Đối mặt với sinh tử thì phải mạnh mẽ

Nguyen Ngoc Chu Đại sứ Andriy Melnyk: “Một khi sự việc liên quan đến sự sống hay cái chết, đến sự tồn vong của đất nước tôi, thì tôi bất cần phải chọn lựa ngôn từ như thế nào”! “ Ngày nào tôi cũng khóc và tôi phải cố cưỡng lại. Mặc dù vậy, sự lựa chọn từ ngữ của tôi không phản ánh sự tuyệt vọng, mà là một phương tiện để thức tỉnh mọi người. Cách đây năm sáu năm tôi đã cảnh báo người Đức, Putin muốn tiêu diệt người Ukraine chúng tôi. Tôi đã bị cười nhạo”.   1. NÊN HỌC AI? Lúc Tổng thống Nga Putin mang quân xâm lược Ukraine, không ít người cho rằng Ukraine phải “học Phần Lan”. Nghĩa là Ukraine giữ vị trí trung lập, không gia nhập NATO, thì tránh bị Nga tiến đánh. Nhưng bây giờ, thì cả Phần Lan lẫn Thuỵ Điển lại có ý định “học Ukraine”, bỏ vị thế trung lập mà đầu đơn xin gia nhập NATO. Nên học ai? 2. MỀM DẺO VÀ CỨNG RẮN? Cũng không ít người chê lãnh đạo Ukraine không “mềm dẻo”. Nhưng mềm dẻo để cam chịu cho kẻ mạnh “ăn thịt” dần, thì cuối cùng sẽ không tránh khỏi cái chết. Ngồi mà nhìn kẻ thù ăn thịt dần cho đến lúc mất mạng thì thà đánh dẹp chúng còn có cơ may sống sót. Không phải mình “mềm dẻo” mà bắt người khác phải “mềm dẻo” như mình.Trong nhiều trường hợp, phải cứng rắn và mạnh mẽ chứ không phải “mềm dẻo”. Nhất là khi đối mặt với sự sống còn thì chỉ có thể cứng rắn và mạnh mẽ. 3. KHÁC BIỆT CỦA LÃNH ĐẠO MẠNH MẼ Lãnh đạo Ukraine đã nhận được lời khuyên đầu hàng. Nhưng họ không chịu. Lãnh đạo Ukraine cũng nhận được lời khuyên cắt đất đổi lấy hoà bình. Họ cũng không chịu. Lãnh đạo Ukraine, từ Tổng thống cho đến các Thành viên Chính phủ và các Đại sứ ở nước ngoài đều trẻ trung và rất mạnh mẽ. Chính sự mạnh mẽ của Lãnh đạo Ukraine đã làm thay đổi quan điểm của Lãnh đạo nhiều nước. Quan trọng hơn, sự mạnh mẽ của Lãnh đạo Ukraine đã làm thay đổi cục diện của cuộc chiến Nga – Ukraine. Đức là quốc gia đầu tàu của EU. Nhưng Ukraine đã từ chối ý định thăm Ukraine của Tổng thống Đức, tạo nên một scandal ngoại giao có thể nói là vô tiền khoáng hậu. Thật bất ngờ, trái với suy nghĩ thông thường, chính sự cứng rắn không khoan nhượng của lãnh đạo Ukraine cuối cùng đã làm thay đổi đường lối của Lãnh đạo Đức. Từ không viện trợ vũ khí đến viện trợ vũ khí phòng thủ. Từ chỉ viện trợ vũ khí hạng nhẹ đến phải viện trợ vũ khí hạng nặng. Từ không cấm vận dầu hoả đến cấm vận dầu hoả. Từ chưa muốn cho gia nhập EU đến tạo điều kiện nhanh chóng gia nhập EU. Thiết nghĩ, trường hợp thực tiễn Ukraine – Đức cho thấy, mạnh mẽ, thẳng thắn hiệu quả hơn so với “mềm dẻo”. 4. TÍNH CÁCH UKRAINE Chỉ hơn 2 tuần sau ngày tổng thống Nga Putin tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, hôm 10/3/2022 , Đại sứ Ukraine tại Đức, Tiến sĩ luật học Andriy Melnyk (sinh năm 1975) đã có bài trả lời phỏng vấn cực kỳ thẳng thắng, mạnh mẽ cho kênh truyền hình WELT của Đức. Là người nghiên cứu khoa hoc, Tiến sĩ Andriy Melnyk yêu thích ở trong phòng nghiên cứu hơn là đứng trên sân khấu để đôi co với các chính khách. Nhưng Ông không ngần ngại phê phán các chính trị gia Đức đến mức không cần giữ ý đến phương diện ngoại giao vì “một khi sự việc liên quan đến sự sống hay cái chết, đến sự tồn vong của đất nước tôi, thì tôi bất cần phải chọn lựa ngôn từ như thế nào”! Ông phê phán các chính trị gia Đức vì hành xử của Đức đối với Putin là sai lầm. Andriy Melnyk nói : “ Y không phải là vị tư lệnh trên chiến trường, y là người của KGB. Và y biết chính xác người Đức suy nghĩ gì ở trong đầu. Hắn đã nắm bắt hồn vía người Đức. Có thể Putin biết rõ hơn ngày mai Olaf Scholz định làm gì, còn hơn bản thân ông ta nữa kia”. Để hiểu thêm tính cách Ukraine, xin giới thiệu toàn văn Bài trả lời phỏng vấn của Đại sứ Andriy Melnyk cho kênh truyền hình WELT (Nguồn: “Mein Präsident hat mit Scholz telefoniert – als ob man mit einer Wand gesprochen hätte”, WELT, 10/03/2022; Lời Việt do tác giả Nguyễn Xuân Hoài biên dịch (https://nghiencuuquocte.org/tag/andriy-melnyk/)).   ĐẠI SỨ UKRAINE TẠI ĐỨC: PUTIN NHÌN THẤU TÂM CAN THỦ TƯỚNG SCHOLZ Hỏi: Thưa ông Melnyk, với tư cách là đại sứ Ukraine, từ nhiều tuần nay ông đã phát đi thông điệp: “Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn!” Người Đức phản ứng như thế nào, đoàn kết, thờ ơ, hèn nhát? Đáp: Điều này phụ thuộc vào người Đức nào mà người ta đối diện. Các phương tiện truyền thông, hầu hết đều đứng về phía chúng tôi, cũng như rất, rất nhiều người giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi xin cảm ơn các bạn! Với giới chính trị thì có phần khó khăn hơn ít nhiều.   Hỏi: Hiện cũng vẫn như vậy sao? Đáp: Đúng thế. Mặc dù cuộc chiến này, địa ngục này, đã diễn ra được 14 ngày. Đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn phải kêu cứu. Và chúng tôi vẫn hy vọng rằng chính nước Đức và Quốc hội hiểu được điều gì đang diễn ra.   Hỏi: Thủ tướng Liên bang Đức Olaf Scholz vừa mới tuyên bố không tham gia lệnh cấm vận dầu khí. Đáp: Đó là nhát dao đâm sau lưng Ukraine. Chúng tôi tin rằng quan điểm này là không thể đứng vững về mặt đạo lý và nó sẽ giảm, không phải trong vài ngày tới, thì trong vài tuần tới. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu thường dân Ukraine sẽ bị chết trong các vụ tấn công tên lửa.   Hỏi: Có đúng là trong NATO và EU Chính phủ liên bang Đức đã và vẫn luôn do dự nhiều nhất không? Đáp: Tiếc rằng cảm nhận đó lại hoàn toàn chính xác. Lúc loại (các ngân hàng Nga) ra khỏi SWIFT đã như vậy, giờ ngưng nhập khẩu cũng vẫn thế. Điều đó đối với chúng tôi thật hết sức cay đắng. Và tôi nghĩ chắc hàng triệu người Đức phải rất xấu hổ vì luôn ở phía sau chứ không phải đi đầu trong hàng ngũ lãnh đạo.   Hỏi: Nguyên do tại đâu? Đáp: Hầu hết người Đức coi chính sách về nước Nga của Berlin không chỉ thất bại trong vài tháng qua mà là thất bại trong vài năm qua và nhiều thập niên qua. Nhưng giới chính trị vẫn bám lấy cái chính sách đó. Ngoài ra, xã hội này đã quên cách sử dụng ngoại giao phòng ngừa và răn đe quân sự.   Hỏi: Ai là người chịu trách nhiệm chính về việc để Vladimir Putin tấn công Ukraine, Angela Merkel hay Donald Trump? Đáp: Có một nhóm người đông hơn nhiều phải chịu trách nhiệm. Các chính phủ liên bang Đức tiền nhiệm có thể đã ngăn chặn được cuộc chiến này. Nguy cơ là rõ ràng, ít nhất kể từ năm 2014, kể từ khi Crimea bị sáp nhập và cuộc chiến của Nga diễn ra ở Donbass. Đối với chúng tôi đó là một bước ngoặt. Ngay cả Liên minh đèn giao thông (tức chính phủ Đức hiện nay -ND) cũng đã có nhiều thời gian để chủ động hành động và ngăn chặn thảm họa tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai. Nhưng ngoài việc xoa dịu Putin, hoàn toàn không có bất cứ điều gì khác. Cho đến khi chiến tranh bùng nổ.   Hỏi: Nhưng sau đó trong phiên họp Quốc hội, thủ tướng Scholz đã đề cập đến từ : “thời cuộc thay đổi”. Đáp: Tôi có tham dự phiên họp Quốc hội này. Có một cảm giác kỳ lạ, dường như các vị dân biểu trút được gánh nặng, thở phào nhẹ nhõm. Nó giống như bản thân mình đạt được thành tích và tất cả đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Từ đó đến nay mười ngày đã trôi qua. Nhưng chúng tôi, những người Ukraine, hầu như không cảm nhận được điều gì. Không có sự giúp đỡ nào tương xứng với mức độ tàn bạo và tuyệt vọng đang diễn ra ở quê hương tôi.   Hỏi: Thưa ngài Đại sứ, ngài xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông Đức và trên Twitter. Ngài thách thức các chính trị gia, ngài giáng trả và mỉa mai. Việc sử dụng các ngôn từ đôi khi thiếu ngoại giao này có giúp ích gì cho việc truyền tải thông điệp của ngài không? Đáp: Thưa ông, một khi sự việc liên quan đến sự sống hay cái chết, đến sự tồn vong của đất nước tôi, thì tôi bất cần phải chọn lựa ngôn từ như thế nào.   Hỏi: Đó là phong cách của ông hay là sự tuyệt vọng? Đáp: Đấy không phải là phong cách của tôi, tôi thuộc diện trầm tính. Và tôi là một nhà khoa học, tôi đã viết nhiều sách. Tôi cảm thấy thoải mái nhất khi ở trong phòng làm việc của mình, chứ không phải khi đứng trước ánh đèn sân khấu nơi tôi phải tranh luận, đôi co với các chính trị gia. Qua đó tâm lý của tôi cũng không được lắng dịu. Ngày nào tôi cũng khóc và tôi phải cố cưỡng lại. Mặc dù vậy, sự lựa chọn từ ngữ của tôi không phản ánh sự tuyệt vọng, mà là một phương tiện để thức tỉnh mọi người. Cách đây năm sáu năm tôi đã cảnh báo người Đức, Putin muốn tiêu diệt người Ukraine chúng tôi. Tôi đã bị cười nhạo.   Hỏi: Việc chuyển giao vũ khí, mà chính phủ liên bang Đức đã từ chối trước khi bắt đầu chiến tranh, giờ đã được thông qua. Ông còn mong muốn điều gì ở nước Đức và cái gì đã được đáp ứng? Đáp: 500 quả rocket Stinger và 1000 quả đạn rocket đã được phê duyệt, và cũng đã đến nơi. Ngoài ra còn có 23.000 mũ bảo hiểm, 1.300 áo giáp và 50.000 bọc lương khô cho quân nhân. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ so với những gì chúng tôi cần. Và cuộc chiến này có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, chỉ cung cấp một lần là không đủ. Đó là lý do tại sao tôi đề nghị tiếp xúc hàng ngày với Bộ Quốc phòng và ngành công nghiệp quốc phòng. Nhất là chúng tôi không thể bảo vệ dân thường. Những ngôi nhà bị đánh bom để trả thù vì các cuộc tấn công trên bộ của quân đội Nga bị chặn lại.   Hỏi: Do đó tổng thống Volodymyr Zelensky đòi phải có một vùng cấm bay? Đáp: Và rất khẩn trương! NATO, Liên hợp quốc, OSCE– tất cả đều đã thất bại. Bây giờ chúng tôi khẩn cầu cần phải thực hiện một điều gì đó.   Hỏi: Thử tưởng tượng một lần nhé: NATO tuyên bố vùng trời Ukraine là vùng cấm bay. Người Nga tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công, đáp lại NATO đưa máy bay chiến đấu của họ đến, đồng nghĩa với chiến tranh. Đáp: Đó là cách đánh giá của Đức và các nước NATO khác, ít nhất là vào lúc này.   Hỏi: Ông không chia sẻ đánh giá này à, hay là theo ông thì NATO phải chấp nhận đối đầu về quân sự với Nga? Đáp: Đấy là quyết định của các vị. Tôi không đề cập đến chuyện binh sĩ Đức phải hy sinh mạng sống của mình vì Ukraine. Nhưng những gì tôi thấy ở người Đức là các quyết định của họ hầu như đều xuất phát từ nỗi sợ hãi.   Hỏi: Nước Nga là cường quốc nguyên tử. Đáp: Đúng thế. Nỗi lo sợ chiến tranh hạt nhân là có thể hiểu được, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc sợ hãi khi ra các quyết định. Cần phải nói rõ: đây là một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt Ukraine. Ngày thứ Năm đen, ngày 24 tháng 2 năm 2022, cũng là một lời tuyên chiến với châu Âu và đặc biệt là với Đức, cho dù người Đức chưa muốn thừa nhận điều đó và hy vọng rằng họ sẽ thoát được khỏi vấn nạn này. Nếu người ta không chặn tay Putin lúc này thì chúng tôi sẽ không phải là nạn nhân cuối cùng của y. Vì vậy, tôi nghĩ vì lý do đó đáng để mạo hiểm.   Hỏi: Mạo hiểm đối với một cuộc chiến tranh nguyên tử? Đáp: Putin là tội phạm chiến tranh và có lẽ y là một chính khách điên rồ, nhưng y không phải là một kẻ muốn tự sát. Do đó, tôi không tin sẽ xẩy ra chiến tranh nguyên tử. Mới hai tuần trước, người ta đã nói với tôi ở Berlin: Nếu một máy bay trực thăng của Nga bị tên lửa Đức bắn hạ, điều đó có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân. Hôm nay chúng ta đã tiến xa hơn một chút. Nhưng nỗi sợ hãi vẫn bao trùm. Đó là một phần trong tính toán của Putin. Y không phải là vị tư lệnh trên chiến trường, y là người của KGB. Và y biết chính xác người Đức suy nghĩ gì ở trong đầu. Hắn đã nắm bắt hồn vía người Đức. Có thể Putin biết rõ hơn ngày mai Olaf Scholz định làm gì, còn hơn bản thân ông ta nữa kia.   Hỏi: Vậy thì phải làm gì? Đáp: Ông hãy để NATO tuyên bố vùng cấm bay. Để xem Putin có dám cho máy bay của y cất cánh. Hoặc là: mọi người nhìn thấy đoàn xe quân sự Nga dài 65 km hướng về Kiev. Tại sao châu Âu không tạo một đoàn xe cứu trợ còn dài hơn và tạo ra những bức ảnh sắc nét hơn? Để thể hiện: “Chúng tôi sát cánh các bạn.” Trong thực tế, người ta đang đứng nhìn cho đến khi chúng tôi đầu hàng. Cũng có thể đó là điều mà nền chính trị ở Berlin trông đợi. Nhưng điều đó sẽ không khi nào xẩy ra.   Hỏi: Với sự yếu kém về quân sự của mình, đầu hàng trong danh dự có phải là điều hợp lý nhất mà chính phủ Ukraine có thể làm để bảo vệ công dân của mình? Đáp: Suy nghĩ này đã được gợi ý cho chúng tôi kể từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, đây là điều độc địa nhất mà tôi từng nghe. Giờ đây, các tòa nhà chung cư, nhà trẻ và toàn bộ thành phố của chúng tôi đang bị đánh phá tan hoang. Nếu chúng tôi đầu hàng, điều tương tự sẽ xảy ra với tâm hồn chúng tôi. Quốc gia Ukraine sẽ bị tiêu diệt. Sẽ không còn Ukraine nữa.   Hỏi: Liệu Ukraine có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này? Đáp: Tôi chắc chắn 100% là chúng tôi có thể làm được. Về mặt đạo đức chúng ta đã thắng từ lâu, chúng tôi đang chiến đấu trên chiến trường. Tuy nhiên chúng tôi nhận thức được sự vượt trội của Nga. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần cả những biện pháp trừng phạt thậm chí cứng rắn hơn và những đợt chuyển giao vũ khí nhiều hơn nữa.   Hỏi: Hơn hai triệu người tị nạn, điều đó cho thấy hy vọng đang tắt dần? Đáp: Mọi người chạy loạn vì sợ bom đạn, phụ nữ và trẻ em. Đối với nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 60, chúng tôi có đợt tổng động viên.   Hỏi: Khi nói đến việc giúp đỡ những người tị nạn, giới chính trị và xã hội ở Đức không gặp khó khăn như vậy, ít nhất là cho đến bây giờ. Đáp: Người ta không phải thuyết phục người dân ở đất nước tươi đẹp này giúp đỡ, trái tim của họ đã được đặt đúng chỗ. Nhưng chính phủ Đức có thể làm được nhiều hơn thế, chỉ với một cử chỉ đơn giản. Điều đó không tốn một xu, nhưng nó sẽ mang lại cho người Ukraine chúng tôi một niềm hy vọng.   Hỏi: Ông nói về cử chỉ gì? Đáp: Vào ngày thứ ba của cuộc chiến, tổng thống của tôi đã nộp đơn khẩn cấp xin gia nhập EU. Bây giờ chúng tôi muốn một tuyên bố của chính phủ tại Quốc hội rằng: “Chúng tôi muốn công nhận Ukraine là một ứng cử viên gia nhập.” Với triển vọng trở thành thành viên EU, Đức có thể bù đắp cho mọi điều không hay đã xẩy ra đối với Ukraine trước đây.   Hỏi: Chính phủ đã phản ứng như thế nào? Đáp: Hôm thứ hai, Tổng thống Zelensky của tôi đã gọi lại cho Thủ tướng Scholz. Nó giống như nói chuyện với một bức tường. Suýt chút nữa thì Tổng thống của tôi đã cúp máy khi ông nói: Vấn đề chính không phải là viện trợ nhân đạo, chuyện đó đàng nào cũng đang diễn ra. Chúng tôi muốn có quy chế ứng cử viên! Chúng tôi mong muốn Ủy ban Liên minh Châu Âu xử lý đơn của chúng tôi thật khẩn trương để Ukraine có thể được kết nạp muộn nhất trong vòng năm năm. Nhiều nước EU ủng hộ điều này, chẳng hạn như Ba Lan và Slovakia. Riêng Đức vẫn: Không, không, không, không.   Hỏi: Điều đó lại gây thất vọng cho Kiev một lần nữa? Đáp: Gây tức giận. Đó là từ vô hại nhất mà tôi được phép sử dụng ở đây.   Hỏi: Trước chiến tranh, chắc chắn Ukraine không đáp ứng được tất cả các yêu cầu để có thể bắt đầu đàm phán về việc gia nhập. Năm năm, thực vậy sao? Đáp: Chúng tôi biết đây là một quá trình lâu dài, và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của Ukraine. Tám năm nay chúng tôi đã rất cố gắng để xử lý mọi yêu cầu. Nhưng bây giờ chúng tôi mong muốn có một tín hiệu chính trị mạnh mẽ từ Berlin. Chúng tôi không cần những lời bào chữa cho ngày hôm qua, chúng tôi cần những quyết định đúng đắn cho hôm nay.   Hỏi: Nếu Ukraine vượt qua được cuộc chiến tranh này, những kinh nghiệm này sẽ để lại những dấu ấn gì? Liệu đất nước có thể từ bỏ định hướng châu Âu bắt đầu từ cuộc cách mạng Maidan? Đáp: Chúng tôi sẽ vượt qua cuộc chiến tranh này! Sự vỡ mộng có thể khiến một số người nghi ngờ liệu chúng tôi có nên là một phần của EU còn do dự của ngày nay hay không. Nhưng tôi loại trừ khả năng chúng tôi dựa trên nguyên tắc Ukraine là trên hết. Ukraine sẽ vẫn là một quốc gia tự do và dân chủ. Đó là thông điệp quan trọng nhất của tôi: Bạn có thể bay từ Berlin đến Lviv trong một giờ đồng hồ cũng nhanh như đến Freiburg. Ukraine không phải là một nơi nào đó ở bên rìa của thế giới. Chúng tôi đang sống ở đây, trên lục địa này.   (Nguồn: “Mein Präsident hat mit Scholz telefoniert – als ob man mit einer Wand gesprochen hätte”, WELT, 10/03/2022. Lời Việt do tác giả Nguyễn Xuân Hoài biên dịch (https://nghiencuuquocte.org/tag/andriy-melnyk/)).   5. CẢM NHẬN Mưu lược không đồng nhất với mềm dẻo. Đối mặt với sống chết thì chỉ có thể mạnh mẽ chứ không thể yếu đuối. Ở thời điểm hiện tại, nhìn lại đường lối ngoại giao mà lãnh đạo Ukraine đã tiến hành trong hơn 2 tháng chiến tranh, mới thấy được giá trị của sự mạnh mẽ, thẳng thắn, rạch ròi. Mạnh mẽ, thẳng thắng, rạch ròi là vì phải đối mặt với sự sống còn, là vì nhìn thấu được tâm can của đối thủ và đối tác./.  
......

Bài phát biểu của thủ tướng CHLB Đức ngày 08/05 kết thúc Thế chiến thứ II

Kính thưa đồng bào! Ngày hôm nay cách đây 77 năm về trước, chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc ở Châu Âu. Sự im lặng của tiếng súng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 giống như sự vắng lặng trong nghĩa địa trên những ngôi mộ của hơn 60 triệu người phụ nữ, đàn ông và trẻ em. Hàng triệu người trong số họ đã ngã xuống trên các chiến trường. Hàng triệu người đã bị sát hại tại các thị trấn và làng mạc, hoặc bị giết chết trong các trại tập trung. Người Đức đã phạm tội ác chống lại loài người. Càng đau đớn hơn rằng ngày nay, 77 năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, vũ lực thô bạo vi phạm luật pháp lại tiếp diễn ở giữa châu Âu, khi quân đội Nga giết đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở Ukraine, biến các thành phố làng mạc thành đống đổ nát và thậm chí tấn công những người đang chạy nạn. Đối với tôi, đây là ngày 8 tháng 5 không giống như ngày 8 tháng 5 khác. Bởi vậy hôm nay tôi muốn nói với quý vị rằng! Chúng ta không thể kỷ niệm sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai ở Châu Âu mà không đối mặt với thực tế là đang có chiến tranh ở Châu Âu. Nga đang mở ra cuộc chiến này. Người Nga và người Ukraine đã từng cùng nhau chiến đấu, hy sinh cao cả để đánh bại sự tàn bạo Chủ nghĩa xã hội dân tộc (Nationalsozialismus) Đức. Vào thời điểm đó, Đức có tội lỗi với cả hai quốc gia là Nga và Ukraine. Chúng tôi đã cố gắng hòa giải với cả hai trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, giờ đây, Tổng thống Nga Putin muốn khuất phục Ukraine, phá hủy nền văn hóa và bản sắc của nước này. Tổng thống Putin thậm chí còn đánh đồng cuộc chiến xâm lược man rợ của mình với cuộc chiến chống Chủ nghĩa xã hội dân tộc (Deutsche Nationalsozialismus). Đây là sự tráo trở cố tình tuyên truyền sai lệch lịch sử. Nhiệm vụ của chúng ta là phải nói rõ điều này. Đó là chiến thắng quân sự của tất cả khối Đồng minh đã đặt dấu chấm hết cho chế độ độc tài của Đức Quốc xã ở Đức. Người Đức chúng tôi biết ơn điều đó cho đến ngày nay! Năm 1985, Tổng thống Liên bang vào thời điểm đó, ông Richard von Weizsäcker, nói ngày 8 tháng 5 là "Ngày Giải phóng". Chúng tôi đã học được bài học quan trọng từ lịch sử thảm khốc của đất nước chúng tôi từ năm 1933 đến năm 1945. Nói rằng: "Không bao giờ nữa!" „Không bao giờ chiến tranh nữa!“. „Không bao giờ một lần nữa diệt chủng!“. „Không bao giờ chuyên chế nữa“! Nhưng điều đó lại xảy ra. Chiến tranh ở Châu Âu. Điều này đã được Tổng thống Ukraine Zelenskyy chỉ ra ngày hôm nay. Trong tình hình hiện tại. Chúng ta bảo vệ công lý và tự do dân chủ đứng về phía kẻ bị tấn công. Chúng ta ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống lại kẻ xâm lược. Không làm như vậy có nghĩa là chúng ta đầu hàng bạo lực và tiếp thêm sức mạnh cho kẻ xâm lược. Chúng ta giúp đỡ để bạo lực có thể chấm dứt. Đó là lý do tại sao chúng ta đã đưa ra những quyết định sâu rộng và khó khăn trong vài ngày và vài tuần qua một cách nhanh chóng và dứt khoát, được suy nghĩ kỹ lưỡng và cân nhắc kỹ lưỡng. Chúng ta đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với nền kinh tế và giới lãnh đạo của Nga trong một nỗ lực nhằm ngăn cản Putin đường lối chiến tranh của họ. Chúng ta đã chào đón hàng trăm nghìn người Ukraine với vòng tay rộng mở. Hàng trăm nghìn người đã tìm thấy nơi ẩn náu khỏi bạo lực ở quê hương của họ với chúng tôi. Các tổ chức viện trợ cung cấp hỗ trợ ban đầu, các trường học và trung tâm chăm sóc thiết lập các lớp học, và công dân đưa người tị nạn vào nhà của họ. Cảm ơn bạn từ tận đáy lòng của tôi vì sự sẵn sàng giúp đỡ to lớn này ở khắp mọi nơi trên đất nước chúng ta! Và lần đầu tiên trong lịch sử Cộng Hòa Liên Bang Đức, chúng tôi đã gửi vũ khí đến một vùng chiến sự, trên quy mô lớn và luôn cân nhắc cẩn thận các thiết bị vũ khí hạng nặng. Chúng tôi sẽ tiếp tục. Tôi có thể hình dung những quyết định này ảnh hưởng đến các bạn như thế nào. Rốt cuộc, đó là chiến tranh và hòa bình. Vì trách nhiệm lịch sử của chúng ta. Để đoàn kết tối đa với Ukraine bị tấn công. Vì an ninh của đất nước chúng ta và liên minh của chúng ta. Tổng hợp lại đây là nhiệm vụ chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Việc chúng ta với tư cách là một quốc gia đang thảo luận sâu sắc về các vấn đề thuộc phạm vi như vậy là hợp lý và chính đáng. Dân chủ cũng bao gồm việc tiến hành các cuộc tranh cãi như vậy với “sự tôn trọng và tôn trọng lẫn nhau”. Tổng thống Liên bang đã chỉ ra điều này một cách đúng đắn trong bài phát biểu sáng nay. Có một mối lo ngại nghiêm trọng trong nhiều tuyên bố mà tôi đã nghe những ngày này. Hãy cẩn thận rằng chiến tranh sẽ lan rộng, hòa bình cũng có thể bị đe dọa. Sẽ là sai lầm nếu chỉ loại bỏ điều đó. Những lo ngại như vậy cần được lên tiếng. Đồng thời, nỗi sợ hãi không được làm tê liệt chúng ta. Tôi đã nói với bạn những gì chúng tôi đang làm để bảo vệ công lý và tự do dân chủ ở Ukraine cũng như trên toàn châu Âu. Điều này là rất cần thiết. Và đồng thời, chúng ta không chỉ làm mọi thứ mà người này hay người kia yêu cầu. Bởi vì: Tôi đã tuyên thệ nhậm chức để ngăn chặn sự tổn hại đến nhân dân Đức. Điều này bao gồm việc bảo vệ đất nước của chúng ta và các đồng minh của chúng ta khỏi nguy hiểm. Bốn nguyên tắc rõ ràng được tuân theo từ điều này đối với chính trị: Thứ nhất: Đức không đi con đường riêng! Dù làm gì đi nữa, chúng ta phối hợp chặt chẽ với các đồng minh của mình ở châu Âu và bên kia Đại Tây Dương. Thứ hai: Trong mọi việc chúng ta làm, chúng ta đều chú ý duy trì khả năng phòng thủ chính mình! Và: Chúng ta đã quyết định trang bị cho quân đội Đức (Bundeswehr) tốt hơn nhiều để họ có thể tiếp tục bảo vệ đất nước trong tương lai. Thứ ba: chúng ta không làm bất cứ điều gì có hại cho chúng ta và các đối tác của chúng ta hơn Nga. Và thứ tư: Chúng ta sẽ không đưa ra bất kỳ quyết định nào có thể biến NATO thành một bên tham chiến. Rằng không nên có thêm cuộc chiến tranh thế giới, chắc chắn không phải giữa các cường quốc hạt nhân đó cũng là bài học của ngày 8 tháng 5. Kính thưa đồng bào! Hôm nay tôi không thể nói cuộc chiến tàn khốc của Nga chống lại Ukraine sẽ kết thúc khi nào và như thế nào. Nhưng có một điều rõ ràng rằng, không nên có một nền hòa bình do Nga áp đặt. Người Ukraine sẽ không chấp nhận điều đó và chúng ta cũng vậy. Hiếm khi chúng ta đứng như thế này bên cạnh bạn bè và đối tác thắt chặt thống nhất như ngày hôm nay. Tôi cam đoan rằng: Putin sẽ không thắng trong cuộc chiến này. Ukraine sẽ tồn tại. Tự do và an ninh sẽ chiến thắng, giống như tự do và an ninh đã chiến thắng bạo lực, áp bức và độc tài cách đây 77 năm về trước. Hãy "không bao giờ nữa"! Ngày 8 tháng 5./. Philip Nguyen biên dịch Nguồn: Vietbao.de
......

Sao Tổng thống lại phải xin lỗi thay cho Ngoại trưởng?

Nguyen Ngoc Chu   1. Sao Tổng thống lại phải xin lỗi thay cho Ngoại trưởng?   Tổng thống Nga Putin hôm 5/5/2022 đã phải xin lỗi Thủ tướng Israel Naftali Bennett vì phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov nói rằng “Hitler có gốc Do Thái”(https://zingnews.vn/israel-tong-thong-putin-xin-loi-vi...). Một người thường xuyên “phô trương sức mạnh” như ông Putin, lại đứng đầu cường quốc quân sự thứ 2 thế giới là Nga, mà phải “hạ mình” xin lỗi Thủ tướng một nước nhỏ như Israel - đã nói lên rất nhiều về tình thế của Nga và vị thế của Israel. Nếu Nga ở thế “thượng phong” trong cuộc chiến Nga - Ukraine thì ông Putin đã không “hạ mình” xin lỗi, cho dù Israel là một quốc gia mạnh, vì ông Putin đã coi thường cả NATO lẫn Châu Âu khi ngang ngược tiến đánh Ukraine. Ở mặt khác, nếu Israel là quốc gia “không có trọng lượng” thì dù ở tình thế nào, ông Putin cũng không cất lời xin lỗi. Trên tất cả, nếu Ngoại trưởng Lavrov có sai thì Ngoại trưởng Lavrov xin lỗi là đủ, sao Tổng thống Nga lại phải xin lỗi thay cho Ngoại trưởng Nga? Tất cả đã nói lên rằng, tình thế của ông Putin rất khó khăn, và Israel là một quốc gia “có trọng lượng lớn”, cho dù diện tích Israel (22.145 km2) rất bé, còn nhỏ hơn tỉnh Gia Lai-Kon Tum (25.000 km2) của Việt Nam trước đây, và dân số Israel rất ít (9,61 triệu người), còn ít hơn dân số TP HCM (11 triệu người). Việc Ngoại trưởng Nga Lavrov cố tình khoác chiếc áo “tân phát xít” cho ông Zelensky”, không chỉ thất bại, mà còn làm cho Nga có thêm kẻ thù mạnh, đẩy Nga vào tình thế đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Đó là lý do tại sao Tổng thống Putin phải "hạ mình" xin lỗi Thủ tướng Bennett để giải cứu tình thế. 2. Không chỉ chiếm đất mà “ở lại vĩnh viễn” Khác với Ngoại trưởng Lavrov đeo bám lý do “tân phát xít” đến mức mù quáng gán cho Hitler có nguồn gốc Do thái, thì các tướng lĩnh Nga tuyên bố rõ ràng mục tiêu giai đoạn 2 là chiếm toàn bộ miền Đông và miền Nam Ukraine. Còn rõ ràng hơn cả các tướng lĩnh Nga chỉ nói về chiếm đóng, các quan chức Kremlin tuyên bố sẽ “vĩnh viễn” ở lại miền Nam Ukraine. Ngày 05/5/2022, khi đến thăm Kherson, thành phố gần 30 vạn dân của Ukraine đang bị quân Nga mới chiếm được, nghị sĩ Nga Andrey Turchak đã thẳng thừng tuyên bố: "Nga sẽ hiện diện ở đây mãi mãi. Không nghi ngờ gì về điều này. Sẽ không có chuyện quay lại như trước đây"; "Chúng ta sẽ cùng chung sống, phát triển vùng đất giàu có này, giàu cả về di sản lịch sử lẫn con người ở đây" (https://dantri.com.vn/.../quan-chuc-nga-noi-nga-se-hien...). Với tuyên bố của các quan chức Nga, “trưng cầu dân ý về độc lập” của các vùng ly khai như Luhansk, Donetsk trong quá khứ và Kherson nếu có trong tương lai – chỉ là các màn kịch. Các mặt nạ nối nhau bị gỡ bỏ, để lộ ra mục tiêu cốt lõi là chiếm đất của Ukraine rồi biến thành lãnh thổ của Nga. 3. Nga có giữ được Kherson? Liên Xô chiếm đóng Afghanistan 10 năm rồi phải rút quân. Quân đội Mỹ chiếm đóng Afghnistan 20 năm rồi cũng phải về nước. Các quan chức Kremlin hiện nay sống được bao lâu mà tuyên bố “ở lại Kherson vĩnh viễn”? Tổng thống Nga Putin đã phải “hạ mình” xin lỗi Thủ tướng Israel Bennett thay cho Ngoại trưởng Nga Lavrov đã nói lên tình thế “chật hẹp” của Nga trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tên lửa tầm xa thì dần cạn kiệt. Sản xuất thì không kịp và không đủ linh kiện vì bị cấm vận. Quân số thì chưa thể huy động được quân dự bị và chưa thể tổng động viên. Không thể dốc toàn lực kho vũ khí tên lửa tầm xa và huy động toàn bộ quân chủ lực vì còn phải đối phó với thế giới còn lại và canh giữ toàn bộ lãnh thổ rộng hơn 17 triệu km2. Không quân thì không chiếm lĩnh được bầu trời, bắn từ xa thì không đủ tên lửa, dội bom ở tầm thấp thì sợ hoả tiễn của đối phương. Dựa vào pháo binh thì quân đội Ukraine bắt đầu có pháo chính xác tầm xa. Cậy vào số đông xe tăng thì không thể tiến quân vì nhiều xe tăng bị bắn cháy khi đối phương có ưu thế bội phần về số lượng tên lửa diệt tăng. Sĩ khí của quân đội thì bạc nhược vì phi nghĩa. Tổn thất trên chiến trường rất nặng nề. Tiến thì mất nhiều nhân mạng và khí tài mà vẫn không thể. Lui thì không còn thể diện. Đó là một tình thế thật sự tiến thoái lưỡng nan cho bất cứ ai ngồi vào vị thế của Kremlin lúc này. Đồng minh thân cận nhất của Kremlin là Lukashenko cũng phải thất vọng mà thừa nhận “chiến dịch” đã bị kéo dài, vì được thông báo và tin tưởng rằng Ukraine sẽ đầu hàng sau 4,5 ngày Nga tấn công. Dự báo Quân đội Ukraine sẽ phản công trong thời gian rất gần. Kherson sẽ được giải phóng. Các quan chức Kremlin có thể ở lại Kremlin chứ không thể ở Kherson. 4. Vị thế nước Việt Nêu chuyện chiến sự Nga - Ukraine là để liên hệ đến Việt Nam. Từ chuyện Tổng thống Nga Putin phải xin lỗi Thủ tướng Israel Bennett thay cho Ngoại trưởng Nga Lavrov mà nghĩ đến tầm nhìn 2045 của nước ta. Chúng ta có thể rút ra được bài học gì từ vị thế của Israel? Israel là quốc gia nhỏ về dân số và diện tích, nhưng lại là quốc gia sở hữu lực lượng quốc phòng hùng mạnh đến mức các cường quốc quân sự khác phải nể trọng. Tiềm lực quân sự hùng mạnh của Israel không phải dựa trên mua nhiều vũ khí hiện đại của nước ngoài, chẳng hạn như Ả Rập Xê Út, mà do chính Israel tự chế tạo ra. Israel là 1 trong 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Kho vũ khí hạt nhân của Israel hiện có 90 đầu đạn. Israel tự xây dựng hệ thống chống tên lửa “vòm sắt” hiệu quả nổi tiếng. Ngoài ra Israel còn sở hữu nhiều sáng chế vũ khí rất hiện đại hiệu quả được nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, quan tâm và trở thành khách hàng. Trong lĩnh vực sản xuất, Israel là một quốc gia có nền sản xuất công nghiệp và nông nghiệp tiên tiến, do chính tự Israel tạo lập. Các chỉ tiêu kinh tế của chúng ta lập cho các năm 2030 và 2045 là dựa trên lối mòn truyền thống. Còn nếu đặt mục tiêu đến năm 2045 sẽ sở hữu các công nghệ tiên tiến để có một phần vị thế như Israel thì phải đi con đường khác. Có ai chăng ở cấp lãnh đạo quốc gia đã từng âm thầm đặt cho Việt Nam một mục tiêu về vị thế để các cường quốc phải nể trọng, dè chừng? N.N.C.
......

Thủ tướng Séc: "Chúng tôi đang cung cấp vũ khí vì chúng tôi đã hiểu những điều cốt yếu“

Von Robin Alexander - WELT Stv. Chefredakteur Nguyễn Xuân Hoài "Nếu không chặn đứng Putin, đến một lúc nào đó quân của lão sẽ tới sát biên giới của chúng ta“   Thủ tướng Tsec Petr Fiala: “Tên lửa, cả xe tăng, tất cả những gì mà chúng tôi có thể làm“ thì Tsec đều gửi đến cho Ukraine. Trong bài phỏng vấn thủ tướng Petr Fiala giải thích, vì sao nước ông không thể làm khác. Trong chuyến viếng thăm của ông ở Berlin thủ tướng Tsec đã chuyển đề nghị của mình tới ông thủ tướng Scholz .   WELT: Thưa Ngài Thủ tướng, Tséc là một nước ủng hộ quan trọng đối với Ukraine, cả về quân sự. Các chuyến giao hàng tiếp theo đã được lên kế hoạch chưa?   Petr Fiala: Chúng tôi đã chuyển vũ khí cho Ukraine từ trước chiến tranh. Chúng tôi là quốc gia đầu tiên. Và sau sự xâm lược của Nga, chúng tôi là một trong những quốc gia đầu tiên gửi vũ khí hạng nặng: tên lửa, xe tăng, bất cứ thứ gì có thể. Một số chúng tôi đã có trong kho, những thứ khác chúng tôi phải mua thêm. Chúng tôi làm điều này bởi vì chúng tôi hiểu một điều quan trọng: Ukraine không chỉ chiến đấu cho tự do và sự sống còn của chính người dân của mình, mà còn chiến đấu cho cuộc sống và tự do của người Tséc. Nếu Putin không bị chặn lại ở Ukraine, quân đội của ông ta cuối cùng sẽ tiến tới biên giới của chúng ta. Có thể đầu tiên là ở các nước Baltic, nhưng sau đó cũng sẽ sớm ở Cộng hòa Tséc. Và lắm khi cả ở biên giới Đức.   WELT: Thỏa thuận giữa Praha và Berlin về vấn đề chuyển giao vũ khí gắn bó chặt chẽ đến mức độ nào? Trước đây, chính phủ liên bang Đức phải miễn cưỡng chấp thuận việc chuyển giao (vũ khí) từ Cộng hòa Tséc, mà cần phải có sự chấp thuận của Đức.   Fiala: Đó là lý do tại sao tôi đến Berlin hôm thứ năm để nói chuyện với Thủ tướng Olaf Scholz về chuyện này. Chúng tôi muốn phát triển hợp tác với Đức để có thể nhanh chóng giúp đỡ Ukraine. Đức có thể gửi vũ khí trực tiếp cho Ukraine. Nhưng Đức cũng có thể giúp chúng tôi chuyển vũ khí của Liên Xô trước kia đến đó vì người Ukraine có thể xử dụng chúng, theo cách bù lại cho chúng tôi bằng vũ khí, khí tài của phương Tây.   WELT: Ngài nói, Ukraine không chỉ bảo vệ chủ quyền và người dân của họ, mà còn bảo vệ người Tséc và người Đức. Thủ tướng có nghĩ ông Olaf Scholz cũng nhìn nhận vấn đề như vậy không?   Fiala tại cuộc thăm thủ tướng Scholz   Fiala: Ông ta phải nhìn nó theo cách đó, bởi vì đó là một thực tế. Putin đang gây chiến với châu Âu. Từ nhiều năm rồi! Kiểu pha trộn (hybrid), thông qua thông tin sai lệch, bóp méo và thông qua các cuộc tấn công mạng, và lặp đi lặp lại với lực lượng quân sự của mình. Putin công khai tuyên bố mục tiêu chiến tranh của ông ta: y muốn có một châu Âu khác, giống như những năm 1990, tức là một châu Âu trước khi NATO và EU mở rộng, trong đó Nga một lần nữa muốn thống trị mọi thứ mà Liên Xô từng thống trị. Bảy năm trước, Nga sáp nhập Crimea. Lúc đó tôi chưa phải là một chính trị gia, mà là một nhà khoa học. Tôi đã công bố về điều này vào thời điểm đó và dự đoán: Phản ứng yếu ớt của các quốc gia phương Tây đối với hành động gây hấn này sẽ không đem lại hòa bình. Bởi vì đó là một tín hiệu cho Putin thấy phương Tây suy yếu và hắn ta có thể lấn tới. Trong văn hóa chính trị Nga có khía cạnh của chủ nghĩa đế quốc. Điều này có nhiều nguyên nhân khiến tôi phải quan tâm với tư cách là một nhà khoa học. Nhưng là một chính trị gia, điều quan trọng hơn hết cần phải nhận thức được là, phải đưa Nga vào khuôn khổ, nếu không Nga sẽ luôn luôn có ý đồ bành trướng.   WELT: Bộ trưởng ngoại giao của Ngài trong một bài báo đã nói về sự nhượng bộ (Appeasement). Trong bối cảnh của Đức, khái niệm nhượng bộ là một lời cáo buộc đặc biệt gay gắt.   Fiala: Tôi không đến Berlin để đưa ra cáo buộc hay trách móc ai. Giống như nhiều người ở Trung Âu, tôi đang theo dõi rất kỹ cuộc thảo luận ở Đức. Và tôi hiểu rằng Đức rất khó để đảo lộn chính sách về nước Nga của mình chỉ trong vài tuần lễ. Trong nhiều năm, Đức luôn cố gắng thực hiện các thỏa thuận với Putin và phớt lờ mọi lời cảnh báo của chúng tôi. Đó là lý do tại sao tôi rất vui mừng khi Đức ý thức được rằng, cần phải có lập trường kiên quyết chống lại chính sách xâm lược của Nga, tăng cường đoàn kết và thống nhất của cả châu Âu, phải hết sức rõ ràng và kiên quyết.   WELT: Ngài hiểu rõ khó khăn như thế nào khi đảo ngược chính sách đối với nước Nga của Đức. Ukraine dường như thiếu sự hiểu biết này. Kiew thậm chí còn khước từ chuyến đi thăm của Tổng thống Liên bang Đức chúng tôi.   Fiala: Tôi đã ở Kiew vào thời điểm Kiew bị quân đội Nga bao vây và thành phố bị pháo kích. Volodymyr Zelenskyj hàng ngày phải đối mặt với những quyết định khó khăn nhất, quyết định liên quan đến sự sống và cái chết của các công dân của ông. Họ đang có chiến tranh! Chúng ta phải hiểu rằng dưới áp lực này, ông ấy đã hành động và nói năng theo cảm tính chứ không phải theo kiểu ngoại giao. Điều này có thể gây đau đớn cho một số chính trị gia phương Tây. Nhưng có thể chính nhờ cái đó sẽ giúp chuyển động được điều này, điều khác.   WELT: Ngài có khuyên ông Scholz, cũng đến thăm Kiew ?   Fiala: Tôi không có lời khuyên nào. Ông Thủ tướng là một chính trị gia dày dặn kinh nghiệm. Nói chung, tôi muốn nói rằng các chuyến thăm từ các nước dân chủ là rất quan trọng đối với người dân Ukraine. Bởi vì chúng là một dấu hiệu: chứng tỏ họ không cô độc, lẻ loi! Chúng ta thể hiện sự cảm thông và lòng trắc ẩn. Chúng ta không thể chỉ thể hiện điều đó bằng những ngôn từ đẹp đẽ ở các đô thị châu Âu. Chúng ta có thể thể hiện điều đó bằng thực tế có mặt ở Kiew.   WELT: Những người nổi tiếng của Đức đã yêu cầu Olaf Scholz trong một bức thư ngỏ, không chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Khi được hỏi liệu Ukraine đơn giản có nên đầu hàng hay không, một trong các tác giả đã trả lời, và câu trả lời đó lại liên quan đến đất nước của Ngài: Alexander Dubček chấp nhận cuộc xâm lược của Liên Xô vào năm 1968 và không điều quân đội Tiệp Khắc để chống lại Hồng quân.   Fiala: Khi còn bé tôi đã chứng kiến xe tăng Nga ở các thành phố của chúng tôi và tôi biết điều đó đã ảnh hưởng đến thế hệ của tôi và thế hệ cha mẹ tôi như thế nào. Đó là một thảm họa khủng khiếp. Điều đó không thể so sánh được, bởi vì Tiệp Khắc khi đó là một phần của Liên Xô. Nếu người ta muốn tìm kiếm một so sánh lịch sử, thì có một sự so sánh khác, đó là Hiệp ước Munich năm 1938, khi các chính trị gia phương Tây bỏ rơi đất nước của tôi để nhượng bộ với Hitler. Điều đó đã không mang lại hòa bình, mà là một cuộc chiến khủng khiếp nhất. Vấn đề là các đế quốc bành trướng và các chế độ độc tài chỉ hiểu được sức mạnh. Chúng ta thấy chính sách yếu kém chống lại Nga tồi tệ như thế nào, nó đã dẫn đến việc sáp nhập Crimea, trước đó là cuộc chiến ở Gruzia và nhiều thảm họa khác.   WELT: Ngài tán dương sự cứng rắn và kiên quyết. Làm thế nào để điều đó phù hợp với thực tế là bây giờ, cuối cùng EU đã đồng ý về lệnh cấm vận dầu mỏ, Cộng hòa Tséc lại muốn có một thỏa thuận đặc biệt để họ có thể tiếp nhận được dầu của Nga lâu hơn?   Fiala: Chúng tôi luôn ủng hộ các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ và chúng tôi cũng ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ. Nhưng điều đó đặc biệt khó khăn đối với Cộng hòa Tséc vì chúng tôi ở cuối đường ống dẫn dầu. Chúng ta sẽ không có đủ dầu nếu không có nguồn cung cấp của Nga. Chúng tôi đang làm những gì để có thể để thay đổi điều đó. Nhưng sẽ mất hai năm. Và vì điều này, chúng ta cần có sự đoàn kết, chia sẻ của các quốc gia nhận được nhiều dầu hơn từ các quốc gia khác.   WELT: Thủ tướng Hungari Viktor Orbán dọa sẽ phủ quyết để ngăn chặn lệnh cấm vận đối với dầu mỏ, khí đốt, than đá.   Fiala: Đề nghi ông đừng lẫn lộn điều đó với chúng tôi! Điều đó không phải là lập trường của chúng tôi! Chúng tôi sẽ không chặn, chúng tôi chỉ muốn có sự đảm bảo nhất định về việc được cung cấp từ các nguồn khác. Về phần Orbán: chúng tôi đang nói chuyện với ông ta trong nhóm Visegrad (Lưu ý của ban Biên tập: gồm Tsec, Slovac, Ba lan và Hungari) .Tôi thừa nhận, phần lớn những gì Orbán nói về sự xâm lược của Nga đối với Ukraine gây khó cho chúng tôi. Nhưng cho đến nay, cuối cùng Hungary đã đồng ý với tất cả các biện pháp trừng phạt. Điều này không phải ngẫu nhiên, mà có liên quan đến nhóm Visegrad.   WELT: Nếu sự đoàn kết chống Nga là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với châu Âu, thì có phải là một sai lầm khi Cộng hòa Tséc trong những năm qua đã liên kết với Orbán trong nhóm Visegrad ?   Fiala: Nhóm Visegrad là một công cụ trong chính sách Châu Âu của chúng tôi, mà chúng tôi đã đạt được nhiều thành tựu trong hơn hai mươi năm qua. Nhưng cũng còn có các công cụ khác. Chúng tôi có quan hệ rất tốt với các nước láng giềng khác, với Áo và đặc biệt là với Đức. Thật không may, những gì chúng ta có thể đạt được cùng nhau không chỉ phụ thuộc vào những gì chúng ta muốn, mà còn phụ thuộc vào việc liệu chúng ta có thể tìm được đối tác muốn làm việc chuyên sâu với mình hay không. Điều đó không phải luôn luôn xảy ra với Đức trong quá khứ./. https://www.welt.de/politik/ausland/plus238586605/Tschechischer-Premier-Wir-liefern-Waffen-weil-wir-etwas-Entscheidendes-verstanden-haben.html
......

