Phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm dự kiến diễn ra từ ngày 7 tháng Chín, 2020.
Nhiều tổ chức đấu tranh dân chủ, nhân quyền – trong đó có Đảng Việt Tân và các tổ chức phi chính phủ quốc tế – cùng gửi thư đến Bà Đại Sứ Elisabeth Tichy-Fisslberger, Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để kêu gọi sự quan tâm và giám sát của Cộng Đồng Thế Giới.
Rất mong mọi người quan tâm, cùng lên tiếng bênh vực cho người dân Đồng Tâm yếu thế, đòi hỏi các quan tòa xét xử công minh, ngăn cản ý đồ thực hiện các bản án bỏ túi ở hậu trường.
Dưới đây là nội dung lá thư.
Ban Biên Tập
—
Ngày 4 tháng Chín, 2020
Kính gửi Bà Đại Sứ Elisabeth Tichy-Fisslberger
Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền
Liên Hiệp Quốc
Geneva, Thụy Sĩ
Về việc xét xử các dân làng Đồng Tâm
Chúng tôi, những tổ chức ký tên dưới đây viết thư kêu gọi Bà Đại Sứ lên tiếng can thiệp cho 29 người bị bắt trong vụ đàn áp dã man tại Đồng Tâm vào ngày 9 tháng Giêng, 2020, sắp bị đem ra tòa xét xử vào ngày 7 tháng Chín, 20 tới đây. Những người này chỉ cố gắng bảo vệ đất của mình trước sự chiếm đoạt của chính phủ, nhưng đã bị bắt trong một cuộc truy quét của công an ở Đồng Tâm, Việt Nam vào ngày 9 tháng Giêng, 2020.
Như đã trình bày trong lá thư chung đầu tiên vào ngày 25 tháng Hai, 2020, Nhà nước Việt Nam đã điều động 3000 cảnh sát cơ động đến xã Đồng Tâm. Lực lượng công an đã đột kích vào nhà Cụ Lê Đình Kình, người đại diện cho dân Đồng Tâm và giết chết Cụ, sau đó bắt giữ 29 người. Cuộc tấn công này diễn ra sau nhiều năm tranh chấp cưỡng chiếm đất đai.
Trong suốt 9 tháng qua, không ai trong số 29 dân làng bị bắt giữ được phép gặp gia đình. Họ cũng không được gặp luật sư. Sau khi quá trình điều tra kết thúc, các luật sư đã bị gây rất nhiều khó khăn trong việc sao chụp hồ sơ vụ án và gặp các thân chủ của họ. Thêm nữa, tòa án thông báo xét xử công khai, nhưng thân nhân của 29 người bị xét xử chưa nhận được giấy cho phép của tòa án để tham dự phiên tòa.
Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam là thành viên, liệt kê tại Điều 14 rằng một phiên tòa công bằng đòi hỏi “thời gian và phương tiện thích hợp để chuẩn bị cho việc bào chữa cho [họ] và trao đổi với luật sư do [họ] tự lựa chọn.” Những quy định về thủ tục này đã liên tục bị vi phạm trong suốt quá trình tố tụng 29 người này, làm cho những cáo buộc chống lại họ trở thành tùy tiện.
Các nhà chức trách Việt Nam tìm cách ngăn chặn các thông tin khác về vụ Đồng Tâm. Để đòi lại công bằng cho Cụ Lê Đình Kình, gia đình ông đã gửi đơn yêu cầu điều tra về cái chết của ông nhưng đã bị các quan chức CSVN hoàn toàn phớt lờ. Đồng thời, các thành viên còn lại trong gia đình của ông bị chính quyền liên tục sách nhiễu, khủng bố, đe dọa, cấm không cho họ liên lạc hay phát biểu với báo chí.
Ngoài ra, nhà hoạt động chống cưỡng chế đất Cấn Thị Thêu và hai người con là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư đã bị bắt vào ngày 23 tháng Sáu, 2020. Khi chính quyền CSVN tìm cách bưng bít thông tin về vụ tấn công Đồng Tâm, thì 3 nhà hoạt động này đã sử dụng mạng xã hội để loan tải thông tin về những gì xảy ra cho người dân Đồng Tâm.
Ngay sau khi cuộc điều tra về sự kiện Đồng Tâm kết thúc, công an đã bắt giữ chị Cấn Thị Thêu và hai người con trai của chị. Anh Trịnh Bá Phương đã livestream khi công an đến bắt giữ anh, cho thấy cảnh công an phá cửa xông vào nhà lúc sáng sớm khi vợ và đứa con mới sinh của anh vẫn còn đang ngủ. Từ khi anh Trịnh Bá Phương bị bắt, vợ của anh đã bị công an địa phương sách nhiễu, bắt lên đồn làm việc nhiều lần. Riêng anh Trịnh Bá Tư thì đang tuyệt thực trong tù kể từ ngày 7 tháng Tám, 2020 đến nay, để phản đối sự đối xử khắc nghiệt trong tù.
Chúng tôi kêu gọi Bà Đại Sứ Elisabeth Tichy-Fisslberger và Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc:
– Yêu cầu chính quyền Việt Nam phải xét xử công minh, tiến hành phiên tòa công khai thật sự, cho phép sự tham dự của gia đình, các tổ chức phi chính phủ và ký giả ngoại quốc;
– Yêu cầu chính quyền Việt Nam phải cho phép những bị cáo được gặp luật sư của họ và chấm dứt những hành động hăm dọa bị cáo cũng như luật sư, để họ có quyền kêu oan theo đúng luật pháp;
– Gửi đại diện Liên Hiệp Quốc đến tham dự và tường trình về phiên tòa xét xử người dân Đồng Tâm để giảm thiểu những bất công và lạm dụng luật pháp có thể xảy ra.
Đồng ký tên:
ACAT Pháp
ACAT Đức
Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do
Destination Justice
Hội Anh Em Dân Chủ
Hội Bầu Bí Tương Thân
Phóng Viên Không Biên Giới (RSF)
Safeguard Defenders
Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (Cosunam)
Việt Tân
Watchdogs Unleashed
XEM THÊM: