóa đi những mặc cảm tội lỗi của những kẻ phản bội đầu hàng. Ranh giới phân cách trong dân tộc và sự chia rẽ tâm lý giữa những người cùng chung huyết thống đã được xoá nhòa. Bạn đọc thân mến, khi một nửa thế giới đang rung chuyển vì vó ngựa của quân Mông Cổ, khi đất nước Trung Quốc khổng lồ đã lọt hẳn vào tay đội quân hung hãn này thì đất nước ta, cái mảnh đất nhỏ bé nằm tiếp giáp phía nam Trung Quốc làm thế nào để có thể trường tồn, nếu không có sự dẫn dắt anh minh và sự quyết tâm hy sinh sắt đá từ Vua chí dân. Xin được gởi đến bạn đọc chi tiết trận chiến chống quân Nguyên Mông vào kỳ tới và xin mời bạn theo dõi video tại đây: https://www.youtube.com/watch?time_continue=4&v=YWjuGHj33qk&feature=emb_logo Nguyệt Quỳnh tổng hợp https://viettan.org/vua-tran-nhan-tong-va-cuoc-chien-chong-nguyen-mong/  
......

Tổ cha con chữ...lập lờ...

Thao Ngoc| Việc một tỉnh nghèo như Hòa Bình mà thích chơi trội, khi quyết định xây lắp một câu khẩu hiệu tại khu vực đồi Ông Tượng với số tiền gần 11 tỷ đồng, tính ra mỗi chữ gần 1 tỉ đang làm dậy sóng dư luận. Báo Gia đình & Pháp Luật ra ngày 24/9/2020 có bài: “Hòa Bình chi 11 tỷ đồng lắp khẩu hiệu, mỗi từ tốn gần một tỷ đồng” Theo đó: “Gói thầu lắp dựng khẩu hiệu chỉ có 11 từ tại tỉnh Hòa Bình được phê duyệt trị giá xấp xỉ 10,4 tỷ đồng, tương đương mỗi từ giá 950 triệu đồng”. (https://giadinhvaphapluat.vn/hoa-binh-chi-11-ty-dong-lap-kh…) Nhưng người dân không ai biết 11 chữ đó là chữ gì mà đắt vậy, và có cần thiết việc chi ra số tiến lớn chỉ để đắp mấy con chữ, trong khi Hòa Bình đang là một tỉnh nghèo? Bà Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL Hòa Bình thanh minh rằng: “Khu vực đồi Ông Tượng hiện tập trung các công trình quan trọng bậc nhất của tỉnh như: tượng đài Bác Hồ, trụ sở Tỉnh ủy, UBND, HĐND và các Sở ban ngành của tỉnh. Rằng việc lắp, dựng khẩu hiệu với dòng chữ khẩu hiệu trên tại khu vực này là rất cần thiết và hợp lý”. Ngày nay đang có một cuộc ganh đua thầm lặng giữa các địa phương về phong trào xây tượng đài và cổng chào nhằm có cơ hội … “chấm mút”. Nhìn chung tất cả các cổng chào đều xây lếu láo, nhiều cái chỉ cần ngọn gió rung cây là đổ, nhiều cái không có móng, không lõi sắt, hình thù ký quái, nhiều cái giống cái quần xì, nhưng chi phí cực kỳ đắt đỏ. Còn tượng đài thì cũng chẳng khá hơn nếu so sánh chất lượng công trình và số tiền đầu tư. Đặc điểm chung là tỉnh càng nghèo càng tích cực xây tượng đài và cổng chào. Tỉnh nghèo Quảng Bình lại xây thêm cổng chào gần 14 tỷ đồng. Cổng chào có trị giá 13,7 tỷ đồng, lấy từ tiền thuế của dân, sẽ đặt ở 2 đầu quốc lộ 1A, nơi đi vào thành phố Đồng Hới. Tiếp theo là tượng đài HCM khánh thành năm 2012, bằng đồng nguyên chất tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku, Gia Lai), với chiều cao 10,8 m, trên bệ bê tông ốp đá xanh Thanh Hóa cao 4,5 m, đứng giữa khuôn viên rộng lớn của Quảng trường Đại Đoàn Kết rộng 12 ha. Tượng đài ở Đắk Nông được xây dựng từ cấp xã đến huyện và sắp có thêm tượng đài N’Trang Lơng, tại phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa, trên diện tích 5,9 hécta. Đến công trình Di tích lịch sử Nam Nung (tại xã Nam Nung, huyện Krông Nô) được xây dựng gần 30 tỷ đồng, xây dựng xong thì bỏ hoang, không ai chăm sóc. Và huyện Đắk Mil mới khánh thành tượng đài ở trung tâm thị trấn, chi phí xây dựng hơn 11 tỷ đồng Được biết, Đắk Nông liên tục nhận gạo cứu đói từ Chính phủ, từ tháng 4/2020 đến nay tỉnh này nhận hơn 300 tấn gạo... Tại Kiên Giang, Sân bay Phú Quốc cũ được chọn làm nơi xây dựng quảng trường hơn 8 ha với sức chứa 20.000 người, đặt tượng đài Chủ tịch HCM, cao 18 m, với chi phí 353 tỷ đồng . Rồi đến cổng chào TP Long Xuyên trên 6,8 tỉ đồng.Ông Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch An Giang khẳng định việc xây dựng cổng chào TP Long Xuyên với tổng kinh phí trên 6,8 tỉ đồng trong bối cảnh đất nước đang khó khăn là lãng phí và chưa cần thiết. Có người chủ thầu xây dựng nói rằng, với kết cấu như cổng chào TP.Long Xuyên, nếu ông làm chỉ mất vài trăm triệu là cùng. Thế mới biết họ đã “lãi” khủng khiếp như thế nào. Trở lại hàng chữ gần 11 tỉ đồng: Tỉnh Hòa Bình cứ mập mờ không cho dân biết nội dung hàng chữ đó là gì, làm bằng vàng hay kim cương mà đắt thế? Có kẻ đóán là dòng chữ “Chủ nghĩa mác-lê-nin bách chiến bách thắng muôn năm”. Vì đúng 11 chữ. Hơn nữa câu này đã từng là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của những người cs, và suốt một thời gian dài được treo nhan nhản khắp nơi, nhất là những nơi công sở. Không hiểu sao bây giờ không thấy ở đâu có nữa. Dù Liên Xô và Đông Âu có sụp đổ tan tành, nhưng Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba và Bắc Hàn còn tôn thờ chủ nghĩa Mác-Lê đó sao? Nay thêm cả Venezuela nữa. Vậy tại sao phải dấu nhẹm câu ấy đi? Khi câu khẩu hiệu mới được 3 chữ đầu, là chữ Đ, tiếp đến là giống chứ U rồi đến như chữ T. Những kẻ giàu óc tưởng tượng bảo rằng đầu tiên là chữ Đút? Nhưng ai “đút” và đút vào đâu mà mỗi cái đến gần 1 tỉ? Cỡ đại quan tham như Tất Thành Cang cũng mới dám chi cho cô á hậu mỗi lần (đút) là 25 ngàn đô. Dù “cái ấy”có là dát ngọc nệm vàng thì cũng không thể là mỗi cái (đút) những gần 1 tỷ được. Nhưng sau khi hàng chữ hoàn thành, người dân mới ngỡ ra rằng, đó là hàng chữ: “ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI” Hóa ra là thế! Dư luận cho rằng: Cái tượng đài đẹp nhất, vĩnh cửu nhất không phải là những khối bê tông cao mấy chục mét trên diện tích mấy chục héc-ta. Mà là tượng đài ở trong lòng dân. Dù kinh phí có lấy từ nguồn nào thì đây cũng là cách móc họng dân, chứ các quan chỉ ngồi đếm tiền rồi chia nhau thôi. Tài thật. Tài thật. Tài đến thế là cùng. Tiên sư các quan . Về sau ông Nguyễn Sinh Sự có thơ rằng: “Tổ cha con chữ lập lờ Làm cho lắm kẻ hững hờ…đoán sai” tn: 27/9
......

Khi trí thức trở thành gian thương

Chu Mộng Long   Tôi thú nhận từng cùng hội cùng thuyền với các giáo sư tiến sĩ trong một dự án chục triệu đô do nước ngoài cho vay. Dự án cách đây cũng đã mười mấy năm. Duy nhất một lần thôi và tôi phải thoát nhanh để giữ thiên lương của một nhà giáo. Ở trong cuộc, tôi mới thấy giới giáo sư tiến sĩ trên thiên đình kia xem lợi nhuận chia chác cao hơn chất lượng chuyên môn. Những gì mình làm ra bằng công sức trở thành món hàng cho họ kinh doanh với lợi nhuận mà Marx còn sống sẽ không biết phải đưa vào công thức nào cho đúng.   Tôi đồng ý với anh Hoàng Hải Vân, không cần phải đổ hết lỗi cho chế độ. Và cũng không cần lấy giáo dục thời ông Huyên, ông Bứu ra so sánh. Tôi ăn học từ chế độ này, may mắn là tôi học được thầy giỏi và có nhân cách. Hoàng Hải Vân không nói cụ thể là ai, chỉ trách Bộ chủ quản. Còn tôi thì cũng chẳng cần nói Bộ chủ quản, mà nói thẳng luôn, tư duy của kẻ hám lợi phải bắt đầu từ cái não của chính các giáo sư tiến sĩ tham gia cải cách giáo dục.   Anh so sánh với đinh tặc. Còn tôi nói thẳng, đinh tặc chỉ gây hoạ cho một ít người đi đường rủi ro. Còn giáo tặc thì gây hoạ cho hàng triệu trẻ em và nhiều thế hệ.   Các chiêu trò làm tiền trong giáo dục, tôi đã nói nhiều, không cần nói thêm. Chiêu của đinh tặc rải đinh là mánh vặt, còn chiêu của giáo sư tiến sĩ là cả một chiến lược làm ăn lớn, bất chấp hậu quả là trẻ em trở thành nạn nhân, mặc dù các chiến lược ấy đủ các nhân danh tốt đẹp. Trí thức cao hơn đinh tặc một cái đầu là ở chỗ đấy.   Bài này tôi nhấn vào sự đổ lỗi. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khỏi phải trách lỗi ngành giáo dục nữa, vì trước khi ông phát ngôn, các giáo sư tiến sĩ cải cách đã chạy tội bằng cách lo đổ lỗi trước rồi. Khi mới bắt đầu cải cách, các giáo sư tiến sĩ làm chương trình đã giả định rằng, nếu cải cách lần này thất bại, lỗi là do giáo viên. Nay ầm ĩ chuyện đa dạng hoá nhưng vẫn độc quyền buôn sách, họ đổ thẳng lỗi sang cho phụ huynh, rằng do phụ huynh thiếu hiểu biết, do không chịu bỏ nhiều tiền để con em mình hưởng giáo dục chất lượng cao.   Rõ ràng là đổ lỗi cũng có chiến lược. Vì sách giáo khoa chưa làm xong, họ đã dự trù một kế hoạch đào tạo lại giáo viên để đáp ứng sách giáo khoa mới. Các bạn không thể hình dung nổi một Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục của một trường đại học mà suốt gần 5 năm của một nhiệm kỳ không tổ chức nghiên cứu gì ngoài chạy đôn chạy đáo khắp các sở, phòng, trung tâm, kể cả các đơn vị ngoài hệ thống giáo dục, tức con phe, để chào hàng, mặc cả giá cả trong đào tạo giữ hạng, nâng hạng và bây giờ là chuyển nhanh sang phi vụ đào tạo lại.   Lẽ ra, nếu giáo viên ở phổ thông đang có vấn đề về nhận thức thì trách nhiệm của những nhà cải cách là tập huấn chuyên môn chứ không phải bịa ra đủ các chiêu trò thu tiền đào tạo đủ các loại chứng chỉ. Thậm chí, tôi từng nói thẳng trong một vài hội thảo, rằng, nếu giáo viên phổ thông không đáp ứng được yêu cầu thì đuổi thẳng cổ ra ngoài hệ thống, vì mỗi năm có hàng vạn sinh viên ra trường không có chỗ làm chứ đâu có thiếu người? Mà các loại chứng chỉ từ ngoại ngữ đến giữ hạng, nâng hạng và bây giờ là đào tạo lại đó ra sao? Chỉ là moi tiền giáo viên, còn chất lượng bằng không! Tôi, người trong cuộc, khẳng đinh điều đó và chịu trách nhiệm với phát ngôn của mình.   Tôi dám chắc tệ nạn chạy chức chạy quyền, buôn danh buôn tước… đều từ giáo dục mà ra. Vì nếu không từ giáo dục với các loại bằng cấp, học hàm học vị thì trong hồ sơ có tiêu chuẩn gì để mà chạy mà buôn?   Ở bài trước tôi đã mỉa mai, liệu khi đổ lỗi cho phụ huynh ngu và nghèo, người ta sẽ làm gì để moi tiền từ phụ huynh? Có lẽ không phải đào tạo lại phụ huynh, vì người ta đã tận thu các loại phí, thu tiền sách giá cao, một số nơi thu luôn cả sổ liên lạc điện tử và đã âm mưu thu luôn cả tiền kinh doanh điện thoại di động khi có chủ trương cho phép học sinh dùng điện thoại làm phương tiện học tập.   Không trách chế độ mà trước tiên hãy trách cái não nửa đạo đức nửa con buôn của giáo sư tiến sĩ; nửa này nó nhân danh đủ thứ vì sự phát triển, tiến bộ, vì con em chúng ta, nửa kia tìm cách hết moi ngân sách đến moi tiền thầy cô giáo và moi đến đáy quần của phụ huynh nghèo. Một lần trao đổi với thành viên của dự án cải cách, tôi hỏi, vì sao chương trình vẫn quá tải về kiến thức, nhiều môn học gần như đều bị chính trị hoá đến thô bạo như vậy? Vị giáo sư tiến sĩ ấy đổ lỗi ngay cho bên tuyên giáo. Tôi bảo có chuyện đó à? Các anh có trình độ mà người ta bảo sao làm vậy thì khác gì nô tài? Anh ta mới dẫn chuyện lần cải cách sau đổi mới, chủ biên Nguyễn Đăng Mạnh lỡ bỏ Tuyên ngôn độc lập ra ngoài sách ngữ văn vì lý do đó là tác phẩm chính trị, hậu quả là bị tuyên giáo kết tội phản động. Tôi bật cười và nói thẳng, ông Mạnh bỏ Tuyên ngôn độc lập ra ngoài hệ thống văn chương là cực đoan và sai lè, vì văn chương có tính chính trị nhiều vô kể, như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo… Nhưng tôi nhớ, bộ sách đó sử dụng nhiều năm mới bị phát hiện từ những người ngoài tuyên giáo chứ không phải ban tuyên giáo. Tôi hình dung, nhiều lắm thì ban tuyên giáo có chỉ đạo về tư tưởng chung chung, họ không thể và không đủ trình độ để thò vào từng trang sách giáo khoa. Khi tôi hỏi ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó Ban tuyên giáo trung ương, ổng thừa nhận điều tôi nói là đúng. Sự thô thiển về chính trị là do cái đầu ươn hèn và lưu manh, vụ lợi và cơ hội của nhóm các giáo sư tiến sĩ làm cải cách.   Một cách có hệ thống từ trên cao xuống dưới hàng thấp nhất là một trường mầm non hay tiểu học đều có tệ nạn làm tiền bằng mọi giá, từ mua bán sách giáo khoa đến sách dạy thêm học thêm, từ các đồ dùng học tập cho đến quần áo, giày dép có in logo trường, từ thu các loại phí bắt buộc cho đến các phí không bắt buộc như xây dựng và bảo hiểm xã hội… Giáo dục đang nghĩ dân chúng là cái mỏ vô tận để đào mà không biết rằng, khi dân kiệt cùng thì giẻ rách cũng không có mà đào.   Giáo dục không làm cho dân giàu nước mạnh mà làm cho dân kiệt quệ, nước suy vi thì là nền giáo dục gì? Một ông Tổng chủ biên chương trình cải cách như ông Nguyễn Minh Thuyết mà dám hưởng ứng bà Nguyễn Hoàng Ánh khi bà này phát ngôn “phụ huynh là lực cản lớn nhất của giáo dục” thì rõ ràng ông đã sai từ gốc, lệch lạc cả tầm lẫn tâm. Ông khen bà “thẳng thắn và sâu sắc”, có lẽ vì ông thấy ở phát ngôn đó bộc lộ một tư cách làm tiền trắng trợn như con buôn không cần nhân danh đạo đức nữa?   Đạo lý tối thiểu của giáo dục là cải thiện đời sống dân nghèo, nâng cao dân trí. Giáo dục mà làm ngược một cách vô đạo thì sao có thể giáo dục con em thành người?   Chu Mộng Long ———– Tham khảo bài của nhà báo Hoàng Hải Vân: https://www.facebook.com/hksanh/posts/3474785419247160  
......

Ô Hô ! " thưa ông tôi ở bụi nầy "

Thao Ngoc| Mấy chục năm nay, nạn chạy chức chạy quyền như một căn bệnh dịch hạch đã và đang tàn phá xã hội chúng ta. Nó không những làm ô uế bầu không khí trong cuộc bầu cử vốn đã thiếu minh bạch và dân chủ thật sự, nó còn làm xói mòn lòng tin ít ỏi còn lại nơi người dân, biến các cuộc bầu cử trở thành thị trường mua quan bán chức một cách trắng trợn. Điều nguy hiểm nhất là những kẻ nhiều tiền lắm của nhưng thiếu đạo đức nhân cách lại có dịp chui vào bộ máy quyền lực, qua đó tiếp tục vơ vét và móc họng dân một cách vô tội vạ. Tại một số nơi, giá cả cho các chức vụ gần như công khai. Chức càng lớn thì giá càng cao. Không phải các cá nhân này bỏ tiền ra, mà có cả một hệ thống sân sau, gọi là nhóm lợi ích, sẵn sàng chung chi cho “người của mình” lọt vào nắm các chức vụ lớn. Nạn chạy chức không chỉ diễn ra tấp nập rộn ràng trước mỗi mùa đại hội, mà trong những dịp sát nhập hay chia tách các đơn vị hành chính các cấp, trò này cũng diễn ra rất sôi nổi. Nếu là chia tách thì sẽ thêm nhiều vị trí mới.Vậy những ai muốn được có ghế thì phải …mua vé. Nếu là sát nhập thì sẽ dôi dư ra hàng loạt cán bộ, vậy những ai muốn ở lại cũng phải …chạy. Mà mỗi lần sát nhập thì sẽ dư ra hàng loạt công sở, máy móc trang thiết bị và xe cộ. Những thứ quý giá này sẽ về tay ai? Báo Việtnamnet ngày 25/9/2020 có bài: “Đại hội XIII sẽ là Đại hội không chạy chức”. Theo đó: “Với sự chỉ đạo sát sao của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, sự chuẩn bị nhân sự kỹ lưỡng của Đảng, Đại hội XIII sẽ là 'Đại hội không chạy chức'”. (https://vietnamnet.vn/…/dai-hoi-xiii-doi-moi-manh-me-cong-t…) Nhưng ai cần chạy chức, và họ đã chạy ai? Trước hết là những kẻ chức nhỏ cần chức lớn hơn. Hai là những kẻ chức lớn rồi cần giữ ghế. Ba là cần đến những vị trí béo bở hơn để tìm cơ hội vơ vét. Họ chạy ai? Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, người có cùng tuổi đời và tuổi đảng với TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng nói: “Chạy chức chạy quyền là thế nào, chạy đi đâu, thì họ cứ chạy đến ông có quyền bởi vì đây là tập trung dân chủ. Nội dung ngăn chặn chạy chức, chạy quyền, bè phái được xem như là một dạng hối lộ để được chức cao hơn thì đại hội nào cũng nhắc nhưng kỳ này đại hội nhắc rõ hơn, cụ thể hơn. Trên thực tế là sau Đại hội XII thì số cán bộ bị kỷ luật rất cao, lên tới 50 ủy viên, Bộ Chính trị cũng bị kỷ luật, bị tù, họ che chắn nhau nên bị lọt lưới như thế. Nguyên nhân của tình trạng chạy chức, chạy quyền là do cơ chế hiện hành; cần giải quyết tận gốc rễ và chống cả tha hóa quyền lực. Nếu không thay đổi được cơ chế sinh ra tình trạng này thì biết đến bao lâu mới có thể chấm dứt. Muốn chống chạy chức chạy quyền: Không thể cho vài liều thuốc cảm mà có thể chữa được bệnh ung thư. Có thể nói: Quy trình tuyển dụng cán bộ sai từ đầu. Lỗi từ đầu vào và lỗi cả hệ thống. Các đại hội trước thì trung ương cũng đã xác nhận trong các báo cáo, các văn kiện là có biểu hiện chạy chức chạy quyền. Phải nói cái tệ nạn này nó không từ một vị trí nào. Chạy bằng nhiều thứ như bằng tiền, bằng các mối quan hệ, bằng các tiêu chuẩn… Còn một cách chạy mà ít nguời hiểu là chạy theo cơ cấu như cơ cấu vùng miền Nam, Trung, Bắc, nữ, thanh niên. Nhiều trường hợp bổ nhiệm người thân, họ hàng vào những vị trí lãnh đạo gây bất bình trong dân chúng nhưng lại được giải thích là “đúng quy trình”. Trên 100 cán bộ cấp cao thuộc diện trung ương quản lý bị kỷ luật. Điều đó thể hiện vấn đề quy hoạch, xét chọn và bầu cử chưa tốt. Trong nhiệm kỳ 2015- 2020, tại Hà Nội có hơn 4100 đảng viên và 59 tổ chức đảng bị kỷ luật. Cụ thể có hơn 3.000 đảng viên bị khiển trách, 622 đảng viên bị cảnh cáo, 72 người bị cách chức và 361 đảng viên bị khai trừ. Đối với tổ chức đảng thì có 43 bị khiển trách và 16 bị cảnh cáo. Tháng 7 năm 2019, tại phiên họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra con số hơn 100 tổ chức đảng và khoảng 8.000 đảng viên vi phạm bị kỷ luật trong nửa đầu năm 2019. Tất cả những người này cũng đều đã được cho là “tuyển chọn rất công phu và đúng quy trình” cả đó sao? Một trong những lý do không chấm dứt được nạn chạy chức chạy quyền là vì: Hầu hết các cán bộ sai phạm đều chỉ bị phát hiện sau khi đã đớp no nê rồi, hết tuổi quy định và trở về vui thú điền viên. Lúc ấy những đầu óc “sáng suốt và vĩ đại”mới phát hiện ra những sai phạm động trời của họ cách đây 5 năm, 10 năm.Sau đó đa số bị xử lý nhẹ hều, không đủ sức răn đe. Bên cạnh đó Luật quy đinh tội phạm kinh tế chịu mức án tối đa là 30 năm, không có án tử hình. Vì vậy mới có câu “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Truyền thống trong các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, các quy định pháp luật đều theo nguyên tắc “quân pháp bất vị thân”. Ông bà ta cũng có câu “quân tử phạm pháp thì như thứ dân”. Tức là không có một vùng cấm. Điều đó cũng theo nguyên tắc, mọi người bình đẳng trước hiến pháp và pháp luật. Nạn chạy chức không chỉ có trong hệ thống chính quyền, mà nó len lỏi khắp chốn mọi nơi. Như trong lĩnh vực quân đội và công an, cứ tưởng đó là vùng cấm. Nhưng nó vẫn diễn ra đến nỗi ông Kim Quốc Hoa, TBT báo Người Cao tuổi bị khởi tố với tội danh “Làm lộ bí mật nhà nước” với các bài: “Các anh gấp trăm lần chúng tôi”. Bài “Chống tham nhũng: khi trao “vũ khí” cho bọn biến chất,” có câu: “Tổng bí thư đã nói đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người”. Đáng chú ý nhất là bài: “Bàn về thị trường sao và vạch”,đăng ngày 15/2/2015. Trong đó có đoạn: “Tướng chạy” là có thật. Bạn tôi tâm sự rằng: “Lúc ấy mình cũng ráng hết sức để đầu tư lên tướng… nhưng rồi hụt hơi, thua “thầu” nên chấp nhận lỗ nặng, còn tay ấy đủ lực và lên tướng nên chỉ sau 1, 2 năm thu hồi đủ vốn rồi lãi… được cả danh, cả kinh tế! Vốn là bao nhiêu cũng tuỳ vị trí”! (https://www.facebook.com/notes/thanh-liem-nguyen/b%C3%A0n-v%E1%BB%81-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-sao-v%C3%A0-v%E1%BA%A1ch/864877900240381/) Sau khi điều tra xác minh thì những bài báo nêu là đúng sự thực, do đó ông Kim Quốc Hoa được đình chỉ điều tra. Cái tội của ông là tội nói lên sự thật.Phải chăng “thị trường sao và vạch”là bí mật quốc gia? Tóm lạị: Nói đại hội 13 sẽ là “Đại hội không chạy chức”, có nghĩa đảng đã thừa nhận những đại hội từ trước tới nay có chạy chức. Chẳng khác gì câu chuyện thời hoạt đống bí mật, một người bị bắt, khi bị tra khảo, hỏi đồng đội đang trốn ở đâu? Người này hoảng quá và nói rằng, còn mấy đồng chí nấp trong đống rơm nữa nhưng tôi kiên quyết không khai. Nhưng lấy cơ sở nào để khẳng định Đại hội 13 này sẽ không có chạy chức? Có thể sống bằng niềm tin được không, khi mà quá khứ và hiện tại đã chứng minh việc chạy chức chạy quyền là có thật ,có hệ thống và truyền thống? Đúng là : “Thưa ông tôi ở bụi này”. tn 26/9  
......

