Minh Hoài|
Troisdorf, 21.9.2019.
Hôm nay trời vào đầu mùa thu ấm áp. Trong ánh nắng cuối hè êm dịu của buổi chiều, lúc 14:00 giờ, đông đảo quý vị đại diện các tổ chức và hội đoàn cùng đồng bào huởng ứng lời mời của Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn (LH NVTN), đã từ mọi miền Nam Bắc tụ họp về trong khuôn viên của lâu đài Wissem, chung quanh đài Tuởng Niệm tiến sĩ Rupert Neudeck, để cùng cử hành buổi lễ Tri Ân nước Đức tiếp nhận Thuyền Nhân Tỵ Nạn Việt Nam cách đây 40 năm.
Sau phần khai mạc bằng quốc ca Đức và Việt ông Nguyễn Văn Rị tiến hành nghi thức tưởng niệm công đức tiền nhân, đồng bào và các chiến sĩ đã hy sinh vì lý tưởng Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Ông đặt vòng hoa trước tấm bia của tiến sĩ Rupert Neudeck và mời vị đô trưởng thành phố Troisdorf, Klaus-Werner Jablonski, vị đại diện Ủy Ban Cap Anamur Bernd Göken và bà Christel Neudeck cùng đồng bào thắp nến.
Kế đến, đại diện cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Đức và thay mặt cho ban tổ chức LH NVTN, vị trưởng thượng cụ Nguyễn Đình Tâm, 95 tuổi cùng cô Kim Ngân ngỏ lời trân trọng tạ ơn đến chính phủ và người dân Đức. Cô Kim Ngân được 10 ngày tuổi khi tàu Cap Anamur cứu vớt.
Cụ Nguyễn Đình Tâm, 95 tuổi cùng cô Kim Ngân ngỏ lời tạ ơn đến chính phủ và người dân Đức .
Ông tỉnh trưởng Jablonski, trong lời chào mừng, đã nhắc nhở về trách nhiệm chính trị và nhân đạo của các quốc gia đối với những người đang phải lánh nạn là phải làm sao để không ai phải miễn cưỡng rời bỏ quê hương mình. Và ông cũng cảm ơn người Việt tỵ nạn đã có nhiều nỗ lực hội nhập tốt đẹp và đang đóng góp cho xã hội Đức Quốc được phong phú hơn.
Ông tỉnh trưởng Jablonski
Ông Bernd Göken trong trách vụ tổng quản trị của Ủy ban Cap Anamur (UB CA) trình bầy về những khó khăn mà UB gặp phải khi ra tay cứu người trên biển, nhưng lại bị tố cáo là vi phạm luật pháp. Từ công việc cứu thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam UB CA đã mở rộng công việc từ thiện của mình đến 53 quốc gia và đã chăm sóc y tế cho hàng mấy chục triệu người bằng cách xây dựng nhà thương, truờng học và những hạ tầng cơ sở. Nhờ đó mà người dân không cần phải di tản và lánh nạn.
Ông Bernd Göken
Kế tiếp bà Christel Neudeck chia xẻ cảm nhận của bà về ngày hôm nay là một ngày thật đặc biệt trong một bầu không khí đầy khích lệ cho công việc từ thiện của UB CA. Bà tin rằng chồng bà cũng đang hiện diện nơi đây trong buổi lễ này. Bà rất hãnh diện khi thấy những ngưòi Đức gốc Việt Nam hát bài quốc ca Đức và cảm ơn nuớc Đức. Chính bà có nhu cầu cảm ơn các bạn Việt Nam đã mang đến cho nuớc Đức một sinh lực mới, và bà đã trích lời của chủ tịch Quốc Hội Đức, tiến sĩ Wolfgang Schäuble như sau:“Bằng chứng rõ rệt nhất rằng Hội Nhập không phải là mối đe dọa, song là một sự phong phú, đó là quá trình Hội Nhập của người Việt tại Đức.“
Bà Christel Neudeck
Sau phần phát biểu tại chỗ là phần đọc các văn thư chào mừng của các chính khách và chức sắc tôn giáo không đến tham dự được.
Truớc nhất là vị đại diện chính phủ liên bang, ông giáo sư tiến sĩ Günther Krings, thứ trưởng bộ nội vụ liên bang.
Sau đó là vị thống đốc tiểu bang Nordrhein-Westfalen, ông Armin Laschet.
Rồi đến ông Herbert Reul, bộ trưởng bộ nội vụ tiểu bang.
Kế đến là ông tiến sĩ Joachim Stamp, bộ truởng bộ thanh niên, gia đình, tỵ nạn và hội nhập.
Và sau cùng là Đức Tổng Giám Mục địa phận Köln, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki.
Nội dung chính của 5 văn thư chào mừng nêu trên là trân trọng những gì tiến sĩ Rupert Neudeck và UB CA đã làm cho thuyền nhân tỵ nạn và ca ngợi những nỗ lực hội nhập rất thành công của người Việt Nam tại Đức, tạo cho đời sống xã hội thêm phong phú. (Xin xem những văn thư bằng tiếng Đức kèm theo ở dưới).
