2015

Những “sát thủ” giấu mặt có thể lấy đi mạng sống của những người bất cẩn

Năm 2015 đã giúp chúng ta hiểu ra rằng rất nhiều thứ tưởng như vô hại, từ chụp ảnh tự sướng tới liệu pháp lạnh, lại là những “sát thủ” giấu mặt có thể lấy đi mạng sống của những người bất cẩn. 1. Chụp ảnh tự sướng Còn gì vô hại hơn việc hướng camera điện thoại vào mặt mình để chụp một tấm hình? Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Năm 2015 đã cho chúng ta thấy rằng chụp ảnh tự sướng thực sự khá nguy hiểm. Hồi tháng Chín, chụp ảnh tự sướng đã được báo cáo là khiến cho 12 người chết, trong khi chỉ có 8 người chết vì cá mập tấn công. Một du khách ở Taj Mahal đã chết trong khi cố chụp ảnh tự sướng với cột mốc. 4 vụ chết người khác xảy ra do nạn nhân cố chụp ảnh trong ở tư thế chênh vênh , trong khi một số công viên đã báo cáo về những người cố chụp ảnh tự sướng với…gấu . Tới mức Bộ Nội vụ Nga phải phát hành một cuốn sách nhỏ nói rằng một bức ảnh chụp tự sướng thật ấn tượng "có thể phải trả giá bằng mạng sống của bạn". 2. Loại ớt cay nhất thế giới Nếu là người thích thêm gia vị cho cuộc sống, thì rất có thể ớt sẽ là món khoái khẩu của bạn. Nghiên cứu cho thấy thực phẩm cay tốt cho sức khỏe. Nó có thể giúp đạt mục tiêu giảm cân và thậm chí có thể giải quyết đại dịch béo phì. Nhưng ớt còn có một mặt trái mà ít người biết, được tìm thấy ở những loại ớt cay và hăng đến mức thậm chí rất ít người dám nhìn chúng, chứ đừng nói đến việc nếm thử. Trong năm 2015, người ta đã phát hiện ra rằng mặt trái này của ớt có thể thực sự gây chết người. Capsaicin - chất kích thích tự nhiên có trong ớt khiến cho lưỡi và da bỏng rát khi tiếp xúc – sẽ rất tốt ở lượng bình thường . Tuy nhiên , tăng lượng capsaicin ăn vào có thể vô cùng nguy hại cho sức khỏe. Theo TS Paul Bosland, người phát hiện ra ớt Bhut Jolokia, một trong những loại ớt cay nhất thế giới, thì ăn khoảng 1,2kg ớt này là đủ để đưa bạn sang thế giới bên kia. Tuy nhiên, TS Bosland cho biết cơ thể chúng ta sẽ có phản ứng trước và không cho phép điều đó xảy ra. 3. Trái tim tan vỡ Con người ta ai cũng có lúc buồn. Khi chương trình truyền hình yêu thích kết thúc, khi một người bạn cũ qua đời, khi nghe một bản nhạc buồn phát trên đài. Thế nhưng, có những người phải chịu đựng nỗi đau buồn lớn đến mức khiến trái tim họ tan vỡ gần như theo đúng nghĩa đen. Trái tim tan vỡ là điều có thực, và đã có nhiều người chết vì nó. Mặc dù từ năm 1991 các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lần đầu tiên thừa nhận bệnh cơ tim takotsubo - còn được gọi là hội chứng trái tim tan vỡ - nhưng mãi đến năm 2015 các nhà nghiên cứu mới thu thập được số liệu thống kê về căn bệnh này. Theo một bài báo của tác giả Samantha Olson trên Medical Daily, bệnh cơ tim takotsubo "đặc trưng bởi đau ngực đột ngột và khó thở, và thường khởi đầu bởi một sự kiện bi thảm, như sống sót sau tai nạn xe hơi hoặc nhận được tin tức khó chịu đựng về cảm xúc". 4. Vi rút Bourbon Nếu hay đi trong rừng, hẳn bạn đã biết là phải để ý đến những con ve trên đường đi. Ve thường truyền bệnh Lyme, một bệnh truyền nhiễm làm giảm tri giác, cũng như gây ra các triệu chứng giống viêm khớp và giống cúm. Nhưng một căn bệnh mới do ve truyền – vi rút Bourbon – khiến chúng ta có thêm lý do để cảnh giác với những con vật nhỏ bé này. Vi rút Bourbon, được đặt theo tên Hạt Bourbon, bang Kansas, nơi vi rút xuất hiện lần đầu tiên, đã giết chết người đàn ông đầu tiên bị nhiễm căn bệnh này. Một báo cáo từ Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết nạn nhân là một nam giới 50 tuổi và hoàn toàn khỏe mạnh. Nạn nhân đã đi khám và điều trị sau khi một loạt vết ve đốt gây ra những triệu chứng như mệt mỏi và sốt . Mười một ngày sau, bệnh nhân bị suy đa tạng và qua đời. Phát biểu với USA Today, J. Erin Staples, chuyên gia dịch tễ tại CDC cho biết đây là căn bệnh vô cùng bí ẩn, vì các triệu chứng rất giống với viêm màng não hoặc viêm não, nhưng lại không phải. Vi rút Bourbon cũng ảnh hưởng đến các tế bào máu của nạn nhân theo một cách khác, tương tự như bệnh Heartland, một bệnh khác cũng do ve truyền. CDC không hoàn toàn chắc chắn về đường lây truyền của vi rút, nhưng cho đến nay người đàn ông ở Kansas là trường hợp duy nhất được biết đến. 5. Liệu pháp lạnh Mặc dù chính Justin Caba, một tác giả của trang Medical Daily, đã sống sót sau vụ tai nạn với buồng áp lạnh, nhưng may mắn này đã không xảy ra với cô gái 24 tuổi Chelsea Ake-Salvacion, người quản lý một thẩm mỹ viện ở Las Vegas, bang Nevada. Cô đã bị đông lạnh đến chết trong một buồng điều trị lạnh như vậy. Những buồng điều trị lạnh với nhiệt độ tới âm 280oC thường được quảng cáo như mọt biện pháp để phục hồi khả năng cho các vận động viên. Nhưng việc sử dụng chúng phải được thực hiện theo những hướng dẫn an toàn nghiêm ngặt, cũng như dưới sự giám sát của nhân viên được đào tạo. Báo cáo cho biết Ake-Salvacion đã vào buồng sau khi đóng cửa hàng và đã bị đông lạnh đến chết trong vòng vài giây. Báo cáo được đưa ra khi việc khám nghiệm tử thi chưa có kết luận cuối cùng, nhưng nguyên nhất tử vong được nghĩ tới nhiều nhất là ngạt thở. Mặc dù nhìn chung an toàn, song điều trị áp lạnh không được sử dụng quá vài phút mỗi lần. Người ta cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ được sử dụng thiết bị này một mình – chính là điều mà Ake - Salvacion đã làm. 6. Rượu mật cá sấu Thường được xem là lúc để tưởng nhớ, đám tang đôi khi có thể trở thành lễ kỷ niệm về cuộc đời của một ai đó. Thật không may cho 72 người tại Mozambique, lễ kỷ niệm này đã tan biến nhanh chóng. Đầu tháng Giêng, đám tang một em bé sơ sinh đã chứng kiến 72 người chết vì uống rượu nhiễm độc, bao gồm cả người làm rượu. Các nhà chức trách đã phát rượu bị nhiễm mật của cá sấu sông Nile – thứ hay được sử dụng để đầu độc người tại vùng này. Những người dự đám tang uống rượu vào buổi sáng trước đám tang đều có sức khỏe tốt, trong khi những người uống sau đám tang thì đều bị ốm hoặc bị chết. Tuy nhiên, có sự hoài nghi đối với các báo cáo. Các chuyên gia về loài bò sát chưa thống nhất ý kiến về việc mật của cá sấu có thực sự độc hay không, và nhiều tập quán của người dân châu Phi gợi ý nên chôn túi mật của cá sấu sau khi nó bị giết để đảm bảo không ai sử dụng nó làm thuốc độc. Theo Sức khỏe & Đời sống (Infonet.vn)
......

Đà Nẵng bán đất cho Tàu: Tướng Lê Mã Lương Lên Tiếng Cảnh Báo

Tướng Lê Mã Lương: Nếu không lường trước nguy cơ, con cháu sẽ phải gánh hậu họa (GDVN) - Tướng Lê Mã Lương lo ngại về việc người Trung Quốc "núp bóng" người Việt Nam mua đất tại một số điểm được cho là nhạy cảm về an ninh, quốc phòng ở Đà Nẵng. LTS: Một số cựu tướng lĩnh quân đội quan ngại, về lâu dài, nếu có việc người Trung Quốc giấu mặt mua đất ven biển ở TP. Đà Nẵng có thể phát sinh những nguy cơ tiềm ẩn về an ninh, quốc phòng… Để làm rõ vấn đề này, hôm 27/12, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam. PV: Quan điểm của ông như thế nào về thông tin cho rằng có người Trung Quốc giấu mặt mua đất tại một số vị trí được cho là nhạy cảm về an ninh, quốc phòng ở Đà Nẵng thời gian gần đây? Thiếu tướng Lê Mã Lương: Trước hết, cần phải khẳng định rằng, Đà Nẵng là thành phố thuộc Miền trung, có vai trò, tầm chiến lược quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng của cả nước. Từ đây, mối liên hệ giữa khu vực Bắc Trung Bộ với Nam Trung Bộ và vùng chiến lược Tây Nguyên được thắt chặt hơn. Mặt khác, vịnh Đà Nẵng có vai trò đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng. Thời kỳ kháng chiến, thực dân Pháp đổ bộ vào nước ta cũng thông qua vịnh này. Theo thông tin của cơ quan quản lý đất đai quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, hiện có gần 250 lô đất ven biển Đà Nẵng do người Trung Quốc núp bóng thu gom. Hiện nay, số người Trung Quốc tạm trú trên địa bàn là 302 người (222 lao động, 80 du lịch lưu trú dài hạn). Ngoài ra, số lưu trú ngắn ngày trong các khách sạn, resort tính từ 1.12.2015 đến nay là 2.710 người. Đến thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, lực lượng địch cũng sử dụng vịnh này để đổ bộ lực lượng thủy quân lục chiến, làm điểm chuyển quân. Nói như vậy để thấy rằng, trong kháng chiến, vịnh Đà Nẵng nói riêng, Đà Nẵng nói chung có một tầm quan trọng như thế nào về mặt chiến lược quân sự, quốc phòng, an ninh của cả nước. Mặt khác, trong thời điểm hiện tại, giữa ta và Trung Quốc đang có tranh chấp về chủ quyền biển đảo, thì vị trí Đà Nẵng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nói như vậy để thấy rằng, việc người Trung Quốc ồ ạt mua đất tại các khu vực được cho là nhạy cảm nói trên, rõ ràng là có ý đồ. Về mặt chiến lược (lâu dài), nếu có chiến tranh xảy ra, thì những khu vực đã bán hoặc cho người nước ngoài thuê rất có thể trở thành những căn cứ, đại đội, tiểu đoàn yểm trợ, tiếp ứng rất lợi hại. Khi đó, lượng dân ở đây đủ sức khống chế vùng chiến lược Miền Trung, và khả năng chia cắt có thể xảy ra. Từ đó vai trò phòng thủ tại Đà Nẵng sẽ yếu đi. Về một khía cạnh khác, vấn đề này xuất phát từ tư duy giản đơn về lợi ích kinh tế trước mắt, chưa đánh giá hết nguy cơ tiềm tàng. Nếu không tỉnh táo sáng suốt mà cứ cho thuê/mua đất kiểu đó thì rất đáng lo ngại. PV: Cá biệt, tại những khu vực được coi là nhạy cảm về quân sự như sân bay Nước Mặn, người Trung Quốc cũng hiện diện, xây dựng nhiều công trình cao tầng kiên cố. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Thiếu tướng Lê Mã Lương: Tôi còn nhớ, tháng 3/1975 chúng tôi từ trên Ái Nghĩa, được lệnh đánh xuống và giải phóng Đà Nẵng, tiếp quản sân bay Nước Mặn. Thời điểm đó, đây là sân bay giả chiến để các loại máy bay quân sự, máy bay vận tải triển khai kế hoạch phục vụ, tiếp ứng cho Miền trung, Tây Nguyên kể cả vùng Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị. Do đó, sân bay Nước Mặn thời điểm đó vẫn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược về an ninh, quốc phòng. Vừa rồi tôi có ghé qua khu vực này, và không hiểu tại sao người ta lại cho người Trung Quốc xây dựng một tòa nhà cao tầng ngay sát sân bay Nước Mặn? Trường hợp nếu quân đội ta diễn tập thì mọi động thái ở đây rất dễ bị quan sát, phát hiện từ căn nhà cao tầng này. Nếu bị phát hiện thì còn gọi gì là bí mật quân sự nữa? Khi tôi có hỏi người lính phục vụ tại căn cứ quân sự gần đó, thì họ nói: “Anh ơi, hàng ngày chúng em rất vất vả. Những phương tiện chúng em đưa ra khỏi sân bay, hoặc xe vận tải ra vào sân bay đều phải phủ kín bạt...”. Lúc đó tôi nghĩ lẽ ra chúng ta không đáng phải khổ như vậy, nếu có đủ sự mình tỉnh táo, không tư duy về lợi ích kinh tế theo hướng một chiều. Khi tôi kể chuyện này cho nhiều đồng đội tôi, nhiều người tỏ ra rất ngạc nhiên, tự đặt câu hỏi, không biết đây là tư duy kiểu gì mà lại mất cảnh giác đến mức độ như thế? Tôi có biết gần đây lãnh đạo Đà Nẵng có nhắc tới giải pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán đất của người nước ngoài núp bóng dưới danh người Việt, tại khu vực được cho là nhạy cảm này. Nhưng tôi cho rằng, chúng ta đã hơi muộn. Nếu không lường trước nguy cơ ngay từ bây giờ, con cháu sẽ phải gánh hậu quả. PV: Ông vừa nhắc tới “tư duy đơn giản về mặt kinh tế” có thể sẽ ảnh hưởng tới vấn đề an ninh, quốc phòng. Như vậy, trách nhiệm trong vấn đề này có hoàn toàn thuộc về người dân? Thiếu tướng Lê Mã Lương: Đừng nên đổ lỗi hết cho người dân, bởi lẽ, họ thường có tư duy giản đơn. Nếu cái gì có lợi về mặt kinh tế thì người ta sẽ làm, chứ it ai để ý tới chuyện khác. Ở đây, người đáng trách phải là chính quyền, bởi lẽ về mặt nhãn quan chính trị, họ phải nhạy cảm hơn người dân bình thường chứ! Tại sao lại để xảy ra chuyện như vậy? Người lạ không thể “nhảy” vào những địa điểm đó để mua đất nếu không có sự “giúp sức” của người Việt Nam. Tôi cho rằng vấn đề không phải là người nào mua đất, mà bất kỳ ai đụng đến những khu vực nhạy cảm, liên quan tới sự an nguy của đất nước, thì chính quyền sở tại phải có trách nhiệm, vào cuộc và kiên quyết xử lý. PV: Theo ông, Đà Nẵng nên làm gì trước những nguy cơ về an ninh, quốc phòng như ông đã phân tích ở trên? Thiếu tướng Lê Mã Lương: Từ trước tới nay, chúng ta rất coi trọng các vấn đề liên quan tới quốc phòng, an ninh, đặc biệt là những khu vực nhạy cảm với thái độ kiên quyết, rạch ròi. Chúng ta cũng từng đưa ra rất nhiều cảnh báo về việc người nước ngoài thuê đất để làm ăn, không chỉ riêng Đà Nẵng, mà nhiều địa phương khác trên cả nước. Nhưng không hiểu sao nhiều địa phương vẫn mắc phải những chuyện như vậy? Tôi nghĩ, trước mắt, Đà Nẵng nên tổng kiểm tra lại những lô đất đã bán, cho thuê ở những khu vực được cho là nhạy cảm về quân sự, an ninh, quốc phòng. Qua đó, làm rõ sai phạm và kiên quyết thu hồi. Điều này thể hiện tính kiên quyết, sự trung thực, sức mạnh của hệ thống chính quyền sở tại. Về lâu dài, cần có sự thống nhất trong chỉ đạo từ trên xuống dưới. Những vấn đề đụng chạm tới an ninh, quốc phòng thì phải hỏi đơn vị quản lý có liên quan, xem có nên hay được phép làm hay không. Tránh trường hợp anh làm kiểu này, anh làm kiểu khác, đến khi sự việc vỡ lở thì mới vào cuộc thì đã quá muộn. Đẩy mạnh công tác giáo dục an ninh, quốc phòng cho nhân dân để họ thấy được tầm quan, trách nhiệm của mình đối với đất nước, chủ quyền tổ quốc. Quốc Toản thực hiện. http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Tuong-Le-Ma-Luong-Neu-khong-luong-truoc-ngu...  
......

Gần 500 tỷ USD 'bốc hơi' mỗi năm vì sa mạc hóa

(VNC-TH) Liên Hợp Quốc cho hay tình trạng sa mạc hóa đã tấn công 168 nước, gây thiệt hại kinh tế tới 490 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Trong một phân tích kinh tế được công bố vào tuần trước, Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc (UNCCD) cảnh báo rằng tình trạng thoái hóa đất hiện nay gây thiệt hại 490 tỉ Mỹ kim mỗi năm và làm mất một diện tích đất gấp ba lần diện tích đất nước Thụy Sĩ, Guardian đưa tin. “Thoái hóa đất và hạn hán đang cản trở sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Đây là thách thức mà các chính phủ cần xem xét một cách nghiêm túc. Nhưng bằng cách nào bạn khiến họ xem xét một cách nghiêm túc? Bằng cách cho họ thấy khôi phục những vùng đất bị xói mòn là một trong những cách đầu tư thông minh nhất vào thời điểm này”, Luc Gnacadja, thư ký điều hành của UNCCD, nhận định. Ông nói thêm rằng sa mạc hóa, thoái hóa đất và hạn hán là một vấn đề của sự thất bại mang tính thị trường. Năm 1990, chỉ 110 nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa. Nguyên nhân gây thoái hóa đất khá đa dạng, song những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm hạn hán, biến đổi khí hậu, tập quán thâm canh và quản lý nước kém. Sa mạc hóa không phải là vấn đề mà nhiều nước quan tâm. Việc Canada rút khỏi UNCCD là một trong những ví dụ về thực trạng ấy. Nhưng mối quan hệ của nó đối với biến đổi khí hậu và an ninh lương thực đã khiến một số chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp lo ngại trong bối cảnh dư luận lo ngại thế giới sẽ không có đủ lương thực để nuôi sống dân số trong tương lai.
......

Hậu hội nghị trung ương 13

Hội nghị trung ương 13 của đảng CSVN kết thúc, danh sách nhân sự vào Bộ Chính Trị khoá 12 đã được thông qua. Nhưng phần nặng nề nhất là danh sách ứng cử viên đã quá tuổi đang ở trong BCT kỳ này, được ở lại kỳ tới chưa được ngã ngũ. Phải đợi đến hội nghị trung ương lần thứ 14 mới phân định được. Trọng tâm dồn về chiếc ghế Tổng Bí Thư, nơi duy nhất chắc chắn sẽ có một uỷ viên BCT quá tuổi được ngồi đó. Chiếc ghế TBT đến giờ phút này chưa được ngã ngũ giữa ba ứng cử viên quá tuổi là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Trước tiên ở ghế thủ tướng, cuộc đua diễn ra gay gắt giữa hai ứng cử viên hàng đầu là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Xuân Phúc. Hiện nay cả hai ông này đang tìm mọi cách để lấy được lá phiếu từ phe quân đội. Trong lúc ông Nhân thăm một số đơn vị quân đội để trao tặng quà trên cương vị là lãnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thì ông Phúc lại có một hành động khá bất ngờ không có trong tiền lệ. Đó là ông Phúc bơm tiền cho báo Quân Đội Nhân Dân ca ngơi mình qua một việc rất nhỏ không đáng phải tung hô, đó là bài báo Quân Đội ca ngợi ông Phúc xử lý chuyện xe khách vô kỷ luật ở một tình miền núi. Đặc biệt bài báo này đặt tiêu đề như có vẻ ông Phúc đã là thủ tướng và kết của bài là trân trọng cám ơn ông Phúc đã quan tâm. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/6… Ông Nguyễn Xuân Phúc vốn là chủ nhiệm văn phòng chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng. Sau nhờ thoả hiệp với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang phản lại Nguyễn Tấn Dũng, cung cấp những hồ sơ về sai phạm của Nguyễn Tấn Dũng cho ban Nội Chính Trung Ương. Đổi lại ông Trọng và Sang đưa Phúc vào Bộ Chính Trị và chức phó thủ tướng để nhằm thay thế Nguyễn Tấn Dũng nếu vụ kỷ luật hồi hội nghị trung ương 6 năm 2012 thành công. Nhưng nhờ có tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng và thường trực ban bí thư Lê Hồng Anh giúp đỡ, Nguyễn Tấn Dũng đã thoát nạn.  Nhận thức được tướng Hưởng trung thành với Nguyễn Tấn Dũng, sang đến năm 2013 hai ông Sang và Trọng đã ép được Nguyễn Văn Hưởng về hưu. Thay thế ông Hưởng là tướng Tô Lâm. Với nhãn tiền của người đi trước, tướng Tô Lâm đã khôn khéo hơn khi lập lờ nước đôi giữa hai phe Sang, Trọng và Dũng để không phải về hưu như Hưởng, trái lại Tô Lâm có thể thêm 10 năm nữa trong sự nghiệp của mình để đi đến một ghế ngồi trong Bộ Chính Trị. Điều mà Nguyễn Văn Hưởng ước mơ mà không làm được bởi sự trung thành của mình với Dũng. Hai ông Sang và Trọng đã rất khôn khéo khi dụ dỗ được những người theo mình bằng cách hứa những chức vụ lớn hơn. Chẳng hạn như trường hợp của Phùng Quang Thanh, Nguyễn Bá Thanh vốn trước kia không có mâu thuẫn với Nguyễn Tấn Dũng, thậm chí có vẻ mặn mà. Nhưng ông Phùng Quang Thanh được hai ông Sang, Trọng hứa hẹn cho làm chủ tịch nước hay tổng bí thư và ông Nguyễn Bá Thanh được hứa đưa vào Bộ Chính Trị nếu hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng. Bởi nhìn thấy Nguyễn Xuân Phúc và Trần Đại Quang được thăng tiến bởi lời hứa của Sang và Trọng, hai ông Thanh đã mạo hiểm nghe lời. Rút cục cả hai thân bại, danh liệt. Bây giờ thì trò hứa hẹn của ông Sang và Trọng lại được đưa ra trước mặt thứ trưởng an ninh Tô Lâm, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thứ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch. Ngoài tướng an ninh Tô Lâm lững lờ nước đôi, chọn cách an toàn ở giữa ngậm miệng ăn tiền nhìn thời cuôc nghiêng bên nào theo bên đó, vì phía trước của ông Tô Lâm là chỉ có thăng tiến chứ không có lùi. Hai ông Lịch và Phúc đều nỗ lực cố gắng những giờ phút cuối cùng để đáp ứng sự xúi dục của đàn anh Sang, Trọng vì con đường phía trước chưa rõ ràng thênh thang như Tô Lâm. Ông Lịch đã tiến một bước mạo hiểm hơn, là nghe theo ông Trọng để ký kết hợp tác với Ban Nội Chính Trung Ương do ông Phan Đình Trạc làm trưởng ban, một quy chế phối hợp phòng chống tham nhũng. Nói một cách dễ hiểu là ông Ngô Xuân Lịch theo chỉ đạo của ông Trọng, chính thức ra mặt tiếp sức cho Ban Nội Chinh Trung Ương để tiêu diệt Nguyễn Tấn Dũng trong trận chiến cuối cùng sẽ diễn ra thời gian rất ngắn tới đây. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/6… Sự ra mặt của thứ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã khiến quân đội chia thành hai phe, phe thuộc tổng cục chính trị  do Lịch làm chủ, nghe theo Trọng và Sang. Phe này mạnh bởi có nhiều cây  bút lý luận, có phương tiện báo chí , truyền hình tạo được dư luận. Nếu tham gia với Ban Nội Chính Trung Ương thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ cực kỳ khốn đốn.            Tướng Đỗ Bá Tỵ                                                    Tướng Ngô Xuân Lịch Một phe khác thuộc bộ tổng tham mưu do thứ trưởng Đỗ Bá Tỵ nghiêng theo Nguyễn Tấn Dũng. Phe này không có lợi thế về truyền thông, nhưng lại mạnh về vũ lực. Ngay lập tức trước các động thái của phe Tổng Cục Chính Trj Quân Đôi nghiêng về Sang, Trong. Bên phe Bộ Tổng Tham Mưu đã ra đòn cảnh cáo, đó là cho lữ đoàn 144 quân cận vệ tập trận với nội dung bí mật tiếp cận mục tiêu nhắm bắn. Tin này không được báo Quân Đội Nhân Dân đưa, trái lại nó được những tờ báo thuộc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quản lý loan tải rộng rãi. Quân cận về là bảo vệ, ngăn chặn ám sát. Thế nhưng lại đi tập nội dung ám sát để làm gì.? Lữ đoàn cận vệ 144 có quyền mang vũ khí tiếp cận những buổi họp, hội nghị quan trọng của đất nước. Chẳng nói thì ai cũng hiểu mục tiêu của cuộc tập trận này chính là những người mà lữ đoàn 144 bảo vệ. Đó là câu cảnh cáo bạo lực mang đầy dáng dấp bạo tay của Nguyễn Tấn Dũng. Chẳng thế nào khác được, Nguyễn Tấn Dũng chỉ có 3 đòn để tấn công đối thủ. Một là thông tin cá nhân, hai là áp lực kinh tế, ba là đòn giang hồ như Mai Cơn đã làm một lần cho xong để bá chủ giang hồ. Đòn thông tin cá nhân trước kia Nguyễn Văn Hưởng đã dùng, nay Tô Lâm lưỡng lự. Đòn kinh tế lúc này đã bão hòa, 5 ăn, 5 thua. Những thông tin về thành tựu kinh tế hay thất bại về kinh tế đều nhiều như nhau. Hoa Kỳ tiếp Nguyễn Phú Trọng và bàn bạc về kinh tế, viện trợ hàng trăm triệu USD và đồng nghĩa Hoa Kỳ có thể viện trợ thêm lần sau nữa với Trọng. Ba Dũng chỉ còn đòn cuối cùng là đổ máu, nhiều lần Ba Dũng đã hắng giọng nhấn mạnh mình trải  qua chiến trận, mang trên mình hàng chục vết thương. Đó không phải là câu chuyện kể công, nó còn là thông điệp Nguyễn Tấn Dũng không sá gì chuyện đổ máu, chết chóc. Điều mà những con gà công nghiệp Mác Lê như Trọng và Sang chưa bao giờ trải qua và chưa bao giờ cảm nhận được. Nếu như Quân uỷ trung ương , tổng cục chính trị đi tiếp bước nữa cùng với Ban Nội Chính Trung Ương mà không quyết đoán, dứt khoát kịp thời. Chắc chắn sẽ có những uỷ viên BCT đột tử từ nay đến Tết âm lịch. Đây không phải là một nhận định câu khách cho bài viết. Thực tế gần đây trường hợp Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ  đột tử đã chứng minh như vậy, hoặc xa hơn nữa là Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện đều đột tử khi bước vào kỳ sắp lên chức. Và trong bối cảnh gấp gáp của thời gian đại hội 12 đến gần, máu đổ là cách giải quyết kịp thời nhất trước khi mọi sự đã muộn màng. Sẽ khó có cuộc thương lượng nào diễn ra giữa hai bên Sang, Trọng và Dũng. Bởi Nguyễn Tấn Dũng mang theo cả tài sản gia đình vợ con, anh em đặt vào cuộc chơi này cùng với ước mơ sẽ là người quyền lực tột đỉnh nhất Việt Nam. Còn Nguyễn Phú Trọng thì ngất ngây với ước mơ sau chuyến đến Hoa Kỳ, rằng ông ta là người Cộng Sản Việt Nam duy nhất bang giao rộng mở với Hoa Kỳ mà vẫn giữ gìn được chế độ CNXH. Nguyễn Phú Trọng là TBT đầu tiên của CSVN đưa Việt Nam đi trên con đường CNXH mà vẫn bang giao với Phương Tây, Trung Quốc một cách êm ả, điều mà chưa có TBT CSVN nào làm được trước ông ta. Động cơ thúc đẩy của cả hai đều lớn, cũng là lý do cơ sở vì Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để phát triển hơn bao giờ hết đó là gia nhập TPP. Một nguyên thủ đứng đầu Việt Nam tới đây sẽ hưởng những vinh danh trong cuộc thay đổi do TPP mang đến. Nguyên nhân này cũng là nguyên nhân mà Trương Tấn Sang thèm muốn. Nhưng Trương Tấn Sang chưa bao giờ là nhân vật mà phương Tây lẫn Trung Quốc để mắt tới. Đó là điểm han chế của Sang, ông Sang sẽ chọn cách ngầm cho Dũng và Trọng tương tàn không phân thắng bại để mình ở giữa được lợi. https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9
......

Nhà cầm quyền tỉnh Kontum ngăn cản các linh mục dâng đại lễ Giáng Sinh

Nhà cầm quyền tỉnh Kotum ngang nhiên ngăn cản các linh mục dâng đại lễ Giáng sinh tại các giáo điểm vùng sâu vùng xa thuộc giáo phận Kotum. Thông tin trên được cha Đaminh Trần Văn Vũ, chính xứ Đăk Jâk, xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum, cho GNsP biết vào sáng ngày 24.12.2015. Cha Vũ cho hay: “Đây là một sự vi phạm tôn giáo, vì sự bổ nhiệm, phân bổ các anh em linh mục chúng tôi là do Giám mục giáo phận chứ không phải của chính quyền. Đối với chính quyền chúng tôi không có tư cách pháp nhân. Do đó, tất cả mọi công việc của giáo họ đều thông qua Giám mục, vì thế tối nay chính Đức cha sẽ dâng lễ cho bà con giáo dân ở đây.” Cho đến nay, giáo xứ Đăk Jâk đã có hơn 5000 giáo dân gồm người Kinh, Sêđăng, Hơlăng và Jeh. Một giáo điểm khác cho bà con dân tộc Xê Đăng thuộc làng Kon Pia, xã Đắk Hà, huyện Tumơrông, do cha Tuấn phụ trách cũng bị nhà cầm quyền gây khó khăn, không cho dâng thánh lễ mừng Chúa Giáng sinh. Giáo điểm có hơn 3000 bà con giáo dân. ‘Ngăn cản’ các linh mục dâng lễ là vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và Luật pháp hiện hành Chưa bàn đến quyền tự do Tôn giáo qui định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà nhà cầm quyền Việt Nam tham gia, ngay cả luật pháp do nhà cầm quyền đề ra, căn bản của Hiến pháp và pháp luật là nhắm đến “tôn trọng, bảo đảm quyền tự do Tôn Giáo” được quy định tại Điều 24 Hiến pháp; tại Điều 1 Pháp lệnh về Tín ngưỡng- Tôn giáo; tại Điều 2 Nghị định 92/2012/NĐ-CP. Do vậy, Pháp lệnh về Tín ngưỡng- Tôn giáo quy định tại khoản 1 Điều 9: “Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo.”. Và khoản 1 Điều 11 cũng quy định “Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo.”. Như vậy tín đồ không bị ràng buộc việc thực hiện các hoạt động Tôn giáo ở cơ sở Tôn giáo, nghĩa là việc thực hành các lễ nghi, cầu nguyện… là bất kỳ ở đâu. Còn các nhà chức sắc, nhà tu hành bị ràng buộc “thực hiện lễ nghi Tôn giáo” trong phạm vi phụ trách và “giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở Tôn giáo”. Ví dụ, Đức Giám Mục có quyền thực hiện lễ nghi Tôn giáo ở bất kỳ nơi nào trong giáo phận của Ngài phụ trách, còn việc ‘giảng đạo, truyền đạo” thì Ngài phải giảng dạy tại các cơ sơ Tôn giáo. Chính vì lẽ đó mà tại Quyết định số 1119/QĐ-BNV ngày 10/10/2013 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tín ngưỡng Tôn giáo (“Quyết định số 1119/QĐ-BNV”) chỉ có thủ tục “chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo”. Xin nhấn mạnh, khoản 4 Điều 5 Luật đất đai 2013 qui định, cơ sở Tôn giáo “gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo”. Cha Vũ hoặc cha Tuấn được Đức Giám mục -trong phạm vi phụ trách Giáo phận- bổ nhiệm phụ trách khu vực Giáo xứ Đăk Jâk. Do đó, nhà cầm quyền xã Đăk Môn ngăn cấm không cho cha Đa Minh Trần Văn Vũ “thực hiện lễ nghi Tôn giáo” trong phạm vi phụ trách và “giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở Tôn giáo” là vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và Luật pháp hiện hành. ‘Cấm’ các em học sinh-sinh viên tham gia ngày lễ Giáng sinh Một điểm đáng nói khác là cách đây không lâu, Đức Cha Micae Giáo phận Kon Tum đã từng có Thư chung, chỉ rõ Lễ Giáng Sinh đã là ngày Lễ quốc tế, chỉ còn vài ba nước- trong đó có Việt Nam là còn chưa xem đây là ngày Lễ chính thức, thậm chí, thực hiện chính sách ‘hạn chế Tôn Giáo’, nhà cầm quyền này đã cố tình -thông qua các thầy, cô giáo- buộc học sinh đi học, thi học kỳ vào chính ngày Lễ Giáng sinh. Một em học sinh một trường trung học phổ thông ở Sài Gòn đã viết ‘tâm tư’ của mình trên diễn đàn của nhà trường: ‘Chỉ còn vài ngày nữa là sang năm mới rồi… nhưng những vất vả của năm cũ vẫn còn vấn vương. Sau một kì thi căng thẳng, tưởng rằng tụi em sẽ được có những ngày giải lao giữa kì, nhưng thực tế thì………. Noel là ngày vui của học sinh, ấy thế mà phải ngậm ngùi đeo balo vào trường…trong khi ấy các trường THPT của các bạn cùng trang lứa lại được nghỉ …thiết nghĩ Trần Đại Nghĩa là trường chuyên mà còn được nghỉ ngày 25/12 nhưng sao trường ta vẫn thinh lặng. Không biết ban giám hiệu và quý thầy cô có kế hoạch ra sao. Nhưng mong rằng thầy cô cũng thông cảm và hiểu tâm lí của học sinh, trong không khí vừa kết thúc học kì một, vừa Noel, lễ tết mà không được nghỉ vài ngày thì cũng rất buồn và ức chế. Dù trường có tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời, nhưng có lẽ 2-3 ngày được vui chơi và nghỉ ngơi sau một học kì vất vả thì điều đó sẽ vui hơn và thoải mái hơn nhiều. Vậy có khó quá chăng ?? Mong thầy cô thu nhận ý kiến và có kế hoạch phù hợp để giúp học sinh có thể thoải mái và vui vẻ trước khi bước vào một học kì đầy cam go mới. Em xin cám ơn” Cũng cần biết, ở Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Hongkong, Đài Loan, Ấn Độ đều dành một ngày nghỉ để toàn dân tổ chức mừng Giáng sinh. Riêng Philippin, thời gian nghỉ Lễ Giáng sinh là một tuần. http://thanhnienconggiao.blogspot.fr/2015/12/nha-cam-quyen-tinh-kontum-n...
......

Con đường làm Tổng bí thư của ông Dũng còn lận đận

Một tuần trước khi khai mạc Hội nghị trung ương 13, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói trong một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội hôm 8/12 rằng công tác nhân sự cho Đại hội Đảng XII còn “rất khó khăn.” Trong bài diễn văn bế mạc hội nghị trung ương 13 hôm 21/12, ông Nguyễn Phú Trọng, tuy không lập lại chữ ‘rất khó khăn’ nhưng đã cho thấy là công tác nhân sự vẫn còn khó khăn vì … chưa hoàn tất. Trung ương đảng phải họp thêm kỳ 14 để giải quyết một số ủy viên bộ chính trị hiện nay, tuy đã đến tuổi hưu (trên 65) nhưng lại muốn tái ứng cử hoặc tái đề cử để đảm nhận chức danh lãnh đạo chủ chốt, đặc biệt là ghế Tổng bí thư. Khó khăn mà ông Nguyễn Phú Trọng nêu ra, đến từ vài nguyên do: Thứ nhất, ông Nguyễn Tấn Dũng, tuy muốn làm Tổng bí thư nhưng không tự mình điền đơn tái cử như các ủy viên bộ chính trị khác mà để cho các đàn em trong trung ương đảng đề cử. Ông Dũng muốn dùng chính lá phiếu của đàn em để dằn mặt phe chống đối rằng ông “không tham quyền cố vị” mà là do nhu cầu của đảng yêu cầu ông phải…. tiếp tục “hy sinh”. Sở dĩ làm như vậy, ông Dũng muốn chấm dứt thời kỳ “cá mè một lứa” giữa các nhân sự trong bộ chính trị để tóm thu quyền lực dễ dàng hơn khi nắm ghế Tổng bí thư qua đa số phiếu bầu của Trung ương đảng mà ông Dũng biết là khó ai có thể cạnh tranh. Thứ hai, những người ở tuổi hưu không chỉ vài nhân vật mà có đến trên 6 người như Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng muốn được tái ứng cử hay đề cử để tiếp tục. Những người này cũng đang nhắm đến ghế tổng bí thư và họ không muốn ông Dũng quá mạnh, trở thành một thế lực chi phối toàn bộ sinh hoạt chính trị và kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Thứ ba, vấn đề sắp xếp nhân sự trước đây nằm trong tay Tổng bí thư và Bộ chính trị đương nhiệm và Trung ương đảng (TƯĐ) chỉ biểu quyết lấy lệ; nhưng kể từ năm 2014 trở đi, qua chỉ thị 244 của Bộ chính trị, mọi vấn đề sắp xếp nhân sự trong bộ phận trung ương và các chức danh lãnh đạo chủ chốt đều phải mang ra thảo luận và bỏ phiếu kín tại Hội nghị TƯĐ. Nhưng những khó khăn nói trên chỉ là bề nổi. Vấn đề then chốt hiện nay là sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên bài toán nhân sự thượng tầng, đặc biệt là đối với việc ông Dũng lên làm Tổng bí thư. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 11 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã gặp gỡ tứ trụ nhưng chỉ đưa ra lời mời ông Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Trung Quốc. Lúc đó, dư luận đánh giá rằng lời mời này đã biểu hiện sự ủng hộ của Bắc Kinh hay ít ra là của Tập Cận Bình đối với ghế Tổng bí thư tương lai cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Thực tế, lời mời của họ Tập chỉ là “kế sách” khích động sự khởi đầu cho một chiến dịch tấn công cá nhân và gia đình nhằm răn đe ông Nguyễn Tấn Dũng về mối quan hệ Việt – Trung. Hàng loạt những thư nặc danh tấn công đời tư, chuyện gia đình của ông Dũng được phổ biến rộng rãi trên Internet. Nhưng quan trọng nhất là việc “buộc tội” ông Dũng đã khơi mào cho làn sóng chống Trung Quốc, dẫn đến cuộc đốt phá 1000 công ty, nhà máy tại Bình Dương sau khi xảy ra vụ Bắc Kinh mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam vào tháng 5/2014. Nội dung lá thư gửi Bộ chính trị, Trung ương đảng của ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy là ông Dũng đã chơi “bài ngửa” đối với phe thân Trung Quốc. Trong 12 vấn đề nêu ra trong lá thư, những phản bác của ông Dũng về các cáo buộc liên quan đến chuyện gia đình, con cái, tài sản và năng lực lãnh đạo phải nói là khá thuyết phục. Ông Dũng không những chứng minh dựa trên các báo cáo của ủy ban kiểm tra hay của bộ chính trị mà còn luôn luôn đặt mình và gia đình dưới sự chỉ đạo, sắp xếp của đảng. Nhưng phần trả lời yếu nhất, và là tâm điểm của vấn đề, chính là những lý luận mà ông Dũng đưa ra nhằm viện dẫn lý do vì sao có những phát biểu phê phán Trung Quốc mạnh vào lúc đó. Lời giải thích đã không mấy thuyết phục. Dành gần 1/3 lá thư, ông Dũng cho rằng ông chỉ phản ảnh quan điểm của Bộ chính trị vào lúc xảy ra vụ giàn khoan đầu tháng 5/2014, khi nói “không hy sinh chủ quyền lãnh thổ cho những quan hệ hữu nghị viển vông.” Trong vụ giàn khoan HD 981, ông Dũng là người đầu tiên và cũng là duy nhất lên tiếng mạnh mẽ chống việc Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam, trong khi ông Nguyễn Phú Trọng tìm cách liên lạc riêng để gặp Tập Cận Bình nhưng bị từ chối. Lúc đó, ông Dũng còn “dọa” Bắc Kinh rằng mọi hồ sơ kiện Trung Quốc đã chuẩn bị xong chỉ chờ bộ chính trị bật đèn xanh, trong khi thực tế bộ chính trị CSVN không hề thảo luận về vụ việc này. Qua lá thư 9 trang, người ta mới thấy là những phát biểu về vụ giàn khoan HD 981 xảy ra hồi tháng 5/2014 đang là trở ngại cho chính ông Dũng để được chọn làm Tổng bí thư. Điều này cho thấy là bóng ma Trung Quốc còn rất lớn trong nội bộ đảng CSVN, khi thành phần đã ít nhiều chịu ơn của Bắc Kinh đang rất lo ngại sự mất quyền lực nếu để cho phe Nguyễn Tấn Dũng thắng thế. Ngay cả Bắc Kinh cũng vậy, tuy không còn khả năng chi phối nhân sự qua việc “khống chế” tổng bí thư như trong các kỳ đại hội trước dưới triều đại Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Trung Quốc lần này không muốn Nguyễn Tấn Dũng mạnh lên để chèn ép các phe nhóm khác. Ngược lại Trung Quốc muốn tình trạng “cá mè một lứa” tiếp tục duy trì trong thượng tầng lãnh đạo để dễ dàng khuynh loát, hơn là tập trung vào tay một người dù là Nguyễn Tấn Dũng hay Trương Tấn Sang. Nói tóm lại, hiện chưa có một nhân vật nào đủ tầm vóc về tiền, về quyền, và về gian xảo để qua mặt Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng bí thư. Nhưng chính quan điểm chống Trung Quốc về vụ giàn khoan của ông Dũng đã làm Trung Quốc có lý cớ để hậu thuẫn cho phe thân Trung Quốc tạo áp lực cũng như dằn mặt Nguyễn Tấn Dũng chơi trò “thoát Trung” sau khi lên làm Tổng bí thư. Với quá nhiều bằng chứng “nói một đằng, làm một nẻo” và con người mưu mô của ông Dũng, không ai tin “ảo thuật” thoát Trung và cải cách của Nguyễn Tấn Dũng sẽ mang lại lợi ích cho đất nước. Dũng hay Trọng đều không phải lá phiếu mà người dân Việt Nam sẽ chọn. Trung Điền http://www.viettan.org/Con-duong-lam-Tong-bi-thu-cua-ong.html
......

Lãnh đạo đảng sang Trung Quốc ngay sau Hội nghị Trung ương 13

BẮC KINH – Chỉ hai ngày sau khi Hội nghị Trung ương 13 đảng CSVN kết thúc, một trong hàng tứ trụ, Chủ tịch Quốc hội CSVN Nguyễn Sinh Hùng đặt chân xuống Bắc Kinh trưa hôm nay, 23/12, trong khuôn khổ viếng thăm Trung Quốc 5 ngày. Theo thông báo chính thức, Nguyễn Sinh Hùng sang TQ kỳ nầy theo lời mời của Trương Đức Giang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc. Chuyến đi kéo dài đến ngày 27/12. Sứ mạng của ông Hùng được báo chí chính thống đồng loạt mô tả là nhằm thúc đẩy “quan hệ tốt đẹp, thực chất” với Trung Quốc và thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa quốc hội hai nước. Ngay trong buổi chiều của ngày đầu tiên, ông Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp kiến Tập Cận Bình, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội CSVN Nguyễn Sinh Hùng “khẳng định” đảng, nhà nước Việt Nam luôn coi trọng, gìn giữ, phát huy tình đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt – Trung. Như đã biết, Hội nghị TƯ 13 của đảng CSVN bàn về sắp xếp nhân sự lãnh đạo chủ chốt đảng và nhà nước nhiệm kỳ tới mới vừa kết thúc vào buổi chiều 2 ngày trước (21/12). Đó là một hội nghị được giới quan sát cho là vô cùng căng thẳng, các phe đấu đá, tranh giành ghế quyết liệt không từ nan thủ đoạn nào ngay trước thềm đại hội đảng XII CSVN. Việc tung ra dư luận bức thư dài 9 trang được cho là của TT Nguyễn Tấn Dũng giải trình về các công kích, cáo buộc gay gắt trong nội bộ lên cá nhân ông Dũng là một trong các đòn được tung ra nhằm triệt hạ “các đồng chí phe nghịch”. Chức vụ chủ chốt tổng bí thư đảng có vẻ như chưa ngã ngũ, chưa được dàn xếp xong. Chuyến đi vội vã của nhân vật thứ tư trong hàng tứ trụ Nguyễn Sinh Hùng bởi vậy có thể được đánh giá là nhằm tìm kiếm thêm hậu thuẫn của Tập Cận Bình cho phe nào đó trong đảng.
......

Nhân Tai & Thiên Tai

(VNC) Thế giới chiến tranh thứ 2 chấm dứt năm 1945 mở màn cho cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên xô. Bảy mươi năm qua tình hình thế giới có lúc căng thẳng tưởng chừng như Thế giới chiến tranh thứ 3 có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Nhưng nhờ bom nguyên tử, không ai muốn đánh ai trước để cùng tự sát nên đã tránh được chiến tranh. Bước qua thế kỷ 21, Trung quốc nhập cuộc siêu cường và thế giới chứng kiến sự kèn cựa tranh giành thế lực giữa Hoa Kỳ và Trung quốc có lúc cũng rất căng thẳng, nhưng điều kiện cho một cuộc chiến tranh toàn cầu càng lúc càng xa. Người ta hy vọng thế giới đã vượt qua được nạn đại chiến ít nhất là một thời gian dài trước mắt. Có nhiều triển vọng là vậy. Nhưng hiện nay thế giới đang phải đối đầu với hai đại nạn một Thiên Tai, một Nhân Tai có tầm vóc toàn cầu mà nếu không có biện pháp phòng chống sức công phá của chúng có thể còn lớn hơn một trận Thế giới Đại chiến. Trước hết là Nhân Tai, hay là nạn khủng bố của thành phần Hồi giáo quá khích –ISIS – (trong bài viết nay cụm chữ ISIS được hiểu là thành phần Hồi giáo quá khích dùng phương tiện khủng bố làm vũ khí chính). ISIS là sản phẩm của cuộc chiến Iraq (xem tài liệu số 63. Mục “Không chính trị”, www.tranbinhnam.com,  link: http://www.tranbinhnam.com/story/HoiGiao_DoiDau_TayPhuong.html. Lúc đầu giới hạn tại Syria và Iraq, ISIS đã tổ chức các cuộc khủng bố ra cùng khắp thế giới và đang trở thành một mối đe dọa toàn cầu. Đầu năm 2015, ngày 9 tháng 1, ISIS tấn công tòa soạn tờ báo trào phúng Pháp Charlie Hebdo giết 12 nhà báo để trả thù đã vẽ hình châm biếm giáo chủ đạo Hồi. Tiếp theo ISIS đã đánh bom một máy bay hàng không dân sự của Nga cất cánh từ thành phố du lịch Sharm Al Sheikh trong bán đảo Sinai. Và cao điểm là hai vụ đánh liên tiếp, một tại Paris ngày 13/11/2015 giết 130 thường dân, và vụ hai vợ chồng theo đạo Hồi, chồng sinh tại Mỹ, bảo lãnh vợ từ Pakistan, âm mưu tàng trữ vũ khí, giả vờ sống hiền lành tại Mỹ để tấn công giết 14 người đang tham dự tiệc mừng Giáng sinh tại quận San Bernardino, California hôm 2/12/2015. Cuộc khủng bố tại California là cuộc khủng bố lớn nhất kể từ cuộc đại khủng bố 911 (11/9/2001) đã đưa cuộc chiến chống khủng bố ISIS lên tầm tòan cầu. Không một quốc gia nào, không một người dân lương thiện nào, đàn bà, con nít có thể nằm ngoài lằn đạn của khủng bố! Sau vụ San Bernardino, tổng thống Obama hôm Chủ  nhật 6/12 đã nghiêm chỉnh lên tiếng về đại nạn khủng bố và đề ra sách lược chống trả và tiêu diệt ISIS. Ông ghi nhận ISIS là một bệnh ung thư chưa có thuốc chữa, sản phẩm của một thành phần Hồi giáo quá khích nhưng trước sau Hoa Kỳ cũng sẽ đánh thắng ISIS bằng khả năng, và sự kiên trì. Nhưng ông không đề ra một sách lược cụ thể nào để đánh thắng. Ông thấy một cuộc chiến tranh mới – một cuộc đại chiến- đã mở màn, nhưng ông không nghĩ ông là người của lịch sử để đề ra những giải pháp dứt khoát. Nhiệm kỳ của ông chỉ còn võn vẹn một năm, và khi tranh cử ông đã hứa sẽ đưa Hoa Kỳ ra khỏi hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, ông không muốn là người đưa Hoa Kỳ vào một cuốn chiến tranh khác dù ông biết Hoa Kỳ không có cách nào lẫn tránh. Nhìn lại, tổng thống Obama biết buổi nói chuyện ngày 2/12 của ông không làm cho dân chúng yên tâm, nhưng ông cũng biết nếu đề ra những giải pháp quân sự mạnh mẽ như gởi quân qua Iraq và Syria để dẹp loạn ISIS, Hoa Kỳ sẽ vướng chân vào một cuộc chiến khác mà trước mắt là cái giá ước lượng – theo lời ông - 100 binh sĩ tử thương, 500 binh sĩ bị thương và 10 tỉ mỹ kim  mỗi tháng. Đưa ra những con số nói trên tổng thống Obama muốn nói ông nghĩ dân chúng Hoa Kỳ không muốn thấy hằng ngày máy bay chở xác binh sĩ trở về như trong thời kỳ chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, và khả năng giới hạn của ngân sách quốc phòng. Hai cuộc khủng bố của ISIS ở Paris và ở California làm rúng động Âu châu và Mỹ châu, làm nhiều nước thay đổi thái độ. Anh quốc quyết định tham gia oanh tạc ISIS tại Syria và Iraq,  Liên bang Nga đã mềm dẽo hơn trong việc hợp tác với Hoa Kỳ tìm một gỉải pháp giải quyết cuộc chiến tranh ở Syria làm căn bản chiến thắng ISIS. Tuy nhiên thế giới chưa có một giải pháp nào trước mắt khả dĩ mang đến một hy vọng sẽ diệt trừ được nạn ISIS. Khối các nước A Rập ôn hòa chưa chịu nhập cuộc. Thiên Tai là nạn bão táp hạn hán, lụt lội khác thường do độ nóng của bầu không khí (nói là Thiên Tai, thật ra đây cũng là Nhân Tai, vì chính sự đốt nhiên liệu mỏ để sản xuất năng lượng của con người đã thải quá nhiều khí chận nhiệt vào không khí làm bầu không khí nóng dần lên). Theo các nhà khoa học, thời tíết nếu có đe dọa đời sống trên quả đất cũng còn chờ 25 hay 30 năm nữa, nhưng nguyên nhân của nó đang tích lũy và diễn ra hằng ngày nếu con người không thay đổi cách sản xuất năng lượng. Một khi bão táp tàn phá nhiều vùng rộng lớn, sự tan chảy của khối băng ở Nam và Bắc cực làm nước biển dâng lên chiếm đất sinh sống và mùa màng của cư dân có thể làm thay đổi hiện trạng trên bề mặt trái đất, tạo ra những làn sóng tị nạn khổng lồ. Vấn đề đại nạn thời tiết đã được Liên hiệp quốc quan tâm và trước đây đã có những Hội nghị quốc tế về thời tiết. Hội nghị đầu tiên năm 1992 tại Rio de Janeiro do Ủy ban Liên hiệp quốc về Thời tiết (UN Framework Convention on Climate Change – UNFCCC) triệu tập và hai hội nghị gần nhất là hội nghị Kyoto, Nhật Bản năm 2005 và hội nghị Copenagen, Đan Mạch năm 2009. Cả hai hội nghị đều thất bại không đưa đến một sự thỏa thuận nào vì Trung quốc và Ấn Độ không muốn dính vào những cam kết quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung quốc nước thải khí bẩn nhiều nhất vào không khí đã nhìn thấy sự tàn phá của thiên nhiên đối với đời sống của hơn một tỉ người trên lục địa Trung Hoa nên Trung quốc đã có thái độ hợp tác để tìm một giải pháp chung, nhất là khi tổng thống Obama sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2, bất chấp sự chống đối của đảng Cộng Hòa (Do nhiều ảnh hưởng trong đó có ảnh hưởng của tôn giáo, nhiều đại diện dân cử thuộc đảng Cộng Hòa vẫn chưa tin độ nóng tăng lên của bầu khí quyển là do sinh hoạt kinh tế của con người) đã ban hành nhiều biện pháp hành chánh để giảm sự thải khí bẩn vào không khí. Do vận động tích cực của Bộ trưởng ngoại giao John Kerry, tháng 11/2014 tại Bắc Kinh, tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng tuyên bố sẽ cùng bắt tay nhau thực hiện chương trình làm sạch không khí. Bản tuyên bố của hai quốc gia thải nhiều khí bẩn nhất thế giới đã giải tỏa bế tắc kéo dài dai dẵng 20 năm qua kể từ Hội nghị thời tiết Rio 1992. Trước tình hình mới, tháng 12/2014, tại Lima, Peru các chuyên viên thời tiết đại diện cho 184 quốc gia đã hình thành được bản thảo mà một năm sau tại Paris đã thành bản đồng thuận “giảm độ nóng bầu khí quyển” xuống dưới mức tác hại. Tại hội nghị quốc tế Paris về thời tiết kéo dài 2 tuần từ ngày 30/11 đến ngày 12/12/2105, 195 quốc gia tham dự đã đi đến một sự đồng thuận tham gia vào chương trình giảm độ nóng của bầu khí quyển để cứu lấy môi trường sống của con người. Cuộc bàn thảo tại hội nghị Paris nhiều lúc giống như các học sinh trung học đang giải một bài toán nhiệt học. 1.5oC, 2.0oC hay 3.0oC ? 195 quốc gia cam kết sẽ đóng góp phần mình giữ nhiệt độ của khí quyển ở mức không cao hơn nhiệt độ trước kỷ nguyên kỹ nghệ toàn cầu (vào đầu thế kỷ 20) là 2.0oC , và hứa sẽ nỗ lực giảm xuống mức 1.5oC . Nhưng đồng thời tuy không ghi ra văn bản, nhưng các quốc gia tham dự cũng mặc nhiên nghĩ rằng với các nỗ lực chung độ nóng khí quyển có thể tăng đến 3.0oC trên. Hiện nay nhiệt độ khí quyển đã cao hơn trước thời kỹ nghệ 1.0oC, và bão táp, hạn hán đã bắt đầu xuất hiện một cách bất thường, và các nhà khoa học biết rằng 1.5oC có nghĩa là thế giới sẽ chịu được, và 3.0oC có nghĩa là khối băng Nam Bắc cực tan rã và nước biển sẽ dâng lên 6 mét. 3.0o là một tai họa khó lường. Không còn đất để ở và canh tác. Bản thỏa ước về thời tiết tại Paris được thế giới tán thưởng xem là một thành công lớn của sự hợp tác quốc tế trước một vấn nạn chung của nhân loại. Thỏa ước có điều  khoản hướng dẫn các quốc gia phải  làm gì để thực hiện lời hứa. Có điều khoản các nước giàu giúp các nước nghèo thực hiện lời cam kết. 100 tỉ mỹ kim được dự liệu. Có thành lập ủy ban đặc nhiệm giúp các quốc gia đang bị nước biển đe dọa tràn ngập có đất sinh sống. Có điều khoản mua bán khả năng giảm thiểu khí thải (carbon-pricing). Bản thỏa ước còn đặt nặng sự khai thác và đầu tư vào các kỹ thuật mới để dần dần thế giới không còn lệ thuộc vào các mỏ nhiên liệu. Nhưng điểm đặc biệt của bản thỏa ước là có lời hứa hạ quyết tâm nhưng không có một sự ràng buộc luật định nào cả. Tuy nhiên phấn khởi là qua bản thỏa ước cộng đồng nhân loại đã nhận ra mối nguy tự diệt nếu không hành động gì trước khi quá muộn. Vấn đề là: có quyết tâm hành động, nhưng có tránh được đại nạn không còn là một câu hỏi lớn. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Thiên tai về thời tiết được cảnh báo từ 20 năm trước chẳng ai chú ý. Nhân Tai khủng bố ISIS bùng nổ năm 2014 tại Trung đông thế giới xem là mụt nhọt chữa trị lúc nào cũng được. Thế nhưng thời tiết trong 5 năm gần đây càng năm càng khốc liệt và tàn phá. Mặc khác, cuối năm 2015 với hai cuộc khủng bố tại Paris và San Bernardino, Hoa Kỳ, chiếc quan tài đã lộ diện. Thế giới bừng tỉnh nhận chân đại nạn trước mắt và đã có những nổ lực cần thiết để tồn tại. Các quốc gia Tây phương, Liên bang Nga, các nước A Rập đang bắt tay xây dựng một giải pháp bài trừ nạn ISIS. Và Hội nghi Paris về thời tiết đã đặt một căn bản tránh đại nạn thời tiết. Nhưng cả hai cũng chỉ mới là hy vọng./.
......

Tham nhũng tại Việt Nam

Khi trao đổi với báo chí nhân Ngày Quốc Tế Phòng Chống Tham Nhũng (9/12), Tổng thanh tra CSVN Huỳnh Phong Tranh khẳng định: Công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam thời gian qua có bước tiến được Tổ chức Minh Bạch Thế Giới và Liên Hiệp Quốc đánh giá cao. (sic) Thực trạng tham nhũng Trong cuộc thăm dò ý kiến của Transparency International năm 2013, hơn 30% dân Việt Nam cho biết đã phải hối lộ nhân viên nhà nước. Đa số người dân đều cho là các nỗ lực chống tham nhũng thất bại, không có hiệu quả vì sự bao che, thông đồng của cấp trên và sự tập trung cả 3 quyền Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp trong tay đảng CSVN. Quyền tự do thông tin vẫn bị cấm đoán. Hơn 700 báo chí, đài phát thanh, truyền hình đều phải tuân lệnh chỉ thị của Ban Tuyên Giáo Trung Ương về nội dung các tin loan tải. Theo viện nghiên cứu và theo dõi tham nhũng Trace International, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia tham nhũng nhất trên thế giới với hạng 188/197 và số điểm 82/100. Do đó sự khẳng định này của Tổng Thanh Tra Huỳnh Phong Tranh chỉ là một hình thức ngụy biện cố hữu của giới chức cán bộ cao cấp CSVN, hoàn toàn không phản ảnh thực tế dựa trên thống kê của chính tổ chức Transparency International và những điểm sau đây. Một, chỉ số tham nhũng (Corruption Index) của CSVN trong 3 năm liền (2012, 2013, 2014) đều khựng lại ở chỉ số 31 (chỉ số cao nhất là 100 và thấp nhất là 0, tất cả các quốc gia tiền tiến dân chủ pháp trị Tây Phương đều có chỉ số cao hơn 70) và xếp hạng 119/175. Điều này cho thấy không có sự tiến triển nào. CSVN chỉ hơn được những quốc gia nhỏ, nghèo khổ, chậm tiến tại Phi Châu, Trung Đông, Trung Mỹ và Nam Á. Trong khối ASEAN, Cộng sản Việt Nam chỉ hơn được Cam Bốt, Lào, Miến Điện. Trong khi thua kém tất cả các quốc gia ASEAN khác như Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, Tân Gia Ba, Brunei. Có thể nói chỉ số tham nhũng hoàn toàn tỷ lệ nghịch với mức phát triển. Quốc gia nào càng tham nhũng, càng biển thủ công qũy, mức phát triển kinh tế càng bị khựng lại, sự phát triển của xã hội bị kềm hãm khi lợi ích đến sự làm việc bằng trí tuệ, sức lao động chỉ được dành cho một tuyệt đại thiểu số thừa hưởng. Tầm vóc tham nhũng tại Việt Nam ngày nay không còn ở mức một vài cá nhân, một vài nhóm mà đã trở thành một hệ thống được tổ chức ăn trùm trên guồng máy quốc gia, từ thượng tầng lãnh đạo cho đến các cấp đảng ủy tại địa phương Hai, trong một cuộc điều tra kéo dài nhiều năm trời được gọi là Offshoreleaks, tổ chức ICIJ (International Consortium of Investigative Journalists) giải mật một số dữ kiện liên hệ đến các vụ trốn thuế, rửa tiền quy mô trên thế giới qua những công ty bình phong, những cá nhân thân tín. Riêng đối với Việt Nam, Offshoreleaks đã phát hiện hơn 140 nhân sự với đầy đủ tên, địa chỉ và những liên hệ với một số công ty tại Việt Nam có những văn phòng, trương mục tại thiên đường thuế khóa, đặc biệt tại British Virgin Islands. Chắc chắn đây là những hành động rửa tiền được ngụy trang dưới một số dạng đầu tư, liên quan đến nhiều thành phần lãnh dạo CSVN trong thời kỳ từ cuối thập niên 1990 cho đến cách đây khoảng 10 năm về trước. Đây là những năm đầu tiên sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và bắt đầu của sự hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng thế giới (ASEAN, APEC, WTO, bang giao với Hoa Kỳ). Những cá nhân đã có những trương mục với số tiền ký thác rất lớn, Tổng giám đốc các công ty đầu tư bình phong tại các thiên đường thuế khóa, vào thời kỳ đó chắc chắn phải thuộc vòng đai thân tín các thành phần lãnh đạo của CSVN đương nhiệm vào thời đó; đặc biệt là nhiều thành phần trong vòng đai Bộ Chính Trị Đảng CSVN vẫn liên tục nằm trong nhóm quyền lực mạnh nhất cho đến ngày nay. Qua hình thức này, tài sản phi pháp lên đến hàng tỷ Mỹ Kim của các thành phần lãnh đạo đảng CSVN và gia đình được tuôn ra ngoài. Ba, những lệnh truất hữu phi pháp và bồi thường rẻ mạt (1/100 – 1/1000 giá cả bình thường một mét vuông) được chỉ thị từ trên cao và tiến hành bởi các bộ phận cấp đảng ủy lãnh đạo địa phương, nhằm chiếm đoạt các mảnh ruộng, vườn, đất đai, nhà cửa các thành phần dân oan tại nhiều vùng tại Việt Nam. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh Tra chính phủ CSVN Để biến thành phần vốn của các công ty quốc doanh hay công tý tư nhân do chính các thành phần thân tín trong gia đình các thành phần lãnh đạo CSVN đứng đầu, cho nhu cầu hùn vốn với các công ty ngoại quốc. Đây là một hình thức cướp đoạt trắng trợn tài sản của người khác, để hưởng lợi, của một guồng máy cầm quyền loại 'du côn' (rogue state). Hậu quả là hàng trăm ngàn gia đình mất trắng nhà cửa, ruộng vườn, hàng triệu người trở thành dân oan. Chắc chắn phần lớn số tiền cướp ngày công khai này lọt vào tay vòng đai thân tín các thành phần lãnh đạo đảng CSVN được cất nhắc, xếp đặt để lo cho chính cá nhân và gia đình một mai khi không còn tại chức nữa, để có thể ung dung hạ cánh an toàn, hưởng thụ số tiền phi pháp khổng lồ, đã được tẩu tán tại các quốc gia tiền tiến qua trung gian các công ty bình phong tại các thiên đường thuế khóa. Bốn, nhiều công ty quốc doanh bị phá sản vì biển thủ công qũy, quản trị yếu kém, sai lầm. Trong vòng 10 năm qua, tổng số các vụ phá sản, thua lỗ các tổng công ty quốc doanh Vinashin, Vinalines, .. lên đến một số tiền khổng lồ hàng trăm triệu Mỹ kim. Ngoài ra còn phải kể đến các vụ EPCO Minh Phụng, PMU18, Đề Án 112, Securency Úc,... mà số tiền mất vì tham nhũng lên đến hàng chục triệu Mỹ kim. Đây là những con số chính thức khi thực tế quản trị thua lỗ không thể nào che giấu được nữa, nhưng những con số thật có thể lên đến mấy lần cao hơn. Điều này không đáng ngạc nhiên vì các tổng công ty là nơi các cán bộ, đảng viên bòn rút công qũy để biến thành tài sản riêng tư và do chính tay chân, thuộc hạ thân tín các thành phần lãnh đạo đảng CSVN điều khiển. Hiện nay vây cánh, gia đình của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng có khả năng trục lợi nhiều nhất về lãnh vực kinh tế với việc toàn quyền thương thuyết với các công ty ngoại quốc về các lãnh vực đầu tư. Năm, những biệt thự nguy nga trị giá hàng chục triệu Mỹ kim các thành phần lãnh đạo từ cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, các uỷ viên Bộ Chính Trị, cho đến các thành phần lãnh đạo hiện nay Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng. Trong lúc mức sống trung bình của người dân chỉ trên dưới vài trăm Mỹ kim một tháng. Nếu không trục lợi một cách phi pháp trên mồ hôi, công lao khó nhọc của người dân Việt Nam, chắc chắn lãnh đạo CSVN không thể có được những cơ ngơi sang trọng, kếch xù đến như vậy, sau vài năm cầm quyền, mà ngay cả rất nhiều người tỵ nạn gốc Việt có học thức, đã xây dựng cơ ngơi hàng chục năm nay, cán bộ cao cấp tại các hãng xưởng tại hải ngoại cũng chưa chắc đã có được. Để chống tham nhũng hiệu quả Thực tế đã phản bác lại hoàn toàn các tuyên bố các giới chức cao cấp CSVN về thành quả chống tham nhũng. Nếu muốn chống tham nhũng một cách thật sự hiệu quả, các giới lãnh đạo cao cấp nhất đảng CSVN cần phải làm: • Tư hữu hóa hay giải tán các tổng công ty quốc doanh thua lỗ. Giải tán các Ban Quản Trị, cách chức, kỷ luật các viên Tổng giám Đốc, Giám Đốc bất tài, tham nhũng. • Tiến hành kê khai tài sản trong Việt Nam và tại các quốc gia khác, của mọi thành phần cán bộ lãnh đạo. Tiến hành điều tra độc lập trong trường hợp tổng số tài sản thụ đắc (bất động sản, vốn đầu tư, số tiến ký thác tại các trương mục ngân hàng,..) vượt quá so với mức lợi tức hợp pháp có được. • Ngưng ngay mọi vụ giải tỏa mặt bằng, truất hữu, cưỡng chiếm đất đai của người dân. Tiến hành bồi thường thỏa đáng cho dân oan. • Nghiêm trị các thành phần phạm pháp bằng cách truất hữu các tài sản phi pháp của họ và gia đình họ. • Ký kết gia nhập Toà Án Hình Sự Quốc Tế và thực hành công ước Liên Hiệp Quốc Chống Tham Nhũng mà Việt Nam đã ký kết từ hơn 12 năm nay. Người ta hầu như chắc chắn là lãnh đạo CSVN hoàn toàn không có thực tâm để tiến hành các đề nghị cụ thể trên, vì chắc chắn sẽ đụng vào quyền lợi cốt lõi của họ. Vấn đề tham nhũng tại Việt Nam gắn liền với sự độc tôn cai trị của Đảng CSVN và quyền lợi các thành phần lãnh đạo đảng CSVN và gia đình họ. Ngày nào đảng CSVN còn tồn tại, ngày đó hòan toàn không thể trông chờ các thành quả đáng kể nào trong vấn đề chống quốc nạn tham nhũng tại Việt Nam./. Nguồn: http://vnctcmd.blogspot.com/
......

Nguyễn Tấn Dũng không ra tranh cử nhiệm kỳ XII?

Trong lúc Hội nghị 13 Trung ương đảng CSVN đang nhóm họp từ ngày 14/12 đến nay, để biểu quyết về nhân sự gồm trung ương đảng, bộ chính trị, ban bí thư và 4 chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội cho đại hội đảng XII thì một lá thư của ông Nguyễn Tấn Dũng gửi ông Nguyễn Phú Trọng được tung lên mạng Internet trong đó dòng chữ TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ được viết lớn. Lá thư ông Nguyễn Tấn Dũng viết ngày 10/12/2015 gửi cho ông Nguyễn Phú Trọng, Bộ chính trị, Ban bí thư, Trung ương đảng và Ban kiểm tra trung ương đảng mà theo ông Dũng nhằm làm sáng tỏ 12 vấn đề liên quan đến khả năng lãnh đạo, quan điểm, tài sản gia đình, con cái, suôi gia và anh chị em bên vợ. Có khoảng 6 trong 12 vấn đề được coi là then chốt mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc của các phe nhóm khác đang tấn công vào cá nhân ông Dũng. 1/- Sự yếu kém của ông Dũng về tầm nhìn chiến lược đã đưa ra những quyết định sai lầm về kinh tế, xã hội gây nghiêm trọng cho đất nước. Ông Dũng phản bác rằng ông chỉ làm theo những gì Bộ chính trị quyết định. 2/- Ngày 22/5/2014, ông Dũng phát biểu tại Philippines nhằm kích lên tinh thần chống Trung Quốc, dẫn đến việc 1000 công ty, nhà máy bị đập phá ở Đồng Nai. Ông Dũng phản bác rằng quan điểm phản đối Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa VN vào lúc đó là phù hợp quan điểm của đảng. 3/- Người suôi gia với ông Nguyễn Tấn Dũng bị tố cáo là đại tá tình báo Mỹ, cựu Thứ trưởng tài chánh VNCH có tên là Nguyễn Bá Bang cha của Nguyễn Hoàng Bảo, chồng của Nguyễn Thanh Phượng. Ông Dũng cho rằng đây là những cáo buộc ác ý vì ông Dũng đã xin phép Bộ chính trị và Bộ công an điều tra trước khi cho Thanh Phượng và Hoàng Bảo lấy nhau. 4/- Đề xuất, thúc giục quốc hội thông qua Luật Biểu Tình nhằm thực hiện cách mạng Cam. Ông Dũng chống chế rằng đây không phải là đề xuất của ông mà là của đảng và ông chỉ thi hành mà thôi. 5/- Con gái ông Dũng bị tố cáo là dựa vào thế lực của Nguyễn Tấn Dũng nên giàu nhanh, có nhiều tài sản, chủ tịch Hội đồng quản trị nhiều công ty. Ông Dũng phản bác rằng con gái ông chưa bao giờ là thành viên Hội đồng quản trị một số ngân hàng và việc giàu có là nhờ phía gia đình chồng đã làm ăn lâu năm tại Việt Nam. 6/- Nhờ thế lực của mình, con trai Nguyễn Thanh Nghị được bầu làm Ủy viên trung ương dự khuyết khóa XI và nay được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang và con trai Nguyễn Minh Triết mới 25 tuổi bầu vào Tỉnh ủy viên Bình Định. Ông Dũng đã phản bác rằng việc hai con trai ông được đề cử vào các trách vụ là quyết định của đảng, của tổ chức mà ông không có sự chi phối nào. Ngoài 6 vấn đề nói trên, ông Nguyễn Tấn Dũng bị tố cáo là thành lập “nhóm lợi ích” trên phạm vi cả nước, cả người đương chức lẫn cán bộ nghỉ hưu… vận động các thủ đoạn để giành lấy ghế Tổng bí thư và tiến lên làm Tổng thống. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho rằng đó là những vu khống, bịa đặt. Và để chứng tỏ lòng “trong sáng” của mình, ông Dũng nói rằng ông đã viết thư cho Nguyễn Phú Trọng xin KHÔNG TÁI CỬ. Hiện tại chưa có thể xác định lá thư đang luân lưu trên mạng Internet là thật hay giả; nhưng qua nội dung và khẩu khí viết trong lá thư nhiều phần là của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thứ nhất, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng lá thư này nhằm vận động Trung ương đảng bỏ phiếu để ông được tiếp tục nhiệm kỳ XII trong vai trò Tổng bí thư. Thứ hai, ông Nguyễn Tấn Dũng đánh phủ đầu phe nhóm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang đang tìm cách gây cản trở cho đàn em của mình, trong việc vận động trung ương bỏ phiếu cho ông Dũng. Nói tóm lại, lá thư nêu lên 12 vấn đề liên quan đến khả năng lãnh đạo, đời tư, chuyện gia đình là khổ nhục kế của Nguyễn Tấn Dũng nhằm đánh phủ đầu phe ông Trọng và hốt phiếu ủng hộ của Trung ương đảng trong Hội nghị 13./.  
......

Thấy gì trong giải trình của Nguyễn Tấn Dũng

* FB Võ Văn Tạo Trên mạng xuất hiện 9 trang thư, đề ngày 10-12-2015, được cho là của NT Dũng, gửi TBT NP Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCHTW, UB Ktra TW, giải trình những tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến 3 Dũng (UB KTTW đã thụ lý và báo cáo Bộ Chính trị). Lời lẽ trong thư cho thấy, nhiều khả năng đây là tài liệu thật, không phải giả mạo. Các lập luận giải trình đều lập lờ qua loa, không thành khẩn nhận trách nhiệm cá nhân trước tình hình KT-XH, an ninh quốc phòng ngày một suy thoái trầm trọng, tệ nạn tham nhũng, tham vọng gia đình trị kiểu phong kiến thế tập, băng phái lợi ích nhóm lộ liễu. Lưu ý, tại dòng 6 (dl) ở trang 8, có câu “Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ”. Được biết, về danh sách bầu vào BCHTW nhiệm kỳ 12, nội bộ đảng đã quy định nguyên tắc phải trong danh sách do tiểu ban nhân sự công bố, các đại biểu không được “tự phát” giới thiệu thêm tại đại hội; nếu ai được giới thiệu tại đại hội, phải kiên quyết từ chối. “Tan giấc mơ hoa” những ai ngây ngô, còn mơ màng một TBT kiêm Chủ tịch nước, một Tổng thống NTD “dân chủ, yêu nước, cấp tiến” lật đổ CS. Hu hu!’ ____ * FB Robert Le Lê Minh Nguyên Thư của Thủ Tuớng CSVN Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ban Chấp Hành Trung Ương, Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương Lá thư dài 9 trang, gởi đến blog Ba Sàm và chưa được kiểm chứng. Nội dung lá thư có vẻ nghiêm chỉnh trình bày. Lá thư được đưa ra công khai ngày 18/12/2015. Thư được viết gởi cho ông Trọng ngày 10/12/2015, chỉ 4 ngày trước ngày khai mạc Hội Nghị Trung Ương 13 hôm 14/12/2015. Được biết ngày 18-19/12 các Uỷ Viên của TU13 sẽ bỏ phiếu quyết định nhân sự cho các chức vụ quan trọng và cho tứ trụ. Sự bạch hoá lá thư này mà trong đó có câu “Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: TÔI KHÔNG XIN TÁI CỬ.” cho ta thấy các vấn đề sau đây. Thứ nhất, trong những ngày đầu của HNTU13, đã có một áp lực rất lớn trong hội nghị (nhất là từ phía thân ông Trọng) là tất cả những ai sinh năm 1949 tức tuổi con trâu đều phải rút lui. Ta biết có 5 con trâu là: Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Phùng Quang Thanh. Trong đó có 3 trâu muốn tiếp tục ở lại ăn cỏ là Sang, Dũng và Nghị. Thứ hai, lá thư được công khai hoá ngay trước khi bỏ phiếu về nhân sự có nghĩa là trâu 3D muốn nhờ sức mạnh của công luận để ảnh hưởng lên cuộc bỏ phiếu, nhất là trong vấn đề Trung Quốc, chủ quyền biển đảo cũng như việc bảo vệ đảng và chế độ. Khi phải dùng đến chiêu này, có nghĩa là nếu không bạch hoá, BCHTU có thể chịu ảnh hưởng nặng nề từ Trung Quốc (chủ quyền biển đảo) và phía Trọng (nghi ngờ 3D muốn thay đổi chế độ) mà loại 3D ra khỏi bộ máy quyền lực – có nghĩa là tình hình rất gay cấn. Thứ ba, tuy 3D viết “TÔI KHÔNG XIN TÁI CỬ” (nhấn mạnh bằng cách viết hoa, trang 8) nhưng 3D sẽ không từ chối nếu ai đó đề cử 3D và chắc chắn là kịch bản ai đó đề cử đã sẵn sàng, vì nếu 3D thực sự muốn rút lui thì vấn đề nhân sự đã không gay cấn cao độ như hiện nay. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết. Ta thấy ông Nguyễn Công Khế (đàn em Tư Sang) bị đánh với lý do năm 1972 khai ra đồng đội cho VNCH khi bị bắt. Trung tướng công an Trần Quốc Liêm (em vợ 3D) tham nhũng liên quan đến việc lấy đất của dân bán giá trời cao và Ngân Hàng Nông Nghiệp. Tô Huy Rứa (phe Trọng) bị tố chơi gái do đại tá công an Nguyễn Anh Tuấn (Quận Tây Hồ, nay là Phó Giám Đốc công an Hà Nội) cung cấp… Việc bắt LS Nguyễn Văn Đài hôm 16/12, một nhà tranh đấu ôn hoà, chỉ 10 ngày sau khi bị đánh đập dã man cùng với 3 anh em trẻ khác ở Nghệ An, làm cho lòng dân và dư luận quốc tế vô cùng căm phẫn. Nó xảy ra ngay lúc nội bộ đang tranh chấp quyền lực. Điều này chứng tỏ chính danh và chính đáng tính của chế độ đang cùng cực suy tàn. Đã đến lúc những thành phần muốn thay đổi trong đảng để tạo sinh lộ cho dân tộc và cho bản thân, nhất là những người đang nắm các lực lượng đàn áp (công an và quân đội) nên nắm bắt lấy cơ hội này để thay đổi, vừa tự cứu mình vừa lưu lại dấu ấn tốt trong sử sách Việt Nam. ____ * FB Ngô Đức Thọ – Mùi ĐH quá rồi: Loạt bài về Nguyễn Công Khế rất động trời. Không thể ngờ được sau vụ Năm Châu, Sáu Sứ giờ lại có vụ này. Không chỉ dính Khế đâu, còn dính tới quan thầy của Khế. Chưa biết thực hư ra sao, chỉ thấy cái gương mặt béo xệ rất đáng ghét, và bẩn! – Trên Ba Sàm đang đăng thư Nguyễn Tấn Dũng gửi Nguyễn Phú Trọng, thanh minh tất cả những điều dư luận nói về ông ta: ông nói ông chỉ có 1 căn nhà ở 91 Nguyễn Đình Chiểu (Sài Gòn) thôi, không có tài khoản nào ở nước ngoài cả, Nguyễn Thanh Phượng không bao giờ làm Chủ Tịch HĐQT Ngân Hàng nào cả như vu khống. Các khoản khác như thông gia, rể v.v…Ban Tổ chức hay thanh tra đã thẩm tra có văn bản trả lời cả v.v… – Có ông tướng gì trước ở Ban chỉ đạo Miền Tây Nam Bộ phê rất thẳng: Phê thẳng Nguyễn Phú Trọng nhiều chuyện: gây xích mích đấu tố nhau. Đến bây giờ mà chưa ngã ngũ ai ngồi ai về! ***Cả nhiệm kỳ ngờ vực nhau trong nội bộ cấp cao thì còn nhất trí quái gì nữa mà ra hết thông cáo này đến nghị quyết kia, chỉ tìm cách ăn không lương cao của dân chứ Đ về nguyên tắc làm gì có quyền lấy tiền của dân? Láo toét! ____ * Việt Báo Kiểm Tra CSVN Nghi Dũng Có 100 Triệu Đô; Dũng Gửi Thư Giải Trình Lên Bộ Chính Trị: Không Biết Gì Chuyện Cô Phượng Làm Ăn, Dũng Cũng Không Có Ý Lên Chức Tổng Thống Để Lật Đổ CS HANOI (VB) — Một lá thư vừa phổ biến trên mạng Anh Ba Sàm, được người gửi tự nhận “là một người cấp tiến,” mang nhiều thông tin được tin là tuyệt mật. Hồ sơ này dài 9 trang, là “Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị,” nghĩa là gửi cho các quan chức cao cấp nhất nước hiện nay. Không có cách gì để kiểm chứng về độ xác thật của thư này, nhưng nội dung chứa đựng lời Nguyễn Tấn Dũng trả lời các quy chụp từ Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương (UBKTTƯ) gửi lên Bộ Chính Trị. Thư Nguyễn Tấn Dũng đề ngày 10-12-2015. Bản báo cáo quy chụp Dũng của UBKTTƯ là bản báo cáo (viết tắt: BC) số 9387 ngày 03-12-2015. Bản BC quy chụp Dũng thiếu tầm nhìn chiến lược, gây hậu quả nghiêm trọng, và nêu trách nhiệm Dũng ở các vụ Vinashin, Vinalines. Dũng trả lời là đã chịu “nghiêm túc kiểm điểm” và được kết luận trước Đaị hội XI của Đảng. Bản BC tố Dũng “mua ngân hàng tư nhân mất khả năng thanh toán 0 đồng, phát hành trái phiếu để đảo nợ, gây hệ lụy nghiêm trọng… Dũng trả lời là Ban cán sự đảng Bộ Tài Chánh đã trả lời rồi. Bản BC nói Dũng có ý kiến gây kích động đôi đầu giữa VN và Trung Quốc, cổ vũ phần tử quá khích đập phá gần 1.000 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài. Dũng trả lời rằng Dũng trả lời phóng viên quôc tế ngày 22 tháng 5-2014 tại 1 diễn đàn ở Philippines vẫn nhấn mạnh VN muốn biện pháp hòa bình khi tranh chấp chủ quyền Biển Đông với TQ, và VN không đổi lãnh thổ lấy hòa bình viễn vông, lệ thuộc. Dũng nói đập phá 1.000 nhà máy xảy ra ngày 13-14/5/2014 ở Bình Dương, còn Dũng phát biểu là ngày 21/5/2014, nên không phaỉ vì Dũng nói mà gây ra đập phá. Bản BC cũng tố Dũng lên truyền hình như Tổng thống chế độ tư bản đọc thông điệp đầu năm có nội dung thay đổi thể chế và phát động dân chủ… Dũng trả lời nói thế là theo mong muốn đổi mới và phát triển mạnh hơn theo chủ trương của Đảng, và bài viết của Dũng đã gửi tới tất cả các báo theo lệ thường. Bản BC cũng tố Dũng sui gia với Nguyễn Bá Bang nguyên là Đại tá tình báo Mỹ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Chính “chế độ Sài Gòn”… Dũng nói, ban tổ chức trung ương đã xác minh rằng Nguyễn Bá Bang sinh 1940 ở Thừa Thiên, Huế, trong một gia đình có đaọ Thiên Chúa Giáo, nguyên trung úy công binh biệt phái về Bộ Kinh Tế VNCH, ngày 24-4-1975 cùng vợ và 4 con di tản bằng phi cơ sang Mỹ, nhưng Bang không phải là Đại tá tình báo Mỹ. Bang và toàn gia hiện là công dân Mỹ. Dũng cũng nói rể của Dũng là Nguyễn Hoàng Bảo, con trai Bang, và tự ý con gái Dũng là cô Phượng quan hệ tình cảm với Bảo, khi Bảo và Phượng xin phép cưới nhau, Dũng có báo cáo với Bộ Công An, Tổng cục V (Công An) và Tổng Cục 2 (Bộ Quốc Phòng), và có nhận xét của Lê Bàng lúc đó là Đại sứ CSVN ở Mỹ… nên hôn nhân của Bảo và Phượng là đúng quy định của Đảng. Bản BC nêu nghi vấn cô Phượng có quốc tịch Mỹ. Dũng trả lời rằng Phượng không hề nhập quốc tịch Mỹ. Bản BC nêu nghi ngờ rằng Dũng đề xuất, thúc giục Quốc hội thông qua Luật biểu tình “để làm cách mạng màu.” Dũng nói, đó là chủ trương và quyết định chung của Đảng theo bản Báo cáo số 314 ngày 23-10-2015. Bản BC nêu nghi vấn Dũng hình thành “nhóm lợi ích” và vận động để nắm chức Tổng Bí Thư rồi sẽ tiến tới làm chức Tổng thống và thay đổi chế độ. Dũng nói “đó là vu khống, bịa đặt,” và Dũng đã ghi nguyện vọng lên Nguyễn Phú Trọng là “Tôi xin không tái cử.” Về tài sản, bản BC nêu nghi vấn Dũng có biệt thự ở khắp nước, có tài khoản ở nhiều ngân hàng nước ngoaì, có 2 trương mục Ngân hàng, mỗi cái trị giá 50 triệu đô ở Malaysia, giàu gấp 3 lần Thạt-sin (cựu Thủ Tướng Thái Lan), và Dũng giàu nhất Châu Á. Dũng nói, Dũng không có tài sản như thế. Bản BC nêu nghi vấn Dương Chí Dũng hối lộ Dũng để Dũng xây Phủ thờ. Dũng nói không phải thế. Bản BC nêu ký kiến con gái Dũng giàu nhanh lạ lùng. Dũng nói là vợ chồng Dũng không biết gì vê chuyện kinh doanh của vợ chồng cô Phương. Bản BC nêu nghi vấn chuyện 2 cậu con trai Dũng (Nguyễn Thanh Nghị được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng và Bí Thư Tỉnh ủy Kiên Giang; và cậu Nguyễn Minh Triết được bầu làm Tỉnh ủy viên Tỉnh đoàn Bình Định). Dũng nói chuyện đó là đúng quy trình tổ chức Đảng các tỉnh. Toàn văn lá thư này ở đây: Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị ___ * FB Chinhlan Bui Rất hy vọng tài liệu này không bị chặn khi đến với bạn đọc Vietnam. Mong ở VN có ai hồi âm là đã đọc được. Mọi bình phẩm tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người, tuy nhiên mức độ trung thực của tài liệu là rất đáng tin. Cho dù bạn đánh giá Nguyễn tấn Dũng ra sao cũng xin đừng quên rằng 3X đã hứa sẽ từ chức nếu không ngăn chặn đc tham nhũng, 3X đã tạo nên những thảm họa như Vinashin v.v… Trong những ngày ngắn ngủi còn lại cho cuộc đấu cuối cùng đó là Đại hội băng đảng sắp tới, cs sẽ còn diễn nhiều chiêu trò. Cho dù là 3X, hay Sang, hay Trọng hay một kẻ Y, Z nào đó thì bản chất của cs vẫn là loài tắc kè sa mạc, ấy là thay đổi màu da theo môi trường. Một câu nói đúng cho muôn đời đó là “đừng tin những gì cs nói”. Một kinh nghiệm của các quốc gia Đông Âu sau khi lật đổ cs đó là ngay lập tức đặt cs ngoài vòng pháp luật tuy họ vẫn là các quốc gia 100% đi theo hướng dân chủ. Tổ tiên đã có câu  “phải triệt cho tiệt nọc” là vậy. (Ba Sàm) (Ba Sàm)  
......