Nỗi sợ hãi tranh cử

Nguyen Ngoc Chu| 1. THÌ HOÁ RA VẪN CÓ “TỰ ỨNG CỬ VÀ ĐỀ CỬ VÀO CHỨC CHỦ TỊCH UBND TP HÀ NỘI”? Nhiều tháng trước, trong xã hội đã lan tin là ông Chu Ngọc Anh được Bộ Chính Trị (BCT) điều về làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Ông Chu Ngọc Anh đang là Bộ trưởng Bộ KH&CN mà BCT điều đi nhận công tác mới không cần biết đến ý kiến của Quốc Hội. Các ĐBQH ít hôm nữa phải làm cái điều không tí nào đẹp mặt khi phải bỏ phiếu bãi nhiệm ông Chu Ngọc Anh khỏi cái chức bộ trưởng mà ông ấy đã rũ bỏ trên thực tế. Ngày 25/9/2020 HĐND TP Hà Nội đã họp để hình thức hoá quyết định của BCT điều chuyển ông Chu Ngọc Anh làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Điều ngạc nhiên là “Tại kỳ họp, không có đại biểu nào đề cử và tự ứng cử chức danh chủ tịch UBND TP Hà Nội. HĐND TP Hà Nội thống nhất nhân sự bầu ông Chu Ngọc Anh vào chức danh UBND TP Hà Nội với hình thức bỏ phiếu kín” (https://tuoitre.vn/ong-chu-ngoc-anh-lam-chu-tich-ubnd-tp-ha…). Thì hoá ra vẫn có “TỰ ỨNG CỬ VÀ ĐỀ CỬ VÀO CHỨC CHỦ TỊCH UBND TP HÀ NỘI” mà toàn thể nhân dân Hà Nội không được biết. Để chỉ mỗi một mình ông Chu Ngọc Anh được đề cử vào chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội! 2. BẦU CỬ HÌNH THỨC ĐỂ LÀM GÌ? Bà Đào Hồng Lan Trong ngày 25/9/2020, không chỉ một mình ông Chu Ngọc Anh nhận được 100% phiếu bầu. Bà Đào Hồng Lan cũng trong ngày 25/9/2020 nhận được 100% phiếu bầu vào chức Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh. Trước đó, ngày 24/9/2020 ông Đỗ Đức Duy cũng nhận được 100% phiếu bầu cho chức Bí thư Yên Bái. Tất cả nhân sự giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ đều do BCT quyết định. Trước kỳ đại hội, phương án nhân sự của các tỉnh đều phải thông qua bởi BCT. Vậy tổ chức bầu cử hình thức để làm gì cho tốn thời gian và tiền bạc? Trong thời gian gần đây BCT đã điều chuyển 12 bí thư và chủ tịch tỉnh về các ban ngành trung ương. Nghĩa là sẽ có ít nhất là 24 cuộc bầu cử hình thức cho 12 vị trí thế chỗ trống và 12 vị trí mới đến. Trong năm 2020 có đến cả ngàn cuộc bầu cử hình thức. https://vietnamnet.vn/…/12-bi-thu-chu-tich-tinh-dieu-dieu-d…). Nhìn vào dàn nhân sự mà BCT đã duyệt vào các chức vụ Bí thư Tỉnh, Chủ tịch Tỉnh và các Bộ Ban Ngành ở Trung ương, thì không trông chờ gì ở Đại hội XIII. Đó toàn là những người nghe theo. Họ lọt ra từ bầu cử hình thức. 3. NỖI SỢ HÃI TRANH CỬ Trong quản trị quốc gia, không có tranh cử công khai thì không chọn được người tài. Và như vậy, không có tranh cử công khai là kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tại sao tất cả các cuộc bầu cử cho các chức vụ Bí thư và Chủ tịch Tỉnh đều chỉ có 1 đề cử duy nhất? Đó là vì bầu Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc Hội đều chỉ có 1 đề cử duy nhất. Nỗi sợ hãi tranh cử bắt đầu từ trên cao nhất, chứ không phải ở cấp tỉnh, huyện, xã. Sợ đến nỗi không cho xã, huyện, tỉnh tự do tranh cử. Vì nó sẽ cháy lan đến chức vụ cao nhất. Tất cả các tiêu chuẩn dài cả trang dành cho các chức vụ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc Hội cuối cùng chỉ là để trốn chạy tranh cử. Đứng ở vị trí cao nhất mà sợ tranh cử công khai thì làm sao đủ năng lực dẫn dắt?  
......

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Hộ Khẩu & Căn Cước

tuongnangtien’s blog – RFA Trước tiên phải xem việc gắn chip lên thẻ CCCD có đúng luật, có được quy định trong luật hay Hiến pháp… Hơn nữa, văn hóa nhận thức của người dân khi gắn chip sẽ phản ứng như thế nào, họ có đồng ý hay không, phải hỏi ý kiến người dân trước khi làm việc này. Trong Hiến pháp có nêu về quyền cá nhân, quyền riêng tư được bảo vệ. Không ai được xâm phạm những bí mật cá nhân, trừ khi người đó là nghi can hoặc kẻ phạm tội. PGS-TS Nguyễn Ái Việt (nguyên Viện Trưởng Viện Công Nghệ Thông Tin Đại Học Quốc Gia Hà Nội) G.S Hidematsu Hiyoshi liệt kê những “thủ đoạn” mà Mao Trạch Đông dùng để khống chế Trung Hoa Lục Địa: hộ khẩu, tem phiếu, lí lịch … Theo ông: “Chế độ hộ khẩu kiểu Trung Quốc phân tách thành thị và nông thôn. Nông dân suốt đời bị cầm cố ở nông thôn, các hộ dân quê không có cách nào để dời lên thành phố. Không có hộ khẩu thành phố thì không có chỗ làm, không có hộ khẩu thành phố thì không có phân phối lương thực, không có hộ khẩu thành phố không những không làm được bất cứ việc gì mà chính ra là không thể sinh tồn. Dân thành phố cũng bị cầm cố tại chính nơi cư trú của mình. Việc chuyển chỗ ở giữa các thành phố cũng vì chế độ hộ khẩu mà chịu sự khống chế hoàn toàn…” [“Cách Mạng Văn Hóa” Rốt Cuộc Là Tội Của Ai : Thảo Luận Với Mao Vu Thức Tiên Sinh. (“文革”究竟誰之罪:與茅于軾先生商榷”) bản dịch của Lê Thời Tân tạp chí thế Giới Mới, số 14-2013 (1031) ngày 22-4-2013]. Hoá ra cái sổ hộ khẩu có nguồn gốc ở tuốt bên Tầu lận. Chính bác Hồ là người đã mang nó về nước ta và “cấp phát” đồng đều cho tất cả mọi nhà. Công ơn của Người, tiếc thay, đã không được toàn dân thừa nhận mà còn bị lắm kẻ lên tiếng bỉ bôi hay chê trách: Lại Nguyên Ân: “Hóa ra chúng ta tuy công dân VN nhưng bị cai quản bởi quy chế của Mao từ 1950 đến nay chưa bỏ!” Nguyễn Thông: “Cuốn sổ hộ khẩu bé bằng 2 bàn tay … thực chất là cái cùm cái gông cái xích cái vòng kim cô… cùm trói, đè nặng lên số phận công dân nước này.” Ku Búa: “Hộ khẩu, một thứ khôi hài vô lý & ngu ngốc” Vĩ Thanh: “Việc quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu như hiện nay cũng đang gây tốn kém, lãng phí cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng/ năm, đồng thời gây ra nhiều khó khăn, rườm rà cho công dân khi đi làm các thủ tục hành chính.” Nguyễn Thị Kim Ngân: “Trong khi các nước trên thế giới đã bỏ sổ hộ khẩu mà ta vẫn giữ đến nay là quá lâu. Cái nào tiến bộ hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn thì ủng hộ. Thủ tục định ra mà lạc hậu rồi thì phải bỏ, phải cải cách, tại sao cứ bám những cái cũ?” Ơ hay, mấy người ăn nói thế hồ đồ đến thế mà nghe được à? Thế không có sổ hộ khẩu thì quản lý dân chúng cách nào? Khai tạm vắng, tạm trú làm sao? Đi đứng linh tinh, ăn ở lung tung (cứ y như ở những xã hội tư bản thối nát) có mà loạn à? May mà bà CTQH vừa mới lỡ lời thì ông Phó Chủ Tịch Quốc Hội Uông Chu Lưu đã vội vàng lên tiếng, và cải chính kịp thời: “Việc bỏ hộ khẩu giấy không phải là bỏ quản lý dân cư, mà chỉ thay thế bằng phương thức quản lý mã số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cư trú.” Oh! Thì ra thế. Nhờ vào kỹ thuật tân tiến của Thời Đại Công Nghiệp 4.0 nên chính phủ thay đổi cách quản lý cho hiệu quả hơn mà không cần đến sổ sách giấy tờ lôi thôi như trước nữa, chứ nhà nước công an (trị) ở ta thì có bao giờ mà “lơ là” trong việc kiểm soát nhân dân. Vậy mà không ít qúi anh qúi chị đã hí hửng mừng thầm! Hồi giữa thế kỷ trước cũng thế. Cũng nhiều ông, nhiều bà đã từng mừng hụt vì tưởng … cách mạng thành công thì mọi người sẽ được Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. Tưởng thế là tưởng bở và tưởng năng thối – theo như nhận xét của một vị cựu chiến binh: “Không có tự do dân chủ thì thân phận dân tộc ta chẳng khác lũ chim cảnh được chuyển từ cái lồng sắt đen sì của chế độ thuộc địa sang cái lồng sơn son thiếp vàng lòe loẹt của chủ nghĩa xã hội. Ngạn ngữ có câu ‘cái lồng đẹp không nuôi sống được con chim!’ Chẳng lẽ cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa để chỉ đổi được từ cái lồng này sang một cái lồng khác hay sao?” (Vũ Cao Quận. “Một Nền Dân Chủ Nhọc Nhằn.” Gửi Lại Trước Khi Về Cõi. Tiếng Quê Hương: Hoa Kỳ 2006, 125). Được thế thì đã phúc! Đẹp chưa chắc đã tốt. So với “cái lồng sơn son thiếp vàng lòe loẹt của chủ nghĩa xã hội” thì “cái lồng sắt đen xì của chế độ thuộc địa” rộng rãi và thoải mái hơn nhiều.  “Phương thức quản lý mã số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cư trú” cũng thế. Xem thì có vẻ giản tiện và văn minh hơn thật nhưng e người dân không chắc sẽ được “dễ thở” hơn tí nào đâu. Cũng liên quan đến vấn đề “quản lý”, báo Nhân Dân (số ra ngày 22 tháng 8 năm 2020) vừa hân hoan thông báo: “Bộ Công An sẵn sàng cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử.” Chỉ mới “sẵn sàng” thôi, chứ chưa cấp thật mà khối người đã giẫy nẩy như đỉa phải vôi: Ngọc Minh Châu: Gắn chíp điện tử vào thẻ căn cước là vi phạm tự do nhân quyền của công dân. Tôi phản đối! Nguyễn Vũ Bình: “Không chỉ có chip gắn trên thẻ định danh công dân, mà chắc chắn còn có sự phân loại người dân thông qua mã số định danh để quản lý theo cách của nhà cầm quyền mong muốn, và chỉ có một bộ phận quản lý nào đó biết được cách thức phân loại này.” Thùy Trang: “Gì kinh khủng khiếp vậy.”   Nguyễn Gia: “Tôi kịch liệt phản đối cái kiểu quản lý người dân như vậy.” Minh Phung : “Động vật hoang dã cũng gắn chip để theo dõi?” Tám Dương Minh: “Hãy phản đối. Nhân dân VN quyết không làm bầy cừu cho bọn chúng chăn dắt mãi nữa. Đã 3/4 thế kỷ đầy ắp oan khiên của thân phận bọt bèo, vậy là đủ quá rồi.” Cùng lúc, cũng có đôi ba ý kiến rất lạc quan: Phạm Hoa Nắng : “Chíp điện tử cũng như khóa số mã vạch thẻ ngân hàng tức là đưa vào ổ cứng mới kích hoạt còn bản thân thiết bị này không có pin năng lượng không phát tín hiệu không phản hồi tín hiệu khi không có thiết bị mở khóa dạng thẻ nhớ chứ không phải hộp đen trên máy bay tầu thủy ô tô yên tâm đi tôi thấy rất bình thường.” Chi Trần: “Hình như một số bạn bè của tôi đang lo lắng thái quá về cái vụ thẻ CCCCD có gắn chip điện tử và mặc nhiên gắn cho nó cái đó là để theo dõi, định vị người mang cái thẻ CC đó…Hehe.. Chẳng bênh ai, nhưng có nói gì thì phải có dẫn chứng khoa học. Có lẽ cái thẻ tích hợp chip nó sẽ tích hợp một số thông tin khác mà khi đút vào đầu đọc thẻ nó mới nhận ra được. Đơn giản vậy thôi. Đừng lo lắng quá!” Nghe thì cũng “đơn giản” thật nhưng một xứ sở theo chính sách công an trị, nơi mà kẻ nắm quyền chúi mũi vào khắp mọi nơi (tu viện, chùa chiền, thánh thất, giáo đường, giường chiếu, thùng rác, bao cao su đã qua xử dụng) thì người dân luôn cảm thấy nghi ngại và bất an là chuyện tất nhiên. Hơn hai phần ba thế kỷ qua, chế độ toàn trị và bạo ngược hiện hành ở Việt Nam chưa hề mang lại an bình hay phúc lợi cho bất cứ ai (ngoài đám lãnh đạo) nên cứ “yên tâm đi” và “đừng lo lắng quá” e không phải là thái độ tương thích để có thể sống còn ở cái đất nước khốn nạn này. tuongnangtien’s blog #thẻCCCD  
......