Xen kẽ những lời phát biểu và những văn thư là phần trình bầy bằng đàn dương cầm độc đáo của các cháu An, Phi, Huy và hai em Mi. Họa sĩ nổi tiếng tại Đức là anh Lê Đức Lập đã gửi tặng cho bà Christel Neudeck một bức tranh chân dung tiến sĩ Rupert Neudeck, và gửi biếu ông Bernd Göken của UB CA một bức tranh về cảnh tàu Cap Anamur đang cứu vớt thuyền nhân để tỏ lòng tri ân.
Trong phần văn nghệ đấu tranh các anh chị Thy Kim, Vĩnh Điệp, Mỹ Lệ, Minh Mẫn và những anh chị khác đã gửi đến đồng bào những ca khúc thôi thúc tình yêu quê hương và dân tộc.
Trước khi chấm dứt chương trình lúc 18:30 giờ ông Nguyễn Văn Rị đã ngỏ lời cảm ơn đến tất cả quý đồng hương đã đến tham gia buổi lễ, đóng góp công sức, vật chất cũng như tài chánh để trang trải những chi phí tổ chức và để quyên góp cho những công việc từ thiện của Úy Ban Cap Anamur (*). Mọi người đều cảm nhận buổi lễ hôm nay thật là trang trọng và ý nghĩa nhờ có thêm phần triển lãm hình ảnh thuyền nhân cũng như bàn thông tin của anh Đinh Văn Thiệu xin chữ ký gửi đến Nghị Viện Âu Châu yêu cầu duyệt xét kỹ lưỡng vấn đề Nhân Quyền tại Việt Nam trước khi thông qua Hiệp Ước Thương Mại Tự Do giữa Âu Châu và Việt Nam.
Minh Hoài
https://photos.google.com/
https://mail.google.com/mail/
https://photos.google.com/
https://drive.google.com/
(*) Vào ngày 25.9.2019, ông Nguyễn Văn Rị đã trao cho Ủy Ban CAP ANAMUR số tiền quyên góp tại buổi lễ:
------------------------------------------------------
Lời chào mừng của Giáo Sư Tiến Sĩ Günter Krings, Nghị Viên QH Đức Quốc và là Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Liên Bang, nhân buổi Lễ „ Tri Ân nước Đức „ do Liên Hội NVTN tại CHLB Đức tổ chức ngày 21.09.2019.
Kính thưa quý vị,
Buổi Lễ Kỷ Niệm quý vị gợi nhớ đến việc cách đây tròn 40 năm mà quý vị hay các vị tiền bối của quý vị đã phải liều mạng để trốn thoát sự kỳ thị và bạo lực. Sự tri ân của quý vị đối với nước Đức, nơi đã bảo toàn cho quý vị, là niềm vui và cũng là trách nhiệm của chính phủ Đức. Vui vì nước Đức đã trở thành một quê hương thứ hai của quý vị. Mặc dù những điều kiện cơ bản khó khăn, phải đứng vững tại một đất nước xa lạ với ngôn ngữ và văn hóa lạ lẫm, quý vị đã học theo cách của họ, đã tận dụng thời cơ và tạo một cuộc sống tự lập. Đã từ lâu quý vị đã trở thành một thành phần không thể bỏ qua và làm phong phú của xã hội chúng tôi. Xin ghi nhận sự đánh giá chân thành của tôi về điểm này.
Bên cạnh niềm vui về sự hội nhập thành công về mọi phương diện thì buổi Lễ Kỷ Niệm của quý vị cũng là trách nhiệm của chính phủ Đức. Sự thâu nhận vào nước Đức cả thảy tròn 38 ngàn người Việt tỵ nạn cách nay 40 năm là một biểu hiện về trách nhiệm nhân đạo. Đồng thời đó là sự bắt đầu của việc tiếp nhận người nhân đạo của nước Đức, mà cho đến nay việc này đã được thiết lập vững vàng và mở rộng đáng kể. Đó đã là điều cần thiết vì hiện tại số người trốn chạy trước hiểm họa chiến tranh và truy nã nhiều hơn bao giờ hết, họ đặt cược mạng sống của họ , như quý vị năm xưa, để có được một triển vọng của cuộc sống trong an toàn và tự do. Tròn 70 triệu người hiện nay đang trên đường đào tẩu. Theo Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) thì có 1.44 triệu trong số những người này đang có hoàn cảnh như quý vị ngày xưa; họ cần cấp tốc một triển vọng cuộc sống lâu dài tại một nước khác.
Sự đau khổ của con người là lời kêu gọi đến các quan chức chính phủ trên thế giới phải hành động. Chúng tôi phải cùng chung lo để không ai phải rời quê hương của họ và phải đánh cược mạng sống của họ, chỉ vì để được sống mà không bị truy nã. Nơi nào mà điều này chưa thực hiện được thì người tỵ nạn phải được bảo vệ.
