10 tổ chức nhân quyền thúc giục Phó Tổng Thống Hoa Kỳ nêu các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Các tổ chức nhân quyền quốc tế| Nhiều thành viên trong cộng đồng quốc tế kêu gọi Phó Tổng Thống Kamala Harris nêu lên những quan ngại về nhân quyền trong chuyến công du Việt Nam sắp tới của bà. Việt Tân cùng 9 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền kêu gọi Phó Tổng Thống Harris gặp gỡ các thành viên xã hội dân sự. Họ cũng yêu cầu bà thảo luận về việc Việt Nam cần phải tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế liên quan đến nhân quyền, bao gồm cả việc trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân chính trị. — Ngày 18 tháng 8, 2021 Kính gởi: Phó Tổng Thống Kamala Harris Tòa Bạch Ốc 1600 Pennsylvania Avenue NW Washington, DC 20500 Thưa Phó Tổng Thống, Chúng tôi, các tổ chức ký tên dưới đây, khen ngợi chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ 5 triệu liều vắc xin cho Việt Nam. Hoa Kỳ đã thể hiện vai trò lãnh đạo tuyệt vời trong việc chống lại đại dịch đã làm chết hơn 4 triệu người trên toàn thế giới. Trong khi đại dịch COVID-19 thu hút sự chú ý của toàn cầu, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục bắt giữ và tống giam những người bảo vệ nhân quyền với những bản án khắc nghiệt. Trong vài năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã tăng cường đàn áp những người bảo vệ nhân quyền, sử dụng các bộ luật hình sự mơ hồ để đàn áp quyền tự do ngôn luận. Kể từ khi Luật An Ninh Mạng có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, Nhà chức trách Việt Nam đã sử dụng các bài đăng trên các mạng xã hội như Facebook để bắt giữ và bỏ tù các nhà hoạt động. Tổ chức Defend the Defenders cho biết đến cuối năm 2020, Việt Nam có ít nhất 258 tù nhân lương tâm. Trong thời gian đại dịch, hơn 50 nhà hoạt động ôn hòa đã bị bắt giữ. Một số người đã bị kết án tới 15 năm tù, chỉ đơn giản vì chỉ trích chính sách của chính phủ và lên tiếng chống lại những bất công. Gần đây nhất là vụ Facebooker Trần Hoàng Huấn (Fb Huan Tran) bị bắt chỉ vì kêu gọi chính phủ miễn tiền điện, nước trong 3 tháng khi xảy ra đại dịch. Nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc cung cấp viện trợ để chống lại dịch COVID-19 là cần thiết và đáng khen ngợi. Tuy nhiên, không thể làm ngơ trước việc chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền. Chúng tôi tin rằng Hoa Kỳ có thể khẳng định hơn nữa vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình bằng cách yêu cầu Việt Nam tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm vì những hoạt động ôn hòa của họ. Việt Nam đang ngày càng có nhiều cam kết hội nhập kinh tế toàn cầu và hợp tác an ninh khu vực. Do đó, Việt Nam cũng cần tuân thủ việc bảo vệ nhân quyền dựa trên các nghĩa vụ quốc tế của mình nhằm thúc đẩy ổn định và an ninh khu vực. Vì vậy, chúng tôi mong rằng trong chuyến công du Việt Nam, Bà sẽ: – Đặt vấn đề tình hình nhân quyền với chính phủ Việt Nam và yêu cầu trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, bao gồm Lê Đình Lượng, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Châu Văn Khảm, Hồ Đức Hoà, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyễn, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Đinh Thị Thu Thủy, Huỳnh Tố Nga và Trần Thị Xuân. – Yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do sử dụng Internet và chấm dứt việc bắt giữ tùy tiện những công dân bày tỏ quan điểm phê bình trên mạng xã hội. – Sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp hoặc trực tuyến với những người bảo vệ nhân quyền và xã hội dân sự, để hiểu rõ hơn về những thách thức nhân quyền mà Việt Nam đang phải đối mặt. – Yêu cầu chính phủ Việt Nam bảo đảm một môi trường an toàn và tạo điều kiện cho sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự độc lập, được bảo vệ bởi Công Ứớc Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã phê chuẩn. Trân trọng, ACAT Vương Quốc Bỉ ACAT Pháp ACAT Đức ACAT Thụy Sĩ Hội Anh Em Dân Chủ Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam Cosunam Destination Justice Safeguard Defenders Phóng Viên Không Biên Giới – RSF Việt Tân — Nguyên bản Anh ngữ: August 18, 2021 The Honorable Kamala Harris Vice President of the United States of America The White House Office of the Vice President 1600 Pennsylvania Avenue NW Washington, DC 20500 Dear Vice President Harris, We, the undersigned organizations, commend the U.S government for donating 5 million vaccine doses to Vietnam. The United States has shown great leadership in fighting this pandemic that has killed over 4 million people worldwide. While COVID-19 has consumed global attention, the Vietnamese government continues to detain and imprison human rights defenders, sentencing them to long prison terms. In the last few years, the Vietnamese government has intensified its crackdown on human rights defenders, using vague penal codes to suppress freedom of expression. Since the Cybersecurity Law went into effect in January 2019, the Vietnamese authorities have used social media posts from platforms such as Facebook to arrest and imprison activists. Defend the Defenders reported that by the end of 2020, Vietnam had at least 258 prisoners of conscience. During the pandemic, more than 50 peaceful activists have been arrested. Some have been sentenced for up to 15 years, simply for criticizing government policy and raising their voice against injustices. Most recently, Facebooker Tran Hoang Huan (Fb Huan Tran) was arrested for calling on the government to waive the electricity and water bills for 3 months to help Vietnamese citizens during the pandemic. The United States’ effort in providing aid to combat COVID-19 is necessary and commendable. However, the Vietnamese government’s violation of human rights must not be ignored. We believe the United States can further affirm its global leadership by demanding that Vietnam respects human rights and releases all prisoners of conscience for their peaceful activism. Vietnam has increasingly committed to global economic integration and regional security cooperation. It is imperative that Vietnam also adheres to the protection of human rights based on its international obligations in order to foster regional stability and security. Thus, while visiting Vietnam, we urge you to: Address the human rights situation with the Vietnamese government and request for the release of all prisoners of conscience, including Le Dinh Luong, Tran Huynh Duy Thuc, Pham Chi Dung, Chau Van Kham, Ho Duc Hoa, Nguyen Trung Ton, Nguyen Bac Truyen, Nguyen Thuy Hanh, Pham Doan Trang, Can Thi Theu, Dinh Thi Thu Thuy, Huynh To Nga, and Tran Thi Xuan. Request the Vietnamese government to respect freedom of expression, freedom of the internet and to cease arbitrary detention of citizens who express their critical views on social media. Arrange a meeting with human rights defenders and civil society, either face-to-face or online, to have a better understanding of the human rights challenges facing Vietnam. Request the Vietnamese government to ensure a safe environment for the growth of independent civil society organizations, as protected by the International Covenant of Civil and Political Rights to which Vietnam has ratified. Yours Sincerely, ACAT Belgium ACAT France ACAT Germany ACAT Switzerland Brotherhood for Democracy Cosunam Destination Justice Safeguard Defenders Reporters Without Borders Viet Tan XEM THÊM: 60 tổ chức người Việt vận động Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Harris đặt vấn đề nhân quyền với CSVN https://viettan.org/10-to-chuc-quoc-te-thuc-giuc-pho-tong-thong-hoa-ky-neu-cac-van-de-nhan-quyen-o-viet-nam/    
......

Afghanistan: Joe Biden chịu trách nhiệm

Ngô Nhân Dụng Cả thế giới chứng kiến một chính quyền do nước Mỹ dựng lên và hỗ trợ trong gần 20 năm bỗng tan thành mây khói. Tòa đại sứ Mỹ chạy khỏi Kabul trong một ngày, để lại 5.000 quân sĩ giữ phi trường, vì 40.000 người Mỹ còn kẹt lại ở Afghanistan. Ba đời tổng thống Mỹ sa lầy ở Afghanistan. Tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ rút quân từ khi tranh cử năm 2016; năm ngoái ông tuyên bố sẽ thực hiện trong năm nay. Tổng thống Joe Biden tự biện hộ rằng quyết định rút quân là do ông Donald Trump đưa ra, ông chỉ tiếp tục tiến hành! Nhưng ông Biden hoàn toàn chịu trách nhiệm để diễn ra cảnh tượng tan rã hỗn loạn nhục nhã mấy tuần lễ vừa qua. Ông Biden, cũng như các vị tổng thống trước, không tìm hiểu lịch sử, tôn giáo, xã hội Afghanistan. Họ sống với ảo tưởng một lực lượng 300.000 quân chính phủ Kabul. Thật ra, đó không phải là một “quân đội” mà chỉ là tập hợp lỏng lẻo các đám quân của các lãnh chúa địa phương, tất cả được quân đội Mỹ cung cấp vũ khí, lương thực, được máy bay yểm trợ, hoàn toàn phụ thuộc vũ khí và tiền lương do Mỹ cung cấp. Các cơ quan tình báo Mỹ không cho giới lãnh đạo dân sự biết tinh thần chiến đấu của quân Taliban và quân chính phủ khác nhau thế nào, không tiên đoán được tình trạng suy sụp nhanh chóng khi quân Mỹ bắt đầu rút. Quân Taliban chiến thắng, trước hết vì họ sẵn sàng chết để xây dựng một quốc gia Hồi Giáo thuần thành. Người lính cũng chiến đấu hăng hái khi biết phe mình sẽ thắng. Khi chính phủ Mỹ đàm phán riêng, còn yêu cầu Taliban đừng tấn công quân Mỹ trong thời gian đang nói chuyện, thì ai cũng biết nước Mỹ chỉ muốn chuẩn bị rút đi. Năm 1970 Việt Cộng cũng nghĩ như thế khi Kissinger bí mật gặp Lê Đức Thọ ở Paris mà Việt Nam Cộng Hòa không được dự. Tổng thống Donald Trump từng có ý định mời người lãnh đạo Taliban tới Camp David, bỏ ý đó vì một quân nhân Mỹ chết ở Kabul trong một vụ đánh bom khủng bố. Năm ngoái, ông còn xác định quân Mỹ sẽ rút đi vào tháng Năm, 2021. Đó là những dấu hiệu rõ ràng để quân Taliban thấy họ chỉ cần chờ ngày quân Mỹ rút. Điều kiện quan trọng nhất ông Trump đưa ra là quân Taliban ngưng tấn công trực tiếp quân đội Mỹ. Taliban vẫn giữ lời hứa đó đến bây giờ, để chứng tỏ họ theo chủ trương mới, không gây thù địch và không quá khích. Còn những người lính “của chính phủ Kabul” thì biết rằng sau khi Mỹ rút họ sẽ không được tiếp tế súng đạn, không còn được tình báo Mỹ đưa tin tức do vệ tinh nhân tạo cung cấp, nhất là không còn máy bay Mỹ yểm trợ nữa. Họ tự hỏi: Thế nào cũng thua, tại sao mình phải là người chết sau cùng? Chết cho ai? Binh pháp Tôn Tử nói, công thành không bằng công lương; công lương không bằng công tâm. Lãnh đạo Taliban đánh vào tâm lý đó, thương thuyết trực tiếp với các địa phương, chặt chân Kabul. Bốn thành phố lớn bị Taliban chiếm trong hai ngày là hình ảnh tiêu biểu. Tại thành phố Herat, thủ lãnh Ismail Khan của những người theo giáo phái Shia đã vùng lên đuổi quân Taliban đi ngay năm 2001. Ông ta kêu gọi đối thủ hãy “ôn hòa” trước khi đầu hàng để lính của mình không chết trong tuyệt vọng. Tại Kandahar, thành phố lớn thứ nhì sau thủ đô, đã chiến đấu dũng mãnh trong tuần lễ trước nhờ còn máy bay Mỹ yểm trợ; sau cùng cũng đầu hàng. Người thủ lãnh đứng “trao quyền” cho đối thủ để chụp hình. Hai bên đều tự hào cùng thuộc sắc tộc Pashtun mạnh nhất trong nước Afghanistan. Sau đó, quân Taliban chiếm thành phố Jalalabad không cần nổ súng sau khi các “trưởng lão” trong bộ lạc đi thương thuyết. Cứ điểm quan trọng nhất ở miền Bắc, Mazar-i-Sharif, vốn là một trung tâm đối nghịch với Taliban ngay từ khi họ chưa chiếm được Kabul năm 1996. Rashid Dostum, thủ lãnh sắc dân Uzbek, được phong làm phó tổng thống sau năm 2001, được chia phần viện trợ Mỹ cho lãnh địa của mình. Ngày 14 tháng 8, Dostum cùng hàng ngàn binh sĩ chạy sang láng giềng Uzbekistan. Cũng là thượng sách để bảo vệ các thuộc hạ trung thành. Đó chỉ là những hình ảnh tiêu biểu cuối cùng của cuộc chiến Afghanistan. Nhưng mầm mống thất bại của Mỹ đã bắt đầu từ 19 năm trước. Caspar Weinberge, bộ trưởng Quốc Phòng thời Tổng thống Reagan từng đề nghị: Nước Mỹ chỉ dự một cuộc chiến tranh khi cần bảo vệ các quyền lợi sinh tử. Thứ hai, phải xác định rõ con đường nào để chiến thắng. Đưa quân vào Afghanistan, mấy đời tổng thống Mỹ đã quên lời khuyến cáo này. Tổng thống George W. Bush tiến quân vào Afghanistan năm 2001, ông nêu một mục tiêu quan trọng và rõ ràng. Nhưng, sau khi thắng trận năm 2001, Tổng thống Bush còn đặt ra hai mục tiêu mới. Mục tiêu đầu tiên nhắm tìm bắt Osama bin Laden, để trừng phạt những người chủ mưu vụ khủng bố 11 tháng 9 làm 3.000 người Mỹ ở New York thiệt mạng. Chính quyền Taliban bị đánh bật ra khỏi Kabul nhanh chóng vì các bộ lạc khắp nước cùng nổi lên tự lập. Trong ba tháng Al Qaeda tan rã, đám tàn binh ẩn nấp trong miền núi Hindu Kush, biên thùy với Pakistan. Quân Mỹ không thể đi tìm bin Laden trong vùng hoang dã đó; nhưng trong năm 2002 có thể rút quân về, để lại các đội biệt kích tiếp tục tìm bắt bin Laden; và viện trợ cho chính quyền Afghanistan mới. Qua thời Tổng thống Barack Obama, bin Laden bị giết năm 2011, tại Abbottabad, Pakistan, nơi lẩn trốn cùng ba trong số 4 bà vợ. Lúc đó, chính phủ Mỹ cũng có thể tuyên bố đã đạt mục tiêu ban đầu, và rút quân về. Nhưng chính ông Obama vẫn theo con đường của ông Bush; đưa thêm 30.000 quân qua Afghanistan, nâng số quân Mỹ lên 140.000 – ông Biden là phó tổng thống lúc đó, chống quyết định này nhưng bị bác. Mục tiêu số 2 của Tổng thống Bush là: Ngăn chặn các tổ chức khủng bố Hồi Giáo quá khích. Mặt trận đã mở rộng ra ngoài một quốc gia, thành quốc tế, áp dụng cho cả vùng Trung Đông. Nhưng không thể ước tính đến bao giờ các phong trào Hồi Giáo chống Mỹ mới chấm dứt. Quân Mỹ còn đóng ở Afghanistan và Iraq có thể làm nhiều người chống Mỹ hơn. Nhiều thanh niên Hồi Giáo đã theo bin Laden chỉ vì họ ghét cảnh tượng quân Mỹ đóng trong các nước Saudi và Kuwait. Khó xác định được các tiêu chuẩn như thế nào thì coi là đạt được mục tiêu số 2 này! Cho nên, cũng không biết bao giờ thì thành công. Mục tiêu số 3 của ông Bush đề ra còn nuôi tham vọng cao hơn: Mỹ sẽ xây dựng một quốc gia Afghanistan tự do dân chủ theo khuôn mẫu Tây phương. Mục tiêu này là trường cửu, có thể thành một cuộc chiến “bất tận.” Vì vậy quân Mỹ ở lại Afghanistan trong 19 năm, nơi vẫn được gọi là “Mồ chôn các đế quốc.” Thời gian Mỹ ở xứ đó dài gấp hai lần quân Nga, và cũng lâu hơn thời gian quân Anh ở hai lần, 1839 đến 1842 rồi từ 1878 đến 1880. Mấy năm gần đây hầu như dân Mỹ đã quên cuộc chiến tranh Afghanistan. Chỉ còn hơn 2 ngàn quân Mỹ ở đó, một phần ba tổng số 6.000 quân ở Afghanistan, Iraq và Syria. Không có một phong trào phản chiến đòi chính phủ Mỹ phải rút quân về. Các nhà chính trị tự ý quyết định trong khi các tướng lãnh không muốn. Ông Joe Biden tuyên bố thời hạn rút quân mà không biết chuẩn bị rút quân như thế nào. Ông không biết trong chiến tranh hành động rút lui bao giờ cũng nguy hiểm hơn việc tấn công. Bất cứ một vị tướng chỉ huy nào, khi được lệnh cấp trên bảo phải rút quân, cũng phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Bây giờ ông Biden trút tội lên giới lãnh đạo Afghanistan, địa phương thì đầu hàng, trung ương thì bỏ chạy. Tình báo quân đội Mỹ và CIA nếu được hỏi về hậu quả, thì họ đã báo động cảnh tan hàng thế nào cũng xảy ra hay khi Mỹ bỏ cuộc. Ở nước Mỹ, giới quân nhân phải làm theo quyết định chiến lược của các nhà chính trị dân cử. Nhưng trong chiến tranh thì các nhà chính trị phải tham khảo ý kiến chiến thuật của các tướng lãnh. Trước khi tuyên bố rút quân, đáng lẽ ông Biden phải mở một cuộc họp cùng nghiên cứu các vấn đề chiến thuật: Khi nào thì rút bớt bao nhiêu quân? Yểm trợ chính phủ Kabul và quân đội của họ như thế nào trước và sau khi rút quân Mỹ. Có thể kéo dài trong một, hai năm hay không? Có một kế hoạch cụ thể rồi lặng lẽ thực hiện trước khi công bố cho bên địch nghe. Ông Joe Biden không làm như vậy. Vì không biết mà cũng không tìm hỏi ý kiến cho đầy đủ trước khi quyết định. Ông coi thường quân Taliban cũng giống như Tổng thống Trump coi thường bệnh dịch Covid. Ông bỏ qua ý kiến các chuyên viên quân sự, cũng như ông Trump coi thường các chuyên gia về bệnh dịch. Ông Biden sẽ gánh hậu quả./.
......

Điều gì giúp Taliban thắng như chẻ tre ở Afghanistan?

Nguồn: “The Taliban’s terrifying triumph in Afghanistan”, The Economist, 15/8/2021 Biên dịch: Phan Nguyên – BVN1 Trong những năm gần đây, dinh tổng thống ở Kabul, được gọi là Arg, hay tòa thành, đã là một ốc đảo yên bình trong một thành phố nhộn nhịp, căng thẳng. Để đến được nó, du khách phải đi một dặm qua các trạm kiểm soát, được biên chế bởi các đội biệt kích quân đội Afghanistan được trang bị ngày càng tốt. Bên trong tòa nhà được xây từ thế kỷ 19, các quan chức chính phủ Afghanistan nhâm nhi ly latte tại một quán cà phê thông minh, được bao quanh bởi những khu vườn được chăm sóc tốt, và thảo luận về tình hình chính trị bên ngoài, ở một đất nước Afghanistan thực tế. Khi phóng viên chúng tôi đến thăm lần gần đây nhất, các quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia giải thích rằng theo quan điểm của họ, Taliban rất yếu. Theo các quan chức này, lý do duy nhất khiến họ không bị quân đội chính phủ Afghanistan được Mỹ hỗ trợ đánh bại, là vì chính phủ Afghanistan không muốn gây nguy hiểm cho dân thường bằng cách tiến hành các cuộc tấn công. “Họ không thể giành chiến thắng quân sự”, một quan chức nói. “Lực lượng đặc biệt của chúng tôi rất mạnh. Taliban chỉ có thể đánh kiểu du kích”. Vào ngày 15 tháng 8, máy bay trực thăng đã bay qua bay lại dinh tổng thống để sơ tán những vị quan chức đó. Một đám khói bốc lên từ tòa nhà đại sứ quán của Mỹ, vốn trông giống như một pháo đài, khi nhân viên đốt các tài liệu nhạy cảm. Chỉ chưa đầy một tháng kể từ khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố “sẽ không có trường hợp nào bạn phải chứng kiến người dân được bốc lên khỏi mái nhà” của tòa đại sứ quán Mỹ, như ở Sài Gòn năm 1975, đã xuất hiện hình ảnh các máy bay trực thăng bay lượn trên khu nhà này, đưa các nhà ngoại giao Mỹ đến sân bay. Trong khi đó, Zabihullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban ở Doha, thủ đô Qatar, nơi lực lượng này có đại diện ngoại giao và chính trị, đã hùng hồn tuyên bố rằng lực lượng Taliban sẽ ngừng tiến quân ngay cửa ngõ thành phố trong khi tiến hành các cuộc đàm phán về việc đầu hàng của chính phủ. Ashraf Ghani, tổng thống Afghanistan từ năm 2014, được cho là đã tháo chạy khỏi đất nước cùng với các phụ tá thân cận nhất của mình. Nhà nước Afghanistan, được xây dựng trong hơn hai thập niên với hàng nghìn tỷ đô la, dường như đã biến mất vào hư không. Làm thế nào mà một chính phủ với 350.000 binh sĩ, được huấn luyện và trang bị bởi những quân đội tốt nhất trên thế giới, lại sụp đổ nhanh chóng như vậy? Năm 1975, quân đội Bắc Việt Nam, được hậu thuẫn bởi một siêu cường, vẫn phải mất nhiều tháng để tiến quân qua miền Nam Việt Nam, chiến đấu khốc liệt để giành lãnh thổ. Taliban, được cho là có quân số không quá 200.000 người, được trang bị phần lớn bằng các thiết bị mà họ thu được từ kẻ thù, đã chiếm tất cả các trung tâm đô thị của Afghanistan trong vòng chưa đầy một tuần, mà nhìn chung hầu như không gặp phải nhiều kháng cự (xem bản đồ). Câu trả lời dường như là các hạn chế về sức mạnh quân sự của họ đã được bù đắp bởi sự mưu trí, quyết tâm, và khôn ngoan chính trị. Trong năm qua, các nhà ngoại giao ở Doha đã hy vọng rằng Taliban có thể bị buộc phải đàm phán với chính phủ của ông Ghani để chấp nhận một loại thỏa thuận chia sẻ quyền lực nào đó. Taliban rõ ràng nhận ra rằng sẽ có lợi hơn cho họ nếu thương lượng với cấp dưới của ông Ghani, qua từng thành phố một, từ đó làm mất vị thế của chính phủ trung ương. Do đó, tại Herat, một thành phố chiến lược gần biên giới Iran, Ismail Khan, vị lãnh chúa đã giành lại thành phố từ tay Taliban vào năm 2001 sau nhiều ngày chiến đấu, đã đầu hàng và được quay phim cảnh đang bị giam giữ, cầu xin “một môi trường hòa bình”. Tại Kandahar, thành phố nằm ở trung tâm kinh tế phía nam Afghanistan và là nơi khởi nguồn của lực lượng Taliban trước đây, xuất hiện hình ảnh vị thống đốc bàn giao chính quyền cho người đồng cấp Taliban của mình. Ở Jalalabad, nằm ở phía đông, Taliban tiến vào mà không phải bắn một phát súng nào, sau khi những người lớn tuổi trong thành phố thương lượng về việc đầu hàng. Mazar-i-Sharif, một thành phố phía bắc từng là pháo đài của quân kháng chiến chống Taliban vào những năm 1990, cũng đầu hàng theo kiểu tương tự. Trong mỗi trường hợp như vậy, phía Taliban đã đưa ra những lời hứa rộng rãi, là sẽ “tha thứ” cho những người từng phục vụ trong chính phủ do Mỹ hậu thuẫn, để đổi lại sự đầu hàng. Tại Kandahar, những cựu binh đầu hàng đã được cấp giấy thông hành mà họ có thể xuất trình tại các trạm kiểm soát của Taliban. Ở đó, suốt đêm thứ Sáu, tiếng súng vang vọng khắp thành phố. Theo người dân, đây chủ yếu là súng bắn chỉ thiên để ăn mừng. Quân đội Afghanistan, với tất cả sức mạnh rõ ràng của mình, dường như đã rơi vào cái gọi là hội chứng Yossarian, đặt theo tên một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết về chiến tranh thế giới thứ hai của Joseph Heller, có tựa đề “Bẫy 22”. Yossarian được hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người đều nghĩ như anh ta, rằng chiến đấu là điều vô nghĩa, và anh ta trả lời rằng anh ta sẽ “là một kẻ ngu ngốc nếu nghĩ theo bất kỳ một cách nào khác”. Tương tự, tờ Washington Post dẫn lời một sĩ quan Afghanistan giải thích lý do tại sao các binh sĩ của anh ta không ngăn chặn Taliban: “Này anh, nếu không có ai khác chiến đấu, thì tại sao tôi phải làm như vậy?”. Tinh thần quân đội Afghanistan bị xuống thấp bởi cuộc khủng hoảng ngân sách của chính phủ, dẫn đến việc nhân viên chính phủ và quân đội không được trả lương trong nhiều tháng. Vậy sự tiếp quản của Taliban có nghĩa là gì? Ở Herat, nơi 60% sinh viên đại học là phụ nữ, họ được cho là đã được yêu cầu trở về nhà. Các nhân viên nữ đã được yêu cầu bàn giao công việc cho những người thân là nam giới. Một chỉ huy Taliban được BBC phỏng vấn đã nói rõ về vấn đề giáo dục trẻ em gái. “Không một bé gái nào đi học trong làng và huyện của chúng tôi… Các trường học như vậy không tồn tại, và chúng tôi cũng sẽ không cho phép điều đó”. Ngay cả triển vọng tốt nhất có thể, theo đó ban lãnh đạo Taliban quyết định thể hiện rằng họ nghiêm túc trong việc cải cách, cũng có vẻ ảm đạm. Một điều rõ ràng là chính phủ Afghanistan mới chỉ đạt được tiến bộ khiêm tốn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Afghanistan bình thường, ngay cả ở các thành phố, nơi họ có nhiều quyền kiểm soát hơn so với vùng nông thôn. Tình trạng tham nhũng của nó ngày càng sâu rộng, và chắc chắn đây là một phần lý do khiến Taliban có thể chinh phục đất nước một cách nhanh chóng như vậy. Đoạn phim về những binh sĩ Taliban đi qua những nội thất sang trọng trong ngôi nhà bị chiếm của Abdul Rashid Dostum, một lãnh chúa và cựu phó tổng thống, người được cho là đã trốn sang Uzbekistan, thể hiện sự thối nát của nhà nước này. Tuy nhiên, được hỗ trợ bởi rất nhiều viện trợ, chính phủ đã có thể cung cấp giáo dục cho người dân, và rất ít người Afghanistan bị chết đói. Nay khi các đại sứ quán đóng cửa và người nước ngoài tháo chạy, các khoản viện trợ từng giúp duy trì nền kinh tế và giáo dục trẻ em, bao gồm cả các trẻ em gái, chắc chắn sẽ cạn kiệt. Một thảm họa nhân đạo có thể nhanh chóng xảy ra sau đó. Sự sỉ nhục đối với Mỹ và các đồng minh phương Tây khó có thể nặng nề hơn. Một khi quá trình sơ tán công dân của họ, và một số ít nhân viên người Afghanistan may mắn giành được chỗ, kết thúc, các chính phủ phương Tây sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận rằng Taliban đang nắm quyền. Vào cuối những năm 1990, chính quyền Taliban chỉ được một số quốc gia công nhận, đáng kể nhất là Pakistan và Saudi Arabia. Hồi đó, Liên minh phương Bắc, một tập hợp các nhóm dân quân tập trung ở phía bắc Afghanistan, đã tổ chức chống lại Taliban. Lần này, Taliban đủ thông minh để quyết định chinh phục miền Bắc trước. Hôm nay, các quan chức Taliban đã gặp gỡ các nhà ngoại giao từ một số cường quốc khác. Vào cuối tháng 7, một phái đoàn của Taliban đã gặp ngoại trưởng Trung Quốc. Đại sứ quán Nga đã tuyên bố rằng họ sẽ không sơ tán khỏi Kabul. Liên minh châu Âu đã hứa sẽ “cô lập” chính phủ mới nếu họ nắm quyền thông qua bạo lực, một điều dường như ngày càng khó tin hơn./. Nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2021/08/16/dieu-gi-giup-taliban-thang-nhu-che-tre-o-afghanistan/  
......

Bản tin tổng hợp về biến cố Afghanistan

A Phú Hãn thất thủ, Tổng Thống Ghani bỏ trốn, Taliban chiếm dinh tổng thống, TT Biden điều thêm 7.000 quân để bảo vệ cuộc di tản vào giờ phút cuối cùng Thứ Hai 16/08/2021 Sự sụp đổ bất ngờ và nhanh chóng của chính quyền Afghanistan (A Phú Hãn) đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Chỉ trong vòng vài ngày, các vùng đất quanh thủ đô Kabul đã lần lượt rơi vào tay Taliban. Đúng 20 năm sau ngày lực lượng này bị quân đội Mỹ đánh đuổi vì đã tiếp tay cho khủng bố Al-Qaeda ẩn náu và thực hiện cuộc tấn công đẫm máu vào Mỹ ngày 11/9/2001, Taliban đã tái chiếm A Phú Hãn một cách dễ dàng trong mấy ngày qua. Trước sự tiến quân thần tốc của lực lượng Taliban - hiện đã chiếm đóng phủ tổng thống A Phú Hãn từ tối ngày hôm qua (15/8), Tổng thống Mohammad Ashraf Ghani Ahmadzai của A Phú Hãn đã đột ngột đào thoát hôm 15/8 dù mới hôm trước còn phủ dụ người dân yên tâm vì các lực lượng an ninh đã được điều phối để bảo vệ thủ đô. Không ai biết ông hiện đang ở đâu, nhưng đã đưa ra một thông báo giải thích lý do tại sao ông không ở lại, là vì muốn tránh cho quốc gia một cuộc đổ máu. Bà đại sứ của A Phú Hãn tại Mỹ cho biết ông bị áp lực phải từ nhiệm của Taliban. Trước đột biến của tình hình, Tổng thống Joe Biden hôm thứ Sáu ra lệnh gởi thêm 3000 quân tới hỗ trợ cho cuộc di tản, hôm sau thứ Bảy (14/8) tăng thành 5.000 quân, Chủ nhật tăng thành 6,000 quân và thứ Hai thành 7000 quân để bảo vệ người Mỹ và những cộng sự viên A Phú Hãn rời Kabul. Hàng ngàn quân Mỹ hiện đã có mặt tại phi trường Kabul nơi hàng ngàn những khuôn mặt lo âu đang dồn về để mong được di tản tới vùng trời bình yên, nhiều người A Phú Hãn đã rủ nhau chạy bộ tới phi trường. Tình trạng hỗn loạn khiến quân đội Mỹ đã phải bắn súng chỉ thiên để vãn hồi trật tự. Đã có tin một số người thiệt mạng tại phi trường. Chính quyền Biden bị chỉ trích mạnh mẽ trước cuộc triệt thoái hoảng loạn Dư luận và truyền thông đã lên tiếng phê bình gắt gao cuộc tháo chạy đáng xấu hổ của một cường quốc. Ngay cả những người ủng hộ ông Biden cũng chê trách và đặt câu hỏi: tại sao chính phủ Mỹ lại có thể để cho tình trạng “nước rút” xảy ra hỗn loạn như vậy, một sự thất bại về tổ chức, tình báo hay quân sự? Tướng Lục quân về hưu David Petraeus hôm 13/8 đã gọi tình hình tại Afghanistan là “bước lùi an ninh quốc gia to lớn”. “Những người đã đưa ra quyết định đó phải chịu trách nhiệm về nó và những hậu quả của nó”, ông Petraeus nói với đài phát thanh WABC về kế hoạch rút lính Mỹ của Tổng thống Biden. Ông nói thêm rằng tình hình tại Afghanistan là “thảm kịch và đáng tiếc”. Cựu Tổng thống George W. Bush cũng đã lên tiếng chỉ trích các chính sách về Afghanistan của chính quyền Biden. “Tôi lo ngại những phụ nữ và bé gái tại Afghanistan sẽ phải chịu tổn hại khôn xiết” sau khi lính Mỹ rời Afghanistan, cựu tổng thống của Đảng Cộng hòa nói vào tháng trước. “Thật không thể tin được xã hội đó sẽ thay đổi ra sao từ sự tàn bạo của Taliban”. Một loạt các cựu quan chức thời Obama hôm thứ Năm 12/8 đã lên tiếng chỉ trích rằng Tổng thống Biden đã quay lưng lại với chính phủ Afghanistan, làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới và tặng không Afghanistan cho Taliban. Biện hộ Trước làn sóng chỉ trích, TT Biden đã lên tiếng qua một thông báo, đổ lỗi cho cựu Tổng thống Donald Trump đã giúp Taliban mạnh lên. Ông tuyên bố động thái điều quân thêm là cần thiết sau khi ông phải thừa hưởng một tình huống mong manh từ chính quyền trước vì ông Trump đã ký thỏa thuận với Taliban năm 2019, giúp lực lượng này có được vị thế quân sự mạnh mẽ, và làm giảm nhuệ khí chiến đấu của quân đội A Phú Hãn. “Ông ta đã mời Taliban đến Trại David để họp bàn ngay trước đêm tưởng niệm biến cố 11/9, điều đó đã giúp cho Taliban có được vị thế quân sự mạnh mẽ nhất kể từ năm 2001 và ông ta đã đặt ra hạn chót rút lính Mỹ vào ngày 1/5/2021. Ngay trước khi rời nhiệm sở, ông [Trump] cũng đã giảm sự hiện diện của binh lính Mỹ tại Afghanistan xuống con số rất thấp - 2.500 quân”, ông Biden nói trong tuyên bố. “Khi tôi trở thành Tổng thống, tôi đã phải đối mặt với sự lựa chọn: tuân thủ thỏa thuận [với Taliban] hoặc tăng cường sự hiện diện của chúng ta [tại Afghanistan], điều thêm lính Mỹ tới tiếp tục chiến đấu trong một cuộc nội chiến… Tôi là Tổng thống thứ tư chỉ huy đội quân Mỹ tại Afghanistan, gồm 2 tổng thống Đảng Cộng hòa và 2 tổng thống Đảng Dân chủ. Tôi không muốn và sẽ không chuyển tiếp cuộc chiến này cho vị tổng thống thứ năm”. Cựu Tổng thống Trump không im lặng Cựu Tổng thống Trump hôm 13/8 đã phát đi tuyên bố nói rằng “Tôi chắc hẳn sẽ thực hiện rút quân với nhiều khác biệt và thành công hơn, và Taliban đã hiểu điều đó hơn ai hết.” Ông chỉ trích các quyết định của Tổng thống Biden về Afghanistan, cho rằng tổng thống Mỹ đương nhiệm yếu kém và không thể thể hiện được sức mạnh trước các lãnh đạo Taliban. Dân biểu Cộng Hòa Liz Chenny đã lên tiếng cho rằng cả hai ông Trump và Biden đều phải chịu trách nhiệm về cuộc rút lui thất bại này. Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan Ryan Crocker do cựu TT Bush bổ nhiệm đã cáo buộc ông Trump tạo ra tình cảnh hiện nay Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm 12/8 trên CNN, ông Crocker đã đổ lỗi cho cựu Tổng thống Trump giúp gia tăng sức mạnh của Taliban, đồng thời làm yếu đi chính phủ của TT Ghani. Ông Trump đã lên kế hoạch gặp các nhà lãnh đạo Taliban và tổng thống A Phú Hãn tại Trại David vào năm 2019, ngay trước thềm tưởng niệm biến cố 9/11. Bị chống đối mạnh, ông Trump đã hủy cuộc họp ở Camp David, sau đó cho người đại diện Mỹ gặp Taliban ở Qatar vào tháng 2/2020 để ký thỏa thuận. Cuộc họp không những không có đại diện từ chính phủ Afghanistan, mà còn buộc chính phủ Ghani phải có một số nhượng bộ nhất định đối với Taliban. Ông Crocker tin rằng chính thỏa thuận này đã đẻ ra tình hình hiện nay. "Theo quan điểm của tôi, chúng ta chịu trách nhiệm lớn về việc này. Bắt đầu dưới thời Tổng thống Trump khi ông cho phép các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Taliban mà không có chính phủ Afghanistan trong phòng họp. Đó là một đòi hỏi quan trọng của Taliban. Chúng ta đã tham gia đồng thuận, và đó là một yếu tố làm mất tinh thần rất lớn đối với chính phủ Afghanistan và lực lượng an ninh của họ", ông Crocker nói. "Chúng ta đã áp lực chính phủ A Phú Hãn phải thả 5.000 tù nhân Taliban. Cuối cùng họ đã làm điều đó, và chứng kiến bọn người này quay về chống lại những người đã thả họ ra. Đây là một năm rưỡi của sự mất tinh thần." Trong một phát biểu về A Phú Hãn vào năm ngoái, ông Trump cho rằng Taliban chỉ còn chưa tới 200 quân. Việc thả 5000 tù nhân theo yêu cầu của Taliban là một hành động dựng lại sức mạnh cho lực lượng này. Cựu Đại sứ Crocker tin rằng Việc Mỹ rút quân khỏi A Phú Hãn theo thỏa thuận năm 2020 với Taliban, có nghĩa là chấm dứt các lực lượng Afghanistan. "Bây giờ sự rút lui đột ngột này từ phía chúng ta, càng củng cố thỏa thuận với Taliban.” Ông Crocker kết luận: “Giống như bất kỳ một sự việc phức tạp nào, có một số lý do cho sự sụp đổ của các lực lượng Afghanistan, nhưng chúng ta không thể bỏ qua rằng chúng ta đóng vai trò chính trong việc xóa đi quyền lực chính thống của chính phủ và quân đội của họ". Khi Taliban tiếp tục chiếm được các thành phố lớn với dường như ít hoặc không có sự kháng cự nào, ông Crocker nhắc lại rằng thất bại có thể truy nguồn từ thỏa thuận hòa bình với Taliban. "Tất nhiên, chúng ta là nguồn chống lưng lớn của chính phủ A Phú Hãn và lực lượng an ninh. Biểu tượng rất đáng kể, và hình ảnh rút quân hoàn toàn của quân đội Mỹ tác hại vô cùng", ông Crocker nói. "Chuyện này không xảy ra qua đêm. Quá trình mất tinh thần này, bắt đầu ngay ngày đầu tiên chúng ta ngồi xuống với Taliban và loại trừ chính phủ Afghanistan". Trong một cuộc phỏng vấn của CNN ngày 15/8, bà Adela Raz , đại sứ của chính quyền Ghani tại Mỹ, đã chia sẻ nhận định tương tự về cuộc sụp đổ tưởng như quá bất ngờ và nhanh chóng của chính quyền A Phú Hãn, nhưng thực chất là từ khi Mỹ bỏ rơi họ với cuộc thương lượng và ký kết thỏa thuận với Taliban đã khiến chính phủ và quân đội A Phú Hãn mất tinh thần. Bà cũng trách cứ ông Biden đã rút quân quá nhanh mà không có một biện pháp hỗ trợ cho một cuộc chuyển giao hòa bình có điều kiện, bắt Taliban cam kết không tạo ra đổ máu, không giết hại phụ nữ và con trẻ. Cuộc chiến dài nhất của Mỹ sau 20 năm, với hơn 2 ngàn tỷ Mỹ kim, 2.448 quân nhân và 3.846 cộng sự viên thiệt mạng đã kết thúc trong thảm bại và hỗn loạn, khiến hình ảnh vốn đã xấu đi của Mỹ trên trường quốc tế càng trở nên tồi tệ và ảnh hưởng không ít tới niềm tin của thế giới vào đồng minh Hoa Kỳ./. TDC  
......

Việt Nam Cộng Hòa hôm qua, Afghanistan hôm nay

songchi's blog   Trước đây chỉ một vài tuần thôi, một số nhà bình luận chính trị quốc tế dự đoán rằng Taliban có thể sẽ chiếm được thủ đô Kabul của Afghanistan trong vòng 6 tháng đến 1 năm, bây giờ khi Taliban đã chiếm thêm được một số vùng lãnh thổ, trong đó có Kandahar và Herat, thành phố lớn thứ hai và thứ ba của Afghanistan và đã kiểm soát hơn hai phần ba đất nước, thì một số người dự đoán thời hạn đó có thể chỉ còn 90 ngày, rồi 30 ngày, và cuối cùng là không biết liệu thủ đô Kabul có còn an toàn cho tới ngày 31.8 hay không! Đứng ở góc độ người Mỹ, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được quyết định rút quân khỏi Afghanistan của chính phủ Mỹ, nhất là khi cuộc chiến này đã kéo dài tới 20 năm, dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Dù Tổng thống Mỹ nào lên nắm quyền, thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa, cũng sẽ phải làm như vậy, trước sức ép của dư luận và công chúng Mỹ. Nhưng có những quyết định của nước Mỹ mà phải nhiều năm sau mới thấy thực ra là đúng hay sai, mới thấy hết được hậu quả của nó. Việc Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam trước đây cũng vậy. Lịch sử không có chữ “nếu” nhưng rõ ràng nếu VNCH vẫn còn và quân đội Mỹ vẫn còn ở Nam Việt Nam thì Trường Sa, Hoàng Sa đã không mất, và Trung Cộng vốn không có một mảnh đất cắm dùi trên Biển Đông, đã không thể có được chỗ đứng để từ đó mở rộng lãnh hải trên Biển Đông và hoành hành như bây giờ. Không có biển, sức mạnh của Trung Cộng giảm rất nhiều, ai cũng biết như vậy. Khi Mỹ tấn công Afghanistan, Al-Qaeda đã mất hầu hết các trại huấn luyện, các căn cứ hoạt động, kể cả Bộ Tư lệnh của họ tại đây. Hàng nghìn tay súng và nhiều thủ lĩnh Al-Qaeda đã bị tiêu diệt hoặc bắt giam. Hoạt động của Al-Qaeda và các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan đã giảm hẳn trong những năm gần đây. Bây giờ, khi Mỹ quyết định rút khỏi Afghanistan, và nếu Taliban chiếm được Afghanistan, thì Al-Qaeda lại có được căn cứ để hoạt động mạnh trở lại và biết đâu chỉ 5 năm nữa thôi, Mỹ lại đau đầu với những vụ khủng bố ngay trên đất Mỹ! Hiện tại Taliban hứa hẹn rằng sẽ không để cho bất cứ một tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan nào sử dụng đất nước Afghanistan để từ đó tấn công Mỹ và các nước phương Tây, rằng mục tiêu của họ chỉ là xây dựng một quốc gia Hồi giáo trên đất nước Afghanistan. Nhưng, tin lời Taliban thì có khác gì tin lời mấy ông Việt Cộng ngày xưa khi họ hứa hẹn nếu Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam thì hòa bình sẽ được thiết lập ở VN, VNCH và VNDCCH mạnh bên nào lo xây dựng quốc gia đó? Tất nhiên, nhiều người sẽ bảo không lẽ Mỹ cứ phải đổ tiền đổ của cho Nam Việt Nam hay Afghanistan mãi? Số phận của nước nào thì người dân nước đó phải tự lo. Nhưng trong thế giới toàn cầu, không có một quyết định nào ở khu vực này mà không ảnh hưởng liên đới đến những khu vực khác, một quyết định ở một quốc gia xa xôi như Nam Việt Nam hay Afghanistan nhiều năm sau lại quay ngược trở lại đe dọa đến sự bình yên của chính nước Mỹ và các nước dân chủ phương Tây, như chúng ta đã, đang và sẽ thấy. Những ngày này, trong khi người dân Afghanistan hoảng loạn, trong khi quân Taliban trên những chiếc xe cam-nhông, thậm chí trên xe máy, vác những khẩu súng to đùng trên vai, tiến chiếm các thành phố như vào chỗ không người, thì người Mỹ cùng với Nga, Trung Quốc, Pakistan và các nước, các tổ chức quốc tế đã bắt đầu đàm phán với đại diện của Taliban và chính phủ Afghanistan tại Doha, Qatar. Nhưng liệu có đạt được bất cứ thỏa thuận hòa bình nào khi Taliban cho rằng họ đang chiến thắng và sẽ đòi hỏi nhiều hơn, còn ưu tiên số một của người Mỹ là bảo đảm những công dân Mỹ được rút khỏi Afghanistan an toàn. Còn nguyện vọng của người dân Afghanistan có ai đếm xỉa đến? Không khác gì VNCH trước kia, với Hiệp định Paris… Những người Việt từ miền Nam nhìn tình cảnh Afghanistan và người dân Afghanistan bây giờ với cái nhìn ngậm ngùi thấu hiểu và nhớ lại những ngày cuối cùng của cuộc chiến VN 46 năm trước… Tuy nhiên, theo cảm nhận của người viết bài này, vẫn có những cái khác giữa tình huống của VNCH khi đó và Afghanistan bây giờ: 1. Cuộc chiến ở Afghanistan là một cuộc nội chiến giữa Taliban, một lực lượng chính trị-tôn giáo với chính phủ do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Còn VNCH và VNDCCH là 2 quốc gia riêng biệt, và khi quân đội Bắc Việt tiến chiếm miền Nam có nghĩa là một quốc gia xâm lược một quốc gia có chủ quyền, được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận. 2. Mỹ đã ở Afghanistan 20 năm, dài hơn gấp đôi thời gian ở Nam VN và khi rút lui, Mỹ tuyên bố vẫn tiếp tục viện trợ vũ khí quân sự, tài chính cho chính phủ Afghanistan chứ không phải như với VNCH. 3. VNCH đã cố gắng chiến đấu tới 2 năm sau khi quân Mỹ rút mới thất thủ, trong tình trạng nguồn viện trợ bị cắt giảm thê thảm năm 1974 rồi đầu năm 1975, cuối cùng phải "gãy súng" vì không còn đủ đạn dược, xăng dầu...trong khi quân đội Bắc Việt vẫn được trang bị và hậu thuẫn không giới hạn từ Liên Xô, Trung Cộng. Ngược lại ở Afghanistan, quân đội Mỹ và NATO mới rút đi chưa bao lâu mà chính phủ Afghanistan đã sắp thua đến nơi rồi. Liệu họ có giữ được cho tới ngày 31.8? Nhưng dù có những điểm khác nhau, vẫn có những điểm chung lớn nhất: 1. Số phận của những quốc gia nhược tiểu luôn luôn là những con chốt thí trên bàn cờ chính trị của các nước lớn. 2. Mỹ bao giờ cũng chỉ vì quyền lợi của nước Mỹ, và với Mỹ không có đồng minh mãi mãi cũng chẳng có kẻ thù vĩnh viễn. Điều mà ai cũng biết. 3. Số phận của người dân Afghanistan không biết có tệ hại hơn người dân miền Nam VN sau ngày 30.4.1975 theo nhiều nghĩa hay không, nhưng cả hai dân tộc chắc chắn sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn nếu không phải chịu thảm họa Taliban hay cộng sản. Điều cuối cùng chốt lại, mỗi dân tộc phải tự chiến đấu cho tương lai, cho số phận của chính mình. Không ai khác có thể làm thay điều đó. Liệu bài học này có được người Việt Nam hôm nay ghi nhớ? Song Chi  
......

