Đan Viện St. Ottilien: Ngày cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam

Như thông lệ hàng năm do lời mời gọi của Linh mục Augustinus Phạm Sơn Hà, Đan viện St. Ottilien thuộc Landsberg am Lech, Bayern (gần München) Đức đã tổ chức một Thánh lễ cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam vào thứ Bảy, ngày 29.06.2019 lúc 15:00 đến 17:00 giờ. Buổi Thánh lễ quy tụ rất nhiều giáo dân người Đức và bà con ở các vùng phụ cận như: München, Augsburg, Memmingen, Regensburg... Hiện diện trong ngày cầu nguyện năm nay, người ta còn thấy có các Ông Nguyễn Quý Cường, Hội Trưởng Hội Cao Niên München – Bayern; Ông Phạm Hồng Lam, Phong Trào Giáo Dân VN Hải Ngoại; Anh Bùi Ngọc Châu, Liên Đoàn Công Giáo VN... Thánh lễ bắt đầu với nghi thức rước Thánh Giá, hình Lòng Chúa Thương Xót, hình Đức mẹ La Vang lên cung Thánh cùng với đoàn linh mục đồng tế. Chủ tế cho buổi Thánh lễ là Linh mục Augustinus Phạm Sơn Hà OSB cùng các Linh mục đồng tế như Lm. Theophil Gaus OSB, Lm. Martin Trieb, Lm. Josep Afatchao người Togo… Năm nay, ngoài Cộng đoàn người Việt Nam hát đáp ca và dâng lễ, còn có thêm nhóm người Togo hát Kinh Vinh Danh bằng tiếng bản xứ của họ cùng tiếng trống, chuông rất hùng hồn, sôi nỗi. Trong Thánh lễ, Lm.Theophil Gaus OSB giảng bài Thánh thư của Thánh Phêrô tông đồ (3, 8-12), và Phúc Âm (LK, 15,3-7) và được linh mục Augustinus Phạm Sơn Hà dịch lại. Nội dung xoay quanh bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót. Theo Lm.Theophil Gaus OSB, là Giáo hội thì sống biết quan tâm đến những „người nghèo“, người đang gặp hoạn nạn. Họ là những Việt Nam đang lên tiếng đòi công lý; đang bênh vực, bảo vệ cho nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận... thì bị đàn áp, tù đày. Họ là những người đang chịu nhiều những bất công thiệt thòi, vì sự tham ô, hối lộ. Họ bị cảnh màn trời chiếu đất vì nạn thiên tai lũ lụt, hạn hán mất mùa. Họ là những người đang ở Châu Phi như đất nước Togo, sống trong sự nghèo túng, không được đào tạo học hành, không có hệ thống chăm sóc, bảo vệ sức khỏe… Sau Thánh lễ, 17 giờ đến 19 giờ mọi người đến sân sinh hoạt ngoài trời của Đan viện, dùng cơm chiều chuyện trò, ca hát. Nhóm người Afrika đã làm vui tươi, sống động với những bài hát, điệu nhảy, tiếng trống. Những bài hát đấu tranh: Lời nguyện cho quê hương VN, Trả lại cho dân, Con có một tổ quốc, Việt Nam Việt Nam...do chị Kim Nhung điều khiển cũng được hợp ca cất lên tại nơi đây. Sau buổi cơm chiều lúc 19 giờ là nghi thức rước kiệu Mẹ Maria vòng quanh Đan viện với những chuỗi kinh Mân côi, những Thánh vịnh, những bài hát. Đoàn kiệu tiến vào nhà nguyện St. Ottilien với những lời nguyện dâng lên Mẹ Maria, cầu cho quê hương VN được thoát nạn cộng sản vô thần, để mọi người dân Việt trên Quê hương, sống trong no ấm, tự do, hoà bình. Trước khi kết thúc buổi cầu nguyện Linh mục Augustinus Phạm Sơn Hà và linh mục Josep Afatchao ban phép lành của Thiên Chúa đến mọi người./.  
......

Mục sư Mỹ – Việt vận động nhân quyền cho người thiểu số Việt Nam

Bạn Đọc Làm Báo – VOA| Đồng bào thiểu số ở Việt Nam tiếp tục bị tước đoạt quyền làm người. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn nhiều kể từ đầu 2019 đến nay. Đồng bào thiểu số bao gồm người Thượng (Montagnard), người Mông (H’mong), người Chàm và người Khmer-krom. Phần đông đồng bào thiểu số theo Đạo Tìn Lành Phúc Âm hay Công Giáo. Những mục sư, trợ tế và người theo đạo thường xuyên bị chính quyền CSVN sách nhiễu đàn áp. Nhà thờ thường hay bị bố ráp và phá hủy. Đứng trước thảm họa trên, trong tuần vừa qua, một phái đoàn gồm 20 mục sư Tin Lành Mỹ và Việt từ nhiều nơi ở Hoa Kỳ đã đến thủ đô Washington để vận động cho quyền con người của các sắc tộc thiểu số tại Việt Nam. Bốn mục sư Mỹ gồm các ông Ernie Sanders, Hal Larsen và John Donelan thuộc Word Baptist Church, Ohio và Donovan Larkins, Spirit of Life Christian Center, Dayton, Ohio. Phái đoàn đã viếng thăm văn phòng của một số nghị sĩ, dân biểu Hoa Kỳ, Ủy Hội Nhân Quyền Quốc Tế Tom Lantos, Ủy Hội Hoa Kỳ cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và tổ chức Victims of Communism Foundation. Đồng bào thiểu số bị đàn áp một cách tàn bạo Mục Sư Y Hin Nie thuộc United Montagnard Christian Church, Greenboro, North Carolina đại diện cho khoảng một triệu tín đồ người Thượng, người Mông và Khmer-krom tại Việt Nam thuộc 54 bộ lạc, gồm các giáo phái Evangelical Christian Fellowship, Baptist, Presbyterian, Mennonite và Montagnard Catholic church. Ông nói rằng trên 50 mục sư và trên 400 người theo đạo ở Việt Nam bị bắt giữ. Hậu quả là khoảng từ một đến hai ngàn trẻ em thiếu cha và khoảng 1.000 bà vợ có chồng mất tích. Học sinh Thượng ra trường bị từ chối việc làm vì theo đạo Thiên Chúa. Mục Sư Y Hin Nie kêu gọi chánh phủ Hoa Kỳ giúp đỡ để Hà Nội chấm dứt tình trạng đàn áp các sắc dân thiểu số, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, trả lại tài sản cho các giáo hội, cho phép những nhà lãnh đạo tôn giáo được tham dự những khóa huấn luyện ở trong và ngoài nước, trả tự do cho tù nhân lương tâm, đặc biệt cho phép phái đoàn Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam để điều tra và sau cùng là xếp Việt Nam trở lại danh sách những quốc gia cần lưu tâm về tự do tôn giáo. Hiện nay có 498 người thiểu số đã chạy trốn qua Thái Lan. Trong số này có 145 người Thượng, 75 người Khmer-krom, 278 người Mông. Ngoài ra có khoảng 300 người Việt Nam. Họ trông mong được định cư ở nước thứ ba. Trong khi chờ đợi được văn phòng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tị nạn, họ vẫn có thể bị bắt trở về Việt Nam. Theo một báo cáo của Hội Đồng Dân Tộc Bản Xứ tại Việt Nam Ngày Nay (Council of Indigenous Peoples in Today’s Vietnam), chính quyền CSVN theo rõi và kiểm soát chặt chẽ những cộng đồng dân bản xứ, cấm đoán những sinh hoạt văn hóa, cấm sử dụng ngôn ngữ và tên bản xứ và thường xuyên bắt bớ và giam cầm họ mà không có lý do. Vài năm trước đây, nhà sư Khmer-krom nổi tiếng Thạch Thương từng bị bắt giam và bị đánh đập chỉ vì ông dự định mở trường dậy tiếng Khmer cho tín đồ. Những người dân bản xứ còn bị ép ngừa thai, phá thai và tiêu diệt khả năng sinh đẻ. Chính quyền CSVN chủ ý gọi tất cả những người dân bản xứ là dân thiểu số, không công nhận họ thuộc sắc dân Thượng, Chàm hay Khmer-krom để không có nhiệm vụ bảo vệ họ theo Tuyên Ngôn về Dân Bản Xứ của Liên Hiệp Quốc. Chính quyền CSVN còn gây áp lực với chính quyền của những nước lân cận để buộc họ gửi trả về những người trốn ra khỏi Việt Nam để lãnh nạn. Theo báo cáo vào tháng 11, 2018 của Ủy Ban Chống Tra Tấn (Committee Against Torture), có 698 trường hợp người tị nạn bị ép trở về Việt Nam, vi phạm Quy Ước Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Khi về Việt Nam họ bị đối sử như những tội phạm. Những người dân bản xứ bị cấm không cho làm đơn xin học bổng Fulbright và những cơ hội giáo dục khác bất kể khả năng của họ. Một thiểu số đước cho phép ra nước ngoài phải chứng tỏ có quan hệ với Đảng CSVN hoặc phải làm tình báo cho nhà nước. Nghị Quyết H.Res 435 Hai dân biểu Hoa Kỳ Harley Rouda (Dân Chủ, California) và Ted Budd (Cộng Hòa, North Carolina) đã đệ trình Hạ Viện Hoa Kỳ nghị quyết H.Res 435 vào hai tuần trước. Nghị quyết này ghi nhận những đóng góp của người Thượng ở Tây Nguyên, hỗ trợ đồng minh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam và tố cáo sự đàn áp nhân quyền của chính quyền Hà Nội. Mục Sư Nguyễn Công Chính và nhiều tổ chức sắc tộc thiểu số đã giúp soạn thảo nghị quyết 435. Ông đã kêu gọi các dân biểu Hoa Kỳ và Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ủng hộ để nghị quyết này được sớm thông qua Hạ Viện. Đồng thời ông cũng kêu gọi các dân biểu bảo lãnh một số tù nhân lương tâm thuộc sắc dân thiểu số và vận động cho họ được trả tư do và được định cư tại Hoa Kỳ. Cho tới nay chưa có một người dân thiểu số nào được hưởng đặc ân này. Trong khi đó không ít tù nhân lương tâm Việt Nam đã được bảo lãnh qua Mỹ. Mục Sư Chính đã trình bầy trường hợp toàn bộ một gia đình sắc tộc Jarai tại Daklak bị đàn áp tàn bạo. Cha bà Hra bị Công an tra tấn khiến mang bệnh tâm thần. Đất đai và tài sản của gia đình bị Cộng sản cưởng chiếm. Chồng bà Hra bị bắt giam ở đồn công an huyện Ea Hleo, tỉnh Daklak. Sau khi chồng bị bắt giam, người phụ nữ sắc tộc này bị năm nhân viên Công an cưỡng hiếp tập thể liên tục nhiều ngày và cuối cùng bà và hai con nhỏ phải chạy qua Thái Lan xin tỵ nạn vì lý do tự do tôn giáo. Trên đường chạy từ Việt nam sang Thái Lan bà và một phụ nữ sắc tộc khác và hai đứa trẻ nhỏ cùng trên đường chạy trốn lại tiếp tục bị hai người dẫn đường cưỡng hiếp. Số phận của gia đình Jarai thật đáng thương. Họ rất cần sự giúp đở. May mắn thay bà Hra và hai đứa con đã được văn phòng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cấp giấy chứng nhận là người tị nạn. Hội Đồng Các Sắc Tộc và Tôn Giáo Việt Nam đang vận dộng xin cho bà và hai con qua định cư tại Mỹ. Ông Tan Dara Thach, Chủ Tịch Hội Đồng Dân Tộc Bản Xứ tại Việt Nam Ngày Nay, cho biết, các vị mục sư Hoa Kỳ với những kinh nghiệm ngoại giao rộng rãi và quý báu đã giúp cho phái đoàn trong việc tiếp súc với chinh quyền và Quốc Hội Hoa Kỳ./.
......

Bremen: Hội NVTNCS sinh hoạt nhân ngày lễ Văn hóa của thành phố

Hôm 22.06.2019, thành phố Bremen tổ chức một Lễ hội ngoài trời trong khuôn viên viện bảo tàng Focke Museum tọa lạc trên đường Schwachhauser Heer 240, cách trung tâm thành phố không xa. Trời bắt đầu vào hạ nên thời tiết ấm áp và bầu trời trong xanh thật đẹp khiến người dân đổ ra đường đông đúc để thưởng thức nắng và không khí trong lành. Từ 13g00 từng nhóm người lần lược đổ về địa điểm tổ chức để cùng tham dự ngày văn hóa  với nhiều màu sắc của nhiều sắc dân. Các lều các nhóm dân Afrika, Indonesia , Viet Nam,…..đã được dựng lên khắp nơi trong khuôn viên để giới thiệu các món ăn đậm nét văn hóa đặc biệt của quê hương mình. Xa xa là hai sân khấu lộ thiên được dựng lên, cho các sắc dân thay nhau liên tục trình diễn các tiết mục văn nghệ một chương trình  với các màn trình diễn liên tục của các sắc dân như ca, múa, vũ,…nói lên đặc trưng nền văn hoá của họ. Tiết mục văn nghệ của VN dài  35 phút  với các màn múa lân, đàn tranh, vũ… Lều của Hội NVTNCS Bremen  được nổi bật với hai lá cơ Đức Việt Có chữ Việt Nam phất phới bay. Các thức ăn được bày bán: Mì xào, chả giò , bánh mì… được mọi người chiếu cố tận tình. Đặc biệt có thêm bàn thông tin với hai Pano triển lãm hình ảnh TNLT Việt Nam và hình ảnh nhà cầm quyền VC cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng. Trên bàn còn có những mẫu xin chử ký: - Gởi quốc hội Âu Châu  yêu cầu không thông qua Hiệp ước thương mại song phương giửa VN & EU (EVFTA) cho tới khi nào VC tôn trọng nhân quyền. - Gởi thủ tướng Úc để vận động tư do cho ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc, là đảng viên Việt Tân đang bị nhà cầm quyền VC câu lưu cho đến nay đã hơn 6 tháng để điều tra khi ông về VN để nghiên cứu tình hình nhân quyền.  Người phụ trách bàn thông tin, trong áo dài, khăn đóng đã tạo sứ chú ý đến người dân bản xứ. Rất nhiều người Đức đã đến chia sẽ về VN. Nhiều người sau khi đọc tài liệu và xem xong hình ảnh TNLT- VRLH đã ký ngay vào các mẫu xin chử ký./. Nguyễn Lân ghi lại  
......

Luật sư Nguyễn Văn Đài gặp gỡ Đức Giám Mục Karl-Heinz Wiesemann và bà Jutta Paulus, Chủ tịch đảng Xanh của tiểu bang Rheinland-Pfalz

Linh mục chánh xứ TS Georg Müller và ĐGM TS Karl-Heinz Wiesemann Schifferstadt, Đức Quốc, 16.6.2019. Trong nỗ lực đi vận động cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, luật sư Nguyễn Văn Đài đã đến giáo xứ St. Jakobus tại thành phố Schifferstadt nhân dịp kỷ niệm 75 năm chiến dịch cầu nguyện liên lỉ „Niềm Tin Thắng Bạo Lực“ để cùng Đức Giám Mục tiến sĩ Karl-Heinz Wiesemann tưởng nhớ đến những người dân cách đây 75 năm phát động chiến dịch cầu nguyện đấu tranh phi bạo lực, chống lại chế độ độc tài Đức Quốc xã, cũng như dâng lời cầu xin cho những người anh chị em trong đức tin đang can đảm đứng lên đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam. Đại lễ mừng 75 năm Cầu Nguyện Liên Lỉ Sau thánh lễ là buổi gặp gỡ và đàm thoại với ĐGM Wiesemann, linh mục chánh xứ TS Georg Müller và giáo dân. Cả hai vị đều theo dõi và ủng hộ Tù Nhân Lương Tâm suốt những năm qua. ĐGM đã ân cần chúc LS Đài mọi điều tốt lành và Ngài đã ban phép lành cho 70 tù nhân tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và 70 năm Hiến Pháp Đức. Quang cảnh Hội Chợ Dân Chủ Dân làng đứng trước bức hình 70 Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam và hô to FREIHEIT! Tự Do! Cùng ngày luật sư Đài đã gặp nữ chủ tịch đảng Xanh của tiểu bang Rheinland-Pfalz, bà Jutta Paulus tại Hội Chợ Dân Chủ Neustadt-Hambach, bà cũng là dân biểu Quốc Hội Âu Châu tại Brüssel và Straßburg, để trình bầy về tình hình đàn áp nhân quyền nghiêm trọng tại Việt Nam cũng như kêu gọi các dân biểu không ủng hộ Hiệp Ước Thương Mại giữa Việt Nam và Âu Châu (EVFTA) bao lâu nhà cầm quyền Cộng Sản không tôn trọng nghiêm chỉnh những quyền tự do căn bản. LS Đài đã trao cho bà Jutta Paulus tập hồ sơ phúc trình về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam (Human Rights Violation Petition Report 2019) dầy 744 trang nêu lên 500 trường hợp về các hành vi thô bạo của công an trong việc bắt cóc, tra tấn đánh đập và sát hại tù nhân từ năm 2007 đến năm 2019, có tên là “HR Violation Petition Report On Police Brutality In Murders, Tortures & Kidnaps Against Common Civilians From 2007 To 2019 In VIETNAM”. Luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Jutta Paulus, chủ tịch đảng Xanh tại tiểu bang Rheinland-Pfalz, dân biểu Quốc Hội Âu Châu, nhận tập hồ sơ phúc trình Cộng Sản Việt Nam đàn áp tra tấn thường dân. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh (đảng Việt Tân) trình bầy về nhân quyền Việt Nam cho bà dân biểu Quốc Hội Âu Châu Jutta Paulus. Trước khi chia tay nữ nghị sĩ Jutta Paulus đã chúc LS Đài mọi điều tốt lành nhất và đã ký tên trong chiến dịch đòi trả tự do của thủ tướng Úc Châu Scott Morrison cho ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc gốc Việt và là đảng viên Việt Tân đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giử điều tra khi ông về VN để tìm hiểu về vấn đề nhân quyền; và bà cũng ký tên vào kiến nghị yêu cầu Quốc Hội Âu Châu không phê chuẩn Hiệp Ước Thương Mại Tự Do EU-VN./. Việt-Hưng.  
......

Luật sư Nguyễn Văn Đài đến giáo phận Speyer cầu nguyện và vận động cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

......

Luật sư Nguyễn Văn Đài vận động cho TNLT và Nhân Quyền Việt Nam

  Neustadt-Hambach, Đức Quốc, 14.6.2019, Cựu Tù Nhân Lương Tâm luật sư Nguyễn Văn Đài vận động cho Nhân Quyền Việt Nam tại Hội Chợ Dân Chủ Neustadt-Hambach Lâu đài Hambach được mệnh danh là „Cái Nôi của nền Dân Chủ Đức“. Nơi đây vào năm 1832 khoảng 30.000 người dân đã tụ tập về để biểu tình tranh đấu cho những quyền tự do căn bản. Và Hambach cũng là nơi dân làng từ mấy năm qua đã phát động chiến dịch cầu nguyện và đòi trả tự do cho những Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) Việt Nam. Đông đảo quần chúng, tầng lớp trí thức, chính trị gia và các chức sắc tôn giáo đã liên tục lên tiếng và tỏ tình liên đới với các nạn nhân của chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam (Xin coi thêm: http://www.viettin.de/node/628 ). Sau TNLT Đặng Xuân Diệu năm 2017, lần này luật sư Nguyễn Văn Đài đến tham gia Hội Chợ Dân Chủ trước nhất để cảm ơn mọi tầng lớp dân làng và thành phố đã tranh đấu cho ông khi còn trong lao tù; sau là để tiếp tục vận động cho hơn 300 TNLT khác còn trong tù ngục của Cộng Sản Việt Nam. Bà Gerda Bolz, chủ tịch làng Neustadt-Hambach, liên minh Kitô dân chủ LS Nguyễn Văn Đài và anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh có lời cám ơn quý vị chính giới, Linh Mục Tu sĩ và nhân dân Đức đã can thiệp trả tự do cho anh, và anh cũng đã nói lên thảm trạng nhân quyền VN. LS Nguyễn Văn Đài đã đón nhận được rất nhiều lời chia vui, chúc mừng và chúc sức khỏe, và nhất là sự ủng hộ tiếp tục cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam. Hình ảnh tiếp xúc chính giới: Dân biểu quốc hội tiểu bang Rheinland-Pfalz bà Giorgina Kazungu-Haß, đảng SPD, xã hội dân chủ ông Dirk Herber, dân biểu quốc hội tiểu bang Rheinland-Pfalz, đảng CDU, Liên Minh Kitô dân chủ Ông Martin Hauck, chủ tịch đảng  xã hội dân chủ Hambach Bà Waltraud Blarr, giám đốc sở trật tự thành phố Neustadt an der Weinstraße, đảng Xanh Chủ tịch đảng xã hội dân chủ thành phố Neustadt an der Weinstraße và thành viên hội đồng thành phố Linh mục Michael Paul và Mục sư Ludger Mandelbaum Bà Gerda Bolz, chủ tịch làng Neustadt-Hambach, liên minh Kitô dân chủ Luật sư tiến sĩ Ute Jausel đảng Tự Do Dân Chủ Đức, Hội Đồng Thành Phố Sĩ quan binh chủng không quân Robert Mikolajczak Ông bà cựu Tổng Đô Trưởng Hans Georg Löffler Ân nhân người Đức Thương gia Norbert Gutting   Đức Nam  
......

Đại Hội Công Giáo Việt Nam lần thứ 43 tại Aschaffenburg, Đức Quốc

„Hãy có một trái tim lắng nghe!“  là đề tài của Đại Hội Công Giáo Việt Nam lần thứ 43 tại thành phố Aschaffenburg từ ngày thứ bảy, 08.06 đến thứ hai, 10.06.2019. Rất đông đồng bào Việt Nam từ khắp miền nước Đức cũng như các quốc gia lân cận đã về  địa điểm tổ chức f.a.n frankenstolz arena (trung tâm huấn nghiệp), nằm trên đường Seidel 13, thành phố Aschaffenburg trong ba ngày để gặp gỡ, cùng cầu nguyện (*), tham dự các thánh lễ với đông đảo các tu sĩ, nghe các linh mục thuyết giảng cũng như sinh hoạt văn nghệ và thể thao... Rước kiệu Đức Mẹ Maria Linh mục Đỗ Ngọc Hà, đại diện các tu sĩ nam nữ VN tại Đức. Một số sinh hoạt ngoài trời. Theo suy tư của các linh mục thuyết trình viên thì „lắng nghe bằng trái tim là không chỉ lắng nghe với đôi tai của thân xác, mà là bằng sự lắng đọng của con tim và cõi lòng khi chúng ta nghe lời Chúa và lắng nghe lời của nhau. Lắng nghe trong sự cảm thông, chia xẻ và chấp nhận… Những người đang nói với chúng ta là những đối tượng là những con người, chứ không phải là những thứ để chúng ta đổ lên những nóng giận của chúng ta trong cuộc sống.“ Cùng tham gia ngày Đại Hội là ông Jürgen Herzing, tỉnh trưởng thành phố Aschaffenburg và ông Heiko Schmelzle tỉnh trưởng thành phố Norden cũng như ông giám đốc mục vụ ngoại kiều của Hội Đồng Đức Giám mục Đức Dr. Lukas Schreiber. Họ đều bỏ giờ đến các quầy thông tin của người Việt để lắng nghe, quan tâm và chia xẻ những vấn đề nhân quyền và môi sinh tại Việt Nam. Trong khuôn khổ sinh hoạt này một số các anh chị em trẻ đã chia nhau đi khắp nơi vận động xin chữ ký bà con để gửi đến Quốc Hội Âu Châu yêu cầu đặt vấn đề Nhân Quyền với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trước khi ký Hiệp Ước Thương Mại Tự Do giữa Âu Châu và Việt Nam (EVFTA). Dr. Lukas Schreiber, Bgm Norden Heiko Schmelzle, Bgm Aschaffenburg Jürgen Herzing Các bàn thông tin trong đại hội Bàn thông tin của Ủy Ban Điều Hợp Cộng đồng tại Đức. Thông tin về nhân quyền và môi sinh tại VN Ký tên cho nhân quyền VN nhân EVFTA Đặc biệt với tài múa cọ của họa sĩ Lê Đức Lập, những bức họa đơn giản của ông cũng đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của sự kiện hủy hoại môi trường của nhà máy thép Formosa tại Hà Tỉnh, mà hệ lụy không biết đến bao giờ mới chấm dứt. Họa sĩ Lê Đức Lập và tác phẩm về Formosa của ông Trong đêm văn nghệ vào ngày Chủ Nhật, 09.06.2019, BTC đại hội đã tạo cơ hội cho Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài lên cảm ơn Liên Đoàn và đồng bào giáo dân tại Đức đã nhiều lần đấu tranh cho sự tự do của các Tù Nhân Lường Tâm tại Việt Nam nói chung và cho cá nhân Ls. NVĐài nói riêng bằng những chử ký tên trên các thỉnh nguyện thư và những lời cầu nguyện trong các buổi thánh lễ... Sau đó Luật sư Nguyễn Văn Đài đã mời mọi người cùng đứng lên để cầu nguyện cho những người TNLT Việt Nam còn đang bị giam giữ và công lý, hòa bình sớm đến với đất nước VN. Chào cờ khai mạc Quang cảnh hội trường Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài cảm ơn bà con.   Trong lần đại hội 43 này, Liên đoàn CGVN tại CHLB Đức cũng đã bầu cử tân Ban Chấp Hành cho nhiệm kỳ 2019 – 2021 với thành phần nhân sự và trách nhiệm như sau:   -  Chủ tịch: Ông Dr. Phạm Duy Vũ, -  Phó CT Ngoại vụ: Ông Nguyễn Quang Thái, -  Phó CT Nội vụ: Ông Lâm Công Khanh, -  Thư ký: Ông Bùi Ngọc châu, -  Thủ quỹ: Ông Hồ văn Phước. Hình từ bên phải qua: Dr. Phạm Duy Vũ, Ô. Lâm Công Khanh, Ô. Nguyễn Quang Thái, Ô. Bùi Ngọc Châu, Ô. Hồ Văn Phước. ------------------------ (*) Lời cầu nguyện đầy ý nghĩa của một giáo dân Kính thưa Đại Hội, Mẹ VN đang kêu gào vì sự hủy hoại của con người qua việc sử dụng cuả cải, tài nguyên thiên nhiên một cách vô trách nhiệm. Mẹ VN đang bị bóc lột và tàn phá. Mẹ VN đang rên siết và quằn quại. Người nghèo khó tại VN đang bị bỏ rơi và bị đối xử tàn tệ. Quê Hương VN đang bị ngoai bang phương Bắc xâm chiếm. Trong lá thư chung của HĐGMVN gửi cộng đồng Dân Chúa vào ngày 07.10.2016 đã xác nhận: “Nhìn vào tình hình đất nước hiện nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta không thể không có những băn khoăn, lo lắng. Làm sao không âu lo trước tình hình đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tội ác gia tăng không những về số lượng mà cả về mức độ dã man, phá thai và nghiện ngập tràn lan, nhất là nơi giới trẻ! Làm sao vui được trước sự hoành hành của tệ nạn tham nhũng, vốn từ lâu đã được coi là quốc nạn nhưng đến nay vẫn không hề suy giảm! Làm sao không lo lắng trước tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán tại các tỉnh Tây nguyên, thảm hoạ môi trường biển tại miền Trung! Đó là chưa kể đến mối đe doạ hằng ngày từ các thực phẩm bẩn và độc hại, có thể ngay trong các quầy hàng và trên bàn ăn của mỗi gia đình!“ Bên cạnh những vi phạm Nhân Quyền trầm trọng khi tuyên án tù tội cho nhiều nhà đấu tranh dân chủ, các tù nhân lương tâm vừa qua. Tệ nạn tham nhũng cướp đất đai cuả người dân nghèo Thủ Thiêm, cuả cơ sở các Tôn giáo như Đan Viện Thiên An Huế và mới đây nhất là việc cưỡng chiếm đất đai tại Vườn Rau Lộc Hưng Trong khi đó, nhiều nỗ lực đi đòi công lý của các nạn nhân qua các kiến nghị, những cuộc xuống đường, tuần hành, hay khởi kiện đều bị nhà cầm quyền ra sức cản trở, thậm chí đàn áp bằng bạo lực. Nơi hải ngoại, chúng ta hướng lòng về quê hương tổ quốc với lòng, lo lắng, tâm tình yêu mến và biết ơn. Vì là con dân Việt Nam, con Rồng cháu Lạc, chúng ta không thể vô tâm, không thể khoanh tay im lặng nhìn TỔ QUỐC LÂM NGUY, SƠN HÀ NGUY BIẾN! ĐKT  ----------------------   Minh Hoài tường thuật Photo: Minh Thông&Phan Thanh
......

Kiện Formosa ra tòa quốc tế, tia hy vọng mới cho các nạn nhân

  Paul Trần Minh Nhật|   Hơn 3 năm kể từ khi công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa (gọi tắt là Formosa) xả thải gây thảm họa cá chết hàng loạt ở các tỉnh Miền Trung, những nỗ lực đòi công lý cho các nạn nhân môi trường vẫn tiếp diễn và trả những giá không hề rẻ. Những cuộc xuống đường biểu tình bị đàn áp bởi bạo lực, những cuộc kiện tụng không được thụ lý, sự trả thù bằng những án tù đằng đẵng cho người đấu tranh, và bao nhiêu hệ lụy nhưng Formosa vẫn chình ình tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nỗ lực đòi công lý tại những phiên tòa dân sự đã bị nhà cầm quyền Việt Nam dội gáo nước lạnh bằng chính sự chà đạp lên pháp luật. Có một sự thất vọng không hề nhẹ cho những người quan tâm khi bao nhiêu nỗ lực để lấy lại công bằng cho ngư dân, để nói lên tiếng nói lương tâm trước thảm họa cá chết người vong này vì xem ra máu của dân Miền Trung đổ ra mà không mang lại kết quả nào. Trong bầu khí không mấy lạc quan đó, một tia hy vọng lóe lên trở lại khi ngày 11/6/2019 một cuộc họp báo quốc tế sẽ diễn ra tại Tòa Án thành phố Đài Bắc do đại diện của hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) cùng các tổ chức phi chính phủ để tuyên bố tái khởi kiện công ty Formosa ngoài lãnh thổ Việt Nam. *** Cuộc họp báo về khởi kiện Formosa tại Đài Loan  có sự tham dự của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, các linh mục từ Việt Nam và tại Đài Loan, cùng đồng hành của các tổ chức Phi Chính Phủ (NGOs) và đại diện nạn nhân Formosa https://www.facebook.com/tinmungchonguoingheo/videos/2754729667887016/ Trong thông cáo báo chí cho hay: Thay mặt gần 10.000 nạn nhân của thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (công ty FHS) gây ra vào đầu tháng Sáu 2016, Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) với sự giúp đỡ của 5 tổ hợp Luật sư, trong đó hai tổ hợp Luật sư là Quỹ Bảo Vệ Quyền Môi Trường (Environmental Rights Foundation – ERF); Hội Luật Sư Bảo Vệ Môi Trường (Environmental Jurist Association) tại Đài Loan, sẽ chính thức khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh và 18 công ty liên đới chịu trách nhiệm trước tòa án Đài Loan tại Đài Bắc vào sáng ngày thứ ba, 11 tháng Sáu 2019. Mục đích khởi kiện là yêu cầu Tập Đoàn FHS phải bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân và làm sạch vùng biền bị ô nhiễm chất độc do công ty FHS gây nên. Được biết, sau khi nộp đơn tại tòa án Đài Loan, tổ hợp luật sư của tổ chức Quốc Tế Quyền Môi Trường (Earth Rights International -ERI) tại New Jersey, Hoa Kỳ sẽ đại diện cho các nạn nhân và JfFV nộp một đơn kiện khác tại tòa án Liên Bang về môi trường tại tiểu bang New Jersey, nơi có bản doanhh của Công ty Formosa USA. Đây là công ty có cổ phần lớn cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành Công Ty Hưng Nghiệp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh. Chưa biết kết quả ở những phiên tòa sẽ ra sao. Cũng chưa biết nhà cầm quyền Việt Nam sẽ xử lý như thế nào và có tác động gì hay không ? Nhưng có một điều mà tôi cảm thấy chắc chắn qua sự kiện pháp lý ở tòa án Đài Loan và tại Hoa Kỳ là chúng ta không còn tin tưởng vào hệ thống tư pháp trong nước. Vì không còn niềm tin với những phiên tòa xã hội chủ nghĩa nên mới phải bôn ba khắp nơi đòi công lý. Và sự kiện này cũng thực tế và cụ thể hơn so với sự hô hào suông. Những sự cộng hưởng liên quan đến các phiên tòa sẽ có một giá trị lớn hơn về mặt chính nghĩa trước bạn bè thế giới. Một sự an ủi cũng không nhỏ cho các nạn nhân Formosa là tiếng khóc than của họ vẫn được cộng đồng lắng nghe. Chưa kể, mỗi riêng việc đưa vụ án ra tòa ở quốc gia khác cũng tạo một áp lực ngoại giao và sự khó chịu cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ở góc nhìn cá nhân, tôi không kỳ vọng nhà cầm quyền Việt Nam và công ty Formosa sẽ đền bù công bằng và sẽ có biện pháp để tránh né rắc rối. Nhưng tôi vui vì anh chị em của mình vẫn không bị bỏ rơi. Tình đồng bào không còn phải chỉ là một thứ trừu tượng mà đã thể hiện qua một hành động mang hình dáng cụ thể. Sống với những người dân nghèo vùng biển, hiểu nỗi cay đắng của những làng chài qua thời biển chết, tôi chỉ mong một ngày không còn những công ty như Formosa trên dải đất hình chữ S. Và quan trọng hơn không còn những cơ chế dung dưỡng cho những tài phiệt hại dân lành như vậy trong môi trường chính trị và kinh tế Việt Nam. Không chỉ riêng tôi, những con người miệt mài nơi dải đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” – Miền Trung đều có những ước ao một ngày kia những loại công ty như Formosa và tòng phạm sẽ phải trả lẽ công bằng. Khi nói đến Formosa và các nạn nhân không thể không làm tôi nhớ tới những Lê Đình Lượng, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Viết Dũng và nhiều anh chị em khác bị đổ máu và bầm tím vì đồng hành cùng người thấp cổ bé miệng. Sự hy sinh của những anh chị em của chúng ta chẳng lẽ vô ích? Họ sẽ vui thế nào nếu ngày kia các nạn nhân mà họ từng giúp được đền bù ? Tôi cũng không mường tượng được những ngư dân sẽ hân hoan thế nào khi có tiền để mua một con thuyền mới vươn khơi bám biển mưu sinh./. Paul Trần Minh Nhật Thông cáo Báo chí  của Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) www.viettin.de/node/952
......