Nhiều người tỵ nạn đang sống trong các nước láng giềng và họ muốn ở lại đó, với hy vọng sẽ có những thay đổi tốt đẹp để họ có thể trở về quê hương của họ. Những nước láng giềng này được xem là cần ủng hộ vì họ mặc dù thường có những khó khăn kinh tế riêng nhưng vẫn để một số lớn người tỵ nạn cư trú. Chính phủ Đức đang làm việc này ở mức dộ đáng kể.
Tuy nhiên đối với tất cả người tỵ nạn thì đây không phải là một triển vọng. Đối với những người tỵ nạn cần bảo vệ đặc biệt bây giờ vẫn có thể được tiếp nhận nhân đạo vào một nước khác như xưa kia . Cho dù có dòng chảy lớn của người tỵ nạn và người di dân trong năm 2015 nước Đức đã vì thế mở rộng vững chắc chương trình tiếp nhận nhân đạo và tạo các khả năng trợ giúp mới , như mới đây Chương Trình Tiếp Nhận của Chính Phủ và Xã Hội Dân Sự gọi là „ Neustart im Team =NesT „ được hình thành. Tổ chức này dựa vào trách nhiệm chung của chính phủ và xã hội đối với những người tỵ nạn cần bảo vệ đặc biệt, vì sự hội nhập và một cuộc sống tự lập tại nước Đức sẽ khó xảy ra khi không có sự chấp thuận và hỗ trợ của xã hội chủ nhà. Vì vậy mà khi xưa , trước đây 40 năm, đã rất quan trọng khi Xã Hội Dân Sự và các cơ quan Truyền Thông đã tham gia mạnh mẽ. Trong phương cách nổi bật đặc biệt Christel và Rupert Neudeck đã làm điều này với Hội Cap Anamur/ Deutsche Not-Ärzte e.V được thành lập vào năm 1979. Vì lý do tốt đẹp quý vị đã chọn Burg Wissem, nơi có Đài kỷ niệm Rupert Neudeck. Cho tới ngày nay tên gọi „ Cap Anamur“ và người sáng lập Hội vẫn là đại diện cho nhân loại và sự liên kết.
Chúng ta cần ngay cả bây giờ sự liên đới này giữa chính phủ và xã hội trong việc tiếp nhận nhân đạo và hội nhập của những người tỵ nạn. Các nhà thờ, các hiệp hội phúc lợi và một con số đáng kể của các tình nguyện viên đã tham gia làm việc đó một cách không mệt mỏi trong năm 2015, để nhiều người tỵ nạn tới Đức nhận được sự hỗ trợ và chia sẻ. Sự dấn thân này vẫn kéo dài và là một biểu tượng cho thấy nước Đức là một quốc gia quốc tế, một quốc gia có ý thức về trách nhiệm nhân đạo.
Ngay cả quý vị, các vị nam nữ thân mến của tôi, có thể tác động tại Đức Quốc trên quan điểm về kinh nghiệm đào thoát và hành trình thành công của quý vị. Quý vị, trong gương mẫu hội nhập thành công, có thể làm cho những người tỵ nạn can đảm và khuyến khích sự sẵn sàng hội nhập của họ.
Đồng thời quý vị có thể giúp hình thành tốt đẹp về thái độ của xã hội chủ nhà mà chính quý vị là những nhân tố trong đó, đó là điều làm toàm bộ xã hội hưởng lợi.
Tôi mong tất cả chúng ta, cả trong tương lai chúng ta bất chấp tất cả đối thủ và sự thù oán sẽ tận dụng khả năng của chúng ta với những đoàn kết sức mạnh , để đem sự an toàn , bảo bọc và tự do đến những người hoạn nạn. Đó là công việc chung của chúng ta, để thực hiện một cuộc sống chung trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau, và để vun đầy cuộc sống với những giá trị căn bản xã hội của con người, của tình nhân loại và của sự an toàn.
Xin gửi lời chào và lời cầu chúc tốt đẹp nhất đến quý vị và thân quyến.
GS TS Günter Krings
BS Mỹ Lâm chuyển ngữ
-----------------------------------------------------------
Lời chào mừng của Thủ hiến Tiểu bang Nordrhein-Westfalen,
Ông Armin Laschet,
nhân dịp lễ kỷ niệm "40 năm thuyền nhân ở Đức"
vào ngày 21 tháng 9 năm 2019
Kính thưa quý vị và các bạn,
Hôm nay tại đài tưởng niệm giành cho Tiến sĩ Rupert Neudeck Quý vị tri ơn sự cứu vớt những "thuyền nhân" đầu tiên. Quý vị tưởng nhớ đến một ân nhân, người mà với sự dấn thân của ông ta đã gắn bó với vận mệnh cá nhân của Quý vị. Ông Rupert Neudeck không thể chấp nhận để cho những người vì chạy trốn chiến tranh và áp bức phải mất mạng. Rồi vì vậy, ông ta đã tự mình lên đường. Với chiếc "Cap Anamur", ông và vợ là bà Christel đã giải cứu hàng ngàn người Việt tỵ nạn thoát khỏi sự hiểm nguy khủng khiếp, và họ đã trở thành những ân nhân cứu rỗi.