Afghanistan đang bị "giải phóng" bởi Taliban

Timothy Trinh    Sau hai mươi năm Taliban bị quét sạch khỏi quyền lực, sự trở lại của chế độ tà ác của nó giờ đây dường như là điều không thể tránh khỏi, và cái gọi là chiến thắng của quân khủng bố Taliban sẽ phá hủy tất cả những điều tốt đẹp đã được xây dựng ở Afghanistan.   Vào hôm thứ Sáu (13.8.2021), Taliban đã chiếm các thủ phủ của 4 tỉnh lớn tại Afghanistan, thêm vào danh sách các thành phố lớn thứ hai Kandahar và thứ ba Herat đã bị sụp đổ một ngày trước đó.   Cho đến hôm nay, với sự ủng hộ mới nhất từ phía Trung Quốc, quân Taliban và 9 nhóm khủng bố đã đồng loạt tấn công và kiểm soát hơn hai phần ba đất nước Afghanistan, và chẳng bao lâu nữa, họ sẽ bao vây thủ đô Kabul.   Chiến thắng của Taliban sẽ đồng nghĩa với việc thanh lọc sắc tộc và tôn giáo, sự chấm dứt giáo dục đối với phụ nữ, tử hình đối với người đồng tính luyến ái, và nhiều sự phẫn nộ sẽ trút xuống đầu người dân của Afghanistan.   Trên thực tế, những vi phạm nhân quyền đã bắt đầu ở các tỉnh thành vừa bị Taliban chiếm đóng. Những người lính Afghanistan bị bắt đang bị Taliban hành quyết, thường dân bị tấn công và nhiều phụ nữ, ngay cả các bé gái 12 tuổi, đã bị ép kết hôn với các chiến binh Hồi giáo.   Dưới sự cai trị của Taliban, phụ nữ và trẻ em gái sẽ bị từ chối bởi hệ thống giáo dục, và những cá nhân hoặc cơ sở có ý tưởng hoặc thực hiện các chương trình giáo dục dành cho phụ nữ sẽ bị trừng phạt.   Quân khủng bố Taliban và Nhà nước Hồi giáo đã từng đặt bom gần trường trung học Sayed Ul-Shuhada ở thủ đô Kabul vào ngày 8 tháng 5, giết chết ít nhất 90 người và hơn 240 người khác bị thương.   Biết rõ Sayed Ul-Shuhada tổ chức các lớp học cho nam sinh vào buổi sáng và cho nữ sinh vào buổi chiều, quân khủng bố Taliban đã kích nổ quả bom gài trong xe ô tô và hai thiết bị nổ ngẫu hứng vào khoảng 4 giờ chiều, nhằm gây thương vong tối đa cho các nữ sinh vừa ra khỏi cổng trường và trên đường về nhà.   Đó là bằng chứng một sự khủng bố gây ra bởi Taliban, những kẻ chà đạp lên mọi quyền cơ bản kể cả quyền đi học của phụ nữ.   Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ Afghan đều khiếp sợ và phục tùng dưới áp lực dã man của Taliban.   Salima Mazari, một nữ thống đốc quận ở Afghanistan do nam giới thống trị, được báo The Guardian ca ngợi là người "đang tuyển dụng nam giới để chống lại Taliban".   "Taliban là những kẻ chà đạp nhân quyền", cô Mazari nói trong một video của hãng thông tấn AFP. "Phụ nữ sẽ bị cấm tham gia các cơ hội giáo dục."   Mazari sinh ra ở Iran vào năm 1980, sau khi gia đình cha mẹ của cô chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh của Liên Xô ở Afghanistan. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Tehran, cô đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau tại các trường đại học và Tổ chức Di cư Quốc tế, trước khi quyết định trở về lại đất nước mà cha mẹ cô đã rời bỏ nhiều thập kỷ trước.   “Điều đau khổ nhất khi trở thành người tị nạn là thiếu cảm giác về đất nước của mình”, cô nói. Salima Mazari, một nữ thống đốc quận ở Afghanistan   Mazari cũng là một thành viên của cộng đồng Hazara - hầu hết là người Hồi giáo dòng Shia, những người mà Taliban dòng Sunni coi là một giáo phái dị giáo. Nếu Taliban lên cầm quyền, thì cộng đồng Hồi giáo dòng Shia của cô sẽ bị thanh lọc.   Cô đã từng chấp nhận mọi giá cho sự lựa chọn trở về làm việc trên đất nước của mình, và bây giờ cô không có sự lựa chọn bỏ cuộc.   Một phụ nữ khác ở Afghanistan được thế giới biết đến, là một trong 8 người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao Giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế vào năm 2009.   Wazhma Frogh, một nhà hoạt động nhân quyền phụ nữ, đã đăng lên Twitter sáng hôm nay kêu gọi người Mỹ, Anh, châu Âu, và bất kỳ quốc gia nào trong số 40 quốc gia liên quan đến Afghanistan trong 20 năm qua, hãy nghĩ đến những thành quả đạt được.   "Lần đầu tiên hàng triệu trẻ em nữ sinh ở Afghanistan đã được đi học, hàng nghìn phụ nữ trẻ được vào trường đại học, hàng nghìn nữ bác sĩ và y tá", bà Frogh viết.   "Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy thùng phiếu, chúng tôi thấy các chiến dịch bầu cử, chúng tôi thấy phụ nữ trong quốc hội - tất nhiên là còn nhiều thiếu sót. Nhưng nền tảng cho một nền dân chủ mới bắt đầu hình thành. Thanh niên ủng hộ các chương trình nghị sự của họ, đặt câu hỏi với chính phủ và gây áp lực cho sự thay đổi."     "Vì vậy, đừng hỏi liệu nó có xứng đáng hay không - hãy hỏi làm thế nào chúng ta có thể duy trì nó?"   "Làm thế nào để chúng ta hỗ trợ một quá trình mà những thay đổi này trong xã hội Afghanistan có thể được duy trì và chúng ta không quay trở lại thời kỳ những năm 90 vì điều đó sẽ nhấn chìm tất cả chúng ta với nhau", bà Frogh kêu gọi./.   Người Đà Lạt Xưa  
......

Tập Cận Bình trọng Đảng hơn Kinh tế

Ngô Nhân Dụng Ở nước Mỹ, nếu cổ phiếu các công ty kỹ thuật hàng đầu như Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet, Facebook… lần lượt tụt giá trong mấy tháng rồi không ngóc đầu lên được, thì tất cả mọi người phải lo lắng. Những xí nghiệp thành công nhất cùng xuống thì cả nền kinh tế không hy vọng đứng vững. Ở Trung Quốc thì khác. Tập Cận Bình đã đánh phủ đầu các công ty Alibaba, Ant, Tencent, Didi, vân vân, những công ty kỹ thuật phát triển mạnh nhất nước và đang bành trướng thị trường ra khắp thế giới. Ai cũng thấy Đảng Cộng sản đang chặt chân chặt tay nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng Tập Cận Bình không quan tâm. Vì mối lo số một của Tập là bảo vệ địa vị độc quyền thống trị của Đảng. Kể từ tháng 11 năm 2020, Bắc Kinh đã đánh các công ty kỹ thuật sử dụng internet trong thương mại 50 lần. Cuối năm ngoái Tập bắt đầu ra tay, nhắm vào Ant Group, một chi nhánh của Alibaba. Alibaba do Mã Vân (Jack Ma) thành lập năm 1999, sau chuyến đi Mỹ, lần đầu tiên chứng kiến hiện tượng internet năm 1995. Alibaba đứng đầu về mua bán trên mạng (e-commerce), đã bành trướng sang các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, châu Phi, qua Mỹ và Âu châu. Ant Group (Mã Nghĩ Tập Đoàn 螞蟻集團) cung cấp các dịch vụ cho thị trường mua bán trên mạng, đặc biệt là việc trả tiền, thanh toán giữa các ngân hàng qua hệ thống tin học. Tháng 11, Ant chuẩn bị phát hành cổ phần lần đầu tiên (IPO) trên các thị trường chứng khoán Singapore, Hồng Kông và Thượng Hải, dự trù sẽ thâu $37 tỷ mỹ kim tiền vốn quốc tế. Bỗng nhiên, Bắc Kinh ra lệnh ngưng; rồi bắt buộc phải thay đổi cơ cấu và hoạt động để được Ngân Hàng Nhân Dân kiểm soát chặt chẽ hơn, như kiểm sóat các ngân hàng. Sau phát súng mở đầu trên, các công ty bị nhắm tiếp là Alibaba và Tencent, bị tra hỏi vì độc quyền quá mạnh. Mã Vân, bộ mặt của Alibaba phải lánh mặt trong ba tháng trời không ra trước công chúng, sau khi công ty bị phạt $2.8 tỷ mỹ kim. Trị giá sáu công ty kỹ thuật đứng hàng đầu ở Trung Quốc đã giảm 40%, mất $1,100 tỷ đô la. Giống như một công ty Apple tự nhiên biến mất! Tencent (Đằng Tấn, 腾讯) bị tố cáo là “đầu độc” giới trẻ bằng những trò chơi điện tử. Thành lập năm 1998, đây là công ty kỹ thuật đầu tiên ở Trung Quốc đã đạt được trị giá $500 tỷ mỹ kim, vào năm 2018. Tencent, được đánh giá là có “óc sáng tạo” bậc nhất thế giới, bao trùm nhiều lãnh vực, có gần 600 công ty nhỏ, ngoài trò chơi điện tử. Sau khi tờ báo Tin Kinh tế Hàng ngày của Tân Hoa Xã gán tội là bán “thuốc phiện tin học” để làm giầu, trị giá của Tencent giảm mất $100 tỷ đô la trong vòng 48 giờ. Gần đây nhất là vụ tấn công vào Didi Global, Tích Tích Xuất Hành (滴滴出行) (tích tích bắt chước tiếng xe chạy). Công ty này lúc ra đời năm 2012 lấy tên Tích Tích Đả Xa (Didi Dache - 嘀嘀打车) làm công việc đón khách thay taxi như Uber bên Mỹ. Trong một năm Tích Tích đã chiếm 55% thị trường gọi xe bằng điện thoại di động. Năm 2016 đã đánh bại và mua luôn công ty Uber ở Trung Quốc. Hơn một ngày sau khi Didi phát hành cổ phần lần đầu ở New York, thu vào $4.4 tỷ đô la vốn mới, Bắc Kinh tuyên bố mở cuộc điều tra. Vấn đề nêu ra là các dữ kiện cá nhân của 377 triệu hành khách được công ty dùng ra sao. Trị giá cổ phiếu giảm ngay 5%. Hai ngày sau, chính quyền ra lệnh các hãng điện thoại di động không cho phép Didi dùng để gọi xe nữa. Giá trị thị trường Didi mất thêm $22 tỷ, tụt 20 phần trăm. Nhưng nhân vụ này các công ty kỹ thuật cao đều bị vạ lây; vì giới đầu tư không biết ông Tập Cận Bình sẽ còn đánh ai khác! Trong cùng ngày, bốn công ty, Tencent, Alibaba, Meituan (Mỹ Đoàn, 美团) và Kuaishou (Khoái Thủ, 快手) đã bị mất tổng cộng $60 tỷ đô la! Trong năm nay, các công ty Trung Quốc bán cổ phần ở Mỹ đã thâu được $15 tỷ mỹ kim. Nhiều nhà đầu tư đã mất tiền. Ngoài ra, các công ty giao hàng qua điện thoại, giao thức ăn khách hàng đặt ở tiệm, đến ngành địa ốc hoạt động trên mạng, đều bị nhà nước hỏi thăm! Ngày 24 tháng Bảy, Tập Cận Bình tấn công đến các công ty “dạy học trên mạng” (online-education) đang phát triển nhanh nhất thế giới. nhắm vào các học sinh trung, tiểu học nhiều nhất. Từ nay, họ không được”kèm trẻ” với mục đích kinh doanh nữa, phải đóng vai giáo dục “bất vụ lợi.” Những công ty bên Trung Quốc bị tấn công đều nằm trong lãnh vực tin học, mạng lưới, theo gót các sáng kiến đã được thương mại hóa thành công ở Âu, Mỹ. Họ nằm trong nền kinh tế dịch vụ, không thuộc ngành sản xuất. Dịch vụ là một ngành mở cửa cho tương lai. Và họ đều là các cơ sở kinh doanh tư nhân. Đó là lý do chính khiến họ “lãnh búa” của đảng Cộng sản. Năm ngoái Tập Cận Bình đã đăng một bài trên tạp chí Cầu Thị (Qiushi, 求是) của đảng Cộng sản, cho biết ông đặt ưu tiên cho các ngành sản xuất, chế tạo, đại đa số là các doanh nghiệp nhà nước. Ông công nhận Trung Quốc sẽ “mã hóa” với tin học và trí khôn nhân tạo, nhưng “Chúng ta không quên rằng nền kinh tế thực, với các công nghiệp chế hóa, là căn bản không thể bỏ qua được.” Trung Cộng đang hỗ trợ các ngành chế tạo chất bán dẫn, pin điện dùng trong xe hơi, khí cụ viễn thông và máy bay, mong duổi kịp Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn. Nhưng trong quá trình phát triển kinh tế hai thế kỷ qua, các nước đều theo ba giai đoạn. Trước hết là kinh tế nông nghiệp, đốn rừng và khai mỏ phải nhường chỗ cho các nghề chế tạo hàng hóa bằng máy móc. Tiếp theo, các ngành dịch vụ sẽ càng ngày càng quan trọng, các công nghiệp chế tạo giảm bớt phần quan trọng. Các nước Âu Mỹ và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, vân vân, đã trải qua kinh nghiệm phát triển như vậy. Những công ty tin học không cần nhiều máy móc nặng nề và sử dụng nhiều công nhân như các công ty chế tạo, nhưng kiếm lời gấp bội. Công ty Facebook trị giá gấp 11 lần công ty Micron, mà chỉ dùng số nhân viên bằng một nửa. Công ty Ant Group giá trị gấp 20 lần công ty SMIC của chính phủ Trung Quốc, chuyên làm chất bán dẫn. Trung Cộng chỉ rút kinh nghiệm phát triển của chính họ. Khi kinh tế còn chỉ dựa vào nông nghiệp, nhà nước trợ cấp các xí nghiệp quốc doanh để mở mang công nghiệp. Một nền kinh tế vươn lên từ mức độ rất thấp thì người ta chứng kiến cảnh tiến bộ nhanh rất ngoạn mục. Nhưng Trung Cộng vẫn tiếp tục đổ tiền vào các công nghiệp chế tạo mặc dù hiệu quả giảm dần dân. Cho nên đã gây ra cảnh đầu tư thừa, vô ích, với các cơ xưởng, đường xá, phi trường không cần thiết và trong thực tế không dùng tới. Cứ tiếp tục chính sách này, Trung Cộng sẽ tiếp tục sản xuất trong khi trong nước không tiêu thụ hết, càng lệ thuộc vào thị trường quốc tế. Mà số tiền nợ của các công ty chất đống ngày càng cao, đe dọa cả hệ thống ngân hàng. Nhưng Tập Cận Bình suy nghĩ khác. Nền thương mại trên mạng càng phát triển, từ việc mua bán hàng đến việc gọi xe taxi, các hoạt động giải trí trên mạng, cho tới thanh toán tiền bạc trên mạng, vân vân, thì lãnh vực tư doanh này càng mạnh hơn. Họ sẽ ảnh hưởng trên người dân nhiều hơn. Phải làm cách nào chặn bớt thế lực của tư doanh thì mới bảo vệ được vai trò “lãnh đạo” của đảng Cộng sản! Những trận đánh vào Alibaba, Tencent, Ant Group, Didi, là những đòn phủ đầu để nhắc cho các doanh nhân nhớ rằng trên đầu họ còn có đảng Cộng sản. Ngay một đảng viên lâu đời như Mã Vân, đã lập chi bộ khắp công ty, cũng cần được nhắc nhở! Và cũng nhắc nhở luôn cả dân chúng Trung Quốc đừng quên lúc nào cũng có Đảng ngồi trên đầu mình! Trong lúc đánh tới tấp những doanh nghiệp kỹ thuật cao nhất nước, Tập Cận Bình vẫn tiếp tục bao cấp các doanh nghiệp nhà nước bằng tiền bạc, các ưu quyền và các biện pháp bảo vệ thị trường ngăn chặn hàng ngoại quốc. Mục tiêu vẫn là bảo vệ quyền lợi của các cán bộ, đảng viên Một điều hài hước là trong khi lo chống lại sự bành trướng của Trung Cộng trên thế giới, nhiều người lãnh đạo Mỹ cũng bỏ mất các quy tắc của nền kinh tế tư bản, tự do, bắt đầu áp dụng một số chính sách kinh tế chỉ huy! Ba bốn năm trước, chính phủ Mỹ đã đánh thuế nặng trên hàng nhập cảng, kể cả hàng từ các nước đồng minh, tính toán rằng sẽ nhờ thế giảm bớt thâm thủng mậu dịch. Kết quả là bây giờ số thâm thủng càng cao hơn! Chính phủ bây giờ sẽ trợ cấp các nhà sản xuất trong nước, từ chất bán dẫn tới pin điện cho xe hơi, lấy lý do cần bớt lệ thuộc vào hàng nước ngoài, một mối lo phát sinh vì bệnh dịch Covid-19! Chưa biết hậu quả của chính sách này ra sao. Có điều may mắn, là việc phân bố tài nguyên trong nền kinh tế Mỹ vẫn còn nằm trong tay tư nhân, qua các thị trường chứng khoán và hệ thống tài chánh tư. Trung Cộng thì ngược lại, đảng Cộng sản nắm tất cả các nguồn vốn, lại còn ngăn cản tư nhân khi họ gây vốn từ nước ngoài. Tương lai kinh tế Trung Quốc sẽ lãnh hậu quả!
......

Afghanistan sẽ không ‘rụng’ như Việt Nam Cộng Hòa

Một người đứng ở biên giới trên phần đất Afghanistan, cầm cờ Taliban. Ngô Nhân Dụng Mỹ rút quân khỏi Afghanistan sẽ để lại một khoảng trống lớn; có thể tạo cơ hội cho Cộng sản Trung Quốc lấp vào. Afghanistan nằm giữa nhiều khúc chiến lược trong kế hoạch “Một Vòng Đai, Một Con Đường” của Tập Cận Bình. Trên “Vòng Đai” phía Bắc Hy Mã Lạp Sơn, năm 2019 Trung Cộng đã tổ chức thao diễn quân sự với ba nước Trung Á, Kyrgyzstan, Uzbekistan, và Tajikistan. Afghanistan có 1,356 km biên giới với Tajikistan, nơi Trung Cộng đang chiếm ảnh hưởng thay Nga; đã bán các loại vụ khí cho Tajikistan, và được đóng quân ở nhiều nơi. Trung Cộng đã lập ra Cơ cấu Hợp tác Bốn Nước Chống Khủng Bố (QCCM) với Afghanistan, Pakistan và Tajikistan –không có Nga. Phía Nam, trên “Con Đường Tơ Lụa trên Biển,” Trung Cộng đang xây dựng hải cảng Gwadar trong tỉnh Balochistan, Pakistan, để nối liền với Sri Lanka, nơi một hải cảng đã được nhường cho Bắc Kinh làm chủ. Chính phủ Sri Lanka mới phát hành một đồng tiền kim loại đánh dấu 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc! Gwadar có xa lộ, đầu tư hơn $60 tỷ mỹ kim, nối liền đến thành phố Kashgar (Khách Thập 喀什) trong tỉnh Tân Cương; nằm trong “Hành lang Kinh tế” liên kết Trung Quốc và Pakistan. Nếu vào Afghanistan thay thế Mỹ, Trung Cộng không những nối liền Con Đường với Vòng Đai mà còn dựng nên một liên minh bao vây phía Bắc và phía Nam nước Ấn Độ, đối nghịch từ 1960 đến nay. Nhưng Trung Cộng không tỏ ra vui mừng với vụ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, mà còn than phiền sao Mỹ ra đi nhanh quá! Phát ngôn viên ngoại giao Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian, 赵立坚) mới nói rằng chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm về hòa bình ở Afghanistan, và phải ngăn không cho khủng bố lan rộng! Tại sao Trung Cộng than phiền? Vì sau khi phe Taliban có thể lật đổ chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani do Mỹ ủng hộ trong vòng một năm, nhóm Taliban toàn thắng, các phong trào Hồi Giáo khác trong khắp cả vùng Trung Á sẽ phấn khởi. Dân Uyghurs ở Tân Cương sẽ quyết tâm hơn trong công cuộc chống “chính sách diệt chủng” của Trung Cộng. Taliban không thể trực tiếp tiếp tế vũ khí và huấn luyện dân Uyghurs vì Afghanistan và tỉnh Tân Cương Trung Quốc chỉ có một biên giới dài 90km nằm trong Hành Lang Walkan, một vùng núi hiểm trở với độ cao trung bình 5000 mét. Nhưng trong cả vùng chung quanh, một phong trào Hồi Giáo đang bùng lên; họ sẽ dùng Afghanistan làm cứ điểm tập trung các lực lượng và hoạt động hỗ trợ người Uyghurs. Trung Cộng không muốn quân Taliban toàn thắng. Nhưng nếu nội chiến bùng trở lại ở Afghanistan thì những lực lượng Hồi Giáo Cực đoan khác, từ al Qaeda đến IS (Quốc gia Hồi Giáo) sẽ có cơ hội hoạt động mạnh hơn. Cả hai đều hoạt động ngoài cương thổ các quốc gia. Trong 20 năm qua từ khi quân Mỹ lật đổ chính quyền Taliban, Trung Cộng vẫn tuyên bố không đứng về phe nào tại Afghanistan; đã tổ chức những cuộc gặp gỡ hòa giải giữa hai phe. Trung Cộng vẫn viện trợ quân sự cho chính phủ ở thủ đô Kabul, $90 triệu đô la; lại vừa đề cử một đặc sứ mới. Trong tuần trước Ngoại trưởng Vương Nghị đã gặp Ngoại trưởng Mohammad Haneef Atmar tại thủ đô Tajikistan. Trung Cộng còn một nước cờ khác là vận động chính phủ Pakistan gây ảnh hưởng trên chính quyền Taliban nếu nhóm này toàn thắng. Trung Cộng với Pakistan vẫn là đồng minh lâu đời trong cuộc đối đầu với Ấn Độ. Tình báo quân đội Pakistan đỡ đầu thành lập nhóm Taliban từ năm 1994. Quân Taliban vẫn mua vũ khí qua biên giới Pakistan và chạy sang đó dưỡng sức khi bị quân chính phủ đánh đuổi. Nhưng quân Mỹ rút đi sẽ thay đổi cả bàn cờ, ảnh hưởng trên Pakistan. Trong nước Pakistan cũng có một lực lượng mang cùng tên Taliban, Tehreek-e-Taliban Pakistan (TTP), giúp đỡ nhau qua liên hệ bộ lạc. Năm 2015 nhóm TTP đã chạy qua Afghanistan khi bị quân đội Pakistan tấn công. Hiện nay có khoảng 5,000 quân TTP đang ở Afghanistan; từ năm 2018 đã thống nhất dưới quyền chỉ huy của lãnh tụ Noor Wali Mehsud. Họ đã tổ chức các cuộc tấn công vào vùng Waziristan của Pakistan, tống tiền các thương gia, bắt cóc người đòi tiền chuộc. Gần đây quân TTP còn tiến về phía Nam Waziristan, đi tuần tiễu và thu thuế, coi thường quân chính phủ. TTP còn tiến xa hơn đến cả tỉnh Balochistan, nơi có hải cảng Gwadar nằm trên bở Biển Á Rập mà Trung Cộng đang xây dựng. Trong tỉnh Balochistan, một phong trào đòi ly khai đang nổi dậy chống chính quyền Pakistan do TTP huấn luyện. Họ đang tấn công các đơn vị quân đội bằng mìn và bom do nhóm TTP cung cấp. Bốn nhóm quân nổi dậy ở Balochistan đang hợp nhất lực lượng và tất cả đều chống đối các công trường xây cất của Trung Cộng ở cảng Gwadar cũng như các nơi khác trong tỉnh này. Nếu Taliban cướp được chính quyền ở Afghanistan, nhóm TTP, cùng mang tên Taliban, sẽ có nơi trú ẩn an toàn, càng hăng hái tăng cường các hoạt động chống chính phủ Pakistan. Các nhóm nổi dậy ở Balochistan sẽ được tiếp sức mạnh hơn. Pakistan đang lo lắng, không muốn nhóm Taliban chiếm trọn chính quyền ở Kabul! Họ sẽ thấy khó sống giữa hai quốc gia đều không thân thiện, Ấn Độ và Afghanistan. Các sử gia đã gọi Afghanistan là mồ chôn các đế quốc. Ba Tư, Ấn Độ, Mông Cổ, Anh, Liên Xô đã tới xứ này rồi cũng ra đi hết. Nước Mỹ tấn công Afghanistan năm 2001 để truy lùng Osama bin Laden, lãnh tụ al Qaeda chủ mưu trong vụ 9-11 làm chết gần ba ngàn người Mỹ ở New York. Nhóm al Qaeda chạy thoát, Mỹ chưa bắt được bin Laden lúc đó, lưu quân ở lại và giúp lập nên một chế độ dân chủ. Sau 20 năm, tiêu tốn $2 ngàn tỷ đô la và 2,448 người Mỹ tử nạn, quân Taliban không tan rã mà ngày càng mạnh hơn. Trong mấy năm gần đây, quân Mỹ ở Afghanistan giảm xuống mức tối thiểu, số binh sĩ thương vong không đáng kể. Khác với thời chiến tranh Việt Nam, không có một phong trào phản chiến ở Mỹ đòi rút quân về nước. Tổng thống Donald Trump, với chủ trương rút bớt quân Mỹ ở khắp thế giới, đã bắt đầu cuộc thương thuyết với Taliban. Tổng thống Joe Biden tiếp tục chính sách đó, sẽ đưa hết quân Mỹ về đúng 20 năm sau vụ khủng bố ở New York. Sau khi tuyên bố rút quân, ông Joe Biden tiếp Tổng thống Afghanistan ở Tòa Bạch Ốc vẫn hứa hẹn sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Kabul. Nhưng nước Mỹ sẽ hỗ trợ bằng cách nào? Hiện chưa có tín hiệu nào rõ rệt. Quân Mỹ rút rất nhanh, giữa tháng Bảy đã hoàn tất 95%, chỉ còn 650 binh sĩ bảo vệ tòa đại sứ. Ngày Chủ Nhật vừa qua Tướng Frank McKenzie, chỉ huy quân đội Mỹ trong cả vùng Trung Đông và Nam Á châu, đã gặp Tổng thống Ashraf Ghani ở Kabul. Ông tuyên bố Không quân Mỹ sẽ giúp Không quân Afghanistan, như họ mới đánh bom để bảo vệ Kandahar, thành phố lớn thứ nhì trong nước với 600 ngàn dân, và là nơi thành lập nên nhóm Taliban. Mỹ sẽ giúp huấn luyện phi công Afghanistan, các máy bay của họ sẽ được đưa qua các nước khác để bảo trì. Công tác này sẽ tiếp tục sau khi quân Mỹ triệt thoái. Tướng Frank McKenzie còn nói máy bay Mỹ cất cánh từ các nước chung quanh sẽ tiếp tục đánh bom các địa điểm tập trung quân khủng bố ở Afghanistan, ông nêu tên al Qaeda và ISIS, và “những nhóm khác.” Chính sách này khá linh động, đủ cho Không quân Mỹ được can thiệp vào Afghanistan sau này. Đây có thể là một thỏa hiệp giữa ông Biden và các tướng lãnh mà phần lớn không muốn Mỹ rút hoàn toàn ra khỏi Afghanistan. Việc hỗ trợ có giới hạn đó có thể giúp chính phủ Ashraf Ghani đứng vững được lâu hơn. Nhưng một yếu tố quan trọng nhất là người dân và xã hội Afghanistan đã thay đổi trong 20 năm qua. Họ có thể tạo nên một sức đề kháng chống chế độ độc tài cực đoan của Taliban. Nhiều phim video cho thấy cảnh quân Taliban chiếm được các thành phố đã hành quyết những tù binh hoặc người tình nghi cộng tác với chính phủ. Trong khi đó Trung Cộng và Pakistan đều không muốn quân Taliban toàn thắng. Iran, một nước theo phái Shi A Hồi Giáo cũng không muốn thấy một chính phủ phái Sun Ni cực đoan làm chủ nước láng giềng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng gửi quân sang lo phòng thủ phi trường Kabul thay cho quân Mỹ. Các mặt trận quân sự, ngoại giao còn tiếp diễn. Afghanistan sẽ không “rụng” một cách đơn giản như Việt Nam Cộng Hòa sau khi quân Mỹ rút và cắt hết viện trợ! Ngô Nhân Dụng  
......

Mỹ: Chủ quyền ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc ở Biển Đông vô căn cứ

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược (IISS) ở Singapore ngày 27 Tháng Bảy, 2021. (Hình: Roslan Rahman/AFP/Getty Images) Người Việt| SINGAPORE (NV) – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu hôm Thứ Ba 27/7 là tuyên bố chủ quyền “Lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông là vô căn cứ theo luật quốc tế. “Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông là vô căn cứ theo luật quốc tế. Sự cả quyết đó chà đạp chủ quyền của các nước ở khu vực.” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Viện nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IISS) tại Singapore hôm Thứ Ba 27 Tháng Bảy trên chặng đầu tiên thăm viếng Singapore, Việt Nam và Phi Luật Tân. Trước tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh mà các nước nhỏ ở khu vực ASEAN không thể đối phó, ông Austin nói rằng “Chúng tôi tiếp tục hậu thuẫn cho các nước ven Biển Đông duy trì quyền của họ theo luật lệ quốc tế. Đồng thời chúng tôi vẫn tôn trọng các cam kết đã ký với Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku và với Phi Luật Tân đối với Biển Đông.” Theo nhận định của thông tấn AFP, chính quyền của Tổng thống Joe Biden gửi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới khu vực ASEAN động viên đồng minh đang là bức tường thành ngăn chặn Trung Quốc. Hãng tin này cho rằng chính sách thời Tổng thống Trump nhiều bất định, khó lường (các nước khu vực có thái độ dè dặt với Mỹ) nên ông Biden muốn nối lại mối quan hệ. Dịp này, ông Austin cảnh cáo nước Mỹ “không nao núng khi lợi ích của mình bị đe dọa.” Dù vậy, ông cho hay nước Mỹ “không muốn đối đầu” với Trung Quốc. “Tôi cam đoan theo đuổi một mối quan hệ xây dựng, ổn định với Trung Quốc, gồm cả việc trao đổi thông tin chặt chẽ hơn về quản lý khủng hoảng với quân đội Trung Quốc,” ông nói. Bắc Kinh đã ngang ngược bồi đắp các bãi đá ngầm ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo khồng lồ rồi đưa đến đó các trang bị quân sự tối tân, bất chấp họ đã cam kết với các nước ASEAN giữ nguyên trạng các tranh chấp. Bắc Kinh tập trận liền liền trên Biển Đông, phô trương sức mạnh quân sự, vừa đe dọa các nước nhỏ phía Nam, vừa biểu diễn cho Mỹ thấy họ cũng dữ tợn, chứ không sợ gì cường quốc nào. Trên tài khoản Twitter, ông Austin viết giải thích về chiến lược mới của Mỹ “răn đe tổng hợp” (Integrated deterrence) mà ông đề cập trong buổi nói chuyện ở viện nghiên cứu IISS rằng ông sẽ “hợp tác với các đối tác để chống lại các sự chèn ép và đe dọa qua mọi hình thái xung đột khác nhau, gồm cả “vùng xám” (tức khó phân biệt) làm cho các quyền và đời sống của người dân Đông Nam Á bị đè nén. Hai hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Roosevelt tập trận trên Biển Đông ngày 9/2/2021. Ảnh: US Navy  Lời tuyên bố của ông Austin ở Singapore lập lại những gì Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo của chính phủ tiền nhiệm Donald Trump từng xác định năm ngoái. Ngày 14 Tháng Bảy 2020, ông Pompeo viết trong bản tuyên bố “Đường Lưỡi bò của Trung Quốc là vô giá trị” và “Thế giới không cho phép Trung Quốc coi Biển Đông như một phần của đế quốc Trung Hoa… Chúng tôi đứng cùng với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á bảo vệ chủ quyền đối với các tài nguyên thiên nhiên theo đúng luật lệ quốc tế. Chúng tôi hợp cùng với cộng đồng quốc tế bảo vệ quyền tự do trên biển, tôn trọng chủ quyền cũng như bác bỏ bất cứ áp đặt nào ‘sức mạnh tạo ra quyền’ trên Biển Đông…” Khi nói chuyện ở Singapore hôm Thứ Ba 27 Tháng Bảy 2021, ông Austin nói rằng “Chúng tôi đang hành động để bảo đảm rằng các đồng minh và đối tác của chúng tôi có khả năng và sức mạnh cũng như các thông tin họ cần thiết.” Bình luận về chuyến thăm 3 nước ASEAN đang diễn ra của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bắc Kinh cho tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời một phân tích gia ở Viện Nghiên cứu Biển Đông phỏng định Ngũ Giác Đài muốn vận động cả Hà Nội và Manila để Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự và các cơ sở hải quân liên quan đến Biển Đông. Nguồn: Người Việt  
......

Học thuyết Trung Quốc mới của Biden

The Economist, Lời bình luận về bài viết trên The Economist của TS. Vũ Quang Việt: Dù Mỹ muốn hay không muốn, TQ sẽ có nền kinh tế lớn nhất thế giới và nó đã là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của gần gấp đôi số quốc gia so với Mỹ. Hiện nay GDP của TQ là 16,6 ngàn tỷ so với Mỹ là 21,5 tỷ, đứng thứ hai thế giới. Mà tỷ lệ để dành của TQ là 50% GDP, nhưng đầu tư chiếm 43% GDP, tức là nhà nước TQ có thể sử dụng một khối lượng khá lớn tiền dư thừa hơn 1 ngàn tỷ này để cho vay hàng năm. Tính đến 2017, TQ cho các nước vay 5 ngàn tỷ USD (trong đó có hơn 1 ngàn tỷ cho Mỹ vay qua việc mua công trái). Còn World Bank cho các nước đang phát triển vay tính đến 2019 là 1,6 ngàn tỷ USD. Trừ trường hợp TQ bị khủng hoảng kinh tế tài chính mạnh hoặc xã hội rối loạn, TQ sẽ tiếp tục là một lực lượng đáng kể về mọi mặt và là một lực lượng đi lên so với Mỹ, một lực lượng mà nhiều nước kể cả ở châu Âu coi là đi xuống, đặc biệt là mất đoàn kết quốc gia. Mỹ càng mất đoàn kết quốc gia thì các nước khác càng tránh cam kết với Mỹ. Tập Cận Binh biết rõ điều này, nên anh ta sẽ mua chuộc (qua cho vay), hoặc đe dọa và và có những hành động áp đặt các nước nhưng tránh chiến tranh. Đây là vấn đề làm chúng ta suy nghĩ, nhất là VN. VN không thể tránh đối phó với TQ, nhưng đối phó thế nào? ***** Học thuyết Trung Quốc mới của Biden Chủ nghĩa bảo hộ và luận điệu kiểu “Ta hoặc Họ” sẽ gây tổn thương cho nước Mỹ và làm mất lòng các đồng minh Kẻ lạc quan từ lâu đã hy vọng việc đón nhận Trung Quốc vào kinh tế toàn cầu sẽ khiến nước này trở thành một “bên liên quan có trách nhiệm,” và tiến tới cải cách chính trị. Trên cương vị tổng thống, Donald Trump chê bai đường hướng đó là yếu kém. Giờ đây, Joe Biden đang chuyển đổi cuộc ném bom kiểu Trumpian thành một học thuyết mới nhằm đẩy Hoa kỳ chống lại Trung Quốc, một cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống chính trị đối nghịch, mà theo Biden, chỉ có thể có một bên chiến thắng. Trump và Biden, cả hai đã nối nhau phá vỡ tan tành chính sách đối ngoại của Mỹ từ 5 thập kỷ, kể từ lúc Richard Nixon tới Trung Quốc. Học thuyết của Biden và phe nhóm đã dựa trên tin tưởng là: “Trung Quốc ít quan tâm đến chung sống, và chỉ chú tâm nhiều tới thống trị.” Từ đó, chính sách của Mỹ là phải dập tắt mọi tham vọng của nước Tầu. Hoa kỳ sẽ làm việc với Trung Quốc trong các lĩnh vực có lợi ích chung, như biến đổi khí hậu, nhưng chống lại tham vọng của Tầu ở mọi nơi khác. Điều đó có nghĩa là Hoa kỳ phải xây dựng sức mạnh nội địa, và hợp tác với đồng minh bên ngoài, để tăng cường sức mạnh kinh tế, công nghệ, ngoại giao, quân sự và đạo đức. Nhiều điều trong học thuyết mới của Biden có ý nghĩa. Nhưng sự lạc quan về đụng độ đấu tranh, thực tế đã sụp đổ dưới sức mạnh của Trung Quốc. Dưới lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã lập trại đóng quân ở Biển Đông, áp chế đảng trị trên Hồng Kông, đe dọa Đài Loan, giao tranh với Ấn Độ và cố gắng loại trừ mọi giá trị phương Tây khỏi các định chế quốc tế. Nhiều nước tỏ ra lo lắng trước chính sách ngoại giao kiểu cách “chiến binh sói” (wolf warrior) của nước Tầu. Nhưng nội dung của học thuyết Biden còn nhiều điều thật đáng lo ngại, sợ nhất là sẽ không hữu hiệu. Vấn đề đầu tiên, là kiểu cách xác định hiểm họa của Biden. Vì chính trị ở Washington đang vỡ lở, Biden như cảm thấy cần phải có hỗ trợ của tinh thần Trân Châu Cảng để khơi dậy ý thức về mục tiêu quốc gia. Đó là một tính toán nhầm lẫn. Quả thật là đảng Cộng hòa nhảy vào tấn công bất cứ điều gì mà họ cho là mềm mỏng với Trung Quốc (mặc dù mỗi lần nói bầu cử tổng thống bị đánh cắp là họ đã xử dụng kiểu cách tuyên truyền của người Tầu.) Song, không chắc đảng Cộng hòa sẽ bắt đầu ủng hộ chương trình nghị sự nội địa của Biden, chỉ vì nó được khắc dấu hai chữ “Trung Quốc” trên trang bìa. Tệ hơn nữa, càng sử dụng những lời lẽ cứng rắn để kích động dân Mỹ, thì Biden càng khó thực hiện được mục tiêu khích lệ các đồng minh, và các cường quốc mới nổi như Ấn Độ và Indonesia. Bằng cách đóng khung mối quan hệ như một cuộc thi có tổng số bằng không, Biden đang giới thiệu cho mọi người, một cuộc đấu tranh phân biệt đen trắng kiểu Manichean giữa dân chủ và độc tài chuyên quyền, thay vì tìm kiếm sự tương đồng để cùng tồn tại. Trời đất hỡi, về điểm này, Biden đang đánh giá quá cao ảnh hưởng của Hoa kỳ, và lượng định thật thấp mức độ mà các đồng minh sẽ chịu thua thiệt khi quay lưng lại với Trung Quốc. Bằng nhiều phương cách đo lường kinh tế, Trung Quốc sẽ trở thành một thế lực thống trị, bất chấp Hoa kỳ có làm gì đi chăng nữa. Trung quốc sẽ có nền kinh tế lớn nhất thế giới, và nước Tầu đã là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của nhiều quốc gia, gần gấp đôi so với Mỹ. Đức và những cường quốc xuất khẩu của châu Âu đều nhắm duy trì các liên kết thương mại với Trung Quốc ngay cả khi các liên kết chính trị bị khóa chặt. Ở Đông Nam Á, nhiều quốc gia trông cậy vào Mỹ vì an ninh quốc gia và dựa dẫm vào Trung Quốc vì sự thịnh vượng của chính đất nước họ. Và nếu buộc phải lựa chọn giữa một trong hai siêu cường, một số nước có thể chọn Trung Quốc. Thay vì áp đặt một quyết định trên các quốc gia khác như hiện nay, Joe Biden cần phải học cách thu phục họ. Và cơ hội tốt nhất cho đương kim Tổng thống Mỹ là chứng minh Hoa kỳ có thể phát triển mạnh ở nội địa, và là đầu tàu của một nền kinh tế mở và thành công ở thế giới. Đây là những chi tiết chứng tỏ lịch trình của Biden đang tạo ra nhiều vấn đề rắm rối. Thay vì xây dựng thế mạnh của Mỹ trong tư cách nhà vô địch của qui chuẩn toàn cầu, chính quyền Biden lại sử dụng mối đe dọa Trung Quốc để hỗ trợ chương trình nghị sự nội địa của chính mình. Học thuyết Biden toàn là chính sách công nghiệp, sự can thiệp của chính phủ, thiết chế và kiểm soát. Nó không tạo được hào hứng như sự phân tách đường hướng mà Trung Quốc đang theo đuổi. Để hiểu rõ sự thể này sẽ dẫn đến hậu quả gì, hãy xem báo cáo của chính quyền về bốn chuỗi cung ứng quan trọng cho chất bán dẫn, pin, đất hiếm, và các thành phần dược phẩm quan trọng đã được công bố tháng trước. Báo cáo không những chỉ viện dẫn an ninh quốc gia cho sự can thiệp của chính phủ vào các ngành này, mà còn bao gồm những vấn đề đại diện công đoàn, công bằng xã hội, và khá nhiều thứ khác. Nhiều báo cáo tương tự sẽ được phổ biến tiếp kế. Nếu đây là một hướng dẫn, Joe Biden đang đề xuất sử dụng mọi khoản trợ cấp và quy định, để đảm bảo cho công ăn việc làm và sản xuất được nằm chặt trong biên giới của Hoa kỳ. Tất nhiên, kế hoạch của Biden cần có sự hoán đổi. Mục tiêu của cuộc tấn công của Tổng thống Hoa kỳ vào Trung Quốc là việc nước này lạm dụng nhân quyền, đặc biệt là đối với người Duy Ngô Nhĩ, phải bị bắt giữ và cưỡng bức lao động ở Tân Cương. Trọng tâm trong chính sách của Biden về biến đổi khí hậu là chuyển sang năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, cả hai đều vướng mắc, ít nhất là trong ngắn hạn. Bởi lẽ Tân Cương là nguồn gốc của 45% silicon được sử dụng để sản xuất điện mặt trời. Vấn đề cơ bản hơn là chủ nghĩa bảo hộ mềm của học thuyết Trung Quốc. Điều này có lợi cho các công ty đương nhiệm so với các đối thủ cạnh tranh, và nhiều khả năng làm suy giảm hơn là làm tăng giá trị của nền kinh tế. Chương trình thám hiểm mặt trăng mới được ủng hộ, được phổ biến, phần lớn là một cách để chứng tỏ Hoa kỳ có thế ưu việt hơn Trung Quốc. Tuy nhiên, nó sôi động tới mức độ cho phép cả loạt cạnh tranh mà trong đó các công ty tư nhân như SpaceX và Blue Origin có thể tỏa sáng. Vấn đề thứ ba là học thuyết của Biden sẽ khiến các đồng minh của Mỹ cảnh giác hơn nữa. Nếu mục đích của việc cắt đứt quan hệ với Trung Quốc chỉ là cách để kiến tạo công ăn việc làm tốt cho công đoàn Mỹ, các đồng minh sẽ tự hỏi: thế mình sẽ được gì trong chính sách đó. Kế sách của Joe Biden là một cơ hội bị bỏ lỡ. Nếu muốn ngăn chặn Trung Quốc xây dựng một trật tự toàn cầu theo hình ảnh của họ, thì Hoa kỳ nên tích cực bảo vệ đường hướng toàn cầu hóa luôn phục vụ tốt cho nước Mỹ. Trọng tâm chính của cung cách tiếp cận đó là thương mại và hệ thống đa phương, thể hiện tin tưởng sự cởi mở và ý tưởng tự do sẽ tạo ra lợi thế trong đổi mới. Nếu thực sự muốn chống lại Trung Quốc ở châu Á, Hoa kỳ sẽ phải tham gia thỏa thuận thương mại toàn châu Á đã ký vào năm 2016. Điều đó hiện rất khó xảy ra, nhưng Hoa thạnh Đốn vẫn có thể tìm kiếm các thỏa thuận mới về môi trường và thương mại kỹ thuật số. Nước Mỹ cũng nên bỏ tiền, và tạo ra những ý tưởng mới để củng cố trật tự phương Tây, chẳng hạn như chương trình vắc-xin cho các đại dịch trong tương lai, hệ thống thanh toán kỹ thuật số, an ninh mạng, và một kế hoạch cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Bắc kinh. Thay vì sao chép chủ nghĩa công nghệ-dân tộc của Trung Quốc, một nước Mỹ tự tin hơn nên xác quyết những gì đã khiến phương Tây trở nên mạnh mẽ. The Economist, Jul 17th 2021 Bản gốc: https://www.economist.com/…/17/bidens-new-china-doctrine Vũ Văn Lê dịch Nguồn: https://m.facebook.com/usvietnamcenter/posts/536715804444727  
......

Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?