Việt Nam còn hay đã mất?

Le Anh BÁO ĐỘNG: TRUNG QUỐC ĐÃ VÀ ĐANG XÂY DỰNG 6.175 DỰ ÁN TẠI VIỆT NAM, THÂU TÓM CÁC VỊ TRÍ ĐẤT ĐẸP VÀ HIỂM YẾU Theo Báo VnEconomy ngày 2 tháng 6 năm 2019 thông tin cho biết, trước tình trạng người Trung Quốc xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam, nhất là những nơi có các dự án kinh tế, nhà máy được xây dựng ở những vùng có liên hệ đến an ninh quốc gia như bauxite Tây Nguyên, Formosa Hà Tĩnh, các khu vực dọc bờ biển của Miền Trung. Một số người tại Đà Nẵng lên tiếng, nhà nước CSVN cần phải cảnh giác trước tình trạng các dự án lớn đã và đang được xây dựng có nguy cơ đe dọa an ninh, chủ quyền của đất nước. "BIỂN, BÃI BIỂN LÀ CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM, TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM MÀ CHỈ DÀNH RIÊNG CHO KHÁCH TRUNG QUỐC?" Đây là biển báo đặt trong Khu nghỉ dưỡng Nhũ Tiên - Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa. KHÔNG CHO NGƯỜI VIỆT NAM VÀ CẢ DU KHÁCH QUỐC TẾ VÀO !!! Bảng chữ viết cũng phạm luật: Chữ Tàu trên cùng. Kế tiếp là chữ Nga Rồi đến chữ Anh Chữ Việt Nam bét bảng.   Theo thống kê của bộ Công an cho biết, Trung Quốc hiện đang thực hiện 6.175 dự án trên khắp cả nước với tổng số vốn đăng ký khoảng 65 tỷ Mỹ kim. Các dự án này được xây dựng chủ yếu ở thành phố, khu kinh tế trọng điểm, các tỉnh ven biển, biên giới… Bộ Công an cũng khẳng định, trong số các dự án của Trung Quốc, có một số dự án có thể ảnh hưởng đến nền an ninh Quốc phòng. Không những vậy, nhà thầu Trung Cộng còn lợi dụng kẽ hở quy định định về cai quản lao động, cai quản xuất, nhập cảnh để đưa lao động vào Việt Nam trái phép bằng các hình thức như làm giấy tờ giả, sử dụng visa du lịch. Bộ Công an cũng đã thừa nhận, có tình trạng các công ty được người Trung Quốc núp bóng dưới dạng người Việt để mua tất cả những đất đai ở khu vực biên giới biển, biên giới đất liền, các vị trí đất đẹp, đất trung tâm. Dựa vào những dự án và kẽ hở của luật pháp Việt Nam, cộng thêm sự tham lam của các quan chức, người Trung Quốc vào Việt Nam mượn cớ du lịch, học tập, làm việc rồi mua nhà, thuê nhà, lập gia đình, sinh con cái… nhưng không thông qua với chính quyền địa phương, thậm chí làm ngơ trước sự ra vào ồ ạt của người Trung Quốc vì đã nhận hối lộ từ những công ty Trung Quốc. Tình trạng này ngày càng gia tăng, điển hình ở những vùng như: Nha Trang, Đà Nẵng…sự hiện diện đông đảo của người Trung Quốc ở khắp nơi trở thành hiện tượng bình thường hóa. Đó là chưa nói đến sự bất ổn an ninh tại địa phương, có nhiều người Trung Quốc không tuân thủ luật pháp đã gây mâu thuẩn với người dân Việt Nam. Ngoài ra, lấy cớ về sự giao thương giữa 2 nước, Trung Quốc đã tuồn vào nhiều loại trái cây, hoa quả và thực phẩm độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân Việt Nam. Chưa nói đến 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong mà nhà nước đã chủ trương muốn xây dựng cho Trung Quốc thuê trong thời hạn 99 năm. Từ những dữ kiện trên, cho thấy rõ mưu đồ xâm thực của Trung Quốc muốn dần dần biến Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc một ngày không xa. Lê Anh  
......

Tình hình Việt Nam trong thời gian tới

Ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện hôm 14 tháng Năm, 2019 trên chiếc ghế có dây an toàn sau vụ đột quỵ (AFP/Getty Images); ảnh minh họa cho việc giá điện tăng. Lý Thái Hùng – Web Việt Tân Sau gần một tháng không xuất hiện do bị đột quỵ, vào chiều ngày 14 tháng 4 khi đến công cán ở Kiên Giang, ông Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện liên tục trong ba cuộc họp với cán bộ chủ chốt (14/5), Bộ chính trị (15/5) và Hội nghị lần thứ 10 của Trung ương đảng khóa 12 (16/5). Trong khi đó, giữa Quốc hội và Chính phủ hiện đang tranh cãi về việc tăng giá điện hôm 20 tháng 3, gây ra nhiều ý kiến trái chiều do sự kiện người dân đã phải đương đầu với đời sống quá đắt đỏ, trăm thứ thuế, mà bây giờ giá điện lại tăng cao một cách bất ngờ. Hai diễn biến này cho thấy tình trạng bất ổn trong xã hội Việt Nam đang có nguy cơ bùng phát. Những sóng ngầm nội bộ Đảng CSVN sắp biến thành sóng dữ Xuất hiện trong ba cuộc họp, những phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng đã được cho phổ biến công khai trên truyền hình và mạng Internet mà trước đây không hề có. Nhưng điểm đáng chú ý của cả ba cuộc họp, ông Nguyễn Phú Trọng không đứng phát biểu mà ở thế ngồi với dây chằng phía sau ghế. Điều này cho thấy là tuy ông Trọng đã phần nào hồi phục sau đột quỵ, nhưng chân vẫn còn yếu không thể đi và đứng được lâu nên có thể phải ngồi xe lăn. Có lẽ để khỏa lấp việc chưa đi đứng được bình thường, cũng như để hóa giải những sự đồn đoán vô năng sau cú đột quỵ, phe ông Trọng đã cố tình để cho ông Trọng phát biểu một số nội dung mang tính chất “giáo huấn” và “ra lệnh” đối với cán bộ Trung ương, để chứng tỏ rằng, ông Trọng vẫn còn minh mẫn và cầm chịch quyền lực. Thực tế, ông Trọng bị đột qụy vào thời điểm mà đảng CSVN bận rộn nhất của năm 2019. Đó là thời kỳ chuẩn bị tiến hành đại hội đảng bộ các cấp. Tức là thời kỳ tuyển chọn và đóng chốt những nhân sự cốt lõi cho các hoạt động ở địa phương trong 5 năm trước mặt. Đây là lúc mà ông Trọng và phe nhóm sử dụng hiệu ứng của việc đốt lò trong hai năm qua để thanh lọc và đưa hàng ngũ cán bộ của phe ông Trọng vào nắm giữ các đảng bộ và trung ương đảng. Sự kiện đột qụy của ông Trọng khi đến Kiên Giang là điều bất ngờ – bất ngờ hơn cả việc ông quyết định đi công cán ở Kiên Giang lần đầu tiên ngay trong ngày sinh nhật 14/4. Hệ lụy của cú đột quỵ bất ngờ, xui xẻo này của ông Trọng (nhưng là niềm vui lớn bất ngờ đối với các phe nhóm khác như phe Nguyễn Tấn Dũng, phe Nguyễn Xuân Phúc, phe Nguyễn Văn Chi…) là triều đại của ông Nguyễn Phú Trọng đã kết thúc sớm hơn dự trù. Với những quyền lực đang nắm trong tay, đa số người ta nghĩ là ông Trọng sẽ tiếp tục giữ ghế Chủ tịch nước và Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ 13 (2021-2026). Nhưng nay tất cả mọi sự đã đảo ngược, ông Trọng cùng một lúc phải chèo chống ba việc vô cùng khó khăn: tìm người kế thừa mình; tổ chức Đại hội 13 thành công; gạn lọc, ngăn chận người của những phe nhóm khác ra tranh giành ghế ở đảng bộ địa phương và bầu vào tân trung ương đảng. Tình hình nói trên chắc chắn sẽ tạo ra những biến động với những đợt sóng ngầm đấu đá bên trong nội bộ đảng CSVN ngày một gay gắt hơn khi gần đến đại hội 13. Sự đột quỵ của ông Trọng không chỉ làm cho phe ông Trọng mất dần ưu thế cầm chịch quyền lực, mà còn làm cho diễn tiến bầu bán nhân sự ở cấp địa phương và trung ương trong Đại hội sẽ trở lại rộn ràng với các đòn chạy chức, chạy quyền được thao túng bởi các phe nhóm. Đấu đá nội bộ lần này sẽ còn gay gắt, trầm trọng gấp bội so với tình hình đại hội đảng 12 (2016-2021). Những bất mãn xã hội sẽ tỏa rộng, dâng cao hơn nữa Trong khi đó xã hội Việt Nam lại bùng phát quá nhiều yếu tố tiêu cực một cách dồn dập: vụ tranh cãi về sách đánh vần công nghệ giáo dục đã thí nghiệm hơn 4 thập niên mà chưa có kết luận; vụ gian lận thi Trung học phổ thông Quốc gia 2018 liên quan đến hàng loạt bài thi của con em cán bộ được nâng điểm ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình; vụ lình xình trong việc truy tố thủ phạm ấu dâm cựu thẩm phán Nguyễn Hữu Linh ở Đà Nẵng; và như đổ dầu thêm vào lửa, người dân ngỡ ngàng khi nhận hóa đơn tiền điện tăng từ 50% đến 70% sau khi Bộ Công Thương điều chỉnh tăng giá điện từ ngày 20 tháng 3, 2019. Việc tăng giá điện, theo Bộ Công Thương cho biết là đã dự trù thực hiện vào Quý II năm 2018 nhưng cuối cùng hoãn lại vì lo sợ làn sóng phản đối của xã hội cùng lúc với sự thảo luận và thông qua Luật An Ninh Mạng và Luật Đặc Khu ở Quốc hội (đã dẫn đến cuộc biểu tình rầm rộ ngày 10 tháng 6, 2018 khắp 12 tỉnh thành). Qua việc nhà nước CSVN phải tăng giá điện dù biết sẽ gây công phẫn trong dư luận quần chúng cho thấy là tình hình kinh tế của Việt Nam đang gặp khó khăn, thu không đủ chi, dù họ có khoe rằng đầu tư ngoại quốc (FDI) gia tăng. Theo báo cáo của Bộ Tài Chánh, năm 2018, CSVN đã phải vay khẩn cấp 16 tỷ Mỹ Kim để trả nợ đáo hạn là 11 tỷ Mỹ Kim và cho việc chi dùng là 5 tỷ Mỹ Kim. CSVN hiện nay thất thoát 3 nguồn thu rất quan trong: 1/ Dầu thô xuống giá; 2/ Thuế nhập khẩu giảm vì muốn hấp dẫn đầu tư; 3/ Thuế đất xuống vì thị trường địa ốc bị khủng hoảng. Để bù đắp vào việc thiếu hụt ngân sách, CSVN chỉ còn một con đường duy nhất là tăng thuế, tăng giá. Sau đợt tăng giá điện và xăng, trong thời gian tới, CSVN sẽ tăng 5 loại thuế bao gồm thuế giá trị phụ trội-VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế tài nguyên mà Bộ Tài Chánh dự trù tăng vào năm 2018 nhưng đã dời lại năm nay. Sự thiếu hụt ngân sách đã cho thấy là sự phát triển không bền vững của nền kinh tế hoàn toàn dựa vào đầu tư ngoại quốc, trong khi thực chất các ngành kinh tế quốc doanh và tư doanh quá yếu kém, khiến cho chất lượng cuộc sống của người dân thấp kém, tâm lý bất an với những vấn nạn xã hội phát sinh ngày càng nhiều, chênh lệch giàu nghèo gia tăng, cùng với sự xuống cấp thê thảm về văn hóa, đạo đức xã hội. Trong khi đó với cuộc chiến mậu dịch đã và đang bùng nổ sang nhiều lãnh vực về công nghệ, tiền tệ và gián điệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay chắc chắn sẽ có những tác động tiêu cực lên tình hình Việt Nam. Việt Nam được cho là quốc gia hưởng nhiều lợi ích về đầu tư ngoại quốc (FDI) do những công ty muốn tránh áp thuế của Mỹ di dời nhà máy sang Việt Nam, nhưng với sự yếu kém của nền kinh tế hiện tại, Việt Nam tiếp tục là nước gia công và lệ thuộc vào Trung Quốc ngày một nhiều hơn. Ngoài ra, xung đột Biển Đông hiện có thể bùng nổ bất cứ lúc nào khi mà Bắc Kinh càng ngày càng gia tăng quân sự hóa các đảo với tham vọng kiểm soát Biển Đông, trong khi đó, Hoa Kỳ đã tăng cường tuần tra biển Đông và lôi kéo CSVN hợp tác với Hoa Kỳ và quốc gia đồng minh để ngăn chận tham vọng của Bắc Kinh. Với mối quan hệ phức tạp nói trên, CSVN hiện đang ở thế đu dây rất chênh vênh và có thể xảy ra những đột biến chính trị nội bộ khi mà xung đột Trung – Mỹ bùng nổ thành cuộc chiến toàn diện. Nhằm ngăn chận sự bất mãn trong dân và những chuyển biến phức tạp của tình hình, CSVN đã một mặt trấn áp mạnh mẽ các lực lượng dân chủ, bắt giữ gần 300 nhà hoạt động với án tù nặng nề từ 5 đến 20 năm tù giam trong ba năm vừa qua. Mặt khác, dùng Luật An Ninh Mạng để khống chế những Facebooker không được loan truyền những thông tin chống chế độ, đồng thời tạo áp lực với công ty Facebook tháo gỡ những bài viết, những youtube mà chế độ cho là bất lợi cho mình. Theo bản tin Reuters ra ngày 24 tháng 5, thì từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Báo cáo Minh bạch của Facebook đã hạn chế truy cập lên đến 1.553 nội dung đăng tải và 3 hồ sơ ở Việt Nam, so sánh với 265 nội dung bị hạn chế trong thời gian 6 tháng nửa đầu năm 2018. Tức là Facebook đã bị áp lực của Bộ 4T để gia tăng mức hạn chế tới 500% các thông tin liên quan tới chế độ trong nửa năm cuối 2018. Phản kháng phi bạo lực sẽ mở rộng trên đường phố Tuy nắm trong tay một lực lượng công an mật vụ rất lớn và sẵn sàng dùng xã hội đen để đàn áp, răn đe những người yêu nước, CSVN không thể tồn tại mãi để trấn áp người dân khi mà kinh tế kiệt quệ, thu không đủ chi, xã hội rối loạn vì bất mãn tràn lan. Các dấu hiệu dẫn đến những khó khăn nói trên đã biểu lộ rõ bản chất bấp bênh của xã hội ”phồn vinh giả tạo” hiện nay tại Việt Nam dưới định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Hơn thế nữa, dù ông Trọng không đột quỵ và tiếp tục đốt lò chống tham nhũng đi nữa thì guồng máy thống trị độc tài đầy những hệ lụy và xáo trộn cũng có ngày ”đột quỵ”, họa chăng chỉ với qui trình chậm hơn một chút mà thôi. Cố Tiến Sĩ Gene Sharp một người từng nghiên cứu về đấu tranh Bất Bạo Động đã chỉ ra rằng mọi cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài cộng sản thường trải qua bốn thời kỳ. Thời kỳ 1, tăng cường sức mạnh của người dân bị áp bức bằng lòng tự tin, vượt sợ hãi và đứng lên phản kháng. Thời kỳ 2, từ phản ứng cá nhân liên kết thành nhóm, thành các đoàn thể xã hội, các định chế quần chúng. Thời kỳ 3, làn sóng bất mãn của người dân tạo thành những lực phản đối bùng nổ ở khắp nơi Thời kỳ 4, sự xuất hiện một lực đầu tàu với một chiến lược tổng thể để tạo áp lực sinh tử lên chế độ độc tài. Nếu nhìn theo diễn trình nói trên, tình hình Việt Nam hiện đang ở vào Thời kỳ 3 với sự mở đầu của những bất mãn xã hội và những ngấm ngầm phân hóa nội bộ đảng. Kinh nghiệm đưa đến sụp đổ các chế độ độc tài tại Đông Âu đều phải có 3 yếu tố: đấu đá nội bộ bất phân thắng bại, kinh tế khủng hoảng không còn có thể cứu vãn, và bất mãn xã hội cùng với những cuộc phản kháng của người dân lan rộng ở nhiều nơi khiến chế độ lúng túng đối phó. Việt Nam hiện đang hội tụ cả ba yếu tố này. Guồng máy thống trị như một cỗ xe đang lao dốc không phanh; với lực đẩy kiên trì và mạnh mẽ của người dân, con tàu CSVN sẽ chỉ có một điểm đến duy nhất, đó là đáy vực. Nói tóm lại sau 43 năm đấu tranh, với những chuyển biến phức tạp của tình hình xung đột Mỹ – Trung và những bất mãn của người dân đang lan rộng trong xã hội, chưa bao giờ mà công cuộc chấm dứt ách độc tài Cộng sản lại có nhiều chỉ dấu lạc quan như hiện nay. Chúng ta hy vọng là tình hình Việt Nam sẽ có những diễn biến đột xuất trong thời gian trước mặt. ***** Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân Trân Trọng Kính mời quý đồng hương đến tham dự Tiệc Gây Quỹ Yểm Trợ Quốc Nội, để cùng đàm đạo với ông Lý Thái Hùng về hiện tình đất nước vào: Ngày: Chủ Nhật ngày 2 tháng 6, năm 2019 Giờ: Từ 11:30 sáng đến 3:00 chiều Địa Điểm: Nhà hàng Golden Sea, 9802 W. Katella Ave., Anaheim, CA 98204 (Góc đường Brookhurst st và Katella Ave.)  
......

Giáo dân địa phận Speyer hành hương cầu nguyện và bày tỏ tình liên đới với Vườn Rau Lộc Hưng và Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Speyer, Đức Quốc - Hôm 26.5.2019, thời tiết ấm mát, đông đảo giáo dân tụ tập về nhà thờ chánh tòa Speyer Dom của giáo phận Speyer, Đức Quốc, cùng với Đức Giám Mục Tiến Sĩ Karl-Heinz Wiesemann và nhiều linh mục cũng như tu sĩ nam nữ hành hương và cầu nguyện cho những người anh chị em trong đức tin đang bị bách hại. Năm nay cộng đoàn công giáo người Croatia đảm trách phần thánh ca và phục vụ ăn uống sau thánh lễ. Cộng đoàn người Nigeria, Châu Phi, lo phần dâng của lễ theo truyền thống dân tộc. Cả ông bà, cha mẹ, con cái và các cháu cùng tiến lên bàn thờ trong nhịp điệu vũ và nhạc cổ truyền. Những cộng đồng khác như Ba-Lan, Bồ-Đào-Nha, Ý và Việt Nam thay nhau đọc sách thánh, hát và đọc lời nguyện giáo dân bằng ngôn ngữ của mình. Trong bài giảng Đức Giám Mục Tiến Sĩ Karl-Heinz Wiesemann đã nhấn mạnh bản chất tình anh chị em khắp năm châu bốn bể của niềm tin Kitô giáo. Và vì thế những đặc điểm của mỗi văn hóa trở thành hoa quả phong phú trong một buổi tiệc chung cho mọi người. Người Kitô giáo hãy trở thành lực đối trọng với những chia rẽ và bất công trên thế giới. Ngài kêu gọi hãy sát cánh và liên đới với những anh chị em đang bị bách hại. Sau thánh lễ trong buổi sinh hoạt ngoài trời các cộng đoàn đa sắc tộc và các linh mục tu sĩ đã quan tâm lắng nghe về tình hình giáo dân tại Vườn Rau Lộc Hưng, Sài Gòn cũng như về các Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Mọi người đã tỏ tình liên đới và sẽ tiếp tục cầu nguyện cho những nạn nhân của chế độ Cộng Sản./.  
......

Tô Thùy Yên, gõ cửa thiên thu

Mặc Lâm – VOA | Tôi biết làm thơ từ khi còn rất nhỏ nhưng mãi tới gần tuổi năm mươi mới thật sự đọc được thơ qua một người mà càng đọc tôi càng được mở ra những cánh cửa khác của sự mầu nhiệm từ thi ca. Người làm thơ ấy là Tô Thùy Yên, một ánh sáng khơi gợi niềm cảm hứng, một cành khô giữa rừng có khả năng giúp người đi lạc trong cơn mê muội thẳm sâu của hưng phấn tìm được lối ra, một lẻ loi của cây xương rồng giữa sa mạc có khả năng chống lại sự cô đơn mà thượng đế giao phó. Thơ của Tô Thùy Yên được rất nhiều người yêu mến vì chất tĩnh trong cái động của nó. Nếu 10 năm tù là trạng thái “động” của những buốt nhức của cơn đau thể xác thì “thế giới vui từ nỗi lẻ loi” là cái tĩnh thiền đạo của một người đã hiểu tường tận nỗi lẻ loi có sinh lực như thế nào. Lẻ loi ấy chỉ có thể hiện hữu trong một tâm thế vị tha, tha thứ những hằn học, những miệt thị, những oán khí của người khác đã dành cho mình. Lẻ loi vì sẽ không có nhiều người làm được. Lẻ loi vì tuy cúi mái đầu sương đã điểm nhưng vẫn tin vào tâm lượng của đất trời vẫn nặng trĩu niềm vui. Niềm vui ấy Tô Thùy Yên đã tìm thấy sau khi từ giã trại cải tạo về nhà sau hơn 10 năm biệt xứ: “Ta về cúi mái đầu sương điểm / Nghe nặng từ tâm lượng đất trời / Cảm ơn hoa đã vì ta nở / Thế giới vui từ mỗi lẻ loi.” Chất thiền trong thơ Tô Thùy Yên có lẽ được hình thành từ những cơ cực mà cuộc đời ông chứng kiến. Những cái chết anh liệt nhưng thảm thương, những chia ly tràn khỏi bến bờ đau đớn, sự phân hủy cuộc sống đến vô tận đã đày ải tâm linh trước khi chính bản thân ông sụp đổ. Trong bài Qua sông ông viết: “Áo quan phong quốc kỳ anh liệt / Niềm thiên thu đầm cỗ xe tang / Quê xa không tiện đường đưa tiễn / Nghĩa tận sơ sài, đám lạnh tanh / Thêm một chút gì như hối hả / Người thân chưa khóc ráo thâm tình...” Những câm nín ấy vẫn ám ảnh ông nhiều năm sau trong bài Ta về, nỗi ám ảnh chiến tranh và tình người, một “hội chứng nghiến răng” của nhân loại: xông vào cái chết để bảo vệ ảo tưởng. Tô Thùy Yên sống và gậm nhấm thời kỳ ấy nên biết từng mùi vị của những lần hành quân đầy máu, máu của bạn bè lẫn đối phương. Máu không những đổ ra từ súng đạn nó cũng đổ ra từ tàn khốc của trại giam. Ám ảnh trở thành thói quen và Tô Thùy Yên lẩm bẩm sợ cho cơn thất lạc của chính mình: “Ta về như bóng ma hờn tủi / Lục lại thời gian, kiếm chính mình / Ta nhặt mà thương từng phế liệu / Như từng hài cốt sắp vô danh” Trong những cuộc hành quân ấy Tô Thùy Yên không ít lần thấy vẻ đẹp tiềm ẩn phía sau những quả mìn tàn nhẫn, những bức tranh được ông phác thảo vội vã miêu tả cái mỏi mệt của thiên nhiên quyện lấy con người như một định mệnh khắc nghiệt. Con người thì rã rời trời thì thấp và ướt sũng, mây trên trời lục bình dưới sông tất cả như hòa nhịp cho một bản nhạc buồn chỉ có chiến tranh mới có thể tạo ra được: “Đây ngã ba sông, làng sát nước / Xuồng ba lá đậu kế chân bàn / Trời mới tạnh mưa còn thấp ướt / Lục bình, mây mỏi chuyến lang thang” Tô Thùy Yên là một nhà thơ, đã hẳn, tuy nhiên ông còn là một họa sĩ thiên tài. Thơ ông đầy màu sắc quyết liệt chói chang của mặt trời, lạnh lẽo cô đơn như nước biển, và hơn cả tranh, màu sắc trong thơ ông phảng phất hình bóng con người. Trong “Trường sa hành”, một bài thơ quan trọng trong sự nghiệp thi ca của ông chúng ta có thể đồng ý với nhau ở điểm: màu sắc đã tạo thơ ông khác biệt vượt qua rất nhiều tác giả khác củng thời. Chỉ có điều không như hội họa, chúng ta chỉ thấy hai màu xanh lơ và đen trong cả bài thơ nhưng trong lòng lại bùng vỡ hàng loạt những gam màu khác: Đỏ úa của mặt trời trong ánh chiều tà mà tác giả gọi là “chiều rã” Những thay đổi quang phổ của rong biển, những long lanh từ muôn vạn tầng màu làm hồn ta lay động, màu lửa cháy rực cả đào khiến chim cũng đen úa cả tiếng xao xác quần bay. Miếng mồi cháy một màu khét khói cũng không khỏi ngậm ngùi… Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng Những cụm rong óng ả bập bềnh Như những tầng buồn lay động mãi Dưới hồn ta tịch mịch long lanh Mặt trời chiều rã rưng rưng biển Vầng khói chim đen thảng thốt quần Kinh động đất trời như cháy đảo... Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân Ta ngồi bên đống lửa man rợ Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi ….. Rồi nữa, kế sau màu sắc là âm thanh. Thứ âm thanh kinh khủng của tiếng gọi không thành lời. Âm thanh bị bóp nghẹt giữa hư vô. Âm thanh rơi vào một khoảng cách đặc sệt của không gian đóng kin: “Đất liền, ta gọi, nghe ta không? / Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng / Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc / Con chim động giấc gào cô đơn” Viết về Tô Thùy Yên phải cần cả cuốn sách, một vài trang giấy không những bất toàn mà còn hời hợt. Nhưng sự ra đi của ông nếu không thể thắp bằng đuốc để tưởng nhớ thì đành dùng một nén nhang cũng đủ để tiển đưa ông. Trong tâm thế ấy cùng chia sẻ với những gì mà năm 1991 ông đã viết trong trại biệt giam 3C Tôn Đức Thắng: Ta nằm xuống Dỗ mình hãy cố ngủ Tập quen dần với giấc thiên thu Hãy ngủ, ông nhé và tôi tin rằng những gì ông để lại thế gian này cũng thiên thu không kém….
......

Về chùa Viên Giác nhân Phật Đản

Hôm thứ Bảy, 18.5.2019 là ngày lễ Phật Đản chính ở chùa Viên Giác, Hannover, thủ phủ tiểu báng Niedersachsen. Chùa Viên Giác Vì phải lo một số việc, lại thêm kẹt xe gần nửa tiếng trên xa lộ nên đến chùa khá trễ. Các ACE đến trước đã dựng xong lều, bày sách và tài liệu, mở phim cho bà con xem. Cho đến bây giờ gần như mình lúc nào cũng may mắn với thời tiết khi phải đi những dịp như thế. Sau khoảng 3 tuần lễ lạnh buốt, hôm đó nắng rực rỡ khiến Hannover cũng lên được 25°C, nhiệt độ rất lý tưởng cho sinh hoạt ngoài trời. Ngoài chiếu phim về những sinh hoạt đấu tranh trong và ngoài nước, các ACE chia nhau đi vận động chữ ký cho 2 việc: - Đòi vc trả tự do cho anh Châu Văn Khảm và - Yêu cầu EU đặt điều kiện về nhân quyền với vc để ký Hiệp Ước Mậu Dịch EVFTA. Ngoài ra còn tiếp xúc với người đi viếng chùa, trò chuyện cùng các thân hữu. Bác Nguyễn Đình Tâm Vui mừng gặp lại Bác Nguyễn Đình Tâm đến từ Berlin. Bác Tâm đã hơn 95 tuổi, mắt đã yếu, không đọc được chữ nhỏ nhưng còn đi xa được. Đặc biệt, Bác vẫn còn rất minh mẫn như tuổi 20. Ngồi trò chuyện với Bác gần nửa tiếng thì Phương Trượng chùa Viên Giác là Hòa Thượng Thích Như Điển đến lều thông tin của Việt Tân. Mỗi năm ACE VT đặt bàn thông tin ở chùa hai lần vào dịp lễ Phật Đản và Vu Lan. Chùa lúc nào cũng hoan nghênh nên suốt 32 năm nay bàn thông tin này lúc nào cũng có mặt tại chùa. Còn HT Thích Như Điển thì hầu như lúc nào cũng dành vài phút ra lều trao đổi vài câu với ACE VT. Năm nay Thầy Phương Trượng còn cho chữ ký. Bàn thông tin có 1 cái lon dành cho quỹ hỗ trợ các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Bàn thông tin lần nào cũng là một diễn đàn thu nhỏ, nơi trao đổi một số ý kiến về những đề tài liên quan đến sinh hoạt đấu tranh, thời sự trong nước. Một số thảo luận đã diễn ra khá sôi nổi. Số chùa ở nước Đức ngày càng nhiều nên nhu cầu về chùa Viên Giác, ngôi chùa Phật Giáo VN Thống Nhất lớn nhất ở Đức, không còn lớn như trước. Năm nay chắc khoảng 800 – 1000 người thôi. Các tiết mục văn nghệ chắc hấp dẫn nên người ngồi chật cả hội trường. Khoảng gần 20 giờ mọi người thu xếp đồ đạc, cuốn lều ra về, hẹn lại mùa Vu Lan vào tháng Tám tới. Rangdong Soc TN
......

Ông Hồ Chí Minh, một chuyên gia viết báo bịa đặt, xuyên tạc, ngậm máu phun vào ta & tây

Phạm Thành | I-  Phun vào Tây Pháp Với bút danh Trần Lực, bài báo “Giấc ngủ mười năm” (Giấc ngủ mười năm viết năm 1949, ký tên Trần Lực, Tổng bộ Việt Minh xuất bản tại Việt Bắc năm 1949, in trong sách Hồ Chí Minh, truyện và ký, Nxb Văn học, Hà Nội, 1985), ông Hồ Chí Minh đã ngậm máu phun vào Tây Pháp như sau: “…Tháng 10 năm 1947, đội của tôi lại được điều đi đánh tại đường số 4. Người ta nói dân ở gần mặt trận ai cũng hăng. Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà. Có khi bắt được đàn bà có thai, chúng nó trói lại như trói lợn, rồi đánh đố với nhau. Thằng thì đoán chửa con trai. Thằng thì đoán chửa con gái. Rồi chúng nó mổ bụng người đàn bà chửa, móc đứa con trong bụng ra coi. Thằng nào đoán trúng thì được tiền hoặc thuốc lá. Có khi chúng nó bắt đàn bà, trói chân, trói tay lại, lột truồng hết áo quần rồi cho chó con bú cụt cả đầu vú. Người đàn bà vô phúc van khóc chừng nào, thì Tây reo cười chừng ấy. Bắt được người già và thanh niên, chúng nó chọc tiết, chôn sống, chặt đầu, phanh thây, hoặc treo thòng lòng trên cành cây, chất củi thui. Có khi chúng nó bắt ăn thuốc viên, nói là thuốc chữa bệnh. Nuốt xong chừng mấy phút đồng hồ thì trợn mắt lăn ra chết, cả mình mẩy tím bầm. Trẻ con thì chúng nó bắt bỏ trong chum, nấu nước sôi giội vào. Hoặc trói 2, 3 em lại một bó, quấn rơm và giẻ chung quanh, rồi chúng nó tưới dầu xăng đốt. Tây ác như vậy, cho nên dân ta ai cũng hăng máu lên. Họ nói thà đánh Tây mà chết còn hơn để nó hành hạ mà chết”. FB Ngô Nhật Đăng bình luận: “Viết thế này và được tôn làm ông tổ “báo chí cách mạng” thì làm sao không có lớp hậu sinh như ta thấy”.   II- Phun vào Tây Mỹ - Diệm Bài báo đăng trong tập “Từ tuyến đầu Tổ quốc”, ( Theo FB Lê Hồng Song), ông viết: “Quân Mỹ - Diệm ăn thịt người. … Tôi có đến T.D. trước đây ba năm, bọn Mỹ - Diệm kéo quân về thôn này, lùng bắt tất cả đàn ông từ 17 tuổi trở lên, được 350 người. Sau khi đánh đập tàn nhẫn, người thì bể đầu, người gãy chân tay, chúng đẩy cả đoàn người vô tội ấy xuống những cái hầm cạn trong một đám ruộng lầy. Chúng đem ra hai đội trâu mắc vào hai cái bừa rồi bừa lên đám người ấy. Máu loang ra lênh láng cả đám lầy. Những tiếng rú ghê hồn. Đến 12 giờ trưa không còn thân người nào còn nguyên vẹn nữa; mà hai con trâu cũng chết. Đám ruộng lầy thành một bể máu! Các bà mẹ, những người vợ và con em trong thôn, hễ chiều là kéo ra nhìn xuống dầm lầy, nhìn rất lâu, không ai nói với ai một lời nào… Còn nói về bọn lính Mỹ- Diệm ăn thịt người, ở đây là chuyện thường. Ở một thôn trong huyện Tam Kỳ, bọn biệt kích kéo đến càn quét, băn giết, tàn phá nhà cửa, rồi chúng bắt hai người đem ra chặt từng khúc nhỏ bỏ vô chảo nấu ăn uổng rượu! Chúng còn bắt đồng bào ăn nữa, nếu ai không ăn là còn thương “Việt Cộng”. Chúng không chừa đến cả cụ già. Ở Thăng Bình có cụ đã 92 tuổi bị chúng bắt tra tấn, đốt râu và đốt cháy cả cái cằm cụ. Cụ mếu máo, bảo chúng: “Các trai ơi, các trai đáng con tôi mà sao các trai hung ác dữ rứa!”. Cả đám người bị bắt đứng xung quanh cụ cũng òa lên khóc. Thế mà những thằng quỷ sứ ác ôn lại nhe răng ra cười thích chí. Lại ở Nguyễn Chi (Tam Kỳ) có cụ già 75 tuổi, bị chúng trói lại, lấy cuốc chỉa bửa lên ngực cụ hàng chục lát cuốc làm nát bầm cả thân cụ…”.   Fb Nguyễn Tấn Thành bình luận: "Giờ hãy lôi những gì HCM nói, đảng bốn lần nói về Mỹ như thế này để nhiều người dân đánh giá lại, để biết sự dối trá tuyên truyền nhồi sọ đã qua như thế nào". Fb Lê Hông Song bình luân: "COI CHỪNG MỸ BẮT CÓC VÀ ĂN THỊT CON NÍT. Tàu của đế quốc Mỹ cập bến Việt Nam chúng ta, sau đó đến Trung tâm S.O.S trẻ em VN tại Đà Nẵng hát múa và tặng quà"...   III - Phun vào đồng chí, đồng bào mình, tức phun vào Ta Bài báo có nhan đề “Địa chủ ác ghê”, đăng trên báo Nhân dân năm 1953 với bút danh C.B, ông đã phun vào địa chủ kháng chiến, bà Cát Hanh Long, tức Nguyễn Thị Năm, như sau: “Địa chủ ác ghê Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ: Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã: – Giết chết 14 nông dân. – Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật. – Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người. – Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang. – Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng. Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào! Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ: – Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột. – Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống. – Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra. – Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên. – Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt. – Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến. Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là: Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng, Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể! (21-7-1953) C.B.”.   Fb Phạm Thành bình luận: "Ông Hồ Chí Minh, một chuyên gia viết báo bịa đặt, xuyên tạc, ngậm máu phun vào Ta và Tây thuộc hàng vĩ nhân".
......

Thông Cáo: V/v thay đổi hoạt động của Văn Phòng Công Lý và Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn

Paul Loc| Kính gởi Quý Ông bà và anh chị em lưu tâm đến sinh hoạt của Phòng Công Lý và Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cách riêng “chương trình Tri Ân TPB - VNCH” Kính gởi đến Quý Ông Thương Phế Binh – Việt Nam Cộng Hòa, Bà con dân oan cả nước có liên lạc với Phòng Công Lý và Hòa Bình, Quý vị ân nhân trong và ngoài nước. Quý Y bác sĩ, quý luật sư và các cộng tác viên của chương trình. Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (DCCT SG) vừa bắt đầu một nhiệm kỳ mới, do đó có những thay đổi nhân sự trong cộng đoàn. Cha Phê rô Đinh Ngọc Lâm được bổ nhiệm về làm bề trên Cộng đoàn DCCT SG. Trong cương vị Bề trên mới, ngài có những dự phóng cho những hoạt động trong Cộng Đoàn và giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, trong đó sẽ có sự thay đổi liên quan đến văn phòng Công Lý và Hòa Bình. Để công việc được thuận lợi theo kế hoạch của ngài, và theo đề nghị của ngài, chúng tôi đã thực hiện việc bàn giao lại văn phòng Công lý và Hòa Bình ngày 15/05/2019 để ngài tiện việc sắp xếp lại công việc cũng như những hoạt động trong tương lai của văn phòng. Do đó, từ hôm nay tôi, Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc không còn làm việc trong phòng Công Lý và Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Về hoạt động tri ân các Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (TPB-VNCH), chúng tôi được cha Bề Trên mới cho biết là sẽ tiếp tục theo cách sắp xếp của ngài. Do đó, từ nay mọi đóng góp giúp cho TPB-VNCH qua DCCT SG xin liên hệ cha bề trên mới DCCT Sài Gòn. Quý TPB-VNCH nào muốn được trợ giúp có thể đến liên hệ DCCT SG, số 38 Kỳ Đồng, P 9, Q. 3, Sài Gòn. Các trường hợp chúng tôi đã cam kết thực hiện việc trợ giúp như khảo sát sửa/xây nhà mới… và đã có kế hoạch trợ giúp, chúng tôi sẽ tiếp tục giúp các ông hoàn thành ước nguyện. Chúng tôi cam kết tiếp tục lo thu xếp và giúp đỡ cho quý ông TPB thuộc trường hợp đơn thân bị trục xuất khỏi căn nhà tạm trú ở vườn rau Lộc Hưng vào tháng 1 năm 2019, chúng tôi chỉ cam kết sự trợ giúp này trong thời hạn và khả năng cho phép. Về thông tin cá nhân của quý TPB-VNCH và các dân oan, tù nhân lương tâm… chúng tôi cam kết sẽ bảo mật cho quý vị. Chúng tôi không còn tiếp tục chương trình Tri Ân TPB – VNCH, do đó chúng tôi cũng không thể đón nhận sự trợ giúp nữa. Chúng tôi chân thành cám ơn cộng đồng người Việt trong và ngoài nước đã ủng hộ và đồng hành với chúng tôi trong nhiều năm qua. Cám ơn các ông TPB và các bà con dân oan khắp nơi trong cả nước đã yêu thương và tín nhiệm chúng tôi. Cám ơn các Y Bác sĩ, các luật sư và các Tình Nguyện Viên đã nhiệt tình cộng tác với chúng tôi bất chấp bao khó khăn, nguy hiểm. Cám ơn các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã hết lòng trợ giúp chúng tôi để thực hiện chương trình. Chúng tôi chân thành xin lỗi về những thiếu sót, những vụng về, những giới hạn trong suốt quá trình sinh hoạt làm phiền lòng quý vị. Xin miễn thứ và thông cảm cho chúng tôi. Xin quý vị tiếp tục cộng tác với DCCT SG trong việc thi hành sứ vụ của Nhà Dòng đó là mang Tin Mừng đến cho người nghèo, người bị bỏ rơi hơn cả. Chân thành cám ơn Quý vị. Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc, CSsR.
......

HT Thích Không Tánh và MS Nguyễn Hồng Quang đoạt giải Tự do Tôn giáo

Ảnh: Hòa thượng Thích Không Tánh và Mục sư Nguyễn Hồng Quang VOA Tiếng Việt - PTGDVNHN | Hôm 13/5, Phong trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại công bố hai chức sắc tôn giáo độc lập tại Việt Nam, Hòa thượng Thích Không Tánh và Mục sư Nguyễn Hồng Quang, đoạt giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền năm 2019. Phong trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, một hiệp hội do các tín hữu hải ngoại thành lập và có trụ sở ở Đức, hôm 13/5 ra thông cáo: “Sau khi xem xét, tìm hiểu và so sánh các hồ sơ đề cử, chúng tôi đã quyết định chọn Hòa Thượng Thích Không Tánh và Mục sư Nguyễn Hồng Quang để vinh danh và trao Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền Năm 2019.” Giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền nhằm vinh danh những cá nhân hoặc tập thể ở quốc nội hay hải ngoại đã có những đóng góp quan trọng nhằm bảo vệ và thăng tiến quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Từ Tp. Hồ Chí Minh, Mục sư Nguyễn Hồng Quang chia sẻ: “Tôi xin cảm ơn sự ghi nhận của Phong trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại việc công bố giải thưởng mang tên một vị linh mục kiên cường đấu tranh bất khuất bảo vệ đạo pháp và bài chiên. Tôi nghĩ còn nhiều bậc đàn anh đáng lẽ được trao giải thưởng này. Đối với tôi, tôi cũng chưa có làm gì nổi bật! Tôi rất vui và xúc động trước tin này.” Hòa thượng Thích Không Tánh cũng vui mừng đón nhận tin này, và ông nói với VOA rằng nhiều khả năng chính quyền Việt Nam sẽ ngăn không cho ông sang thành phố Seattle, bang Washington của Hoa Kỳ, để nhận giải này vào ngày 16/6. “Chắc chắn rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không bao giờ cho tôi đi vì nơi tôi từng sống ở chùa Liên Trì đã bị giải tỏa cưỡng chế, lấy đất; tôi phải đi sống nhờ ở chùa khác. Hằng ngày, tôi đều bị công an canh gác, theo dõi; đi đâu cũng bị công an bám sát theo và gây rất nhiều khó khăn… thì làm sao mà họ để cho tôi được tự do đi lại.” Mục sư Nguyễn Hồng Quang cũng dự báo tương tự: “Có thể họ cho đi mà cũng có thể không. Hiện nay chính quyền vẫn còn cay cú. Trong tháng 5 này họ vẫn còn trả thù gia đình tôi, và chưa có dấu hiện hòa giải với giáo dân Tin lành Mennonite, cũng như các giáo dân độc lập… Vì vậy dễ gì mà chính quyền cho đi.” Mục sư Nguyễn Hồng Quang, hiện là Chủ tịch Ban Điều hành Lâm thời Hội Thánh Mennonite Việt Nam, và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam. Vào năm 2010, Cơ sở của Giáo Hội Mennonite tại Thủ Thiêm do Mục sư Nguyễn Hồng Quang quản nhiệm đã bị cưỡng chế, và bị chính quyền chiếm dụng. Cơ sở Mennonite của ông tại Bình Dương cũng bị công an quấy phá làm hư hại nhiều lần, theo thông cáo của Phong trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại. Hòa thượng Thích Không Tánh hiện là Phó Viện Trưởng Hội đồng Điều hành Tăng Đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, một trong những thành viên sáng lập Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, và nguyên trụ trì chùa Liên Trì, Thủ Thiêm, Sài Gòn. Ngày 8/9/2016, chính quyền quận 2, Tp. HCM đã huy động công an và lực lượng cơ giới đến xua đuổi các tăng sĩ và san bằng Chùa Liên Trì. Mặc dù chùa bị cưỡng chế, “Hòa Thượng Thích Không Tánh vẫn tích cực tranh đấu cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo,” thông cáo của Phong trào cho biết. Giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền được tổ chức hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày mất của vị Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền (1921-1988), nguyên là giám mục của tổng giáo phận Huế. Năm 2018, Chánh Trị sự Cao Đài Hứa Phi và Linh mục Phan Văn Lợi được vinh danh và trao Giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền. ***** PHONG TRÀO GIÁO DÂN VIỆT NAM HẢI NGOẠI Movement of The Vietnamese Laity in Diaspora Max Gutmann 6 1/7, D-86159 Augsburg – Germany Tel. (49) 821 455 0609 https://www.phongtraogiaodan.com   Email: [email protected]     THÔNG CÁO BÁO CHÍ Ngày 13 tháng 5 năm 2019   Về Kết Quả Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền Năm 2019    Phong trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại (PTGDVNHN) hân hạnh  gửi đến quí cơ quan truyền thông  kết quả Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền Năm 2019. Xin quí vị tiếp tay giúp phổ biến rộng rãi. Sau khi xem xét, tìm hiểu và so sánh những hồ sơ đề cử, chúng tôi đã quyết định chọn Hòa Thượng Thích Không Tánh và Mục sư Nguyễn Hồng Quang  để vinh danh và trao Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền Năm 2019. - Về Hòa Thượng Thích Không Tánh Hòa Thượng Thích Không Tánh, tục danh Phan Ngọc Ấn, sinh năm 1943, nguyên trụ trì chùa Liên Trì, Lái Thiêu, Sài Gòn, hiện đảm nhiệm chức vụ Phó Viện Trưởng  Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, kiêm Tổng Ủy Viên Từ Thiện - Xã Hội. Hòa Thượng là một trong những thành viên sáng lập Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. Là một tu sĩ luôn quan tâm đấu tranh cho nhân quyền, và đặc biệt là quyền tự do tôn giáo, HT Thích Không Tánh đã bị chính quyền Hà Nội liên tục đàn áp và trả thù ngay sau 1975. Năm 1976, Hòa Thượng đã bị bắt đi tù cải tạo 10 năm từ 1976 đến 1986 vì đã can đảm gửi thư đến thủ tướng chính phủ Hà Nội phản đối việc hủy bỏ quyết định miễn nghĩa vụ quân sự cho các tăng sĩ vốn đã có từ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Vào tháng 10 năm 1992 Hòa Thượng lại bị kết án 5 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc  “lưu hành nhiều tài liệu có nội dung chống lại Nhà nước” sau khi công an lục soát phòng của Hòa Thượng trong Chùa Liên Trì và tịch thu bản sao nhiều ghi chép của HT Thích Huyền Quang. Được trả tự do trước thời hạn vào tháng 10 năm 1993, Hòa Thượng vẫn tiếp tục các hoạt động phục vụ nhân quyền và xã hội. Tháng 11 năm 1994 công an đã bắt giữ Hòa Thượng khi Thầy đang quyên góp và phân phát đồ cứu trợ cho nạn nhân lũ lụt Miền Tây. Đến tháng 8.1995, TT Thích Không Tánh và HT Thích Quảng Độ đã bị tòa án xử phạt mỗi người 5 năm tù với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước.” Sau khi ra khỏi tù, Hòa Thượng đã tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động từ thiện, như tặng quà cho thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, cho bệnh nhi ung thư, cứu trợ các gia đình thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương, v.v… Chùa Liên Trì ở Lái Thiêu, nơi Hòa thượng trụ trì là một trung tâm cho các tổ chức xã hội dân sự trong nước có nơi sinh hoạt, hội họp để đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Những nỗ lực nối kết liên tôn của Hòa Thượng đã tạo nên một nguồn sinh khí mới trong  cuộc đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo. Vì những hoạt động này mà rất nhiều lần Hòa Thượng bị công an và chính quyền sách nhiễu. Ngày 8 tháng 9 năm 2016, chính quyền CSVN đã huy động công an và lực lượng cơ giới đến xua đuổi các tăng sĩ và san bằng Chùa Liên Trì với chiêu bài xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm. Mặc dù chùa đã bị cướp, HT Thích Không Tánh vẫn tích cực tranh đấu cho nhân quyền nói chung và quyền tự do tôn giáo nói riêng trong vai trò một tu sĩ lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và một thành viên sáng lập Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. - Về Mục Sư Nguyễn Hồng Quang Cơ sở Hội Thánh Tin Lành Mennonite do Mục sư Nguyễn Hồng Quang quản nhiệm ở Bình Dương cũng đã bị đập phá ngày 16 tháng 11 năm 2014 Mục sư Nguyễn Hồng Quang, sinh năm 1958, tại Quảng Ngãi. Năm 1981, ông gia nhập đạo Tin Lành, và đã hăng say dấn thân trên con đường truyền giáo trong các nhiệm vụ quan trọng như Chủ Tịch Ban Điều Hành Lâm Thời Hội Thánh Mennonite Việt Nam, Phó Hội Trưởng Kiêm Tổng Thư Ký Tổng Giáo Hạt Mennonite Việt Nam, và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp đại học Luật năm 1999, ngoài công việc mục vụ của một mục sư Tin Lành, ông còn dấn thân vào nhiều hoạt động xã hội khác, như thành lập tổ công tác xã hội của Hội Thánh Tin Lành Mennonite để cố vấn pháp lý cho dân chúng về vấn đề đất đai, tổ chức những “lớp học tình thương” để dạy cho các trẻ em nghèo bất hạnh, và thành lập phong trào Hướng Đạo Cơ Đốc để  giáo dục và biến đổi cuộc sống của nhiều thanh thiếu niên. Chính vì những hoạt động cho lý tưởng truyền giáo và xã hội đó mà mục sư Nguyễn Hồng Quang đã bị chính quyền CSVN thù ghét và đàn áp một cách rất tàn bạo suốt gần 4 thập niên qua. Năm 1984, ông bị tập trung cải tạo 3 năm tại Saigon với cáo buộc lợi dụng tôn giáo để “truyền đạo trái phép, chống đối chế độ.”  Sau đó bị bắt giam 2 lần, mỗi lần 6 tháng tại Lâm Đồng trong những năm 1987 và 1990. Tháng 11 năm 2004, trong một phiên xử kín, tòa án CSVN đã tuyên phạt Mục sư Nguyễn Hồng Quang 3 năm tù giam, với tội danh “chống nguời thi hành công vụ.” Cùng bị kết án với Mục sư Quang là 4 đồng đạo khác thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam. MS Nguyễn Hồng Quang đã được trả tự do sau hơn một năm bị giam cầm. Vào năm 2010, Cơ sở của Giáo Hội Mennonite tại Thủ Thiêm do MS Nguyễn Hồng Quang quản nhiệm đã bị cưỡng chế, bị phá thành bình địa và bị Nhà cầm quyền cộng sản chiếm dụng. Cơ sở Mennonite của ông tại Bình Dương cũng bị công an quấy phá làm hư hại nhiều lần. Ngoài việc bị cầm tù và quấy nhiễu, MS Quang còn là mục tiêu cho nhiều hành vi bạo hành gây thương tích trầm trọng của công an chìm-nổi. Lần mới đây nhất là vào tháng 10/2018, trong buổi buổi gặp gỡ cư dân Thủ Thiêm của chính quyền CS dưới sự chủ tọa của Ông Nguyễn Thiện Nhân, an ninh đã lôi kéo Mục sư Nguyễn Hồng Quang ra ngoài hội trường hành hung tàn nhẫn sau khi ông đứng lên trình bày những thảm cảnh bị cướp đoạt đất đai của người dân Thủ Thiêm.  Mặc dù bị đàn áp thẳng tay, bị vào tù, bị hành hung đến nỗi sức khỏe bị suy sụp nhiều, nhưng cho tới nay, ý chí đấu tranh để bảo vệ tự do tôn giáo và các nhân quyền khác, để bênh vực những người dân bị nhà cầm quyền đàn áp, cướp đất cướp nhà, vẫn không hề suy giảm. Mục sư Nguyễn Hồng Quang vẫn tiếp tục lên tiếng một cách can đảm, bất khuất, để bảo vệ công lý và tự do tôn giáo cho mọi người dân bị áp bức.   Lễ vinh danh và trao Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn kim Điền năm 2019 sẽ được tổ chức tại TP Seattle, TB Washington, Hoa kỳ vào ngày 16 tháng 6 năm 2019, nhân dịp lễ giỗ lần thứ 31 của TGM Nguyễn Kim Điền. Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền do PTGDVNHN thiết lập để vinh danh những cá nhân hoặc tập thể ở quốc nội hay hải ngoại đã có những đóng góp quan trọng nhằm bảo vệ và thăng tiến quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Giải được mang tên Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền (1921-1988), nguyên là tổng giám mục của tổng giáo phận Huế và là một tấm gương nổi bật trong việc đấu tranh cho nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo. Ngài mất vào ngày 08.06.1988 bởi một cái chết đầy khả nghi vì nỗ lực tranh đấu cho tự do tôn giáo và bảo vệ phẩm giá con người. Từ ngày thành lập, Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền đã được trao cho giáo xứ Thái Hà và tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, linh mục Nguyễn Hữu Giải , ông Nguyễn Văn Lía (Phật giáo Hoà hảo), tu sĩ Phật giáo Hoà hảo Võ Văn Thanh Liêm, giáo điểm công giáo Con Cuông (Nghệ An), nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, mục sư Phạm Ngọc Thạch, hai linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục, Chánh trị sự Hứa Phi, và LM Phan Văn Lợi. Giải TDTG Nguyễn Kim Điền gồm một số hiện kim là 5.000 mỹ kim và một bằng tưởng lục, sẽ được long trọng trao trong buổi lễ vinh danh. PTGDVNHN thiết tha kêu gọi sự hỗ trợ tinh thần và vật chất của quý đồng hương để duy trì và phát triển công tác ý nghĩa nầy.   Mọi chi tiết, xin liên lạc: Ông Phạm Hồng Lam, Điều Hợp Viên : (49) 821 455 0609 Ông Phạm Niên, Trưởng Ban tổ chức lễ trao Giải tại Seattle: (206) 271- 2592  
......

Thành công nhưng trong lòng vẫn có điều gì muốn nói

”...Nhìn Tổng thống Mỹ phất cờ VN, “bọn phản động và lưu vong người Việt chống chúng ta run rẩy chân tay…”. Ngay sau đó, Nhóm Văn Lang đã có văn bản phản ứng. Tuy nhiên, việc Văn Lang vẫn ngang nhiên tổ chức buổi chiếu phim chứng tỏ họ không hề run rẩy như ông Thủ tướng nghĩ...” Nguyễn Thanh - (NVXQ) | Tối 10 tháng 5 vừa qua, tại Praha Nhóm Xã hội dân sự Văn Lang tại CH.Sec đã tổ chức thành công buổi chiếu phim tài liệu “Đừng sợ” do nhóm “Green Trees” tại VN thực hiện với sự tham gia của vài chục người đến từ các vùng miền khác nhau trên lãnh thổ CH.Séc, đặc biệt , có người phải vượt hơn nghìn km đến từ CH.Áo. Chương trình chiếu phim gồm hai phần-xem phim và trao đổi trực tuyến giữa những người dự khán với một số nhân vật trong nước: bà Phạm Thị Vạn và anh Hoàng Đức Nguyên là mẹ và em trai ruột của tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình, Đạo diễn phim “Đừng sợ” Đặng Vũ Lượng, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Nhà đấu tranh cho DC Nguyễn Anh Tuấn., Phim “Đừng sợ” với độ dài 32 phút tập trung phản ảnh sự kiện Formosa , về tấm gương đấu tranh của Hoàng Đức Bình và những người thân của anh. Tiếp theo phần xem phim, phần thảo luận dưới sự điều hành của nữ bác sĩ Đinh Thảo - một nhà hoạt động trẻ tuổi đến từ Việt Nam. Mở đầu phần thảo luận, xuất hiện trên màn hình là 2 mẹ con bà Phạm Thị Vạn. Sự xuất hiện của bà Vạn và em Nguyên đã gây xúc động mạnh trong lòng những người tham dự. Từ cố hương xa xôi, giọng Hoàng Đức Nguyên vang lên ấm áp bên tai mọi người: “Tôi là Hoàng Đức Nguyên, em trai anh Bình và đây là Mẹ Phạm Thị Vạn xin gửi lời chào đến tất cả bà con ở hải ngoại đã quan tâm đến bộ phim “Đừng sợ”. Trả lời các câu hỏi của những người xa quê, mẹ con bà Vạn với khí sắc của những người đã vượt qua hội chứng sợ hãi cho biết, các cơ quan chức năng của chính quyền vẫn thường xuyên giám sát theo dõi mọi hoạt dộng đi lại của các thành viên trong gia đình. Một số người dân nhìn gia đình với con mắt như chính quyền. Tuy nhiên, hầu hết giáo dân trong địa phương bày tỏ thái độ thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ, động viên … Đạo diễn Đặng Vũ Lượng xuất hiện trên màn hình và trả lời thẳng vào yêu cầu kể về quá trình làm phim. Theo ông Lượng, ban đầu, nhóm “Green Trees” chỉ với tư cách một nhà tài trợ cho một nhóm làm phim trẻ về đề tài Formosa. Phim được làm theo tính chất một bộ phim tài liệu nghệ thuật, có nhân vật chính. Đáng tiếc là sau nửa năm, nhóm làm phim này đã thất bại do “An ninh, công an thường xuyên chèn ép, quấy nhiễu…”  cũng như cặp vợ chồng là nhân vật chính lại giữa chừng xuất ngoại (!!!) Trước thực tế đó,  “Green Trees”   trực tiếp bắt tay tự mình làm phim để ghi lại một dấu ấn thảm họa , để góp phần nâng cao ý thức, lòng yêu nước cho mọi người…. Theo đạo diễn, ban đầu tên phim được dự kiến là “Trỗi dậy sau thảm họa”. Tuy nhiên, sau đó đã có nhiều sự cố xẩy ra với một số anh em trong nhóm làm phim như: Anh Hoàng Bình bị bắt, Bạch Hồng Quyền bị truy nã ,..chứng kiến khung cảnh rất điêu linh tại địa phương, nhiều người chủ yếu là giới trẻ xuất ngoại đi lao động theo chủ trương của chính quyền, không khí trầm lắng trong người dân,..”Đừng sợ” đã được đặt chính thức làm tên phim và được coi như một viên gạch lát ban đầu. Vượt qua nỗi sợ hãi, nhiều trí thức giàu lòng yêu nước, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trước dân tộc, đồng bào đã không quản ngày đêm, không quản mọi đe dọa khủng bố đã âm thầm tiến hành những bước đi sẽ làm nức lòng người. Xuất hiện trước màn hình, Tiến sĩ Nguyễn Quang A vui vẻ, thanh thản thông báo một tin cực vui: Chỉ vài tuần nữa thôi, Formosa sẽ bị kiện ra Tòa quốc tế. Chính quyền không làm thì dân làm! Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước, còn thắng!… Cuộc đối thoại trực tuyến kết thúc với lời kể bỏ sung các thông tin về Formosa của nhà đấu tranh Nguyễn Anh Tuấn, đồng hồ chỉ 20 giờ 45 tại CH.Séc và 2 giờ 45 ngày 11.5 tại VN. Buổi chiếu phim kết thúc, thành công, mọi người ra về nhưng trong lòng không ít người vẫn như có điều gì muốn nói. Một bộ phim tài liệu đầy ý nghĩa về một chủ đề mà chỉ vài tuần nữa sẽ rất hót trên thế giới mạng. Đã được thông báo kịp thời trên các trang web chủ yếu của cộng đồng; lại được tổ chức tại một địa điểm thuận tiện cả về thời gian nhưng số người tham dự chỉ vẻn vẹn 33 người, chủ yếu là thành viên của Văn Lang là đơn vị tổ chức. Sự việc làm cho người ta liên hệ đến phát biểu gần đây của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Sợ và không sợ, Run rẩy và không run rẩy! Trong cuộc gặp một số thành phần trong cộng đồng gần đây, ông Phúc nói như reo: …Nhìn Tổng thống Mỹ phất cờ VN, “bọn phản động và lưu vong người Việt chống chúng ta run rẩy chân tay…”. Ngay sau đó, Nhóm Văn Lang đã có văn bản phản ứng. Tuy nhiên, việc Văn Lang vẫn ngang nhiên tổ chức buổi chiếu phim chứng tỏ họ không hề run rẩy như ông Thủ tướng nghĩ. Thực tế đã cho mọi người thấy rõ những ai “run rẩy” trước việc tổ chức của Văn Lang. Họ tuân chỉ lời căn dặn của ngài Thủ tướng là phải “giám sát, hạn chế tối đa” hoạt động của những cá nhân, những nhóm gốc Việt đang vận động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Nguyễn Thanh - (Người Việt Xa Quê) http://nguoivietxaque.info/cong-dong/cong-dong-viet/thanh-cong-nhung-trong-long-van-co-dieu-gi-muon-noi/    
......

Thấy gì qua cuộc biểu tình của lao động Việt Nam ở Đài Loan?

nguyenanhtuan’s blog| Sáng Chủ Nhật ngày 5/5/2019 hàng chục lao động Việt Nam ở Đài Loan đã tổ chức cuộc biểu tình đòi chấm dứt tình trạng môi giới xuất khẩu lao động đang trục lợi bằng mức phí cao bất hợp lý. Đây không phải là lần đầu tiên lao động Việt Nam biểu tình ở Đài Loan để đòi hỏi quyền lợi của họ, song nếu như trước đây các cuộc biểu tình thường nhắm đến Chính phủ Đài Loan đòi cải thiện các điều kiện làm việc, lương bổng, thì lần này lao động Việt Nam đã tổ chức biểu tình ngay trước Văn phòng Kinh tế – Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (tương đương sứ quán Việt Nam) nhằm chỉ đích danh Chính phủ Việt Nam là đối tượng chịu trách nhiệm chính cho tình trạng môi giới bóc lột lao động Việt Nam. [1] https://www.facebook.com/RFAVietnam/videos/1145615005618182?s=100000147078725&v=e&sfns=mo Một người lao động đã thể hiện rõ quan điểm này qua phần phát biểu công khai trong cuộc biểu tình: “Tôi thắc mắc Chính phủ Việt Nam có phải là một chính phủ phục vụ vì dân, phục vụ cho nhân dân hay không? Nếu đúng như vậy thì vì sao những người lao động đến từ các nước như Indo, Thái Lan, hay Philippines chỉ phải trả mức phí từ 1000-3000 USD, còn người Việt Nam chúng ta phải trả mức phí cao ngất ngưỡng như vậy?” [1] Thật trớ trêu khi người Việt đi lao động ở xứ người lại có thể thực hiện các quyền dân sự chính trị dễ dàng hơn người Việt Nam trong nước. Như đang thấy, các bạn lao động Việt Nam có thể dễ dàng đăng ký, tổ chức và tham gia một cuộc biểu tình hợp pháp, ôn hoà nhằm đòi quyền lợi chính đáng cho đoàn thể của mình. Bên cạnh đó, thêm một lần nữa Chính phủ Việt Nam lại bị đem ra so sánh với chính phủ các nước trong vùng về việc bảo vệ quyền lợi cho công dân xa xứ của mình, sau vụ Đoàn Thị Hương. Người Việt đang ngày càng ý thức rõ hơn rằng chính quyền phải lấy việc phục vụ người dân làm lý do tồn tại của mình bởi vì nó sống nhờ vào tiền thuế của người dân. Nguyễn Anh Tuấn Thực trạng và giải pháp cho lao động nữ tại Việt Nam Mất việc ở tuổi 35 tại Việt Nam
......

Hoạt động cho nhân quyền Việt Nam nhân ngày Quốc Tế Lao Động tại Nürnberg - Đức quốc.

Trịnh Đỗ Tôn Vinh| Nürnberg, Đức Quốc, 01.5.2019   Thành phố Nürnberg (Nuernberg) năm nay là nơi Tổng Công Đoàn Đức Quốc tại Bayern chọn tổ chức buổi Biểu Tình và Meeting lớn nhất tiểu bang với chủ đề: „EUROPA: JETZT ABER RICHTIG!“ („CHÂU ÂU. BÂY GIỜ NHƯNG CHO ĐÚNG!“). Ban tổ chức cho biết có khoảng 6.000 người về tham dự.   Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Nürnberg cùng với Liên Hội NVTN tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đã tham gia với một quầy thông tin, quầy thực phẩm và một tiết mục văn hóa.   Tại quầy thông tin đông đảo người dân đã đến ký tên ủng hộ chiến dịch đòi trả tự do cho Tù Nhân Lương Tâm Châu Văn Khảm. Ông là công dân Úc, gốc Việt Nam, bị nhà cầm quyền Cộng Sản bắt giam tại Sài Gòn vào giữa tháng giêng 2019, khi ông tìm hiểu tình hình nhân quyền tại đây. Ngoài ra, còn có chiến dịch xin chữ ký yêu cầu Quốc Hội Âu Châu đặt vấn đề Nhân Quyền trước khi ký kết Hiệp Ước Thương Mại Tự Do với Việt Nam (EVFTA).   Ông Stephan Doll trong trách vụ giám đốc công đoàn vùng Mittelfranken đã cùng với các thành viên ban nhạc Adayna tỏ tình liên đới với TNLT Châu Văn Khảm bằng một bức hình chụp chung. Từ trái sang phải: Ông Christian Kopp (Mục sư quản hạt), ông Stephan Doll (Giám đốc Công đoàn vùng Mittelfranken ), cô Denise Brandl (đại diện người trẻ của Công đoàn), ông Tổng đô trưởng Dr. Ulrich Maly và ông Johann Horn (Công đoàn Kim khí Bayern).   Trịnh Đỗ Tôn Vinh
......