Di sản của họ vẫn còn lan tỏa rộng. Ngày nay cũng vậy, chúng ta phải chứng kiến hàng ngàn người trên đường chạy trốn như thế nào, trẻ em cùng bao nhiêu nam và nữ, họ ra khơi với những chiếc thuyền không thích hợp đi biển, hay quá tải và lâm vào nguy hiểm chết người. Nhiều "thuyền nhân" trong thời đại chúng ta không còn mạng sống. Họ chết đuối, chết đói hoặc chết khát trên biển khơi. Và giống như ông Rupert Neudeck cùng vợ là Bà Christel, ngày hôm nay lại cũng có những ân nhân đang can đảm dùng tàu của họ để cứu mạng cho những thuyền nhân này. Rồi với mỗi lần cứu vớt là tấm gương mà ông Rupert và bà Christel Neudeck đã giao phó, lại sống tiếp. Chúng ta, những người ở tiểu Nordrhein-Westfalen tự hào rằng cả hai ân nhân trên đều được liệt vào những người được trao Giải thưởng Quốc gia.
Là những "thuyền nhân" của một thời, Quý vị luôn ý thức quan tâm dấn thân, hội nhập vào quê hương mới của Quý vị. Và vì vậy 30 năm trước Quý vị đã thành lập Hội Người Việt Tỵ nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức. Tôi xin chân thành chúc mừng Quý vị nhân ngày kỷ niệm quan trọng này.
Quý vị và chúng tôi đều cùng một quan điểm là: Nhân phẩm không có giới hạn. Cứu mạng sống con người không bao giờ có thể là một tội ác. Làm như vậy là thực hiện một giáo điều về lòng nhân từ và tình yêu nhân loại, như đã được mẫu mực minh chứng qua ông Rupert và bà Christel Neudeck. Tôi mến chúc Quý vị một lễ kỷ niệm thật tốt đẹp cũng như tất cả mọi chuyện an lành như mong muốn.
Armin Laschet
Bảo Quốc chuyển ngữ
-----------------------------------------------------------------------
Kính thưa Quý vị và các bạn
.
kể từ khi có chính thể Cộng hòa, Liên bang Đức đã lên tiếng ủng hộ giúp đỡ và bảo vệ những người bị bắt bớ. Nhắc nhở đến chuyện đó thì đúng vào thời điểm này, nó là một điều quan trọng. Vì phẩm giá con người, chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ những người bị bức hại vì quan điểm chính trị của họ.
Ở tiểu bang Nordrhein-Westfalen, bên cạnh nhiều người khác thì Ông Rupert Neudeck đã đặc biệt dấn thân hỗ trợ các thuyền nhân. Như vậy, ông ta đã thực hiện được nguyện vọng của tiểu bang bằng cách sống của chính mình như lời tuyên bố của cố Thủ hiến tiểu bang Karl Arnold, là: „Hãy là lương tâm xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức“. Nhờ những nỗ lực của Ông Rupert Neudeck, nhiều người đã được được cứu vớt và họ đã tìm thấy tại đây một Quê Hương an toàn mới. Sự hội nhập có kết quả vượt bậc của các thuyền nhân cũng là bằng chứng cho thấy là làm thế nào để các sắc tộc có thể chung sống thành công với nhau.
Tranh đấu cho quyền con người ngày nay là chủ đề của những cuộc đụng độ gay gắt mà chúng ta những tưởng rằng nó đã được khắc phục, không còn nữa. Đó là lý do tại sao tôi đặc biệt coi trọng câu chuyện thành công bắt đầu từ bốn mươi năm trước.
Lễ kỷ niệm thâu nhận Thuyền nhân nên là một cơ hội cho chúng ta suy ngẫm là làm thế nào có thể ngăn chặn những tình huống dẫn đến việc con người phải miễn cưỡng rời bỏ Quê Hương của chính mình và cũng là cơ hội cho chúng ta xem lại phải và có thể có những biện pháp nào để hỗ trợ bền vững, thỏa đáng cho những người tỵ nạn.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm tiếp nhận người Việt Tỵ Nạn Việt Nam tại Đức, tôi ước mong rằng chúng ta sẽ luôn nhớ và nhận thức được ý nghĩa của việc sống trong một đất nước được lập trên nền tảng phẩm giá con người.
Herbert Reul
Bộ trưởng nội vụ
của tiểu bang Nordrhein-Westfalen
Bảo Quốc chuyển ngữ
-----------------------------------------------------------
Kính thưa quý vị,
Kính thưa ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh,
bốn mươi năm trước đây, những người tị nạn Vietnam đã tìm được tại nước Đức một quê hương mới và từ đó quý vị đã đặc biệt dấn thân cho quê hương mới này. Trong buổi lễ «Tri Ân nước Đức» tại Troisdorf ngày hôm nay quý vị không những ăn mừng ngày quý vị được nhận vào Đức mà còn mừng quá trình hội nhập thành công trong bốn thập niên qua.