The Economist - Phan Nguyên biên dịch/ Nghiên Cứu Quốc Tế Nguồn: “The Cuban government cracks down on protesters” – The Economist, 13/07/2021. Biên dịch: Phan Nguyên Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: Tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến Covid-19. Trong một màn thể hiện sự bất mãn chưa từng thấy trên hòn đảo cộng sản, có lẽ trong suốt sáu thập niên qua, người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa diễu hành, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài.” Đến ngày hôm sau, đường phố yên tĩnh hơn khi cảnh sát đi từng nhà, vây bắt những người biểu tình. Cảnh sát chống bạo động tỏa ra khắp các thành phố, các sĩ quan mặc thường phục xuống đường và những đám đông ủng hộ chính phủ mang theo hình ảnh của Fidel Castro được huy động để hô vang các khẩu hiệu ủng hộ cách mạng và vẫy cờ Cuba. Miguel Díaz-Canel, chủ tịch nước và bí thư thứ nhất của Đảng Cộng Sản, xuất hiện trên truyền hình tuyên bố rằng, “Cuba thuộc về những người cách mạng.” Ít nhất 150 người đã mất tích. Có tin đồn các thanh niên trẻ đang bị ép phải nhập ngũ. Câu hỏi lớn hiện nay là các cuộc biểu tình có thể duy trì được bao lâu. Những ngày tới sẽ cho thấy liệu nỗ lực của chế độ nhằm dập tắt bất kỳ dấu hiệu bất đồng chính kiến ​​nào có tiếp tục hiệu quả hay không. Chính phủ có rất ít vốn liếng để mua được sự ổn định xã hội. Cuba đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 và sự sụt giảm nghiêm trọng của ngành du lịch, vốn là ngành mà nước này phụ thuộc rất nhiều. Việc thiếu ngoại tệ để mua hàng nhập khẩu đã dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và mất điện trầm trọng. Dưới thời chính quyền Donald Trump, Hoa Kỳ đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt chống Cuba. Những điều này đã làm gia tăng các rắc rối kinh tế cho hòn đảo. Sự miễn cưỡng của Cuba trong việc mua vắc xin nước ngoài, vừa do tư duy tự cung tự cấp, vừa do thiếu ngoại tệ, khiến chỉ có 16% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Các loại vắc xin trong nước đang được phát triển nhưng vẫn chưa được triển khai trên toàn quốc (trong khi đó, các hiệu thuốc còn thiếu cả những thứ cơ bản như aspirin). Trong khi du lịch đã hoạt động trở lại ở các quốc gia lân cận nơi Covid đã lắng xuống, chẳng hạn như Jamaica và Cộng hòa Dominica, làn sóng ca nhiễm và tử vong vẫn tăng ở Cuba. Trong một video được đăng lên Facebook, Lisveilys Echenique, sống ở thành phố Ciego de Ávila, mô tả cách anh trai cô trải qua 11 ngày chiến đấu với bệnh Covid-19 mà không được điều trị gì vì không có giường bệnh và thuốc men. Sau khi chết, thi hài của anh vẫn nằm ở nhà cô trong 7 giờ trước khi xe cấp cứu đến. Nền kinh tế Cuba gần như sụp đổ vào đầu những năm 1990, sau khi Liên Xô tan rã khiến viện trợ nước ngoài đột ngột chấm dứt. Lúc đó cũng nổ ra những cuộc biểu tình của người dân nhưng nhanh chóng bị giải tán. Nhưng người dân Cuba hiện đã có quyền truy cập Internet và rất thành thạo trong việc sử dụng nó để tập hợp cùng nhau. Các video về bạo lực cảnh sát và việc bắt giữ tùy tiện đã được lan truyền nhanh chóng trong những ngày gần đây. Vào một thời điểm trong chiều ngày 11 tháng 7, khi các cuộc biểu tình lên đến đỉnh điểm, các nhà chức trách đã ra lệnh chặn Internet. Nhưng trong khi chính phủ muốn tắt Internet, họ cũng không thể thực hiện được nó lâu bởi phí truy cập Internet cắt cổ do một công ty viễn thông nhà nước độc quyền là một nguồn thu ngoại tệ chính yếu. Internet cũng là kênh quan trọng để người Cuba ở nước ngoài chuyển tiền về nước. Emilio Morales làm việc tại Tập đoàn Tư vấn Havana ở Miami ước tính kiều hối mang lại cho chính phủ 80 triệu đô la mỗi tháng. José Jasán Nieves Cárdenas, biên tập viên của tờ El Toque, một tạp chí Cuba độc lập, nói: “Chính phủ đã tự đóng cửa như một con hàu. Thay vì thừa nhận rằng là họ phải bước ra ngoài và thiết lập đối thoại với người dân, họ đã chọn sự đàn áp.” Hơi cay và đạn cao su đã được sử dụng để chống lại đám đông, mặc dù trong một số trường hợp, các nhân viên an ninh bị áp đảo bởi người biểu tình, khiến họ phải rút lui. Khi tình hình leo thang, xe cảnh sát bị lật và một số cửa hàng kinh doanh ngoại hối đã bị cướp phá. Trong một bài phát biểu vào ngày 12 tháng 7, ông Díaz-Canel [chủ tịch nước và bí thư thứ nhất của Đảng Cộng Sản Cuba – BBT] đã đổ những rắc rối của Cuba là do lệnh cấm vận mà Hoa Kỳ áp đặt, như chính phủ đã luôn làm lâu nay. Ông phớt lờ những lời phàn nàn của người biểu tình, thay vào đó nói rằng họ là lính đánh thuê. Ông đưa ra nhiều lời bào chữa hơn các kế hoạch cải cách. Sau bài phát biểu của vị chủ tịch nước, thêm nhiều người biểu tình đã tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Havana. Tại thời điểm này, ông ấy không thể làm được gì nhiều ngoài việc từ chức để có thể xoa dịu người dân, chủ một doanh nghiệp nhỏ cho biết. Cô nói: “Bạn không thể che mặt trời bằng một ngón tay. Hiện nay có quá nhiều vấn đề khiến chế độ không thể che đậy qua loa được.” Alfred Martinez Ramirez, một thành viên của 27N, một nhóm các nhà hoạt động, nghệ sĩ và trí thức vận động cho quyền tự do ngôn luận lớn hơn, đã tham gia một cuộc biểu tình bên ngoài Bộ Văn hóa hồi tháng 11. Khoảng 300 người đã có mặt, vào thời điểm đó dường như là một con số khổng lồ. Người dân Cuba hiếm khi đi biểu tình, đặc biệt là vì các cuộc tụ tập công khai không giấy phép là bất hợp pháp. Chứng kiến hàng nghìn người trên đường phố Havana ngày hôm qua đã cho anh hy vọng rằng nhóm của anh không đơn độc, và rằng họ thậm chí có thể đã giúp nhiều người Cuba khác vượt qua nỗi sợ hãi về bất đồng chính kiến. “Đã có một sự thức tỉnh,” anh nói. Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế XEM THÊM: Biểu tình lớn tại Cuba đòi tự do, thực phẩm, vaccine và dẹp bỏ chế độ CS Phạm Minh Hoàng: Chính phủ yếu kém trong đối phó đại dịch khiến dân Cuba xuống đường  
......

Quan hệ với Nga và Trung Quốc: Hai thất bại của thủ tướng Đức Angela Merkel

Trọng Nghĩa -RFI   Theo thông báo chính thức của Nhà Trắng, ngày 15/07/2021 diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Joe Biden với thủ tướng Đức Angela Merkel. Đây có lẽ là sự kiện quan trọng cuối cùng của người được mệnh danh là phụ nữ quyền lực nhất thế giới hiện nay, vì vào tháng 9 tới đây, bà Merkel sẽ không còn lãnh đạo cường quốc kinh tế thứ tư của hành tinh, sau 16 năm cầm quyền liên tục. Trong những ngày gần đây, đã xuất hiện rất nhiều bài phân tích về đóng góp, phải nói là rất to lớn, của bà Merkel cho nước Đức nói riêng, và Liên Hiệp Châu Âu nói chung. Bên cạnh đó, cũng có một số bài nêu bật những thiếu sót hay thất bại mà nữ thủ tướng Đức đã vướng phải. Trong số này, rất đáng chú ý là hai phân tích trên nhật báo Pháp Le Monde ngày 30/06 và tạp chí Mỹ Foreign Policy ngày 09/07 vừa qua. Le Monde: Hai thất bại sau cùng đều liên quan đến Nga và Trung Quốc Dưới một tựa đề không một chút mơ hồ, Le Monde nhận định: “Angela Merkel rời chính trường châu Âu trên hai thất bại”. Tờ báo Pháp giải thích ngay trong tựa: “Chi tiết đáng lưu ý: Cả hai đều liên quan đến Trung Quốc và Nga”. Theo nhà bình luận Sylvie Kauffmann của Le Monde, cục diện châu Âu và thế giới ngày nay đã thay đổi rất lớn so với thời kỳ đầu của Liên Hiệp Châu Âu. Vào đầu những năm 1990, khi có một ý tưởng nào đó về châu Âu, thì thủ tướng Đức - lúc bấy giờ là Helmut Kohl - và tổng thống Pháp - thời đó là François Mitterrand - chỉ cần đồng ý với nhau, rồi sau đó gửi một lá thư kèm theo đề xuất của họ tới chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, yêu cầu ông “vui lòng chuyển thông điệp này đến các thành viên khác của Hội Đồng Châu Âu”... Và như thế là xong. Ví dụ điển hình được Le Monde nêu bật là trường hợp bức thư mà hai nhà lãnh đạo gửi vào ngày 27 tháng 10 năm 1993, trước thềm thượng đỉnh bất thường của Liên Âu về việc thực hiện Hiệp Định Maastricht, tức là hiệp ước thành lập Liên Hiệp Châu Âu và đồng Euro, đồng tiền chung châu Âu. Mọi sự vào thời điểm đó, theo Le Monde, thật đơn giản. Liên Âu mới chỉ có 12 thành viên, còn tương đối thuần nhất và tất cả hầu như đều công nhận vai trò đầu tầu của cặp Pháp-Đức. Tình hình giờ đây đã khác, số thành viên đã tăng hơn gấp đôi, và quan trọng hơn cả là tính chất thiếu thuần nhất của các nước trong khối. Điều này khiến cho ảnh hưởng của cặp bài trùng Pháp-Đức không còn được như xưa. Không áp đặt được một thượng đỉnh EU-Nga Tại Thượng Đỉnh Liên Hiệp Châu Âu hai ngày 24-25/06 vừa qua, bản thân thủ tướng Merkel đã thấm thía được điều đó sau nhiều tiếng đồng hồ tranh luận căng thẳng về vấn đề Hungary và Nga, và đã thất bại nặng nề trong việc đề xuất một hội nghị thượng đỉnh giữa 27 lãnh đạo Liên Âu với tổng thống Nga Vladimir Putin. Về hồ sơ Nga, Le Monde ghi nhận rằng ý tưởng tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Nga là sáng kiến của chính bà Merkel, đã được bà bàn bạc với tổng thống Pháp hôm 18/06 nhân dịp tiếp ông Emmanuel Macron tại Berlin. Theo dự định ban đầu của thủ tướng Đức, Berlin và Paris có thể đề nghị khởi động lại đối thoại Liên Âu-Nga, vốn bị đình chỉ kể từ khi Nga xâm lược Ukraina vào năm 2014, với một cuộc gặp thượng đỉnh của  nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ của 27 thành viên Liên Âu với tổng thống Nga. Paris đồng ý với sáng kiến của Berlin, nhưng nhận thấy rằng giải pháp thượng đỉnh 27+1 quá hào phóng đối với một Putin đã không thay đổi gì kể từ năm 2014. Pháp cho rằng chỉ cần một hội nghị giữa chủ tịch của các định chế châu Âu với tổng thống Nga là đủ. Bà Angela Merkel cũng gọi điện cho Vladimir Putin và cả tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky. Đến ngày 22 tháng 6, tổng thống Nga đã ký tên vào một bài viết rất hòa hoãn trên báo Đức Die Zeit, kêu gọi "tái lập quan hệ đối tác toàn diện với châu Âu". Vấn đề được Le Monde nêu bật là bà Merkel đã quên nói về “dự án Pháp-Đức” này với các lãnh đạo châu Âu khác, khiến nhiều nước rất tức giận khi phát hiện ra đề xuất chỉ một ngày trước thượng đỉnh EU.  Cuộc thảo luận vào buổi tối đầu tiên của hội nghị rất sôi động và các quốc gia Baltic, Ba Lan và Thụy Điển đã từ chối đề nghị này. Đối với Le Monde, việc bà Merkel lao đầu vào sáng kiến tổ chức thượng đỉnh Nga-EU mà không có chuẩn bị gì rất đáng ngạc nhiên vì trái với bản tính thận trọng của bà. Câu hỏi đặt ra là phải chăng thủ tướng Đức mơ đến một bộ ba địa chính trị lịch sử trước ngày rời chính trường? Sau cuộc họp thượng đỉnh Châu Âu - Trung Quốc với Tập Cận Bình vào tháng 12/2020, rồi cuộc họp với Joe Biden vào ngày mai, 15/07, có lẽ bà muốn kết thúc đẹp đẽ với thượng đỉnh châu Âu-Nga với  Putin vào tháng 9. Thỏa thuận đầu tư EU-Trung Quốc bị đình chỉ Đối với Le Monde, thất bại trên hồ sơ Nga của thủ tướng Merkel tại Thượng Đỉnh Liên Âu cuối tháng 6 vừa qua đã tiếp nối theo một thất bại khác: Đó là việc Thỏa Thuận Đầu Tư EU-Trung Quốc mà bà đã áp đặt được vào cuối năm ngoái 2020, hiện vấp phải nhiều phản ứng chống đối và tiến trình phê chuẩn đang gặp bế tắc. Theo Le Monde, trên hồ sơ Trung Quốc, Angela Merkel đã tận dụng lợi thế của vai trò chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu của nước Đức cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, để buộc toàn khối ký kết thỏa thuận đầu tư toàn diện với Trung Quốc, được đúc kết vào ngày 30 tháng 12 sau một hội nghị thượng đỉnh qua cầu truyền hình với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, văn kiện này đã bị Nghị Viện Châu Âu phản đối gay gắt, và việc phê chuẩn vẫn bị đình chỉ cho đến ngày nay trong bối cảnh quan hệ với Bắc Kinh ngày càng xấu đi. Foreign Policy: Merkel “đặt lợi nhuận lên trên nguyên tắc” Quan điểm hòa hoãn rõ nét của thủ tướng Đức đối với Nga và Trung Quốc đã bị hai nhà nghiên cứu Mỹ cực lực phê phán trong một bài phân tích đăng trên trang mạng tạp chí Foreign Policy ngày 09/07 vừa qua, nói về “Khía cạnh khác của Angela Merkel”, tức là những sắc thái tiêu cực trong viêc làm của thủ tướng Đức. Theo hai giáo sư Matthias Matthijs, thuộc trường School of Advanced International Studies tại Đại Học Mỹ Johns Hopkins, và R. Daniel Kelemen, Đại Học Rutgers bang New Jersey (Hoa Kỳ), thì trong quan hệ với các đối thủ địa chiến lược của Châu Âu là Nga và Trung Quốc, bà Merkel đã đặt “lợi nhuận lên trên nguyên tắc”, tức là quan tâm đến quyền lợi của nước Đức hơn là những giá trị khác. Về Nga, ví dụ rõ nét nhất là việc bà khăng khăng bảo về đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga sang Đức bất chấp phản đối của Mỹ và nhiều đồng minh Liên Âu. Nord Stream 2 sẽ cung cấp khí đốt trực tiếp từ Nga đến Đức qua Biển Baltic, do đó phá vỡ tuyến đường ống hiện có đi qua Ukraina và các nước khác ở Đông Trung Âu. Đường ống sẽ cho phép Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraina và các nước khác trong khu vực trong khi vẫn bán khí đốt cho Đức và Tây Âu. Dự án sẽ làm tăng nguy cơ Nga xâm lược Ukraina, đe dọa an ninh năng lượng của các nước thành viên EU như Ba Lan và làm suy yếu các nỗ lực chung của EU nhằm giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. Vậy tại sao bà Merkel vẫn tiếp tục ủng hộ việc hoàn thành Nord Stream 2. Câu trả lời là dự án này hứa hẹn cung cấp năng lượng dồi dào với chi phí thấp cho ngành công nghiệp và người tiêu dùng Đức. Với quyết định đột ngột loại bỏ điện hạt nhân của bà Merkel để đối phó với thảm họa Fukushima năm 2011 ở Nhật Bản, Đức đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào dầu và khí đốt tự nhiên mà tập đoàn Nga Gazprom là nguồn cung cấp với chi phí thấp nhất. Dĩ nhiên là bà Merkel không hề đồng cảm với thế giới quan của nhà độc tài Nga, nhưng rõ ràng bà sẵn sàng bỏ qua những vi phạm liên tục và trắng trợn đối với luật pháp quốc tế và các chuẩn mực nhân quyền nếu việc nhắm mắt làm ngơ cho phép bà cung cấp năng lượng rẻ hơn cho các nhà máy và gia đình ở Đức. Merkel cũng đã theo đuổi cách tiếp cận “lợi nhuận trên nguyên tắc” tương tự khi đối phó với Trung Quốc của Tập Cận Bình. Dĩ nhiên, bà cũng có những động thái cho thấy thái độ quan ngại đến tình hình nhân quyền tại Trung Quốc, nhưng chỉ ở mức tối thiểu: Bày tỏ lo ngại về việc Bắc Kinh tấn công những người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông và gián tiếp nhắc đến các trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, kêu gọi nối lại đối thoại về nhân quyền và yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng các chuẩn mực quốc tế về lao động cưỡng bức. Mùa xuân này, chính phủ của bà cũng ủng hộ các lệnh cấm đi lại của EU và đóng băng tài sản đối với một số quan chức Trung Quốc để phản ứng với những diễn biến mới ở Tân Cương. Tuy nhiên, cùng lúc với việc bà Merkel phát tín hiệu về nhân quyền, chính phủ của bà đã sử dụng chức chủ tịch luân phiên của EU vào cuối năm ngoái để gấp rút thông qua một thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc mà các nhà phê bình coi là một món quà lớn đối với Bắc Kinh. Nghị Viện Châu Âu kể từ đó đã đóng băng việc phê chuẩn thỏa thuận trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa EU và Trung Quốc về Hồng Kông và chiến dịch đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Thế nhưng bà Merkel - vì lợi ích của các tập đoàn Đức muốn theo đuổi các cơ hội phát triển tại thị trường Trung Quốc - vẫn tiếp tục ủng hộ thỏa thuận này./.  
......

Covid-19, ngòi nổ cho các cuộc biểu tình chưa từng có ở Cuba

Người dân Cuba biểu tình chống chính phủ tại thủ đô La Habana, ngày Chủ Nhật 11/07/2021. YAMIL LAGE AFP Thanh Phương - RFI   “Người dân bỗng nhìn thấy những hình ảnh đó và điều này đã thúc đẩy họ xuống đường ở các thành phố khác.” Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, khoảng 40 cuộc biểu tình đã nổ ra khắp Cuba và cũng được truyền trực tiếp trên mạng xã hội…   Nếu như ngòi nổ của các cuộc biểu tình chưa từng có làm rung chuyển Cuba hôm Chủ Nhật 11/07/2021 chính là đại dịch Covid-19, thì phong trào phản kháng của người dân hòn đảo này bùng phát còn là do khủng hoảng kinh tế và tác động của Internet di động.  Khủng hoảng kinh tế Cuba đã lâm vào khủng hoảng kinh tế từ lâu trước khi virus corona lan đến nước này vào tháng 03/2020. Có hai lý do chính: sự sụp đổ kinh tế của Venezuela, nguồn hỗ trợ chủ yếu của Cuba, và việc chính quyền Donald Trump tăng cường lệnh cấm vận. Người tiền nhiệm của tổng thống Joe Biden đã ban hành thêm 243 biện pháp trừng phạt Cuba, đặc biệt là đình chỉ dịch vụ chuyển tiền Western Union, dịch vụ được người dân Cuba sử dụng nhiều nhất để nhận tiền của người thân từ nước ngoài gửi về. Ngành du lịch Cuba thì bị thất thu khá nhiều do lệnh cấm các du thuyền của Mỹ ghé qua hòn đảo này. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư và ngân hàng của Hoa Kỳ không còn dám đầu tư vào Cuba, vì chính quyền Trump áp dụng trở lại điều 3 trong đạo luật Helms-Burton. Đó là điều luật cho phép các công dân Mỹ gốc Cuba kiện đòi bồi thường đối với các cá nhân hay tổ chức của Cuba và nước ngoài sử dụng các tài sản của họ trước đây.  Cho tới nay, tổng thống thuộc đảng Dân Chủ Joe Biden vẫn chưa hủy bỏ hay sửa đổi chính sách của người tiền nhiệm đối với Cuba. Vốn đã gặp khó khăn do nhịp độ cải tổ quá chậm chạp và bộ máy quan liêu nặng nề, kinh tế Cuba càng bị khủng hoảng trầm trọng do lệnh cấm vận của Mỹ, nên đã bị sụt giảm đến 10,9% trong năm 2020, mức tệ hại nhất kể từ năm 1993.    Khủng hoảng dịch tễ Sau một năm Cuba có số ca nhiễm và ca tử vong thấp hơn nhiều so với các nước khác ở châu Mỹ La tinh, tình hình dịch Covid-19 tại hòn đảo này trong những tháng gần đây lại diễn biến xấu, và đặc biệt từ mấy tuần nay, số ca nhiễm và ca tử vong đã tăng vọt. Hiện nay, Cuba đã có gần 250.000 ca nhiễm, trong đó có gần 1.600 ca tử vong, trên tổng số 11,2 triệu dân. Nhưng cái chính là đại dịch Covid-19 đã khiến đời sống thêm khó khăn, đặc biệt là do nạn khan hiếm lương thực và thuốc men, khiến dân chúng càng bất mãn. Ấy là chưa kể hiện nay, do khủng hoảng kinh tế, chính quyền buộc phải cúp điện mỗi ngày nhiều tiếng đồng hồ.  Tác động của Internet di động Nhưng những yếu tố nói trên sẽ chưa đủ để giải thích tầm mức của các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật, mà còn phải tính đến tác động của Internet di động. Có thể nói là trong vòng chưa tới 3 năm, mạng Internet di động đã làm đảo lộn xã hội Cuba và đã trở thành một “đồng minh” tích cực của những người biểu tình hôm Chủ Nhật, cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi mạng thông tin này đã bị chính quyền nhanh chóng cắt đứt.  Trong nhiều năm vẫn là một quốc gia ít kết nối mạng nhất thế giới, Cuba chỉ cho mở Internet di động kể từ tháng 12/2018. Số người sử dụng đã tăng nhanh đến chóng mặt. Tính đến cuối năm 2020, trên tổng dân số 11,2 triệu dân Cuba, đã có đến 4,4 triệu người sử dụng Internet trên điện thoại di động. Theo nhận định của nhà xã hội học người Mỹ Ted Henken, tác giả cuốn sách “Cách mạng số ở Cuba”, đây chính là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài cho người dân Cuba và góp phần vào việc hình thành một loạt các cuộc huy động, phản kháng và yêu sách trong những tháng gần đây.   Cho đến tuần trước, hashtag #SOSCuba đã nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội để xin cứu trợ nhân đạo cho hòn đảo mà nay phải gánh chịu cả hai cuộc khủng hoảng kinh tế và dịch tễ. Đối với một số cư dân mạng, đây chính là ngòi nổ cho các cuộc biểu tình lịch sử hôm Chủ Nhật vừa qua.   Hôm đó, khi người dân của thành phố nhỏ San Antonio de los Baños, cách La Habana khoảng 30 km, bắt đầu xuống đường với những tiếng hô “Đả đảo độc tài”, những hình ảnh của cuộc biểu tình đã được truyền trực tiếp trên mạng Facebook.   Một nhà báo kể với hãng tin AFP: “Người dân bỗng nhìn thấy những hình ảnh đó và điều này đã thúc đẩy họ xuống đường ở các thành phố khác.” Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, khoảng 40 cuộc biểu tình đã nổ ra khắp Cuba và cũng được truyền trực tiếp trên mạng xã hội.     Nhìn xa hơn, theo hãng tin AFP, ngày càng có nhiều người dân Cuba đòi chính quyền của chủ tịch Miguel Diaz-Canel phải cho phép hình thành một không gian để họ có thể tự do bày tỏ những ý kiến “trái chiều” mà không bị trừng phạt. Họ cũng đòi cải thiện đời sống và thêm một số quyền tự do về kinh tế tại một quốc gia đang dè dặt mở cửa cho khu vực tư nhân. Thanh Phương Nguồn: https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20210713-covid-19-ng%C3%B2i-n1%BB%-cuba  
......

Campuchia phong tỏa biên giới Việt Nam

Timothy Trinh Nhà nước Campuchia đã phong tỏa biên giới Việt Nam, ban bố lệnh cấm một tháng đối với việc đi lại qua biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Bộ Ngoại giao Campuchia cho biết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 từ Việt Nam sang Campuchia, nhà nước đã quyết định ban hành lệnh cấm tạm thời đi lại giữa hai nước đối với tất cả công nhân và nhân viên Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 18 tháng 7. Đối với người lao động và nhân viên Việt Nam đã nhập cảnh vào Campuchia, cả người đang trong diện kiểm dịch và người đã hoàn thành 14 ngày kiểm dịch đều không được phép trở lại Việt Nam trong thời gian phong tỏa biên giới. Tuy nhiên, Campuchia vẫn tiếp tục cho phép các nhà ngoại giao và công chức làm nhiệm vụ do cả hai nước mời qua biên giới, cũng như trao đổi hàng hóa xuyên biên giới. Cảnh sát di trú tại cửa khẩu Bavet International của Campuchia, đối diện với cửa khẩu Mộc Bài của Việt Nam, cho biết các nhà chức trách biên giới đã sẵn sàng triển khai các biện pháp. Nhem Sam Oeun, phó Chủ tịch tỉnh Ratanakiri, cho biết hàng hóa được vận chuyển đến Việt Nam qua ngõ Ratanakiri bao gồm thực phẩm và vật liệu xây dựng, lưu ý rằng có một công ty nông nghiệp rất lớn của Việt Nam, Hoàng Anh Andong Meas, sở hữu 1.000 ha trồng chuối tại đây. “Trước đây, nhà nước chỉ cho phép những người đã tiêm vắc xin qua biên giới, nhưng bây giờ nó sẽ hoàn toàn bị cấm”, Sam Oeun nói. Trên thực tế, tình trạng dịch bệnh tại Campuchia cũng không lấy gì làm tốt đẹp hơn Việt Nam. Cho đến nay, Campuchia đã nhận được 17 triệu liều vắc xin do Trung Quốc sản xuất, hầu hết đã được nhà nước Campuchia mua và sử dụng để tiêm chủng cho hơn 5 triệu dân. Hậu quả cho thấy Campuchia đã ghi nhận 915 ca nhiễm COVID-19 mới vào thứ Tư và 33 tử vong, nâng tổng số lên 63.615 ca nhiễm và 986 trường hợp tử vong./. Người Đà Lạt Xưa    
......

Cuba thức!

Nguyễn Thông   Hồi xưa ở miền Bắc, đám chúng tôi được nhà chức việc khuyên răn (đồng thời cũng là cảnh cáo, kiểu như mày mà không làm theo thì chết với chúng ông), khuyên rằng: "Nghe đài đọc báo của ta/Đừng nghe đài địch bàn ra tán vào/Tin đài tin báo của ta/Đừng tin đài địch, ba hoa nói xằng". Nghe phong thanh ở Cuba, nơi canh giữ hòa bình thế giới, thức cho VN ngủ, đang nhiều biến động dữ dội, dân chúng hôm qua xuống đường khởi đầu cuộc "đấu tranh này là trận cuối cùng", nhà cháu đâm tò mò, tìm báo đài ta nhưng không có lấy một nửa chữ. Muốn tin mà chả có chỗ để tin. Còn báo "địch" thì nhan nhản. Mừng cho người Cuba đã ngủ dậy. Hơn 60 năm sống "tự do" nhưng bị nghèo đói đè nén áp bức dưới bộ máy chuyên chế độc tài, giờ mới thức tỉnh, như thế là quá chậm, quá chậm. Thử hỏi, tự do độc lập để làm gì khi không có hạnh phúc./.   Cuba thức! Phạm Minh Vũ   “Chúng tôi muốn Tự Do! Đả đảo chế độ cộng sản !” “Đả đảo chế độ độc tài" và "Đả đảo Díaz-Canel", là Những khẩu hiệu được hàng ngàn người dân Cuba hô vang ngày hôm qua, chủ nhật, 11/07/2021. Đã có hàng ngàn người dân Cuba đã đồng loạt xuống đường ở thủ đô Havana và một số thành phố, thị trấn khác ở Cuba, để kêu gọi chấm dứt chế độ độc tài kéo dài hơn nửa thế kỷ. Người biểu tình đòi chính phủ cung cấp thực phẩm, Vac.cine và đòi chính phủ phải “chấm dứt nạn đói” đang hoành hành. Díaz-Canel nhà lãnh đạo Cuba đang sử dụng các biện pháp đàn áp mạnh tay với người biểu tình và đã ngắt kết nối Internet trên quốc đảo này. Hiện nay Cuba đã thức để canh gác thế giới, VN tranh thủ ngủ vì chính phủ ra chỉ thị 16 bắt dân phải ở trong nhà (chú Triết said)./.  
......

Vaccine Sinovac không có hiệu quả chống lại biến chủng Delta

Lưu Thủy Hương Lauterbach, chuyên gia y tế số 1 của chính phủ Đức vừa cho biết: Vaccine Sinovac không có hiệu quả chống lại biến chủng Delta.   Đang có rất nhiều thông tin về việc Sinovac không có khả năng chống biến chủng, và đó sẽ là thảm họa cho các nước nghèo (mà cũng là cho cả thế giới). Nếu không có gì thay đổi, tối mai tôi mới dịch được.   Ở Indonesia, khoảng 400 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh dù đã được tiêm đầy đủ mũi 2 mũi vaccine của Sinovac. Ở Chile, gần 17 triệu liều Sinovac tiêm cho dân, dịch vẫn bùng phát dữ dội. Chính quyền Chile đang dự định phải tiêm bổ sung liều thứ ba BioNTech cho dân.   Việt Nam đang bùng chủng Delta, chính quyền tệ mạt phải ăn xin tiền của dân mà nhập Sinovac về là cố ý hại dân, lừa dân. Tiền của người dân thì phải để họ quyết định!   Tôi kiên quyết phản đối chuyện tiêm vaccine Trung Quốc cho người Việt Nam. Ngoài hiệu quả không ra gì của nó, các mối nguy hại của vaccine này vẫn không được nghiên cứu minh bạch.   KHÔNG vaccine Trung Quốc. https://www.berliner-zeitung.de/.../lauterbach-sinovac...   Theo Lauterbach, Indonesia đang bị đe dọa trước làn sóng dữ. Ở đó người dân được chủng ngừa bằng vaccine Trung Quốc Sinovac.   Lauterbach viết trên Twitter, biến chủng delta của virus đã đến Indonesia mà vaccine Trung Quốc Sinovac được sử dụng ở đó rõ ràng không đủ mạnh để ngăn chặn sự bùng phát của biến chủng này.   “Tin xấu, nhiều người tiêm Sinovac. Trong khi đại dịch đang dần kết thúc đối với châu Âu và Mỹ, nó lại bắt đầu ở các nước nghèo.“   Tại Indonesia, hàng trăm bác sĩ và nhân viên y tế bị nhiễm coronavirus dù đã được tiêm phòng đầy đủ.   (ND: Trong khi đó, chính phủ Indonesia vẫn cố chấp đưa tin.) Siti Nadia Tarmizi, phát ngôn viên của chương trình tiêm chủng Indonesia, cho biết những người bị ảnh hưởng đều làm việc ở vùng Kudu ở miền trung Java và đã được tiêm vaccine Sinovac. Tuy nhiên, tất cả chúng đều chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Ông Tarmizi nhấn mạnh: “Sinovac có hiệu quả chống lại các biến chủng mới“.   Đảo quốc ở Đông Nam Á đã ghi nhận số lượng gia tăng trở lại trong vài ngày qua. Hôm thứ Năm, nhà chức trách đã báo cáo hơn 12.600 ca nhiễm mới - nhiều hơn số ca từ tháng Giêng. Đặc biệt là ở Kudus, các bệnh viện hầu như không có chỗ cho bệnh nhân mới.   Với 270 triệu dân, Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư trên trái đất. Nhà chức trách hy vọng sẽ tiêm phòng cho khoảng 181 triệu công dân vào đầu năm 2023 để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Cho đến nay, chỉ có 22 triệu người được tiêm chủng ít nhất một lần. Tổng cộng 1,9 triệu ca nhiễm corona đã được ghi nhận cho đến nay, và hơn 53.000 ca tử vong đã được ghi nhận liên quan đến Covid-19./.  
......

Đức bắt giam một chuyên gia Đức về châu Á làm gián điệp cho Trung Quốc

Nhà chức trách Đức bắt giam và truy tố một nhà khoa học chính trị người Đức được cho là làm gián điệp hai mang, vừa là điệp viên của Cơ quan Tình báo Đức (BND) vừa làm gián điệp cho Trung Quốc.   Hôm 6.7.2021, Công tố viện Liên bang Đức cho biết, một chuyên gia về chính trị châu Á (75 tuổi) đã nghỉ hưu, tên là Klaus Lange, đã bị bắt giam và bị truy tố với cáo buộc làm gián điệp cho mật vụ Trung Quốc trong gần một thập niên từ năm 2010 đến năm 2019. Ông ta tận dụng các mối liên lạc chính trị gây dựng được trong lúc làm việc từ những năm 1980 cho một viện nghiên cứu của Đức, đó là Quỹ Hanns Seidel của đảng CSU (đảng liên kết với đảng CDU của bà Thủ tướng Merkel). Tại viện nghiên cứu này, ông trở thành người đứng đầu bộ phận chính sách an ninh quốc tế, ông thường xuyên đi công tác thuyết trình ở Liên Xô và sau đó là ở Nga, Nam Phi và Nam Á.   "Những hành vi sai trái có thể xảy ra thông qua các hoạt động tình báo là hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với chúng tôi", phát ngôn viên của Quỹ Hanns Seidel nói và cho biết thêm rằng ông Klaus Lange đã nghỉ hưu cách đây 10 năm và không có bất kỳ liên hệ nào với tổ chức kể từ đó.   Ông Klaus Lange được mật vụ Trung Quốc tuyển mộ trong một chuyến đến Thượng Hải thuyết trình tại trường Đại học Tongji hồi năm 2010. Mật vụ Trung Quốc muốn biết đánh giá của ông về các hoạt động của người Duy Ngô Nhĩ lưu vong, mà Đại hội Thế giới của họ được tổ chức ở Munich - Đức. Một năm trước đó (2009), ông được cho là đã tổ chức một cuộc họp với các bộ trưởng và đại diện của Quốc hội Tây Tạng lưu vong ở Dharamsala, Ấn Độ. Phái đoàn của ông cũng đã được tiếp đón bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma. Các bài thuyết trình mà Klaus Lange sau đó đã trình bày tại các hội nghị ở nhiều nước khác nhau như Singapore, Israel hay Nam Phi chủ yếu là về chính sách an ninh, chống khủng bố - và luôn luôn liên quan đến Trung Quốc.   Và sau đó, Klaus Lange đã thường xuyên cung cấp thông tin cho mật vụ Trung Quốc cho đến tháng 11 năm 2019. Nhà khoa học chính trị người Đức này đã được trả thù lao cho hoạt động gián điệp của mình và được chi trả cho các chuyến đi Trung Quốc.   Đài truyền hình lớn nhất nước Đức ARD tiết lộ, ông Klaus Lange cũng làm gián điệp cho Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Đức (BND) trong 50 năm. Ông là một trong những người thân tín của trưởng phòng BND lâu năm Volker Foertsch, ông Klaus Lange ủng hộ hoạt động gián điệp của BND chống lại Trung Quốc.   Đài ARD dẫn các nguồn tin cho hay, ông Klaus Lange thoạt đầu có thông báo với BND về ý định của mật vụ Trung Quốc muốn tuyển mộ ông và đã nhận được sự đồng ý cơ bản từ trụ sở BND: Trước hết ông nên tham gia làm việc với mật vụ Trung Quốc và tìm hiểu những gì họ muốn. Đây là cách Klaus Lange được cho là đã nắm được thiết bị kỹ thuật - công cụ để liên lạc bí mật với Bắc Kinh. Như vậy ông được cho là làm gián điệp hai mang, vừa là điệp viên của Cơ quan Tình báo Đức (BND) vừa làm gián điệp cho mật vụ Trung Quốc.   Trong khi Klaus Lange ban đầu thảo luận về mọi bước với BND, nhưng dần dần ngày càng ít đi, ông đã không báo cáo đầy đủ về các mối liên lạc sau đó.  Ngoài ra, nhà chức trách Đức cũng đang điều tra người vợ Ý của ông, Klara Knapp. Người phụ nữ 64 tuổi đến từ Gais (nước Ý) được cho là cũng có liên quan đến hoạt động gián điệp,   Sau khi nghỉ hưu, không còn làm việc cho Quỹ Hanns Seidel, Klaus Lange được cho là đã tiếp tục công việc này - với tư cách là giám đốc tổ chức tư vấn do ông thành lập với tên gọi "Viện Nghiên cứu Xuyên quốc gia (ITS)". Vợ ông, giáo viên tiếng Anh 64 tuổi, Klara Knapp, cũng là một thành viên của viện. Theo trang web hiện đã khóa, các thành viên ban cố vấn của viện gồm có giám đốc trung tâm Học viện Khoa học Nga, đại sứ Pakistan và chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ISSA của Mỹ, nơi xuất bản tạp chí Defense & Foreign Affairs.   Việc bắt giữ Klaus Lange diễn ra sau các cuộc điều tra kéo dài của nhà chức trách Đức. Hai năm trước, hồi tháng 11 năm 2019, các nhân viên điều tra Đức được cho là đã khám xét nhà của vợ chồng Langes và Knapp ở Landshut (Đức). Đài ARD tiết lộ rằng vào thời điểm đó Klaus Lange và vợ của ông ta đã bị chặn lại khi họ đang trên đường đến sân bay với hành lý - được cho là để gặp các sĩ quan chỉ huy mật vụ Trung Quốc ở Macau trên bờ biển phía nam Trung Quốc.   Sau cùng, Klaus Lange bị bắt và bị truy tố với cáo buộc đã chuyển thông tin mà ông ta nhận được từ các chính trị gia hàng đầu cho Trung Quốc. Với tội danh này, ông có thể bị kết án tới 5 năm tù.   Cựu giám đốc cơ quan tình báo Đức Gerhard Schindler đã cảnh báo trong một cuốn sách phát hành năm ngoái rằng mối đe dọa từ hoạt động gián điệp của Trung Quốc ở châu Âu đang gia tăng.   Theo ông Schindler, chính quyền của Thủ tướng Merkel cần phải giảm "sự phụ thuộc chiến lược" vào Trung Quốc và nên cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei không cho tham gia vào cơ sở hạ tầng mạng di động 5G.   Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)   Nguồn:   https://www.tagesschau.de/investigativ/bnd-spion-china-103.html   https://www.sueddeutsche.de/politik/china-bnd-1.5344205!amp   https://www.rainews.it/dl/rai24/assets/template/amp.html?/dl/rai24/tgr/amp/articoli/2021/07/ContentItem-a2320fa1-766a-499b-a1e9-6f7abf205704.html  
......

Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục từ chối sinh viên Trung quốc nhập cảnh

Le Anh   CHÍNH PHỦ HOA KỲ TIẾP TỤC THẲNG THỪNG TỪ CHỐI HƠN 500 ĐƠN XIN NHẬP CẢNH CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC   Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục từ chối cấp chiếu khán nhập cảnh cho hơn 500 đơn xin nhập cảnh với danh nghĩa du học từ Trung Quốc vì lý do "An ninh quốc gia"   Theo tờ China Daily hôm 6 Tháng Bảy, 2021cho biết, hơn 500 sinh viên đã tốt nghiệp khoa học và kỹ thuật Trung Quốc vừa bị từ chối khi nộp đơn xin thị thực vào Hoa kỳ, để học lên tiến sĩ hoặc thạc sĩ, liên quan đến các chuyên ngành khoa học và kỹ thuật như cơ khí, hóa học, khoa học vật liệu và y sinh học tại những trường danh tiếng như Đại học Harvard, Đại học Yale và Học viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ.   Dù 1/4 trong số họ được cấp học bổng các chương trình sau đại học nhưng nhà chức trách Hoa Kỳ đã từ chối cấp thị thực với các lý do: “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia" và "có mối quan hệ liên kết với Quân đội Trung quốc."   Được biết, từ thời cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump đã siết chặt kiểm soát hoạt động tình báo và ăn cắp công nghệ từ sinh viên, nghiên cứu sinh người Trung quốc. Đến thời Tổng thống Joe Biden, Tập Cận Bình cứ đinh ninh là sẽ dễ dàng hơn cho phép sinh viên Trung Quốc nhập cảnh, tuy nhiên, mọi việc đã diễn ra ngược lại với những gì Bắc kinh mong đợi.   Sau động thái của Hoa kỳ, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn lời rất “trịch thượng” từ ông phát ngôn Bộ Ngoại giao Zhao Lijian rằng: “Trung Quốc kêu gọi phía Hoa Kỳ ‘sửa chữa sai lầm’ của mình, xem xét hồ sơ xin thị thực của sinh viên Trung Quốc, ngừng sử dụng nhiều lý do khác nhau để hạn chế và đàn áp họ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời tạo không khí lành mạnh cho giao lưu nhân dân Trung - Mỹ. giao lưu và hợp tác giáo dục”   Thế là một lần nữa, nước cờ của Bắc Kinh đã tính toán sai lầm.   Lê Ánh   http://global.chinadaily.com.cn/…/WS60e3ccbba310efa1bd66002…  
......

Một Thế Giới Tốt Hơn của Nhóm G7

Trùng Dương| Kết thúc ba ngày hội thảo từ 11 đến 13 tháng 6 vừa qua tại Cornwall thuộc miền nam Anh Quốc, Nhóm G7 – một tổ chức gồm bảy nước dân chủ có nền kinh tế phát triển lớn nhất là Pháp, Đức, Ý, Nhật, Mỹ, Anh và Gia Nã Đại – cùng đồng ý tham gia vào một đề xướng đầy tham vọng, đó là hỗ trợ dự án giúp các quốc gia nghèo có nhu cầu phát triển xây dựng hạ tầng cơ sở trên toàn thế giới. Tên tiếng Anh của dự án đồ sộ trị giá hàng chục ngàn tỉ Mỹ Kim này là New Global Infrastructure Initiative (NGII). Đề án này được coi như là một đối thủ của Đề xướng Con Đường Tơ Lụa Mới, hay Belt and Road Initiative (BRI), cũng đầy tham vọng của Trung Cộng. Đề xướng BRI, còn có tên lãng mạn là Con Đường Tơ Lụa Mới (The New Silk Road), ra đời cách đây đã tám năm song, theo nhiều nhà phân tích, đang gặp nhiều trở ngại và khốn đốn cho một số quốc gia thành viên, và có dấu hiệu Trung Cộng đang thu hẹp tầm hoạt động đối với các công trình ít quan trọng. Các nhà lãnh đạo trong Nhóm G7 tại Carbis Bay, Cornwall, Anh Quốc. Kết thúc ba ngày hội thảo tháng Sáu vừa qua, G7 ra một thông cáo chung nhằm đối phó với đại dịch Covid, nạn khí hậu thay đổi và những vấn đề khác của thế giới, trong đó có dự kiến giúp các quốc gia đang phát triển tái thiết cơ sở hạ tầng tập trung vào phúc lợi của nhân loại. Ảnh: Jonny Weeks/ The Guardian Trong bài này người viết sẽ bàn sơ qua về đề án phát triển hạ tầng cơ sở toàn cầu của nhóm G7 – sơ qua vì đây mới chỉ là dự kiến chứ chưa có gì là cụ thể. Tiếp theo là phần tường thuật chi tiết hơn về công trình BRI của Trung Cộng, một đề xướng đang được thực hiện tại khoảng trên 70 quốc gia, những thành công cũng như trở ngại. Đề án xây dựng hạ tầng cơ sở toàn cầu của G7 Đề án này, còn gọi là Tái Thiết Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn – Build Back Better World, tắt là B3W –  rút ra từ bản thông báo chung của Nhóm G7 phổ biến sau khi kết thúc cuộc họp ba ngày ở Conway, và được khai triển thêm qua thông báo tại Web site của Tòa Bạch Ốc. Đây là một đề nghị hợp tác nhằm tiếp sức xây dựng lại cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển vốn cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Một dự án ước tính tốn khoảng trên 40 ngàn tỉ Mỹ Kim sẽ do đóng góp của các quốc gia đã phát triển và đầu tư của các cơ chế tài chính quốc tế. Người ta không khỏi nghĩ tới các công trình đề ra và thực hiện sau khi hầu hết toàn thế giới bị tàn phá bởi cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai. “Qua B3W, Nhóm G7 và các đối tác cùng khuynh hướng sẽ phối hợp và vận động tư bản đầu tư vào bốn khu vực chính  – khí hậu, y tế và sự an toàn y tế, kỹ thuật vi tính, và sự bình đẳng giới tính và quyền lợi – với các đầu tư khởi động của các cơ sở tài chính cho việc phát triển,” theo trang Web của Tòa Bạch Ốc. “B3W sẽ bao gồm toàn cầu, từ Châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean tới Phi châu và vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương. Mỗi thành viên của G7 sẽ có thể chuyên về khu vực địa lý riêng, tuy nhiên mục tiêu chung của đề án là nhắm vào các quốc gia có lợi tức thấp hoặc trung bình trên toàn cầu.” Với tư cách là một thành viên dẫn đầu trong đề án B3W, Hoa Kỳ cho biết sẽ tìm cách vận động những cơ chế tài chính phát triển sẵn có, như Development Finance Corporation, USAID, EXIM, và nhiều cơ quan phụ thuộc khác. Làm như vậy, chính phủ của Tổng thống Joe Biden cũng đồng thời, theo Web site của Toà Bạch Ốc, bổ túc cho các đầu tư vào hạ tầng cơ sở nhằm tạo công ăn việc làm trong nước và cơ hội biểu dương khả năng cạnh tranh của Mỹ ở hải ngoại. “Ngoài hàng tỉ Mỹ Kim Hoa Kỳ sẽ vận động qua các cơ chế tài chính quốc tế chuyên tài trợ các chương trình phát triển hạ tầng” theo Web site của Toà Bạch Ốc, chính phủ Biden “sẽ làm việc với Quốc Hội để tăng thêm tài trợ cho các cơ chế tài chính phát triển hiện hữu trong niềm hy vọng là cùng với giới tư nhân, giới đầu tư Mỹ và các thành viên G7, B3W sẽ cùng huy động hàng trăm tỉ Mỹ Kim đầu tư vào các công trình phát triển hạ tầng cơ sở cho các quốc gia có lợi tức thấp tới trung bình trong những năm tới.” Đề án B3W sẽ được khai triển dựa trên các nguyên tắc nhân bản nhằm phục vụ nhân sinh. Truớc hết, công cuộc phát triển hạ tầng cơ sở phải công khai và bền vững, về tài chính, môi trường và xã hội, nhằm mang lại thành quả tốt và lâu dài cho các quốc gia và cộng đồng trong khu vực, đối nghịch lại với lề lối làm việc bị chỉ trích là khuất tất, không thành thật về nguồn ngọn tài chính của giới trách nhiệm về các đồ án BRI của Trung Hoa. Các đồ án đề ra cũng phải phù hợp và đáp ứng được với tình trạng khí hậu thay đổi, nhằm tái thiết kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân, và cần phải có sự tham khảo với và đóng góp của đối tác từ các quốc gia thành viên, bên cạnh việc đóng góp kiến thức và kinh nghiệm của các cơ chế tài chính và phát triển quốc tế. Khác với BRI, nguồn tài trợ phải đến từ nhiều nơi, đặc biệt từ các nguồn tư bản tư, chứ không chỉ từ các cơ chế tài chánh do quốc gia đề xướng thiết lập và kiểm soát. Tóm lại, như đã nói ở trên, B3W mới chỉ là dự kiến, chưa có gì cụ thể rõ rệt. Những ai lâu nay theo dõi và lo ngại về sự bành trướng của Trung Cộng qua công trình BRI, mệnh danh là Đường Tơ Lụa Mới, nhằm tạo một hệ thống đường bộ xuyên lục địa từ Á sang Âu, và đường thủy (qua một hệ thống hải cảng do TC tài trợ tái thiết hoặc thiết lập và kiểm soát) nối với Trung Đông và Phi Châu (xin xem bản đồ bên dưới trong phần viết về công trình BRI), thì đề án B3W là điều họ mong đợi. Mong đợi, với sự dè dặt, đã hẳn, khi nhìn vào hiện tình chính trị của nước Mỹ. Dù vậy, không có nghĩa là ta không có quyền vui mừng lúc này. Được biết, bản dự thảo chi tiết sẽ được ban hành vào mùa thu năm nay. Hai ngày sau khi nhóm G7 công bố dự kiến về B3W như, ngoài mục đích giúp các nước đang phát triển kể trên, một “cạnh tranh chiến lược” đối với Trung Cộng, cơ quan Center for Strategic & International Studies có một bài phân tích tính cách thiết thực của B3W và đề nghị một số việc cần lưu ý ban soạn thảo chương trình. (CSIS, tổng hành dinh tại Washington, DC, là một tổ chức nhị đảng, vô vị lợi, chuyên nghiên cứu các chính sách có tính thiết thực và các thử thách quan trọng của thế giới.) Theo CSIS, sự ra đời của B3W mặc dù trễ nhưng cần thiết, nhằm giải quyết hai vấn đề chính: tạo điều kiện cho các quốc gia kém mở mang phát triển và tái thiết sau đại dịch Covid-19 làm tê liệt các hoạt động kinh tế; và hoá giải các quan tâm bấy lâu về công trình BRI của Bắc Kinh. Những quan tâm này gồm việc Bắc Kinh đã dễ dãi và thiếu sự trong sáng trong việc cho các quốc gia thành viên của BRI vay tiền, khiến có công trình đã rơi vào cảnh vỡ nợ phải nhượng quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng tại quốc gia của mình cho chủ nợ; tình trạng tham nhũng; ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường và xã hội. Ngoài ra, có những công trình xây cất được nhìn như có triển vọng được sử dụng vào mục tiêu quân sự. Nếu thành hình, B3W tất nhiên không thay thế BRI, nhưng ít ra tạo cho các nước đang phát triển một cơ hội so sánh và chọn lựa. BRI: Mô hình xây dựng hạ tầng cơ sở kiểu Bắc Kinh Trong khi Hoa Kỳ bận rộn đối phó với chính trị nội bộ, đáng kể nhất là mấy năm qua với chủ trương “America First” tự cô lập hoá khỏi và giải giới vai trò lãnh đạo của Mỹ trong các sinh hoạt thế giới, thì Trung Quốc đã nhân cơ hội bành trướng khắp nơi với một vận tốc chóng mặt. Trừ các cơ sở truyền thông chuyên đề, giới truyền thông Mỹ thường chỉ tường trình lẻ tẻ các tiến triển của công cuộc bành chướng này cho khối độc giả vốn bị lôi cuốn hầu như 24/7 theo dõi các biến cố nội bộ Mỹ, đặc biệt kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Do đấy ít người, kể cả người viết bài này, có được cái nhìn bao gồm về tham vọng của Trung Cộng với các công trình BRI và ảnh hưởng của chúng. Vào năm 2013 tại một trường đại học ở quốc gia Kazakhstan – nằm trong lục địa Trung Á, nguyên xưa thuộc Liên bang Sô viết, ở giữa Nga về phía tây bắc và Trung Hoa ở phía đông nam — chủ tịch kiêm tổng thống Trung Cộng Tập Cận Bình chính thức khởi động đề xướng Belt and Road Initiative, tắt là BRI. Mục đích của đồ án BRI là nhằm xây dựng hai hệ thống giao thông: đường bộ (belt) xuyên lục địa từ Trung Hoa ở phía đông, vòng qua Nga tới Âu châu ở phía tây, và đường thủy (road) gồm những hải cảng tại những vị trí có tính cách chiến lược thọc xuống biển Nam Hải (với những hòn đảo nhân tạo trong khu vực Hoàng Sa-Trường Sa), xuyên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, bọc bán đảo Ả Rập ngược lên Kênh Suez trong vùng Trung Đông vào tới Địa Trung Hải, với một cánh vươn xuống các nuớc Phi châu. BRI, hay Con Đường Tơ Lụa Mới (*), nhằm nối khoảng 70 quốc gia dọc theo hệ thống đường bộ gồm vừa xa lộ và đường hoả xa xuyên lục địa từ Trung Hoa qua Âu châu; trong khi hệ thống đường thủy nhằm nối các hải cảng cho tầu vận tải hàng hoá. Ngoài 70 quốc gia nằm dọc theo hệ thống đường bộ còn có nhiều quốc gia không nằm dọc theo BRI nhưng ký tên hợp tác, hoặc đã tham gia hoặc còn chờ nghiên cứu và tài trợ để phát triển hạ tầng cơ sở của mình, trong đó có nhiều quốc gia ở Phi Châu và cả ở Trung và Nam Mỹ. Theo chủ tịch Tập, trong bài diễn văn tại đại hội đảng Cộng sản vào cuối năm 2017, thì “Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế qua đề xướng Belt and Road Initiative. Làm như vậy chúng ta hy vọng hoàn tất chính sách phát triển hạ tầng, giao thương, tài chánh, và nối kết nhân loại và do đấy xây dựng nên một diễn đàn cho việc hợp tác quốc tế cho các công cuộc phát triển.” Bản đồ ‘Con Đường Tơ Lụa Mới’ gồm hai hệ thống đường bộ và đường thủy, mục đích là xây dựng sáu “hành lang kinh tế.” Tuy nhiên, nhiều quan sát viên quốc tế e ngại Bắc Kinh còn mưu tính một tham vọng chính trị. Ảnh: OECD Tính tới tháng Giêng năm nay, Trung Quốc đã ký kết với 171 thành viên gồm các quốc gia và các cơ quan quốc tế, theo Wikipedia (dựa vào tuyên bố của New China TV). Tại Phi châu thì có sự tham dự của Djibouti, Egypt, Ethiopia, Kenya, Nigeria, Sudan và Uganda. Ở Âu châu thì có Poland, Greece, Portugal, Italy, Austria, Luxembourg, và cả Switzerland. Vùng Caucasus (nằm giữa Black Sea và Caspian Sea, giữa Russia, Turkey và Iran) gồm Armenia, Azerbaijan và Georgia. Hiệp hội Kinh tế Nga và vùng Âu Á (Russia and the Aurasian Economic Union). Đông đảo các quốc gia tham dự “Con Đường Tơ Lụa Mới” là trong Á châu, gồm 10 nước: Trung Á, Hong Kong, Indonesia, Laos, Maldives, Malaysia, Pakistan, Sri Lanka, Thailand và Turkey. (Không thấy Việt Nam trong danh sách này?) Trong khi đó, từ Nam Mỹ, năm nước ký kết với BRI là Panama,  Argentina, Barbados, Jamaica và Venezuela. Bắc Kinh dự trù đầu tư 1,000 tỉ Mỹ Kim vào công trình BRI, tài trợ bởi các cơ chế tài chính của Trung Hoa, kể cả một số quỹ hưu trí được đem đầu tư kiếm lời; và một số cơ chế quốc tế mà TH có chân, như The World Bank Group, Asian Development Bank và Asian Infrastructure Investment Bank. Tính tới nay, Trung Quốc đã đổ vào các công trình BRI khoảng 700 tỉ Mỹ Kim. Bắc Kinh hy vọng các công trình BRI sẽ tạo nên sáu hành lang mậu dịch (trade corridors) gồm các hệ thống đường rầy xe hoả, xa lộ, ống dẫn dầu, hải cảng, cơ sở khai thác nng lượn, và hệ thống giây cáp fiber optic để thiết lập liên mạng broadband. Kể từ khi thành lập cách đây tám năm, một số đồ án giao thông đã thành hình và đã bắt đầu hoạt động, đã giúp nâng tổng sản lượng mậu dịch giữa TH và các nước trong BRI một cách đáng kể, và giảm bớt thời gian vận chuyển hàng hoá, mang lại nhiều lợi ích kinh tế TH cũng như một số quốc gia thành viên. Song các công trình BRI cũng đã mang lại không ít những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội cũng như môi trường. Một số quốc gia thành viên, do nhu cầu phát triển kinh tế, hoặc thiếu hiểu biết và cái nhìn tổng thể, hoặc bị các áp lực chính trị xã hội, tham nhũng, thấy vay nợ dễ dàng, nên đã xẩy ra tình cảnh “vỡ nợ” nên phải “đợ con.” Một trong những vụ điển hình nhất là khi chính phủ Sri Lanka, vào năm 2018, vì không trả nổi nợ đã phải nhượng quyền kiểm soát hải cảng Hambantota cho Bắc Kinh qua một giao kèo 99 năm. (Ta nghe quen quen, phải không? Vì đã xẩy ra nhiều vụ giao kèo dài hàng gần thế kỷ như thế giữa nhà nước Việt Nam và các hãng thầu TH.) Và hẳn cũng nghe quen quen việc TH bị chỉ trích về việc nhiều nhà thầu các đồ án xây cất BRI là người Trung Hoa, mang theo lề lối làm việc không minh bạch, hống hách và cả tính tham nhũng cố hữu. Cũng vậy là hiện tượng đa số nhân công được gửi đến từ Hoa lục, thay vì là khai thác nguồn lao động địa phương, nhất là trong các đồ án do BRI tài trợ ở Phi Châu. Gần đây Pakistan, sau khi đã dấn thân vào một công trình đại quy mô để thiết lập một số hệ thống hạ tầng cơ sở CPEC (China-Pakistan Economic Corridor) tốn nhiều chục tỉ Mỹ Kim trong khuôn khổ BRI, cũng đang có vấn đề. Một trong những đồ án xây cất là hệ thống xa lộ 685 miles (1,100 km) chạy dài theo bản đồ Pakistan, cho phép TH mở đường xuống thẳng Biển Arabia qua cảng Gwadar. Đại dịch Covid đã khiến các công trình BRI tại Pakistan bị ngưng đọng, nợ nần chồng chất, có triển vọng Pakistan không trả nợ nổi. Nhiều quan sát viên coi CPEC như một thứ “con ngựa thành Troy” của Pakistan vì nó đã biến Pakistan thành lệ thuộc gần như hoàn toàn vào TH. Đây cũng là chương trình BRI quan trọng hàng đầu (flagship) của TH. Bên cạnh đó, việc Mỹ và đồng minh rút khỏi Afghanistan (nằm suốt dọc biên giới phía tây của Pakistan) cũng khiến Bắc Kinh lo ngại về tình trạng an ninh trong vùng đối với các đồ án CPEC. Ba đại đồ án phát triển hạ tầng cơ sở trong hợp đồng CPEC giữa Trung Hoa và Pakistan: trái, hệ thống xa lộ; giữa, hệ thống fiber optic; và phải, hệ thống đường hoả xa. Coi như là công trình quan trọng hàng đầu (flagship) trong đề xướng Belt and Road Initiative, tính tới 2020, Trung Hoa đã đổ vào CPEC 62 tỉ Mỹ Kim. Đại dịch Covid-19 đã làm tê liệt kinh tế Pakistan, đe dọa khả năng trả nợ của nước này, bên cạnh mối đe dọa về an ninh từ láng giềng Afghanistan sau khi Hoa Kỳ và đồng minh NATO hoàn tất cuộc rút quân vào ngày 11/9/2021. Nguồn bản đồ: https://thecpec.org/cpec-maps/ Nhận thấy vì sự thiếu hiểu biết và nhu cầu cần tiền đầu tư từ nước ngoài của nhiều quốc gia đang mở mang, cơ quan World Bank đã ký kết với TH để có chân trong BRI. Làm như vậy WB có danh chính ngôn thuận đứng ra cố vấn và cung cấp dữ kiện cần thiết cho quốc gia nào muốn tham dự vào chương trình BRI. Bắc Kinh vốn, như ai cũng đã biết, làm việc thiếu minh bạch, trong sáng, nếu không nói là khuất tất, luôn coi việc chỉ trích phê bình từ bên ngoài là xen vào chuyện nội bộ TH, mặc dù BRI nay đã là chuyện quốc tế. World Bank khẳng định là không tài trợ cho đồ án nào của BRI, mà chỉ giúp thành viên cần tham khảo và cố vấn. Song song, WB cũng phát hành một bản nghiên cứu dài 159 trang về đề xướng BRI, trong đó WB nêu lên những điều các quốc gia thành viên cần quan tâm khi ký kết một đồ án với BRI. “Đề xướng BRI đem lại những bất trắc thông thường như trong bất cứ đồ án xây dựng hạ tầng cơ sở nào khác,” WB viết trong bản những câu hỏi thông thường về bản tường trình chính. “Những bất trắc này lại càng trở nên phóng đại vì hạn chế công khai và cởi mở của đề xướng [BRI] và hậu quả của nền kinh tế và quản trị yếu ớt của các nước thành viên.” Trong tài liệu tóm tắt này, WB liệt kê bốn phạm vi cần quan tâm cải thiện. Thứ nhất là những bất trắc về khả năng trả nợ: Trong số 43 nền kinh tế dọc theo hành lang BRI mà thông tin có sẵn, 12 – phần lớn đã phải đối diện với mức nợ nần gia tăng – có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ. Thứ hai là những bất trắc trong việc quản trị: Cần áp dụng tiêu chuẩn hành xử quốc tế, như cởi mở và công khai lề lối làm việc sẽ giúp các đồ án BRI được giao đúng hãng có khả năng thực thi. Thứ ba là những bất trắc về môi trường: Hệ thống vận tải của BRI được ước tính là đã gia tăng 0.3% khí độc carbon dioxide toàn cầu, song tới 7% tại vài nước vì kỹ nghệ sản xuất ô nhiễm. Và cuối cùng là các bất trắc xã hội: Với lũ lượt công nhân [đa phần là thanh niên Tầu – chú thích của người viết] cần cho các công trình xây cất hạ tầng đổ vào các quốc gia thành viên, sự kiện này có thể gây ra bạo hành giới tính, bệnh hoa liễu, và các căng thẳng xã hội. Lời kết Lợi dụng lúc Hoa Kỳ yếu thế vì phải đối phó với nhiều vấn đề nội bộ, đặc biệt trong bốn năm qua với chủ trương “America First” và “Make America Great Again” dẫn tới chỗ tự cô lập hoá, Trung Hoa phát động một chiến dịch bành trướng kinh tế, đánh vào khát vọng tìm kiếm vốn đầu tư từ nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Đề xướng Belt and Road Initiative BRI của chủ tịch kiêm tổng thống Tập Cận Bình ra đời, lôi cuốn nhiều quốc gia tham gia ký kết, vay tiền dễ dàng, xây cất đường xá, ống dẫn dầu, hải cảng, cơ sở sản xuất năng lượng, hệ thống fiber optic, với một vận tốc chóng mặt. Song vì quen thói làm ăn thiếu công minh, không theo tiêu chuẩn quốc tế trong việc cho vay tiền, thiên vị các hãng thầu Trung Quốc, BRI đã đẩy nhiều quốc gia thành viên rơi vào cảnh công nợ chồng chất, trong khi kinh tế bản xứ không phát triển. Đấy là chưa kể những ảnh hưởng tiêu cực trên xã hội và môi trường. Nhiều thôn làng bị rời chuyển, san bằng để lấy chỗ xây đường, lập hãng xưởng; người dân không những đã không được tham khảo, lại chẳng được đền bù xứng đáng. Thêm vào đó, đại dịch Covid từ trên một năm nay khiến kinh tế toàn cầu bị tê liệt chỉ làm tình trạng nợ nần, lệ thuộc của các quốc gia trong BRI thêm điêu đứng. Một số quốc gia đã rút ra khỏi BRI vì không chấp nhận lề lối làm việc thiếu ngay thẳng và bất chấp các ảnh hưởng trên xã hội và môi trường này của Bắc Kinh. Đáng kể nhất là việc gần đây Úc hủy bỏ giao ước hợp tác và rút ra khỏi BRI, cho rằng không phù hợp với lợi ích của quốc gia lục địa này. Bắc Kinh kỳ vọng là vào năm 2050 thì sẽ hoàn tất công trình BRI “nối vòng tay lớn” thế giới để mọi ngả đường trên toàn cầu sẽ đều dẫn tới (thay vì Rome thì là) Bắc Kinh, của một Trung Quốc lại sáng ngời. Đồng thời đây cũng sẽ là dịp để ăn mừng nước Cộng sản Trung Quốc lên 100 tuổi kể từ ngày 1 tháng 10, 1949 khi Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Liệu ngày đó sẽ có xẩy ra? Trong khi chờ đợi, bừng thức sau bốn năm hầu như bất động trong hoang mang, nhóm G7 gồm Pháp, Đức, Ý, Nhật, Mỹ, Anh và Gia Nã Đại đã đề đạt một viễn kiến mong mang thế giới ra khỏi cơn khủng hoảng do đại dịch, đó là đề án Tái Thiết Thế Giới Tốt Hơn (Build Back Better World). Dựa trên các nguyên tắc nhân bản nhằm phục vụ nhân sinh, các công cuộc phát triển hạ tầng cơ sở này phải công khai và bền vững, về tài chính, môi trường và xã hội, nhằm mang lại thành quả tốt và lâu dài cho các quốc gia và cộng đồng trong khu vực, đối nghịch lại với lề lối làm việc khuất tất, không thành thật về nguồn tài chính và mục tiêu của các đồ án BRI. Các đồ án đề ra cũng phải phù hợp và đáp ứng được với tình trạng khí hậu thay đổi, nhằm tái thiết kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân, và cần phải có sự tham khảo với và đóng góp của đối tác từ các quốc gia thành viên, bên cạnh việc đóng góp kiến thức và kinh nghiệm của các cơ chế tài chính và phát triển quốc tế. Người ta hy vọng sẽ được thấy bản dự thảo chi tiết với các biện pháp cụ thể, khả thi, vào mùa thu tới. Trùng Dương — Chú thích: (*) Đường Tơ Lụa xưa nguyên là một hệ thống đường mòn nối Trung Quốc và vùng viễn đông với vùng Trung Đông và Âu châu. Thiết lập vào đời nhà Hán khi Trung Quốc chính thức mở mối giao thương với Tây phương vào năm 130 trước Tây lịch, Đương Tơ Lụa tiếp tục hoạt động tới năm 1453 sau Tây lịch khi Đế quốc Ottoman tẩy chay giao thương với Trung Quốc và đã đóng đường. Dù vậy, Đường Tơ Lụa vẫn tồn tại trong trí tưởng của nhiều người như một hình ảnh lãng mạn, một lời mời gọi viễn xứ. Đề xướng Belt and Road Intitiative đầy tham vọng của đảng Cộng sản Trung Hoa đã phần nào khơi gợi tình tự ấy. Song trên thực tế, sau tám năm hoạt động, BRI đang gặp nhiều vấn đề, gây bất mãn, và cả chống đối vì lối làm ăn thiếu công khai, minh bạch, bao che tham nhũng của Bắc Kinh. Một số Web links trong bài: G7 Communique, https://www.consilium.europa.eu/media/50361/carbis-bay-g7-summit-communique.pdf FACT SHEET: President Biden and G7 Leaders Launch Build Back Better World (B3W) Partnership, https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2021/06/12/fact-sheet-president-biden-and-g7-leaders-launch-build-back-better-world-b3w-partnership/ Destruction and Reconstruction (1945-1958), https://www.imf.org/external/np/exr/center/mm/eng/mm_dr_01.htm The G7’s New Global Infrastructure Initiative, https://www.csis.org/analysis/g7s-new-global-infrastructure-initiative Organisation for Economic Co-operation and Development, https://www.oecd.org/finance/Chinas-Belt-and-Road-Initiative-in-the-global-trade-investment-and-finance-landscape.pdf List of projects of the Belt and Road Initiative, https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_projects_of_the_Belt_and_Road_Initiative CNA BRI/New Silk Road series, https://www.channelnewsasia.com/news/video-on-demand/new-silk-road Financing and funding of the belt and road initiative, https://www.ottawalife.com/article/financing-and-funding-for-the-belt-and-road-initiative?c=1 RAND Working Paper: Demystifying the Belt and Road Initiative – A Clarification of its Key Features, Objectives and Impacts, https://www.rand.org/pubs/working_papers/WR1338.html How China Got Sri Lanka to Cough Up a Port, https://www.nytimes.com/2018/06/25/world/asia/china-sri-lanka-port.html China-Pakistan Economic Corridor (CPEC), https://en.wikipedia.org/wiki/China%E2%80%93Pakistan_Economic_Corridor The Backlash to Belt and Road: A South Asian Battle Over Chinese Economic Power, https://www.foreignaffairs.com/articles/china/2018-02-16/backlash-belt-and-road China’s Belt and Road Initiative criticised for poor standards and ‘wasteful’ spending, https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3014214/chinas-belt-and-road-initiative-criticised-poor-standards-and Australia scrapped the controversial Belt & Road (BRI) pact with China claiming that the deal was contrary to the national interest. Will more countries follow? https://www.republicworld.com/world-news/china/australia-pulls-out-of-bri-pact-with-china-move-seen-as-loss-of-face-for-xi-jinping.html World Bank Group: Frequently Asked Questions: Belt and Road Initiative https://thedocs.worldbank.org/en/doc/664251560539547566-0090022019/original/BRIFAQ.pdf Belt and Road Economics: Opportunities and Risks of Transport Corridors, https://www.worldbank.org/en/topic/regional-integration/publication/belt-and-road-economics-opportunities-and-risks-of-transport-corridors    
......

Afghanistan: Cám dỗ và nỗi lo của Trung Quốc

Ảnh tư liệu chụp ngày 18/01/2015: Thung lũng Mes Aynak, cách Kabul, thủ đô Afghanistan 40 km về phía tây nam, nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản. AP - Rahmat Gul Minh Anh - RFI Ở đâu Mỹ để trống, ở đó Trung Quốc lấp vào. Công thức này cũng được áp dụng tại Afghanistan. Ông khổng lồ Trung Quốc thèm thuồng dòm ngó những quặng mỏ đất hiếm của quốc gia Trung Á, vào lúc Hoa Kỳ thông báo triệt thoái toàn bộ binh sĩ khỏi lãnh thổ Afghanistan. Việc Hoa Kỳ thông báo triệt thoái toàn bộ binh sĩ tại Afghanistan đang làm dấy lên nhiều câu hỏi : Liệu đất nước Trung Á này có sẽ lại chìm đắm trong nội chiến như khi Liên Xô rút quân hay không ? Phe Taliban liệu có sẽ tái lập quyền lực của họ ở Kabul, hay một chính phủ đoàn kết dân tộc sẽ được thành lập cùng với các thành viên chính quyền hiện nay ? Bắc Kinh bắt cá hai tay ! Nhưng với Trung Quốc, việc Hoa Kỳ quyết định thoái lui là một tin tốt lành. Có thể nói Trung Quốc là một số hiếm hoi các nước có thể phát triển thành công các mối quan hệ cả với chính quyền Kabul lẫn với phe Taliban. Ngay từ năm 2018, rồi năm 2019, Trung Quốc đã có nhiều cuộc trao đổi bí mật với các thành viên phong trào theo đạo Hồi toàn thống. Bắc Kinh chăm chút duy trì một vai trò trong « bộ ba mở rộng », bên cạnh đồng minh Pakistan, cũng như với Mỹ và Nga, nhằm xúc tiến các cuộc đàm phán hòa bình giữa phe Taliban và chính phủ Kabul hiện nay. Tháng 9/2020, Bắc Kinh còn đề nghị với lãnh đạo phe Taliban « một chương trình phát triển để đổi lấy hòa bình » thông qua các dự án đầu tư trong các lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng. Thậm chí hồi tháng 5/2021, đảng Cộng Sản Trung Quốc còn đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Taliban và chính phủ Afghanistan. Và gần đây nhất, đầu tháng Sáu, ngoại trưởng Vương Nghị đã tổ chức một cuộc họp ba bên với các đồng nhiệm Pakistan và Afghanistan.   Theo nhận định của ông Bradley Bowman - cựu quân nhân quân đội Mỹ và giám đốc Trung tâm nghiên cứu về quyền lực chính trị và quân sự FDD - với Le Figaro, những cuộc đàm phán và cuộc gặp cấp cao với Kabul và các lãnh đạo phe Taliban cho phép Trung Quốc có thể đặt cơ sở ngoại giao và kinh tế với Afghanistan, khi một trong hai bên lên cầm quyền. Afghanistan : « Mỏ vàng » đất hiếm và đầu tư Trong nhãn quan của Bắc Kinh, Afghanistan còn là một « mỏ vàng » vô giá cả về kinh tế lẫn chiến lược. Đất đai của xứ Trung Á này giầu nguồn khoáng sản, đặc biệt là phía nam Afghanistan. Theo trang mạng Atalayar, vùng đất phẳng phía nam Afghanistan có nhiều quặng đất hiếm đến mức người ta có thể xem đấy như là nguồn dầu hỏa thế kỷ XXI. Đây cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho việc sản xuất các linh kiện điện tử hiện diện trong tất cả các loại thiết bị được sử dụng nhiều trong công nghiệp vũ khí. Trung Quốc hiện đã chiếm giữ đến 90% các quặng mỏ trên thế giới về những nguyên tố này, nên việc duy trì vị thế thống trị còn mang lại cho ông khổng lồ châu Á một lợi thế chiến lược hiển nhiên. Ngoài ra, với một vị thế địa lý rộng lớn, Afghanistan còn là một miền đất béo bở cho các nhà đầu tư Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Đất nước này cũng là một phần trong dự án « Những con đường Tơ lụa mới ». Ít nhất có bốn trong sáu mạng lưới của dự án này, trong đó có hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan, xuất phát hay băng qua Afghanistan, nối Trung Quốc với Nga, các nước vùng Trung Á, Nam Á, Tây Á và cho đến tận các vùng duyên hải Địa Trung Hải. Thánh chiến và người Duy Ngô Nhĩ Sức cám dỗ tại Afghanistan là to lớn, nhưng rủi ro đặt ra cho Trung Quốc không phải là nhỏ. Làm thế nào bình ổn đất nước, nhất là không để Afghanistan biến thành nơi tụ họp của các mạng lưới thánh chiến khu vực và quốc tế vào thời hậu chiến ? Quả thật, những mạng lưới này có nhiều nguy cơ lan rộng đến tận vùng Tân Cương, có đa số sắc tộc Hồi Giáo, nằm ở phía tây Trung Quốc và có thể làm tổn hại đến dự án « Những Con đường Tơ lụa mới ». Bắc Kinh đặc biệt lo ngại Donald Trump rút Phong trào Hồi giáo Đông Turkistan (ETIM ) ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế hồi tháng 11/2020, và việc Mỹ rút quân có thể tạo thuận lợi cho các nhóm thánh chiến tại tỉnh Badakhshan, và nhất là tại hành lang Wakhan, triển khai hoạt động trở lại tại vùng biên giới với Tân Cương Trung Quốc. Đây chính là khu vực Bắc Kinh bị cáo buộc giam hãm hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung, nhằm ngăn chặn những người được cho là « mang tư tưởng Hồi giáo cực đoan » thông qua các chương trình gọi là cải huấn. Câu hỏi đặt ra : Trước những bất ổn an ninh khó lường, liệu rằng Bắc Kinh có thể đi xa hơn, thay chân Mỹ và NATO triển khai « các lực lượng gìn giữ hòa bình » tại Afghanistan nhằm bảo vệ những lợi ích kinh tế to lớn và tầm ảnh hưởng của mình tại quốc gia Trung Á này, nhưng cũng nhằm tránh cho xung đột tại Afghanistan có thể lan sang lãnh thổ mình ? Giới quan sát cho rằng, một kịch bản như vậy luôn đồng nghĩa với một thảm họa cho các siêu cường. Financial Times nhắc nhở : Từ cổ chí kim, Afghanistan luôn là « mồ chôn các đế chế » !  
......

Trung Cộng sửa lịch sử

Ngô Nhân Dụng Năm 1967 nhà văn Nguyễn Tuân được thấy tuyết rơi lần đầu tiên trong đời; ông kể trong bài “Lê Nin Gờ Rát Tuyết Đầu Mùa.” Đặt tựa rồi, Nguyễn Tuân không viết tên “Lê Nin Gờ Rát” nữa mà gọi là Léningrad, theo chữ Pháp. Đó là lần thứ nhì ông đến Léningrad; nhưng lần đầu thấy tuyết rơi. Nguyễn Tuân mô tả tuyết đẹp trong nửa trang: “Cứ đứng ngây ra mà nhìn xuống … Và trong tuyết Léningrad đang ủ những mầm ấm của mùa xuân nhân loại.” Còn 7, 8 trang khác phần lớn chỉ viết để ca ngợi cuộc chiến đấu can trường của dân Thành phố Lénin trong ba năm bị Đức Quốc Xã bao vây (1941-43). Nguyễn Tuân dành đoạn chót trong bài “Lê Nin Gờ Rát …” để làm tròn bổn phận của một đảng viên cộng sản: Ca ngợi Liên Xô, nhân dịp 50 năm Cách mạng Tháng Mười. Ông viết về lửa. “Tất cả những gì có thể thắp sáng, cháy tỏ được trong ngày vui lớn mừng thọ Cách mạng Tháng Mười, tất cả những gì có thể nổi lửa được lên trên đất nước Liên bang Xô viết đã điện khí hóa, thì rồi bừng bừng rừng rực như chưa bao giờ được cháy sáng đến thế trong các hội hoa đăng lớn của nhân loại mỗi ngày mỗi rời xa bóng tối…” Đoạn văn xuôi này có thể đem ra chạy đua với thơ Tố Hữu ca tụng Cách mạng Tháng Mười: “Từ khi anh đứng dậy – Trái đất bắt đầu cười – Và loài người từ đó – Ca bài ca Tháng Mười!” Câu chót trong bài ký Lê Nin Gờ Rát là những ước mơ: “Tôi muốn tôi được hóa thân làm một ngòi pháo cây bông lửa màu soi mình trong suốt đêm thâu đó trên pha lê tuyết ngần của Mạc Tư Khoa tôi hằng yêu mến, của Léningrad tôi hằng nhớ thương.” Chắc Nguyễn Tuân yêu mến Mạc Tư Khoa, nhớ thương Léningrad thật tình. Bởi vì tất cả những gì ông đọc về Liên bang Xô viết, về Cách mạng Tháng Mười bằng chữ Việt hay chữ Pháp đều khiến ông phải yêu thương. Không ai nói đến bốn triệu người Ukraine chết đói vì tập sản hóa ruộng đất. Không sách nào kể chuyện Stalin giết gần hết các đồng chí trong Trung Ương Đảng để củng cố địa vị. Không ai biết trong các sách lịch sử, những tấm hình chụp Lenin giữa đám đông thì cái mặt của Trotsky đã bị xóa. Hình các ông tướng bị Stalin ghét vì giỏi hơn mình cũng biến mất. Các đảng cộng sản kiểm duyệt quá khứ, thay đổi sách lịch sử. Người dân bình thường như Nguyễn Tuân làm sao biết được! Chính sách sửa chữa lịch sử không phải chỉ ở Nga thời Stalin mới thi hành. Mao Trạch Đông ở bên Trung Quốc đã noi gương. Sau khi Lâm Bưu đảo chính hụt bay đi trốn rồi chết, Lâm, người được Mao chỉ định thừa kế mình, đã biến mất trong tất cả các bức hình chụp Mao cùng các cận thần. Thời Tập Cận Bình vẫn đang áp dụng đường lối sửa lịch sử! Tháng 11 năm ngoái, Viện Sử Học ở Bắc Kinh đã cải chính một sự kiện về Mao Ngạn Anh (毛岸英, Máo Ànyīng), con trai lớn của Mao Trạch Đông, năm 1950 đã chết trong cuộc chiến tranh Nam Bắc Hàn. Lúc đó Ngạn Anh làm thông dịch viên tiếng Nga kiêm thư ký cho Bành Đức Hoài, vị tướng tổng chỉ huy một triệu “quân tình nguyện” Trung Cộng sang cứu chế độ Kim Nhật Thành. Làm việc ngay ở bộ tổng chỉ huy là an toàn, bớt lo sinh mạng. Năm 2003, một sĩ quan Hồng Quân viết hồi ký, kể rằng Mao Ngạn Anh chết trong lúc chiên cơm với trứng, máy bay của đạo quân Liên Hiệp Quốc nhìn thấy khói lửa khi tới oanh kích. Một máy bay A-26 của Nam Phi thả bốn trái bom napalm, một trái rớt trúng nơi Mao Ngạn Anh và một sĩ quan khác đang chiên cơm! Cậu vương tôn 28 tuổi đã vi phạm quân lệnh nhưng trở thành anh hùng. Viện Sử Học Trung Cộng nói câu chuyện trên là bịa đặt. Họ công bố trên mạng xã hội các tin tức khác, nói rằng vị trí bộ tổng chỉ huy của Bành Đức Hoài bị khám phá vì phía Mỹ bắt được các làn sóng vô tuyến điện từ đó phát ra. “Những tin đồn độc ác nói rằng Mao Ngạn Anh chết vì đang chiên cơm với trứng làm giảm bớt hình ảnh hy sinh anh hùng của Mao Ngạn Anh.” Viện Sử Học chỉ quên không cho độc giả biết rằng cuốn hồi ký kể trên do Nhà Xuất Bản Hồng Quân in. Tại sao Tập Cận Bình phải ra lệnh viết lại về nguyên nhân cái chết của Mao Ngạn Anh? Vì Tháng Bảy năm nay Trung Cộng sẽ tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc. Sang năm Tập Cận Bình sẽ mãn 2 nhiệm kỳ làm chủ tịch đảng và chủ tịch nước Trung Quốc. Khác với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào trước đây, mỗi người đều về hưu sau 10 năm giữ chức, Bình muốn tiếp tục ngồi những cái ghế đó mãi mãi, sẽ phá kỷ lục của Vladimir Putin hiện nay đã lên 20 năm. Bình cần tô hồng cho bộ mặt của Mao Trạch Đông, chỉ vì muốn chính mình sẽ đóng vai kế nghiệp Mao, sẽ được thần thánh hóa như Mao ngày xưa. Trong 10 năm qua Tập Cận Bình đã thay đổi cương lĩnh đảng và hiến pháp để có thể được ứng cử dài dài, không giới hạn. Bình đã được tấn phong với rất nhiều danh hiệu. Không hài lòng với chức vụ tổng bí thư, phải là chủ tịch đảng, chủ tịch nhà nước. Cấp dưới suy tôn là Lãnh tụ, là Tư lệnh Tối cao Hồng quân, chủ tịch Quân Ủy trung ương. Ông lập ra một Nhóm Lãnh tụ Trung tâm mà ông đứng đầu. Đại hội đảng năm 2016 còn nhất trí tấn phong ông là Lãnh Tụ Hạt Nhân, một danh hiệu Mao Trạch Đông cũng chưa dùng. Tập Cận Bình còn xuất bản các bài diễn văn làm lý thuyết mới cho đảng Cộng sản trong thế kỷ 21. Lý thuyết Tập Cận Bình được đại hội đảng đặt ngang hàng với Tư tưởng Mao Trạch Đông, Chủ thuyết Đặng Tiểu Bình. Một cuốn sách “Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc” đang lưu hành, dầy 532 trang, đã dành một phần tư chỉ viết về các chính sách và thành tích của Tập Cận Bình. Hãy thử đọc một câu này: “Trong số vạn đại sơn chắc chắn có một đỉnh cao vượt lên trên tất cả.” Đỉnh Cao đó, tất nhiên là Lãnh Tụ Hạt Nhân Tập Cận Bình. Trung Cộng đang bắt học sinh, sinh viên “học tập lịch sử đảng” trước ngày kỷ niệm 100 năm, để “nuôi hạt giống đỏ.” Bài thi vào các trường đại học có những câu hỏi về lịch sử đảng. Nhưng trên các mạng xã hội đã bùng ra một cuộc bàn cãi sôi nổi, vì một nhà văn có ý kiến “trái chiều.” Nhà văn Hồng Chấn Khoái (Hong Zhenkuai 洪振快)đã nói ngược sách vở của đảng về một sự kiện lịch sử, gọi tên là “Năm anh hùng Núi Nanh Sói” (Lang Nha San Ngũ Tráng Sĩ, 狼牙山五壯士). Học sinh ở Trung Quốc vẫn được dạy rằng 5 chiến sĩ Hồng Quân đã nhảy xuống vực tự sát khi bị quân Nhật vây hãm. Hồng Chấn Khoái nói không phải như vậy. Các chiến sĩ bị té xuống vực chết. Ông dẫn người đến tận núi Lang Nha, quay phim, đưa lên mạng, biện hộ cho giả thuyết của mình. Đầu Tháng Sáu vừa rồi, ông bị tòa án ở Bắc Kinh kết tội mạ lỵ! Ông đã từng làm việc ở tạp chí lịch sử Viêm Hoàng Xuân Thu (炎黄春秋), ban giám đốc tờ báo cũng bị cảnh cáo. Tập Cận Bình tìm cách tô điểm cho lịch sử đảng cộng sản Trung Quốc, đó là chuyện của người Trung Quốc. Nhưng một chuyện khác có thể liên quan đến dân Việt mình. Đó là chính sách của Trung Cộng tuyên truyền trong các cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á. Họ sẽ truyền bá lịch sử để khơi động lòng “yêu nước” của Hoa kiều hải ngoại. Năm 2015, đại sứ Trung Cộng đã đọc một bài diễn văn ở khu China Town thủ đô Kuala Lumpur, kêu gọi người Malaysia gốc Hoa hãy đứng lên phản đối chính sách kỳ thị của nước này. Ông nhắc nhở họ hãy luôn luôn nhớ “Nước Mẹ” Trung Quốc! Chính phủ Mã Lai phản đối, nhưng Bắc Kinh đã “hối lộ” bằng viện trợ dồi dào nên ông đại sứ ngồi tiếp 2 năm nữa. Đây là một dấu hiệu đáng lo, cho thấy Trung Cộng đang thay đổi chính sách Kiều vận. Từ Chu Ân Lai đến Đặng Tiểu Bình, các chính quyền cộng sản vẫn khuyên dân Trung Quốc ở nước nào hãy hội nhập với dân nước đó, theo châm ngôn Lạc địa sanh căn (落地生根), xuống đất thì mọc rễ. Hiện nay khẩu hiệu “Thao Quang Dưỡng Hối” của Đặng Tiểu Bình, khuyên các lãnh tụ Trung Cộng hãy khiêm tốn nhẫn nại, không còn được nhắc đến nữa. Tập Cận Bình đưa ra khẩu hiệu mới, khuyên các Hoa kiều hãy “Lá rụng trở về rễ” (Lạc diệp quy căn, 落叶归根), và kêu gọi người Hoa ở các nước Đông Nam Á ủng hộ chương trình “Nhất Đới Nhất Lộ” (Một vòng đai, một con đường). Việc sửa đổi và tô hồng lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ hỗ trợ chiến dịch chiêu mộ Hoa kiều. Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đề cao chủ nghĩa Mác Lê và Tư tưởng Mao Trạch Đông. Ông Nguyễn Phú Trọng mới viết một bài tràng giang hứa hẹn tiến đến chủ nghĩa xã hội. Coi chừng, đừng để cho người dân Việt bị đánh lừa lần nữa, như Nguyễn Tuân trước đây nửa thế kỷ!  
......

Rộ tin đồn Thứ Trưởng An Ninh Quốc Gia TQ Đổng Kinh Vỹ đào tẩu sang Mỹ

Daily Beast - Biên dịch: Trần Hùng/ Nghiên Cứu Quốc Tế Nguồn: “Rumors of U.S. Secretly Harboring Top China Official Swirl,” Daily Beast, 17/06/2021. Biên dịch: Trần Hùng Các phương tiện truyền thông và tài khoản Twitter chống cộng bằng tiếng Hoa tuần này đã gây xôn xao với tin đồn rằng Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Đổng Kinh Vỹ (Dong Jingwei) đã đào tẩu vào giữa tháng Hai vừa rồi, bay từ Hong Kong đến Hoa Kỳ cùng với con gái của ông, Đổng Dương (Dong Yang). Đổng Kinh Vỹ được cho là đã cung cấp cho Hoa Kỳ thông tin về Viện Virus học Vũ Hán và làm thay đổi lập trường của chính quyền Biden về nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Đổng là, hoặc từng là, một quan chức lâu năm trong Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS), còn được gọi là Quốc An Bộ. Lý lịch công khai của ông cho thấy ông phụ trách các nỗ lực phản gián của Bộ, tức là bắt gián điệp, kể từ khi được thăng chức thứ trưởng vào tháng Tư, 2018. Nếu những câu chuyện này là sự thật, Đổng sẽ là quan chức giữ chức vụ cao nhất trong lịch sử của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từng đào tẩu. Theo Tiến sĩ Hàn Liên Triều (Han Lianchao), từng là một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước khi đào tẩu sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, vụ đào tẩu của Đổng đã được các quan chức Trung Quốc nêu ra hồi tháng Ba tại hội nghị thượng đỉnh Trung – Mỹ ở Alaska. Trong một đoạn tweet hôm thứ Tư, Hàn trích dẫn một nguồn tin giấu tên nói rằng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ủy viên Bộ chính trị phụ trách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì đã yêu cầu phía Mỹ giao nộp Đổng, nhưng Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã từ chối. Nicholas Eftimiades, cựu chuyên gia từng làm việc ở Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và CIA, và là tác giả cuốn Chinese Espionage: Operations and Tactics (Tình báo Trung Quốc: Hoạt động và Chiến thuật), đã gọi thông tin này “chính xác là tin đồn. Chuyện này xảy ra thường xuyên” trong cuộc chiến thông tin giữa Bắc Kinh và cộng đồng Hoa kiều chống cộng. Nhưng ông gọi Tiến sĩ Hàn, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trong nhóm Sáng kiến ​​Quyền lực Công dân cho Trung Quốc có trụ sở tại Washington, D.C., là “một người thẳng thắn, thường không phóng đại dưới bất kỳ hình thức hay cách thức nào… là người đáng tin cậy vì sự chính trực của ông.” Mollie Saltskog, một nhà phân tích tình báo cấp cao của Tập đoàn Soufan, người có bằng thạc sĩ về các vấn đề toàn cầu tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cũng khuyến cáo nên thận trọng, nói rằng các tin đồn về các quan chức đào tẩu thường xuyên xuất hiện. “Mặc dù có ý nghĩa quan trọng và chắc chắn hữu ích cho các nỗ lực tình báo của chúng ta,” bà nói rằng “một vụ đào tẩu cấp cao sẽ không thay đổi đáng kể cách hiểu hoặc cách tiếp cận của chúng ta đối với Trung Quốc. Nói tóm lại, nếu chuyện này là đúng, đó có thể là một chuyện quan trọng nhưng không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi.” Bộ Ngoại giao Mỹ đã không trả lời yêu cầu bình luận cho tới thời điểm bài viết này được đăng. Bộ thường không bình luận về những người đào tẩu. Hơn 6 chuyên gia về tình báo Trung Quốc được SpyTalk phỏng vấn cũng cho biết họ không có thông tin gì để chia sẻ về tin đồn ông Đổng đào tẩu. Các câu chuyện trên báo chí Hoa ngữ cũng cho rằng con gái của ông Đổng, Đổng Dương, đã đào tẩu cùng ông khỏi Hong Kong vào khoảng ngày 10 tháng Hai. Cô được cho là vợ cũ của Tưởng Phàm (Jiang Fan), giám đốc điều hành cấp cao của Alibaba và là người đứng đầu TMall, một doanh nghiệp lớn giống Amazon của Trung Quốc. Dù không nêu tên Đổng, trang web thân Trump Red State đưa tin hôm 4 tháng Sáu về một vụ đào tẩu của một quan chức cấp cao khỏi Trung Quốc, cho biết Cơ quan Tình báo Quốc phòng đã nhận được thông tin từ người này rằng Bắc Kinh đang che đậy các nghiên cứu chiến tranh sinh học tại phòng thí nghiệm Vũ Hán, và đưa đẩy câu chuyện để đặt nghi vấn về tính chính trực của Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (National Institute of Allergy and Infectious Diseases – NIAID). Bài viết nói rằng “các nguồn tin cho biết mức độ tin tưởng (cao) đối với thông tin mà người đào tẩu cung cấp đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng niềm tin đột ngột đối với Tiến sĩ Anthony Fauci. Họ cũng nói rằng các nhân viên Viện Nghiên cứu các Bệnh Truyền nhiễm của Quân đội Hoa Kỳ (USAMRIID) cũng giúp Cục Tình báo Quốc phòng xác nhận các chi tiết mang tính kỹ thuật chuyên sâu do người đào tẩu cung cấp.” Theo một bản tin hồi năm 2018 của Intelligence Online, một trang tin tình báo có uy tín đặt trụ sở tại Paris, ông Đổng “thân với” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. “Ông Đổng trước đây từng đứng đầu văn phòng Bộ An ninh Quốc gia ở vùng Hà Bắc, nơi xuất thân của nhiều cán bộ an ninh gần gũi với ông Tập.” Hồi năm 2010, Intelligence Online đưa tin rằng ông Đổng đã thực hiện lệnh của cấp trên ở Bắc Kinh và bắt giữ “bốn nhân viên Nhật Bản của Tập đoàn Fujita đang quay phim trong một khu quân sự bị cấm.” Động thái này vào thời điểm đó được coi là một trò đấu đá quyền lực của Bộ An ninh Quốc gia chống lại Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi đó. Trong khi đó, trang web chính thức của Quốc vụ viện Trung Quốc thường liệt kê các nhân sự hàng đầu trong Bộ An ninh Quốc gia không còn liệt kê bất kỳ thứ trưởng nào làm việc dưới quyền Bộ trưởng Trần Văn Thanh (Chen Wenqing). Trong phần “Tình hình nhân sự”, trang web có đề cập đến cuộc điều tra tham nhũng đối với Mã Kiện (Ma Jian), một cựu thứ trưởng khác, người đã bị kết án tù chung thân vào năm 2018. Tuy nhiên, phần thông tin về các thứ trưởng thì bị để trống. Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế  
......

Ân xá Quốc tế mở chiến dịch viết thư kêu gọi nhà nước Việt Nam trả tự do cho bà Nguyễn Thuý Hạnh

Bà Nguyễn Thuý Hạnh AI - RFA| Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế hôm 17 tháng 6 công bố lời kêu gọi hành động khẩn cấp đến với 10 triệu thành viên của tổ chức này trên toàn cầu, phát động chiến dịch viết thư nhằm yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh. Fb Nguyễn Thuý Hạnh Theo Ân xá Quốc tế, bà Nguyễn Thuý Hạnh là một tù nhân lương tâm, bị cầm tù chỉ vì thực hành các quyền con người của mình một cách ôn hoà và làm các công việc thiện nguyện, và cần phải được trả tự do ngày lập tức và vô điều kiện. Trong thông cáo báo chí của tổ chức này đưa ra một ngày sau khi bà Nguyễn Thuý Hạnh bị bắt, bà Ming Yu Hah, Phó giám đốc Khu vực phụ trách chiến dịch, tuyên bố: “Vụ bắt giữ bà Nguyễn Thuý Hạnh có tính chất trơ trẽn và mang động cơ chính trị nhằm bịt miệng một trong những nhà hoạt động nhân quyền tiêu biểu nhất ở Việt Nam.” Bà Nguyễn Thuý Hạnh là người sáng lập Quỹ 50k, một quỹ tài chính nhằm giúp đỡ gia đình của các tù nhân chính trị ở Việt Nam. Bà cũng từng tham gia tự ưng cử trong kỳ bầu cử quốc hội khoá XIV năm 2016 nhưng không thành công. Chính quyền Việt Nam bắt giữ bà Nguyễn Thuý Hạnh ngày 7 tháng 4 năm 2021 với cáo buộc tội danh “làm, tàng trữ, phát tát hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự năm 2015. Điều 117 của Bộ Luật Hình sự 2015 đã bị nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới chỉ trích là công cụ để Nhà nước trấn áp và trừng phạt những người bất đồng chính kiến và nhà hoạt động trong nước. Từ đầu năm đến nay thì đã có ít nhất năm người bị bắt và khởi tố bởi điều luật này. Tổ chức Ân xá Quốc tế được thành lập năm 1961 ở thủ đô London, nước Anh, tổ chức này có phạm vi hoạt động trên toàn thế giới, với sứ mệnh bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền khắp nơi và cho tất cả mọi người. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/amnesty-international-launches-the-campaign-to-write-letters-to-activist-nguyen-thuy-hanh-06182021073558.html  
......

