Hồng quân – Những con thú dữ được tháo xích xiềng

  P. Nguyễn Dũng   Nhìn lại lịch sử Tháng Tư tang tóc ở châu Âu     Càng tiến về hướng Tây, Hồng quân Liên Xô càng đánh mất đi ý nghĩa tốt đẹp là một đoàn quân giải phóng. Người dân Ukraine phía Tây và các nước Baltic vốn quá rõ bản chất Liên Xô khi Kremlin từng thôn tính quê hương họ từ năm 1939 và do vậy hiểu rằng họ sẽ lại phải gánh chịu một sự thống trị về chính trị lẫn kinh tế. Người Ba Lan không quên rằng cũng vào năm 1939 họ từng bị quân Xô Viết tấn công, vào thời gian mà Liên Xô và phát xít Đức còn là “đồng minh”, thể hiện qua hiệp ước cam kết không gây hấn tấn công nhau Molotov - Ribentrop…   Như con thú dữ được tháo xiềng   Biến từ những kẻ “giải phóng” thành những người phạm tội ác, đoàn quân Liên Xô trở nên tham lam, lao vào nhặt nhạnh, hôi của và cướp bóc. Họ chỉ còn là những “con thú săn mồi bị thúc giục bởi sự bần cùng”, như nhà văn Sandor Marai viết trong cuốn Hồi ký Hungari (NXB Albin Michel, năm 2004):   “Càng chung đụng với họ, quan sát cách sống, sở thích, cách nói chuyện và phản ứng tự vệ của họ, dần dần tôi hiểu ra đâu là nguyên nhân của sự suy sụp nhân cách. Sau hàng chục năm bị tẩy não, bị nhồi sọ, bị bóc lột, bị cưỡng bức lao động tập thể, phải chịu cảnh thiếu thốn đủ mọi thứ, họ đã trở thành những kẻ ích kỷ, nhỏ nhoi, chăm chăm gom nhặt và giữ kỹ từ những thứ tưởng nhỏ nhặt nhất nhưng với họ lại là món quà quý để mang về nhà. Một đôi giày cũ, món đồ chơi, con búp bê, cái hàn thử biểu bị mẻ…, tất tất miễn sao là món đồ vật thực thụ mà họ thực sự là chủ sở hữu chứ không phải những thứ tưởng tượng từ lời tuyên truyền mị dân ráo hoảnh. Sự nghèo khốn thiếu thốn biến họ thành kẻ tham lam, trấn lột chứ không phải chỉ là sự căm ghét muốn trả thù lính Đức và người Đức. Trông họ đáng thương như những con chó ốm đói tranh nhau khúc xương”.   “Tồi tệ hơn nữa, họ bị kích động để trở thành công cụ tàn sát bất cứ ai không là đồng đội của họ. Chính quyền Moscow hô hào các binh sĩ trên đường hành quân giải phóng các nước khỏi phát xít Đức rằng, “Đừng đếm bao ngày tháng đã qua, đừng đếm bao nhiêu cây số đã vượt mà chỉ cần đếm số tên Đức mà các bạn đã giết”, một phóng viên chiến trường viết trong một bài báo được đọc trên radio và đăng tải bởi đủ báo địa phương vào Tháng Hai 1945. “Hãy giết bọn Đức, đây là lời khẩn cầu của mẹ bạn. Hãy giết bọn Đức, đây là tiếng thét từ miền đất quê hương của bạn”.   Đa số là lính mới chứ không phải là những sư đoàn từng chiếm đóng Ba Lan trong cuộc xâm lược năm 1939, họ bị các chính trị viên bơm vào đầu những khích lệ, ca ngợi và cuối cùng lính Xô Viết tin mình là những chiến sĩ giải phóng thực sự. Cho nên, trước thái độ thiếu thiện cảm của người dân các nước mà họ cho rằng đến giải phóng, lính Liên Xô lại có thêm lý do để tin rằng những hy sinh của mình bị “người ngoại quốc” xem thường. Và họ trả thù.   Như con thú dữ được tháo xích xiềng, lính Liên Xô mặc sức làm bậy, từ hôi của đến hãm hiếp và sát hại. Những hành động bạo lực kinh khủng của đoàn quân đến từ phương Đông, rất hung dữ và hầu như bất khả chiến bại khiến đàn ông ở các nước “được” giải phóng hoàn toàn bị khuất phục. Họ chẳng thể chống chọi lại. Họ cảm thấy mình quá bất lực và đành cúi đầu im lặng trong tủi nhục, uất ức. Sự im lặng cứ thế kéo dài năm này qua năm nọ ở Đức, Hungari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani… Nó cộng thêm vào nỗi lo sợ trước sự tàn bạo và nhẫn tâm của Liên Xô. Nếu không thế thì toàn khu vực Đông Âu đã chẳng bị thống trị và phải theo Liên Xô mãi cho đến đầu thập niên 1990, đến khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 (và hai năm sau Liên Xô tan rã).   HỐT TRỌN TỪNG VIÊN GẠCH, BÙ LOONG   Ngoài những hành động xuất phát từ cá nhân, tập thể nhỏ, sự vơ vét như một hình thức trả thù còn được chính quyền Liên Xô lên kế hoạch từ năm 1943, được chính Stalin bật đèn xanh. Quốc gia bị hại nhiều nhất là Đức. Những nước ủng hộ Hitler cũng bị trừng phạt. Hàng loạt nhà máy, cơ xưởng công nghiệp Đức trở thành điểm tập kết của đoàn quân Nga. Họ đến tháo dỡ từ trên xuống dưới, tháo đi từ cây đinh vít, bù-loong…, chất lên xe lửa chở về Liên Xô, dù nhiều máy móc và trang thiết bị chẳng thể có hữu ích nào cho kinh tế Liên Xô vì không có kỹ sư, công nhân biết sử dụng, bảo trì và sửa chữa. Kremlin gọi những hành động ấy là “đền bồi thiệt hại chiến tranh”.   Theo kế hoạch, 3/4 trang thiết bị công nghiệp Đức sẽ được chở về Liên Xô. Stalin nói rằng Đức phải trả cho Liên Xô $10 - 12.8 tỷ đền bù thiệt hại. Thủ tướng Churchill phản đối nhưng cuối cùng vấn đề không được giải quyết vì thực tế là các nước Anh, Mỹ không thể làm gì để ngăn cản Hồng quân Liên Xô thực hiện “chiến dịch vơ vét để trả thù”. Tháng Ba 1945, một ủy ban do Kremlin dựng ra bắt đầu lập xong danh sách tài sản Đức bị tháo dỡ. Hè năm ấy, ủy ban báo cáo đã chọn được 70.000 “chuyên gia” Liên Xô thuộc nhiều lãnh vực để thực hiện chiến dịch ăn cướp công khai.   Cứ thế, máy móc còn tốt hay hư đều được tháo mang đi, cùng với vật phẩm nghệ thuật giá trị bị khuân ra khỏi nhà của những gia đình giàu có. Lính Liên Xô cũng mang đi những bộ sưu tập tư liệu, sách báo lịch sử cổ xưa lẫn hiện đại dù chẳng biết để làm gì. Chúng chỉ biết vơ vét, chất đống và chở đi. Những người Đức tình cờ đi ngang thậm chí bị chặn lại và buộc phải phụ chúng! Oái oăm là một số công ty Đức không chỉ bị tịch thu sạch mọi máy móc mà còn phải thanh toán chi phí vận chuyển. Những công ty trong lãnh vực thực phẩm, đồ gia dụng, nội thất… bị buộc phải bán sản phẩm với giá rất rẻ cho quân đội và doanh nghiệp Liên Xô. Chuyện tưởng đùa mà có thật: Tháng Mười 1945, quân Liên Xô đến Sở thú Leipzig tịch thu tất cả thức ăn nuôi thú; vài tuần sau, chúng trở lại, chở đi luôn các con thú!   Theo số liệu mà ông Norman Naimark thu thập được từ tài liệu lưu trữ ở Bộ Ngoại giao Liên Xô, trong tám tháng đầu năm 1945, quân Liên Xô đã tháo dỡ và chở đi 1.280.000 tấn “vật liệu” và 3.600.000 tấn trang thiết bị từ các nhà máy trên lãnh thổ phía Đông Đức. Trong 17.024 nhà máy lớn và trung ở vùng này bị ủy ban Liên Xô lập danh sách thì có trên 4.500 nhà máy bị tháo dỡ trống hốc; khoảng 50 - 60 nhà máy rất lớn vẫn được giữ nguyên nhưng trở thành tài sản của những doanh nghiệp Xô Viết. Từ 1945 đến 1947, nền công nghiệp miền Đông nước Đức bị tiêu mất từ 1/3 đến một nửa khả năng sản xuất. Các nhà máy sản xuất ống thép, sơn công nghiệp, các loại ống kính dùng trong nhiếp ảnh, y khoa… không chỉ bị mất máy móc mà kỹ sư, công nhân cũng bị bắt và đưa lên xe lửa chở về Liên Xô.   Nhà máy nhỏ, nhà máy to còn bị lấy, huống chi biệt thự, lâu đài, nhà nghỉ mát ven hồ, căn hộ ở thành phố. Tất cả đều trở thành tài sản của đám tướng tá Hồng quân và đảng viên cao cấp trong các chính quyền địa phương. Hầu như không người Đức nào còn xe hơi riêng. Thống tướng Georgy Zhukov, Tổng chỉ huy Mặt trận Bielorusse số 1, cũng tích cóp cho nhiều căn hộ lớn của mình ở Moscow bằng những thứ vét về từ Berlin.   HỒNG QUÂN LIÊN XÔ VÀ HAI TRIỆU VỤ CƯỠNG DÂM   - Hai nữ sử gia người Đức Barbara Johr và Helke Sander cho biết có hai triệu vụ cưỡng dâm trên khắp lãnh thổ Đức gây ra bởi Hồng quân Liên Xô.   - Trong cuốn Sex and Russian Society (NXB Bloomington, Indiana University Press, 1993), nhà phân tâm học người Nga Igor Kon nói rằng, các vụ lính Liên Xô cưỡng hiếp phụ nữ là “hội chứng tình dục trại lính”, tức những thanh niên trẻ trong quân đội Liên Xô bị dạy dỗ phải yêu quý đảng cộng sản và đồng chí lãnh đạo tối cao Stalin trong khi bị kìm hãm nhục dục suốt thời gian dài. Sau khi vượt biên giới, bọn lính trẻ này – sau bao năm trời không hề dám tán tỉnh cô gái nào – nhanh chóng trở thành những kẻ tấn công phụ nữ Đức, Ba Lan, Ukraine, Bielorussia. Hầu hết chúng đều say rượu khi tấn công phụ nữ.   - Giáo sư Anthony Beevor, trường Birbeck College, London kể rằng, riêng tại Berlin, trong những tuần sau ngày 2 Tháng Năm 1945, chỉ tính sổ sách lưu giữ tại các bệnh viện thì đã có từ 80.000 đến 100.000 phụ nữ bị lính Liên Xô cưỡng hiếp.   - Và theo sử gia Mỹ Normaan M. Naimark viết trong cuốn The Russians in Germany: A History of the Soviet Zone of Occupation, 1945 - 1949 (NXB Belknap Press of Harvard University Press, 1995), các vụ hiếp dâm phụ nữ kéo dài suốt nhiều tháng trong các vùng do quân Liên Xô chiếm đóng, tuy mức độ thấp hơn so với những tuần đầu ngay sau ngày Berlin đầu hàng. Tại thủ đô Đức, có bức tượng người lính vô danh mặc quân phục Hồng quân ôm đứa bé trong tay được phụ nữ địa phương gọi là “Tượng tên lính hiếp dâm vô danh”.   P. Nguyễn Dũng  
......

Sự mở rộng của NATO ở Bắc Âu

Cựu Thủ Tướng Thụy Điển – Carl Bildt và cũng là đồng Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu về Quan Hệ Đối Ngoại đã có một bài viết về sự mở rộng của khối NATO sau khi Nga xâm lược Ukraine, qua bài viết “Sự Mở Rộng NATO ở Bắc Âu” (NATO’s Nordic Expansion) vừa đăng trên tạp chí Foreign Affairs ngày 26 tháng Tư, 2022 do Phạm Nhật Bình lược dịch. Trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, câu hỏi về tư cách thành viên NATO hầu như không nằm trong cuộc tranh luận chính trị ở Phần Lan và Thụy Điển. Cả hai nước đều có lịch sử lâu dài về việc không liên kết quân sự, và mặc dù họ đã từng bước theo đuổi việc hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ và NATO, và các chính trị gia ở cả hai nước từ lâu đã ủng hộ tư cách thành viên, việc gia nhập NATO hầu như không được coi là một vấn đề cấp bách. Cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã thay đổi tất cả. Để đối phó với sự hung hăng của Nga, cả hai nước đều đang đánh giá lại các chính sách an ninh của mình và tìm kiếm tư cách thành viên NATO đang nhanh chóng nổi lên như một lựa chọn thực tế nhất. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số rõ ràng và ngày càng tăng ở cả hai nước đều ủng hộ việc gia nhập liên minh. Ngoài ra, cả hai nước đã chuyển giao một lượng vũ khí đáng kể cho Ukraine, bao gồm 10.000 vũ khí chống xe tăng cầm tay từ Thụy Điển. Bằng cách xâm lược Ukraine, Putin không chỉ tìm cách đưa đất nước đó trở lại dưới ảnh hưởng của mình mà còn thay đổi trật tự an ninh của Châu Âu. Về điểm thứ hai, ông ta đã thành công – nhưng không theo cách mà ông ta có thể đã dự tính. Cuộc tấn công của Nga đã thống nhất NATO và khiến khối này có nhiều khả năng mở rộng hơn. Nếu Phần Lan và Thụy Điển tham gia liên minh, như họ đã sẵn sàng làm, họ sẽ mang lại những khả năng quân sự mới đáng kể, bao gồm cả năng lực tàu ngầm và không quân tiên tiến, sẽ thay đổi cấu trúc an ninh của Bắc Âu và giúp răn đe sự hung hăng hơn nữa của Nga. Tính trung lập quân sự Các nước Bắc Âu giống nhau ở nhiều khía cạnh, nhưng họ đã theo đuổi các chính sách an ninh rất khác nhau kể từ Thế Chiến Thứ Hai. Ở một mức độ lớn, những khác biệt này phản ảnh những trải nghiệm khác nhau của mỗi nước trong cuộc chiến. Đan Mạch và Na Uy tìm kiếm sự trung lập, nhưng bị Đức Quốc xã chiếm đóng vào năm 1940. Phần Lan ban đầu từ chối cuộc xâm lược của Liên Xô trong Chiến Tranh Mùa Đông 1939–1940. Sau đó, nước này tham chiến bên phe Hitler cho đến khi có thể tự thoát khỏi cuộc chiến. Trong số các nước Bắc Âu chỉ duy có Thụy Điển thoát khỏi sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh và ách chiếm đóng với chính sách trung lập được thiết kế để đảm bảo sự tồn tại của nó. Chính sách này thành công phần lớn là do tính toán quân sự của Hitler không đòi hỏi phải chiếm được lãnh thổ Thụy Điển; ông ta có thể đạt được các mục tiêu của mình trong khu vực bằng các cách khác. Sau Thế Chiến Thứ Hai, Thụy Điển dự tính thành lập một liên minh quốc phòng Bắc Âu với Đan Mạch và Na Uy. Nhưng các cuộc đàm phán đã đổ vỡ, chủ yếu là do Na Uy tin rằng chỉ có liên minh với các cường quốc hàng hải Anglo-Saxon mới có thể bảo đảm an ninh cho nước này. Thụy Điển chưa sẵn sàng cho liên minh như vậy, một phần vì tình hình của Phần Lan. Ra khỏi chiến tranh, Phần Lan – quốc gia từng là một với Thụy Điển trong sáu thế kỷ cho đến năm 1809 – ở trong một vị trí bấp bênh. Nó đã mất thành phố lớn thứ hai, Viborg, và buộc phải chấp nhận một hiệp ước hữu nghị với Liên Xô. Nước nầy có những hạn chế đối với các lực lượng vũ trang của mình và một căn cứ quân sự của Liên Xô ngay phía tây thủ đô Helsinki. Liên Xô cũng thao túng Ủy Ban Kiểm Soát Đồng Minh trách nhiệm giám sát Phần Lan trong những năm ngay sau chiến tranh. Cuộc tấn công của Nga đã thống nhất NATO và khiến khối này có nhiều khả năng mở rộng hơn Đối với Thụy Điển, bảo đảm rằng Phần Lan không nằm dưới ách thống trị của Liên Xô là một lợi ích quan trọng. Các nhà lãnh đạo Thụy Điển tin rằng bất kỳ hành động nào hướng tới một liên minh phương Tây rộng lớn hơn sẽ khiến vị thế của Phần Lan trở nên bấp bênh hơn. Và mặc dù họ tránh nói như vậy trước công chúng, nhưng sự cân nhắc này là lý do chính cho chính sách vũ trang trung lập của Thụy Điển trong Chiến Tranh Lạnh. Nhưng trung lập không có nghĩa là bỏ mặc các lực lượng vũ trang. Trong suốt Chiến Tranh Lạnh, Thụy Điển duy trì các lực lượng quân sự mạnh mẽ, bao gồm cả lực lượng không quân từng được coi là mạnh thứ tư trên thế giới. Chính sách chính thức của nước này là không liên kết quân sự nghiêm ngặt, nhưng nó cũng thực hiện các bước chuẩn bị được che giấu để hợp tác với Hoa Kỳ và NATO trong trường hợp xảy ra chiến tranh, và lập trường của nước này thường được coi là có lợi cho các lợi ích an ninh của phương Tây trong khu vực. Một cuộc địa chấn chính trị Với sự sụp đổ của Liên Xô, tình hình an ninh ở Bắc Âu đã thay đổi đáng kể. Phần Lan, quốc gia đã từng bước củng cố vị thế của mình như một nền dân chủ Bắc Âu độc lập, giờ đây có thể trút bỏ xiềng xích cuối cùng của thời kỳ hậu chiến. Ba quốc gia Baltic – Estonia, Latvia và Lithuania – đã tách khỏi Liên Xô ngay cả trước khi Liên Xô chính thức sụp đổ. Và vào năm 1995, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Liên Minh Châu Âu (EU), một hành động mà trước đây cả hai nước đều cho là không thể, vì chính sách trung lập của họ. Đối với hai quốc gia đó, gia nhập EU có nghĩa là từ bỏ khái niệm trung lập. Nhưng làm như vậy không ngay lập tức châm ngòi cho các cuộc thảo luận về việc gia nhập NATO. Đó là những năm của Hiến Chương Paris năm 1989, nhằm xây dựng một trật tự an ninh Châu Âu bao gồm Nga, và các hội nghị dẫn đến việc thành lập Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE). Phần Lan và Thụy Điển đều hy vọng rằng họ sẽ có thể phát triển một mối quan hệ an ninh mang tính xây dựng với một nước Nga dân chủ và cải cách. Ngay cả sau khi Estonia, Latvia và Lithuania trở thành thành viên của NATO và EU hơn một thập kỷ sau đó, vẫn có rất ít cuộc tranh luận ở Thụy Điển hoặc Phần Lan về việc xem xét lại tình trạng không liên kết quân sự của họ. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2008, mọi thứ ở Moscow bắt đầu thay đổi rõ rệt. Cuộc xâm lược của Nga vào Georgia năm đó cho thấy ngưỡng giới hạn đến phải mức sử dụng vũ lực quân sự nhằm đạt các mục tiêu chính trị của họ về căn bản thấp hơn nhiều người nghĩ, và một giọng điệu chủ nghĩa xét lại rõ ràng bắt đầu len lỏi vào các tuyên bố chính sách của Moscow. Xu hướng này đã gia tăng đáng kể vào năm 2014, khi Nga tìm cách ngăn cản Ukraine theo đuổi một thỏa thuận liên kết với Liên Minh Châu Âu và chia cắt đất nước này thông qua hành động xâm lược quân sự. Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine trong năm nay đang một lần nữa thay đổi mạnh mẽ cuộc diện địa chính trị. Mục tiêu trước mắt của Putin là khuất phục Ukraine, nhưng ông ta cũng đang tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại phương Tây. Nhà lãnh đạo Nga và các cộng sự của ông đã nói rõ rằng họ muốn thay thế trật tự an ninh sau năm 1989 ở Châu Âu bằng những thỏa thuận ảnh hưởng đến chủ quyền của các quốc gia khác. Và cũng giống như sự sụp đổ của Liên Xô khiến Thụy Điển và Phần Lan phải xem xét lại các mối quan hệ của họ với Châu Âu, cơn địa chấn chính trị hiện tại đã khiến họ phải xem xét lại các yếu tố căn bản trong chính sách an ninh của mình, bao gồm cả mối quan hệ của họ với NATO. Hiện vẫn chưa rõ kết quả của cuộc chiến ở Ukraine. Không thể đoán trước được Nga sẽ là quốc gia như thế nào trong những thập niên tới, nhưng điều có khả năng nổi lên là một quốc gia vừa yếu hơn về kinh tế, quân sự lại vừa liều lĩnh và nguy hiểm hơn về chính trị. Chế độ Putin – cho dù ông hay một trong những cộng sự của ông nắm quyền lãnh đạo – khó có thể từ bỏ tham vọng đế quốc chừng nào nó vẫn còn nắm quyền. Thực tế này thay đổi căn bản các cân nhắc về an ninh của cả Helsinki và Stockholm. Tăng chi tiêu quốc phòng rõ ràng là một phần của câu trả lời cho tình hình an ninh mới. Cả Thụy Điển và Đan Mạch đều đã thông báo rằng họ sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP, Thụy Điển vào năm 2028. Na Uy, Phần Lan và ba quốc gia Baltic đã ở khoảng mức đó. Kể từ năm 2014, Phần Lan và Thụy Điển cũng đã mở rộng đáng kể hợp tác quân sự với NATO, Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh, tạo nền tảng cho các bước hợp tác tiếp theo. Hơn một thập niên nay, lực lượng không quân Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy đã cùng nhau tập trận gần như hàng tuần. Nhưng chỉ tăng cường khả năng quốc phòng không còn được coi là đủ, đó là lý do tại sao việc gia nhập NATO đang nhanh chóng trở thành hiện thực. Cả Phần Lan và Thụy Điển đều đã xem xét các phương án thay thế. Hai chính phủ đã gửi một bức thư cho tất cả các thành viên EU khác, nhắc nhở họ về điều khoản đoàn kết trong Đoạn 42.7 của các Hiệp Ứơc EU, tương tự như điều khoản phòng vệ tập thể trong Điều 5 của Hiến Chương NATO. Các sáng kiến ​​quan trọng nhằm tăng cường hội nhập chính sách quốc phòng và an ninh của EU đang được tiến hành, nhưng đối với vấn đề phòng thủ lãnh thổ, việc sao chép các thể chế và cơ cấu chỉ huy của NATO sẽ không có ý nghĩa gì và sẽ không xảy ra. Và tất nhiên, EU không bao gồm hai siêu cường quân sự Hoa Kỳ và Anh Cả Thụy Điển và Phần Lan có khả năng sẽ tiếp tục theo đuổi các biện pháp đưa EU trở thành một liên minh an ninh mạnh hơn, nhưng khi nói đến phòng thủ lãnh thổ, không có giải pháp nào thay thế NATO. Đó là kết luận rõ ràng của các quá trình độc lập mà Helsinki và Stockholm đã thực hiện để đánh giá các giải pháp thay thế. Cả Phần Lan và Thụy Điển sẽ bày tỏ sự quan tâm của họ trong việc tham gia liên minh trước hội nghị thượng đỉnh NATO vào cuối tháng Sáu, 2022 tại Madrid. Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg đã nói rằng ông dự đoán một tiến trình gia nhập khá nhanh chóng với mức độ hội nhập quân sự cao mà Phần Lan và Thụy Điển đã đạt được, nhưng việc phê chuẩn bởi tất cả 30 quốc gia thành viên vẫn sẽ mất nhiều thời gian. Cả hai nước đều hy vọng rằng việc phê chuẩn, đặc biệt là tại Thượng Viện Hoa Kỳ, có thể diễn ra khá nhanh chóng và các thành viên NATO hiện tại sẽ sẵn sàng cùng nhau ngăn chặn bất kỳ hành động khiêu khích nào có thể xảy ra của Nga từ khi bắt đầu tiến trình gia nhập đến khi nó có khả năng hoàn tất vào năm 2023. Nguồn: Google Maps Cảnh quan đã thay đổi Khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, cấu trúc an ninh của Bắc Âu sẽ thay đổi. Mỗi quốc gia đều mang lại những khả năng quân sự đáng kể cho liên minh: Phần Lan duy trì một quân đội với nguồn dự trữ rất đáng kể, và Thụy Điển có lực lượng không quân và hải quân mạnh, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm. Với việc các máy bay chiến đấu Gripen tối tân của Thụy Điển được bổ túc vào những chiếc F35 hiện đã được đặt hàng hoặc đang được giao cho Na Uy, Đan Mạch và Phần Lan, hơn 250 máy bay chiến đấu hiện đại nhất sẽ có mặt trong toàn khu vực. Hoạt động cùng nhau, họ sẽ là một lực lượng đáng kể. Việc kiểm soát tổng hợp toàn bộ khu vực sẽ giúp cho việc phòng thủ Estonia, Latvia và Lithuania dễ dàng hơn, vì lãnh thổ và không phận của Thụy Điển nói riêng rất quan trọng đối với những nỗ lực đó. Theo các nghiên cứu được công bố bởi cả Thụy Điển và Phần Lan, điều này sẽ tăng cường khả năng răn đe và làm cho xung đột ở đó ít có khả năng xảy ra hơn. Nhưng có lẽ hệ quả quan trọng nhất của việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sẽ là tăng cường sức mạnh chính trị của liên minh với tư cách là trụ cột bảo vệ Châu Âu và khu vực xuyên Đại Tây Dương. Cả hai nước sẽ giúp thúc đẩy sự phối hợp sâu sắc hơn giữa EU và NATO, do đó góp phần chia sẻ gánh nặng tốt hơn trên Đại Tây Dương – một mục tiêu ngày càng quan trọng trước những yêu cầu lớn hơn của Hoa Kỳ đối với tình hình an ninh ở Đông Á. Ngay cả khi họ gia nhập NATO, Phần Lan và Thụy Điển có khả năng sẽ cẩn thận để không kích động quá mức Nga bằng cách đe dọa những lo ngại về an ninh lâu dài của nước này. Na Uy, quốc gia đã kết hợp thành công sự hội nhập quân sự mạnh mẽ trong NATO với chính sách trấn an Nga, có thể là một hình mẫu. Các lực lượng và cơ sở của Nga ở Bán đảo Kola – ở vùng lân cận của cả lãnh thổ Na Uy và Phần Lan – có tầm quan trọng căn bản đối với năng lực tấn công trả đũa hạt nhân chiến lược của Nga, và Phần Lan, tất nhiên, gần trung tâm dân cư lớn và trung tâm công nghiệp St.Petersburg. Một phần vì những lý do này, cả Phần Lan và Thụy Điển đều không tìm kiếm bất kỳ căn cứ lâu dài nào của các đơn vị NATO lớn trên lãnh thổ của họ và cả hai có thể đều muốn miễn trừ việc lắp đặt vũ khí hạt nhân trên đất của họ như Đan Mạch và Na Uy đã bày tỏ khi họ gia nhập liên minh. Trong khi hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid đến gần, liên minh sẽ phải xem xét các yêu cầu của Phần Lan và Thụy Điển về việc gia nhập nhanh chóng. Đây không chỉ được coi như là một cách để củng cố sự ổn định của khu vực Bắc Âu và Baltic mà còn là cơ hội để củng cố liên minh NATO nói chung, vào thời điểm mà các động thái quân sự hung hăng của Nga đã khiến điều đó trở nên cấp thiết. Carl Bildt/ Foreign Affairs - Phạm Nhật Bình lược dịch https://viettan.org/su-mo-rong-cua-nato-o-bac-au/  
......

Cần dạy cho người Nga bài học về ngoại giao cây tre

Thao Ngoc Cuộc xâm lược của Nga với Ukraine đến nay đã được một trăm ngày. Nhưng Nga vẫn đang bị sa lầy và dậm chân tại chỗ.   Từ chõ ban đầu Putin tuyên bố sẽ chiếm Kiev trong vòng 72 giờ, nhưng đến nay giấc mộng đó đã tan thành mây khói’   Không những phải ôm đầu máu và tháo chạy ở mặt trận Kiev với bao nhiêu tổn thất nặng nề. Đoàn xe quân sự dài 64 km tấn công Kiev nay bỗng dưng tan như bọt xà phòng.   Nay Nga đành dồn toàn lực đánh chiếm khu miền Đông, tập trung vào các khu vực Lugansk và Donetsk.   Khi cuộc chiến mới bắt đầu(24/2), đích thân TT Putin lên truyền hình kêu gọi quân đội Ukraine đầu hàng, lật đổ chính quyền TT Zelensky để nhận lấy “ân huệ”.   Đến ngày 1.5, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Italy, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng Moscow không hề yêu cầu Tổng thống Ukraine "đầu hàng".   Ngày 27/2, Putin ra lệnh cho các lực lượng răn đe chiến lược trong quân đội Nga (bao gồm vũ khí hạt nhân) kích hoạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu mức cao nhất. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Phương Tây đừng đánh giá thấp các nguy cơ leo thang xảy ra xung đột hạt nhân liên quan đến vấn đề Ukraine.   Nhưng đến ngày 20/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng nước Nga chỉ sử dụng vũ khí thông thường tại Ukraine.   Khi được hỏi theo nhiều nguồn tin thì Nga sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để tiêu diệt “tân phát xít”Zelenski, thì Nga đổ lỗi cho …tin tặc.   Về tương quan lực lượng: lúc mở đầu cuộc chiến là 10/1. Nga mạnh gấp mười Ukraine. Nhưng đến nay, phía Nga ngày càng bị tổn thất nặng nề. Ngược lại phía Ukraine thì lúc đầu Mỹ và phương Tây dè dặt và rón rén ủng hộ và viện trợ. Nhưng đến nay thấy rõ huyền thoại Con gấu Nga chỉ là gấu bông, nên Mỹ và hơn 40 nước khác ủng hộ dồn dập cho Ukraine, cả máy bay và các loại vũ khí mà Ukraine cần.Còn tiền bạc thì nhiều như lá rừng.   Điều buồn cười là Nga chiếm 1,5% GDP thế giới, vậy mà Nga lại bày đặt trả đũa, trừng phạt kinh tế Phương Tây, dọa tịch thu tài sản các nước “không thân thiện”, dọa cấm Thủ tướng Anh, cấm thủ tướng Nhật, cấm phó tống thống Mỹ,vcấm quan chức và doanh nhân các nước “không thân thiện” nhập cảnh Nga...   Tại sao một cường quốc như Nga, tấn công một nước láng giềng nhỏ bé như Ukraine mà thảm hại như vậy?   Là vì người Nga không chịu học đường lối ngoại giao Cây tre của VN.   Này nhé: Tuy rằng về chính thức, VN không đứng về phe nào. Nhưng lại cho báo chí và bọn bò đỏ như Lê Văn Cương, Lê Thế Mẫu, Lê Ngọc Thống.v.v. thường xuyên bênh vực Nga và vu khống cho tổng thống Zelensky, người được người dân Ukraine bầu lên, là …tân phát xít, cần phải tiêu diệt.   Ngày 28/2, Đại hội đồng LHQ họp khẩn cấp để thảo luận về tình hình Ukraine. Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu rằng: “VN (yêu cầu) các bên tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực”.   Nghĩa là VN phản đối Nga xâm lược Ukraine.   Thế nhưng VN vẫn 2 lần bỏ phiếu trắng và 1 lần bỏ phiếu chống .Lần đầu tiên: lên án cuộc xâm lược, VN bỏ phiếu trắng. Lần thứ hai: yêu cầu bảo vệ dân thường, VN cũng bỏ phiếu trắng, (nghĩa là dân chết là lẽ đương nhiên, không cần bảo vệ). Lần thứ ba: ngày 07/04, đề nghị trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ, VN bỏ phiếu chống.   Điều đáng chú ý là trong cả ba lần VN đều biểu quyết giống hệt như Trung Quốc.   Còn thằng em Campuchi thì láu cá và đã chơi khăm VN, khi cả ba lần đồng thuận với đại đa số của LHQ.   Đấy! Ngoại giao cây tre là như thế đấy.   Tiếp theo: Ngày 18/3/2022, khi cộng đồng người Ukraine tổ chức gây quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ người dân Ukraine, liền bị CA Hà Nội ngăn cản. Đồng thời bọn bò đỏ cộm cán, là hai đại tá như Lê Thế Mẫu, Trinh Lê Hoài Nam .v.v.lến án và kết tội rằng, những ai ủng hộ cho Ukraine, kể cả tiền bạc, là phản động, cần loại bỏ.   Thế nhưng ngày 01/5, báo chí đồng loạt đưa tin rằng: “Việt Nam sẽ hỗ trợ nhân đạo nửa triệu USD cho Ukraine”. Như vậy là đảng và nhà nước VN đã được bọn bò đỏ cao cấp liệt kê vào danh sách…phản động.   Tại buổi gặp gỡ báo chí thông báo kết quả hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ngày 1-5.   “Về tình hình Ukraine, hai bên khẳng định tôn trọng nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, nhất là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nước; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; kêu gọi các bên kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán để tìm giải pháp hòa bình lâu dài”. (https://www.qdnd.vn/.../thu-tuong-chinh-phu-pham-minh...) Với phát biểu này, chính phủ VN gián tiếp lên án Nga xâm lược Ukraina.   Thế nhưng báo chí và bọn bò đỏ gần như trở thành công cụ tuyên truyền một chiều cho kẻ xâm lược, nhằm định hướng dư luận rằng, cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là chính đáng. Lê Thế Mẫu còn đi xa hơn:"Tiêu diệt phát xít mới ở Ukraina là cơ hội duy nhất cứu thế giới khỏi chiến tranh mới ở châu Âu". Đó là ngoại giao …Cây tre.   Nay gió đã đổi chiều. Cả thế giới ủng hộ Ukraine.   Tổng thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier tại Slovakia : "Chúng tôi sẽ bảo vệ từng milimet đất của thế giới dân chủ". Thủ tướng Anh Boris Johnson: "Nếu cần, một mình nước Anh, không liên can đến NATO sẽ đánh bại quân Nga". Nữ ngoại trưởng Anh: (sau khi Putin khiêu khích về vũ khí siêu thanh của Nga sẽ bắn phá London, của ngoại trưởng Nga Lavrov đe dọa bắn tên lửa hạt nhân vào Anh: "Chúng tôi sẽ hành động nhanh hơn và tiến xa hơn để đuổi quân Nga ra khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine". Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi nói với Tổng thống Ukraine -Volodymyr Zelensky.“Sự chiến đấu của ông chính là chiến đấu cho tất cả mọi người. Chúng tôi cam kết ủng hộ ông cho đến khi ông giành thắng lợi". Cố vấn Tổng thống Zelensky tuyên bố: "Chỉ ký vào văn bản đầu hàng của Nga .Sẽ không có thỏa thuận hòa bình nào với Nga”.   Trên đây là những lời của những kẻ trí thức tầm cỡ ở xứ tư bản giãy chết. Không như ai ngồi đáy giếng và phán rằng,: “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở xứ… Đông Lào.” Bây giờ Nga không còn được phép lựa chọn giữa thắng và thua, mà chỉ được phép lựa chọn giữa thua ít và thua nhiều mà thôi. Nếu xin đầu hàng vô điều kiện ngay và rút quân về thì tổn thất còn ít.Nếu kéo dài thì không những thua mà có thể là tan rã luôn đế chế Nga.   Và Nga, từ kẻ săn mồi nay sắp trở thành con mồi.   Ngoại giao cây tre là phải biết gió chiều nào nghêng theo chiều đó. Là phải biết quỳ gối trước quân xâm lược hung hãn, như “không được nổ súng” khi kẻ thù đánh chiếm Gạc Ma năm 1988,. Như gọi quân xâm lược xâm phạm lãnh thổ là …nước lạ, gọi tàu giặc đâm xa tàu cá ngư dân ta là…tàu lạ.v.v. Và phải biết “uốn mình” mỗi khi gió bão đến.   Vì vậy cần phải dạy cho người Nga và Putin bài học về đường lối ngoại giao Cây tre của VN để tránh thất bại nhục nhã.   Thao Ngoc 5/5  
......

Sri Lanka, bài học nhãn tiền

-Đỗ Ngà- - Thế Giới Kpop   Sri Lanka là quốc gia luôn có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn Việt Nam. Từ năm 2002 đến năm 2017, GDP bình quân đầu người luôn tăng và tăng gần 5 lần sau 15 năm. Cũng trong thời gian này GDP bình quân đầu người Việt Nam tăng 6,5 lần. Nói chung, cả 2 quốc gia điều nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, đến năm 2022 thì Sri Lanka vỡ nợ. Đấy là kết quả của những chính sách vĩ mô chú trọng vào tăng trưởng nóng mà quên đi việc củng cố nội lực nền kinh tế.   Quốc gia đi vay nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu chính phủ dùng đồng tiền đi vay mà đầu tư không hiệu quả thì đất nước cũng sẽ lâm vào cảnh vỡ nợ như thường. Vậy nên, đừng nhìn vào con số tăng trưởng của Việt Nam cao vào hàng top thế giới mà cho rằng, kinh tế Việt Nam vững mạnh thì sai lầm. Nhìn vào nội lực là nhìn vào chất, nhìn vào con số tăng trưởng chỉ là nhìn vào lượng. Mà nhìn vào lượng thì đánh giá không chuẩn. Cơ cấu ngành của nền kinh tế Sri Lanka như sau: Nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 12%, Công nghiệp chiếm khoảng 28.5% GDP, Dịch vụ khoảng 59.5%. Dịch vụ ở Sri Lanka chủ yếu là du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng và bất động sản. Du lịch thì phụ thuộc du khách nước ngoài, bất động sản nghỉ dưỡng phụ thuộc vào du lịch và bất động sản nhà ở cũng neo chặt vào bất động sản nghỉ dưỡng, cũng lên cũng xuống theo nó, bởi phần lớn bất động sản của Sri Lanka dùng làm nhà nghỉ cho du khách bình dân. Như vậy, du lịch gặp khó khăn thì hơn nửa nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Với nông-công nghiệp quá nhỏ và quá yếu thì làm sao nó gánh nổi sức nặng nền kinh tế đất nước khi mà du lịch sụp đổ? Đó là lý do khi covid ập đến thì nền kinh tế Sri Lanka ngã gục như một boxer bị hạ đo ván.   Khi đến Sri lanka du lịch, du khách gần như không tìm thấy sản phẩm nào “made in Sri Lanka” mà chủ yếu là hàng nhập, mặc dù những mặt hàng giản đơn. Đó là bức tranh rất rõ về một nền sản xuất yếu kém không cung cấp nổi cho nhu cầu trong nước. Điều này cho thấy sự yếu kém trong quản lý nguồn vốn đất nước của chính phủ Sri Lanka. Chưa cần nói đến tham nhũng, chỉ cần nói đến việc điều hướng nguồn vốn xã hội không đúng thì cũng cũng đủ gây nguy hại khôn lường cho nền kinh tế.   Trước khi vỡ nợ một khoảng thời gian dài, tại Sri Lanka xảy ra hiện tượng giá đất tăng cao khiến nhiều chủ doanh nghiệp sản xuất nhận thấy, mua đi bán lại một mảnh đất trong thời gian rất ngắn có khi kiếm lời còn nhiều hơn là tập trung đầu tư vào sản xuất hàng quý, thậm chí hàng năm. Cho nên, chất xám đất nước bị dồn vào trò mua đi bán lại kiếm lời mà bỏ mất phần sản xuất, trong khi đó nền sản xuất mới là trụ cột, là nội lực thực sự cho nền kinh tế. Tình trạng người người buôn đất, nhà nhà buôn đất nếu nhìn bề ngoài thì thấy rất nhiều người giàu nổi lên rất nhanh, nhưng về bản chất, nền kinh tế đất nước đang bị mục rỗng vì nền sản xuất bị teo tóp lại do nhiều người đang bỏ sản xuất chuyển sang buôn đất. Khi khủng khoảng ập đến thì đất nước có nông-công nghiệp mạnh sẽ tự cung tự cấp phần nhiều cho nhu cầu trong nước, nhờ đó mà quốc gia dễ hồi sức. Tuy nhiên với Sri Lanka thì nội lực nền kinh tế quá yếu nên đã ngã khụy không biết bao giờ mới gượng dậy.   Tại Việt Nam hiện nay, vì mãnh lực buôn đất mà những nhà sản xuất nổi tiếng cũng quay sang buôn đất kiếm lời, Trường Hải Ô Tô thì buôn đất Thủ Thiêm với dự án Đại Quang Minh, Trần Quý Thanh cũng không muốn bỏ lỡ món lợi nhanh nên cũng nhảy vào buôn đất vv... Hiện nay đất đai ở Việt Nam đang sốt... lên đến 40 độ, rất nhiều nhà sản xuất nhỏ lẻ đang có xu hướng tạm gác việc sản xuất nhảy sang buôn đất kiếm tiền. Đây là dấu hiệu rất không tốt. Bằng mọi giá phải dập tắt cơn sốt đất và giữ chân những nhà sản xuất ở lại với ngành, nếu không thì Việt Nam sẽ như Sri Lanka thứ nhì. ĐCS họ đã vẫn nhìn ra vấn đề và đang nỗ lực đại phẩu ngành bất động sản, tuy nhiên họ đang loay hoay xử lý như gà mắc tóc nên hiệu quả rất hạn chế.   Vấn đề của Sri Lanka là ở điều hành nguồn vốn sai, đấy mới là nguyên nhân chính. Tất nhiên là trong đó có nguyên nhân tham nhũng, tuy nhiên, nếu nói nguyên nhân tham nhũng thì Việt Nam cũng không thua kém. Nguyên nhân chính là thiếu tầm nhìn, không có giải pháp điều tiết nguồn vốn xã hội chảy nhiều vào sản xuất nên nền kinh tế xanh xao yếu ớt. Cơ thể yếu thì chỉ cần có bệnh ập đến là ngã khụy vì không đủ khả năng càng lướt. Tất nhiên việc vỡ nợ của Sri Lanka cũng một phần là có dính đến những món nợ “đáng tởm” của Trung Quốc, tuy nhiên nếu điều hành nền kinh tế tốt thì việc thanh toán những món nợ đó không phải là việc khó. Sri Lanka là bài học nhãn tiền cho Việt Nam, không biết ĐCS có học được hay không mà thôi./.   -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://data.worldbank.org/indicator/ny.gdp.pcap.cd... https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD... https://vnexpress.net/ba-he-luy-xa-hoi-khi-gia-dat-tang... https://tienphong.vn/co-hien-tuong-cac-san-bds-cau-ket...? https://vnexpress.net/sri-lanka-tuyen-bo-vo-no-4450398.html https://tienphong.vn/thi-truong-bat-dong-san-da-xuat-hien...  
......

Lúc này nước Đức không được để mất tinh thần

WELT - Von Michael Rühle  - Nguyễn Xuân Hoài lược dịch   Wladimir Putin công khai nói về leo thang hạt nhân. Tác giả bài báo này là một trưởng ban của NATO, đã trả lời những câu hỏi cấp bách nhất: Mối đe dọa của Nga thực tế đến mức nào? Liệu bom nguyên tử có bảo vệ được Ukraine? Sự phòng vệ như thế nào sẽ là tốt nhất đối với nước Đức?   Kể từ khi Tổng thống Nga Wladimir Putin tuyên bố cách đây vài tuần rằng sự can thiệp của phương Tây vào chiến dịch chống Ukraine của ông ta có thể leo thang thành chiến tranh hạt nhân, các chuyên gia an ninh đứng ngồi không yên. Thủ tướng Olaf Scholz cảnh báo về nguy cơ hạt nhân nếu phương Tây bị coi là một bên tham chiến. Những người khác, từ các giáo sư đại học đến các tác giả báo "Spiegel" lại kêu gọi Đức phải tiếp cận với bom nguyên tử. Một bộ phận thuộc Viện Nghiên cứu về hòa bình của Đức, vốn cũng bị choáng váng về cuộc chiến của Putin, tiếp tục đòi khẩn thiết loại bỏ vũ khí hạt nhân để che đậy sự bất lực của họ.   Cuộc tranh luận gay cấn của người Đức một lần nữa cho thấy yêu sách của phương Tây sau khi sáp nhập Crimea năm 2014 rằng họ muốn giải quyết sâu hơn vấn đề răn đe hạt nhân trong tương lai đã không thực sự được đáp ứng. Vẫn còn thiếu một sự lý giải trí tuệ, sáng suốt về các khả năng và giới hạn của răn đe hạt nhân. Sau đây là một số gợi ý để phân tích vấn đề đầy rắc rối này:   Thứ nhất, vũ khí hạt nhân vẫn là một nhân tố quan trọng trong chính trị quốc tế. Việc Nga gần như tôn thờ vũ khí hạt nhân và thường xuyên đe dọa sử dụng chúng, cũng như sự phát triển của kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc và Triều Tiên cho thấy rõ ràng rằng về lâu dài việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân không phải là một lựa chọn hợp lý.   Không phải vô cớ mà chính quyền Biden từ chối ý định ban đầu là giảm vai trò của vũ khí hạt nhân trong chính sách an ninh của mình.   Mục tiêu về một thế giới không có vũ khí hạt nhân vẫn nằm trong chương trình nghị sự quốc tế, nhưng trọng tâm phải là các điều kiện mà một thế giới như vậy có thể thực hiện được. Từ đó người ta nhận thấy nay các điều kiện này chưa tồn tại trong tương lai gần. Do đó nước Đức sẽ tiếp tục phải sống trong bối cảnh chính trị được đặc trưng bởi vũ khí hạt nhân.   Thứ hai: Vũ khí hạt nhân đưa nền chính trị quốc tế vào kỷ luật nhưng nó không làm cho chủ sở hữu trở nên không bị tổn thương. Không thể phủ nhận những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, trong thời đại hạt nhân đã nẩy sinh nhiều cuộc chiến tranh thông thường nhưng chưa bao giờ có hai quốc gia có vũ khí hạt nhân lại sử dụng chúng để kình chống nhau.   Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vũ khí hạt nhân có thể răn đe tất cả các cuộc xung đột quân sự. Một kẻ tấn công theo đuổi một mục tiêu hạn chế có thể tính đến chuyện đối thủ sẽ đáp trả ở dưới ngưỡng phản ứng hạt nhân. Một ví dụ là cuộc tấn công của Ai Cập và Syria vào Israel hồi tháng 10 năm 1973. Mặc dù cả hai kẻ tấn công đều biết Israel sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng cả hai đã mạo hiểm tham chiến một cách hạn chế để đạt được lợi thế về chính trị. Chỉ khi sự tồn tại của Israel bị đe dọa thì việc sử dụng vũ khí hạt nhân mới trở nên khả thi thì các đối thủ mới chịu buông tha cho nhau.   Độ tin cậy của răn đe hạt nhân không chỉ được đo bằng sức mạnh hủy diệt của những loại vũ khí này, mà trên hết là bởi các lợi ích đang bị đe dọa.   Vì lý do đó, các liên minh như NATO có tầm quan trọng sống còn, bởi vì chúng là tín hiệu để các thành viên coi mình có một không gian an ninh chung. Do đó, kẻ tấn công không thể kiếm lợi về chính trị thông qua một hoạt động quân sự hạn chế chống lại các đồng minh riêng lẻ mà không thể không tính đến một sự đáp trả chung.   Thứ ba: Những nghi ngờ về sự trung thành của Mỹ trong tương lai đối với liên minh không nhất thiết dẫn đến một "lựa chọn hạt nhân của châu Âu". Quan điểm cho rằng châu Âu có thể phá vỡ mấu chốt khó khăn nhất trong một chính sách an ninh và đối ngoại chung khi một tổng thống tương lai của Mỹ bị cáo buộc sẽ rút biện pháp bảo vệ hạt nhân đối với các đồng minh để tập trung hơn vào Trung Quốc, đây là một đánh giá sai tình hình ở nhiều khía cạnh.   Trong Liên minh châu Âu không có sự đồng thuận về hạt nhân mà là một bất đồng lớn về tính hợp pháp của răn đe hạt nhân. Kho vũ khí hạt nhân của Anh không còn được cung cấp cho EU kể từ "Brexit". Ý tưởng về việc nằm dưới cái ô hạt nhân của Pháp thông qua đồng tài trợ cho các lực lượng hạt nhân của Pháp dường như là một điều còn quá xa vời.   Vũ khí hạt nhân của Pháp tăng thêm tính răn đe vì chúng ảnh hưởng đến tính toán rủi ro của đối thủ, nhưng chúng là "vũ khí thiêng liêng" cổ điển. Nó nhằm trước hết bảo vệ nước Pháp. Và Paris chưa bao giờ dấu giếm ý định mọi quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân của Pháp luôn là một quyết định thuần túy của quốc gia.   Thứ tư: Hoa Kỳ vẫn là cường quốc bảo vệ hạt nhân duy nhất đối với nước Đức. Sự bảo vệ này được tổ chức trong khuôn khổ của NATO chứ không phải ở bất cứ nơi nào khác. Một sự đồng thuận hạt nhân thể hiện trong chiến lược và khả năng quân sự chỉ có thể có trong Liên minh Đại Tây Dương .   Trong bối cảnh liên minh cũng vậy, tổng thống Mỹ một mình quyết định việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ, và chỉ có Hoa Kỳ, có đủ quyết tâm chính trị, phương tiện tài chính và khả năng quân sự để củng cố vai trò điều tiết quốc tế của mình bằng những lời hứa đáng tin cậy về bảo vệ hạt nhân.   Đồng thời, những lời hứa bảo vệ này là một công cụ quan trọng của việc không phổ biến vũ khí hạt nhân vì chúng làm giảm động lực của các đồng minh trong việc tự mình trang bị vũ khí hạt nhân. Đây chính là lý do tại sao Mỹ sẽ không từ bỏ vai trò này.   Mặt khác, bất cứ ai yêu cầu Đức phái có vũ khí hạt nhân vì người ta không muốn đợi cho đến khi Washington gửi thông báo hạt nhân đến nhà của họ, và do đó phải chủ động đề phòng, hành động như vậy có nghĩa là tự sát vì sợ chết. Mối quan hệ hạt nhân giữa Mỹ và các đồng minh mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì mà những người theo chủ nghĩa dân tộc hạt nhân mới đang đề xuất.   Thứ năm: Một nỗ lực để nước Đức độc lập về hạt nhân sẽ là trường hợp xấu nhất đối với vai trò của Đức trong hệ thống quốc tế. Ngay cả khi tất cả mọi người đều kêu gọi Đức cần chịu trách nhiệm nhiều hơn về chính sách an ninh, điều này chắc chắn không có nghĩa là Đức sẽ trở thành một cường quốc hạt nhân. Ngược lại: làm như thế Đức sẽ tự cô lập mình trên trường quốc tế.   Đó là lý do tại sao chúng ta sẽ không đơn thương độc mã. Và đó là lý do tại sao ngay cả một cuộc tranh luận đơn thuần về vũ khí hạt nhân cũng lợi bất cập hại cho dù có nghi ngờ chính đáng về đường lối của Nga trong tương lai. Thứ sáu: Đức phải gắn bó với việc chia sẻ hạt nhân. Không nơi nào có sự hợp tác được thể chế hóa về các vấn đề hạt nhân, từ các tuyên bố chính trị đến các cuộc tập trận quân sự, hơn ở NATO. Khó có thể tưởng tượng được mức độ tương đồng cao hơn giữa các quốc gia có chủ quyền.   Thông qua vai trò của mình trong việc chia sẻ hạt nhân, Đức đang bày tỏ sự sẵn sàng chia sẻ gánh nặng và rủi ro hạt nhân. Người Mỹ, và cả Đông Âu, có thể yêu cầu đối với Đức, đây là một yêu cầu chính đáng.   Trong bối cảnh đó, quyết định gần đây của Berlin mua F-35 của Mỹ để đảm bảo sự tham gia hạt nhân có tầm quan trọng khôn lường, đối với Đức cũng như vai trò trong tương lai của Đức trong liên minh. Vì liên minh này sẽ vẫn là liên minh hạt nhân chừng nào còn vũ khí hạt nhân.   Kết luận: Sự lẫn lộn hiện nay vừa thừa vừa khó tránh khỏi. Bởi vì câu trả lời cho câu hỏi nước Đức nên xác định vị trí hạt nhân của mình như thế nào đã có từ lâu. Nó có thể được tìm thấy ở đâu đó trong hơn nửa thế kỷ qua: trong sự hợp tác tin cậy trong NATO, dựa trên chia sẻ hạt nhân, trong việc tiếp tục các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngay cả khi đối mặt với những cử chỉ đe dọa của Nga, không có lý do gì để Đức bị mất bình tĩnh và mất tinh thần.   Ukraine-Krieg: Deutsche Atomwaffen wären Suizid aus Angst vor dem Tod - WELT Lúc này nước Đức không được để mất tinh thần WELT - Von Michael Rühle  - Nguyễn Xuân Hoài lược dịch  
......

