2015

Đức Giáo hoàng: Hãy mang chính trị vào các giáo xứ

Trong một lần trả lời về việc dấn thân của người tu sĩ trong giáo hội, Đức Giáo hoàng Phan Xi Cô nói rằng “Nếu Chúa gọi anh chị em trên con đường này thì xin anh chị em lên đường, hãy làm chính trị dù con đường này có thể làm anh chị em đau khổ”. Giáo hội Công giáo Việt Nam đã đem giáo huấn của Đức Giáo Hoàng vào đời sống như thế nào và liệu câu hỏi người tu sĩ không nên làm chính trị có còn đứng vững hay không? Mặc Lâm phỏng vấn linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Mặc Lâm: Thưa Linh mục, xin ông cho biết giáo huấn của Đức Giáo Hoàng về việc dấn thân trong đời sống chính trị có được áp dụng vào mục vụ của giáo hội Công giáo Việt Nam hay không và các tu sĩ thực hiện giáo huấn này cụ thể như thế nào? LM Lê Ngọc Thanh: Về mặt giáo huấn chung của Giáo hội tôi xin được nói cái giáo huấn gần nhất của giáo hội đó là thông điệp “Niềm vui tin mừng” của Đức Giáo hoàng Phan xi cô vừa ban hành cách đây hơn một năm. Trong chương IV ngài nói rất rõ những việc phải dấn thân trong xã hội. Ngài chỉ ra hàng loại những vấn đề rất cụ thể và ngài bảo rằng tôi muốn một giáo hội lem luốc trên đường phố với người nghèo hơn là ẩn mình trong sự an toàn giả tạo. Và ngài bảo rằng cần phải cơ cấu lại, không phải bài giảng đâu, mà cần thiết thì phải cơ cấu lại giáo xứ để làm sao đáp ứng được nhu cầu đó và ngài nhấn mạnh rằng việc phục vụ cộng đồng, xã hội trong tư cách là một chính trị gia của giáo dân nó là một việc bác ái cao cả hơn cả bởi vì nếu việc bác ái bình thường chỉ giúp được một hai người, còn một vị chính trị gia làm việc nghiêm túc, công minh thì sẽ giúp cả một cộng đồng xã hội hàng ngày cứu giúp giáo dân. Mặc Lâm: Có phải vì thế mà nhiều bài giảng thuộc DCCT gần đây đã không ngại nêu bật những khiếm khuyết của xã hội lẫn chính quyền và trong một chừng mực nào đó đã gây cảm hứng mới cho giáo dân. Xin linh mục cho biết những bài giảng như thế có được sự đồng thuận từ giáo hội hay không? LM Lê Ngọc Thanh: Trước tiên thì tôi phải khẳng định rằng là bài giảng nơi tòa giảng trong nhà thờ luôn xuất phát từ lời Chúa chứ không phải tùy ý do sở thích của một linh mục hay của một nhóm một cộng đoàn riêng lẻ  nào đó. Cái đó không thuộc phạm vi tự quyết của cá nhân một linh mục hay của một cộng đoàn như Dòng Chúa cứu thế mà đây là sứ điệp của Chúa trong hội thánh được công bố hàng tuần. Chúng tôi công bố lời Chúa vì chính lời Chúa xuất phát từ trong một cộng đồng xã hội cụ thể và quay lại áp dụng cho một cộng đồng cụ thể với những vấn đề mà chúng ta không thể im lặng, với những vấn đề chúng ta không thể cho qua. Những vấn đề mà anh em DCCT thật ra không nằm ngoài lề giáo hội mà triển khai những vấn đề của giáo hội mà có thể nhiều cha xứ khác, ở nhiều nơi khác, vì lý do mục vụ cụ thể hoặc là vì sự đơn độc khi ở một mình có thể dễ dàng bị tấn công, bị trả thù nên các ngài khôn khéo hơn, cẩn thận hơn trong cách nói công khai trên tòa giảng. Nhưng có thể nói một điều chắc chắn như thế này là ở lúc gặp gỡ và chia sẻ với giáo dân tất cả các linh mục đều nói rõ về bản chất dấn thân cho xã hội của Giáo hội Công giáo mà không ngoại trừ DCCT. Mặc Lâm: Phản ứng của giáo dân đối với giáo huấn mới của Đức Thánh Cha có tích cực lắm hay không trong bối cảnh o ép hiện nay tại Việt Nam và sau những bài giảng sống động trong nhà thờ giáo dân có phản ứng như thế nào? LM Lê Ngọc Thanh: Tôi lấy kinh nghiệm ở Thái Hà ở Hà Nội và Đền Đức mẹ hằng cứu giúp ở Sài Gòn để chúng ta thấy. Ban đầu thì giáo dân hơi sợ hãi nhưng sau khi nghe giảng xong thì giáo dân nói với chúng tôi rằng chúng con chỉ sợ rằng là đang thánh lễ hay sau thánh lễ họ sẽ vô bắt các cha. Ban đầu là như vậy nhưng dần dần họ thấy và nói với chúng tôi rằng đây là điều mà họ chỉ nghe được ở đây. Họ là những người thuộc nhiều giáo xứ khác cứ canh giờ lễ đó mà đến để được hiệp thông, cầu nguyện để được nghe giáo huấn. Tôi thấy rằng ít nhất là vào buổi lễ Công Lý Hòa bình vào 8 giờ tối Chúa nhật cuối tháng, một thánh lễ quy tụ trên 3.000 người ở tại Sài Gòn và Hà Nội cũng vậy. Có đến 80% người tham dự là những người biết rõ và họ chủ động tìm đến để được giáo huấn theo cách như vậy chứ không phải chỉ đi lễ như một giáo dân bình thường vào ngày Chúa Nhật. Mặc Lâm: Xin linh mục cho biết những hoạt động dấn thân, những bài giảng thiết thực với đời sống rõ ràng là đụng đến vấn đề mà nhà nước cho là nhạy cảm. Chính quyền đã có những hành động nào để ngăn chặn hay cản trở hay không? LM Lê Ngọc Thanh: Trước đây khi chúng tôi bắt đầu những chia sẻ như vậy với giáo dân thì họ dùng những tờ truyền đơn dán vào các cột điện, gốc cây trong khu vực nhà thờ. Họ rải trong sân nhà thờ, họ rải trong khu xóm, trong quán ăn để nói xấu và lên án các cha. Họ không dừng lại ở việc lên án về nội dung bài giảng, họ bắt đầu vu khống kể cả việc dựng đứng lên họ nói đó là đời sống vô đạo đức của các cha như vậy. Riêng đối với nhà cầm quyền thì có một lần họ đã chất vấn về tính hợp pháp của website chúng tôi, còn về tòa giảng thì họ chỉ nói với cá nhân linh mục này, với cá nhân cha kia để gây sự chia rẻ trong nội bộ của anh em chúng tôi và cũng có dùng nhóm giáo dân này nhóm giáo dân kia chống lại nhau. Nhưng có thể nói rằng là những tác động giảm dần và đến bây giờ không còn tác động gì nữa cả. Mặc Lâm: Xin cám ơn linh mục Lê Ngọc Thanh. Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/popefrancis-lets-carry-politics-i...
......

