Sydney: Họp báo ngay sau phiên tòa bỏ túi xét xử ông Châu Văn Khảm

Như Trúc tường thuật từ Sydney, Úc Châu| Hơn 100 đồng hương người Việt đã tham dự buổi họp báo chủ đề “CSVN Xét Xử Công Dân Úc – Châu Văn Khảm” do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang NSW, Úc Châu tổ chức lúc 7 giờ tối ngày 11 tháng Mười Một, 2019 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng. Đến dự buổi họp báo nhận thấy có sự hiện diện của bà Châu Quỳnh Trang, vợ ông Châu Văn Khảm; ông Chris Hayes, Dân Biểu Liên Bang vùng Fowler; ông Paul Huy Nguyễn, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang NSW; cô Kate Hoàng, Phó Chủ Tịch CĐNVTD Tiểu Bang NSW; ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân đến từ Hoa Kỳ; ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đại diện đảng Việt Tân Úc Châu; Kỹ Sư Nguyễn Ngọc Đức đến từ Pháp; Kỹ Sư Ngô Trọng Đức đến từ Hoa Kỳ; cô Mộc Lan, Phó Chủ Tịch Hội Anh Em Dân Chủ; đại diện các cơ quan truyền thông báo chí cùng đông đảo các hội đoàn và đồng hương. Quang cảnh cuộc họp báo chủ đề “CSVN Xét Xử Công Dân Úc – Châu Văn Khảm” do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang NSW, Úc Châu tổ chức lúc 7 giờ tối ngày 11 tháng Mười Một, 2019 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng. Ảnh: Như Trúc Chương trình được chính thức bắt đầu vào lúc 7 giờ tối. Mở đầu chương trình là nghi thức chào cờ Úc – Việt và phút mặc niệm. Sau đó là đoạn video ngắn giới thiệu về ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc gốc Việt, một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền được nhiều người biết đến tại Sydney, đã bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ hồi tháng Giêng 2019 và vừa bị kêu án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (sic), trước đó vài giờ. Ông Paul Huy Nguyễn, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang NSW phát biểu mở đầu cuộc họp báo. Ảnh: Như Trúc. Ngay sau đó, Chủ Tịch CĐNVTD Tiểu Bang NSW Paul Huy Nguyễn gửi lời cảm ơn các hội đoàn và quý đồng hương đã đến tham dự đông đảo. Đồng thời, ông cũng bày tỏ sự căm phẫn đối với bản án bất công, 12 năm tù giam gán cho ông Châu Văn Khảm. Ông cho biết, CĐNVTD tiểu bang và liên bang đã liên tục vận động chính giới Úc trong khoảng thời gian ông Châu Văn Khảm bị bắt giữ và sẽ tiếp tục những nỗ lực này cho đến khi ông Châu Văn Khảm được trả tự do. Dân Biểu Liên Bang Chris Hayes bất bình trước bản án phi lý của CSVN đối với công dân Úc 70 tuổi Châu Văn Khảm và nói sẽ vận động các dân biểu đồng viện yêu cầu chính phủ áp lực mạnh mẽ cho trường hợp ông Khảm. Ảnh: Như Trúc. Kế đến là phần phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Chris Hayes. Ông nói sẽ tiếp tục kêu gọi các dân biểu trong đảng của ông và các đảng khác cùng lên tiếng cho trường hợp ông Châu Văn Khảm. Ông còn nói thêm rằng chính phủ Việt Nam khi muốn giao thương với Úc thì cần tôn trọng những giá trị về nhân quyền của Úc. Ông khẳng định với bà Châu Quỳnh Trang, vợ ông Châu Văn Khảm rằng ông và cộng đồng sẽ nỗ lực sớm đưa ông Châu Văn Khảm về lại nước Úc sum họp cùng bà và gia đình. Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Thư Đảng Việt Tân lên án phiên tòa bỏ túi và nói rằng Đảng Việt Tân sẽ sát cánh cùng Cộng Đồng Úc và các nơi tiếp tục nỗ lực mạnh mẽ đòi cho tự do 3 nhà hoạt động Khảm, Viễn và Quyền. Ảnh: Như Trúc. Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân bày tỏ sự phẫn nộ với phiên xử bất công và sự gán ghép tội danh mơ hồ của nhà cầm quyền CSVN đối với ông Châu Văn Khảm và 2 nhà hoạt động Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền trong “phiên xử” nửa ngày vừa hạ màn hơn 1 tiếng đồng hồ trước đó, tại toà án cộng sản ở TP.HCM. Ông kêu gọi cộng đồng tiếp tục nỗ lực yêu cầu chính phủ Úc cần phải can thiệp mạnh mẽ để CSVN phải trả tự do cho ông Châu Văn Khảm trong phiên phúc thẩm tới đây. Bà Châu Văn Khảm cảm ơn Cộng Đồng, đồng hương và các đoàn thể đã lên tiếng, hỗ trợ, nỗ lực tranh đấu đòi tự do cho chồng bà thời gian qua. Tiếp theo là phần chia sẻ rất xúc động của bà Châu Quỳnh Trang, vợ ông Châu Văn Khảm. Bà gửi lời cảm ơn cộng đồng, đồng hương và các hội đoàn đã lên tiếng vận động tự do cho ông Châu Văn Khảm trong suốt thời gian qua. Bà chia sẻ, mặc dù bà không được biết cụ thể những việc làm của ông Châu Văn Khảm nhưng bà khẳng định tất cả những việc ông làm đều hướng tới mục tiêu tốt đẹp cho dân tộc và sự vững mạnh cho đất nước. Lời cuối cùng, bà kêu gọi chính phủ Úc hãy đem ông Châu Văn Khảm trở về với gia đình và cộng đồng. Sau cùng là phần phát biểu của Kỹ Sư Nguyễn Ngọc Đức đến từ Paris, một trong những nhà hoạt động dân chủ bị chế độ ám hại cách đây hai năm. Được biết, một phần thân thể của ông Đức đã bị hủy hoại bởi bàn tay của tình báo CSVN lén lút tạt acid vào người, khi ông đi công tác ở một nước vùng Đông Nam Á. Ông chia sẻ, dân tộc nào cũng có những hy sinh, mất mát trên bước đường tranh đấu trước khi đạt được mục tiêu. Ông Châu Văn Khảm và những tù nhân lương tâm là những tấm gương hy sinh cho đất nước, cho dân tộc mà ông rất kính trọng và xứng đáng được trân trọng. Kỹ Sư Nguyễn Ngọc Đức đến từ Paris, một trong những nhà hoạt động dân chủ bị chế độ ám hại cách đây hai năm; một phần thân thể của ông Đức đã bị hủy hoại bởi bàn tay khủng bố của tình báo CSVN lén lút tạt acid vào người, khi ông đi công tác ở một nước vùng Đông Nam Á. Ảnh chụp màn hình video cuộc họp báo hôm 11/11/2019 tại Sydney. Chương trình được tiếp diễn với phần đặt câu hỏi của quý đồng hương và cử toạ. Nhiều đồng hương đã bày tỏ sự quan tâm đến tình trạng sức khoẻ của ông Châu Văn Khảm cũng như những kế hoạch trong tương lai để hỗ trợ và vận động trả tự do cho ông và hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền. Phần giải đáp các câu hỏi của đồng hương và truyền thông. Buổi họp báo kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ và kết thúc lúc 8 giờ 15 phút tối cùng ngày. Ông Chủ Tịch Cộng Đồng Paul Huy Nguyễn gửi lời cảm ơn đến quý đồng hương và các hội đoàn đã tham dự buổi họp báo và nói lên quyết tâm của Cộng Đồng là sẽ tiếp tục hành trình vận động tự do cho ông Châu Văn Khảm. https://viettan.org/sydney-hop-bao-ngay-sau-phien-toa-bo-tui-xet-xu-ong-chau-van-kham/  
......

Người cắt đường ưỡi bò

Ảnh: Nghệ sỹ Nguyễn Đức Thanh choàng khăn đỏ chụp cùng Nghệ sỹ Trần Lương áo đen, bên cạnh tấm bản đồ mới bị Nghệ Sỹ TL “cắt đường lưỡi bò” xong Phạm Minh Vũ| Đây là Hoạ Sỹ Trần Lương và Nguyễn Đức Thanh trong đoàn Việt Nam. Hôm qua, trong một buổi dự cuộc triển lãm nghệ thuật đương đại Đông Nam Á khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật của Đại học Nghệ thuật Nam Kinh (AMNUA) Trung Quốc, với hàng trăm người tới dự. Họa Sỹ Trần Lương đã làm một hành động hiếm hoi nếu không muốn nói là lịch sử, các tấm poster quảng cáo trong sự kiện này do ban tổ chức TQ in đều có “đường lưỡi bò”, nhưng Nghệ Sỹ Trần Lương yêu cầu phải thay hết phải treo những tấm bản đồ không có “đường lưỡi bò”, nếu không Nghệ sỹ dẫn đoàn VN bỏ về. Các nghệ sĩ ĐNA khác cũng nhất trí như vậy. Thế là ban tổ chức TQ phải thay không có “đường lưỡi bò”. Sự việc này diễn ra ngay Nam Kinh một cố đô của TQ. Đây có lẽ là cuộc triển lãm đương đại quy mô lớn đầu tiên của Đông Nam Á tại Trung Quốc. Các nghệ sĩ đương đại danh tiếng nhất ĐNA và các nhà phê bình danh tiếng của khu vực đều có mặt. Không như Đại Tướng lịch qua Hương Sơn bị Ngụy Phượng Hoạ nhục mạ bằng cách tuyên bố Biển đông là của TQ mà vẫn cố cười Không như Phạm Bình Minh đứng giữa đại hội đồng LHQ mà không dám nhắc tới TQ xâm lược VN. Không như đài truyền hình VN cho phát “đường lưỡi bò” liên tục. Không như các đại biểu quốc hội, tướng quân đội đứng giữa hội trường Diên Hồng chỉ dám nói là “tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền” chứ không dám nhắc TQ. Thế mà, chúng ta thấy một nghệ sỹ bình thường vẫn đấu tranh bằng con tim yêu nước và hành động đúng đắn vẫn giữ được chủ quyền quốc gia thiêng liêng ngay tại đầu sỏ bành trướng. Thế mà quan chức lãnh đạo VN từ trung ương tới địa phương nhắm mắt treo bản đồ có “đường lưỡi bò” trong cơ quan để lấy điểm mong thăng chức. Không những treo, chúng còn phát tán “đường lười bò” qua phim ảnh, qua khách mời, qua xe cộ, qua ấn phẩm du lịch, qua trường học... Thật tệ hại là ở VN bọn bán nước lại là kẻ rao giảng lòng yêu nước. Theo tôi nghĩ, Bộ chính trị VN nên mời Nghệ Sỹ Trần Lương về dạy một khoá lòng yêu nước và khoá nâng cao cảnh giác thế lực bành trướng tung bản đồ có “đường lưỡi bò” phi pháp vào lãnh thổ VN. Hoan hô các nghệ sỹ yêu nước
......

Kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ

Bức tường Berlin sụp đổ vào lúc 10g45 đêm ngày 9 tháng Mười Một, 1989 khi hàng chục ngàn người dân Đông Đức tụ tập tại 6 trạm kiểm soát đòi công an biên phòng mở cổng để cho người dân Đông và Tây Berlin qua lại vì đã có lệnh bãi bỏ trạm kiểm soát vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Thật sự đây chỉ là tin đồn, loan tải sau cuộc họp báo của chính quyền Đông Đức về Luật Di Trú Mới nhằm nới lỏng các thủ tục du lịch chứ không phải cho qua lại tự do. Nhưng người dân Đông Đức vào lúc đó hiểu biện pháp nới lỏng của chính quyền Đông Đức là bước lùi trước sự kiện hàng chục ngàn dân Đông Đức bỏ chạy qua Tây Đức xin tỵ nạn. Biến cố sụp đổ bức tường Berlin đã đưa đến tan rã toàn diện 8 chế độ cộng sản tại Đông Âu gồm Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Albania, Bulgaria, Hungary, Romania, Nam Tư vào cuối năm 1989 và dẫn đến sự sụp đổ đế quốc Liên Xô vào năm 1990. Năm nay 2019 đánh dấu 30 năm biến cố Đông Âu, Ban Biên Tập trang Web Việt Tân giới thiệu ba bài viết nhìn lại biến cố này và so sánh với tình hình Việt Nam vẫn còn ngập chìm trong sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản. Ban Biên Tập Web Viettan --------------------------------   ĐÔNG ÂU 1989 – 30 Năm Nhìn Lại Lý Thái Hùng   Không ai đoán được hiệu ứng Domino năm 1989*   Năm 1989, trận bão dân chủ đã thổi mạnh mẽ đến Đông Âu, quét sạch thành trì vô sản chuyên chính do Stalin xây dựng vào những năm sau Thế chiến Thứ hai. Chiến tranh lạnh chấm dứt và các dân tộc của vùng đất này đã được hồi sinh, vươn mình đứng dậy sau hơn bốn thập niên dài sống trong gọng kềm của chủ nghĩa cộng sản. Nhiều nhà phê bình nhìn lại thời kỳ này đã cho rằng việc đế quốc Liên Bang Xô Viết sụp đổ theo cách như đã xảy ra là điều tất yếu. Đa số cho rằng đó là trường hợp tiêu biểu của một đế quốc khi bành trướng quá rộng, khiến không còn đủ sức giữ những tiền đồn vừa xa, vừa đầy trắc trở. Nhìn lại thì người ta có thể nói như thế, nhưng nếu theo dõi những diễn biến đấu tranh khởi đi từ Công Đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan vào thập niên 1980, đến những cuộc tuần hành với hàng trăm ngàn người xuống đường đòi tự do bị đàn áp dã man ở Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary hay Romania trong các năm 1987 và 1988, thì sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại những quốc gia này không hề “tất yếu” chút nào. Nếu công an không xả súng vào họ để bảo vệ chế độ, thì lính Xô-Viết vẫn có thể bắn để bảo vệ đế quốc. Hồng Quân Liên Xô đã từng làm như thế vào các năm 1956 ở Warsaw và 1968 ở Praha. Hơn nữa, Hồng Quân Liên Xô có nửa triệu quân đóng tại Đông Âu, không phải là không thể ra tay. Nhưng rồi, cả một hệ thống, một đế chế, một khuôn mẫu đã bị quét sạch cùng với hàng trăm lãnh tụ vừa độc tài vừa bất tài, lại tham nhũng và độc ác. Điều may mắn cho nhân loại là các chuyển biến đã diễn ra trong một thời gian kỷ lục với rất ít bạo động, chỉ trừ vài ngày ở Romania. Khi nói tới biến cố Đông Âu, người ta gom chung để nói về tám nước chư hầu bị Liên Xô nhuộm đỏ sau Thế chiến Thứ hai, gồm: Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgary, Đông Đức, Romania, Albania và Nam Tư. Nhưng trong thực tế, sự sụp đổ của khối Cộng sản tại Đông Âu đến từ ba cuộc đấu tranh rất đặc thù diễn ra lần lượt tại ba quốc gia: Ba Lan, Đông Đức và Tiệp Khắc, và từ đó tạo ra hiệu ứng Domino cho toàn khối Đông Âu. Các chuyển biến diễn ra quá nhanh, như lời Giáo sư Timothy Garton Ash, chuyên gia về lịch sử Trung Âu, nhận xét về tốc độ sụp đổ của các chế độ cộng sản: Ba Lan mất mười năm tranh đấu, Đông Đức tốn mười tuần, và Tiệp Khắc vỏn vẹn 10 ngày. ……………… ĐÔNG ĐỨC Cuộc đấu tranh tại Đông Đức mang nặng màu sắc quần chúng. Không có một lực lượng tiên phong nào lãnh đạo, kể cả không có một cá nhân nào trở thành một lãnh tụ như Lech Walesa ở Ba Lan hay Vaclav Havel ở Tiệp Khắc để điều hướng đám đông. Sở dĩ có tình trạng này là vì trong quá khứ, những người có thành tích đấu tranh mà bị đảng Cộng sản Đông Đức xem là nguy hiểm liền bị mật vụ của chế độ cô lập và bị đẩy đi sống lưu vong. Ngoài ra, cuộc đấu tranh tại Đông Đức được châm ngòi từ chính thái độ ngoan cố, tham quyền cố vị của Tổng bí thư Erich Honecker, muốn giữ ghế tổng bí thư muôn đời và không chấp những khuyến cáo thay đổi từ Điện Kremlin như ở Ba Lan hay Hung Gia Lợi. Nhân ngày bầu cử Hội đồng Nhân dân địa phương vào ngày mồng 8 tháng 5, 1989, đa số cử tri Đông Đức đi bỏ phiếu đã gạch chéo những ứng cử viên do Mặt trận Quốc dân Đức (của đảng Cộng sản Đức) đưa ra, trong khi khoanh tròn một số ứng viên của năm tổ chức quần chúng không nằm trong Mặt trận Quốc dân. Ngoài ra, dựa vào Hiến Pháp công nhận quyền giám sát bầu cử của người dân, một số lãnh đạo tôn giáo và các nhà hoạt động về môi trường, xã hội yêu cầu chính quyền cho phép thành lập các tổ giám sát bầu cử tại những đơn vị bỏ phiếu, và chính quyền đã miễn cưỡng chấp nhận. Sau này, chính quyền Đông Đức mới hiểu ra rằng quyết định cho dân tự kiểm phiếu là một sai lầm tệ hại. Khi công bố kết quả bầu cử, những người giám sát lên tiếng ngay rằng kết quả đã bị chính quyền ngụy tạo. Con số họ có được về những cử tri không bỏ phiếu cho người của nhà nước khác xa con số chính thức. Họ cho biết, có từ 9% đến 10% bỏ phiếu chống. Trước sự kiện gian lận và tráo trở này, người dân đủ mọi thành phần đã cùng nhau tụ tập biểu tình tại những khu phố lớn. Ngày 12 tháng 5, 1989, một phái đoàn đại diện đoàn biểu tình đến trao thỉnh nguyện thư tại trụ sở Quốc hội để yêu cầu hủy kết quả bầu cử, nhưng đã bị lực lượng an ninh đàn áp dã man và bắt giữ 150 người trong đoàn biểu tình. Phẫn nộ trước sự đàn áp này, dân chúng tại Đông Bá Linh chính thức kêu gọi toàn quốc cùng xuống đường đòi công lý vào ngày 8 mỗi tháng. Dân chúng thủ đô Bá Linh biểu tình chống kết quả gian lận trong cuộc bầu cử Hội Đồng Nhân Dân Địa Phương vào đầu tháng 5, 1989, từ đó làm bùng nổ làn sóng biểu tình chống chính quyền ở khắp các thành phố lớn. Photo by WSWS.org Trong lúc phong trào chống bầu cử gian lận bùng nổ khắp nơi thì một biến cố khác cũng đã làm chấn động xã hội Đông Đức, đó là việc chính quyền Hung Gia Lợi cho mở cửa biên giới với nước Áo hôm mồng 2 tháng 5, 1989, cho phép người dân ở các quốc gia Đông Âu có thể vào lãnh thổ Hungary, rồi băng qua Áo để chạy sang các nước Tây Âu. Lợi dụng sự kiện hy hữu này, hàng ngàn gia đình người Đông Đức nhân dịp nghỉ hè từ tháng 6 đến tháng 8, đã tràn ngập các cửa khẩu ở biên giới với Hung Gia Lợi và Tiệp Khắc để xin vào các Tòa Đại sứ Tây Đức. Tại Praha, số người tỵ nạn quá đông; họ sống chen chúc trong tất cả mọi phòng ốc, không đủ chỗ để sinh hoạt, trẻ con không có chỗ để chạy chơi. Vì thế mà đích thân ngoại trưởng Tây Đức, ông Hans-Dietrich Genscher đã phải bay sang Đông Berlin để thương lượng với chính quyền Đông Đức sau khi đã thỏa thuận được với ngoại trưởng Liên Xô bên lề cuộc họp của Liên Hiệp Quốc. Kết quả là chính quyền Đông Đức đồng ý cho người tị nạn Đông Đức đi thẳng đến Tây Đức, thay vì đi vòng qua ngả Hungary hoặc Tiệp Khắc. Ngày 3 tháng 9, 1989 xe lửa chở 17 ngàn người Đông Đức băng qua Đông Đức để sang Tây Đức là một biến cố khởi đầu làm thay đổi cục diện nước Đức. Đây có thể coi như là ngày báo hiệu sự suy tàn của chế độ cộng sản Đông Đức, vì qua những hình ảnh di tản được truyền hình Tây Đức loan tải vào những giờ cao điểm, hầu hết người dân Đông Đức đã được xem với một tâm trạng chung: chế độ Cộng sản Đông Đức không còn tồn tại bao lâu nữa. Trong khi đó, Tổng bí thư Erich Honecker của Đông Đức lại bình chân như vại, không màng để ý đến làn sóng tỵ nạn vì cho rằng những người Đông Đức bỏ đi tị nạn là thành phần bất hảo và bị tuyên truyền sai trái. Lợi dụng kỳ nghỉ hè từ tháng 6 tới tháng 8, 1989, hàng ngàn người dân Đông Đức đã dẫn dắt nhau tràn qua biên giới Hung – Áo để xin tỵ nạn Tây Đức. Photo by Corbis Để biểu dương sức mạnh của Đông Đức trong bối cảnh khủng hoảng của khối cộng sản tại Đông Âu, Honecker đã đổ tiền và phương tiện tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức vào ngày 7 tháng 10, 1989 thật quy mô tại Đông Bá Linh, và mời rất nhiều lãnh tụ đảng cộng sản các quốc gia đến tham dự. Sự phung phí của Honecker đã làm cho dân chúng bất mãn nên hàng ngàn công nhân, sinh viên và giới trí thức đã liên tục tổ chức các cuộc biểu tình đòi Honecker từ chức. Mật vụ Đông Bá Linh đã ra tay đàn áp dã man, khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng ngàn người bị bắt. Cuộc đàn áp này đã gây chấn động dư luận và chính Mikhail Gorbachev đã phải ngầm ra lệnh “lật đổ” Honecker. Một tuần lễ sau vụ đàn áp, một cuộc biểu tình quy mô khác được tổ chức tại thành phố Leipzig với hàng trăm ngàn người tham dự đòi Honecker từ chức. Trước áp lực này và nhất là do khuyến cáo từ Điện Kremlim, Bộ chính trị đã buộc Honecker từ chức và trao quyền điều hành lại cho Egon Krenz, một lãnh tụ trẻ xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Đức. Nhưng Krenz cũng bị quần chúng chống đối mạnh mẽ ở khắp nơi, đòi ông từ chức, vì chính Krenz là người chịu trách nhiệm việc tổ chức và tráo phiếu trong cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân địa phương, và cũng là người đã đánh điện văn chúc mừng nhà cầm quyền Trung Quốc sau khi đàn áp phong trào Thiên An Môn ngày 4 tháng 6, 1989. Sau khi lên thay thế Honecker, điều đã làm cho Krenz choáng váng và lo âu khi chính mình được nghe báo cáo đầy đủ về tình trạng tài chính thê thảm mà Honecker đã gây ra và để lại cho Đông Đức. Báo cáo cho biết, gần 60% toàn bộ nền công nghiệp Đông Đức chỉ là một đống phế liệu, năng xuất trong các nhà máy và hầm mỏ ở Đông Đức chỉ bằng 50% năng xuất ở phương Tây. Thảm hại nhất là nợ đã tăng lên 12 lần trong 15 năm qua, lên đến mức 123 tỷ Đức-mã và đang tăng thêm khoảng 10 tỷ Đức-mã mỗi năm. Để cứu nguy tình trạng tài chánh thê thảm này, Krenz đã lên đường đi Moscow vào ngày 1 tháng 11, 1989 để cầu viện Gorbachev. Nhưng Gorchachev vốn không ưa Honecker và Krenz nên đã trả lời rằng: “Không giúp gì được vào lúc này.” Krenz rời Moscow về nước với hai bàn tay trắng. Hàng trăm ngàn người biểu tình đòi Tổng Bí Thư Honecker từ chức vào tối ngày 16 tháng 10, 1989 ở Leipzig. Photo by wikipedi.com Ngày 4 tháng 11, 1989, Krenz đã họp khẩn Bộ chính trị để lên phương án “đối thoại” với quần chúng. Một số nhân vật lãnh đạo đảng được giao nhiệm vụ gặp gỡ quần chúng đối lập, tỏ ra trăn trở và quan tâm đến các đòi hỏi, nhưng phải câu giờ để quần chúng hy vọng và tin tưởng trở lại. Ngay buổi chiều hôm đó, tại Quảng trường Alexanderplatz có khoảng 700.000 người dân Berlin tụ tập. Lần đầu tiên, những nhân vật nổi bật của chế độ xuất hiện trên khán đài bên cạnh những sáng lập viên của các nhóm đối lập và các nhà bất đồng chính kiến. Gunter Schabowski, bí thư thành ủy Berlin, cố bình tĩnh bảo đảm với đám đông rằng nhiều biện pháp cởi mở sắp sửa được áp dụng, nhưng đám đông đã la ó phản đối nên chỉ sau 5 phút phát biểu, Schabowski đã phải rời diễn đàn. Để cho quần chúng thấy chính quyền có những biện pháp mới và cởi mở, Egon Krenz đã cho công bố luật di trú mới vào ngày 6 tháng 11, 1989. Luật mới cho phép người dân được đi du lịch sang Tây Đức 30 ngày mỗi năm, khi được phép của Bộ Nội vụ, nhưng thời gian xin phép mất một tháng và người dân chỉ được phép mang theo 15 Đức-mã mỗi năm, tức chỉ đủ mua một lon bia và một chiếc bánh mì kẹp ở Tây Đức. Thế là hàng trăm ngàn người trong nước “Cộng hòa Nhân dân Biểu tình Đức” một lần nữa lại xuống đường, như ở Leipzig, Berlin và Dresden, họ hô vang câu “Vòng quanh thế giới 30 ngày, tiền lấy đâu trả đây?” Krenz đã ra lệnh cho bốn viên chức của Bộ Nội vụ, trong đó có hai đại tá an ninh, phải soạn lại ngay thủ tục cấp thị thực xuất nhập cảnh để dẹp yên cuộc khủng hoảng này. Và Krenz yêu cầu phải làm cực nhanh, phải xong trong vòng chưa đến hai ngày. Bản thảo cuối cùng không có khoản nào tuyên bố mở cửa Bức tường Berlin. Luật chỉ nói rằng bất cứ ai có hộ chiếu và thị thực xuất cảnh (visa), đều có thể rời Đông Đức dài hoặc ngắn hạn, qua một cửa khẩu giữa Đông và Tây Berlin, hoặc giữa Đông Đức và Tây Đức. Người Đông Đức vẫn phải nộp đơn xin phép xuất cảnh tại phòng xuất nhập cảnh, điều đó có nghĩa là luật mới được thiết kế để bảo đảm nhà nước vẫn có thể phần nào kiểm soát được số người ra đi. Và luật ghi rõ sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày thứ sáu 10 tháng 11, 1989. Trạm kiểm soát trên đường Bornholmer (Đông Berlin) là nơi mở cổng đầu tiên cho dân chúng bên Đông và Tây Berlin qua lại vào đêm mồng 9 tháng 11, 1989. Hình chụp lúc 12:45 sáng. Photo by DPA/Reuteur. Luật di trú được Krenz cho công bố vào lúc 6 giờ chiều ngày 9 tháng 11, 1989, trở thành một diễn biến bất ngờ, bị kích hoạt bởi các ngôn từ thất thường của Günter Schabowski, phát ngôn nhân của Bộ chính trị đảng Cộng sản Đông Đức, trong một cuộc họp báo truyền hình, nói rằng luật di trú “có hiệu lực ngay lập tức” và người dân được tự do qua lại Tây Đức. Ngay sau đó, đông đảo người dân Đông Đức đã đến các chốt kiểm soát chính để xem thực hư ra sao. Lúc đầu công an vẫn kiểm soát chặt chẽ người qua lại như mọi khi. Nhưng khi số người tụ tập lên đến hàng chục ngàn và đòi quyền tự do đi lại vì chính quyền đã chính thức bãi bỏ kiểm soát từ tối nay, công an các trạm kiểm soát đã liên lạc lên cấp trên để xin ý kiến nhưng mọi nơi đều im lặng, kể cả Tổng bí thư Krenz cũng đã không nhận bất cứ cú điện thoại nào. Cuối cùng, công an đã phải mở cổng cho người dân bên Đông và Tây Đức tự do qua lại. Điều này đáng lẽ đã không xảy ra, ít nhất là không xảy ra vào ngày thứ Năm hôm ấy, hoặc không xảy ra giống như thế. Một nhà ngoại giao hàng đầu nhận xét: đây là “một trong những nhầm lẫn hành chính lớn nhất trong … lịch sử”, và nhầm lẫn đó đã khiến nhà nước Đông Đức trên thực tế không còn tồn tại vào khoảng 10 giờ 45 phút, tối thứ Năm 9 tháng 11, 1989. Cuộc cách mạng dân chủ tại Đông Đức còn kéo dài nhiều năm, nhất là quá trình thống nhất nước Đức sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Nhưng những diễn biến sôi động nhất đưa đến sự sụp đổ nhanh của Đông Đức, đã diễn ra đúng 10 tuần. Bắt đầu từ ngày 3 tháng 9, 1989 khi người dân Đông Đức chứng kiến hình ảnh đoàn tàu xe lửa chở 17.000 người Đông Đức từ Hung Gia Lợi di chuyển sang Tây Đức tị nạn, cho đến khi Bức tường Berlin bị phá đổ vào đêm 9 tháng 11, 1989 là diễn biến không ai có thể dự kiến trước, nếu không nói đây là do một phép mầu của Thượng đế./. *Bài này trích từ Chương 2 của Tập sách Đông Âu và Việt Nam: 30 Năm Nhìn Lại của Tác giả Lý Thái Hùng, do Vietnam Reform Foundation (VRF) xuất bản và phát hành vào tháng 11, 2019.   Đông Âu và Việt Nam: 30 Năm Nhìn Lại (1989 – 2019) Tác giả: Lý Thái Hùng 179 trang Copyright © Ly Thai Hung & Vietnam Reform Foundation ISBN 1-4243-1718-5 ISBN 13:978-1-4243-1718-9 Xuất Bản và Phát Hành: VIETNAM REFORM FOUNDATION (VRF) Liên lạc: [email protected] Hoặc gửi thư về: 4120 30th Street, Ste 202 San Diego, CA 92104
......

Việt Nam: Hãy hủy bỏ cáo buộc khủng bố đối với các nhà vận động chính trị

HRW | Cần chấm dứt đàn áp chính trị đối lập (Sydney) – Hôm nay (7.11.2019), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu Việt Nam cần hủy bỏ các cáo buộc về khủng bố đối với ba người bị truy tố vì liên quan tới một tổ chức chính trị ở hải ngoại hiện đang vận động cho dân chủ, nhân quyền và cải cách chính trị. Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ xử vụ án này vào ngày 11 tháng Mười một. Ba người, Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền, bị cáo buộc tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo điều 113 bộ luật hình sự. Ông Châu Văn Khảm, năm nay 70 tuổi, một thợ làm bánh ở Sydney đã nghỉ hưu, còn bị cáo buộc tội “sử dụng giấy tờ giả” theo điều 341. Chính quyền Australia cần gia tăng nỗ lực tạo sức ép cho ông được trả tự do. Công an bắt ông Châu Văn Khảm và Nguyễn Văn Viễn vào ngày 13 tháng Giêng năm 2019 ở Thành phố Hồ Chí Minh và bắt Trần Văn Quyền vào ngày 23 tháng Giêng ở tỉnh Bình Dương. Cả ba người bị cáo buộc có liên quan đến Việt Tân – một đảng chính trị ở hải ngoại. Bộ Công an Việt Nam chính thức dán nhãn Việt Tân là tổ chức khủng bố vào tháng Mười năm 2016. Việt Tân có quá khứ chống đối chính quyền cộng sản Việt Nam từ những năm 1980, nhưng trong thời gian gần đây đã tuyên bố “cam kết đấu tranh hòa bình, bất bạo động.” Cho đến giờ này, chính quyền Việt Nam chưa đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào về ý định hay hành vi bạo lực của ba người. Các ông Nguyễn Văn Viễn, Châu Văn Khảm và Trần Văn Quyền “Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiểm soát quyền lực rất chặt chẽ trong hơn 40 năm qua và sẽ không cho phép bất kỳ sự đối lập chính trị nào,” bà Elaine Pearson, Giám đốc Australia của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ và bỏ tù bất kỳ ai bị coi là mối nguy đối với vị thế độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản, và ba người này chỉ là những nạn nhân mới nhất.” Châu Văn Khảm là công dân Australia. Ông gia nhập quân lực Việt nam Cộng hòa hồi trước năm 1975. Sau khi cuộc chiến kết thúc, ông bị đưa đi trại cải tạo ba năm. Ông trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền và tới Australia năm 1983. Theo công an Việt Nam, ông Châu Văn Khảm nhập cảnh Việt Nam qua cửa khẩu Hà Tiên giữa Việt Nam và Cambodia bằng một tấm chứng minh thư giả. Công an Việt Nam bắt ông và Nguyễn Văn Viễn sau khi hai người gặp nhau trong một khách sạn ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 12 tháng Giêng, và cáo buộc hai người tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 109 của bộ luật hình sự. Tới tháng Bảy, công an quyết định truy tố Châu Văn Khảm và những người cộng sự theo tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.” Nguyễn Văn Viễn, 48 tuổi, là thành viên của Hội Anh em Dân chủ, do nhà hoạt động hiện đang phải lưu vong Nguyễn Văn Đài và các nhà hoạt động khác thành lập hồi tháng Tư năm 2013, nhằm “bảo vệ các quyền con người đã được Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế thừa nhận” và để “vận động xây dựng một xã hội dân chủ tiến bộ, công bằng và văn minh tại Việt Nam.” Theo Hội Anh em Dân chủ, Nguyễn Văn Viễn vận động chống lại thảm họa môi trường do công ty Formosa thải độc gây ra hồi tháng Tư năm 2016. Không có nhiều thông tin về Trần Văn Quyền, năm nay 20 tuổi, là một thợ lắp đặt camera ở tỉnh Bình Dương. Người anh trai tên là Trần Văn Cường kể với phóng viên Đài Á Châu Tự do rằng sau khi bắt Quyền, công an tới khám nhà họ và yêu cầu anh ký biên bản khám xét, nhưng không đưa cho anh bất cứ bản sao nào của biên bản khám xét. Việt Nam thường xuyên vận dụng các điều khoản có nội dung mơ hồ và có thể diễn giải lỏng lẻo trong bộ luật hình sự để bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo. Tính đến tháng Mười một năm 2019, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã ghi nhận được có ít nhất 138 người đang bị giam, giữ chỉ vì thực thi các quyền cơ bản. Công an đã bắt giữ và bỏ tù một số người bị cho là có liên quan tới Việt Tân, trong đó có nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng, blogger Phạm Minh Hoàng và nhà vận động dân chủ Nguyễn Văn Oai. Theo lời con trai ông Châu Văn Khảm, sau khi bị bắt từ tháng Giêng tới tận ngày mồng 5 tháng Mười một năm 2019, cha anh chỉ được gặp luật sư có đúng một lần 30 phút. Ở Việt Nam, công an thường giam giữ những bị can với những tội danh được gọi là an ninh quốc gia “đang trong thời gian điều tra” hàng tháng trời mà không được tiếp cận người trợ giúp pháp lý. “Có liên quan tới một đảng chính trị không được Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận không phải là phạm tội,” bà Pearson nói. “Chính quyền Việt Nam cần tiếp nhận một hệ thống chính trị đa nguyên để hạn chế độc quyền thay vì trừng phạt những người muốn tìm kiếm các lựa chọn khác.” Ông Châu Văn Khảm có được gặp đại diện lãnh sự của Đại sứ quán Australia hàng tháng, nhưng các cuộc gặp luôn có mặt những người quản giáo và bị ghi hình, khiến ông có thể không dám trao đổi một cách tự do. Chính quyền Australia chưa có các động thái tích cực hay công khai gây sức ép để ông được phóng thích. Trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng Tám năm 2019, Thủ tướng Australia, ông Scott Morrison, nói, “Công dân Australia cần tuân thủ luật pháp các quốc gia mình tới. Nhất thiết phải tuân thủ. Họ không có thẻ miễn trừ pháp lý khi đi tới một nước khác mà phạm tội. Đó không phải là điều mà Australia có thể ủng hộ hay miễn thứ. Nhưng chúng tôi sẽ luôn tìm cách hỗ trợ công dân mình trong các hoàn cảnh khó khăn này.” Trong khi đó, Australia đã tạo quan hệ sâu đậm hơn với Việt Nam sau khi ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược vào năm 2018. Con trai ông Châu Văn Khảm, Dennis Châu, nói với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, “Australia có quan hệ thương mại với Việt Nam là điều tốt, nhưng còn khía cạnh nhân đạo đang bị bỏ quên thì sao? Tôi hy vọng chính quyền Australia sẽ làm nhiều hơn nữa. Cha tôi đã chạy trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền, và tôi chắc rằng ông không muốn bị kẹt lại ở đó lâu hơn chút nào nữa.” “Chính quyền Australia cần công khai lên tiếng và bảo vệ công dân mình,” bà Pearson nói. “Việt Nam là một nước thường xuyên sử dụng luật hình sự để trừng phạt những người phê phán ôn hòa, đi ngược lại công pháp quốc tế. Cần cấp thiết tạo sức ép ngoại giao để bảo vệ quyền lợi của một công dân Australia cao tuổi đã nghỉ hưu đang bị cầm tù tại Việt Nam tới gần một năm rồi.”
......

Danh tánh 39 người Việt tử nạn tại Anh

  Trong 39 thanh thiếu niên Việt Nam tử nạn ở Essex vừa được cảnh sát Anh công bố có 8 nữ và 31 nam. Hai người trẻ nhất là em trai 15 tuổi ở Hải Phòng tên Đinh Đình Bình, Nguyễn Huy Hùng; 15 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh và người cao niên nhất là ông Lê Trọng Thanh, 44 tuổi ở Diễn Châu, Nghệ An. Về tỉnh, có 21 người Nghệ An, 10 người Hà Tĩnh, 3 người Quảng Bình, 3 người Hải Phòng, 1 người Hải Dương và 1 người Thừa Thiên Huế. “...Cô gái Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, quê Nghệ An, lưu lạc mưu sinh xứ người để kiếm tiền nuôi gia đình, trước khi biết mình không thể thoát khỏi cái chết (ngạt từ từ) đã nhắn tin về cho bố mẹ: "Con xin lỗi bố mẹ nhiều, mẹ ơi. Con chết vì không thở được. Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, mẹ ơi. Con thương bố mẹ nhiều". Một đứa con hiếu thảo chỉ nghĩ tới bố mẹ, ngay cả biết mình sắp chết. Một tấn bi kịch của thời đại. Tên cô Trà My nằm ở số thứ tự 17 trong danh sách. Nhắc ra đây không phải chạm tới nỗi đau của gia đình nạn nhân mà để nhắc những người chép sử rằng đừng quên mọi biến cố của dân tộc, có khi chỉ từ một cá nhân mà rộng thành cả cộng đồng”. (FB Nguyễn Thông)   1.Đinh Đình Bình; 15 tuổi; quê quán: Hải Phòng 2.Võ Nhân Du; 19 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh 3.Cao Tiến Dũng; 37 tuổi; quê quán: Nghệ An 4.Nguyễn Tiến Dũng; 33 tuổi; quê quán: Quảng Bình 5.Lê Văn Hà; 30 tuổi; quê quán: Nghệ An 6.Nguyễn Ngọc Hà; 32 tuổi; quê quán: Quảng Bình 7.Nguyễn Văn Hiệp; 24 tuổi; quê quán: Nghệ An 8.Trần Ngọc Hiếu; 17 tuổi; quê quán: Hải Dương 9.Hoàng Văn Hợi; 24 tuổi; quê quán: Nghệ An 10.Nguyễn Bá Vũ Hùng; 34 tuổi; quê quán: Thừa Thiên - Huế 11.Trần Mạnh Hùng; 37 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh 12.Nguyễn Huy Hùng; 15 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh 13.Nguyễn Văn Hùng; 33 tuổi; quê quán: Nghệ An 14.Võ Văn Linh; 25 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh 15.Trần Hải Lộc; 35 tuổi; quê quán: Nghệ An 16.Nguyễn Đình Lượng; 20 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh 17.Phạm Thị Trà My; 26 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh 18.Võ Ngọc Nam; 28 tuổi; quê quán: Nghệ An 19.Trần Thị Ngọc; 19 tuổi; quê quán: Nghệ An 20.Nguyễn Văn Nhân; 33 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh 21.Bùi Thị Nhung; 19 tuổi; quê quán: Nghệ An 22.Trần Thị Mai Nhung; 18 tuổi; quê quán: Nghệ An 23.Phạm Thị Ngọc Oanh; 28 tuổi; quê quán: Nghệ An 24.Nguyễn Huy Phong; 35 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh 25.Nguyễn Minh Quang; 20 tuổi; quê quán: Nghệ An 26.Đinh Đình Thái Quyền; 18 tuổi; quê quán: Hải Phòng 27.Nguyễn Trọng Thái; 26 tuổi; quê quán: Nghệ An 28.Bùi Phan Thắng; 37 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh 29.Phan Thị Thanh; 41 tuổi; quê quán: Hải Phòng 30.Cao Huy Thành; 33 tuổi; quê quán: Nghệ An 31.Lê Ngọc Thành; 44 tuổi; quê quán: Nghệ An 32.Trần Thị Thơ; 21 tuổi; quê quán: Nghệ An 33.Trần Khánh Thọ; 18 tuổi; quê quán: Hà Tĩnh 34.Hoàng Văn Tiếp; 18 tuổi; quê quán: Nghệ An 35.Nguyễn Đình Tứ; 26 tuổi; quê quán: Nghệ An 36.Nguyễn Thọ Tuân; 25 tuổi; quê quán: Nghệ An 37.Dương Minh Tuấn; 27 tuổi; quê quán: Quảng Bình 38.Đặng Hữu Tuyên; 22 tuổi; quê quán: Nghệ An 39.Nguyễn Thị Vân; 35 tuổi; quê quán: Nghệ An. Investigation launched after 39 people found dead in lorry container We can confirm having liaised with the Vietnamese authorities that the people who died were: 1. Pham Thi Tra My, 26-year-old woman from Ha Tinh 2. Nguyen Dinh Lurong, 20-year-old man from Ha Tinh 3. Nguyen Huy Phong, 35-year-old man from Ha Tinh 4. Vo Nhan Du, 19-year-old man from Ha Tinh 5. Tran Manh Hung, 37-year-old man from Ha Tinh 6. Tran Khanh Tho, 18-year-old man from Ha Tinh 7. Vo Van Linh, 25-year-old man from Ha Tinh 8. Nguyen Van Nhan, 33-year-old man from Ha Tinh 9. Bui Phan Thang, 37-year-old man from Ha Tinh 10. Nguyen Huy Hung, 15-year-old boy from Ha Tinh 11. Tran Thi Tho, 21-year-old woman from Nghe An 12. Bui Thi Nhung, 19-year-old woman from Nghe An 13. Vo Ngoc Nam, 28-year-old man from Nghe An 14. Nguyen Dinh Tu, 26-year-old man from Nghe An 15. Le Van Ha, 30-year-old man from Nghe An 16. Tran Thi Ngoc, 19-year-old woman from Nghe An 17. Nguyen Van Hung, 33-year-old man from Nghe An 18. Hoang Van Tiep, 18-year-old man from Nghe An 19. Cao Tien Dung, 37-year-old man from Nghe An 20. Cao Huy Thanh, 33-year-old man from Nghe An 21. Tran Thi Mai Nhung, 18-year-old woman from Nghe An 22. Nguyen Minh Quang, 20-year-old man from Nghe An 23. Le Trong Thanh, 44-year-old man from Dien Chau, Nghệ An 24. Pham Thi Ngoc Oanh, 28-year-old woman from Nghe An 25. Hoang Van Hoi, 24-year-old man from Nghe An 26. Nguyen Tho Tuan, 25-year-old man from Nghe An 27. Dang Huu Tuyen, 22-year-old man from Nghe An 28. Nguyen Trong Thai, 26-year-old man from Nghe An 29. Nguyen Van Hiep, 24-year-old man from Nghe An 30. Nguyen Thi Van, 35-year-old woman from Nghe An 31. Tran Hai Loc, 35-year-old man from Nghe An 32. Duong Minh Tuan, 27-year-old man from Quang Binh 33. Nguyen Ngoc Ha, 32-year-old man from Quang Binh 34. Nguyen Tien Dung, 33-year-old man from Quang, Binh 35. Phan Thi Thanh, 41-year-old woman from Hai Phong 36. Nguyen Ba Vu Hung, 34-year-old man from Thua Tien Hue 37. Dinh Dinh Thai Quyen, 18-year-old man from Hai Phong 38. Tran Ngoc Hieu, 17-year-old boy from Hai Duong 39. Dinh Dinh Binh, 15-year-old boy from Hai Phong Nguồn: https://www.essex.police.uk/…/murder-investigation-launche…/
......

Thư Mời tham dự họp báo v/v CSVN xét xử ô Châu Văn Khảm

Thư mời họp báo v/v : CSVN đưa ông Châu Văn Khảm ra xét xử Ngày 11 tháng 11 năm 2019 Kính Thưa Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể , Quý Truyền Thông Báo Chí và Quý Đồng Hương, Theo thông tin từ Luật sư của ông Châu Văn Khảm cho biết, nhà cầm quyền CSVN sẽ đưa ông Châu Văn Khảm và một số người liên hệ ra tòa án nhân dân Sài Gòn xử về tội danh “khủng bố chính quyền nhân dân” vào sáng ngày 11tháng 11 năm 2019. Kể từ ngày ông Châu Văn Khảm bị an ninh CSVN bắt giữ vào ngày 13 tháng 1, 2019 cho đến nay, Cộng đồng người Việt Tự Do Liên Bang và NSW đã luôn luôn sát cánh với gia đình ông để vận động Bộ Ngoại Giao và Chính giới Úc áp lực buộc CSVN phải trả tự do cho ông Châu Văn Khảm và những người liên hệ. Ông Châu Văn Khảm về Việt Nam với mục đích tìm hiểu về tình trạng đàn áp nhân quyền. Nhưng khi bị bắt, CSVN đã cáo buộc ông tội danh “âm mưu lật đổ chế độ”, nhưng không tìm ra bất cứ chứng cớ gì để kết án. Vì vậy, đến tháng 6, năm 2019, CSVN lại đổi sang tội danh “khủng bố chính quyền nhân dân” và cho đến nay công an cũng không đưa ra bất cứ chứng cứ gì, ngoài việc ông Khảm là thành viên đảng Việt Tân với chủ trương đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Sự kiện CSVN đưa ông Châu Văn Khảm và những người liên hệ ra tòa vào ngày 11 tháng 11 tới đây, chỉ là biện pháp răn đe của chế độ thối nát trước làn sóng bất mãn ngày càng gia tăng của người dân. Dù CSVN kết án ông Châu Văn Khảm và những người liên hệ ra sao, chúng ta khẳng định rằng đây là những người Việt Nam yêu nước, đang góp phần tranh đấu để Việt Nam sớm có tự do dân chủ. Trên tinh thần đó, chúng tôi xin kính mời quý vị dành chút thì giờ đến tham dự buổi họp báo cùng với gia đình ông Châu Văn Khảm để chia sẻ sự hỗ trợ của chúng ta đối với sự dấn thân của ông nói riêng và các nhà đấu tranh tại Việt Nam chung. Và cũng để đưa ra một số hướng vận động trả tự do cho ông và các nhà đấu tranh dân chủ trong tương lai. Địa Điểm: Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng - Bonnyrigg. 6-8 Bibbys Place, Bonnyrigg NSW 2177 Thời Gian: Lúc 7 Giờ tối, Ngày Thứ Hai, ngày 11 tháng 11 năm 2019. Trong buổi họp báo sẽ có sự hiện diện của Dân Biểu Liên Bang vùng Fowler Ông Chris Hayes, một dân biếu đã lên tiếng trước Quốc Hội Úc về việc này và cũng là ngưới rất quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Trân trọng, Paul Huy Nguyễn Chủ Tịch CĐNVTD NSW. Friends Of Chau Van Kham https://www.facebook.com/Friends-Of-Chau-Van-Kham-100588441342129/
......

Thư ngỏ về EVFTA

Kính gửi:   Ông David Sassoli, Chủ Tịch Quốc Hội Âu Châu Ông Bernd Lange, Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại QHAC Ông David MacAllister, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao QHAC Bà Marie Aréna, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền QHAC Ông Tomas Tobé, Chủ Tịch Ủy Ban Phát Triển QHAC Các Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu     Brussels, ngày 4 tháng 11 2019 Kính gửi quý vị dân biểu Nghị Viện Châu Âu, Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và quốc tế ký tên dưới đây, viết thư này để kêu gọi quý vị hãy hoãn lại việc chấp thuận Hiệp Định Thương Mại Tự Do giữa Liên Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Vệ Đầu Tư (IPA) cho đến khi các yêu cầu về nhân quyền đề ra được chính quyền Việt Nam đáp ứng. Như quý vị có thể đã biết, trong những năm gần đây chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp các nhà bảo vệ nhân quyền, thành viên các xã hội dân sự, các tổ chức tôn giáo và những cá nhân nào bày tỏ quan điểm phê phán hoặc không vừa ý chính quyền. Quyền tự do ngôn luận, quan điểm, hội họp và tụ tập vẫn bị hạn chế nghiêm trọng. Hệ thống tư pháp, cũng như truyền thông, xã hội dân sự, và các tổ chức tôn giáo, bị nhà nước kiểm soát chặt. Bất cứ sự phản đối nào cũng bị nhà cầm quyền trừng phạt khắt khe, trực tiếp hoặc gián tiếp qua tay côn đồ được nhà nước bảo trợ. Hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, môi trường, lao động, luật sư, nhân sĩ tôn giáo, blogger đã bị kết án hoặc bị bắt giam chỉ vì thực thi ôn hòa quyền tự do biểu đạt của họ. Nhà nước Việt Nam dùng bộ luật hình sự khắc nghiệt để hình sự hóa việc chỉ trích chính quyền. Trong bối cảnh đó, chúng tôi lấy làm tiếc là việc thương lượng các hiệp định EVFTA và IPA đã không đưa đến các cam kết cụ thể nào về nhân quyền từ phía Việt Nam ngoài những điều sơ sài trong chương phát triển bền vững của EVFTA, và ngay cả đối với các khoản đó cũng chẳng có thời khóa biểu ràng buộc nào hoặc có hình phạt nào nếu không tuân thủ. Hơn thế nữa, chúng tôi quan tâm đến việc giám sát việc thi hành các thỏa thuận đó, mà văn bản EVFTA giao cho xã hội dân sự độc lập của hai bên chịu trách nhiệm, trong khi không để ý đến việc chẳng có bao nhiêu xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, và chắc chắn là chẳng có tổ chức nào ở thời điểm này dám lộ diện để làm công việc giám sát đó mà không sợ bị trả đũa. Cuối cùng, chúng tôi hết sức quan tâm đến việc Việt Nam không muốn [1] điều chỉnh bộ luật hình sự, mà các điều khoản trong đó hình sự hóa việc chỉ trích ôn hòa chính quyền, khiến cho không thể nào hưởng được trọn vẹn các quyền hạn đề ra trong các công ước của Tổ Chức Lao Động Thế Giới mà Việt Nam đã và hứa làm thành viên. Nếu một khi hiệp định thương mại đã được áp dụng, thì việc đe dọa đình chỉ hiệp định vì vi phạm nhân quyền theo như Hiệp Ước Đối Tác và Hợp Tác EU-Việt Nam sẽ không có trọng lượng nào cả: thứ nhất, chưa có tiền lệ nào của Châu Âu đình chỉ một hiệp định thương mại tự do vì lý do nhân quyền; thứ nhì, việc đình chỉ hiệp định, đặc biệt là IPA, có thể gây thiệt hại nặng nề cho giới doanh nghiệp và đầu tư EU tại Việt Nam; thứ ba, Việt Nam đang hưởng lợi từ ưu đãi giao thương đơn phương xuyên qua Generalised Scheme of Preferences (GSP) [2] và những vi phạm nhân quyền của Việt Nam vẫn chưa gặp phải phản ứng nào đáng kể từ phía EU, ngược lại EU còn đẩy mạnh đàm phán cho EVFTA; thứ tư, vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã sâu rộng và nặng nề đến độ nếu hiệp định được thực thi vào thời điểm này thì đã có sẵn lý do để đình chỉ hiệp định. Với những lý do nêu trên, thủ tục đang tiến hành tại Nghị Viện Châu Âu, quyết định chấp thuận, bác bỏ, hay hoãn lại EVFTA và IPA, là cơ hội mạnh mẽ cuối cùng để đánh đổi đạt được những cải thiện nhân quyền cụ thể tại Việt Nam. Noi theo cách giải quyết của Nghị Viện Châu Âu nhiệm kỳ trước vào tháng Ba này liên quan đến Hiệp Ước Đối Tác và Hợp Tác EU-Turkmenistan [3], quý vị dân biểu Nghị Viện Châu Âu nên cho chính quyền Việt Nam biết là quý vị chỉ chấp thuận hiệp định khi nào các mối quan tâm về nhân quyền đã được đáp ứng bởi nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, quý vị dân biểu Nghị Viện Châu Âu nên yêu cầu Việt Nam phải: Thả hết các tù nhân và những người bị giam giữ vì lý do chính trị, và trong lúc chờ được trả tự do, có biện pháp tức thời để xây dựng niềm tin, bằng cách cho phép tù nhân và người bị giam giữ được gặp gia đình, luật sư, quan sát viên bên ngoài từ EU cũng như các tổ chức nhân quyền và nhân đạo quốc tế; trong số những trường hợp nổi bật nhất là các nhà hoạt động nhân quyền, lao động, tôn giáo và môi trường, ký giả và blogger, bao gồm Lê Đình Lượng, Trần Huỳnh Duy Thức, Ngô Hảo, Lưu Văn Vịnh, Hồ Đức Hòa, Trần Anh Kim, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Trung Trực, Trương Minh Đức, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đức Độ, Trần Thị Nga, Trần Thị Xuân; Thông báo công khai và rõ ràng mối cam kết, với thời biểu rõ rệt để hủy bỏ hoặc bổ túc các điều khoản 109, 116, 117, 118 và 331 của bộ luật hình sự và điều khoản 74 và 173 của bộ luật tố tụng hình sự, đem luật hình sự phù hợp hơn với nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị; Chấm dứt việc sách nhiễu, cưỡng bách bỏ đạo, bắt giữ, khởi tố, giam cầm, ngược đãi những tín đồ của các tôn giáo bị nhà nước không thích, và trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ vì thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, biểu đạt, tụ họp và lập hội; và bảo đảm là các điều luật quốc gia về tôn giáo phù hợp với luật nhân quyền quốc tế; Chấp nhận việc xuất bản của các báo và tạp chí, tư nhân, độc lập, không bị kiểm duyệt; tháo gỡ các sàng lọc, theo dõi và những giới hạn nào khác về việc sử dụng internet, và trả tự do cho tất cả những người bị đi tù hay giam giữ vì quảng bá ôn hòa quan điểm của họ trên mạng; thông báo công khai thời biểu điều chỉnh Luật An Ninh Mạng để phù hợp với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế; Công nhận ngay lập tức các nghiệp đoàn lao động độc lập; thông báo công khai thời biểu chi tiết để thông qua Công ước điều 87 (Tự do lập hội và Bảo vệ quyền lập hội) và điều 105 (hủy bỏ lao động cưỡng bức) của ILO; và trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho những người bị bắt giữ vì các hoạt động ôn hòa để cổ võ cho quyền công nhân; Chấp nhận các yêu cầu lời mời còn tồn đọng từ Thủ Tục Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc; Tạm dừng án tử hình, với quan điểm bãi bỏ án này trong tương lai. Hơn nữa, quý vị dân biểu nên đặt điều kiện với Ủy Ban Châu Âu là: Thiết lập một cơ chế giám sát và khiếu nại độc lập để giải quyết các tác động nhân quyền mà EVFTA và IPA có thể gây ra. Cơ chế đó phải được sử dụng bởi các cá nhân hoặc các đại diện của họ; và Nêu rõ tên các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam nào sẽ là thành viên của nhóm Domestic Advisory Group (DAGs, nhóm cố vấn nội địa) dự kiến bởi Hiệp định và những biện pháp nào được đặt ra để bảo đảm là họ có thể làm vai trò của họ một cách độc lập, công bằng, chu đáo, và an toàn. Kính thư,   Actions by Christian for the Abolition of Torture (ACAT) ASEAN Parliamentarians for Human Rights (APHR) Bầu Bí Tương Thân Boat People SOS (BPSOS) CIVICUS: World Alliance for Citizen Participation Hội Chuyên Gia Việt Nam Human Rights Watch (HRW) International Federation for Human Rights (FIDH) International Commission of Jurists (ICJ) Legal Initiatives for Vietnam Người Bảo Vệ Nhân Quyền (DTD) Quê Mẹ: Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam Reporters Without Borders (RWB) The 88 Project Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM) Việt Nam Thời Báo Việt Tân   ==================== [1] Xem hồi âm của Việt Nam tháng 06/2019 về các đề nghị của nhiều quốc gia, với nhiều thành viên Liên Minh Âu Châu, trong dịp UPR 2019: http://daccess-ods.un.org/access.nsf/Get?Open&DS=A/HRC/DEC/41/101&Lang=E [2] https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX:32012R0978 [3] https://www.europarl.europa.eu/doceo/document/TA-8-2019-0146_EN.html  
......

Đôi lời về ông Châu Văn Khảm

Mai Huynh - Sydney, Úc Châu| “NEVER GIVE UP” là cụm từ tôi dành riêng cho ông ngay lúc này với ý nghĩa là dù có xảy ra bất cứ chuyện gì thì lòng ta vẫn trung kiên với đất nước và dân tộc mình, không bao giờ lùi bước.  Tên ông đầy đủ là Châu Văn Khảm – một cái tên rất giản dị và đúng với con người ông. Tuy gần 70 tuổi nhưng trí óc và tinh thần yêu nước của ông không hề già chút nào qua cách nói chuyện và làm việc khi tiếp xúc mọi người. Ông là một người hiền lành, chất phác và nhất là có trái tim nhân hậu dành trọn cho quê hương Viêt Nam. Khi tiếp xúc và trò chuyện với ông, tôi mới hiểu được trái tim ông luôn hướng về quê cha đất tổ và luôn tâm niệm rằng mình là con dân Việt nên phải có trách nhiệm bảo vệ non sông và dân tộc này. Ông luôn trăn trở và tìm mọi cách để giúp quê hương mình sớm được bình yên, tự do và hạnh phúc. Ông kêu gọi mọi người hãy cùng ông lên tiếng phản đối về những việc làm sai trái của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Ông không ngừng chia sẻ những bất công của xã hội và những kinh nghiệm của mình cho mọi người biết để cùng ông yêu quê hương mình hơn. Và chính những điều đó đã chạm vào trái tim tôi, khiến tôi lay chuyển, đồng cảm với ông. Chính điều đó đã khơi dậy trong tôi ngọn lửa yêu nước. Tôi luôn thầm cảm ơn và kính phục ông rất nhiều. Từ phương xa nhìn về quê hương, ông thấy đất nước mình hoang tàn, không có tự do, dân chủ và nhân quyền. Một điều nguy hiểm hơn là giặc phương Bắc đang rình rập chờ thời cơ cướp nước Việt Nam, nên ông không kiềm được lòng mình, đã tham gia đấu tranh đòi tự do dân chủ và nhân quyền cho người dân trong nước. Ông không ngại sức khỏe mình đang ngày một yếu đi mà chỉ lo lòng yêu nước của mình sẽ giảm sút, nên ông đã đánh liều với sức khỏe của mình mà trở về Việt Nam vào đầu tháng Giêng năm 2019 để tìm hiểu thực trạng đất nước. Thế nhưng, thật không may trên đường về quê nhà, ông bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bắt giữ và gán ghép tội “khủng bố” chống phá nhà nước Việt Nam. Ông sẽ bị xét xử trong tháng 11 này. CSVN vu khống ông tội “khủng bố”, thế khiến mọi người bất bình nên cùng đồng lòng lên tiếng phản đối việc gán ghép tội danh. Tất cả chúng ta hãy lên tiếng đòi nhà cầm quyền CSVN thả ông Châu Văn Khảm vô điều kiện vì ông vô tội. Tội lớn nhất của ông là “yêu nước” – một “tội danh” được cả thế giới kính phục và yêu mến. CSVN PHẢI THẢ ÔNG CHÂU VĂN KHẢM VÔ ĐIỀU KIỆN VÌ ÔNG VÔ TỘI. Sydney, Úc Châu Mai Huynh Nguồn: FB Friends of Chau Van Kham Thông cáo báo chí của Đảng Việt Tân Never Stand Still: Châu Văn Khảm, Tổ quốc gọi tên anh Luật Sư Nguyễn Văn Đài: ông Châu Văn Khảm không phải khủng bố  
......

Thông cáo báo chí của đảng Việt Tân: CSVN dàn dựng phiên tòa để khủng bố những người yêu nước

Thông Cáo Báo Chí CSVN dàn dựng phiên tòa để khủng bố những người yêu nước   Đảng Việt Tân cực lực phản đối việc nhà cầm quyền CSVN xét xử ba nhà hoạt động dân chủ Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền vào ngày 11 tháng Mười Một tới đây. Sự kiện này tô đậm chủ trương dùng luật để trấn áp người dân và bảo vệ chế độ độc tài.   Ba người nói trên đã bị bắt giữ vào tháng Giêng năm nay với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.” Do thiếu chứng cứ nên ngày 9 tháng Bảy, Bộ Công An đổi thành tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Sự thay đổi tội danh này đã cho thấy tính chất phi lý của việc giam giữ vì cho tới nay, bộ máy an ninh điều tra vẫn không chứng minh được các ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền có bất cứ hành vi “khủng bố” nào làm tổn hại đất nước hay người dân Việt Nam.   Bản cáo trạng dài 21 trang có nhiều dữ kiện dàn dựng và không liên quan tới Việt Tân; nhưng cuối cùng kết luận ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền có tội vì là thành viên hoặc đã có những hợp tác với Việt Tân. Đây là một kết luận tùy tiện, vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền mà nhà nước CSVN đã ký kết.   Người dân Việt Nam có quyền tự do lập hội - đây là khẳng định của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Trong phán quyết về sự bắt giữ tùy tiện của CSVN đối với nhà dân chủ Nguyễn Đặng Minh Mẫn (Opinion No. 40/2016), Hội Đồng Nhân Quyền nhấn mạnh rằng:   "Mối liên hệ của cô Minh Mẫn với Việt Tân thuộc phạm vi của quyền tự do hội họp và lập hội. Quyền này được bảo đảm theo điều 20 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 22 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.”   Ông Châu Văn Khảm hoạt động cổ vũ cho dân chủ ở Việt Nam và đã có nhiều đóng góp tích cực trong cộng đồng người Việt tại Sydney, Úc Châu. Trong chuyến đi Việt Nam để tìm hiểu về tình hình nhân quyền, ông đã bị công an bắt giữ ngày 13 tháng Giêng, 2019 tại Sài Gòn.   Bị bắt giữ cùng lúc với ông Châu Văn Khảm là ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Ông Trần Văn Quyền một nhà hoạt động xã hội, từng tham gia các cuộc xuống đường ủng hộ nạn nhân thảm họa Formosa, bị bắt giữ ngày 23 tháng Giêng tại Bình Dương.   Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân khẳng định rằng: “Việt Tân luôn luôn đồng hành cùng với mọi người dân để giành lại quyền con người và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Ông Châu Văn Khảm về nước để thu thập dữ kiện về tình hình nhân quyền. Các ông Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền đều hoạt động ôn hoà. Chúng tôi thách thức nhà nước CSVN đưa ra bằng chứng về những cáo buộc hành vi ‘khủng bố’. Chúng tôi sẵn sàng kiện CSVN trước toà án quốc tế để trưng bày sự thật.”   Anh Dennis Châu, con trai của ông Châu Văn Khảm nói rằng: “Gia đình tôi xin cảm ơn sự ủng hộ của chính phủ Úc Châu và bạn bè khắp thế giới. Tôi rất ngưỡng mộ công cuộc đấu tranh của cha tôi và mong ngóng tới ngày ông trở về.”   Ngày 1 tháng 11 năm 2019 Đảng Việt Tân Mọi chi tiết xin liên lạc: Nguyễn Đỗ Thanh Phong: +61 487 193 896   Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước  
......

Lực đẩy hay sức hút?

Ảnh: Phỏng vấn định cư Hoa Kỳ Tho Nguyen| Việc người Việt Nam chết trên đường bỏ nước ra đi có lẽ sẽ còn tiếp tục, dù đất nước đã hòa bình hơn 44 năm. Nếu ai đó gọi Việt Nam là một dân tộc tỵ nạn thì không chỉ vì khái niệm „Thuyền Nhân“ (Boat peoples) xuất phát từ thảm cảnh người Việt chết trên Biển Đông, mà vì chúng ta khác hẳn các dân tộc khác ở chỗ: Họ chạy trốn chiến tranh, còn mình trốn hòa bình. Dù là dưới các mỹ từ „Hợp tác lao động“, „Thẻ xanh“ , Visa EB3, EB5 hay từ miệt thị „Gái bán hoa“, thì tất cả đều là bỏ quê hương đi kiếm ăn. Nhờ có Internet mà công luận mới biết về cái chết trong xe lạnh của 39 người ở Anh, về tai nạn của cháu bé ở trường Gate Way hay cái chết của một vị thứ trưởng từ tầng 8. Tôi không dám nhắc đến tên ai, chỉ mong họ được thanh thản ở bên kia thế giới. 40 mươi năm trước, không ai được thông tin về hơn nửa triệu đồng bào chết đuối, chết khát, chết vì bị cướp biển giết, bị hãm hiếp trên biển Đông. Không báo nào dám đưa tin. Nhiều đồng bào của chúng ta đã phải ăn thịt người chết trên những con thuyền gỗ tơi tả để cầm hơi sống sót. Nhiều người đã phát điên khi được cứu sống. Nhờ có mạng xã hội mà hôm nay báo chí Việt Nam không cần phải bịt tin về những cái chết nữa. Họ chỉ cần chờ vài ngày để áp xuất của mạng xã hội phá tung cái van của các nhà quản lý. Sau hai, ba ngày im lặng, báo nhà nước sẽ tìm cách vượt các tin ngoài luồng bằng cách đua nhau giật các titre, đưa mọi chi tiết về các vụ án để tăng lượng views. Mở van là cách duy nhất để nhà nước chứng tỏ sự cởi mở của mình trước những cái chết của người dân? Quốc tang, điện chia buồn, một ngọn nến của nguyên thủ quốc gia chưa bao giờ dành cho dân thường, dù là hàng trăm người thiệt mạng do thiên tai, thảm họa. Nhưng cũng nhờ mạng xã hội mà tâm can người Việt được phơi bày rõ hơn. Trong khi những người dưng ở Châu Âu bày tỏ sự thương xót với những nạn nhân quá cố thì người Việt đang lên án nhau về thái độ đối với các nạn nhân, thậm chí phê phán gia đình nạn nhân. Hạt giống thù hận gieo rắc trong xã hội đã kết thành trái độc. Nhiều đồng bào quên mất rằng: Đau khổ không phân biệt người Bắc, Trung hay Nam, không phân biệt màu da bò mà ta gán cho nhau. Chỉ lòng người bị nhiễm hận thù mới phân biệt xác chết theo màu đỏ, đen hay vàng. Nhà tôi ở Đức đã có lúc bị bạn bè coi là „Trại tỵ nạn“, vì luôn có người ghé qua nhờ vả về giấy tờ, về các thủ tục để tạm trú trên con đường đi kiếm ăn tha phương. Tiếp xúc với họ, tôi cũng hiểu nhiều mánh lới khiến tôi sợ hãi: Từ chuyện cưới giả, chú lấy cháu, anh cưới em, đến các loại giấy tờ giả, chứng cứ giả. Dù không ủng hộ cách làm, tôi luôn tìm cách hiểu lý do ra đi của họ. Tôi thì đã ngấm đòn từ suốt 28 năm qua: Bỏ quê hương ra đi luôn là một quyết định đau đớn của mỗi con người. Trước khi đi Đức lập nghiệp năm 1991, tôi đã từng sống ở cả hai nước Đức. Tôi không bị ai lừa bịp về một tương lai rực rỡ xứ người. Tôi chỉ muốn thoát khỏi cảnh tù túng và những cái mặt nạ mà tôi phải đeo hàng ngày. Tại Hội nghị Geneve 1979 về người tỵ nạn Đông Dương, chính phủ Việt Nam đã lên án các thế lực phản động quốc tế tuyên truyền lừa bịp, lôi kéo người Việt Nam ra đi. Trong số hơn hai triệu người ra đi ngày đó, tôi tin là có những người chỉ vì lý do kinh tế, chứ không chỉ là những người Việt thua trận bị đàn áp, bạc đãi hay người gốc Hoa bị xua đuổi. Vào những năm tháng của bức màn thép đó, không một mẩu tin của Phương tây lọt vào Việt nam. Nếu có lọt vào thì không một kẻ ham chơi ngông cuồng nào chỉ vì các buổi disco, mấy bộ quần áo đẹp hay chiếc xe ô-tô mà dám leo lên chiếc thuyền gỗ để vượt biển. Cái sức ép kinh tế ngày đó chắc phải kinh khủng. 30 năm sau, vẫn có người tin rằng nguyên nhân chính của „Tỵ nạn hòa bình“ là do bọn lừa bịp, buôn người. Vậy tại sao người Thái, người Mã Lai, người Philippin, những hàng xóm cùng đẳng cấp như chúng ta lại không bị lừa, để rồi dồn toàn bộ của cải, liều chết ra đi? Nguyên nhân chính phải thừa nhận là: Gần 45 năm hòa bình đã không giúp VIệt Nam trở thành một xã hội ấm no. Ấm no không thể hiên qua GDP, mà qua các chỉ số xã hội lành mạnh. Do vậy dù GDP đầu người đã tăng hơn 10 lần so với 1975, Việt nam vẫn chỉ là nước xếp thứ 115 về chỉ số phát triển con người HDI [1], đứng sau cả Palestina đang bị Do-Thái chiếm đóng. Cu Ba nghèo xơ xác còn đứng trên Việt Nam gần 40 bậc.   Xếp hạng HDI cho thấy Việt Nam là một xã hội không công bằng. Thảm họa môi trường liên tục xảy ra đã cướp đi không gian sống của hàng triệu người Việt. Nếu nhìn vào bản đồ Tự do báo chí 2019, Việt nam màu đen kịt.[2] Nghèo đói, môi trường bị tàn phá, cơ hội làm ăn mờ mịt, bất công, tham nhũng, thiếu tự do, không minh bạch… Đó là những lực đẩy khổng lồ, đẩy người Việt, giàu cũng như ngèo bỏ nước ra đi. Chứ không phải sức hút của những lời lừa bịp. Hãy tỉnh táo và lương thiện. Köln 30.10.2019 [1] https://www.laenderdaten.de/indizes/hdi.aspx [2] https://www.reporter-ohne-grenzen.de/rangliste/2019/  
......

Ông Châu Văn Khảm có phạm tội khủng bố không?

Nguyễn Văn Đài | Ngày 9 tháng 10 năm 2019, Viện KS Tối cao đã ra bản cáo trạng để truy tố ông Châu Văn Khảm phạm tội khủng bố theo khoản 2 điều 113 Bộ luật hình sự. Để làm rõ việc ông Châu Văn Khảm phạm tội khủng bố hay không? Tôi sẽ phân tích dựa trên chính điều 113 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 để quí vị thấy bản chất thực sự của của vụ án. Trước hết chúng ta hãy xem định nghĩa về “Tội khủng bố là gì? Và thế nào là tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố? Tội khủng bố là gì? Theo điều 113, tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể con người; đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc hành vi khác uy hiếp tinh thần người khác; thành lập, tham gia tổ chức khủng, bố, tổ chức tài trợ khủng bố; cưỡng ép, lôi kéo tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng lổ nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của Việt Nam. Thế nào là tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố theo điều 113 Bộ luật hình sự 2015? Tổ chức khủng bố nói trong Điều 113 Bộ luật hình sự là tổ chức được lập ra với mục đích là tiến hành các hoạt động khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Tổ chức tài trợ khủng bố nói trong điều luật là tổ chức có các hoạt động huy động, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khủng bố nói trên. Thành lập tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố là hành vi lập nên các tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố. Người thành lập tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố có thể trực tiếp điều hành hoặc giao cho người khác điều hành hoạt động của các tổ chức đã lập. Tiếp theo, đối chiếu với hai định nghĩa trên, chúng ta xem đảng Việt Tân có phải là một tổ chức khủng bố không? Cương lĩnh của đảng Việt Tân: “Chấm dứt độc tài là một cuộc đấu tranh để giành tự do cho mọi người dân, giải phóng dân tộc khỏi ách cai trị độc tài, và xây dựng một chế độ dân chủ đích thực. Đảng Việt Tân xác định kẻ thù của dân tộc Việt Nam là tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Thiểu số này đang là giai cấp duy nhất độc quyền phung phí tài nguyên và kềm hãm sự phát triển của đất nước. Đảng Việt Tân tiến hành phương thức đấu tranh bất bạo động, dựa trên nền tảng lấy sức mạnh dân tộc làm chính để vận dụng toàn dân, đồng thời kết hợp với việc tranh thủ những hợp tác quốc tế, để tạo áp lực tối đa ở mọi mặt lên chế độ Hà Nội nhằm thay đổi nguyên trạng, tạo ra bối cảnh sinh hoạt chính trị đa nguyên tại Việt Nam.” Phân tích: Theo định nghĩa về tội khủng bố, tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố để đối chiếu với Cương lĩnh chính trị của đảng Việt Tân thì chúng ta thất rất rõ đảng Việt Tân là một tổ chức chính trị giống như hàng trăm ngàn các đảng chính trị ở các quốc gia trên thế giới. Đảng Việt Tân tiến hành phương thức đấu tranh chính trị ôn hòa, bất bạo động. Đảng Việt Tân không sử dụng vũ trang, bạo lực trong các hoạt động của mình. Như vậy đảng Việt Tân không phải là một tổ chức khủng bố, không phải là tổ chức tài trợ khủng bố! Vậy cộng đồng quốc tế có coi đảng Việt Tân và các thành viên của họ như thế nào? Đảng Việt Tân và các thành viên của họ có mặt và hoạt động công khai ở khắp nơi trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Nhật, Thái Lan, Camphuchia, Pháp, Đức, Anh, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Na Uy,... Đảng Việt Tân là đối tác của nhiều tổ chức quốc tê hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền và tự do báo chí như: Reporters Sans Frontieres, Lawyers For Lawyers, Article 19,... Đảng Việt Tân có các cuộc gặp và làm việc hàng năm với chính phủ và quốc hội của nhiều quốc gia trên thế giới như: Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ, Anh, Thụy Sĩ, Na Uy, Singapore, Philippines, Nhật Bản,... Như vậy đối với chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế thì đảng Việt Tân là một đảng chính trị và cũng có những hoạt động bảo vệ các quyền con người. Các chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế coi đảng Việt Tân là đối tác trong các hoạt động bảo vệ các quyền con người. Các đảng viên của đảng Việt Tân tự do, công khai sinh sống và đi lại tới tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các cộng sản như Trung quốc, Cuba, Lào, cựu cộng sản Camphuchia mà không hề bị cáo buộc là khủng bố. Căn cứ nào mà cơ quan an ninh điều tra Bộ công an và Viện kiểm sát tối cao dùng để cáo buộc ông Châu Văn Khảm phạm tội tham gia tổ chức khủng bố, tài trợ khủng bố. Theo Luật hình sự Việt Nam thì có 4 yếu tố cấu thành tội phạm, chỉ cần có 1 trong 4 yếu tố không thỏa mãn thì coi như không có tội phạm xảy ra: Chủ thể, khách thể, hành vi khác quan và yếu tố chủ quan. Tôi sẽ phân tích 2 yếu tố cơ bản là những hành vi khách quan và yếu tố chủ quan của ông Châu Văn Khảm: Những hoạt động hay hành vi khách quan của ông Châu Văn Khảm mà cơ quan an ninh điều tra Bộ công an đã xác định trong bản kết luận điều tra: “Năm 1982, ông Châu Văn Khảm cùng gia đình vượt biên sang Malaysia, sau đó định cư tại Úc. Tháng 6 năm 2010, ông Châu Văn Khảm tham gia tổ chức Việt Tân tại Úc. Từ năm 2014 đến 2015, ông Khảm sử dụng Facebook “Khảm Châu” trên mạng xã hội giải đáp những câu hỏi liên quan đến tổ chức Việt Tân trên trang Facebook Việt Tân; làm Chi bộ trưởng Chi bộ 1. Từ năm 2016 đến nay, ông Khảm làm đại diện Đảng bộ Sydney, kiêm bí thư Đảng bộ Úc châu của Việt Tân để tập hợp lực lượng cho Việt Tân tại Châu Đại Dương.” “Ngày 11 tháng 1 năm 2019, ông Đỗ Hoàng Điềm chỉ đạo ông Châu Văn Khảm, bí thư Đảng bộ Úc Châu của Việt Tân về Việt Nam với nhiệm vụ khảo sát tuyến xâm nhập đường bộ dọc biên giới Camphuchia – Việt Nam và kiểm tra tư cách, huấn luyện “đảng viên” mới ở Việt Nam. Sáng ngày 12 tháng 1 năm 2019, ông Châu Văn Khảm đã huấn luyện cho Nguyễn Văn Viễn phương thức hoạt động của Việt Tân, nhận định, đánh giá một số vấn đề quốc tế và quan điểm của Việt Tân đối với Việt Nam và chính thức kết nạp ông Viễn vào tổ chức Việt Tân. Sau đó ông Khảm đưa cho Viễn 400 đô la Mỹ của tổ chức Việt Tân. Chiều cùng ngày thì cả hai ông bị an ninh Việt Nam bắt giữ.” Như vậy, tất cả các hành vi khách quan của ông Châu Văn Khảm mà cơ quan an ninh điều tra đã xác định được đều là các hoạt động ôn hòa, bất bạo động. Những hành vi khách quan này không thỏa mãn với các dấu hiệu khách quan của tội khủng bố theo điều 113 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015. Yếu tố chủ quan của ông Châu Văn Khảm. Theo qui định của điều 113 Bộ luật hình sự Việt Nam thì người bị coi là tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố phải thỏa mãn điều kiện về mặt chủ quan: “Người tham gia tổ chức khủng bố, tài trợ khủng bố phải là người nhận thức rõ mục đích hoạt động của tổ chức là khủng bố, tài trợ khủng bố mà vẫn chấp nhận là thành viên và thực hiện các hoạt động cụ thể theo sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố.” Khi tham gia đảng Việt Tân, các ông Châu Văn Khảm đã tìm hiểu về cương lĩnh và đường lối đấu tranh của đảng Việt Tân. Ông Châu Văn Khảm đã nhận thức được Việt Tân là một đảng chính trị, có phương pháp đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Ông Châu Văn Khảm đã được huấn luyện phương pháp và cách thức đấu tranh ôn hòa, bất bạo động. Sau đó ông cũng huấn luyện lại cho các đảng viên mới như vậy. Ông Châu Văn Khảm được ông Đỗ Hoàng Điềm chỉ đạo về Việt Nam để tìm hiểu và nắm tình hình về tình trạng nhân quyền. Đó là hoạt động ôn hòa, bất bạo động. Trong suốt quá trình tham gia và hoạt động trong đảng Việt Tân từ tháng 6 năm 2010 cho đến khi bị bắt tháng 1 năm 2019, ông Châu Văn Khảm đã nhận thức và luôn khẳng định đảng Việt Tân là một đảng chính trị. Và ông Khảm luôn hoạt động tuân thủ cương lĩnh và đường lối đấu tranh của đảng Việt Tân là ôn hòa, bất bạo động. Kết luận: Từ nhận thức (yếu tố chủ quan) cho tới hành động (yếu tố khách quan) của ông Châu Văn Khảm về đảng Việt Tân là một tổ chức chính trị, có cương lĩnh đấu tranh ôn hòa, bất bạo động. Bởi vậy 2 yếu tố hành vi khách quan và yếu tố chủ quan trong 4 yếu tố cấu thành tội danh khủng bố theo điều 113 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 đều không thỏa mãn. Như vậy, ông Châu Văn Khảm cùng với hai người khác trong vụ án là ông Nguyễn Văn Viễn, ông Trần Văn Quyền không phạm tội tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố theo cáo buộc của cơ quan an ninh Bộ công an và Viện kiểm sát tối cáo theo khoản 2 điều 113 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015./.  
......