Nga - Từ kẻ săn mồi sắp thành con mồi

-Đỗ Ngà- Thế Giới Kpop   Dù là mãnh hổ hay mãnh sư mà nếu bị cắt đứt nguồn thức ăn nó cũng sẽ là miếng mồi ngon cho kền kền hoặc thậm chí là mồi cho những con vật nhỏ nhất như ruồi hoặc giòi bọ. Đó là quy luật, quy luật này được con người áp dụng vào những cuộc chiến để thay đổi cục diện. Chính nhờ nó mà nhiều kẻ yếu đã quật ngã những tên khổng lồ hơn mình gấp nhiều lần.   Năm 220, tại trận chiến Quang Độ, Tào Tháo dùng 7 vạn quân đánh bại Viên Thiệu 70 vạn quân trong tay. Đây là cuộc chiến không cân sức nhưng kẻ thắng lại là kẻ yếu hơn. Nguyên nhân là do Tào Tháo phá được kho lương của địch. Chỉ đơn giản vậy thôi.   Dù thời nào, thì kế hoạch cắt nguồn lương thực của địch luôn là kết hoạch hiệu quả để triệt hạ sức mạnh kẻ thù. Việc quân đội Ucraina đánh vào các căn cứ hậu cần của quân Nga tại nước Nga cũng là chiến thuật đấy. Và hiệu quả trông thấy, quân Ucraina ngày càng chủ động hơn trong cuộc chiến không cân sức.   Ở tầm cao hơn, nước Mỹ cũng đang dùng cấm vận để “bóp bao tử” người Nga. Khi kinh tế Nga kiệt quệ thì nguồn tiền nuôi sống chính quyền Nga và nuôi sống quân đội Nga cũng bị bóp lại. Đây là cách gián tiếp làm suy yếu nội lực của quân đội Nga. Quân đội đã rệu rã, vũ khí đã lạc hậu, cần rất nhiều tiền để hiện đại hóa, tuy nhiên với việc bị “đói triền miên” thì quân đội Nga khó có cơ hội hiện đại hóa để theo kịp các cường quốc khác được. Trên cuộc đua này, Nga sẽ bị bỏ lại phía sau.   Hiện giờ Nga đang dùng lợi thế dầu mỏ để làm cho Phương Tây và Mỹ chưa thể cấm vận hoàn toàn nền kinh tế Nga vì nhiều quốc gia đang phụ thuộc vào nguồn khí đốt nước này. Nếu ngưng mua khí đốt của Nga, nền kinh tế Đức đang bị mắc kẹt. EU đang tiến tới cấm vận hoàn toàn đối với nước Nga theo lộ trình. Các quốc gia nhỏ trong EU tiêu thụ năng lượng ít nên việc chuyển đổi nguồn cung không khó khăn gì. Vấn đề lớn nhất là nước Đức – nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, muốn cắt đứt nguồn cung khí đốt từ Nga, nước Đức phải có lộ trình. Hiện nay Đức đang rất nỗ lực để thực hiện điều đó. Vào ngày 24 /2, ngày mà Nga xâm lược Ucraina, trên 50% lượng khi đốt nhập khẩu của Đức là từ Nga. Tuy nhiên, đến nay Đức chỉ còn nhập của Nga khoảng 35% và đang điều chỉnh giảm dần. Bù vào phần khí đốt đó, Na Uy và Hà Lan sẽ thay thế. Với nguồn dầu mỏ, thì ngày 24/2, Đức nhập từ Nga 12% nhưng nay giảm xuống chỉ còn 8%. Đến cuối tháng 5, Đức sẽ ngưng nhập hoàn toàn nguồn dầu mỏ từ Nga.   Khi EU giải quyết xong tài toán năng lượng thì lúc đó nước Nga sẽ bị cấm vận hoàn toàn. Khi đó, nền kinh tế Nga sẽ kiệt quệ chứ không được thong thả như bây giờ. Sợi dây thòng lọng kinh tế đang siết, và sức mạnh “cơ bắp” của Nga đang giảm đi một cách rõ rệt. Chỉ mới hơn 2 tháng mà từ vị trí kẻ săn mồi, nước Nga của Putin đang trở thành con mồi trong chiến lược của nước Mỹ và Phương Tây.   Ngay từ đầu, khi Nga hung hăng tấn công Ucraina, NATO phản ứng rất thận trọng, thậm chí có phần thờ ơ. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng, khi mà sức mạnh Nga thực sự được định vị là “con hổ giấy”, đồng thời quân Nga bị tiêu hao sinh lực khá nhiều thì NATO tiến thêm bước nữa là áp sát biên giới Nga bằng cách tập trận chung với Ba lan, Phần Lan, Estonia, Litva. NATO đang sẵn sàng chia lửa với Ucraina. Trước những lời đe dọa của tên độc tài, khát máu Putin rằng: Thụy Điển và Phần Lan sẽ "nhận hậu quả quân sự nghiêm trọng" nếu có ý định gia nhập vào NATO. Nữ Thủ tướng trẻ, xinh đẹp của Phần Lan, trả lời rất đanh thép rằng: “Ngài cứ đưa quân sang, hiện ở dưới sâu vài mét đất của Phần Lan đã có hơn 200.000 hài cốt của người Nga, sẽ chào đón ngài sang để gặp tổ tiên ngài”. Ở mũi tấn công chính, Mỹ thông qua luật Lend and Lease (mượn và cho thuê) vũ khí. Song hành với đó, Mỹ bung gói viện trợ 33 tỷ đô. Mục đích là chuẩn bị cho quân Ukraine mở đòn phản công lại lực lượng Nga. Bên mạn đông, Nga bị NATO áp sát, với động thái này của NATO thì Nga không thể không điều quân đồn trú nơi đó để phòng ngừa. Đấy là cách NATO phân tán sức mạnh quân đội Nga. Ở mặt trận chính, Ucraina đang được chiến đấu bằng vũ khí của Mỹ rất hiện đại và rất dồi dào. Chính vì thế cố vấn của Tổng thống Ukraine - Volodymyr Zelenskyy đã không ngần ngại công bố ra toàn thế giới rằng “từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 Ucraina sẽ chuyển từ phòng thủ sang phản công”.   Thời gian tới, quân Nga khó tránh khỏi thân phận con mồi trước quân đội Ucraina. Trên bình diện quốc tế, nước Nga của Putin từ chỗ muốn nuốt chửng những quốc gia hướng đông của NATO và EU để hòng giành lấy vị thế cân bằng trước Mỹ thì nay đang trở thành con mồi của họ. Rồi sau chiến tranh, đẳng cấp của quân đội Nga bị giáng, cùng với đó, sức mạnh nền kinh tế Nga cũng bị hạ bệ nốt. Một cường quốc hung hăng như nước Nga cần phải hạ bệ nó thì thế giới tiến bộ được bình yên.   Putin là một kẻ vừa không biết người mà lại không biết ta thì sẽ trăm trận trăm bại. Ảo tưởng sức mạnh cường quốc số 2 thế giới, Putin vác súng đi săn mồi nhưng cuối cùng ông ta trở thành con mồi cho kẻ khác. Chính Putin đã trao cho Mỹ cơ hội hạ bệ nốt vai trò cường quốc quân sự mà Nga đã thừa hưởng sau khi Liên Xô sụp đổ.   Năm 1991, Mỹ đánh sập chủ nghĩa CS ở Nga, đến hơn 30 năm sau, Mỹ hạ bệ vai trò cường quốc của nước Nga. Đây là thông điệp hay nhất mà Mỹ muốn gởi tới anh cường quốc mới nổi Trung Quốc. Như lời của bà Ngoại trưởng Anh Liz Truss gởi thông điệp đếnTrung Quốc hôm ngày 27/4 rằng: “muốn trỗi dậy thì phải biết chơi theo luật”. Vâng! Đấy cũng là thông điệp của Mỹ, và Mỹ làm thật chứ không phải chỉ nói bằng mồm. Trung Quốc nhìn “vật thí nghiệm Nga” mà biết tự lượng sức mình.   -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://thanhnien.vn/nato-dang-tap-tran-ram-ro-doc-suon... https://www.voatiengviet.com/.../ngoai.../6547952.html  
......

Elon Musk và TRUYỀN THÔNG

Larry De King   Đến hôm nay Elon Musk (EM) đã chính thức mua lại Twitter với giá 44 tỷ, đặt bước chân đầu tiên vào thị trường truyền thông Mỹ - một thứ quyền lực thứ 4 có thể thay đổi cả ngôi vị Tổng Thống.   EM là con người với bộ óc của siêu nhân. Ông luôn có những ý tưởng vượt tầm thời đại, và làm nên những chuyện phi thường, tạo nên đế chế xe điện, xe không người lái Tesla mà cách đây hơn 20 năm ai cũng cho là điều viễn vông. Đó là chưa kể công ty Space X thành lập năm 2002 nhằm giảm chi phí di chuyển trong không gian, với mục đích tối hậu là nghiên cứu việc di dời con người lên sao Hỏa (colonization of Mars).   Hôm nay, EM chính thức bước vào lĩnh vực truyền thông, và hứa hẹn nhiều thay đổi lớn bởi bộ óc siêu phàm này.   Lý do mua Twitter được ông đưa ra là ủng hộ tự do ngôn luận mà thời gian qua nạn kiểm duyệt theo cảm tính, phe phái ngày càng lộ liễu.   Vấn nạn cốt lõi nằm ở section 230 của bộ luật về truyền thông được thông qua năm 1996. Luật này bảo vệ các công ty cung cấp dịch vụ về internet, nhất là các mạng xã hội, không phải chịu trách nhiệm pháp lý về các nội dung đưa lên bởi người sử dụng. Dĩ nhiên là không tính đến các ngoại lệ như nạn bản quyền, các tin xấu có tính bạo lực, hay nạn lạm dụng tình dục. Từ đó các công ty này mạnh tay kiểm duyệt mà không sợ bị thưa kiện.   Cũng từ đây có nạn lạm quyền. Họ sử dụng tiêu chuẩn kiểm duyệt riêng của mình cho mục đích thương ghét cá nhân, mang đậm sắc màu chính trị.   Section 230 lại có phần mâu thuẩn với Tu chính án số 1 của Hiến pháp Mỹ. TCA số 1 nghiêm cấm chính phủ giới hạn mọi hình thức của tự do ngôn luận (chứ không phải điều 331 kết tội lợi dụng tự do dân chủ ở xứ Vệ đâu nha). Luật này cũng cho là mọi hình thức kiểm duyệt các quan điểm chính trị từ các công ty là vi hiến.   Thời gian qua, nhất là mùa bầu cử, các bạn từng chứng kiến, hoặc chính mình là nạn nhân của sự lộng quyền của các big techs. Facebook là đứng đầu. Họ muốn cho hiển thị bất cứ điều gì họ muốn, và trừng phạt các tài khoản đăng tin không theo quan điểm chính trị của mình. Mặt khác họ lại thỏa hiệp với các chính phủ độc tài để bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến.   Kế đến là youtube của google. Các clip của các chính trị gia, hay thể hiện quan điểm chính trị khác biệt đều bị gỡ bỏ. Google search dùng thuật toán ẩn các thông tin đối lập. Cuối cùng là twitter, tên này nhỏ thôi, nhưng cũng hổ báo cáo chồn, xóa tài khoản của cả tổng thống Trump, của báo New York Post vì đã đưa thông tin về những bê bối của hoàng tử Hunter Biden, vu cáo cho họ là đưa thông tin bịa đặt từ sự giúp sức của Nga. Hơn 1 năm sau, khi mọi thứ đã xong, sự thật phơi bày, thì họ cũng chả có cả một lời xin lỗi người sử dụng.   ***   Chính vì sự lạm quyền đó mà người hùng Elon Musk cảm thấy bực mình. Ông đã ra tay, và twitter đã không còn lựa chọn nào khác.   EM hôm nay chính thức là chủ nhân của twitter, có triệu người vui cũng có triệu người buồn.   Dù sao Jack Dorsey với khoảng 2.25% cổ phần cũng trở thành tỷ phú. Hắn ta là kẻ chiến thắng. Người lo âu nhất chính là 2 công ty facebook và google. Từ đây đã có 1 đối thủ rất là khó chịu. EM tuyên bố ủng hộ hoàn toàn tự do ngôn luận, dẹp bỏ tất cả các kiểm duyệt bằng tay hay bằng các thuật toán, kể cả những phê bình tấn công bản thân ông, và sẽ cho công khai các thuật toán.   Nhân vật có thể bị ảnh hưởng kế tiếp là cựu tổng thống Trump, người đang đầu tư rất nhiều cho mạng xã hội Truth Social cũng ra đời bởi nạn kiểm duyệt của big techs. Tuy là ông đã phát biểu Truth Social cùng song hành với Twitter trên bước đường ủng hộ tự do ngôn luận, nhưng với cách điều hành cũ của twitter có lẽ Truth Social của ông dễ thắng hơn là một đối thủ thông minh tuyệt đỉnh như EM, và là một gương mặt của công chúng vô cùng thu hút với 86.6 triệu người theo dõi, so với 21.5 triệu của Biden.   Mặt khác, chưa gì mà một vài tờ báo cánh tả, trong đó có cả kẻ đang xuống dốc CNN, đưa lời cảnh báo, thể hiện thái độ không vui của mình. Điều này cho thấy họ không mấy thích sự công bằng, và nuối tiếc twitter cũ của Jack, khi liên tục bịt miệng các đối thủ chính trị cánh hữu.   Khi nào EM và Truth Social áp dụng luật kiểm duyệt, không cho phép các quan điểm đối lập thì lúc đó mới phải lên tiếng. Còn bây giờ họ tuyên bố luật chơi công bằng, ai cũng có quyền nêu chính kiến của mình thì việc gì phải xoắn? Dù sao thì điều cần làm nhất là điều chỉnh section 230 cho phù hợp. Quyền lợi phải đi với trách nhiệm, tránh việc lạm quyền vừa qua. EM cũng là con người, cũng có thể có lỗi lầm, hoặc trở thành kẻ xấu, có thể sẽ lạm dụng điều 230 như bọn big techs vừa qua thì rốt cuộc mèo vẫn hoàn mèo.   Elon Musk là người giàu nhất hành tinh, cũng là người từng chọc quê Bill Gates khi ông này đánh xuống giá cổ phiếu của xe điện Tesla trong khi lại là người tuyên bố ủng hộ năng lượng sạch.   EM thông minh và khó đoán. Tuy nhiên, trước mắt việc sở hữu twitter là một tin tốt, là lời cảnh báo đến facebook và google. Nạn lợi dụng điều 230, kiểm duyệt các tiếng nói đối lập cần chấm dứt càng sớm càng tốt, trả lại sự công bằng cho tất cả.   Bạn theo quan điểm chính trị nào cũng được. Nhưng ghét nhất là nạn bất công, tiêu chuẩn kép. Luật chơi thế nào cũng được, nhưng phải công bằng cho cả 2 phía. Phải fair game, nếu không thì game over.
......

Gấu Nga hay chỉ là "Gấu nhồi bông"?

  -Đỗ Ngà- -  Thế Giới Kpop   Khi cuộc xâm lược Ucraina mới bắt đầu, phía Mỹ đã từng cảnh báo rằng, Nga có thể chiếm Ucraina trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên, cho đến nay là 65 ngày nhưng mà Nga vẫn không thể chiếm được thành phố quan trọng nào của Ucraina. Sau hơn 2 tháng, quân đội Nga đã bộc lộ điểm yếu rất rõ rệt. Đó là vũ khí Nga cực kỳ lạc hậu. Đã thời đại 4.0 mà Nga không hề tích được chút trí tuệ nhân tạo nào vào vũ khí của họ. Trong khi đó, vũ khí Mỹ là những loại vũ khí thông minh và rất chính xác, nó đã được kiểm chứng qua các cuộc đổ bộ của quân đội Mỹ trên khắp thế giới từ nhiều thập kỷ qua.   Putin tưởng rằng với hành động xâm lược ở Ucraina ông sẽ phô diễn sức mạnh đáng sợ của quân đội Nga trước NATO, Mỹ và các nước lân bang. Tuy nhiên, thực tế thì qua 65 ngày đánh cướp, Putin đã phơi bộ mặt thật gấu Nga cho thế giới thấy rằng, thực chất gấu Nga chỉ là “con gấu nhồi bông” không đáng sợ như những gì họ đã từng khoe mẽ. Vũ khí mà không tích hợp được trí tuệ nhân tạo thì chẳng khác nào là thứ vũ khí “thô sơ” trước súng đạn Mỹ và Phương Tây? Hiện nay, tổng thống Mỹ Joe Biden đang có dự thảo trình Quốc hội Hoa Kỳ ngân sách 33 tỷ đô la viện trợ cho Ucraina. Điều này chứng tỏ là Mỹ đã không còn e dè Nga như ban đầu mà chuyển sang công khai ủng hộ Ucraina đập lại Nga. Sự ảo tưởng sức mạnh Putin đã giúp thế giới đánh giá lại giá trị thật của quân đội Nga ở đâu. Nếu Nga mạnh thực sự thì không đời nào Phần Lan và Thụy Điển dám xin gia nhập NATO. Ngay cả nước nhỏ láng giềng của Nga cũng không còn sợ Nga như trước, dù cho Nga luôn miệng đe dọa 2 quốc gia nhỏ bé này.   Cũng nhờ Putin mà thế giới mới vỡ lẽ ra là thì ra “ gấu Nga chỉ là một con gấu nhồi bông”, và nhờ đó các nước nhỏ lân bang cũng không còn e sợ Nga như lúc trước. Chính Putin đã giúp cho NATO có cơ hội tiến gần đến biên giới nước Nga hơn.   Hiện nay Putin vẫn còn mạnh miệng lắm, ông ta vẫn đang dùng dầu mỏ - khí đốt, vũ khí siêu thanh, vũ khí hạt nhân đe dọa thế giới. Tuy nhiên có vẻ như thế giới không mấy lo sợ trước những lời dọa nạt này.   Công cụ dầu mỏ và khí đốt của Nga xem ra ngày một mất đi sự linh nghiệm rồi. Nga mới dọa khóa van khí đốt với Ba Lan và Bulgaria thì lập tức 2 quốc gia này nhận khí đốt EU. Trong EU, Đức là nước phụ thuộc khí đốt vào Nga nhiều nhất, tuy nhiên Đức cũng đang tìm kiếm nguồn cung năng lượng hóa thạch thay thế, càng về sau họ càng giảm phụ thuộc vào Nga.   Còn vũ khí siêu thanh được loan báo là Nga đi trước Mỹ là một thứ mà Mỹ không thể đánh chặn. Tuy nhiên, cho đến nay, loại vũ khí này có vẻ như là đòn tâm lý chiến hơn là thực tế. Không có cơ sở nào xác minh chính xác là Nga đã dùng nó để phá hủy các cơ sở quân sự của Ucraina ngoại trừ phía Nga hô hào trên mặt báo. Vả lại, vũ khí có nhanh cỡ nào mà thiếu trí thông minh nhân tạo thì cũng không phải là thứ vũ khí chính xác. Anh nhanh cỡ cào nhưng anh đánh trật mục tiêu thì cũng là vô dụng.   Nếu quả thật, Nga có vũ khí mà Mỹ không thể đánh chặn thì Nga đã áp đảo tinh thần Ucraina rồi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tinh thần của quân đội Ucraina ngày càng lên cao. Cho đến nay, đã nhiều lần Ucraina đã đánh cháy các cơ sở hậu cần của quân Nga trên đất Nga. Ngày 28/4, trợ lý tổng thống Ukraine kiêm trưởng đoàn đàm phán của nước này Mykhaylo Podolyak đăng Twitter nói rằng, Ucraina có quyền tấn công mục tiêu quân sự Nga. Hàm ý của ông ta là quân Ucraina trực tiếp tấn công vào lãnh thổ Nga. Và thực tế là Ucraina không hề nói suông.   Không phải thế giới chưa bị thảm họa hạt nhân. Ngoài Nhật, thì năm 1986 đất nước Ucraina đã từng chịu thảm họa hạt nhân Chernobyl. Vụ nổ này có cường độ gấp hàng trăm lần 2 quả bom hạt nhân ở Hyroshima và Nagasaki cộng lại. Vì thế không hẳn Ucraina run sợ khi nghe từ “hạt nhân” thốt ra từ trong miệng Putin. Thảm họa hạt nhân là rất thảm khốc, nhưng điều đó không có nghĩa là Nga ném bom hạt nhân mà thắng thế. Cả thế giới và cả dân Nga không để yên cho Putin lộng hành. Thực tế, lời dọa nạt về vũ khí hạt nhân chỉ chứng bỏ rằng, Putin đã hết bài mà thôi.   Cho đến nay, Nga đã cho thế giới thấy vũ khí của họ chỉ là là vũ khí “đồng nát”. Việc Mỹ và Phương Tây đang viện trợ vũ khí cho Ucraina đang làm tăng sức mạnh hỏa lực lẫn sức mạnh tinh thần cho quân đội nước này. Song song đó là Phương Tây và Nhật Bản cũng đang ra sức giúp đỡ Ucraina về mặt kinh tế. Mới đây EU đã đồng ý dỡ bỏ tất cả các loại thuế và hạn ngạch đối với hàng hóa xuất khẩu của Ukraine trong một năm nhằm giúp cho Ucraina có nguồn tài chính dồi dào để chống đỡ Nga. Chưa hết, hôm ngày 26/04 ông Thủ tướng Nhật - Fumio Kishida đã hứa với ông Volodymyr Zelenskyy là sẽ cung cấp thực phẩm và thuốc men cho Ucraina nữa.   Hiện tại nước Nga đang cho thấy vũ khí họ là vũ khí cùn và kinh tế của họ thì đang bị siết. Ngược lại, Ucraina đang được Mỹ và Phương Tây cung cấp thứ vũ khí tốt và ủng hộ kinh tế rất nhiệt tình. Đòn đe dọa của Nga thì ngày một mất linh nghiệm, xem ra nước Nga giờ đang mất dần thế mạnh. Từ chắc thắng trước lúc tấn công thì nay đã chuyển thành không thể thắng. Và sắp tới rất có thể là từ không thể thắng, quân Nga sẽ chuyển sang “có thể thua”. Và rồi cũng tới ngày Nga “chắc thua” mà thôi. Sau chiến tranh, nước Nga sẽ mất tất cả vì Putin.   -Đỗ Nga- Tham khảo:   https://www.bbc.com/vietnamese/world-61257657 https://tuoitre.vn/ba-lan-va-bulgaria-nhan-khi-dot-eu-ky... https://vnexpress.net/ukraine-tuyen-bo-co-quyen-tan-cong... https://asia.nikkei.com/.../Japan-to-provide-food...
......

Bức ảnh chụp hồi tháng tư năm 1975

Diem Huong Pham Sau bốn mươi bẩy năm, tất cả các hình ảnh liên quan đến ngày 30/4/75 được cất chung vào tập hồ sơ ghi tên“biến cố 30 tháng Tư 75”. Vì thế khi xem lại, hình ảnh lẫn vào nhau, cảm xúc bị biến dạng trở nên xấu xí. Xúc động dâng tràn khi xem những tấm ảnh chụp đoàn người thất thểu dài hàng cây số trên đèo Hải Vân chạy vào Đà Nẵng; đoàn người rồng rắn từ Cao nguyên đổ về Sài gòn, nhưng bức ảnh chụp hàng chục lính bộ đội hăm hở nghênh ngang trên những chiếc xe gắn máy (tất nhiên là gia tài của người dân miền Nam) lại đập vào mắt, khiến cảm xúc tinh tuyền dành cho dân mình bỗng tắt lịm, nhường cho sự tức giận, uất nghẹn, cảm xúc bỗng loang lổ, khó coi.   Gần nửa thế kỷ trôi qua, tôi vẫn cố gắng giữ cảm xúc của mình đâu ra đấy phân minh và rất thất vọng khi cảm xúc bị biến dạng, như khi thiện và ác lẫn vào nhau, trạng thái lẫn lộn ấy là nơi ẩn náu an toàn cho cái ác. Trong mớ hình chụp lính bộ đội, có một bức hình, chỉ một bức hình này thôi, khi vừa thoáng nhìn, tôi đã phải bấm nút cho bức ảnh đi qua và tim tôi đập thình thịch.   Đã lâu tôi không nhìn lại, nhưng chỉ một lần thoáng nhìn bức ảnh, mọi chi tiết đã hằn trong trí óc tôi và cả tim tôi nữa. Người lính bộ đội gầy, dong dỏng cao, lưng đeo cái ba lô to, hai tay bận rộn với những túi xách gì đó, nhưng đặc biệt anh ta có cầm cái túi nylon, dài cỡ 50cm, trong đó có hình dáng con búp bê, chắc chắn búp bê được gắn thiết bị nhắm mắt mở mắt, đôi khi nó còn phát ra tiếng khóc, tiếng cười…   Năm nay không nhìn bức ảnh, nhưng nghĩ về bức ảnh, tôi thấy nhẹ nhàng đôi chút.   Tôi nghĩ thời gian chồng chất, đã vô tình tạo nên sợi dây gắn kết giữa tôi và bức ảnh. Gắn kết này là sự pha trộn nhiều cảm xúc của sự sợ hãi, sự tức giận và niềm thương cảm. Tất cả dã gom lại thành một cảm nhận duy nhất. Cảm nhận này làm tôi an tâm. Như giòng nước, người ta nhìn thấy nước, vọc tay vào nước, nhưng không thể thấy hay cầm được các phân tử Oxygen, Hydrogen cùng nhiều khoáng chất khác ở trong nước.   Tôi tin sự gắn kết màu nhiệm này sẽ giúp tôi viết được những giòng kế tiếp   Người ta nói hễ sợ điều gì, cần phải đối mặt với điều đó, thì sẽ vượt qua được. Nhưng từ hơn nửa thế kỷ qua, tôi vẫn vậy, tôi chấp nhận thất bại, vì sự thua cuộc này đem lại bình an cho tôi. Hồi tôi học lớp ba trường tiểu học Trương Minh Giảng, cha tôi đi tu nghiệp ở Mỹ. Khi trở về, ông mua quà cho chúng tôi, và cho các chị con của hai bác ruột tôi nữa. Món quà của chúng tôi là búp bê Barbi và Ken. Bọn chúng tôi mê Barbi như điếu đổ.   Một thời gian ngắn sau, cha tôi đổi ra làm việc ở Đà Nẵng. Tôi học lại lớp Ba ở trường Trung Tiểu học Tư thục Thánh Tâm. Tại đây, tôi có hai cô bạn mới, chúng tôi cùng có búp bê Barbi, nên thân nhau lắm. Ngày ấy, mẹ tôi sắm cái máy may Singer và dậy tôi may vá. Hàng ngày sau giờ học, tôi cặm cụi miệt mài may đủ kiểu áo cho ba con Barbi. Tuổi thơ của chúng tôi vô cùng tinh khiết và đẹp đẽ. Khi lên Trung học, vì không học cùng trường với hai bạn nữa, chúng tôi xa và quên nhau từ đó. Riêng tôi, tuổi thơ và Barbi vẫn đeo theo tôi cho đến gần hết bậc Trung Học. Năm tôi học đệ nhị, một hôm có lẽ vì học thi quá mệt và ngủ muộn, tôi đã mơ thấy Barbi tiến về phiá giường và ghé vào tai tôi nói gì đó.   Tôi giật mình tỉnh dậy nhìn con búp bê trên bàn, cứng ngắt bằng nhựa đang nhìn tôi. Tôi hoảng sợ hét lên, mẹ tôi chạy sang, tôi lắp bắp kể, mẹ tôi đem con búp bê ra ngoài. Từ đó tôi không thấy nó nữa. Tôi không dám nói về nó, nhưng nó vẫn lẩn quẩn trong đầu tôi, tôi bị mất ngủ trầm trọng, cho đến bây giờ vẫn còn dư chứng. Tôi có hai con gái, nhưng không bao giờ tôi nghĩ đến việc phải mua búp bê cho con hay nghĩ con tôi thèm chơi búp bê như tôi hồi nhỏ. Các con biết tôi rất sợ búp bê, nên cũng không đòi, nhưng con tôi mượn búp bê của bạn về chơi và giấu dưới gầm giường để tôi đừng thấy.   Tôi thương con, nhưng không vượt qua được nỗi sợ. Nghĩ đến con, tôi đã đi qua đi lại trước cửa tiệm bán loại búp bê bằng vải gọi là Cabbage Patch Kid, tôi tự nhủ chúng chỉ là những tấm vải, những cuộn len mà tôi thường may, hay đan áo cho con. Tôi thu hết can đảm mua cho con mỗi đưá một con búp bê Cabbage. Nhìn con sung sướng ôm chặt con búp bê vải vào lòng, tôi cảm thấy mình là người mẹ tồi tệ nhất, tôi đã làm mất vài năm tuổi thơ của con mình.   Sau này tôi có con bé cháu ngoại, từ lúc cháu còn bé, khoảng ba bốn tuổi, mỗi lần tôi sang thăm, cháu mau mắn nắm tay tôi, nhìn tôi như thương cảm và nói như vỗ về: “con cất búp bê trong tủ rồi, không có ở gầm giường đâu, bà đừng sợ.” Tôi không hiểu con tôi đã nói gì với con của nó, nhưng tôi thương con quá đỗi, và thầm cảm ơn con.   Hôm nay, nghĩ đến tấm ảnh, tôi muốn xoá bỏ nó khỏi máy điện toán, nhưng không thể xóa vĩnh viễn, nó vẫn nằm trong mớ ảnh chụp những người lính bộ đội có mặt tại Sàigòn sau ngày 30 tháng Tư năm 75, vì chúng là sự thật, là lịch sử. Mớ ảnh này biết biểu cảm và biết nói. Từng tấm một, người ta nhìn thấy sự thoả mãn, hăm hở, ngạc nhiên, và sung sướng trên các gương mặt hốc hác của người lính bộ đội. Người ta có thể nghe từ các bức ảnh, những lời phấn khích: “Thích quá, sướng quá, có cái đài, cái đồng, cái đạp, toàn hàng tốt!”   Có cố gắng đến đâu, cũng không thể nói khác.   Bức ảnh người bộ đội cầm con búp bê cũng nói lên vài điều quan trọng.   Anh ta sải bước nhanh, nét mặt tươi vui, như vừa được giải phóng, anh được giải phóng thật, giải phóng khỏi cuộc chiến mà anh không biết rõ ngọn ngành. Anh chỉ muốn trở về với gia đình. Ai đó trong gia đình anh, hoặc em gái, cháu gái hay đưá con gái bé nhỏ …rất thích búp bê, mong ước có được con búp bê, như cha tôi biết tôi thích búp bê hồi nhỏ. Anh đã ghi nhớ mong ước này. Không biết trong chiếc ba lô to tướng anh đeo sau lưng có những gì, tôi ước một người miền Nam nào đó tặng anh vài thứ để anh đem về làm quà cho gia đình, và tặng anh cái đồng hồ hai cửa sổ để đánh dấu ngày giờ anh được sống sót trở về.   Vào những ngày đầu tháng Năm, gia đình tôi cũng có người thân ngoài Bắc đi bộ đội đến tìm. Cha mẹ tôi có tặng quà và một số quý kim làm vốn. Mẹ tôi dặn: Cháu cần gì cứ nói với cô, đừng tự động lấy bất kỳ thứ gì của bất cứ ai. Người lính bộ đội trẻ măng, tôi gọi là anh họ, gật đầu nói nhỏ: cháu biết ạ.   Tôi mong người lính bộ đội cầm con búp bê cũng biết điều đó. Tôi ước anh không tự động lấy bất cứ thứ gì của người miền Nam. Nhưng nếu anh ta có lỡ tay thì vì con búp bê anh cầm trên tay, có lẽ tôi cũng bỏ qua. (PDH 04/22)  
......

Nhìn lại 30 tháng 4 năm 1975: Thất bại và bất hạnh của dân tộc Việt Nam

Nguyễn Văn Đài    Trước tiên tôi nói về chiến thắng của tầng lớp chop bu đọc tài CSVN: hàng triệu thanh niên VN đã hy sinh xương máu hoặc bị tàn tật vĩnh viễn để đem lại quyền lực cho tầng lớp chop bu độc tài CSVN. Tầng lớp chop bu độc tài CSVN đã cướp đoạt tài sản, nhà cửa, đất đai của đồng báo miền Nam. Xua đuổi hàng triệu người chạy ta nước ngoài   Các thế hệ con cháu của chúng thay nhau cai trị nhân dân và đất nước trong 47 năm qua, chúng làm giàu bằng tham nhũng, vơ vét tài nguyên, tài sản quốc gia để phục vụ cho cuộc sống xa hoa của chúng. Mọi thất bại, bất hạnh và đau khổ đều thuộc về Nhân dân và đất nước VN.   Muốn biết được dân tộc Việt Nam đã thất bại và bất hạnh như thế nào, chúng ta hãy cùng quan sát, đánh giá và phân tích về các quốc gia trên thế giới cũng đã và đang bị chia cắt như đất nước Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nước đầu tiên mà chúng ta nói đến là nước Đức.   Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, nước Đức bị chia làm hai, phía Tây là CHLB Đức theo thể chế chính trị dân chủ đa đảng, kinh tế trường.Hơn 40 năm phát triển cho tới khi thống nhất nước Đức vào tháng 10 năm 1990, CHLB Đức đã là cường quốc số 1 ở Âu châu và là trụ cột của EU.   Ở phần phía Đông là CHDC Đức theo chế độ độc tài cộng sản, với nền kinh tế XHCN tập trung quan liêu bao cấp. Nền kinh tế và xã hội của CHDC Đức phụ thuộc rất lớn vào viện trợ của Liên Xô trong suốt thời gian tồn tại của nó. Khi Liên Xô suy yếu, không còn khả năng viện trợ cho CHDC Đức, đồng thời người dân của Đông Đức mong muốn thống nhất với những người anh em bên Tây Đức. Cuối cùng, chế độ độc tài cộng sản ở Đông Đức tự giải tán để hội nhập vào chế độ dân chủ đa đảng ở Tây Đức vào năm 1990. Giờ đây CHLB Đức vẫn cường quốc kinh tế số 1 ở Âu châu, trụ cột của EU và Nato.   Chúng ta hãy tưởng tượng xem, nếu sau năm 1945, chế độ cộng sản ở Đông Đức với sự giúp sức của Liên Xô tiếp tục tiến hành chiến tranh để “giải phóng” Tây Đức và thành công. Như vậy, sẽ không có một nước Đức tự do, dân chủ và hùng mạnh như ngày nay. Thiệt thòi lớn nhất hiển nhiên thuộc về Nhân dân Đức bị cai trị bởi chế độ độc tài CSVN. Họ mất hết tự do và các quyền dân chủ. Người dân Đức và thế giới sẽ không có các sản phẩm tuyệt vời như ô tô Mercedes, Volkswagen, Open,…, thời trang Adidas,… Đó là thảm họa cho người dân Đức và Âu châu.   Nước thứ hai mà chúng ta nhắn đến là Triều Tiên gồm hai nước CHDCND Triều Tiên(gọi tắt là Bắc Hàn) và Đại Hàn Dân Quốc(gọi tắt là Hàn Quốc).   Bắc Hàn và Hàn Quốc là hai quốc gia sau thế chiến thế giới thứ hai.   Bắc Hàn theo chế độ độc tài cộng sản và gia đình trị với nền kinh tế XHCN tập trung quan liêu, bao cấp. Sau gần 80 năm, người dân Bắc Hàn vẫn sống trong nghèo nàn lạc hậu, hàng năm có hàng trăm ngàn người chết đói. Các quyền tự do, dân chủ bị tước đoạt và chà đạp. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 1,3 ngàn USD . Hàn Quốc theo chế độ tự do, dân chủ đa đảng với nền kinh tế thị trường. Cùng thời gian 80 năm phát triển, Hàn Quốc nằm trong nhóm 20 nền kinh tế phát triển và lớn nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 32 ngàn USD, gấp 26 lần Bắc Hàn.   Chúng ta tưởng tượng xem nếu năm 1953 Bắc Hàn “giải phóng” Hàn Quốc. Trước tiên đó là thảm họa cho khoảng 40 triệu người Hàn Quốc. Họ bị cai trị bởi chế độ tài cộng sản và gia đình trị họ Kim. Mọi quyền tự do, dân chủ bị tước đoạt. Người dân Hàn Quốc và thế giới sẽ không được sử dụng các sản phẩm nổi tiếng thế giới về ô tô, tàu, điện tử,…, của các hãng Samsung, Huyndai, LG,… Hòa bình, an ninh của khu vực Đông Bắc Á và châu Á sẽ thường xuyên bị đe dọa và mất ổn định. Đó là thảm họa cho người Hàn Quốc và thế giới.   Hai quốc gia tiếp theo mà chúng ta nói tới là CHND Trung Hoa(Trung Quốc) và Trung Hoa Dân Quốc(Đài Loan).   Trung Quốc theo chế độ độc tài cộng sản với nền kinh tế XHCN đặc sắc Trung Quốc. Các quyền con người về tự do, dân chủ của người dân Trung Quốc bị tước đoạt. Tham nhũng là quốc nạn ở Trung Quốc. Trung Quốc là nước thường xuyên đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.   Đài Loan theo chế độ chính trị tự do, dân chủ đa đảng với nền kinh tế thị trường. Đài Loan là một trong những hình mẫu về tự do, dân chủ và phát triển kinh tế cho các nước trên thế giới. Cải cách kinh tế lúc ban đầu của Trung Quốc đã phụ thuộc rất lớn vào đầu tư về vốn và công nghệ từ Đài Loan Đài Loan là một trong những con hổ kinh tế của châu Á và thế giới. Cường quốc số 1 trên thế giới về sản xuất chip cho thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan khoảng 25 ngàn USD, hơn gấp đôi so với của Trung Quốc là 10,5 ngàn USD.   Nếu năm 1949, Trung Quốc “giải phóng” Đài Loan thì đó là thảm họa cho 20 triệu người dân Đài Loan.   Trở lại với Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước 30 tháng 4 năm 1975.   Ở miền Bắc, Việt Nam DCCH theo thể chế chính trị độc tài cộng sản với nền kinh tế XHCN quan liêu bao cấp. Nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ và đầu tư từ Liên Xô, Trung Quốc và khối XHCN Đông Âu. Người dân thường xuyên đói ăn, thiếu mặc, các quyền con người bị tước đoạt.   Ở miền Nam, Việt Nam VNCH theo chế độ tự do, dân chủ đa đảng với nền kinh tế thị trường. Mặc dù nền kinh tế của VNCH cũng phụ thuộc và viện trợ của Mỹ. Nhưng nền kinh tế tư nhân của VNCH phát triển rất mạnh, có nhiều sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng khu vực. Người dân ở miền Nam được học miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí, có rất nhiều học bổng đi du học ở các nước như Mỹ, Nhật và các nước phương Tây. Nhìn chung, mọi mặt từ kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, xã hội,… của Việt Nam CH đều vượt xa miền Bắc cộng sản.   Như vậy, ngày 30 tháng 4 năm 1975 sự thất bại và bất hạnh đã đến với toàn thể đất nước và dân tộc Việt Nam khi chế độ độc tài cộng sản miền Bắc phi nhân tính, nghèo nàn, lạc hậu đã chiến thắng chế độ dân chủ đa đảng, văn minh, thịnh vượng ở miền Nam.   Gần nửa thế kỷ đã qua đi, mỗi khi ngày 30 tháng 4 đến, thì đều để lại những hoài niệm, những tiếc nối và nỗi buồn vì sự thất bại của Việt Nam Cộng Hòa cũng là sự thất bại của cả đất nước và dân tộc Việt Nam trước thảm họa độc tài cộng sản.   Giờ đây, những thành tựu nổi bật mà chế độ độc tài CSVN đạt được sau gần nửa thế kỷ cai trị toàn bộ đất nước Việt Nam đó là tham nhũng trở thành quốc nạn, giặc nội xâm của đất nước.   Trong hệ thống chính trị của độc tài CSVN thì các quan chức “ai cũng gù, kẻ thẳng lưng trở thằng khuyết tật”. Người cầm đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thường ví von các quan chức thuộc cấp là những “con lươn, con trạch, con chuột, con sâu.”   Các quyền con người về tự do, dân chủ của người bị tước đoạt và chà đạp. Tài nguyên khoáng sản bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường nước, không khí,… đều cao nhất nhì thế giới. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhiễm độc trong lĩnh vực tiêu dùng, thực phẩm, thuốc chữa bệnh tràn ngập thị trường.   Trong khi người dân Việt Nam có thu nhập trung bình thấp nhất khu vực, nhưng họ phải mua hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng, ô tô, xe máy,… với giá đắt hơn các nước giàu như Singapore, Thái Lan,… Giai cấp công nhân bị bóc lột một cách thậm tệ, hàng trăm ngàn lao động nữ bị sa thải sau khi bị vắt kiệt sức lao động chỉ với 18 tới 20 năm làm việc. Tầng lớp doanh nhân trở thành cỗ máy kiếm tiền cho giới quan chức độc tài cộng sản và phá hoại đất nước. Khi cần thiết thì các doanh nhân trở thành những “con dê tế thần” cho đảng và chế độ độc tài. Nợ công đang ở mức cao, mỗi trẻ em Việt Nam vừa sinh ra đã phải gánh trên vai khoảng 2 ngàn USD tiền nợ.   Mọi giá trị đạo đức tốt đẹp đều bị đảo lộn, người tốt trở nên hiếm hoi trong xã hội. Tiến hóa của xã hội Việt Nam từ thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt và dưới sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản, xã hội Việt Nam tiến thời kỳ “đồ đểu”. Để kết thúc cho bài viết này, tôi xin nhắc lại hai câu thơ của nhà thơ bất đồng chính kiến Bùi Minh Quốc. Chỉ hai câu thơ sau đây đã toát lên toàn bộ bản chất chế độ độc tài cộng sản trong hàng thập kỷ đã qua và đến tận bây giờ:   “Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa, Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.”  
......

"Đem yêu thương vào nơi oán thù"

Cuộc nội chiến Nam - Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861. "Hình lấy trên Google". Mạc Van Trang    Một lần tôi nghe KS Trần Bang (người mới bị công an bắt mấy tháng nay) cùng mấy bạn đến nhà chơi và hát bài Kinh Hòa Bình, trong đó có câu: “Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm”...   Nghe một lần mà lời ca thật ấn tượng, đầy xúc cảm, ghi nhớ trong tôi không thể nào quên. Tôi cứ nghĩ, làm sao để con người “đem yêu thương vào nơi oán thù"?... Được như thế mới có thể hoá giải hận thù, mới hoà hợp dân tộc trong yêu thương, tin cậy, sống cùng nhau trong an lành, hạnh phúc. Chuyện cá nhân thì có thể có nhiều ví dụ như vậy. Nhưng tìm đâu ra những cộng đồng, xã hội, dân tộc có thể “đem yêu thương vào nơi oán thù” để cảm hoá nhau, đem lại niềm tin yêu, thoát khỏi hận thù, cùng nhau hoà hợp xây dựng cuộc sống mới?   Thì ra bài học gì nhân loại cũng có cả!   1. Hoa kỳ đã kết thúc cuộc nội chiến bằng yêu thương thay vì oán thù   Chuyện kể rằng, cuộc nội chiến Nam - Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861.   Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh trong 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn người và hàng triệu người bị thương.   Trong trận đánh cuối cùng Appomattox Court House quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau Tổng Thống Abraham Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là Tướng Robert E. Lee đầu hàng tướng Ulysses S. Grant của miền Bắc vào ngày 9 tháng 4/1865.   Bài học tuyệt vời là cách xử sự của hai vị tướng quân kẻ thắng, người thua trong kết thúc chiến tranh.   Thấy quân miền Nam đang lâm nguy, ngày 7 tháng 4, tướng Grant gửi một lá thư đến tướng Lee, nói rằng đã đến lúc cho Binh đoàn Bắc Virginia đầu hàng… Trong thư trả lời, tướng Lee từ chối yêu cầu này nhưng lại hỏi Grant về các điều kiện đầu hàng như thế nào? Tướng Grant một mặt trả lời Thư của tướng Lee, một mặt cho quân đánh chặn đường tiếp viện lương thực khiến quân miền Nam càng nguy khốn.   Sáng ngày 9 tháng 4 tướng Grant nhận được thư đầu hàng của tướng Lee. Grant nhớ lại rằng chứng đau đầu của ông dường như biến mất khi ông đọc thư của tướng Lee. Trong thư phúc đáp, tướng Grant đặc biệt cho phép bại tướng Lee chọn lựa nơi họp để ký văn bản đầu hàng.   Sau vài tiếng đồng hồ thư từ phúc đáp giữa tướng Grant và tướng Lee, lệnh ngừng bắn được thiết lập. Tướng Grant tiếp nhận lời yêu cầu thảo luận về các điều kiện đầu hàng của tướng Lee. Tướng Grant đã ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận.   Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, tướng Lee và mấy tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại mấy người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến.   Cuộc thảo luận và ký kết các văn bản diễn ra chỉ trong mấy giờ.   Khi tướng Lee rời phòng họp và cưỡi ngựa đi thì binh sĩ của Grant bắt đầu hò reo vui mừng, nhưng tướng Grant ra lệnh ngừng ngay lập tức. Ông nói "Những người miền Nam bây giờ là nhân dân của chúng ta, và chúng ta không muốn đắc chí trên sự suy sụp của họ."   Điều kiện đầu hàng do tướng Lee yêu cầu, hầu như được đáp ứng hết.   Sĩ quan các cấp phải đưa ra văn bản hứa danh dự cá nhân mình là sẽ không cầm vũ khí chống lại Chính phủ Hoa Kỳ cho đến khi được bàn giao hợp lý, và mỗi chỉ huy đại đội hay trung đoàn ký một văn bản như lời hứa danh dự thay mặt các binh sĩ dưới quyền của mình. Các vũ khí và tài sản công phải nộp lại.   “Điều này không bao gồm các vũ khí cá nhân của các sĩ quan, cũng không bao gồm ngựa và hành trang cá nhân của họ. Xong xuôi, mỗi sĩ quan và binh sĩ được phép quay trở về nhà của mình, không bị các giới chức chính phủ Hoa Kỳ quấy nhiễu, miễn sao họ tuân thủ đúng lời hứa danh dự của mình và luật pháp có hiệu lực tại nơi mà họ cư trú” (1)   Sau Lễ đầu hàng, 27.805 binh sĩ miền Nam đã đi qua và xếp đống vũ khí của mình trao cho bên thắng cuộc.   Ngoài các điều kiện trên, tướng Grant cũng cho phép các binh sĩ bại trận mang ngựa và lừa của họ về nhà để giúp trồng trọt vào mùa xuân và tạo điều kiện để nguồn tiếp tế lương thực cho binh đoàn đang đói của tướng Lee. Tướng Lee nói, việc này sẽ có một hiệu quả rất hài lòng cho binh sĩ của ông và giúp ích rất nhiều trong việc hòa giải quốc gia.   Sau khi binh đoàn chủ lực của tướng Lee đầu hàng, các cánh quân khác cũng lần lượt đầu hàng, chấm dứt cuộc nội chiến thảm khốc, mở ra kỷ nguyên mới: Giải phóng nô lệ, hoà hợp quốc gia, đưa đất nước phát triển rực rỡ… “Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemen’s Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng vẫn là một người Mỹ bị sỉ nhục” (2).   “Thực vậy, 140 năm sau, cô Mary quản thủ “Viện bảo tàng Đầu hàng” đã nói rằng dù hình ảnh của miền Nam hay miền Bắc, lịch sử không muốn ghi lại các hình ảnh xấu xa của bất cứ phe nào. Ở đây là nơi lưu giữ hình ảnh của các anh hùng miền Nam lẫn miền Bắc. Ðặc biệt là hình ảnh của phe bại trận lại được lưu ý hơn cả phe chiến thắng. Lá cờ rách của miền Nam thua trận treo tại thủ đô Richmond bây giờ lại là bảo vật hào hùng của “Bảo tàng Viện Đầu hàng”...(2)   Nhưng chỉ vui chiến thắng chưa được một tuần lễ, ngày 15/8/1865, Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát chết. Vị tổng thống thứ 16 trở thành vĩ nhân thống nhất đất nước và giải phóng nô lệ … Bài học lịch sử như vậy, học sinh nào chẳng muốn học để làm người tử tế.   2. Ba Lan đem yêu thương xóa bỏ hận thù với Ukraine   Theo lệnh của tổng thống Putin, ngày 24/2/2022 quân Nga đã tấn công tổng lực trên toàn lãnh thổ Ukraine, một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thành viên Liên hiệp quốc. Cuộc chiến bất ngờ và vô cùng tàn khốc khiến nhiều người dân Ukraine bỏ hết tất cả, cốt sao chạy thoát thân. Dòng người đổ về Ba Lan hơn 2 triệu người chỉ trong một tháng…   “Ba Lan đang cưu mang 2 triệu người Ukraine. Họ được học hành miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí, đi tàu xe công cộng miễn phí, được trợ cấp mỗi người 40zl (10 usd/ ngày), trẻ em đến 18 tuổi được thêm 125 usd/ tháng, như các trẻ Ba Lan. Ngoài ra, tuỳ theo thiện chí của các nhà hàng, quán ăn, người U cũng được bán giảm giá thậm chí có chỗ tới 90%.   Có thể với các nước giàu, như thế là không nhiều, nhưng người Ukraine vẫn chọn ở lại Ba Lan vì gần nhà, vì tương đồng văn hoá, ngôn ngữ; đặc biệt vì sự nồng ấm của người dân và chính phủ Ba Lan dành cho họ. Chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh, đây là những người KHÁCH của Ba Lan. Họ được đối xử trân trọng như những thượng khách của đất nước.   Chính phủ mới đây còn tuyên bố đầy kiêu hãnh rằng, từ giờ tới cuối năm Ba Lan cần 2 tỉ Euro để lo cho người tị nạn, nhưng EU cho thì lấy, còn không Ba Lan tự lo được, không cần xin.   Cựu đại sứ Mỹ ở Ba Lan, bà Georgette Mosbacher mới đây nói: EU và Mỹ phải xin lỗi Ba Lan vì đã hiểu sai về đất nước này, Ba Lan thông minh hơn, họ đã nhìn thấy những vấn đề mà Mỹ và EU không nhìn ra. Ý bà đề cập tới việc, Ba Lan nhìn ra nguy cơ của Nga và đã cảnh báo rất nhiều lần, nhưng không ai nghe…   Hôm nọ có bạn hỏi, nếu sau này người U không về nước thì sao? Nếu số người (trong đó có 1 nửa trẻ em) này không về thì Ba Lan coi như... trúng số độc đắc. Mấy chục năm nay, dùng đủ mọi cách khuyến khích, Ba Lan cũng không tăng được dân số, không tăng được tỉ lệ sinh. Nói vậy thôi, người U rất nóng lòng về nhà, vừa ngơi tiếng súng, một số người đã lục tục về rồi đấy.   Đáp lại thịnh tình của phía Ba Lan, nhiều người dân Ukraine tự nguyện tham gia dọn dẹp, làm sạch các khu vực công cộng của thành phố nơi họ tạm trú”.(3). Nhiều người Ukraine có chuyên môn cũng mau chóng được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Ba Lan. Nhiều người Ba Lan nói, không thấy phiền phức mà thấy vui hơn vì phố xá thêm tấp nập…   “Thực ra người Ba Lan chưa bao giờ là bạn của người Ukraine. Trong lịch sử, đã có rất nhiều những đụng độ đẫm máu giữa người Ba Lan và người Ukraine, đỉnh điểm là vụ quân đội nổi dậy Ukraine đã giết từ 35.000 đến 60.000 dân thường Ba Lan ở Volhynia, 25.000 đến 40.000 người ở Đông Galicja, vào tháng 7 năm 1943, mà hầu hết là phụ nữ và trẻ em, chỉ vì muốn: "làm sạch lãnh thổ Ukraine khỏi người ngoại quốc, xóa sự hiện diện của người Ba Lan trong khu vực".(4) “Trong khi đó, chính quyền Ukraine hiện nay vẫn chưa công nhận sự kiện này, thậm chí năm 2016, chính thị trưởng thành phố Kyiv, Vitali Klitschko còn đặt tên 1 đại lộ chính ở Kyiv mang tên của Stefan Bandera, người được coi là chịu trách nhiệm chính cho vụ thảm sát này”.   “Nhưng khi quân Nga xâm lược Ukraine, truyền thông, nhà thờ, chính phủ, dân chúng... đều truyền đi thông điệp: "Phải gác những bất đồng trong quá khứ trước thảm kịch của dân tộc Ukraine". Và họ đã làm đúng điều đó, chứ không chỉ nói mồm, họ đón nhận người Ukraine tị nạn, cho họ sống dưới cùng mái nhà; Ba Lan sẵn sàng đón nhận thêm nhiều triệu người nữa và chính phủ Ba Lan là một trong những nước cung cấp vũ khí, viện trợ kinh tế nhiều nhất cho Ukraine. Sự hỗ trợ vô điều kiện khi khó khăn đó đã làm quan hệ giữa hai nước hoàn toàn thay đổi, hiện nay, Ukraine coi Ba Lan là đồng minh thân cận nhất, thậm chí những người mang tư tưởng “bài Ba Lan” như Vitali Klitschko, thị trưởng Kyiv, cũng đã công khai thay đổi quan điểm, trái ngược hẳn với trước đây. Ông, đã quyết định lên kế hoạch đổi tên bến tàu điện ngầm Minsk thành „Warsaw Metro Station” để vinh danh sự giúp đỡ của người Ba Lan” (3) “Đem yêu thương vào nơi oán thù”, Ba Lan đã gây dựng được lòng biết ơn chân thành và niềm tin yêu từ người Ukraine, hai dân tộc có thể hoá giải được hận thù để trở thành bạn bè tin cậy…   Trong họa có phúc. Phúc lớn cho muôn đời con cháu của hai dân tộc.   3. Tại sao Việt Nam?   Càng nghĩ càng thấy lạ lùng và buồn cho não trạng người Việt chúng ta. Cuộc nội chiến Bắc - Nam đã chấm dứt gần 50 năm mà vẫn không thể hoà hợp dân tộc, lòng người vẫn ly tán, bên này vẫn coi bên kia là thù địch. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, những người có mong muốn thay đổi xã hội theo hướng hòa hợp dân tộc, xây dựng xã hội dân sự, có tự do, dân chủ, nhân quyền, thực hiện đúng Hiến Pháp (2013), nhất là Điều 14, 20, 21, 22, 23, 24, 25, thì bị coi như “thế lực thù địch”(?).   Có người cho rằng, “căn tính” đó của người Việt có từ xưa: “Yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”...; triều đại sau lên đều tìm cách tận diệt thân thích của triều đại trước…   Rồi khi chủ nghĩa cộng sản được du nhập vào Việt Nam, cái “căn tính” ấy càng được “phát huy” cao độ bởi “lý luận đấu tranh giai cấp, một mất, một còn”! Lòng căm thù trở thành “động lực cách mạng”; phương pháp “giác ngộ quần chúng” là “ba cùng với tầng lớp vô sản” để “ôn nghèo, gợi khổ, nhớ thù xưa” nhằm kích hoạt, phát động lòng căm thù…   Người cộng sản coi lòng căm thù là sức mạnh cần được nuôi dưỡng: “Nuôi đi em, cho đến lớn, đến già/ Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu” và “Thù muôn đời muôn kiếp không tan", Căm hờn lại giục căm hờn/ Máu kêu trả máu, đầu van trả đầu!... (Tố Hữu). Có kích động lòng căm thù giai cấp mới tạo ra cuộc “cải cách ruộng đất long trời lở đất”... “Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!” (Tố Hữu)   Thôi, chuyện thời Tố Hữu xưa rồi, có thể gác lại, nhưng ngày nay trong nhà trường vẫn nhấn mạnh giáo dục lòng căm thù cho học sinh, và ông tướng Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương vẫn nói: “Đấu tranh với thế lực thù địch là cuộc đấu tranh một mất một còn" thì kinh quá. Vì bất kỳ người dân nào cũng có thể trở thành “thế lực thù địch" khi đòi thực hiện các quyền ghi trong Hiến pháp; hàng nghìn dân oan bị khủng bố, đoạ đầy; hàng trăm người bị tra tấn, tù đày khắc nghiệt; hàng trăm người khác bị các phương tiện truyền thông nhà nước bêu riếu, lăng nhục như những “kẻ phản động”, “thế lực thù địch”. Đỉnh điểm là hàng ngàn công an vũ trang đang đêm tấn công vào thôn Hoành xã Đồng Tâm, Hà Nội, giết hại Cụ Lê Đình Kình, cựu chiến binh, cựu Bí thư Đảng uỷ, 56 tuổi đảng và bắt đi tra tấn, bỏ tù mấy con cháu cụ Kình, y như thời phong kiến “chu di ba đời”! Mà sự việc chỉ từ tranh chấp đất đai, lẽ ra thấy có hành vi phạm pháp thì phải truy tố, đưa ra Toà xét xử công minh. Không, quyết đem hung tàn mổ bụng phanh thây một cụ già bướng bỉnh để gây khiếp đảm cho toàn dân. Một hành động vô thiên, vô pháp tàn ác chỉ nhằm chứng minh cho nhân loại thấy “đấu tranh một mất một còn của cộng sản” là như thế đó!   Lạ lùng cái nhà nước này, đối với kẻ thù ngoại bang thì luôn phát huy “truyền thống hòa hiếu”, “đem nhân nghĩa thắng hung tàn, Lấy chí nhân thay cường bạo”..., nhưng đối với đồng bào, chỉ khác ý mình là luôn dùng những lời lẽ thô bỉ, những hành động tàn ác bất nhân, bất nghĩa để ứng xử. Cái “não trạng” đó ngày càng lan truyền trong đời sống xã hội.   Mới đây trên Facebook của đại tá QĐNDVN Trịnh Lê Hoài Nam (đã nghỉ hưu), nêu rõ “mục tiêu” là “VẠCH MẶT KẺ THÙ - THỨC TỈNH NH N D N”, trong đó ông coi tất cả những ai phản biện chế độ, trái ý ông ta đều là “phản động”, thậm chí là “phản quốc”, là “kẻ thù” (!) Ngày 12/4/2022, ông ta viết những dòng đầy khát máu: “Đã ủng hộ TIỀN cho Tân phát xít Ukraine thì chỉ có quân phản động.   Đối với tôi, những kẻ đã, đang ủng hộ nhà nước Tân phát xít Ukraine bằng tinh thần, vật chất, đặc biệt là bằng TIỀN BẠC đều là loài phản quốc cần phải đấu tranh loại trừ”.(5) Loại trừ theo cách nói của quân đội là bắn bỏ! Được sự khuyến khích và bảo kê bởi Tuyên giáo, nên lực lượng dư luận viên và “hơn 10.000 chiến sĩ lực lượng 47 tác nghiệp 24/24 để đấu tranh với các luận điệu của các thế lực thù địch”, tha hồ vu khống, bịa đặt, bôi nhọ, chửi rủa những người mà tự họ cho là “chống phá chế độ”. Thật chẳng còn đạo đức, nhân nghĩa, luật pháp gì nữa!   Trên không gian mạng cũng như trong đời sống xã hội Việt Nam, đầy những tâm địa ác độc, đe dọa khủng bố gieo rắc lòng thù hận, chia rẽ, kích thích bạo lực…   Một chế độ mang bản chất hoàn toàn trái ngược với những giá trị cốt lõi của nhân loại là Thành thật, Nhân ái, Bao dung, Hoà hợp… thì hy vọng gì cho con cháu chúng ta?   28/4/2022 Tham khảo: Mạc Văn Trang   1.https://vi.wikipedia.org/.../Tr%E1%BA%ADn_Appomattox... 2.https://www.chungta.com/.../nuoc-my-sau-noi-chien-va-bai... 3. https://www.facebook.com/chau.t.phan 4. https://vi.wikipedia.org/.../Th%E1%BA%A3m_s%C3%A1t_ng%C6...5. https://www.facebook.com/nam.trinhlehoai.507    
......