Nguyên nhân sâu xa cho những tham nhũng hiện tại

Binh Le Thi Thanh| Hôm nay nghe bạn Hiền Trần trả lời tranh luận tiếp về nạn tham nhũng trong NỘI BỘ LÃNH ĐẠO ĐCSVN đang phá tan Đất nước, đẩy Dân tộc Việt Nam vào nguy cơ DIỆT VONG TRONG TAY TQ như hiện nay. Nghe bạn ấy khẳng định mọi đường lối “CCRĐ, đánh đổ phong kiến” để “dân cầy có ruộng”, rồi “vận động dân vào HTX”; để rồi “lại chia khoán ruộng cho dân”.... của đảng là “đúng”, chỉ “phương pháp thực hiện” và do “ý thức tập thể của người dân kém”.... Mặc dù bạn Hiền cũng công nhận yếu tưởng xây dựng CNXH ở VN “đã phá sản, nên chuyển sang TBCN” và đổ “tại thời kỳ nhập nhèm này mới sinh ra nhiều loại tham nhũng”. Song tôi lại khẳng định: BẢN CHẤT NHÓM LÃNH ĐẠO CAO CẤP CỦA ĐCSVN LÀ THAM QUYỀN LỰC (trong đó tất nhiên là cả LỢI) nên chúng luôn lo bị mất quyền và lợi, mà NHỜ LỪA DÂN CHÚNG MỚI CƯỚP ĐƯỢC! Vì thế, muốn tạo vây cánh bảo vệ ghế ngồi, chúng PHẢI LÀM NGƠ cho tay chân THAM NHŨNG, BÓC LỘT DÂN bằng nhiều hình thức ngày càng tinh vi, để ràng buộc bọn này phải TRUNG THÀNH VỚI ĐẢNG VÀ HẾT MÌNH BẢO VỆ ĐẢNG, BẢO VỆ CHẾ ĐỘ, cũng là để bảo vệ tất cả những gì chúng CƯỚP ĐƯỢC của dân! Cũng vì chúng luôn sợ mất quyền độc tôn vơ vét, nhóm lãnh đạo BCT CỐ TÌNH NHÉT ĐIỀU 4 vào Hiến pháp để khẳng định tính “chính danh” và “độc quyền” bóc lột dân trên mọi lĩnh vực cho ĐCSVN, mặc dù chúng ĂN LƯƠNG TỪ THUẾ DÂN THÌ PHẢI PHỤNG SỰ DÂN như các chính phủ DO DÂN BẦU RA mới đúng! Cũng vì luôn sợ mất QUYỀN VÀ LỢI chúng NHÌN ĐÂU CŨNG THẤY KẺ THÙ! Chúng tự biết chúng LÀM SAI Ý DÂN QUÁ NHIỀU, đã và đang đi trên con đường PHẢN DÂN, HẠI NƯỚC, nên luôn lo sợ bị dân “lật đổ”, do đó để bảo toàn ghế độc tôn, chúng càng ra sức sử dụng BẠO LỰC TRẤN ÁP DÂN mạnh hơn; TƯỚC SẠCH MỌI QUYỀN của người dân và COI DÂN CÒN HƠN KẺ THÙ TQ XÂM LƯỢC. Vì thế, chúng mới nhẫn tâm huy động tới 3.000 quân tính nhuệ ĐANG ĐÊM bao vây càn quét là Hoành GIẾT CHẾT CỤ KÌNH, 1 CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN đã 84 tuổi đời, 58 tuổi đảng để BỊT MIỆNG CƯỚP ĐẤT, bắn trọng thương 2 cán bộ đảng viên khác, buộc 3 CA “chết” vô lý và bắt đi 29 người dân Đồng Tâm, tuyên án giết chết thêm 2 con trai Cụ và tù chung thân cho cháu nội Cụ dựa trên tội danh “ giết người” mà chính chúng KHÔNG THỂ CHỨNG MINH NỔI họ có thực “đổ xăng thiêu chết 3 CA” kia như cáo trạng của VKS không?! Còn nói về “công dẫn dắt”, chúng đã thụ hưởng quá nhiều và quá lâu rồi! Trong khi xương máu và mồ hôi, nước mắt của cả Dân tộc này đổ xuống để làm nên cơ đồ cho VN hôm nay chứ không phải chúng, những kẻ ngồi salông trong phòng lạnh cứ nhắm mắt thí mạng dân, cốt đạt mục đích CƯỚP QUYỀN để rồi quay lại giết dân, bợ đít kẻ thù như hôm nay! Vì quá buồn, quá đau lòng khi thấy không chỉ bạn Hien Tran, mà còn nhiều người VN khác còn những suy nghĩ nông cạn kiểu “bị nhồi” này, mà mình kiên nhẫn viết những lời Comment dưới đây, hy vọng nhiều người sáng suốt hơn cho ý kiến! Hien Tran Trời ơi là trời. Đến giờ mà bạn vẫn chưa chịu tỉnh ngộ ra ư??? Chuyện lấy miếng mồi “dân cầy có ruộng” chỉ để lôi kéo dân nghèo lao vào cuộc chiến CƯỚP CHÍNH QUYỀN cho một nhóm THAM QUYỀN LỰC, và cuộc ĐẤU TỐ cả cha mẹ, họ hàng, làng xóm .... trong CCRĐ “long trời lở đất” của đảng phát động là nhằm mục đích CƯỚP TÀI SẢN, RUỘNG ĐẤT của những người năng động, giỏi làm ăn, có khả năng tính toán vươn lên trong XH, để TRIỆT TIÊU TRÍ TUỆ VN, buộc tất cả trở thành LAO NÔ CHO ĐẢNG mà thôi! Họ có còng lưng suốt đời cũng chỉ đủ ăn và KHÔNG THỂ NGHĨ GÌ XA HƠN MIẾNG CƠM MANH ÁO trong cái TRẠI TẬP TRUNG trá hình gọi là HTX do đảng QUẢN LÝ và THU TÔ đó! Đảng chỉ LỢI DỤNG DÂN MÌNH bằng miếng mồi “dân cày có ruộng” rồi lại BUỘC PHẢI GÓP VÀO HTX, chứ không có “vận động” gì hết! Ai dám chống lại, không vào? Khi thấy cảnh đầu rơi, máu chẩy trước đây trong CCRĐ? Ai dám chống lại, khi biết Stalin thu sạch lương thực, thực phẩm của dân Ucreina để 10 TRIỆU NGƯỜI BỊ CHẾT ĐÓI vì bày tỏ ý không muốn nhập đất đai vào Công xã nhân dân? Tôi đồng ý hồi đầu “dân được bầu ra chủ nhiệm HTX”, nhưng bên cạnh Chủ nhiệm HTX luôn là Bí thư Đảng ủy và.... mọi quyết định do ông ta chỉ đạo, do đó “người được dân bầu” thực chất cũng chỉ là BÙ NHÌN LÀM THUÊ ĂN LƯƠNG CHO ĐẢNG mà thôi! Bạn nói thời HTX “tốt” vì mọi thứ “cùng làm cùng hưởng ăn chia đồng đều theo công điểm, người neo đơn được giúp đỡ, nên nông dân thấy thoải mái hơn là đi làm thuê cho tư nhân”. Thực tế đó là TƯ DUY CỦA NHỮNG KẺ LƯỜI BIẾNG, BẤT TÀI, DỐ.T NÁT, thích ỉ lại vào người khác thôi! Chứ người năng động, ham làm việc và có khả năng phát triển, sáng tạo để bật lên lại cảm thấy nhàm chán, không muốn làm vì sự nỗ lực bản thân họ KHÔNG ĐEM LẠI HIỆU QUẢ THỰC SỰ CHO GIA ĐÌNH, XH, vì thế mới có cảnh “cha chung không ai khóc” bạn ạ. Bởi có nỗ lực mấy cũng không giàu! Dốc sức ra chỉ để nuôi những kẻ ăn trên ngồi chốc vừa đảng vừa chính quyền cưỡi cổ mình hay sao? Rồi có giàu lên được để bị chúng nó đấu tố và giết chết .... thì cũng không ai muốn! Còn chuyện từ HTX chúng buộc phải khoán ruộng, cũng không phải do lãnh đạo đảng của bạn “sáng suốt” gì cả! Toàn bọn đầu đất chân tay phát triển hơn trí óc tham quyền lực nắm chính quyền thì biết gì mà thay đổi??? Chẳng qua HTX và Công xã nhân dân là do những cái đầu THIẾU KINH NGHIỆM THỰC TẾ NHƯNG GIÀU TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của LX, TQ vẽ ra để LỪA DÂN là “bình quyền bình đẳng, không có kẻ giàu người nghèo “ (được lãnh đạo ĐCSVN SAO CHÉP) BỊ PHÁ SẢN vì dân càng làm càng thiếu đói, buộc phải quay sang con đường KHOÁN ĐẤT, ĐỔI CÔNG để tự cứu ghế ngồi của đảng trước khi cứu dân! Bạn nói “thời HTX không có người giàu, kẻ nghèo” nhưng trên thực tế, người giàu nhanh chính là ĐCSVN - một giai cấp thống trị cường hào ác bá mới hoàn toàn KHÔNG PHẢI LÀM GÌ suốt ngày hội họp bàn mưu tính kế HẠN CHẾ MỌI QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN, LỪA ĐẢO ĐỂ BÓC LỘT DÂN CHO RIÊNG CHÚNG AN NHÀN! Hãy nhìn lại xem, tất cả đám cán bộ lãnh đạo cao cấp đều được “cấp” những căn biệt thự rộng lớn, có người hầu kẻ hạ mà chúng gọi là “người làm tạp vụ”, có xe công đưa rước, được hưởng mọi ưu đãi từ lương, thưởng; từ cách định mức lương thực, thực phẩm, từ khẩu phần ăn, tiêu chuẩn gạo, thịt, đường, nước mắm và.... cả bánh kẹo, thuốc lá hàng tháng. Trong khi dân VN chỉ có gạo, muối, than củi và chút xì dầu, mỡ cũng khó khăn khan hiếm.... như thế là “không có người giàu kẻ nghèo” như bạn nghĩ đó ư??? Tất nhiên lúc đó CẢ NƯỚC ĐÓI thì chỉ cần hơn nhau nhà cửa, miếng ăn, áo mặc ... đã khác hẳn nhau rồi, chứ không khác một trời một vực “kẻ ăn chẳng hết, người lần không ra” như bây giờ! Tham nhũng thực ra chính là TRUYỀN THỐNG TRỤC LỢI CỦA LÃNH ĐẠO ĐCSVN từ lâu rồi! Vì LỢI ÍCH, họ LỪA DÂN CƯỚP QUYỀN, rồi giết hết những người có khả năng, giam hết những người có tư duy, trí tuệ để tha hồ tuyên truyền LỪA ĐẢO hòng ĐÈ ĐẦU CƯỠI CỔ, BÓC LỘT, THAM NHŨNG vơ vét tài nguyên Đất nước và tiền của của Dân, để riêng họ được ăn sung mặc sướng, tích lũy làm giàu! Lúc Đất nước còn nghèo, người nông dân không biết mấy vì nhóm lãnh đạo cao cấp của đảng đều được chuyển về thành phố và được phân nhà “công vụ” có thể cho thuê hoặc chuyển nhượng, nên chỉ những người ở thành phố mới nhìn thấy rõ sự phân cấp, khi gia đình các cán bộ lãnh đạo đều được mua hàng ở cửa hàng riêng toàn đồ ngon và thừa mứa mọi thứ. Trong khi dân xếp hàng cả ngày để đong được vài cân gạo, yến bột mì hôi hay cân muối, lít dầu thắp đèn...v.v.... Thả cho dàn cán bộ lãnh đạo các cấp tham nhũng và hành dân là PHƯƠNG CHÂM CỦA ĐCSVN ngay từ đầu, nhằm buộc họ vì QUYỀN VÀ LỢI mà PHẢI TRUNG THÀNH với Đảng, làm chân rết thay đảng theo dõi, quản lý chặt dân tới từng thôn xóm, để bảo vệ chế độ độc tôn cho Đảng cai trị lâu dài. Vì thế, những kẻ tham nhũng gần đây “bị lộ” đã mặc nhiên tồn tại, kéo dài hàng mấy chục năm. Trước đó còn được ca ngợi trên hệ thống báo chí đảng, được tặng thưởng danh hiệu các loại, được thăng quan, tiến chức vù vù mà dân mình “có mắt như mù, có tài mà điếc, một từ cũng câm”?! Tham nhũng chỉ “bị lộ” khi chúng đánh nhau tranh ghế vì ăn chia không đồng đều thì .... dân mới NGÃ NGỬA mà thôi! Nhưng.... đáng tiếc, dân VN do còn quá nhiều người tư duy cạn hẹp như bạn, vẫn nghĩ rằng, “mục đích của đảng là tốt đẹp, đúng đắn, chỉ sai trong phương pháp thực hiện và do yếu tố người thực hiện chính sách và trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân còn kém”..... Chính vì các bạn KHÔNG NHẬN RA NGUYÊN NHÂN SÂU XA, cứ tiếp tục lươn lẹo giúp chúng LỪA DÂN kiểu này, nên VN mới rơi vào THẢM TRẠNG THAM NHŨNG TRÀN LAN, PHÁ TAN ĐẤT NƯỚC, HUỶ HOẠI DÂN TỘC TRONG TAY TRUNG CỘNG NHƯ HÔM NAY! Tỉnh lại đi bạn ơi! Thanh Bình 22.09.2020  
......

Khi Niềm Tin Mất

Đỗ Ngà| Khi con người trở nên tham thì lòng tin xã hội dành cho người đó cũng mất dần. Khi xã hội tham lam thì con người trở nên mất niềm tin vào nhau, điều đó đang diễn ra tại xã hội Việt Nam. Ở nước ngoài, chữ ký của người dân là một bảo chứng thì ở Việt Nam lại khác, người ta đòi phải thêm con dấu đỏ do một cơ quan công chứng xác nhận “sao y” mới tin. Và thậm chí, có nơi còn đòi hỏi con dấu “sao y” phải không quá 6 tháng mới được chấp nhận thì mới thấy, vấn đề thủ tục ở Việt Nam nó nặng nề như thế nào?! Như vậy rõ ràng khi lòng tin mất đi thì xã hội tự sinh ra thủ tục làm rào cản để giảm bớt nguy cơ sập bẫy lừa dối, đó là một lẽ tự nhiên, chính vì vậy, Việt Nam đã phải mất quá nhiều sức lực và thời gian của xã hội để đề phòng lẫn nhau. Thủ tục là một trình tự giải quyết công việc của chính quyền. Nó rất quan trọng, không thể thiếu được. Tuy nhiên, để có thủ tục đơn giản mà đầy đủ là một điều không dễ, nó đòi hỏi giữa nhà nước và nhân dân phải có lòng tin lẫn nhau. Với một xã hội mà lòng tin đã rơi đến tận đáy như Việt Nam thì việc tinh giảm thủ tục hành chính là gần như không thể thực hiện được. Chính quyền cũng biết dân không tin họ, và tất nhiên họ cũng chẳng thể tin vào nhân dân mặc dù tuyên truyền thì bao giờ “dân cũng tin đảng và đảng tạo lòng tin cho dân”. Và đó là lý do tại sao chính quyền CS cứ hô hào “cải cách thủ tục hành chính” nhưng cuối cùng cũng đâu vào đấy, thủ tục vẫn rối rắm rờm rà. Nói về lĩnh vực ngân hàng, nơi mà người ta cho vay tiền, thì nơi đây người ta phải cẩn thận sao cho đồng tiền cho vay ấy không bị chiếm dụng. Tiền là tài sản, nếu cho vay dễ dãi trong một xã hội thiếu vắng niềm tin thì tất ngân hàng sẽ ôm nợ xấu. Chính vì vậy, các ngân hàng phải dựng hàng rào thủ tục để đảm bảo rằng, những ai lọt qua được hàng rào này thì đảm bảo ngân hàng "không mất tiền". Xã hội này mất niềm tin đến mức, gói giải cứu doanh nghiệp 16.000 tỷ mà chính phủ đã triển khai từ hồi tháng 4 vừa rồi mà chỉ vỏn vẹn có đúng một doanh nghiệp lọt qua hàng rao thủ tục tiếp cận được khoản vay. Một thất bại ê chề trong việc triển khai chính sách. Ở đây chúng ta không thể trách ngân hàng được, vì họ là một doanh nghiệp nên họ phải tìm cách hạn chế nợ xấu. Điều đáng trách ở đây là niềm tin xã hội đã từ lâu không còn nữa. Với một xã hội mà tham lam đầy rẫy, chữ tín bị chà đạp, lòng tin thì thiếu vắng mà bảo ngân hàng đơn giản hóa thủ tục giải phóng gói tiền thì làm sao họ dám làm? Nhìn vào kết quả triển khai chính sách chúng ta thấy, hậu quả của một xã hội giảm sút niềm tin nó vô cùng tai hại, nó làm tắc nghẽn rất nhiều chính sách quan trọng. Còn nhớ gói an sinh 62.000 tỷ hồi tháng 5 vừa qua, thì rõ ràng chính sách này chả khác nào chính sách mà Mỹ, Anh, Úc đã làm. Thế nhưng tại sao người dân Việt gần như chẳng được bao nhiêu người có thể tiếp cận được với nó. Quan chức chính quyền địa phương thì hầu như chẳng ai có có đạo đức, đầu óc của họ thay vì nghĩ cách triển khai chính sách hiệu quả thì ngược lại, họ nghĩ ra cách thức để hớt lấy tiền cứu trợ như lập danh sách khống hoặc dùng thủ tục phức tạp để ngăn người dân tiếp cận. Một xã hội mà được dẫn dắt bởi chính quyền như thế thì xây dựng niềm tin cho xã hội bằng cách nào? Vô phương. Nói về việc ra chính sách thì Việt Nam cũng có thể học hỏi được cách làm của những chính quyền ở xứ tiến bộ, việc này không khó. Thế nhưng vấn đề lớn nhất ở Việt Nam là tính hiệu quả của chính sách khi được triển khai. Đó là lý do tại sao hết chính sách này đến chính sách khác hoặc thất bại hoặc hiệu quả không như mong muốn. Như đã nói, khi thiếu niềm tin thì ắt người ta tăng độ phức tạp thủ tục, mà tăng độ phức tạp thủ tục thì tính hiệu quả của chính sách hoặc bị hạn chế hoặc bị vô hiệu hóa và kết quả là gây lãng phí, tốn tiền dân và tốn thời gian và sức lực của xã hội. Niềm tin mất thủ tục khó và ngược lại. Nếu muốn một xã hội vận hành trơn tru hiệu quả thì tất phải bắt đầu từ việc xây dựng niềm tin trong xã hội. Đối với ĐCS thì điều này là ngoài khả năng của họ. -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://www.thesaigontimes.vn/…/ket-qua-thong-ke-phu-nhan-n…  
......

Cộng sản VN xách dép cho Camphuchia về cải cách giáo dục

Bộ Giáo dục Campuchia Ts Hang Chuon Naron Nguyễn Văn Đài Người trong hình là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao của Campuchia, tiến sĩ Hang Chuon Naron, đảm nhiệm chức vụ từ năm 2013. Sau 7 năm tại vị, ông đã đưa lại cho giáo dục Campuchia một diện mạo tươi mới mà nhiều quốc gia tưởng là to nhớn hùng mạnh hơn cũng phải thèm muốn. Là một người có tầm nhìn xa trông rộng, khi nhậm chức, ông đưa ra 8 điểm quan trọng để cải cách giáo dục nước nhà khi đó đang chìm vào tình trạng chạy đua theo thành tích, chất lượng xuống cấp, giáo viên yếu và thiếu, học sinh không có khả năng cạnh tranh, gian lận thi cử và hối lộ tham nhũng tràn lan. 8 điểm ông đưa ra là nâng cao chất lượng, cải cách kỳ thi THPT quốc gia (BacII ), đào tạo kỹ năng, phát triển kỹ năng mềm, cải cách thể thao, giám sát nhân viên, cải cách tài chính và đẩy mạnh nghiên cứu giáo dục. Việc đầu tiên ông cho làm là chống gian lận thi cử trung học để đưa chất lượng giáo dục lên hàng đầu. Và ông cho coi thi cực kỳ nghiêm ngặt và đưa tỷ lệ tốt nghiệp PTTH của Campuchia vốn toàn gần như tuyệt đối về thực chất luôn. Khi đó dân biểu tình và nhiều người chống đối, xong ông dám đối mặt và làm bằng được, quyết không chùn bước. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của Campuchia từ 80% trong năm 2013 giảm mạnh còn 25,7% năm 2014. Nghĩa là thực chất chỉ có 1/4 xứng đáng đậu PTTH mà thôi. Sau đó học sinh phải bò ra học thật. Tỷ lệ này trong các năm sau được cải thiện đáng kể (năm 2015 là 56%, năm 2016 là 62%, năm 2017 là 63,84% và năm 2019 là 68%), và điều đáng nói là không còn bóng dáng của tệ hối lộ và gian lận. Những học sinh đạt điểm A trong kỳ thi này khi cải cách chỉ còn 11 em, nay đạt 400 em. Việc kế tiếp ông cho tăng lương giáo viên lên 300% cho toàn bộ 130 ngàn người. Và 80% tổng ngân sách giáo dục của Campuchia hiện nay là giành cho lương giáo viên. Đồng thời giáo viên buộc phải nâng cao trình độ. Bộ Giáo dục xây dựng các kế hoạch với mục tiêu nâng cao trình độ của tất cả giáo viên-đòi hỏi họ phải có bằng cử nhân thay cho bằng trung cấp (chỉ phải học 2 năm) như hiện nay. Riêng đối với giáo viên THPT, tiến tới sẽ phải có bằng thạc sĩ. Về sách giáo khoa, ông cho làm lại nội dung theo hướng cho phép học sinh tham gia tích cực hơn vào các bài học. Ông cực kỳ chú trọng vào đào tạo cho sinh viên và học sinh về kỹ thuật số qua việc xây dựng thí điểm các trường học Thế hệ mới. Campuchia đã đầu tư hàng triệu đô la vào cơ sở hạ tầng của Trường học Thế hệ Mới, thư viện điện tử, đào tạo giáo viên và đưa Công nghệ thông tin vào lớp học. Về giáo dục thanh thiếu niên, ông rất chú trọng những kỹ năng quan trọng để các con có thể hội nhập toàn cầu, đó là kỹ năng tự học hiệu quả, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng mềm và kỹ năng ngôn ngữ, đạo đức., học STEM và khả năng làm chủ kỹ thuật số. Ông cho rằng "Thanh niên là trụ cột quan trọng của quốc gia, họ phải được trang bị kiến ​​thức. Đó là kiến ​​thức chung, học tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, kỹ năng nghề và kiến ​​thức toàn diện. Bản thân thanh niên cần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội, tham gia giải quyết việc làm cho chính thanh niên, đoàn kết tốt, tôn trọng bản sắc dân tộc". Ông luôn toàn tâm toàn ý cho giáo dục, năm 2018, sau khi trúng cử Nghị sỹ quốc hội 13 ngày, ông xin từ chức để chỉ làm Bộ trưởng Giáo dục cho thật tốt. Ông quản lý tài chính cho ngân sách giáo dục rất nghiêm ngặt do trước đó ông từng làm thứ trưởng Bộ Tài chính Campuchia. Bản thân Hang Chuon Naron cũng là một con người của học hỏi, của tiến bộ, ông là một học giả không ngừng chinh phục các đỉnh cao trí tuệ, là tấm gương thiết thực cho mọi học sinh. Ông tốt nghiệp đại học Luật và quan hệ quốc tế Kiev và có bằng tiến sĩ Kinh tế quốc tế tại trường MGIMO danh giá của Nga. Ông học và lấy bằng thạc sỹ Luật từ một chương trình liên kết với Đại học Lumière University Lyon 2 của Pháp. Trong khi làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông tiếp tục học tiến sĩ giáo dục và lấy bằng năm 2018 tại Đại học Chualongkom Thái Lan. Ông rất tích cực tham gia các chương trình và diễn đàn giáo dục toàn cầu để tìm đường đi nước bước phát triển giáo dục nước nhà. Ông thông thạo tiếng Nga, tiếng Anh... Ông được học sinh, thày cô giáo và dân chúng yêu mến. Năm 2016 ông được dân bầu chọn là Bộ trưởng yêu thích nhất của Campuchia. Nhờ có công sức của ông mà tỷ lệ trẻ em đi học tiểu học tăng từ 87 % năm 2000 lên 98 %, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng lần lượt là 57 % và 30 %. Kể từ ít hơn 1% dân số được học đại học năm 2000 lên 15% hiện nay. Học sinh Campuchia đã bắt đầu tham gia các kỳ thi quốc tế và về giáo dục đại học, Viện Công nghệ Campuchia được công nhận không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn cầu. Thật phước thay cho dân Campuchia có một nhà giáo dục như ông. Nghĩ mà thấy buồn thấy tủi quá. Có lẽ ta còn thua xa cả hàng xóm mất rồi.    
......

Đây là cách mà tiền thuế của dân được xài…

Manh Kim|   “Tiền thuế của dân “chạy” đi đâu?” là một trong những câu hỏi bí mật nhất Việt Nam. Chẳng người dân nào có thể biết chính xác “ngân sách nhà nước”, tức tiền thuế của người dân, được dùng như thế nào và dùng vào việc gì cho “ích nước, lợi nhà”… Đã có hàng ngàn, thậm chí hơn, bài báo nói về “lạm chi ngân sách”, “thất thoát tài sản công”, cần “thắt chặt chi tiêu trong tình hình khó khăn”… Dĩ nhiên “nói” thì chẳng cần “tiết kiệm” lời. Vấn đề là xài thì cứ mặc sức xài. Thiếu thốn cỡ nào cũng có thể “linh động” tìm cách xài. Càng khó khăn, càng “sáng tạo” trong cách xài. Chẳng hạn vụ tỉnh ủy Quảng Bình thông báo chi hơn 2,2 tỷ đồng để mua cặp đựng tài liệu cho khách mời và đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh. Tình hình chung là ngân sách năm nay tiếp tục “bội chi”. Sau bảy tháng đầu năm, ngân sách nhà nước đã bội chi khoảng 101,1 nghìn tỷ đồng. Báo cáo Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 15-7-2020 ước tính đạt 697,5 nghìn tỷ đồng, bằng 46,1% dự toán năm. Truy cập trang web Cổng công khai ngân sách nhà nước (ckns.mof.gov.vn) thuộc Bộ Tài chính ngày 23-9-2020, cho thấy dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 có thể “đạt” bội chi 234.000 tỷ đồng; tổng thu sáu tháng đầu năm đạt 668.675 tỷ đồng; trong khi tổng chi là 729.440 tỷ đồng. Muốn biết phần nào tiền thuế người dân dùng vào việc gì, hãy thử vào trang “Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia” của Bộ Kế hoạch Đầu tư (muasamcong.mpi.gov.vn). Ở đó, bạn sẽ thấy chi tiết những kế hoạch chi xài “rùng rợn” vô tội vạ như thế nào. Hãy nhập “20200870966” vào ô “Số KHLCNT” (Số kế hoạch lựa chọn nhà thầu), bạn sẽ thấy người ta sẵn sàng chi 414.739.000 đồng cho việc “Xuất bản cuốn sách Dưới cờ Đảng, tuổi trẻ Quảng Ninh xung kích, đổi mới, sáng tạo xây dựng tỉnh giàu đẹp, văn minh”. Hãy nhập “20200964677” theo cùng cách, để thấy người ta chi 151.293.000.000 đồng cho việc “Đầu tư xây dựng Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1954-1975) tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang”. Chủ đầu tư là Văn phòng Tỉnh ủy Kiên Giang. Hãy nhập “20200963606”, để thấy một số tiền lớn 8.031.200.000 được dùng để “Mua sắm thiết bị giảng dạy nghiệp vụ năm 2020” của Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I… Chỉ riêng việc “Biên soạn, xuất bản và in ấn cuốn sách “Quận-Huyện-Thị xã Thành phố Hà Nội Xưa và Nay” của Ban Tuyên Giáo Thành ủy Hà Nội đã ngốn 396.740.000 đồng! Toàn đơn vị hàng trăm triệu đến hàng (trăm) tỷ! Trang “Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia” (Bộ Kế hoạch Đầu tư) liệt kê các dự án lớn nhỏ, của từng địa phương lớn nhỏ, giúp cho thấy ở đâu đang muốn “ăn” gì, cơ quan nào “ăn” như thế nào – một cách có hệ thống và… “đúng luật”. Công an tỉnh Bắc Ninh chẳng hạn. Với “dự án” đơn giản là “Cung cấp dịch vụ in băng rôn, tờ rơi phục vụ tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong các Khu, Cụm” (số 20200963645), cơ quan này nêu “giá dự toán” là 1.161.932.000 đồng. Ngay một tỉnh nghèo “có hạng” như Lai Châu, nơi học sinh có thể nói thuộc một trong những thành phần đáng thương nhất nước, các “thầy” ở Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đòi “Mua sắm xe ôtô” (số KHLCNT 20200962923) với 998.000.000 đồng! “Ăn” bạo nhất, công khai nhất, hoành tráng nhất, và thậm chí có thể được “khen” khi “ăn” là “ăn theo” Đại hội Đảng. Tìm kiếm thông tin về “Đại hội Đảng bộ các cấp” những ngày này, sẽ dễ dàng thấy vô số bài viết tuyên truyền về “tiến tới Đại hội Đảng”. “Tiến tới” ở đây cũng có nghĩa là “tiến tới” những cuộc rút rỉa rầm rộ. Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, với “dự án số “20200964629” mang nội dung “Trang trí sắp đặt một số cụm mô hình, tác phẩm nghệ thuật xung quanh hồ Hoàn Kiếm chào mừng Đại hội Đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, ngày phê duyệt 22-9-2020, đã ghi “giá dự toán” là 727.375.000 đồng. Đó chỉ mới là “Ban quản lý Phố cổ”, cơ quan to hơn dĩ nhiên phải “xơi” mâm to hơn. Văn phòng Thành ủy Hà Nội có một “kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII” một cách rất hoành tráng (số KHLCNT 20200958849), với phần “chi tiết nguồn vốn” được ghi là “Ngân sách Nhà nước”, và khoản dự kiến là 9.369.720.000 đồng! Cụ thể, phí tư vấn thuê hội trường phục vụ Đại hội là 1.200.000.000 đồng; phí tư vấn “Đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức đại hội” là 842.820.000 đồng; “Mua cặp da đựng tài liệu” 960.000.000 đồng; phí tư vấn “In, gia công sổ phục vụ Đại hội” 95.000.000 đồng; phí tư vấn “In phù hiệu Đại hội” 55.000.000 đồng… Ngày 22-9-2020, tại hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát Đảng bộ thành phố Hà Nội, bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã nhắc nhở các “đồng chí” của mình rằng, để “tiến tới” Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội ngày 11 đến ngày 13-10-2020, các “đồng chí” phải “tập trung tiết kiệm”, rằng đại hội không cần tặng hoa và tổ chức ca múa. Quả là cần phải “tiết kiệm”, vì chỉ riêng “Thuê cốc chén, trang thiết bị phục vụ giải khát giữa giờ” đã là 95.000.000 đồng; và bút dùng cho Đại hội đã là 50.000.000 đồng! Cho đến ngày Đại hội Đảng toàn quốc (dự kiến đầu năm 2021), hàng loạt đại hội đảng bộ địa phương đã và sẽ được tổ chức. Ai có thể tính được chính xác chi phí cho toàn bộ cuộc chè chén linh đình này? Và nó “góp phần” như thế nào cho cuộc khủng hoảng “bội chi” không có điểm dừng, làm liên tục thâm hụt túi tiền người dân mà người ta gọi là “ngân sách nhà nước”? Điều mỉa mai là niềm tin “Đảng trong sạch” và niềm tin vào “cuộc chiến chống tham nhũng” của ông Trọng vẫn còn phổ biến hoặc được cố tình làm cho phổ biến. Nó cho thấy một trớ trêu: nếu tin ông Trọng “thực tâm” trong chiến dịch đốt lò "chống tham nhũng" hơn là thanh trừng nội bộ, rằng Đảng đang “cải tổ”, và đường lối cai trị nói chung vẫn đúng thì xem như mặc nhiên thừa nhận bộ máy cai trị này có quyền rút rỉa mồ hôi nước mắt người dân; mặc nhiên chứng kiến những mâm cỗ hoành tráng của những kẻ đang ở thế có thẩm quyền đốt lò; thậm chí xem như là “bình thường” khi người dân phải nộp thuế để “cán bộ” có tiền gửi con du học.  
......