Hệ lụy của chiến tranh, sự trốn chạy và sự xua đuổi đã ảnh hưởng lên đời sống qua nhiều thế hệ của chúng tôi. Tại Đức trong tháng này chúng tôi cũng tưởng niệm 80 năm ngày bùng nổ Đệ Nhị Thế Chiến. Việt Nam bị chia đôi cũng như nước Đức trong bối cảnh căng thẳng của sự xung đột giữa Đông và Tây. Ba mươi năm trước đây, nhờ sự can đảm của người dân, nước Đức đã thực hiện được cuộc thống nhất trong hòa bình. Tại Việt Nam mặc dù có Hiệp Định Paris (Pháp) 1973 để chấm dứt chiến tranh, nhưng nó có một chuyển biến khác: Một chế độ độc tài cộng sản chuyên chế đã bao trùm trên cả nước. Và từ đó Áp Bức, Xua đuổi và Trốn chạy bắt đầu. Hàng trăm ngàn người đã bị tống vào các nơi được mệnh danh «Trại Cải Tạo». Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi để được có một tương lai tốt và an toàn hơn cho chính bản thân và gia đình. Một số đã đến được nước Đức.
Và ngay từ lúc đầu họ đã nắm lấy cơ hội, cùng đóng góp cho quê hương mới này và góp phần xây dựng cộng đồng. Để có được sự hội nhập thành công thì trước nhất cần có cơ hội để hấp thụ học vấn. Thêm vào đó những chương trình học ngôn ngữ, huấn luyện, tu nghiệp cũng như việc chăm lo và tư vấn xã hội là những điều cần thiết. Những người tị nạn từ Việt Nam trước đây và con cái họ đã tận dụng rất tích cực những điều trên, và đã và đang đưa đến những thành quả lớn trong lãnh vực học đường cũng như nghề nghiệp.
Sự hội nhập thành công của quý vị cũng được quý vị luôn coi là Bổn Phận đóng góp tích cực cho những giá trị Tự Do, Dân chủ và Nhân Quyền tại Đức. Vì lý do đó, tôi xin chân thành cám ơn quý vị.
Tôi chúc cho buổi lễ «Tri Ân» gặt hái được thành quả mỹ mãn, được hưởng những giây phút gặp gỡ, trao đổi cảm động và mọi sự tốt lành trong công việc của quý vị.
Xin chúc quý vị và quý quyến mọi điều tốt lành.
Dr. Joachim Stamp
Bộ trưởng bộ Nhi Đồng, Gia Đình, Tị Nạn và Hội Nhập tiểu bang Nordrhein-Westfalen
Nhất Hiền chuyển ngữ
-------------------------------------------------------------------------------
Lời chào mừng của Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Rainer Maria Woelki,
Tổng giáo phận Köln
Kính thưa quý vị,
Cộng đồng người Việt Nam tại Đức thân mến,
hôm nay trong văn thư chào mừng này tôi có thể xưng hô với quý vị như trên, đó là nhờ công ơn của người quá cố TS Rupert Neudeck. Ông đã cứu 11.300 người khỏi phải chết đuối – ông đã cứu mạng sống của quý vị. Ông đã cho chúng ta thấy rằng cuộc sống có thể cứu được, và đó là điều cần thiết và là nhiệm vụ tối cao và đầu tiên của chúng ta.
Nếu không có ông thì tôi cũng không nhìn thấy một số việc từ góc cạnh kiên quyết và cần thiết để đi đến hành động. Tôi có cảm tưởng như vừa gặp ông trong phòng làm việc của tôi và nghe tiếng ông nói bằng những lời đơn sơ và cương quyết:“Chúng ta phải hành động – không thể chờ đến ngày mai, ngày mốt hay khi các thủ thục hành chánh đã được thông qua, mà là ngay bây giờ!“
Trong buổi nói chuyện chúng tôi bàn về những người đã chết tại Địa Trung Hải từ năm 2000 và tiếp tục chết tại đó.
Nhờ chiến dịch của ông Rupert Neudeck tất cả quý vị đã được đến Đức. Thành phố Troisdorf đã nhận 50 người „Thuyền Nhân“ đầu tiên – đây là địa điểm rất tốt cho bia tưởng niệm người mà quý vị hôm nay muốn nói lời cảm ơn. Ông ta đã không thờ ơ trước thời sự, và trái tim của ông mang đầy tình thương, thứ tình thương mà ông biết rằng, nó chỉ chân thật khi được chia xẻ với người lâm nạn và biến thành hành động và sự nâng đỡ.
