Khả năng EU kích hoạt EVFTA cho quyền lao động

Các diễn giả tại Hội thảo Đan Mạch ngày 18/9/2020. Photo Facebook Support Group for Human Rights for Vietnam in Denmark. Đan Tâm - Nhóm Bạn Công Nhân Hôm 18/09/2020, tổ chức phi chính phủ (NGO) Globalt Fokus bao gồm hơn 80 tổ chức xã hội dân sự của Đan Mạch, Nhóm Hỗ trợ Nhân quyền cho Việt Nam và các hội đoàn của cộng đồng người Việt tại Đan Mạch, đã thực hiện cuộc hội thảo về tình hình nhân quyền Việt Nam, đồng thời vận động chính giới Đan Mạch tạo thêm nhiều áp lực để Hà Nội đảm bảo quyền của người lao động trong việc thực thi hiệp định thương mại tự do EVFTA. Từ thủ đô Copenhagen, bà Helena Hương Nguyễn, đại diện cho Nhóm Hỗ trợ Nhân quyền cho Việt Nam tại Đan Mạch, thành viên ban tổ chức cuộc Hội Thảo nầy đã trả lời phỏng vấn của đài phát thanh quốc tế VOA như sau: “Ân xá Quốc tế và một số các hội đoàn NGO, xã hội dân sự Đan Mạch trình bày về vấn đề nhân quyền qua nhiều khía cạnh. Dân biểu Quốc hội châu Âu của Đan Mạch là bà Marianne Vind trình bày về Hiệp định Thương mại Tự do EU và Việt Nam (EVFTA), theo đó kể từ ngày 01/01/2021 công nhân Việt Nam sẽ được thành lập nghiệp đoàn độc lập tại những nơi họ làm việc”. Kết quả cuộc hội thảo đã đánh giá được tình hình nhân quyền Việt Nam rất tệ hại, và đề xuất yêu cầu chính giới Đan Mạch & chính giới Âu châu cần phải quan tâm và theo dõi việc đáp ứng các yêu cầu về lao động trong Hiệp định EVFTA của Việt Nam, cũng như trong thỏa thuận 2 bên giữa Việt Nam và Đan Mạch. Như vậy, cuộc hội thảo quốc tế vận động cho Nhân Quyền và Quyền Lao Động nầy đã giúp ích rất nhiều cho giới lao động tại Việt Nam không cần phải lo lắng việc hổ trợ từ quốc tế cho việc thực thi quyền lao động hợp pháp và hợp lý của mình.   Trong tháng 9/2020 vừa qua, Dân biểu Marianne Vind đã nêu ba vấn đề liên quan đến nhân quyền Việt Nam lên Uỷ ban Thương mại của Nghị viện EU gồm: 1. Ủy ban đã giải quyết các vấn đề nhân quyền như thế nào trong quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do với Việt Nam?; 2. Ủy ban có thể giải thích cách thức theo dõi các diễn biến nhân quyền ở Việt Nam để duy trì các cam kết trong hiệp định?; 3. Và trong tương lai, Ủy ban sẽ làm thế nào để đảm bảo rằng tác động của các hiệp định thương mại đối với quyền con người và quyền lao động tại VN được xem xét ở một mức độ lớn hơn trước khi Uỷ ban ký kết các hiệp định thương mại? Bà Marianne Vind mong muốn rằng từ nay tất cả những hội đoàn, tổ chức dân sự tại Đan Mạch có những báo cáo về nhân quyền, và tình trạng của các nghiệp đoàn lao động độc lập tại Việt Nam để bà tiếp tục theo dõi và chất vấn Quốc hội châu Âu. Bà cho biết trước đó bà có viết thư gửi Quốc hội chất vấn rằng nếu Việt Nam không đáp ứng được các điều kiện nhân quyền thì Quốc hội Âu châu sẽ có biện pháp gì, và sẽ tiếp tục chất vấn về vấn đề này.   Hội thảo Nhân quyền Việt Nam tại Đan Mạch 18/9/2020. Photo Facebook Support Group for Human Rights for Vietnam. Theo thông tin của trang Nhóm Hỗ trợ Nhân quyền cho Việt Nam, ngoài Dân biểu Nghị Viện Âu Châu Marianne Vind, còn có các diễn giả tham gia như bà Sara Brandt, cố vấn chính trị của Globalt Fokus, bà Elise Bangert, cố vấn chính trị và luật pháp của Amnesty International Denmark, và Luật sư Nguyễn Văn Đài, cựu tù nhân chính trị Việt Nam hiện đang tị nạn tại Đức. Vài ngày sau, 20/9/2020, Luật sư Nguyễn Văn Đài, một trong số các diễn giả đã phát biểu trên kênh YouTube của ông nêu nhận định về cuộc hội thảo nhân quyền tại Đan Mạch: “Tại cuộc hội thảo Dân biểu Marianne Vind cho rằng EVFTA như là một công cụ hữu ích để EU thúc đẩy quyền thành lập nghiệp đoàn [độc lập] cho công nhân Việt Nam cùng các vấn đề nhân quyền khác. Bà nói rằng sẽ cùng các dân biểu EU ra một tuyên bố ủng hộ cho bất kỳ một tổ chức nghiệp đoàn nào của công nhân được thành lập tại Việt Nam bắt đầu từ 01/01/2021 khi luật Lao Động mới có hiệu lực” và “Đây là một sự cổ vũ tinh thần rất lớn khi mà công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty được thành lập tổ chức nghiệp đoàn của mình để bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người lao động.” Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết thêm rằng vào ngày 17/09/2020 ông và các đại diện của Hội Đồng Truyền Giáo Đan Mạch, Nhóm Hỗ trợ Nhân quyền cho Việt Nam tại Đan Mạch đã có các cuộc gặp gỡ và làm việc với đại diện của Bộ Ngoại giao và Quốc hội Đan Mạch để vận động và thúc đẩy cho nhân quyền lao động Việt Nam. Hiệp định tự do thương mại EVFTA giữa VN & EU là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhằm cố gắng giải quyết những thách thức của phát triển bền vững liên quan đến các yêu cầu chính đáng về tiêu chuẩn lao động và môi trường. Tiến sỹ Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, cho biết: “Ngày càng có nhiều quan ngại chính đáng cho rằng các dòng chảy thương mại tự do có thể làm trầm trọng thêm thực trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia và trong bản thân mỗi quốc gia. EVFTA đặt ra những yêu cầu về lao động và môi trường được thiết kế nhằm đảm bảo hiệp định thương mại tự do góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động, chia sẻ những lợi ích kinh tế đạt được từ thương mại tự do một cách công bằng hơn và đảm bảo sự bền vững về môi trường.” Chương 13 của EVFTA về Thương mại và Phát triển Bền vững yêu cầu Việt Nam và Liên minh Châu Âu “tái khẳng định cam kết của mình, phù hợp với các nghĩa vụ trong khuôn khổ của ILO và Tuyên bố của ILO về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động [...], sẽ tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện hiệu quả các quyên tắc về các quyền cơ bản trong lao động”. Các quyền này bao gồm tự do hiệp hội và công nhận quyền thương lượng tập thể; chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc; và chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp. Như vậy, EVFTA đặt ra những yêu cầu về lao động và môi trường được thiết kế nhằm đảm bảo hiệp định thương mại tự do góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động, chia sẻ những lợi ích kinh tế đạt được từ thương mại tự do một cách công bằng hơn và đảm bảo sự bền vững về môi trường. “Tại cuộc hội thảo Dân biểu Marianne Vind cho rằng EVFTA như là một công cụ hữu ích để EU thúc đẩy quyền thành lập nghiệp đoàn [độc lập] cho công nhân Việt Nam cùng các vấn đề nhân quyền khác. Bà nói rằng sẽ cùng các dân biểu EU ra một tuyên bố ủng hộ cho bất kỳ một tổ chức nghiệp đoàn nào của công nhân được thành lập tại Việt Nam bắt đầu từ 01/01/2021 khi luật Lao Động mới có hiệu lực” Chương 13 cũng yêu cầu mỗi bên sẽ tiếp tục và duy trì các nỗ lực liên tục hướng tới phê chuẩn cả tám công ước cơ bản của ILO. Việt Nam hiện đã phê chuẩn 7 trong tổng số tám công ước cơ bản này,chỉ còn lại Công ước số 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ quyền Tổ chức là công ước cơ bản duy nhất chưa được phê chuẩn và Chính phủ VN dự kiến sẽ phê chuẩn công ước này vào năm 2023. Giám đốc ILO Việt Nam cũng còn nhận định thêm rằng : “EVFTA cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mang đến những cơ hội lớn cho Việt Nam, giúp Việt Nam phục hồi nhanh hơn thời kỳ hậu COVID-19.” Gia nhập EVFTA và CPTPP cũng là cơ hội để Việt Nam hiện đại hóa pháp luật lao động và hệ thống quan hệ lao động. Việc Bộ luật Lao động sửa đổi được thông qua vào tháng 11 năm 2019 được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi có ý nghĩa trong quan hệ lao động theo hướng mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động, tuy rằng Bộ Luật nầy còn nhiều khiếm khuyết và mơ hồ. Giám đốc ILO Việt Nam cho biết thêm: “Và một hệ thống quan hệ lao động mới được xây dựng trên cơ sở công nhận tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể là động lực chính để Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao với thị trường lao động được hiện đại hóa cùng lực lượng lao động lành nghề và hệ thống bảo trợ xã hội hiệu quả ”. Các tiêu chuẩn và thỏa thuận đa phương về lao động là nội dung Điều 3, trong Chương 13 “Thương mại và Phát triển bền vững” gồm 17 điều của Hiệp định EVFTA giữa VN và EU. Cam kết về lao động trong Hiệp Định là cam kết đối với các nguyên tắc và các quyền lao động cơ bản được đề cập đến trong Tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1998 bao gồm: Tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả của quyền thương lượng tập thể; loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; bãi bỏ hiệu quả lao động trẻ em; và xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Theo các chuyên gia, cam kết về vấn đề lao động trong EVFTA nhằm thúc đẩy, khuyến khích sự tuân thủ các nguyên tắc trên, giúp cải thiện điều kiện làm việc, tái sản xuất sức lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, người lao động sẽ có cơ hội cải thiện các quyền lợi hợp pháp của mình cả về thu nhập tối thiểu, môi trường làm việc và môi trường sống, cũng như về cơ hội tham gia hiệp hội và công đoàn, kể cả tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Tiếp nối theo cuộc hội thảo, ngày 25/9/2020, 64 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu đã ký chung một bức thư gửi EU nêu Quan ngại bản án Đồng Tâm và đề xuất kích hoạt điều khoản nhân quyền để đình chỉ EVFTA Bức thư chung yêu cầu các ủy ban áp dụng các công cụ trong Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) để kích hoạt những thay đổi đáng kể và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam. Bức thư được gửi đến Cao Ủy Thương mại, Đại diện Cấp cao về Chính sách Đối ngoại và An ninh, đồng thời gửi đến Chủ tịch Nghị viện và các cơ quan hữu quan EU, nêu tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, trong đó có vụ án Đồng Tâm. Trong bức thư, 64 nghị sĩ yêu cầu EU hãy sử dụng các công cụ của EVFTA để làm thay đổi đáng kể và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam, và hãy lưu ý Việt Nam “về khả năng EU đình chỉ một phần hoặc toàn bộ Hiệp định EVFTA” trong trường hợp các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục thiếu tiến bộ về nhân quyền và quyền lao động. Ngoài ra, các nghị sĩ kêu gọi Nghị viện EU: “Khẩn trương theo đuổi việc thiết lập một cơ chế giám sát độc lập về nhân quyền và cơ chế khiếu nại độc lập; thành lập Nhóm cố vấn trong nước và cảnh báo các cơ quan chức năng của Việt Nam về bất kỳ sự can thiệp quá mức nào vào thành phần và hoạt động của hội nhóm độc lập; Báo cáo với Nghị viện EU về hoạt động của Việt Nam để đạt được tiến bộ trong một loạt các vấn đề nhân quyền”. Cuối thư, các Nghị sĩ đề xuất: “Nhắc nhở các đối tác Việt Nam của mình về mối liên hệ ràng buộc pháp lý giữa PCA (Hiệp định Đối tác và Hợp tác) và EVFTA, và khả năng kích hoạt điều khoản nhân quyền để đình chỉ một phần hoặc toàn bộ các giao dịch trong trường hợp các cơ quan chức năng của Việt Nam không đạt được tiến bộ.” Đây chính là một cảnh báo nghiêm khắc đối với việc vi phạm Chương 13 của EVFTA quy định về các lãnh vực nhân quyền lao động như: Tự do thành lập, gia nhập & điều hành sinh hoạt “Nghiệp Đoàn” độc lập và tự do liên kết nghiệp đoàn cơ sở thành các tổ chức cấp vùng & cấp toàn quốc, tự do thương lượng tập thể để bảo vệ quyền lợi cho giới công nhân và cả giới chủ nhân. Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Bà Halena Hương Nguyễn, một nhà hoạt động cho nhân quyền Việt Nam ở Đan Mạch, nêu nhận định với VOA: “Các chính trị gia EU muốn dùng các điều khoản trong Hiệp định EVFTA để ra điều kiện. Vì họ là những người bên trong Nghị viên EU nên họ dễ dàng đặt điều kiện hơn. Vấn đề là nếu nhà cầm quyền Việt Nam không đáp ứng được các đòi hỏi trong Hiệp định thì Nghị viện EU sẽ phải làm gì? Đó là một vấn đề lớn mà các chính trị gia sẽ phải làm việc!” Theo nghiên cứu của Dự án MUTRAP, Hiệp định EVFTA là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, toàn diện, chất lượng rất cao và bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU). Hiệp định EVFTA được đánh giá sẽ mang lại nhiều lợi ích, trong đó bao gồm lợi ích về lao động, cho người lao động Việt Nam nói chung cũng như lao động có tay nghề nói riêng. Thứ nhất, Hiệp định EVFTA sẽ đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động. Cam kết về lao động được quy định tại Điều 3 Chương 13“Thương mại và Phát triển bền vững” của Hiệp định EVFTA, đưa ra các tiêu chuẩn và thỏa thuận đa phương về vấn đề lao động liên quan đến thương mại. Theo đó, Việt Nam và EU cam kết thúc đẩy phát triển thương mại song song với việc giúp tạo công ăn việc làm bền vững và phong phú cho tất cả mọi người, đồng thời phê duyệt và thực hiện các nghĩa vụ, quy định của các Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Các nguyên tắc và quyền lao động cơ bản được đề cập đến trong Tuyên bố của ILO năm 1998 bao gồm: tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả của quyền thương lượng tập thể; loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; bãi bỏ lao động trẻ em; và xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Như vậy, các cam kết này sẽ góp phần cải thiện điều kiện làm việc, tái sản xuất sức lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể, người lao động sẽ có cơ hội cải thiện các quyền lợi hợp pháp của mình cả về thu nhập tối thiểu, môi trường làm việc và môi trường sống, cũng như về cơ hội tham gia hiệp hội và nghiệp đoàn, kể cả tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Thứ hai, Hiệp định EVFTA sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Hiệp định này dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam với EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những sản phẩm có thế mạnh như nông sản nhiệt đới, thủy sản, giầy dép, dệt may, đồ da, đồ gỗ, đồ gốm, thuỷ tinh, đồ nhựa và sản phẩm cao su, v.v... EVFTA Việc tuân thủ để tránh bị điều tra, bị kiện và bị phạt sẽ tạo ra không ít thách thức về chi phí và phát triển văn hóa doanh nghiệp, nhất là khi tham gia vào các chuỗi cung ứng xuất khẩu khu vực và quốc tế như cảnh báo nghiêm khắc của cuộc Hội Thảo 18/09/2020 và tiếp đến là Thư cảnh báo của 64 Nghị Sỹ EU nói trên. Đan Tâm https://www.nhombancongnhan.com/post/kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-eu-k%C3%ADch-ho%E1%BA%A1t-evfta-cho-quy%E1%BB%81n-lao-%C4%91%E1%BB%99ng  
......

Quan điểm của tổng lãnh sự Đức tại Hồng Kông

Timothy Trinh Năm nay, nước Đức kỷ niệm 30 năm sự kiện quan trọng nhất lịch sử gần đây của chúng tôi: sự thống nhất của Đông và Tây Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990. Những sự kiện dẫn đến ngày đó sẽ không thể tưởng tượng được ngay cả đối với những người lạc quan nhiệt thành nhất một năm trước đó, khi Bức tường Berlin vẫn sừng sững như một lời nhắc nhở vĩnh viễn về sự chia rẽ của nước Đức và châu Âu. Cho đến ngày nay, người Đức trên khắp thế giới không khỏi xúc động khi nhớ lại cuộc chia ly này đã được vượt qua như thế nào. Tuy nhiên, hiện nay có những thế hệ người Đức trẻ hơn, bao gồm cả những đứa con của tôi, những người chưa từng trải qua đất nước bị chia cắt và những người, khi đi bộ qua Berlin hoặc đến thăm Đông Đức, hầu như không thể tưởng tượng được nó như thế nào. Chúng tôi kỷ niệm Ngày thống nhất nước Đức để nhắc nhở các thế hệ trẻ này và tất cả những người đã sống qua các sự kiện biến đổi năm 1989 và 1990 về thành tích đáng kinh ngạc liên quan đến việc phá bỏ bức tường và đàm phán thống nhất trong những tháng sau đó. Điều quan trọng phải nhớ rằng đất nước chúng tôi đã may mắn như thế nào kể từ ngày đó. Ba phương châm trong bài quốc ca của chúng tôi “Thống nhất, Pháp quyền và Tự do”, những điều dường như là một giấc mơ trong phần lớn lịch sử, đã trở thành hiện thực đối với người Đức trong 30 năm qua. Ngày nay, một nước Đức thống nhất trong một châu Âu thống nhất được bao quanh bởi các nước láng giềng là bạn bè và đối tác. Nếu chúng ta nghĩ về 30 năm trước, không ai ở Đức, châu Âu, hay thế giới nghĩ đến hoặc dự đoán sự thống nhất của nước Đức. Không ai chuẩn bị cho một sự kiện kịch tính như vậy ở trung tâm châu Âu. Chưa hết, ngày 9 tháng 11 năm 1989, người dân Đông Đức đã xé tường thành. Không một phát súng nổ. Điều khó tin đã xảy ra. Nhờ kinh nghiệm này, tôi đã trở thành một nhà ngoại giao và cũng là một người rất lạc quan, bất kể thử thách có dốc cao đến đâu. Tôi tin rằng có một bài học rất quan trọng cho tương lai trong những sự kiện lịch sử này: Đừng bao giờ ngừng tin vào những điều cho rằng không thể xảy ra. Trong thời buổi khó khăn về chính trị, kinh tế và cá nhân ngày nay, một cái nhìn lạc quan quan trọng hơn bao giờ hết. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin và Hiệp định 2 + 4 được ký vào ngày 12 tháng 9 năm 1990, mở đường cho ngày 3 tháng 10 năm 1990, ngày mà hai nhà nước Đức chính thức được thống nhất. Nó đạt được một mặt nhờ lời kêu gọi thay đổi của người dân và mặt khác nhờ các cuộc đàm phán ngoại giao với các nước Đồng minh trong Thế chiến thứ hai. Chính nhờ sự tin tưởng và ủng hộ của các nước này mà việc thống nhất nước Đức đã có thể thực hiện được về mặt chính trị. Đây là minh chứng cho những gì mà ngoại giao, hợp tác quốc tế và sự tin cậy lẫn nhau có thể đạt được. Hình ảnh thường gợi lên trong tâm trí mọi người khi nói về sự thống nhất của nước Đức là đám đông hào hứng ăn mừng trên Bức tường Berlin. Tuy nhiên, quá trình đảm bảo sự thống nhất về chính trị, xã hội và kinh tế, và đoàn tụ hai bộ phận của một dân tộc bị chia rẽ lâu đời, đã kéo theo những thách thức kéo dài cho đến ngày nay. Sự liên minh xã hội, kinh tế và tiền tệ đã dẫn đến một sự chuyển đổi chưa từng có ở phía Đông. Hàng ngàn người mất việc làm và phải học cách sống trong một thị trường tự do và hệ thống dân chủ hoàn toàn xa lạ với họ. Cho đến ngày nay, hoạt động kinh tế, tiền lương và mức sống ở Đông Đức cũ bị tụt hậu so với Tây Đức cũ mặc dù có trợ cấp và cải cách cao trong những thập kỷ qua. Nhiều công việc vẫn chưa được thực hiện. Thống nhất là một quá trình liên tục, vẫn chưa hoàn thành và tiếp tục thách thức các chính trị gia và xã hội. Thủ tướng Liên bang Angela Merkel, người lớn lên ở Đông Đức, nhấn mạnh những tiến bộ đạt được đồng thời nhấn mạnh các nhiệm vụ chưa hoàn thành. "Sự thống nhất của nước Đức không phải là tình trạng công việc được gói gọn và hoàn thành chỉ một lần, mà là một quá trình liên tục - một sứ mệnh liên tục ảnh hưởng đến tất cả người Đức." Nước Đức thống nhất đã đặt hợp tác quốc tế, chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ làm trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình, và nước này có lợi ích nhất định đối với sự phát triển của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm cả Hồng Kông. Mối quan hệ kinh tế và văn hóa giữa Đức và Đặc khu hành chính Hồng Kông luôn bền chặt. Đức đã nhiều lần nêu quan ngại về ảnh hưởng của đạo luật an ninh quốc gia. Với hơn 600 công ty có trụ sở tại thành phố, Đức là đối tác thương mại chính của Hồng Kông trong Liên minh châu Âu, với kim ngạch nhập khẩu từ Hồng Kông trị giá 1,4 tỷ euro (12,67 tỷ đô la Hồng Kông) và xuất khẩu là 5,9 tỷ euro (53,38 tỷ đô la Hồng Kông) đến thành phố. Các công ty Đức đang điều chỉnh chiến lược của họ cho phù hợp với thực tế mới. Đa số muốn ở lại Hồng Kông; chỉ một số rất ít công ty quyết định chuyển đi. Họ cần hệ thống Hồng Kông độc nhất dựa trên nguyên tắc Một quốc gia, Hai hệ thống, bao gồm các quyền tự do cơ bản, báo chí tự do, cơ quan tư pháp độc lập và pháp quyền. Các tổ chức văn hóa như Viện Goethe Hongkong, nơi cung cấp các khóa học tiếng Đức và chương trình văn hóa đa dạng, và Trường Quốc tế Thụy Sĩ Đức, cung cấp nền giáo dục Đức trong môi trường quốc tế, tăng cường hiểu biết văn hóa ở cấp độ cá nhân. Tương tự như vậy, những người trẻ tuổi của Đức và Hồng Kông được kết nối nhờ các chương trình trao đổi đại học và học bổng cũng như Chương trình Working Holiday, mang đến cho những người trẻ tuổi cơ hội làm việc và sinh sống tại Đức trong một năm. Lễ hội văn hóa hai tuần “Projekt Berlin” được tổ chức tại Tai Kwun năm ngoái là sự kiện văn hóa Đức lớn nhất tại Hồng Kông trong thập kỷ qua và cho phép mọi người trải nghiệm và thưởng thức văn hóa Đức ngay tại thành phố của họ. Chúng tôi hy vọng sẽ lặp lại một sự kiện văn hóa tương tự vào năm sau. Nó nằm trong DNA của Hồng Kông là sức bật trở lại và thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước. Tôi cầu chúc người dân Hồng Kông mọi điều tốt đẹp nhất trong những thời điểm thử thách này. Dieter Lamlé Tổng lãnh sự Cộng hòa Liên bang Đức tại Hồng Kông. Source: Hong Kong Free Press ngày 3 tháng 10 năm 2020  
......

Nga đau đầu vì cuộc đọ sức giữa Armenia và Azerbaijan tại vùng Thượng Karabakh

Xe thiết giáp của quân đội Azerbaijan bị bắn cháy ở Thượng Karabakh. Ảnh công bố ngày 27/09/2020. via REUTERS - ARMENIAN MINISTRY OF DEFENCE Thanh Hà - rfi.fr| Nền ngoại giao Nga đau đầu vì xung đột giữa Azerbaidjan và Armenia trong vùng Thượng Karabakh, Kavkaz. Vài giờ sau cuộc chạm súng trong ngày 27/09/2020 tổng thống Vladimir Putin kêu gọi đôi bên « chấm dứt giao tranh, dừng các hành động thù nghịch ». Matxcơva có nhiều lý do để tránh biến vùng Thượng Karabakh thành một ngòi nổ đe dọa an ninh tại miền nam Kavkaz. Trước hết Thượng Karabakh là một tỉnh thuộc về Armenia, nhưng năm 1921, lãnh đạo Liên Xô Joseph Staline cho sáp nhập vào Azerbaijan. Từ khi Liên Xô sụp đổ, Erevan và Baku lao vào một đọ sức không hồi kết để giành lại quyền kiểm soát Thượng Karabakh, nơi đại đa số dân cư là người Armenia. Năm 1994 Azerbaijan và Armenia ký thỏa thuận đình chiến sau khi Baku thất bại ê chề, để mất 13 % lãnh thổ. Nhưng từ đó tới nay xung đột vẫn âm ỉ làm hơn 30.000 người thiệt mạng giữa một bên là quân đội Azerbaijan và bên kia là phe ly khai ở Thượng Karabakh được Armenia yểm trợ. Hai bên thường xuyên quy trách nhiệm cho nhau đổ thêm dầu vào lửa, làm cho tình hình căng thẳng. Azerbaidjan có đường biên giới với Nga. Matxcơva là nhà cung cấp vũ khí cho quân đội của cả Azerbaijan lẫn Armenia. Căn cứ quân sự duy nhất của Nga ở phía nam dãy Kavkaz được đặt tại Guioumri, trên lãnh thổ Armenia. Trong bối cảnh đó, việc điện Kremlin nhanh chóng phản ứng kêu gọi Erevan và Baku hạ nhiệt tình hình là điều dễ hiểu : Matxcơva không muốn xung đột giữa Azerbaijan và Armenia đe dọa ổn định trong vùng Kavkaz. Lợi ích của nước Nga là duy trì một mối quan hệ tốt với cả Erevan lẫn Baku. Có điều từ 2016 căng thẳng liên tục bùng phát giữa hai quốc gia thù nghịch trong khu vực này. Hơn một trăm người thiệt mạng trong cuộc đụng độ đẫm máu ở Thượng Karabakh vào năm 2016. Gần đây hơn mùa hè vừa qua, tình hình trọng khu vực cũng đã nóng lên. Bài toán đối với Matxcơva thêm phức tạp. Khủng hoảng kinh tế dầu hỏa và khí đốt mất giá khiến mất mãn trong công luận Azerbaijan đối với chế độ của tổng thống Ilham Aliev dâng cao. Do vậy, theo giới quan sát, rất có thể Baku khai thác lá bài chinh phục lại một phần lãnh thổ đã mất ở Thượng Karabakh để tô điểm lại hình ảnh và uy tín của mình với công luận trong nước. Không dễ để chính quyền của tổng thống Aliev lùi bước. Dấu hiệu rõ rệt nhất là Baku vừa ban hành « thiết quân luật » còn Erevan thì thông báo « tổng động viên Thách thức sau cùng đối với Matxcơva là yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ. Laurence Broers giám đốc Chương trình nghiên cứu về vùng Kavkaz thuộc Viện Nghiên Cứu Hoàng Gia Anh, Chatham House, nhận định, sở dĩ tổng thống Aliev mạnh dạn trên hồ sơ Thượng Karabakh là nhờ có sự yểm trợ của chính quyền Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ láng giềng sát cạnh Armenia nhưng lại mạnh mẽ yểm trợ Azerbaijan. Tổng thống Erdogan ngay từ hôm qua đã trực tiếp quy trách nhiệm cho chính quyền Armenia « gây trở ngại cho hòa bình trong khu vực ». Nói cách khác, nếu căng thẳng không nhanh chóng giảm cường độ giữa Armenia và Azerbaijan thì có nguy cơ Thượng Karabakh lôi kéo nhiều quốc gia khu vực khác vào một cuộc đối đầu « nguy hiểm hơn, dài hơi hơn » như ghi nhận của giám đốc nghiên cứu viện Chatham House. Khi đó, bắt buộc Nga phải lên tiếng và chọn đứng về phe nào. Quan hệ giữa Matxcơva với Ankara vốn đã rất phức tạp giờ đây có nguy cơ càng trở thành một mối đau đầu đối với tổng thống Vladimir Putin nếu như khủng hoảng tại Thượng Karabakh không nhanh chóng tìm ra ngõ thoát. Giới phân tích lo ngại là Thượng Karabakh có thể trở thành ngòi nổ cho một cuộc đọ sức về mặt địa chính trị với những hậu quả khó lường, giữa một bên là Erevan vốn đã có một thỏa ước phòng thủ với Matxcơva và bên kia là mối quan hệ gắn bó giữa Thổ Nhĩ kỳ và Azerbaijan. Đó là chưa kể đến lập trường của Iran có đường biên giới bọc ở phía nam với cả Armenia lẫn Azerbaijan và Teheran đã đứng về phía Erevan. Thanh Hà - rfi.fr  
......

Mỹ muốn thành lập “NATO châu Á” để kìm hãm Trung Quốc

Thu Hằng -  RFI Ngoại trưởng Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ trong Bộ Tứ “Quad” dự kiến họp tại Tokyo ngày 6 tháng Mười, 2020 để tìm chiến lược đối phó với Bắc Kinh, trong bối cảnh Trung Quốc tung hoành ngang dọc, hăm dọa các nước trong khu vực. Tuy nhiên, dường như Hoa Kỳ muốn đi xa hơn, khi nêu ý tưởng thành lập một liên minh, kiểu “NATO châu Á” mà đối tượng chính là Trung Quốc. Ý tưởng trên được Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Stephen E. Biegun nhắc đến tại Đối Thoại Chiến Lược Mỹ-Ấn ngày 31 tháng Tám, 2020. Theo ông Biegun, “đây là điểm nên được phát triển… cho nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump, hoặc nếu tổng thống không thắng cử, thì trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống kế tiếp.” Theo Guy Taylor, trên trang Washington Times ngày 27 tháng Chín, chính những phát triển quân sự vượt bậc của Trung Quốc, cũng như chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng của Bắc Kinh, đã khiến các quan chức Mỹ và phương Tây tính đến việc hình thành một kiểu “NATO châu Á” quy tụ các cường quốc trong vùng để kìm hãm tham vọng bành trướng theo khuynh hướng Cộng Sản của Bắc Kinh. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng lo ngại sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, với tham vọng “xuất khẩu” mô hình Trung Hoa, “làm thay đổi căn bản cán cân tương quan lực lượng trên thế giới” và càng thúc đẩy NATO phải “xứng tầm thế giới hơn” Tuy nhiên, dường như Hoa Kỳ muốn đi trước một bước dựa trên liên minh Bộ Tứ “Quad” gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Thành lập “NATO châu Á” từ Bộ Tứ “Quad” Cả bốn nước này đều có tranh chấp với Trung Quốc. Ngoài “cuộc chiến toàn diện” giữa Washington và Bắc Kinh, Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Ấn Độ và Trung Quốc xung đột ở biên giới trên cao nguyên Ladahk, Úc có công dân bị Trung Quốc bắt giam và đang bị Bắc Kinh trừng phạt kinh tế vì sát cánh với Mỹ bảo vệ tự do hàng hải. Trong khi đó, Bộ Tứ luôn ủng hộ một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương “tự do, mở, thịnh vượng” dựa trên những giá trị chung và tôn trọng luật pháp quốc tế. Bối cảnh hiện tại cho thấy khả năng hình thành một kiểu liên minh mới là điều hoàn toàn có thể, như phân tích của Michael Kugelman, trợ lý giám đốc chương trình châu Á tại Wilson Center, với trang Washington Times: “Nhóm Quad thực sự có cơ hội ở thời điểm này, bởi vì các nước Bộ Tứ, cũng như các nước khác trong khu vực, đều thống nhất rằng các hoạt động của Trung Quốc không chỉ hung hăng mà ngày càng đe dọa sự ổn định toàn cầu.” Tuy nhiên, các nước Đông Nam Á không được nhắc đến trong dự án này, dù Quad nhiều lần bày tỏ mong muốn làm việc với ASEAN. Lý do được ông Anil Wadhwa, một cựu đại sứ người Ấn Độ, nhận định trên trang Financial Express, là do “ASEAN bị chia rẽ và không có khả năng hình thành một mặt trận thống nhất.” Ngoài ra còn phải kể đến sự phụ thuộc thương mại chặt chẽ giữa các nước ASEAN vào Trung Quốc. Nếu được hình thành, “NATO châu Á” sẽ không chỉ dừng ở việc kìm hãm đà bành trướng của Trung Quốc. Liên minh này có thể có mục tiêu rộng hơn, với tham vọng hóa giải ảnh hưởng của Bắc Kinh qua việc tập trung nhiều hơn vào việc phối hợp với quân đội và nền kinh tế của các quốc gia nhỏ trong vùng, dựa trên một hệ thống giá trị được hình thành trên cơ sở luật pháp. Và để thực hiện được mục tiêu này, vẫn theo nhà cựu ngoại giao Ấn Độ, trong tương lai, Bộ Tứ “Quad” nên tiếp tục duy trì hợp tác với các nước ASEAN trong nhiều lĩnh vực, như kinh tế xanh, giám sát ven biển, tăng cường khả năng tuần tra ngoài khơi, diễn tập hàng hải, khi tượng thủy văn… Củng cố liên minh ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là một trong những ưu tiên của chính quyền Tổng thống Trump. Chiến lược mới đối phó với Bắc Kinh được đưa ra đúng với thời điểm Ngoại trưởng Mike Pompeo kêu gọi thành lập “liên minh” các nền dân chủ và các mô hình tương tự để chống đảng Cộng Sản Trung Quốc, theo nhận định của trang Freebeacon ngày 30 thna1g Chín. Tuy nhiên, trang Washington Times cũng nhắc lại ví dụ của Tổ Chức Hiệp Ước Đông Nam Á (SEATO), được hình thành thời hậu Thế Chiến II cũng nhằm mục đích đối phó với chủ nghĩa Cộng Sản trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, đã không giành được thành công như mong đợi. Cũng để cổ vũ cho “tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở ngày càng có vị trí quan trọng hơn trên thế giới thời hậu Covid-19,” Ngoại trưởng Nhật Bản, Toshimitsu Motegi đã đến Pháp gặp đồng nhiệm Jean-Yves Le Diran và hội đàm trực tuyến với đồng nhiệm Đức Heiko Maas. Pháp và Đức là hai trong số ba nước, cùng với Anh, đã gửi công hàm phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Thu Hằng -  RFI  
......

Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ công nhận Đài Loan?

Máy bay chiến đấu phòng thủ bản địa (IDF) được chế tạo trong nước của Đài Loan tham gia cuộc tập trận quân sự Han Kuang bắn đạn thật, mô phỏng một cuộc xâm lược của kẻ thù, tại Đài Trung, Đài Loan ngày 16/7/2020. (Ảnh: Reuters / Ann Wang). Hương Thảo - DKN Nguy cơ chiến tranh đang gia tăng nhanh chóng và Trung Quốc có thể tìm cách đẩy căng thẳng lên cao hơn nữa, theo bình luận trên Nikkei Asia ngày 25/9. Đô đốc James Stavridis là Tư lệnh Đồng minh Tối cao thứ 16 của NATO và là Hiệu trưởng thứ 12 của Trường Luật và Ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts. Ông đã dành phần lớn sự nghiệp hoạt động của mình ở Thái Bình Dương, bao gồm nhiều nhiệm vụ chỉ huy. Trong năm bầu cử sôi động của Hoa Kỳ này, quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Một điểm nhấp nháy đang ngày càng gia tăng nguy hiểm là Đài Loan. “Hãy loại bỏ mọi ảo tưởng và chuẩn bị chiến đấu”, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh quân đội Trung Quốc cho biết sau khi Trung Quốc cuối tuần trước cho máy bay chiến đấu bay qua đường trung tuyến ngăn cách hai đối thủ được vũ trang cao. Điều này được đính kèm với một đoạn video cho thấy các máy bay ném bom tầm xa của Trung Quốc đang thực hiện một cuộc chạy thử nghiệm trên một đường băng mô phỏng đường băng đặt tại Căn cứ Không quân Anderson của Hoa Kỳ ở Guam. Rõ ràng là nguy cơ chiến tranh đang gia tăng nhanh chóng và Trung Quốc có thể đang cố gắng gợi một sự cố để đẩy căng thẳng lên cao hơn nữa. Vì vậy, liệu Mỹ có thực sự đang cân nhắc chính thức công nhận Đài Loan hay không? Và nếu chính quyền Trump cố gắng làm như vậy, thì kết cục sẽ là gì? Chắc chắn mối quan hệ giữa Washington và Đài Bắc đang ngày càng thắt chặt hơn, sau chuyến thăm ngoại giao cấp cao lần thứ hai của một quan chức Hoa Kỳ tới Đài Loan, sự leo thang căng thẳng ngày một lên cao. Tuần trước nữa, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach đã tham dự lễ tang của Lee Teng-hui (Lý Đăng Huy), cựu tổng thống được bầu một cách dân chủ đầu tiên của Đài Loan, và tham gia một số cuộc họp cấp cao của chính phủ Đài Loan. Chuyến thăm của Thứ trưởng nối tiếp chuyến thăm Đài Loan vào tháng trước của Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar. Trung Quốc đã đáp lại cả hai chuyến thăm bằng 19 lần xâm phạm không phận bằng máy bay chiến đấu riêng biệt, buộc Đài Loan phải điều chiến cơ của riêng mình, và đặt hệ thống phòng không của họ trong tình trạng báo động cao. Sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cảnh báo rằng “Trung Cộng phải kiềm chế bản thân và không được kích động”, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tờ Thời báo Hoàn Cầu, đã đăng tweet đáp trả rằng Đài Loan đang “đùa với lửa”. Các bình luận từ Washington ngày càng trở nên dứt khoát. Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell cáo buộc Trung Quốc là “kẻ bắt nạt vô luật pháp”, đồng thời nói thêm rằng mối quan hệ Mỹ-Đài “không phải là một tập hợp con trong quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc”. Trong khi đó, Washington đang xem xét một gói mới gồm 7 hệ thống phòng thủ tiên tiến cho Đài Loan, bao gồm máy bay không người lái MQ-9B Reaper, tên lửa chống hạm và các hệ thống phòng không trên mặt đất tiên tiến hơn. Điều này còn chưa kể đến doanh số bán máy bay chiến đấu F-16, xe tăng M1A2T Abrams, tên lửa phòng không di động Stinger và ngư lôi MK-48 tiên tiến của chính quyền Trump trước đây. Và với cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ có khả năng làm gia tăng bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ – đặc biệt là khi cuộc cạnh tranh ảnh hưởng và quyền lực ở các thị trường mới nổi của châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh tiếp tục – dù bất kỳ ai giành chiến thắng vào tháng 11, đều có sự cám dỗ để tiến gần hơn đến Đài Loan, và thậm chí xem xét chính thức công nhận Đài Bắc. Điều này sẽ có tác động bùng nổ đến mối quan hệ Mỹ-Trung và có thể kích hoạt một cuộc xâm lược toàn diện của Trung Quốc đối với hòn đảo. Các sự kiện sau đó có thể dễ dàng vượt quá tầm kiểm soát, dẫn đến phản ứng quân sự của Mỹ trước bất kỳ hành động tấn công nào của Trung Quốc vào Đài Loan. Hãy xem những hành động khác của Mỹ có thể khiến Bắc Kinh đứng ngồi không yên, bao gồm các chuyến thăm chính thức cấp cao mới tới Đài Loan; việc chuyển các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn tới căn cứ Guam; các biện pháp trừng phạt khác của Mỹ can thiệp vào quyền truy cập vi mạch của Trung Quốc; hoặc bổ sung các biện pháp trừng phạt nhằm vào các cá nhân thành viên của ĐCSTQ và gia đình của họ. Tổng hợp lại, những hành động như vậy có thể thuyết phục ông Tập rằng đã đến lúc cần phải có nhiều hành động quân sự xuyên eo biển hơn. Đặc biệt nếu có một giai đoạn chuyển tiếp ở Mỹ khiến họ có thể xao lãng hơn sau cuộc bầu cử tháng 11. Ngoài kiểu cho máy bay chiến đấu xuyên eo biển được thấy vào cuối tuần trước, các hành động quân sự khác có thể giống như một cuộc tập trận quan trọng của quân đội Trung Quốc ở vùng biển xung quanh Đài Loan; các cuộc tấn công mạng nhằm vào các mạng xã hội quan trọng của Đài Loan; sự xuất hiện ở Đài Loan các nhân vật ẩn mình, với cái gọi là “những quý ông lịch lãm” trong đồng phục không có nhãn hiệu hoặc quần áo dân sự di chuyển để gieo rắc hỗn loạn; hoạt động của tàu ngầm gia tăng ở vùng biển ven biển ngoài khơi Đài Loan; và các cuộc tấn công quân sự gần các quần đảo Kim Môn, Mã Tổ và Bành Hồ. Lực lượng bảo vệ bờ biển và hạm đội đánh cá của Trung Quốc cũng có thể là một nhân tố tấn công trong vùng biển xung quanh hòn đảo, tiến hành giám sát và tấn công chiến tranh điện tử, tất cả đều sẽ đi kèm một chiến dịch hùng hậu về ngoại giao và lan truyền tin giả. Thế giới sẽ phản ứng như thế nào? Có khả năng sẽ có sự kết hợp giữa hỗ trợ các hoạt động tình báo; phản đối ngoại giao tại Liên Hợp Quốc; một chiến dịch gây ảnh hưởng trên toàn thế giới để lên án sự xâm lược của Trung Quốc; trừng phạt kinh tế đối với hàng hóa Trung Quốc; hỗ trợ quân sự hoàn toàn của Hoa Kỳ cho Đài Loan; các vụ phản kích và phòng thủ trên không của Mỹ từ đảo Guam hoặc thậm chí từ các căn cứ của Đài Loan. Sự can thiệp của hải quân và triển khai quân trên bộ sẽ khó có khả năng dẫn đến cuộc chiến quyền lực lớn, điều mà cả hai bên đều cố gắng tránh. Hương Thảo Nguồn: dkn.tv/the-gioi/dieu-gi-se-xay-ra-neu-my-cong-nhan-dai-loan.html  
......

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa TT Trump với ông Biden diễn ra rối loạn

Tổng Thống Donald Trump (trái) và ứng cử viên Joe Biden tại cuộc tranh luận đầu tiên hôm Thứ Ba, 29 Tháng Chín. (Hình: AP Photo/Patrick Semansky) Th.Long - Người Việt Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2020 tại đại học Case Western Reserve ở thành phố Cleveland, tiểu bang Ohio, diễn ra căng thẳng ngay từ những phút đầu tiên hôm Thứ Ba, 29 Tháng Chín, theo CNN. Tổng Thống Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng Hòa, làm chệch hướng cuộc tranh luận bằng cách liên tục ngắt lời ông Joe Biden, ứng cử viên đảng Dân Chủ, còn ông Biden cũng công kích mạnh mẽ đối thủ. Có lúc, ông Biden bực tức nói với ông Trump: “Im miệng lại được không?” Ông Chris Wallace, người điều khiển chương trình, thì nhiều lần yêu cầu hai bên ngưng ngắt lời nhau. Chủ đề đầu tiên là ứng cử viên thay thế cố Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg của Tối Cao Pháp Viện. Ông Wallace hỏi tại sao ông Trump có quyền đề cử thẩm phán kế tiếp, trong khi ông Biden cho rằng phải để người đắc cử tổng thống sắp tới chọn. Tổng Thống Donald Trump nói: “Chúng tôi thắng cuộc bầu cử (trước), do đó, chúng tôi có quyền chọn.” Ông cũng biện minh cho người vừa được ông đề cử là bà Amy Coney Barrett. Bà ấy “tốt mọi mặt,” ông nói. “Tôi nghĩ bà ấy sẽ làm việc xuất sắc.” Ông Biden thì cho rằng phải để người dân Mỹ có cơ hội tham gia quyết định vấn đề này thông qua cuộc bầu cử Tháng Mười Một. “Đó là cách duy nhất người Mỹ được bày tỏ quan điểm – thông qua người mà họ bầu làm tổng thống cũng như phó tổng thống,” ông Biden nói. Ở chủ đề thứ nhì là COVID-19, Tổng Thống Trump nói ông giải quyết tốt đại dịch, cho rằng nếu ông Biden là tổng thống thì có lẽ số người Mỹ chết vì căn bệnh này lên đến 200 triệu. “Nếu là ông thì sẽ là 200 triệu vì ông sẽ phản ứng rất chậm,” ông Trump nói với ông Biden. Tổng Thống Donald Trump bị người điều khiển chương trình Wallace nhận xét là ngắt lời nhiều hơn ứng cử viên Joe Biden. (Hình: AP Photo/Patrick Semansky) Trong khi đó, ông Biden tiếp tục chỉ trích cách ông Trump chống COVID-19. “Chính ông này từng tuyên bố với quý vị rằng, đến trước Lễ Phục Sinh, đại dịch sẽ biến mất,” ông Biden nói về Tổng Donald Trump. Ông Biden tố cáo ông Trump che giấu mức độ nghiêm trọng của đại dịch, và nói: “Nhiều người đã chết và thêm nhiều người sẽ chết trừ khi ông ấy chống dịch thông minh hơn, nhanh hơn.” Ở chủ đề kinh tế, ông Wallace hỏi hai ứng cử viên về kế hoạch phục hồi kinh tế sau đợt đóng cửa vì COVID-19. Tổng Thống Trump biện minh cho lời hứa kinh tế sẽ hồi phục nhanh, bằng cách nhắc lại câu nói quen thuộc của ông: “Tôi là người xây dựng nền kinh tế mạnh nhất trong lịch sử.” Rồi đúng như dự đoán, chuyện đóng thuế của ông Trump được nhắc đến. Ông Wallace hỏi ông Trump thẳng thắn: “Có đúng là hai năm đó, [2016 và 2017] mỗi năm ông đóng thuế thu nhập liên bang $750 hay không?” “Tôi đóng nhiều triệu đô la,” ông Trump nói. “Có năm tôi đóng $38 triệu. Có năm tôi đóng $27 triệu.” Ứng cử viên Joe Biden cũng công kích mạnh mẽ Tổng Thống Donald Trump, và có lúc bực tức nói: “Im miệng lại được không?” (Hình: AP Photo/Patrick Semansky)  Ông Biden thách Tổng Thống Trump công bố hồ sơ thuế, và ông Trump đáp lại “khi nào xong ông sẽ thấy” – ý nói cuộc kiểm toán đang diễn ra về hồ sơ thuế của ông. Ông Wallace có gắng trở lại câu hỏi. “Ông có thể cho chúng tôi biết ông đóng thuế bao nhiêu trong năm 2016 và 2017?” “Nhiều triệu đô la,” ông Trump trả lời. “Rồi quý vị sẽ biết.” Cuộc tranh luận còn đề cập chủ đề chủng tộc và biến đổi khí hậu. Cuộc tranh luận thứ nhì sẽ diễn ra vào 15 Tháng Mười, và cuộc tranh luận cuối cùng được tổ chức một tuần sau đó. (Th.Long) [qd] https://www.nguoi-viet.com/election-2020/cuoc-tranh-luan-dau-tien-giua-tt-trump-voi-ong-biden-dien-ra-roi-loan/  
......

Sau Ruth Ginsburg, nước Mỹ sẽ thay đổi

Một tấm bảng ở lễ tưởng niệm thẩm phán Ginsburg: "RBG, bà đã thay đổi thế giới." Ngô Nhân Dụng - VOA| Bà Ruth Bader Ginsburg qua đời khiến mọi người thấy lá phiếu của một Thẩm phán Tối cao ảnh hưởng đến đời sống một người dân Mỹ bình thường như thế nào. Tổng thống Donald Trump đề cử một vị thẩm phán bảo thủ, sẽ được các nghị sĩ Cộng Hòa chiếm đa số trong Thượng viện thông qua. Điều này có thể xẩy ra trước hoặc sau ngày dân Mỹ bỏ phiếu.Trong Tối cao pháp viện sẽ có 6 vị thuộc khuynh hướng “bảo thủ,” do các vị tổng thống Cộng Hòa đưa lên, và ba vị “cấp tiến” do các phía Dân chủ bổ nhiệm. Một tuần lễ sau ngày dân Mỹ di bầu, ngày 10 tháng 11 sắp tới, Tối cao pháp viện Mỹ sẽ phán quyết một vụ kiện liên can đến đạo Luật Cải tổ Y tế của cựu Tổng thống Barack Obama, thường gọi là Obama Care. Nếu bữa đó đã có người thay thế bà Ginsburg trong Tối cao pháp viện, thì chắc Obama Care có thể sẽ bị bác bỏ. Đảng Cộng Hòa đã cương quyết đòi hủy bỏ Obama Care ngay từ đầu, Tổng thống Trump đã tranh cử với lời hứa sẽ xóa bỏ nó. Cho đến nay đạo luật đó vẫn tồn tại vì Quốc hội chưa thay thế nó. Tối cao pháp viện đã bác bỏ nhiều đơn kiện đòi xóa bỏ toàn thể hay từng phần đạo luật đó, với tỷ số 5/4, nhờ bốn Thẩm phán Tối cao cấp tiến được Chánh án John Roberts chia sẻ cùng ý kiến. Ông John Roberts được cựu Tổng thống George W. Bush (Cộng Hòa) bổ làm Chánh án Tối cao năm 2005. Ai theo dõi Tối cao pháp viện thì biết rằng vụ kiện chống Obama Care sau cùng này có tính chất rất kỹ thuật. Tòa Tối Cao đã xét xử hai vụ về Obama Care năm 2012 và 2015, cả hai lần đạo luật được cứu sống nhờ bà Ginsburg, và được ông Roberts đồng ý. Trong vụ kiện 2012, có người kiện Obama Care vi hiến vì bắt mọi công dân Mỹ phải có bảo hiểm y tế, nếu không sẽ bị phạt tiền. Người ta coi điều này vi phạm quyền tự do cá nhân được hiến pháp bảo đảm. Khi bỏ phiếu bác bỏ đơn kiện Chánh án Roberts viện cớ rằng khoản tiền phạt những người không mua bảo hiểm chỉ là một thứ thuế, mà chính phủ có quyền đánh thuế. Nhưng Tổng thống Trump đã làm cho điều luật trên vô hiệu lực bằng cách xóa bỏ tiền phạt những người không mua bảo hiểm y tế. Nghĩa là thứ “tiền thuế” đó không còn nữa. Cho nên có người kiện rằng lý luận về “thuế” của Chánh án Roberts không còn được áp dụng! Ngày 14 tháng 12 năm 2018 thẩm phán tòa sơ thẩm Reed O’Connor ở Bắc Texas, do Tổng thống G.W. Bush bổ nhiệm năm 2007, đã phán quyết rằng điều khoản bắt mọi người phải mua bảo hiểm Y tế trong Obama Care là vi hiến, do đó cả đạo luật đó không còn hiệu lực. Lên đến tòa phúc thẩm, tòa cũng đồng ý với tỷ số 2/3 nhưng đưa trả lại tòa dưới để cứu xét thêm coi để quyết định các điều khoản trong đạo luật Obama Care có thể giữ lại hay không; nhưng vụ kiện đã được đưa lên tòa cao nhất! Phiên tòa Tối Cao ngày 10 tháng 11 có thể sẽ làm cho Obama Care thành vô hiệu. Dù ông Roberts không muốn xóa bỏ đạo luật đó thì ông và ba vị thuộc phía cấp tiến cũng thành thiểu số, với tỷ số 4/5. Nhưng dù chưa có ai thay thế bà Ginsburg thì kết quả 4/4 có nghĩa là phán quyết của Tòa Phúc thẩm, tuyên bố rằng đạo luật đó vi hiến, sẽ có giá trị. Mấy chục triệu người Mỹ đang được bảo hiểm sức khỏe theo luật Obama, nhờ được trợ cấp khi mua bảo hiểm lấy, hay nhờ chương trình Y tế cho người nghèo (Medicaid, Medical) được mở rộng. Trong đó có mấy chục triệu người mới bị mất việc vì Đại dịch Covid. Họ sẽ không biết họ còn được bảo hiểm hay không, khi chưa có luật mới nào thay thế. Tình cảnh hoang mang đó có thể tránh được trong vài trường hợp. Với quyết định 4/4 ông Roberts có thể tuyên bố Tòa Tối Cao tạm ngưng xử, để chờ khi có người thay thế bà Ginsburg, sẽ xử tiếp. Để tạm thời cứu Obama Care ông Roberts cũng có thể đặt vấn đề một cách khác, là giới hạn phán quyết của tòa vào một vấn đề mà thôi: Bắt mọi người đều phải mua bảo hiểm y tế có vi hiến hay không? Thẩm phán Tối cao Brett Kavanaugh, do Tổng thống Trump bổ nhiệm, có thể cũng đồng ý với lối đặt vấn đề như vậy. Dù phiên tòa có quyết định rằng điều này vi hiến, với tỷ số 6/4 hay 5/4, thì các điều khoản khác trong Obama Care vẫn tồn tại, mấy chục triệu người sẽ khỏi bị mất bảo hiểm. Câu chuyện trên đây cho thấy bà Ruth Ginsburg qua đời khiến đời sống dân Mỹ sẽ thay đổi, vì cán cân trong Tối cao pháp viện nghiêng hẳn về phía bảo thủ. Bảo hiểm Y tế sẽ bị ảnh hưởng nhưng không phải là vấn đề quan trọng nhất. Nếu đảng Dân chủ thắng trong các cuộc bỏ phiếu năm nay họ vẫn có cơ hội làm các đạo luật bảo hiểm y tế tương tự. Có nhiều biến chuyển quan trọng hơn sẽ xẩy ra khi có người thay thế bà Ginsburg. Các Thẩm phán Tối cao bảo thủ sẽ có khuynh hướng bảo vệ quyền của những người mua súng, bán súng, quyền mang súng, dùng súng. Nhiều luật lệ hạn chế, kiểm soát việc bán súng sẽ bị kiện và có thể thắng thế. Cũng giống như vậy, các luật lệ hạn chế việc thải khói, bảo vệ môi trường sống, sẽ bị kiện nhiều hơn khi người ta biết sẽ được đa số các Thẩm phán Tối cao lắng nghe. Nhưng khi Tối cao pháp viện có tỷ số 6/3 nghiêng về phía bảo thủ thì các vấn đề quan trọng nhất sẽ thay đổi cả xã hội nước Mỹ là hôn nhân đồng tính, quyền bình đẳng của những người đồng tính; và đặc biệt là vấn đề phá thai. Tối cao pháp viện đã công nhận quyền phá thai của phụ nữ do phán quyết năm 1973 mang tên Roe v. Wade của Tối cao pháp viện. Từ đó đến nay, các cử tri bảo thủ vẫn mong muốn Tối cao pháp viện đảo ngược lại án lệ này, nhưng sau nhiều lần vẫn chưa thành công. Năm 1992, Bà Sandra Day O'Connor, đã bỏ lá phiếu thứ năm cùng các bạn đồng viện cấp tiến trong quyết định không xóa bỏ án lệnh Roe v. Wade mặc dù bà là một Thẩm phán Tối cao bảo thủ. Trước đây, nhiều ứng viên bảo thủ khi ra trước Thượng viện để được phê chuẩn đã tránh không nói rõ lập trường của mình về án lệ Roe v. Wade. Nhưng sau khi bà Ginsburg qua đời, một nghị sĩ Cộng Hòa đã tuyên bố rằng ông chỉ bỏ phiếu tín nhiệm người sắp được Tổng thống Trump đưa vào Tối cao pháp viện nếu vị thẩm phán đó hứa sẽ xóa bỏ án lệ Roe v. Wade. Người sắp được Tổng thống Trump đề cử chắc chắn sẽ được đa số nghị sĩ Cộng Hòa trong Thượng viện chấp thuận. Có thể đoán rằng trong tương lai quyền phá thai của phụ nữ Mỹ sẽ bị hủy bỏ, nếu không thì cũng bị hạn chế tối đa. Phong hóa cả xã hội sẽ thay đổi. Tất cả chỉ vì một Thẩm phán Tối cao qua đời. Đến ngày thứ Bảy, 26 tháng Chín, tổng thống Trump đã chính thức loan báo bổ nhiệm nữ thẩm phán tòa phúc thẩm có quan điểm bảo thủ, Amy Coney Barrett, vào vị trí thay thế bà Ginsburg. Khi bà Ruth Bader Ginsburg qua đời, tôi mới biết rằng bà là phụ nữ thứ nhì được vào ngồi trong Tối cao Pháp viện nước Mỹ. Người Mỹ thường không gọi các vị làm nghề “thẩm phán” này là “quan tòa” (judge) mà luôn trân trọng gọi là “Justice,” viết hoa. Cho nên tôi dịch là “Thẩm phán Tối cao” cho có vẻ tôn kính. Chín vị Thẩm phán Tối cao là những trọng tài tối hậu khi người Mỹ kiện cáo nhau. Vậy mà gần hai thế kỷ không có ai là phụ nữ! Khi tới nước Mỹ năm 1975, người Việt Nam thường bảo nhau rằng ở xứ này đàn ông đứng hạng chót trong thứ bậc xã hội! Đứng đầu là Trẻ em, Thứ nhì là Phụ nữ, Thứ ba là Chó; dưới cùng mới là đàn ông. Nhưng vào năm đó thì Tối cao pháp viện Mỹ vẫn là một câu lạc bộ dành cho quý vị đàn ông, phần lớn da trắng. Trong dân số Mỹ, phụ nữ da trắng cũng bị gọi là “thiểu số” dù họ đông hơn số đàn ông da đen! Thẩm phán Tối cao da đen đầu tiên là ông Thurgood Marshall, được Tổng thống Lyndon Johnson đưa lên từ năm 1967. Thật không ngờ, 14 năm sau mới có người phụ nữ đầu tiên được gọi là Thẩm phán Tối cao, Bà Sandra Day O'Connor, do Tổng thống Reagan đề cử năm 1981. Có lẽ trong xã hội Mỹ phụ nữ không chiếm địa vị cao như mình tưởng! Nhà văn Toni Morisson (Nobel 1993) đã kể chuyện quyền của người chồng đối với phụ nữ Mỹ ngày xưa như thế nào. Dưới chế độ thuộc địa của Anh, vào thế kỷ 17, Toni Morisson cho biết đã có luật nhằm “bảo vệ phụ nữ!” Theo luật này, người chồng bị cấm không được đánh vợ. Nhưng nói thế chưa đủ, phải nói rõ hơn: Các ông chồng bị “cấm không được đánh vợ vào buổi tối.” Thêm một chi tiết cần thiết nữa: “sau 9 giờ tối!” Muốn biết cho đầy đủ, điều luật này còn xác định một điều kiện: “nếu không có lý do chính đáng.” Tóm lại, đàn ông Mỹ vào thế kỷ 17 bị cấm không được đánh vợ vào buổi tối sau 9 giờ nếu không có lý do chính đáng! Biết luật lệ từ thế kỷ 17 như vậy thì chúng ta cũng không ngạc nhiên khi biết đến cuối thế kỷ 20 mới có hai phụ nữ được ngồi trong Tối cao pháp viện. Cả hai bà đều đã bảo vệ quyền của giới nữ nhi trong nhiều phán quyết quan trọng, như bình đẳng trong trường học, trong cơ hội làm việc, lương bổng, vân vân. Chắc chắn không ai có thể bị chồng đánh trước hay sau 9 giờ tối, dù ông chồng nghĩ có lý do chính đáng!  
......

Dân Biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal nhận bảo trợ TNLT Nguyễn Văn Hóa

FB Việt Tân Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal (CA-47) ngày hôm nay, 24 tháng 9, 2020, thông báo ông đã chính thức nhận bảo trợ tranh đấu cho nhà hoạt động trẻ tuổi và là tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, qua chương trình Defending Freedoms Project của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos trong Quốc Hội Hoa Kỳ. Nguyễn Văn Hóa là phóng viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Anh đã bị bắt vào đầu năm 2017 và cùng năm đó, anh bị chế độ Cộng Sản Việt Nam tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc anh vi phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Đây là một điều luật mơ hồ với mức án tối đa là 20 năm và thường xuyên được dùng để cầm tù các nhà hoạt động ôn hòa và các tiếng nói bất đồng chính kiến. Trong phiên tòa xử anh, chính quyền Việt Nam đã ép buộc Nguyễn Văn Hóa từ bỏ quyền đại diện của luật sư bào chữa và bị xét xử bí mật mà không có mặt gia đình hoặc nhân chứng độc lập. “Tôi hãnh diện nhận bảo trợ tranh đấu cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa,” Dân Biểu Lowenthal đã phát biểu. “Anh ta là một con người có niềm tin vững mạnh, và anh đã bị ngược đãi, giam giữ và cầm tù một cách sai trái vì hoạt động của anh đưa ra những vấn đề quan trọng đối với người dân Việt Nam, nhưng lại là những chuyện mà chính phủ Việt Nam không thích nghe.” Nhà cầm quyền Việt Nam trước đây đã từng đánh đập và tịch thu các máy điện tử của Nguyễn Văn Hóa trong lúc anh làm việc cho đài RFA vào tháng 11, năm 2016. Trong vai trò của anh là một nhà báo độc lập, Nguyễn Văn Hóa đã thực hiện nhiều video về các cuộcu tình ôn hòa của người dân xuất phát từ vụ thảm họa môi trường Formosa vào năm 2016. Trước đây, Dân Biểu Alan Lowenthal đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa. Ông từng viết thư đến Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi Hoa Kỳ có hành động đối với trường hợp này và ông cũng đã gửi thư đến Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc để kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa. Theo chương trình Defending Freedoms Project, các dân biểu và nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ nhận bảo trợ và tranh đấu để trả tự do, giảm mức án, hay cải thiện tình trạng trong tù đối với các tù nhân lương tâm trên thế giới. Đồng thời, các dân biểu và nghị sĩ này cũng lên tiếng trước công luận về các chính sách và luật lệ bất công đã dẫn đến những bản án nặng nề đối với tù nhân lương tâm. Dân Biểu Lowenthal là thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos từ lúc ông đắc cử vào Quốc Hội Hoa Kỳ năm 2013 và hiện ông là thành viên Ban Điều Hành của Ủy Ban này. Nỗ lực tranh đấu của Dân Biểu Lowenthal đã góp phần dẫn đến việc trả tự do cho ba tù nhân lương tâm được ông nhận bảo trợ tranh đấu trước đây, đó là nhà hoạt động trẻ Nguyễn Tiến Trung, Mục Sư Nguyễn Công Chính, và Luật Sư Nguyễn Văn Đài. Congressman Lowenthal Officially Adopts Vietnamese Journalist Nguyen Van Hoa As A Prisoner Of Conscience  
......

64 Dân Biểu Nghị Viện Liên Âu kiến nghị EU đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền theo cam kết EVFTA

Các Dân Biểu Nghị Viện Liên Âu| Hôm 25 tháng Chín, 64 DB của Nghị Viện Liên Âu đã ký chung một Thư Kiến nghị gửi đến Liên Minh Châu Âu (EU), nêu tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, trong đó có vụ Đồng Tâm và yêu cầu EU sử dụng các công cụ được quy định trong Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU – Việt Nam (EVFTA) để kích hoạt những thay đổi đáng kể và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam. Thư Kiến nghị được gửi trực tiếp tới ông Valdis Dombrovskis, Cao Ủy Thương Mại EU và ông Josep Borrell Fontelles, Đại Diện Cấp Cao EU, phụ trách Chính Sách Đối Ngoại và An Ninh kiêm Phó Chủ Tịch Ủy Ban Châu Âu. Thư đặc biệt chú trọng đến vụ Đồng Tâm và vụ bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng. Sau đây là nội dung bức thư do Facebook Việt Tân chuyển dịch. BBT — Kính gửi: Mr Valdis Dombrovskis Cao Ủy Thương Mại Mr Josep Borrell Fontelles Đại Diện Cấp Cao về Đối Ngoại và Chính Sách An Ninh / Phó Chủ Tịch Ủy Ban Liên Âu Gửi kèm cho: Mr David Sassoli, Chủ Tịch Nghị Viện Liên Âu Ms Madeleine Tuininga, Trưởng Văn Phòng Thương Mại Đa Phương và Chính Sách Phát Triển Bền Vững, Thỏa Thuận Xanh, Mâu Thuẫn Khoáng Sản Mr Gunnar Wiegand, Giám Đốc Điều Hành Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương của Cơ Quan Hành Động Bên Ngoài Châu Âu, EEAS Ms Paola Pampaloni, Phó Giám Đốc Điều Hành Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương của Cơ Quan Hành Động Bên Ngoài Châu Âu, EEAS Mr David Daly, Trưởng Văn Phòng Khu Vực Đông Nam Á  của Cơ Quan Hành Động Bên Ngoài Châu Âu, EEAS Mr Denis Redonnet, Giám Đốc Thi Hành Thương Mại Mr Giorgio Aliberti, Trưởng Phái Đoàn Liên Âu tại Việt Nam Mr Michael Clauss, Trưởng Cơ Quan Đại Diện Thường Trực của Đức tại Liên Âu Về vấn đề: Nhân Quyền tại Việt Nam Brussels, ngày 25 tháng Chín, 2020 Kính thưa Ông Đại Diện Cấp Cao về Đối Ngoại và Chính Sách An Ninh, Kính thưa Ông Cao Ủy Thương Mại, Vào ngày 12 tháng Hai, 2020, Nghị Viện Liên Âu (EP) đã thông qua Hiệp Định Thương Mại Tự Do Liên Âu và Việt Nam và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư. Vào ngày 30 tháng Ba, 2020, Hội Đồng đã bật đèn xanh cuối cùng cho cả hai thỏa thuận. Ngày 8 tháng Sáu, Quốc Hội Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản, mở đường cho các hiệp định có hiệu lực vào ngày 1 tháng Tám. Mặc dù Hiệp Định đã được chấp thuận, các Thành Viên của Nghị Viện Liên Âu đã nhấn mạnh những cảnh báo liên quan đến tình hình Nhân Quyền. Thật vậy, chúng tôi “nhắc lại yêu cầu vào ngày 15 tháng Mười Một, 2018, đặc biệt là đối với việc cải cách luật hình sự, án tử hình, các tù nhân chính trị và các quyền tự do cơ bản. Chúng tôi kêu gọi các Bên sử dụng các thỏa thuận để cải thiện tình hình nhân quyền cấp bách ở Việt Nam, và nhấn mạnh tầm quan trọng của một cuộc đối thoại nhân quyền đầy mong đợi giữa EU và Việt Nam.” Chúng tôi hy vọng rằng “việc hiệp định có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác quan trọng và hiệu quả giữa hai bên nhằm thực hiện hiệu quả các quy định về phát triển bền vững, có thể mang lại sự cải thiện về chính trị và tình hình nhân quyền trong nước [Việt Nam].” Tuy nhiên, bất chấp việc Bộ Luật Lao Động được cải cách và tiến tới việc phê chuẩn các Công Ước của ILO, kể từ đó ngày càng có nhiều tin tức đáng báo động. Các vụ bắt giữ các blogger, nhà báo và những người chỉ trích chính quyền vẫn tiếp tục và thậm chí còn tăng lên trong năm 2020. Vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng, cựu Chủ Tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, vì lý do ông đã kiến nghị Nghị Viện Liên Âu dẫn đến việc Chủ Tịch Nghị Viện Liên Âu gửi một lá thư cho Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam. Phản hồi nhận được thật đáng thất vọng, không giải quyết được bản chất của sự việc và so sánh những hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận ở EU với những hạn chế tại Việt Nam. Ông Phạm Chí Dũng chỉ là một trong số nhiều nhà phê bình chính quyền thường xuyên bị quấy rối, bắt giữ, cáo buộc tội và truy tố theo Điều 109, Điều 117 hoặc Điều 331 khét tiếng của Bộ Luật Hình Sự đã bị Nghị Viện Liên Âu cũng như một số quốc gia thành viên EU nhiều lần lên án trong đợt kiểm điểm mới nhất của Việt Nam tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Các nhà hoạt động bị cáo buộc có hành vi lật đổ, tuyên truyền chống phá nhà nước, “lợi dụng các quyền tự do và dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước” và “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền của nhân dân.” Những người muốn hưởng quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng một cách độc lập vẫn bị nhà cầm quyền và công an đàn áp vì cho rằng họ đang phá hoại sự đoàn kết dân tộc. Việc thường xuyên cưỡng chiếm đất thường là nguyên nhân sâu xa của bạo lực. Nó đã gây ra sự kiện bi thảm ở Đồng Tâm vào tháng Giêng vừa qua. Cảnh sát đã tấn công với vũ lực quá mức vào ngôi làng, nơi các dân làng khiếu nại về việc tịch thu đất bất hợp pháp. Một số bị cáo khai rằng họ đã bị buộc phải thú tội dưới sự tra tấn. Hai người đã bị kết án tử hình, và hàng chục người khác bị kết án. Sau khi bị bắt tạm giam, những bị cáo bị cáo buộc tội chính trị hoặc các vấn đề nhạy cảm như vụ tấn công Đồng Tâm không được gặp hay nói chuyện với luật sư và gia đình của họ. Họ thường phải hứng chịu sự đánh đập bởi côn đồ, tra tấn hoặc bị đối xử tệ bạc và bị xét xử qua các phiên tòa chóng vánh không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về tính khách quan, công bằng và độc lập của tòa án. Những vụ cưỡng bức nhận tội trước ống kính TV cũng thường xuyên xảy ra. Nhiều blogger, nhà hoạt động nhân quyền, nhà hoạt động chống cộng và đôi khi là thân nhân của những người này đã phải trốn ra nước ngoài vẫn đang bị theo dõi, sách nhiễu, đe dọa hoặc cấm đi lại. Chúng ta cũng không thể bỏ qua áp lực mà các mạng xã hội như Facebook phải đối mặt trong việc hạn chế quyền truy cập những nội dung mà chính phủ Việt Nam cho là bất hợp pháp và sự tuân thủ hành động của họ. Những điều này và những diễn biến khác ở Việt Nam là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc tiến hành đánh giá tác động về nhân quyền, việc thiếu các đánh giá này được coi là một hành vi sai trái của thanh tra EU. Một phân tích như vậy đã có thể thúc đẩy các nhà đàm phán EU yêu cầu các cải cách cụ thể có lợi cho tất cả người Việt Nam trước khi hoàn tất đàm phán. Bây giờ là lúc khắc phục những sai lầm trong quá khứ. Trong bối cảnh đáng lo ngại này và vì chúng tôi lo ngại tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn trước thềm Đại Hội Đảng Cộng Sản toàn quốc lần thứ 13 vào tháng Giêng, 2021, tất cả các công cụ hiện có nên được sử dụng để kích hoạt những thay đổi có ý nghĩa và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam. Đặc biệt, theo nghị quyết kèm theo của Nghị Viện Liên Âu được nhắc đến bên trên, chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi các Ông: – Tăng cường đối thoại với chính quyền Việt Nam ở các cấp cao nhất để thúc giục họ thực hiện các bước cụ thể để giải quyết tình trạng nhân quyền đang ngày càng xấu đi tại nước này, bao gồm bằng cách khẩn cấp thả tất cả những người bị bỏ tù chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ một cách ôn hòa và cam kết tiến hành cải cách cụ thể bộ luật hình sự và các đạo luật đàn áp khác, tuân thủ các cam kết song phương và quốc tế, đồng thời nêu rõ hậu quả của việc thiếu hành động; – Khẩn trương thiết lập một cơ chế giám sát độc lập về quyền con người và một cơ chế khiếu nại độc lập, cung cấp cho người dân bị ảnh hưởng và các bên liên quan ở địa phương các biện pháp hữu hiệu để khắc phục và một công cụ để giải quyết các tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với quyền con người, đặc biệt là thông qua việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp cấp chính phủ theo chương Thương Mại và Phát Triển Bền Vững (TSD); – Thúc đẩy việc thành lập các Nhóm Cố Vấn trong nước và cảnh báo các cơ quan chức năng của Việt Nam không được can thiệp quá mức vào thành phần và hoạt động của cơ quan nầy, cũng như không được có bất kỳ hành vi đe dọa hoặc trả đũa nào đối với các thành viên được chọn; – Báo cáo với Nghị Viện [Liên Âu] về cam kết của Việt Nam trong việc cải thiện nhiều vấn đề nhân quyền; – Nhắc nhở các đối tác Việt Nam của mình về mối liên hệ ràng buộc pháp lý giữa PCA (Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác) và EVFTA, và khả năng kích hoạt điều khoản nhân quyền để đình chỉ một phần hoặc toàn bộ các giao dịch trong trường hợp các cơ quan chức năng của Việt Nam không đạt được tiến bộ. Mong sớm nhận được hồi đáp của quý vị, Saskia Bricmont, Greens/EFA Maria Arena, S&D Heidi Hautala, Greens/EFA Emmanuel Bompard, GUE/NGL Ville Niinistö, Greens/EFA Alviina Alametsä, Greens/EFA Anna Cavazzini, Greens/EFA Evelyn Regner, S&D Bernard Guetta, Renew Europe Francisco Guerreiro, Greens/EFA Łukasz Kohut, S&D PatriziaToia, S&D Pierfrancesco Majorino, S&D Reinhard Bütikofer, Greens/EFA Raphaël Glucksmann, S&D Benoit Lutgen, EPP Helmut Scholz, GUE/NGL Philippe Lamberts, Greens/EFA Diana Riba I Giner, Greens/EFA Jordi Solé, Greens/EFA Manon Aubry, GUE/NGL Ernest Urtasun, Greens/EFA Frédérique Ries, Renew Europe Andreas Schieder, S&D Monika Vana, Greens/EFA Agnes Jongerius, S&D Eugen Tomac, EPP Dietmar Köster, S&D Nikolaj Villumsen, GUE/NGL Aurore Lalucq, S&D Tilly Metz, Greens/EFA Nora Mebarek, S&D PIetro Bartolo, S&D Patrick Breyer, Greens/EFA Ivan Stefanec, EPP Michal Simecka, Renew Europe Brando Benifei, S&D Petra de Sutter, Greens/EFA Salima Yenbou, Greens/EFA Michèle Rivasi, Greens/EFA Gwendoline Delbos-Corfield, Greens/EFA François Alfonsi, Greens/EFA Benoit Biteau, Greens/EFA Karima Delli, Greens/EFA Caroline Roose, Greens/EFA Mounir Satouri, Greens/EFA Claude Gruffat, Greens/EFA Damien Carême, Greens/EFA David Cormand, Greens/EFA Yannick Jadot, Greens/EFA Marie Toussaint, Greens/EFA Samira Rafaela, Renew Europe Pascal Arimont, EPP Ulrike Müller, Renew Europe Michal Wiezik, EPP Alexandra Geese, Greens/EFA Hannah Neumann, Greens/EFA Emmanuel Maurel, GUE/NGL Miriam Lexmann, EPP Aušra Maldeikienė, EPP Fabio Massimmo Castaldo, NI Carles Puigdemont, NI Antoni Comín, NI Clara Ponsati, NI — Thư của 64 Dân Biểu Nghị Viện Liên Âu gởi Cao Ủy Thương Mại EU và Đại Diện Cấp Cao về Đối Ngoại và Chính Sách An Ninh kiêm Phó Chủ Tịch Ủy Ban Liên Âu:  
......

Tin tổng hợp Philippines, Đài Loan, Mỹ - Trung, Tây Tạng, Tân Cương

23.09.2020 I. Tổng thống Philippines khẳng định phán quyết Biển Đông trước Liên Hiệp Quốc Trong một động thái được tờ Rappler mô tả là “tạo nên lịch sử”, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã khẳng định phán quyết của Tòa trọng tại về tranh chấp Biển Đông năm 2016 trong bài phát biểu (qua video) trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 22.9. (LINK) Chúng ta phải lưu tâm đến các nghĩa vụ và cam kết của mình đối với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và được khuếch đại bởi Tuyên bố Manila năm 1982 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Philippines khẳng định cam kết đó ở Biển Đông phù hợp với UNCLOS và Phán quyết Trọng tài năm 2016. Phán quyết này hiện là một phần của luật pháp quốc tế, nằm ngoài sự thỏa hiệp và nằm ngoài khả năng khuấy loãng, giảm nhẹ hoặc từ bỏ của các chính phủ nhất thời. Chúng tôi kiên quyết bác bỏ các nỗ lực phá hoại nó. Chúng tôi hoan nghênh số lượng ngày càng nhiều quốc gia ủng hộ phán quyết và những gì nó đại diện - là chiến thắng của lý trí trước sự bừa bãi, của luật pháp trước sự rối loạn, của tình hữu nghị trước tham vọng. Việc này - như lẽ ra phải thế - là sự uy nghiêm của luật pháp. Đây là diễn biến rất đáng chú ý, có thể mang tính bước ngoặt đối với lập trường của chính quyền Duterte liên quan đến phán quyết Biển Đông, dù nhiều người vẫn còn e ngại với cách hành xử “sáng nắng chiều mưa” của vị tổng thống này. Sau vài năm thờ ơ, việc ông Duterte khẳng định phán quyết trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là một dấu chỉ nữa cho thấy phán quyết này đã được hồi sinh và đặt trở lại đúng vị trí của nó, sau hàng loạt công hàm của các bên liên quan gửi đến Liên Hiệp Quốc kể từ cuối năm 2019, mà mới nhất là công hàm chung của Anh, Pháp và Đức. Một tập hợp các quốc gia cùng chí hướng trong việc bảo vệ và thực thi phán quyết có vẻ như đã ló dạng. Và có thể điều này đã tăng thêm sức mạnh cho chính quyền Duterte. Với tuyên bố trước Liên Hiệp Quốc, ông Duterte khó lòng có thể quay trở lại với màn đi dây như trước liên quan đến phán quyết này. II. Đài Loan Tình hình Đài Loan vẫn tiếp tục căng thẳng với vụ xâm nhập Vùng nhận diện phòng không Đài Loan lần thứ 5 trong 6 ngày của máy bay Trung Quốc vào hôm qua. (LINK) Đáp lại, Đài Loan hôm qua cũng tổ chức cuộc tập trận tác chiến phòng không liên hợp mô phỏng việc đáp trả của cuộc tấn công bằng đường không của kẻ thù. (LINK) Toàn bộ các căn cứ không quân Đài Loan cũng như các đơn vị hải quân và tên lửa đất đối không đã tham gia cuộc tập trận này. Bộ trưởng Quốc phòng Nghiêm Đức Phát đã giám sát cuộc tập trận tại Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp. Cùng ngày, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thân chinh đến Bành Hồ úy lạo một phi đội chiến đấu cơ đồn trú tại đây. (LINK) Trong khi đó, trả lời phỏng vấn kênh NPR, Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Josehp Wu) cho hay Đài Loan không tìm cách thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện với Mỹ trong lúc này. (LINK) Nhưng chắc chắn còn nhiều không gian để chúng tôi khám phá cách tăng cường quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ và chúng tôi đã chủ trương rằng Đài Loan và Hoa Kỳ nên tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, chính trị và thậm chí cả an ninh. Liên quan đến vấn đề hợp tác, trong một bài viết trên số tháng 9-10 của tập san Military Review của Lục quân Mỹ, Đại úy thủy quân lục chiến Walker D. Mills kêu gọi Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở Đài Loan nhằm răn đe Trung Quốc tấn công hòn đảo này và tạo ra tình thế “sự đã rồi”. (LINK)  III. Mỹ - Trung 1. Khẩu chiến ở Liên Hiệp Quốc Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 75, Tổng thống Donald Trump không tiếc lời chỉ trích Trung Quốc, kêu gọi buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm vì để “vi rút Trung Quốc” lây lan ra toàn thế giới. (LINK) Trong bài phát biểu dài chỉ khoảng 1.000 chữ, Tổng thống Mỹ đã 12 lần nhắc đến Trung Quốc. (*) Khi chúng ta theo đuổi tương lai tươi sáng này, chúng ta phải quy trách nhiệm cho quốc gia đã gây ra bệnh dịch cho thế giới: Trung Quốc. Trong những ngày đầu tiên của vi rút, Trung Quốc đã cấm đi lại trong nước trong khi cho phép các chuyến bay rời khỏi Trung Quốc và lây nhiễm ra thế giới. Trung Quốc lên án lệnh cấm đi lại của tôi đối với đất nước của họ, ngay cả khi họ hủy các chuyến bay nội địa và nhốt công dân ở trong nhà. Chính phủ Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới - tổ chức hầu như do Trung Quốc kiểm soát - đã tuyên bố sai rằng không có bằng chứng về sự lây lan từ người sang người. Sau đó, họ nói sai rằng những người không có triệu chứng sẽ không lây bệnh. Liên Hiệp Quốc phải buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về hành động của họ. Trong bài phát biểu sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kín đáo chỉ trích Mỹ với tuyên bố: Không quốc gia nào có quyền chi phối các vấn đề toàn cầu, kiểm soát vận mệnh của người khác hoặc giữ lợi thế phát triển cho riêng mình. Tuy nhiên, phát biểu của ông rằng Trung Quốc là “người bảo vệ trật tự quốc tế” đã bị phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus bật lại trên Twitter: Đây là thực tế: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phớt lờ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, gửi các đội tàu đánh cá đến vùng biển của các quốc gia khác và không giữ lời hứa, chẳng hạn như bảo vệ quyền tự trị của Hồng Kông. IV. Tây Tạng, Tân Cương Sáng 23.9, Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ với tỷ lệ áp đảo. (LINK) Theo dự luật này, hàng hóa xuất xứ từ Tân Cương bị mặc định là do lao động cưỡng bức sản xuất và theo đó bị cấm nhập khẩu. Những nhà nhập khẩu có trách nhiệm phải chứng minh hàng hóa từ Tân Cương không do lao động cưỡng bức tạo ra. Tổng thống Mỹ theo định kỳ cũng sẽ phải cung cấp cho Quốc hội danh sách các tổ chức và cá nhân nước ngoài cố ý tạo điều kiện cho lao động cưỡng bức ở Tân Cương và nỗ lực làm trái luật của Mỹ liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa lao động cưỡng bức từ Tân Cương. Những đối tượng nằm trong danh sách này sẽ bị trừng phạt phong tỏa tài sản và từ chối cấp thị thực. Trong khi đó, tổ chức Jamestown Foundation và Reuters ngày 22.9 cùng xuất bản các báo cáo cho thấy Trung Quốc đang dồn nông dân ở Tây Tạng vào các khu huấn luyện nghề theo kiểu quân đội, nơi họ được đào tạo trở thành công nhân nhà máy, tương tự chương trình ở Tân Cương vốn bị các tổ chức nhân quyền cáo buộc là lao động cưỡng bức. (LINK) Trích từ nguồn: Duan Dang (*) Toàn văn bài phát biểu ‘chống Trung Quốc’ của Tổng thống Trump tại Liên Hợp Quốc   Tôi rất vinh dự được phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. 70 năm sau khi Thế chiến II kết thúc và Liên Hợp Quốc được thành lập, một lần nữa chúng ta lại tham gia vào một cuộc chiến toàn cầu vĩ đại. Chúng ta đã phát động một cuộc chiến khốc liệt chống lại kẻ thù vô hình – virus Trung Quốc – thứ đã cướp đi sinh mạng của vô số sinh mạng ở 188 quốc gia. Tại Mỹ, chúng tôi đã thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ nhất kể từ sau Thế chiến II. Chúng tôi đã sản xuất nhanh số lượng máy thở kỷ lục, tạo ra nguồn cung dồi dào để chia sẻ với bạn bè và đối tác trên thế giới. Chúng tôi đi tiên phong trong các phương pháp điều trị cứu người, giảm tỷ lệ tử vong  85% kể từ tháng 4. Nhờ nỗ lực của chúng tôi, ba loại vắc xin đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng. Chúng tôi đang sản xuất hàng loạt để có thể phân phối ngay lập tức khi hoàn tất. Chúng tôi sẽ phân phối vắc-xin, chúng tôi sẽ đánh bại virus, chấm dứt đại dịch, và bước vào một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng, hợp tác và hòa bình chưa từng có. Khi chúng ta theo đuổi tương lai tươi sáng này, chúng ta phải buộc quốc gia phát tán dịch bệnh cho thế giới chịu trách nhiệm: Trung Quốc. Trong những ngày đầu tiên bùng phát dịch, Trung Quốc đã phong tỏa đi lại nội địa nhưng lại cho phép các chuyến bay rời Trung Quốc và lây lan dịch bệnh ra thế giới. Trung Quốc lên án lệnh cấm đi lại của tôi đối với họ, trong khi chính họ lại hủy các chuyến bay nội địa và yêu cầu người dân ở trong nhà. Chính phủ Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới WHO – gần như đã bị Trung Quốc kiểm soát – tuyên bố sai lệch rằng không có bằng chứng lây nhiễm từ người sang người. Sau đó, họ lại tuyên bố sai lệch rằng những người không có triệu chứng sẽ không lây nhiễm dịch bệnh. Liên Hợp Quốc phải buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho các hành vi của họ. Ngoài ra, hàng năm, Trung Quốc đã thải hàng triệu triệu tấn nhựa và rác thải ra đại dương, đánh bắt quá mức ở vùng biển các nước khác, phá hủy các dải san hô rộng lớn và thải ra khí quyển nhiều thủy ngân độc hại hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.  Lượng khí thải carbon của Trung Quốc hiện đang gần gấp đôi Hoa Kỳ, và nó vẫn đang tăng nhanh.  Ngược lại, sau khi tôi rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris một chiều, năm ngoái Mỹ đã giảm lượng khí thải carbon nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác tham gia hiệp định. Những người công kích kỷ lục môi trường hiếm có của Mỹ trong khi phớt lờ tình trạng ô nhiễm tràn lan của Trung Quốc, là những người không hề quan tâm đến môi trường. Họ chỉ muốn trừng phạt nước Mỹ, và tôi sẽ không chấp nhận điều này.  Nếu Liên Hợp Quốc muốn trở thành tổ chức hiệu quả, thì nó phải tập trung vào các vấn đề thực tại của thế giới. Điều này bao gồm khủng bố, đàn áp phụ nữ, lao động cưỡng bức, buôn bán ma túy, buôn bán người và cưỡng ép bán dâm, đàn áp tôn giáo và thanh trừng sắc tộc các nhóm tôn giáo thiểu số. Nước Mỹ sẽ luôn đi tiên phong về nhân quyền. Chính quyền của tôi đang thúc đẩy quyền tự do tôn giáo, cơ hội cho phụ nữ, chống buôn người và bảo vệ thai nhi. Chúng tôi cũng biết rằng sự thịnh vượng của Mỹ là nền tảng của tự do và an ninh toàn cầu. Trong ba năm ngắn ngủi, chúng tôi đã tạo dựng nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử và chúng tôi đang nhanh chóng lặp lại điều đó. Quân đội Mỹ đã phát triển đáng kể về quy mô. Chúng tôi đã chi 2,5 nghìn tỷ USD trong bốn năm qua để củng cố quân đội. Chúng tôi có quân đội hùng mạnh nhất thế giới, thậm chí không có nước nào theo sát được. Chúng tôi đã chống lại hai thập kỷ Trung Quốc lạm dụng thương mại. Chúng tôi đã hồi sinh Liên minh NATO, khi các quốc gia khác đang đóng góp ngân sách công bằng hơn nhiều. Chúng tôi đã tạo dựng quan hệ đối tác lịch sử với Mexico, Guatemala, Honduras và El Salvador để ngăn chặn nạn buôn người. Chúng tôi đang sát cánh cùng người dân Cuba, Nicaragua và Venezuela trong cuộc đấu tranh chính nghĩa vì tự do của họ. Chúng tôi đã rút khỏi Thỏa thuận Hạt nhân tồi tệ của Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với nhà tài trợ khủng bố hàng đầu thế giới. Chúng tôi đã xóa bỏ hoàn toàn đế chế ISIS; tiêu diệt kẻ sáng lập và lãnh đạo của nó, al-Baghdadi; và tiêu diệt tên khủng bố hàng đầu thế giới, Qasem Soleimani. Trong tháng này, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận hòa bình giữa Serbia và Kosovo. Chúng tôi đã đạt được một bước đột phá ngoạn mục với hai thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông, sau nhiều thập niên không có tiến triển. Israel, UAE và Bahrain đều đã ký một thỏa thuận hòa bình lịch sử tại Nhà Trắng, nhiều quốc gia Trung Đông khác sắp tới sẽ tiếp bước họ. Họ sẽ có hành động sớm, họ biết điều đó là tuyệt vời cho họ và tuyệt vời cho thế giới. Những thỏa thuận hòa bình có tính đột phá này là bình minh cho một Trung Đông mới. Bằng cách áp dụng một cách tiếp cận khác, chúng tôi đã đạt được những kết quả khác biệt – những kết quả vượt trội hơn nhiều so với trước đây. Biện pháp của chúng tôi đã có hiệu quả. Chúng tôi sẽ sớm thực hiện nhiều thỏa thuận hòa bình hơn nữa và tôi lạc quan trước tương lai của khu vực hơn bao giờ hết. Máu sẽ không còn đổ. Những ngày phải đổ máu ấy đã qua rồi. Như đã nói, Mỹ cũng đang nỗ lực để chấm dứt chiến tranh ở Afghanistan, và chúng tôi đang đưa quân về nhà. Nước Mỹ đang hoàn thành sứ mệnh kiến tạo hòa bình, nhưng đó là sự hòa bình thông qua sức mạnh. Chúng tôi đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chúng tôi sở hữu vũ khí tối tân chưa từng có trước đây, chúng tôi chưa từng nghĩ có thể sở hữu chúng. Và tôi cầu xin Chúa sẽ không bao giờ phải sử dụng đến những vũ khí này.  Trong nhiều thập niên, nhiều tiếng nói yếu ớt đã đề xuất những giải pháp thất bại, theo đuổi tham vọng toàn cầu trong khi làm tổn hại đến chính người dân của họ. Nhưng chỉ khi các vị quan tâm đến người dân của mình, các vị mới tìm thấy cơ sở thực sự để hợp tác. Trên cương vị Tổng thống, tôi đã bác bỏ những cách tiếp cận thất bại trong quá khứ và tôi tự hào đặt nước Mỹ lên trên hết, và các vị cũng nên làm điều tương tự với đất nước của mình. Đó là điều các vị nên làm. Tôi vô cùng tin tưởng rằng vào năm tới, khi hội ngộ trực tiếp, chúng ta sẽ được tận hưởng một trong những năm vĩ đại nhất trong lịch sử chúng ta – thậm chí là trong lịch sử nhân loại. Cảm ơn quý vị. Chúa ban phước cho tất cả quý vị. Chúa ban phước cho nước Mỹ. Và Chúa ban phước cho Liên Hợp Quốc./.  
......