Kháng thư về luật tín ngưỡng tôn giáo 2015 của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

Kính gởi: - Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước. - Quý Chức sắc và Tín đồ mọi Tôn giáo tại Việt Nam. - Quý Cơ quan Nhân quyền Quốc tế. Vào ngày 17-04-2015, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gởi đến 62 Tổ chức Tôn giáo Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2015 (LTNTG) kèm một văn thư yêu cầu góp ý kiến quanh Dự thảo này và phải gởi về trước ngày 05-05-2015. Đứng trước sự kiện và văn bản này, Hội đồng Liên tôn VN -quy tụ nhiều chức sắc của 5 tôn giáo lớn có mục đích tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền- có những nhận định và khẳng định như sau:           1- Những nhận định:           a- Việc gởi tới các Tổ chức Tôn giáo mà nhà nước đang công nhận một văn bản pháp luật quá dài, nhưng thời gian góp ý quá ngắn thể hiện sự coi thường các Tôn giáo, kỳ thị một số Tôn giáo khác, vừa là một âm mưu áp đặt lên tín đồ ý muốn của đảng Cộng sản.           b- Làm sao một Nhà nước vô thần và những viên chức không có kinh nghiệm tâm linh tôn giáo –thậm chí thuộc bộ Công an- lại lập luật cho người có tín ngưỡng và cho niềm tin tôn giáo?           c- Dự thảo LTNTG vẫn tiếp tục cơ chế xin-cho, với đủ mọi loại giấy phép, nhằm mục đích kiểm soát, khống chế, lũng đoạn các Giáo hội, giới hạn tự do tôn giáo một cách nghiêm ngặt hơn nữa.           d- Dự thảo LTNTG có rất nhiều từ ngữ và điều khoản mơ hồ tạo cơ hội để nhà cầm quyền và các viên chức địa phương tha hồ giải thích tùy tiện nhằm cấm cản hay thậm chí đòi hối lộ.           e- Dự thảo LTNTG có rất nhiều điều khoản mâu thuẫn với nhau, và nhất là mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về các quyền Chính trị và Dân sự (điều 18) cũng mâu thuẫn với Hiến pháp 2013 (điều 24).           2- Những khẳng định:           a- Các tôn giáo phải được tự do thành lập và tự động sinh hoạt, phải được thừa nhận tư cách pháp nhân, phải được xem như là các tổ chức xã hội dân sự độc lập, mà không phải chờ “giấy phép công nhận” của nhà cầm quyền.           b- Các tôn giáo phải được quyền độc lập trong việc tổ chức nội bộ về nhân sự và cơ cấu như: chiêu sinh huấn luyện cho người tu hành, tấn phong, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc; trong việc hình thành, sắp xếp các cơ cấu như chốn tu trì, trường đào tạo, lãnh địa hoạt động….           c- Các tôn giáo phải được tự do truyền bá giáo lý cho mọi người, góp phần giáo dục giới trẻ và có quyền tham gia các hoạt động y tế, từ thiện xã hội. Đồng thời, các tôn giáo phải được tự do lập nhà in, nhà xuất bản, đài phát thanh, đài truyền hình, trang mạng riêng để phục vụ các nhu cầu tôn giáo.           d- Các tôn giáo phải được quyền tư hữu đất đai, được tự do nhận tặng, mua bán, trao đổi bất động sản, được mở rộng hay thu hẹp cơ sở tùy theo nhu cầu tôn giáo của mình           e- Các tôn giáo phải được tự do liên lạc với đồng đạo hay với các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài, tự do gởi thành viên của mình ra ngoại quốc để tiến hành các hoạt động liên quan đến Giáo hội mình dù ở quốc nội hay hải ngoại. Mọi quyền và mọi tự do trên đây hoàn toàn không thấy có trong LTNTG! Kết luận Các tôn giáo tự bản chất là những tập thể bao gồm nhiều tín đồ và mọi tín đồ đều là những công dân bình đẳng. Họ có các quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác. Những quyền và nghĩa vụ này được xác định trong Hiến pháp và các bản văn dưới luật hình thành theo tinh thần tự do dân chủ, phù hợp với các Công ước quốc tế về nhân quyền. Chính vì thế, trong tư cách những lãnh đạo tinh thần đang đấu tranh cho tự do độc lập của tôn giáo cũng như cho nhân quyền và dân quyền của đồng bào, chúng tôi hoàn toàn bác bỏ toàn văn và mọi điều khoản LTNTG mà nhà cầm quyền Việt Nam đã soạn thảo bất chấp ý kiến của các tôn giáo, nhằm mục đích dùng bạo lực hành chánh tiêu diệt tôn giáo, ngõ hầu củng cố quyền lực độc tài toàn trị của đảng CSVN.           Làm tại Việt Nam ngày 10 tháng 5 năm 2015 Các chức sắc trong Hội đồng Liên tôn VN đồng ký tên. - Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593). - Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật Giáo (đt: 0165.6789.881) - Thượng tọa Thích Viên Hỷ, Phật Giáo (đt: 0937.777.312). - Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công Giáo (đt: 0984.236.371) - Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công Giáo (đt: 0935.569.205) - Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công Giáo (đt: 0993.598.820) - Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc, Công Giáo (đt: 0122.596.9335) - Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài (đt: 0163.3273.240) - Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài (đt: 0988.971.117) - Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài (đt: 0988.477.719) - Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành (đt: 0949.275.827) - Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành (đt: 0906.342.908) - Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001) - Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838.7716) - Mục sư Nguyễn Hồng Quang (đt: 0978.207.007) - Mục sư Đinh Thanh Trường, Tin Lành (đt: 0120.235.2348) - Mục sư Đinh Uy, Tin Lành (đt: 0163.584.7464) - Mục sư Đinh Diêm, Tin Lành (đt: 0169.237.4741) - Mục sư Phạm Ngọc Thạch (đt: 0912.000.709) - Ông Lê Văn Sóc, PGHH (đt: 096.4199.039) - Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082) - Ông Tống Văn Chính, PGHH (đt: 0163.574.5430)
......

Dân chủ là luật pháp

Cuốn truyện tựa đề Tiểu luận về Nhìn sáng (Ensaio sobre a Lucidez, xuất bản năm 2005) của nhà văn Bồ Ðào Nha José Saramago mở đầu với cảnh một phòng đầu phiếu, ở thủ đô một xứ tưởng tượng. Trời mưa to, bão lớn, không thấy dân đến xếp hàng chờ đợi bỏ phiếu như các năm trước. Ông trưởng phòng phiếu chờ đại diện của các đảng chính trị tới đông đủ, tất cả yên vị, đúng giờ mở cửa, theo luật định, ông ký bản văn chính thức cho dân vào, rồi bảo ông thư ký phòng phiếu đem ra dán ngay trước cửa, vẫn theo luật định. Ông thư ký nói rằng với tình trạng mưa, bão thế này, bản thông cáo dán lên trong một phút sẽ bị mưa ướt nhèm và bị gió cuốn đi, dán làm gì vô ích. Ông trưởng phòng hỏi ý kiến đại diện ba đảng, gồm có đảng hữu phái, đảng tả phái, và đảng đứng giữa, viết tắt là dhp, dtp và ddg, theo lối Saramago viết. Ba vị đại diện ba đảng chính trị đồng ý có thể niêm yết bảng thông cáo trong nhà, tại một chỗ ai cũng thấy. Ông đại diện dhp yêu cầu điều này phải được ghi vào biên bản cuộc bỏ phiếu, để tránh sau này có người khiếu nại rằng việc tổ chức bầu cử bất thường vì không theo đúng từng chữ trong luật lệ. Sau đó, ông trưởng phòng mời ba vị đại diện vào phòng bỏ phiếu, cho thấy không có gì bất thường, rồi ông mở các thùng phiếu cho cả ba vị coi, chứng nhận mỗi thùng đều trống, trong sạch, vô nhiễm, không có lá phiếu nào để sẵn trong đó. Theo đúng luật bầu cử, ông trưởng phòng bỏ lá phiếu đầu tiên, rồi đến các nhân viên của ông, sau đó là ba vị đại diện ba đảng chính trị làm bổn phận công dân của họ. Sau đó, họ về chỗ ngồi chờ các cử tri đội mưa tới bỏ phiếu. Trong đoạn mở đầu, Saramago nhắc đến những chữ “theo đúng luật lệ” nhiều lần. Tuy viết cuốn truyện để chế nhạo một cuộc bầu cử tưởng tượng, ở một nước tưởng tượng, nhưng tác giả không quên nhấn mạnh rằng trong một thể chế dân chủ, tất cả phải làm đúng luật, đúng từng chữ. Nhất là trong việc bầu Quốc Hội, tức là chọn những người làm luật để cai trị dân. Chúng ta thường nói tới hai chữ Dân Chủ với niềm thành kính, coi đó là một giá trị cao cả, một lý tưởng mà loài người đã tranh đấu nhiều thế kỷ mới thành, mà hàng tỷ người hiện nay vẫn còn chưa được hưởng, trong đó có người dân Trung Quốc và Việt Nam. Vì vậy, người Việt Nam đang tranh đấu đòi dân chủ, coi đó là một khát vọng lớn lao, từ thời Phan Châu Trinh, hơn một thế kỷ nay nước ta vẫn chưa đạt được. Nhưng không nên nhìn chế độ dân chủ như một lý tưởng trừu tượng. Trước hết, nên quan niệm thể chế tự do dân chủ như tập hợp của một số “luật chơi dân chủ.” Giống như đá bóng cần có luật thì cuộc chơi mới hay; cuộc sống tập hợp trong xã hội cần những luật lệ buộc người tham dự phải tuân thủ. Luật chơi hoàn toàn do những người tham dự đặt ra, đồng ý với nhau, thi hành một cách bình đẳng, không phân biệt, như vậy là dân chủ. Cuộc vận động dân chủ hiện nay đang ngày càng mạnh hơn, biểu hiện dưới nhiều hình thức. Nhiều khi đồng bào đang đòi dân chủ, dù không nhắc đến hai chữ đó. Ðồng bào Bình Thuận biểu tình phản đối các nhà máy điện gay không khí ô nhiễm. Dân Khánh Hòa biểu tình chặn xe trên quốc lộ để phản đối việc nạo vét luồng lạch lấy cát tại Cam Ranh khiến nguồn nước ô nhiễm làm tôm, cá nuôi trên bè bị chết sạch. Ðồng bào Ninh Thuận kéo nhau đi phản đối xưởng muối đưa nước mặn vào ruộng. Ðó chính là những vận động đòi dân chủ. Bởi vì chỉ khi nào có chế độ dân chủ thì những hành động gây ô nhiễm mới được ngăn chặn, trước khi xảy ra. Chỉ trong chế độ dân chủ thì những người nắm quyền mới lo soạn ra những luật lệ bảo vệ cuộc sống lành mạnh cho những người dân bình thường, vì chính trị gia nào cam kết bảo vệ môi trường sống sẽ được dân bầu lên. Nếu họ chỉ nói suông mà không biến lời cam kết thành luật lệ thì dân sẽ phản đối, kỳ sau họ sẽ thất cử. Trong chế độ độc tài thì người cầm quyền chỉ cần vận động cấp trên trong đảng của họ, không cần giành lá phiếu của dân. Cho nên họ cũng không bận tâm làm luật bảo vệ không khí, bảo vệ nước, cho dân được sống lành mạnh và no đủ. Những luật lệ bảo vệ môi trường chỉ là những “luật chơi” nho nhỏ trong xã hội. Một chính quyền độc tài nếu khôn ngoan và thương xót dân một chút cũng có thể viết ra những luật lệ bảo vệ môi trường. Nhưng trong một xã hội tự do dân chủ thì người ta không cần biết người đang nắm quyền hoặc sẽ nắm quyền là ai, có thương dân hay không. Nhưng biết chắc một điều, là dù ai cầm quyền thì cũng phải làm theo ý nguyện cụ thể của dân. Thí dụ, soạn những luật lệ bảo vệ không khí và nước. Người dân không quan tâm đến những khẩu hiệu lớn lao được các ông lớn hô to trong các bài diễn văn. Họ chỉ chú ý đến đời sống hàng ngày, trước mắt. Ðồng bào Bình Thuận không cần biết các ông ấy hứa “tiến lên chủ nghĩa xã hội” là thế nào (mà chính các ông ấy cũng không biết nó ra thế nào). Nhưng họ biết nếu tiến lên chủ nghĩa xã hội là mỗi ngày thở không khí đầy bụi than thì họ không chấp nhận. Cũng giống như hàng ngàn nông dân không chấp nhận bị cướp đất ruộng để hiến cho tư bản đỏ, chia lời. Cũng giống như vậy, dân Hà Nội không chấp nhận người ta chặt đốn hàng ngàn cây trong thành phố, coi mấy triệu dân như một lũ người mù, hoặc ngu đần không biết giá trị của cây xanh. Làm cách nào để tránh khỏi cảnh những người cầm quyền khinh dân, làm hại dân như thế? Nhiều người sẽ trả lời rằng phải lật đổ bọn người đang cầm quyền, thay thế họ bằng những người tử tế hơn. Nhưng làm cách nào để những người mới sẽ làm những việc tốt hơn? Chỉ có một cách là chính người dân nắm quyền chọn những người cai trị họ, bằng lá phiếu tự do. Khi những người cầm quyền luôn luôn biết rằng quyền hành của mình là do dân trao cho, chứ không phải là nhờ được cấp trên trong đảng chia chác và ban phát, thì họ sẽ hành động khác. Họ sẽ đặt ra những luật lệ bảo vệ môi trường vì biết nhu cầu thiết thực của dân. Họ không chờ đến khi dân đau khổ quá phải kéo nhau đi biểu tình, ném đá, ném chai xăng, thì mới “sửa sai.” Rồi mai mốt lại sai, rồi lại sửa tiếp. Cho nên áp dụng chế độ dân chủ giống như phòng bệnh, chứ không chờ có bệnh thì mới chữa. Căn bệnh làm mục nát xã hội nước ta hiện nay là tham nhũng. Chống tham nhũng không bằng phòng tham nhũng. Muốn ngăn ngừa tham nhũng ngay từ gốc thì phải thiết lập quyền bỏ phiếu tự do của người dân. Sau những cuộc biểu tình ở Hà Nội, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận thì người dân có được bảo đảm là sau này sẽ không còn những vi phạm giống như vậy nữa hay không? Không có gì bảo đảm cả. Ðời sống chỉ được bảo đảm khi có những luật lệ rõ ràng bắt buộc người nắm quyền bính phải thi hành. Ai làm sai sẽ bị khiển trách hoặc trừng phạt. Vì sợ bị phạt, người ta sẽ phải tuân theo luật lệ, ai từng lái xe đều biết như vậy. Cuộc sống trong xã hội dân chủ do luật lệ quyết định, không cần chờ ý kiến của “lãnh đạo!” Ðó là khác biệt căn bản giữa dân chủ và cộng sản. Chế độ Cộng Sản theo mô hình Xô Viết không coi luật pháp là quan trọng. Năm 1927, vị chủ tịch đầu tiên của Tối Cao Pháp Viện Liên Xô tuyên bố rằng: “Cộng sản là sự thắng lợi của Chủ Nghĩa Xã Hội trên tất cả luật pháp.” E.B. Kashukanis, một luật gia được trọng dụng dưới thời Stalin, nói, “Trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa tiến bộ, chính sách và kế hoạch được dùng thay cho luật pháp.” Cộng Sản Việt Nam thi hành đúng đường lối Stalin, cũng không cần luật pháp, lấy chính sách của đảng thay thế cho luật pháp. Ðảng Cộng Sản bắt đầu thay đổi từ khi tư bản hóa nền kinh tế, vì không thể có thị trường nếu không có luật lệ. Nhưng trên căn bản, họ vẫn coi luật pháp chỉ là những dụng cụ để thi hành chính sách của đảng. Ðảng vẫn ngồi trên đầu luật pháp. Trong tương lai, khi xây dựng thể chế dân chủ, chúng ta cần xây dựng một xã hội pháp trị làm nền móng. Trong xã hội đó, không ai, không một người, một lớp người hay một tổ chức nào ở trên luật pháp. Tất cả mọi người phải được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Ðồng bào Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận đã đi biểu tình đòi ngăn chặn những hành động phá hại môi trường sống. Nếu quen với lối sống dân chủ, tự do, đồng bào sẽ đòi đảng Cộng Sản phải thiết lập hoặc thay đổi những luật lệ bảo vệ môi trường, chứ không chỉ đòi họ thay đổi hành động đã làm. Muốn cải thiện đời sống, phải thay đổi luật lệ chứ không thể chỉ thay đổi từng quyết định của những người cầm quyền. Giống như anh chị em công nhân hãng PouYuen tại Sài Gòn đình công đòi thay đổi luật hưu bổng xã hội. Khi xã hội có luật lệ và ai cũng được đối xử bình đẳng trước pháp luật thì chuyện người nào, đảng nào đang nắm quyền không quan trọng nữa. Bởi vì, ai có quyền trong tay cũng phải tuân thủ luật pháp. Dân chủ tự do nghĩa là nếu người nào làm sai luật người dân có quyền thay thế. Nền tảng của chế độ dân chủ là Luật, bởi vì tất cả chế độ chỉ gồm những “luật chơi” bảo đảm mọi người được tự do, bình đẳng. Cho nên, ngay những trang đầu cuốn tiểu thuyết của Saramago, ông mô tả mối quan tâm lớn của các nhân vật trong một phòng đầu phiếu, là làm đúng luật, đúng từng li từng tí một. Trong sách trên, José Saramago, giải Nobel văn chương năm 1998, kể chuyện một cuộc bầu cử rất đặc biệt trong cuốn truyện Tiểu luận về Nhìn sáng (bản tiếng Anh dịch gọn là Seeing - Nhìn). Cuốn này tiếp theo một tiểu thuyết khác, Tiểu luận về Mù, Ensaio sobre a cegueira, đã được dịch là Mù, Blind. Nếu quý vị chưa đọc tiểu thuyết Nhìn, thì xin tiết lộ: Sau ngày bầu cử được mô tả trong chương đầu, kết quả kiểm phiếu cho thấy hơn 70% dân thủ đô bỏ phiếu trắng. Chính phủ tổ chức lại một cuộc bỏ phiếu khác. Kết quả, hơn 80% dân bỏ phiếu trắng! Tất cả đều theo đúng “luật chơi.” Theo nguoi-viet.com
......