Putin sẽ là một Tào Phi thứ hai

  Đỗ Ngà - Thế Giới Kpop   Thân mang trọng bệnh, biết không còn sống được bao lâu, vì sợ mình trở thành một ông vua vô dụng trong mắt hậu thế mà Tào Phi bất chấp can ngăn dẫn quân đánh Đông Ngô hòng kiếm cho mình một chiến công lưu danh sử sách. Ỷ vào quân đông tướng nhiều, Tào Phi kiêu ngạo xuất binh xâm lược Đông Ngô gây ra cảnh giết chóc tàn bạo. Kết quả không những không thắng mà đại bại. Cuối cùng Tào Phi chết với ô danh là ông vua thất bại.   Có vẻ như ông Putin hiện nay cũng rơi vào hoàn cảnh như Tào Phi bên Tàu cách đây gần 2000 năm. Theo như một số nguồn tin báo chí cho biết, thân thể ông Putin đang mang bệnh. Và theo quan sát thần thái ông ta trên truyền hình những ngày gần đây, cũng không khó để đoán ra con người ông Putin có sức khỏe rất không tốt. Khuôn mặt ông Putin bị phù thũng tựa như mặt ông Nguyễn Phú Trọng lúc mang trọng bệnh.   Không biết sức khỏe ông Putin nghiêm trọng đến mức nào nhưng thực tế cho thấy thần thái của ông ta biến chuyển rất nhanh theo chiều hướng xấu. Hình ảnh Putin dũng mãnh cỡi ngựa săn bắn, tắm nước lạnh giữa trời băng giá, ở trần câu cá giữa trời tuyết, dùng dòn võ Judo hạ học viên trên sàn đấu vv.. biến đâu mất, thay vào đó là một Putin sắc mặt nặng nề, thiếu sức sống và dáng người yếu ớt.   Bệnh covid là loại bệnh rất nguy hiểm đối với những ai có bệnh nền. Cựu ngoại trưởng Mỹ thời tổng thống Bush con – Collin Powel cũng đã không sống nổi dù chích đủ vaccine, nguyên nhân là ông có bệnh nền thuộc loại nguy hiểm. Trong gần 2 tháng chiến tranh Ucraina, ông Putin rất lo sợ bị lây nhiễm covid nên ông thường dùng những cái bàn dài đến 5 mét để tiếp khách, mục đích là tránh xa nguồn lây bệnh. Có lẽ vì bệnh nền mà ông Putin đã phải tránh tiếp xúc người khác như tránh hủi như thế. Hình ảnh đó làm sao giấu được?   Cơ thể mang bệnh nhưng tham vọng thì rất lớn, ông tham vọng thành một đại đế nước Nga. Tuy nhiên ông Putin lại không thể phân biệt được sự khác nhau giữa đại đế vào bạo chúa, nên ông đang trượt dài theo con đường tàn bạo. Nếu Putin muốn lịch sử ghi tên ông như là ông vua có chiến công hiển hách sau khi lìa đời chắc chắn ông sẽ không toại nguyện. Ông ta sẽ chết như một ông vua thất bại và đầy ô nhục.  
......

Một kiểu ngụy biện lưu manh

Một số phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin có tới 116 thủy thủ được cho là đã thiệt mạng khi tàu chiến Nga "Moskva" bị chìm. Những con số này không được Moscow xác nhận. Bây giờ Bộ Quốc phòng đang đưa ra tuyên bố của riêng mình về những người chết và mất tích lần đầu tiên. 8 ngày sau vụ chìm tàu ​​chiến "Moskva", Nga lần đầu tiên thừa nhận những tổn thất liên quan đến vụ việc. Một thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng và 27 thủy thủ khác mất tích, Bộ Quốc phòng ở Moscow cho biết hôm thứ Sáu, theo các hãng thông tấn Nga. 396 thành viên thủy thủ đoàn còn lại của tàu tuần dương tên lửa dẫn đường bị chìm ở Biển Đen ngày 14/4 đã được cứu.   MỘT KIỂU NGỤY BIỆN LƯU MANH? Thao Ngoc   Vụ soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen của Nga bị tên lửa Neptune của Ukraine bắn chìm ngày 14/4 vừa qua đã gây chấn động dư luận thế giới.   Nó không những là một nỗi đau khó chịu đựng của tên độc tài khát máu Putin và các tướng lĩnh Nga, mà đây là tin sấm sét làm sụp đổ sức mạnh của Hải quân Nga, là một cú giáng nặng nề vào nhuệ khí của quân đội Nga. Đồng thời cũng là cát tát trời giáng vào những kẻ cuồng Nga một cách mù quáng tại VN.   Chúng ta hãy nghe những lời ngụy biện của kẻ xâm lược về vụ việc này:   Cuối ngày 14/04, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng một vụ "hỏa hoạn" đã xảy ra và làm nổ kho đạn dược trên con tàu có thời Liên Xô này. “Con tàu đã bị hư hại nghiêm trọng, đồng thời cho biết hơn 500 thủy thủ trên con tàu đã được sơ tán. Các quan chức Nga cho biết ngọn lửa trên tàu đã được dập tắt và kho đạn không còn phát nổ nữa”.v.v.   Đây là lối biện bạch hết sức ngớ ngẩn, kiểu “lấy thúng úp voi”.   Tàu tuần dương Matxcova (dài 186,4 m, giãn nước 12 490 tấn) mạnh nhất ở Hạm đội Biển Đen, là một biểu tượng sức mạnh của Hải quân Nga, được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại nhất của Nga. Trong đó có 16 tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan tầm bắn 800 km với đầu đạn chứa 950 kg thuốc nổ, hay đầu đạn hạt nhân tương đương 350 000 tấn thuốc nổ TNT. Đây là vũ khí mà Hải quân Nga kỳ vọng có thể tiêu diệt các tàu sân bay và các tàu chiến mạnh nhất của Mỹ từ xa gần ngàn km. Tuần dương hạm Matxcova có một hệ thống vũ khí để chống lại sự tấn công từ xa của đối phương, bất kể từ trên trời hay dưới biển, bao gồm 64 tên lửa phòng không tầm xa loại S -300F, 40 tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-MA, Hai cụm ống phóng gồm 10 ngư lôi 533mm, hai tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000, 6 tổ hợp phòng thủ tầm cực gần AK-630, 30mm, cụm pháo 2 nòng AK-130 130mm, 1 trực thăng săn ngầm Ka-27, cùng hệ thống tác chiến điện tử. Soái hạm Matxcova từng được đưa đến phục vụ quân Nga trong chiến tranh Syri, không ít lần “nghênh chiến” từ xa với hải quân Mỹ và Phương Tây ở vùng vịnh, được ngợi ca đến mức đối phương phải kiềng nể..v.v.   Chẳng lẽ là niềm tự hào của nước Nga như thế, mà chỉ với một vụ hỏa hoạn đã có thể làm kho đạn nổ để tiêu diệt con tàu. Nói như vậy chẳng khác gì chê công nghệ đóng tàu thời Liên Xô và việc duy tu bảo dưỡng của Nga ngày nay quá tồi? Hơn nữa một khi kho đạn đã nổ thì không thể dập tắt, vì chúng bị kích nổ liên hoàn. Nếu con tàu dù có bị hư hỏng dăm bảy khoang vẫn không thể bị chìm, nếu như còn những khoang khác không bị hư hỏng. Nhưng đằng này con tàu bị nổ kho đạn, chắc chắn là bị xé toác ra và chìm nghỉm xuống đáy Biển Đen. Vậy làm sao mà “hơn 500 thủy thủ trên con tàu đã được sơ tán” như phía Nga nói?.   Trao đổi với Tuổi Trẻ, thạc sĩ Nguyễn Thế Phương, giảng viên khoa quan hệ quốc tế thuộc Đại học Kinh tế - tài chính TP.HCM, nhận định: “Nga dường như đã biết chắc được tàu Moskva sẽ bị chìm nên đã thừa nhận nổ kho đạn, bởi không có sự cố nào ở những bộ phận khác đủ sức làm chìm con tàu lớn như vậy.   Giới chuyên gia quân sự cho rằng kể cả khi tàu Moskva thực sự bị trúng tên lửa diệt hạm Neptune của Ukraine, Nga sẽ không bao giờ thừa nhận điều này. Con tàu được cho là vẫn có thể trụ vững kể cả khi trúng 4 hay 5 tên lửa vào gần như mọi vị trí trên tàu, ngoại trừ kho đạn”.   Vậy làm sao mà tên lửa Neptune của Ukraine lại đánh chính xác trúng kho đạn của con tàu, thì vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.   Thế khó của Nga sau vụ chìm soái hạm là: Không thể rút tàu về, cũng không thể gửi thêm tàu vào biển Đen.   Vì eo biển Bosporus và Dardanelles đã bị Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa đối với tàu chiến từ cuối tháng 2, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.   Về phía những kẻ cuồng Nga taị VN, khi không có lời lẽ nào biện minh cho thất bại cay đắng này của Nga, họ đành xoay sang một hướng khác, là chĩa mũi dùi vào chiến hạm Mỹ.Họ cho rằng: “Soái hạm Nga chìm là lời cảnh báo với hải quân Mỹ”.   “Các chuyên gia cho rằng, vụ việc cũng là lời cảnh báo với Mỹ, bởi hạm đội của Mỹ có thể dễ bị tổn thương hơn so với những đánh giá thông thường…Rằng lực lượng Hải quân Mỹ đang bị căng sức quá, hoạt động quá tải và bảo trì kém, do đó ngày càng dễ bị tổn thương khi thực hiện những nhiệm vụ tốn kém là tuần tra các đại dương trên thế giới; Rằng Kiev cần trưng ra các bằng chứng mạnh như đoạn video quay lại cảnh tiếp cận tàu Moskva hay khoảnh khắc nó bị tên lửa đánh trúng”. Và họ đã tự an ủi bằng một câu vuốt đuôi nực cười như sau: “Việc tàu Moskva chìm là một dấu hiệu cho thấy một bài học tương tự cũng có thể xảy đến với Hải quân”. (https://baotintuc.vn/.../soai-ham-nga-chim-la-loi-canh...)   Nghĩa là khi chính Nga đã thừa nhận con tàu bị đánh chìm, nhưng họ vẫn chưa tin. Theo họ thì:“Thằng hề 43 tuổi sao đọ được với Putin KGB 70 tuổi được”(Lê Văn Cương).   Đúng là “Ốc chưa lo nổi thân ốc lại lo cọc rêu”;Và “Việc mình không lo, lại lo voi chết không có hòm”.   Vậy làm cách nào mà Ukraine có thể dìm niềm kiêu hãnh của nước Nga xuốn đáy Biển Đen?   Chúng ta hãy nghe nhà khoa học Nguyễn Bá Anh, một người làm việc lâu năm ở Nga, vừa dẫn những thông tin từ Nga về Tuần dương hạm "Moskva" bị đắm: “Tuần dương hạm Moskva bị tiêu diệt thế nào”?   “Ban đầu các máy bay không người lái tấn công phá hỏng ra đa và ăng ten của tuần dương hạm. Tàu hạ được 1 trong các UAV, nhưng bị mù mất một nửa! Sau đó phía Ucraina từ trên bờ phóng 2 tên lửa có cánh "Neptun"! Tên lửa được vệ tinh của NATO Orion treo trên Rumani dẫn đường. Vệ tinh này bật hệ thống gây nhiễu điện tử và thấy được Trạm sục sạo của hệ thống phòng không của con tàu. Các tên lửa lao thẳng vào tuần dương hạm với đầu tự dẫn đã được tắt, để tàu không tìm thấy tia tự dẫn của chúng, “Orion” của NATO đã truyền các tọa độ chính xác của con tàu lên các tên lửa. Kết quả là 2 tên lửa đã đánh trúng, gây nổ vũ khí, đạn dược trên tàu và con tàu bắt đầu bị đắm”.   Điểu này rất đúng như câu ngạn ngữ VN: “Nực cười châu chấu đá xe/Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.    Theo báo Thanh Niên ngày 18/4: Ukraine đã tiêu diệt của Nga 147 trực thăng, 167 máy bay khác, 155 UAV, 67 hệ thống phòng không, 76 xe nhiên liệu và 8 tàu thuyền, 790 xe tăng, 2.041 xe chở quân bọc thép, 1.487 xe cộ, 381 khẩu pháo và 130 hệ thống phóng rốc két đa nòng của Nga.   Rõ ràng là Nga đang bị sa lầy ngày càng nghiêm trọng tại Ukraine, Chỉ sau 6 tuần đầu cuộc xâm lược tại Ukraina, tổn thất của Nga cao hơn cả 10 năm tại Afghanistan.   Dù cho những kẻ cuông Nga, cuồng Putin tại VN có gào thét bao nhiêu, có dùng các phương tiện truyền thông độc quyền để đánh lừa và định hướng dư luận. Thì rõ ràng Nga đã thua, đang thua và sẽ thua tại Ukraine.   Đó là sự thật không thể chối cãi.   Thao Ngoc 22/4  
......

Quân Nga ở Donbass "niệm khúc cuối" bắt đầu

- Quang Phan -   1. Nga không thể thay đổi gì về mặt chiến thuật ngoài những thay đổi kiểu vật lý như giảm số lượng tank, tăng xe chiến đấu bộ binh, tăng lính thiết tùng, tăng cường trinh sát chiến trường. Họ có quá ít thời gian để thay đổi tư duy chiến thuật của mình và những thất bại như ở Kyiv, Sumi sẽ lặp lại.   Quân Nga ở Izium chính thức lâm nguy. Khi những tiểu đoàn bộ binh cơ giới đi xa khỏi hậu phương từ 50 - 100km họ sẽ bị Ukraina bao vây tiêu diệt. Vẫn chỉ là lối đánh chặn đầu, đốt xe tải phía sau.   2. Súng đạn của Nga không nhiều bằng súng đạn của Nato. Phía Nga đã sử dụng kho vũ khí thế hệ 4 (vốn không nhiều của mình) một cách bừa bãi cẩu thả (tên lửa kalibr), hoặc là không đủ số lượng chất lượng để đem lại những xoay chuyển trên chiến trường. Oái oăm là ở chỗ lính Ukraine đã vinh danh vũ khí phương Tây một cách hoàn hảo.   3. Vũ khí thế hệ 3 của Nga không phải là đối thủ với vũ khí thế hệ 4 mà Ukraine được phương Tây trang bị. Biểu tượng của vũ khí thế hệ 3 - biểu tượng Hải quân Nga là tàu Moskva vừa chìm nghỉm. Vinh quang ở lại biển Đen cho Moskva! Sức mạnh của Nga là những ký sắt thép, thuốc nổ và những lit nhiên liệu. Đó là sức mạnh vật lý không phải là linh hồn, tư duy của chiến tranh. Huống hồ giờ là thời đại Network centric warfare.   4. Sức mạnh tấn công cực đại của Nga không còn. Sức mạnh quân Nga đang dồn vào chiến trường Donbass chỉ bằng được khoảng 60% so với hồi đầu chiến tranh. Sự hiện diện của không quân Nga trong các cuộc tấn công ngày càng suy yếu và không đủ để chủ động chiến trường.   5. Vẫn tại chiến trường Donbass, phía Nga vẫn buộc phải hành quân hình cột và tác chiến hình cột. Sình lầy đã cản trở tối đa số xe tank, quân lính Nga có thể cùng xung trận. Tức là thời tiết, đường xá cũng góp phần giảm thiểu sức mạnh vật lý của người Nga.   6. Ưu thế binh lực của người Nga đã không còn. Quân Nga từ đầu đến giờ vẫn đang ở trong trạng thái sương mù (fog of war) - không chắc chắn trong nhận thức tình huống chiến tranh. Từ việc người lính ngỡ là đi tập trận tới 4 lần gửi tối hậu thư cho Mariupol là những ví dụ sinh động.   Trong khi đó phía Ukraine đến giờ có thể huy động được số lượng quân số lớn hơn người Nga. Họ có vũ khí tốt hơn, tư duy chiến tranh hiện đại hơn. Nhờ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và thông tin của vệ tinh hay Uav mang lại họ nhận thức chiến trường tốt hơn, kết nối tốt hơn. Người lính Ukraine nắm bắt không gian (battlespace) chủ động và năng động hơn trong tác chiến.   UAV đã cung cấp thông tin một cách rất chính xác cho một tốp lính Ukraine tại Mariupol chặn đánh một đoàn xe và quăng lựu đạn đúng vào chỗ các lính Nga đang lẩn núp. Hay ít ra những thông số về tọa độ đã giúp tên lửa Neptune có thể đánh chìm Tuần dương Moskva.   Và cuối cùng làm sao mà Putin có thể thắng trong một cuộc chiến tranh toàn diện bằng sự chuẩn bị cho một chiến dịch Đặc Biệt? Nga sẽ thiếu đạn, thiếu lính, thiếu luôn cả sĩ quan (hết tướng, đến tá hết cấp tá sẽ đến cấp úy). Hậu cần tiếp tục vỡ lở. Còn người Nga thậm chí còn không nhận thức rằng quốc gia của mình đang ở trong tình trạng chiến tranh. Đây mới chính là điểm then chốt nhất trong thất bại tất yếu của Putin.   Tháng 5 Putin và cái đầu máu, e rằng rồi Putin chả còn đầu máu để mà ôm. Niệm khúc cuối bắt đầu cho người Nga. Nhưng công bằng mà nói thất bại còn tốt hơn cho chính họ. Hãy đàn và hát và nhìn về quá khứ bởi Liên Sô đã đi không trở lại.    
......

Phao cứu sinh "Made in China" là phao xì, con tàu kinh tế Nga đang chìm

  Đỗ Ngà - Thế Giới Kpop   Để chống lại sự thống trị của đồng USD, năm 2010, Trung Quốc lôi kéo Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi thành lập khối BRICS nhằm hợp tác kinh tế, tách dần sự phụ thuộc của họ vào Mỹ và Phương Tây. Đến năm 2014 khối BRICS cho thành lập Ngân hàng Phát triển Mới - NDB(New Development Bank) với vốn ban đầu là 50 tỉ đô la đặt trụ sở thại Thượng Hải – Trung Quốc. Mục đích để làm đối trọng với Ngân hàng Thế Giới WB. Chưa hết, khối BRICS còn lập ra Quỹ dự phòng khẩn cấp -CRA với số quỹ ban đầu 100 tỷ đô la. Trung Quốc dự tính CRA sẽ là đối trọng với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF.   Nếu nói năm 1973, Mỹ thành lập Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu – SWIFT để làm nền tảng thanh toán quốc tế cho đồng USD thì năm 2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc-PBOC cũng cho ra đời hệ thống thanh toán CIPS để giúp lưu thông đồng Yuan trong giao dịch quốc tế.   Trung Quốc tính rất kỹ, GDP của khối BRICS tương đương với GDP Mỹ để nhờ đó đồng Yuan sẽ có nền tảng đủ lớn để nâng cao tính thanh khoản trên trường quốc tế. Tuy nhiên, thực tế thì rất khác những gì họ tính, đồng USD vẫn mạnh áp đảo và hệ thống SWIFT vẫn thống trị trước CIPS. Thực tế là sau khi Mỹ loại Nga ra khỏi SWIFT và cho đóng băng các tài khoản Nga ở nước ngoài thì kho dự trữ ngoại tệ của Nga vơi đi 50%? Dù có CIPS của Trung Quốc đấy, hạ tầng tài chính toàn cầu của BRICS đã lập xong rồi đấy nhưng chẳng cứu vãn được gì cho Nga cả. Nói chung, Putin tưởng rằng không có SWIFT của Mỹ thì họ sẽ vớ cái phao CIPS của Tàu để tồn tại. Tuy nhiên thực tế cho thấy cái phao Tàu chỉ là cái phao xì hơi vì đồng Yuan mãi mãi là đồng Yuan, đồng tiền rất yếu không thể thay thế đồng USD của Mỹ được.   Dù cho đã đầu tư đầy đủ hạ tầng tài chính toàn cầu, nhưng tại sao Trung Quốc không thể nâng sức mạnh đồng Yuan? Nguyên nhân vì đâu? Vì nền kinh tế Trung Quốc chỉ là nền kinh tế lớn chứ không phải nền kinh tế mạnh, trong khi đó nền kinh tế Mỹ vừa lớn vừa mạnh. Dù cho khối BRICS có GDP tương đương với GDP Mỹ nhưng luận về sức mạnh thì không thể sánh bằng. Rất nhiều nước trên thế giới sống nhờ vào việc xuất siêu sang thị trường Mỹ. Nghĩa là nền kinh tế Mỹ là trụ cột để nuôi sống và thúc đẩy sự phát triển của hầu hết các nền kinh tế khác trên thế giới, điều này Trung Quốc chưa thể làm được. Vì thế đồng Yuan mãi là đồng bét nhất trong thanh toán quốc tế dù cho nó đã được IMF cho vào rổ tiền tệ từ nhiều năm trước. Cái phao Tàu khó mà cứu nổi con tàu Nga đang đắm.   Hiện nay Ngân hàng Trung Ương Nga đang đuối dần, họ không vớ được cái phao nào để thay thế nền tảng mà Mỹ đã lập ra. Được biết, Mỹ chỉ mới loại một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ SWIFT chứ không phải loại hết. Vì sao vậy? Vì các nước Phương Tây còn phải mua khí đốt của Nga, họ sẽ chuyển tiền vòng qua các ngân hàng chưa bị cấm. Đấy là kẽ hở để nền kinh tế Nga còn thở được chút hơi tàn. Nếu Phương Tây tìm được giải pháp thay thế thì nền kinh tế Nga sẽ bị ngọp thở là điều khó tránh khỏi.   Cuộc chiến có tiếng súng hiện nay ở Ucraina cho thấy Nga không thể thắng, và càng về sau lợi thế càng mất cho Putin. Còn ở phần cuộc chiến không tiếng súng thì Nga lại đang bị dồn vào chân tường. Tham vọng “làm cho nước Nga vĩ đại trở lại” đã thất bại hoàn toàn. Hiểu được vị trí nước Nga trong trong trật tự thế giới thời hiện đại, Putin không đủ tầm nhưng tham vọng lại quá lớn. Đấy là sai lầm mà người dân Nga đã phải trả cái giá rất đắt cho việc để một tàn dư CS nắm quyền cai trị đất nước.   -Đỗ Ngà-   -Tham khảo: https://dantri.com.vn/.../khoi-brics-lap-ngan-hang-100-ty...    
......

Tuần dương hạm Moskva bị đám, thêm một nguồn tin về sự thật

Lưu Trọng Văn   Trên trang của nhà khoa học Nguyễn Bá Anh, một người làm việc lâu năm ở Nga, vừa dẫn những thông tin từ Nga về Tuần dương hạm "Moskva" bị đắm. Gã xin chia sẻ những thông tin rất nóng này để chúng ta cùng tham khảo.   1.Vì sao tàu tuần dương nằm ở gần cảng Odessa và Rumani?   Cách đây một năm 1 trạm rada mới mảng pha định vị tầm quét khoảng 500 km đã được lắp cho tàu tuần dương.   Khi xảy ra chiến tranh, bầu trời Ukraina bị phong toả, tất cả các sân bay ở Nilkolaev và Odessa đã bị đánh hỏng, và chúng tôi (quân đội Nga) không thể hiểu máy bay của Ukraina bay từ đâu để tấn công lại chúng tôi? Do đó, tuần dương hạm “Moskva” với trạm radar mạnh đã được điều về gần cảng Odessa kề với Rumani thuộc NATO. Tuần dương hạm đã phát hiện ra rằng máy bay của Ukraina đã bay sang sân bay của Rumni, từ đó cất cánh ra biển, rồi lượn 1 vòng từ phía Odessa và bay vào bờ, rồi bay tiếp về Dnhepropetrovsk và Zaporoje để tấn công quân đội LB Nga.   NATO đã tính toán tất cả để tiêu diệt tuần dương hạm này cùng hệ thống ra đa của nó.   2.Tuần dương hạm Moskva bị tiêu diệt thế nào?   Ban đầu các máy bay không người lái tấn công phá hỏng ra đa và ăng ten của tuần dương hạm. Tàu hạ được 1 trong các UAV, nhưng bị mù mất một nửa! Sau đó phía Ucraina từ trên bờ phóng 2 tên lửa có cánh "Neptun"! Tên lửa được vệ tinh của NATO Orion treo trên Rumani dẫn đường. Vệ tinh này bật hệ thống gây nhiễu điện tử và thấy được Trạm sục sạo của hệ thống phòng không của con tàu. Các tên lửa lao thẳng vào tuần dương hạm với đầu tự dẫn đã được tắt, để tàu không tìm thấy tia tự dẫn của chúng, “Orion” của NATO đã truyền các tọa độ chính xác của con tàu lên các tên lửa. Kết quả là 2 tên lửa đã đánh trúng, gây nổ vũ khí, đạn dược trên tàu và con tàu bắt đầu bị đắm.   Ngoài nhiệm vụ chính có mục đích tiêu diệt các Cụm tàu chiến tấn công và Cụm tàu sân bay tấn công, Tuần dương hạm “Moskva ” còn có khả năng phòng không tầm xa lớn với hệ thống S-300F “Fort” phức tạp, phát hiện được mục tiêu trên không ở khoảng cách đến 300 km.   Soái hạm được giao nhiệm vụ trực chiến trong phạm vi 100-120km cách Odessa với mục đích kiểm soát bầu trời trong bán kính 250-300 km. Con tàu nhờ thế đảm bảo phủ sóng radar một nửa phía Nam Mondova, bầu trời từ Izmail đến Odessa và một phần lãnh thổ Rumani (gồm cả cảng Kostanta).   Tuần dương hạm đã ngăn cản đáng kể việc bốc các phương tiện không quân (trực thăng và máy bay chiến đấu) từ lãnh thổ Rumani sang Ucraina.   Toàn bộ tình báo không quân của NATO đã quan sát kỹ tuần dương hạm này. Tiêu diệt soái hạm này đã được lên kế hoạch như một nhiệm vụ chiến thuật. Do đó việc vận chuyển tên lửa chống hạm đến Odessa đã được tiến hành trong điều kiện tối mật được che đậy bằng hệ thống gây nhiễu điện tử.   3.Tên lửa loại nào đã bắn trúng tuần dương hạm?   Tên lửa chống hạm NSM đã được chọn làm “sát thủ” diệt soái hạm, chứ không phải “Neptun” như bộ máy tuyên truyền của Ucraina đang loan tin. Tên lửa chống hạm này là NSM (Naval Strike Missile) thế hệ thứ 5, một sản phẩm hợp tác của Nauy và Mỹ, có tầm bắn 185km. Loại tên lửa chống hạm này được chọn do yêu cầu phải đảm bảo kết quả đánh trúng 100%, vì tên lửa có khả năng tự bay đến đích theo quỹ đạo được lập trình trước, khi tiếp cận mục tiêu ở độ cao 3-5 mét so mặt biển nhờ hệ thống dẫn đường hiệu chỉnh theo GPS. Khi tiếp cận mục tiêu NSM cơ động và tự tạo ra các nhiễu điện tử. Tên lửa dùng hệ thống tự dẫn với một đầu teplovisor (cảm biến nhiệt) độ nhậy cao, tự xác định điểm yếu nhất trên con tàu mục tiêu. Bệ phóng của tên lửa được đặt trên các conteiner cố định, đã bí mật được chuyển đến Ucraina.   Như vậy, sau khi tuần dương hạm bị bắn trúng, rồi sau đó bị chìm, thì NATO lại mở được hành lang trên không để di chuyển các phương tiện máy bay đến các sân bay ở các vùng Chernovits, Zakavkaz và Ivano-Frankov.   4.Trạm ra đa nào còn khống chế bầu trời Ukraina?   Hạm đội Biển Đen, sau khi mất tuần dương hạm “Moskva” thì không còn một con tàu nào có hệ thống tên lửa phòng không tầm xa nữa. Lời của gã: Nếu thông tin trên là chính xác thì những lý do phía quân đội Nga giải thích tàu bị cháy do sự cố của tàu chứ không phải do tên lửa của Ukraina bắn cháy, là láo toét.
......

Riêng trong tháng 4 Nga mất 100.000 chuyên gia – Putin chứng kiến sự ra đi của chuyên gia IT

  Ảnh: Ngày càng có nhiều chuyên gia Nga tìm cách ra nước ngoài làm ăn   Russland: Putin verliert allein im April 100.000 IT-Fachkräfte - WELT Riêng trong tháng 4 Nga mất 100.000 chuyên gia – Putin chứng kiến sự ra đi của chuyên gia IT Von Eduard Steiner - Nguyễn Xuân Hoài dịch   Từ nhiều năm nay nước Nga bị mất các chuyên gia ưu tú nhất – tuy nhiên hiện nay tốc độ ra đi tăng vọt   Chiến tranh không chỉ khiến người Ukraine phải rời bỏ quê hương của họ. Ở Nga cũng vậy, mọi người nháo nhác tìm không gian sống mới. Những người trẻ tuổi, được đào tạo bài bản đang di cư , điển hình là lĩnh vực CNTT. Giới Công nghệ thông tin trẻ lo ngại trước các bước tiếp theo của Putin.   Nếu những gì Sergei Plugotarenko giải trình với Duma Quốc gia, Quốc hội Nga, vào cuối tháng 3 là sự thật, thì không còn nghi ngờ gì nữa những người giỏi nhất của đất nước đang cuốn gói ra đi.   Họ sẵn sàng ra đi hàng loạt nếu tìm thấy bất kỳ cách nào để đi được. "Trong làn sóng đầu tiên, 50.000 đến 70.000 người đã di cư" đây chỉ là các chuyên gia từ lĩnh vực công nghệ Internet, Plugotarenko, người đứng đầu Hiệp hội Truyền thông Kỹ thuật số Nga (RAEK) cho biết tại phiên họp của Quốc Hội Nga.   Làn sóng di cư thứ hai bị khựng lại vì giá vé máy bay và chỗ ở trở nên đắt đỏ, không ai chờ đợi người Nga ở nước ngoài và các kết nối tài chính cho các giao dịch tiền tệ đã bị cắt đứt. Tuy nhiên theo dự đoán làn sóng di cư thứ hai sẽ đến. Theo dự báo của RAEK 70.000 đến 100.000 người sẽ di cư vào tháng Tư, chỉ gồm nhân viên IT.   Một cuộc chảy máu chất xám mới, sự ra đi của các chuyên gia và nhà khoa học đã bắt đầu. Và trong lĩnh vực CNTT, trong đó Nga, cũng như Ukraine và Belarus, đã phát triển trên cơ sở nền giáo dục truyền thống xuất sắc về toán học và khoa học máy tính.   Không có đơn đặt hàng về CNTT đối với Nga   Nga, giống như nhiều quốc gia mới nổi, đang phải vật lộn với tình trạng chảy máu chất xám nghiêm trọng, điều này không mới. Hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại và vẫn còn gay gắt, nhất là trong mười năm gần đây. Chế độ ngày càng hà khắc hơn và hy vọng chuyển đổi từ nền kinh tế tài nguyên sang nền kinh tế dựa trên tri thức đã không thành hiện thực.   Trong một thập kỷ qua, mỗi năm có khoảng 60.000 đến 80.000 người đến phương Tây, tức là đến các nước bên ngoài các nước SNG láng giềng của Nga. Mikhail Denisenko, Giám đốc Viện Nhân khẩu học tại Trường Kinh tế Đại học Matxcova, cho biết gần đây trong một cuộc phỏng vấn với WELT, việc thiếu các cơ hội làm ăn kinh tế và sức hấp dẫn của phương Tây được coi là nguyên nhân chính của nạn di cư hiện nay.   Hiện tại, bảy tuần sau khi bắt đầu chiến tranh, rõ ràng không chỉ số lượng người Nga thực sự rời khỏi đất nước đã tăng vọt. Ngày càng rõ ràng ngoài các quốc gia đến, động cơ di cư cũng đang thay đổi.   Cho đến nay - như Konstantin Sinyushin, đồng sáng lập quỹ đầu tư The Untitled Ventures giải thích, ngành kinh doanh CNTT, tập trung vào thị trường quốc tế, tồn tại song song với hoạt động kinh doanh ở trong nước.   Lo sợ nhà nước cắt Internet   Từ khi nổ ra chiến tranh người ta không thể ngồi ở Nga để làm việc với quốc tế. Ví dụ, rủi ro về danh tiếng: các công ty nước ngoài, không chỉ châu Âu mà cả châu Á, đột nhiên không còn muốn làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ của Nga. Nga không chỉ sợ mất đơn hàng mà còn sợ bị nhà cung cấp tẩy chay.   Ngoài việc các khách hàng nước ngoài không muốn hợp tác hiện vẫn chưa rõ họ và các nhà đầu tư tiềm năng có thể gửi tiền đến Nga như thế nào khi phải đối mặt với các lệnh trừng phạt tài chính. Cũng có nguy cơ chính quyền Nga có thể đột ngột tắt Internet.   Không chỉ các nhà cung cấp dịch vụ của Nga nhìn thấy triển vọng tốt hơn ở nước ngoài. Tất nhiên, cũng có những công ty công nghệ thông tin phương Tây đang đóng cửa hoặc giảm chi nhánh của họ ở Nga và trong một số trường hợp, thậm chí còn tài trợ cho việc di dời nhân viên người Nga của họ ra nước ngoài.   Vì tình trạng chảy máu chất xám đang phá hủy ngành công nghiệp Nga và nền kinh tế nói chung, như một đại diện hàng đầu của Phòng Công nghiệp Nga gần đây đã nói, nhà nước chống lại một cách nhanh chóng điều này bằng một loạt biện pháp. Trong vài tuần đầu tiên của cuộc chiến, nhà nước tăng gấp đôi số vị trí tuyển chọn nhân lực công nghệ thông tin. Hiện tại, các chuyên gia phát triển và triển khai các giải pháp kỹ thuật số trong nước thay vì nước ngoài đang có yêu cầu nhiều nhất.   Đây là cuộc chạy đua với những người nhanh nhẹn nhất trong lĩnh vực CNTT, những người từ lâu đã kết nối với nhau và tư vấn cho những người sẵn sàng di cư giúp họ có khởi đầu mới ở nước ngoài thành công. Nhà nước chống lại điều này và không chỉ thu hút các chuyên gia bằng nhiều hình thức như miễn thuế trong ba năm và trợ cấp cho các khoản vay để mua nhà. Nhà nước còn áp dụng một số hình thức nhử đặc biệt như, nếu làm việc trong lĩnh vực CNTT thì được miến thi hành nghĩa vụ quân sự. Trước mắt nhà nước không áp dụng các lệnh cấm như một số người đã gợi ý. Thí du nhân lực IT chỉ được xuất ngoại khi có sự đồng ý của cơ quan mật vụ FSB.   Tinh thần lạc quan như ở thung lũng Silicon   Nỗi sợ hãi về việc đột ngột bị bắt vào quân đội và bị đưa đi tham chiến bất chấp những lời hứa ngược lại của chính phủ là một trong những động cơ chính khiến những nam giới trẻ tuổi bỏ trốn ra nước ngoài trong nhiều tuần. Không phải ngẫu nhiên mà giá vé máy bay đi Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Serbia, Montenegro, các quốc gia lân cận Trung Á, Dubai và Israel lại tăng vọt.   Một số phải đi xe buýt đến các nước vùng Baltic vì không có chuyến bay nào đến phương Tây trong nhiều tuần qua. Tuy nhiên, tất cả các nước được liệt kê đều là những nước mà người Nga vẫn có thể nhập cảnh tương đối dễ dàng. Và đây là những quốc gia nơi sinh sống và xây dựng một công ty mới, dù trong lĩnh vực CNTT hay trong các lĩnh vực khác, giá sinh hoạt ở các nước này ngay cả với người Nga là có thể chấp nhận được.   Theo một bài viết trên tạp chí Forbes của Nga từ thủ đô Yerevan, không khí ở Armenia bây giờ giống như ở Thung lũng Silicon của Mỹ nhiều năm trước vì lượng người Nga đến đây.   Các chuyên gia cho biết những người di cư Nga hiện đang chủ yếu đến các quốc gia mà họ không cần thị thực. Và nơi có các quy định về corona dễ dàng hơn so với Tây Âu. Ở đó, do hậu quả của chiến tranh, một số quốc gia đặc biệt hào phóng trong việc cấp cái gọi là "hộ chiếu vàng", tức là quyền công dân để đổi lại các khoản đầu tư vào các công ty hoặc bất động sản, đã thu hẹp các chương trình của họ cho người Nga.   Đây cũng là nơi mà hàng triệu người tị nạn chiến tranh từ Ukraine đang đến. Thực tế là cũng có nhiều chuyên gia Ukrain, mạnh về CNTT, là hy vọng của các công ty phương Tây đang thiếu hụt lao động lành nghề .   Nhưng hy vọng này khó có thể thành hiện thực. Vì vậy, giống như lĩnh vực CNTT của Nga, lĩnh vực công nghệ thông tin của Ukraine chủ yếu là nam giới. Và cho đến khi chiến tranh còn tiếp diễn, những người trong độ tuổi phải tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc, họ khó có thể ra đi.   Russland: Putin verliert allein im April 100.000 IT-Fachkräfte - WELT Riêng trong tháng 4 Nga mất 100.000 chuyên gia – Putin chứng kiến sự ra đi của chuyên gia IT Von Eduard Steiner - Nguyễn Xuân Hoài dịch    
......

Món nợ nguy hiểm và cái bẫy cho Sri Lanka

  -Đỗ Ngà- - Thế Giới Kpop   Sri Lanka nợ nước ngoài tổng cộng 51 tỷ đô, trong đó họ nợ Trung Quốc 10%, Nhật Bản 11%, khoản nợ phát hành trái phiếu quốc tế khoảng 30%, và còn lại là khoản nợ với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF. Tuy khoản nợ với Trung Quốc không phải là khoản nợ lớn nhất nhưng nó lại là món nợ nguy hiểm nhất. Vì sao?   Trong các chủ nợ của Sri Lanka thì chỉ có Trung Quốc là một con nợ dùng chiêu bài “ngoại giao bẫy nợ” để dụ con nợ vào bẫy. Được biết, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 11 tỷ USD vào Sri Lanka, gồm 8 tỷ USD thuộc dạng cho vay liên quan tới sáng kiến “Vành đai, Con đường”, trong đó có cảng biển Hambantota. Do không có khả năng trả nợ, vào năm 2017, Sri Lanka đã chấp thuận cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm với khoản cấn trừ nợ lên đến 1,2 tỷ đô la. Rõ ràng Trung Quốc bỏ tiền ra xây dựng dự án “vàng đai con đường” để phục vụ tham vọng bá chủ của nó nhưng Sri Lanka lại gánh khoản nợ xây dựng đó. Đây không phải là cái bẫy thì là cái gì? Vấn đề đáng nói là trong bản hợp đồng cho thuê cảng 99 năm ấy, Trung Quốc có kèm theo điều kiện là sẽ gia hạn thêm một lần  99 năm nữa nếu có nhu cầu. Điều này có nghĩa là chỉ cần trả thêm khoản tiền thuê trong 99 năm tiếp theo thì họ có thể sở hữu cảng Hambantota tới 198 năm (gần 2 thế kỷ).   Điều đáng nói là từ đầu năm đến nay, Sri Lanka lại vay thêm Trung Quốc từ 1,5 đến 2 tỷ đô la nữa. Việc Sri Lanka đối diện với nguy cơ vỡ nợ được tiên đoán từ hai năm trước khi mà dịch covid-19 hoành hành làm kho dự trữ ngoại tệ quốc gia này cứ vơi dần do họ phải xuất tiền nhập khẩu hàng hóa về phục vụ nhu cầu trong nước khi nguồn thu từ du lịch và dịch vụ – một nguồn thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP (đến 59,2% GDP) gần như không hoạt động gì. Câu hỏi đặt ra là tại sao nhìn thấy nguy cơ vỡ nợ trước mắt mà Trung Quốc vẫn cho Sri Lanka vay đến gần 2 tỷ đô la? Trung Quốc họ hào phóng ư? Không, Trung Quốc không hào phóng với ai bao giờ. Vậy Trung Quốc ngu ư? Không, Trung Quốc không ngu bao giờ mà họ toan tính trong từng đồng tiền cho vay. Mỗi đồng tiền bung ra là một cái bẫy nên quốc gia này mới nổi tiến là dùng “bẫy nợ” để gài con mồi.   Với khoản nợ 8 tỷ đô la, sau khi chạy vạy để trả nợ một ít và cấn trừ tiền thuê cảng 1,2 tỷ thì khoản nợ còn lại hơn 5 tỷ đô la. Tuy nhiên vì năm 2022, Sri Lanka rơi vào tình cảnh quá ngặt nên họ đã cầu cứu Trung Quốc và được quốc gia này cho vay thêm gần 2 tỷ đô la nữa, xem như khoản nợ cũ không những vơi mà lại đầy thêm.   Nói thẳng ra Trung Quốc bỏ ra 1,2 tỷ đô để mua đứt cảng biển một thế kỷ thì với khoản nợ như hiện nay, Trung Quốc hoàn toàn có thể đặt điều kiện với chính quyền Sri Lanka để mua thêm những vùng đất khác hoặc mua thêm quyền sử dụng cảng Hambantota lên đến 2 thế kỷ. Dùng tiền có thể mua chủ quyền thì đấy là cái giá quá rẻ cho Trung Quốc.   Trong bối cảnh bị vỡ nợ như Sri Lanka hiện nay thì đấy là điều kiện tốt nhất cho Trung Quốc đặt điều kiện cấn nợ. Và với những số tiền nợ như cái bẫy ấy, Trung Quốc có thể gầy dựng thêm “lãnh thổ hải ngoại của Trung Quốc tại Sri Lanka” như Anh Quốc đã từng xây dựng Hồng Kông là lãnh thổ hải ngoại của Anh Quốc trong suốt một thế kỷ. Tuy nhiên cho Anh Quốc thuê thì có thể đòi lại chứ còn cho Trung Quốc “thuê” hàng thế kỷ thì khi lấy lại, e rất khó./.   -Đỗ Ngà-   Tham khảo: https://vnexpress.net/trung-quoc-cam-ket-giup-het-suc-khi... https://tuoitre.vn/sri-lanka-vo-no-vi-dau... https://baotintuc.vn/.../ngoai-truong-sri-lanka-tuyen-bo...      
......