Bộ tứ mới sau đại hội XIII

Bùi Quang Vơm - Danchimviet.info Đại hội XIII đảng CSVN dự kiến được tổ chức vào tháng 1/2021, nghĩa là chỉ còn không đến 5 tháng nữa, nhưng diện mạo nhân sự chủ chốt, số lượng ủy viên bộ chính trị sẽ được bổ sung, bộ tứ mới, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và đặc biệt là vị trí Tổng bí thư, vẫn chưa có một tín hiệu được phỏng đoán nào. Hiện tượng chưa từng có. Ở các kỳ Đại hội khác, dù nhân sự luôn là tuyệt mật, cơ cấu Bộ chính trị, các vị trí chủ chốt, như bộ tứ, đặc biêt là hại vị trí Tổng bí thư và Thủ tướng, dư luận bao giờ cũng phỏng đoán được với độ chính xác ít nhất cũng khoàng 60-70%. Lần này thì không. phản ánh khủng hoảng trong nhân sự đảng, khoảng trống trong nhân sự kế tiếp. Nhìn vào hàng ngũ cán bộ chủ chốt hiện nay, người ta không khó nhận thấy khoảng cách quá xa giữa những người tại vị và lực lượng của đội ngũ kế cận bổ sung. Cả về trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị, đặc biệt là lập trường tư tưởng, quá trình thử thách, đều không đủ độ tin cậy đối chiêu với quan điểm nền tảng chính thống. Đảng đã không làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ? hay những nhân tố đủ tiêu chuẩn để lọt qua lưới lọc cổ điển đã trở nên khan hiếm? Điều mà người ta thấy rõ ràng là việc lấp đầy chỗ trống của cơ cấu 19 ủy viên Bộ chính trị và 200 ủy viên Trung ương vào thời điểm hiện tại là một thứ nhiệm vụ «bất khả thi». Gần 5 triệu đảng viên, không còn ai vừa tin vào chủ nghĩa Mác vừa leo lên tới cấp trung ương mà lại «nghèo và trong sạch». Những ai sẽ vào Bộ chính trị? Bộ chính trị sau đại hội XII gồm 19 người là một sản phẩm chịu áp lực của Nguyễn Tấn Dũng. Để Nguyễn Tấn Dũng chịu rút khỏi Bộ chính trị, Đại hội XII buộc phải chấp nhận bổ sung 3 nhân vật do Dũng đề nghị là Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải và Đinh La Thăng, bỏ qua con số 15 đã thành luật không lời. Để tạo thành con số lẻ 19, Nguyễn Phú Trọng đưa Trương Hòa Bình vào làm đặc vụ chìm bên cạnh Thủ tướng, kiềm chế Chính phủ. Sau bốn năm, Đinh La Thăng đi tù, Hoàng Trung Hải bị cảnh cáo, còn lại Nguyễn Văn Bình không quyền lực, không có dấu hiệu ra tòa, nhưng không rõ thuộc quy hoạch cho vị trí nào. Đinh Thế Huynh mất ghế ủy viên, dù cho đến nay vẫn không được chính thức công bố miễn nhiệm, cộng với cái chết bất ngờ và bí ẩn của Trần Đại Quang, số ủy viên bộ chính trị về lại con số 15. Nếu không có cơ chế đặc biệt, (tái cử hay tái ứng cử quá 65 tuổi), con số tái ứng viên bộ chính trị của Đại Hội XIII sẽ chỉ còn 7 người, gồm: 1- Phạm Bình Minh(1959) 2- Nguyễn Văn Bình(1961) 3- Vương Đình Huệ(1957) 4- Võ Văn Thưởng(1970) 5-Trương Thị Mai(1958) 6- Phạm Minh Chính(1958) 7- Tô Lâm.(1957) Do khan hiếm lực lượng kế cận, phương án quay về con số 15 ủy viên, thậm chí rút xuống 13 có lẽ được lựa chọn. Như vậy, có thể thấy các ủy viên bổ sung sẽ có thể là: 1- Lương Cường sẽ là Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng 2- Phan Đình Trạc, trưởng Ban Nội chính 3- Trần Cẩm Tú chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Trung ương 4- Vũ Đức Đam, sẽ là Phó thủ tướng thường trực. 5- Nguyễn Thành Phong, bí thư Th.ủy HCM 6- Bùi Thanh Sơn Bộ Ngoại giao hay Nguyễn Xuân Thắng Hội đồng lý luận Trung ương. Việc lựa chọn giữa Bùi Thanh Sơn hay Nguyễn Xuân Thắng thể hiện tranh chấp giữa cấp tiến và bảo thủ. Nếu ảnh hưởng của Nguyễn Phú Trọng còn mạnh, Nguyễn Xuân Thắng sẽ trúng cử. Ai sẽ là Tổng Bí thư Với 13 người trên, sẽ không có ai đáng mặt Tổng bí thư, không có ai đáng làm Chủ tịch nước. Trong các ủy viên Bộ chính trị hiện tại, cả những người sẽ tái cử lẫn sẽ bổ sung, không có ai vượt trội hơn hẳn để có thể giữ ghế Tổng bí thư. Đó là lý do bắt buộc chấp nhận ít nhất một trường hợp đặc cách, trong 3 phiếu đặc cách có thể, dành cho ông Phúc, bà Ngân hoặc ông Vượng. Có thể có chút ít ảnh hưởng nhờ những bộc lộ tin cậy công khai một cách cố ý của ông Trọng và từ vị trí Thường trực Ban bí thư, như vị trí số hai trong đảng, nhưng ông Trần Quốc Vượng chưa bao giờ chứng tỏ năng lực cả về lý luận lẫn năng lực kỹ trị kinh tế, trong khi, trong bộ chính trị hiện nay, ông là người nhiều tuổi nhất trong những người quá tuổi. Nếu bỏ phiếu, ông Vượng chắc chỉ có một phiếu, là phiếu của ông Trọng. Cơ chế đặc cách sẽ khó được chấp nhận cho một người như vậy. Bà Ngân xuất thân Bến Tre, dân vỉa hè Hà Nội nói «quê một cục», «hợp với công tác quần chúng, phong trào, thi đua khen thưởng, quá lắm là nghi lễ, khánh tiết, chứ làm gì đủ đức để lên ngôi cửu đỉnh». Nếu có đặc cách, bà Ngân chắc được chọn cho chân Chủ tịch nước. Trong nhiệm kỳ vừa rồi, phải nói là chế độ yên bình, không có loạn tiếm quyền, nên chẳng có ai có công cứu giá, ngôi chủ tịch nước có thể để cho phụ nữ, dĩ hòa vi quý. Dưới ông Trọng, hiện tại, người có uy tín nhất vừa hơn hẳn vừa bao trùm là ông Nguyễn Xuân Phúc. Mặc dù Nguyễn Xuân Phúc chịu tiếng kém lý luận, vụng ăn nói, nhưng khuynh hướng áp đảo hiện nay là hiệu quả quản lý Tăng trưởng kinh tế, nền tảng duy nhất để đảm bảo ổn định xã hội, cứu cánh cho tính chính danh của đảng, nghĩa là ổn định chế độ, ổn định nội bộ, chứ không phải là lý luận chủ nghĩa Mác với tư tưởng Hồ Chí Minh. Có người còn nói rằng, những từ tự vỗ ngực, lơ lửng trên mây của ông Trọng «chưa bao giờ có cơ đồ như bây giờ…» cũng chỉ là «giọng ăn theo, nói leo» những thứ do ông Phúc và ông Minh làm, chứ cứ theo đúng «định hướng XHCN» và «lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ lực», thì đói rã họng ra rồi! Mấy năm vừa rồi, đặc biệt năm 2020, vừa làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, vừa làm chủ tịch luân phiên ASEAN, uy tín và vị thế của Việt Nam được thế giới xác nhận, chủ yếu do công của Ngoại giao, có công đầu của Phạm Bình Minh. Vì vậy, có khả năng sẽ có 2 phiếu đặc cách tái cử ủy viên bộ chính trị: 1- Nguyễn Xuân Phúc,(1954), thay thế Nguyễn Phú Trọng cho chânTổng bí thư Đảng. 2-Nguyễn Thị Kim Ngân,(1954), cho vị trí Chủ tịch nước. Bộ tứ mới Nếu đúng như dự đoán trên, bộ tứ của chế độ sẽ có thể như sau: Tổng bí thư : Nguyễn Xuân Phúc Chủ tịch nước: Nguyễn Thị Kim Ngân Thủ tướng chính phủ: Phạm Bình Minh Chủ tịch Quốc Hội: Trương Thị Mai Khuôn mẫu bộ tứ mới này thể hiện sự cân bằng hoàn hảo, gồm hai nam, hai nữ. Tổng bí thư miền Trung, Thủ tướng miền Bắc, Chủ tịch nước miền Nam, và Chủ tịch Quốc Hội xuất thân Quảng Bình, nằm ở giữa giải đất hình chữ S. Trục chính của chế độ là trục Nguyễn Xuân Phúc- Phạm Bình Minh, trước hết phản ánh tư tưởng chủ đạo là lấy hiệu quả kỹ trị làm trọng. Đường lối sẽ dựa trên căn bản Lợi ích Quốc gia và Luật pháp Quốc tế, không phải trên nền tảng chủ nghĩa, như từ Đại Hội XII trở về trước. Việc đặt người miền Bắc vào vị trí đứng đầu Chính phủ cho biết quyền quyết định chế độ nằm ở cơ quan hành pháp, dựa trên năng lực quản trị kinh tế, không nằm ở quản lý tư tưởng hay kiểm soát ý thức hệ. Vả chăng, ông Phúc vốn cũng không có năng khiếu về lý thuyết đảng, thậm chí có thể phỏng đóan rằng ông không biết nhiều lắm về triết học Mác-xít. Có thể lờ mờ thấy khởi đầu của mô hình Chủ tich nước, đại diện Hiến Pháp và Thủ tướng Chính phủ, đại diện Hành Pháp, không có Tổng bí thư đảng. Việc Phạm Bình Minh có thể nắm vị trí Thủ tướng cũng cho thấy thái độ rõ ràng của Việt Nam với ĐCS Trung Quốc. Khác với trục Trọng-Phúc, đỏ vỏ, xanh lòng, trục Phúc-Minh sẽ là một trục tâm đầu ý hợp, ít nhất cùng trái với quan điểm «Thị trường Định hướngXHCN» của ông Trọng. Bất cứ ai từng kinh qua quản lý kinh tế, từng giao tiếp trực diện với nền tảng thực chất của kinh tế thị trường đích thực đều không thể hiểu và không thể chấp nhận khái niệm nền kinh tế Thị trường được Định hướng. Định hướng XHCN là thế nào? Là triệt tiêu dần dần tư hữu và kinh tế tư nhân? Là tiến dần tới kinh tế tập trung dưới điều của hành chính phủ? Là quay trở lại nền kinh tế kế hoạch hóa? Hoặc là điều tiết mọi chỉ tiêu theo tín hiệu vận hành của thị trường, hoặc là làm tê liệt mọi hoạt động của thị trường bằng kế hoạch hay định trước. Không có cái này trong cái kia, hoặc đồng thời là cái kia. Cùng với trục Phúc -Minh, vai trò của kinh tế quốc doanh, tức là vai trò của doanh nghiệp nhà nước sẽ được tối thiểu hóa. Không có chuyện bóp méo hay làm biến dạng thị trường bằng các mệnh lệnhh chính trị của lãnh đạo đảng thông qua công cụ doanh nghiệp nhà nước. Nếu hệ thống quốc doanh đủ sức để bao trùm nền kinh tế thì nó trở thành hệ thống chính trị, không còn là các định chế kinh tế nữa. Đó là định hướng, nhưng không còn là thị trường. Chủ trương thiết lập chi bộ đảng trong tất cả các doanh nghiệp tư nhân chính là chủ trương chính trị hóa nền kinh tế, học theo Trung Quốc, là một chủ trương phản động và ngu dốt. Nó sẽ chết cùng với với sự «tạ thế» của ông Trọng. Nếu đúng là trục Phúc-Minh được Đại Hội XIII lựa chọn, có thể hy vọng xu hướng rộng mở xã hội. gần gặn với thế giới dân chủ, cùng với sự hình thành dần dần tính độc lập của Tòa án và báo chí. Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII Ông Trọng tự phân công giữ vị trí trưởng tiểu ban Lý luận và Nhân sự, có chủ ý ghìm lái con tàu Việt theo con đường XHCN Mác-xít và loại bỏ những nhân tố có tư tưởng cải cách. Đó là tham vọng cố chấp của một bộ não ngoan cố, bảo thủ. Nhưng ông Trọng không biết rằng, cho dù cố gắng mức nào, thủ đoạn cỡ nào thì thực chất ông đã là một quá khứ, một thứ ngoáo ộp, một hoàng đế không còn tại vị. Tất cả đêu đã thấy rõ điều đó, thậm chí, chỉ sau khi ông «đứng trên vỉa hè» của chính trường, người ta sẽ nhắc tới ông như một cơn «giãy dụa» cuối cùng. Báo cáo chính trị đại Hội XIII tất yếu sẽ còn nguyên chữ «Thị trường Định hướng XHCN», còn nguyên «tuyệt đối trung thành với nguyên lý Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh», nhưng nỏ chỉ còn là cái vỏ, một cái bình rỗng, một xác chết không hồn. Đại hội lần này sẽ phải đối diện với một mâu thuẫn khó giải. Đó là việc, người chủ trì soạn thảo báo cáo và trình bày báo cáo chính trị tại Đại hội, thông thường là ứng viên đã được lựa chon cho vị trí Tổng bí thư, vì sẽ là người chỉ đạo thực hiên nghị quyết của Đại Hội. Nhưng lần này, ông Trọng chủ trì soạn thảo báo cáo chính trị, nhưng không phải là người sẽ tiếp tục chức vụ Tổng bí thư. Vậy, ai sẽ là người đọc báo cáo, có nghĩa ai sẽ là Tổng bí thư? Bây giờ, vẫn còn là điều bí ẩn. Người đọc báo cáo và người chủ trì soạn thảo không phải là một, đã nói rõ báo cáo là cái xác không hồn. Người ta không ai không nhớ, khi nói tới mấu chốt của tăng trưởng, ông Phúc 3 lần kếu lên: «cơ chế, cơ chế, cơ chế». Cơ chế nghĩa là luật, mà luật là «thể chế hóa cương lĩnh đảng», là «định hướng XHCN, là kinh tế quốc doanh là chủ đạo». Muốn tăng trưởng phải phá vỡ cơ chế. Đó là ý của ông Phúc. Nếu ông Phúc được chọn làm người đọc báo cáo, thì nội dung Nghị quyết của Đại hội có thể sẽ không phải là nội dung của Báo cáo chính trị. Đây sẽ là điểm nút gay cấn nhất của Đại Hội XIII. Nếu không thể có cơ chế đặc biệt cho ông Phúc, chỉ có một phiếu cho bà Ngân, liệu ông Phạm Bình Minh có thể là người được giao trách nhiệm đọc báo cáo chính trị không? Ông Minh là người miền Bắc, giỏi lý luận, lại đang là linh hồn không thể thay thế của chính sách đối ngoại Việt, bạn rất thân với Mỹ và châu Âu, nhưng rất không thân với Trung Quốc. Người ta đã nhiều lần dự báo rằng con số 13 là con số cuối cùng của đảng cộng sản, không biết có ứng nghiệm không! 20/09/2020 BÙI Quang Vơm    
......

Về việc Chu Ngọc Anh thay Nguyễn Đức Chung

Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân| Từ ngày Nguyễn Đức Chung bị ngưng chức, ghế chủ tịch thành phố Hà Nội đã gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận. Việc khởi tố và bắt giam Nguyễn Đức Chung sau đó cũng khá bất ngờ với nhiều người, báo hiệu một màn đấu đá không khoan nhượng trong nội bộ đảng ngay trước thềm đại hội 13. Mới đây theo thông báo của Bộ Chính Trị đảng CSVN đã quyết định đưa Bộ Trưởng Khoa Học-Công Nghệ Chu Ngọc Anh về làm phó bí thư thành uỷ Hà Nội. Như vậy, chắc chắn ông Chu Ngọc Anh sẽ thay thế Nguyễn Đức Chung trong chức vụ chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Theo đúng bài bản của đảng, phó bí thư đảng uỷ bao giờ cũng nắm bộ máy hành chánh trong khi Bí Thư Vương Đình Huệ đứng đầu đảng bộ. Sự toàn trị của đảng bao giờ cũng tỏ ra chặt chẽ và xuyên suốt theo một quy trình không thay đổi. Trước đó, Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ cũng cho biết trong kỳ họp quốc hội ngày 15 tháng Mười Một sắp tới, Quốc Hội CSVN “có thể phê chuẩn bãi nhiệm chức vụ bộ trưởng của ông Chu Ngọc Anh,” với lý do là ông này được cấp cao hơn (Bộ Chính Trị) điều động đảm nhiệm công tác khác. Tuyên bố này thật phù hợp với những gì đang diễn ra chung quanh một chiếc ghế trống… vì sự ngã ngựa bất ngờ của “Chung con.” Thật ra ngay vào lúc ông Chung bị ngưng chức, trên mạng xã hội đã “lộ tin” về việc Chu Ngọc Anh là người sẽ thay ông Chung. Điều này cho thấy sự kiện ông Chung bị cho ngưng chức, dẫn đến truy tố và việc đưa ai về thay thế đã được bàn thảo từ bên trong cấp cao. Việc cho “lộ tin” chỉ là cách làm của những thế lực ngầm trong các thế chế độc tài nhằm thăm dò phản ứng của dư luận mà thôi. Thứ nhất, muốn cho thấy là vụ hạ bệ Nguyễn Đức Chung là do cánh chính phủ chơi, không loại trừ có sự chỉ đạo của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn phô trương thế lực trước đại hội 13. Chính phe Khoa Học – Công Nghệ của Chu Ngọc Anh đã tìm cách triệt hạ Nhật Cường Mobile của Bùi Quang Huy được cho là sân sau của Nguyễn Đức Chung. Từ đó mới mở đường cho Chu Ngọc Anh bước lên ghế đang trống mà Bộ Chính Trị cũng phải miễn cưỡng chấp nhận. Cả hai phe đều cùng đi buôn, đều có làm ăn phi pháp gắn chặt với các công ty Trung Quốc, nên Chung hay Anh cũng là cá mè một lứa. Ông Chu Ngọc Anh (giữa) xun xoe trước cựu thủ tướng đầy quyền lực Nguyễn Tấn Dũng (phải) hồi năm 2016. Ảnh: Zing Thứ hai, ngoài ra trong vụ này, người ta còn thấy một bức hình của Chu Ngọc Anh xun xoe cười toe toét đứng bên cạnh Nguyễn Tấn Dũng được tung ra ngay sau đó. Bức hình cũng cho thấy là phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng muốn nhúng tay vào sự sắp xếp nhân sự ở Hà Nội, chứ không hẳn là tàn lụi sau những vụ đốt lò của ông Trọng. Nói cách khác, việc “lộ tin” Chu Ngọc Anh sẽ thay Chung con, là một nước cờ của phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng đang muốn triệt hạ vây cách Nguyễn Phú Trọng nhằm ủng hộ Nguyễn Xuân Phúc giành lấy ghế tổng bí thư trong cuộc đua của đại hội 13 dự trù diễn ra vào tam cá nguyệt đầu năm 2021. Ngày mồng 5 tháng Mười tới đây, trung ương đảng sẽ nhóm họp phiên thứ 13, được coi là phiên họp rất quan trọng quyết định những ai trong Bộ Chính Trị hiện nay sẽ ra đi và những ai được ở lại khi quá hạn tuổi 65. Trong hội nghị lần thứ 12, trung ương đã biểu quyết đồng ý giữ lại một người trong Bộ Chính Trị đã quá 65 và có 4 người được đề cử để trung ương chọn lựa trong phiên họp tới là Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân. Bà Ngân sẽ không có nhiều khả năng ở lại và ông Trọng cũng muốn nghỉ vì bệnh tật. Nhưng nếu cuộc đua giữa Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc quá gây cấn, với việc Chu Ngọc Anh lên làm chủ tịch UBND thành phố Hà Nội qua sự tiếp tay khuynh loát của phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng, thì Trần Quốc Vượng sẽ thua. Vì thế mà trong mấy ngày qua, phe Nguyễn Phú Trọng đang tung ra giải pháp là sửa điều lệ đảng để tiếp tục lưu nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng thêm 5 năm hoặc là nửa nhiềm kỳ rồi sau đó tìm người thay thế nếu sức khoẻ không cho phép. Tóm lại việc Chu Ngọc Anh lên làm chủ tịch TP Hà Nội có thể là sự kiện bất ngờ đối với nhiều người ở bên ngoài; nhưng nó là con chốt của phe Nguyễn Xuân Phúc – Nguyễn Tấn Dũng đang sử dụng để cạnh tranh ảnh hưởng của phe Nguyễn Phú Trọng – Trần Quốc Vượng ở thủ đô.  Vấn đề quan trọng là Chu Ngọc Anh sẽ trụ vào ghế chủ tịch Hà Nội được bao lâu, vì đất Hà Nội không chỉ ghê gớm. Sừng sỏ như Nguyễn Bá Thanh từ Đà Nẵng ra, cũng chưa chịu nổi một đòn của chốn quan trường triều đình Hà Nội. Phạm Nhật Bình  
......