Tản mạn về chuyện nhập cư bất hợp pháp nhân vụ 39 người chết trong xe tải

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT| Từ đầu tin tức các đài báo châu Âu nói là công dân Trung Quốc, nhưng tôi bụng vẫn nghĩ có lẽ là người Việt, vì những năm qua quá nhiều người Việt vào Liên Hiệp Anh theo bằng con đường xe tải đông lạnh này. Tôi đau quặt ruột khi cuối cùng là người Việt thật. Tôi nghĩ có lẽ hầu hết các nạn nhân là người Việt. Vì những năm qua, tôi thấy nhiều người Việt, nếu không nói là rất nhiều, có máu liều và họ tìm mọi cách đi ngoại quốc bằng mọi giá. Nhiều nhất là đi bằng con đường nhập cư bất hợp pháp. Họ là nạn nhân bị những kẻ buôn người. Họ bị mất tiền bạc và sức khỏe . Có khi mất mạng. Có khi trở thành con tin của các đường dây tội phạm. Những kẻ buôn người thường đánh vào tâm lý thích đi Tây của người Việt và hứa hẹn với họ một thiên đường ở “trời Tây” để lấy tiền và bóc lột sức lao động của họ. Từ Ba Lan, qua Cộng hòa Séc, qua Đức, qua Hung, qua Đức đến Đan Mạch, Hòa Lan, Pháp, Anh, Úc, Canada, ở đâu tôi cũng gặp người Việt nhập cư bấp hợp pháp. Nhiều nhất là người đi từ Vùng Nghệ-Tĩnh-Bình. Họ nhập cư lậu bằng đường bộ qua ngả Trung Quốc, Nga, Ucraina. Con đường này mất nhiều thời gian để vào được các nước trong Liên minh Châu Âu. Những người nhiều tiền hơn và may mắn hơn, thì phải trả cho đường dây buôn người, khoảng 15 đến 20 nghìn euro để được đưa đến sân bay của một nước trong liên minh Châu Âu qua đường du lịch. Khi đến châu Âu rồi, những ai có mộng đến nước Anh và Scotland thường phải sống chui rúc trong rừng vùng Miền Tây Bắc Pháp và Tây Nam Bỉ để tìm cơ hội nhập cư lậu vào hai nước này bằng xe tải hay tầu thuyền. Cũng có người đến Anh bằng hộ chiếu ngoại giao và đến nơi thì giáy tờ bị tịch thu hết. Cán bộ sứ quán tham gia vào đường dây buôn người. Một cha cùng quê với tôi sông bên Anh kể lại vậy. Một anh người Nghệ An ở Paris, có nghề nghiệp và Quốc Tịch Pháp cho tôi biết, mỗi tuần nội người công giáo Nghệ An nhập cư sang Paris qua các mối liên lạc mà anh biết khoảng 20 chục. Bản thân anh thường xuyên phải cưu mang các người đồng hương và căn hộ chật chội của gia đình anh có khi phải đón hàng chục người. Có lần anh bị cảnh sát bắt và giam mấy ngày vì bị quy phạm tội “buôn người”. Anh không muốn đón tiếp nữa, nhưng không đón cũng không được. Vì đồng hương cứ sang mà chẳng lẽ mình lại làm ngơ không giúp đỡ. Những người nhập cư bất hợp pháp, may mắn thì được sống chui lủi trong những phòng trọ chật chội của những người đồng hương rộng lượng, không may thì phải sống trong lều trại trong rừng, đói rét, nguy hiểm, có khi còn bị làm dụng tình dục, bị cướp bóc. Họ làm làm việc chui lủi trong các trang trại, các nhà bếp của các nhà hàng, các công trình sửa chữa nhà cửa dân sự, các tiệm làm móng tay móng chân, vv. Thậm chí là trồng cần sa và bán ma túy. Số phận họ không biết sống chết thế nào. Có khi chết cũng chẳng ai biết, vì có khi giấy tờ đã bị các chủ đường dây buôn người hay thuê người tịch thu để khống chế trục lợi nạn nhân và đề phòng hậu họa cho chính mình. Có khi có lễ mà họ không dám đi, vì sợ đi đường hay đến chỗ công cộng cảnh sát di trú bắt bớ và trục xuất thì xôi hỏng bỏng không, vì đã lỡ mất bao nhiêu tiền trả cho bọn dẫn mỗi và buôn người. Họ ở các nước nhưng không biết tiếng sở tại vì không được học và cũng không thể đi học; hơn nữa lại thường chỉ giao tiếp trong giới người Việt với nhau. Nhiều người nhập cư lậu thích dừng lại ở Pháp vì ở đấy người không giấy tờ không bị bắt và không bị bỏ tù hay trục xuất. Nhiều người nhập cư lậu thích sang Anh và Scotland làm việc, vì ở đấy nhiều việc, tiền công cao và nhất là vì luật pháp nhân đạo: Dù không có giấy tờ, người nhập cư lậu vẫn có quyền tìm kiếm công ăn việc làm hợp pháp. Các đường dây tội phạm cũng thích đưa trẻ em sang Anh. Vì trẻ em làm việc trong các trang trại trồng Cần Sa nếu có bị bắt thì cũng giữ ít bữa rồi được thả ra hoặc được đưa vào các trung tâm chăm sóc trẻ em và cuối cùng có thể được cho ở lại Anh một cách hợp pháp. Tôi cầu mong cho các gia đình đừng liều mạng tốn tiền cho con em nhập cư lậu vào châu Âu. Vì ai tốn ít cũng 10 nghìn euro, ai hết nhiều có thể đén 30-40 nghìn euro. Tôi nghĩ số tiền đấy để ở nhà kinh doanh hay làm việc khác có lẽ sinh lợi hơn và mạng sống cũng an toàn hơn cho người ra đi cũng như cho người ở nhà. (Tôi nghe những người nhập cư bất hợp pháp kể gia đình phải bán nhà, bán đất, vay mượn để cho họ đi). Vì một khoản “đầu tư” lớn như vậy để sang châu Âu đi làm những công việc thất thường và chui lủi, thì không biết bao giờ mới có thể tích góp đủ tiền trả nợ hay “gỡ hòa vốn”, trừ ra là sang Anh và Scotland kiếm được công việc tốt hoặc tham gia buôn ma túy và trồng cần sa tại các nước sở tại. Hơn nữa lại còn tự đặt tương lai mình vào một tình trạng đầy bất trắc liên quan đến tính mạng, nhất là khi ốm đau bệnh tật và khi bị chủ các đường giây buôn người cưỡng bách lao động, trồng cần sa và buôn ma túy. Đối với các thiếu nữ, có một cách có thể làm để được ở lại châu Âu hợp pháp là sinh con. Vì vậy, các cô thường tự tìm cách kiếm một đứa con. Anh bạn bác sĩ của tôi đã phải mất rất nhiều thời gian làm ngoài giờ để giúp thủ tục và giấy tờ liên quan đến y khoa cho các bà mẹ không chồng này. Thật đau lòng! *** Những người vượt biên thập niên 70-80 của thế kỷ trước, là những người VƯỢT BIÊN RA. Họ bỏ lại đàng sau nhà cửa, tài sản, đất đai, ruộng vườn. Họ lao mình vào cõi chết để tìm cuộc sống tự do. Những người Việt nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu và các nước khác ngày nay là những người VƯỢT BIÊN VÀO. Họ chả có gì bỏ lại ngoài một khối nợ lớn mà không biết bao giờ mới có thể trả được. Họ lao mình vào chỗ chết không phải để tìm cuộc sống tự do mà để bị biến thành nô lệ. Hình ảnh một số nạn nhân chết trong xe tải đông lạnh. TRƯỚC SAU TẤT CẢ VẪN LÀ NẠN NHÂN CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN. ĐIỀU NÀY GẮN LIỀN VỚI VIỆC NGƯỜI TỪ VÙNG NGHỆ-TĨNH-BÌNH ĐI NHIỀU NHẤT. HỌ ĐI NHIỀU VÌ BIỂN ĐÃ CHẾT VÀ CÁ ĐÃ HẾT. VÌ ĐẤT CŨNG HẾT VÀ MÔI TRƯỜNG CŨNG ĐÃ CHẾT. HỌ CÒN ĐƯỜNG NÀO ĐÂU ĐỂ SỐNG? Càng chua chát và cay đắng hơn hơn khi tôi thấy ngày càng nhiều cán bộ và gia đình cán bộ giầu có sang Hoa Kỳ sinh sống hợp pháp bằng việc mua nhà cửa và đầu tư vào các lãnh vực nọ kia. Tôi không tin là giới chức quyền ở Việt Nam sẽ ra tay dẹp nạn buôn người. Vì chính họ là tác nhân số một trong việc buôn người. Cứ xem số 9 người nhập cư lậu vào Hàn Quốc bằng chính chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội sang Hàn Quốc thì thấy! *** Xin Chúa thương đón nhận những người đồng hương chết thảm của chúng con. Xin Chúa an ủi và nâng đỡ gia đình của các nạn nhân. Xin Chúa cho chúng con biết thương đồng loại và biết tìm cách nào đó để ngăn chặn những thảm cảnh chết người như thế nữa! Xin Chúa cho các cha xứ biết tìm cách hướng dẫn và giúp đỡ để các con chiên của mình, đừng để họ làm mối cho các đường dây buôn người. Xin Chúa cho các ông bố bà mẹ hãy tìm hiểu cho kỹ trước khi quyết định cho con em mình sang Tây bằng con đường bất hợp pháp. Xin cho họ được ơn khôn ngoan và đừng sa chước cám dỗ của những kẻ mai mối! *** Tôi gặp ở Hamburg một sinh viên tôi biết từ Hà Nội trước đây. Anh nói bố mẹ anh đi vay 10 nghìn euro để làm thủ tục và kỹ quỹ vào Ngân hàng Đức cho anh đi du học bên Đức. Ở đây, học phí không mất sinh viên lại còn được đi làm ngoài. Anh đi học mấy ngày và đi làm mấy ngày. Thế là đủ tiền ăn ở, chẳng những thế sau 1 năm còn đủ tiền gửi về cho bố mẹ trả nợ. Tôi thấy đấy là con đường nhập cự hợp pháp vừa rẻ, vừa an toàn, lại có tương lai tốt đẹp. Tôi cầu xin Chúa cho nhiều gia đình biết hướng con em đi Tây bằng con đường ấy. Frankfurt, Germany 26 Oct 2019 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT  
......

Đánh Pháp, đuổi Nhật và thắng cả Mỹ để rồi xách xô đi xin nước của thằng bán nước

Doan Don Nguyen |   Ngày xưa nhờ ông Hồ chui trong hang ra kêu gọi toàn Quốc kháng chiến với khẩu hiệu "Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!" Nên ta mới CƯỚP được Chính quyền. Cái gọi là "về tay Nhân dân". Nhưng thực ra bản chất là về tay độc đảng. "Nhờ nước ta được độc lập". Dân Bắc ta có cơ hội làm thằng ngu đi dạy người tài, thành con thiêu thân đi "Giải phóng Miền Nam" đuổi được hàng vạn người ra Đại dương làm mồi cho cá và bây giờ chính Dân Bắc ta lại "được" chui và Container ướp thành thực phẩm đông lạnh bán chui sang Đế quốc Anh, để họ mang hoa, thắp nến ra "mua" Thật là thương tâm và quá xót xa cho số phận 39 con người. Nhận được tin này ai trong chúng ta cũng đau, cũng hận. Nỗi đau chia sẻ với ai, sự căm hận này chỉ vào mặt kẻ nào thì mỗi người tự biết. Những con người xấu số này cũng có nét giống tôi ngày xưa khi phải vác súng vào Nam, họ biết đi "giải phóng" cái gì bây giờ? Khi giữa lòng Thủ đô một hơi thở trong lành không có, một ngụm nước sạch cũng không??? Và đau đớn thay câu khẩu hiệu ngót trăm năm về trước của ông già có râu chui lủi trong rừng sâu lại tủi hổ vọng về như một quả báo nhãn tiền cho Dân tộc thương đau: "Ai có xô dùng xô. ai có chậu dùng chậu; Không có hai thứ đó thì dùng xe cút kít, bong bóng trâu hay chai lọ, hoặc túi nylon cũng được. Ai cũng phải ra sức kiên trì xếp hàng xin hay mua nước để đảng ta yên tâm mà bán Nước. Đời là vậy bà con ạ. Chúng ta chết hàng chục triệu người, đi đoạn đường ngót 100 năm như cái đèn kéo quân, tít mù nó lại vòng quanh chỉ vì lầm đường, lạc lối mà bây giờ ta vẫn cứ cặm cụi đi tiếp. Chả lẽ ta đánh Pháp, đuổi Nhật và thắng cả Mỹ nữa bây giời ta lại cứ như bầy cừu xếp hàng tuần tự như tiến xè tay ra xin nước của thằng bán Nước à? Đi "Giải phóng" hóa ra là đưa Giang sơn về một mối cho chúng bán ra tấm ra miếng cho được giá mà thôi./.  
......

Lễ tưởng niệm và an táng 81 hài cốt tử sĩ Nhảy Dù Quân Lực VNCH

Chiếc quan tài trong đó mang theo hài cốt của 81 binh sĩ Nhảy Dù của Quân Lực VNCH đang chuẩn bị cho buổi lễ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) Nhóm Phóng Viên Người Việt (Tường thuật)| Đúng 8:30 sáng nay, 26 Tháng Mười 2019, lễ tưởng niệm và an táng 81 hài cốt tử sĩ Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa diễn ra tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ và sau đó tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, thành phố Westminter, Nam California, Hoa Kỳ. Tham dự buổi lễ gồm đông đảo các quân nhân quân lực Việt Nam Hòa, Gia Đình Mũ Đỏ, còn có nhân vật quan trọng là cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, Thị trưởng Trí Tạ Westminster, cùng các đồng hương Việt Nam… Lễ Tưởng Niệm Đúng 9 giờ sáng buổi lễ tưởng niệm chính thức bắt đầu. Mở đầu lễ tưởng niệm là phát biểu của cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, Thị trưởng Trí Tạ Westminster, Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ, Bộ trưởng Bộ Hải Quân Hoa Kỳ Richard Spencer, Chủ tịch sáng lập FedEx, ông Fred Smith, nhà văn Phan Nhật Nam, Bác Sĩ Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Gia Đình Mũ Đỏ Trung Ương (GĐMĐ),… Các bài phát biểu của các diễn giả đều nhắc lại sự hy sinh cao cả của các tử sĩ, nhắc lại lý do vì sao 33 năm hài cốt của họ bị ‘kẹt’ tại Hawaii, gọi họ là anh hùng, bày tỏ lòng tiếc thương, và khẳng định mọi người đã không quên họ, và hôm nay họ đã được trở về nhà theo đúng nghĩa là tại nghĩa trang, trong lòng Little Saigon, nơi được xem là ‘thủ đô của người Việt tị nạn’ tại Hoa Kỳ. Chiếc quan tài trong đó mang theo hài cốt của 81 binh sĩ Nhảy Dù của Quân Lực VNCH đang chuẩn bị cho buổi lễ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) Các cựu quân nhân quân lực VNCH, Gia Đình Mũ Đỏ, đứng chào quan tài đựng 81 bộ hài cốt. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) Một phụ nữ Việt Nam đeo khăn tang xúc động và bật khóc tại lễ tưởng niệm. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) Chiếc quan tài được trang trọng đặt trước Tượng Đài Việt Mỹ. (Hình: Văn Lan/Người Việt) Cựu TNS Jim Webb phát biểu. (Hình: Văn Lan/Người Việt) Bộ trưởng Bộ Hải Quân Hoa Kỳ Richard Spencer. (Hình: Văn Lan/Người Việt) Thị Trưởng Trí Tạ, Thành phố Westminster. (Hình: Văn Lan/Người Việt) Nhà văn Phan Nhật Nam (phải) và Tài Tử Kiều Chinh. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) Rất đông đồng hương và quan khách tham dự buổi tưởng niệm này. (Hình: Văn Lan/Người Việt) Bảy phát súng tiễn biệt các tử sĩ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) Lễ An Táng Đúng 11 giờ trưa 26 Tháng Mười, tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, thành phố Westminster lễ an táng 81 hài cốt của các ‘Thiên Thần Mũ Đỏ” VNCH bắt đầu. Bà quả phụ Lê Thị Sẻ mang di ảnh của chồng, Mũ Đỏ Nguyễn Thảo, một trong 81 hài cố tử sĩ VNCH. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) Trong số những người tham dự lễ an táng, có một số thân nhân của các tử sĩ từ các tiểu bang khác về tiễn đưa người thân của mình. Các anh đã chính thức được an nghỉ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) ***** Vào ngày 11 Tháng Mười Hai, 1965, một chiếc máy bay C-123 bị rơi trên một vùng hẻo lánh ở Việt Nam, làm phi hành đoàn gồm bốn phi công Mỹ và 81 chiến sĩ Nhảy Dù VNCH thiệt mạng. Lúc đó, Tiểu Đoàn 3 và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù vừa xong nhiệm vụ, chuẩn bị chuyển về Sài Gòn, thì được lệnh của Quân Đoàn 2 ở lại để đánh giải vây cho Sư Đoàn Mãnh Hổ của Nam Hàn đang bị kẹt ở Tuy Hòa. Chẳng may, Đại Đội 72 thuộc Tiểu Đoàn 7 lại đi trên chiếc máy bay C-123 định mệnh đó. Vùng máy bay rơi là khu rừng hiểm trở, cách Tuy Hòa 32 cây số về phía Tây, gần như không thể vào được. Mãi đến năm 1974, khi người dân đi sâu vào rừng kiếm củi, họ mới phát hiện xác máy bay và các hài cốt. Chiếc C-123 hôm đó bay từ phi trường Pleiku đến phi trường Tuy Hòa thì bị nạn. Tuy nhiên, tất cả hài cốt bị trộn lẫn vào nhau, nên người ta đưa vào một quan tài, và chuyển về Bangkok, Thái Lan. Qua thử nghiệm DNA, Bộ Quốc Phòng Mỹ xác nhận được danh tính của bốn phi công Mỹ, đem về chôn cất ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington. Trong khi đó, không có thông tin gì để xác nhận 81 người Việt Nam còn lại. Năm 1986, 81 di cốt này được chuyển về Cơ Quan Tìm Kiếm Tù Binh/Người Mất Tích (DPAA) ở Hawaii, nơi phụ trách xác định danh tính những người tử trận hoặc mất tích trong chiến tranh. Cách đây khoảng hai năm, ông Jim Webb, từng là bộ trưởng Bộ Hải Quân dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan, được Bộ Quốc Phòng Mỹ giao trách nhiệm giải quyết số phận của 81 di cốt này. Ông Jim Webb đã hai lần đề nghị chính quyền CSVN tiếp nhận số hài cốt này để các tử sĩ trở về quê nhà nhưng đều bị từ chối. Hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, một chiếc máy bay của Không Lực Hoa Kỳ chở 81 di cốt này đến California, để trong một căn cứ quân sự. Và hôm nay, hài cốt của họ chính thức được trở về nhà, trong lòng Little Saigon, ‘thủ đô của người Việt tị nạn’. https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cap-nhat-le-tuong-niem-va-an-tang-81-hai-cot-tu-si-nhay-du-quan-luc-vnch/#disqus_thread
......

Thông cáo: Sinh Hoạt ngày Quốc Tế Nhân Quyền 07.12.2019 tại Berlin

                                     Thông Cáo                                          V/v Sinh Hoạt ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019 tại Berlin Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tôn Giáo , quý Hội Đoàn , quý Đoàn Thể và Tổ Chức chống Cộng, Trong khi tình hình chính trị và kinh tế biến động mỗi ngày trên toàn thế giới theo chiều hướng dân chủ pháp định thì dân tộc và đất nước Việt Nam dưới sự thống trị của đảng CSVN vẫn dậm chân tại chỗ với tình trạng vô minh, hủ hóa, cường quyền. Sau các cuộc biểu tình chống dự luật Đặc Khu và An Ninh Mạng hồi tháng 06/2018  nhà cầm quyền VN đã gia tăng bắt bớ, xử tù những người hoạt động xã hội, những người bảo vệ nhân quyền và  những nhà báo ở VN. Thêm vào đó sự xâm lấn biển đảo VN của Tàu Cộng ngày càng hung bạo và nguy cơ mất nước vào tay Tàu Cộng ngày càng rõ rệt. Trước sự hèn nhát với giặc và độc ác với dân của CSVN người Việt chúng ta phải kiên trì lên tiếng kêu gọi thế giới tạo áp lực chính trị và kinh tế buộc nhà cầm quyền Việt Nam trả lại quyền dân tộc tự quyết và quyền con người cho toàn dân. Với tinh thần này Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức sẽ nhân ngày kỷ niệm 71 năm ra đời bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tổ chức tại Berlin:              Ngày Quốc Tế Nhân Quyền vào ngày thứ bảy 07.12.2019  chương trình : .-Từ 13:00giờ-15:00giờ : biểu tình trước Brandenburger Tor –Berlin                Pariser Platz , 10117 Berlin  .- Từ 16:00giờ đến 17:00giờ : thánh lễ liên tôn cầu nguyện cho Quê Hương                  tại  nhà thờ St. Aloysius  Kirche ,   Schwyzerstr. 1  – 13349 Berlin  .- Từ 18:30giờ đến 20:30giờ  :hội thảo tại hội trường nhà thờ với quan khách Đức Việt .- Từ 20:30giờ đến 23:00giờ : văn nghệ  với chủ đề Tự Do Nhân Quyền cho Việt Nam   Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn  trân trọng thỉnh cầu quý Đoàn Thể, quý Tổ Chức người Việt tỵ nạn Cộng Sản và thân hữu đến tham dự đông đảo. Xin  hãy liên lạc với ban tổ chức sớm để chúng tôi lo liệu cơm chiều tươm tất cho quý vị. Điện thoại liên lạc : -Ông Nguyễn Văn Rị , số điện thoại 0157-33495440 -Ông Hoàng Kim Thiên, số điện thoại 0163-6743097 Trân trọng kính chào Berlin ngày 07.10.2019,  TM Ban Chấp Hành  Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức e.V. BS Hoàng Thị Mỹ Lâm    
......

Nhiều người Việt Nam chết trong chuyến xe định mệnh trốn lậu sang Anh?

nguyenhuuvinh's blog | Mấy ngày qua, một thông tin chấn động thế giới khi chuyến xe chở container sang đến Anh phát hiện 39 người đã chết. Trong chiếc container đó có 31 đàn ông và 8 phụ nữ được phát hiện chết ngạt và chết cóng trong xe tải ở Essex, cách thủ đô London 30km về phía đông vào thứ tư tuần này. Thông tin báo chí cho biết rằng đây là những người Trung Quốc. Hôm 25/10, tờ Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đăng bài xã luận, trong đó cho rằng Anh và những nước Châu Âu khác phải nhận một số “trách nhiệm” cho cái chết của 39 người này. Khi việc điều tra của cảnh sát Anh chưa chấm dứt, thì trên mạng rộ lên thông tin về một tin nhắn của một cô gái nhắn về cho mẹ tại Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh. Cô gái cho biết tên là Phạm Thị Trà My, ở số nhà 1, Ngõ 2, Đường Đặng Dung, Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh. Trong tin nhắn mà gia đình nhận được, cô gái nói rằng: “Con đi nước ngoài không thành, con thương bố mẹ nhiều. Con chết vì không thở được…” Trong khi những thông tin về cô gái đang làm xôn xao cộng đồng mạng và báo chí quốc tế lên tiếng, xác minh thì chúng tôi nhận được thông tin rằng không chỉ có một trường hợp đó, mà riêng huyện Can Lộc, Hà Tĩnh hiện đã xác định có 4 trường hợp trong chuyến xe này. Một thông tin khác về một thanh niên tên Nguyễn Đình Lượng, quê quán tại xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã tử vong trong chuyến xe định mệnh này. Chúng tôi đã liên lạc trực tiếp với Nguyễn Đình Tuyên, là em trai con chú ruột của Nguyễn Đình Lượng, Tuyên cho biết: Hiện nay, gia đình đã nhận được tin dữ báo Nguyễn Đình Lượng đã chết trong chuyến xe đi sang Anh mà báo chí đã loan tin. Đường dây đưa em đi đã gọi điện về báo cho gia đình và xin lỗi về việc này. Nguyễn Đình Lượng, sinh ngày 20/1/1999. là con trai trong gia đình ông Nguyễn Đình Gia và bà Trần Thị Huân, một gia đình nông dân ở Huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh. Lượng đã ra đi được 2 năm, sau khi sang Pháp một thời gian làm ở nhà hàng và cách đây mấy ngày đã di chuyển sang Anh trên chuyến xe định mệnh đó. Trong vài năm qua, kể từ khi thảm họa Formosa xảy ra, nhiều thanh niên ở các vùng quê Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và nhiều nơi khác đã đua nhau theo những đường dây buôn người đi ra nước ngoài bằng mọi cách bất chấp mạng sống của mình. Những người ra đi bỏ ra hàng chục ngàn euro cho đường dây môi giới này. Họ đến châu Âu, đến Mỹ, Canada.. bằng mọi con đường, mọi cách thức khác nhau. Một người đã cho chúng tôi biết rằng: Họ quá cảnh ở Hàn Quốc, sang Nga, rồi đi bộ qua Ukraina, sống ở đó một thời gian rồi tìm đường vượt biên vào Đức, sau đó sang Pháp rồi đường dây đưa người sẽ đưa từ Pháp sang Anh. Cả chuyến đi, họ phải trả số tiền khoảng 40.000 euro. Riêng việc di chuyển từ Pháp sang Anh, số tiền cho mỗi người là 14.000 euro. Khi đến nước Anh, một số người không mang theo hộ chiếu hoặc bất cứ giấy tờ nào tùy thân, một số được cấp những giấy tờ giả hoặc bằng cách nào đó do đường dây lo liệu. Nhiều trường hợp ra đi không xác định ngày trở về, cuộc “di cư bất đắc dĩ” đó có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm mới đến đích hoặc không bao giờ đến đích. Trên những chặng đường đó, họ đối diện với đủ các nguy hiểm nhất là với phụ nữ, trẻ em. Hiện tượng này đã diễn ra nhiều năm qua và đã thành một phong trào trong nhiều làng mạc nông thôn nghèo ở những tỉnh miền Trung Việt Nam nghèo đói. Nhất là khi thảm họa Formosa xảy ra, sau những dự án của các đại gia, nhà nước đã tiếp tay cho các tập đoàn sân sau cướp đất đai, nhà cửa của những nông dân chỉ biết lấy mảnh ruộng làm nguồn sống. Khi nguồn sống bị cắt đứt, họ buộc phải ra đi. Rất nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra, nhiều người đã ra đi không bao giờ trở lại, thậm chí nhiều gia đình cho đến nay vẫn không biết tin tức về con cái mình. Khi đến được các nước châu Âu, hoặc Mỹ, Canada… họ lại phải tiếp tục cuộc sống chui nhủi của thân phận kẻ ở lậu, trốn tránh pháp luật nước sở tại để đi làm chui kiếm tiền về trả nợ. Và hàng năm, số ngoại tệ kiếm được bằng sức lao động, chui nhủi đầy tủi nhục của họ lại được gửi về Việt Nam. Năm 2018 số ngoại hối chuyển về Việt Nam là hơn 16 tỷ USD, đứng thứ 8 so với các nước trên thế giới. Những đồng tiền đó được sử dụng để trả thuế, để cho đảng và nhà nước tiêu dùng cho những dự án ngàn tỷ và tham nhũng ngàn tỷ. Nhưng mấy ai biết được những đồng tiền đó thấm đẫm sự nhục nhằn, máu và nước mắt của những công dân, những người con đất Việt trên khắp thế giới.  
......

Con chết vì không thở được !

Trần Minh Nhật|   "Con xin lỗi bố mẹ nhiều! Con đường đi nước ngoài không thành... Con chết vì không thở được".   Tôi đọc lời trăn trối đầy tang thương đó từ một nạn nhân được cho là có mặt trong chuyến xe tử thần sang Anh Quốc. Dòng tin nhắn ám ảnh đó đến từ cô gái Phạm Thị Trà My, quê gốc Can Lộc - Hà Tĩnh.   39 thi thể được tìm thấy trong xe container đông lạnh tại khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays (Essex, Anh Quốc). CNN đưa tin nạn nhân gồm 31 nam và 08 nữ đều mang hộ chiếu Trung Quốc. Nhưng theo tìm hiểu từ BBC thì một nạn nhân có thể đến từ Việt Nam đó là em Phạm Thị Trà My, 26 tuổi.   Gia đình đã cho biết em Trà My xuất phát từ Việt Nam sang Trung Quốc ngày 3/10/2019 và sau đó bay sang Pháp để rồi qua Anh.   Lần đầu em tìm cách vượt biên giới vào Anh là hôm 19/10, nhưng bị bắt và phải quay lại. Đoạn tin nhắn này được gia đình cho biết là em đã gửi đi trước khi hơi thở lịm tắt không bao giờ trở lại.   Theo thông tin từ gia đình: Trà My đã trả 30 ngàn bảng - khoảng 892 triệu đồng, cho đường dây đưa người đi lậu. Tại mỗi địa điểm mới, Trà My có gọi về và địa điểm cuối cùng là 7:20 giờ địa phương hôm thứ Ba, từ Bỉ (6:20 sáng giờ Anh). Trà My nói rằng, lúc đó em đang chuẩn bị vào một container và phải tắt điện thoại để tránh bị phát hiện.   Tôi không thể kìm lòng khi nghĩ đến khuôn mặt cô gái xinh đẹp Phạm Thị Trà My mà tôi có thể được nhìn thấy qua bức hình. Tôi không thể kìm được khi đọc những dòng trăn trối viết vội trước giờ biết mình sẽ không thể sống sót.   Vì sao? Vì sao lại có thể như thế ? Nếu những nạn nhân là người Trung Quốc thì cũng hiểu rằng tại sao họ lại phải bỏ xứ một nước được cho là đứng thứ 2 thế giới về kinh tế. Và nếu có những người Việt trong đó nữa thì sao, bởi điều này là có thể.   Tôi đã từng đi qua thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tôi từng vào một số khu vực của tỉnh Hà Tĩnh sau đợt thảm họa Formosa. Tôi có thể hiểu lý do vì sao họ phải ra đi. Đa phần phải đi để kiếm kế mưu sinh, để tiếp tục cuộc sống. Họ phải đi với một cái giá rất đắt cả về kinh tế và cả việc bất chấp tính mạng. Vì không đi thì cả cuộc đời họ sẽ phải chìm trong đau khổ của nghèo nàn. Ai sẽ cứu họ đây ? Cả vùng đất sỏi đá Miền Trung xưa nay "chó ăn đá, gà ăn sỏi". Đã nghèo lại còn mắc eo với thảm họa môi trường cá chết do Formosa gây ra. Nhưng chúng - bọn quan chức đã làm gì để người dân bớt khổ? không, chúng chẳng làm gì cả. Không công ăn việc làm, không tiền, không giáo dục - không tương lai... Họ phải đi !   Nếu "quê hương là chùm khế ngọt" chẳng có ai muốn rời xa nơi đó cả. Nhưng tất cả chỉ còn chua chát, đắng cay. Tất cả đều trong bế tắc, tuyệt vọng. Nhất là với những người thấp cổ bé họng. Họ không bao giờ là trung tâm của chính sách hay sự hỗ trợ, mà chỉ đơn thuần bị coi là đối tượng ăn bám. Những người nghèo thường bị coi là rắc rối, bị coi là phiền phức và dốt nát. Không ai cho họ một cần câu. Những kế hoạch kinh tế sai lầm, những dự án táo bạo nhưng bất lương đã đẩy dân nghèo thành dân oan mất đất. Những bất công đẩy dân ta vào thành dân ức - ức hận.   Không ai muốn rời bỏ quê nhà yêu dấu. Người ta chỉ phải bỏ đi khi không thể sống trên mảnh đất cha ông mình để lại. Người ta đi chỉ vì bị bức hại, chỉ vì không thể dung thân, vì không có tương lai trên chính đất nước của mình. Ai chẳng một lần nhớ đến nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Trong những đêm miệt mài mưu sinh trên xứ lạ quê người, nơi gác trọ vắng vẻ đìu hiu, ai đã chẳng một lần khóc. Khóc cho thân phận của mình, khóc cho những kỷ niệm đã đi vào dĩ vãng. Khóc cho cha mẹ và nhớ em thơ... Khung trời nhớ thương cho mỗi người con xa xứ, lưu vong có sướng gì đâu.   Tôi cũng tin rằng vạn bất đắc dĩ những bậc cha mẹ mới phải để con cái hay chính mình đi vào con đường vượt biên đầy chông gai đó. Bao nhiêu hiểm nguy rình rập, bao nhiêu cạm bẫy trong một hành trình không biết trước đó. Đừng chửi họ tham lam, đó chỉ là một phần của bức tranh thôi. Họ chỉ vì nghèo thôi, nếu giàu có họ đã chẳng bao giờ phải vượt biên đánh đổi số mạng mình mà tìm một con đường khác để con mình di cư. Họ cũng chỉ là nạn nhân của đói nghèo, thiếu hiểu biết. Chính họ là người mỗi đêm trằn trọc khi con mình chưa tới đích. Những cuộc gọi điện về cho người thân ở mỗi đích đến đủ biết họ mong ngóng từng ngày.   Tôi không dám tưởng tượng rằng chính trên quê hương này, bao nhiêu con người quyết tử để bỏ nước ra đi. Sự thật đó vẫn diễn ra dù bất chấp bao nhiêu nguy hiểm. Tôi chưa thấy một đất nước nào dù nghèo mà công dân xứ họ phải trốn chạy quê hương như cùi hủi. Ngoại trừ, những quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá kiểu của Trung Đông hoặc Châu Phi. Chẳng phải đất nước đã hòa bình, chẳng phải chúng ta giàu mạnh lắm sao? Đến cả các nước lân bang như Thailand, Lào, Campuchia dù nghèo cũng làm gì đổ xô trốn chạy như thế. Đến cả những quốc gia bị ly tán cả hàng ngàn năm như Israel họ vẫn hẹn nhau ngày trở về. Còn chúng ta thì sao ? Tôi không dám nói.   Đừng nói rằng tôi tiêu cực khi chưa có thông tin chính thức. Chúng ta chẳng xa lạ gì khi chính các quan chức cao cấp cũng chạy nạn bằng đủ con đường. Tỵ nạn giáo dục, tỵ nạn kinh tế, tỵ nạn chính trị và tỵ nạn bằng mọi giá. Bắt đầu từ những con cái của các nhà lãnh đạo như Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Tấn Dũng... Tất cả chỉ muốn trốn chạy khỏi "thiên đường" này.   Vâng, xin tiễn biệt em Phạm Thị Trà My - "con chết vì không thở được". Xin tiễn biệt những nạn nhân xấu số. Sẽ sớm có câu trả lời cho một tình trạng chẳng con xa lạ với Việt Nam. Nhưng tới bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi tại sao "con chết vì không thở được". Sẽ không có câu trả lời cho câu hỏi "con đường đi nước ngoài không thành". Bao lâu những lãnh đạo quốc gia vẫn còn bận đấu đá để dành những chiếc ghế quyền lực, vơ vét tất cả tài nguyên vào túi riêng và sống xa hoa trên máu của dân nghèo thì sẽ vẫn còn dòng người ly hương.   Máu và nước mắt hôm nay cho người quá cố cũng chính là máu và nước mắt cho một xứ sở điêu tàn./.  
......

Mạng xã hội chửi rủa có sai?

ThanhGiang Ha| 1. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thì dốt toán cộng trừ và nói xạo. 2. Chủ tịch Quốc hội thì "bỏ quên", làm mất tích 9 công dân cho đi quá giang máy bay ngoại giao đoàn sang Hàn Quốc. 3. Thủ tướng Chính phủ ký và ban hành quyết định thực thi công ước quốc tế Nhân Quyền và khuyến nghị của Ủy ban Nhân Quyền Liên Hợp quốc, thế mà quân Tô Lâm, đám học ngu ra làm công an liên tục bắt bớ, giam giữ vô tội vạ giới bất đồng chính kiến và cả người vô tội. 4. Đại tướng Xuân Lịch không lo thao luyện binh sỹ, lại lo giành đất của dân, lo kinh doanh thuốc kích dục cường dương nhập từ Nhật Bản. 5. Công an liên tục nhầm dân là giặc, xua quân tấn công cướp đất khắp nơi. 6. Bộ trưởng y tế thì để thuốc giả vào 109 bệnh viện, làm mỗi năm có hàng trăm ngàn bệnh nhân chết oan vì thuốc giả. 7. Thứ trưởng Bộ Y tế, cục trưởng cục quản lý dược thì không biết Sabultmol làm chất độc, cấm lưu hành mà cho nhập gần 10 tấn. 8. Hơn 30 tướng tá công an tổ chức cờ bạc bằng công nghệ cao. 9. Dự án Cát Linh-Hà Đông đội vốn và trở thành đống phế liệu 18 ngàn tỷ giữa thủ đô. 10. Từ bỏ chủ quyền Pháp lý khi giao trả tội phạm hình sự Trung Quốc. 11. Hệ thống camera tốn kém vô cùng, mà mỗi khi có trọng án thì nó lại hư. 12. Quan quân làm bậy rồi đổ vấy cho dân. .... Ty tỷ cái tệ hại phản dân hại nước, chưa bắn bỏ là may, chửi là còn phúc, kêu rên gì hả ông.  
......