Là Cộng Đồng Việt Nam quý vị sống gương mẫu từ 40 năm nay về cách hội nhập thành công tại Đức và trung thành với nguồn cội của tiền nhân, lịch sử và truyền thống của mình. Qua đó, quý vị đã thực nghiệm tốt đẹp hội nhập và đa dạng, mà không ai bị thua thiệt gì cả - ngược lại chúng ta đạt được sự đa sắc của cuộc sống mà Thiên Chúa đã ban tặng, cuộc sống mà tất cả quý vị có được nhờ một người, mà bia tưởng niệm ông nhắc nhở chúng ta là luôn luôn đặt lên hàng đầu sự sống và sự sống còn của con người: Rupert Neudeck.
Trong tâm tình ghi ơn chúng ta nghiêng mình trước ông Rupert Neudeck và giữ những kỷ niệm về ông một cách sống động bằng việc làm cụ thể là tiếp tục gánh vác những gì ông đã sống: TRÂN TRỌNG SỰ SỐNG.
Xin gửi những lời chúc lành thân ái đến toàn thể quý vị
Tổng Giám Mục Giáo Phận Köln
Rainer Maria Woelki
Ngọc Hòa chuyển ngữ
-----------------------------------------
Fluchtgeschichte von Kim Ngan
Liebe Frau Neudeck, liebe Christel,
sehr geehrte Damen und Herren,
Werte Besucher aus nah und fern,
gestatten Sie mir das ich heute bei Ihnen sprechen darf und ich bedanke mich dafür.
Heute feiern wir den 40.Geburtstag der Cap Anamur und den 80.Geburtstag unseres Retters, Unterstützers, Förderers und unseres großen Vorbildes, Dr. Rupert Neudeck.
Mein Name ist Kim Ngân, das bedeutet Reichtum oder Vermögen. Meine Eltern haben mir in die Wiege nicht den materiellen, sondern den geistigen Reichtum gelegt. Liebe Eltern, ich danke Euch dafür, dass ich diesen Namen tragen darf. Ich möchte mein Leben im Sinne meines Namens bis zu meinem letzten Herzschlag führen.
Als ich Ende Juni 1981 von der Cap Anamur gerettet wurde, war ich gerade zehn Tage alt. Wir hatten Glück, denn wir wurden von der Cap Anamur gerettet und kamen nach Mönchengladbach, in Nordrhein-Westfalen.
Erlauben Sie mir, dass ich Ihnen nun meine Fluchtgeschichte erzähle:
Lange Zeit habe ich mich mit der Frage beschäftigt, warum? Und warum? Ich war nur zehn Tage alt und meine Eltern haben mich auf der Flucht mitgenommen. Was war die Motivation für meine Eltern, die geliebte Heimat auf diese gefährlichen Weise zu verlassen? Die Chance zu überleben betrug nur 10 %. Trotzdem haben sie es gewagt. Warum?
Meine Eltern hatten schon einen erfolglosen Fluchtversuch überstanden. Ich war gerade vier Monate im Mutterleib als meine Eltern sich in ein Boot setzten, das nur 10,50 Meter lang und 2,50m breit war. Mit 57 Personen in diesem Boot, richtiger gesagt in dieser Nussschale, war es schon sehr eng. Nach 19 Stunden der Fahrt war das Boot immer noch im Hoheitsgebiet Vietnams. Es drohte den Passagieren das Aus. Unter dem Taifun schwamm das Fluchtboot in der unendlichen Weiten des Meeres wie ein betrunkener Mann auf dem Gehweg, der dabei seine Seilsprünge absolviert. Die hohen Wellen schlugen wie Hammerschläge aufs Boot und füllte das manövrierunfähige Boot mit Wasser. Die Angst war verbreitet, die Gefahr, dass das Boot bald sinken würde, war sehr groß. Viele Menschen schreien um Hilfe, obwohl niemand anwesend war, um ihnen zu helfen. Die Angst und der Schrei zwangen den Bootsführer zur Umkehr. Er war ohnehin gar nicht mehr in der Lage, das vom Untergang bedrohte Boot zu steuern. Das Glück stand Gott sei Dank an der Seite der Flüchtlinge. Um 6:00 Uhr des nächsten Tages kam das Boot zu dem Ausgangspunkt zurück. Alle Fluchtwilligen rannten blitzschnell weg, bevor die Küstenpolizei sie hätte erwischen konnten. Man war dennoch froh, unversehrt wieder daheim zu sein.
Mein Vater musste sich danach verstecken, vor der Polizei. Meine Mutter und die drei Brüder von mir kamen zurück ins Haus, das noch nicht beschlagnahmt worden war. Alle warten ein paar Wochen ab, die angespannte Lage nach einem gescheiterten Versuch sich beruhigt hatte.
Alle Familienmitglieder versuchten, alles, was nicht hieb- und stichfest war, zu verkaufen, um das Geld für ein neues Fluchtboot zusammenzukratzen. Die ganze Familie wartete auf die Ankunft eines neuen Erdenmenschen, Kim Ngân. Am 13. Juni 1981 erblickte ich das Licht der Welt, mit 2,8 kg Lebensgewicht. Nach einer geheimen Taufe – Taufe war im kommunistischen Vietnam zwar nicht offiziell verboten, aber getaufte Kinder sind Staatsfeinde, heute noch - entschlossen meine Eltern, erneut den Tod zu wagen, um uns der Sklaverei zu entziehen.