Phái đoàn Việt Tân & LS Nguyễn Văn Đài hội kiến BNG Hòa Lan để đệ nạp “Báo Cáo Vi Phạm Nhân Quyền 2019 của Công An CSVN”

Vào lúc 11g00 sáng ngày 25 tháng 4 năm 2019, một phái đoàn Việt Nam đã đến Bộ Ngoại Giao Hoà-Lan ở thành phố Den Haag để nêu lên vấn đề vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng tại Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam gồm luật sư Nguyễn Văn Ðài, cựu tù nhân lương tâm đang lãnh đạo Hội Anh Em Dân Chủ và 2 vị đại diện đảng Việt Tân tại Hoà-Lan là bà Nguyễn Thị Thu Vân và ông Nguyễn Ðắc Trung đã được bà Marriet Schuurman, đai sứ nhân quyền bộ Ngoại Giao Hòa Lan đón tiếp với sự hiện diện của bà Judith Hoevenaars, chuyên viên về chính sách bảo vệ nhân quyền và ông Arnold van der Zanden, chuyên viên về chính sách Á Châu Vụ thuộc bô Ngoại Giao Hòa Lan. Luật sư Nguyễn Văn Ðài & bà Nguyễn Thị Thu Vân Trong lời mở đầu, luật sư Nguyễn Văn Ðài đã ngỏ lời cảm ơn đến sự quan tâm của chính phủ Hoà- Lan và các chính phủ khác đã can thiệp cho ông, khiến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam buộc lòng phải trả tự do trước thời hạn và để ông đến Ðức Quốc định cư.   Luật sư Ðài đã nêu lên một số vi phạm về nhân quyền trong các nhà tù cộng sản mà bản thân ông đã trải nghiệm như :   1.    Phân biệt đối xử giữa các tù nhân lương tâm và thường phạm 2.    Dùng các hình thức tra tấn cả tinh thần lẫn vật chất như giam giữ ông trong các phòng đặc biệt với vách và mái làm bằng những hợp chất kim loại, nhiệt độ ban ngày lên đến trên 40 độ C, ban đêm lại tiếp tục toả hơi nóng khiến người tù càng thêm khổ sở. 3.    Có khi họ dùng thức ăn bằng gạo sống cũng như nước uống có pha chế những mùi vị không thể dùng được để trừng phạt người tù. 4.    Tù nhân bị giam giữ thật xa nhà như đưa tù nhân ở miền bắc vào miền nam  hoặc ngược lại để gây khó khăn cho việc thăm viếng của gia đình. 5.    Một việc khác mà nhà cầm quyền cộng sản thường áp dụng là không thông báo cho gia đình của người tù biết nơi giam giữ và không cho luật sư bảo vệ người tù sau khi giam giữ, một điều mà chính nhà cầm quyền cộng sản xác nhận tôn trọng trong luật pháp của họ.   Một số trường hợp điển hình được nêu lên gần đây nhất là việc bắt cóc nhà báo Trương Duy Nhất tại Thái Lan và ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân về từ Úc và ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên trong hội Anh Em Dân Chủ, người nhà các vị này đều không được thông báo khi công an bắt giữ họ và họ không có quyền được luật sư bảo vệ trong thời gian công an giam giữ để điều tra kéo dài nhiều tháng. Luật Sư Ðài kêu gọi chính phủ Hoà-Lan dùng những ảnh hưởng của họ để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng quyền của những tù nhân đã được ấn định trong luật pháp Việt Nam và luật quốc tế. Ngoài ra, ông cũng kêu gọi chính phủ Hoà-Lan có thể nhờ đại sứ Hoà-Lan ở Việt Nam tiếp xúc với những người đang tranh đấu hoặc thân nhân của những tù nhân lương tâm để có thể biết thêm tình trạng vi phạm nhân quyền tại  Việt Nam. Bà Thu Vân, đại diện đảng Việt Tân đã trao đến các vị đại diện chính phủ Hoà-Lan một phúc trình về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam (Human Rights Violation Petition Report 2019)  dầy 744 trang nêu lên 500 trường hợp về các hành vi thô bạo của công an trong việc bắt cóc, tra tấn đánh đập và sát hại tù nhân từ năm 2007 đến năm 2019, có tên là “HR Violation Petition Report On Police Brutality In Murders, Tortures & Kidnaps Against Common Civilians From 2007 To 2019 In VIETNAM”. Phúc trình này do các tổ chức sau đây thực hiện với sự bảo trợ của đảng Việt Tân:        - Uỷ Ban Thuỵ Sĩ Việt Nam (COSUNAM) - Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Ðức - Cộng Ðồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan (AVVN) - Hội Phụ Nữ tại Houston Hoa Kỳ          - Hội Ðền Hùng tại San Diego Hoa Kỳ - Ðài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi tại Houston Hoa Kỳ - Phong Trào Dân Quyền tại Anh Quốc - Hội Thân Hữu Việt Tân UK - Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo tại Anh Quốc Phúc trình này đã nêu rõ từng chi tiết về các nạn nhân và nêu ra các biện pháp chế tài đối với các cán bộ công an cộng sản Việt Nam có trách nhiệm trong các vụ giết người và thực hiện hành vi tra tấn tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2019 .   Hơn 150 tướng tá Công An CSVN và các viên chức CSVN tại trung ương và và cấp tỉnh & thành phố đã trực tiếp hoặc ra lịnh giết gần 500 thường dân vô tội bên trong đồn công an đều có tên tuổi và hình ảnh được nêu ra chính xác trong bản phúc trình trao cho bộ Ngoại Giao Hòa Lan ngày hôm nay.   Đặc biệt là đại tướng công an TÔ LÂM và trung tướng công an ĐƯỜNG MINH HƯNG là hai vị chỉ huy bắt cóc xuyên quốc gia tại CHLB Đức hồi năm 2017 cũng có tên trong bản phúc trình nầy.   Ngoài ra, Bà Thu Vân cũng nêu lên việc thúc đẩy thực hiện các luật tương tự như luật Magnitsky tại Âu Châu, luật này đang được thực hiện tại Hoa Kỳ và Canada để trừng phạt các viên chức vi phạm nhân quyền hoặc tham ô bằng cách đóng băng tài sản của họ tại nước ngoài hoặc không cấp chiếu khán nhập cảnh cho họ.   Óng Nguyễn Ðắc Trung đã nêu lên một số trường hợp khủng bố tinh thần của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với thân nhân của những người sinh sống ở Hoà-Lan đang hoạt động đấu tranh cho nhân quyền và tự do dân chủ cho Việt Nam. Phái đoàn Hoà-Lan đã chăm chú lắng nghe và ghi nhận phần tuờng trình và ý kiến của phái đoàn Việt Nam. Bà đại sứ nhân quyền Marriet Schuurman cám ơn  về những thông tin và những dữ kiện . Bà cũng cho biết đề tài nhân quyền luôn được chính phủ Hoà-Lan quan tâm và đang làm việc với các quốc gia khác trong liên hiệp chung Ấu Châu để tìm cách cải thiện tình trạng vi phạm nhân quyền tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.   Buổi hội kiến của 2 phái đoàn kéo dài khoảng 1 giờ, sau đó phái đoàn Việt Nam và phía bộ Ngoại Giao Hoà-Lan đã cùng chụp hình chung trước khi chia tay. Trước khi ra về ông Arnold van der Zanden cho biết sẽ tiếp tục liên lạc với bà Thu Vân đại diện đảng Việt Tân trong thời gian tới.   Video cuộc hội kiến tại Bộ Ngoại Giao Hòa Lan ngày 25/04/2019: Cơ Sở Việt Tân Hòa Lan Gặp BỘ NGOẠI GIAO HÒA LAN   https://www.youtube.com/watch?v=NtK41ylj2jc   Thế Truyền tường thuật từ Hòa Lan.    
......

Tưởng niệm 30/4: Cộng đồng người Việt tại Hoà-Lan biểu tình phản đối CSVN

Nhằm tưởng niệm ngày quốc hận 30 tháng 4 và phản đối nhà cầm quyền CSVN đã gây nên bao thảm cảnh cho dân tộc, Cộng Ðồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan đã tổ chức một cuộc biểu tình vào trưa ngày 28-4-2019 trước Toà đại sứ CSVN tại thành phố Den Haag với sự tham dự của đồng bào từ  khắp nơi trên vương quốc Hoà-Lan. Ông Lưu Phát Tấn , Phó chủ tịch nội vụ Cộng Ðồng đã mở đầu chương trình qua phần chào Quốc kỳ, hát Quốc ca và tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc và đồng bào đã bỏ mình trên đường tìm tự do. Tiếp theo, ba vị đại diện cộng đồng và đoàn thể đã lên bàn thờ thắp hương. Ông Nguyễn Quang Kế, Chủ tịch cộng đồng đã nêu lên những tội ác mà CSVN đã gây ra sau khi thôn tính toàn lãnh thổ Việt Nam vào ngày 30 tháng 4, 1975 và ca ngợi tinh thần đấu tranh của đồng bào tại Hoà-Lan, luôn sát cánh cùng người Việt khắp nơi trên thế giới và trong nước đấu tranh cho một Việt Nam tự do, dân chủ. Chương trình được tiếp nối với những bài ca đấu tranh do mọi người cùng hát. Với sự hướng dẫn thật linh hoạt của ông Nguyễn Hữu Phước, mọi người cùng hô vang những khẩu hiệu bằng tiếng Việt, Anh và Hoà-Lan: “Tự Do cho Việt Nam”, “Dân Chủ cho Việt Nam”, “Nhân Quyền cho Việt Nam”. Tiếng hô nói lên khát vọng của người Việt Nam đã vang dội cả khu phố trước Toà đại sứ CSVN cửa đóng kín mít. Một số vị đại diện đoàn thể và đồng hương tham dự cuộc biểu tình được mời phát biểu gồm các ông Trần Văn Thắng (Gia Ðình Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà tại Hoà-Lan); ông Ðinh Ngọc Hiển (Đảng Việt Tân); ông Ngô Thuỵ Chương (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoà-Lan); và cô Uyên, một đồng hương đến từ thành phố Nijmegen. Các vị này đã nói lên những hành vi bán nước của nhà cầm quyền CSVN, hèn với giặc tàu và ác với dân. Cuộc biểu tình đã diễn ra trong không khí thật sôi động và chấm dứt lúc 14g00 cùng ngày. Mọi người chia tay và hẹn gặp lại trong những công tác đấu tranh trong thời gian tới. Ðược biết trước đó, ngày 25-4-2019, một phái đoàn đại diện Đảng Việt Tân cùng Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, một cựu tù nhân lương tâm đã đến Bộ Ngoại Giao Hoà-Lan để tố cáo về việc vi phạm nhân quyền tại Việt Nam cũng như trao cho Đại sứ nhân quyền và Bộ Ngoại Giao một hồ sơ vi phạm nhân quyền từ năm 2007 đến năm 2019 dầy 774 trang; trong đó nêu lên chi tiết hàng trăm trường hợp bị bắt bớ, tra tấn, giết hại trong các trại tù và đồn công an, đồng thời nêu danh những thủ phạm trách nhiệm trong các vụ án này. Thế Truyền tường thuật từ Den Haag
......

30/4 - 44 Năm Nhìn Lại - Sự đa dạng của Cộng đồng người Việt hải ngoại

Đặc trưng của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại các nước Tây phương là chống chế độ CSVN, yêu chuộng tự do dân chủ, luôn hỗ trợ công cuộc tranh đấu dân chủ của đồng bào ở quê nhà. Từ trái theo chiều kim đồng hồ: Các Cộng đồng Úc, Hoa Kỳ, Anh và Canada.   Trong lúc chiến cuộc tại miền Nam Việt Nam đang hấp hối, có khoảng 200.000 người Việt đã di tản khỏi đất nước, đi tỵ nạn cộng sản. Đa số những người này đã đến tỵ nạn tại Hoa Kỳ, một số rất ít sang Pháp. Nói chung đây là lực lượng nòng cốt đầu tiên đã cùng với một số du học sinh Viên Nam đi du học từ miền Nam trước năm 1975, tạo dựng ra Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại. Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, nhiều người dân miền Nam còn ở lại hy vọng rằng, những người cộng sản thắng cuộc còn chút lương tâm sẽ sáng suốt hòa giải dân tộc và họ sẵn sàng bắt tay với chế độ CSVN để cùng xây dựng lại một đất nước trong hòa bình, thống nhất. Nhưng dần dần người ta vỡ mộng vì sự cai trị độc tài tàn bạo cùng với chính sách trả thù của chế độ, nên hàng triệu người buộc phải bỏ nước ra đi tỵ nạn bằng mọi cách. Cao điểm của làn sóng tỵ nạn trải dài từ những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ trước và cũng từ đó trong tự điển thế giới có thêm 2 chữ “boat people“. Người Việt tỵ nạn cộng sản hầu hết được đón nhận định cư và sinh sống tại Hoa Kỳ, Úc Châu, Canada, Tây Âu Châu và Nhật Bản… Với tính hợp quần và có cùng một mẫu số chung là tỵ nạn cộng sản, nên người Việt di tản, vượt biên, vượt biển tại những nơi đây thường có khuynh hướng tập họp với nhau và dần dần mở rộng việc tạo dựng Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CS, với nền tảng chung là ái hữu và chống cộng sản. Theo năm tháng Cộng Đồng ngày càng phát triển vì đón nhận thêm những đợt người Việt ra đi theo diện H.O. hoặc đoàn tụ gia đình, thân nhân O.D.P. Cuối thập niên 80 thế kỷ 20 khi Liên Xô và khối cộng sản các nước Đông Âu như Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Bulgary,… có dấu hiệu lung lay trước khi sụp đổ, thì tại đây một số trong tổng số khoảng 300.000 người Việt – phần lớn là thành phần du học sinh và xuất khẩu lao động do nhà nước CSVN gởi đi sau năm 1975 đã quyết định vượt sang các nước Tây Âu xin tỵ nạn cộng sản. Số còn lại không trở về Việt Nam mà quyết bám trụ ở lại các nước Đông Âu. Họ liên tục chứng kiến những đổi thay trên đất nước sở tại khi các nước này chuyển mình từ độc tài cộng sản sang tự do dân chủ. Họ cũng đã chịu không ít khó khăn cho cuộc sống từ sự chuyển mình lịch sử này của các nước Đông Âu. Tuy nhiên dù sao đối với họ thì các nước Đông Âu thời gian đó vẫn có cuộc sống tốt hơn là Việt Nam nhiều lần và nhiều mặt. Không như những người Việt tỵ nạn cộng sản định cư tại các nước Tây phương, người Việt tại Đông Âu ngoài các vất vả về mưu sinh cuộc sống, họ còn phải lo âu về tình trạng cư trú và chịu nhiều lệ thuộc gánh nặng hành chính do chính các Tòa Đại Sứ CSVN gây ra. Tuy ít nhiều nhận thức được bộ mặt thật độc tài đảng trị của chế độ CSVN nhưng vì còn bị nhiều ràng buộc với quê nhà nên họ không như những người Việt tại phía Tây mà chỉ chú tâm làm kinh tế. Với tính hợp quần và có mẫu số chung là chỉ làm kinh tế nên dần dần những người Việt tại đây cũng đã tạo nên một chỗ đứng cho mình với những đặc thù của một xã hội Việt Nam thu nhỏ. Đây có thể xem như bước đầu hình thành Cộng Đồng Người Việt Đông Âu. Khi tình trạng kinh tế tại Việt Nam ngày càng tồi tệ mặc dù chế độ đã chấp nhận, “đổi mới” và áp dụng nền kinh tế thị trường nhưng vẫn gắn thêm cái đuôi xã hội chủ nghĩa thì số lượng người Việt tìm mọi cách đến các nước Đông Âu để mong được đổi đời ngày càng đông đảo mà phần lớn bằng con đường bất hợp pháp. Cho đến năm 2000, khi nói đến Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại thì người ta thấy có hai hình thái cộng đồng khác nhau, thứ nhất là Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản ở các quốc gia Tây Âu, Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản và thứ hai là Cộng Đồng Người Việt ở Đông Âu. Với một lực lượng hàng triệu người của Cộng Đồng NVTNCS tại Tây Âu và Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu có tiềm lực dồi dào về kinh tế, chính trị, kiến thức, kinh nghiệm, và ý chí chống cộng mạnh mẽ như vậy, thì đương nhiên CSVN tìm cách xâm nhập để chiêu dụ và lũng đoạn là chuyện họ phải làm. Và để nâng lên thành một chính sách nên vào ngày 26 tháng 3 năm 2004, Bộ Chính Trị CSVN đã ban hành Nghị Quyết số 36 gọi là “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” một mặt nhằm chiêu dụ người Việt hải ngoại đem tiền bạc, chất xám về để “xây dựng đất nước” dưới sự lãnh đạo của CSVN, mặt khác là xâm nhập, lũng đoạn, phá hoại các đoàn thể, tổ chức, các cơ quan truyền thông có uy tín trong khối người tỵ nạn đang sống ở hầu hết các quốc gia Hoa Kỳ, Úc Châu, Canada và Tây Âu… để triệt tiêu sức đề kháng cộng sản của Cộng Đồng. Tuy nhiên cho tới hôm nay có thể nói Nghị quyết 36 hoàn toàn thất bại vì 2 yếu tố chính đó là vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam và lá cờ vàng 3 sọc đỏ biểu tượng tự do của người Việt hải ngoại. Đó cũng là mẫu số chung của người Việt hải ngoại mà CS dù có dùng nhiều tiền bạc để mua chuộc, lũng đoạn… nhưng cũng không thể vượt qua được. Trước xu thế toàn cầu hóa ngày càng thúc bách đòi hỏi chế độ CSVN buộc phải mở cửa hội nhập với thế giới để sống còn. Điều này đã tạo cơ hội cho người Việt đi ra bên ngoài dưới nhiều dạng thức khác nhau mà không còn thuần tuý tỵ nạn cộng sản như những người ra đi vào những năm cuối thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước. Ngày hôm nay (2019) Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại bao gồm nhiều thành phần như tỵ nạn cộng sản, lao động hợp tác, du học sinh, di dân theo diện đầu tư kinh tế, thân nhân của cán bộ bỏ trốn ra nước ngoài… mà con số theo ước tính có thể lên đến khoảng 3 triệu người và đang sinh sống ở gần 90 nước trên thế giới. Sự chan hòa người Việt hải ngoại với nhiều sắc thái và khuynh hướng khác nhau nhưng tựu chung có thể: – Không hài lòng về tình hình Việt Nam với những thảm kịch xã hội xuống cấp; – Không hài lòng sự lệ thuộc của chế độ vào Trung Cộng khiến nguy cơ mất nước gần kề; – Mong muốn đất nước thay đổi với thể chế tự do dân chủ. Mặc dù âm mưu tìm cách xâm nhập, chiêu dụ, lũng đoạn Cộng Đồng trước và sau cái gọi là Nghị Quyết 36 của CSVN thất bại, nhưng đến nay họ vẫn chưa chịu từ bỏ. Nhưng với ý chí tranh đấu cho tự do và hỗ trợ phong trào dân chủ còn rất mạnh mẽ của khối người Việt yêu chuộng tự do dân chủ nên cho đến hôm nay thành phần cộng sản và cờ đỏ sao vàng chưa dám xuất hiện công khai trong Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Hải Ngoại. Đây là điểm son của người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại sau 44 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư. Nguyễn Thanh Văn https://viettan.org/su-da-dang-cua-cong-dong-nguoi-viet-hai-ngoai/  
......

Đức quốc: Người Việt sinh hoạt tưởng niệm Quốc Hận lần thứ 44

Ngày thứ Bảy, 27/4/2019, mặc dù thời tiết xấu hầu như trên toàn nước Đức, nhưng cũng không làm sờn lòng người Việt từ các nơi trên nước Đức như Bremen, Hamburg, Essen, Krefeld, Mannheim, Mönchengladbach, Köln, München, Odenwald, Damstadt, Wiesbaden,…kéo về trước Tổng lãnh sự quán Việt cộng tại thành phố Frankfurt am Main, trung tâm tài chánh của CHLB Đức để tham dự buổi biểu tình và tuần hành nhân ngày Quốc Hận lần thứ 44 do Hội NVTNCS tại Frankfurt & vùng phụ cận tổ chức. Vào lúc 13 giờ chiều, sau nghi thức chào cờ và mặc niệm để mở đầu buổi biểu tình, ông Võ Hùng Sơn, Hội trưởng Hội NVTNCS tại Frankfurt&vpc đã ngỏ lời chào mừng đến đồng hương tham dự cũng như nói lên mục đích và ý nghĩa của cuộc biểu tình. Ông đã mạnh mẽ vạch trần tội ác của nhà cầm quyền VC và kêu gọi mọi người đoàn kết cùng đứng lên lật đổ bạo quyền Việt Cộng. Ông Võ Hùng Sơn Tiếp theo sau là những phát biểu của các đại diện các hội đoàn, tổ chức tại Đức như Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại München, Hội NVTN tại Wiesbaden, Hội Văn Hóa Phụ Nữ Tự Do VN, Ban Văn Vũ Điểm Sáng, Đảng Việt Tân, Liên Hội NVTN tại CHLB Đức,… Xen kẽ những phát biểu là những khẩu hiệu tự do, nhân quyền cho VN, đả đảo CSVN buôn dân, bán nước và những bài hát rực lửa đấu tranh. Ông Đào Văn Bất, Hội NVTNCS tại Köln      Đại diện Cộng Đồng NVTD tại München Bà Phương Thị Phi Nga, Hội Văn Hóa Phụ Nữ Tự Do VN     Một đại diện Ban Văn Vũ Điểm Sáng Ông Nguyễn Thanh Văn, Đại diện Đảng Việt Tân tại Đức. Một tham dự viên đến từ Pháp quốc Ông Nguyễn Văn Rị, Phó chủ tịch Liên Hội NVTN tại CHLB Đức. Buổi biểu tình trước Tổng lãnh sự VC chấm dứt vào lúc 15 giờ. Mọi người bắt đầu tuần hành vô phố chính của Frankfurt. Trời mưa càng lúc càng nặng hột và cộng thêm từng cơn gió rít  khiến cho nhiều bà con vừa ướt vừa lạnh. Tuy nhiên mọi người vẫn kiên trì tuần hành trong mưa gió đến Konstabler Hauptwache, địa điểm mít tinh trong phố chính Frankfurt và vừa đi vừa hô vang những khẩu hiệu Tự do cho VN (Freiheit für VN), Dân chủ cho VN (Demokratie für VN), Nhân quyền cho VN (Menschenrechte für VN). Tại Hauptwache, Ban tổ chức đã thực hiện một cuộc mít tinh ngắn bằng Đức ngữ để nói cho người bản xứ biết về ý nghĩa ngày Quốc hận 30 Tháng Tư của người Việt Nam. Buổi biểu tình và tuần hành chấm dứt vào lúc 16g30. Sau đò bà con di chuyễn về hội trường nhà thờ Christuskirche tại Merianplatz 13- 60316 Frankfurt dùng bửa cơm chiều để chuẩn bị tham dự buổi cầu nguyện liên tôn, Tri Ân 40 năm nước Đức cứu giúp thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam, hội thảo và văn nghệ do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức tổ chức. Vào lúc 18 giờ, sau nghi thức chào cờ khai mạc các đồng bào Phật Tử, Công Giáo và Tinh Lành đã cầu nguyện cho quê hương và dân tộc theo nghi thức tôn giáo của mình trong bầu không khí linh thiêng và trang trọng. Kế đến BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn đã ngỏ lời chào mừng đồng bào cũng như Mục sư chánh xứ ông Uwe Saßnowski và Mục sư Nguyễn Chí Mỹ. Trong phần trình bày của mình, BS. Mỹ Lâm đã nói về tình trạng về tự do báo chí tại VN được thế giới sắp hạng gần chót 176/180; tình trạng xâm lăng của Trung cộng qua nhiều hình thức cũng như vấn đề vận động quốc hội Âu Châu lưu tâm đến nhân quyền VN khi duyệt xét thông qua Hiệp Định Tự Do Thương Mai giửa EU và VN (EVFTA),.... Trong lời đáp từ, MS. Saßnowski đã chia xẻ rằng, Đức Ki-tô đã đến để giải thoát con người hầu sống trong Tự Do. Vì thế, mỗi người đều có thể dùng Tự Do đó mà giải thoát tha nhân chúng ta đang sống trong gông cùm của bạo lực. Đại diện Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa, cũng gửi lời chào mừng chia xẻ đến BCH Liên Hội qua tin ngắn thâu thanh. Trong buổi sinh hoạt còn có sự hiện diện và chia xẻ tâm tình của Linh Mục Đinh Xuân Minh. Từ bên phải qua: Mục sư Nguyễn Chí Mỹ, Mục sư Uwe Saßnowski và Bs. Mỹ Lâm Linh Mục Đinh Xuân Minh Đại diện chính phủ Đức qua ông Prof. Dr. Günther Krings, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ đã gửi văn thư chào mừng cũng như bà Karin Müller, Phó chủ tịch Quốc Hội tiểu bang Hessen; ông Volker Bouffier, Thủ hiến tiểu bang Hessen và ông Peter Feldmann, Tổng đô trưởng thành phố Frankfurt (xin xem bên link). Kế đến là phần hội thảo đặc sắc với nhà văn Võ Thị Hảo đến từ Berlin. Chị đã nói chuyện thân mật với đồng bào về bản chất thâm độc của chế độ Cộng Sản Việt Nam, đang đầu độc giới trẻ qua „xì ke ma túy“ loại cực mạnh và tinh vi, biến họ thành những thân xác vô hồn. Nhà văn Võ Thị Hảo Họa sĩ Lê Đức Lập trao tặng bức tranh cho Mục sư chánh xứ ông Saßnowski. Sau cùng là phần văn nghệ đấu tranh rực lửa với các anh chị tràn đầy tâm huyết cho quê hương như Vĩnh Điệp, Ngọc Nhung, Thụy Uyển, Cao Thìn, Thiên Nga, Ngọc Duy, Ngọc Sĩ và KiềuThu. Họa sĩ Lê Đức Lập đã để lại một hình ảnh tuyệt đẹp của người Việt Nam nơi giáo xứ Christuskirche bằng một bức tranh mà anh đã thực hiện ngay tại chỗ trong vòng một tiếng đồng hồ, và đã nhờ Ban chấp Hành Liên Hội trao tặng cho Mục sư chánh xứ ông Saßnowski trong tâm tình ghi ân./. Minh Hoài ghi lại Hình ảnh: Thành Phan  
......

Hơn 2000 người Việt biểu tình tưởng niệm 30/4 tại Úc

Mai Huỳnh tường thuật! Hơn 2.000 người Việt từ khắp các tiểu bang Úc Châu đã tập trung trước Tòa Đại Sứ Việt Cộng tại thủ đô Canberra để tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4 và lên án những sai trái của nhà cầm quyền CSVN hôm Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2019. Chương trình được chính thức bắt đầu lúc 11 giờ sáng, giờ địa phương với phần nghi thức chào cờ Úc – Việt và phút mặc niệm. Ngay sau đó là phần phát biểu của ông Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch Cộng Đồng Ngưởi Việt Tự Do Úc Châu. Ông mạnh mẽ lên án và vạch trần tội ác của nhà cầm quyền CSVN. Kế đến là chia sẻ của các vị Chủ Tịch Cộng Đồng các tiểu bang và các vị khách mời. Đặc biệt, phần phát biểu của 2 em hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa đã nhận được sự nhiệt liệt hoan nghênh của đồng hương. Các em đã hiểu và nhận thức được những sai trái của nhà cầm quyền CSVN và thể hiện quyết tâm sẽ tiếp bước cha ông trong công cuộc đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Những khẩu hiệu “Đả đảo cộng sản Việt Nam”, “Đả đảo cộng sản hèn với giặc, ác với dân”… liên tục được hô vang ngay trước Tòa Đại Sứ Việt cộng. Ngoài ra, những nhạc phẩm ý nghĩa “Con Đường Việt Nam”, “Sài Gòn Quật Khởi” cũng góp phần làm cho chương trình thêm phần sôi nổi. Cuộc biểu tình kéo dài suốt 3 giờ đồng hồ và kết thúc tốt đẹp lúc 1 giờ chiều cùng ngày. Sau đó đoàn biểu tình đã di chuyển về Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong Úc – Việt tại Canberra để đặt vòng hoa tưởng niệm. Buổi lễ đã chấm dứt lúc 3 giờ chiều cùng ngày. Một số hình ảnh của cuộc biểu tình: https://viettan.org/uc-chau-bieu-tinh-quoc-han-30-4/
......

Ông Đỗ Hoàng Điềm tiếp tục chuyến vận động tại Melbourne

Việt Tân Úc Châu! Tiếp tục chuyến công tác tại Úc Châu, sau Brisbane, Chủ Tịch Đảng Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm đã đến Melbourne, Tiểu Bang Victoria. Vào chiều ngày Thứ Năm 11 tháng Tư, 2019 ông Điềm đã có buổi gặp gỡ thân mật với ông Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu. Ông Điềm đã ngỏ lời cám ơn ông Nguyễn Văn Bon và Ban Chấp Hành CĐNVTD/LBUC về lá thư lên tiếng gửi Thượng Nghị Sĩ Marise Payne, Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc, về việc vận động đòi trả tự do cho ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ vào ngày 13 tháng Giêng, 2019. Ông Điềm cũng đã chia sẻ về đường hướng hoạt động của Đảng Việt Tân trong tình hình Việt Nam hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bon cũng đã có những góp ý cụ thể và tích cực nhằm xây dựng sự đoàn kết và khai dụng được sức mạnh của Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại hải ngoại cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Vào sáng ngày Thứ Sáu 12/4/2019, ông Đỗ Hoàng Điềm đã đến viếng Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Úc của Cộng Đồng NVTD Tiểu Bang Victoria tại công viên Kevin Wheelahan Gardens, Dickson St. vùng Sunshine. Hình ông Đỗ Hoàng Điềm tại Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Úc tại Tiểu Bang Victoria. (Đài Tưởng Niệm 521 binh sĩ Quân Đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi đã hy sinh tại Việt Nam và quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bảo vệ Miền Nam Việt Nam)   Buổi trưa cùng ngày, ông Đỗ Hoàng Điềm đã có buổi gặp gỡ với ông Julian Hill, Dân Biểu Liên Bang Úc thuộc Đảng Lao Động đơn vị Bruce, Tiểu Bang Victoria; và ông Luke Donnellan Dân Biểu Đảng Lao Động, Tiểu Bang Victoria, vùng Narre Warren North, và hiện là Bộ Trưởng Bộ Bảo Vệ Trẻ Em, Bộ Trưởng Bộ Người Khuyết Tật, Cao Niên & Người Chăm Sóc. Ông Điềm đã ngỏ lời cám ơn hai ông về việc viết thư lên tiếng vận động tự do cho ông Châu Văn Khảm. Ông Điềm cũng đã trình bày về quan điểm của Đảng Việt Tân về viễn cảnh và vai trò của đất nước Việt Nam một khi có có tự do, dân chủ sẽ góp phần như thế nào vào nền ổn định của toàn vùng Á Châu Thái Bình Dương. Đấu tranh cho tự do, dân chủ là trách nhiệm của người Việt Nam tuy nhiên cũng rất cần sự hỗ trợ của quốc tế, đặc biệt là nước Úc  trong việc hỗ trợ cho những những tiếng nói dân chủ của người Việt Nam và tạo áp lực ngoại giao buộc nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng quyền tự do, dân chủ của người dân. Sau Melbourne, đặc biệt tại Sydney, Ông Đỗ Hoàng Điềm sẽ có buổi gặp gỡ với đồng hương tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng, tại 6-8 Bibbys Place, Bonnyriggs NSW 2177 vào ngày Thứ Bảy 13/4/2019 từ 2pm tới 4pm. Buổi sinh hoạt sẽ được trực tiếp phổ biến qua livestream trên FB Việt Tân https://www.facebook.com/viettan/ . Kính mời quý đồng hương tham dự và theo dõi.
......

Chủ Tịch Đảng Việt Tân công tác tại Brisbane, Queensland

Chủ Tịch Đảng Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm và Dân Biểu Liên Bang Úc Milton Dick. Ảnh: Việt Tân Úc Châu! Chủ Tịch Đảng Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm trong chuyến công tác tại Úc Châu để chia sẻ về hoạt động của Đảng Việt Tân trong tình hình hiện nay cũng như để vận động đòi trả tự do cho ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân đang bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ, đã đến Brisbane (Úc Châu) hôm nay Thứ Tư 10 Tháng Tư, 2019. Vào lúc 11 giờ sáng, ông Đỗ Hoàng Điềm đã tiếp xúc với Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Queensland. Hai bên đã chia sẻ về hoạt động của phong trào dân chủ trong nước, về hoạt động của Đảng Việt Tân hiện nay cũng như việc xây dựng một cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại tiểu bang Queensland. Chủ Tịch Đảng Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm (thứ nhì từ trái qua) và Bác sĩ Bùi Trọng Cường, Chủ Tịch CĐNVTD/ Queensland (đứng giữa). Ảnh Việt Tân Úc Châu Cùng ngày, vào lúc 1 giờ trưa, Ông Đỗ Hoàng Điềm đã gặp Ông Milton Dick, Dân Biểu Liên Bang Úc Châu, người đã từng viết thư cho Đại Sứ Úc tại Việt Nam ngay sau khi được tin ông Khảm bị bắt giữ để thúc giục can thiệp với nhà cầm quyền CSVN đòi trả tự do cho ông Châu Văn Khảm là một công dân Úc. Ông Điềm đã cảm ơn DB Milton Dick về sự hỗ trợ nhanh chóng và quý báu của DB Dick và ông Dick đã hứa sẽ viết thêm một lá thư thứ nhì cho Đại Sứ Úc để yêu cầu can thiệp khẩn cấp. Ông Điềm cũng đã chia sẻ với DB Dick về tình hình Việt Nam, việc nhà nước CSVN gia tăng đàn áp, bắt bớ những nhà đấu tranh dân chủ ôn hoà, kêu gọi sự lên tiếng chung, nâng cấp việc lên án và làm áp lực lên chế độ CSVN. Sau Brisbane, Ông Đỗ Hoàng Điềm sẽ đến Melbourne, Sydney, Adelaide và Perth. Đặc biệt tại Sydney, Ông Đỗ Hoàng Điềm sẽ có buổi gặp gỡ với đồng hương tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng, tại 6-8 Bibbys Place, Bonnyriggs NSW 2177 vào ngày Thứ Bảy 13 Tháng Tư, 2019 từ 2pm tới 4pm. Buổi sinh hoạt sẽ được trực tiếp phổ biến qua livestream trên Facebook Việt Tân https://www.facebook.com/viettan/. Kính mời Quý Đồng Bào tham dự và theo dõi. Chúng tôi sẽ tường thuật tiếp về chuyến đi. https://viettan.org/chu-tich-dang-viet-tan-cong-tac-tai-brisbane-queensland/
......