Chia xẻ với thương phế binh

Sau 30.4.1975 nhiều người rời quê hương VN với đôi bàn tay trắng, đánh đổi sự sống của mình trên đại dương cũng như núi rừng, đường bộ để đến được bến bờ tự do. May mắn chúng ta được các quốc gia mở rộng vòng tay nhân ái thu nhận cho định cư, thời gian đầu người tỵ nạn được giúp đỡ học ngôn ngữ bản địa, ngôn ngữ là chìa khóa tìm việc làm, để bắt đầu cuộc sống tự lập. nhiều người phải làm hai ba việc, mười mấy giờ một ngày, để có tiền đi học tiếp, làm lại cuộc đời mới nơi xứ người và gởi về giúp đỡ cho gia đình, thân nhân. Một thời gian dài đời sống của người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới hội nhập, thành công trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học. Những sinh hoạt xã hội luôn hướng về Việt Nam, bởi vậy Nhà Thờ, Chùa, các Hội đoàn thường tổ chức những buổi quyên góp từ thiện để giúp những người kém may mắn, nghèo khó bên quê nhà. Đặc biêt là chương trình hàng năm ở Mỹ, Hội H.O cùng tất cả các Hội Đoàn, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Ca, nhạc sĩ của trung tâm Asia, đài SBTN…cùng tổ chức „Đại Nhạc Hội Cám ơn Anh“ được 8 lần để giúp Thương Phế Binh và Cô Nhi Qủa Phụ VNCH, không được nhà cầm quyền CSVN giúp đỡ. Chủ tịch Hội H.O bà Nguyễn Hạnh Nhân cho biết hơn 40 ngàn hồ sơ cần phải cứu giúp. Số tiền quyên góp hàng năm trong những kỳ Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh khoảng hơn nửa triệu USD. Chia cho đầu người giống như cơn mưa rào trong mùa nắng hạ! không thấm vào đâu. Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng vào dịp đầu xuân cũng tổ chức họp mặt quyên góp khoảng 20 ngàn USD giúp cho TPB xứ Quảng, nhiều Hội Đoàn, các Binh chủng, cũng đóng góp tiền gởi về giúp đỡ thể hiện tinh thần „không bỏ anh em“ „lá lành đùm lá rách“. Nhìn lại 40 năm qua TPB VNCH họ vẫn sống lam lũ qua ngày trong thiếu thốn, nghèo khó, ở thành phố phần đông họ bán báo, bán vé số. Trong năm qua Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng Quận Ba, Sài Gòn, được sự hổ trợ của các ân nhân trong và ngoài nước, các Linh mục của DCCT đã tổ chức những lần phát xe lăn, xe lắc, khám bệnh, cấp bảo hiểm y tế, các anh TPB được các Cha, Bác sĩ, Y tá, Thiện nguyện viên giúp đỡ chân thành trong tình thương thật bác ái, bao la.  Hoà thượng Thích Không Tánh trụ trì chùa Liên Trì, quận 2 Sài Gòn đầu tiên tổ chức phát quà cho TPBVNCH, việc làm nhân đạo nhưng bị ngăn chận bởi nhà cầm quyền điạ phương. DCCT có phương tiện truyền thông, có địa điểm thuận lợi rộng lớn hơn. Nên được nhiều TPB đến ghi danh xin trợ cấp xe lăn, khám bệnh… Xem những đoạn phim trên Youtube những TPB VNCH đến nhà Thờ nhiều người cụt tay, cụt chân, hai tay cầm chiếc ghế nhựa làm đôi chân lê lết, người sáng mắt dìu người mù, bồng bế nhau đến để được nhận quà, khám bệnh định kỳ. Nhìn đời sống của họ chúng ta phải rơi lệ, mình may mắn hơn còn nguyện vẹn hình hài dù trải qua chiến tranh khói lửa, ra nước ngoài được „an cư lạc nghiệp“. Trong khi những TPB VNCH bên nhà, lớn tuổi bị thương, tật nguyền còn phải lăn lóc với đời sống hàng ngày để kiếm miếng cơm, manh áo, bệnh không có tiền mua thuốc, qua đời không có tiền để mai tán… Tuổi đời càng già, vết thương đau nhức cần thuốc chửa trị vv… Sau 30.4.1975 họ không hưởng quyền lợi cấp dưỡng, đau ốm vào bệnh viện phải có tiền, muốn cái xe lăn mới là một ước mơ! Năm qua DCCT đã thực hiện được tin mừng cứu độ, là sự hiện diện của Chúa và tình yêu thương của Ngài với những người nghèo khó, thấp cổ bé miệng. Người Việt hải ngoại đặc niềm tin vào tình yêu, với tấm lòng tận hiến của các Tu sĩ, Linh mục của nhà Dòng. Cùng nhau vận động gởi tiền về đến tận tay các TPB để chia xẻ, nhớ ơn họ đã chiến đấu bỏ một phần thân thể trên chiến trường, để hậu phương mọi người được sống an vui. Ở Đức nhiều Hội Đoàn tổ chức những buổi nhạc thính phòng, bán thức ăn, nước uống, tiền bán cả vốn lẫn lời đều ủng hộ sẽ gởi cho DCCT tiếp tục giúp TPB. Bữa ăn của một người ở đây có thể giúp người TPB ăn được một ngày hay một tuần. Có nhiều người thắc mắc tại sao chỉ tổ chức giúp TPB tại Sài Gòn mà không giúp ngoải miền Trung hay các tỉnh phiá Nam, tại sao không giúp cho bộ đội TPB? Theo các tin được phổ biến, các vị đại diện các Tôn giáo ra Huế muốn tặng qùa cho TPB trong đó có Hoà thượng Thích Không Tánh tại chùa Phước Thành Huế, ngày 15.3.2015 bị nhà cầm quyền địa phương cấm và bắt buộc phải rời Huế không thể thực hiện được! Cựu giám tỉnh Vinh sơn Phạm Trung Thành cùng Lm Đinh Hữu Thoại từng đến các tỉnh tìm giúp cho các TPB như sửa nhà cho họ có được mái ấm che nắng mưa „trong ký sự đường dài“. http://bit.ly/1DRWVCc Còn vấn đề bộ đội TPB thì có Bộ Thương Binh Xã Hội  lo rồi. Niềm vui chưa trọn vẹn, thì có tin thông báo Linh mục tân Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích cho ngưng việc kiểm tra sức khoẻ đợt 7 cho 152 TPB VNCH vào ngày 17.4.2015 làm nhiều người trong cũng như ngoài nước, Tín hữu Công giáo cũng như các tôn giáo bạn thất vọng. Tại sao những lần trước được đồng thuận tổ chức thành công tốt đẹp, Lm Vũ Hoàng Phúc giám đốc nhà sách đã dùng văn thư chính thức tìm cách ngăn chặn, bãi bỏ việc cho thuê mướn địa điểm lần thứ 7. Khi có Linh mục tân Giám tỉnh thì các Cha không đồng thuận? Trên các diễn đàn internet đều phản ứng bất bình, thậm chí phê phán nặng lời, việc nội bộ của nhà Dòng ai có thể biết được, chỉ có Chúa biết mà thôi! Chúng tôi thật buồn nhưng không vội kết án phê phán, hằng đêm luôn dâng lời cầu nguyện cho DCCT xin Chúa luôn nâng đỡ Linh mục, Tu Sĩ của nhà Dòng giữ được sự bình an không bị chi phối bởi bất cứ thế lực áp bức bên ngoài mà hết lòng hăng say phục vụ cho những người nghèo khó. Như bài giảng của LM. tân Giám Tỉnh Dòng trong ngày nhận chức  „…tôi lắng nghe những ưu tư, những khát vọng ước muốn của anh chị em đề cầu nguyện, để củng cố đức tin… Xin nâng đỡ chúng tôi trong xứ vụ cũng như cầu nguyện chúng tôi trở nên những người tôi tớ khiêm tốn, trung thành và can trường của tin mừng đi gieo rắc tình thương và hy vọng, luôn luôn đi loan báo tin mừng và cứu độ đặc biệt cho những người nghèo khó bị bỏ rơi, những người thấp cổ bé miệng…“ Chúng tôi hy vọng „Chúa đóng cửa trước nhưng sẽ mở cửa sau“, một ngày nào đó không xa DCCT Sài Gòn tiếp tục mở cửa giúp TPB VNCH vì lòng nhân đạo, tuổi họ đã cao bệnh tật không còn sống lâu trên cõi đời nầy! TPB của 2 miền đều vô tội, vì phận làm trai thời loạn bắt buộc phải ra trận, 40 năm chấm dứt chiến tranh không còn hận thù, nhà cầm quyền CSVN phải đối xử với TPB VNCH trong tình người Việt Nam và mở rộng tấm lòng bác ái, đừng ngăn chận họ đi nhận qùa. Nếu TPB nhận một chiếc xe lăn, được chửa bệnh sẽ đở bớt gánh nặng cho gia đình con cháu họ. Đó cũng là đóng góp tốt đẹp cho xã hội. Người Việt hải ngoại luôn hướng về Việt Nam, không phải chỉ giúp cho TPB mà còn giúp nhiều gia đình ở vùng xa còn nghèo đói, trẻ em có tiền đi học, các viện mồ côi, trại cùi, nồi cháo tình thương ở các bệnh viện, giúp mổ mắt, mổ tim …hoàn toàn vì nhân đạo không chính trị. „Ánh sáng cuối đường hầm“ Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn đề nghị, kêu gọi chính phủ Mỹ cho phép thương phế binh VNCH định cư tại Hoa Kỳ, vừa được Thượng Viện California thông qua ngày 30.4.2015 “Nghị quyết SJR 5 là một ánh sáng hy vọng cho hàng ngàn thương phế binh VNCH bị bỏ quên. Ðây là những người đã chiến đấu rất can đảm bên cạnh đồng minh Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam,” Hạ Viện California sẽ xem xét nghị quyết này trong những ngày tới. Nếu được thông qua, SJR 5 sẽ được chuyển đến tổng thống, lãnh đạo đa Số Thượng Viện và Hạ Viện liên bang. DCCT ngưng chương trình giúp cho TPB VNCH như ánh đèn chợt tắc, bóng tối bao phủ màn đêm tăm tối, nhưng một niềm hy vọng mỏng manh vừa ló dạng  hảy chờ xem: THƯ CHA GIÁM TỈNH VỀ MỘT SỐ VIỆC TRONG TỈNH DÒNG Sài Gòn, ngày 29 tháng 04 năm 2015 1/ Những hoạt động bác ái xã hội giúp đỡ những người nghèo, như khám bệnh, tặng học bổng cho các em học sinh, giúp đỡ anh em thương phế binh VNCH…, đều được khuyến khích thực hiện. 2/ Theo tinh thần Phúc Âm (Mt 6,1), anh em hãy thực thi bác ái trong sự phục vụ khiêm tốn, không phô trương bên ngoài. 3. Để hoạt động bác ái, xã hội là hoạt động mang tính cộng đoàn theo tinh thần HP số 21 thì cần có sự đồng tâm, đồng thuận của anh em cộng đoàn trong cách hành động, ngõ hầu chúng ta được hiệp nhất với nhau trong cùng một lòng mến. Chúng con cám ơn LM Giám Tỉnh sắp mở cánh cửa tràn đầy yêu thương đón những người cần sự giúp đỡ tinh thần cũng như vật chất, họ sẽ được đến trở lại với DCCT Sài Gòn một ngày gần nhất… cầu xin Chúa ban bình an cho mọi người đã và đang chờ đợi. Cầu xin Thiên Chúa ban phúc lành và thánh hóa những công việc tốt lành của quý Linh mục, Tu sĩ dấn thân giúp người nghèo khó, bị áp bức bất công, cho những người thấp cổ bé miệng…… Nguyễn Quý Đại Người thương Binh VN nhạc Anh Bằng, Đặng Thế Luân cahttp://bit.ly/1JrjKSg Ký sự đường dài thăm TPBVNCHhttp://bit.ly/1JrjRNA tặng xe lănhttp://bit.ly/1dNCmCd khám bệnhhttp://bit.ly/1RcKJ9Lhttp://bit.ly/1F64gFyhttp://bit.ly/1zBNSKohttp://bit.ly/1EQrJqV
......