Phát ngôn viên Khối đảng Xanh về nhân quyền trong Quốc hội Liên Bang Đức bảo trợ cho Hoàng Đức Bình

Nguyệt Quỳnh (VNTB) |   Bà Margarete Bause, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, đã cho loan báo trên Facebook(1) chính thức nhận bảo trợ cho ông Hoàng đức Bình, một nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và môi sinh Việt Nam, theo chương trình "Dân biểu bảo vệ dân biểu" của Quốc hội. Trong nhiều năm, bà Bause là chủ tịch đảng Xanh tại bang Bavaria, và thắng cử vào Quốc hội Liên bang vào tháng 9 năm 2017, hiện  đảm trách chức vụ Phát ngôn viên Khối đảng Xanh về nhân quyền trong Quốc hội Liên Bang Đức và một trong 5 Đại diện Khối đảng trong Uỷ Ban nhân quyền Quốc hội liên bang Đức . Cho biết về động lực làm việc của mình, nữ dân biểu Bause đã viết (2): Một chính sách đối ngoại có định hướng nhân quyền phải đặt những vi phạm quyền cơ bản này vào trung tâm của mọi quan hệ quốc tế, dù đối với Trung Quốc, Nga, Syria, Yemen, Ai Cập, Myanmar...v.v...:Thủ phạm phải bị bắt chịu trách nhiệm. Tất cả chúng ta hoạt động trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh và xã hội dân sự, đều  có trách nhiệm đứng về phía nạn nhân và phía những người bảo vệ nhân quyền dũng cảm. ------------------------------------------------------------------------------------------- Bản dịch tiếng Việt của tổ chức VETO! Human Rights Defenders‘ Network (VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền)  Email: [email protected], Web: www.veto-network.org  -------------------------------------------------------------------------------------------- Thông cáo báo chí của dân biểu Margarete Bause, Phát ngôn viên Khối đảng Xanh về nhân quyền trong Quốc hội Liên Bang Đức Ngày 12 tháng 10 năm 2019, lúc 8g47 Đây là Hoàng Đức Bình – Người bảo vệ nhân quyền và môi sinh Việt Nam Bình bị bắt vào tháng 5 năm 2017 sau khi thực hiện một loạt báo cáo về thảm họa môi trường do Tập đoàn thép Đài Loan Formosa Hà Tĩnh gây ra, dọc theo bờ biển Việt Nam. Đầu năm 2018, ông bị kết án 14 năm tù với lý do " Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước ".  Một Tổ công tác của Liên Hiệp Quốc sau đó đã phê bình việc bắt giữ này là "độc đoán".   Hoàng Đức Bình là một trong số đông những tù nhân chính trị tại Việt Nam đang bị giam giữ trong những điều kiện khốn khổ vì những cáo buộc giả dối. Trường hợp của ông đại diện cho hàng trăm trường hợp của tù nhân chính trị khác. Đó là lý do mà Hoàng Đức Bình đã được tôi chọn đưa vào chương trình bảo trợ của Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức. Là người đỡ đầu, tôi sẽ hỗ trợ ông Bình và vụ việc của ông cho đến khi ông được trả tự do và phục hồi danh dự. Hỗ trợ quốc tế sẽ có ảnh hưởng sinh tồn tại những nơi mà con người còn tranh đấu cho #nhân quyền và dân quyền dù có bị đàn áp khốc liệt.    Tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho Hoàng Đức Bình ngay lập tức và vô điều kiện, và bồi thường thích đáng cho thời gian ông bị cầm tù. Bảo vệ môi trường không phải là một tội ác!   https://www.facebook.com/margarete.bause/
......

Cộng đồng mạng kêu gọi quyên góp giúp Blogger Phạm Đoan Trang chữa bệnh

T.K. - Người Việt Hôm 10 Tháng Mười, nhiều Facebooker đồng loạt chia sẻ link https://www.Gofundme.com kêu gọi quyên tiền giúp nhà báo tự do, blogger Phạm Đoan Trang chữa bệnh. Bà Phạm Đoan Trang, tác giả cuốn “Chính Trị Bình Dân”, mới đây vừa được Tổ Chức Phi Chính Phủ Reporters Sans Frontières (Phóng Viên Không Biên Giới) trao giải “Tự Do Báo Chí 2019″ trong hạng mục “Người có tác động.” Bà quyết định không đi nhận giải trong một buổi lễ tổ chức ở Berlin, Đức hồi giữa Tháng Chín, 2019, vì “không muốn phải thỏa hiệp với công an về các phát ngôn khi nhận giải.” Facebooker Ngoc Anh Rolland, người khởi xướng lời kêu gọi, viết: “Từ nhiều tháng nay, Đoan Trang phải sống trong điều kiện hết sức khó khăn và tình hình sức khỏe vô cùng xuống dốc. Xuất phát từ sự thấu cảm trước những gì Đoan Trang đã và đang làm, cũng như đã và đang chịu đựng, hãy chung tay giúp đỡ Trang về tinh thần và vật chất để bạn mau lành bệnh.” “Chương trình kêu gọi từ hôm nay đến 7 Tháng Mười Một, 2019, để nhận sự đóng góp của các bạn. Toàn bộ số tiền nhận được sẽ được chuyển đến tận tay Đoan Trang để trợ giúp phần nào những chi phí điều trị và cải thiện phần nào điều kiện sống của bạn,” theo trang gây quỹ nêu trên. Tính đến chiều 10 Tháng Mười, đã có khoảng hơn 40 người đóng góp khoảng 2.400 Euro trong mục tiêu gây quỹ 5.000 Euro. Trước đó, trong một post đề ngày 8 Tháng Mười, 2019, bà Đoan Trang chia sẻ: “Tôi bị đau nhức hai đầu gối từ Tháng Tư, 2015, và hai bàn tay từ giữa năm 2018 đến nay, ở cả cổ tay lẫn ngón tay. Theo chẩn đoán của các bác sĩ, đó là viêm hoạt mạc khớp hai gối và viêm bao gân hai tay, là kết quả của các chấn thương do những lực tác động rất mạnh. Tôi cũng có dấu hiệu bị chấn thương ở đốt sống, dẫn đến tủy bị chèn ép và ảnh hưởng cả đến hai chân, hai tay. Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả các bạn – những người đã ủng hộ, giúp đỡ tôi về mọi mặt, những người đã lo lắng, đã gửi tin nhắn thăm hỏi, kêu gọi trợ giúp tôi. Cũng mong các bạn thông cảm vì thời gian này, tôi không thể tham gia bất cứ việc gì trong các hoạt động của cộng đồng, dù chỉ là lên tiếng trên Facebook.” Bà Đoan Trang là tác giả có nhiều tác phẩm được Nhà Xuất Bản Tự Do in ấn và phát hành mà không qua kiểm duyệt của nhà nước CSVN. Ngoài cuốn “Chính Trị Bình Dân,” bà còn cho in các tác phẩm được cho là có nội dung “nhạy cảm” như: “Cẩm Nang Nuôi Tù,” “Phản Kháng Phi Bạo Lực”… Vì nguyên do này mà thời gian qua, bà Đoan Trang được cho là phải thường xuyên thay đổi chỗ trọ trong sự truy lùng ráo riết của công an và an ninh viên. T.K. - Người Việt Chính Trị Bình Dân – Bản mới – PDF Blogger Phạm Đoan Trang bị câu lưu vì sách “Chính trị bình dân”  
......

Vinh danh các Tướng lãnh người Mỹ gốc Việt

Bức ảnh từ trái qua phải : Thiếu tướng Châu Lập Thể , thiếu tướng Lương Xuân Việt và Phó đề đốc Nguyễn Từ Huấn. Sáng nay 10/10/2019, tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, ông Nguyễn Từ Huấn được thăng quân hàm nhận chức vụ phó đề đốc, đeo quân hàm cấp tướng trong Hải quân Hoa Kỳ. “Đây là một niềm vinh dự lớn. Tôi vô cùng hân hạnh để trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên đeo trên mình quân hàm cấp tướng trong Hải quân Hoa Kỳ. Danh dự này thực sự thuộc về cộng đồng người Mỹ gốc Việt, những người đã truyền cho chúng tôi ý thức về lòng yêu nước, nghĩa vụ, danh dự, lòng can đảm và sự dốc lòng đối với đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang chúng tôi.” Ông Nguyễn Từ Huấn nói. Đây là ba gương mặt thành danh nhất trên con đường binh nghiệp tại Mỹ của người Việt chúng ta tính đến thời điểm hiện tại! Xin cảm ơn đến những con người đang chảy trong mình dòng máu Việt Nam đã làm dạng danh nòi giống Lạc Hồng dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Thật tự hào về ông. ***** Lễ thăng chức Phó Đề đốc cho ông Nguyễn Từ Huấn vừa được tổ chức trưa thứ năm 10-10-2019 (giờ Washington DC). Ông Huấn là người Mỹ gốc Việt đầu tiên chính thức trở thành sĩ quan cao cấp nhất trong hàng ngũ Hải quân Hoa Kỳ. Buổi lễ có sự tham dự của Phó Đô đốc-Tư lệnh trưởng Bộ tư lệnh hải dương hệ thống Hải quân (NAVSEA) Thomas J. Moore và cả hai vị tướng gốc Việt: ông Lương Xuân Việt (được thăng chuẩn tướng năm 2014 và thiếu tướng năm 2017) và ông Châu Lập Thể (được thăng chuẩn tướng năm 2016 và thiếu tướng năm 2019). Cả ba ông Nguyễn Từ Huấn, Lương Xuân Việt và Châu Lập Thể đều có ba điểm chung: sinh trong gia đình sĩ quan VNCH; có ý chí tiến thân mãnh liệt bằng con đường học vấn miệt mài và đều muốn thể hiện sự tri ân đất nước đã cưu mang các ông bằng cách gia nhập quân đội, ở một quốc gia mà chẳng ai bóp chết cuộc đời các ông chỉ bởi lý lịch gia đình cùng một “bản án” không xét xử với “tội danh” con của “ngụy”. Không nơi nào trong bất kỳ môi trường nào trên thế giới khắc nghiệt bằng quân đội Mỹ. Để được “gắn sao” cũng khó như “lên trời hái sao”. Chỉ khoảng 3% đại tá được thăng chức tướng trong các binh chủng nói chung và tỷ lệ này trong hải quân thậm chí thấp hơn, với vỏn vẹn 1%! “Ứng cử viên” được đề cử phải được điểm trung bình cao từ phiếu “chấm điểm” của các vị tướng khác, với những tiêu chuẩn cực kỳ nghiêm nhặt, từ tinh thần kỷ luật cho đến trách nhiệm và thành tích đạt được. Ứng cử viên sau đó được một ủy ban độc lập thuộc quân đội xem xét lại quá trình cống hiến trong binh nghiệp, kể cả việc điều tra xem người đề bạt và người được đề cử có bất kỳ ràng buộc cá nhân hoặc quan hệ riêng tư nào dẫn đến thiên vị hay không. Sau khi trải qua loạt thủ tục minh bạch nhân thân, quân đội đưa hồ sơ lên Ủy ban quân vụ Thượng viện để được xét chuẩn thuận. Quốc hội Mỹ rất khắt khe trong việc phong tướng. Quân đội không bao giờ có thể “thuyết phục” Quốc hội phong tướng ào ạt cả. Không chỉ thành tích cá nhân từ chiến trường và kinh nghiệm, người đáng được gọi là tướng chỉ huy còn phải có một phẩm chất quan trọng: biết nâng đỡ “đàn em”, huấn luyện và hướng dẫn thuộc cấp hoàn thành nhiệm vụ, để giúp họ có thể trở thành những sĩ quan chỉ huy xứng đáng trong tương lai. Đây là một trong những phẩm chất đạo đức của cấp chỉ huy mà quân đội Mỹ luôn đề cao. Nói đến các tướng Mỹ gốc Việt, cảm giác đầu tiên là tự hào, đối với người Mỹ gốc Việt nói riêng và người Việt Nam nói chung. Họ đã nỗ lực rất dữ dội và bền bỉ để vượt trội và vượt xa nhiều người khác trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt không có chỗ cho kẻ bất tài tiến thân bằng quan hệ hoặc mánh khóe. Cảm giác tự hào này rất trái ngược với một cảm giác “khó tả” khi liên tưởng đến “quân đội nhân dân Việt Nam” - một quân đội nhung nhúc tướng tá nhưng có lẽ hiện ở giai đoạn suy yếu nhất trong lịch sử với tỷ lệ sĩ quan tham nhũng đầy rẫy; một quân đội thế kỷ 21 vẫn còn “học tập và làm theo” những lý thuyết chẳng liên quan gì đến các khái niệm bảo vệ tổ quốc, bất chấp sự đe dọa chủ quyền chưa bao giờ nguy cấp và nghiêm trọng bằng lúc này; một quân đội chỉ lo đối phó các “thế lực thù địch” trong khi kẻ thù thực thì ngay trước mặt. Quân đội này thậm chí cũng rất yếu kém trong việc xây dựng quan hệ với hàng trăm sĩ quan người Mỹ gốc Việt để ít nhất có thể cho thấy họ thật sự cần và khao khát đóng góp của người Việt nói chung để thực hiện sứ mạng bảo vệ tổ quốc mà các đại tướng quân tiền bối từng làm trong suốt chiều dài lịch sử chống giặc phương Bắc. Manh Kim Những ‘món nợ’ của một tân Phó Đề Đốc Đại Tá Nguyễn Từ Huấn Xem thêm: www.viettin.de/node/1423  
......

Người Việt tỵ nạn tại TP/Mannheim và anh chị em đảng Việt Tân xuống đường thông tin cho công luận bản xứ

Mannheim. Đức Quốc, 05.10.2019 Thành phố Mannheim, nằm ở miền Tây Nam Đức Quốc, là thành phố lớn thứ ba của tiểu bang Baden-Würrtemberg với hơn 300.000 dân. Cách Frankfurt (trung tâm tài chánh Âu Châu) chỉ 70 cây số về phía Nam và 95 cây số về phía Bắc của Stuttgart, Mannheim là trung tâm văn hóa và kinh tế sầm uất quan trọng của vùng hai con sông Rhein và Neckar với những sinh hoạt xã hội đa dạng và nhộn nhịp cũng như có trường đại học lớn. Nơi đây đồng bào thuyền nhân tỵ nạn Cộng Sản đã từng xuống đường biểu tình chống các đoàn văn công Việt Cộng qua Âu Châu tuyên truyền, đánh bóng cho chế độ. Lúc đó công luận Đức Quốc không thể không bùi ngùi, xót xa khi nhìn thấy hình ảnh các anh chị văn nghệ sĩ ngồi trên xe buýt bị kéo màn che kín cửa kiếng; và khi xuống xe thì bị an ninh Cộng Sản nắm cánh tay kéo theo, trên đầu thì họ lấy áo che lại, bắt cúi đầu đi nhanh vào rạp hát không cho thấy đoàn người biểu tình. Tự Do của văn nghệ sĩ dưới chế độ độc tài Cộng Sản là thế đó! Hôm nay đồng bào Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản thành phố Mannheim và vùng phụ cận cùng với anh chị em đảng Việt Tân vào trung tâm thành phố, tại quảng trường Paradeplatz lập quầy thông tin về tinh trạng nhân quyền tại Việt Nam; xin chữ ký đòi trả tự do cho ông Châu Văn Khảm, bị bắt giam từ giữa tháng giêng 2019 tại Sài Gòn vì ông về lại quê hương để tìm hiểu tình hình nhân quyền. Ngoài ra, đồng bào còn xin chữ ký vận động nghị viện Âu Châu không phê chuẩn Hiệp Ước Thương Mại Âu Châu-Việt Nam, bao lâu nhà cầm quyền Hà Nội còn đàn áp dã man những người bất đồng chính kiến. Đặt biệt giới trẻ bản xứ cũng đến quầy thông tin bầy tỏ quan ngại về chính sách bành trướng, lấn áp và đe dọa các nước láng giềng của Trung Quốc tại Biển Đông khi họ ngang nhiên coi thường Công Ước Quốc Tế về Biển, tấn công giết ngư dân Philippine và Việt Nam cũng như xâm nhập vào lãnh hải của các nước này, làm nguy hại đến an ninh và hòa bình thế giới. Dư luận bản xứ cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải kiện Trung Cộng ra Tòa Án Quốc Tế như Philippine đã thực hiện thành công. Buổi xuống đường này đã để lại ấn tượng tốt tại công luận thành phố Mannheim. Người dân nơi đây mong rằng các sắc dân và nạn nhân khác của Trung Quốc như Tibet, Uiguren, Hồng Kông, Taiwan, Falungong cũng sẽ cùng nhau liên kết lại biểu tình tại đây. Nguyễn Diệu Hiền  
......

Sydney, Úc Châu: Dạ tiệc gây quỹ yểm trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội

Như Trúc Tối chủ nhật, 6 tháng Mười, 2019, gần 300 quan khách và đồng hương đã tham dự Đêm Dạ Tiệc Gây Quỹ nhằm yểm trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội do cơ sở Việt Tân New South Wales tổ chức tại nhà hàng International, Canley Vale, NSW, Úc Châu. Đêm Dạ Tiệc Gây Quỹ qua chủ đề Xuân Yêu Thương với sự góp mặt của ca sĩ Lưu Việt Hùng đến từ Hoa Kỳ và các ca sĩ tại địa phương như: Mộng Thu, Nguyễn Hoàng, Trâm Anh… Được biết, chương trình có sự hiện diện của cô Kate Khánh Hoàng, Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do (CĐNVTD) Tiểu Bang New South Wales; cô Mộc Lan, Phó Chủ Tịch Hội Anh Em Dân Chủ; Luật Sư Võ Minh Cương, Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Liên Bang Úc Châu cùng đông đảo các hội đoàn và đồng hương. Quang cảnh đêm dạ tiệc gây quỹ yểm trợ phong trào dân chủ quốc nội do cơ sở Việt Tân NSW, Úc Châu tổ chức đêm 6 tháng Mười, 2019 tại Sydney. Ảnh: Việt Tân Sydney Mở đầu chương trình là nghi thức chào quốc kỳ Úc – Việt và phút mặc niệm hết sức trang nghiêm. Ngay sau phần giới thiệu các hội đoàn của MC Lê Vũ là phần phát biểu chào mừng quan khách của ông Lê Ánh, đại diện Ban Tổ Chức. Ông Lê Ánh ngỏ lời cảm ơn các hội đoàn và đồng hương đã đến tham dự đông đảo. Ông đã lược qua tình hình đất nước đang đứng trước nguy cơ xâm lược của Tàu cộng và sự gia tăng đàn áp của nhà cầm quyền CSVN đối với các TNLT và các nhà hoạt động dân chủ trong nước. Chào cờ Úc – Việt. Ảnh: Việt Tân Sydney Ông Lê Ánh cũng chia sẻ về sự kiện ông Châu Văn Khảm, một thành viên của Đảng Việt Tân Úc Châu đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ cũng như kêu gọi quý đồng hương hãy quan tâm và áp lực nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho ông Châu Văn Khảm. Cuối cùng ông kêu gọi cộng đồng người Việt tại hải ngoại hãy cùng đồng hành với đồng bào trong nước trong công cuộc đấu tranh dân chủ tại quê nhà. Ông Lê Ánh, đại diện Ban Tổ Chức chào mừng quan khách. Ảnh: Việt Tân Sydney Trái Cô giáo Mộc Lan (Phó Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ), giữa bà Châu Quỳnh Trang (Vợ ông Châu Văn Khảm) và Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong (Đại diện Việt Tân Úc châu, một trong những chuyên gia Tim mạch hàng đầu tại Úc châu) Tiếp theo đó là phần phát biểu của cô Kate Khánh Hoàng, Phó Chủ Tịch CĐNVTD Tiểu Bang NSW. Cô biểu dương tinh thần cũng như bề dày lịch sử đấu tranh vì tự do dân chủ của Đảng Việt Tân đồng thời kêu gọi đồng hương người Việt hãy sát cánh, hỗ trợ cho những chương trình yểm trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội. Một trong nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn. Ảnh: Việt Tân Sydney Chương trình được tiếp nối với nhiều tiết mục hấp dẫn, lúc thì sâu lắng đầy cảm xúc với nhạc phẩm đấu tranh Việt Nam Tôi Đâu, lúc thì sôi động khi cả khán phòng hòa cùng ca sĩ Lưu Việt Hùng trong những điệu nhảy tango, cha cha cha… Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong Đại diện Đảng Việt Tân phát biểu cảm tạ và trao tặng hoa các Nghệ sĩ. Buổi Dạ Tiệc Gây Quỹ đã kết thúc tốt đẹp lúc 11 giờ đêm cùng ngày. Tường trình từ Sydney, Úc Châu Như Trúc Một vài hình ảnh của buổi tổ chức: https://viettan.org/sydney-uc-chau-da-tiec-gay-quy-yem-tro-phong-trao-dan-chu-quoc-noi/
......

Houston, Texas: Hát cho đồng bào tôi – Dân quyền cho đồng bào tôi

Xuân Phương - WebViettan| Hằng năm, khi cái nóng Houston dịu bớt vào những ngày cuối tháng Chín là các thành viên của Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân và các đảng viên Việt Tân tại địa phương lại bận rộn hoàn tất những chi tiết cuối cùng của chương trình văn nghệ gây quỹ giúp cho những đồng bào đấu tranh trong nước. Sau nhiều tháng chuẩn bị và vận động, ngày 29 tháng Chín vừa qua chương trình văn nghệ gây quỹ “Hát Cho Đồng Bào Tôi” đã diễn ra với sự tham dự của hơn 400 đồng hương. Bước vào hội trường, khách tham dự để ý ngay đến tấm phông lớn nổi bật trên sân khấu với hình đôi bàn tay nâng đỡ, bảo bọc hình bản đồ chữ S, đại diện cho quê hương dân tộc cùng với dòng chữ Dân Quyền Cho Đồng Bào Tôi. Đó là chủ đề mà ban tổ chức đã chọn cho chương trình năm nay, khi nhận thấy phong trào đấu tranh trong nước đang lan tỏa trong khắp mọi giới, mọi tầng lớp xã hội. Quang cảnh buổi gây quỹ với chủ đề “Hát Cho Đồng Bào Tôi” do Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân và các đảng viên Việt Tân tại địa phương tổ chức hôm 29 tháng Chín tại Houston, Texas. Ảnh: Việt Tân Houston Trong phần phát biểu của mình, anh Lê Hải, Trưởng Ban Tổ Chức còn nói thêm: …Sự đối xử bất công, sự lạm dụng công quyền, những tệ nạn xã hội… hậu quả của sự cai trị của một chế độ độc tài tham nhũng, không chừa một ai. Và khi người dân kết hợp với nhau để cùng lên tiếng đòi lại những quyền chính đáng của mình, thì nhà cầm quyền cũng gia tăng sự đàn áp. Bởi thế, sự hỗ trợ tinh thần cũng như phương tiện của cộng đồng người Việt hải ngoại cần thiết hơn bao giờ hết. Chương trình văn nghệ tiếp nối sau đó, đã giúp chuyển tải lời kêu gọi của ban tổ chức: Hãy đồng hành cùng đồng bào trong nước, để đấu tranh dẹp bỏ độc tài, mang lại ấm no thịnh vượng cho đất nước dân tộc. Lời ca, âm điệu vui tươi ngọt ngào của những bản nhạc Tình Ca, Chiếc Áo Bà Ba… đã khơi lại niềm thương yêu đất nước dân tộc.   Buổi gây quỹ với chủ đề “Hát Cho Đồng Bào Tôi” do Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân và các đảng viên Việt Tân tại địa phương tổ chức hôm 29 tháng Chín tại Houston, Texas. Ảnh: Việt Tân Houston Rồi tâm tư mọi người đã có nhiều cảm xúc khi ca sĩ Thiên Nga cất tiếng hát bài Trăng Tù, gởi đến người nghe tâm tình của một người tù nhân lương tâm, ngay trong ngục tù lạnh giá nhưng trái tim vẫn nóng bởi ngọn lửa đấu tranh, bởi niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Và rồi ngọn lửa đấu tranh được lan truyền, bùng cháy lớn hơn nữa trong điệu nhạc hùng mạnh của những bản nhạc đấu tranh như Thế Kỷ Này Là Thế Kỷ Của Chúng Ta… thôi thúc tinh thần trách nhiệm của con dân Việt Nam. Nhưng phải nói, phần tạo xúc động nhất cho đồng bào tham dự đêm văn nghệ gây quỹ “Hát Cho Đồng Bào Tôi”, và cả những thành viên trong ban tổ chức là những lời tâm tình, cảm ơn của người tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn gởi đến đồng bào ở Houston. Chị Minh Mẫn đã chia sẻ về sự đàn áp mà những tù nhân lương tâm phải đối diện hằng ngày trong tù. Chị nói: “… mỗi ngày là một cuộc đấu tranh. Và chính những hỗ trợ của đồng bào hải ngoại là sự đồng hành không thể thiếu đối với các tù nhân lương tâm và gia đình của họ, để họ có được nghị lực và phương tiện để vượt qua những đàn áp mà họ phải đối diện hằng ngày, và để tiếp tục đấu tranh đòi lại quyền cho người dân Việt Nam.” Cô Kim Thoa tạo không khí thật vui nhộn, hào hứng cho cuộc đấu giá gây quỹ. Ảnh: Việt Tân Houston. Cuộc đấu giá gây quỹ đã diễn ra rất sôi nổi sau đó, như muốn bày tỏ sự đáp ứng lời kêu gọi đồng hành của chị Minh Mẫn và ban tổ chức. Chị Kim Thoa, người giúp kêu gọi đấu giá, đã tạo không khí vui nhộn hào hứng khi kêu gọi mọi người cùng chị “đá giấu”. XEM THÊM: London: Bữa cơm yểm trợ quốc nội dịp Tết Kỷ Hợi Đồng hương tham dự cũng đã nhiệt tình hưởng ứng phần rút thăm gây quỹ. Chương trình “Hát Cho Đồng Bào Tôi” năm nay đã nhận được sự bảo trợ rất nhiệt tình của nhiều mạnh thường quân, đã tặng hai bức tranh ảnh cũng như hai hiện vật để giúp ban tổ chức gây quỹ thêm. Nhưng đối với ban tổ chức, thành công lớn lao nhất của chương trình “Hát Cho Đồng Bào Tôi” năm nay, là những gương mặt trẻ mới trong ban tổ chức, là sự tham gia trong chương trình văn nghệ của thêm nhiều ban hợp ca, nhiều anh chị em ca sĩ tại Houston và còn có cả một nhóm đến từ Denver. Chấm dứt chương trình, hơn 40 anh chị em ca nghệ sĩ cùng đứng trên sân khấu, dưới dòng chữ Hát Cho Đồng Bào Tôi, cùng với hơn 400 người vỗ tay, phất cờ trong hội trường, chính là những hình ảnh mà ban tổ chức muốn gởi đến cho đồng bào trong nước như một lời nhắn gởi: “Đồng bào hải ngoại vẫn luôn đồng hành với đồng bào trong nước.” Xuân Phương tường thuật Một vài hình ảnh của buổi tổ chức: https://viettan.org/houston-texas-hat-cho-dong-bao-toi-dan-quyen-cho-dong-bao-toi/  
......

Cộng đồng người Việt tại Úc tranh đấu đòi tự do cho ông Châu Văn Khảm

SBS News| Chính quyền Morrison được yêu cầu phải nỗ lực hơn cho người công dân Úc 70 tuổi bị bắt giữ tại Việt Nam Cộng đồng người Úc gốc Việt phát động lời kêu gọi lớn nhất từ trước giờ về tình trạng của một công dân Úc bị bắt giữ tại Việt Nam, qua cuộc thắp nến cầu nguyện tại trung tâm thành phố Sydney hôm thứ Sáu. Ông Châu Văn Khảm, 70 tuổi, bị bắt giữ tại Tp. Sài Gòn vào tháng Giêng trong một chuyến đi “thu thập dữ kiện” và sau khi bị giam giữ tám tháng không có luật sư bảo vệ, ông sắp sửa bị đưa ra xét xử với tội “khủng bố chống phá chính quyền nhân dân”. Vụ xử này sẽ diễn ra trong vòng hai-ba tháng, theo hồ sơ của lãnh sự Úc mà hãng thông tấn SBS đã xem được. Bà Châu Trang, vợ của ông Khảm, cho biết tại buổi thắp nến, “Chúng tôi được biết là chồng tôi sẽ bị đưa ra tòa và chúng tôi lo ngại là nếu không cho dư luận biết thì ông sẽ bị kết án nặng nề.” Ông Khảm đã về hưu, là thành viên của tổ chức dân chủ Việt Tân, bị cáo buộc theo điều 113 của Bộ luật hình sự Việt Nam và nhà cầm quyền Việt Nam còn đang điều tra xem có buộc tội ông vi phạm điều 341, sử dụng giấy tờ giả. Nhà cầm quyền Việt Nam cho rằng ông dùng giấy tờ giả để vào Việt Nam từ Cam Bốt. Ông Châu Văn Khảm. Trong buổi thắp nến, tại Quảng trường Martin ở Sydney, các tham dự viên cầu nguyện cho ông Khảm và hát những bài ca mang niềm hy vọng. Bà Võ Hồng, một người trong ban tổ chức và cũng là thành viên Việt Tân cho SBS biết là bà đồng cảm với trường hợp của ông Khảm vì chính bà cũng từng bị bắt giữ tại Việt Nam vào năm 2010. “Tôi hiểu sự cô đơn như thế nào và những đòn phép tâm lý tác động đến người tù… Vì vậy tôi rất quan tâm đến tình trạng của ông ấy. Những cảm giác này vẫn còn đọng trong người tôi mặc dầu nó đã xảy ra cách đây mười năm về trước.” Bà Võ Hồng bị bắt giữ ở phi trường Tân Sơn Nhất, Tp. Sài Gòn vào năm 2010 khi tham dự vào một cuộc biểu tình chính trị ôn hòa về các biển đảo đang tranh chấp trong vùng Biển Đông. Mặc dầu được thả ra sau mười ngày giam giữ, bà cho biết là bị răn đe và hù dọa trong lúc bị giam. “Lúc đó, tôi cảm thấy bất lực vì không biết chuyện gì xảy ra bên ngoài. May mắn cho tôi là thời gian giam giữ không lâu, nhưng dầu vậy, cũng đủ tồi tệ cho tôi.” Ông Benedict Kerkvliet, một nhà nghiên cứu chính trị và tác giả quyển sách Lên Tiếng tại Việt Nam (Speaking out in Vietnam) nhận định rằng không phải là điều gì ngạc nhiên cho ông Khảm khi mà nhà nước Việt Nam có phản ứng mạnh. Theo ông thì đảng Việt Tân bị cấm hoạt động tại Việt Nam. Ông nói thêm, “Nếu tôi là ông ấy thì tôi cũng sẽ biết đây là phần rủi ro khi đi Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay.” Theo tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), có ít nhất 131 người bị giam giữ tại Việt Nam chỉ vì thực thi quyền căn bản của họ. Hy vọng có sự hỗ trợ nhiều hơn từ chính quyền Úc Anh Dennis Châu, con trai của ông Khảm, hiện đang làm việc tại London, gần đây có gửi lá thư dài 33 trang về trường hợp của cha mình đến văn phòng Bộ Trưởng Ngoại Giao Marise Payne tại Sydney. Anh cho biết đây là nỗ lực chót để chính quyền Úc quan tâm. “Chúng tôi không muốn cha tôi bị bỏ quên. Tôi được văn phòng Bộ Ngoại Giao cho biết là sẽ hồi âm nhưng đến nay thì chưa thấy gì hết.” Bà Châu Trang cũng cho biết gia đình rất thất vọng với việc Thủ Tướng Úc không lên tiếng một cách mạnh mẽ về trường hợp của ông Khảm. Thủ tướng Scott Morrison viếng thăm Việt Nam vào cuối tháng Tám vừa qua và có gặp Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Bà Châu Trang nói thêm, “Chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng, nhưng không thấy chỉ dấu gì là ông ấy đề cập đến trường hợp của chồng tôi. Chúng tôi hy vọng là chính quyền Úc nỗ lực hơn nữa, nhất là khi chồng tôi sẽ bị đưa ra tòa xét xử trong một xứ cộng sản độc đảng.” Phát ngôn nhân của Thủ Tướng Morrison nói với SBS rằng, “Chúng tôi có nêu các vấn đề nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam. Chúng tôi không thể tiết lộ chi tiết về các cuộc đối thoại riêng giữa các nhà lãnh đạo.” Bộ Ngoại Giao Úc thì cho biết là họ sẽ không bình luận gì về việc có làm gì hơn nữa để thúc đẩy trường hợp của ông Khảm ngoài việc hỗ trợ từ Lãnh sự quán Úc. “Vì lý do riêng tư chúng tôi không thể cung cấp thêm chi tiết.” SBS đã liên lạc với Bộ Ngoại Giao Việt Nam và chờ lên tiếng về vụ việc. Lin Evlin, SBS News  
......

Lễ Tri Ân 40 Năm Đức Quốc nhận Thuyền Nhân Tỵ Nạn Việt Nam

Minh Hoài| Troisdorf, 21.9.2019.   Hôm nay trời vào đầu mùa thu ấm áp. Trong ánh nắng cuối hè êm dịu của buổi chiều, lúc 14:00 giờ, đông đảo quý vị đại diện các tổ chức và hội đoàn cùng đồng bào huởng ứng lời mời của Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn (LH NVTN), đã từ mọi miền Nam Bắc tụ họp về trong khuôn viên của lâu đài Wissem, chung quanh đài Tuởng Niệm tiến sĩ Rupert Neudeck, để cùng cử hành buổi lễ Tri Ân nước Đức tiếp nhận Thuyền Nhân Tỵ Nạn Việt Nam cách đây 40 năm.   Sau phần khai mạc bằng quốc ca Đức và Việt ông Nguyễn Văn Rị tiến hành nghi thức tưởng niệm công đức tiền nhân, đồng bào và các chiến sĩ đã hy sinh vì lý tưởng Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Ông đặt vòng hoa trước tấm bia của tiến sĩ Rupert Neudeck và mời vị đô trưởng thành phố Troisdorf, Klaus-Werner Jablonski, vị đại diện Ủy Ban Cap Anamur Bernd Göken và bà Christel Neudeck cùng đồng bào thắp nến.   Kế đến, đại diện cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Đức và thay mặt cho ban tổ chức LH NVTN, vị trưởng thượng cụ Nguyễn Đình Tâm, 95 tuổi cùng cô Kim Ngân ngỏ lời trân trọng tạ ơn đến chính phủ và người dân Đức. Cô Kim Ngân được 10 ngày tuổi khi tàu Cap Anamur cứu vớt.   Cụ Nguyễn Đình Tâm, 95 tuổi cùng cô Kim Ngân ngỏ lời tạ ơn đến chính phủ và người dân Đức . Ông tỉnh trưởng Jablonski, trong lời chào mừng, đã nhắc nhở về trách nhiệm chính trị và nhân đạo của các quốc gia đối với những người đang phải lánh nạn là phải làm sao để không ai phải miễn cưỡng rời bỏ quê hương mình. Và ông cũng cảm ơn người Việt tỵ nạn đã có nhiều nỗ lực hội nhập tốt đẹp và đang đóng góp cho xã hội Đức Quốc được phong phú hơn. Ông tỉnh trưởng Jablonski   Ông Bernd Göken trong trách vụ tổng quản trị của Ủy ban Cap Anamur (UB CA) trình bầy về những khó khăn mà UB gặp phải khi ra tay cứu người trên biển, nhưng lại bị tố cáo là vi phạm luật pháp. Từ công việc cứu thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam UB CA đã mở rộng công việc từ thiện của mình đến 53 quốc gia và đã chăm sóc y tế cho hàng mấy chục triệu người bằng cách xây dựng nhà thương, truờng học và những hạ tầng cơ sở. Nhờ đó mà người dân không cần phải di tản và lánh nạn. Ông Bernd Göken   Kế tiếp bà Christel Neudeck chia xẻ cảm nhận của bà về ngày hôm nay là một ngày thật đặc biệt trong một bầu không khí đầy khích lệ cho công việc từ thiện của UB CA. Bà tin rằng chồng bà cũng đang hiện diện nơi đây trong buổi lễ này. Bà rất hãnh diện khi thấy những ngưòi Đức gốc Việt Nam hát bài quốc ca Đức và cảm ơn nuớc Đức. Chính bà có nhu cầu cảm ơn các bạn Việt Nam đã mang đến cho nuớc Đức một sinh lực mới, và bà đã trích lời của chủ tịch Quốc Hội Đức, tiến sĩ Wolfgang Schäuble như sau:“Bằng chứng rõ rệt nhất rằng Hội Nhập không phải là mối đe dọa, song là một sự phong phú, đó là quá trình Hội Nhập của người Việt tại Đức.“ Bà Christel Neudeck   Sau phần phát biểu tại chỗ là phần đọc các văn thư chào mừng của các chính khách và chức sắc tôn giáo không đến tham dự được. Truớc nhất là vị đại diện chính phủ liên bang, ông giáo sư tiến sĩ Günther Krings, thứ trưởng bộ nội vụ liên bang. Sau đó là vị thống đốc tiểu bang Nordrhein-Westfalen, ông Armin Laschet. Rồi đến ông Herbert Reul, bộ trưởng bộ nội vụ tiểu bang. Kế đến là ông tiến sĩ Joachim Stamp, bộ truởng bộ thanh niên, gia đình, tỵ nạn và hội nhập.   Và sau cùng là Đức Tổng Giám Mục địa phận Köln, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki.   Nội dung chính của 5 văn thư chào mừng nêu trên là trân trọng những gì tiến sĩ Rupert Neudeck và UB CA đã làm cho thuyền nhân tỵ nạn và ca ngợi những nỗ lực hội nhập rất thành công của người Việt Nam tại Đức, tạo cho đời sống xã hội thêm phong phú. (Xin xem những văn thư bằng tiếng Đức kèm theo ở dưới).   Xen kẽ những lời phát biểu và những văn thư là phần trình bầy bằng đàn dương cầm độc đáo của các cháu An, Phi, Huy và hai em Mi. Họa sĩ nổi tiếng tại Đức là anh Lê Đức Lập đã gửi tặng cho bà Christel Neudeck một bức tranh chân dung tiến sĩ Rupert Neudeck, và gửi biếu ông Bernd Göken của UB CA một bức tranh về cảnh tàu Cap Anamur đang cứu vớt thuyền nhân để tỏ lòng tri ân. Trong phần văn nghệ đấu tranh các anh chị Thy Kim, Vĩnh Điệp, Mỹ Lệ, Minh Mẫn và những anh chị khác đã gửi đến đồng bào những ca khúc thôi thúc tình yêu quê hương và dân tộc. Trước khi chấm dứt chương trình lúc 18:30 giờ ông Nguyễn Văn Rị đã ngỏ lời cảm ơn đến tất cả quý đồng hương đã đến tham gia buổi lễ, đóng góp công sức, vật chất cũng như tài chánh để trang trải những chi phí tổ chức và để quyên góp cho những công việc từ thiện của Úy Ban Cap Anamur (*). Mọi người đều cảm nhận buổi lễ hôm nay thật là trang trọng và ý nghĩa nhờ có thêm phần triển lãm hình ảnh thuyền nhân cũng như bàn thông tin của anh Đinh Văn Thiệu xin chữ ký gửi đến Nghị Viện Âu Châu yêu cầu duyệt xét kỹ lưỡng vấn đề Nhân Quyền tại Việt Nam trước khi thông qua Hiệp Ước Thương Mại Tự Do giữa Âu Châu và Việt Nam.   Minh Hoài https://photos.google.com/share/AF1QipOCmDGuFA2XtYzbyT4ORJ5I28fTU1-E4Rs9xKTbEqEjn-eRMwuXjfiXbOsQ2gnUMw?key=c3JnM3pjNGFwVTh5TlFuRHhydzV0NXU2RTQxc0NR https://mail.google.com/mail/u/0/?pli=1#inbox/FMfcgxwDrRRXhlQNdrJsrHvBtqlJBrXr https://photos.google.com/share/AF1QipPCMfuuKVDql72uxkwxmeN8jrGte2NF6YFRcOl5Yxarte8_6_pad-4Dwu437XOKrQ?key=ZFJhOWV5b2d1S2U2emJyWXpCWEZPS2Z5cG5DNzln https://drive.google.com/drive/folders/11mb2dJaRZQor4pc7OBYmJBsSXfr8wuhb (*) Vào ngày 25.9.2019, ông Nguyễn Văn Rị đã trao cho Ủy Ban CAP ANAMUR số tiền quyên góp tại buổi lễ: ------------------------------------------------------ Lời chào mừng của Giáo Sư Tiến Sĩ Günter Krings, Nghị Viên QH Đức Quốc và là Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Liên Bang, nhân buổi Lễ „ Tri Ân nước Đức „ do Liên Hội NVTN tại CHLB Đức tổ chức ngày 21.09.2019. Kính thưa quý vị, Buổi Lễ Kỷ Niệm quý vị gợi nhớ đến việc  cách đây tròn 40 năm mà quý vị hay các vị tiền bối của quý vị đã phải liều mạng để trốn thoát sự kỳ thị và bạo lực. Sự tri ân của quý vị đối với nước Đức, nơi đã bảo toàn cho quý vị, là niềm vui và cũng là trách nhiệm của chính phủ  Đức. Vui vì nước Đức đã trở thành một quê hương thứ hai của quý vị. Mặc dù những điều kiện cơ bản khó khăn, phải đứng vững tại một đất nước xa lạ với ngôn ngữ và văn hóa lạ lẫm, quý vị đã học theo cách của họ, đã tận dụng thời cơ và tạo một cuộc sống tự lập. Đã từ lâu quý vị đã trở thành một thành phần không thể bỏ qua và làm phong phú của xã hội chúng tôi. Xin ghi nhận sự đánh giá chân thành của tôi về điểm này. Bên cạnh niềm vui về sự hội nhập thành công về mọi phương diện thì buổi Lễ Kỷ Niệm của quý vị cũng là trách nhiệm của chính phủ Đức. Sự thâu nhận vào nước Đức cả thảy tròn 38 ngàn người Việt tỵ nạn cách nay 40 năm là một biểu hiện về trách nhiệm nhân đạo. Đồng thời đó là sự bắt đầu của việc tiếp nhận người nhân đạo của nước Đức, mà cho đến nay việc này đã được thiết lập vững vàng và mở rộng đáng kể. Đó đã là điều cần thiết vì hiện tại số người trốn chạy trước hiểm họa chiến tranh và truy nã nhiều hơn bao giờ hết, họ đặt cược mạng sống của họ , như quý vị năm xưa, để có được một triển vọng của cuộc sống trong an toàn và tự do. Tròn 70 triệu người hiện nay đang trên đường đào tẩu.  Theo Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) thì có 1.44 triệu trong số những người này đang có hoàn cảnh như quý vị ngày xưa; họ cần cấp tốc một triển vọng cuộc sống lâu dài tại một nước khác. Sự đau khổ của con người là lời kêu gọi đến các quan chức chính phủ trên thế giới phải hành động. Chúng tôi phải cùng chung lo để không ai phải rời quê hương của họ và phải đánh cược mạng sống của họ, chỉ vì để được sống mà không bị truy nã. Nơi nào mà điều này chưa thực hiện được thì người tỵ nạn phải được bảo vệ. Nhiều người tỵ nạn đang sống trong các nước láng giềng và họ muốn ở lại đó, với hy vọng sẽ có những thay đổi tốt đẹp để họ có thể trở về quê hương của họ. Những nước láng giềng này được xem là cần ủng hộ vì họ mặc dù thường có những khó khăn kinh tế riêng nhưng vẫn để một số lớn người tỵ nạn cư trú. Chính phủ Đức đang làm việc này ở mức dộ đáng kể. Tuy nhiên đối với tất cả người tỵ nạn thì đây không phải là một triển vọng. Đối với những người tỵ nạn cần bảo vệ đặc biệt bây giờ vẫn có thể được tiếp nhận nhân đạo vào một nước khác như xưa kia . Cho dù có dòng chảy lớn của người tỵ nạn và người di dân trong năm 2015 nước Đức đã vì thế mở rộng vững chắc chương trình tiếp nhận nhân đạo và tạo các khả năng trợ giúp mới , như mới đây Chương Trình Tiếp Nhận của Chính Phủ và Xã Hội Dân Sự  gọi là „ Neustart im Team =NesT „ được hình thành. Tổ chức này dựa vào trách nhiệm chung của chính phủ và xã hội đối với những người tỵ nạn cần bảo vệ đặc biệt, vì sự hội nhập và một cuộc sống tự lập tại nước Đức sẽ khó xảy ra khi không có sự chấp thuận và hỗ trợ của xã hội chủ nhà. Vì vậy mà khi xưa , trước đây 40 năm, đã rất quan trọng khi Xã Hội Dân Sự và các cơ quan Truyền Thông đã tham gia mạnh mẽ. Trong phương cách nổi bật đặc biệt Christel và Rupert Neudeck đã làm điều này với Hội Cap Anamur/ Deutsche Not-Ärzte e.V được thành lập vào năm 1979. Vì lý do tốt đẹp quý vị đã chọn Burg Wissem, nơi có Đài kỷ niệm Rupert Neudeck. Cho tới ngày nay tên gọi „ Cap Anamur“ và người sáng lập Hội vẫn là đại diện cho nhân loại và sự liên kết. Chúng ta cần ngay cả bây giờ sự liên đới  này giữa chính phủ và xã hội trong việc tiếp nhận nhân đạo và hội nhập của những người tỵ nạn. Các nhà thờ, các hiệp hội phúc lợi và một con số đáng kể của các tình nguyện viên đã tham gia làm việc đó một cách không mệt mỏi trong năm 2015, để nhiều người tỵ nạn tới Đức nhận được sự hỗ trợ và chia sẻ. Sự dấn thân này vẫn kéo dài và là một biểu tượng cho thấy nước Đức là một quốc gia quốc tế, một quốc gia có ý thức về trách nhiệm nhân đạo. Ngay cả quý vị, các vị nam nữ thân mến của tôi, có thể tác động tại Đức Quốc trên quan điểm về kinh nghiệm đào thoát và hành trình thành công của quý vị. Quý vị, trong gương mẫu hội nhập thành công, có thể làm cho những người tỵ nạn can đảm và khuyến khích sự sẵn sàng hội nhập của họ. Đồng thời quý vị có thể giúp hình thành tốt đẹp về thái độ của xã hội chủ nhà mà chính quý vị là những nhân tố trong đó, đó là điều làm toàm bộ xã hội hưởng lợi. Tôi mong tất cả chúng ta, cả trong tương lai chúng ta bất chấp tất cả đối thủ và sự thù oán sẽ tận dụng khả năng của chúng ta  với những  đoàn kết  sức mạnh , để đem sự an toàn , bảo bọc và tự do đến những người hoạn nạn. Đó là công việc chung của chúng ta, để thực hiện một cuộc sống chung trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau, và để vun đầy cuộc sống với  những giá trị căn bản xã hội của con người, của tình nhân loại và của sự an toàn. Xin gửi lời chào và lời cầu chúc tốt đẹp nhất đến quý vị và thân quyến. GS TS Günter Krings BS Mỹ Lâm chuyển ngữ ----------------------------------------------------------- Lời chào mừng của Thủ hiến Tiểu bang Nordrhein-Westfalen, Ông Armin Laschet, nhân dịp lễ kỷ niệm "40 năm thuyền nhân ở Đức" vào ngày 21 tháng 9 năm 2019 Kính thưa quý vị và các bạn, Hôm nay tại đài tưởng niệm giành cho Tiến sĩ Rupert Neudeck Quý vị tri ơn sự cứu vớt những "thuyền nhân" đầu tiên. Quý vị tưởng nhớ đến một ân nhân, người mà với sự dấn thân của ông ta đã gắn bó với vận mệnh cá nhân của Quý vị. Ông Rupert Neudeck không thể chấp nhận để  cho những người vì chạy trốn chiến tranh và áp bức phải mất mạng. Rồi vì vậy, ông ta đã tự mình lên đường. Với chiếc "Cap Anamur", ông và vợ là bà Christel đã giải cứu hàng ngàn người Việt tỵ nạn thoát khỏi sự hiểm nguy khủng khiếp, và họ đã trở thành những ân nhân cứu rỗi. Di sản của họ vẫn còn lan tỏa rộng. Ngày nay cũng vậy, chúng ta phải chứng kiến hàng ngàn người trên đường chạy trốn như thế nào, trẻ em cùng bao nhiêu nam và nữ, họ ra khơi với những chiếc thuyền không thích hợp đi biển, hay quá tải và lâm vào nguy hiểm chết người. Nhiều "thuyền nhân" trong thời đại chúng ta không còn mạng sống. Họ chết đuối, chết đói hoặc chết khát trên biển khơi. Và giống như ông Rupert Neudeck cùng vợ là Bà Christel, ngày hôm nay lại cũng có những ân nhân đang can đảm dùng tàu của họ để cứu mạng cho những thuyền nhân này. Rồi với mỗi lần cứu vớt là tấm gương mà ông Rupert và bà Christel Neudeck đã giao phó, lại sống tiếp. Chúng ta, những người ở tiểu Nordrhein-Westfalen tự hào rằng cả hai ân nhân trên đều được liệt vào những người được trao Giải thưởng Quốc gia. Là những "thuyền nhân" của một thời, Quý vị luôn ý thức quan tâm dấn thân, hội nhập vào quê hương mới của Quý vị. Và vì vậy 30 năm trước Quý vị đã thành lập Hội Người Việt Tỵ nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức. Tôi xin chân thành chúc mừng Quý vị nhân ngày kỷ niệm quan trọng này.   Quý vị  và chúng tôi đều cùng một quan điểm là: Nhân phẩm không có giới hạn. Cứu mạng sống con người không bao giờ có thể là một tội ác. Làm như vậy là thực hiện một giáo điều về lòng nhân từ và tình yêu nhân loại, như đã được mẫu mực minh chứng qua ông Rupert và bà Christel Neudeck. Tôi mến chúc Quý vị một lễ kỷ niệm thật tốt đẹp cũng như tất cả mọi chuyện an lành như mong muốn. Armin Laschet Bảo Quốc chuyển ngữ ----------------------------------------------------------------------- Kính thưa Quý vị và các bạn . kể từ khi có chính thể Cộng hòa, Liên bang Đức đã lên tiếng ủng hộ giúp đỡ và bảo vệ những người bị bắt bớ. Nhắc nhở đến chuyện đó thì đúng vào thời điểm này, nó là một điều quan trọng. Vì phẩm giá con người, chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ những người bị bức hại vì quan điểm chính trị của họ. Ở tiểu bang Nordrhein-Westfalen, bên cạnh nhiều người khác thì Ông Rupert Neudeck đã đặc biệt dấn thân hỗ trợ các thuyền nhân. Như vậy, ông ta đã thực hiện được nguyện vọng của tiểu bang bằng cách sống của chính mình như lời tuyên bố của cố Thủ hiến tiểu bang Karl Arnold, là: „Hãy là lương tâm xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức“. Nhờ những nỗ lực của Ông Rupert Neudeck, nhiều người đã được được cứu vớt và họ đã tìm thấy tại đây một Quê Hương an toàn mới. Sự hội nhập có kết quả vượt bậc của các thuyền nhân cũng là bằng chứng cho thấy là làm thế nào để các sắc tộc có thể  chung sống thành công với nhau. Tranh đấu cho quyền con người ngày nay là chủ đề của những cuộc đụng độ gay gắt mà chúng ta những tưởng rằng nó đã được khắc phục, không còn nữa. Đó là lý do tại sao tôi đặc biệt coi trọng câu chuyện thành công bắt đầu từ bốn mươi năm trước. Lễ kỷ niệm thâu nhận Thuyền nhân nên là một cơ hội cho chúng ta suy ngẫm là làm thế nào có thể ngăn chặn những tình huống dẫn đến việc con người phải miễn cưỡng rời bỏ Quê Hương của chính mình và cũng là cơ hội cho chúng ta xem lại phải và có thể có những biện pháp nào để hỗ trợ bền vững, thỏa đáng cho những người tỵ nạn. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm tiếp nhận người Việt Tỵ Nạn Việt Nam tại Đức, tôi ước mong rằng chúng ta sẽ luôn nhớ và nhận thức được ý nghĩa của việc sống trong một đất nước được lập trên nền tảng phẩm giá con người. Herbert Reul Bộ trưởng nội vụ của tiểu bang Nordrhein-Westfalen Bảo Quốc chuyển ngữ ----------------------------------------------------------- Kính thưa quý vị,              Kính thưa ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, bốn mươi năm trước đây, những người tị nạn Vietnam đã tìm được tại nước Đức một quê hương mới và từ đó quý vị đã đặc biệt dấn thân cho quê hương mới này. Trong buổi lễ «Tri Ân nước Đức» tại Troisdorf ngày hôm nay quý vị không những ăn mừng ngày quý vị được nhận vào Đức mà còn mừng quá trình hội nhập thành công trong bốn thập niên qua. Hệ lụy của chiến tranh, sự trốn chạy và sự xua đuổi đã ảnh hưởng lên đời sống qua nhiều thế hệ của chúng tôi. Tại Đức  trong tháng này chúng tôi cũng tưởng niệm 80 năm ngày bùng nổ  Đệ Nhị Thế Chiến. Việt Nam bị chia đôi cũng như nước Đức trong bối cảnh căng thẳng của sự xung đột giữa Đông và Tây. Ba mươi năm trước đây, nhờ sự can đảm của người dân, nước Đức đã thực hiện được cuộc thống nhất trong hòa bình. Tại Việt Nam mặc dù có Hiệp Định Paris (Pháp) 1973 để chấm dứt chiến tranh, nhưng nó có một chuyển biến khác: Một chế độ độc tài cộng sản chuyên chế đã bao trùm trên cả nước. Và từ đó Áp Bức, Xua đuổi và Trốn chạy bắt đầu. Hàng trăm ngàn người đã bị tống vào các nơi được mệnh danh «Trại Cải Tạo». Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi để được có một tương lai tốt và an toàn hơn cho chính bản thân và gia đình. Một số đã đến được nước Đức. Và ngay từ lúc đầu họ đã nắm lấy cơ hội, cùng đóng góp cho quê hương mới này và góp phần xây dựng cộng đồng. Để có được sự hội nhập thành công thì trước nhất cần có cơ hội để hấp thụ học vấn. Thêm vào đó những chương trình học ngôn ngữ, huấn luyện, tu nghiệp cũng như việc chăm lo và tư vấn xã hội là những điều cần thiết. Những người tị nạn từ Việt Nam trước đây và con cái họ đã tận dụng rất tích cực những điều trên, và đã và đang đưa đến những thành quả lớn trong lãnh vực học đường cũng như nghề nghiệp. Sự hội nhập thành công của quý vị cũng được quý vị luôn coi là Bổn Phận đóng góp tích cực cho những giá trị Tự Do, Dân chủ và Nhân Quyền tại Đức. Vì lý do đó, tôi xin chân thành cám ơn quý vị. Tôi chúc cho buổi lễ «Tri Ân» gặt hái được thành quả mỹ mãn, được hưởng những giây phút gặp gỡ, trao đổi cảm động và mọi sự tốt lành trong công việc của quý vị. Xin chúc quý vị và quý quyến mọi điều tốt lành.   Dr. Joachim Stamp Bộ trưởng bộ Nhi Đồng, Gia Đình, Tị Nạn và Hội Nhập  tiểu bang Nordrhein-Westfalen Nhất Hiền chuyển ngữ ------------------------------------------------------------------------------- Lời chào mừng của Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Rainer Maria Woelki,                                                        Tổng giáo phận Köln Kính thưa quý vị,                                                                                                                                                         Cộng đồng người Việt Nam tại Đức thân mến, hôm nay trong văn thư chào mừng này tôi có thể xưng hô với quý vị như trên, đó là nhờ công ơn của người quá cố TS Rupert Neudeck. Ông đã cứu 11.300 người khỏi phải chết đuối – ông đã cứu mạng sống của quý vị. Ông đã cho chúng ta thấy rằng cuộc sống có thể cứu được, và đó là điều cần thiết và là nhiệm vụ tối cao và đầu tiên của chúng ta. Nếu không có ông thì tôi cũng không nhìn thấy một số việc từ góc cạnh kiên quyết và cần thiết để đi đến hành động. Tôi có cảm tưởng như vừa gặp ông trong phòng làm việc của tôi và nghe tiếng ông nói bằng những lời đơn sơ và cương quyết:“Chúng ta phải hành động – không thể chờ đến ngày mai, ngày mốt hay khi các thủ thục hành chánh đã được thông qua, mà là ngay bây giờ!“ Trong buổi nói chuyện chúng tôi bàn về những người đã chết tại Địa Trung Hải từ năm 2000 và tiếp tục chết tại đó. Nhờ chiến dịch của ông Rupert Neudeck tất cả quý vị đã được đến Đức. Thành phố Troisdorf đã nhận 50 người „Thuyền Nhân“ đầu tiên – đây là địa điểm rất tốt cho bia tưởng niệm người mà quý vị hôm nay muốn nói lời cảm ơn. Ông ta đã không thờ ơ trước thời sự, và trái tim của ông mang đầy tình thương, thứ tình thương mà ông biết rằng, nó chỉ chân thật khi được chia xẻ với người lâm nạn và biến thành hành động và sự nâng đỡ. Là Cộng Đồng Việt Nam quý vị sống gương mẫu từ 40 năm nay về cách hội nhập thành công tại Đức và trung thành với nguồn cội của tiền nhân, lịch sử và truyền thống của mình. Qua đó, quý vị đã thực nghiệm tốt đẹp hội nhập và đa dạng, mà không ai bị thua thiệt gì cả - ngược lại chúng ta đạt được sự đa sắc của cuộc sống mà Thiên Chúa đã ban tặng, cuộc sống mà tất cả quý vị có được nhờ một người, mà bia tưởng niệm ông nhắc nhở chúng ta là luôn luôn đặt lên hàng đầu sự sống và sự sống còn của con người: Rupert Neudeck. Trong tâm tình ghi ơn chúng ta nghiêng mình trước ông Rupert Neudeck và giữ những kỷ niệm về ông một cách sống động bằng việc làm cụ thể là tiếp tục gánh vác những gì ông đã sống: TRÂN TRỌNG SỰ SỐNG. Xin gửi những lời chúc lành thân ái đến toàn thể quý vị Tổng Giám Mục Giáo Phận Köln Rainer Maria Woelki Ngọc Hòa chuyển ngữ ----------------------------------------- Fluchtgeschichte von Kim Ngan   Liebe Frau Neudeck, liebe Christel, sehr geehrte Damen und Herren, Werte Besucher aus nah und fern,   gestatten Sie mir das ich heute bei Ihnen sprechen darf und ich bedanke mich dafür.   Heute feiern wir den 40.Geburtstag der Cap Anamur und den 80.Geburtstag unseres Retters, Unterstützers, Förderers und unseres großen Vorbildes, Dr. Rupert Neudeck.   Mein Name ist Kim Ngân, das bedeutet Reichtum oder Vermögen. Meine Eltern haben mir in die Wiege nicht den materiellen, sondern den geistigen Reichtum gelegt. Liebe Eltern, ich danke Euch dafür, dass ich diesen Namen tragen darf. Ich möchte mein Leben im Sinne meines Namens bis zu meinem letzten Herzschlag führen.   Als ich Ende Juni 1981 von der Cap Anamur gerettet wurde, war ich gerade zehn Tage alt. Wir hatten Glück, denn wir wurden von der Cap Anamur gerettet und kamen nach Mönchengladbach, in Nordrhein-Westfalen.   Erlauben Sie mir, dass ich Ihnen nun meine Fluchtgeschichte erzähle:   Lange Zeit habe ich mich mit der Frage beschäftigt, warum? Und warum? Ich war nur zehn Tage alt und meine Eltern haben mich auf der Flucht mitgenommen. Was war die Motivation für meine Eltern, die geliebte Heimat auf diese gefährlichen Weise zu verlassen? Die Chance zu überleben betrug nur 10 %. Trotzdem haben sie es gewagt. Warum?   Meine Eltern hatten schon einen erfolglosen Fluchtversuch überstanden. Ich war gerade vier Monate im Mutterleib als meine Eltern sich in ein Boot setzten, das nur 10,50 Meter lang und 2,50m breit war. Mit 57 Personen in diesem Boot, richtiger gesagt in dieser Nussschale, war es schon sehr eng. Nach 19 Stunden der Fahrt war das Boot immer noch im Hoheitsgebiet Vietnams. Es drohte den Passagieren das Aus. Unter dem Taifun schwamm das Fluchtboot in der unendlichen Weiten des Meeres wie ein betrunkener Mann auf dem Gehweg, der dabei seine Seilsprünge absolviert. Die hohen Wellen schlugen wie Hammerschläge aufs Boot und füllte das manövrierunfähige Boot mit Wasser. Die Angst war verbreitet, die Gefahr, dass das Boot bald sinken würde, war sehr groß. Viele Menschen schreien um Hilfe, obwohl niemand anwesend war, um ihnen zu helfen. Die Angst und der Schrei zwangen den Bootsführer zur Umkehr. Er war ohnehin gar nicht mehr in der Lage, das vom Untergang bedrohte Boot zu steuern. Das Glück stand Gott sei Dank an der Seite der Flüchtlinge. Um 6:00 Uhr des nächsten Tages kam das Boot zu dem Ausgangspunkt zurück. Alle Fluchtwilligen rannten blitzschnell weg, bevor die Küstenpolizei sie hätte erwischen konnten. Man war dennoch froh, unversehrt wieder daheim zu sein.   Mein Vater musste sich danach verstecken, vor der Polizei. Meine Mutter und die drei Brüder von mir kamen zurück ins Haus, das noch nicht beschlagnahmt worden war. Alle warten ein paar Wochen ab, die angespannte Lage nach einem gescheiterten Versuch sich beruhigt hatte.   Alle Familienmitglieder versuchten, alles, was nicht hieb- und stichfest war, zu verkaufen, um das Geld für ein neues Fluchtboot zusammenzukratzen. Die ganze Familie wartete auf die Ankunft eines neuen Erdenmenschen, Kim Ngân. Am 13. Juni 1981 erblickte ich das Licht der Welt, mit 2,8 kg Lebensgewicht. Nach einer geheimen Taufe – Taufe war im kommunistischen Vietnam zwar nicht offiziell verboten, aber getaufte Kinder sind Staatsfeinde, heute noch - entschlossen meine Eltern, erneut den Tod zu wagen, um uns der Sklaverei zu entziehen.   In der Nacht des Fluchttages nahm meine Mutter, trotz ihrer körperlichen Schwäche nach der Geburt meine drei Brüder im Alter von zwei, vier und sechs Jahren mit auf die Flucht. Ich wurde von einer Tante getragen, während ein Onkel uns auf dem Weg zur Flucht führte, der 3 km entfernt zum Ankerplatz für unser Fluchtboot. Meine Mutter und die Tante stürzten in einen Sumpf. Wir wurden mit Salzwasser getränkt. Wir stiegen danach in ein Boot ein. Bei Ebbe stachen wir ins Meer. Diesmal hatten wir ein größeres Boot. Es war 12,50 Meter, genau 2,50 breit und 1,2 Meter groß (hoch). Es waren 101 hoffnungsvolle Passagiere an Bord, die meisten waren Kinder. Wir verirrten sechs Tage und fünf Nächte auf dem Meer herum wie ein kleines Gummiboot, ohne Kompass, ohne Orientierung, ohne Ziel.   Bereits einen Tag nach dem Ausbruch wurden viele krank, manche mussten sich schon übergeben. Genau wie beim ersten Fluchtversuch schlugen die Wellen in bedrohlicher Stärke aufs Boot, überspülte es mit Meereswasser. Das Boot, eigentlich auch eine große Nussschale, mit 101 Menschen an Bord, drohte zu sinken. Ich verschluckte unfreiwillig das Salzwasser, das sich dann auf meiner Haut bemerkbar machte. Meine Mutter, körperlich geschwächt, konnte mich nicht mehr stillen. Ich weinte, ich schrie vor Schmerzen. Ein Säugling weiß nichts von der großen Politik aber er schreit, wenn er Hunger hat. Er kann nicht artikulieren, außer Schreien. Genauso ging es mir.   In der hoffnungslosen Lage begannen die Flüchtlinge zu beten. Möge Maria Mutter Gottes ihnen den Weg ans Ufer der Freiheit mit ihrem Licht der Hoffnung erleuchten!   Dennoch war die Enttäuschung sehr groß. Viele große Handelsschiffe fuhren an diesem kleinen Boot vorbei aber niemand wollte das kleine Boot gesehen haben, als wären die Menschen an Bord nichts, nichts als Luft! Später, viel später, Jahre später erfuhren die Flüchtlinge, dass niemand bereit war die menschliche Last auf sich zu nehmen, denn kaum ein Land war bereit, sie als Land gehen zu lassen. Das Leben der 101 Passagieren schien besiegelt zu sein, am sechsten Tag der Flucht. Die Enttäuschung wurde zu einer großen Verzweiflung. Ohne Wasser und Lebensmittel wurden fast alle krank und lagen überall, auf Unterdeck, auf Oberdeck, auf den Gängen, rum. Das Boot trieb sinnlos im Meer wie ein toter Stammbaum im Strom. Dennoch beschlossen der Bootsführer und die Organisatoren, nicht zurückzukehren. Sie hätten ohnehin nicht gewusst wie man zurückkehrt. Die Situation war sehr kritisch. Meine Haut fiel ab von meinem Körper. Ich konnte nur noch ganz schwach atmen und war da nur noch einen Schritt vom Tod entfernt.   Offenbar hat der liebe Gott unser Gebet erhört, denn es tauchte plötzlich die Cap Anamur auf, deren die Besatzung uns mit Sicherheit schon durch ihre Ferngläser gesehen hatte aber das brauchte eine Weile, bis man uns näherte. Gegen 17:00 Uhr des sechsten Fluchttages konnten wir gerettet werden. Ich wurde ins Behandlungszimmer der Cap Anamur von den Ärzten behandelt. Die Ärzte sagten, wenn es nur einen Tag länger gedauert hätte, wäre ich schon gestorben. Zur gleichen Zeit, während der Rettungsaktion, sank das kleine Boot in die Tiefe des Meeres und die Cap Anamur wurde von einem Taifun geschüttelt. Alle wussten, sie wurden buchstäblich in der letzten Minute gerettet.   Wir wurden nach Palawan, einer Stadt auf den Philippinen, gebracht. Meine Eltern erzählten auch, dass Herr Dr. Rupert Neudeck und der Kapitän der Cap Anamur sowie einige Helfer das Lager besuchen, als ich drei Monate alt wurde.   Nach einem Jahr wurden wir von Deutschland aufgenommen und nach Mönchengladbach in Nordrhein-Westfalen gebracht. Die Stadt wurde unser neues Heim, Deutschland wurde unsere zweite Heimat.   Mein Leben bekam danach einen gewöhnlichen Werdegang: Kindergarten, Schule, Universität, Diplomabschluss in der Wirtschaftswissenschaft, ein Job, dann Familiengründung und ein Sohn im Alter von drei Jahren. Ich lebe heute glücklich mit meiner Familie in Deutschland.   Nach 38 Jahren in Deutschland erfuhr ich immer wieder von meinen Eltern, dass sie damals entschlossen waren, die Flucht aus Vietnam so lange zu wiederholen, bis sie entweder ankamen oder auf hoher See umgekommen wären. Das dachten damals auch Millionen Menschen in Südvietnam. Die Freiheit war für sie wertvoller als das eigene Leben.     Meine Eltern erzählten mir auch die Geschichte Vietnams. Unser Land wurde 1954 geteilt, gemäß dem Genfer Abkommen vom 20.07.1954. Nördlich des 17. Breitengrad entstand Nordvietnam, dass unter der Diktatur der Kommunisten stand. Der Süden wurde ein freies Land. Das Abkommen erlaubte den Bewohnern jedes Landesteils, innerhalb von zwei Monaten, in den anderen Landesteil umzusiedeln. Mindesten eine Million Menschen aus dem Norden folgten dem Ruf der Freiheit und gingen nach Südvietnam. Im Jahr 1954 waren meine Eltern gerade fünf bzw. sechs Jahre alt. Sie nahmen Hab und Gut mit und stiegen in ein Landungsboot um nach Südvietnam zu kommen. In 21 Jahren der Trennung gab es für unsere Familie keine Nachricht vom Rest der Familie aus Nordvietnam denn der Kontakt war verboten. Deutschland war auch getrennt in Ost und West und wurde 1990 friedlich wiedervereinigt. Dieses Glück hatten wir, Vietnamesen, nicht.   Südvietnam, unsere Heimat, kam am 30. April 1975 unter die Panzerketten der blutrünstigen Nordvietnamesen und wurde der kommunistischen Diktatur unterworfen. Das Volk in Südvietnam lehnte diese Unterwerfung ab. Mehr als zwei Millionen Südvietnamesen versuchten über die gefährliche Flucht über See, um ans Ufer der Freiheit zu gelangen. Dabei riskierten sie, - von UNHCR als Boatpeople genannt – alles: Vom Verhungern und Verdursten unter der sengenden Sonne, von gefürchteten Piraten entführt und getötet werden, von Taifunen versenkt. Die Frauen hätten Opfer der Massenvergewaltigungen durch Piraten werden können. Der Pazifik, der seinen Namen zu Unrecht trägt, wurde zum größten Massengrab der Welt, mit geschätzt 500.000 namenslosen Gräbern auf dem Meeresboden. Ich brauchte Jahre, um meine Eltern zu verstehen. Wenn das Schicksal es gewollt hätte, wären wir alle gestorben, aber niemand von uns hätte unter der kommunistischen Gewaltherrschaft leben müssen. Aber Gott hat unser Gebet erhört und schickte die Cap Anamur zu uns. Das Schiff der Nächstenliebe hat uns gerettet. An dieser Stelle verbeuge ich mich posthum vor unserem Retter, Dr. Robert Neudeck. Ohne ihn wäre der maritime Friedhof im Pazifik um mindesten 11300 Gräber größer geworden. Ich verbeuge mich vor allen Menschen, die auf der Cap Anamur gearbeitet haben, ohne sie wäre ich heute nicht hier. Ich verbeuge mich vor zigtausenden Menschen in Deutschland, die uns auf unserem Lebensweg Jahre, Jahrzehnte begleitet haben, ohne sie wären wir nicht da, wo wir heute sind.   Ich weine um meine Landsleute, die in Vietnam eine der schlimmsten Diktaturen der Welt ertragen müssen. Gott möge die Kette der Gewalt in Vietnam zerreißen!   Wir gedenken heute unserer Landsleute, die beim Ausbruch in die Freiheit ihr Leben verloren haben, weil sie kein Glück hatten.   Wir stehen heute vor dem Denkmal für Robert Neudeck. Wir hätten uns gefreut, wenn er heute, mit 80 Jahren, bei uns wäre. Aber wir sind getröstet zu wissen, dass er vom Himmel auf uns schaut, um seine Freude mit uns zu teilen, dass wird ihn nie vergessen werden.   Liebe Frau Christel Neudeck, nehmen Sie unseren herzlichen Dank an! Wir wissen, hinter einem starken Mann steht immer eine starke Frau. Ohne Sie, liebe Christel, hätten die humanitären Aktionen der Cap Anamur auch nicht funktioniert. Wir wünschen Ihnen und Ihrer Familie alles Gute, Gesundheit und Gottes Segen für ihre weiteren Lebenswege.   Liebe Christel, bitte nehmen Sie mein kleines Geschenk an, einen Blumenstrauß, als den sichtbaren Ausdruck meines Dankes an Sie. In unserem Herzen werden wir Sie und Dr. Rupert Neudeck immer bleiben.   Vielen Dank, verehrte Damen und Herren, wir danken Ihnen für die großartigen Heldentaten bei der Aktion, Menschen in höchste Not zu retten und für Ihre heutige Geduld.   Gott segnet Sie! ------------- Tờ báo Kölner Stadt Anzeiger đưa tin về buổi lễ:  
......

Những người con

Tho Nguyen| Tôi nhận được cuốn “Tôi là con gái của cha tôi” do Phan Thúy Hà gửi đã hơn một tháng. Vì bận rộn nên tôi tính sẽ tranh thủ đọc cuốn sách thứ 3 của Hà [1]trong những kẻ hở thời gian. Nhưng đọc xong 20 trang đầu kể về gia đình Quốc Kiệt, tôi phải đóng ngay sách lại. Dù đã biết về số phận thảm thương của nhiều người lính VNCH sau 1975, tôi vẫn bị sốc bởi những đau khổ mà anh hạ sỹ Đặng Văn Tiền, số quân 69/127385 thuộc sư đoàn 7 Quân lực VNCH và gia đình đã trải qua. 20 trang đầu này đã khiến tôi xúc động mạnh về những người con, người vợ Việt Nam. Có lẽ dân tộc này tồn tại qua được mọi biến cố kinh hoàng nhất của lịch sử là nhờ có những người con như Quốc Kiệt, nhờ những người yêu, người phụ nữ như cô Hương. Quốc Kiệt biết chăm sóc người cha bị chiến tranh tàn phá thân thể và bị hòa bình tàn phá nhân phẩm từ lúc cậu 5 tuổi. Cậu đi hái lá sắn ngoài hàng rào về cho ba nấu canh. Kiệt lớn lên bên chiếc xe bán vé số với ba. Ba bị bệnh nặng, Kiệt hàng ngày chăm sóc ông trong bệnh viện. Mỗi lần ông đi vệ sinh, Kiệt phải lựa cách bế bồng ông sao cho ông đỡ đau. Trong những tháng cuối cùng của của ba, Kiệt đã không còn đơn độc. Cô Hương, người yêu cũ của ông Tiền thời trẻ, đã về với ông, cùng Quốc Kiệt chăm sóc ông. Cô về không phải để hưởng lại những gì hai người đã mất, mà chỉ để ông được sống những ngày cuối cùng của cuộc đời trong tình thương và được chết như mọi người trên đời này. Cô Hương mang linh cữu người yêu về nhà cô làm đám tang, không phải vì nhà của Quốc Kiệt chật, mà vì cô muốn ông ấm lòng. (Trang 19) Quốc Kiệt muốn giữ lại cái chân giả của ba, nhưng mọi người bảo: chôn cùng để sang đó “Thằng què” có cái mà đi. Hạ sỹ Tiền đã trở thành người lính vô danh với cái tên “Thằng què” mà mọi người vẫn gọi ông. Không, tôi không thể đọc cuốn sách này một các tranh thủ được. Tôi sẽ phải dành thời gian nhiều hơn để thấm hơn về những điều mà lâu nay tưởng rằng mình đã tỏ. …. Phan Thúy Hà và tôi kết bạn với nhau qua Facebook. Hà không nhận mình là nhà văn, mà chỉ muốn là một công dân tốt, chỉ muốn là công dân của một nước Việt Nam nhân đạo, công bằng, văn minh. Cha Hà cùng lứa chúng tôi, ông đi bộ đội, vào Nam, hết chiến tranh về với vợ con. Ông là lính phòng không cùng đơn vị với Phấn (Nguyen Van Phan), bạn học của tôi. Hồi đầu năm, Phấn và tôi đến thăm Hà, khi cháu mới bị gãy chân, còn chống nạng. Từ bạn ảo, chúng tôi thành chú cháu. Tôi quý Hà bởi tính thằng thắn và lòng trắc ẩn dường như bẩm sinh. Cô bé rất dễ xúc động trước nỗi đau của người khác. Nguyễn Thọ, Phan Thúy Ha, Nguyễn Văn Phấn Sau khi xuất bản “Đừng kể tên tôi”, một ghi chép về số phận những người lính miền Bắc và những người dân Hương Khê sống sót qua cuộc chiến tranh 30 năm, Hà bỗng biết thêm về số phận của những người lính phía bên kia, từng là đối phương của cha. Hà nói: - Các chú, bác trong đó khổ hơn các chú đi nghĩa vụ ngoài Bắc. - Tại sao ? chú Phấn hỏi - Vì các chú trong đó biết rõ hơn về mất mát và tàn bạo của chiến tranh, vì các chú ấy không được xã hội tung hô là anh hùng, không được tắm mình trong giấc mơ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đa số các chú đi lính với nỗi lo sợ hoặc với nỗi nhục của người trốn lính. Trong đó không có chú nào đút đá vào túi cho đủ cân để được đi bộ đội như ngoài mình. Thế rồi Hà bỏ tiền, bỏ thời gian đi tìm gặp các cô chú, các bác từng là lính của phía bên kia. Nhiều người trong họ không thích nói chuyện với một cô gái là con của Việt Cộng. -Các chú ơi, cháu chỉ là con của cha cháu! Đọc hết 354 trang sách của Hà, tôi không đủ sức kể lại các cảm xúc lẫn lộn qua từng câu chuyện. Tôi có cảm giác xấu hổ, vì từng đứng trong hàng ngũ những kẻ mà đến việc cấp chứng minh thư cho những người lính tàn tật, già yếu săp chết cũng không dám. Chỉ sau khi bàn với nhau “Ông ấy giờ còn làm gì được nữa”, họ mới cấp. Mà thực ra, người con năm lần bảy lượt đi xin cái chứng minh thư đó chỉ để tới đây làm giấy báo tử cho cha. Rồi tôi bỗng cảm thấy tức ngực, khi đọc về nỗi oan anh toán trưởng biệt kích quê Quảng Trị. Từng là người tham gia phong trào sinh viên phật tử, đấu tranh chống lại chế độ Đệ nhất, rồi Đệ nhị Cộng hòa, anh có cảm tình với cách mạng. Nhưng số phận đưa đẩy anh thành lính biệt động quân. Sau 1975 cái “nợ máu ác ôn” dính chặt vào lý lịch của anh và anh làm kiểu gì cũng không khỏi bị hành. Nhưng sự hành hạ đó lại dừng lại ở mức anh không "được đi cải tạo”. Thế là bạn bè cũ nghi ngờ anh, trong khi anh chỉ là cái ghẻ rách của cán bộ địa phương. Cũng chỉ vì không “được” đi cải tạo mà hai lần xét đi xuất cảnh theo diện HO, anh đều trượt, phải ở lại chăn bò, đi kinh tế mới. Nỗi oan như vậy cũng đến với những bà mẹ Cam Lộ có chồng đi theo cách mạng, đến với những thanh niên có cha đi tập kết, phải đầu quân cho chính quyền VNCH. Họ nằm giữa hai làn đạn, hứng chịu tội ác từ cả hai phía. Chiến tranh luôn đi kèm với tội ác, thù hận, đau khổ, oan ức và cả với vinh quang, bi tráng. Nếu nói về chiến tranh mà chỉ nêu đau khổ, hùng tráng của một bên và khắc sâu cái xấu, tội ác của bên kia là không công bằng. Không công bằng thì không có hòa bình trong lòng người. Hơn 40 năm sau chiến tranh, thế lực thù địch vẫn là cái bóng ma ám ảnh, chính vì sự thật bị bóp méo. Tôi tin vào sự trung thực trong các ghi chép của Hà, vì đó là lời kể của những người lính từ cả hai bên, vào lúc xế chiều của đời họ. Vì vậy bên cạnh những điều ghê tởm mà tôi từng biết, qua cuốn sách này, tôi tin vào cái thiện trong con người Việt Nam, từ cả hai miền. Những anh lính cộng hòa tử tế với tù binh Việt cộng như trong chuyện của anh Phong[2], cũng như tình cảm tốt đẹp giữa gia đình chị Sương anh Lựụ, đại uý quân y VNCH và anh Ngọc [3]mà tôi kể trước đây, đều là có thật. Chuyện đại úy Tường, cán bộ quản giáo ở Trảng Lớn thương những tù binh cải tạo là có thật. Anh nói với họ: Cha mẹ tôi hồi đó mà lanh chân ẵm tôi xuống tàu ở Hải Phòng thì giờ tôi cũng giống các anh thôi !(trang 163) Cũng như vậy, tình cảm của anh bộ đội Hải để lại cho gia đình cháu Quỳnh Anh có bố đi cải tạo, là có thật. (trang 354). Trẻ em không biết nói dối. Để đất nước này thay đổi, để người Việt không phải gọi nhau là phản động, là thù địch, chúng ta cần những nhà tranh đấu, những nhà báo, nhà văn dũng cảm, những nhà hoạt động xã hội tâm huyết. Nhưng để dân tộc này không bị mai một, bị hủy hoại, chúng ta cần những người con như Quốc Kiệt, như Thúy Hà, như Quỳnh Anh.... Những người phụ nữ, dù không sinh nở lấy một lần như cô Hương, lại là những người mẹ đức độ để nuôi dưỡng nên những người con cao thượng. Köln 17.09.2019 Tái bút: Những người chồng, tuy không lộ diện, nhưng ủng hộ, hỗ trợ vợ đi khắp đất nước ghi chép để rồi phải bỏ tiền ra in sách, cũng là những người con của đất nước này. ---------- [1]1- Đừng kể tên tôi – NXB Phụ nữ 2018. 2- Qua khỏi dốc là nhà- NXB-Kim Đồng 2018 3- Tôi là con của cha tôi – NXB Phụ nữ 2019 [2] https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/2845559822128739 [3] https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/2861404873877567  
......

Paris: Biểu tình chống Trung Cộng xâm lấn chủ quyền Việt Nam tại Bãi Tư Chính

Phạm Minh Hoàng ghi| Hằng năm ngày 15 tháng Chín đánh dấu ngày Quốc Tế Dân Chủ (International Day of Democracy). Tại Paris, nhóm Tinh Thần Diên Hồng và Hiệp Hội các Cộng Đồng Á Châu Tranh Đấu cho Nhân Quyền đã tổ chức buổi xuống đường tại quảng trường Trocadéro, còn được gọi là quảng trường Nhân Quyền. Được biết, chính tại nơi này cách đây 71 năm, ngày 10 tháng Mười Hai, 1948, 58 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc đã cùng ký vào bản Hiến Chương LHQ về Quyền Con Người. Cuộc biểu tình năm nay chia làm 2 phần. Phần đầu từ 12g30 đến 14g30 do Nhóm Tinh Thần Diên Hồng tại Paris mà Việt Tân là một thành viên, chủ động đảm trách. Có mặt từ 11g, anh chị em trong Ban Tổ Chức đã bắt tay vào việc với âm thanh, cờ, biểu ngữ, hình ảnh được trưng bày rất công phu. Chương trình bắt đầu lúc 13g với nghi thức chào cờ, mặc niệm thật trang nghiêm. Ông Nguyễn Văn Minh đại diện Ban Tổ Chức nêu lý do của buổi biểu tình hôm nay nhằm: – Chống đối Trung Cộng xâm lược vùng biển Đông; – Chống đối Trung Cộng từ tháng 8 vừa qua, đem tàu chiến xâm lấn Bãi Tư Chính, ngoài khơi miền Nam Việt Nam; – Chống đối Cộng Sản Việt Nam từ lâu nay ác với dân, hèn nhát với giặc Trung Cộng xâm lấn chủ quyền. Ông Minh cũng nói thêm: …“Đồng Hương Việt Nam tại Pháp hiện diện đông đảo tại quảng trường Nhân Quyền hôm nay để lên tiếng tranh đấu cho một nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ và Tự Chủ. Song song đó cũng để ủng hộ những dân tộc Á Châu khác đang sống dưới ách đô hộ của Trung Cộng: Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ, Nội Mông, Hong Kong. Lời kêu gọi và khẩu hiệu tiêu biểu trong cuộc biểu tình nhân ngày Quốc Tế Dân Chủ 2019 tại Paris. Ảnh: FB Thân Hữu Việt Tân tại Pháp Tiếp sau là phần phát biểu của các hội đoàn, cá nhân bằng Pháp và Anh ngữ. Đặc biệt năm nay có sự góp mặt của Bà Đặng Kim Trang, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt tại San Diego, Hoa Kỳ. Những bài hát đấu tranh thật khí thế xen kẽ với các khẩu hiệu được hô vang cả một góc phố. Đảng Việt Tân và đấu tranh bất bạo động Buổi biểu tình phần hai bắt đầu từ 14g30 do Hiệp Hội các Cộng Đồng Á Châu Tranh Đấu cho Nhân Quyền bao gồm những quốc gia như Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương, Lào, Đài Loan, Việt Nam. Sự hiện diện của các bạn trẻ đại diện cho Hong Kong làm tăng thêm phần sinh động với cờ và biểu ngữ đầy mầu sắc. Những bài quốc ca của các cộng đồng quốc gia trong Hiệp Hội đang bị khống chế bởi Trung Cộng và chế độ độc tài lần lượt phát lên thật hùng hồn. Sau phần phát biểu và các khẩu hiệu của từng cộng đồng thật khí thế, không gian trầm lắng lại với phần tụng kinh cầu an bởi nhà sư Tây Tạng Tenzin Penpa cho những người đấu tranh đòi Tự Do Dân Chủ và công bằng, lẽ phải đang bị trù dập và tù tội. Về phía Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Bảo đại diện cho Cơ sở Việt Tân tại Pháp nói lên tình hình căng thẳng tại Biển Đông, đặc biệt là tại Bãi Tư Chính. Nhạc phẩm Sea of Black tức “Biển Người Áo Đen” của nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác để cổ động cho cuộc tranh đấu của giới trẻ Hong Kong cất lên bởi tiếng hát của cô Tố Lan thuộc Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người tham dự. Phần phát biểu của nhóm sinh viên Hong Kong đã gây nhiều cảm xúc đến người tham dự. Đoàn người diễn hành thật lớp lang với sự bảo vệ của cảnh sát và ban trật tự di chuyển ngang qua tháp Eiffel để đi đến bức tường Hòa Bình cách đó 3 km. Paris tuy trời vào thu nhưng vẫn chan hoà nắng ấm. Mầu sắc của biểu ngữ và rừng cờ 7 quốc gia len lỏi giữa các trục lộ và xen lẫn với những tiếng hô khẩu hiệu bằng tiếng Việt, Pháp và Anh Ngữ gây sự chú ý cho người dân địa phương và du khách. Những tờ truyền đơn cũng được phát tận tay những khách bộ hành hai bên đường cắt nghĩa lý do của buổi xuống đường phản đối Trung Cộng và các chế độ độc tài đang chà đạp và vi phạm Nhân Quyền một cách trầm trọng. Chị Trần Dung Nghi đại diện Hiệp Hội các Cộng Đồng Á Châu Tranh Đấu cho Nhân Quyền có vài lời cám ơn sự hiện diện đông đảo của các cộng đồng bạn và đồng hương Việt Nam đã bỏ thời gian của một chủ nhật đẹp trời đến tham dự cuộc xuống đường và cùng hẹn sẽ tiếp tục tranh đấu cho Quyền Con Người và đòi hỏi Tự Do Dân Chủ cho các nước còn đang bị khống chế bởi Trung Cộng và các chế độ độc tài trong đó có Việt Nam. Buổi biểu tình đã chấm dứt vào lúc 18g cùng ngày. Paris, 15 tháng Chín, 2019 Phạm Minh Hoàng ghi Một số hình ảnh: Cuộc biểu tình nhân ngày Quốc Tế Dân Chủ 2019 tại Paris do nhóm Tinh Thần Diên Hồng và Hiệp Hội các Cộng Đồng Á Châu Tranh Đấu cho Nhân Quyền tổ chức. Ảnh: FB Thân Hữu Việt Tân tại Pháp. Cộng đồng người Việt Cộng đồng người Việt Cộng đồng người Việt Cộng đồng người Hoa và các sinh viên Hong Kong Cộng đồng Tây Tạng  
......

Speyer - Đức Quốc, Vận động cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Vận động cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam tại Đại Hội Công Giáo địa phận Speyer, Đức Quốc. Kaiserslautern, 15.9.2019 khoảng 2500 tham dự viên từ mọi miền giáo phận Năm nay Đại Hội Công Giáo của địa phận Speyer được tổ chức tại khu vực Triển Lãm Vườn của tiểu bang Rheinland-Pfalz, trong thành phố Kaiserslautern, thuộc miền Tây Nam Đức Quốc. Đức Giám Mục TS Karl-Heinz Wiesemann, chủ tịch UB Tín Lý, Hội Đồng ĐGM Đức Quốc Với chủ đề „Hãy suy tư rộng ra! Hãy suy tư tiếp!“ Đức Giám Mục TS Karl-Heinz Wiesemann đã chào đón khoảng 2500 tham dự viên từ mọi miền giáo phận, và đã kêu gọi các tín hữu lên tiếng và lãnh trách nhiệm của mình trong bối cảnh xã hội và tình hình thế giới phức tạp, gây ra bởi tranh dành quyền lực, quặng mỏ, thị trường, năng lượng, nước; khí hậu thay đổi, chiến tranh, hơn 70 triệu người tỵ nạn; nạn ấu dâm trong giáo hội công giáo cũng như trong những lãnh vực xã hội khác… Theo Wieder, chủ tịch hội đồng huyện Pfalz Đức Giám Mục phó Otto Georgens Lm quản hạt Peter Nirmaier Cùng với tổ chức tôn giáo phi chính phủ có tên là PAX CHRISTI (Hòa Bình của Đức Kitô) anh chị em đảng viên Việt Tân đã dựng quầy thông tin về tình hình Nhân Quyền Việt Nam, về các Tù Nhân Lương Tâm, và vận động xin chữ ký gửi đến Quốc Hội Âu Châu để kêu gọi hoãn lại dự định thông qua Hiệp Ước Thương Mại EVFTA bao lâu nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp nhân quyền một cách khốc liệt. Anh chị em nhóm cầu nguyện "Chara" https://www.bistum-speyer.de/aktuelles/bildergalerien/bildergalerie-katholikentag-kaiserslautern/ https://www.facebook.com/dein.Bistum/videos/909632536081838/ Trịnh Đỗ Tôn Vinh
......

Nürnberg - Đức Hát cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam.

Ngày 14.09.2019 là buổi sinh hoạt bình thường hàng tháng của Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại thành phố Nürnberg và vùng phụ cận. Gần đây Trung cộng ngang ngược ra vào thăm dò trên vùng biển của Việt Nam, Bãi Tư Chính. Sự đê hèn của lảnh đạo đảng cộng sản VN im lặng trước sự xâm lăng trắng trợn của Trung cộng; đồng thời ra sức bịt mồm dư luận, giam cầm nhiều người yêu nước. ông Nguyễn Thế Bảo Để vạch trần những tội ác của đảng cộng sản VN, buổi sinh hoạt lần này chúng tôi mở rộng hơn với phần thuyết trình của ông Nguyễn Thế Bảo về vấn đề Trung cộng xâm lược biển Đảo Hoàng Sa- Trường Sa và gần đây là Bãi Tư Chính  thềm lục địa của VN. Đồng thời cũng tố cáo Nhà cầm quyền công sản VN vi phạm Nhân quyền, đối xử tàn độc với những Tù Nhân Lương Tâm(TNLT) trên khắp các trại giam tại Việt Nam.   Buổi sinh hoạt của chúng tôi thêm phần long trọng và sôi nổi với sự góp mặt của Luật sư Nguyễn Văn Đài qua hệ thống Internet Messenger. ca sĩ Bích Huyền Cả Hội trường im lắng  và nhiều khuôn mặt đăm chiêu buồn cho nỗi đau mất nước và thương cảm những người TNLT. Hội trường như bừng lên khát vọng Tư do Nhân quyền cho VN. với những bài ca đấu tranh vang lên, do ca sĩ Bích Huyền và Vĩnh Điệp  và có lúc mọi người đều đồng ca Việt Nam Việt Nam hay Việt Nam quê hương ngạo nghễ... ca sĩ Vĩnh Điệp Không khí bỗng trầm lắng khi nghe chị Dung lần đầu đến sinh hoạt chung với Hội,  Chị bức xúc kể câu chuyện lòng ...không bao giờ quên dầu đã hơn 50 năm ..."CS. giết ông ngoại... đổ oan cho VNCH....Mẹ oán hờn theo Việt Cộng làm Giao liên...Cha là lính VNCH. vẫn không biết vợ là Địch...Cộng sản hèn hạ ra tay giết đồng chí...khi biết tư tưởng thay đổi! Những vết chém bằng dao mã tấu đã kết liễu cuộc đời của mẹ khi đang mang trong bụng một hài nhi 5 tháng tuổi..."Trong sự xúc cảm, trong lời nói nghẹn cùng giòng nước mắt...đã làm nhiều người cùng rơi lệ.   Chị Dung Cùng nhau đấu tranh, cùng nhau góp bàn tay chống chế độ độc tài cộng sản...tự nguyện đóng góp vào quỹ giúp những người TNLT. tại Việt Nam. Không khí trang nghiêm khi nghi lễ chào cờ , trầm lắng khi nghe các diễn giả thuyết trình và khi chị Dung kể lại câu chuyện lòng. Sau đó cũng không kém phần vui tươi náo nhiệt với nhiều bài ca Tự tình quê hương và Tình yêu lứa đôi...những cặp đôi dìu nhau trên sàn nhảy và ca sĩ trình bày càng lúc càng đông, không khí càng thêm sôi động . Buổi sinh hoạt chấm dứt với nghi thức chào cờ bế mạc. Mọi người ra về trong niềm vui hẹn gặp lại trong lần sinh hoạt tới.   Ông Hausmeister  tuy không hiểu tiếng Việt nhưng cũng bắt tay và khen Hội đoàn tổ chức rất hay. Chúng tôi cũng cám ơn chính quyền thành phố Nürnberg đã cho mượn Hội trường (Saal) không thu lệ phí. Mọi người ra về trong sự luyến tiếc và hẹn gặp lại nhau lần sinh hoạt tới. Nürnberg- Germany 14.09.2019 Hội NVTN CS Nürnberg  
......

Lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Đông Tiến tại Hamburg

Nguyễn Phan| 15 giờ chiều ngày 14.9.2019 cơ sở đảng Việt Tân (VT) tại Hamburg đã tổ chức buổi lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Đông Tiến tại trường Jenfelder Schule, Jenfeld, Hamburg, Đức Quốc. Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm, ông Trần Văn Các, Trịnh Đỗ Tôn Vinh và Nguyễn Đức Liệu đại diện cơ sở Việt Tân tại Hamburg cử hành nghi thức thắp hương và khấn nguyện trước vong linh những kháng chiến quân (KCQ) đã hy sinh trên con đường đấu tranh cho một Việt Nam tự do, dân chủ. Trái Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, ông Trần Văn Các và Nguyễn Đức Liệu Cử tọa đã theo dõi cuộc phim về sự hoạt động của VT từ ngày thành lập cho đến bây giờ. Từ những hình ảnh ngày đầu cuộc đấu tranh trong chiến khu đến hỉnh ảnh khắp nơi ở hải ngoại, nối tiếp bằng hình ảnh biểu tình đòi nhân quyền, chống bá quyền phương Bắc và chống giặc nội xâm đang bán từng phần lãnh thổ cha ông để lại. Ban tổ chức sau đó mời đại diện các hội đoàn đến bàn thờ tưởng niệm trong âm thanh bài „Trăng Chiến Khu“. Bài hát do ông Hoàng Cơ Minh, Chủ tịch đảng Việt Tân sáng tác khi rời gia đình để vào khu chiến. KCQ nhạc sĩ Trần Thiện Khải phổ nhạc vào cuối thập niên 1980 và do chị Thụy Uyển đến từ thành phố Hannover trình bày trong khung cảnh rất trang trọng và linh thiêng. Dự trù nối kết qua mạng với tù nhân lươg tâm (TNLT) Nguyễn Đặng Minh Mẫn cũng diễn ra tốt đẹp trong gần nửa tiếng đồng hồ. Cô Minh Mẫn vừa rời nhà tù nhỏ vào ngày 2.8 vừa qua sau 8 năm tù đày nhiều lúc rất khắc nghiệt. „Tội“ của cô chỉ là vì yêu nước. Yêu nước nên phải chống âm mưu xâm lấn của Trung cộng. Yêu nước nên viết 6 mẫu tự „HS HS VN“, nghĩa là Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đây là „tội“ rất lớn đối với ĐCSVN nên họ tước đoạt 8 năm thanh xuân của cô gái 27 tuổi. Cô Minh Mẫn đã chia sẻ với cử tọa về đời sống cơ cực và căng thẳng trong tù với những trò gian xảo của chế độ qua bàn tay của các quản giáo, công an. Cô khẳng định là cô làm việc có chính nghĩa nên không sợ tù tội và không hối tiếc về 8 năm xuân xanh bị cướp mất và sẽ tiếp tục nối tiếp con đường những chiến hữu tiên phong đã đi. Cô cũng chia sẻ về những khó khăn vì bị chế độ cô lập. Cuộc sống càng khó hơn khi phải còn trải qua 5 năm quản chế tại địa phương Trà Vinh. Tuy nhiên cô xem đây là thử thách để vượt qua chứ không phải để nản lòng. Khi được hỏi về những chuyến viếng thăm tại nhà ở Trà Vinh của những anh chị em hoạt động xã hội, cô Minh Mẫn bảo, cô rất bất ngờ và cảm thấy rất hạnh phúc vì được nhiều người quan tâm và yêu thương. Vài câu hỏi và chia sẻ từ cử tọa đã được cô Minh Mẫn trả lời thỏa đáng một cách cởi mở và thân tình. anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh phát biểu. Trong phần chính của buổi sinh hoạt, diễn giả đến từ thành phố Speyer thuộc miền Nam nước Đức, anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh, ủy viên ban chấp hành VT Âu Châu đã không làm theo thông lệ. Anh không đọc một bài diễn văn mà nói chuyện trực tiếp với cử tọa qua những chia sẻ về những vấn đề của cộng đồng và đất nước. anh Nguyễn Đình Phúc hội trưởng Hội Người Việt Tị Nạn CS tại Hamburg phát biểu. Anh Vinh mời anh Nguyễn Đình Phúc, hội trưởng Hội Người Việt Tị Nạn CS tại Hamburg lên kể lại những khó khăn trước buổi lễ tường niệm tưởng chừng đã không thể diễn ra vì sự đánh phá của một email nặc danh gửi cho hiệu trường trường Jenfelder tố cáo VT là tổ chức khủng bố. Dù anh chị em VT chỉ có thời gian không đầy 24 tiếng đồng hồ để liên lạc, thuyết phục người Đức và hy vọng rất mong manh, đã có những cố gắng hết mình. Anh Tôn Vinh, người trực tiếp cung cấp tài liệu chứng minh hoạt động trong sáng và tốt đẹp của người Việt tị nạn nói chung và VT nói riêng cho nhà chức trách Hamburg suốt 40 năm nay đã cầu nguyện với Hồn Thiêng Sông Núi. Cuối cùng thì người Đức cũng lắng nghe và để buổi tưởng niệm diễn ra như dự trù. Về văn nghệ, bài hát „Ai trở về xứ Việt“ do chị Thụy Uyển trình bày đã khiến cả hội trường rất xúc động. Những lời tâm tình của chị sau bài hát càng làm lay động con tim hơn nữa. Liên khúc Việt Khang gồm ba ca khúc „Anh là ai?“, „ Việt Nam tôi đâu?“ và „Bạn thân“ do hai ca sĩ Lưu Minh Mẫn và Mỹ Lệ của Hamburg trình bày một cách rất nhiệt tình và chuyên nghiệp. Buổi lễ chính thức chấm dứt khoảng 17 giờ 30. Ban tổ chức ngỏ lời cám ơn Hội Người Việt TNCS tại Hamburg, đại diện các hội đoàn và thân hữu đến tham dự và đã mời quý thân hữu dùng bánh ngọt, trà, cà phê và nước suối. Ban tổ chức cũng không quên cám ơn nhiều thân hữu đã làm bánh da lợn, bánh bông lan, xôi vị, bánh khoai mì, bánh bò nướng mang đến. Ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nhiều thân hữu còn ở lại đến tối để dùng „cơm chiều“. Tối hôm qua cũng là ngày sinh hoạt cộng đồng thường lệ của Hội với phần bán thức ăn gây quỹ yểm trợ cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại quốc nội và phần văn nghệ Karaoké. Những cái bắt tay thân tình lúc chia tay và hẹn ngày tái ngộ đã đủ nói lên sự thành công của buổi lễ. Và chắc chắn làm kẻ phá hoại rất cay cú trong âm mưu mờ ám của họ.
......

Nhà báo Phạm Đoan Trang được giải thưởng tự do báo chí 2019

Ba nhà báo thắng giải thưởng báo chí của tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters Sans Frontières - RSF), vừa trao tại Berlin hôm nay. Điều đặc biệt, cả 3 là phụ nữ: Giải Can Đảm: Dành cho cô Eman Al-Nafjan (Ả Rập Saudi), người đã cổ vũ cho các quyền của phụ nữ; Giải Độc Lập được trao cho nữ nhà báo Caroline Muscat (Malta), người thành lập trang web điều tra độc lập The Shift News, chuyên điều tra về tham nhũng mặc dù trước đó bạn cô - nữ nhà báo Daphne Caruana Galizia - bị ám sát chết. Giải Tác Động: thuộc về nhà báo Phạm Đoan Trang của Việt Nam, là người có tầm ảnh hưởng đến xã hội nhờ những bài viết của cô. ***** Vào tối ngày 12/9, giờ Berlin, Đức, Tổ chức Phóng viên không biên giới  (RSF) công bố nhà báo Phạm Đoan Trang là người được giải thưởng Tự do Báo chí 2019, hạng mục tầm ảnh hưởng. Nhà báo Phạm Đoan Trang, 41 tuổi, không thể có mặt tại buổi trao giải ở Berlin, nhưng cô đã gửi video của mình đến ban tổ chức. Nhà báo Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập và sáng lập viên của Luật khoa tạp chí đã đến nhận giải thay mặt Phạm Đoan Trang. Trong đoạn video ngắn được RSF chiếu tại buổi trao giải, Phạm Đoan Trang đàn và hát bài dân ca Lý Chiều Chiều. Cô nói về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam bị bóp nghẹt, các nhà báo bị đàn áp. Về Phạm Đoạn Trang, RSF viết: “Phạm Đoan Trang từ Việt Nam – sáng lập viên của Luật Khoa tạp chí hiện sống tại một trong những quốc gia đàn áp nhất trên thế giới. Với các bài báo của mình, cô giúp người dân của mình bảo vệ các quyền dân sự. Cô cũng là người lên tiếng cho các quyền LGBT. Vì những việc làm của mình, cô dã bị đánh đập và bắt giữ tùy tiện nhiều lần”. Trong bài phát biểu trên video gửi cho ban tổ chức, Phạm Đoan Trang nói những đe dọa của chính quyền với cô và các nhà báo không làm họ lo sợ vì: “chúng tôi cam kết vì sự thật và có hy vọng. Chúng tôi hy vọng một ngày Việt Nam có được dân chủ”. Khi nói về giải thưởng cho mình, Phạm Đoan Trang nói “ giải thưởng không phải cho mình tôi mà còn cho những người muốn tìm kiếm sự thật trên toàn thế giới”. Phạm Đoan Trang cho biết nghề báo ở Việt Nam bị coi là một tội, tội chống lại nhà nước. Cô nói cô và những nhà báo độc lập ở Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến khi nghề báo không còn bị coi là một cái tội ở khắp nơi trên thế giới. Giải thưởng cho tôi không phải cho mình tôi mà còn cho những người muốn tìm sự thật trên toàn thế giới. ***** September 12, 2019 Journalists from Saudi Arabia, Vietnam and Malta honoured at RSF’s 2019 Press Freedom Awards   Reporters Without Borders (RSF) awarded its 2019 Press Freedom Prize today (12 September) to Saudi journalist Eman al Nafjan, Vietnamese journalist Pham Doan Trang and Maltese journalist Caroline Muscat, at a ceremony held for the first time in Berlin.   https://rsf.org/en/news/journalists-saudi-arabia-vietnam-and-malta-honoured-rsfs-2019-press-freedom-awards  
......

Rupert Neudeck - Người không chịu hèn

Nguyễn Thọ| Nhân dịp bạn Trần Văn Thái từ Việt Nam sang, tuần qua tôi đã cùng mấy bạn học ở Königs Wusterhausen (Berlin) từ thời trai trẻ tổ chức một cuộc gặp gỡ với các thầy cô giáo ở đó. Tôi luôn áy náy vì cứ mỗi lần quay về trường cũ là lại thiếu vắng thêm một vài thầy cô. Tôi sẽ kể trong bài sau về cuộc gặp gỡ này. Vì vậy nên tôi không thể tham gia lễ kỷ niệm 40 năm „Tổ chức cứu trợ Cap Anamur“ vào hôm thứ bảy 31.8 vừa qua. Tuy không phải là thuyền nhân được tàu Cap Anamur của ông Rupert Neudeck vớt lên từ Biển Đông như hàng chục ngàn đồng bào, nhưng tôi vẫn coi ông Neudeck là ân nhân. Ân nhân vì ông đã giúp tôi hiểu hơn ý nghĩa của cuộc đời. Trước khi đi Berlin, tôi kịp đưa bạn Thái về Troisdorf để viếng ông Neudeck và thăm „Đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam“. Con thuyền gỗ nhỏ bé với 52 người tỵ nạn đang sắp chết khát được tàu Cap-Anamur vớt vào phút chót, ngày nay trở thành đài kỷ niệm. Mỗi lần qua đó, tôi lại nghĩ đến những đồng bào xấu số đã nằm lại trong lòng Biển Đông. Rồi tôi nghĩ đến người ty nạn Neudeck. Ông Neudeck cũng là một người Đức tỵ nạn chạy trốn cuộc tổng tiến công của Hồng quân Liên-Xô. Năm 1945, cậu bé 6 tuổi Rupert đã phải theo cha mẹ, cùng 12 triệu người Đức đi bộ hơn 1000 km từ vùng Danzig (nay là Gdansk, Ba-Lan) để về Tây Đức. Gia đình Neudeck sống sót về đến đây vì họ bị nhỡ chuyến tàu thủy Wilhelm Gustloff. Con tàu chở người Đức tỵ nạn này đã bị tàu ngầm S13 của Hồng quân Liên Xô bắn chìm ngày 30.1.1945 trên biến Baltic, đem theo 9.000 người Đức xấu số xuống đáy biển. Cậu bé Rupert đứng trên bờ kinh hoàng nhìn những mảnh tàu vỡ cùng xác người trôi dạt vào bờ. Hình ảnh đó đã không bao giờ ra khỏi đầu ông già Neudeck sau này. Vì vậy khi nhìn thấy những hình ảnh thuyền đắm, người chết trên Biển Đông, nghe về những vụ cướp biển, về các vụ hãm hiếp, về những vụ ăn thịt người để sống, ông không thể ngồi im. Ông thậm chí vượt cả rào cản ý thức hệ. Rupert Neudeck vốn là một báo cánh tả, ảnh hưởng bởi các thần tượng như Jean Paul Sartre, Yve Montant hay Heinrich Böll. Cánh tả phương tây đã đứng về phía những kẻ yếu trong chiến tranh Việt Nam và có cảm tình với Việt Cộng. Nay phải ra tay cứu những người trốn đang chạy chế độ mình từng ủng hộ không phải là quyết định dễ dàng. Khó khăn nữa là phá bỏ được nỗi lo ngại của dư luận Đức trước dòng người tỵ nạn Việt Nam. Chỉ riêng việc một dân tộc tự đàn áp nhau đến mức hàng triệu người phải chấp nhận cái chết, bỏ quê hương ra đi, đã khiến người ta lo sợ bản chất bạo lực tiềm tàng trong dân tộc đó. Không nước nào thích đón nhận người Việt tỵ nạn, kể cả các nước láng giềng như Thái Lan, Mã Lai, Indonexia. Liên hiệp quốc phải tổ chức hội nghị quốc tế Geneve 1979 để phân bổ hạn ngạch, buộc mỗi nước giàu phải nhận một cơ số người Việt tỵ nạn. (Viết đến đây, tôi chợt nghĩ đến một số người Việt tỵ nan đang có cái nhìn hẹp hòi đối với những người tỵ nạn hôm nay và coi chỉ có họ mới xứng đáng được cứu vớt) Rupert Neudeck bị chỉ trích từ cả hai phía, tả và hữu. Người thì coi con tàu Cap-Anamur là cái nam châm thu hút và kích động người vượt biên, người thì chửi ông “Chống lại một nhà nước XHCN đang hồi sinh“ (Peter Weiss)[1]. Nhiều bạn bè coi ông là kẻ điên rồ, tự nhiên từ bỏ cuộc sống no ấm của một nhà báo để lao vào cuộc phiêu lưu cứu người giữa biển cả. Hai vợ chồng Christel và Rupert Neudeck không hề phủ nhận là mình điên khùng. Những kẻ điên khùng sẽ chuyển động thế giới. Đại văn hào Heinrich Böll[2] đã đồng cảm với sự hy sinh của vợ chồng Neudeck và chính sự ra tay của ông Böll đã tạo nên chuyển biến kỳ diệu trong dư luận. Sau buổi phát sóng đầu tiên cùng Heinrich Böll, ông Neudeck thu được hơn 1,3 triệu DM tiền quyên góp. Số tiền đó đủ để tổ chức „Con tàu cho Việt nam“ của ông thuê chiếc tàu buôn với cái tên Cap Anamur [1]. Rất nhiều thiện nguyện viên đã góp sức, góp của sửa chiếc tàu đó thành tàu y tế cứu nạn. Nhiều chuyên gia y tế, hàng hải đã đầu quân làm nhân viên không lương cho tàu Cap-Anamur. Ngày 13.8.1979, con tàu rời cảng Hamburg đi biển Đông để cứu người Việt tỵ nạn. Trong 10 năm liên tục, con tàu đã vớt được 11.300 người tỵ nạn Đông Dương đưa về Đức. Cứu người đã khó, đưa được họ về Đức cũng không dễ. Chính quyền Đức không muốn đón nhận tất cả những người được cứu trên tàu. Nước Đức được phân công phải nhận 20.000 thuyền nhân. Chính quyền chỉ muốn đến các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á phỏng vấn từng người, lựa chọn và nhận những người đã thẩm tra. Trong khi con tàu lênh đênh trên biển để về Hamburg, một cuộc chiến truyền thông và vận động hành lang đã nổ ra tại Đức. Kết cục là tất cả những người trong danh sách gửi về từ Biển Đông đều được chấp nhận tỵ nạn tại Đức. Trong chiến tranh thế giới 2, „Bản danh sách Schindler“ là một ngọn nến nhỏ của tình người chìm trong bóng tối của tư tưởng phát xít. Trong thời bình những „Bản danh sách Neudeck“ gửi đi từ tàu Cap Anamur đã thức tỉnh lương tâm dân tộc này, đã đưa hình ảnh nước Đức từ những lò thiêu xác, trại tập trung, trở thành bến bờ của lòng nhân đạo. Bà Neudeck nói, họ làm được điều đó vì họ dám đứng lên, đi ngược lại những luồng tư tưởng ngự trị (mean stream). Xin dẫn một câu nói của Rupert Neudeck: Tôi muốn không bao giờ hèn nữa. Cap-Anamur là ấn tượng đẹp nhất của ý nguyện Đức: Không bao giờ trở lại với sự hèn hạ, phải luôn luôn dũng cảm. (Ich möchte nie mehr feige sein. Cap Anamur ist das schönste Ergebnis des deutschen Verlangens, niemals wieder feige, sondern immer mutig zu sein) Sự hèn hạ mà ông Neudeck muốn nói ở đây chính là sự quay mặt đi trước những điều ác đang xảy ra trước mắt mình. Chủ nghĩa phát xít tàn phá thế giới từ 1933 đến 1945 không phải vì Hitler tài giỏi, mà vì đã có 90 triệu người Đức hèn, ngậm miệng. Köln 04.09.2019 ------------- [1] Cap Anamur là tên một cảng biển phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Lúc đầu ông Neudeck thuê tàu Cap Anamur, sau khi có đủ tiền, ông mua lại. Năm 1982, ông lấy tên Cap Anamur đăt tên cho tổ chức của mình. [2]https://www.spiegel.de/spiegel/print/d-14339003.html [3] Heinrich Böll: 1917-1985, quê ở Köln, được coi là nhà văn hiện đại lỗi lạc nhất nước Đức, giải thưởng Nobel văn học 1972.
......

Tưởng niệm cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các anh hùng Đông Tiến tại Little Saigon

Di ảnh các anh hùng Đông Tiến trong lễ tưởng niệm năm thứ 32 cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các anh hùng Đông Tiến. (Hình: Văn Lan/Người Việt) Văn Lan/Người Việt| WESTMINSTER, California (NV) – “Hôm nay là ngày đánh dấu 32 năm những chiến hữu tiên phong trong công cuộc đấu tranh giải phóng Việt Nam, đã vĩnh viễn nằm xuống khi chỉ cách Việt Nam 20 cây số đường chim bay, trong chuyến xâm nhập vào Tháng Tám, 1987. Biến cố mang tính lịch sử này đã thôi thúc các đảng viên luôn vững bước, để tiếp nối con đường hào hùng của các chiến hữu tiên phong cho đến ngày đất nước được tự do, hạnh phúc.” Đó là lời khai mạc đầy hào khí đấu tranh do cô Mai Hương tuyên đọc trong nghi thức khai mạc lễ tưởng niệm năm thứ 32 cố Phó Đề Đốc, Chuẩn Tướng Hoàng Cơ Minh và các anh hùng Đông Tiến do Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân) tổ chức vào trưa Thứ Bảy, 24 Tháng Tám, 2019, tại hội trường Việt Báo, Westminster. Mọi người cùng đứng lên kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ Tổ Quốc, tưởng niệm anh linh tổ tiên, các anh hùng liệt nữ cùng 13 vị anh hùng Đông Tiến, cố Chuẩn Tướng Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, và các chiến hữu Dương Văn Tư, Ngô Chí Dũng, Võ Hoàng, Lưu Minh, Huỳnh Văn Tiến, Lê Hồng, Nguyễn Trọng Hùng, Phùng Tấn Hiệp, Trần Hướng Việt, Trương Ngọc Ni, Trần Thiện Khải, Lê Văn Long. Sau phần nghi thức, ông Trần Trung Dũng, đại diện cơ sở Việt Tân Nam California, trưởng ban tổ chức buổi lễ, nói: “Sau 32 năm đối với sự hy sinh của các chiến hữu vì tiếng gọi quê hương lên đường đấu tranh chúng ta làm chưa đủ, chúng ta phải hy sinh hơn nữa trên bước đường đấu tranh giải phóng quê hương để không phụ lòng những chiến sĩ anh hùng đông tiến đã vị quốc vong thân.” Lễ niệm hương trước bàn thờ các anh hùng Đông Tiến năm thứ 32. Từ trái, ông Trần Trung Dũng, ông Nguyễn Thế Cường, Bác Sĩ Đặng Vũ Chấn. (Hình: Văn Lan/Người Việt) Nói với nhật báo Người Việt, bà Hoàng Thị Châu Quy, em gái của cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, cho biết: “Ý nguyện của anh Hoàng Cơ Minh rất lớn, đó là làm sao đất nước mình có tự do dân chủ và nhân quyền, cho dù anh nằm xuống thì các chiến hữu và những người cùng chí hướng vẫn tiếp tục con đường thực hiện ý nguyện của anh, và tôi tin tưởng linh hồn anh vẫn đâu đây, rất vui khi chứng kiến sự hiện diện của chúng ta.” Ông David Nguyễn, trước thuộc Giang Đoàn Chiến Đấu của Tướng Hoàng Cơ Minh tại Mật Khu U Minh, từ 1970 đến 1972, cho biết: “Thời ấy có sự ủng hộ của dân chúng tại địa phương rất nhiều, sát cánh cùng với sự yểm trợ Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến tại mật khu U Minh. Tinh thần chiến đấu hy sinh của Tướng Hoàng Cơ Minh rất cao độ, cùng với sự thanh liêm của ông, đối xử với thuộc cấp rất tốt lành, được anh em chiến hữu kính phục. Ông là một trong những vị tướng tài ba sáng giá của Quân Lực VNCH.” Anh Tâm Anh, thế hệ trẻ tiếp nối, chia sẻ tâm tư trong cuộc đấu tranh tự do dân chủ cho Việt Nam. (Hình: Văn Lan/Người Việt) “Hôm nay tôi lên hát bài ‘Giang Đoàn 75 Thủy Bộ Hành Khúc’ để tưởng nhớ đến Tướng Hoàng Cơ Minh và các anh hùng Đông Tiến. Anh em chúng tôi đã từng hát bài này trong ban văn nghệ tại Giang Đoàn trực thuộc sự chỉ huy của ông. Phải nói là tinh thần anh em rất vững vàng, tất cả mọi người đều ủng hộ phong trào Hoàng Cơ Minh, từ các chiến sĩ cho đến đồng bào trong nước,” ông David Nguyễn nói thêm. Buổi lễ tưởng niệm tiếp theo sau đó là cuộc hội luận, chia sẻ những kinh nghiệm tranh đấu, và có những câu hỏi được đặt ra. Ông Lưu Quang Phát, một nhân sĩ trong cộng đồng Nam California, kể về những kỷ niệm khi còn làm việc chung với cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Anh Tâm Anh, phó ngoại vụ của Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, một trong những thế hệ trẻ tiếp nối, cho biết: “Hôm nay chúng ta tưởng nhớ đến các anh hùng Đông Tiến đã hy sinh cách đây 32 năm. Tôi là một người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, hiểu rõ giá trị của tiếng nói của mọi người để thay đổi đất nước. Chúng tôi phải lên tiếng cho những người bị đàn áp, vì họ đã lên tiếng để bảo vệ nhân quyền. Các kháng chiến quân cũng như các cô chú bác ở đây đã từng là người trẻ, đã hy sinh tuổi trẻ của mình cho đất nước, chúng cháu cũng muốn nối tiếp con đường của cha anh.” Bác Sĩ Đặng Vũ Chấn nói về “Tình hình đấu tranh tại Việt Nam và vai trò của cộng đồng người Việt tị nạn đối với công cuộc đấu tranh chung.” (Hình: Văn Lan/Người Việt) “Chúng tôi nhìn về Hồng Kông, họ xuống đường biểu tình hằng ngày, đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Họ là những người trẻ, các cuộc biểu tình được thanh niên tổ chức, là tương lai của Hồng Kông. Việt Nam cũng có những người trẻ, sẵn sàng đứng lên cho đất nước. Chúng ta đang ủng hộ Hồng Kông, và học những bài học đấu tranh cho một Việt Nam tự do,” anh nói thêm. Bác Sĩ Đặng Vũ Chấn, cựu ủy viên trung ương đảng Việt Tân, nói về đề tài: “Tình hình đấu tranh tại Việt Nam và vai trò của cộng đồng người Việt tị nạn đối với công cuộc đấu tranh chung của dân tộc.” Trong bài nói chuyện, diễn giả đã phân tích sâu sắc về các vấn đề tình hình đấu tranh tại Việt Nam, Việt Nam trong cuộc xung đột Mỹ-Trung, và cuộc đối đầu tại bãi Tư Chính ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt ông cho thấy vấn đề nổi bật nhất hiện nay trong cộng đồng chúng ta, là làm sao gây dựng được sức mạnh tối đa của cộng đồng. Theo ông, tình hình đấu tranh hiện nay trong nước, CSVN gia tăng đàn áp khốc liệt, khoảng ba năm nay, có khoảng 300 người bị bắt, truy tố, hơn 70 người bị xử từ 7 đến 20 năm tù. Các lãnh đạo mới lên nắm quyền đều sử dụng độc tài để trấn áp, thanh trừng thanh toán nội bộ (như chiến dịch “đốt lò”). Quang cảnh trong lễ tưởng niệm các anh hùng Đông Tiến năm thứ 32. (Hình: Văn Lan/Người Việt) “Cuộc đấu tranh dai dẳng của đồng bào trong nước chứng tỏ sức đấu tranh không dễ bị tiêu diệt. Đồng bào ngày cành mạnh dạn đấu tranh hơn, được gia đình hãnh diện và hàng xóm đùm bọc bảo vệ tối đa, cho thấy sức đề kháng của dân tộc ngày càng lớn mạnh… Cộng đồng hải ngoại từ trước tới nay đều có một điểm chung, là muốn Việt Nam có tự do dân chủ và nhân quyền, và mỗi một màu cờ sắc áo, đó chính là một đại khối dân tộc để cô lập thiểu số bạo quyền Việt Cộng, đó chính là sự đoàn kết dân tộc,” ông nhận định. Tiếp nối chương trình là những bài ca chiến đấu do Ban Tù Ca Xuân Điềm và thân hữu phụ trách, không khí buổi lễ tuởng niệm hào hùng như khí thế đấu tranh đang dâng cao cho ngày tự do dân chủ trên quê hương. Theo tài liệu được phổ biến trong lễ tưởng niệm, Việt Tân là tập hợp của những con dân Việt từ mọi miền đất nước và khắp năm châu với cùng khát vọng “Canh Tân Đất Nước,” biến ước mơ của bao thế hệ Việt Nam suốt 200 năm qua thành hiện thực. Hiện nay Việt Tân chủ trương “Đối Đầu Bất Bạo Động để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Động Toàn Dân để canh tân đất nước.” (Văn Lan) https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/tuong-niem-co-pho-de-doc-hoang-co-minh-va-cac-anh-hung-dong-tien-tai-little-saigon/#disqus_thread
......