Giáo dục – bức tranh phác họa nan đề bất tín tại Việt Nam!

Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ Trân Văn - VOA| Tuần trước, cả mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức cùng xôn xao khi có người phát giác, sách Bài tập Toán cho trẻ con lớp một dạy trẻ tập đếm “cơ, rô, chuồn, bích”. Giáo dục, sách giáo khoa,… lại tiếp tục gặp sóng gió! Đến cuối tuần. một số chuyên gia giáo dục lên tiếng. Chẳng hạn cô Nguyễn Thị Thu Huyền (Tiến sĩ Giáo dục, Hiệu phó trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan ở TP.HCM). Cô Huyền nhận định: Từ hình ảnh “cơ, rô, chuồn, bích”, suy diễn thành tập cho trẻ con làm quen với bài bạc, phản giáo dục, vừa là… quá xa, vừa là sự áp đặt thô bạo quan niệm của một số người lớn lên trẻ em. Cô Huyền đưa ra một số dẫn chứng, chứng minh, cách tiếp nhận tri thức của trẻ con khác với cách cảm nhận của người lớn. Cô giáo này kể thêm một số ví dụ cho thấy, phụ huynh lo lắng thiếu chính xác và thái quá về những nội dung đang được ngành giáo dục dạy cho trẻ con (1)… Liên quan đến sự kiện vừa kể, có chuyên gia giáo dục như cô Nguyễn Hoàng Ánh (một Phó Giáo sư, Tiến sĩ về giáo dục), không giấu sự bất bình khi bảo rằng: Lực cản lớn nhất đối với giáo dục tại Việt Nam là… phụ huynh (2)! *** Giữa trận bão dư luận về “cơ, rô, chuồn, bích” trong sách Bài tập Toán của trẻ con lớp một tại Việt Nam, tuần rồi, trên mạng xã hội có một số phụ huynh Việt Nam sống ở Mỹ, chia sẻ thông tin, hình ảnh về gói sách giáo khoa, học cụ mà họ nhận được từ trường để hỗ trợ cho lũ trẻ là con, cháu họ dùng để học tại nhà bởi dịch do COVID-19 gây ra vẫn chưa lắng xuống. Tuy mớ sách giáo khoa, học cụ gửi cho lũ trẻ con đang học lớp một, lớp hai ở Mỹ ấy, có cả những… hột xí ngầu, một… bộ bài 52 lá (3) khiến chính phụ huynh ở Mỹ và những thân hữu của họ tại Việt Nam ngạc nhiên nhưng không có bất kỳ ai nghi ngờ, chỉ trích cả hệ thống giáo dục lẫn chương trình giáo dục ở Mỹ! Vì sao hình ảnh “cơ, rô, chuồn, bích” in trong sách giáo khoa chỉ có thể gây bão dư luận ở Việt Nam, chứ không bị phản đối ở Mỹ, dù hệ thống giáo dục Mỹ, chương trình giáo dục Mỹ không chỉ in mà còn gửi cả… công cụ và trẻ con có thể sử dụng để rèn luyện… kỹ năng bài bạc? Không cần mất nhiều thời gian để đọc – đối chiếu – ngẫm nghĩ vẫn có thể tìm ra câu trả lời một cách dễ dàng: Phụ huynh người Việt sống tại Mỹ và phụ huynh người Việt sống tại Việt Nam, không nghi ngờ hệ thống giáo dục, chương trình giáo dục trẻ con tại Mỹ, cho dù hệ thống giáo dục và chương trình giáo dục này cung cấp cả… xí ngầu, cũng như một… bộ bài đủ 52 lá cho trẻ con! Vì sao phụ huynh người Việt nói riêng và người Việt nói chung lo lắng thiếu chính xác và thái quá về những nội dung đang được ngành giáo dục dạy cho trẻ con? Thậm chí có những biểu hiện và phản ứng đến mức một số chuyên gia giáo dục phải lên tiếng than phiền như cô Nguyễn Hoàng Ánh: Lực cản lớn nhất đối với giáo dục tại Việt Nam là… phụ huynh? *** Khoan bàn đến chuyện đúng – sai đối với những ý kiến, nhận định như đã dẫn từ các chuyên gia giáo dục ở phần đầu của bài viết này. Thêm một lần nữa, thực tế chỉ ra, vấn đề cốt lõi của giáo dục nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung là công chúng… bất tín cả về thành tâm, thiện ý của những viên chức đứng đầu các hệ thống, lẫn khả năng quản trị, điều hành của các hệ thống này! Làm sao có thể trấn an phụ huynh nói riêng và công chúng nói chung khi thực thi “miễn học phí” cho giáo dục công lập nhưng những khoản ”phụ phí” khiến “tiền trường” càng ngày càng nặng, phụ huynh phải đóng cả tiền… ghế (4), giáo dục không còn là phúc lợi công cộng và nghèo khó đồng nghĩa với thất học? Làm sao có thể tạo ra sự tin cậy đối với nỗ lực “đổi mới giáo dục”, gầy dựng được thiện cảm và sự tín nhiệm đối với “chương trình mới” khi giá bán sách giáo khoa năm sau luôn luôn cao hơn năm trước với rất nhiều lỗi về… kiến thức căn bản (5)? Giáo dục chỉ là một trong nhiều lĩnh vực cho thấy sự bất tín của công chúng đã đến mức độ có thể hủy diệt cả cái đúng và cản trở nỗ lực cải sửa. Nếu không có tình trạng vàng, thau lẫn lộn, ắt không có lo lắng thiếu chính xác và thái quá. Vì sao? Có phải vì những lời vàng, ý ngọc về sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội, về việc phải xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa,… luôn luôn song hành với việc liên tục cắt bỏ thẳng tay các khoản đầu tư lẽ ra phải hết sức thỏa đáng cho phúc lợi xã hội để hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tiếp tục phung phí công qũy? Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đừng dùng phần lớn công quỹ cho việc nuôi… công bộc, cho những dự án nhằm tô vẽ định hướng, hoặc những hoạt động như… đại hội đảng các cấp, Ban Giám hiệu nhiều trường học trên khắp Việt Nam sẽ không phải, không có lý do để mạnh dạn đặt ra những khoản phí như… “tiền ghế” ! Cứ nhìn và ngẫm nghĩ ắt sẽ thấy, bất tín không chỉ hủy diệt giáo dục mà đang hủy diệt cả phần hồn lẫn phần xác của một dân tộc! Một dân tộc bị lừa gạt đến mức luôn phải đề cao cảnh giác, phân hóa do nghi ngại mọi thứ thì tương lai dân tộc đó ra sao? Chú thích (1) https://afamily.vn/vu-viec-vo-bai-tap-toan-lop-1-day-tre-bai-bac-qua-viec-dem-co-ro-chuon-bich-tien-si-giao-duc-nguyen-thi-thu-huyen-len-tieng-20200916185627095.chn (2) https://baoquocte.vn/pgsts-nguyen-hoang-anh-phu-huynh-viet-moi-la-luc-can-lon-nhat-cua-giao-duc-124077.html (3) https://www.facebook.com/dongle.huynh/posts/3890808154266869 (4) https://tuoitre.vn/tp-hcm-yeu-cau-dung-thu-tra-lai-tien-ghe-ngoi-hoc-sinh-cho-phu-huynh-20200914082359863.htm (5) https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/sach-toan-in-hinh-nghe-si-cai-luong-sach-van-16-nam-ghi-sai-ten-tac-gia-673843.html  
......

Tại sao chỉ có đảng viên mới tham nhũng ?

Chau Doan| Khi ngân sách nhà nước đang cạn kiệt, nền kinh tế đang phải vận lộn với Cúm Tầu mà Hội Triết học Việt nam được ra đời, chắc hẳn hội này phải có một sứ mệnh gì cao cả, có thể cứu nguy cho đất nước đây. Nhân sự ra đời của Hội Triết học Việt nam, tôi mong các triết gia hãy vận dụng trí tuệ sáng láng của mình, hãy lý giải giúp người dân chúng tôi một số điều sau: 1. Chủ nghĩa xã hội được đưa vào Việt nam để giải phóng tầng lớp công nông ra khỏi đời làm thuê, để không bị bóc lột sức lao động, vậy mà bao năm rồi, tại sao đời sống công nông vẫn khổ cực lầm than, có nhiều anh Pha chị Dậu của thế kỉ 21 đến vậy? 2. CNXH được lập ra để đập tan bọn địa chủ và bọn tư bản, bọn chuyên bóc lột tầng lớp công nông, ấy vậy sao mà bỗng dưng giờ tôi thấy trong xã hội lại có nhiều bọn gia sản khổng lồ hơn cả cả trăm ngàn lần địa chủ, tư sản ngày xưa? Trong ấy có những đầy tớ của dân, các cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sống trong những biệt thự xa hoa? 3. Các đảng viên là những người được học tập rất nhiều về đạo đức cách mạng, ấy vậy mà tại sao chỉ có đảng viên mới tham nhũng là sao? Phải chăng bọn chúng là do thế lực phản động, thù địch cài cắm vào để hạ uy tín của đảng, hạ uy tín hình ảnh long lanh của người cán bộ cách mạng? 4. Khác hẳn với bọn tư bản giẫy mãi không chết, CNXH, CNCS chính là một thứ chủ nghĩa phục vụ người dân, vậy tại sao trên thế giới thì chỉ số về sự dân chủ, nhân quyền ở mấy nước cộng sản lại thấp nhất quả đất? Liệu có phải mấy tổ chức quốc tế chuyên đánh giá về mấy chỉ số này là do thế lực thù địch, thế lực phản động cài cắm để bôi nhọ chế độ ưu việt của chúng ta hay không? 5. Khẩu hiệu của CNXH là "người cày có ruộng", ấy vậy mà tại sao dân cứ bị mất đất, mất nhà, biến thành dân oan, rồi sống lay lắt, vật vờ trên vỉa hè mà vẫn không được giải quyết. Phải chăng họ cũng là "thế lực thù địch", được thuê để bôi xấu bộ mặt chế độ? Vậy sao không điều tra cho ra ngọn ngành mà tống họ vào tù hết đi? Còn nếu họ là nạn nhân của sự cướp bóc bất nhân thì sao không giải quyết, đền bù công lý cho họ? 6. Một vị nào đấy trong cơn sung sướng đã thốt lên đầy tự hào đến cao ngạo là cột điện bên Mỹ mà có chân thì cũng muốn đi về Việt Nam, tức là xứ sở này thực sự đã được đặt chân tới thiên đường XHCN rồi, vậy tại sao ưu việt rực rỡ như vậy mà sản xuất cột điện cũng không xong, sản xuất để chịu bão cấp 12 mà mới cấp 5 mà có tới 408 cột điện đã đồng loạt nằm rạp xuống đất là sao? Phải chăng chúng học được tinh thần "anh hùng Núp", thấy gió to là nằm xuống để tránh thiệt hại? Thế này mà chúng "nằm" vào nhà dân, vào người dân thì thương vong ai chịu trách nhiệm? Trong chế độ kẻ nào cũng có phần riêng nhưng trách nhiệm là của chung, tức là không của ai cả thì dân biết bắt đền nơi đâu, bắt đền ai? Triết học là một môn khoa học đòi hỏi tư duy sâu sắc lô-gic và tự do tuyệt đối về tư tưởng để lý giải về ý nghĩa của cuộc sống, của sự tồn tại của con người, ấy vậy mà phải mang trọng trách gánh vác nhiệm vụ chính trị XHCN, vậy triết học ấy là loại triết học gì mà đòi sánh vai với các cường quốc về triết học? Ở đời phải biết mình là ai, không nên cứ thấy người ta nói triết học là mình cũng triết học. Các vị cứ trả lời thấu đáo được mấy câu hỏi của kẻ thường dân ít học này đi đã rồi hẵng bay bổng chốn trí tuệ cao siêu lộng lẫy. Nếu không trả lời được thì các vị và cả cái hội của các vị chỉ là một lũ ăn hại, tốn tiền thuế vốn đã eo hẹp của dân mà thôi.  
......

Chiến lược biển Đông đưa VN thành cường quốc châu Á?

Nguyễn Văn Đài| Ngày 16/09/2020, ba nước Anh, Pháp, Đức đã gửi Công hàm chung tới Liên Hiệp Quốc để bác bỏ “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông, xem các quyền đó là trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Như vậy, biển Đông không chỉ còn là khu vực được quan tâm đặc biệt của các cường quốc bên ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, mà giờ đây có thêm các cường quốc ở Âu châu. Hành động trên cho thấy là ba quốc gia Anh, Pháp, Đức đang muốn đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong việc ngăn chận các tham vọng của Bắc Kinh ở các vùng biển chung quanh Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông, một vùng biển có tính chất chiến lược đối với các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp và Anh. Gần đây, chúng ta đã thấy Paris và Luân Đôn đều tỏ lập trường cứng rắn hơn bao giờ hết trước những hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền của họ ở vùng Biển Đông. Cả hai cường quốc châu Âu này đều là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An và đều là cường quốc hạt nhân và hải quân, có khả năng tung lực lượng đến các vùng biển xa, đồng thời có nhiều lãnh thổ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong khi đó, vào năm ngoái, Pháp đã công bố một chiến lược khu vực, trong đó Paris cho biết « sẽ củng cố vai trò của nước này với tư cách một cường quốc khu vực ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, bảo vệ các lợi ích chủ quyền và an ninh cho các công dân của mình, đồng thời tích cực đóng góp vào sự ổn định quốc tế ». Chính phủ của tổng thống Emmanuel Macron đã tăng cường quan hệ với các cường quốc dân chủ trong khu vực Úc, Nhật, Ấn Độ và với các nước Đông Nam Á. Trong chuyến thăm châu Á vào năm 2018, tổng thống Macron đã kêu gọi thiết lập các liên minh chiến lược mới, trong đó có trục Pháp-Úc-Ấn Độ, để duy trì một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Pháp cũng đã biểu dương lực lượng hải quân khi tham gia các chiến dịch do Mỹ dẫn đầu nhằm bảo vệ tự do lưu thông trên biển và trên không ở các vùng biển kế cận Trung Quốc, trong đó có Biển Đông. Riêng đối với Anh, có tin là thủ tướng Boris Johnson đang xem xét khả năng điều hàng không mẫu hạm mới HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông để biểu dương lực lượng, cũng như yểm trợ cho các đối tác như Hoa Kỳ. Ngay cả nước Đức, không phải là một cường quốc hải quân và cũng không có lãnh thổ trong khu vực, vào đầu tháng này cũng đã lần đầu tiên công bố một tài liệu gọi là « Nguyên tắc chỉ đạo cho vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương », nêu bật tham vọng của Berlin « đóng góp tích cực vào việc hình thành trật tự quốc tế tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương ». Đối với ngoại trưởng Đức Heiko Maas trật tự đó « phải dựa trên luật pháp và hợp tác quốc tế, chứ không phải dựa trên luật của kẻ mạnh ». Câu hỏi đặt ra là Việt Nam cần phải làm gì để hưởng lợi nhằm tăng cường sức mạnh cho quốc gia khi các cường quốc trên thế giới đều can dự vào biển Đông? Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định rằng Việt Nam là chủ nhà chính của khu vực biển Đông. Bởi theo qui định của luật biển quốc tế năm 1982(UNCLOS 1982) thì ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông. Thứ hai, vì chúng ta là nước chủ nhà và biển Đông là lợi ích sống còn của Việt Nam nên chúng ta phải chủ động trong việc vận động, thuyết phục các cường quốc quan tâm đến biển Đông tham gia Hội nghị thượng đỉnh hàng năm về biển Đông tại Việt Nam. Các quốc gia mà chúng ta mời như Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức, Đại diện EU,… tất nhiên không mời Trung Quốc. Đồng thời Việt Nam cũng sẽ tổ chức các hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng,… với các cường quốc quan tâm đến biển Đông Tương tự với Quốc hội Việt Nam, các tổ chức XHDS của Việt Nam cũng tổ chức các hội nghị, hội thảo với các đối tác của các cường quốc quan tâm đến biển Đông. Khi chúng ta tổ chức được các Hội nghị thượng đỉnh, cấp Bộ trưởng, Quốc hội và các tổ chức XHDS thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận được sự ủng rất lớn về mọi mặt từ các cường quốc để chúng ta phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng để bảo vệ đất nước. Và chỉ khi chúng ta có sức mạnh thực sự về mọi mặt và có sự hỗ trợ của các đồng minh thì chúng ta mới có thể xây dựng được quan hệ láng giềng hữu nghị và bình đẳng với Trung Quốc. Thứ ba, chúng ta xây dựng mối quan hệ đồng minh toàn diện với các cường quốc quan tâm tới biển Đông. Từ đó chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ và hợp tác từ các cường quốc về mọi lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, chính trị, ngoại giao,…. Chỉ có quan hệ đồng minh toàn diện thì Việt Nam mới nhận được sự giúp đỡ thực chất và hiệu quả từ các nước đồng minh. Còn đối tác chiến lược hay toàn diện chỉ là quan hệ đôi bên cùng có lợi. Cái gì mà ta cần, nhưng đối tác thấy không có lợi cho họ thì họ cũng không giúp. Thứ tư, chúng ta cho các quốc gia đồng minh như Hoa Kỳ, Nhật, Ấn Độ, Nato thuê các căn cứ quân sự, tiến hành tập trận chung hàng năm. Có như vậy, chúng ta sẽ nhận được nguồn lực tài chính từ việc cho thuê căn cứ quân sự, viện trợ quân sự, hợp tác huấn luyện,… để chúng ta tăng cường sức mạnh quốc phòng mà lại ít tốn kém tới tiền thuế của Nhân dân. Kết luận: Khi chúng ta sử dụng tốt vị trí chiến lược của mình là chủ nhà của khu vực biển Đông thì chúng ta sẽ tranh thủ được sự giúp đỡ, viện trợ và hợp tác toàn diện của các cường quốc, các nước đồng minh để chúng ta xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam thành cường quốc trong khu vực và châu Á trong thời gian ngắn nhất. Trong khi chúng ta có thể không cần dùng đến nguồn tài nguyên, khoáng sản mà để dành cho các thế hệ con cháu chúng ta. Nhưng thực tế thì đảng và chế độ Cộng sản Việt Nam không đủ bản lĩnh, tâm và tầm để thực hiện chiến lược biển Đông như trên. Bởi vậy, toàn thể Nhân dân Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước cần phải đoàn kết, đồng lòng, hợp tác cùng nhau đấu tranh xóa bỏ độc tài, dân chủ hóa đất nước. Một chính quyền do Nhân dân Việt Nam trực tiếp bầu lên thông qua cuộc bầu cử tự do và công bằng sẽ lãnh đạo đất nước thực hiện chiến lược biển Đông đưa Việt Nam thành cường quốc trong khu vực và châu Á.  
......

Thái Lan cách Việt Nam bao xa ?