Cắt khí đốt Ba Lan và Bulgaria: Đòn nắn gân Liên Âu của Vladimir Putin

Anh Vũ - RFI Gazprom, tập đoàn năng lượng của Nhà nước Nga đã quyết định cắt nguồn khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria ngay từ ngày 27/04/2022 với lý do hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp theo đòi hỏi của Tổng thống Vladimir Putin. Hành động này được đánh giá là một bước leo thang mới của Kremlin gây tăng giá nhiên liệu và ép các nước khác trong Liên Âu phải chấp nhận các điều kiện của Kremlin và nhằm đối phó với viễn cảnh Liên Hiệp Châu Âu đang chuẩn bị loạt trừng phạt mới đối với Nga. Thực sự thì quyết định của Matxcơva cũng không có gì là bất ngờ đối với Liên Âu, nhưng EU lo ngại đòn trả đũa bằng năng lượng này chỉ là bước khởi đầu và Nga sẽ áp dụng với một loạt các thành viên Liên Âu khác, trong đó có nhiều nước chưa thực sự sẵn sàng từ bỏ hẳn khí đốt của Nga. Liên Hiệp Châu Âu lập tức tỏ đoàn kết hỗ trợ Ba Lan và Bulgaria, hai nước hiện chiếm 8% lượng khí đốt mà cả EU nhập khẩu từ Nga. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu hôm qua đã cho biết Liên Hiệp đang chuẩn bị phối hợp hành động đáp lại ý đồ lấy khí đốt ra để bắt chẹt các nước. Bà Ursula von der Leyen tuyên bố châu Âu “đã chuẩn bị cho kịch bản này.” Hai nước liên quan từ giờ có thể sẽ được các láng giềng cung cấp khí đốt. Ngay từ hôm qua, Đức đã mở van khí (đốt) cho Ba Lan và Bulgaria đã kết nối ngay với hệ thống của Hy Lạp. Từ khi EU quyết định cắt giảm 2/3 tiêu thụ khí đốt Nga trong năm nay và dự kiến đến 2027 sẽ cắt hẳn sự lệ thuộc vào năng lượng Nga, nhiều nước đã triển khai các phương án. Thực tế, năm ngoái, Nga đã cung cấp cho Liên Âu 155 tỷ mét khối khí tự nhiên, chiếm khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ. Ba Lan đã tìm nguồn nhập khí hóa lỏng từ hệ thống đường ống dẫn khí mới nối với Na Uy và đã tăng cường tích trữ khí cho mùa đông tới. Hiện Ba Lan đã dự trữ được 76% nhu cầu tiêu dùng cho mùa thu tới. Người Ba Lan có vẻ không lo lắng nhiều. Mỗi năm Ba Lan tiêu thụ khoảng 17 tỷ mét khối khí đốt, trong đó khoảng một nửa lệ thuộc vào Nga. Xác định là nước sẽ bị Nga nhắm đến đầu tiên, từ năm 2016 Varsaw đã có những bước đi chuẩn bị thoát khỏi lệ thuộc khí đốt Nga, bằng cách xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng nhập từ các nước khác. Hiện hệ thống tiếp nhận này đã có thể đạt công suất 7,5 tỷ mét khối/năm. Ngoài ra cuối năm nay Ba Lan sẽ có thêm đường ống dẫn khí đốt Baltic Pipe, tiếp nhận trực tiếp khí đốt từ các mỏ của Na Uy đi qua Đan Mạch, với công suất vận chuyển 10 tỷ mét khối khí mỗi năm. Với Bulgaria, bài toán có phức tạp hơn vì nước này bị lệ thuộc gần như hoàn toàn vào khí đốt Nga và khả năng tích trữ khí đốt thấp, chiếm có 17% nhu cầu. Nhưng vì là nước nhỏ Bulgaria cũng không có khó khăn gì nhiều trong việc tìm nguồn cung ứng thay thế. Bulgaria có thể trông cậy nhiều vào công trình xây dựng đường ống dẫn khí IGB, nối với Hy Lạp, dự kiến sẽ khánh thành trong vài tháng tới. Đường ống này giúp Bulgaria nhập khí hóa lỏng từ các cảng của Hy Lạp. Còn lại bây giờ là để xem tới đây Gazprom sẽ cắt khí đốt với nước nào. Ngoài Hungary ra, tất cả các thành viên EU đều đã từ chối thanh toán tiền khí đốt Nga bằng đồng rúp. Có lẽ Đức là nước lo lắng nhiều, dù Berlin đang cố gắng cắt giảm dần lệ thuộc vào khí đốt Nga, hiện chỉ còn chiếm 40% tiêu thụ so với 55% ở thời điểm cuối năm ngoái. Để từ bỏ hẳn khí đốt Nga, nước Đức cần phải mất nhiều năm nữa. Nếu bị cắt nguồn khí đốt Nga ngay lập tức, các chuyên gia dự tính, nước Đức sẽ bị giảm một nửa chỉ số tăng trưởng kinh tế và  thậm chí có nguy cơ rơi vào suy thoái trong năm tới. Tương tự với nước Ý, theo chính phủ nước này, cần phải ít nhất 18 tháng đến 2 năm chuẩn bị thì Ý mới có thể ngừng mua khí đốt của Nga, hiện tại vẫn chiếm 45% nhu cầu tiêu thụ của nước này. Về ngắn hạn, giới chuyên gia đều đánh giá, quyết định cắt khí đốt của Nga lần này với Ba Lan và Bulgaria không gây tác động nhiều đối với Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng với việc đưa ra quyết định chưa từng có này, Tổng thống Vladimir Putin muốn cho thấy là ông ta vẫn còn những lá bài để đối phó với trừng phạt của Liên Âu. Khí đốt Nga vẫn là vũ khí gây rối loạn thị trường năng lượng châu Âu, luôn là công cụ gây chia rẽ, gây áp lực với Liên Âu. Các nước châu Âu đang chuẩn bị đợt trừng phạt Nga thứ 6. Cấm vận dầu lửa khí đốt vẫn là chủ đề trọng tâm sẽ được đưa ra thảo luận. Dù gần đây Đức có tỏ quyết tâm từ bỏ khí đốt Nga hơn, nhưng với  nhiều nước như Hungary, Ý, Áo hay Slovakia thì vấn đề còn phức tạp. Anh Vũ
......

Tại sao rất nhiều tướng Nga chết ở Ukraine?

Timothy Trinh    Ukraine công bố lực lượng vũ trang của họ đã giết thêm hai tướng lĩnh Nga và làm trọng thương người thứ ba, trong cuộc giao tranh gần Kherson vào cuối tuần vừa qua.   Theo nhà báo David Axe của tạp chí kinh doanh Forbes, cuộc tấn công mới nhất vào sở chỉ huy Nga ở Kherson có thể là kịch tính nhất.   Các lực lượng vũ trang Ukraine hôm thứ Sáu được cho là đã phá hủy căn cứ chỉ huy Quân đoàn vũ trang liên hợp 49 trong vùng Kherson do Nga chiếm đóng ở miền nam Ukraine. Theo cơ quan tình báo Ukraine, cuộc tấn công đã khiến 2 tướng Nga thiệt mạng và một tướng khác bị thương nặng.   Các cuộc giao tranh ác liệt ở Ukraine đã gây thiệt hại nặng nề cho các đội hình quân đội, cũng như các sĩ quan cấp cao của Nga. Nếu tuyên bố mới nhất của Ukraine là đúng, điều đó sẽ đẩy số tướng Nga bị giết chết lên đến 10 mạng trong vòng 2 tháng kể từ ngày Putin khởi động cuộc chiến xâm lược.   Tại sao rất nhiều tướng Nga chết ở Ukraine?   Thứ nhất, tướng Nga bị chết hàng loạt ở chiến trường vì mức tham nhũng tồi tệ trong quân đội Nga.   Theo một báo cáo của Chỉ số Liêm chính Quốc phòng của Chính phủ, The Government Defence Integrity Index (GDI), quân đội Nga được xác định có nguy cơ tham nhũng cao “do sự giám sát từ bên ngoài rất hạn chế đối với các chính sách, ngân sách, hoạt động và việc đặt mua hàng của các tổ chức quốc phòng."   Lĩnh vực mua sắm công thường mang theo cơ hội cho các hành vi tham nhũng của các quan chức quốc phòng. Các hợp đồng quân sự được sự chấp thuận không dựa trên chất lượng hoặc tiêu chuẩn của hồ sơ dự thầu, mà dựa trên mối quan hệ cá nhân của công ty với các quan chức nhà nước và lòng trung thành với Điện Kremlin.   “Các khoản hối lộ, lại quả và các khoản thanh toán không thường xuyên khác thường được trao đổi để có được các hợp đồng công khai,” theo một báo cáo được phát hành bởi Cổng thông tin Rủi ro và Tuân thủ, Risk and Compliance Portal (2021).   Khác với phương Tây, các lãnh đạo độc tài của Nga và Trung Quốc quản lý quân đội theo cách giống như những gì mà họ đang làm với nhà nước rộng lớn hơn của họ, chọn lòng trung thành thay vì các năng lực chuyên môn.   Lòng trung thành với Putin giúp cho Sergei Shoigu nắm được chiếc ghế Bộ trưởng Quốc phòng và các nhà lãnh đạo cấp cao có được vị trí trong vòng trong, nhưng điều này phải trả giá bằng sinh mạng của binh sĩ và tướng lĩnh Nga trên tuyến đầu.   Do tình trạng tham nhũng tràn lan, quân đội Nga chỉ được cung cấp một phần nhỏ trong số các đài được mã hóa Azart để bảo vệ thông tin liên lạc của họ. Nhiều sĩ quan chỉ huy Nga đã buộc phải sử dụng đến đài cầm tay thương mại và thậm chí cả điện thoại di động không mã hóa, khiến họ dễ dàng trở thành con mồi gây nhiễu và xác định vị trí cho các cuộc tấn công bởi máy bay không người lái hoặc pháo của Ukraine.   Thứ hai, các chuỗi chỉ huy của quân đội Nga khác với các lực lượng vũ trang của phương Tây.   NATO thường bố trí các tướng lĩnh và ban chỉ huy của họ ở phía sau tiền tuyến. Công việc của tướng lĩnh là chiến lược toàn cảnh. Các sĩ quan cấp dưới, ở tiền tuyến, được phương Tây huấn luyện để sử dụng khả năng phán đoán và sự chủ động của bản thân để vượt qua các rào cản chiến thuật bất ngờ.   Ngược lại, hệ thống chỉ huy thứ bậc cứng nhắc của quân đội Nga, được giám sát bởi một lãnh chúa chuyên quyền Vladimir Putin, trói buộc các cấp dưới với một chuỗi sợ hãi vĩnh viễn, và giới hạn các suy nghĩ độc lập hoặc ra quyết định. Sĩ quan Nga không có mức độ quyết định sống chết và tính linh hoạt như nhau.   Muốn củng cố tinh thần vốn bị sa sút trầm trọng của các binh sĩ ở tuyến đầu, trong lúc các sĩ quan ở cấp cơ sở không có thực quyền, các tướng lĩnh Nga bị buộc phải có mặt ở các vùng giao tranh để làm mọi quyết định. Vì thế, họ trở thành mục tiêu dễ dàng hơn trong các cuộc đột kích.   Thứ ba, quân Nga không chịu học những bài học kinh nghiệm vô giá của chiến tranh. Trong cuộc chiến ở Donbas vào năm 2014, ba lữ đoàn của quân đội Ukraine đã được dạy một bài học đau đớn. Họ đã tập trung xe tăng và binh lính vòng quanh các sở chỉ huy của mình, khiến họ trở thành mục tiêu dễ dàng cho các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, pháo và tên lửa của Nga.   Người Ukraine đã học được từ bài học này. Người Nga đã quên điều đó. Và bây giờ quân Putin đang trả giá cho nó.   Ngày nay, chính quân đội Nga đang mắc phải sai lầm, và lực lượng vũ trang Ukraine đang khai thác sai lầm đó. Trong hai tháng kể từ khi Nga đưa hàng nghìn xe tăng và cơ giới xâm lược Ukraine, các lực lượng của Ukraine đã định vị và phá hủy không dưới 31 căn cứ chỉ huy và liên lạc của Nga, giết chết hàng loạt tướng lĩnh của Putin.   Cuối cùng, Ukraine có khả năng tình báo cao.   Cách người Ukraine làm rất tốt trong việc xác định vị trí các sở chỉ huy của Nga có thể là sự kết hợp của việc các sĩ quan Nga đã sử dụng điện thoại di động không mã hóa; thêm vào đó, có lẽ Ukraine nhận được các thông tin tình báo được chia sẻ từ phương Tây.   Vào khoảng thời gian xảy ra cuộc tấn công căn cứ chỉ huy Quân đoàn vũ trang liên hợp 49, một máy bay tình báo tín hiệu RC-135 của Không quân Hoàng gia Anh đã được nhận dạng trên Biển Đen, chỉ cách chiến trường Kherson khoảng 150 dặm. Chính phủ Anh có thể đã xác định vị trí sở chỉ huy của quân đội Nga và chia sẻ thông tin với lực lượng vũ trang Ukraine, mặc dù đó chỉ là phỏng đoán.   Ngược lại, tình báo Nga cho đến nay có khoảng 150 sĩ quan Cục An ninh Liên bang (FSB) đã bị "thanh trừng" bởi Putin. Chưa hết, Sergei Beseda, người đứng đầu Cơ quan thứ năm của FSB, đang bị giam tại nhà tù Lefortovo.   Cái kết của chiến tranh Putin.   "Cuộc chiến gần kết thúc," theo lời công bố của Trung tướng Yakov Rezantsev, chỉ huy trưởng Quân đoàn vũ trang liên hợp 49, đảm bảo với quân đội của mình vào ngày 4 của cuộc xâm lược Ukraine.   Công bố chưa đầy một tháng, Rezantsev đã bỏ mạng vào ngày 25 tháng 3, khi bị tấn công ở một sân bay gần Kherson. Tuần rồi, Quân đoàn 49 lại chết thêm hai tướng chỉ huy khi bị tấn công lần nữa bởi lực lượng vũ trang Ukraine.   "Cuộc chiến gần kết thúc", có lẽ đó là lúc Putin mở mắt để nhìn cái boongke, nơi Hitler tự kết liễu./.   Người Đà Lạt Xưa  
......

Gerhard Schröder - nỗi nhục của nước Đức?

Mỹ Anh - Sài Gòn Nhỏ Dư luận và báo chí Đức đang xới lại tất cả quan hệ lịch sử giữa giới chính trị nước mình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong nhiều năm, Berlin đã thắt chặt giao hữu với Moscow (và thậm chí với Bắc Kinh). Bây giờ, người ta đang lục lại hồ sơ cũ, đặc biệt việc móc nối trên cơ sở lợi ích cá nhân hơn là lợi ích quốc gia của cựu Thủ tướng Gerhard Schröder với Tổng thống Vladimir Putin. “Tay trong” của Putin Trong hồ sơ chi tiết về vụ này, New York Times (ngày 23-4-2022) cho biết, tối ngày 9 Tháng Mười Hai 2005, 17 ngày sau khi rời ghế Thủ tướng Đức, Gerhard Schröder nhận được một cuộc gọi trên điện thoại di động. Đó là người bạn Vladimir Putin. Tổng thống Nga thúc Schröder chấp nhận lời đề nghị lãnh đạo ủy ban cổ đông của Nord Stream, công ty do Nga kiểm soát và chịu trách nhiệm xây đường ống khí đốt dưới biển đầu tiên nối trực tiếp Nga và Đức. “Ông có sợ làm việc cho chúng tôi không?” – Putin đùa… Vào những ngày cuối nhiệm kỳ, Schröder đã ủng hộ mạnh dự án Nord Stream; đến nay, 17 năm sau, Schröder vẫn một lòng ủng hộ. Dư luận Đức nói riêng và thậm chí không ít quốc gia đồng minh nói chung ngày càng lên án Schröder việc ông sử dụng ảnh hưởng và các mối quan hệ trong hai thập niên để làm giàu cho bản thân với cái giá phải trả quá đắt cho nước Đức. Cho đến thời điểm hiện tại, Schröder vẫn từ chối từ chức những vị trí quản trị tại các công ty năng lượng Nga, bất chấp phản ứng từ gooo chính trị gia trong nước, đặc biệt từ đương kim Thủ tướng Olaf Scholz, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội, người từng sát cánh Schröder khi đương sự ngồi ghế thủ tướng. Cho đến thời điểm Tháng Hai 2022 (trước khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bắt đầu), sự phụ thuộc của Đức vào khí đốt Nga đã tăng đến 55% – từ 39% vào năm 2011. Điều đó có nghĩa mỗi ngày Đức chi cho Nga đến 200 triệu euro, tương đương $220 triệu, trong các khoản thanh toán năng lượng, đóng góp rất đáng kể cho nền kinh tế Nga vốn chỉ sống bằng dầu khí. Trung thành tuyệt đối với Putin Ngay thời điểm lính Nga dồn quân sát biên giới Ukraine đầu năm 2022, Schröder vẫn gặp Putin tại Sochi, một trong những nơi nghỉ dưỡng yêu thích nhất của Tổng thống Nga. Cho đến tận thời điểm này, Schröder vẫn né tối đa việc đề cập cuộc chiến Ukraine. Khi được phóng viên New York Times hỏi về vụ thảm sát man rợ của quân Nga ở Bucha (Ukraine), Schröder nói: “Vụ này cần được điều tra cho ra ngọn ngành”, rằng ông không nghĩ Putin đích thân bật đèn xanh vụ thảm sát; rằng “tôi nghĩ cuộc chiến này là một sai lầm”, nhưng tóm lại, Schröder chưa bao giờ lên án Putin. Kể từ khi cuộc chiến Ukraine xảy ra, toàn bộ nhân viên văn phòng quốc hội của Schröder đã từ chức để phản đối đương sự, trong đó có chánh văn phòng kiêm người viết bài phát biểu trong suốt 20 năm của Schröder. Tất cả đều là những người gắn bó từ những ngày đương sự còn là thủ tướng. Schröder thiếu liêm sỉ đến mức sẵn sàng lên tiếng từ bỏ quyền công dân danh dự ở Hanover, trước khi thành phố quê hương của ông quyết định thực hiện điều đó. Đây là một sự kiện đầy nhục nhã. Lần cuối cùng mà Hanover làm như vậy là khi họ tước quyền công dân danh dự của Adolf Hitler (sau khi Hitler chết). Và khi câu lạc bộ bóng đá Borussia Dortmund, nơi Schröder ủng hộ từ khi sáu tuổi, yêu cầu ông bày tỏ bằng một tuyên bố mạnh mẽ liên quan Putin, thì Schröder thà (tự) hủy tư cách thành viên câu lạc bộ còn hơn làm phật lòng Tổng thống Nga. Có thể hiểu tại sao nội bộ Đảng Dân chủ Xã hội đang kêu gọi tống cổ Schröder ra khỏi đảng. Ấy thế, Schröder vẫn bình chân như vại. Ông hiện vẫn là chủ tịch ủy ban cổ đông của Nord Stream, vị trí giúp ông kiếm được khoảng $270.000/năm (và trước đó là trưởng ban giám sát Nord Stream 2, dự án xây ống dẫn thứ hai nối Nga với Đức dưới Biển Baltic). Ba tuần trước khi Nga tiến hành cuộc tấn công Ukraine, Gazprom, nơi sở hữu 51% Nord Stream và toàn bộ Nord Stream 2, thông báo rằng Schröder sẽ tham gia hội đồng quản trị của họ. Kể từ năm 2017 đến nay, Schröder còn là chủ tịch hội đồng quản trị công ty dầu khí Nga Rosneft, kiếm thêm $600.000/năm; chưa kể $9.000 phụ cấp hàng tháng của chính phủ với tư cách cựu thủ tướng. Quyền lợi cá nhân hay lợi ích quốc gia? Đức là quốc gia nghèo năng lượng và khi tài nguyên than giảm dần vào cuối những năm 1990, nước này cần nhiên liệu giá phải chăng để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Khi các đường ống của Nga được thành lập, chúng đã cung cấp nguồn cung cấp khí đốt ổn định cho ngành công nghiệp Đức thông qua các hợp đồng dài hạn, giúp Đức ngừng tìm kiếm các nhà cung cấp khác. Trong thời gian đương nhiệm, từ 1998 đến 2005, Schröder đã hăm hở với dự án Nord Stream 1. Tuy nhiên, đường lối của Schröder khác với những người tiền nhiệm, đặc biệt việc Schröder xây dựng quan hệ cá nhân với Putin – giữa một cựu điệp viên KGB nói tiếng Đức sõi như tiếng mẹ đẻ và lớn lên trong cảnh nghèo đói, tương tự hoàn cảnh Schröder – người có bà mẹ từng là lao công vất vả nuôi năm đứa con. Năm 2001, Putin trở thành Tổng thống Nga đầu tiên phát biểu trước các nhà lập pháp Đức. Nói bằng tiếng Đức, Putin mô tả Nga là “một quốc gia châu Âu thân thiện” với mục tiêu “hòa bình ổn định trên lục địa”. Bài phát biểu của Putin được hoan nghênh nhiệt liệt. Trong số những người vỗ tay có bà Angela Merkel, người kế nhiệm Schröder. Ngày 8 Tháng Chín 2005, 10 ngày trước cuộc bầu cử mà Đảng Dân chủ Xã hội của Schröder thua cánh bảo thủ của bà Merkel, hợp đồng Nord Stream 1 đã được ký kết bởi các đại diện Gazprom, E.On và BASF. Tháng Mười Một 2005, hai tháng sau khi Schröder thua cuộc trong cuộc bầu cử, một giám đốc điều hành của Gazprom đã yêu cầu gặp mặt đương sự. Tại khách sạn sân bay ở Hanover, tay giám đốc điều hành Nga đề nghị Schröder làm chủ tịch của công ty mới thành lập phụ trách xây dựng Nord Stream 1. Schröder gật đầu cái rụp. Cần biết, vào dịp sinh nhật lần thứ 60 của Schröder, một năm trước đó, người viết tiểu sử Reinhard Urschel đã hỏi Schröder muốn làm gì sau khi rời nhiệm sở. “Kiếm tiền!” – Schröder toạc móng heo – “Tôi không thể quay lại làm luật sư giải quyết các hợp đồng cho thuê nhà…”. Rồi đêm 9 Tháng Mười Hai 2005, khi Putin gọi, Schröder chính thức nhận lời. Nhiều người Đức bất ngờ vì sự việc. Không thủ tướng nào trước Schröder làm việc cho một công ty do nước ngoài kiểm soát, chứ đừng nói đến một công ty vốn được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của chính người đó khi còn tại chức. Thế là Schröder lao đầu vào kiếm tiền, với dự án Nord Stream 2, được triển khai thời Angela Merkel. Những nhân vật chính trong dự án này là Schröder, Thủ tướng Merkel, Sigmar Gabriel (Bộ trưởng Kinh tế kiêm Phó Thủ tướng của Merkel) và Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier (người hiện là Tổng thống Đức). Đáng kể nhất là Matthias Warnig, giám đốc điều hành Nord Stream 2, kẻ từng thừa nhận là mật vụ Stasi, cơ quan cảnh sát mật khét tiếng của Cộng sản Đông Đức. Hồ sơ Stasi cho thấy, vào Tháng Hai 1988, Matthias Warnig và Vladimir Putin đều được trao tặng huy chương cho sự nghiệp phục vụ tổ chức của họ (tuy nhiên, Warnig bác bỏ thông tin rằng ngày xưa ông từng tuyển mộ điệp viên cung cấp cho Putin). Tháng Hai 2015, chính Schröder đã đưa Warnig đến gặp Bộ trưởng Kinh tế Sigmar Gabriel để thảo luận việc hợp tác với Nga. Cuối cùng, Nord Stream 2 được phê duyệt vào Tháng Sáu 2015, cùng năm mà Gazprom được chính phủ Merkel cho phép mua cơ sở lưu trữ khí đốt chiến lược lớn nhất của Đức! “Tiếng nói lý trí của phương Tây” Đầu Tháng Ba 2022, chỉ hơn một tuần sau cuộc chiến, Schröder cho biết ông được các quan chức Ukraine liên hệ qua công ty truyền thông Thụy Sĩ Ringier, với đề nghị làm trung gian hòa giải Moscow và Kyiv. Nhà lập pháp Ukraine, Rustem Umerov, được cử đến gặp Schröder tại Istanbul. Hai người gặp nhau trong hai giờ ngày 7 Tháng Ba 2022. Sau đó, trên taxi ra sân bay, Schröder gọi cho một người liên lạc đáng tin cậy tại Đại sứ quán Nga ở Berlin để hỏi xem Putin đồng ý gặp mình không. Mười phút sau, Schröder được bật đèn xanh; và ngày 9 Tháng Ba, một máy bay phản lực Nga đến đón Schröder tại Istanbul. Tại Moscow, Schröder được đối xử như một nguyên thủ quốc gia. Sau cuộc gặp với Putin, một ngày sau, Schröder gặp nhà đàm phán chính của Tổng thống Nga, Vladimir Medinsky, và nhà tài phiệt Roman Abramovich. Sau đó, Schröder cho biết, đại khái, Putin muốn kết thúc chiến tranh “nhưng không dễ vì có vài điểm cần được làm rõ”. Ngày 13 Tháng Ba 2022, Schröder báo lại sự việc cho Rustem Umerov tại Istanbul. Kể từ đó đến nay, hai bên không còn liên lạc. Andriy Melnyk, đại sứ Ukraine tại Berlin, nói rằng sáng kiến ​hòa đàm “đã thất bại”. Hiện thời, hơn hai tháng sau cuộc chiến, Schröder vẫn cho rằng chính phủ Berlin không nên áp đặt lệnh cấm vận năng lượng Nga. Bây giờ, nơi duy nhất ở châu Âu còn “yêu mến” Schröder là Kremlin. Trên truyền hình nhà nước Nga, Schröder được xem là “tiếng nói lý trí của phương Tây”. Dmitri Kiselyov, người dẫn chương trình tin tức hàng tuần trên kênh truyền hình nhà nước Nga, “Vesti Nedeli”, ca ngợi Schröder là vị thủ tướng Đức cuối cùng còn sót lại trước khi châu Âu “mất tiếng nói của chính mình” trong các vấn đề đối ngoại. Nhưng với nhiều người khác, Gerhard Schröder đơn giản là một tên đầu nậu hám tiền không hơn không kém. Thượng tuần Tháng Ba, Soyeon Schröder-Kim – cô vợ thứ năm của Schröder – viết trên Instagram: “Có điều chắc chắn rằng bất cứ gì chồng tôi có thể làm để giúp kết thúc cuộc chiến thì ông ấy sẽ làm”. Tiếp đó, Schröder-Kim post tấm hình bà cầu nguyện bên cạnh ô cửa sổ nhìn ra Nhà thờ St. Basil’s ở Moscow. Với không ít người Đức, người ta cũng đang cầu nguyện: Schröder hãy đi nhanh xuống địa ngục!   https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/gerhard-schroder-noi-nhuc-cua-nuoc-duc/  
......

Thói hoạnh họe của Đức thật đáng xấu hổ

Maximilian Popp - Der Spiegel Hiếu Bá Linh, dịch Thay vì khiển trách giới lãnh đạo Ukraine, chính phủ Đức nên tự hỏi mình rằng nguyên nhân Kyiv không tin tưởng Đức đến từ đâu và Ukraine có thể được giúp đỡ như thế nào. Ukraine đang chiến đấu vì sự sống còn của mình. Các thành phố của họ đang bị không quân Nga ném bom, công dân của họ đang bị thảm sát, hãm hiếp và bắt cóc bởi binh lính Nga. Từ những nơi như Bucha, Irpin hay Mariupol, các tường thuật mới về những hành động tàn bạo của quân đội Nga được đưa ra công luận mỗi ngày. Và Đức làm gì? Họ liên tục soi mói, bắt bẻ chính phủ Ukraine, nơi đang kháng cự lại tội ác chống lại loài người này. Chẳng hạn, nghị sĩ đảng SPD Axel Schäfer đã nói với SPIEGEL về một “sự sỉ nhục không thể tưởng tưởng nổi” chỉ vì Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, công khai không mong muốn tiếp người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier (thuộc đảng SPD) ở Kyiv. Lãnh đạo Khối nghị sĩ đảng SPD Rolf Mützenich không chấp nhận “sự can thiệp quá mức vào chính trị nội bộ của đất nước chúng tôi” của các đại diện ngoại giao Ukraine. Và trên Twitter, thành viên Ban chấp hành đảng SPD, Aydan Özoğuz, phàn nàn rằng chính phủ Ukraine “đòi hỏi khá nhiều mọi thứ từ chúng tôi, nhưng lại không muốn gặp Tổng thống chúng tôi“. Đôi khi có vẻ như các chính trị gia hàng đầu của đảng SPD có thể bị xúc phạm bởi sự từ chối đón tiếp của Zelensky hơn là bởi cuộc chiến xâm lược của Putin. Ngay cả trong thời bình, chủ nghĩa gia trưởng (paternalism) của người Đức thật là kỳ lạ, bây giờ chiến tranh đang hoành hành ở giữa châu Âu thì nó thật đáng xấu hổ. Thay vì khiển trách giới lãnh đạo Ukraine, chính phủ Đức nên khiêm tốn và tự hỏi mình rằng sự không tin tưởng của Kyiv (và những người Đông Âu khác) thực sự nguyên nhân đến từ đâu. Trong nhiều năm, Berlin đã xu nịnh nhà độc tài Nga Vladimir Putin, bất chấp tội ác chiến tranh của Nga ở Syria, bất chấp việc sáp nhập Crimea và cuộc chiến ở miền đông Ukraine. Các chính trị gia của chính phủ Đức muốn giữ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 ngay cả sau khi Nga đã từ lâu điều động hơn 100.000 binh sĩ tới biên giới với Ukraine. Cùng với bà Thủ tướng Angela Merkel, kiến ​​trúc sư của chính sách nước Nga sai lầm này trong nhiều năm là Frank-Walter Steinmeier. Chỉ dưới tác động của cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, chính phủ Đức mới chỉnh sửa lại chính sách của mình. Với nhiều xúc cảm, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố về một “bước ngoặt“ tại Quốc hội Đức vào ngày 27-2. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, điều đó chính xác có nghĩa gì. Chắc chắn, chính phủ Đức đã nói lời từ biệt với một số điều tin chắc trước đây. Sau một thời gian dài do dự, nay Đức cung cấp vũ khí cho Ukraine. Đức muốn ít phụ thuộc hơn vào dầu khí của Nga. Tuy nhiên, chính sách của Đức dường như vẫn nửa vời đối với Ukraine và nhiều đối tác châu Âu. Và Berlin chủ yếu phải chịu trách nhiệm về điều đó. Một lệnh cấm vận khí đốt có thể khó khăn, nhưng tại sao chính phủ Đức ít nhất không thúc đẩy nhanh chóng quá trình loại bỏ dầu khí của Nga? Tại sao Berlin không cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine? Có thể có câu trả lời cho những câu hỏi này, nhưng Scholz im lặng. Ông ta làm như rằng đó là một sự xúc phạm khi đặt ra những câu hỏi đó. Giúp đỡ Ukraine không chỉ là một mệnh lệnh đạo đức. Mối quan tâm sâu sắc nhất về an ninh của Đức là Putin phải thua trong cuộc chiến này. Chừng nào các chính trị gia của chính phủ Đức còn khó chịu về những dòng tweet từ Đại sứ Ukraine hơn là về việc bà Manuela Schwesig, Thống đốc bang Mecklenburg-Vorpommern, đã biến tiểu bang của mình trở thành nhà cung cấp dịch vụ Gazprom, thì vẫn còn nghi vấn liệu họ có sẵn sàng bảo vệ lợi ích an ninh của Đức hay không./.  
......

Soái hạm Moscow bị đánh chìm vì một cặp tên lửa 1 tấn, trong khi thủy thủ đoàn bị máy bay không người lái chim mồi đánh lạc hướng

DAILY MAIL by MARK NICOL  Ba Sàm lược dịch Niềm tự hào về hạm đội Biển Đen đáng sợ của Nga đã bị hạ gục ngày hôm qua bằng một trong những hoạt động tinh xảo nhất của cuộc chiến. Các chỉ huy Ukraine đã phá hủy tàu chiến Moskva khổng lồ bằng cách sử dụng máy bay không người lái để đánh lạc hướng hệ thống phòng thủ của Nga và cho phép tên lửa lướt trên mặt nước tấn công. Các cảm biến bảo vệ của con tàu tuần dương nặng 12.500 tấn dường như không thấy tên lửa Neptune đang bay tới, vì chúng đang theo dõi những chiếc máy bay không người lái TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến công đã cung cấp một động lực lớn về tinh thần cho Kyiv, đồng thời giáng một đòn mạnh vào hải quân của Vladimir Putin, khi hai tên lửa đã lao vào mạn trái của soái hạm Moskva dài 200m, làm nó rung chuyển dữ dội và gây ra một vụ nổ thảm khốc cùng những đám cháy lớn. Khi những đám lửa bừng sáng trên Biển Đen đầy bão tố, 510 thủy thủ đoàn của con tàu điên cuồng leo lên xuồng cứu sinh và bỏ chạy. Cuộc tấn công bất ngờ diễn ra lúc 2 giờ sáng ngày hôm qua, khi tàu chiến Moskva, chiến hạm “chỉ huy và kiểm soát” chính của Nga, cách Odessa 60 dặm về phía nam. Thuyền trưởng và các sĩ quan phòng không của con tàu được cho là đang theo dõi các máy bay nhử mồi TB2, không hề biết rằng một cặp tên lửa chống hạm Neptune R360, do Ukraine sản xuất, đang hướng về phía mình, sau khi được phóng từ một khẩu đội pháo trên bờ biển. Các tên lửa, mỗi quả nặng một tấn và có tầm bắn 170 hải lý, đã tiếp cận tàu Moskva ở mực nước biển. Di chuyển ở đường bay thấp như vậy trong vùng biển động có nghĩa là chúng rất khó theo dõi. Đêm qua, các quan chức phương Tây cho biết các báo cáo của Ukraine về hoạt động này là ‘đáng tin cậy‘ và cuộc tấn công đã chứng tỏ khả năng tấn công vào người Nga ở những khu vực mà họ tin rằng mình bất khả xâm phạm. Một quan chức nhận xét: “Vụ việc thể hiện một tổn thất to lớn khác về uy tín của Nga. Chúng lại được chứng minh là rất dễ bị tấn công. “Đây là một câu hỏi về năng lực. Đây được cho là một quân đội đã tự hiện đại hóa trong thập kỷ qua. “Người Ukraine đã sử dụng trí tưởng tượng của họ và tỏ ra rất tháo vát. Họ có thể hành động nhanh chóng để gây ảnh hưởng đến các lực lượng của Nga.” Các quan chức phương Tây cũng bác bỏ lời bào chữa của Nga về vụ việc, sau khi các quan chức Moscow cho rằng chỉ có một đám cháy trên tàu Moskva, dẫn đến vụ nổ một lượng lớn đạn dược. Sau cuộc tấn công, chiếc tuần dương hạm già cỗi – được đưa ra biển lần đầu tiên vào năm 1979 – được kéo về phía Crimea. Tình báo Mỹ cho biết nó vẫn đang bốc cháy. Nó dự kiến ​​sẽ bị xóa sổ vì các nhà máy đóng tàu của Nga không thể hoạt động do các lệnh trừng phạt quốc tế. Nhưng đêm qua, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tàu Moskva trên thực tế đã chìm “trong khi được kéo đi giữa một cơn bão”, hãng thông tấn Tass của nhà nước đưa tin. Xét về mặt khí tài quân sự, vụ chiến hạm Moskva là tổn thất lớn nhất đối với các lực lượng vũ trang của Nga kể từ khi chiến tranh nổ ra. Nó cũng được hiểu là một trong những chiến hạm lớn nhất bị tiêu diệt trong chiến đấu kể từ Thế chiến II. Việc nó bị loại khỏi vòng chiến đấu cũng mang tính biểu tượng cao đối với Ukraine, sau một sự cố xảy ra vào ngày đầu tiên của cuộc chiến, vốn được ví von ngắn gọn là cuộc đấu tranh giữa “David và Goliath“. Đó là vào ngày 24 tháng 2, tàu Moskva, hùng vĩ cả về quy mô và vũ khí, đã tiếp cận Đảo Rắn, một địa điểm nhỏ ngoài khơi bờ biển phía nam của Ukraine, được bảo vệ bởi chỉ 13 binh sĩ. Khi thuyền trưởng yêu cầu họ đầu hàng và đe dọa sẽ ném bom nếu không hạ vũ khí, người Ukraine đã phát thanh lời phản đối nổi tiếng: “Này chiến hạm Nga, ĐM mày cút đi.” Cuộc phản kích cực kỳ phức tạp của ngày hôm qua diễn ra chỉ vài giờ sau khi Hoa Kỳ thừa nhận rằng họ đang cung cấp ‘hỗ trợ tình báo trực tiếp‘ để cho phép nhắm mục tiêu chính xác vào các vị trí của quân Nga. Đây cũng là đỉnh điểm của một hoạt động thu thập thông tin tình báo kéo dài mà báo Daily Mail đã tìm hiểu, đã tiết lộ rằng con tàu này đang hoạt động trong khu vực được các nguồn tin mô tả như là ‘sơ đồ có thể dự đoán được‘ ở Tây Bắc Biển Đen và thường không có tàu hộ tống. Theo thông lệ, các tàu tuần dương lớn, đặc biệt là các tàu cao tốc, được đi kèm với các tàu khu trục nhỏ để cung cấp một tấm là chắn bảo vệ. Nhưng có lẽ vì cho rằng họ có thể hoạt động mà không bị trừng phạt, nên các chỉ huy Nga đã lơ là trong việc canh gác cho tàu Moskva. Vụ việc được cho là sẽ khiến các chỉ huy hải quân Nga cảnh giác hơn khi hoạt động gần bờ biển phía nam của Ukraine. Hải quân Hoàng gia Anh đã huấn luyện các đối tác Ukraine trong những năm gần đây để cải thiện các tiêu chuẩn chiến đấu. Nhưng các quan chức Vương quốc Anh đã từ chối bất kỳ gợi ý nào về khả năng Anh có thể được cho là tham gia vào hoạt động này. Ukraine đã thiết kế và sản xuất tên lửa Neptune được sử dụng trong cuộc tấn công. Trớ trêu thay, nó lại dựa trên một thiết kế của Nga. Tối qua, chuyên gia về tàu chiến, Jonathan Bentham, từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết: “Đang nghiên cứu giả định tàu Moskva bị tên lửa chống hạm bắn trúng, điều này đặt ra câu hỏi về khả năng hoạt động của các tàu tuần dương lớp Slava và tình trạng của hải quân Nga khi nhìn rộng hơn. “Về lý thuyết, khả năng phòng không của con tàu phải cung cấp đủ vỏ bọc để tránh bị tên lửa cận âm (subsonic missile) như Neptune bắn trúng. “Nếu như chiếc tàu nổi này, lớn thứ ba trong hạm đội – sau tàu Đô đốc Kuznetsov và Piotr Velikiy – thiếu những khả năng này, thì liệu nó còn thiếu những gì nữa?”./.
......

Những tính toán sai lầm lớn nhất và nguy hiểm nhất trong lịch sử Cộng Hòa Liên Bang Đức

Von Klaus Geiger - WELT Nguyễn Xuân Hoài   „Thay đổi qua thương mại“: Manuela Schwesig, Olaf Scholz, Frank-Walter Steinmeier   Trong nhiều năm Berlin nhắm mắt cho qua mỗi khi Putin gây chiến tranh hoặc chà đạp nhân quyền. Đường lối này là một sai lầm nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện nay một số chính trị gia có trách nhiệm của SPD vẫn giữ các chức vụ cao. Nếu Đức muốn lấy lại niềm tin, phải thay đổi hiện trạng này.   Người ta không biết liệu bà Manuela Schwesig có biết công ty Baikalfinansgrup hay không. Ngày 19 tháng 3 năm 2004, công ty đã mua lại trái tim của ngành công nghiệp dầu mỏ Nga, tập đoàn Yukos, từ nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky.   Khi đó Baikalfinansgrup còn hoàn toàn vô danh tiểu tốt. Dấu vết dẫn đến một tòa nhà ở thành phố Tver của Nga. Đó là trụ sở của một công ty du lịch, một cửa hàng điện thoại di động và một quán rượu vodka. Ngoài ra không có gì.   Hai ngày sau, Điện Kremlin tiết lộ bí mật bằng một cú chơi ngoạn mục. Công ty dầu khí nhà nước Rosneft đã tiếp quản Baikalfinansgrup. Yukos bị quốc hữu hóa. Và Putin đã làm cái điều mà ông ta luôn làm mỗi khi làm được một cú lừa làm cho mọi người ngã ngửa, ông ta nhạo báng cười khi đối mặt với thế giới.   Thời gian đó Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, SPD, cũng thể hiện nhiều chiêu trò khá đặc biệt. Schröder, với ánh mắt đầy vẻ trung thành với chủ của một chú cẩu trong một talkshow đã mô tả Putin là một "nhà dân chủ hoàn hảo", ông ta bình luận về vụ Yukos với những từ như : "Không có bằng chứng nào cho thấy điều này đã được tiến hành một cách phi pháp."   Như đã biết, Schröder hiện là chủ tịch Hội đồng giám sát của Rosneft. Cả trong tuần thứ bảy của cuộc chiến Ukraine. Ngay từ những năm đầu, người ta không thể biết mọi sự sẽ kết thúc như thế này. Vấn đề Yukos cũng không phải là vấn đề trắng đen rõ ràng.   Trong những năm 1990 hỗn loạn, Khodorkovsky và các cộng sự của ông ta đã sử dụng các cuộc đấu giá giả để đánh cắp những miếng philê ngon lành trong ngành của họ ở một nước Nga yếu kém. Putin chỉ đáp lại bằng một nụ cười lạnh lùng.   Với "góc nhìn thực tế", người ta có thể phân tích nước Nga vào thời điểm đó như sau, thậm chí phải làm vậy, sau một thập kỷ mà người Nga lần đầu tiên trong lịch sử được tiếp cận với nền dân chủ và nền kinh tế thị trường bị biến dạng một cách méo mó, lộn xộn, không có trật tự và phi pháp.   Cuộc chiến ở Chechnya, thế giới nhắm mắt cho qua   "Các chính khách thực tế (Realpolitiker)" đã cho qua rất nhiều điều: ví dụ như việc Putin lên nắm quyền nhờ tội ác chiến tranh. Putin, cùng với Boris Yeltsin, đã sử dụng cuộc chiến Chechnya lần thứ hai, bắt đầu vào năm 1999, để phóng cựu điệp viên KGB vô danh vào Điện Kremlin.   Trong chiến tranh, hàng ngàn người đàn ông đã bị bắt cóc, bị tra tấn và sát hại vì tội khủng bố. Hiếp dâm, cướp bóc và tống tiền dân thường diễn ra hàng ngaỳ như cơm bữa.   Năm 1999 Đức can thiệp vào cuộc chiến Kosovo và ngăn chặn tội ác của Tổng thống Serbia Slobodan Milosevic. Cũng thời gian đó thế giới làm ngơ cuộc chiến ở Chechnya.   Chiến tranh xảy ra vào năm đầu tiên khi Gerhard Schröder nhậm chức Thủ tướng chính phủ Đức, Frank-Walter Steinmeier là chánh văn phòng Nội các. Họ là hai kiến trúc sư đối với chính sách về nước Nga của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) ngay từ những ngày đầu tiên họ đã biết Putin có khả năng gây ra những vụ kinh thiên động địa như vụ Boutscha vừa qua.   Họ chấp nhận Putin trong khi y làm suy yếu nền dân chủ, khi y tấn công Gruzia, khi y sáp nhập Crimea, khi y tấn công miền đông Ukraine. Họ nại cớ chịu trách nhiệm lịch sử đối với nước Nga, không tính đến Ukraine, nơi nước Đức cũng đã sát hại hàng triệu người.   Và tất nhiên còn có vấn đề về "thay đổi thông qua thương mại". Chiến lược đặt lợi ích kinh tế lên trên lòng trung thành đối với liên minh cũng như tư duy chiến lược quân sự. Đã có rất ít thay đổi trong 16 năm cầm quyền của Angela Merkel:   Bà thủ tướng thuộc đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) tuy không có ảo tưởng về Putin. Nhưng ngay cả bà cũng có sự lẫn lộn giữa chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại, và bà ta đã chấp nhận cái mạng lưới mà đảng SPD đã tạo dựng, mà dây mơ rễ má chạy vòng qua bộ Ngoại giao do Bộ trưởng Steinmeier lãnh đạo.   Cấu trúc của mạng lưới này kể từ 2005 khá đơn giản: Schröder gõ cửa Đức từ phía Nga, Frank-Walter Steinmeier mở cửa. Luôn mở hết mức có thể tùy vào áp lực của các đối tác trong EU và Hoa Kỳ.   Vladimir Ilyich Lenin là người phát minh ra khái niệm tên ngốc hữu ích, ông là người thành lập cơ quan mật vụ năm 1917, cho đến nay cơ quan này vẫn tồn tại dưới các tên gọi khác nhau và Vladimir Putin phục vụ bộ máy mật vụ này từ năm 1975 đến 1990.   Chính sách nước Nga của Đức trong hai mươi năm qua đã trải nghiệm nhiều tên ngốc hữu ích: Manuela Schwesig thậm chí còn giúp Putin thành lập một tập đoàn tài chính Baikal mới, 17 năm sau khi Yukos tan rã.   Quỹ Môi trường của Mecklenburg-Western Pomerania, được thành lập năm 2021, danh nghĩa để phục vụ bảo tồn thiên nhiên. Nhưng mục đích thực sự của nó là hoàn thành đường ống dẫn khí Nord Stream 2, bất chấp sự phản đối của Mỹ và các đối tác Đông Âu.   Lần này, dấu vết của xã hội giả cũng chẳng dẫn đến đâu - thay vì đến một quán rượu vodka, như trường hợp của Baikalfinansgrup vào năm 2004, giờ nó dẫn đến một tòa nhà ở khu phố cổ của Rostock, vốn là mặt tiền của một khu phức hợp mạng. Năm 2004, trò chơi đố chữ nhắm vào các nhà tài phiệt quyền lực trong nước, lần này là chống lại các đối tác EU và Hoa Kỳ.   Lòng trung thành vô điều kiện với Putin trong hai chục năm qua là thành quả của SPD. Chuyện này không thể kết thúc bằng một câu đại loại như " Cũng giống như những người khác, tôi đã sai, xin rút kinh nghiệm."   Ngay cả khi cho rằng tất cả những người liên quan đến vụ này đều tin rằng họ đã hành động vì lợi ích của nước Đức, thì đây là một tính toán sai lầm lớn nhất và nguy hiểm nhất trong lịch sử của Cộng hòa Liên bang Đức. Nó đã đưa nước Đức rơi vào một tình thế bị đe dọa nghiêm trọng cả về an ninh quân sự và an ninh kinh tế.   Những tên ngốc hữu ích   Đây là những sai lầm chính trị ngăn cản những người ủng hộ chính sách này tiếp tục ở lại các vị trí lãnh đạo. Manuela Schwesig không thể ở lại vì bà ta là một kẻ ngốc hữu ích của liên kết Steinmeier-Schröder.   Frank-Walter Steinmeier không thể ở lại vì ông ta là kẻ ngốc hữu ích của Putin trong hơn hai mươi năm qua. Thành viên mạnh mẽ nhất hiện nay của mối liên hệ Putin-Steinmeier-Schröder là cố vấn chính sách đối ngoại của Olaf Scholz hiện nay, Jens Plötner.   Ông này không thể ở lại vì ông ta là một trong những người thân tín nhất của Steinmeier ở Bộ Ngoại giao trong nhiều năm. Đức đã làm nhiều hơn bất kỳ quốc gia lớn nào trên thế giới để giúp Putin thực hiện cuộc chiến tranh này.   Giờ đây, thủ tướng Olaf Scholz, người ít dính líu sâu vào đường lối chính trị sai lầm này, phải đảm bảo sẽ có giải pháp giải quyết hậu quả. Steinmeier và Schwesig phải từ chức vì lý do chính đáng đã mắc sai lầm mà chính họ đã thừa nhận, có như thế những thú nhận sai lầm của họ mới đáng tin cậy.   Bản thân Scholz có thể làm được nhiều điều: hãy tách mình khỏi Jens Plötner, ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ, cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Việc một chính khách của SPD đang kìm hãm châu Âu khi đối mặt với Butscha và Mariupol có nguy cơ phá hủy hoàn toàn niềm tin đã bị tổn hại đối với nước Đức.   Bất chấp sự chậm trễ của Đức, Ukraine đã giáng trả Putin trong một cuộc chiến đầy khí phách. Giờ là lúc Ukraine phải dành lại lãnh thổ của mình theo đường biên giới năm 2013 nhờ sự giúp sức của nước Đức./.  
......