Báo động đỏ cúm Tàu ở quanh nước Đức

Phan Ba Ngoài Ba Lan (14,7) và Thụy Sĩ (34), không quốc gia nào có biên giới với Đức nằm dưới giới hạn 50 ca nhiễm trên 100.000 dân trong vòng 7 ngày. Bị ảnh hưởng nặng nhất hiện nay là Pháp với 108,9 ca và Cộng hòa Séc với 133,9 ca. Vương quốc Anh, quốc gia gần đây đã áp dụng các quy định hạn chế mạnh mẽ hơn đối với đời sống công cộng, hiện đang ở mức 44. Thành phố München (Munich) phản ứng trước số người bị lây nhiễm cao. Để ngăn chặn virus Vũ Hán, thành phố München đã quyết định bắt buộc đeo khẩu trang ở một số nơi công cộng và đường đi ở trung tâm thành phố. Quy định sẽ được áp dụng từ thứ Năm. Ngoài ra, thành phố đang đưa ra các hạn chế trong cuộc sống công cộng và riêng tư do số lượng nhiễm virus tăng lên. Thị trưởng Dieter Reiter cho biết, kể từ thứ Năm, chỉ có năm người hoặc hai hộ gia đình được gặp nhau ở thủ đô của bang Bayern (Bavaria). Điều này áp dụng trong không gian riêng tư và công cộng lẫn trong phạm vi nhà hàng quán ăn. Ở bang Bayern (Bavaria), 8.800 học sinh và 771 giáo viên hiện buộc phải cách ly tại gia. Có 343 học sinh và 48 giáo viên được xác nhận là bị nhiễm bệnh. Nhà virus học Christian Drosten cho rằng nước Đức vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ cho giai đoạn sắp tới của đại dịch. "Bây giờ đại dịch mới thực sự bắt đầu." Thành công cho đến nay đơn giản là do nước Đức đã phản ứng sớm hơn các nước khác khoảng 4 tuần. "Chúng ta không làm bất cứ điều gì đặc biệt tốt. Chúng ta chỉ làm những điều đó sớm hơn thôi." Khẳng định của một nhà virus học Trung Quốc rằng virus Vũ Hán được Trung Quốc tạo ra trong phòng thí nghiệm và cố tình phát tán đã vấp phải sự chỉ trích từ các đồng nghiệp. Friedemann Weber, một nhà virus học tại Đại học Giessen, cho biết: "Dữ liệu được giải thích một cách phiến diện. Mọi thứ phản bác giả thuyết của bà ấy chỉ đơn giản là không được xem xét đến". Theo Viện Robert Koch, ở Đức có 1769 ca được xét nghiệm dương tính với virus Vũ Hán, nâng tổng số lên 275.927 ca. Có 13 người chết có kết quả xét nghiệm dương tính. Trong cuộc chạy đua về vắc xin, công ty Johnson & Johnson của Mỹ hiện đã bắt đầu giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng và mang tính quyết định. Trong một nghiên cứu được gọi là Giai đoạn III với hơn 60.000 tình nguyện viên trên ba lục địa, tính an toàn và hiệu quả của vắc xin có tên JNJ-78436735 sẽ được kiểm tra, như công ty con Janssen-Cilag của Đức đã thông báo. Điểm đặc biệt của loại vắc xin này là chỉ cần dùng một liều. Kết quả của các thử nghiệm lâm sàng trước đây đều khả quan. Công ty hy vọng những liều vắc xin đầu tiên sẽ được "sử dụng khẩn cấp" vào đầu năm 2021.  
......

Vì sao Đức ưu tiên Thái Bình Dương và lên tiếng về Biển Đông?

Lần đầu tiên, Đức cùng Anh và Pháp bác bỏ việc đòi 'chủ quyền lịch sử' ở Biển Đông và viện dẫn thắng lợi pháp lý của Philippines chống lại Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực PCA. Hôm 16/09/2020, đại diện của Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp và CH LB Đức cùng đưa lên Ban thư ký LHQ tại New York công hàm lần đầu cùng lên tiếng rõ rệt về tự do hàng hải ở Biển Đông. Căn cứ vào Công ước Luật Biển UNCLOS, văn bản dạng Note Verbale của ba nước này đệ trình lên Liên Hiệp Quốc nói thẳng đến các yêu sách chủ quyền trên biển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Biển Nam Trung Hoa (South China Sea). Ba quốc gia châu Âu này đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc qua ngôn ngữ ngoại giao, gián tiếp nói “không quốc gia lục địa nào có quyền coi các quần đảo và các cấu trúc trên biển như một tổng thể để nêu ra chủ quyền pháp lý” về vùng biển này. Nhưng họ cũng nhắc lại phán quyết của Tòa Trọng tài tháng 7/2016 theo yêu cầu của Manila, bác bỏ yêu sách và tuyên bố chủ quyền (đường chín đoạn) của Bắc Kinh ở Biển Đông, và yêu cầu của Malaysia tháng 12/2019 muốn có lời giải thích về thềm lục địa ở vùng biển Đông Nam Á. Vấn đề hai nước thuộc khối Asean nêu ra là để khẳng định cơ sở pháp lý cho họ trong việc đối đầu với yêu sách chủ quyền 'đường chín đoạn' mà Trung Quốc nêu ra dựa vào 'quyền có từ lịch sử hàng nghìn năm' của họ, theo cách lập luận của Bắc Kinh để đòi chủ quyền gần hết Biển Đông. Đức lần đầu muốn can dự vào Ấn Độ - Thái Bình Dương? Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông Các nước châu Âu, với Anh và Pháp là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải cho tàu thuyền và quyền bay qua vùng Biển Đông dành cho mọi quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, sự có mặt của Đức, quốc gia trụ cột trong Liên hiệp châu Âu, ký tên cùng công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc về Biển Đông, cho thấy một thay đổi quan trọng trong ngoại giao nước này với châu Á và Trung Quốc. Cho tới nay, quân đội Đức chủ yếu tập trung vào giải quyết các khủng hoảng nhân đạo ở Địa Trung Hải chứ không vươn tới châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng vào tháng 9 năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Heiko Maas, lần đầu công bố văn bản chính thức mang tựa đề “Đức – châu Âu – châu Á” nhấn mạnh đến nhu cầu của Berlin muốn có mặt tại các vùng biển xa. Ông Maas nói các tuyến hàng hải, thương mại lớn của thế giới đi qua Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và cụ thể là Biển Đông phải được bảo vệ về mặt pháp lý theo tiêu chuẩn tự do hàng hải. Giới thiệu sự chuyển hướng của Đức, ông Maas nói hôm 02/09/2020 ở Berlin: “Chính trị Phương Tây còn nằm cả ở Phương Đông. Chúng ta muốn gửi ra thông điệp rõ ràng: ưu tiên ngoại giao của Đức nằm ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.” “Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương thực sự quan trọng với chúng ta, không chỉ với người Đức, mà với mọi người châu Âu. Đó là lý do chúng ta đang cộng tác với các đối tác EU, nhất là Pháp, để ra một chiến lược chung của châu Âu về Ấn Độ - Thái Bình Dương dựa trên các nguyên tắc và giá trị của chúng ta. Châu Âu chỉ có thể mạnh mẽ nói rõ về quyền lợi và giá trị của mình nếu chúng ta đoàn kết.” Văn bản dài 40 trang lần đầu chính thức nói Đức ủng hộ chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương. Sau Pháp, nay đến Đức là quốc gia EU thứ nhì chọn sự ủng hộ chiến lược an ninh này, vốn được Hoa Kỳ và các đồng minh chủ chốt trong vùng như Nhật Bản, Úc nêu ra và được đối tác Ấn Độ nhiệt tình tán thành. Trong lịch sử, Đức từng có thuộc địa nhỏ ở Thanh Đảo, Trung Quốc, và một số đảo ở Thái Bình Dương (quần đảo Bismarck, nay thuộc New Guinea) nhưng bị mất sau các cuộc chiến với đại cường trong vùng và vì thua trận ở châu Âu. Từ sau Thế Chiến 2, ngoại giao Đức tập trung vào châu Âu hơn là vươn ra các khu vực bên ngoài. Giai đoạn chấm dứt Chiến tranh Lạnh là thời kỳ Đức củng cố quá trình thống nhất hai nước Đức và quan hệ với khối Đông Âu và vùng Baltic thuộc phe xã hội chủ nghĩa cũ, giúp các nước này hội nhập EU. Berlin cũng phát triển quan hệ ở vùng Balkans, Nam Âu và Cận Đông nhằm giải quyết vấn đề di dân. Với châu Á, trang web của Bộ Ngoại giao Đức vừa điểm lại toàn bộ sự hiện diện văn hóa, kinh tế của Đức trong vùng, với các sứ bộ ngoại giao, thương vụ, cơ sở dạy tiếng và truyền bá văn hóa ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác. Trên thực tế, tuy không công bố rầm rộ, Đức đã quan tâm đến Biển Đông từ một thời gian qua. Theo Markus Kaim viết trên trang The Diplomat (14/01/2020), hải quân Đức đã cử một sĩ quan dự chuyến hải hành FONOP bảo vệ tự do hàng hải của tàu Pháp ở vùng biển châu Á. Cùng lúc, Đức là bạn hàng lớn của Trung Quốc và xuất khẩu nhiều hàng công nghiệp sang Trung Quốc. Vì thế, việc tiến đến một sự hiện diện nào đó về quân sự của Đức tại Đông Nam Á sẽ còn cần nhiều thời gian. Nguồn: BBC  
......

Đan Mạch: Cam kết phối hợp với EU thúc đẩy cải thiện nhân quyền tại Việt Nam trong khuôn khổ EVFTA

Việt Tân Đại diện Bộ Ngoại Giao và một số dân biểu Quốc Hội Đan Mạch cam kết sẽ phối hợp với các đồng nghiệp trong Liên Âu, trong khuôn khổ Hiệp Định Thương Mại Tự Do Liên Âu – Việt Nam (EVFTA), để thúc đẩy cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, trong buổi gặp gỡ với phái đoàn đại diện của các tổ chức Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Đồng Truyền Giáo Đan Mạch, Nhóm Hỗ Trợ Nhân Quyền cho Việt Nam tại Đan Mạch và Đảng Việt Tân. Vào ngày 17 tháng Chín, 2020, phái đoàn gồm Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Chủ Tịch Hội Anh Em Dân Chủ; ông Filip Buff Pedersen, đại diện của Hội Đồng Truyền Giáo Đan Mạch; anh Huỳnh Hữu Trí, đại diện Nhóm Hỗ Trợ Nhân Quyền cho Việt Nam tại Đan Mạch; và cô Helena Hương Nguyễn, đại diện Cơ sở Đảng Việt Tân Đan Mạch đã có các cuộc gặp gỡ và làm việc với đại diện của Bộ Ngoại Giao Đan Mạch và Quốc Hội Đan Mạch. Về phía Bộ Ngoại Giao Đan Mạch có ông Michael Suhr, Đại Sứ đặc nhiệm về Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin; bà Mette Strand Gjerloff, Trưởng Văn Phòng Nam Á và Đông Nam Á; giới chức ASEM (Diễn đàn hợp tác Á-Âu – Asia–Europe Meeting) ông Bjarke Brix Olsen, trưởng bộ phận Châu Á, Châu Mỹ La Tinh và Úc Châu. Phía Quốc Hội Đan Mạch có ông Dân Biểu Daniel Toft Jakobsen, vừa là đại diện của Ủy Ban Đối Ngoại và vừa là đại diện của Mạng Lưới Đa Chính Trị cho Tự Do Tôn Giáo của Quốc Hội Đan Mạch; và ông Dân Biểu Morten Messerschmidt, đại diện của Ủy Ban Giáo Hội. Trong cả hai cuộc gặp, cô Helena Hương Nguyễn và Luật Sư Nguyễn Văn Đài đã trình bày vắn tắt tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam trước và sau khi Nghị Viện Liên Âu thông qua Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh rằng bất chấp các lời hứa và cam kết của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam với quốc tế về việc cải thiện nhân quyền, nhưng những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN ngày càng nghiêm trọng. Cụ thể, nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm vào 4 nhóm quyền cơ bản sau đây: – Về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí: Nhà cầm quyền CSVN đã bắt nhà báo Phạm Chí Dũng vào tháng Mười Một, 2019; vào tháng Năm vừa qua có thêm 2 thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập đã bị bắt là các ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn. Ngoài ra hàng chục người sử dụng Facebook để bày tỏ quan điểm chính trị đối lập đã bị bắt và xét xử. – Về quyền tự do hội họp và lập hội: Nhà cầm quyền CSVN đã bắt giữ và xét xử 8 thành viên của Nhóm Hiến Pháp, các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, đảng viên Đảng Việt Tân, và thành viên của một số tổ chức chính trị đối lập khác. – Về quyền sử dụng đất đai: Vì muốn tịch thu đất nông nghiệp của người dân Đồng Tâm, vào rạng sáng ngày 9 tháng Giêng, 2020, nhà cầm quyền CSVN đã điều động một lực lượng vũ trang cả 3000 quân tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, giết hại cụ Lê Đình Kình 84 tuổi, bắn trọng thương 2 người khác và sau đó bắt đi 29 người. Trong một phiên tòa “bỏ túi,” đầy những sai phạm luật pháp hiện hành, 29 dân làng Đồng Tâm đã bị tuyên xử những bản án hà khắc bất công, trong đó có 2 người bị án tử hình, một người bị án tù chung thân. – Về quyền tự do tôn giáo: Nhà cầm quyền CSVN vẫn gây khó khăn, ngăn cản sinh hoạt tôn giáo đối với các Hội Thánh Tin lành độc lập ở khu vực Tây Nguyên. Nhà cầm quyền vẫn sử dụng bạo lực để cướp đất của Đan Viện Thiên An của Giáo Hội Công Giáo. Nhà cầm quyền CSVN mua chuộc, gây áp lực với Giáo Hội Công giáo để luân chuyển hay cho nghỉ hưu các linh mục dám bày tỏ các quan điểm, chính kiến khác biệt với chế độ cộng sản. Phái đoàn đại diện các tổ chức đã trao cho các đại diện Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội một tập hồ sơ bao gồm tài liệu và lời chứng về sự đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thành viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, vụ cưỡng chiếm đất của Đan Viện Thiên An, và biến cố Đông Tâm, Hà Nội. Phái đoàn cũng đã đưa ra một số đề nghị hành động cụ thể với Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Đan Mạch. Đại diện Bộ Ngoại Giao và đại diện Quốc Hội Đan Mạch đã bày tỏ sự quan tâm, đặt nhiều câu hỏi để hiểu rõ hơn từng trường hợp vi phạm nhân quyền, và đề nghị các tổ chức đấu tranh thường xuyên cập nhật cho họ tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Các giới chức Đan Mạch cam kết sẽ phối hợp cùng với các đồng nghiệp trong Liên Minh Châu Âu đưa ra yêu cầu phía nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ những cam kết trong khuôn khổ EVFTA. Đồng thời sẽ phối hợp với các tổ chức phi chính phủ quốc tế, hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam nhằm thúc đẩy cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Ngọc Hương  
......

Lào: Nạn nhân mới nhất rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc

Vay nợ đầm đìa của Trung Quốc để xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó có một tuyến đường sắt cao tốc thiết yếu cho mạng lưới Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc, Lào sắp phải nhượng phần lớn quyền kiểm soát hệ thống điện quốc gia của mình cho Bắc Kinh để trả nợ đã đến ngày đáo hạn. Trong bài phân tích đăng trên báo mạng Asia Times tại Hồng Kông ngày 14/09/2020, chuyên gia kỳ cựu về Đông Nam Á Bertil Lintner đã không ngần ngại cho rằng Lào là nạn nhân mới nhất của bẫy nợ Trung Quốc. Theo những thông tin gần đây nhất, dự trữ ngoại hối của Lào đã rơi xuống mức dưới 1 tỷ đô la, thấp hơn tổng số các khoản nợ phải chi trả hàng năm, đẩy nước này vào tình trạng sắp bị vỡ nợ. Theo thông tin báo chí, bộ Tài Chính Lào đã yêu cầu chủ nợ số một là Trung Quốc cấu trúc lại các khoản nợ để tránh bị phá sản. Tháng 8 vừa qua, hãng thẩm định tài chính Mỹ Moody’s đã hạ điểm tín nhiệm của Lào xuống đến mức rủi ro cực cao, từ B3 xuống Caa2, đồng thời hạ thấp đánh giá về Lào xuống mức “tiêu cực” do “căng thẳng thanh khoản nghiêm trọng”. Lào đã vay mượn rất nhiều để đầu tư vào việc xây dựng các con đập thủy điện trên sông Mêkông và vào một tuyến đường xe lửa cao tốc trị giá 6 tỷ đô la, một trục chính trong Con Đường Tơ Lụa Mới, nhằm nối liền Vân Nam, tỉnh phía nam Trung Quốc, với các quốc gia Đông Nam Á trên lục địa. Khoản 60% chi phí cho tuyến đường này là tiền vay mượn từ Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc. Số tiền còn lại là do một công ty Nhà nước Lào liên doanh với 3 công ty Nhà nước Trung Quốc đảm trách, với công ty Lào chỉ nắm 30% phần hùn. Để chi cho dự án này, chính phủ Lào đã bỏ ra 250 triệu đô la lấy từ ngân sách quốc gia, và vay thêm 480 triệu đô la của Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc. Thế nhưng chính phủ Lào hiện nay có dấu hiệu không thể gánh vác nổi việc trả khoản vay nói trên và đang tìm cách bán tài sản quốc gia để không bị coi là vỡ nợ. Nhượng mạng lưới điện quốc gia cho Trung Quốc để trả nợ Ngày 04/09, hãng tin Reuters cho biết là Vientiane đang chuẩn bị nhượng lại cho công ty China Southern Power Grid (CSG) của Trung Quốc quyền kiểm soát phần lớn hệ thống điện quốc gia. Công ty này có trụ sở tại Quảng Châu. Tân Hoa Xã đưa tin từ Vientiane, ngày 02/09, cho rằng thỏa thuận đó “đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc tăng cường hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Lào và Trung Quốc trong ngành điện/năng lượng. Tân Hoa Xã còn trích dẫn bộ trưởng bộ Năng Lượng và Hầm Mỏ Lào Khammany Inthirath, cho rằng CSG với “kinh nghiệm, công nghệ và nhân sự … sẽ mang lại một triển vọng mới cho ngành công nghiệp năng lượng Lào”. Phía Trung Quốc như vậy đã xem việc Lào nhượng màng lưới điện quốc gia của mình cho Trung Quốc là một công cuộc hợp tác đôi bên cùng có lợi, nhưng đối với tác giả Bertil Lintner, điều đó lại có nghĩa là Trung Quốc sẽ gia tăng được thế lực trong khu vực. Phần lớn điện do Lào sản xuất hiện nay là để xuất khẩu, không chỉ sang Trung Quốc mà còn sang các nước láng giềng như Thái Lan và Việt Nam. Việc Trung Quốc nắm được ngành điện lực của Lào có nghĩa là Bắc Kinh gián tiếp có được đòn bảy thương mại và chiến lược để gây sức ép với hai nước láng giềng này. Điều oái ăm được tác giả ghi nhận là Lào đã vay nợ của Trung Quốc đển mức không trả nổi, phải gán tài sản của minh để trả nợ, nhưng cho một công trình như tuyến đường sắt cao tốc, chủ yếu là có lợi cho Trung Quốc, trong lúc bản thân người dân Lào không mấy được hưởng. Đối với Bertil Lintner, việc Trung Quốc tiếp quản ngành điện của Lào thay cho việc trả nợ là ví dụ điển hình để các nước khác trong khu vực thấy rõ nguy cơ bị sập vào bẫy nợ của Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc. Một vài nước trong vùng cũng yếu như Lào, sẽ gặp khó khăn trong việc chống lại áp lực của Trung Quốc để bảo vệ nền độc lập về tài chính và kinh tế của mình. https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200916-l%C3%A0o-na%CC%A3n-nh%C3%A2n-m%C6%A1%CC%81i-nh%C3%A2%CC%81t-r%C6%A1i-va%CC%80o-b%C3%A2%CC%83y-n%C6%A1%CC%A3-cu%CC%89a-trung-qu%C3%B4%CC%81c
......

Chiến tranh công nghệ, cú ra đòn của người Mỹ

Đỗ Ngà| Vòng đời của một mốt xe ô tô tầm 5 năm. Sự khác biệt giữa chiếc xe đời mới và đời cũ chủ yếu là phần công nghệ chứ phần cơ khí thì từ hàng thế kỷ nay vẫn thế. Vẫn động cơ đốt trong 4 thì, thế thôi. Người ta nói động cơ mới tiết kiệm nhiên liệu hơn, hiệu suất cao hơn bla bla bla… nghe tưởng như xe được cải tiến phần cơ khí, nhưng không phải, tạo nên những thành tựu “cơ khí” đó là do sự can thiệp của công nghệ thôi. Ngày nay công nghệ đi sâu vào mọi tiện ích của cuộc sống cá nhân và nó là công cụ điều hành doanh nghiệp, điều hành xã hội vv... Mới cách đây chừng một thập kỷ, khái niệm căn nhà thông minh, thành phố thông minh, chính quyền điện tử còn khá xa lạ thì nay nó đã trở nên quen thuộc. Rồi trong lĩnh vực quân sự cũng vậy, ngày nay từ “tác chiến điện tử” không còn xa lạ gì nữa. Và thực tế, quốc gia nào mạnh về công nghệ thì quân sự của họ cũng mạnh, điều đó không thể phủ nhận. Được biết, trong danh sách 500 công ty có vốn hóa thị trường mạnh nhất của Mỹ (S&P 500) thì độc chiếm ở 4 vị trí dẫn đầu là 4 đại gia công nghệ theo thứ tự Apple, Alphabet (công ty mẹ của Google), Microsoft, và Amazon. Trong đó hiện nay vốn hóa của Apple đã đạt 2.300 tỷ đô la, và 3 đại gia công ty còn lại vốn hóa đều hơn 1.000 tỷ đô. Thậm chí một công ty ô tô công nghệ non trẻ như Tesla cũng có vốn hóa thị trường vượt Toyota. Điều đó chứng tỏ công nghệ là xu thế phát triển của thế giới. Đang trong thế trên cơ, Mỹ muốn tấn công vào lĩnh vực công nghệ của Tàu để ngăn cản quốc gia này phát triển đe dọa vị thế của họ. Chính vì vậy mà Mỹ luôn ra đòn trước, tất nhiên Tàu chỉ đủ trình chống đỡ chứ chưa đủ trình phản đòn. Như ta biết, Mỹ cấm TikTok hoạt động tại Mỹ và ép ByteDance bán Tik Tok cho các đại gia Mỹ, thì ngay sau đó Trung Cộng đã có cú né đòn. Bắc Kinh quyết chơi bài “ăn không được phá cho hôi”, chính quyền Tàu Cộng đã cấm ByteDance bán Tik Tok, thà chấp nhận mất 50 tỷ đô chứ không thể để Tik Tok rơi vào tay người Mỹ để rồi sau đó, người Mỹ lại dùng đứa con đẻ của của chính người Tàu để chiếm lấy thị trường thế giới. Hiện nay thị trường nội địa đã gần như bão hòa với các công ty công nghệ Tàu, vậy nên họ đang phát triển ra bên ngoài biên giới Tàu để tìm kiếm thị trường. Thế nhưng điều bất lợi là thị trường Ấn Độ thì đang tẩy chay sản phẩm công nghệ Tàu, còn Mỹ thì đang cấm các các đông ty công nghệ Tàu. Đây là một khó khăn rất lớn, thế nhưng các đại gia Tàu không phải là vừa, họ vẫn đang tìm cách né đòn. Bị mất 2 trong 3 thị trường lớn nhất thế giới ngoài nước Tàu, các đại gia công nghệ nước này đã chuyển hướng sang đầu tư ở các thị trường nhỏ hơn, đăc biệt là thị trường nào ngoài tầm kiểm soát của người Mỹ. Đây phải nói là một chiến lược rất khôn ngoan. Đông Nam Á là thị trường trên 600 triệu dân, ASEAN lại là một tổ chức lỏng lẻo không đồng lòng, các quốc gia trong khối này thì lại sợ Tàu đồng thời cũng chẳng thân với Mỹ như Hàn Nhật nên đây là thị trường mà Tàu có thể khai thác được vì nó nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Mỹ. Hiện nay ByteDance đang xây dựng trụ sở ở Singapore để phát triển Tik Tok trên thị trường Đông Nam Á này. Đây có thể nói là nơi trú ẩn khá an toàn của các công ty công nghệ Tàu vì lệnh cấm của Mỹ khó mà với tới nơi đây được. Cho dù Mỹ có vận động, thì các nước này cũng chẳng nghe lời Mỹ như Anh Quốc đã nghe lời Mỹ tống cổ Huawei. Sau Mỹ, Anh quốc là một nước có công nghệ phần cứng rất mạnh với viên ngọc quý là Arm Holdings. Công ty này chuyên thiết kế chip và cấp phép các thiết kế này cho các ông lớn như Apple, Broadcom, Marvell và Nvidia vv… Hiện nay hết 95% điện thoại smartphone trên thế giới sử dụng chip được Arm Holdings cấp phép sản xuất. Năm 2016, tập đoàn công nghệ Softbank của Nhật mua Arm Holdings với giá 32 tỷ đô la. Từ năm 2019 thì chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung nổ ra, Mỹ muốn cắt đứt nguồn cung cấp chip cho các công ty công nghệ Tàu vì thế mà nay công ty sản xuất chip đồ họa - Nvidia của Mỹ đã đàm phán với Softbank mua lại thành công Arm Holdings với giá 40 tỷ đô la. Đây là thương vụ mua bán mang màu sắc chính trị khá rõ. Mỹ nắm trong tay những công ty sản xuất phần cứng lớn nhất thế giới như: Intel, Apple, Braodcom, Qualcomm, Marvell, Nvidia, AMD vv.. giờ lại tóm luôn Arm Holdings thì có thể nói, nguồn cung cấp phần cứng cho các đại gia công nghệ Tàu đã nằm gọn trong tay người Mỹ. Được biết các bản thiết kế chip của Arm Holdings là thành phần quan trọng đối với nhiều nhà sản xuất smartphone và các công ty trí tuệ nhân tạo ở Trung Cộng. Nếu ví công nghệ là một căn nhà thì phần cứng là nền móng còn phần mềm là những thứ đứng bên trên cái nền móng ấy. Rõ ràng cú thâu tóm Arm Holdings của người Mỹ không khác nào là một cú đấm trời giáng mà người Mỹ dành tặng cho người Tàu. Nắm phần móng, Mỹ mà cho đào hầm phá sập móng thì căn nhà công nghệ Tàu sẽ đổ, đó là điều mà Trung công hiểu hơn ai hết. Đây có thể nói là bước đi vô cùng lợi hại của người Mỹ. Đòn vừa hay vừa hiểm, tuy nhiên trong đòn đánh này có sự giúp sức của người Nhật. Như đã nói, người tàu cũng không phải là kẻ dễ chơi. Được biết Arm Holdings có một liên doanh với các công ty công nghệ Tàu, đó chính là Arm China đặt trụ sở tại Tàu. Điều đáng nói là Arm China đã bị các nhà đầu tư Tàu nắm giữ 51% cổ phần, vừa đủ để người tàu nắm quyền điều khiển. Chính vì vậy mà hồi tháng 5 vừa qua, Arm Holdings ra quyết định sa thải Giám đốc Arm China - Allen Wu nhưng ông này bất tuân. Điều này chứng tỏ quyết tâm của người Tàu là phải làm chủ Arm China để giảm bớt thiệt hại bởi cú ra đòn của người Mỹ nhắm vào ngôi nhà công nghệ của họ. Hiện tại thì tầm của Arm China vẫn chưa thể so sánh với Arm Holdings, nên việc bám vào Arm China chỉ là giải pháp mang tính cứu cánh chứ không phải là nền tảng. Không biết trong tương lai Arm China có thể thay thế được Arm Holdings tại thị trường Tàu hay không? Chỉ biết trước mắt ngành công nghệ tàu sẽ rất vất vả với ngườ Mỹ. Mong rằng, Mỹ đè đầu được kẻ đang đầy hung hăng này. Để Tàu lớn mạnh, đó là mối nguy cho cả thế giới. -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://www.investopedia.com/terms/l/large-cap.asp https://www.barrons.com/…/apples-market-cap-is-now-as-big-a… https://www.reuters.com/a…/us-usa-tiktok-china-idUSKCN25002I https://www.androidheadlines.com/…/tiktok-may-move-to-singa… https://vnexpress.net/cong-ty-me-tiktok-xay-dung-can-cu-o-s… https://www.thesaigontimes.vn/…/thuong-vu-40-ti-do-la-giua-… https://tinnhanhchungkhoan.vn/chinh-quyen-bac-kinh-tha-de-t…
......

Những phản đối các bản án đối với người dân Đồng Tâm

- Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) và Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) Ngay sau khi tin tức về những bản án tuyên đối với 29 người dân Đồng Tâm được đưa ra, đại diện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) và Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) ra tuyên bố với nội dung phản đối. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của HRW nêu rõ: “Những bàn án nặng nề, trong đó có hai án tử hình, tuyên đối với các bị cáo Đồng Tâm không hề gây ngạc nhiên. Cũng giống tất cả mọi cấp tòa xử khác, tòa án Hà Nội không hề độc lập vì hội đồng xét xử phải đưa ra những phán quyết được định trước do đảng Cộng Sản. Giới cai trị tại Việt Nam đang đi bước ngược lại nhằm chứng tỏ bộ mặt cứng rắn nhất có thể đối với những người dân làng Đồng Tâm. Lý do chỉ vì giới lãnh đạo Việt Nam lo lắng tính phản kháng, thách thức của cộng đồng dân làng có thể truyền lan ra dù rằng người dân Đồng Tâm phải bị những hình phạt nặng nề nhất.” Ông Phil Robertson nêu rằng khi mà đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ còn ít tháng nữa sẽ diễn ra, không hề có khả năng nào khác ngoài một phiên xử vội vàng được kiểm soát để tuyên án các bị cáo. Quan tâm về những quan ngại tiến trình tố tụng bị vi phạm nghiêm trọng làm phương hại rõ ràng đến công tác xét xử công bằng không hề được đề cập công khai tại Việt Nam. Theo HRW thì Việt Nam một lần nữa cho thế giới thấy họ đang cùng với Trung Quốc trở nên một trong những nhà nước sử dụng án tử hình, một dạng hình phạt độc ác không nên áp dụng cho bất cứ ai. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cũng lên tiếng cho rằng những bản án vô nhân được tuyên sau một phiên xử hoàn toàn không công bằng. Ân Xá Quốc Tế phản đối án tử hình trong bất cứ mọi trường hợp, không hề có ngoại trừ dù người bị tuyên án là ai, bản chất và tình huống phạm tội là gì đi chăng nữa… Nguồn: RFA - Facebook Việt Tân Nhà cầm quyền CSVN đã phán quyết 2 án tử hình đối với ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức, ngoài ra ông Lê Đình Doanh là con của ông Công cũng bị tuyên án tù chung thân, trong phiên tòa chóng vánh xét xử 29 nông dân Đồng Tâm kết thúc hôm 14 tháng Chín, 2020. Bản án quá nặng nề nhằm vào các nông dân Đồng Tâm đã khiến hàng nghìn người dân trong nước và cộng đồng quốc tế phẫn nộ vì mức độ tàn nhẫn, phi nhân tính. Trong đó, tòa án chỉ thể hiện là con rối của Đảng Cộng Sản nhằm tuyên các bản án đã được định sẵn. Cụ thể, phiên xét xử đã bị các luật sư chỉ trích là có nhiều sai sót về mặt tố tụng, tòa án đã không đếm xỉa gì tới cái chết đầy khuất tất của cụ Lê Đình Kình, vấn đề pháp lý trong tranh chấp đất tại Đồng Sênh, hay thực nghiệm hiện trường để tìm ra nguyên nhân tử vong của 3 viên công an,… Ngoài ra, phiên xét xử cũng không triệu tập các nhân chứng của vụ việc, không cho phép thân nhân của các bị cáo tham dự phiên tòa dù mang danh công khai. Đặc biệt là phớt lờ vấn đề công an bức cung, nhục hình đối với 19 trong 29 bị cáo. Phiên tòa là minh chứng rõ nhất phản ánh sự tùy tiện trong việc kết án của Đảng Cộng Sản nhằm vào những người nông dân kiên cường chống lại các nhóm lợi ích cướp đất. Từ những điều bất công như trên, Facebook Việt Tân phản đối những bản án hà khắc mà nhà cầm quyền CSVN đã tuyên đối với 29 nông dân Đồng Tâm. Yêu cầu nhà cầm quyền hủy bỏ ngay lập tức những cáo buộc nhằm vào các nông dân Đồng Tâm; cho phép các cơ quan độc lập điều tra về sự việc; tôn trọng các tiến trình pháp lý của luật pháp và các công ước quốc tế về nhân quyền mà nhà nước CSVN đã ký kết; đặc biệt, Đảng Cộng Sản cần giải quyết thỏa đáng vấn đề tranh chấp đất đai, trong đó tuyệt đối tôn trọng quyền sở hữu đất đai của nhân dân. Thực tế thì không chỉ riêng ở Đồng Tâm, tại nhiều địa phương khác như Dương Nội (Hà Nội), Cồn Dầu (Đà Nẵng), Thủ Thiêm (TP.HCM) cũng đã xảy ra những xung đột đẫm máu giữa người dân và chính quyền, mà nguyên nhân gốc rễ là do các nhóm lợi ích và chính sách quản lý ruộng đất hiện hành đang đầy rẫy bất công. Nếu Đảng Cộng Sản không thay đổi, mà cứ duy trì chính sách như hiện nay, chắc chắn tương lai gần sẽ lại có thêm những người nông dân phải liều mạng sống để giữ đất. Nguồn: https://www.facebook.com/viettan  
......