Tin nóng: Chính phủ Việt Nam chính thức thua kiện Trịnh Vĩnh Bình tại Tòa án Quốc tế

Triệu phú Trịnh Vĩnh Bình là một trong những Việt kiều đầu tiên trở về nước đầu tư sau khi Việt Nam mở cửa. Khánh An-VOA! Tòa án Quốc tế vừa gửi thông báo thắng kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình, người đã theo đuổi vụ kiện xuyên thế kỷ đối với chính phủ Việt Nam. Theo đó, chính phủ Việt Nam buộc phải bồi thường cho triệu phú người Hà Lan gốc Việt tổng cộng 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí. Đây được xem là một sự kiện chưa từng có đối với chính phủ Việt Nam khi phải bồi thường số tiền lớn như vậy cho một doanh nhân gốc Việt vì đã chiếm đoạt sai trái tài sản đầu tư của họ tại Việt Nam. Trong thông báo kèm theo phán quyết dài gần 200 trang gửi cho ông Trịnh Vĩnh Bình mà VOA đọc được, Tòa án Quốc tế nói rằng bên bị đơn (chính phủ Việt Nam) đã vi phạm Điều khoản 3(1) về Đối xử Công bằng và Thỏa đáng, và Điều 6 về trưng thu trong Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Vương quốc Hà Lan và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tòa cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam bồi thường cho ông Bình 27.518.596 đôla cho phần tài sản đã chiếm của ông, 10 triệu đôla cho "thiệt hại tinh thần", 786.672,71 đôla cho án phí ở Tòa án Quốc tế và 7.111.170,94 đôla cho chi phí pháp lý, luật sư. Trả lời VOA ngay sau khi nhận được thông báo thắng kiện từ Tòa án Quốc tế, triệu phú đã hơn 70 tuổi xúc động nói: “Qua hơn 20 năm tranh đấu để đòi lại công lý, tôi thấy con đường Tòa án Quốc tế là rất tốt. Họ rất công tâm. Họ xử trắng ra trắng, đen ra đen. Cho nên về mặt luật pháp, công lý thì vụ này là rất rõ ràng. Tòa án đã cho mình thấy là những gì mình trông đợi ở Tòa án để cảnh báo chính phủ Việt Nam về những việc làm sai trái của họ, những gì đang xảy ra hằng ngày ở Việt Nam và vẫn đang tiếp tục xảy ra, thì họ phải điều chỉnh lại”. Triệu phú gốc Việt nói rằng ông hy vọng vụ kiện của ông sẽ mở ra một con đường cho những người dân khác mất đất đai, tài sản tại Việt Nam muốn giành lại công lý. “Đây có thể là một dấu hiệu cho chính phủ Việt Nam thấy rằng những ngày tới đây, họ không nên khinh xuất bắt bớ người vô tội hoặc để cho con ông cháu cha, những người có thế lực, vây cánh chiếm đoạt tài sản một cách vô tội vạ, chiếm đoạt một cách hợp pháp bằng cách ‘cưỡng chế’ theo luật pháp Việt Nam, nhưng dĩ nhiên, theo luật pháp quốc tế thì đây là một sự vi phạm trắng trợn”. Ông cảnh báo chính phủ Việt Nam “hãy coi chừng” vì từ vụ kiện của ông, người dân Việt Nam sẽ “có cơ sở” để tiếp tục khởi kiện trong tương lai. Điểm lại vụ kiện xuyên thế kỷ Kỳ 1: Đi theo tiếng gọi 'Về nước đầu tư' Kỳ 2: Lên như diều gặp gió Kỳ 3: Vụ án ‘lên đến Bộ Chính trị’ Kỳ 4: Căng thẳng Việt Nam – Hà Lan và Tòa trọng tài Xuất phát của vụ kiện xuyên thế kỷ bắt đầu từ những năm thập niên 1990, khi ông Trịnh Vĩnh Bình, khi đó là triệu phú rất thành công ở Hà Lan với biệt danh “Vua Chả Giò”, trở về Việt Nam đầu tư theo tiếng gọi “Về nước đầu tư” của Hà Nội. Ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định trở về nước đầu tư. Sau khi quyết định bán cơ sở kinh doanh tại Hà Lan, ông Bình đã mang về nước 2.338.250 đôla và 96 ký vàng sau 60 lần nhập cảnh, bắt đầu từ năm 1990, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán, Tổng cục hải quan Việt Nam và Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Về nước, ông bắt tay vào kinh doanh trong nhiều lĩnh vực: khách sạn, thủy hải sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng… Nhưng chiến lược nhất, có lẽ là lãnh vực đất đai, vì theo như lời ông, “tôi có những bài toán lâu dài chứ không phải như Việt Nam nói là kinh doanh địa ốc”. Cứ như thế, trong vòng hơn 6 năm, giá trị số vốn ban đầu ông Bình đưa về Việt Nam được nhân lên hơn 8 lần. Theo lời cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nói với VOA, ông Bình đã trở nên “thành công và khá nổi tiếng ở Việt Nam” vào thời điểm đó nhờ tính năng động, chủ động và nhạy bén trong kinh doanh. Tuy nhiên, sự thành công quá nhanh của ông Bình tại Việt Nam đã gây ra “sức cuốn hút không bình thường”, theo lời của cựu Đại sứ Việt Nam. Ông bị rơi vào những cái “bẫy” của các thế lực “đục nước béo cò”. Bộ sưu tập xe-một trong số rất nhiều tài sản của ông Bình tại Việt Nam.   Ngày 5/12/1996, ông Trịnh Vĩnh Bình chính thức bị bắt với cáo buộc tội “trốn thuế”. Cáo buộc ban đầu này sau đó nhanh chóng được chuyển đổi thành “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và tội “hối lộ” vì thiếu căn cứ. Ông Trịnh Vĩnh Bình bị tạm giam hơn 18 tháng trước khi được đưa ra xét xử. Trong thời gian này, ông Bình cho biết ông không được phép tự ý chọn luật sư, mà PA 24 chỉ định luật sư cho ông và buộc ông phải trả 50 triệu đồng cho luật sư này. Ông Bình kể với VOA rằng điều kiện giam giữ khắc nghiệt trong thời gian này đã khiến ông suy sụp hoàn toàn và từng nghĩ đến chuyện tự tử. Tháng 8/1998, Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tuyên án 13 năm tù đối với ông Trịnh Vĩnh Bình về tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai và tội đưa hối lộ, phạt 400 triệu đồng, tịch thu tài sản được cho là “sang nhượng bất hợp pháp”. Báo Công An Nhân Dân ngày 6/6/2005 cho biết đến ngày ông Bình bị Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bắt giữ (5/12/1996), ông nắm trong tay 11 căn nhà, 114 nền nhà và 2.847.745 m2 đất. Ông Bình tham quan địa điểm đầu tư tiềm năng tại Việt Nam vào tháng 4/1990.   Ngày 25/2/1999, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan có thư khẩn gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu cầu chính phủ Việt Nam hoãn thi hành án cho trường hợp của ông Trịnh Vĩnh Bình cho đến khi các chính sách mới về chính sách đầu tư tại Việt Nam được làm rõ. Sau bản án sơ thẩm, ông Bình đã kháng cáo, gửi đơn thư khiếu nại, cầu cứu lên khắp các cơ quan nhà nước, thậm chí lên các quan chức cấp cao ở trung ương và cũng đã có những chỉ đạo can thiệp từ Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và một số giới chức khác. Tuy nhiên, nỗ lực của ông Bình và một số quan chức Việt Nam, lẫn phía Hà Lan đều không mang lại hiệu quả. Lý do, theo lời cựu Đại sứ Việt Nam Đinh Hoàng Thắng nói với VOA rằng “Việt Nam có câu ‘đục nước béo cò’ có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà ‘cò’ ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.” Vị cựu Đại sứ này thừa nhận rằng vụ án Trịnh Vĩnh Bình đã gây ra rất nhiều căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam và Hà Lan vào thời điểm đó. Sau phiên phúc thẩm, bản án của ông Trịnh Vĩnh Bình giảm từ 13 năm xuống thành 11 năm tù (năm 1999). Báo Thanh Niên ngày 14/7/2012 cho hay nhiều tài sản (nhà và đất) của ông Bình được tòa phúc thẩm giao cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai tịch thu. Hai cơ sở sản xuất (diện tích gần 40.000 m2) cùng 9 căn nhà trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao cho Cục Thi hành án dân sự bán đấu giá. “Phiên xử sơ thẩm đến phúc thẩm không thay đổi gì mấy. Tôi thấy tình hình không êm rồi. Họ có giấy triệu tập tôi trở lại trại tù. Họ cho tôi thời gian 7 ngày. Trong thời gian đó, tôi tiếp tục làm đơn khiếu nại, nhưng thấy không êm rồi. Tới giờ chót, tức ngày hôm sau đi trình diện thì tôi trốn,” ông Bình nói với VOA. Sau khi ra khỏi Việt Nam, ông Bình đã nộp đơn kiện chính phủ Việt Nam ra tòa trọng tài quốc tế. Hai bên “dàn xếp” ngoài tòa vào năm 2005 và Việt Nam đền ông Bình 15 triệu đôla, miễn án, tạo điều kiện cho ông Bình trở lại Việt Nam, đồng thời hoàn trả tài sản đã tịch biên. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tin tức về vụ kiện đã bị cắt đứt hoàn toàn, cả trong nước lẫn quốc tế. Nguyên nhân, theo lời ông Bình, là vì đây là điều kiện phía Việt Nam đưa ra trong Thỏa thuận: Không tiết lộ thông tin cho truyền thông, báo chí. Tháng 1/2015, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế lần thứ hai vì theo lời ông Bình, người cho là mình đã “bị lừa”, thì chính phủ Việt Nam đã lần lữa không trả lại bất kỳ tài sản nào cho ông ngoài số tiền bồi thường trên.  
......

Tiffany Chung, người nghệ sỹ đưa tiếng nói tị nạn Việt vào lịch sử chiến tranh

Một bức tranh màu nước về người tị nạn chiến tranh Việt Nam tại triển lãm "Tiffany Chung: Vietnam, Past is Prologue" (Quá khứ là sự khởi đầu) ở bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian. VOA Tiếng Việt “Chiến tranh Việt Nam đã được lý giải chính thức từ phía Việt Nam, trong đó không có tiếng nói của người miền Nam. Người Mỹ cũng lý giải tương tự về cuộc chiến ấy, vẫn không có câu chuyện của người miền Nam.” Tiffany Chung chia sẻ về nỗ lực giới thiệu góc nhìn về người tị nạn Việt, vốn ít khi được nhắc tới trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam. Là một nghệ sỹ đương đại Mỹ gốc Việt và bản thân là người tị nạn, Tiffany nghiên cứu trong nhiều năm về di sản cuộc chiến cùng những hậu quả để lại, thông qua các di vật, như bản đồ, video và các bức tranh nêu bật tiếng nói và những câu chuyện của những người từng là tị nạn. Tiffany Chung, nghệ sỹ đương đại Mỹ, đang trình bày về các tác phẩm của cô tại triển lãm đầu tiên tại bảo tàng Smithsonian. “Một số người chọn viết sách để nói về cuộc chiến. Đối với tôi tiếng nói của những người miền Nam Việt Nam về chiến tranh sẽ không phải là cái gì mang tính hư cấu hay vật chất,” Tiffany nói trước cuộc triển lãm đầu tiên của cô tại Bảo Tàng Nghệ Thuật Hoa Kỳ Smithsonian (Smithsonian American Art Museum), Washington D.C. “Do đó tôi chọn cách làm tư liệu trực tiếp – để họ trực tiếp kể câu chuyện của bản thân họ.” Nhưng đó không phải là điều dễ dàng. “Tôi đã mất đến hơn 40 năm để có thể đối mặt với cuộc chiến tranh ở Việt Nam và lịch sử cá nhân, bao gồm cả thân phụ tôi, và cả tôi,” Tiffany nói. Hành trình của bố Cách đây 16 năm, Tiffany bắt đầu về thăm Việt Nam, tìm hiểu câu chuyện bố cô bị bắt làm tù binh chiến tranh và câu chuyện của mẹ cô chờ đợi trong vô vọng cho sự trở về của chồng mình, nơi gần vĩ tuyến 17. Nhưng chỉ đến khi tình cờ thấy một tấm ảnh của bố, Chung Tử Bửu, trong trang phục phi công trước một chiếc trực thăng tại Lộc Ninh năm 1970, cô mới quyết định quay trở lại Việt Nam để tìm hiểu những “chiến trường trên không”, nơi thân phụ từng tham chiến. Những chiến trường này cùng các chiến dịch mà thân phụ cô từng tham gia, trong đó có chiến dịch Lam Sơn 719, và những sự kiện lịch sử khác của chiến tranh Việt Nam, được Tiffany đưa vào một biểu đồ minh họa bằng hình ảnh và chú thích trưng bày tại Bảo Tàng Nghệ Thuật Hoa Kỳ Smithsonian. Bức tranh mà Tiffany Chung tìm thấy về bố cô, phi công Chung Tử Bửu, được trưng bày tại triển lãm. “Những di vật ấy khiến tôi thực sự đào sâu vào để bắt đầu những gì tôi làm về chiến tranh Việt Nam hôm nay,” Tiffany nói. Qua những tìm hiểu về bố mình, cô biết được nhiều điều về chiến tranh Việt Nam, về Cuộc hành quân Hạ Lào, nơi bố cô tham chiến, và Mùa hè Đỏ lửa 1972. Trực thăng ông Chung Tử Bửu bị bắn hạ; và ông bị quân miền Bắc bắt ở Lào trong chiến dịch Lam Sơn 719, 1971. Ông bị giam trong tù đến năm 1985, và 5 năm sau khi được trả tự do, cả gia đình đến Mỹ. Tiffany, sinh ra ở Đà Nẵng khi cuộc chiến đang ở cao trào năm 1969, cho biết gia đình cô cũng đã nhiều lần tìm cách vượt biên và bản thân cô từng bị giam trong tù trước khi đến được Mỹ. “Cuộc chinh phục cá nhân tôi đã mở đường đến những ký ức tổng hợp của người miền Nam Việt Nam về cuộc chiến đã để lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhiều người.” Ai cũng có lý do tham gia cuộc chiến. Việt Nam đã có lý giải của họ nhưng tôi quan tâm tới câu chuyện của những người thua cuộc... Trẻ con lớn lên trong trường chỉ được dạy về góc nhìn của chính phủ Việt Nam, còn góc nhìn của người miền Nam Việt Nam thì bị xóa bỏ hoàn toàn. Tiffany Chung, nghệ sỹ đượng đại và cựu tị nạn chiến tranh Việt Nam Trước khi dựng nên các tác phẩm nghệ thuật về chiến tranh Việt Nam, Tiffany từng có các tác phẩm nghệ thuật về cuộc khủng hoảng tị nạn Syria. Việc tìm hiểu những câu chuyện người tị nạn Syria đã giúp Tiffany vượt qua được “chính bản thân để đối diện với chính mình và nói về câu chuyện của mình.” Cô thấy có sự tương đồng của hai cuộc khủng hoảng tị nạn Việt Nam và Syria – đều là nội chiến và có rất nhiều người tị nạn. “Đó là vì sao tôi trở lại (để đối diện chính mình).” Lịch sử bỏ quên Nói về chiến tranh Việt Nam thì phải nói về người Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc, theo Tiffany, người từng có thời gian trở về Việt Nam tham gia thành lập “Sàn Art,” một diễn đàn nghệ thuật cho nghệ sỹ trẻ trong nước. “Ai cũng có lý do tham gia cuộc chiến. Việt Nam đã có lý giải của họ nhưng tôi quan tâm tới câu chuyện của những người thua cuộc. Mình thua trận, thua cuộc chiến. Trẻ con lớn lên trong trường chỉ được dạy về góc nhìn của chính phủ Việt Nam, còn góc nhìn của người miền Nam Việt Nam thì bị xóa bỏ hoàn toàn.” Theo cô, lịch sử người Việt tị nạn bị xóa sạch trong lịch sử chính thống của Việt Nam. Một trong 21 người tị nạn miền Nam Việt Nam đến Mỹ được phỏng vấn trong các video trình chiếu tại triển lãm. Để những câu chuyện của người miền Nam được biết đến, Tiffany phỏng vấn hàng chục người tị nạn Việt tại Mỹ và chọn 21 cuộc phỏng vấn qua video, trong đó có thân phụ cô, để trưng bày tại viện bảo tàng Smithsonian trong triển lãm có tên “Quá khứ là sự khởi đầu” (Tiffany Chung: Vietnam, Past is Prologue), mở cửa cho công chúng từ ngày 15/3 đến 22/9 năm nay. Tiffany gọi đây là nỗ lực “dù chưa hoàn chỉnh để nói lên được một khía cạnh nào đó về chiến tranh Việt Nam.” “Bao nhiêu người tị nạn trải qua những kinh nghiệm giống nhau. Nỗ lực của mình là nhằm nói lên một phần của (chiến tranh) Việt Nam, vốn đã không được đưa vào lịch sử chính thống (của Việt Nam) cũng như không được người Mỹ quan tâm đến nhiều.” Tác phẩm trưng bày tại triển lãm này còn có những bức tranh màu nước được vẽ dựa trên những bức ảnh mà cô tìm được trong quá trình nghiên cứu về di dân Việt Nam sau chiến tranh tại kho lưu trữ của Cao ủy tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) tại Geneva, Thụy Sĩ. Các bức tranh màu nước được chuyển thể từ những bức ảnh về thuyền nhân chiến tranh Việt Nam được Tiffany Chung tìm thấy tại kho dữ liệu của UNHCR. Những bức tranh, được một nhóm họa sỹ trẻ của Việt Nam chuyển thể từ các bức ảnh tư liệu, cho thấy hình ảnh những nạn nhân chiến tranh Việt Nam trên các con thuyền tìm cách vượt biển để đến một nơi nào đó trên thế giới. Trong số khoảng 1,6 triệu người Việt Nam tái định cư từ 1975 đến 1997, hơn 700.000 người là thuyền nhân, theo thống kê của UNHCR. Cơ quan này ước tính khoảng 200.000-400.000 thuyền nhân đã bỏ mạng trên biển. Một thế giới khác Tiffany tới UNHCR hàng năm để làm các nghiên cứu và qua đó cô “mới biết được người Việt Nam đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, gồm châu Phi, Mỹ La tinh và Trung Đông, ngoài những nơi mà mọi người đều biết là Mỹ và châu Âu.” Những tuyến đường người tị nạn Việt Nam vượt qua để tìm đến nơi “an toàn hơn” Việt Nam lúc đó đã được Tiffany đưa vào một tấm bản đồ lớn bằng vải thêu cũng được trưng bày tại triển lãm này. Tấm bản đồ thêu trên vải về các đường di chuyển của người tị nạn rời Việt Nam tới các nơi trên thế giới sau chiến tranh. Mặc dù được đào tạo về nhiếp ảnh và Nghệ thuật Studio ở California, Tiffany lại từng là một người vẽ bản đồ. Chính cô đã vẽ lại những đường di chuyển của người tị nạn chiến tranh Việt Nam trên một tấm bản đồ giấy và sau đó được chuyển thể sang hình thêu trên vải. (Tiffany Chung) chuyển thể chúng vào hình thức tác phẩm nghệ thuật và chúng trở nên rất quan trọng cho tư liệu lịch sử của chúng ta; đưa chúng ta tới một thế giới hoàn toàn khác. Sarah Newman, phụ trách nghệ thuật đượng đại của bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Smithsonian “Rất nhiều những thứ này không được nói tới trong văn hóa và nghệ thuật của (Mỹ). Nó thậm chí không được nhắc tới trong lịch sử,” Sarah Newman, phụ trách nghệ thuật đương đại của Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Smithsonian, nói. “(Tiffany Chung) đã tới trung tâm lưu trữ của UNHCR và nghiên cứu để tìm ra những người (Việt) đi đâu sau chiến tranh, họ đi con đường nào và họ tới đâu trên thế giới này. Cô ấy chuyển thể chúng vào hình thức tác phẩm nghệ thuật và chúng trở nên rất quan trọng cho tư liệu lịch sử của chúng ta; đưa chúng ta tới một thế giới hoàn toàn khác.” Tiffany gọi sự vắng bóng những tiếng nói của người tị nạn Việt trong lịch sử chiến tranh Việt Nam là một sự “bỏ quên lịch sử do ảnh hưởng của chính trị.” “Người tị nạn không được nhắc tới trong truyền thông chính thức. Họ không được bàn tới. không được nhớ tới,” Tiffany nói. “Mọi người đều có quyền được biết về lịch sử, ký ức và sự thật.” Theo người nghệ sỹ hiện đang sống ở Houston, Texas, “Nhớ tới nó để hiểu về nó. Để lịch sử không lặp lại lần nữa.”
......

Nguyễn Thanh Tú vi phạm luật pháp Mỹ

Ông Nguyễn Thanh Tú. Ảnh damphong.com Tác Giả: Đàn Chim Việt ĐCV: Ông Nguyễn Thanh Tú đi tìm công lý cho cha là nhà báo Nguyễn Đạm Phong. Ký giả Nguyễn Đạm Phong là 1 trong 5 nhà báo gốc Việt bị sát hại ở Hoa Kỳ trong những năm từ 1981 tới 1990. Vụ việc tưởng đã chìm vào quên lãng, nhưng được khuấy động trở lại sau bộ phim tài liệu có tên “Terror in Little Saigon” được trình chiếu trên hệ thống truyền hình PBS. Bộ phim gây chấn động. Nguyễn Thanh Tú là một nhân vật được phỏng vấn trong bộ phim nói trên và là con trai của cố nhà báo Nguyễn Đạm Phong. Ông Tú được biết tới rộng rãi sau bộ phim đó và ông bắt đầu hành trình tìm công lý cho cha. Tìm công lý cho cha, tìm công lý cho một nhà báo là hoàn toàn chính đáng, nhưng có vẻ ông Tú ngày càng đi ‘chệch đường rày” với những video tố cáo tùm lum và dường như không đủ bằng chứng. Dưới đây là phân tích của một luật sư, chúng tôi xin đăng lại để rộng đường dư luận. ———————————— Trong hành động liên tục tấn công 4 tổ chức nổi tiếng trong cộng đồng hải ngoại là đài RFA (Á Châu Tự Do), SBTN, VOICE, và nhất là Việt Tân, Nguyễn Thanh Tú (NTT) đã dùng đủ mọi chiêu thuật để tấn công, kể cả kiện các tổ chức này ra tòa về “tội” phỉ báng sau khi chính đương sự đã tấn công, bôi nhọ các tổ chức này và lãnh đạo của họ ròng rã suốt hơn 3 năm qua – từ lúc cuốn phim Terror in Little Saigon ra đời vào tháng 11, 2015. Vào ngày 28 tháng 6 năm 2018, Chánh án Gray H. Miller thuộc tòa sơ thẩm liên bang Hoa Kỳ tại Houston đã phán quyết Nguyễn Thanh Tú không có đủ chứng cứ chính đáng về mạ lỵ, và vào ngày 19 tháng 10 2018, Chánh án Miller đã ra án lệnh bắt Nguyễn Thanh Tú phải trả tiền lệ phí luật sư tổng cộng 325.918 Mỹ kim cùng với tiền lãi cho Đài Á Châu Tự Do, Đảng Việt Tân, và 8 đảng viên Việt Tân. Ngoài ra, Chánh án Miller cũng ấn định trước luật sư phí mà Nguyễn Thanh Tú sẽ phải trả nếu tiếp tục kháng cáo lên tòa thượng thẩm liên bang và kể cả lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Các quyết định của toà sơ thẩm liên bang Hoa Kỳ trong vụ án Nguyễn Thanh Tú đều được công khai và lưu giữ trên trang mạng của tòa. Gần đây nhất, NTT đã làm một cuốn Youtube mang nội dung nhục mạ ông Đỗ Hoàng Điềm (ĐHĐ), chủ tịch của đảng Việt Tân là đã nói dối trong buổi khai chứng hữu thệ (deposition) ngày 25/1/2019. Tú quảng cáo rằng ông Điềm đã phủ nhận 5 không nhưng không phải từ miệng ông Điềm nói ra mà từ miệng NTT nói, nào là: không Đông Tiến, không Kháng Chiến, không đăng ký, không gây quỹ và không khai thuế. Là một luật sư tốt nghiệp tại Mỹ, và cũng quan tâm theo dõi những sự việc trong cộng đồng, tôi muốn viết vài điều cho thấy là việc làm của NTT rất nguy hiểm. Nó vừa vi phạm luật, vừa dựng chuyện cáo buộc nhũng tổ chức đấu tranh đang làm cho Việt cộng lo sợ. 1. Theo luật Hoa Kỳ, deposition không phải là điều được công khai trước khi có phiên xử. Do đó NTT đã vi phạm luật của nước Mỹ và cả tòa Texas khi chia sẻ những điều này trên youtube. Chính đương sự cũng tự biết là phạm pháp nhưng cố tình làm. Chính Tú đã thú nhận trong video của mình là không được phép nói về các lời khai chứng này (“Nói cho ngay, tôi chưa được phép chia sẻ… Có thể tôi không chia sẻ cái này được (deposition) tại vì có thể tòa không cho, tòa chặn là anh thua nhưng mà tôi sẽ nói sơ.”). 2. NTT tóm gọn 5 điểm để cáo buộc là ông ĐHĐ đã nói dối, nhưng lại không có âm thanh lời nói của ông Điềm hay trích dẫn đúng 100% những lời khai của ông Điềm, mà chỉ là những câu do chính NTT nói. Nội dung Tú nói hoàn toàn ngược lại với những điều mà đảng Việt Tân đã công khai tuyên bố hay viết ra trên văn bản đăng trên Website của họ tại Viettan.org, hoặc trong những video/youtube do chính lãnh đạo của Việt Tân đã chia sẻ khi gặp gỡ đồng bào khắp nơi. Chẳng lẽ ông Điềm, một người tốt nghiệp Master tại một đại học lớn của Mỹ, nói tiếng Anh và tiếng Việt lưu loát, nhân cách đàng hoàng, ăn nói chững chạc, lãnh đạo cao cấp của một tổ chức lớn, lại không biết là bất cứ lời khai nào của mình về các vấn đề mà tổ chức Việt Tân công khai đều có thể kiểm chứng? 3. Ngay cả về vụ án bên California mà đảng Việt Tân đã kiện Nguyễn Thanh Tú về tội “tiếm danh” và NTT bị thua năm ngoái, thì khi lập lại chuyện này Tú cũng đã nói dối trong video như sau: “Tôi biết lúc bấy giờ Việt Tân mà vào tòa với tôi là sẽ chết … Sự kiện đó là ở bên Cali … ông Chánh án lúc bấy giờ khuyên tôi nên điều đình việc này rút quân về Houston làm việc, để tập trung vào cái sự kiện bên đây”. Trên thực tế, NTT và kẻ đồng lõa đã thua và bị tòa buộc “Chấm dứt vĩnh viễn việc sử dụng các danh xưng “Vietnam Reform Party”, “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng”, “Việt Tân” hoặc các dạng khác dễ tạo ngộ nhận dưới bất cứ hình thức nào. Chấm dứt vĩnh viễn sự mạo nhận có liên hệ đến các danh xưng của Đảng Việt Tân đối với công chúng.” Vậy thì làm sao có thể tin được những điều ông Tú huyênh hoang xuyên tạc về deposition hiện nay? 4. Sau mỗi luận điểm về 5 chủ đề mà ông NTT đưa ra như: không Đông Tiến, không Kháng Chiến, không đăng ký, không gây quỹ và không khai thuế, NTT cũng đưa ra những lời luận tội, phỉ báng, nhục mạ cả ông Điềm lẫn đảng Việt Tân. Đây là một hình thức hài tội, luận tội, buộc tội một chiều theo kiểu tòa án Việt cộng mà Tú về Việt Nam học gần đây? Có phải đây là “hành trình tìm công lý cho cha” của NTT, hay “hành trình đi triệt hạ Việt Tân”? 5. Ngoài động lực nhục mạ đảng Việt Tân, NTT còn muốn rêu rao luận điệu là Mặt Trận cũng như Việt Tân không đấu tranh thật (trong khi CSVN thì luôn luôn cáo buột Việt Tân là phản động, là có nhiều đảng viên hoạt động đấu tranh trong nước để “xúi giục” đồng bào, dân oan đi biểu tình chống Formosa, chống Trung Cộng, đòi dân chủ …). Mục tiêu của Tú phải chăng là giúp Việt cộng, triệt hạ niềm tin của đồng bào vào Việt Tân cũng như cắt đứt mọi ủng hộ cùng nguồn tài chánh cho các nhà dân chủ quốc nội? NTT làm như vậy có lợi cho ai? 6. Vu cáo tất cả các cơ quan truyền thông uy tín ở hải ngoại của người Việt đều là Việt Tân (RFA, SBTN, Người Việt, VOA, BBC), mục tiêu có phải là để đánh chùm, triệt hạ tất cả những ai dám đưa các tin tức trung thực về cuộc đấu tranh dân chủ trong nước và chỉ trích chế độ CSVN? Chính lời thuyết minh từ miệng NTT “Tôi biết muốn kết thúc và kết liễu băng đảng VT có 3 chữ thuế, thuế và thuế”, đã nói lên chủ đích của cái gọi là cuộc hành trình ‘đi tìm công lý cho cha’ của NTT” từ hơn 3 năm qua. Tại sao NTT không gõ cửa các cơ quan công lực để nhờ họ đi tìm mà lại mọi móc, dựng chuyện và tấn công vào những tổ chức, cơ quan truyền thông đang thật sự làm cho Việt cộng lo sợ. Điều đáng nói hơn nữa là hành trình tìm công lý phải vận động ở Mỹ, trong khi Tú thì lại thường xuyên ra vào Việt Nam và mở một account nhận tiền “cứu tế” ở Việt Nam là: VIET NAM AB BANK Tai Khoan 0551003506093. Ai đứng đằng sau cho Tú mở tài khoản nói trên, và Tú đã vi phạm luật Mỹ để phục vụ cho ai? Trả lời câu hỏi này không khó phải không các bạn. Ngày 21-3-2019 Phạm Trâm Anh https://www.danchimviet.info/nguyen-thanh-tu-vi-pham-luat-phap-my/03/2019/14329/
......