In der Nacht des Fluchttages nahm meine Mutter, trotz ihrer körperlichen Schwäche nach der Geburt meine drei Brüder im Alter von zwei, vier und sechs Jahren mit auf die Flucht. Ich wurde von einer Tante getragen, während ein Onkel uns auf dem Weg zur Flucht führte, der 3 km entfernt zum Ankerplatz für unser Fluchtboot. Meine Mutter und die Tante stürzten in einen Sumpf. Wir wurden mit Salzwasser getränkt. Wir stiegen danach in ein Boot ein. Bei Ebbe stachen wir ins Meer. Diesmal hatten wir ein größeres Boot. Es war 12,50 Meter, genau 2,50 breit und 1,2 Meter groß (hoch). Es waren 101 hoffnungsvolle Passagiere an Bord, die meisten waren Kinder. Wir verirrten sechs Tage und fünf Nächte auf dem Meer herum wie ein kleines Gummiboot, ohne Kompass, ohne Orientierung, ohne Ziel.
Bereits einen Tag nach dem Ausbruch wurden viele krank, manche mussten sich schon übergeben. Genau wie beim ersten Fluchtversuch schlugen die Wellen in bedrohlicher Stärke aufs Boot, überspülte es mit Meereswasser. Das Boot, eigentlich auch eine große Nussschale, mit 101 Menschen an Bord, drohte zu sinken. Ich verschluckte unfreiwillig das Salzwasser, das sich dann auf meiner Haut bemerkbar machte. Meine Mutter, körperlich geschwächt, konnte mich nicht mehr stillen. Ich weinte, ich schrie vor Schmerzen. Ein Säugling weiß nichts von der großen Politik aber er schreit, wenn er Hunger hat. Er kann nicht artikulieren, außer Schreien. Genauso ging es mir.
In der hoffnungslosen Lage begannen die Flüchtlinge zu beten. Möge Maria Mutter Gottes ihnen den Weg ans Ufer der Freiheit mit ihrem Licht der Hoffnung erleuchten!
Dennoch war die Enttäuschung sehr groß. Viele große Handelsschiffe fuhren an diesem kleinen Boot vorbei aber niemand wollte das kleine Boot gesehen haben, als wären die Menschen an Bord nichts, nichts als Luft! Später, viel später, Jahre später erfuhren die Flüchtlinge, dass niemand bereit war die menschliche Last auf sich zu nehmen, denn kaum ein Land war bereit, sie als Land gehen zu lassen. Das Leben der 101 Passagieren schien besiegelt zu sein, am sechsten Tag der Flucht. Die Enttäuschung wurde zu einer großen Verzweiflung. Ohne Wasser und Lebensmittel wurden fast alle krank und lagen überall, auf Unterdeck, auf Oberdeck, auf den Gängen, rum. Das Boot trieb sinnlos im Meer wie ein toter Stammbaum im Strom. Dennoch beschlossen der Bootsführer und die Organisatoren, nicht zurückzukehren. Sie hätten ohnehin nicht gewusst wie man zurückkehrt. Die Situation war sehr kritisch. Meine Haut fiel ab von meinem Körper. Ich konnte nur noch ganz schwach atmen und war da nur noch einen Schritt vom Tod entfernt.
Offenbar hat der liebe Gott unser Gebet erhört, denn es tauchte plötzlich die Cap Anamur auf, deren die Besatzung uns mit Sicherheit schon durch ihre Ferngläser gesehen hatte aber das brauchte eine Weile, bis man uns näherte.
Gegen 17:00 Uhr des sechsten Fluchttages konnten wir gerettet werden. Ich wurde ins Behandlungszimmer der Cap Anamur von den Ärzten behandelt. Die Ärzte sagten, wenn es nur einen Tag länger gedauert hätte, wäre ich schon gestorben. Zur gleichen Zeit, während der Rettungsaktion, sank das kleine Boot in die Tiefe des Meeres und die Cap Anamur wurde von einem Taifun geschüttelt. Alle wussten, sie wurden buchstäblich in der letzten Minute gerettet.
Wir wurden nach Palawan, einer Stadt auf den Philippinen, gebracht. Meine Eltern erzählten auch, dass Herr Dr. Rupert Neudeck und der Kapitän der Cap Anamur sowie einige Helfer das Lager besuchen, als ich drei Monate alt wurde.
Nach einem Jahr wurden wir von Deutschland aufgenommen und nach Mönchengladbach in Nordrhein-Westfalen gebracht. Die Stadt wurde unser neues Heim, Deutschland wurde unsere zweite Heimat.
Mein Leben bekam danach einen gewöhnlichen Werdegang: Kindergarten, Schule, Universität, Diplomabschluss in der Wirtschaftswissenschaft, ein Job, dann Familiengründung und ein Sohn im Alter von drei Jahren. Ich lebe heute glücklich mit meiner Familie in Deutschland.