Lòng ái quốc qua vụ 11.09

Phạm Minh Vũ|   Cách nay tròn 19 năm, vào lúc 8h46 phút khi chiếc máy bay mang số hiệu 11 của Hãng hàng không American Airlines lao vào tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, đó là cuộc mở màn một loạt trong bốn vụ tấn công khủng bố có mục tiêu nhằm vào nước Mỹ do nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan al-Qaeda vào sáng thứ Ba, ngày 11/9/2001. Vụ tấn công làm 2.996 người thiệt mạng, hơn 6.000 người bị thương và gây tổn thất cho nước Mỹ khoảng 3.000 tỉ đôla. Đây là vụ khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, và là thảm họa gây thiệt hại về người lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, trong đó có 343 lính cứu hỏa và 72 sĩ quan hành pháp đã hy sinh. Hai máy bay đầu tiên mang số hiệu 11 của Hãng hàng không American Airlines và số hiệu 175 của hãng United Airlines đã đâm vào hai tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Chiếc máy bay thứ ba số hiệu 77 của hãng American Airlines từ Washington đi Los Angeles đã bị không tặc khống chế và bay ngược trở lại tấn công Lầu Năm Góc. Chiếc máy bay thứ tư - chuyến bay số hiệu 93 của hãng United Airlines đã rơi xuống một cánh đồng hoang ở Pennsylvania, mà không bao giờ đạt được mục tiêu theo dự định của bọn khủng bố bởi sự kiên cường và lòng quả cảm của phi hành đoàn và hành khách. Gần 3.000 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công ngày 11/9, và con số chắc chắn sẽ cao hơn nhiều nếu không phải vì hành động quên mình của những người con ưu tú của nước Mỹ. Qủa thực, con số tổn thất của nước Mỹ sẽ cao hơn nhiều nếu không có những câu chuyện đằng sau, mà khi đọc trong mỗi chúng ta đều không khỏi suy nghĩ và xúc động. Ngoài những câu chuyện anh hùng Rick Rescorla - Giám đốc An ninh của Tập đoàn Tài chính Morgan Stanley cho ta biết tình yêu thương đồng loại, hi sinh bản thân mình để cứu hàng ngàn người khác trong ngày kinh hoàng ấy. Hay trong tình thế vô cùng nguy cấp ấy, có một điều kỳ lạ đã diễn ra. Bất chấp khói lửa và các mảng tường có nguy cơ đổ sập, hàng nghìn người thông qua lối thoát hiểm để chạy thoát ra ngoài trong tình trạng trật tự. Trong khi hàng đoàn người vội vã lao xuống, thì từng tốp lính cứu hỏa dũng cảm hối hả xông lên. Trong ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, hai bên vẫn nhường đường cho nhau, không ai xô đẩy ai. Khi có phụ nữ, trẻ em, người già đi tới, mọi người tự giác nhường lối đi cho họ, thậm chí một chú chó cũng được nhường cho lối đi. Câu chuyện cảm động nhất có lẽ là những hành khách đi trên United 93, trong giây phút biết chắc chắn rồi sẽ chết, tất cả hành khách trong máy bay 93 này đã dũng cảm bỏ phiếu là hành động hay ngồi im để cho những kẻ khủng bố muốn làm gì thì làm? Trong tình thế vô cùng ngặt nghèo ấy, họ vẫn làm một việc rất phi thường: Bỏ phiếu để thông qua quyết định chiến đấu với nhóm không tặc. Vào thời khắc sinh tử như thế, mỗi thành viên trên máy bay đều không áp đặt ý chí của mình lên người khác, mà vẫn tôn trọng ý kiến số đông. Todd Beamer, 32 tuổi, Giám đốc Quản lý Tài chính (một hành khách) khi biết máy bay đã bị những kẻ khủng bố tấn công và chiếm quyền điều khiển, Anh đã quyết định không gọi cho người vợ đang mang thai của mình, vì anh không muốn cô phải lo lắng. Thay vào đó, anh gọi qua hệ thống tổng đài GTE-Verizon, và cuộc gọi được tự động chuyển đến cho điện thoại viên Lisa Jefferson. Trong các cuộc gọi đứt đoạn kéo dài khoảng 15 phút với Lisa, Todd Beamer đã cung cấp khá nhiều tình tiết diễn biến trên máy bay, khi thông báo có một hành khách bị đâm chết, một phi công và một tiếp viên bị thương nặng. Lisa Jefferson nhớ lại rằng, dù trong tình huống nguy hiểm như vậy, quý ông gọi điện cho cô rất bình tĩnh với giọng nói vô cùng nhẹ nhàng. Khoảng 9h50 phút, Todd Beamer đã gọi cho điện thoại viên Lisa Jefferson thông báo: “Có thể tôi sẽ chết và chúng tôi phải làm điều gì đó để ngăn chặn máy bay đạt được mục tiêu dự định của nó”. Trong những giây phút liên lạc cuối cùng giữa họ, Todd Beamer đã đề nghị Lisa cùng anh trì tụng Lời Cầu Nguyện Chúa, và nhờ Lisa chuyển lời nhắn tới vợ con của anh rằng, anh yêu họ nhiều tới mức nào. Rồi Todd Beamer gác điện thoại nhưng vẫn để kết nối, cho phép Lisa Jefferson theo dõi được diễn biến trên máy bay. Lời cuối cùng của Todd Beamer mà Lisa nghe thấy được là: “Are you ready? Let’s roll" ( dịch ra là: Các bạn đã sẵn sàng chưa? Bắt tay vào việc thôi). Vào lúc 9h57 phút, hành khách và phi hành đoàn trên United 93 bắt đầu phản công, 6 phút sau, vào lúc 10h03 phút, một quả cầu lửa bùng lên khi chiếc máy bay mang theo 7.000 gallon nhiên liệu đâm xuống cánh đồng Shanksville Không một ai trên máy bay sống sót. Todd Beamer qua đời khi anh dẫn dắt mọi người trên máy bay cố gắng giành lấy buồng lái từ những tên không tặc. Hành động can đảm của anh đã không cứu được mạng sống của anh cũng như các hành khách khác, nhưng đã giúp ngăn cản những kẻ khủng bố đạt được mục tiêu mà chúng đang nhằm hướng tới, có thể là Nhà Trắng? Tôi đang suy nghĩ, vì sao tất cả những hành khách trên chuyến bay 93 ấy đa số họ đến từ các sắc dân khác nhau, họ là những người bỏ chạy khỏi quê hương vì nhiều lý do, có thể vì lý do chính trị, hoặc môi trường sống không đảm bảo.V.v. và đến sinh sống ở Mỹ mà lại yêu nước Mỹ đến vậy? Trong giây phút sinh tử họ lại nhường sự sống cho người khác, họ đặt sinh mạng người khác lên bản thân mình, và họ lại không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Vì sao vậy? Trong khi đó, những đảng viên cộng sản VN mồm luôn nói yêu nước, nhưng tất cả bọn họ vơ vét, xà xẻo công quỹ, đất đai, tài nguyên đất nước để lại chìa tiền ra mua hộ chiếu nước khác như Síp, như Đức, như Pháp, như Malta… Như nguyễn phú trọng lúc nào cũng trích dẫn những lời dạy của Cha ông ra để huấn thị đàn em đồng chí của mình là yêu nước phải thế này, thương dân phải như thế kia. Và cuối cùng, chính ông ta là kẻ phản bội tổ quốc, chính ông ta là kẻ ác độc, tàn bạo nhất khi cai trị Nhân dân bằng nòng súng, bằng viên đạn đồng. Sẵn sàng tận thu thuế bóc lột nhân dân đến cùng cực, cho dù nhân dân phải ăn ve sầu để cho đảng ông ta xây biệt phủ, xây cung điện tận trời Âu. Đảng ông ta sẵn sàng nổ súng giết hại đồng bào để cướp đất, gây cho sự oán hận lòng dân ngút trời, bao trùm lên cả đất nước. Sự khác biệt của người Mỹ là họ yêu nước Mỹ một cách mãnh liệt, mặc dù Mỹ chỉ là quê hương thứ 2 là vì sự giáo dục trên tinh thần tự do, giáo dục đạo đức theo Đức tin. Cho nên sự hi sinh vì người khác bất cứ vào hoàn cảnh nào trong họ cũng phát huy, sự hi sinh nó như là nghĩa vụ. Vì vậy, khi sống dù là quan chức, hay tổng thống hoặc dân thường họ đều sống vì người khác, nghĩ cho người khác và làm tốt nhất cho người khác. Còn người cộng sản, xét cho cùng, đích cuối cùng của những người cộng sản là đa quốc tịch, với họ làm gì có khái niệm Tổ quốc, và Nhân dân thì làm sao họ yêu, họ thương? Vì chẳng có tổ quốc đồng bào nên cả hệ thống truyền thông kết tội, bêu xấu một đảng viên chống lại bọn tham quan cướp đất, nửa vạn quân chấp pháp về nổ súng giết người bừa bãi, chẳng một chút chùn tay, rồi tòa án đấu tố đòi tru di tam tộc nhà họ, tình đồng bào, đồng loại ở đâu? Não trạng người cộng sản không có chút tình người. Người cộng sản xem Dân như là máy ATM để vơ vét, bắt người khác phải phục dịch cho mình xây dựng thiên đường, đôi khi nó là ở Síp. Hôm nay, ngày 11/09 đọc lại dữ kiện về ngày đó tôi được ngộ ra nhiều điều. Yêu nước, thương đồng loại đôi khi là sự dũng cảm vượt qua sự sợ hãi. Ranh giới giữa cái sống và cái chết đôi khi nó không quan trọng bằng lựa chọn là hành động hay ngồi im, có những hoàn cảnh ta không thể lựa chọn sống hay chết mà ngăn chặn cái xấu gây hại cho người khác. Khi loại bỏ cái xấu, dù hi sinh ta cũng đã sống trọn một kiếp người.  
......

Đại sứ Kritenbrink: Chính sách Biển Đông của Mỹ ‘vẫn tiếp tục’ sau bầu cử

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink. VOA Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu rằng những biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian gần đây là sự tiếp nối chính sách của Washington đã có từ lâu và “sẽ được tiếp tục trong nhiều năm tới.” Trong cuộc phỏng vấn với báo Tiền Phong ngày 3/9, Đại sứ Kritenbrink nói rằng Hoa Kỳ từ lâu đã là một cường quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và những bước đi gần đây của Mỹ là cách Washington tiếp nối và điều chỉnh chính sách đã có từ lâu của mình. Đại sứ Hoa Kỳ cho biết như trên khi báo Tiền Phong đề cập một số ý kiến cho rằng việc Mỹ gần đây có những biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc trên Biển Đông là do yếu tố bầu cử. Đại sứ Kritenbrink nói: “Có một sự thay đổi lớn đã diễn ra ở Biển Đông từ năm 2013, đó là Trung Quốc ngày càng tăng cường các hành vi bất hợp pháp, hung hăng và khiêu khích để cưỡng ép và bắt nạt các nước láng giềng, buộc họ phải chấp nhận những yêu sách bành trướng của Bắc Kinh. Đây chính là lý do chúng tôi thực hiện các bước đi đó.” Trang Facebook của Đại sứ quán Hoa Kỳ dẫn lời Đại sứ Krintenbrink phát biểu trong cuộc phỏng vấn nói: “Hoa Kỳ đã có các hành động nhằm thể hiện rất rõ rằng chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật pháp quốc tế về hàng hải, cụ thể là tại Biển Đông. Chúng tôi mong muốn tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều tuân thủ luật pháp quốc tế, hành xử theo luật lệ và không thực hiện các hành vi bắt nạt hay cưỡng ép.” Ông Kritenbrink nói rằng trong ba tháng qua Hoa Kỳ đã có một số bước đi quan trọng để thể hiện rõ hơn nữa cam kết của mình đối với những nguyên tắc về luật pháp quốc tế, duy trì ổn định và tự do hàng hải đã có từ lâu đời. Cuối tháng 8, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã công bố hạn chế thị thực nhập cảnh đối với một số cá nhân Trung Quốc có vai trò trong hoạt động bồi đắp và xây đảo nhân tạo, quân sự hóa các cấu trúc tại Biển Đông và đưa thêm 24 doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ. Trước đó, ngày 14/7, Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định các yêu sách của Trung Quốc về tài nguyên ngoài khơi trên Biển Đông là “hoàn toàn bất hợp pháp,” đồng thời Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối với các vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà Trung Quốc đưa ra yêu sách tại Quần đảo Trường Sa, và các yêu sách đó không được gây phương hại đến lợi ích của các nước khác. Từ California, tiến sĩ Lê Minh Nguyên, một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn rằng căng thẳng Trung – Mỹ đã từng xảy ra trước đây và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. “Đảng Dân chủ từ thời Tổng thống Obama nắm quyền có lần Ngoại trưởng Hillary Clinton tại một cuộc họp ở Hà Nội [năm 2010] tố cáo Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì [về Biển Đông, theo hồi ký của bà Clinton] rất nặng nề, khiến ông Dương bỏ phòng họp bước ra ngoài.” “Dù Cộng hòa hay Dân chủ [đắc cử] thì vấn đề cứng rắn với Trung Quốc sắp tới sẽ xảy ra,” Tiến sĩ Lê Minh Nguyên nói với VOA. Trang SCMP hôm 3/9 có bài phỏng vấn các chuyên gia Hoa Kỳ nói rằng “chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi mấy” dù đương kim Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa hay cựu Phó Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ đắc cử trong cuộc bầu cử 3/11 sắp tới. Bà Elizabeth Freund Larus, trưởng khoa chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Mary Washington nói với với trang SCMP: “Đã có thay đổi thực sự về tư duy trong cả đảng Dân chủ và Cộng hòa. Tôi không cho rằng chúng ta sẽ trở lại với quan hệ Mỹ – Trung của những năm 1990.” Nguồn: VOA  
......

Đảng Việt Tân cùng nhiều tổ chức gửi thư đến LHQ về phiên tòa xét xử các dân làng Đồng Tâm

Phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm dự kiến diễn ra từ ngày 7 tháng Chín, 2020. Nhiều tổ chức đấu tranh dân chủ, nhân quyền – trong đó có Đảng Việt Tân và các tổ chức phi chính phủ quốc tế – cùng gửi thư đến Bà Đại Sứ Elisabeth Tichy-Fisslberger, Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để kêu gọi sự quan tâm và giám sát của Cộng Đồng Thế Giới. Rất mong mọi người quan tâm, cùng lên tiếng bênh vực cho người dân Đồng Tâm yếu thế, đòi hỏi các quan tòa xét xử công minh, ngăn cản ý đồ thực hiện các bản án bỏ túi ở hậu trường. Dưới đây là nội dung lá thư. Ban Biên Tập — Ngày 4 tháng Chín, 2020 Kính gửi Bà Đại Sứ Elisabeth Tichy-Fisslberger Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Geneva, Thụy Sĩ Về việc xét xử các dân làng Đồng Tâm Chúng tôi, những tổ chức ký tên dưới đây viết thư kêu gọi Bà Đại Sứ lên tiếng can thiệp cho 29 người bị bắt trong vụ đàn áp dã man tại Đồng Tâm vào ngày 9 tháng Giêng, 2020, sắp bị đem ra tòa xét xử vào ngày 7 tháng Chín, 20 tới đây. Những người này chỉ cố gắng bảo vệ đất của mình trước sự chiếm đoạt của chính phủ, nhưng đã bị bắt trong một cuộc truy quét của công an ở Đồng Tâm, Việt Nam vào ngày 9 tháng Giêng, 2020. Như đã trình bày trong lá thư chung đầu tiên vào ngày 25 tháng Hai, 2020, Nhà nước Việt Nam đã điều động 3000 cảnh sát cơ động đến xã Đồng Tâm. Lực lượng công an đã đột kích vào nhà Cụ Lê Đình Kình, người đại diện cho dân Đồng Tâm và giết chết Cụ, sau đó bắt giữ 29 người. Cuộc tấn công này diễn ra sau nhiều năm tranh chấp cưỡng chiếm đất đai. Trong suốt 9 tháng qua, không ai trong số 29 dân làng bị bắt giữ được phép gặp gia đình. Họ cũng không được gặp luật sư. Sau khi quá trình điều tra kết thúc, các luật sư đã bị gây rất nhiều khó khăn trong việc sao chụp hồ sơ vụ án và gặp các thân chủ của họ. Thêm nữa, tòa án thông báo xét xử công khai, nhưng thân nhân của 29 người bị xét xử chưa nhận được giấy cho phép của tòa án để tham dự phiên tòa. Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam là thành viên, liệt kê tại Điều 14 rằng một phiên tòa công bằng đòi hỏi “thời gian và phương tiện thích hợp để chuẩn bị cho việc bào chữa cho [họ] và trao đổi với luật sư do [họ] tự lựa chọn.” Những quy định về thủ tục này đã liên tục bị vi phạm trong suốt quá trình tố tụng 29 người này, làm cho những cáo buộc chống lại họ trở thành tùy tiện. Các nhà chức trách Việt Nam tìm cách ngăn chặn các thông tin khác về vụ Đồng Tâm. Để đòi lại công bằng cho Cụ Lê Đình Kình, gia đình ông đã gửi đơn yêu cầu điều tra về cái chết của ông nhưng đã bị các quan chức CSVN hoàn toàn phớt lờ. Đồng thời, các thành viên còn lại trong gia đình của ông bị chính quyền liên tục sách nhiễu, khủng bố, đe dọa, cấm không cho họ liên lạc hay phát biểu với báo chí. Ngoài ra, nhà hoạt động chống cưỡng chế đất Cấn Thị Thêu và hai người con là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư đã bị bắt vào ngày 23 tháng Sáu, 2020. Khi chính quyền CSVN tìm cách bưng bít thông tin về vụ tấn công Đồng Tâm, thì 3 nhà hoạt động này đã sử dụng mạng xã hội để loan tải thông tin về những gì xảy ra cho người dân Đồng Tâm. Ngay sau khi cuộc điều tra về sự kiện Đồng Tâm kết thúc, công an đã bắt giữ chị Cấn Thị Thêu và hai người con trai của chị. Anh Trịnh Bá Phương đã livestream khi công an đến bắt giữ anh, cho thấy cảnh công an phá cửa xông vào nhà lúc sáng sớm khi vợ và đứa con mới sinh của anh vẫn còn đang ngủ. Từ khi anh Trịnh Bá Phương bị bắt, vợ của anh đã bị công an địa phương sách nhiễu, bắt lên đồn làm việc nhiều lần. Riêng anh Trịnh Bá Tư thì đang tuyệt thực trong tù kể từ ngày 7 tháng Tám, 2020 đến nay, để phản đối sự đối xử khắc nghiệt trong tù. Chúng tôi kêu gọi Bà Đại Sứ Elisabeth Tichy-Fisslberger và Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc: – Yêu cầu chính quyền Việt Nam phải xét xử công minh, tiến hành phiên tòa công khai thật sự, cho phép sự tham dự của gia đình, các tổ chức phi chính phủ và ký giả ngoại quốc; – Yêu cầu chính quyền Việt Nam phải cho phép những bị cáo được gặp luật sư của họ và chấm dứt những hành động hăm dọa bị cáo cũng như luật sư, để họ có quyền kêu oan theo đúng luật pháp; – Gửi đại diện Liên Hiệp Quốc đến tham dự và tường trình về phiên tòa xét xử người dân Đồng Tâm để giảm thiểu những bất công và lạm dụng luật pháp có thể xảy ra. Đồng ký tên: ACAT Pháp ACAT Đức Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do Destination Justice Hội Anh Em Dân Chủ Hội Bầu Bí Tương Thân Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) Safeguard Defenders Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (Cosunam) Việt Tân Watchdogs Unleashed XEM THÊM: Các tổ chức gởi thư yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền LHQ điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm
......

Làm giàu trên tính mạng bệnh nhân...

Amy Truc Tran   Khi một xã hội mà y tế và giáo dục lại trở thành thứ “thương mại hoá” thì hàng ngàn cái khốn nạn sẽ thi nhau lên ngôi. Dư luận đang rúng động vụ thổi giá thiết bị y tế ở Bệnh viện Bạch Mai. Theo đó, một thiết bị dù chỉ có giá khoảng 7,6 tỷ đồng nhưng bị thổi lên thành 40 tỷ đồng khiến bệnh nhân phải trả tiền 23 triệu đồng cho một ca phẫu thuật, thay vì chỉ 4 triệu đồng. Không biết đã có bao nhiêu gia đình và bao nhiêu bệnh nhân phải khốn khổ chọn cái chết vì ko có đủ tiền. Thật là một chế độ bất lương, vô đạo đức, một băng đảng hút máu dân đến tận cùng. Tham nhũng, ăn cướp của dân đã trở thành những hành vi hữu hiệu nhất để bảo vệ cái đảng cướp man rợ độc tài này. Fb Amy Truc Tran ***** Là 1 người thường xuyên ra vào các bệnh viện lớn ở Hà Nội. Tôi nhận thấy đa phần những người đến khám là dân nghèo tỉnh lẻ, thường tay xách nách mang vài túi đồ, họ thường gói tiền rất kỹ trong người bởi mỗi lần đi khám họ thường phải vét sạch cả nhà cửa và/hoặc vay mượn thêm để mang đi. 10, 20 triệu hay hơn nữa thường sẽ nhanh chóng được họ chi trả hết cho các chi phí khám chữa bệnh & tiền mua thuốc tại các nhà thuốc trong bệnh viện. Mỗi lần khám xong về lại đi làm, trả nợ, rồi tích cóp tiền cho lần khám tiếp theo. Dân mình nghèo lắm, hiểu biết kém nên bị đủ mọi chiêu trò móc túi, tâm lý đến viện bác sỹ bảo sao làm vậy, bảo nộp bao nhiêu tiền là nộp chứ nào ai dám kêu ca câu nào. Vậy đấy, bọn khốn nạn nó thi nhau đè đầu dân ra mà vặt, mà bóp đến những đồng tiền cuối cùng. Chỉ tội cho dân, bị vắt đến kiệt cùng mà vẫn cứ u mê chấp nhận. Rồi vẫn 1 lòng tin tưởng để cho đảng & nhà nước lo! Đọc cái tựa báo mà thấy cay khóe mắt! Thương cho những người dân lam lũ cả đời không đủ tiền khám chữa bệnh! Fb Vu Anh Tuan 
......

Nóng: Ấn Độ giáng đòn mạnh khi tuyên bố cấm thêm 118 ứng dụng (APP) của Trung Quốc vì đe dọa an ninh quốc gia

Ảnh minh họa - Nguồn: Reuters. Bộ Công nghệ Thông tin Ấn Độ vừa ra tuyên bố sẽ cấm thêm 118 ứng dụng Trung Quốc vì cho rằng những ứng dụng này là mối đe dọa lớn đối với chủ quyền và an ninh của Ấn Độ. Hoàng Mai Theo AP, ngày 2 tháng 9 giới chức Ấn Độ tuyên bố tiếp tục cấm thêm 118 ứng dụng Trung Quốc, nhằm đảm bảo an toàn, an ninh và chủ quyền không gian mạng của Ấn Độ. Bộ công nghệ của Ấn Độ cho biết: “Các ứng dụng này thu thập và chia sẻ dữ liệu một cách lén lút và xâm phạm dữ liệu cá nhân và thông tin của người dùng có thể đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và an ninh của Ấn Độ.” Lệnh cấm này đã giáng một đòn mạnh lên công ty Tencent Trung Quốc ở Ấn Độ. Trước đó, vào tháng 6, Bộ Công nghệ Ấn Độ ra tuyên bố chặn 59 ứng dụng di động Trung Quốc, bao gồm TikTok, ShareIt và WeChat của Tencent. Công ty phân tích ứng dụng SensorTower cho biết, Ấn Độ được coi là mảnh đất "màu mỡ" đối với các công ty viễn thông và mạng xã hội Trung Quốc. Khoảng 50% trong số 1,3 tỷ dân của Ấn Độ sử dụng mạng. Trong đó, Ấn Độ đứng số 1 thế giới về lượt tải xuống PUBG, chiếm khoảng 175 triệu lượt cài đặt, tương đương 24% tổng số lượt trên toàn cầu. Bộ trưởng công nghệ của Ấn Độ gọi là “cuộc tấn công kỹ thuật số”, xảy ra sau khi căng thẳng biên giới Ấn Độ - Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn sau cuộc đụng độ hồi tháng 6 ở Thung lũng Galwan, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Atul Pandey, một đối tác của công ty luật Khaitan & Co cho rằng: “Lệnh cấm ứng dụng không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực cho các công ty và nhà đầu tư Trung Quốc đang ở Ấn Độ, mà ngay cả những người đang chờ đợi thời cơ thuận lợi để đầu tư vào Ấn Độ cũng phải chùn bước.”  
......

Dính "bẫy nợ" của Trung Quốc, Lào đang có nguy cơ vỡ nợ

Ảnh minh họa - Chủ tịch lào Bounnhang Vorachith (phía sau bên trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một ký kết hợp tác (Nguồn: cgtn) Hoàng Mai Dính "bẫy nợ" của Trung Quốc, Lào đang có nguy cơ vỡ nợ và ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc Lào đối mặt với nguy cơ vỡ nợ ngày càng tăng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và ngành điện lực. Hiện tại Lào đang được cho là cần sự giúp đỡ từ Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn nhất của Lào. Theo báo Financial Time, các cơ quan xếp hạng tín dụng và cố vấn kinh tế cho biết, Lào phải đối mặt với khoản thanh toán nợ hằng năm hơn $1 tỷ cho đến cuối năm 2024, nhưng dự trữ của họ chỉ ở mức $864 triệu vào tháng 6. Hồi tháng trước, Công ty xếp hạng tín dụng Moody’s Investors Service (Mỹ) hạ xếp hạng của Lào từ mức B3 xuống Caa2, hạng này cho thấy mức độ rủi ro khá cao, thay đổi triển vọng phát triển thành "tiêu cực". Moody's nhận định: “Các khoản thanh toán nợ khá lớn của Lào sẽ đến hạn trong năm nay và kéo dài cho đến năm 2025.” Trước đó vào giữa tháng 8, Bộ trưởng Tài chính kiêm Phó thủ tướng Lào Somdy Douangdy báo cáo trước quốc hội rằng nợ công của nước này có thể tăng lên 65 - 68% GDP trong năm 2020 do nguồn thu quốc gia giảm (khoảng $696 triệu), cộng với nợ vay tăng do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, các cơ quan xếp hạng tín dụng và giới ngoại giao phương Tây cảnh báo về mức nợ của Lào do các dự án thủy điện lớn gây tranh cãi về môi trường trên sông Mê Kông và dự án đường sắt cao tốc do Trung Quốc hậu thuẫn. Giới phân tích đặc biệt quan ngại về các khoản vay thương mại của Lào huy động trên thị trường trái phiếu Thái Lan, vốn được huy động thường xuyên những năm gần đây, nhưng năm 2020 này không thấy xuất hiện. Giám đốc Công ty xếp hạng Fitch Ratings (Mỹ) Jeremy Zook nhận định: “Lào rất khó tiếp cận thị trường trái phiếu quốc tế. Trong khi triển vọng gia hạn nợ ở thị trường trái phiếu Thái Lan ngày càng trở nên thách thức. Chính phủ Lào phải tìm đến ngân hàng thương mại và tài trợ song phương để lấp đầy những khoảng trống.” Fitch Ratings đã xếp hạng khoản nợ của Lào ở mức B và hạ triển vọng phát triển xuống "mức tiêu cực" vào tháng 5. Theo Financial Times, các quan chức Bộ Tài chính Lào đang tiến hành thương thảo với phía Trung Quốc về khả năng giãn nợ. Công ty điện lực nhà nước Lào, Ėlectricité du Laos (EDL), ước tính đang nợ $8 tỷ. Năm 2018, EDL ký thỏa thuận với Công ty lưới điện miền Nam Trung Quốc để phát triển mạng lưới điện tại Lào. Nếu không kịp trả nợ, Lào có thể chịu ảnh hưởng lớn hơn từ Trung Quốc hoặc bị Bắc Kinh ép chuyển nợ thành tài sản.
......

Mỹ giáng thêm một đòn “chí mạng,” Hoa Vi chới với

Trọng Nghĩa - RFI Thái độ hoan hỉ của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi khi soán được ngôi vị nhà sản xuất điện thoại thông minh số một thế giới của đối thủ Hàn Quốc Samsung trong quý 2/2020 quả là tồn tại không lâu. Ngày 17 tháng Tám, 2020, chính quyền Mỹ đã loan báo quyết định nhằm làm cạn kiệt nguồn cung cấp bộ phận và linh kiện điện tử mà tập đoàn Trung Quốc rất cần trong sản xuất. Nhiều nhà phân tích đã lập tức cho rằng quyết định mới nhất này của chính quyền Donald Trump là một đòn chí mạng, một bản án tử hình đối với Hoa Vi. Một cách chính thức, quyết định của Mỹ vào tuần trước chỉ là mở rộng một danh sách đen của bộ Thương Mại Mỹ, gộp thêm 38 nhà cung cấp có quan hệ với Hoa Vi tại 21 quốc gia, vào một danh sách bao gồm tổng cộng 152 công ty bị cấm mua các bộ phận và linh kiện, đặc biệt là các loại chip điện tử, nếu không được phép của chính quyền Mỹ. Trong thực tế, theo nhận xét của hãng tin Anh Reuters, quyết định trên đây của Mỹ có tác dụng cấm giới sản xuất trên thế giới bán cho Hoa Vi các loại bộ phận, linh kiện bán dẫn… nếu việc sản xuất các mặt hàng này dùng đến thiết bị hay công nghệ của Mỹ. Động thái mới này đã lấp đi lỗ hổng của lệnh cấm đã ban hành vào tháng Năm vừa qua mà Hoa Vi được cho là đã biết lợi dụng để tiếp tục hoạt động sản xuất. Đỉnh điểm của một cuộc chiến 15 năm Theo nhật báo Anh Financial Times ngày 21/08, đối với Washington, quyết định mới ban hành là đỉnh điểm của một cuộc chiến kéo dài 15 năm chống lại Hoa Vi, bắt đầu khi công ty này cố gắng thâm nhập thị trường Mỹ lần đầu tiên vào đầu những năm 2000. Các nhà quan sát kỳ cựu cho rằng Mỹ đang tiến gần đến một mục tiêu tưởng như là không tài nào đạt được. Vào năm ngoái, Washington đã bắt đầu siết gọng kềm nhắm vào Hoa Vi với nhiều lệnh trừng phạt, nhưng hai quyết định trước đây đều không thấm vào đâu. Lần này, thì các chuyên gia trong ngành cho rằng thật khó để thấy được là Hoa Vi “có thể thoát khỏi thòng lọng của Washington” như thế nào. Một nhà phân tích công nghệ tại Gavekal Dragonomics, một hãng nghiên cứu ở Bắc Kinh nhận định là các sản phẩm của Hoa Vi từ điện thoại thông minh cho đến hạ tầng cơ sở mạng đều cần đến vật liệu bán dẫn, với hai ngành này chiếm đến 90% hoạt động kinh doanh của Hoa Vi. Theo chuyên gia này, “nếu không có khả năng sản xuất những sản phẩm đó, Hoa Vi sẽ không còn là Hoa Vi nữa”. Hồi đầu tuần trước, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tố cáo các quy định mới của Mỹ, gọi đó là một “bản án tử hình.” Nhà Nước Trung Quốc tất yếu phải can thiệp để cứu Hoa Vi Trong bài viết của mình, báo Financial Times đã nêu bật mối lo ngại của các tập đoàn viễn thông thế giới trước khả năng Hoa Vi bị sụp đổ cho dù một số chuyên gia vẫn giữ thái độ thận trọng, cho rằng còn quá sớm để nói đến ngày tàn của Hoa Vi, vì dứt khoát Nhà nước Trung Quốc sẽ nhẩy vào để cứu doanh nghiệp hàng đầu của minh. Theo Financial Times, giám đốc điều hành một tập đoàn viễn thông châu Âu đã gọi viễn cảnh Hoa Vi – nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường – bị sụp đổ là “thảm họa.” Theo nhân vật này, các nhà mạng hiện đã phải gánh chịu thêm chi phí do việc phải giảm số lượng thiết bị Hoa Vi do áp lực chính trị ngày càng tăng ở các nước phương Tây từ Úc đến Anh. Việc Hoa Vi sụp đổ vì không có linh kiện điện tử cần thiết để sản xuất, sẽ đè nặng trên các tập đoàn viễn thông đang dựa vào sản phẩm Hoa Vi như hãng Anh BT, hãng Đức Deutsche Telekom và hãng Thụy Sĩ Swisscom, đang sử dụng thiết bị Hoa Vi cho mạng băng thông rộng của họ. Hoa Vi sẽ cố cầm cự trong 6 tháng? Tuy nhiên, đối với Financial Times, cái chết chưa phải trước mắt. Hoa Vi đã cẩn thận xây dựng kho dự trữ chip từ khi Washington gia tăng sức ép với tập đoàn cách đây hai năm. Tờ báo Anh đã phản bác thông tin cho rằng tập đoàn Trung Quốc đã có dự trữ hai năm để tiếp tục hoạt động, nhưng công nhận rằng Hoa Vi có đủ vật liệu để tiếp tục hoạt động trong 6 tháng nữa. Theo nhật báo Anh, sáu tháng nghĩa là chờ đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đầu tháng Mười Một, và nếu ông Biden thắng cử thì Mỹ có thể giảm nhẹ áp lực với Hoa Vi. Nhưng những hy vọng này còn mong manh. Theo nhận định của ông Hosuk Lee-Makiyama, giám đốc Trung Tâm Chính Trị Kinh Tế Quốc Tế Châu Âu, trụ sở tại Bruxelles, những người có kinh nghiệm ở Trung Quốc hiểu rằng khả năng ông Biden hữu hảo dài lâu trở lại với Trung Quốc không nhiều, và “tuần trăng mật giữa Bắc Kinh với chính quyền Biden sẽ khó kéo dài vì Trung Quốc không thể thay đổi chính sách của họ một cách cơ bản.” Nhiều quy định của Bắc Kinh vẫn làm cho các chính phủ phương Tây bất bình, khiến họ cứng rắn với Hoa Vi và Trung Quốc nói chung, như luật an ninh của Trung Quốc chẳng hạn. Luật này đòi hỏi các tập đoàn và người dân Trung Quốc hỗ trợ cho cơ quan an ninh Trung Quốc khi được yêu cầu bất kỳ điều gì, cho nên đã làm dấy lên lo ngại về hoạt động gián điệp. Một vấn đề khác cũng đang khuấy động quan hệ với phương Tây là luật an ninh Hong Kong: Bắc Kinh muốn khuất phục, tước bỏ quyền tự trị, quyền công dân và pháp quyền tại đặc khu này. Trung Quốc sẽ can thiệp, nhưng sẽ thêm củi lửa cho những cáo buộc của Mỹ Trước kịch bản này thì tương lai của Hoa Vi có vẻ đen tối và một số nhà quan sát tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ bước vào để nâng đỡ tập đoàn của mình. Một nhà điều hành trong ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan cho rằng “Hoa Vi quá lớn để có bị bỏ rơi. Bắc Kinh sẽ chắc chắn trợ giúp.” Vấn đề là bằng cách nào. Một số chuyên gia khác cho rằng khó mà thấy được là bằng cách nào mà Hoa Vi có thể tiếp tục hoạt động dưới hình thức hiện nay, với trừng phạt của Mỹ. Chính quyền Trung Quốc chắc chắn sẽ đóng một vai trò trong việc tái cơ cấu công ty, và như thế sẽ biến Hoa Vi thành điều mà Mỹ luôn cáo buộc nhưng Hoa Vi luôn lớn tiếng phủ nhận, tức là: Một tập đoàn Nhà nước Trung Quốc. Trọng Nghĩa Nguồn: RFI XEM THÊM: Tử huyệt của Trung Quốc: Công nghệ bán dẫn Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào? Ý nghĩa việc Hoa Kỳ trừng phạt các công ty và cá nhân Trung Quốc liên quan đến việc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông  
......

Liệu ông Biden có thể chấm dứt được “thời kỳ đen tối”?

Nguyễn Quang Duy| Đại Hội đảng Dân Chủ 2020 cho thấy tính đa dạng chính trị, văn hóa, chủng tộc và những khó khăn đảng Dân Chủ đang phải đối đầu, nhưng liệu liên danh Biden – Harris có thể vượt qua các khó khăn giành thắng lợi trong kỳ bầu cử sắp tới? Từ chính sách xã hội… Thời Tổng thống John Kenedy là thời kỳ vàng son của đảng Dân Chủ, ông đã đề ra những chính sách xã hội chống lại nghèo khó và bất công, thu hút được đa số cử tri lao động. Tổng thống Lyndon Johnson tiếp tục ban hành Đạo luật Quyền Dân sự 1964, chống kỳ thị chủng tộc, giới tính… và Đạo luật Quyền Bầu cử 1965, bảo vệ quyền bầu cử của người Mỹ da đen, nên hầu hết cử tri người Mỹ da đen đều bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ. … Sang toàn cầu hóa… Tổng thống Bill Clinton tự nhận đã được Tổng thống Kenedy truyền cảm hứng khiến ông gia nhập đảng Dân Chủ nhưng khi cầm quyền ông lại đi theo đường lối và chiến lược của Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan.  Ông Clinton khai sinh Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ khiến hàng hóa từ Mễ Tây Cơ đổ vào nước Mỹ làm hằng triệu công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp, đói nghèo. Những người lao động đã trừng phạt ông Clinton nên ngay trong cuộc bầu cử giữa kỳ 1994, đảng Dân Chủ mất cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện. Lần đầu tiên trong vòng 40 năm đảng Cộng Hòa kiểm soát được Hạ Viện và liên tục giữ cả hai viện trong sáu năm còn lại của Tổng Thống Clinton. Đảng Cộng Hòa nắm cả lưỡng viện nên chi phối các chính sách kinh tế và xã hội, nhờ đó kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng các chính sách xã hội cho người lao động bị giới hạn rất nhiều. Năm 2000, Tổng thống Clinton tin rằng khi Bắc Kinh gia nhập WTO, Trung cộng sẽ tôn trọng luật chung nên đã chấp nhận Bắc Kinh tham gia vào Tổ chức Thương Mãi Thế Giới (WTO) và mở cửa cho hàng hóa Trung cộng đổ vào nước Mỹ. Nhưng Bắc Kinh thay vì tôn trọng luật chung lại tìm cách phá bỏ nó, khiến nước Mỹ càng ngày càng lụn bại, người lao động ngày càng khốn khổ. Đảng Dân Chủ mất cử tri lao động nhưng bù lại đã thu hút được thành phần cấp tiến theo tự do phóng khoáng, tự do thương mại quốc tế và cổ vũ toàn cầu hóa. Những người cấp tiến theo khuynh hướng toàn cầu hóa có học thức nên được giữ những vai trò quan trọng trong chính trị, giáo dục và truyền thông, dần dần họ chuyển đổi cả văn hóa và tư tưởng của người Mỹ. Tuy nhiên toàn cầu hóa đã làm suy yếu nước Mỹ về nhiều mặt, từ kinh tế, chính trị, đến văn hóa, giáo dục và với tư tưởng sống chung hòa bình không cần tăng cường quân sự. … Chính trị bản sắc bắt đầu… Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến từng người, từng gia đình và toàn xã hội là nguyên nhân gây phân cực nước Mỹ, trong Đại Hội đảng Dân Chủ năm 2004, ông Barack Obama, khi ấy là Thượng nghị sỹ, có bài diễn văn tố cáo sự phân cực chính trị. Từ đó, báo chí và truyền thông Mỹ bắt đầu bàn luận về một Tổng thống da đen đầu tiên cho nước Mỹ, và nhờ tài ăn nói ông Obama đã thắng cử Tổng thống năm 2008 một cách dễ dàng. Nhưng điều hành một nước Mỹ không phải là chuyện dễ, dư âm ông Obama để lại là Obamacare, 8 năm kinh tế trì trệ và một nước Mỹ phân hóa hơn. Với Trung cộng, ông Obama quá ôn hòa đến độ bị giới chức Bắc Kinh xem thường, còn hàng hóa Trung cộng tràn ngập, kỹ nghệ Mỹ hầu như phá sản, chiến lược xoay trục về Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm mục đích “bao vây” một Trung cộng đang trỗi dậy, mới hoàn tất trên giấy tờ. Nhiều người Việt ủng hộ Hiệp định TPP nhưng quên rằng Tổng liên đoàn lao động lớn nhất ở Mỹ (The American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations,  AFL – CIO ) đã chống TPP ngay từ phút đầu soạn thảo. Tiếp theo, cuộc Bầu cử giữa kỳ 2010 đảng Dân Chủ mất Hạ viện, đến bầu cử giữa kỳ 2014 mất luôn Thượng viện, đến khi bà Harry Clinton ra tranh cử chính bà đã phải hứa nếu thắng cử Tổng thống bà sẽ chấm dứt tham gia Hiệp Định TPP. Sau chiến thắng của ông Obama năm 2008, báo chí truyền thông Mỹ bắt đầu nói đến chuyện một Tổng thống thuộc phái nữ, chính trị bản sắc (identity politics) dựa vào mầu da, sắc tộc, giới tính và vóc dáng bề ngoài nhằm thu hút cử tri của đảng Dân Chủ đã thay cho việc tranh cử cổ điển thuyết phục cử tri bằng chính sách và chiến lược. Trong lần tranh cử 2016, bà Clinton gần như không đưa ra một chính sách hay chiến lược nào, người bảo thủ và lao động sợ bà Clinton sẽ tiếp nối con đường của 2 ông Clinton và Obama tiếp tục đưa nước Mỹ vào con đường lụn bại nên đã bầu cho ông Donald Trump của đảng Cộng hòa. Liên danh Trump - Pence… Ông Trump là một nhà truyền thông xuất sắc, ông liên tục nêu quan điểm chính trị để thăm dò và sửa soạn dư luận. Ông luôn nhắc nhở mọi người những việc ông đã và đang làm, ông tạo hứng thú để mọi người tiếp tục tìm hiểu theo dõi và ủng hộ những việc ông sẽ làm, bấ̃t kể phe chống lại nói gì. Trong gần 4 năm qua ông đã hoàn thành một phần cuộc “chiến tranh tâm lý” đánh thức cả thế giới phải nhận thức lại vai trò của nước Mỹ, nhận thức lại toàn cầu hóa, nhận thức lại tự do thương mại quốc tế, nhận thức được mối đe dọa của Bắc Kinh. Ông Trump thường làm những việc mà các chính trị gia ít ngờ tới như vừa rồi ông ký sắc lệnh gia hạn hỗ trợ tài chánh cho hàng chục triệu người Mỹ bị mất việc do đại dịch. Gắn bó với ông Trump là Phó Tổng Thống Mike Pence, một người bảo thủ, ngoan đạo, điềm đạm, nhiều kinh nghiệm và uy tín, một chính trị gia gương mẫu của đảng Cộng Hòa. Ngày 23/8/2020, ông Trump đã công bố Chương trình hành động với 50 ưu tiên hành động cho nhiệm kỳ sắp tới dưới tiêu đề: “Chiến đấu vì bạn!”. Ngày 24/8/2020, Đại hội Đảng Cộng hòa 2020 khai mạc với khẩu hiệu “giấc mơ Mỹ Quốc” tương lai sẽ tươi sáng hơn quá khứ nếu đảng Cộng Hòa tiếp tục được cử tri tin cậy. Ứng cử viên Joe Biden… Trong khi đó, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân Chủ Joe Biden là chính trị gia với gần 50 năm kinh nghiệm chính trường, đã 2 lần ra tranh cử Tổng thống năm 1988 và 2008 nhưng thất bại. Nhưng thật lạ lần ứng cử thứ 3 này ông đã hạn chế bớt các cuộc tiếp xúc thường xuyên với truyền thông báo chí, lấy lý do là đại dịch Vũ Hán, nhưng làm như thế ông đánh mất nhiều cơ hội cổ vũ cho đường lối và chiến lược của đảng Dân Chủ. Khi ông Biden tuyên bố ứng cử viên Phó tổng thống phải là một phụ nữ da màu, mà phải là trẻ để ông có thể chuyển tiếp quyền lực, thì rõ ràng chính trị bản sắc đã thống lĩnh đảng Dân Chủ vì có đến 90% dân số nước Mỹ là đàn ông, phụ nữ da trắng và lớn tuổi bị loại khỏi vòng tuyển chọn. Nước Úc có Đạo luật Cơ Hội Bình Đẳng (Equal Opportunity Act) nên tuyên bố như ông Biden chỉ chọn phụ nữ, da màu và trẻ, sẽ bị coi như kỳ thị giới tính, kỳ thị tuổi tác và kỳ thị chủng tộc. Oái oăm thay, Thượng nghị sỹ, Bà Kamala Harris, người được chọn đứng cùng liên danh với ông Biden, cũng là người đã từng công khai chỉ trích ông Biden là người lợi dụng phụ nữ và kỳ thị chủng tộc. Ứng cử viên Kamala Harris … Vậy bà Harris là ai ? Bà là người đã được Tổng thống Obama tạo cơ hội cho phát biểu trong Đại Hội đảng Dân Chủ năm 2012 và bà có rất nhiều gắn bó với ông Obama. Bà ra tranh cử Tổng thống năm 2020 nhưng qua tranh luận bà không đưa ra được quan điểm rõ ràng nên số người ủng hộ ít dần và bà sớm bỏ cuộc. Bà Harris có cha gốc Jamaica và mẹ gốc Ấn Độ, nhưng nguồn gốc sẽ giúp gì cho cuộc tranh cử: (1) phụ nữ và người Mỹ da đen sẽ chọn bà hay chọn chính sách của đảng Cộng Hòa hay không đi bầu; (2) trong tình trạng Ấn - Trung đang chiến tranh, người Mỹ gốc Ấn sẽ chọn bà hay chọn ông Trump; và (3) khi bà ít nói đến nguồn gốc Jamaica của cha mình, cử tri gốc Nam Mỹ sẽ nghĩ gì về bà ? Cánh tả xã hội chủ nghĩa… Trên Twitter, Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez cho phổ biến bài cô đã phát biểu trong Đại Hội với phụ đề bằng tiếng Tây Ban Nha. Cô kêu gọi đảng Dân Chủ chấp nhận các giải pháp nhằm chăm sóc sức khỏe, giáo dục đại học, lương đủ sống và quyền lao động cho mọi người ở Mỹ và kết thúc bằng lời đề cử Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders làm ứng cử viên tổng thống đại diện đảng Dân Chủ. Qua đó có thể thấy cô đã không đồng ý với việc đề cử ông Biden, cũng như nói rõ quan điểm muốn thắng cử đảng Dân Chủ cần có đường lối và chính sách rõ ràng. Đây một dấu hiệu quan trọng nó có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử vì cô thu hút được nhiều người trẻ và người gốc Nam Mỹ cánh tả. Ai thắng ai? Cũng có thể, trong cuộc bầu cử năm nay nhiều cử tri đảng Dân chủ sẽ không đi bầu là vì chính trị bản sắc không đủ sức hấp dẫn họ, và họ chưa biết đảng Dân chủ sẽ đưa nước Mỹ về đâu. Trong khi ấy thì đại Hội đảng Cộng Hòa 2020 cũng đã bắt đầu (từ ngày 24-27/08/2020), cuộc tranh cử càng ngày càng trở nên ráo riết, mong rằng sẽ có nhiều thông tin hơn về đường lối và chiến lược của cả hai đảng trong những ngày sắp tới. Chỉ còn vài tuần nữa đến ngày bầu cử 3/11, nhưng giới quan sát cũng nhận thấy đảng Dân Chủ lần này không lạc quan lắm về một “làn sóng xanh” đã giúp họ chiến thắng áp đảo như họ đã kỳ vọng trong hai cuộc bầu cử Tổng thống 2016 và giữa nhiệm kỳ Tổng thống năm 2018 vừa qua. Như vậy, nếu liên danh Biden – Harris thất cử thì rõ ràng cử tri Mỹ đã chán ngấy chính trị bản sắc (identity politics) dựa vào mầu da, sắc tộc, giới tính. Điều này sẽ dẫn đến áp lực buộc các Lãnh tụ đảng Dân Chủ phải vượt qua “thời kỳ đen tối”, quay trở lại cách thức tranh cử cổ điển thuyết phục cử tri bằng chính sách và chiến lược cụ thể rõ ràng. Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi - [email protected] 26/8/2020    
......

