Hạ viện Đức thông qua luật bảo vệ nhân quyền trong thương mại

Gerd Mueller (Bộ trưởng Bộ hợp tác và phát triển kinh tế, đảng CSU) và ông Hubertus Heil (Bộ trưởng Bộ lao động và xã hội, đảng SPD) trong tuyên bố báo chí của họ về cuộc bỏ phiếu cho luật thẩm định chuỗi cung ứng. liên minh hình ảnh / Flashpic | Jens Krick

Fb.Trần Bảo Quốc
 

Luật về chuỗi cung ứng mà Đức vừa thông qua sẽ bảo vệ người lao động bản địa, nơi các mặt hàng nhập khẩu được sản xuất. Với luật mới này, những nước cưỡng bức lao động như Trung Quốc sẽ không thể bán hàng qua Đức. Việt Nam với thể chế sao lại của Trung Quốc cũng không nằm ngoài tầm ngắm của dự luật này.

**********************

 
Hạ viện Đức thông qua luật chuỗi cung ứng: Đây là cách các công ty phải đảm bảo nhân quyền trong tương lai
 
Người lao động trong tương lai không còn phải làm việc trong những điều kiện không xứng đáng khi sản xuất ra các sản phẩm bán vào thị trường Đức.
 
Các công ty lớn ở Đức không được dung túng cho việc lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng liên quốc gia của họ. Hạ viện vào thứ sáu đã thông qua một dự luật của chính phủ về bổn phận thẩm định mới. Qua dự luật này nước Đức muốn hành động chống lại điều kiện lao động tồi tệ trên toàn thế giới - ví dụ như tại các mỏ nguyên liệu thô đang đe dọa tính mạng người ở châu Phi, các nhà máy may mặc ở châu Á hoặc trên các đồn điền bông vải ở Ấn Độ. Luật sẽ được áp dụng từ năm 2023.
 
Mục đích của luật này là mang đến công bằng hơn giữa người giàu và người nghèo. Ông Müller mong muốn là: "Những gì bạn không muốn người khác hành xử với mình thì đừng để chuyện đó xảy ra với bất kỳ ai khác ". Theo ông Heil thì: „Trẻ em thuộc về trường học thay vì phải lao động vất vả trong các hầm mỏ hay trên ruộng đồng và chúng ta không thể xây dựng sự thịnh vượng của mình vĩnh viễn trên cơ sở bóc lột con người“.
 
Những ngành bị ảnh hưởng bởi quy luật chuỗi cung ứng gồm có:
Sản xuất xe hơi, kỹ thuật cơ khí, công nghiệp kim loại, hóa học, dệt may, thực phẩm và đồ uống, nhà bán buôn và bán lẻ, ngành công nghiệp điện tử, nhà cung cấp năng lượng - nói chung là các lĩnh vực kinh tế quan trọng.
 
Luật sẽ được áp dụng kể từ năm 2023, ban đầu cho các công ty lớn có hơn 3.000 nhân viên. Năm 2024 ngưỡng này sẽ giảm xuống cho các hãng xưởng có hơn 1000 nhân công. Theo thống kê thì có khoảng 2890 công ty ở Đức với hơn 1000 nhân viên. Các doanh nghiệp nhỏ hơn không bị ảnh hưởng. Các vấn nạn như hủy hoại môi trường, gây đau khổ cho con người và tham nhũng cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật này.
 
Những gì sẽ xảy ra với các công ty hiện nay?
 
Nếu một công ty nhận thức được có sự khiếm khuyết trong chuỗi cung ứng, thì công ty đó phải có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp khắc phục. Các tổ chức phi chính phủ và công đoàn có cơ hội đại diện cho những người bị thiệt hại tại nơi sản xuất, khởi kiện những công ty này trước tòa án của nước Đức, nếu như phát hiện có vi phạm. Cho đến nay, các bên bị thiệt hại chỉ có thể tự khởi kiện và điều này gần như không có xảy ra.
 
Lấy Tân Cương làm ví dụ thì theo các nhà đặc trách cho dịch vụ khoa học của Hạ viện Đức cho biết: Luật này có thể buộc các công ty Đức hoạt động ở Trung Quốc phải cắt đứt hợp tác. Các nhóm nhân quyền ước tính rằng hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, người Hui hoặc các thành viên khác của những dân tộc thiểu số Hồi giáo ở tây bắc Trung Quốc đã bị đưa đến các trại cải tạo. Các cáo buộc bao gồm từ tra tấn đến cưỡng bức lao động. Một trong các công ty của Đức hiện đang cộng tác sản xuất tại Tân Cương là hãng xe hơi VW Volkswagen.
 
Đức hiện nay có nền kinh tế lớn nhất và cũng là đầu tàu của Cộng đồng Âu Châu (EU). Ông Müller kêu gọi EU hãy áp dụng các quy định mới tương tự và phải có một cải tổ cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
 
Nguồn: jg/dpa
 
Trần Bảo Quốc lược dịch