Ông Châu Văn Khảm bị CSVN vu khống trắn trợn

Le Anh|   Theo bản tin Đài ABC Úc Châu dẫn thông tin do Trung tâm Báo chí và Thông tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam cung cấp cho ABC cho biết: "Hôm 29/7/2019, Cơ quan điều tra đã quyết định truy tố ông Châu Văn Khảm và các tòng phạm vì đã có hoạt động khủng bố chống lại chính quyền nhân dân."   Đây là một sự vu khống trắng trợn và vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN khi không có bất cứ bằng chứng cụ thể nào.   Theo thông tin trên bản thông cáo báo chí lên án nhà cầm quyền CSVN vi phạm nhân quyền của Việt tân cho biết, vào ngày 13 tháng 1 năm 2019, tại Sài Gòn, công an CSVN đã bắt giữ ông Châu Văn Khảm và ông Nguyễn Văn Viễn, một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ nhân chuyến đi tìm hiểu về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.   Ông Châu Văn Khảm là một thành viên của đảng Việt Tân và là một doanh nhân thành công tại Úc, một gương mặt rất quen thuộc và tích cực trong các sinh hoạt cộng đồng tại thành phố Sydney. Đặc biệt là các sinh hoạt đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ tại Việt Nam.   Hành động trên của nhà cầm quyền CSVN là một trong những cách thường xuyên áp dụng, quy chụp nhà hoạt động bất đồng chính kiến khi họ bị bắt và kết tội với mục đích để tuyên truyền.   Sự kiện ông Châu Văn Khảm bị bắt đã được nhiều báo chí Quốc tế loan tin và các tổ chức nhân quyền lên án.   Bà Nikita White, thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết Chính phủ Việt Nam "muốn bịt miệng bất kỳ và tất cả các hình thức phê bình".   "Chúng tôi nghe những câu chuyện như của ông Khảm quá thường xuyên - cũng như về các nhà hoạt động đang bị giam cầm vì các cáo buộc xâm phạm an ninh quốc gia vì hoạt động ôn hòa", cô nói.   Bà nói rằng Úc cần gây áp lực với Việt Nam để đảm bảo ông Khảm được xử trong một phiên tòa công bằng và sẽ không phải đối mặt với án tử hình.   Bà Pearson, thành viên Tổ chức Theo dõi Nhân quyền yêu cầu   “Australia cần công khai kêu gọi phóng thích ngay lập tức Châu Văn Khảm, một công dân Úc, và tất cả các tù nhân chính trị đã và đang bị giam giữ một cách bất công ở Việt Nam,”   Trước chuyến đi thăm Việt Nam của ông Scott Morrison, Thủ tướng Úc, Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu đã ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ Canberra thúc ép Hà Nội cải thiện thành tích nhân quyền tồi tệ của Việt Nam lâu nay và yêu cầu Ông Thủ Tướng Úc áp lực CSVN trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm con đang bị giam giữ tại Việt Nam.   Trong chuyến đi của ông Thủ Tướng Úc tại VN, không biết ông Scott Morrison có đề cập đến vấn đề nhân quyền và trường hợp của ông Châu Văn Khảm không? Nhưng không nghe báo chí loan tin gì cả.      
......

Sydney: Tưởng niệm Anh Hùng Đông Tiến

Như Trúc tường thuật Để tưởng nhớ cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Chiến Hữu Tiên Phong đã hy sinh trên con đường đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Việt Nam cách đây 32 năm, Đảng Bộ Việt Tân Sydney, Úc Châu, đã tổ chức buổi Lễ Tưởng Niệm vào lúc 6 giờ chiều, Thứ Tư ngày 28 tháng Tám, 2019 tại cơ sở Việt Tân Sydney. Buổi lễ diễn ra với sự hiện diện của ông Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, ông Paul Huy Nguyễn, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang NSW, cô Kate Hoàng, Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang NSW, Luật Sư Võ Minh Cương, Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Úc Châu, cô Mộc Lan, Phó Chủ Tịch Hội Anh Em Dân Chủ, đại diện gia đình kháng chiến quân Lưu Minh cùng toàn thể anh chị em Đảng Việt Tân và đông đảo đồng hương người Việt tại Sydney. Chương trình được bắt đầu với nghi thức chào cờ và phút mặc niệm. Ngay sau đó là phần phát biểu chào mừng quan khách của ông Lê Ánh, đại diện cơ sở Việt Tân Sydney. Ông đã lược qua bối cảnh hình thành Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN) và Đảng Việt Tân cũng như sự hy sinh của Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh cùng các Kháng Chiến Quân tại Hạ Lào cách đây 32 năm. Ông Lê Ánh cũng khẳng định thế hệ trẻ Việt Tân tiếp nối hôm nay sẽ quyết tâm hơn, kiên trì hơn để không phụ lòng ủng hộ của đồng bào và Cộng Đồng, cũng như những hy sinh cao cả của các Anh Hùng Đông Tiến. Đại diện các Hội Đoàn dâng hương lên bàn thờ các Chiến Hữu Tiên Phong. Ảnh: Việt Tân Sydney Tiếp theo đó, ông Lê Ánh cùng đại diện các Hội Đoàn đã dâng những nén hương đầu tiên lên bàn thờ các Chiến Hữu Tiên Phong. Chương trình được tiếp nối với phần phát biểu của ông Nguyễn Văn Bon, ông Paul Huy Nguyễn và Luật Sư Võ Minh Cương. Tất cả đều thể hiện sự trân trọng những hy sinh cao cả của Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân trên đường Đông Tiến. Ông Paul Huy Nguyễn, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW phát biểu cảm tưởng. Ảnh: Việt Tân Sydney. Ngay sau đó, toàn thể anh chị em đảng Việt Tân và đồng hương đã lần lượt lên thắp hương bày tỏ lòng kính phục những người đã xả thân vì nước. Không khí buổi lễ hết sức trang nghiêm và đầy cảm xúc. Buổi lễ kết thúc lúc 6 giờ 45 phút tối cùng ngày. Sau đó là phần tiệc nhẹ do anh chị em cơ sở Việt Tân Sydney và các thân hữu cùng thực hiện. Một vài hình ảnh của buổi tưởng niệm: Như Trúc tường thuật https://viettan.org/sydney-tuong-niem-anh-hung-dong-tien/  
......

Bãi Tư Chính: Người Việt tại Đức biểu tình chống Trung Cộng và Việt Cộng

Frankfurt, 24.8.2019 „Quốc Nội Hải Ngoại Cùng nhau xuốngđường Sức mạnh khôn lường Bảo vệ Quê Hương Chống phường vô lương, Chống phường bán nước. Ai bán Đất Nước? Ai phản bội dân? Tham nhũng phì thân, Khấu đầu Trung Cộng. Đả đảo CSVN bán nước cho Tàu!!!“ Trước thái độ ngang ngược của Trung Cộng xâm phạm lãnh hải Việt Nam tại Bãi Tư Chính, và trước thái độ hèn hạ của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đông đảo đồng bào từ khắp miền Bắc Trung Nam nước Đức đã hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Việt Tân, cơ sở Đức tụ tập về thành phố Frankfurt am Main, Trung tâm tài chánh của Âu Châu, để biểu tình trước Tổng Lãnh Sự Quán (TLSQ) Trung Cộng, TLSQ Việt Cộng và diễn hành ra phố chính đến quảng trường lịch sử Paulsplatz. Chương trình biểu tình, diễn hành và meeting kéo dài từ 12:00 đến 17:00 giờ. Trong phần mở đầu trước TLSQ Trung Cộng ông Nguyễn Thanh Văn, đại diện đảng Việt Tân tại Đức trước nhất cảm ơn đồng bào đã hưởng ứng lời kêu gọi cấp tốc, cùng nhau xuống đường cực lực lên án hành động xâm chiếm biển đảo Việt Nam một cách trắng trợn của bọn bành trướng Bắc Kinh. Ông mạnh mẽ đòi hỏi nhà cầm quyền Trung Quốc phải lập tức rút lui ra khỏi Bải Tư Chính. Và Trường Sa - Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam. Đồng thời ông cũng đòi hỏi Cộng Sản Việt Nam phải thể hiện lập trường rõ ràng và phải kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế. Như thế mới có thể chận đứng tham vọng bành trướng của Bắc Kinh và Việt Nam cũng sẽ nhận được sự ủng hộ của diễn đàn thế giới. Ông Nguyễn Thanh Văn Ông Nguyễn Thế Bảo Luật sư Nguyễn Văn Đài Ông Trần Văn Các Ông Đỗ Thành Hai em thiếu niên tham dự biểu tình Kế đến ông Nguyễn Thế Bảo, Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Nürnberg, lên tiếng với công luận Đức bằng những phân tích cụ thể và sắc bén cho thấy nhà cầm quyền Trung Cộng không chỉ làm ngập lụt thế giới bằng những sản phẩm mang phẩm chất rất thấp làm nguy hại trầm trọng đến sức khỏe người dân, môi sinh và nền kinh tế của các quốc gia, song nhà cầm quyền Bắc Kinh còn có thái độ khinh bỉ, coi thường luật pháp quốc tế, tiếp tục khiêu khích và đe dọa các nước láng giềng. Luật sư Nguyễn Văn Đài, chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, cực lực lên án thái độ im lặng, hèn với giặc, ác với dân của nhà cầm quyền Việt Nam trước những hành vi xâm lăng trắng trợn của Trung Cộng. Ông cảm thấy xúc động khi nhìn thấy đồng bào hải ngoại, mặc dầu xa xứ đã 40 năm, vẫn luôn hướng về quê hương, trong khi thành phần lãnh đạo Việt Nam thì lại lạnh nhạt với Tiền Đồ Dân Tộc. Ông Trần Văn Các, Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Bremen, đã lên tiếng trực tiếp với ông lãnh sự của TLSQ Trung Cộng rằng Hoàng Sa - Trường Sa  và Bãi Tư Chính là thuộc về Việt Nam. Yêu cầu ông lãnh sự chuyển lời đến nhà cầm quyền là „Trung Quốc hãy cút ra khỏi Việt Nam!!!“ („China! Raus aus Vietnam!!!“). Ông Đỗ Thành, đến từ Paris, người đã có nhiều bài viết  trên internet về tình hình đất nước, chia xẻ với đồng bào trong buổi biểu tình lập trường quyết liệt là phải „chống tất cả đảng Cộng Sản trên toàn thế giới“. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh rằng 17 đứa trong Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam là những đứa bán nước vì chúng chỉ lo bảo vệ quyền lợi của đảng chứ không màng gì đến chủ quyền đất nước. Bà Phi Nga đến từ Wiesbaden cảm ơn Ban Tổ Chức (BTC) trong một thời gian rất là ngắn đã nỗ lực tổ chức  buổi biểu tình này để đồng bào và bà có cơ hội bày tỏ những thao thức, những băn khoăn và những đau đớn trước sự tồn vong của đất nước, và nỗi đau của một người mẹ trước những sự tàn phá bao nhiêu thế hệ trẻ tại Việt Nam do đảng Cộng Sản gây ra. Vô số người trẻ phải làm nô lệ, phải bán thân ra nước ngoài… Ca sĩ Thụy Uyển cùng các bạn Mỹ Lệ và Minh Mẫn đã phát biểu bằng bài ca „Chúng đi buôn“ của nhạc sĩ Phan Văn Hưng, nói lên hết được tất cả bản chất phi nhân và phản bội dân tộc của chế độ Cộng Sản, chỉ biết vơ vét tài nguyên đất nước bán cho giặc, bán luôn cả đồng bào của chúng và bán luôn cả tương lai của đất nước. Xen kẽ những bài phát biểu của các hội đoàn là những ca khúc đấu tranh như „Đừng im tiếng!“, Trả lại cho dân!“, „Việt Nam quê hương ngạo nghễ“ cùng những khẩu hiệu được hô to vang trời:”China! Raus aus Vietnam!!!“ (Trung Quốc! Cút ra khỏi Việt Nam!!!“); „Đả đảo Cộng Sản Việt Nam Hèn Với Giặc Ác Với Dân!!!“; „Đả đảo Cộng Sản Việt Nam bán Nước cho Tàu Cộng!!!“… Trong lúc diễn hành vào phố đoàn biểu tình được cảnh sát hướng dẫn đi dọc bờ sông Main nơi quy tụ đông đảo người dân địa phương  tham dự lể hội của thành phố, cũng như tại quảng trường Paulsplatz, ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, thành viên BTC cùng các thanh niên nam nữ đã thay nhau thông tin cho công luận bằng tiếng Đức về lý do cuộc biểu tình tuần hành cũng như quyết định của Tòa Án Quốc Tế tại Den Haag rằng Trung Quốc không có chủ quyền trên vùng biển Đông Nam Châu Á mà họ khoanh lại bằng 9 điểm. Họ ngang ngược vi phạm luật và các công ước quốc tế. Họ khiêu khích, đe dọa các nước láng giềng và làm nguy hại đến nền Hòa Bình Thế Giới. Quang cảnh diễn hành và mit tinh tại quảng trường Paulsplatz Cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm lược chủ quyền biển đảo VN và lên án chế độ VC „hèn với giặc, ác với dân“ chấm dứt vào lúc 17 giờ cùng ngày. Minh Hoài Photo: Minh Thông
......

Hạt gạo làng ta và nồi cơm của họ

Tho Nguyen Mạng Facebook Việt ngữ đang nóng về các bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa và của thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, nhà giáo nổi tiếng đã phanh phui vụ gian lận thi cử Hà-Giang. Công kích cá nhân không phải là sở thích của con cháu Thạch Sanh nên tôi sẽ không đi sâu phân tích tại sao bài viết của Trần Đăng Khoa hôm 16.8 và cái Tweetus[1] của anh giáo viên Ngọc đăng hôm 17.8 lại được khen và bị chê như vậy. Chỉ cần biết là Trần Đăng Khoa đăng bài lên án Trung Quốc xâm phạm Tư Chính, cũng như tôi và nhiều bạn ở đây. Nhưng đen cho Khoa vì anh vừa là người của công chúng, vừa là cán bộ cao cấp của đảng (Phó chủ tịch hội „Nhà Văn VN“, Nguyên phó bí thư đảng ủy đài VOV v.v.). Vì vậy có bọn dư luận viên nào đó chửi anh là „kêu gào chiến tranh“. Khoa phản pháo bằng bài viết „MỘT SỰ XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN“[2] và lập tức có hơn 8 ngàn like. Trong xã hội mà đảng viên „Đảng sợ like“ đông như kiến thì phải có đến cả trăm ngàn người đã đọc bài của Khoa. Đa số người đọc ủng hộ lòng yêu nước của tác giả „Hạt gạo làng ta“[3] năm nào. Bên cạnh đó cũng có người quen sống với nếp nghĩ „hãy để trên lo“ thì phê Khoa là „hơi nóng vội“, „có thể gây hiểu lầm“ v.v. đại loại là chê vuốt đuôi. Một luồng ý kiến nữa thì cho là: Ông „quan thơ“ xưa nay vẫn làm ngơ trước những vấn nạn của xã hội, trước những đau khổ của những người bị áp bức, giờ mới bị bon dư luận viên chửi khéo mà đã phải vội vàng thanh minh rằng „mình vẫn là người lính cụ Hồ“. Ai chứ Khoa thì quyết không để bị đẩy về phía „phản động“. Trần Đăng Khoa hay bất cứ người Việt nào thì cũng được giáo dục tình cảm dân tộc và lòng yêu nước từ bé, thông qua những câu chuyện cổ tích như Thánh Gióng, Trần Quốc Toản, Nỏ thần Mỵ Châu - Trọng Thủy, qua các câu thơ „Nam Quốc Sơn Hà…“ v.v. Điều đó khỏi phải bàn cũng như lòng yêu nước của anh. Cùng lúc, anh giáo viên Vũ Khắc Ngọc cũng ăn chửi vì chê thanh niên Hong Kong “tự đập vỡ nồi cơm“. Chửi đến mức hôm nay vào FB của anh thì không tìm thấy Tweetus đó nữa. Vì bị xóa nên tôi cóc biết thâm ý anh Ngọc ra sao. Nhưng nếu anh Ngọc coi nồi cơm của người Hong Kong là chỉ cuộc sống no ấm thì anh lại suy bụng ta ra bụng người mất rồi. Đi trước chúng ta cả một kỷ ánh sáng nên quan niệm nồi cơm của dân văn minh cũng ảo lắm, nó mang nhiều gía trị tinh thần hơn là rượu và thịt. Tuy nhiên, là một nhà giáo có uy tín, nên rất nhiều người vẫn ủng hộ Ngọc. Họ vẫn coi anh là người yêu nước, dù đúng là anh không ưa các cuộc biểu tình vì dân chủ. Một người cộng sản, không chấp nhận dân chủ đa nguyên như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mà còn thốt ra câu: „Yêu nước có trăm ngàn cách yêu nước- Đất nước Việt Nam là của chung, chứ không của riêng một phe phái nào“. Vậy những ai cỗ vũ dân chủ cũng nên để cho các anh Khoa và Ngọc yêu nước theo cách của mình. Tôi đưa cả hai hiện tượng vào đây không hề để nói về hai anh, mà nói về sự liên quan giữa Hong Kong và Tư Chính. Trong khi bịt tin về Hong Kong, Bắc Kinh vẫn vu cáo Việt Nam tấn công họ ở Tư Chính để kích động tinh thần dân tộc? Một thất bại của Trung Quốc tại Hong Kong sẽ làm uy lực của con quái vật ở Đông Nam Á suy giảm và âm mưu độc chiếm biển Đông sẽ thất bại ? Vấn đề không chỉ đơn giản như vậy. Trung Quốc sợ nhất ở Việt Nam điều gì? Các hệ thống tên lửa S300/400 hay tầu ngầm Kilo, hay SU-34? Những thứ đó Tập thừa sức mua của Nga, kể cả các bí quyết hóa giải. Vả lại, chiến hạm Gepard đắt tiền để làm gì, khi mà tư lệnh Hải quân từng là một kẻ tham nhũng chỉ lo ăn đất ? Vũ khí hiện đại chỉ phát huy tác dụng trong một quân đội tinh nhuệ, trung thành với tổ quốc và dân tộc. Sợ Việt Nam từ bỏ nguyên tắc „4 không“ để tham gia các liên minh quân sự? Chẳng nước nào dại gì nhảy vào để cứu một nước rất ở xa họ vạn dặm, luôn ém nhẹm mọi xung đột với ông đồng chí. Làm ăn với TQ đối với bất cứ nước nào cũng quan trọng hơn là với Việt Nam, kể cả Lào là nước mà có đến 60% quan chức cao cấp có bằng tốt nghiệp các trường đảng ở Trường Sơn Đông. Khối đoàn kết của dân tộc Việt Nam chăng? Chẳng cần bọn cài cắm như bà con vẫn nghi vấn, chỉ cần đọc mạng xã hội Việt Nam là chúng biết cả nước đang mổ bò, chửi nhau tóe khói. Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đã trở nên thấp bé khi phải nấp bóng chủ nghĩa quốc tế vô sản từ 70 năm qua. Hôm 18.8 vửa qua, một cuộc tuần hành áo dài của phụ nữ Viêt Nam ở Berlin phản đối Trung Quốc xâm lược đã bị nhiều chị em tẩy chay, vì họ nghĩ là sứ quán giật dây. Họ không quên sứ quán từng ngăn cản các buổi chiếu phim Hoàng Sa của anh Andre Menras. Một Việt Nam dân chủ, công bằng thì sẽ không có những người vì bị oan ức, áp bức để rồi phải kêu: Không dại gì đổ máu cho chúng mày! Lúc đó mảnh đất này là của tất cả mọi người Việt, dù theo chính kiến nào. Điều mà Trung Quốc sợ nhất là một nước Việt Nam mà xưa nay, dù bất đồng hay chiến tranh, vẫn là „học trò tư tưởng của họ“, nay bỗng vùng ra khỏi cái chăn đen tối hôi hám, trở thành một quốc gia dân chủ, văn minh, nhân đạo và thịnh vượng. Đó sẽ là tấm gương cho các dân tộc sống trong vòng nô lệ của đế chế trỗi dậy. Khi một người đã nhảy ra ánh sáng thì bắt kẻ trùm chăn kia cũng phải ra theo và cuộc chiến sẽ mang mầu sắc quốc tế, trắng đen rõ ràng. Các liên minh quân sự khắc hình thành, bạn bè sẽ đến với ta. Nhiều lắm, không thể kể hết những lợi thế của một đất nước tự do, nhân đạo và văn minh trong cuộc đấu với một thế lực u tối, tàn bạo mà chẳng ai còn dám bênh vực. Vậy nên, dù yêu nước kiểu gì, chớ thoát ly một quy luật của thời đại: Độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, tự do, dân chủ, nhân quyền là các mục tiêu không thể tách rời. Nói một cách nôm na: „Hạt gạo làng ta“ có liên quan đến „nồi cơm“ của thanh niên Hong Kong đấy.   Köln 21.8.2019 [1] Từ điển Thạch Sanh :Tweetus = Tweet + Status vì nó ngắn như Tweet và nó là trạng thái tinh thần kiểu FB) [2] https://www.facebook.com/trandangkhoa1958/posts/1260474097444346 [3] Thơ Trần Đăng Khoa lúc để chỏm Hạt gạo làng ta Có vị phù sa của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay...
......

Thông Báo Biểu Tình Chống Trung Cộng Xâm Chiếm Lãnh Hải Việt Nam

Đức quốc, ngày 19 tháng Tám 2019 Kính thưa quý vị đại diện các Tôn Giáo, Tổ chức đấu tranh, các Hội Đoàn, các Cơ Quan Truyền Thông Báo chí và toàn thể quý Đồng Hương. Trong tháng 7 và 8 năm 2019, Trung Cộng đã ngang nhiên 2 lần rầm rộ đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) với sự hộ tống của nhiều tàu hải cảnh và dân quân biển xâm phạm Bãi Tư Chính (Vanguard Bank), khu vực hoàn toàn nằm trong đặc quyền kinh tế của Việt Nam căn cứ theo Công Ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982. Phản ứng lại hành động xâm phạm trắng trợn của Trung Cộng, một mặt ông Nguyễn Phú Trọng và truyền thông nhà nước Việt cộng yếu ớt kêu gọi người dân biểu tình chống bọn bá quyền Trung cộng; mặt khác họ lại ra lệnh cho công an ngăn cản, giải tán khi 10 người dân biểu tình trước Đại sứ quán Trung cộng ở Hà Nội hôm 6 tháng 8 và mới đây nhất là 5 người biểu tình tại Hòn Chồng ở Nha Trang hôm 18 tháng 8 để phản đối hành động xâm lược của Trung cộng. Trước hành vi xâm lược trắng trợn của Trung Cộng, Trước hành động lừa bịp, ngăn chận lòng yêu nước của người dân chống Trung Cộng xâm lược… Cơ sở Đảng Việt Tân tại CHLB Đức sẽ tổ chức biểu tình vào ngày Thứ Bảy, 24 tháng 08 năm 2019 tại Frankfurt am Main: - Từ 12g30 đến 13g30: trước TLS Trung cộng: Kennedyallee/Ecke Thorwaldsenstraße, 60569 Frankfurt; - Từ 13g30 đến 14g30: trước LSQ Việt cộng: Kennedyallee 49, 60569 Frankfurt; - Từ 14g30 đến 16g30: Tuần hành & Meeting: Paulsplatz, 60311 Frankfurt. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi toàn thể quý Đồng hương đến tham dự đông đảo để: - Thể hiện quyết tâm chống Trung Cộng xâm lược, và đòi hỏi chúng phải rút ra khỏi vùng Bãi Tư Chính, - Xác định Hoàng Sa, Trường Sa, Bãi Tư Chính là của Việt Nam, - Lên án nhà cầm quyền VC „hèn với giặc, ác với dân“ và đòi hỏi phải kiện Trung cộng ra tòa án quốc tế.   Trân trọng   TM/Ban Tổ Chức Nguyễn Thanh Văn  
......

Tại sao Bộ Công an công bố danh sách ‘khủng bố’ vào lúc này?

VOA| Hai tổ chức chính trị của người gốc Việt có trụ sở ở Mỹ, là Việt Tân và Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, nằm trong danh sách mà Việt Nam “chỉ định” là “khủng bố, tài trợ khủng bố” khi bổ sung thêm danh sách của Liên Hợp quốc. Bộ Công an Việt Nam hôm 9/8 đưa ra “chỉ định” này cùng lúc công bố danh sách liên quan đến khủng bố do Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chỉ định. Danh sách của LHQ, được cập nhật ngày 21/5/2019 và có đường dẫn tới bản tin của Bộ Công an ra hôm 9/8, có tên 260 thành viên và 84 tổ chức, nhưng không có tên của Việt Tân và Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời. Tổng bí thư Đảng Việt Tân Lý Thái Hùng cho rằng chính phủ Việt Nam đã cố ý gây “hiểu lầm” khi Bộ Công an công bố danh sách do Hội đồng Bảo an LHQ chỉ định cùng với danh sách do Việt Nam chỉ định vào cùng một sự kiện. “Danh sách mà Liên Hợp quốc đưa ra toàn là những người bị các tổ chức quốc tế cũng như LHQ gán ghép, mà đa số là những người nằm trong lực lượng khủng bố hồi giáo, ông Hùng nói. "Cho nên Cộng sản Việt Nam lập lờ đánh lận con đen – họ công bố danh sách của LHQ rồi nhân đó đề cập đến Việt Tân hay Chính phủ quốc gia lâm thời và tạo một sự hiểu lầm.” Theo Việt Tân, động thái này của Bộ Công an “làm cho người dân nghĩ rằng Việt Tân đã bị các định chế quốc tế cho vào danh sách khủng bố.” Cả Việt Tân và Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, cùng có trụ sở ở California, đều bị chính phủ Việt Nam coi là các tổ chức “khủng bố.” Tháng 10/2016, Bộ Công an Việt Nam gắn mác “tổ chức khủng bố” cho Việt Tân khi cáo buộc tổ chức này “tuyển mộ và huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí” và “tiến hành các hoạt động khủng bố.” Theo ông Hùng, Việt Nam đưa Việt Tân vào mục “khủng bố” trên trang web của Bộ Công an sau khi đảng này và một số nhà đấu tranh trong nước hoạt động chống lại dàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc tiến vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam. “Mục tiêu của họ là muốn cô lập tổ chức Việt Tân cũng như ngăn chặn những ai đến hỗ trợ và tiếp xúc với Việt Tân,” ông Hùng, người cũng có tên trong danh sách “đen” của Bộ Công an, cho biết. Gần 1 năm sau đó, Bộ Công an liệt Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời vào “tổ chức khủng bố” hồi cuối tháng 1/2018, không lâu sau khi Bộ này kết án 15 người thực hiện vụ đặt bom tại nhà xe và cổng ga đến quốc tế ở sân bay Tân Sơn Nhất ở TP HCM vào dịp 30/4 mà theo Hà Nội là dưới sự chỉ đạo của nhóm này. Sau khi bị cáo buộc là tổ chức khủng bố, chủ tịch Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời Đào Minh Quân nói với VOA rằng những cáo buộc mà Việt Nam đưa ra là “nói láo” và “không có bằng chứng.” Người đứng đầu tổ chức này nói rằng nhóm của ông có “bằng chứng (chính phủ Hà Nội) đã hành hạ, khủng bố người dân Việt Nam, và chúng tôi có nộp hồ sơ kiện họ tại Tòa án Hình sự Quốc tế.” Bộ Công an cho biết họ đưa ra danh sách, gồm 2 tổ chức trên cùng 30 thành viên của 2 nhóm trên, dựa trên cơ sở khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố và đề nghị của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Tuy nhiên, Bộ này không nói rõ những khuyến nghị mà FATF và ADB đưa ra là gì. Theo danh sách mà Bộ Công an công bố trên trang web của họ và được truyền thông trong nước đăng tải lại, tổ chức Việt Tân có 5 người trong đó có ông Đỗ Hoàng Điềm, hiện là chủ tịch Việt Tân. Trong danh sách của bộ này về Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời có ông Đào Minh Quân, hiện là chủ tịch của nhóm. Ngoài ra Bộ Công an còn đưa ra tên và lý lịch của 6 người khác của nhóm này đang sống ở Mỹ và Canada cũng như 15 thành viên của tổ chức này hiện đang ở Việt Nam. VOA không thể liên lạc được với ông Quân để yêu cầu bình luận về sự kiện này. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không coi Việt Tân là “khủng bố” và một người phát ngôn của Cao Ủy LHQ về người tị nạn hồi tháng 1/2013 nói rằng “mặc dù Việt Tân là một tổ chức hòa bình truyền bá cho cải cách nhân quyền thì chính phủ (Việt Nam) lại coi họ là một ‘tổ chức phản động.’” Theo ông Hùng, ngoài việc Việc Nam phải công bố danh sách khủng bố Hồi giáo của LHQ vì Việt Nam là một quốc gia thành viên của Interpol, thì việc Dàn khoan Hải Dương 8 đang ở vùng biển đặc quyền của Việt Nam là một lý do khác cho việc Bộ Công an đưa ra danh sách “khủng bố” Việt Tân và Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời. "(Sự kiện Bãi Tư Chính) không chỉ gây căm phẫn cho người dân mà cho cả những đảng viên trong nước khi họ lo sợ những cuộc biểu tình rộng lớn bùng nổ và (do đó) họ muốn ngăn ngừa Việt Tân và một số lực lượng khác (bằng cách) đưa ra (danh sách) khủng bố để răn đe.” Sự kiện tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang gây ra những phản đối trong nhân dân khi nhiều người kêu gọi chính phủ kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế. Cùng với việc công bố các danh sách trên, Bộ Công an “yêu cầu” các tổ chức, cá nhân cũng như các cơ quan liên quan “có trách nhiệm không trì hoãn việc phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan tới các tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố do Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc chỉ định hoặc do Việt Nam chỉ định. Việt Tân hôm 14/8 cho VOA biết rằng cho đến giờ này họ “không hề bị ảnh hưởng gì trong lĩnh vực tài chính hay ngoại giao với các quốc gia trên thế giới.”
......

Vụ bãi Tư Chính: Chưa kiện thì chưa tin

Phạm Phú Khải| Không làm bất cứ điều gì mà ĐCSVN muốn người dân làm, và làm những gì đảng không muốn người dân làm. Nếu đã biểu tình thì tập trung vào việc kêu gọi Hà Nội phải có thái độ mạnh mẽ và dứt khoát với Bắc Kinh, tập trung khẩu hiệu kêu gọi đưa Trung Quốc ra tòa PCA, chẳng hạn. Sự kiện Bãi Tư Chính trong những tuần qua cho thấy ba điều quan yếu. Một, Bắc Kinh mạnh mẽ chứng tỏ uy thế và toàn bộ chủ quyền của họ trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Hà Nội, hay của Washington, hay ngay cả phán quyết trước đây của Toà án Trọng tài Thường trực (The PCA) có lợi cho Phi Luật Tân năm 2016. Hai, Trung Quốc chủ động dùng cơ hội này để lên án Việt Nam vi phạm chủ quyền của họ, chứ không phải họ là kẻ xâm phạm. Tức không còn là tranh chấp mà đổi sang thành bảo vệ chủ quyền. Nếu họ tiếp tục sử dụng chiêu bài này và lập đi lập lại từ ngày này qua tháng nọ thì một ngày nào đó rất có thể họ thành công mưu kế tằm ăn dâu này. Ba, Hà Nội tuy phản ứng mạnh mẽ, có lẽ là mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, qua phát ngôn nhân hay qua các diễn đàn quốc tế, tòa đại sứ tại Canberra hay Washington v.v… nhưng vẫn chưa đủ dứt khoát. Hà Nội vẫn chưa dám đi đến quyết định kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Thường trực, hay đi xa hơn nữa, nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ thành đồng minh chiến lược mà hiện tại chỉ dừng lại ở mức quan hệ đối tác toàn diện. Hà Nội hiện đang đứng ở thế khó xử. Thế đu dây của họ, tuy phần nào hiệu quả từ trước đến nay, giờ đây rõ ràng cần xét lại, nhất là trong bối cảnh chính trị quyền lực leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ là bề mặt và chiến thuật, kiềm chế sự trổi dậy của Trung Quốc hiện nay và sắp tới để họ không trở thành bá quyền khu vực, thách thức trật tự thế giới, gây quan ngại về an ninh cho khu vực, mới là chiến lược lâu dài. Đảng Cộng hòa hay Dân chủ đều nhất quán tiến hành chiến lược hành động như thế. Hà Nội hiển nhiên thừa hiểu điều này. Bắc Kinh đưa tàu Hải Dương 8 và 80 chiếc tàu khác để tiến hành các hoạt động khảo sát trong khu vực, vừa dò xét thái độ của Hà Nội, vừa tạo áp lực để Hà Nội chọn phe, thay vì tiếp tục đu dây. Washington có lẽ cũng không muốn Hà Nội tiếp tục đu dây như xưa nay nữa. Tóm lại, chính trị quyền lực trong vùng và thế giới bắt buộc Hà Nội phải có quyết định dứt khoát. Thời gian không đứng về phía họ. Lãnh đạo ĐCSVN biết rõ họ không thể trông đợi vào tổ chức ASEAN để lên tiếng hay bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của mình trên Biển Đông. Về mặt pháp lý thì chỉ có quyết định của PCA mới giúp Hà Nội. Còn về mặt thực tiễn thì chỉ có Washington, và sức mạnh của người dân, mới giúp được. Địa chính trị tại Á châu Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương không chỉ ảnh hưởng riêng đến Hà Nội, Bắc Kinh và Washington mà còn bao nhiêu quốc gia trong vùng cũng như thế giới. Úc cũng đang đứng ở thế khó xử, chẳng đặng đừng này. Trung Quốc là nước giao thương lớn nhất của Úc, chiếm gần một phần ba xuất khẩu và nhập khẩu tại đây. Nghĩa là nền kinh tế của Úc phụ thuộc rất nặng nề vào mối giao thương này. Nhưng về mặt an ninh thì Úc luôn là đồng minh của Mỹ, nhất là từ sau Thế Chiến II, đặc biệt khi Anh không còn khả năng đỡ đầu cho Úc và chính sách ngoại giao của Úc không còn phụ thuộc vào Anh nữa. Nhưng cân bằng giữa hai quan hệ này không hề dễ đối với Canberra. Phần lớn các chiến lược gia của Úc hiểu rằng an ninh và chủ quyền quốc gia luôn là chiến lược ưu tiên, đứng trên thương mại và kinh tế. Cuộc viếng thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tại Úc vào đầu tuần này, trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông và thương chiến leo thang, đã gửi tín hiệu đến Bắc Kinh là phải cẩn thận trong hành động. Ông Esper cho biết ý định của Washington là thiết lập các hệ thống hỏa tiễn có tầm 500km đến 5.500 km trên đất liền ở khắp vùng, và thẳng thừng cảnh báo “hành vi hung hăng một cách lập đi lập lại đáng quan ngại”, và “hành vi gây bất ổn định” của Bắc Kinh. Vào thứ Ba 6 tháng 8 vừa qua, Hoa Kỳ đã gửi chiến hạm USS Ronald Reagon qua vùng biển này để bảo đảm “hòa bình qua sức mạnh”. Trong bối cảnh chính trị quyền lực leo thang như thế, Hà Nội khó thể nào mà không chọn, nhất là khi Bắc Kinh đã tăng cường áp lực tại Bãi Tư Chính. Chọn Bắc Kinh thì có thể Hà Nội giữ được ghế và quyền, nhưng sẽ mất mát quyền lợi quốc gia và chưa chắc sẽ được lòng dân. Chọn Washington thì Hà Nội vẫn có thể tiếp tục giữ ghế giữ quyền, và bảo đảm quyền lợi quốc gia, bởi vì Washington sẽ không đòi hỏi cải thiện nhân quyền hay thay đổi thể chế vào lúc này, và cũng có thể được lòng dân; nhưng nguy cơ leo thang tại Biển Đông cũng rất cao. Thật ra nguy cơ đó sẽ luôn còn đó bởi vì, như đã trình bày trên, Bắc Kinh muốn khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ của họ tại Biển Đông qua động thái của họ tại Bãi Tư Chính và bao nhiêu đảo lớn nhỏ khác trong vùng. Đứng trước sự kiện này, người dân Việt Nam quan tâm đến vận nước nên làm gì? Theo tôi, nên áp dụng tối đa các chiến thuật đấu tranh bất tuân dân sự (civil disobedience). Nghĩa là không làm bất cứ điều gì mà ĐCSVN muốn người dân làm, và làm những gì đảng không muốn người dân làm. Chiến lược là phải đặt trách nhiệm về phía đảng, phía lãnh đạo, đặt vấn đề với mọi lời nói hay không nói, mọi hành động hay không hành động, của họ. Nếu đã biểu tình thì tập trung vào việc kêu gọi Hà Nội phải có thái độ mạnh mẽ và dứt khoát với Bắc Kinh, tập trung khẩu hiệu kêu gọi đưa Trung Quốc ra tòa PCA, chẳng hạn. Còn nếu tiếp tục làm theo những lời kêu gọi của ĐCSVN thì chẳng khác gì giúp cho họ có thêm chính nghĩa và sức mạnh. Bất tuân dân sự đối với chế độ này là chiến lược cần thiết cho cuộc đấu tranh hiện nay. Bắc Kinh có thể tạo áp lực tại Bãi Tư Chính, nhưng họ sẽ không xâm chiếm Việt Nam trên đất liền, ít nhất là trong một hai thập niên tới. Chủ trương của Bắc Kinh là ủng hộ và ảnh hưởng lên các chế độ mà quan điểm chính trị có lợi cho họ, phục vụ cho các mục tiêu chiến lược lâu dài để trở thành bá chủ thiên hạ trong ba thập niên tới. Do đó người Việt quan tâm không nên để cái sợ mất nước vào tay Trung Quốc chiếm hết đầu óc của mình, mà nên tìm cách làm sao cho đại đa số người dân thấy rằng ĐCSVN không còn khả năng lãnh đạo, không còn chính nghĩa, và không còn được sự hậu thuẫn của người dân nữa. Nghĩa là họ hoàn toàn bất tài, bất đức và bất lực. Chỉ khi nào người dân Việt Nam có tiếng nói, trí thức tinh hoa Việt Nam có chỗ đứng và có phần quyết định vào vận mệnh đất nước, và quyền lực cũng như quyền lợi thuộc về toàn dân tộc Việt Nam, thì đất nước này mới thực sự có đủ sức mạnh để chống lại nạn ngoại xâm và để xây dựng lại nền tảng căn bản của quốc gia mà từ đó vươn lên. Những người hiểu biết không nên để ĐCSVN lợi dụng cơ hội này để tiếp tục tuyên truyền hay kích động lòng yêu nước. ĐCSVN đã phản bội bao nhiêu lần những lời hứa hẹn, nào là độc lập, tự do, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, công bằng, bình đẳng v.v… Đủ rồi, đừng nên để họ lừa phỉnh nữa!  
......

Tù chính trị Hồ Đức Hòa yếu đi trong tù

RFA| Ảnh trên: Tù nhân chính trị Hồ Đức Hòa và lá thư mới nhất gửi gia đình. Tình hình sức khỏe của tù nhân chính trị Hồ Đức Hòa trong nhà giam Nam Hà sa sút khiến gia đình quan ngại sau chuyến thăm mới nhất. Trong thư tay chuyển cho gia đình được đề ngày 25 tháng 7, tù chính trị Hồ Đức Hòa nêu ra nhiều chứng bệnh mà ông này đang mắc phải gồm bệnh trĩ nội, các chứng bệnh dạ dày, đau bụng dưới, huyết áp, cột sống, tê tay… Đây là thực tế mà theo gia đình thì anh Hồ Đức Hòa giấu suốt 8 năm qua. Cụ thể là trong những lần thăm gặp trước đây anh Hồ Đức Hòa đều trấn an gia đình là không có gì mà gia đình phải lo lắng. Gia đình tù chính trị Hồ Đức Hòa còn tiết lộ suốt hơn một năm qua, giám thị Trại giam Nam Hà, ông Vũ Hào Hiệp, ra lệnh cấm không cho người nhà tù nhân chính trị gửi đồ ăn vào trại mà phải mua toàn bộ của trại giam với giả cả đắt đỏ, trong khi đó chất lượng thì không thể kiểm chứng. Tù chính trị Hồ Đức Hòa không được cho đi khám bệnh trong thời gian 3 tháng qua dù có đề nghị Trại giam Nam Hà đưa đi khám. Hôm 12/8/2019, bà Hồ Thị Lũy, em gái ông Hòa kể lại cuộc thăm gặp của gia đình với ông Hòa hôm 11/8 ở trại giam như sau: “Hôm trước em vào thấy anh vui lắm nhưng mà vừa rồi em ra thăm anh, anh ít nói mà anh không cười, nhìn thấy sức khỏe của anh sa sút. Em đọc trong thư anh viết gửi cho gia đình thì thấy bệnh anh càng ngày càng nặng.” Theo lá thư đề ngày 25/7/2019 của ông Hồ Đức Hòa gửi em trai là ông Hồ Văn Lực, bác sĩ trại giam đã khám sơ bộ cho ông nhưng chưa biết kết quả thế nào. “Từ khi anh tới trại giam tới nay anh đã điều trị nhiều đợt, nhiều lại nhiều loại thuốc khác nhau như em biết đó, nhưng các bệnh dạ dày, đại tràng, trĩ nội, huyết áp không giảm bớt mà còn nặng hơn; sức khỏe cũng kém hơn trước. Sang năm nay anh thấy đau vùng gan, đau cột sống (đốt xương giữa xương sống và đốt áp chót) và cánh tay phải bị tê và lực yếu đi nhiều, yếu hơn tay trái; cái nội lực yếu và mệt mỏi đoạn sức.” Đầu tháng 1/2013, ông Hồ Đức Hòa bị Tòa án nhân dân Nghệ An tuyên 13 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân cùng với những người khác trong vụ “14 Thanh niên Công giáo - Tin lành”. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, ông Hồ Đức Hòa - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Trần Đình tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã lôi kéo nhiều người khác ở các địa phương: Nghệ An, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Trà Vinh... tham gia tổ chức “Việt Nam Canh tân cách mạng Đảng” (gọi tắt là Việt Tân). Hội đồng xét xử tòa phúc thẩm tối cao tháng 5/2013 xác định, các bị cáo trong vụ án này đều đã tìm hiểu và biết về cương lĩnh, mục đích của tổ chức Việt Tân, nên việc Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo đã tham gia thực hiện các chương trình, kế hoạch và hoạt động của tổ chức Việt Tân về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hoàn toàn có căn cứ pháp luật.” Hồi đầu tháng 8, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn trong cùng vụ án cũng đã mãn hạn tù sau 8 năm và trở về nhà ở Trà Vinh. Sau khi có án, tù nhân chính trị Hồ Đức Hòa bị đưa ra Thái Nguyên; nay chuyển về Trại Nam Hà nơi đang giam giữ một số tù chính trị được nhiều người biết đến gồm Lê Đình Lượng, Phạm Văn Trội, Lê Thanh Tùng, Vũ Quang Thuận, Phan Kim Khánh…
......

Nhà hoạt động nữ bị giam giữ lâu nhất tại Việt Nam vừa được ra tù

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Thông Cáo Báo Chí Nhà hoạt động nữ bị giam giữ lâu nhất tại Việt Nam vừa được ra tù   Nguyễn Đặng Minh Mẫn, một phóng viên nữ trẻ và là người chụp nhiều hình ảnh các cuộc biểu tình ôn hòa, vừa được thả từ nhà tù Thanh Hóa vào sáng ngày 2 tháng Tám, sau tám năm bị giam giữ tùy tiện trong những điều kiện lao tù khắc nghiệt. Là một nhà hoạt động xã hội và là thành viên của Đảng Việt Tân, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã bị bắt vào tháng 7 năm 2011, trong một cuộc đàn áp của bộ máy công an CSVN đối với các blogger và nhà báo tự do. Cô còn là người đã tham gia việc vẽ và chụp hình các khẩu hiệu “HS.TS.VN” được dán ở khắp nơi công cộng tại Việt Nam. Minh Mẫn đã bị kết án cùng với 13 người khác vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền” (Điều 79 của Bộ luật Hình sự cũ), với bản án 8 năm tù giam và 5 năm quản thúc. Trong tù, cô và các tù nhân lương tâm thường xuyên bị ngược đãi như bị bắt phải ăn những thực phẩm bẩn, thiu và thiếu nước sạch để dùng. Để phản đối sự ngược đãi này, Minh Mẫn đã cùng với các tù nhân lương tâm khác tuyệt thực trong các năm 2014 và 2015. Ngoài ra, cô còn bị đánh đập nhiều lần trước khi bị biệt giam. Trước những đàn áp này, tổ chức Sáng Kiến ​​Bảo Vệ Pháp Lý Truyền Thông (MLDI) và các sinh viên của nhóm Luật Tự Do Biểu Đạt tại Đại học Zagreb đã thay mặt Minh Mẫn đệ trình trường hợp của cô lên Uỷ Ban Điều Tra Về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD). Uỷ Ban sau đó đã ra phán quyết xác định rằng việc giam giữ cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn là vi phạm luật pháp quốc tế và kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cô. Vào năm 2015, ông Nguyễn Văn Lợi, thân phụ của Minh Mẫn đã được mời sang Hoa Kỳ, tường trình trước Uỷ ban Hạ Viện về Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc hội về tình hình đàn áp đối với Minh Mẫn và về những điều kiện giam giữ tồi tệ đối với các tù nhân lương tâm nữ phải chịu đựng tại Việt Nam. Trước tin ra tù của cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân đã lên tiếng như sau: “Chúng tôi cảm ơn các tổ chức nhân quyền và cộng đồng quốc tế đã liên tục vận động cho cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Ngay từ đầu, việc cô bị giam giữ là sai trái và án quản thúc tại gia đối với cô phải được hủy bỏ ngay lập tức.” Trong số các nhà hoạt động bị xét xử cùng với Nguyễn Đặng Minh Mẫn, có ông Hồ Đức Hòa vẫn còn ở trong tù và ông Nguyễn Văn Oai bị bắt lại và giam giữ vào năm 2017. Ngoài ra, hàng chục blogger và nhà báo tự do khác cũng đã bị bắt trong hai năm qua. Đặc biệt là trong những tuần gần đây, các tù nhân lương tâm ở Trại giam số 6 tại tỉnh Nghệ An đã tuyệt thực để phản đối các điều kiện giam giữ tồi tệ. Đảng Việt Tân sẽ tiếp tục tranh đấu để bảo vệ cho các nhà hoạt động đang bị đàn áp và các tù nhân lương tâm vẫn còn khắc khoải trong ngục tù. Ngày 2 tháng 8 năm 2019 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 https://viettan.org/64326-2/
......

Các tù nhân lương tâm ở trại 6 ngưng tuyệt thực

RFA| Các tù nhân lương tâm ở trại 6, Thanh Chương, Nghệ An, vừa ngưng tuyệt thực sau khi những đòi hỏi của họ về quạt điện được trại giam đáp ứng, nhưng cho biết sẽ tiếp tục tuyệt thực nếu trại giam không cho họ gọi điện về cho người thân. Gia đình của những tù nhân lương tâm này xác nhận thông tin sau khi đi thăm họ tại trại 6 hôm 29/7. Từ ngày 10/6, có ít nhất 3 tù nhân lương tâm ở trại 6 là Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, và Nguyễn Văn Túc đã bắt đầu tuyệt thực để đòi hỏi cán bộ trại giam lắp các quạt điện cho phòng giam của họ vào khi mùa hè ở Nghệ An nóng kỷ lục với nhiệt độ có lúc lên đến 40 độ C. Vào chiều tối ngày 29/7, bà Bùi Thị Rề, vợ tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc viết trên Facebook cá nhân sau chuyến thăm của gia đình bà đến trại giam vào cùng ngày, cho biết ông Túc thông báo là quạt và điện đã được nối lại từ ngày 21/7 và các anh em đã ngưng tuyệt thực. Tuy nhiên ông Túc cho gia đình biết các tù nhân lương tâm sẽ tuyệt thực vào tháng tới nếu trại giam không cho phép họ gọi điện về gia đình mỗi tháng 1 lần theo quy định. Theo bà Bùi Thị Rề, trại giam nói với các tù nhân lương tâm rằng các cuộc gọi điện về gia đình trong tháng này không được thực hiện vì điện thoại hỏng. Trước đó, gia đình ông Đào Quang Thực cũng đi thăm ông tại trại giam hôm 17/7 và được ông Thực cho biết quạt trần đã được mắc lại nhưng vì mái trại giam là mái tôn nên rất nóng. Con trai ông Thực là anh Đào Quang Tùng cho Đài Á Châu Tự Do biết: “Theo thông tin bố em nói thì đã có quạt trần rồi…. Gia đình hỏi xem có cần mua quạt nan vào không thì bố nói không cần mua vì dạo này có quạt trần nhưng nó phả từ mái tôn nên nóng lắm. Em cũng nghĩ có khả năng có quạt rồi. Gia đình không kịp hỏi còn tuyệt thực không nhưng nhìn thần xác bố em không còn mệt mỏi nữa nên khả năng là đã ngưng rồi. Cái đó là do gia đình đoán”. Vào chiều ngày 29/7, Đài Á Châu Tự Do cũng liên hệ với bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân lương tâm Trương Minh Đức và được bà cho biết bà không nhận được tin tức gì từ chồng. Tuy nhiên trong tháng này bà chưa nhận được cuộc điện thoại nào từ chồng và bà chỉ có thể biết tin chồng vào tháng tới theo tiêu chuẩn mỗi tháng thăm một lần. “Thường anh dặn cứ từ 20 đến 25 thì trại giam cho gọi điện về, trừ ngày thứ 7 hay chủ nhật thì họ để gọi ngày khác. Đến hôm nay vẫn chưa thấy có cuộc gọi nào hết”. Cuộc tuyệt thực nhiều tuần lễ của các tù nhân lương tâm ở trại 6 đã gây chú ý từ các đại sứ quán Hoa Kỳ, Úc và Liên minh Châu Âu. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh cho biết bà đã gặp đại diện các đại sứ quán vào ngày 9/7 để trình bày về tình hình của các tù nhân lương tâm ở trại 6. Đại diện các đại sứ quán cho biết họ đã chất vấn chính phủ Việt Nam về vấn đề này./.  
......

Báo The Guardian: Ông Châu Văn Khảm bị nhà cầm quyền CSVN không cho gặp luật sư biện hộ

Van Kham Chau was arrested in Ho Chi Minh City in January for allegedly trying to overthrow the state and for entering the country on false documents. Photograph Hannah Ellis-Petersen - The Guardian - The Guardian Ông Châu Văn Khảm đã bị giam giữ 6 tháng qua và bị từ chối không cho gặp luật sư để biện hộ. Phát ngôn nhân của Hội Ân Xá Quốc Tế cho biết “Trường hợp của ông Khảm cho thấy sự vô lý của hệ thống pháp luật của Việt Nam, khi bị cáo buộc vi phạm an ninh quốc gia thì ngay cả việc được luật sự biện hộ cũng không được có. Bất cứ ai cũng có quyền được xét xử công bằng và được quyền biện hộ thoả đáng.” Sau đây là bản dịch Việt ngữ của bài báo từ The Guardian *** QUAN NGẠI CHO SỐ PHẬN CỦA CÔNG DÂN ÚC BỊ GIAM CẦM KHÔNG XÉT XỬ Ở VIỆT NAM Ông Châu Văn Khảm, 70 tuổi, bị cáo buộc tội làm phản, đã bị giam giữ 6 tháng và không được phép có luật sư biện hộ. Bài viết của Hannah Ellis-Petersen, The Guardian Các tổ chức nhân quyền và thân nhân ông Khảm đã bày tỏ sự quan ngại về tình trạng của ông, một công dân Úc tuổi 70, đã bị giam giữ 6 tháng nay tại Việt Nam dù chưa bị buộc tội danh nào. Ông Khảm, vượt biên từ Việt Nam đến Sydney vào thập niên 1980, bị bắt giữ tại TP.HCM vào tháng Giêng, bị cáo buộc dùng giấy tờ giả để vào Việt Nam để “âm mưu lật đổ chính quyền.” Gia đình ông Khảm và Hội Ân Xá Quốc Tế xác nhận là ông đã bị từ chối không được có luật sư biện hộ trong tiến trình điều tra, vì vậy thông tin về hoàn cảnh của ông rất giới hạn. Tuy nhiên, cáo buộc tội làm phản mà ông đang bị điều tra có thể dẫn đến án tù 20 năm, thậm chí tử hình. Ông Khảm là một đảng viên đảng Việt Tân, một tổ chức tranh đấu cho dân chủ bị nhà nước Việt Nam gán cho nhãn hiệu khủng bố, và các thành viên thường bị bắt giữ khi đặt chân đến Việt Nam (nếu bị phát hiện). “Trường hợp của ông Khảm cho thấy sự vô lý của hệ thống pháp luật của Việt Nam, khi bị cáo buộc vi phạm an ninh quốc gia thì ngay cả việc được luật sự biện hộ cũng không được có,” một phát ngôn viên của Hội Ân Xá Quốc Tế cho biết. “Bất cứ ai cũng có quyền được xét xử công bằng và được quyền biện hộ thoả đáng.” Theo vợ ông là bà Trang, và con trai Daniel, ông Khảm đã bị bắt khi đang tiếp xúc với một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức tranh đấu cho dân chủ khác, tại TP Hồ Chí Minh và bị tống giam. Họ chưa được phép thăm viếng ông Khảm trong tù, thay vào đó chỉ được chuyển thư từ qua ngả lãnh sự quán Úc tại Việt Nam. Theo đài ABC cho hay, trong một lá thư từ nhà tù vào tháng Năm vừa qua, ông Khảm cho biết “sức khoẻ tốt, nhưng tinh thần tôi có sa sút.” Con trai ông Khảm nói những lời buộc tội ông Khảm là “lố bịch.” “Ông là người yêu nước nồng nàn, chỉ mong ước những điều tốt đẹp nhất cho đồng bào trong nước,” anh Daniel nói với ABC. Ông Khảm bị bắt giữ trong bối cảnh một cuộc trấn áp rộng lớn bởi nhà nước Việt Nam đối với những người chỉ trích chế độ. Theo Hội Ân Xá Quốc Tế, số tù nhân lương tâm bị giam giữ sai trái trên khắp Việt Nam đã tăng lên 1 phần 3 tới con số 129 người. Tháng Sáu vừa qua, Nguyễn Ngọc Anh, một nhà hoạt động môi trường, đã bị kết án 6 năm tù vì đã viết bài chỉ trích nhà nước trên Facebook. Công dân nước ngoài cũng là mục tiêu. Cũng trong Tháng Sáu, ông Michael Nguyễn Minh Phương, một công dân Hoa Kỳ, đã bị kết án 12 năm tù vì bị kết tội âm mưu lật đổ chính quyền. Tháng Tám năm ngoái, 2 người Mỹ đã bị án tù 14 năm với cáo buộc tội âm mưu lật đổ. Cả hai là thành viên của tổ chức Chính Phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam, một tổ chức tranh đấu cho dân chủ đặt cơ sở tại California. Nguồn: The Guardian  
......

Đài truyền hình ABC-Úc phát tin về ông Châu Văn Khảm

ĐÀI TRUYỀN HÌNH ABC: CÔNG DÂN ÚC, ÔNG CHÂU VĂN KHẢM ĐÃ BỊ GIAM GIỮ 6 THÁNG TẠI VIỆT NAM MÀ KHÔNG CÓ LUẬT SƯ BÀO CHỮA Việt Tân FB Gia đình của người công dân Úc, đang mỏi mòn trong lao tù CSVN 6 tháng qua mà không được luật sư biện hộ, cho biết việc ông Khảm bị cáo buộc tội danh khủng bố là “lố bịch”. (Bài của Enrin Handley, Mazoe Ford và Angelique Lu) Ông Châu Văn Khảm, 70 tuổi, bị bắt giữ tại TP HCM vào Tháng Giêng năm nay khi tiếp xúc với một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức bị nhà nước CSVN cấm hoạt động. Ông Khảm đang bị điều tra về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” theo luật hình sự của Việt Nam vì đã nhập cảnh quốc gia này với giấy tờ giả. Ông Khảm, một công dân Úc đã về hưu, là đảng viên Đảng Việt Tân, một tổ chức vận động dân chủ bị Chính Phủ Việt Nam gán nhãn là “khủng bố”. Đài ABC đã được tham khảo các thông tin của toà lãnh sự (Úc tại Sài Gòn) khi thăm viếng ông Khảm, qua đó cho biết ông Khảm được phép nhận thuốc men, thực phẩm và ngay cả thiệp chúc sinh nhật từ gia đình, nhưng ông Khảm sẽ chỉ được phép gặp luật sư biện hộ khi nào việc điều tra kết thúc vì lý do “bảo mật”. “Sức khoẻ tôi tốt, nhưng tinh thần tôi sa sút”, ông Khảm viết cho gia đình từ nhà tù vào Tháng Năm vừa qua. “Tôi chờ ngày được trở về nhà.” Nhà cầm quyền Việt Nam đã kéo dài thời gian điều tra tới Tháng 9 và có thể gia hạn thêm nữa – nghi phạm có thể bị giam giữ 16 tháng không truy tố hay xét xử đối với những vi phạm trầm trọng, và tới 20 tháng nếu liên quan đến an ninh quốc gia. Ông Khảm hiện đang bị điều tra về tội danh có thể bị án tù từ 12 tháng tới 20 năm, thậm chí tối đa là án tử hình. Dennis, con trai trẻ nhất của ông Khảm, đã nhắn tin vào nhà tù cho cha như sau: “Đừng để họ áp đảo tinh thần ba.“ Qua những cuộc thăm viếng của nhân viên lãnh sự, ông Khảm cũng gửi lời cảm ơn và tình thương yêu tới gia đình, nhắn nhủ việc gửi thuốc men và thực phẩm, và nhắc nhở vợ nhớ chăm sóc những cây đậu bắp trong vườn nhà ở Sydney. “Chúng tôi không biết kết quả sẽ ra sao. Thật khổ tâm,” con trai lớn của ông Khảm nói với ABC. Anh Daniel nói cáo buộc gán cho cha anh rất “lố bịch”. “Cha tôi tuổi đã 70. Ông có quyết tâm nhưng với ông thì không thể nào là bạo động,” anh nói. Gia đình sợ rằng ông Khảm không được phép phát biểu một cách tự do với nhân viên lãnh sự khi họ thăm viếng vì có sự hiện diện của các quản giáo và bị thu hình. Daniel nói anh đã vật vã vì tức giận và buồn bã, và tác động của việc cha Anh bị giam giữ trên mẹ anh vẫn còn nóng. “Ông rất yêu nước và chỉ mong ước điều tốt đẹp nhất cho đồng bào Việt Nam,” Daniel nói. Những bài hát và lời cầu nguyện ông Khảm sớm về với gia đình. Trong khi việc các công dân Úc bị bắt giữ tại các nước cộng sản được truyền thông quốc tế làm ầm ĩ, như vụ Yang Hengjun ở Trung Quốc và Alek Sigley ở Bắc Hàn, thì trường hợp ông Khảm lại tương đối im lặng. Nhưng hiện nay các thành viên cộng đồng người Việt đã phát động lời kêu gọi mạnh mẽ với Chính Phủ Úc để đưa ông Khảm vế với gia đình. Trong một buổi thắp nến cho ông Khảm vào cuối tuần qua, các thành viên trong cộng đồng người Việt tại Úc đã cầu nguyện cho ông Khảm và cất lên những bài hát khi xếp những ngọn nến thành hình nước Việt Nam. Ông Khảm không phải là đảng viên Việt Tân đầu tiên bị bắt giữ vì hoạt động dân chủ tại Việt Nam. Vào Tháng 10, 2010, bà Võ Hồng, một nhân viên xã hội có 2 con, đã bị bắt giữ tại phi trường khi tham gia một cuộc phản đối ôn hoà liên quan đến biển đảo ở Biển Đông. Bà Hồng được trả tự do sau 10 ngày giam giữ. Trong thời gian bị giam bà ngủ trên chiếu trải dưới đất, có màn chống muỗi, trong phòng giam nhỏ cùng với một đồng tù khác mà bà cho là người chỉ điểm cho công an. Bà Hồng nói bà bị thẩm vấn tới 10 giờ mỗi ngày. Bà nói bà chịu đựng được sự “tẩy não” và “uy hiếp”, nhưng giọng nói của bà xúc động khi nhắc tới hai đứa con trai ở nhà tại Úc. “Làm sao chúng chịu nổi khi ‘mẹ bị tù’ ?”, bà nói. Bà Võ Hồng nhìn lại bức hình chụp khi con trai út đón mẹ trở về tại phi trường Melbourne Bà Hồng đã mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc Đảng Việt Tân là tổ chức “khủng bố”, và nói là Việt Tân chỉ hoạt động ôn hoà, tương tự như nhận định của người chiến hữu của bà, ông Nguyễn Hiền. Ông Hiền đến từ Perth để hỗ trợ ông Khảm, người mà ông Hiền mô tả là một cá nhân “ân cần và đầy lòng thương người.” “Ông ta đã bị giam giữ rất lâu mà không có cáo buộc, là điều không chấp nhận được cho bất cứ ai trên thế giới,” ông Hiền nói. Carl Thyer, Giáo sư tại Học Viện Quốc Phòng UNSW, ngày hôm nay cho biết là những nhà hoạt động của Đảng Việt Tân bao gồm cả các bác sĩ và luật sư, tại Hoa Kỳ và Úc Châu. Trong khi có những thành viên của chính thể miền Nam Việt Nam chủ trương giải phóng đất nước bằng quân đội, ông Thyer nói, nhưng điều đó đã rất khác với những hoạt động ôn hoà của Đảng Việt Tân ngày hôm nay. “Lật đổ” (chính quyền) không phải bằng mìn hay những chất nổ tự chế (IED) hay súng đạn, mà là những lời phát biểu, ông Thyer nói. Ông Thyer chia sẻ việc “thường xuyên trấn áp” (người dân) đã trở nên một sự việc rất đỗi “bình thường” dựa trên những điều luật mơ hồ trong bộ luật hình sự của Việt Nam. “Rất chính trị – mơ hồ và quá chung chung đủ để kết tội bất cứ ai,” ông nói. Ông Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, nói rằng việc vi phạm di trú của ông Khảm phải được giải quyết nhanh chóng và ông Khảm không thể bị trừng phạt theo luật an ninh quốc gia vì những sinh hoạt nhân quyền. “Tôi đã yêu cầu Chính Phủ Úc nhanh chóng giải quyết sự việc và đưa ông Khảm về Úc vì ông ta đã không làm điều gì sai,” ông Bon nói. Việt Nam “dập tắt mọi hình thức chỉ trích” Ảnh: Công dân Mỹ Michael Nguyen bị kết án tù 12 năm vì “âm mưu lật đổ chính quyền” (AFP: Vietnam News Agency, File) Việc giam giữ ông Khảm chỉ là một trong nhiều trường hợp mà các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền mô tả là tình trạng đàn áp ngày càng tồi tệ với những người đối kháng tại Việt Nam. Mới tháng trước đây, một công dân Mỹ, ông Michael Nguyen, đã bị kết án 12 năm tù giam ví tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền.” Vào Tháng 5 năm nay, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế cho biết có ít nhất 128 tù nhân lương tâm bị giam giữ trên toàn quốc – một sự gia tăng đột ngột so năm ngoái chỉ có 97 người. Theo nhóm “The 88 project” vận động cho quyền tự do phát biểu thì có tới 266 nhà hoạt động đã bị giam giữ. Cô Nikita White nói Chính Quyền Việt Nam “chủ trương dập tắt mọi hình thức chỉ trích”. “Chúng tôi nghe những trường hợp như của ông Khảm rất thường xuyên – những nhà hoạt động bị bỏ tù vì cáo buộc vi phạm an ninh quốc gia trong khi họ chỉ hoạt động ôn hoà” Những người bị giam giữ thường bị những phạm nhân khác đánh đập do sự điều động và đồng loã của các cai tù. Cô Nikita nói nước Úc cần phải áp lực Việt Nam để ông Khảm được xét xử công bằng và không phải đối đầu với án tử hình. “Thực tế là Chính Phủ Việt Nam đã bịt miệng ông Khảm khi từ chối không cho phép luật sư bảo vệ”, cô Nikita nói. “Ông Khảm đã bị từ chối việc xét xử công bằng và căn bản là ông ta đã bị từ chối nhân quyền.” Thủ Tướng Úc Scott Morrison dự trù thăm Việt Nam vào Tháng 8, tuy nhiên văn phòng của ông từ chối không cho biết là trường hợp của ông Khảm sẽ được nêu lên trong chuyến viếng thăm này hay không. Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc, bà Marise Payne, đã thăm Việt Nam vào Tháng 6 nhưng không cho biết là có thảo luận về trường hợp ông Khảm hay không. Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã không phản hồi các yêu cầu lên tiếng cho phóng sự này./.
......

Đồng hành cùng TNLT đang bị hành hạ trong trại 6 Nghệ An

Thùy Uyên - TTĐQ Video biểu tình:  https://www.facebook.com/viettan/videos/395449944425304/?t=120 https://viettan.org/frankfurt/ Frankfurt am Main, Đức Quốc, 13 tháng Bảy, 2019 Trong những tuần vừa qua dư luận đã chú tâm vào tình trạng các Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) Việt Nam bị ngược đãi và tra tấn tại trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An. Nơi đây nhiệt độ bên ngoài lên đến 40 độ C. Bên trong phòng giam dưới mái tôn và bức tường thấp thì sức nóng đạt đến mức 50 độ C. Trong hoàn cảnh lao tù khắc nghiệt như thế nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thay vì ngưng tay hành hạ tù nhân thì lại gia tăng các biện pháp tra tấn như lấy đi những cái quạt máy trên trần nhà.   Để phản đối hành động tra tấn ác độc này, các Tù Nhân Lương Tâm đã phải quyết định tuyệt thực, và hôm nay đã là ngày thứ 33. Tình trạng sức khỏe của những TNLT tuyệt thực này đã đi xuống nghiêm trọng. Trước tình cảnh này, đồng bào tại Đức Quốc và Đan Mạch đã hưởng ứng lời kêu gọi của đảng Việt Tân, cơ sở Tây Nam Đức xuống đường tại Frankfurt biểu tình đồng hành với các TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM. Frankfurt là thành phố trung tâm tài chánh Âu Châu, là địa danh lịch sử của Đức Quốc và là quê hương của đại văn hào Johann Wolfgang von Goethe. Chương trình bắt đầu vào lúc 13:15 giờ bằng nghi thức khai mạc với quốc ca Đức và Việt cũng như phút tưởng niệm. Xen kẽ những bài phát biểu của các tổ chức và hội đoàn là những bài ca đấu tranh hào hùng bên cạnh những tấm phông dài từ 3m tới 5 m in hình 70 Tù Nhân Lương Tâm tiêu biểu cũng như những Tù Nhân của trại giam số 6, Nghệ An. Những tấm phông lớn này đã tạo được sự chú tâm của nhiều đồng bào và quần chúng địa phương. Đặc biệt hôm nay có sự tham gia và phát biểu của linh mục chánh xứ Đinh Xuân Minh. Ngài đã lên án mạnh mẽ hành động tra tấn dã man của „cái gọi là Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa“, nhưng „thực chất chỉ là một băng cướp tàn ác“. Và linh mục đã kêu gọi những nhân viên Tổng Lãnh Sự Quán quay trở về với dân tộc, nếu không cả con cháu của họ cũng sẽ bị ác quả. Một số vị phát biểu tại cuộc biểu tình: hàng trên: Ông Nguyễn Đình Phúc, Hội trưởng Hội NVTNCS tại Hamburg; Ls. Nguyễn Văn Đài Hàng dưới: Một đồng bào tham dự; Linh Mục Đinh Xuân Minh; Một thân hữu người Đức. Lm Đinh Xuân Minh phát biểu: Xem Video https://www.facebook.com/mygiang.son/videos/129689298274079/?fref=mentions Ngoài ra, còn có những linh mục Phạm Sơn Hà và Đặng Xuân Hải, tuy bận công việc giáo xứ không có mặt được nhưng đã hiệp tâm cầu nguyện cho những người Việt Nam đang bị giam cầm vì họ tranh đấu cho Công Lý và Sự Thật. Một thân hữu người Đức cũng đã lên tiếng phản đối chính sách cư xử tàn tệ của nhà cầm quyền Việt nam. Luật sư Nguyễn Văn Đài, chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, đã tường trình ngắn gọn về chuyến vận động của anh và đảng Việt Tân cũng như Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới tại Quốc Hội Âu Châu tại Brüssel liên quan đến Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU-Việt Nam (EVFTA) và tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam. „Chúng ta cần vận động để các nghị sĩ Quốc Hội Âu Châu không phê chuẩn EVFTA bao lâu, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam không tôn trọng nhân quyền. Từ trong nước, anh Nguyễn Quang Trung, người con trai của Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Trung Trực, đã gửi một đoạn thâu thanh để chia sẻ về tình trạng sức khỏe yếu kém của cha anh và lời cảm ơn đồng bào cùng đồng hành, lên tiếng cho những Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Vào lúc 14:30 giờ đoàn người biểu tình (gồm có đồng bào từ miền Nam, miền Trung đến Bắc Đức cũng như Đan Mạch), sau khi nghỉ 20 phút để dùng những nắm xôi và những ổ bánh mì „tình đồng hương“ do Hội Người Việt Tỵ Nạn Hamburg và Hội Ái Hữu Miền Trung biếu, đã tuần hành vào phố chính, đến địa điểm Paulsplatz, Frankfurter Paulskirche. Đây là một địa danh lịch sử quan trọng của Đức Quốc, nơi từ năm 1848 tới 1849 Đại Hội Nghị Viện Toàn Quốc đầu tiên đã diễn ra, mở đường cho Hiến Pháp Quốc Gia. Vừa đi đoàn người cùng hô vang trời những khẩu hiệu „Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm!“, „STOPPT DIE FOLTERUNG DER GEWISSENSGEFANGENEN!“, „Đả đảo Cộng Sản Hèn Với Giặc, Ác với Tù Nhân Lương Tâm!“ Trên quảng trường Paulsplatz rất đông đảo người bản xứ cũng như du khách đã đứng lại lắng nghe những thông tin về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, những giải thích về hậu quả tiêu cực xã hội ngay trên nước Đức gây ra bởi chính sách độc tài của nhà cầm quyền Việt Nam và những đường dây phạm pháp khác của chế độ, thí dụ như vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin vào tháng 7.2017, hay là những vụ buôn người và lạm dụng sức lao động của người trẻ Việt Nam. Trước khi buổi meeting chấm dứt lúc 16:00 giờ, đại diện Ban Tổ Chức, anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã cảm ơn nước Đức và công dân Đức đã cưu mang Thuyền Nhân Tỵ Nạn cách đây 40 năm để người Việt Nam có cơ hội sống trong thanh bình và dân chủ, và nhất là cùng lãnh trách nhiệm đóng góp xây dựng và phát triển tiếp nền Dân Chủ tại Đức cũng như tranh đấu cho Nhân Quyền và Dân Chủ tại Việt Nam. Đặc biệt, một xe bus con chở đầy người từ Đan Mạch vượt 2000 cây số đi và về vì muốn chia sẻ nỗi đau của TNLT và gia đình đang gánh chịu. Chị Thanh Nhàn ở Mỹ đang đến Đức du lịch, nghe tin có tổ chức biểu tình đầy ý nghĩa, bèn bỏ ra một ngày để đến tham dự. Thùy Uyên
......

EVFTA & Nhân Quyền – Hội Anh Em Dân Chủ, RSF và Việt Tân vận động các tân Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu ở Bruxelles

Trần Đức Tuấn Sơn - Web VietTan| Việt Tân, Hội Anh em Dân Chủ và RSF vận động các Dân Biểu Liên Âu https://www.youtube.com/watch?v=xX5ZXf4QdOw Ngày 30 tháng Sáu, 2019 vừa qua các cơ quan báo chí, truyền hình lề phải ồ ạt đi tin Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU-Việt Nam (EVFTA) đã được ký kết tại Hà Nội. Tất cả các bản tin đều viết theo kiểu “mọi chuyện đã xong”, cố ý lờ đi một điều vô cùng quan trọng: Trước khi được áp dụng, EVFTA cần phải được Quốc Hội Âu Châu (QHAC) phê chuẩn. Và các vị Dân Biểu QHAC không giống các vị Dân Biểu Quốc Hội nhà nước CHXNCNVN. Họ có quyền lên tiếng, hành động và bỏ phiếu theo lương tâm và niềm tin của họ, của cử tri mà họ đại diện chứ không phải bắt buộc theo lệnh của đảng hay của bên hành pháp. Nhiệm kỳ của Quốc Hội Âu Châu khóa 9 (2019-1024) vừa bắt đầu hôm 1 tháng Bảy, 2019. Nhằm cập nhật thông tin cho các dân biểu QHAC về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và vận động các dân biểu trước viễn ảnh QHAC sẽ quyết định phê chuẩn hay không EVFTA trong thời gian tới đây, một phái đoàn gồm Hội Anh Em Dân Chủ, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Việt Tân đã đến trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles trong chuyến vận động 2 ngày, 9 và 10 tháng Bảy, 2019. Một số Dân Biểu đã dành cho phái đoàn một khoảng thời gian để lắng nghe và trao đổi tuy rằng, các DB đang còn rất bận rộn với những sinh hoạt nội bộ của Quốc Hội như bầu người chủ tịch quốc hội, thành lập và tuyển chọn các chủ tịch các ủy ban chuyên trách của nhiệm kỳ mới, dự buổi điều trần của tân Chủ Tịch Hội Đồng Âu Châu, v.v. Phái đoàn Việt Tân trình bày về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày càng gia tăng từ năm 2015 đến nay, với những bản án nặng nề đối với các nhà đấu tranh dân chủ như Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Nguyễn Văn Túc, Trương Minh Đức, Lê Đình Lượng… Luật Sư Nguyễn Văn Đài thuộc Hội Anh Em Dân Chủ đã tường thuật với các vị Dân Biểu những hành vi tra tấn tinh thần và vật chất đối với các TNLT tại Việt Nam, nhằm ngăn cản những người này tái sinh hoạt đấu tranh một khi ra tù, cũng như gây sự sợ hãi trong đầu những người đang tranh đấu và chưa bị bắt. Đặc biệt, LS Đài nêu lên sự kiện các TNLT hiện đang bị hành hạ trong Trạm giam số 6, Nghệ An bằng cách tháo gỡ quạt máy trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ lên tới 40°C. Dân biểu QHAC Pascal Durand (Pháp – thứ ba từ trái) cùng các thành viên phái đoàn vận động lên án hành vi ngược đãi TNLT tại Trại giam số 6, Nghệ An. Ảnh: Việt Tân DB Pascal Durand, thuộc Đảng Cộng Hòa Tiến Bước của Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, là người đầu tiên tiếp đón phái đoàn. Đây là nhiệm kỳ thứ nhì của DB Pascal Durand, một người từng lên tiếng đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam. Tháng Chín, 2018, cùng với 31 vị Dân Biểu khác, Pascal Durand đã đồng ký tên thư kêu gọi nhà cầm quyền CSVN phải tuân thủ Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, trả tự do cho các TNLT, xem xét lại Luật An Ninh Mạng… db Pascal Durand tuyên bố ông sẽ tiếp tục quan sát tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt sẽ xem Hà Nội có thật sự giữ các cam kết với cộng đồng quốc tế, đặc biệt các Công Ước 87 và 98 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO. Từ trái: LS Nguyễn Văn Đài, anh Trần Đức Tuấn Sơn (Việt Tân), Bà Dân Biểu Maria Arena (Bỉ), tân Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền QHAC nhiệm kỳ 2019-2024, cô Julie Mazerczak (RSF). Ảnh: Việt Tân DB Maria Arena, thuộc Đảng Xã Hội Vương Quốc Bỉ, cũng vừa tái đắc cử. Trước đây là thành viên Ủy Ban Nhân Quyền của Quốc Hội Âu Châu, ở nhiệm kỳ mới (2019-2014), bà DB Maria Arena được chọn vào chức vị chủ tịch của ủy ban nầy. Bà DB Arena đã nhiều lần lên tiếng chống lại EVFTA vì CSVN đã gia tăng đàn áp đối kháng từ năm 2016. Theo DB Arena, dư luận quần chúng Âu Châu đang có xu hướng chống lại các hiệp định thương mại và các tân dân biểu cũng có thể đi theo xu hướng này. Vì vậy, nếu Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU-Việt Nam được mang ra phê chuẩn lúc nầy thì chưa chắc được thông qua. Bà Arena khuyến khích các nhóm Việt Nam tranh đấu cho nhân quyền cũng như các NGO quốc tế tiếp tục đi gặp các tân dân biểu QHAC để trình bày với họ về những gì đang xảy ra tại Việt Nam trên mặt tự do ngôn luận, tự do chính trị. Với tư cách là chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền của QHAC, bà DB Arena đã yêu cầu có sự trao đổi trực tiếp và thường xuyên với 4 đại sứ EU, trong đó có Đại Sứ EU tại Việt Nam. Trong buổi trao đổi, cô Julie Mazerczak cũng bày tỏ sự quan tâm của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters sans frontières – RSF) về Luật An Ninh Mạng. Năm 2019, Việt Nam bị xếp hạng 176 trên 180 quốc gia trong phạm vi tự do báo chí của RSF. Nhiều bloggers và ký giả độc lập đang bị lãnh các án tù nặng nề chỉ vì đã hành xử quyền tự do thông tin của họ. Bà DB Anna Cavazinni (Đức, thứ hai từ trái) cùng lên án Trại giam số 6, Nghệ An ngược đãi tù nhân lương tâm. Ảnh: Việt Tân Dân Biểu Anna Cavazinni, thuộc Đảng Xanh ở Đức, lần đầu tiên đắc cử vào QHAC. Bà Cavazinni cho biết sẽ có một phái đoàn thuộc Ủy Ban Thương Mại của QHAC thăm viếng Việt Nam vào tháng Mười năm nay. Theo DB Cavazinni, đây là cơ hội tốt để phái đoàn QHAC có thể gặp gỡ những người lao động, những nhà hoạt động dân chủ để có được những thông tin trực tiếp về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Phái đoàn Việt Tân gợi ý với DB Cavazinni là phái đoàn đó của QHAC cần phải đòi hỏi mạnh mẽ để được tiếp xúc các nhà đối kháng và các nhà hoạt động cho giới lao động mà không có sự hiện diện của an ninh và quan chức CSVN. DB Miapetra Kumpula-Natri, thuộc Đảng Xã Hội ở Phần Lan và là Phó Chủ Tịch Ủy Ban Mậu Dịch Quốc Tế, đã từng đồng ký tên thư ngỏ đến chủ tịch Hội Đồng Âu Châu vào tháng Sáu, 2019 nói lên quan điểm bất đồng của bà đối với việc ký kết EVFTA trong bối cảnh vi phạm nhân quyền hiện nay tại Việt Nam. Bà DB Kumpula-Natri khuyên phái đoàn tiếp tục công việc vận động các dân biểu, đặc biệt bên cánh hữu của QHAC để thông tin về những vi phạm nhân quyền hiện nay tại Việt Nam. Cô Julie Mazerczak (tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới) và anh Trần Đức Tuấn Sơn (Việt Tân) lên án Trại giam số 6, Nghệ An ngược đãi các tù nhân lương tâm trong trụ sở Quốc Hội Âu Châu. Ảnh: Việt Tân Vì thời gian eo hẹp, DB Đảng Xã Hội Ismael Ertug nhận tài liệu và hẹn gặp phái đoàn vận động tại văn phòng địa phương của ông ở Đức. Cũng vì trùng với buổi điều trần bà Ursula von der Leyen, tân Chủ Tịch Hội Đồng Âu Châu, diễn ra suốt ngày 10 tháng Bảy, các vị DB Joachim Schuster (Đức) và Frédérique Ries (Bỉ) đã cử các phụ tá đại diện họ đứng ra tiếp đón và trao đổi với phái đoàn. Do các tân dân biểu chưa nhận được văn phòng chính thức của mình nên các buổi trao đổi diễn ra ở những nơi công cộng trong trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles. Paris, 10 tháng Bảy, 2019 Trần Đức Tuấn Sơn https://viettan.org/evfta-nhan-quyen-hoi-anh-em-dan-chu-va-viet-tan-van-dong-cac-tan-dan-bieu-quoc-hoi-au-chau-o-bruxelles/ Video: https://www.youtube.com/watch?time_continue=6&v=xX5ZXf4QdOw
......

Pages