Bắt Ls Nguyễn Văn Đài là hành động tuyệt vọng của đảng CS

Chưa bao giờ trong suốt 85 năm, đảng CSVN ở vào thế bị động và bị cô lập, trên thế giới cũng như trong các tầng lớp nhân dân hơn bây giờ. Ngay cả những thành phần từng làm phên dậu cho đảng, những người một thời thề nguyền hiến thân cho đảng, cũng đang tìm cách xa lánh đảng. Trong chiến tranh chống thực dân, đảng CSVN có nhiều lý do để vận động quần chúng, trong chiến tranh Việt Nam đảng có nhiều phương tiện để bưng tai bịt mắt người dân, nhưng trong cuộc tranh chiến tranh chống độc tài, nghèo nàn, lạc hậu hiện nay thì không. Tại sao? Vì chính đảng CS đồng nghĩa với độc tài, nghèo nàn, lạc hậu. Thật vậy, ngày nay người dân Việt Nam đang dần dần nhận ra rằng, kẻ thù của nghèo nàn lạc hậu, vật cản của phát triển kinh tế, con kỳ đà của hội nhập vào trào lưu dân chủ văn minh nhân loại không gì khác hơn là đảng Cộng sản. Thành phần nhân dân còn ít nhưng đang mỗi ngày một đông hơn. Những phong trào dân chủ từ tự phát đang tiến dần đến tổ chức và diễn ra trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội. Hôm nay, tranh đấu cho dân chủ đất nước là khẩu hiệu của thời đại, là niềm vui chứ không còn là nỗi sợ nữa. Đảng CS, trái lại, mỗi ngày thêm co cụm và run rẩy khi nghĩ tới ngày mai. Bắt Nguyễn Văn Đài (*) là hành động tự thú cho nỗi lo của đảng. Cuộc đấu tranh bằng nội lực của chính mình như Nguyễn Văn Đài và các bạn đang đi cần nhiều thời gian, công sức, hy sinh tù tội, nhưng đó là con đường đích thực cho tương lai của đất nước mình. Như lịch sử Việt Nam đã chứng minh, ngọn đèn tự chủ thắp lên từ những trái tim Việt Nam bao giờ cũng sáng lâu dài và bền bỉ hơn những ngọn đèn vay mượn của người. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không chờ đợi một minh quân hay một lãnh tụ xuất hiện để dẫn dắt họ trên đường cứu nước bởi vì chính họ sẽ là những minh quân của thời đại và con đường dẫn đến điểm hẹn huy hoàng lịch sử được soi sáng bằng trí tuệ Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần vay mượn một chủ nghĩa, một ý thức hệ, một lý thuyết ngoại lai nào làm kim chỉ nam để giải phóng dân tộc, bởi vì chính họ đã được trang bị bằng các đặc tính dân tộc, nhân bản và khai phóng kết tinh và kế thừa từ hơn bốn ngàn năm lịch sử. Một lần nữa, lý do đảng bắt Nguyễn Văn Đài vì anh vi phạm các “quy định của Điều 88 Bộ luật hình sự”. "Bộ Luật hình sự" là cái quái gì? "Bộ Luật hình sự" không phải là một bộ luật do một cơ quan lập pháp độc lập nào làm ra mà chỉ là một văn bản của chế độ CS tự dựng lên để có lý do trả thù những ai đi ngược lại quyền lợi của lãnh đạo đảng CS. Về nội dung, cái gọi là “bộ luật” này cũng chỉ là bản sao của Luật Hình Sự Liên Xô được ban hành năm 1927. Tháng Sáu năm 1934, Stalin thêm điều 58, tương tự điều 88 của CSVN, để chuẩn bị cho cuộc thanh trừng đẫm máu sắp bắt đầu. Những tên độc tài khát máu như Stalin, Felix Dzerzhinsky đã bị nhân loại rẻ khinh, nguyền rủa và chương đen tối của độc tài CS đã được lật qua trên phần lớn thế giới nhưng tại Việt Nam trò hề “Luật Hình Sự” vẫn còn là một cái búa bất nhân, tàn bạo. Để kéo dài quyền cai trị, lãnh đạo CSVN hiên đang theo đuổi chính sách tự diễn biến hòa bình qua việc tham gia TPP nhưng cũng thẳng tay trấn áp mọi sự nổi dậy từ nhân dân. Nhưng như lịch sử phong trào CS thế giới chứng minh, chính sách đó chỉ dẫn tới ngày cáo chung của đảng sớm hơn mà thôi. Mikhail Gorbachev đã từng thử chính sách vừa tự diễn biến qua Glasnost và Perestroika nhưng cũng vừa gia tăng trấn áp khi chính y ra lịnh đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình đòi độc lập, dân chủ của nhân dân Lithuania làm 14 người chết và hàng ngàn thương vong vào ngày 13 tháng 1, 1991 tại thủ đô Vilnius và nhiều thành phố Lithuania khác. Cuối cùng Gorbachev đã đầu hàng trước sức mạnh của nhân dân Lithuania yêu chuộng độc lập, tự do, dân chủ. Nước đã sôi, lửa đã cháy, sóng đã dâng, tiếng nói đã cất lên và quá trễ cho một con đường thoát an toàn của đảng. Trần Trung Đạo https://www.facebook.com/trantrungdao/posts/1097692120254773 (*) Sáng ngày 16/12/2015 khi vừa rời khỏi nhà để đi gặp phái đoàn EU, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đã bị một lực lượng công an, an ninh 25 người bắt đưa trở lại nhà anh. Họ đọc lệnh bắt theo Điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước” và Lệnh khám xét nhà.
......

Miến Điện: Nền Dân Chủ Bấp Bênh

Bài viết này là của một đảng viên Việt Tân, anh Nguyễn Hoàng Thanh Tâm. Hy vọng qua những kinh nghiệm từ Miến Điện này, đảng Việt Tân cũng sẽ có những bước đi mềm mỏng hơn, không đẩy địch thủ vào chân tường để đem lại thay đổi nhanh hơn và mạnh hơn cho Việt Nam. Nhìn từ xa, kết quả cuộc bầu cử 8/11/2015 tại Miến Điện với ngọn hải đăng Aung San Suu Kyi toả sáng khắp đất nước đã đem đến sự phấn khởi, lạc quan nơi những người ngoại cuộc. Miến Điện đã thật sự dân chủ? Sau khi được trả tự do vào năm 2010, Miến Điện bắt đầu có những thay đổi ngoạn mục về chính trị với những đợt trả tự do hàng loạt cho các tù nhân chính trị, đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ đắc cử một số ghế trong quốc hội (bầu cử bổ túc, 2012). Tuy thế bà Aung San Suu Kyi đã liên tiếp khuyến cáo quốc tế về một sự lạc quan cần thận trọng. Tại chuyến công du ngoại quốc đầu tiên sau gần một phần tư thế kỷ bị kềm giữ, tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Thái Lan hôm 2/6/2012, bà nói “Lạc quan là điều tốt nhưng [chuyện Miến Điện] thì cần lạc quan một cách thận trọng.” Với kết quả thắng cử 86% các ghế tranh cử trong kỳ tuyển cử quốc hội 8/11/2015, đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã nắm giữ quá bán số ghế tại quốc hội. Trong một thể chế dân chủ thông thường đạt hơn 50% số ghế đã đủ để có thể tự lèo lái quốc gia theo chính sách của đảng mình. Tuy nhiên tình hình Miến Điện không thật sự rõ nét như thế. Hay nói cách khác, tình hình chính trị Miến Điện chưa thật sự dân chủ như chúng ta nghĩ. HIẾN PHÁP 2008 VÀ SỰ CHÈN CHÂN CỦA QUÂN ĐỘI Vào năm 2008, ngay sau trận bão Nagis xảy ra, đảng cầm quyền USDP (phe quân đội) đã tiến hành trưng cầu dân ý cho bản hiến pháp 2008. Nội dung bản dự thảo duy nhất này do phe quân đội áp đặt và kết quả trưng cầu được chế độ cho hay có 98% người dân bỏ phiếu với 94% tán đồng. Diễn tiến của cuộc bỏ phiếu cùng với kết quả gần như tuyệt đối được giới quan sát quốc tế (và nội địa Miến Điện) chỉ trích là bất thường, thiếu minh bạch. Bản Hiến Pháp 2008 quy định hai điều căn bản: - 25% tổng số ghế trong quốc hội được dành riêng cho quân đội. Với sự độc quyền chỉ định của vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội, không thông qua bầu cử phổ thông. Số còn lại, 75% số ghế mới do người dân trực tiếp đi bầu. - Để thay đổi bất cứ một điều khoảng nào trong Hiến Pháp, dù là một dấu chấm hay dấu phẩy, đều phải có hơn 75% quốc hội tán thành. Tức là cho dù hết tất cả các dân biểu dân cử đồng ý cũng chưa đủ. Phải có sự đồng ý của quân đội thì việc tu chính mới được thông qua. Hay nói cách khác Quân Đội có quyền phủ quyết bất cứ đề nghị tu chính nào. Thêm vào đó, điều khoảng 59(f) quy định không một cá nhân nào được phép làm tổng thống khi họ có vợ chồng hoặc con là người mang quốc tịch ngoại quốc. Giới quan sát cho rằng điều khoảng này được thêm vào nhằm mụch đích ngăn chặn viễn cảnh bà Aung San Suu Kyi sẽ nắm giữ vai trò này (bà có 2 con mang quốc tịch Anh). Với hai điểm căn bản trong Hiến Pháp 2008 và điều khoảng 59(f) nói trên, đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi dù sẽ nắm đa số tại quốc hội vẫn không thể thực thi một quyền căn bản nhất là chỉ định người - bà Aung San Suu Kyi - giữ vai trò tổng thống theo ý muốn của họ. HỘI ĐỒNG QUÂN ĐỘI VÀ AN NINH QUỐC GIA Vai trò Tổng Thống trong guồng máy chính trị Miến Điện hiện nay dù là người đứng đầu nền Hành Pháp của quốc gia nhưng trên thực tế vẫn không phải là vai trò quan trọng tối cao. Thực tế bên cạnh nội các, Miến Điện còn có Hội Đồng Quân Đội và Anh Ninh Quốc Gia. Dù vị Tổng Thống tương lai, thuộc đảng NLD, là chủ tịch hội đồng này nhưng với 11 thành viên thì đã có đến 6 (quá bán) trực thuộc phe quân đội. Sáu vai trò này gồm 3 vị bộ trưởng Quân Đội, Nội Chính và Biên Giới (các bộ thuộc nội các nhưng do Quân Đội chỉ định), Tổng Tư Lệnh, Phó Tổng Tư Lệnh Quân Đội và một Phó Tổng Thống (cũng do quân đội chỉ định). Như thế, bất cứ mọi vấn đề hệ trọng liên quan đến quốc gia đều phải được sự thông qua của quân đội. Mặt khác, trái với các nền dân chủ thông thường trên thế giới khi quân đội nằm dưới sự điều đồng của chính quyền dân sự thì tại Miến Điện, quân đội là một thực thể riêng biệt. Vai trò Tổng Tư Lệnh Quân Đội không nằm trong tay Tổng Thống mà nằm trong tay vị tướng lãnh cao cấp nhất (thay vì chỉ là Tổng Tham Mưu như chúng ta thường thấy tại các quốc gia khác). LẠC QUAN NHƯNG THẬN TRỌNG Vào ngày 2/12/2015 vừa qua, bà Aung San Suu Kyi đã đích thân đến tư dinh của cựu tướng lãnh Than Shwe, người đã từng ban lệnh cầm tù bà gần 2 thập niên qua. Tướng Than Shwe giữ vai trò Tổng Thống, cai trị Miến Điện với bàn tay sắt từ năm 1992 đến 2011, một trong những giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử Miến Điện. Tuy thế, nhiều người cho rằng chính ông là kiến trúc sư của lộ đồ thay đổi chính trị của Miến Điện ngày nay. Một lộ độ mà có người gọi nó là lộ đồ “dân chủ hoá Miến Điện” nhưng cũng không ít giới đấu tranh chính trị nội địa cho đó là lộ đồ “hạ cánh an toàn” của giới tướng lãnh. Dù đã về hưu, bàn giao vai trò Tổng Thống cho Thein Sein, nhưng Than Shwe vẫn là Thái Thượng Hoàng và được coi là tiếng nói nặng ký trong phe quân đội hiện nay. Người có đủ thẩm quyền và uy thế để kết nối mọi thành phần trong quân đội. Cuộc gặp gỡ này đã được sắp xếp qua trung gian ông Nay Shwe Thway Aung, một tác nhân chính trị quan trọng đồng thời lại là cháu nội của tướng Than Shwe. Kết thúc cuộc họp, cả hai đã đồng ý để ông Nay Shwe Thway Aung phổ biến một phát biểu của chính mình về cuộc họp này. Bàn Aung San Suu Kyi nói bà không nuôi lòng thù hận hay trả thù và muốn gặp tướng Than Shwe để thảo luận những hợp tác cần có với quân đội nhằm xây dựng một Miến Điện phú cường. Trong khi đó, phát biểu của tướng Than Shwe lại mang nhiều ẩn ý khiến quần chúng Miến Điện không khỏi bàn tán. Ông nói: “Hiển nhiên bà [Aung San Suu Kyi] sẽ là người lãnh đạo tương lai của quốc gia sau cuộc thắng cử vừa qua. Tôi sẽ ủng hộ bà ấy với tất cả mọi khả năng của tôi nếu bà ấy làm việc nhằm xây dựng đất nước này.” Bên cạnh những lời phát biểu nói trên, ông Nay Shwe Thway Aung, người sắp xếp cuộc gặp, đã đăng tải một tấm hình trên Facebook của mình đã khiến mạng xã hội Miến Điện dậy sóng. Bức hình chụp một mặt của tờ tiền giấy 5000 kyat trên đó có 3 chữ ký quan trọng, của tướng Than Shwe, tướng Then Shein và của bà Aung San Suu Kyi. Điều cần nói đến ở đây là tướng Than Shwe đã ký vào tờ tiền này vào năm 2009, chữ ký của Thein Sein ký năm 2012. Và chữ ký thứ ba của bà Aung San Suu Kyi được ký mới đây vào ngày 19/11/2015. Theo ông Nay Shwe Thway Aung, đây là “những chữ ký được ký khi họ đang là hay sắp là người lãnh đạo quốc gia.” Liệu đây có phải là chỉ dấu của thêm một nhượng bộ của phe quân đội? Liệu đó có phải là chữ ký của 3 vị tổng thống kế nhiệm nhau của Miến Điện, Than Shwe - Thein Sein - Aung San Suu Kyi? Người dân Miến Điện lại một phen dậy sóng với nhiều đồ đoán xen lẫn lo âu và hy vọng. (Trong khi đó giới đấu tranh dân chủ không kỳ vọng ở sự nhượng bộ rốt ráo như vậy trong khoảng thời gian ngắn 3 tháng trước ngày nhậm chứt tổng thống sắp tới.) Với những đan xén, chèn chân, của Quân Đội trong hệ thống chính trị, dù thắng cử vẻ vang, đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi đang có những bước đi thận trọng để sử dụng được sức mạnh của lá phiếu mà người dân Miến Điện trao cho họ và cùng lúc không đẩy phe quân đội vào chân tường để họ phải có những phản ứng tiêu cực lật ngược bàn cờ dân chủ bấp bênh này. --- (Rangoon 12/12/2015)
......

Dù ông đã đem theo một ít bí mật xuống mồ

 Tùy bút nhân đọc Hồi ký Người Không Chân Dung* của Tướng Markus Wolf –VIPEN 2015 (Hiểu được Phong trào khủng bố và nước CHDC Đức - người Việt sẽ dễ nhận ra bộ mặt đa dạng gớm guốc của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu hiện đại. Và sau những thao tác siêu kết nối của tư duy thời @ họ sẽ tự cắt nghĩa được bản chất của các bạo lực được tàng hình trong những kịch bản dùng côn đồ lưu manh để đàn áp và khủng bố người bất đồng chính kiến trong các chế độ độc tài - độc đảng - độc công an.) Rốt cuộc ấn bản tiếng Việt cuốn Người Không Chân Dung của Tướng Markus Wolf  đã được VIPEN xuất bản nhân dịp hai nước CHLB Đức và CHXHCN Việt Nam kỷ niệm 40 năm (1975-2015) thiết lập quan hệ ngoại giao. Cuốn sách cũng ra mắt nhân dịp người Đức kỷ niệm 25 năm thống nhất nước Đức (1990-2015) và nước CHXHCN Việt Nam vừa trải qua lễ kỷ niệm 40 năm thống nhất Bắc Nam (1975-2015) và lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 70 (1945-2015). Dù VIPEN tình cờ hay cố ý để „nhân dịp“ thì trước hết độc giả Việt ngữ rất muốn biết vị Tướng này là ai ? 1. Marzkus Wolf là ai? Makus Wolf tuổi Nhâm Tuất. Ông sinh ngày 19 tháng 01 năm 1923 mất ngày 09 tháng 11 năm 2006. Vị Đại tướng trùm tình báo của cộng sản Đông Đức lại sinh ra ở Tây Đức - tại Hechingen, một thành phố nhỏ ở Würtenberg. Ông  là con trai cả của nhà văn, nhà bi kịch  Friedrich Wolf, một người Do Thái ngưỡng mộ chủ nghĩa Mark – là một nhà văn Đức tầm cỡ tới mức: nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (23.12.1888 – 23.12.1988)- người ta đã đặt tên Friedrich Wolf  cho một con đường gần sông Rhine ở phía Nam thành phố Bonn. Mẹ ông, tên là Else. Bà „là người điềm đạm và hiền hậu nhưng không thiếu can đảm cho dù phải chịu đựng những lục soát thô bạo của Quốc xã trong nhà hoặc của công an mật vụ Stalin.“( Người Không Chân Dung-Chương 2- Thoát khỏi ác bóng Hittler- NGT dịch) Cả hai đều là các thành viên cốt cán của Đảng cộng sản Đức. Từ khi Đức quốc xã lên ngôi gia đình Wolf lọt vào danh sách bị truy nã. Bố ông, chạy trốn sang Pháp. Sau đó, 1934 cả hai vợ chồng cùng hai cậu con trai Marzkus Wolf và Konrad Wolf  chạy sang Moskau và  xin tỵ nạn chính trị tại đó. Để rồi suốt mười năm sau (1934-1944), hai anh em ông được giáo dục và uốn nắn theo khuôn mẫu giáo dục của Đảng cộng sản Nga. Khác với em trai Konrad Wolf , không trở thành người lính trong hàng ngũ Hồng quân để trở về Đức vào năm 1944, Markus Wolf theo học  Đại học  hàng không  tại Moskau từ năm 1940. Mùa hè năm 1942, ông được cử đi học ở Trường đặc biệt của Quốc tế Cộng sản ở Ufa  như là bước chuẩn bị cho hoạt động điệp báo . Năm 1945, chàng Markus  Wolf 22 tuổi được Đảng cộng sản Đức biệt phái về thành phố Berlin hoang tàn đổ nát để xây dựng và điều hành một Đài phát thanh. Nhờ vốn tiếng Nga, chàng giao lưu thân mật với hầu hết các cấp lãnh đạo quân đội Xô Viết trong vùng chiếm đóng của Liên Xô và những người Đức lưu vong nhờ sống sót mà sau này được đưa lên hàng thủ lĩnh. Năm 1949, nước CHDC Đức ra đời. Tháng 08 năm 1951, Cục tình báo chính trị Đông Đức được thành lập bởi quyết định của Bộ chính trị BCHTW Đảng XHTN Đức. Ngày 16 tháng 08 năm 1951, Cơ quan Tình báo đối ngoại của CHDC Đức được lập ra ẩn dưới danh xưng là Viện Nghiên cứu Kinh tế. Những khởi sự đầy tài năng của Marzkus Wolf lập tức được các lãnh đạo phát hiện. Họ lập tức gửi chàng sang Moskau vài năm liền để hoạt động  như  là một nhà ngoại giao của CHDC Đức . Sau đó, tháng 12 năm 1952, năm bản mệnh chàng mang số Một, Markus Wolf được trao quyền lãnh đạo Cục Tình báo Hải ngoại của CHDC Đức. Lúc đó, chàng mới suýt soát 30 tuổi. Chàng tuổi Nhâm Tuất. Quả là Nhâm biến vi Vương. Ngày tháng năm sinh của chàng (19-01-1923) có tới ba số 1. Hai số 9. Một số 2. Một con số 3. Cho nên cả đời chàng thường xuyên là kẻ đứng đầu, hay đạt tới hoàn hảo, đôi khi cô đơn cùng cực vì cũng đa tình. May mà sự thông thái  tiềm tàng luôn bừng sáng ở những bước ngoặt cho nên chàng đã thành danh, đạt nghiệp trong thời đại tàn bạo mà vẫn bảo toàn sinh mệnh. Chỉ có điều chàng không ngờ  CHDC Đức  đã chỉ tồn tại và phát triển tới năm thứ 40.  Ngay trong Lời mở đầu, Markus Wolf đã khẳng định:“ Trong vòng ba mươi tư năm tôi đã giữ chức vụ giám đốc cơ quan tình báo hải ngoại của Bộ công an của nước CHDC Đức. Ngay cả những kẻ thù gay gắt nhất của tôi cũng công nhận đây có lẽ là cơ quan năng lực nhất và hiệu dụng nhất lục địa Châu Âu.“ 2. Markus Wolf – một bậc thầy lớn của tình báo thời Chiến tranh Lạnh.  Markus Wolf  & phu nhân Andrea, 27 tháng 5 năm 1997 – Photo. rnd Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng đã thừa nhận:“ Dưới thời Markus Wolf , Cơ quan tình báo đối ngoại Đông Đức trở thành một trong những tổ chức hiệu quả nhất trên thế giới. Năm 1986, Đại tướng Markus Wolf nghỉ hưu. Nhân sự trong bộ máy công an của Đông Đức được báo chí, chính khách và quan tòa coi là kẻ thù của nhân dân. Ngày 15 tháng 1 năm 1990 Bộ nội vụ Đông Đức bị dân chúng tấn công và phanh phui một số tài liệu cho thấy cảnh sát chính quyền Đông Đức  đã theo dõi từng người dân Đông Đức như thế nào làm cho dân chúng càng thêm phẫn nộ. Sau khi bức tường Berlin và chủ nhân của nó là chế độ Đông Đức sụp đổ, ông chạy sang Nga.“ Sự thật là „ sáu ngày trước ngày 03 tháng  10 năm 1990, ông Wolf và bà Andrea, người vợ nhỏ hơn ông 13 tuổi, đào thoát khỏi Đông Berlin, trốn qua biên giới Áo, và một vài  tuần sau tìm đường tẩu thoát – dù sao thì ông Wolf cũng biết khá rõ kỹ thuật này - sangHungaria, rồi sang Ukraine và đến Nga.“( Theo Graig R. Whitney-Lời Tựa cho Người Không Chân Dung-xuất bản tại Hoa Kỳ 1997). Bởi ông biết rất rõ mình sẽ bị đi tù vì nước Đức thống nhất sẽ đòi ông trả những món nợ  thời cuộc. Người ta  đoan chắc: lúc 12 giờ đêm ngày nước Đức thống nhất, ông đã nhấc điện thoại gọi tới bạn bè của ông ở KGB để bàn tính kế hoạch xin tỵ nạn chính trị tại Moskau. Tuy nhiên, chỉ hơn một tháng sau, ông phải trở lại Đức khi cay đắng nhận ra rằng nước Nga đã không còn muốn chứa chấp ông. Lúc đó trong mắt Gorbachev, người đang đặt cược tương lai của nước Nga vào mối giao hảo với  Helmut Kohl và CHLB Đức thì  dù M.Wolf có là bạn thiết của KGB thì ông cũng chỉ còn là“ biểu tượng của một quá khứ không đáng tin cậy“.  Với bản lĩnh một vị tướng tình báo, , ông ra đầu thú tại biên giới Áo và bị bắt tức thì. Nhờ sự can thiệp của bè bạn và các cộng tác viên cũ tại Đông Berlin, sau đó ông được tại ngoại để hậu tra. Thực ra ông đã có thể không bị bắt nếu chấp nhận hợp tác với CIA . Nguyên do: „ Năm 1990, CIA chỉ biết là có một người đang bán những bí mật sâu kín nhất của họ và đã gây thiệt hại chí mạng. CIA lúc đó nghĩ rằng ông Wolf có thể giúp họ tìm ra tên phản bội. Ngày 22 tháng 05, Gardner A.Hathaway, gần đây đã về hưu rời  chức phụ tá giám đốc phán gián, đến căn nhà an dưỡng của ông Wolf…Hathaway đưa ra một đề nghị rất đặc biệt: xin ông giúp chúng tôi và chúng tôi sẽ đưa ông ra khỏi nước Đức để sang Hoa Kỳ trước khi họ đến bắt ông vào tháng Mười. Đưa tôi sang Hoa Kỳ trước đã và chúng ta sẽ nói chuyện tại đó, ông Wolf đáp lời đề nghị; nhưng ông Hathaway nhấn mạnh: Không có thỏa thuận hợp tác thì không có vé máy bay. Ông Wolf nhìn nhận rằng lời mời rất hấp dẫn mặc dù ông chỉ ước định những gì mà CIA muốn ông giúp đỡ. CIA đã có một danh sách ghi vào phim của tất cả những nhân viên của ông. Ông biết chắc chắn như vậy; vì danh sách này đã được bí mật thu thập do các tay chiêu hồi hoặc tham lợi thuộc thành phần viên chức HVA cung cấp ( CIA sau này xác nhận là họ có những thông tin này nhưng vào năm 1999 họ từ chối trao lại danh sách này cho chính quyền Đức khi chính quyền Đức yêu cầu). Nhưng có lẽ CIA muốn biết thêm tin tức nằm ngoài danh sách này. Có lẽ họ cũng muốn học hỏi ông Wolf về những phương thức hành động của Xô Viết với mục đích huy động nhân viên phản gián tại Langley ( Trụ sở tình báo CIA tại Hoa Kỳ) để truy tìm những nhân viên của Moskau“ Khi ông quyết định không tiết lộ những gì ông biết có nghĩa là ông đã gây bực tức cho Washington và ông từ chối việc đào thoát sang Mỹ. Đương nhiên, như vậy thì Markus Wolf  không thể thoát khỏi sự truy đuổi ráo riết của Bonn khi mà Gorbachev đã lạnh nhạt với ông. Ông  điềm nhiên đối diện nhiều lần với Pháp đình CHLB Đức trong tư thế điêu linh của kẻ thua cuộc suốt từ mùa Xuân năm 1993 đến tháng Năm 1997. Ông và các luật sư của ông luôn luôn kháng án và thành công từng bước. Cuối cùng Markus Wolf  được tự do sống một đời sống thường dân. Nhưng tự do của ông khiến các kẻ thù cũ của ông tại Đức phải nghiến răng vì họ quyết tâm muốn ông phải khai báo“ ( Tư liệu đã dẫn  Graig R.Whitney). Có thể nói, trong những bước đường cùng, Markus Wolf vẫn luôn ứng xử một cách chủ động để tự vệ và thoát hiểm để tiếp tục sống như ông muốn. Ví dụ, ngày 12 tháng Ba năm 1996,  Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Berlin đã tố cáo Markus Wolf về tội phạm liên quan đến những hành động khủng bố- (một tội danh mà ngay cả chính quyền Tây Đức cũng không dám cáo buộc) để  yêu cầu Sở Di Trú và Quốc Tịch Hoa kỳ không cấp cho ông giấy phép đặc biệt để ông vào Mỹ. Lập tức, một tuần lễ sau( 19.03.1996),  Markus  Wolf đã yêu cầu Bill Clinton can thiệp trong một lá thư bằng tiếng Anh  gửi trực tiếp cho Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, lá thư này cũng không giúp gì cho Markus Wolf.  Một năm sau ( 1997) cuốn Người không chân dung đã được xuất bản tại Hoa Kỳ. Kết thúc lời mở đầu của cuốn sách Markus Wolf khẳng định: bất cứ lịch sử nào có danh xưng là lịch sử không thể chỉ do kẻ thắng trận viết ra.“ Graig R.Whithney, một chuyên gia người Mỹ - tác giả  Lời Tựa cho ấn bản tiếng Anh của cuốn sách đã nhận định: „ Mặc dù sống trong sự điêu tàn của một thất bại chính trị lớn hơn, ông Wolf vẫn tỏ ra hãnh diện một cách ngoan cố về những thành tích nghề nghiệp của ông…Những điều không nói ra trong sách sẽ làm thất vọng những độc giả mong muốn tìm thấy lời khai thú trong đó. Nhưng những lời khai thú trong nghề điệp báo thường là táng mạng; và ông Wolf là một con người cũng muốn thụ hưởng cuộc đời. Đọc ông Wolf để có một thoáng nhìn khâm phục, chỉ một thoáng thôi, để đi sâu vào tâm não đầy sức thu hút của một trong những bậc thầy điệp báo lớn của thời đại chúng ta, một người mang dấu ấn của cuộc Hỏa diệt Do thái do Đức quốc xã phát động và sau đó là của cuộc phân tranh ý thức thức hệ thời chiến tranh lạnh…“ ( Lời Tựa- Graig R.WhithneyNguyễn Gia Thưởng dịch) 3. Một nhân cách trí thức kiệt xuất. Markus Wolf (1989) Ngoài lời vào sách của dịch giả Nguyễn Gia Thưởng, lời mở đầu của Markus Wolf  và  Lời tựa của Graig R.Whitney  nội dung cuốn sách do VIPEN xuất bản bao gồm trọn vẹn 17 Chương: 1. Cuộc đấu giá  2. Thoát khỏi ác bóng Hitler  3. Học trò của Stalin 4. Công hòa dân chủ Đức lớn mạnh và tôi lớn theo 5. Vừa học vừa làm 6. Khruschchev mở mắt cho chúng tôi  7. Giải pháp bê tông  8. Làm gián điệp vì tình 9. Hình bóng của Thủ tướng 10. Nọc độc của sự phản bội 11. Tình báo và phản gián 12. „Những biện pháp tích cực“  13. Phong trào khủng bố và  nước CHDC Đức 14. Trong lòng địch 15. Cu Ba 16. Chấm dứt trật tự cũ  17. Lời kết Không chỉ tựa vào các cột mốc thời gian sự hồi tưởng của tác giả khởi sự từ chiều sâu những chủ đề.  Cách cấu trúc Hồi ký  bộc lộ rõ lối  tư duy  mạch lạc, sâu sắc của một vị tướng tình báo chiến lược. Dù sao đi nữa, chính quyền Stalin đã cứu gia đình ông thoát khỏi sự hủy diệt của Đức quốc xã cho nên ngay từ khi còn trẻ ông nhận trách nhiệm và quyền lực mà  Cộng sản Đông Đức giao phó một cách say mê và tận tụy. Tuy vậy, trong chương 6, ông đã tâm sự „ Chúng tôi cảm nhận ngôn ngữ tố cáo Stalin của Khrushchev có vẻ mơ hồ và thiên kiến. Nhưng vào lúc đó, chẳng khác gì chúng tôi bị một nhát búa trên đầu. Khi tôi đọc xong bản diễn văn trên báo chí phương Tây ( của Khrushchev) trên báo chí Tây phương, phản ứng đầu tiên của tôi là đem bức chân dung của Stalin treo trên tường xuống và đá nó vào một góc. Tôi không thể nói rằng những gì tôi vừa đọc gây chấn động cực kỳ nơi bản thân-vì tôi biết quá nhiều qua những kinh nghiệm cá nhân của tôi trong cuộc sống ở Liên Xô. Nhưng từ đó xuất phát nỗi đau khi tôi nhìn xuống vực thẳm hiển hiện những tội ác của ông.“ ( Người không chân Dung-Chương 6 – Khrushschchev mở mắt cho chúng tôi - NGT dịch). Theo như Hồi ký Mùa thu 1989 của Egon Krenz, khi Markus Wolf còn tại nhiệm, Honecker xếp ông vào diện người tài, 75 lăm tuổi mới được nghỉ hưu. Cho nên, dù đệ đơn từ năm 1986 lúc mới 63 nhưng mãi tới 1987, 64 tuổi  Markus Wolf mới  được  Bộ chính trị CHDC Đức chính thức đồng ý cho ông từ nhiệm với lý do cá nhân và gia đình.  Thực tình là ông có tham vọng hoàn tất những cuốn sách. Cũng theo Egon Krenz, ngày 26/06/1989, Wolf  đề nghị Honecker cho phép ông được trả lời phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông của CHDC Đức và phương Tây. Do lúc bấy giờ Honecker đang nghỉ phép nên Egon Krenz hứa với Wolf sẽ xin Honecker phê chuẩn. Nhân dịp đó, Egon Krenz  đã đề nghị Wolf :”Tiện dịp anh ở đây, tôi muốn nghe anh nhận định tình hình CHDC Đức hiện tại ra sao?“. „ Thực ra tôi không được chuẩn bị“- Wolf trả lời. „ Mischa, anh đi giới thiệu sách nhiều nơi, có quan hệ với nhiều người. Hãy cho tôi biết anh có ấn tượng gì. Tôi rất muốn biết. Wolf bắt đầu kể: „ Tôi lo lắng khi nghe những tin tức tiêu cực về Liên bang Xô viết trên các phương tiện truyền thông của ta. Tự chúng ta làm hỏng hình ảnh Chủ nghĩa xã hội. Chúng ta không tận dụng cho mình làn sóng cảm tình do Gorbachev tạo ra. Một điều tệ hại lớn trong phong trào cộng sản quốc tế là chủ nghĩa chủ quan.Trung ương Đảng cần phải quyết định chứ không phải bộ máy quan liêu của nó. Quan trọng là phải đưa ra được nhiều lựa chọn.Vai trò của các Đảng liên minh và Công đoàn ở  ta cần phải được đề cao. Trong những vấn đề về chính sách văn hóa, Đảng không được phép là người điều hành trong khủng hoảng.Phải nghiên cứu chính xác việc công dân rời bỏ CHDC Đức. Chúng ta phải hiểu rõ tại sao mọi người từ bỏ chúng ta“. ( Mùa Thu 1989-Herbst 1989-Edition ost -2014- trang 105 –Thế Dũng dịch ). Egon Krenz đồng ý và chia xẻ với các nhận xét của Wolf.  Tuy vậy, lúc đó ông đã không nói ra một điều hệ trọng (mà ông vừa tuyên bố ở Moskau mấy hôm trước) với Egon Krenz.  Mãi đến năm 1991,  trong cuốn „ Nhiệm vụ tự trao“ , Wolf thuật lại, ở Moskau ông đã nói thẳng thừng với các đồng nghiệp KGB của mình là ông không trông mong gì được nữa vào các vị  lãnh đạo SED.( Herbst 1989- Egon Krenz –Edition 2014 -Tr.106- TD dịch). Từ tháng Năm năm 1990,  Markus Wolf  đã không bán danh dự để có thể có một chuyến sang Hoa Kỳ trong sự bảo đảm của CIA khi CIA yêu cầu ông ra tay giúp họ. Năm 1996, hy vọng nhập cảnh vào Mỹ theo con đường công chính nhân việc  xuất bản cuốn sách của ông cũng tiêu tan. Vừa  đối diện với Tòa án CHLB Đức, ông vừa điềm nhiên tiếp tục sống và làm việc như một người cầm bút để hoàn thành những cuốn sách của đời mình.  Cho đến khi ông qua đời vào ngày 09 tháng 11 năm Binh Tuất (2006) số tác phẩm mà ông để lại cũng như số tác phẩm người khác viết về ông đã khẳng định Markus Wolf là một  nhà văn giàu tri thức chính khách. Trong lời dẫn nhập nhân dịp tái bản Cỗ Xe Tam Mã ( Die Troika –xuất bản lần đầu 1989 tại Aufbau-Verlag và tái bản tại Rororo Verlag năm 1991) ông đã  chân thành bộc lộ: „ rõ ràng chủ nghĩa xã hội đã thất bại trên đất Đức, tôi đã nhìn điều đó với sự tuyệt vọng. Và luôn đau đớn tự hỏi mình trong khi làm việc với  bản thảo của cuốn sách về một lối thoát có thể tìm cho tôi và gia đình một vị trí trong nước Đức thống nhất. …Tôi đã viết trong những bức  thư  gửi tới Tổng thổng CHLB Đức Richard von Weizsäcker, tới  Willy Brandt  và ông Hans –Dietrich Genscher rằng không gì có thể dứt thâm tâm tôi ra khỏi nước Đức. Đó là xứ sở của cha mẹ tôi. Tại đây họ đã tìm thấy cuộc sống hiệu quả sau những năm tháng lưu vong dằng dặc, mộ của họ, mộ của em trai tôi đang nằm ở Berlin. Với tôi nước Đức là nơi mọi nỗ lực, mọi nghị lực, tình yêu và mọi hoạt động của tôi  đã  diễn ra một cách tích cực trong sáng suốt và trong sai lạc“. Cho nên, lưu vong lần thứ hai với tôi là một sự vô ơn.( Geleitwort zur Taschenbuchausgabe –Februar/Oktober 1990- TD dịch). Lời lẽ của vị tướng tình báo trong Chương Lời Kết của cuốn Hồi ký cho ta thấy bản lĩnh tự thanh lọc của ông:“ Kể từ những biến cố quan trọng năm 1989, tôi đã tự hỏi nhiều lần tại sao nước CHDC Đức đã thất bại một cách thảm não và ngoạn mục như vậy. Tôi đã tự hỏi là tôi đã chờ đợi quá lâu để lớn tiếng nói lên những gì tôi thực sự suy nghĩ và cảm nhận. Không phải vì thiếu can đảm mà vì tính chất vô bổ của những lời phản đối trong suốt quá trình lịch sử của nước CHDC Đức đã khiến cho tôi phải tĩnh lặng. Đã quá nhiều lần tôi chứng kiến những lần phản kháng mãnh liệt chỉ đi đến việc gia tăng đàn áp và tước bỏ quyền tư duy độc lập hơn nữa. Tôi tin rằng những cuộc thương thuyết kiên trì và bình lặng cuối cùng sẽ hiệu quả hơn trong một nước mà mọi thảo luận công khai sẽ bị bóp nghẹt vì giới lãnh đạo xem ra quá kích động và bất an để hành xử một cách tế nhị. …Thực tế phũ phàng của nước CHDC Đức liên quan nhiều đến những lạm dụng quyền hành hơn là chế độ dân chủ và xã hội chủ nghĩa và chính vì vậy Đông Đức cuối cùng đã chết ngộp.Tôi thành thật thú nhận là chế độ của chúng tôi thua kém xa phần lớn các nền dân chủ đa nguyên của Phương Tây, kể cả sự tiện lợi về hệ thống an sinh xã hội của chúng tôi.(Chương17. Lời Kết- Nguyễn Gia Thưởng dịch). Ngoài hồi ký Người Không Chân Dung (The Man Without a Face - bản tiếng Anh in ở Mỹ năm 1997, và bản tiếng Đức in ở Econ & List Müchen  1998) , bạn đọc có thể tìm đọc những cuốn sách nổi tiếng của Markus Wolf như: „ Cỗ xe tam mã“ ( hay là một truyện không thể quay phim – Aufbau Verlag 1989), Nhiệm vụ được giao ( In eigenem Auftrag - Schneekluth, München 1991), Những bí mật của Bếp Nga ( Geheimnisse dẻ rusischen Küche - Rotbuch, Hamburg 1995 ); Nghệ thuật của sự xắp đặt ( Tư liệu, đối thoại và phỏng vấn – Die Kunst der  Verstellung: Dokumente, Gespräche, Interviews – Schwarzkopf und Schwarzkopf, Berlin 1998); Bạn bè không chết ( Freunde sterben nicht ( Das Neue Berlin 2002). Ngoài ra, dù không còn tại nhiệm ( từ năm 1987) nhưng từ khi ông được Honecker phép trả lời phỏng vấn báo chí Đông Đức, Tây Đức cũng như báo chí phương Tây ( tháng 06 năm 1989), đã xuất hiện khá nhiều cuốn sách viết về ông và thời ông sống do kết quả của những cuộc giao lưu ấy. Đặc biệt, sau năm ông qua đời ( 09.11.2006), cuốn Markus Wolf . Đối thoại cuối cùng (Markus Wolf. Letzte Gespräche) của tác giả Hans – Dieter Schütt xuất bản tại Berlin năm 2007 đã chuyển tới người đọc những tâm sự của ông trước khi ông nhắm mắt xuôi tay. Rõ ràng, người không chân dung không muốn mang theo quá nhiều điều bí mật sang thế giới bên kia. Không chỉ là một bậc thầy lớn của tình báo thời chiến tranh lạnh, trong tư thế nhà văn, Markus Wolf còn là một trí thức kiệt xuất. 4. Phong trào khủng bố và nước CHDC Đức. Trong Chương 13 mang chủ đề:  Phong trào khủng bố và nước CHDC Đức, Markus Wolf đã tự biện hộ cho mình và cho cơ quan tình báo hải ngoại của ông( HVA) một cách thấu đáo:“…Bởi vì tôi là giám đốc của cơ quan  tình báo của Bộ, cho nên không ai lấy làm ngạc nhiên là tôi phải biết tất cả về những mối liên hệ của chính quyền của tôi với nhóm khủng bố. Trên thực tế, tôi biết Đông Đức có mối liên hệ với các tổ chức mà phương Tây cho rằng họ là khủng bố. Nhưng, như tôi giải thích sau đây: tôi không được biết những chi tiết công tác quan trọng. Trách nhiệm hàng đầu của tôi là tình báo, là thu thập tin tức, nhất là tin mật. Đó là điệp báo chứ không phải là khủng bố. Cá nhân tôi chưa hề can dự trong việc lập kế hoạch hoặc thực hiện những hành động khủng bố. …Những giải thích trên  không phải là để tìm cách bào chữa cho những gì đã xảy ra và tôi muốn mọi người thấy rõ mục đích của tôi không phải là để chạy tội. Thực tế là nước CHDC Đức và các cơ quan tình báo hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho những tổ chức mà chúng tôi xem là chính đáng, và một vài tổ chức đi vào con đường khủng bố giết hại thường dân trong chính sách của họ. Nước này cũng bảo vệ những kẻ khủng bố trốn chạy sự truy đuổi của CHLB Đức. Tôi không tham gia vào việc này. Những người khác đều nhúng tay. Họ làm việc của họ, tôi làm việc của tôi. Có lẽ may mắn cho tôi là Mielke, Bộ trưởng Bộ công an, không muốn cho tôi biết; bởi vì điều này sẽ làm tôi sao nhãng không tập trung công tác thu thập những bí mật ở hải ngoại. Có quá nhiều trách nhiệm cần được chia xẻ và rất nhiều hối tiếc cần phải bầy tỏ. Tôi phải nhấn mạnh tất cả những sai trái chúng tôi đã làm không thể bào chữa được với những gì phương Tây đã làm dưới chính ngọn cờ của họ trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản, đã khiến cho Việt Nam và một vài nước Trung Mỹ và Châu Phi phải điêu tàn sau khi cuộc chiến địa lý chính trị đã kết thúc. Đây là phương cách cuộc chiến đã diễn ra trên một vài chiến tuyến. Tôi không tiếp tay cho kẻ khủng bố theo đường hướng này; nhưng chúng tôi chắc chắn đã huấn luyện và đào tạo những con người theo những phương pháp mà sau này họ đã lạm dụng… Thử hỏi chúng tôi có ý thức được những gì chúng tôi cung cấp có thể được dùng theo những đường hướng mà chúng tôi không đồng ý? Lẽ cố nhiên, nhưng tôi không tin rằng Honecker và ngay cả Mielke tìm cách chế tài những hành vi khủng bố hoặc vũ lực đối với dân thường. Với tư cách giám đốc của một cơ quan tình báo hải ngoại, tôi chấp nhận trách nhiệm về những lạm dụng này – nhưng không phải là nhận tội. Đây là một phân biệt về đạo đức mà tôi hy vọng độc giả chấp nhận để chấm dứt những thái quá của thời buổi đó… …Tội ác thuộc phạm vi xét xử của luật pháp, trách nhiệm thuộc phạm vi của lương tâm. Nếu chiếu theo pháp luật, chỉ cần nói tất cả những hồ sơ lưu trữ được đội ngũ cần mẫn của những Ủy viên Công tố của CHLB Đức xem xét-họ đã không đưa ra được chứng cứ nào, chưa nói đến tang chứng về sự đồng lõa của tôi trong những hành động bạo lực. Tôi cũng đệ ba đơn kiện những tờ báo nói rằng tôi biết CHDC Đức chứa chấp những kẻ khủng bố Tây Đức khi Bộ công an làm việc này; tôi không hề biết. Hơn thế nữa, tôi bị Bộ ngoại giao Hoa Kỳ từ chối không cấp chiếu khán nhập cảnh viện cớ là tôi đã có lần thương thảo với bọn khủng bố. Tôi không thấy họ trưng bầy chứng cớ để hỗ trợ cho những lời kết án này. ( Cũng nên chú ý là CIA không hề thắc mắc khi họ mời tôi sang Hoa Kỳ năm 1990; mặc dù Bộ ngoại giao hầu như không biết chuyện này.) Như câu chuyện của tôi sẽ làm sáng tỏ, các bộ trong cùng một chính quyền, ngay cả những ngành có liên lạc mật thiết với hnhau như Cục đối ngoại và Cục tình báo hải ngoại, không nhất thiết cục này phải biết cục kia làm gì. „( Người Không Chân Dung-Chương 13-Nguyễn Gia Thưởng dịch) Trong suốt thời gian lãnh đạo  cơ quan tình báo hải ngoại dưới sự giám sát của Mielke- người đứng đầu bộ máy Công an mật vụ của CHDC Đức, Markus Wolf luôn luôn phải nỗ lực một cách quyết liệt trong cuộc đấu trí với các đối thủ. Tuy nhiên ông và Mielke luôn là hai đối cực. „ Do bị ám ảnh bởi mối đe dọa bị khuynh đảo ngay trong nội bộ, Bộ trưởng  Mielke đã biến CHDC Đức thành một quốc gia Công an trị hữu hiệu và tàn bạo nhất Đông Âu. Khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, Mielke đã trở thành một đối tượng mà mọi người kinh tởm. Cả ông Wolf cũng không có chút cảm tình nào với y. Ông mô tả Mielke là một tên bạo chúa, một cấp lãnh đạo mà ông luôn luôn phải đối đầu vật lộn trong những thủ tục hành chính để bảo vệ tính cách độc lập và tự trị của ngành  điệp báo của ông.“( Trích Lời Tựa của Graig R. Whitney-do Nguyễn Gia Thưởng dịch). Dù đã thừa nhận Markus Wolf  là một bậc thầy tình báo chiến lược nhưng có vẻ như người Đức đương đại ít khi còn nhắc đến ông. Một phần có lẽ vì người ta cho rằng ông đã mồ yên mả đẹp; mặt khác có lẽ cũng vì dù ông đã là một kẻ chiến bại tài giỏi và thông tuệ  thì chân dung bi tráng của ông cũng đã là dĩ vãng. Nhưng với người Việt  thì mặc dù đã từng là người thân quen nhưng dường  như ông vẫn là một chân dung lạ; cho nên việc đọc kỹ Hồi ký của Markus Wolf  vẫn rất bổ ích dù họ đang là người có quyền lực đàn áp hay họ đang là kẻ bị theo dõi - khủng bố. Chắc chắn, hồi ký của ông sẽ giúp bạn đọc Việt Nam hiểu rõ  thêm lịch sử phát triển của  phong trào khủng bố tại nhà nước Công an trị - CHDC Đức đã bắt nguồn từ thời kỳ chiến tranh lạnh như thế nào với Phái Hồng quân ( Red Army Faction) và Tổng cục XXII. Hiểu được Phong trào khủng bố và nước CHDC Đức - người Việt sẽ dễ nhận ra bộ mặt đa dạng gớm guốc của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu hiện đại. Và sau những thao tác siêu kết nối của tư duy thời @ họ sẽ tự cắt nghĩa được bản chất của các bạo lực được tàng hình trong những kịch bản dùng côn đồ lưu manh để đàn áp và khủng bố người bất đồng chính kiến trong các chế độ độc tài - độc đảng - độc công an. 5. Dù ông đã đem theo một ít bí mật xuống mồ. Mộ của Konrat & Markus Wolf tại nghĩa trang trung tâm Friedrichsfelde ở Berlin Trong Lời Tựa, Graig R.Whitney, người từng ở phía bên kia chiến tuyến của Markus Wolf  luôn tỏ ra thán phục ông khi viết: Không như các đồng nghiệp Stasi của ông, ông Wolf không bao giờ dùng hoạt động tình báo để làm giàu cho cá nhân mình. Bản thân ông Wolf có một sức quyến rũ mạnh, ông cao 1 thước 83, người gọn ghẽ, đầu tóc mầu xám, một khuôn mặt cởi mở, và thon dài, đôi mắt nâu sâu sắc, bàn tay với ngón dài thon và thanh nhã của người trí thức. Giọng nói Đức của ông lịch lãm hùng hồn. Ông nói chuyện về Goethe và Bertolt Brecht hoặc về Tolstoi, Mayakovski cùng một vẻ lưu loát“ Graig R.Whitney cho rằng đọc Hồi ký của Markus Wolf là để đi sâu vào tâm não đầy sức thu hút của một trong những bậc thầy điệp báo lớn của thời đại chúng ta. Dịch giả Nguyễn Gia Thưởng, (nguyên là một cán bộ tình báo của Chế độ Việt Nam Cộng hòa, trước năm 1975 đã từng làm việc tại Phủ Đặc ủy trung ương Tình báo tại số 03 –bến Bạch Đằng) đã nhận định:“ Đọc Hồi ký của Markus Wolf để hiểu sự thành công của ông là do sức ủng hộ mãnh liệt của những thành phần trí thức thời đó ủng hộ chủ nghĩa Mác –Lê, đồng thời cũng để hiểu sự bất lực của một cơ quan tình báo tài giỏi vào bậc nhất thế giới trước sự tàn lụi của một chế độ hoang tưởng. Bao nhiêu hy sinh để cuối cùng chẳng thể giúp cho nước CHDC Đức tồn tại. Tất cả chỉ vì hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa đã hư hỏng từ trong nội tạng, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn khối xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô viết và khối Đông Âu“ . Với tôi, Hồi ký của ông cho đến bây giờ  không những là chân dung lớn của một nhà tình báo bậc thầy, một trí thức kiệt xuất mà còn là một nguồn sử liệu quý báu. Đặc biệt, ngoài giá trị  văn sử - Người Không Chân Dung đã và sẽ mang lại những sự thật sinh động chứa đựng nhiều ứng xử thông tuệ và biến thái phũ phàng của lịch sử để độc giả Việt nhận diện sâu sắc sự chuyển hóa đau đớn và tất yếu của chế độ Công an trị của Cộng sản Đông Đức. „ … Tôi biết nước CHDC Đức đã làm rất nhiều điều sai trái; trong đó có việc đàn áp chiếm một số lượng khủng khiếp. Tôi biết tôi có một phần trách nhiệm về việc này. Tôi là một bộ phận của chế độ, và nếu người ta tấn công tôi ( như họ thường làm) như thể tôi là lãnh tụ quốc gia, như thể tôi có quyền kiểm soát tuyệt đối trên hết mọi sự việc xảy ra tại nước CHDC Đức, trong trường hợp này đây là một điều mà tôi sẽ phải gánh chịu...Điều quan trọng là có can đảm tranh đấu cho ý kiến của mình nếu cần, ngay cả khi đối đầu với đàn áp. Tôi đã học được bài học là cá nhân mình phải biết tôn trọng lối suy nghĩ của người khác và không bao giờ ép buộc người khác vào khuôn khổ. Nhưng trong phần lớn đời tôi và sự nghiệp của tôi, tôi đã lựa chọn kiên nhẫn chờ đợi thay đổi...”  Markus Wolf đã cay đắng chiêm nghiệm về mình trong Chương Lời kết như vậy. Ngâm khúc đau thương cùng các khuôn mặt luật sư bị côn đồ hành hung, nghe  tiếng thét đả đảo của dân oan ba miền trên nước Việt, tôi đã ứa lệ và cũng cay đắng thừa nhận: VIPEN cùng bạn đọc Việt ngữ  vô cùng cảm tạ Markus Wolf vì dù ông đã đem theo một ít bí mật xuống mồ thì  ông vẫn đã để lại quá nhiều bài học cho người Việt đương đại, dù Cộng sản hay không Cộng sản. Thế Dũng Berlin 10 tháng 12 năm 2015 –kỷ niệm lần thứ 67 ngày Quốc tế Nhân quyền -------------------------------------------- *Sách mới của VIPEN: NGƯỜI KHÔNG CHÂN DUNG - Hồi ký của Tướng Markus Wolf - Trùm Tình báo Cộng sản Đông Đức Dịch giả: Nguyễn Gia Thưởng  dịch từ nguyên tác tiếng Anh: THE MAN WITHOUT A FACE (This translation published by arangement with Crown Publishers, an imprint of the Crown publishing Group, adivision of Penguin Random House LLC) Do VIPEN Edition xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giữa  Crown Publishers, tên chính thức của Crown Publishing Group, một chi nhánh của Penguin Random House LLC & Buchverlag VIPEN (www.vipen.de) năm  2015 ISBN: 978-3-945257-11-1    Thiết kế Bìa: Họa sĩ Thai Gottsmann Sách dầy: 648 trang khổ: 21 cm x 14cm Bìa 4 mầu Giá bán: tại Đức & Châu Âu: 21,90 Euro. Phát hành tại Đức và Châu Âu trong quý IV năm 2015. Bạn đọc tại Đức có thể chuyển tiền vào tài khoản của: Buchverlag VIPEN Dipl.-Phil. Vũ Thế Dũng - Konto-Nr.: 6603222106 IBAN:DE 10 1005 0000 6603 2221 06  BIC: BELADEBEXXX-Ust.Id.Nr: DE 184461724 Sau đó thông báo địa chỉ cá nhân cho Chủ tài khoản qua: +49(0)171 8316874 hoặc qua các Email: [email protected]   hoặc Email: [email protected] , Email: [email protected] sách sẽ tới tận tay bạn qua đường bưu điện.
......