Mỹ trừng phạt công ty và cá nhân giúp Trung Quốc ‘quân sự hóa’ Biển Đông

......

Không tham gia RIMPAC có phải là một chọn lựa đúng?

Cánh Cò - canhco's blog| Theo bản tin từ VOA cho biết “Việt Nam không có tên trong danh sách 10 nước đang tham gia cuộc Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm nay ở Hawaii, dù đã được mời. Hà Nội chưa thông báo lý do không tham dự RIMPAC – cuộc diễn tập chỉ diễn ra trên biển từ ngày 17 tới 31 tháng Tám và không có các sự kiện giao lưu trên bờ do các quan ngại về virus Corona”. Nội dung bản tin làm nhiều người theo dõi tình hình Biển Đông hụt hẫng, Hụt hẫng và tiếc rẻ cho thái độ thiếu quyết đoán của Việt Nam khi Mỹ đang tung hết chiêu thức trên mặt trận “ngoại giao quốc phòng”, theo cách nói của The Washington Post, để cho Trung Quốc thấy sức mạnh hải quân của họ cũng như đồng minh trên biển. Sức mạnh ấy được phô diễn không những chỉ để phối hợp tấn công nếu xảy ra chiến tranh, ở đây rõ ràng là với Trung Quốc, mà còn trực tiếp cho thấy tiềm lực mà hải quân Mỹ hiện có. RIMPAC (the Rim of the Pacific Exercise) là “Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương” cuộc tập trận tác chiến trên biển có quy mô quốc tế lớn nhất thế giới. RIMPAC được tổ chức hai năm một lần của các năm chẵn tại Hawaii. Nó được điều hành và chi huy bởi Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ, như một phương tiện thúc đẩy sự ổn định trong khu vực vì lợi ích của tất cả các quốc gia tham gia. Năm nay Mỹ chính thức mời Việt Nam tham dự nhưng lại tiếp tục không mời Trung Quốc cho thấy thái độ của chính quyền Mỹ là dứt khoát và có lẽ việc không mời Trung Quốc khiến Việt Nam lo ngại, không dám tiếp tục tham gia như năm 2018 mặc dù năm đó cũng không có mặt Trung Quốc. Theo The Washington Post việc Hoa Kỳ một lần nữa không mời Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận RIMPAC năm nay Washington dường như đang đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ về quốc phòng, thay vì ngoại giao. Hơn ai hết Hà Nội biết rất rõ tại sao Mỹ không mời Trung Quốc tham gia, thái độ này làm Việt Nam vừa hy vọng lại không kém lo âu. Hy vọng Mỹ sẽ có thái độ trực diện với Trung Quốc khi Bắc Kinh tiếp tục xem Biển Đông là vùng biển của Đại hán nhưng cùng lúc Hà Nội chừng như chưa sẵn sàng tỏ thái độ chống lại ý đồ xâm lấn của Trung Quốc. Việt Nam tiếp tục chọn cách im lặng và nhẫn nhịn mặc dù có đưa ra những phản đối hồi gần đây về vụ Bãi Tư Chính. Giới lãnh đạo Hà Nội vẫn cho rằng giải pháp hòa hoãn với Trung Quốc từ trước tới nay vẫn là chính sách duy nhất trong tình trạng một nước Trung Quốc quá mạnh và quá quyết đoán. Có thể Hà Nội đã đúng trong quá khứ tức là từ năm 1990 khi ký tên vào Hội Nghị Thành Đô nhưng từ những năm gần đây diễn biến chống Trung Quốc của Mỹ và các nước ngày một căng thẳng hơn thì thái độ im lặng chịu đựng ấy có lẽ không còn phù hợp. Có thể trận chiến tranh 1979 vẫn còn ám ảnh giới lãnh đạo quốc phòng của Việt Nam nhưng nếu mang những lo sợ ấy vào quyết sách bảo vệ đất nước trong tình hình hiện nay là thái độ trùm chăn và kiến thức khoa học quân sự bị lệch lạc. Năm 1979 Trung Quốc bất ngờ tiến đánh Việt Nam trong lúc cán bộ chiến sĩ không thể ngờ người bạn chí cốt của mình lại ra tay trong lúc Việt Nam đang bận rộn với chiến dịch biên giới Tây Nam. Tuy bất ngờ nhưng Việt Nam vẫn chống trả thành công và Trung Quốc mặc dù thắng thế nhưng hậu quả vô cùng nghiêm trọng và khó làm cho họ đủ can đảm ra tay lần thứ hai trên mặt trận này. Lý do là tình hình hiện nay rất khác. Hệ thống theo dõi, phát hiện đối phương từ khi chúng tập trung không còn như cách đây 40 năm. Chỉ cần một đại đội di chuyển về phương Nam, Hà Nội dễ dàng được báo động và chuẩn bị phản công. Trung Quốc không thể càn quét Việt Nam như lúc trước nhất là khi cả thế giới đang theo dõi từng động tác của họ. Và nhất là hiện nay Mỹ không còn là kẻ thù của Việt Nam. Sự sợ hãi chiến tranh trên mặt biển là lo âu chung của các nước trong khu vực chứ không riêng gì Việt Nam. Từ Malaysia, Indonesia cho tới Philippine và thậm chí kể cả Brunei…đều là nạn nhân nếu Trung Quốc ra tay. Mỹ thấy rõ điều đó và những động thái canh chừng Trung Quốc qua cách biểu đạt “tự do thông thương hàng hải” đã phần nào khiến Trung Quốc dè chừng nhất là những chống đối mạnh mẽ chưa từng thấy gần đây của Mỹ đã khiến Trung Quốc phải chọn thái độ co cụm trong cách ứng xử ngoại giao với các nước. Bất kể nổ lực lôi kéo Việt Nam bằng những động thái giúp đỡ, hứa hẹn lẫn chống Trung Quốc của Mỹ Hà Nội vẫn tỏ ra lơ là và hình ảnh đi giây ngày một rõ hơn. Trong quá khứ việc đi giây được xem là hợp lý bao nhiêu thì trong tình hình hiện tại bị đánh giá là sai lầm bấy nhiêu. Việt Nam lo ngại trở thành tiền đồn chống Trung Quốc của Mỹ nhưng mặc nhiên chấp nhận thân phận phên giậu của mình khó làm cho Mỹ tiếp tục kiên nhẫn. Cách đối phó của Bắc Kinh là tiếp tục bóp cổ Hà Nội bằng quân sự, bằng tiền bạc, bằng kinh tế, bằng liên quan đảng phái….không cho phát ra tiếng vang, mà tiếng vang hiệu quả nhất là thái độ hợp tác với Mỹ qua việc tham dự RIMPAC. Chờ xem sau RIMPAC là gì và việc từ chối tham gia RIMPAC của Việt Nam là một chọn lựa thất bại hay không. Nếu đợi đến RIMPAC 2022 mới tham gia e rằng Việt Nam đã lỡ tàu vì lúc ấy có lẽ con tàu Washington đã đổi tài xế lẫn đường ray.    
......

Trung quốc chế tạo COVID-19 làm vũ khí, theo sách cuả chủ tịch Hàn Lâm Viện sinh học được bảo trợ bởi UNESCO

  Nữ tướng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Trần Vĩ  Trần Mạnh Trác - Chu Vĩnh Hải “Trung quốc đã dùng tiền viện trợ và kiến thức cuả Pháp và Hoa Kỳ trong việc nghiên cứu dịch cúm ở Vũ Hán để chế tạo vũ khí sinh học COVID-19, hiện nay được đặt dưới quyền chỉ huy cuả nữ tướng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Trần Vĩ, vốn là một chuyên gia về vũ khí và khủng bố sinh học.” Đó là kết luận cuả cuốn sách vừa xuất bản có tựa đề ‘La Chimera che ha cambiato il Mondo' cuả giáo sư bác sĩ Giuseppe Tritto, hiện là chủ tịch cuả Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Y sinh thế giới, đặt trụ sở ở Paris, dưới sự bảo trợ cuả UNESCO. Nếu quả thực như vậy thì đây là một tin cực kỳ buồn thảm cho toàn Thế Giới! Trung quốc có thể bắt chẹt các nước láng giềng như cài đặt một loại COVID mới ở một vài tỉnh cuả quốc gia đó để cảnh báo chớ nên sát lại gần hơn với kẻ thù cuả họ trong những vấn đề tranh chấp nóng bỏng? Xin đọc bản tin cuả AsiaNews dưới đây: Rome (AsiaNews ngày 4 tháng 8, 2020) – “COVID-19, đang giết chết nhiều người và lây nhiễm tràn lan trên khắp thế giới, không phải là một loại virus tự nhiên; nhưng được tạo ra ở Vũ Hán, trong phòng thí nghiệm sinh học an toàn cấp 4. Nhưng không chỉ có người Trung Quốc đã tạo ra nó, mà có cả các nhà khoa học Pháp và Hoa Kỳ đã đóng góp vào việc sản xuất loại quái thai "chimera" này, là một sinh vật được tạo ra trong phòng thí nghiệm.” Nếu là vài tháng trước, thì một ý tưởng như vậy sẽ bị coi là một lý thuyết âm mưu, sẽ bị miệt thị bởi tất cả những người tin vào sự vô tội của Trung Quốc, và những học giả khác thì sẽ coi đó là một ý tưởng "ngây ngô". Nhưng bây giờ, luận án này đã được trình bày với những tài liệu, ngày tháng, sự kiện, và tác giả là một nhà khoa học nổi tiếng quốc tế, Giáo sư Joesph Tritto, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Y sinh thế giới (WABT), một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1997 dưới sự bảo trợ của UNESCO. Giáo sư Tritto, 68 tuổi, là tác giả của ‘Cina COVID 19. La Chimera che ha cambiato il Mondo’ (COVID 19 cuả Trung quốc, một quái thai được bào chế (Chimera) đã làm thay đổi thế giới). Cuốn sách do nhà xuất bản Edizioni Cantagalli phát hành ngày hôm nay. Sách dầy 272 trang, đọc giống như một cuốn phim kinh dị, Giáo sư Tritto giải thích nguồn gốc của virus một cách chính xác và khoa học, bắt đầu từ nỗ lực của Trung Quốc nghiên cứu vắc-xin chống SARS, họ đưa bộ gen cuả HIV vào virus (khiến chúng trở nên hung dữ hơn), và thêm vào các yếu tố coronavirus cuả những con dơi (loại dơi móng ngựa, ) sử dụng một phương pháp gọi là hệ thống di truyền ngược 2. Nử giáo sư Sử Chính Lập (Shi Zheng Li) là người đứng đầu viện thí nghiệm Vũ Hán, bà là nhân vật hàng đầu về kỹ thuật di truyền, nhưng phòng thí nghiệm cũng đã nhận được sự giúp đỡ từ chính phủ Pháp và viện Pasteur, mà từ đó người Trung Quốc đã học cách sử dụng bộ gen HIV. Một số nhà khoa học Mỹ cũng đã góp sức vào, đó là Giáo sư Ralph S. Baric, thuộc Đại học Bắc Carolina, dùng nguồn tài trợ cuả Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu coronavirus ở đây, vì loại nghiên cứu này bị cấm ở Mỹ cho đến năm 2017 vì chúng nguy hiểm. Giáo sư Tritto, tác giả cuốn sách, có một lý lịch hàn lâm đáng kính phục. Ông là bác sĩ về urology (tiết niệu, ) andrology (bệnh đàn ông, ) infertility microsurgery (vi phẫu vô sinh, ) và là giáo sư về công nghệ vĩ mô và công nghệ nano ở Anh và ở Ấn Độ. Ông là giáo sư thỉnh giảng và là giám đốc y học nano tại Đại học Amity ở New Delhi (Ấn Độ). Vì lý do này, ông có thể kiểm tra chặt chẽ những tài liệu nghiên cứu được thực hiện ở Vũ Hán. Theo quan điểm của ông, thì sự việc bắt đầu như một nghiên cứu chống lại dịch bệnh, nhưng dần dần biến thành nghiên cứu sinh học để chế tạo vũ khí gây chết người. Do đó không phải ngẫu nhiên mà trong năm năm qua, phòng thí nghiệm Vũ Hán đã nhận được sự tài trợ lớn nhất của Trung Quốc cho việc nghiên cứu virus. Nó trở thành một trung tâm nghiên cứu tiên tiến dưới sự kiểm soát trực tiếp của Viện Khoa học Trung Quốc và chính phủ Trung Ương. Theo giáo sư Tritto, bà giáo sư Sử Chính Lập có lẽ không có hứng thú làm việc cho quân đội hay cho các mục đích khác, trừ phi bà bị buộc phải làm như vậy. Không có ai đặt nghi ngờ về sự thành tín cuả bà cả. Tuy nhiên, sự thật vẫn là sau khi phòng thí nghiệm được người ta chú ý vì đại dịch, thì thiếu tướng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trần Vĩ, một chuyên gia về vũ khí sinh hóa và du kích sinh học, đã được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Virus học Vũ Hán, làm việc với một nhóm bao gồm Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan, ) một nhà nghiên cứu phổi nổi tiếng với kinh nghiệm lâu năm về các bệnh phổi truyền nhiễm. Khi Viện Virus học Vũ Hán được đặt dưới sự kiểm soát của quân đội Trung Quốc thì kể từ đó, những tin tức về bà giáo sư Sử Chính Lập dường như biến mất. Trong cuốn sách của Tritto, các nhà khoa học đã trở nên tồi tệ. Được thúc đẩy bởi khao khát kiến thức, họ trở nên háo hức với quyền lực, tham vọng, sự nghiệp và tiền bạc. Một phần của cuốn sách dành cho việc nghiên cứu các vắc-xin, trong đó nhiều viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm cạnh tranh với nhau, không phải vì để làm thuốc để cứu hàng triệu bệnh nhân coronavirus, mà chỉ là muốn trở nên người đầu tiên bán vắc-xin cho toàn thế giới. Trung Quốc đã rất thủ đoạn trong lĩnh vực này. Theo giáo sư Tritto, Bắc Kinh chỉ công bố một phần dữ liệu và giấu đi cấu trúc di truyền ban đầu của coronavirus (virus mẹ, virus gốc). Tại sao? Bởi vì phải có cấu trúc ban đầu của virus thì mới có thể tạo ra một loại vắc-xin thực sự phổ quát, có hiệu quả ở mọi nơi trên trái đất. Theo thời gian, virus biến đổi và vắc-xin để trị ‘virus con’ chỉ có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định và ở một khu vực nhất định. Nói cách khác, lợi ích thương mại hẹp hòi là động lực chứ không phải là vì tình yêu đối với khoa học. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quên - và Giáo sư Tritto thì không - rất nhiều anh hùng trong đại dịch này. Ngoài các bác sĩ và y tá đang hy sinh để chữa trị cho bệnh nhân khi họ tr2n ngập các phòng cấp cứu, chúng ta phải nhắc đến các bác sĩ đầu tiên đã cảnh báo về dịch bệnh ở Vũ Hán, đã bị cảnh sát buộc phải im lặng, bị đe dọa sa thải. Một trong những vị này là bác sĩ Ngải Phân (Ai Fen, ) đã báo cáo một "ảnh hưởng lạ" vào đầu tháng 11 và bị ban giám đốc bệnh viện bịt miệng. Một người khác là bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lương (Li Wenliang), bị buộc phải giữ im lặng và sau đó chết vì bị lây nhiễm COVID-19 bởi một bệnh nhân. Hiện tại không có tin tức gì về bác sĩ Ngải Phân, bà đã mất tích. Cuốn sách của Giáo sư Tritto cũng phê bình Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã trở thành - theo nhiều người - một "con rối" trong tay Trung Quốc, đồng lõa với sự im lặng về dịch bệnh. Tuy nhiên, cuốn sách không chỉ quay về quá khứ. Giáo sư Tritto muốn có những quy tắc chặt chẽ trên thế giới trong các việc nghiên cứu quái thai (chimera, ) an toàn sinh học cấp 4 cuả các phòng thí nghiệm và hợp tác giữa các phòng thí nghiệm quân sự và dân sự. Trung Quốc và nhiều nước khác cũng nên bị buộc phải ký Công ước vũ khí sinh học và độc tố (BTWC).  
......

Bầu cử 2020: Biden chủ trương gì về quan tâm chính của cử tri?

Nghiên Cứu Quốc Tế Khi chính thức tuyên bố tham gia cuộc đua tổng thống năm 2020, Joe Biden tuyên bố ủng hộ hai điều – những người lao động đã “xây dựng đất nước này” và các giá trị có thể hàn gắn sự phân hóa của nước Mỹ. Trong lúc Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thách thức từ virus corona đến bất bình đẳng chủng tộc, chủ trương chính của Biden là tạo cơ hội kinh tế mới cho người lao động, khôi phục các biện pháp bảo vệ môi trường và quyền chăm sóc sức khỏe cũng như liên minh quốc tế. Joe Biden sẽ chính thức trở thành ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ hôm thứ Năm, khi ông gửi thông điệp này tới khán giả cả nước. Dưới đây là chi tiết về chủ trương của ứng cử viên Joe Biden với tám vấn đề chính mà cử tri quan tâm. Chương trình xét nghiệm và truy tìm toàn quốc Cách tiếp cận của ông Biden để giải quyết virus corona, thách thức rõ ràng và tức thời nhất mà nước Mỹ đang phải đối mặt, là cung cấp xét nghiệm miễn phí cho tất cả mọi người và thuê khoảng 100.000 nhân viên để thiết lập một chương trình truy tìm người bị nhiễm toàn quốc. Biden nói ông muốn thành lập ít nhất 10 trung tâm thử nghiệm ở mọi tiểu bang, kêu gọi các cơ quan liên bang triển khai các nguồn lực và đưa ra những hướng dẫn quốc gia chắc chắn hơn qua các chuyên gia liên bang. Ông nói tất cả các thống đốc nên bắt người dân đeo khẩu trang. Những cử tri nghi ngờ quyền lực liên bang sẽ coi đây là hành động quá mức, nhưng nó rất phù hợp với quan điểm chung của ông Biden và đảng Dân chủ về vai trò mà chính phủ nên thực hiện. Tăng lương tối thiểu và đầu tư vào năng lượng xanh Để giải quyết tác động tức thời của cuộc khủng hoảng virus corona, Biden tuyên bố sẽ chi “bất cứ gì cần thiết” để mở rộng khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và tăng khoản tiền hỗ trợ trực tiếp cho các gia đình. Trong số các đề xuất có thêm 200 đôla tiền An sinh Xã hội mỗi tháng, hủy bỏ việc cắt giảm thuế từ thời Trump và tha nợ cho mỗi sinh viên 10.000 đôla trong khoản tiền vay của liên bang. Các chính sách kinh tế rộng lớn hơn của ông Biden, được gọi là kế hoạch “Xây dựng lại”, cố gắng làm hài lòng hai khu vực bầu cử theo truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ – giới trẻ và giới công nhân. Ông ủng hộ việc tăng lương tối thiểu liên bang lên 15 đôla một giờ – một biện pháp được giới trẻ ưa chuộng và điều đó đã trở thành một biểu tượng cho đảng vào năm 2020, đồng thời là một dấu hiệu cho thấy nó chuyển sang cánh tả. Ông cũng muốn đầu tư 2 tỷ đôla vào năng lượng xanh, lập luận rằng việc thúc đẩy sản xuất xanh sẽ giúp ích cho công nhân thuộc tầng lớp lao động, những người thực hiện hầu hết các công việc đó. Ngoài ra còn có cam kết 400 tỷ USD đôla liên bang để mua hàng hóa của Mỹ, cùng với cam kết thực thi luật “Mua hàng Mỹ” cho các dự án giao thông mới. Biden từng bị chỉ trích vì ủng hộ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (Nafta), mà các nhà phê bình cho rằng đã chuyển việc làm ra nước ngoài.Kế hoạch năm 2020 của ông kêu gọi chính phủ liên bang đầu tư 300 tỷ đôla vào vật liệu, dịch vụ, nghiên cứu và công nghệ do Mỹ sản xuất. Cải tổ luật hình sự, trợ cấp cộng đồng thiểu số Trong bối cảnh các cuộc biểu tình liên quan đến chủng tộc diễn ra khắp nước Mỹ trong năm nay, Biden cho biết ông tin phân biệt chủng tộc còn tồn tại ở Mỹ và phải được giải quyết qua các chương trình kinh tế và xã hội rộng lớn để hỗ trợ người thiểu số – và một trụ cột trong chương trình “xây dựng lại” của ông là tạo hỗ trợ kinh doanh cho người thiểu số thông qua quỹ đầu tư trị giá 30 tỷ đôla. Về luật hình sự, ông Biden đã rời xa vị trí “cứng rắn với tội phạm” bị chỉ trích nhiều của thập niên 1990. Ông hiện đề xuất các chính sách giảm việc giam cầm, giải quyết sự chênh lệch về chủng tộc, giới tính và thu nhập trong hệ thống tư pháp, và cải tạo tù nhân đã được thả. Giờ đây, ông sẽ tạo ra một chương trình tài trợ trị giá 20 tỷ đôla để khuyến khích các tiểu bang đầu tư vào nỗ lực giảm tù nhân, xóa bỏ các bản án tối thiểu bắt buộc, hợp thức hóa cần sa và xóa án tích cần sa trước đó, cũng như dẹp án tử hình. Tuy nhiên, ông bác bỏ kêu gọi giảm ngân sách tài trợ cảnh sát, nói rằng nguồn lực, thay vào đó, nên được gắn với việc duy trì các tiêu chuẩn. Ông lập luận rằng một số nguồn tài trợ cho cảnh sát nên được chuyển hướng sang các dịch vụ xã hội như sức khỏe tâm thần, và kêu gọi đầu tư 300 triệu đôla vào chương trình kiểm soát cộng đồng. Tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris Ông Biden gọi biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu và nói rằng ông sẽ kêu gọi phần còn lại của thế giới hành động nhanh hơn để hạn chế khí thải bằng cách tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris. Thỏa thuận mà Donald Trump rút khỏi, cam kết Mỹ cắt giảm khí nhà kính tới 28% vào năm 2025, dựa trên mức năm 2005. Mặc dù không tha thiết lắm với Thỏa thuận Xanh mới – một gói về môi trường và việc làm do phe cánh tả của đảng ông đưa ra – Biden đang đề xuất khoản đầu tư liên bang trị giá 1,7 tỷ đôla vào nghiên cứu công nghệ xanh, một số trong số này trùng lặp với kinh phí trong kế hoạch kinh tế của ông, sẽ được sử dụng trong 10 năm tới và muốn Hoa Kỳ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 – cam kết đã được hơn 60 quốc gia khác đưa ra năm ngoái. Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia phát thải carbon lớn nhất khác, vẫn chưa tham gia cam kết. Các khoản đầu tư kết hợp với kế hoạch kinh tế của ông để tạo ra công ăn việc làm trong sản xuất các sản phẩm “năng lượng xanh”. Khôi phục danh tiếng của Mỹ … và có thể đối đầu TQ Ông Biden viết rằng với tư cách là tổng thống, ông sẽ tập trung vào các vấn đề quốc gia trước. Đã nói thế, có rất ít gợi ý rằng các giá trị của Biden về chính sách đối ngoại đã chuyển khỏi chủ nghĩa đa phương và sự can dự trên trường thế giới, đối lập với chủ nghĩa cô lập không nao núng của ông Trump. Ông cũng hứa sẽ hàn gắn mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là với liên minh NATO, mà ông Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ phá hoại bằng cách cắt giảm tài trợ. Cựu phó tổng thống nói rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về môi trường và các hành vi thương mại không công bằng, nhưng thay vì áp thuế đơn phương, ông đề xuất một liên minh quốc tế với các nền dân chủ khác mà Trung Quốc “không thể bỏ qua”, mặc dù ông chưa giải thích rõ điều đó có nghĩa là gì. Mở rộng Obamacare Biden cho biết sẽ mở rộng chương trình bảo hiểm y tế công cộng được thông qua khi ông còn là phó của Tổng thống Barack Obama, và thực hiện kế hoạch bảo hiểm cho dự trù khoảng 97% người Mỹ. Mặc dù không đề xuất bảo hiểm y tế toàn dân, chính sách mong muốn của nhiều đảng viên thiên tả hơn trong đảng, Biden hứa sẽ cho tất cả người Mỹ cơ hội đăng ký để chọn bảo hiểm y tế công cộng tương tự như Medicare, cung cấp quyền lợi y tế cho người cao tuổi và giảm độ tuổi đủ điều kiện nhận Medicare từ 65 xuống 60. Ủy ban về Ngân sách Liên bang có trách nhiệm, một nhóm phi đảng phái, ước tính rằng tổng kế hoạch Biden sẽ tốn 2,25 tỷ đôla trong 10 năm. Đảo ngược các chính sách của Trump Biden hứa trong 100 ngày đầu cầm quyền, sẽ đảo ngược các chính sách của Trump nhằm tách cha mẹ khỏi con cái ở biên giới Mỹ-Mexico, hủy bỏ giới hạn số lượng đơn xin tị nạn và chấm dứt lệnh cấm đi lại từ một số quốc gia theo đạo Hồi. Ông cũng hứa sẽ bảo vệ chương trình “DACA” – cho những người được đưa đến Mỹ bất hợp pháp khi còn là trẻ em được phép ở lại theo chính sách thời Obama – cũng như đảm bảo họ đủ sẽ điều kiện nhận viện trợ sinh viên liên bang. Mở rộng vườn trẻ, đại học miễn phí Trong một chuyển hướng đáng chú ý sang cánh tả, Biden tán thành phần lớn chính sách giáo dục đã trở nên phổ biến trong đảng – xóa nợ cho sinh viên vay tiền đi học, mở rộng các trường cao đẳng và giáo dục mầm non miễn phí. Những khoản này sẽ được thanh toán bằng cách dùng tiền thu được từ việc rút lại các khoản cắt giảm thuế cho giới giầu dưới thời ông Trump. Nguồn: BBC
......

Nghị sĩ Mỹ đề nghị trừng phạt quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền, giới hoạt động đồng tình

VOA Tiếng Việt Sau khi các thượng nghị sĩ và dân biểu Mỹ mạnh mẽ đề xuất chính quyền Tổng thống Donald Trump trừng phạt các quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền, giới hoạt động bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ việc Washington áp dụng các biện pháp chế tài thiết thực. Trong những tuần qua, một số nghị sĩ Mỹ đã gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, cũng như lên tiếng tại các buổi hội luận về nhân quyền, thúc giục Chính quyền Hoa Kỳ có biện pháp chế tài đối với các quan chức Việt Nam “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng,” xem áp dụng Đạo luật Magnitsky Toàn cầu, và đưa Việt Nam trở lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt – CPC. Cựu TNLT Trần Thị Nga phát biểu hôm 11/05/2020 trong sự kiện Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam. Ảnh: Vietnam Human Rights Day via YouTube Nhà hoạt động Trần Thị Nga, hiện sống lưu vong tại bang Georgia, Hoa Kỳ, sau khi rời nhà tù Việt Nam vào tháng 1/2020, nêu nhận định với VOA: “Hướng đi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ có biện pháp chế tài những đảng viên, quan chức cộng sản vi phạm nhân quyền là hướng đi lành mạnh và thực tế. Có như vậy, các quan chức cộng sản họ mới dè chừng, dừng lại tội ác của mình. “Đề xuất này rất có ích đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là đối với những người bất đồng chính kiến, những người bày tỏ quan điểm tôn giáo của riêng mình.” Luật sư Nguyễn Văn Đài, hiện sống lưu vong lại Đức, sau khi bị giam cầm hai lần tại Việt Nam vì lên tiếng bảo vệ nhân quyền, nói với VOA: “Trong thời gian qua, áp lực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt từ các dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ, và các tổ chức quốc tế đối với vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam rất là mạnh mẽ, nhưng chính quyền vẫn tiếp tục bắt giam, tuyên án tù dài… “Những tiếng nói đó dù mạnh mẽ nhưng chưa đủ mạnh đến mức có thể buộc chính quyền Việt Nam phải lắng nghe những lời kêu gọi từ cộng đồng quốc tế, vì vậy cần sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp (dân biểu, thượng nghị sĩ) với cơ quan hành pháp để tiếng nói của họ có áp lực để trừng phạt họ. “Hiện nay, có rất nhiều các quốc gia có cơ chế hỗ trợ như Luật Magnitsky của Hoa Kỳ, Cananda, châu Âu, Anh… Các cơ quan hành pháp nên hỗ trợ bằng cơ chế trừng phạt này thì sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều.” Luật Sư Nguyễn Văn Đài. Ảnh: VOA Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết thêm rằng việc các nhà lập pháp Hoa Kỳ đề xuất Bộ Ngoại giao Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt các quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền sẽ khích lệ tinh thần tranh đấu của các nhà hoạt động trong nước, dù đang ở trong tù hay đang được tự do. Trước đó, hôm 7/8, Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal phát biểu tại hội luận trực tuyến trong Ngày Vận động cho Việt Nam do BPSOS tổ chức: “Tôi nghĩ rằng Quốc hội nên đưa Việt Nam trở lại với Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt – CPC, chúng ta đã thấy Việt Nam bắt đầu thay đổi các hành động nhân quyền của họ như thế nào sau khi được ra khỏi CPC trước đây.” “Tôi nghĩ rằng chúng ta phải vận động cho hai điều: Áp dụng Đạo luật Magnitsky và đưa Việt Nam trở lại CPC. Và tôi nghĩ đây sẽ là điều cần phải làm.” Thượng Nghị sĩ Marco Rubio viết thư cho Hội luận: “Chúng tôi biết rằng chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp tôn giáo và đàn áp những người bất đồng chính kiến. Các quyền cơ bản của người dân Việt Nam về thực hành tín ngưỡng và tôn giáo, cũng quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp phải được tôn trọng và bảo vệ.” Ông Rubio viết tiếp: Chính phủ Hoa Kỳ phải minh bạch rằng mối quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam sẽ không thể đạt được tiềm năng đầy đủ nếu như những lạm dụng này tiếp diễn; chúng ta phải tiếp tục cam kết thúc giục chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị Việt Nam, nhiều người trong số họ đã bị giam giữ chỉ vì bảo vệ quyền của người dân Việt Nam.”   Thượng nghị sĩ Marco Rubio. Thượng Nghị sĩ John Cornyn phát biểu qua một video gửi đến Hội luận: “Là một nhà vận động lâu năm cho nhân quyền ở Việt Nam, tôi tiếp tục đấu tranh trong các chiến hào vi phạm nhân quyền mà không may vẫn còn xảy ra. Tôi cũng tự hào đã kêu gọi Ngoại trưởng Mike Pompeo và Chính quyền làm tất cả những gì chúng ta có thể để đáp lại những hành vi không thể dung thứ này.” Trước đó, hôm 30/7, Thượng nghị sĩ Marco Rubio và John Cornyn gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo yêu cầu đưa Việt Nam trở lại vào Danh sách CPC và trừng phạt các quan chức cộng sản theo đạo luật Magnitsky Toàn cầu. Bức thư viết: “Việt Nam là một đối tác an ninh quan trọng trong khu vực nhưng hồ sơ nhân quyền của họ vẫn là một trở ngại cho việc tăng cường quan hệ. “Do đó, chúng tôi trân trọng yêu cầu ông nêu ra những vấn đề này trực tiếp với chính phủ Việt Nam và đề nghị ông xem xét việc áp dụng các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với các cá nhân vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.” Các nhà hoạt động tôn giáo Hòa Thượng Thích Không Tánh, thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Chánh trị sự Cao Đài Hứa Phi, nói với VOA trong các cuộc phỏng vấn trước đây rằng các ông đồng tình việc đưa Việt Nam trở lại CPC với lý do rằng chính quyền tiếp tục vi phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Ngoài CPC và Luật Magnitsky Toàn cầu, các nhà lập pháp Hoa Kỳ ở cả Thượng viện và Hạ viện còn giới thiệu các dự luật nhân quyền Việt Nam. Tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ John Cornyn giới thiệu dự luật S.1369 – Dự luật Trừng phạt Nhân quyền Việt Nam, được các Thượng nghị sĩ John Boozman, Bill Cassidy, và Marco Rubio đồng ủng hộ. Dự luật này đề ra các biện pháp chế tài tương tự như Luật Magnitsky Toàn Cầu nhưng áp dụng riêng cho Việt Nam: yêu cầu Tổng thống áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính và cấm nhập cảnh Hoa Kỳ đối với những quan chức và gia đình của họ đồng lõa với các hành vi vi phạm nhân quyền đối với công dân Việt Nam. Tại Hạ viện, Dân biểu Chris Smith giới thiệu dự luật HR. 1383 – Dự luật Nhân quyền Việt Nam, và đến nay có đến 49 dân biểu liên bang Hoa Kỳ đồng tình ủng hộ. Nội dung chính của dự luật này là đưa điều kiện nhân quyền vào chính sách mậu dịch của Hoa Kỳ với Việt Nam; yêu cầu Bộ Ngoại Giao báo cáo hàng năm tình trạng nhân quyền ở Việt Nam với các thông tin chi tiết và cụ thể về từng vụ vi phạm và các giới chức liên can; yêu cầu Hành pháp áp dụng các biện pháp chế tài theo Luật Magnitsky Toàn cầu đối với các giới chức liên can. Về phía cơ quan hành pháp, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ Sam Brownback chia sẻ tại một buổi hội luận rằng Ngoại trưởng Pompeo đang “xem xét” các hình thức chế tài, và rằng các hình thức trừng phạt đối với quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương cũng sẽ có thể được áp dụng đối với quan chức Việt Nam. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Robert Destro nói với VOA rằng ông không thể chia sẻ “các bước thảo luận bên trong” của Bộ vì đó là “thông tin nhạy cảm.” Nguồn: VOA XEM THÊM: Hội thảo: CSVN lợi dụng Covid-19 đàn áp tự do ngôn luận Hai thượng nghị sĩ yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với Việt Nam      
......

Sinh viên Thái Lan biểu tình đòi dân chủ

Trung Điền – Việt Tân| Tối Chủ Nhật, ngày 16 tháng Tám, 2020 hơn 10 ngàn sinh viên Thái Lan và quần chúng đã tràn ngập đại lộ Ratchadamneon và Quảng Trường Dân Chủ, thủ đô Bangkok để đòi hỏi chính quyền quân phiệt Thái từ chức, với biểu ngữ: Độc tài hãy ra đi. Dân chủ muôn năm. Đây là cuộc tụ họp đông đảo nhất kể từ khi Thủ Tướng Prayuthe Chan-ocha lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014. Cuộc biểu tình do nhóm Thanh Niên Tự Do (Free Youth) cùng với sự hợp tác của một số tổ chức đồng minh là các hội sinh viên ở các đại học tại Thái Lan kêu gọi. Cuộc biểu tình bắt đầu tụ họp từ lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật, nhưng đến 6 giờ chiều khi số người tụ họp lên đến hơn 10 ngàn người, Ban Tổ Chức đã giới thiệu sinh viên Thatthep Ruangprapaikitseree, xuất hiện trong vai trò tân lãnh đạo của tổ chức Nhân Dân Tự Do (Free People Group) đổi từ tên Free Youth Group tuyên bố rằng Tổ chức Nhân Dân Tự Do sẽ lãnh đạo phong trào đấu tranh để thành lập một chính phủ “đoàn kết dân tộc” hầu chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị đã kéo dài từ nhiều năm qua tại Thái. Họ đưa ra ba yêu sách đối với chính quyền Thủ Tướng Prayuthe là: Giải tán Hạ Viện; Soạn lại hiến pháp mới; Chấm dứt hành động khủng bố những người chống chính phủ. Sinh viên Thatthep Ruangpraikitseree cho biết là các cuộc biểu tình sẽ tổ chức liên tục và mở rộng ra ngoài giới sinh viên để vận động mọi thành phần quần chúng với khát vọng dân chủ tham gia. “Free People” giờ đây không chỉ giới hạn ở sinh viên, mà bao gồm mọi thành phần từ nghệ sĩ, trí thức, lao động, doanh nhân để cùng nhau xây dựng lại một nước Thái dân chủ và tiến bộ. Giáo Sư Trakul Meechai, dạy môn chính trị tại Đại Học Chulalongkorn tham dự cuộc biểu tình và nói với đài PBS Thái Lan rằng với con số tụ họp biểu tình hơn 10 ngàn người trong mùa dịch COVID-19 hiện nay, cho thấy một lần nữa khát vọng dân chủ của người dân Thái đã và đang lớn mạnh thành cao trào trong thời gian tới. Giáo Sư Trakul Meechai cho rằng chính phủ và Quốc Hội Thái Lan cần tổ chức cuộc họp khẩn cấp giải quyết ba yêu sách của đoàn biểu tình, trước khi những cuộc biểu tình bùng nổ khắp nơi, khiến cho việc phòng chống đại dịch COVID-19 trở nên khó khăn và nguy hiểm. Làn sóng biểu tình chống chính quyền Thủ Tướng Prayuthe Chan-ocha bùng nổ từ tháng Hai, 2020 sau khi Đảng Hướng Đến Tương Lai (Future Forward Party), là một chính đảng cổ võ cho dân chủ, thu hút nhiều thành phần trẻ bị sức ép của phe quân phiệt phải giải thể theo lệnh tòa án. Tuy nhiên đến tháng Ba, do đại dịch COVID-19 bùng nổ với lệnh cách ly xã hội của chính quyền nên mọi cuộc biểu tình bị khựng lại. Căng thẳng bắt đầu trở lại vào tháng Sáu, khi Wanchalearm Satsaksit, một nhà hoạt động trẻ chống chính phủ nổi tiếng đang sống lưu vong tại Campuchia kể từ năm 2014, bị mất tích. Sinh viên các đại học trong thủ đô Bangkok yêu cầu chính quyền Thái phải nhận trách nhiệm về sự bắt cóc này. Nhưng chính quyền Prayuthe bác bỏ và không tiến hành điều tra theo yêu cầu của sinh viên. Trước thái độ phủi tay của chính quyền Thái, các nhóm sinh viên đã liên lạc và kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chính phủ. Cuộc biểu tình ngày 10 tháng Tám, do Liên hội sinh viên tổ chức tại Đại Học Thammasat được coi như cuộc tụ họp khởi nghĩa của sinh viên Thái Lan, dẫn đến cuộc biểu tình quy mô vào tối Chủ Nhật, ngày 16 tháng Tám. Tại cuộc biểu tình ở Đại Học Thammasat, sinh viên Pausaya Sithijirawattanakul, phát ngôn nhân của Liên Đoàn Sinh Viên Thái Lan, đã đọc một bản tuyên bố minh định lập trường đấu tranh của tập thể sinh viên Thái Lan là: Cải cách chế độ Hoàng Gia Thái không liên hệ đến những điều hành hệ thống chính trị tại Thái, và trả lại các quyền tự do căn bản của người dân. Bản Tuyên Bố nhận định rằng sự mất dân chủ và tự do của người dân Thái Lan, một phần là do chế độ hoàng gia, đứng đầu là nhà Vua, đã can thiệp vào chính trị từ trên cao. Đó là bất cứ khi nào xảy ra một cuộc đảo chính lật đổ một chính phủ phát sinh từ một quá trình dân chủ thực sự, nhà vua đã ký bổ nhiệm người đứng đầu quân đội lên nắm quyền. Sự kiện này cho thấy nhà Vua đã hợp pháp hóa và duy trì guồng máy phản dân chủ của nhóm quân phiệt, và đó là nguồn gốc gây ra những bất ổn chính trị tại Thái Lan. Bản Tuyên Bố của sinh viên đã nêu ra 10 yêu sách với Nhà Vua và chính phủ của Thủ Tướng Prayuthe Chan-ocha như sau: 1. Bãi bỏ Điều 6 của Hiến Pháp năm 2017 không cho phép bất cứ ai kết tội chống lại  Nhà Vua. Và cộng thêm một điều cho phép Quốc Hội kiểm tra những việc làm sai trái của Nhà Vua, như là đã được đưa vào Hiến Pháp bởi Đảng Nhân Dân. 2. Bãi bỏ Điều 112 của Bộ Luật Hình Sự cũng như cho phép người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận về chế độ quân chủ và ân xá cho tất cả những người bị truy tố vì chỉ trích chế độ quân chủ. 3. Bãi bỏ Đạo Luật Tài Sản Hoàng Gia năm 2018 và phân chia rõ ràng giữa tài sản của Nhà Vua dưới sự kiểm soát của Bộ Tài Chính và tài sản cá nhân của Nhà Vua. 4. Giảm ngân sách quốc gia cấp cho Nhà Vua, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. 5. Bãi bỏ các Văn phòng Hoàng gia. Các đơn vị có nhiệm vụ rõ ràng, ví dụ, Bộ Tư Lệnh An Ninh Hoàng Gia, nên được chuyển giao và đặt dưới quyền của các cơ quan khác. Các đơn vị không cần thiết, chẳng hạn như Hội Đồng Cơ Mật, nên được giải tán. 6. Chấm dứt việc cho và nhận các khoản đóng góp từ các quỹ từ thiện của Hoàng Gia để tất cả các tài sản của Hoàng Gia có thể được kiểm toán minh bạch. 7. Chấm dứt việc thực hiện đặc quyền của Hoàng Gia đối với việc bày tỏ chính kiến ​​trước công chúng. 8. Chấm dứt mọi quan hệ công chúng và giáo dục nhằm tôn vinh chế độ quân chủ một cách thái quá và phiến diện. 9. Điều tra và làm rõ về vụ sát hại những người chỉ trích hoặc có mối quan hệ nào đó với Nhà Vua. 10. Nhà Vua không được phê chuẩn bất kỳ cuộc đảo chính nào nữa. Bản Tuyên Bố của sinh viên còn nhấn mạnh rằng những yêu cầu này không phải là một đề xuất lật đổ chế độ quân chủ, nhưng nó đề cương để duy trì chế độ quân chủ có thể tiếp tục được người dân quý trọng trong một nền dân chủ thật sự. Từ những nền tảng đấu tranh cho một thể chế dân chủ thật sự, ba yêu sách: Giải tán Hạ viện; Soạn lại Hiến Pháp; Chấm dứt sách nhiễu những ai chống chính phủ, đã trở thành những đòi hỏi cho phong trào dân chủ Thái Lan trong những cuộc biểu tình sắp tới. So sánh với những đòi hỏi của sinh viên Thái Lan, trong thực tế không khác gì hoàn cảnh Việt Nam khi mà đất nước suốt nhiều thập niên qua, nằm dưới sự thống trị của những tên bạo chúa gọi là tổng bí thư và bộ chính trị qua các thời kỳ. Sinh viên Thái Lan, sinh viên Hong Kong đã đứng dậy đấu tranh cho tự do.  Sinh viên và tuổi trẻ Việt Nam chắc chắn đang được thôi thúc nhập cuộc đứng lên để thay đổi vận mệnh của chính mình và dân tộc. Bởi không một ai hay bất cứ cường quốc nào có thể đem lại những thay đổi tốt đẹp cho quê hương ngoài chính dân tộc mình, và không một thể chế độc tài nào sẽ tự động cải thiện nếu chúng ta không đấu tranh giành lại quyền làm người cho mình và những thế hệ tương lai. Trung Điền  
......

Lòi Mặt Chuột

(Câu chuyện cuối tuần). Nguyen Khan| Chuột là loài gặm nhấm chuyên đục khoét, cắn phá ban đêm, trực tiếp hoặc gián tiếp gây hại cho con người không hề nhỏ. Bởi ngoài việc đục khoét, gặm nhấm đồ đạc, quần áo và thực phẩm trong nhà, cắn phá hoa màu ngoài đồng v.v... Chúng còn gián tiếp gây bệnh dịch hạch, tức cái chết đen cho hàng chục triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, đó là tập tính sống tự nhiên chứ không phải chúng cố tình hãm hại con người, vì chúng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái. Ban ngày chuột ẩn trong hang không thể thấy, ban đêm mới chui ra kiếm ăn nên rất khó lòi mặt chuột trừ phi bị sa bẫy. Dựa vào tập tính sống bẩn thỉu trong bóng đêm, lợi dụng bóng tối để tàn phá của loài chuột, người ta đem gán cho những kẻ xấu lén lút làm điều gian ác là lũ chuột. Và mỗi khi những ác nhân bị phơi bày hành vi và hành động gian ác bẩn thỉu ra ánh sáng, người ta nói chúng đã bị lòi mặt chuột. Ông hai ghế cũng ví von rất hay khi gọi quan tham là lũ chuột, kiên quyết nhóm lò thui hết chuột, song lại sợ đánh chuột vỡ bình. Tuần này có hai con chuột to lòi mặt là Nguyễn Hồng Trường thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Nguyễn Đức Chung chủ tịch TPHN. Không biết ông hai ghế có đập chết được hai con chuột cống gớm ghiếc này không, hay lại sợ bể bình không dám xuống tay như trường hợp con chuột cống Tất Thành Cang ở TPHCM. Thú thật, thà những con chuột cống khũng khiếp như Tất Thành Cang chưa lộ mặt còn dễ chịu hơn, chứ lòi mặt chuột rồi mà không đập chết, để mặt chuột nhan nhản trông gớm ghiếc, bẩn thỉu và ám ảnh làm sao ! Trên bình diện quốc tế, tuần này cũng lộ mặt hai con chuột cống lớn nhất thế giới. - Chuột cống thứ nhất là TC. Giờ này dịch cúm Tàu không còn là phỏng đoán về sự tàn phá, mà đã phá nát thế giới, không chỉ gây đau thương và mất mát mạng sống con người mà còn làm tan nát kinh tế, tan nát cuộc sống. Ai may mắn không bị mất mạng, không bị mắc bệnh, thì cũng bị gò bó nếu sống trong vùng dịch, nếu ngoài vùng dịch cũng không được yên lành, bị nghèo đói vì kinh tế suy sụp v.v... Nên việc Australia yêu cầu truy nguyên nguồn gốc virus để quy trách nhiệm và rút kinh nghiệm là hết sức cần thiết. Và việc tổng thống Mỹ Donald Trump tố cáo TC thông đồng với WHO che giấu dịch gây hại cho thế giới là hoàn toàn có lý. Bởi TC và WHO không thể biện minh cho tội ác cố tình giấu dịch làm thế giới mất đi thời gian vàng là thời gian ngăn chặn dịch gọn gàng và triệt để nhất, cố tình thả cửa cho những người dân trong vùng dịch tỏa đi gieo rắc dịch hại kinh hoàng khắp thế giới. Ông Trump không phải là không có lý khi đặt câu hỏi vì sao Bắc Kinh cấm dân Vũ Hán đến Bắc Kinh nhưng lại thả cửa cho người Vũ Hán bay đi khắp nơi trên thế giới? Ngoài ra Bắc Kinh còn phạm một tội ác nghiêm trọng khác là cố tình giấu cấu trúc di truyền của virus cúm Tàu mẹ (virus gốc), chỉ công bố qua WHO một phần dữ liệu, nên các nhà khoa học trên thế giới không có cấu trúc di truyền virus gốc để bào chế vaccin. Bởi chỉ có bào chế vaccin từ virus gốc mới tạo được miễn dịch phổ quát cho tất cả các chủng virus cúm Tàu biến đổi gen trong quá trình lây nhiễm, còn nếu bào chế vaccin từ virus thứ phát không thể tạo được miễn dịch phổ quát tiêu diệt được hàng trăm chủng virus thứ phát khác nhau luôn tự biến đổi để thích nghi với môi trường lây nhiễm. Tội ác của TC được giáo sư Tritto, vị giáo sư nổi tiếng và uy tín hàng đầu thế giới, trình bày trong cuốn sách dày 272 trang vừa được xuất bản mang tên " Cina Covid 19. La Chimera Cheha Cambiato il Mondo" (Covid 19 của Trung Quốc, một quái thai được bào chế 'Chimera' đã làm thay đổi thế giới ). Cuốn sách cho ta biết phòng nghiên cứu virus P4 ở Vũ Hán : * Được sự giúp đỡ của chính phủ Pháp, Viện Pasteur để biết cách sử dụng bộ gen HIV. * Được các nhà khoa học Mỹ ở viện đại học Bắc Carolina giúp đỡ về tài chính từ cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID), giúp đỡ về kỹ thuật, được tiếp cận công trình nghiên cứu corona virus làm vaccin đang dang dở của viện đại học này, do năm 2017 Mỹ cấm nghiên cứu virus độc hại trong nước sợ nguy hiểm cho nhân dân. Nhờ đó các nhà khoa học TC ở P4 mới biết cách chèn họ gen HIV vào virus để nó dữ dằn hơn, và chèn thêm vào các yếu tố coronavirus của con dơi (loài dơi mông ngựa) bằng phương pháp di truyền ngược 2, để cho ra sản phẩm độc đáo mà nhân loại đang kinh hãi : Virus cúm Tàu. Giáo sư Tritto cho rằng, mục đích ban đầu ngỡ là nghiên cứu sản xuất vaccin ngừa bệnh SARS, nhưng sau khi bùng phát dịch ở Vũ Hán, Thiếu tướng Trần Vỹ phụ trách sinh hóa của quân đội (PLA) nắm quyền chỉ huy P4 thay cho nữ khoa học gia chuyên virus, khiến người ta có lý do để tin virus cúm Tàu là vũ khí sinh học của TC. Như vậy sự tàn ác của TC đã dần dần lòi mặt chuột. - Con chuột cống thứ hai là Nga : Như đã biết, tội ác của TC không chỉ giấu dịch gây hại kinh hoàng cho thế giới, mà còn cấm các nhà khoa học tiếp cận tâm dịch Vũ Hán nghiên cứu virus gốc, tức virus mẹ để bào chế vaccin. TC cũng che giấu cấu trúc di truyền virus gốc, chỉ công bố cho thế giới một phần dữ liệu về virus cúm Tàu qua WHO. Tức vừa tung virus cúm Tàu hại người, vừa cản trở việc cứu người. Cũng may là các nhà khoa học Australia dựa vào công bố một phần dữ liệu về virus của TC để phục dựng lại được cấu trúc di truyền của virus gốc, sản sinh được virus gốc, từ đó các nhà khoa học trên thế giới mới có cấu trúc di truyền cúm Tàu để phát triển vaccin. Tính từ lúc Australia công bố cấu trúc gen gốc của virus cúm Tàu đến nay, thời gian chỉ đủ cho các nước phát triển vaccin nhanh nhất bước vào thử nghiệm giai đoạn III, tức giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trên người trước khi sản xuất vaccine thương mại nếu vaccin hội đủ các yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định của quốc gia và quốc tế. Như vậy thời điểm này ai công bố đã có vaccin thương mại thì chắc chắn chỉ có làm ẩu bỏ bước. Bởi tiến trình bào chế vaccin phải qua các bước thử nghiệm : • Thử nghiệm trên chuột hay thú vật để xem vaccin có tạo khán thể và có gây phản ứng phụ nguy hiểm. • Nếu qua được thử nghiệm trên thú vật, sẽ thử nghiệm lần thứ nhất trên người ở dạng hẹp vài chục người để có thể xử lý khi gặp sự cố. • Nếu thành công thử nghiệm lần thứ nhất, sẽ đúc kết, điều chỉnh để thử nghiệm lần II trên vài trăm người. • Nếu thành công thử nghiệm lần II xem như vaccin đã gần đến đích. Sẽ hiệu chỉnh vaccin lần cuối trước khi tiến hành thử nghiệm lần III trên hàng vạn người, tiêm ngừa theo cách đối xứng, một nửa số người được tiêm vacxin, nửa còn lại tiêm nước cất để đối chiếu so sánh. Giai đoạn này thử nghiệm càng đông người càng tăng độ thuyết phục của vaccin. Thành công giai đoạn III sẽ tổng hợp, đúc kết và lập hồ sơ minh bạch gồm kết quả của tất cả những lần thử nghiệm để trình cơ quan chuyên môn trong nước và quốc tế thẩm định, được các nhà khoa học soi rọi trước khi được công nhận cho phép sản xuất vaccin thương mại. Với lý trình bào chế vaccin nghiêm ngặt như thế, nếu nước nào phát triển vaccin giỏi nhất, nhanh nhất, tức tất cả những lần thử nghiệm đều suôn sẻ thành công, thì hiện chỉ mới trong giai đoạn thử nghiệm lần III. Đó là lý do giáo sư Chacarin là một giáo sư uy tín thuộc Bộ Y tế Nga tự ý từ chức vì không ngăn cản được Putin công bố vaccin Sputnik 5, theo ông vaccin Sputnik 5 chưa bảo đảm được chất lượng và sự an toàn khi chủng ngừa, chưa chứng minh được sự an toàn về lâu về dài. Bởi theo các nhà khoa học, nếu xử dụng vaccin chưa được thử nghiệm đầy đủ không chỉ không ngăn được dịch, còn gây ra nhiều phản ứng phụ nguy hiểm, và đặc biệt còn có thể gia tăng rủi ro gây thêm dịch bệnh. Theo nhận định của giáo sư này thì vaccin Nga giỏi lắm mới thử nghiệm xong giai đoạn II trên người. Nga bỏ giai đoạn thử nghiệm cuối cùng để "giành nước tiên" trên thương trường và phục vụ mục đích chính trị của Putin? Nếu đúng vậy thì đây cũng là một việc gian xảo xấu xa không thể chấp nhận được. Nhằm che đậy cho chất lượng vaccin, Nga không minh bạch các số liệu thử nghiệm, dùng ảnh hưởng nước lớn tác động các nước nhỏ trong vòng ảnh hưởng của Nga làm cò mồi tuyên bố mua hàng tỷ liều vaccin Nga để đánh bóng uy tín chính trị của Putin và dụ khị các nước mông muội khác mua vaccin Nga. Hiện tại, các nhà khoa học trên thế giới cùng với nhà khoa học Nga Chacarin tiếp tục soi... vén dần bức màn vaccin Nga để lòi dần mặt chuột Kremlin. Ngày cuối tuần, chúc các bạn vui vẻ an lành.  
......

Biden-Harris Có Thể Thắng Trump-Pence?

Biến cố lịch sử đã diễn ra ở Mỹ ngày thứ Ba, 11/08/2020 khi cựu Phó Tổng thống Jose Biden, chuẩn ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ chọn Thượng nghị sĩ da mầu, bà Kamala Harris là ứng viên Phó Tổng thống chống lại liên danh dương nhiệm của đảng Cộng hòa, Donald Trump-Mike Pence. Nhưng bà Harris là ai, và liệu chính trị gia có hai dòng máu gốc Phi Châu và Ấn Độ có thể giúp đảng Dân chù dành lại tòa Bạch Ốc và nắm đa số cả Thượng và Hạ viện trong cuộc bầu củ ngày 3/11/2020? Cuộc đời Kamala Harris Nghị sĩ Harris sinh ngày 20/10/1964 tại Oakland, California. Bà là con cả trong hai chị em của bà Shyamala Gopalan, nhà nghịên cứu bệnh Ung thư người Mỹ gốc Ấn Độ và ông bố Donald Harris, Giáo sư Kinh tế gốc Jamaica. Cha mẹ bà gặp nhau tại Đại học University of California, Berkeley, sau năm 1960 khi hai người theo đuổi học trình cấp cao sau Đại học. Nhưng cha mẹ bà đã chia tay khi bà lên 7. Tuổi ấu thơ của bà Harris gặp nhiều khó khăn về kinh tế gia đình vì bà mẹ phải gánh vác một mình. Ở bậc tiểu học, bà từng phải đi học xa nhà mỗi ngày theo kế hoạch pha lẫn chủng tộc của Tiểu bang California. Hết Trung học, Nghị sĩ Kamala Harris lên Đại học Howard University, một trường nổi tiếng của người da mầu ở Hoa Thịnh Đốn. Sau đó, bà tốt nghiệp ngành Luât tội phạm (Criminal law) tại Hastings College of the Law, University of California. Sự nghiệp chính trị của bà Harris khởi sắc từ khi bà là phụ nữ đầu tiên được bầu làm Chánh án thứ 27 của quận hạt San Francisco, giữ chức từ ngày 8/02/2004 đến ngày 03/01/2011. Sau đó, bà cũng là phụ nữ đầu tiên đắc cử chức Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang California từ ngày 3/01/2011 đến ngày 3/01/2017. Không chỉ có vậy, trong cuộc tranh cử chức Thượng nghị sĩ tháng 11 năm 2016, bà Harris đã đánh bại bà Loretta Sanchez, cùng đảng Dân chủ, sau 20 năm giữ ghế Dân biểu liên bang (1997-2017). Thống kê kiểm phiếu cho thấy ứng cử viên Kamala Harris thắng phiếu tại 54 trên tổng số 58 quân hạt, kể cả Orange county, quận nhà của bà Sanchez. Không ứng viên nào của đảng Cộng hòa hội đủ tiêu chuẩn tranh cử, sau cuộc bầu sơ bộ. Với chiến thắng năm 2016, bà Harris trở thành Nghị sĩ nữ da mầu thứ hai tại Thượng viện, sau Nghị sĩ Carol Moseley Braun của Tiểu bang Illinois, chỉ phục vụ một nhiệm kỳ từ 1993 đến 1999. Tuy nhiên, bà Harris là Nghị sĩ gốc Ấn Độ  (Nam Á, South Asia) đầu tiên vào Thượng viện. Mỹ gốc Ấn – Africa – Nam Mỹ Theo thống kê năm 2018, dân số người Mỹ gốc Ấn là 3,852,293 người sống rải rác ở Hoa Kỳ. Nổi bật trong số các viên chức gốc Ấn Độ đắc cử vào guồng máy chính trị bản xứ đã có hai Thống đốc Cộng hòa Bobby Jindal, Louisiana và Nikki Haley của South Carolina. Ngoài ra cử tri cũng đã bầu các Thị trưởng gốc Ấn Độ tại Hoboken (New Jersey), Anaheim (California) và San Antonio (Texas). Đến nay, bà Kamala Harris là phụ nữ thứ 4 ở Mỹ được một đảng chính trị lớn chọn là ứng cử viên Phó Tổng thống. Ba người kia gồm ứng cử viên Tổng thống, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton của đảng Dân Chủ, năm 2016. Hai ứng viên Phó Tổng thống khác là bà Thống đốc Alaska, Sarah Palin trong liên danh Cộng hòa John McCain năm 2008 và bà Dân biểu liên bang, Geraldine Ferraro, trong liên danh Walter Mondale năm 1984. Tuy nhiên tất cả các phụ nữ trước bà Harris đều thất cử. Như vậy, ứng viên Harris có thể thay đổi cuộc cờ tranh cử cho đảng Dân chủ năm 2020, hay sẽ thất bại trước liên danh đương nhiệm Cộng hòa Donald Trump và Mike Pence ? Trước hết, bà Harris có 3 yếu tố thuận lợi hơn Trump-Pence, đó là bà có triển vọng thu được phiếu của cử trị : - Gốc Ấn và Nam Á Châu (South Asia) như Pakistan và Afghanistan. - Gốc Phi châu vì bố bà Harris có nguồn gốc từ nô lệ Phi Châu được người Anh đem đến Jamaica. - Cũng rất có thể ứng viên Harris sẽ thu được nhiều phiếu của cộng đồng 23 triệu cử tri di dân, đa số gốc Hispanic, ở Mỹ. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Joe Biden được 55% cử tri di dân ủng hộ, trong khi Donald Trump chỉ có 33%. Cử trị gốc di dân cự ngụ đông nhất tại các Tiểu bang : California (5.5 triệu), New York (2.5 triệu), Florida (2.5 triệu); Texas và New Jersey, mỗi nơi có từ 1.2 triệu đến 1.8 triệu. Các hãng thăm dò còn cho biết có tới 62% cử tri gốc Nam Mỹ nghiêng hay ủng hộ đảng Dân chủ, trong khi chỉ có 34% nghiêng về hay ủng hộ đảng Cộng hòa. Với số thống kê mới này, các chuyên viên thăm dò dư luận chứng minh, cho đến ngày 12/8 (2020) ông Joe Biden dẫn đầu  từ 10 đến 13 điểm trên toàn quốc hơn Tổng thống Donald Trump. Ông Biden cũng dẫn đầu từ 3 đến 4 điểm ở các Tiểu Bang ông Trump thắng cử năm 2016, đó là Michigan, Wisconsin và Pennsylvania. Ngoài ra hai Tiểu bang, từng được coi chắc chắn đã “nằm trong tay” Cộng Hòa, nay lại nghiêng về Dân chủ là Florida và North Carolina. Yếu tố George Floyd – Covid 19 Tại sao có sự chuyển hướng này ? Hai lý do : Vụ George Perry Floyd Jr và dịch Covid 19. Anh Floyd bị cảnh sát viên Derek Chauvin dùng gối chấn đè lên cổ lâu gần 8 phút khiến anh tắt thở ngày 25/05/2020 tại Minneapolis, Minnesota. Sau đó bạo loạn và chiến dịch chống Cảnh sát lan tràn nước Mỹ. Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa đã không có những giải pháp tích cực để giải tỏa áp lực phẫn nộ của quần chúng. Ngược lại ông Trump đã có một số lời nói và tuyên bố đổ dầu vào lửa khiến dư luận người dân thiểu số, đặc biệt là người da mầu bất mãn. Bên cạnh tình trạng kỳ thị không nguội đi sau vụ anh Floyd, chính quyền Donald Trump đã thất bại trong kế hoạch kiểm soát nạn dịch Vũ Hán, Covid 19. Tính đến ngày 12/08 (2020), nước Mỹ có 5,356,629 vụ lây nhiễm. Trong số này có 168,992 người chết. Nạn dịch cũng đã làm cho nhiều nhà hàng, công ty, xí nghiệp đóng cửa làm số người thất nghiệp vượt qua 16 triệu, tính đến tháng 7/2020. Tính chung, số thất nghiệp hiện nay từ 10.2 đến 11.1%. Các sự kiện trên đây đã làm cho Tổng thống Trump mất úy tính lãnh đạo với nhân dân. Các cuộc thăm dò dư luận ghi nhận ông chỉ được từ 39% đến 42% người dân tín nhiệm, trong khi số không chấp nhận trung bình từ 54% đến 59%. Các hãng thăm dò ỳ dân đã thống nhất kết luận hầu hết ý kiến cho rằng Tổng thống Trump không có khả năng đối phó với cuộc khủng hoảng kỳ thị màu da, dịch Covid 19 và tình trạng kinh tế suy sụp do nạn dịch gây ra. Đa số người được hỏi ý kiến cũng đồng ý, chính quyền Trump rất ít có khả năng làm cho tình hình sáng sủa hơn trước ngày bầu cử 3/11/2020. Nếu đúng như thế thì  cán cân sẽ nghiêng về phía liên danh Joe Biden-Kamala Harris. Joe Biden-Kamala Harris. Như vậy, cuộc tranh cử trong 80 ngày tới giữa Tổng thống Trump và nguyên Phó Tổng thống Joe Biden sẽ tập trung vào những vấn đề của nước Mỹ và đời sống người Mỹ hơn bất cứ vấn đề nào khác. (08/2020) Phạm Trần https://vietbao.com/a304413/biden-harris-co-the-thang-trump-pence-  
......

Dân Biểu Hoa Kỳ Lowenthal bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa

Việt Tân| Dân biểu Lowenthal, thành viên của Uỷ ban Nhân quyền Tom Lantos, và là ủy viên điều hành của Uỷ ban Nhân quyền Hạ viện, cho biết tù nhân Nguyễn Văn Hóa là người mới nhất mà ông bảo trợ. Phát biểu tại Hội luận Ngày Vận động cho Việt Nam hôm 7 Tháng Tám, 2020, do BPSOS tổ chức, ông Lowenthal nói: “Hiện có hơn 200 tù nhân lương tâm và tôn giáo và việc chính quyền Việt Nam trấn áp ngày càng mạnh tay đối với giới bất đồng chính kiến là điều đáng báo động. Hiện tôi đang thực hiện việc bảo trợ cho một tù nhân lương tâm nữa, đó là anh Nguyễn Văn Hóa.” Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal, cho hay Nguyễn Văn Hóa chỉ là một thanh niên Công giáo viết blog và lên tiếng hỗ trợ cho các gia đình ngư dân trong việc yêu cầu đền bù thiệt hại do công ty Formosa gây ra ở khu vực biển miền Trung của Việt Nam. “Anh ấy bị bắt chỉ vì đứng lên bênh vực cho người dân và hiện nay đang thụ án tù 7 năm sau một phiên tòa kéo dài chỉ một ngày vào hồi tháng 11/2017 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.” Trước tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá, Dân biểu Lowenthal từng bảo trợ cho Mục sư Nguyễn Công Chính, nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, và luật sư Nguyễn Văn Đài. Ngô Đồng      
......

Thụy Sĩ muốn trưng cầu dân ý về việc xử lý khối tài sản kếch xù đến từ TQ

Việc Hoa Kỳ trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông, đóng băng tài sản của họ ở nước ngoài đã gây ra một hiệu ứng domino. Mới đây, chính phủ Thụy Sĩ đã thông báo về một cuộc trưng cầu dân ý nhằm đưa ra quyết định Thụy Sĩ có nên làm ăn với các quốc gia vi phạm nhân quyền hay không. Nếu cuộc trưng cầu dân ý được thông qua, khối tài sản hàng nghìn tỷ USD của Trung Quốc trong ngân hàng UBS Thụy Sĩ có thể sẽ bị đóng băng toàn bộ.  Đứng trước xu thế càng lúc càng có nhiều quốc gia phương Tây bắt đầu thay đổi lập trường và trở nên cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, thì mới đây, Thụy Sĩ, một quốc gia trước nay vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc trung lập, cũng đưa ra cảnh báo đối với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).  Ignazio Cassis – Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ gần đây đã tuyên bố rằng các sự kiện vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, Trung Quốc “đang quay lưng lại với con đường tự do”, và “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” của ĐCSTQ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông. Nếu ĐCSTQ vẫn tiếp tục giữ lập trường bảo thủ như vậy, các quốc gia phương Tây thề kiên quyết đáp trả không khoan nhượng. Vào ngày 8/8, chính phủ Thụy Sĩ đã chính thức ban hành thông báo về việc sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 11 để quyết định xem có nên hạn chế các công ty Thụy Sĩ, bao gồm các ngân hàng Thụy Sĩ, làm ăn với những kẻ vi phạm nhân quyền ở nước ngoài hay không. Nếu như luật liên quan được bỏ phiếu thông qua, hoạt động kinh doanh của các công ty Thụy Sĩ tại Trung Quốc và Hồng Kông dự kiến sẽ bị ảnh hưởng. Tờ “Apple Daily” đưa tin rằng, “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” đã cho cả thế giới thấy được bộ mặt thật của ĐCSTQ, và kết quả bỏ phiếu có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Thụy Sĩ nổi tiếng ở Hồng Kông. Thụy Sĩ luôn được biết đến với danh hiệu là thiên đường tránh thuế của người giàu. Trong hai lần chiến tranh thế giới, Thụy Sĩ đã áp dụng chính sách trung lập không tham dự, vậy nên những người giàu có ở các nước đều tin rằng gửi tiền vào ngân hàng Thụy Sĩ là biện pháp an toàn nhất. Theo phân tích của nhà bình luận độc lập ở hải ngoại “Tài kinh lãnh nhãn” cho biết, một khi cuộc trưng cầu dân ý của Thụy Sĩ được thông qua, nó sẽ dẫn đến hai hậu quả: Thứ nhất, những gã khổng lồ tài chính tầm cỡ thế giới như Credit Suisse và UBS có thể sẽ rút khỏi Trung Quốc và Hồng Kông, đồng thời đình chỉ việc cung cấp các dịch vụ như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, đầu tư v.v. cho những kẻ vi phạm nhân quyền.  Một hậu quả khác thậm chí còn nguy hiểm hơn đối với ĐCSTQ, đó là Thụy Sĩ có thể sẽ đóng băng số tiền đã gửi của các quan chức ĐCSTQ hoặc công bố chúng ra toàn thế giới. Ngay từ tháng 8/2019, giáo sư Cổ Khang – Uỷ viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị, cựu Giám đốc Học viện Tài chính của Bộ Tài chính và là chuyên gia kinh tế trưởng của Học viện Kinh tế Nguồn cung mới Trung Quốc, đã chuyển tiếp một thông báo cho biết rằng vào ngày 17/4/2019, ngân hàng UBS đã thông báo rằng có khoảng 100 khách hàng Trung Quốc với số tiền gửi lên đến 7,8 nghìn tỷ nhân dân tệ vào UBS. Tin tức này đã làm dấy lên sự chú ý rộng rãi từ dư luận. Nhưng ngay sau khi tin tức này được lan truyền, nó đã nhanh chóng bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc xóa đi. Theo một báo cáo khác, vào ngày 26/10/2018, tập đoàn UBS (UBS Group AG) và PricewaterhouseCoopers (PwC) đã cùng nhau phát hành báo cáo “Tiết lộ về tỷ phú năm 2018”. Báo cáo cho thấy có 373 tỷ phú ở Trung Quốc vào năm 2018 với số tài sản lên đến 1,12 nghìn tỷ USD, tương đương 7,8 nghìn tỷ NDT. Nếu nói như vậy thì, trong báo cáo do UBS đưa ra, quả thực có tồn tại số tài sản 7,8 nghìn tỷ USD, tuy nhiên con số tỷ phú không phải là 100 mà là 373 người. Tổng thống Thụy Sĩ Ueli Maurer (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh ngày 18/7/2013. (Ảnh qua Getty Images) Cho đến hiện tại, Thụy Sĩ và Trung Quốc vẫn đang có một mối quan hệ về tài chính rất mạnh mẽ. Vào ngày 1/7/2014, Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-Thụy Sĩ đã chính thức có hiệu lực và Thụy Sĩ trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên ký kết một hiệp định thương mại tự do song phương với ĐCSTQ. WikiLeaks từng tiết lộ rằng, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ có khoảng 5.000 tài khoản trong các ngân hàng ở Thụy Sĩ và 2/3 trong số đó là của các quan chức trung ương. Từ cấp phó thủ tướng ĐCSTQ, chủ tịch ngân hàng, bộ trưởng, cho đến Ủy viên Trung ương, hầu như ai ai cũng có ít nhất 1 tài khoản. Có nguồn tin tiết lộ, Giang Trạch Dân có một khối tài sản “kếch xù” trong ngân hàng Thụy Sĩ, và dòng tộc họ Giang được mệnh danh là “Tham nhũng số 1 Trung Quốc”. Vào ngày 14/2/2018, tỷ phú lưu vong ở Mỹ là Quách Văn Quý đã tiết lộ với ngoại giới rằng ông đã thuê một đội điều tra chuyên nghiệp và họ đã xác nhận rằng gia tộc Giang Trạch Dân là một trong những người giàu nhất thế giới và khối tài sản “cướp được” do gia tộc này kiểm soát lên tới 500 tỷ đô la Mỹ (khoảng 4 nghìn tỷ nhân dân tệ). Ngoài ra, vào ngày 6/5/2014, 47 quốc gia bao gồm Thụy Sĩ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận mới về “Tiêu chuẩn trao đổi thông tin tự động toàn cầu” được tổ chức tại Pháp. Theo như thỏa thuận, tài khoản ngân hàng được sở hữu bởi người nước ngoài tại các quốc gia này sẽ không còn là thông tin bí mật nữa. Vào ngày 5/10/2018, Cơ quan Quản lý Thuế Liên bang Thụy Sĩ (FTA) đã ban hành một thông báo cho biết dựa theo Tiêu chuẩn trao đổi thông tin tự động liên quan đến Thuế (AEOI) đối với các tài khoản tài chính, Cơ quan quản lý thuế liên bang Thụy Sĩ đã trao đổi thông tin tài khoản tài chính với cơ quan thuế ở một số quốc gia (hoặc khu vực) khác vào cuối tháng 9. Điều này có nghĩa là Ngân hàng Thụy Sĩ thông báo chấm dứt chế độ bảo mật đối với tài khoản nước ngoài đã được áp dụng hàng trăm năm nay. Giang Trạch Dân có một khối tài sản “kếch xù” trong ngân hàng Thụy Sĩ, và dòng tộc họ Giang được mệnh danh là “Tham nhũng số 1 Trung Quốc”. (Ảnh qua Hk01) Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc Trịnh Thuần Thanh chia sẻ với tờ Epoch Times rằng, gia tộc Giang Trạch Dân là người đầu tiên sẽ gánh chịu hậu quả của việc ngân hàng Thụy Sĩ công bố chấm dứt chế độ bảo mật này. Hiện nay, Thụy Sĩ đã tỏ thái độ cứng rắn hơn đối với ĐCSTQ. Một khi Thụy Sĩ cùng với Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ hợp sức lại để trừng phạt các quan chức của ĐCSTQ và Hồng Kông vi phạm nhân quyền, đóng băng hoặc công bố tài sản của các quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền, cũng chính là đánh trúng yếu huyệt của ĐCSTQ.  “Tài kinh lãnh nhãn” bình luận rằng, động thái này của Thụy Sĩ còn ghê gớm hơn gấp 10.000 lần so với lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Hồng Kông. Các quan chức của ĐCSTQ đang run rẩy, và “Kế hoạch đắm tàu” của các quan chức ĐCSTQ cũng sắp bị sụp đổ. Vào đầu tháng 11/2016, học giả Trần Vĩnh Miêu ở Bắc Kinh đã đăng một bài báo trên phương tiện truyền thông Hồng Kông, nói rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đang ấp ủ một “Kế hoạch đắm tàu”. Theo kế hoạch, tầng lớp thượng lưu sẽ vắt kiệt giá trị thặng dư xã hội, dùng tiền của người dân để mở một đường lui cho mình rồi nhanh chóng bỏ trốn. Tuy nhiên, hiện tại ĐCSTQ đang phải đối mặt với sự bao vây trên toàn cầu và không có cách nào có thể trốn thoát được.  
......

Gần 100 nghị viên và cựu nghị viên ASEAN kêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển

Bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị bắt: Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển (từ trái qua). RFA RFA| 65 nghị viên đương nhiệm và cựu nghị viên từ 28 quốc gia châu Á đã ký thư ngỏ gửi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi trả tự do cho tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển. Theo tin từ tổ chức nhân quyền ASEAN Parliamentarians for Human rights hôm 13 tháng 8 năm 2020. Thư ngỏ đồng thời yêu cầu chính phủ Hà Nội cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập ở Việt Nam được tự do sinh hoạt tôn giáo mà không sợ bị bắt bớ, sách nhiễu, tù đày. Bức thư ngỏ nêu ba điểm chính. Thứ nhất, là trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Bắc Truyển, và tất cả những người hiện đang bị giam cầm chỉ vì do thực thi một cách ôn hòa các quyền con người gồm cả quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Thứ hai, đảm bảo rằng tất cả các tổ chức và nhóm tôn giáo, đặc biệt là những tổ chức và nhóm chưa được đăng ký và không được công nhận, có thể thực hiện quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng và tiến hành các hoạt động tôn giáo một cách tự do và họ không bị đe dọa, tra tấn hoặc đối xử tệ bạc, giam giữ hoặc bị bỏ tù vì việc thực hành đức tin một cách ôn hòa. Thứ ba, đảm bảo tất cả luật pháp trong nước liên quan đến các vấn đề tôn giáo, bao gồm cả Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo, tuân thủ chuẩn mực nhân quyền quốc tế, bao gồm cả ICCPR (Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị). Ông Nguyễn Bắc Truyển cùng với một số thành viên Hội Anh Em Dân Chủ khác gồm các cựu tù chính trị Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt ngày 30 tháng 7 năm 2017 và giam giữ đến ngày 5 tháng 4 năm 2018 mới đem ra xét xử sơ thẩm. Ông Truyển bị tuyên 11 năm tù, quản chế 3 năm theo Điều 79 Bộ luật Hình sự 1999 về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Phiên phúc thẩm diễn ra hôm 4 tháng 6 năm 2018 giữ nguyên bản án sơ thẩm. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nearly-100-parliamentarians-and-former-ones-call-for-release-of-nguyen-bac-truyen-08132020111746.html  
......

Hàng trăm ngàn dân xếp hàng mua báo để ủng hộ chủ báo vừa bị bắt

Lê Ánh - Việt Tân Sau khi ông tỷ phú Jimmy Lai bị cảnh sát Hong Kong bắt theo luật an ninh mới hôm 10 tháng Tám, 2020, một sự kiện chưa từng có xảy ra đã tạo sự chú ý của dư luận Hong Kong, cũng như trên thế giới là số lượng người ủng hộ tờ báo do ông Lai làm chủ gia tăng mạnh mẽ ngay ngày hôm sau. Hôm 11 tháng Tám, 2020, một chủ tiệm bán lẻ ở khu Vượng Giác (Mong Kok) đã chứng kiến một cảnh tượng chưa bao giờ xảy ra từ lúc bắt đầu kinh doanh cửa hàng. Người dân Hong Kong xếp hàng dài trước cửa tiệm của ông từ lúc 2 giờ sáng chỉ để chờ mua tờ báo Apple Daily để ủng hộ ông Jimmy Lai. Ngoài ra, rất nhiều người dân đã xếp hàng ở Mong Kok và các khu vực xung quanh thành phố để mua ấn phẩm của Apple Daily. Một chủ nhà hàng đã mua 50 tờ báo Apple Daily ở khu thương mại Mong Kok cho biết, anh dự định tặng lại chúng miễn phí, theo AFP. Đặc biệt, trong số những người Hong Kong mua được tờ báo sớm có Hoàng Chí Phong, một nhân vật lãnh đạo tranh đấu hiện đang nằm trong danh sách hàng đầu “sẽ bị bắt.” Anh chụp ảnh và khoe trên mạng xã hội rằng đã mua được nó từ lúc 4 giờ 30 sáng. Nhà đấu tranh dân chủ Hong Kong Hoàng Chí Phong với tờ Apple Daily anh mua được lúc 4g30′ sáng 11/8/2020, một ngày sau khi chủ báo, nhà tỷ phú Jimmy Lai, bị nhà cầm quyền bắt giữ viện dẫn theo luật an ninh mới. Ảnh chụp từ Twitter Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) Đại diện báo Apple Daily cho biết họ đã tăng số lượng ấn phẩm lên 550.000 bản so với lượng phát hành thông thường khoảng 70.000 bản, do số lượng người mua tăng đột biến hôm 11 tháng Tám. Việc người dân Hong Kong xếp hàng mua báo của nhà tỷ phú Jimmy Lai đã nói lên sự ủng hộ của người dân với ông Lai nói riêng và phong trào dân chủ Hong Kong nói chung. Hành động trên cũng đồng nghĩa với sự phản đối việc bắt giữ nhà hoạt động dân chủ Jimmy Lai, cũng như xâm phạm quyền tự do ngôn luận và báo chí. Ngưỡng mộ người dân Hong Kong! Lê Ánh    
......

Thấy gì từ việc Biden chọn Kamala Harris làm ứng viên phó tổng thống?

Nguồn: “Joe Biden picks Kamala Harris as his running-mate”, The Economist, 11/08/2020 – Biên dịch: Phan Nguyên – Nghiên Cứu Quốc Tế Gần 14 tháng trước, trước khi đại dịch chấm dứt các chiến dịch chính trị truyền thống, trước khi bất cứ ai nghe nói về Gordon Sondland hoặc Lev Parnas hay bất kỳ nhân vật phụ nào khác xuất hiện từ câu chuyện luận tội Donald Trump, Đảng Dân chủ đã có một vấn đề: làm thế nào để tổ chức một cuộc tranh luận tổng thống với 20 ứng cử viên. Họ giải quyết vấn đề bằng cách chia đôi: mười người sẽ tranh luận vào đêm đầu tiên, và mười người còn lại vào đêm thứ hai. Khoảnh khắc đáng nhớ duy nhất của cuộc tranh luận diễn ra vào đêm thứ hai, khi Kamala Harris chất vấn Joe Biden về sự phản đối của ông đối với việc bắt buộc đi xe bus đến các trường học đa chủng tộc, và điều mà bà cho là hồi ức quá tử tế của ông về hai vị thượng nghị sĩ ủng hộ việc cách ly chủng tộc. Lúc đó Harris không phải dẫn đầu trong hầu hết các cuộc thăm dò, nhưng bà được nhiều người xem là một ứng viên đầy triển vọng — người tốt nhất có thể tập hợp lại liên minh những người tiến bộ, không phải da trắng và thanh niên từng ủng hộ Obama. Các chuyên gia có xu hướng ám chỉ vị trí dẫn đầu các cuộc thăm dò của Biden là nhờ người ta nhận ra tên tuổi của ông từ trước; Biden hay nói lan man và thường chậm chạp. Những gì người ta nhớ sau cuộc tranh luận đó là câu nói của Harris, “Cô gái nhỏ bé đó là tôi” – đề cập đến cách bà đi xe bus đến một trường học dành cho người da trắng. Điều người ta ít nhớ hơn là Biden, sau khi hứng chịu những đòn tấn công của Harris, đã phản pháo lại, nhắc nhở cử toạ rằng không giống như Harris, ông là một người bảo vệ (bị hại) chứ không phải là một công tố viên. Sau đó, ông đã tự thừa nhận trong một cuộc tranh luận – điều không hề dễ dàng: Harris là một nhà tranh luận sắc sảo, hiệu quả, không ngừng nghỉ. Trong các cuộc tranh luận sau đó, cả hai quần thảo nhau, nhưng không bao giờ thực sự nặng lời với nhau nữa. Các cuộc tranh luận dường như không để lại thù oán cá nhân nào: vào ngày 11 tháng 8, Biden tuyên bố Harris là ứng viên phó tổng thống của mình. Sự lựa chọn này mang tính đột phá nhưng có thể dự đoán được. Tất nhiên, đây là một bước đột phá vì Harris, con gái của một người cha gốc Jamaica và mẹ gốc Ấn Độ, là phụ nữ da đen đầu tiên và là người Mỹ gốc Á đầu tiên được một đảng lớn chọn tham gia một cuộc bầu cử liên bang. Bà cũng là ứng cử viên tổng thống hoặc phó tổng thống đầu tiên của Đảng Dân chủ đến từ khu vực phía tây Texas: khu vực phía tây có truyền thống ủng hộ Đảng Cộng hòa và hai tổng thống gốc California (Reagan và Nixon) đều là đảng viên Cộng hòa. Và bà là người phụ nữ thứ tư — sau Geraldine Ferraro, Sarah Palin và Hillary Clinton — xuất hiện trong lá phiếu tổng tuyển cử của cả hai đảng. Điều này cũng có thể đoán trước được bởi vì kể từ khi Biden tuyên bố sẽ chọn một người đồng hành là nữ, bà Harris đã nằm trong số những người dẫn đầu — lý do đầu tiên là vì bà có ít điểm yếu nhất. Elizabeth Warren không trẻ hơn Biden bao nhiêu và có thể khiến Đảng Dân chủ mất một ghế Thượng viện (Thống đốc bang Massachusetts, người dự kiến sẽ đề cử người thay thế bà trong một cuộc bầu cử đặc biệt, là một đảng viên Cộng hòa). Stacey Abrams, ứng viên ưa thích của những người tiến bộ, chưa bao giờ giữ chức vụ nào cao hơn vị trí nghị sĩ trong cơ quan lập pháp bang Georgia. Karen Bass, chủ tịch Uỷ ban nghị sĩ Da đen trong Quốc hội, là một người rất ngưỡng mộ Fidel Castro – một trở ngại cho việc giành chiến thắng ở Florida. Quá nhiều người biết Susan Rice, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Barack Obama, dường như không thích bà. Quan trọng hơn, Harris là một chính trị gia tài năng. Đúng là bà đã điều hành một chiến dịch tranh cử tổng thống quá tệ. Nó phát triển quá lớn quá nhanh, tiêu quá nhiều tiền và không bao giờ thực sự quyết định được đó là một chiến dịch trung dung hay thiên tả. Nhưng thất bại của bà trong cuộc bầu cử sơ bộ là một điều bất thường: bà đã thắng mọi chức vụ dân cử khác mà bà từng theo đuổi. Sau khi rút khỏi cuộc đua tổng thống, bà trở lại Thượng viện, nơi bà giúp xây dựng Đạo luật Công lý Cảnh sát, một đạo luật sẽ thiết lập tiêu chuẩn quốc gia về sử dụng vũ lực của cảnh sát, cấm việc khám nhà mà không báo trước trong các vụ án ma túy và mở rộng quyền điều tra của tổng chưởng lý. Đó không chỉ là một chính sách tốt mà còn là một động thái chính trị hiệu quả. Phe tả chưa bao giờ đặc biệt thích Harris, một cựu công tố viên, và việc ghi tên bà vào đạo luật cải cách cảnh sát đầy tham vọng càng củng cố thêm lập luận của bà rằng bà trở thành công tố viên để thay đổi mọi thứ từ bên trong. Nhưng ở khía cạnh đó – khi bà thoải mái với thứ chính trị thực dụng và né tránh phong cách chính trị lên gân của Bernie Sanders và Elizabeth Warren – bà lại giống Biden. Cả hải đều không nặng về ý thức hệ; và đều là những người trong cuộc lão luyện. Họ cởi mở với những ý tưởng tiến bộ nhưng vẫn giữ vững vị trí trung dung của đảng. Và người dân có xu hướng thích họ; họ kết nối rất tốt với cử tri. Sự lựa chọn này cho thấy Biden không quá lo lắng về cánh tả của mình, hoặc ít nhất, Biden nghĩ rằng bản chất đột phá của việc đề cử Harris sẽ làm được những điều tương tự việc chọn Warren hoặc Abrams nhằm thu hút các cử tri đi bầu ở những nơi ông cần phiếu nhất: các cử tri trẻ và không phải da trắng. Tất nhiên, Biden đã giành được đề cử nhờ vào sức hút của ông đối với các cử tri người Mỹ gốc Phi, nhưng ông cần các cử tri không phải da trắng đi bầu nhiều như trong cuộc bầu cử năm 2012 chứ không phải như mức năm 2016 — đặc biệt là ở các bang như Pennsylvania, Wisconsin, Michigan và Florida. Harris cũng có một phẩm chất quan trọng mà Biden còn thiếu. Bà có khả năng tranh luận sắc sảo và sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ “tấn công” truyền thống của một ứng viên phó tổng thống. Chắc chắn là các đảng viên Dân chủ đang “chảy nước miếng” khi nghĩ đến viễn cảnh bà đối đầu với Mike Pence. Xuất thân là một công tố viên khiến bà cũng phù hợp với cương lĩnh tranh cử thúc đẩy “luật pháp và trật tự”, vốn khả năng sẽ trở thành chủ đề chính của cuộc bầu cử lần này. Việc lựa chọn Warren sẽ giúp củng cố lập luận của Trump rằng Đảng Dân chủ thực sự là một đảng cực tả; còn lựa chọn bà Rice sẽ giúp các đảng viên Cộng hòa không ngừng bêu rếu những thất bại chính sách đối ngoại thời Obama. Nhưng việc tìm ra một điểm yếu để tấn công Harris là rất khó. Một số người ủng hộ Biden cho rằng Harris “quá tham vọng”, một lời chỉ trích mang nhiều sắc thái phân biệt giới tính (mọi chính trị gia thành công đều tham vọng; nhưng dường như không ai để ý đến điều đó nếu họ là đàn ông). Biden, một cách hợp lý, dường như đã quyết định rằng tham vọng của bà là một điều tích cực. Giờ đây, Harris trở thành ứng viên hàng đầu kế nhiệm Biden, cho dù là sau 4 năm nữa – Biden sẽ bước sang tuổi 78 vào tháng 11 và đang băn khoăn về việc có nên tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai hay không – hay 8 năm nữa. Con đường trở thành tổng thống của bà, nếu họ giành chiến thắng, phần lớn sẽ phụ thuộc vào mức độ thành công của bà trong quá trình giúp mang lại ghế tổng thống cho Biden.  
......

Nhật Bản diễn tập an ninh mạng cùng ASEAN, Mỹ và Châu Âu

Ảnh minh họa. Một quang cảnh làm việc trên máy tính tại Diễn Đàn An ninh mạng Quốc tế, ngày 22/1/19 tại Lille, Pháp. AFP RFA Một cuộc diễn tập an ninh mạng cấp chính phủ đầu tiên với sự tham gia của hơn 20 quốc gia, do Nhật Bản tổ chức trực tuyến, dự kiến sẽ diễn ra vào mùa thu tới đây. Truyền thông trong nước, vào ngày 10/8 dẫn nguồn mạng Nikkei Asia Review cho biết như vừa nêu hôm 9/8. Cụ thể, các quốc gia gồm Mỹ, Hiệp hội 10 nước Đông Nam Á (ASEAN), một số nước ở Châu Âu như Anh, Pháp…và Nhật Bản sẽ cùng diễn tập mô phỏng chống lại cuộc tấn công mạng vào hệ thống lưới điện, cấp nước, trong đó yêu cầu chia sẻ thông tin giữa chính phủ Nhật Bản và các nước đối tác. Cuộc diễn tập an ninh mạng cấp chính phủ lần đầu tiên được nói diễn ra trong bối cảnh các cuộc bầu cử sắp tới là cơ hội cho những chiến dịch cung cấp thông tin sai lệnh và tấn công mạng. Tin nói rằng hiện tại, Mỹ và một số nước cáo buộc các nhóm hacker ở Trung Quốc và Nga hỗ trợ các hoạt động này. Cuộc diễn tập an ninh mạng này nhằm mục đích tăng cường phối hợp giữa các nước chống lại âm mưu tấn công mạng. Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, được dẫn lời rằng điều quan trọng là phải phát hiện và xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại và sự lây lan của các cuộc tấn công mạng nguy hiểm. Ông Yoshihide Suga nhấn mạnh “Chúng ta không thể hành động nhanh chóng và phù hợp nếu không có sự hợp tác chặt chẽ với các nước khác”. Hồi tháng 12/2019, Nhật Bản lần đầu chính thức tham gia vào các cuộc tập trận quy mô lớn của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như tham gia vào hoạt động chia sẻ thông tin. Nhật cũng đã tham gia diễn tập an ninh mạng quốc tế Cyber Storm, do Mỹ dẫn đầu và hợp tác an ninh mạng với nhiều quốc gia.
......

Thấy gì trong cuộc đối đầu Mỹ Trung?

( Câu Chuyện Cuối Tuần ) Nguyen Khan|| Nhiều nhà bình luận cho rằng TC (Trung Cộng) không phải là Liên Xô nên không dễ cho Mỹ giành chiến thắng trong cuộc đối đầu cân não nếu không muốn nói Mỹ có nguy cơ bị TC đánh bại. Nhận định đó không phải là không có lý nếu đem so sức mạnh Liên Xô trước đây với TC ngày nay. Nền kinh tế TC đang đứng nhì thế giới, cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ, không phải kém sút Mỹ như Liên Xô trước đây. Vã lại, ngày ấy Liên Xô vừa nghèo vừa lập dị, hùng cứ một phương với nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp, không hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế như TC hiện tại, không quá khó để Mỹ bao vây triệt hạ, dù nền quốc phòng của Liên Xô và khối Warsaw lúc ấy rất đáng kể, kèn cựa ngang ngửa với NATO. TC ngày nay có GDP áp đảo Liên Xô, có dự trữ ngoại hối nhiều nhất thế giới, nên : * Có nhiều tiền để mua sắm và phát triển vũ khí, khí tài quân sự hiện đại, hùng hậu. * Có nhiều tiền khuynh loát các tổ chức, các hiệp ước quốc tế, các nhà lãnh đạo của các nước độc tài, các nước nghèo đói... * Có nhiều tiền đầu tư và cho vay, tóm thâu doanh nghiệp nhiều nước, xâm lược mềm các nước v.v... * Có nhiều tiền để thực hiện chiến lược đầy tham vọng Trung Quốc Mộng, với sáng kiến vành đai và con dường (BRI), sáng kiến chiêu dụ ngàn người, sáng kiến Made In China 2025 v.v... * Có thị trường tỷ dân béo bở cho các nhà tư bản chen chân tranh lợi. * Hầu hết chuỗi cung ứng toàn cầu tập trung trong các công xưởng đặt tại TC. * Rất nhiều nước thèm muốn nguồn vốn đầu tư rất lớn từ TC. * Không ít nước là con nợ của Bắc Kinh. Nói khác, tư thế và sức mạnh kinh tế, chính trị, thương mại, tài chính, ngoại giao, quốc phòng v.v... Của TC ngày nay không chỉ vượt trội Liên Xô xưa, mà còn áp đặt được lợi ích của TC lên cộng đồng quốc tế, ăn miếng trả miếng sòng phẳng với Mỹ và đồng minh của Mỹ. Đó là lý do một số nhà bình luận nổi tiếng của Nga và những nhà bình luận thiên tả của thế giới tự do cho rằng, cuộc đối đầu Mỹ Trung chưa chắc nghiêng về phía Mỹ, khả năng Mỹ phơi áo theo quy luật Thucydides là rất lớn nếu Mỹ không tỉnh táo nhìn nhận TC là một đối tác để hợp tác mưu cầu thịnh vượng chung, thay vì đối đầu triệt hạ để tự hại chính mình. Thực hư ra sao ? Hãy nhìn lại những gì đã diễn ra trong cuộc đối đầu Trung Mỹ 3 năm qua, và những gì đang diễn ra hiện nay để có cái nhìn khách quan về cuộc đối đầu đó : - Mỹ gây thương chiến, TC trã đũa dũng mãnh không khoan nhượng. Nhưng khi Mỹ đánh thuế đến con số 200 tỷ USD hàng hóa TC nhập cảng Mỹ thì TC tắt tiếng vì... Hết đạn. - TC dọa bán tháo hơn 1000 tỷ USD trái phiếu Mỹ mà TC đang sở hữu đề gây rồi loạn kinh tế vĩ mô Mỹ. Mỹ đánh tiếng đòi TC thanh toán hàng ngàn tỷ trái phiếu thời Trung Hoa dân quốc mà Mỹ đang sở hữu. TC tắt tiếng. - TC dọa phá giá đồng Yuan đối phó việc Mỹ đánh thuế cao hàng hóa TC. Mỹ dọa tăng thêm mức thuế để bù vào việc đồng Yuan mất giá, đưa TC vào sổ đen các nước thao túng tỷ giá, loại TC ra khỏi rổ tiền tệ quốc tế. TC tắt tiếng. - TC vận động EU và các nước khác chống lại chủ trương bảo hộ mậu dịch của Mỹ, cải cách WTO đề loại Mỹ khỏi tổ chức thương mại tự do. Ngay lập tức Mỹ vận động loại TC khỏi danh sách các nước đang phát triển của WTO, TC mất ưu đãi thuế quan, hạn ngạch, chi phí bảo vệ môi trường thấp v.v... dọa loại TC khỏi WTO. TC tắt tiếng. - Ưu thế bán hàng giá rẻ của TC một phần nhờ TC khai thác vận chuyển hàng hóa qua bưu chính quốc tế với giá cước cực rẻ do Mỹ là thành viên tổ chức bưu chính này. Mỹ rút khỏi tổ chức bưu chính khiến TC chịu cước vận chuyển đắt đỏ. - TC tự hào độc quyền mạng 5G, lo lót thế giới sử dụng mạng 5G của Huawei chống lại nổ lực của Mỹ ngăn chặn thế giới làm ăn với Huawei vì lý do an ninh. Ngay lập tức Mỹ yêu cầu Canada bắt giữ công chúa Huawei Mạnh Vãn Châu, cấm các công ty công nghệ Mỹ cung cấp con chip và các ứng dụng phần mềm cho Huawei. Huawei hấp hối, TC tắt tiếng. - TC công bố kế hoạch Made In China 2025 và kế hoạch ngàn người. Mỹ lùng sục tìm bắt gián điệp, trục xuất tất cả nghiên cứu sinh và khoa học gia TC, đóng cửa các viện Khổng Tử, cấm cửa Huawei, ZTE, Wechat, Tik Tok và các công ty công nghệ TC làm thị trường chứng khoán TC sụt giảm mạnh, cùng với việc Mỹ chủ trương 5 sạch trên không gian mạng, đang nghiên cứu ngăn cấm các mạng xã hội TC kết nối với mạng internet toàn cầu của Mỹ, khi ấy xem như tham vọng trở thành quốc gia dẫn đầu công nghệ thế giới của TC chính thức bị bứt tử. - TC thông qua luật an ninh HongKong. Ngay lập tức Mỹ rút Hongkong khỏi quy chế đặc biệt, trừng phạt đặc khu trưởng Carrie Lam, các quan chức Hongkong và TC liên quan. Trừng phạt cả bí thư khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc và các quan chức liên quan đến cáo buộc TC vi phạm nhân quyền Tân Cương. TC chưa có trả đũa nào đáng kể so với lời đe dọa dữ dội của TC, ngoài việc cấm hai thượng nghị sĩ Mỹ nhập cảnh TC. - TC ngăn chuỗi cung ứng thế giới đặt tại TC xuất cảng khẩu trang, dược phẩm và thiết bị y tế cho thế giới chống dịch cúm Tàu, nhằm độc quyền thực hiện chiến lược ngoại giao khẩu trang. Ngay lập tức Mỹ thúc giục quốc tế cùng Mỹ rút chuỗi cung ứng khỏi TC. TC tắt tiếng. - TC mở loa tuyên truyền hết công suất về chiến lược ngoại giao khẩu trang, chỉ trích nhiều nước chống dịch yếu kém, bài xích Mỹ đối phó quá kém trước dịch cúm Tàu, không quan tâm đến đồng minh và cộng đồng quốc tế, không xứng đáng lãnh đạo thế giới, cho rằng TC mới là nước hết lòng giúp đỡ và xứng đáng thay thế Mỹ v.v... Ngay lập tức Mỹ tố cáo TC cấu kết với WHO giấu dịch gây đại họa cho thế giới, rút Mỹ khỏi WHO, vận động thế giới khởi kiện buộc TC bồi thường thiệt hại và điều tra nguồn gốc cúm Tàu, cộng đồng quốc tế ngã về Mỹ, quay lưng với TC. TC mất uy tín một cách ê chề vì bị gậy ông đập lưng ông. - TC cho tàu dân quân biển áp dụng chiến lược bầy đàn uy hiếp quần đảo Senkaku của Nhật. Hải quân Mỹ lên tiếng giúp Nhật chống lại chiến lượt bầy đàn của TC khiến TC lúng túng. - TC gia tăng áp lực quân sự đe dọa giải phóng Đài Loan, ép trục xuất Đài Loan khỏi tư cách quan sát viên của WHO... Mỹ tăng sức mạnh quân sự vượt trội bảo vệ, ban hành nhiều luật hổ trợ Đài Loan, bán vũ khí hiện đại với số lượng lớn giúp Đài Loan chủ động đối phó với sự xâm lăng của TC, bậc đèn xanh cho Đài Loan vận động gia nhập WHO và Liên Hiệp Quốc. Vài ngày tới bộ trưởng y tế Mỹ đến thăm Đài Loan, chính thức vượt qua làn ranh đỏ về chủ trương một nước Trung Hoa mà Mỹ từng cam kết. Liệu đây có phải là lúc TC sẽ bóp cò ? - TC kéo cụm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh, đông đảo tàu dân quân biển, tàu hải cảnh, tàu thăm dò địa chất... vào Biển Đông áp đặt chủ quyền đường lưỡi bò sai trái tự phịa, gửi công hàm cho Liên Hiệp Quốc công bố yêu sách chủ quyền phi pháp ấy. Ngay lập tức Mỹ điều ba cụm tác chiến của ba tàu sân bay, cùng nhiều loại phi cơ và các khí tài quân sự hiện đại nhất vào Biển Đông tập trận đe dọa TC, nhiều nước khác cũng về hùa với Mỹ kéo tàu chiến đến Biển Đông, Mỹ chính thức gửi công hàm cho Liên Hiệp Quốc bát bỏ hầu hết các yêu sách chủ quyền ngang ngược của TC trong Biển Đông. TC có vẻ đã giảm hẳn lớn lối, ngạo mạn. - Ngoài ra, Mỹ còn thực hiện hàng loạt các biện pháp khác làm suy yếu TC như, xem xét cấm đảng viên đảng cộng sản TC nhập cảnh Mỹ, tuyên truyền và vận động cộng đồng quốc tế không công nhận tính chính danh của đảng Cộng sản TC, hạn chế các công ty và doanh nghiệp TC thu hút vốn ở các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, hướng tới việc ngăn cấm các công ty TC vào thị trường chứng khoán Mỹ nếu không để kiểm toán Mỹ kiểm toán. Cấm quỷ hưu bỗng Mỹ đầu tư vào chứng khoán TC, ép TC bán lại TiK Tok cho các doanh nghiệp Mỹ, và... Nếu Mỹ tiến tới việc loại TC ra khỏi hệ thống thanh toán tài chính quốc tế bằng đồng USD, thì ko biết TC sẽ xoay sở ra sao trong bang giao quốc tế ? Tóm lại, diễn biến ba năm qua trong cuộc đối đầu Mỹ Trung cho thấy Mỹ có quá nhiều công cụ nặng ký để ép TC, trong lúc TC có quá ít công cụ để chống đỡ, thì lấy đâu ra thế mạnh đề phản công giành thắng lợi như các chuyên gia cánh tả cảnh báo? TC chỉ còn một nước cờ duy nhất khả dĩ là tấn công Đài Loan hoặc Biển Đông đề đẩy bất mãn trong nước ra bên ngoài, vực dậy tinh thần dân tộc cực đoan trường kỳ kháng chiến chống Mỹ, và nếu may mắn giành thắng lợi quân sự thì có thể áp đặt được Mỹ theo ý mình. Song khả năng TC thắng quân sự Mỹ là rất khó, chưa chừng biếu không cho Donald Trump một món quà tranh cử. Bởi Ông Trump cũng đang cần một hành động quân sự để vừa kích cầu, (do quân đội Mỹ mua nhiều hàng hóa phục vụ cho cuộc chiến tạo ra nhiều việc làm giúp kinh tế Mỹ sớm phục hồi... ), vừa đẩy khó khăn dịch bệnh ra bên ngoài, thì cái ghế tổng thống vào ngày 3/11 sắp tới không ai giành được ngoài Trump. Vì vậy xem ra chưa chắc TC dám tấn công quân sự. Có lẽ các nhà bình luận thiên tả quên rằng, Tuy Liên Xô yếu hơn TC hiện nay, song nước này làm trùm một khối thống nhất về kinh tế chính trị, xã hội... xây dựng được một đế chế của riêng mình, không dựa vào bất cứ ai, nên họ thất bại một cách đáng mặt, yếu thì thua thôi. Ngược lại, TC lớn mạnh trên nền móng của kẻ khác, không biết điều sống chung hòa bình, mưu cầu thịnh vượng chung... Còn giở trò lưu manh lật lọng, dùng thủ đoạn cướp nền móng để đè đầu cưỡi cổ "ông chủ". Và khi ông chủ giật mình rút lại nền móng ấy không cho xài ké nữa, thì số phận của kẻ cướp cạn sẽ ra sao tưởng bất cứ ai cũng có thể có câu trả lời. Ngày cuối tuần, chúc các bạn mình vui vẻ an lành. Cảm ơn các bạn đã đón dọc.  
......

Tổng Thống Donald Trump chính thức ký sắc lệnh cấm Tiktok và Wechat của Trung Quốc

Le Anh| Theo thông tin từ Hoa Kỳ cho biết hôm 7 Tháng Tám, 2020, Tổng Thống Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh cấm Tiktok và Wechat, vì cả hai ứng dụng này là một "mối đe dọa" cho nền an ninh của Hoa Kỳ. Theo nội dung sắc lệnh nói rằng việc thu thập dữ liệu của TikTok có thể cho phép Trung Quốc theo dõi các nhân viên chính phủ Mỹ và thu thập thông tin cá nhân để tống tiền hoặc thực hiện hoạt động gián điệp. Hôm 7 Tháng Tám, 2020, Nhà Trắng công bố trên cổng thông tin TikTok có 175 triệu lượt tải về điện thoại chỉ riêng tại Mỹ và trên toàn thế giới là trên 1 tỷ lượt. Theo lệnh này, bắt đầu sau 45 ngày, bất kỳ giao dịch nào của Hoa Kỳ với ByteDance sẽ bị cấm. Trước đó, hôm 5 Tháng Tám, 2020, theo thông tin từ Bloomberg, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã một lần nữa tuyên bố, Mỹ đang tăng cường việc loại bỏ các ứng dụng mà Mỹ cho là không đáng tin cậy của Trung Quốc như TikTok và WeChat ra khỏi mạng kỹ thuật số của Mỹ vì lý do an ninh quốc gia. Ngoại trưởng Pompeo còn kêu gọi các công ty Mỹ chấm dứt quan hệ với các công ty công nghệ của Trung Quốc để thực hiện kế hoạch “làm sạch không gian mạng” của Mỹ. “Trước hết, phải có một nhà mạng viễn thông an toàn và “sạch” . Những công ty viễn thông không đáng tin cậy của Trung Quốc không thể cung cấp cho chúng ta bất kỳ dịch vụ viễn thông nào” Ông nói. Kế hoạch này bao gồm 5 nội dung lớn: - Nhà khai thác viễn thông sạch. - Cửa hàng ứng dụng sạch. - Ứng dụng sạch. - Dịch vụ đám mây sạch. - Cáp quang sạch. Trong đó có việc ngăn chặn các công ty công nghệ, viễn thông của Trung Quốc “tiếp cận” với các thông tin nhạy cảm của người dân và các công ty Mỹ. Hoa kỳ cũng đang thúc giục Apple và Google xóa bỏ các ứng dụng trên điện thoại di động bất chấp đại diện của TikTok tuyên bố tất cả các thông tin cá nhân của người dùng ứng dụng này đều được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, Mỹ cũng đang “chú ý” đến hàng loạt các công ty Trung Quốc như Alibaba, Baidu, China Mobile, China Telecom và Tencent... Theo nhận định của truyền thông, Mỹ đang hướng “mũi giáo” của mình vào ngành công nghệ của Trung Quốc, đây là hành động leo thang mới nhất của Washington và Bắc Kinh. Được biết, cũng do lo ngại các vấn đề an ninh, Ấn Độ gần đây đã cấm 59 ứng dụng di động của Trung Quốc, Úc cũng cảnh báo sẽ thực hiện động thái tương tự. Trận chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng tăng nhiệt tưởng chừng như không còn cách nào cứu vãn?  
......

Trung quốc vẫn "ngán" Hoa Kỳ chưa dám trả đũa mạnh

Le Anh   Hôm 4 Tháng Tám, 2020, tại cuộc họp báo thường nhật, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân tuyên bố Bắc Kinh sẽ trả đũa nếu Hoa Kỳ tiếp tục có “hành động thù địch” đối với các nhà báo Trung Quốc, những người có thể sẽ buộc phải rời khỏi nước Mỹ trong những ngày tới nếu như thị thực Hoa Kỳ không được gia hạn. Ông Uông Văn Bân nói với các phóng viên rằng, không có nhà báo Trung Quốc nào tại Hoa Kỳ được gia hạn thị thực kể từ hôm 11/5. “Hoa Kỳ đã leo thang hành động chống lại các nhà báo Trung Quốc”, “Hoa Kỳ nên lập tức sửa chữa sai lầm và dừng lại hành động của mình”, “Nếu Hoa Kỳ cứ kiên trì làm như thế, Trung Quốc sẽ có phản ứng cần thiết và hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của mình”, ông Bân tuyên bố. Hành động của Hoa Kỳ áp đặt lên Trung Quốc, nhất là qua các lời tuyên bố giữa 2 bên, được nhận định rằng, đa số những động thái của Hoa Kỳ thường đi trước và đều mang tính ‘thách thức’, sau đó Trung Quốc mới lên tiếng. Điều đó cho thấy, phía Hoa Kỳ quyết liệt đối đầu trực diện với Trung Quốc hơn là Bắc Kinh muốn đối đầu với Hoa Kỳ. Các phản ứng của Trung Quốc ở mức độ chừng mực cho thấy Bắc Kinh vẫn còn sợ Hoa Kỳ vì nếu cuộc chiến quân sự xảy ra giữa 2 bên thì chắc chắn các quốc gia đồng minh sẽ ủng hộ Hoa Kỳ như Ấn Độ, Nhật bản, Anh, Úc… Nhiều người nhận định rằng, nếu cuộc chiến xảy ra khốc liệt thì tất cả các vấn đề thương mại giữa Trung Quốc và các nước sẽ bị ngưng trệ, thậm chí có thể dẫn đến việc tất cả các nhà đầu tư thế giới đều rút khỏi thị trường Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc sẽ ra sao? Liệu Bắc Kinh có đủ khả năng để đối phó với làn sóng phản đối của hơn 1.4 tỷ dân lâm vào tình trạng thất nghiệp do chính lãnh đạo Bắc Kinh gây ra? Lê Ánh  
......

Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, Sam Brownback trả lời phỏng vấn

Le Anh!   Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã dẫn lời của ông Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, Sam Brownback trả lời phỏng vấn hôm 31 Tháng Bảy, 2020 khi được hỏi đến chính sách trừng phạt hiện nay của Chính phủ Hoa Kỳ đối với các quan chức Việt Nam. “Các biện pháp trừng phạt mà chúng tôi đưa ra là các biện pháp trừng phạt thị thực cấm nhập cảnh Hoa Kỳ cho chính cá nhân đó và các thành viên gia đình của họ. Đồng thời, chúng tôi cũng có các lệnh trừng phạt theo đạo luật Magnitsky Toàn cầu được áp dụng cho các cá nhân, cấm nhập cảnh, đóng băng tất cả tài sản mà họ sở hữu ở Hoa Kỳ hoặc có sở hữu thông qua các tổ chức của Hoa Kỳ”, Đại sứ Brownback nói. Một trong những điểm khác biệt thời gian trước đây liên quan đến vấn đề tôn giáo thì chỉ nêu ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ở một mức độ nào đó, còn bây giờ nó được nêu ra khắp mọi nơi. Theo đó, các cơ quan chính phủ đều phải phát triển danh mục ưu tiên vì tự do tôn giáo. Ông nói thêm: “Hãy nhìn vào những gì chúng ta có thể làm để thực hiện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ liên quan đến tự do tôn giáo. Và điều đó cũng đúng với Việt Nam. Tất cả các bộ máy đều vào cuộc, từ Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại… và cả Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), cần nêu chủ đề tự do tôn giáo và những gì chúng ta có thể làm để thực hiện đúng chính sách này.” Đại sứ Brownback còn nói: “Tôi nghĩ rằng Chính quyền Tổng thống Trump, khác với bất kỳ chính quyền nào trước đây, đang tập trung vào chủ đề tự do tôn giáo và rất cương quyết trong việc hạ giảm đàn áp tôn giáo. Và chính quyền này sẽ hành động vì điều đó.” Ông trả lời liên quan đến việc trừng phạt các quan chức của Trung Quốc về việc vi phạm nhân quyền. “Chúng tôi thông thường không trừng phạt một ủy viên Bộ Chính trị, nhưng vừa rồi chúng tôi đã áp dụng trừng phạt ông Trần. Và những biện pháp trừng phạt tương tự cũng có sẵn đối với các quan chức Việt Nam.” Ông nói thêm rằng vấn đề chế tài vi phạm tự do tôn giáo đến nay không còn lời nói suông nữa mà là hành động, và “hành động nghiêm túc.” Hôm 30 Tháng Bảy, 2020, Hai Thượng nghị sĩ Marco Rubio và John Cornyn thuộc đảng Cộng Hòa gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo yêu cầu đưa Việt Nam trở lại vào danh sách các Quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về Tự do Tôn giáo CPC và trừng phạt các quan chức cộng sản theo đạo luật Magnitsky toàn cầu. Dư luận cho rằng, những động thái nghiêm túc của Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề đàn áp tôn giáo và nhân quyền không phải là lời nói suông cho qua loa như trước kia mà là sự cương quyết đối với các quan chức của các chế độ độc tài trong đó có Việt Nam. PHEN NÀY CÁC QUAN CHỨC CSVN MỆT RỒI! Lê Ánh  
......

Hai Thượng nghị sĩ yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với Việt Nam

TNS Cornyn & TNS Rubio Thượng Nghị Sĩ Cornyn và Thượng Nghị Sĩ Rubio trong lá thư ngày 30 tháng Bảy, 2020, gởi Bộ Trưởng Mike Pompeo đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu vấn đề vi phạm nhân quyền trực tiếp với nhà cầm quyền CSVN. Hai thượng nghị sĩ kêu gọi Hoa Kỳ áp dụng luật Magnitsky đối với những cá nhân có hành vi tàn bạo với dân và đưa Việt Nam vào danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” về các vi phạm trong lãnh vực tự do tôn giáo. Lá thư cũng lên án quyền tự do ngôn luận bị bóp nghẹt trầm trọng, điển hình qua việc bắt bớ các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam. Hai ông cho rằng Hoa Kỳ cần tiếp tục phát triển và củng cố mối quan hệ với các quốc gia trong vùng để bảo đảm nền an ninh và thịnh vượng chung và ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Sau cùng, TNS Cornyn và TNS Rubio nhấn mạnh rằng “Cách duy nhất để phát huy đầy đủ tiềm năng của mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam là thúc ép họ thực hiện các bước nghiêm túc để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.” — Dưới dây là bản dịch nguyên văn bức thư của Thượng Nghị Sĩ Cornyn và Thượng Nghị Sĩ Rubio gởi cho Ngoại Trưởng Pompeo. Ngày 30 tháng Bảy, 2020 Bộ Trưởng Mike Pompeo Bộ Ngoại Giao 2201 C Street, N.W. Washington, D.C. 20520 Thưa Ngoại Trưởng Pompeo: Hôm nay chúng tôi viết về việc chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền đối với người dân Việt Nam. Việt Nam là một đối tác an ninh quan trọng trong khu vực nhưng hồ sơ nhân quyền của họ vẫn là một trở ngại cho việc tăng cường mối quan hệ. Do đó, chúng tôi trân trọng yêu cầu Ông nêu ra những vấn đề này trực tiếp với chính phủ Việt Nam và Ông xem xét việc áp đặt một lệnh trừng phạt đối với các cá nhân đã có hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, theo Đạo Luật Global Magnitsky A. Ngoài ra, chúng tôi yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì những vi phạm quyền tự do tôn giáo. Sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã gia tăng trong những năm qua trong một số lĩnh vực quan trọng đối với an ninh và nỗ lực chống lại Chính phủ và Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày càng hung hăng. Chúng tôi ủng hộ tầm nhìn của chính phủ về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng, nhưng chính quyền Việt Nam đã bắt bớ một cách tuỳ tiện và đàn áp các thành viên báo chí và những người hành đạo vẫn là một thách thức trong mối quan hệ của chúng ta. Dưới sự lãnh đạo của Ông và Tổng Thống Trump, Bộ Ngoại Giao đã vận động cho tự do tôn giáo trên toàn thế giới và tôi tự hào ủng hộ sự vận động của Bộ Ngoại Giao cho quyền cơ bản này. Sự lạm dụng Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo được tiếp tục sử dụng để Nhà nước Việt Nam quấy rối và đàn áp các nhóm tôn giáo, những người chỉ muốn hành đạo của họ trong hòa bình. Việc Nhà nước Việt Nam đặc biệt nhắm mục tiêu đàn áp những người Thượng và người H’mông Thiên Chúa Giáo là không chấp nhận được. Chính phủ Việt Nam còn nhắm mục tiêu vào giới báo chí, bao gồm các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, và các nỗ lực để bịt miệng những nhà bất đồng chính kiến cũng là mối quan tâm lớn. Hoa Kỳ cần phải thúc ép chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của người dân Việt Nam và có biện pháp để trừng phạt các quan chức chịu trách nhiệm cho những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Hoa Kỳ phải tiếp tục phát triển và tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia trong khu vực để đảm bảo sự thịnh vượng và an ninh của nhau và chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Cách duy nhất để phát huy đầy đủ tiềm năng của mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam là thúc ép họ thực hiện các bước nghiêm túc để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Cảm ơn sự lãnh đạo và quan tâm của Ông đến vấn đề quan trọng này. Trân trọng, John Cornyn Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Bức thư Thượng Nghị Sĩ Cornyn và Thượng Nghị Sĩ Rubio gởi Ngoại Trưởng Mike Pompeo hôm 30/7/2020, yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu vấn đề vi phạm nhân quyền trực tiếp với nhà cầm quyền CSVN. https://viettan.org/hai-thuong-nghi-si-yeu-cau-bo-ngoai-giao-hoa-ky-neu-van-de-vi-pham-nhan-quyen-voi-viet-nam/  
......

Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?

Nguồn: “Would a Biden administration be softer than Trump on China?”, The Economist, 29/07/2020. Biên dịch: Phan Nguyên Vào tháng 12 năm 2018, những nhân vật diều hâu với Trung Quốc trong chính quyền Trump đã thúc đẩy một loạt các biện pháp trừng phạt trong động thái mà theo một cuốn sách mới của Bob Davis và Lingling Wei, được một số người gọi trong nội bộ là “Tuần Đập chết Trung Quốc” (F*ck China Week). Nhưng đó vẫn chưa là gì so với những gì xảy ra trong tháng Bảy năm 2020. Trong những tuần gần đây, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên các quan chức cấp cao của Trung Quốc, bao gồm cả một uỷ viên Bộ Chính trị, vì đã tham gia vào các tội ác tàn bạo chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương; bổ sung 11 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Bộ Thương mại vì đã đồng lõa với những hành động tàn bạo đó; tuyên bố các yêu sách thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp; thu hồi tư cách đặc biệt của Hong Kong về ngoại giao và thương mại; ra cáo buộc hình sự đối với bốn công dân Trung Quốc, những người mà các quan chức nói là gián điệp của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa; và ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, được cho là trung tâm của các hoạt động gián điệp và gây ảnh hưởng, động thái đầu tiên như vậy kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1979 (Trung Quốc trả đũa bằng cách đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô). Chỉ dấu đầu tiên cho thấy rắc rối ở Houston là các video xuất hiện trên mạng cho thấy các nhà ngoại giao Trung Quốc đang vội vã đốt tài liệu trong sân lãnh sự quán, một phép ẩn dụ thích hợp cho hình ảnh hơn 40 năm gắn bó ngoại giao tan biến theo làn khói. Tất cả những điều này đã xảy ra dưới thời một tổng thống, Donald Trump, người từng thể hiện một mối quan hệ cá nhân với người đồng cấp Trung Quốc, Tập Cận Bình, và (theo cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton) từng nói với ông Tập rằng xây dựng trại tập trung người Duy Ngô Nhĩ là “điều đúng đắn phải làm”. Ông tỏ ra không muốn gây sự với Trung Quốc, ngoại trừ vấn đề thương mại và đại dịch nhằm đánh lạc hướng các chỉ trích khỏi phản ứng của ông đối với covid-19. Nhưng khi thời gian của nhiệm kỳ đầu tiên và có lẽ là cả quãng thời gian làm tổng thống của ông dần hết, các quan chức diều hâu với Trung Quốc xung quanh ông đang cố định hình chắc chắn một tư thế đối đầu hơn so với những gì Mỹ đã áp dụng từ khi Richard Nixon tới Trung Quốc gần nửa thế kỷ trước. Vào ngày 23 tháng 7, tại Thư viện Tổng thống Nixon ở California, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã kết thúc một loạt bốn bài phát biểu trong nhiều tuần bởi các quan chức hàng đầu, miêu tả chế độ Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với tự do và dân chủ trên toàn cầu. Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien, giám đốc FBI Christopher Wray, Tổng chưởng lý [Bộ trưởng Tư pháp] William Barr và ông Pompeo đều lập luận rằng Trung Quốc tìm cách xuất khẩu ý thức hệ và sự “kiểm soát tư tưởng” của họ ra ngoài biên giới. Họ đã chỉ trích các giám đốc doanh nghiệp và các hãng phim Hollywood vì đã tỏ ra nhu nhược với Bắc Kinh, cảnh báo về các hoạt động gián điệp rộng khắp của Trung Quốc ở Mỹ, và cho rằng ông Tập đang thực hiện mưu đồ bá chủ toàn cầu kéo dài trong nhiều thập niên. Pompeo nói rằng Mỹ và các đồng minh phải thúc đẩy Trung Quốc thay đổi, hoặc có nguy cơ để thế kỷ 21 rơi vào tầm nhìn độc đoán của ông Tập. “Mô hình cũ về sự can dự mù quáng với Trung Quốc chỉ đơn giản là không thể thành công”, Pompeo nói. Nếu chúng ta quỳ gối bây giờ, con cháu chúng ta có thể phải chấp nhận chịu để Đảng Cộng sản Trung Quốc định đoạt số phận”. Không hề được nêu tên trong các bài phát biểu này, nhưng là một yếu tố nền tảng thúc đẩy họ làm vậy, là Joe Biden và chiến dịch tranh cử tổng thống của ông. Chiến dịch của ông Trump muốn mô tả vị ứng cử viên Dân chủ là mềm mỏng với Trung Quốc, gợi ý rằng ông Biden thời còn làm phó tổng thống đã đánh giá thấp mối đe dọa Trung Quốc. Một quan chức cấp cao trong chính quyền nói rằng một phần của tính toán đằng sau các hành động gần đây là đặt quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ vào một quỹ đạo khó có thể đảo ngược cho dù ai thắng trong tháng 11. Một số quan chức tin rằng họ đã tiến gần tới việc đạt được mục tiêu này, với sự ủng hộ đồng thuận rộng khắp giữa những nhân vật diều hâu của hai đảng trong Quốc hội, vốn đã thông qua các đạo luật cứng rắn về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ và Hong Kong. Đảng Cộng sản cũng vậy, với những hành động của riêng mình, đã biến Tân Cương thành một trại gulag và tước bỏ nền pháp quyền của Hong Kong, gần như làm cho chắc chắn rằng nước Mỹ sẽ không thể quay lại hoàn toàn với mối quan hệ trước đây với Trung Quốc được nữa. Tuy nhiên, một số nhân vật diều hâu bên ngoài chính quyền, bao gồm một số người nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho Biden, lo lắng rằng Biden sẽ ít đối đầu với Tập hơn khi ông tìm kiếm sự hợp tác trong các vấn đề như biến đổi khí hậu và kiểm soát vũ khí hạt nhân. Nhiều cố vấn chính sách đối ngoại của ông chắc chắn sẽ là những cựu quan chức của chính quyền Obama. Những nhân vật diều hâu chế giễu chính quyền Obama vì đã sẵn sàng thoả hiệp với sự trỗi dậy của Trung Quốc một cách dễ dàng để đạt được những lợi ích như Thỏa thuận Paris (về biến đổi khí hậu). Liệu một chính quyền Biden cũng sẽ mềm mỏng với Trung Quốc không? Không còn là Ngài Mềm mỏng Các cố vấn của Biden phản bác theo một số cách. Đầu tiên, họ lập luận rằng Biden sẽ khôi phục thẩm quyền đạo đức của Mỹ bằng cách phê phán Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Thứ hai, họ nói rằng ông dự định hợp tác với các đồng minh để ép Trung Quốc thay đổi hành vi. Thứ ba, ông sẽ đầu tư trong nước để biến Mỹ trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong các lĩnh vực như 5G. Họ cho rằng ông Trump đã làm suy yếu nước Mỹ so với Trung Quốc trên cả ba mặt trận: bật đèn xanh cho các hành vi vi phạm nhân quyền; phá hoại các liên minh trong khi ve vãn những kẻ độc tài; và để cho các thể chế và cơ sở hạ tầng của Mỹ mục ruỗng. “Chúng ta đang yếu đi và Trung Quốc trở nên mạnh hơn vì Tổng thống Trump”, theo lời Tony Blinken, một cố vấn của Biden. Các quan chức của ông Trump nhấn mạnh hành động của họ chứ không phải lời nói suông của tổng thống. Trước đòn liên hoàn cước trong tháng này, các quan chức đã cắt nguồn cung cấp công nghệ Mỹ cho Huawei, một phần của chiến dịch chống lại gã khổng lồ ngành viễn thông vốn giành được sự ủng hộ từ các đồng minh Mỹ: Anh hiện đã tuyên bố sẽ cấm Huawei khỏi các mạng của họ (Úc và Nhật Bản cũng làm như vậy). FBI đã thực hiện một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn để điều tra các gián điệp Trung Quốc. Trong bài phát biểu về Trung Quốc của mình, ông Wray nói rằng cứ mười tiếng ông sẽ mở một vụ án mới. Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây đã quyết định hủy bỏ thị thực của khoảng 3.000 sinh viên sau đại học có liên hệ với các cơ quan quân sự ở Trung Quốc, động thái mới nhất nhằm gia tăng soát xét các công dân Trung Quốc đến Mỹ để học tập hoặc nghiên cứu. Và Bộ Quốc phòng đã trở nên quyết đoán hơn trong việc tiến hành các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan. Có lẽ khiêu khích nhất là việc thể hiện sự ủng hộ đối với bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan. Điều này đã đặt ra câu hỏi về việc Mỹ có thể đi xa tới đâu để thử thách một trong những khía cạnh tế nhị nhất của quan hệ Trung – Mỹ. Một quan chức cấp cao nói rằng sau nhiều thập niên ngoại giao không thích rủi ro, chính quyền quyết tâm áp đặt chi phí lên các hành vi của Trung Quốc. Các cố vấn của ông Biden đang ở thế yếu khi họ tuyên bố rằng chính quyền Obama cũng cứng rắn với Trung Quốc. Một lập luận thuyết phục hơn là mặc dù Trump đã có quanh mình những nhân vật diều hâu với Trung Quốc, bản thân Trump không phải diều hâu và có thể thực hiện những điều làm suy yếu chính sách của toàn bộ chính quyền trong chốc lát. Ông thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 6 rằng ông đã trì hoãn việc áp dụng các biện pháp trừng phạt lên các quan chức Trung Quốc về vấn đề Tân Cương vì ông không muốn gây nguy hiểm cho một thỏa thuận thương mại. Và chính sách mà ông quan tâm nhất là thuế quan đã thất bại, trong đó có thỏa thuận mỏng manh để Trung Quốc mua thêm hàng nông sản Mỹ (điều Bolton nói là Trump yêu cầu ông Tập làm để giúp ông tái đắc cử). Các cử tri dường như không bị ấn tượng. Trong một cuộc thăm dò do Đại học Suffolk và tờ USA Today thực hiện hồi cuối tháng 6, 51% số người được hỏi cho biết Biden sẽ làm tốt hơn việc xử lý Trung Quốc, so với 41% nghĩ như vậy về ông Trump. Liệu tổng thống có sẵn sàng thực hiện các biện pháp triệt để hơn đối với Trung Quốc, với sự thúc giục của các nhân vật diều hâu xung quanh ông không? Những ý tưởng mà các nhân viên của ông đã xem xét gần đây bao gồm lệnh cấm đối với tất cả 92 triệu đảng viên cộng sản và gia đình họ đến thăm Mỹ, hoặc các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng Trung Quốc tại Hong Kong. Những điều này hiện có thể quá khiêu khích đối với ông Trump, nhưng có lẽ dường như sẽ thuận tai hơn khi cuộc bầu cử đến gần. Ở Trung Quốc, các quan chức cho đến nay đã phản ứng với sự kiềm chế tương đối. Họ cũng có thể đọc được các cuộc thăm dò dư luận, và có thể muốn xem liệu quỹ đạo quan hệ hiện tại có tiếp tục sau tháng Giêng năm sau hay không. Một số nhà tuyên truyền Trung Quốc nói họ muốn ông Trump giành chiến thắng dựa trên lập luận, như lời Blinken, rằng Trump đã làm suy yếu vị thế chiến lược của Mỹ và củng cố vị thế của họ. Họ có thể đang “dương đông kích tây”. Hoặc họ cũng có thể xem Biden như một người sẽ cứng rắn hơn về các vấn đề như nhân quyền, nhưng sẽ không biến các vấn đề nguyên tắc thành các ván bài mặc cả. Về khía cạnh này, ngay cả những người diều hâu với Trung Quốc và cảnh giác với Biden cũng không nghi ngờ sự chân thành của ông. Trung Quốc đã thay đổi kể từ khi ông còn là phó tổng thống, và sự đồng thuận của giới tinh hoa ở Washington cũng vậy. Kỷ nguyên mới u ám của quan hệ Mỹ-Trung sẽ kéo dài qua nhiều kỳ bầu cử chứ không chỉ một mà thôi. Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế  
......