Hãy đến với nhau

Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức đang phát biểu tại cuộc biểu tình trước sứ quán CSVN tại Berlin. Đã 44 năm từ ngày CSBV cưỡng chiếm miền Nam VN, những nạn nhân trực tiếp của "bên thắng cuộc„  hiện đang sống lưu vong ở hải ngoại hay còn được gọi là người Tỵ Nạn Thế Hệ Thứ Nhất đã dần rơi rụng . Những thanh thiếu niên  vào thời đó nay cũng bước dần vào tuổi thất thập cổ lai hi. Thời gian không dừng lại để chờ đợi chúng ta, chúng ta cũng không thể  thụ động để cho thời gian cuốn hút chúng ta vào cõi hư không.   Là một thuyền nhân tỵ nạn Cộng Sản, là người đã  đi tìm sự sống trong cái chết, tôi chỉ có một mục tiêu duy nhất trong phần đời còn lại là luôn ủng hộ tất cả những hành động và tư tưởng chống lại chủ nghĩa Cộng Sản hầu đưa đất nước và dân tộc đến bờ tự do dân chủ. Từ ngày „bị đẩy“ lên làm Chủ Tịch Liên Hội NVTN tại CHLB Đức thì mục tiêu cá nhân đã trở thành trách nhiệm đối với cộng đồng. Cùng với những việc làm trong trách nhiệm cộng đồng tôi cũng luôn hướng mắt tìm những khuôn mặt trẻ tuổi thuộc thế hệ một rưỡi hay thế hệ thứ hai của lớp người tỵ nan để chia sẻ trách nhiệm.   Trên thế giới, trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng từ từ xuất hiện những khuôn mặt mới dám nói dám làm và sẵn sàng dấn thân cho dân tộc. Liên Hội NVTN tại CHLB Đức chủ trương tạo cơ hội cho Cộng Đồng người Việt tại đây mở rộng tiếp xúc trực tiếp với các sinh hoạt của người Việt chống Cộng trên toàn thế giới để người Việt địa phương tự mình so sánh và đánh giá các tin tức trên các diễn đàn Việt. Tiếp xúc trực tiếp để nghe tận tai nhìn tận mắt rồi tự thẩm định giá trị của mỗi tổ chức là cách trung thực nhất thay vì chỉ tìm hiểu qua người thứ ba hay qua thông tin mạng .   Thời nay với sự phát triển của công nghệ, mỗi người đều có thể lập nên một trang tin tức , một đài truyền hình cho riêng mình. Lợi hại của việc này ai cũng đều đã thấy rõ. Điều quan trọng nhất là chúng ta đang sống trong một xã hội có luật pháp, những hành động phi pháp sẽ bị truy tố trước tòa án và sẽ bị xét xử đúng luật. Còn những việc tung tin bôi nhọ kẻ nọ người kia mà không có bằng cớ thì đó chỉ là sự tuyên truyền theo kiểu phao tin đồn để làm tổn thương uy tín và triệt hạ đối thủ.   Lần đầu tiên chúng tôi tiếp xúc với người của VOICE  là việc gặp cô Lê Thu Hà, cộng sự viên của Luật Sư Nguyễn Văn Đài và cũng là người của VOICE đã đào tạo rồi gửi về Việt Nam hoạt động. Lê Thu Hà bị CSVN phóng thích thẳng từ nhà tù sang Đức Quốc chung với Luật Sư Nguyễn Văn Đài ngày 08.06.2018. Cô Hà là một trường hợp chấn thương tâm lý điển hình và rất đáng thương sau khi bị tù tội tra khảo trong nhà tù Cộng Sản. Ngoài ra chúng tôi còn được tiếp xúc tại Đức với  một thanh niên sinh năm 1991 được đào tạo bởi VOICE và đang hoạt động tại Việt Nam. Cậu thanh niên này được chính phủ Đức mời sang ngắn hạn để tường trình về hiện trạng Việt Nam. Chúng tôi cảm phục sự hiểu biết và cách làm việc thẳng thắn cởi mở của người bạn trẻ này. Chính  cậu thanh niên này đã giới thiệu tổ chức VOICE đến với chúng tôi. Người thứ ba cũng đã được VOICE đào tạo mà chúng tôi được gặp tại Genève trong cuộc biểu tình dịp UPR VN  22.01.2019 là Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai của Mục Sư Nguyễn Trung Tôn còn nằm trong lao tù CSVN .   Do đó khi Tổ chức VOICE liên lạc với Ban Chấp Hành Liên Hội với mong muốn trong lịch trình đến Âu Châu sau khi qua các nước Na Uy, Đan Mạch và Hòa Lan sẽ được đến Đức Quốc để nói chuyện với đồng hương thì chúng tôi, với sự yểm trợ của một số đông Hội Đoàn Hội Viên và thân hữu, đã nhận lời. Sự kiện Tổ Chức VOICE gồm Trịnh Hội, Vi Yên và 3 Nghệ Sĩ Nam Lộc, Diễm Liên, Nguyên Khang trình diễn tại 4 thành phố lớn ở Đức Quốc là do yêu cầu của đồng hương từng vùng, như tại Bắc Đức là Berlin, tại Nam Đức là München và Trung Đức là Frankfurt và Mönchengladbach.   Việc Liên Hội NVTN tại CHLB Đức kết hợp với các tổ chức người Việt chống Cộng tại các nước vùng Bắc Âu để tổ chức các buổi sinh hoạt vào cửa miễn phí cho VOICE đã làm xôn xao một số ít người trong cộng đồng. Tuy nhiên, vì chúng tôi đặt nặng trách nhiệm đưa sinh hoạt người Việt chống Cộng trên toàn thế giới đến gần với nhau nên đã quyết tâm vượt qua mọi thử thách để thực hiện toàn bộ chương trình này .   Địa điểm VOICE trình diễn văn nghệ  đầu tiên tại Đức Quốc là Berlin vào ngày 08.03.2019. Dẫu vậy, phái  đoàn VOICE  từ Đan Mạch đã đến Berlin ba ngày sớm hơn để thực hiện những cuộc tiếp xúc với chính giới Đức. Đầu tiên là buổi tiếp xúc của VOICE với cơ quan Human Rights Watch (HRW). Sáng hôm sau là  buổi ăn trưa thân mật với ông Felix Schwarz, một người bạn của những người Việt Nam yêu tự do và là một nhân viên cao cấp trong Bộ Ngoại Giao Đức; chiều hôm đó là cuộc tiếp xúc chính thức của VOICE với Bộ Ngoại Giao Đức với ba chủ đề: thứ nhất là để vận động cải thiện cách đối xử trong tù cho các tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga…, thứ hai là vận động đòi hỏi  Hiệp Định Thương Mại EVFTA chỉ được thông qua khi những điều kiện căn bản về nhân quyền đươc thực thi đứng đắn tại Việt Nam và thứ ba là thỉnh nguyện một biện pháp giúp đỡ tinh thần cho nạn nhân tù nhân lương tâm Lê Thu Hà đang ở Đức  vốn là người của VOICE đào tạo trước đây.   Berlin là một thành phố đầy rẫy tai mắt của Sứ Quán Cộng Sản, một thành phố có rất nhiều người Việt chùn chân trước sức ép của những tai mắt này nhưng cũng có rất nhiều người Việt khác, không phân biệt Đông Tây, rất nhiệt tình và can đảm. Điều này đã được ban tổ chức đem ra phân tách và bàn bạc kỹ lưỡng với VOICE, tuy nhiên Trịnh Hội và Nam Lộc đã cùng quyết định sẽ tiếp xúc với người Việt tại Berlin mà không quản ngại khó khăn. Dưới sự yểm trợ của ba Hội Đoàn thành viên của Liên Hội là Hội NVTNCS tại Hamburg, Hội NVTNCS tại Bremen và Nhà Việt Nam Berlin cùng với sự tiếp sức của Liên Đoàn Hướng Đạo Berlin,  Phật Tử Berlin , Giáo Xứ Thánh Gia Berlin và Ca Đoàn Thánh Linh Hamburg buổi nói chuyện của VOICE kèm theo chương trình văn nghệ độc đáo của Diễm Liên và Nguyên Khang cùng các ca sĩ địa phương đã diễn ra trang trọng và thành công vượt bực. Số người tham dự lên đến trên 600 người. Tuy nhiên số lượng người tham dự không quan trọng bằng phẩm chất tinh thần của người tham dự. Cả thính phòng im phăng phắc khi nghe các diễn giả Nam Lộc, Trịnh Hội, Vi Yên nói chuyện hoặc khi các ca sĩ trình diễn, những tràng vỗ tay kéo dài cả mấy phút cho những lời nói hay hoặc những câu ca tuyệt diệu…   Các buổi sinh hoạt văn nghệ sau đó của VOICE ở München, Mönchengladbach và Frankfurt với sự hợp lực của các thành viên Liên Hội và thân hữu cũng được người Việt khắp nước Đức ủng hộ đông đảo. Đặc biệt là số người tham dự tại Mönchengladbach và Frankfurt lên đến cả ngàn người .   Chúng tôi là những người làm việc Cộng Đồng với nguyên tắc đưa Cộng Đồng người Việt chống Cộng trên thế giới đến gần với nhau mà  không thiên vị đảng phái, tổ chức hay tôn giáo. Chúng tôi kêu gọi sự mở rộng tầm nhìn khách quan của người Việt hải ngoại để tiếp xúc thẳng thắn và trực tiếp với những người Việt hoạt động chống Cộng, từ đó chúng ta mỗi người mới tự đánh giá được phẩm chất công việc của họ. Có khi sau tiếp xúc thì thất vọng và cũng có khi sau tiếp xúc lại hiểu nhau hơn, vì vây chúng ta hãy đem công tâm và sự tinh tế bén nhạy của chính mình ra mà phán xét.   Trước khi thế hệ người Việt tỵ nạn thứ nhất tàn rụi, chúng ta hãy đưa tay dìu dắt thế hệ sau nối tiếp con đường đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ, tự do thực sự. Chúng ta hãy để cho thế hệ mới có cơ hội lên tiếng để chúng ta trực tiếp thẩm định thay vì chỉ nhận xét qua tin đồn hay lời vu cáo không có cơ sở pháp luật. Mong lắm thay.   Berlin, ngày 17.03.2019 Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tây Úc lên tiếng cho Ông Châu Văn Khảm

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tây Úc trong một lá thư gởi Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Úc Marise Payne ngày 11/2/2019 đã bày tỏ sự quan tâm về việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ ông Châu Văn Khảm và ông Nguyễn Văn Viễn tại Việt Nam vào ngày 13/1/2019 và yêu cầu chính phủ Úc theo sát tình trạng của hai ông và bảo đảm hai ông được trả tự do vô điều kiện. Dưới đây là nguyên văn lá thư của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu – Tây Úc. BBT Web Việt Tân — Ngày 11 Tháng 2, 2019 Kính gửi: Thượng Nghị Sĩ Marise Payne Bộ Trưởng Ngoại Giao Quốc Hội Canberra, ACT 2600 V/v: Một công dân Úc bị bắt giam tại Việt Nam vào ngày 13/1/2019 Kính thưa Bộ Trưởng, Tôi muốn bày tỏ mối quan tâm về sự an toàn của một công dân Úc là ông Châu Văn Khảm, cũng là một thành viên của Cộng Đồng Người Việt tại NSW. Cộng Sản Việt Nam đã giam giữ phi pháp ông Khảm vào ngày 13/1/2019 khi Ông từ Cao Miên đến viếng Việt Nam. Ông Khảm là một đảng viên Đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị hợp pháp mà thành viên là những người không cộng sản ở khắp nơi trên thế giới. Dự đoán rằng Cộng Sản Việt Nam sẽ nói dối và lừa bịp thế giới khi họ báo cáo về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tại Geneva vào ngày 22/1/2019, ông Khảm đã đi tới Việt Nam để thu thập dữ kiện chính xác về tình trạng vi phạm nhân quyền hầu phơi bày cùng Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về một bộ máy gian trá khổng lồ mà những người cộng sản thực sự là những “chuyên gia”. Một công dân Việt Nam khác, cũng là một nhà hoạt động dân chủ, là ông Nguyễn Văn Viễn, cũng bị bắt cùng với ông Khảm tại Sài Gòn. Như vẫn quen làm, Cộng Sản Việt Nam sẽ vu cho họ những tội danh như “âm mưu lật đổ chính quyền”, một cáo buộc họ thường dùng để bịt miệng những ai dám chống lại kỷ luật thép, sự độc quyền chính trị và nền chuyên chính của họ. Chế độ này đã tạo ra một guồng máy tham nhũng ở mọi cấp bực chưa từng thấy trong lịch sử 4.000 năm của chúng tôi. Để nắm giữ tài nguyên quốc gia hiện đang nằm trong túi riêng của họ, chế độ tuyệt đối không khoan nhượng đối với bất kỳ sự chỉ trích nào, lớn hay nhỏ. Những quyền con người được ghi trong Hiến Pháp mà ông Hồ Chí Minh tuyên đọc vào ngày 2/9/1945 là một sự lừa bịp toàn diện, và không một điều nào được áp dụng trong thực tế. Dân Chủ và Tự Do chỉ hiện hữu trong các nhà tù khủng khiếp chứ không có ở bên ngoài. Đã bốn tuần lễ trôi qua kể từ khi họ bị bắt giam và hoàn toàn bặt tin, trong tinh thần nhân bản, chúng tôi trân trọng yêu cầu chính phủ Úc cập nhật về tình trạng của ông Châu Văn Khảm (và ông Nguyễn Văn Viễn) và bảo đảm là họ được trả tự do vô điều kiện. Chúng ta có quan hệ chiến lược và ngoại giao quan trọng với Việt Nam ở tầm mức quốc gia, nhưng chúng ta không chấp nhận vi phạm nhân quyền. Mọi chế độ đều có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nhưng quốc gia thì trường tồn. Trân trọng, (Đã ký) Bác sĩ Anh Nguyễn Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu – Tây Úc Nguồn: https://viettan.org/cong-dong-nguoi-viet-tu-do-tay-uc-len-tieng-cho-ong-chau-van-kham/
......

Ông Châu Văn Khảm, người Úc, bị bắt giữ ở Việt Nam, bị điều tra về tội danh có mức án tử hình

ABC News, Erin Handley 09/02/2019 Khi ông Châu Văn Khảm đột ngột ngừng trả lời những tin nhắn trong chuyến đi đến Việt Nam vào tháng 1, sự im lặng kéo dài của ông đã dẫn đến một nỗi lo lắng ngày càng lớn. Gia đình của ông, sống tại Úc và Anh, lo sợ là ông đã bị bí mật thủ tiêu. Ông Châu, 69 tuổi, là một công dân Úc và là một doanh nhân đã nghỉ hưu, sinh sống tại Sydney. Ông đã trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền vào năm 1982. Ông từng chiến đấu bên cạnh quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam và là một nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền lâu năm. Tinh thần cống hiến đã khiến ông đi từ Campuchia vào lãnh thổ Việt Nam trong một chuyến đi “tìm hiểu thực tế” thiếu may mắn. “Tôi lo lắng nhất là việc ông biến mất”, con trai ông, anh Dennis Chau, 29 tuổi, nói với ABC tại Anh. “[Mẹ tôi] luôn cố gắng mạnh mẽ nhưng tôi biết bà đang suy sụp như thế nào.” Ông Châu bị bắt tại TP.HCM vào ngày 15 tháng 1 sau khi gặp một nhà hoạt động xã hội dân sự. Nay ông đang bị điều tra về các hoạt động bị cáo buộc là nhằm chống lại Chính phủ cộng sản Việt Nam – một tội danh có thể mang án tử hình trong những trường hợp nghiêm trọng nhất. Ông cũng đang bị từ chối không được gặp luật sư. Anh Dennis cho biết, tin tức cha anh đã bị bắt giữ, tuy khiến gia đình lo lắng nhưng đã khiến mang đến sự nhẹ nhõm vì ít nhất cha anh không bị thủ tiêu biến mất. Gia đình ông Châu nghi ngờ ông nằm trong danh sách bị theo dõi của chính phủ [Việt Nam] vì các hoạt động thúc đẩy dân chủ của ông. Đây là điều mà họ từng nói đùa, khi mà khái niệm bắt giữ là điều không thể tưởng tượng được. “Tôi chưa từng tưởng tượng điều này có thể xảy ra – tôi đã bị sốc”, Dennis nói. Trong một tuyên bố, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã xác nhận rằng “Châu Văn Khảm hiện đang bị giam giữ và đang bị điều tra vì vi phạm luật pháp Việt Nam”, nhưng bà từ chối xác định ông ấy vi phạm những điều luật nào. Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) nói với ABC rằng họ đang cung cấp hỗ trợ lãnh sự cho một người đàn ông Úc bị giam giữ tại Việt Nam, nhưng vì lý do bảo vệ sự riêng tư họ không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết. “Những hoạt động lật đổ Chính phủ” Nhưng một báo cáo của DFAT gởi cho gia đình sau lần duy nhất giới chức lãnh sự thăm ông Châu vào ngày 28 tháng 1, mà ABC được cho xem, cho thấy người đàn ông Úc đã về hưu, đang bị điều tra theo Điều 109 – trong đó đề cập đến các hoạt động bị cáo buộc là nhằm lật đổ Chính phủ. Nằm giữa “tội phản quốc” và tội “gián điệp” trong bộ luật hình sự của Việt Nam, Điều 109 nói rằng một người tham gia một tổ chức chống lại Chính phủ nhân dân có thể bị trừng phạt từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Các nghi can đồng phạm phải đối mặt với các án phạt nhẹ hơn, từ 12 tháng đến 12 năm tù. Ông Châu cũng đang bị điều tra về cáo buộc vi phạm Điều 341, liên quan đến việc làm giả các tài liệu. Chính quyền Việt Nam cáo buộc ông sử dụng chứng minh nhân dân Việt Nam giả để vào nước. Do các tội danh mà ông Châu bị cáo buộc rơi vào vi phạm an ninh quốc gia, nên ông không được quyền gặp luật sư đại diện pháp lý cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất vào cuối tháng 5, với lý do “bảo vệ bí mật” của quá trình điều tra. Ông Châu bị quay video trong chuyến thăm lãnh sự, khiến người ta lo ngại rằng ông không thể nói chuyện một cách tự do với các quan chức Úc. Gia đình cũng lo lắng về các vấn đề sức khỏe của ông, bao gồm bệnh cao mỡ và viêm tuyến tiền liệt. Anh Dennis cho biết anh và gia đình đang phải đối diện với thực tế là cha của họ bị bắt giam dưới một hệ thống tư pháp rất khác xa với hệ thống tư pháp Úc. “Đây không phải là một hệ thống luật pháp mà bạn quen thuộc. Bạn không biết điều gì sẽ xảy ra… [không biết ông] có bị ngược đãi trong tù không?” anh Dennis nói. “Chạy trốn chiến tranh, đối mặt với lao tù” Trong một clip trên YouTube, ông Châu đã chia sẻ kinh nghiệm sống sót sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 khi là một sinh viên 19 tuổi ở Huế, nơi hàng ngàn thường dân đã bị quân đội Việt Cộng và Bắc Việt giết chết. Nhưng đối với các con trai của mình, ông Châu chỉ đơn giản là “bố”. Đến bờ biển nước Úc năm 1982, ông Châu đã trở thành công dân vào năm sau đó. Ông gặp người sau này trở thành vợ mình, bà Trang, người đã đến Úc năm 1983. Họ kết hôn năm 1986 và có 2 người con trai, Daniel, 31 tuổi và Dennis, 29 tuổi. Gia đình sống ở tầng trên cửa tiệm giặt ủi ở Sydney, cho đến khi ông Châu mở một tiệm bánh. “Khi đến Úc, cha tôi nghĩ rằng đây là những cơ hội mà ông không có được ở Việt Nam,” Dennis nói. “Ông luôn làm việc rất nhiều, cả ngày, và khá cực nhọc.” Nhưng các ngày cuối tuần ông để dành thời gian với các con của ông – đưa chúng ra bãi biển, chơi tennis và đi bơi. Khi nghỉ hưu, ông Châu trở thành một thành viên tích cực của Việt Tân, một tổ chức bị chính phủ cộng sản Việt Nam dán nhãn “lực lượng khủng bố” và bị đặt ngoài vòng pháp luật tại Việt Nam. Gia đình ông Khảm mô tả ông là người rất quan tâm đến tự do và dân chủ. (Ảnh do gia đình ông Khảm cung cấp) Nhưng chủ tịch của Việt Tân ông Đỗ Hoàng Điềm đã bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng Việt Tân là khủng bố, ông nói rằng mục đích của Việt Tân là “thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam thông qua hành động dân sự bất bạo động”. Ông nói trong ba năm qua Việt Nam “thực hiện một cuộc đàn áp khắc nghiệt đối với những người bất đồng chính kiến” và ông Châu về để thu thập thông tin tại địa phương về tác động của cuộc đàn áp này. “Khi phải đối mặt với một chế độ vô luật pháp như vậy, các nhà bất đồng chính kiến ​​và các nhà hoạt động trong danh sách đen của họ không còn cách nào khác ngoài việc tìm nhiều cách khác nhau để vào Việt Nam,” ông nói. Trong một tuyên bố, Việt Tân cho biết Chính phủ Việt Nam thường sử dụng biện pháp giam giữ tùy tiện và “những cáo buộc bịa đặt” để vu khống tổ chức này. Tuyên bố nói thêm rằng ông Châu đã bị cơ quan truyền thông nhà nước “tấn công” và địa chỉ của ông đã được công bố như là “một chiến thuật để đe dọa gia đình ông”. “Ông Châu Văn Khảm chắc chắn đã phải đối mặt với tra tấn tinh thần và thậm chí bị ép phải nhận tội,” tuyên bố nói. Tổ chức Ân xá Quốc tế ước tính hiện nay đang có hơn 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam, nhiều người trong số họ bị những án tù dài sau những “phiên toà trò hề”. Việt Nam có “một kỷ lục khủng khiếp về việc nhắm mục tiêu vào những người nói những gì họ nghĩ một cách ôn hoà”, một phát ngôn viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói với ABC trong một tuyên bố của họ. “Một cuộc gặp gỡ đơn giản hoặc thậm chí một bài đăng trên Facebook có thể khiến bạn phải ngồi tù nhiều năm.” Gia đình ông Khảm đã được cho biết là DFAT (Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc) đang can thiệp trường hợp của ông. (Nguồn ảnh: Facebook của ông Khảm) Các án tù được ấn định trước phiên xét xử đối với những người bị cho là “kẻ thù của nhà nước” và “tra tấn thường được sử dụng bởi các quan chức hỏi cung”. Suy nghĩ về hoạt động của cha mình, Dennis cho biết anh thường hỏi tại sao cha anh tiếp tục hoạt động cho nhân quyền và dân chủ ở một đất nước mà ông đã ra đi. Cha anh nói với anh rằng đó là vì người dân không có các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam. “Tôi nghĩ điều đó thúc đẩy cha tôi hoạt động. Ông rất, rất say mê về điều đó”, anh Dennis nói. “Ông luôn đặt người khác trước mình.” Nguồn: https://www.abc.net.au/news/2019-02-10/family-of-australian-detained-in-vietnam-speaks-out/10774824?pfmredir=sm https://viettan.org/ong-chau-van-kham-nguoi-uc-bi-bat-giu-o-viet-nam-bi-dieu-tra-ve-toi-mang-an-tu-hinh/
......

VIỆT TÂN MELBOURNE XUỐNG ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG CHO ÔNG CHÂU VĂN KHẢM

Fb Việt Tân Vào lúc 11 giờ sáng thứ Bảy 2/2/2019 một số anh em đảng viên Việt Tân tại Melbourne xuống đường tại St Albans làm công tác vận động đồng bào. Địa điểm hoạt động nằm trên đường Alfreda, nơi trung tâm thương mại chính của cộng đồng người Việt thuộc phía tây Melbourne. Mặc dù đang bận rộn mua sắm Tết nhưng một số đồng bào đã quan tâm đến hỏi thăm, chia sẻ và ký thỉnh nguyện thư nhờ chính phủ Úc yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho anh Châu Văn Khảm. Ngoài ra, anh em đảng viên Việt Tân cũng nhận được sự ủng hộ của thương gia chủ tiệm tạp hóa tặng nước uống vì thời tiết nắng gắt và nóng. Buổi vận động kết thúc vào lúc 1 giờ chiều cùng ngày. Sang ngày Chủ Nhật 3/2/2019 Việt Tân Melbourne cùng thân hữu tiếp tục công tác vận động cho anh Châu Văn Khảm. Với sự hỗ trợ của cha xứ và cộng đoàn Công Giáo Holy Eucharist tại St Albans, cơ sở Việt Tân Melbourne đã tổ chức tiếp xúc và xin chữ ký giáo dân sau thánh lễ tiếng Việt lúc 12 giờ trưa. Mặc dù thời tiết nóng lên tới gần 40 độ C nhưng nhiều đồng hương đã không ngần ngại ở lại ủng hộ và ký thỉnh nguyện thư. Sau hai lần công tác vận động vừa qua, cơ sở Việt Tân Melbourne đã nhận được sự hưởng ứng của hàng trăm đồng bào kêu gọi trả tự do cho anh Châu Văn Khảm. Trần Việt Hà tường thuật
......

London: Bữa cơm yểm trợ quốc nội dịp Tết Kỷ Hợi

Tuy nhịp sống tất bật, rộn ràng những ngày giáp Tết Kỷ Hợi nhưng đông đảo thanh niên thân hữu vẫn nhiệt tình tham gia bữa cơm yểm trợ quốc nội do cơ sở Đảng Việt Tân Anh Quốc tổ chức vào lúc 13h ngày 3/2/2019 tại London. Những người con viễn xứ mang trong mình tình yêu và khát vọng Tự Do, Dân Chủ sẽ sớm đến với quê Cha đất Tổ, cùng nỗi niềm ưu tư về vận mệnh của dân tộc, tất cả đã cùng nhau tề tựu về thủ đô Luân Đôn từ khắp nơi trên Vương Quốc Anh để đồng lòng hợp lực, mạnh mẽ lên tiếng phản đối những đàn áp bất công, vi phạm nhân quyền, những bản án phi nhân mà các nhà đấu tranh dân chủ và người dân trong nước từng ngày phải gánh chịu dưới ách cai trị tàn ác, độc tài của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Với tâm tình đó, ông Sơn Trần đại diện Ban Tổ chức đã đúc kết và chia sẻ tóm lược về tình trạng Nhân Quyền tồi tệ trong năm 2018 để các thanh niên trẻ được sinh ra hoặc đang học tập tại xứ người có cái nhìn rõ nét về đường lối cai trị của chếđộ CSVN đang từng ngày huỷ hoại tương lai Dân Tộc Việt Nam. Cụ thể là bản ản phi nhân và vô pháp 20 năm tù, 5 năm quản chế đối với tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng là một trong những bằng chứng cụ thể nhất về quyền “Tự Do Ngôn Luận” mà nhà cầm quyền CSVN dành cho những nhà bất đồng chính kiến, những ai đã vượt qua nỗi sợ hãi lên tiếng bênh vực lẽ phải và đòi lại quyền lợi chính đáng của người dân thấp cổ bé miệng. Bên cạnh sự phẫn nộ đưa đến phản kháng của người dân ngày càng tăng cao, sự lớn mạnh của nhiều tổ chức xã hội dân sự trong nước ngày càng gây nhiều áp lực lên nhà cầm quyền CSVN, do đó đạo luật “An Ninh Mạng” được ban hành để xiết họng những tiếng nói đối lập hòng bảo vệ chế độ cộng sản; do vậy cả khán phòng tán thành với nhận định: CSVN đang trên đà suy thoái và sẽ không tránh khỏi tan rã, sụp đổ nhanh chóng giống như tình trạng Venezuela trong những ngày đầu năm 2019. Kế đến là phần kịch Táo Quân, trình tấu hết thảy những sự kiện sai trái, mọi chuyện chướng tai gai mắt mà CSVN đang cố tình che dấu hoặc giải thích lấp liếm để qua mặt “bàn dân thiên hạ”. Sau cùng ban kịch Táo Quân thay mặt Ban Tổ chức gửi đến quý đồng hương lời chúc năm mới: Cầu chúc bà con từ trong nước đến hải ngoại được nhiều sức khoẻ và may mắn, cầu mong Tự Do – Dân Chủ sẽ sớm đến với quê hương Việt Nam. Trần Thanh Luân tường trình từ London. Một vài hình ảnh của buổi tổ chức: Với niềm kỳ vọng phương pháp đấu tranh bất bạo động đúc kết trong tập tài liệu “Từ Độc Tài đến Dân Chủ” sẽ góp phần đẩy lùi ách độc tài cộng sản để xây dựng dân chủ trên quê hương Việt Nam.  
......

THƯ NGỎ CỦA BÀ CHÂU VĂN KHẢM

Fb Việt Tân Sydney, Xuân Kỷ Hợi 2019   Kính gởi quý vị lãnh đạo các Tôn giáo, Cộng đồng, Tổ chức, Đảng phái, các Cơ quan truyền thông và quý đồng hương   Thưa quý vị,   Tôi là Quỳnh Trang, xin được có đôi lời tâm tình cùng quý vị về trường hợp chồng tôi, anh Châu Văn Khảm vừa bị chế độ Cộng sản Việt Nam (CSVN) bắt giữ vào ngày 13/1/2019 vừa qua, trong chuyến vào Việt Nam để tìm hiểu tình hình tại quê nhà.   Anh Châu Văn Khảm là một cựu sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Sau hơn 3 năm bị đi tù “cải tạo” của chế độ, chúng tôi đã tìm đường vượt biên và tị nạn tại Úc từ năm 1983.   Kể từ những ngày đầu bỡ ngỡ trên xứ lạ, phải vật lộn với đời sống mới, rồi trở thành một doanh nhân bận rộn với mưu sinh, nhưng chồng tôi không lúc nào nguôi ngoai ấp ủ ước mơ Tự Do-Dân Chủ cho quê hương yêu dấu, điều mà anh thường chia sẻ với tôi sau đại nạn 1975 của dân tộc.   Sự kiện chồng tôi bị CSVN bắt giữ đã trở thành thời sự quốc tế sau khi Đảng Việt Tân phổ biến bản Thông Cáo Báo Chí để minh bạch hóa vấn đề của chồng tôi. Nhờ vậy mà sau hai tuần lễ giấu kín việc giữ người phi lý, CSVN đã phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Úc về việc đang bắt giữ chồng tôi.   Nhân đây tôi xin cám ơn các anh em Việt Tân đã nhiệt tình hỗ trợ giúp đỡ cho tôi và gia đình trong nỗ lực cứu và bảo vệ chồng tôi từ khi anh bị bắt giữ ở Việt Nam. Tôi xin cám ơn cảnh sát địa phương, Bộ Ngoại giao Úc, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Úc tại Việt Nam đã giúp tìm kiếm và hỗ trợ chồng tôi trong thời điểm khó khăn này. Tôi rất cảm kích sự đáp ứng nhanh chóng của Dân Biểu Chris Hayes đã liên lạc ngay với ông Đại sứ Úc tại Hà Nội để giúp tìm tông tích của chồng tôi, khi tôi với người con trai đã cùng với Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong đến gặp ông tại Văn Phòng ở Sydney.   Tôi cũng xin cám ơn Dân biểu Jason Clare đã nhanh chóng gửi thư cho Đại sứ Úc tại Hà Nội để giúp chồng tôi. Ngoài ra, tôi cũng cảm ơn ông Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Úc và ông Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Úc Châu đã viết thư yêu cầu Bộ Ngoại Giao Úc phải áp lực CSVN thả chồng tôi ngay tức khắc. Gia đình chúng tôi xúc động sâu xa và chân thành cảm tạ sự quan tâm, hỗ trợ của quý cơ quan, đoàn thể, truyền thông và bạn bè, thân hữu.   Kính thưa quý vị,   Hiện nay nhà cầm quyền CSVN còn giữ chồng tôi, chưa biết là bao lâu; nhưng tôi tin tưởng là với sự yêu thương và tranh đấu của quý vị, chắc chắn sẽ tạo một áp lực lớn để buộc CSVN phải thả chồng tôi trong nay mai. Tôi cũng tin tưởng rằng chồng tôi không làm điều gì sai, nên chế độ CSVN không thể dàn dựng những cáo buộc phi lý để trấn áp những người yêu nước. Tôi và gia đình thành tâm cầu nguyện và mong cho chồng tôi sớm được bình an trở về với gia đình. Trong khi chờ đợi ngày vui đoàn tụ, chúng tôi rất mong tiếp tục đón nhận được sự thương yêu, hỗ trợ tinh thần, cũng như sự lên tiếng của quý vị để tranh đấu cho anh Khảm sớm được trở về Úc. Kính chúc quý vị và gia quyến một năm mới Kỷ Hợi an lành, hạnh phúc.   Trân trọng Châu Quỳnh Trang      
......

Anh chị em Đảng Việt Tân tại Đức tiếp tục vận động cho đồng bào tại Vườn Rau Lộc Hưng

Speyer, Đức Quốc, 02.02.2019 Minh Hoài Một tháng trước Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi vào những ngày 04 và 08.01.2019 Cộng Sản Việt Nam đã tàn nhẫn cướp đất của người dân tại Vườn Rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, Sài Gòn, đày đọa đồng bào vào cảnh màn trời chiếu đất. Trước thảm trạng này anh chị em Đảng Việt Tân tại Đức cũng như nhiều nơi trên thế giới đã thông tin cho các giáo xứ Kitô giáo cùng các linh mục, các vị quản hạt, các vị trí thức, các chính giới và các Đức Giám Mục về hành động vô nhân đạo này của nhà cầm quyền Việt Nam. Mọi người đều kinh ngạc và bất bình trước việc làm này của tầng lớp lãnh đạo Cộng Sản, nhất là đang lúc nhà nước Việt Nam đang muốn bình thường hóa ngoại giao với Cộng Hòa Liên Bang Đức sau vụ vi phạm trầm trọng chủ quyền của nước Đức khi bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay giữa thủ đô Bá-Linh vào tháng 7 năm 2017. Ảnh: Từ trái qua phải: LS Nguyễn Văn Đài, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, bà Knobloch, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa và anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh Đại diện bộ ngoại giao Đức, trong buổi đàm thoại ngày 25.01.2019 với phái đoàn người Việt Nam đấu tranh cho Nhân Quyền, cũng đã tỏ ra bức xúc trước việc làm ngang ngược vô luân này của Hà Nội. Họ sẽ lên tiếng với bộ Công An Việt Nam trong chuyến công tác vào trung tuần tháng 02.2019.          Các giáo dân, các vị trí thức và các vị tu sĩ đã cầu nguyện và chúc lành cho người dân tại Lộc Hưng. Đức Giám Mục phó Otto Georgens và Đức Giám Mục mãn nhiệm Dr. Anton Schlembach gửi lời nguyện lên Thiên Chúa che chở cho người dân ở Lộc Hưng. Nhị vị cũng đã ban phép lành cho những nạn nhân của chính sách đàn áp phi nhân này. ​Bischof em. Dr. Anton Schlembach Video chúc lành của Đức Giám Mục Dr. Anton Schlembach: https://drive.google.com/open?id=1vvafoSLJATJgHN0CZohCeas2ZgBZTmIx Weihbischof Otto Georgens      Video chúc lành của Đức Giám Mục phó Otto Georgens: https://drive.google.com/open?id=1ZcEaImdTOkpmpmLvCUwbLG_9Bzjg3iw3 Tại giáo phận Speyer những nữ tu viện Institut St. Dominikus, St. Magdalena và Karmelitinnen sẽ tiếp tục liên đới với người dân tại Lộc Hưng trong lời nguyện hằng ngày. Video chúc lành của linh mục Ulrich Vivell: https://drive.google.com/open?id=1LikhkxW1E6fNP9DNXAtyjlXmU2S8DfEO Video của linh mục Christoph Kübler:  https://drive.google.com/open?id=1ju8i8cZA4TwU5cX3GEwRdZsH4pyAHHSj Minh Hoài  
......

Hội thảo về Luật An Ninh Mạng tại Houston

Nhằm tạo cơ hội cho đồng hương tại Houston và vùng phụ cần tìm hiểu và trao đổi về Luật An Ninh Mạng của CSVN, Ban Đại Diện Cộng Đồng và Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh Chính Trị tại Houston đã tổ chức một buổi hội luận vào lúc 2 giờ chiều ngày 27 tháng Giêng, 2019 tại trụ sở cộng đồng. Diễn giả đầu tiên là ông Trần Hùng, Ủy Viên Cộng Đồng kiêm Ủy viên Ủy Ban Phối Hợp đấu tranh Chính Trị tại Houston trình bày tổng quát về nội dung của Luật an ninh mạng Việt Nam. Tiếp theo, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một cựu tù nhân chính trị, thành viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã chia xẻ về phản ứng của các Blogger Việt Nam, các cơ quan truyền thông Việt liên quan đến những ảnh hưởng của Luật an ninh mạng. Sau cùng, ông Hoàng Tứ Duy, Phát Ngôn Nhân của Đảng Việt Tân đã trình bày về phản ứng của các NGO, những cơ quan truyền thông ngoại quốc, các nhà đầu tư và chính giới ngoại quốc liên quan đến Luật an ninh mạng. Luật An Ninh Mạng được Quốc hội CSVN thông qua vào tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, nhưng đó chỉ là văn kiện nhằm hợp thức hóa thủ đoạn kiểm soát những thông tin trên mạng internet của nhà cầm quyền CSVN mà thôi. Lý do là các quy định trong Luật An Ninh Mạng chỉ là những điểm nối dài của những Nghị Định mà CSVN quy định để kiểm soát mạng xã hội từ năm 2007 cho đến nay. Vì vậy mà Luật an ninh mạng đã và đang gặp làn sóng phản đối mạnh mẽ từ người Việt trong và ngoài nước, các NGO quốc tế, các chính phủ và của các nhà đầu tư. Điểm then chốt của Luật này là CSVN muốn kiểm soát hệ thống máy chủ của các công ty cung cấp dịch vụ phải đặt tại Việt Nam. Chủ trương này của CSVN không chỉ vi phạm vào quyền tự do ngôn luận mà còn chà đạp lên quyền thông tin của người dân. Phần trình bày của ba diễn giả cùng với slide show và video trình chiếu đã giúp đồng hương thấy rõ về thực chất của Luật An Ninh Mạng chỉ để xiết chặt quyền kiểm soát, qua đó bảo vệ sự tồn tại của đảng, chứ không nhằm mục đích bảo vệ cho người dân. Buổi sinh hoạt đã quy tụ hơn 100 đồng hương tham dự, có đầy đủ thành viên Ban Chấp Hành Ban Đại Diện, đại diện Ban Giám Sát và Ban Cố Vấn Cộng Đồng và các cơ quan tuyền thông. Buổi hội thảo kéo dài ba tiếng đồng hồ với nhiều đóng góp ý kiến và câu hỏi của đồng hương tham dự. https://viettan.org/hoi-thao-ve-luat-an-ninh-mang-tai-houston/
......