Hạ viện Đức thông qua luật bảo vệ nhân quyền trong thương mại

Gerd Mueller (Bộ trưởng Bộ hợp tác và phát triển kinh tế, đảng CSU) và ông Hubertus Heil (Bộ trưởng Bộ lao động và xã hội, đảng SPD) trong tuyên bố báo chí của họ về cuộc bỏ phiếu cho luật thẩm định chuỗi cung ứng. liên minh hình ảnh / Flashpic | Jens Krick Fb.Trần Bảo Quốc   Luật về chuỗi cung ứng mà Đức vừa thông qua sẽ bảo vệ người lao động bản địa, nơi các mặt hàng nhập khẩu được sản xuất. Với luật mới này, những nước cưỡng bức lao động như Trung Quốc sẽ không thể bán hàng qua Đức. Việt Nam với thể chế sao lại của Trung Quốc cũng không nằm ngoài tầm ngắm của dự luật này. **********************   Hạ viện Đức thông qua luật chuỗi cung ứng: Đây là cách các công ty phải đảm bảo nhân quyền trong tương lai   Người lao động trong tương lai không còn phải làm việc trong những điều kiện không xứng đáng khi sản xuất ra các sản phẩm bán vào thị trường Đức.   Các công ty lớn ở Đức không được dung túng cho việc lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng liên quốc gia của họ. Hạ viện vào thứ sáu đã thông qua một dự luật của chính phủ về bổn phận thẩm định mới. Qua dự luật này nước Đức muốn hành động chống lại điều kiện lao động tồi tệ trên toàn thế giới - ví dụ như tại các mỏ nguyên liệu thô đang đe dọa tính mạng người ở châu Phi, các nhà máy may mặc ở châu Á hoặc trên các đồn điền bông vải ở Ấn Độ. Luật sẽ được áp dụng từ năm 2023.   Mục đích của luật này là mang đến công bằng hơn giữa người giàu và người nghèo. Ông Müller mong muốn là: "Những gì bạn không muốn người khác hành xử với mình thì đừng để chuyện đó xảy ra với bất kỳ ai khác ". Theo ông Heil thì: „Trẻ em thuộc về trường học thay vì phải lao động vất vả trong các hầm mỏ hay trên ruộng đồng và chúng ta không thể xây dựng sự thịnh vượng của mình vĩnh viễn trên cơ sở bóc lột con người“.   Những ngành bị ảnh hưởng bởi quy luật chuỗi cung ứng gồm có: Sản xuất xe hơi, kỹ thuật cơ khí, công nghiệp kim loại, hóa học, dệt may, thực phẩm và đồ uống, nhà bán buôn và bán lẻ, ngành công nghiệp điện tử, nhà cung cấp năng lượng - nói chung là các lĩnh vực kinh tế quan trọng.   Luật sẽ được áp dụng kể từ năm 2023, ban đầu cho các công ty lớn có hơn 3.000 nhân viên. Năm 2024 ngưỡng này sẽ giảm xuống cho các hãng xưởng có hơn 1000 nhân công. Theo thống kê thì có khoảng 2890 công ty ở Đức với hơn 1000 nhân viên. Các doanh nghiệp nhỏ hơn không bị ảnh hưởng. Các vấn nạn như hủy hoại môi trường, gây đau khổ cho con người và tham nhũng cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật này.   Những gì sẽ xảy ra với các công ty hiện nay?   Nếu một công ty nhận thức được có sự khiếm khuyết trong chuỗi cung ứng, thì công ty đó phải có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp khắc phục. Các tổ chức phi chính phủ và công đoàn có cơ hội đại diện cho những người bị thiệt hại tại nơi sản xuất, khởi kiện những công ty này trước tòa án của nước Đức, nếu như phát hiện có vi phạm. Cho đến nay, các bên bị thiệt hại chỉ có thể tự khởi kiện và điều này gần như không có xảy ra.   Lấy Tân Cương làm ví dụ thì theo các nhà đặc trách cho dịch vụ khoa học của Hạ viện Đức cho biết: Luật này có thể buộc các công ty Đức hoạt động ở Trung Quốc phải cắt đứt hợp tác. Các nhóm nhân quyền ước tính rằng hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, người Hui hoặc các thành viên khác của những dân tộc thiểu số Hồi giáo ở tây bắc Trung Quốc đã bị đưa đến các trại cải tạo. Các cáo buộc bao gồm từ tra tấn đến cưỡng bức lao động. Một trong các công ty của Đức hiện đang cộng tác sản xuất tại Tân Cương là hãng xe hơi VW Volkswagen.   Đức hiện nay có nền kinh tế lớn nhất và cũng là đầu tàu của Cộng đồng Âu Châu (EU). Ông Müller kêu gọi EU hãy áp dụng các quy định mới tương tự và phải có một cải tổ cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).   Nguồn: jg/dpa   Trần Bảo Quốc lược dịch  
......

Hội nghị G-7: Kết quả như mong đợi?

Phạm Phú Khải   Hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Cornwall, Anh quốc từ ngày 11 đến 13 tháng Sáu vừa qua, ngoài các vấn đề quan trọng cấp bách mà thế giới đang đối diện, kể cả đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, Trung Quốc và phần nào đó Nga, là chủ đề chính của hội nghị.   Sự chuẩn bị cho G-7 đã có từ những tháng trước. Đầu tháng Năm 2021, các Bộ trưởng Ngoại giao của bảy nước đã gặp mặt nhau, mà theo Ngoại Trưởng Mỹ Antony J. Blinken, để “bảo vệ các giá trị dân chủ và các xã hội rộng mở” (defending democratic values and open societies). G-7 kỳ này có những bước tiến đáng kể trên bình diện củng cố quan hệ đồng minh giữa các nền dân chủ, và xác nhận những vấn đề và thử thách thế giới đang đối diện để tìm phương án chung.   Bảy quốc gia Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Mỹ, Canada, cùng với đại diện của Liên hiệp Âu châu, 4 quốc gia quan sát Úc, Ấn Độ, Nam Hàn, Nam Phi, đã gặp mặt lần đầu tiên kể từ đại dịch Covid-19 hoành hành từ đầu năm 2020.   Một trong những mục tiêu chính của cuộc họp lần này là để thuyết phục thế giới rằng dân chủ, và liên minh dân chủ, đã đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên bình diện chính trị quốc tế. Thủ tướng Anh, chủ nhà của hội nghị, nhận định rằng cuộc họp mặt là cơ hội để chứng minh “lợi ích của dân chủ”.   Thủ tướng Úc Scott Morrison đã gặp mặt riêng Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Boris Johnson. Hai vấn đề mang tính chiến lược và an ninh hàng đầu của Úc đều liên quan đến Trung Quốc. Một, nguồn gốc Covid-19, mà từ năm trước Úc đã kêu gọi WHO và quốc tế mở cuộc điều tra để tìm hiểu ngọn ngành nguyên nhân hầu ngăn chặn một đại dịch thứ hai như thế. Hai, cũng vì một phần từ lý do một, mà Trung Quốc gia tăng sự cưỡng bức kinh tế (economic coercion) không cho nhập cảng bao nhiêu hàng hóa từ Úc, và còn không chịu ngồi xuống đàm phán, mặc dầu Úc luôn sẵn sàng đàm phán. Morrison nói: “Tất nhiên, chúng tôi muốn xem cuộc đối thoại từng diễn ra có thể tiếp tục lại và bắt đầu lại. Nhưng đó là một vấn đề khá lớn đối với Trung Quốc.”   Sau cuộc gặp gỡ gần ba ngày, nhóm G-7 đưa ra một tuyên bố chung, mà bên phía Mỹ và Anh muốn dùng ngôn từ mạnh mẽ hơn, trong khi bên Đức và Liên hiệp Âu châu thì muốn dùng phương cách nhẹ nhàng hơn, tránh tạo căng thẳng lúc này. Cách nhìn vấn đề thì giống nhau, nhưng nồng độ của thông điệp thì khác nhau.   Tuyên bố chung kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới WHO tiến hành điều tra, báo cáo và phản ứng đối với đại dịch Covid-19 một cách minh bạch, chuyên môn, khoa học và nhanh chóng ngay tại Trung Quốc ở giai đoạn 2.   Nên nhớ, cách đây 3 năm, sau hội nghị G-7, tuyên bố chung không hề nhắc đến Trung Quốc. Nhưng lần này có nguyên một đoạn nói về tầm quan trọng của việc phối hợp và ứng phó với các hoạt động kinh tế mang tính phi thị trường của Trung Quốc và nhu cầu lên tiếng chống lại các hành xử vi phạm nhân quyền, bao gồm cả ở Tân Cương và Hồng Kông.   Nguyên văn của tuyên bố chung về Trung Quốc như sau:   “Chúng tôi thừa nhận trách nhiệm cụ thể của các quốc gia và các nền kinh tế lớn nhất trong việc duy trì hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế. Chúng tôi cam kết thực hiện vai trò của mình trong việc này, làm việc với tất cả các đối tác và với tư cách là thành viên của G-20, Liên Hiệp quốc và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn, khuyến khích những thành viên khác cũng làm như vậy. Chúng tôi sẽ làm điều này dựa trên chương trình nghị sự được chia sẻ và các giá trị dân chủ của chúng tôi. Đối với Trung Quốc và sự cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến về các phương pháp tiếp cận tập thể đối với các chính sách và thực hành mang tính phi thị trường đầy thách thức làm suy yếu sự vận hành công bằng và minh bạch của nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh trách nhiệm tương xứng của chúng tôi trong hệ thống đa phương, chúng tôi sẽ hợp tác vì lợi ích chung của chúng tôi đối với các thách thức toàn cầu được chia sẻ, đặc biệt là giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học trong khuôn khổ COP26 và các cuộc thảo luận đa phương khác. Đồng thời và khi làm như vậy, chúng tôi sẽ thúc đẩy các giá trị của mình, bao gồm cách kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, đặc biệt là liên quan đến Tân Cương và những quyền, tự do và mức độ tự trị cao cho Hồng Kông được đề cao trong tuyên bố chung của Trung Quốc - Anh và Bộ luật Cơ bản.”   Ngoài vấn đề Trung Quốc, hội nghị G-7 cũng cam kết một tỷ liều vaccine để giúp các nước nghèo chống lại đại dịch covid-19, ủng hộ các khám phá khoa học giúp chế tạo vaccine nhanh chóng hơn, gia tăng khả năng sản xuất vaccine toàn cầu, và cải thiện hệ thống cảnh báo đại dịch.   Đối với Nga và các vụ tấn công mạng, G-7 yêu cầu Nga có hành động chống lại những kẻ tiến hành các cuộc tấn công mạng và sử dụng phần mềm tống tiền (ransomware), đồng thời kêu gọi một cuộc điều tra về việc sử dụng vũ khí hóa học trên đất Nga.   “Chúng tôi kêu gọi Nga khẩn trương điều tra và giải thích một cách đáng tin cậy việc sử dụng vũ khí hóa học trên đất của mình, chấm dứt hoạt động đàn áp có hệ thống đối với các phương tiện truyền thông và xã hội dân sự độc lập, đồng thời xác định, phá vỡ và quy trách nhiệm cho những kẻ tiến hành ransomware bên trong biên giới nước này các cuộc tấn công, lạm dụng tiền ảo để rửa tiền từ các vụ tống tiền và các tội phạm mạng khác.”   Trên phương diện này, Tổng thống Joe Biden sẽ mang vấn đề tấn công mạng từ Nga để đàm phán với Vladimir Putin trong cuộc gặp gỡ dự trù vào ngày 16 tháng Sáu này. Biden cho biết Nga đang tham gia vào các hoạt động trái nghịch với chuẩn mực quốc tế, và “họ đang cắn phải những thứ mà họ sẽ có vấn đề nhai nó”. Còn Putin cho biết ông sẽ đồng ý dẫn độ các tội phạm từ Nga sang Mỹ với điều kiện Mỹ cũng đồng ý dẫn độ tội phạm từ Mỹ sang Nga.   Về mặt thay đổi khí hậu thì G-7 cũng đồng ý gia tăng đóng góp của họ để đáp ứng cam kết chi tiêu 100 tỷ đô la một năm để giúp các nước nghèo hơn cắt giảm lượng khí thải carbon và đối phó với tình trạng hâm ấm toàn cầu, nhưng các nhà vận động môi trường cho biết lời hứa về tiền mặt của công ty đã bị thiếu, và họ chưa hài lòng về kết quả từ hội nghị G-7 này.   Sau cùng, có ba điều đáng nói về hội nghị thượng đỉnh G-7 kỳ này:   Một, ngoài tuyên bố chung của G-7, ba vị lãnh đạo Anh Úc Mỹ càng làm cho Trung Quốc thêm bực mình. Úc sẽ tham gia với Anh (Mỹ thì vẫn làm thế lâu nay) bằng cách gửi các tàu khu trục nhỏ tuần hành cùng với tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trong các hoạt động qua Biển Đông trong vòng hai ba tuần tới, bao gồm các chuyến thăm cảng và hiện diện đáng kể ở Biển Đông.   Hai, sáng kiến Xây dựng Lại Thế giới Tốt Hơn (Build Back Better World - (B3W) project) là nhằm cạnh tranh trực tiếp với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, vốn đã bị chỉ trích rộng rãi vì gây gánh nặng cho các nước nhỏ bằng khoản nợ không thể quản lý được. Tổng thống Biden rất mặn mà về dự án này. Biden cho biết kế hoạch như vậy sẽ cần ưu tiên hóa “các tiêu chuẩn cao cho các giải pháp minh bạch, thân thiện với khí hậu để thay thế cho Sáng kiến Vành đai và Con đường”. Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết: “Đây không chỉ là đối đầu hoặc đối phó với Trung Quốc. Đây là về việc cung cấp một tầm nhìn thay thế tích cực, khẳng định cho thế giới."   Ba, Trung Quốc tại Anh đã phổ biến một tuyên bố phản bác tuyên bố chung của G-7. Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại London cho biết: “Chúng tôi luôn tin rằng các quốc gia dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, nghèo hay giàu đều bình đẳng, và các vấn đề thế giới cần được giải quyết thông qua sự tham vấn của tất cả các quốc gia. Những ngày mà các quyết định toàn cầu được đưa ra bởi một nhóm nhỏ các quốc gia đã qua lâu rồi”.   Phải công nhận chế độ cộng sản mọi nơi, đặc biệt là cộng sản Trung Quốc hiện nay, nói dối và trí trá mà không biết ngượng. Ngoại trừ Mỹ, Trung Quốc hiếp đáp, lấn áp, và coi thường tất cả những nước khác, kể cả nước Úc mà tôi đang sống. Bình đẳng trước sau gì cũng chỉ là khẩu hiệu, chứ chẳng có giá trị hay ý nghĩa đích thực nào, đối với họ. Sức mạnh mới là đúng, và đúng sẽ là sự thật, là chính nghĩa, trong quan điểm của Bắc Kinh (might is right, and right tells truth). Chờ cho đến khi họ đủ mạnh để chứng minh họ đúng thì chắc đã muộn màng. ................... Lãnh đạo G-7 chụp hình chung tại thượng đỉnh ở Carbis Bay, Anh Quốc  
......

Hoa Kỳ kêu gọi thành lập liên minh chống Trung Quốc

Việt Nam Thời Báo Hoa Kỳ đang kêu gọi các đồng minh thành lập một khối kinh tế chung chống lại Trung Quốc. Tổng thống Biden sẽ công bố kế hoạch của ông vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, Anh, các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết. Họ đã nói chuyện bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 với các hãng truyền thông có mặt. Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển lớn (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Vương quốc Anh) đã tập hợp từ hôm qua cho một hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày. Chương trình nghị sự gồm cả cuộc chiến chống lại đại dịch COVID. EU cũng tham gia hội nghị thượng đỉnh; các khách mời là lãnh đạo Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nam Phi. Nhưng đối với ông Biden, hội nghị thượng đỉnh cũng là nơi nói lên những lo ngại của ông về Trung Quốc. Ông muốn các quốc gia cùng lên tiếng chống lại nạn lao động cưỡng bức đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác đang diễn ra ở Trung Quốc. Cạnh tranh với Con đường tơ lụa mới Ngoài ra, ông Biden muốn huy động hàng trăm tỷ đồng để cung cấp một giải pháp thay thế cho Con đường tơ lụa mới củaTrung Quốc. Đây là một dự án lớn về cơ sở hạ tầng của Trung Quốc bắt đầu vào năm 2013 và được thiết kế để kết nối Trung Quốc với các lục địa khác. Với kế hoạch này Trung Quốc nước này muốn kích thích thương mại với cả thế giới. Ông Biden hy vọng rằng các nước tham gia hội nghị thượng đỉnh sẽ cùng đưa ra một tuyên bố về Trung Quốc vào ngày mai. Liệu tất cả các quốc gia có thực sự ủng hộ Mỹ hay không vẫn còn phải chờ xem. Lãnh đạo các nước EU đã thảo luận về mối quan hệ với Trung Quốc trước hội nghị thượng đỉnh. “Lập trường của châu Âu rất rõ ràng: Trung Quốc là một đối thủ mang tính hệ thống, một đối tác trong các vấn đề toàn cầu và là một đối thủ cạnh tranh”, Tổng thống Pháp Macron cho biết trong một tuyên bố. Những lời chỉ trích trước đây của Hoa Kỳ Tổng thống mới tiếp tục chính sách Trung Quốc cứng rắn của người tiền nhiệm Trump. Trong tháng Hai ông Biden đã gọi cho Tập Cận Bình vào đêm giao thừa của Tết Nguyên Đán. Sau đó, ông cũng đề cập các vấn đề như Hồng Kông, Đài Loan và việc đàn áp của người Duy Ngô Nhĩ. Ông Biden cho biết sẽ hợp tác với Trung Quốc nếu điều đó có lợi cho Mỹ. Và trong tháng 3 có các nhà ngoại giao của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đổ lỗi cho nhau. Ví dụ, Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về vai trò của Trung Quốc trong các cuộc tấn công mạng vào Mỹ và các vấn đề khác mà ông cho rằng đe dọa “sự ổn định trên thế giới”. Một nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã ép buộc “phiên bản dân chủ của riêng”./.
......

Đông Nam Á trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Wendy Sherman (trái) gặp Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm Thứ Tư, 2 Tháng Sáu, thông báo Mỹ viện trợ cho Bangkok $30 triệu giúp Thái Lan chống dịch COVID-19 nhưng không cam kết chia sẻ vaccine mà Thái Lan đang cần. (Hình: Government Spokesman Office via AP) Hiếu Chân/Người Việt Ngay từ trước khi lên cầm quyền, Tổng Thống Joe Biden đã xác định cuộc cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á. Quan điểm đó đã nhiều lần được nhấn mạnh trong các phát biểu và bài viết của ông Biden, của Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan và của Ngoại Trưởng Antony Blinken. Ông Biden cũng đã bổ nhiệm một nhà ngoại giao kỳ cựu, rất am hiểu Trung Quốc là ông Kurt Campbell làm điều phối viên chính sách Châu Á của mình. Trong xu hướng đó, Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ với Nhật và Nam Hàn. Cho đến nay, Thủ Tướng Nhật Yoshihide Suga và Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in là hai nguyên thủ quốc gia đầu tiên được đón tiếp trọng thị ở Tòa Bạch Ốc. Thế nhưng đối với khu vực Đông Nam Á thì chính sách của Mỹ có phần chậm chạp và kém hiệu quả. Các nguyên thủ quốc gia Đông Nam Á xếp cuối trong danh sách những nhà lãnh đạo nước ngoài được trò chuyện với tân tổng thống Hoa Kỳ qua điện thoại và còn rất lâu mới có những cuộc tiếp xúc trực tiếp để bàn về chính sách của Hoa Kỳ ở khu vực có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với lợi ích của Mỹ trong cuộc ganh đua với Trung Quốc. Nếu chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á không được thay đổi theo hướng tích cực hơn thì có thể một lần nữa Washington bỏ lỡ cơ hội. *** Mãi đến tuần này, bốn tháng rưỡi sau ngày tiếp nhận quyền lực ở Washington, chính quyền Biden mới cử một quan chức cấp cao tới Đông Nam Á. Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã viếng thăm Thái Lan, Cambodia và Indonesia, trở thành quan chức đầu tiên của chính phủ Biden đến khu vực này. Nhưng chuyến công du của bà Sherman bị một trục trặc ngoại giao đáng tiếc trước đó phủ bóng. Số là Ngoại Trưởng Antony Blinken có kế hoạch mở hội nghị trực tuyến, qua điện thoại truyền hình với lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN vào ngày 25 Tháng Năm vừa qua. Đây là cuộc đàm đạo cấp cao đầu tiên Mỹ-ASEAN mà các nước Đông Nam Á mong đợi. Thế nhưng, đến ngày hội nghị, ông Blinken lại bị vướng vào nhiều việc quan trọng khác như chuyến công du tới Châu Âu để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh nhóm bảy nước công nghiệp phát triển G-7 sắp diễn ra tại Anh, rồi đến Trung Đông dàn xếp cuộc ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine – một chuyện không định trước. Hội nghị trực tuyến Mỹ-ASEAN phải hủy bỏ vào phút chót và chưa ấn định được khi nào sẽ được tổ chức lại. Phía Mỹ cho rằng hội nghị không diễn ra được vì một trục trặc về kỹ thuật, nhưng nhiều nhà lãnh đạo Đông Nam Á vẫn cảm thấy mình bị xúc phạm. Trong ngoại giao, vụ này là một điểm trừ cho cách ứng xử của Washington. Tại Thái Lan, Thứ Trưởng Sherman đã gặp Thủ Tướng Prayuth Chan-ocha hôm Thứ Tư, 2 Tháng Sáu, thông báo Mỹ viện trợ cho Bangkok 30 triệu USD giúp Thái Lan chống dịch COVID-19 nhưng không cam kết chia sẻ vaccine mà Thái Lan đang cần. Quan hệ Mỹ-Thái Lan hiện thời không còn nồng ấm như trước một phần do chính giới Mỹ vẫn quan niệm chính phủ của ông Prayuth Chan-ocha, lên cầm quyền sau một vụ đảo chính quân sự Tháng Năm, 2014, và một cuộc bầu cử bị coi là không công bằng năm 2019, là không có tính đại diện. Quan điểm đó đã cản trở việc thắt chặt quan hệ giữa hai nước. Tại Cambodia, bà Sherman gặp thủ tướng đầy quyền lực Hun Sen và công bố khoản viện trợ 11 triệu USD giúp Cambodia chống dịch COVID-19. Cuộc đàm luận giữa bà Sherman và ông Hun Sen có tính tượng trưng cao độ vì trong suốt bốn năm nhiệm kỳ Tổng Thống Donald Trump vừa qua không có một quan chức nào của Mỹ, từ cấp thứ trưởng trở lên, đặt chân tới Nam Vang. Tuy nhiên, theo truyền thông, cuộc đàm luận giữa bà Sherman và ông Hun Sen không được suôn sẻ lắm do cái bóng của Bắc Kinh. Bà Sherman viết trên Twitter rằng cuộc nói chuyện với ông Hun Sen là “thành thật” nhưng theo bản tin của đại sứ quán Mỹ tại Nam Vang, tại cuộc gặp bà Sherman đã bày tỏ “mối quan tâm nghiêm túc” của Washington về “sự hiện diện quân sự” của Trung Quốc tại một căn cứ Hải Quân đang được Bắc Kinh giúp mở rộng trên bờ vịnh Thái Lan. Hồi Tháng Ba, 2021, điều trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương khi ấy là Đô Đốc Philip Davidson cho biết, vào Tháng Chín, 2020, chính phủ Cambodia đã cho san bằng các cơ sở do Hoa Kỳ xây dựng, đang được dùng làm trụ sở Ủy Ban Quốc Gia Về An Ninh Hàng Hải Cambodia, tại căn cứ Hải Quân Ream gần thành phố cảng Sihanoukville. Dẫn báo cáo cho biết hành động của Cambodia là nhằm mở đường cho việc thiết lập một căn cứ Hải Quân của Trung Quốc tại đây, Đô Đốc Davidson nói: “Hoa Kỳ và các nước trong vùng lo ngại về sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Cambodia và tác động của nó đối với an ninh khu vực.” Bà Sherman đã chuyển tải mối lo ngại đó của Mỹ tới nhà lãnh đạo Cambodia. Thứ Trưởng Sherman còn yêu cầu Cambodia hủy bỏ “các cáo buộc có động cơ chính trị chống lại thành viên của các đảng đối lập, các nhà báo và nhà hoạt động xã hội dân sự.” Cả hai mối quan tâm của Washington đều là những chuyện mà phía Cambodia không muốn nghe, không muốn đề cập tới. Bà Sherman cũng đã đến Jakarta, nơi đặt trụ sở Ban Thư Ký ASEAN, gặp Ngoại Trưởng Indonesia Retno Marsudi để bàn về việc thúc đẩy đầu tư và thương mại. Trong một sự trùng hợp tình cờ hay cố ý, giữa lúc Thứ Trưởng Sherman đàm đạo với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, Trung Quốc đã cho 16 chiến đấu cơ bay vào không phận của Malaysia trên Biển Đông, ngụ ý nhắc nhở Bắc Kinh vẫn là một thế lực bao trùm của khu vực mà không ai được quên lãng. *** Đông Nam Á đã từng rất thất vọng với cách đối xử của chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Donald Trump. Trong bốn năm cầm quyền, ông Trump đã bỏ qua tất cả các Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (East Asia Summit) với các nhà lãnh đạo ASEAN, Nhật và Trung Quốc. Ông Trump đã đến Singapore, Việt Nam nhưng chỉ để tham dự Diễn Đàn Kinh Tế APEC và để gặp nhà lãnh đạo độc tài xứ Bắc Hàn Kim Jong Un chứ không phải để hội đàm với các nguyên thủ ASEAN về những mối quan tâm chung của Mỹ và Đông Nam Á. Khi người Mỹ vắng bóng thì người Trung Quốc gia tăng sự hiện diện. Với sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Chủ Tịch Tập Cận Bình, với chính sách viện trợ, cho vay và đầu tư mà không ràng buộc với các điều kiện dân chủ nhân quyền, Trung Quốc đã bành trướng rất mạnh ảnh hưởng của họ ở Đông Nam Á. Cambodia là một ví dụ nổi bật. Chỉ trong vài năm, Cambodia đã chuyển từ một nước nhận viện trợ và ưu đãi thương mại của Mỹ và Châu Âu sang một “chư hầu” của Trung Quốc. Trung Quốc là người bảo trợ chính trị chính, là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho Cambodia, đã đổ hàng tỷ đô la vào các dự án hạ tầng của nước này. Dấu ấn và hình ảnh của Trung Quốc tràn ngập đất nước Chùa Tháp, thủ đô Nam Vang và thành phố biển đã lột xác thành những đô thị Trung Quốc, với cộng đồng cư dân, công nhân và du khách Trung Quốc hết sức đông đảo. Chinh phục được Cambodia, Trung Quốc đã có điều kiện phá vỡ sự đồng thuận trong nội bộ 10 quốc gia ASEAN, ngăn chặn tổ chức này phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và sông Mekong. Sự kiện các hội nghị thượng đỉnh ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung lên án hành động của Trung Quốc do vấp phải sự phản đối của Cambodia là một ví dụ. Nhưng xét cho cùng, Cambodia có lựa chọn của họ. “Nếu tôi không dựa vào Trung Quốc thì tôi sẽ dựa vào ai? Nếu tôi không hỏi Trung Quốc thì tôi biết hỏi ai?” Thủ Tướng Hun Sen bộc bạch tại diễn đàn Tương Lai Châu Á do báo Nikkei tổ chức cuối Tháng Năm vừa qua. Ông Hun Sen cho rằng, phê phán ông quá phụ thuộc hoặc khấu đầu trước Bắc Kinh là “không công bằng.” Ông Joe Biden của đảng Dân Chủ đắc cử tổng thống Mỹ đã mang lại niềm hy vọng cho ASEAN; các thủ đô Đông Nam Á chào đón các nỗ lực của chính quyền Biden thúc đẩy mối quan hệ đồng minh và đối tác với Hoa Kỳ trong lúc Trung Quốc càng ngày càng tỏ ra hung hăng và lấn lướt các nước láng giềng nhỏ hơn. Nhưng, theo nhận định của các nhà phân tích chính trị, ngay cả khi Hoa Kỳ đẩy mạnh chiến lược thu phục nhân tâm thì Washington vẫn bị chậm chân trong lúc Bắc Kinh đã tiến rất xa trên con đường chinh phục của họ. Cho đến nay, viện trợ và đầu tư của Hoa Kỳ tại khu vực này chỉ là một con số rất nhỏ so với Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 càng làm nổi bật sự chênh lệch giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc hỗ trợ khu vực Đông Nam Á. Sau khi khống chế được về căn bản đại dịch COVID-19, Bắc Kinh đã cử Ngoại Trưởng Vương Nghị (Wang Yi) đi tới chín nước ASEAN, cam kết viện trợ và bán rẻ các loại vaccine do Trung Quốc bào chế, trong cái gọi là chính sách “ngoại giao vaccine.” Đến nay các nước này đã dựa phần lớn vào nguồn vaccine Trung Quốc để thực hiện chương trình tiêm chủng cho dân chúng bên cạnh một số ít vaccine AstraZeneca từ chương trình COVAX của Liên Hiệp Quốc mà Hoa Kỳ hậu thuẫn. Việt Nam, nước duy nhất trong ASEAN không nhận vaccine Trung Quốc, thì rất khốn đốn, đến ngày 3 Tháng Sáu chỉ mới có 1,2% dân số Việt Nam được tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine, 0,03% dân số đã tiêm đầy đủ, thấp xa so với cả Lào (12,7% và 3,5% dân số) và Cambodia (29% và 12,7% dân số), vì không tìm được nguồn cung cấp vaccine ngoài Trung Quốc. Chỉ riêng vụ vaccine đủ thấy vai trò của Trung Quốc ở khu vực này quan trọng như thế nào. *** Bốn năm dưới thời cựu Tổng Thống Trump là thời kỳ Trung Quốc bành trướng ở Đông Nam Á mạnh nhất, từ lấn chiếm và xâm lấn trên Biển Đông xuống tận Indonesia và Malaysia, đến chặn dòng sông Mekong, đẩy mạnh đầu tư và di dân tới các nước láng giềng. Đây cũng là thời kỳ Đông Nam Á cảm thấy rõ ràng họ đang bị Hoa Kỳ bỏ rơi, không chỉ các nước Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cambodia, Thái Lan và Miến Điện) vốn gần gũi về địa lý và gắn kết sâu sắc về lịch sử, về mô hình thể chế với Trung Quốc mà cả các nước Đông Nam Á hải đảo (Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore và Brunei) vốn xa cách Trung Quốc, cũng cảm thấy suy giảm mạnh lòng tin vào chính sách của Hoa Kỳ. Trước đó nữa, khi nhận ra Trung Quốc – dưới sự cai trị độc tài của đảng Cộng Sản – không thể là một đối tác tốt của Hoa Kỳ, không hy vọng tăng trưởng kinh tế sẽ đưa đất nước Trung Quốc vào con đường dân chủ hóa, trở thành “một cổ đông có trách nhiệm” trong cộng đồng thế giới, chính phủ của Tổng Thống Barack Obama đã kích hoạt một chiến lược “xoay trục” (pivot) sang Châu Á, còn gọi là chính sách “tái cân bằng” (rebalance) – tập trung hỗ trợ các nước nhỏ ở Đông Nam Á chống lại sự chèn ép của Bắc Kinh. Khi Ngoại Trưởng Hillary Clinton công bố chiến lược “xoay trục” của Mỹ tại Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ở Hà Nội năm 2010, các nước Đông Nam Á đã không giấu được sự hài lòng, làm cho ngoại trưởng Trung Quốc khi ấy là ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) tức giận, xô ghế đứng dậy bỏ ra khỏi phòng họp. Nhưng rồi, cuộc chiến tranh ở Syria, ở Iraq và Afghanistan, cùng nhiều cuộc khủng hoảng khác ở Trung Đông đã thu hút phần lớn sự quan tâm và nguồn lực của chính phủ Obama. Tận dụng cơ hội đó, Bắc Kinh đẩy mạnh cuộc bành trướng ảnh hưởng tại Châu Á cho tới thời của chính quyền Trump. Nỗ lực cuối cùng của ông Obama nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực là Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership, TPP) cũng bị ông Trump vứt vào sọt rác ngay trong tuần đầu tiên chuyển giao quyền lực. Tất cả những biến động đó, dù đã đi vào lịch sử, vẫn để lại một nỗi hoài nghi và cay đắng trong giới chính trị và trí thức Đông Nam Á về ý định chiến lược của Hoa Kỳ. Giáo Sư Mohamad Rosyidin, nhà phân tích chính sách đối ngoại tại đại học Diponegoro University của Indonesia chua chát nhận xét: “Nếu chúng ta nhìn vào khuynh hướng về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới quyền Tổng Thống Joe Biden, chúng ta sẽ thấy dường như Hoa Kỳ ưu tiên cho vùng Trung Đông hơn là khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương… Đó là vì truyền thống ngoại giao Mỹ từ lâu đã luôn đặt Trung Đông thành một chỗ đứng quan trọng trong chính sách đối ngoại.” Ông Rosyidin giải thích, sở dĩ như vậy vì người Mỹ quan tâm nhiều tới dầu mỏ, Israel, Iran và Saudi Arabia hơn là vùng Đông Nam Á chẳng có gì hấp dẫn. Sự kiện Ngoại Trưởng Antony Blinken hủy bỏ hội nghị với các nguyên thủ ASEAN để bay sang Trung Đông giải quyết vụ xung đột Israel-Hamas vừa qua cũng được nhìn nhận ở quan điểm hoài nghi như vậy. Để đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc, trước tiên Washington phải có biện pháp xây dựng lòng tin của các đồng minh và đối tác tại Đông Nam Á – khu vực “chiến trường” của cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc. *** Nhờ thành công sớm trong việc khống chế đại dịch COVID-19 và khôi phục nền kinh tế, Bắc Kinh dường như đã đi trước Washington một chặng đường dài trong việc thu phục các nước Đông Nam Á. Trong khi Thứ Trưởng Wendy Sherman là quan chức cao cấp nhất, đầu tiên của chính quyền Biden đi tới Thái Lan, Cambodia và Indonesia sau một thời gian dài Hoa Kỳ vắng mặt thì ngoại trưởng Trung Quốc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á để củng cố các mối quan hệ. Ông Vương cũng đã mời các ngoại trưởng ASEAN đến thành phố Trùng Khánh trong tuần tới để dự hội nghị Trung Quốc-ASEAN, ở đó theo dự kiến Trung Quốc sẽ công bố các chương trình trợ giúp Đông Nam Á khôi phục nền kinh tế từ sự tàn phá của đại dịch. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ đưa ra sự trợ giúp như thế nào nhưng đây rõ ràng là một biện pháp thu phục nhân tâm rất hữu hiệu. Hoa Kỳ dường như vẫn chưa có một kế hoạch như vậy. Các nước Đông Nam Á từ lâu đã tuyên bố không muốn lựa chọn theo Mỹ hay theo Trung Quốc nhưng nếu xu hướng hiện thời cứ tiếp diễn thì sẽ không khó biết tương lai của Đông Nam Á sẽ về đâu. Hiếu Chân Nguồn: Người Việt XEM THÊM: Vai trò “trung tâm” của Nhật Bản trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương Mỹ-Trung lôi kéo đồng minh, lập thế trận toàn cầu mới Hoa Kỳ có thể lãnh đạo một liên minh nhân quyền chống Trung Quốc?  
......

Chuyến hải hành của tàu sân bay Queen Elizabeth tới Biển Đông, cơ hội cho các nước Đông Nam Á

Hình minh hoạ. Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh ở Portsmouth, miền nam nước Anh hôm 22/5/2021 Bài phân tích của Trần Nam Thắng - RFA Sứ mệnh của Tàu sân bay Queen Elizabeth Tàu sân bay Queen Elizabeth bắt đầu thực hiện chuyến công tác dài 28 tuần từ ngày 22/5. Trong số 1.600 thủy thủ đoàn có 250 thành viên thuộc lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ liên minh quốc phòng chặt chẽ giữa hai nước Anh và Mỹ. Nhóm tác chiến tàu sân bay này gồm một khinh hạm của Hà Lan và một tàu khu trục của Mỹ, cũng như 10 máy bay phản lực F35-B của Mỹ, cùng với 8 chiếc F35-B của Anh cũng được triển khai trên tàu. Sự thể hiện tình đoàn kết và khả năng phối hợp tác chiến với các đối tác quốc phòng này nhằm mục đích phô diễn sức mạnh. Với hành trình dự kiến dài 26.000 hải lý từ Địa Trung Hải qua Vịnh Aden đến Biển Đông, lần triển khai này nhằm mục đích chứng minh rằng nước Anh hậu Brexit vẫn có vị thế quốc tế xứng đáng. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace mô tả tàu sân bay Queen Elizabeth là “một tàu chiến, một tàu mẹ, một tàu trinh sát giám sát… và một cỗ máy triển khai sức mạnh mềm và sức mạnh cứng của nước Anh”. Trọng tâm của chuyến đi kéo dài 8 tháng nhằm thực hiện quyền tự do hàng hải ở biển Đông này được coi là một tín hiệu quân sự đối với Bắc Kinh, khi mà các cuộc xâm nhập trên không và trên biển của Trung Quốc xung quanh Đài Loan cũng như các hành động hung hăng của họ tại Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Đây là khoảnh khắc quan trọng đánh dấu nỗ lực của Anh nhằm xây dựng một chính sách đối ngoại mới bên ngoài Liên minh châu Âu (EU), một minh chứng cho hành động cân bằng khó khăn nhưng cần phải thực hiện để dung hòa những đòi hỏi mới về kinh tế, chính trị và an ninh của nước này. Chính sách của Anh về Trung Quốc đang xoay chiều Chính sách đối với Trung Quốc của Anh luôn biến động. Mặc dù trước đây quan hệ Trung - Anh khá nồng ấm, nhưng trong năm qua, Chính phủ Anh đã cấm Huawei tham gia hệ thống mạng 5G, cấp quốc tịch Anh cho công dân Hong Kong có hộ chiếu hải ngoại của Anh và ban hành lệnh trừng phạt đối với các quan chức liên quan đến cuộc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Đạo luật Đầu tư và an ninh quốc gia mới, được Hoàng gia phê chuẩn gần đây, hứa hẹn sẽ ngăn chặn việc các công ty có quan hệ với những nhà nước như Trung Quốc mua các tài sản nhạy cảm của Anh. Nhiều thành viên đảng Bảo thủ có tư tưởng hoài nghi Trung Quốc và các chuyên gia an ninh phàn nàn rằng điều này không đủ để giải quyết những gì họ coi là các mối đe dọa ngày càng gia tăng do Bắc Kinh đặt ra. Họ cho rằng Anh nên thẳng thắn hơn trong việc vạch rõ ranh giới với một quốc gia đã tăng gần gấp đôi chi tiêu quốc phòng trong thập kỷ qua, đẩy mạnh các hoạt động gián điệp chống lại phương Tây, trong đó có tấn công mạng, và áp đặt luật an ninh mới đối với Hong Kong. Hình minh hoạ. Hình chụp hôm 27/6/2020: một người đàn ông đi qua tấm biển quảng cáo điện thoại di động của tập đoàn Hoa Vi (TQ) ở Tokyo. AFP Các quan chức an ninh phàn nàn rằng dù đã qua rồi cái thời theo đuổi đầu tư của Trung Quốc một cách bất chấp, nhưng họ vẫn chưa hiểu rõ thực tế của việc làm ăn với quốc gia này và ảnh hưởng của nhà nước này đối với khu vực tư nhân. Một người làm việc trong Chính phủ Anh đưa ra giả thuyết rằng nỗi lo sợ đối với các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt tương tự như Bắc Kinh đã áp dụng với Australia đã thúc đẩy việc tự kiểm duyệt khi thực hiện những hành động có liên quan đến lợi ích quốc gia của Anh. Charles Parton, cựu quan chức ngoại giao Anh đồng thời là một chuyên gia về Trung Quốc, đã nhiều lần hối thúc chính phủ tích cực hơn trong việc ngăn chặn các công ty và trường đại học có quan hệ đối tác với các tổ chức của Trung Quốc trong những lĩnh vực công nghệ có thể được sử dụng cho cả mục tiêu quân sự và dân sự. Một báo cáo của tổ chức tư vấn Civitas vừa được công bố trong năm 2021 cho thấy hơn một nửa số trường trong Russell Group (hiệp hội gồm 24 trường đại học nghiên cứu công lập tại Anh) có quan hệ hợp tác nghiên cứu với các nhà sản xuất và các cơ sở giáo dục đại học của Trung Quốc. Các tổ chức này đều có mối liên hệ với quân đội. Yêu cầu chiến lược Trong bối cảnh bất ổn chính trị, việc triển khai tàu sân bay đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương này – sau một thập kỷ kể từ khi khoản đầu tư trị giá 3,2 tỷ bảng vào tàu sân bay Queen Elizabeth được xác nhận lần đầu tiên - dường như là một động thái mang tính quyết định. Khi trình bày kế hoạch của mình tại Quốc hội vào tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Wallace cảnh báo về thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trên biển, và cam kết rằng Anh sẽ tự tin nhưng không đối đầu khi đi qua biển Đông - tuyến đường thương mại quan trọng mà Trung Quốc muốn độc chiếm. Phát biểu trước các nghị sĩ, ông Wallace nói: “Chúng ta phải bảo vệ các giá trị và quyền lợi của mình ở bất cứ nơi nào chúng bị đe dọa, không chỉ ở khu vực sân sau của Anh, mà còn ở những nơi xa hơn”. Trung tá Chris Ansell, Phó chỉ huy tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, nói rằng mục đích của việc triển khai lần này là nhằm tạo ra ảnh hưởng và khả năng tương tác của Anh với các đối tác trên toàn thế giới, cho thấy rằng Anh cũng có thể trở thành một đồng minh đáng tin cậy. Mỹ hoan nghênh Anh tập trung vào việc ngăn chặn Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhưng bản thân các quan chức Mỹ lại nói rằng trong giai đoạn hậu Brexit, họ mong muốn Anh hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh châu Âu, những người mới công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của riêng mình hồi tháng 4 vừa qua. Curtis Scaparrotti, một tướng Mỹ đã nghỉ hưu và là cựu Chỉ huy Bộ tư lệnh tối cao quân đồng minh NATO tại châu Âu, mô tả hành động “xoay trục” của Anh sang khu vực này là hữu ích. Ông nói: “Thực tế là Anh có thể tăng cường sự hiện diện, tích lũy thêm kinh nghiệm, đảm bảo rằng tàu sân bay này có thể phối hợp tác chiến với các đồng minh khác, trong đó có cả Mỹ, và họ biết rằng bạn sẵn sàng xuất hiện, đó là điều mà Trung Quốc không thể phớt lờ. Câu hỏi duy nhất của tôi là liệu họ có thể duy trì được điều đó hay không". Các quan chức quân đội Anh đang xem xét làm thế nào để khiến cam kết với châu Á trở nên có ý nghĩa. Ngoài sự hiện diện của các lực lượng vũ trang hiện có ở Brunei, một căn cứ quân sự ở Oman và một bộ chỉ huy hàng hải ở Bahrain, các chỉ huy đang thảo luận riêng về ý tưởng đặt một tàu sân bay ở châu Á trong dài hạn. Anh đang bận rộn tìm cách hợp tác với các đồng minh phương Tây về chính sách đối với Trung Quốc - một nỗ lực trở nên cấp thiết sau quyết định loại Huawei khỏi các mạng 5G của Anh vào năm 2020, thúc đẩy các cuộc thảo luận với các đồng minh về việc làm thế nào để nhanh chóng tìm ra các nhà cung cấp viễn thông thay thế. Các nhà ngoại giao Anh cũng đang tìm cách đưa Anh trở thành một phần của một nhóm rộng lớn hơn có thể lên tiếng về các hành vi vi phạm nhân quyền ở Hong Kong và Tân Cương, để tránh bị cô lập khi chỉ trích. Tín hiệu tốt cho các nước Đông Nam Á Từ khi ông Biden nắm quyền Tổng thống, ông đã thúc đẩy chính sách lôi kéo các đồng minh, sửa chữa các “lỗi lầm” đã khiến các đồng minh của Mỹ mất lòng. Chính vì vậy, nước Anh - một đồng minh thân thiết lâu đời của Mỹ đã và đang xoay trục chính sách, sát cánh cùng với Mỹ để chống lại các đe doạ từ Bắc Kinh, trong đó Biển Đông là khu vực quan trọng. Các nước châu Âu khác, bao gồm Pháp và Đức, cũng đã điều chỉnh lại các chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình. Tất cả đều nhằm đối phó trước một Trung Quốc “cường hãn”. Điều này sẽ có lợi cho các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp biển Đông với Trung Quốc như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia. Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã có nhiều hành vi hung hăng, đe doạ các quốc gia này. Đặc biệt, năm 2016, khi Trump chưa quan tâm nhiều tới Biển Đông, Duterte đã xoay trục sang thân Trung Quốc, các quốc gia như Malaysia, Brunei sợ “oai” Trung Quốc nên im tiếng, Lào và Campuchia thì “hết lòng” vì Trung Quốc, để mình Việt Nam đơn độc trong “trận chiến” đàm phán COC với Trung Quốc. Tàu tuần duyên Mỹ sau khi được sơn lại lớp vỏ tàu trở thành CSB 8021 neo đậu ở cảng Seatlle, Mỹ. Twitter Phạm Quang Vinh Trước sự đe doạ của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc được “bật đèn xanh” bởi Luật Hải Cảnh có hiệu lực từ 1/2/2021, Việt Nam đã và đang ra sức nâng cấp năng lực của các cơ quan chấp pháp biển với sự giúp đỡ của Mỹ. Một tàu cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 8021, nguyên là tàu tuần tra John Midgett của Tuần duyên Mỹ (lượng choán nước 3.250 tấn, dài 115 m, ngang rộng nhất 13 m), sắp được chuyển giao cho phía Việt Nam. Có tin đồn là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloy Austin sẽ ghé thăm Việt Nam nhân dịp dự Đối thoại Shangri La vào khoảng đầu tháng sáu. Nếu chuyến thăm này được tiến hành, thì rất có thể quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ sẽ chuyển sang một cấp độ cao hơn trước đây. Tuy nhiên, Đối thoại Shangri La đã bị huỷ bỏ do Đại dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại ở châu Á. Vì vậy,  không rõ chuyến thăm sẽ tiếp tục hay là sẽ huỷ bỏ vào dịp này. Các quốc gia khu vực Biển Đông luôn bị Trung Quốc áp đặt, cưỡng bức và đe doạ trên biển Đông cần tận dụng các cơ hội trước sự xoay trục chính sách của các đồng minh của Mỹ, mà nước Anh là ví dụ cụ thể. Các nước Đông Nam Á tại khu vực biển Đông có thể điều chỉnh các chính sách biển Đông của mình để thích ứng trước các tình hình mới.  
......