Chiến lược Mỹ “thoát Trung” của đảng Cộng Hòa

Nguyễn Quang Duy “Muốn bảo vệ tự do cho nước Mỹ và tự do cho Thế giới, Trung Hoa phải có tự do” chính là tóm tắt chiến lược “thoát Trung” được giải thích qua 4 bài phát biểu của 4 vị lãnh đạo hành chánh Mỹ gần đây. Mỹ thụ động và ngây thơ … Ngày 24/6/2020, Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien nêu lên một sự thật phũ phàng là gần nửa thế kỷ qua các chính trị gia cả hai đảng, các nhà khoa bảng, nhà giáo dục, nhà báo, nhà kinh doanh Mỹ đều thụ động và ngây thơ (passivity and naivety) trước Trung cộng. Người Mỹ không biết sự khác biệt giữa người dân Trung Hoa và đảng Cộng sản, một tổ chức theo chủ nghĩa Marxist-Leninist, mà Tập Cận Bình là hiện thân của Joseph Stalin. Đảng Cộng sản không đại diện cho người dân Trung Hoa nên phải sử dụng bạo lực và tuyên truyền để kiểm soát cuộc sống của người dân, họ kiểm soát về kinh tế, về chính trị, về thể xác và quan trọng nhất là kiểm soát suy nghĩ của người dân. Mỹ ảo tưởng khi Trung cộng giàu hơn, đảng Cộng sản sẽ thay đổi, người dân Trung Hoa sẽ được hưởng thành quả lao động và những giá trị tự do cũng như người Mỹ. Trung cộng giàu hơn và mạnh hơn thì ngược lại đảng Cộng sản vi phạm nhân quyền thô bạo hơn. Mỹ càng phụ thuộc vào thương mãi với Trung cộng thì Mỹ càng làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền, quay đầu với những giá trị tự do của người Mỹ. Khi Trung cộng giàu hơn, họ bỏ tiền tỷ, dùng ngay chính hệ thống giáo dục, truyền thông, mạng xã hội, điện ảnh Hollywood tuyên truyền về sự thành công của chủ nghĩa cộng sản, thay đổi cách suy nghĩ và cách sống của người Mỹ. Đảng Cộng sản cho tin tặc xâm nhập những kho tài liệu cá nhân đánh cắp thông tin của người Mỹ để kiểm soát dân Mỹ cũng như họ đã kiểm soát người dân Trung Hoa. Khi Trung cộng giàu và mạnh hơn, họ bỏ tiền mua chuộc các quốc gia nhỏ bé và kiểm soát các tổ chức quốc tế bao vây nước Mỹ, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới. Vì không hiểu chủ nghĩa cộng sản nên Mỹ tự bỏ cuộc hay thua cuộc chiến tranh ý thức hệ với đảng Cộng sản Trung Hoa. Mỹ nhắm mắt, bịt tai… Ngày 7/7/2020, Giám đốc Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cho rằng người Mỹ không thể tiếp tục nhắm mắt, bịt tai trước mối đe dọa của việc Trung cộng dùng thủ đoạn gián điệp kinh tế và an ninh tình báo để vượt mặt Mỹ trở thành cường quốc số một trên thế giới. Cuộc chiến chống gián điệp Trung cộng diễn ra trên mọi lãnh vực: từ chính trị, đến các ngành công nghiệp, nông nghiệp, khoa học, hàng không, robot, chăm sóc sức khỏe, xảy ra trên từng địa phương, từng đại học, từng cơ quan nghiên cứu, từng công ty Mỹ và ngay tại Quốc Hội Mỹ. Trung cộng cho cả giải phóng quân trong vỏ bọc những khoa học gia đến Mỹ để đánh cắp thông tin về thuốc chủng ngừa dịch cúm Vũ Hán, do các Viện đại học và các Viện dược phẩm Mỹ nghiên cứu và phát triển. Có khoảng 2,500 cuộc điều tra đang được FBI tiến hành về việc đánh cắp công nghệ Mỹ của tình báo Trung cộng và cứ mỗi 10 giờ FBI phải mở một cuộc điều tra mới chống lại tình báo Trung cộng. Trung cộng vừa chiêu dụ vừa đe dọa người Mỹ gốc Hoa, cũng như tìm mọi cách gây ảnh hưởng trên các chính trị gia, các nhà khoa học, các nhà giáo dục, nhà báo, và dư luận Mỹ để phục vụ cho tham vọng bá quyền đi ngược lại quyền lợi của nước Mỹ. Mỹ bị bao vây kinh tế và chính trị… Ngày 16/7/2020, tại Bảo tàng Tổng thống Gerald Ford, Bộ trưởng Tư pháp William Barr nhắc đến việc 50 năm về trước hai Tổng Thống Nixon và Ford mở cửa giúp Trung cộng vực dậy nền kinh tế. Nhưng thay vì cạnh tranh tự do và công bằng với Mỹ, Trung cộng đã sử dụng các chiến thuật thao túng tiền tệ, thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp nhà nước, bán phá giá, tấn công mạng, trộm cắp trí tuệ và gián điệp kinh tế. Trung cộng đã giết chết các công ty công nghệ Mỹ, xâm chiếm và thống trị thị trường Mỹ, buộc nước Mỹ lệ thuộc vào hàng hóa và chuỗi cung ứng của Trung cộng. Trung cộng đã vượt qua Hoa Kỳ về sản lượng sản xuất trong năm 2010 và họ muốn xuất cảng chủ nghĩa tư bản nhà nước để xây dựng các chế độ độc tài trên thế giới. Toàn cầu hóa không phải lúc nào cũng theo hướng thị trường tự do, thương mại tự do hoặc trao đổi ý tưởng tự do. Các công ty điện ảnh Hollywood, đến cả Disney, trước đây là trung tâm của tự do sáng tạo, nhưng ngày nay vì lợi nhuận ngắn hạn trên thị trường 1.4 tỷ người Trung Hoa nên đã tự kiểm duyệt, đã cúi đầu khuất phục trước nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh. Công ty Cisco đã giúp đảng Cộng sản xây dựng bức tường lửa ngăn chận người dân Trung Hoa không vào được mạng lưới truyền thông toàn cầu Internet, các công ty Google, Microsoft, Yahoo và Apple đều đã cộng tác với nhà cầm quyền cộng sản. Lãnh đạo nhiều công ty của Mỹ còn tự đảm nhận vai trò vận động hành lang và nhiều chính trị gia Mỹ đã tiếp tay ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi nước Mỹ. Trung cộng còn dùng tiền kiểm soát hoặc đồng tổ chức một số các viện nghiên cứu học thuật của Mỹ, hay tìm cách ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và việc giảng dạy của các Viện Đại Học tại Mỹ. Trung cộng tập trung quyền lực xây dựng một chủ nghĩa xã hội vượt trội hơn chủ nghĩa tư bản, sáng kiến MADE IN CHINA 2025 là một kế hoạch thống trị các ngành công nghệ thông tin tiên tiến, robot, hàng không và xe điện, sáng kiến “Vành đai, Con đường” và mạng toàn cầu 5G nhằm kiểm soát cơ sở hạ tầng cho các công ty nhà nước Trung cộng xây dựng mạng lưới bao vây Mỹ và thống trị toàn cầu. Đã có lúc người Mỹ cần hiểu rõ sự thâm độc của Trung cộng, cần coi mình là người Mỹ, cần tự hào bảo vệ quyền lợi và giá trị tự do của Mỹ. Chiến lược Trung Hoa tự do… Ngày 23/7/2020, tại Thư viện Nixon tiểu bang California, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nói về cộng sản Trung Hoa và tương lai của Thế Giới. Năm 1972 khi đi thăm Trung Hoa Tổng thống Nixon mong ước sự hợp tác giữa Mỹ với Trung cộng sẽ tạo ra một tương lai đầy tươi sáng cho thế giới. Nên Mỹ đã giúp hồi sinh nền kinh tế đang trên đà sụp đổ của Trung cộng, nhưng đến nay kết quả là nhà cầm quyền Bắc Kinh đã ăn cháo đá bát phản bội thiện chí của Mỹ và các quốc gia tự do. Ông Mike Pompeo tổng kết 3 bài phát biểu của Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien, Giám đốc FBI Christopher Wray và Bộ trưởng Tư pháp William Barr về mối đe dọa của Trung cộng đối với nền kinh tế và nền tự do của Mỹ và thế giới. Ông nói ra một điều mà gần như người Việt thuộc nằm lòng là đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm (…communist China is to act not on the basis of what Chinese leaders say, but how they behave.). Ông cho biết đã đến lúc phải thay đổi, nên vừa rồi Mỹ đã bác bỏ yêu sách đường chữ U của Bắc Kinh về Biển Đông và Bộ Quốc phòng đã gia tăng nỗ lực tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, và Eo biển Đài Loan. Mỹ cũng đã ra lệnh trừng phạt các quan chức Trung cộng vi phạm nhân quyền, thu hồi tư cách đặc biệt của Hồng Kông về ngoại giao và thương mại, tuyên bố đóng cửa lãnh sự quán tại Houston vì đây là một trung tâm gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ và đang cứu xét không cấp visa vào Mỹ cho các đảng viên đảng Cộng sản và gia đình. Mỹ không thể bỏ qua các mối đe dọa của Trung cộng, nhưng không muốn đơn phương hành động nên kêu gọi các quốc gia có cùng chí hướng tạo thành một liên minh mới của các quốc gia tự do và dân chủ. Mỹ đã nhận thức được sự khác biệt giữa người dân Trung Hoa và đảng Cộng sản, nhận thức được việc thay đổi Trung Hoa không chỉ là sứ mệnh riêng của người dân Trung Hoa, mà cả các quốc gia tự do cũng cần phải nỗ lực để bảo vệ tự do. Đề tài tranh cử…   Cả bốn bài phát biểu được phổ biến trong mùa tranh cử và đều nêu lên một điều là nếu Mỹ không thay đổi Trung cộng, đảng Cộng sản chắc chắn sẽ thay đổi Mỹ và thế giới. Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết chiến lược của Chính Phủ Donald Trump là Trung Hoa phải có tự do thì Mỹ mới bảo vệ được tự do cho chính mình và cho thế giới. Ứng cử viên Joe Biden, một chính trị gia đã tham gia chính trị liên bang Mỹ từ 3/11/1970, từng trải trong việc hoạch định chính sách Mỹ-Trung, nên chắc rằng trong các cuộc tranh luận sắp tới sẽ cho chúng ta biết những nhận định cá nhân, cũng như chiến lược của đảng Dân Chủ Mỹ đối với một Trung cộng đang trỗi dậy muốn thống trị toàn cầu. Nguyễn Quang Duy - [email protected] Melbourne, Úc Đại Lợi, 31/7/2020  
......

21 quan điểm đá tảng của chính quyền TT Donald Trump về CHND Trung Hoa

Nguyen Ngoc Chu| I-KHÔNG CHỈ LÀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI Với lịch sử hơn 3000 năm, bắt đầu từ cuộc xâm lược của giặc Ân, Việt Nam phải đối mặt với gần 20 cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc, thiết tưởng Việt Nam hiểu Trung Quốc hơn bất cứ quốc gia phương Tây nào. Với lịch sử 71 năm từ khi ra đời (01/10/1949) chính thể Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam bị Cộng sản Trung Quốc đâm lén hàng ngàn mũi dao cho đến khi không thể che đậy phải lộ diện bằng cuộc chiến tranh xâm lược 10 năm 1979-1989, thiết tưởng người Việt Nam hiểu Cộng sản Trung Quốc hơn bất cứ người phương Tây nào. Khi TT Donald Trump phải lên thang, xuống thang trong suốt hơn 2 năm chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, thiết nghĩ Hoa Kỳ khó tránh khỏi kế sách hoãn binh “mèo vờn chuột” của Trung Quốc: bề ngoài tưởng là lép vế nhún nhường cam chịu, nhưng bên trong lại là người dẫn dắt nhịp điệu cuộc chơi. Khi TT Donald Trump tiến hành chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, thiết tưởng chỉ vì mục đích lợi ích, thoả thuận được sự nhân nhượng lợi ích từ Trung Quốc là dừng. Hôm nay, đọc bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 23/7/2020 tại Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Nixon ở California, mới vững dạ, rằng TT Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo hiểu Cộng sản Trung Quốc hơn Việt Nam, rằng Hoa Kỳ không dừng ở chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. II- 21 QUAN ĐIỂM ĐÁ TẢNG CỦA CHÍNH QUYỀN TT DONALD TRUMP VỀ CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, có tiêu đề “Trung Quốc Cộng sản và Tương lai Thế giới Tự do” – là bài cuối cùng trong chuỗi 4 bài phát biểu về Trung Quốc của các “chiến tướng” trong chính quyền của TT Donald Trump. Đó là: Cố vấn An ninh quốc gia Robert O’Brien nói về ý thức hệ, Giám đốc FBI Chris Wray nói về gián điệp, và Bộ trưởng Tư pháp Barr nói về kinh tế. Ngoại trưởng Pompeo đề cập: “Chúng tôi có một mục đích rất rõ ràng, một nhiệm vụ thực sự. Đó là để giải thích các mặt khác nhau của mối quan hệ Mỹ với Trung Quốc, sự mất cân bằng lớn trong mối quan hệ đó đã được xây dựng trong nhiều thập kỷ, và các thiết kế của Đảng Cộng sản Trung Quốc để giành quyền bá chủ”. Sau đây là 21 quan điểm đá tảng của chính quyền TT Donald Trump về Trung Quốc rút ra từ phát biểu “Trung Quốc Cộng sản và Tương lai Thế giới Tự do” của Ngoại trưởng Mike Pompeo. SAI LẦM BẢN LỀ CỦA HOA KỲ LÀ ĐÃ MỞ CỬA PHƯƠNG TÂY CHO ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC LÀM TRUNG QUỐC TRỞ THÀNH CON QUÁI VẬT FRANKENSTEIN Như thống đốc bang California Wilson cho biết, Ngoại trưởng Mike Pompeo chọn Thư viện TT Nixon để nói về Trung Quốc – bởi chính TT Nixon cách đây gần 50 năm (1972) đã mở cửa cho Trung Quốc bước vào thế giới phương Tây. TT Nixon cho rằng thế giới không an toàn khi Trung Quốc chưa thay đổi. Và để Trung Quốc thay đổi thì mở cửa cho Trung Quốc tương tác. Nhưng chính TT Nixon đã sợ rằng sự mở cửa cho ĐCS Trung Quốc có làm cho Trung Quốc thay đổi? hay tạo ra con quái vật Frankenstein? Sau gần 50 năm, nỗi lo sợ của TT Nixon đã thành sự thật. Trung Quốc là con quái vật Frankenstein. Ngoại trưởng Mike Pompeo nói: “Năm tới đánh dấu nửa thế kỷ kể từ khi sứ mệnh bí mật của Tiến sĩ Kissinger đến Trung Quốc, và kỷ niệm 50 năm chuyến đi của Tổng thống Nixon không phải là quá xa vào năm 2022”. “Chúng tôi tưởng tượng sự kết hôn với Trung Quốc sẽ tạo ra một tương lai với lời hứa sáng sủa về sự hợp tác và hợp tác”. “Nhưng hôm nay – hôm nay tất cả chúng ta vẫn đeo mặt nạ và chứng kiến ​​số lượng cơ thể đại dịch gia tăng vì ĐCSTQ thất bại trong lời hứa với thế giới. Chúng tôi đã đọc mỗi sáng những tiêu đề mới về sự đàn áp ở Hồng Kông và Tân Cương”. “Chúng tôi đã thấy các số liệu thống kê đáng kinh ngạc về các vụ lạm dụng thương mại của Trung Quốc gây thiệt hại cho việc làm của Mỹ và giáng những đòn mạnh vào các nền kinh tế trên khắp nước Mỹ, bao gồm cả ở miền nam California. Và chúng tôi đang theo dõi một quân đội Trung Quốc ngày càng lớn mạnh hơn và thực sự đáng sợ hơn”. “Người dân Mỹ phải thể hiện điều gì sau 50 năm kể từ khi đính hôn với Trung Quốc”? “Kiểu đính hôn mà chúng ta đang theo đuổi đã không mang lại sự thay đổi bên trong Trung Quốc mà Tổng thống Nixon đã hy vọng diễn ra”. “Tổng thống Nixon đã từng nói, ông sợ rằng ông đã tạo ra một quái vật Frankenstein bằng cách mở cửa thế giới cho ĐCSTQ, và chúng ta đang ở đây !”. PHÁ BỎ DI SẢN CỦA TT NIXON. MÔ HÌNH HỢP TÁC VỚI TRUNG QUỐC LÀ THẤT BẠI VÀ KHÔNG ĐƯỢC QUAY LẠI Đó là quan điểm rõ ràng của chính quyền TT Doanald Trump: “Chúng ta phải thừa nhận một sự thật phũ phàng sẽ hướng dẫn chúng ta trong những năm và thập kỷ tới, rằng nếu chúng ta muốn có một thế kỷ 21 tự do, chứ không phải thế kỷ Trung Quốc mà Tập Cận Bình mơ ước, mô hình cũ về sự hôn ước mù quáng với Trung Quốc, đơn giản là không đưa đến thành công. Chúng ta không được tiếp tục và chúng ta không được quay lại nó”. TRUNG QUỐC LÀ KẺ PHẢN TRẮC Hãy nghe sự thừa nhận của Ngoại trưởng Pompeo về sự phản trắc của Trung Quốc: “Sự thật là các chính sách của chúng ta – và của các quốc gia tự do khác – đã hồi sinh nền kinh tế thất bại của Trung Quốc, chỉ để thấy Bắc Kinh cắn những cánh tay quốc tế đang nuôi dưỡng nó”. “Chúng ta mở rộng vòng tay với công dân Trung Quốc, chỉ để thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc khai thác xã hội tự do và cởi mở của chúng ta. Trung Quốc đã gửi các nhà tuyên truyền vào các cuộc họp báo, trung tâm nghiên cứu, trường trung học, trường cao đẳng và thậm chí vào các cuộc họp PTA của chúng ta”. HOA KỲ VÀ PHƯƠNG TÂY ĐÃ SAI LẦM KHI LIÊN TIẾP NHÂN NHƯỢNG TRUNG QUỐC ĐỂ ĐỔI LẠI THỊ TRƯỜNG “Chúng ta đã cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính thể của nó một đối xử kinh tế đặc biệt, chỉ để thấy ĐCSTQ khăng khăng im lặng trước các vi phạm nhân quyền của nó, như là giá trao đổi để các công ty phương Tây vào Trung Quốc”. “Đại sứ O Brien đã đánh dấu một vài ví dụ ở ngày hôm trước: Marriott, American Airlines, Delta, United đều xóa các nguồn dẫn về Đài Loan khỏi các trang web công ty của họ, để không chọc giận Bắc Kinh”. “Ở Hollywood, cách đây không xa – tâm điểm của tự do sáng tạo của Mỹ, có những người tự chỉ định mình là trọng tài phán xét công bằng xã hội – đã tự kiểm duyệt ngay cả những nguồn dẫn nhẹ nhàng nhất về Trung Quốc”. “Việc thành lập công ty này đối với ĐCSTQ cũng xảy ra trên toàn thế giới”. TRUNG QUỐC CƯỚP BÓC VÀ ĐỘT KÍCH HOA KỲ “Và các công ty này đã làm việc nhiệt thành như thế nào? Nịnh hót của nó có được đền đáp lại không? Tôi sẽ cung cấp cho bạn một trích dẫn từ bài phát biểu mà Tướng Barr đã đưa ra, Tổng chưởng lý Barr. Trong một bài phát biểu tuần trước, ông nói rằng, “Tham vọng tối hậu của những người cầm quyền Trung Quốc không phải là thương mại với Hoa Kỳ. Nó là để đột kích Hoa Kỳ”. “Trung Quốc xé toạc tài sản trí tuệ và bí mật thương mại của chúng ta, nguyên do của hàng triệu việc làm trên khắp nước Mỹ”. “Nó hút chuỗi cung ứng ra khỏi Mỹ”. TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG ĐỘC ĐOÁN Ở TRONG NƯỚC VÀ HUNG HĂNG THÙ ĐỊCH VỚI BÊN NGOÀI Mở cửa cho Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không thay đổi về hướng tốt hơn, mà ngược lại: “Dù lý do là gì – bất kể lý do là gì, ngày nay Trung Quốc ngày càng độc đoán ở nhà, và hung hăng hơn trong sự thù địch với tự do ở mọi nơi khác”. Và TT Donald Trump đã quyết định chấm dứt: “Đủ rồi”. ĐỐI THOẠI VỚI TRUNG QUỐC LÀ VÔ VỌNG Ngoại trưởng Mike Pompeo đi guốc trong bụng các nhà ngoại giao Trung Quốc. Ông chỉ ra trong đàm phán, Trung Quốc muôn thuở lặp lại sách cũ, nói nhiều nhưng thực chất không có một đề xuất nào. Trung Quốc chỉ chờ đợi đối phương sốt ruột, mắc sai lầm mà thay đổi. Đây là một nhận xét kinh điển cho Việt Nam trong đàm phán với Trung Quốc. Hãy xem ông Pompeo nói về đàm phán với Dương Khiết Trì: “Chỉ vài tuần trước, Tôi đã đến Honolulu để gặp Dương Khiết Trì”. “Đó vẫn là câu chuyện cũ – đầy từ ngữ, nhưng thực chất không có đề nghị nào để thay đổi bất kỳ hành vi nào”. “Lời hứa của Dương, giống như rất nhiều ĐCSTQ đưa ra trước ông ta, trống rỗng. Tôi cho rằng, sự kỳ vọng của ông ta là tôi đã đáp ứng yêu cầu của họ, bởi vì thật lòng mà nói, đây là điều mà quá nhiều chính quyền trước đây đã làm. Tôi đã không, và Tổng thống Trump cũng không”. Nhận xét của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về Dương Khiết Trì và ngoại giao Trung Quốc thật bổ ích cho Việt Nam. ƯỚC MUỐN NHIỀU THẬP KỶ CỦA TẬP CẬN BÌNH LÀ THỐNG TRỊ THẾ GIỚI Đây là nhận định chính xác và thẳng thắng của Ngoại trưởng Pompeo, đúng tim đen của Tập Cận Bình: “Như Đại sứ OBrien đã giải thích rất tốt, chúng ta phải ghi nhớ rằng chế độ ĐCSTQ là chế độ Mác – Lênin. Tổng Bí thư Tập Cận Bình là một người thực sự tin tưởng vào một hệ tư tưởng toàn trị phá sản”. “Đó là ý thức hệ này, đã thông báo ước muốn dài hàng thập kỷ của ông ta về quyền bá chủ toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc. Nước Mỹ không còn có thể bỏ qua những khác biệt chính trị và ý thức hệ cơ bản giữa các nước chúng ta, giống như ĐCSTQ chưa bao giờ bỏ qua chúng”. KHÔNG ĐƯỢC TIN TRUNG QUỐC Nếu trước đây, TT Regan tin tưởng vào Liên Xô, thì Ngoại trưởng Mike Pompeo để lại lời nguyền là không được tin Trung Quốc. Đây là kinh nghiệm cả đời ông cho đến lúc này. Ông nói: “Kinh nghiệm của tôi trong Ủy ban Tình báo Hạ viện, và sau đó là giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương, và hơn hai năm nay là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đã đưa tôi đến sự hiểu biết trung tâm này: Rằng chỉ một cách duy nhất – cách duy nhất để thực sự thay đổi Trung Quốc cộng sản là hành động không dựa trên những gì các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói, mà là cách họ hành xử. Và bạn có thể thấy chính sách của Mỹ đáp ứng với kết luận này. Tổng thống Reagan nói rằng ông đã giao dịch với Liên Xô trên cơ sở “tin tưởng nhưng xác minh”. Khi đến với ĐCSTQ, tôi nói chúng ta phải không tin tưởng và xác minh”. GIAO DỊCH VỚI TRUNG QUỐC KHÔNG ĐƯỢC THEO LỐI THÔNG THƯỜNG MÀ PHẢI CÓ CÁCH HÀNH XỬ KHÁC Trung Quôc không như các quốc gia khác. Giao dịch với Trung Quốc phải khác biệt, không theo lối thông thường. Đây là một kết luận để đời nữa của Mike Pompeo: “Chúng tôi biết rằng giao dịch với Trung Quốc không giống như giao dịch với một quốc gia bình thường, tuân thủ luật pháp. Bắc Kinh đe dọa các thỏa thuận quốc tế, coi các đề xuất quốc tế như là ống dẫn cho sự thống trị toàn cầu”. Nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, Mỹ có đối sách thích hợp: “Nhưng bằng cách nhấn mạnh vào các điều khoản công bằng, như đại diện thương mại của chúng tôi đã làm khi đảm bảo thỏa thuận thương mại giai đoạn một của chúng tôi, chúng tôi có thể buộc Trung Quốc nghĩ đến hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và các chính sách gây tổn hại cho người lao động Mỹ”. “Chúng tôi cũng biết rằng làm kinh doanh với một công ty được hỗ trợ bởi ĐCSTQ không giống như làm kinh doanh với một công ty Canada. Họ không trả lời cho các hội đồng độc lập, và nhiều người trong số họ được tài trợ bởi nhà nước, và do đó không có nhu cầu theo đuổi lợi nhuận. Một ví dụ điển hình là Huawei. Chúng tôi đã chấm dứt sự giả vờ của Huawei là một công ty viễn thông vô tội – chỉ xuất hiện để đảm bảo bạn có thể nói chuyện với bạn bè của mình. Chúng tôi đã gọi nó đúng như bản chất của nó – một mối đe dọa an ninh quốc gia thực sự – và chúng tôi đã hành động tương ứng. Chúng tôi cũng biết rằng, nếu các công ty của chúng tôi đầu tư vào Trung Quốc, họ có thể tế nhị hoặc không tế nhị hỗ trợ các vi phạm nhân quyền thô bạo của Đảng Cộng sản. Do đó, Bộ Tài chính và Thương mại của chúng tôi đã xử phạt và đưa vào danh sách đen các nhà lãnh đạo và thực thể Trung Quốc đang làm hại và lạm dụng các quyền cơ bản nhất cho mọi người trên toàn thế giới. Một số cơ quan đã làm việc cùng nhau trong một tư vấn kinh doanh để đảm bảo các CEO của chúng tôi được thông báo về cách thức chuỗi cung ứng của họ hoạt động bên trong Trung Quốc”. SINH VIÊN TRUNG QUỐC ĐẾN MỸ ĐỂ LÀM GIÁN ĐIỆP VÀ ĐỂ ĂN CẮP SÁNG CHẾ Việc cử người đến nước khác hoạt động gián điệp, đánh cắp bí mật là chuyện thường tình. Điều đặc biệt của Trung Quốc là đã cử hàng chục ngàn sinh viên đến Mỹ học để làm gián điệp, để ăn cắp sáng chế, để tuyên truyền cho Trung Quốc. Mỹ đã nhận ra điều này, đang có biện pháp đối phó – bao gồm trục xuất hàng loạt. Đây là bài học đắt giá cho phương Tây. Ông Pompeo nhận xét: “Chúng tôi cũng biết rằng không phải tất cả sinh viên và nhân viên Trung Quốc chỉ là sinh viên và công nhân bình thường đến đây để kiếm một ít tiền và thu thập cho mình một số kiến ​​thức. Quá nhiều người trong số họ đến đây để đánh cắp tài sản trí tuệ của chúng tôi và đưa điều này trở lại đất nước của họ. Bộ Tư pháp và các cơ quan khác đã mạnh mẽ theo đuổi hình phạt cho những tội ác này”. QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC LÀ QUÂN ĐỘI KHÔNG BÌNH THƯỜNG VÀ PHẢI ĐỐI PHÓ THEO CÁCH KHÁC Người Mỹ đã nhận thấy Trung Quốc là đất nước không bình thường, sinh viên Trung Quốc không bình thường và quân đội Trung Quốc lại càng không bình thường. Và Mỹ đã có cách đối phó với quân đội Trung Quốc: “Chúng tôi biết rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân cũng không phải là một đội quân bình thường. Mục đích của nó là duy trì sự cai trị tuyệt đối của giới tinh hoa Đảng Cộng sản Trung Quốc và mở rộng đế quốc Trung Quốc, không phải để bảo vệ người dân Trung Quốc. Và vì vậy, Bộ Quốc phòng của chúng ta đã tăng cường nỗ lực, tự do hoạt động hàng hải ra ngoài và khắp Biển Đông và Biển Nam Trung Hoa, và ở Eo biển Đài Loan. Và chúng tôi đã tạo ra một Lực lượng Không gian để giúp ngăn chặn Trung Quốc khỏi sự xâm lược trên biên giới cuối cùng đó. Và cũng vậy, thành thật mà nói, chúng tôi đã xây dựng một bộ chính sách mới tại Bộ Ngoại giao đối phó với Trung Quốc, đẩy các mục tiêu của Tổng thống Trump về sự công bằng và có đi có lại, để viết lại sự mất cân bằng đã phát triển trong nhiều thập kỷ. Chỉ trong tuần này, chúng tôi đã tuyên bố đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston vì đây là một trung tâm gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ. Chúng tôi đã đảo ngược, hai tuần trước, tám năm thay đổi liên quan đến luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Chúng tôi đã kêu gọi Trung Quốc rằng các khả năng hạt nhân của họ phải tuân thủ với chiến lược thực tế của thời đại chúng ta. Và Bộ Ngoại giao – ở mọi cấp độ, trên toàn thế giới – đã tiếp xúc với các đối tác Trung Quốc chỉ đơn giản là để đòi hỏi sự công bằng và có đi có lại”. TÁCH BIỆT NHÂN DÂN TRUNG QUỐC VỚI ĐCS TRUNG QUỐC Nhân dân luôn khác biệt với nhà cầm quyền. Chỉ có nhà cầm quyền tồi tệ. Còn với nhân dân – luôn là hữu nghị hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ. Trong quan hệ với Trung Quốc, người Việt Nam luôn rạch ròi điều này. Và người Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, cũng vậy: “Chúng ta cũng phải tham gia và trao quyền cho người dân Trung Quốc – một dân tộc năng động, yêu tự do, hoàn toàn khác biệt với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều đó bắt đầu với ngoại giao trực tiếp. Tôi đã gặp những người đàn ông và phụ nữ Trung Quốc với tài năng lớn và sự siêng năng bất cứ nơi nào tôi đi. Tôi đã gặp những người Uyghur và người dân tộc Kazakhstan đã trốn thoát khỏi các trại tập trung Tân Cương. Tôi đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo dân chủ Hồng Kông, từ Hồng y giáo chủ Zen cho đến Jimmy Lai. Hai ngày trước tại Luân Đôn, tôi đã gặp gỡ với chiến binh vì tự do của Hong Kong Nathan Law. Và tháng trước trong văn phòng của tôi, tôi đã nghe những câu chuyện về những người sống sót ở Quảng trường Thiên An Môn. Một trong số họ ở đây hôm nay. Wang Dan là một sinh viên chủ chốt chưa bao giờ ngừng chiến đấu vì tự do cho người dân Trung Quốc. Ông Wang, bạn vui lòng đứng để chúng tôi có thể nhận ra bạn chứ? Cũng với chúng tôi hôm nay là cha đẻ của phong trào dân chủ Trung Quốc, Wei Jingsheng. Ông đã trải qua hàng thập kỷ trong các trại lao động Trung Quốc để vận động. Anh Wei, anh sẽ đứng lên chứ?” ĐCS TRUNG QUỐC LUÔN NÓI DỐI, KHÔNG ĐẠI DIỆN CHO 1,4 TỶ DÂN TRUNG QUỐC, VÀ SỢ LỜI NÓI THẬT CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC Hãy nghe Ngoại trưởng Mike Pompeo nhận xét: “Tôi lớn lên và phục vụ Quân đội trong Chiến tranh Lạnh. Và nếu có một điều tôi học được, những người cộng sản hầu như luôn nói dối. Lời nói dối lớn nhất mà họ nói, là nghĩ rằng họ nói cho 1,4 tỷ người bị giám sát, áp bức và sợ hãi nói ra. Hoàn toàn ngược lại. ĐCSTQ sợ người dân Trung Quốc, ý kiến ​​trung thực hơn bất kỳ kẻ thù nào”. “Chỉ cần nghĩ rằng thế giới sẽ tốt hơn bao nhiêu – không kể đến những người bên trong Trung Quốc – nếu chúng ta có thể nghe được từ các bác sĩ ở Vũ Hán và họ được phép đưa ra báo động về sự bùng nổ của chủng loại virus mới”. ỦNG HỘ NHỮNG NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN Ở TRUNG QUỐC Đây là kết luận rút ra của Ngoại Trưởng Mike Pompeo: “Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã phớt lờ, hạ thấp những lời của những nhà bất đồng chính kiến ​​dũng cảm của Trung Quốc, những người đã cảnh báo chúng tôi về bản chất của chế độ mà chúng tôi phải đối mặt. Và chúng ta không thể bỏ qua được nữa”. ĐCS TRUNG QUỐC LẶP LẠI CÁC SAI LẦM CỦA LIÊN XÔ – KHÔNG THỪA NHẬN SỞ HỮU TƯ NHÂN Một nhận xét mang tính quy luật của Ngoại trưởng Pompeo, rằng các sai lầm lặp lại của ĐCS Trung Quốc sẽ dẫn đến sự thay đổi Trung Quốc: “ĐCSTQ đang lặp lại một số sai lầm tương tự mà Liên Xô đã gây ra – xa lánh các đồng minh tiềm năng, phá vỡ niềm tin trong và ngoài nước, từ chối quyền sở hữu”. “Nhưng thay đổi hành vi của ĐCSTQ không thể là nhiệm vụ của riêng người dân Trung Quốc. Các quốc gia tự do phải làm việc để bảo vệ tự do. Nhưng tôi có niềm tin chúng ta có thể làm được”. “Tôi có niềm tin. Tôi có niềm tin vì sự thức tỉnh mà tôi thấy trong số các quốc gia khác biết rằng chúng ta không thể quay về quá khứ giống như cách chúng ta làm ở Mỹ. Tôi đã nghe điều này từ Brussels, tới Sydney, Hà Nội”. TRUNG QUỐC PHỤ THUỘC VÀO THẾ GIỚI NHIỀU HƠN THẾ GIỚI PHỤ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC Đây là một nhận xét mấu chốt của Mike Pompeo, rằng đừng sợ ly dị với Trung Quốc.Vì có nhiều người sợ ly dị với Trung Quốc thì kinh tế sụp đổ, ý thức hệ sụp đổ: “Khác với Liên Xô, Trung Quốc hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Nhưng Bắc Kinh phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn chúng ta”. KHÔNG THAY ĐỔI TRUNG QUỐC THÌ TRUNG QUỐC SẼ THAY ĐỔI THẾ GIỚI Đây phải nói là lời nguyền. Đây phải nói là TT Donald Trump và ngoại trưởng Mike Pompeo hiểu chính thể Trung Quốc hiện nay hơn bất cứ ai: “Nếu thế giới tự do không thay đổi – không thay đổi, Trung Quốc cộng sản chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta”. “Bảo vệ các quyền tự do của chúng ta khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc là sứ mệnh của thời đại chúng ta, và nước Mỹ có vị trí hoàn hảo để lãnh đạo nó bởi vì các nguyên tắc sáng lập của chúng ta cho chúng ta cơ hội đó”. “ĐCSTQ sẽ làm xói mòn các quyền tự do của chúng ta, và phá vỡ trật tự dựa trên các quy tắc mà xã hội của chúng ta đã làm việc rất chăm chỉ để xây dựng. Nếu chúng ta uốn cong đầu gối bây giờ, con của con chúng ta có thể phải chịu sự thương xót của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. TẬP CẬN BÌNH KHÔNG PHẢI SINH RA ĐỂ ĐỘC TRỊ TRONG VÀ NGOÀI TRUNG QUỐC Rất đanh thép và rõ ràng, Ngoại trưởng Pompeo đã gửi đi một thông điệp cho nhân dân Trung Quốc và thế giới và cho chính Tập Cận Bình về vị trí của Tập Cận Bình: “Tổng bí thư Tập không được định sẵn để độc trị trong và ngoài Trung Quốc mãi mãi, trừ khi chúng ta cho phép”. Đây là lời cảnh tỉnh sấm rền cho những ai sợ và chịu khuất phục trước Tập Cận Bình. KHUYẾN KHÍCH CÁC NƯỚC NHỎ LIÊN MINH Không như trước đây, Hoa Kỳ đã hành động chống Trung Quốc ở Biển Đông Nam Á, làm dũng cảm các nước nhỏ đang sợ hãi, và khuyến khích thành lập các liên minh mới cho các nước nhỏ vững dạ. “Chúng ta phải vẽ những đường chung trên cát không thể bị cuốn trôi bởi những mặc cả của ĐCSTQ”. “Thật vậy, đấy là những gì Hoa Kỳ đã làm gần đây khi chúng tôi bác bỏ các yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông một lần và mãi mãi, cũng như chúng tôi đã thúc giục các nước trở thành Quốc gia Sạch để thông tin cá nhân của công dân không bị rơi vào tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng tôi đã làm điều đó bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn”. “Nó khó khăn cho một số nước nhỏ. Họ sợ bị chọn ra. Một số trong số họ vì lý do đơn giản là không có khả năng, không có sự can đảm để sát cánh cùng chúng tôi trong lúc này”. “Có lẽ đã đến lúc thành lập cho một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng, một liên minh mới của các nền dân chủ”. THÀNH LẬP LIÊN MINH CHỐNG TRUNG QUỐC Xuyên suốt bài phát biểu, Ngoại trưởng Mike Pompeo hướng tới lập một Liên minh Toàn cầu chống Trung Quốc. “Đây là thời điểm để các quốc gia tự do hành động. Không phải mọi quốc gia sẽ tiếp cận Trung Quốc theo cùng một cách, họ cũng không nên như vậy. Mỗi quốc gia sẽ phải tự hiểu về cách bảo vệ chủ quyền của chính mình, cách bảo vệ sự thịnh vượng kinh tế của chính mình và làm thế nào để bảo vệ lý tưởng của mình khỏi những xúc tu của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. “Thách thức của Trung Quốc đòi hỏi nỗ lực, năng lượng từ các nền dân chủ – những người ở Châu Âu, những người ở Châu Phi, những người ở Nam Mỹ và đặc biệt là những người ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”. “Liên Xô đã bị đóng cửa khỏi thế giới tự do. Trung Quốc cộng sản đã ở trong biên giới của chúng ta”. “Vì vậy, chúng ta không thể đối mặt với thử thách này một mình. Liên hợp quốc, NATO, các nước G7, G20, sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự kết hợp của chúng ta chắc chắn đủ để đáp ứng thách thức này nếu chúng ta chỉ đạo rõ ràng và rất can đảm”. “Hôm nay nguy hiểm đã rõ. Và hôm nay sự thức tỉnh đang xảy ra. Hôm nay thế giới tự do phải phúc đáp. Chúng ta không bao giờ có thể quay lại quá khứ. Xin Chúa ban phước lành cho mỗi bạn. Xin Chúa ban phước lành cho người dân Trung Quốc. Và xin Chúa ban phước lành cho người dân Hoa Kỳ. Cảm ơn tất cả”. (https://www.state.gov/communist-china-and-the-free-worlds-future/). III. AI HIỂU ĐCS TRUNG QUỐC BẰNG CHÍNH QUYỀN TT DONALD TRUMP? Không thể trích ra ở đây cả trăm ý trong bài phát biểu tuyệt vời của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Quả thật là khó có thể bỏ qua một từ nào trong chiến thư hiệu triệu này. Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo đã loại bỏ hoàn toàn hoài nghi, rằng TT Donald Trump không hiểu Trung Quốc, mà chứng minh ngược lại, rằng TT Donald Trump hiểu Trung Quốc hơn nhiều lãnh đạo các quốc gia có lịch sử ngàn năm bang giao với Trung Quốc. Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo cho thấy chính quyền của TT Donald Trump hiểu ĐCS Trung Quốc hơn chính những người cộng sản. Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định Hoa Kỳ biết những nước cờ của Trung Quốc. Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mike Pompeo cho thấy chính quyền của TT Donald Trump không dừng ở chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, mà bắt đầu một tiến trình loại bỏ chính thể Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. LỜI NGUYỀN Đây là bài phát biểu kỳ diệu của Mike Pompeo. Kỳ diệu bởi ông đã để lại những lời nguyền về Trung Quốc. Hai trong số đó là: – “KHÔNG ĐƯỢC TIN TRUNG QUỐC”. – “NẾU CHÚNG TA KHÔNG THAY ĐỔI THÌ TRUNG QUỐC CỘNG SẢN SẼ THAY ĐỔI CHÚNG TA”.
......

Mỹ đột kích LSQ Trung quốc sau khi hết hạn đóng cửa

Nguyễn Sơn   Giới chức Mỹ đã phá cửa sau của lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston sau khi đến hạn chót đóng cửa vào ngày 24/7.   Một nhóm nhân viên thực thi pháp luật của Mỹ đã vào bên trong lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston khoảng 16h40 ngày 24/7 theo giờ địa phương, chưa đầy 1 tiếng sau hạn chót buộc đóng cửa cơ sở ngoại giao này, theo trang tin Houston Chronicle.   Một xe ô tô nhỏ được cho là chở quan chức ngoại giao của Mỹ cùng với một số người khác dừng bên ngoài lãnh sự quán. Ban đầu, họ tìm cách vào bên trong lãnh sự quán Trung Quốc qua 3 lối vào khác nhau nhưng không thành và buộc phải phá khóa cửa sau.   Khoảng một giờ sau đó, các xe và lính cứu hỏa cũng có mặt bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc.   Hôm 21/7, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston trong vòng 72 giờ. Các quan chức Mỹ khẳng định cơ quan ngoại giao này là “một trung tâm gián điệp khổng lồ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hôm 23/7, trả lời phỏng vấn truyền thông, người đứng đầu lãnh sự quán này đã không đồng ý đóng cửa văn phòng vào ngày 24/7 theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Thái Vĩ (Cai Wei), Tổng lãnh sự của Trung Quốc tại Houston, nói rằng Trung Quốc đang phản đối lệnh đóng cửa và văn phòng của ông sẽ vẫn mở "cho đến khi có thông báo mới", theo báo Politico.   Cách đây không lâu, chính ông Thái Vĩ hộ tống một số người Trung Quốc xuất cảnh tại sân bay quốc tế Houston George Bush nhưng họ đã sử dụng giấy tờ tùy thân giả, theo thông tin của Trợ lý Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ David Stilwell.   Trong ngày 24/7, các nhân viên ngoại giao của lãnh sự quán Trung Quốc đã chuyển đồ ra khỏi cơ sở này. Ngay trước thời hạn đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc, cảnh sát địa phương cũng đã lập các rào chắn xung quanh tòa nhà, phong tỏa các con đường gần đó.   Tối hôm 21/7, Tổng Lãnh sự quán của ĐCSTQ tại Houston xuất hiện ánh lửa, còn có khói và mùi giấy cháy bốc lên. Sở cứu hỏa và Sở cảnh sát Houston đã nhanh chóng đến hiện trường. Xe cứu hỏa lớn đã đến trước Lãnh sự quán, nhưng Lãnh sự quán không cho phép họ vào, nói rằng "mọi thứ đều ổn", và sau đó những người trong Lãnh sự quán Trung Quốc đã tự dùng vòi nước dập tắt lửa.   Từ những bức ảnh chụp ở trên cao cho thấy có 6 hoặc 7 thùng lớn như thùng rác trong sân lãnh sự. Bên trong là những tài liệu đang được bị đốt và bốc cháy, theo tờ Click2houston. Theo một quan chức đào thoát khỏi Trung Quốc, Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc trên toàn thế giới được ĐCSTQ giao nhiệm vụ gây ảnh hưởng đến các chính trị gia của các nước khác, đồng thời huy động cộng đồng người Hoa kiều và sinh viên du học thúc đẩy tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ.   Gần đây nhất, Bộ Tư pháp Mỹ vừa truy tố 4 thành viên của quân đội Trung Quốc đội lốt các nhà nghiên cứu tại các trường đại học Mỹ.   Nguyễn Sơn
......

Pages