London: Hội Luận Dân Oan Lộc Hưng

Chính Phạm tường trình từ London. Vào lúc 14:00 ngày 27/1/2019, Phong Trào Dân Quyền – UK đã tổ chức buổi hội luận hướng về bà con dân oan Lộc Hưng tại London, Anh Quốc. Buổi hội luận có sự tham gia của các khách mời: ông Clive Lindsay (đại diện Ân Xá Quốc Tế / Amnesty International ), chú Sơn Trần đại diện của Đảng Việt Tân tại Anh Quốc, cùng các bạn trẻ trong phong trào Dân Quyền. Đặc biệt còn có anh Trần Bình một người dân oan Lộc Hưng tham gia hội thoại trực tuyến từ VN. Buổi hội luận được bắt đầu bằng bài hát “Mẹ ơi! Xuân này con không nhà“ một sáng tác của nhạc sĩ Trúc Hồ . Anh Bùi Văn Thắng trưởng ban tổ chức bùi ngùi chia sẻ và hiệp thông với nỗi đau mà bà con Lộc Hưng phải gánh chịu khi bị cộng sản phá hoại tài sản cướp đi mảnh đất là nơi ăn chốn ở của bà con. Cô MC Huyền Nguyễn thì xót xa thay cho vợ chồng TNLT anh Huỳnh Anh Tú và chị Phạm Thanh Nghiên, những người đã chịu cảnh tù đày chỉ vì đấu tranh cho tự do dân chủ của Việt Nam mà nay họ phải chịu thêm cảnh dân oan bị cướp đất, phá nhà. Khách mời trực tuyến từ Việt Nam anh Trần Bình chia sẻ về tình cảnh của bà con tại vườn rau Lộc Hưng cũng như kể lại những hành động tàn ác của cộng sản khi cử hơn 300 công an, dân phòng cùng nhiều máy móc cơ giới lớn phá huỷ 200 căn nhà, san bằng mọi thứ, không chỉ dừng lại ở đó mà còn đàn áp hăm dọa người dân không được chụp hình, không chống đối người đang thi hành công vụ. Phẫn nộ trước những hành vi của nhà cầm quyền cộng sản và được nghe bởi chính người dân oan ở Lộc Hưng ông Clive Lindsay phẫn nộ lên tiếng: những hành động đó là không thể chấp nhận được và ông sẽ hết sức giúp đỡ cho bà con để tạo áp lực lên chính quyền Việt Nam nhằm cải thiện tình hình cho người dân nơi đây. Chú Sơn Trần đại diện Đảng Việt Tân cho biết nguồn gốc xuất xứ của mảnh đất Lộc Hưng dành cho những người Công Giáo miền Bắc di cư năm 1954 để tránh nạn cộng sản làm nơi cư trú. Họ đã sinh sống trước khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, việc làm của nhà cầm quyền csvn là hoàn toàn sai trái. Về phần cá nhân, tôi cực lực phản đối luật đất đai “sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý “, người dân Lộc Hưng đã đổ bao nhiêu máu và nước mắt trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày để tích góp,xây dựng được mái nhà, che mưa che nắng mà giờ đây họ lại trở về tay trắng, vô gia cư không nơi nương náu, do vậy với tôi hành vi cướp đất của cộng sản là vô nhân đạo, vi phạm nghiêm trọng quyền còn người cũng như quyền dân sự của người dân. Anh Lê Văn Kiên một người hoạt động trẻ, mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ, luôn đồng hành cùng bà con Hưng Lộc trên bước đường phản đối, khiếu kiện đòi công lý và kêu gọi mọi người cùng nhau lên tiếng vì biết đâu ngày mai sẽ đến lượt chúng ta sẽ khoác lên mình tấm áo dân oan như Lộc Hưng hôm nay, thiết nghĩ xã hội cần có những nhà báo chân chính và hoạt động một cách tự do để truyền tải thông tin xác thực tới người dân. Anh Nguyễn Minh Thành lên tiếng phản đối chế độ cộng sản cướp đi quyền tự do báo chí của người dân, điển hình là trường hợp của nhà báo Đỗ Công Đương, anh bị bắt ngay khi đang tác nghiệp tại hiện trường cưỡng chế đất. Anh Nguyễn Văn Hùng một người con của Công giáo: “Đức tin mà không hành động là đức tin chết, mọi người hãy hành động vì quyền lợi của mình.” Cô Trang Lương đến từ Đạo Tràng Hoà Hảo cũng chia sẻ nỗi đau bị đàn áp tôn giáo của họ đạo Lộc Hưng. Đồng cảm với nỗi đau mất nhà cửa đất đai, cô Trần Huyền Trang ngậm ngùi chia sẻ về những khó khăn và oan ức của mình. Đồng thời lên án chế độ cộng sản với luật đất đai không có tình người. Kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân quyền trong và ngoài nước lên tiếng tạo áp lực để nhà cầm quyền ngừng đàn áp người dân, tôn trọng và bảo vệ pháp luật. Và sau cùng là bản “Tuyên cáo Lộc Hưng“ với nội dung lên tiếng cho dân oan Lộc Hưng, tố cáo hành động của nhà cầm quyền cộng sản, mọi người tham gia cùng nhau ký tên vào bản tuyên cáo này. Buổi hội luận được anh Trần Ngọc Lới trợ giúp livestream rộng rãi đến đồng hương trong và ngoài nước và kết thúc vào 16:00 cùng ngày.    
......

Cộng Đồng Người Việt tại NSW, Úc Châu, lên tiếng cho ông Châu Văn Khảm

Cộng Đồng Người Việt tại NSW trong một lá thư gởi Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Úc Marise Payne ngày 26/1/2019, đã bày tỏ sự lo lắng về việc nhà cầm quyền bắt giữ ông Châu Văn Khảm và ông Nguyễn Văn Viễn tại Việt Nam vào ngày 13/1/2019 và yêu cầu đại diện của chính phủ Úc đi gặp hai ông ngay lập tức. Sau đây là nguyên văn lá thư. ============================ Thượng Nghị Sĩ Marise Payne Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao 2-12 Macquarie Street Paramatta NSW 2150 (PO Box 1420 Paramatta NSW 2150) Về việc: Một công dân Úc, thành viên Cộng Đồng Người Việt tại NSW bị bắt giữ tại Việt Nam vào ngày 13/1/2019 Kính thưa Bộ Trưởng, Tôi gửi thư này để thông tin đến bà việc một thành viên của cộng đồng người Việt tại Úc, một công dân Úc cư ngụ tại tiểu bang NSW, ông Châu Văn Khảm đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ vào ngày 13/1/2019. Chúng tôi được biết ông Châu là thành viên của đảng Việt Tân. Các cơ quan truyền thông Úc cho hay ông Châu đã bị bắt giữ bởi giới chức thành phố Sài Gòn. Đảng Việt Tân cũng cho biết ông Châu về Việt Nam nhằm thực hiện một chuyến công tác tìm hiểu về tình trạng nhân quyền tại đây. Được biết là ông Châu tiên liệu nhà cầm quyền Việt Nam sẽ che đậy những vấn đề đàn áp nhân quyền trước kỳ Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Geneva vào ngày 22/1/2019. Ông Châu muốn tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm nhân quyền và sự che đậy này. Như bà cũng biết, việc thẩm định [tình trạng nhân quyền] tại Việt Nam là một việc làm vô cùng khó khăn, do đó ông ấy đã phải hết sức cố gắng để tránh sự để ý của nhà cầm quyền. Đây là những việc làm có thể chấp nhận được nhằm bảo đảm các nghĩa vụ nhân quyền được áp dụng cho mọi người. Đó là lý do ông Châu đã vào Việt Nam từ Cam Bốt để gặp ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ. Ông Nguyễn Văn Viễn cũng bị bắt giữ cùng với ông Châu. Nhà cầm quyền Hà Nội đã từng cáo buộc dối trá rằng đảng Việt Tân và các tổ chức đấu tranh cho dân chủ là khủng bố nhằm ngăn cản người dân hỗ trợ cho phong trào đấu tranh dân chủ. Nhiều dữ kiện thu thập bởi các tổ chức quốc tế ghi nhận rằng nhà cầm quyền Việt Nam dùng bạo lực tra tấn để trấn áp các nhà hoạt động ôn hòa. Đây là điều quan tâm to lớn và chúng tôi hết sức lo lắng cho sự an nguy của ông Châu và ông Nguyễn. Chúng tôi trân trọng yêu cầu một đại diện của chính phủ Úc đi gặp ngay lập tức ông Châu Văn Khảm và ông Nguyễn Văn Viễn. Úc và Việt Nam có một quan hệ chiến lược và mối bang giao tốt. Do đó chúng tôi tin rằng chính phủ Úc có thể khởi động tiến trình khẩn cấp để đem ông Châu về lại Úc xuyên qua hệ thống pháp lý của Úc. Trân trọng, Nguyễn Văn Bon Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu
......

Phái đoàn người Việt Nam đấu tranh cho Nhân Quyền gặp gỡ Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Liên Bang Đức

Ảnh: Từ trái qua phải: LS Nguyễn Văn Đài, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, bà Knobloch, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa và anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh Trịnh Đỗ Tôn Vinh tường thuật từ Berlin, Đức Quốc 25.01.2019 Ba ngày sau chương trình Kiểm Điểm Nhân Quyền Định Kỳ Phổ Quát 2019 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Genève, một phái đoàn người Việt Nam đã gặp gỡ Bộ Ngoại Giao (BNG) Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLB) tại Bá-Linh để tiếp tục vận động cho nhân quyền.   Bộ Ngoại Giao (BNG) Cộng Hòa Liên Bang Đức Phái đoàn gồm có luật sư Nguyễn Văn Đài, chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ (Hội AEDC), bà Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ của tù nhân lương tâm - TNLT - Trương Minh Đức), anh Nguyễn Trọng Trung Nghĩa (con trai của TNLT mục sư Nguyễn Trung Tôn), bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm (chủ tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức), bà Trương Thị Ngọc Hòa và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh (Đảng Việt Tân). Về phía BNG Đức có bà Annette Knobloch thuộc văn phòng Đông Nam Châu Á.   LS Nguyễn Văn Đài   Đầu tiên LS Nguyễn Văn Đài ngỏ lời cảm ơn chính phủ Đức đã đưa ra những khuyến nghị mạnh mẽ tại Genève đối với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Bà Knobloch khẳng định rằng chính phủ Đức sẽ tiếp tục theo dõi và đòi hỏi Hà Nội thực thi và cải thiện những điều bị khuyến cáo.   Bà Nguyễn Thị Kim Thanh Kế đến, bà Nguyễn Thị Kim Thanh trình bầy chi tiết về quá trình vào tù ra khám của chồng bà, TNLT Trương Minh Đức, hiện đang bị tù tại trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An. Ở đây ông Trương Minh Đức không được khám sức khỏe mặc dầu ông bị chứng áp huyết cao trầm trọng. Thêm vào đó ông mang thương tích bị gẫy tay và xương sườn do đám côn an gây ra. Hoàn cảnh vệ sinh và thực phẩm tồi tệ càng làm bịnh tình của ông thêm nặng.   Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con Mục sư Nguyễn Trung Tôn. Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa kể lại tỉ mỉ những cảnh cha anh là MS Nguyễn Trung Tôn bị côn an Việt Cộng tấn công và tra tấn nhiều lần khiến ông trở thành tàn phế. Tình trạng sức khỏe của ông rất là bi đát.     LS Nguyễn Văn Đài giới thiệu thêm đến bà Knobloch hai trường hợp TNLT là ông Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1963, bị kết án 13 năm tù và 5 năm quản chế, hiện đang bị tù tại Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An; và ông Ông Nguyễn Trung Trực, sinh năm 1974, bị kết án 12 năm tù và 5 năm quản chế, hiện đang bị tù tại Trại tạm giam Công An tỉnh Quảng Bình. LS Đài cho biết thêm, hiện nay Hội AEDC còn 7 thành viên lãnh đạo đang bị cầm tù. Trong điều kiện nhà tù khắc nghiệt, lại bị áp lực về tinh thần do quản giáo gây ra nên tình trạng sức khỏe của cả 4 người trên đều bị suy nhược nặng nề và có nhiều bệnh tật không thể sống còn trong điều kiện trại giam khắc nghiệt tới ngày họ hết án tù. Họ mong muốn được Chính phủ CHLB Đức vận động và thực hiện chính sách nhân đạo, tiếp nhận họ sang nước Đức tị nạn chính trị, cũng vì họ thuộc thành phần không được hưởng quy chế khoan hồng theo luật đặc xá mới của Việt Nam.   LS Nguyễn Văn Đài kêu gọi Chính phủ và Quốc hội CHLB Đức trên tinh thần nhân đạo hãy tiếp nhận 4 người có tên ở trên và gia đình họ sang nước Đức tị nạn chính trị. Ông hy vọng rằng Chính phủ và Quốc hội CHLB Đức cũng sẽ thực hiện chính sách nhân đạo như đã thực hiện với ông và cô Lê Thu Hà. Khi tình trạng nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện, các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ sẽ trở về Việt Nam. Ngoài ra, LS Nguyễn Văn Đài còn chia xẻ thêm tin một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, ông Nguyễn Văn Viễn, và một đảng viên Việt Tân người Úc gốc Việt, ông Châu Văn Khảm, bị Công An thành phố Hồ Chí Minh bắt từ ngày 13 tháng 1 vừa qua. Đề tài cướp đất của đồng bào tại Vườn Rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, Sài Gòn cũng được LS Đài trình bầy chi tiết. Ông giải thích thêm về ý đồ của chế độ Cộng Sản khi họ không chấp nhận giấy tờ sở hữu đất của dân do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã cấp, và ngang nhiên bất chấp luật pháp hiện hành, là khi người dân cư ngụ trên 30 năm ở đó với giấy tờ sở hữu đã cấp, thì trở thành hợp pháp. Lý do sâu xa trong vụ này, nơi người di cư công giáo đã sống từ năm 1954, là chế độ Cộng Sản Việt Nam căm thù người công giáo và các thương phế binh VNCH; họ muốn tiêu diệt khu sinh hoạt mạnh mẽ về xã hội và từ thiện này để dẹp đi ảnh hưởng của người công giáo. Ngoài ra, LS Nguyễn Văn Đài còn chia xẻ về một trại giam tên Nam-Hà tại Hà Nam, Bắc Việt, nơi áp dụng chính sách rất tàn nhẫn đối với các TNLT. Họ chỉ có được 2 bộ đồ lót, 02 bộ đồ dài, 01 áo khoác, 01 cái mền và một tấm chiếu. Nơi đây khí hậu ẩm thấp lạnh lẽo và tù nhân không được nhận đồ gửi thăm nuôi, chỉ được nhận tiền gửi để mua đồ dùng. Những sản phẩm bán cho tù nhân ở đây lại đắt hơn 2 tới 3 lần so với giá thị trường. Đây là chính sách bóc lột người tù.   BS Hoàng Thị Mỹ Lâm Kế đến BS Hoàng Thị Mỹ Lâm và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã trình bầy về tập hồ sơ Shadow Report II, được thực hiện theo mẫu Istabul Protocoll, có đủ tiêu chuẩn quốc tế để góp phần truy nã những thủ phạm của 450 vụ công an Cộng Sản Việt Nam bắt cóc, tra tấn dã man và giết thường dân từ năm 2007 tới 2018. Tập tài liệu dầy 500 trang do những tổ chức sau đây thực hiện: Ủy Ban Thụy-Sĩ Việt-Nam Cosunam, Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức, Hiệp Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Hòa Lan, Hiệp Hội Phụ Nữ Việt Mỹ, Hội Đền Hùng, Radio Tiếng Nước Tôi và Đảng Việt Tân. Ấn bản Shadow Report II trên giấy đã được phái đoàn trao cho bà Knobloch và bà sẽ chuyển ấn bản điện tử đến các cơ chế liên hệ của chính phủ Đức. Trong suốt hơn 90 phút bà Annette Knobloch ghi nhận rất kỹ lưỡng tất cả những dữ kiện được trình bầy, những yêu cầu can thiệp, và bà cũng đặt rất nhiều câu hỏi. Bà hứa sẽ vận động để trong tháng hai 2019 này, khi một đồng nghiệp cao cấp của bà sang Việt Nam làm việc với Bộ Công An, thì sẽ lên tiếng đòi hỏi phải đối xử bình đẳng đối với những Tù Nhân Lương Tâm nói chung và đặc biệt đối với bốn người nêu trên nói riêng cũng như đề cập đến vấn đề Vườn Rau Lộc Hưng. Ngoài ra, bà Knobloch đề nghị phái đoàn cũng nên nêu những vấn đề nhân quyền này với những dân biểu quốc hội, các khối trong quốc hội cũng như các đảng phái./.  
......

Công an CSVN bắt giữ thành viên của Đảng Việt Tân và Hội Anh Em Dân Chủ

Thông Cáo Báo Chí Vào ngày 13 tháng 1 năm 2019, công an thành phố Sài Gòn đã bắt giữ ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, và ông Nguyễn Văn Viễn, hội viên Hội Anh Em Dân Chủ. Ông Châu Văn Khảm là một khuôn mặt quen thuộc và tích cực trong cộng đồng người Việt tại Sydney, Úc châu. Trong nhiều năm qua, ông đã nỗ lực tham gia các hoạt động thúc đẩy dân chủ và công bằng xã hội tại Việt Nam. Ông thường xuyên tiếp xúc với chính giới và Bộ Ngoại Giao Úc để vận động cho nhân quyền. Tuy biết việc đi về Việt Nam của ông sẽ có nhiều rủi ro và bị chế độ CSVN ngăn chặn, ông Khảm vẫn không ngần ngại trở về để thu thập dữ kiện và lượng định thực trạng nhân quyền tại quê nhà. Sau khi vào tới Sài Gòn bằng đường bộ, ông Khảm đã bị bắt giữ cùng với ông Nguyễn Văn Viễn khi hai người gặp mặt. Mặc dù đã gần 2 tuần lễ trôi qua công an vẫn giấu kín việc bắt giữ ông Khảm. Để tránh trường hợp nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam giở trò dàn dựng, vu cáo và tuyên truyền dối trá về chủ trương đấu tranh bất bạo động của Đảng Việt Tân, Đảng Việt Tân khẳng định rằng ông Châu Văn Khảm đi về với một mục đích là tìm hiểu và lượng định hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam. Hiện nay chính phủ Úc đã được thông báo về việc ông Châu Văn Khảm bị công an Việt Nam bắt giữ. Đảng Việt Tân cùng với gia đình của ông đang làm việc với chính giới và dư luận quốc tế để tranh đấu cho ông Châu Văn Khảm, đồng thời sẵn sàng tiếp tay cùng Hội Anh Em Dân Chủ trong nỗ lực tranh đấu cho ông Nguyễn Văn Viễn. Cộng sản Việt Nam đã liên tục bị thế giới lên án nặng nề về các vi phạm nhân quyền, bắt bớ tùy tiện và đàn áp các hoạt động ôn hòa, mà gần đây nhất là qua kỳ Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) tại Liên Hiệp Quốc. Việc bắt giữ ông Châu Văn Khảm và ông Nguyễn Văn Viễn một lần nữa cho thấy nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục dối trá trong các báo cáo nhân quyền và tình trạng đàn áp ngày càng tồi tệ hơn tại Việt Nam. Ngày 25 tháng 1 năm 2019 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Nguyễn Đỗ Thanh Phong: +61 487 193 896  
......

Genève: Sinh hoạt đấu tranh của người Việt nhân UPR 2019

Chiều ngày 21.1.2019, chúng tôi đến Genève sau đoạn đường dài gần 900 km khi ông mặt trời còn nhấp nhô phía chân trời bên kia biên giới Pháp như chưa chịu đi ngủ.   Thành phố Genève của đất nước Thụy Sĩ nhỏ bé nằm loạt thỏm trong lục địa Châu Âu và xung quanh là các nước lớn như Pháp, Ý, Đức, Áo. Tuy nhỏ bé về diện tích đất đai nhưng Thụy Sĩ chẳng nhỏ tí nào về mặt kinh tế. Nơi đây cũng đã ghi lại dấu ấn liên quan đến vận mạng của đất nước Việt Nam.   Lúc 18 giờ, chúng tôi đến nơi tổ chức đêm văn nghệ đấu tranh UPR 2019 tại Ferme Sarasin nằm trên đường Chemin Edouard-Sarasin. Nơi đây đã có hàng trăm đồng bào từ xa quy tụ về như Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Anh quốc, Hòa Lan, Bỉ, Đức, Pháp…như sửa soạn tinh thần cho cuộc biểu tình vào ngày hôm sau, 22.1, để biểu dương lực lượng nhằm phản đối, lên án, tố cáo CSVN trước công luận thế giới khi họ tường trình về tình trạng nhân quyền trong 5 năm qua sau khi tiếp nhận gần 182 khuyến nghị của các nước vào kỳ UPR năm 2014.   Chương trình văn nghệ đấu tranh UPR 2019 với chủ đề “Hát cho đồng bào tôi” với sự góp mặt đặc biệt của ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh đến từ Hòa Kỳ cùng các ca sĩ đến từ Âu châu như Thuý Kiều (Bỉ), Kim Hương (Pháp), Thụy Uyển và Jazzy Dạ Lam (Đức), Ly Ly (Anh quốc), Thiên Y (Đan Mạch), Xuân và Đào Sang (Thụy Sĩ),…,trong đó có ca sĩ Anh Chi, một giọng ca nổi tiếng với chất giọng khi trầm buồn, khi mạnh mẽ rực lửa đấu tranh.   Xen kẽ chương trình văn nghệ, ông Nguyễn Văn Rị, thuộc Liên Hội NVTN tại CHLB Đức, môt thành viên của BTC đã cho đấu giá chiếc áo thun lưu niệm UPR 2019 cũng như kêu gọi sự đóng góp của bà con hầu trang trải chi phí cho phòng ốc văn nghệ và cho các chi phí biểu tình vào ngày hôm sau, 22.1.2019.   Chương trình văn nghệ “Hát cho đồng bào tôi” qua sự sắp xếp và điều khiển điêu luyện của MC Hoàng Phượng (Pháp) đã thành công mỹ mãn và làm cho khán thính giả khi ra về còn vương vấn mãi không khí đêm văn nghệ này sau khi chương trình chấm dứt vào khoảng 23 giờ đêm.   Sau một đêm nghỉ ngơi, sáng hôm sau, sau khi dùng điểm tâm, chúng tôi cùng một số bà con tận dụng thời gian buổi sáng để đi thăm quan thành phố Geneve cũng như Bia Thuyền Nhân Tị Nạn tại Parc du Chateau Geneve. Tưởng cũng cần nhắc lại Bia Thuyền Nhân tại Genève được khánh thành vào ngày 09/02/2006 sau một thời gian vận động của Ủy Ban COSUNAM (Ủy Ban Người Thụy Sĩ-Việt Nam).   12 giờ trưa bà con lũ lượt kéo về Quảng trường Palais des Nations trước trụ sở nhân quyền LHQ, nơi có chiêc ghế 3 chân khổng lồ, mà người Việt gọi nôm na là “Công trường ghế 3 chân”, để chuẩn bị cho cuộc biểu tình do 32 hội đoàn và tổ chức tại Âu châu đứng tên tổ chức.   Nhộn nhịp nhất có lẽ phái đoàn của Cộng đoàn Công giáo VN tại Thụy Sĩ. Bà con sau khi xuống xe bus đã tập hợp hàng ngũ chỉnh tề với cờ vàng và vài chiếc trống tiến vào công trường. Bà con vừa đi vừa đánh trống và ca hát khiến cho không khí tại quảng trường khí thế tưng bừng dù cuộc biểu tình chưa khai mạc.   Càng gần tới giờ khai mạc cuộc biểu tình càng có nhiều nhóm nhỏ bà con từ các phía kéo đến. Có người đến từ Úc châu và Bắc Mỹ. Bà con tự động căng biểu ngữ và cờ của mình mang theo.   Tuy đang giữa mùa đông nhưng Genève hôm nay dương 2 độ C và bầu trời tuy có vài gợn mây nhưng trong xanh quang đãng khiến cho rừng cờ vàng, cờ các quốc gia cùng với các biểu ngữ, Logo UPR-2019 và hình ảnh của các TNLT Việt Nam thêm nổi bật.   13 giờ 30 cuộc biểu tình quy tụ trên 600 đồng bào được chính thức khai mạc với nghi thức chào cờ và mặc niệm.     Tiếp theo là phần cầu nguyện cho quốc thái dân an trước bàn thờ tổ quốc theo nghi thức Phật giáo do Hòa thượng Thích Như Điển, Thượng tọa Thích quảng Đạo và quý thầy thuộc Giáo hội PGNTTN tại Âu Châu thực hiện.   Sau đó bà con công giáo cũng góp lời cầu nguyện của mình qua nhạc phẩm "Tiếng kêu thở than" của Linh mục Lê Quang Uy, thuộc dòng Chúa Cứu Thế sáng tác nhân sự kiện vườn rau Lộc Hưng.   Sau nghi thức cầu nguyện, ông Trần Xuân Sơn, Chủ tịch Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne, đại diện BTC đã tuyên bố lý do và nói lên mục đích, ý nghĩa cuộc biểu tình nhân UPR 2019. Theo ông Sơn thì UPR 2019 đem đến cho người VN trong và ngoài nước thêm một nhận thức quan trọng, rằng nhân quyền là giá trị phổ quát toàn cầu do 193 quốc gia thành viên LHQ trong đó có VN và tất cả có chung một thước đo về giá trị nhân quyền mà VN không ngoại lệ và VN cũng bị ràng buộc bởi luật chơi quốc tế. Ông Trần Xuân Sơn, Chủ tịch Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne   Tiếp theo sau là phần phát biểu của ông Rolin Wavre, Chủ tịch Ủy ban COSUNAM. Đặc biệt trong nội dung phát biểu của mình, ông Rolin Wavre cho biết ông đã gởi đến một số quốc gia thuộc Hội đồng Nhân quyền LHQ tập tài liệu có tên SHADOW REPORT, tập tài liệu này thống kê 450 trường hợp điển hình đàn áp nhân quyền tại VN để vận động các quốc gia này lên tiếng chất vấn nhà cầm quyền CSVN trong kỳ UPR 2019. Ông Rolin Wavre, Chủ tịch Ủy ban COSUNAM   Được biết tập tài liệu SHADOW REPORT do Ủy ban COSUNAM cùng Liên Hội NVTN tại CHLB Đức, Cộng Đồng NVTNCS tại Hòa Lan và đảng Việt Tân thực hiện.   Sau đó là phát biểu của Linh mục Đinh Xuân Minh đến từ Đức quốc, theo Linh mục thì chế độ CSVN là tà quyền ma quỹ và công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của người Việt Nam tuy là gian nan nhưng nhờ có sự phù trợ của Thượng đế thì chúng ta sẽ chiến thắng ma quỹ.   Linh mục Đinh Xuân Minh   Tiếp đến là những phát biểu của các đại diện các tổ chức hội đoàn như Bs. Hoàng Mỹ Lâm (Chủ tịch LHNVTN tại CHLB Đức), Bà Anne Marie Von Arx (Nghị viên của thành phố Geneve), Phật tử Diệu Huệ (Giáo Hội PGVNTN Âu Châu), Ông Nguyễn Quang Kế ( Chủ Tịch Cộng Đồng Hòa Lan), Ông Trần Văn Sơn (đại diện Đảng Dân Tộc), Bà Nguyễn Mộng Châu (đại diện Hội Chuyên Gia  tại  Âu Châu), Bà Nguyễn Thị Kim Thành (vợ của TNLT Trương Minh Đức), Ông Vũ Đăng Sơn (đại diện cho Nhóm Tinh Thần Diên Hồng tại Pháp quốc), Ông Mai Dương Hải (đại diện cho Cha Phạm  Minh Văn thuộc Cộng Đồng Công Giáo Thuỵ Sĩ), Bà Nguyễn Thị  Kim Hương (đại diện cho Cộng Đồng NV tại Đan Mạch), Ông Nguyễn Đình Phúc (đại diện Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Hamburg - Đức quốc)... Bs. Hoàng Mỹ Lâm, Chủ tịch LHNVTN tại CHLB Đức.   Xen kẻ những phát biểu của các tổ chức hội đoàn là những khẩu hiệu bằng tiếng Việt, Pháp, Anh như: „đả đảo csvn“, „tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN“,... được hô vang dội. Những bài hát rực lửa đấu tranh do các ca sĩ Nguyệt Anh, Anh Chi và Hoàng Quân đảm trách đã làm cho khí thế cuộc biểu tình thêm hừng hực.   Sau phát biểu của ông Mai Dương Hải, Hòa thượng Thích Như Điển vừa từ trong phòng họp của LHQ ra cho biết có nhiều quốc gia tham dự phiên chất vấn nhân quyền VN. Hòa thượng cũng cho biết tài liệu của nhà cầm quyền CSVN phát tán trong phòng họp đều toàn là những điều xảo trá, vì CSVN tuyên truyền rằng họ tôn trọng quyền tự do tôn giáo, nhân quyền, quyền phụ nữ, trẻ em...Hòa thượng hy vọng rằng qua sự đấu tranh cho nhân quyền của người Việt Nam từ trước đến nay cũng như cuộc biểu tình của bà con tại Geneve hôm nay thì đại diện các nước tham dự UPR-2019 sẽ thấy được sư dối trá của CSVN.   Khoảng 16giờ 30, đoàn biểu tình làm một cuộc tuần hành xung quanh quảng trường. Đoàn tuần hành vừa đi vừa hô những khẩu hiệu "tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN,..." vang một góc trời. Những động tác này đã làm cho bà con đở lạnh cóng chân khi suốt 3 tiếng đồng hồ đứng ngoài trời. Ông Nguyễn Hoàng Thanh Tâm   Sau khi tuần hành xong đoàn biểu tình sắp xếp đội hình sau lá đại kỳ VN tự do lấy chiếc ghế 3 chân khổng lồ và tòa nhà nhân quyền LHQ làm nền phía sau để bà con có thể chụp hình lưu niệm.   Trước khi chấm dứt cuộc biểu tình, ông Nguyễn Hoàng Thanh Tâm, đại diện đảng Việt Tân thông báo cho đoàn biểu tình biết về một số tình hình phiên chất vấn đang xảy ra bên trong tòa nhà Nhân quyền LHQ.   Theo ông N.H.T.Tâm, tin tức mà ông có được thì khi bị chất vấn các khuyến nghị của các nước thành viên Hội đồng LHQ, nhà cầm quyền CSVN cho rằng trong 5 năm qua họ đã thực hiện đến 96% những khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã đưa ra vào kỳ UPR 2014. Khi nghe đến những điều dối trá này của CSVN thì đoàn biểu tình đã lớn tiếng dè bỉu.   Cũng theo ông Tâm, ngược lại với sự tuyên truyền của CSVN thì trên thực tế sự đàn áp, bắt bớ ngày càng leo thang trong thời gian qua mà những nhân chứng sống hiện diện tại Geneve – UPR 2019 như bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của TNLT Trương Minh Đức; bà Nguyễn thị Quý, vợ của TNLT Lê Đình Lượng và anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai Ms. Nguyễn Trung Tôn là những minh chứng cho sự dối trá này của CSVN.   Cuối cùng ông N.H.T.Tâm cho rằng, tuy đối diện với sự đàn áp bắt bớ xảy ra trong thời gian qua tại VN, nhưng người dân trong nước vẫn tiếp tục đứng lên đấu tranh và đồng bào hải ngoại không để đồng bào quốc nội phải đấu tranh đơn lẻ một mình. Ông Tâm tin rằng viễn cảnh một đất nước tự do, dân chủ sẽ đến với VN trong một ngày không xa.  Ông Nguyễn Tăng Lũy Sau cùng, ông Nguyễn Tăng Lũy, thuộc Ủy Ban COSUNAM, thay mặt BTC đã ngỏ lời cám ơn bà con đã đến tham dự cuộc biểu tình nhân UPR-2019 tại Geneve và ông tuyên bố kết thúc cuộc biểu tình và chúc mọi người ra về bình an.   Sau khi thu dọn đồ đạc và dụng cụ biểu tình, chúng tôi cũng rời Genève khi thành phố bắt đầu lên đèn để vượt đoạn đường hơn 800 Km về nhà.   Trên đường về, qua làn sóng Radio chúng tôi được biết Liên minh châu Âu (EU) đã hoãn lại việc phê chuẩn EVFTA. Chúng tôi kháo với nhau chắc là CSVN đem luật bảo vệ súc vật và bảo vệ quyền xuống đường của giới đồng tính tại VN làm tiêu biểu để khoe với thế giới rằng đến ngay cả súc vật họ còn tôn trọng thì nhân quyền là điều hiển nhiên họ tôn trọng. Đến đây thì tôi nhớ lại câu nói của nhà báo Phạm Chí Dũng khi trả lời phòng vấn của nhà báo Trần Quang Thành là trong 5 năm qua CSVN xem trọng Súc quyền hơn Nhân quyền.   Khi ghi những dòng chữ này thì bà con ở Geneve cho biết ngày hôm sau, 23.1.2019 thành phố Geneve ngập tuyết trắng xóa.   Đúng là trời thương.   Nguyễn Văn  
......