Sự cô lập chết người, Trung Quốc muốn tự cung tự cấp và sẽ bị sụp đổ

 ·Ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình   Von Stefan Aust, Adrian Geiges - Nguyễn Xuân Hoài dịch   Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng nói về hợp tác với các quốc gia khác, nhưng bây giờ điều đó chỉ là lời nói gió bay.   Nguyên thủ quốc gia kiêm lãnh đạo đảng Tập Cận Bình đã mang lại kỳ tích kinh tế cho đất nước và đang vươn lên để trở thành nhà lãnh đạo có quyền lực nhất thế giới. Nhưng bây giờ ông ta cô lập với phương Tây. Đất nước ông đang phải trả một cái giá đắt cho điều này. Đây cũng không phải là lần đầu tiên.   Christoph Columbus là ai? Ở phương Tây, chúng ta đều biết nhiều về ông, nhưng không mấy người biết về Trịnh Hòa (Zheng He) . Nhà đi biển này sinh năm 1371 đến năm 1433, lên đến chức đô đốc dưới thời nhà Minh. So với ông thì Columbus chỉ là một tay đi biển nghiệp dư. Trịnh Hòa từng chỉ huy 27.870 thủy thủ trên 317 con tàu, thực hiện bảy chuyến thám hiểm đến Đông Nam Á, Ấn Độ, Châu Phi và Ả Rập. Nhiều nhà thiên văn học và khí tượng học đã đi cùng ông. Ngược lại, Columbus chỉ có 90 người và ba chiếc thuyền nhỏ chỉ bằng một nửa con tàu có 9 cột buồm dài 140 mét của Trịnh Hòa.   Vào thời điểm đó, Trung Quốc là cường quốc hàng đầu trên trái đất và cũng là cường quốc biển lớn nhất. Angus Deaton, người đoạt giải Nobel, một nhà kinh tế học người Mỹ gốc Anh tại Đại học Princeton, đã viết về những phát triển trong cuốn sách Đại bùng nổ: Từ nghèo đói đến sự thịnh vượng của các quốc gia: "Các nhà cai trị Trung Quốc, lo ngại các thương gia đe dọa quyền lực của họ từ năm 1430 đã cấm các hành trình trên các đại dương, vì vậy các cuộc thám hiểm của Đô đốc Trịnh Hòa là một sự kết thúc, không phải là sự khởi đầu.”   Chính phủ đã cho hủy hồ sơ, tư liệu của Trịnh Hòa. Năm 1525, Hoàng đế Jiajing thậm chí còn ra lệnh đốt tất cả các con tàu có hơn hai cột buồm. Lý do: Để chấm dứt hoạt động buôn lậu với Nhật Bản.   Phần còn lại là lịch sử: đầu tiên là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, sau đó là Anh và Pháp đã vượt qua Trung Quốc với tư cách là một cường quốc hàng hải. Cuối cùng khi họ tấn công xâm chiếm Trung Quốc, cường quốc thế giới một thời không còn hạm đội để đánh trả. Sự kiêu ngạo và chủ nghĩa biệt lập đã đưa Trung Quốc xuống vực thẳm. Khi vua Anh George III. gửi thư tới Bắc Kinh với lời đề nghị trao đổi buôn bán năm 1792, Hoàng đế Càn Long đã viết thư phúc đáp:"Chúng tôi không có nhu cầu nhỏ nhất nào đối với các sản phẩm của quý quốc."   Lịch sử dường như đang lặp lại. Có hai năm đáng ghi nhớ là năm 2012 và 2020. Năm thứ nhất đánh dấu việc Tập Cận Bình lên nắm quyền với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm thứ hai, sự tự cô lập bản thân với phần còn lại của thế giới bắt đầu sau khi đại dịch Corona lây lan mạnh mẽ. Tập Cận Bình nhận thấy sứ mệnh của mình trong việc ngăn chặn không để Trung Quốc bị sụp đổ như Liên Xô.   “Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, một số quốc gia đã phải chịu thiệt hại khủng khiếp đối với các giá trị phương Tây", ông nói trong một bài phát biểu năm 2015 trước đại diện các trường đảng. “Họ bị chiến tranh tàn phá hoặc đang hỗn loạn.” Đây là cấu trúc thượng tầng ý thức hệ cho mọi thứ diễn ra sau đó: các trại cải tạo Hồi giáo ở khu vực Tân Cương nơi sinh sống của người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakh; Cuộc săn lùng các nhà Dân chủ và nhà báo ở Hồng Kông; cấm các nhóm nữ quyền và LGBTQ.   Lúc đầu, ông Tập vẫn nghĩ ông có thể dung hòa điều này với việc tiếp tục mở cửa kinh tế với các nước khác, phương Tây rất vui và tin ông, thậm chí coi ông là đối trọng với "Nước Mỹ trên hết" của Donald Trump. Chưa bao giờ các nhà đại tư bản trên thế giới lại cổ vũ một người cộng sản tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos hồi tháng 1 năm 2017 đến mức như vậy.   Tập Cận Bình thậm chí đã có bài phát biểu khai mạc Diễn đàn này, ông ta tuyên bố: "Bất kỳ nỗ lực nào nhằm cắt đứt sự lưu thông của tư bản, công nghệ, sản phẩm, ngành công nghiệp và con người giữa các nền kinh tế và biến đại dương vô tận của nền kinh tế thế giới thành những cái ao và các con suối riêng lẻ sẽ bị tiêu diệt, thất bại và đều đi ngược lại "xu hướng lịch sử."   Đó là xoay quanh kinh tế tự túc   Ngày nay khó có thể nghe thấy những lời nói như vậy ở Trung Quốc, và chắc chắn không phải từ Tập Cận Bình. Ngược lại, ông ta cảnh báo về người nước ngoài: "Thực tế là công nghệ chủ chốt của chúng ta đang bị người khác kiểm soát đó là mối nguy tiềm ẩn lớn nhất đối với chúng ta." Kế hoạch “Made in China 2025“ của ông ấy dự tính đến thời điểm đó sẽ đáp ứng được 70% nhu cầu về computerchips của Trung Quốc.   Một câu cửa miệng gần đây của Tập Cận Bình là "hai chu kỳ": Để giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài, chu kỳ nội bộ của Trung Quốc phải được phát triển nhiều hơn nữa bên cạnh chu kỳ kinh tế quốc tế. Để làm được điều này, ông Tập đã đích thân đến các nhà máy để cổ vũ động viên người lao động. Ví dụ, hồi tháng 10 năm 2020, tại thành phố Triều Châu, miền đông nam Trung Quốc, ông tới donh nghiệp Three-Circle Group, cơ sở này chuyên sản xuất tụ điện và điện trở gốm cho lĩnh vực điện tử, năng lượng và viễn thông quang học.   Ông phát biểu với công nhân viên chức trước trụ sở nhà máy. "Chúng ta đang chứng kiến những thay đổi to lớn chưa từng thấy trong 100 năm qua", ông kêu gọi họ. "Chúng ta phải đi theo con đường đổi mới ở đất nước ta với tinh thần tự lực cánh sinh."   Để có thể tự chủ về kinh tế, đồng thời để bảo vệ đất nước ta trước "các giá trị phương Tây" Trung Quốc phải xây dựng một bức tường mới. Trong đó có sự tiếp tay của đại dịch corona. Chúng ta không phải là những người theo thuyết âm mưu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện vẫn chưa rõ vi-rút xâm nhập qua con dơi ở chợ Hoa Nam, Vũ Hán hay thoát khỏi Viện Vi-rút Vũ Hán thông qua một vụ tai nạn.   Có thể loại trừ khả năng Tập Cận Bình cố tình gây lây nhiễm cho người dân của ông ta. Mặt khác, những sự trùng hợp trong lịch sử để lại hậu quả to lớn và thường là không mong đợi. Vì vậy, ý định của ông Tập nhằm tách hơn nữa Trung Quốc ra khỏi các nước khác như thêm dầu vào lửa.   Về cơ bản điều quyết định với tất cả những ai không phải là người Trung Quốc, kể cả người Đức, đều không được nhập cảnh. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến trao đổi kinh tế. Jörg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho biết: “Rất khó để duy trì liên lạc hợp lý với các trụ sở chính của chúng tôi ở châu Âu,” trả lời phỏng vấn với tờ “Handelzeitung” của Thụy Sĩ.   Bạn có thể làm rất nhiều việc trực tuyến, nhưng bạn cũng cần phải đi lại vì công việc và vì lý do cá nhân. "Với thời gian vấn đề này đã trở thành đạo lý, hai năm qua nhiều người không thể về quê hương họ. Người nước ngoài ra đi ngày một nhiều, hầu như không thể thay thế những người đã ra đi. Một bầu không khí mất tinh thần đang lan tỏa. Chúng tôi nghi ngờ khoảng một nửa số người nước ngoài đã rời đi kể từ năm 2019 và nhiều hơn nữa sẽ theo sau.   Tất cả các hình thức gây rối đã được sử dụng để trục xuất những người không phải gốc Hoa ra khỏi Trung Quốc một cách có hệ thống. Do đó, hiện có nhiều người nước ngoài sống ở Luxembourg nhỏ bé (chỉ 630.000 dân) so với ở Bắc Kinh và Thượng Hải cộng lại (tổng dân số ở đó: 48 triệu người). Theo chuyên gia Wuttke về Trung Quốc, điều này hoàn toàn không phải do chiến lược zero-Covid: “Có sự kiêu ngạo đằng sau nó. Người ta nghĩ rằng họ có thể làm bất cứ điều gì mà không cần có người nước ngoài. Tâm trạng đối nghịch nhau: Trung Quốc với phần còn lại của thế giới ”.   Cuộc cách mạng của Mao là một sự sụp đổ, không phải sự trỗi dậy   Với tính vĩ cuồng, tự cao tự đại và chứng cuồng kiểm soát của mình, Tập Cận Bình đang đập tan mọi thứ đã khiến Trung Quốc trở nên hùng mạnh trong những thập kỷ gần đây. Những doanh nhân thành đạt trên mạng Internet như Jack Ma, cho đến gần đây là thần tượng của giới trẻ Trung Quốc, đang bị quấy nhiễu, gây rối và không còn được phép xuất hiện trước công chúng. Tập Cận Bình đã được giới thiệu như một môn học ở các trường tiểu học của Thượng Hải và môn tiếng Anh đã bị bãi bỏ mặc dù hoạt động thương mại trong toàn cầu hóa đòi hỏi phải có kiến thức về ngoại ngữ.   Trong những thập kỷ gần đây, về nguyên tắc, nếu bạn không tham gia chính trị, bạn vẫn có thể có một cuộc sống tốt đẹp. Điều đó giờ đây không còn nữa; bây giờ nhà nước lại can thiệp một cách độc đoán vào cuộc sống hàng ngày của người dân. Các nhóm nhạc nam nổi tiếng bị cấm vì ca sĩ của họ được cho là trông quá ẻo lả như đàn bà. Các cầu thủ bóng đá phải xóa các hình xăm trên cơ thể của họ. Và nhà nước còn quyết định trẻ em được phép chơi bao nhiêu giờ mỗi tuần trên Internet.   Trái ngược với những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố, và một số người ở phương Tây cũng tin, thì sự trỗi dậy của Trung Quốc không bắt đầu từ cuộc cách mạng của Mao năm 1949. Ngược lại, nhà độc tài đầu tiên này đã đẩy đất nước xuống vực thẳm. Trong "Đại nhảy vọt" của ông ta 45 triệu người đã bị chết đói, nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.   Trong cuộc "cách mạng văn hóa", ông đã áp đặt một lệnh cấm gần mười năm đối với các trường phổ thông và đại học. Thanh thiếu niên không được học hành, đào tạo nhưng bị đày về nông thôn. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng chỉ bắt đầu từ năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình cho phép phát huy tính sáng tạo tư nhân và qua đó giải phóng sự cần cù siêng năng và tinh thần kinh doanh của người Trung Quốc, đồng thời thu hút được tư bản nước ngoài vào Trung Quốc.   Người ta nói về “cải cách và mở cửa”, điều mà Tập Cận Bình vẫn tuyên bố bằng lời cho đến ngày nay. Nhưng hành động của ông ta lại thể hiện một ngôn ngữ khác. Sức mạnh kinh tế mà Trung Quốc đã tích lũy được trong vài thập kỷ qua khiến nó phải mất một thời gian. Ngay cả khi hoàng đế Trung Hoa phóng hỏa các con tàu, đất nước vẫn chưa sụp đổ ngay lập tức. Sự suy sụp kéo dài hàng thế kỷ. Nhưng ngày nay những phát triển như vậy đang diễn ra nhanh hơn nhiều. Những điềm báo về một cuộc khủng hoảng đã hiển hiện ở Trung Quốc: mất điện làm tê liệt các doanh nghiệp; ngành công nghiệp bị tắc nghẽn nguồn cung; do một số trường hợp riêng biệt của corona, toàn bộ các cảng bị đóng cửa, các nhà máy VW và Tesla phải tạm thời ngừng hoạt động; các công ty bất động sản lớn có nguy cơ bị phá sản.   Còn bây giờ là chiến tranh. Khi Tập Cận Bình khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh ngày 4 tháng 2, ông đã tiếp Vladimir Putin. Họ đã thông qua "Tuyên bố chung về quan hệ quốc tế hướng tới kỷ nguyên mới và phát triển bền vững toàn cầu". Những hình ảnh từ Ukraine cho thấy "thời đại mới" này có hình hài như thế nào. Trong tuyên bố, cả hai phản đối sự mở rộng về phía đông của NATO, điều mà Putin ít nhất hiểu là một tấm séc khống cho cuộc xâm lược của ông ta đối với quốc gia láng giềng.   Ông Tập đã đồng ý với hiệp ước này vì trong cùng một tuyên bố, Putin ủng hộ kế hoạch đưa Đài Loan trở lại với Đế chế Trung Hoa. Theo kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã nói với Joe Biden qua điện thoại: “Cuộc khủng hoảng ở Ukraine là điều mà chúng tôi không muốn thấy.” Ở đây, từ “chiến tranh” cũng được tránh tối đa không sử dụng đến.   Cho dù Trung Quốc đang bí mật hỗ trợ vũ khí cho Nga hay nội bộ không hài lòng với diễn biến của cuộc chiến vẫn chỉ là điều suy đoán. Tuy nhiên có một điều có thể khẳng định chắc chắn: Tập Cận Bình đã nói lời tạm biệt với chính sách cởi mở của những người tiền nhiệm của ông ta, những người coi thành công về kinh tế quan trọng hơn cuộc chiến chống lại phương Tây. Đây là một sự thay đổi chính sách đầy nguy hiểm. (Dịch tóm tắt)WELT-Herausgeber Stefan Aust là chủ bút báo Welt và Adrian Geiges là nhà báo nhiều năm chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, hai ông là đồng tác giả cuốn sách „Xi Jinping – der mächtigste Mann der Welt“( Tập Cận Bình, người hùng mạnh nhất thế giới), nhà xuất bản Piper.   China: Tödliche Isolation – Peking forciert den eigenen Absturz - WELT Von Stefan Aust, Adrian Geiges - Nguyễn Xuân Hoài dịch  
......

Lẽ phải

Thach Vu   Trích từ cuộc tranh luận rất căng tại Hội đồng Lý luận Trung ương về hướng đi hiện nay của Đảng ... - Với hiện tượng hàng loạt cán bộ cao cấp bị vào lò, hay bị kỷ luật, rồi đến những trường hợp như Trịnh Văn Quyết liên can đến nhiều cán bộ tỉnh thành, ta có thể kết luận xã hội ta đang trệch hướng XHCN, đã nghiêng quá đà theo chủ nghĩa Tư Bản hư hỏng. Đây là lúc phải hướng cả Đảng cả nước trở về với CNXH.   - Chí phải. Nếu không điều chỉnh thì ta gắn phần sau "theo định hướng XHCN" để làm gì!?   - Thêm cái lợi nữa là công việc của Hội đồng Lý luận Trung ương chúng ta sẽ rất đơn giản vì bài bản theo định hướng XHCN đã có cả trăm năm nay rồi. Bây giờ chỉ lấy ra dùng thôi. - Ừ nhỉ. Nào là 3 Dòng Thác Cách Mạng, nào là Xu thế Thời đại, và bao nhiêu luận điểm giá trị khác nữa. - Ấy chết. Không được. Ta phải bỏ hẳn 3 Dòng Thác Cách Mạng. Không bao giờ được nhắc tới nó nữa!   - Tại sao? Không lẽ chính chúng ta lại suy thoái tư tưởng, lại tự diễn biến à? Tại sao chúng ta lại xấu hổ về 3 Dòng Thác Cách Mạng?   - Không phải! Vì đã nói đến 3 dòng thác thì phải nói đến dòng thứ tư hiện nay. Đó là Dòng Thác Cách Mạng Dân Chủ nổi lên suốt từ lúc Liên Xô và Khối Cộng Sản Đông Âu chấm dứt cho đến tận ngày nay. - Ừ nhỉ. Nguy thật đấy!   - Cả Xu Thế Thời Đại cũng không dùng được nữa, không nên nhắc đến nữa. Chẳng phảI vì ta xấu hổ hay chối bỏ quá khứ cực kỳ vinh quang của Đảng ta mà vì xu thế của thế giới hôm nay là ghê tởm độc tài, và đặc biệt ủng hộ dân chúng tại các nước bị độc tài cai trị. Lãnh đạo ta thường phải đi NGƯỢC với xu thế thời đại. Cụ thể như 2 lần bỏ phiếu vừa qua tại Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến Nga-Ukraina.   - Quả đúng là không nên nhắc đến Xu Thế Thời Đại, Bánh Xe Lịch Sử, gì gì nữa. Thế lực thù địch thế nào cũng vạch lá tìm sâu là lãnh đạo ta đang đi ngược xu thế thời đại, đang đứng chặn bánh xe lịch sử rồi lại nhắc lại câu "kẻ nào đứng chặn bánh xe lịch sử sẽ bị nó nghiền nát" của đồng chí Lênin thì lại càng khó ăn khó nói cho Đảng.   - Thế thì bỏ hết các bài bản cũ về CNCS, CNXH đi cho an toàn. Vì không thể nhắc tới cái này mà không nhắc tới cái kia. Nhất là không thể làm người ta nhớ lại cái này mà không nhớ lại cái kia. Đa số dân chúng bây giờ bạc bẽo lắm, cứ chờ cơ hội là mỉa mai Đảng thôi.   - Căng nhỉ! Lý luận cũ không dùng được. Còn lý luận mới thì hết thế kỷ này cũng chưa hoàn thiện hay nói trắng ra là hết thế kỷ này cũng chẳng có. Vậy thì ta theo lý luận của ai bây giờ?   - Ta chẳng cần theo ai cả, ta chỉ theo LẼ PHẢI.   - Theo lẽ phải mà dễ à? Tên phản bội Goóc-ba-chóp cũng được cho là theo lẽ phải đấy! Liên Xô bị bức tử cũng vì lẽ phải đấy!   - Không phải thế. LỄ PHẢI ở đây là 1 từ nghiệp vụ. Với dân chúng, "lẽ" nào "phải" là do lãnh đạo ta quyết định cho từng trường hợp chứ không phải do lương tâm đám đông hay lương tâm thế giới định đoạt như chúng tưởng. Nhưng ta không cần nói ra chi tiết đó mà chỉ dùng đi dùng lại 2 chữ LẼ PHẢI thôi.   - Còn đối với nội bộ tập thể cán bộ, đảng viên thì sao? Phải hiểu khác à?   - Đúng vậy, với nội bộ ta nên bộc bạch hoàn cảnh thật. LẼ PHẢI là cái "lẽ" mà Trung Quốc buộc ta "phải" theo. Đó là sự thật. Cụ thể như 2 lần bỏ phiếu tại LHQ vừa rồi và còn nhiều lần, nhiều nơi trong tương lai nữa. Chắc chắn tập thể cán bộ, đảng viên sẽ không bức xúc đâu vì khi tuân theo LẼ PHẢI đảng ta được cho lại 2 quyền lợi cực hệ trọng. Đó là tiếp tục bình ổn chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế. Cả 2 điều đó đều mang tính tồn vong không những cho Đảng mà còn cho từng cán bộ, đảng viên đang nắm quyền. Chắc chắn tập thể cán bộ, đảng viên sẽ biết ơn sâu xa đối với lãnh đạo vì đã kiên quyết đứng với LẼ PHẢI.   - Cực hay. Thế là toàn vẹn cả trong lẫn ngoài. LẼ PHẢI và LẼ PHẢI.   - Đấy. Sức mạnh vạn năng của trí tuệ tập thể là như thế đấy! ... Với thành quả này, Hội đồng quyết định nghỉ sớm để chuẩn bị buổi tiệc liên hoan buổi tối.  FB Thach Vu  
......

„Pháo đài châu Âu“ – một nguy cơ đối với nước Đức

Der Ukraine-Krieg macht deutlich: Die Wachstumsmaschine des internationalen Freihandels kann nicht einfach weiterlaufen wie bisher Quelle: Getty Images/Westend61 Cuộc chiến Ukraine cho thấy: cỗ máy tăng trưởng của thương mại thế giới không thể tiếp tục vận hành đơn giản như hiện nay Nguyễn Xuân Hoài   Geopolitik: „Festung Europa“ - Risiko für Deutschland - WELT „Pháo đài châu Âu“ – một nguy cơ đối với nước Đức   Von Dorothea Siems Chefökonomin   Cuộc chiến Ukraine cho thấy: cỗ máy tăng trưởng của thương mại thế giới không thể tiếp tục vận hành đơn giản như hiện nay   Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 khiến nước Đức lần đầu tiên ý thức được sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Hiệu quả của bài học được rút ra không kéo dài, và vì vậy hiện nay chúng ta đang trải qua một tình trạng như vậy. Lúc này cấp thiết phải có các giải pháp mới. Một giải pháp đang xuất hiện có thể dễ dẫn đến chiến tranh thương mại.   Đức đã vươn lên trở thành quốc gia kinh tế hùng mạnh nhất Châu Âu nhờ thương mại tự do trên thế giới. Trong nhiều thập kỷ, các tập đoàn lớn và vô số doanh nghiệp quy mô vừa đã biến "Made in Germany" thành một thương hiệu thành công đại diện cho chất lượng trên toàn thế giới và biện minh cho quan niệm “đắt sắt ra miếng”. Cộng hòa Liên bang Đức được hưởng lợi nhanh và nhiều hơn các nước khác từ sự phân công lao động quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trước hết, trục xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ và sự xuất hiện của thị trường chung châu Âu đã mang lại lợi ích cho nền kinh tế xuất khẩu của Đức. Việc mở cửa thị trường của Trung Quốc vào những năm 1980, Nga và toàn bộ khối Đông Âu cũ đã tham gia với tư cách là đối tác mới một thập kỷ sau đó. Và ở khắp mọi nơi, các doanh nhân và nhà quản lý Đức đã nhanh chóng mở ra thị trường mới và thiết lập các cơ sở sản xuất tại các địa phương đó.   Nhưng với cuộc chiến tranh ở châu Âu do Nga gây ra không chỉ giới lãnh đạo doanh nghiệp Đức mà ngay cả người dân thường cũng thấy rõ cỗ máy tăng trưởng của thương mại tự do quốc tế trong thế kỷ 21 không thể đơn giản tiếp tục vận hành như cũ. Đặc biệt, đối với Đức, có sự phụ thuộc lớn ở một số lĩnh vực và gây ra rủi ro cao.   Hiện tại, trọng tâm chính là vận chuyển khí đốt tự nhiên, dầu và than đá từ Nga. Nhưng ngay cả với vi mạch hoặc đất hiếm và các sản phẩm tiền chế không thể thiếu khác, vẫn có những yếu tố phụ thuộc khiến Đức và Liên minh châu Âu dễ bị tổn thương. Cần phải có một chiến lược mới trong quan hệ kinh tế quốc tế không phải chỉ vì những cân nhắc về địa chính trị và an ninh. Bảo vệ khí hậu cũng như các tiêu chuẩn xã hội và nhân quyền cũng ngày càng đóng vai trò to lớn hơn trong quan hệ thương mại và đầu tư.   Việc tối ưu hóa chi phí thuần túy như động cơ thúc đẩy sự phân công lao động ngày càng thu hẹp không còn phù hợp trong tình hình mới. Thế kỷ 21 đòi hỏi một cách tiếp cận phức tạp hơn đối với các quan hệ kinh tế quốc tế. Những cách tiếp cận mang tính xây dựng đầu tiên để tái định hướng như vậy có thể thấy ở Berlin, Brussel và Washington, nhưng đồng thời cũng có một sự chuyển hướng nguy hiểm theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ, điều đó có thể làm lung lay toàn bộ trật tự kinh tế đa phương.   Cung cấp năng lượng an toàn được ưu tiên hàng đầu   Đối với nền kinh tế Đức, ít nhất là kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, vấn đề năng lượng đã trở thành một mối quan tâm lớn. Đối với 83% các doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp năng lượng có ưu tiên chính trị cao nhất, điều này thể hiện trong nhiều ngành công nghiệp. Một nửa lượng khí đốt tự nhiên và than nhập khẩu của Đức và một phần ba lượng dầu nhập khẩu của nước này đều đến từ Nga. Đây là một sự phụ thuộc chết người cần phải chấm dứt và tìm ra các biện pháp thay thế.   Điều này thực sự là một sự nhắc lại. Bởi vì Đức đã từng trải qua cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Khi đó, các quốc gia Ả Rập đã cắt nguồn cung cấp dầu mỏ cho phương Tây và gây ra khủng hoảng kinh tế thế giới. Các trụ cột quan trọng nhất của chiến lược năng lượng quốc gia là mở rộng năng lượng hạt nhân, hỗ trợ cho khai thác than ở trong nước và trên hết là đa dạng hóa các quốc gia có nguồn cung cấp dầu mỏ. Vấn đề tiết kiệm năng lượng và việc chuyển sang sử dụng khí tự nhiên cũng đóng một vai trò quan trọng.   Nhưng hiệu quả của việc rút ra bài học này không bền vững. Đức đã bị phụ thuộc vào Moscow, loại bỏ dần điện hạt nhân và than. Trong khi đó các quốc gia nghèo tài nguyên như Nhật Bản, chưa bao giờ bỏ bê an ninh năng lượng của mình một cách hình sự kể từ cú sốc dầu mỏ năm 1972. Vì lý do này, nền kinh tế châu Á không bị xáo trộn bởi việc sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hòa bình bất chấp thảm họa hạt nhân ở Fukushima. Ngoài ra, Nhật Bản còn nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên từ nhiều quốc gia do đó tránh mọi sự phụ thuộc vào nguồn cung của một nước nào, kể cả Nga.   Tokyo cũng đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, nhưng chưa bao giờ quên rằng những năng lượng truyền thống vẫn cần thiết trong một thời gian dài. Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Đức Robert Habeck hiện đang ráo riết tìm kiếm trên toàn thế giới các giải pháp thay thế cho năng lượng của Nga, có quan hệ với một số quốc gia vùng Vịnh, ký kết các hợp đồng dài hạn, ngay cả khi phải trả giá cao hơn. Cung cấp năng lượng đáng tin cậy hiện là một phần của an ninh quốc gia và không còn chỉ là một vấn đề về kinh tế. Ngoại giao cấp quốc gia và EU cũng phải chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực này.   Tiềm năng gây xung đột đối với khí hậu và thương mại   Con đường dẫn đến trung hòa khí hậu đặt ra những thách thức to lớn cho nền kinh tế và cùng với nó là chi phí cao đối với nhiều lĩnh vực. Do kết quả của quá trình chuyển đổi năng lượng bắt đầu cách đây hai thập kỷ, Đức đã phải trả giá cao nhất ở châu Âu trong một thời gian dài. Ngoài ra, bất kể sự bùng nổ giá liên quan đến chiến tranh đối với tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch, thuế CO₂ sẽ tăng lên trong tương lai. Các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như công nghiệp thép, cũng như các doanh nghiệp sản xuất ô tô, hóa chất hoặc chế tạo máy của Đức đang bị đe dọa vì những bất lợi về vị trí địa lý.   Để ngăn chặn sự suy giảm của cả một ngành, các doanh nghiệp tìm cách đưa cở sản xuất ra nước ngoài, Liên minh châu Âu cần liên kết chặt chẽ với nhau đối với các chính sách về khí hậu và thương mại . Thực hiện trợ cấp xanh và thuế quan nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh.   Tuy nhiên, ở đây các xung đột với các đối tác thương mại đã được lập trình sẵn, đặc biệt là do các kế hoạch của EU không tương thích với các quy tắc trước đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đặc biệt áp dụng cho việc điều chỉnh biên giới CO₂ theo kế hoạch, trong đó Châu Âu muốn lập hồ sơ nhập khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều năng lượng trong tương lai. Brussel đang là quốc gia đi tiên phong trong chính sách khí hậu. Nhưng các quốc gia như Hoa Kỳ hay Trung Quốc sẽ không dễ dàng chấp nhận mức thuế khí hậu, được quy định hạn mức còn tùy tiện. Cuối cùng, chiến tranh thương mại có thể xóa bỏ tất cả những thành công về tự do hóa trong nhiều thập kỷ qua. Cách tiếp cận của cái gọi là Hợp đồng khác biệt được thực hành ở Đức cũng tiềm ẩn nguy cơ xung đột.   Brussels có thực sự phấn đấu để tự chủ?   Do đó, thay vì các biện pháp đơn phương như vậy, nhiều nhà kinh tế đang cổ xúy cho ý tưởng về một câu lạc bộ khí hậu: một số quốc gia lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản và lý tưởng nhất là cả Trung Quốc nên đàm phán các quy tắc chung để giảm phát thải CO₂ - nếu có thể dưới sự chủ trì của Tổ chức Thương mại Thế giới. Một câu lạc bộ khí hậu như vậy sẽ phải mở cửa cho những người tham gia khác sau đó, ngay khi họ sẵn sàng tuân thủ các quy tắc đã thỏa thuận.   Cuộc thảo luận về nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu bắt đầu ở Đức và khắp châu Âu không chỉ với những biến động trong cuộc chiến Ukraine. Ngay cả khi bắt đầu đại dịch corona , khi chuỗi cung ứng quốc tế bị gián đoạn trong thời gian ngắn, sự tắc nghẽn trong quần áo bảo hộ y tế, thuốc men và các mặt hàng quan trọng khác chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc đã gây ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng ở Đức. Và cho đến ngày nay, vấn đề giao hàng với nhiều sản phẩm tiền chế và đặc biệt là với vi mạch là một vấn đề lớn đối với lĩnh vực công nghiệp.   Theo một báo cáo của Ủy ban EU, châu Âu phụ thuộc vào nhập khẩu của nước ngoài đối với 137 loại sản phẩm được đánh giá thuộc diện nhạy cảm. Có nghĩa là chúng thường chỉ có vài ba nhà cung cấp của vài ba nước. Hơn 50% các sản phẩm nhạy cảm này đến từ Trung Quốc. Để giảm bớt tính dễ bị tổn thương của mình, Brussels đã trình bày ý tưởng về “quyền tự chủ chiến lược mở” vào năm ngoái.   Tăng lưu giữ trong kho để tạo an toàn   Mục đích là châu Âu tự xây dựng nền sản xuất đối với các lĩnh vực chiến lược quan trọng như vi mạch, sản phẩm này không thể thiếu trong quá trình sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nahu, nhà nước sẽ hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc diện này. Tâp đoàn Intel của Mỹ, muốn thành lập một trung tâm bán dẫn ở Sachsen-Anhalt (Đức) có sự tài trợ của chính phủ trị giá hàng tỷ USD, muốn được thụ hưởng các lợi ích từ kế hoạch tự chủ chiến lược này. Việc sản xuất tế bào pin, vốn có tầm quan trọng lớn đối với việc chuyển đổi sang ô tô điện, cũng đang được thúc đẩy ồ ạt ở châu Âu để bớt phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ các nước thứ ba.Đức hiện cũng đi đầu trong lĩnh vực này. Khái niệm về quyền tự chủ chiến lược còn khá mơ hồ và cũng đang gây nhiều tranh cãi.   Viện Kinh tế Thế giới (IfW) ở Kiel cảnh báo rằng EU đang đi sai hướng với dự định chuyển cơ sở sản xuất sản phẩm quan trọng về lại trong nước qua đó dựng hàng rào thương mại mới. Theo nghiên cứu của „Decoupling Europe“ việc tách khỏi chuỗi cung ứng quốc tế hoặc thậm chí chỉ khỏi Trung Quốc sẽ làm mất đi hàng trăm tỷ euro của cải.   Sẽ có ý nghĩa hơn khi đa dạng hóa chuỗi cung ứng, như hiện nay đang diễn ra đối với nhập khẩu năng lượng. Tăng kho lưu trữ cũng an toàn hơn. Để tăng cường khả năng cạnh tranh về công nghệ, việc điều chỉnh có mục tiêu các quỹ nhà nước dành cho nghiên cứu và phát triển đối với các lĩnh vực quan trọng trong tương lai sẽ phù hợp hơn phân phối trợ cấp cho các doanh nghiệp riêng lẻ.   Thay vào đó, nếu EU thực sự nỗ lực cho “quyền tự chủ” và ngày càng dựa vào chính sách công nghiệp chiến lược cùng với trợ cấp và đánh thuế khí hậu, thì EU sẽ bắt đầu phi toàn cầu hóa. Đức sẽ bị thua thiệt nhiều nhất nếu biến Châu Âu thành pháo đài.   Niềm hy vọng mới đối với tổ chức thương mại thế giới   WTO đã chìm trong khủng hoảng trước khi xảy ra đại dịch Corona.Việc phương Tây nhích lại gần nhau để đáp trả cuộc tấn công của Nga vào Ukraine tạo cơ hội để cuối cùng có được một số chuyển động trong các cuộc đàm phán cải cách WTO đang bị bế tắc. Các vấn đề xung đột như giải quyết tranh chấp, đối phó với trợ cấp hoặc liên kết chính sách thương mại và khí hậu, trong tình hình thế giới đang căng thẳng hiện nay thì không thể đi đến thành công một sớm một chiều. Nhưng EU, Mỹ và Nhật Bản nên tìm hiểu các điểm chung trong những nhóm nhỏ và quyết định các quy tắc mà những người cùng chí hướng có thể tuân theo. Đồng thời, con đường thông qua các hiệp định thương mại song phương là một "giải pháp tốt nhất xếp thứ hai" để tạo động lực mới cho thương mại thế giới trong thời điểm hiện nay. Trong những năm gần đây, EU đã đàm phán một số lượng lớn các hiệp định như vậy với Việt Nam, Canada và các nước Mercosur Mỹ Latinh.   Nhưng đặc biệt là ở Đức, có rất nhiều sự phản đối đối với các hiệp định bảo hộ đầu tư và thương mại tự do, đặc biệt là giữa những người theo phái Xanh và Cánh tả, mặc dù những hiệp định này ngày nay cũng bao gồm các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Nhưng cú sốc về cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đang làm thay đổi quan điểm của người Đức. Các mối quan hệ kinh doanh đáng tin cậy không còn được coi là điều hiển nhiên. Do đó, thúc đẩy mới nhất của Bộ trưởng Tài chính Liên bang Christian Lindner nhằm khôi phục các cuộc đàm phán cho hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương TTIP với Hoa Kỳ đã nhận được sự đồng tình của giới doanh nghiệp Đức.  
......

Nga gửi thư chính thức cảnh báo Mỹ vụ trang bị vũ khí cho Ukraine

Ảnh: Tên lửa chống hạm của Mỹ gửi cho Ukraine tại sân bay Quốc tế Boryspil bên ngoài Kyiv hôm 10/2/2022. Nguồn: Valentyn Ogirenko / Reuters Thu Ngoc Dinh     Nga đã gửi một công hàm chính thức tới Hoa Kỳ tuần này, cảnh báo rằng các chuyến hàng của Mỹ và NATO với các hệ thống vũ khí "nhạy cảm nhất" được gửi tới Ukraine là đang "đổ thêm dầu" vào cuộc xung đột ở đó, có thể mang lại "những hậu quả khó lường" . Bức thư được Nga gửi vào thời điểm Tổng thống Biden chấp thuận mở rộng phạm vi cung cấp vũ khí cho Ukraine, gói hàng trị giá 800 triệu đô, gồm pháo tầm xa 155 mm để bắn được "đồ chơi" của Nga, máy bay không người lái, xe bọc thép phòng thủ bờ biển, cũng như các loại vũ khí phòng không, vũ khí chống tăng, cùng hàng triệu viên đạn.   Theo tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo hôm 13/4, gói viện trợ đang trên đường tới Ukraine bao gồm 11 trực thăng Mi-17, 300 máy bay không người lái Switchblade, 200 xe bọc thép M113, 18 đại bác và 40.000 viên đạn pháo, 10 radar chống pháo (counter-artillery), 500 tên lửa Javelin, tàu phòng thủ bờ biển không người lái và thiết bị bảo vệ nếu bị tấn công bằng vũ khí hóa học hoặc sinh học.   Mỹ cũng đã chuyển cho Ukraine các hệ thống phòng không tầm xa, thông qua Slovakia: Slovakia chuyển các bệ phóng tên lửa S-300 thời Liên Xô do Nga sản xuất cho Ukraine, mà lực lượng Ukraine đã được huấn luyện, đổi lại, Mỹ gửi hệ thống tên lửa Patriot tới cho Slovakia và tham khảo ý kiến của Slovakia về việc thay thế lâu dài loại tên lửa này.   Lô hàng vũ khí của Mỹ, mà các quan chức Mỹ cho biết sẽ đến Ukraine trong vòng vài ngày tới, qua lời kêu gọi khẩn cấp của Tổng thống Zelensky gửi tới Tổng thống Biden, khi các lực lượng Nga được cho là đang huy động để thực hiện một cuộc tấn công lớn vào khu vực Donbas, miền đông Ukraine và dọc theo bờ biển nối với bán đảo Crimea mà Nga đã tấn công và chiếm giữ năm 2014.   Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói với điều kiện giấu tên về bức thư của Nga gửi cho Mỹ: "Những gì người Nga đang nói với chúng tôi một cách riêng tư, chính xác là những gì chúng tôi đã nói với thế giới một cách công khai, rằng số lượng hỗ trợ khổng lồ mà chúng tôi đã cung cấp cho đối tác Ukraine đang chứng tỏ hiệu quả phi thường".   *** Cập nhật vụ soái hạm Moskva của Nga bị bắn chìm hôm kia, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận, hai tên lửa của Ukraine đã bắn trúng nó, chứ không phải tự nổ như Nga nói. Xem link bên dưới.   https://www.washingtonpost.com/.../russia-warns-us-stop.../ https://www.washingtonpost.com/.../russia-ukraine-war.../ https://thehill.com/.../3266545-biden-announces-800m-in.../  
......

Gấu Nga/ Cọp Giấy & Bộ Đội Cụ Hồ

tuongnangtien's blog Từ Điển Thành Ngữ Tiếng Việt giải thích “khôn ba năm dại một giờ” như sau:  “Chỉ sơ suất một chút mà phải gánh chịu hậu quả nặng nề; người phụ nữ khôn ngoan, đứng đắn chỉ vì nhẹ dạ cả tin trong chốc lát mà đánh mất cái quý giá nhất của đời người… Ý nói chỉ sơ suất một chút mà khổ cả đời; người phụ nữ khôn ngoan, đứng đắn nhưng vì nhẹ dạ trong chốc lát mà trót dại, mắc sai lầm trong quan hệ (nam nữ…).” Mắc mớ gì mà “khổ cả đời,” hả Trời! “Nhẹ dạ trong chốc lát” thì đã làm sao? Chuyện nhỏ như con thỏ thôi mà. Đêm rồi lỡ ham vui chút xíu thì sáng bữa sau nuốt một hai viên morning after pills là kể như xong. Loại thuốc này bán hà rầm, không cần toa bác sỹ, và rẻ rề hà! Thể lý là như thế. Còn về mặt đạo lý cũng vậy, cũng không có gì nghiêm trọng ráo trọi, theo như quan niệm từ xưa của người dân Việt: Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn/ Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ. Ấy thế nhưng đàn ông mà chuyên chính, độc tài, và ham mê quyền lực quá độ thì chỉ cần dại một phút (hay một giây) thôi là cả sự nghiệp kể như … đi đứt. Sự xốc nổi của Putin trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” vừa qua là một thí dụ điển hình cho kiểu dại dột này. Thiên hạ – bỗng nhiên – nhận diện được một con “ngáo ộp” mà lâu nay họ vẫn ngỡ là người hùng của nước Nga, và khả năng tác chiến (vô cùng giới hạn) của lực lượng quân đội ở xứ sở này, cùng với rất nhiều lời dè bỉu. Bởi nhiều quá nên xin phép chỉ ghi lại năm ba, theo thứ tự alphabétique: Lê Khắc Ái: “Ở Nga, người ta bắt đầu nhận ra rằng đội quân ‘ngầu’ của họ là fake: “Đó là một cú sốc đối với họ.” Trần Khánh Ân: “Hiện nay, một trong những lý do mà các quan sát viên nhấn mạnh đó là sự lúng túng về việc tiếp liệu cho đoàn quân tại Ukraine và có thể không thể tiếp liệu được nữa, đồ ăn của lính Nga là đồ ăn hết hạn, có những người lính trên đường hành quân đã tự phá hỏng phương tiện của mình.” Ngô Nhân Dụng: “Bao lâu nay ông Putin vẫn làm cho thế giới tưởng rằng ông chỉ huy một quân đội hùng mạnh, cuộc kháng chiến của dân Ukraine cho thấy đạo quân của Putin quá yếu… Khi cuộc chiến chấm dứt, Vladimir Putin sẽ hiện nguyên hình là một người hùng làm bằng giấy, hay bằng rơm theo lối nói của người Việt. Sẽ đến ngày anh hùng rơm phải ra tòa vì tội ác chiến tranh.” Văn Phạm Hùng: “Té ra NGA chỉ là cường quốc quân sự hạng 2 đểu mà thôi.” Lưu Thủy Hương: “Cuộc chiến ở Ukraine phơi bày một sự thật tệ hại: Nạn tham nhũng đã hủy hoại thực lực của quân đội Nga.” Mạnh Kim: “… những gì đang diễn ra cho thấy hình ảnh có phần nhếch nhác của quân đội Nga như đang chứng kiến là kết quả tất yếu của ‘tiến trình’ tham nhũng qui mô và kéo dài.” Những lời chê trách của quí vị thức giả thượng dẫn khiến tôi liên tưởng đến một siêu cường (khác) tai tiếng hơn nhiều: Xi Jinping veut que l'armée abandonne la corruption Corruption in China’s Military: One of Many Problems Former top China military official 'took huge bribes' Trung Quốc điều tra tướng nghi mua quan bán chức    Tham nhũng đang gặm nhấm sức chiến đấu của quân đội Trung Quốc   Quân đội Trung Quốc cam kết tiếp tục chống tham nhũng   Muốn biết “quân đội Trung Quốc cam kết tiếp tục chống tham nhũng” có hiệu quả ra sao thì cứ thử “xúi” Tập Cận Bình tấn công Đài Loan xem có dám không? Hổng dám là cái chắc sau khi thấy tấm gương bồng bột và dại dột của Putin. Chả phải vô cớ mà TT Đài Loan, Thái Anh Văn, lạc quan tuyên bố: “Nhìn Ukraine kháng cự với quân Nga, chúng ta càng thêm tin tưởng vào khả năng của chính mình.” Thế còn “nhỡ” Trung Cộng lại muốn “dậy” cho Việt Cộng thêm “một bài học” nữa, như hồi 1979 thì sao? Chả có “trăng sao” gì đâu mà lo. Hôm 5 tháng 2 năm 2014, South China Morning Post cho biết hơn 70 phần trăm quân nhân Tầu hiện nay là con một, và đặt câu hỏi: “Liệu họ có quá yếu đuối để đáp ứng được tham vọng quân sự của Bắc kinh không? Soldiers of the one-child era: are they too weak to fulfill Beijing's military ambitions? Câu trả lời có thể tìm được, cùng ngày, trên trang mạng Quartz: “Lính thuộc thế hệ một con hèn yếu không có tinh thần chiến đấu. Soldiers from the one-child generations are wimps who have absolutely no fighting spirit.” Dù Việt Nam không theo “chính sách một con” nhưng đám bộ đội cụ Hồ hiện nay (xem chừng) cũng chả mạnh mẽ gì hơn thế. Họ bị bắt vào quân ngũ để nuôi lợn và trồng rau, chứ có được huấn luyện gì về quân sự đâu. Bởi thế, bây giờ mà đụng trận và nghe hô “xung phong” thì lính ta (và lính Tầu) đều vứt súng và bỏ chạy là cái chắc! Blogger Người Buôn Gió tâm sự: Tôi đi lính năm 1990, thời thế lúc đó thay đổi nhiều. Biên giới Tây Nam người ta đã rút quân về, biên giới phía Bắc đã quan hệ bình thường. Thời của làm ăn kinh tế, các sĩ quan quân đội tận dụng chúng tôi để làm kinh tế cho họ. Đám lính chúng tôi đi đào mương, đào móng nhà, phụ hồ…rặt toàn công việc dùng đến sức lao động thô sơ. Bữa ăn chỉ có rau kho, rau nấu và một hay may lắm là hai miếng thịt to bằng đốt ngón tay út… Lúc cầm giấy ra quân về nhà, bố tôi xem tờ giấy đục lỗ nói. - Có tờ giấy mà 2 chỉ vàng. Tôi ngạc nhiên hỏi bố vàng nào. Bố tôi mới kể là lúc tôi và các bạn trốn, đơn vị cũng đến nhà tìm. Bố tôi có nói nhỏ ông cán bộ quân lực liệu lo cho tôi. Ông ấy nhận lời. Hôm tôi lên làm phục vụ cho cán bộ quân lực được vài hôm. Ông quân lực đến nhà báo cho bố tôi biết là đã lo tôi như vậy, vài tháng nữa sẽ cho tôi về nhà. Khi nào có giấy ra quân vào lĩnh. Lúc tôi về nhà là bố tôi đưa ông một chỉ vàng, khi ông gọi tôi vào lấy giấy ra quân là đã cầm của bố tôi một chỉ vàng nữa. Ngoài việc “ăn không từ một thứ gì,” đám tướng lãnh VN – hiện nay – còn rất “tâm tư” về một vấn đề “thiết thân” khác nữa: sinh hoạt tình dục. SBTN cho hay: Tướng quân đội CSVN trao đổi thuốc kích dục trong trụ sở quốc hội. Báo mạng VietNamNet trong nước là cơ quan truyền thông đầu tiên đăng bức ảnh đại tướng Ngô Xuân Lịch, đương kim bộ trưởng Bộ Quốc Phòng CSVN, và thượng tướng Võ Trọng Việt, đương kim chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Và Và An Ninh của Quốc Hội, trao tay nhau một chiếc hộp màu đen bọc giấy bóng. Dư luận trên mạng xã hội lập tức chú ý tới bức ảnh này, vì khi được phóng lớn, chiếc hộp màu đen này không là gì khác hơn loại thuốc Ottopin xuất xứ từ Nhật Bản, có tác dụng cường dương và trị yếu sinh lý cho nam giới. Báo VietNamNet sau đó đã phải cắt bỏ phần ảnh liên quan đến hộp thuốc, nhưng các blogger Việt Nam đã kịp lưu lại ảnh gốc. Giới lãnh đạo không chỉ yếu về sinh lý mà còn (rất) yếu về tâm lý nữa. Bí Thư Quân Ủy Trung Ương Nguyễn Phú Trọng đã đi vào lịch sử bằng một câu nói để đời: “Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?” Cầu an là tâm lý phổ biến của nhân loại chứ chả riêng gì ông Tổng Bí Thư. Nhờ thế nên Vladimir Putin và Tập Cận Bình mới có cơ hội diễu võ dương oai, và lăm le muốn lấn lướt thiên hạ cho mãi đến nay. Nay thì ai cũng biết hình ảnh Gấu Nga (dữ dằn) chỉ là sản phẩm của tuyên truyền và Cọp Tầu (vằn vện) chỉ là cọp giấy mà thôi, trừ đám dân Ba Đình Hà Nội./.
......

Đối tượng Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư của ai?

Nguyễn Văn Đài     Đảng cộng sản Việt Nam(CSVN) đang chuẩn bị cho Hội nghị trung 5 khóa 13. Đang có nhiều tin đồn đoán về việc đối tượng Nguyễn Phú Trọng sẽ rời chức vụ Tổng bí thư sau hơn hai nhiệm kỳ.   Trong bài viết này, tôi bàn đối tượng Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư của những ai? Đối tượng Nguyễn Phú Trọng có phải là lãnh đạo cao nhất của đất nước Việt Nam hay không?   Ở các quốc gia có thể chế chính trị tự do, dân chủ đa đảng thì việc thực hành quyền dân chủ được thực hiện từ trong mỗi đảng, tổ chức chính trị cho tới ngoài xã hội.   Nhiệm kỳ của người lãnh đạo và ban lãnh đạo của các đảng, tổ chức chính trị thường tương đương với nhiệm kỳ của quốc hội.   Tất cả mọi đảng viên đều bình đẳng, có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc tự do ứng cử vào chức vụ người lãnh đạo của đảng, các chức vụ trong ban lãnh đạo của đảng,…   Có rất nhiều ứng cử viên tranh cử vào các chức vụ lãnh đạo trong đảng, tổ chức chính trị. Họ tranh luận với nhau bằng cương lĩnh trực tiếp trước các đảng viên trong đảng hoặc thông bao các phương tiện truyền thông.   Cuộc bầu cử trong đảng, tổ chức chính trị diễn ra một cách tự do và công bằng. Và những người được bầu chọn vào các chức vụ lãnh đạo trong đảng thì đều là những người có tài năng, đạo đức và có uy tín trong đảng và ngoài xã hội. Những người lãnh đạo của đảng sẽ thay mặt đảng để cùng tranh cử với các ứng cử viên của các đảng khác vào các chức vụ lãnh đạo đất nước và vào quốc hội.   Trải qua hai cuộc bầu cử cạnh tranh khốc liệt, những người được đa số Nhân dân chọn làm người lãnh đạo đất nước đều là những người tài giỏi, đạo đức và có uy tín trong nước và quốc tế.   Trong chế độ độc tài cộng sản Việt Nam thì sự độc tài ngay từ trong đảng cho tới ngoài xã hội.   Sự bất bình đẳng, bất công còn cực kỳ nghiêm trọng ngay trong nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam(CSVN) với hơn 5,2 triệu đảng viên.   Trong hơn 90 năm tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam(CSVN), các đảng viên và người dân Việt Nam luôn lầm tưởng chức Tổng bí thư là của toàn thể đảng CSVN và đất nước VN.   Trên thực tế hơn 90 năm qua, và trải qua 13 lần Đại hội đảng CSVN, các đảng viên đảng CSVN chưa bao giờ được tự do ứng cử chức Tổng bí thư cũng như được trực tiếp bầu chức Tổng bí thư.   Chức Tổng bí thư luôn luôn là cuộc đấu đá trong nội bộ của Bộ chính trị đảng CSVN gồm chưa tới 20 thành viên. Sau đó BCT đưa ra Hội nghị trung ương để biểu quyết và quyết định.   Đại hội toàn quốc đảng CSVN chỉ có vai trò hợp thức hóa quyết định của Hội nghị trung ương về việc ai giữ chức Tổng bí thư.   Như vậy, đối tượng Nguyễn Phú Trọng cũng như những người tiền nhiệm chỉ là Tổng bí thư của Ban chấp hành trung ương với gần 200 thành viên.   Đối tượng Nguyễn Phú Trọng không phải là Tổng bí thư của đảng CSVN với hơn 5,2 triệu đảng viên vì họ không được bầu đối tượng Nguyễn Phú Trọng. Các đảng viên đảng CSVN cũng bị tước đoạt quyền dân chủ.   Trong các văn bản của đảng CSVN vẫn ghi đúng là: Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Nếu văn bản nào ghi Tổng bí thư đảng CSVN là không đúng.   Đối tượng Nguyễn Phú Trọng càng không bao giờ là lãnh đạo cao nhất của đất nước và Nhân dân VN. Bởi Nhân dân VN không bầu chọn đối tượng Nguyễn Phú Trọng làm lãnh đạo.   Đối tượng Nguyễn Phú Trọng cũng như tập đoàn độc tài CSVN không bao giờ là đại diện của đất nước và Nhân dân Việt Nam.   Bộ máy tuyên truyền của đảng CSVN lừa dối các đảng viên của họ và Nhân dân rằng người dân có quyền làm chủ đất nước. Và chính quyền là của dân, do dân và vì dân.   Nhưng trên thực tế, Nhân dân và đất nước Việt Nam đang bị cai trị bởi chế độ độc tài, độc đảng CSVN. Tầng lớp chóp bu độc tài CSVN chính là Ban chấp hành trung ương đảng CSVN sử dụng cường quyền, bạo lực và trấn áp để áp đặt sự cai trị của họ và bắt giữ những người đối lập, bất đồng chính kiến.   Trong gần 80 năm dưới chế độ độc tài CSVN, Nhân dân Việt Nam bị cai trị chứ chưa bao giờ có quyền làm chủ đất nước.   Tầng lớp chóp bu độc tài CSVN rất sợ đa nguyên, đa đảng. Bởi vì Tầng lớp chóp bu độc tài CSVN không thể nắm quyền cai trị đất nước và Nhân dân trong một nền chính trị tự do, dân chủ đa đảng và có bầu cử tự do.   Chỉ trong nền chính trị dân chủ đa đảng thì Nhân dân mới thực sự được làm chủ đất nước. Chính quyền do Nhân dân bầu lên thông qua cuộc bầu cử tư do và công bằng mới thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân.   Đấu tranh xóa bỏ độc tài CSVN, xây dựng chế độ dân chủ đa đảng là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước.  
......

Cuộc chiến sinh tử và Phục thù

Peter Pho Nga xâm lược Ukraine trong hơn sáu tuần, sau khi không chiếm được Kyiv nhanh chóng theo như kế hoạch ban đầu đã chuyển trọng tâm tác chiến sang phía đông và phía nam Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào ngày 9 cảnh báo rằng quân đội Ukraine và Nga sẽ có một cuộc đụng độ sinh tử ở miền đông Ukraine và kêu gọi dân thường ở nơi này nên sơ tán càng sớm càng tốt. Ông cũng nói rằng toàn bộ châu Âu đã trở thành mục tiêu của Nga, và ngăn chặn Nga gây hấn ở Ukraine là vì sự an toàn của tất cả các nền dân chủ. Zelensky cho biết tại cuộc họp báo chung trong cuộc đến thăm của Thủ tướng Áo Nehamer ở ​​Kyiv: "Đây sẽ là một trận chiến sinh tử. Chúng tôi tự tin vào trận chiến này và tin rằng chúng tôi sẽ giành chiến thắng. Chúng tôi đã chuẩn bị tốt cho vừa chiến đấu, vừa tìm kiếm cơ hội ngoại giao để kết thúc chiến tranh."   Trong trận chiến sinh tử này, chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Nhưng trước “trận đấu”, lão PP xin giới thiệu đội hình ra trận sắp tới. Chủ yếu giới thiệu những “siêu cầu thủ” của hai đội. Ngoài quân đoàn tinh nhuệ 18, phía Nga còn có nhóm Wagner là một tổ chức bán quân sự của Nga. Đây là một công ty tư nhân quân sự thiện chiến được thành lập bởi nhà tài phiệt Nga khét tiếng cộng sự viên thân cận của Putin - Yevgeny Prigozhin. Nhóm Wagner đã tham gia vào các cuộc xung đột quân sự khác nhau, bao gồm các hoạt động trong Nội chiến Syria đứng về phía chính phủ Syria, cũng như từ năm 2014 đến năm 2015 trong cuộc chiến tranh ở Donbass, Ukraina giúp đỡ các lực lượng ly khai mà tự gọi là Cộng hòa nhân dân Donetsk và - Luhansk. Rất có thể, Wagner là một đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng Nga được ngụy trang sử dụng trong các cuộc xung đột. Nhóm Wagner được so sánh với Academi, công ty an ninh của Mỹ trước đây gọi là Blackwater.   Samuel Ramani, một thành viên nghiên cứu tại Viện Dịch vụ Hoàng gia Anh cho biết: “Những người được tuyển dụng chính của nhóm Wagner là những cựu chiến binh, những người mang trên mình nhiều nợ nần cần kiếm tiền để trả nợ. Họ chủ yếu đến từ các vùng nông thôn, nơi có rất ít cơ hội kiếm tiền khác."?   German, giáo sư tại King's College London nói:”Tổ chức lính đánh thuê là vi phạm hiến pháp Nga". Tuy nhiên, Tập đoàn Wagner cung cấp cho chính phủ Nga một lực lượng quân sự có thể phủ nhận sự tồn tại của họ. Khi nhóm Wagner tiến hành hoạt động ở nước ngoài, Điện Kremlin có thể nói: “Họ không liên quan đến chúng tôi.”   Một số nguồn tin cho biết Cục Tình báo Quân sự (GRU) của Nga đã bí mật tài trợ và thao tác nhóm Wagner. Các nguồn tin từ lính đánh thuê nói với BBC rằng căn cứ huấn luyện của Wagner nằm ở Mol'kino, miền nam nước Nga, một nước láng giềng gần với căn cứ quân sự Nga.   Nhóm Wagner bắt đầu hoạt động ở Syria vào năm 2015, tham gia vào các hoạt động quân sự ủng hộ chính phủ và giúp bảo vệ các mỏ dầu địa phương. Nhóm này đã hoạt động ở Libya từ năm 2016, hỗ trợ lực lượng Quân đội Quốc gia trung thành với Tướng Khalifa Haftar. Vào năm 2019, có tới 1.000 lính đánh thuê Wagner được cho là đã tham gia vào cuộc tấn công của Haftar nhằm vào chính phủ đoàn kết dân tộc ở thủ đô Tripoli.   Năm 2017, nhóm Wagner được chính phủ Cộng hòa Trung Phi mời bảo vệ an ninh cho mỏ kim cương địa phương. Nhóm này cũng được cho là đang hoạt động ở Sudan để bảo vệ các mỏ vàng ở địa phương.   Trong những tuần trước khi Nga xâm lược Ukraine, lính đánh thuê của Wagner được cho là đã thực hiện các cuộc tấn công "cờ giả" ở miền đông Ukraine, tạo cớ cho cuộc xâm lược của Nga,   Hiện nay, trên mạng xã hội Nga cũng xuất hiện tin tức về việc chiêu mộ lính đánh thuê, mời đến dự "bữa ăn dã ngoại ở Ukraine". Tuy nhiên, những nhóm lính đánh thuê này còn có những tên gọi khác, chẳng hạn như "The Hawks". Candace Rondeaux, giáo sư nghiên cứu Nga, Á-Âu và Đông Âu tại Đại học Bang Arizona, Mỹ, cho biết đây có thể là dấu hiệu cho thấy nhóm này đang cố gắng tránh tên Wagner vì "thương hiệu” này đã bị bôi nhọ dơ bẩn.   Về phía Ukraine có nhóm Phục Thù - Tiểu đoàn Gruzia thách thức quân đoàn 58 của Nga. Gần 14 năm trước, Gruzia đưa quân tấn công lực lượng ly khai thân Nga ở Nam Ossetia, kéo theo sự can thiệp của Moscow. Chiến sự kết thúc sau vỏn vẹn 5 ngày bằng lệnh ngừng bắn do Pháp đề xuất với tổn thất nặng nề thuộc về Gruzia. Các tình nguyện viên của tiểu đoàn Gruzia lần này lên đường gặp đối thủ cũ là Quân đoàn 58 của Nga ở mặt trận phía nam Ukraine. Những người này tuyên bố, họ sống sót là để trả thù, và sẽ là vô nghĩa nếu họ sống mà không được phục thù. Cựu bộ trưởng quốc phòng Gruzia sẽ dẫn đầu đội quân tham chiến này.   Quân đội Nga đã tuyên bố rằng những tình nguyện viên nước ngoài tham chiến ở Ukraine sẽ không được hưởng chế độ đối xử với tù nhân. Tuy nhiên, những tình nguyện quân Gruzia này đã quyết tử để rửa hận. Họ đã giết các tù nhân Nga nhiều lần để thách thức với cái chết, thậm chí họ còn không đeo mặt nạ và lộ mặt để quay video đăng tải rộng rãi. Đây thực sự là một đội quân liều mạng ngoài vòng pháp luật không chuẩn bị sinh tồn.   Vào đầu cuộc chiến, những người tình nguyện Gruzia này đã tự nguyện đột phá vào vòng vây Kyiv, và cuộc chiến truy đuổi Kyiv là làn sóng đầu tiên khiến quân đội Nga rút lui. Trong khu vực rừng rậm ở biên giới giữa Ukraine và Belarus, các tình nguyện viên Gruzia này được chia thành nhiều mũi nhọn chiến đấu để tiêu diệt các nhóm nhỏ quân Nga.   Bây giờ họ lại xung phong đi mặt trận phía nam để gặp lại đối thủ cũ của mình là Quân đoàn 58 Nga. Nhóm người này đem theo hận nước thù nhà để tham chiến. Họ đến chiến trường Ukraine để tìm quân Nga để tay bo. Những người Gruzia này rất hung dữ, và về cơ bản họ không để quân địch nào sống sót. Đồng thời, còn có các tình nguyện viên Chechnya trong quân đội Ukraine, tất cả đều là binh lính Chechnya thuộc phe của Dudayev. Thời gian đầu, họ cũng tham chiến ở Kyiv, nay tình nguyện đến Luhansk, đối mặt với Trung đoàn xe máy đặc biệt số 141 Chechen của Ramzan Kadyrov quyết một tử chiến.   Trong quân đội Ukraine còn có một tiểu đoàn tình nguyện Nga ly khai, một tiểu đoàn tình nguyện Belarus, một tiểu đoàn tình nguyện Norman gồm những người Baltic và Bắc Âu, và một lữ đoàn gồm Canada, Australia, Anh và Mỹ. Theo báo cáo của Nga, có hơn 6.800 lính đánh thuê và tình nguyện viên nước ngoài trong quân đội Ukraine.   Những người này về cơ bản đã xác định tử chiến, không chết, không dừng! Bởi vì quân đội Nga đã tuyên bố rằng họ không công nhận danh tính quân sự của những người này, và họ đều bị coi là quân khủng bố. Và những người này cũng đang đuổi theo để thách thức quân đội Nga, tức là hai bên đều không giữ lại tù binh, mà chỉ có một con đường đi không lối về là chết.   Tuy số lượng các tiểu đoàn tình nguyện này ít nhưng hầu hết đều xuất thân từ lực lượng đặc biệt và có kinh nghiệm chiến đấu, có nhiều vũ khí tối tân. Ví dụ, một đơn vị chiến đấu của Gruzia được trang bị vũ khí tối tân như tên lửa NLAW, bệ phóng tên lửa AT4, tên lửa Stinger và tên lửa Javelin. Hàng nghìn binh sĩ với kinh nghiệm chiến đấu thực tế phong phú, mang theo hàng nghìn quả tên lửa chống tăng với tinh thần quyết tử, thực sự có sức công phá chiến trường mạnh mẽ. Một thủ lĩnh của quân tình nguyện Gruzia đã phát biểu cách đây vài ngày rằng những người lính Nga bị bắt sẽ không bao giờ để sống sót, giết chết không do dự. Sau đó, anh ta bị quân đội Nga treo giải thưởng, chỉ cần ai đó xách đầu anh ta quay video là có thể nhận được số tiền thưởng khủng. Tuy nhiên, anh vẫn dám đến mặt trận phía Nam để thách thức với quân đoàn 58, một chủ lực tinh nhuệ của quân đội Nga, đây thực sự là một người lính gan dạ coi cái chết như về nhà. Ngoài ra còn quân tình nguyện Cộng hòa Séc và Slovakia, trước đây Cộng hòa Séc và Slovakia là một quốc gia. Năm 1968, lính dù Liên Xô bất ngờ đổ bộ xuống Praha để chiếm lấy sân bay với lý do chiếc máy bay chở khách cần sửa chữa. Sau đó 500.000 quân Liên Xô tiến vào Tiệp Khắc, đó là Sự kiện Praha năm 1968.   Vì vậy, lần này CH Séc và Slovakia cũng rất tích cực. Cộng hòa Séc trở thành quốc gia NATO đầu tiên cung cấp cho Ukraine xe tăng, bao gồm cả xe tăng T-72 nâng cấp của Séc và xe chiến đấu bộ binh BVP-1. Slovakia đưa tin, trên chiến trường Ukraine, các xe tăng và xe bọc thép bị phá hoại của quân đội Ukraine cũng như các xe tăng và xe bọc thép của quân đội Nga bị quân đội Ukraine thu giữ có thể được đưa sang Slovakia để giúp sửa chữa. Slovakia, với tư cách là một nước công nghiệp lâu đời, đặc biệt là một nước công nghiệp-quân sự cũ rất quen thuộc với các loại vũ khí kiểu Liên Xô, quả thực rất có lợi về mặt này. Đồng thời, Slovakia cũng sẽ cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí hạng nặng, chẳng hạn như pháo hạng nặng tự hành Zuzana 155mm, thứ mà quân đội Ukraine thiếu nhất.   Chiến tranh Nga-Ukraine là một cuộc chiến có tính đối đầu cao dai dẳng, và năng lực bảo trì là rất quan trọng. Theo thống kê mới nhất từ ​​nhóm blog quân sự Oryx, trong số 2.572 thiết bị kỹ thuật quân sự mà quân đội Nga bị mất, có 1.322 thiết bị bị phá hủy, 38 thiết bị bị hư hại, 238 thiết bị bị bỏ lại và 974 thiết bị bị thu giữ. Nếu nhà máy quân sự Slovakia có thể làm thêm giờ để sửa chữa 974 xe tăng và xe bọc thép và xe tải bị quân đội Ukraine bắt giữ. Điều đó có nghĩa là quân đội Ukraine có thêm 3 lữ đoàn cơ giới. Điều rắc rối nhất đối với quân đội Nga là những xưởng sửa chữa khổng lồ này không nằm trong tầm tấn công của họ.   Điều rắc rối nhất đối với quân đội Nga trong cuộc chiến Nga-Ukraine là việc sản xuất vũ khí, hỗ trợ hậu cần, bảo dưỡng vũ khí, thậm chí cả trung tâm huấn luyện quân sự của quân đội Ukraine đều nằm ở hậu phương của các nước NATO và không thể phát huy hiệu quả tấn công.   Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina Dmytro Kuleba cảnh báo rằng chiến dịch Đông Ukraina sẽ giống như "Thế chiến thứ hai", các chuyên gia phân tích rằng Chiến dịch phía đông sẽ là một thách thức đối với quân đội Ukraina, và quân đội Nga xem ra có nhiều lợi thế hơn. Nhưng thông thường, đội bóng nào được cho là mạnh hơn lại bị thua.   Cuộc chiến lần này như một trận chung kết Giải Bóng đá Vô địch Thế giới (World Cup), sẽ vô cùng khốc liệt và ngoạn mục. Thực sự mà nói, chưa biết mèo nào cắn mĩu nào. Để lão PP dự đoán thì 0-0 phải đá phạt trực tiếp để phân thắng bại. Căng đấy! *** Tác giả Peter Pho doanh nhân và là nhà văn, tên thật là Phó Đức An, em trai của nhạc sĩ Phó Đức Phương.  
......

Mộng ước của chúng tôi: Xóa bỏ độc tài CSVN hay tị nạn ở nước ngoài?

Nguyễn Văn Đài   Ngày 11 tháng 4 năm 2022, trên báo điện tử “công an Nhân dân” có bài viết: Tháng tư, nghĩ về những “giấc mộng tan vỡ” nơi xứ người.   Hai tác giả Bình Nguyên và Hoàng Ly sau vài dòng nói về tình yêu quê hương, đất nước, độc lập, chủ quyền,…, thì họ nói về những người bất đồng chính kiến, đối lập đã bị trục xuất ra nước ngoài từ nhà tù của độc tài CSVN ra nước ngoài. Họ nói những người này sau một thời gian ở nước ngoài thì bị “vỡ mộng” ở xứ thiên đường mà họ từng ao ước khi còn ở Việt Nam.   Vậy mộng ước thực sự của những người đối lập, bất đồng chính kiến với độc tài CSVN là xóa bỏ độc tài CSVN hay đi tị nạn ở nước ngoài?   Trước tiên, chúng ta đều thấy rõ trách nhiệm của mỗi con dân nước Việt là xóa bỏ độc tài CSVN.   Bởi vì đảng, chế độ và chính quyền độc tài CSVN là phản Cách mạng, phản dân chủ và cực kỳ phản động.   Chính quyền độc tài CSVN đã cướp chính quyền, phản bội lại mục tiêu cao đẹp của Cách mạng là đem lại quyền làm chủ đất nước, quyền tự quyết dân tộc về tay toàn thể Nhân dân.   Tập đoàn chóp bu độc tài CSVN đã áp đặt một chế độ phi dân chủ, phản động để cai trị đất nước và Nhân dân trong gần 80 năm qua.   Mọi quyền lực chính trị của đất nước đều nằm trong tay tập đoàn chóp bu độc tài CSVN với 200 tên được gọi ủy viên ban chấp hành trung ương đảng CSVN.   Và cuộc đấu tranh của người dân Việt Nam nhằm xóa bỏ độc tài CSVN là chính nghĩa, lẽ phải.   Mộng ước của những người đấu tranh chống độc tài CSVN là xóa bỏ độc tài CSVN?   Cá nhân tôi đã từng ở Đông Đức(cũ) 1980 – 1990. Tôi có quyền ở lại như hàng chục ngàn người Việt khác.   Nhưng tôi đã tiếp thu được tư tưởng dân chủ và quyết định trở về VN xóa bỏ độc tài CSVN.   Sau này, tôi từng có cơ hội sang công tác và học tại Mỹ vào các năm 2000, 2004, 2006.   Tôi từng sang Hàn Quốc năm 2001, 2004; Sang Nhật năm 2003   Từng đi Singapore, Malaysia, Philippine, Thái Lan nhiều lần.   Nhưng tôi không ở lại nước ngoài vì mộng ước xóa bỏ độc tài CSVN chưa thực hiện được. Và thời gian đó chưa có truyền thông mạng xã hội (MXH) như bây giờ.   Tôi ngồi tù lần đầu từ năm 2007 tới 2011, thỉnh thoảng an ninh của Bộ công an lại vào nhà tù vận động tôi đi tị nạn ở nước nào tôi muốn. Nhưng tôi luôn từ chối vì mộng ước của tôi là xóa bỏ độc tài CSVN chưa thành.   Ra tù đầu năm 2011, an ninh cộng sản mỗi lần bắt cóc tôi, họ đều thuyết phục tôi đi nước ngoài để cho khuất mắt họ. Nhưng tôi vẫn khước từ.   Thời điểm trước năm 2020, bất kỳ người bất đồng chính kiến hay đối lập nào mà được nước nhận tị nạn thì độc tài CSVN đều tạo điều kiện cho đi. Bởi vì họ nghĩ, những người bất đồng chính kiến ra nước ngoài sẽ không còn làm họ lo sợ nữa.   Tôi bị bắt lần thứ hai vào ngày 16 tháng 12 năm 2015. Họ nói với tôi là mức án không dưới 10 năm tù.   Lúc này, truyền thông mạng XH đã phát triển mạnh mẽ.   Dù chúng ta ở Hà Nội, Berlin, London, Washington DC,… thì khi sử dụng truyền thông MXH đều có ảnh hưởng như nhau tới người Việt ở trong nước.   Đồng thời nếu mình ở trong tù 15 năm, mình sẽ bị tổn hại sức khỏe, trở thành người vô dụng, gia đình vất vả,…   Tôi quyết định đi tị nạn để có thể tiếp tục đấu tranh xóa bỏ độc tài CSVN bằng truyền thông MXH, vận động quốc,…   Như vậy, mộng nước của tôi vẫn là đấu tranh xóa bỏ độc tài CSVN chứ không phải đi tị nạn chính trị ở nước ngoài.   Bởi đi ra nước ngoài chỉ là có được điều kiện an toàn và tự do để thực hiện giấc mộng xóa bỏ độc tài CSVN mà thôi.   Hàng chục các anh chị tù nhân lương tâm khác cũng vậy.   Không ai có mộng ước rời bỏ quê hương và người thân của mình để đi tị nạn nước ngoài.   Việc đi tị nạn ở nước ngoài chỉ là tình thế bắt buộc.   Do vậy, khi sang tới nước, có nhiều sự khác biệt về văn hóa, xã hội, ngôn ngữ,…khiến một số anh chị em không thể hội nhập.   Bởi vì mộng ước của họ đâu phải là sống ở nước ngoài.   Mộng ước của họ là đấu tranh xóa bỏ độc tài CSVN.  
......

Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin

Tập Cận Bình (trái) và Putin. Ảnh: Nikkei/ Getty Images Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi risks stumbling with Putin if he plays his cards wrong,” Nikkei Asia, 07/04/2022 Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng Nếu Nga thất bại ở Ukraine, sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về lãnh đạo độc tài lâu dài. Liên minh cá nhân giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đang cản trở đường lối ngoại giao của Trung Quốc. Điều đó đang được thể hiện ngày càng rõ khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn. Cả hai người đã đặt xong nền móng để duy trì quyền lực của mình cho đến giữa thập niên 2030. Cả hai đều có tham vọng lãnh thổ: Putin muốn tái lập vùng ảnh hưởng của Liên Xô cũ, còn Tập muốn có Đài Loan. Nhưng mối dây liên kết này đi kèm với rủi ro đáng kể. Cách đây vài tuần, các quan chức an ninh và đối ngoại Trung Quốc còn vô cùng rạng rỡ tự tin. Sau khi Tập và Putin gặp nhau tại thủ đô Trung Quốc vào ngày 4/2 và hứa hẹn về một tình bạn không giới hạn, Trung Quốc dần nhận thức được rằng một chiến dịch ở Ukraine đã gần kề. Họ đã thu thập thông tin tình báo thông qua các mối quan hệ ở Nga, cả chính thức lẫn không chính thức, vốn đã được thiết lập từ nhiều năm qua. Nhưng Trung Quốc đã mong đợi Nga sẽ kiềm chế hành động quân sự cho đến khi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh bế mạc vào ngày 13/03. Nhận định này dựa trên trao đổi của Putin với Tập trong một cuộc trò chuyện riêng. Những kỳ vọng của Trung Quốc nay đã được chứng minh là không thực tế. Putin hóa ra chỉ quan tâm nửa vời đến chủ nhà Olympic. Cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu sau khi Thế vận hội Mùa đông bế mạc vào ngày 20/2, nhưng trước khi Thế vận hội Dành cho Người khuyết tật (Paralympic) bắt đầu vào ngày 4/3. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn hy vọng cuộc tấn công sẽ diễn ra nhanh chóng, và khi Paralympic khai mạc, lực lượng Nga đã thiết lập được quyền kiểm soát ở Ukraine. Thế nhưng, nhiều điều bất ngờ đã xuất hiện, và thay vì tạo ra sự chia cắt giữa Mỹ và châu Âu, cuộc xâm lược của Nga lại củng cố tình đoàn kết của phương Tây. Washington sẽ không sa lầy ở Đông Âu, và sẽ không có sóng gió địa chính trị để Bắc Kinh tận dụng. Trên thực tế, Trung Quốc còn đang ở thế yếu. Khi tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu vào ngày 1/4, Tập yêu cầu họ đưa ra các quyết định ngoại giao về Trung Quốc “một cách độc lập” với Mỹ. Nhưng yêu cầu ấy đã bị ngó lơ. Về phần mình, EU kêu gọi Trung Quốc không hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Nga. Người châu Âu cũng không cho thấy dấu hiệu phê chuẩn một hiệp định đầu tư với Trung Quốc, vốn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Đã một tháng rưỡi kể từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu, Tập hiện lo ngại về “tác động mà nó có thể gây ra cho chính trị trong nước của Trung Quốc,” một nguồn tin chính trị Trung Quốc cho biết. Một kịch bản ác mộng đối với Tập – người đang tìm cách bảo đảm một nhiệm kỳ thứ ba bất thường, với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, vào mùa thu này – sẽ là việc chiến dịch của Putin thất bại và truyền đi thông điệp rằng một nhà lãnh đạo độc tài tại vị quá lâu sẽ có xu hướng đưa ra những quyết định sai lầm vào những thời điểm quan trọng. Điều này sẽ gây thiệt hại khôn lường cho Tập trước thềm đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngay cả khi Tập tái đắc cử lần này, một thất bại của Nga ở Ukraine có thể khiến việc ông ở lại đại hội đảng tiếp theo vào năm 2027 trở nên không chắc chắn. Trong trường hợp đó, Tập sẽ ngay lập tức trở thành một “con vịt què,” hủy hoại nỗ lực hàng chục năm qua của ông, nhằm củng cố con đường của mình trong thập niên tới. Tập và Putin là những đồng minh kỳ lạ. Cả hai không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải giữ chặt quyền lực sau khi đã tạo ra rất nhiều kẻ thù. Họ cần ngăn không cho chiếc thuyền của mình bị lật, cho đến khi tới được đích vào những năm 2030. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đoán đúng vị trí của Tập trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11/2017. “Ông là chủ tịch trọn đời, và do đó ông là vua,” cựu Tổng thống Mỹ nói với Tập tại Tử Cấm Thành, nơi các hoàng đế Trung Quốc từng sống. Tử Cấm Thành là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Bắc Kinh và là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, nhưng nó đã bị đóng cửa với du khách, trong ngày Tập tiếp đón tổng thống Mỹ và đệ nhất phu nhân. Cuộc trao đổi này diễn ra 4 tháng trước khi Tập bất ngờ thông qua việc sửa đổi hiến pháp vào tháng 3 năm tiếp theo, loại bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ 5 năm đối với vị trí chủ tịch nước. Để có thể trở thành nguyên thủ quốc gia trọn đời, Tập cần được bầu lại vào ghế tổng bí thư sau mỗi 5 năm. Đặt mục tiêu tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba trong năm nay là bước đầu tiên trong hành trình hướng tới một triều đại kéo dài. Năm 2035 được đặt làm mục tiêu để Trung Quốc đuổi kịp Mỹ. Hầu hết các kế hoạch dài hạn và tầm nhìn xây dựng đất nước hiện nay của Trung Quốc đều sử dụng mốc năm 2035. Và các dấu hiệu đều cho thấy Tập dự định sẽ điều hành chính phủ cho đến năm đó. Một con đường tắt cho mục tiêu của Tập là tạo ra một vị trí hàng đầu mới, có thể được nắm giữ suốt đời. Nó sẽ tương tự như chức vụ chủ tịch đảng mà Mao Trạch Đông đã nắm giữ cho đến khi ông qua đời. Nhưng kế hoạch có thể sẽ gặp khó khăn, vì hiện tại đảng đang cấm việc xây dựng ‘sùng bái cá nhân.’ Hơn nữa, việc này có thể trở nên bất khả thi, trong trường hợp Putin thất bại ở Ukraine và người dân bắt đầu đặt câu hỏi về sự cai trị dài lâu của bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Trong khi đó, tại Nga, Putin cũng đã cho sửa đổi hiến pháp vào năm 2020, đi theo bước chân của Tập, mở đường cho đương kim tổng thống Nga tại vị đến năm 2036. Nếu Putin có thể cầm quyền đến lúc ấy, ông ta sẽ 83 tuổi. Nếu Tập trị vì đến năm 2035, ông ta cũng sẽ 83 tuổi, ít nhất là theo cách tính truyền thống của Trung Quốc. Đó cũng là tuổi mà Mao Trạch Đông qua đời, khi đang là nhà lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc. Liệu có giải pháp nào cho Tập? Khi thời điểm cho một lệnh ngừng bắn Nga-Ukraine chín muồi, Trung Quốc có lựa chọn tham gia vào một khuôn khổ an ninh để bảo đảm hòa bình. Tập có thể tổ chức một cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm hỗ trợ triển khai kịch bản này. Cuộc điện đàm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi đầu tuần với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba, cuộc điện đàm thứ hai giữa hai người kể từ khi Nga xâm lược, có thể là một bước đi theo hướng đó. “Truyền thống lịch sử và văn hóa của Trung Quốc, cũng như chính sách đối ngoại nhất quán của chúng tôi, là bảo vệ hòa bình và phản đối chiến tranh,” Vương nói. Tuy nhiên, ông cẩn thận tránh đưa ra bất kỳ nhận xét nào có thể bị phía Nga coi là áp lực vô lý đến từ Trung Quốc. Vì không biết rõ toàn bộ kế hoạch của Putin, việc Trung Quốc xác định lập trường rõ ràng sẽ là quá nguy hiểm. Hơn nữa, bị ràng buộc bởi tuyên bố chung Tập-Putin vào ngày 4/2, trong đó cả hai lãnh đạo đã công khai phản đối việc NATO mở rộng hơn nữa, nên Trung Quốc không thể hoàn toàn đứng về phía Ukraine. Tập cần Putin để tồn tại. Nếu đồng chí người Nga của ông ngã xuống, Tập có khả năng sẽ ngã theo. Sự sống còn của Putin là tối quan trọng đối với Tập, nhưng không nhất thiết là quan trọng đối với Trung Quốc. Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cao cấp của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014. Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế  
......

Vladimir Putin và Viktor Orban

Ngô Nhân Dụng – VOA Khi nào dân Nga, dân Hungary được thi hành các quyền đó, các ông Vladimir Putin và Viktor Orban sẽ hết chỗ. Nói những điều dối trá trắng trợn là cố ý sỉ nhục người nghe. Đó cũng là một cách thử thách xem người kia đã chịu khuất phục mình hay chưa. Sử Ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ, kể chuyện “chỉ lộc vi mã.” Thời Trần Nhị Thế, Thừa tướng Triệu Cao nói muốn dâng vua con ngựa, nhưng sai đem đến một con hươu. Ông vua lắc đầu, bảo con ngựa làm gì có sừng! Triệu Cao chỉ con hươu hỏi các đại thần; nhiều người công nhận đó chính là một con ngựa. Nhị Thế chịu thua. Thứ Tư tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi điện thoại chúc mừng Tổng thống Hungary Viktor Orban, mới thắng cử lần nữa. Theo báo The Moscow Times, trong cuộc điện đàm ông Putin đã tố cáo chính phủ Ukraine gây hấn một cách “thô bạo và trâng tráo” bằng cách bịa đặt ra hình ảnh những xác chết ở Bucha sau khi quân Nga rút đi. Không ai có thể “bịa đặt” được hai hố chôn tập thể với 320 thi hài đã sình thối rải rác trên đường trong một hai ngày sau khi quân Ukraine chiếm lại được Bucha. Phóng viên báo The Economist kể sau khi đi một vòng kiểm chứng trở về quần áo còn thấy mùi. The Moscow Times không cho biết ông Orban phản ứng thế nào khi nghe ông Putin nói dối trắng trợn. Có lẽ ông Orban không phản đối, như mấy ông quan Tần nghe Triệu Cao “chỉ hươu nói ngựa.” Viktor Orban chịu khuất phục Vladimir Putin cũng dễ hiểu; giống như học trò phục thầy. Orban làm tổng thống Hungary 10 năm sau khi Putin lên ngôi ở Nga; đã học được ông thầy các mánh khóe củng cố địa vị độc tài. Orban học được đủ các ngón nghề. Nắm lấy các cơ sở truyền thông công và tư để kiểm soát dư luận. Các đại gia chịu làm tay sai được thả cho làm giàu, trúng những mối thầu lớn; rồi mua hết các báo, đài lớn của tư nhân. Từ đó nói cùng một luận điệu như các báo, đài chính phủ. Dối trá, vu cáo, dựng lên những mối đe dọa từ bên ngoài khiến dân sợ hãi cầu mong một lãnh tụ anh minh đứng ra cứu nước. Thay đổi hiến pháp và luật bầu cử để bảo đảm phe đảng của mình chiếm được nhiều ghế nhất trong quốc hội. Trấn áp những người đối lập để ngoài mình ra dân không còn thấy ai để lựa chọn. Dùng tài sản quốc gia để ban phát ân huệ. Trước ngày bỏ phiếu ông Orban đã gia tăng trợ cấp cho người già về hưu. Ông ra lệnh cấm tăng giá thực phẩm và thuốc men, cắt thuế cho những người lợi tức thấp, chuyện lạm phát đang tăng lên 8.3% và ngân sách khiếm hụt sẽ tính sau. Ông đe dọa dân chúng rằng nếu phe đối lập thắng họ sẽ kết thân với Cộng Đồng Âu châu hơn, sẽ ủng hộ Ukraine mạnh hơn. Nếu muốn Hungary không bị lôi cuốn vào chiến tranh thì hãy bỏ phiếu cho đảng Fidesz! Những biện pháp mua chuộc lòng dân và các lời đe dọa đó giúp Fidesz thêm phiếu, nhưng Viktor Orban đã tin chắc sẽ thắng vì trong các năm qua đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để thao túng các cuộc bầu cử. Đảng đã Fidesz được 53% số phiếu, nhưng chiếm 135 ghế, hai phần ba số ghế trong quốc hội, phần lớn nhờ những đơn vị ở nông thôn! Phe đối lập chiếm 35% nhưng chỉ được 56 ghế. Các luật lệ về bầu cử được ban hành trong 10 năm qua giúp Fidesz chiếm địa vị này. Trước ngày bầu cử, nhật báo The New York Times kể chuyện ở trong ngôi làng Kispalad nhỏ bé, nằm phía Đông Bắc, giáp giới Ukraine. Năm 2014, ông xã trưởng thuộc đảng Fidesz đang lo bị thất cử. Ông mời bà Jozsefne Sanko đến nói chuyện. Bà chuyên nghề hái dưa, khi có việc làm, khi không. Ông xã trưởng nói với bà rằng xã có thể sắp xếp để cả gia đình bà có việc làm chắc chắn. Ông chỉ yêu cầu bà ký tên xác nhận 135 người đang sống trong nhà bà, họ sẽ là cử tri, có quyền bỏ phiếu. Những người đó là dân Ukraine, không sao. Con trai bà, Adam Sanko, nói với nhà báo, “Ở đây không có việc làm. Cho nên mẹ tôi đã chịu ký những tờ giấy chứng nhận đó.” Đến ngày bỏ phiếu, các “cử tri” đã qua bỏ phiếu vì họ có địa chỉ ở Hungary. Họ đi bằng xe hơi, xe đạp hay xe buýt, bỏ phiếu xong lại về nước. Phương pháp dùng “cử tri du khách” này rất thịnh hành ở các vùng quê Hungary. Trước ngày dân Hungary bỏ phiếu lãnh tụ đối lập Peter Mari-Zay đã được đảng Xanh, đảng Xã hội, đảng Thiên Chúa Giáo Bảo Thủ, tất cả sáu đảng ủng hộ. Nhưng ông Mari-Zay chỉ được lên truyền hình công cộng vận động dân chúng một lần duy nhất, trong 5 phút! Còn đảng cầm quyền thì được đề cao quanh năm suốt tháng. Ông mỉa mai nói cám ơn chính phủ, trong bốn năm trời, đã cho phép ông được nói 5 phút. Bà Klara Dobrev, một đại biểu của Hungary trong quốc hội Âu châu tố cáo: “Gian lận bầu cử không phải chỉ bắt đầu lúc 7 giờ sáng khi phòng phiếu mở cửa. Nó đã diễn ra từ bao nhiêu năm rồi!” Các báo, đài công cộng do tiền thuế của người dân nuôi dưỡng chứ không phải tiền của đảng Fidesz. Bà Dobrev lên án: “Sử dụng tài nguyên chung của quốc gia để tuyên truyền cho một đảng chính trị là cái gì? Rõ ràng là gian lận bầu cử.” Những lãnh tụ độc tài kiểu Vladimir Putin và Viktor Orban coi tài sản quốc gia như của riêng mình. Họ ban phát ân huệ cho phe đảng bằng các chức vụ trong các doanh nghiệp nhà nước. Họ ưu đãi cho đàn em khai thác tài nguyên quốc gia, rừng, biển, quặng mỏ. Họ dùng tất cả các cơ quan truyền thông nhà nước để quảng cáo cho chính mình và đảng mình. Mỗi chế độ độc tài đều là một “chế độ ăn cướp.” Tại sao những quốc gia đã có các hiến pháp dân chủ có thể đưa các thủ lãnh độc tài lên như vậy? Chúng ta không quên rằng nước Pháp đã thiết lập chế độ dân chủ nhiều lần trong lịch sử, rồi quay trở lại vương chế, có lúc còn suy tôn một hoàng đế mang tên Napoleon, hai lần. Adolf Hitler lần đầu lên cầm quyền cũng vì được dân Đức bầu dưới chế độ Cộng Hòa. Napoleon và Hitler còn mất công sửa đổi bản hiến pháp trước khi cai trị chuyên chế. Nhiều tay lãnh tụ khác không mất thời giờ như vậy. Họ củng cố địa vị độc tài bằng cách thao túng chế độ trong khuôn khổ của bản hiến pháp. Cần phải phân biệt hai khái niệm Dân Chủ và Tự Do. Thể chế Dân Chủ chỉ là một cái khung nhà, cái vỏ bọc bên ngoài. Nội dung căn bản là Tự Do. Khi nào một chính quyền bắt đầu cấm đoán quyền tự do của người dân, tất cả phải thấy đó là một dấu hiệu báo động. Vladimir Putin và Viktor Orban đã gậm nhấm dần dần các quyền tự do của dân Nga và dân Hungary từ khi lên nắm quyền. Hai quyền quan trọng nhất là tự do báo chí và tự do hội họp. Bắt bỏ tù một nhà báo, các nhà chính trị đối lập. Triệt hạ một đài truyền hình bằng cách gây khó khăn cho công ty chủ nhân trong các hoạt động kinh doanh khác; để sau cùng thương lượng cho phe đảng mình mua lại. Đàn áp các cuộc biểu tình. Ngăn cản các hội đoàn trong xã hội công dân. Đó đều là những tiếng chuông báo nguy. Mất tự do thì không còn dân chủ. Vậy trong khuôn khổ ngôi nhà hiến pháp dân chủ, cái gì có thể giúp bảo vệ các quyền tự do? Thể thức phân quyền có thể vẽ ra coi rất đẹp, nhưng chưa đủ. Các lãnh tụ độc tài biết cách thao túng cả ba ngành hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Yếu tố quan trọng nhất trong các bản hiến pháp dân chủ không phải chỉ là phân quyền mà là đặt ra các định chế nhằm giới hạn quyền hành của những chức vụ nắm quyền. Giới hạn bằng luật pháp chưa đủ, còn phải giới hạn bằng dư luận và phản ứng của người dân nữa. Do đó, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp cần tôn trọng nhất. Khi nào dân Nga, dân Hungary được thi hành các quyền đó, các ông Vladimir Putin và Viktor Orban sẽ hết chỗ./.  
......

Việt Nam trong “Tam giác chiến lược Mỹ – Trung – Đông Nam Á”

Giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, Đại Học Paul Valéry - Montpellier 3, giới thiệu với RFI Tiếng Việt cuốn "Un triangle à l'épreuve. La Chine, les Etats-Unis et l'Asie du Sud-Est depuis 1947" (tạm dịch: "Một tam giác chiến lược trải qua thử thách. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đông Nam Á từ 1947"), ngày 19/04/2022. Ảnh: RFI/ Thu Hằng Vị trí của Ukraine hiện nay giữa phương Tây và Nga làm liên tưởng đến vị trí của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới hiện nay, bắt đầu từ thời Chiến tranh lạnh, cũng như những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, gay gắt từ thập niên 1970, được phân tích trong một tác phẩm do Đại học Paul Valery Montpellier 3 phát thành vào tháng 3/2022. RFI Tiếng Việt phỏng vấn Giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, chủ biên cuốn Un triangle stratégique à l’épreuve. La Chine, les États-Unis et l’Asie du Sud-Est depuis 1947 (tạm dịch: Một tam giác chiến lược qua thử thách. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đông Nam Á từ năm 1947). *** RFI: Cuốn sách tổng hợp tham luận của 21 tác giả và do ông làm chủ biên bắt đầu từ năm 1947. Tại sao lại chọn cột mốc này? Tại sao lại là “Một tam giác chiến lược” và vị trí của Việt Nam trong tam giác này? GS. Pierre Journoud: Tại sao cuốn sách có tên là Một tam giác chiến lược? Bởi vì có thể thấy rõ mỗi góc của hình tam giác đều liên quan chặt chẽ đến nhau. Đông Nam Á là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc và Hoa Kỳ từ thời Chiến tranh lạnh. Chúng tôi bắt đầu cuốn sách từ năm 1947 bởi vì đó là năm chính thức bắt đầu Chiến tranh lạnh ở châu Âu. Sự đối đầu về ý thức hệ giữa hai khối Cộng sản và chống Cộng sản định hình mối quan hệ quốc tế và gây hàng loạt tác động trên khắp thế giới, dĩ nhiên là cả Đông Nam Á với những xung đột được phân tích trong nửa đầu tác phẩm của chúng tôi. Năm 1947 cũng là năm ông Aung San, một trong những nhà thành lập nước Miến Điện đương đại, cha của bà Aung San Suu Kyi, bị sát hại. Năm 1947 cũng là năm nội chiến ở Trung Quốc… Đúng là ở châu Á, khúc ngoặt lịch sử là vào thời điểm 1949-1950. Năm 1949 với việc Mao Trạch Đông lên nắm quyền và Trung Quốc đi theo chủ nghĩa Cộng sản, với sự ảnh hưởng lớn của Matxcơva. Trong năm tiếp theo, Việt Nam cũng đi theo hướng này, cuộc chiến với Pháp vẫn tiếp tục, rồi Việt Nam bị cuốn theo bối cảnh Chiến tranh lạnh. Thực vậy, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập ngày 02/09/1945 được Trung Quốc của Mao Trạch Đông công nhận trước tiên, tiếp theo là Liên Xô và toàn khối Cộng sản. Còn một nhà nước khác do Pháp thành lập để làm đối trọng với nhà nước của Hồ Chí Minh, thì được Hoa Kỳ, Anh và khối “thế giới tự do” phương Tây lúc đó công nhận. Đó là một cuộc xung đột gây hệ quả tức thì cho Đông Nam Á. Tình hình hiện nay ở Đông Nam Á đúng là rất đáng quan ngại vì Đông Nam Á là khu vực cạnh tranh rất gay gắt giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, dĩ nhiên là trong bối cảnh khác với thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nhưng vẫn có thể thấy những yếu tố liên tục nào đó của sự cạnh tranh Mỹ-Trung, xuất phát từ thời đầu Chiến tranh lạnh. Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến và muốn biến Trung Quốc thành một cường quốc. Khi Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam, họ hiểu ý đồ đó cũng như chủ trương can thiệp rất rõ ràng của Mao Trạch Đông vào các nước Đông Nam Á. Chủ tịch Trung Quốc ủng hộ tất cả các đảng Cộng Sản ở khắp Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam, nên dẫn đến sự đối đầu ngày càng nghiêm trọng và kéo Việt Nam vào chuỗi chiến tranh. Những sự kiện này được chúng tôi nêu rất chi tiết trong cuốn sách. RFI: Lần đầu tiên, vào ngày 14/02/2022, thủ tướng Việt Nam chủ trì lễ kỷ niệm chính thức 64 quân nhân Việt Nam tử trận ở Gạc Ma (Johnson South Reef) năm 1988 khi bị Trung Quốc tấn công xâm chiếm. Sự kiện đau thương này nằm trong chuỗi căng thẳng gia tăng trong vùng, được đề cập trong phần 2 của tác phẩm về “những viễn cảnh mới về chiến tranh Đông Dương lần thứ 3.” Xin ông giải thích thêm. GS. Pierre Journoud: Tôi cũng ngạc nhiên về việc chính quyền cấp cao Việt Nam tưởng niệm 64 chiến sĩ thuộc lực lượng Hải Quân Việt Nam hy sinh ở quần đảo Trường Sa năm 1988. Thực ra, cuộc xung đột quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, đã có từ lâu, từ thời thuộc địa những năm 1930 đến cuối Thế Chiến II, nhưng trở nên gay gắt hơn từ những năm 1970. Điều ngạc nhiên là lập trường của Trung Quốc và Việt Nam về những yêu sách chủ quyền của mỗi bên ở Biển Đông có từ rất sớm. Ví dụ, qua bài tham luận của tôi trong trong cuốn sách này, chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu quốc tế, đặc biệt là của Liên Hiệp Quốc, các tài liệu lưu trữ của Liên Hiệp Quốc cho thấy xung đột đã được định hình ngay những năm 1970, sớm hơn cả chiến tranh biên giới năm 1979. Tóm lại, cuộc xung đột này bắt đầu từ diễn đàn ngoại giao, ở cấp Liên Hiệp Quốc, trước cả khi xảy ra xung đột trên bộ năm 1979. Cần nhắc lại rằng Trung Quốc là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971 và trong suốt thập niên đó, Trung Quốc dễ dàng tiếp cận với Liên Hiệp Quốc hơn, còn nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977. Từ đó, phái đoàn của Trung Quốc và Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc đã tìm cách thuyết phục tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc về mức độ chính xác trong lập trường của họ. Chúng tôi cũng nhận thấy là cuộc xung đột năm 1979, dĩ nhiên còn do những nguyên nhân khác, cũng xuất phát từ lĩnh vực hàng hải. Cho đến nay, khía cạnh này rất ít được khai thác nhưng lại được nêu rất rõ trong tài liệu lưu trữ ở Liên Hiệp Quốc. Năm 1979, phái đoàn Việt Nam, lúc đó do Đại sứ Hà Văn Lâu dẫn đầu, đã phản ánh rằng có. rất nhiều tầu Trung Quốc thâm nhập vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Chúng tôi đã tham khảo được nhiều báo cáo khá quan trọng về nguồn gốc của xung đột này. Tiếp theo, trong mục Địa-Chính trị của cuốn sách, một số tác giả đề cập đến lập trường của Hoa Kỳ, của Trung Quốc, cũng như của một vài nước Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia. Chúng ta thấy là trong thời gian khá lâu, Indonesia giữ lập trường khá ôn hòa với Bắc Kinh, nhưng sau đó giữ khoảng cách vì chính quyền Jakarta cũng phải đối mặt với sự bành trướng của Trung Quốc và phải cứng rắn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của họ. Dĩ nhiên đây không phải là chủ đề duy nhất của cuốn sách. Tuy nhiên, những bài tham luận về vấn đề này giúp hiểu rõ hơn mọi khía cạnh của cuộc xung đột trên bộ, trên biển, về mặt quốc tế, ngoại giao, ở cấp Liên Hiệp Quốc, cấp ASEAN… RFI: Nhiều chuyên gia dự đoán nếu Chiến tranh Thế giới thứ 3 xảy ra thì sẽ là ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương do những căng thẳng và cạnh tranh Mỹ-Trung. Liệu mối lo vẫn này còn chính đáng khi chiến tranh lại nổ ra ở Ukraine? GS. Pierre Journoud: Đúng. Đó là một thắc mắc lớn, một câu hỏi nghiêm túc. Tôi muốn thận trọng trong việc đưa ra một dự đoán chính xác bởi vì trường hợp Ukraine cho thấy rõ, kể cả những chuyên gia về Nga và Ukraine đã không lường trước được tốc độ, sự tàn khốc của cuộc xâm lược Nga ở Ukraine. Các nhà quan sát không nghĩ rằng Tổng thống Putin sẽ đưa ra một quyết định như vậy trong bối cảnh quan hệ ở châu Âu và quốc tế tương đối thanh bình, dù căng thẳng có gia tăng kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, đúng là từ lâu đã có nhiều căng thẳng lớn giữa Bắc Kinh và Washington ở Biển Đông và rộng hơn là ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt là từ khi ông Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc. Tiếp theo là căng thẳng giữa các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Điều quan ngại là sự cố liên tục xảy ra. Trung Quốc ngày càng điều thêm nhiều tầu chiến đến các vùng biển lân cận, điều chiến đấu cơ tuần tiễu trên eo biển Đài Loan hoặc tổ chức tập trận đơn phương và đa phương trong những vùng biển đó. Nhiều lần tầu chiến Trung Quốc và Mỹ gần như chạm mặt nhau, có lúc với tầu chiến Pháp vì thời gian gần đây Paris cũng điều chiếm hạm, tầu ngầm, tầu sân bay đến khu vực. Rất khó dự đoán được là sắp tới hay trong vài tháng, vài năm nữa sẽ xảy ra một cuộc xung đột có thể là vũ trang và có thể sẽ có quy mô như ở Ukraine hiện nay nếu như Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan. Và nếu xảy ra thì sẽ có chung kịch bản như Ukraine và sẽ gây chấn động toàn cầu. Hoa Kỳ sẽ phải phản ứng bằng cách này hay cách khác. Chúng ta không biết chính xác sẽ như thế nào nhưng các bên đều chuẩn bị. Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất chưa chắc sẽ xảy ra bởi vì có thể thấy trong cuộc chiến ở Ukraine hiện nay, Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần điện đàm với nhau. Do đó không loại trừ khả năng Bắc Kinh và Washington tìm được tiếng nói để giảm bớt phần nào căng thẳng, không chỉ cho cuộc chiến ở Ukraine, mà còn cho cuộc xung đột, dù hiện không phải là vũ trang nhưng ngấm ngầm, giữa Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Biển Đông. Cả hai cường quốc này nghi ngờ nhau và đều có tham vọng thống trị không gian hàng hải, đặc biệt là ở Thái Bình Dương và Biển Đông. Trung Quốc muốn xua Hoa Kỳ ra khỏi biên giới của họ xa nhất có thể vì chẳng có lợi gì với Bắc Kinh khi Washington tăng cường hiện diện ở Biển Đông. Còn Mỹ lại muốn giữ vai trò cường quốc ở Thái Bình Dương, duy trì sự hiện diện của Hạm Đội 7, tiến hành các chuyến hải hành “qua lại vô hại” dù đó là các chiến hạm, tầu khu trục, tầu sân bay… Có thể Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến tới một giải pháp có tính thương lượng khá cao và từ đó sẽ dẫn đến một giải pháp trên quy mô khu vực. Đây cũng là mong muốn của các nước thành viên ASEAN, đang đàm phán bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Tuy nhiên, cũng có thể hình dung ra một sự cố, ví dụ mang tính cục bộ, biến thành xung đột khu vực. Đây chính là giả thuyết mà nhiều chuyên gia lo sợ. Tôi không hẳn là một trong những người bi quan nhất bởi vì các kênh đối thoại và đàm phán vẫn tồn tại, đặc biệt là thông qua ASEAN và tại các thể chế khác. Dù sao thì chúng ta không thể loại trừ bất cứ điều gì. RFI: Chiến sự ở châu Âu có khiến Mỹ phần nào lơ là Biển Đông không? Liệu Washington không tìm cách làm phật lòng thêm Bắc Kinh do lo ngại Trung Quốc ủng hộ và giúp Nga lách trừng phạt? Liên minh Nga-Trung có kéo theo rủi ro, thậm chí là mối đe dọa cho vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương không? GS. Pierre Journoud: Có hai câu hỏi trong phần này. Về câu hỏi thứ nhất liên quan đến tác động của chiến tranh Ukraine có khiến Mỹ, và phương Tây nói chung, lơ là tình hình Biển Đông hay không, tôi nghĩ là không. Trước hết, Hoa Kỳ là một thế lực toàn cầu, luôn theo dõi mọi khu vực có nguy cơ xung đột trên thế giới. Chính sách xoay trục sang châu Á có từ thời Tổng thống Obama, tập trung thêm phương tiện quân sự, tài chính, kinh tế vào châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á, là điều vẫn được các tổng thống sau này tiếp tục, dù ông Trump có thể không ủng hộ chính sách đa phương như người tiền nhiệm. Chiến tranh ở Ukraine có lẽ không làm Mỹ lơ là tập trung ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông vì căng thẳng vẫn tồn tại, xung đột còn lâu mới được giải quyết. Trung Quốc ngày càng củng cố hiện diện trong vùng, quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng ở Trường Sa và Hoàng Sa. Vài ngày sau khi Nga tấn công Ukraine hôm 24/02, Trung Quốc lại tăng ngân sách quốc phòng, đã ở mức rất cao, bỏ xa mọi ngân sách của các nước trong vùng và hiện đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Ngoài ra, Bắc Kinh tăng cường hiện đại hóa đội tầu chiến. Cứ hai năm, đội tầu Trung Quốc được cho là tăng gấp đôi về trọng tải. Theo tài liệu của Lầu Năm Góc mà tôi tra cứu năm 2021, nỗ lực và sự đầu tư ồ ạt đáng kể đó đã giúp Hải Quân Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới về trọng tải, dù có thể không phải về chất lượng hay công nghệ. XEM THÊM: Chạy đua vũ trang ở Châu Á: Trung Quốc thúc đẩy chi tiêu quân sự Theo tôi, hiện tại không có gì thay đổi ở trong vùng do tác động từ chiến sự ở Ukraine. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến câu hỏi thứ hai liên quan đến Nga. Trung Quốc là một đối tác lớn của Nga. Người ta nói đến liên minh, dù chưa biết liên minh này sẽ đi tới đâu nhưng rõ ràng là Bắc Kinh ủng hộ nước Nga của ông Putin và không nhắc đến “cuộc xâm lược Ukraine” của Tổng thống Putin. Có thể thấy là Trung Quốc không được thoải mái vì quyết định của điện Kremlin dường như không được bàn với Bắc Kinh và cản trở tham vọng của Trung Quốc trong việc duy trì hòa bình, giữ một trật tự nào đó để nước này mở rộng ảnh hưởng và có thể là sự thống trị ở trong vùng. “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đã cản trở những kế hoạch và tham vọng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ảnh hưởng đến sự thành công nhất định cho đến giờ của trục Matxcơva-Bắc Kinh, cùng với một vài nước khác, nhằm vẽ lại các mối quan hệ quốc tế hiện tại, hình thành một mô hình thay thế mô hình của Mỹ và làm thay đổi phần nào bản chất của hệ thống quốc tế. Chính sách của ông Putin lại gây hiệu ứng ngược vì đã khiến các nước châu Âu đoàn kết hơn, hàn gắn khối NATO đang rệu rã. Các nước NATO, Liên Hiệp Châu Âu, lo chiến tranh tang thương như ở Ukraine lan sang khối này và cuối cùng khiến những nước này hình thành một mặt trận, không phải chống Nga mà là chống Putin. Không rõ kết cục sẽ đi đến đâu: Khởi đầu là Crimea, tiếp theo là Donbass, rồi Ukraine, biết đâu nay mai lại là các nước Baltic, vốn từng chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Tôi nghĩ là ông Tập Cận Bình theo dõi sát sao tình hình Ukraine. Chủ tịch Trung Quốc có thể sẽ đề xuất đàm phán một giải pháp chính trị để sớm chấm dứt cuộc chiến đang làm xấu hình ảnh nước Nga. Dù sao mọi người đang chờ xem ông Tập Cận Bình sẽ có lập trường như thế nào, hoặc là giữ khoảng cách với đối tác Nga, hoặc làm trung gian hòa giải. Căn cứ vào mối quan hệ tương đối tốt giữa Matxcơva và Bắc Kinh, vào tiềm lực kinh tế, tài chính, quân sự của Trung Quốc, dường như chỉ có ông Tập Cận Bình mới có khả năng áp đặt, hoặc dù sao định hướng một giải pháp theo hướng này. RFI Tiếng Việt xin trân thành cảm ơn Giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, Đại học Paul Valéry – Montpellier 3. — Giáo sư Pierre Journoud là tác giả và là đồng tác giả của nhiều tác phẩm nghiên cứu về Việt Nam: Paroles de Dien Bien Phu (với Giáo sư Hugues Tertrais), De Gaulle et le Vietnam (1945-1969), Dien Bien Phu. La fin d’un monde… Thu Hằng Nguồn: RFI XEM THÊM: Từ Ukraine nhìn về Đông Á, đâu là cuộc khủng hoảng kế tiếp?  
......

Không thể để Vladimir Putin ngồi yên

Ngô Nhân Dụng   Thế giới đã kinh ngạc trước đức dũng cảm của dân Ukraine, đã ghê tởm trước những chứng cớ tội ác của quân Nga. Bây giờ ai cũng thấy chế độ Putin phải chấm dứt.   Hai khúc quẹo trong cuộc chiến khiến loài người thấy phải giúp dân Ukraine chống quân Nga. Lần đầu, khi thấy dân Ukraine quyết tâm chiến đấu “dùng trứng chọi đá” chặn đoàn quân cướp nước. Trước đó, ai cũng tưởng Nga sẽ chiếm được thủ đô Kyiv trong vài ngày và cả nước trong một tuần, quân đội Ukraine sẽ tan rã. Ngạc nhiên, rồi kính trọng, khâm phục, ai cũng thấy phải hết lòng giúp dân Ukraine.   Lần thứ nhì, một tháng sau, nỗi kinh ngạc chuyển thành phẫn nộ, kinh tởm, khi nhìn hình ảnh những xác chết trên đường phố sau khi quân Nga rút khỏi thị xã Bucha. Không thể tưởng tượng trong thế kỷ 21 đạo quân của một cường quốc mạnh nhất thế giới có thể thản nhiên tàn sát thường dân như vậy. Không phải chỉ là xâm lăng trên một nước, mà là tấn công vào cả nền văn minh nhân loại.   Bucha, 28 ngàn dân, được gọi là “Srebrenica Mới,” nhắc lại tên một thị xã, nơi quân Serbia đã giết hơn 8.000 thường dân năm 1995, khi người Bosnia theo Hồi Giáo, nổi lên đòi độc lập, tách ra khỏi Liên bang Nam Tư.   Chị Yulia Truba nói chuyện với chồng lần chót vào bốn tuần trước, anh Andriy Dvornilov báo tin đang lái xe thì bị quân Nga bắt. Chị biết tin chồng chết khi nhìn hình ảnh trên một trang Facebook, chị kể với tuần báo Economist: “Tôi nhận ra cái quần anh mặc, cái lưng anh, những hình xăm tattoos…”   Người chứng kiến anh Dvornilov bị bắn là Vanya Skyba, bị bắt cùng lúc với 7 người đàn ông khác. Quân Nga đem họ xuống hầm một ngôi nhà, bắt cởi quần áo, nằm sấp xuống và chọn một người thấp bé, đeo kính trắng, dân làng Ivano – Frankivsk, đem ra bắn để đe dọa. Sau đó họ đánh đá, tra tấn trong mấy giờ. Lính Nga đưa tất cả ra ngoài, đứng dựa tường, rồi bắn. Skyba còn sống nhờ đã nằm yên giả bộ chết. Viên đạn chỉ chạy xuyên qua xương sườn. Anh chờ cho đến khi không nghe tiếng người nói nữa mới đứng dậy, leo tường trốn.   Cậu Yuriy Nechyporenko dân Bucha, 14 tuổi, kể với đài BBC. Ngày 17 tháng Ba, hai bố con cậu đi tới trụ sở làng vì nghe ở đó phát thuốc và thức ăn. Đi tới đường Tarasivska họ bị quân Nga chặn lại. Ruslan, ông bố, bị bắn hai phát vào ngực, đúng trái tim. Yuriy bị bắn trúng bàn tay trái, bắn thêm phát nữa vào cánh tay, cậu té xuống. Một phát nữa nhắm vào đầu Yuriy nhưng viên đạn chỉ xuyên qua cái mũ. Người lính bắn vào đầu ông bố thêm phát nữa. Yuriy nằm đè trên bàn tay bị thương, nhìn máu chảy. Khi thấy người lính đã đi rồi cậu mới đứng lên, chạy.   Theo hãng tin AP, đã tìm thấy 410 thi hài thường dân bị quân Nga giết ở các thị xã chung quanh thủ đô Kyiv. Ở thị xã Bucha, hơn 320 xác chết nằm rải rác ngoài đường, trong hai hố chôn tập thể chưa lấp. Có người bị trói tay đằng sau lưng, có người bị trói cả chân, vết đạn bắn vào gáy. Có người bị bắn khi ngồi trong xe, ở đó cho tới khi quân Ukraine chiếm lại thị xã. Báo Daily Mail kể theo một nguồn tin rằng ngày 1 tháng Hai, ba tuần trước khi tấn công, quân đội Nga đã được huấn luyện cách đào các mồ chôn tập thể, có thể chôn 1.000 xác chết trong ba ngày.   Đại sứ Ukraine ở Liên Hiệp Quốc đã chiếu một phim ngắn cho các nước thành viên Hội đồng Bản an coi. Phim dài dưới một phút, chụp các hình ảnh bi thảm, có xác đàn bà không còn quần áo, bị đốt cháy dở dang. Báo Daily Mail thuật lời Taras Kuzio, thuộc một tổ chức nhân quyền, “Cảnh quân Liên Xô cướp bóc, cưỡng hiếp ở Đông Âu và nước Đức thời Đại chiến Thứ Hai đã tái diễn ở Ukraine.”   Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cải chính, coi những người chết ở Bucha là do quân Ukraine bắn. Còn nói các bức hình là giả tạo. Nhưng các vệ tinh của công ty tư nhân Maxar ghi lại hình ảnh các xác chết đã nằm trên đường từ ngày 18 tháng Ba, hai tuần trước khi quân Nga rút khỏi Bucha.   Bà Kaja Kallas, thủ tướng Estonia viết trên báo Economist, “Những hình ảnh kinh hoàng ở Bucha và Irpin, … khiến dân Estonia nhớ lại chế độ Xô Viết, (mật vụ) NKVD, … guồng máy khủng bố nhà nước cũng giết thường dân như vậy… Ukraine không phải là một chiến trường; đó là một phạm trường. Nga đánh Ukraine là đánh vào cả loài người.”   Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court) đã bắt đầu điều tra về tội ác chiến tranh ở Ukraine. Ông Karim Khan, công tố viên của Tòa đã đi Ukraine và Ba Lan thâu lượm các chứng cớ. Các nước Pháp, Anh, Mỹ, vân vân, cũng mở cuộc điều tra của họ. Ngay chính phủ Ấn Độ, một nước chưa lên án Nga, và Cộng sản Trung Quốc, cũng phải lên tiếng ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế.   Tòa Hình sự Quốc tế có thể truy tố và xử những người chỉ huy quân Nga, từ trên xuống dưới, dù khiếm diện. Người chịu trách nhiệm cao nhất là bộ trưởng quốc phòng Nga và chính ông Vladimir Putin. Sau Đại chiến Thứ Hai, Tướng Tomoyuki Yamashita đã bị xử về tội ác chiến tranh quân Nhật Bản đã phạm ở Philippines. Ông tự biện hộ rằng ông không ra lệnh và không biết gì về những vụ giết thường dân của binh sĩ. Nhưng cuối cùng ông vẫn bị tử hình, tổng thống Mỹ Harry Truman bác đơn xin ân xá và Yamashita bị treo cổ. Chính phủ Ukraine đang cử ra hàng ngàn biện lý phỏng vấn dân chúng các nơi đã thoát nạn. Người ta hy vọng quân sĩ và tướng tá Nga biết tin này sẽ dè dặt hơn trong thời gian sắp tới.   Mặc dù không thể đem tất cả các người lãnh đạo chiến tranh ở Nga ra tòa, nhưng guồng máy tư pháp quốc tế vẫn phải hành động để xác nhận lại rằng loài người không thể chấp nhận các tội ác thời chiến.   Ông Garry Kasparov, một kỳ thủ cựu vô địch thế giới gốc Nga viết trên nhật báo The Wall Street Journal ngày 3 tháng 4 năm 2022: “Mềm mỏng với những kẻ phạm tội ác chiến tranh là lập lại chính sách cầu hòa nhơ nhuốc đã đưa chúng ta đến cảnh chết chóc bây giờ.” Ông nói rõ, “Để cho ông Putin giữ một tấc đất của Ukraine sau khi đã đánh bom trên nhà cửa thường dân là điều không thể tưởng tượng. Nhường một vùng đất phía Đông Ukraine … để được ngưng bắn tức là cho ông Putin thêm thời gian củng cố quân lực tấn công lần sau, mà thế nào cũng có lần sau.” Ông Kasparov thuật lại lời bộ trưởng quốc phòng Latvia, Artis Pabriks đã nói với ông tuần trước, “Chúng tôi không sợ xe thiết giáp Nga, chỉ sợ phương Tây mềm yếu.”   Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cũng thấy không thể nhân nhượng cầu hòa với Vladimir Putin. Ông Morawiecki hỏi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron: “Có thể nào thương thuyết với Hitler, với Stalin, với Pol Pot được không?”   Ông Kasparov đồng ý với Tổng thống Joe Biden: Giới lãnh đạo các nước tự do phải nói thẳng rằng nếu ông Putin không nắm quyền nữa thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn. “Phải nói rõ cho dân Nga hiểu rằng khi nào còn ông Putin thì nước Nga sẽ còn bị thế giới coi là hạ tiện (pariah) để những người trí thức, chỉ huy quân sự và dân Nga bình thường phải ngưng ủng hộ Putin.” Cuộc phong tỏa kinh tế toàn diện kéo dài khiến kinh tế Nga suy sụp sẽ thúc đẩy họ.   Trên tạp chí Atlantic, Bà Anne Applebaum cũng viết, “Nhiều người Mỹ muốn chú trọng đến cuộc chạy đua lâu dài với Trung Quốc, điều này có thể thông cảm. Nhưng khi nào vẫn còn bị ông Putin cầm đầu thì nước Nga còn đang gây chiến với chúng ta. Cũng như Belarus, Bắc Hàn, Venezuela, Iran, Nicaragua, Hungary,...”   Ngày quân Nga đánh Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thay đổi chính sách hòa hoãn với Nga suốt 70 năm, ông gọi đây là một “Khúc Quanh Lịch sử” (Zeitenwende). Ngày 6 tháng Tư 2022, ông Olaf Scholz nói với các đại biểu quốc hội ở Berlin rằng nước Đức có thể cùng các nước khác đứng ra “bảo đảm an ninh” cho Ukraine nếu có một hòa ước. Một khúc quanh lịch sử đang diễn ra.   Thế giới đã kinh ngạc trước đức dũng cảm của dân Ukraine, đã ghê tởm trước những chứng cớ tội ác của quân Nga. Bây giờ ai cũng thấy chế độ Putin phải chấm dứt. Bởi vì, “Cuộc chiến Ukraine không phải chỉ là cuộc xung đột giữa hai quốc gia mà là chiến trường quyết định tương lai của tự do dân chủ,” như ông Francis Fukuyama mới viết trên tạp chí Foreign Affairs. “Nếu ông Putin thắng thế khi tấn công nền độc lập và dân chủ của Ukraine, thế giới sẽ quay trở lại thời kỳ đầu thế kỷ 20 của chủ nghĩa dân tộc độc tôn cuồng bạo.” NND #Ukraine #thảmsátBucha #Putin  
......

Bốn thất bại của Putin

Lưu Thủy Hương Putin đã thất bại ở bốn điểm Tác giả Wolfram Weimer   Quân đội Nga tháo chạy khỏi miền bắc Ukraine, sau khi thực hiện một vụ thảm sát kinh hoàng. Thế giới bị sốc. Bucha cũng là một dấu hiệu cho thấy quân đội Nga không chỉ rất tồi tệ về mặt đạo đức mà còn về mặt quân sự. Putin công khai lên kế hoạch cho một lễ kỷ niệm chiến thắng. Nhưng trên thực tế, ông ta đã thua trong cuộc chiến.   Tình báo phương Tây nói rằng, Vladimir Putin muốn cuộc chiến Ukraine kết thúc vào ngày 9/5. Tổng thống Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc duyệt binh mừng chiến thắng lớn ở Moscow vào đúng ngày hôm đó, vì nó luôn có ý nghĩa quan trọng mang tính biểu tượng đối với ông ta. Nga thường xuyên kỷ niệm chiến thắng trong cuộc "Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại" chống Đức Quốc xã bằng những cuộc tuần hành khổng lồ, vì Nguyên soái Liên Xô Georgi Zhukov đã buộc tất cả các lực lượng vũ trang của Đức đầu hàng vô điều kiện vào ngày 9/5/1945. Và ngay từ đầu, Putin đã đặt cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine vào huyền thoại chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.   Giờ đây ông ta muốn kỷ niệm "Ngày Chiến thắng" bằng màn ăn mừng chiến thắng Ukraine. Đến lúc đó - theo mục tiêu chiến tranh đã được điều chỉnh lại - quân đội Nga sẽ chinh phục được vành đai đất liền quanh Crimea kéo dài đến Luhansk. Dải đất mà ông ta gọi là "Nước Nga mới" cần được bảo đảm về mặt quân sự và hội nhập vào nước Nga trong tương lai. Ông ta sẽ ban hành lệnh ngừng bắn trên chiến tuyến ở Donbass và vành đai Crimea. Trong những tuần tới, Putin muốn giành được càng nhiều lãnh thổ càng tốt ở khu vực đó, để "ấn định các điều kiện hòa bình cứng rắn". Sau đó, vào ngày 9 tháng 5, ông ta có thể nhập vai một người giải phóng và chiến thắng. Tuy nhiên, nước cờ của Putin không còn đúng nữa. Bởi vì, sự thật là ông ta đã thảm bại trong cuộc chiến.   Thất bại quân sự Sau sáu tuần gây chiến, quân đội của Putin tạm thời nhận một kết quả thảm khốc. Hơn 10.000 binh sĩ tử trận, bao gồm các tướng lĩnh cấp cao, hàng nghìn người bị thương, hàng trăm xe tăng bị phá hủy hoặc mất tích, hơn 200 trực thăng và máy bay bị bắn rơi. Một nửa quân đội kiệt sức. Tuy nhiên, họ vẫn chưa chinh phục được một thành phố lớn và khó có thể lấn chiếm biên giới. Ukraine không hề bị chinh phục cũng như không bị mất ổn định. Ngay cả chính phủ ở Kyiv cũng không thể bị lật đổ. Ngược lại. Quân đội Nga đã thua trận” đại chiến Kyiv” một cách ngoạn mục.   Thế giới đã không nghĩ là điều này có thể xảy ra. Nhưng nó đã xảy ra. Cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới với đội quân mà theo Global Firepower Index, là quân chủng Thiết Giáp mạnh nhất thế giới, đã thất bại lãng xẹt trong cuộc đọ sức với những người Ukraine dũng cảm.   Việc rút quân của Nga khỏi miền bắc Ukraine không phải là tự nguyện, nó không nằm trong bất kỳ kế hoạch chiến lược nào của điện Kremlin, vì nó làm suy yếu vị thế đối ngoại của Putin trong các cuộc đàm phán hòa bình. Cuộc rút lui này là một hành động tuyệt vọng nhằm tập trung lực lượng đã suy tàn về phía Đông và ít nhất là, đạt được điều gì đó ở khu vực này. Mức độ thất bại quân sự của quân Nga cũng có thể được nhìn thấy từ thực tế là cuộc rút lui dọc theo toàn bộ mặt trận dài 400 km (từ Malyn qua Kyiv và Chernihiv đến Sumy) không chỉ diễn ra hối hả mà còn rất hỗn loạn và khinh xuất.   Trong cuộc rút lui vội vàng của họ, các lực lượng vũ trang của Putin đang bỏ lại một lượng lớn thiết bị quân sự, và thậm chí hàng chục binh sĩ của chính ông ta cũng bị bỏ rơi trong các khu rừng, những người này đã không kịp theo các đoàn xe trở về Belarus. Tất cả những điều này là dấu hiệu của sự tan rã chứ không phải là hành động quân sự có tổ chức. Bên cạnh đó, còn có những báo cáo dồn dập về sự bất tuân quân lệnh trầm trọng của binh lính Nga. Ngay từ đầu, cuộc chiến tranh xâm lược đã được đặt trên một cơ sở hợp pháp lý tệ hại. Điện Kremlin đã không thèm che giấu sự tham vọng đế quốc trơ trẽn. Những lời nói dối về một mối đe dọa được cho là phát xít đã được tiếp nối bằng những vụ đánh bom tàn nhẫn. Vị thế toàn cầu của Putin, từng không quá to lớn, kể từ đó đã sụp đổ.   Giờ đây, các sự kiện của Bucha phơi bày một kích thước kinh khủng khác. Vụ thảm sát thường dân gợi nhớ đến Srebrenica. Hành quyết hàng loạt thường dân trên đường phố, phụ nữ bị hãm hiếp, bị giết, bị đốt cháy để che đi dấu vết không thể che giấu, toàn bộ gia đình bị tàn sát - tất cả những điều này đã đẩy Putin xuống vực thẳm của tội phạm chiến tranh. Tổng thống Mỹ Biden gọi xác đáng, Putin là tên "đồ tể". Như vậy, Putin sẽ không bao giờ đứng cạnh các nguyên thủ quốc gia trong một bức ảnh hội nghị thượng đỉnh, và thậm chí ông ta sẽ không thể rời khỏi đất nước của mình, nếu không, ông sẽ phải đối mặt với việc bắt giữ và cáo trạng tại Tòa án Hình sự Quốc tế ở Den Haag.   Thất bại chính t Kết quả của cuộc chiến này là, Putin đã đánh mất ảnh hưởng chính sách đối ngoại nhanh chóng. Đại đa số các quốc gia không còn muốn duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng với nước Nga của ông ta. Họ trừng phạt ông ta và nhóm lãnh đạo của ông ta. Nga thậm chí đã bị trục xuất khỏi Hội đồng châu Âu. Matxcơva không còn có thể khẳng định lợi ích chính trị của mình ở bất kỳ đâu trên thế giới. Ngay cả ở Đức, nơi từng có sự quan tâm đáng ngạc nhiên đối với Nga trước chiến tranh Ukraine, nơi bộ chính trị và phủ thủ tướng luôn cho là thấu hiểu Putin, ở đó mọi sự chống đỡ đều đã biến mất.   Trong nhiều năm tới, Nga sẽ khó khẳng định những lợi ích chính trị, dù là vô hại trên trường quốc tế. Quốc gia này thậm chí còn bị cô lập về chính sách thể thao và văn hóa. Nga thậm chí không được phép tham gia cuộc thi ca hát Eurovision 2022.   Thất bại kinh tế Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang đánh mạnh vào nền kinh tế Nga. Nó đã và đang tác động đến nền kinh tế quốc gia, được xem là kẻ bại trận. Theo dự báo, tổng sản phẩm quốc nội của Nga sẽ giảm 10%. Việc mất thị trường bán hàng trên diện rộng, sự cô lập về công nghệ và thiếu các khoản đầu tư đang khiến Nga suy yếu về mặt chiến lược. Đất nước này sẽ lùi lại ít nhất một thập kỷ.   Thảm bại kinh tế của nước Nga không hề nhỏ như suy nghĩ của dư luận thế giới. Tổng sản phẩm quốc dân của Nga thậm chí đang không bằng một nửa của Đức. Sức mạnh kinh tế của quyền lực thế giới được cho là của Putin chỉ còn tương đương với sức mạnh kinh tế của Hàn Quốc nhỏ bé. Ngay cả nước Ý rõ ràng cũng đang vượt trội so với nền kinh tế Nga. Một nhà ngoại giao NATO nói ngắn gọn rằng: "Nga thực sự là một kẻ nghèo khó trên một mảnh đất rộng lớn, còn phải lo phí tổn cho những thứ vũ khí quá đắt tiền." Và người đàn ông nghèo khó này giờ đây còn bị lấy mất tài khoản tiết kiệm.   Thu nhập khả dụng thực tế của người Nga đang giảm và hiện thấp hơn khoảng 10% so với năm 2013. Lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đang gây áp lực lên tâm lý người tiêu dùng. Nguồn thu từ thuế đang đình trệ và cho thấy sức mạnh tài chính của Nga thực sự yếu như thế nào: toàn bộ ngân sách nhà nước của quốc gia lớn nhất thế giới này chỉ lớn bằng ngân sách phúc lợi của Hubertus Heil của Đức.   Thảm họa đạo đức Các thủ tục tố tụng ở Den Haag đang hướng đến việc đưa Putin ra công lý về những hành động tàn bạo ở Bucha.   Ngoài ra, Nga cũng phụ thuộc quá nhiều vào dầu và khí đốt. Chúng chiếm 2/3 lượng hàng xuất khẩu của Nga, bên cạnh các nguyên liệu thô khác như kim loại, gỗ và khoáng chất. Nguyên liệu thô nói chung chiếm 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt theo sau chiến tranh mang đến hậu quả là: quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu tăng tốc, ngày càng có nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân. Vậy, Nga sẽ sống bằng gì nếu ngành kinh doanh dầu khí sụp đổ? Với cuộc chiến này, Putin đã đánh mất khách hàng, hủy hoại thị trường chính của mình, chặn đứng quyền tham dự vào các ngành công nghệ tương lai và do đó làm tổn hại nghiêm trọng đến triển vọng kinh tế của Nga.   Kết luận: Putin có thể tự xưng là anh hùng vào ngày 9 tháng 5 và tổ chức lễ duyệt binh chiến thắng trước điện Kremlin – nhưng ông ta đã thua trong cuộc chiến về kinh tế, chính trị, đạo đức và quân sự.   Nguồn từ đài truyền hình thời sự lớn nhất CHLB Đức: https://www.n-tv.de/.../Vier-Gruende-warum-Putin-den...   VTP-LTH dịch  
......

Vị trí Việt Nam trong bàn cờ Đông Nam Á hiện nay và cơ hội “thoát Trung”

Việt Nam là một quốc gia ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, là cầu nối giữa Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Nations Online Project Lý Thái Hùng Hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ với lãnh đạo của 10 nước trong khối ASEAN dự trù diễn ra vào hai ngày 28 và 29 tháng Ba, 2022 sau hơn 2 năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, nhưng đã bị đình hoãn vô hạn định chỉ vì các bên không sắp xếp được lịch trình. Có ít nhất ba quốc gia trong Khối ASEAN đề nghị họp sớm hơn vào 2 ngày 26 và 27 tháng Ba; nhưng Tòa Bạch Ốc đã không thể điều chỉnh được vì đúng lúc đó Tổng Thống Jose Biden trên đường bay về Mỹ sau chuyến đi 4 ngày tới Brussels để thảo luận tình hình chiến sự Ukraine với khối NATO. Đáng lý ra hội nghị thượng đỉnh không nên đình hoãn dù bất cứ lý do gì vì cuộc họp sẽ định hình một số những hợp tác quan trọng giữa Hoa Kỳ và Khối ASEAN từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga tại Ukraine. Nếu Hoa Kỳ thật sự coi ASEAN có vị trí trung tâm của Chiến Lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, và nếu thật sự khối ASEAN cần sự hợp tác tích cực hơn từ phía Hoa Kỳ trong bối cảnh xích lại giữa Nga và Trung Quốc hiện nay. Hội nghị bị đình hoãn cho thấy là mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và 10 quốc gia trong khối ASEAN đang có vấn đề. Thứ nhất, nội bộ khối ASEAN đang bị phân hóa trầm trọng từ sau cuộc đảo chánh của phe quân phiệt Myanmar nhằm lật đổ chính quyền dân cử của bà Aung San Suu Kyi vào tháng Hai, 2021. Hiện có ít nhất ba khuynh hướng về Myanmar trong 10 nước ASEAN. Nhóm thứ nhất gồm Campuchia, Lào, Thái Lan muốn ASEAN “duy trì” nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ các nước để bình thường hóa các cuộc hội nghị có sự hiện diện của phe quân phiệt Myanmar; Nhóm thứ hai gồm Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei buộc phe quân phiệt Miến phải thực hiện đầy đủ 5 cam kết, nhất là phải để cho đặc sứ của ASEAN gặp và lắng nghe ý kiến từ bà Aung San Suu Kyi đang bị bắt giữ. Nhóm thứ ba gồm một mình CSVN im lặng và chỉ phát biểu chung chung. Biến cố Myanmar đã là một phép thử rất quan trọng về cách giải quyết vấn đề “nội bộ” khi mà cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ tìm cách tranh thủ khối ASEAN trong chiến lược riêng của họ. Trên bề mặt, ASEAN tuyên bố rằng họ không muốn chọn phe, nhưng trong thực tế mỗi nước đã theo đuổi những lợi ích riêng tư và đó là kết quả của tình hình phân hóa nói trên. Thứ hai, Hoa Kỳ tuy coi khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là quan trọng, cần tập trung để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc nhưng trong thực tế, Hoa Thịnh Đốn chưa có một chiến lược nhất quán về khu vực này. Trong bản tóm lược về Chiến Lược Ấn Độ-Thái Bình Dương công bố hôm 11 tháng Hai, 2022, phải nói là Hoa Kỳ đề cập về ASEAN quá chung chung: Hoa Kỳ góp phần xây dựng một ASEAN đoàn kết và thống nhất; Mở rộng sự hiện diện về phương diện ngoại giao của Hoa Kỳ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á và các đảo ở Thái Bình Dương. Hoàn toàn không có gì mới. Ngoài ra, Tổng Thống Joe Biden còn đề cử ông Kurt Campbell, cựu Trợ Lý Ngoại Trưởng các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời Tổng Thống Barack Obama, phụ trách chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia từ tháng Tám, 2021, nhưng mối liên lạc giữa ông Kurt Campbell với ASEAN phải nói là còn rất lạnh nhạt. Sự đình hoãn Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN cũng chính là do hai yếu tố nói trên. Chính sách “xoay trục” của Hoa Kỳ về Đông Nam Á Hoa Kỳ có hai lần bày tỏ “quyết tâm” chuyển trục về Á Châu và coi ASEAN là đối tác quan trọng. Lần thứ nhất, trong thời gian 2010-2011 dưới thời Tổng Thống Obama, nhưng sau đó bị trì hoãn vì cuộc nội chiến tại Syria bùng nổ, buộc chính quyền Obama phải dồn hết tâm sức để đối phó tại khu vực Trung Đông và sau đó là vụ Nga xâm chiếm bán đảo Crimea vào năm 2014. Lần thứ hai, trong tình hình hiện nay, Tổng Thống Joe Biden khó có thể tập trung vào ASEAN một cách nhất quán, vì đang cùng với Khối NATO giúp Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Putin cũng như giải quyết làn sóng tỵ nạn của người Ukraine đang lánh nạn tại nhiều quốc gia Âu Châu. Nói cách khác, biến động của thời cuộc đã khiến cho Hoa Kỳ hai lần không thể góp phần trong việc “xây dựng một ASEAN đoàn kết và thống nhất” như mong muốn, và vì thế việc Hoa Kỳ đặt niềm tin vào vai trò trung tâm của ASEAN cho chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương trong vài năm tới hãy còn rất xa vời. Tuy nhiên, trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương công bố hôm 11 tháng Hai, 2021, Hoa Kỳ có xác định là “tăng cường mối quan hệ với các đối tác hàng đầu trong khu vực,” và chỉ đích danh hai quốc gia mà Hoa Thịnh Đốn nhắm đến là Indonesia và Việt Nam. Tại sao lại là Indonesia và Việt Nam? Indonesia là một đảo quốc nằm giữa Đông Nam Á và Thái Bình Dương, có đông dân nhất trong khối ASEAN với 275 triệu dân. Nền kinh tế của Indonesia đứng thứ 15 toàn cầu và đứng thứ 7 Á Châu và hiện đang là thành viên của G20. Không những thế, Indonesia là quốc gia Hồi Giáo lớn nhất thế giới và đã từng cộng tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong chiến lược chống Hồi Giáo quá khích từ năm 2001. Indonesia còn là quốc gia từng đối đầu với Trung Quốc trong nhiều thập niên vì tinh thần chống Cộng Sản dưới thời Tổng Thống Suharto và mới chỉ nối lại quan hệ với Bắc Kinh từ năm 1990. Indonesia là quốc gia lớn nhất và là một trong 5 nước sáng lập ra khối ASEAN, Hoa Kỳ không thể không hợp tác chặt chẽ với Indonesia, và điều này cũng mang lại những lợi ích cho quốc gia Hồi Giáo lớn nhất thế giới từng có truyền thống chống lại sự bá quyền của Bắc Kinh trong 4 thập niên từ năm 1950 đến năm 1990. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, là cầu nối giữa Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, đồng thời là quốc gia nằm ở vị trí huyết mạch cho tuyến đường hàng hải chiến lược giữa vịnh Thái Lan và Biển Đông. Để bảo vệ “một Ấn Độ -Thái Bình Dương Tự Do và Mở Rộng” trước sự bành trướng của Trung Quốc, Hoa Thịnh Đốn không thể không coi Việt Nam là một đối tác chiến lược, để tiến tới việc xây dựng một “mạng lưới của các liên minh mạnh mẽ và củng cố lẫn nhau,” theo Chiến Lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Trong cuộc điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ vào tháng Tư, 2021, ông Marc Knapper đã vạch ra ba chính sách tiếp cận với CSVN khi trở thành đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam: 1) Thúc đẩy sự hợp tác an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đặc biệt là về Biển Đông; 2) Hỗ trợ các công ty Hoa Kỳ tiếp cận thị trường Việt Nam một cách công bằng; 3) Thúc đẩy sự hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề nhân đạo, nhân quyền, bao gồm sự trao đổi hai chiều giữa công dân hai nước. Tuy là quan điểm đưa ra từ một đại sứ, nhưng phần nào đã biểu hiện chính sách chung của Hoa Kỳ hiện nay là muốn thúc đẩy sự hợp tác của CSVN và việc tiến đến “đối tác chiến lược” là bài toán mà chính Hà Nội phải trả lời trong thời gian tới. Sự kiện Hoa Kỳ cử Phó Tổng Thống Kamala Harris, Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin, Thứ Trưởng Ngoại Giao Wendy Sherman, Trợ Lý Bộ Trưởng Ngoại Giao về Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink viếng thăm Việt Nam trong hơn 1 năm qua, và tặng gần 30 triệu liều vaccine phòng chống Covid-19 – nhiều hơn bất cứ nước nào ở Đông Nam Á, cho thấy là Hoa Thịnh Đốn quan tâm đến Việt Nam. Cơ hội “thoát Trung” cho lãnh đạo Hà Nội Việc Tổng  Thống Joe Biden phải đình hoãn vô hạn định cuộc gặp các lãnh đạo Khối ASEAN cho thấy là Hoa Thịnh Đốn không thiết tha tranh thủ ASEAN vào lúc này, tuy nhiên khi cuộc chiến xâm lược của Nga tại Ukraine kéo dài và chưa biết hồi kết sẽ ra sao, Hoa Kỳ phải đặt trọng tâm tranh thủ các đối tác cần thiết – Indonesia, Việt Nam, Singapore trong chính sách “xoay trục” để ngăn ngừa một Putin thứ hai ở Châu Á, đó là Tập Cận Bình. Bài học từ Ukraine đã khiến thế giới tự do thức tỉnh về hiểm họa của chuyên chính, độc tài và lãnh đạo của các quốc gia dân chủ cũng đã học một bài học cay đắng về “phát triển kinh tế sẽ chuyển hóa chính trị.” Nguyên tắc này sai lầm khi chiếc bánh kinh tế trao cho các chế độ độc tài không được thực hiện song hành với những đòi hỏi về cải thiện nhân quyền và dân chủ. Hệ quả là các thế lực cường quyền được củng cố, tham nhũng gia tăng, và guồng máy đàn áp người dân càng trở nên tinh vi và thô bạo. Trước sự thức tỉnh này, thế giới tự do sẽ phải thay đổi các chính sách đối ngoại kể cả kinh tế đối với những chế độ độc tài. Nhưng không chỉ lãnh đạo chính trị của các quốc gia, mà cả những đại công ty cũng đang nhìn ra yếu tố lợi nhuận cần phải đặt lên bàn cân với yếu tố tôn trọng quyền con người, quyền lao động và bảo vệ môi sinh trong giao dịch với các quốc gia phi dân chủ. Trong vị trí quan trọng của Việt Nam hiện nay về địa chính trị cũng như tiềm năng của đất nước, đây là lúc lãnh đạo CSVN phải ý thức rằng cuộc chiến tại Ukraine đã chấm dứt thời kỳ tung hoành của độc tài chuyên chính, khai thác thế giới tự do về thị trường để củng cố quyền lực, thống trị người dân. Đã hết rồi thời cực thịnh của đế chế Putin và Tập Cận Bình. Đây là cơ hội lịch sử của đất nước để Việt Nam vươn ra khỏi vòng kim cô “16 Vàng, 4 Tốt” và bảo vệ đất nước. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo CSVN đặt quyền lợi tối thượng của quốc gia và dân tộc lên trên hết, chọn thế đứng giữa tự do và độc tài, giữa cái thiện và cái ác, lên án cuộc đảo chánh phi chính nghĩa và đẫm máu của tập đoàn quân phiệt Myanmar và cuộc xâm lược mang tính diệt chủng của Putin tại Ukraine. Đây là cơ hội giúp cho lãnh đạo CSVN thức tỉnh và thoát Trung, để sớm đưa Việt Nam hội nhập vào thế giới tự do, văn minh và tiến bộ, đúng với vị trí chiến lược mà thế giới đang mong đợi. Lý Thái Hùng https://viettan.org/vi-tri-viet-nam-trong-ban-co-dong-nam-a-hien-nay-va-co-hoi-thoat-trung/?fbclid=IwAR08cYlTVKL_HWBxT1irU5qZ5ca5wX30IYmkn-_BmC3_dmFwr9KNUGKOU2Q ASEAN, chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, Mỹ xoay trục về Châu Á, thoát Trung
......

Số phận khắc nghiệt của các đại gia trong chế độ độc tài CSVN

Nguyễn Văn Đài   Đại gia Trịnh Văn Quyết cùng 2 cô em gái; đại gia Đỗ Anh Dũng cùng con trai Đỗ Hoàng Việt  đã được bế vào trại tạm giam T16.   Trên thế giới, có thể nói các đại gia, tỷ phú của Việt Nam chịu quá nhiều rủi ro, nguy hiểm trong quá trình làm giàu của họ.    Họ bị cưỡng bức phải bao nuôi sự nghiệp chính trị của các quan chức độc tài CSVN từ trung ương tới địa phương.   Nhưng quan trường độc tài CSVN có nhiều phe nhóm, mà thằng nào cũng tham, ăn không bao giờ biết vừa mồm. Bởi vậy không đại gia nào có thể bao nuôi được tất cả.   Để có tiền bao nuôi đám quan chức độc tài CSVN, các đại gia cũng bất chấp thủ đoạn, bất chấp pháp luật, để lừa đảo để có tiền. Hiển nhiên các đại gia được các quan chức độc tài CSVN bảo kê, nuôi béo.   Ngày nay, quan chức độc tài CSVN đấu đá, tranh giành quyền lực, triệt hạ lẫn nhau. Và các đại gia cũng đã cơ cùng đám quan chức thất thế, vào tù.   Và lúc này, chính sách nuôi béo để làm thịt của độc tài CSVN bắt đầu. Khi mà khủng dịch bệnh, chiến tranh dẫn đến tầng lớp chóp bu độc tài CSVN hết tiền nuôi chế độ.   Nguyễn Phương Hằng, Trịnh Văn Quyết FLC và 2 người em gái; Đỗ Anh Dũng của Tân Hoàng Minh cùng con trai và bầu đàn thẻ tử,….   Sẽ còn nhiều đại gia lần lượt vào tù và bị tịch thu tài sản bởi chính sách nuôi béo để làm thịt của độc tài CSVN.   Lời kêu gọi các đại gia chưa bị bắt là hãy mang tài sản ra nước ngoài ủng hộ phong trào dân chủ để làm Cách mạng xoá bỏ độc tài CSVN. Đại gia đỏ chưa bị bắt - là những tù nhân dự bị.   Chỉ có nền chính trị tự do và dân chủ đa Đảng mới là nền tảng vững chắc cho các đại gia làm giàu cho bản thân và đất nước một cách chân chính.   Fb Ls Nguyễn Văn Đài  
......

Ly cà phê sữa sao đắng chát?

  Phạm Minh Vũ   Như vậy, cha con nhà Tân Hoàng Minh (Đỗ Anh Dũng) đã dắt tay vào khám vì tội danh lừa đảo. Dũng một đại gia bất động sản có tiếng tại Việt Nam cuối năm 2021 đã giỡn mặt với nhà cầm quyền bằng hành vi bỏ cọc mấy lô đất ở thủ Thiêm. Sau cú giỡn mặt ấy, Bộ công an đã điều tra vì hành vì phát trái phiếu ảo, lừa đảo của khách hàng hơn 10k tỉ. Ngay đó Dũng đã viết một ‘’tâm thư’’ gửi lên cả bộ chính trị. Dũng khoe ngay mình là phò mã của một cựu giám đốc công an Hà Nội. Cho thấy, đám đại gia đỏ này luôn thị uy quyền lực, phô trương thân, mượn danh nghĩa là Cha vợ từng giám đốc công an để làm chuyện trái với luân thường đạo lý. Cái này, hầu như những người cộng sản ai cũng mắc phải, ra oai, thích khoe kiểu ‘’biết bố mày là ai không’’.   Dĩ nhiên, tội danh của Cha con nhà Dũng bị bắt chỉ là cái cớ, vì ở đất nước này, những đại gia lừa đảo như Dũng đâu có thiếu, đại gia như Dũng hay TV Quyết đều là sân sau, là những mảng kinh tài cho các vị trí quyền lực, đang nắm quyền điều hành đất nước này. Cứ mỗi ông ủy viên trung ương, ai mà không có 5 hay 7 đại gia như Dũng là sân sau làm bệ đỡ kinh tài?   Bắt Dũng hay là Trịnh Văn Quyết (TVQ), thì sẽ có nhiều TVQ hay Tân Hoàng Minh khác thay thế. Khi các đại gia này bị bắt, nó cho thấy 2 điều rõ ràng nhất:   Một là: các ‘’cha đỡ đầu’’ của các đại gia này đang trong thời kỳ hoàng hôn nhiệm kỳ, hoặc là quyền lực đã suy yếu. Nó là cuộc thanh trừng phe cánh trong đảng cộng sản. Các vây cánh trong đảng cần thay thế một thế lực kinh tài mạnh hơn và dễ sai bảo hơn. Nguyễn Phương Hằng (NPH), TVQ hay Đỗ Anh Dũng và sắp tới tiếp theo đây là những đại gia khác sẽ vào tù, cũng là vì họ là tầng lớp kinh tài cũ rích, đủ béo để thịt. Những đại gia này đang có thái độ thách thức đường lối của đảng, mà ông Võ Văn Thưởng mới đây trong cuộc họp ban nội chính chẳng hề giấu diếm đó là sẽ xử lý mạnh tay vì những ai dám thách thức đường lối của đảng.   Hai là: Rõ ràng, TVQ, NPH hay Tân Hoàng Minh là những đại gia thuộc lớp cũ rích, nhưng lại có thái độ thách thức đường lối của đảng, đó là TVQ dám giỡn mặt khuynh loát thị trường chứng khoán, NPH dám chửi không từ một ai, THM dám rút cọc Thủ Thiêm tạo một sự bất đồng trong đảng khi quyền lợi các quan bị xâm phạm. Rõ ràng những đại gia này đã coi thường đảng, họ không dễ sai bảo nữa nên phải thịt để vừa răn đe vừa lấy được một khối tài sản béo bở, cũng như tạo ra một thế hệ đại gai đỏ khác dễ sai bảo hơn.   Các sân sau của quan chức khi sộ khám, tôi chẳng có cảm xúc gì, chẳng hồ hởi vui mừng. Vì tôi biết chắc, đế chế FLC hay THM chấm dứt sẽ có các đế chế khác ăn đất, ăn biển có khi tàn bạo hơn. Vì sự thâu tóm, lũng đoạn nhà nước nó được sinh ra bởi sự cấu kết bởi quan chức cấp cao, những kẻ đang có quyền định đoạt sinh mệnh đất nước này. THM, hay FLC chỉ là những sản phẩm của thế chế chính trị độc tài này sinh ra. Còn thấy thể chế chính trị này, thì sẽ còn cảnh cướp đất, dời núi lấp biển. Còn cảnh dân oan nằm la liệt ngoài văn phòng trung ương để đòi lại tư liệu sản xuất bao đời nay của họ có từ mồ hôi công sức của chính họ.   Cái người Dân cần không chỉ là bắt hết người này tới người khác, vì củi sinh ra từ lò thì đốt bao giờ mới hết? Cái người Dân cần một Hiến pháp được quy định rõ người Dân được quyền tư hữu đất đai. Để người Dân có quyền định đoạt được tài sản đất đai của họ, chứ không phải ai muốn cướp là được.   Cái nguời Dân cần là được lựa chọn lãnh đạo bằng lá phiếu trong một cuộc bầu cử không độc đoán, không bị khuynh loát bởi đảng phái chính trị nào. Người Dân cần lãnh đạo lắng nghe từng hơi thở mỏi mệt, những tiếng khóc thét trong đêm khi có oan sai.   Tôi chỉ thương cho những người Dân mất đất phải oằn minh nhìn mảnh vườn, cánh đồng lúa bao năm nay, chợt hô biến thành sân Golf, thành khu nghỉ dưỡng cho giới nhà giàu, mà bản thân họ hầu như phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất vì bao năm kêu oan nhưng chẳng ai nghe thấu.   Thương cho những người lao động nghèo vì sống trong một xã hội hổ lốn, một xã hội bị toàn đảng cướp, đảng bảo kê. Họ mặc kệ cho giá bđs nhảy múa để cùng nhau chia chác, khi đất bị đẩy lên cao thì đồng nghĩa với cuộc sống vốn dĩ khó khăn của họ càng thêm điêu đứng vì mặt bằng cao thì giá cả sẽ tăng theo.   Có đôi vợ chồng công nhân làm quần quật 20 năm vẫn chỉ ở trọ, đâu đủ tiền mua đất?   Thương hơn nữa những người làm ăn chân chính, dòng vốn đúng ra phải chảy về đúng người cần, những doanh nghiệp đang tạo ra của cải cho xã hội thì chết đứng vì không xoay được vốn, vì tiền ngân hàng đã đổ vào bất động sản hết rồi còn đâu?   Người nghèo cứ thế mãi nghèo, giới đại gia giàu lên một lúc thì vào khám. Chỉ có quan chức thì vơ vét hết cả nguồn lực xã hội, cả mồ hôi công sức của nông dân, công nhân, rồi thích thì đè đại gia đỏ ra thịt, cuối cùng chúng chạy sang trời tây.   Còn lại, một đất nước hoang tàn. Nhìn về đất nước hôm nay, nghĩ về tương lai, cầm trên tay ly cà phê sữa, nhấp một ngụm sao mà đắng chát.  
......

Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga đặt ra vấn đề về thay đổi trong ý thức hệ

Hình minh hoạ: Lính Ukraine mang quan tài một người lính Ukraine hy sinh trong cuộc chiến chống Nga xâm lược hôm 3/4/2022. Reuters  Bài phân tích của TS. Phạm Quý Thọ|   Thế giới loài người cần có các thái cực theo đó các quốc gia tập hợp lại dựa trên hệ tư tưởng nhất định, hình thành phe phái đối lập để cạnh tranh và phát triển. Thế kỷ 20 ghi đậm thời kỳ lịch sử lưỡng cực với các vệ tinh xoay quanh: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Năm 1917 với cuộc cách mạng tháng 10 Nga ghi dấu mốc của sự hình thành mô hình Xô – Viết với ý thức hệ chủ nghĩa xã hội, tồn tại hơn 70 năm cho đến khi sụp đổ vào đầu những năm 1990. Còn lại đơn cực phương Tây do Mỹ dẫn đầu với các giá trị phổ quát về tự do, dân chủ và nhân quyền khiến thế giới rơi vào trạng thái bất ổn thường xuyên ở nhiều khu vực, lãnh thổ và quốc gia. Đây là sự thách đố loài người nói chung, các quốc gia, giới tinh hoa, các nhà tư tưởng nói riêng tìm kiếm các phương thức khoả lấp khoảng trống ý thức hệ mênh mông và kéo dài tới nay nhưng vẫn không thể. Cuộc chiến tranh với Ukraina do Vladimir Putin phát động ngày 24/2/2022, một sự kiện nổi bật hiên nay, mang tầm quốc tế phản ánh tham vọng của cường quốc đòi lại vị thế đã mất khi mô hình Xô-viết sụp đổ, bởi vì ông ta hiểu rằng đứng sau cuộc xâm lược Ukraina, một quốc gia đang trong quá trình tìm bản sắc hướng tới dân chủ, là những đòi hỏi về an ninh, nhưng thực chất là đối đầu với NATO và EU, Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, tham vọng này không thể khoả lấp khoảng trống ý thức hệ vốn có nguồn gốc từ thời chiến tranh lạnh, nhưng đang làm bộc lộ rõ hơn những gì cần thay đổi để hướng tới trật tự thế giới mới và cho Việt Nam. Trước hết, khát vọng quyền lực được nuôi dưỡng ở những cá nhân trong những cường quốc và dựa trên sự kích động chủ nghĩa dân tộc thường là khởi nguồn của các cuộc chiến tranh và, đối với cuộc xâm lược vào Ukraina là Putin và nước Nga. Như đã biết, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 Boris Yeltsin (1931– 2007, tiếng Nga: Борис Ельцин), cố Tổng thống Liên bang Nga đầu tiên, không ủng hộ mô hình Xô-viết, nhưng đã ấp ủ khát vọng vị thế “xứng đáng” của nước Nga trong trật tự thế giới mới. Sau các thử nghiệm về sự kế vị năm 1999, Vladimir Putin, xuất thân từ Cơ quan An ninh KGB, đã được lựa chọn, “hội tụ” khả năng để thực hiện “xứ mệnh” cường quốc Nga. Trong thời gian nắm quyền, Putin đã có quá trình chuẩn bị mọi mặt, từ tiềm lực kinh tế và quân sự, cũng như thử thách phương Tây trước khi phát động xâm lược Ukraina. Ông ta thể hiện sức mạnh khi đè bẹp ly khai ở cộng hoà Chechnya năm 2000, chiếm Nam Ossetia năm 2008, cho đến việc sáp nhập bán đảo Crimea (tiếng Nga: Крым) năm 2014. Ngày 2/3 ở Moskva Putin vừa rầm rộ tổ chức kỷ niệm tám năm sự kiện này trong khi chiến tranh vẫn đang diễn ra khốc liệt! Kích động chủ nghĩa dân tộc dẫn đến sự thù hằn dân tộc và, nguy hiểm hơn khi nó dựa vào lý thuyết mang tư tưởng cực đoan và mang nguồn gốc ý thức hệ. Âm mưu và hành động của Putin chịu ảnh hưởng bởi lý thuyết về nền tảng của một "đế chế Âu-Á", mà Alexander Dugin (tiếng Nga: Александр Дугин) là đại diện nổi bật “hiếu chiến”, một chính trị gia cực hữu thân cận với Putin. Dugin tán thành quan điểm của chủ nghĩa phát xít và đã xây dựng lý thuyết này, được cho là nền tảng tư tưởng của các hành động có khả năng chống lại thế giới phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo. Tư tưởng này của Dugin chịu ảnh hưởng bởi các lý thuyết địa chính trị “cực đoan” và dự đoán về quan hệ phức tạp Nga – Ukraina không tránh khỏi dẫn tới xung đột, tất cả đều hướng tới sự thống nhất của các dân tộc nói tiếng Nga trong một quốc gia duy nhất thông qua việc cưỡng bức chia cắt lãnh thổ của các nước cộng hòa trước đây thuộc Liên bang Xô-Viết. Nó “phù hợp với khoảng trống ý thức hệ” sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.” Về cuộc chiến tranh Nga – Ukraina, Dugin thẳng thừng tuyên bố đó “chính xác là “cuộc chiến với trật tự tự do”. Hai là, sự phản kháng của Ukraina, sự thống nhất của EU, Mỹ và phương Tây nói chung, sự phản đối của cộng đồng quốc tế là những “bất ngờ”, không lường hết đối với Putin, phản ánh về mức độ và tính chất phi nghĩa của cuộc xâm lược. Về Ukraina, Putin khăng khăng rằng ở đó chính phủ tham nhũng và thối nát, đang quân sự hoá, phát xít hoá và “bài Nga” ông ta sẽ được “chào đón” và, hơn thế với sức mạnh quân sự ông ta sẽ nhanh chóng đè bẹp Kyiv. Thực tế sau hơn một tháng tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” cho thấy quân đội Nga đang sa lầy. Sự thiệt hại về quân lực, phương tiện chiến tranh, bế tắc chiến lược khiến mục tiêu xâm lược thu hẹp. Sự kháng cự của quân đội Ukraina được ca ngợi, Tổng thống Zelenskyy từ “diễn viên hài” đã trở thành anh hùng… Liên Âu (EU), Mỹ và phương Tây trong con mắt Putin là sự áp đặt các giá trị tự do cho các nước khác và sự ngạo mạn của Mỹ, chia rẽ vì lợi ích và yếu đuối, chậm chạp quyết định các vấn đề hệ trọng vì bản chất dân chủ. Bởi vậy, Putin đã răn đe vũ khí hạt nhân nếu can thiệp vào cuộc chiến do ông ta khởi xướng. Trái với suy nghĩ này, các nước EU, lúc đầu bị bất ngờ, nhưng đã “thức tỉnh” về cách “ứng xử” với cuộc xâm lược. Phương Tây, Mỹ, các nước G7 và NATO đã thống nhất hơn “chấp nhận rủi ro” không chỉ về kinh tế, nhanh chóng hơn trong quyết định trừng phạt “chưa từng thấy” với nước Nga và Putin, viện trợ vũ khí, cứu trợ nhân đạo, tăng cường phòng thủ chung, đối phó với đe doạ hạt nhân và ngừng cung cấp khí đốt, dầu từ Nga… Ngày 1/4 ba nước Bantic từng là các nước cộng hoà trong Liên Xô trước đây đã tuyên bố không nhập hoàn toàn khí đốt từ Nga và muốn các thành viên khác trong EU noi gương. Ngoài ra, các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền vẫn được đề cao trong các tuyên bố. Tổng thống Mỹ Joe Biden từng phát biểu: "Vì Chúa, người đàn ông này (Putin) không thể tiếp tục nắm quyền". Đây có thể phản ánh một cảm xúc không thể kiềm chế sau khi ông ấy chứng kiến thảm cảnh hàng triệu người Ukraina phải rời bỏ đất nước để tị nạn sang nước láng giềng Ba Lan. Tuy nhiên, ông đã không xin lỗi sau đó về điều này mặc dù Nhà trắng phải thanh minh rằng chính sách của Mỹ không thể hiện việc lật đổ chế độ ở Nga. Về phản ứng của thế giới, đại đa số các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ), 141/193 sau hai lần bỏ phiếu lên án cuộc xâm lược của Nga, yêu cầu Putin rút quân khỏi Ukraina và viện trợ nhân đạo. Nghị quyết này của LHQ tuy không có chế tài thực thi nhưng mang ý nghĩa chính trị quan trọng cho thấy Nga bị cô lập hơn trên trường quốc tế và cảnh báo “tinh thần” đối với những cường quốc có ý đồ xâm lăng các nước nhỏ, khuyến cáo tôn trọng chủ quyền quốc gia của các dân tộc. Ba là, sự liên kết “không giới hạn” của Putin với Tập Cận Bình. Họ đã “hứa hẹn” với nhau trước thềm Olympic mùa đông ở Bắc Kinh đầu tháng 2/2022, tuy nhiên, Nga và Trung Quốc, từng có chung ý thức hệ đối nghịch các giá trị tự do, dân chủ phương Tây nhưng ngày nay cả hai nước đã khoác trên mình hệ tư tưởng, chủ thuyết phát triển khác nhau. Trung Quốc từng nổi lên như  mô hình “mẫu” cho các quốc gia đang phát triển khi sự tăng trưởng nhanh và kéo dài đảm bảo duy trì sự lãnh đạo chuyên chế. Một logic thực dụng là thị trường với vai trò khởi nguồn và thúc đẩy kinh doanh đã tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế như một điều kiện quan trọng đảm bảo tính chính danh cho chế độ đảng cộng sản toàn trị. Ý thức hệ cộng sản bị “bẻ cong” trong nhận thức xã hội thông qua chính sách thực dụng để lợi dụng “lòng tham” và sự độc lập tương đối với chính phủ của các nhà tư bản. Tuy nhiên, phản ứng trước cuộc xâm lược của Putin vào Ukraina các tập đoàn, các công ty nước ngoài lớn nhỏ cũng đã lần lượt rời bỏ thị trường Nga, giàu tài nguyên thiên nhiên và “đói” hàng tiêu dùng để “hưởng ứng” các biện pháp trừng phạt kinh tế. Một Trung Quốc thực dụng đến “tàn nhẫn” không thể không nghĩ cho lợi ích của chính nền kinh tế của họ. Mỹ và EU đang dõi theo tính thực dụng của Trung Quốc trong trường hợp này để ngăn ngừa cũng như có những giải pháp đối phó. Vẫn phải tập trung dồn sức đương đầu với Putin nhưng phương Tây và Mỹ vẫn coi Trung Quốc với chế độ chuyên quyền được che phủ tinh vi bởi ý thức hệ cộng sản phức tạp là đối thủ nguy hiểm hơn. Sau cùng, cuộc chiến xâm lược Ukraina của Putin đã không còn chỉ là chiến tranh, xung đột do mâu thuẫn đơn thuần mà mang tầm quốc tế. Không hoàn toàn phụ thuộc vào việc Nga rút quân như thế nào, liệu sẽ chiếm đóng lãnh thổ hay sáp nhập Donbas, Lugansk bao lâu, nhưng hậu quả của cuộc chiến này đánh dấu sự thay đổi lớn về trật tự thế giới mới. Trong bối cảnh như vậy, một chút liên hệ với Việt Nam, một quốc gia có liên quan “sâu sắc”, không chỉ với Nga và Ukraina về cuộc chiến, mà còn cả với Trung Quốc có nguồn gốc tương đồng ý thức hệ như cầu nối của sự tin cậy. Chính phủ Việt Nam đã nêu quan điểm phản đối chiến tranh, chấm dứt bằng đối thoại hoà bình, nhưng không chỉ đích danh kẻ xâm lược không phải chỉ bởi ở “thế kẹt”. Tuy nhiên, từ góc nhìn “khoảng trống ý thức hệ” cũng cần thay đổi chính sách cho thích hợp với tình hình thực tế, “bớt cực đoan” hay bị níu kéo bởi ý thức hệ giáo điều không chỉ trong quan hệ quốc tế mà còn trong quá trình cải cách thể chế. Sự níu kéo này đang khiến nỗ lực tìm kiếm chủ thuyết cho sự phát triển trở nên thách đố và, không phải ngẫu nhiên, còn một bộ phận không nhỏ người dân trên mạng xã hội tỏ thái độ “cuồng” Putin và “coi thường” Zelenskyy một cách cảm tính, thiếu khách quan. Sự thay đổi ý thức hệ giáo điều đang là đòi hỏi cấp thiết không chỉ trong cải cách thể chế mà còn cho sự phát triển của đất nước.  
......

Ngửa mặt lên trời mà nhổ

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết (trái) và bà Nguyễn Phương Hằng     Nhạc sĩ Tuấn Khanh   Dựa vào những gì xuất hiện trên báo chí Việt Nam, thì có thể nhìn thấy rằng khoảng vài chục năm nay, sự phát triển về độ tráo trở của ngôn luận đang mỗi lúc vượt bậc. Từ sự kiện Nguyễn Phương Hằng cho đến vụ bắt giữ Trịnh Văn Quyết, báo chí quay ngoắt 180 độ, với một khung cảnh không khác gì bầy thú trong chuồng cứ hồng hộc đổ dồn vào những nơi nào đang có thức ăn. Chỉ mới ngày nào những "giấc mơ" của bà Nguyễn Phương Hằng về giới nghệ sĩ được hả hơi tiếp sức và liên tục chất vấn, đưa ra những thông tin như để cố chứng minh rằng mọi thứ đúng như bà Hằng nói. Kể cả câu chuyện về Tịnh Thất Bồng Lai, không biết bao nhiêu người hò hét, nói theo giọng của bà Hằng để đổ tội lên đầu cho một gia đình tu tập theo khuynh hướng Phật gia. Báo chí cũng ồ ạt tấn công theo, chỉ với một quan điểm duy nhất khởi nguyên, là nơi này "thấy ghét".  Nhưng báo chí và xã hội Việt Nam thời văn hóa xã hội chủ nghĩa vẫn luôn thích tấn công những kẻ "thấy ghét" mà không có quyền lực, và dễ bị chà đạp trong xã hội. Bởi, nó an toàn trong ánh mắt cú vọ kiểm soát xã hội của chính quyền.  Vụ bắt giữ Trịnh Văn Quyết cũng vậy. Chỉ một hai ngày sau khi tin tức tạm giam điều tra loan đi, các kiểu tin bài góp phần "vạch rõ tội trạng" của ông chủ tập đoàn FLC cũng đang dần xuất hiện. Mọi thứ giống y như kiểu mới phát hiện về một kẻ sai phạm, giỏi che giấu từ bao nhiêu năm nay mà không ai biết gì. Như mọi đại gia bùng phát tiền của ở Việt Nam sau năm 1975, với lịch sử sử bí ẩn của đời mình, không ai biết Quyết làm gì để có số tiền khổng lồ như ngày hôm nay để góp mặt cùng mâm với giới tư bản đỏ Việt Nam. Một chút thông tin về Quyết cho biết rằng anh ta kiếm tiền từ việc mở nhóm dạy thêm từ thời còn sinh viên năm hai, và sau đó buôn bán điện thoại và cuối cùng trước khi trở thành đại gia thì mở công ty luật SMIC. Từ đó về sau mọi thứ mờ ảo theo những chuyện kể tóm tắt con đường kinh doanh của Quyết. Riêng chuyện dạy thêm, bán điện thoại, và mở công ty luật, cũng đã có hàng triệu người Việt Nam đang làm những công việc như vậy mà hiện chưa có mấy ai trở thành "đại gia". Một chút thông tin hé lộ về khởi đầu công việc của Quyết, rằng khi khi còn rất trẻ, khi nhận được một vài "cơ hội", anh ta đã quyết tâm bước vào ngành bất động sản và thành công ngay. Mọi chuyện nghe thật đơn giản. Ở một đất nước gần nửa thế kỷ không có phát minh nào tốt đẹp đóng góp cho nhân loại, ngoài chuyện đuổi xô nhau mua bán đất đai ăn dần - vốn cũng có hàng triệu người Việt Nam cũng mua bán bất động sản - nhưng không phải ai cũng trở thành một thế lực được như Quyết. Ắt phải có một điều gì đó, ngoài tài năng và may mắn. Ắt là phải như vậy thì Quyết mới trở thành một bóng ma xô dạt hàng chục ngàn người dân ra khỏi nơi cư trú của mình, cùng với những cái bắt tay chặt chẽ của chính quyền địa phương. Quyết chỉ tay vào đâu trên bản đồ thì nơi đó sẽ trở thành của Quyết. Kể cả đất đai của Quốc phòng, nếu nằm trong tầm ngắm của Quyết, thì cả quân đội cũng không thể nào tranh giành được. Phải có quyền lực hay người chống lưng lớn thế nào thì Trịnh Văn Quyết mới "thích gì nhích đó". Tháng tám, 2018, chỉ hơn một tháng sau "đề nghị" của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra ngay công văn “hỏa tốc” yêu cầu Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tạm dừng các thủ tục đầu tư xây dựng đồn Biên phòng Bình Hải để điều chỉnh đến vị trí khác phù hợp, để “nhường” đất cho dự án của Quyết. Năm 2016, khi giành được dự án xây dựng đầu tư ở Thanh Hóa, gọi là "Không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn", hàng trăm người dân sống bằng nghề đi biển ở đây đã xuống đường biểu tình, vì việc giải tỏa đền bù như cướp đất này hoàn toàn vô đạo đức và phi nhân, thế nhưng để bảo vệ giấc mơ của Quyết, cả hệ thống chính trị của Thanh Hóa đã vào cuộc, cật lực năng nổ từ Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho đến Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra nhanh chóng ra Quyết định số 116  khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng” để bỏ tù không ít người nông dân khốn khổ đang tranh đấu vì cuộc sống của mình, nơi vùng đất của ngàn đời của mình. Đó chỉ là một vài hình ảnh trong hàng trăm những công cuộc làm ăn màu thịnh vượng xã hội chủ nghĩa, của tập đoàn FLC mà Trịnh Văn Quyết đã rong ruổi khắp đất nước Việt Nam.  Nói tại tọa đàm "Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới" vào lúc trước khi bị bắt, Quyết khẳng định giá đền bù rẻ mạt tại do Nhà nước quyết định chứ không phải từ chủ đầu tư như Quyết. Nhưng Quyết không nói về chuyện từ giá đền bù rẻ mạt đó mà Quyết đã trở thành đại gia trụ cột của kinh tế cộng sản như thế nào. Và Quyết cũng không nói về quyền lực của mình đã làm đổ máu biết bao nhiêu người dân phản đối, tù tội không biết bao nhiêu gia đình vì dám cưỡng lại giấc mơ của Quyết.  Nhưng điều cần làm rõ, những biểu tượng thành đạt của những người cộng sản hôm nay - như Quyết - không phải tự dưng bằng trí tuệ hay sáng tạo của Steve Jobs hoặc Elon Musk mà hình thành, nó chính xác là những cú bắt tay dơ bẩn từ trong bóng tối của cả một hệ thống, của những hợp đồng ăn chia nhầy nhụa máu, mồ hôi, nước mắt của nhân dân dưới gầm bàn, và đặc biệt là được cả một hệ thống truyền thông của nhà nước chùi rửa kỹ lưỡng và ca hát tận tụy suốt ngày đêm để vinh danh. Mới đây có một luật sư khá tiếng tăm ở Hà Nội lên tiếng thương tiếc cho một tài năng kinh doanh của Trịnh Văn Quyết, và nói rằng việc cướp đất của anh ta cũng chỉ là vấn đề của thời thế và "ai vào thế của Quyết thì cũng phải làm như vậy mà thôi". Đó cũng là một kiểu ngôn luận thường thấy cho niềm kiêu hãnh thịnh vượng ảo giác đang được các giới nhà giàu xã hội chủ nghĩa tạo ra. Loại ngôn luận phản bội lại đồng bào, ôm chân bọn tài phiệt và chấp nhận thỏa hiệp hy sinh những người nghèo khó, chứ không bao giờ dám lên tiếng tranh đấu cho họ. Cho tới ngày hôm nay, có rất nhiều quan chức, đảng viên bị bắt vì các tội này hay tội nọ, nhưng vốn trước đó thì báo chí vẫn ngợi ca ngất trời, ống kính xúm xít săn đón từng ngày. Truyền thông của nhà nước đã dựng lên không biết bao nhiêu tượng đài, và rồi cũng tự tay đập đổ, như ngửa mặt lên trời tự phỉ nhổ mình. Nhưng nỗi đau và mất mát của người dân Việt Nam từ Thanh Hóa, đến Đăk Lăk, Thủ Thiêm, Vườn rau Lộc Hưng, Đồng Sênh, Dương Nội…  đến nay đã chất chồng thành núi, nhưng chưa bao giờ được công bằng nói đến. Tất cả đều bị khuất lấp trong sự kiêu hãnh thịnh vượng xã hội chủ nghĩa hôm nay, như Trịnh Văn Quyết hay Nguyễn Phương Hằng.  
......

Hỏi các con giời Putin có gì để ngưỡng mộ

Bố Anh Sau   Nga dưới thời Putin có tiến bộ vượt bậc về mặt kinh tế không? Không?   Dân Nga dưới thời Putin có giàu hơn trước nhiều không? Không, chỉ có tư bản đỏ Nga là giàu   Nga có sản phẩm quyền lực mềm nào như phim ảnh, âm nhạc, thể thao nào đáng chú ý dưới thời Putin không? Không   Nga có phải là nước sản xuất các mặt hàng chính cho thế giới không? Không   Nga có hãng công nghệ nào nổi tiếng như Apple, Samsung, Microsoft không? Không   Nga có hãng tiêu dùng nào nổi tiếng như Amazon, Alibaba, Zara không? Không   Tất cả dưới thời Putin là con số không tròn trĩnh. Tất cả kinh tế của Nga là bán vũ khí, hàng không vũ trụ và dầu khí.   Nước Nga chỉ nổi tiếng qua các cuộc chiến, đánh bom Grozny năm 2000, đánh với Georgia năm 2008, cưỡng chiếm Crimea năm 2014 và nay là xâm lược Ukraine năm 2022.   22 năm cầm quyền của Putin không tạo ra được giá trị nào cho thế giới, ngược lại còn đẩy thế giới thêm đau khổ, chiến tranh tàn ác và phá hoại.   Putin đẩy nước Nga đến bước đường của tin giả, cấm vận và bị cô lập trên toàn thế giới. Vậy các con giời yêu Putin chỗ nào?   Cởi trần khoe cơ bắp cưỡi ngựa? 69 tuổi vẫn đánh võ Judo? Dám đối đầu với phương Tây? Nên nhớ, những thứ tô vẽ cho bề ngoài của lãnh tụ là độc quyền của cs và độc tài.   Kim Jong Un còn 3 tuổi biết lái xe, 8 tuổi bắn súng, 10 tuổi leo núi Baektu, vậy có ai thần tượng hắn không?   Còn đối đầu với phương Tây là một sự xuẩn ngốc khi chưa ai đối đầu với khối này mà đất nước được giàu mạnh, văn minh cả.   Hãy nhìn Tàu, chỉ từ khi mở cửa chơi với Tây mới thu hút được đồng vốn, công nghệ, nhân lực mà mạnh như bây giờ. Nay Putin lại làm xung kích cho Tàu để đối đầu với phương Tây mà chẳng có lợi ích gì thì mưu lược của lão ở đâu???   Nói tóm lại, lão đã 69 tuổi rồi mà vẫn tham quyền cố vị đổi hiến pháp để ngồi tới năm 80 tuổi. Con người ham mê quyền lực mà không coi đất nước nhân dân của mình và hàng xóm ra gì thì có gì đáng ngưỡng mộ?    Bố Anh Sau
......

Xin đừng quên ngài Vũ Đức Đam

Lê Tự Do   (VNTB) - Đừng quên Vũ Đức Đam, ngài “tư lệnh tối cao” khi đó của Bộ Y tế và của “trận chiến Covid”.    Một số cán bộ vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật vì liên quan đến kit xét nghiệm Việt Á.   Theo đó, ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Y tế đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để một số lãnh đạo bộ và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong việc đánh giá chuyên môn, kiểm tra, giám sát; cấp phép, cấp số đăng ký lưu hành; hiệp thương giá và mua sắm bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.   Các ông: Chu Ngọc Anh - ủy viên Trung ương Đảng, phó bí thư Thành ủy, bí thư Ban cán sự đảng, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nguyên bí thư Ban cán sự đảng, cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ; Nguyễn Thanh Long - ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Ban cán sự đảng, bộ trưởng Bộ Y tế; Phạm Công Tạc - ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ; Nguyễn Trường Sơn - ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Y tế và một số lãnh đạo, cán bộ Bộ Khoa học và công nghệ và Bộ Y tế cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên; chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.   Không biết rằng với danh sách những cán bộ bị xem xét kỷ luật này, liệu chăng, có đủ nếu thiếu đi cựu trưởng ban phòng chống dịch Covid-19 quốc gia Vũ Đức Đam – người từng được gọi là “theo dõi toàn diện Bộ Y tế” lúc bà Nguyễn Thị Kim Tiến rời ghế Bộ trưởng Y tế?   Theo phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, phó thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác, trong đó có khoa học công nghệ; Y tế, dân số, gia đình và trẻ em….   Ông còn được thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.   Thiết nghĩ, nếu cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế đương nhiệm Nguyễn Thanh Long bị truy tố trách nhiệm thì phó thủ tướng đảm nhiệm khoa học - công nghệ lẫn y tế, nên chăng, cũng nên được đưa ra xem xét?   Đó là chưa kể đến, kit xét nghiệm được duyệt nếu không có sự chỉ đạo trực tiếp từ phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong đợt bùng dịch ở miền Nam, thì liệu chăng, sẽ có những đợt truy vết thần tốc, xét nghiệm diện rộng? Nếu không có những điều đó, liệu rằng các địa phương có cần phải mua kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Á?   “Nhắc đến đợt bùng dịch ở các tỉnh phía Nam, đúng là không thể không nói đến ông Đam. Ở nhà giãn cách mà, ngoài ăn và ngủ ra, thì tôi theo dõi tin tức rất nhiều. Hình ảnh phó thủ tướng Đam “tả xung hữu đột” chống dịch như chống giặc ở các địa phương gần như xuất hiện thường xuyên. Rồi những phát ngôn “nổi tiếng” của ông Đam thời điểm đó.   Nếu truy trách nhiệm vụ Việt Á, theo tôi nghĩ, nên xem xét cả phó thủ tướng Đam, vì sao ông lại để xảy ra sự việc như thế? Nhất là thời điểm dịch, là trưởng ban phòng chống dịch Covid-19 quốc gia khi đó, ông liên hệ mật thiết với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, làm sao mà nói ông không biết được?   Nếu ông kêu không biết vì không có thời gian. Vậy có phải ông đang tắc trách trong phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng chính phủ?” – một nhà báo truyền hình thắc mắc.   Tựu trung lại, nếu truy cứu trách nhiệm vụ Việt Á, mà không nhắc ngài phó thủ tướng Vũ Đức Đam, dường chừng như là một sự thiếu sót đầy cố tình thời điểm này… https://vietnamthoibao.org/vntb-xin-dung-quen-ngai-vu-duc-dam/?fbclid=IwAR3CM1uYuzPfaYCnlk6R-d-wRKBeoyDB5bxwKuDC_cueSIDV5cdvsGjCT1M  
......

Xử lý tham nhũng: Không thấy niềm vui, chỉ có căm giận và bất bình

Ông Chu Ngọc Anh. (Hình: Trích xuất từ most.gov.vn) Thiên Hạ Luận - VOA Rất nhiều người dùng mạng xã hội đang bỡn cợt như Nguyen Dan: Hôm trước ăn ‘Quýt’, hôm nay ăn ‘Thanh Long’. Mọi người mong chờ mai mốt uống ‘Trà’, thậm chí có Nha ‘Đam’. Còn ‘Lò vôi’ thì làm gì nhỉ? Trân Văn Giống như hệ thống truyền thông chính thức, tuần này, mạng xã hội tràn ngập bình luận, nhận định về những cá nhân nổi tiếng hoặc vừa bị tống giam vì “thao túng trị trường chứng khoán” như ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC (1), hoặc mới bị Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương (UBKT BCH TƯ) đảng CSVN đề nghị xem xét kỷ luật như ông Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Y tế và ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch thành phố Hà Nội vì liên quan đến scandal Việt Á (2)... Tuy nhiên khác với trước đây, những thông tin liên quan đến các sự kiện vừa kể không còn làm cho đa số công chúng phấn chấn về sự... nghiêm minh của luật pháp hay nỗ lực chống tham nhũng của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam. Thay vào đó là sự căm giận về hậu quả mà nhiều cá nhân, gia đình, thậm chí nhiều giới đã cũng như đang gánh chịu do sai phạm của những cá nhân hoặc đang là bị can, hoặc đang chờ các cơ quan quyền lực nhất của đảng CSVN quyết định hình thức kỷ luật... *** Là một trong những người bình luận về tấm ảnh ông Trịnh Văn Quyết mếu máo chia tay một người phụ nữ cũng đang mếu máo, Phạm Minh Vũ cho rằng: Không biết lúc đó Quyết nghĩ gì? Nghĩ tới hào quang danh vọng đã vụt tắt vì kiếp làm tay sai cho bè lũ tham quan tàn phá quốc gia hay kiếp vong nô làm thân trâu ngựa cho ngoại bang, thâu tóm đất đai giao cho giặc? Có khi Quyết khóc vì uy quyền mình có, từng hô phong hoán vũ, từng dời núi lấp biển,... giờ phải nằm bệ xi măng trong bốn bức tường hôi hám?.. Chỉ biết chắc, những giọt nước mắt ấy không dành cho những nông dân phải ăn bờ, ngủ bụi vì mất nhà cửa, mất ruộng vườn vì những dự án nghe rất kêu “Khu nghỉ dưỡng FLC”, “Sân Golf FLC”... Hãy tới mà xem những người dân ấy đang sống lay lắt thế nào... Tới mà xem họ đang gánh chịu nỗi đau đớn thế nào... Mới đây, lại có hàng trăm gia đình ở phường Thắng Lợi – Kon Tum không biết sống ra sao khi bị cưỡng chế thu hồi đất với giá đền bù một mét vuông đất chỉ bằng một lít xăng (3). Cũng từ tấm ảnh ấy, Nguyễn Đức Thành luận về khả năng vượt khỏi sự bình thường của những người làm việc lớn (nhà khoa học, chính trị gia, đại doanh nhân) và nhận xét về việc “anh Quyết” mếu máo: Nếu đúng chính anh tự gây dựng những gì anh có (ít nhất về danh nghĩa) thì anh sẽ không hành động lộn xộn, trí trá giống một tay trộm vặt như vậy. Ngay cả khi anh xuất thân là một kẻ trộm vặt, một kẻ tầm thường thì tự cuộc sống sẽ giúp anh nhận ra anh không tầm thường và điều ấy theo năm tháng sẽ khiến anh trở thành một con người khác. Tuy nhiên ở đây điều ấy có vẻ không diễn ra. Do đó, tôi cho rằng đa phần tài sản dưới tên anh Quyết không thuộc về anh ấy. Nó thuộc về ai đó. Và trong suốt hành trình kinh doanh của Quyết, những người ấy chi phối anh. Cho nên anh chẳng bao giờ có tâm thế của một người làm nên, anh không bao giờ đủ thời gian để chiêm nghiệm về những gì mình có (vì thực ra cũng không có gì). Cho nên, vấn đề mà cơ quan điều tra đặt ra rất đúng: Xem ai là người đứng sau anh. Điều mà xã hội đồn thổi lâu rồi (4). Một số người khác như Tuấn Khanh thì đề cập đến chuyện... Quyết giống như mọi đại gia bạo phát về tiền của ở Việt Nam. Không ai biết Quyết làm gì để có số tiền khổng lồ như ngày hôm nay để góp mặt cùng mâm với giới tư bản đỏ Việt Nam. Ắt phải có một điều gì đó ngoài tài năng và may mắn. Phải như vậy thì Quyết mới trở thành bóng ma xô giạt hàng chục ngàn người ra khỏi nơi cư trú của họ. Quyết chỉ tay vào đâu trên bản đồ thì nơi đó sẽ trở thành của Quyết, kể cả đất quốc phòng, nếu nằm trong tầm ngắm của Quyết thì quân đội cũng không thể nào tranh giành được... Truyền thông của nhà nước đã dựng lên không biết bao nhiêu tượng đài và cũng tự tay đập đổ như ngửa mặt nhổ lên trời. Nhưng nỗi đau và mất mát của dân Việt Nam từ Thanh Hóa, đến Dak Lak, Thủ Thiêm, Vườn rau Lộc Hưng, Đồng Sênh, Dương Nội… chất chồng thành núi nhưng chưa bao giờ được nói đến một cách công bằng. Tất cả khuất lấp trong sự kiêu hãnh “thịnh vượng xã hội chủ nghĩa” hôm nay, như Trịnh Văn Quyết hay Nguyễn Phương Hằng (5)... *** Ngoài sự kiện ông Trịnh Văn Quyết bị bắt vì “thao túng trị trường chứng khoán”, sự kiện UBKT của BCH TƯ đảng khẳng định ông Chu Ngọc Anh – Chủ tịch thành phố Hà Nội, cự Bộ trưởng Khoa học – Công nghệ (KHCN và ông Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Y tế cùng với hai Thứ trưởng của hai bộ KHCN, Y tế và một số viên chức của hai bộ này dính líu đến scandal Việt Á không làm công chúng ngạc nhiên, cảm xúc chung, phổ biến trên mạng xã hội Việt ngữ vẫn là căm giận, bất bình. Trả lời cho câu hỏi mà VTC News – một cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức nêu ra trên trang facebook của VTC News nhằm mời gọi mọi người đọc bài của VTC News về kết luận của UBKT BCH TƯ đảng CSVN: Vì sao phải xem xét kỷ luật Chủ tịch Hà Nội, Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Y tế? - Giang Ngan Ha Tran không thèm đọc mà trả lời luôn là vì: Ăn quá! Tạ Tùng tin đó là vì: Quyền và tiền làm mờ mắt chúng nó! Tương tự, Lê Đường nhận xét: Những thằng cán bộ đầu đất bất nhân có vào tù cũng chưa hết tội! Gia Lộc than: Lại kỷ luật rồi rút kinh nghiệm! Bảo Nguyễn Huy bình: Ăn không từ thứ gì! Ăn trên xác người chết. Một liên minh lừa đảo có tổ chức, liên kết từ trung ương tới địa phương gây nên thảm họa bốn vạn người chết. Thăng Xuân Lê bình gần giống như vậy: Một liên minh ma quỷ bòn rút tiền ngân sách và lừa đảo cả dân tộc. Nguyễn Tư gọi đó là: Tận cùng của sự khốn nạn và bẩn thỉu. Còn theo Chau Bao: Chỉ có thể nói, oánh thế này cũng chả cứu nổi đâu (6)!... Có thể dễ dàng tìm thấy những phản ứng, nhận xét y hệt như vậy trên nhiều trang facebook giống như trang facebook của VTC News. Chẳng hạn trên trang facebook “Tin Đời sống & xã hội”, thay vì... phấn khởi vì UBKT của BCH TƯ đảng đề nghị kỷ luật ông Anh, ông Long và một số viên chức hữu trách khác do dính líu đến Công ty Việt Á, Phuong Vu Lan bày tỏ sự ngán ngẩm: Một lũ sâu mọt ăn trên xương máu của dân nghèo, buồn cho đất nước bị cán bộ tham ô ăn mòn. Nguyễn Văn Liên thắc mắc: Tổ chức chọn nhầm cán bộ. Người giới thiệu cho khoá 2021 - 2025 có phải lợi ích nhóm không? Có áp dụng các qui định về mức độ liên đới trách nhiệm không? Nguyenhuuhop góp thêm: Ai giới thiệu bọn chúng để bọn chúng phá hoại đất nước này? Vương Thanh Lộc tin là cần: Xem lại Ban Tổ chức BCH TƯ đảng, chắc cùng một duộc! Nguyễn Bắc phẫn nộ: Hô hào chống tham nhũng nhưng tham quan đâu có giảm, cứ thằng nào nắm được quyền lực là thằng đó được tham, được giàu. Đánh rắn độc thì phải đánh dập đầu (7)... Tại sao quy hoạch nhân sự... “chặt chẽ, khách quan”, chống tham nhũng không có... “vùng cấm, ngoại lệ”, chỉnh đốn đảng đi kèm... “truy cứu trách nhiệm người đứng đầu” nhưng tham nhũng càng ngày càng táo tợn và xử lý kỷ luật không còn có thể xem xét đơn lẻ mà phải tính... cả bầy? Rất nhiều người dùng mạng xã hội đang bỡn cợt như Nguyen Dan: Hôm trước ăn ‘Quýt’, hôm nay ăn ‘Thanh Long’. Mọi người mong chờ mai mốt uống ‘Trà’, thậm chí có Nha ‘Đam’. Còn ‘Lò vôi’ thì làm gì nhỉ? Song song với kiểu đùa ấy, có những người khuyến khích... “mơ lớn” tới khả năng... “uống rau má” - loại rau có rất nhiều tại Thanh Hóa (8)! Một xứ sở mà dân chúng mong nhiều viên chức quan trọng phải bồi tội, kể cả những viên chức cao cấp nhất thì có thể xây dựng thứ gì thành công? Chú thích (1) https://tuoitre.vn/chu-tich-flc-trinh-van-quyet-bi-bat-vi-thao-tung-chung-khoan-20220328004526775.htm (2) https://thanhnien.vn/xem-xet-ky-luat-nhieu-can-bo-lanh-dao-lien-quan-vu-viet-a-post1444214.html (3) https://www.facebook.com/phamminhvuquangtri/posts/1057214448471037 (4) https://www.facebook.com/ndt.felix/posts/320628680058583 (5) https://saigonnhonews.com/tacgia/tuan-khanh/ (6) https://www.facebook.com/vtcnewsvn/posts/5150957391691179 (7) https://www.facebook.com/dsxhpl/posts/505971777658435 (8) https://www.facebook.com/ech.ao.7/posts/10159092579209833  
......

Vũ khí Mỹ để tự vệ, niềm mong ước lớn lao của người Việt

Ảnh minh họa vũ khí Mỹ. Nguồn: Getty Images Jackhammer Nguyễn - Báo Tiếng Dân Ngày 31/3/2022, tác giả Trần Đại Thanh, có bài viết đăng trên trang web của Đài Á châu tự do, với tựa đề: Đã đến lúc Việt Nam tìm mua vũ khí của Mỹ thay cho Nga. Sau khi đọc bài này, giáo sư Trần Hữu Dũng của trang Viet-Studies bình luận: “Không phải đơn giản như thế!” Ngoài thiếu sót không đề cập tới sự tệ hại của vũ khí Nga trên chiến trường Ukraine trong hơn một tháng qua, dễ dàng đồng ý với tác giả Trần Đại Thanh rằng, cấm vận của phương Tây, trên cả hai phương diện kinh tế và quốc phòng đối với Nga sẽ làm cho Việt Nam đối diện ngay lập tức với viễn cảnh kho vũ khí của mình sẽ là đống đồng nát trong tương lai gần. Không ai muốn chiến tranh xảy ra nhưng các nước đều nghĩ tới việc phòng thủ nếu nó xảy ra và các cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, tác chiến điện tử… mà nước Nga đang chứng minh rằng nền quốc phòng điện tử của họ tệ hại như thế nào. Một vấn đề khác cần quan tâm mà tác giả không đề cập trong bài, đó là trang bị quốc phòng của Việt Nam giống hệt như của người “anh em láng giềng” phương bắc, nhưng lại ở mức thấp hơn. Hơn nữa, với sức mạnh kinh tế và khoa học kỹ thuật của mình, Bắc Kinh có thể copy vũ khí Nga, rồi tự tạo cho mình một nền công nghiệp quốc phòng, trong khi đó, Việt Nam không thể và không có khả năng làm được điều này. Nhưng lời đề tựa của bài viết: “Đã đến lúc Việt Nam tìm mua vũ khí của Mỹ thay cho Nga”, phần kết luận về những rào cản làm Hà Nội không mua vũ khí Mỹ, có phần không đúng, hay nói như giáo sư Trần Hữu Dũng: Không phải đơn giản như thế! Bạn đọc có thể tìm hiểu dễ dàng về những quy định ngặt nghèo của luật pháp Mỹ khi chính quyền nước này muốn bán vũ khí cho quốc gia nào đó. Nhìn lại sự kiện lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua các hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan cách đây mấy năm, không hề dễ dàng chút nào. Gần đây nhất, sự kiện ấn tượng nhất là cựu tổng thống Donald Trump đòi tổng thống Ukraine phải … điều tra đối thủ chính trị của ông ta, thì mới tháo khoán mấy trăm triệu tiền viện trợ hỏa tiễn cho Ukraine! Có thể chúng ta bị ấn tượng nhiều quá về các đại công ty tư bản sản xuất vũ khí của Mỹ, về quyền lực “vô đối” của họ trong các bài tuyên truyền chống chủ nghĩa tư bản của cơ quan tuyên giáo. Đúng là họ rất mạnh và rất muốn bán vũ khí, nhưng còn có mấy trăm người đại diện cho người dân Mỹ ở Quốc hội cũng có quyền lực không kém. Kẻ mua vũ khí phải được xét tới xét lui rất tỉ mỉ, và trong trường hợp Việt Nam, vấn đề nhân quyền sẽ chắc chắn được cột vào, nếu Hà Nội muốn ký những hợp đồng lớn về vũ khí với Washington. Bạn đọc có thể nói là Mỹ chẳng phải từng cung cấp vũ khí cho các chế độ độc tài hay sao! Đúng là như vậy, có thể kể nhiều lắm: Pinochet, Suharto, Park Chung Hy, Tưởng Giới Thạch… Nhưng nên nhớ rằng các chế độ này, lúc đó phục vụ cho mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ, vậy nên họ có thể bỏ qua chuyện nhân quyền. Việt Nam hiện nay là một đối tác quan trọng trong chiến lược của Mỹ (theo một số nguồn tin thì có thể sang năm 2023 hai nước sẽ chính thức nâng quan hệ lên đến mức chiến lược?!), nhưng mối quan hệ giữa Mỹ và Bắc Kinh không phải như thời chiến tranh lạnh. Trung Quốc có một sức ảnh hưởng rất đáng kể để Mỹ và phương Tây phải cân nhắc. Hà Nội đã phải đi đường vòng trong mấy năm qua, mà quan trọng nhất là tiếp cận Israel, đồng minh vô điều kiện của Mỹ để mua vũ khí. Nhiều sĩ quan Việt Nam đang được đào tạo ở Mỹ, trong đó có các phi công. Điều đó có nghĩa là gì nếu không phải là tạo sẵn nguồn nhân lực cho máy bay Mỹ? Hà Nội cũng tìm những cách để có vũ khí Mỹ một cách vô hại, không làm Bắc Kinh lo ngại, chẳng hạn như nhận hai chiếc tàu tuần tra Hamilton cũ. Hai chiếc tàu này làm giảm bớt hẳn những xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển của các đội dân quân biển trá hình là tàu cá của Trung Quốc. Không phải Hà Nội không thấy vũ khí Mỹ lợi hại như thế nào, cũng như không phải họ không thấy sự tương đồng rất nguy hiểm của quân đội Việt Nam và Bát lộ quân Trung Quốc, nhưng để có thể có được những lô vũ khí có đầu có đuôi, có bảo trì, có huấn luyện,… với Mỹ là chuyện không dễ có ngay lập tức. Nay sự xâm lăng của Nga vào Ukraine, cho thấy rõ vũ khí Nga tệ hại ra sao, nước Nga điêu đứng ra sao khi đối mặt với cấm vận, hẳn là Hà Nội càng sốt ruột trong việc tìm nguồn vũ khí từ Mỹ. Ý kiến của tác giả Trần Đại Thanh đại diện cho khá nhiều người Việt Nam hiện nay, nhưng có lẽ nó không thực tế, mà là niềm mong ước thì đúng hơn. Tôi nghĩ, trong đại hội kỳ tới của trung ương đảng cộng sản cầm quyền, nếu Đảng CSVN tuyên bố thả tù chính trị, bầu cử tự do, đa đảng… thì may ra, sau đó sẽ có hàng tỷ đô la vũ khí Mỹ được ký kết. Nhưng có lẽ mong ước đó của tôi quá lớn, hơn cả mong ước vũ khí Mỹ của tác giả Trần Đại Thanh.  
......

Nỗi đau của tất cả chúng ta, lỗi của tất cả chúng ta

Chau Doan   Một cậu bé nhảy từ tầng 28 xuống, ngay sau khi đưa thư cho bố, ngay sau khi bố kèm học đến hơn 3 giờ sáng.   Có nhiều bạn bảo đừng viết nữa, đừng đưa tin nữa, đau lòng lắm và cũng đừng dạy dỗ những người làm cha mẹ của cháu bé nữa. Tôi thì tin rằng cha mẹ cháu bé sẽ không bao giờ đọc những gì được viết trên mạng xã hội đâu, họ còn đâu tâm trí để đọc nhưng chúng ta thì lại cần thiết phải đối mặt với câu chuyện kinh khủng này để tránh những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.    Trước hết, xin được chia sẻ với nỗi đau tột cùng của cha mẹ cháu bé. Tôi viết không phải để trách móc hay dạy dỗ. Họ đã quá đau khổ và vô cùng đáng thương.   Khi một sự việc đau lòng như thế này xảy ra, ấy là lỗi của toàn xã hội, bởi chính quan niệm xã hội đã ảnh hưởng tới mỗi người làm cha mẹ. Lần trước, khi một cháu bé đã làm điều tương tự, đã có nhiều bạn chê trách nhưng tôi tin rằng việc nói lên quan niệm đúng là điều quan trọng, bởi nó có thể tránh được những bi kịch có thể xảy ra.   Đọc bức thư được viết bởi một cậu bé thông minh, tinh tế, nét chữ đẹp mà lòng tôi quặn đau.   Bậc làm cha mẹ thì ai cũng muốn con mình có được tương lai tốt, nhưng học tốt, với điểm số cao chưa chắc đã đảm bảo cho một tương lai tốt. Nghịch lý ở chỗ là chúng ta muốn các con có một tương lai tốt nhưng lại bắt chúng khổ sở trong hiện tại. Tôi phản đối cho trẻ con học quá 10 giờ tối. Người lớn khi làm việc căng thẳng tối ngày đã không cảm thấy vẻ đẹp của cuộc sống thì đứa trẻ với tâm lý non nớt sẽ cảm thấy nặng nề hơn nữa.   Đừng ép con học nhiều, nếu thấy các con trong cuộc sống ít cười đùa trong gia đình, ấy là cuộc sống đã mất thăng bằng và cần điều chỉnh. Không bao giờ nên đánh đổi tuổi thơ lấy một tương lai không chắc chắn. Tuổi thơ thiếu kỉ niệm đẹp, thiếu tiếng cười thì cả cuộc đời về sau cũng sẽ không bao giờ quay trở lại được cảm xúc đẹp đẽ đã mất.   Không có điểm số nào, không có thành tích, danh hiệu nào đáng để đổi lấy cảm xúc tuổi thơ.   Khi ta quan tâm và trân trọng tới những giá trị thật như cảm xúc tuổi thơ, tới tiếng cười của con trẻ và của chính chúng ta thì chúng ta sẽ bớt bị ám ảnh bởi thành tích, danh hiệu nọ kia. Chính người lớn chúng ta cũng vậy thôi. Đấu đá trong công việc làm gì nếu đêm không ngủ ngon, sức khoẻ giảm sút? Còn ai coi trọng mấy thứ ấy thì ta không cần quan tâm, không giao thiệp bởi hệ giá trị của họ khác với ta.   Trong đấy có phần lớn lỗi của ngành giáo dục. Một nền giáo dục kiểu gì mà tỉ lệ học sinh giỏi, xuất sắc cao ngất ngưởng nhưng khi sinh viên tốt nghiệp đại học xong thì trình độ vẫn thấp khi so với mặt bằng chung của thế giới? Cải cách giáo dục cần phải cho thời gian học giảm xuống chứ không phải tăng lên và đừng kì vọng vào việc giỏi toàn diện các môn với học sinh.   Hãy chấp nhận con mình chỉ nên giỏi một số môn mà chúng thích và đừng qúa coi trọng điểm số. Biết chấp nhận vui vẻ và thản nhiên những điều hạn chế của chính mình là một bài học cần thiết cho cả trẻ con lẫn người lớn bởi đấy chính là bản chất và thực tế của cuộc sống.   Một người giỏi toán nhưng nếu bảo sáng tác thơ, hay chơi âm nhạc thì nếu não không được sinh ra với ưu đãi về mấy môn này thì có học cả trăm năm cũng không bằng một đứa trẻ mấy tuổi có năng khiếu về mấy lĩnh vực này. Ngược lại có người nhạy cảm và xuất sắc với nghệ thuật nhưng mấy động tác thể dục đơn giản làm mãi cũng vẫn lúng túng hay động đến toán thì não cứ trơ ra.   Biết chấp nhận để thư giãn và việc nói với con biết chấp nhận kết quả thực tế sau khi đã nỗ lực là quan trọng. Điều mấu chốt ở đây là các con có tinh thần trách nhiệm, cố gắng hết sức còn kết quả đến đâu là tuỳ. Hết sức nhưng trong giới hạn, nhất định các con phải có thời gian giải trí mỗi ngày.   Đây là bức thư của cháu bé đưa cho bố trước khi con quyết định hành động dại dột. Thương con, thương bố mẹ của con nhiều, cầu mong các bậc làm cha mẹ có quan niệm đúng về việc dạy con. Nhất định trong nhà phải có tiếng cười, phải có đùa vui, nếu không mọi việc khác đều vô nghĩa.   “Con rất xin lỗi vì hành động bồng bột của con đã hoặc sẽ làm. Thực sự thì cuộc sống cũng quá mỏi mệt rồi, Nó chẳng phải là suy nghĩ bột phát lúc nóng giận mà là con đã nghĩ đến việc này từ rất lâu chỉ là tiếc, Tiếc vì những suy nghĩ vu vơ làm thế sẽ không gặp may và cũng tiếc còn những người bạn, những con game bỏ lâu rồi, còn bao bài nhạc chưa nghe. Không hẳn là cuộc sống của con khổ sở mà có thể chỉ là con tiêu cực quá, nhưng có ra sao thì kết quả vẫn vậy. Chuyện này có lẽ chả phải lỗi của ai ngoài con cả, giãi bày nhanh thôi...   Chia buồn với Tú vì sẽ chịu nhiều tính khí của mẹ hơn, mẹ rất quan tâm nhưng luôn làm sai, luôn thái quá và dần anh mày chả còn tháy cái ích của việc chia sẽ khi mà ý kiến của mình chẳng thực sự quan trọng. Chào bố một người dễ nóng, ít quan tâm, ít tham gia nhưng luôn muốn có cái nhìn hiểu biết khi ....Thế thôi, chả bỏ cục, chả hay ho gì cả nhưng đây chắc là những dòng cuối. Tạm biệt. 1/4 luôn, đời như trò đùa vậy”.  
......

Đừng biến con trẻ thành nô lệ

ảnh nam sinh tự tử vì áp lực học hành Thế Giới Kpop   Học là để phục vụ cuộc sống hay sống để phục vụ việc học? Làm để phục vụ cuộc sống hay sống để phục vụ cho việc làm? Khi cuộc sống của ta bị đem ra phục vụ thứ khác thì đó là sự nô lệ, ngược lại là sự tự do. Sự nô lệ hình thành từ rất lâu, từ khi con người bước ra khỏi hang động và hình thành nên xã hội. Đến nay, chế độ nô lệ cuối cùng cũng sụp đổ nhưng những tư tưởng biến cuộc sống mình hay cuộc sống người khác thành nô lệ vẫn còn tồn tại rất phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người.   Bắt con cái phải học theo ý mình, phải học vì sự tự hào phù phiếm của mình là gì? Đó không phải dùng cuộc đời người khác để phục vụ ý chí của mình sao? Đó là một hình thức biến con cái thành nô lệ mà các bậc phụ huynh đã không hề hay biết. Họ vẫn nhầm lẫn, đó là “thương con” thế mới đau.   Nô lệ đối nghịch với tự do. Khi cuộc sống của chúng ta bị đem ra phục vụ cho ý đồ của người khác thì đó là sự tự do hay sự nô lệ? Vậy nên, một nền giáo dục đang nặng về “thành tích thi đua” lấy thành tích văn hóa là thước đo sự “thành công của học sinh” là nền giáo dục nô dịch cho một hệ ý thức nô lệ. biệt là nó đã biến các bậc phụ huynh trở thành chủ nô của con mình một cách tư nhiên.   Nền giáo dục Việt Nam không nhiều sự chọn lựa. Nó định hướng học sinh vào một lối đi được vạch sẵn. Tài năng, sở thích, sở trường mỗi người khác nhau nhưng giáo dục Việt Nam chỉ có một form cho tất cả. Nền giáo dục Việt Nam chỉ có học chữ còn nghệ thuật, âm nhạc, thể thao vv... bị xem nhẹ. Những cái đầu non nớt bị lùa vào một con đường như nhau, điều đó cũng có nghĩa làm thui chột những tài năng những học sinh thiên hướng khác như nghệ thuật, thể thao hay âm nhạc. Một nền giáo dục cưỡng ép mọi học sinh phải đi một hướng nó nói lên điều gì? Đó là có những cuộc đời học sinh phải cày những thứ mà nó không không có chút đam mê nào, hoặc nỗ lực vào những thứ nằm ngoài khả năng của chúng.   Rất nhiều giá trị mà nhà trường nhồi nhét vào đầu học sinh nó hoàn toàn vô giá trị cho cuộc sống sau này của chúng. Tại sao không cho chúng chọn lựa để giảm bớt những áp lực vô ích? Rất nhiều áp lực được tạo ra cũng chỉ để tạo một tờ giấy khen mà sau đó nó chỉ có giá trị như là một tờ giấy lộn không hơn không kém. Xã hội này, nền giáo dục này đang biến những học sinh thành nô lệ. Chúng nô lệ cho “thành tích thi đua” của nền giáo dục quái thai này là đã quá đủ. Là phụ huynh thì đừng bắt con mình phải nô lệ cho sự duy ý chí của mình. Làm thế, có khi hối hận không kịp.   -Đỗ Ngà-   https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/phim/phim-viet-gay-am-anh-ve-cai-chet-cua-nam-sinh-tu-tu-vi-ap-luc-hoc-hanh-827393.html?fbclid=IwAR1arNTxwEwo-HvrvXKQEwoQ_mKEq6Em7nRyAUyoQ70oYDFQweIijXAXwDE  
......

Khoét lỗ luật pháp

Bộ chính trị  CSVN : Huệ - Phúc - Chính Đỗ Ngà   Tội thao túng chứng khoán được đưa vào Bộ Luật Hình Sự năm 2010, và được sửa đổi bổ sung năm 2015, hiện nay tội này được quy định tại điều 211 Bộ Luật Hình Sự 2015. Tuy nhiên, ngoài điều 211 trong luật thì ngày 30/12/2021 chính phủ ông Phạm Minh Chính còn ra Nghị định 128/2021/NĐ-CP xử phạt về trường hợp thao túng thị trường chứng khoán với mức phạt tối đa là 1,5 tỷ đồng. Trước đó, ngày 31/12/2020 Chính Phủ ông Nguyễn Xuân Phúc ra Nghị định 156/2020/NĐ-CP và trước đó nữa, cụ thể là ngày 23/9/2013, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ra nghị định 108/2013/NĐ-CP cũng xử phạt về tội thao túng thị trường chứng khoán.   Năm 2017, ông Quyết bán chui 57 triệu cổ phiếu thu lời bất chính hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên lúc đó chính quyền CS không áp dụng luật để trừng trị ông Quyết mà chỉ áp dụng Nghị Định 108/2013/NĐ-CP xử phạt ông này 65 triệu đồng. Ngày 10/1/2022 ông Trịnh Văn Quyết như ngựa quen đường cũ, bán thêm 75 triệu cổ phiếu ăn cướp của nhà đầu tư nhỏ lẻ hàng trăm tỷ đồng và lại lần nữa chính quyền chọn cách xử lý dùng Nghị định. Và mức phạt cho tội này chỉ có 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên sau hơn 2 tháng, không biết bên trong đấu đá gì mà chính quyền lại phạt lần 2 ông Trịnh Văn Quyết, lần này họ dùng luật và bắt giam. Việc kết tội ông Trịnh Văn Quyết đến 2 lần đối với cùng một tội thì rõ ràng đây lại là cái sai của chính quyền CS. Họ áp dụng luật rất tùy tiện.   Cùng một tội nhưng trong luật quy định phạt tù, còn trong Nghị Định thì phạt tiền. Như vậy rõ ràng nghị định chính phủ đưa ra đâu có dựa trên luật? Việc có đến 2 cấp luật xử phạt về một tội thì tưởng như tội phạm khó thoát, nhưng không, càng nhiều loại luật quy đinh về một tội thì luật pháp sẽ càng lỏng lẻo hơn chứ không hề nghiêm minh.   Nguyên nhân là do đâu? Là do luật quy định một đường, nghị định chính phủ quy định một nẻo. Khi một ai đó phạm tội thì chính quyền sẽ chọn cách áp dụng loại luật nào có mức phạt nhẹ nhất cho đối tượng nếu đối tượng đó tỏ ra “biết điều”. Có thể nói, nghị định không dựa theo luật là một loại “con đường thoát” mà chính phủ đã vẽ ra để những tội phạm nghiêm trọng dựa theo đó mà chạy. Từ các đời thủ tướng trước đến giờ, chính phủ này cũng hoạt động một form như vậy, nên đừng nghĩ rằng ông Phạm Minh Chính khá hơn những người tiền nhiệm.   Như vậy câu hỏi đặt ra là chính phủ được sinh ra để làm gì? Để thực thi pháp luật hay để tạo lối thoát hiểm cho tội phạm? Hằng ngày chính phủ ban hành rất nhiều loại văn bản dưới luật theo cách tùy hứng chứ không dựa vào luật pháp thì đó rõ ràng là những hành động nuôi nấng, bao che cho tội tội phạm. Nếu nói nhẹ thì đây là “kẻ hở” pháp luật, tuy nhiên tôi không đồng ý với từ “kẽ hở pháp luật” mà tôi lại cho rằng, chính phủ CS Việt Nam là một chính phủ vô dụng, bất tài chuyên khoét lỗ luật pháp mời tội phạm thoát thân nhằm mục đích là trục lợi. Họ khoét lỗ luật pháp là có chủ ý.   Có thể nói, Chính phủ của chính quyền CS hoạt động theo nguyên tắc: “nếu biết điều tao dẫn mầy thoát thân, nếu không biết điều tao bít lỗ thoát”, thế thôi. Có lẽ lần hai ông Trịnh Văn Quyết đã không “biết điều” nên Phạm Minh Chính và Bộ Chính Trị mới bít đường như thế.   Fb Thế Giới Kpop      
......

Bàn rộng về quan điểm “phò Nga” tại Việt Nam

  Chính Luận Trần Trung Đạo Lý trí, trong một cách dễ hiểu, là khả năng của ý thức để thu nhận, hiểu, phân tích và phán đoán một sự kiện của mỗi người. Những người có phán đoán giống nhau tạo làm nên một thành phần xã hội. Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vào Cộng Hòa Ukraine tạo ra ít nhất hai thành phần, ủng hộ Nga và ủng hộ Ukraine, trong xã hội Việt Nam. Tại cấp chính phủ, sự ủng hộ dành cho Ukraine chiếm phần đông trên thế giới. Tại diễn đàn LHQ, quyết nghị LHQ ủng hộ Ukraine “đòi Nga rút ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện tất cả các lực lượng quân sự của mình khỏi lãnh thổ Ukraine trong các biên giới được quốc tế công nhận” ngày 2 tháng 3, 2022 do 96 quốc gia bảo trợ, có 141 nước ủng hộ Ukraine, 5 nước ủng hộ Nga, và 35 nước vắng mặt. Nếu không tính Nga và vệ tinh Belarus, chỉ có 3 nước ủng hộ, đó là Bắc Hàn ở Á Châu, một Bắc Hàn ở Phi Châu là Eritrea và một bệnh nhân đang thở bằng bình dưỡng khí Nga tên là Bashar al-Assad ở Syria. CSVN VẮNG MẶT CSVN vắng mặt và điều này không khó hiểu. CSVN vắng mặt theo TQ. Về mặt cơ chế chính trị, hệ thống lý luận, nền tảng tư tưởng và một phần lớn nền kinh tế, CSVN đã bị “Phần Lan Hóa” bởi Trung Quốc qua “Mật ước Thành Đô” 4 tháng 9, 1990 và được chính thức hóa sau khi quan hệ giữa hai nước CS được tái lập ngày 7 tháng 11 năm 1991. Khi cơ chế chính trị Liên Xô lung lay tận gốc, giới lãnh đạo CSVN phải đích thân sang TQ cầu cứu mặc dù trước đó không lâu TQ đã chiếm Gạc Ma và tàn sát 64 binh sĩ CSVN. “Phần Lan hóa” là gì? “Phần Lan hóa” (Finlandization) “để trở nên Phần Lan”, là một khái niệm chính trị để chỉ ảnh hưởng của một cường quốc trên các chính sách đối nội, đối ngoại và quốc phòng của một quốc gia láng giềng nhỏ, bị cô lập, không phải là thành viên của một liên minh quân sự và không nhận được sự bảo vệ của các cường quốc. Khái niệm này bắt nguồn từ chính sách của chính phủ Phần Lan chấp nhận không đi ngược lại các chính sách của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh từ năm 1947 đến năm 1990 nhằm mục đích duy trì chủ quyền đất nước. (Trần Trung Đạo, Hiểm Họa Trung Cộng và Bài Học Phần Lan Hóa, Chính Luận 2, Bánh Mì Ai Cập Cá Việt Nam Khát Vọng Con Người, Cổ Loa 2017) Từ khi bị “Phần Lan Hóa” khuôn mặt Biển Đông dần dần thay đổi. Các căn cứ quân sự nổi của TQ như Johnson Reef South (Đá Gạc Ma), Subi Reef (Đá Xu Bi), Gaven Reef (Đá Ga Ven), Hughes Reef (Đá Tư Nghĩa), Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập), Cuarteron Reef (Đá Châu Viên) và Mischief Reef (Đá Vành Khăn) được TQ xây trước những “quan ngại sâu sắc” quen thuộc được lặp đi lặp lại của các lãnh đạo đảng CSVN. ĐA SỐ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM ỦNG HỘ UKRAINE Mặc dù không có thống kê khách quan, nhìn chung qua các mạng xã hội, đa số người Việt ủng hộ Ukraine. Ngoài tình nhân loại có máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn, sự ủng hộ Ukraine còn biểu hiện của niềm cảm thông của những con người cùng hoàn cảnh. Phân tích trên lãnh vực địa lý chính trị, vị trí của Ukraine đối với Nga không khác mấy so với vị trí của Việt Nam đối với Trung Quốc. Đại Nga là Đại Hán, Hắc hải là Biển Đông, Kharkiv là Hà Giang, Belarus là Cambodia (căn cứ TQ tại Sihanoukville), Aleksandr Lukashenko (Tổng thống Belarus từ 1994 đến nay) là Hun Sen (Thủ tướng Cambodia từ 1985 đến nay). Điểm khác quan trọng nhất và có tính quyết định là Ukraine có một Volodymyr Zelenskyy anh hùng trong khi Việt Nam lại có một Tô Định thời đại toàn cầu hóa. THÀNH PHẦN “PHÒ NGA” Thành phần “phò Nga” phát xuất từ 3 nguyên nhân chính (1) mê muội, (2) quá khứ Liên Xô, (3) tin tưởng vào một Putin kiêu ngạo. “Phò Nga” do mê muội Người viết đã bàn về lý do thứ nhất này nhiều lần. Mê muội là hậu quả của chính sách tẩy não. Dưới chế độ CS lịch sử một dân tộc không được viết bằng sử liệu mà bằng sử quan. Sử quan tại Việt Nam là sử quan của đảng CS và lịch sử được giải thích phù hợp với đường lối, chính sách của đảng CS trong từng thời kỳ chứ không phải là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ thăng trầm, vinh quang và thống khổ của dân tộc. Bộ máy tuyên truyền CS chi phối không chỉ trong các sinh hoạt nhân văn, xã hội mà cả khoa học tự nhiên. Tuổi trẻ miền Bắc không lớn lên trong tinh thần của những anh hùng Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng mà bằng mà bằng những vi trùng Pêlêvôi (Người mẹ cầm súng), Marétxép (Anh hùng phi công Marétxép) v.v… Thật đáng buồn cho đất nước sau gần nửa thế kỷ vẫn còn một số không ít người sống trong mê muội. (Trần Trung Đạo, Bàn Về Tẩy Não, Chính Luận 1, Cổ Loa 2014). Bài viết này không bàn rộng về thành phần mê muội. Sản phẩm của bộ máy tuyên truyền này vẫn sẽ tiếp tục hoành hành và cần nhiều thế hệ mới hy vọng dứt. Nếu bệnh nhân dưới 30 tuổi căn bệnh mê muội hy vọng còn chạy chữa được nhưng trên tuổi đó thì khó và trên 50 tuổi thì khó khăn hơn nhiều. Không có thuốc trụ sinh chống mưng mủ do vi trùng mê muội gây ra. Bệnh nhân sẽ bị vật lộn trong đau nhức với những đúng và sai, khôn và dại trong đời sống cho đến khi, nếu may mắn, tự thay đổi được theo thời gian, và nếu không may mắn, sẽ qua đời không biết mình mê muội. May thay, xã hội thay đổi không phải từ thành phần mê muội mà từ thành phần có khả năng thay đổi, những người mà nhà kinh tế Vilfredo Pareto gọi là thành phần 20%. Người viết sẽ trở lại với đề tài này để cùng nhau tìm hiểu 20% đó là ai. Quan điểm “phò Nga” của những người phát xuất từ sự thiếu hiểu biết căn bản về lịch sử nên cần được phân tích bởi vì họ thường là những người có ít nhiều ảnh hưởng trong xã hội. “Phò Nga” do quá khứ Liên Xô Một số khá đông người Việt trong nước xem hồng quân Liên Xô như thiên binh, thiên tướng. “Đại nguyên soái Stalin” và Hồng Quân Liên Xô đã giải phóng Châu Âu. Bộ phim tuyên truyền nhiều tập nói về “cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945” vẫn còn in sâu trong tâm trí của nhiều người. Những người này không biết rằng hai ngày trước khi Hitler mở chiến dịch Barbarossa, 22 tháng 6, 1941, để tấn công Nga, Stalin còn là đồng minh thân cận của Hitler theo tinh thần của hiệp ước Molotov–Ribbentrop quy định hai nước sẽ không xâm lăng nhau trong vòng mười năm. Việc hai quốc gia cam kết không xâm lăng nhau là vấn đề xảy ra nhiều lần trong lịch sử bang giao quốc tế. Đó là vấn đề của hai nước và không cần phải tranh luận. Nhưng hiệp ước Molotov–Ribbentrop, ký ngày 23 tháng 8, 1939, còn có một nghị định thư bí mật trong đó Hitler và Stalin chia nhau lãnh thổ của các quốc gia Ba Lan, Phần Lan, Lithuania, Latvia, Estonia và Romania. Hai tuần sau khi Hitler tấn công Ba Lan từ hướng Tây, ngày 17 tháng 9, 1939, Stalin cũng tấn công Ba Lan từ hướng Đông. Dĩ nhiên Ba Lan không thể chống cùng lúc cả Đức lẫn Liên Xô. Quân đội Ba Lan bảo vệ biên giới chỉ với quân số 20,000 chống lại đạo quân Liên Xô 600,000. Khi Đức và Liên Xô bắt tay nhau, Ba Lan tan rã, gần nửa triệu quân bị bắt làm tù binh. Từ ngày 5 tháng 3 đến tháng 5, 1940 có khoảng 22 ngàn sĩ quan Ba Lan bị tổ chức mật vụ Liên Xô giết tại rừng Katyn. Quyết định giết có sự đồng ý của Stalin và các ủy viên Bộ Chính trị Kliment Voroshilov, Vyacheslav Molotov, Anastas Mikoyan, Mikhail Kalinin và Lazar Kaganovich. (Republic of Poland Government, Decision to commence investigation into Katyn Massacre, 12, 1, 2004). “Hậu quả thảm khốc của Hiệp ước Hitler-Stalin không chỉ giới hạn ở Ba Lan. Nguồn cung cấp nguyên liệu thô quy mô lớn từ Liên Xô cho bộ máy quân sự Đức, chẳng hạn như dầu và sắt. Đổi lại, Đức, dựa trên một thỏa thuận kinh tế đạt được với Liên Xô vào tháng Hai, đã gửi nhà máy và thiết bị công nghiệp sang phía đông. Với việc quân Đức tiến vào Paris và sự sụp đổ của nước Pháp vào tháng 6 năm 1940, sự bành trướng của Đức Quốc xã ở Tây Âu sẽ không thể thực hiện được nếu không có Hiệp ước Hitler-Stalin.” (Claudia Weber, The Changing Reading of the Hitler–Stalin Alliance, Wilson Center, August 23, 2019). Với những sử liệu này, Stalin là tội phạm chiến tranh tại một mức độ trầm trọng tương đương như tội ác của Hitler (Đức), Mussolini (Ý) và Tojo (Nhật Bản). Hai đồ tể Hitler và Stalin đều giấu súng trong tay áo nhưng Stalin suy bụng ta ra bụng người nên nghĩ Hitler tập trung đánh gục Anh trước. Không phải một nguồn mà rất nhiều nguồn tin tình báo, kể cả từ tòa đại sứ Liên Xô tại Đức, cho Stalin biết ý định của Hitler nhưng Stalin không nghĩ Hitler tấn công Liên Xô vào năm 1941 cho đến khi các chiến xa của tướng Đức Heinz Guderian vượt biên giới Đức-Liên Xô. Vì vai trò quá lớn của Liên Xô trong các mặt trận miền Đông Châu Âu từ tháng 6 1941 đến khi Đức Quốc Xã sụp đổ nên tội ác của “Đại nguyên soái Stalin” được xem như “chuyện đã qua” tại các hội nghị quốc tế. “Phò Nga” do tin tưởng vào một Putin kiêu ngạo Ngày 10 tháng 12, 2021, một Putin kiêu ngạo cùng lúc ồ ạt đưa trên 100,000 quân tập trung sát biên giới Nga-Ukraine, Putin đưa ra yêu sách 8 điểm đòi hỏi các chính phủ Mỹ, NATO phải chấp nhận nếu muốn tránh chiến tranh. Chấp nhận không chỉ bằng một vài lời tuyên bố suông thôi mà phải bằng văn bản phù hợp với luật quốc tế. Hai trong số tám đòi hỏi gồm điều 4: “Các bên không được phối trí lực lượng quân sự và vũ khí trên lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào khác ở Châu Âu ngoài các lực lượng và vũ khí đã có ở đó trước ngày 27 tháng 5 năm 1997”, và điều 6: “NATO cam kết sẽ kiềm chế trước bất kỳ sự mở rộng nào, bao gồm cả việc nhận Ukraine cũng như các quốc gia khác”. Một cách chi tiết hơn, khi phải rút lui về vị trí của thời điểm trước 1997 cũng có nghĩa quân đội NATO không được đóng trên lãnh thổ các quốc gia như Ba Lan, Estonia, Lithuania, Latvia và các nước hội viên NATO vùng Balkans như Albania, Bulgaria,Montenegro v.v.. Với những đòi hỏi phi lý này, Putin muốn tái lập ảnh hưởng của Nga trên một diện tích lãnh thổ có kích thước tương tự như Liên Xô trước khi sụp đổ. Putin hình dung nước Nga năm 2021 trong cùng một vị trí của LX vào thời điểm 1989 nhưng ông ta quên rằng năm 1989, GDP của Liên Xô là 2600 tỷ dollar, bằng một nửa của Mỹ, 5200 tỷ dollar. GDP của Liên Xô lớn nhưng tập trung vào lãnh vực quốc phòng trong khi hàng hóa thỏa mãn các nhu cầu đời sống của người dân như xe hơi (phải chờ sáu năm từ khi đặt hàng), tủ lạnh, một chuyến nghỉ hè, có căn nhà riêng không chung đụng ai là những ước mơ. Nhưng LX phá sản không phải vì thiếu bom nguyên tử, thiếu vũ khí, thiếu quân đội, thiếu dầu hỏa mà vì thiếu tự do. Báo El País, một trong những báo lớn nhất tại Tây Ban Nha, cho biết Putin còn kiêu ngạo đến mức soạn sẵn một tối hậu thư dưới dạng bản dự thảo cam kết để Mỹ và NATO tham khảo. Ngày 2 tháng 2, 2022, Mỹ và NATO bác bỏ thẳng thừng hai yêu sách chính của Nga. Tuy nhiên để Putin khỏi mất mặt, trong thư hồi đáp riêng cho Putin, Mỹ hứa sẽ tiếp tục đàm phán việc phối trí hỏa tiễn tại các quốc gia hội viên NATO có cùng biên giới với Nga. Về nguyên tắc, NATO và Mỹ không thể thỏa mãn các đòi hỏi của Putin, bởi vì thỏa mãn tức là đi ngược lại điều 10 của hiến chương NATO trong đó khẳng định “Các hội viên của NATO nếu hoàn toàn đồng ý có thể mời bất kỳ quốc gia Châu Âu nào khác gia nhập hiệp ước này…” Vì đàm phán không còn là một phương án, Putin phải chọn lựa giữa rút quân hay phát động chiến tranh. Rút 175,000 quân về là không đánh mà thua. Putin đánh bạc bằng cách đánh mạnh và thắng nhanh để khi chiếm đóng sẽ đàm phán có lợi. CANH BẠC CỦA PUTIN Gần 6 giờ sáng, giờ Moscow, 24 tháng 2, 2022 Putin tuyên bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” tấn công Ukraine từ ba mũi, Belarus hướng bắc, Donetsk và Crimea hướng nam nhằm mục đích “phi quân sự hóa” (demilitarisation) và “Phi Nazi hóa” (denazification) Ukraine. Hai mục đích giả tưởng này là sản phẩm của bộ máy tuyên truyền Nga. Theo nguồn tin tình báo Mỹ cho tạp chí Newsweek biết, với hỏa lực của Nga, họ lo ngại thủ đô Kyiv có thể phải rơi vào tay Nga trong vòng 96 giờ. Tuy nhiên, 96 giờ trôi qua, một tuần trôi qua, một tháng trôi qua, không chỉ Kyiv mà các thành phố lớn khác đều dưới quyền kiểm soát của quân chính phủ Ukraine. Các diễn biến của cuộc chiến cho thấy, dù quân số và hỏa lực vượt trội Putin chẳng những đang thua và thua to. Mặt trận trên không với năm Nga đánh một Ukraine, Nga vẫn chưa làm chủ được không phận Ukraine. Làm chủ bầu trời (Air supremacy) là một trong những chiến lược tối quan trọng đã được các lãnh đạo quân sự nhấn mạnh nhiều lần trong lịch sử chiến tranh từ Thế Chiến Thứ Nhất tới nay. Trong Chiến Tranh Sáu Ngày (Six-Day War) giữa Do Thái và liên minh Ả Rập, chỉ trong vài giờ sáng ngày 5 tháng 6, 1967, không quân Do Thái đã làm tê liệt 90% không quân Ai Cập. Nhờ làm chủ bầu trời Do Thái chỉ bị thương vong 800 sĩ quan và binh sĩ trong khi ba nước Syria, Ai Cập và Jordan con số thương vong lên đến 20,000. Bộ quốc phòng Nga dĩ nhiên cũng cố vô hiệu hóa không quân Ukraine. Tuy nhiên muốn là một chuyện làm được hay không là chuyện khác. Nga không làm được như Do Thái dù chỉ đánh một nước nhỏ, dù Belarus cho mượn đường, dù đã chuẩn bị từ nhiều tháng và dù đánh trước. Hôm 24 tháng 3, NATO ước lượng Nga tổn thất có thể tới khoảng 15,000 quân. Số quân Nga bị giết trong một tháng xâm lăng Ukraine bằng tổng số quân LX tổn thất mười năm tại Afghanistan. Cuộc chiến tranh xâm lược của Putin vào Ukraine sẽ chấm dứt. Sớm hay muộn. Và dù kết quả ra sao, Putin vẫn là người thua đậm nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược do ông ta chủ mưu. Canh bạc mà Putin đang đánh không phải là mới. Từ cổ chí kim, các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã được nhiều nhà chính trị và quân sự khai thác. Hitler đã dùng hai lần trước Thế Chiến Thứ Hai. Putin học lại của Hitler nhưng trò không hơn được thầy. Về mặt địa lý chính trị, có lẽ Áo hay Tiệp Khắc thích hợp để so sánh với Ukraine hơn, nhưng về chiến lược quân sự cuộc hành quân tái chiếm vùng Rhineland hay sáp nhập vùng Sudetenland vào Đức ngày 7 tháng 3, 1936 thích hợp hơn để phân tích nước cờ của các lãnh đạo quốc gia ngày nay. Hitler thành công vì (1) biết gần như chắc chắn của chính phủ chủ hòa Anh Pháp đứng đầu là Thủ tướng Anh Neville Chamberlain và Thủ tướng liên minh cánh tả Pháp Édouard Daladier sẽ bất động, (2) các liên minh quân sự giữa Pháp và Liên Xô hay giữa Pháp và Tiệp Khắc là những liên minh không đáng tin cậy vì họ chưa hề tham khảo nhau trong suốt cuộc xung đột, (3) qua bộ máy tuyên truyền của Joseph Goebbels, Hitler được dân chúng địa phương đa số là người gốc Đức tại cả hai vùng Rhineland và Sudetenland ủng hộ, (4) chính quyền và đảng chính trị thân Quốc Xã Đức tại Rhineland và Sudetenland ủng hộ, (5) có đồng minh đóng vai trò môi giới quan trọng ở Châu Âu là Benito Mussolini ủng hộ. Putin không có được bất cứ tiện nghi nào trong năm yếu tố nêu trên. “Đồng minh” duy nhất của Putin là Tập Cận Bình cũng không quá mặn mà và không công khai ủng hộ Putin. Trong chính trị học, “phù thịnh” chứ ai không “phù suy”. Tập Cận Bình không muốn chiến tranh xảy ra trong giai đoạn này không phải vì lòng yêu chuộng hòa bình mà vì mục đích ngắn hạn cũng như dài hạn của ông ta chưa hoàn tất. Tập Cận Bình không dại gì phải hy sinh những mục tiêu quan trọng của Trung Quốc vì một người bạn đường vài cây số như Putin. Trong mắt họ Tập, thế giới không còn là ba trục (Liên Xô, Mỹ, Trung Cộng) như trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh trước. Nước Nga của thời LX chỉ còn trong sách vở. Putin là một nhà độc tài cơ hội nhưng không tự lượng sức mình. Một số quan điểm bênh vực Nga cho rằng việc mở rộng về hướng Đông Âu của NATO đã đẩy Nga vào thế phải phản công. Những người theo quan điểm này hoặc là chỉ nói theo hoặc là không theo dõi sát chính sách đối ngoại của Nga từ khi Putin lên nắm quyền và khai triển chủ thuyết Primakov, gọi theo tên của cựu Giám Đốc KGB, cựu Ngoại trưởng và cựu Thủ tướng Nga Yevgeny Primakov. Nội dung căn bản của chủ thuyết Primakov là Nga thay vì phát triển hòa đồng với Tây phương sẽ liên minh với Trung Quốc, Ấn Độ thành một tam giác chiến lược đương đầu với Mỹ. Quan điểm đối đầu với Mỹ đã có trong đầu óc của giới lãnh đạo Nga trước thời kỳ NATO mở rộng sang Đông Âu và Baltics. Những ai “phò Nga” tại Việt Nam thay vì nhìn sang Nga hãy mở mắt to để nhìn ra biển Đông, nhìn sang Cambodia, nhìn lên Hà Giang, nhìn sang Lào (Lào công nhận chủ quyền của TQ trên Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa) để thấy một Việt Nam đáng thương đang co ro trong rọ TQ. Các nhà làm chính sách Mỹ dù dưới tổng thống nào cũng đều nghĩ đến mục tiêu cô lập TQ nhưng cô lập tại một giới hạn nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố thời gian. Tại thời điểm 2022 này, Việt Nam vẫn còn giữ một vị trí chiến lược ở vùng Đông Nam Á và Biển Đông nhưng tại một thời điểm khác trong tương lai vị trí đó có thể không còn nữa. Một khi chiến lược Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy) mở rộng, Việt Nam có thể được xem đã nằm trong “không gian sinh tồn” của Trung Cộng giống như khi Winston Churchill và Franklin D. Roosevelt xem Ba Lan thuộc “không gian sinh tồn”của Liên Xô tại hội nghị Yalta tháng 2, 1945. Khi đó các vị trí chiến lược mà thế giới tự do cần bảo vệ là Philippines, Singapore, Mã Lai, Nam Dương hay xa hơn chứ không phải Việt Nam. Những người theo trường phái “phò Nga” xin đừng khóc cho Putin, cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan Nga mà hãy dành nước mắt để khóc cho Việt Nam.  Trần Trung Đạo
......

Nô nức ngợi ca các đại gia đỏ: Ngửa mặt lên trời mà nhổ

Khanh Nguyen Dựa vào những gì xuất hiện trên báo chí Việt Nam, thì có thể nhìn thấy rằng khoảng vài chục năm nay, sự phát triển về độ tráo trở của ngôn luận đang mỗi lúc vượt bậc. Từ sự kiện Nguyễn Phương Hằng cho đến vụ bắt giữ Trịnh Văn Quyết, báo chí quay ngoắt 180 độ, với một khung cảnh không khác gì bầy thú trong chuồng cứ hồng hộc đổ dồn vào những nơi nào đang có thức ăn. Chỉ mới ngày nào những “giấc mơ” của bà Nguyễn Phương Hằng về giới nghệ sĩ được hà hơi tiếp sức và liên tục chất vấn, đưa ra những thông tin như để cố chứng minh rằng mọi thứ đúng như bà Hằng nói. Kể cả câu chuyện về Tịnh Thất Bồng Lai, không biết bao nhiêu người hò hét, nói theo giọng của bà Hằng để đổ tội lên đầu cho một gia đình tu tập theo khuynh hướng Phật gia. Báo chí cũng ồ ạt tấn công theo, chỉ với một quan điểm duy nhất khởi nguyên, là nơi này “thấy ghét”.  Nhưng báo chí và xã hội Việt Nam thời văn hóa xã hội chủ nghĩa vẫn luôn thích tấn công những kẻ “thấy ghét” mà không có quyền lực, và dễ bị chà đạp trong xã hội. Bởi, nó an toàn trong ánh mắt cú vọ kiểm soát xã hội của chính quyền.  Vụ bắt giữ Trịnh Văn Quyết cũng vậy. Chỉ một hai ngày sau khi tin tức tạm giam điều tra loan đi, các kiểu tin bài góp phần “vạch rõ tội trạng” của ông chủ tập đoàn FLC cũng đang dần xuất hiện. Mọi thứ giống y như kiểu mới phát hiện về một kẻ sai phạm, giỏi che giấu từ bao nhiêu năm nay mà không ai biết gì. Như mọi đại gia bùng phát tiền của ở Việt Nam sau năm 1975, với lịch sử sử bí ẩn của đời mình, không ai biết Quyết làm gì để có số tiền khổng lồ như ngày hôm nay để góp mặt cùng mâm với giới tư bản đỏ Việt Nam. Một chút thông tin về Quyết cho biết rằng anh ta kiếm tiền từ việc mở nhóm dạy thêm từ thời còn sinh viên năm 2, và sau đó buôn bán điện thoại và cuối cùng trước khi trở thành đại gia thì mở công ty luật SMIC. Từ đó về sau mọi thứ mờ ảo theo những chuyện kể tóm tắt con đường kinh doanh của Quyết. Riêng chuyện dạy thêm, bán điện thoại, và mở công ty luật, cũng đã có hàng triệu người Việt Nam đang làm những công việc như vậy mà hiện chưa có mấy ai trở thành “đại gia”. Một chút thông tin hé lộ về khởi đầu công việc của Quyết, rằng khi còn rất trẻ, khi nhận được một vài “cơ hội”, anh ta đã quyết tâm bước vào ngành bất động sản và thành công ngay. Mọi chuyện nghe thật đơn giản. Ở một đất nước gần nửa thế kỷ không có phát minh nào tốt đẹp đóng góp cho nhân loại, ngoài chuyện đổ xô nhau mua bán đất đai ăn dần – vốn cũng có hàng triệu người Việt Nam cũng mua bán bất động sản – nhưng không phải ai cũng trở thành một thế lực được như Quyết. Ắt phải có một điều gì đó, ngoài tài năng và may mắn. Ắt là phải như vậy thì Quyết mới trở thành một bóng ma xô dạt hàng chục ngàn người dân ra khỏi nơi cư trú của mình, cùng với những cái bắt tay chặt chẽ của chính quyền địa phương. Quyết chỉ tay vào đâu trên bản đồ thì nơi đó sẽ trở thành của Quyết. Kể cả đất đai của Quốc phòng, nếu nằm trong tầm ngắm của Quyết, thì cả quân đội cũng không thể nào tranh giành được. Phải có quyền lực hay người chống lưng lớn thế nào thì Trịnh Văn Quyết mới “thích gì nhích đó”. Tháng Tám, 2018, chỉ hơn một tháng sau “đề nghị” của Cty Cổ phần Tập đoàn FLC, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra ngay công văn “hỏa tốc” yêu cầu Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tạm dừng các thủ tục đầu tư xây dựng đồn Biên phòng Bình Hải để điều chỉnh đến vị trí khác phù hợp, để “nhường” đất cho dự án của Quyết. Năm 2016, khi giành được dự án xây dựng đầu tư ở Thanh Hóa, gọi là “Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn”, hàng trăm người dân sống bằng nghề đi biển ở đây đã xuống đường biểu tình, vì việc giải tỏa đền bù như cướp đất này hoàn toàn vô đạo đức và phi nhân, thế nhưng để bảo vệ giấc mơ của Quyết, cả hệ thống chính trị của Thanh Hóa đã vào cuộc, cật lực năng nổ từ Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho đến Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ra Quyết định số 116 khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng” để bỏ tù không ít người nông dân khốn khổ đang tranh đấu vì cuộc sống của mình, nơi vùng đất của ngàn đời của mình. Đó chỉ là một vài hình ảnh trong hàng trăm những công cuộc làm ăn “thịnh vượng xã hội chủ nghĩa”, của tập đoàn FLC mà Trịnh Văn Quyết đã rong ruổi khắp đất nước Việt Nam.  Nói tại tọa đàm “Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới” lúc trước khi bị bắt, Quyết khẳng định giá đền bù rẻ mạt là do nhà nước quyết định chứ không phải từ chủ đầu tư như Quyết. Nhưng Quyết không nói về chuyện từ giá đền bù rẻ mạt đó mà Quyết đã trở thành đại gia trụ cột của kinh tế cộng sản như thế nào. Và Quyết cũng không nói về quyền lực của mình đã làm đổ máu biết bao nhiêu người dân phản đối, tù tội không biết bao nhiêu gia đình vì dám cưỡng lại giấc mơ của Quyết.  Nhưng điều cần làm rõ, những biểu tượng thành đạt của những người cộng sản hôm nay – như Quyết – không phải tự dưng bằng trí tuệ hay sáng tạo của Steve Jobs hoặc Elon Musk mà hình thành. Nó chính xác là những cú bắt tay dơ bẩn từ trong bóng tối của cả một hệ thống, của những hợp đồng ăn chia nhầy nhụa máu, mồ hôi, nước mắt của nhân dân dưới gầm bàn, và đặc biệt là được cả một hệ thống truyền thông của nhà nước chùi rửa kỹ lưỡng và ca hát tận tụy suốt ngày đêm để vinh danh. Mới đây có một luật sư khá tiếng tăm ở Hà Nội lên tiếng thương tiếc cho một tài năng kinh doanh của Trịnh Văn Quyết, và nói rằng việc cướp đất của anh ta cũng chỉ là vấn đề của thời thế và “ai vào thế của Quyết thì cũng phải làm như vậy mà thôi”. Đó cũng là một kiểu ngôn luận thường thấy cho niềm kiêu hãnh thịnh vượng ảo giác đang được các giới nhà giàu xã hội chủ nghĩa tạo ra. Loại ngôn luận phản bội lại đồng bào, ôm chân bọn tài phiệt và chấp nhận thỏa hiệp hy sinh những người nghèo khó, chứ không bao giờ dám lên tiếng tranh đấu cho họ. Cho tới ngày hôm nay, có rất nhiều quan chức, đảng viên bị bắt vì các tội này hay tội nọ, nhưng vốn trước đó thì báo chí vẫn ngợi ca ngất trời, ống kính truyền thông xúm xít săn đón từng ngày. Truyền thông của nhà nước đã dựng lên không biết bao nhiêu tượng đài, và rồi cũng tự tay đập đổ, như ngửa mặt lên trời tự phỉ nhổ mình. Nhưng nỗi đau và mất mát của người dân Việt Nam từ Thanh Hóa, đến Dak Lak, Thủ Thiêm, Vườn rau Lộc Hưng, Đồng Sênh, Dương Nội… đến nay đã chất chồng thành núi, nhưng chưa bao giờ được công bằng nói đến. Tất cả đều bị khuất lấp trong sự kiêu hãnh “thịnh vượng xã hội chủ nghĩa” hôm nay, như Trịnh Văn Quyết hay Nguyễn Phương Hằng.  
......

Trung quốc bí mật hợp tác quân sự với Campuchia, nỗi lo cho Việt Nam

  Việt Tân    Thoả thuận về hợp tác quốc phòng giữa Campuchia và Trung đã được ký kết, song những điều khoản cụ thể đã không được tiết lộ. Động thái này ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận, trong bối cảnh trước đó đã xuất hiện nhiều tin đồn về việc chính quyền Campuchia bí mật cho hải quân Trung Quốc sử dụng căn cứ Ream.   Thoả thuận hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Campuchia đã được ký hôm 31 Tháng Ba, 2022, bởi tướng Lưu Chấn Lập, Tư lệnh Lục quân Trung Quốc, và tướng Hun Manet, Phó tổng tư lệnh Lục quân Campuchia. Lưu ý rằng, Hun Manet là con trai cả của Thủ tướng Campuchia Hun Sen và đang được người cha dìu dắt lên làm thủ tướng tương lai.   Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm tuyên bố: "Trung Quốc và Campuchia là hai nước láng giềng thân thiết, cũng là những người bạn son sắt. Những năm gần đây, quan hệ hợp tác thực tế giữa quân đội hai nước ở nhiều lĩnh vực, bao gồm liên lạc chiến lược, tập trận chung, huấn luyện, trao đổi và đào tạo nhân sự, tiếp tục đi vào chiều sâu". Tuy nhiên, ông Ngô Khiêm không công bố chi tiết thỏa thuận.   Hồi năm 2019, Mỹ đã lên tiếng chất vấn Campuchia sau khi có thông tin rò rỉ cho thấy giữa nước này và Trung Quốc ký thỏa thuận bí mật cho phép các lực lượng vũ trang của họ độc quyền sử dụng Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia trên Vịnh Thái Lan. Sự việc sau đó leo thang đến mức Mỹ ra lệnh cấm vận và trừng phạt các công ty và cá nhân, trong đó có hai quan chức quốc phòng cấp cao Campuchia.   Cho đến ngày 21 Tháng Giêng, 2022, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) lại phát hiện tàu hút cát tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Nhận định về sự việc, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho rằng sự hiện diện quân sự của Trung Quốc là lằn ranh đỏ và sẽ đe dọa đến an ninh của Việt Nam. Thậm chí, theo Tiến sĩ Hiệp thì sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Campuchia sẽ khiến Việt Nam phải nhìn nhận lại chính sách của mình với nước láng giềng phía nam theo hướng tiêu cực.   Không chỉ tạo ra nghi vấn ở Quân cảng Ream, Trung Quốc còn gây lo ngại cho Việt Nam lẫn thế giới với dự án xây dựng sân bay khổng lồ ở Dara Sako.   “Trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc có thể ‘tung hoành ngang dọc trên bầu trời Việt Nam bằng oanh tạc cơ và chiến đấu cơ, cất cánh từ Dara Sakor và hạ cánh trên các đường băng của Trung Quốc ở Biển Đông, Đá Chữ Thập, Đảo Phú Lâm hoặc Đá Subi, trước khi rời đi”, nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại Drake Long nhận định với tạp chí The Diplomat.   Nhìn lại quá khứ, sự thân thiết của Campuchia dàn cho Trung Quốc chưa bao giờ mang lại điều gì tốt đẹp cho Việt Nam. Xin được nhắc lại, tiền lệ của Campuchia vào năm 2012 (với cương vị là chủ tịch ASEAN) và năm 2016 (sau phán quyết của Tòa án trọng tài ở La Hay về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc), Phnom Penh đều có những hành động có lợi cho Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Đến năm nay, 2022 khi Campuchia ngồi vào vị trí vị trí chủ tịch ASEAN, nước này tiếp tục làm lợi cho Trung Quốc khi liên tục ngăn cản Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ.   Có thể thấy, việc Campuchia hoàn toàn nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc đang tạo ra những thách thức to lớn cho Việt Nam. Về mặt địa lý, Việt Nam đang bị Trung Quốc bao vây từ nhiều hướng, điều này đồng nghĩa với thực tế là an ninh quốc gia của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng.   Về phía Trung Quốc thì việc ký thoả thuận quân sự mới với Campuchia xảy ra ngay sau thông tin nước này đang tìm cách để đặt căn cứ hải quân ở quần đảo Salomon trên Thái Bình Dương được đăng tải trên truyền thông. Đây là sân sau của Úc.
......

Những kẻ mạo nhận là đầy tớ nhân dân!

  Việt Tân    Lợi dụng dịch bệnh, lãnh đạo đủ cấp bộ ngành thi nhau đục khoét đến tận xương tuỷ của nhân dân. Dù vậy, miệng quan lúc nào cũng "vì dân, vì nước", là "đầy tớ của nhân dân".   Liên quan đến nhóm lợi ích Việt Á, hôm 31 Tháng Ba, 2022, ông Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế là ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch thành phố Hà Nội (nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ) bị đánh giá là vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật.   Truy cứu trách nhiệm của ông Nguyễn Thành Long, Chu Ngọc Anh sau những sai phạm động trời tại Việt Á là đương nhiên. Tuy nhiên, động thái này là quá chậm, điều đó cho thấy có sự nhân nhượng chứ không phải là "không có vùng cấm", như tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng. Hơn nữa, vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng như các ông Nguyễn Thành Long - Chu Ngọc Anh thì phải bị truy tố chứ không phải nhận kỷ luật là xong.   Vụ Việt Á đang lột tả cách thức vận hành đen tối của chốn quan trường, nơi những lãnh đạo cấp cao cấu kết với các doanh nghiệp sân sau hình thành nhóm lợi ích. Đến nay, những kẻ mạo nhận là đầy tớ nhân dân đã bị lột mặt và đốn ngã bao gồm 3 tướng quân đội, 2 bộ trưởng và hàng loạt các cán bộ đảng viên cộng sản. Còn bao nhiêu kẻ chống lưng cho Việt Á đục khoét nhân dân nữa là điều dư luận quan tâm lúc này.   Có thể thấy, Việt Á phản ánh sự thất bại của công cuộc chống tham nhũng do ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu. Thực tế, càng chống tham nhũng, tham nhũng càng mạnh!  
......

Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?

Cả Thụy Điển và Phần Lan đều cân nhắc gia nhập NATO. Ảnh: Reuters - đồ họa: Welt Nguồn: “Ob man Russland provoziert oder nicht – wenn sie angreifen wollen, dann werden sie es tun“, WELT, 24/03/2022. WELT - Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài/ Nghiên Cứu Quốc Tế| Từ hàng chục năm nay các nước Thụy Điển và Phần Lan đều muốn giữ vị thế trung lập. Nhưng sau khi Putin xâm lược Ukraine, các nước này vội vã nhích gần lại với NATO. Điều này cũng là do hậu quả của một sang chấn từ năm 1939. Hannu Aaltonen là một trong những người Phần Lan mà cách đây không lâu vẫn tin Phần Lan không có chỗ đứng trong NATO. Nhưng chỉ trong vòng vài tuần, người đàn ông 56 tuổi này đã thay đổi quyết định của mình. Ông nói: “Cuộc chiến này làm rung chuyển quan điểm của tôi. Tôi sẽ không buồn nếu chúng tôi gia nhập NATO.” Cha của Aaltonen, hiện đã qua đời, đã chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Mùa đông năm 1939, khi quân đội Liên Xô xâm lược Phần Lan và nước này bị mất một phần lãnh thổ ở Karelia. “Điều này khiến ông bị sang chấn nặng. Ông không thích nói về chuyện này và những ký ức này luôn ám ảnh ông,” người đàn ông Phần Lan thổ lộ. Những trải nghiệm thời đó vẫn còn đọng lại trong xương tủy của nhiều người lớn tuổi cho đến tận ngày nay. Không giống như ở Thụy Điển, ở Phần Lan vẫn còn có những người đã từng nếm trải cuộc chiến tranh xâm lược ở đất nước họ. Cho đến nay, Phần Lan và Thụy Điển đều nhất trí nên giữ thái độ trung lập và cùng nhau xem xét nếu định tham gia liên minh. Đặc biệt, ở Phần Lan, quốc gia có đường biên giới dài 1.300 km với Nga, người ta khó có thể giành được bất kỳ lợi thế nào với tư cách là thành viên NATO. Trong một cuộc khảo sát hồi tháng Giêng, chưa đến một phần ba người Phần Lan ủng hộ việc gia nhập NATO. Aaltonen nói: “Sau khi đã trải nghiệm chiến tranh, chúng tôi muốn bằng mọi giá tránh một cuộc chiến tranh mới. Logic đằng sau đó là: Nếu Nga không muốn chúng tôi gia nhập NATO, thì chúng tôi nên giữ thái độ trung lập.” Giờ đây gần hai phần ba người dân Phần Lan ủng hộ gia nhập liên minh này. Một phần cũng vì người hàng xóm lớn trở nên khó lường hơn bao giờ hết: “Dù bạn có khiêu khích Nga hay không – nếu muốn Nga vẫn cứ tấn công,” Aaltonen nói. “Chuẩn bị sẵn sàng vẫn tốt hơn nhiều.” Phần Lan không thể tránh được điều đó. Na Uy cũng có chung đường biên giới với Nga, ở phía bắc, dài gần 200 km. Ở đây người ta không lo sợ, mà chỉ buồn và ái ngại. Người dân thành phố Kirkenes luôn có quan hệ hợp tác chặt chẽ với nước láng giềng Nga. Biển báo đường tại đây ghi bằng tiếng Na Uy và tiếng Nga. Các sự kiện văn hóa và thể thao đã diễn ra xuyên biên giới từ những năm 1990 cho đến nay. Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga không chỉ có hậu quả về văn hóa mà cả về kinh tế. Hơn 2/3 doanh thu của xưởng đóng tàu ở Kirkenes đến từ các khách hàng Nga. Kể từ năm 2008, các quốc gia Bắc Âu gồm Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan đã gặp nhau tại thành phố này với Nga trong hội nghị Kirkenes hàng năm. Lần này, tất cả diễn ra trùng hợp với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Cho đến nay, người Na Uy vẫn không cảm thấy bị đe dọa. Nhưng họ cũng đã đề phòng, ngay từ trước đây, nước này luôn tránh chọc giận Nga. Tuy nhiên, với cuộc chiến ở Ukraine, người ta đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận khá thận trọng của mình đối với nước láng giềng rộng lớn ở phía Đông, ngay cả khi Na Uy luôn tự coi mình là người môi giới hòa bình trong các cuộc xung đột ở khu vực và không thấy dễ chịu về điều này. Na Uy không chỉ tăng ngân sách quốc phòng mà còn phá vỡ chính sách có tính nguyên tắc bất di bất dịch lâu nay. Giống như các quốc gia Bắc Âu khác, Na Uy đã chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Thủ tướng thuộc Đảng Dân Chủ Xã Hội Jonas Gahr Støre nói: “Chúng tôi là tai mắt của NATO ở phía Bắc.” Cách đây vài ngày Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg từng nhấn mạnh, không có quốc gia nào khác gần gũi với NATO như các nước Bắc Âu. Và về tư cách thành viên có thể có của Thụy Điển và Phần Lan, ông này nói: “Điều này có thể xúc tiến nhanh nếu như các nước đó yêu cầu.” Dù sao chăng nữa, quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra. Cả hai quốc gia đều dao động giữa lo ngại không thể phòng thủ trước Nga nếu không có NATO và việc tình hình an ninh ở Châu Âu có thể leo thang hơn nữa khi họ gia nhập liên minh quân sự này. Trong dân chúng thì đa số thiên hẳn về việc gia nhập, đặc biệt với Phần Lan. Bởi vì dù nước này có nỗ lực như thế nào đi nữa trong nhiều thập kỷ qua để đối phó với Nga một cách thực dụng và thân thiện, cảm giác canh cánh về một mối đe dọa vẫn chưa bao giờ hoàn toàn biến mất sau những trải nghiệm của cuộc Chiến tranh Mùa đông. Những phản ứng này đã được cảm nhận ở cả hai quốc gia trong vài ngày đầu tiên sau khi nổ ra chiến tranh. Hàng trăm người Phần Lan đã đăng ký tham gia các khóa học về quốc phòng, và người Thụy Điển vốn không dùng tiền mặt vội vàng đổ xô đến máy ATM để rút tiền mặt. Ông Aaltonen nói: “Lúc này mọi người mua những thứ điên rồ nhất, radio chạy pin và viên i-ốt để tự bảo vệ mình trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.” Ông kể mỗi khi gia đình hoặc bạn bè gặp nhau thì chủ đề chiến tranh luôn nóng hổi nhất. Bầu không khí khá ảm đạm. “Có thể người ta không sợ, nhưng người ta lo lắng về những gì có thể xảy ra với Phần Lan. Rốt cuộc, hồi tháng Giêng, chúng tôi không thể nghĩ rằng Nga sẽ tấn công Ukraine.” Câu hỏi về cách Phần Lan và Thụy Điển có thể làm gì để tự bảo vệ mình tốt nhất trước mối đe dọa từ Nga sẽ tiếp tục khiến các nước này bận tâm trong những tháng tới. Ở Thụy Điển, tư cách thành viên NATO có thể trở thành một vấn đề tranh cử trước cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 9. Trong khi phe đối lập đang gây áp lực để thúc đẩy tư cách thành viên, thì phe Dân Chủ Xã Hội cầm quyền cho đến nay vẫn phản đối. Nhưng có một điều chắc chắn là Thụy Điển và Phần Lan đã và đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết với liên minh NATO. Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế  
......

Đừng trông mong vào đàm phán

29.03.2022, cuộc đàm phán Nga và Ukraine tại Istanbul nhằm chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine   Peter Pho   Chiến tranh Nga - Ukraine vẫn có thể kéo dài. Đừng trông mong vào cuộc đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ lần này! Đấy là dự đoán của lão PP, một tay phân tích tình hình thế giới được các nông hộ Diệc Lam tín nhiệm. Tại sao? Hãy đi sâu vào cốt lõi của vấn đề.   Cuộc chiến này ngoài bề mặt là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, nhưng trên thực tế, đây là một cuộc chiến giữa phương Tây trong đó có Mỹ mà chủ yếu là Mỹ với Nga và các chế độ độc tài trên thế giới. Mỹ đã thiết kế một ảo cảnh để Nga lấn sâu vào và không dễ gì để Nga thoát khỏi. Tại sao? Các bạn sẽ phải đặt ra nhiều câu hỏi TẠI SAO? và để lão PP lần lượt giải thích cho thông não.   Trước hết về lập trường của Mỹ, Liên Xô bị tan rã là một điều tốt cho phương Tây, nhưng Mỹ vẫn lo sợ đống tro tàn của chủ nghĩa cộng sản lại bùng cháy dưới một thể chế Nga đầy tham vọng. Phương Tây không tin tưởng một nước Nga dưới thời Putin sẽ ngoan ngoãn hội nhập vào trật tự quốc tế bởi cái gen của người Nga và tính cách của Putin. Chính vì sự lo ngại này, mà phương Tây, chủ yếu là Mỹ luôn đề phòng Nga và không muốn tạo điều kiện để Nga trở thành cường quốc về kinh tế. Ngay cả về quân sự, Mỹ luôn tìm mọi cơ hội để “bắt mạch” về sức mạnh quân sự của Nga và tìm mọi cách khiến sức mạch quân sự của Nga bị suy yếu. Nên nhớ rằng, có biết bao nhiêu bộ não Do Thái làm quân sư cho chính phủ Mỹ, những bộ óc này Khổng Minh China cũng gọi bằng cụ. Vậy thì những bộ óc Nga ngố địch thế nào lại những bộ óc Do Thái bẩm sinh cực kỳ thông minh, nhìn xa trông rộng!   Ngay từ đầu cuộc chiến, lão PP đã nhìn thấy một binh pháp được sử dụng, một cạm bẫy được giăng ra đầy hầm hố và bùn lầy. Nếu như lão là quân sư của Putin, lão sẽ khuyên Putin thận trọng, đừng dấn thân vào đấy để mắc bẫy. Cạm bẫy này được giăng ra để Putin nhảy vào bởi nó thiết kế hoàn toàn nhằm vào tính cách của Putin, cụ thể là tính cách của người Nga. Các chuyên gia chiến lược Mỹ đã đánh giá chính xác tính cách này và để Putin nhảy vào, giờ thì Putin đã bị mắc bẫy. Không nhẽ để Putin rút lui một cách nhẹ nhàng mà chưa tổn thương đến tâm can. Một khi con người bị tổn thương đến tâm can thì sẽ bị suy sụp, bị suy sụp sẽ dẫn đến phá hủy toàn bộ sự sống. Dù có sống sót thì cũng đã thân tàn ma dại. Mục đích của Mỹ trong cuộc chiến này là để Nga trở thành một nước hạng hai, không còn là một cường quốc quân sự nữa.   Nói rõ hơn, ý đồ của Mỹ muốn thu được trong cuộc chiến này là: Làm cho kinh tế Nga kiệt quệ, tiêu hao cạn kiệt sức mạnh quân sự của Nga, thẩm định sức mạnh quân sự của Nga, dằn mặt Nga, bắt buộc kẻ độc tài Putin phải từ bỏ ngôi vị, dựng lên một chính quyền thân phương Tây, mở cửa thông tin để dân Nga biết được thế giới bên ngoài, tiếp xúc với nền văn minh thế giới, biết được thế nào là dân chủ, tự do và hoà nhập. Khi đã hoàn toàn khống chế được Nga, Mỹ sẽ tập trung toàn lực đè bẹp Trung Quốc, không cho Trung Quốc nổi lên là mối họa cho nền dân chủ toàn cầu. Một nền trật tự theo ý đồ của Mỹ được củng cố và sức ảnh hưởng của Mỹ sẽ tồn tại, ít nhất kéo dài thêm 50 năm.   Mọi tính toán của Mỹ đang dần được thực hiện. Thông qua cuộc chiến, các nước phương Tây đã xích gần Mỹ hơn, toàn thế giới càng chấp nhận Mỹ, chiến tranh Ukraine đã minh chứng vũ khí Mỹ tốt hơn Nga, các lái thương vũ khí của Mỹ thu về bội tiền. Ngoài ra dòng vốn từ châu Âu và Trung Quốc tự động chảy về Mỹ, Mỹ thu lợi về mọi mặt.   Putin hống hách và tham vọng nay là tội phạm chiến tranh, là đồ tể, trên thực tế, Putin đã hỗ trợ Biden trên trường chính trị. Khẩu hiệu" dân chủ và chuyên quyền "đưa ra sau khi Biden nhậm chức có cảm giác rất ngây thơ, nếu không nói là ngu muội. Mục đích ban đầu của Biden là để chuyển hướng sự chú ý của mọi người, đặc biệt là sự chú ý trong và ngoài nước do những rắc rối bên trong và bên ngoài. Đang là một Biden ngủ gật chưa tìm được lối thoát thì đùng một phát, Putin bị kích thích đâm ra bệnh tâm thần bộc phát, nghĩ quá xa trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ, lao vào cuộc phiêu lưu ở Ukraine. Có thể nói, Putin đã cho Biden một cơ hội, một dấu ấn, một cơ hội cho cuộc đời chính trị của Biden. Biden nếu gặp Putin, nên hôn lên má Putin và nói :”cảm ơn cậu, cậu đã làm cho tớ vĩ đại!”. Trong cuộc chiến này, Putin thì quá bất tài, còn quân đội Nga thì quá tồi tệ. Mặc dù quân đội Ukraina cũng không phải đối thủ, nhưng về tinh thần thì quân Ukraine hơn hẳn. Họ chiến đấu có lý tưởng, có mục đích thiêng liêng và được phương Tây ủng hộ tuyệt đối. Ukraine đã được các chuyên gia quân sự Mỹ chỉ đạo cụ thể và chỉ cần làm theo là đạt được hiệu quả chiến thắng.   Đàm phán ngừng bắn sẽ không có kết quả bởi vì khoảng cách yêu cầu của hai bên quá lớn, đó là một trò chơi Zero-sum condition, tức điều kiện tổng bằng không, để có tổng bằng không, ai cũng không muốn nhượng bộ thì không có kết quả. Như vậy chỉ có thể là tiếp tục choảng nhau cho đến khi một bên kiệt quệ không chịu nổi thì mới phân thắng bại. Tổng thống Ukraina Zelensky sẽ rất lạ lùng, nên ông ta luôn đặt câu hỏi: Tại sao NATO không tham chiến? Quân đội Nga tuy bất lực nhưng quân đội Ukraina cũng không thể có khả năng đánh đuổi quân Nga trong thời gian ngắn. Cách duy nhất để phá vỡ tình thế chỉ có thể là nhờ sự trợ giúp của các lực lượng bên ngoài, quân đội Nga sẽ dễ bị suy sụp nếu NATO và Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến. Chính vì trong tay Putin có vũ khí hạt nhân, nên phương Tây trên nguyên tắc, không bao giờ kích động, không dồn Nga vào chân tường để Nga có cớ sử dụng vũ khí hạt nhân.   Trên thực tế, Hoa Kỳ có thực sự muốn can thiệp? Không, bởi lấn sâu can thiệp sẽ phạm phải sai lầm lớn. Mục đích của Mỹ là lật đổ chế độ Putin, nếu quân đội Mỹ can thiệp sẽ dẫn đến sự trỗi dậy của cả nước Nga, ngược lại chế độ Putin sẽ ổn định hơn. Do đó, chiến lược của Mỹ là để Ukraine chiến đấu đến phút cuối, cuối cùng thì quân đội Nga cũng đại bại, Putin mất đi nền tảng cai trị và từ chức, hay thậm chí chính phủ mới của Nga sẽ thỏa hiệp triệt để và bắt lấy Putin đưa ra xét xử công khai. Chiếc đầu lâu của Putin sẽ là vật hiến tế để Hoa Kỳ giành lại ngôi vị số 1 thế giới. Nếu hiểu rõ điều này, bạn sẽ hiểu tại sao Mỹ không khuyến khích, thúc đẩy và tham gia vào các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine, thậm chí nếu Nga và Ukraine có thể đạt được thỏa thuận thì Mỹ cũng sẽ phủ quyết. Đấy là lý do Biden đã cố tình “nói sai” rằng :” Vì Chúa, người đàn ông này không thể tiếp tục nắm quyền!”. Trong bao nhiêu năm sau thế chiến thứ hai, hầu như Mỹ đã nói gì thì đều đạt được mục đích, ý muốn của Mỹ mặc nhiên là ý muốn của thượng đế. Dù bạn có ghét Mỹ đến đâu, cuối cùng cũng phải “cay đắng” nhìn thấy sự thật. Ức chế không? Ức chế cũng phải ngậm đắng nuốt cay mà nuốt vào…kkk   Ý đồ của Hoa Kỳ luôn được Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Jake Sullivan truyền tải đến các đồng minh và thế giới. Biden đã nói rất rõ rằng "Putin không thể tiếp tục nắm quyền". Nhiều người sợ xanh mắt, kể cả Putin, họ cho rằng Biden già lẩm cẩm, nói nhầm. Nhưng Jake Sullivan đã khẳng định :”Ý của cụ (Biden) không hẳn thế, nhưng lời nói đã nói ra thì không thể thu lại được!”. Bá đạo chưa! Riêng khoản bá đạo thì Mỹ là number one!   Sau khi xem xét tình hình hiện tại và phân tích chiến lược của chính quyền Biden, lão PP nhận thấy rằng chiến lược của Hoa Kỳ là kéo quân đội Nga sa lầy vào Ukraine với một cuộc chiến tồi tệ nhưng mình thì không tham chiến. Cách ủng hộ Ukraine từ Mỹ cũng rất tế nhị. Các loại vũ khí đều được tính toán kỹ càng để đảm bảo cho Ukraine không bị thua cũng không “nên” thắng áp đảo để Nga rơi vào tình trạng chó cùng đường sử dụng đến vũ khí hạt nhân. Ý đồ của Mỹ là giữ chân Nga tại chiến trường từ đó tiêu hao sức mạnh của Nga nhằm mục đích cuối cùng là làm Putin mất tín nhiệm, các thế lực đối nghịch trong nước nổi dậy lật đổ Putin, một chính phủ mới thân phương Tây ra đời.   “Nếu Putin không từ chức, Hoa Kỳ sẽ không bỏ cuộc." cũng là ý kiến ​​của Edward Luce, một cây bút nổi tiếng trên tờ Financial Times. Dư luận trong nước, thì người dân Mỹ rất phẫn nộ trước hành vi bắn giết dân thường của quân đội Nga, đòi phải hỏi tội Putin, vì vậy Biden muốn giải hoà cũng không thể được và chỉ có thể hoàn tất chiến lược mà các chuyên gia đưa ra. Nhiều bạn sẽ hỏi, sao Mỹ lại dùng sinh mạng của người dân Ukraine để đạt được mục tiêu của mình? Nếu đứng trên một lập trường vĩ mô, bạn sẽ không hỏi vậy. Với một nước Nga bành trướng và đầy tham vọng, đây là một cơ hội để họ học được một bài học, một cái tát vào mặt những thằng độc tài. Bằng không, trong tương lai, những cuộc đổ máu tương tự sẽ vẫn xẩy ra. Làm suy yếu thực thể của Nga, đưa ra một chân lý rõ ràng rằng, thế giới không chấp nhận chiến tranh và bạo lực, thà chết, thà hy sinh tất cả nhưng độc lập tự do là trên hết.   Các bạn có bao giờ gỡ bẫy cho một thằng ăn cắp chó chạy thoát để lần sau nó lại ngựa quen lối cũ vẫn mò vào ăn cắp chó của dân làng? Không! Đấy là lý do mà lão PP đoán rằng, đàm phán sẽ không thành công và cuộc chiến sẽ tiếp tục. Chính vậy, ngày hôm qua, lầu năm góc đã cho xuất kho thêm 500 tên lửa Stinger và 500 Javelin xách tay cho Ukraine. Đảm bảo cho Ukraine có đủ sức để cầm chân và tiêu hao quân Nga. Hãy kiên trì các nông hộ nhé! Diệt được thằng Nga ngố mới có cơ để diệt thằng Tầu ngố. Thế giới muốn bình an thì phải đổ máu, và người dân Ukraine đang trong tuyến đầu của cuộc chiến đấu giành lại quyền tự do, dân chủ cho nhân loại.   Vinh quang thuộc về Ukraine!  
......

Trịnh Văn Quyết và những nỗi lo

  Phạm Minh Vũ Đầu tháng 3 năm 2018, Trịnh Văn Quyết đã kéo cả bí thư tỉnh chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi đứng hai bên Quyết trước bãi biển, thị sát để lấy đất triển khai làm dự án, sau cái chỉ tay này, Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh  Quảng Ngãi có công văn yêu cầu dời đồn biên phòng để cho Quyết có đất trọn vẹn làm khu nghỉ dưỡng FLC và 4 ngàn hecta đất tại đây giao cho Quyết. Lãnh đạo Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng cúm rúm trước Quyết để tỏ thái độ vâng lệnh, họ tỏ ra trung thành hơn nữa bằng cách ứng ngân sách 500 tỷ để lấy mặt bằng cho kịp để giao cho Quyết mà chưa đợi Quyết hạch toán giao tiền. Ảnh: Trịnh Văn Quyết (chỉ tay), Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi (bên phải ông Quyết)   Không ai biết thanh thế của Quyết ra sao, chỉ biết Quyết đi tới đâu trên đất nước Việt Nam này, thì lãnh đạo địa phương gần như quỳ lạy trước Quyết, Quyết chỉ tay vào đâu thì đất đó là của Quyết. Uy thế mạnh như vậy, sai khiến cả quan chức, thét ra lửa là vậy, mà tối hôm qua, Quyết khóc bù lu bù loa vì tới bản thân của mình cũng không cứu được, khi nghe công an đọc lệnh bắt giam và khởi tố vì tội thao túng thị trị trường chứng khoán. “Đôi mắt em rất buồn, đôi chúng ta rất buồn... “ ảnh  tỷ phú Trịnh Văn Quyết trước giờ lên xe áp giải vào trại giam.   Trịnh Văn Quyết, quê ở Vĩnh Phúc, lang thang từ nhỏ kiếm ăn, sau đó vào miền Nam kiếm miếng cơm manh áo, rồi kinh doanh nhỏ, rồi ra Hà Nội học Luật, khởi nghiệp chính thức từ năm 2008 với số vốn 18 tỷ, nhưng sau đó Quyết móc nối với một nhân vật quan chức trung ương, và bảo lãnh cho Quyết vay được 105 tỷ nhân dân tệ từ ngân hàng công ICBC (Ngân hàng công thương TQ) do chính quyền bắc kinh chủ quản.   Khi được sự yểm trợ từ ngân hàng ‘’nước lạ’’, cũng là lúc thanh thế của Quyết lên gần như tuyệt đối. Quyết muốn lấy đất có quan chức trải thảm cho Quyết đi, thiếu tiền Quyết vay ngân hàng cả TQ hay của Việt Nam, cứ thế mà từ Bắc vào Nam nơi đâu có vị trí đắc địa, kể cả chiến lược an ninh quốc phòng Quyết cũng lấy cho kỳ được.   Trong một báo cáo của Bộ quốc phòng gửi lên quốc hội, ít nhất là 2 lần nói rằng, Việt Nam bị mất 162.000 hécta đất biên giới và ven biển, nhưng bộ công an và bộ Tổng tham mưu đều phớt lờ báo cáo không dám trả lời hoặc là im lặng, không ai biết 162k hecta đất đó có bao nhiêu đất mà từ các dự án của Quyết?   Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc,Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kontum, Phú quốc…. và rất nhiều địa phương của Quyết đi tới, Quyết đều lấy đất không chỉ vài hecta mà toàn hàng ngàn trở lên. Gây bao nhiêu ai oán ngút trời với người Dân ở đó vì ruộng vườn, nhà cửa của họ đều bị chính quyền tịch thu, nhiều bi kịch trên đất nước này, máu và nước mắt của người dân đều ít nhiều có tên FLC. Quyết có thể san núi, lấp biển, lấp cả kế sinh nhai không biết bao nhiêu người dân Việt nam.   Tối hôm qua 29/03, Quyết chính thức sộ khám. Tội Quyết bị bắt là thao túng thị trường chứng khoán, nhưng ai cũng biết đó chỉ là cái cớ. Vì đây không phải là lần đầu tiên, mà ít nhất có 4 lần trước đó vì thói làm ăn lưu manh và du côn của Quyết.   Quyết được cho là có một người anh ‘’nương tựa’’ đó là nguyễn phú trọng, nhưng vì sao có ông chủ lò chống lưng mà vẫn bị bắt? nó nói lên điều gì? Nó nói lên những điều sau đây:   1) Việc Trịnh Văn Quyết (TVQ) bị bắt, đã nói lên một cuộc đấu đá nội bộ đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, khi trong đảng đã chia nhiều phe và xâu xé nhau, việc bắt TVQ là thể hiện phe Tô Lâm và phe Nguyễn Xuân Phúc mạnh lên trong đảng, báo hiệu thời ông trọng đã chấm hết. Đây là một cú đe dọa ép ông trọng lui về trong hội nghị Thường vụ (TW) rất quan trọng tới đây.   2) Quan niệm người cộng sản cho rằng, không có bạn bè hay kẻ thù mãi mãi, chỉ có lợi ích là trường tồn. Việc TVQ bị bắt là thể hiện bản chất cầm quyền mang tính chụp giật, được biết Quyết những năm gần đây liên tiếp làm ăn thua lỗ, đến lúc đảng thấy con cá mập này đủ to để thịt, để vài năm nữa chắc chẳng còn bao nhiêu, trong lúc đại dịch mấy năm vừa qua, kinh tế khó khăn, thì xâu xé được đồng nào hay đồng đó để bù đắp sự thâm hụt, vì đã ăn quen nhưng nhịn không quen.   3) TVQ đã phạm một sai lầm nghiêm trọng, mà cho dù ông trọng muốn đỡ cũng không thể được đó là chó liếm mặt chủ. TVQ bị bắt vì thao túng thị trường, đó chỉ là cái cớ, nhưng bản chất việc thao túng ấy mới là điều đang nói, hôm nay anh thao túng thị trường, ngày mai anh kiểm soát cả đảng, ai mà có thể chấp nhận việc nhờn mặt với đảng hoài như thế?   Hôm nay Quyết bị bắt, sẽ có ngàn người vui ngàn người buồn. Người vui là những dự án của FLC đang còn dang dở, như rừng Đak Đoa ở Gia Lai, hay nông dân ở Kontum mới đây kêu thấu trời vì việc chính quyền địa phương đòi cướp đất, sẽ có cơ hội giữ được đất ít nhất là thoát khỏi bóng ma FLC. Ngàn người buồn là vì đầu tư vào chứng khoán hay có dựa hơi lợi ích với TVQ mà sắp tới sẽ khó khăn cho họ.   Xen lẫn cảm xúc vui buồn đó, tôi thấy lo.   Lo vì một đất nước điều hành bởi một tập đoàn chính trị tội phạm, cấu kết với tư bản đỏ, thao túng cả nền kinh tế quốc gia, lẫn chủ quyền đất đai của tổ quốc, đều bị chúng áp phe, thâu tóm và định đoạt.   Hôm nay TVQ thất sủng do đấu đá nội bộ trong đảng, do việc Q đi quá lằn ranh đỏ, hay do Quyết làm ăn bết bát mấy năm nay, đảng buộc phải đập để vớt vát chút nào hay chút đó. Nhưng, hết Q này, thì sẽ đến Q khác, khi hệ thống chính trị lạc hậu, tồn tại dựa trên sự lũng đoạn nhà nước, cái đám tiền- quyền cấu kết để cướp tài nguyên quốc gia, đứa vào tù rục xương, đứa thì nhảy lầu tự tử, và có đứa thì kịp tẩu tán sang Mỹ sang Síp.   Phải nói cho rõ Quyết là sản phẩm của nền chính trị lạc hậu do đảng cộng sản tạo ra.   Trong đống tài sản của quan chức và tư bản đỏ đó, nó có cả xương máu của đồng bào.   Mở mắt ra mỗi sáng, tất cả mọi thứ vẫn nguyên, lãnh đạo đảng, chính phủ thì phát ngôn như đám thiểu năng, tay thì duyệt những dự án tàn phá cả quốc gia, ăn luôn tới tận đời con cháu sau này. Chỉ biết thở dài… Nỗi lo đó, bao giờ mới thôi?  
......

Pages