Nach 38 Jahren in Deutschland erfuhr ich immer wieder von meinen Eltern, dass sie damals entschlossen waren, die Flucht aus Vietnam so lange zu wiederholen, bis sie entweder ankamen oder auf hoher See umgekommen wären. Das dachten damals auch Millionen Menschen in Südvietnam. Die Freiheit war für sie wertvoller als das eigene Leben.
Meine Eltern erzählten mir auch die Geschichte Vietnams. Unser Land wurde 1954 geteilt, gemäß dem Genfer Abkommen vom 20.07.1954. Nördlich des 17. Breitengrad entstand Nordvietnam, dass unter der Diktatur der Kommunisten stand. Der Süden wurde ein freies Land. Das Abkommen erlaubte den Bewohnern jedes Landesteils, innerhalb von zwei Monaten, in den anderen Landesteil umzusiedeln. Mindesten eine Million Menschen aus dem Norden folgten dem Ruf der Freiheit und gingen nach Südvietnam. Im Jahr 1954 waren meine Eltern gerade fünf bzw. sechs Jahre alt. Sie nahmen Hab und Gut mit und stiegen in ein Landungsboot um nach Südvietnam zu kommen. In 21 Jahren der Trennung gab es für unsere Familie keine Nachricht vom Rest der Familie aus Nordvietnam denn der Kontakt war verboten. Deutschland war auch getrennt in Ost und West und wurde 1990 friedlich wiedervereinigt. Dieses Glück hatten wir, Vietnamesen, nicht.
Südvietnam, unsere Heimat, kam am 30. April 1975 unter die Panzerketten der blutrünstigen Nordvietnamesen und wurde der kommunistischen Diktatur unterworfen. Das Volk in Südvietnam lehnte diese Unterwerfung ab. Mehr als zwei Millionen Südvietnamesen versuchten über die gefährliche Flucht über See, um ans Ufer der Freiheit zu gelangen. Dabei riskierten sie, - von UNHCR als Boatpeople genannt – alles: Vom Verhungern und Verdursten unter der sengenden Sonne, von gefürchteten Piraten entführt und getötet werden, von Taifunen versenkt. Die Frauen hätten Opfer der Massenvergewaltigungen durch Piraten werden können. Der Pazifik, der seinen Namen zu Unrecht trägt, wurde zum größten Massengrab der Welt, mit geschätzt 500.000 namenslosen Gräbern auf dem Meeresboden. Ich brauchte Jahre, um meine Eltern zu verstehen. Wenn das Schicksal es gewollt hätte, wären wir alle gestorben, aber niemand von uns hätte unter der kommunistischen Gewaltherrschaft leben müssen. Aber Gott hat unser Gebet erhört und schickte die Cap Anamur zu uns. Das Schiff der Nächstenliebe hat uns gerettet. An dieser Stelle verbeuge ich mich posthum vor unserem Retter, Dr. Robert Neudeck. Ohne ihn wäre der maritime Friedhof im Pazifik um mindesten 11300 Gräber größer geworden. Ich verbeuge mich vor allen Menschen, die auf der Cap Anamur gearbeitet haben, ohne sie wäre ich heute nicht hier. Ich verbeuge mich vor zigtausenden Menschen in Deutschland, die uns auf unserem Lebensweg Jahre, Jahrzehnte begleitet haben, ohne sie wären wir nicht da, wo wir heute sind.
Ich weine um meine Landsleute, die in Vietnam eine der schlimmsten Diktaturen der Welt ertragen müssen. Gott möge die Kette der Gewalt in Vietnam zerreißen!
Wir gedenken heute unserer Landsleute, die beim Ausbruch in die Freiheit ihr Leben verloren haben, weil sie kein Glück hatten.
Wir stehen heute vor dem Denkmal für Robert Neudeck. Wir hätten uns gefreut, wenn er heute, mit 80 Jahren, bei uns wäre. Aber wir sind getröstet zu wissen, dass er vom Himmel auf uns schaut, um seine Freude mit uns zu teilen, dass wird ihn nie vergessen werden.
Liebe Frau Christel Neudeck, nehmen Sie unseren herzlichen Dank an! Wir wissen, hinter einem starken Mann steht immer eine starke Frau. Ohne Sie, liebe Christel, hätten die humanitären Aktionen der Cap Anamur auch nicht funktioniert. Wir wünschen Ihnen und Ihrer Familie alles Gute, Gesundheit und Gottes Segen für ihre weiteren Lebenswege.
Liebe Christel, bitte nehmen Sie mein kleines Geschenk an, einen Blumenstrauß, als den sichtbaren Ausdruck meines Dankes an Sie. In unserem Herzen werden wir Sie und Dr. Rupert Neudeck immer bleiben.
Vielen Dank, verehrte Damen und Herren, wir danken Ihnen für die großartigen Heldentaten bei der Aktion, Menschen in höchste Not zu retten und für Ihre heutige Geduld.
Gott segnet Sie!
-------------
Tờ báo Kölner Stadt Anzeiger đưa tin về buổi lễ: