Von Stefanie Bolzen, Klaus Geiger – WELT
Nguyễn Xuân Hoài
Olaf Scholz, thủ tướng Đức, thăm viếng Boris Johnson hôm thứ sáu. Rất lâu trước khi nổ ra chiến tranh London đã cảnh báo về kế hoạch của Nga, tuy nhiên ở Berlin mọi người để ngoài tai. Ngay cả sau vụ thảm sát ở Butscha, suy nghĩ của người Đức về nước Nga vẫn rất khác so với suy nghĩ của người Anh. Việc chuyển giao vũ khí đã thể hiện điều này.
Bốn tuần, trước cuộc tấn công của Vladimir Putin vào Ukraine, các nghị sĩ Anh đã đến thăm Kiev và khu vực biên giới phía đông Ukraine. Các thành viên của Ủy ban Đối ngoại đã tận mắt chứng kiến cách Nga tăng cường quân đội khắp đất nước. Chính trị gia Tory Alicia Kearns đã viết sau chuyến thăm vào giữa tháng 1 rằng Putin sẽ không tấn công từ phía Đông mà từ Belarus. Y sẽ quyết hạ gục Kiew trong một cuộc tấn công chớp nhoáng.
Kearns nói trong một cuộc phỏng vấn: “Một số quốc gia phương Tây đã nói chúng tôi là điên rồ khi chúng tôi cảnh báo về kế hoạch của Moscow. Nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Anh không nêu tên các nước đó. Đức chắc chắn là một trong số đó. Trong khi London tuyên bố chuyển giao thiết bị chống tăng cho Kiev vào ngày 17 tháng 1, Berlin lại cấm Estonia chuyển giao vũ khí của Đức.
Thứ sáu tuần này, Thủ tướng Olaf Scholz đến London để thăm xã giao nhân dịp ông mới nhậm chức. Cuộc nói chuyện ở phố Downing, sẽ thấy rõ trong khi người Anh và người Đức ở chung một lục địa nhưng đối với Nga, họ có những cách tiếp cận khác nhau và kỳ vọng khác nhau. Như vấn để chuyển giao vũ khí, vấn đề liên quan đến chiến tranh và hòa bình. Thách thức đối với Scholz và người đồng cấp Boris Johnson là làm sao không để sự thống nhất của phương Tây không bị phá vỡ bởi những khác biệt này.
Hôm thứ tư Olaf Scholz một lần nữa đã trình bày trước Quốc Hội, khi chuyển giao vũ khí Đức sẽ tham khảo các đồng minh. Nhưng với cách diễn đạt này ông ta đã ỉm đi một vấn đề quan trọng, đó là yếu tố thời gian. Các chủng loại vũ khí mà Đức cho đến nay đã chuyển giao tương tự như các đồng minh lớn. Cả Mỹ và Anh cho đến nay chủ yếu cung cấp các loại vũ khí phòng không vác vai cũng như súng phóng tên lửa chống tăng.
Nhưng các nước này đã chuyển giao từ nhiều tháng nay trước nước Đức, qua đó giúp Ukraine kịp thời chống trả trước các cuộc tấn công của kẻ thù. Anh Quốc đã chuyển giao sớm loại tên lửa phòng không NLAW, vì họ biết loại vũ khí này rất quan trọng trong việc phòng thủ Kiew. Trong khi đó Đức mất nhiều tuần lễ để làm theo một cách nửa vời.
Odessa, một thách thức to lớn tiếp theo
Trong khi đó, chính phủ London đang hướng tới một thách thức tiếp theo: bảo vệ thành phố Odessa, nơi các tàu chiến lớn của Nga đang rình rập ở ngoài khơi. Bây giờ phải chuẩn bị cung cấp các tên lửa chống hạm cỡ lớn. Ukraine nói: Đức luôn đến trễ. Những vụ thảm sát như ở Butscha chỉ có thể diễn ra khi một thành phố đã bị chiếm đóng và chịu sự kiểm soát của địch. Do đó, điều quan trọng là thời điểm cung cấp vũ khí. Tuy nhiên, về cơ bản Đức vẫn tiếp tục từ chối cung cấp vũ khí hạng nặng cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến.
Đồng thời, chính phủ Anh đang theo dõi với sự nghi ngờ rằng Berlin và Paris đang đề nghị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nhún mình trước Moscow để chấm dứt chiến tranh. Tờ Times dẫn lời một quan chức chính phủ cho biết: "Một số đồng minh của chúng ta có vẻ rất muốn Ukraine nhân nhượng" để đạt được thỏa thuận với Moscow. Tuy nhiên, theo quan điểm của Anh, một điều kiện trước tiên phải được đáp ứng, đó là Ukraine và Nga phải ngang vai ngang vế với nhau. Ngoại trưởng Liz Truss nói: “Người ta không thể đàm phán khi bị dí súng vào đầu“.
Selenskyj coi Johnson là một đối tác đáng tin cậy
Thủ tướng Johnson nói chuyện điện thoại với Zelenskyj hàng ngày và cả hai coi nhau là "bạn bè". “Nước Anh chắc chắn đứng về phía chúng tôi. Nước Anh không tìm cách đi trên dây để tạo sự cân bằng trong hành động, "Tổng thống Ukraine nói trong một cuộc phỏng vấn với The Economist. Người Anh thấy "không có cách nào khác để thoát khỏi tình thế hiện này, họ muốn Ukraine thắng và Nga thua."
Chính trị gia Tory Kearns khẳng định rằng chính phủ Johnson “không muốn chiến tranh kết thúc nhanh chóng nếu cái giá phải trả là sự chia cắt Ukraine. Putin không được phép thành công trong câu chuyện này. Nước Anh thà chấp nhận trang bị cho người Ukraine đến tận răng.” Với sự kháng cự và những hy sinh của người Ukraine, London hoàn toàn tin tưởng đất nước này sẽ không bao giờ đầu hàng Putin.
Tính đến ngày 24 tháng 3, Anh đã chuyển giao hơn 10.000 tên lửa chống tăng cho quân đội Ukraine, chủ yếu là NLAW và Javelin hạng nhẹ và do đó có thể dễ dàng cơ động. Ngoài ra, gần đây London đã chuyển giao cho Ukraine loại tên lửa Starstreak. Theo quân đội Ukraine, việc sử dụng đạn tốc độ cao đã giúp bắn hạ một máy bay trực thăng của Nga.
Qua đó người Anh đang cố gắng thực hiện một trong những yêu cầu cấp bách nhất của Kiev: tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine. Gần đây nhất, Johnson cũng đã chỉ thị cho các bộ trưởng của mình trang bị tên lửa chống hạm cho Ukraine đề phòng cuộc tấn công nhắm vào Odessa, điều này là nhãn tiền. Khi được hỏi, Bộ Quốc phòng London vẫn chưa thể trả lời loại vũ khí nào có sẵn và khi nào chúng có thể được chuyển giao. Bộ này tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự đáng kể để Ukraine có thể "tự bảo vệ mình tốt nhất có thể".
“Về cơ bản giới chính trị Anh cho rằng, sự đáp trả quân sự có thể là một đáp trả. Nhất là khi người Mỹ cùng hội cùng thuyền. Và người Anh đang đóng vai trò hàng đầu trong sự kiện này,”Malcolm Chalmers, Phó Giám đốc Viện Quân sự Rusi, giải thích về quan điểm của Anh trong một cuộc phỏng vấn. "Các chính trị gia Anh trong những tình thế như thế này không khi nào nói : cần phải làm một cái gì đó và đùn đẩy cho người khác."./.
Chính sách Ukraine của Anh: So sánh sau đây cho thấy sự đoàn kết nửa vời của Olaf Scholz
07.04.2022