Nhạc sĩ Việt Khang ra tù

Hôm nay, 14/12/2015, nhạc sĩ Việt Khang ra tù và về đến nhà ở Mỹ Tho, Tiền Giang trong vòng tay thương yêu, cảm mến của mọi người. Nhạc sĩ Việt Khang, tên thật là Võ Minh Trí, là tác giả của hai bản nhạc bất hủ “Anh Là Ai” và “Việt Nam Tôi Đâu.” Anh sáng tác hai bản nhạc trên trong bối cảnh đông đảo giới thanh thiếu niên, sinh viên học sinh Việt Nam xuống đường tại nhiều nơi chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo vào năm 2011. Anh bị bắt vào tháng 9 năm 2011 nhưng được thả ra sau đó và bị bắt lại vào tháng 12 cùng năm. Ngày 30 tháng 10 năm 2012, nhà cầm quyền đưa anh ra toà và tuyên án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước”, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự VN. Bản án đã gây nên luồng phản ứng mạnh mẽ khắp nơi. Dư luận trong nước bất bình cao độ trong không khí sôi sục chống đối các hành vi xâm lấn của Trung quốc và thái độ đàn áp của công an đối với người biểu tình, Thái độ mà người dân cho là khiếp nhược trước kẻ xâm lấn. Khẩu hiệu “Hèn với Giặc – Ác với Dân” được nhìn thấy trong hầu hết các cuộc biểu tình do đó càng được yêu thích và được sử dụng bởi nhiều nơi, nhiều giới vì đã gói ghém trọn vẹn bản chất của chế độ chính trị hôm nay. Cùng lúc, các cộng đồng người Việt khắp nơi tổ chức nhiều cuộc biểu tình đòi trả tự do cho người nhạc sĩ yêu nước Việt Khang. Nhiều tổ chức nhân quyền, nhiều chính khách và báo chí quốc tế đã lên án bản án phi lý nầy trong thời gian dài; đồng thời lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho anh. Nhạc sĩ Việt Khang Võ Minh Trí đã trở về trong vòng tay thương mến, cảm kích của hầu hết người Việt trong và ngoài nước, những ai yêu mến, ưu tư cho vận mệnh Đất Nước và mong mỏi một Việt Nam mới, tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.
......

Phiên toà bất công xử người yêu nước Nguyễn Việt Dũng

Sáng nay ngày 14/12/2015, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Nguyễn Viết Dũng, về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Nguyễn Viết Dũng bị bắt vào ngày 12/04/2015 sau khi tham gia cùng đoàn biểu tình phản đối việc chặt phá cây xanh không minh bạch tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Khi tham gia đoàn biểu tình, Dũng đang mang trên mình bộ quân phục với các biểu tượng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Có lẽ đây được xem là điều “nhạy cảm” với chính quyền Việt Nam. Tòa án chỉ triệu tập duy nhất một mình bị cáo Nguyễn Viết Dũng đến tham gia phiên tòa, không triệu tập bất kỳ người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nào đến dự phiên tòa để làm sang tỏ vụ án. Điều này hoàn toàn không đúng với qui định của pháp luật. Tham gia bào chữa cho Dũng tại phiên tòa sơ thẩm hôm nay gồm có (từ trái sang phải) các luật sư Võ An Đôn, Lê Văn Luân, Nguyễn Khả Thành,Trần Thu Nam. Tại phiên tòa bị cáo Nguyễn Viết Dũng yêu cầu hoãn phiên tòa vì sức khỏe yếu không thể tham gia phiên tòa được. Cả 4 luật sư đều đề nghị thay đổi Chủ tọa phiên tòa và yêu cầu triệu tập người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người bị hại nhưng không được Hội đồng xét xử chấp nhận. Riêng bị cáo Nguyễn Viết Dũng vì sức khỏe yếu từ đầu đến cuối chỉ ngồi im lặng nhắm mắt, không trả lời bất kỳ một câu hỏi nào của Hội đồng xét xử. Điều đặc biệt là khi đứng trước tòa bị cáo Nguyễn Viết Dũng vẫn mặc áo có gắn lá cờ vàng ba sọc đỏ trước ngực bên túi áo trái. Đến phần tranh luận Chủ tọa phiên tòa liên tục ngắc lời bào chữa của các luật sư, không cho tranh luận, cả 04 luật sư đều bị Chủ tọa nhiều lần cảnh cáo vì nội dung tranh luận không theo ý chí chủ quan của Chủ tọa phiên tòa. Sau ba lần bị cảnh cáo, Chủ tọa phiên tòa đã đuổi luật sư Lê Văn Luân ra khỏi phòng xử án, tất cả các luật sư còn lại thấy quyền bào chữa của mình không được bảo đảm nên đồng loạt đứng dậy bỏ ra về. Kết quả của phiên tòa bất công, bất minh, bất chấp luật pháp, Nguyễn Viết Dũng bị Tòa án quận Hoàn Kiếm tuyên xử 15 tháng tù giam. Cả bốn luật cho biết nếu Nguyễn Việt Dũng kháng cáo thì tất cả họ sẽ tiếp tục tham gia bào chữa cho Nguyễn Việt Dũng  ở phiên tòa cấp phúc thẩm.
......

Không được trị bệnh nếu không 'thú tội'

Amnesty International 11/12/2015Tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy, hiện thụ án tù giam 8 năm tại Việt Nam, đang bị khước từ không cho trị bệnh bướu trong tử cung, một tình huống không khác gì tra tấn. Mặc dầu được chẩn bệnh bởi bác sĩ của nhà tù và tuy bị đau đớn nặng nề, bà được bảo là sẽ không được trị bệnh cho đến khi bà “thú nhận” những tội mà bà bị kết án. Bà Trần Thị Thúy trở bệnh khoảng tháng 4 năm 2015 lúc còn trong trại giam ở Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Bác sĩ nhà tù chẩn đoán bà bị bướu ở tử cung, nhưng bà không được điều trị. Một viên cai tù bảo bà phải thú nhận tội hoặc “chết trong tù”. Bà đi đứng khó khăn, cần phải chống nạng hoặc cần được giúp đỡ. Gia đình thì có cung cấp cho bà thuốc nam. Bà còn bị áp huyết cao và có uống thuốc giảm áp. Bà Trần Thị Thúy bị đau đớn nặng nề và bảo với gia đình là trong những tháng gần đây có nhiều lúc cảm thấy gần chết. Việc khước từ trị bệnh trong những hoàn cảnh này không khác gì với việc tra tấn và vì thế là một vi phạm vào Công Ước chống Tra Tấn, đã có hiệu lực tại Việt Nam vào tháng 2 sau khi thông qua hồi năm ngoái. Bà Trần Thị Thúy là một tiểu thương, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và nhà hoạt động cho dân oan. Bà bị bắt vào tháng 8 năm 2010 và bị đem ra xét xử cùng với sáu nhà hoạt động dân oan khác tại Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Bến Tre vào ngày 30 tháng 5 năm 2011. Bà bị kết án 8 năm tù giam theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự vì “những hoạt động nhằm lật đổ” nhà nước, và 5 năm quản chế sau khi thụ án tù. Theo bản kết án, tất cả các nhà hoạt động bị cáo buộc là tham gia hay có liên hệ với Việt Tân, một tổ chức có trụ sở tại hải ngoại tranh đấu ôn hòa cho dân chủ tại Việt Nam. Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã phán quyết là việc giam giữ bảy nhà hoạt động kể cả bà Trần Thị Thúy là tùy tiện và nên được bù đắp bằng cách trả tự đo và đền bù cho họ. Bà Trần Thị Thúy hiện bị giam tại Trại Giam An Phước, tỉnh Bình Dương, cách xa gia đình bà khoảng 900 cây số; đi thăm phải mất ba ngày mới tới. Nguồn: https://www.amnesty.org/en/documents/ASA41/3052/2015/en/
......

Phương Uyên bị bắt cóc tại Sai Gòn

SÀI GÒN – Sáng nay ngày 13.12.2015 tại quán cà phê Sách trên đường Nguyễn Văn Nguyễn Quận 1, công an đã bất ngờ vây bắt Phương Uyên khi cô đang cà phê với một số bạn, và câu lưu tại công an phường Cầu Kho, Q 1. Đồng thời cô chủ quán Nguyễn Anh Chiêu cũng bị mời về đồn CA phường Đa Kao, Q 1 làm việc. Sau đó thì không ai còn liên lạc được với Phương Uyên. Thế nhưng công an phường Cầu Kho, Q1 lại phủ nhận đã bắt người. Tuy nhiên sách “Ước mơ của Thủy” trên tay viên công an đã tố giác hành vi nói dối. Khi bị bắt, CA đã thu giữ ba-lô của Nguyễn Phương Uyên, trong đó có laptop và một quyển sách mang tên “Ước Mơ Của Thuỷ”. Cuốn sách có nội dung nói về những mong muốn thay đổi đất nước của một tác giả trẻ, tên là Lê Việt Kỳ Nhi và Phương Uyên là người viết lời giới thiệu cho sách trên. Xin nhắc lại: Vào ngày 16.05.2015 tại phiên tòa sơ thẩm Phương Uyên bị xử tù 6 năm và 8 năm tù giam vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Nhưng trong một phán quyết chưa có tiền lệ, tòa phúc thẩm tỉnh Long An xử sinh viên Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù cho hưởng án treo. Hiện tại có mặt khoảng 30 anh em bạn bè trước đồn công an phường Cầu Kho, Quận 1 đòi người và phản đối công an bắt người tuỳ tiện.
......

Biểu tình cho nhân quyền tại Berlin nhân QTNQ 2015

Sinh hoạt của Cộng đồng NVTN tại Đức nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2015 Berlin: Brandenburger Tor Berlin – Đúng 1 giờ trưa ngày 12.12.2015, chương trình kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền (QTNQ) 2015 đã bắt đầu trên quảng trường Pariser trước cổng Brandenburg của thủ đô Bá Linh. Tuy mùa đông năm nay nhiệt độ ấm hơn mọi năm, nhưng từng cơn gió bấc thổi về cũng đủ buộc người tham dự phải mặc 3, 4 lớp áo.   Sau nghi thức chào cờ Đức, Việt và mặc niệm, bà bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, chủ tịch Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức, gửi lời chào và cám ơn các đoàn thể, cá nhân đến tham dự buổi sinh hoạt. Vì cùng ngày cũng có buổi sinh hoạt tương tự diễn ra ở Frankfurt nhưng số người tham dự khá đông ngoài dự kiến của Ban tổ chức. Có những người đến từ rất xa như miền Nam, tận Hòa Lan và Đan Mạch. BS Mỹ Lâm nhắc nhở về ý nghĩa của ngày QTNQ và nhấn mạnh rằng mãi tận bây giờ, 67 năm khai sinh ra bản Tuyên Ngôn QTNQ, nhân quyền tại Việt Nam vẫn không hề được nhà cầm quyền CSVN tôn trọng. Muốn có nhân quyền, người Việt phải đứng lên đòi lại những gì đang bị chế độ độc tài cướp mất bấy lâu nay. Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh thuộc BCH Liên Hội đã giải thích bằng tiếng Đức và cả Anh cho người đi đường hiểu rõ vì sao người Việt tại Đức xuống đường giữa dòng người nhộn nhịp tại quảng trường vốn là một tụ điểm thu hút du khách bốn phương. Ngoài việc sơ lược bối cảnh hình thành bản TN QTNQ vào ngày 10.12.1948, anh nói về tình hình nhân quyền rất tồi tệ tại Việt Nam. Anh không quên nhắc lại biến cố Bức tường Bá Linh sụp đổ vào năm 1989 và khẳng định rằng như Đông Đức, chế độ độc tài Hà Nội rồi cũng sẽ cáo chung vì lòng dân muốn thế. Anh cám ơn nước Đức đã tạo điều kiện cho người Việt sống ở đây có đầy đủ mọi thứ quyền mà ở Việt Nam mơ cũng không có. Ba vị khác đặc biệt của buổi biểu tình là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, đại đức Thích Hạnh Thức và nhà báo Trần Quang Thành cũng đã được Ban tổ chức mời phát biểu. Xen kẽ giữa những diễn văn ngắn, lời phát biểu, các bài hát đấu tranh là tiếng hô vang dậy như „Tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam", „Đả đảo ĐCSVN“, „Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam“. Đoàn người đã mang theo rất nhiều cờ vàng biểu ngữ đủ loại đủ cỡ bằng song ngữ Đức - Việt với những nội dung như: „Tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam“, „Không được dùng bạo lực đàn áp dân“, „Tự do cho Bùi Thị Minh Hằng“, „Tự do cho Đặng Xuân Diệu“, „Yêu cầu trả tự do lập tức cho tù nhân chính trị", „ĐCSVN hèn với giặc, ác với dân“, „ĐCSVN phải trả lại quyền làm người lại cho nhân dân“, … Sau đó, đoàn đã diễn hành hai vòng quanh Pariser Platz trong tiếng nhạc đấu tranh và lời giải thích của anh Tôn Vinh. Truyền đơn về tình trạng chà đạp nhân quyền đã được BTC phát cho người qua đường. Nhiều du khách và dân địa phương đã biểu lộ sự đồng tình. Trước khi kết thúc phần 1 chương trình kéo dài khoảng 90 phút, đoàn đã đứng chung lại với cờ và biểu ngữ để hát chung 3 bài „Việt Nam quê hương ngạo nghễ“, „Trả lại cho dân“ và „Việt Nam, Việt Nam“. Bác sĩ Hoàng Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội NVTN tại CHLB Đức Linh mục Nguyễn Văn Khải Đại Đức Thích Hạnh Thức (Chùa Viên Giác, Hannover) Thánh lễ tại nhà thờ St. Aloysius Rời Brandenburger Tor, mọi người di chuyễn về nhà thờ St. Aloysius để dự Thánh lễ vào lúc 16 giờ. Linh mục Nguyễn Văn Khải đã cùng Cha xứ quản nhiệm nhà thờ Antôn Đỗ Ngọc Hà cùng đồng tế. Buổi Thánh lễ có tính cách đặc biệt của mùa Vọng, đón sinh nhật Chúa Ngôi Hai đã diễn ra trong tiếng nhạc và lời những bài thánh ca mang lại cho người tham dự, dù là không phải Công Giáo, cảm giác an lành, ấm áp. Trong phần dâng lời nguyện, chị Trương Ngọc Hòa đã hướng cử tọa về những người tù nhân lương tâm, đặc biệt là những người còn đang bị đọa đày trong ngục tù vì tội yêu dân, yêu nước như Anna Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Peter Hồ Đức Hòa, Franxicô Đặng Xuân Diệu, Trần Thị Thúy … Thắp nến và hội thảo cho nhân quyền VN trong hội trường nhà thờ Phần cuối chương trình sinh hoạt QTNQ 2015 bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm lúc 18 giờ sau buổi cơm chiều thịnh soạn với đủ loại bánh ngọt, trái cây và thức uống do một số anh chị em thiện nguyện tại Berlin khoản đãi. Sau diễn văn ngắn của BS Mỹ Lâm, ông Nguyễn Văn Rị đã đứng ra điều hợp buổi thắp nến trong tiếng nhạc bài „Kinh hòa bình“ do ca đoàn nhà thờ đảm nhiệm. Từng ngọn nến được mỗi tham dự viên lần lượt mang lên trước sân khấu để nối thành hình bản đồ Việt Nam một cách trang trọng. Đoạn phim „40 năm nhìn lại“ được thực hiện rất công phu và chuyên nghiệp đã đưa mọi người vào cuộc hành trình bằng hình ảnh từ trước ngày 30.4.1975 đến cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ đang diễn ra. Phim được cử tọa tán thưởng nồng nhiệt. . Kế đến là phần nối kết viễn liên với hai thanh niên CG vừa trải qua 4 năm tù vì „tội yêu nước nhưng không yêu XHCN“. Hai anh J.B. Nguyễn Văn Oai và J.B. Thái Văn Dung đã cám ơn BTC và Cha Khải, đồng thời chia sẻ những suy tư của mình về ngày QTNQ. Hai anh cũng sơ lược về sự sách nhiễu và bạo hành liên tục của nhà cầm quyền đối với TNLT và những ai dám đứng lên đòi những quyền làm người căn bản như tự do ngôn luận, lập hội, đi lại. Nhưng dù bao gian khó, các anh cũng quyết tâm đi con đường mình đã chọn là tiếp tục đấu tranh không sờn lòng để đất nước có ngày tươi sáng. Vài hình ảnh của hai anh Oai và Dung được chiếu lên cho mọi người biết mặt. 10 phút chia sẻ từ quốc nội đã được cả hội trường im lặng lắng nghe với nhiều cảm thông. LM Nguyễn Văn Khải được mời lên diễn thuyết và Cha đã chia sẻ về tấm lòng và vai trò của  người Việt hải ngoại đối với cuộc đấu tranh, đối với các TNLT. Cha nhấn mạnh: „Muốn lấy lại quyền làm người thì phải đứng dậy đấu tranh quyết liệt để đòi lại. Cha nhắc lại chiến thuật „lý - lì - liều“ đã từng được Cha chia sẻ ở nhiều nơi. Nhà báo Trần Quang Thành, người từng đấu tranh chống tham nhũng một cách không khoan nhượng và đã bị các quan tham trả thù bằng cách tạt acid vào mặt đã lên cầm mic cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ ông từ khắp nơi. Ông Nguyễn Thanh Văn chia sẻ cảm tưởng của ông về bài giảng của LM Nguyễn Văn Khải trong Thánh lễ và kêu gọi mọi người „bố thí thực“ bằng cách hỗ trợ phương tiện cho những người can đảm đang đứng lên đòi lại quyền sống và quyền bảo vệ lãnh thổ trước nguy cơ bị giặc ngoại xâm lăm le thôn tính. Vài góp ý từ phía cử tọa và vài tiết mục văn nghệ là phần sau cùng của một ngày sinh hoạt đầy ý nghĩa./. Nguyễn Phan Hình ảnh: Nguyễn Minh Thông Bản tin được cập nhật ngày 14.12.2015. Một số hình ảnh biểu tình tại Frankfurt nhân ngày QTNQ 2015:
......

Vươn Lên Từ Vực Thẳm

Phê bình sách mới Vươn Lên Từ Vực Thẳm Thần kỳ kinh tế Tây Đức sau 1945 – Giai đoạn 1945-1950 Tác giả:    Tôn Thất Thông Nhà xuất bản:  Hồng Đức &       Phương Nam Book Xuất bản:   Tháng 11.2015 Khổ giấy:    14,5 x 20,5 cm Số trang:    477 trang Phát hành:   Nhà sách Phương Nam Giá ở Việt Nam: 150.000 ĐVN Ở ngoại quốc:    8€ + tiền gửi từ Đức Từ một đất nước bị tàn phá khốc liệt, chủ quyền đã mất, xã hội băng hoại, trầm cảm tập thể, hoang mang và tuyệt vọng, làm thế nào mà dân tộc Đức có thể vươn lên được để trở thành cường quốc số một của châu Âu sau một thời gian ngắn? Tác phẩm Vươn Lên Từ Vực Thẳm sẽ cùng độc giả đi tìm câu trả lời. Trước hết trong phần đầu, tác giả cung cấp những tin tức về bối cảnh lịch sử trong lúc chiến tranh còn tiếp diễn. Mặc dù phần này không dài, nhưng giúp người đọc biết khá nhiều đến những hội nghị thượng đỉnh chi phối nền chính trị của Đức, của châu Âu và cả thế giới trong thời hậu chiến. Phần này cũng cho độc giả một cái nhìn rất rõ nét về nước Đức sau 1945: chính sách chiếm đóng hà khắc của các nước đồng minh, 50% hộ gia cư bị tàn phá không sử dụng được, 12 triệu người bị trục xuất từ các vùng phía đông, nạn đói ba năm với khẩu phần ăn không đủ cho con người có sức hoạt động, nhân tài bỏ chạy ra ngoại quốc, kinh tế kiệt quệ chỉ còn 20% so với 1936, lạm phát phi mã v.v… Các chương sau nhằm cung cấp dữ liệu và phân tích để độc giả tự tìm thấy lời giải cho câu hỏi nêu trên. Sách trình bày những kinh nghiệm thực tiễn về một chính sách kinh tế độc đáo chưa từng được thử nghiệm từ trước tại một nước nào trên thế giới, đấy là chính sách Kinh tế Thị trường Xã hội. Sách còn cho độc giả thấy tinh thần sáng tạo của chuyên gia Đức khi trăn trở đi tìm lý thuyết riêng cho phù hợp với xã hội hậu chiến, về sự khôn ngoan của chuyên gia và chính trị gia lúc đưa ra khung luật pháp phù hợp với dân tộc tính, về việc xây dựng tinh thần xã hội nhân ái trong quan hệ giữa con người với nhau trong môi trường kinh tế, về tính thỏa hiệp tự nguyện giữa những thành viên trong kinh tế và xã hội vốn bản chất là đối lập nhau, về nghệ thuật của nhà cầm quyền khi giải quyết xung khắc giữa các thành viên bằng cách thúc đẩy thỏa hiệp thay vì sử dụng quyền lực để o ép v.v… Bàng bạc trong tác phẩm, người đọc tinh ý có thể tự rút ra được những bài học lịch sử bổ ích. Thí dụ, độc giả sẽ ngạc nhiên là những người có công xây dựng nước Đức bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau với những xu hướng chính trị khác nhau. Sau chiến tranh, người chống Hitler thì lên nắm quyền lực, đảng viên trung kiên của Quốc xã thì lo sợ bị thanh trừng. Thế mà như một phép mầu, sự hoà hợp đến một cách bình thản đến độ ngạc nhiên, mặc dù trước đó họ còn là những người thù địch. Người bộ trưởng kinh tế Ludwig Erhard, vốn đã âm thầm chống Hitler trong suốt 12 năm công chức, ông xem như chuyện bình thường khi tuyển dụng chuyên gia thượng thừa Quốc xã Alfred Müller-Armack về làm đổng lý văn phòng. Có lẽ nhờ tinh thần hòa hợp đó mà Müller-Armack đã phát huy trí tuệ để cống hiến những chính sách kinh tế tuyệt vời, làm nền tảng cho Erhard đưa ra quyết định chính trị để tạo nên thần kỳ kinh tế, phồn vinh cho mọi người. Giữa người Đức với nhau trong thời gian đó không ai có cảm nhận kẻ thắng người thua, mà tất cả đều có chung tâm trạng của người dân một nước bị tàn phá, nghèo đói, hoang mang và tuyệt vọng. Đối với họ, đoàn kết để xây dựng quan trọng hơn thanh lọc kẻ khác chính kiến. Có phải chính sự kỳ diệu ấy đã làm cho nước Đức nhanh chóng vươn lên? Giá mà năm 1975, người Việt Nam biết học bài học quí giá này, chắc là Việt Nam hôm nay đã có một bộ mặt khá hơn. Điều rõ nét mà độc giả có thể dễ dàng nhận thấy là, nước Đức hậu chiến bị tàn phá gấp chục lần chúng ta, xã hội băng hoại hơn chúng ta nhiều lần. Thế nhưng họ đã vượt qua được mọi khó khăn để tiến lên vì dân tộc đó có đầy đủ tri thức tập thể, được bồi dưỡng bằng một nền học thuật lâu đời. Điều này thì đâu chỉ có Đức, mà nước nào cũng có thể làm được. Một dân tộc mà người trí thức và giới lãnh đạo có đạo đức, có tự trọng thì dân tộc đó sẽ vươn lên được trong mọi tình huống, không sớm thì muộn. Đấy là bài học lịch sử vô cùng quí báu cho những nước vừa dành được độc lập hoặc vừa thoát khỏi chiến tranh khốc liệt: Xây dựng học thuật cần được xem là nhiệm vụ lớn nhất để vun bồi tri thức tập thể rất cần thiết trong thời gian xây dựng đồng thời tích lũy nội lực để đối kháng lúc lâm nguy. Khi một dân tộc mà người dân có tri thức vững chãi kết hợp với lãnh đạo có đạo đức tài năng, dân tộc đó sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn để vươn lên. Độc giả cũng sẽ hết sức ngạc nhiên về phương pháp đấu tranh rất ôn hoà nhưng hiệu quả để dành lại chủ quyền, về sự chọn lựa khôn ngoan cho một thế đứng chính trị trong bối cảnh lịch sử phức tạp của thế giới đương thời v.v… Nói một cách tổng quát, độc giả sẽ tìm thấy đặc điểm kinh tế Đức là gì, hệ thống lý thuyết và chính sách kinh tế của họ hình thành như thế nào, cũng như nhờ phương pháp nào họ đã ép được các nước đồng minh chiếm đóng làm theo chính sách của họ đã vạch ra, mặc dù trong thời gian đó, họ chỉ có vai trò cố vấn và không có một thẩm quyền quyết định nào hết. Nói đến Đức, chắc mọi người đều biết Angela Merkel, Helmut Schmidt, Willy Brandt nhưng ít ai biết đến tên tuổi của những nhân vật đặc biệt hơn nhiều trong thời hậu chiến. Họ đã đi vào lịch sử Đức như những huyền thoại, và cho đến bây giờ, sau 70 năm họ vẫn còn là những nhân vật huyền thoại sáng giá hơn cả Angela Merkel. Độc giả sẽ làm quen với những nhân vật đó lúc ẩn lúc hiện trong các trang sách. Ngoài nội dung kể trên, sách còn có một chương phụ lục, đặc biệt dành cho những ai muốn đi sâu tìm hiểu thêm bối cảnh, quá trình hình thành và những móc nối liên hệ giữa các dữ kiện lịch sử được trình bày trong các chương chính. Với tám đề mục độc lập, độc giả có thể đọc hết hoặc đọc một phần và cũng có thể bắt đầu bởi một đề mục nào, vì như đã nói, chương này có tính chất hỗ trợ bổ sung cho những ai muốn nghiên cứu sâu hơn về lịch sử và lịch sử kinh tế trình bày trong phần chính của sách. Tác giả không sa đà vào những vấn đề quá chuyên môn, nhưng vẫn giữ được chiều sâu của vấn đề được trình bày. Độc giả đại chúng có thể say mê theo dõi các dữ kiện lịch sử với những hình ảnh rất ấn tượng và một văn phong thoải mái, đôi lúc ra ngoài khuôn khổ sự nghiêm chỉnh của sách lịch sử. Giới nghiên cứu thì dễ dàng tìm thấy trong sách mối liên hệ giữa các sự kiện. Mỗi chi tiết quan trọng đều được diễn giải thêm bằng chú thích, trích nguồn tham khảo, cho nên nhà nghiên cứu có thể yên tâm sử dụng tư liệu đáng tin cậy cho công trình nghiên cứu của mình.    Tác giả đã du học, làm việc và sinh sống tại CHLB Đức hơn 45 năm. Hàng ngày tiếp cận nguồn tin tức phong phú từ báo chí, truyền thanh, truyền hình, tham khảo gần 100 cuốn sách của các sử gia và kinh tế gia hàng đầu như Werner Abelshauser, Wolfgang Benz, Ludwig Erhard, Walter Eucken, Guido Knopp, Alfred Müller-Armack, Rolf Steininger, Wilhelm Treue v.v… cho nên nhận xét chung, tác phẩm này là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, đáng tin cậy và có hàm lượng tri thức phong phú. Sách được Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách trân trọng viết lời giới thiệu, trước đó được nhiều chuyên gia tên tuổi (GSTS Nguyễn Đức Quí, TS Nguyễn Xuân Xanh, Trần Trọng Thức, TS Nguyễn Thanh Hùng v.v…) đọc lại, hiệu đính và bổ sung, cho nên độc giả có thể yên tâm về chất lượng. Nói tóm lại, đây là một tác phẩm nên có trong tủ sách gia đình cũng như các thư viện phục vụ cho nghiên cứu lịch sử kinh tế. Sách có thể mua tại Phương Nam hoặc tại các nhà sách lớn từ Nam tới Bắc. Độc giả ở ngoại quốc có thể liên lạc với [email protected] để nhận thêm thông tin của nhà phân phối tại châu Âu. Xin trân trọng giới thiệu. Người Điểm Sách
......

Dân biểu Frank Heinrich đề cập vụ hành hung Đỗ Thị Minh Hạnh trước Quốc hội Đức

BERLIN - Dân biểu Frank Heinrich (đảng CDU/CSU) đã nêu ra trường hợp cô Đỗ Thị Minh Hạnh trong bài phát biểu của ông trong phiên họp Quốc hội Liên bang Đức ngày 03.12.2015. Trong đó ông kể rõ về vụ công an Việt Nam hành hung dã man cô Đỗ Thị Minh Hạnh: “Mới tuần rồi tôi nhận được tin cô Minh Hạnh  với tư cách là thành viên của công đoàn độc lập "Lao Động Việt"- đã bị bắt giữ cùng với một đồng nghiệp vì can tội tham gia buổi gặp gỡ và trò chuyện với công nhân của một doanh nghiệp Nam Hàn... Lực lượng công an đã giải tán cuộc họp mặt này và bắt giữ cô Minh Hạnh cùng với đồng nghiệp Trương Minh Đức. Họ bị giam giữ đến sáng ngày hôm sau và đã bị công an đánh đập tàn nhẫn. Cô Minh Hạnh với thương tích ở đầu và mắt đã phải vào bệnh viện chữa trị. Cho đến hôm nay cô vẫn còn bị rối loạn thị giác.” Bài phát biểu của nghị sĩ Frank Heinrich cũng đề cập đến những điểm quan trọng của Nghị quyết "Tăng cường việc bảo vệ cho Người Bảo Vệ Nhân Quyền trên toàn thế giới". Cùng ngày 03.12.2015 Nghị quyết này đã được Quốc hội Liên bang Đức thông qua với đa số phiếu (đảng cánh tả Die Linke bỏ phiếu trắng). Trong tương lai những Người Bảo Vệ Nhân Quyền ở trong nước VN có thể cũng được che chở bởi Nghị quyết này. Dưới đây là bản dịch bài phát biểu của nghị sĩ Frank Heinrich (thuộc đảng CDU/CSU và là thành viên trong Uỷ ban Nhân quyền Quốc hội Đức): Kính thưa bà Chủ tịch, Quý đồng nghiệp và Quý dự thính viên! Chúng ta đã định trước rằng, nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền sẽ khởi đầu trong tuần tới, hôm nay chúng ta đệ trình một Nghị quyết về những Nhà Bảo Vệ Nhân Quyền và sự bảo vệ họ. Tương tự như những nghị sĩ khác, hôm nay tôi muốn giới thiệu cho quí vị một vài Người Bảo Vệ Nhân Quyền: Một trong những người đó là cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Năm ngoái tôi đã có dịp gặp cô Minh Hạnh hai lần. Một lần - như trong tấm ảnh này - gặp tại văn phòng của tôi ở Berlin. Trong thời gian này một vài nghị sĩ cũng đã gặp cô Minh Hạnh. Nghị sĩ Brand là người đỡ đầu cho cô (chú thích của người dịch: Nghị sĩ Brand là chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền Quốc hội Đức). Bảy tháng trước đó tôi đã phải đi đến nhà tù ở Hà Nội để thăm cô Minh Hạnh; chuyện này một vài nghị sĩ đã kể qua. Vào thời điểm đó cô Minh Hạnh là một nhà hoạt động công đoàn và bị bắt giam. Cô và vài ba chục người Việt khác là những nạn nhân của việc bắt giam tùy tiện được LHQ nêu đích danh và yêu cầu trả tự do. Một thời gian ngắn sau chuyến thăm viếng của tôi, cô Minh Hạnh được phóng thích vô điều kiện. Cô ta được khuyến cáo rằng, nếu một khi đi ra nước ngoài thì ở lại đó đừng về. Đó là điều ràng buộc duy nhất. Tháng 11 năm ngoái cô Minh Hạnh đã có dịp đi sang Đức và đến thăm chúng tôi. Nhân đó đã có tấm ảnh này được chụp trong văn phòng của tôi. Mới tuần rồi tôi nhận được tin cô Minh Hạnh - với tư cách là thành viên của công đoàn độc lập "Lao Động Việt" - đã bị bắt giữ cùng với một đồng nghiệp vì can tội tham gia buổi gặp gỡ và trò chuyện với công nhân của một doanh nghiệp Nam Hàn về vấn đề không trả lương (chú thích của người dịch: chính xác là vấn đề đền bù cho công nhân bị sa thải) và quyền lợi của công nhân. Lực lượng công an đã giải tán cuộc họp mặt này và bắt giữ cô Minh Hạnh cùng với đồng nghiệp Trương Minh Đức. Họ bị giam giữ đến sáng ngày hôm sau và đã bị công an đánh đập tàn nhẫn. Cô Minh Hạnh với thương tích ở đầu và mắt đã phải vào bệnh viện chữa trị. Cho đến hôm nay cô vẫn còn bị rối loạn thị giác. (…) (nghị sĩ Heinrich kể tiếp về hai Người Bảo vệ Nhân quyền ở Aserbaidschan và Bahrain) Chúng ta sẽ nhớ ra nhiều tên tuổi và gương mặt khác. Đó là những người không ngại mọi đe dọa về thân thể và tâm lý để dấn thân cải thiện tình trạng nhân quyền tại đất nước họ, và như cô Minh Hạnh, mặc dù có cơ hội ở lại nước ngoài, nhưng cô đã trở về quê hương để cải thiện tình trạng cơ cấu ở đó. (tiếng vỗ tay của các nghị sĩ đảng CDU/CSU) Để rồi bây giờ cô lại phải nhận lãnh một sự trừng phạt. Ông Rasul Jafarov là người mời tôi đến thăm. Khi gặp tôi, ông nói ông có thể bị bắt vào bất cứ lúc nào. Hồi đó ông có liên quan đến Giải Ca nhạc Âu Châu (European Song Contest). Việc bảo vệ cho những con người can đảm này là một công tác quan trọng trong chính sách nhân quyền của chúng ta. Vì thế không phải chỉ hôm nay chúng ta mới có cuộc thảo luận đặt trọng tâm về vấn đề này mà năm tới Uỷ ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Quốc hội Đức cũng sẽ đặt trọng tâm vào việc bảo vệ cho những Người Bảo vệ Nhân quyền. Uỷ ban sẽ viếng thăm những Người Bảo vệ Nhân quyền và mạnh mẽ đưa đề nghị cho các đại sứ Đức và đại sứ các quốc gia liên hệ. (Tiếng vỗ tay của các nghị sĩ đảng CDU/CSU, đảng SPD và đảng Xanh/Bündnis90) Như trong thí dụ về Bahrain nhiều quốc gia hiện thiếu các cơ chế pháp trị. Ít khi chúng ta thấy các tội ác bị điều tra ra và thủ phạm bị trừng phạt. Do đó tôi cám ơn các tổ chức đã dấn thân vào việc này. Ngay tại Đức chúng ta cũng có những người dấn thân trong các tổ chức đó. Giống như các nhà chính trị chúng tôi tìm cách bày tỏ tình liên đới, tôi yêu cầu Quí vị viết thư và tranh đấu để mang ánh sáng đến các trường hợp đơn lẻ và tạo hy vọng cho họ. Trong nghị quyết được đệ trình, chúng ta yêu cầu Chính phủ Liên bang hãy sử dụng mọi phương tiện ngoại giao như có thể có được để hành động chống lại việc hình sự hóa các tổ chức phi chính phủ và các Nhà Bảo Vệ Nhân Quyền bất bạo động, và để hỗ trợ các tổ chức dấn thân bảo vệ các Nhà Bảo Vệ Nhân Quyền. Là nghị sĩ, như vừa kể, thí dụ chúng ta có thể nhận đỡ đầu cho một Người Bảo Vệ Nhân Quyền. Chúng ta có thể ký tên trên các Thỉnh nguyện thư. Quý vị cũng có thể làm với tư cách là một công dân, là một cá nhân. Chúng ta có thể đến quan sát những phiên toà xét xử. Vâng, ở điểm này chúng ta phải kêu gọi -như là nghị sĩ Schwabe đã lưu ý trước đây- có thêm nhiều nghị sĩ hơn nữa sẵn sàng đứng ra làm người đỡ đầu cho những quan sát viên để soi sáng tình trạng nhân quyền. Chúng ta phải thông tin cho các Người Bảo Vệ Nhân Quyền biết rõ hơn nữa về những quyền của họ và các khả năng bảo vệ. Họ cần phải biết, họ có thể nhận được những sự giúp đỡ nào từ đất nước chúng ta, nơi mà chúng ta thực sự có tự do, và họ có thể cầu cứu ở người nào khi cần thiết . Để kết thúc phát biểu tôi xin nói rằng, chúng ta với tư cách cá nhân có thể dấn thân giúp nhiều Người Bảo vệ Nhân quyền. Về phần mình, tôi đã quyết định tiếp tục hỗ trợ những người như cô Minh Hạnh, đến thăm họ trong nhà tù khi có dịp, khích lệ họ bằng thư từ, nói với họ rằng họ không bị lãng quên. Bất cứ cương vị nào, nơi nào, thời điểm nào mà điều kiện cho phép tôi sẽ luôn đóng góp một phần nhỏ vào công việc làm sáng tỏ những bất công mà họ phải gánh chịu. Nhưng mà chúng ta cũng nên thực hiện việc này trên cương vị là Quốc hội và Chính phủ. Tôi xin cảm ơn quí vị đã lắng nghe. (Tiếng vỗ tay của các nghị sĩ đảng CDU/CSU, đảng SPD và đảng Xanh/Bündnis90). Bản dịch: Đăng Hà (Danlambao)
......