Cuộc ngưng chiến tạm thời ở Gaza

Ngô Nhân Dụng Chính phủ Israel và Đảng Hamas cai trị Dải Gaza đã đồng ý ngưng bắn sau 11 ngày máu lửa. Đây là cuộc chiến khốc liệt nhất giữa hai phe kể từ năm 2007 khi đảng Hamas nắm chính quyền. Hamas cho biết hơn 230 người Palestine chết, trong đó có 65 trẻ em. Israel có 12 người thiệt mạng, hai trẻ em. Theo tin của chính phủ Israel, Hamas đã bắn hơn 4,000 hỏa tiễn, hơn 400 rớt ngay trên đất Gaza, phần còn lại thì 90% bị hỏa tiễn phòng không của Israel bắn nổ trước khi tới đích. Đổi lại, Israel đánh bom và hỏa tiễn mấy trăm lần vào Dải Gaza. Quân đội Israel cho biết họ chỉ nhắm đánh vào các ổ chế bom và hỏa tiễn, phá hủy các địa đạo gần biên giới, và tấn công chỗ cư ngụ của các lãnh tụ Hamas. Sau 11 ngày bắn phá, Israel có thể không còn mục tiêu nào đáng tấn công nữa. Mặc dù cuộc chiến xảy ra bất ngờ đối với thế giới, nhưng cả hai bên đều chờ cơ hội này từ lâu. Quân Israel đã đánh nhau ở Dải Gaza bốn lần, tấn công vào hai lần, lần chót năm 2014. Mỗi lần, Ai Cập đều đứng ra hòa giải. Ngày Thứ Năm, trước khi hai bên tuyên bố ngưng chiến, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện thoại với Tổng thống Ai Cập, Abdel Fattah Al Sisi. Đứng về mặt thuần túy quân sự, những trái hỏa tiễn do phe Hamas bắn sang Israel gây thiệt hại không đáng kể. Nhưng Hamas cần phải bắn vì lý do chính trị. Ngược lại, Israel cũng không thể bỏ qua cuộc tấn công vô hiệu quả này, không để lỡ một cơ hội hủy diệt tối đa tiềm năng quân địch. Hamas chờ một lý do chính đáng phóng hỏa tiễn qua Israel để ép buộc các nước Á Rập và Hồi Giáo không được quên tình trạng dân Palestine sống “không quê hương” từ năm 1948. Trong năm 2020, nhiều nước Á Rập trong vùng theo giáo phái Sun Ni đã bắt đầu giao hảo với Israel sau khi được chính phủ Mỹ hứa sẽ bán cho họ các vũ khí tối tân vẫn bị từ chối. Nếu cứ tiếp tục theo đà này thì dân Palestine sẽ bị các quốc gia đồng chủng và đồng đạo bỏ quên! Hamas cũng cần nâng cao uy tín của mình đối với dân Palestine ở vùng Tây Ngạn sông Jordan, nơi một chính quyền do đảng Fatah đối nghịch với họ cầm đầu. Cơ hội đó tới khi cảnh sát và quân đội Israel phong tỏa Thánh đường al Aqsa, khi dân Palestine tới đó biểu tình phản đối một vụ đuổi nhà. Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng đang chờ một cơ hội đánh tan rã lực lượng Hamas sau sáu, bảy năm yên ổn. Chính phủ Israel biết rằng nhóm Hamas đã lợi dụng thời gian ngưng chiến để chế tạo hỏa tiễn, huấn luyện quân cảm tử, củng cố sức mạnh, đào các địa đạo tiến đến gần biên giới với Israel, chờ ngày chạm súng trở lại. Ông Netanyahu còn có lý do riêng. Sau mấy lần dân Israel bỏ phiếu trong vòng hai năm, ông có thể mất ghế thủ tướng nếu các đảng đối lập thỏa hiệp được với nhau lập một chính phủ mới. Cuộc chiến tranh gần hai tuần khiến các đảng đó không đạt được mục tiêu này. Cuộc chiến ngắn ngủi cũng nâng cao uy tín của Netanyahu. Ông cần tỏ thái độ quyết liệt với “quân thù” để sẵn sàng chờ dân đi bỏ phiếu lần nữa. Ông Netanyahu đã trả lời trên một đài ti vi Mỹ: Nếu Washington hay New York bị tấn công thì quý vị sẽ làm gì? Câu nói này dễ chinh phục dân Mỹ vì họ nhớ lại vụ phá tan hai tòa cao ốc ở New York ngày 11 tháng 9 năm 2001, đưa tới hai cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq. Chính phủ Joe Biden bị lâm vào tình tạng bất ngờ, bối rối khi bom đạn, hỏa tiễn lại nổ lên ở Trung Đông. Israel là đồng minh gắn bó nhất của Mỹ, hơn tất cả các nước khác, từ Âu châu qua Nhật Bản, Hàn Quốc. Từ khi Israel lập quốc, năm 1948, hai nước luôn luôn song hành. Israel là đồng minh đáng tin cậy nhất của Mỹ ở vùng Trung Đông. Các nước Á Rập, ngay cả Ai Cập, Saudi, hay một nước Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, có thể bỏ nước Mỹ, nhưng Israel thì không. Vì thế, các chính phủ Mỹ luôn luôn dùng quyền phủ quyết bảo vệ Israel tại Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc. Mặt khác, trong đảng Dân chủ rất nhiều người nhiệt liệt ủng hộ ý nguyện lập quốc của dân Palestine, đã được ghi trong các thỏa hiệp ở Camp David và Oslo, do Mỹ đứng trung gian. Khi Ông Biden kêu gọi ông Netanyahu ngưng bắn, cánh tả trong đảng Dân chủ phản đối vì ông “quên” chỉ trích phản ứng quá mạnh của Israel. Ngược lại, các đại biểu Cộng Hòa lên tiếng phản đối ông Biden không kết án nhóm Hamas gây sự trước. Thỏa hiệp ngưng bắn, bắt đầu sáng Thứ Sáu ở Gaza, giúp ông Biden thoát cả hai gọng kìm dư luận trong nước. Nhưng cuộc ngưng bắn này sẽ chỉ tạm thời; ai cũng biết như thế. Đảng Hamas sẽ còn tiếp tục cai trị Dải Gaza và biến vùng đất này thành một mục tiêu cho đại pháo và hỏa tiễn của Israel trong tương lại. Đó là “lẽ sống còn” của Hamas. Đảng này đã tổ chức các vụ ôm bom tự sát trong những năm 1990 và 2000. Các vụ bạo động này giúp cho Hamas thắng cử năm 2007, vì khiến cho Israel phải rút quân đội và thường dân ra khỏi Dải Gaza sau khi đã chiếm đóng từ năm 1967. Năm 2009, họ trục xuất đảng Fatah ra khỏi Gaza; lãnh tụ Mahmoud Abbas chỉ còn cai trị khu vực Tây Ngạn. Ông ta mất cả Jerusalem, nơi người Palestine muốn chia đôi với Israel để làm thủ đô. Bắn hỏa tiễn sang Israel, Hamas không chỉ nhắm đánh kẻ địch mà còn muốn làm rõ tình trạng bất lực của Abbas, nâng cao vai trò lãnh đạo của họ. Nhưng Hamas là một chính quyền thối nát và độc đoán, không làm được một việc gì ích lợi cho dân. Từ năm 2007 Israel và Ai Cập cùng phong tỏa kinh tế Dải Gaza, nhưng nhiều nước Á Rập và Hồi Giáo vẫn viện trợ. Hai triệu người Palestine ở Gaza sống trong 140 dặm vuông (140 square-miles). Hãy tưởng tượng trong Công viên Square-Mile ở Fountain Valley, California, cho 15,000 người vào đó ở, cho họ làm nhà cửa, mở hàng quán, xưởng thợ, trường học, nhà thương, vân vân, thì chúng ta biết tình trạng dân chúng ở Gaza sống như thế nào! Nhóm Hamas không lo các vấn đề y tế, vệ sinh, giáo dục cho dân, mà còn dùng trường học, nhà thương và nhà ở của dân chúng làm nơi chế tạo và tích trữ vũ khí. Khi quân đội Israel tấn công các mục tiêu này, nhóm Hamas lại có thêm một đề tài để tuyên truyền. Đối với ông Netanyahu thì đảng Hamas cai trị Dải Gaza cũng hữu ích. Hamas càng làm suy yếu chính quyền của đảng Fatah thì giấc mộng lập quốc của người Palestine càng xa vời. Các cường quốc Tây Phương từng ủng hộ giải pháp hai quốc gia sống bên cạnh nhau, mà hai phe cũng đã thỏa thuận trong các thỏa ước Oslo và Camp David. Nhưng từ khi nắm quyền, ông Netanyahu không bao giờ nhắc đến chuyện “hai quốc gia” nữa. Ông làm ngược lại các thỏa ước, đổi thủ đô từ Tel Aviv về Jerusalem, giúp tăng thêm các khu định cư của người Israel trong vùng Tây Ngạn. Netanyahu đặt cả thế giới trước một tình trạng “đã lỡ rồi” khó lòng đảo ngược. Còn đảng Hamas ở Gaza thì Israel còn tiếp tục chính sách đó, dù ông Netanyahu làm thủ tướng hay không! Cho nên cuộc ngưng bắn giữa quân đội Israel và nhóm Hamas chỉ là tạm thời. Dân Palestine sống ở Gaza còn tiếp tục chịu thống khổ. Giữa Israel và Hamas đã có bốn cuộc chiến và bốn lần ngưng bắn. Trong năm, bảy năm nữa, tấn tuồng có thể tái diễn. Tội nghiệp cho các trẻ thơ. Đài CBS News đã chiếu hai cuộc phỏng vấn các em bé gái 10 tuổi. Em Nadine Abdel-Taif sống ở Dải Gaza gặp nhà báo trong đống gạch đá đổ nát. Em nói, Cháu chỉ muốn được sống ít nhất một ngày bình an. Cháu không bao giờ thấy bình an ngay ở trong nhà mình. Cách đó mấy cây số ở bên Israel, em Renana Botzer Swissa người Do Thái nói em “sợ quá” mỗi lần hỏa tiến bắn qua. Nhưng em coi phim phỏng vấn Nadine và nghĩ rằng Nadine còn khổ hơn mình nhiều. Hỏi Renana nếu gặp Nadine thì em sẽ nói gì? Em bảo “Cháu sẽ chỉ ôm chị ấy thôi, và nói cháu hiểu chị ấy khổ như thế nào.” Các cuộc chiến tranh đều như vậy. Chỉ có một biến cố mới trước trận chiến vừa qua, là những vụ xung đột giữa người Á Rập trong nước Israel với người dân gốc Do Thái. Trong nước Israel có 2 triệu người gốc Á Rập, họ chiếm gần 20% dân số. Hầu hết họ là dòng dõi những người Palestine đã “ở lại,” không bỏ đi trong cuộc chiến tranh lập quốc năm 1948, Israel bị tất cả các nước Á Rập chung quanh tấn công và chống cự được. Những người Á Rập này là công dân Israel và có đủ các quyền lợi như những công dân khác. Có ba đảng chính trị của người Israel gốc Á Rập. Cuộc chiến vừa qua đã khích động các công dân Á Rập của nước Israel khiến họ biểu tình phản đối chính phủ trả đũa nhóm Hamas quá nặng nề. Nhiều người gốc Do Thái chống lại, xung đột đã bùng nổ ở nhiều thành phố. Một ngôi đền Do Thái Giáo bị đốt, có người bị giết. Mặc dù đa số người gốc Á Rập không đồng ý, có dân biểu Á Rập đã lên án các vụ bạo động, nhưng một vết thương sẽ còn để lại trong xã hội Israel. Những nhà lập quốc Israel đều là những con người lý tưởng, họ muốn dựng lên một quốc gia tự do dân chủ trong đó tất cả các công dân đều bình đẳng. Hai triệu người Á Rập chấp nhận các quy tắc này. Nhưng tình máu mủ của họ đối với những người Palestine khác chắc không bao giờ xóa bỏ được. Trong cuộc bầu cử quốc hội gần đây nhất, một đảng lớn của dân Á Rập nổi bật lên vì họ có thể đóng vai trò giúp cho một số đảng của người gốc Do Thái đủ túc số lập được chính phủ mới. Nếu tham gia, họ có thể ảnh hưởng trên chính quyền mới. Nhưng chưa biết bao giờ thì một chính phủ Israel mới chấp nhận cho người Palestine lập một quốc gia? Bao giờ thì giữa người Palestine hai đảng Fatah và Hamas có thể đồng ý với nhau? Tất cả là chuyện xa vời. Dân Palestine còn tiếp tục sống vô tổ quốc không biết đến bao giờ./.
......

Nhà báo Phạm Đoan Trang được phong làm thành viên danh dự của tổ chức Văn bút (PEN) Đức

Hôm nay ngày 18/05/21, Trung tâm Văn bút (PEN) của Đức đã phong nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang làm thành viên danh dự của tổ chức này và yêu cầu trả tự do cho cô ấy ngay lập tức. Cô là một trong những nhà chỉ trích chính phủ Việt Nam nổi tiếng nhất và bị bắt vào ngày 6 tháng 10 năm 2020 tại căn hộ của cô ở TP Hồ Chí Minh. Cô phải đối mặt với án tù 20 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.   Ông Ralf Nestmeyer, Phó Chủ tịch kiêm Đại diện Ủy ban "Những người cầm bút bị giam cầm" (Writers-in-Prison-Committee) của PEN Đức phát biểu: “Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới hạn chế quyền tự do ngôn luận đặc biệt dữ dội. Đảng Cộng sản đàn áp tàn bạo những người làm truyền thông đến mức độ hiện nay Trang không được phép liên lạc với gia đình và luật sư của cô. Chúng tôi yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho thành viên danh dự Phạm Đoan Trang của chúng tôi và cam đoan với cô ấy về tình đoàn kết không giới hạn của chúng tôi”.   Phạm Đoan Trang đã sáng lập tạp chí trực tuyến Luật Khoa và là biên tập viên cho tờ The Vietnamese. Cả hai phương tiện truyền thông này đều giúp người dân Việt Nam dễ dàng hiểu luật pháp đất nước, bảo vệ quyền lợi của mình và phản đối sự cai trị độc đoán của Đảng Cộng sản. Một tháng trước khi bị bắt, Trang đã công bố một báo cáo trong đó cô điều tra về một cuộc đột kích hung bạo của công an vào một ngôi làng (Đồng Tâm) ở ngoại ô Hà Nội, vì người dân trong làng phản đối việc chính quyền tịch thu đất của họ.   Vì công việc của mình, Trang nhiều lần lọt vào tầm ngắm của các cơ quan chức năng Việt Nam. Vào tháng 8 năm 2018, cô bị đánh trong khi bị công an bắt giữ và phải nhập viện. Hiện nay cô có nguy cơ bị hành hung một lần nữa trong nhà tù. Năm 2014, cô được học bổng Feuchtwanger của Villa Aurora ở Los Angeles (Học bổng được đặt theo tên của nhà văn người Đức gốc Do Thái Lion Feuchtwanger, người phải rời Đức Quốc xã vào năm 1933 và sống trong Villa Aurora ở Los Angeles từ năm 1943 cho đến khi ông qua đời vào năm 1958) và năm 2019, cô nhận được Giải thưởng Tự do Báo chí cho hoạt động báo chí đặc biệt hiệu quả của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.   ---------   Trung tâm PEN Đức   Trung tâm PEN của Đức, có trụ sở chính tại Darmstadt, là một trong hơn 150 hiệp hội nhà văn trên toàn thế giới được hợp nhất trong PEN Quốc tế. PEN là viết tắt của Poets, Essayists, Novelists. Hiệp hội, ban đầu được thành lập ở Anh vào năm 1921 nhằm ủng hộ tự do ngôn luận và được coi là tiếng nói của các nhà văn bị đàn áp.   Hiếu Bá Linh (Biên dịch)   Nguồn: https://www.pen-deutschland.de/de/2021/05/18/vietnam-pham-doan-trang-wird-ehrenmitglied-des-deutschen-pen/  
......

Biên niên sử bỏ túi về xung đột Israel – Palestine: Từ góc nhìn công pháp quốc tế

Cuộc tranh chấp điển hình nhất, dai dẳng nhất về chủ quyền lãnh thổ. Nguyễn Quốc Tấn Trung   Lịch sử xung đột giữa người Israel và người Palestine có lẽ là một câu chuyện có nhiều góc nhìn phân cực còn hơn cả chiến tranh Việt Nam, theo nhận định riêng của người viết. Cách một người hiểu về xung đột này hoàn toàn lệ thuộc vào việc người đó có cảm tình với người Do Thái hay với thế giới Arab. Tranh chấp Israel – Palestine được xem là cuộc tranh chấp điển hình nhất, nhưng dai dẳng nhất liên quan đến chủ quyền quốc gia, biên giới, xung đột vũ trang và phi thực dân hóa… trong quan hệ quốc tế. Trong bài viết này, người viết hy vọng cung cấp được một lượng thông tin vừa phải, được trung tính hóa qua lăng kính pháp luật quốc tế, nhằm góp phần giúp các cuộc thảo luận tại Việt Nam về chủ đề này mang tính xây dựng hơn. Người viết nhận thức được rằng các yếu tố đồng minh và địa chính trị, như việc Israel là bạn “vào sinh ra tử” của Hoa Kỳ tại Trung Đông, và việc Palestine là anh em “giọt máu đào” của cả Liên Hiệp Arab (Arab League) lẫn Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (Islamic Cooperation Organization – ICO) hùng mạnh là lý do quan trọng khiến cho xung đột giữa hai thực thể kéo dài đến tận ngày nay.  Tuy nhiên, chỉ biết cúi đầu chấp nhận trước tư duy “cá lớn nuốt cá bé” chưa bao giờ là cách mà lịch sử, pháp luật và sự tiến bộ của nhân loại chuyển động, tiến hóa. Có hiểu biết và có nhìn nhận sâu sắc về sự kiện này thông qua lăng kính pháp lý mới có thể giúp người Việt Nam nhìn nhận nghiêm túc hơn về công lý quốc tế và một trật tự pháp lý quốc tế bình đẳng. 1. Israel và Palestine có danh nghĩa gì trong pháp luật quốc tế?  Có thể sẽ có học giả mang hai học thuyết là thuyết cấu thành (constitutive theory) và thuyết tuyên bố (declaratory theory) để bàn về tính chính danh và sự tồn tại của một quốc gia. Thuyết cấu thành cho rằng một thực thể chính trị chỉ có thể được xem là một quốc gia nếu nó được các quốc gia khác công nhận. Tuy nhiên, thuyết này đã quá lỗi thời và thậm chí có tính phản động, vì nó từng tạo ra sân chơi độc quyền giữa các quốc gia tự nhận mình là văn minh. Họ thường xem các quốc gia khác là chưa đủ phát triển để có thể tự quyết định vận mệnh của mình, từ đó tạo nên nền tảng của chủ nghĩa thực dân. Thuyết tuyên bố lại cho rằng một thực thể chính trị đương nhiên phải được công nhận là một quốc gia nếu nó đã đạt đủ các quy chuẩn khách quan theo pháp luật quốc tế. Đây là học thuyết đã và đang được đại đa số học giả quốc tế ủng hộ.  Vậy tiêu chuẩn khách quan đó là gì? Có bốn yếu tố cơ bản để đánh giá một thực thể chính trị đã đến ngưỡng quốc gia (state) trong pháp luật quốc tế hay chưa, xuất phát từ Công ước Montevideo (được ký kết và có hiệu lực từ năm 1933 giữa một số quốc gia châu Mỹ). Ngày nay, bốn nguyên tắc Montevideo đã được xem là tập quán pháp quốc tế và được thừa nhận rộng rãi. Bốn nguyên tắc này bao gồm: Có dân cư xác định; Có lãnh thổ xác định; Có chính quyền đại diện, quản lý; Có khả năng tham gia và bảo đảm các nghĩa vụ quốc tế. Như vậy, trong trường hợp của Israel, nó đương nhiên được xem là một quốc gia theo pháp luật quốc tế mà không còn gì để bàn cãi. Tuy nhiên, nếu buộc phải nói thêm về sự thừa nhận quốc tế, có thể ghi nhận thêm rằng Israel là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1949 và được hầu hết các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc công nhận. Hiển nhiên, vẫn có trên dưới 30 quốc gia Arab và Hồi giáo, điển hình như Iran, không công nhận sự tồn tại của Israel. Họ công khai cho rằng quét sạch Israel và người Do Thái ra khỏi bản đồ thế giới là nghĩa vụ tôn giáo của mình. Riêng về Palestine, câu chuyện có hơi phức tạp hơn. Nếu xét về mặt quốc tế, cũng đã có hơn 100 quốc gia thừa nhận sự tồn tại của quốc gia Palestine. Họ cũng có danh nghĩa quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc từ năm 2012 (Permanent Observer of the State of Palestine to the United Nations). Dù chưa phải là thành viên chính thức, như chúng ta đã nói ở trên, đây không phải là vấn đề để cân nhắc liệu Palestine có phải là một quốc gia hay không. Vấn đề ở chỗ khó có thể xem Palestine có một chính phủ hiệu quả và có năng lực tham gia vào các mối quan hệ quốc tế. Nói ngắn gọn, Tổ chức Giải phóng Palestine (Palestine Liberation Organization – PLO) và Chính quyền Palestine (Palestinian Authority – PA) hiện nay là hai tổ chức được xem có chức năng đại diện quốc tế cho một dân tộc Palestine thống nhất (với PLO đóng vai trò trung tâm). Song bên trong PLO lại là nhiều đảng phái chính trị có vũ trang khác nhau, với hai thế lực lớn nhất là Hamas và Fatah. Fatah là một nhóm chính trị tương đối ôn hòa mong muốn theo đuổi hòa bình cho Palestine bằng con đường ngoại giao và pháp luật quốc tế. Hamas, ngược lại, hoạt động giống với tư cách một tổ chức cực đoan thường xuyên thực hiện các vụ khủng bố nhắm vào dân thường Israel. Họ tin rằng bạo lực vũ trang là con đường duy nhất. Từ thập niên 1990, trong giai đoạn Fatah nắm đa số trong PLO và đang thực hiện các nỗ lực hòa giải với Israel và nhiều nghĩa vụ quốc tế khác, Hamas đã phá hoại các nỗ lực này bằng các cuộc khủng bố. Cho đến giai đoạn 2019 – 2020, Hamas dần phủ nhận tính chính danh của PLO và tự hành động một mình. Thậm chí, từ năm 2005, nhiều chuyên gia cho rằng quốc gia Palestine từ khi chưa thành hình đã ở trong tình trạng nội chiến. Vì những lý do này, rất khó xem Palestine đã có đầy đủ các tiêu chuẩn để được công nhận là một quốc gia theo đúng pháp luật quốc tế. Điều này không nhằm phủ nhận nhu cầu độc lập của người Palestine. Tuy nhiên, việc chỉ ra nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các nghĩa vụ quốc tế mà chúng ta sẽ phân tích ở phần sau. 2. Có một thực thể chính trị và dân tộc Palestine xuyên suốt trong lịch sử hay không?  Trước tiên cần phải nói rõ ràng là việc một vùng đất mang tên Palestine không đồng nghĩa với việc “người Palestine” đương nhiên là chủ nhân của nó. Câu chuyện không kết thúc đơn giản ở đó. Từ Palestine hiện đại là một phiên bản của từ “Philistia” trong tiếng Hy Lạp, chỉ vùng đất nhỏ ở Trung Đông do người Philistines sinh sống và cai quản. Người Philistines đúng gốc theo tên gọi thì lại là một chủng người gốc Aegean và không có liên hệ máu mủ gì với người Palestine đương đại ngày nay. Đến thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, người La Mã đặt tên chung cho vùng đất này là Syria Palaestina, một đơn vị hành chính nhỏ thuộc tỉnh Syria trong đế chế khổng lồ của mình. Sau một khoảng thời gian dài thuộc về Đế chế Ottoman (mà Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay là thực thể kế thừa), dân cư của Palestine bị Arab hóa (Arab-ise). Bản thân người Palestine cũng xem mình là người gốc Arab nói chung, và chỉ sinh sống ở Palestine mà thôi. Như vậy, cho đến tận những năm 1948, danh từ riêng Palestine thường được dùng để chỉ vùng địa lý nằm giữa biển Địa Trung Hải và sông Jordan. Nhóm dân cư Arab sinh sống tại đây chỉ được nhắc đến như là “Palestinian” cũng vào cùng thời điểm mà chủ nghĩa dân tộc cực đoan Do Thái (Zionism) phát triển mạnh mẽ. Nếu nhìn vào tiến trình lịch sử, có thể nói chủ nghĩa dân tộc của người Palestine được xây dựng như là một đối trọng với sự trở về đông đảo (và có tính vũ lực, cưỡng chế) của người Do Thái trên vùng đất thánh của cả Hồi giáo, Công giáo lẫn Do Thái giáo này. 3.  Lược sử lãnh thổ Palestine nhìn từ góc độ công pháp quốc tế Sau khi đã xác định được rằng Palestine suốt trong lịch sử chỉ là tên gọi cho một vùng địa lý mà không phải một dân tộc cụ thể, chúng ta có thể loại bỏ định kiến cho rằng vùng đất này đương nhiên thuộc về ai và ai là kẻ xâm lược. Về quá trình phát triển và tranh chấp tại Palestine, đó là thứ lộn xộn nhất mà một sinh viên công pháp quốc tế buộc phải tìm hiểu trong chặng đường học tập của mình. Do đó, người viết xin được phép tóm gọn quá trình bằng các gạch đầu dòng để bạn đọc có thể dễ theo dõi và hình dung. Trước Đệ nhất Thế chiến (1914 – 1918), Palestine là một vùng đất thuộc Đế chế Ottoman. Như đã nói, không tồn tại dân tộc Palestine và cũng không có chủ nghĩa dân tộc Palestine tại đây. Sau Đệ nhất Thế chiến, với tư cách là một quốc gia thua trận, cộng với những vấn đề nội địa, Đế chế Ottoman chính thức tan rã và nhiều vùng đất thuộc địa của nó trước đó được đặt dưới mô hình lãnh thổ ủy trị của Hội Quốc Liên (League of Nations Mandate territories). Vương quốc Anh được giao quản lý Palestine theo sự ủy quyền của Hội Quốc Liên. Sau Đệ nhị Thế chiến (1939 – 1945), không còn đủ sức kiểm soát các phong trào vũ trang và các lãnh chúa quân sự tại đây, Vương quốc Anh đưa tình huống Palestine lên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) để cộng đồng quốc tế xem xét. Nghị quyết UNGA 181, phê chuẩn Partition Plan, được ban hành vào năm 1947 với dự định lập ra cả hai nhà nước Do Thái và nhà nước Arab. Thánh địa Jerusalem nằm bên trong phần lãnh thổ của nhà nước Arab, nhưng có chế độ chính trị đặc biệt corpus separatum, không thuộc chủ quyền của cả hai nhà nước.   Năm 1948, dựa trên Partition Plan, Israel tuyên bố thành lập nhà nước độc lập của người Do Thái và được cả hai “ông lớn” Hoa Kỳ và Liên Xô cùng công nhận (một điều không quá lạ lùng nếu bạn đọc qua Kinh Thánh Công giáo). Tuy nhiên, tuyên bố này cũng dẫn đến xung đột giữa cộng đồng Do Thái và người Arab ở đây. Cuộc chiến Israel – Arab 1948 bùng nổ. Các quốc gia Arab láng giềng như Ai Cập, Transjordan (Jordan ngày nay) và Syria đổ quân vào can thiệp và hỗ trợ dân cư Arab tại vùng này. Song họ không được Liên Hiệp Quốc ủy quyền. Tuy nhiên, Israel thân cô thế cô lại chiến thắng cuộc chiến tưởng chừng không cân sức này. Họ giành quyền kiểm soát không chỉ vùng lãnh thổ của nhà nước Do Thái được ghi nhận trong Partition Plan, mà còn hơn 60% vùng lãnh thổ được ghi nhận dành cho nhà nước Arab, bao gồm cả phía Tây Jerusalem. Nhưng đáng nói hơn cả, đường phân định này được các quốc gia Hồi giáo lớn mạnh nhất trong khu vực như Ai Cập, Jordan, Lebanon và Syria đồng ý với Israel bằng nhóm Hòa ước Armistice. Tình hình lãnh thổ hai nhà nước sau cuộc chiến năm 1948 với sự góp mặt của Ai Cập và Jordan. Lưu ý, khái niệm dân tộc Palestine vẫn chưa hình thành ngay cả ở thời điểm này. Ảnh: BBC. Năm 1964, Liên hiệp Arab chính thức được thành lập và hỗ trợ tài chính cho hoạt động của cái gọi là Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Đây là giai đoạn quan hệ đối ngoại giữa Israel và liên minh thế giới Arab ngày càng xấu đi. Chủ nghĩa dân tộc Palestine chính thức thành hình bằng ngoại lực. Cuộc chiến 6 ngày 1967 bùng nổ. Trong bối cảnh các quốc gia Hồi giáo gần biên giới chuẩn bị vũ trang và huy động quân đội ráo riết sẵn sàng cho một cuộc chiến chống mình, Israel “tiên hạ thủ vi cường”, tấn công trước cả ba quân đội Ai Cập, Syria và Jordan. Hiển nhiên, cái gọi là tự vệ chủ động này hoàn toàn vi phạm pháp luật quốc tế. Israel, một lần nữa, chiến thắng cuộc chiến đáng lẽ họ phải thua. Qua đó, họ chiếm toàn bộ vùng Sinai (có kênh đào Suez cực kỳ quan trọng của Ai Cập), chiếm toàn bộ khu vực Gaza và West Bank (Bờ Tây) thuộc phần lãnh thổ còn lại của nhà nước Arab theo Partition Plan, và chiếm cả vùng Golan Heights (Cao nguyên Golan) của Syria. Ảnh: Palestine Portal.    Cùng năm 1967, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đồng thuận tuyệt đối và ban hành Nghị quyết 242, yêu cầu Israel rút khỏi West Bank, Gaza, Sinai và Golan Heights. Năm 1982, Israel trao trả Sinai cho Ai Cập. Tình hình lãnh thổ này kéo dài cho đến ngày nay mà không có biến chuyển nào đáng kể. Israel tiếp tục là bên có khả năng kiểm soát thực tế ba vùng Gaza, West Bank và Golan Heights. Ảnh: Wikipedia. 4. Như vậy, thế nào là “nguyên trạng” của Palestine? Ai đang cai quản vùng nào?  Cho đến hiện nay, khi các quốc gia và tổ chức quốc tế yêu cầu Israel rút quân và ngừng chiếm đóng vùng đất của người dân Palestine, họ đang mong muốn chuyển về hiện trạng trước năm 1967, tức bản đồ dưới đây. Ảnh: BBC. Với cách tiếp cận này, cộng đồng quốc tế phần nào công nhận các phiên bản của Hòa ước Armistice giữa Israel và nhiều nước láng giềng. Lãnh thổ Israel nhờ đó mà được mở rộng hơn nhiều lần so với Partition Plan trước đây (vốn đã khó có thể trở thành hiện thực chính trị). Tuy nhiên, Israel vẫn có trách nhiệm rút quân hoàn toàn khỏi Gaza và West Bank, mà quan trọng hơn cả là Đông Jerusalem để trao trả đất cho người Palestine. Họ cũng cần rút khỏi Golan Heights để trao trả lãnh thổ cho Syria. Cần ghi nhận rằng Israel có một số nhượng bộ dân sự và lãnh thổ cho PLO trong suốt giai đoạn xung đột. Ví dụ với Hiệp định Oslo (Oslo Accord) vào năm 1993, Israel rút quân của mình khỏi một phần West Bank và Gaza (nhưng không xác định cụ thể vị trí với công chúng) để PLO có thể thành lập chính quyền và các cơ quan dân sự tự trị dành cho người Palestine. Hay vào năm 2005, Israel chính thức rút quân khỏi toàn bộ Gaza, đồng thời với việc xóa bỏ các khu định cư Do Thái tại đây. Kế hoạch này thường được biết đến với tên gọi “Gaza disengagement”. Hiện nay, tổ chức Hamas là thế lực Palestine nắm giữ và quản lý trực tiếp tại Gaza. Khúc mắc ở chỗ, quân đội Israel vẫn đang tiếp tục quản lý bầu trời và vùng biển Gaza. Họ cũng có khả năng triển khai quân sự triệt để và toàn diện lên vùng đất này vào bất kỳ lúc nào. Trong khi đó, tại West Bank, Israel vẫn đang tiếp tục mở rộng chiến lược định cư vĩnh viễn của các khu dân cư Do Thái, dù tại đây đã có sự hiện diện của một chính phủ tự trị do người Palestine làm chủ. Trong giai đoạn Donald Trump nắm quyền ở Hoa Kỳ, ông này cũng chính thức công nhận Golan Heights và Đông Jerusalem thuộc chủ quyền của Israel, khiến cộng đồng quốc tế vô cùng lo ngại. Bản thân chính quyền Joe Biden hiện nay cũng né tránh việc phủ nhận hoàn toàn hệ quả chính sách ngoại giao từ thời Trump. 5. Việc Israel chiếm đóng và mở rộng định cư có phù hợp với pháp luật quốc tế hay không?  Chắc chắn là có vi phạm tại ba điểm nóng Gaza, West Bank và Golan Heights. Điều này đã được khẳng định rõ trong Nghị quyết 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vốn có giá trị pháp lý bắt buộc theo pháp luật quốc tế. Nghị quyết yêu cầu rõ Israel rút quân hoàn toàn khỏi các vùng lãnh thổ đang bị chiếm đóng sau xung đột (1967), từ đó khẳng định việc thôn tính lãnh thổ thông qua xung đột vũ trang là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Ngoài ra, hàng loạt các nghị quyết khác của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trải dài nhiều thập niên tiếp tục lên án việc mở rộng các khu tái định cư Do Thái tại West Bank và Golan Heights. Cuối cùng, không thể không kể đến Quan điểm tham vấn của Tòa án Công lý Quốc tế trong văn bản “Legal Consequences of the Construction of a Wall”, phủ nhận hoàn toàn tính pháp lý quốc tế của việc xây dựng các bức tường cắt sâu vào lãnh thổ West Bank. 6. Pháp luật quốc tế nào điều chỉnh xung đột vũ trang giữa Israel và người Palestine?  Có hai loại xung đột vũ trang được pháp luật quốc tế thừa nhận và điều chỉnh. Một là xung đột vũ trang quốc tế, hay International Armed Conflict (IAC). Đây là loại xung đột vũ trang diễn ra giữa hai chủ thể có tư cách quốc gia, với hệ thống pháp luật điều chỉnh xung đột đã được xây dựng và hoàn thiện từ một, hai thế kỷ nay. Cơ chế bảo vệ thường dân và các nguyên tắc nhân đạo cũng rõ ràng, mạnh mẽ hơn. Chúng ta có thể nghĩ đến Bốn Công ước Geneva về tù binh, hàng binh, về thường dân/ người tham chiến hay các nạn nhân chiến tranh nói chung, cũng như nhóm Công ước Hague về luật chiến tranh, v.v. Đây là các văn kiện tạo thành một hệ thống đồ sộ và có tính thẩm quyền tối cao trong việc điều chỉnh hoạt động chiến tranh. Liên hệ với chiến tranh Việt Nam cho gần gũi, xung đột diễn ra giữa quân đội Bắc Việt và Nam Việt, giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ là IAC. Loại xung đột thứ hai là xung đột vũ trang phi quốc tế (song không nhất thiết phải là quốc nội), hay Non-international Armed Conflict (N-IAC).  Đây là xung đột vũ trang diễn ra giữa quốc gia với một lực lượng vũ trang phi nhà nước, hoặc giữa hai lực lượng vũ trang nhà nước với nhau. Hệ quả nhân đạo và cường độ bạo lực của nó không hề kém so với loại xung đột thứ nhất. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật điều chỉnh N-IAC lại tương đối yếu, với nội dung chủ yếu nằm trong Nghị định thư bổ sung thứ Hai dành cho Công ước Geneva (Additional Protocol II). Tiếp tục viện dẫn đến chiến tranh Việt Nam, xung đột giữa chính quyền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (thường được gọi là Việt Cộng) là điển hình của xung đột vũ trang phi quốc tế. Trong tình huống giữa Israel và Palestine, do vẫn không thể xác định được chính quyền và nhà nước thống nhất đại diện cho dân tộc Palestine, như chúng ta đã nói ở trên, nhiều học giả thiên về việc xác định xung đột vũ trang giữa Palestine và Israel là xung đột vũ trang phi quốc tế. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau. Ví dụ, nếu áp dụng IAC, quân nhân tham chiến không thể bị truy tố hay trừng phạt chỉ vì họ tham gia vào hoạt động vũ trang. Tuy nhiên, nếu áp dụng N-IAC, những người tham chiến hoàn toàn có thể phải hầu tòa hình sự vì hành vi chiến đấu của mình. Trong ngữ cảnh khác, nếu xác định xung đột là N-IAC, thẩm quyền của các cơ quan tài phán hình sự quốc tế sẽ không thể được áp dụng. Một số học giả đưa ra đề xuất “nước đôi”, tức xem xung đột vừa là quốc tế vừa là phi quốc tế. Họ dẫn chứng rằng vì Hamas đã nắm giữ Gaza và quân đội Israel đã đồng ý rút hoàn toàn khỏi đây, Hamas có thể đại diện người dân Palestine tham gia vào IAC với Israel. Riêng ở West Bank, với lực lượng chiếm đóng Israel vẫn kiểm soát hoàn toàn khu vực và tiếp tục vai trò quản lý hành chính của mình, xung đột nếu có giữa Israel và các nhóm dân cư ở West Bank nên được xem là N-IAC. 7. Trong quá trình xung đột vũ trang này, ai đang vi phạm pháp luật quốc tế? Đáng tiếc là cả hai. Về phía Israel, việc duy trì chiếm đóng và phân biệt đối xử về mặt pháp lý, cưỡng chế tài sản, đất đai của người Palestine để phục vụ cho các khu tái định cư Do Thái vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva thứ Tư về quyền của thường dân mà thế lực chiếm đóng trên lãnh thổ chiếm đóng phải tuân thủ. Về phía Palestine, PLO và các chính đảng quân sự của mình tiếp tục thất bại trong việc kiểm soát các hoạt động khủng bố nhắm vào thường dân Israel. Đã xuất hiện các cáo buộc về việc sử dụng thường dân làm bia đỡ đạn (human shield), không tuân thủ nguyên tắc phân biệt giữa thường dân/ người tham chiến, tấn công vũ trang không phân biệt (indiscriminate armed attack), bắt cóc và ám sát quân dân lẫn thường dân quốc tịch Israel, v.v. Thực tế cho thấy, bộ máy công tố của Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court – ICC) đang có những động thái điều tra và khởi tố các cáo buộc liên quan đến tội ác chiến tranh (war crimes) mà cả hai bên thực hiện.   Đính chính: Sửa “bằng Hòa ước Armistice” thành “bằng nhóm Hòa ước Armistice”, đồng thời sửa lại link nguồn. (12:11 ngày 16/5/2021 giờ Việt Nam) Tài liệu tham khảo: International law – States in international law. (n.d.). Encyclopedia Britannica. Retrieved May 14, 2021, from https://www.britannica.com/topic/international-law/States-in-international-law Status of Palestine in the UN – Non-member observer State status – SecGen report. (2019, March 11). Question of Palestine. https://www.un.org/unispal/document/auto-insert-182149/  Palestine Liberation Organization (PLO) | Goals, History, & Facts. (n.d.). Encyclopedia Britannica. Retrieved May 14, 2021, from https://www.britannica.com/topic/Palestine-Liberation-Organization  Palestinian Authority | Definition, History, & Region. (n.d.). Encyclopedia Britannica. Retrieved May 14, 2021, from https://www.britannica.com/topic/Palestinian-Authority  The Editors of Encyclopaedia Britannica. (n.d.). Hamas | Definition, History, Ideology, & Facts. Encyclopedia Britannica. Retrieved May 14, 2021, from https://www.britannica.com/topic/Hamas  The Editors of Encyclopaedia Britannica. (n.d.-a). Fatah | Group, Definition, Palestine, & History. Encyclopedia Britannica. Retrieved May 14, 2021, from https://www.britannica.com/topic/Fatah  Pitta, M. (2018, April). StatehoodandRecognition:theCaseofPalestine. University of Barcelona. http://diposit.ub.edu/dspace/bitstream/2445/123175/1/TFM_Michele_Pitta.pdf  Tzoreff, Y. (2019, March 18). Is the PLO Still the “Sole Representative of the Palestinian People”? INSS Insight No. 1150. https://www.inss.org.il/publication/plo-still-sole-representative-palestinian-people/  The Editors of Encyclopaedia Britannica. (n.d.-c). Philistine | Definition, People, Homeland, & Facts. Encyclopedia Britannica. Retrieved May 14, 2021, from https://www.britannica.com/topic/Philistine-people  History.com Editors. (n.d.). Palestine. HISTORY. Retrieved May 14, 2021, from https://www.history.com/topics/middle-east/palestine  A/RES/181(II) of 29 November 1947. (n.d.). United Nations. Retrieved May 14, 2021, from https://unispal.un.org/DPA/DPR/unispal.nsf/0/7F0AF2BD897689B785256C330061D253  Israel Ministry of Foreign Affairs. (n.d.). Armistice Lines (1949–1967). Retrieved May 16, 2021, from https://www.mfa.gov.il/mfa/aboutisrael/maps/pages/1949-1967%20armistice%20lines.aspx Oslo Accords | Palestinian Liberation Organization-Israel [1993]. (n.d.). Encyclopedia Britannica. Retrieved May 14, 2021, from https://www.britannica.com/topic/Oslo-Accords  “The Israeli ‘Disengagement’ Plan: Gaza Still Occupied” – Report by PLO Negotiations Affairs Dept./Non-UN document. (2019, March 12). Question of Palestine. https://www.un.org/unispal/document/auto-insert-205755/  Romo, V. R. (2019, March 25). Trump Formally Recognizes Israeli Sovereignty Over Golan Heights. NPR. https://www.npr.org/2019/03/25/706588932/trump-formally-recognizes-israeli-sovereignty-over-golan-heights  Staff, R. (2021, February 9). Blinken stops short of endorsing Trump recognition of Golan Heights as Israel. Reuters. https://www.reuters.com/article/us-usa-israel-blinken-idUSKBN2A82N5  S/RES/242 (1967) of 22 November 1967. (n.d.). United Nations. Retrieved May 14, 2021, from https://unispal.un.org/unispal.nsf/0/7D35E1F729DF491C85256EE700686136  Israel’s Settlements Have No Legal Validity, Constitute Flagrant Violation of International Law, Security Council Reaffirms | Meetings Coverage and Press Releases. (n.d.). United Nations. Retrieved May 14, 2021, from https://www.un.org/press/en/2016/sc12657.doc.htm  Latest developments | Legal Consequences of the Construction of a Wall in the Occupied Palestinian Territory | International Court of Justice. (n.d.). International Court of Justice. Retrieved May 14, 2021, from https://www.icj-cij.org/en/case/131 Geneva Conventions and their Additional Protocols. (n.d.). LII / Legal Information Institute. Retrieved May 14, 2021, from https://www.law.cornell.edu/wex/geneva_conventions_and_their_additional_protocols  Treaties, States parties, and Commentaries – Hague Convention (IV) on War on Land and its Annexed Regulations, 1907. (n.d.). International Committee of the Red Cross. Retrieved May 14, 2021, from https://ihl-databases.icrc.org/ihl/INTRO/195  OHCHR | Protocol II Additional to the Geneva Conventions of 12 August 1949. (n.d.). OHCHR. Retrieved May 14, 2021, from https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/protocolii.aspx  The War Report 2018: The armed conflict in Israel-Palestine. (2018, January). Geneva Academy. https://www.geneva-academy.ch/joomlatools-files/docman-files/The%20Armed%20Conflict%20in%20Israel-Palestine.pdf  Buchanan, R. (2015, March 14). Classifying the Israeli-Palestinian Conflict. Human Security Centre. https://www.hscentre.org/middle-east-and-north-africa/classifying-israeli-palestinian-conflict/  The Many Ways Palestinians Violate International Law. (2019, July 28). Jerusalem Center for Public Affairs. https://jcpa.org/article/the-many-ways-the-palestinians-violate-international-law/  BBC News. (2021, March 3). ICC opens “war crimes” investigation in West Bank and Gaza. https://www.bbc.com/news/world-middle-east-56249927  United Nations. (n.d.-c). United Nations Office on Genocide Prevention and the Responsibility to Protect. Retrieved May 14, 2021, from https://www.un.org/en/genocideprevention/war-crimes.shtml  https://www.luatkhoa.org/2021/05/bien-nien-su-bo-tui-ve-xung-dot-israel-palestine-tu-goc-nhin-cong-phap-quoc-te/
......