Đỗ Ngà| Một xã hội yên bình là nơi mà người dân chỉ sống không phải mất thời gian và sức lực để đề phòng kẻ trộm cắp hoặc phá hoại, xe để ngoài đường không mất, ngủ quên khóa cửa nhà không bị mất trộm vv.. Đây là thành quả của một nền giáo dục khai phóng và một nền tảng luật pháp nghiêm minh. Một xã hội như vậy đã được rất nhiều nước xây dựng thành công, nhưng ở Việt Nam, nó là điều không tưởng. Tại sao? Người Thái hầu như ai cũng có ô tô, nhưng không phải ai cũng có nhà đủ rộng để đậu ô tô trong nhà, vì vậy họ đậu ô tô ngoài đường khá nhiều. Thế nhưng chẳng thấy trộm cắp đâu cả. Ở Thái Lan, không thấy hiện tượng lập bãi giữ xe thu tiền như Việt Nam, đó là dấu hiệu cho thấy, chính quyền Thái Lan đã xây dựng xã hội dựa trên việc xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh chứ không phải chỉ chăm chăm vào chỉ tiêu kinh tế. của một xã hội tiến bộ chứ không phải là thu nhập kinh tế cao mà là tiến bộ. Nói về thu nhập bình quân đầu người thì Tàu cao hơn Thái, nhưng xã hội thì Tàu không thể văn minh bằng Thái được. Thái lan hơn Việt Nam ở sức mạnh kinh tế điều đó ai cũng biết. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người của người Thái khoảng 7.800 USD còn Việt Nam là 2.700 USD, khoảng cách cũng không xa lắm. Có thể 15 hay 20 năm nữa, Việt Nam cũng có thể sẽ đuổi kịp con số 7.800 USD của người Thái hôm nay (tất nhiên khi đó người Thái đã bức phá lên mức thu nhập mới), nhưng nói xã hội Việt Nam đuổi kịp xã hội Thái là không thể dù cho có trăm năm nữa hay ngàn năm nữa nếu CS còn cầm quyền ở Việt Nam. Bởi đơn giản, đặc thù của CS là chỉ tạo ra một xã hội bất an cho nhân dân mà thôi. Như đã nói, nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp là luật pháp nghiêm minh và giáo dục khai phóng. Mà luật pháp và giáo dục nó được đẻ ra từ thể chế chính trị nên có thể nói chính trị nào thì xã hội đó là vậy. Thể chế chính trị của Thái là quân chủ, nhưng chế độ quân chủ của Thái vẫn rất hạn chế so với chế độ quân chủ Anh Quốc. Về cơ cấu tổ chức thì cơ bản là giống, nhưng sự phân chia quyền lực giữa nhà vua và chính phủ ở hai quốc gia này không hề giống nhau. Ở Anh quốc, quyền lực nhà vua bị hạn chế, còn chính phủ thì quyền lực rất lớn. Ngược lại, ở Thái quyền lực nhà vua rất lớn, còn quyền lực chính phủ thì bị hạn chế. Ngày nay Thái Lan vẫn còn giữ nguyên tội “khi quân phạm thượng” trong luật thì đủ biết vị thế của nhà vua to lớn như thế nào trong bộ máy nhà nước. Tuy nhà nước Thái Lan vẫn còn đậm chất phong kiến nhưng đất nước này vẫn xây dựng được một xã hội tốt đẹp hơn Việt Nam rất nhiều, điều đó đủ để chứng minh, thể chế chính trị độc tài CS còn thua kém rất xa chế độ phong kiến Á Đông xưa cũ chứ đừng nói so sánh với những đất nước dân chủ tiến bộ. Thua Thái về kinh tế là thua 1, thua Thái về xây dựng đạo đức xã hội là thua 10, còn thua Thái Lan về ý thức chính trị của thế hệ trẻ là thua 100. Được biết hôm đầu tháng 9, giới trẻ nước này biểu tình đòi cải cách giáo dục giờ họ lại biểu tình đòi cải cách thể chế. Trong khi đó thể chế quân chủ của Thái vẫn tạo ra một xã hội tốt hơn xã hội Việt Nam rất nhiều, vậy mà những người trẻ tuổi này vẫn nhìn ra hạn chế của thể chế chính trị của họ. Còn giới trẻ Việt Nam thì sao? Họ đang phí sức lực và trí lực vào các sao Hàn, Khá Bảnh và bác hồ vv… chính vì vậy mà họ không đủ sức để nhận ra cái hạn chế của chế độ CS. Con người là sinh vật chính trị. Một xã hội mà có nhiều người quan tâm đến chính trị, một đất nước mà có giới trẻ biết quan tâm đến chính trị thì đất nước ấy có dân trí cao và dân khí mạnh. ĐCS cầm quyền ở đất nước này đã ghìm dân trí ở mức thấp và tàn phá dân khí đất nước một cách khủng khiếp. Trước đây nhìn con số tăng trưởng kinh tế hơn Thái tôi cứ nghĩ, Việt Nam sẽ đuổi kịp Thái quốc gia này, nhưng lớn lên biết phân tích và so sánh thì thấy, Thái Lan cách Việt Nam một khoảng cách vời vợị gần như không thể san lấp. -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://tuoitre.vn/hang-tram-hoc-sinh-sinh-vien-thai-lan-bi… https://www.tienphong.vn/…/bieu-tinh-lon-chong-hoang-gia-th…  
......

Khi át chủ bài Đài Loan lộ diện

Nguyen Khan| Chiến tranh lạnh Mỹ Xô kết thúc bằng sự biến mất vĩnh viễn nước cộng hòa liên bang Xô Viết, khiến thế giới tốn khá nhiều giấy mực, nhiều tranh cãi về nguyên nhân thất bại của Liên Xô và lý do thắng lợi của Mỹ. Có vẻ như người Mỹ đã dùng 5 bước chiến thuật sau đây để giành chiến thắng: Một là… Thành lập khối minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO để kềm chặt Liên Xô và Đông Âu (khối Warsaw). Hai là… Thành lập đài Âu Châu tự do, chuyển lửa tự do đến nhân dân Liên Xô và Đông Âu, hổ trợ công đoàn độc lập Ba Lan và các thành phần “phản động” ở Liên Xô và Đông Âu để làm tác nhân… Ba là… Bắt tay với Trung Cộng chia rẽ khối cộng sản, cô lập Liên Xô và Đông Âu. Bốn là… Lợi dụng Liên Xô xâm chiếm Afghanistan, viện trợ cho du kích quân Mujahedin của Afghanistan qua ngõ Trung Cộng và Pakistan, nuôi dưỡng chiến tranh du kích khiến Liên Xô sa lầy, đốt tiền… Năm là… Phát triển chương trình chiến tranh tinh cầu, gọi khác là chiến tranh trên các vì sao, khiến Liên Xô lao vào chạy đua vũ trang quét cạn quốc khố. Khi quốc khố đã cạn thì bất ổn sẽ xảy ra, và… Chuyện gì đến đã đến. Ngày nay TC không biệt lập kinh tế như Liên Xô, vì đã hội nhập kinh tế sâu rộng và toàn diện về thương mại, xã hội, chính trị, văn hóa v.v… Với cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, TC còn nắm giữ chuỗi cung ứng toàn cầu có khả năng chi phối kinh tế thế giới, tổng GDP rất lớn xấp xỉ 60% GDP Mỹ. Tính đến trước thời điểm thương chiến, TC liên tục có tỷ lệ tăng trưởng GDP thần kỳ hai con số kéo dài hàng thập niên, có dự trữ ngoại hối khổng lồ, có lúc lên đến gần 4000 tỷ USD, là chủ nợ lớn trên thế giới, ngay cả Mỹ cũng là con nợ lớn của TC. Nhờ vốn liếng rủng rỉnh, TC thoải mái mua sắm và phát triển vũ khí, phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo… Kèn cựa bám sát siêu cường Mỹ. Cũng nhờ lắm tiền nhiều bạc giúp TC gây ảnh hưởng rất lớn trên thế giới thách thức ảnh hưởng Mỹ. Các nước đều thèm muốn vốn đầu tư của TC, thèm muốn thị trường tỷ dân… Đến nỗi ngay cả siêu cường Mỹ cũng bị ràng buộc có đi có lại với kinh tế TC không dễ tách rời. Cùng với chính sách ngoại giao bẫy nợ, ngoại giao chiến lang, sáng kiến vành đai và con đường, TC trở thành một siêu cường không dễ bị bắt nạt, đang chia đôi thế giới với Mỹ, hướng đến vượt Mỹ vào giữa thế kỷ này. Đó là lý do không dễ để Mỹ hạ gục TC như hạ gục Liên Xô. Đó cũng là lý do không ít người nghi ngờ về việc tổng thống Trump dám đương đầu gây chiến tranh lạnh với TC? Cho rằng Trump chỉ khoác lác đao to búa lớn, rồi đâu cũng vào đấy. Nhưng đến lúc này không còn là chuyện dám hay không dám, mà là chuyện gì đang xảy ra. 5 miếng chiến thuật Mỹ dùng để xóa sổ Liên Xô trước đây, tuy có miếng không còn phù hợp, phải biến hóa cho phù hợp hơn, song cũng không khó để nhìn thấy những miếng chiến thuật ấy đang diễn ra trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Trump: – Đã gần hoàn thiện liên minh bao vây TC trên giàn khung tứ trụ kim cương Mỹ Nhật Ấn Úc với chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Chiến lược này đang được Anh, Đức, Pháp và có thể sắp tới nhiều nước ngoài khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương tham gia. – Cô lập kinh tế TC để làm cạn túi tiền: + Gây thương chiến + Vận động rút chuỗi cung ứng khỏi TC + vô hiệu hóa WTO, chủ trương bảo hộ mậu dịch để ngăn cản TC lạm dụng toàn cầu hóa làm giàu. + Ngăn chặn TC tiếp cận ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Á Châu (ADB), quỷ tiền tệ quốc tế (IMF).  
......

Ai sợ ai?

Đỗ Đăng Liêu - Web Việt Tân| Chuyện Đại Biểu Quốc Hội Phạm Phú Quốc mua quốc tịch Ciprus cho cả gia đình với giá 2,5 triệu đô Mỹ mỗi người bị lộ ra cùng lúc với thông tin là hiện tượng này chỉ là phần nổi nhỏ xíu của tảng băng chìm của những cán bộ gộc cộng sản Việt Nam, đã làm lộ ra, một lần nữa và rõ ràng hơn, một số sự thật mà CSVN luôn tìm đủ mọi cách để che giấu cho tới giờ phút này. Những sự thật đó là: – Lãnh đạo CSVN, từ cao nhất trở xuống, biết rất rõ, và rõ hơn chúng ta rất nhiều, là chế độ này chắc chắn sắp sụp đổ. Bao giờ sụp đổ thì còn tùy ở người dân Việt Nam, chúng ta, và cũng tùy ở chính họ nữa, nhưng chắc chắn sắp sụp. Bởi vì nếu họ không nghĩ và không biết là chế độ sắp sụp thì, với lòng tham cố hữu, họ còn ở lại để vơ vét thêm chứ chưa tháo chạy đâu. – Lãnh đạo CSVN biết rất rõ là đất nước này, tàn tạ như hiện nay, hậu quả của xã hội chủ nghĩa mà họ áp dụng, sẽ ngày càng tàn tạ hơn nữa, vô phương cứu chữa, hoàn toàn không thích hợp cho con cháu họ, nên phải bỏ chạy tháo thân, cứu lấy thân mình họ, con cháu họ. Còn số phận khốn nạn của người dân Việt thì, dĩ nhiên, họ mặc thây. – Lãnh đạo CSVN cũng biết rất rõ là việc gia tăng lực lượng công an, dự trù nâng lên tới 2 triệu người để tăng cường việc trấn áp người dân và phong trào dân chủ hầu kéo dài sự tồn tại; nhưng họ cũng biết rất rõ điều mà thi hào Nguyễn Trãi đã từng nói cách đây mấy trăm năm: “nước chở thuyền nhưng nước cũng có thể lật thuyền; lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước.” Nói cách khác, lãnh đạo CSVN dù có cố tạo hình ảnh độc tài sắt máu, để mong người dân phải rụt rè, lo sợ và không dám phản kháng; nhưng thực tế, đó chỉ là tạm thời, phù du, cho đến khi sức chịu đựng và cơn giận của người dân, trong đó có cả công an và quân đội, bùng vỡ. Khi đó, trước tiên là quân đội và tiếp theo là công an, sẽ không còn làm theo lệnh của những kẻ lãnh đạo vừa tàn ác, khiếp nhược, bán nước hại dân nữa, và cả chế độ sẽ vỡ tan như bong bóng xà phòng mà thôi. Những sự thật ở trên nói lên một điều, cực kỳ quan trọng, một sự thật mà lãnh đạo CSVN cố che giấu, bằng cất cứ giá nào, kể cả bằng những hành động tàn bạo, tồi tệ, trơ trẽn, gian trá và ngu xuẩn như việc bắn chết Cụ Kình, cho chó tha xác, mổ bụng,… rồi dàn cảnh phiên xử tồi, lố bịch, kịch cỡm, vô pháp,… làm dậy lên cơn bão phẫn uất của người dân mọi miền đất nước và hải ngoại, để quyết tâm bịt miệng dân làng Đồng Tâm và dọa nạt người dân Việt. Sự thật đó là lãnh đạo cộng sản rất sợ người dân, sợ đến độ cuống cuồng. Và khi sợ cuống cuồng như vậy thì họ phạm những lỗi lầm “chết họ” như Đồng Tâm và còn nhiều thứ nữa mà người dân sẽ thấy trong thời gian trước mặt. Vấn đề của chúng ta là đa số người dân Việt Nam chưa nhìn ra sự thật đó vì CSVN khéo giấu diếm bằng mọi phương tiện, kể cả những phương tiện tàn bạo vô nhân nhất. Nhưng qua Thủ Thiêm, Văn Giang, Dương Nội, Formosa,… và hôm nay Đồng Tâm, nhắc lại rõ mồn một bản chất của CSVN thời Cải Cách Ruộng Đất tới nay không hề thay đổi, người dân Việt bỗng giật mình tỉnh giấc, hết còn mơ màng. Nhưng dù nhiều người chưa quan tâm, hay lãnh đạo CSVN cố tình che giấu, để tính đường tháo chạy hay ở lại thanh toán lẫn nhau… viễn cảnh Việt Nam trong vài năm tới không thể đi ra ngoài kịch bản “nước phải lật thuyền” để Việt Nam có một tương lai mới, tốt hơn trong tự do dân chủ và nhân bản. Đỗ Đăng Liêu https://viettan.org/ai-so-ai/  
......

Chết mà không được chôn

4 trong số 12 dự án "đắp chiếu" của Bộ Công Thương có khả năng mất vốn. Tổng nợ phải trả của 12 dự án nầy đã lên tới hơn 58.500 tỷ đồng. Trong ảnh là dự án Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) đắp chiếu nhiều năm. Ảnh: VOV số ra ngày 9/5/2018 Phạm Nhật Bình – Việt Tân Ở Việt Nam khi nói đến các doanh nghiệp nhà nước, người ta liên tưởng tới ngay những đại công ty nắm giữ những ngành kinh doanh, sản xuất quan trọng nhất của nền kinh tế đất nước, bao trùm các lãnh vực công nghiệp, an ninh, quốc phòng. Nhưng đồng thời, doanh nghiệp nhà nước cũng đồng nghĩa với sự kinh doanh thua lỗ triền miên mà vẫn sống nhăn từ năm này qua năm khác. Vấn đề này được một chuyên gia kinh tế trong nước, bà Phạm Chi Lan bình luận: “Doanh nghiệp nhà nước nhiều khi như mọi người vẫn gọi vui là ‘chết mà không chôn được’…” Đây là một câu nói thật ấn tượng, đã mô tả một cách chua chát hình ảnh chết dở sống dở của các doanh nghiệp nhà nước, tuy làm ăn thua lỗ nhưng vẫn được nhà nước duy trì, vì “quốc doanh là chủ đạo” để định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này cho thấy tại sao nền kinh tế Việt Nam sau hơn 30 năm gọi là “Đổi Mới” nhưng vẫn ì ạch không ngóc đầu lên được, dù lãnh đạo đảng và nhà nước ra sức kêu gào hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Đó là vì cỗ máy kinh tế có những xác chết chưa chôn, đến nay chúng vẫn còn sổ hộ khẩu, còn được nhà nước rót tiền nuôi sống một cách hợp pháp. Đó cũng chính là nơi để cán bộ đảng viên bám vào mà moi tiền bỏ túi riêng. Nói cách khác, tức là đảng và cán bộ đang cố bám vào những cái xác chết đã rữa nát để mà sống, vì nếu đem chôn thì lấy gì để tiếp tục… ăn. Được biết năm 1986, thời gian sửa soạn bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam có khoảng 14.000 doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2000 sau những đợt sáp nhập, giải tư còn tồn tại 8.000 doanh nghiệp nhưng phần lớn kinh doanh không hiệu quả, lời giả lỗ thật. Một trong những điển hình thất bại khi bung ra kinh doanh đa ngành là Tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin), thành lập năm 2006 được đánh giá là “quả đấm thép” của nền kinh tế Việt Nam, có lúc tăng lên tới gần 250 đơn vị dưới quyền. Nhưng chỉ sau 4 năm kinh doanh, Vinashin sa lầy kéo theo sự thất thoát khổng lồ hơn 4 tỷ đô-la vào thời điểm 2014. Theo sau Vinashin là Vinalines và một lô Vina khác, những công ty chuyên ném tiền qua cửa sổ, thành lập thời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đến năm 2015 còn lại 1.800 doanh nghiệp quốc doanh sau khi đã cơ cấu lại để thành lập các tập đoàn và tổng công ty mới. Năm 2018 sau khi ông Trọng dựng lên kế hoạch đốt lò và một lần nữa sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thì số doanh nghiệp quốc doanh còn lại gần 800. Nhưng trong số này có hàng chục doanh nghiệp không còn khả năng hoạt động vì nhiều lý do. Có doanh nghiệp báo lỗ liên tục trong thời gian đầu tiên đưa vào sản xuất, có doanh nghiệp đình trệ ngay trong thời gian thực hiện dự án xây dựng do sự chồng chéo của tổng thầu Trung Quốc. Đến nay, Bộ Công Thương vẫn là cơ quan dẫn đầu với “12 đại dự án thua lỗ ngàn tỷ.” Theo báo Dân Trí trong nước, sau 4 năm loay hoay giải quyết, có 7 dự án vẫn thua lỗ hoặc giải quyết dở dang. Ngoài ra còn 5 dự án đang có tranh chấp với tổng thầu Trung Quốc chưa giải quyết được. Cả 12 dự án gây ra một số nợ khủng là gần 21.000 tỷ mà đa số không thể trả nợ đúng hạn; có công ty rao bán nhiều lần chẳng ai dám mua! Tuy nhiên những công ty phần lớn đang nằm phơi mưa nắng này không thể nào khai tử để mang đi chôn. Nhà nước nêu ra nhiều lý do để biện minh chuyện chết mà không chôn được này, nhưng lý do quan trọng nhất vì lợi ích chằng chịt giữa các phe nhóm trong đảng và nhà nước còn dính vào quá nhiều. Lý giải về “Đề án quản trị doanh nghiệp nhà nước” của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đưa ra lấy ý kiến chung quanh vấn đề phá sản doanh nghiệp nhà nước, ông Nguyễn Quang A, nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS) cho rằng “Có lẽ có nhiều lý do, một trong những lý do có lẽ do có sự trợ giúp của bộ máy nhà nước bằng nhiều cách… Một số doanh nghiệp nhà nước có thua lỗ nhưng khó phá sản vì họ kinh doanh những ngành nghề chủ lực.”  Đây là những lý do rất chuyên môn nhưng nằm ngoài những lý do mờ ám bên trong cung cách làm ăn bòn rút ngân sách nhà nước của các nhà quản lý kinh doanh trong đảng. Bởi lẽ các công ty có đắp chiếu thì tiền của ngân sách nhà nước mới được rót xuống đều đều để họ tiếp tục kinh doanh và tiếp tục… thua lỗ. Hiện tượng cha chung không ai khóc là hiện tượng phổ biến trong dân gian cũng như trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy bận tâm làm chi đến việc khai phá sản để rồi không có tiền vào túi. Và nếu đem chôn doanh nghiệp thua lỗ triền miên thì cán bộ biết làm gì để sống? Đây là cái vòng luẩn quẩn của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà đảng rất “tự hào.” Chừng nào đảng CSVN còn trụ vào kinh điển Mác-Lênin và quan điểm “quốc doanh là chủ đạo” thì kinh tế Việt Nam còn hoang tàn vì có quá nhiều những xác chết không chôn được. Phạm Nhật Bình  
......

Phú Trọng hết thời ?