Tường thuật Hội thảo trước ngày kiểm điểm UPR kỳ 3 của CSVN tại Geneva

BBT Web Việt Tân Một ngày trước khi diễn ra phiên kiểm điểm định kỳ lần thứ 3 của CSVN trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, một cuộc Hội Thảo với chủ đề “Kiểm Điểm UPR tại LHQ Trong Bối Cảnh Đàn Áp Khốc Liệt” do Nhóm Làm Việc UPR (Working Group UPR) tổ chức vào chiều ngày 21 tháng Giêng vừa qua tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Nhóm Làm Việc gồm 10 tổ chức: Christians for the Abolition of Torture (ACAT), Hội Bầu Bí Tương Thân, COSUNAM (Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam), Destination Justice, Hội Anh Em Dân Chủ, Lawyers’ Rights Watch Canada, Media Legal Defence Initiative (MLDI), Phong Trào Lao Động Việt, Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders – RSF), Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân). Kiểm điểm UPR lần thứ 3, diễn ra trong bối cảnh đàn áp khốc liệt Buổi hội thảo được khai mạc với bài phát biểu giới thiệu của bà Anne-Marie Von Arx-Vernon, Dân biểu Tiểu bang Geneva, Thụy Sĩ. Bà đã khẳng định rằng đây là lần kiểm điểm UPR diễn ra trong bối cảnh đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền CSVN trong hai năm qua. Bà Anne-Marie Von Arx-Vernon nói rằng buổi hội thảo rất quan trong vì tập hợp nhiều diễn giả của những tổ chức phi chính phủ có tên tuổi trên thế giới để trao đổi với nhau những ý tưởng cũng như để nghe tường trình của các nhân chứng sống khi mà ở Việt Nam không có tự do ngôn luận. Theo bà, một bằng chứng cho thấy Việt Nam không có nhân quyền, dân chủ, đó là Luật An Ninh Mạng được CSVN áp dụng từ đầu năm nay. Đặc biệt, bà nghĩ đến các tù nhân lương tâm (TNLT), những người  lên tiếng bênh vực cho đồng bào của mình; và cũng rất đặc biệt đến những người vợ của các TNLT đang bị cầm tù đã vượt qua nhiều khó khăn để có mặt tại Thụy Sĩ – trong dịp nhà nước Việt Nam phải trình bày trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc – để lên tiếng cho người thân của mình cũng như cho tất cả các TNLT khác ở Việt Nam. Dân biểu Anne-Marie Von Arx-Vernon Bà Anne-Marie Von Arx-Vernon nhắc đến TNLT Trần Thị Nga là người mà nhóm của bà đã khởi xướng cuộc vận động mới đây và gởi thư đến chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ. Bà nói rằng chúng ta cần thông báo cho thế giới biết về làn sóng đàn áp tàn bạo diễn ra từ 2016 chống người bất đồng chính kiến, những nhà hoạt động dân chủ, blogger và những người bảo vệ nhân quyền. Chúng ta thực hiện nhiệm vụ của chúng ta là giúp đỡ và hỗ trợ hết mình. Là một công dân Thụy Sĩ, thành viên của Quốc hội Geneva và đồng thời là một nhà hoạt động chống bạo lực đối với phụ nữ và nạn buôn người, bà đã chia sẻ kinh nghiệm của mình kể từ khi bà có cơ hội gặp những nhà hoạt động này, bao gồm ông Nguyễn Văn Đài trong chuyến đi của bà đến Việt Nam năm 2012. Sau cùng, Dân biểu Anne-Marie Von Arx-Vernon nhắc lại rằng Kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR có tiềm năng lớn, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở góc tối nhất của thế giới. Theo bà, niềm hy vọng mạnh hơn nỗi sợ hãi. Bà mong muốn mọi người cùng bảo đảm cuộc hội thảo mang đến những kết quả cụ thể. Sau bài phát biểu chào mừng của bà Dân biểu Anne-Marie Von Arx-Vernon, buổi hội thảo đã diễn tiến với ba nội dung rất sinh động và thu hút sự chú ý của mọi người tham dự. Thực trạng đàn áp nhân quyền Việt Nam Phần một của buổi hội thảo liên quan về những thách thức của tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với sự tham gia của các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế: Cô Saba Ashraf, chuyên viên luật pháp của Media Legal Defence Initiative (MLDI), một NGO nhằm hỗ trợ trên mặt luật pháp các ký giả, blogger và truyền thông độc lập trên thế giới; ông Daniel Bastard, Giám đốc văn phòng Á Châu của Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), một NGO nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí trên khắp thế giới; cô Jade Dussart, Giám đốc văn phòng Á Châu của tổ chức Kito Giáo Chống Tra Tấn (ACAT), một NGO với mục đích chống lại tất cả những hành xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc sỉ nhục trên khắp thế giới; và anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) và là con của Mục sư Nguyễn Trung Tôn, người đang bị CSVN cầm tù. Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa trình bày trường hợp của cha anh, một mục sư vì tình yêu thương những người dân trong giáo xứ của ông. Chỉ vì ông lên tiếng bảo vệ những người trong làng mà ông bị nhà cầm quyền bắt giữ, cáo buộc ông tội phản quốc, làm việc cho CIA. Anh Trọng Nghĩa cho biết Ms Tôn bị đánh đập nhiều lần, cả hai chân của Ms Tôn bị đánh đến trọng thương đến giờ vẫn chưa lành và phổi bị thương vì bị đánh đập. Đến nay, Mục sư gặp khó khăn khi thở và có khi muốn ói ra máu. Ms Nguyễn Trung Tôn tham gia Hội Anh Em Dân Chủ và sau đó bị bắt. Sau hết, anh cảm ơn sự lên tiếng của mọi người nhằm tranh đấu cho cha của anh cũng như những tù nhân lương tâm khác. Từ trái sang phải: Cô Jade Dussart (ACAT), ông Daniel Bastard (RSF), cô Saba Ashraf (MLDI) và anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa (HAEDC). Cô Saba Ashraf (MLDI) chia sẻ tổ chức của cô nhận được nhiều hình, phim ảnh là bằng chứng bị đánh đập bởi công an thường cũng như sắc phục. Những bằng chứng đó vẫn không được công an giải quyết khi người dân mang những hình, phim ảnh đó đến cơ quan công quyền tố cáo. Ngoài ra cô còn nói về điều kiện giam giữ, đày đọa người tù về tinh thần lẫn thể xác: Bị biệt giam rất lâu, cấm gặp gia đình và không được nhận thư từ khi không chịu nhận tội, bị buộc phải thi hành án rất xa nơi cư trú của họ và gia đình. Ông Daniel Bastard (RSF) nói về Luật An Ninh Mạng vừa mới có hiệu lực đầu năm nay là bộ luật rất mơ hồ. Bộ  luật nầy tạo điều kiện cho chính quyền bắt bớ, bỏ tù những người chỉ trích, phê phán chế độ trên mạng xã hội. Theo cái nhìn của ông, ở Việt Nam vẫn đỡ hơn Trung Quốc vì người dân vẫn còn một khoảng nhỏ tự do để biểu đạt. Ông Daniel nêu lên trường hợp của TNLT Nguyễn Văn Hóa, người bị đánh đập dã man khi không chấp nhận làm nhân chứng chống lại một tù nhân khác để được giảm án. Ông nhắc đến Hóa để cho thấy thêm một bằng chứng rằng nhà cầm quyền vi phạm nhân quyền, đặc biệt là đối với các TNLT. Trước khi kết thúc cô Saba Ashraf nói nhà cầm quyền CSVN rất tùy tiện trong việc cho các TNLT gặp người thân hay không. Những  tiếng nói lương tâm từ quốc nội Phần thứ hai của cuộc hội thảo, là những nội dung chia xẻ từ các chứng nhân đến từ Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ TNLT Trương Minh Đức và bà Nguyễn Thị Quý, vợ TNLT Lê Đình Lượng. Ngoài ra còn có hai cựu TNLT Đặng Xuân Diệu và cựu TNLT Phạm Minh Hoàng, cả hai đều bị nhà cầm quyền trục xuất ra khỏi Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Qúy vừa đến Thụy Sĩ vào chiều Chủ nhật, 20 tháng Giêng, đã chia sẻ những cảm nhận khi biết chồng bà bị tuyên bản án 20 năm giam. Khi nghe thông tin chồng bà bị tuyên án 20 năm, bà rất phẫn nộ và nói lớn rằng “Chỉ có thế sao?” Bà Quý đã chia xẻ, “Chồng tôi là người lên tiếng chống bất công, bênh vực cho những người đi tù vì đấu tranh cho nhân quyền. Chồng tôi bị công an Nghệ An bắt lúc đi thăm một người bạn và bị bắt cóc, trong khi gia đình không được biết gì cả. Khi xem Tivi tôi mới biết chồng tôi bị bắt.” Phiên tòa xét xử ông Lượng, theo bà chỉ là sự dàn dựng của CSVN để trả thù những người yêu nước như chồng bà và các nhà đấu tranh khác. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh (trái), vợ của TNLT Trương Minh Đức và bà Nguyễn Thị Quý, vợ của TNLT Lê Đình Lượng. Khi bà Nguyễn Thị Kim Thanh được hỏi về phản ứng đối về bản án nặng nề thứ hai đối với chồng mình là nhà báo Trương Minh Đức, bà cho biết: “Từ năm 2002 chồng tôi đã là người viết báo bênh vực người nghèo thấp cổ bé miệng. Anh cũng đấu tranh cho quyền lợi người công nhân bị áp bức, cho người đấu tranh bị đàn áp. Năm năm sau thì anh bị bắt và tuyên án 5 năm tù. Việc chồng tôi tham gia vào Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) không có gì là sai cả. Sau khi ra tù anh vẫn tiếp tục đấu tranh và năm 2017 anh lại bị bắt với bản án rất nặng là 12 năm tù và 3 năm quản chế. Chồng tôi và 5 người trong HAEDC bị tuyên án với những tội danh mơ hồ vì đấu tranh ôn hòa cho dân chủ.” Giảng viên Phạm Minh Hoàng giải thích thêm về lý do anh Lê Đình Lượng bị bắt. Đó là sự trả thù của chế độ và để dằn mặt những người thương gia như anh Lượng không được giúp đỡ những người đấu tranh. Lý do thứ hai chế độ trả thù anh Lượng là vì trong suốt quá trình điều tra, dù bị răn đe, khủng bố tinh thần nặng nề, anh vẫn giữ thái độ ung dung, không tỏ ra chút sợ hãi, sờn lòng với sự im lặng và nụ cười trên môi. Chính nụ cười và sự im lặng của anh Lượng đã đánh động lương tâm nhiều người, trong đó có luật sư của anh; và anh Lượng sẽ là tấm gương cho người đi sau anh. Từ trái sang phải: Ông Hoàng Tứ Duy, anh Nguyễn Quý Đôn, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, bà Nguyễn Thị Quý, Giảng viên Phạm Minh Hoàng, cựu TNLT Đặng Xuân Diệu. Được hỏi về “cuộc hành trình“ của mình, Giảng viên Phạm Minh Hoàng cho biết rằng sự đóng góp của ông vào công việc đấu tranh chung là điều hết sức bình thường, không có gì là lớn lao. Điều làm cho Giảng viên Hoàng phẫn nộ là tại sao nhà cầm quyền CSVN lại áp dụng những bản án nặng nề đối với những việc làm bình thường như trường hợp sinh viên Trần Hoàng Phúc. Một người trẻ thay vì tập trung vào việc học, đã lăn vào những hoạt động xã hội với hoài bão giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp, trong khi gia đình Phúc là một gia đình cộng sản gộc, hưởng nhiều quyền lợi từ nhà cầm quyền. Phúc cùng một người bạn cùng trang lứa đã vào Quảng Bình để làm phóng sự về thảm họa môi trường Formosa. Cả hai đều bị công an bắt mang lên đồi hoang vắng, lột hết quần áo và bị đánh đập vô cùng tàn nhẫn. Cứ 7 phút đánh một lần. Được hỏi cảm nhận về bản án hơn 100 năm dành cho 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành, anh Đặng Xuân Diệu nói rằng: “Tình trạng nhân quyền Việt Nam ngày càng bi thảm”. Bản án 20 năm tù + 5 năm quản chế dành cho Lê Đình Lượng được tuyên đơn giản sau một buổi sáng dù cùng tội danh với vụ án của anh Diệu. Theo anh Diệu, sự khó khăn mà hai người phụ nữ phải vượt ngàn dặm để đi vận động công lý cho chồng mình là sự sỉ nhục cho chế độ. Mặt khác anh Diệu tỏ ra khâm phục giới trẻ hôm nay tham gia đấu tranh cho công bằng xã hội rất sớm, khi mới vào đại học không lâu. Con số đông đảo người trẻ dấn thân cho thấy dân Việt Nam thiếu trầm trọng các quyền tự do căn bản. Anh Diệu không bỏ lỡ cơ hội nhắn giới trẻ mạnh dạn và can đảm hơn thì giới trẻ Việt Nam sẽ đạt được những gì giới trẻ các nước khác đã đạt được. Trình chiếu đoạn video về cuộc san bằng thành bình điạ hơn 200 căn nhà tại vườn rau Lộc Hưng. Hội thảo cũng đã giới thiệu một đoạn video ngắn. Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh từ Sài Gòn đã tường trình về cuộc san bằng thành bình địa hơn 200 căn nhà vào hai ngày 4 và 8 tháng Giêng, 2019 tại vườn rau Lộc Hưng (VRLH) đang làm người Việt trên khắp thế giới quan tâm và phẫn nộ. Linh mục Thanh lên án hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng này, đồng thời tước đi nguồn sống của cư dân VRLH. Những ngôi nhà dành cho những người thương phế binh cũng cùng chung số phận đống đổ nát. Linh mục Thanh kêu gọi Liên Hiệp Quốc đưa vụ việc này ra khi đối thoại với nhà cầm quyền CSVN và mong tình trạng cướp đất như thế không xảy ra nữa. Chính sách “đất đai là sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước thống nhất quản lý” cho phép quan chức cướp đất của dân trên toàn lãnh thổ. Linh mục Thanh kêu gọi sự quan tâm và giúp đỡ của thế giới. Trao Giải Nhân Quyền Lê Đình Lượng Kế tiếp là buổi phát Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng. Ông Hoàng Tứ Duy, Phát ngôn nhân đảng Việt Tân đã giới thiệu về giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng sẽ được phát mỗi năm vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 hàng năm, cũng là sinh nhật ông Lê Đình Lượng. Giải năm nay được Ban giám khảo gồm Luật sư Lê Công Định, Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal và Giảng viên Phạm Minh Hoàng, quyết định trao cho nhà hoạt động xã hội Trần Thị Nga. Ông Hoàng Tứ Duy giới thiệu Giải Nhân Quyền Lê Đình Lượng. Bên cạnh ông là bà Nguyễn Thị Quý, vợ TNLT Lê Đình Lượng. Dân biểu Anne-Marie Von Arx-Vernon trao quà cho bà Nguyễn Thị Quý. Luật sư Nguyễn Văn Đài đại diện chị Trần Thị Nga nhận Giải Nhân Quyền Lê Đình Lượng. Ban Tổ Chức đã chuẩn bị sẵn một video, tóm lược quá trình hoạt động của chị Trần Thị Nga, người đang chịu bản án bỏ túi 9 năm. Bà Anne-Marie Von Arx-Vernon đã trao quà riêng cho bà Nguyễn Thị Quý để bày tỏ tình cảm và sự khâm phục đối với vợ chồng anh Lượng. Luật sư Nguyễn Văn Đài đã đại diện gia đình chị Trần Thị Nga để nhận giải thưởng Lê Đình Lượng của năm 2018. Luật sư Đài cám ơn Đảng Việt Tân thiết lập giải thưởng và theo anh, chị Trần Thị Nga rất xứng đáng để nhận giải thưởng cao quý này. Vì không có mặt trong buổi trao giải, anh Phan Văn Phong, chồng chị Nga đã lên tiếng trong video gửi tới buổi hội thảo. Anh cho biết chị Nga rất vui vì được chọn nhận giải và cám ơn Ban giám khảo. Riêng anh cũng cảm thấy vinh dự. Từ trái sang phải: Cô Doreen Chen, bà Libby Liu, Ls Nguyễn Văn Đài, ông Hoàng Tứ Duy, anh Nguyễn Quý Đôn. Các khuyến nghị đến Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Bước sang phần cuối cùng của Hội thảo, các diễn giả đưa ra những khuyến nghị đến Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Cô Doreen Chen thuộc Destination Justice điều hợp, nhấn mạnh rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã trở nên tồi tệ hơn kể từ lần kiểm điểm kỳ trước. Tham luận đoàn cho phần này bao gồm bà Libby Liu, Giám đốc đài Á Châu Tự Do; Luật sư Nguyễn Văn Đài; và ông Hoàng Tứ Duy, đại diện đảng Việt Tân. Các khuyến nghị bao gồm: 1- Cải thiện nhân quyền tại Việt Nam a) Cần sự đoàn kết cũng như hợp tác từ cấp chính phủ các quốc gia cho đến các tổ chức phi chính phủ để cùng nhau lên tiếng một cách mạnh mẽ đối với những vụ đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. b) Chính phủ các nước đang có mối quan hệ về kinh tế, chính trị, ngoại giao, thương mại với Việt Nam thì chúng ta phải sử dụng các biện pháp đó gắn liền với việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam. Khi kết hợp các biện pháp như vậy thì hy vọng CSVN sẽ phải lắng nghe cũng như kêu gọi từ Cộng đồng quốc tế. 2- Tự do báo chí a) Cần có sự minh bạch về cách thực thi luật, cụ thể là Luật an ninh mạng. b) Người dân Việt Nam rất cần có tự do thông tin, tự do báo chí. Không có quyền tiếp cận thông tin sẽ khó cho người dân biết họ muốn gì. Cần hỗ trợ để người dân có thể tiếp cận internet, có tự do hội họp trên mạng. 3- Tù nhân lương tâm: a) UPR có lẽ là cơ chế duy nhất chất vấn chính thức nhà nước Việt Nam về hồ sơ nhân quyền nên dây là cơ hội rất tốt cho chúng ta để khai thác. b) Vấn đề tù nhân chính trí tại Việt Nam cần nêu tên tuổi và án tù cụ thể để sự vận động được hữu hiệu hơn. Sau cùng, luật An Ninh Mạng vừa mới hiệu lực vào đầu năm nay, là một đạo luật nguy hiểm không chỉ đối với các nhà dấu tranh, mà ảnh huởng đến người dùng internet, và xa hơn nữa, đến các công ty ngoại quốc làm ăn tại Việt Nam; các quốc gia phải đòi hỏi hủy bỏ luật này. Ông Rolin Wavre phát biểu trước khi kết thúc Hội thảo. Ông Rolin Wavre, Dân biểu Quốc hội tiểu bang Geneva và là Chủ tịch Ủy ban Thủy Sĩ-Việt Nam Cosunam đã có đôi lời kết thúc buổi Hội thảo. Ông cám ơn những người hiện diện, đặc biệt là thân nhân hai TNLT đã vượt qua nhiều khó khăn để có mặt tại Geneva. Ông gởi lời cảm tạ đến Ban tổ chức, các diễn giả và những người theo dõi Hội thảo từ xa, đặc biệt là từ Việt Nam. Ông Wavre nhắn gởi đến người dân Việt Nam rằng đang có rất nhiều người quan tâm, nghĩ đến họ và hành động cho sự tự do của người dân Việt Nam. Sau cùng ông Wavre nhấn mạnh rằng bang giao kinh tế không thể tách rời với cách hành xử của chính quyền đối với công dân của họ và kêu gọi mọi người vận động chính quyền sở tải để áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền. https://viettan.org/tuong-thuat-hoi-thao-truoc-ngay-kiem-diem-upr-ky-3-cua-csvn-tai-geneva/
......

Vận động chính giới Hòa Lan cho Nhân quyền Việt Nam

Thế Truyền tường trình Vào lúc 4 giờ chiều ngày 16 tháng 1 năm 2019 tại trụ sở Quốc hội Hoà Lan ở thành phố Den Haag một phái đoàn đại diện cho đảng Việt Tân và Cộng Ðồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan đã có cuộc tiếp xúc với đại diện đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Hòa Lan (CDA) để trình bày về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Các vị đại diện đảng Việt Tân tại Hoà Lan gồm bà Nguyễn Thị Thu Vân và ông Tạ Ðình Cẩn, đại diện cho Cộng Ðồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan gồm ông Nguyễn Ðắc Trung và ông Hans Smeekens đã được Dân biểu Martijn van Helvert và ông phụ tá L. Houtman đón tiếp. Trong buổi tiếp xúc, Phái đoàn vận động chính giới Hòa Lan đã trao đến vị đại diện đảng CDA một hồ sơ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam dầy 744 trang do Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM), cộng đồng Việt Nam tại Hòa Lan, Liên Hội Người Việt tại CHLB Đức, The Vietnamese American Women’s Association (VAWA), Hoi Den Hung Foundation và Radio Tieng Nuoc Toi (TNT Radio Houston) thực hiện, với sự hỗ trợ của đảng Việt Tân. Đây là một báo cáo bằng Anh ngữ có tên là HUMAN RIGHTS VIOLATION PETITION REPORT On “Police Brutality Against Formosa Pollution Victims from Song Ngoc Parish Seeking Compensation And Against Human Rights Activists from 2010 to 2018”, đúc kết những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2018, đặc biệt là vụ huy động hàng ngàn công an đàn áp dã man các nạn nhân và các linh mục trong vụ đi kiện công ty Formosa gây ô nhiễm môi trường dài hơn 250 km tại các tỉnh miền trung Việt Nam. Bà Thu Vân thay mặt phái đoàn trao tập Human Rights Violation Petition Report cho Dân biểu Martijn van Helvert, đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Hòa Lan – CDA. Tập hồ sơ bao gồm chi tiết các nạn nhân, nhân chứng cũng như các thủ phạm chính trong các vụ đàn áp như Thượng tướng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An; Đại tá Lê Văn Sao, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh và nhiều viên chức cộng sản cao cấp khác liên quan đến các vụ đàn áp. Trong phần trao đổi ý kiến, phái đoàn Việt Nam đã nêu lên việc các nạn nhân bị nhà cầm quyền cộng sản kết án bằng những bản án nặng nề chỉ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà phản đối những sai trái của chế độ. Nhà cầm quyền thường xử dụng các điều luật mơ hồ mà họ có thể diễn giải tùy tiện sau đây trong Bộ luật Hình sự để kết tội các nạn nhân: – Ðiều 258 (nay là Điều 331, BLHS 2015): “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” với hình phạt lên tới 7 năm tù giam; – Ðiều 88 (nay là Điều 117, BLHS 2015): “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN”, hình phạt lên tới 20 năm tù giam; – Ðiều 79 (nay là Điều 109, BLHS 2015): “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” với hình phạt tối đa là án tử hình. Tâp hồ sơ còn nêu rõ các bằng chứng, nhân chứng vật chứng và chi tiết các viên chức thủ phạm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, thành phố. Những thủ phạm nầy đã xử dụng bạo lực để đàn áp các nạn nhân dưới các hình thức như tra tấn, biệt giam, cấm thăm nuôi, không cấp thuốc men khi bị bệnh trong suốt thời gian họ bị bắt giữ. Cụ thể như trong thời gian 3 năm từ 2013 đến 2015 đã có 260 người bị chết trong thời gian công an giam giữ, trong số đó có cả các trẻ em và hiện nay vẫn còn hàng trăm tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù cộng sản. Ngoài ra nhà cầm quyền cộng sản còn dùng Luật An ninh mạng để kiểm soát và đàn áp các tiếng nói của những người không cùng quan điểm với nhà nước. Ngoài việc đàn áp những người bất đồng chính kiến, nhà cầm quyền cộng sản còn tùy ý cưỡng chế tước đoạt đất đai của người dân, trường hợp gần đây nhất là cưỡng đoạt đất đai của dân tại Vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình dù họ đã định cư ở đây từ thập niên 1950 với những lý do thật mù mờ như định cư bất hợp pháp và vi phạm luật đất đai của nhà nước… Phái đoàn vận động chính giới Hòa Lan trao đổi với Dân biểu Martijn van Helvert về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Phái đoàn vận động chính giới của Việt Nam cũng nêu lên việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không tôn trọng các cam kết mà họ đã ký với khối Liên Minh Âu Châu (EU) trong Hiệp Định Khung Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện (PCA) ngày 27 tháng 6 năm 2012, trong đó CS Việt Nam cam kết 3 điều quan trọng: Bảo vệ môi trường, tôn trọng nhân quyền, nhanh chóng trong tiến trình dân chủ hoá Việt Nam. Hiệp định này coi như là nền tảng dẫn đến việc ký kết Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam (EVFTA) mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang ráo riết vận động EU thông qua. Cho đến nay không có một cam kết nào được nhà cầm quyền cộng sản tôn trọng, Việt Nam hiện nay vẫn là một chế độ độc đảng và trong Điều 4 Hiến pháp Việt Nam chỉ có đảng cộng sản được quyền cai trị Việt Nam. Phái đoàn vận động cũng nêu lên một số trường hợp khủng bố của cộng sản Việt Nam không chỉ đối với người dân trong nước mà đối với những người Việt hoạt động đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam tại nước ngoài, dưới các hình thức hù doạ thân nhân của họ hoặc ngăn cấm việc họ nhập cảnh vào Việt Nam để thăm thân nhân khi biết tin người nhà qua đời. Dân biểu Martijn van Helvert đã ghi nhận các ý kiến của phái đoàn Việt Nam, đặc biệt việc chính quyền Hoà Lan đang trợ giúp huấn luyện cho các viên chức cao cấp Việt Nam chống tra tấn, khủng bố, trớ trêu thay nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại chính là những kẻ đang khủng bố tra tấn người dân. Dân biểu Martijn cũng ghi nhận đề nghị của phái đoàn Việt Nam trong việc thúc đẩy Luật Magnitsky được thực hiện tại EU. Luật này đang được thực hiện tại Hoa Kỳ và Canada để trừng phạt các viên chức chính quyền tham ô, vi phạm nhân quyền qua việc đóng băng tài sản của họ hoặc không cấp chiếu khán cho những người này. Dân biểu Martijn cho biết ông và các đồng sự luôn quan tâm đến việc tôn trọng nhân quyền và đang nỗ lực cho việc tiến đến ban hành các đạo luật tương tự như Luật Magnitsky ở Hoà Lan và EU. Ông nói thêm, đề tài về Việt Nam cũng như thỉnh nguyện của người Việt Nam về việc đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm sẽ được nêu lên với Bộ Ngoại giao Hoà Lan. Buổi gặp gỡ và trao đổi giữa phái đoàn Việt Nam và vị đại diện đảng CDA đã diễn ra trong không khí thân mật suốt khoảng 1 giờ đồng hồ và chấm dứt lúc 5 giờ chiều cùng ngày. https://viettan.org/van-dong-chinh-gioi-hoa-lan-cho-nhan-quyen-viet-nam/?fbclid=IwAR007eN7Upb021L3R4ue4P3qz6i666oHYGjTjd_3RYW00KJOROmHwwmXJlU  
......

UPR – Ngày vận động các phái bộ thường trực các quốc gia và các đại diện văn phòng báo cáo đặc biệt tại Geneva

Xuân Phương, tường trình từ Geneva – Facebook Việt Tân Nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo thêm áp lực lên nhà cầm quyền CSVN trước những vị phạm nhân quyền, ngay trước phiên Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR), hôm thứ Sáu 18/1/2019, phái đoàn Việt Tân cùng các đại diện của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và tổ chức ACAT đã có một chuỗi tiếp xúc với các phái bộ thường trực của các quốc gia Mỹ, Na Uy, Cộng Hòa Czech và Thụy Sĩ, và đại diện hai văn phòng Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc. Phái đoàn gồm có ông Hoàng Tứ Duy, đại diện Đảng Việt Tân; cô Jade Dussart, Quản lý chương trình Á Châu của tổ chức ACAT; ông Daniel Bastard, Trưởng văn phòng Á Châu Thái Bình Dương của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới; bà Nguyễn Kim Thanh, vợ của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức; và anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai của tù nhân lương tâm Mục sư Nguyễn Trung Tôn. Phái Đoàn Thường Trực Czech Trong cuộc trao đổi với hai văn phòng Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ, phái đoàn đã nhấn mạnh việc nhà cầm quyền CSVN gia tăng đàn áp các nhà hoạt động và các bloggers bảo vệ nhân quyền và môi trường, đặc biệt từ năm 2016 đến nay. Đại diện của các văn phòng Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ đã ghi lại chi tiết các trường hợp và hứa sẽ theo dõi để có những báo cáo chính xác lên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Văn phòng Báo Cáo Viên Đặc Biệt đã khuyến khích Việt Tân và các tổ chức NGO nên tiếp tục cung cấp và cập nhật thông tin về các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, về diễn biến của vụ ô nhiễm môi trường Formosa, đặc biệt về những người dân bị thiệt hại mà không được bồi thường thỏa đáng. Những thông tin này sẽ giúp cho các Nhóm công tác đặc biệt làm việc hiệu quả hơn, để có thể tạo áp lực lên nhà cầm quyền CSVN phải tuân thủ các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết. Văn Phòng Thường Trực Na Uy Phái đoàn Việt Tân cùng đại diện của hai NGO bạn cũng đã trình bày về luật An Ninh Mạng, vừa có hiệu lực từ đầu năm 2019, là một công cụ để nhà cầm quyền CSVN gia tăng đàn áp bloggers, các nhà hoạt động và bóp nghẹt tự do thông tin. Phái bộ thường trực Hoa Kỳ đã đặc biệt quan tâm và cho biết Hoa Kỳ đang theo dõi rất kỹ việc thực thi luật An Ninh Mạng, vì đạo luật này có liên quan đến một số công ty Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam, như Facebook và Google. Các phái bộ thường trực của các nước Na Uy, Cộng Hòa Czech và Thụy Sĩ cũng bày tỏ sự quan tâm với những trình bày của phái đoàn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Phái Đoàn Thường Trực Na Uy Sau những chia sẻ của bà Nguyễn Kim Thanh và anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa , các phái bộ thường trực hứa sẽ theo dõi sát hơn về những trường hợp các tù nhân lương tâm, đặc biệt là trường hợp của ông Trương Minh Đức và Mục sư Nguyễn Trung Tôn, bà Trần Thị Nga, anh Trần Hoàng Phúc và ông Lê Đình Lượng. Văn Phòng Thường Trực Hoa Kỳ Các phái bộ thường trực của các quốc gia này đang soạn khuyến nghị cho phiên Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát về nhân quyền Việt Nam vào ngày 22/1, nên rất quan tâm đến những điều phái đoàn trình bày. Trong phần cuối của buổi trao đổi, phái đoàn đã đề nghị các phái bộ thường trực của các quốc gia này nhấn mạnh về các vấn đề tự do thông tin, tự do ngôn luận và tra tấn tù nhân. Phái đoàn cũng đã kêu gọi đại diện các tòa đại sứ và đại diện Hội Đồng Nhân Quyền LHQ nỗ lực gặp gỡ gia đình những tù nhân nhân lương tâm cũng như yêu cầu được gặp các tù nhân lương tâm đang bị cầm tù. Những buổi gặp gỡ như vậy sẽ giúp nâng đỡ tinh thần của các tù nhân và gia đình cũng như khiến giới chức cầm quyền CSVN phải dè dặt hơn trong đối xử với các tù nhân và gia đình của họ. Ngày làm việc đầu tiên trong chuỗi sinh hoạt UPR, phái đoàn Việt Tân cùng các tổ chức RSF và ACAT đã đạt kết quả tốt đẹp, thắt chặt thêm mối quan hệ làm việc với các nhóm công tác đặc biệt của Hội Đồng Nhân Quyền và các phái bộ thường trực của các quốc gia nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo thêm áp lực lên nhà cầm quyền CSVN phải tuân thủ những nghĩa vụ nhân quyền quốc tế.
......

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá được đề cử giải thưởng của UNESCO

Tin từ Hoa Kỳ – Freedom Now, một tổ chức phi chính phủ ở Washington DC, đang vận động cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá cho giải thưởng Tự do Báo chí Thế giới Guillermo Cano (The UNESCO/Guillermo Cano World Press Freedom Prize). Đây là giải thưởng hàng năm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho cá nhân và tổ chức có những đóng góp đặc biệt để bảo vệ và cổ suý tự do báo chí trên thế giới, đặc biệt ở những nơi nguy hiểm. Anh Nguyễn Văn Hoá là một nhà báo tự do, người đầu tiên dùng kỹ thuật máy quay trên không (drone) để đưa tin về biểu tình của ngư dân miền Trung phản đối Formosa, công ty đã gây ra thảm hoạ môi trường ở ven biển miền Trung năm 2016. Anh có nhiều bài viết bằng video đăng tải trên đài Á châu Tự do (RFA) và SBTN.  Chính vì những bài viết này mà anh đã bị bắt vào đầu năm 2017 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” mà sau đó chính quyền CSVN chuyển thành cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Cuối năm 2017, anh bị kết án 7 năm tù giam vì những bài báo sự thật về tình trạng của đất nước. Trong lao tù, anh vẫn bị hành hạ và tra tấn. Trong phiên toà xử nhà hoạt động Lê Đình Lượng, anh xuất hiện với tư cách người làm chứng, và anh đã tố cáo việc mình bị tra tấn để buộc phải khai lời khai bất lợi cho ông Lượng. Ngay sau đó, anh bị đưa ra khỏi phòng xử án và lại bị đánh, lần đánh này là do phó giám thị trại tạm giam Nghi Kim của công an tỉnh Nghệ An thực hiện. Freedom Now là một tổ chức nhân quyền chuyên tố cáo việc bắt giữ độc đoán người hoạt động trên thế giới lên WGAD. Quốc Tuấn -SBTN
......

Pages