Mệnh lệnh cho binh lính Nga bị ghi âm:"Giết hết thường dân đi"

Lưu Thủy Hương   Kyiv - Kể từ khi Nga rút quân khỏi miền bắc Ukraine , ngày càng có nhiều chi tiết về tội ác chiến tranh được công khai, kể cả các dạng băng ghi âm nghe lén. Kênh tin CNN hiện đăng tải vài đoạn băng, mà các nhà chức trách an ninh Ukraine công bố vào tuần trước: Chúng không chỉ là bằng chứng cho hành động tàn bạo của lính Nga, mà còn là bằng chứng cho sự tàn ác của một số chỉ huy.   Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Cơ quan Tình báo Liên bang Đức cũng đã chặn được các tin nhắn vô tuyến của quân đội Nga. Đây là những tài liệu để đánh giá mức độ của các hành động bạo lực, bao gồm cả các hành động của các nhóm bán quân sự. Thông tin này đã được thông báo cho quốc hội vào tuần trước và sau đó được công bố rộng rãi. Từ nhiều ngày nay, phía Nga đã phủ nhận sự tham gia của các binh sĩ của họ trong các tội ác chiến tranh và cho rằng, các bằng chứng gây sốc này được dàn dựng.   Trong băng ghi âm: Chỉ huy Nga ra lệnh giết thường dân   Kênh truyền hình CNN đã dịch một số đoạn băng ghi lén tiếng Nga và cung cấp phụ đề tiếng Anh trong báo cáo của mình. Theo CNN, tài liệu âm thanh dài đến vài giờ. Trong một đoạn ghi âm, một người lính báo cáo rằng anh ta vừa quan sát thấy một chiếc xe và không chắc đó là xe dân sự hay xe quân sự. Tuy nhiên, hai người “ăn mặc như thường dân” đã leo ra ngoài. Khi người đối thoại của anh ta giận dữ trả lời "Giết hết tụi nó đi, đồ chết tiệt", người lính nói: "Tôi hiểu rồi. Nhưng ở đây là cả một làng, tất cả đều là thường dân.” Người đối thoại cắt ngang lời anh ta và la lên: “Mày không bình thường hả? Nếu có thường dân ở đó, thì tàn sát hết tụi nó... "   Báo cáo về việc giết và hãm hiếp thường dân   Trong một đoạn băng khác, một người lính nhận được lệnh trực tiếp ném bom vào các khu vực dân cư: “Ném bom tất cả mọi chỗ! Đ. Mạch, cho thêm mấy trái phía tây. Hướng bên tao nhiều một chút.” Sau một cuộc trao đổi ngắn, đoạn cuối, anh ta nhận được mệnh lệnh: “Ném bom tụi nó. Ném thật thảm khốc vào, để hai ngôi làng đó không còn lại gì”.   Ngoài các đoạn trích nói về việc giết hại thường dân, thì tài liệu âm thanh còn bao gồm các đoạn trích các cuộc trò chuyện về hãm hiếp. Trong số các nạn nhân còn có cả trẻ em. Một số cuộc trò chuyện là những tâm sự riêng tư, trong đó đề cập đến tình hình thiếu thốn của quân đội Nga. Một người lính kể rằng, anh ta và đồng đội đã giết và ăn thịt một con chó. "Ăn cũng được", anh ta nhận xét.   Hôm thứ Năm (7 tháng 4 năm 2022), báo Der Spiegel cũng đưa tin về các báo cáo của cơ quan mật vụ liên quan đến các đoạn băng ghi âm lén. Báo cáo nói rằng, các hành động bạo lực chống lại thường dân có thể là một phần của chiến lược quân sự, nhằm mục đích "gieo rắc nỗi sợ hãi và kinh hoàng nơi thường dân và bóp nghẹt sự phản kháng"./.   https://www.fr.de/.../ukraine-krieg-cnn-veroeffentlicht...   #Ukraine #thảmsátBucha  
......

Chính sách Ukraine của Anh: So sánh sau đây cho thấy sự đoàn kết nửa vời của Olaf Scholz

Von Stefanie Bolzen, Klaus Geiger – WELT Nguyễn Xuân Hoài   Olaf Scholz, thủ tướng Đức, thăm viếng Boris Johnson hôm thứ sáu. Rất lâu trước khi nổ ra chiến tranh London đã cảnh báo về kế hoạch của Nga, tuy nhiên ở Berlin mọi người để ngoài tai. Ngay cả sau vụ thảm sát ở Butscha, suy nghĩ của người Đức về nước Nga vẫn rất khác so với suy nghĩ của người Anh. Việc chuyển giao vũ khí đã thể hiện điều này.   Bốn tuần, trước cuộc tấn công của Vladimir Putin vào Ukraine, các nghị sĩ Anh đã đến thăm Kiev và khu vực biên giới phía đông Ukraine. Các thành viên của Ủy ban Đối ngoại đã tận mắt chứng kiến cách Nga tăng cường quân đội khắp đất nước. Chính trị gia Tory Alicia Kearns đã viết sau chuyến thăm vào giữa tháng 1 rằng Putin sẽ không tấn công từ phía Đông mà từ Belarus. Y sẽ quyết hạ gục Kiew trong một cuộc tấn công chớp nhoáng.   Kearns nói trong một cuộc phỏng vấn: “Một số quốc gia phương Tây đã nói chúng tôi là điên rồ khi chúng tôi cảnh báo về kế hoạch của Moscow. Nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Anh không nêu tên các nước đó. Đức chắc chắn là một trong số đó. Trong khi London tuyên bố chuyển giao thiết bị chống tăng cho Kiev vào ngày 17 tháng 1, Berlin lại cấm Estonia chuyển giao vũ khí của Đức.   Thứ sáu tuần này, Thủ tướng Olaf Scholz đến London để thăm xã giao nhân dịp ông mới nhậm chức. Cuộc nói chuyện ở phố Downing, sẽ thấy rõ trong khi người Anh và người Đức ở chung một lục địa nhưng đối với Nga, họ có những cách tiếp cận khác nhau và kỳ vọng khác nhau. Như vấn để chuyển giao vũ khí, vấn đề liên quan đến chiến tranh và hòa bình. Thách thức đối với Scholz và người đồng cấp Boris Johnson là làm sao không để sự thống nhất của phương Tây không bị phá vỡ bởi những khác biệt này.   Hôm thứ tư Olaf Scholz một lần nữa đã trình bày trước Quốc Hội, khi chuyển giao vũ khí Đức sẽ tham khảo các đồng minh. Nhưng với cách diễn đạt này ông ta đã ỉm đi một vấn đề quan trọng, đó là yếu tố thời gian. Các chủng loại vũ khí mà Đức cho đến nay đã chuyển giao tương tự như các đồng minh lớn. Cả Mỹ và Anh cho đến nay chủ yếu cung cấp các loại vũ khí phòng không vác vai cũng như súng phóng tên lửa chống tăng.   Nhưng các nước này đã chuyển giao từ nhiều tháng nay trước nước Đức, qua đó giúp Ukraine kịp thời chống trả trước các cuộc tấn công của kẻ thù. Anh Quốc đã chuyển giao sớm loại tên lửa phòng không NLAW, vì họ biết loại vũ khí này rất quan trọng trong việc phòng thủ Kiew. Trong khi đó Đức mất nhiều tuần lễ để làm theo một cách nửa vời.   Odessa, một thách thức to lớn tiếp theo   Trong khi đó, chính phủ London đang hướng tới một thách thức tiếp theo: bảo vệ thành phố Odessa, nơi các tàu chiến lớn của Nga đang rình rập ở ngoài khơi. Bây giờ phải chuẩn bị cung cấp các tên lửa chống hạm cỡ lớn. Ukraine nói: Đức luôn đến trễ. Những vụ thảm sát như ở Butscha chỉ có thể diễn ra khi một thành phố đã bị chiếm đóng và chịu sự kiểm soát của địch. Do đó, điều quan trọng là thời điểm cung cấp vũ khí. Tuy nhiên, về cơ bản Đức vẫn tiếp tục từ chối cung cấp vũ khí hạng nặng cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến.   Đồng thời, chính phủ Anh đang theo dõi với sự nghi ngờ rằng Berlin và Paris đang đề nghị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nhún mình trước Moscow để chấm dứt chiến tranh. Tờ Times dẫn lời một quan chức chính phủ cho biết: "Một số đồng minh của chúng ta có vẻ rất muốn Ukraine nhân nhượng" để đạt được thỏa thuận với Moscow. Tuy nhiên, theo quan điểm của Anh, một điều kiện trước tiên phải được đáp ứng, đó là Ukraine và Nga phải ngang vai ngang vế với nhau. Ngoại trưởng Liz Truss nói: “Người ta không thể đàm phán khi bị dí súng vào đầu“.   Selenskyj coi Johnson là một đối tác đáng tin cậy   Thủ tướng Johnson nói chuyện điện thoại với Zelenskyj hàng ngày và cả hai coi nhau là "bạn bè". “Nước Anh chắc chắn đứng về phía chúng tôi. Nước Anh không tìm cách đi trên dây để tạo sự cân bằng trong hành động, "Tổng thống Ukraine nói trong một cuộc phỏng vấn với The Economist. Người Anh thấy "không có cách nào khác để thoát khỏi tình thế hiện này, họ muốn Ukraine thắng và Nga thua."   Chính trị gia Tory Kearns khẳng định rằng chính phủ Johnson “không muốn chiến tranh kết thúc nhanh chóng nếu cái giá phải trả là sự chia cắt Ukraine. Putin không được phép thành công trong câu chuyện này. Nước Anh thà chấp nhận trang bị cho người Ukraine đến tận răng.” Với sự kháng cự và những hy sinh của người Ukraine, London hoàn toàn tin tưởng đất nước này sẽ không bao giờ đầu hàng Putin.   Tính đến ngày 24 tháng 3, Anh đã chuyển giao hơn 10.000 tên lửa chống tăng cho quân đội Ukraine, chủ yếu là NLAW và Javelin hạng nhẹ và do đó có thể dễ dàng cơ động. Ngoài ra, gần đây London đã chuyển giao cho Ukraine loại tên lửa Starstreak. Theo quân đội Ukraine, việc sử dụng đạn tốc độ cao đã giúp bắn hạ một máy bay trực thăng của Nga.   Qua đó người Anh đang cố gắng thực hiện một trong những yêu cầu cấp bách nhất của Kiev: tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine. Gần đây nhất, Johnson cũng đã chỉ thị cho các bộ trưởng của mình trang bị tên lửa chống hạm cho Ukraine đề phòng cuộc tấn công nhắm vào Odessa, điều này là nhãn tiền. Khi được hỏi, Bộ Quốc phòng London vẫn chưa thể trả lời loại vũ khí nào có sẵn và khi nào chúng có thể được chuyển giao. Bộ này tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự đáng kể để Ukraine có thể "tự bảo vệ mình tốt nhất có thể".   “Về cơ bản giới chính trị Anh cho rằng, sự đáp trả quân sự có thể là một đáp trả. Nhất là khi người Mỹ cùng hội cùng thuyền. Và người Anh đang đóng vai trò hàng đầu trong sự kiện này,”Malcolm Chalmers, Phó Giám đốc Viện Quân sự Rusi, giải thích về quan điểm của Anh trong một cuộc phỏng vấn. "Các chính trị gia Anh trong những tình thế như thế này không khi nào nói : cần phải làm một cái gì đó và đùn đẩy cho người khác."./.  
......

Lính Nga gửi hàng cướp được về nhà qua đường bưu điện

Phan Ba Loa, ti vi, scooter chạy bằng điện, máy điều hòa nhiệt độ: theo các tường thuật trùng khớp với nhau, binh lính Nga đang gửi hàng hóa cướp được ở Kyiv về nhà qua đường bưu điện từ Belarus. Chuyến hàng nặng nhất có trọng lượng tới nửa chiếc ô tô. Ngoài ra, quân đội còn lập một chợ trời cho những món hàng cướp được. Quân đội Nga gần như đã rút hoàn toàn khỏi khu vực xung quanh Kyiv, nhiều người trong số họ ban đầu nhận lệnh trở về Belarus. Những người lính được cho là đã mang một số hàng hóa cướp được về đến đó, những món hàng mà họ bị cho là đã cướp trong thời gian chiếm đóng các thị trấn xung quanh Kyiv - bao gồm cả Bucha, nơi các lực lượng vũ trang đã tàn sát thường dân. Các tường thuật nói về những bưu kiện hàng hóa bị cướp được gửi về nhà ở Nga và được mang ra chợ trời ở Belarus. Cả thế giới kinh ngạc khi nhìn hình ảnh lính Nga cướp được chiếc máy giặt của người dân Ukraine.   Ngay từ tháng 3, người Ukraine đã tưởng thuật về việc cướp bóc ở các khu vực xung quanh Kyiv. Hiện tại, một đoạn video giám sát kéo dài 3 giờ từ một chi nhánh của dịch vụ chuyển phát nhanh CDEC của Nga ở thành phố Masyr của Belarus được cho là cho thấy các binh sĩ Nga đang gửi hàng chục gói hàng hóa cướp được về nhà. Các nhà báo độc lập người Nga của "Mediazona" đã kết luận điều này sau khi phân tích đoạn video được quay hôm thứ Bảy. Nhà hoạt động và blogger người Belarus Anton Motolko lần đầu tiên nói về điều này trên kênh Telegram của mình. Hanna Liubakova, một trong những nhà báo độc lập nổi tiếng nhất từ ​​Belarus, cũng viết trên Twitter về những bưu kiện hàng cướp bóc sau khi phân tích đoạn video giám sát. Cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cũng xác nhận các sự kiện mà không nói gì về đoạn video này.   Lô hàng 450 kg về Nga   Trong video có thể thấy tổng cộng 16 người đàn ông mặc quân phục Nga, đang chuyển những chồng thư, kiện hàng và những chiếc thùng lớn hơn để gửi đi. Nội dung có thể được nhìn thấy trong một số đoạn video: chúng bao gồm loa phóng thanh, tivi, xe chạy bằng điện e-scooter, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị câu cá và túi xách từ trung tâm mua sắm Epicenter của Ukraine gần Kyiv. Chỉ riêng hôm thứ Bảy, các binh sĩ được cho là đã gửi hơn hai tấn chiến lợi phẩm (nặng bằng một chiếc xe buýt T6 VW) về Nga, các lô hàng riêng lẻ được cho là nặng từ 50 đến 450 kg (hơn một nửa trọng lượng của một chiếc ô tô Smart). Hôm thứ Hai, Motolko đã công bố danh sách những người được cho là người gửi, địa chỉ của người nhận và số biên nhận mà có thể được sử dụng để theo dõi các chuyến hàng. Theo đó, hầu hết các kiện hàng - 49 trong số 69 kiện hàng - đã được gửi đến Rubtsovsk ở phía nam của Tây Siberia.   Hôm thứ Bảy, Cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho hay trên Facebook rằng quân đội Nga đã thiết lập một khu chợ đặc biệt ở thành phố Naroulia của Belarus, nơi bán những tài sản bị đánh cắp ở Ukraine. "Các mặt hàng" của những kẻ cướp bóc bao gồm: máy giặt và máy rửa bát, tủ lạnh, đồ trang sức đắt tiền, ô tô, xe đạp, xe máy, sành sứ, thảm, tác phẩm nghệ thuật, đồ chơi trẻ em và mỹ phẩm. Ngoài ra, người Nga được cho là đã cố gắng đổi tiền đánh cắp được - đô la và euro.   Phan Ba dịch  
......

Có phải lính Nga gây ra vụ thảm sát ở Bucha - Ukraine?

Tác giả Emmanuel Peuchot - Tagesspiegel.de Lưu Thủy Hương biên dịch   "Cuộc thảm sát bắt đầu" khi lực lượng FSB (*) đến Bucha theo sau những người lính Nga trẻ. https://www.tagesspiegel.de/.../dann.../28231486.html   Một người dân ở ngoại ô Kiev mô tả khoảng thời gian bị quân Nga xâm chiếm. Và các hoạt động giết người của lực lượng đặc biệt.   Vài tuần sau khi quân đội Nga chiếm được thành phố Bucha của Ukraine, Olena nhận thấy có sự thay đổi tồi tệ.   Những người lính lớn tuổi hơn, tàn nhẫn hơn đã vào thành phố và gây nỗi sợ hãi, cư dân 43 tuổi kể lại. "Ngay trước mắt tôi, họ bắn một người đàn ông muốn đến siêu thị để mua sắm", Olena nói, cô cẩn thận không cho biết họ của mình.   Olena đã ở suốt tháng Ba trong tầng hầm của một ngôi nhà bốn tầng với các con của cô, đứa bảy tuổi và đứa chín tuổi. Không có điện. Họ ẩn náu cùng với các cư dân khác.   "Không có quân đội Ukraine trong thành phố, chỉ có lực lượng dân quân bao gồm những bảo vệ không có vũ trang của các doanh nghiệp tại địa phương. Nhưng rồi họ cũng bỏ trốn", cô nói.   Ban đầu, hầu hết những người lính Nga đến Bucha đều trẻ tuổi, Olena nói. "Hai tuần sau, những người khác đến, họ lớn tuổi hơn." Trên 40 tuổi. "Họ rất tàn bạo và hành xử tồi tệ với tất cả mọi người. Và sau đó các cuộc tàn sát bắt đầu", Olena nói thêm, và dừng lại với ánh mắt đầy khiếp hãi.   Chỉ phụ nữ được phép rời khỏi nhà   Theo Olena, những người lính lớn tuổi "được vũ trang đầy đủ", họ mặc quân phục màu đen và xanh lá cây đậm - không giống như quân phục tiêu chuẩn của quân đội Nga. “Có một số người tốt trong số những người lính Nga, và có một số người đàn ông rất thô bạo, đặc biệt là người của FSB”, cơ quan mật vụ Nga - Olena cho biết.   Cô từng đến gặp những người lính để hỏi thức ăn cho con, “và họ đã mang đến cho chúng tôi khẩu phần ăn và thực phẩm”.   “Chính những người lính trẻ đã nói với chúng tôi rằng FSB cấm chúng tôi đi lại, và FSB là lực lượng đặc biệt rất hung bạo,” cô nói. “Chính người Nga nói về người Nga như vậy.”   Chỉ phụ nữ mới được phép đi lấy nước và thức ăn. Những người đàn ông phải ở trong hầm. “Hàng xóm của chúng tôi ra ngoài lúc 5 giờ chiều để đổ rác. Hai người đàn ông và một phụ nữ. Một trong hai người đàn ông này đã từng phục vụ trong quân đội. Họ đã không quay trở lại”, Olena kể.   Sau đó, một người phụ nữ khi đi lấy gỗ đã tìm thấy những người này trong mảnh vườn sau nhà. “Các thi thể nằm trong vũng máu với những vết thương do đạn bắn.”   22 người chết trên đường phố   “Khi các đặc vụ FSB đến, họ hỏi tại sao tôi không rời thị trấn. Tôi nói với họ rằng tôi đã sống ở đây 43 năm và có một cuộc sống yên bình. Vậy tại sao tôi phải rời đi?” Các đặc vụ FSB đã chửi cô là “quân phản bội”.   Hôm thứ Bảy, các phóng viên AFP đã nhìn thấy 22 người chết trong trang phục thường dân trên một con đường trong thành phố. Một xác chết nam bị trói hai tay sau lưng.   Theo Văn phòng Tổng chưởng lý, thi thể của 5 người đàn ông đã được tìm thấy trong tầng hầm của một viện điều dưỡng trẻ em ở Bucha hôm thứ Hai. Thị trưởng Bucha cho biết, 280 người đã được chôn cất trong các ngôi mộ tập thể, và con số người chết ngày càng tăng.   FSB là gì? https://vi.wikipedia.org/.../T%E1%BB%95ng_c%E1%BB%A5c_An...   FSB là đơn vị kế tục của "KGB", Ủy ban An ninh Quốc gia Xô Viết. Hiện nay, nó là tổng cục An ninh Liên bang Nga, là cơ quan an ninh nội địa chính của Liên bang Nga.   Lãnh đạo FSB là Tổng thống Nga./.   #Ukraine #thảmsátBucha #FSB  
......

HRW kêu gọi EU gây áp lực Việt Nam trong đối thoại nhân quyền

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW hôm 4/4/2022 kêu gọi EU gây áp lực để Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Ảnh chụp trang web HRW VOA Hôm 4/4, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) hãy gây sức ép để Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền, đề nghị khối này cần đặt ra “chỉ dấu và chế tài rõ ràng” đối với những vi phạm của Hà Nội trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên sắp diễn ra. EU cần kêu gọi Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ về nhân quyền, chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động và phóng thích tất cả tù nhân chính trị, HRW cho biết trong một thông cáo. Đối thoại nhân quyền song phương giữa EU và Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức ở thủ đô Brussels, nơi đặt trụ sở của EU, vào ngày 6/4/2022. “EU từng tuyên bố rằng quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam sẽ mang lại những tiến bộ về nhân quyền, nhưng Hà Nội lại gia tăng đàn áp hơn kể từ khi hiệp định thương mại được thông qua vào năm 2020,” ông Claudio Francavilla, chuyên gia vận động EU của HRW nói. “Brussels không nên tiếp tục dung thứ các vi phạm trắng trợn của chính quyền Việt Nam đối với nghĩa vụ và trách nhiệm về nhân quyền của họ.” Trong một tờ trình gửi EU trước cuộc đối thoại, HRW hối thúc EU đặt ra yêu cầu phải có “các chỉ dấu rõ ràng, cụ thể và dễ đánh giá hoặc các kết quả thực tế đánh dấu tiến bộ về nhân quyền phù hợp với các hướng dẫn của chính EU, và đặt ra các hậu quả nếu vẫn tiếp tục vi phạm.” Trong thông cáo, HRW nhận định xu hướng gia tăng đáng lo ngại về các vụ bắt bớ các nhà hoạt động xã hội và môi trường với cáo buộc được công bố là “trốn thuế.” HRW nêu các trường hợp các nhà hoạt động bị án tù từ 4-5 năm vì tội bị quy là “trốn thuế” như Nhà báo Mai Phan Lợi và Luật sư Đặng Đình Bách, và gần đây nhất là vụ bắt nhà hoạt động Ngụy Thị Khanh với cùng tội danh, và điều đáng nói họ là những người có tham gia các dự án xã hội dân sự do EU tài trợ. Cũng theo HRW, Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất là 153 tù nhân chính trị. Tính riêng trong năm 2021, các tòa án ở Việt Nam đã kết tội ít nhất là 38 người vì lên tiếng phê phán chính quyền và kết án họ với án tù giam nhiều năm. Ngoài ra, công an hiện đang tạm giữ ít nhất 25 người khác trong các trại tạm giam chờ xét xử, với các cáo buộc “có động cơ chính trị,” trong đó có nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Thúy Hạnh và nhà vận động nhân quyền Đinh Văn Hải. “Cuộc đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam sắp tới không nên chỉ là việc đánh dấu tích cho có nữa,” ông Francavilla nói. “Chính quyền Việt Nam đã chấp nhận các cam kết có ràng buộc về việc tôn trọng nhân quyền, và EU cần dứt khoát rằng việc gia tăng đàn áp nhân quyền sẽ mang lại hậu quả đối với giới lãnh đạo Việt Nam.” HRW nói rằng EU cũng cần gây áp lực để nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt hạn chế tự do đi lại và sách nhiễu quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của người dân. Vào tháng trước, nhân dịp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022 cho nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang đang thụ án tù ở Hà Nội, Liên minh châu Âu ra tuyên bố ủng hộ sự kiện này, nói thêm rằng “EU cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam và trên toàn thế giới.” Tuyên bố viết: “EU kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả những người bảo vệ nhân quyền bị bắt giữ tùy tiện và bảo đảm quyền được xét xử công bằng cho mọi cá nhân.” Hồi tháng 6/2021, Cơ quan Đối ngoại Liên minh châu Âu (EEAS) công bố “Báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới năm 2020,” trong đó ghi nhận tình hình nhân quyền Việt Nam “đặc biệt đáng lo ngại” với “mức độ nghiêm trọng của những hạn chế và việc tuyên án trong các vụ việc liên quan đến thực hành quyền tự do ngôn luận trên mạng và trên thực tế.” “Người dùng truyền thông xã hội ngày càng phải đối mặt với việc kiểm duyệt tùy tiện khi chia sẻ những quan điểm chính yếu trực tuyến”, báo cáo của EEAS cho biết. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng báo cáo nhân quyền của EEAS là “chưa khách quan” và “không phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam.” “Như đã nhiều lần khẳng định, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói. Nguồn: VOA  
......

Hội nghị thượng đỉnh Geneva về nhân quyền và dân chủ 2022

  Việt Tân    Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ ở Geneva hướng sự chú ý về các tình hình nhân quyền cấp bách đòi hỏi sự quan tâm của toàn cầu. Hội nghị cung cấp cho các nhà hoạt động nhân quyền và các cựu tù nhân chính trị một diễn đàn để chia sẻ về cuộc đấu tranh của họ cho dân chủ và tự do, đồng thời xây dựng một cộng đồng quốc tế để chống lại các chế độ độc tài.   Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tổ chức xung quanh phiên họp hàng năm của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, khi các bộ trưởng ngoại giao tập trung tại Geneva, để đưa các vấn đề quan trọng vào chương trình nghị sự quốc tế.   Hội nghị thượng đỉnh Geneva lần thứ 14 sẽ được tổ chức vào Thứ Tư, ngày 6 tháng 4 năm 2022.   Sự kiện có sự tham gia của hàng trăm nhà bất đồng chính kiến, nạn nhân, nhà ngoại giao, nhà báo, lãnh đạo sinh viên và những công dân có liên quan khác.   Năm nay, nhà giáo cũng là một cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Hoàng chia sẻ về các hoạt động của ông để tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.   Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó Đảng Việt Tân.   #ViệtTân #GenevaSummit2022  
......

Thảm Sát Ukraine

Phan Châu Thành   1. Trước khi bắt đầu, mình xin phép cảnh báo là những hình ảnh trong các link hôm nay rất khủng khiếp, những bạn nào ấn vào xem, thì hãy hiểu là không dành cho những người yếu thần kinh đâu. Nhưng mình mong mọi người đọc, và chia sẻ rộng rãi nhất có thể. Ít nhất đó là điều chúng ta có thể làm trong lúc này: nói lên sự thật.   Sau khi quân Nga rút khỏi Bucha, thành phố nhỏ ở ngoại ô Kyiv, các phóng viên độc lập tiến vào cùng quân tiếp quản thì phát hiện hàng chục xác chết nằm rải rác khắp nơi và 1 hố chôn người tập thể đã lộ ra, với khoảng 300 xác chết, rất nhiều người bị trói tay về phía sau, tất cả đều là dân thường. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã xác nhận thông tin này:   https://twitter.com/i/status/1509985789404459011 https://twitter.com/DmytroKuleba/status/1510547460875243529 https://twitter.com/.../status/1510483940938760196/photo/2 https://twitter.com/guyverhofs.../status/1510523138001489932 https://twitter.com/.../status/1510568496605941761/photo/1 https://twitter.com/i/status/1510601888319823872 https://twitter.com/Lyla_lilas/status/1510666344525668354 https://twitter.com/ArthurKei_UA/status/1510444186109161472 https://twitter.com/AnonOpsSE/status/1510625065758515208 https://twitter.com/.../status/1510383908101181440/photo/1 https://twitter.com/.../status/1510589076088500229/photo/2 https://twitter.com/.../status/1510693857079537670/photo/1   Trong số những người bị giết hại dã man có cả gia đình ông thị trưởng thành phố Motyzhyn, Olha Sukhenko, đã bị quân Nga bắt cóc ngày 23-03-2022. Xác của ông bị vứt xuống cống, vợ và con trai bị chôn trong mộ tập thể. https://twitter.com/visegrad24/status/1510575613542907907   Ở trong 1 tầng hầm, các phóng viên tìm thấy 18 tử thi bị chết do tra tấn, trong đó có cả trẻ con 14-16 tuổi, 1 số bị cắt tai, nhổ răng… https://twitter.com/NatashaBer.../status/1510587311226032133   Thậm chí cả chó mèo cũng không thoát được: https://twitter.com/i/status/1510661773946507267   Ở Irpin, quân Nga sau khi bắn chết những người phụ nữ và các bé gái, đã dùng xe tăng cán nát xác họ: https://twitter.com/i/status/1510576059984527361   Quân Nga còn cài mìn vào các xác chết: https://twitter.com/.../status/1509642565196431360/photo/1   Không thể tưởng tượng nổi, ở thế kỷ 21 này, giữa châu Âu, 1 đội quân lúc nào cũng tuyên truyền là „giải phóng Ukraina ra khỏi chế độ phát xít” lại có thể thực thi những tội ác chiến tranh khủng khiếp như vậy, không khác gì những tội ác mà giặc Trung Cộng đã gây ra với dân thường người Việt trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, mà đó là 43 năm về trước. Từ sau thế chiến thứ 2 tới giờ, châu Âu chưa bao giờ chứng kiến lại những tội ác chiến tranh kinh khủng như vậy. Ủy ban Châu Âu đã họp gấp và ông Charles Michel, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu thông báo: „EU quyết định sẽ ủng hộ việc tổ chức các cuộc điều tra độc lập, làm rõ đến cùng các tội ác chiến tranh do quân đội Nga gây ra với dân thường ở Bucha, Irpin, đồng thời sẽ tăng cấm vận và tiếp tục hỗ trợ Ukraina trong cuộc chiến này. Slava Ukraina.”. https://twitter.com/eucopresident/status/1510542585454022660   2. Trong khi đó, quân Nga tiếp tục tháo chạy khỏi Kyiv về biên giới Belarus, vứt bỏ lại sau lưng sự tan hoang và đổ nát: https://twitter.com/lesiavasyl.../status/1509268506776567808   Quân Nga cướp đi mọi thứ từ nhà dân, kể cả máy giặt: https://twitter.com/.../status/1510538463401189380/photo/1   3. Tuy phía Ukraina đã làm chủ được tất cả các làng mạc xung quanh Kharkiv, quân Nga vẫn đang tập trung ở phía bên kia biên giới và chiến sự có thể nổ ra bất cứ lúc nào.Hình ảnh của tình nguyện viên Oleksiy Semikov chở thực phẩm nhân đạo, không may đã bị lính Nga bắt, giam giữ 3 ngày. Trước khi rút lui, chúng đã „giải trí” với anh: https://twitter.com/visegrad24/status/1510307759975243776 (Mình đăng để mọi người hiểu, khi đối diện với giặc Nga, công việc tình nguyện cũng nguy hiểm thế nào.)   4. Hai lính Nga đã chết và 28 người khác phải nhập viện sau khi ăn bánh có thuốc độc ở thành phố Izium: https://www.standard.co.uk/.../russia-ukraine-soldiers...   Một số khác bị đầu độc bởi rượu có thuốc độc: https://www.businessinsider.com/russian-troops-killed-by...   Người dân Ukraina đang tìm mọi cách tiêu diệt quân xâm lược, bằng bất kỳ phương pháp nào có thể. Tuy thành phố đã bị quân Nga chiếm, chiến sự vẫn đang diễn ra ở ngoại ô thành phố. Trực thăng Mi-8 và SU-30 (hoặc SU-35) của Nga bị bắn hạ: https://twitter.com/i/status/1510166743561510915 https://twitter.com/Militaryla.../status/1510596398080794628   Izium hôm nay 03-04-2022: https://twitter.com/i/status/1510546624715673601   5. Một nhà làm phim tài liệu người Litva, ông Mantas Kvedaracius, đã bị lính Nga giết ở Mariupol: https://twitter.com/Pakhomenko_V/status/1510436799931420678   Bất chấp nguy hiểm tới tính mạng, vẫn còn những nhà báo nước ngoài bám trụ ở đó, để cho thế giới biết chuyện gì đang xảy ra bên trong vùng chiến sự.   Một điều kỳ lạ là quân Nga vẫn chưa thể chiếm được thành phố, dù đã vây hãm gần 40 ngày. Chiến sự vẫn tiếp diễn, quân Nga bao gồm cả hải quân, lính Czeczenia, các lực lượng ly khai Donbas, Lugahsk, thậm chí lính đánh thuê Syria cũng đổ về đây, chống lại 1 nhúm lính Ukraina tử thủ mà vẫn chưa „kết quả” được họ. Lính Ukraina chiến đấu trong vô vọng, không có tiếp tế, không có giải vây, thương binh không được chữa trị, nhưng vẫn không đầu hàng. https://twitter.com/i/status/1510664765991010308 https://twitter.com/i/status/1510585333984940033   Bản đồ chiến sự ở Mariupol: https://twitter.com/.../status/1510640079148040197/photo/2   Lính Czeczenia quay cảnh họ phát hàng „nhân đạo” cho người dân ở Mariupol, nhưng nhanh chóng bị phát hiện đó là những hàng sản xuất tại Ukraina, bị cướp đi từ những đoàn viện trợ nhân đạo hoặc từ các của hàng quanh vùng. https://twitter.com/ukraine_world/status/1510510551042084866 https://twitter.com/i/status/1510556252019073027   Kể cả xe chở trẻ con cũng bị bắn cho tan nát, trong khi đó, chính quyền Putin ra sức tuyên truyền, tung tin giả, phóng sự ngụy tạo với những nhân chứng bị ép buộc, cho rằng: „Quân Nga sang đây để giải phóng người Mariupol khỏi đám phát xít Ukraina”. https://twitter.com/.../status/1510527283718668291/photo/1   Khoảng 40.000 người dân Mariupol đã bị chở sang biên giới Nga, họ ở đâu, số phận, điều kiện sống thế nào, vẫn chưa ai được biết, ngoài những bộ phim tuyên truyền mà Nga dựng ra. Mariupol trước và sau khi được quân Nga „giải phóng” https://twitter.com/.../status/1510280192241065990/photo/1 https://twitter.com/i/status/1510201889211756546   6. Người dân Kherson vẫn tiếp tục biểu tình chống quân Nga xâm lược: https://twitter.com/i/status/1510621789231198209 https://twitter.com/i/status/1510621885041725448 https://twitter.com/mattia_n/status/1510621692879679499   7. Không phải lính Czeczenia nào cũng chiến đấu cho Nga. 1 tiểu đội nhỏ lính Czeczenia chiến đấu cho Ukraina đã xuất hiện, cùng chiến lợi phẩm là 1 chiếc xe chỉ huy R149MA1 của Nga. https://twitter.com/.../status/1510666264397684760/photo/1   8. Trong khi đó, hôm nay, tại Berlin, một nhóm người Nga tổ chức biểu tình ủng hộ chiến tranh xâm lược của Putin. Nước Đức bỗng giật mình nhận ra rằng, hơn 2,5 triệu người gốc Nga đang ở Đức, và sẽ là một vấn đề không nhỏ, khi một bộ phận trong họ vẫn hoàn toàn không thay đổi suy nghĩ gì. https://twitter.com/i/status/1510621810936721415   Sự khốn nạn của nền giáo dục không có nhân tính, tôn thờ „lý lẽ của sức mạnh, của vũ khí, của cơ bắp”, cùng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, độc tôn tư tưởng, „đại đế quốc”… suốt một thời gian dài đã để lại dấu ấn của nó rất rõ nét, ở khắp nơi, ngoài đời, trong chiến tranh, cũng như trên cõi mạng này, khi con người không biết sống với nhau như người với người, mà lại như một lũ thú, độc ác tới tận cùng. Hãy nhìn để chúng ta cùng suy nghĩ, mà hiểu tại sao con người nên phải tử tế với nhau. Nếu không được, thì cũng biết rằng „quyền được sống là quyền tối thượng của mỗi con người”. Trước khi quá muộn.   Giờ thì tất cả chúng ta chắc đã hiểu: tại sao Hong Kong không muốn về Trung Quốc, Ukraina, Georgia… sống chết gì cũng không muốn ra nhập Liên bang Nga. Đơn giản, họ không muốn quay ngược nền văn minh trở lại. Cá nhân mình cũng e rằng, sắp tới, làn sóng tẩy chay nước Nga sẽ tăng lên rất mạnh, nước Nga, dân tộc Nga sẽ bị ghẻ lạnh thêm nhiều năm nữa, bất kể cuộc chiến này kết thúc thế nào, bởi thế kỷ 21 rất khó có thể chấp nhận những tội ác mà lính Nga đã gây ra, tàn bạo như thời Trung Cổ vậy. Và họ cũng sẽ nhớ tới những người Nga đã cổ súy cho việc đó.   Putin đang rất sai lầm, khi nghĩ rằng sức mạnh và sự tàn bạo có thể khuất phục được người Ukraina. Giờ thì họ càng liều chết để chiến đấu, thậm chí tới hơi thở cuối cùng, vì thực tế, nếu đầu hàng thì cũng sẽ chết thôi, mà chết trong đau đớn và tủi nhục./.   Viva Ukraina.   #thảmsátUkraine  
......

Ukraine: Selenskyj mời bà Merkel tham quan Butscha

WELT Nguyễn Xuân Hoài    Phê phán chính sách của Đức đối với Nga – Selenskyj mời bà Merkel tham quan Butscha   Sau khi phát hiện nhiều thi thể ở ngoại ô Kiev, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyj đã mời cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel tới thăm. Ở Butscha, bà ấy có thể thấy "chính sách nhượng bộ với nước Nga đã dẫn đến điều gì trong 14 năm qua". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã mời cựu Thủ tướng Angela Merkel đến thăm thành phố Butscha, nơi đã bị tàn phá bởi những hành động tàn bạo nghiêm trọng. Ở ngoại ô Kiev, bà Merkel, cũng như cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, có thể nhận ra được chính sách thất bại của họ đối với nước Nga trong những năm gần đây, Zelensky cho biết trong một tin nhắn video vào tối chủ nhật. Năm 2008, các quốc gia NATO, trong đó có cả Đức, đã hứa để Ukraine trở thành thành viên nhưng sau đó lại không thực hiện vì lấn cấn với Nga. Bà Merkel là Thủ tướng từ năm 2005 đến năm 2021. Ông Zelenskyy nói: “Tôi mời bà Merkel và ông Sarkozy đến thăm Butscha để họ thấy chính sách nhượng bộ đối với Nga đã dẫn đến điều gì trong 14 năm qua”. "Họ sẽ tận mắt chứng kiến những người Ukraine bị tra tấn ra sao." Những hình ảnh từ Butscha, nơi nhiều thi thể người dân được tìm thấy trên đường phố sau khi quân đội Nga rút lui, đã gây kinh hoàng cho thế giới hôm chủ nhật vừa qua. Ukraine đổ lỗi cho quân đội Nga, những kẻ mới đây đã đánh chiếm thị trấn bé nhỏ này và gây ca các vụ thảm sát. Moscow phủ nhận điều đó. Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine: Các biện pháp trừng phạt mới của EU là không đủ Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba hôm chủ nhật nhấn mạnh rằng ông không có nhiều hy vọng về các lệnh trừng phạt mới của EU đối với Nga. Ông biết các dự thảo hiện tại cho gói biện pháp trừng phạt thứ năm đã được lên kế hoạch. Do đó, theo ông, các biện pháp này là không đủ, ông Bộ trưởng đã nói trong một tin nhắn video được công bố trên Twitter. Đặc biệt, lệnh cấm vận dầu mỏ, khí đốt và than đối với Nga, loại trừ tất cả các ngân hàng Nga khỏi mạng lưới liên lạc ngân hàng Swift và đóng cửa tất cả các cảng cho tàu và hàng hóa của Nga hiện tại là cần thiết. Nhu cầu này cũng nhằm vào các cường quốc kinh tế của G7. Vào tối cùng ngày Thủ tướng Olaf Scholz đã công bố các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga, quốc gia đã xâm lược nước láng giềng Ukraine cách đây 5 tuần. "Chúng tôi sẽ quyết định các biện pháp tiếp theo cùng với các đồng minh trong vài ngày tới", chính trị gia SPD thông báo mà không cho biết thêm chi tiết. Kuleba cũng nói rằng với những hành vi tàn bạo đã gây ra đối với cư dân thị trấn Butscha của Ukraine, giờ đây không thể có lời bào chữa hay do dự nào về việc chuyển giao vũ khí cho đất nước ông. "Chúng tôi cần vũ khí, ngay bây giờ!", Ông nói, đặc biệt là máy bay, xe tăng và các hệ thống phòng không hạng nặng./.  
......