Người Buôn Gió Thời kỳ đỉnh cao quyền lực của Nguyễn Phú Trọng đã có những dấu hiệu đi xuống. Những nguyên nhân khiến cho ông Trọng mới ở đỉnh cao rực rỡ từ mấy năm trước, nay thành cái bóng như sau. 1. Bệnh tình khiến ông không thể đi lại được, mặc dù cả hai vị trí trong tứ trụ, nhưng ông hoạ hoằn lắm mới đủ sức đi loanh quanh trong khu vực Hà Nội. Từ khi tiếp nhận CTN, ông chưa có một lần nào chủ trì một buổi lễ tầm quốc gia. 2. Tuổi tác ông quá cao so với điều lệ, ông đã lạm dụng quyền lực để vượt lên điều lệ, tự đặt chọn mình là người đặc biệt làm thêm nhiệm kỳ, nay tuổi cao, sức yếu, ông khó lấy thêm lý do nào để làm nhiệm kỳ nữa. 3. Ông Trọng cầm ngọn cờ diệt tham nhũng để thể hiện lý do cho việc ở lại. Nhưng ' tham nhũng'' bị ông diệt là những tên ''vô chủ''. Số ''tham nhũng'' đang tồn tại đều có chủ. Chủ của chúng là các đương kim uỷ viên BCT hay cựu uỷ viên BCT có ảnh hưởng. Nếu ông Trọng còn tiếp ghế, có lẽ chẳng có những vụ xử tham nhũng nào lớn xảy ra nữa. Nhưng nếu ông Trọng về, có thể cuộc chiến chống ''tham nhũng'' sẽ diễn ra gay gắt hơn, ví dụ như ông Phúc nắm quyền, ông sẽ diệt những sân sau của Nguyễn Thiện Nhân, Trần Quốc Vượng. 4. Ông Trọng làm cản trở quan hệ ngoại giao bởi sự bảo thủ, trì trệ, kém năng động trong đối ngoại. Ngoài việc hô hào chống tham nhũng, đe doạ người này, lăng mạ người khác. Nhìn lại quá trình khoá vừa qua, ông Trọng không có dấu ấn gì trong phát triển kinh tế, đối ngoại. Đáng chú ý là những vụ bắt bớ những quan chức cao cấp trước kia, mọi danh tiếng đều đổ về ông Trọng. Nhưng gần đây vụ bắt Nguyễn Đức Chung, không thấy báo chí đề cao sự chỉ đạo, quyết tâm từ ông Trọng nữa.  Một sự hạ bệ hay bỏ quên Nguyễn Phú Trọng đang diễn ra trên truyền thông. Nhìn vụ bắt Nguyễn Đức Chung, mới thấy được quyền lực sinh sát đã về tay thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi Phúc được ủng hộ của Tô Lâm và phái Nghệ An, Hà Tĩnh, Long An. Phúc đã biết thời cơ để vất cái áo khoác nịnh bợ Cụ Trọng bấy lâu, để tự mình trở thành nhân vật số một của chính trường Việt Nam. Điều nay là tất nhiên, ở vị trí của mình, nếu Phúc không nằm vị trí số 1, để vào tay người khác là điều tối kỵ trong quan trường.  Vụ bắt Nguyễn Đức Chung, Phúc và Bộ Công An đã chơi một cách táo bạo và quyết liệt, không cần phải chờ ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ Đạo 110, Ban Bí Thư, Bộ Chính Trị... vì phe Phúc biết nếu chờ những nơi này quyết định, khó lòng mà bắt được Nguyễn Đức Chung vì chứng cứ trình để bắt một uỷ viên trung ương hạt giống nắm giữ vị trí quan trọng phải thật thuyết phục. Thế nên Phúc và Bộ Công An bắt lái xe, trợ lý của Chung rất bất ngờ. Những nhân vật này không thuộc diện quản lý của Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư. Nên việc bắt giữ họ dễ dàng mà các cơ quan kia không thể nào can thiệp. Rồi bất ngờ tiếp theo là bắt Nguyễn Đức Chung, trên cơ sở những lời khai của những người kia. Mọi việc đã rồi, Ban Bí Thư, Bô Chính Trị, Ban chỉ đạo 110 không thể làm gì khác được, ngậm đắng mà đồng ý để cho Phúc và Bộ Công An vượt mặt mình. Nếu việc đã thế rồi, chấp nhận đồng tình coi việc bắt Chung Con là chủ trương của đảng còn giữ được thể diện, ăn ké theo chút tiếng tăm. Còn nếu phản đối ra mặt,  thì một là tan đảng, hai là phe Phúc và Bộ Công An có lý do làm cuộc thay đổi để nắm trọn quyền lực. Việc Chu Ngọc Anh Bộ trưởng Khoa Học và Công Nghệ được phe Phúc giới thiệu làm chủ tịch Uỷ Ban TP Hà Nội với Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư còn đang dùng dằng. Phe Phúc quyết đoán đưa Chu Ngọc Anh ra quốc hội miễn nhiệm chức bộ trưởng KHCN. Phê chuẩn miễn nhiệm để Chu Ngọc Anh đi đâu, làm gì? Chu Ngọc Anh áo trắng giữa Chu Ngọc Anh sinh năm 1965, năm nay Anh 55 tuổi. Là uỷ viên ban chấp hành trung ương, từng là phó bí thư rồi chủ tịch Phú Thọ trước khi nắm bộ trưởng KHCN. Chu Ngọc Anh quá thích hợp cho cái ghế chủ tịch Hà Nội mà Chung Con để lại, ứng cử nào đưa ra mà thuyết phục hơn Anh cho cái ghế CTHN, khi mà báo chí bắt đầu đánh tiếng Hà Nội cần phát triển bằng khoa học và công nghệ. Bắt Chung Con không cần đến ý kiến của BCT, BBT tức không cần thông qua cơ quan cao nhất của Đảng. Đưa một người về nắm giữ chủ tịch thủ đô cũng không cần thông qua cơ quan cao nhất của đảng. Phe Phúc chơi một trò rất độc là quyết đoán làm ngay, đưa việc vào sự đã rồi. Phải đánh giá được tình thế, thực lực mới làm được điều đó. Nhưng việc miễn nhiệm một người đang trong độ tuổi, không phải lý do kỷ luật thì phải có lý do gì khác như thuyên chuyển. Chẳng hạn như việc thuyên chuyển Vương Đình Huệ về làm bí thư Hà Nội, đến nửa năm sau mới miễn nhiệm chức phó thủ tướng. Còn quốc hội miễn nhiệm Chu Ngọc Anh thì phải biết ông này được sắp xếp đi đâu? Tuy nhiên quốc hội do bà Ngân giờ cũng theo cánh ông Phúc và Bộ Công An, việc đồng ý miễn nhiệm Chu Ngọc Anh có thể xảy ra. Để không bị mất mặt thì ngay bây giờ BCT, BBT tức ông Trọng và Vượng phải đồng ý cho Anh về HN. Nếu đợi quốc hội miễn nhiệm và thủ tướng sắp xếp cho Chu Ngọc Anh về HN thì BCT, BBT chỉ là bù nhìn. Trước ý kiến của chủ nhiệm văn phòng chính phủ đề xuất đợt tới quốc hội thêm mục miễn nhiệm cho Chu Ngọc Anh. Bà Tòng Thị Phóng, uỷ viên BCT, đàn em ruột của Nguyễn Phú Trọng đã lên tiếng phản đối trò mèo này của phe Nguyễn Xuân Phúc. Bà Phóng ý kiến chỉ bàn việc bãi nhiệm của những đại biểu vi phạm, còn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm phải bàn sau, không thể làm một lúc cả miễn nhiệm và bổ nhiệm cùng thời điểm, cái này còn phụ thuộc vào sự bố trí của trung ương (tức BCT, BBT). Liệu ý kiến của bà Phóng có cản được mưu đồ đưa Chu Ngọc Anh làm CTHN của phe Nguyễn Xuân Phúc? Rất khó, bởi phía quốc hội do bà Ngân làm chủ, đã sai Nguyễn Hạnh Phúc sắp xếp việc bãi nhiệm đại biểu đảo Sip Phạm Phú Quốc cùng với việc miễn nhiệm cho Chu Ngọc Anh vào ký họp quốc hội tới đây. Ngày tàn của Nguyễn Phú Trọng đang đến, những địa phương, những cánh quân ở ngoài kinh thành đã không còn nghe lệnh của ông ta. Như một tên vua đang cảm thấy quyền lực kiểm soát đang dần thoát khỏi tay mình. Nhìn vào cuộc dâng hương HCM nhân quốc khánh mới đây, tháp tùng Nguyễn Phú Trọng không có nổi một đương kim uỷ viên BCT hay cựu uỷ viên BCT. Trong khi đó, cùng ngày, cùng lúc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn một đoàn hùng hậu vào lăng dâng hương HCM có Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng. Trọng là người rất nhiều mưu trong việc tranh giành, kiểm soát quyền lực. Nhưng điểm yếu của ông ta là dùng những kẻ nhiều mưu như ông làm công cụ làm những việc đó! Nếu không có ngón võ cuối cùng như sư phụ mèo dạy hổ là trèo lên cây, thì chỉ vài tháng nữa, ánh trăng rằm làng Lại Đà sẽ tắt lịm bởi hào quang xứ Quảng. Người Buôn Gió    
......

Sẽ thất bại

Đỗ Ngà| Đảng cử dân bầu là một cơ chế trao quyền lực cho người đã được chọn sẵn, nói theo ngôn ngữ của người CS là “người thuộc diện cơ cấu”. Đảng giới thiệu người ứng cử để cho hội đồng nhân dân bầu, mà cái gọi là “hội đồng nhân dân” ấy cũng chỉ gồm những người của đảng chứ chẳng có dân đen nào lọt vào đó cả cho nên hội đồng nhân dân bao giờ cũng gật theo ý của đảng bộ cấp đó, nó tựa như quốc hội gật theo ý trung ương đảng vậy. Việc bầu chủ tịch ủy ban theo hình thức thì có vẻ như được bầu bởi “những người đại diện cho dân”, nhưng thực tế thì họ là người được đảng cơ cấu. Chính vì vậy lá phiếu người dân trong chết độ CS không có ý nghĩa, nó chỉ làm nên một mặt nạ dân chủ giả tạo để cho chính quyền tuyên truyền với thành phần dân chúng thiếu hiểu biết mà thôi. Nói tóm lại chủ tịch thành phố là người được đảng trao quyền cho quyền lực. Khác với xứ CS, một cá nhân ở xứ dân chủ muốn có quyền lực thì họ phải vận động dân bầu trực tiếp cho mình, chính vì vậy thị trưởng thành phố ở xứ dân chủ là người được dân trao quyền lực. Theo nguyên tắc ai trao quyền cho tôi thì tôi sẽ làm việc cho người đó, nguyên tắc này có từ ngàn xưa khi mà xã hội loài người mới hình thành nhà nước. Ở công ty, nếu tôi được hội đồng quản trị chọn làm giám đốc thì tất tôi sẽ làm việc vì hội đồng quản trị, mà đại diện cho hội đồng quản trị là chủ tịch sẽ là người có quyền lớn hơn tôi. Giám đốc làm sai thì chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Ở bộ máy chính quyền CS, thì đảng trao cho ai chức chủ tịch ủy ban thì người đó phải làm việc cho đảng, mà đại diện cho đảng bộ thành phố chính là bí thư thành ủy. Vậy là chủ tịch hội đồng nhân dân luôn dưới quyền bí thư thành ủy. Nếu chủ tịch làm sai thì họ chỉ chịu trách nhiệm trước đảng chứ không hề chịu trách nhiệm trước dân. Vậy ở nước dân chủ thì sao? Đơn giản dân thành phố chọn anh làm thị trưởng thì anh chỉ làm việc cho dân thành phố, nếu anh sai thì anh sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn nếu anh không làm hài lòng dân, thì lần sau dân không bầu anh nữa, thế thôi. Làm chính trị nói cho thật đơn giản thì nó là cách tìm kiếm quyền lực chính trị cho bản thân mình. Làm sao để có quyền lực về tay mình? Đơn giản là lấy lòng kẻ có thể trao quyền lực. Ở thể chế chính trị độc tài CS thì những cá nhân ấy chỉ lấy lòng đảng mà không hề lấy lòng dân. Thực chất của việc lấy lòng đảng ấy không phải là lấy lòng mọi đảng viên đâu mà chỉ lấy lòng kẻ có thể trao quyền lực cho mình mà thôi. Hay nói đúng hơn họ chỉ lấy lòng một vài cá nhân để tiến thân. Cách phổ biến nhất để lấy lòng sếp là chia chác quyền lợi tham nhũng cho sếp và nịnh hót, còn nếu thực tài thì coi chừng bị sếp đì. Vì sao? Vì những thằng sếp bất tài bao giờ cũng đố kỵ và ganh ghét những kẻ tài hơn nó. Còn ở xứ dân chủ thì sao? Để lấy lòng được dân thì không còn cách nào khác bạn phải có thực tài, hết. Nếu có nịnh hót và tham nhũng mà dân biết được thì chắc chắn bạn sẽ bị mất phiếu ngay, thậm chí còn có thể bị truy tố trước pháp luật. Chính vì vậy, một thị trưởng tại các nước dân chủ thì bao giờ cũng có thực tài. Họ sáng suốt, họ có tầm nhìn, họ có óc phán đoán và quan trọng sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu chính sách sai lầm. Đó là phẩm chất cốt lõi của người đứng đầu hành pháp thành phố ở xứ văn minh. Chính quyền đô thị là một loại bộ máy chính quyền được lập ra để quản lý một cụm dân cư tập trung dày đặc trên một diện tích nhỏ. Nó có tính đặc thù chứ không giống chính quyền tỉnh quản lý vùng đất rộng lơn dân cư thưa thớt. Chính vì vậy mà chính quyền đô thị phải được tổ chức khác với chính quyền tỉnh. Cấu tạo của máy tính thì có phần cứng và phần mềm, thì chính quyền đô thị cũng thế, nó cũng có phần cứng và phần mềm. Phần cứng, đó là cơ cấu tổ chức phòng ban và các cấp. Các chính quyền độ thị trên thế giới bộ máy chính quyền thành phố rất tinh gọn, thông thường chỉ một cấp nếu thành phố nhỏ, hoặc 2 cấp nếu thành phố lớn chứ không phải 3 cấp như thành phố của chính quyền CS gồm thành phố – quận huyện -phường xã. Có những thành phố quá lớn người ta xây dựng mô hình thành phố trong thành phố, cơ bản cũng chỉ là 2 cấp. Trong đó cấp lãnh đạo cao nhất của thành phố lớn là cơ chế dân cử, và lãnh đạo thành của thành phố vệ tinh là theo cơ chế bổ nhiệm. Chính vì vậy mọi sai phạm của người lãnh đạo thành phố vệ tinh đều có liên đới đến trách nhiệm của thị trưởng cao nhất. Mục đích là tạo ra bộ máy gọn, giải quyết vấn đề của người dân nhanh, chính xác và tránh chồng chéo. Về phần mềm tức là nói về chất lượng con người trong bộ máy ấy. Mà con người trong bộ máy chính quyền thành phố là phân 2 loại, thị trưởng và nhân viên công lực. Với thị trưởng thì con người phải có tài, có đức, có năng lực quản trị, có tầm nhìn, sự quyết đoán và sẵn sàng nhận trách nhiệm. Về nhân viên công lực của bộ máy thì phải có trình độ, phải chuyên nghiệp, phải trách nhiệm và quan trọng là trong sạch. Có như vậy thì khả năng phản ứng chính sách mới nhạy và bộ máy mới vận hành hiệu quả. Chỉ có cơ cấu dân cử thì mới tạo ra thị trưởng có năng lực, còn với cơ cấu đảng cử dân bầu thì hoàn toàn không bao giờ có thị trưởng đạt yêu cầu như vậy. Hiện nay chính quyền CS đang cho triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại 2 thành phố lớn đó là Sài Gòn và Hà nội. Ở Hà Nội họ đang tiến tới chính quyền 2 cấp theo mô hình thành phố-phường xã. Còn ở Sài Gòn thì đang theo mô hình thành phố nhỏ trong thành phố lớn, mà cụ thể dự án thành lập thành phố Thủ Đức là một ví dụ. Rồi đây họ sẽ tiến tới tinh giảm bộ máy cũ và thành lập nên những thành phố vệ tinh khác nữa. Đó là hướng đi đúng, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu có thành công hay không? Như ta biết, CS làm rất nhiều chính sách thất bại, và dự án này cũng sẽ như thế, vì sao? Thực tế, với cơ chế đảng cử dân bầu chỉ thay đổi được phần cứng, còn phần mềm thì không thể thay được vì nó thuộc về bản chất của thể chế chính trị. Vậy nên, rồi đây mô hình chính quyền đô thị của CS cũng chỉ là cải cách nửa vời kiểu “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” mà thôi. Có thể cải cách này làm Sài Gòn và Hà Nội khá hơn hiện nay một chút nhưng mãi mãi nó không thể theo kịp Singapore, Ne w York hay Hong Kong được. Điểm tắt nghẽn là ở đâu? Đấy là thể chế chính trị./. -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://www.sggp.org.vn/tphcm-mong-muon-con-duong-di-tot-nh…  
......

Tản mạn về cây trụ điện

Nguyen Khan| Trong một lúc cao hứng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc đến chuyện năm xưa quái kiệt Trần Văn Trạch nói, nếu cây trụ điện biết đi nó cũng đi vượt biên. Qua đó ông ám chỉ rằng, ngày nay vật đổi sao dời nên…. Nếu cây trụ điện bên Mỹ biết đi nó cũng về Việt Nam. Từ đó những cây trụ điện bỗng dưng biến hình hài thành những thân phận con người. Mà trong cuộc đời ô trọc này, trong cõi nhân sinh vô thường đến thất thường này, thì mỗi con người đều mang trong mình những thân phận mỏng manh trôi nổi. Từ người nghèo cho đến kẻ sang giàu, từ thứ dân cho đến bậc quyền cao, từ kiếp bọt bèo cho đến đời nhung lụa… Tất cả đều không thoát khỏi quy luật tử sinh, không thoát khỏi định mệnh rủi may, không thoát khỏi đời lên voi xuống chó. Có không ít con người đi tìm số phận, nhưng số phận đến với chính mình trong từng hơi thở, thì kiếp nhân sinh sao phải mệt mỏi đi tìm. Hàng loạt cây trụ điện mang hình hài thân phận trên thế giới đã ngã như ngã rạ vì sức mạnh vô hình của những con virus nhỏ hơn hạt bụi, thì thế nhân ơi tàn sát tranh đoạt làm gì, vì con người chẳng là gì trước virus vô hình nói chi đến vũ trụ bao la. Trước đây con người chết la liệt vì ăn dơ ở bẩn đã đành. Ngày nay văn minh hơn, sạch sẽ hơn, phòng trị bệnh tốt hơn, nhưng cũng đành bất lực, chết không kịp chôn. Toàn cầu hóa đem lại thịnh vượng, rút ngắn mọi khoảng cách, giúp con người có điều kiện giao lưu gặp gỡ nhau, thì lại chết theo kiểu khác, chết vì gần nhau, càng tụm năm tụm bảy, càng quyến luyến cận kề… Thì càng dễ truyền cho nhau dịch hại, dễ đi theo mệnh lệnh tử thần. Kiểu nào những cây trụ điện cũng không thoát khỏi số kiếp nhân sinh. Như những cây trụ điện Việt Nam. Người ta đang đặt dấu hỏi vì sao hai trăm cây trụ điện ở Thừa Thiên Huế ngã như ngã rạ khi sức gió của cây bão số 5 không lớn là bao ? Vì sao hàng trăm cây trụ điện quan quyền được tuyển lựa rèn luyện tài đức đến tận răng, lại có thể dễ dàng mục ruỗng ngã quỵ thành cũi đốt, thậm chí đốt không xuể ? Hiện thời các quan tòa đang mổ xẻ hàng chục trụ điện tại Sài Gòn để xem các trụ điện quan quyền được đào tạo cốt lõi bằng chất liệu gì, có cốt thép ? mát xi măng có bảo đảm? Mà dễ rệu rã và ngã quỵ trước cơn bão vật chất ? Người ta cũng đang săm soi 200 cây trụ điện ở Thừa Thiên Huế, vì tìm mãi vẫn không nhìn thấy cốt thép. Nhận ra rằng, các cây trụ điện có vững chắc hay không một phần lớn là nhờ vào cốt lõi bên trong. Không có cốt lõi vững chắc, thì dù có trang trí bên ngoài đẹp đến đâu, mang nhãn mát uy tín cỡ nào, được tín nhiệm cao ra sao, cũng sẽ ngã quỵ trước bão tình, bão tiền và bão tố. Mới rõ sức hấp dẫn của quyền bính, lợi ích to lớn từ quyền lực và quyền lợi khiến ai đó, dù vô tài bất tướng cũng cố dùng mọi thủ đoạn, kể cả đi đầu gối hoặc quỳ gối để tranh đoạt. Cho nên, việc cần thiết lúc này là phải xử lý thích đáng các quan chức liên quan đến những cây trụ điện đổ ngã vì kém chất lượng, thẩm định lại chất lượng của những cây trụ điện chôn dọc đường, giám sát chặt chẽ những lò đúc trụ… Thì cũng phải xem xét lại cấu kết xi măng cốt thép trong lõi các cây trụ điện quan quyền, rà soát kỹ lưỡng các lò đúc trụ quyền lực. Bởi ngày nay, khí hậu biến đổi thất thường khiến những cơn bão tình, bão tiền, bão quyền, bão tố trở nên dữ dội và thường xuyên hơn, dễ dàng quật ngã kính thưa tất cả các loại trụ điện nếu những cây trụ điện ấy không có xi măng cốt thép vững chắc bên trong./.  
......

Ông Nguyễn Thành Tài đã bị “sập bẫy” như thế nào?

Thao Ngoc| Sau vụ án Đồng Tâm “long trời lở đất” tạm khép lại, thì thời sự nóng bỏng nhất mấy ngày qua là vụ Phó Chủ tịch Thành Hồ Nguyễn Thành Tài vướng vòng lao lý. Báo Tuổi Trẻ ra ngày 17/9/2020 có bài: “Cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài bị đề nghị 8-9 năm tù”. Theo đó: “Theo đại diện Viện KSND TP.HCM, khu nhà đất số 8-12 Lê Duẩn là tài sản nhà nước. Thực hiện quyết định 09 sắp xếp lại công sản, UBND TP đã thống nhất xây dựng khách sạn, lựa chọn nhà đầu tư uy tín, không áp dụng hình thức liên doanh. (https://tuoitre.vn/cuu-pho-chu-tich-ubnd-tp-hcm-nguyen…) Cái tội của ông Nguyễn Thành Tài (Tư Huy) trong vụ này là đã biến lô đất số 8 và số 12 Lê Duẩn, có tổng diện tích 4.896,3m2 tại trung tâm quận I, TP.HCM, từ đất công thành đất tư không qua đấu thầu, làm thất thoát khoảng 2.000 tỷ đồng. Người làm cho Tư Huy “sập bẫy” là Lê Thị Thanh Thúy, còn có biệt danh là Hà Sen, Giám đốc Công ty Hoa Tháng Năm. Vậy Hà Sen, Giám đốc Công ty Hoa Tháng Năm là ai? Bà Lê Thị Thanh Thúy Tại Thành Hồ, có một nữ doanh nhân mà có lẽ không vị đại gia và quan chức nào không biết. Đó là Lê Thị Thanh Thúy, sinh năm 1979, có biệt danh là Hà Sen. Cô này từng mở nhà hàng Sen ở ngay trung tâm quận I. Dưới bàn tay điều hành của Hà Sen, nhà hàng Sen trở thành nơi hội tụ của giới kinh doanh và quan chức ở Sài Gòn. Hà Sen có vẻ đẹp lả lơi, biết đưa đẩy và có vô số giai thoại về người đàn bà này! Hồi còn lăn lóc tại Đà Nẵng, Hà Sen muốn làm quen với ông Vua Miền Trung, là Nguyễn Bá Thanh, để móc nối dựa dẫm làm ăn mà chưa biết cách tiếp cận để làm quen, bèn hỏi đàn em Bá Thanh là nên chọn món quà nào tặng anh Bá, liền được gợi ý rằng, nên đặt mua một đôi giày cao cấp hiệu adidas của Ý, và mời anh Ba đi ăn nhà hàng. Hà Sen còn được gợi ý là Bá Thanh sau khi nhậu sương sương thì rất thích ca nhạc, và những bài hát mà Bá Thanh yêu thích được đưa ra. Hà Sen lại có tài hát rất hay. Vậy là Hà Sen phải cố tập luyện trong 3 tháng trời về một số bài mà Bá Thanh yêu thích. Vậy là Bá Thanh bay vào Sài Gòn để gặp Hà Sen, và trong cuộc nhậu ấy, Hà Sen đã lên sân khấu hát đúng những bài mà anh Ba yêu thích, làm anh Ba chết mê chết mệt. Sau đó họ 2 người đến một khách sạn năm sao. Và chuyện gì đã xảy ra thì chỉ có trời mà biết.Nhờ vậy, chuyện làm ăn của Hà Sen ở Đà Nẵng được trót lọt. Không những Bá Thanh, mà kể cả Niễng nhà ta hồi còn là Bộ trưởng, CNVPCP cũng suýt bị Hà Sen hạ gục. Lần đó Niễng hay bay vào Sài Gòn, và được sắp xếp gặp Hà Sen tại nhà hàng của Hà Sen trên đường Nguyễn Huệ. Sau đó Niễng tiếp tục gặp Hà Sen nhiều lần khác. Rất may là vợ Niễng biết được, liền kéo theo mấy quan bà bay vào Sài Gòn, đến ngay nhà hàng Hà Sen quậy tưng bừng. Nhưng hôm đó không có Niễng ở đó. Vụ này ồn ào trong giới phu nhân quan chức một thời ai cũng biết. Trở lại chuyện Tư Huy. Một ngày đẹp trời, Hà Sen mời các đại gia Sài Gòn dự sinh nhật anh Tư tại Nhà hàng Sen. Tới nơi, nhiều anh nhìn nhau ái ngại vì đa số quen biết và đều nằm trong danh sách “quản lý” của Sen. Toàn bộ quà mừng anh Tư hôm đó, Hà Sen gom hết. Không chỉ có quan chức, mà các đại gia như Nhơn Novaland, Don Lam, Nguyên Kinh Đô…đều từng dính chưởng của Hà Sen. Chuyện ngôn tình của Tư Huy thì nhiều vô kể. Ông làm phó chủ tịch phụ trách văn xã, vì đẹp trai phong độ, lại quyền lực nên được nhiều cô em phải lòng, bị vợ ghen tối ngày. Có cô bạn gái tên H, Phó Văn phòng UB Thành Hồ phụ trách Văn Xã. Một hôm vợ đến đánh ghen ngạy tại cơ quan um xùm, làm ông Tư mất mặt và sau đó ly dị luôn. Sau này ông Tư còn dính tin đồn với nữ MC xinh đẹp của chương trình Ngôi nhà mơ ước:Đỗ Thụy. Sau khi có bầu, Đỗ Thụy xin nghỉ để đi du học, nhưng thực chất là đi Singapor sinh con. Sau này về lập công ty thẩm mỹ tại thành Hồ. Tại sao Tư Huy biết lô đất này là đất công thổ, mà vẫn “nhắm mắt” ký cho Công ty Hoa Tháng Năm của Lê Thị Thanh Thúy? Chưa nói đến quan hệ thân thiết trên mức bình thường, mà ai cũng biết là do đám đất “tam giác kim cương” của Hà Sen dụ dỗ, thì vụ này Tư Huy bị sập bẫy mà không biết kêu ai. Khi Hà Sen trình hồ sơ mua đám đất này, Tư Huy được Hai Nhật gọi điện nhờ giúp đỡ. Khi Bí thư chỉ đạo, dù chỉ là bằng điện thoại, thì đố cấp dưới nào dám từ chối. Nhưng sau này khi Tư Huy biết mình bị mắc lừa thì chỉ ôm hận, vì chẳng có bằng chứng gì để nói rằng đã được sự chỉ đạo của Hải heo. Chưa nói đến cú điện thoại của Hải heo chỉ đạo Tư Huy. Chỉ riêng việc là người lãnh đạo cao nhất tại Thành Hồ lúc đó, thì lẽ ra Hải heo cũng phải chịu trách nhiệm. Nhưng cho đến nay, Hải heo vẫn “bình chân như vại”. Nên biết rằng, Hải heo là người gốc Tàu. Vợ Hải heo là Trương Thị Hiền, là chị em kết nghĩa với bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát(VTP), được cho là giàu nhất Việt Nam hiện nay. Chồng bà Lan là ông Eric Chu Nap Kee, người Hồng Kông, là họ hàng với cựu Bộ trượng Bộ Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang. Vì vậy mà vì sao chỉ xuất thân là một chủ sạp vải tại chợ Bến Thành, chỉ trong một thời gian ngắn, bà Trương Mỹ Lan đã vươn lên trở thành người giàu nhất tại Việt Nam. Tập đoàn VTP là chủ sở hữu của khách sạn An Đông – Windsor Plaza Hotel và cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence, toà nhà Times Square nằm ngay sát tòa nhà Bitexco Finance, khách sạn 6 sao duy nhất tại Sài Gòn, có sân đậu trực thăng trên sân thượng. Tập đoàn này cũng đã mua lại toà nhà khổng lồ Thuận Kiều Plaza, với giá đầu tư 55 triệu đôla cách đây hơn 20 năm, nay sẽ phá đi xây lại vì “nhìn không đẹp mắt”. Công ty đầu tư An Đông, một công ty con của VTP vừa mua lại toà biệt thự Pháp lớn nhất Sài Gòn có tên là biệt thự 100 cửa, với giá 39 triệu đôla v.v… Mới đây tỉnh Long An cấp phép cho VTP đầu tư 16 dự án tại huyện Cần Giuộc, với tổng diện tích trên 1.500ha, tổng giá trị đầu tư lên tới hàng tỷ đô. Trên phố đi bộ Nguyễn Huệ lớn nhất Việt Nam hiện nay,VTP đang sở hữu gần hết các tòa nhà, các cao ốc, các khách sạn, các khu trung tâm thương mại bề thế và quan trọng nhất hai bên đường. Ước tính tài sản nổi của bà Mỹ Lan qua đất đai tại Việt Nam đã có mấy chục tỷ đô. Dư luận cho rằng nguồn tiền này là do Tình báo Hoa Nam cung cấp cho Vạn Thịnh Phát, nhằm gom những vị trí đất vàng, có giá trị kinh tế và chiến lược nhất Việt Nam, nhằm tính kế thôn tính lâu dài. Và điều này giải thích tại sao, trong cuộc họp Bộ Chính trị chiều ngày 19/03/2020, khi xem xét kỷ luật đối với Lê Thanh Hải, ông Võ Văn Thưởng và bà Kim Ngân nói, cách chức Bí thư nhiệm kỳ 2011-2015 đối với Lê Thanh Hải đã là quá nặng rồi. Vì vậy mà tội trạng của Hải heo so với Tư Huy là một trời một vực. Thế mà nay Tư Huy bị tống vào lò, con Hải heo coi như vẫn bình an vô sự. Phải chăng vì chưa được Trung Nam Hải cho phép, nên cái lò tôn của ông Trọng chưa dám đụng đến Hải heo? Vì “Đập chó còn ngó chủ nhà?”. Một lý do nữa khiến ông Tư Huy có nhiều kẻ thù là vì, từ khi về làm Phó Chủ tịch phụ trách Văn Xã Thành Hồ, Tư Huy đã mạnh tay dẹp các mảng quảng cáo của HTV, mà doanh thu của HTV từ quảng cáo mỗi năm thu hàng ngàn tỷ. Đây là sân sau của các quan chức HTV, mà Tư Huy đánh vào nguồn thu của họ, nên họ hợp nhất với nhau tìm cách rửa hận. Vì vậy việc Hải heo gợi ý Tư Huy ký hồ sơ này là sập bẫy của Hải heo. Túm lại, các quan tham thời nay “rụng như sung” bởi rất nhiều cách “ngã ngựa” khác nhau. Từng đứng trong nhóm quyền lực tại thành Hồ là “Hải- Quân- Đua- Tài”. Nhưng nay chỉ một mình ông chết vì cái “tam giác kim cương” nơi “Ngã ba Đồng Lộc”của Hà Sen, là chết rất…không thoải mái chút nào./.  
......

Hai hay chỉ là một bản đồ ?

Trần Trung Đạo| Nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 53 của ASEAN và các hội nghị đánh dấu 25 năm hợp tác giữa CSVN và Mỹ, tòa đại sứ Mỹ đăng một bản tin trong đó có kèm theo bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà cầm quyền CSVN, số đông dân chúng và không ít người Việt ở hải ngoại vui mừng và xem đó như là một cách Hoa Kỳ công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Trong khi Trung Cộng chưa kịp phản đối và CSVN chưa kịp cám ơn, tòa đại sứ Mỹ trong cùng một bản tin, đã thay bằng một bản đồ khác không có Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà cầm quyền CSVN và những người đang vui mừng như chụp được cái phao giữa biển bổng cảm thấy hụt hẫng và đâm ra trách móc, thậm chí nguyền rủa thể hiện qua các lời bình đầy hằn học trên các báo trong nước. Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao CSVN lần nữa lập lại câu thần chú “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật quốc tế.” Nhắc lại, ngày 13 tháng Bảy, 2020 Ngoại Trưởng Mỹ Michael R. Pompeo ra một bản tuyên bố cứng rắn trong đó tập trung vào việc bác bỏ các đòi hỏi, tuyên bố của Trung Cộng và các thất bại của Tập Cận Bình để chứng minh về mặt công pháp quốc tế chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông. Trong lúc bác bỏ bất cứ tuyên bố nào của Trung Cộng về chủ quyền trên Biển Đông, Mỹ vẫn còn giữ vai trò trung lập trong các tranh chấp song phương giữa Trung Cộng và Việt Nam cũng như Trung Cộng và các nước có liên quan trong cuộc tranh chấp. Dù sao, đây là lần đầu tiên một ngoại trưởng Mỹ đưa ra một bản tuyên bố chi tiết và cứng rắn như vậy. Từ lời nói cho tới hành động có khi cách nhau tới cả chục năm hay dài hơn nhưng bản tuyên bố đã đem lại những khích lệ tinh thần rất lớn cho những nước nhỏ đang bị Trung Cộng ăn hiếp. Chẳng hạn tại Philippines, bản tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo đã gây một phản ứng tích cực trong các giới. Tuần trăng mật dài bốn năm giữa Duterte và Tập Cận Bình đã kết thúc bằng ai đi đường nấy. Đề án đường xe lửa do Trung Cộng đầu tư ở Mindanao, quê hương của Duterte bị hủy bỏ. Thiện cảm của người dân Philippines dành cho Mỹ đang chuyển từ nghi ngờ sang tin tưởng lần nữa. Lần đầu tiên sau nhiều năm, Philippines có hai bộ trưởng mới, Ngoại Giao (Teodoro Locsin) và Quốc Phòng (Delfin Lorenzana). Cả hai đều có quan điểm chống chính sách bá quyền của Trung Cộng và công khai ủng hộ chính sách cứng rắn của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông. Dĩ nhiên Duterte không nhắm mắt bốc xăm trúng hai người này mà chính ông ta cũng có ý định thay đổi đường lối đối ngoại. Trong phần cuối của bản tuyên bố, Ngoại Trưởng Pompeo nhấn mạnh “Mỹ sát cánh với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế.” Nói khác hơn, Ngoại Trưởng Pompeo tuyên bố “nếu các bạn đoàn kết chống Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ đứng sau lưng các bạn.” Philippines đang phản ứng tích cực, còn CSVN thì đang tiếp tục im lặng. Một bài học “muốn ăn lăn vào bếp” trong bang giao quốc tế. Trong chiến tranh Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đóng góp nhiều thứ tư trong lực lượng đồng minh dưới quyền chỉ huy của Tướng Douglas MacArthur. Tính theo tỉ lệ, Thổ là quốc gia bị thiệt hại nặng hàng thứ ba trong mười sáu quốc gia đồng minh tham chiến. Cách đây bảy mươi năm, phần lớn trong số trên hai chục ngàn thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu ở Triều Tiên có thể chưa từng nghe hay biết gì về quốc gia này và cũng không hiểu hết lý do tại sao họ phải đổ máu ở một nước Châu Á hoàn toàn xa lạ. Câu trả lời, đó là giá để đổi cho vị trí của cộng hòa Thổ vừa được đón nhận vào khối tự do, thành viên mới nhất của NATO. Máu của hàng ngàn thanh niên Thổ đã đóng góp vào sự thành công của mục tiêu “thoát Liên Xô” của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau Chiến Tranh Triều Tiên hình ảnh Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật trên trường chính trị quốc tế và quốc gia này được xem như có vị trị chiến lược quan trọng nhất phải bảo vệ tại Châu Âu. Người Việt có thể không phải chiến đấu một nơi xa xôi như Thổ nhưng phải chuẩn bị tích cực để chiến đấu và hy sinh ngay trên đất nước mình. Bài học của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy không ai dọn cỗ cho mình ăn. Không ai xây nhà cho mình ở. Của cải tạo ra hay được bảo vệ bằng mồ hôi, nước mắt và máu của mình ra mới thật sự là của mình. Người Thổ hy sinh ở xa để gia đình họ, con cái họ được bảo vệ ở nhà. Một trật tự mới đang hình thành tại Á Châu. Các liên minh quân sự đang dần dần rõ nét. Với điều kiện kinh tế thế giới hiện nay, thật khó đoán những gì sẽ xảy ra trong một hai năm. Nhưng có một điều chắc chắn tranh chấp nóng hay lạnh trong tương lai gần hay xa sẽ là tranh chấp Á Châu. Biển Đông sẽ là một Trung Đông trong chiến tranh lạnh lần thứ hai này. Trở lại chuyện bản đồ. Có bao nhiêu bản đồ đăng trong bản tin của tòa đại sứ Mỹ? Chỉ một mà thôi. Bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa là bản đồ gốc, được chuẩn bị trước và chỉ được xóa bớt hai quần đảo khi đăng lại vì thời điểm chưa thích hợp. Mỹ chuẩn bị rồi, còn CSVN thì tiếp tục niệm thần chú. Trần Trung Đạo  
......

Đấu Trường

Đỗ Ngà| Ngày 07/01/2014 trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, nhân chứng Dương Chí Dũng khai đã đưa hối lộ trực tiếp 2 lần với tổng giá trị 510 ngàn đô, lần thứ ba là nhận 1 triệu đô của đại gia Trương Mỹ Lan gởi cho Phạm Quý Ngọ qua người trung gian tên Tiệp. Điều đặc biệt là Dương Chí Dũng có thuật lại lời nói của Tiệp rằng “"Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa.". Như vậy điều này cho thấy, số tiền một triệu đô này là Ngọ nhận cho Quang, lúc ấy Ngọ đang là thứ trưởng bộ Công An còn Quang là Bộ Trưởng. Ngày 17/02/2014, Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định tạm đình chỉ nhiệm vụ thứ trưởng Bộ Công an đối với Phạm Quý Ngọ vì liên quan đến vụ án “làm lộ bí mật nhà nước”. Điều đăt biệt là trước ngày Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định khoảng một tháng, báo chí được lệnh đồng loạt tung tin Phạm Quý Ngọ bị ung thư gan. Và kết quả là sau ký quyết định đúng một ngày, Phạm Quý Ngọ chết và vụ án bị đình chỉ điều tra. Theo khoản 1 điều 2 của Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 thì, cán bộ chủ chốt được khám sức khỏe hằng ngày, các ủy viên bộ chính trị khác được khám bệnh ít nhất hai ngày một lần, các ủy viên Trung Ương đảng được khám bệnh ít nhất mỗi tháng một lần. Đó là chế độ chăm sóc sức khỏe của quan chức CS, Phạm Quý Ngọ là Ủy viên Trung Ương đảng, ông ta được chế độ khám bệnh hằng tháng, vậy mà đến khi bị phanh phui tội hối lộ thì mới phát hiện ra bệnh ung thư. Thế mới lạ! Vậy rõ ràng căn bệnh “unng thư” này không phải bởi nguyên nhân chính trị thì là nguyên nhân gì? Còn “kỳ diệu” hơn nữa là Phạm Quý Ngọ chết ngay khi cơ quan điều tra có quyền đụng đến ông, một cái chết kịp lúc để cho Trần Đại Quang thoát tội. Ở trong chế độ CS có một nguyên tắc rất lạ là, nhiều căn bệnh “ung thư” của các lãnh đạo cấp cao trong ĐCS xuất hiện không phải vì nguyên nhân y học mà nó xuất phát từ nguyên nhân chính trị. Chính vì vậy mà dù cho có quy định chế độ chăm sóc ý tế hàng tháng thì vẫn không tài nào phát hiện ra bệnh mà phải nhờ đến khi bị truy tố thì nó mới xuất hiện là vậy. Trò chơi quyền lực trong nền chính trị độc tài nó thế. Ở nước dân chủ hay nước độc tài thì chính trị vẫn luôn là võ đài, nhưng khác nhau ở chỗ võ đài dân chủ chơi theo luật có trọng tài giám sát, còn võ đài của độc tài chẳng cần đến trọng tài nào cả nên đấu sĩ có quyền dùng mọi đòn bẩn miễn sao có chiến thắng. Vì vậy mà ở vũ đài chính trị độc tài, ta thường thấy kẻ thắng ăn thịt luôn đối thủ. Hãy nhìn sang võ đài chính trị Nga thì sẽ thấy, kẻ chỉ trích Putin đã dính trọng bệnh và phải sang Đức chữa trị. Đấu trường chính trị ở xứ độc tài đậm chất man rợ. Tham nhũng trong chính quyền CS nó là loại tham nhũng có hệ thống. Việc tham nhũng không phải một cá nhân thực hiện mà nó có cả một chuỗi liên quan. Những chuỗi như thế này nó đã được dệt thành tấm lưới phức tạp phủ kín ĐCS, trong đó mỗi cá nhân tham nhũng nó không chỉ là mắt xích của một chuỗi mà là mắt xích của nhiều chuỗi khác nhau. Chính vì vậy, khi phá một mắt xích thì rất có thể nó nó sẽ kéo cả chuỗi bị dính chàm theo nó. Đó là lý do tại sao khi muốn xử tham nhũng thì ĐCS phải tìm cách cắt đứt mắt xích đó ra khỏi chuỗi để bảo vệ những mắt xích khác (mắt xích phe ta). Có hai cách cắt đứt mắt xích ra khỏi chuỗi, cách thứ nhất dùng mác “bí mật nhà nước” dán vào hồ sơ thì xem như chẳng ai đụng vào “mắt xích phe ta” được, và cách thứ nhì là tuyên án tử bằng căn bệnh “ung thư”. Đây là hai giải pháp mà hiện nay ĐCS rất ưa dùng. Hôm nay, tất cả báo chí đều đồng loạt đưa tin Nguyễn Đức Chung bị bệnh ung thư. Nguyễn Đức Chung cũng là ủy vên trung ương đảng, ông ta được chế độ khám và chữa bệnh hằng tháng thế nhưng suốt nhiệm kỳ làm chủ tịch Hà Nội không thấy chính quyền CS thông báo gì về bệnh tình của ông ta, đùng một cái lúc ông ta bị điều tra tội “làm lộ bí mật nhà nước” thì căn bệnh “ung thư” lại xuất hiện. Lại một phiên bản Phạm Quý Ngọ 2.0 chăng? Rất có thể. -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://thuvienphapluat.vn/…/quyet-dinh-121-qd-tw-2018-cong… https://www.bbc.com/…/2014/01/140107_duongtutrong_trial_fir… https://tuoitre.vn/ong-nguyen-duc-chung-xin-tai-ngoai-de-di…  
......

Luật Đất Đai hủy diệt giống nòi

Lưu Trọng Văn| Vụ Đồng Tâm bản chất là tranh chấp đất đai gây ra biết bao khổ đau, oan sai và rối loạn xã hội. Nhưng với Luật Đất đai hiện nay thì vấn đề tranh chấp đất đai chỉ là một khía cạnh nhỏ, thậm chí rất nhỏ bộc lộ tính phản động của bộ luật này. Vậy khía cạnh lớn, rất lớn mang tính bản chất cốt lõi thể hiện tính phản động, phản Dân, phản nước của bộ luật này là gì? Tại sao gã dám khẳng định bộ luật này nguy hiểm nhất và là tác nhân chinh huỷ diệt giống nòi? Bao lâu nay chúng ta chỉ ồn ào chuyện cướp đất để làm dự án, chuyện lợi ích bất động sản nhưng xét cho cùng vấn nạn đó chỉ liên quan đến bộ phận rất nhỏ dân chúng mà thôi. Mà chuyện không liên quan đến tranh chấp, không liên quan đến các dự án bất động sản mới là phần chìm của tảng băng nổi. Và nếu không dẹp ngay luật đất đai với bản chất đất đai là sở hữu toàn Dân do Nhà nước quản lý thì không lâu nữa tảng băng chìm này sẽ nhấn chìm cả nòi giống Việt. Hiện nay 70 triệu nông dân VN canh tác nông nghiệp trên 27.300.000 ha nhưng với Luật Đất đai thì họ chỉ là chủ quyền sử dụng đất chứ không phải là chủ sở hữu đất. Chính vì không được quyền chủ của đất đa số nông dân không thương đất, yêu đất chăm sóc đất như đất của chính họ. Luật Đất đai biến họ trở thành những kẻ tận thu, tận dụng, tranh thủ bóc lột đất để sinh nhai và làm giàu trước mắt. Có thể khẳng định hầu hết 27.300.000 ha đất mồ hôi và cả xương máu của tổ tiên, cha ông khai phá, nuôi dướng và bảo vệ đã bị chính hàng chục triệu nông dân huỷ diệt bằng hàng triệu tấn phân hoá học, chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu độc hại. Một nhà kinh doanh Nhật Bản đến Vân Hồ, Sơn La thuê 50 ha trồng chè đã phải bóc toàn bộ lớp đất mặt vì bị huỷ diệt thay vào lớp đất khác rồi nuôi trùn suốt một năm nhờ trùn làm sống lại... đất sau đó mới trồng giống chè của họ. Liệu chúng ta có đủ năng lực cứu đất như các nhà kinh doanh Nhật không? Đất bị huỷ diệt với diện tích khổng lồ khác gì Đất nước bị xâm lăng và chà đạp? Nhưng thà đất nước bi xâm lăng mà đất không bị huỷ diệt tác hại lâu dài đến Dân tộc, giống nòi ở mức độ tàn phá vẫn không thể bằng đất nước độc lập mà đất bị chính người dân bóc lột tận cùng và huỷ diệt đến tận cùng. Mỗi người VN nếu không thấy sự thật khủng khiếp này để tác động lãnh đạo đảng CS VN nhanh nhất có thể huỷ bỏ Luật Đất đai nguyên nhân của mọi nguyên nhân huỷ diệt đất đai tài nguyên lớn nhất, vô giá của quốc gia, dân tộc thì chính chúng ta là tội đồ của Lịch sử dân tộc Việt. Huỷ diệt! Huỷ diệt với đầy đủ nghĩa của nó vì đất bị huỷ diệt để không còn ra cây trái tốt lành, cây trái sạch thì môi trường sống bị huỷ diệt, văn hoá bị huỷ diệt, đạo đức bị huỷ diệt, con người bị huỷ diệt tổng thể tức là giống nòi bị huỷ diệt. Luật Đất đai gây ra Tội ác ngút trời mà những vụ án Thủ Thiêm, Đồng Tâm làm chao đảo niềm tin của người Dân chỉ là quá bé nhỏ. Chừng nào Luật Đất đai theo mô hình cộng sản- sở hữu toàn dân- thực chất là sở hữu nhà nước không thay đổi triệt để trả cho người dân thực sự là chủ đất thì con đường mất nước, mất dân tộc với đúng bản chất của nó, không xa.  
......

Tin vui - Tin buồn

Thuan Van Bui| 1. Tin vui: Bão Noul (được Việt hóa là bão Số 5) hiện đã suy yếu thành vùng áp thấp. Đây là tin vui với hàng triệu người dân khu vực miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Nam- Đà Nẵng. 2. Tin buồn: Bão suy yếu thành áp thấp là tin rất buồn đối với toàn bộ hệ thống chính trị, quan chức các địa phương dự kiến bão đổ bộ vào. - Hàng trăm tỷ đồng tiền mua sắm trang thiết bị phòng chống bão sẽ khó kê khống để la liếm - Ngân sách cho hàng vạn cán bộ tham gia phòng chống bão cũng khó mà xà xẻo, la liếm, rút vô tội vạ. - Tiền khắc phục hậu quả cũng không nhiều như dự kiến của cán bộ- đảng viên. - Khoản kê khai thiệt hại từ hàng nghìn tỷ sẽ phải rút xuống con số trăm. Thiệt hại này là vô cùng to lớn với cán bộ- đảng viên đang háo hức chờ cơn bão để la liếm, kiếm ăn. - Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của cúm Tàu, các hoạt động kinh tế bị đình trệ, cán bộ- đảng viên không có đất để ăn (ngoài ăn theo dịch). Cả hệ thống đang háo hức vui mừng chào đón bão để có ăn, mà trời lại phụ lòng cán bộ. Buồn nẫu ruột là đúng rồi! 3. Kết luận: Ở đất nước này, cứ tin gì dân vui thì với cán bộ- đảng viên và hệ thống chính trị là tin buồn và ngược lại! ****** Nguyễn Văn Đài Trên thế giới chắc chỉ có ở chế độ cộng sản tại Việt Nam? Người ta nói tham nhũng trong xây dựng cơ bản ở chế độ CSVN là 30%. Nhưng làm cột điện thế này thì ăn tối thiểu 50% rồi. Tính mạng của người dân nằm trong tay bọn CS tham nhũng. Thật căm phẫn chế độ cộng sản VN. ĐMCS!  
......

Pages