Thấy gì qua những lời nói của Chủ tịch nước Việt Nam?

Chủ tịch nước là ai? Theo định nghĩa thông thường, chủ tịch nước Việt Nam là "Nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Việt Nam thay mặt nước này về đối nội và đối ngoại" - TheoWikipedia. Với vai trò và trách nhiệm của mình, Chủ tịch nước phải là người lãnh đạo thực hiện các vấn đề phục vụ quốc kế, dân sinh, quốc phòng, an ninh nhằm đảm bảo cho đất nước hòa bình và ngày càng phồn vinh, người dân được ấm no và hạnh phúc. Chủ tịch nước có vai trò như một Tổng thống ở các nước theo chế độ Tổng thống, có quyền hạn và nhiệm vụ hết sức quan trọng và lớn lao, có thể nói là chức vụ và quyền hạn cao nhất nước. Có trách nhiệm lãnh đạo đất nước theo chức năng và nhiệm vụ của mình. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm trước đất nước về những thành quả và hậu quả của đất nước trong nhiệm kỳ của mình. Sự thành bại của đất nước phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu của đất nước đó là rất lớn. Nhìn ra thế giới Chủ tịch nước là ai? Theo định nghĩa thông thường, chủ tịch nước Việt Nam là "Nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Việt Nam thay mặt nước này về đối nội và đối ngoại" - TheoWikipedia. Với vai trò và trách nhiệm của mình, Chủ tịch nước phải là người lãnh đạo thực hiện các vấn đề phục vụ quốc kế, dân sinh, quốc phòng, an ninh nhằm đảm bảo cho đất nước hòa bình và ngày càng phồn vinh, người dân được ấm no và hạnh phúc. Chủ tịch nước có vai trò như một Tổng thống ở các nước theo chế độ Tổng thống, có quyền hạn và nhiệm vụ hết sức quan trọng và lớn lao, có thể nói là chức vụ và quyền hạn cao nhất nước. Có trách nhiệm lãnh đạo đất nước theo chức năng và nhiệm vụ của mình. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm trước đất nước về những thành quả và hậu quả của đất nước trong nhiệm kỳ của mình. Sự thành bại của đất nước phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu của đất nước đó là rất lớn. Nhìn ra thế giới Nhìn ra thế giới, dù vẫn bị coi là một Tổng thống với nhiều nét hành xử của một nhân viên KGB Cộng sản, người ta vẫn thấy một Putin mạnh mẽ, đưa đất nước Nga vượt qua sóng gió, khó khăn để nước Nga trỗi dậy sau sự sụp đổ không thể cưỡng lại của đế chế Xô viết với biết bao hệ quả của một thời kỳ dài dưới chế độ Cộng sản. Đến nay Putin, 63 tuổi, không hề giấu diếm quyết tâm pḥục dựng quyền lực Nga sau nhiều năm lép vế trước Hoa Kỳ và các đồng minh NATO. Cuộc chiến ở Syria là môt quyết định mạnh mẽ, dứt khoát và làm thay đổi nhiều quan niệm, vị thế của nước Nga. Cũng với vai trò của một Tổng Thống, Obama đã làm lay chuyển thế giới bằng những quyết định mạnh mẽ và kiên quyết của mình. Ông ta dẫn dắt nước Mỹ làm bá chủ thế giới qua hai nhiệm kỳ tổng thống của mình với những cuộc chiến từ xa đến gần và chịu trách nhiệm trước dân chúng về những vấn đề thuộc trách nhiệm của ông. Dưới sự lãnh đạo của ông, nước Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới. Người ta cũng thấy một Tổng thống Thein Sein của Myanmar, ở một đất nước mà mới đây thôi, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam còn nhắc nhở Myanmar về tiến trình dân chủ hóa đất nước. Ông Thein Sein đã mở rộng nền dân chủ dù ông gặp phải sự chống đối dữ dội trong hàng ngũ tướng lĩnh quân đội. Bắt đầu từ việc quyết định xóa án “quản thúc tại gia” kéo dài suốt 15 năm áp đặt lên bà Aung San Suu Kyi, khôi phục tư cách pháp lý của đảng NLD đối lập và xét lại quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Cho đến khi chấp nhận một cuộc bầu cử dân chủ và chấp nhận thất bại, chuyển giao quyền lực cho đảng đối lập đã chiến thắng mình trong hòa bình và được sự tôn trọng của cả thế giới. Từ chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết diễn hài Nếu như người ta thấy một Putin quyết đoán, một Obama mạnh mẽ, đầy quyền lực và chịu trách nhiệm, thì người ta cũng thấy những chủ tịch nước Việt Nam khác hẳn. Trong vai trò Chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Minh Triết có lẽ điều ông làm tốt nhất là "chém gió như thần" tạo ra những trận cười nghiêng ngả và những câu nói để đời trong dân chúng. Nào là ông ta sang Mỹ để "phân hóa nội bộ của Obama", nào là "cùng với Cuba gìn giữ hòa bình thế giới, khi Cuba thức, thì Việt Nam ngủ, khi Việt Nam thức thì Cuba... nghỉ". Nào là "nói ở Việt Nam tham nhũng là không đúng, mà chỉ là... em mượn tí thôi" cho đến khi học tập "Thánh Gióng về trời vui thú điền viên". Thế rồi ông cũng về nhà vui thú điền viên và đất nước cứ chìm đắm dần trong nạn tham nhũng và tụt hậu. Đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang than thở Có lẽ, trong cuộc đời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước con mắt quốc dân đồng bào, điều người ta thấy rõ nhất, là những lời hứa hẹn và rồi thì... than thở. Cách đây gần 5 năm, khi tiếp xúc cử tri Quận 1, Sài Gòn, ông Trương Tấn Sang nói:"Chúng tôi rất xúc động và cũng cảm thấy xấu hổ vì mình chưa làm được gì nhiều so với sự mong đợi của người dân..." và " Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này". Người ta cứ tưởng khi ông biết trong đất nước này, trong cái đảng của ông đã có cả một bầy sâu thì khi làm Chủ tịch nước với chức năng và quyền lực trong tay ông sẽ làm đất nước thay đổi được gì chăng? Thế nhưng, nhìn lại 5 năm qua với vai trò Chủ tịch nước, ông đã làm được gì cho đất nước qua những phát biểu của ông? Về đối nội: Nạn tham nhũng không chỉ có tăng mà còn là phổ biến đến mức ông than thở: "Nhìn bản đồ tham nhũng của thế giới, buồn lắm, xấu hổ lắm". Không rõ ông xấu hổ với ai? Với thế giới bên ngoài khi Việt Nam dưới sự "lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện" của cái đảng Cộng sản của ông với một "nhà nước của dân, do dân, vì dân" mà ông đứng đầu, nay đã được "vinh dự" xếp hàng vào những nước tham nhũng nặng nhất? Hay ông xấu hổ với người dân Việt Nam vẫn còm cõi chắt chiu từng đồng tiền xương máu bằng mại dâm, bằng nô lệ ở nước ngoài hay bán mặt cho đất bán lưng cho trời để nộp những đồng thuế máu xương đó cho đám quan chức cộng sản của ông vơ vét bỏ túi? Hay ông xấu hổ với chính ông, qua cả 5 năm trời với chức vụ cao nhất, quyền lực lớn nhất vẫn cứ án binh bất động và bó tay thúc thủ để đồng đảng, đồng chí của ông cướp trắng trợn của người dân? Năm năm trước ông nói: "Mục tiêu không thay đổi nhưng cơ chế, chính sách, tổ chức, chỉ đạo dẫn tới kết quả không tốt thì phải sửa, nhất quyết phải sửa. Điều đó là tự nhiên thôi, từ cấp trung ương đến địa phương" Thì bây giờ ông vẫn nói: "Tình hình tham nhũng vẫn còn phức tạp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Vấn đề bây giờ là các cấp từ Trung ương đến cơ sở phải đồng lòng thực hiện với những giải pháp thiết thực, mang lại hiệu quả cụ thể". Nội dung hai câu nói vẫn không có gì thay đổi, điều thay đổi chỉ có là giữa hai câu nói đó là một nhiệm kỳ ông giữ vai trò Chủ tịch nước với đầy quyền lực mà thôi. Không chỉ nạn tham nhũng, mà những quyền cơ bản của người dân vẫn bị cướp đoạt trắng trợn, xã hội bất an, lòng người bất ổn. Đời sống người dân bị đe dọa từng ngày từ tai nạn giao thông hằng năm cướp đi hàng chục ngàn người, hơn cả một cuộc chiến tranh. Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, cả đất nước như một bãi rác của anh bạn vàng của đảng đổ sang. Đời sống người dân được ưu đãi tăng thuế liên tục, nạn bóc lột qua thuế má đã đến mức hết sức chịu đựng của người dân qua nền kinh tế độc quyền - Những đứa con nuôi của chế độ độc tài mà ra. Người dân nai lưng làm lụng cả năm không đủ cho những cái gọi là "tập đoàn nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh" trả nợ. Người dân ốm đau cứ được ưu đãi tăng viện phí, giáo dục được ưu đãi tăng học phí và các khoản lạm thu... Nạn quan chức cướp bóc đất đai tài sản người dân đã đẩy người dân đến đường cùng thành các tập đoàn dân oan khiếu kiện khắp nơi dai dẳng và đông đúc. Nghe những lời ông than thở, người ta có cảm giác ông như một người ngoài cuộc, như một kẻ bại liệt không có khả năng hành động chứ không phải là một công dân bình thường, chưa nói đến cương vị và trách nhiệm một Chủ tịch nước. Bởi một công dân bình thường, trước những vấn nạn như vậy với đất nước đã không thể ngồi yên, huống chi cứ ngồi phán như một người đứng ngoài đám tang mà chép miệng! Về đối ngoại: Khi đất nước đang chịu họa xâm lăng, lãnh thổ Tổ Quốc đang đưới bàn chân kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, đội quân thứ 6 của Tàu cộng được đưa vào khắp đất nước, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của chúng, đưa tàu vào tận thềm lục địa Việt Nam, đánh cá, giết chết ngư dân Việt Nam... thì Việt Nam cũng chỉ cho người phát ngôn "quan ngại, quan ngại và quan ngại sâu sắc" như một cái băng rè nghe phát chán. Trong khi đó các lãnh đạo đất nước bắt đầu từ Chủ tịch nước đoàn này sang đoàn khác lại rầm rập đưa hết tướng đến quân sang giao hảo với bọn xâm lăng mà không có một tiếng nói nào phản ứng dứt khoát. Trái lại, đội quân dưới quyền ông, từ Bộ trưởng Quốc phòng cho đến Phó thủ tướng đều nhất nhất để "đời con, đời cháu đòi lại" hoặc "hy vọng Trung Quốc giữ đúng lời hứa" và "tư tưởng ghét Trung Quốc là có hại cho dân tộc". Hỡi ôi, xưa nay hiếm có ai thừa thãi lòng tin vào lòng dạ con mèo trước miếng mỡ bày ra trước mắt không người trông coi. Đã có thời, những ai dám nói Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam thì không bị tù tội cũng bị theo dõi, gây khó khăn và trở thành "phản động". Những cuộc biểu tình yêu nước bị đàn áp khốc liệt. Và ngay cả cái gọi là Quốc Hội khi bàn đến đề tài Biển Đông cũng phải họp kín, cứ như chuyện mua bán thầm vụng ma túy xì ke hoặc làm điều gì đó bất chính vậy. Cho đến khi tên giặc Tập Cận Bình được đón rước cẩn mật sang Việt Nam với bao nhiêu người dân Việt Nam bị bắt, bị đánh đập và trấn áp để họ Tập vào tận Quốc hội VN phát biểu. Rồi ngay sau đó, khi vừa dời chân khỏi Việt Nam, họ Tập đã đập ngay một đòn vào mặt những nhà lãnh đạo Việt Nam và sự đón tiếp "trọng thị" kia rằng" Biển Đông là của Trung Quốc. Đến khi đó, ông vẫn không có một lời nào về lãnh thổ, về những hành động xâm lăng của Trung Quốc trước ĐHĐ Liên Hiệp Quốc mà ông chỉ mở miệng vài lời với báo chí bên lề cuộc họp rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều người cho rằng đó là sự phản ứng lấy lệ mà thôi. Còn gì để hy vọng? Trên cương vị là một Chủ tịch nước với quyền hạn lớn lao, người ta chỉ thấy một người suốt ngày kêu than, buồn bã và thất vọng. Những điều ông nói trước khi nhậm chức và sau khi chuẩn bị từ giã chức vụ không có gì khác nhau. Ngay cả với cái Đảng của ông, ông là một trong mấy ủy viên Bộ Chính trị - Một cái bộ quái đản mà trên thế giới giờ không đếm đủ trên đầu ngón tay của một bàn tay - với quyền hạn vô biên mà thúc thủ trước tất cả mọi vấn đề của chính cái đảng ông đang gây tai họa cho đất nước. Vậy thì ai? Người nào có thể chịu trách nhiệm và để người dân có thể hy vọng? Dù ông vẫn biết rằng: "Đừng tưởng dân im thì dân tin". Điều này thì quả là đúng. Khi người dân buộc phải im tiếng trước súng đạn, nhà tù và bạo lực thì không có nghĩa là họ "tuyệt đối tin tưởng vào đảng" như thế hệ sau của ông là Nguyễn Thị Quyết Tâm đã từng ngộ nhận. Người dân có cảm giác rằng những lời nói của ông là những câu ru ngủ và là một cách để đồng cảm với nạn nhân của chính mình. Tiếc rằng những lời ru ngủ không thể làm hết cơn bệnh và cơn đau của nạn nhân. Thế rồi các ông lại đua nhau về vườn, vui thú điền viên sau một hai nhiệm kỳ ngồi chém gió, diễn hài và than thở. Chỉ có điều là cả dân tộc, cả đất nước đang kéo nhau tụt xuống hàng tận cùng của thế giới. Đó không chỉ là nỗi đau, là nỗi nhục mà là một tai họa cận kề cho tương lai Việt Nam và người dân là người trả giá. Mười năm, hai nhiệm kỳ ngắn ngủi so với cả lịch sử của một dân tộc. Nhưng, quãng thời gian đó đối với một cuộc đời là không ngắn, và nhất là khi vận mệnh đất nước trước cơn nguy nan, thì mười năm là quãng thời gian quá dài để đưa đất nước đi lên hay tụt hậu. Và mười năm đó, qua những lời của Chủ tịch nước phát biểu, người dân tự hiểu sẽ hy vọng vào đâu, vào điều gì cho đất nước, dân tộc này trong tương lai nếu vẫn cứ chế độ này tồn tại với tư duy "Bỏ điều 4 là tự sát". Hà Nội, Ngày 7/12/2015. Tuần kỷ niệm ngày Nhân quyền quốc tế J.B Nguyễn Hữu Vinh https://www.facebook.com/azznexin  
......

Máy bay mang cờ ISIS sẽ sớm gieo rắc tai họa tại Âu Châu

IS đang huấn luyện phi công từ căn cứ không quân ở Libya với những máy bay sót lại từ thời Gaddafi. Các nhà phân tích trong khu vực lo ngại IS sẽ thực hiện các vụ tấn công bằng máy bay nhắm thẳng châu Âu trong thời gian tới. Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đang gia tăng sự hiện diện ở quốc gia Bắc Phi này bất chấp các đợt không kích của Nga và Mỹ tiến hành ở Syria. Thành phố ven bờ Địa Trung Hải được chúng chọn là bàn đạp để nhắm tới châu Âu. Từ thành phố Sirte bay tới Italia là gần nhất. Điều này đồng nghĩa với lo ngại mức độ khủng bố với các mục tiêu ở khu vực châu Âu sẽ được đẩy lên một nấc cao hơn. Chúng ta đều biết IS đang tìm cách giết hại càng nhiều người phương Tây càng tốt. Nếu chúng dùng một chiếc xe hơi để đánh bom tự sát thì chúng hoàn toàn có thể làm như vậy với một chiếc máy bay; mục tiêu của chúng là gây thương vong nhiều nhất có thể, đại tá Jacques Neriah, một chuyên gia về vấn đề Bắc Phi trả lời trên Fox News. Chúng tôi không nói về máy bay chiến đấu như F-16 hay Mig-31, ông trả lời. Chúng tôi nói về những phi công được đào tạo lái máy bay dân sự có thể lái một chiếc máy bay cỡ nhỏ rồi lao xuống Vatican. Từ Sirte tới Rome chỉ mất 1,5 tiếng bay qua biển Địa Trung Hải. Nhiều phiến quân đã tình nguyện gia nhập lực lượng IS tại Libya để mở rộng căn cứ ở đây. Các chuyên gia quân sự nhận định IS dự định dùng Libya làm vùng đệm nếu như trận chiến ở Syria và Iraq không mang lại kết quả khả quan cho chúng. Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết hơn 3.500 công dân Libya đã rời bỏ đất nước để gia nhập IS ở Syria và Iraq. Trong đó, 800 người đã quay trở về Libya để gia nhập các lực lượng khủng bố ở địa phương. Sự chuyển dịch phiến quân người Libya cần một sự theo dõi sát sao nhằm đánh giá thực lực hiện nay của IS. Tuần trước, The Wall Street Journal thông báo rằng Thủ tướng Italia Matteo Renzi đã gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Paris và phát biểu rằng Châu Âu cần quan tâm nhiều hơn tới sự nổi dậy của IS tại Libya. Thông tin về việc IS đang đào tạo phi công xuất hiện đầu tuần trước trên tờ Asharq al-Awsat. Bài báo trích lời một nhân viên an ninh ở Libya cho biết Không quân nước này đã cố gắng tiêu diệt một trại huấn luyện ở Libya nhưng không thành công. Một nhóm khủng bố cực đoan người Sunni đã mua được những thiết bị giả lập huấn luyện phi công từ đầu tháng 10. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông báo rằng nguy cơ IS tiến hành leo thang hoạt động khủng bố Bắc Phi là có cơ sở. Nhất là khi hàng ngàn người nhập cư đã dùng thuyền cập bến châu Âu mấy năm trở lại đây. Hiện nay khu vực Bắc Phi rất nhiều người dân chạy nạn trước sự tàn ác và máu lạnh của IS. Trong khi tập trung phát triển thành lũy ở Sirte, IS có thể tìm kiếm các đồng minh để mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ tại các khu vực khác, chưa kể việc dụ dỗ hàng ngàn phiến quân người nước ngoài đến Libya, bài viết hôm 15.11 có đoạn viết. IS là mối đe dọa thường trực của Libya. Chúng đang hưởng lợi từ tai tiếng gây ra ở Iraq và Syria. Libya là một khu vực rất quan trọng với IS về mặt địa chính trị vì nằm ở ngã ba Trung Đông, châu Phi và châu Âu, bản báo cáo cho hay. Hiện tại IS chưa kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ở Libya nhưng chắc chắn chúng đang thèm muốn mở rộng địa bàn ở quốc gia này. Nhiều chuyên gia cho rằng các biện pháp khẩn cấp phải được thực thi ngay để ngăn chặn IS. Ngoài Syria và Iraq, Libya là quốc gia còn lại mà IS đang kiểm soát. Chúng tập trung trọng điểm vào thành phố Sirte, nơi có nhiều mỏ dầu quan trọng. Trước đây chúng kiếm được hàng trăm triệu USD từ khai thác dầu ở Syria tuy nhiên việc bán dầu lậu ở Libya chưa mang lại kết quả. IS từng cử một tàu ra nước ngoài bán dầu cách đây mấy tháng nhưng bị Hải quân Mỹ tịch thu và bắt giữ, ông Neriah giải thích. Ở thời điểm hiện tại chúng vẫn chưa thể buôn lậu dầu với số lượng lớn. Bản đồ cho thấy nếu IS chiếm được Sirte nói riêng và Libya nói chung, khoảng cách để chúng tiến công vào châu Âu sẽ là gần thế nào! Số lượng vũ khí khổng lồ sót lại từ thời Gaddafi đang tìm đường vào tay của những kẻ khủng bố. Nhiều vũ khí đã được tuồn ra Syria, Mali, dải Gaza… trong khi bằng chứng khác cho biết bán đảo Sinai (Ai Cập) là một nơi trung chuyển quan trọng để buôn bán vũ khí lậu. Chính quyền Libya đã kêu gọi sự trợ giúp quốc tế tuy nhiên vẫn bị phớt lờ. Nhiều người nghĩ IS là một tổ chức khủng bố nhưng sự thật chúng là một nhà nước khủng bố. Chúng có đủ bộ máy của một nhà nước thực thụ, ông Neriah kết luận. Ở thành phố Mosul (Iraq), chúng thu giữ 2.500 xe bọc thép từ quân đội Iraq và đều là xe mới tinh do Mỹ sản xuất. Trong nội chiến Syria, IS đã sản xuất vũ khí hóa học và có bằng chứng cho thấy chúng tấn công phe chính phủ bằng loại vũ khí hủy diệt này. Rõ ràng chúng có khả năng huấn luyện binh lính như một nhà nước thực thụ. Nếu cộng đồng quốc tế không can thiệp bằng các biện pháp quân sự, tôi sợ rằng hậu quả diễn ra ở Libya sẽ là vô cùng bi đát. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ - ISIS takes flight: Terror group training pilots at airbase in Libya http://www.foxnews.com/world/2015/12/05/isis-takes-flight-terror-group-t...  
......

Các nhà hoạt động dân chủ VN gặp Đảng cầm quyền kế tiếp của Miến Điện

Một số nhà hoạt động dân chủ VN trong và ngoài nước, trong đó có một số đảng viên đảng Việt Tân đã đến Miến Điện từ ngày 7 đến 12.12.2015 để gặp gỡ và học hỏi từ nhiều tổ chức xã hội dân sự, chính trị, và truyền thông đóng vai trò quan trong trong quá trình dân chủ hoá đất nước này. Trong ngày đầu tiên của chuyến đi, phái đoàn các nhà hoạt động dân chủ VN đã tiếp xúc với Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), Đảng do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.  Tại trụ sở Đảng NLD tại Yangon, phái đoàn đã được phát ngôn nhân Đảng, ông Nyan Win chào đón. Sau đó, Tướng U Tin Oo, Chủ tịch Danh Dự của Đảng đã trao đổi với đoàn về vấn đề đối lập chính trị, một yếu tố cần thiết trong quá trình dân chủ hóa một đất nước.  Tướng U Tin Oo từng là tổng tư lệnh của quân đội Miến Điện. Ông cùng với bà Aung San Suu Kyi là một cặp bài trùng không thể thiếu của cuộc đấu tranh dân chủ Miến Điện. Vào năm 1988, ông đã tách ra khỏi chế độ quân phiệt và kết hợp với bà Suu Kyi để thành lập đảng NLD. Sau đó ông trở thành Chủ tịch đầu tiên của Đảng NLD, và bà Suu Kyi là Tổng thư ký Đảng. Ông cũng từng bị nhà cầm quyền phân phiệt bắt giam 15 năm vì những hoạt động đối lập của mình.  Tướng U Tin Oo đã chia sẻ nhiều bài học, đặc biệt là vai trò cũng như đường lối mà Đảng NLD thực hiện để góp phần đưa công cuộc dân chủ hóa của đất nước Miến Điện đến ngày hôm nay. Với kết quả thắng cử của đảng NLD vừa qua, ông U Tin Oo cho rằng đó chỉ là một chặn đường và còn nhiều điều phải làm để đất nước này khá hơn và thật sự dân chủ. Ông cũng chia sẻ rằng Đảng NLD đã quyết định không bày tỏ sự hân hoan đối với cuộc bầu cử vừa qua. Vì đối với họ, đây vẫn chưa là một cuộc bầu cử tự do thực sự, khi 25% số ghế Quốc hội vẫn do Quân đội chỉ định. Thêm vào đó, vì người dân có quá nhiều sự kỳ vọng vào đảng của ông trong vai trò là Đảng cầm quyền kế tiếp, thử thách đối với Đảng NLD càng to lớn. Với câu hỏi điều gì đã giúp các ông thành công trước 30 năm đàn áp của nhà cầm quyền, ông nói: "Lòng dân. Chúng tôi luôn đi sát với lòng dân. Chúng tôi hiểu họ và đấu tranh cho họ, là tiếng nói của họ." Nói về đường lối đấu tranh của đảng NLD, ông nói: "Phải bất bạo động. Đó là chính sách và kim chỉ nam của chúng tôi. Chúng tôi chống lại mọi hành vi bạo động, kể cả việc trả thù với những người trong quân đội đã từng hành hạ, cầm tù chúng tôi.” Khi được cho biết có một số các anh em hoạt động đã bị chính quyền CSVN ngăn chặn khi sang Miến Điện kỳ này, người đại diện Đảng NLD cho biết họ cũng từng đối mặt với khó khăn tương tự. Đã từng có thời gian, tất cả thành viên của Đảng NLD đã bị chính quyền quân phiệt cấm xuất cảnh và họ cũng phải tìm những phương cách để ra ngoài gặp gỡ quốc tế. Tướng U Tin Oo trong phần trao đổi đã bày tỏ sự cảm kích đối với phong trào dân chủ Việt Nam. Ông cho biết trong lúc phong trào Miến Điện đang đối đầu với những khó khăn thì các chính phủ trong ASEAN đã không ủng hộ họ. Ngược lại, họ đã nhận được sự ủng hộ từ các phong trào dân chủ ở các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vì vậy ông gởi lời cám ơn đến người dân Việt Nam đã ủng hộ người dân Miến Điện cho công cuộc đấu tranh vì ước mơ chung: đó là tự do, dân chủ, và nhân quyền. Để có cái nhìn sâu hơn về sự thành công của Miến Điện, các anh chị em đảng Việt Tân cùng với 7 anh em hoạt động từ Quốc Nội sẽ gặp gỡ thêm nhiều tổ chức xã hội dân sự, truyền thông Miến Điện và tổ chức quốc tế trong những ngày sắp tới./.
......

Nỗi đau của ngư dân Việt

Sau cái chết của ngư dân Trương Đình Bảy trên khu vực biển Trường Sa, ngay ở ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam, có thể nói rằng niềm tin của ngư dân vào nhà nước đã hoàn toàn biến mất và ngọn lửa đấu tranh chống ngoại xâm của ngư dân cũng bị tắt ngúm, thay vào đó là nỗi tuyệt vọng và sự cô đơn. Những ngư dân Việt Nam vẫn thường được các quan chức nhà nước hô biến, thổi phồng và bơm hơi thành những chiến sĩ tiền tiêu trên biển đã bị đối xử lạnh nhạt, cô đơn như thế nào khi bị Trung Quốc hành hạ, bắn chết người? Sống sợ hãi và chết cô đơn Một ngư dân tên Trung, người Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đã buồn bã chia sẻ: “Đúng ra thì phải có người nhà nước ra ngoài kia, nhận chạy đưa (anh Bảy) vô thì nó nồng nàn hơn, nó tốt đẹp hơn. Giờ nó vì cái mục tiêu chính trị chứ chẳng có tình người. Giờ tình trạng chung là người ta theo đuổi một cái mục tiêu gì gì đâu chứ chẳng quan tâm gì đến con người, cái tình người nó cũng chi chi… đâu á!”. Ông Trung nói rằng tình trạng chung của ngư dân Việt Nam khi đánh bắt xa bờ đó là sống trong sợ hãi và chết trong cô đơn. Bởi cái chết của ngư dân Trương Văn Bảy đã nói lên tất cả nỗi cô đơn của ngư dân Việt Nam. Ông Trung nói rằng hầu hết ngư dân Việt Nam khi đánh bắt xa bờ đều lâm vào tình trạng chung là nợ nần, vay đi vay lại của ngân hàng để đắp đổi và bù lỗ cho những chuyến đánh bắt bị Trung Quốc rượt đuổi, cướp phá, thậm chí hành hạ và giết tróc. Ngư dân đã vay tiền, lao như con thiêu thân giữa biển khơi để đối mặt với nguy hiểm. Đặc biệt, ngư dân Quảng Ngãi với máu lửa giữ nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông mấy trăm năm nay đã tự đặt cho mình sức mệnh giữ biển đảo chứ không chỉ đơn thuần là đánh bắt kiếm sống. Nhưng rất tiếc, suốt nhiều năm nay, có một điều là số lượng cảnh sát biển Việt Nam ngày càng đông, hải quân Việt Nam cũng không ít, và lượng hải sản tươi sống để cảnh sát biển và hải quân ăn nhậu mỗi cuối tuần ngày càng tăng. Nhờ vào đồng lương cao ngất, cuối tuần, cảnh sát biển thường đưa vợ con đến những quán hải sản có uy tín trên đảo Lý Sơn để ăn nhậu, thưởng ngoạn. Trong khi đó, ngư dân Việt Nam khi đụng phải tàu Trung Quốc, bị cướp phá, đánh đập thì chưa bao giờ thấy cảnh sát biển Việt Nam đến can thiệp. Thậm chí, khi ngư dân Trương Văn Bảy bị bắn chết trên biển, hầu hết ngư dân Việt Nam khi nghe tin này đều hy vọng rằng nhà cầm quyền sẽ một mặt lên án mạnh mẽ hành vi man rợ của kẻ đã bắn anh Bảy cũng như chính phủ của họ, một mặt hết sức hỗ trợ để đưa anh Bảy về quê nhà. Nhưng không hề có chuyện đó, chiếc tàu cá nhỏ nhoi giữa biển khơi, đưa anh Bảy từ nơi bị bắn về nhà trong cô đơn, chỉ có những bạn ngư dân chia sẻ. Và trên đường đưa anh Bảy về, ngư dân phải ướp xác anh Bảy vào hầm đá dùng đựng cá để tránh tình trạng phân hủy nhanh do nắng chói chang. Một cái chết thê thảm và ảm đạm, cô đơn đến tận cùng của ngư dân Việt Nam. Ông Trung lấy làm buồn rầu khi mà lực lượng cảnh sát biển, lực lượng hải quân Việt Nam đông đến mức chỉ cần nghe tin máy bay MH 370 rơi vào vùng biển Việt Nam, mặc dù nguồn tin này chưa xác thực nhưng chính phủ, quân đội Việt Nam đã huy động một lực lượng hùng hậu để tìm kiếm. Trong khi đó, một ngư dân Việt Nam và một con tàu của ngư dân Việt Nam bị bắn, bị hại, đã có người chết cần sự giúp đỡ, hỗ trợ… Thì cảnh sát biển Việt Nam nói riêng và nhà nước Việt Nam nói chung chỉ loan tin xác nhận có người chết, sau đó đổ xô ra cảng Sa Kỳ để đón thì ít mà để ngăn cản phóng viên tác nghiệp thì nhiều. Điều này làm cho không riêng gì ông Trung hay các ngư dân Quảng Ngãi thấy tủi thân mà ngay cả những ngư dân Đà Nẵng cũng thấy buồn, lo lắng về tương lai của họ. Ngư dân Đà Nẵng nói gì? Ông Phát, ngư dân thành phố Đà Nẵng, hiện sống ở phường Thọ Quang, chia sẻ: “Nói chung chung rứa, nó nói tàu lạ bắn đang chờ điều tra, nó cứ nói quanh quanh là tàu lạ bắn chứ nó không có kết luận điều tra mà cho đến bây giờ vẫn chưa nghe có kết luận điều tra. Thì cứ nói lòng vòng là tàu lạ. Nhân dân thì nghi ngờ là tàu Trung Quốc bắn hại nhưng nhân dân không có chứng cứ thì chịu thôi chứ sao chừ?!”. Đến thờ ngư ông cầu xuôi buồm thuận gió của ngư dân Đà Nẵng. RFA photo Theo ông Phát, ngư dân Đà Nẵng luôn đối mặt với nguy hiểm, thậm chí mối nguy hiểm còn cao hơn cả ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi. Nhưng vì nhận biết những cái chết sẽ đến bất kỳ giờ nào với các ngư dân câu mực khi họ không có đồng nghiệp đi bên cạnh nên các ngư dân Đà Nẵng từ lâu đã chấp nhận mua phiếu thông hành từ phía Trung Quốc nếu như họ yêu cầu. Nghĩa là với những ngư dân câu mực, tối đến, mỗi người một bộ đàm, một thúng rái, một chiếc đèn măng-sông hoặc đèn điện ắc-qui trên thúng rái và cứ như vậy trôi lênh đênh trên biển suốt đêm để câu mực. Sáng mai, tàu chủ lại liên lạc qua bộ đàm để tìm đến đón ngư dân câu mực. Trong tình trạng lênh đênh một mình giữa biển khơi như vậy, nếu gặp tàu Trung Quốc, họ chỉ cần chạy mạnh lướt ngang qua túng rái cũng đủ gây chết người. Và nhiều năm trước, số người dân Đà Nẵng chết vì Trung Quốc không phải là ít. Chỉ riêng trận Gạc Ma năm 1988, có đến hơn hai mươi thanh niên trên đường Núi Thành, phường Hòa Cường bị kẻ thù bắn chết, mất xác giữa biển khơi nhưng nhà cầm quyền lúc đó không làm lễ truy điệu, bắt buộc gia đình của những chiến sĩ đã hy sinh phải giữ bí mật chuyện đau lòng này. Mãi cho đến bây giờ, gia đình của những chiến sĩ này vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi buồn vì sự hy sinh của con em mình cũng như sự lạnh nhạt của nhà cầm quyền địa phương. Chính vì thấy bài học trước mắt, các ngư dân Đà Nẵng buộc lòng phải tìm đường sống bởi họ luôn phải đối mặt với nguy hiểm, với cô đơn trên biển khơi. Ông Phát cho biết thêm là những năm 1989, 1990 quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng cũng có nhiều ngư dân đi câu mực và bị giết hại nhưng lúc đó thông tin không sốt dẽo và công khai như bây giờ. Có thể nói rằng cái chết oan uất của ngư dân Trương Đình Bảy là một bài học lớn cho ngư dân Việt Nam khi tin tưởng những phát ngôn cửa miệng của giới quan chức, cho rằng mỗi ngư dân là một chiến sĩ bảo vệ biển đảo. Bởi đó là những lời lừa phỉnh, những viên kẹo bọc đạn bắn ra từ miệng lưỡi nhà quan. Thiệt thòi bao giờ cũng thuộc về những ngư dân cả một đời bám biển, yêu biển và chết với biển! http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/vietnamese-fishermens-distres...
......

Cắn nhau vì nợ công

Tiếp xúc với cử tri thành phố HCM, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu nhiều đến vấn đề nợ công. Ông Sang cảnh báo về tình trạng nợ công của Việt Nam ngày càng tăng và lên án thói chi tiêu vô tội vạ, lãng phí của các địa phương. Đồng loạt nhiều tờ báo đưa tin này, như một ca ngợi sự thẳng thắn nhìn nhận sự thật của ông Trương Tấn Sang. Thực ra thì không cần phải đến ông Sang, một người dân bình thường nào sử dụng internet nếu quan tâm chút đến kinh tế đều thấy nợ công Việt Nam ngày càng gia tăng, đồng thời không khó khăn gì để thấy sự điều hành yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước và chính quyền địa phương các cấp. Điều ông Sang nói ra bây giờ không có gì đến nỗi phải là bí mật mà chế độ CSVN cần che giấu. Bởi nếu ông Sang không nói, chế độ CSVN không nói thì ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế, những chủ nợ quốc tế cũng sẽ nói. Ông Sang chỉ nói ra một phần sự thật mà người ta đã biết, đó là ông đổ tại cho các địa phương và các tập đoàn kinh tế đã ngốn ngân sách một cách quá đáng. Tuy nhiên còn một lực lượng ngốn ngân sách rất nhiều để hoạt động đó là bộ máy của Đảng CS, nhân sự của ĐCSVN. Số tiền chi trả lương , bổng và hoạt động của đảng CSVN và cả đội quân để bảo vệ Đảng không hề kém số tiền cho cho các hoạt động của bộ máy nhà nước, chính phủ. Thế nhưng ông Sang lơ đi không nhắc đến số tiền này. Sự thú nhận của ông Sang về nợ công, về chi tiêu không phải là sự tiến bộ về minh bạch, mà đó là sự đánh lạc hướng việc trả lời người dân về câu hỏi rằng – Đảng ngốn bao nhiêu ngân sách hay trong tổng số nợ công đó, đảng CSVN là nguyên nhân bao nhiêu %. Một nguyên nhân khác nữa việc ông Sang lớn tiếng về nợ công, là nhằm chỉ trích cách điều hành chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Một đòn đe trước thềm hội nghị trung ương cuối cùng của khoá 13, nơi sẽ diễn ra quyết định của trung ương Đảng về vấn đề nhân sự chủ chốt cho 5 năm tới đây. Nói qua thì cũng phải nói lại, trong số những lãnh đạo cao cấp nhất ở Việt Nam, ông Trương Tấn Sang ít bị điều tiếng hơn về gia sản. Ở Hà Nội, có một nhóm con cái của các uỷ viên BCT, uỷ viên TƯ đảng, con của bộ trưởng, bí thư chủ tịch tỉnh phía Bắc lập thành một nhóm chơi với nhau. Con cái các vị này lập công ty, dựa thế bố để chiếm đoạt những dự án lớn, chiếm đoạt nguồn vốn. Nhóm này có đặc thù là một nhóm lợi ích để tranh giành các phần béo bở trên đất nước với nhóm của Nguyễn Thanh Phượng con gái Nguyễn Tấn Dũng. Về việc này sẽ được bàn tới trong bài viết khác. Trong nhóm thái tử miền Bắc này người ta không thấy con của Trương Tấn Sang hoặc con của Nguyễn Phú Trọng. Nói một cách khách quan thì TBT Nguyễn Phú Trọng là tấm gương sáng trong việc giáo dục con cái. Nhóm thái tử miền Bắc đứng đầu là Phùng Quang Hải, Phạm Quanh Thanh đã nhiều lần gợi ý, ve vãn để con trai của ông Trọng tham gia CLB Thái Tử này nhưng không được. Về đường con cái, hai ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang có thể nói là đàng hoàng, trong sạch hơn rất nhiều con cái của các ông Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc… Bởi vậy nếu xét về tư cách, các ông Sang, Trọng có đủ tư cách để lên chỉ trích các ông khác trong BCT đã để con cái mình tham gia thao túng nền kinh tế đất nước. Các nhóm này cũng chiếm phần lớn trong việc hút máu của đất nước, khiến nợ công gia tăng như ngày nay. Giá mà chỉ đơn giản như vậy thì chuyện ca ngợi những lời phát biểu như trên của ông Trương Tấn Sang là đáng hoan nghênh. Trương Tấn Sang chỉ trích về nợ công, về nguyên nhân của nó không đầy đủ. Chỉ nêu về các nhóm lợi ích mà người ta thường nghĩ đến nhóm của Nguyễn Thanh Phượng, mà không nhắc đến nhóm không mấy ai biết đến nhóm lợi ích của các thái tử Đảng miền Bắc có gia sản khủng khiếp không hề thua kém. Chỉ nhắc đến các địa phương, các bộ chi tiêu lãng phí ngân sách mà không nhắc đến bộ máy cồng kềnh của Đảng như một nhà nước thứ hai song song với nhà nước đang ra mặt là nhà nước nước CHXHCNVN. Chính cái nhà nước Đảng này không làm tiền nhưng hút bao tiền nợ, tiền thuế, tiền tài nguyên của đất nước, là nguyên nhân lớn trong việc tạo ra nợ công như bây giờ. Một nửa sự thật không phải là sự thật. Có lẽ ông Sang không tham nhũng bằng ông Dũng. Nhưng động cơ phê phán của ông Sang không hẳn là trong sáng mặc dù nội dung là chính xác. Phê phán ông Dũng mà vẫn bao che cho đảng, cho các thái tử đảng thì rõ ràng động cơ của ông chẳng phải vì nhân dân, đất nước. Tất cả những món nợ mà chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đứng ra vay không thể là những cuộc vay ngầm mà BCT không được biết. Không có sự thống nhất, đồng ý của BCT thì có giời xui Nguyễn Tấn Dũng cũng không thể tự tiện đến Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và các chính phủ Nhật, Hàn, Đức , Pháp để xun xoe ninh bợ hỏi vay tiền với những điều khoản thế nào cũng được. Tất cả những khoản vay nước ngoài, những cuộc phát hành trái phiếu quốc tế đều phải được BCT thông qua cả. Bản chất của BCT hay ĐCSVN nói chung là vay được tiền về cứ vay. Chính thế nên có lúc lãi suất ngất ngưởng đến 7,12% cũng chấp nhận. Vay ngắn hạn vài năm cũng chấp nhận. Miễn sao có tiền về cái đã, hậu quả thế nào càng để lâu dài, đời sau chịu càng tốt. Dự án có thiết thực đem lại hiệu quả hay không cũng chẳng cần biết, chỉ cần biết dự án sẽ mang được tiền đầu tư, tiền vay về là đủ. Chính thế nên bây giờ mới đến cảnh vay lãi sau trả nợ trước dồn dập hơn và các dự án dang dở, lãng phí nằm ngổn ngang trên khắp chiều dài đất nước, từ nông thôn đến thành thị đầy rẫy dự án cỏ dại mọc hoang để chăn bò, chăn ngỗng mà chẳng ai quan tâm, chẳng ai chịu trách nhiệm. Đơn giản hậu quả của nó sẽ là những thế hệ về sau đổ vỏ chứ không phải các lãnh đạo bây giờ. Điều đáng nói là khi vay tiền thì để ông Dũng đứng ra vay, tiền về thì chia chác nhau, là người đứng ra vay thì ông Dũng đương nhiên sẽ chiếm phần nhiều hơn vì có lợi thế cầm tiền về. Nhưng đến lúc trả nợ thì chỉ trích một mình Nguyễn Tấn Dũng thôi là chưa đủ, mặc dù Nguyễn Tấn Dũng xà xẻo tiền vay cho nhóm lợi ích của phe mình khá nhiều. Nhưng thử hỏi nêú các nhóm khác mà không có phần trong đó thì liệu có nhất quán để Nguyễn Tấn Dũng thoải mái đi vay mượn thế không.? Thử hỏi nếu số tiền đó vay về mà không ngầm chuyển sang để nuôi dưỡng Đảng thì BCT có đồng ý cho đi vay hay không? Nguyễn Tấn Dũng hay chính phủ VN là sản phẩm của ĐCSVN đẻ ra. Và ông Dũng cùng với chính phủ của mình đi vay nợ để nuôi tiền nuôi lại Đảng. Như một sự cộng sinh của những loài ma quỷ với nhau hút sinh khí loài người. Ông Dũng xẻo tiền nuôi phe nhóm của mình, thì các ông Sang, Trọng cũng ngầm nhận tiền để nuôi dưỡng đảng của mình và dung dưỡng cho Câu Lạc Bộ Thái Tử Đảng qua đó để lấy được quyền lực, danh vọng. Một bên tham nhũng lấy tiền và quyền hành, một bên tham nhũng để lấy danh vọng, quyền lực. Chẳng bên nào tử tế hơn bên nào cả, toàn là bọn sâu mọt, hại dân, hại nước với nhau. Nếu như ông Sang, Trọng có tâm thực sự với đất nước, như nhiều lần hai ông lên án, chỉ trích cách điều hành kinh tế của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Tốt nhất các ông nên giải tán ĐCSVN, vì chính nó là nguyên nhân đẻ ra cơ chế chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Giải thể chế độ XHCN do Đảng CSVN độc tài lãnh đạo, mới là cách giải quyết thấu đáo vần đề, chứ không phải cách giải quyết là hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng. Bởi một thủ tướng nào thay thế đi nữa, ông ta vẫn phải gồng mình vừa lo điều hành kinh tế trong cái kim cô Đảng chỉ đạo, kinh tế định hướng XHCN và hơn cả là vẫn phải kiếm khoản tiền lớn để nuôi thêm bộ máy đảng cồng kềnh, vô dụng. Còn không thì mọi lời chỉ trích, bóng gió, ẩn ý hay kể cả đưa ra quốc hội, trung ương gì chăng nữa cũng không thể làm gì Nguyễn Tấn Dũng, bởi ông Dũng nắm thóp được vấn đề ông ta là sản phẩm của ĐCSVN này. Trong cái chủ nghĩa quái thai như vậy, xưa kia không có chuyện bung bét nợ nần là vì nó chưa đến ngày sinh nở. Như con bệnh chưa đến ngày phát bệnh. Bây giờ là lúc nó phải đến thôi. Ông Dũng sẽ lại nhâng nháo nói – tôi 54 năm theo đảng, đảng phân công gì tôi làm, tôi chấp hành, đảng bảo tôi làm thì tôi làm. Nói câu ấy, ông Dũng hiểu bản chất của chế độ CS hơn ông Sang, Trọng rất nhiều. Các ông Sang, Trọng chỉ là những chàng hiệp sĩ Don Kihote của Cervantes trong tiểu thuyết lãng mạn chủ nghĩa. Còn ông Dũng là Don của các Cosa Nostra ở cuộc đời thực này. https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9
......

Chưa trả nợ, không được chết!

Bà có một cái tên rất ư là hiền lành: Nguyễn Thị Lê. Bà quê ở xã Hương Phong, Hiệp Hoà, Bắc Giang. Bà là người bị tàn tật hồi còn nhỏ, và thuộc hộ nghèo. Bà mới qua đời vào đầu tháng 11 năm nay. Nhưng chính quyền địa phương… không cho bà chết. Họ không chịu làm giấy chứng tử cho bà. Lí do chính quyền địa phương không kí giấy chứng tử là vì bà còn nợ (1). Số tiền nợ là 1,7 triệu đồng (tức khoảng 85 USD). Bà nợ thuế đất nông nghiệp, nợ tiền đóng góp an ninh quốc phòng, nợ tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt, quĩ bảo trợ trẻ em, nợ quĩ đền ơn đáp nghĩa, nợ quĩ khuyến học, nợ quĩ hội xuân, v.v. Nên nhớ là bà Lê thuộc diện hộ nghèo của xã, nên bà lấy tiền đâu mà đóng cho mấy cái quĩ đó. Nhưng chính quyền địa phương thì cứ như là cái máy. Họ nhất định không cho phát loa thông báo cái chết của bà, không cho mượn xe tang, không làm giấy chứng tử. Thật khó tưởng tượng nơi nào mà chính quyền hành xử với người dân như thế. Hi vọng đây chỉ là trường hợp cá biệt, không đại diện cho hệ thống nhà Nước hiện nay. Người mình có câu “Nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng cái chính quyền này đã mất cái đạo đức đó quá lâu rồi, nên họ hành xử như là một cái bộ máy Mác Lê Mao? Nếu đúng thế thì đây là một chứng từ về sự tàn phá truyền thống dân tộc của cái hệ tư tưởng Mác Lê Mao. Đọc về cái chết của bà Nguyễn Thị Lê và những thứ thuế, phí mà bà còn “nợ” làm tôi nhớ đến lời lên án chế độ thực dân pháp của ông Hồ Chí Minh. Trong bản cáo trạng thực dân Pháp ông viết hơn 70 năm trước có những câu như “Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân […] Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu […] Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng […] Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng” (2). Ôi, những lời cáo trạng hùng hồn này sao mà hợp thời thế! Tôi đoán rằng nếu ai đó hỏi cái chính quyền xã Hương Phong tại sao họ hành xử như thế với bà Lê, chắc chắn họ sẽ trả lời: làm đúng qui định, theo đúng qui trình. Họ có thể rất tự hào vì đã làm đúng qui định, và thế là được tưởng thưởng. Nhưng đó là câu nói đầu môi, câu nói thời thượng của các quan chức Nhà nước ngày nay. Đó cũng là một cách biện minh cho những hành động bất chính, những hành vi tàn nhẫn, những quyết định vô cảm, và sự bất tài của họ. Đó cũng là câu nói cho thấy họ là cái máy, chứ không phải con người (bởi con người thì phải có tình cảm). Đọc bài này làm tôi nhớ đến chuyện ở Úc. Dạo đó, Nhà nước chuyển sang hệ thống quản lí bằng điện toán, nên tất cả giấy đòi nợ, trợ cấp xã hội, v.v. đều do máy tính làm. Đến ngày thì máy tính in ra hàng triệu thư và gửi đến cho đương sự. Dĩ nhiên, hệ thống này rất hiệu quả vì giảm nhân viên và tiết kiệm ngân sách. Nhưng có một vụ mà báo chí làm ồn ào, là giấy đòi nợ được gửi cho bà cụ mới qua đời. Số tiền mà thư đòi nợ là … 1,5 đôla! Thế là gia đình của bà cụ lên đài truyền hình nói về sự vô cảm của Nhà nước, của cái xã hội mà họ gọi là “máy”. Sự việc ồn ào đến độ bà bộ trưởng Bộ An sinh xã hội phải đứng ra xin lỗi. Nếu chính quyền xã Hương Phong và vị Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh xã hội muốn chứng tỏ họ văn minh và có đạo đức, họ nên chính thức xin lỗi gia đình bà Nguyễn Thị Lê. Nguyễn Văn Tuấn Facebook https://www.facebook.com/drtuanvnguyen?fref=nf ==== (1) http://laodongthudo.vn/khong-duoc-chet-vi-no-thon-17-trieu-… (2) http://www.ngaynay.vn/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2015-mon-van…
......

Anh Tư Sâu

Nghe nói anh Tư Sâu muốn ngồi thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa mà lại muốn làm Tổng Bí Thư, cho nên hôm nay anh lại nổ đùng đùng như pháo tết, mặc dù ai cũng biết anh gan gà, xúi ngư dân đi vào chổ chết, xúi công dân tố cáo tham nhũng để đi tù trong khi anh gặp sâu chúa thì run lên bần bật không dám gọi tên mà chỉ dám kêu là đồng chí X. Anh Tư Sâu dĩ nhiên là biết dù có thượng phương bảo kiếm để chống tham nhũng trong tay như Nguyễn Bá Thanh mà còn bị tham nhũng cho vé một chiều đi thăm Bác thì anh Tư đâu dám lạng quạng chống tham nhũng thật trong cái chế độ mà "Phật cao một thước Ma cao một trượng" này. Nhưng thà là anh Tư Sâu làm thinh, ngậm miệng ăn tiền thay vì xúi dân đi chết ngoài biển hay đi tù trong bờ thì dư luận còn thông cảm cho anh Tư Sâu được, nhưng mị dân một cách vô đạo đức như vậy thì tuơng lai dân tộc này sẽ như thế nào hở anh Sâu? Anh Sâu khoe thành tích "Tôi tự thấy những nỗ lực đóng góp của mình cho đất nước trong suốt 5 năm qua đã không phụ lòng tin tưởng, tín nhiệm của nhân dân...", rằng trong suốt nhiệm kỳ qua, anh Sâu đã toàn tâm, toàn ý, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức trách của người đứng đầu Nhà nước. Rồi anh Sâu đổ thừa là "do bị động quỹ thời gian nên việc giải quyết các vụ khiếu nại tố cáo còn hạn chế, rất mong bà con thông cảm". Anh Sâu có ý gì vậy? Tại vì anh Tư Sâu đang muốn làm Tổng Bí Thư của một cái đảng đang suy tàn, ngân sách nhà nước cung cấp lâu nay đang bị vặn tắt (như sự kiện Bạc Liêu đảng ủy bàn giao âm), xí nghiệp quốc doanh đang phải trong sáng hoá sổ sách để vào TPP vì vào đó không được cạnh tranh bất chánh, áp lực quốc tế và quốc dân đang đè lên cái đảng đã làm God bấy lâu nay trở thành một đảng chính trị bình thường, anh Tư Sâu lãnh đạo đảng CS thì cũng như bà dân biểu Debbie Wasserman Schultz ở Florida đang lãnh đạo đảng Dân Chủ ở Hoa Kỳ. Sáng hôm Thứ Bảy 5/12 anh Tư Sâu thú nhận tệ trạng sâu bầy "Tôi đi đâu cũng nghe người dân than về tham nhũng... Phải thừa nhận là tình hình tham nhũng còn rất nghiêm trọng", rồi anh chê dân nhát và ích kỷ "Mà nghĩ cũng lạ, chiến tranh không sợ chết, trong tù vẫn đấu tranh kiên cường. Vậy mà giờ đây, khi nội bộ góp ý cũng chỉ dám thủ thỉ như sợ ai nghe. Chắc sợ con em mình không được nâng đỡ, sợ xin cái gì đó không cho hoặc sợ dự án không được duyệt... Như thế là vì cá nhân, ích kỷ", bất lực (ở ngoài phòng) anh Tư Sâu hát bản tình buồn "Buồn, xấu hổ, nhục lắm. Tại sao nước mình là anh hùng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm hàng nghìn năm, hàng trăm năm oanh liệt như thế mà vấn nạn tham nhũng đứng thứ hạng trên 100 (hạng 119 trên 174). Bê bối quá, không chấp nhận được". Trong khi đó, đồng chí X mà anh Tư Sâu đặt tên sẽ theo Hiến Pháp 2013 mà thu tóm quyền lực, điều khiển quân đội, công an và nắm các bộ máy của nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước có thực quyền, hoạt động độc lập hơn, ít bị chi phối hơn từ bộ máy đảng. Tứ trụ thì đc X sẽ nắm tam trụ và anh Tư Sâu sẽ một mình ngồi chơi xơi nước. Ở nước mình thuốc trừ sâu chỉ dùng để xịt lên người bắt sâu, anh Tư Sâu chỉ nói và xúi người khác làm, nên bầy sâu chỉ... bò cười, như nụ cười duyên mà đểu của đồng chí X :-) Lê Minh Nguyên 5/12/2015
......

Nhà cầm quyền CSVN tiếp tục cướp đất đan viện Thiên An, Huế

Phóng viên FNA (Free News Agency) - ...Tất cả mọi diễn biến xa gần trong hơn 15 năm cho thấy nhà cầm quyền CSVN từ trung ương tới địa phương quyết tâm chiếm cho bằng được toàn bộ tài sản của đan viện Thiên An... Trong toàn bộ vụ việc này, ngoài việc cướp đất của một cộng đoàn tôn giáo - nhân danh nguyên tắc luật pháp bất công ngang ngược - “mọi tài nguyên đất đai tại VN đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước” - để kinh doanh lấy tiền, chia nhau bỏ túi, nhà cầm quyền còn hy vọng rằng với việc xây dựng “khu du lịch sinh thái tổng hợp cao cấp, bao gồm trung tâm hội nghị, khu du lịch spa, nhà hàng, nghỉ dưỡng lưu trú, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí và cắm trại ngoài trời”, tất cả vây chặt đan viện ở giữa, các đan sĩ sẽ không còn bầu khí tĩnh lặng lẫn trong sạch để sống đời tu trì và sẽ phải bỏ đi xa hơn, vào trong rừng sâu chẳng hạn. Lúc ấy thì “toàn bộ sẽ về ta!”... * Ngày 05-11-2014, tức cách đây hơn một năm, người ta đọc thấy trên trang Thừa Thiên Huế online (1) mẩu tin như sau: “Phê duyệt chi tiết xây dựng Khu du lịch hồ Thủy Tiên. 05/11/2014 (TTH) - UBND tỉnh vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch hồ Thủy Tiên tại xã Thủy Bằng (Hương Thủy) với quy mô diện tích đất trên 63 ha. Đây sẽ là khu du lịch sinh thái tổng hợp cao cấp, bao gồm trung tâm hội nghị, khu du lịch spa, nhà hàng, nghỉ dưỡng lưu trú, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí và cắm trại ngoài trời. Cơ cấu sử dụng đất cho khu du lịch này được bố trí 30% xây dựng các công trình kiến trúc và 70% là cây xanh, mặt nước, giao thông. Công ty TNHH HACO Huế và các cơ quan liên quan thực hiện những nhiệm vụ đúng chuyên trách theo quy hoạch được phê duyệt”. Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên, tại hồ Thủy Tiên thuộc xã Thủy Bằng, người ta xây dựng khu du lịch sinh thái. Giở lại báo mạng cũ (2), ngay từ năm 2004, người ta đã đọc thấy: “Khánh thành khu giải trí Thiên An - Thủy Tiên. 07/06/2004 TS (Thừa Thiên-Huế) - Hôm qua (6-6), tại Huế đã tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi giải trí Thiên An - Thủy Tiên giai đoạn 1. Công trình này tọa lạc tại hồ Thủy Tiên, giữa đồi Thiên An - một rừng thông rộng lớn, nằm cách trung tâm TP Huế chừng 4km - do Công ty du lịch Cố Đô làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí khoảng 38 tỉ đồng. Bắt đầu thi công từ tháng 3-2001, giai đoạn 1 này bao gồm các hạng mục chính như: nhà thủy cung, hệ thống cầu đường, cổng chào, đường dạo, dải cây xanh, quảng trường, sân khấu ngoài trời, hệ thống phục vụ các trò chơi trên nước... Khu vui chơi này sẽ trở thành điểm giải trí quan trọng phục vụ du khách trong dịp Festival Huế 2004”. Khu giải trí tọa lạc tại hồ Thủy Tiên giữa đồi Thiên An này, như tên gọi cho thấy và dân Thừa Thiên-Huế đều biết, là công trình xây dựng trên phần lớn đất cướp đoạt của đan viện Thiên An (xin xem bản đồ bên dưới). Toàn bộ đất đai của đan viện là 108ha, được mua và cấp hợp pháp từ năm 1940. Thế nhưng ngày 27-4-2000, chủ tịch huyện Hương Thuỷ dẫn đầu phái đoàn chính quyền đến đan viện và đọc cho các tu sĩ nghe Quyết định 1230/QĐ-TTg ngày 24-12-1999 của Thủ tướng Chính phủ, thu hồi 495.929m2 (50 ha) đất giao cho Công ty Du lịch Cố Đô-Huế xây dựng trung tâm vui chơi giải trí. Sau khi tìm hiểu, đan viện biết được Quyết định thu hồi đó căn cứ theo Đề nghị ngày 22-11-1999 của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (với Hồ Xuân Mãn bí thư cùng Nguyễn Xuân Lý chủ tịch lúc ấy) và Tờ trình của Tổng cục Địa chính ngày 10-12-1999. Trong cả hai văn bản này, đối tượng bị thu hồi không có chủ sở hữu là đan viện Thiên An, và hiện trạng sử dụng đất bị thu hồi không có đất tôn giáo. Ngày 26-03-2001 Công ty Du lịch Cố Đô khởi công xây dựng khu vui chơi giải trí. Theo quan sát của các đan sĩ, hôm đó có 5 xe U-oát (UAZ) chất đầy công an hình sự và rất nhiều CA chìm đi xe mô-tô dàn ra bảo vệ cho lễ động thổ. Ngày 29-04-2001, trong tinh thần hiệp thông, 37 linh mục Tổng giáo phận Huế đã gởi đến Linh mục Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, Bề trên Ðan viện Thiên An bức thư: “Kính thưa Cha. Sau khi đọc văn thư của Ðan viện Thiên An đề ngày 30-03-2001 gởi Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi, anh em linh mục Tổng Giáo phận Huế, nhận thấy: 1). Vùng đất mà Công ty Du lịch Cố Ðô chiếm đoạt để khởi công xây dựng Trung tâm Vui chơi Giải trí, là vùng đất thuộc quyền tư hữu của Ðan viện Thiên An. 2). Ðan viện Thiên An đã nhiều lần viết nhiều văn thư gởi đến Chính quyền các cấp, trong tinh thần kiên nhẫn và tôn trọng pháp luật. Nhưng hiện giờ, Công ty Du lịch vẫn được tiếp tục sử dụng vùng đất của Ðan viện Thiên An, như thế là Chính quyền xâm phạm quyền tư hữu và làm sai luật pháp. Vậy chúng tôi viết thư nầy để hiệp thông với Ðan viện Thiên An và chúng tôi nhất trí với những kiến nghị của Ðan viện Thiên An gởi lên Thủ tướng như trong văn thư đề ngày 30-03-2001”. Ngày 06-06-2002, chính quyền trung ương ban hành Quyết định 577/QĐ-XKT của Tổng Thanh tra Nhà nước, để lấy sạch đất đai của dòng Thiên An, chỉ chừa lại cho đan viện 54.862m² đất (5 ha rưỡi) gồm: nguyện đường, tu viện và vườn cam (xem bản đồ trên). Nguồn gốc của Quyết định đó chính là Báo cáo mật mang số 24/BC-UB có nội dung xuyên tạc, chụp mũ, vu khống với ý đồ cướp bóc đất đai tài sản của đan viện cách trắng trợn, được UBND tỉnh TT-Huế gởi cho chính quyền trung ương hơn một năm trước, vào ngày 20-02-2001. Thấy không được lắng nghe, bị áp bức quá đáng và bị tước đoạt oan ức, ngày 29-6-2002, đan viện phụ dẫn đầu đoàn gồm 8 đan sĩ ra Hà Nội, đến Phủ Thủ tướng đệ đơn Khiếu nại Khẩn cấp lần 2, yêu cầu huỷ bỏ Quyết định 577/QĐ-XKT và xem xét lại vụ việc khiếu kiện của đan viện. Dĩ nhiên trung ương toa rập với địa phương như trong hầu hết các vụ cướp đất toàn cõi nước Việt. Trung tâm vui chơi giải trí tiếp tục được xây dựng, song hành với sự gia tăng quấy rối phá hoại từ đội ngũ thi công của Công ty trên cơ sở vật chất của đan viện. Như để xoa dịu, UBND tỉnh đưa ra kế hoạch giao 11ha rừng thông cho Đan viện, nhưng với hình thức nhận khoán lại của lâm trường Tiền Phong (là một đơn vị nhà nước vốn đã ngang nhiên chiếm dụng toàn bộ rừng thông của đan viện ngay từ năm 1975), nghĩa là làm công nhân cho họ, trong khi từ trước đến nay Đan viện không thừa nhận tính hợp pháp của việc lâm trường này quản lý rừng thông Thiên An. Và các tu sĩ vẫn tiếp tục phản kháng. Chưa hết. Ngày 24-5-2005, Đan viện gởi văn thư thông báo cho UBND xã Thuỷ Bằng sẽ sửa chữa con đường nhựa dài 700m (đường nội bộ) đã bị hư hại nhiều do xe tải hạng nặng của Công ty Du lịch Cố Đô gây nên khi xây dựng khu vui chơi giải trí. Tuy nhiên nhà cầm quyền đã ngang ngược ra điều kiện là muốn sửa chữa thì phải chấp nhận con đường đó như đường liên thôn, thuộc quyền quản lý của nhà nước theo Công văn số 168/UBND ngày 20-7-2005 của Chủ tịch UBND huyện Hương Thuỷ. Thế nhưng, thiên bất dung gian, Trung tâm vui chơi giải trí Thiên An-Thủy Tiên, sau khi hoạt động được vài năm, đã lâm vào tình trạng ế ẩm và lỗ lã. Vé vào cổng chính và vào nhà Rồng mỗi nơi đã từ 50.000 đồng giảm xuống còn 15.000 đồng nhưng chẳng mấy ai thèm đến. Người dân ở Thừa Thiên-Huế biết rằng đến vui chơi giải trí ở đó là đồng lõa với tội ác: tội cướp giật đất đai của những người tu hành và tội phá tan bầu khí thiêng liêng thanh thoát của một tu viện. Thành thử công ty Du lịch Cố Đô đã phải bán nó cho công ty HACO Huế (có giấy phép kinh doanh từ 2009, Địa chỉ: thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, Huế). Công ty mới này - được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (với Lê Trường Lưu bí thư và Nguyễn Văn Cao chủ tịch) hỗ trợ và phê duyệt- dự định biến khu vui chơi giải trí thành khu du lịch hồ Thủy Tiên với quy mô diện tích đất lớn hơn, trên 63 ha, gồm nhiều hạng mục như đã nói trên kia, với vốn đầu tư ban đầu hơn 70 tỷ đồng. Riêng lâm trường Tiền Phong, hiện đổi thành Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong, thì ngoài chuyện chiếm dụng rừng thông Thiên An và ngôi trường Thánh Mẫu 14 gian của đan viện từ 40 năm qua, với nhiều lần để xảy ra những vụ xâm lấn đất đai lẫn cháy rừng, nay lại muốn chiếm luôn đồi Thánh Giá và đồi Đức Mẹ vốn nằm trong rừng thông Thiên An nhưng khá gần khuôn viên đan viện. Đồi Thánh Giá có tên như thế là vì hàng chục năm trước, các đan sĩ đã dựng một tượng đài Thánh giá lớn, bằng xi-măng cốt sắt tại đây. Nhưng hiện nay, ngay dưới chân Thánh giá, nhà cầm quyền đã chiếm một khu đất để xây dựng cơ quan nhà nước với lý do chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc Huế được nâng lên hàng Thành phố trực thuộc Trung ương. (Theo trang mạng GNsP - “Tin Mừng Cho Người Nghèo” ngày 04-06-2015), Cũng theo trang mạng này, nhiều động thái gần đây của nhà cầm quyền Tp. Huế cho thấy họ đang có dự tính bán Đồi Đức Mẹ, diện tích khoảng 30 hécta, cho một công ty du lịch Đài Loan để xây dựng khu biệt thự nghỉ mát. Như tên gọi, đây là nơi có tượng đài Đức Mẹ Maria mà vài chục năm trước, nhà dòng đã xây dựng. Mới đây, trước âm mưu của nhà cầm quyền, các đan sĩ phải dựng tạm một mái tôn lên tượng đài với lý do che mưa nắng, nhưng thật ra là muốn gióng lên những tiếng kêu yếu ớt của mình để bảo vệ di sản từ bao thế hệ. Mỗi Chúa nhật, một linh mục từ đan viện đến cử hành thánh lễ tại đây cho giáo dân quanh vùng. Thế là nhà cầm quyền đến phá rối với lập luận đây không phải là nơi thờ tự đã được cấp giấy phép. Bất chấp những lời đe dọa, có khoảng 30 giáo hữu vẫn đến tham dự Thánh lễ Chúa nhật tại nơi này. Chưa hết, nhà cầm quyền còn dựng nên những căn lều tạm chung quanh đó với lý do phòng cháy chữa cháy nhưng thực chất là lấn chiếm dần dần Đồi Đức Mẹ. Đó là chưa kể vào các năm 2010-2011, địa phương còn dung túng cho một số cư dân đến dựng tại rừng thông Thiên An (không xa Đồi Đức Mẹ và Tu viện) những “lều sung sướng” cho thanh niên nam nữ từ thành phố Huế lên thuê để làm chuyện hành lạc tội lỗi, khiến ô nhiễm trầm trọng bầu khí tu viện. Sau nhờ các tu sĩ phản đối kịch liệt, nhà cầm quyền mớiGần đây, vào sáng ngày 08-10-2015, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế lại huy động khoảng 100 công an mặc thường phục lẫn sắc phục cùng quần chúng tự phát đến ‘bảo kê’ cho công ty lâm nghiệp Tiền Phong và công ty TNHH Haco Huế dứt khoát lấy khu đất đồi Đức Mẹ. Nghe tin dữ, các đan sĩ từ tu viện tràn xuống. Phía chính quyền yêu cầu đan viện dẹp bỏ mái tôn che mưa nắng cho tượng Đức Mẹ và di dời tượng, lấy cớ đó là làm sai pháp luật. Họ còn xúi nhiều phụ nữ thuộc Hội phụ nữ mắng mỏ rủa sả các vị tu hành. Nhưng các vị này cương quyết giữ vững lập trường, không tháo gỡ cũng chẳng di dời. Thấy chẳng làm gì được, nhà cầm quyền chơi trò dựng thêm lều chung quanh, gọi là để “phòng cháy chữa cháy trong trong mùa này là mùa dễ cháy rừng” (đang khi thực ra tại Thừa Thiên-Huế bắt đầu mùa dông bão). Mục đích cũng chỉ để theo dõi, hăm dọa, lấn dần. (Theo GNsP 8-10-2015). ra tay dẹp bỏ. Mới đây, hôm 06-11-2015, đan viện Thiên An nhận được một “Thông báo về việc hợp đồng bảo vệ rừng giữa công ty lâm nghiệp Tiền Phong và công ty dịch vụ Vân Hải” cùng với văn bản “Hợp đồng cung ứng dịch vụ bảo vệ” vốn đã ký kết vào ngày 25-10-2015. Theo hợp đồng này, bên A (Tiền Phong) yêu cầu bên B (Vân Hải) cung cấp 15 nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, để làm các việc như sau: (1) bảo vệ tài sản gồm rừng, đất rừng tại khoảnh 3, khoảnh 4 Tiểu khu 153, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh TT-Huế; (2) ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm trong phạm vi được giao bảo vệ; (3) tháo dỡ, di dời các vật dụng, công trình xây dựng trái phép trên đất được hợp đồng bảo vệ; (4) tham gia xử lý các vụ việc có liên quan trong phạm vi được hợp đồng bảo vệ khi có yêu cầu của bên A, thời gian 24/24h. Hiển nhiên, hợp đồng này nhắm đến đất đai lẫn nhân sự của đan viện Thiên An. Lập tức các đan sĩ đã gởi “Thư báo” đến công ty dịch vụ Vân Hải (xem dưới), một đàng vừa khen ngợi nghề nghiệp lẫn công việc của 15 nhân viên bảo vệ, đàng khác vừa soi sáng lương tri và nhắc nhở lương tâm của những con người thuộc công ty dịch vụ này, cho họ thấy là họ đang tham gia vào hành động sai trái, vi phạm pháp luật, chà đạp đạo đức của công ty Tiền Phong. Đây lại thêm một lần nữa cho thấy nhà cầm quyền muốn ném đá giấu tay, bao che lũ ăn cướp và hợp pháp hóa việc dùng vũ lực đối với các tu sĩ chân yếu tay mềm. Kết luận Tất cả mọi diễn biến xa gần (hơn 15 năm nay) như vừa trình bày cho thấy nhà cầm quyền Cộng sản VN từ trung ương tới địa phương quyết tâm chiếm cho bằng được toàn bộ tài sản của đan viện Thiên An, bất chấp bài học từ trời cao (có thể nói như vậy) là sự thất bại thê thảm của khu vui chơi giải trí Thiên An-Thủy Tiên. Thật ra, trong toàn bộ vụ việc này, ngoài việc cướp đất của dân lành (trường hợp này là một cộng đoàn tôn giáo) nhân danh nguyên tắc luật pháp bất công ngang ngược (“Mọi tài nguyên đất đai tại VN đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước”) để kinh doanh lấy tiền, chia nhau bỏ túi, nhà cầm quyền còn hy vọng rằng với việc xây dựng “khu du lịch sinh thái tổng hợp cao cấp, bao gồm trung tâm hội nghị, khu du lịch spa, nhà hàng, nghỉ dưỡng lưu trú, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí và cắm trại ngoài trời”, tất cả vây chặt đan viện ở giữa, các đan sĩ sẽ không còn bầu khí tĩnh lặng lẫn trong sạch để sống đời tu trì và sẽ phải bỏ đi xa hơn, vào trong rừng sâu chẳng hạn. Lúc ấy thì “toàn bộ sẽ về ta!”. Nhưng liệu ý đồ xóa sạch một tụ điểm tinh thần rạng ngời không chỉ đối với người Công giáo mà còn đối với cả lương dân Thừa Thiên-Huế, phá tan một nơi chốn còn lưu lại dấu vết, công lao, xương cốt của bao thế hệ đan sĩ vốn đã vừa xây dựng một môi trường tâm linh, vừa kiến tạo một môi trường sinh thái (thậm chí với cả máu như hai linh mục đan sĩ người Pháp là David Urbain và Guy de Compiègne vốn đã bị Việt cộng giết năm Mậu Thân 1968), ý đồ thâm hiểm đó có thành tựu được chăng? Dẫu sao, trong lúc này, đan viện Thiên An cần sự hỗ trợ của tất cả mọi tín đồ Công giáo cũng như của bất cứ ai yêu chuộng công lý và sự thật. Xin hãy cùng nhau lên tiếng tố cáo bàn tay tội ác, đúng hơn bàn tay quỷ dữ đang muốn tiêu diệt giá trị tinh thần và niềm tin tôn giáo! Phóng viên FNA (Free News Agency) tường trình từ Huế ngày 21-11-2015 Chú thích: (1) baothuathienhue.vn/?gd=6&cn=277&newsid=32-0-50069 (2) vietbao.vn/Van-hoa/Khanh-thanh-khu-giai-tri-Thien-An-Thuy-Tien/40036136/181/  
......

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị hành hung sau "Thảo luận nhân quyền"

Luật sư Nguyễn Văn Đài, cựu tù nhân lương tâm, người vừa cáo buộc bị an ninh tấn công sau cuộc Thảo luận về Nhân quyền ở huyện Nam Đàn, Nghệ An. Theo luật sư Đài, cùng bị tấn công với ông còn có 3 bạn trẻ khác là Trần Quang Trung, Vũ Văn Minh và một người bạn của Minh tên Thắng, “Khi họ rượt theo đánh cả 4 người. Tôi bị lôi lên một xe riêng, Trung chạy xuống ruộng thoát được còn 2 người kia không biết ra sao”.     Luật sư Đài được một số blogger mô tả là sưng to ở mặt và xây xát một vài chỗ trên người. Trần Quang Trung bị bong gân, còn một bạn trẻ tên Thắng vẫn không liên lạc được.     Sáng ngày 6/12, luật sư Nguyễn Văn Đài có cuộc nói chuyện về “Nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013” với một số người dân ở nhà cựu Tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức tại xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Một số an ninh cũng đến và phản biện qua lại các luận điểm của nhau.     “Trong này có nhiều người dân muốn vào tìm hiểu về nhân quyền nên tôi vào đây để chia sẻ cho họ về Hiến pháp Việt Nam, Quyền con người theo Hiến pháp thôi. Sáng họ (an ninh - PV) đến gây sự nhưng sau đó họ ngồi nghe cũng đầy cả. Chiều thấy họ theo nhưng không ngờ bị tấn công bạo lực như vậy”, luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết.     Luật sư Đài cáo buộc những người tấn công ông là những nhân viên an ninh của tỉnh Nghệ An:     “Qua lời nói của họ thể hiện họ là an ninh.     “Họ chửi: mày vào Nam Đàn không xin phép bọn tao, mày xin phép bọn tao chưa mà dám vào đất Nam Đàn này? Tao đánh cho mày biết lần sau đừng vào đất Nam Đàn này nữa!”     Luật sư Đài cho hay, trước đó ông đang đi xe taxi ra bến xe để đón xe về Hà Nội thì an ninh cho 2 xe không biển số chặn taxi, rồi lôi xuống đánh, xong họ lôi ông lên xe Camry.     “Họ lột hết tiền, điện thoại, tất cả những gì trong người họ lột hết, họ lột luôn cả áo khoác của tôi. Họ ở trên xe họ đánh, toàn nhằm vào mặt mà đấm, nhưng cũng may là tôi lấy tay đỡ được thì cũng không có đau nhiều. Họ chở tôi từ Vinh đến bãi tắm ở Cửa Lò bỏ ở đó, rồi bỏ chạy”, luật sư Đài thuật lại vụ việc.     “Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế rồi họ đang hứa hẹn rất nhiều trong công việc cải thiện nhân quyền, nhưng trên thực tế là rất khó. Những người hoạt động nhân quyền VN cố gắng làm sao để người dân hiểu để họ có thể tự bảo vệ quyền của mình.     “Trong khi đó những người hoạt động nhân quyền cũng bị tấn công một cách bạo lực bị cướp tài sản, bị đánh đập rất dã man. Nên nếu muốn thay đổi đất nước cần sự tham gia vận động và hỗ trợ của rất nhiều người dân, không chỉ đơn giản là một số người hoạt động nhân quyền có thể thay đổi được đất nước của mình”, luật sư Nguyễn Văn Đài nói với phóng viên Dân Luận.     Tuần lễ "Nhân quyền cho Việt Nam" được khởi động từ ngày 5-12 đến ngày 10-12 (Quốc tế nhân quyền) bằng một cuộc Hội thảo kỷ niệm diễn ra vào ngày hôm qua tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội do Hội anh em dân chủ kết hợp với Trung tâm nhân quyền Việt Nam tổ chức. Khoáng 10 người bị ngăn chặn không cho đến tham dự.     Sáng nay một cuộc hội thảo tương tự cũng diễn ra tại chùa Liên Trì, Sài Gòn quy tụ nhiều nhân vật tên tuổi như nhà báo Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhưng không bị đàn áp.(C.V.T) https://www.danluan.org/tin-tuc/20151206/luat-su-nguyen-van-dai-bi-hanh-...
......

Kỷ niệm Quốc tế Nhân quyền: nhiều người hoạt động bị ngăn chặn

Các tham dự viên chụp ảnh lưu niệm sau buổi lễ. Ảnh: Bạch Hồng Quyền (Hà Nội, DL) - Có khoảng 10 người hoạt động bị ngăn chặn khi đến buổi lễ kỷ niệm ngày Quốc tế nhân quyền sáng 5/12 do Hội anh em dân chủ và Trung tâm Nhân quyền Việt Nam đồng tổ chức. Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết, “Các thành viên trong ban tổ chức như ông Phạm Văn Trội, Ms Nguyễn Trung Tôn, Ls Nguyễn Văn Đài, nhà thơ Trần Đức Thạch, ông Nguyễn Văn Túc đều bị an ninh canh gác và ngăn chặn từ hôm trước”. Mặc dù vậy buổi lễ vẫn diễn ra với sự tham gia của gần 80 người hoạt động dân chủ, nhân quyền cùng các luật sư nhân quyền như Trần Thu Nam, Hà Huy Sơn.   “Trong năm 2015, các tổ chức XHDS, những người hoạt động nhân quyền và cộng đồng mạng, cùng với các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước đã đấu tranh để Tòa án TC của VN phải tạm ngưng thi hành án tử hình với 3 tử tù: Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, và Lê Văn Mạnh”, ông JB Nguyễn Hữu Vinh, đại diện hội Anh em dân chủ phát biểu tổng kết tình hình nhân quyền trong năm 2015. Cũng theo ông Vinh, “Điều quan trọng và đáng mừng nhất trong năm 2015 là đã có hàng chục luật sư trên khắp cả nước dấn thân tham gia miễn phí trong các vụ án có vi phạm nhân quyền”. “Điều quan trọng nhất trong thời gian tới là làm sao để các tổ chức XHDS, những người hoạt động nhân quyền đoàn kết, liên kết và hợp tác với nhau vì mục tiêu chung là bảo vệ nhân quyền và dân chủ hóa xã hội. “Nếu chúng ta cùng nhau làm tốt các công việc đó, các quyền con người của Nhân dân sẽ được bảo vệ và thực thi trong thực tiễn. Điều này sẽ mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho các thế hệ chúng ta ngày hôm nay và các thế hệ con cháu của chúng ta mai sau.” Ông JB Nguyễn Hữu Vinh, đại diện Hội Anh em dân chủ phát biểu. Ảnh: LS Nguyễn Văn Đài. Buổi kỷ niệm vắng mặt khá nhiều nhân viên đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam do ngày kỷ niệm trùng vào dịp nghỉ lễ cuối năm, chỉ duy nhất cô Victoria, Đại diện của Đại sứ quán Thụy Điển tới tham dự và phát biểu. Ngày 10 tháng 12 hàng năm được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế là ngày được Liên Hợp Quốc công bố là ngày lễ quốc tế được các nước trên thế giới kỷ niệm. Các tổ chức nhân quyền như Tổ chức Ân xá Quốc tế xem ngày này hàng năm như một cơ hội để xem xét tình hình nhân quyền trên toàn thế giới và đúc kết tình hình hiện tại. Hôm 20/11, tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cũng công bố phúc trình nêu rõ ở Việt Nam năm 2015 “số người bị bắt vì An ninh Quốc gia lan rộng, bất chấp những cam kết theo TPP”. (C.V.T) https://www.danluan.org/tin-tuc/20151204/ky-niem-quoc-te-nhan-quyen-nhie...
......

Đảng đi vắng tháng này

Kết thúc hội nghị trung ương 12 vào ngày 11 tháng 10 năm 2015, từ đó đến nay các hoạt động của Đảng trở nên vắng bặt trên báo chí. Các trang báo của đảng như Tạp chí cộng sản, báo Nhân Dân hiếm thấy đưa tin những hoạt động của những nhân sự đảng. Gần đây chỉ có hoạt động của bà Hà Thị Khiết trưởng ban dân vận trung ương, một nhân vật không đáng quan trọng trong bộ máy lãnh đạo đảng cao cấp. Chuyến làm việc của bà Khiết tại một tỉnh miền núi cùng với đoàn đại biểu quốc hội để tiếp xúc cử tri. Về nội dung làm việc cũng như thành phần làm việc không có gì nổi bật. Nguyên nhân vắng bóng những hoạt động của ĐCSVN là do đại hội các cấp đã hoàn tất nhân sự. Nhưng đại hội đảng toàn quốc chưa diễn ra, mọi sự còn phải đợi các đại ca trong Bộ Chính Trị nhiệm kỳ mới ra mắt. Lúc đó tuỳ theo từng ê kíp với nhau, các bí thư tỉnh uỷ, bí thư đảng các bộ, ngành tuỳ theo chỉ đạo của đại ca của mình trong BCT, lúc đó sẽ hoạt động thực sự. Đến nay thì đảng CSVN vẫn chưa định được ngày khai mạc đại hội đảng toàn quốc vì vấn đề nhân sự cao cấp chưa thoả thuận xong ở hội nghị 12. Theo dự kiến nếu trung ương ĐCSVN còn phải họp hai hội nghị nữa là hội nghị thứ 13, 14 để thống nhất phương án nhân sự cao cấp nhất trong Đảng tức là các uỷ viên Bộ Chính Trị. Sở dĩ thoả thuận nhân sự cao cấp ở BCT lần này khó khăn, là bởi nhiều uỷ viên BCT đã quá tuổi quy định nhưng muốn ở lại thêm nhiệm kỳ nữa. Dẫn đến đảng CSVN phải phá lệ, điều chỉnh quy định mới cho phép những ứng cử viên nào tham gia một trong bốn chức TBT, TT, Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch Nước được gia hạn thêm độ tuổi ứng cử. Điều này dẫn đến một cuộc đua tranh gay gắt giữa các ứng cử viên quá tuổi để trụ lại thêm nhiệm kỳ nữa. Trong cuộc đua này thì bộ trưởng Phùng Quang Thanh bất ngờ ngã ngựa vì lý do sức khoẻ. Ông Thanh theo như ban chăm sóc sức khoẻ trung ương Đảng thông báo thì phải phẫu thuật tại Pháp và do sức khoẻ kém phải ở lại bộ quốc phòng làm việc thời gian. Hai uỷ viên BCT là bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị và bí thư thành uỷ thành phố HCM đều bị miễn cưỡng rời khỏi vị trí của mình, điều đó khiến cho hai vị uỷ viên BCT này khó có thể điều hành lực lượng vận động lá phiếu cho mình trong đại hội đảng toàn quốc tới đây. Dường như vì ba uỷ viên BCT này rời khỏi cuộc đua tranh, đã khiến cho mọi việc lẽ ra phải sôi động bởi thời gian đại hội toàn quốc không còn nhiều, lại trở nên êm đềm lặng lẽ như hiện nay.       Lê Thanh Hải                Phùng Quang Thanh          Phạm Quang Nghị Và nếu êm đêm như vậy, có nghĩa mọi phương án nhân sự BCT không còn phức tạp như vài tháng trước, dẫn đến có thể không cần có hội nghị trung ương lần thứ 14 như dự định để bàn thảo về nhân sự. Mà chỉ cần thêm một hội nghị trung ương thứ 13 nữa là sắp xếp xong phần nhân sự BCT của ĐCSVN. Ngoài những lý do khiến các hoạt động của Đảng CSVN trở nên êm đềm, vắng bóng đã nêu trên. Còn một lý do nữa là ngân sách quốc gia đã cạn kiệt, nhiều món nợ quốc tế đến hạn phải trả, nhiều chính sách chế độ phải giải quyết, nhiều công trình dự án bị đình trệ do thiếu tiền, nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội.... nói ngắn gọn là đất nước Việt Nam đang rất thiếu tiền. Trước nay mọi hoạt động của Đảng đều lấy từ ngân sách đất nước ra, số tiền này cực kỳ lớn, là một gánh nặng cho đất nước và nhân dân. Đến nay tình hình ngân sách cạn kiệt, các hoạt động của Đảng sẽ bị ảnh hưởng theo, bắt đầu là từ đảng bộ địa phương. Lấy ví dụ đại hội đảng bộ địa phương bắt đầu triển khai từ giữa năm 2015 được thủ tướng chính phủ hỗ trợ 1.415 tỷ đồng. Số tiền này chỉ là hỗ trợ, tức là tiền thêm vào số tiền dự định trước đó chi. Ngay đến một đảng bộ ở thành phố lớn của Việt Nam như Hải Phòng, có chi bộ phải gửi công thư đề nghị hỗ trợ thêm tiền để tổ chức đại hội đảng bộ. Thử hỏi các địa phương miền núi, vùng nông thôn lấy đâu ra tiền để hoạt động. Mới đây lần đầu tiên đồng loạt báo chí đưa tin về Thành Uỷ Bạc Liêu bị vỡ nợ. Khi lớp lãnh đạo mới được bầu qua đợt đại hội đảng bộ vừa đây đến nhận bàn giao mới té ngửa ra rằng kho tiền của thành uỷ chỉ có tên trên sổ sách chứ không còn tiền thật. Bù vào đó là đống hoá đơn đòi nợ tiền điện nước,khám chữa bệnh, lương cán bộ, bảo hiểm xã hội. Bài báo mô tả tình trạng túng bẫn của thành uỷ Bạc Liêu đến mức độ mà các cán bộ đảng CSVN ở đây chửi nhau, đập vỡ đồ đạc, cấp dưới chỉ mặt cấp trên... một bi kịch nhục nhã cho đảng CSVN. Và nếu như thành uỷ Bạc Liêu túng bẫn đến độ như vậy, chắc hẳn còn nhiều nơi khác chẳng khá khẩm hơn gì. Đó cũng là một phần lý do đảng CSVN ít hoạt động trong tháng này, nói theo cách dân gian là Đảng đang '' đau đầu vì tiền ''. Trên tạp chí Đảng Cộng Sản bài mới nhất gần đây là một bài viết của Dư Luận Viên, tức hàng ngũ lý luận của Đảng than thở khó khăn, mong muốn được chu cấp thêm tiền để hoạt động được tốt hơn. Bài viết có đoạn. ''Ngoài ra, có chế độ đặc thù về vật chất và tinh thần vừa mang tính ưu đãi và tôn vinh đối với lực lượng nòng cốt mạnh làm nhiệm vụ đấu tranh lý luận, vừa kịp thời động viên họ hăng hái đấu tranh trên mặt trận lý luận của Đảng '' Đoạn viết trên cho thấy nhiều cơ sở Đảng CSVN sở dĩ không hoạt động "hăng hái" là vì chế độ vật chất chưa được động viên, có nghĩa tiền chi chưa đủ lắm. Tưởng rằng Đảng đi vắng là do nín thở chờ đợi kết quả nhân sự ở đại hội Đảng lần thứ 12, tưởng rằng cán bộ , đội ngũ của Đảng đều là những con người lý tưởng, hoạt động phụng sự cho lý tưởng. Ai ngờ cũng vòi vĩnh có tiền mới hăng hái, ai ngờ cũng ngửa tay xin tiền mới hoạt động, và thật chẳng ngờ hơn là vì hết tiền mà chỉ mặt nhau chửi, đập ấm, đập chén như phường mạt hạng với nhau cả./. Nguồn:  FB Người Buôn Gió
......