Âu châu cảnh cáo Tập Cận Bình

Ngô Nhân Dụng Trước cuộc họp thượng đỉnh ngày Thứ Sáu 1 tháng Tư, Trung Cộng chỉ muốn nói chuyện giao thương còn Liên hiệp Âu châu (EU) muốn nói chuyện cuộc chiến ở Ukraine. Nhân viên ngoại giao Trung Cộng vẫn tìm cách chia rẽ Âu châu, chia rẽ Âu châu với Mỹ. Họ nói với các sứ quán nước ngoài rằng các nước mới gia nhập EU và các nước cũ không đoàn kết. Họ tiên đoán tình đoàn kết giữa Âu châu và Mỹ sẽ tan rã và cuộc phong tỏa kinh tế Nga sẽ thất bại vì dân châu Âu sẽ phản đối khi giá dầu, khí tăng lên. Đài truyền hình CCTV của đảng Cộng sản nói rằng Âu châu đã bị Mỹ đâm sau lưng rồi, không thể tiếp tục lầm lẫn để cho Mỹ lôi kéo vào cơn nguy mới. Tạp chí Hoàn Cầu Thời Báo ở Bắc Kinh viết trong bản tiếng Anh: “Bang giao giữa Âu châu và Trung Quốc không thể bị bắt cóc bởi chính sách ngoại giao của Mỹ.” Trung Cộng muốn cuộc gặp gỡ trên mạng sẽ đưa tới việc ký kết các thỏa thuận về quan thuế, hâm nóng lại bản hiệp ước thương mại đang bị cất trong tủ lạnh. Nhưng EU không thể bàn chuyện này trong lúc Bắc Kinh cấm xuất nhập cảng với Lithuania, sau khi nước này cho Đài Loan mở một văn phòng đại diện. Lithuania, một nước thành viên EU, mua bán với Trung Quốc quá ít, không đáng kể. Nhưng dùng áp lực kinh tế để bắt một nước khác thay đổi chính sách ngoại giao của họ là điều không thể chấp nhận. Tập Cận Bình thất bại. Vì EU coi vụ Nga xâm lăng Ukraine là vấn đề ưu tiên, cần nói hơn chuyện thương mại. Sau cuộc gặp trên mạng, ông Charles Michel, chủ tịch Hội đồng Âu châu tuyên bố “Chúng tôi đã yêu cầu Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình chấm dứt cuộc chiến Ukraine. Trung Quốc không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh nước Nga vi phạm luật lệ quốc tế.” Trong mấy năm gần đây Liên hiệp Âu châu đã dần dần nhất trí khi đối diện Bắc Kinh. EU lên án Trung Cộng đàn áp người Hồi Giáo Uyghurs ở Tân Cương và tước đoạt tự do của dân Hồng Kông. Nga đánh Ukraine khiến họ đoàn kết hơn. Họ tiếc đã không tin những lời chính phủ Mỹ báo động khi Nga tập trung quân ở biên giới. Họ đã bị Vladimir Putin đánh lừa, bây giờ 27 nước EU phải lo lắng trước những lời Trung Cộng nói giả nhân giả nghĩa. Một năm trước đây, Thủ tướng Angela Merkel nước Đức đã thúc đẩy một hiệp ước đầu tư giữa Âu châu và Trung Quốc. Bản dự thảo hiệp ước không còn được nhắc tới nữa khi các nước Âu châu lên án Trung Cộng vi phạm nhân quyền, Bắc Kinh trả đũa đuổi một số nhân viên ngoại giao. Cuộc xâm lăng Ukraine khiến các nước EU thấy phải cứng rắn hơn với các chế độ độc tài chuyên chế. Janka Oertel, một giám đốc trong Hội đồng Đối ngoại Âu châu, nói rằng dân Âu châu có cảm tưởng “hôm nay là Nga, ngày mai có thể là Trung Cộng, cho nên mình phải đề phòng.” Trung Cộng vẫn tìm cách “đi hai hàng,” vừa than phiền về những chết chóc do chiến tranh gây ra vừa kêu gọi hai bên đàm phán, nhưng hề không lên án Nga xâm lăng. Khi nói chuyện với Joe Biden, Tập Cận Bình nói “không muốn thấy chiến tranh Ukraine xảy ra,” nhưng lại đòi “Ai treo cái lục lạc vào cổ con cọp thì người đó phải gỡ ra,” đổ cho Mỹ và NATO thúc cho Putin phải gây chiến, theo nhật báo The Washington Post. Lối đổ vạ này được cả guồng máy tuyên truyền của Trung Cộng lập lại. Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Cộng Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian, 赵立坚) cũng đổ lỗi cho Mỹ và NATO: “Thủ phạm chính gây ra chiến tranh là nước Mỹ. Trong hai chục năm qua từ năm 1999, khối NATO từng bước một “đẩy Nga đến chân tường. NATO bành trướng về phía Đông trong năm đợt, tăng số thành viên từ 16 lên 30 nước.” Một điều Triệu Lập Kiên bỏ qua không nhớ, là tất cả các nước cộng sản cũ ở Đông Âu và ba nước vùng Baltic đã tự ý xin gia nhập NATO! Vì họ đều lo sẽ bị Nga xâm lăng. Vụ Putin đánh Ukraine chứng tỏ mối lo đó là chính đáng. Khi Vladimir Putin tỏ ý muốn NATO công khai tuyên bố không cho Ukraine gia nhập, Joe Biden đã trả lời rằng mỗi nước đều có chủ quyền, Mỹ không có quyền bảo NATO phải nhận hay không nhận bất cứ quốc gia nào. Đây là đường ranh giới phân biệt hai khối đang thành hình trên trái đất: Một bên là những nước dân chủ và tôn trọng luật lệ quốc tế; bên kia là các chế độ độc tài không cho dân sống tự do và muốn dùng vũ lực bắt các nước nhỏ phải theo ý mình. Trên nhật báo The Wall Street Journal ngày 1 tháng 4 năm 2022, bốn tác giả đã kiểm điểm lại những sai lầm của Mỹ và Âu châu trong hơn 20 năm qua, khi ông Vladimir Putin chứng tỏ tham vọng tái lập uy thế của nước Nga rất rõ ràng mà không gặp phản ứng. Putin đã đem quân vào nước thuộc Liên Xô cũ, ở Đông Âu và Trung Á, sang tới cả châu Phi và vùng Trung Đông. Nhưng các nước Âu châu và Mỹ vẫn nuôi hy vọng có thể dùng các hoạt động kinh tế, giao thương, đầu tư, giúp nước Nga phát triển thịnh vượng để chấp nhận sống bình thường trong cộng đồng quốc tế. Putin nói nhiều lần với các nhà ngoại giao Âu châu rằng Ukraine không phải là một quốc gia đích thực, rằng ba nước Nga, Ukraine và Belarus chỉ là một. Mỹ và các nước khác không nghĩ rằng đó là một lời đe dọa cần đề phòng. Putin đã công khai chỉ trích việc NATO thâu nhận các nước cộng sản cũ, không ai quan tâm. Đến khi Putin hành động thì đã trễ. Cuộc xâm lăng Ukraine khiến cả thế giới đổi thái độ. Các nước Âu châu và trong khối NATO đoàn kết với nhau và chấp nhận vai trò lãnh đạo của Mỹ. Quan điểm của EU rất rõ ràng: Vladimir Putin đang dùng vũ lực xâm chiếm một nước khác; tức là đã vi phạm một nguyên tắc căn bản trong hiến chương thành lập EU. Không những thế, Putin còn làm cho các nước thấy phải lo trước mối đe dọa của Trung Cộng. Trung Cộng vẫn không kết tội Nga xâm lăng, một thái độ đồng lõa thụ động. Trong các cuộc nói chuyện ngày Thứ Sáu, nhắc đến vụ Ukraine, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường vẫn không dùng các chữ “xâm lăng” và “chiến tranh.” Bản tin về cuộc nói chuyện trên mạng giữa Tập Cận Bình và bà Ursula von der Leyen, chủ tịch EU, chỉ nhắc đến tên nước Nga vài lần. Thái độ đó không thể chấp nhận. Âu châu phải thay đổi chính sách trước mối đe dọa của Nga và Trung Cộng. Trong cuộc họp thượng đỉnh trên mạng ngày Thứ Sáu, EU đã báo trước Trung Cộng sẽ bị cấm vận giống như Nga nếu giúp Nga vũ khí dùng để giết dân Ukraine. Hiện chưa có dấu hiệu nào là Trung Cộng đang giúp Nga tránh né lệnh cấm vận, chứng tỏ các công ty Trung Cộng vẫn sợ sẽ gánh những hậu quả không khác gì Nga. Kinh tế Trung Quốc cần thị trường tiêu thụ, cần tiền đầu tư và hiểu biết kỹ thuật của Âu châu nhiều hơn Âu châu cần đầu tư vào Trung Quốc. Nếu bị cả Âu châu, Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn cấm vận, kinh tế Trung Quốc sẽ xuống dốc. Tập Cận Bình đang lo giữ địa vị trong kỳ đại hội đảng cuối năm nay. Được hệ thống tuyên truyền, thúc đẩy, dư luận trên các mạng xã hội ở lục địa đều ồn ào chống Mỹ, bênh vực Nga; cho nên Tập khó thay đổi đường lối ngoại giao trong lúc này. Một học giả Trung Hoa, ông Hồ Vĩ, phó chủ tịch một trung tâm nghiên cứu của chính phủ, đã viết một bài trên mạng đề nghị đảng Cộng sản từ bỏ chính sách ủng hộ Nga ở Ukraine. Ông nhìn thấy thế yếu của Vladimir Putin, “dù chiếm được nước Ukraine” thì cũng sẽ khốn đốn như “ăn khoai nướng bị bỏng tay” (烫手的山芋, Nãng thủ đích san dụ); kinh tế Nga sẽ sụp đổ trong vài năm dưới áp lực phong tỏa. Ông tiên đoán “Châu Âu sẽ bỏ Trung Quốc, Nhật Bản sẽ trở thành một tiền đồn chống Trung Quốc và Nam Hàn ngả mạnh vào vòng tay Mỹ.” Bài viết xuất hiện được một ngày thì bị kiểm duyệt. Ông Hồ Vĩ còn đề nghị Bắc Kinh đóng vai trò “một đại cường có trách nhiệm,” đứng ra hòa giải. Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị đã nói có thể đứng trung gian. Nhưng Trung Cộng không có kinh nghiệm nào trong vấn đề này, xưa nay chưa từng làm công việc đó. Ngoại trưởng Mỹ đã báo trước, Trung Cộng không thể nào đóng vai trung gian; vì đã đứng hẳn về phía Putin rồi. Thái độ của Âu châu đã cứng rắn hơn. Các nước Âu châu, từ nước Đức, Ba Lan cho tới Romania, Lithuania, đều gia tăng ngân sách quân sự. Ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO nói, “Khi nhìn ra thực tế mới về an ninh, chúng ta đều thấy cần đầu tư bảo vệ an toàn quân sự,” theo báo The Wall Street Journal. Sẽ tới lúc các nước Nhật Bản, Nam Hàn, Australia, Ấn Độ thấy cần liên kết để bảo vệ an ninh trong vùng Á châu, nhất là eo biển Đài Loan và Biển Đông của Việt Nam. Đó sẽ là cơn nhức đầu cho Tập Cận Bình trong năm, mười năm tới./.
......

Tình báo yếu kém và tham vọng Đại Nga : Hai lý do đẩy Putin thành “đồ tể” ở Ukraina

Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) và bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (P) thăm một triển lãm quân sự ở Matxcơva, Nga ngày 21/12/2021. AP - Mikhail Metzel Thu Hằng - RFI Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Choigu và tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valeri Guerassimov ở đâu trong hai tuần lễ, trước khi ông Choigu tái xuất trong một đoạn video ngắn phát sóng hôm 24/03 quay cảnh ông Putin gặp Hội đồng An ninh Quốc gia. Hiện giờ, tình hình dường như rất căng thẳng giữa tổng thống Vladimir Putin và các quan chức quân sự cấp cao của Nga. Tiết lộ của tình báo Mỹ ngày 30/03/2022 khẳng định phần nào nghi vấn này. Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Choigu và tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valeri Guerassimov ở đâu trong hai tuần lễ, trước khi ông Choigu tái xuất trong một đoạn video ngắn phát sóng hôm 24/03 quay cảnh ông Putin gặp Hội đồng An ninh Quốc gia. Hiện giờ, tình hình dường như rất căng thẳng giữa tổng thống Vladimir Putin và các quan chức quân sự cấp cao của Nga. Tiết lộ của tình báo Mỹ ngày 30/03/2022 khẳng định phần nào nghi vấn này. Tổng thống Putin không được các cố vấn cung cấp thông tin đúng sự thật, khiến ông tự tin phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt”, trên thực tế là cuộc xâm lược Ukraina, để “phi phát xít hóa, giải trừ vũ khí” nước láng giềng. Tuy nhiên, có hai lý do giải thích cho những thông tin thiếu tin cậy chuyển lên ông chủ điện Kremlin.   Cố vấn sợ nói thật với ông Putin   Thứ nhất, theo phát biểu ngày 30/03 của bà Kate Bedingfield, giám đốc truyền thông của Nhà Trắng, những thông tin chính xác đã không được chuyến đến ông Putin và điều này cho thấy “đội ngũ cố vấn chính của ông sợ nói cho ông biết sự thật”. Ngoài việc không được thông tin đầy đủ về năng lực và thiệt hại của quân đội Nga ở Ukraina, ông Putin cũng không nắm rõ việc “nền kinh tế Nga bị tê liệt vì các biện pháp trừng phạt” của phương Tây.   Nỗi sợ này có thể được giải thích qua việc uy quyền độc đoán được ông Putin xây dựng từ lâu. Cấp dưới của nguyên thủ Nga chỉ thông báo cho ông những tin tốt để tránh làm phật lòng nhà lãnh đạo. Tính cách độc tài này có thể thấy được phần nào trong cuộc họp được truyền hình trực tiếp ngày 22/02 của Hội đồng An ninh Quốc gia Nga. Với giọng điệu coi thường, ông Putin dồn dập hỏi và nhắc nhở giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài Sergei Naryshkin “đừng có vòng vo” ủng hộ hay không việc công nhận hai vùng lãnh thổ ly khai ở vùng Donbass Ukraina khiến nhân vật này lúng túng sợ hãi và ấp úng trả lời ủng hộ.    Theo nhiều chuyên gia phương Tây về Nga, hai năm “cố thủ” trong điện Kremlin, chỉ gặp một vài người thân cận, để tránh dịch Covid-19 dường như cũng khiến nguyên thủ Nga trở nên chuyên quyền hơn và củng cố thêm cho tham vọng tái lập nước Đại Nga của ông. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, được AP trích dẫn, so sánh chính quyền Nga hiện nay như một chế độ chuyên quyền “nơi không một ai trong hệ thống đó nói sự thật hoặc có khả năng nói sự thật cho nhà cầm quyền và tôi nghĩ đó là những gì chúng ta đang thấy ở Nga”.    Cơ quan tình báo hoạt động thiếu hiệu quả   Lý do thứ hai là cả ba cơ quan tình báo Nga hoạt động kém hiệu quả ở Ukraina, dù có lực lượng đông đảo, đặc biệt từ năm 2014. Cơ quan Tình báo Quân đội GRU chịu trách nhiệm theo dõi tiềm lực quân sự Ukraina và trong các vùng do quân Nga kiểm soát. Tổng cục An ninh Liên bang FSB phân tích sức kháng cự của xã hội Ukraina. Cơ quan Tình báo Liên bang SVR giúp điện Kremlin “về chiều sâu chiến lược”.   Tuy nhiên, theo nhật báo Pháp Le Figaro ngày 30/03, giữa GRU, FBS và SVR không có sự phối hợp. Cả ba cơ quan này không hoàn thành nhiệm vụ được cho là sống còn cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” với hàng loạt thiếu sót trong việc tiếp nhận, phân tích thông tin : đánh giá sai về quân đội, hiểu sai về xã hội Ukraina, được cho là sẽ nhanh chóng sụp đổ và về năng lực của các chính trị gia thuộc đảng Nền tảng vì Cuộc sống, một đảng đối lập thân Nga, về khả năng lập một chế độ thân Nga ở Kiev, đánh giá thấp phản ứng của phương Tây… Ngoài ra, theo một chuyên gia Pháp, “nói sự thật với cấp trên, đó là chấp nhận rủi ro”, cho nên tất cả những thông tin bất lợi trên thực địa, được cho là làm phật lòng cấp trên, sẽ không được chuyển lên thượng tầng lãnh đạo. Nói tóm lại, theo đánh giá của Hoa Kỳ, “đó là một thất bại cho tình báo” Nga và quyết định mà ông Putin đưa ra “là một sai lầm chiến lược cho Nga”.   Tổng thống Putin có thể sẽ quy trách nhiệm việc quân Nga sa lầy ở Ukraina cho những người khác. Nhưng tạm thời “ông Putin chưa có thời gian thay đổi ngay lập tức” đội ngũ thân cận.     Phía chính quyền Mỹ, thông qua quyết định giải mật thông tin tình báo, hy vọng ông Putin có thể sẽ xem xét lại chiến lược ở Ukraina. Tuy nhiên, việc này cũng có nguy cơ cô lập thêm ông Putin, người hiện theo đuổi tham vọng tìm lại hào quang của nước Nga, bị mất từ khi Liên Xô sụp đổ.  
......

Vũ khí, thiết bị quân sự… Ukraine nhận được các nước phương Tây cho đến nay

Lưu Thủy Hương   Hoa Kỳ Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi giữa tháng 3 tuyên bố sẽ cung cấp vũ khí và viện trợ quân sự tổng trị giá 800 triệu USD (730 triệu euro) cho Ukraine. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, chính phủ Mỹ đã cam kết viện trợ quân sự và cung cấp vũ khí trị giá 1,35 tỷ đô la Mỹ (1,2 tỷ euro). Kể từ đầu năm ngoái, viện trợ của Hoa Kỳ đã đạt tổng cộng 2 tỷ đô la (1,8 tỷ euro). Nhà Trắng nêu chi tiết các chuyến hàng đến Ukraine cho đến nay: 4.600 hỏa tiễn chống tăng Javelin 7000 vũ khí chống tăng khác 1.400 hỏa tiễn phòng không Stinger 100 máy dọ thám Kamikaze 5000 khẩu súng trường 1000 khẩu súng lục 600 súng ngắn 600 súng tiểu liên 300 súng phóng lựu đạn Khoảng 60 triệu viên đạn Hơn một triệu quả lựu đạn, súng cối và đạn pháo 25.000 áo chống đạn 25.000 mũ bảo hiểm 70 Humvee và các loại xe khác Năm máy bay trực thăng Mi-17 Ba tàu tuần tra Tám hệ thống radar Ngoài ra, còn có các phương tiện liên lạc an toàn, hệ thống tác chiến điện tử và các thiết bị quân sự và quân y khác. Danh sách giao hàng của Hoa Kỳ cũng bao gồm thiết bị rà phá bom mìn và vật liệu nổ cũng như hình ảnh vệ tinh. Ông Biden nói, Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Ukraine trong thời gian lâu dài, sẽ giúp Ukraine có được các hệ thống phòng không tầm xa hơn có thể tiếp cận các mục tiêu ở độ cao lớn hơn, Tổng thống Mỹ hứa. Tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của NATO ở Brussels vào tuần trước, Mỹ và các đồng minh đã thảo luận về việc chuyển giao tên lửa chống chiến hạm cho Kyiv, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết. Tuy nhiên, các chi tiết kỹ thuật vẫn phải được làm rõ. Ngoài viện trợ quân sự, chính phủ Mỹ muốn hỗ trợ Ukraine thêm 100 triệu đô la Mỹ cho lực lượng biên phòng và cảnh sát, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm thứ Bảy (26.03.2022). Số tiền này có thể được sử dụng vào việc cung cấp thêm các thiết bị bảo hộ, xe bọc thép, công nghệ truyền thông và vật tư y tế.   Nước Đức Cho đến ngày 7 tháng 3, chính phủ liên bang Đức đã chuyển giao vũ khí và các loại quân trang cho Ukraine: 1500 tên lửa phòng không loại "Stinger" và "Strela" 500 hỏa tiễn chống tăng cộng với 1000 viên đạn 100 súng máy MG3 8 triệu viên đạn súng ngắn 23.000 mũ bảo hiểm 1300 áo giáp chống đạn 2600 tấm kim loại làm áo giáp 16 thiết bị nhìn ban đêm cùng với công nghệ truyền thông khác 350.000 khẩu phần ăn 14 xe bọc thép 50 xe vận chuyển y tế và vật tư y tế Thứ Tư 23.03.2022, Bộ Quốc phòng đã yêu cầu Hội đồng An ninh Liên bang giao thêm cho Ukraine 2.000 hỏa tiễn chống tăng.   EU Liên minh châu Âu cũng đang viện trợ quân sự cho Ukraine với tổng số hơn một tỷ euro. Với gói viện trợ thứ hai, 500 triệu euro, nước Đức gánh 26%. Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Đức Christine Lambrecht (SPD) cho biết vào tuần trước tại Brussels. Đây là khoản tiền tài trợ cho các thiết bị quân sự, hàng hóa, nhiên liệu và bộ dụng cụ sơ cứu. Liên minh châu Âu không tiết lộ đã chuyển giao hoặc sẽ chuyển giao những loại vũ khí nào cho Ukraine. Người đứng đầu bộ phận ngoại giao EU, Josep Borell, chỉ nói rằng các chuyến giao hàng bao gồm vũ khí giết người (tödliche Waffen), chứ không chỉ là đạn dược.   Estonia Hai ngày sau khi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, chính phủ liên bang đã chấp thuận cho Estonia cung cấp vũ khí cho Ukraine từ các kho dự trữ cũ của CHDC Đức. Ngay từ tháng 1, nước này đã tuyên bố ý định cung cấp cho Ukraine “hàng chục” tên lửa chống tăng Javelin và một số loại pháo vẫn còn của CHDC Đức.   Phần Lan Chính phủ Phần Lan vào cuối tháng 2 đã quyết định cung cấp 1.500 bệ phóng tên lửa, 2.500 súng trường tấn công, 150.000 viên đạn và 70.000 khẩu phần ăn dã chiến cho Kyiv.   Hà Lan Chính phủ liên bang Đức cũng ủy quyền cho Hà Lan cung cấp 400 vũ khí chống tăng do Đức sản xuất cho khu vực chiến sự. Ngay sau khi bắt đầu chiến tranh, chính phủ (*) đã tuyên bố rằng họ cũng sẽ cung cấp cho Ukraine 200 tên lửa phòng không Stinger. Ngay trước khi quân đội Nga xâm lược, Hà Lan đã đồng ý chuyển giao vũ khí và hàng hóa quân sự. Điều này bao gồm 100 súng bắn tỉa với 30.000 viên đạn cũng như radar và máy dò mìn. (*) ND: Ở đây tôi không rõ là chính phủ Đức hay Hà lan.   Thụy Điển Vài ngày sau khi Nga xâm lược Ukraine, Thụy Điển đã gửi tới Ukraine 5.000 vũ khí chống tăng cầm tay cùng với các vật liệu quân sự khác. Chính phủ Thụy Điển thông báo hôm thứ Tư tuần trước rằng 5.000 vũ khí và thiết bị rà phá bom mìn sẽ được bổ sung.   Tây Ban Nha Tây Ban Nha cũng tuyên bố cung cấp vũ khí cho Kyiv. Thủ tướng Pedro Sánchez cho biết tại Quốc hội Tây Ban Nha vào đầu tháng Ba sẽ trang bị cho “lực lượng kháng chiến Ukraine” bằng “phương tiện tấn công quân sự”. Đến nay, Tây Ban Nha mới chỉ công bố hỗ trợ quân sự trong khuôn khổ viện trợ quân sự của EU là 500 triệu euro. Chính xác thì viện trợ vũ khí của Tây Ban Nha trông như thế nào vẫn chưa rõ ràng.   Nước Anh Hôm thứ Tư tuần trước, Thủ tướng Boris Johnson thông báo rằng ông sẽ gửi thêm 6.000 hỏa tiễn tới Ukraine, bao gồm vũ khí chống tăng và các tên lửa khác. Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace cho biết, cho đến nay, 3.615 tên lửa điều khiển chống tăng NLAW đã được chuyển giao. "Chúng tôi cũng sẽ bắt đầu giao một lô nhỏ tên lửa chống tăng Javelin trong thời gian ngắn."   Nguồn: https://plus.tagesspiegel.de/.../raketen-schusswaffen...  
......

Tổng tuyển cử quốc hội Hungary đột ngột gây cấn dưới bóng cuộc chiến Ukraine

Nguyen Hoang Linh   Bốn ngày trước cuộc tổng tuyển cử Quốc hội Hungary 2022 sẽ diễn ra vào Chủ nhật 3/4, khoảng cách giữa liên minh cầm quyền và phe đối lập được rút ngắn, khiến giới bình luận cho rằng có thể có bất ngờ vào phút cuối. Dịch bệnh diễn ra liên miên trong 2 năm, và cuộc chiến Ukraine bất ngờ bùng nổ là những yếu tố khiến kết quả bầu cứ khó tiên đoán hơn bao giờ hết, cho dù cánh hữu cầm quyền vẫn được coi là có lợi thế.   Lập trường “không giống ai” của nội các Orbán Viktor trong hồ sơ Ukraine sẽ có ảnh hưởng ở mức nào tới lá phiếu người dân, hay là cử tri Hungary vẫn quan tâm hơn tới những vấn đề “cơm áo” như tiết kiệm chi phí điện, ga... do mua được với giá rẻ của Nga, hoặc tin hơn vào những tuyên truyền của giới lãnh đạo dân túy tự xưng là “đứng về lợi ích của dân tộc Hungary”? Đây đều là những câu hỏi mở cho những ngày tới!   1. Hiện tại, cục diện chính trường Hungary ra sao?   Những thăm dò dư luận được tiến hành và công bố mới đây nhất cho thấy liên minh cầm quyền của đương kim Thủ tướng Orbán Viktor hiện vẫn dẫn 2-3% so với tập hợp của 6 chính đảng đối lập mang tên “Đồng lòng vì Hungary”, với ứng viên thủ tướng là ông Márki-Zay Péter, Thị trưởng TP. Hódmezővásárhely. Sự chênh lệch này được xem là tối thiểu từ trước đến nay, và nằm trong giới hạn chính xác của sự thăm dò.   Để đánh giá được điều này, cần nhắc lại rằng phe cầm quyền cánh hữu của Thủ tướng Orbán Viktor đã trải qua 3 nhiệm kỳ liên tục, từ năm 2010, với số ghế áp đảo chiếm tỷ lệ hơn 2/3 trong Quốc hội, khiến họ có thể tự sửa đổi bất cứ điều luật nào - trong đó có Hiến pháp 2012 với gần 10 lần tu chính - theo hướng “bê-tông hóa” quyền lực, hạn chế đáng kể sự hoạt động của phe đối lập và của xã hội dân sự tại Hungary.   Những dịp bầu cử trước, sự áp đảo của cánh hữu mang tính vượt trội, khiến kết quả bỏ phiếu được cho là đã biết trước. Bên cạnh đó, phe đối lập Hung không thống nhất, thường xuyên có những mâu thuẫn nội bộ, và cũng không đưa ra được những gương mặt ứng viên thủ tướng sáng giá, ngõ hầu đối đầu được với ông Orbán Viktor, một chính khách chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, với bề dày 35 năm trên chính trường.   Ỷ vào thế thượng phong của mình, từ hơn 10 năm nay, Thủ tướng Orbán Viktor không hề trả lời phỏng vấn báo chí độc lập, vì ông đã có trong tay gần một ngàn cơ quan truyền thông thân chính phủ, sẵn sàng đưa tin theo chỉ đạo từ trên xuống, và cả bộ máy truyền thông công ích cũng được vận hành chỉ để phục vụ lợi ích chính quyền - các chính khách đối lập hầu như không bao giờ có dịp xuất hiện trên hệ thống báo chí công.   Liên quan tới các kỳ bầu cử, từ năm 2006 tới nay, ông Orbán Viktor cũng không hề nhận lời tranh luận công khai với các đối thủ, như thông lệ trước đó. Không những thế, từ lâu nay, đội ngũ “dư luận viên” thân chính quyền được đầu tư bởi những nguồn kinh phí mờ ám, đã tiến hành những chiến dịch bôi nhọ các chính khách đối lập và định hướng dư luận bằng các quảng cáo trả tiền nhiều tới mức kỷ lục trên nhiều mạng xã hội.   Tuy nhiên, dịch bệnh kéo dài, và cuộc chiến Ukraine bất ngờ bùng nổ dường như đã khiến khoảng cách giữa phe cầm quyền và đối lập được rút ngắn, và cuộc chạy đua vào Quốc hội trở nên bỏ ngỏ. Cư dân thủ đô và các đô thị lớn hướng về phe đối lập nhiều hơn, trong khi tại nông thôn và giới cao niên, tỷ lệ ủng hộ cánh hữu cầm quyền vẫn đáng kể. Những ngày cuối sẽ là cuộc chạy đua nước rút để dành phiếu bầu.   2. Phe đối lập có khả năng tới đâu trong nỗ lực thay thế liên minh cánh hữu, và họ sẽ làm gì trong những ngày cuối?   Đường lối dân túy của nội các Orbán Viktor, theo hướng “vẽ ra” những kẻ thù rồi xuất hiện trong vai trò những anh hùng bảo vệ lợi ích dân tộc, có vẻ như đã thắng thế trong 12 năm qua, khi một bộ phận không nhỏ cử tri Hungary tin vào điều đó. Liên miên có những “cuộc chiến” - chống lại di dân, chống lại Brussels, chống dịch Covid-19, chống lạm phát... - mà chính quyền Hung công bố hàng ngày, “vì lợi ích của nhân dân”.   Đó là lý do khiến ứng viên của liên minh đối lập Márki-Zay Péter vẫn hy vọng có một cuộc “đấu khẩu” công khai với Thủ tướng Orbán Viktor trong vài ngày cuối, để thuyết phục các cử tri bi quan hoặc chưa biết bỏ phiếu cho ai, rằng đảng cầm quyền FIDESZ (Liên đoàn Thanh niên Dân chủ) thật ra chưa hề chiến thắng ai trong 12 năm qua, và họ cũng không có chương trình gì ngoài những phương pháp “ngu xuẩn và ác độc”.   Điều này xem ra ít có cơ hội, và do ít có khả năng tiếp cận người dân qua các kênh truyền thông chính thức, việc thuyết phục 200-250 ngàn cử tri thụ động đối với phe đối lập để có thể giành thắng lợi là điều không dễ, trong khi FIDESZ với mọi lợi thế trong tay chỉ cần tác động tới 100-150 ngàn cử tri. Tuy nhiên, các thăm dò cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ cử tri sẽ bỏ phiếu theo ảnh hưởng của các yếu tố nhất thời, bất định.   Những yếu tố đó, có thể là về mặt đối ngoại, khi mạng Direkt36 vừa tung ra phóng sự điều tra cho thấy giới hecker Nga từ lâu nay đã xâm nhập hệ thống máy tính của Bộ Ngoại giao Hung, đọc được hết những trao đổi thư từ nội bộ và tiếp cận được những bí mật quốc gia Hung. Cần nói thêm là Hungary được xem là quốc gia thân Nga nhất, trong các hồ sơ năng lượng, vaccine và mới đây là cuộc chiến xâm lược Ukraine.   Không những thế, phe đối lập còn cho rằng, với sự tấn công và xâm nhập mạng như vậy, Nga còn tiếp cận được các dữ liệu của Liên Âu và NATO từ nhiều năm nay, và tình báo Nga trong thực tế “tự tiện ra vào” hệ thống tin học của Bộ Ngoại giao Hung. Chỉ riêng sự bất lực này - và khả năng Nga căn thiệp vào bầu cử ở Hung, như ở Hoa Kỳ và nhiều nơi khác- đã đủ lý do để phải thay chính quyền, theo kêu gọi của phe đối lập.   Lựa chọn Nga, Trung Quốc... hay Châu Âu, độc tài hay dân chủ, v.v... cũng là một yếu tố được liên minh đối lập nhấn mạnh khi tranh cử, cho dù tới nay kết quả đạt được chưa quá thuyết phục trước bộ máy tuyên truyền của chính quyền. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine đã làm thay đổi tất cả, chưa rõ theo hướng nào, nhưng cũng khiến cuộc đua vào Quốc hội trở nên cân sức và mang tính “mở” hơn, đặc biệt trong vài ngày cuối.   3. Vậy quan điểm “dị biệt” về vấn đề Ukraine của nội các Hungary có ảnh hưởng ra sao tới những diễn biến của quá trình tranh cử?   Chủ trương chỉ hỗ trợ nhân đạo chứ không tiến hành bất cứ hoạt động quân sự nào từ đất Hungary qua Ukraine, và không tẩy chay Nga về mặt năng lượng với lý do phải đặt lợi ích dân Hung, nước Hung lên trên hết, Budapest cho rằng chiến tranh là vấn đề riêng giữa Nga và Ukraine, mà Hungary phải tránh bằng mọi giá, vì không có sự liên quan, không đủ khả năng và tiềm lực để làm bất cứ điều gì, mặc cho ai muốn nói gì thì nói.   Vận dụng quan điểm ấy vào tranh cử, phe cầm quyền “vu” cho liên minh đối lập là nếu lên cầm quyền, họ sẽ cử lính Hung tham chiến, máu của người Hung sẽ đổ ở nước ngoài cho một tranh giành mà Hung không liên quan, và viễn cảnh nền kinh tế Hung sẽ suy sụp lập tức nếu không có nguồn năng lượng từ Nga, vốn chiếm một tỷ lệ rất đáng kể đối với Hung. Tuyên truyền ấy không phải là không có tác động đến nhiều cử tri Hung.   Ở một khía cạnh khác, cũng trong dịp này, sự lệ thuộc quá mức trong ngoại giao Hungary vào Nga cũng có thể gây phản cảm với một bộ phận cử tri vẫn còn nhớ những “ân oán” trong lịch sử Hungary, khi nước này là kẻ chiến bại trước bạo lực của Nga - Xô-viết. Phải chăng chính quyền Hungary đã quên quá khứ nhanh đến thế, câu hỏi thường trực từ các cấp ngoại giao của Ukraine có thể là nỗi ám ảnh với nhiều người dân Hung.   Mâu thuẫn giữa Hungary và Ukraine lên tới đỉnh điểm khi Tổng thống Zelensky trong các phát biểu chính thức đã dành rất nhiều thời gian để chỉ trích đường lối thân Nga của Budapest, và sau đó, Ngoại trưởng Hung Szijjártó Péter đáp trả bằng khẳng định rằng ứng viên Márki-Zay Péter đã “thỏa thuận” với ông Zelensky, nếu đối lập Hung thắng cử, nước Hung sẽ “tham chiến” (báo chí Hung cho rằng điều này hoàn toàn vô cơ sở).   Ngoại giao Ukraine đã phê phán rất gay gắt phía Hungary, rằng việc kiếm thêm phiếu bầu bằng cách kéo Ukraine đang trong hoạn nạn vào cuộc, là điều “vô đạo đức”, và “xét cho cùng, lịch sử và nhân dân Hung sẽ phán xét những hành vi này của giới chính khách”. “Hãy từ bỏ thái độ gần gũi quá mức với Nga, và nhận ra một thực tế là sẽ không có hòa bình và an ninh ở Hungary nếu thiếu vắng hòa bình và an ninh của Ukraine”.   Khó đánh giá được tác động của cuộc đấu khẩu dữ dội này tới các lá phiếu, nhưng một thực tế là một cuộc biểu tình lớn đã được triệu tập vào thứ Bảy, một ngày trước bầu cử, để ủng hộ nền độc lập của Ukraine, phản đối chiến tranh xâm lược của Nga và lên án thái độ thân Nga, “bội phản” của chính quyền, như lời kêu gọi: “Không thể để thế giới đánh đồng nước Hung, dân Hung với quan điểm đáng hổ thẹn của Orbán Viktor”.   Tất cả những yếu tố này có đủ hay không cho một biến cố “động trời”, là phe đối lập sẽ chiến thắng trước phe cầm quyền cánh hữu tại vị từ 12 năm nay, câu trả lời tất nhiên chỉ có thể xác quyết vào đêm 3/4 tới!  
......

Chiến lợi phẩm bất ngờ và quan trọng nhất ở Ukraine

Lính Nga đang thiết lập hệ thống Krasucha-4. Nguồn: Donat Sorokin/ imago images Hiếu Bá Linh, tổng hợp  - Báo Tiếng Dân Ukraine tìm thấy hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Tại sao đây lại là mỏ vàng cho tình báo nước ngoài? Với hệ thống Krasucha-4, quân đội Nga có thể tự bảo vệ mình trước radar của đối phương và có thể làm rơi phương tiện bay không người lái (drone). Các cơ quan mật vụ phương Tây rất quan tâm đến công nghệ này và hiện có thể nghiên cứu nó. Kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu, các lực lượng Nga đã bị thiệt hại nặng nề và bị mất hoặc bị bỏ rơi một số vũ khí và trang thiết bị trên lãnh thổ Ukraine. Chúng bao gồm xe tăng, vũ khí và thậm chí cả drone của Nga. Mới đây, lực lượng Ukraine tìm thấy một phần của hệ thống tác chiến điện tử công nghệ cao (EW) của Nga. Đó là chiến lợi phẩm quan trọng nhất, cho đến nay. Tại một khu vực cây cối rậm rạp gần Kyiv, các binh sĩ Ukraine đã tình cờ bắt gặp một phần của hệ thống công nghệ quân sự Nga bị bỏ hoang, hầu như không được ngụy trang, theo tường thuật của một tài khoản Twitter, ghi lại các vũ khí bị tịch thu hoặc phá hủy bởi các lực lượng vũ trang Ukraine trong cuộc giao tranh: “Chúng tôi đã thành công trong việc xác định ‘container‘ kỳ lạ này mà lực lượng vũ trang Ukraine tìm thấy ở gần Kyiv hôm nay [22 tháng 3]. Có lẽ nó là đài chỉ huy của một trong những hệ thống tác chiến điện tử (EW) mạnh nhất của Nga: 1RL257 Krasukha-4, được sử dụng để chế áp các radar AWACS và radar trinh sát với sự hỗ trợ của vệ tinh“. Mất mát này có thể làm Điện Kremlin đau đớn. Thùng xe tải với hình dáng container là một trạm chỉ huy của hệ thống tác chiến điện tử công nghệ cao Krasucha-4, là điều mà giới tình báo phương Tây từ lâu đã tỏ ra thèm muốn và lo ngại. Khả năng của hệ thống Krasukha-4 Krasukha-4 là một hệ thống hai phần, bao gồm hệ thống EW và mô-đun đài chỉ huy, được lắp riêng biệt trên hai xe tải. Hệ thống này đã tồn tại hơn một thập niên, được chế tạo bởi Concern Radio – Electronic Technologies (KRET), thuộc sở hữu của Rostec, một tập đoàn nhà nước Nga, chuyên sản xuất các sản phẩm quân sự chuyên dụng. Toàn bộ hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga (Russian Ministy of Defense)   Krasukha-4 được thiết kế nhắm vào các hệ thống vô tuyến điện tử của các phương tiện bay, thí dụ thiết bị bay không người lái (drone) cũng như hệ thống tên lửa hành trình. Phương Tây lo ngại Krasucha-4 vì nó có thể gây nhiễu tín hiệu GPS từ các vệ tinh trong bán kính lên tới 300 km.   Hệ thống này cũng có khả năng phát hiện các hệ thống radar và ngăn chặn sự trinh sát của nó bằng cách gây nhiễu – chẳng hạn như hệ thống radar AWACS của NATO kiểm soát và cảnh báo trên không bằng máy bay AWACS, cũng được sử dụng trong cuộc chiến Ukraine, bên cạnh trinh sát bằng drone hoặc bằng vệ tinh do thám của các nước đồng minh Ukraine, do Mỹ dẫn đầu. Nói cách khác hệ thống di động Krasucha-4 có thể được triển khai nhằm che chắn cho các cơ sở và các thiết bị của Nga khỏi bị đối phương trinh sát. Triển khai gần Kyiv Về mặt chiến lược, việc đặt hệ thống này gần thủ đô của Kyiv là hợp lý vì sự che chắn của nó sẽ giúp cho các bước tiến quân của Nga giữ được yếu tố bất ngờ. Nó được bố trí để che chắn việc trinh sát của lực lượng NATO. Hồi đầu tháng này, chúng tôi đã tường thuật về lực lượng Không quân Mỹ đã thực hiện các phi vụ ở chế độ tàng hình bằng cách sử dụng các máy bay F-35 của họ đóng ở châu Âu. Các hệ thống như Krasukha là biện pháp đối phó hoàn hảo. Quân đội Nga đưa Krasucha-4 vào trang bị từ năm 2010 và được cho là đã sử dụng thành công hệ thống này chống lại máy bay không người lái Bayraktar TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến tranh Syria. Rõ ràng, hệ thống này có khả năng làm rơi máy bay không người lái vì các các thiết bị điện tử của nó bị gây nhiễu đến nỗi bị hỏng. Quân đội Ukraine cũng có một số máy bay không người lái Bayraktar, họ đang sử dụng chúng rất thành thạo và thành công để chống lại quân đội Nga. Cũng chính vì thế mà việc để mất Krasucha-4 vào tay đối phương sẽ gây ra thêm nhiều vấn đề cho quân xâm lược của Putin. Ngoài Kyiv, không rõ còn có Krasucha-4 của Nga tại những nơi nào khác ở Ukraine hay không.   Đài chỉ huy trong container của hệ thống Krasucha-4, được tìm thấy gần thủ đô Kyiv. Nguồn: Ukraine Weapons Tracker/ Twitter   Hệ thống Krasucha-4 sẽ cung cấp những manh mối quan trọng Đài chỉ huy của hệ thống Krasucha-4, được tìm thấy ở Ukraine, hiện đang được đưa sang Đức bằng đường bộ. Đích đến là căn cứ Không quân Mỹ (Ramstein Air Base) ở bang Rheinland-Pfalz của Đức. Đài chỉ huy nằm trong container này sẽ được nghiên cứu và phân tích tại đây. Tìm hiểu thêm về các khả năng của Krasukha-4 có thể giúp ích cho việc phát triển các biện pháp đối phó. Phần mềm vận hành hệ thống cũng có giá trị như phần cứng, chẳng hạn, các chuyên gia Hoa Kỳ có thể tìm ra và khai thác các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm của hệ thống này cho các mục đích chiến tranh mạng. Ngoài ra, các thành phần riêng biệt như hệ thống dây điện có thể cho các chuyên gia phương Tây biết rất nhiều về khả năng sản xuất các hệ thống EW tiên tiến và các thiết bị điện tử khác của Nga, chuyên gia Trevithick viết. Ông Trevithick tin rằng, Krasucha-4 được phát hiện gần Kyiv cũng có thể chứa các tài liệu cung cấp thêm những manh mối quan trọng. Tình trạng rõ ràng là tương đối tốt của Krasucha-4 cũng sẽ giúp ích cho các chuyên gia nghiên cứu nó. Theo Trevithick, container bị lật nằm nghiêng dưới đất và bị hư hỏng nhẹ bên ngoài, nhưng dường như không phải lực lượng Nga đã cố ý làm ngã để phá hủy nó. Nhưng từ tình huống tìm thấy, người ta không thể biết chính xác điều gì đã xảy ra với hệ thống Krasucha-4 gần Kyiv. Về lâu dài, các đặc điểm và những khiếm khuyết của Krasucha-4 có thể được chia sẻ với các đồng minh NATO, cung cấp cho họ một lợi thế rõ ràng. Tham khảo: https://www.t-online.de/nachrichten/ausland/id_91900764/tid_amp/russische-armee-verliert-offenbar-hightech-system-usa-freuen-sich.html  
......

Chiến Tranh Lạnh mới, bên nào mạnh?

Ngô Nhân Dụng - VOA Mỹ và các nước Âu châu trong khối NATO đã kết hợp, tạo thế đối nghịch. Australia, Canada, và New Zealand vốn liên minh với Anh, Mỹ. Các nước Á Đông, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan đứng cùng với Mỹ. Chiến Tranh Lạnh mới đã bắt đầu trên mặt trận kinh tế, trước khi cuộc chiến Ukraine kết thúc. Một bên, Nga có ít nhất 7 đồng minh. Kazakhstan, Belarus đóng vai chư hầu Nga. Trung Cộng không chống lại cuộc xâm lăng Ukraine của Nga, kéo thêm Cambodia và Lào. Syria đứng hẳn về phía Nga, đang gửi quân qua giúp Putin. Đại sứ Bắc Hàn Sin Hong Chol gặp thứ trưởng ngoại giao Nga Igor Morgulov, có thể gửi lính sang Ukraine cho Putin. Bên kia, Mỹ và các nước Âu châu trong khối NATO đã kết hợp, tạo thế đối nghịch. Australia, Canada, và New Zealand vốn liên minh với Anh, Mỹ. Các nước Á Đông, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan đứng cùng với Mỹ. Nga với một nền kinh tế chỉ bằng hơn một nửa Anh hay Pháp, đã bị cô lập hóa. Trung Cộng sẽ bị phong tỏa kinh tế dần dần nếu tiếp tục liên kết với Nga. Nhưng thế giới đã chia thành hai phe rõ rệt, Mỹ và đồng minh đang chiếm lợi thế. Trong Tổng Sản Lượng (GDP) cả thế giới, khoảng $92 ngàn tỷ mỹ kim, Trung Quốc chiếm 18%. Cộng thêm Nga và mấy nước phụ thuộc sẽ lên được 20%. Riêng nước Mỹ đã chiếm 24% GDP cả thế giới, cùng với các đồng minh sẽ lên 59%. Thế chênh lệch này khó thay đổi từ nay đến cuối thế kỷ. Sức mạnh kinh tế của Nga nằm dưới mặt đất, với những quặng mỏ khổng lồ. Nga tùy thuộc Tây phương ngay trong việc khai thác quặng mỏ. Muốn biến khí đốt thành chất lỏng để xuất cảng, Nga dựa vào kỹ thuật của các công ty Pháp, Na Uy, và Italy. Nga cung cấp khí đốt, dầu lửa, kền (nickel) và palladium, một chất cần thiết để trừ khói độc từ xe hơi thải ra, sẽ bớt quan trọng khi mọi người dùng xe chạy điện. Trung Quốc nhờ đông dân đã đóng vai nhà máy sản xuất đủ thứ hàng hóa cho thế giới từ ba chục năm nay nhưng hai bên sản xuất và tiêu thụ tùy thuộc lẫn nhau. Thế cân bằng này không thay đổi chờ đến khi dân số Trung Quốc giảm, số người làm việc sẽ giảm xuống rất nhanh. Công nghiệp thế giới đang thay thế sức người bằng robots và sản xuất tự động hóa, Trung Quốc sẽ mất một lợi thế. Đối nghịch với Nga và Trung Quốc là những nước mạnh nhất về kinh tế tri thức. Nga và Trung Cộng yếu nhất trong ngành điện tử và tin học, là nền tảng của tương lai kinh tế. Hai nước bị Mỹ và đồng minh vượt xa trong việc sử dụng chất bán dẫn và sản xuất các chíp dùng trong máy vi tính, trong các ứng dụng vào internet. Nga và Trung Cộng đi chậm khoảng 15 năm, mà khi đuổi kịp thì các nước kia đã vượt xa hơn rồi. Việc sản xuất chíp đi qua nhiều giai đoạn rất phức tạp. Các công ty Nvidia, Intel, Qualcomm, AMD ở Mỹ và ARM của Anh quốc dẫn đầu trong nghề thiết kế chíp (chip design) tân tiến nhất. Công việc sản xuất chíp nằm trong tay các công ty Intel ở Mỹ, TSMC ở Đài Loan và Samsung ở Nam Hàn. Các công ty Applied Materials và Lam Research ở Mỹ, ASML ở Hòa Lan và Tokyo Electron của Nhật đứng đầu trong việc cung cấp kỹ thuật và bộ phận. Vũ khí và hệ thống thông tin trong quân đội đều cần đến chất bán dẫn. TSMC của Đài Loan (Taiwan Semiconductor Manufacturing Co.) sản xuất hơn một nửa số chíp dùng trên thế giới, rồi tới Samsung của Nam Hàn đứng đầu về các chíp lưu giữ (memory-chip). Cả hai công ty đều đã ngưng bán hàng cho Nga; vì sẽ không được phép mua các thiết kế và các bộ phận của Mỹ, nếu không tuân hành lệnh phong tỏa. Các công ty Nga như Elbrus và Baikal chế các máy vi tính (computers) và máy chủ (servers), đều dùng những chíp mới do TSMC và Samsung cung cấp. Công ty Nga lớn nhất, Mikron Group, chỉ có thể chế tạo những chíp kích thước 65 nano-mét, trong khi các công ty Mỹ, Nhật, Đài Loan, Nam Hàn sản xuất những loại chíp tinh vi từ 6 đến 9 nano-mét (một phần tỷ của một mét). Trung Quốc mạnh hơn Nga trong ngành chất bán dẫn, đứng hàng đầu là công ty quốc doanh SMIC (Semiconductor Manufacturing International Co.). Nhưng SMIC cũng cần mua bộ phận từ TSMC của Đài Loan, mà TSMC bị cấm không được bán các kỹ thuật mới cho Trung Cộng nếu dùng để giúp Nga. Trên lý thuyết Trung Cộng có thể giúp Nga chế tạo chíp mới, nhưng muốn lập cơ sở sản xuất cần ít nhất một năm. Hơn nữa, bất cứ nước nào muốn sản xuất các chất bán dẫn tân tiến đều phải mua các khí cụ của ASML, mà chính công ty Hòa Lan này cũng bị cấm bán cho Nga, vì họ dùng các kỹ thuật sáng chế ở Mỹ. Các công ty Trung Cộng muốn giúp Nga sản xuất chíp với các kỹ thuật cũ cũng sẽ bị cấm vận, từ nay không được mua và sử dụng các kỹ thuật mới của Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và Âu châu nữa. Nga là một siêu cường nhờ năng lượng chứa dưới mặt đất, Đài Loan, Nam Hàn là những siêu cường trong công nghiệp chất bán dẫn, dựa trên bộ óc con người. Các nước có thể mua dầu, khí từ nơi này hoặc nơi khác, như Đức, Pháp đang muốn chấm dứt không lệ thuộc vào Nga nữa. Muốn thay thế nguồn cung cấp chất bán dẫn khó hơn nhiều. Đó là một điểm đặc biệt trong cuộc tranh hùng kinh tế giữa hai khối tự do và độc tài. Sức mạnh quân sự của một nước tùy thuộc vào khả năng kinh tế. Các công ty Trung Cộng đi sau Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn và Âu châu trong việc sản xuất các máy vi tính mới. Hậu quả là Trung Cộng và Nga sẽ chậm trễ trong các ngành cần dùng những chíp cao cấp nhất, như internet thế hệ thứ 5 (5G) và máy móc tự động (robotics). Phát triển kinh tế tùy thuộc vào khả năng đầu tư liên tục trong hoạt động nghiên cứu. Trung Quốc và Nga có khoảng 2,5 triệu các nhà nghiên cứu khoa học, Mỹ và các nước đồng minh có 5,2 triệu người. Năm 2019 Nga và Trung Cộng đầu tư tổng cộng $570 tỷ mỹ kim vào việc nghiên cứu, R&D. Mỹ và khối tự do đầu tư $1,5 ngàn tỷ, theo thống kê của OECD, tổ chức cộng tác và phát triển. Trung Cộng đang nỗ lực đào tạo nhân tài, số sinh viên tốt nghiệp cử nhân về khoa học và kỹ thuật nhiều bằng tất cả các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Nam Hàn cộng lại. Đó là một lực lượng chủ yếu giúp các công nghiệp sản xuất ở Trung Quốc, trong khi các kỹ sư ra trường ở Mỹ không thích làm trong các cơ xưởng. Nhưng các nước tự do dân chủ chiếm một ưu điểm là thu hút được nhân tài từ khắp thế giới. Một cuộc nghiên cứu của một đại học Bắc Kinh cho biết trong số các chuyên viên cao cấp Trung Hoa về Trí khôn Nhân tạo (artificial intelligence), hơn một nửa, 56% đang làm việc ở Mỹ, chỉ có 34% làm việc ở Trung Quốc, theo nhật báo The Wall Street Journal ngày 18 tháng Ba, 2022. Lý do vì “môi trường nghiên cứu khoa học ở Mỹ thoải mái và kích động tìm tòi … đã lôi cuốn các tài năng về khoa học, kỹ thuật.” Sống tự do và có cơ hội làm giàu là động cơ thúc đẩy các doanh nhân trong những ngành kỹ thuật. Nước Mỹ có đầy đủ hai thứ đó, bên Trung Quốc, bên Nga thì không. Khối tự do dân chủ phải phối hợp để vận dụng các ưu điểm của mình trong cuộc chiến tranh lạnh mới. Mỹ, Âu châu, và các nước Á Đông đang tiến về hướng đó. Trước đây, khi chính phủ Mỹ dùng các biện pháp cấm bán kỹ thuật mới cho Trung Quốc, phải ép buộc Đài Loan mới chịu theo. Nhưng bây giờ Đài Loan nhanh chóng tuân thủ các biện pháp cấm vận nền kinh tế Nga nhân vụ xâm lăng Ukraine. Khối tự do cho thấy họ có thể đoàn kết trong hành động cụ thể. Mỹ và Liên hiệp Âu châu đã giải quyết các xung khắc về trợ cấp các công ty Boeing và Airbus và đồng ý một chính sách trong ngành sản xuất máy bay cùng áp dụng đối với các “nền kinh tế chỉ huy,” tức là Nga và Trung Cộng. Các nước Đức và Italy đã đưa ra các điều kiện nghiêm ngặt đối với các cuộc đầu tư vào Trung Quốc để ngăn ngừa việc chuyển giao kỹ thuật cho họ. Nhật Bản đã ban hành đạo luật an toàn kinh tế, không đầu tư vào các ngành kỹ thuật cao ở nước ngoài, nhắm vào Trung Quốc. Nhiều công ty kỹ thuật đã giảm hoạt động ở lục địa Trung Hoa, chuyển sang các nước khác. TSMC của Đài Loan đã mở các nhà máy ở Nhật Bản và Arizona bên Mỹ. Intel lập các nhà máy chất bán dẫn mới ở Pháp, Đức, Italy và ở Ohio. Cựu thủ tướng Australia, ông Kevin Rudd mới lên tiếng kêu gọi chính phủ Mỹ quay trở lại với TPP, thỏa ước hợp tác Á châu Thái Bình Dương và tiến đến các thỏa ước tương tự với các nước Âu châu. Thỏa ước TTP ra đời thời Tổng thống Obama trong kế hoạch chuyển trục về Á châu; nhắm cô lập Trung Cộng, một nước không được mời tham dự. Khi Tổng thống Trump rút ra, 11 nước còn lại vẫn tiếp tục giao kết. Tổng thống Joe Biden không tỏ ý quan tâm đến đề nghị này. Ông đã tăng cường các hợp tác quân sự với các đồng minh ở Âu và Á châu nhưng không đưa ra một mặt trận liên kết kinh tế. Trong khi đó, Tập Cận Bình tìm cách mở rộng ảnh hưởng kinh tế qua kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ và đã ngỏ ý muốn tham dự thỏa ước TTP mới nhưng bị 11 nước từ chối. Chính phủ Biden cần lắng nghe lời khuyên của ông Kevin Rudd, rằng lợi thế chiến lược của nước Mỹ là nhờ “thương mại tự do, mở cửa cho các nguồn vốn lưu chuyển.” Theo nhật báo Wall Street Journal ngày 19 tháng 3 năm 2022, ông Rudd nhấn mạnh, “Nếu các nước dân chủ tự do theo một chiến lược trước sau như một, chúng ta sẽ có một lợi thế khổng lồ trên những mặt trận tài chánh, kinh tế và kỹ thuật tân tiến.” Phe tự do sẽ thắng trong cuộc Chiến Tranh Lạnh mới./.
......

Tin trong ngày 24.03.2022: Đúng một tháng Nga mở chiến dịch xâm lược Ukraine

Lưu Thủy Hương   Tổng thống Biden tuyên bố: sát cánh cùng EU   Những giờ tới ở Brussels có thể mang tính quyết định đối với chiến lược của phương Tây. Hoa Kỳ và các đồng minh muốn thảo luận về những việc cần làm tiếp theo để chống lại cuộc chiến xâm lược của Nga vào Ukraine.   Tổng thống Hoa Kỳ sẽ phối hợp với các đối tác của ông tại Brussels, nhằm hỗ trợ quân sự nhiều hơn nữa cho Ukraine, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jack Sullivan đã hứa tại một cuộc họp báo. Ông Biden đã hạ cánh xuống thủ đô của Bỉ vào tối hôm qua. “Ông sẽ làm việc với các đồng minh để ban hành thêm các lệnh trừng phạt chống lại Nga và thắt chặt các hình phạt hiện có để ngăn chặn những nỗ lực lách lệnh trừng phạt”. https://www.tagesschau.de/.../biden-bruessel-ukraine...   Hải quân Ukraine phá hủy tàu chiến Nga   Đã có các vụ nổ lớn đã xảy ra tại cảng Berdyansk, miền nam Ukraine vào sáng thứ Năm. Hải quân Ukraine cho biết họ đã phá hủy một tàu chiến của Nga đang neo đậu ở cảng Berdyansk. Trước đó, vào ngày 21 tháng 3, thông tấn xã nhà nước Nga Tass đã từng đưa tin, "Orsk" là tàu đầu tiên của Hạm đội Biển Đen ghé cảng Berdyansk của Ukraine.   Tàu đổ bộ lớn này là một chiến lược quan trọng nhằm thiết lập căn cứ hậu cần ở Biển Đen. "Orsk" có thể vận chuyển 1500 tấn hàng hóa và đưa các xe bọc thép tới Ukraine.     Chiến lược phản công của Ukraine đạt hiệu quả bước đầu   Các chiến lược gia quân sự phương Tây báo cáo rằng, lực lượng Ukraine đang giành lại được nhiều vùng đất từ quân xâm lược Nga. Theo đại diện Lầu Năm Góc hôm thứ Tư, quân đội Ukraine đã đẩy lùi được quân Nga về phía đông Kyiv hơn 30 km trong vòng 24 giờ. “Chúng tôi bắt đầu thấy, họ đào phòng tuyến và thiết lập các vị trí phòng thủ.”   Hôm thứ Ba, bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết các lực lượng vũ trang Nga ở cách trung tâm thủ đô Kyiv khoảng 20 km. Nhưng giờ đây, “người Ukraine đã đẩy lùi được người Nga ra cách Kyiv 55 km về phía đông và đông bắc.”   Ở Chernihiv phía bắc Kyiv, các lực lượng vũ trang Nga cũng không tiến sát vào được khu vực lân cận thành phố. Quân đội Nga bị chặn đứng ở vị trí cách trung tâm mười km. Tại một số khu vực, binh lính Nga bắt đầu rút lui. "Họ thậm chí đang di chuyển theo hướng ngược lại, nhưng không nhiều", phía Ukraine cho biết.   Ở Kharkiv miền đông Ukraine, quân đội Nga đang phải đối mặt với sự kháng cự "rất, rất quyết liệt". Người Kharkiv đang chiến đấu kiên cường, đại diện bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết. Tại đó, các lực lượng vũ trang Nga vẫn cách trung tâm thành phố từ 15 đến 20 km nhưng không thể tiến vào sâu hơn. https://www.welt.de/.../Ukraine-Aktuelle-Lage-Ukrainische...     Đánh dấu “một tháng chiến tranh”   Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã kêu gọi người dân trên toàn thế giới công khai biểu tình vào thứ Năm này. Zelenskyy nói trong một bài phát biểu video được đăng trên Telegram vào buổi tối:   “Hãy bước ra khỏi văn phòng, khỏi nhà riêng, khỏi trường học và trường đại học của bạn.” “Hãy nhân danh hòa bình cùng xuống đường, mang theo những biểu tượng của Ukraine để ủng hộ Ukraine, ủng hộ tự do và cuộc sống.”     Nhận dạng tử sĩ   Phó Thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov cho biết Ukraine hiện đang sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt để xác định danh tính của các binh sĩ Nga đã ngã xuống và tìm kiếm gia đình của họ. Fedorov nói: “Để tỏ lòng tôn trọng đối với người mẹ của những binh sĩ này, chúng tôi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, để ít ra các gia đình biết rằng: họ đã mất người con trai. Và đó là cơ hội cho họ đi nhận thi thể con mình.”   Tuy nhiên, có những người phản đối công nghệ nhận dạng khuôn mặt, bao gồm cả các nhóm dân quyền. Họ cho rằng, những xác định sai có thể xảy ra.     Phản ứng quốc tế   Hoa Kỳ đã thu thập bằng chứng về việc các binh sĩ Nga bị cáo buộc gây tội ác chiến tranh ở Ukraine. Ngoại trưởng Antony Blinken nói: “Dựa trên những thông tin hiện có, chính phủ Hoa Kỳ cho rằng các thành viên của lực lượng vũ trang Nga đã phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine. Có nhiều báo cáo đáng tin cậy về các cuộc tấn công bừa bãi, các cuộc tấn công cố ý nhắm vào dân thường và các hành động tàn bạo khác.”   Đánh giá của Hoa Kỳ dựa trên cả thông tin tình báo và thông tin được công bố. Ông chỉ ra việc phá hủy “nhà cửa, trường học, bệnh viện, các cơ sở thiết yếu, xe dân dụng, trung tâm mua sắm và xe cứu thương” đã làm cho hàng nghìn người chết và bị thương.” Nhiều người trong số các địa điểm này “được đánh dấu rõ ràng là khu vực dân sự.” Blinken tuyên bố, Mỹ sẽ đưa tội ác này ra trước tòa. “Chúng tôi kiên quyết sử dụng mọi khả năng, kể cả truy tố hình sự, truy cứu trách nhiệm.”   Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel, cũng đưa ra tuyên bố tương tự: “Chúng tôi thấy Nga ngày càng tấn công dân thường, nhằm vào các bệnh viện, trường học và nơi ẩn náu”.     Người bạn Anh Quốc   Trong khi đó, Anh Quốc sẽ cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, họ sẽ gửi thêm 6.000 tên lửa, bao gồm vũ khí chống tăng và các tên lửa khác. Ngoài ra, có thêm 25 triệu bảng Anh (khoảng 30 triệu euro) sẽ được cung cấp để tăng cường sức mạnh cho quân đội Ukraine. https://www.spiegel.de/.../russland-ukraine-krieg-das...     Mỹ nhận thấy 'các phi công Nga đã nhụt chí'   Theo một quan chức Lầu Năm Góc, các hệ thống phòng không mà quân đội Ukraine nhận được từ các nước phương Tây đang được sử dụng "hiệu quả". Do đó, Không quân Nga đã thất bại trong việc tiếp quản vùng trời Ukraine.   Mỹ và các đồng minh đang làm việc để cung cấp cho Ukraine nhiều hệ thống phòng không tầm xa hơn.   Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD cho Ukraine. Quà tặng sẽ cấp bách lên đường. Ông Biden cung cấp cho Ukraine hàng nghìn vũ khí chống tăng, khoảng 800 tên lửa phòng không, 7.000 súng tiểu liên, nhiều súng phóng lựu, 20 triệu viên đạn và thậm chí cả máy dọ thám. https://www.n-tv.de/.../USA-sehen-risikoscheues-Verhalten...   #Ukraine  
......

Bộ Quốc phòng Đức sẽ cung cấp thêm vủ khí cho Ukraine

Xe tăng Đức Panzer Leopard 2 (con Beo) Lưu Thủy Hương    Trước sự chỉ trích căng thẳng của các chính trị gia trong nước, hôm nay, Bộ Quốc phòng Đức thông báo, họ sẽ cung cấp thêm cho Ukraine 2000 hỏa tiễn.   Dù rằng, vài ngày trước đó, bà Bộ trưởng Quốc phòng Lambrecht đã lên tiếng báo động: "Nhà kho của Quân đội Liên bang đã cạn kiệt. Chúng ta phải tìm một phương án khác." Bà Bộ trưởng Ngoại giao Baerbock cũng cho biết: “Sự thật là, chúng ta không có đủ vũ khí. Chúng tôi đang cố gắng hết khả năng.” Sự thật là, Đức là nước có kim ngạch xuất khẩu vũ khí hàng thứ tư trên thế giới! Tại sao Quân đội Liên bang Đức thiếu vũ khí?   Vấn đề nằm ở đâu? * Từ năm 2015 đến 2019, nước Đức đứng hàng thứ tư trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu vũ khí, chỉ sau Hoa Kỳ, Nga, Pháp.   Giao dịch xuất khẩu vũ khí của Đức là hoạt động ngoại thương rầm rộ của các công ty tư nhân, tập đoàn, gồm các mặt hàng về quân trang quân bị và vũ khí chiến tranh. Tuy nhiên, việc xuất khẩu các loại hàng hóa này phải tuân theo Đạo luật Kiểm soát Vũ khí Chiến tranh và cần có sự chấp thuận của Hội đồng An ninh Liên bang.   Đạo luật Cơ bản của Đức quy định, vũ khí chiến tranh chỉ được sản xuất, vận chuyển và xuất khẩu khi được Chính phủ Liên bang cho phép. Trong trường hợp giao dịch ở các quốc gia bị lên án về vi phạm nhân quyền, độc tài… phải cần quyết định của Hội đồng An ninh Liên bang. Ví dụ: Từ năm 2014, vũ khí và đạn dược bán cho Nga chỉ là những loại nằm trong danh mục vũ khí thể thao.   Về cơ bản, các công ty và tập đoàn vũ khí của Đức cũng xuất khẩu quân trang, quân bị cho khu vực có khủng hoảng an ninh, các nước có vấn đề vi phạm nhân quyền, chế độ độc tài… nhưng không được phép xuất khẩu vũ khí chiến tranh. Căn cứ vào đạo luật này, chính quyền Đức đã tự trói tay mình: họ không thể xuất khẩu vũ khí chiến tranh sang cho Ukraine, là nơi có khủng hoảng. Ban đầu là chia sẻ vài ngàn cái nón trong danh mục quân trang quân bị. Sau đó là xé rào, chia sẻ vũ khí cũ trong kho của Quân đội Liên Bang.   Nếu kho của Quân đội Liên Bang gần như “đã cạn kiệt”, tại sao Hội đồng An ninh Liên bang không ký lệnh xuất khẩu?   Vấn đề nằm ở đâu?   Là tội phạm chiến tranh, nước Đức phải ký vào cam kết “đầu hàng vô điều kiện” tại hội nghị Jalta 1945. Theo đó, ngành công nghiệp vũ khí của Đức bị đồng minh giải thể theo tiến trình “phi quân sự hóa nước Đức”.   Văn kiện đầu hàng tuyên bố rằng: “Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết sẽ có quyền tối cao đối với Đức. Khi thực hiện thẩm quyền đó, họ sẽ thực hiện các bước bao gồm giải trừ toàn bộ vũ khí, phi quân sự hóa và chia cắt nước Đức, nếu họ cho là cần thiết cho hòa bình và an ninh trong tương lai."   Tuy nhiên, vào giữa thập niên 50, Cộng Hòa Liên Bang Đức trong bối cảnh hội nhập vào phương Tây và tái vũ trang đã bắt đầu chế tạo những vũ khí xuất khẩu đầu tiên. Nhưng, đây là một ngành kinh doanh không được chính quyền liên bang công khai hóa.   Năm 1971, "Nguyên tắc chính trị của chính phủ Liên bang về xuất khẩu vũ khí chiến tranh và các loại quân trang, quân bị khác" được ban hành. Trong đó:   - Đức sẽ không có hạn chế về xuất khẩu vũ trang (vũ khí + trang bị) sang các nước NATO.   - Nhưng, Đức không được phép xuất khẩu vũ khí chiến tranh sang các nước khác (ngoài NATO) và việc xuất khẩu quân trang quân bị phải hạ thấp như có thể.   Phiên bản mới được đưa ra vào năm 1982, thêm một lần nữa, buộc nước Đức phải đảm bảo rằng, các loại vũ khí xuất khẩu cho các nước NATO sẽ chỉ nằm trong khu vực NATO. Việc xuất khẩu sang các nước khác phải căn cứ vào chính sách đối ngoại và an ninh để ngăn chặn sự phát triển quân sự của các nước đó.   Nước Đức cũng phải tuyệt đối đảm bảo rằng, vũ khí chiến tranh, quân trang quân bị, những sản phẩm liên quan đến chiến tranh, khi xuất khẩu sang các nước nằm ngoài NATO chỉ cho họ sử dụng để tự vệ. Theo đó, Đức sẽ không được xuất khẩu các loại máy bay thả bom, máy bay chiến đấu… sang các nước ngoài NATO.   Dù rằng nước Đức có số lượng lớn vũ khí công nghệ tinh vi để xuất khẩu theo những áp đặt của NATO, quân đội Đức vẫn lệ thuộc vào luật giải trừ quân bị. Nghĩa là, họ chỉ được phép có số vũ khí rất hạn chế. Vậy, làm sao có vũ khí để cung cấp cho Ukraine?   Ngày 22.03.2022, bà Bộ trưởng Ngoại giao Baerbock cho biết: “Chính phủ liên bang Đức sẽ cung cấp phương tiện tài chính để Ukraine có thể tự mua vũ khí. Các tiểu bang sẽ hỗ trợ thêm tiền. Từ phía EU, số tiền cho vũ khí sẽ tăng lên một tỷ euro. Chúng tôi sẽ làm việc hết sức để đảm bảo việc mua vũ khí trực tiếp từ các nhà sản xuất Đức, càng sớm càng tốt.”   Trên danh nghĩa, nước Đức sẽ hỗ trợ tiền cho Ukraine. Sau đó, Ukraine tự mua vũ khí, mà thật ra là mua vũ khí của các công ty tư nhân, tập đoàn sản xuất vũ khí của Đức. Bộ Ngoại giao Đức và Bộ Quốc phòng sẽ làm việc với nhà sản xuất và vận chuyển vũ khí sang cho Ukraine. Với lý do “tự vệ” Ukraine chỉ nhận các loại vũ khí của Đức để tự vệ.   Đó là con đường đi lòng vòng của các chính trị gia Đức, khi “tiền có mà kho trống”./.   https://www.n-tv.de/.../Deutschland-liefert-Ukraine-2000... https://www.zeit.de/.../waffenexporte-ruestungsindustrie... https://de.wikipedia.org/wiki/Deutscher_R%C3%BCstungsexport https://de.wikipedia.org/.../Bedingungslose_Kapitulation... http://ruestungsexport-info.de/.../Politische-Grundsaetze... https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436/posts/1133816627420757  
......

Đối với Trung Quốc, Việt Nam là mục tiêu dễ đánh chiếm hơn Đài Loan

Derek Grossman/ Nikkei - Biên dịch: FB Việt Tân Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã khiến các nhà quan sát an ninh vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương so sánh giữa hoàn cảnh của Ukraine và hoàn cảnh của Đài Loan đối diện với tham vọng của Trung Quốc. Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ có xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa xét lại và độc tài. Thậm chí, lập luận của Vladimir Putin cho rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền, dường như là lặp lại lời của Tập Cận Bình và mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc trước ông ta, rằng: Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và sẽ được “thống nhất” với Đại lục, bằng các biện pháp hòa bình hay biện pháp quân sự nếu cần thiết. Tuy nhiên, ngoài hai điểm tương tự đáng chú ý này, hoàn cảnh của Ukraine và Đài Loan không có gì giống nhau. Trong khi đó, trường hợp của một quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương khác có nhiều điểm tương tự với Ukraine hơn, đó là Việt Nam. Cũng là một nhà nước xã hội chủ nghĩa do một Đảng Cộng sản độc tài cai trị, Hà Nội đang chịu áp lực ngày càng lớn từ Trung Quốc, đặc biệt là xung quanh các tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông. Tuy Trung Quốc không đe dọa xâm lược Việt Nam như Nga đã làm với Ukraine, nhưng các cuộc giao tranh trên biển giữa hai quốc gia châu Á, đôi khi gây thương vong, đã từng diễn ra. Và một biến cố trên biển có thể lan rộng thành một sự đụng độ tại biên giới chung của hai nước. Kịch bản này có nhiều khả năng xảy ra hơn là một cuộc xâm lược Đài Loan trong ngắn hạn. Việt Nam không có liên minh an ninh với bất kỳ cường quốc hoặc mạng lưới liên minh nào, đó chính là điều khiến Ukraine dễ bị tấn công. Chính sách đối ngoại không liên kết của Hà Nội kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, có nghĩa là Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam mà không sợ bị các quốc gia mạnh hơn trả đũa. Mặc dù quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng quan hệ đối tác "toàn diện" của Hoa Thịnh Đốn với Hà Nội vẫn ở cấp độ quan hệ đối tác thấp nhất, trong hệ thống phân cấp của Việt Nam. Sự sụp đổ của Liên Xô khiến Việt Nam cảm thấy bị các liên minh hắt hủi, đến mức Hà Nội thậm chí không có liên minh an ninh với người bạn lâu đời là Nga. Điều này khiến Việt Nam thực sự “đơn độc” ở Biển Đông. Nếu so sánh, Philippines cũng có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc nhưng Manila có thể dựa vào quan hệ đồng minh với Washington để lớn tiếng đáp trả Bắc Kinh. Có thể nói, Đài Loan cũng không có liên minh với Hoa Kỳ hoặc bất kỳ cường quốc nào khác. Tuy nhiên, mặc dù Hoa Kỳ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc vào năm 1979, nhưng tất cả các chính phủ Hoa Kỳ từ lúc đó đến nay đều hỗ trợ cho Đài Loan những vũ khí cần thiết để phòng thủ, dưới sự bảo trợ của Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Hơn nữa, mới vào tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Joe Biden đã hai lần khẳng định rằng Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhắm vào hòn đảo này. Việt Nam không có được sự bảo trợ này. Việt Nam, giống như Ukraine, trước đây cũng đã bị tấn công bởi nước láng giềng lớn hơn mình. Nga chiếm Crimea vào năm 2014 và xâm nhập vào khu vực biên giới Donetsk và Luhansk của Ukraine. Tương tự, Trung Quốc đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974 và từ chối trao trả lại sau khi Việt Nam thống nhất dưới chế độ cộng sản. Sau đó, vào năm 1979, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc xâm lược qua biên giới để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã can thiệp vào Campuchia chống lại Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn. Mạng xã hội Việt Nam đã xôn xao về những điểm tương đồng này, kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Theo một bài bình luận gần đây, điều duy nhất đã cứu Việt Nam khỏi một cuộc xâm lược toàn diện là nhờ lúc đó Việt Nam liên minh với Liên Xô. Nhưng nay liên minh này không còn tồn tại nữa. Sau cuộc chiến 1979, Trung Quốc đã tiếp tục thực hiện các hành động quân sự chống lại Việt Nam. Ví dụ, vào năm 1988, Trung Quốc đã đánh đuổi các lực lượng Việt Nam tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Trong một thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và triển khai lực lượng đến quần đảo Hoàng Sa. Với lực lượng hải quân lớn nhất thế giới cùng lực lượng hải cảnh và lực lượng dân quân đánh cá lớn nhất khu vực, Trung Quốc thường xuyên tuần tra các khu vực tranh chấp và buộc các đối thủ phải rút ra khỏi khu vực. Vào đầu tháng 3, quân đội Trung Quốc đã tiến hành một hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có thể là để trục vớt một chiến đấu cơ bị rơi, mà không được sự cho phép của Hà Nội. Còn trên đất liền, vào năm ngoái Bắc Kinh đã công khai hóa việc thành lập ít nhất một căn cứ của quân đội Trung Quốc, với tên lửa và máy bay trực thăng, gần biên giới với Việt Nam. Luật Ranh Giới Đất Liền, mới được Bắc Kinh thông qua vào năm 2021, khuyến khích việc bảo vệ tích cực các biên giới của Trung Quốc bằng vũ lực, gợi ý rằng các đơn vị quân đội Trung Quốc đóng tại các căn cứ này có thể được trang bị vũ khí mạnh mẽ để gây thêm áp lực đối với Việt Nam. Đài Loan cũng phải đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng, đặc biệt là các máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay gần hoặc xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện bất kỳ hành động quân sự trực tiếp nào chống lại Đại Loan, kể từ khi chính phủ Quốc dân đảng chạy đến hòn đảo này, vào cuối cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949. Điều này không có nghĩa là quan hệ xuyên eo biển đã không từng xảy ra xung đột. Trong các năm 1954-55 và 1958, quân đội Trung quốc đã nã pháo vào các tiền đồn quân sự của Đài Loan ở Jinmen và Matzu, gần bờ biển của Trung Quốc. Ngoài ra, vào các năm 1995 và 1996, Bắc Kinh đã phóng tên lửa gần Đài Loan để phản đối chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng thống Đài Loan, khi đó là ông Lý Đăng Huy. Tuy nhiên, về tổng thể, Bắc Kinh đã hạn chế thực hiện các hành động quân sự chống lại Đài Loan. Ngược hẳn với chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam. Trung Quốc cũng ước tính là có thể dễ dàng đánh bại Việt Nam trong một cuộc xung đột vũ trang thông thường. Tuy nhiên, không chắc là Trung Quốc có thể thắng Việt Nam trong một cuộc xung đột du kích kéo dài, giống như đánh giá của Nga trước chiến tranh về sự kém cỏi của các lực lượng Ukraine. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam rất nhiều. Việt Nam thua xa Trung Quốc về mọi mặt từ quân số cho đến số lượng và mức độ tối tân của các loại vũ khí. Ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh hiện nay ở vào khoảng 230 tỷ mỹ kim, cao hơn gấp 32 lần ngân sách ước tính 7 tỷ mỹ kim của Hà Nội. Hơn nữa, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào chuyên nghiệp hóa quân sự, đặc biệt là để tăng cường sự phối hợp tác chiến giữa các binh chủng, để trở thành một lực lượng vũ trang "đẳng cấp thế giới" theo hướng dẫn của ông Tập Cận Bình. Ngược lại với Việt Nam, Đài Loan đã đầu tư rất nhiều vào việc mua sắm hoặc phát triển các khả năng phòng thủ, có thể tạo nhiều khó khăn cho nỗ lực xâm lược của Bắc Kinh. Đài Loan sở hữu các tên lửa địa đối không, như các dàn tên lửa Patriot của Mỹ và tên lửa hành trình chống chiến hạm. Đài Loan cũng được hưởng lợi từ sự hỗ trợ kéo dài nhiều thập niên trong việc mua sắm các hệ thống vũ khí tiên tiến từ Mỹ, bao gồm cả việc mua 66 máy bay chiến đấu F-16V vào năm ngoái để tăng cường khả năng không chiến và tuần tra. Đài Loan đã ưu tiên tăng cường sự phối hợp tác chiến giữa các binh chủng và hoàn thiện khả năng chiến đấu của không quân và hải quân. Trong khi đó, sự phối hợp tác chiến giữa các binh chủng của quân đội của Việt Nam được đánh giá là khá yếu kém. Về mặt địa lý, đánh chiếm hòn đảo Đài Loan phức tạp hơn nhiều so với cuộc xâm lược Ukraine trên đất liền của Nga. Nga tập trung quân dọc theo biên giới và xâm chiếm các phần đất bằng phẳng và tiếp giáp. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ phải tiến hành thành công chiến dịch đổ bộ vào Đài Loan và có nguy cơ bị nhiều tổn thất khi đi qua eo biển Đài Loan. Còn Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền với Trung Quốc, nên không tạo bất kỳ thách thức địa lý khó khăn nào, tương tự như giữa Ukraine và Nga. Tóm lại, nếu so sánh với cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thì kịch bản một biến cố ở Biển Đông leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn trên đất liền giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng hơn là kịch bản Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan. Kết luận này, một mặt cho thấy Đài Loan không dễ bị tấn công như Ukraine. Mặt khác, Hoa Kỳ cần đánh giá lại tình thế dễ bị nguy hiểm của Việt Nam. ------- Ông Derek Grossman là nhà phân tích quốc phòng cấp cao của RAND Corp., một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái. Trước đây, ông từng là cố vấn tình báo tại Ngũ Giác Đài. Nguồn: https://asia.nikkei.com/.../Ukraine-conflict-echoes...  
......

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Lambrecht: Không công khai việc cung cấp vũ khí!

Lưu Thủy Hương lược dịch   Việc chính phủ liên bang giữ bí mật về việc giao vũ khí cho Ukraine là hợp pháp. "Chúng tôi không công khai vấn đề cung cấp vũ khí", chính trị gia SPD trong chương trình của ARD thông báo. Trong những chuyến hàng đầu tiên, ngày khởi hành và lộ trình đã được công bố. Điều này khiến tính mạng của những người tham gia vận chuyển gặp nguy hiểm. "Và vì lý do đó, chúng tôi sẽ không công khai về số lượng vũ khí, cũng như khi nào chúng sẽ được giao, cũng như bằng phương tiện gì. Bởi vì chúng tôi muốn vũ khí đến được nơi đang cần khẩn cấp." Không có thông tin về các hệ thống vũ khí cụ thể! Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng nói rằng do "các khía cạnh hoạt động và an ninh", không thể đưa ra thông tin về các hệ thống vũ khí cụ thể. Việc cung cấp các thiết bị quân sự khác nhau để hỗ trợ các lực lượng vũ trang Ukraine đã được chấp thuận và cũng đã chuyển đến nơi. Một số lượng nhiều hơn nữa sẽ được bổ sung, trong khả năng.   *https://www.zeit.de/.../lambrecht-reden-nicht-oeffentlich...   Bộ trưởng ngoại giao Baebock: Ukraine cần thêm vũ khí! “Liên quan đến việc giao vũ khí, chúng tôi thấy rằng cần hỗ trợ Ukraine nhiều hơn nữa. Chính phủ liên bang Đức sẽ cung cấp phương tiện tài chính để Ukraine có thể mua vũ khí cho họ. Các tiểu bang sẽ hỗ trợ thêm. Từ phía EU, số tiền cho vũ khí sẽ tăng lên một tỷ euro. Chúng tôi sẽ làm việc hết sức để đảm bảo việc mua vũ khí trực tiếp từ các nhà sản xuất Đức, càng sớm càng tốt. Lưu ý đến tính bảo mật. Chúng ta vừa phải chứng kiến mối hiểm nguy, phía Nga đã dò la thông tin và ném bom nhiều mục tiêu, nơi họ nghi ngờ có chuyển giao vũ khí. Vì lý do an ninh, ngay lúc này, không ai được phép tiết lộ và ba hoa, loại vũ khí nào, chuyển giao ở đâu. Ukraine cần thêm vũ khí, chúng tôi hỗ trợ họ từ phía Đức, đặc biệt về mặt tài chính. Nhưng chúng tôi sẽ không nói điều này trước công chúng vì đó là vấn đề SỐNG – CHẾT. Chúng ta đang ở giữa một cuộc chiến và do đó cần phải tuyệt đối thận trọng về thông tin nơi vũ khí đang được chuyển giao. Với tư cách là một nước trong NATO, chúng tôi đã nói rõ rằng, chúng tôi có trách nhiệm đối với người Ukraine, nhưng chúng tôi cũng có trách nhiệm đối với 450 triệu người châu Âu thuộc Liên minh châu Âu và tất nhiên trách nhiệm với những thành viên NATO. Và đó là lý do tại sao, song song với việc hỗ trợ Ukraine, chúng tôi đang làm mọi cách để đảm bảo rằng cuộc chiến này không lan sang lãnh thổ NATO và các nước khác./.   https://www.stern.de/.../video-baerbock--ukraine-braucht...  
......

Gần mất bò mới lo làm chuồng

Mạc Việt Hồng Hôm nay tổng thống Thuỵ Sĩ thăm Ba Lan, tiếp theo, cũng trong ngày là thủ tướng Hà Lan. Phó tổng thống Mỹ mới tới Ba Lan quãng 10 hôm trước và vài hôm nữa, 24/3, tổng thống Biden sẽ thăm Ba Lan. Gần mất bò mới lo làm chuồng, là thế. Nhân đây, nhắc lại chuyện Trump. Ông Trump đã đúng ít nhất trong 2 điều, mà trước đó ông nói, không nước nào nghe. Thứ nhất, Trump đã từng 'mắng mỏ' các đồng minh trong NATO, yêu cầu các nước này tăng chi phí quân sự, nhất là Đức, nhưng không nước nào đáp lời ông. Giờ Đức cuống cuồng tăng từ 1,2 % GDP lên 2%. Tương tự Ba Lan cũng vừa biểu quyết bớt tiền mua khoai, để mua súng, tăng chi phí quân sự lên 3%. Các nước NATO khác cũng có động thái tương tự. Thứ 2, Trump nhiều lần đặt vấn đề tự lực về nhiên liệu, giảm phụ thuộc vào thị trường Nga. Ông cũng đưa ra một số giải pháp về vấn đề này. Trong chuyến thăm Ba Lan, ông đã cam kết giúp Ba Lan khai thác khí đá phiến. Bà Merkel không những không nghe mà còn làm ngược lại, bỏ hết điện hạt nhân, dùng thay thế bằng nhiên liệu nhập khẩu từ Nga. Chính bà đã chìa yết hầu của Đức ra cho Nga nắm, hiện nay bà lặn mất tăm, từ hôm chiến tranh, không thấy bà nói năng gì. Giờ mới thấy, bà làm chính trị như mấy bà nội trợ ham rẻ. Giá quý vị nghe Trump từ 5-6 năm trước thì giờ đâu đến nỗi nháo nhào chạy qua Ba Lan 'bàn mưu tính kế' như thế./.  
......

Làm thế nào để chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine?

Hiếu Bá Linh biên dịch - Đàm phán giữa Ukraine và Nga. Nguồn: Keystone/BelTA/AP/Maxim Guchek Tờ Die Zeit của Đức phỏng vấn bà Janice Gross Stein, người Canada, ngày 19 tháng 3 năm 2022. Bà là một nhà khoa học chính trị, chuyên gia quan hệ quốc tế và giáo sư về quản lý xung đột. Bà Stein là giám đốc sáng lập Munk School of Global Affairs (Trường Các vấn đề Toàn cầu Munk) tại Đại học Toronto. ZEIT ONLINE: Thưa bà Stein, trong nhiều tuần qua, bà đã cảnh báo trên các phương tiện truyền thông Bắc Mỹ về sự leo thang của cuộc chiến ở Ukraine. Chủ nhật tuần trước, Nga đã ném bom một căn cứ quân sự ở phía tây nước này, nơi được cho là dùng để huấn luyện các chiến binh người nước ngoài. Bà nghĩ gì khi biết tin này? Stein: Tổng thống Putin muốn gửi một tín hiệu đến các nước NATO đang hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến này: Các ông đang đi trên lớp băng mỏng! Và chắc chắn đó cũng là lời cảnh báo về nguy cơ leo thang chiến tranh. Các tên lửa phòng không và chống tăng, vốn là một yếu tố chính yếu của cuộc kháng chiến Ukraine, đang được đưa vào miền tây Ukraine qua Ba Lan và Romania. Nếu không có đường tiếp tế này, Ukraine sẽ không thể tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, cho đến nay, Nga chưa ném bom bất kỳ đoàn xe nào, vì vậy chúng ta có thể đọc “thông điệp” cuộc tấn công vào trại huấn luyện gần biên giới Ba Lan như sau: NATO gửi tiếp tế vũ khí là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu các ông đi tiếp một bước nữa, Nga cũng sẽ làm như vậy. ZEIT ONLINE: Tại sao Nga lại chấp nhận NATO can thiệp vào (tức là cung cấp vũ khí)? Stein: Bởi vì Putin cũng cảm thấy khó khăn trong việc quyết định leo thang chiến tranh. Binh lính Nga đông hơn Ukraine, nhưng khi chiến tranh giữa NATO và Nga thì Nga yếu hơn về mọi mặt. ZEIT ONLINE: Nghe có vẻ như Nga còn có thể thua nặng nề hơn nữa nếu Nga leo thang quân sự. Vậy tại sao NATO không thiết lập một vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine, như Tổng thống Ukraine Zelenskyy đã kêu gọi trong một bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ trong tuần qua? Stein: Lập vùng cấm bay sẽ vi phạm một trong những quy tắc cơ bản để tránh leo thang. Nếu một máy bay Nga đi vào không phận Ukraine, NATO sẽ phải bắn hạ nó. Điều đó có nghĩa là một cuộc chiến tranh giữa Nga và các nước NATO. Và Putin sau đó sẽ tìm cách để bù đắp cho thế yếu của mình bằng cách leo thang chiến tranh và tấn công các nước NATO gần nhất, tức là Ba Lan, Latvia, Lithuania và Estonia. Như thế, một cuộc chiến tranh giới hạn về mặt địa lý trở thành một cuộc chiến tranh lớn. Điều này đang dần được kích lên. ZEIT ONLINE: Làm thế nào phương Tây có thể hành xử về mặt đạo đức trong cuộc chiến này? Stein: Đó là một câu hỏi sai, bởi vì bạn đang cho rằng chỉ có một đòi hỏi đạo đức. Nhưng có ít nhất hai. Một là: Làm thế nào để bạn giúp đỡ các nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo mà không phải do lỗi của họ, tức là người Ukraine? Đây là mệnh lệnh đạo đức. Nhưng có một mệnh lệnh đạo đức thứ hai, đó là hạn chế chiến tranh và ngăn chặn cái chết của hàng trăm nghìn người ở Nga và châu Âu. Nếu chỉ có một câu hỏi đạo đức, ngay lập tức chúng ta sẽ biết mình phải làm gì. Nhưng chúng ta phải cân nhắc các nghĩa vụ đạo đức khác nhau và tìm ra con đường gây ra ít tác hại nhất. Và đó chính xác là những gì các chính phủ và NATO đang làm hiện nay. ZEIT ONLINE: Nhưng không phải lúc nào công luận cũng đứng về phía quan điểm của bà. Stein: Áp lực đối với các nước thành viên NATO hiện đang rất lớn. Nhưng các chính trị gia có nhiệm vụ giải thích cho công chúng biết. Họ phải cắt nghĩa cho mọi người hiểu rằng cuộc chiến có thể chuyển sang một độ lớn khác nhanh như thế nào. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu với cuộc xung đột giữa Áo và Serbia vào mùa hè năm 1914. Đến tháng 9 thì nó đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới. ZEIT ONLINE: Nhưng mặt khác (bài học Thế chiến thứ hai), nhiều nhà quan sát liên tưởng đến năm 1939, khi Đức tấn công Ba Lan. Họ cảnh báo về sự nguy hiểm của một chính sách xoa dịu mới. Stein: Người ta có thể chọn các ví dụ lịch sử khác nhau và học các bài học từ chúng. Tuy nhiên, trong trường hợp này chúng ta có một chiều kích (dimension) mà chúng ta chưa bao giờ trải qua, đó là cuộc đối đầu với một cường quốc hạt nhân mà học thuyết quân sự của họ cho rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường là có thể được cân nhắc thực hiện. ZEIT ONLINE: Vậy là bà thật sự lo lắng về sự đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga? Stein: Vâng, tất nhiên. Làm thế nào người ta có thể không thực sự lo lắng?  Sẽ thật là điên rồ nếu khẳng định chắc chắn rằng đây chỉ là một trò bịp. Không ai biết điều gì đang diễn ra trong đầu của Tổng thống Putin ngoại trừ chính ông ta. Vì vậy, phải đề phòng điều tồi tệ nhất. Chúng ta đang nói về đạo đức, hãy tưởng tượng cuộc chiến này leo thang và Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine – ai sẽ là người đau khổ nhất? Vì vậy, nếu mối quan tâm của bạn là làm càng nhiều càng tốt cho người Ukraine, thì đây là luận chứng của bạn chống lại sự leo thang. ZEIT ONLINE: Bà nghĩ gì về các biện pháp cấm vận kinh tế mà phương Tây đã áp dụng đối với Nga? Stein: Các lệnh cấm vận gây tác hại về lâu dài, nhưng trong ngắn hạn chúng không bao giờ có thể làm thay đổi cục diện trên chiến trường. Vì vậy, bạn cũng phải đưa ra các biện pháp khích lệ cụ thể để người bị cấm vận thay đổi hành vi không thể chấp nhận được của họ.  Chúng ta sẽ làm gì nếu Putin ngừng chiến? Chúng ta dỡ bỏ tất cả hay chỉ dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt nặng nhất? Những sự khích lệ này là cốt lõi của một chính sách cấm vận khả dĩ thành công và hiện nó đang bị bỏ qua hoàn toàn. Từ 20 năm qua, chúng ta biết rằng áp lực chính trị khiến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trở nên rất khó khăn. ZEIT ONLINE: Bà có nghĩ rằng những khích lệ này hiện đang được thương lượng đằng sau hậu trường, thông qua Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Israel? Stein: Không, tôi biết không phải vậy.  Nguyên nhân là do các biện pháp cấm vận được coi như là hình phạt. Một số thậm chí còn đi xa đến mức nói rằng để khiến cho Putin bị lật đổ. Đúng ra, các biện pháp cấm vận chỉ nhằm mục đích làm cho họ thay đổi hành vi. Vì vậy người ta phải đặt điều kiện thật rõ ràng. ZEIT ONLINE: Có phải tâm lý trừng phạt này cũng là do sự phẫn nộ đạo đức trong các xã hội dân chủ? Stein: Tất nhiên. Và các chính phủ cũng phải giải thích cho người dân của họ hiểu. Hy vọng tốt nhất của chúng ta trong cuộc chiến này là một thỏa thuận giữa Nga và Ukraine. Các kịch bản tồi tệ nhất có lẽ là Ukraine bị đánh bại hoặc chiến tranh leo thang. Cả hai đều khủng khiếp. Điều đó có nghĩa là các chính phủ sẽ phải đàm phán với Tổng thống Putin.  Và chúng ta càng biến ông ta thành ác quỷ, chúng ta càng để xúc cảm của mình lấn lướt, thì NATO sẽ càng khó khăn trong việc tạo ra một không gian cho những cuộc đàm phán. ZEIT ONLINE: Các cuộc đàm phán đang được tiến hành, bao gồm cả về sự trung lập của Ukraine.  Tuy nhiên, các quan điểm của hai bên dường như vẫn còn rất xa nhau vào lúc này. Một hiệp định hòa bình có thể được hình dung như thế nào? Stein: Hòa bình là một từ ngữ lớn. Những thiệt hại mà Nga gây ra cho mối quan hệ của họ với Ukraine sẽ không thể sửa chữa được trong ít nhất 20 năm nữa. Lòng căm thù của người Ukraine quá lớn. Vì vậy, sẽ không có hòa bình. Những gì có thể có là một hiệp định đình chiến. Và bây giờ Tổng thống Zelenskyj nói những điều mà ông ấy đã không nói ba tuần trước – chẳng hạn như Ukraine sẽ không gia nhập NATO. Đây là những bước đầu tiên hướng tới các cuộc đàm phán cần thiết cho một lệnh ngừng bắn.  Tuy nhiên, những cuộc đàm phán đó còn phụ thuộc vào việc: giá phải trả cuộc chiến trở nên quá cao đối với Putin và ông ta nhận được những khích lệ cụ thể để chấm dứt chiến tranh. ZEIT ONLINE: Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, chúng ta đã biết rằng Tổng thống Putin dường như đưa ra quyết định của mình mà không dựa trên phân tích chi phí – lợi ích của chiến tranh.  Điều quan trọng hơn đối với Putin là ông ấy sẽ đi vào lịch sử như thế nào. Điều này có ý nghĩa gì đối với các cuộc đàm phán? Stein: Tổng thống Putin có thể nghĩ rằng ông ấy đang thực hiện một sứ mệnh lịch sử là đoàn kết các dân tộc Nga nguyên thủy. Nhưng thậm chí ông ta cũng bị cản trở khi có quá nhiều binh sĩ Nga tử trận khiến ông ấy không còn lực lượng trừ bị và giờ buộc phải chiêu mộ các chiến binh ở nước ngoài. Đó không phải là dấu hiệu của sức mạnh.  Ngay cả những nguyên thủ quốc gia với tham vọng lớn cũng có thể phải chịu áp lực. Putin nhìn thấy những vết nứt trong hệ thống của mình. Các cố vấn thân cận nhất của ông trong hệ thống an ninh đang bắt đầu lo lắng về hậu quả của cuộc chiến này đối với nội bộ nước Nga. Và Putin không hoàn toàn xa rời thực tế, cũng như không hoàn toàn miễn nhiễm với những thiệt hại mà cuộc chiến này sẽ gây ra cho danh tiếng của ông ở Nga nếu nó tiếp tục tồi tệ như nó đang diễn ra cho tới nay. Câu hỏi lớn đặt ra là: ông ta sẽ còn đi bao xa?  Liệu ông ấy có sẵn sàng biến Ukraine thành đống tro tàn đổ nát? Sau đó, ông ta sẽ phải xây dựng lại và chiếm đóng đất nước với một đội quân vốn đã không thể đối phó với sự căm ghét của người dân Ukraine. Ông ấy đã mắc một sai lầm chiến lược rất lớn. ZEIT ONLINE: Phương Tây có thể làm gì để chấm dứt cuộc chiến này? Stein: Hai điều. Phương Tây có thể cung cấp cho Ukraine càng nhiều vũ khí phòng thủ càng tốt. Hãy làm trống kho vũ khí của mình! Số lượng khí tài đưa qua biên giới đã gợi nhớ đến Cầu Không vận Berlin. Nhưng cần phải cung cấp nhiều hơn nữa, vì những vũ khí này khiến quân đội Ukraine trở nên hiệu quả như vậy. Một khu vực cấm bay sẽ chỉ mang lại lợi ích hạn chế vì phần lớn tác hại đối với dân thường đến từ tên lửa và đạn pháo. ZEIT ONLINE: Và thứ hai? Stein: Thứ hai, chúng ta phải liên hệ với tất cả các bên trung gian đáng tin cậy để duy trì liên lạc và tìm hiểu các cơ hội ngừng bắn. Điều đó có vẻ không vui đối với công chúng phương Tây đang phẫn nộ vì lý do đạo đức, nhưng đó là điều sẽ giúp ích nhiều nhất cho người dân Ukraine. Những người đứng đầu chính phủ phải tiếp tục công du Moscow. Và chúng ta cần nói chuyện với các nhà môi giới tư nhân. Điều đó không có gì đáng xấu hổ cả, bởi vì chúng ta không bao giờ đàm phán với bạn bè của mình, chỉ với kẻ thù của chúng ta. ZEIT ONLINE: Còn yêu cầu của Selenskyj thắt chặt thêm nữa các biện pháp cấm vận thì sao? Stein: Vẫn có thể làm được một chút, nhưng không nhiều. Về năng lượng có những lỗ hổng lớn. Nhưng khi chi phí sưởi ấm tăng cao đụng trần nhà, thì có nguy cơ các quốc gia NATO đánh mất sự ủng hộ của công chúng cho cuộc chiến này. ZEIT ONLINE: Một đề tài lớn ở Đức. Stein: Chính xác. Đức có lẽ nói: Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì ngoại trừ một cuộc can thiệp quân sự và ngừng nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga. Vả lại, việc ngừng nhập khẩu dầu và khí đốt Nga (một trong những nguồn tài chính quan trọng nuôi dưỡng bộ máy chiến tranh của Nga) là một cách hành xử có đạo đức. Nhưng tôi cũng hiểu tại sao chính phủ Đức không làm điều đó./. Nguồn: Die Zeit: https://www.zeit.de/politik/ausland/2022-03/janice-stein-ukraine-krieg-nato  
......