EU nói “KHÔNG” với ý đồ quốc tế hóa bằng phát minh

Lưu Thủy Hương   Tình yêu khoa học đã kết nối hai trái tim nhân hậu. Đối với người Đức, họ là Marie và Pierre Curie. Buổi sáng hôm đám cưới, Özlem Türeci và Uğur Şahin vẫn mặc áo choàng trắng, tất tả làm việc trong phòng thí nghiệm. Buổi trưa, từ phòng đăng ký kết hôn của tòa thị chính, họ lại vội vã đạp xe trở về phòng thí nghiệm. Özlem Türeci và Uğur Şahin không có xe hơi. Bây giờ cũng vậy, sau thành công của vaccine BioNTech, trở thành người giàu có nhất nước Đức, cặp vợ chồng này vẫn lọc cọc đạp xe. Özlem Türeci từng mơ ước trở thành nữ tu để chăm sóc người nghèo. Ngày còn nhỏ, cô bé Özlem hay theo cha vào bệnh viện, hình ảnh các bà sơ tận tụy chăm sóc người bệnh luôn làm cô xúc động. Khi lớn lên, Özlem Türeci từ bỏ mơ ước trở thành sơ của mình mà theo học y khoa để có thể chữa trị cho người bệnh hữu hiệu hơn. Uğur Şahin cũng là bác sĩ, giáo sư trường đại học Mainz. Một người khiêm tốn, ít nói, ông chỉ xuất hiện ngay đúng thời điểm để mang lại hy vọng cho nước Đức và thế giới. Giữa màn đêm tuyệt vọng của đại dịch, Uğur Şahin luôn lặng lẽ - nhẹ nhàng đem lại nguồn ánh sáng. - Đầu tháng 11 năm 2020, thông tin của BioNTech đã mang lại niềm tin chống đại dịch cho toàn thế giới. Theo kết quả đầu tiên của nghiên cứu giai đoạn III, vaccine chống corona của BioNTech có đến 90% hiệu quả bảo vệ. Vaccine BioNTech là vaccine đầu tiên của thế giới hoàn thành sớm nhất giai đoạn III và nộp hồ sơ xin cấp phép ở EU. Özlem Türeci và Uğur Şahin - Tháng 12 năm 2020, giữa lúc thế giới hoảng loạn vì hai loại biến chủng Anh Quốc và Nam Phi, Uğur Şahin lại lên tiếng: “Vaccine của chúng tôi tấn công virus ở nhiều vị trí khác nhau – đó là điểm cơ bản để chúng tôi tin chắc rằng các phản ứng miễn dịch do vaccine của chúng tôi tạo ra có thể vô hiệu hóa loại virus này”. Nghiên cứu vào tháng 1 năm 2021 tại Mỹ sau đó, do công ty Pfizer đảm trách, đã xác nhận tuyên bố của ông Şahin: “Vaccine BioNTech có thể nhanh chóng truy tìm các đột biến mới”. - Mới nhất, ngày 8 tháng 5, trong cơn khủng hoảng vaccine do đại dịch ở Ấn Độ, với áp lực quốc tế hóa bằng phát minh của tổng thống Mỹ, Uğur Şahin từ tốn cho biết: “BioNTech không coi bằng sáng chế là vấn đề của việc phân phối vaccine. Công ty muốn hỗ trợ các nước nghèo qua việc giảm giá thuốc. Mục tiêu của BioNTech là tiếp tục cung cấp vaccine của mình cho các nước nghèo hơn với mức giá phi lợi nhuận.” Nghĩa là, BioNTech sẽ sản xuất vaccine đúng chất lượng, an toàn, hiệu quả và cung cấp giá gốc cho các nước thứ ba. Họ giữ bằng phát minh nhưng từ bỏ lợi nhuận thương mại. Trước đại dịch, BioNTech là công ty nhỏ, nghèo và lận đận. Hai lần đứng trước nguy cơ phá sản vì mục tiêu khoa học do Özlem Türeci và Uğur Şahin theo đuổi: nghiên cứu vaccine chống lại ung thư. Họ được các nhà tỉ phú mạnh thường quân vực dậy để tiếp tục mơ ước khoa học nhân đạo của mình. Tháng 1 năm 2020, khi con virus gây bệnh viêm phổi ở Vũ Hán còn chưa có tên quốc tế, với dự đoán virus sẽ là vấn nạn toàn cầu Uğur Şahin đã bắt tay vào nghiên cứu vaccine. Lần này, BioNTech đối diện với nguy cơ phá sản lần thứ ba. Được nhà nước Đức bảo trợ tài chánh, BioNTech đã gượng dậy và đi tiếp con đường nghiên cứu của mình. Ngày 19 tháng 3 năm 2021, Özlem Türeci và Uğur Şahin được tổng thống Walter Steinmeier trao tặng huân chương danh dự của nước cộng hòa liên bang Đức. Trước những lời khen tặng, họ thu mình lại, lui về phòng nghiên cứu và chỉ nói thật ngắn gọn: “Chúng tôi chỉ thấy nghĩa vụ phải làm điều gì đó khi mà chúng tôi có cơ sở để phát triển vaccine." Hiện nay, Özlem Türeci và Uğur Şahin trở thành những người giàu có nhất nước Đức. Họ vẫn đi xe đạp và không có xe hơi. Uğur Şahin tâm sự khiêm tốn và ngắn gọn: "Tôi là một bác sĩ và một nhà khoa học, động lực chính của chúng tôi chắc chắn không phải là tối ưu hóa tình hình tài chính của mình mà là phát triển các loại thuốc." Với số tài sản hiện nay, hai vợ chồng giáo sư dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu những loại vaccine mới chống lại bệnh ung thư và bệnh Multiple Sklerose. Hủy bằng phát minh của ông bà Özlem Türeci và Uğur Şahin, đẩy họ trở về cảnh cơ hàn, là hành động vô ơn tồi tệ nhất mà con người có thể nghĩ ra. Nó ghê tởm, u ám như cái thời chủ nghĩa cộng sản lên ngôi: đánh địa chủ, đánh tư bản, quốc hữu hóa các xí nghiệp. Cảm ơn bà Merkel và các nước EU đã nói “KHÔNG” với ý đồ quốc tế hóa bằng phát minh. https://www.rtl.de/.../studie-bestaetigt-biontech... https://migrations-geschichten.de/tureci-und-sahin/ https://www.dw.com/.../bundesverdienstkreuz.../a-56886969 https://www.swr.de/.../biontech-mainz-gruender-portrait... https://www.sueddeutsche.de/.../oezlem-tuereci-eine... https://www.handelsblatt.com/.../vakzin.../27172988.html  
......

Hàng made in China

Nguyen Khan Công bằng mà nói, cuối thập niên 70 thế kỷ trước, một trạm không gian của Mỹ cũng được thả rơi tự do sau khi hoàn thành “nghĩa vụ”. Trạm không gian bay theo quỹ đạo thấp dần cho đến khi rơi xuống trái đất. Khi ấy nhiều nước, đặc biệt là Thái Lan, người dân lo sắm mũ bảo hiểm. Lúc ấy có tin đồn nhà khoa học không gian lỗi lạc Nguyễn Xuân Vinh, người vẻ đường bay cho phi thuyền Apollo của NASA đã dự đoán chính xác vị trí rơi của trạm không gian là ngoài khơi Australia, không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Có vẻ như lần ấy dễ dự đoán hơn, vì trạm không gian bị bỏ ngỏ bay theo quỹ đạo thấp dần... Lần này thì...Tầng trung tâm tên lửa đẩy Trường Chính 5b của Trung Cộng, dài 30m, rộng 5m, nặng 21 tấn... Theo lập trình, khi tên lửa vào quỹ đạo, phần trung tâm này sẽ rơi trở lại một vị trí được ấn định trên trái đất, song vì đây là sản phẩm made in China, sao chép, chôm chỉa công nghệ 5 cha 7 mẹ, tên lửa chưa hiểu hết tiếng Tàu nên tầng trung tâm không chịu rớt xuống trái đất, nó nổi cơn điên bay theo quỹ đạo trước sự bất lực của những nhà khoa học Trung Cộng. Tên lửa made in China đang bay theo “cơn điên”, trên một quỹ đạo khùng, chắc chẳng ai có thể đoán nỗi nó rơi ở đâu ! Theo dự kiến vài ngày nữa nó sẽ rơi xuống trái đất. Và theo ước tính của các nhà khoa học thì lực ma sát không đốt hết, chắc cũng còn một ít sắt vụn made in China “viếng thăm” đâu đó trên mặt địa cầu. Ai yếu bóng vía thì nên đội mũ bảo hiểm. (P/S : giá sắt thép thế giới đang tăng mạnh, gần 50%... Các bạn đón lượm sắt vụn made in China bán ve chai nhé)  
......

Cộng đồng Âu Châu (EU) ngưng các thỏa thuận của bà Merkel với Trung Quốc

TQB lượt dịch Bằng mọi cách muốn đạt được hiệp ước với Trung Quốc: Bà Thủ tướng Angela Merkel (66 tuổi, CDU)   Ngày 4 tháng 5 năm 2021 – Vào lúc  20 giờ 26 phút   Đây là một thất bại lớn đối với bà Thủ tướng Angela Merkel (66 tuổi, CDU)!   Vào tối thứ ba, cộng đồng Âu Châu (EU) đã tạm thời dừng lại dự án lớn của bà Merkel với Trung Quốc: Hiệp ước đầu tư của cộng đồng Âu Châu với đế chế độc tài khổng lồ!   Việc phê chuẩn hiệp ước đang nằm trong trạng thái chờ xử lý. Phó chủ tịch Ủy ban Âu châu là ông Valdis Dombrovskis (49 tuổi) tuyên bố rằng môi trường chính trị “hiện không thuận lợi cho việc phê chuẩn hiệp ước”.   Một trong các thỏa thuận của hiệp ước là nhằm điều chỉnh khả năng tiếp cận thị trường lẫn nhau cũng như cải thiện quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và cộng đồng Âu Châu đã bị các chuyên gia và nghị viện quốc hội Âu Châu chỉ trích nặng, vì: quá thân thiện với Trung Quốc và không xem xét đến các vi phạm nhân quyền của chế độ độc tài cộng sản này.   Chính trị gia đặc trách nhân quyền là bà Margarete Bause (62 tuổi, thuộc đảng xanh) cho biết trên Twitter: “Đây là một quyết định đúng đắn và đáng lý phải xảy ra từ lâu của EU và nó rõ ràng là một thất bại cho chính sách đối Trung của bà Merkel. "   Ủy ban EU đã thông qua hiệp ước vào ngày 30 tháng 12, nhưng giờ đây thì rõ ràng: Nghị viện  sẽ không ủng hộ  hiệp ước này. Trong khi Nguyên thủ Ủy ban Âu Châu là bà Ursula von der Leyen (62 tuổi) đã từng mô tả rằng các thỏa thuận này là một cột mốc quan trọng trong quan hệ với Trung Quốc. Bắc Kinh đã cam kết "sẽ áp dụng các nguyên tắc tham vọng trong các lĩnh vực bền vững, minh bạch và không phân biệt đối xử".   Vào thời điểm đó, cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (57 tuổi) đã chỉ trích hiệp ước này là "yếu kém" và cảnh báo rằng: Các thỏa thuận mà Thủ tướng Merkel đang quảng cáo rầm rộ sẽ "không bảo vệ người lao động châu Âu khỏi cuộc tấn công cướp bóc của đảng Cộng sản Trung Quốc" .   Nguồn https://www.bild.de/politik/ausland/politik-ausland/umstrittenes-investitionsabkommen-eu-bremst-merkels-china-deal-76288768.bild.html  
......

Thảm họa dịch Covid-19 tại Ấn Độ : Narendra Modi trả giá cho sự ngạo nghễ

Minh Anh – RFI Sóng thần Covid Như những cơn sóng thần, làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ hai đổ ập xuống Ấn Độ gây ra một thảm họa dịch tễ nghiêm trọng. Hơn 200 ngàn người chết, riêng trong ngày Chủ Nhật 02/5 đã có hơn 3.400 người thiệt mạng. Đất nước với gần 1,4 tỷ dân, mỗi ngày ghi nhận có hơn 300 ngàn ca nhiễm mới, và đỉnh kỷ lục hơn 400 ngàn cũng vừa vượt qua. Làn sóng dịch bệnh đang lan rộng khắp cả nước và dần tiến sang các vùng nông thôn. Ấn Độ hỗn loạn như đang trong thời chiến. Không còn tiếng còi xe ô tô inh ỏi giành đường, thay vào đó là tiếng còi hụ xe cứu thương suốt ngày đêm. Bệnh viện và người dân chạy đôn chạy đáo tìm bình dưỡng khí ô-xy, thuốc men… Ngoài phố là những dàn hỏa thiêu lộ thiên sắp thành từng chuỗi, bốc lửa ngày đêm, khói đen nghịt trời do lò thiêu bị quá tải. Đó là những thứ âm thanh, hình ảnh thường nhật tại Ấn Độ lúc này. Thông tín viên Le Monde còn ghi nhận một chi tiết đáng chú ý: Các tờ báo tại Ấn Độ ngày càng mỏng dần. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, khoảng 150 nhà báo đã chết vì Covid-19. Lỗi ở Modi ? Vì đâu nên nỗi ? Trên các trang mạng xã hội, người dân không kiệm lời chỉ trích « sự bất tài tội ác » từ một chính phủ « không phương hướng ». Người dân còn kêu gọi « không có ô-xy, thì không có phiếu bầu » hay « Modi từ chức ». Ông Palaniappan Chidambaram, cựu bộ trưởng Nội Vụ, nghị sĩ Công Đảng, đối thủ chính trị của đảng BJP cầm quyền hiện nay, liệt kê 4 nguyên nhân chính: Thói kiêu ngạo, tập trung quyền lực thái quá, cố vấn tồi và kế hoạch kém. Le Monde nhắc lại, vì quá tự tin sau đợt dịch đầu tiên, Narendra Modi đã có những tuyên bố ngạo nghễ như Ấn Độ có đủ khả năng « sản xuất và cung cấp vac-xin cho nhân loại » (Đại Hội Đồng LHQ ngày 26/9/2020). Tệ hơn nữa tại diễn đàn Davos (tháng Giêng năm 2021) ông còn hùng hồn phát biểu : « Khi đại dịch mới bùng phát, thế giới lo lắng cho Ấn Độ đến mức họ lo ngại một cơn sóng thần lây nhiễm sẽ đổ ập xuống đất nước. Một số chuyên gia còn dự báo là khoảng 700-800 triệu người Ấn Độ sẽ bị nhiễm bệnh và hơn hai triệu người chết vì Covid. Nhưng Ấn Độ không để cho điều đó xảy ra và đã cứu sống cả nhân loại khỏi một thảm họa to lớn. Ngày nay, Ấn Độ gởi vac-xin đến nhiều nước và góp phần phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự thành công một chiến dịch tiêm ngừa, cứu mạng sống công dân nhiều nước khác ». Tham vọng mù quáng Nhưng theo một số nhà phân tích, được Le Monde trích dẫn, một trong những nguyên nhân chính của thảm họa dịch tễ này là do chính những tham vọng cá nhân của thủ tướng Nadrenra Modi. Ham muốn đi vào lịch sử, có thể sánh vai cùng các bậc hiền triết, những gương mặt chính trị tiêu biểu của đất nước đã làm cho ông mù quáng, bỏ qua những lời khuyên can từ giới khoa học. Từ nhiều tháng nay, ông nỗ lực xây dựng cho mình hình bóng của một bậc hiền triết, với bộ râu dài bạc phơ khiến nhiều nhà quan sát liên tưởng đến hình ảnh nhà thơ Rabindranath Tagore nổi tiếng. Lời lẽ phát biểu của ông vượt ngoài khuôn khổ chính trị, mang đậm hơi hướm giáo điều – tôn giáo. Chỉ có điều, hình ảnh của nhà hiền triết, cũng như là một người đầy quyền lực đã không giúp thủ tướng Modi kháng cự được với làn sóng dịch thứ hai, đang tàn phá đất nước từ tháng Ba đến nay, nhấn chìm Ấn Độ trong một tấn bi kịch không hồi kết. Sự việc làm lộ rõ những yếu kém to lớn của Ấn Độ, có nguy cơ phá vỡ những tham vọng chính trị và địa chính trị muốn vươn lên thành siêu cường của đất nước, để cạnh tranh với Trung Quốc. Hệ quả nhãn tiền là thất bại ê chề của đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử vùng tại bang Tây Bengali. Mỉa mai thay, Narendra Modi lại đại bại ngay trên chính mảnh đất từng được ví như là « ánh sáng của Ấn Độ », nơi sinh ra những bậc hiền triết, hiền tài của đất nước và nhất là nơi xuất xứ của ông Syama Prasad Mukherjee (1901 – 1953), nhà sáng lập của Bharatiya Jana Sangh, tiền thân của đảng BJP của ông Modi hiện nay./.  
......

Tàu sân bay Anh thăm Nhật, Hàn Quốc trong chuyến hải hành đầu tiên đến Đông Á

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh. Reuters Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sẽ dẫn đầu một nhóm chiến hạm của Hải quân Hoàng gia đi qua vùng biển châu Á trong chuyến hải hành đầu tiên đến Nhật Bản và Hàn Quốc, đại sứ quán Anh tại Tokyo cho Reuters biết hôm 26/4. Các chuyến thăm cấp cao, nhằm củng cố quan hệ an ninh ở Đông Á, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực khi Nhật lo ngại về sự gia tăng đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan. Trong tháng này, Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra một tuyên bố chung đề cập đến sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc và tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan sau cuộc gặp trực tiếp đầu tiên tại Washington kể từ khi hai ông trở thành lãnh đạo của đất nước. Cùng với tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và 18 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, là hai khu trục hạm, hai khinh hạm và hai tàu hỗ trợ. Nhóm tàu chiến do tàu sân bay Anh dẫn đầu sẽ phải đi qua vùng Biển Đông đang tranh chấp, nơi có khu vực mà Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cùng tuyên bố chủ quyền, và sau đó nhóm chiến hạm Anh sẽ tiến đến vùng Đông Á. Nhóm tàu này cũng sẽ dừng ở Ấn Độ và Singapore. Tàu HMS Queen Elizabeth. Chính phủ Anh cho biết trong một thông cáo báo chí rằng nhóm tàu Anh sẽ cùng các tàu từ Hoa Kỳ và một tàu khu trục nhỏ của Hà Lan sẽ thực hiện các cuộc tập trận với các lực lượng từ Nhật, Úc, Canada, New Zealand, Pháp, UAE, Đan Mạch, Hy Lạp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Ấn Độ, Oman và Hàn Quốc. Các tàu nước ngoài khác hiện đang ở vùng biển châu Á bao gồm một tàu sân bay đổ bộ của Pháp và hai tàu sân bay của hải quân Hoa Kỳ, một trong số đó là tàu USS Ronald Reagan đang neo tại Nhật. Là một đồng minh thân cận của Washington, Nhật là nơi tập trung lực lượng quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ bên ngoài nước Mỹ, bao gồm tàu chiến, máy bay và hàng nghìn lính thủy đánh bộ. Đây là chuyến thăm Nhật mới nhất và đáng chú ý nhất cho đến nay của lực lượng Anh. Trước đó, khi London và Tokyo tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng, Anh đã đưa tàu chiến, máy bay chiến đấu phản lực và quân đội đến tham gia các cuộc tập trận chung với Nhật Bản.
......

Quốc tế dồn dập viện trợ giúp Ấn thoát khủng hoảng COVID

Một nạn nhân tử vong vì COVID được khiêng xác tới lò thiêu ở Jammu, Ấn Độ. Thế giới Các nguồn cung ứng y tế thiết yếu bắt đầu tới Ấn Độ hôm 27/4 trong lúc các bệnh viện quá tải, thiếu oxy, phải từ chối bệnh nhân COVID giữa bối cảnh COVID tăng mạnh đẩy tổng số tử vong lên tới gần 200.000 người. Chuyến hàng từ Anh gồm 100 máy thở và 95 máy tạo oxy, đã tới thủ đô New Delhi, dù một phát ngôn nhân của Thủ tướng Boris Johnson cho biết Anh không có vaccine dư để chia sẻ. Pháp, Ireland, Đức và Úc cũng đang viện trợ máy thở và oxy cho Ấn Độ. Điều phối viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Toà Bạch Ốc phụ trách khu vực Ấn độ Dương-Thái bình Dương, Kurt Campbell, cho biết Tổng thống Joe Biden trong cuộc điện đàm đầu tuần này với Thủ tướng Ấn Narendra Modi đã cam kết: “Hãy cho chúng tôi biết quý vị cần gì, chúng tôi sẽ đáp ứng.” Hai hãng dược của Mỹ gồm Gilead Sciences và Merck cũng ngỏ lời hỗ trợ Ấn thuốc men điều trị COVID. Mỹ đã hứa sẽ chia sẻ 60 triệu liều vaccine của AstraZeneca cho các nước và một giới chức cao cấp cho hay Ấn Độ được đảm bảo ưu tiên. Tổ chức Y tế Thế giới loan báo đang xúc tiến chuyển giao 4.000 máy tạo oxy cho Ấn, nơi các biến thể lây nhiễm cao hơn của COVID đang gây nên một đợt dịch thứ nhì. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ có thêm 323.144 ca nhiễm và thêm 2.771 ca tử vong vì COVID, nâng tổng số người chết lên thành 197.894. Trong dân số 1,3 tỉ của Ấn có tổng cộng 17,64 triệu người nhiễm COVID, theo báo cáo chính thức. Nhà chức trách ở New Delhi phải xây thêm giàn thiêu dã chiến cho các lò thiêu trong lúc đương đầu với làn sóng nạn nhân tử vong vì COVID tăng vọt. Thủ đô Ấn Độ đang vật lộn với số ca nhiễm tăng cao và các lò thiêu trên khắp thành phố thông báo đã hoàn toàn hết chỗ, yêu cầu gia đình các nạn nhân phải chờ đến lượt. Những chiếc xe cứu thương chở thi thể nạn nhân COVID xếp hàng dài bên ngoài các lò thiêu, chờ đợi nhiều giờ đồng hồ trước khi được đưa xác vào hoả thiêu. Ấn Độ đang bị đợt dịch thứ hai hoành hành, cứ 4 phút là có 1 người chết vì COVID tại New Delhi giữa lúc hệ thống y tế nghèo nàn của thủ đô đã hết công suất. (Theo Reuters) https://www.voatiengviet.com/a/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-d%E1%BB%93n-d%E1%BA%ADp-vi%E1%BB%87n-tr%E1%BB%A3-gi%C3%BAp-%E1%BA%A5n-tho%C3%A1t-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-covid/5869116.html
......

Nhiễm rồi vẫn có thể bị tái nhiễm

Nguyen Khan Đó là câu nói được cho là của đại sứ Việt Nam tại New Delhi Phạm Sanh Châu. Ông Châu cho rằng "Ngay cả những ai đã tiêm hai lần vaccine vẫn có thể nhiễm như cựu thủ tướng Momanhant Singh", và rằng "Trong 24 giờ qua Ấn Độ đã có 315.000 ca nhiễm, 2.100 người chết. Cứ 40 giây lại có một người chết vì COVID". Một đại thảm họa dịch vật đang diễn ra tại Ấn Độ, ngành y tế bó tay, nhà nước bó tay, thậm chí các lò hỏa táng cũng bó tay... Giờ đây ai nhiễm bệnh tự chữa, ai chết người nhà tự chôn, ai có tiền thì trốn chạy khỏi nước... Phó thác cuộc sống cho sự rủi may. Một đất nước ngập ngụa lửa khói, khét lẹt mùi xác cháy, một địa ngục đang bủa vây xứ cà ry chưa biết lúc nào dừng. Có thể Ấn Độ chủ quan vì nghĩ số dân bị nhiễm rất lớn, các ca nhiễm đang giảm mạnh, dừng ở mức thấp khá lâu, hơn trăm triệu người được tiêm vacxin và đang tiếp tục được tiêm, cho nên có thể Ấn Độ đã tiệm cận miễn dịch cộng đồng. Hơn nữa Ấn là công xưởng bào chế vaccine với số lượng cực lớn cho thế giới, thừa sức ngăn chặn dịch, nếu... Cho nên Ấn Độ chủ quan mừng đại lễ Kumbh Mela của đạo Hindu (gần như là quốc giáo) theo chu kỳ 12 năm một lần, với hàng chục triệu người tham gia chen chúc... Làm "bung toang"... Na ná như đại yến vạn người làm "bung toang" Vũ Hán. Song vấn đề đặt ra, vaccine có phải là giải pháp ngăn chặn hữu hiệu dịch cúm TC? Mục đích của vaccine là kích thích hệ miễn dịch cơ thể tạo ra kháng thể tiêu diệt Virus. Nghĩa là người được tiêm vaccine, và nếu vaccine ấy tạo được miễn dịch trong cơ thể, thì miễn dịch ấy tương đương với người nhiễm cùng loại virus đã lành bệnh, vì người nhiễm bệnh đã lành bệnh có miễn dịch trong cơ thể còn tốt hơn miễn dịch tạo ra từ vaccine. Như vậy, nếu người nhiễm bệnh cúm TC đã lành bệnh vẫn có thể tái nhiễm thì người tiêm vaccine, và nếu vaccine ấy gây được miễn dịch tốt như người nhiễm bệnh đã lành, cũng sẽ bị tái nhiễm, như trường hợp của cựu thủ tướng Ấn Momanhant Singh bị nhiễm bệnh sau khi đã tiêm đủ hai lần vaccine mà Ông Phạm Sanh Châu đã nói, thì tiêm vaccine cũng như không? Nói cách khác, ngay cả dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, được cho là đã đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng, virus đã trở nên hiền hòa hơn, sống chung với con người gây ra cúm mùa H1N1 hàng năm, song cũng giết chết không ít người. Vì virus không phải là một tế bào sống hoàn thiện như vi khuẩn, nó chỉ là chuỗi gene ARN sống nhờ tế bào vật chủ, nên biến đổi không ngừng, vaccine cúm mùa không có khả năng ngăn chặn hết các dòng cúm biến đổi, dù các nhà bào chế có hàng trăm năm nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển. Huống hồ virus cúm TC, với một thời gian chạy nước rút bào chế vaccine cho kịp ngăn chặn dịch khi dịch biến đổi không ngừng gây bung toang khắp nơi trên thế giới, cùng với thời đại toàn cầu hóa, con người giao lưu như mắc cửi khắp nơi trên thế giới giúp các chủng virus có điều kiện tạp giao gây ra rất nhiều biến chủng có độc lực và độ lây nhiễm mạnh khó lường, khiến các loại vaccine vừa bào chế đã trở nên hạn hẹp, bé nhỏ không đủ uy lực và phổ rộng ngăn chặn bao trùm tất cả các biến chủng của virus. Cách đây ít lâu, khi dịch cúm TC bùng phát lần hai ở Âu Mỹ, người ta nói đến chủng virus Anh dữ dằn, đặc biệt là chủng virus Nam Phi được cho là vô hiệu hóa các loại vaccine. Giờ đây người ta lại nói đến chủng virus kép đang hoành hành tại Ấn Độ được cho là "phối ngẫu" giữa chủng virus Anh và chủng virus Nam Phi. Và thật khó để biết được sẽ còn những chủng biến đổi gì kinh khủng nữa, dù đó là chuyện đương nhiên sẽ đến. Và dĩ nhiên các chủng càng biến đổi về sau càng khiến các loại vaccine thành công cốc. Khi tổng thống Pháp Macron cảnh báo về vaccine TC kém chất lượng có thể khiến virus tạp giao ngay trong cơ thể sinh ra chủng virus mới nguy hiểm. Làm nhiều người giật mình nghĩ về chất lượng vaccine. Bởi sự chạy đua phát triển vaccine khiến các nhà phát triển bỏ bớt những khâu kiểm nghiệm, có thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các chủng virus biến chủng độc hại. Câu chuyện đáng suy nghĩ lúc này là, nếu dịch cúm Tây Ban Nha đã từng đạt đến trạng thái miễn dịch cộng đồng khi hơn 70% dân số nhiễm bệnh và hết bệnh tao ra miễn dịch chung... Vậy cúm TC có tạo được miễn dịch cộng đồng không, khi người lành bệnh có thể bị tái nhiễm, và khi vaccine là một liệu pháp chủ động tạo ra miễn dịch cộng đồng, nhưng vaccine tiêm rồi vẫn có thể tái nhiễm, hoặc không có khả năng ngăn chặn chủng virus Nam Phi hay virus chủng kép tại Ấn Độ hiện nay, thì làm sao, và chừng nào mới đạt đến trạng thái miễn dịch cộng đồng? NR rất bi quan, cho rằng rất khó, nếu không muốn nói là vô cùng khó đạt được miễn dịch cộng đồng, và việc phát triển vaccine ngăn chặn virus, và việc virus biến đổi vô hiệu hóa vaccine sẽ xoay lấy nhau, rượt đuổi nhau như đèn cù, xô đẩy tương lai nhân loại vào vô định. Giờ đây, chỉ có thể áp dụng cách phòng dịch theo kiểu Việt Nam để giữ được bình an đến đâu hay đến đấy, chứ không thể phó mặc mạng sống mình vào vaccine. Bởi vaccine không có nhiều tin cậy nhưng có thể làm người ta chủ quan gây ra thảm họa như Ấn Độ./.
......

Phe nổi loạn tan rã sau 48 giờ

Ngô Nhân Dụng - VOA Một cuộc nổi loạn gây chấn động dư luận Âu châu và nhiều thành phố trên thế giới nhưng dân coi đài, đọc báo ở Mỹ chẳng ai chú ý tới, mặc dầu bản tin đầu tiên là do báo The New York Times tiết lộ. Bởi vì đây là chuyện túc cầu, đá banh, bên Anh gọi là football, ở Mỹ gọi là soccer và rất ít khán giả. Tối Chủ Nhật vừa qua mười lăm đội bóng, trong đó có những đội mạnh nhất, rút ra khỏi Liên đoàn Vô Địch, Champions League, thành lập một tổ chức mới mang tên Liên đoàn Siêu Việt, Super League, sẽ có 20 đội banh tham gia. Trong số 12 thành viên sáng lập có những đội nổi tiếng nhất, Arsenal, Chelsea, Liverpool, Manchester City, Manchester United và Tottenham ở Anh quốc; Barcelona, Atlético Madrid và Real Madrid ở Tây Ban Nha; AC Milan, Inter Milan và Juventus ở Italy, nước Ý. Công ty tài chánh Mỹ JPMorgan Chase sẽ cung cấp vốn khởi đầu, khoảng $4 tỷ mỹ kim. Tại sao cuộc nổi loạn này bùng lên? Chẳng qua cũng chỉ vì tiền. Các liên đoàn bóng đá ở Âu châu, trong đó Champions League đứng hàng cao nhất, bao gồm các đội banh mạnh yếu khác nhau. Bên trong mỗi liên đoàn, tiền thâu được sẽ được chia cho tất cả các đội. Các đội banh mạnh nhất thấy như thế là bất công. Khán giả mua vé đi coi đá banh, các nhà bảo trợ trả tiền quảng cáo, là nhờ các cầu thủ và các đội banh giỏi nhất. Tại sao họ phải “nuôi” các đội banh yếu mãi như vậy? Ý tưởng ly khai đã nảy ra từ lâu rồi, năm nay mới được thực hiện. Với liên đoàn mới Super League, số tiền thu được sẽ rất lớn, đem chia ra họ được hưởng nhiều hơn. Các đội banh này sẽ không còn lệ thuộc các tổ chức đá bóng quốc gia. Những đội banh muốn được nhận vào Champions League phải qua cửa ải tranh tài với các đội khác trong nước mình. Còn với Super League, 15 đội banh sẽ giữ được chỗ vĩnh viễn, 5 đội được họ thêm vào mỗi năm. Số thu nhập sẽ vừa cao hơn vừa được bảo đảm, bớt rủi ro. Tương lai có vẻ rực rỡ. Nhưng tương lai của các đội banh nhỏ thì đáng lo – hơn 250 đội trong các nước Âu châu. Số tiền thu sẽ tụt xuống nếu không có các đội mạnh nhất tham dự. Các tổ chức đá bóng quốc gia và cho toàn thể Âu châu sẽ thiệt hại tài chánh. Các người lãnh đạo FIFA, bóng tròn thế giới, và UEFA, các hội Âu châu, cố gắng thuyết phục chủ nhân các đội banh nổi loạn hãy bỏ ý định ly khai, cũng vô hiệu. Nhưng sau 48 tiếng đồng hồ, các tay nổi loạn lần lượt bỏ cuộc, bắt đầu là các đội banh Anh quốc. Các đội ở Ý bỏ chạy theo. Ngày Thứ Ba, Super League tuyên bố giải tán. Tại sao cuộc nổi loạn tan rã nhanh như vậy? Vì “sức mạnh của nhân dân” (people power)! Trước hết là “giới mộ điệu,” gọi là “fan,” một chữ người Việt cũng sử dụng trong thể thao, ca nhạc và phim ảnh. Tin Super League ra đời được công bố 11 giờ đêm Chủ Nhật, ngày hôm sau có trận đấu lớn. Buổi chiều, mấy trăm khán giả tụ tập tại cửa vận động trường ở thành phố Leeds, chặn đường chiếc xe buýt chở cầu thủ đội Liverpool. Họ dương cao các biểu ngữ phản đối. Người biểu tình đổi tên Super League thành Super Greed, Siêu Tham. Nhiều người mang biểu ngữ mô tả trò chơi Đá Banh: “Người nghèo sáng tạo ra, người giàu ăn cắp!” (Created by the poor, stolen by the rich). Các fan nổi giận được các cầu thủ và những nhà dìu dắt tiếp tay. Sau trận đấu ở Leeds, những cầu thủ chủ yếu trong đội Liverpool ký tên chung phản đối. James Milner, cầu thủ thâm niên nhất của Liverpool nói với nhà báo rằng các đồng đội của anh không ai được hỏi ý kiến. Gary Neville, từng là thủ quân đội Manchester United, hiện đang đá cho Liverpool, lên án cả hai đội. Cầu thủ Marcus Rashford, đội Manchester United, đưa lên Twitter một thông điệp: “Bóng Đá Không Có Fan là Số Không!” (Football Is Nothing Without Fans). Chủ nhân các đội banh giữ kín các mưu tính của họ không cho nhân viên biết. Michael Edwards, một giám đốc của Liverpool, và Paolo Maldini, của A.C. Milan, nói họ không biết gì về cuộc ly khai này, chỉ có các ông chủ bàn bạc kín với nhau. Họ còn đang lo sợ cho gia đình họ, có thể mất an toàn khi giới mộ điệu nổi giận! Huấn luyện viên Pep Guardiola của Manchester City, phản đối cách tổ chức “khép kín” của tổ chức mới, với 15 đội giữ ghế an toàn không lo mất, “nếu không bao giờ lo bị loại thì không còn là thể thao nữa!” Chủ nhân các đội banh ly khai không hề dự đoán những phản ứng mạnh mẽ của công chúng và các cầu thủ mạnh như thế. Người làm chủ nhiều cổ phần nhất của Liverpool là John Henry, một người Mỹ cũng làm chủ đội bóng chày Boston Red Sox. Ngày Thứ Ba, ông Henry gửi một bức thư cho các fan, giới hâm mộ, các cầu thủ và nhân viên, “Tôi xin lỗi, tôi là người duy nhất chịu trách nhiệm.” Khi dư luận chống đối lên mạnh, đến lượt các nhà chính trị. Thủ tướng Anh Boris Johnson, và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng như các đại biểu quốc hội lên án óc vụ lợi của chủ nhân các đội ly khai. Hoàng tử William, người đứng hàng thứ hai có thể nối ngôi nữ hoàng Anh cũng phàn nàn. Cả Đức Giáo Hoàng Francis cũng lên tiếng. Nhưng một mối đe dọa khiến các đội banh nổi loạn thoái lui là các công ty thương mại, như các nhà làm đồng hồ danh tiếng nhất ở Thụy Sĩ, tuyên bố sẽ không quảng cáo với liên đoàn bóng đá mới. Các khán giả fan của Manchester United đã đổ nỗi tức giận lên đầu một chủ nhân, cầu ông ta chết sớm, hô khẩu hiệu “Die, Glazers, die!”Gia đình Glazers, từ Mỹ, cũng làm chủ đội Buccaneers ở Tampa Bay, một vô địch Super Bowl. Chủ nhân của những đội khác, Roman Abramovich đội Chelsea là một tỷ phú người Nga lưu vong ở Anh; một ông hoàng xứ Á Rập Abu Dhabi làm chủ đội Manchester City; Stan Kroenke làm chủ đội Arsenal, một tỷ phú địa ốc người Mỹ cũng làm chủ hàng chục đội banh khác. Người đi tiên phong trong việc thành lập Super League là Florentino Pérez, chủ tịch đội Real Madrid, Tây Ban Nha. Nhưng cách tổ chức của họ phỏng theo phương pháp đã áp dụng trong các môn thể thao Mỹ. Các liên đoàn bóng bầu dục, bóng chày hay bóng rổ ở Mỹ là các hiệp hội đóng kín, chia nhau tiền bán vé cũng như tiền quảng cáo. Theo tạp chí Forbes, trong số 50 đội banh giàu nhất thế giới có 43 đội ở nước Mỹ. Ngược lại, các liên đoàn bóng đá Âu châu đều để mở ngỏ, một đội yếu kém sẽ bị đẩy xuống một liên đoàn thấp, thu được ít tiền hơn. Từ 1992 đến 2014, có 45 đội bóng đá ở Anh đã phá sản, 40 ở Pháp và 30 ở Đức. Bắt chước lối Mỹ, các đội banh mạnh nhất trong Super League sẽ thu được nhiều tiền cho các chủ nhân hơn, và ít rủi ro bị loại hơn. Khác với các đội thể thao ở Mỹ, có thể đổi chủ và đổi từ thành phố này qua thành phố khác, các đội bóng đá lớn ở Âu châu đều có một lịch sử lâu dài hàng thế kỷ, bám rễ vào lịch sử, gắn bó với khán giả địa phương. Họ chia sẻ một quá khứ, và nguồn thu nhập, với các đội banh nhỏ hơn, vì vẫn phải gặp gỡ nhau trong các trận tranh tài cấp quốc gia. Ở Âu châu người ta nhìn các đội banh như những định chế văn hóa chứ không phải chỉ là một xí nghiệp với mục đích sinh doanh lợi. Ở nước Đức, phần lớn các đội banh không có ai là chủ nhân quyết định. Những đội Bayern ở Munich hay Borussia ở Dortmund đều do khán giả chiếm đa số cổ phần, không ai là chủ nhân chính. Trong cuộc nổi loạn vừa rồi, những đội nổi tiếng như Paris Saint-Germain của Pháp và Bayern đều từ chối khi được mời tham gia. Sự thật là các đội banh lớn lên, mạnh hơn, là do các khán giả hâm mộ, các fan, bắt đầu từ nơi nó sinh ra và trưởng thành. Khán giả không phải chỉ là “người tiêu thụ.” Những người dân bình thường đó đầu tư tiền bạc, thời gian và tình cảm để nuôi dưỡng các đội banh. Đó không phải là một quan hệ tuần túy thương mại. Không thể coi các đội banh chỉ là những bộ máy kiếm tiền. Khi các cầu thủ, các huấn luyện viên, ban quản đốc đều không được các chủ nhân hỏi ý kiến trước khi ly khai, người ta thấy ngành đá bóng Âu châu có vẻ bị Mỹ hóa, nhất là có mấy nhà đầu tư Mỹ trong đám nổi loạn. Mục tiêu số một của các xí nghiệp Mỹ là “tối đa hóa giá trị cổ phần,” tức là tài sản của các cổ đông. Nhưng có dấu hiệu cho thấy các công ty Mỹ cũng đang thay đổi. Bởi vì một xí nghiệp không chỉ được xây dựng lên bằng tiền vốn của các chủ nhân. Cần được người tiêu thụ tín nhiệm, cần biết bao nhiêu chuyên gia, nhân viên lớn nhỏ góp sức. Quan trọng nhất, các xí nghiệp kiếm được lời là nhờ họ sử dụng tất cả những hệ thống giao thông, các bến cảng, phi trường, kể cả một hệ thống luật pháp bảo vệ quyền tư hữu. Những hạ tầng cơ sở quốc gia đó được nuôi bằng tiền đóng thuế của tất cả mọi người trong nước. Một xí nghiệp không tự nó, một mình, tạo ra của cải. Giới lãnh đạo các công ty ở Mỹ đã công nhận điều này từ lâu, bây giờ họ không chỉ lo cho tài sản của các cổ đông (shareholders) mà còn chú ý đến quyền lợi của tất cả “những người can dự” (stakeholders). Những công ty lớn ở Mỹ đã phản ứng rất nhanh khi người tiêu thụ, hay nhân viên của họ bày tỏ ý kiến. Họ phải lên tiếng về các vấn đề không liên quan đến nghề nghiệp của họ, như vụ các người gốc Á châu bị đánh, khi súng bắn chết nhiều người quá, hay khi cảnh sát dùng vũ lực bất cẩn. Hàng trăm công ty lớn như Coca Cola, Delta có lợi gì khi phản đối các đạo luật có thể hạn chế quyền bỏ phiếu của một số người dân ở Georgia? Họ đã nghe dư luận của các khách hàng uống nước ngọt và đi máy bay. Họ chỉ nghe các nhân viên của họ nói gì. Họ biết rằng không thể chỉ hoạt động như những bộ máy kiếm tiền; vì làm như vậy thì chính các cổ đông, các chủ nhân của xí nghiệp, sẽ bị thiệt hại khi công ty bị tẩy chay. Họ hành động không khác gì chủ nhân của các đội banh Manchester United, Manchester City, Liverpool, Chelsea, vân vân, khi biết phản ứng của các fan và các cầu thủ./.
......

"Trung Quốc là kẻ gây mất hoà bình ở Biển Đông"

Đó chính là tuyên bố của Liên Minh Châu Âu (EU) chỉ đích danh Trung Quốc là kẻ đang gây nguy cơ mất hòa bình tại khu vực Biển Đông hôm 24/4   Đồng thời EU thúc giục các bên liên quan tuân hành phán quyết Tòa Trọng Tài Quốc Tế đưa ra năm 2016, trong đó bác bỏ hầu hết các tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc đối với Biển Đông. Bắc Kinh biết trước là mình tham lam ngang ngược, không dựa trên căn bản pháp lý nào nên đã không tham dự phiên tòa và không công nhận phán quyết của tòa.   Cũng trong tuần qua, EU công bố chính sách mới nhằm nâng cao ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương hầu đối phó lại sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc.   EU thúc giục tất cả các bên liên quan giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng các giải pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, đồng thời nhấn mạnh đến phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế có lợi cho Philippines, trong đó bác bỏ hầu hết các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Điều này làm dư luận các nước có tranh chấp với TQ ủng hộ mạnh mẽ.   Hôm 23/4, Philippines gửi 2 công hàm phản đối sự hiện diện của lực lượng dân quân biển Trung Quốc trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Philippines.   Manila lên án hành động hàng trăm tàu dân quân biển Trung Quốc tiếp tục bỏ neo, chằng néo vào nhau, đậu lỳ lại đá Ba Đầu (theo cách gọi của Việt Nam) và các nơi khác trong khu vực mang tính cách “đe dọa” mà Philippines gọi là Julian Felipe Reef, tên quốc tế là Whitsun Reef.   Bắc Kinh cũng đã phản bác lại cáo buộc của Liên minh châu Âu rằng đám tàu của họ đậu lỳ tại đá Ba Đầu, mà họ gọi là Ngưu Ách Tiêu (Niu’E Jiao), là nguy cơ làm tổn hại hòa bình và ổn định tại khu vực. Sứ bộ Trung Quốc tại EU ra một bản tuyên bố hôm Thứ 7 vẫn ngang ngược lập lại rằng Ngưu Ách Tiêu là một phần của quần đảo Nam Sa tức Trường Sa và thuộc chủ quyền Trung Quốc.   Bởi vậy họ chống chế là “hợp lý và hợp pháp” để các tàu Trung Quốc hoạt động ở đó và tránh gió dù đó chỉ là lời chống chế dối trá.   Bản tuyên bố của Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng quyền chủ quyền, chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông được hình thành “theo chiều dài của lịch sử và tương ứng với luật pháp quốc tế”, đồng thời bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa án quốc tế là “vô hiệu lực”. Tuy nhiên bản tuyên bố này bị hầu hết các nước có tranh chấp phản bác lại.   PD
......

Montenegro là một nạn nhân của chính sách ngoại giao tín dụng của Trung Quốc?

Một dự án đường cao tốc đưa Montenegro vào tình thế khốn cùng. Việc hoàn thành bị chậm trễ và các khoản vay cho Trung Quốc đến hạn phải trả. Tài sản của nhà nước Montenegro sẽ rơi vào tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?   Đường cao tốc từ Bar chạy dọc theo bờ biển Adriatic đến Boljare nơi biên giới với Serbia là một dự án thanh thế. Nhưng bây giờ đất nước Montenegro nhỏ bé (là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Âu, tách ra từ Liên bang Serbia và Montenegro) đứng trước một núi nợ - và đường cao tốc chỉ mới hoàn thành 40 km mà thôi.   Mladen Bojanic là Bộ trưởng Montenegro về các khoản đầu tư lớn kể từ khi chính phủ thay đổi cách đây 5 tháng. Theo kế hoạch, đường cao tốc sẽ bắt đầu được sử dụng sau hai năm xây dựng và phí thu được sẽ được dùng để trả khoản vay, ông giải thích: "Bây giờ đã bị trễ hơn hai năm và chúng tôi đang ở trong tình thế phải trả nợ trong khi đường cao tốc chưa hoàn thành".   Nguyên do không phải chỉ vì Corona   Cho dự án này, một khoản vay gần một tỷ euro với một ngân hàng Trung Quốc, các khoản trả nợ đầu tiên sẽ đến hạn vào giữa năm nay. Và chính phủ ở thủ đô Podgorica không có khả năng trả nợ này. Suy thoái kinh tế liên quan đến dịch bệnh Corona đóng một vai trò quan trọng, nhưng sản lượng kinh tế thấp của đất nước nhỏ bé cũng là một lý do.   Christoph Trebesch, Giám đốc Nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới Kiel - Đức, nói rằng đường cao tốc là "một dự án cực kỳ tốn kém và vượt quá khả năng chịu đựng nợ của đất nước". Kết quả là dự án bị "đội vốn với số tiền đáng kể đối với tỷ lệ nợ của đất nước" - và không rõ sẽ lấy nguồn tiền thu nhập ở đâu để trả nợ. Và: "Ngay từ đầu, vấn đề hiệu quả kinh tế của dự án đã được đặt ra", Trebesch nói. "Và bây giờ phải trả giá".   EU phẩy tay   Nước Montenegro là nước đang xin gia nhập EU và sẽ không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ EU trong việc trả khoản vay Trung Quốc. Brussels đã từ chối yêu cầu của chính phủ Montenegro. Giờ đây, người ta nói rằng Montenegro có thể là quốc gia châu Âu đầu tiên trở thành nạn nhân của "chính sách ngoại giao nợ của Trung Quốc". Bởi vì các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc hiện nay cũng là những nhà tài trợ quan trọng, giống như Ngân hàng Thế giới, cho các nước đang phát triển.   Trong dự án nghiên cứu quốc tế này, Trebesch đã phân tích khoảng 100 hợp đồng cho vay như vậy - bao gồm cả hợp đồng với Montenegro. Đáng chú ý là trong đó là những điều khoản nghiêm ngặt về việc giữ bí mật. Nhưng cũng đáng chú ý là các điều khoản cho phép Trung Quốc đơn phương hủy bỏ các hợp đồng cho vay và yêu cầu trả nợ ngay lập tức nếu các điều kiện chính trị ở nước bên vay thay đổi.   Nhà kinh tế này nói rằng có "những điều kiện mà khả năng thực hiện chỉ trong một giới hạn nhất định" đối với một khoản vay "rủi ro cao". Trong mọi trường hợp, các điều khoản này là bất thường, đặc biệt nếu so sánh với các khoản vay của chính phủ các nước thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế): "Trong đó có ít điều khoản như vậy được tìm thấy hơn", ông nói.   Đầu tiên là rủi ro, sau đó là bẫy?   Cũng giống như Trebesch, Dejan Milovac từ NGO MENS tại thủ đô Podgorica không thấy có gì đáng chê trách trên nguyên tắc về việc Trung Quốc tham gia kinh tế vào khu vực. Nhưng Milovac hoài nghi về hợp đồng cho vay - đó là "một rủi ro rất lớn ngay từ đầu". Ông Milovac nói: “Liệu nó có trở thành một cái bẫy hay không sẽ phụ thuộc vào những gì Montenegro sẵn sàng hành động để trả nợ".   Người dân Montenegro đặc biệt lo ngại về Điều 8.1 của hợp đồng: Milovac nói rằng nếu Montenegro không có khả năng trả nợ hoặc Trung Quốc làm các thủ tục tòa án phân xử, thì "bất kỳ tài sản nào ở Montenegro đều có thể bị xem xét để giải quyết các yêu sách đời nợ của Trung Quốc".   Ví dụ, đó có thể là quyền sử dụng cảng lớn nhất nước ở thị trấn ven biển Bar hoặc chính đường cao tốc khi nó hoàn thành. Christoph Trebesch không tin rằng, chỉ dựa vào điều khoản này mà Trung Quốc có thể có được quyền sử dụng đối với tài sản của Montenegro. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng có những thỏa thuận khác chưa được công chúng biết đến.   Trung Quốc cam kết đôi bên cùng có lợi   Trung Quốc nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp với Montenegro và tầm quan trọng của các dự án cơ sở hạ tầng đối với đất nước này. Zhao Lijian, phát ngôn viên của chính phủ Trung Quốc, phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng Trung Quốc coi trọng việc phát triển quan hệ với Montenegro và hy vọng sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi.   Nhưng nếu Montenegro không trả được nợ thì sao? Trebesch cho biết một kịch bản có thể xảy ra là cắt nợ mà nước này có thể đàm phán với Trung Quốc. Montenegro sau đó có thể nhận được hỗ trợ cho vay từ EU.   Mặt khác, Dejan Milovac hy vọng về việc rút kinh nghiệm lâu dài cho đất nước của mình: "Tôi hy vọng rằng Montenegro sẽ rút ra bài học khi khoản vay đã được trả hết - các dự án với quy mô và tầm quan trọng này phải được lên kế hoạch rất cẩn thận hơn".   Hiếu Bá Linh (Biên dịch)   Nguồn: https://www.tagesschau.de/ausland/europa/montenegro-china-101.html  
......

Chính phủ Úc, hủy bỏ thỏa thuận với Trung Quốc "Vành Đai Một Con Đường"

  Le Anh ·   Hôm 22 Tháng Tư, 2021, theo tờ The Guardian thông tin, Chính phủ liên bang Úc hủy bỏ các thỏa thuận Vành đai và Con đường giữa Victoria và Trung Quốc   Chính phủ Morrison đã sử dụng luật phủ quyết mới của nước ngoài để xóa bỏ các thỏa thuận Vành đai và Con đường của Victoria với Trung Quốc, theo điều mà đại sứ quán Trung Quốc đã tố cáo là “một động thái vô lý và khiêu khích khác”.   Theo Ngoại trưởng Marise Payne cho biết chính phủ Úc sẽ hủy bỏ thỏa thuận đó, vì không phù hợp với chính sách đối ngoại của Australia hoặc bất lợi cho quan hệ đối ngoại.   Sau tuyên bố của bà Ngoại trưởng Úc, Trung Quốc rất tức giận. Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra cho biết động thái này cho thấy chính phủ Úc đã “không chân thành trong việc cải thiện quan hệ Trung Quốc-Úc”.   Người phát ngôn của Đại sứ quán cho biết hôm thứ Năm: “Đây là một động thái vô lý và khiêu khích khác mà phía Australia thực hiện chống lại Trung Quốc. "Nó nhất định sẽ gây thêm thiệt hại cho quan hệ song phương, và cuối cùng sẽ chỉ làm tổn thương chính nó."   Nhiều người Úc cho rằng, đây là quyết định đúng đắn, trong đó có Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc hoàn toàn ủng hộ về quyết định này của Chính phủ Úc.   Mối quan hệ của Úc và Trung Quốc ngày càng xấu và căng thẳng hơn, kể từ khi Úc kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch virus corona chủng mới cũng như về cách thức xử lý khủng hoảng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và Trung Quốc vào tháng 4 năm ngoái.    
......

Trung Quốc chớp mắt khi các hạm đội Mỹ, Philippines thách thức âm mưu chiếm giữ rạn san hô

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu tấn công USS Makin Island gặp nhau ở Biển Đông. (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ)   David Axe, Forbes - Dịch: Người Mỹ Gốc Việt Chúng xuất hiện lần đầu tiên xung quanh rạn đá ngầm Đá Ba Đầu (Whitsun) vào tháng 12. Một đội tàu Trung Quốc ngày càng tăng, neo thân sát nhân trong vùng nước nông xung quanh rạn đá ngầm hình boomerang, 200 dặm về phía tây của Philippines ở Biển Đông.  Đến tháng 3, có khoảng 220 tàu thuyền Trung Quốc gần bãi đá ngầm đó. Các quan chức ở Manila và Washington dường như cho rằng Bắc Kinh sắp thực hiện một cuộc chiếm đất khác, có khả năng dẫn đến việc thiết lập thêm một tiền đồn quân sự khác của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp. Vào giữa tháng 4, các thuyền của Trung Quốc bắt đầu phân tán. Những gì đã xảy ra trong tháng giữa là rõ ràng. Hải quân Hoa Kỳ và Philippines đã triển khai các lực lượng hùng hậu tới khu vực trong khi các nhà ngoại giao tuyên bố rõ ràng rằng việc Trung Quốc chiếm đóng một bãi đá ngầm bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines có thể đưa đến một phản ứng quân sự. Jerry Hendrix, một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và là tác giả của cuốn Cung cấp và Duy trì Hải quân cho biết: “Người Trung Quốc đã bị chớp mắt. Tất nhiên, vẫn còn phải xem họ sẽ chớp mắt trong bao lâu. Các lực lượng của Bắc Kinh bắt đầu tiến vào Biển Trung Hoa vào giữa những năm 2000, chiếm giữ các đảo mà trong nhiều trường hợp, một số quốc gia Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền. Các hoạt động rất giống nhau. Các tàu của lực lượng dân quân hàng hải thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân — thực chất là các tàu tuần tra cải trang thành tàu đánh cá — đã bao vây một hòn đảo tranh chấp, đuổi tàu của các nước đối thủ phải rời đi. Tiếp theo, tàu nạo vét di chuyển đến, phá hủy các rạn san hô mỏng manh về mặt sinh thái để xây dựng nền móng vững chắc bằng đá và cát. Các đội xây dựng đến xây dựng bến cảng, đường xá, doanh trại và đường băng. Quân đội được chuyển đến. Các thiết bị cảm ứng và vũ khí xuất hiện. Máy bay chiến đấu và tàu chiến bắt đầu ghé thăm. Ngày nay, PLA duy trì 27 tiền đồn đảo lớn ở các vùng biển Đông Trung Hoa và biển Đông, trong đó có một một đặc biệt khiêu khích trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), một trăm dặm về phía tây rạn Đá Ba Đầu. Các tiền đồn củng cố tranh chấp của Bắc Kinh về các nguồn tài nguyên khoáng sản và nghề cá xung quanh. Trong trường hợp có chiến tranh, chúng cũng có thể có chức năng như những căn cứ hỗ trợ cho máy bay chiến đấu của Trung Quốc, giúp họ đi nhảy cóc hàng trăm dặm trên khắp vùng tây Thái Bình Dương.  Việc lấy thêm rạn Đá Ba Đầu sẽ chỉ thắt chặt hơn sự nắm giữ của Trung Quốc đối với khu vực.  Nhưng các quan chức Trung Quốc không biết liệu họ có thể làm được chuyện đó hay không. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vẫn đang ổn định quyền lực tại Nhà Trắng. Hải quân Hoa Kỳ đang phải vật lộn để phát triển đội tàu của mình trong khi vẫn duy trì những con tàu cũ kỹ, không đáng tin cậy. Hendrix nói: “Đây là một thử nghiệm đối với chính quyền Biden.”  Biden rõ ràng đã vượt qua được thử thách. Khi hạm đội dân quân Trung Quốc xung quanh rạn Đá Ba Đầu đạt quy mô tối đa vào tháng trước, hạm đội Mỹ đã tập trung các tàu của họ đang hoạt động ở tây Thái Bình Dương. Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu tấn công USS Makin Island đã tụ hội vào đầu tháng 4, kết hợp các cánh không quân và các tàu tuần dương, khu trục hạm và tàu ngầm hộ tống của họ.  Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, nói: “Tín hiệu không ngờ vực là khá rõ ràng đối với ai đó trong chuyện dài về rạn Đá Ba Đầu.” Trong khi đó, giám đốc khu vực châu Á của Biden, ông Kurt Campbell, chắc chắn đã bận rộn trên điện thoại, điều phối phản ứng của Mỹ với phản ứng của Philippines. Bốn tàu chiến của Philippines, trong đó có hai tàu hộ tống tên lửa mới tinh của Manila là Jose Rizal và Antonio Luna, đang tiến về rạn Đá Ba Đầu. Việc sử dụng vũ lực đang được đặt ra. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo: “Một cuộc tấn công vũ trang chống lại các lực lượng vũ trang, tàu công cộng hoặc máy bay của Philippines ở Thái Bình Dương, bao gồm cả ở Biển Đông, sẽ kích hoạt các nghĩa vụ của chúng ta theo hiệp ước phòng thủ chung. Đám thuyền của Bắc Kinh đã nhổ neo bỏ đi. Ông Hendrix nói: “Người Trung Quốc đã rất ngạc nhiên về mức độ mà sự điều động lực lượng dân quân hải quân của họ đã tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa Hoa Kỳ, các đối tác hiệp ước và các nước khác trong khu vực. Cuối cùng, Trung Quốc nhận ra rằng sự hiện diện tiếp tục của họ chỉ đơn giản làm tăng cường sự kháng cự." Không rõ liệu cuộc xung đột ở rạn Đá Ba Đầu có phải là một bước ngoặt hay không. Bắc Kinh có thể lại cố gắng chiếm rạn san hô một lần nữa - hoặc chỉ đơn giản là chuyển lực lượng của mình đến một đối tượng địa lý khác. Hoa Kỳ và Philippines đã phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ để bảo vệ rạn Đá Ba Đầu, nhưng liệu họ có đáp lại với quyết tâm tương tự trước hành động khiêu khích tiếp theo của Trung Quốc? Hendrix cho biết ông rất lạc quan. “Ở mức độ mà Trung Quốc thực hiện các hoạt động trong vùng xám như thế này, họ đã giúp Hoa Kỳ củng cố sự phản kháng của quốc tế đối với các hành động của họ” David Axe, Forbes Nguồn: China Blinks As American, Philippine Fleets Challenge Possible Reef Seizure Dịch  Người Mỹ Gốc Việt 2020    
......

Afghanistan: Biden bỏ cuộc

Ngô Nhân Dụng Nước Mỹ tham dự Đại Chiến Thứ Nhất vào tháng Tư năm 1917, một năm rưỡi trước khi chiến tranh chấm dứt. Mỹ bước vào Đại Chiến Thứ Hai sau khi chiến tranh bắt đầu hơn hai năm, và ba năm sau đã kết thúc. Tướng George Marshall, Tham mưu trưởng thời đó, đã nói phải tiêu diệt quân địch rất nhanh, vì “một nước dân chủ không thể dự một cuộc chiến tranh dài quá bảy năm.” Quân Mỹ bắt đầu rút khỏi Việt Nam bảy năm sau ngày thủy quân lục chiến đổ bộ vào Đà Nẵng. Cuộc chiến Afghanistan đã kéo dài 20 năm. Chi phí tổng cộng tới 2 ngàn tỷ mỹ kim. Nhưng không có một phong trào phản chiến nào cả. Hầu như dân Mỹ đã quên. Có lẽ vì trong 20 năm chỉ có 800.000 người Mỹ đã qua Afghanistan rồi về, chưa bằng một phần tư của một phần trăm dân số. Chỉ có 2.448 người đã tử thương, bằng số người bị bắn chết trong khoảng 6 tuần lễ ở nước Mỹ trong năm 2020 – con số trong cuộc chiến Việt Nam là 58.000 người. Hiện nay, quân đội Mỹ còn lại chỉ có 2.500 người, nhiều nhất là 3.500 người, có lúc lên tới 140.000 trong năm 2011. Chính vì con số 2.500 quân quá nhỏ cho nên phải ngạc nhiên tại sao lại phải rút hết về, ngay trong năm nay? Có địa điểm nào trên thế giới đang cần tăng viện thêm 2.500 quân hay không? Năm ngoái ông Donald Trump đã hẹn rút vào đầu tháng 5, giờ ông Joe Biden triển hạn đến 11 tháng Chín. Nói đến ngày 9/11 mọi người mới nhớ nguyên nhân vì sao Mỹ tấn công Afghanistan năm 2001. Năm đó dân Mỹ hoan nghênh quyết định đánh của Tổng thống George W. Bush, để truy tầm lãnh tụ nhóm Al Qaeda chủ mưu cuộc tàn sát gần 3.000 người Mỹ ở New York. Các đồng minh trong khối NATO ủng hộ, nhiều nước giờ còn tham dự. Quân Mỹ đã lật đổ Taliban, một đảng cực đoan và tàn bạo nắm chính quyền từ năm 1996 nhờ đắc thắng trong cuộc nội chiến sau khi quân Nga nhục nhã kéo về nước. Mục tiêu đầu tiên đã đạt được. Nhóm Al Qaeda tan tác, mấy năm sau lãnh tụ Osama bin Laden bị biệt kích Mỹ giết chết tại nơi ẩn trú ở Pakistan. Nhưng tại sao lúc đó Mỹ không tuyên bố chiến thắng rồi rút quân về? Bởi vì Tổng thống Bush còn mục tiêu khác. Cuộc hành quân được ông Bush đặt tên là “Enduring Freedom,” Tự Do Lâu Bền. Ông tuyên bố nước Mỹ có bổn phận “không những bảo vệ quyền tự do quý báu của chính mình mà cả quyền tự do của mọi người ở tất cả mọi nơi (everywhere) được sống và nuôi con cái họ mà không sợ hãi.” Hai năm sau, ông còn tấn công Iraq, bắt, giết lãnh tụ Saddam Hussein, cũng trong mục tiêu cao cả đó. Nhưng thực tế cho thấy rất khó thực hiện mục tiêu lý tưởng này. Cuộc cờ chính trị cả vùng Trung Đông và Nam Á đã đảo lộn, chuyển sang các tình huống mà bộ tham mưu của ông Bush không tiên liệu được. Và họ cũng đọc kỹ lịch sử nước Afghanistan, lịch sử chiến tranh nói chung. Trong lịch sử Afghanistan, nhiều đạo quân ngoại quốc đã vào chiếm đóng, kể cả quân Mông Cổ, quân Ba Tư, các hoàng đế Ấn Độ, rồi đến Anh quốc và Nga. Nước này chưa bao giờ sống tự do dân chủ, chỉ có súng đẻ ra chính quyền. Iran bành trướng ảnh hưởng của khối Hồi Giáo Shi A trong cả vùng này sau khi kẻ thù số một của họ là Saddam Hussein theo phái Sun Ni bị treo cổ. Thắng trận nhanh chóng rồi, Mỹ ra lệnh giải ngũ tất cả quân lính Iraq. Hàng trăm ngàn người bỗng dưng mất việc, được các giáo sĩ cực đoan, thuộc khối Hồi Giáo Sun Ni tuyển mộ, gia nhập đạo quân khủng bố ISIS. Họ còn dữ hơn Al Qaeda, có lúc đã chiếm vùng đất bao trùm cả Iraq và Syria. Cuộc nội chiến ở Syria khiến Mỹ phải đem quân vào, nhưng sau cùng Nga được lợi nhất. Hiện giờ Nga và Iran đóng vai cầm chịch quyết định tương lai xứ Syria. Chiếm được Afghanistan, Mỹ tổ chức bầu cử, thành lập một nước Cộng Hòa Hồi Giáo. Đảng Taliban thu thập tàn quân chạy qua Pakistan, rồi quay về tái lập lực lượng, tấn công quân chính phủ, càng ngày càng mạnh hơn. Quân đội Mỹ có thể tiêu diệt những đạo quân chính quy nhưng lúng túng đối phó với những toán quân nổi dậy có nơi trú ẩn dưỡng quân ở bên Pakistan. Chính quyền ở thủ đô Kabul vẫn còn tham nhũng, chia rẽ, bất lực, chưa chinh phục được lòng dân. Bốn đời tổng thống Mỹ bị cầm chân ở Afghanistan. Viễn ảnh lý tưởng của ông Bush chưa thấy đâu cả. Ông Obama đã tính kế rút, ông Trump vẫn tiếp tục. Và bây giờ ông Biden nói dứt khoát sẽ kéo quân về. Nhưng sau khi quân Mỹ ra đi thì Afghanistan sẽ ra sao? Ai cũng nhớ đến quyết định rút khỏi Việt Nam của Tổng thống Richard Nixon. Tổng thống Ashraf Ghani hiện có từ 20 ngàn tới 30 ngàn quân. Họ không liều chết như lính Taliban, cầm cự được là nhờ máy bay Mỹ yểm trợ. Mỹ viện trợ quân sự khoảng $4 tỷ đô la một năm. Sau khi ông Biden công bố ngày hẹn rút quân, ngoại trưởng Mỹ đã bay tới Kabul trong khi đang ở Âu châu. Ông Blinken nói những gì với ông Ghani? Ông hứa hẹn sẽ tiếp tục yểm trợ những gì? Nếu không được Mỹ giúp, không biết họ sẽ cầm cự được bao lâu. Tình báo Mỹ đoán rằng có thể được vài ba năm. Taliban chắc chưa chiếm ngay được Kabul để thiết lập chế độ Hồi Giáo cực đoan, vì ngoài quân chính phủ họ sẽ còn phải chống cự cả những người thiểu số, với những lãnh tụ hùng cứ một phương như trước đây khi họ được Mỹ giúp vũ khí. Trong mấy năm tới, Afghanistan sẽ trở lại tình trạng nội chiến, như thời 1990 sau khi quân Nga bỏ chạy. Chính quyền Ashraf Ghani sẽ cầm cự bao lâu tùy thuộc viện trợ quân sự, kinh tế và được Mỹ chia sẻ tin tức tình báo. Họ có đoàn kết được với nhau trước mối nguy lớn hay không? Quân đội và cảnh sát của chính phủ Afghanistan có cảm thấy mạng sống của chính họ và gia đình họ bị đe dọa nếu Taliban trở về, nên nức lòng chiến đấu hơn không? Dân chúng, nhiều người ra đời sau khi chế độ Taliban bị lật đổ, có lo sợ sẽ mất hết những quyền tự do mà họ đang hưởng hay không? Những quyền tự do nho nhỏ, như đàn ông có thể cạo râu, lâu lâu được uống rượu bia, muốn chửi nhà nước tha hồ chửi, được đọc sách, báo không do chính phủ in, phụ nữ được đi học, ra đường không phải trùm mặt, về nhà không lo bị chồng dánh đập. Người ta có sẵn sàng liều chết vì những quyền tự do nhỏ nhoi đó hay không? Nhưng đó là chuyện của người Afghanistan. Đối với nước Mỹ, mối lo được nhắc tới nhiều nhất là các nhóm al Qaeda có cơ hội tái xuất hiện và sẽ tổ chức những cuộc khủng bố nhắm vào người Mỹ, nếu không phải vào chính nước Mỹ như 20 năm trước. Hôm Thứ Năm, Tòa Bạch Ốc đã trấn an, nói rằng sau khi rút quân về chính phủ Mỹ dư sức theo dõi các hoạt động của al Qaeda ở Afghanistan. Hy vọng có thể là sự thật, vì hiện nay al Qaeda rất yếu. Nhóm Taliban, đã rút kinh nghiệm, cũng không muốn dung dưỡng những tay khủng bố khác trong nhà mình, vừa cạnh tranh ảnh hưởng mà lại chỉ thêm gây rắc rối. Còn lực lượng ISIS, năm 2019 đã bị đánh bật ra khỏi chiến khu ở miền Đông Afghanistan. Taliban chắc cũng không hoan nghênh những người ngoại quốc gốc từ Iraq và Syria đến xứ mình lộng hành. Nhưng hậu quả của việc rút quân Mỹ không phải chỉ có thế. Trong khi trình bày quyết định rút quân, ông Biden đã nói chính phủ Mỹ cần tập trung vào việc đối phó với Trung Cộng. Nghe có vẻ hợp lý, trừ hai sự kiện. Thứ nhất, Trung Quốc nằm sát Afghanistan còn Mỹ ở rất xa. Thế kỷ thứ 7, Đường Tam Tạng đã đi qua biên giới hai nước trên đường qua Ấn Độ. Trung Cộng sẽ chỉ cho các nước khác trong vùng thấy nước Mỹ là một đồng minh không đáng tin cậy, chỉ nghĩ đến những vấn đề ngắn hạn, bốn năm lại thay đổi chính sách. Đây là một hình ảnh thất bại thê thảm của nước Mỹ. Sự kiện thứ hai là nước Mỹ hiện nay còn đang cạnh tranh với cả Nga và Iran trong vùng Trung Đông. Nếu lãnh đạo các nước này nghĩ rằng nước Mỹ đang trên đường đi xuống, họ sẽ làm ẩu. Quân Mỹ đóng ở đó là một dấu hiệu cảnh cáo, mà không quá tốn kém. Hiện nay chỉ có khoảng 6,000 quân Mỹ đóng tại ba nước Iraq, Afghanistan và Syria. Duy trì một số quân nhỏ, với chi phí không bao nhiêu, là một thứ “bảo hiểm” tránh các tai họa có thể xảy ra – nếu rút hết về. Ông Biden còn nói rằng không thể chờ đến lúc có các điều kiện toàn hảo mới rút quân, vì sẽ phải chờ đợi không biết đến bao giờ. Nhưng mục tiêu của nước Mỹ ở Afghanistan, từ lâu rồi, không còn là “toàn hảo” nữa. Không ai nghĩ sẽ theo đuổi giấc mộng của Tổng thống W. Bush. Không biết ông Joe Biden còn tiếp tục giúp Afghanistan những gì sau khi rút quân. Nhưng ông cần hiểu rằng Afghanistan không phải chỉ là một thử thách về sức mạnh quân sự. Đó là một thử thách chính trị quốc tế, thế giới sẽ đánh giá uy tín của nước Mỹ. Còn ai muốn đóng vai đồng minh của Mỹ hay không?
......

Hungary muốn cho Trung Quốc xây dựng một trường đại học ưu tú giữa EU

Đại học Phúc Đán - Trung Quốc sẽ được xây dựng chi nhánh tại Budapest theo ý muốn của chính phủ Hungary. Quy chế của nó nêu rõ rằng giảng viên và sinh viên có nghĩa vụ tuân theo các mục tiêu giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc và tôn trọng "các giá trị xã hội chủ nghĩa cơ bản".   Budapest 19-04-2021   Trong một vài năm nữa, thủ đô của Hungary có thể trở thành địa điểm của một trường đại học của Trung Quốc trong nội địa của Liên minh châu Âu (EU). Nếu mọi việc trôi chảy theo ý muốn của Thủ tướng theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu Viktor Orbán, Đại học Phúc Đán của Thượng Hải sẽ mở một chi nhánh ở phía nam thủ đô Budapest vào năm 2024 với khoảng 5.000 sinh viên và 500 giảng viên. Chính quyền thành phố Budapest phản đối dự án lớn này.   Trên thực tế, không rõ Hungary và Budapest có lợi thế gì về việc Đại học Phúc Đán mở rộng ra nước ngoài. Chi phí lớn đáng kinh ngạc để xây dựng khu trường đại học là lấy từ tiền thuế của người dân Hungary, ước tính khoảng 540 tỷ forint (1,5 tỷ euro). Nhà nước Hungary đảm nhận chi phí xây dựng này với sự hỗ trợ của khoản vay từ ngân hàng phát triển nhà nước Trung Quốc với các điều kiện thị trường hiện tại. Việc xây dựng được thực hiện bởi các công ty Trung Quốc, họ mang theo vật liệu xây dựng của chính họ cũng như nhân công. Hungary cung cấp miễn phí khu đất trị giá 800 triệu forint (2,2 triệu euro).   Giảng dạy với những điều cấm kỵ   Đúng là Đại học Phúc Đán, với các ngành học về quan hệ quốc tế và các bộ môn kinh tế, là một đại học có vị thế quốc tế. Nhưng nó không phải là một đại học mà việc giảng dạy và nghiên cứu được hưởng sự tự do. Quy chế của nó nêu rõ rằng giảng viên và sinh viên có nghĩa vụ tuân theo các mục tiêu giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc và tôn trọng "các giá trị xã hội chủ nghĩa cơ bản".   Các chuyên gia về Trung Quốc ở Hungary không nghĩ rằng chi nhánh Đại học Phúc Đán ở Hungary sẽ góp phần vào việc truyền bá chủ nghĩa Mao, một kiểu chủ nghĩa cộng sản của Trung Quốc. Chắc chắc là Trung Quốc không hướng tới một sự truyền bá kiểu cũ về ý thức hệ, nhưng rõ ràng là Trung Quốc đang cố gắng thành lập một cơ sở đại học có tầm quan trọng không hề nhỏ ở nội địa châu Âu. Cũng rõ ràng là các chủ đề như sự đàn áp người Duy Ngô Nhĩ hay các nhà dân chủ ở Hồng Kông và nhân quyền là điều cấm kỵ ở một trường đại học như vậy. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với khí chất của nhà chuyên chế Orbán. Năm 2019, ông ta đã xua đuổi trường Đại học Trung Âu (Central European University - CEU) rất nổi tiếng đến Vienna - Áo.   Ngăn chặn dự án lớn   Ngoài ra, đại học này sẽ nằm trên một khu đất mà đã được dành để xây dựng các ký túc xá sinh viên - một trong số ít dự án mà chính phủ Orbán đã đạt được thỏa thuận với Hội đồng thành phố Budapest vốn được lãnh đạo bởi phe đối lập kể từ cuối năm 2018.   Nhưng bây giờ có vẻ như khu ký túc xá sinh viên phải nhường chỗ cho trường đại học Trung Quốc. Thị trưởng Budapest là Gergely Karácsony (thuộc Đảng Xanh cảnh tả) tuyên bố phản đối. "Chính phủ Orbán muốn phục vụ lợi ích kinh tế và chính trị của Trung Quốc để gây tổn hại cho hàng nghìn sinh viên Hungary", ông viết trong một thông báo hôm thứ Bảy 17/7.   Trước đó, cũng vì trường đại học này, Karácsony đã đe dọa ngăn chặn một dự án thanh thế khác của Orbán, xây dựng một sân vận động lớn cho Giải vô địch điền kinh thế giới năm 2023. "Chúng tôi sẽ không giao một mét vuông nào của khu đất dành cho ký túc xá sinh viên", ông khẳng định hôm thứ Bảy.   Hiếu Bá Linh (Biên dịch)   Nguồn: https://www.derstandard.de/story/2000125933115/ungarn-will-china-eine-elite-uni-mitten-in-der-eu  
......

Nga tăng cường tàu chiến trong biển đen

Timothy Trinh Hai tàu chiến của Nga đã đi qua eo biển Bosphorus trên đường đến Biển Đen hôm thứ Bảy và 15 tàu chiến nhỏ hơn từ hạm đội Caspian đã hoàn thành việc chuyển giao trên biển khi Moscow tăng cường hiện diện hải quân vào thời điểm quan hệ căng thẳng với phương Tây và Ukraine. Tàu đổ bộ mang tên Kondopoga, lớp Ropucha, thuộc Hạm đội Phương Bắc của Nga, có khả năng chở xe tăng và binh lính trong các cuộc tấn công ven biển, đã quá cảnh eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ, lối vào duy nhất đến Biển Đen vào ngày 17 tháng 4, một phóng viên Reuters ở Istanbul cho biết. Thêm vào đó, lực lượng hải quân tiếp viện của Nga dưới hình thức hai tàu đổ bộ khác, lần này là từ Hạm đội Baltic của Nga, dự kiến sắp quá cảnh eo biển Bosphorus. Sự kiện trên biển diễn ra đồng thời với việc Nga tăng cường lực lượng bộ binh và xe tăng gần biên giới Ukraine, điều mà Moscow gọi là một cuộc tập trận phòng thủ tạm thời, và theo sau sự leo thang trong giao tranh ở khu vực phía đông Donbas giữa phe ly khai do Nga hậu thuẫn và lực lượng chính phủ Ukraine. Moscow cũng đã tạm thời hạn chế việc di chuyển của các tàu chiến nước ngoài và "các tàu của nhà nước khác” gần Crimea mà Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, một động thái bị cả Washington và Kyiv lên án. Nga tuyên bố đơn phương rằng, "sự hạn chế sẽ có hiệu lực từ ngày 24 tháng 4 cho đến 31 tháng 10." Bộ Ngoại giao Ukraine hôm thứ Năm cho biết hành động của Nga đóng cửa các khu vực của Biển Đen đối với tàu chiến nước ngoài là bất hợp pháp. Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi Nga dừng hành động quấy rối các tàu trong khu vực và nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine. Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo rằng: "Nga có lịch sử thực hiện các hành động gây hấn với các tàu Ukraine và cản trở việc vận chuyển hàng hải quốc tế ở Biển Đen, đặc biệt là gần eo biển Kerch. Đây sẽ là ví dụ mới nhất về chiến dịch đang diễn ra nhằm phá hoại và gây bất ổn cho Ukraine". Trong một dấu hiệu gia tăng căng thẳng trong khu vực, một con tàu chở xe tải hậu cần và thiết bị cho các lực lượng NATO ở Romania đã quá cảnh eo biển Bosphorus vào tối thứ Sáu./. Người Đà Lạt Xưa  
......

Hội đồng quản trị Facebook trì hoãn quyết định cho ông Trump hoạt động trở lại

Ban Giám sát của Facebook đã trì hoãn quyết định có mở lại tài khoản Facebook và Instagram của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hay không. Ông Trump đã bị cấm sử dụng Facebook vào tháng Giêng sau cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol. Hội đồng cho biết sự chậm trễ là do cần phải mất thời gian để xem xét hơn 9.000 phản hồi của công chúng. Quyết định ban đầu có hiệu lực cho đến ngày 21/4. Trong một tuyên bố trên Twitter, Hội đồng cho biết họ sẽ đưa ra quyết định "trong những tuần tới". Phán quyết này sẽ là quyết định lớn nhất mà Ban Giám sát phải đưa ra kể từ khi bắt đầu thụ lý các vụ việc vào năm ngoái. Hội đồng được thành lập để đưa ra phán quyết về các quyết định kiểm duyệt khó khăn hoặc gây tranh cãi do Facebook đưa ra. Ủy ban gồm 20 thành viên, do ông chủ Facebook Mark Zuckerberg thành lập, thường được gọi là "Tòa án tối cao của Facebook". Ủy ban bao gồm các nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, luật sư và học giả. Ủy ban này đã đưa ra phán quyết về chín trường hợp bao gồm: một nhận xét có vẻ xúc phạm người Hồi giáo - một bài đăng của một người dùng ở Myanmar, đã bị xóa vì vi phạm quy tắc ngôn từ kích động thù địch - sau đó được cho là không mang ý thù ghét người Hồi giáo, khi được đưa vào ngữ cảnh một trích dẫn bị cáo buộc từ Joseph Goebbels - trong một bài đăng cũ được một người dùng ở Hoa Kỳ chia sẻ lại, đã bị xóa do vi phạm chính sách đối với các cá nhân và tổ chức nguy hiểm - cuối cùng được cho là không ủng hộ hệ tư tưởng của Đức Quốc xã khi được đưa vào ngữ cảnh một video về "phương pháp chữa trị" Covid-19, được cho là một nhận xét về chính sách y tế của chính phủ Pháp và không dẫn đến hậu quả là mọi người sẽ tự dùng thuốc Một bài đăng trên Instagram gồm tám bức ảnh về các triệu chứng ung thư vú đáng lẽ không bị xóa - bởi hệ thống kiểm duyệt tự động của Facebook, và sau đó chỉ được khôi phục trước khi có quyết định của hội đồng quản trị - vì vi phạm các quy tắc về ảnh khỏa thân dành cho người lớn Gã khổng lồ công nghệ ban lệnh cấm Trump Không chỉ tài khoản của ông Trump bị cấm. Đầu tháng này, Facebook đã mở rộng lệnh cấm tới các "tiếng nói của Trump" sau khi con dâu của ông, đồng thời là cộng tác viên của Fox News, Laura Trump đăng một video về cuộc phỏng vấn của cô với cựu tổng thống. Một số công ty công nghệ lớn đã ra lệnh cấm sau cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol khiến 5 người chết và hơn 100 cảnh sát bị thương. Cựu tổng thống bị cáo buộc kích động bạo lực và liên tục phát tán thông tin sai lệch. Ông Trump bị cấm trên YouTube, nhưng giám đốc điều hành Susan Wojcicki cho biết họ có thể dỡ bỏ lệnh cấm khi mối đe dọa về "bạo lực trong thế giới thực" giảm. Trump bị cấm vĩnh viễn trên Twitter. Theo dữ liệu từ CrowdTangle, một số bài đăng trên Facebook của ông Trump nằm trong những bài phổ biến nhất ở Mỹ. Đã vài tháng ông Trump vắng bóng trên mạng xã hội. Với việc sự vắng mặt này có thể là thường trực, ông Trump đã xem xét tạo ra một kênh của riêng mình. Cố vấn của Trump, Jason Miller nói với Fox News vào tháng Ba rằng ông hy vọng cựu tổng thống Đảng Cộng hòa sẽ trở lại với "kênh riêng của mình". Thật khó để đánh giá thấp công dụng của Facebook đối với Donald Trump. Ông Trump và những người ủng hộ cấp cao của mình đã sử dụng nền tảng này một cách thành thạo để thúc đẩy sự ủng hộ. Các bài đăng của ông Trump thường nằm trong số bài được đọc, chia sẻ và nhận xét nhiều nhất trên Facebook. Khả năng của ông Trump tránh né các phương tiện truyền thông truyền thống và nói trực tiếp với công chúng trên mạng xã hội là một kế hoạch quan trọng của Chủ nghĩa Trump. Quyết định này do đó cực kỳ quan trọng đối với tham vọng chính trị trong tương lai của ông Trump. Và nếu bạn nhìn vào các quyết định mà Ban Giám sát của Facebook đưa ra, ông Trump có lý do để lạc quan. Khi đưa ra các quyết định của mình, hội đồng quản trị phải cố gắng cân nhắc giữa quyền tự do ngôn luận với an toàn đối với công chúng. Đối với hầu hết các phán quyết của hội đồng cho đến nay và trong năm nay, họ đã đứng về phía tự do ngôn luận. Không có nền tảng hoạt động - chúng tôi không nghe được nhiều thông tin từ Trump kể từ thất bại trong cuộc bầu cử của ông. Chiếc loa của ông ấy đã bị lấy mất và ông ấy rất muốn lấy lại nó. Ông Trump đã nói về việc tung ra mạng xã hội của riêng mình - nhưng việc xây dựng một mạng xã hội cần có thời gian và không có gì đảm bảo thành công. Một con đường dễ dàng hơn để tạo ảnh hưởng trên mạng xã hội là Facebook cho phép ông Trump trở lại. Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-56772915
......

CPJ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo Nguyễn Hoài Nam

Nhà báo Nguyễn Hoài Nam  RFA|   Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (CPJ) vào ngày 14 tháng tư phát đi thông cáo kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và xóa bỏ những cáo buộc đối với nhà báo Nguyễn Hoài Nam. Ngoài ra CPJ cũng yêu cầu Chính phủ Hà Nội ngưng bỏ tù các nhà báo dựa theo cáo buộc ngụy tạo chống chính quyền.  Thông cáo báo chí phát đi từ Bangkok của CPJ nhắc lại việc cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành bắt giữ nhà báo độc lập Nguyễn Hoài Nam vào ngày ba tháng tư vừa qua. Đến ngày 10 tháng tư, cơ quan chức năng mới thông báo ông Nam bị bắt để điều tra theo Điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Theo CPJ đây là điều luật chống Nhà nước xử phạt việc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ với mức phạt cao nhất lên đến 7 năm tù giam. CPJ cho biết ông Nguyễn Hoài Nam là chủ tài khoản Facebook có chừng 7800 người theo dõi. Trên đó ông viết về tình trạng tham nhũng của chính quyền, những chỉ trích thường xuyên các quan chức Đảng Cộng sản. CPJ không thể xác định những bài viết cụ thể nào mà cơ quan chức năng Việt Nam dựa vào để cáo buộc ông Nguyễn Hoài Nam. Đại diện cấp cao của CPJ tại khu vực Đông Nam Á, ông Shawn Crispin, được trích dẫn trong thông cáo rằng nếu Chính phủ Việt Nam muốn được quốc tế xem là một nhà nước có trách nhiệm, thì cần phải chấm dứt đối xử với các nhà báo như tội phạm, phải ngưng sách nhiễu các thành viên của báo giới do công việc của họ. CPJ gửi thư điện tử đến Bộ Công An Việt Nam để hỏi về trường hợp ông Nguyễn Hoài Nam nhưng chưa nhận được trả lời. Nhà báo Nguyễn Hoài Nam từng là phóng viên của một số báo Nhà nước gồm Pháp Luật, Thanh Niên và Đài Tiếng Nói Việt Nam. Ông hiện đang bị giam tại Trại Chí Hòa để điều tra. Thống kê mới nhất của CPJ tính đến ngày 1/12/2020 cho thấy Việt Nam bỏ tù ít nhất 15 nhà báo vì công việc của họ. Như vậy Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc là nước có số nhà báo bị giam tù nhiều nhất Châu Á. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cpj-vietnam-detaines-journalist-nguyen-hoai-nam-for-alledged-anti-state-crimes-04152021090905.html  
......

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH lên tiếng về vụ bà Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt giam

Việt Nam bắt giam bà Nguyễn Thúy Hạnh một cách tùy tiện và sách nhiễu tư pháp   Ngày 14 tháng 4 năm 2021   Đài quan sát Bảo vệ Nhân Quyền (The Observatory for the Protection of Human Rights Defenders), một đối tác của FIDH và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMCT), kêu gọi sự can thiệp khẩn cấp của các bạn trong tình huống sau đây ở Việt Nam.   Mô tả tình huống:   Đài Quan Sát đã được thông báo về vụ bắt và giam giữ tùy tiện bà Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập “quỹ 50K”, một quỹ được thành lập để hỗ trợ gia đình các tù nhân bị giam giữ oan ức trên khắp Việt Nam. Là một nhà vận động nhân quyền nổi tiếng, bà quản lý một tài khoản Facebook nổi tiếng, nơi bà thường xuyên thảo luận về các vấn đề nhân quyền.   Ngày 7 tháng 4 năm 2021, Nguyễn Thúy Hạnh bị Công an bắt và khởi tố theo Điều 117 Bộ luật Hình sự với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm  nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nếu bị kết tội, bà ấy có thể phải đối mặt với án tù từ 5 năm đến 20 năm. Hiện bà đang bị giam tại Trại tạm giam số 2, huyện Thường Tín, Hà Nội.   Nguyễn Thúy Hạnh đã nhiều lần bị chính quyền sách nhiễu vì các hoạt động của bà với tư cách là một nhà bảo vệ nhân quyền. Bà đã bị quấy rối và đe dọa nhiều lần, sau khi bà tìm cách tranh cử vào Quốc hội năm 2016 với tư cách là một ứng cử viên độc lập ở Hà Nội. Hơn nữa, nhà của bà ấy thường xuyên bị giám sát và các nhân viên cảnh sát thường ngăn cản bà ấy rời khỏi căn hộ của mình.   Vào tháng 6 năm 2018, bà đã bị tạm giữ một thời gian ngắn mà không bị buộc tội khi tham gia vào một cuộc biểu tình ôn hòa ở Hà Nội chống lại Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu kinh tế. Sau khi được thả, bà cho biết mình đã bị cảnh sát đánh đập dã man trong quá trình thẩm vấn, dẫn đến vết thương trên mặt. Công an cũng nhiều lần thẩm vấn bà Nguyễn Thúy Hạnh về việc bà có liên quan đến Quỹ 50K.   Vào tháng 1 năm 2020, khi cảnh sát đột kích vào làng Đồng Tâm, Hà Nội nhằm chấm dứt một cuộc tranh chấp đất đai kéo dài dẫn đến một cuộc đụng độ chết người với người dân, bà đã gây quỹ để hỗ trợ gia đình của một trưởng thôn, người bị cảnh sát giết chết để trả đũa. Tài khoản ngân hàng của bà sau đó đã bị đóng băng, các nhân viên ngân hàng nói rằng công an đã buộc họ phải làm như vậy.   Đài Quan Sát bày tỏ mối quan ngại lớn nhất về việc bắt giữ tùy tiện và sách nhiễu tư pháp đối với Nguyễn Thúy Hạnh, vì dường như nó chỉ nhằm trừng phạt cô vì các hoạt động nhân quyền hợp pháp của bà. Đài Quan Sát kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam hủy bỏ ngay lập tức và vô điều kiện các cáo buộc đối với Nguyễn Thúy Hạnh và chấm dứt mọi hành vi sách nhiễu, kể cả về tư pháp, đối với bà.   Các hành động được đề nghị:   Xin hãy viết thư cho các cơ quan chức năng của Việt Nam, kêu gọi họ:   1. Đảm bảo trong mọi trường hợp sự toàn vẹn về thể chất và sức khỏe tâm lý của Nguyễn Thúy Hạnh và tất cả những người bảo vệ nhân quyền khác tại Việt Nam;   2. Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Nguyễn Thúy Hạnh vì việc giam giữ bà là tùy tiện và chỉ nhằm trừng phạt bà vì các hoạt động nhân quyền của bà;   3. Chấm dứt mọi hành vi sách nhiễu - kể cả về tư pháp - đối với Nguyễn Thúy Hạnh và tất cả những người bảo vệ nhân quyền khác ở Việt Nam, đồng thời đảm bảo trong mọi trường hợp họ có thể thực hiện các hoạt động hợp pháp và thực hiện các quyền của mình mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào và sợ bị trả thù.   Địa chỉ:   • Ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước; Email: [email protected]   • Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam; Email: [email protected]   • Ông Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; Email: [email protected]   • Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ; Email: [email protected]   • Đại sứ quán Việt Nam tại Brussels, Bỉ; Email: [email protected]   Đồng thời, hãy viết thư cho các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước của bạn.   ---------   - Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (International Federation for Human Rights - viết tắt FIDH) là một liên hiệp tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền. FIDH được thành lập vào năm 1922 và là một trong những tổ chức nhân quyền quốc tế thành lập lâu đời nhất trên toàn thế giới và ngày nay đã có 178 tổ chức thành viên tại hơn 100 quốc gia, trụ sở chính đặt ở Paris, Pháp.   - Đài quan sát Bảo vệ Nhân quyền (Đài Quan sát) được thành lập vào năm 1997 bởi FIDH và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMCT). Mục tiêu của chương trình này là ngăn chặn hoặc khắc phục các tình huống đàn áp đối với những người bảo vệ nhân quyền. FIDH và OMCT đều là thành viên của ProtectDefenders.eu, Cơ chế Bảo vệ Nhân quyền của Liên minh Châu Âu do xã hội dân sự quốc tế thực hiện.   - Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) giữ vai trò điều phối và hỗ trợ các thành viên và liên hệ với các tổ chức liên chính phủ, tổ chức này cũng liên lạc thường xuyên với Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB).   Để liên hệ với Đài Quan Sát, hãy gọi đường dây khẩn cấp: · E-mail: [email protected] · Tel. FIDH: +33 (0) 1 43 55 25 18 · ĐT. OMCT: +41 (0) 22 809 49 39   Hiếu Bá Linh (Biên dịch)   Nguồn: https://www.fidh.org/en/issues/human-rights-defenders/vietnam-arbitrary-detention-of-nguyen-thuy-hanh?fbclid=IwAR2yl2VlnmhjntPsRTqPvZZQppXUGaObFu6yOTeQPX2omQXf_POHVT76RFA  
......

ĐSQ Czech kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh

Nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh tại một buổi biểu tình năm 2011 phản đối đường "lưỡi bò" của Trung Quốc trên Biển Đông . Đại sứ quán Czech ở Hà Nội vừa lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam thả tự do cho bà. VOA Tiếng Việt Đại sứ quán Séc (Czech) tại Hà Nội vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ bắt giữ gần đây của chính quyền Việt Nam đối với nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh và kêu gọi trả tự do “ngay lập tức” cho người phụ nữ đã lập quỹ hỗ trợ các gia đình tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Bà Hạnh, một người tranh đấu bảo vệ nhân quyền ở Hà Nội, bị chính quyền khởi tố bắt tạm giam hôm 7/4 với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, với mức án có thể tới 20 năm tù. “Chúng tôi hết sức quan ngại về vụ bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thuý Hạnh và những cáo buộc chống lại bà,” Đại sứ quán Cộng hoà Séc viết trong một tuyên bố đăng trên trang Facebook chính thức tại Hà Nội hôm 12/4. Bà Hạnh từng ứng cử đại biểu Quốc hội với tư cách ứng viên độc lập năm 2016. Ngoài việc sáng lập Quỹ 50K để hỗ trợ đời sống cho gia đình các tù nhân lương tâm, bà Hạnh còn dùng tài khoản ngân hàng của mình để nhận tiền phúng điếu đám tang Cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần làng Đồng Tâm bị sát hại trong cuộc đột kích của công an Hà Nội hồi đầu năm 2020, của người dân khắp nơi gửi về. “Đó là một người đã làm việc không mệt mỏi để hỗ trợ các gia đình của những người bị giam giữ một cách bất công,” cơ quan đại diện ngoại giao của chính phủ Cộng hoà Séc tại Hà Nội nói trong tuyên bố. “Chúng tôi kêu gọi thả bà Nguyễn Thuý Hạnh ngay lập tức và vô điều kiện.” Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh, cám ơn Sứ quán Séc đã lên tiếng kêu gọi trả tự do cho vợ ông qua trang Facebook cá nhân. Ông Chênh, người từng có nhiều bài viết mang tính chỉ trích trên trang blog cá nhân và mạng xã hội, cho biết bà Hạnh được đưa về nhà hôm 9/4 để gặp chồng và đưa lại một số vật dụng cá nhân trước khi bị đưa trở lại trại giam. Theo truyền thông trong nước, bà Hạnh bị công an Hà Nội bắt tạm giam vì “hành vi chống phá Nhà nước.” Về việc phong toả tài khoản do bà Hạnh đứng tên quyên góp được hơn 500 triệu tiền “phúng viếng cụ Kình”, Bộ Công an nói rằng đây là một trong những biện pháp “chống khủng bố” mà pháp luật Việt Nam cho phép. Công an Hà Nội bắt giữ bà Hạnh ngay trong tuần nhậm chức của tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, người từng có hàng thập niên làm trong ngành công an. Ân xá Quốc tế (Amnesty International) là tổ chức nhân quyền quốc tế đầu tiên lên án việc bắt giữ bà Hạnh. Tổ chức có trụ sở ở London, Anh, cho rằng việc bắt bà Hạnh có “động cơ chính trị” và là hành động “vi phạm nhân quyền trắng trợn” của chính quyền Hà Nội. Theo phó giám đốc phụ trách các chiến dịch vận động của tổ chức này, Ming Yu Hah, bà Hạnh là “một nhà hoạt động truyền cảm hứng, người đã làm việc không mệt mỏi để hỗ trợ những người bị giam giữ bất công ở Việt Nam.” Theo ông Chênh cho biết trong một đăng tải trên Facebook cá nhân, bà Hạnh đã đứng ra kêu gọi quyên góp tiền thuê luật sư cho những người trong hội Anh em Dân chủ bị đưa ra toà xử án và từ đó lập quỹ 50K để hỗ trợ “các gia đình tù nhân lương tâm đang gặp khó khăn.” Tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền, trong một tuyên bố đưa ra hôm 7/4 ngay sau khi bà Hạnh bị bắt, nói rằng bà Hạnh là một trong những nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền năng động nhất của Việt Nam trong những năm gần đây. Theo tổ chức này, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam “đã thực hiện nhiều biện pháp để đe doạ bà (Hạnh) buộc bà phải dừng hoạt động của Quỹ 50K, bao gồm triệu tập lên đồn công an để tra khảo, canh giữ không cho bà đi ra ngoài trong nhiều sự kiện, và bôi xấu bà trên truyền thông (do nhà nước kiểm soát). Đỉnh điểm của sự đàn áp là việc bắt giữ bà vào sáng (ngày 7/4).” Tổ chức này kêu gọi người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế lên tiếng mạnh mẽ để “nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chấm dứt việc đàn áp người hoạt động và người bảo vệ nhân quyền.”  
......

Pages