Deutschlands strategischer Partner Vietnam verletzt Menschenrechte - Glaubensfreiheit einfordern!

PRESSEMITTEILUNG                  Göttingen, den 25.November 2015 Vietnamesischer Staatspräsident zu Besuch in Berlin (25.11.) Die anhaltende Verletzung der Glaubensfreiheit in Vietnam muss ein Thema bei den Gesprächen der deutschen Bundesregierung mit Staatspräsident Truong Tan Sang sein, fordert die Gesellschaft für bedrohte Völker (GfbV). „Trotz des verfassungs¬rechtlichen Schutzes der Religionsfreiheit werden engagierte Gläubige in Vietnam verhaftet, geschlagen, Kirchen beschlagnahmt oder zerstört“, kritisierte der GfbV-Asienreferent Ulrich Delius am Mittwoch in Göttingen. „Ein neues Religionsgesetz, das im Jahr 2016 in Kraft treten soll, wird die Glaubensfreiheit nicht sichern, son¬dern noch stärker einschränken. Mit seinen vagen Formulierungen wird es den Behörden noch mehr Handhabe geben, Katholiken, Protestanten, Buddhisten und andere Glaubensgemeinschaften willkürlich zu drangsalieren und Gläubige an der Religionsausübung zu hindern.“ Vietnams Staatsoberhaupt wird heute aus Anlass des 40-jährigen Bestehens der diplomatischen Beziehungen von Bundeskanzlerin Angela Merkel, Bundespräsident Joachim Gauck und Bundesaußenminister Frank-Walter Steinmeier empfangen.  Als Beispiel für die Willkür von Sicherheitskräften und Behörden schilderte Delius ein aktuelles Schicksal: Der katholischen Menschenrechtler Tran Minh Nhat wurde in den vergangenen zwei Wochen gleich zweimal willkürlich festgenommen und bei Verhören gefoltert. Zuletzt wurde er am 17. November 2015 in der Provinz Lam Dong von Polizisten in Zivilkleidung überwältigt und geschlagen. Er wollte einen Arzt aufsuchen, um sich wegen der Verletzungen behandeln zu lassen, die er bei seiner Festnahme am 8. November erlitten hatte. Chu Manh Son (2.th von link) und Tran Minh Nhat (3.th von Link) Damals wurde er gemeinsam mit dem katholischen Menschenrechtler Chu Manh Son von Polizisten im Zentralen Hochland verhaftet. Lokale Mitarbeiter der Kommunistischen Partei schlugen sie während ihres zwölfstündigen Gewahrsams bei der Polizei, um sie zur Unterzeichnung von „Geständnissen“ zu zwingen. Nhat war erst im August 2015 nach vierjähriger Haft freigekommen, Son war Jahr 2014 nach 30-monatiger Haft freigelassen worden. Sie waren wegen angeblicher Propaganda gegen die Regierung bzw. „Umsturz“-Ver¬suchs verurteilt worden. Im Zentralen Hochland Vietnams, in dem viele indigene Völker leben, gehen die Behörden rigoros gegen Gläubige vor, um „Religion auszumerzen“. Denn viele Angehörige der Bergvölker sind Katholiken oder gehören protestantischen Haus¬kirchen an. Erst im Oktober 2015 drohten die Behörden mit der Zerstörung von 22 Kapellen in der Diözese Kontum. Aber auch in den Städten gibt es Probleme für christliche Einrichtungen. So protestierten Buddhisten, Protestanten und Katholiken gemeinsam im Oktober 2015 in Ho Chi Minh City (dem früheren Saigon), um die Zer¬störung einer von katholischen Nonnen betriebenen Grundschule zu verhindern.  Mehr als die Hälfte der 93 Millionen Bewohner Vietnams sehen sich als Buddhisten an, Katholiken stellen rund sieben Prozent der Bevölkerung, Protestanten zwei Pro¬zent und Cao Dai drei Prozent. Ulrich Delius ist zu erreichen unter Tel. 0160/95671403 https://www.gfbv.de/de/news/vietnamesischer-staatspraesident-zu-besuch-i... --------------------------------------------------------------- Thông Cáo Báo Chí của Hiệp hội yểm trợ các dân tộc đang bị đe dọa (Gesellschaft für bedrohte Völker (GfbV)) nhân chuyến công du nước Đức của Chủ tịch nhà nước CSVN Trương Tấn Sang. Bản thông cáo báo chí do Tiến sĩ Dương Hồng Ân dịch ra tiếng Việt có nội dung sau: „Ông Ulrich Delius, người phụ trách Á Châu Vụ của „ Hiệp hội yểm trợ các dân tộc đang bị đe dọa“, tuyên  bố trong bản thông cáo báo chí ra ngày 25.11.2015: "Mặc dù trong hiến pháp tự do tôn giáo được bảo vệ, nhưng tín đồ tôn giáo tại Việt Nam bị bắt giữ, đánh đập, nhà thờ bị tịch thu hoặc phá hủy ", "Một đạo luật mới về tôn giáo, có hiệu lực từ năm 2016, sẽ không bảo vệ mà lại hạn chế quyền tự do tín ngưỡng nhiều hơn. Với từ ngữ mơ hồ, đạo luật này sẽ tạo cơ hội cho các cơ quan nhà nước quấy rối người Công giáo, Tin lành, Phật tử và các nhóm tôn giáo khác và ngăn chặn các tín hữu trong việc hành đạo của họ". Vì thế ông Ulrich Delius kêu gọi chính phủ CHLB Đức phải đặt vân đề này khi đàm luận với Trương Tấn Sang. Ông Delius nêu ra một thí dụ cụ thể vừa xẩy ra tại Việt Nam: Trần Minh Nhật, một nhà hoạt động nhân quyền Công giáo, trong hai tuần qua đã hai lần bị bắt giữ và tra tấn. Gần đây nhất, vào ngày 17 tháng 11 năm 2015 tại tỉnh Lâm Đồng, ông đã bị công an mặc thường phục áp đảo, đánh đập. Ông Nhật muốn gặp bác sĩ để được điều trị những vết thương ông đã phải gánh chịu trong thời gian bị bắt vào ngày 08 tháng 11. Lúc đó, ông Nhật và ông Chu Mạnh Sơn, một nhà hoạt động nhân quyền Công giáo, đã bị cảnh sát ở Tây Nguyên bắt. Cán bộ địa phương của Đảng Cộng sản đã đánh đập họ suốt lúc bị giam mười hai tiếng ở đồn cảnh sát và bắt họ phải ký "lời thú tội". Ông Nhật mới được trả tự do tháng 8 năm 2015 sau bốn năm tù, còn ông Sơn đã rời trại tù năm 2014 sau 30 tháng tù giam. Họ đã bị cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước và "lật đổ" chính phủ. Ở Tây Nguyên nơi có nhiều người dân bản địa sinh sống, các tín hữu tôn giáo bị nhà nước đối xử khắc nghiệt vời mục đích "tiêu diệt tôn giáo". Nhiều người dân tộc thiểu số miền cao nguyên là tín đồ Công Giáo hay Tin Lành. Tháng 10 năm 2015 chính quyền đe dọa sẽ phá tan 22 nhà nguyện tại giáo phận Kontum. Ngay cả tại những thành phố lớn các cơ sở tôn giáo cũng bị đe dọa. Vì vậy tháng 10 năm 2015 tại thành phố Hồ Chí Minh các tín đồ Phật giáo, Tin lành và Công giáo cùng đứng lên phản đối để ngăn chặn nhà nước tàn phá trường tiểu học do các bà sơ Công giáo quản lý. Hơn một nửa trong số 93 triệu dân Việt Nam là Phật tử, người Công giáo chiếm khoảng bảy phần trăm dân số, Tin Lành có hai phần trăm và đạo Cao Đài ba phần trăm.“ TS Duong Hong-An (Diễn đàn Việt Nam 21 / Forum Vietnam 21)
......

Trưng Cầu Dân Ý: Định bịt mắt ai?

Vào ngày 25/11/2015 vừa qua, Quốc Hội CSVN đã thông qua cái gọi là "Luật Trưng Cầu Ý Dân", và ấn định là Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, tức là hơn 7 tháng nữa. Bản tin khi được loan tải còn kèm theo câu đánh bóng: "Đây là dự luật nhận được sự quan tâm của đông đảo nhân dân và cử tri cả nước với những nội dung đề cao tính dân chủ, đảm bảo quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013." Sự thực như thế nào? Trưng cầu dân ý là gì? Và tác động thực sự của việc thông qua dự luật này tại quốc hội CSVN là gì? Trưng cầu dân ý căn bản là hỏi ý dân, và thường là liên quan đến những quyết định thay đổi Hiến Pháp hay những vấn đề tế nhị mà cơ cấu lập pháp là Quốc Hội cảm thấy khó tự lấy quyết định. Trưng cầu dân ý thường chỉ xảy ra trong các quốc gia dân chủ vì đơn giản là các nước độc tài, với bản chất độc đoán, chẳng bao giờ thèm hỏi ý dân. Vì vậy, việc nhà nước CSVN, với bản chất độc tài độc đoán, bày ra trò trưng cầu dân ý không khỏi làm người ta thắc mắc, tự hỏi ẩn ý của việc làm này của Đảng CSVN là gì? Câu trả lời rất đơn giản là một lần nữa CSVN lại áp dụng nguyên tắc “bóp cổ” và “nới tay” để cho người dân cảm thấy được “tôn trọng” qua cảm giác (bị lừa) được thở chút không khí tự do (không có thật) mà bớt đi sự căng thẳng đối với Đảng và Nhà nước. Lần này Đảng CSVN đưa ra dự luật về trưng cầu dân ý chẳng khác nào trước đây họ hứa hẹn đưa ra Luật biểu tình… nhưng chẳng bao giờ xảy ra. Mục tiêu của CSVN nhắm vào hai chủ đích: Thứ nhất, tạo ảo giác rằng chế độ CSVN đang bắt đầu lắng nghe ý kiến của dân hầu “xả bớt sự căm phẫn.” Thứ hai, tìm cách câu giờ trong lúc loay hoay chuẩn bị thế hạ cánh an toàn trước những áp lực thay đổi của tình thế. Theo như Luật trưng cầu dân ý, những vấn đề được mang ra trưng cầu ý kiến người dân dựa trên: Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước hoặc vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước. Nếu coi chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia thì ba vấn đề sau đây không thể không nằm trong đề mục trưng cầu dân ý. Đó là định hướng chủ nghĩa xã hội; vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của đảng CSVN và vấn đề quốc doanh và tư doanh nắm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Đây là ba vấn đề đang làm trì trệ đất nước và kéo giật lùi Việt Nam trong khi những lân quốc như Campuchia, Lào, Miến Điện lần lượt vượt xa đất nước Việt Nam. Do đó, nếu trưng cầu dân ý, CSVN nên hỏi thẳng người dân 2 câu hỏi sau: 1/ Giữ hay bỏ điều 4 Hiến Pháp, và 2/ Giữ hay bỏ Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Câu trả lời chỉ là GIỮ hay BỎ. Thêm nữa, trong tình hình hiện nay, việc tổ chức trưng cầu dân ý phải do một cơ chế độc lập chứ không thể giao cho Quốc Hội hay Mặt Trận Tổ Quốc. Cơ chế hợp lý nhất nhằm thực thi trưng cầu dân ý nên là sự hợp tác giữa các đoàn thể xã hội dân sự độc lập và Mặt Trận Tổ Quốc. Nói tóm lại, việc Quốc Hội CSVN thông qua luật trưng cầu dân ý là điều đáng ca ngợi nếu Đảng CSVN tức khắc (chứ không hứa hẹn suông để câu giờ) tổ chức trưng cầu dân ý với 2 câu hỏi sau: 1/ Giữ hay bỏ Điều 4 Hiến Pháp, và 2/ Giữ hay bỏ định hướng Xã Hội Chủ Nghiã. Nếu không làm được như vậy thì "trưng cầu dân ý" chỉ còn là một màn diễn thô kệch, nhàm chán và … phí tiền của dân như bao màn diễn khác!
......

Quân đội ĐCSTQ bán vũ khí cho IS: Chỉ cần nghe lời, vũ khí có thể cho không

Một kỹ sư trưởng từng làm việc cho hãng xuất khẩu vũ khí khổng lồ tại Trung Quốc Đại Lục gần đây đã chia sẻ với Đài Phát thanh Hy Vọng (Sound of Hope) quá trình quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuyển vũ khí bán cho các phần tử khủng bố khu vực Trung Đông và Somalia, ông nói tiền thu được từ những phi vụ làm ăn này kếch xù này về cơ bản đều rơi vào túi riêng của quan chức tướng lĩnh. Có thể cho không vũ khí, nhưng phải nghe lời Gần đây tổ chức khủng bố IS hoạt động ngày càng điên cuồng. Năm ngoái, tổ chức Giám sát luân chuyển vũ khí Conflict Armament Research đã phân thích xác đạn cùng vũ khí và nhận thấy đa số vũ khí IS sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngoài ra, trong năm 2009 truyền thông Israel đã đưa tin một tướng lĩnh trong quân đội cho biết, bốn hỏa tiễn mà Hamas bắn vào thành phố Beersheba ở phía nam của Israel là do Trung Quốc sản xuất. Hình ảnh mà truyền thông Tây phương chụp được vào năm 2014 khi quân đội Hamas duyệt binh ở Gaza cho thấy 107 tên lửa trưng bày ra là của Trung Quốc. Theo người cung cấp thông tin, ĐCSTQ có thể thực hiện thành công những thương vụ này, một là vì quân phiến loạn và khủng bố đa số là nghèo, họ đành chọn vũ khí giá rẻ của Trung Quốc (ví dụ 1000 USD có thể mua được 2 khẩu AK47, trong khi mua súng carbine của Pháp cần 4000 USD mới mua được một khẩu); hai là ĐCSTQ không có nguyên tắc gì, chỉ cần đối phương nghe lời là được: nếu không có tiền thì phải phục vụ cho ĐCSTQ làm một số việc xấu theo yêu cầu, nếu đồng ý sẽ được cung cấp vũ khí miễn phí (trên thế giới không nước nào cho không vũ khí vì phải mất rất nhiều công sức mới làm được, cho dù là loại vũ khí quá thời hạn). Bản thân người cung cấp thông tin kể lại quá trình ông được trải nghiệm như sau: Ông ta (bên mua) nói: Chúng tôi muốn vũ khí của Trung Quốc (quân đội Trung Quốc), chúng tôi không có tiền. Người phía Trung Quốc đáp lại, ok, chúng tôi có thể tặng cho anh, nhưng có hai điều kiện: một là các anh phải đánh lại chính quyền bản địa, các anh làm quân du kích và theo sự chỉ đạo của chúng tôi, đánh vào tòa nhà quốc hội hoặc dinh tổng thống gì đó; hai là các anh phải liên tục tấn công vào Đại sứ quán các nước phương Tây trú tại Somalia làm cho họ luôn bất an trong công việc. Súng của những đội quân du kích ở Afghanistan, Pakistan, Pamir, Mông Cổ sử dụng đều là AK47 của Trung Quốc, còn đạn thì cung cấp vô điều kiện, muốn có bao nhiêu cũng được! Trung Quốc (ĐCSTQ) xuất khẩu vũ khí không chỉ vì tiền, mục đích chủ yếu của họ là truyền bá cái gọi là “Tư tưởng cách mạng của họ”, “làm rối loạn trật tự của thế giới tự do”. Theo người cung cấp thông tin, việc xuất khẩu công khai vũ khí đạn dược kéo dài từ thời gian 1983 – 1989. Có khoảng 14 công ty xuất khẩu vũ khí lớn ở trong nước, người đứng đầu những công ty này thường có cấp bậc Thiếu tướng. Sau này dù ngoài mặt có lệnh cấm quân đội buôn bán, nhưng theo ông ta biết thì hoạt động mua bán vũ khí vẫn đang hoạt động. Nội bộ ĐCSTQ tham gia buôn bán vũ khí Người kỹ sư trưởng này kể lại trải nghiệm của mình khi giao dịch vũ khí. Ban đầu là phía công ty vũ khí của Trung Quốc Đại Lục khai thác nhu cầu của đối phương: ví dụ như Somalia, Trung Quốc có Đại sứ quán ở đó, người của Đại sứ quán biết đâu là quân chính phủ và đâu là quân phiến loạn, họ tiếp cận mời ăn uống và lai vãng qua lại với nhóm phần tử này. Khi những nhóm này có nhu cầu là Đại sứ quán biết ngay, họ báo cho Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao lại báo cho Bộ Quốc phòng, Bộ Quốc phòng liền thông báo cho những công ty xuất khẩu. Công ty xuất khẩu có người phiên dịch, có thể liên lạc trực tiếp với đối phương. Trong trường hợp không may không có thì sẽ liên lạc với Bộ Quốc an: Bộ Quốc an lập tức xem hồ sơ của Đại học Bắc Kinh, Đại học Nhân dân, Học viện Ngoại giao, xem người nào thông thạo tiếng Somalia và chỉ dẫn liên lạc với ông Tổng của công ty xuất khẩu. Những người phiên dịch này đều thuộc đối tượng “tin cậy về chính trị”, họ sẽ được yêu cầu giữ thông tin tuyệt mật. Trên thực tế, đối tượng xuất khẩu vũ khí của ĐCSTQ không chỉ hạn chế trong một vài khu vực này. Sau khi thiết lập được liên lạc thì cần gặp gỡ đàm phán. Thông thường trong những giao dịch này được lựa chọn đàm phán ở một nước thứ ba. Phía Trung Quốc sẽ nhờ Lãnh sự quán giúp đỡ: Lãnh sự quán chỉ định thời gian và địa điểm. Người đại diện là chuyên gia của công ty xuất khẩu đi đến, còn bên quân phiến loạn thì lấy danh nghĩa là một thương nhân, họ đến địa điểm ngồi đàm phán. Sau khi hoàn thành giao dịch, phía công ty xuất khẩu đến khu vực quân sự lấy hóa đơn hàng, quá trình này rất đơn giản, không có thủ tục gì. Nhân viên tham mưu của quân đội điện thoại cho Chủ nhiệm kho vũ khí, thường là cấp bậc Đại tá: Công ty Nam Phương mua một lô vũ khí, họ có tờ đơn, do xxx gửi đến kho các anh, sáng mai sẽ có 20 chiếc xe đến, các anh chuẩn bị giao hàng. Bên giao hàng dĩ nhiên phải xem bên mua là ai. Nếu như là phiến quân Somalia, hải tặc, Trung Quốc sẽ chọn giao dịch đường biển, sẽ liên lạc với hạm đội Nam Hải và cho điều động tàu quân đội chuyển hàng: nguyên nhân, một là hạm đội Nam Hải có thể kiểm soát vùng biển Nam Thái Bình Dương, Nam Hải và Ấn Độ Dương; hai là như vậy họ có thể buôn bán tự do trên biển. Phiến quân Somalia dùng tàu đánh cá loại lớn đi nhận hàng, cũng có khi có tàu hàng cỡ lớn. Nếu bên mua là quốc gia trong lục địa, ví dụ như quân phiến loạn Afghanistan, phía Trung Quốc sẽ yêu cầu đối phương nhận hàng tại một vùng biên giới nào đó ở Trung Quốc. Ví dụ cuộc đàm phán như sau: Chúng tôi cần 20 chiếc xe, đến địa điểm xxx cách đồn biên phòng biên giới khoảng 100 mét. Phía Trung Quốc cũng có 29 xe chở vũ khí đến, và huy động cả lính phòng thủ đi ra giao hàng. Chúng tôi có chứng nhận của Bộ Công an, Bộ Quốc an và của Quân ủy Trung ương, quân lính không có quyền kiểm tra hàng trên xe. Khoản tiền giao dịch khổng lồ vào túi riêng các tướng lĩnh Người cung cấp thông tin tiết lộ, tiền giao dịch được chuyển cho công ty xuất khẩu vũ khí tại một ngân hàng ở Hồng Kông, dùng đô la Mỹ hoặc đô la Hồng Kông: Khoản tiền này không chuyển vào tài khoản của quân đội, do ông Tổng của công ty xuất khẩu mở tài khoản tại ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, khoản tiền này chỉ vài tướng lĩnh biết nên dùng như thế nào. Ví dụ câu chuyện giữa hai tướng lĩnh: – Lão Trương, anh đi Mỹ chơi đi, anh muốn mua một cái nhà ở Mỹ không? – Ừ, nếu có điều kiện cũng mua cho con cái tôi ở, nhưng tiền đâu ra? – Từ tài khoản này. Cách sử dụng là như thế. Vũ khí đạn dược do nhân dân Trung Quốc chế tạo ra, nhưng tiền chỉ vào túi riêng vài người. Người cung cấp thông tin còn nói, vì ngân hàng Trung Quốc có nhiều chi nhánh tại nhiều quốc gia, thành phố, nên quá trình giao dịch rất thuận lợi. “Vòi rồng” của ĐCSTQ có ngân hàng, báo đài, cả thương hội… tất cả đều trong kiểm soát của ĐCSTQ. Chỉ cần phía trên đưa một mẩu giấy, một cuộc điện thoại là phía dưới đều phải làm theo. Vì vậy, việc thâm nhập của ĐCSTQ trên toàn cầu là thâm nhập toàn diện. Họ không chỉ có đường dây buôn bán vũ khí mà còn có nhiều đường dây khác. Theo letu.life (đăng lại theo Đài Phát thanh Hy Vọng) Tinh Vệ biên dịch (Đại Kỷ Nguyên VN)
......

IMF có thể sẽ đưa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ dự trữ ngoại hối SDR

Thứ Hai này, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc  có nhiều khả năng sẽ được đưa vào rổ dự trữ ngoại hối của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), được gọi là SDR (Quyền rút vốn đặc biệt). Trong cuộc họp hôm thứ Hai, IMF dự kiến sẽ phê chuẩn việc đưa đồng nhân dân tệ vào trong rổ những đồng tiền chủ chốt. Lãnh đạo của Quỹ, Christine Lagarde, đã ủng hộ hành động này, theo báo cáo của Wall Street Journal. SDR – một loại tiền ảo mà giá trị hiện đang dựa trên đồng yên Nhật Bản, đồng euro, đồng bảng Anh và đồng đô la Mỹ – là một tài sản dự trữ quốc tế mà IMF sử dụng để cho vay khẩn cấp đối với các thành viên của mình. SDR không phải là một loại tiền tệ được giao dịch tự do, nó được coi như là một tài sản dự trữ quốc tế. IMF cung cấp các khoản vay lấy từ SDR trong trường hợp khủng hoảng, đó là việc trợ giúp trong cuộc khủng hoảng tài chính để giúp tăng cường dự trữ chính thức của các quốc gia thành viên. Cho đến gần đây, đề nghị từ phía Trung Quốc để đưa đồng nhân dân tệ vào rổ tiền dự trữ của IMF đã nhiều lần bị từ chối, bởi người ta thấy đồng tiền Trung Quốc quá bị kiểm soát. Đồng nhân dân tệ, gần đây đã vượt qua đồng yên Nhật và trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ tư trong giao dịch toàn cầu, tuy nhiên nó vẫn bị Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tức Ngân hàng trung ương, kiểm soát chặt chẽ. Quảng cáo Việc đưa đồng nhân dân tệ vào rổ dự trữ ngoại tệ của IMF sẽ là một sự công nhận của công chúng về vị trí của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu, động thái này cũng sẽ gây thêm áp lực lên chính phủ Trung Quốc để thực thi các biện pháp khác nhau để tạo ra một nền kinh tế mở, định hướng thị trường. “Về đối nội, không chắc chắn chút nào về việc nếu đưa đồng nhân dân tệ vào SDR có thể buộc tạo ra các sửa đổi khác cho hệ thống”, Zhang Ming, nhà kinh tế cấp cao tại Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nói với tờ Wall Street Journal. Lần thay đổi cuối cùng của rổ SDR đã diễn ra vào năm 2000, khi đồng euro thay thế cho đồng marc của Đức và đồng franc của Pháp, theo Business International Times. Hiện nay, tổng giá trị của SDR là khoảng 280 tỷ USD. Theo đánh giá cuối cùng vào năm 2010, đồng đô la chiếm 41,9% trong SDR, trong khi đồng euro, đồng bảng Anh và đồng yên Nhật Bản chiếm tương ứng 37,4%, 11,3% và 9,4%. Tại thời điểm này chưa rõ tỷ trọng của đồng nhân dân tệ sẽ là bao nhiêu trong rổ dự trữ ngoại hối của IMF. 1 Tháng Mười Hai, 2015 https://vietdaikynguyen.com/v3/85294-imf-co-se-dua-dong-nhan-dan-te-cua-...
......

Thư Mời Tham Dự Hội Tết Bính Thân 2016 - Köln

THƯ  MỜI THAM DỰ HỘI TẾT ĐỐNG ĐA – XUÂN DÂN TỘC – BÍNH THÂN 2016 Kính thưa quý vị Đại Diện các Tổ chức, Tôn Giáo, Đoàn thể Kính thưa qúy vị Đại Diện Liên Hội và các Hội đoàn NVTNCS tại CHLB Đức Kính thưa quý Đồng Hương Một lần nữa Tết Nguyên Đán lại đến với chúng ta nơi viễn xứ. Trong dịp này HNVTNCS tại Köln kính mời tòan thể qúy vị đến tham dự Hội Tết Đống Đa Xuân Dân Tộc Bính Thân sẽ được tổ chức vào : Ngày Thứ Bảy, 30 Tháng 1 Năm 2016, lúc 17 giờ 30 tại Hội Trường Heinrich-Heine- Gymnasium Hardtgenbuscher Kirchweg 100 51107 Köln-Ostheim - Hội Tết tại Köln là một Sinh Hoạt Cộng Đồng mục đích gíup giới trẻ thuộc thế hệ thứ 2,thứ 3 hiểu biết thêm về lịch sử, phong tục,tập quán,văn hóa và cội nguồn dân tộc. - Hội Tết cũng là cơ hội để thế hệ thứ 1 gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, tâm tình, ôn lại những kỷ niệm tha hương vui buồn trên những chặng đường lịch sử đã trải qua.. - HNVTNCS tại Köln sẽ cống hiến qúy vị một đêm văn nghệ đặc sắc với sự góp mặt cuả Ban nhạc trẻ Köln-Bonn thế hệ thứ 2 và các Văn Nghệ Sĩ tên tuổi,quen thuộc đến từ khắp các miền nước  Đức, Pháp, Áo, Hòa Lan và Bỉ quốc.. - Và đặc biệt để chuẩn bị đón xuân trong gia đình, BTC kính mời qúy vị ghé thăm những gian hàng ẩm thực dồi dào và cùng nhau thưởng thức những món ăn đầy hương vị ngọt ngào quê hương ngày Tết. Sự hiện diện đông đủ của quý vị là một vinh dự, một khích lệ lớn thể hiện tinh thần đồng hương và cũng là một món quà giá trị đầu xuân qúy vị đã dành cho Hội NVTNCS tại Köln. Trân trọng kính mời Köln, ngày 25 tháng 11năm 2015 TM/BCH Hội NVTNCS tại Köln Nguyễn Hữu Dõng TB: Mọi chi tiết & đóng góp Văn Nghệ, Ẩm Thực xin liên lạc địa chỉ:  [email protected]       chân thành cám ơn qúy vị!
......

Bỏ Môn Lịch Sử Làm Gì ?

Bộ Giáo Dục Việt Nam đã đưa ra một dự kiến bỏ môn Lịch Sử trong giảng dạy, chuyển môn này vào phần Giáo Dục Công Dân. Một cuộc hội thảo chính thức đã diễn ra , theo như lời của sử gia Dương Trung Quốc thì hội thảo này chủ đề là. “Tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 3-11”. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã lên tiếng phản đối dữ dội trước dự thảo này của bộ giái dục Việt Nam. Từ giáo sư Phan Huy Lê, sử gia Dương Trung Quốc đến nhiều nhân sĩ, trí thức khác. Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ nguyên phó chủ nhiệm khoa lịch sử trường đại học sư phạm Hà Nội cho rằng việc làm này là có tội với tổ tiên, đất nước. Còn giáo sư Phan Huy Lê gọi đó là thủ tiêu môn lịch sử, ông sử gia Dương Trung Quốc bày tỏ nhẹ nhàng hơn rằng ông thất vọng việc bỏ môn lịch sử. Thực tế cho thấy nhiều năm trở lại đây học sinh không thiết tha gì với môn lịch sử. Đỉnh điểm kỳ thi hồi tháng 7 năm 2015 mới đây tại một điểm thi chỉ có một thí sinh thi môn lịch sử, và cần đến 66 người coi cuộc thi này. Không ai học như vậy, bỏ cũng là đúng. Nhưng trước tiên phải đi ngược lại vấn đề là tại sao học sinh không muốn học. Nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân môn lịch sử VN không thu hút được học sinh, bởi nó được soạn theo ý đồ chính trị của Đảng CSVN, của Ban tuyên giáo ĐCSVN…những nơi chỉ có lừa đối, tuyên truyền một chiều ngự trị, miễn sao là có lợi cho vai trò cầm quyền của Đảng. Ở môn học này những phần về lịch sử Việt Nam thời xưa được dạy sơ sài , chẳng hạn đến Hai Bà Trưng đánh giặc nào cũng không được nói rõ. Như tấm bia lớn để giữa nghĩa trang liệt sĩ hy sinh trong cuộc chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc chỉ được ghi là hy sinh, hay những tâm bia tội ác chống quân Trung Quốc bị đục bỏ. Hai Bà Trưng cũng chỉ được ghi chung chung là đánh quân xâm lược. Ngược lại thì khắp nơi trên đất Việt Nam đầy rẫy tấm bia ghi tội ác đế quốc Mỹ, sách giáo khoa cũng chi tiết vậy. Lịch sử Việt Nam cả ngàn năm chống chọi trước âm mưu thôn tính của Trung Quốc. Bỏ môn lịch sử đi tức là xoá ký ức của dân tộc, làm lãng quên sự cảnh giác trước âm mưu xâm lược của Trung Quốc. Những cuộc kháng chiến chống phương Bắc đầy rẫy những hình ảnh oai hùng, có tác động khơi dậy tính dân tộc quật cường sẽ bị xoá bỏ. Nếu nhìn thấy việc các đài truyền hình Việt Nam, các nhà xuất bản ở Việt Nam cho ra liên tiếp và trình chiếu những tác phẩm của Trung Quốc, chúng ta có thể thấy đây hẳn là một ý đồ có tính toàn diện thôn tính tư tưởng người Việt, tẩy não cả một dân tộc nhằm mục đích thay thế hình ảnh Trung Quốc đầy dã tâm bằng một Trung Quốc thân thiện với Việt Nam. Từ thời Hai Bà Trưng đánh giặc nào không biết, đến chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc hay sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa bị Trung Quốc cướp không có trong sách giáo khoa. Thay thế vào đó là quan hệ Việt Trung mười sáu chữ vàng, hữu nghị mà Đảng nhồi vào sách giáo dục công dân. Chắc hẳn thế hệ sau này sẽ chỉ biết đến một Trung Quốc tốt bụng và người anh em thân thiết với đảng cộng sản Việt Nam. Cùng với bán tài nguyên, đất đai, biển đảo cho Trung Quốc. ĐCSVN đang rắp tâm bán nốt tư tưởng dân tộc cho Trung Quốc qua việc bỏ môn lịch sử bằng một thủ đoạn thâm hiểm là đầu tiên dạy sơ sài, dối trá cho học sinh chán. Tiếp theo vin vào lý do học sinh không muốn học để bỏ môn này, gom vào môn giáo dục công dân. Một cái tên nghe đã thấy nặng mùi tuyên truyền, nhồi nhét tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam. Học sinh Việt Nam sẽ không được giáo dục theo truyền thống tổ tiên nữa mà giáo dục thành con người của CNXH, con người của Đảng, của Mác, Lê Ninh, Hồ Chí Minh. Chính phủ Việt Nam nói rằng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đời này không đòi được, thì để đời con cháu sau này đòi. Nhưng với sự giáo dục như thế này thì liệu rằng con cháu đời sau lấy tinh thần nào để làm động lực đòi lại hai quần đảo ấy? Cứ cái đà giáo dục, tuyên truyền đang diễn ra thì vài mươi năm nữa có khi thế hệ sau ở Việt Nam xin sát nhập vào Trung Quốc cũng chẳng có gì là ngạc nhiên. Bởi diễn biến tâm lý về mặt tư tưởng ấy đã được sắp thành lộ trình từ hàng chục năm trước giữa Cộng Sản Việt Nam và Cộng Sản Trung Quốc. Bỏ môn lịch sử, mục đích duy nhất của chế độ CSVN ngày nay là nằm trong kế hoach thôn tính tư tưởng, nô lệ hoá dân tộc vào Trung Quốc sau này. Đòi hỏi giữ nguyên môn lịch sử chưa đủ, cần phải đòi hỏi cải cách giáo trình môn học này, đưa những bài học chân thực và khách quan trong lịch sử vào giảng dạy. Nhà văn nổi tiếng Gamzatov nói rằng ” nêú anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào anh bằng đạn đại bác ”. CSVN còn vượt quá hơn câu thành ngữ ấy, bằng cách xoá sổ quá khứ của dân tộc. Bằng một cuộc tẩy não mà chỉ có chế độ độc tài, phát xít hay dùng đến. Hãy nghe lời tâm tình của Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Quốc Sử trả lời báo Một Thế Giới. ”Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Hầu hết những gì diễn ra hôm nay đều có nguồn cội, căn nguyên từ quá khứ, hay nói cách khác đó là sự tiếp nối của quá khứ. Bởi thế, muốn hiểu hiện tại, muốn hành xử cho đúng, không lệch lạc trong tương lai thì phải soi chiếu vào lịch sử. Còn môn lịch sử, nó sẽ giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ một cách có hệ thống. Tuy nhiên, có nhận thức đúng về quá khứ hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và phương pháp nhận thức, quan điểm và phương pháp nghiên cứu lịch sử, dạy và học sử của mỗi người. Đất nước, cộng đồng hay cá nhân nào cũng cần đến vai trò của lịch sử. Với dân tộc Việt Nam, việc tìm hiểu lịch sử còn quan trọng hơn nhiều, bởi lẽ đất nước ta luôn bị đe dọa, xâm lăng, ngay cả lúc này. Vì vậy, việc tìm hiểu, dạy và học lịch sử là một trong những vấn đề sống còn của mỗi người trong cộng đồng dân tộc. Hơn nữa, Việt Nam đang ở trong thời kỳ hội nhập, học sử là để hiểu mình, hiểu người, giúp chúng ta biết mình đang ở tầm vóc nào, hiểu rõ bạn bè và kẻ thù của mình, từ đó sẽ hội nhập tốt hơn.” Ở cương vị người trong nước, có lẽ phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Quốc Sử chỉ khái quát chung được đến thế, vì ngại vạch rõ mưu đồ của ĐCSVN. Nhưng dù chỉ khái quát thì cũng dễ thấy quan điểm khoa học đúng đắn của ông trình bày đại diện cho rất nhiều tâm tư của người dân Việt Nam. CSVN đã bán hết phần xác thịt của đất nước như tài nguyên, chủ quyền cho Trung Quốc. Giờ đang đến lúc CSVN bán phần linh hồn dân tộc cho bọn quỷ dữ ngoại bang phương Bắc. Mọi người dân cần nhìn rõ thủ đoạn nham hiểm này để cất tiếng nói giữ gìn được sinh khí của dân tộc, hồn thiêng của sông núi. Không thể làm ngơ cho Cộng Sản, một thứ quái thai của loài người lộng hành, tác quái , bất chấp cả lương tri, đạo lý mà tự tung, tự tác như vậy được./. http://nguoibuongio1972.blogspot.de/2015/11/bo-mon-lich-su-lam-gi.html Ghi chú: Tại Khánh khê (Lạng sơn) tấm bia ghi “Sư đoàn 33 đã đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược” nhưng người ta đã đục bỏ đi chữ “quân Trung Quốc xâm lược".
......

Tổ chức khủng bố giàu nhất thế giới kiếm tiền từ đâu?

Nhiều người băn khoăn không biết IS lấy tiền từ đâu để hoạt động và gây tội ác? Giải đáp cho câu chuyện “làm giàu” này có thể kể đến doanh thu từ bán dầu mỏ, kinh doanh bất động sản, và cướp ngân hàng.     1. Dầu mỏ: Các vựa dầu mỏ bị IS chiếm giữ ở Syria và Iraq là nguồn kiếm tiền chính của nhóm phiến quân này. Dù Mỹ và các nước đồng minh có vẻ dễ dàng ngăn chặn việc xuất cảng dầu mỏ từ các khu vực lãnh thổ bị IS chiếm đóng, việc kiểm soát thị trường đen lại khó khăn hơn. Nhóm khủng bố gần như chiếm hết dầu từ những mỏ dầu nhỏ và trung bình, sau đó dùng xe tải chở sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây các bên mua bán trao đổi hoặc đấu thầu. Việc buôn bán này là bất hợp pháp,  nên dầu được bán giảm giá,  rồi sau đó giá cả lại tăng biến động khi tiêu thụ trên thị trường chính thống. Những kẻ buôn lậu nhắn tin cho nhau qua Whatsapp để trao đổi hàng hóa. Theo Boston Globe, một số thương lái còn bán lại dầu từ IS cho chính chế độ của Tổng thống al-Assad tại Syria. Kể từ sau khi Mỹ và một số nước tham chiến, và không kích vào các khu vực khai thác dầu và khí ga, nguồn thu nhập này đã bắt đầu giảm hẳn. Theo báo cáo, cho đến tháng 10/2014, Mỹ đã phá hủy khoảng một nửa cơ sở sản xuất dầu của IS. Mỹ cũng cố gắng định vị và nhắm vào những kẻ môi giới dầu mỏ, và khuyến nghị Thổ Nhĩ Kỳ thắt chặt kiểm soát biên giới để ngăn chặn buôn lậu.     2. Thu thuế: IS nắm quyền kiểm soát trên diện tích rộng, nên chúng có thể đánh thuế lên tất cả người dân sống tại khu vực đó. Ngoài những loại thuế thông thường, một số loại khác còn hơn cả “tra tấn”. IS đánh thuế lên tất cả mọi thứ như hàng hóa, nhu yếu phẩm, điện nước, viễn thông, tiền mặt, lương thưởng, giao thông khảo cổ, và cộng đồng không phải người Hồi giáo nói chung. alt Thomson Reuters dự tính hệ thống đánh thuế này thu về hơn 360 triệu USD/ năm cho IS. Có thể mô tả Syria, hay Iraq tồn tại “2 chế độ” khi các tay súng IS, và gia đình của chúng hưởng thụ miễn phí mọi dịch vụ như nhà cửa, y tế, trong khi những người khác phải trả thuế rất nặng.     3. Tiền chuộc bắt cóc: Theo báo cáo của LHQ tháng 10/2014, dự tính IS thu về 35 -45 triệu đô năm ngoái từ riêng tiền chuộc bắt cóc. Mỹ và Anh đã cố gắng hạn chế kênh tài chính này, bằng cách ban hành quy định trả tiền chuộc cho khủng bố là bất hợp pháp. Chính sách này có vẻ cứng rắn đối với nhiều gia đình có thân nhân bị bắt cóc, nhưng nhà chức trách khẳng định điều này sẽ khiến cho bọn khủng bố không có ý định bắt cóc dân Mỹ và Anh. IS cũng thu về một số tiền khổng lồ từ tiền chuộc bắt cóc tại chính Syria và Iraq, tất nhiên điều này nằm ngoài kiểm soát của Mỹ hay Anh.     4. Tiền viện trợ: Những khoản đóng góp là nguồn thu khá cơ bản cho nhóm phiến quân này. Ước tính IS nhận được gần 49 triệu USD trong khoảng 2013-2014 từ những doanh nhân, gia đình giàu có tại Ả-rập Saudi, Qatar, Kuwait, các tiểu Vương Quốc Ả-rập thống nhất. Nhiều nhà tài trợ đổ tiền cho IS, vì nỗi sợ hãi, và cả oán hận đối với Iran và Thủ tướng Syria. Theo Brookings Institution, trong năm 2013, nhiều mạnh thường quân ở Kuwait đã chuyển hàng trăm triệu đô la cho nhiều nhóm nổi dậy ở Syria. Sau khi cộng đồng quốc tế lên án các quốc gia về việc tài trợ khủng bố, chính quyền Ả-rập Saudi, và các tiểu Vương Quốc Ả-rập thống nhất đã có nhiều chính sách hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, nguồn tiền đổ vào IS thông qua các tổ chức từ thiện không đăng ký vẫn bị bỏ ngỏ.    5. Bán đồ cổ: Ở mỗi khu vực chiếm đóng, IS nắm quyền kiểm soát luôn cả Bảo tàng, các bộ sưu tập cá nhân, và khu Khảo cổ học. Đây là nguồn cung cấp đồ cổ khổng lồ bao gồm những tác phẩm nghệ thuật, và lịch sử vô giá. Từ đầu năm đến nay, IS đã chiếm hơn 4.500 khu lưu trữ văn hóa. Một số đồ cổ đã bị phá hủy, nhưng số khác được bán lại với giá trên trời tại các chợ nổi ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, nơi mua sắm của nhiều dân buôn hàng cổ đến từ Châu Âu, và nhiều nước giàu khác. Hiện đây được coi là nguồn thu lớn thứ hai xếp sau bán dầu mỏ của tổ chức khủng bố này. Mỹ ước tính tổng giao dịch đồ cổ trong một năm của IS phải đạt đến hơn 100 triệu USD.    6. Cướp ngân hàng: Theo điều tra, IS thu về ít nhất nửa tỉ USD tiền mặt từ các chi nhánh của khắp ngân hàng quốc danh tại phía Bắc, và Đông Iraq trong năm 2014. Một quan chức Mỹ tiết lộ với báo Guardian, trước thời Mosul, tổng tiền mặt và tài sản của IS là 875 triệu USD, sau đó cộng với 1,5 tỉ USD số tiền chúng cướp từ các nhà băng, và giá trị vũ khí quân dụng.     7. Bán lại tài sản: Sau khi IS chiếm đóng phần lãnh thổ Iraq, chúng nắm giữ luôn các thiết bị, vũ khí, quân dụng của Mỹ để sử dụng, hoặc bán lại. Tổ chức này cũng bán lại các thiết bị xây dựng, máy phát điện, dây cáp, ô tô, đồ đạc, và nhiều sản phẩm khác.     8. Kinh doanh bất động sản: Theo Nigash.org:  IS thu về một lượng lớn tiền mặt từ việc cho thuê, và bán đấu giá tài sản của những người chúng giết, hoặc ở các khu vực chiếm đóng mới. Tài sản của những cá nhân mà IS coi là kẻ thủ như quân đội, cảnh sát, chính phủ, Chính trị gia, Thẩm phán, Viện kiểm sát đều bị chiếm giữ. Theo một tài liệu khác, IS cho người dân thuê lại các tài sản này, hay là dùng làm căn cứ cho các chiến binh, hoặc đầu tư xây sửa thành khách sạn 5 sao, hoặc resort ./.    Theo Net.
......

Gauck erwartet Fortschritte bei Menschenrechten in Vietnam

Berlin (dpa) - Bundespräsident Joachim Gauck hat beim Besuch des vietnamesischen Staatschefs Truong Tan San die Erwartung geäußert, dass das südostasiatische Land bei Menschenrechten und Meinungsfreiheit Fortschritte macht. Gauck sagte am Mittwoch nach einem Treffen mit dem Staatsgast in Berlin, er sei optimistisch, dass sich Vietnam in einem «Transformationsprozess zum Besseren» befinde.  Thema des Gesprächs, das Gauck «konstruktiv und freundschaftlich» nannte, waren auch die Spannungen im Südchinesischen Meer. Truong Tan San sprach sich für eine friedliche Lösung des Territorialkonflikts vor allem mit China aus. Anlass des Staatsbesuchs war der 40. Jahrestag der Aufnahme diplomatischer Beziehungen. Der vietnamesische Präsident lud Gauck für 2016 zu einem Gegenbesuch ein. Auf dem Programm des Gastes am Mittwoch standen auch Treffen mit Kanzlerin Angela Merkel und Außenminister Frank-Walter Steinmeier. Die Gesellschaft für bedrohte Völker forderte, bei den Gesprächen müsse auch die Verletzung der Glaubensfreiheit in Vietnam angesprochen werden. Vor dem Schloss Bellevue, dem Amtssitz des Bundespräsidenten, demonstrierte eine kleine Gruppe von Regierungsgegnern und forderte «Menschenrechte für Vietnam». http://www.europeonline-magazine.eu/gauck-erwartet-fortschritte-bei-mens... Đức nêu vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận với ông Trương Tấn Sang 29/11/2015 http://www.danchimviet.info/archives/99489/duc-neu-van-de-nhan-quyen-va-... Bản tin truyền hình ngày 25.11.2015 của đài Deutsche Welle (Làn Sóng Đức – đây là đài của nhà nước Đức phát thanh và truyền hình ra nước ngoài) chạy hàng tít lớn: „Ông Gauck tổng thống Đức chờ đợi một cuộc đổi mới kế tiếp ở Việt Nam.“ Và và ngay sau đó là hàng tít phụ:„Trong buổi tiếp đón chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang, tổng thống Đức Gauck đã phát biểu rằng, ông chờ đợi Việt Nam sẽ có tiến bộ trong lãnh vực nhân quyền và tự do ngôn luận.“ (Link vào xem bản tin truyền hình:  http://www.dw.com/de/gauck-erwartet-weitere-reformen-in-vietnam/av-18876704) Mở đầu bản tin  là hình ảnh tổng thống Đức Gauck cùng với chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang duyệt binh danh dự với lời dẫn của phát thanh viên truyền hình: „Duyệt đội binh danh dự thuộc về nghi lễ đón tiếp một nguyên thủ quốc gia, khi đón tiếp ông Sang chủ tịch nước CHXHCN VN cũng bình thường như vậy. Nhưng trong chuyến viếng thăm này những người phản đối đứng biểu tình trước cổng đã đặt vấn đề về dân chủ và nhân quyền. Họ đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng. Trong cuộc hội đàm với tổng thống Gauck cũng chủ yếu xoay quanh đề tài đổi mới ở Việt Nam.” Kế tiếp, bản tin truyền hình chiếu cảnh 2 nguyên thủ quốc gia ra gặp gỡ báo chí ngay sau cuộc hội đàm kết thúc và tổng thống Đức Gauck đã cho báo chí biết: „Chủ tịch Sang đưa ra cho tôi biết con số những công ước Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã phê chuẩn, và chúng tôi chờ đợi Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển tích cực kể cả trong lãnh vực tự do ngôn luận và nhân quyền“. Phóng viên đài Deutsche Welle đang thu hình đoàn biểu tình phản đối Trương Tấn Sang trước dinh thủ tướng Đức ở thủ đô Berlin do Liên Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại CHLB Đức tổ chức. Vũ Ngọc Yên
......

Für einen Neustart in der deutschen Flüchtlingspolitik

SPD-Chef Sigmar Gabriel und Außenminister Frank-Walter Steinmeier (SPD) fordern einen Neustart in der Flüchtlingspolitik. In einem Gastbeitrag für SPIEGEL ONLINE machen sie sich für eine engere Zusammenarbeit mit der Türkei stark. Deutschland könnte dann im Rahmen einer europäischen Anstrengung Kontingente syrischer Flüchtlinge aufnehmen - und so die Asylverfahren entlasten. Eine Beschneidung des Asylrechts lehnen sie ab. Täglich erreichen rund 10.000 Menschen über die Türkei die griechische Küste und schlagen sich unter teils menschenunwürdigen Bedingungen über den westlichen Balkan in die Europäische Union durch. Täglich kommen Tausende Menschen auch nach Deutschland. Diese Menschen fliehen vor Krieg, Terror und Hunger. Wir fühlen mit ihnen, und sehen uns gleichzeitig vor eine historische Bewährungsprobe gestellt. Spannungen auf dem westlichen Balkan leben wieder auf. Die Solidarität innerhalb der Europäischen Union droht zu zerreißen. Die Helfer in Deutschland und andernorts geraten an die Grenze ihrer Belastbarkeit. Dabei ist es nicht unbedingt die absolute Zahl der Flüchtenden, die uns an unsere Grenzen bringt, sondern die Dynamik und Geschwindigkeit, mit der die Flüchtlingszahlen in nur wenigen Monaten angewachsen sind. Eine Nation mit mehr als 80 Millionen Einwohnerinnen und Einwohnern wie Deutschland ist nicht mit einer Million Flüchtlingen überfordert. Die Unterbringung und Aufnahme einer solchen Zahl in nur einem Jahr allerdings ist nur schwer und über mehrere Jahre hinweg kaum durchzuhalten. Geschwindigkeit der Zuwanderung reduzieren Wir müssen deshalb die Geschwindigkeit und Dynamik der Zuwanderung abschwächen und die Zahl der Flüchtlinge, die in einem Jahr zu uns kommen, verringern. Viele Städte und Gemeinden haben schlicht keine Aufnahmekapazitäten mehr, und eine gelungene Integration braucht Maß, gute Vorbereitung und vor allem Zeit. Wir stehen vor einer Jahrzehntaufgabe für eine umfassende Gesellschaftspolitik, damit die Menschen, die bereits Schutz und neue Heimat bei uns gefunden haben, integriert werden können. Nicht nur Schweden und Österreich, unsere beiden wichtigsten Partner in diesen Monaten, brauchen eine Verringerung der Geschwindigkeit des Zuzugs, sondern auch Deutschland. Wenn wir nicht nur ein Jahr, sondern über eine längere Zeit helfen können wollen, müssen wir mehr ordnen und steuern. Dafür brauchen wir  einen Neustart in der deutschen Flüchtlingspolitik. Deutschland muss alle politischen Möglichkeiten nutzen, um die internationalen Bedingungen für mehr Kontrolle und Steuerung der Flüchtlingsbewegungen zu schaffen. Dafür ist neben dem zwingend erforderlichen europäischen System der Registrierung und Verteilung ein Abkommen mit der Türkei ein ganz wesentlicher Baustein. Wir wollen eine wirksame Kontrolle der Seegrenze zur EU erreichen und Voraussetzungen dafür schaffen, dass die in der Türkei in Sicherheit lebenden Syrer nicht den gefährlichen illegalen Weg in die EU wählen. Die EU-Außengrenze sichern – der Türkei helfen – Kontingente sicher aufnehmen Wenn die Türkei bereit ist, große Beiträge zur Sicherung der gemeinsamen Grenze mit der EU zu übernehmen und zugleich Flüchtlinge, die versuchen, diese Grenze zu überschreiten bei sich wieder aufnimmt, dann muss die Europäische Union die Türkei im Gegenzug auch solidarisch und tatkräftig unterstützen.  Dazu gehört ein angemessener Finanzierungsbeitrag zur Versorgung der syrischen Flüchtlinge. Dazu gehört schließlich auch, dass wir der Türkei – Zug um Zug – für Fortschritte in der Flüchtlingsfrage bei Themen entgegenkommen, die für die Menschen in der Türkei von großer Bedeutung sind: Das gilt für die Einstufung der Türkei als sicheres Herkunftsland. Hier muss aber auch künftig gewährleistet sein, dass politisch Verfolgte die Möglichkeit behalten, in Deutschland Asyl zu bekommen. Auch in der Frage der Visaliberalisierung müssen wir viel schneller vorankommen. Und schließlich müssen wir neuen Schwung in die seit Jahren stagnierenden Beitrittsverhandlungen bringen. Wenn diese Zusammenarbeit mit der Türkei also gelingt, dann sollte – im Gegenzug – im Rahmen einer europäischen Anstrengung Deutschland in Zukunft  Kontingente  syrischer Flüchtlinge aufnehmen, wie es dies bei anderen Bürgerkriegskonflikten schon getan hat. Die Menschen in diesen Kontingenten sollen auf sicheren Wegen nach Europa und Deutschland gebracht werden. Statt chaotischer und ungesteuerter Zuwanderung auf gefährlichen Fluchtrouten wie heute also geordnete und sichere Aufnahme von Bürgerkriegsflüchtlingen. Dabei muss gelten: Frauen und Kinder zuerst. Vorrang für Familien! Dieses Verfahren erhöht die Kontrolle darüber, wer zu uns kommt, denn Antragstellung, Identitätsfeststellung und Registrierung finden vor der Einreise statt. Zugleich erspart es den Menschen, die Schutz suchen, einen lebensgefährlichen Weg über das Mittelmeer und die Fluchtrouten. Niemand soll auf dem Weg nach Europa sein Leben riskieren. Das ist ein hoher Anspruch, aber geringer darf er nicht sein. Klar ist für uns: Wir werden das deutsche Grundrecht auf Asyl nicht antasten. Jeder Mensch, der verfolgt ist und zu uns gelangt, muss und wird auch in Zukunft Anspruch auf ein Asylverfahren und als Asylberechtigter auch auf Aufnahme haben. Allerdings erhält nur ein relativ kleiner Teil der zu uns Flüchtenden Asyl aufgrund seiner individuellen Verfolgung. Die allermeisten flüchten vor Krieg und Bürgerkrieg und erhalten bei uns Schutz als Bürgerkriegsflüchtlinge. Deshalb kann die Aufnahme relevanter Kontingente von Bürgerkriegsflüchtlingen die Asylverfahren nicht ersetzen, aber durchaus entlasten. Dabei gilt: Feste Obergrenzen können wir nicht definieren, denn sie ließen sich nur durch eine Abschaffung des individuellen Asylrechts in der deutschen Verfassung erreichen. Fluchtursachen bekämpfen Klar ist deshalb auch: Mehr Steuerung, mehr Kontrolle und Ordnung in der Flüchtlingspolitik erfordert die internationale Bekämpfung der Fluchtursachen. Dazu gehören Investitionen in die Verbesserung der Lebensbedingungen in der Türkei, in Jordanien und im Libanon. Wir brauchen den Aufbau von sicheren und menschenwürdigen Flüchtlingsunterkünften unter der Verantwortung der Vereinten Nationen. Weiter geht es darum, den Krieg in Syrien einzudämmen und die Terrororganisation des so genannten „Islamischen Staates“ vereint zu bekämpfen. Mit den Wiener Verhandlungen zu Syrien gibt es nun einen ersten, vorsichtigen Hoffnungsschimmer. Alle wichtigen syrischen Nachbarn, auch Iran, Saudi-Arabien und die Türkei sitzen mit am Tisch. Die Türkei ist das Schlüsselland auf der Westbalkanroute. Unverzichtbarer und vor allem schnell greifender Teil eines Neustarts der Flüchtlingspolitik muss deshalb ein substanzielles Abkommen zwischen Europäischer Union und der Türkei sein. Dabei helfen weder Paternalismus noch Anbiederung. Aber es war falsch, Ankara über Jahre mit dem Hinweis auf eine wolkige „Privilegierte Partnerschaft“ abzuspeisen. Die Türkei war und ist ein sicher nicht einfacher, aber eben ein unverzichtbarer Partner für Deutsche wie Europäer. Es ist gut, dass sich nun auch andere diese Einschätzung zu eigen gemacht haben, die wir in der SPD seit Jahr und Tag vertreten. Faire Verteilung der Lasten in Europa Für einen Neustart müssen wir nicht zuletzt unsere Anstrengungen auf europäischer Ebene kreativer gestalten. Die Umsetzung der bereits getroffenen Beschlüsse – von der Einrichtung von Aufnahme- und Verteilungszentren bis hin zur Bereitstellung von Geldern und Personal – kommt viel zu schleppend voran. Wir werden nicht nachlassen in unserer Forderung nach einem gemeinsamen Schutz der EU-Außengrenzen, nach einem echten europäischen Asylsystem und vor allem nach einer fairen Verteilung der Lasten in Europa. Aber wir müssen eben auch darüber nachdenken, ob durch einen gemeinschaftlich finanzierten europäischen Fonds Mitgliedsländer, die Flüchtlinge aufnehmen, finanziell entlastet werden können. Als Sozialdemokraten orientieren wir uns an einem klaren Kompass. Wir wollen eine humane Flüchtlingspolitik, die Deutschland auch auf längere Sicht nicht überfordert und die zugleich die große Errungenschaft offener Grenzen in Europa sichert. Wir wollen deshalb eine Flüchtlingspolitik der Solidarität, die Lasten entlang der Westbalkanroute fairer verteilt. Wir wollen eine europäische Flüchtlingspolitik. Deutschland kann nicht ohne Abstimmung mit den Nachbarn die Grenzen dicht machen und die europäische Solidarität aufkündigen. Wer solche Forderungen aufstellt, der hat sich siebzig Jahre nach Ende des Zweiten Weltkriegs nicht klar gemacht, welches existenzielle Interesse wir Deutsche an Europa haben.
......

Allein gegen Vietnams korrupte Justiz (Một mình chống lại tư pháp tham nhũng ở Việt Nam)

Đó là tựa đề bài báo của ký giả Frederic Spohr, được đăng ngày 25.11.2015 trên tờ Handelsblatt, một tờ báo chuyên ngành kinh tế hàng đầu tại Đức, nhân dịp Trương Tấn Sang được bà thù tướng Angela Merkel tiếp kiến, trình bày về vụ nhiều nhà doanh nghiệp Đức bị lửa tại Việt Nam. Trong số đó có ông Heiko Grimm, một doanh nhân ngành du lịch đã mất sạch 30.000 $ tiền ông ta đầu tư tại Việt Nam. Bài báo được Tiến sĩ Dương Hồng Ân (Forum VN 21) tóm dịch ra Việt ngữ: Cùng lúc Trương Tấn Sang đang công du Đức quốc, một doanh nhân từ tiểu bang Sachsen, ông Heiko Grimm, yêu cầu chính phủ CHLB Đức giúp bồi thường cho ông số tiền ông bị lừa tại Việt Nam. Ông Heiko Grimm, giám đốc công ty du lịch ITI-Holiday, ngỏ ý với báo Handelsblatt chính phủ CHLB Đức, thay vì mơn trớn, nên nói thẳng với Truong Tấn Sang rằng nạn tham nhũng rất trầm trọng tại Việt Nam. Chính phủ CHLB Đức chỉ hỗ trợ các công ty, tập đoàn lớn mà không giúp cho các doanh nghiệp cấp trung và các doanh nghiệp nhỏ khi họ bị lừa. Những lời phát biểu của ông Grimm là do chính ông rút từ kinh nghiệm bản thân. Ông đã quá tin tưởng vào một bạn hàng đối tác Việt Nam và đầu tư số tiền 30.000 $ (ba mươi ngàn US $) vào một công ty du lịch tại Việt Nam năm 2012. Từ ba năm nay, ông tìm đủ mọi cách lấy lại số tiền đầu tư này. Vài tháng sau khi đầu tư, Heiko Grimm trở lại Việt Nam thì được biết khi đăng ký thay vì tên ông Grimm thì lại là tên bà vợ người đối tác kinh doanh được đăng ký. Người ta còn giả mạo chữ ký của ông cần cho việc đăng ký. Khiếu nại của ông Grimm tại các cơ quan nhà nứớc hoàn toàn vô hiệu quả. Số tiền 30.000 $ không cánh má bay. Trả lời câu hỏi của báo Handelsblatt bộ kinh tế và năng lượng Đức (KTNLĐ) cho hay bộ đã biết đến trường hợp công ty ITI-Holiday bị lừa. Vụ này là một trong nhiều vụ  nhiều doanh nhân Đức đã than phiền và kêu gọi chính phủ CHLB Đức can thiệp. Tuy nhiên bộ KTNLĐ không trả lời chi tiết. Trên nguyên tắc, bộ KTNLĐ rất chú tâm quan sát tình hình của các công ty Đức ở nước ngoài và hỗ trợ họ khi gặp khó khăn pháp lý hay chính trị với các cơ quan chính quyền sở tại. Một phát ngôn viên cho biết từ năm 2008 chính phủ liên bang Đức thường xuyên trao đồi với chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ cuộc đối thoại được gọi là „Đối thoại về nhà nước pháp quyền“. Heiko Grimm đã mất thêm khoảng 15.000 $ trả cho luật sư cho vụ lừa đảo này tại Việt Nam. Hiệp hội Đức „Thương mại và Đầu tư" cảnh báo về tệ trang tham nhũng tại Việt Nam, về pháp luật không rõ ràng và tính cách quan liêu của các quan chức Việt. Heiko Grimm đã không bỏ cuộc và kiện tiếp. Một tòa án Việt Nam đã lên bản án quyết định tên ông Grimm phải được ghi đồng sở hữu công ty ông đầu tư. Tuy nhiên, bản án này không được thi hành vì  các quan chức trách nhiệm không lưu tâm thi hành án của tòa. Ông Heiko Grimm còn thưa trường hợp này lên đến cấp bộ trưởng và được bộ kinh tế Đức cho biết,  bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh hứa với bộ trưởng kinh tế Đức Sigmar Gabriel sẽ xem xét vấn đê. Nhưng mọi chuyện vẫn không đi đến đâu và không được giải quyết. Nhân chuyến thăm của Trương Tấn Sang, ông Grimm lần này còn viết cho bà thù tướng Merkel, yêu cầu bà đặt vần đề với ông Sang về đề tài an ninh pháp lý cho các doanh nghiệp Đức tại Vietnam. Ông Grimm còn đề nghị chính phủ Đức dùng một phần tiển viện trợ cho Việt Nam để giúp cho cac doanh nhân Đức bị lừa tiền tại Việt Nam. Báo Handelsblatt hỏi chính phủ Đức thực sự có đặt vần đề này trong cuộc đàm phán với phái đoàn Việt Nam nhưng đến nay chưa được trả lời./. Nguyên bản tiếng Đức:http://www.handelsblatt.com/unternehmen/mittelstand/reise-unternehmer-al...  
......

Biểu tình chống Trương Tấn Sang tại Frankfurt ngày 26.11.2015

......

40 năm bang giao Đức – Việt: Biểu tình chống Trương Tấn Sang ở Berlin – Đức quốc

TTĐQ cập nhật thêm bản tin Trước Dinh Tổng Thống CHLB Đức: BERLIN – Vào ngày 25.11.2015, đáp lời mời gọi của Liên Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (Liên Hội), biểu tình chống phái đoàn CSVN cấp nhà nước do Trương Tấn Sang cầm đầu đến Berlin nhân dịp 40 năm bang giao Đức – Việt, bà con đã tụ tập trước dinh Tổng thống Bellevue, Berlin. Đúng 10 giờ 45 buổi sinh hoạt đã bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm. Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, chủ tịch Liên Hội chào mừng và cám ơn các tham dự viên đã hy sinh một ngày làm việc để về Berlin tham dự một buổi sinh hoạt cần thiết và có ý nghĩa xảy ra trong tuần. Đồng thời bà cũng nói sơ về lý do của cuộc biểu tình. 11 giờ Trương Tấn Sang và đoàn tùy tùng đã được cảnh sát Đức đưa từ phi trường đến dinh tổng thống Bellevue. Với sự điều hợp của Ban tổ chức, ngay lập tức đoàn biểu tình đã giương cao cờ vàng và hô vang trời những khẩu hiệu bằng cả Việt lẫn Đức như „Đả đảo Trương Tấn Sang!“, „Đả đảo bọn buôn dân bán nước!“, „Đả đảo bọn hèn với giặc, ác với dân!“, „Tự do, nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam!“ … cho tới khi cả phái đoàn Hà Nội biến mất vào bên trong dinh. Trong lúc đoàn biểu tình tiếp tục hô khẩu hiệu, ông Phạm Công Hoàng đã giải thích cho người qua đường rõ lý do vì sao có cuộc biểu tình này, những tội ác mà ĐCSVN đã và đang mang lại cho dân tộc Việt Nam. Sự việc mới nhất là việc thiếu niên 15 tuổi đã bị tòa án cộng sản tuyên 4 năm tù rưỡi cũng đã được chia xẻ với mọi người khiến ai nấy đều phẫn nộ. Những bài hát đấu tranh như „Dậy mà đi“, „Trả lại cho dân“, „Bầy sâu tham nhũng cộng sản“ … cũng đã có dịp vang lên bầu trời Bá Linh. Trên các biểu ngữ được sử dụng hôm nay, người ta ghi nhận một số nội dung: –         Đả đảo ĐCSVN bán nước hèn với giặc, ác với dân –         Không khủng bố dân –         Tự do, nhân quyền cho mọi người Việt –         Tự do cho Bùi Thị Minh Hằng –         Tự do cho Đặng Xuân Diệu –         Không buôn bán với kẻ độc tài –         #ĐMCS … Khoảng 13 giờ phái đoàn TTSang trở ra và lại một lần nữa được nghe những tiếng hô đả đảo vang dội của những người Việt yêu chuộng tự do, công lý. Đài Deutsche Welle (Làn Sóng Đức) đã thu hình và đưa hình ảnh đoàn biểu tình rực rỡ cờ vàng vào bản tin kéo dài 1phút 24: http://www.dw.com/de/gauck-erwartet-weitere-reformen-in-vietnam/av-18876704 Đi kèm clip Deutsche Welle nhấn mạnh lời tổng thống: „ Ông tổng thống Joachim Gauck mong đợi sẽ tiến bộ về mặt nhân quyền và tự do ngôn luận“. Ngày 15.10.2014 Nguyễn Tấn Dũng đã đến phủ tổng thống và được dàn quân nhạc chào trước phủ. Nơi đó ông Dũng đã nghe rất rõ sự phẫn nộ của đồng bào hải ngoại đối với tội ác của ĐCSVN. Có lẽ rút kinh nghiệm năm trước nên lần này nên ông TTSang không được đứng trước 3 cột cờ trước phủ tổng thống mà phải hưởng nghi thức bên sân trong phủ. Trước Phủ Thủ Tướng CHLB Đức: Chương trình sinh hoạt phần 2 bắt đầu lúc 15 giờ cùng ngày trước phủ thủ tướng, nơi bà Angela Merkel có cuộc gặp ngắn với TTSang. Trong lúc biểu tình, bà BS Mỹ Lâm chia sẻ, đại khái: „Đồng bào trong nước đi biểu tình thì bị công an cấm đoán, đánh đập dã man, thậm chí tống vào tù. Ở đây chúng ta đi biểu tình chống kẻ ác thì chẳng ai dám làm gì chúng ta, chỉ mất chút thì giờ thì tại sao không đi?“ 15 giờ 15 phái đoàn TTSang đến phủ thủ tướng, đoàn biểu tình lại một lần nữa dùng hết sức để thét vang những lời đả đảo những kẻ „hèn với giặc, ác với dân“. Khoảng 16 giờ 30 tiếng hô đòi nhân quyền, dân chủ, tự do cho Việt Nam lại cất lên lần cuối khi phái đoàn TTSang ra về, trước khi mọi người lưu luyến chia tay nhau và hẹn gặp lại nhau cũng tại Berlin vào ngày 12.12.2015 để kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền.  
......

Gốc rễ của làn sóng khủng bố chống phương Tây

Các cuộc tấn công kinh hoàng của Nhà nước Hồi giáo ở Paris đưa ra một lời nhắc nhở rõ ràng rằng các nước phương Tây không thể hạn chế được – chưa nói đến miễn nhiểm khỏi – những hậu quả không mong muốn của sự can thiệp của họ ở Trung Đông. Sự tan rã của Syria, Iraq, và Libya, cùng với cuộc nội chiến đang xé nát Yemen, đã tạo ra những chiến trường giết chóc khổng lồ, làm dấy lên những làn sóng người tị nạn, và kích động những chiến binh Hồi giáo cực đoan, những kẻ sẽ tiếp tục là một mối đe dọa đối với an ninh quốc tế trong nhiều năm tới. Và phương Tây có liên quan rất lớn tới điều này. Rõ ràng, sự can thiệp của phương Tây vào Trung Đông không phải là hiện tượng mới. Trừ những trường hợp ngoại lệ của Iran, Ai Cập, và Thổ Nhĩ Kỳ, mọi cường quốc khu vực ở Trung Đông đều là một cấu trúc hiện đại được tạo ra chủ yếu bởi Anh và Pháp. Các cuộc can thiệp do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq kể từ năm 2001 chỉ đại diện cho nỗ lực gần đây nhất của các cường quốc phương Tây nhằm định hình địa chính trị của khu vực. Nhưng những cường quốc này luôn thích can thiệp qua tay người khác, và chính chiến lược này – đào tạo, tài trợ, và trang bị cho những chiến binh thánh chiến được coi là “ôn hòa” để chiến đấu chống những kẻ “cực đoan” – ngày nay đang phản tác dụng. Bất chấp những bằng chứng liên tục phản bác, các cường quốc phương Tây vẫn trung thành với một cách tiếp cận gây nguy hiểm cho an ninh nội bộ của chính họ. Cần nói rõ rằng những kẻ đang tiến hành cuộc thánh chiến bạo lực không bao giờ có thể “ôn hòa.” Thế nhưng ngay sau khi thừa nhận rằng đa số thành viên của Quân đội Syria Tự do được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đào tạo đã đào thoát sang Nhà nước Hồi giáo, Mỹ mới đây đã cam kết thêm gần 100 triệu USD viện trợ trực tiếp cho quân nổi dậy Syria. Pháp cũng đã phân phối viện trợ cho quân nổi dậy Syria, và gần đây đã bắt đầu tiến hành các cuộc không kích nhằm vào Nhà nước Hồi giáo. Và đó chính là lý do Pháp trở thành mục tiêu. Theo các nhân chứng, những kẻ tấn công tại nhà hát Bataclan ở Paris – nơi mà hầu hết các nạn nhân trong buổi tối đó đã bị sát hại – đã tuyên bố rằng hành động của họ là lỗi của Tổng thống François Hollande. “Ông ta đáng lẽ không cần can thiệp vào Syria,” chúng thét lên. Chắc chắn, Pháp có truyền thống chính sách đối ngoại độc lập và thực dụng, phản ánh qua sự phản đối của Pháp đối với cuộc xâm lược và chiếm đóng Iraq năm 2003 do Mỹ dẫn đầu. Nhưng sau khi Nicolas Sarkozy trở thành Tổng thống năm 2007, Pháp đã điều chỉnh chính sách theo hướng ăn khớp hơn với Mỹ và NATO, và tham gia tích cực vào cuộc lật đổ nhà lãnh đạo Libya Muammar al-Gaddafi năm 2011. Và sau khi Hollande lên kế nhiệm Sarkozy năm 2012, Pháp đã nổi lên như một trong những đất nước can thiệp nhiều nhất của thế giới, tiến hành các hoạt động quân sự tại Cộng hòa Trung Phi, Bờ Biển Ngà, Mali, khu vực Sahel (phía nam Sahara), và Somalia trước khi tiến hành các cuộc không kích ở Syria. Những sự can thiệp như vậy đã bỏ qua những bài học của lịch sử. Nói đơn giản, gần như mọi cuộc can thiệp của phương Tây trong thế kỷ này đều có những hậu quả không lường trước – chúng đã tràn qua biên giới và cuối cùng lại thúc đẩy một cuộc can thiệp khác. Điều đó không khác gì so với những năm cuối thế kỷ 20. Trong những năm 1980, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, Mỹ (với sự tài trợ từ Ả Rập Xê-út) đã đào tạo hàng ngàn phần tử cực đoan người Hồi giáo để chiến đấu chống lại Liên Xô tại Afghanistan. Kết quả là sự ra đời của al-Qaeda, tổ chức có những hành động cuối cùng đã thúc đẩy cuộc xâm lược Afghanistan và đưa ra một cái cớ cho cuộc xâm lược Iraq của Tổng thống George W. Bush. Như Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Hillary Clinton đã thừa nhận hồi năm 2010, “Chúng tôi đã đào tạo họ, chúng tôi đã trang bị cho họ, chúng tôi đã cấp tiền cho họ, trong đó có cả ai đó có tên là Osama bin Laden…. Và điều đó đã không đem lại kết quả tốt đẹp cho chúng ta.” Nhưng bất chấp bài học này, các cường quốc phương Tây vẫn can thiệp vào Libya để lật đổ Gaddafi, về cơ bản đã tạo ra một thành trì thánh chiến ở bậc cửa phía Nam của châu Âu, trong khi mở đường cho vũ khí và chiến binh chảy sang các nước khác. Chính hậu quả này đã thúc đẩy các cuộc can thiệp chống khủng bố của Pháp ở Mali và vùng Sahel. Gần như chưa kịp dừng lại để thở thì Mỹ, Pháp, và Anh – với sự hỗ trợ của các nhà nước Wahhabi như Ả Rập Xê-út và Qatar – sau đó tìm cách lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, làm dấy lên một cuộc nội chiến đã cho phép Nhà nước Hồi giáo giành được lãnh thổ và phát triển. Với việc tổ chức này nhanh chóng giành quyền kiểm soát trên một khu vực rộng lớn mở rộng đến tận Iraq, Mỹ – cùng với Bahrain, Jordan, Qatar, Ả Rập Xê-út, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – bắt đầu tiến hành các cuộc không kích ở Syria từ năm ngoái. Gần đây hơn, Pháp đã tham gia vào các nỗ lực này, và Nga cũng vậy. Mặc dù đang theo đuổi chiến dịch quân sự của mình một cách độc lập với các cường quốc phương Tây (phản ánh sự hỗ trợ dành cho Assad), Nga rõ ràng cũng đã trở thành một mục tiêu, với việc các quan chức Mỹ và châu Âu ngày càng tin rằng Nhà nước Hồi giáo đứng đằng sau vụ tai nạn của một máy bay Nga trên Bán đảo Sinai hồi tháng 10. Vụ tai nạn đó, cùng với các cuộc tấn công Paris, có thể thúc đẩy sự can thiệp quân sự lớn hơn từ bên ngoài vào Syria và Iraq, từ đó đẩy nhanh chu kỳ mang tính hủy diệt của sự can thiệp. Hiện tại, mối nguy hiểm của việc cảm xúc thay vì lý trí sẽ chỉ đạo các chính sách đang hiển hiện ở Pháp, Mỹ, và nhiều nơi khác. Điều cần thiết nhất là một cách tiếp cận thận trọng hơn phản ánh bài học từ những sai lầm gần đây. Trước hết, các nhà lãnh đạo phương Tây nên tránh những hành động có lợi cho các phần tử khủng bố, như Tổng thống Hollande đang làm bằng cách gọi các cuộc tấn công Paris là “hành động chiến tranh” và tiến hành các biện pháp chưa từng có trong nước. Thay vào đó, họ nên nghe theo lời khuyên của Margaret Thatcher và ngăn chặn những phần tử khủng bố lấy được “oxy từ sự nổi tiếng mà chúng phụ thuộc vào.” Quan trọng hơn, họ nên nhận ra rằng cuộc chiến chống khủng bố không thể được tiến hành một cách đáng tin cậy với các đồng minh không lành mạnh, chẳng hạn như các chiến binh Hồi giáo cực đoan hay các hoàng gia tài trợ cho chủ nghĩa Hồi giáo chính thống. Nguy cơ đem lại các hậu quả ngoài dự tính – dù là trả đũa khủng bố như ở Paris hay lan tỏa quân sự như ở Syria – là cao đến mức không thể nào biện minh. Chưa phải là quá muộn để các cường quốc phương Tây xem xét lại bài học từ những sai lầm trong quá khứ và tái điều chỉnh chính sách chống khủng bố của họ cho phù hợp. Thật không may, điều này dường như là phản ứng ít có khả năng xảy ra nhất đối với các vụ tấn công gần đây của Nhà nước Hồi giáo. Nguồn: Brahma Chellaney, “The Western Roots of Anti-Western Terror,” Project Syndicate, 16/11/2015. Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp Brahma Chellaney, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại New Dehli, là tác giả của các cuốn sách Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground và Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis. Copyright: Project Syndicate 2015 – The Western Roots of Anti-Western Terror (Nghiên Cứu Quốc Tế)
......

Kritik an Internetzensur und Inhaftierungen

Anlässlich des Deutschlandbesuchs von Vietnams Präsident Truong Tan Sang am morgigen Mittwoch kritisiert Reporter ohne Grenzen die strenge Medienzensur in der sozialistischen Republik. Wer über kritische Themen berichtet, muss wegen „Umsturz des Staates“ oder „Anti-Regierungs-Propaganda“ mit harten Strafen rechnen. Die Untersuchungshaft kann Monate dauern, Gerichtsverhandlungen sind hingegen oft schon nach ein paar Stunden vorüber. „Die vietnamesische Verfassung garantiert theoretisch das Recht auf Pressefreiheit. Praktisch schränkt die Regierung unter Präsident Truong Tan Sang dieses Recht mit zahlreichen Ausnahmegesetzen ein“, sagt ROG-Geschäftsführer Christian Mihr. „Es ist an der Zeit, die Verfolgung von Bloggern und unabhängigen Journalisten zu beenden und kritische Medien im Land zuzulassen.“ Medien und Internet in Vietnam unterliegen einem strengen System der Vorzensur durch das Propagandaministerium. Schwammige Strafgesetze wie Artikel 258 gegen den „Missbrauch demokratischer Freiheiten“ ermöglichen es, Journalisten zu inhaftieren. Regierungskritik ist verboten und die kommunistische Partei verfolgt Blogger und unabhängige Journalisten hartnäckig, oft auch mit brutaler Gewalt und unter Zuhilfenahme krimineller Gruppen. Blogs und soziale Medien sind häufig nur durch Zensurumgehungssoftware zugänglich. Die meisten Internetunternehmen sind in staatlichem Besitz und arbeiten eng mit den Zensurbehörden zusammen. Passwörter werden gehackt und an Tagen, an denen Blogger festgenommen oder verurteilt werden, werden Internetverbindungen verlangsamt. Unabhängige Medien zensiert... Trotz der Verfolgung durch die Behörden verteidigen Internetseiten wie Dan Lam Bao weiter das Recht auf Informationsfreiheit in dem südostasiatischen Land. 2009 gestartet und seitdem gesperrt, erlaubt Dan Lam Bao seinen Nutzern, ihre Meinungen frei zu äußern. Unabhängige Blogger, Journalisten der traditionellen Medien und Whistleblower aus Regierungskreisen – sie alle arbeiten mit an der Internetseite. Ministerpräsident Nguyen Tan Dung beschuldigte Dan Lam Bao, mit seinen Veröffentlichungen „die Führer der Nation zu beleidigen, die Bevölkerung gegen Partei und Staat aufzuwiegeln, Zweifel und schlechte Öffentlichkeit zu provozieren und damit das Vertrauen in den Staat zu untergraben.“ Nguyen Tan Dung ordnete das Ministerium für öffentliche Sicherheit an, gegen jeden zu ermitteln, der mit Dan Lam Bao in Verbindung stehe. Weil viele Blogger Verhaftung oder Schikanen gegen ihre Familien fürchten, können sie nur unter Pseudonym schreiben. … und entsperrt Zum Welttag gegen Internetzensur am 12. März 2015 entsperrte Reporter ohne Grenzen neun zensierte Internetseiten in elf Ländern, darunter auch Vietnam Thoi Bao, die Webseite des unabhängigen Journalistenverbands in Vietnam, und Dan Lam Bao. Exil bedeutet Freiheit Viele Blogger können nur im Exil frei arbeiten. Die Bloggerin Ta Phong Tan wurde im September nach drei Jahren Haft freigelassen. Sie veröffentlichte auf dem Blog Cong Ly v Su That (Gerechtigkeit und Wahrheit) ihre Kritik an Korruption und Menschenrechtsverletzungen durch Polizei und Justiz und wurde zu zehn Jahren Haft und fünf Jahren anschließenden Hausarrests verurteilt. Nach ihrer Freilassung reiste Ta Phong Tan direkt in die Vereinigten Staaten, wo sie bei ihrer Ankunft in Los Angeles von Nguyen Van Hai begrüßt wurde. Nguyen Van Hai, besser bekannt unter seinem Blognamen Dieu Cay, wurde zusammen mit Tan zu 13 Jahren Haft verurteilt und nach seiner Freilassung ins Exil gezwungen. Kampagne mit missio für Nguyen Van Ly Stellvertretend für viele steht der katholische Priester und Mitbegründer einer Online-Plattform für Demokratie, Nguyen Van Ly. Er sitzt im Gefängnis. Deshalb starten missio Aachen und Reporter ohne Grenzen Ende Januar 2016 eine gemeinsame Unterschriftenaktion für Nguyen Van Ly. Die Petition soll im September 2016 an die Bundesregierung überreicht werden. missio und Reporter ohne Grenzen sagen: Religionsfreiheit und Informationsfreiheit sind untrennbar verbunden und Menschenrechte sind unteilbar. Der Einsatz für bedrängte Christen und andere religiöse Minderheiten bedeutet immer auch, sich für Informationsfreiheit einzusetzen – und umgekehrt. Vietnam steht auf Platz 175 von 180 Staaten auf der Rangliste der Pressefreiheit von Reporter ohne Grenzen. 14 Blogger sitzen derzeit im Gefängnis. 2014 befanden sich drei vietnamesische Blogger unter den 100 Helden der Pressefreiheit. Das Land zählt außerdem zu den größten Feinden des Internets. https://www.reporter-ohne-grenzen.de/presse/pressemitteilungen/meldung/k... ------------------------------------------ Nguyễn Trọng Toàn chuyển sang tiếng Việt Nhân dịp chuyến thăm Đức của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ngày mai, thứ Tư, Phóng viên Không Biên giới công kích việc kiểm duyệt nghiêm ngặt kiểm duyệt ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa này. Ai tường thuật về các vấn đề nhậy cảm sẽ bị trừng phạt nặng vì tội "lật đổ nhà nước" hay "tuyên truyền chống chính phủ". Việc giam giữ điều tra kéo dài nhiều tháng, nhưng phiên tòa xét xử thường chỉ kéo dài có một vài giờ. "Hiến pháp Việt đảm bảo về mặt lý thuyết các quyền tự do báo chí. Trong thực tế, các chính phủ dưới quyền Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hạn chế quyền này với nhiều luật ngoại lệ, Giám đốc điều hành Phóng viên Không Biên giới Đức Christian Mihr nói. "Đã đến lúc cần chấm dứt cuộc đàn áp các blogger và các nhà báo độc lập cũng như cho phép phương tiện truyền thông phê bình của đất nước." Truyền thông và internet tại Việt Nam là đối tượng của một hệ thống kiểm duyệt chặt chẽ của Bộ Tuyên truyền. Luật hình sự mơ hồ như Điều 258, chống lại "lạm dụng tự do dân chủ" dùng để bắt giam các ký giả. Chỉ trích chính phủ bị cấm và Đảng Cộng sản bắt bớ triền miên các blogger và các nhà báo độc lập, cũng thường dùng bạo lực dã man và với sự giúp đỡ của các nhóm xã hội đen. Truyền thông độc lập bị kiểm duyệt ... Blog và các phương tiện truyền thông xã hội thường chỉ có thể truy cập thông qua phần mềm vượt thoát kiểm duyệt. Hầu hết các công ty internet là của nhà nước và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan kiểm duyệt. Mật khẩu bị trộm và vào những ngày khi blogger bị bắt hoặc bị kết án, thì đường nối vào Internet bị làm chậm lại. Bất chấp sự đàn áp của chính quyền, các trang mạng như Dân Làm Báo tiếp tục bảo vệ quyền tự do thông tin tại quốc gia ở Đông Nam Á này. Bắt đầu vào năm 2009 và từ đó bị ngăn chặn, Dân Làm Báo cho phép người sử dụng để thể hiện ý kiến ​​của mình một cách tự do. Các blogger độc lập, ký giả báo giấy và người phanh phui các bí mật của chính quyền đều dùng phương tiện là các trang mạng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cáo buộc Dân Làm Báo đã "xúc phạm các nhà lãnh đạo quốc gia, kích động quần chúng chống lại đảng và nhà nước, gây nghi ngờ làm xấu công luận và do đó phá hoại niềm tin vào nhà nước." Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho Bộ Công an điều tra bất cứ ai có liên hệ với Dân Làm Báo. Nhiều blogger sợ bị bắt hoặc gia đình họ bị quấy nhiễu nên họ chỉ có thể viết dưới một bút danh. ... và lách kiểm duyệt Ngày thế giới chống kiểm duyệt internet 12 tháng 3 năm 2015 Phóng viên Không Biên giới đã giúp lách kiểm duyệt cho các trang mạng tại 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam Thời Báo, trang mạng của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, và Dân Làm Báo. Lưu vong nghĩa là tự do    Nhiều blogger chỉ có thể viết tự do khi lưu vong. Blogger Tạ Phong Tần đã được tự do hồi tháng chín sau ba năm tù. Trên blog Công Lý và Sự Thật, bà đã chỉ trích nạn tham nhũng và vi phạm nhân quyền của cảnh sát, tư pháp và bị kết án đến mười năm tù và năm năm quản thúc tại gia. Tạ Phong Tần đã qua Mỹ khi được thả và được Nguyễn Văn Hải chào đón ở Los Angeles. Nguyễn Văn Hải, được biết đến nhiều hơn với tên viết blog là Điếu Cày, đã bị kết án 13 năm tù cùng với Tần và bị buộc phải lưu vong sau khi được thả. Chiến dịch với missio vận động cho Nguyễn Văn Lý Khuôn mặt tiêu biểu cho nhiều ngươì là linh mục Nguyễn Văn Lý, người đồng sáng lập của một khối trực tuyến cho dân chủ. Ông đang ở tù. Vì vậy missio Aachen [2] và Phóng viên Không Biên giới sẽ cùng đưa ra kiến ​​nghị thu chữ ký cho Nguyễn Văn Lý vào cuối tháng 1 năm 2016. Kiến ​​nghị này sẽ được trao cho chính phủ liên bang trong tháng Chín 2016. missio và Phóng viên Không Biên giới tuyên bố tự do tôn giáo và tự do thông tin không thể tách rời và quyền con người là bất khả phân. Bênh vực cho các Kitô hữu bị áp bức và tín đồ các dân tộc thiểu số khác luôn luôn có nghĩa là phải bênh vực cho tự do thông tin - và ngược lại. Việt Nam đứng hạng 175 trong 180 nước trên Chỉ số Tự do Báo chí (Press Freedom Index) của Phóng viên Không Biên giới. 14 blogger hiện đang ngồi tù. Năm 2014 có 3 blogger Việt Nam trong số 100 anh hùng của tự do báo chí. Nước này cũng là một trong những kẻ thù lớn nhất của internet. [1] Kritik an Internetzensur und Inhaftierungen, Reporter ohne Grenzen 24/11/2015 [2] missio (tiếng la tinh có nghĩa là sứ mạng) là một tổ chức truyền giáo ở Đức, Áo, Thụy Sĩ thuộc giáo hội Vatican có nhiệm vụ hỗ trợ các sinh hoạt tôn giáo ở Á Châu, Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh và Châu Đại Dương trong các chủ đề nhân quyền, hoà bình, bác ái
......

Pages