Chân dung một người hùng: Selenskyj

Tác giả: Monika Bolliger, Christian Esch, Ullrich Fichtner, Katja Lutska, Alexander Sarovic, Christoph Scheuermann (Tuần báo DER SPIEGEL) Người dịch: Tôn Thất Thông Những ngày này, mọi chuyện vẫn hoạt động như thể không có một Selenskyj, nhưng thực ra là nhiều hơn thế. Người ta thấy Tổng thống Ukraine trong Nghị viện Châu Âu, rồi ông phát biểu tại các cuộc biểu tình hòa bình trên màn hình lớn để cổ vũ đám đông tại Prague hoặc Frankfurt, và như tuần này, nói chuyện với các nghị viên quốc hội ở Ottawa, Washington và Berlin. Những bài phát biểu của ông ấy thật hoàn hảo, rất phù hợp với cử tọa đối diện. Ở London, ông ấy đã sử dụng một trích dẫn của Winston Churchills,  vị anh hùng được tôn kính đặc biệt ở Vương quốc Anh trong thế chiến thứ hai, và gọi to lên: »Chúng tôi sẽ chiến đấu trong rừng rậm, trên những cánh đồng, trên bờ biển và trong đường phố«. Tại thủ đô Ottawa của Canada ông ấy khẩn khoản xin Thủ tướng Justin Trudeau hãy đặt mình vào tình trạng hoang mang tuyệt vọng của dân tộc Ukraine: "Justin, bạn có thể tưởng tượng được không, khi bạn và những đứa con bạn nghe thấy tất cả những tiếng nổ lớn, những quả bom rơi xuống sân bay – bạn nghĩ thế nào, khi sân bay đó nằm ở Ottawa?" Ở Washington, ông ấy so sánh tình hình của Ukraine với những chấn thương của Hoa Kỳ sau các cuộc tấn công Trân Châu Cảng và biến cố 11/9 ở New York. Tiếp đó, ông ấy chiếu một đoạn video về bom rơi, người dân chạy loạn, trẻ em chết và bị thương. Đó là những thước phim khuấy động lòng người, đến nỗi nhiều nghị sĩ phải đưa tay lau nước mắt và đài truyền hình CNN, vốn phát hình trực tiếp, sau đó đã xin lỗi khán giả vì không cảnh báo trước những hình ảnh gây xúc động. Ở Berlin, trong một bài phát biểu video trước quốc hội liên bang, Selenskyj trình bày nghiêm trọng hơn và nhắc nhở Đức về tất cả các mối quan hệ kinh doanh quá chặt chẽ của họ với chế độ Putin. Selenskyj phát biểu:  “Chúng ta đã thấy biết bao nhiêu mối quan hệ kinh doanh của các công ty của quý vị với Nga”. Chính phủ Ukraine đã bao lần cảnh báo Cộng hòa Liên bang Đức rằng, Moscow có thể sử dụng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 trở thành vũ khí chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh, “thế mà quý vị vẫn bảo rằng, đó chỉ là một dự án thuần kinh tế tư nhân”. Nếu Putin thắng trận này, một bức tường sẽ bị dựng lên giữa châu Âu. Rồi Selenskyj quay về Thủ tướng Scholz: “Thưa Ngài Thủ tướng Scholz, Ngài hãy kéo sập bức tường đó xuống. Hãy mang về cho nước Đức vai trò lãnh đạo mà quý vị xứng đáng được nhận”. Đó cũng là lời bóng gió, lần này lấy từ câu nói bất hủ của Ronald Reagen trong bài-diễn-văn-Berlin năm 1987 để gửi đến ông chủ Điện Cẩm Linh: Ông Gorbatschow, hãy kéo sập bức tường Berlin xuống! Thông điệp của Selenskyj gửi đến phương Tây thật giản dị: Hãy giúp chúng tôi, các bạn phải làm nhiều hơn nữa. Trong lúc đó, thủ đô Kyiv của Ukraine vẫn bị bao vây, chướng ngại chống tăng đầy khắp trên đường phố, tên lửa đánh vào các tòa nhà dân cư, người dân tìm nơi trú ẩn trong các ga tàu điện ngầm. Qua đêm, Selenskyj bỗng trở thành một người anh hùng, ông ấy là David, người chiến đấu chống lại gã khổng lồ Goliath, người tốt chống kẻ xấu. Một vị Tổng thống thời chiến khó tưởng tượng được, một Churchill trong chiếc áo cánh màu xanh ô-liu và áo choàng rách nát, người mà mới ngày hôm kia còn bị chế diểu là người hề chính trị, và giới chính trị quốc tế vẫn còn xem là người vô danh, người đó hôm nay bỗng hóa thân trên diễn đàn thế giới, bỗng thành một hiện tượng công cộng toàn cầu. Selenskyj không phải là người duy nhất đứng lên chống lại cuộc xâm lược của người Nga. Hàng trăm ngàn quân nhân đang chiến đấu chống quân xâm lược, thêm vào đó là một đội quân đông đảo của đất nước, những bác sĩ, nhân viên y tế, nhân viên hậu cần, người nấu bếp, thợ phụ, một đội quân tình nguyện. Ở đó còn có thị trưởng của thành phố lớn thứ hai Kharkiv, nơi thường xuyên bị quân đội Nga tấn công; ông ấy không biết nói tiếng Ukraina, mà là tiếng Nga, nhưng không hề có chút nghi ngờ rằng, thành phố này thuộc về Ukraine. Ở đó có anh quản trị viên trẻ của khu vực Mykolayiv ở phía nam đông dân, người có video xuất hiện thường xuyên và đã trở thành một ngôi sao truyền thông. Ngoài ra còn có thị trưởng của thị trấn nhỏ Melitopol, bị bắt bởi người Nga và đã được giải phóng bởi người Ukraine. Nhà khoa học chính trị ở Kyiv, Volodymyr Fessenko nói: „Có một thứ gì đó như một tập thể Selenskyj”. Và tất nhiên có cả Vitali Klitschko, cựu võ sĩ quyền anh, sau đó trở thành thị trưởng thành phố Kyiv vào năm 2014. Klitschko cùng với người anh Vladimir đã khẳng khái cho biết là họ sẽ không rời thành phố và muốn chiến đấu cho đến lúc chấm dứt. Anh ấy đi đầu phía trước, thăm các tòa nhà bị phá hủy, khuyến khích những người giúp đỡ và quan tâm đến mọi chuyện xung quanh thành phố, khi mà quân đội nga vẫn cố gắng bao vây. Nhưng Volodymyr Selenskyj vẫn trở thành gương mặt của cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Nga. Vị Tổng thống Ukraine, với tầm vóc và sức chịu đựng của một đô vật kiên cường, một vị anh hùng với vóc dáng và khuôn mặt con người, và phải kể thêm năng khiếu của ông ấy, đã làm cho phẩm chất này tỏa rộng trên thế gian. Sự ấm áp và đồng cảm của ông ấy có ảnh hưởng rõ ràng đến mọi người, từ Tân Tây Lan, Đức, Hy Lạp hoặc Brazil. Selenskyj không mệt mỏi sử dụng tài tình sự nổi tiếng của mình để vận động sự ủng hộ của cộng đồng thế giới, những gì có thể ủng hộ được và bằng hình thức nào có thể có. Tiền, súng đạn, lệnh trừng phạt, lính tình nguyện, quần áo, bánh mì, tình đoàn kết, những bài ca, tình yêu, tất cả đều được hoan nghênh và đón nhận với lòng biết ơn. Sức ảnh hưởng qua sự xuất hiện của ông ấy được tích tụ từ nhiều nguồn. Thông điệp video làm thường xuyên chứa đựng một thế giới chiến tranh và sự hiểm nguy thực sự cho tính mạng, trộn với chất liệu của các loạt phóng sự truyền hình. Khi ông ấy, để chúng minh sự hiện hữu bất khuất của mình, đi vòng quanh văn phòng ở Kyiv, với chiếc điện thoại thông minh ở chế độ selfie, điều đó biểu lộ tính trung thực của một màn quay phim không chuyên nghiệp, như chúng ta vẫn thường thấy ở Youtube hoặc Instagram. Thông điệp của ông ấy với phương Tây là: “Nếu ​​Ukraine không tồn tại, toàn bộ châu Âu cũng không còn”. Hoặc bằng cách nói tích cực hơn: “Nếu chúng tôi thắng - và tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ giành chiến thắng – thì đó sẽ là một chiến thắng của toàn thế giới dân chủ”. Ông ấy là bộ mặt của thời đại này, không phải là một Che Guevara đẹp trai, nhưng ông ấy cũng sẽ trở thành một biểu tượng: người vô danh chiến đấu cho tự do, một người gần giống như bạn và tôi. Người ta đã viết nhiều về cuộc đời độc đáo của người đàn ông này. Một người nào đó đã hóa thân hai lần trong vai trò của Tổng thống – trước tiên là diễn viên trong một bộ phim hài truyền hình, có thể gọi là một cuộc diễn tập, rồi trở thành Tổng thống thực sự. Trong loạt phim truyền hình “Người đầy tớ nhân dân”, Selenskyj đóng vai một giáo viên lịch sử thật thà, người sau đó bỗng dưng trở thành Tổng thống, và phải chứng tỏ là mình sẽ đứng vững trong một hệ thống chính trị đầy tham nhũng. Hình ảnh của Tổng thống giản dị Holoborodko trong phim, sống khiêm tốn và đi làm bằng xe đạp là cách quảng cáo tốt nhất cho ứng cử viên tổng thống Selenskyj sau này. Nhưng sự nghiệp tỏ ra thật độc đáo đó, thực sự tuân theo một lo-gic. Lúc đầu không phải nhờ tài năng của Selenskyj, mà nhờ vào sự thất bại của cả giai cấp chính trị. Sau gần ba thập kỷ độc lập, bao gồm hai cuộc cách mạng, hầu như không có một chính trị gia nào ở Ukraine mà cử tri có thể tin tưởng. Và với niềm tin đã mất đó, thời gian đã điểm cho những người bình dân và người nhảy ngang rào. Những gì mà Selenskyj sau đó trở nên ý nghĩa cho người Ukranine và hình ảnh của ông lúc đầu thật xa lạ với vị Tổng thống thời chiến hiện nay, điều đó thể hiện thật rõ ở một phút giây đáng nhớ trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2019. Đó là một cuộc tranh luận công khai giữa Selenskyj với Tổng thống đương nhiệm Petro Poroshenko, được tổ chức trong sân vận động Olympic tại Kyiv. Selenskyj đã chọn địa điểm này. Ông ấy muốn có càng nhiều cảnh tượng truyền hình nhất, càng ít tranh luận cụ thể càng tốt, ông ấy đã bước vào cuộc đọ sức này với tư cách là người yếu thế. Và đó chủ yếu là một lập luận của Poroshenko hôm ấy: Selenskyj không phù hợp cho thời chiến, người đàn ông này chỉ tốt cho hòa bình. Đất nước chúng ta chưa cần một người như thế. Vị Tổng thống đương nhiệm hỏi quần chúng: Liệu bạn có tưởng tượng một nam diễn viên hài là chỉ huy tối cao của quân đội Ukraine? Và ông tự trả lời: “Một diễn viên, một người có năng khiếu nhưng không có kinh nghiệm không thể lãnh đạo cuộc chiến chống kẻ xâm lược Nga”. Selenskyi sẽ trở thành “một quốc trưởng yếu đuối, bởi vì ông ta sẽ không chống cự nổi những cú đánh của Putin”. Poroshenko - cao hơn Selenskyj một cái đầu, già hơn một thế hệ, và rõ ràng đầy kinh nghiệm – ngay sau cuộc cách mạng Euromaidan được bầu vào chức vụ Tổng thống. Tỷ phú và chính trị gia này đã đưa quân đội Ukraine chống lại những người ly khai trung thành với Moscow và cả lính Nga ở Donbass từ năm 2014, với thương vong lớn cho quân đội và thường dân. Poroschenko biết việc chống lại các cuộc tấn công bí mật và công khai của Putin có nghĩa là gì. Poroschenko còn hạ thấp đối thủ, cho rằng Selenskyj ngược lại đã lần lữa thi hành nghĩa vụ quân sự trong những phút giây định mệnh của quốc gia. Selenskyj còn bị nhiều người coi là không yêu nước. Không có ai ở sân vận động Olympic Kyiv lúc đó có thể đoán rằng một ngày nào đó Selenskyj sẽ phải hứng chịu những cú đánh từ Putin khắc nghiệt hơn nhiều so với Poroshenko. Và Selenskyj có lẽ ít nhất cũng tự mình đoán ra. Tham vọng của ông ấy là tái tạo hòa bình trong vùng Donbass, để kết thúc cuộc chiến âm ỉ ở đó. Ông ấy không tìm cho mình vai trò của một tổng thống thời chiến. Ông ấy muốn làm một tổng thống thời bình. Sau khi trúng cử, khi ông ấy khoác trang phục quân đội và đi thăm các chiến sĩ tiền phương ở Donbass, người ta thấy đó là một người dân thường rất xa lạ với những gì liên quan đến quân sự. Và người đó chính xác là những gì người Ukraine muốn hồi đó, vào năm 2019. Họ đã chán ngấy với thuật hùng biện chủ nghĩa dân tộc từ Poroshenko. Nhiều người nghi ngờ rằng các khẩu hiệu về lòng yêu nước chỉ là một bức màn che, ẩn dấu bên dưới là một tầng lớp chính trị tinh hoa có quyền thừa kế. Họ đã bầu cho diễn viên hài vào chức vụ Tổng thống với đa số áp đảo, và đảng mới sơ sinh của ông “Đầy tớ nhân dân” trở thành lực lực mạnh nhất trong quốc hội, bỏ xa đối thủ đứng thứ hai. Người ta cũng có thể nói: Họ đã chọn một ước mơ thay cho thực tế. Bởi vì kẻ thách thức không hề có một chương trình chính trị. Thay vì xuất hiện tại những sự kiện tranh cử, Selenskyj ưu tiên dành thì giờ để lưu diễn với đoàn hài kịch trên khắp nẻo đường đất nước, trình diễn nhiều vở kịch ngắn, nhân dân cuối cùng đã chọn “con mèo bị nhốt trong bao tải”, như lời của Poroshenko - một người đàn ông tuy rất quen mặt trên truyền hình, nhưng vẫn còn xa lạ với các kế hoạch chính trị. Sự biến đổi của Volodymyr Selenskyj để trở thành biểu tượng của cuộc kháng chiến toàn quốc diễn ra trước mắt mọi người, ngay lúc chiến tranh chưa bắt đầu. Vào buổi sáng ngày 24 tháng 2, Selenskyj báo cáo trong một video tự quay cho dân chúng rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đổ quân vào địa phận Ukraine. Selenskyj lúc ấy còn bận một chiếc áo khoác và sơ mi màu trắng. Buổi chiều cùng ngày ông xuất hiện trong buổi họp giao ban với áo cánh màu xanh ô-liu và bộ trang phục quân đội này ông giữ cho đến bây giờ. Nhưng ông ấy phát biểu với giọng nói của con người, một người dân sự trong bộ áo nhà binh. Ông phát biểu không giống người mặc vest Vladimir Putin với gương mặt biến dạng đầy thù hận, về địa chính trị hoặc mối nhục lịch sử. Ngược với Putin, Selenskyj chỉ nói những câu ngắn, giản dị, những lời động viên, những lời an ủi. Tuy nhiên, trên tất cả, ông ấy cho thấy rằng ông đang ở Kyiv, trong khuôn viên chính phủ, tại nơi làm việc chính thức của mình. Đó không phải là một điều hiển nhiên. Putin đã lên một kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng, Kyiv sẽ nhanh chóng gục ngã. Đó là lý do tại sao ông chủ Điện Cẩm Linh đã gửi quân đội đến Belarus ngay cả trước khi cuộc tấn công bắt đầu. Từ đó đến thủ đô Kyiv chưa tới 150 km. Biết như thế, Selenskyj có lý do chính đáng để tự bảo vệ mình tìm đến những chỗ an toàn. Có tin đồn rằng, ông ấy đã bỏ trốn, điều được lan truyền nhiều lần bởi người Nga - trong đó có cả Chủ tịch Hạ viện Nga. Vào ngày thứ hai của cuộc chiến, Selenskyj tự quay video bản thân mình cùng với chánh văn phòng Andriy Yermak, Thủ tướng Denys Schmyhal, lãnh đạo đảng cầm quyền Dawyd Arakhamija và cùng với cố vấn Mykhailo Podoliak. Lúc ấy là ban đêm, bạn có thể nhìn thấy trong phông nền hình văn phòng tổng thống của ông trên phố Bankowa. Selenskyj nói: “Những người lính của chúng tôi đang ở đây, công dân và xã hội của chúng tôi đang ở đây. Tất cả chúng tôi đều ở đây. Chúng tôi đang bảo vệ nền độc lập của mình“. Bộ dạng ông ấy rất vui vẻ. Video cho thấy vòng nhân sự gần nhất của ông ấy. Andriy Yermak, một luật sư và trước đây là nhà sản xuất phim, người đứng đầu văn phòng tổng thống là nhân vật chủ chốt của Selenskyj trong các nỗ lực của Kyiv để nhận được sự đoàn kết và giúp đỡ trên toàn thế giới. Cuối tuần đầu tiên của cuộc chiến, Yermak xoay hướng trực tiếp đến công chúng Mỹ, với một bài tiểu luận trên New York Times. Tiêu đề là: “Tôi viết từ một bong-ke với Tổng thống Selenskyj ở bên cạnh. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng“. Vai trò rõ ràng nhất lúc này trong các cộng sự của Selenskyj là Mychajlo Podoljak. Cố vấn Tổng thống này đã sống ở Belarus trong một thời gian dài và làm việc ở đó với tư cách là ký giả cho một tờ báo đối lập. Podoljak cũng như nghị viên Arachamija là những thành viên của đoàn đàm phán trực tiếp với các đại diện của Nga. Podoljak thông báo cho công chúng thường xuyên qua Twitter về tiến trình của các cuộc đàm phán. Cũng chính Podoljak, người gần đây đã hé lộ thoáng qua về cuộc sống hàng ngày của Selenskyj: Tổng thống chỉ ngủ ba đến bốn giờ mỗi ngày và giữ liên hệ với cộng sự gần như liên tục. Một tiến sĩ kinh tế từ phía tây của đất nước, Denys Schmyhal bổ sung đầy đủ cho vòng cộng sự gần gũi nhất. Ông ấy được Selenskyj chỉ định làm thủ tướng cách đây hai năm. Ông ấy cũng có mặt trong buổi họp gần đây giữa Selenskyj và những người đứng đầu chính phủ Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovenia ở Kyiv. Rõ ràng là, Tổng thống có thể nắm vững tình hình tổng quát trong tình huống hỗn loạn và điều động việc thực thi các nhiệm vụ. “Anh ấy hành động một cách có hệ thống và nhanh nhẹn”, Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số của chính phủ Ukraine, nói với SPIEGEL. “Anh ấy không chấp nhận chữ không, luôn luôn có mặt và trực tuyến suốt 24 giờ mỗi ngày”. Fedorov nói thêm: “Selenskyj không phải là người quản lý vi mô, thay vào đó, anh ấy điều khiển các buổi họp nội các và các nhóm cộng sự nhỏ, nơi trao đổi sáng kiến và thảo luận các bước đi kế tiếp”. Selenskyj đảm nhận vai trò của người giao tiếp hướng nội và ngoại. “Tuyết đang rơi,” anh ấy nói trong một video phổ biến ngày 8/3. “Như chiến tranh, như mùa xuân này – thật gian khổ. Nhưng mọi thứ sẽ ổn thôi. Chúng ta sẽ chiến thắng”. Sau đó, ông ấy nháy mắt với máy ảnh. Putin có thể đưa quân đến đây trong vòng hai giờ, nhưng không có bài phát biểu nào của ông ấy lại tạo nên nhiều tác động cảm xúc như cái nháy mắt này. Selenskyj đã có nhiều năm kinh nghiệm với vai trò một diễn viên, ông có một cảm nhận hoàn hảo về các điểm nhấn, chỗ tạm dừng và cách chọn thời điểm, cách sử dụng giọng nói khàn khàn không thể bắt chước – tất cả những khả năng này đột nhiên trở thành vũ khí trong chiến tranh. Phe địch thủ có thể có một quân đội mạnh thứ hai thế giới, nhưng Selenskyj có thể thuyết phục, lôi cuốn, kích hoạt cảm xúc. Người ta có ấn tượng: Người đàn ông này, vốn đã đóng nhiều vai trò khác nhau trong đời sống và đã từng cảm thấy không thoải mái trong vai trò tổng thống, ngày nay bỗng tìm thấy vai trò thực sự cho cuộc đời mình. Ihor Novikov, một cựu cố vấn cho Selenskyj đã nói: “Anh ấy cuối cùng cũng có cơ hội trở thành chính mình - một con người chứ không phải là một chính trị gia”. Selenskyj đột nhiên có vẻ nhẹ nhõm, thoát khỏi những o ép đã từng cưỡng chế ông ấy. Tham gia vào chính trị, lĩnh vực mà ông ấy từng chế giễu trong nhiều năm trên TV, Selenskyj dấn thân vào đó bằng sự phẫn nộ trẻ con, ông muốn thắng cuộc chiến chống hệ thống tham nhũng mà bản thân ông cũng chưa hiểu hết chính xác. Nhưng điều đó không còn quan trọng nữa. Thời gian này không đòi hỏi những cuộc đàm phán buồn chán với những thỏa hiệp đáng ghét, mà là sự kiên định, óc hài hước, sự xuất hiện trên màn hình. Cựu cố vấn Novikov nói: “Tôi tìm thấy lại Selenskyj, người mà tôi quen biết từ trước - người đàn ông vốn đã tham gia chính trị vào năm 2019”. Selenskyj đã trở thành biểu tượng kháng chiến của người Ukraine, nhà khoa học chính trị Volodymyr Fessenko nói. “Giống như Che Guevara đã là biểu tượng của cuộc kháng chiến cánh tả, Selenskyj bây giờ là một cái gì đó giống như Che của Ukraine”. Theo một cuộc khảo sát từ ngày 1 tháng ba, 93 phần trăm người Ukraine ủng hộ cách hành xử của ông. Người ta đã quên những cáo buộc trước đó: rằng Selenskyj đã bất tuân những nguyên tắc pháp quyền, khi ông ấy định trừng phạt các nhà tài phiệt khó tính và một số đài truyền hình; rằng ông ấy đã gạt phăng cảnh báo của Hoa Kỳ về một cuộc tấn công sắp xảy ra từ phía Nga. Trước khi bước vào chính trường, Selenskyj không phải là một người ủng hộ việc trở nên thành viên NATO. Nhưng dưới thời của người tiền nhiệm Poroshenko, việc gia nhập NATO và hội nhập phương Tây là mục tiêu đã được ghi vào hiến pháp. Và như thế, trước khi chiến tranh xảy ra, Selenskyj phải đóng vai trò kỳ cục của người mà một mặt hoài nghi NATO, nhưng mặt khác lại lớn tiếng yêu cầu một triển vọng cụ thể để gia nhập - không phải vì ông ấy nghĩ rằng điều đó có thể đạt được, nhưng bởi vì ông ấy muốn chứng minh tính chất hai mặt của phương Tây. Selenskyj nói: “Chúng tôi đã nghe trong nhiều năm về việc mở rộng cửa. Nhưng chúng tôi cũng nghe rằng, chúng tôi không thể bước qua đó được”. Với lý do tương tự, bây giờ ông ấy yêu cầu một khu vực cấm bay trên quốc gia ông, dù biết rằng NATO sẽ không chấp nhận. Sự thúc đẩy của ông ấy muốn Ukraine trở nên thành viên EU cũng có liên hệ ít nhiều với thất vọng về NATO. Điều hiển nhiên là, hòa bình với nước Nga chỉ có thể có, nếu Kyiv từ bỏ tham vọng gia nhập NATO. Càng quan trọng không kém đối với Selenskyj là, điều khoản trong Hiến pháp về cam kết hội nhập phương Tây cần được tiến hành dưới một hình thức khác. Sự thật về chuyện người Nga và người Ukraine là một dân tộc, như Putin tuyên bố, đã bị bác bỏ bằng các phản ứng của người Ukraine trong cuộc chiến tranh xâm lược này. Nhưng hai xã hội đứng bên cạnh nhau đủ gần để Selenskyj có thể nói trực tiếp cho cư dân của nước láng giềng. Vào đêm ngày 24 tháng 2, khi những dấu hiệu của chiến tranh ngày càng rõ, ông ấy chuyển hướng đến người Nga để khơi dậy lương tâm của họ. Đó là một kiệt tác của phát biểu chính trị bằng giọng nói giản dị, nghiêm túc. Ông ấy chọn từng điểm một trong lập luận của Putin về cuộc đột kích Ukraine, ông ấy tranh thủ người Nga, nhưng không ve vuốt và quị lụy. “Nếu các bạn tấn công, thì các bạn sẽ nhìn thấy mặt của chúng tôi, chứ không phải lưng của chúng tôi”, ông cảnh báo. “Người Nga có muốn chiến tranh hay không? Tôi rất muốn trả lời câu hỏi này. Nhưng câu trả lời chỉ thực sự phụ thuộc vào quý vị, các công dân của Liên bang Nga”. Đó cũng là một phần của cuộc kháng chiến chống xâm lược: một lòng tự tin mới, một giọng nói mới để xử trí với những người hàng xóm. Selenskyj không nói đến thù hận. Nhưng vì thế, những tổn thương vô tận mà cuộc xâm lược của Putin giáng lên đầu nạn nhân càng lộ rõ hơn, cũng như sự xa lạ tồn tại giữa xã hội Nga và xã hội Ukraine bị phát sinh. Con trai của giáo sư người Do Thái Kryvyi Rih ở miền nam Ukraina có tác dụng như là bằng chứng sống cho điều ngược lại vốn bị hệ thống tuyên truyền của Putin rêu rao rằng, Ukraine đang nằm trong tay những người Quốc xã. “Làm sao tôi có thể tự mình là một người Quốc xã? Hãy nói điều đó với ông tôi, người đã sống suốt cả cuộc chiến [ND: chống Đức Quốc xã] với tư cách là lính bộ binh thuộc Quân đội Liên Xô và cuối cùng đã hy sinh trong cuộc chiến giành độc lập cho Ukraine. Lúc ấy ông tôi đã là đại tá”. Chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc thế nào, không ai biết được. Nhưng điều khó xảy ra là Putin sẽ tự chấm dứt cuộc chiến, trước khi ông ta đạt được những thành công rõ ràng. Và cho dù thắng lợi giòn giã của nước phòng thủ, điều rõ ràng là: Quân đội Nga có nguồn lực gấp bội. Nếu Putin không đạt đến quyền lực để chiếm đóng Ukraine, thì đó sẽ là sự tàn phá, biến thành sa mạc, hủy diệt, một lần và mãi mãi. Khi Selenskyj nhậm chức vào năm 2019, ông ấy đã phát biểu tại quốc hội Kyiv rằng, không phải ông là vị tổng thống đang thắng, mà là mọi người Ukraine. Đó là một bài phát biểu cảm động, lồng trong giọng nói giản dị nhưng mạnh mẽ, giọng nói ấy bây giờ cũng chứa đựng trong những lần xuất hiện công cộng. Lúc đó ông đã bị chế giễu. Thời gian đó chưa chín muồi cho một cảm xúc cao độ như vậy. Bây giờ, vì Selenskyi là nhà lãnh đạo và là người truyền cảm hứng cho cả quốc gia trong tình trạng khẩn cấp, bài phát biểu đó nghe ra khích lệ hơn, mạnh mẽ hơn. Đối với nhiều người đang chiến đấu chống quân Nga xâm lược, câu nói đó mang âm điệu trung thực: Tất cả mọi người đang hóa thân trong vị Tổng thống này./.­­­­­ Từ diễn viên hài trở thành chiến sĩ Tháng 1.1978: Selenskyj sinh ra ở Kryvyi thuộc miền nam Ukraine. Năm 1997: Thành lập nhóm Ca-ba-rét “Bộ tứ 95” Năm 2006: Tham gia vào “Khiêu vũ với những vì sao”, phiên bản Ukraina Năm 2015: Ra mắt serie truyền hình châm biếm “Người đầy tớ của nhân dân”. Selenskyj đóng vai một giáo viên, người bất ngờ trở thành tổng thống. Tháng 5.2019: Selenskyj tuyên thệ nhậm chức Tổng thống sau chiến thắng bầu cử áp đảo đối với người đương nhiệm Petro Poroshenko. *** Nguồn: Tuần san DER SPIEGEL số 12, ngày 19.3.2022 (báo giấy, không có link).  
......

Ngoại trưởng Hoa Kỳ vinh danh nhà báo Phạm Đoan Trang, lên án Việt Nam bỏ tù bất công

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và nhà báo Phạm Đoan Trang (phải). Ảnh minh họa (Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ/ RFA edited) RFA  Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án việc cầm tù bất công đối với nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang và kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho bà. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu như vậy trong trong buổi lễ trao giải Phụ nữ Quốc tế Can đảm lần thứ 16, năm 2022, diễn ra hôm sáng 14/3, tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, có sự tham gia của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang vừa bị toà sơ thẩm Hà Nội kết án chín năm tù giam hồi tháng 12/2021 vì tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Giải thưởng Phụ nữ Can đảm hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm vinh danh những người phụ nữ dũng cảm trên khắp Thế giới. Năm nay có 12 phụ nữ trên toàn thế giới được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh, trong đó có bà Phạm Đoan Trang. Họ được vinh danh vì sự dũng cảm, sức mạnh và khả năng lãnh đạo đặc biệt trong việc vận động cho hòa bình, công lý, nhân quyền, công bằng và bình đẳng giới cũng như trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái… Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken ca ngợi: “Vào tháng 12, Bà Phạm Đoan Trang bị kết án chín năm tù tại Việt Nam vì viết về dân chủ và nhân quyền. Bà đã viết về các cuộc đàn áp những người biểu tình và bí mật ghi âm cuộc thẩm vấn của cảnh sát đối với mình. Khi các phương tiện truyền thông ở Việt Nam ngừng đăng tải các bài viết của bà, Đoan Trang đã tự tìm ra con đường riêng cho mình. Mặc dù phải đối mặt với những mối đe dọa liên tục, bà vẫn tiếp tục hướng dẫn cho nhiều người khác biết về quyền của họ. Chúng tôi lên án việc cầm tù một cách bất công. Chúng tôi kêu gọi thả bà ấy ngay lập tức.” Trong một video được chiếu trong buổi lễ trao giải, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Marc Knapper, giới thiệu chi tiết hơn về những công việc thúc đẩy các quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam mà nhà báo Phạm Đoan Trang đã làm: “Tôi hân hạnh được giới thiệu nhà báo, tác giả, người được trao giải thưởng Phụ nữ Quốc tế can đảm năm 2022, bà Phạm Đoan Trang, người đã đấu tranh cho quyền biểu đạt ở Việt Nam. Thông qua các bài viết và phỏng vấn, bà đã sử dụng các lập luận pháp lý để vận động cho nhân quyền, pháp quyền và đưa mọi tiếng nói vào trong không gian chính trị. Là một tác giả, Đoan Trang đã giúp cho người dân có thể tiếp cận được sự phức tạp của chính trị với mục đích mở rộng quyền đại diện chính trị. Bà nói về những vấn đề truyền thông Việt Nam không được phép nói.” Tiến sỹ Nguyễn Bá Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam chia sẻ rằng ông rất cảm động khi hay tin thêm một người phụ nữ Việt Nam nữa được trao giải thưởng này. Ông cho rằng đó là sự công nhận của Quốc tế nói chung và Chính phủ Hoa kỳ nói riêng đối với công việc của những người đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam, bất chấp những rủi ro, đe doạ chực chờ: “Thứ nhất là chúng tôi rất mừng và cảm thấy là Phạm Đoan Trang rất xứng đáng để nhận được giải thưởng cao quý này. Hôm nay nhận được giải thưởng này, nhưng trước cho đến nay thì phạm Đoan Trang đã nhận được nhiều giải thưởng, ngay cả giải của Mạng lưới Nhân quyền, về những sự đóng góp của Phạm Đoan Trang trong lĩnh vực đấu tranh cho Quyền làm người ở Việt Nam và nhất là sự can đảm của cô. Tôi rất là cảm động. Cái phần thưởng này trao cho Phạm Đoan Trang, mà không chỉ Phạm Đoan Trang mà là cho tất cả những người đấu tranh ở trong nước. Phạm Đoan Trang là một bông hoa trong vườn đó, chứ không chỉ có riêng Đoan Trang, thì đây là sự thừa nhận của Quốc tế, Chính quyền Hoa Kỳ đối với việc đấu tranh cho nhân quyền ở trong nước là chính đáng, là phải đạo.” Ông Will Nguyễn, một người vận động cho dân chủ Việt Nam, cũng là cộng sự của nhà báo Phạm Đoan Trang trong ấn phẩm Báo cáo Đồng Tâm (ấn phẩm về vụ tấn công của Công an vào làng Đồng Tâm, Hà Nội hồi đầu năm 2020), nói với RFA về ý nghĩa của giải thưởng này đối với Đoan Trang và cả phong trào đấu tranh cho dân chủ nói chung: “Tôi nghĩ rằng giải thưởng này là một hành động mang tính biểu tượng rất quan trọng đối với các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam, và tất nhiên tôi luôn cảm thấy phấn khích khi biết rằng Hoa Kỳ chú ý và ghi nhận những nhân vật hàng đầu trong phong trào dân chủ Việt Nam. Mặt khác, Trang vẫn không có tự do. Tôi nghĩ Mỹ có thể gây áp lực mạnh hơn để Chính phủ Việt Nam tuân thủ các cam kết Quốc tế và tôn trọng các quyền cơ bản theo Hiến pháp của công dân như Trang. Cuối cùng, tất cả chúng ta đều muốn Việt Nam tốt đẹp hơn, bao gồm cả Trang và tôi.” Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper, trong video phát tại buổi trao giải, cam kết sẽ làm việc để giúp đỡ và khuyến khích một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng. Ông tin rằng để phát triển, Việt Nam cần phải đón nhận sự cởi mở, minh bạch, hòa nhập và tôn trọng các quyền của tất cả công dân, là việc mà bà  Đoan Trang đã không ngừng thực hiện: “Chúng tôi hoan nghênh bạn vì công việc của bạn với tư cách là nhà đấu tranh cho nhân quyền. Bản lĩnh của bạn tiếp tục truyền cảm hứng cho mọi người ở Việt Nam và trên toàn thế giới.” Phát biểu tại lễ trao giải, Đệ nhất phu nhân Jill Biden nhấn mạnh rằng giải thưởng này như một lời tuyên bố rằng Hoa Kỳ luôn đứng về phía những người can đảm hành động vì công lý, sự thật: “Trong 16 năm qua, giải thưởng này đã nâng đỡ tiếng nói của phụ nữ trên toàn Thế giới. Nó chiếu sáng những cuộc đấu tranh và sức mạnh của phụ nữ trên toàn cầu. Nó là một lời tuyên bố rằng Hoa Kỳ đứng về phía những người anh hùng này. Họ không đơn độc. Hôm nay chúng tôi tôn vinh 12 người phụ nữ này, và hơn cả như vậy, chúng tôi tạo ra một nền tảng để họ có thể nói lên sự thật bằng lời nói của chính họ. Chúng tôi nhận thấy được sức mạnh mà họ đang nắm giữ, để đương đầu với những thách thức khủng khiếp nhất trong thời đại của này và khiến cho chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa…” Trước bà Phạm Đoan Trang, có hai người phụ nữ khác của Việt Nam cũng từng được Hoa Kỳ trao giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Can đảm là bà Tạ Phong Tần hồi năm 2013 và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được vinh danh năm 2017. Nguồn: RFA  
......

Tại sao lại chết quá nhiều Tướng ?

Đại tá Sergei Sukhare của Putin mới bị giết Đặng Chương Ngạn|   Tin mới nhất hôm nay, Nga mất thêm 01 đại tá. Nhiều hãng truyền thông đưa tin:   Sergei Sukharev một trong những chỉ huy nhảy dù hàng đầu của Putin đã bị giết ở mặt trận Ukraine khi các máy bay chiến đấu tinh nhuệ của Nga đối mặt với một cuộc chiến ác liệt trên chiến trường Ukraine. Đài truyền hình nhà nước Moscow xác nhận cái chết của Đại tá Sergei Sukharev, thuộc Trung đoàn Nhảy dù 331 thuộc Lực lượng Cận vệ Kostroma.   Trước đó, việc “tiễn” ông đã được Trung tâm Truyền thông Chiến lược và An ninh Thông tin Ukraine tuyên bố. “Chỉ huy của Trung đoàn Dù Kostroma, Đại tá Sergei Sukharev… đã bị tiêu diệt trong cuộc "tập trận" nhưng anh ấy đã trở về nhà đúng cách".   Cơ phó của anh ta, Thiếu tá Sergei Krylov, đã bị giết cùng với anh ta, theo báo cáo.   Tính đến nay, phía Nga đã có ít nhất 6 tướng tử trận ( không tính đại tá) ở chiến trường Ukraine (để so sánh, chiến trường Afghanistan Mỹ chỉ mất 1 thiếu tướng trong 20 năm giao chiến). Câu hỏi đặt ra, tại sao có quá nhiều tướng chết trận? Trong chiến tranh hiện đại, chỉ cấp trung đoàn trở xuống mới có mặt ở tiền phương, cấp trên trung đoàn có thể đã ngồi ở hậu phương chỉ huy quân qua các thiết bị thông tin.   Một câu hỏi ngược lại: Hay phía Ukraine có nhiều thông tin mật để tiêu diệt ngay đầu não đối phương bằng súng bắn tỉa, bằng máy bay không người lái? Với cách đánh luôn trúng mục tiêu.   Cái cách mà Mỹ từng tiêu diệt Is. Chỉ một cuộc điện thoại trùm khủng bố Is gọi đi, bị dò tìm, định vị là tên lửa bay ngay tới ???   P/s Danh sách các tướng Nga tử trận tính đến ngày 18/03/2022:   1.Thiếu tướng Tushaev Magomed - chỉ huy trung đoàn cơ giới 141 của Vệ binh quốc gia Chechnya, bị chết tại khu vực gần Gostomel; 2.Thiếu tướng Gerasimov Vitaly - Phó thứ nhất Tập đoàn quân vũ trang liên hợp 41 của Quân khu Trung tâm, tử trận gần Kharkov; 3.Thiếu tướng Andrey Kolesnikov - Tư lệnh Tập đoàn quân vũ trang 29 của Quân khu miền Đông, bị chết ngày 11 tháng 3 mặt trận Kiev; 4.Thiếu tướng Andrei Sukhovetsky, Phó Tư lệnh Quân đoàn 41 Liên hợp Quân khu Trung tâm, người đã thiệt mạng vào ngày 28 tháng 2 gần Mariupol, và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận cái chết của ông này;   5. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng một vị tướng của Nga đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh. Ông không nêu tên của sĩ quan này, nhưng cố vấn của người đứng đầu Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko nói rằng các chiến binh Azov đã giết chết Thiếu tướng Oleg Mityaev tại khu vực Meriopol (Nga không thu được xác). 6. Tin sáng 18-3 (chưa được kiểm chứng nhiều bên): Có tin từ fac Artem Vitko (quân đội Uk), Trung tướng, Trưởng Tập đoàn quân cận vệ Andrey Mordvichev cũng đã bị giết chết trong đợt pháo kích tại khu vực sân bay gần Kherson - Meriopol.  
......

Tổng thống Zelensky phát biểu trước Hạ viện Đức

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lần đầu tiên phát biểu trước Hạ viện Đức. Ông Zelensky nhận được sự đón chào của các nghị sĩ ở Hạ viện Đức (Bundestag) ngày 17/3 khi ông có bài phát biểu qua video. Trong bài phát biểu trực tuyến, nhà lãnh đạo Ukraine kêu gọi Thủ tướng Đức Olaf Scholz thể hiện sự đoàn kết hơn nữa với Ukraine, theo AFP. Ông Zelensky cũng cho rằng Đức đã đặt lợi ích kinh tế trên an ninh của Ukraine trước thềm “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga. Ông chỉ trích sự ủng hộ mà Berlin từng dành cho dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Tổng thống Ukraine cũng phàn nàn về việc các chính trị gia Đức thường xuyên bác bỏ việc kết nạp Ukraine vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Liên minh châu Âu (EU). Trước đó, ông Zelensky hôm 15/3 thừa nhận Kyiv hiểu rằng họ khó có cơ hội trở thành thành viên NATO. Đây được coi là động thái thể hiện sự nhượng bộ của ông Zelensky trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga đang diễn ra. Theo TASS, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết mục tiêu của các cuộc đàm phán là “đảm bảo vị thế trung lập” của Ukraine. Cũng trong bài phát biểu hôm 17/3 trước Hạ viện Đức, ông Zelensky cảm ơn người Đức đã giúp đỡ người tị nạn từ Ukraine, các nhà báo đưa tin về chiến sự và các doanh nghiệp Đức “đặt đạo đức lên trên lợi nhuận”. Cuối cùng, Zelensky nhắc lại lời kêu gọi của Ronald Reagan, mà ông đã đưa ra cách đây hơn ba thập kỷ cách tòa nhà Reichstag vài trăm mét: "Ông Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này". Cũng giống như Tổng thống Mỹ đã làm khi đó, bây giờ ông ấy đang yêu cầu, "Thủ tướng Scholz, hãy phá hủy bức tường này" mà Đức và phương Tây đã vẽ ra giữa họ và Ukraine. "Hỗ trợ chúng tôi, hãy giúp chúng tôi," Zelensky nói ở phần kết. Đây là bài phát biểu đầu tiên của ông Zelensky trước Quốc hội Đức. Trước đó, ông từng có các bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Canada hay Nghị viện châu Âu để kêu gọi sự giúp đỡ với Ukraine./.  
......

Dân Kyiv đang chiến đấu cho cả loài người

Ngô Nhân Dụng Cả thế giới đang hướng về Kyiv; cầu nguyện cho dân thủ đô Ukraine. Trong số ba triệu dân một nửa đã chạy thoát, những người còn ở lại chuẩn bị đương đầu với các cuộc tấn công của quân Nga xâm lăng. Nhiều tòa nhà sập đổ khi hỏa tiễn và đại pháo Nga đánh vào các khu dân cư. Lính cứu hỏa, cảnh sát, các bác sĩ, y tá tiếp tục săn sóc những thường dân tử nạn. Nhân dân Ukraine đã đứng dậy tự vệ và bảo vệ cho thể chế tự do dân chủ ở Âu châu và khắp thế giới. Ngày 15 tháng Ba, 2022, ba vị thủ tướng các nước Đông Âu bất chấp bom đạn đáp xe lửa từ biên giới Ba Lan vào, tới Kyiv gặp tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky. Cả ba nước đều mới thoát khỏi chế độ cộng sản từ 1990. Ba Lan và Czech đã thành hội viên khối NATO từ năm 1999. Ông Janez Jansa là thủ tướng Slovenia, một nước nhỏ nằm trong Liên bang Nam Tư trước đây, sau khi độc lập cũng gia nhập NATO năm 2004. Khi quân Nga tấn công, ngày 24 tháng Hai, người ta tưởng sau vài ngày Kyiv sẽ thất thủ. Nhưng không ai ngờ, dân chúng Ukraine đã cầm cự dũng cảm. Dân các thành phố Mariupol, Kharkiv, đa số gốc Nga và nói tiếng Nga, và các thành phố khác đã theo gương ông Zelensky quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Hải cảng Mykolaiv với dưới 500 ngàn dân đã đẩy lui nhiều đợt tấn công trong ba tuần lễ, xác xe bọc sắt còn nằm ngổn ngang. Mỗi đêm quân Nga vẫn pháo kích vào khu dân cư, bệnh viện, siêu thị, nhưng dân chúng vẫn tiếp tục kháng cự. Báo The New York Times tả cảnh khách ngồi đông đúc trong một quán cà phê mặc dù kính cửa sổ rung chuyển vì tiếng đạn. Chủ quán muốn đóng cửa nhưng các nhân viên trẻ không chịu, cô Viktoria Kuplevskaya, 18 tuổi, nói: “Tôi không sợ.” Tại các thị xã nhỏ đã bị quân Nga chiếm các thị trưởng từ chối cộng tác, nói rằng họ chỉ nhận lệnh của chính phủ Ukraine, nhiều người đã bị bắt; dân thị xã Kherson vẫn biểu tình phản kháng trước đám lính Nga vào chiếm đóng. Hơn ba triệu người Ukraine chạy sang các nước láng giềng. Ông James Elder, Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết trong đó có 1.4 triệu trẻ em. Trung bình mỗi ngày có 73.000 trẻ em chạy trốn, mỗi phút 55 em. Nhưng hàng trăm ngàn phụ nữ Ukraine đã quay về nước chiến đấu. Cô Nataliia Verovkina, 43 tuổi đưa đứa con lên 10 từ Kyiv chạy qua Munich, nước Đức, nhờ ông bà ngoại giữ cháu, rồi quay về làm việc trong Trung Tâm Ung Thư Toàn Quốc. “Nhiều bác sĩ đã tình nguyện làm việc suốt ngày không nghỉ. Làm việc giúp chúng tôi vượt qua hoàn cảnh này,” cô nói với hãng tin Reuters. “Chăm sóc người khác là cách tốt nhất để đối phó với đầu óc đang lo lắng chiến tranh!” Nhiều người đã sống ở nước ngoài từ lâu, như cô Maria Khalica từ Italy đã quay về thủ đô Kyiv. Cô nói, “Tôi biết quân Nga sẽ chiếm Kyiv. Nhưng chúng tôi phải dùng cơ hội chót này để giúp đồng bào mình thoát khỏi vòng vây quân địch.” Nhiều người không tin quân Nga sẽ chiếm được Kyiv. Cả thế giới đã thấy đoàn quân xa Nga dài 60 km kẹt cứng trên đường suốt bốn ngày mới bắt đầu di tản vào các khu rừng chung quanh. Quân Nga thiếu thốn xăng dầu, đạn dược, thực phẩm, nhiều lính Nga đến nhà dân Ukraine xin thức ăn hoặc vào cướp trong siêu thị. Cấp chỉ huy không biết phối hợp không quân với bộ binh, để những đoàn xe bị phục kích trong khi máy bay đi tấn công vào các thành phố. Chiến xa, thiết giáp Nga hư hỏng bỏ bên đường vì nạn tham nhũng trong quân đội lâu nay không lo việc bảo trì. Tinh thần quân Nga xuống dốc trong khi quân Ukraine nức lòng bảo vệ tổ quốc. Quân đội Ukraine và những đội quân tình nguyện quốc tế bảo vệ thủ đô cùng tập kích các đoàn xe chở quân hoặc trọng pháo của Nga, xe thiết giáp, các đoàn xe tiếp liệu xăng dầu, đạn dược trên những con đường tiến vào Kyiv. Shane Matthews là một xạ thủ trong quân đội Anh quốc từng tham chiến ở Afghanistan và Iraq, nghe Tổng thống Zelensky kêu gọi quân tình nguyện đã bay qua Ba Lan rồi đi nhờ xe từ biên giới vào đến Kyiv. Anh nói với nhật báo The Daily Mail rằng anh đã chứng kiến cảnh Nga dội bom trên bất kể những nhà thờ, trường học, đưa ra những bức hình anh đã chụp. Nhưng anh tin Ukraine cuối cùng sẽ thắng. Quân Nga không thể nào chiếm được Kyiv; người Ukraine sẽ dùng chiến tranh du kích như quân Taliban, chắc chắn sẽ đẩy lui quân Nga. Một quân nhân tình nguyện khác, Zac West, 50 tuổi, từng là pháo binh trong quân đội Anh trong 26 năm, lên chức sĩ quan. Anh đã sống 10 năm ở Ukraine, tại làng Zaporizhzhya bên bờ sông Dnieper. Chiến tranh bắt đầu, anh không trở về nước Anh mà ở lại, tham gia trong một đội quân 100 người dân bảo vệ làng mình. Zac West nói với The Daily Mail, “Mỗi đêm chúng tôi đánh tập kích quân địch. Đêm qua, chúng tôi làm tê liệt 50 chiếc xe Nga và bắt được 80 tù binh, phần lớn mới 18 tuổi, từ miền Siberia tới. Bị bắt lính. Họ không biết tại sao lại bị đưa tới đây.” Chính phủ Ukraine phổ biến những bức hình lính Nga bị bắt 17, 18 tuổi ngồi khóc, được cho gọi điện thoại về nói chuyện với mẹ. Tổng thống Zelensky đã kêu gọi lính Nga đào ngũ, hứa hẹn rằng họ sẽ được đối sử tử tế, “như người đối với người!” Tướng Andriy Kryschenko, một người phụ trách phòng thủ Kyiv nói với đài BBC quân đội Ukraine cố làm sao cho pháo binh Nga không đến được gần để bắn vào trung tâm thành phố. Nga không thể kéo đại quân ào ạt tiến vào Kyiv. Địa hình của thủ đô Ukraine là một lợi thế. Chung quanh có những cánh đồng lầy toàn than bùn, đến mùa này tuyết tan cản trở quân xa và thiết giáp Nga. Khắp thành phố là những sông lạch phụ lưu của con sông lớn, Dnieper chia đôi nước Ukraine, là những chướng ngại tự nhiên bảo vệ thành phố. Tướng Knyazev, một vị chỉ huy khác ở Kyiv, cho biết khi quân Nga tấn công thị xã Irpin ở ven biên thủ đô, quân Ukraine đã phá những cây cầu lớn. Hàng ngàn dân Irpin chạy loạn, mang theo ít đồ dùng và cả chó mèo, leo qua các cây cầu đã sập tiến vào trung tâm Kyiv mà quân Nga không thể nào đuổi theo. “Toàn là những cánh đồng lầy, quân Nga không tiến được. Nếu không có quân đội Ukraine thì họ có thể bắc những cây cầu nổi để tiến qua, nhưng quân đội chúng tôi đang ở đó, sẵn sàng tiêu diệt họ,” Tướng Knyazev nói với phóng viên BBC. Hai vị tướng Kryschenko và Knyazev rất lạc quan, tin tưởng sau cùng dân Ukraine sẽ chiến thắng. Kyiv là một trung tâm công nghiệp, đó cũng là một một lợi điểm. Các cơ xưởng đã ngưng sản xuất các món hàng bình thường, chuyển qua phục vụ cuộc phòng thủ. Các công nhân biến chế chướng ngại vật ngăn đường xe thiết giáp; đúc những cục xi măng cốt sắt, hàn các thanh thép tạo thành những “con nhím Czech” như người Tiệp Khắc đã sáng chế trong đại chiến thứ hai. Ba vị quốc khách đến thăm thành phố Kyiv rồi trở về nước chứng tỏ thủ đô Ukraine chưa bị vây hãm cắt đứt với bên ngoài. Bản tin Reuters thuật lời Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói khi mới tới, “Chúng tôi thấy bổn phận phải có mặt ở nơi lịch sử đang thành hình… quan trọng đối với cả tương lai con cháu chúng tôi, chúng xứng đáng được sống trong một thế giới không bị bạo chúa thống trị.” Thủ tướng Petr Fiala, Cộng Hòa Czech, nói trên đường về nước, “Phải nhìn nhận người dân Ukraine đang chiến đấu cho độc lập và tự do của chính chúng ta,” theo bản tin AP. Lịch sử đang diễn ra trước mắt nhân loại, cả thế giới ngưỡng mộ những người dân trong thành phố Kyiv. Chiến tranh có thể sẽ tiếp tục hàng tháng, có thể hàng năm. Kyiv sẽ thành một biểu tượng trong cuộc chiến giữa các nước tự do dân chủ và các chế độ độc tài. Ba chục năm sau khi Chiến tranh lạnh giữa hai khối tự do và cộng sản chấm dứt, một thế trận mới đã bắt đầu giữa Thế giới Tự Do và các nước Nga, Trung Cộng. Cuối cùng khát vọng tự do có thật, không còn là một lý tưởng xa xôi. Nhân dân Ukraine đang hy sinh chiến đấu cho cả loài người!  
......

Một nhà báo dũng cảm

FB Do Thai Binh Vào đêm 14/03/2022, tại Moskva, Đài Truyền hình Trung ương Nga trên kênh 1 (Первый канал) bắt đầu bản tin thời sự về những “thắng lợi” của cuộc chiến xâm lược Ukraina với người dẫn chương trình quen thuộc Ekaterina Andreev (Екатери́на Серге́евна Андре́ева) thì bỗng nhiên đài cắt mất sóng một lúc. Điều gì đã xảy ra? Thì ra, đứng sau Ekaterina bỗng đâu xuất hiện biên tập viên Marina cùng với tấm áp phích chông cuộc chiến do Putin phát động, một việc động trời xảy ra ngay tại tháp truyền hình Ostankino! Marina là ai vậy? Tên đầy đủ của nhà báo 44 tuổi này là Marina Ovsyannikova (Марина Овсянникова; tên thân mật từ nhỏ Tkachuk) là một biên tập viên người Nga đang làm việc trên kênh truyền hình danh giá “Channel One Russia” (Kênh 1). Mẹ của cô là người Nga và cha của cô là người Ukraine. Marina Ovsyannikova tốt nghiệp Đại học Kuban, và sau đó là Học viện trực thuộc Tổng thống Nga về Kinh tế Quốc gia và Hành chính Công (Pоссийская академия народного хозяйства и государственной службы при Президенте Российской Федерации, РАНХиГС). Cô làm việc cho Công ty Phát thanh và Truyền hình Nhà nước Toàn Nga và đã xuất hiện trong môt số phim hấp dẫn. Báo chí Nga ngày hôm nay cho biết, an ninh xiết chặt quanh đài truyền hình. Người ta kiểm tra kỹ lại các quy trình lên sóng. Nhưng dù cắt sóng, bản tin tối qua vẫn còn đây khi bạn nhấn vào đường link và nội dung tấm poster mà Marina có các dòng chữ Anh và Nga: “No War / Остановите войну, не верьте пропаганде, здесь вам врут” (Hãy đình chiến! Đừng tin vào những lời tuyên truyền! Họ đang nói dối các bạn) Marina đã bị bắt và có thể sẽ bị khởi tố theo điều 20.3.3 KoAP (КоАП) có tên “Những hoạt động công cộng nhằm mất uy tín việc sử dụng các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga với mục đích bảo vệ các quyền lợi của Liên bang Nga và của công dân, gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế”. Trong một video clip trên YouTube, Marina nói: “Những gì đang xảy ra ở Ukraine là một tội ác. Nga là một quốc gia xâm lược và trách nhiệm về hành động xâm lược này chỉ thuộc về một người. Người đó là Vladimir Putin. Cha tôi là người Ukraine, mẹ tôi là người Nga, và họ chưa bao giờ là kẻ thù của nhau. Chiếc vòng cổ tôi đang đeo này là biểu tượng cho sự thật rằng Nga phải ngay lập tức chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn này. Và các dân tộc anh em của chúng ta sẽ vẫn có thể tạo ra hòa bình. Thật không may, tôi đã dành vài năm qua để làm việc cho Kênh 1, làm công tác tuyên truyền cho Điện Kremlin và tôi rất xấu hổ về điều này. Thật xấu hổ vì tôi đã cho phép những lời nói dối được phát đi từ màn hình TV. Thật hổ thẹn vì đã cho phép biến công chúng Nga thành những xác sống (zombie). Chúng tôi đã im lặng vào năm 2014 khi tất cả những điều này bắt đầu. Chúng tôi không phản đối khi Điện Kremlin đầu độc Navalny. Chúng tôi chỉ im lặng theo dõi chế độ vô nhân đạo này hoạt động. Và bây giờ cả thế giới đã quay lưng lại với chúng tôi. Và 10 thế hệ tiếp theo sẽ không thể rửa sạch vết nhơ của cuộc chiến huynh đệ tương tàn này. Người Nga chúng ta là những người có tư duy và thông minh. Chúng ta có khả năng duy nhất để ngăn chặn tất cả sự điên rồ này. Hãy lên tiếng phản đối. Đừng sợ bất cứ điều gì. Họ không thể nhốt tất cả chúng ta"./. ----- * Các link để kiểm chứng: https://www.youtube.com/watch?v=AsTheWFEc2E https://twitter.com/i/status/1503445302119968769 https://twitter.com/i/status/1503455565762211843
......

Đại sứ Ukraine tại Đức: Putin nhìn thấu tâm can Thủ Tướng Olaf Scholz!

Tiến Sĩ Andrij Melny, Đại Sứ Ukraine tại Đức từ tháng 12/2014. Ảnh: Amin Akhtar/ WELT  Nguồn: “Mein Präsident hat mit Scholz telefoniert – als ob man mit einer Wand gesprochen hätte“, WELT, 10/03/2022. Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài Đại sứ Ukraine Andrij Melnyk nói, ông “bất chấp tất cả” nếu như ông có xúc phạm công chúng Đức qua những ứng xử của mình. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đưa ra những nhận xét nặng nề đối với nước Đức và giải thích lý do tại sao Putin nhìn thấu tâm can ông thủ tướng của đất nước này. Hỏi: Thưa ông Melnyk, với tư cách là đại sứ Ukraine, từ nhiều tuần nay ông đã phát đi thông điệp : “Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn!” Người Đức phản ứng như thế nào, đoàn kết, thờ ơ, hèn nhát? Đáp: Điều này phụ thuộc vào người Đức nào mà người ta đối diện. Các phương tiện truyền thông, hầu hết đều đứng về phía chúng tôi, cũng như rất, rất nhiều người giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi xin cảm ơn các bạn ! Với giới chính trị thì có phần khó khăn hơn ít nhiều. Hỏi: Hiện cũng vẫn như vậy sao? Đáp: Đúng thế. Mặc dù cuộc chiến này, địa ngục này, đã diễn ra được 14 ngày. Đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn phải kêu cứu. Và chúng tôi vẫn hy vọng rằng chính nước Đức và Quốc hội hiểu được điều gì đang diễn ra. Hỏi: Thủ tướng Liên bang Đức Olaf Scholz vừa mới tuyên bố không tham gia lệnh cấm vận dầu khí. Đáp: Đó là nhát dao đâm sau lưng Ukraine. Chúng tôi tin rằng quan điểm này là không thể đứng vững về mặt đạo lý và nó sẽ giảm, không phải trong vài ngày tới, thì trong vài tuần tới. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu thường dân Ukraine sẽ bị chết trong các vụ tấn công tên lửa. Hỏi: Có đúng là trong NATO và EU Chính phủ liên bang Đức đã và vẫn luôn do dự nhiều nhất không? Đáp: Tiếc rằng cảm nhận đó lại hoàn toàn chính xác. Lúc loại (các ngân hàng Nga) ra khỏi SWIFT đã như vậy, giờ ngưng nhập khẩu cũng vẫn thế. Điều đó đối với chúng tôi thật hết sức cay đắng. Và tôi nghĩ chắc hàng triệu người Đức phải rất xấu hổ vì luôn ở phía sau chứ không phải đi đầu trong hàng ngũ lãnh đạo. Hỏi: Nguyên do tại đâu? Đáp: Hầu hết người Đức coi chính sách về nước Nga của Berlin không chỉ thất bại trong vài tháng qua mà là thất bại trong vài năm qua và nhiều thập niên qua. Nhưng giới chính trị vẫn bám lấy cái chính sách đó. Ngoài ra, xã hội này đã quên cách sử dụng ngoại giao phòng ngừa và răn đe quân sự. Hỏi: Ai là người chịu trách nhiệm chính về việc để Vladimir Putin tấn công Ukraine, Angela Merkel hay Donald Trump? Đáp: Có một nhóm người đông hơn nhiều phải chịu trách nhiệm. Các chính phủ liên bang Đức tiền nhiệm có thể đã ngăn chặn được cuộc chiến này. Nguy cơ là rõ ràng, ít nhất kể từ năm 2014, kể từ khi Crimea bị sáp nhập và cuộc chiến của Nga diễn ra ở Donbass. Đối với chúng tôi đó là một bước ngoặt. Ngay cả Liên minh đèn giao thông (tức chính phủ Đức hiện nay -ND) cũng đã có nhiều thời gian để chủ động hành động và ngăn chặn thảm họa tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai. Nhưng ngoài việc xoa dịu Putin, hoàn toàn không có bất cứ điều gì khác. Cho đến khi chiến tranh bùng nổ. Hỏi: Nhưng sau đó trong phiên họp Quốc hội, thủ tướng Scholz đã đề cập đến từ : “thời cuộc thay đổi”. Đáp: Tôi có tham dự phiên họp Quốc hội này. Có một cảm giác kỳ lạ, dường như các vị dân biểu trút được gánh nặng, thở phào nhẹ nhõm. Nó giống như bản thân mình đạt được thành tích và tất cả đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Từ đó đến nay mười ngày đã trôi qua. Nhưng chúng tôi, những người Ukraine, hầu như không cảm nhận được điều gì. Không có sự giúp đỡ nào tương xứng với mức độ tàn bạo và tuyệt vọng đang diễn ra ở quê hương tôi. Hỏi: Thưa ngài Đại sứ, ngài xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông Đức và trên Twitter. Ngài thách thức các chính trị gia, ngài giáng trả và mỉa mai. Việc sử dụng các ngôn từ đôi khi thiếu ngoại giao này có giúp ích gì cho việc truyền tải thông điệp của ngài không? Đáp: Thưa ông, một khi sự việc liên quan đến sự sống hay cái chết, đến sự tồn vong của đất nước tôi, thì tôi bất cần phải chọn lựa ngôn từ như thế nào. Hỏi: Đó là phong cách của ông hay là sự tuyệt vọng? Đáp: Đấy không phải là phong cách của tôi, tôi thuộc diện trầm tính. Và tôi là một nhà khoa học, tôi đã viết nhiều sách. Tôi cảm thấy thoải mái nhất khi ở trong phòng làm việc của mình, chứ không phải khi đứng trước ánh đèn sân khấu nơi tôi phải tranh luận, đôi co với các chính trị gia. Qua đó tâm lý của tôi cũng không được lắng dịu. Ngày nào tôi cũng khóc và tôi phải cố cưỡng lại. Mặc dù vậy, sự lựa chọn từ ngữ của tôi không phản ánh sự tuyệt vọng, mà là một phương tiện để thức tỉnh mọi người. Cách đây năm sáu năm tôi đã cảnh báo người Đức, Putin muốn tiêu diệt người Ukraine chúng tôi. Tôi đã bị cười nhạo. Hỏi: Việc chuyển giao vũ khí, mà chính phủ liên bang Đức đã từ chối trước khi bắt đầu chiến tranh, giờ đã được thông qua. Ông còn mong muốn điều gì ở nước Đức và cái gì đã được đáp ứng? Đáp: 500 quả rocket Stinger và 1000 quả đạn rocket đã được phê duyệt, và cũng đã đến nơi. Ngoài ra còn có 23.000 mũ bảo hiểm, 1.300 áo giáp và 50.000 bọc lương khô cho quân nhân. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ so với những gì chúng tôi cần. Và cuộc chiến này có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, chỉ cung cấp một lần là không đủ. Đó là lý do tại sao tôi đề nghị tiếp xúc hàng ngày với Bộ Quốc phòng và ngành công nghiệp quốc phòng. Nhất là chúng tôi không thể bảo vệ dân thường. Những ngôi nhà bị đánh bom để trả thù vì các cuộc tấn công trên bộ của quân đội Nga bị chặn lại. Hỏi: Do đó tổng thống Volodymyr Zelensky đòi phải có một vùng cấm bay? Đáp: Và rất khẩn trương! NATO, Liên hợp quốc, OSCE– tất cả đều đã thất bại. Bây giờ chúng tôi khẩn cầu cần phải thực hiện một điều gì đó. Hỏi: Thử tưởng tượng một lần nhé: NATO tuyên bố vùng trời Ukraine là vùng cấm bay. Người Nga tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công, đáp lại NATO đưa máy bay chiến đấu của họ đến, đồng nghĩa với chiến tranh. Đáp: Đó là cách đánh giá của Đức và các nước NATO khác, ít nhất là vào lúc này.C Hỏi: Ông không chia sẻ đánh giá này à, hay là theo ông thì NATO phải chấp nhận đối đầu về quân sự với Nga? Đáp: Đấy là quyết định của các vị. Tôi không đề cập đến chuyện binh sỹ Đức phải hy sinh mạng sống của mình vì Ukraine. Nhưng những gì tôi thấy ở người Đức là các quyết định của họ hầu như đều xuất phát từ nỗi sợ hãi. Hỏi: Nước Nga là cường quốc nguyên tử. Đáp: Đúng thế. Nỗi lo sợ chiến tranh hạt nhân là có thể hiểu được, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc sợ hãi khi ra các quyết định. Cần phải nói rõ: đây là một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt Ukraine. Ngày thứ Năm đen, ngày 24 tháng 2 năm 2022, cũng là một lời tuyên chiến với châu Âu và đặc biệt là với Đức, cho dù người Đức chưa muốn thừa nhận điều đó và hy vọng rằng họ sẽ thoát được khỏi vấn nạn này. Nếu người ta không chặn tay Putin lúc này thì chúng tôi sẽ không phải là nạn nhân cuối cùng của y. Vì vậy, tôi nghĩ vì lý do đó đáng để mạo hiểm. Hỏi: Mạo hiểm đối với một cuộc chiến tranh nguyên tử? Đáp: Putin là tội phạm chiến tranh và có lẽ y là một chính khách điên rồ, nhưng y không phải là một kẻ muốn tự sát. Do đó, tôi không tin sẽ xẩy ra chiến tranh nguyên tử. Mới hai tuần trước, người ta đã nói với tôi ở Berlin: Nếu một máy bay trực thăng của Nga bị tên lửa Đức bắn hạ, điều đó có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân. Hôm nay chúng ta đã tiến xa hơn một chút. Nhưng nỗi sợ hãi vẫn bao trùm. Đó là một phần trong tính toán của Putin. Y không phải là vị tư lệnh trên chiến trường, y là người của KGB. Và y biết chính xác người Đức suy nghĩ gì ở trong đầu. Hắn đã nắm bắt hồn vía người Đức. Có thể Putin biết rõ hơn ngày mai Olaf Scholz định làm gì, còn hơn bản thân ông ta nữa kia. Hỏi: Vậy thì phải làm gì? Đáp: Ông hãy để NATO tuyên bố vùng cấm bay. Để xem Putin có dám cho máy bay của y cất cánh. Hoặc là: mọi người nhìn thấy đoàn xe quân sự Nga dài 65 km hướng về Kiev. Tại sao châu Âu không tạo một đoàn xe cứu trợ còn dài hơn và tạo ra những bức ảnh sắc nét hơn? Để thể hiện: “Chúng tôi sát cánh các bạn.” Trong thực tế, người ta đang đứng nhìn cho đến khi chúng tôi đầu hàng. Cũng có thể đó là điều mà nền chính trị ở Berlin trông đợi. Nhưng điều đó sẽ không khi nào xẩy ra. Hỏi: Với sự yếu kém về quân sự của mình, đầu hàng trong danh dự có phải là điều hợp lý nhất mà chính phủ Ukraine có thể làm để bảo vệ công dân của mình? Đáp: Suy nghĩ này đã được gợi ý cho chúng tôi kể từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, đây là điều độc địa nhất mà tôi từng nghe. Giờ đây, các tòa nhà chung cư, nhà trẻ và toàn bộ thành phố của chúng tôi đang bị đánh phá tan hoang. Nếu chúng tôi đầu hàng, điều tương tự sẽ xảy ra với tâm hồn chúng tôi. Quốc gia Ukraine sẽ bị tiêu diệt. Sẽ không còn Ukraine nữa. Hỏi: Liệu Ukraine có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này? Đáp: Tôi chắc chắn 100% là chúng tôi có thể làm được. Về mặt đạo đức chúng ta đã thắng từ lâu, chúng tôi đang chiến đấu trên chiến trường. Tuy nhiên chúng tôi nhận thức được sự vượt trội của Nga. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần cả những biện pháp trừng phạt thậm chí cứng rắn hơn và những đợt chuyển giao vũ khí nhiều hơn nữa. Hỏi: Hơn hai triệu người tị nạn, điều đó cho thấy hy vọng đang tắt dần? Đáp: Mọi người chạy loạn vì sợ bom đạn, phụ nữ và trẻ em. Đối với nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 60, chúng tôi có đợt tổng động viên. Hỏi: Khi nói đến việc giúp đỡ những người tị nạn, giới chính trị và xã hội ở Đức không gặp khó khăn như vậy, ít nhất là cho đến bây giờ. Đáp: Người ta không phải thuyết phục người dân ở đất nước tươi đẹp này giúp đỡ, trái tim của họ đã được đặt đúng chỗ. Nhưng chính phủ Đức có thể làm được nhiều hơn thế, chỉ với một cử chỉ đơn giản. Điều đó không tốn một xu, nhưng nó sẽ mang lại cho người Ukraine chúng tôi một niềm hy vọng. Hỏi: Ông nói về cử chỉ gì? Đáp: Vào ngày thứ ba của cuộc chiến, tổng thống của tôi đã nộp đơn khẩn cấp xin gia nhập EU. Bây giờ chúng tôi muốn một tuyên bố của chính phủ tại Quốc hội rằng: “Chúng tôi muốn công nhận Ukraine là một ứng cử viên gia nhập.” Với triển vọng trở thành thành viên EU, Đức có thể bù đắp cho mọi điều không hay đã xẩy ra đối với Ukraine trước đây. Hỏi: Chính phủ đã phản ứng như thế nào? Đáp: Hôm thứ hai, Tổng thống Zelensky của tôi đã gọi lại cho Thủ tướng Scholz. Nó giống như nói chuyện với một bức tường. Suýt chút nữa thì tổng thống của tôi đã cúp máy khi ông nói: Vấn đề chính không phải là viện trợ nhân đạo, chuyện đó đàng nào cũng đang diễn ra. Chúng tôi muốn có quy chế ứng cử viên! Chúng tôi mong muốn Ủy ban Liên minh Châu Âu xử lý đơn của chúng tôi thật khẩn trương để Ukraine có thể được kết nạp muộn nhất trong vòng năm năm. Nhiều nước EU ủng hộ điều này, chẳng hạn như Ba Lan và Slovakia. Riêng Đức vẫn: Không, không, không, không. Hỏi: Điều đó lại gây thất vọng cho Kyiv một lần nữa? Đáp: Gây tức giận. Đó là từ vô hại nhất mà tôi được phép sử dụng ở đây. Hỏi: Trước chiến tranh, chắc chắn Ukraine không đáp ứng được tất cả các yêu cầu để có thể bắt đầu đàm phán về việc gia nhập. Năm năm, thực vậy sao? Đáp: Chúng tôi biết đây là một quá trình lâu dài, và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của Ukraine. Tám năm nay chúng tôi đã rất cố gắng để xử lý mọi yêu cầu. Nhưng bây giờ chúng tôi mong muốn có một tín hiệu chính trị mạnh mẽ từ Berlin. Chúng tôi không cần những lời bào chữa cho ngày hôm qua, chúng tôi cần những quyết định đúng đắn cho hôm nay. Hỏi: Nếu Ukraine vượt qua được cuộc chiến tranh này, những kinh nghiệm này sẽ để lại những dấu ấn gì? Liệu đất nước có thể từ bỏ định hướng châu Âu bắt đầu từ cuộc cách mạng Maidan? Đáp: Chúng tôi sẽ vượt qua cuộc chiến tranh này! Sự vỡ mộng có thể khiến một số người nghi ngờ liệu chúng tôi có nên là một phần của EU còn do dự của ngày nay hay không. Nhưng tôi loại trừ khả năng chúng tôi dựa trên nguyên tắc Ukraine là trên hết. Ukraine sẽ vẫn là một quốc gia tự do và dân chủ. Đó là thông điệp quan trọng nhất của tôi: Bạn có thể bay từ Berlin đến Lviv (Lemberg) trong một giờ đồng hồ cũng nhanh như đến Freiburg. Ukraine không phải là một nơi nào đó ở bên rìa của thế giới. Chúng tôi đang sống ở đây, trên lục địa này. Tiến Sĩ Andrij Melnyk, sinh năm 1975 ở Kyiv, là luật sư và nhà ngoại giao, và từ tháng 12/2014 là Đại Sứ Ukraine ở Đức. Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế  
......

Đệ nhất phu nhân Ukraine viết tâm thư gửi thế giới...

Ảnh. Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska trong bài phát biểu trên truyền hình ở Kiev Huỳnh T. Thanh Nhàn Đệ nhất phu nhân Olena Zelenska viết thư ngỏ gửi truyền thông quốc tế, mô tả những bi kịch trong xung đột ở Ukraine và tin rằng nước này sẽ "chiến thắng".   Trong bức thư có tựa đề "Tôi làm chứng" được công bố trên Telegram hôm 9.03.2022 Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đánh giá thấp "lòng đoàn kết vô song" của người dân Ukraine . Trong bức thư, Zelenska, 44 tuổi, mô tả "những bi kịch đã chứng kiến ở Ukraine" và kể tên một số trẻ em đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.   "Có lẽ điều đáng sợ nhất của cuộc xung đột này là tổn thất với trẻ em. Bé Alice 8 tuổi thiệt mạng trên đường phố Okhtyrka, dù ông nội đã cố tìm cách che chở cho bé. Bé Polina ở Kiev cũng qua đời cùng bố mẹ do trúng mảnh pháo", bà viết. "Arseniy, 14 tuổi, bị bê tông vỡ rơi trúng đầu và không thể qua khỏi, bởi xe cấp cứu không thể đưa em đến bệnh viện kịp lúc do giao tranh quyết liệt", bà viết tiếp.   Bà cho biết nhiều em bé được sinh ra trong chiến tranh, thứ nhìn thấy đầu tiên là nóc hầm trú ẩn, hơi thở đầu tiên là bầu không khí ngột ngạt trong lòng đất, và được chào đón bởi những người đang sợ hãi và mắc kẹt. "Tới lúc này, đã có hàng chục trẻ em chưa từng biết đến hòa bình trong cuộc đời của mình", thư ngỏ có đoạn.   Dù vậy, bà khẳng định người dân nước này "sẽ không bao giờ bỏ cuộc". "Chúng ta sẽ thắng, vì lòng đoàn kết của mình, vì tình yêu với Ukraine", bà Zelenska nhấn mạnh.   Hiện chưa rõ nơi ở của Đệ nhất phu nhân Ukraine. Cuối tuần trước, Tổng thống Zelensky thông báo gia đình của ông vẫn ở Ukraine và bà Olena cũng khẳng định lại điều này trong thư ngỏ.   Theo Đệ nhất phu nhân Ukraine, bà viết bức thư này do nhận được quá nhiều yêu cầu chia sẻ từ các hãng truyền thông thế giới và bức thư chính là câu trả lời của bà, lời kể từ Ukraine.   Sau khi Nga tuyên bố mở chiến dịch quân sự tại Ukraine hôm 24/2, Tổng thống Zelensky nhiều lần bác thông tin ông đã rời Kiev và khẳng định sẽ ở lại thủ đô. Lãnh đạo Ukraine cũng từ chối đề nghị sơ tán của Mỹ, ngay cả khi được cảnh báo ông có thể là "mục tiêu số một" và gia đình ông là "mục tiêu số hai".   Sau 14 ngày mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga đã kiểm soát thành phố Kherson ở miền nam, bao vây Mariupol ở đông nam, Kharkov ở đông bắc Ukraine và tìm cách bao vây Kiev. Đoàn xe tăng Nga đã xuất hiện ở vị trí cách thủ đô Ukraine khoảng hai km.   * Ngọc Ánh (Theo Sky News)    
......

Thư ngỏ của các đại sứ: Vương quốc Anh, EU, Na Uy, Thụy Sĩ tại Hà Nội ủng hộ Ukraine!

Nguyen Ngoc Chu . “Ủng hộ Ukraine!   Chiến tranh đã trở lại Châu Âu. Chúng tôi lên án bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể đối với hành động xâm lược quân sự vô cớ và phi lý của Liên bang Nga đối với Ukraine. Với các hành động quân sự phi pháp của mình, Nga đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời phá hoại sự ổn định và an ninh của châu Âu cũng như trên toàn cầu. Điều này bao gồm cả quyền lựa chọn của Ukraine đối với vận mệnh của đất nước mình. Nga phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động xâm lược này cũng như về tất cả những sự tàn phá và thiệt hại về người mà cuộc chiến này sẽ gây ra.   Vào ngày 2 tháng 3, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết về "Hành động xâm lược Ukraine", với đa số 141 phiếu ủng hộ và chỉ 5 phiếu chống (với 35 phiếu trắng). Đây là một thời khắc lịch sử, cho thấy mức độ đồng thuận toàn cầu về vấn đề này. Liên hợp quốc đã cùng lên tiếng vì sự tôn trọng các giá trị và nguyên tắc đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc. Bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất, 141 quốc gia này đã lên án sự xâm lược của Liên bang Nga, cũng như sự can dự của Belarus, yêu cầu họ ngừng sử dụng vũ lực chống lại Ukraine và rút lui tất cả lực lượng quân sự khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine – ngay lập tức, toàn bộ và vô điều kiện. Các nước thành viên ASEAN cũng đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết với số phiếu áp đảo, chỉ có hai phiếu trắng. Một trong số đó là Việt Nam.   Đại diện ngoại giao các nước thuộc EU chụp hình ủng hộ Ukraine tại Đại sứ quán Ukraine tại Hà Nội hôm 28/2/2022 Chúng tôi hiểu mối quan hệ lịch sử quan trọng mà Việt Nam đã có với Liên Xô. Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam vào những thời điểm cần thiết trong khi các nước khác thì không. Nhưng Liên Xô đã tan rã từ lâu và chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên mới.   Xét về mặt khoảng cách địa lý, Việt Nam đương nhiên có những lợi ích riêng và một số quan điểm khác với chúng tôi ở châu Âu. Nhưng trong thời điểm khủng hoảng này, tất cả chúng ta phải tập trung vào câu hỏi căn bản là liệu có biện minh được cho việc Nga, một nước lớn, bắt nạt và xâm lược nước láng giềng Ukraine để cố gắng vẽ lại các ranh giới trên bản đồ, đi ngược lại các quy tắc quốc tế hay không? Việt Nam liệu có được lợi ích khi thế giới được cai trị bằng logic đó hơn là bằng luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình?   Cũng giống như người dân châu Âu, người dân Việt Nam không may mắn khi biết quá rõ chiến tranh là như thế nào. Việt Nam, cũng như châu Âu, đã nếm trải nỗi đau khổ của những thường dân vô tội và biết rằng tại sao việc đấu tranh cho quyền tự do và giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình là vô cùng quan trọng. Việt Nam, cũng như châu Âu, hiểu rất rõ những gì mà người dân Ukraine đang phải trải qua. Và chính vì những ký ức cay đắng của chiến tranh và bởi vì tất cả chúng ta đều coi trọng hòa bình thực sự, mà tất cả chúng ta nên sát cánh cùng người dân Ukraine và tuyệt đại đa số cộng đồng quốc tế, đồng thời kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột phi nghĩa này.   Sự xâm lược của Nga cũng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, vốn đang phải vật lộn với sự phục hồi sau đại dịch, sự thiếu hụt chuỗi cung ứng và lạm phát gia tăng. Giá năng lượng, vận tải, hàng hóa và thực phẩm đều tăng vọt. Tất cả những điều này đều không có lợi cho Việt Nam.   Chúng tôi biết rằng Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ với Nga. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp mà du khách Nga rất thích đến, đồng thời Việt Nam cũng có mối quan hệ sâu rộng với Liên bang Nga. Chúng tôi tin rằng các bạn, những người Việt Nam, cũng như chúng tôi, đều mong muốn một kết quả tích cực cho cả Nga và Ukraine. Chúng tôi hy vọng rằng các bạn chia sẻ quan điểm với chúng tôi rằng việc giảm leo thang và rút lui quân sự không chỉ là điều đúng đắn cần làm vì những lý do về mặt pháp lý và nhân đạo, mà đó còn là lựa chọn chính trị đúng đắn của Nga vì toàn thể cộng đồng quốc tế và vì hòa bình và sự ổn định mà các dân tộc của chúng ta cần có để phát triển. Ủng hộ Ukraine!”   Ký tên: Đại sứ Giorgio Aliberti – Liên minh châu Âu; Đại sứ Hans–Peter Glanzer – Áo; Đại sứ Paul Jansen – Bỉ; Đại sứ Marinela Petkova – Bulgaria; Đại sứ Vitezslav Grepl – Cộng hòa Séc; Đại sứ Kim Hojlund Christensen – Đan Mạch; Đại sứ Keijo Norvanto – Phần Lan; Đại sứ Nicolas Warnery – Pháp; Đại sứ Guido Hildner – Đức; Đại sứ Georgios Stilianopoulos – Hy Lạp; Đại sứ Csaba Őri – Hungary; Đại sứ John McCullagh – Ailen; Đại sứ Antonio Alessandro – Ý; Đại sứ Elsbeth Akkerman – Hà Lan; Đại sứ Wojciech Gerwel – Ba Lan; Đại sứ Cristina Romila – Romania; Đại sứ Pavol Svetik – Slovakia; Đại sứ Maria Pilar Mendez Jimenez – Tây Ban Nha; Đại sứ Ann Mawe – Thụy Điển; Đại sứ Ivo Sieber – Thụy Sĩ; Đại sứ Grete Lochen – Na Uy; Đại sứ Gareth Ward – Vương quốc Anh. — Please read the Op-Ed by the British Ambassador to Viet Nam, Gareth Ward and other Ambassadors of the European Union, Norway and Switzerland in Hanoi. “Stand with Ukraine! War has returned to Europe. We condemn in the strongest possible terms the Russian Federation’s unprovoked and unjustified military aggression against Ukraine. By its illegal military actions, Russia is grossly violating international law and the principles of the UN Charter and undermining European and global security and stability. This includes the right of Ukraine to choose its own destiny. Russia bears full responsibility for this act of aggression and all the destruction and loss of life it will cause. The United Nations General Assembly on 2 March adopted a resolution on “Aggression against Ukraine”, by an overwhelming majority of 141 in favour to just 5 against (with 35 abstentions). This is a historic moment and shows the extent of the global consensus on this issue. The United Nations have come together in speaking out in respect of the values and principles enshrined in the UN Charter. These 141 countries have deplored in the strongest terms the aggression by the Russian Federation, as well as the involvement of Belarus, demanding that they cease their use of force against Ukraine, and withdraw all military forces from the entire territory of Ukraine – immediately, completely and unconditionally. ASEAN member countries also voted overwhelmingly in favour of the resolution, with only two abstaining. One of those was Vietnam. We understand the important historical relationship that Vietnam had with the Soviet Union. The Soviet Union helped Vietnam in times of need when others did not. But the Soviet Union is long gone and we are in a new era. Given the geographical distance, it is natural that Vietnam has its own interests and some different viewpoints to those of us in Europe. But in this time of crisis we must all focus on the fundamental question of whether it is justified for Russia, a big country, to bully and invade its neighbour Ukraine, in order to try and redraw boundaries on the map against international rules? Is it in Vietnam's interests for the world to be ruled by that logic rather than international law and peaceful settlement of disputes? Like people in Europe, the people of Vietnam unfortunately know too well what war is like. Vietnam, like Europe, has experienced the suffering of innocent civilians and knows why it is so important to fight for freedom and to uphold the sovereignty and territorial integrity of their nation. Vietnam, like Europe, understands very well what the people of Ukraine are going through. And it is precisely because of these bitter memories of war and because we all value real peace, that we should all stand together with the people of Ukraine and the overwhelming majority of the international community and call for an end to this unjust conflict. Russia's invasion is also having an effect on the global economy, which is already struggling with post-pandemic recovery, supply chain shortages, and rising inflation. Energy, transport, commodity and food prices have all spiked. None of this will benefit Vietnam. We know that Vietnam has a strong voice with Russia. This is a beautiful country Russian tourists love to visit, and your ties with the Russian Federation are wide. We believe that you, Vietnamese people, similarly to us, want a positive outcome for both Russia and Ukraine. We hope that you share our view that de-escalation and withdrawal is not only the right thing to do for legal and humanitarian reasons, but that it is also the right political choice for Russia for all the International Community and for the sake of peace and stability our peoples need to thrive. Stand with Ukraine!” Co-signed by: Ambassador Giorgio Aliberti - European Union; Ambassador Hans-Peter Glanzer - Austria; Ambassador Paul Jansen - Belgium; Ambassador Marinela Petkova - Bulgaria; Ambassador Vitezslav Grepl - Czech Republic; Ambassador Kim Hojlund Christensen - Denmark; Ambassador Keijo Norvanto - Finland; Ambassador Nicolas Warnery - France; Ambassador Guido Hildner - Germany; Ambassador Georgios Stilianopoulos - Greece; Ambassador Csaba Őri - Hungary; Ambassador John McCullagh - Ireland; Ambassador Antonio Alessandro - Italy; Ambassador Elsbeth Akkerman - Netherlands; Ambassador Wojciech Gerwel - Poland; Ambassador Cristina Romila - Romania; Ambassador Pavol Svetik - Slovakia; Ambassador Maria Pilar Mendez Jimenez - Spain; Ambassador Ann Mawe - Sweden; Ambassador Ivo Sieber - Switzerland; Ambassador Grete Lochen - Norway; and Ambassador Gareth Ward - United Kingdom.
......

Hàn Quốc có tân tổng thống

Ngày 10.3.2022, Hãng thông tấn Yonhap đưa tin ứng cử viên thuộc đảng đối lập Sức mạnh của Nhân dân (PPP) Yoon Suk-yeol, 60 tuổi, đã chính thức được bầu làm Tổng thống thứ 20 của Hàn Quốc.   Với 99,9% số phiếu được kiểm, ông Yoon đã đánh bại đối thủ nặng ký đến từ đảng Dân chủ cầm quyền Lee Jae-myung khi nhận được 48,56% phiếu, trong khi ông Lee nhận về 47,82% số phiếu bầu, theo Ủy ban bầu cử quốc gia Hàn Quốc. Với khoảng cách ít hơn một điểm phần trăm, cuộc bầu cử năm 2022 trở thành cuộc đua có số điểm sít sao nhất trong lịch sử bầu cử ở Hàn Quốc. Trong bài phát biểu chiến thắng, ông Yoon, cam kết tôn trọng hiến pháp, quốc hội, hợp tác với các đảng đối lập để hàn gắn nền chính trị đang phân cực cũng như thúc đẩy đoàn kết dân tộc. Ông Yoon gọi cuộc bầu cử của ông là “chiến thắng của nhân dân”. “Chúng ta, người dân Hàn Quốc, đều là một. Bất kể tôn giáo, phe phái hay tầng lớp, người dân Hàn Quốc đều là những người bình đẳng của quốc gia này, dù cho họ ở đâu và phải được đối xử một cách công bằng” - ông Yoon cho hay.Trong khi đó, ông Lee đã chấp nhận thất bại và gửi lời chúc mừng tới ông Yoon. Ông cho biết: “Tôi đã cố gắng hết sức nhưng không đáp ứng được sự mong đợi của mọi người. Đây đều là trách nhiệm của tôi. Tôi xin gửi lời chúc mừng tới ông Yoon Suk-yeol”. Hãng Reuters đưa tin, ngay sau khi nhận được thông tin về kết quả bầu cử, Tòa Bạch Ốc đã gửi lời chúc mừng tới chiến thắng của Tổng thống tân cử Yoon Suk-yeol: “Mối quan hệ đồng minh, kinh tế và nhân dân giữa Mỹ và Hàn Quốc luôn vững chãi và Tổng thống Biden bày tỏ mong muốn hợp tác với Tổng thống tân cử Hàn Quốc nhằm mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác gần gũi hai bên”./.
......

Hiệu ứng domino: Sau Ukraine, mục tiêu tiếp theo của Nga là ai?

Ukraine-Krieg: Die Angst vor dem Domino-Effekt, WELT  Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài (Nghiên Cứu Quốc Tế ) Nếu cuộc chiến tranh xâm lược của Putin không bị chặn lại, Cộng hòa Moldova có nguy cơ trở thành quốc gia tiếp theo gặp nguy hiểm. Giống như ở Kyiv, chính phủ nước này thân với EU, nhưng phe ly khai thân Nga đang kiểm soát Transnistria, ở khu vực biên giới giáp với Ukraine. Tuy nhiên, đây cũng không phải là khu vực bị đe dọa duy nhất. Cuộc chiến ở Ukraine tất nhiên chủ yếu là việc của người Ukraine và quyền tự quyết của họ. Nhưng không chỉ có vậy. Liên minh châu Âu ngày càng lo ngại Tổng thống Nga Putin có thể không dừng lại ở cuộc xâm lược này. Thủ tướng Slovenia Janez Jansa cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn với mạng thông tin Euractiv: “Tôi tin chắc 100% rằng nếu Nga không bị chặn đứng ở Ukraine và Kyiv bị thất thủ thì mục tiêu tiếp theo sẽ là Moldova và Gruzia, sau đó sẽ có vấn đề ở Tây Balkan, và tiếp theo sẽ là các quốc gia vùng Baltic.” Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell, cũng đưa ra tuyên bố tương tự, cách đây vài ngày: “Chúng tôi lo ngại rằng Nga sẽ không dừng lại ở Ukraine.” Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, cũng nhấn mạnh, phản ứng chung của NATO và EU phải bao gồm sự ủng hộ đối với các nước như Gruzia và Bosnia-Herzegovina. Việc các đại diện hàng đầu của NATO và EU lo lắng về các khu vực nhạy cảm khác có liên quan đến động cơ của Putin trong cuộc chiến Ukraine. Một bài báo mà cơ quan thông tấn nhà nước Nga, Ria Novosti, đăng tải cách đây vài ngày có lẽ đã vô tình làm sáng tỏ điều này. Bài báo có tiêu đề: “Cuộc tấn công của nước Nga và thế giới mới.” Có thể cho rằng bài báo lẽ ra chỉ được đăng tải trong trường hợp Nga chiến thắng ở Ukraine. Tác giả viết: “Đây là sự trở lại không gian lịch sử và vị trí của nước Nga trên thế giới. Nước Nga đang khôi phục sự thống nhất của mình – thảm kịch năm 1991 (…) đã được khắc phục.” Đó là thời điểm Liên Xô sụp đổ, điều mà Putin thường gọi là “thảm họa địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ 20. Chuyên gia quân sự Gustav Gressel, thành viên cấp cao của Viện nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, cho biết: “Ukraine là mục tiêu để thiết lập Nga như một cường quốc thực sự trên thế giới. Nếu thế giới quan này thành công, nó sẽ nhanh chóng chuyển sang các lĩnh vực lợi ích khác. Điều này bao gồm các khu vực quan trọng, liên quan trực tiếp đến an ninh của NATO. Quốc gia nhỏ bé, thường bị lãng quên, ở sườn phía đông nam của NATO, đặc biệt dễ bị tổn thương, đó là Cộng hòa Moldova. Chính phủ thì thân với EU, nhưng những người ly khai thân Nga đã thiết lập một chế độ riêng trên lãnh thổ Moldova, được Moscow đặc biệt hỗ trợ, đó là Transnistria. Quân đội Nga đã đóng quân ở đó từ đầu những năm 1990. Ở phía đông, khu vực ly khai giáp với Ukraine. Khu vực này tách khỏi Moldova sau một cuộc nội chiến đẫm máu khi Moldova tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô. Quân đội Nga gần đây đã tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở khu vực này. Người phát ngôn quân đội Ukraine cho biết, mục tiêu của Nga là hành lang từ Crimea tới khu vực ly khai ở miền đông Ukraine và Transnistria ở miền tây. Về tiềm lực quân sự, phía Nga vượt trội hơn hẳn. Ngoài khoảng 1.500 lính Nga đóng tại Transnistria, còn có khoảng 10.000 dân quân trung thành với chế độ. Trong khi đó, Moldova chỉ có khoảng 6.000 binh sĩ. Nếu Ukraine thất thủ và quân đội Nga tiến sát biên giới, Gressel nói, “Moldova sẽ dễ dàng bị tấn công về quân sự.” Khi đó, người của Moscow sẽ trực diện với Romania, sườn phía đông nam của NATO. Ở phía bên kia của Romania, phía tây là Serbia. Gressel nói: “Serbia công khai đứng về phía Nga, cả trong dư luận dân chúng cũng như trên bình diện chính phủ.” Tổng thống Aleksandar Vucic từ chối tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, mặc dù quốc gia của ông là ứng cử viên cho tư cách thành viên EU. Belgrade cũng được trang bị bằng các hệ thống vũ khí của Nga. Serbia cũng là một địa bàn gây bất ổn ở Tây Balkan. Tại nước láng giềng phía tây Bosnia-Herzegovina, chính trị gia người Serb, Milorad Dodik, từ lâu thúc đẩy sự ly khai của nước Cộng hòa Srpska, một trong hai phần của Bosnia, nơi người Serb chiếm đa số. Ông này nhận được sự ủng hộ của Belgrade, Budapest và Moscow. Trong trường hợp xảy ra leo thang, đây là một sự lo ngại hiển nhiên, do quân đội Nga có nhiều khả năng hiện diện tại đây để bảo vệ lợi ích của Serbia. Do đó Bosnia tự coi mình là mặt trận thứ hai trong cuộc đối đầu có thể xảy ra với Nga. Phái bộ quân sự EU (Eufor) đã triển khai thêm 500 binh sĩ tới đất nước này sau khi Nga xâm lược Ukraine. Trong trường hợp khẩn cấp, Romania có thể là “người đứng ở cuối hàng” trên dải đất nối liền từ Nga qua Ukraine đến Tây Balkan. NATO cũng đang phản ứng và tìm cách đẩy cái giá Nga phải trả lên cao nếu xảy ra tấn công. Cách đây vài ngày, Pháp và Bỉ đã thông báo sẽ gửi thêm các đơn vị đến Romania tham gia nhóm tác chiến của NATO. Cho đến nay, các nhóm chiến đấu kiểu này mới có ở ba nước Baltic. Ý đã gửi thêm 4 máy bay chiến đấu đến Romania, 4 chiếc đã có mặt tại đây. Trong mấy ngày qua, Đức cũng đã tập kết tại đây 6 máy bay chiến đấu. Tóm lại, khu vực Biển Đen là khu vực nhạy cảm. Điều này cũng được thể hiện rõ ràng ở Gruzia [Georgia], quốc gia nằm ở phía đông Biển Đen. Giống như Moldova, quốc gia này cũng chịu sức ép của Nga. Năm 2008, một cuộc chiến kéo dài 5 ngày giữa Nga và Gruzia đã gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất giữa Nga và phương Tây kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Gruzia mất các tỉnh Nam Ossetia và Abkhazia. Đối với NATO, việc Nga mở rộng quyền lực ở xung quanh Biển Đen là một tín hiệu báo động. Nếu Moscow tấn công Gruzia một lần nữa, một cuộc xung đột khác sẽ diễn ra ở biên giới với một quốc gia NATO, là Thổ Nhĩ Kỳ. Gruzia hiện noi gương Ukraine xin gia nhập EU. Cộng hòa Moldova hiện cũng đã nộp đơn xin gia nhập EU. Tuy nhiên, mối đe dọa trước mắt nhất có lẽ là đối với ba nước Baltic thuộc Liên Xô cũ. Nga giáp với Estonia và Latvia; còn Lithuania kề sát tiền đồn Kaliningrad của Nga, nơi đóng Hạm đội phương Đông của Kremlin. Bên kia là Belarus, nơi quân đội của Nga đóng quân hỗ trợ cuộc chiến ở Ukraine. Có thể giả định quân Nga sẽ ở đó vĩnh viễn, điều sẽ đưa Nga đến sát gần NATO hơn. Tình hình hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của cuộc chiến ở Ukraine, con bài domino đầu tiên của Putin trên con đường đưa nước Nga quay lại địa vị cường quốc. Theo đánh giá của Gressel, người từng phục vụ trong quân đội Áo vài năm trước khi theo nghiệp đèn sách, thì: “Nga chỉ có thể hạ gục lần lượt từng con bài một.” Việc xác định lại các tuyến phòng thủ của phương Tây cũng phụ thuộc vào kết quả của cuộc chiến. Theo chuyên gia này, người ta phải tính xem cuối cùng có bao nhiêu quân Nga sẽ đóng quân ở đâu, và NATO có thể điều quân để tiếp cận nhanh chóng như thế nào. Điều này đưa ra cảnh báo trước cho phương Tây, từ đó xác định vị trí, mức độ và trang thiết bị mà lực lượng NATO cần điều động. Thời gian của sự thiện chí về chính trị đã kết thúc, sự đóng quân tượng trưng cũng đã qua. Gressel nói: “Trong thế giới mới mà chúng ta mới thức dậy chứng kiến vào tuần trước, chúng ta phải có câu trả lời chính xác về mặt quân sự.”./.  
......

Bất chấp nguy hiểm, giới văn hóa Nga phản đối chiến tranh Ukraine

Một người biểu tình chống Nga xâm lăng Ukraine tại Matxcơva (Nga) ngày 27/02/2022. Ảnh: Reuters - Evgenia Novozhenina Thùy Dương -: RFI Bất chấp các nguy cơ mất việc, bị trừng phạt, thậm chí xử lý hình sự, 17.000 người làm việc trong lĩnh vực văn hóa tại Nga, từ các nhạc sĩ cho đến nhân viên bảo tàng, đã ký tên vào một bức thư ngỏ phản đối cuộc chiến tranh Ukraine do Tổng thống Putin khởi xướng, đề nghị chính phủ Nga cho rút quân khỏi Ukraine. Đài France 24 ngày 06/03/2022 cho biết trong bức thư ngỏ mà 17.000 người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa tại Nga đã ký tên, có đoạn viết rằng lý lẽ đằng sau điều được gọi là “một chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine là “sự bịa đặt hoàn toàn” của chính quyền Nga. Các nghệ sĩ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine mà Tổng thống Putin tiến hành nhân danh người Nga. Đối với họ, đây là “một cuộc chiến tranh điên rồ và vô ích.” Tại Nga, sự phản đối thẳng thắn các quyết định do Tổng thống Putin đưa ra là rất hiếm hoi và nguy hiểm, nhất là trong bối cảnh, từ hôm 04/03/2022, Quốc Hội Nga đã thông qua một đạo luật mới gia tăng các án phạt hà khắc, thậm chí án tù giam, đối với những ai bị xem là “tung tin sai lệch” về hoạt động của quân đội Nga tại Ukraine. AFP trích thông tin của OVD-Info, tổ chức chuyên theo dõi các vụ biểu tình, cho biết hôm qua, tại 69 thành phố trên toàn nước Nga, có ít nhất 5.000 người biểu bình chống chiến dịch can thiệp quân sự Nga tại Ukraine đã bị bắt giữ. Đây là số người biểu tình bị bắt giữ trong một ngày cao chưa từng có tại Nga, hơn cả con số hồi phong trào phản kháng đầu năm 2021 liên quan đến vụ bỏ tù nhà đối lập Alexei Navalny. Thùy Dương -: RFI
......

Du thuyền Nga chạy trốn đến vùng nước an toàn

Timothy Trinh   Năm du thuyền sang trọng trị giá 800 triệu USD của các nhà tài phiệt Nga đã chạy trốn ở vùng biển an toàn Maldives, một quốc đảo Ấn Độ Dương không có hiệp ước dẫn độ với Mỹ. Theo cơ sở dữ liệu vận tải MarineTraffic, các du thuyền đã chạy được sang Maldives gồm có: Du thuyền CLIO, trị giá 66 triệu USD, thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Oleg Deripaska, người sáng lập tập đoàn nhôm khổng lồ Rusal, đã neo đậu ngoài khơi thủ đô Malé của Maldives vào ngày 2 tháng 3.   TITAN, trị giá 99 triệu USD, thuộc sở hữu của Alexander Abramov, đồng sáng lập của nhà sản xuất thép Evraz, đã đến Maldives vào ngày 28 tháng 2.   MY SKY, được phát hiện ở vùng biển Maldives vào hôm thứ Tư, trị giá 40 triệu USD, thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Igor Kesaev, người cùng với đối tác Sergei Katsiev kiểm soát 70% thị trường thuốc lá Nga.   Siêu du thuyền OCEAN VICTORY, trị giá 300 triệu USD với chiều dài 139,9m, thuộc sở hữu của nhà tài phiệt thép Viktor Rashnikov đã đến được Maldives.   Siêu du thuyền NIRVANA, trị giá 297 triệu USD, thuộc sở hữu của nhà tỷ phú đứng đầu nước Nga Vladimir Potanin cũng đã bỏ neo an toàn trong vùng nước Maldives. Những chiếc "tới số", đã bị châu Âu thu giữ, gồm có:   AMORE VERO, thuộc sở hữu của một công ty có liên hệ với nhà tài phiệt Igor Sechin, giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng khổng lồ Rosneft, đã bị chính quyền Pháp thu giữ. Sechin được coi là một trong những người quyền lực nhất của Nga đã làm việc với Putin từ những năm 1990 khi cả hai cùng làm việc trong văn phòng thị trưởng Saint Petersburg.   Siêu du thuyền DILBAR, trị giá 600 triệu USD vào năm 2016, dài 156m, thuộc sở hữu của tỷ phú Nga Alisher Usmanov, đã bị chính quyền Đức thu giữ ở thành phố Hamburg. Usmanov là một tài phiệt khét tiếng, người "giải quyết các vấn đề kinh doanh của Putin."   Hai chiếc chưa biết số phận sẽ ra sao, gồm có:   Siêu du thuyền ECLIPSE, trị giá 496 triệu USD, được báo cáo bởi AIS vào ngày 3 tháng 3, đã trên đường đi với tốc độ 18,9 hải lý / giờ đến St Maarten, vùng biển Caribbean.   Siêu du thuyền SOLARIS, trị giá 568 triệu USD, được báo cáo bởi AIS cách đây 24 giờ đang ở trong vùng biển phía đông Địa Trung Hải, gần đảo Göcek của Thổ Nhĩ Kỳ.   Cả hai đều thuộc sở hữu của tỷ phú Nga Roman Abramovich, người đã từng làm chủ đội bóng đá khổng lồ Chelsea ở Vương quốc Anh.   Trong khi các tài phiệt Nga đang tìm cách giữ lấy tài sản của họ trên biển, hàng loạt các cuộc biểu tình của người dân Nga chống đối Putin đã diễn ra ở tất cả các thành phố trên đất Nga.   Báo cáo mới nhất của Dự án OVD-Info, một nhóm giám sát nhân quyền độc lập của Nga, cho biết có ít nhất 8.275 người Nga đã bị bắt giữ từ ngày 24 tháng 2, trong các cuộc biểu tình đòi hỏi Putin chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.   Người Đà Lạt Xưa  
......

Ukraina : Dân Kherson biểu tình chống lực lượng chiếm đóng Nga

Người dân Kherson, thành phố đầu tiên của Ukraina rơi vào tay Nga, biểu tình phản đối sự chiếm đóng của quân Nga ngày 05/03/2022. © Twitter @ukraine_world Trọng Thành - RFI  Tại Kherson, thành phố lớn miền nam, hôm qua, 05/03/2022, người dân biểu tình đông đảo chống lực lượng chiếm đóng Nga.  Thành phố Kherson, 290 nghìn dân, rơi vào tay quân Nga hôm 03/03, nhưng đông đảo người dân Kherson không chấp nhận. Tình hình cũng tương tự tại nhiều địa điểm khác ở Ukraina.  Thông tín viên Stéphan Siohan tại Kiev cho biết:  « Hàng trăm người tập hợp tại trung tâm thành phố Kherson, thủ phủ lớn đầu tiên của Ukraina rơi vào tay quân đội Nga. Những người biểu tình đối diện với binh sĩ Nga, hô vang khẩu hiệu : Kherson là của Ukraina ! Quân đội Nga hãy trở về nước ! Nhiều người biểu tình gọi lính Nga là quân phát xít.   Những người biểu tình giương cao hàng chục lá quốc kỳ Ukraina hai màu, vàng và xanh da trời. Nhiều người quấn quốc kỳ Ukraina quanh người, trong lúc binh lính Nga nổ súng lên trời để giải tán đám đông. Nhiều cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại các nơi khác. Ở miền nam đất nước, thứ Bảy này, nhiều người dân tại Melitopol, sát bờ biển Azov, cũng bắt đầu phản đối quân chiếm đóng Nga.    Trên khắp cả nước, người ta ghi nhận nhiều trường hợp cư dân địa phương, thường là những người nói tiếng Nga, phản đối quân chiếm đóng. Tại các địa phương như vậy, Nga đang cố gắng thiết lập một bộ máy quản lý hành chính và quân sự. Tuy nhiên xét về trung hạn, Nga có nguy cơ gặp nhiều khó khăn lớn trong việc kiểm soát các thành phố, khi một bộ phận dân cư có thái độ thù địch ».   Theo một số nhà quan sát, tổng thống Nga hứa hẹn « chiến dịch đặc biệt » tại Ukraina sẽ chỉ kéo dài ít ngày, và nhất là dân chúng Ukraina được báo trước sẽ đón chào quân đội Nga, như « những người giải phóng ». Sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng như trên có thể tác động đến tinh thần của binh sĩ Nga.    
......

Trưởng đoàn đàm phán Nga với Ukraina, người cổ vũ cho một “nước Đại Nga” mới

Trợ lý tổng thống Nga Vladimir Medinsky, trưởng phái đoàn Nga, phát biểu trước truyền thông, trước cuộc « hội đàm » dự kiến với đoàn Ukraina ở vùng Brest, Belarus, ngày 03/03/2022. via REUTERS - BELTA Trọng Thành - Rfi Trong cuộc xâm lăng Ukraina của Nga bất ngờ nổi lên một nhân vật vốn rất ít được công luận quốc tế biết tới: Người lãnh đạo các đàm phán của Matxcơva với Kiev. Báo chí Pháp giới thiệu về nhân vật được tổng thống Nga lựa chọn vào vị trí này. Viết lại lịch sử nước Nga, để biện minh cho các tham vọng lãnh thổ của chế độ Putin là nỗ lực chủ yếu từ 20 năm nay của nhân vật đặc biệt này. Lãnh đạo đoàn đàm phán Nga kể từ ngày 28/02/2022 là một người đàn ông trạc 50 tuổi, mang cặp kính nhỏ, dáng vẻ trí thức. Vladimir Medinski nổi tiếng tại nước Nga. Là bộ trưởng Văn Hoá của chính quyền Putin từ năm 2012 đến 2020, Medinski giờ đây được coi là một trong những cố vấn thân cận của tổng thống Nga. Vì sao điện Kremlin đưa cựu bộ trưởng Văn Hoá Mendinski vào mặt trận Ngoại Giao ? Trang France Info dẫn lời nhà sử học Alain Blum, nhận thấy ẩn đằng sau quyết định dùng người này có hai lý do. Thứ nhất, điều này cho thấy chính quyền Nga “coi thường” các đàm phán với Ukraina, khi cử một nhân vật không thuộc hàng lãnh đạo cao cấp nhất. Lý do thứ hai, và cũng rất có thể là lý do chính, đó là trưởng đoàn đàm phán Medinski là một đại diện chủ chốt cho ý thức hệ dân tộc Đại Nga, mà chính quyền Putin ráo riết gây dựng từ nhiều năm nay. Biến lịch sử thành ý thức hệ chính thống Sử gia Alain Blum, lãnh đạo một trung tâm nghiên cứu về thế giới Nga, Kavkaz và Trung Âu, nhấn mạnh là ông Vladimir Medinski trong một thời gian dài đã được người Nga mệnh danh là “bộ trưởng tuyên truyền lòng yêu nước”. Lý tưởng hoá lịch sử của đế chế Nga, tô hồng thời kỳ Liên Xô toàn trị, “viết lại lịch sử chính thống của nước Nga” là mục tiêu trung tâm của bộ trưởng Văn Hoá Medinski. Theo sử gia Emilia Koustova, về mặt chính thức, Hiến pháp Nga quy định “không có bất cứ một hệ thức hệ nào có thể được công nhận như ý thức hệ Nhà nước, hay mang tính bắt buộc”. Đây là điều mang lại cho Hiến pháp Nga dáng dấp của một hiến pháp dân chủ. Không trực tiếp thay đổi Hiến pháp, những người dân tộc chủ nghĩa Nga đã biến hồi ức về lịch sử thành một dạng ý thức hệ chính thống của quốc gia. Để làm được việc này cần phải xây dựng một thứ lịch sử chính thống của nước Nga, xuyên suốt từ thời các đế chế Sa hoàng, qua thời kỳ Liên Xô, cho đến hiện nay. Ông Vladimir Medinski, trước khi trở thành bộ trưởng Văn Hoá, đã cho ra đời những sản phẩm theo hướng này. Từ năm 2006, loạt truyện nhiều kỳ về “Những huyền thoại nước Nga” với Medinski là tác giả, đã bán được hàng trăm nghìn bản. Trong các tác phẩm này, ông Medinsky đã tìm cách lên án nhiều cách nhìn nhận bị cho là bôi xấu nước Nga, con người Nga, khi phơi bày những thói tật như “nạn nghiện rượu, lười biếng, độc ác”, hình ảnh nước Nga, “nhà tù của các dân tộc”. Tô hồng các thời đế chế Nga Vladimir Medinski là tác giả của một luận án tiến sĩ, bảo vệ năm 2011, nhan đề “Những mô tả không khách quan của các học giả nước ngoài về lịch sử nước Nga từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII”, có nội dung chính là phê phán những ký sự du hành của người phương Tây trong giai đoạn nói trên, bị tố cáo bôi xấu hình ảnh nước Nga. Năm 2016, giới sử gia và giảng viên đại học châu Âu và Nga đã từng yêu cầu tước bằng tiến sĩ của Medinski, vì luận án bị coi là không chính xác, và đạo văn. Tuy nhiên, bộ trưởng Văn Hoá Medinski rút cục đã giữ được bằng tiến sĩ, nhờ sự ủng hộ của bộ Giáo Dục. Ông Medinski công khai khẳng định mục tiêu của ông khi viết luận án này là nhằm xây dựng một câu chuyện kể về lịch sử quốc gia, vì “lợi ích của nước Nga”. Một mục tiêu rõ ràng mang tính tuyên truyền, chứ không còn vì khoa học. Theo France Info, tổng thống Nga Vladimir Putin đã phó thác cho tân bộ trưởng Văn Hoá điều hành Tổ chức Nghiên cứu Lịch sử Quân sự Nga. Sử gia Emilia Koustova cho biết, tổ chức được thành lập năm 2012 này có sứ mạng thực thi mục tiêu của điện Kremlin, viết lại toàn bộ một phần lớn Lịch sử nước Nga, đặc biệt là thời kỳ Liên Xô và Thế chiến Hai. Đây là một thời kỳ có vị trí trung tâm trong chủ thuyết về một lịch sử chính thống của nước Nga mà chính quyền Putin muốn tạo lập (2). Từ tô hồng chế độ Stalin đến khẳng định sứ mạng giải cứu châu Âu Quan điểm về một lịch sử chính thống của nước Nga như trên xuyên suốt bài diễn văn tuyên chiến với Ukraina của tổng thống Nga, được phát đi rạng sáng ngày 24/02/2022. Sử gia Alexis Berelowitch ghi nhận trong bài diễn văn này toát lên hình ảnh về một nước Nga, một lần nữa đảm nhiệm sứ mạng “giải cứu châu Âu”, như điều mà Liên Xô đã làm trước đây, khi chống lại chế độ phát xít Đức, trước hết với việc tiêu diệt “các thế lực quốc xã” đang nắm quyền tại Ukraina (theo lời lẽ của ông Putin). Khôi phục hình tượng nhà độc tài Stalin – người chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu người thậm chí hàng chục triệu người vô tội tại Nga - là một trong những sứ mạng chính của bộ Văn Hoá dưới thời Vladimir Medinski nắm quyền. Stalin được khẳng định như một lãnh đạo vĩ đại của nước Nga từ ông hoàng Riourik, người sáng lập nên đại công quốc Kiev (cuối thế kỷ 9), cho đến tổng thống Putin. Tượng Stalin được phục dựng tại nhiều thành phố Nga những năm gần đây. Chính quyền Nga hiện nay không khẳng định theo tư tưởng Stalin, nhưng việc khôi phục hào quang của Stalin - người đứng đầu Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít - góp phần khẳng định trước hết “tầm vóc vĩ đại của nước Nga”, khẳng định bảng tổng kết “về cơ bản là tích cực” của lịch sử Nga thế kỷ XX. Một châu Âu đang suy tàn cần đến bàn tay cứu vớt của nước Nga cũng là điều mà Vladimir Medinski, trong thời kỳ lãnh đạo bộ Văn Hoá, đã nỗ lực để phổ biến trong giới tinh hoa Nga. Giới tinh hoa Nga cần nỗ lực trở thành “người gác đền của văn hoá châu Âu, bảo vệ các giá trị Thiên Chúa giáo, nền văn minh thực sự của châu Âu” (báo Kommersant), chống lại những mặt suy đồi của văn hoá châu Âu, cụ thể như với việc thanh lọc các tác phẩm của Shakespeare khỏi dấu vết của ấu dâm, hay loại trừ sắc thái đồng tính trong tác phẩm “Hoàng tử nhỏ” của  Saint-Exupéry (3)… Trưởng đoàn đàm phán Nga: người chủ trương xoá sổ lịch sử Ukraina, nền độc lập Ukraina Mục tiêu phục dựng lại tầm vóc lịch sử vĩ đại của nước Nga vấp phải một trở lực lớn là Ukraina, quốc gia vốn thuộc Liên Xô, nay càng trở nên gần gũi hơn với phương Tây. Việc Nga thôn tính bán đảo Crimée và ủng hộ phe ly khai vùng Donbass năm 2014, càng khiến Ukraina hướng về phương Tây. Nếu như trong một thời gian đầu sau khi Liên Xô giải thể, nước Nga đứng giữa hai ngả đường, một ngả tiếp tục di sản thời cộng sản, ngả thứ hai là đi theo nền kinh tế tự do phương Tây, rút cuộc xu thế dân tộc chủ nghĩa đã chiến thắng. Bước ngoặt 2014 khiến xu thế - vốn đã có mầm mống trong đảng Cộng Sản Nga - được đảng Nước Nga Thống Nhất của ông Putin thúc đẩy mạnh. Để khẳng định một nước Đại Nga mới, nước Ukraina láng giềng, cùng chia sẻ một cội rễ lịch sử chung với nước Nga, không thể có quyền độc lập. “Phi phát xít hoá”, “phi quân sự hoá” Nhà nước Ukraina, hay nói cách khác, biến Ukraina thành một quốc gia phụ thuộc vào Nga là một chủ trương mà chính quyền Putin đang nỗ lực tiến hành, với cách mô tả về một lịch sử chính thống mới, đã được bộ trưởng Văn Hoá Vladimir Medinski dày công xác lập. Đây chính là điều mà tổng thống Ukraina cảnh báo: tham vọng của chính quyền Putin là : xoá bỏ lịch sử Ukraina, xoá bỏ quốc gia Ukraina, xoá bỏ tất cả những gì thuộc về Ukraina. Một nước Ukraina mà nhiều người gọi một cách khinh thị là “Tiểu Nga”. Khi cử làm lãnh đạo đoàn đàm phán nhà tuyên truyền số một của điện Kremlin, trợ thủ hàng đầu của ông Putin trong việc xác lập một ý thức hệ Đại Nga, một người Nga gốc Ukraina, thông điệp của chính quyền Nga có lẽ là hết sức rõ ràng : Điều kiện không thể bác bỏ cho mọi đàm phán chấm dứt chiến tranh là sự đầu hàng của chính quyền Ukraina, của dân tộc Ukraina. Ghi chú (*) Bài "Guerre en Ukraine : qui est Vladimir Medinski, ce "négociateur" qui veut réécrire l'histoire de la Grande Russie au côté de Vladimir Poutine ?", France Info, ngày 05/03/2022.  1/ Vladimir Medinski, sinh năm 1970 tại Smila, miền trung Ukraina, được đào tạo tại Học viện Quan hệ Quốc tế nổi tiếng ở Matxcơva. Đầu những năm 1990, làm việc tại sứ quán Nga tại Mỹ, trước khi chuyển sang truyền thông, quan hệ công chúng. Trong thời gian là dân biểu tại Hạ Viện Nga (2007 – 2011), Medinski tham gia uỷ ban “chống bóp méo lịch sử” của Nhà nước. 2/ Giám đốc Cơ quan Lưu trữ Nhà nước Nga, Sergei Mironenko, phải từ chức năm 2016, sau khi tuyên bố phim “28 người đàn ông của Panfilov”, nói về chiến tích của Hồng quân trong trận chiến Matxcơva 1941, dựa trên “huyền thoại”.  3/ Phim Léviathan, của đạo diễn Andreï Zviaguintsev, đoạt giải Oscar năm 2015, để ra mắt tại Nga, đã buộc phải cắt bỏ những đoạn bị coi là "tục tĩu".  https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220306-nguoi-giup-putin-viet-lai-lich-su-dai-nga  
......

“Quyết định ở Kiew” – Biên niên sử về một cái chết được báo trước

Arno Widmann, Frankfurter Rundschau ngày 1.3.2022 Người dịch: Nguyễn Phú Lộc   Một tác phẩm của Karl Schlögel ra mắt vào năm 2015 hiện là cuốn sách được chú ý. Không may là đã quá trễ.   “Quyết định ở Kiew” của Karl Schlögel là cuốn sách của thời đại. Câu đầu tiên ông viết năm 2015: “Chúng ta không biết cuộc chiến ở Ukraine và Crimea sẽ kết thúc như thế nào; liệu họ có đứng vững trước sự xâm lược của Nga hay họ sẽ thuần phục; liệu người châu Âu, phương Tây, sẽ bảo vệ Ukraine hay bỏ rơi họ; liệu Liên minh châu Âu sẽ đoàn kết với nhau hay tan rã”. Thật không may, đó là sự thật. Nhưng điều khủng khiếp là cuốn sách đã được xuất bản cách đây gần bảy năm với lời cảnh tỉnh thật rõ ràng. “Quyết định ở Kiew” cho thấy Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock đã có lý như thế nào khi bà tuyên bố vào ngày quân đội Nga xâm lược Ukraine: “Hôm nay chúng ta thức dậy trong một thế giới khác”. Có lẽ chính xác hơn, nếu bà nói: “Hôm nay chúng ta đã thức dậy”. Chúng ta đã ngủ một thời gian dài. Chúng ta đã chứng kiến ​​Putin giành lại Liên Xô từng chút một. Putin đã không làm điều đó một cách bí mật. Ông ta đã nhiều lần tuyên bố rằng đó chính xác là những gì ông ta dự tính. Vì phương Tây không phản ứng gì hết, nên Putin không dừng lại ở lời nói. Khi phong trào Maidan ở Kiew thúc đẩy việc loại bỏ Viktor Yanukovych, người thân Putin khi đó đang là Tổng thống Ukraine, vào tháng 2 năm 2014, Putin đã đáp trả trong cùng năm đó bằng cách thôn tính Crimea, và châu Âu bất lực. Karl Schlögel viết biên niên sử về một cái chết được báo trước. Trong mỗi câu nói của ông, bạn có thể cảm nhận được sự sửng sốt của tác giả về hành động của Putin. Nhưng ông càng sửng sốt hơn về sự án binh bất động của phương Tây, điều làm cho Schlögel hoang mang. Ông ấy chắc chắn không muốn thấy giấc mơ của mình bị cướp mất. Ông ấy không muốn chấp nhận rằng, dù trong hoàn cảnh khó khăn đó, Ukraine vẫn quyết định “đi theo con đường riêng của mình và bảo vệ cách sống mà họ đã chọn, chống lại sự xâm lược của Nga”. Đó là những gì Schlögel đã viết vào năm 2015. Điều đó có nghĩa là nước này sẽ chống lại Nga. Điều đó có nghĩa là người ta phải buông bỏ ảo tưởng là chỉ có bạn bè chung quanh và phải nhận thức rằng người ta không thể trở nên phụ thuộc vào dầu và khí của Nga. Giá mà chúng ta ngừng đeo bám vào ý tưởng rằng, mọi xung đột đều có thể được giải quyết bằng đối thoại. Như vậy chúng ta cũng dễ hiểu rằng, Karl Schlögel hoang mang với chính trị và với chính chúng ta. Loại chính trị vẫn tiếp diễn sau khi Crimea bị thôn tính, ngay cả sau một loạt nhiều vụ ám sát các nhân vật đối lập Nga trên đất châu Âu. Loại chính trị bất lực không đưa ra được lời giải nào cho những cuộc công kích của Putin vào châu Âu. Sự khinh miệt của Putin đối với phương Tây ngày càng lớn. Ý tưởng của ông ta cho rằng, ông ta có thể, theo nghĩa đen rõ nhất, “lấy bất cứ thứ gì ông ta muốn” mà không bị trừng phạt. Ý tưởng này đã được chính phương Tây liên tục hà hơi tiếp sức. Putin sinh ra ở Nga, nhưng chính chúng ta đã nuôi ông ta khôn lớn. Đó là sự hoang mang của Karl Schlögel. Tuyệt vời không kém là phần thứ hai trong tác phẩm của Schlögel. Đó là một phân tích về “tâm lý phức hợp với Nga” (MVT: Có lẽ là "mặc cảm tội lỗi với NGa"), một thuật ngữ mà Schlögel mượn từ Gerd Koenen. Schlögel viết: “Người Đức biết rất nhiều về tội ác của Đức ở Liên Xô, nhưng họ chỉ cảm thấy tội lỗi đối với ‘người Nga’ – như thể trong thế chiến II không hề có hàng triệu lính Hồng quân Ukraine cũng đã chết, hàng triệu triệu công nhân Ukraine đã chết, chưa kể đến tội ác ‘Shoah’ [ND: Holocaust] trên lãnh thổ Ukraine”. Chúng ta người Đức cũng giết người Do Thái Ukraine. Trong đó có tổ tiên của Volodymyr Zelenskyy, Tổng thống Ukraine hiện nay. “Phức hợp với người Nga” của chúng ta đã góp phần to lớn vào việc đơn giản hóa thế giới. Bằng cách này, chúng ta không thấy gì hết ở Ukraine ngoài một vùng đệm, một thực thể trung gian không có ý chí của riêng mình, tức là không biết đến sự tồn tại của riêng mình. Chúng ta đã làm cho Putin nhìn thế giới như của riêng ông ta, chúng ta đã đeo kính cho ông ấy. Ông ấy đã hoàn tất mọi chuyện đặc biệt cho chúng ta. Thế mà trong nhiều năm dài, chúng ta đã biết ơn Putin vì điều đó. “Quyết định ở Kiew” vào năm 2015 lẽ ra đã dạy chúng ta sử dụng chính đôi mắt của mình. Lẽ ra chúng ta cứu được chính mình và hơn hết là cứu những người khác rất nhiều. Tôi không nghi ngờ rằng, cuộc xâm lược hiện nay của Putin vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 sẽ không xảy ra nếu ông ta đã bị ngăn chặn trong quá trình chiếm đóng Crimea. Khi hành động vẫn còn diễn tiến mờ ảo, một vài pháo hạm của Thổ Nhĩ Kỳ lẽ ra đã xuất hiện ngoài khơi Crimea và có thể đã ngăn cản việc sáp nhập – đó là một cuộc chiến theo phương thức kiểu thế kỷ 19, tôi muốn nhắc bạn bằng sự lựa chọn từ ngữ này. Nếu ở trong các cuộc xung đột với hy vọng rằng mọi thứ sẽ tự giải quyết, đó là một phong cách được ưa chuộng trong chính trị. Nhưng điều đó không giúp ích được gì. Xung đột sẽ tiếp tục phát triển theo thời gian. Từ một vụ ám sát được bảo trợ có thể trở thành một tình huống trên bờ vực của chiến tranh hạt nhân. Karl Schlögel đã biết điều đó vào năm 2015. Giá mà chúng ta chỉ đọc ông ấy và ngừng mơ mộng, giá mà chúng ta nghe thấy lời cảnh tỉnh của Schlögel, có lẽ hôm nay chúng ta đã ở trong một tình huống hoàn toàn khác. Chúng ta, Ukraine, Belarus và Nga. Nhưng cả Châu Âu. Nó có thể có một cái gì đó giống như sự tự tin. Nhưng châu Âu và chúng ta rõ ràng cần phải thấy một cuộc xâm lược mới hiểu vấn đề. Đó thật là điều bất hạnh. Hung thủ mạo hiểm mọi thứ, bởi vì trong mắt hắn chỉ có chiến thắng sẽ là kết quả của hành động này. Vì vậy, hắn có thể sẽ sử dụng tất cả mọi thứ. Đó là điều mà Putin đang đe dọa hôm nay. Putin nói về sự sỉ nhục mà phương Tây đã gây ra cho ông ta. Không những ông mà cả người dân Nga. Sự thật là ông ta đã được tán tỉnh nịnh nọt. Một cựu thủ tướng Đức đã mô tả ông là một “nhà dân chủ hoàn hảo”, đã phản bội lời tuyên thệ nhậm chức và với Nord Stream 2, vị thủ tướng này không làm tăng phồn vinh cho người dân Đức mà là cho Putin. Không có một tội nào mà phương Tây không để Putin thoát khỏi. Phương Tây đã không làm người dân Nga bẽ mặt. Putin đã làm điều đó. Cuốn sách kết thúc với những mô tả về các thành phố lâu đời nhất. Đó là những chuyến đi đến các địa danh thời chiến: Kiew, Odessa, Yalta, Kharkiv, Dnipropetrovsk, Donetsk. Schlögel viết trong phần kết: “Và điều này đã diễn ra hơn một năm nay, trong thời gian những gì chúng ta coi là tự nhiên, bình thường, hiển nhiên có thể trở thành một tình huống đặc biệt mà chúng ta đã may mắn và không có vinh dự được tham gia: 70 năm hòa bình trong một châu Âu hậu chiến. Bây giờ chúng ta đang đối phó với một tình huống khẩn cấp mà chúng ta được trang bị rất kém về tư duy và hành động cần thiết, chưa kể đến các hình thức gìn giữ hòa bình thực tế, bao gồm cả phòng thủ quân sự”. Và cuối cùng là: “Cú sốc. Hãy nghĩ đến tình huống nghiêm trọng”. 2015. Nguồn: Karl Schlögel: „Entscheidung in Kiew“ – Die Chronik eines angekündigten Todes  
......

Sự thuần phục của Đức đối với Nga

Tác giả: Matthew Karnitschnig Người dịch: Hoàng Vy (Diễn Đàn Khai Phóng)   DĐKP: Từ hơn 15 năm qua, chính sách đối ngoại của Đức đối với Nga, đứng đầu là Angela Merkel, là “đối thoại”, “hợp tác”. Điều này một mặt gây cản trở cho nhiều chính sách của EU chống lại Nga, mặt khác làm cho Putin chủ quan tin rằng Đức có thể làm vai trò “con ngựa thành Troy” khi EU chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Một sai lầm lịch sử. May thay, Đức đã quay ngược 180 độ và đứng vào khối đoàn kết lớn ở phương Tây. Hy vọng Đức sẽ nghiêm chỉnh rút kinh nghiệm để xem xét lại chính sách đối ngoại của mình trong tương lai, với Nga và cả với Trung Quốc.   Thực tế là hành vi độc đoán của Nga đã được dung túng ở châu Âu bấy lâu nay cũng có liên quan đến nước Đức. Nếu nhìn vào 15 năm qua, không có quốc gia nào tha thứ cho Putin nhiều như Đức. Đó là sự thật về một thất bại lịch sử.   Khi Matxcơva xâm chiếm Gruzia vào mùa thu năm 2008, giới thượng lưu chính trị và kinh doanh Đức đã tập trung tại Đại sứ quán Nga ở thủ đô Berlin để tham dự một buổi dạ tiệc xa hoa với trứng cá caviar, rượu sâm banh và âm nhạc. “Nga không có gì phải sợ từ Berlin”, một vị khách nói. “Nước Nga nằm trong số bạn bè.” Đối với Đức, bữa tiệc này không bao giờ dừng lại.   Từ việc xâm lược Gruzia đến sáp nhập Crimea, bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines qua Ukraine và đầu độc Alexei Navalny, nước Đức luôn luôn tìm được một lý do để tha thứ cho người bạn phương Đông của mình. Như Giám đốc điều hành lúc đó của BASF, Eggert Voscherau, đã nói với những vị khách nhiệt tình của bữa tiệc rằng hòa bình không thể đạt được “thông qua việc khai trừ”.   Thái độ này – vốn là chính sách không chính thức của Đức đối với Nga kể từ đó – đã giúp mở đường cho Vladimir Putin xâm chiếm Ukraine ngày nay. Và nhiều người lo sợ rằng có thể dẫn đến sự sụp đổ của kiến ​​trúc an ninh châu Âu sau Chiến tranh Lạnh.   Chỉ sau khi Putin chính thức công nhận các khu vực ly khai Donetsk và Luhansk của Ukraine và điều động thêm quân, Đức mới tuyên bố sẽ tạm thời không cấp giấy phép hoạt động cho đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Nhưng điều đó là quá ít và cũng là quá muộn.   NHÌN VỀ PHÍA ĐÔNG   Thảm họa ở Ukraine có nhiều người cha đỡ đầu. Trong nhiều năm, Hoa Kỳ không muốn tin rằng Putin thực sự nguy hiểm đến vậy; Vương quốc Anh quan tâm đến việc thu hút sự giàu có của các nhà tài phiệt hơn là hỏi xem tiền đó đến từ đâu. Nhưng người ta không nên ảo tưởng: không quốc gia nào khác cố gắng hạ thấp và tha thứ cho những vi phạm của Nga hơn Đức.   Người ta biện giải rằng, lòng trung thành này (giống như nhiều thứ khác ở Đức ngày nay) có nguồn gốc sâu xa với cảm giác tội lỗi chiến tranh trong thế chiến II. Tuy nhiên, nếu quả thực đó là lý do, thì Đức còn nợ Ukraine và Belarus hơn nhiều – những quốc gia đã mất nhiều công dân hơn trong cuộc chiến với Đức, mối nợ mà hầu như ta không thấy trong văn hóa tưởng nhớ tập thể ở Cộng hòa Liên bang ngày nay.   Sự thật thì Đức thích làm ăn với Nga. Như Giám đốc điều hành BASF đã nhận xét tại buổi tiệc mùa thu năm 2008, “nước Nga giàu năng lượng” và “nước Đức giàu công nghệ” là một phối hợp tuyệt vời. Ngoài cựu Thủ tướng Gerhard Schröder, buổi dạ tiệc còn thu hút nhiều tầng lớp tinh hoa của Đức, từ huyền thoại bóng đá Franz Beckenbauer đến các nguyên thủ quốc gia và giám đốc của Porsche.   Tại sao chúng ta để cho một hoặc hai cuộc tấn công nhỏ làm hỏng không khí chung? Trong mọi trường hợp, các công ty sản xuất vũ khí của Đức càng không có lý do gì để làm như vậy. Đối với Putin, bài học quan trọng từ Gruzia là quân đội Nga không đủ năng lực như mong đợi. Kết quả là, ông ta bắt đầu hiện đại hóa quân đội với sự giúp đỡ của người Đức.   Một dự án gây tranh cãi đặc biệt là việc bán các hệ thống mô phỏng tác chiến với giá 100 triệu euro. Sau áp lực từ các đồng minh, chính phủ Đức cuối cùng đã hủy bỏ thỏa thuận – sau khi 95% thiết bị đã được chuyển giao!   Ngay cả sau khi Putin sáp nhập Crimea và châm ngòi cho cuộc chiến ở miền đông Ukraine, Berlin vẫn không sẵn sàng cùng Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Đức chỉ đồng ý sau khi gần 300 người dân vô tội thiệt mạng khi chiếc máy bay dân sự MH17 bị bắn hạ.   Ngay cả sau đó, Đức vẫn tiếp tục trao niềm tin cho Putin. Bất chấp những khuyến cáo được lặp đi lặp lại rằng ông ta không đáng tin cậy – dù với vai trò của Nga trong việc tàn phá Syria hay vụ ám sát một thủ lĩnh phiến quân Chechnya giữa ban ngày ở trung tâm Berlin.   Quyết định của Putin trong tuần này về việc xé bỏ các Nghị định thư Minsk – dự thảo kế hoạch chấm dứt chiến tranh ở miền đông Ukraine mà phần lớn do Đức đàm phán – là nhằm loại bỏ những tuyên bố rằng ông đã bác bỏ lời kêu gọi “đối thoại” của Berlin (những lời được đưa ra bởi cựu Thủ tướng Liên bang Angela Merkel và Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier của bà, hiện là Tổng thống Liên bang, đã được lặp đi lặp lại như một câu thần chú trong nhiều năm) đã từng được xem xét rất nghiêm túc.   Putin chỉ chơi trò câu giờ. Với giá dầu tăng cao, kho dự trữ tài chính của Nga đầy ắp và sức mạnh của quân đội, ông được trang bị đầy đủ để thực hiện mục tiêu đưa nước Nga tiến sâu hơn vào vùng ảnh hưởng của phương Tây.   Mặt khác, đối với nhiều người Đức, có một thủ phạm khác gây ra cuộc khủng hoảng Ukraine: NATO. Huyền thoại cho rằng, Washington hứa với Nga sẽ không mở rộng NATO về phía đông là kiến thức phổ biến ở Đức. Điều này phần lớn là do công chúng Đức thường xuyên nghe thấy điều này trên truyền hình công cộng.   Tiếp tục sự cân bằng sai lệch được truyền thông Đức phổ biến về chủ đề Nga, các thành viên của Đảng Cánh tả (Linke), hậu thân của Đảng Cộng sản Đông Đức, thường được mời làm khách về chủ đề Ukraine, mặc dù đảng Tả này nhận được ít hơn năm phần trăm phiếu bầu trong cuộc bầu cử liên bang vừa qua.   “NATO đã tự bành trướng chứ không phải Nga”, Sevim Dagdelen, một nhân vật hàng đầu cánh tả, cho biết trên TV tuần trước. Sahra Wagenknecht, một trong những thành viên nổi bật nhất của Cánh tả, đã làm theo vài ngày sau đó trong một chương trình nổi tiếng vào Chủ nhật, cáo buộc Mỹ sử dụng luận điệu “gây hấn” để “kích động” một cuộc xâm lược.   Mặc dù hết sức sơ đẳng đối với một nhà quan sát sáng suốt để thấy những tuyên bố như vậy là vô lý, nhưng việc lặp lại liên tục trước hàng triệu khán giả đã tạo nên cái nêm nâng sự chú ý của dư luận Đức. Và Putin đã sử dụng điều đó để hoàn thành Nord Stream 2 và gieo rắc nghi ngờ về liên minh của Đức với Hoa Kỳ.   Ví dụ, hơn một nửa số người Đức không muốn Ukraine gia nhập NATO trong tương lai gần. Và chỉ trong tháng trước, 2/3 người Đức đã bỏ phiếu ủng hộ việc cho phép vận hành Nord Stream 2. Một trong những người góp phần chính trong việc tạo ra cái nêm này là Sigmar Gabriel, cựu lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội, người từng là Bộ trưởng Kinh tế và Ngoại giao trong nội các của Thủ tướng Merkel.   “Tôi luôn là người ủng hộ dự án vì tôi cũng tin tưởng vào lợi ích hòa bình trong chính sách kinh tế”, Gabriel nói trong một cuộc phỏng vấn với Deutschlandfunk hôm thứ tư. “Câu hỏi đặt ra cho tôi và bà Merkel là liệu chúng tôi có quá lạc quan hay không.” Đối với Putin, dường như câu trả lời đã rõ, một lần và mãi mãi. Tuy nhiên, liệu Đức có từ bỏ lập trường rộng lượng đối với Nga hay không lại là một vấn đề khác.   Trong tuần này, nhiều người đã tập trung trước đại sứ quán Nga ở Berlin để phản đối việc Nga xâm lược Ukraine. Không thấy Gabriel và những vị khách đã có mặt tại dạ tiệc trong đại sứ quán năm 2008.   Bài báo này lần đầu tiên xuất hiện trên ấn phẩm đối tác của WELT “Politico” với tiêu đề „How Germany helped blaze Putin’s path into Ukraine“. (Đức đã giúp khai quang con đường của Putin vào Ukraine như thế nào). Bản dịch từ tiếng Anh của Jessica Wagener: “Russland: Deutschlands Unterwerfung”./.  
......

Đồng Rúp giảm xuống dưới một xu

Timothy Trinh    Đồng rúp của Nga hôm nay 3.3.2022 chỉ có giá trị chưa đến một xu Mỹ, và sở giao dịch chứng khoán Moscow (MOEX) vẫn đóng cửa 4 ngày liên tiếp, trong khi nền kinh tế của đất nước phải đối mặt với các lệnh trừng phạt tê liệt do phương Tây áp đặt. Ngân hàng trung ương của Nga cho biết họ sẽ không mở MOEX sau khi công bố lãi suất bị tăng hơn gấp đôi, lên đến 20%, nhằm giảm bớt số lượng người rút đồng rúp của Nga để đổi lấy ngoại tệ. Sàn giao dịch chứng khoán Nga dự kiến sẽ rơi xuống vực khi mở cửa trở lại - với các nhà đầu tư tuyệt vọng sẽ bán tháo các cổ phiếu. Cổ phiếu Nga niêm yết ở London xóa sổ 98% giá trị trong hai tuần. Cổ phiếu Sberbank, một ngân hàng thương mại của Nga, đã giảm 95% trên Sàn giao dịch chứng khoán London vào thứ Tư và giao dịch ở mức thấp như một xu sau khi tuyên bố rút khỏi thị trường châu Âu. Tài sản của Nga đang trở nên một thứ độc hại. Nga đơn giản là không còn khả năng giao dịch tài chính và thị trường ở giai đoạn này. "Bất kỳ ai nắm giữ tài sản của Nga sẽ thấy giá trị sổ sách của họ bị đánh dấu bằng con số 0 cho đến khi chúng tôi tìm ra cách thoát khỏi điều này,” giám đốc danh mục đầu tư tại Ark Capital Management Dubai Ltd, Saed Abukarsh, đã nói với Yahoo Finance. Ngân hàng đầu tư đa quốc gia JPMorgan cảnh báo rằng Nga có thể vỡ nợ đối với các khoản thanh toán trái phiếu. Nga có khoản nợ thị trường quốc tế trị giá khoảng 40 tỷ USD và bất kỳ khoản thanh toán nào bị bỏ sót đều có thể gây ra phản ứng dây chuyền. Các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga đã làm tăng đáng kể khả năng nhà nước Putin sẽ vỡ nợ trái phiếu bằng đồng nội tệ./.   Người Đà Lạt Xưa  
......

Pages