Nhà văn Dương Thu Hương cần xét lại ngôn từ

Qua bài phỏng vấn có tựa “40 năm, nhìn lại về ngôn từ” của thông tín viên Tường An (RFA) hôm 11-3-2015, nhà văn Dương Thu Hương (DTH) đã có những phát biểu đáng tiếc, mang tính xúc phạm nỗ lực đấu tranh chấm dứt chế độ cộng sản Việt Nam nói chung và xúc phạm một tổ chức đấu tranh nói riêng, đó là đảng Việt Tân. Dù bà DTH đã từng được ngưỡng mộ như là một ngòi bút can đảm trong nước, nhưng qua những phát biểu trong bài phỏng vấn, bà đã để lại những ấn tượng tiêu cực trong độc giả: Thứ nhất, một nhà văn tranh đấu như bà và đã có một thời gian dài ở hải ngoại (từ 2006 tới nay), nhưng rất tiếc vẫn chưa nhìn ra “tính công bằng” của thế giới tự do, văn minh, đó là khi phát biểu hay viết điều gì thì cần phải tham khảo, nghiên cứu cho kỹ. Thứ hai, mặc dù sang định cư tại Pháp khá lâu nhưng có lẽ bà ít có dịp giao tiếp với môi trường đấu tranh của Cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản ngoài Paris như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Châu… nên bà đã có cái nhìn rất sai lệch về những người miền Nam tị nạn. Từ đó các phát biểu của bà mang đầy cảm tính, thiên kiến, và “vơ đũa cả nắm”. Dù đã có nhiều vị lên tiếng và đã có những góp ý/phân tích rất hay, nhưng tôi cũng vẫn xin bổ túc đôi điều, nhất là từ cương vị của một đảng viên Việt Tân đã tham gia đấu tranh chống độc tài cộng sản hơn 3 thập niên qua để xây dựng lại một quê hương tự do, dân chủ và nhân bản, tức là cùng chia xẻ ước mơ chung của dân tộc, trong đó có bà DTH. Ngày 30-4-1975 là ngày “Quốc Hận” Bà Dương Thu Hương phát biểu: “Về mặt những người miền Nam mà gọi là “Quốc hận” thì họ cũng phải nhìn lại. Tại sao? Tại sao lại là “Quốc hận” Trước khi hận những người khác họ phải hận chính họ.”(trích từ bài phỏng vấn) Bà DTH không nên “dạy” người miền Nam như thế. Ai đã là người VN yêu nước, có tinh thần trách nhiệm trong giai đoạn lịch sử này cũng đều cảm thấy “ân hận” vì đã để đất nước rơi vào tay cộng sản. Những người bị cộng sản lừa bịp, lợi dụng để phục vụ cho chủ thuyết ma quái này, ngày hôm nay tỉnh ngộ, chắc chắn còn “ân hận” nhiều hơn cả những người miền Nam chống cộng mà “bị buộc” phải thua cuộc. “Hận” mình, “hận” người (đồng minh Hoa Kỳ phản bội, bỏ rơi), “hận” bọn cộng sản tham tàn quốc tế ..., nhưng “hận” nhất vẫn chính là những kẻ mang hình dáng Việt Nam mà cuồng tín phục vụ cho hai đế quốc Liên Xô, Trung Cộng và chủ thuyết cộng sản độc hại nhất của nhân loại. Họ đã dùng bạo lực và lừa dối để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc đối với miền Nam, và tiếp tục trả thù, gây chết chóc, tang thương trên toàn cõi đất nước sau chiến tranh - kéo dài cho tới ngày hôm nay. Hầu hết 90 triệu đồng bào đều là nạn nhân của chế độ tồi bại này, làm sao mà họ không “uất hận” cho được. Ngày “Quốc Hận” 30-4-1975 nhắc nhở mọi con dân Việt Nam về biến cố lịch sử đau thương này để chúng ta không ngừng nghỉ nỗ lực “Kháng Cộng” hầu chấm dứt chủ nghĩa cộng sản phi nhân và tàn bạo trên quê hương yêu dấu, không phải để trả thù mà để trả lại cho dân tộc Việt Nam một đời sống yên lành, hạnh phúc trong hơi ấm tình người. So sánh Nam Việt Nam với Nam Hàn là phiến diện và khập khiễng Bà DTH phát biểu: Tại sao cùng một thời điểm, người Mỹ tạo ra những điều kiện để tạo ra chính sách dân chủ của 2 nơi : miền nam Việt Nam và miền Nam Hàn Quốc. Tại sao Hàn Quốc chiến thắng mà Việt Nam chiến bại ? Tại sao cùng một cơ hội lịch sử như thế, người Nam Triều Tiên họ đã chớp lấy cơ hội để biến đất nước của họ thành một xứ sở văn minh phồn thịnh, còn miền Nam thì không ? (trích từ bài phỏng vấn) So sánh hai quốc gia với hai hoàn cảnh chính trị, địa dư hoàn toàn khác nhau như vậy cho thấy bà DTH đã nhìn lịch sử quá phiến diện. Điểm khác biệt to lớn mà bà đã không nhìn ra giữa hai cuộc chiến tại Việt Nam và Triều Tiên là sự can dự quân sự khổng lồ của hai đế quốc Liên Xô và Trung Cộng vào Việt Nam so với Triều Tiên. Liên Xô và Trung Cộng đã biến Việt Nam thành một bãi chiến trường quốc tế, khiến xương máu Việt Nam đã bị hy sinh nhuộm đỏ núi sông để thỏa mãn tham vọng cộng sản hóa Đông Dương của lãnh đạo CSVN. Chính những tham vọng điên rồ này mà bà DTH đã phải thức tỉnh bật khóc khi vừa từ Bắc vào Nam năm 1975, và thấy hậu quả tang thương của đất nước tiếp tục 40 năm sau. Tại sao một Việt Nam không chiến tranh mà lại đi giật lùi quá xa so với Nam Hàn - một quốc gia chỉ ngang ngửa Nam Việt Nam về chỉ số kinh tế trước năm 1975, vậy mà bây giờ họ đã bỏ đất nước ta quá xa về mọi mặt? Việt Nam muốn bắt kịp Nam Hàn phải mất ít ra là 140 năm nữa. Xúc phạm nỗ lực đấu tranh của đồng bào hải ngoại DTH phát biểu:“Bây giờ nhìn lại những phong trào chống Cộng của người Việt hải ngoại, ta thấy cái gì ? Trừ những vụ treo đầu dê bán thịt chó như Hoàng Cơ Minh ra, rất nhiều chính khách khác chỉ chờ cơ hội để về Việt Nam thương thuyết với Cộng sản để chia ghế. Những nhà chống Cộng ở đây tôi biết thì hoàn toàn là một thứ trò du hí để thoả mãn cái lòng tự tôn của họ. Bởi vì sống ở nước ngoài họ không có một gương mặt hãnh diện, một vị trí xứng đáng cho nên là họ nêu chiêu bài chống Cộng, nhưng lúc nào cũng ngóng chờ Cộng sản chìa tay ra để trở về chia ghế. Và có những ông Cộng sản chưa cần mời đã vội vàng đến sứ quán làm lành trước . Vì sao . vì họ thấy đấu tranh mệt mỏi quá, hàng Cộng sản đi kiếm được một chút vui thú trong cuối đời. Cho nên bây giờ muốn chiến thắng Cộng sản thì trước tiên phải chiến thắng chính bản thân mình. Bây giờ rất nhiều Việt kiều ở nước ngoài chửi Cộng sản nhưng về trong nước lại vui thú, bởi vì Cộng sản cho làm ăn, cho kiếm tiền, cho chơi gái rẻ. Cho nên cái tinh thần chống Cộng của rất nhiều người theo tôi nó cũng giống như cái đuôi con chó, vẫy lên rồi vẫy xuống theo cái lợi ích của họ”.(trích từ bài phỏng vấn)     Trưa 30/4/2015 một cuộc biểu tình tưởng niệm 40 năm ngày Sài gòn sụp đổ do cộng đồng ngườii Việt vùng Maryland, Virginia, Whasington tổ chức diễn ra trước tòa Đại sứ Việt Nam tại thủ đô Washington DC. RFA PHOTO Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đã hy sinh cuộc sống ấm êm tại hải ngoại để trở về cùng dân tộc đấu tranh chấm dứt chế độ độc tài cộng sản. Trên đường phục vụ Tổ Quốc, ông và một số lãnh đạo của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (gọi tắt là đảng Việt Tân) đã anh dũng hy sinh. Những sự hy sinh nói trên vào đầu thập niên 80, trong hoàn cảnh tan tác của đất nước, trong sự ngoảnh mặt của thế giới, đã thắp lên ngọn lửa đấu tranh sáng ngời chính nghĩa, và đã để lại cho Việt Tân nói riêng, đất nước nói chung, một di sản quý báu, đó là tấm gương yêu nước và hy sinh tuyệt vời vì đại nghĩa. Nếu không trân quý thì cũng nên im lặng đối với những người đã hy sinh. Bà DTH không nên dùng những lời cáo buộc, vơ đũa cả nắm, so sánh một cách xúc phạm đối với một Tướng lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và những người yêu nước đã và đang miệt mài đóng góp vào đại cuộc giải phóng dân tộc khỏi gọng kìm của những kẻ phản bội “hèn với giặc, ác với dân”? Nếu thật sự là một người quan tâm, bà DTH không thể nào không nhìn thấy những giá trị đóng góp của cộng đồng hải ngoại trong công cuộc đấu tranh chung, qua một vài tóm lược sau đây: - Cộng đồng người Việt hải ngoại trong 40 năm tỵ nạn đã phất lên ngọn cờ chính nghĩa và giữ vững lập trường đấu tranh chống độc tài cộng sản một cách quyết liệt và không khoan nhượng trước những chính sách chiêu dụ “hòa giải, hòa hợp” của thiểu số lãnh đạo CSVN. - Tranh thủ sự hậu thuẫn của thế giới đối với công cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa hiện nay của dân tộc Việt Nam. Đồng thời vận động thế giới áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền và ngăn chận những đàn áp đối với các nhà dân chủ tại Việt Nam. - Làm cho CSVN phải thất bại trong kế hoạch bao vây kinh tế đối với các nhà dân chủ và những người yêu nước bằng sự kiên trì hỗ trợ tài chánh, phương tiện để bà con quốc nội có điều kiện thăm nuôi thân nhân bị tù, thuốc men chữa bệnh; mướn luật sư bênh vực, nhất là giúp bà con dân oan có phương tiện đi tìm công lý… - Góp phần phá vỡ bức màn bưng bít của CSVN dưới nhiều hình thức và nhất là tạo một chỗ dựa tình thần cho các nhà dân chủ, các tổ chức đấu tranh trong nước để có thể vượt qua tình trạng khống chế, cô lập của bộ máy an ninh. Nói tóm lại, sự hiện hữu của Cộng đồng người Việt tại hải ngoại sau năm 1975 đã trở thành một nhân tố quan trọng hỗ trợ cho phong trào dân chủ ngày một lớn mạnh, vượt qua mọi khó khăn, sóng gió để từng bước đối đầu công khai với chế độ Hà Nội. Sau cùng, các phát biểu của bà DTH đã được đài Á Châu Tự Do (RFA) phát thanh hôm trung tuần tháng 3/2015 và đã gây ra nhiều sự phẫn nộ trong Cộng đồng, đặc biệt là đối với rất đông thân hữu của đảng Việt Tân liên quan đến Tướng Hoàng Cơ Minh. Trong tinh thần tôn trọng sự thật, công bằng và lẽ phải, chúng tôi mong đài RFA sẽ cho loan tải bài phản luận này trên hệ thống của quý đài. Trần Diệu Chân Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese
......

Tâm điểm của Hội Nghị 11 Trung ương đảng CSVN

Diễn tiến chọn lựa nhân sự Sáng ngày 4/5 vừa qua, Trung ương đảng CSVN đã tổ chức Hội nghị lần thứ 11 tại Hà Nội. Hội nghị lần này tập trung thảo luận 3 vấn đề lớn: 1/ Vấn đề nhân sự đại hội XII; 2/ Mô hình tổ chức chính quyền địa phương; 3/ Dự án xây dựng sân bay Long Thành. Trong 3 vấn đề nói trên, những bàn thảo và quyết định về nhân sự lãnh đạo cho 5 năm tới là nội dung chính. Vấn đề nhân sự thường gay cấn và phức tạp, được mang ra bàn thảo và quyết định trong những Hội nghị trung ương gần cuối khóa. Cách nay 5 năm, Hội nghị chuẩn bị nhân sự cho đại hội XI (1/2011) đã bắt đầu từ tháng 2/2010 (Hội nghị 12) kéo dài đến tháng 12/2010 (Hội nghị 14) gần 10 tháng mới gọi là tạm hoàn tất. Lúc đó do việc Trương Tấn Sang (Thường trực Ban Bí Thư) và Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng) tranh nhau ghế Tổng bí thư mãn nhiệm của Nông Đức Mạnh nên đã đặt Trung ương đảng ở vào tình thế “chiến tranh lạnh”. Cuối cùng sự tranh chấp giữa ông Dũng và ông Sang phải giải quyết bằng biện pháp “trái độn”. Đó là đưa Nguyễn Phú Trọng, đang là Chủ tịch Quốc hội ở tuổi 68 (tuổi phải về hưu) ra làm Tổng bí thư. Nhằm tránh những khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự vào giờ phút chót nói trên, từ năm 2011 và 2012, Trung ương đảng CSVN đã bàn thảo và thông qua một số nguyên tắc trong việc ban chấp hành trung ương đương nhiệm bỏ phiếu đề cử thành phần tân Trung ương đảng, tân Bộ chính trị, tân Ban bí thư cho nhiệm kỳ tới. Nói cách khác là thay vì giao cho Tổng bí Thư và Trưởng ban tổ chức Trung ương đảng thao túng trong việc thành lập danh sách đề cử những người trong phe nhóm của mình vào Trung ương đảng và Bộ chính trị như trước đây, việc chọn lựa kể từ nay giao cho tập thể Trung ương đảng. Chính vì dựa theo nguyên tắc này mà Hội nghị trung ương 10 vào tháng 1/2015, Trung ương đảng CSVN đã tiến hành 3 công tác: Thứ nhất là quyết định danh sách 290 người sẽ đưa vào làm ủy viên Trung ương cho nhiệm kỳ tới. Thứ hai là quyết định danh sách 22 người được quy hoạch vào Bộ chính trị, Ban bí thư cho nhiệm kỳ tới. Thứ ba là bỏ phiếu tín nhiệm 20 ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư. Blog Chân Dung Quyền Lực, được coi là Blog do nhóm Nguyễn Tấn Dũng lập ra để triệt hạ các đối thủ đã tiết lộ toàn bộ kết quả 20 người có phiếu tín nhiệm từ cao đến thấp gồm: 1/ Nguyễn Tấn Dũng, 2/ Trương Tấn Sang; 3/ Nguyễn Thị Kim Ngân; 4/ Phùng Quang Thanh; 5/ Ngô Xuân Lịch; 6/ Ngô Văn Dụ; 7/ Trần Đại Quang; 8/ Nguyễn Phú Trọng; 9/ Trần Quốc Vượng; 10/ Nguyễn Thiện Nhân; 11/ Lê Thanh Hải; 12/ Nguyễn Sinh Hùng; 13/ Đinh Thế Huynh; 14/ Tòng Thị Phóng; 15/ Nguyễn Xuân Phúc; 16/ Lê Hồng Anh; 17/ Tô Huy Rứa; 18/ Trương Hòa Bình; 19/ Phạm Quang Nghị; 20/ Hà Thị Khiết. Trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm nói trên có 11 nhân vật ở vào tuổi phải về hưu sau Đại hội XII vào tháng 1/2016: 1/ Ngô Văn Dụ; 2/ Nguyễn Phú Trọng; 3/ Trần Quốc Vượng; 4/ Lê Thanh Hải; 5/ Nguyễn Sinh Hùng; 6/ Tòng Thị Phóng; 7/ Tô Huy Rứa; 8/ Trương Hòa Bình; 9/ Hà Thị Khiết; 10/ Trương Tấn Sang; 11/ Nguyễn Tấn Dũng. Bộ Tứ cho 5 năm tới Trong diễn văn khai mạc Hội nghị 11, Nguyễn Phú Trọng đề cập về việc chọn lựa nhân sự vào Trung ương đảng, Bộ chính trị, Ban bí thư, Tổng bí thư, phải dựa trên các tiêu chuẩn như: - có bản lãnh chính trị; - kiên định mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội; -t uyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin; - có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng; - không tham nhũng, cơ hội, hay tham vọng quyền lực; - có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết; - được quần chúng thực sự tin yêu (sic). Với những tiêu chuẩn mà ông Trọng đưa ra nói trên, có thể nói là không một ủy viên bộ chính trị nào đáp ứng, nhất là tiêu chuẩn “có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng; không tham nhũng, không tham quyền cố vị và được quần chúng thực sự tin yêu”. Trong thực tế, những tiêu chuẩn mà ông Trọng đưa ra chỉ nhằm tuyên truyền trong khối quần chúng đảng u tối chứ người dân bình thường không còn ai tin. Vấn đề then chốt nhất trong việc chọn lựa nhân sự kỳ này không phải là thành phần tân Trung ương đảng, Ban bí thư mà chính là danh sách Bộ chính trị và Tổng bí thư. Về Bộ chính trị: Lần này tân Trung ương đảng nhiệm kỳ tới sẽ phải bầu chọn 17 người vào Bộ chính trị, dựa trên danh sách đề cử 22 người của trung ương đảng hiện nay. Theo một số phân tích của các nhà bình luận thời cuộc, những nhân sự sau đây có nhiều triển vọng là thành viên Bộ chính trị (2016-2021): Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh; Ngô Xuân Lịch; Phạm Bình Minh; Nguyễn Thiện Nhân; Vũ Đức Đan, Đinh La Thăng; Nguyễn Xuân Phúc... Nhìn vào danh sách này người ta thấy rõ là lãnh đạo CSVN cho 5 năm tới cũng chỉ là thành phần bảo thủ, theo Tàu. Về Tổng bí thư: Trong 2 năm qua, dư luận nhắc đến khá nhiều về Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Quang Nghị ra tranh ghế Tổng bí thư. Ông Dũng đã có ý định nắm Tổng bí thư từ lâu và đó là con đường “an toàn” nhất để cho ông Dũng chuẩn bị hạ cánh an toàn sau khi rời ghế Thủ tướng. Phạm Quang Nghị, về khả năng không đủ tầm để giữ trách vụ này; nhưng do sự khuyến khích của Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm thân Bắc Kinh muốn giữ ghế Tổng bí thư cho phe bảo thủ miền Bắc. Hiện nay, sau vụ đứng chót trong danh sách những người có phiếu tín nhiệm thấp và bị cả nước phản đối mạnh mẽ dự án chặt, đốn cây xanh ở Hà Nội, Phạm Quang Nghị khó còn có triển vọng được đề cử ra tranh với Nguyễn Tấn Dũng. Một nhân vật khác gần đây được nêu tên sẽ ra tranh ghế Tổng bí thư với ông Dũng là Đinh Thế Huynh, Trưởng ban tuyên giáo Trung ương. Sở dĩ người ta chú ý đến Đinh Thế Huynh là vì trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 3/2015, Nguyễn Phú Trọng đã cho Đinh Thế Huynh tháp tùng. Tuy nhiên, thế lực của ông Huynh rất yếu dù có được ông Trọng hỗ trợ cũng khó có thể đối đầu với phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng. Vì thế, dựa trên các tiêu chuẩn chọn lựa nhân sự của ông Trọng đưa ra và dựa trên tình hình nội bộ đảng hiện nay, Nguyễn Tấn Dũng có nhiều cơ hội để trở thành Tổng bí thư cho nhiệm kỳ 2016-2021. Nếu Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng bí thư, theo những đánh giá của các chuyên gia quốc tế, một số nhân sự sau đây có nhiều tiềm năng ở vào vị trí “tứ trụ”: Thủ tướng sẽ là Vũ Đức Đan, Chủ tịch Quốc hội sẽ là Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch nước sẽ là Phạm Quang Nghị. Đinh Thế Huynh nhiều phần sẽ thay Lê Hồng Anh giữ chức Thường trực Ban bí thư. * Những đánh giá về sắp xếp nhân sự nói trên chưa tính đến yếu tố can dự của Bắc Kinh. Lý do là sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD 981 cách nay 1 năm, trong thượng tầng lãnh đạo CSVN – tuy không muốn làm phật lòng Trung Cộng trên bề nổi – nhưng bên trong đa số không còn coi Bắc Kinh là chỗ dựa an toàn. Tuy nhiên, Bắc Kinh không dễ gì “buông tha” cho lãnh đạo CSVN chọn thế đu dây đi gần với Hoa Kỳ như hiện nay. Vì thế yếu tố Trung Cộng vẫn còn là ẩn số lớn và phải chờ xem phản ứng của Bắc Kinh sau chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng vào tháng 6 tới đây, mới thấy rõ ai sẽ được chọn theo ý của thiên triều. Trung Điền Ngày 6/5/2015
......

Uống bia dễ bị muỗi cắn.

Nếu không muốn trở thành mồi ngon cho muỗi, các đấng mày râu từ nay không nên uống bia ngoài trời, nếu không thì phải thoa kem chống muỗi,  hoặc sử dụng nhang đuổi muỗi trước khi nâng ly. Trung tâm nghiên cứu IRD ở Montpellier (Pháp) phát hiện loài côn trùng gây sốt rét, và sốt xuất huyết, có xu hướng thích bay về phía những người đã dùng vài cốc bia/rượu. Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này sẽ được dùng để nghiên cứu cách phòng chống bệnh sốt rét. Ít nhất một loài muỗi bị hấp dẫn bởi sự thay đổi mùi, và hơi thở do bia rượu gây ra ở người uống bia rượu. Đó là muỗi Anopheles gambiae ở Burkino Faso (Tây Phi). Các chuyên gia cho rằng có thể loài muỗi này biết cách liên hệ mùi bia với việc không để tâm đến việc xua đuổi muỗi ở người say xỉn. Quan sát 25 người tình nguyện trong độ tuổi 20-43 đã uống 1 lít bia, các nhà Khoa học nhận thấy nhiều con muỗi bay ngược gió về hướng những người này. Muỗi được nuôi trong hộp kín được thả về phía bẫy có chứa không khí và cả mùi cơ thể của tình nguyện viên. Kết quả cho thấy có tới 47% lượng muỗi bay thẳng vào bẫy sau người tham gia uống bia so với chỉ 35% trước khi tiêu thụ bia. 65% muỗi đâm đầu vào nơi chứa mùi cơ thể người sau khi say rượu, nhiều hơn so với tỷ lệ chỉ 50% trước đó khi người tham gia còn tỉnh táo. THÁI THANH (Theo Daily Mail)
......

Nhà văn Võ Thị Hảo từ bỏ Hội nhà văn Việt Nam

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/05/20150506-ctm-... Vào ngày hôm qua 5/05 nhà văn Võ Thị Hảo đã tuyên bỏ từ bỏ Hội nhà văn Việt Nam, vì Hội ngày càng có thêm nhiều hành động tỏ ra thù địch với quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tác và nhân quyền của nhà văn. Sự kiện này làm chúng ta nhớ lại trong nhiều năm gần đây, VN liên tiếp bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế liệt kê vào danh sách các nước đàn áp tự do báo chí, tự do ngôn luận nghiêm trọng nhất trên thế giới. Nhiều nhà văn và nhà báo đang bị giam cầm tại Việt Nam. Họ bị  tù đày chỉ vì phát biểu ôn hòa những quan điểm của mình. Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa nhà văn Võ Thị Hảo và phóng viên Trần Quang Thành về vai trò và chức năng của người cầm bút. http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/05/20150506-ctm-... *** Tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn Việt Nam Tôi là Võ Thị Hảo – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam(HNVVN) từ năm 1996. Hôm nay ngày 5/5/2015, tôi  tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn Việt Nam. Lý do: Hội Nhà văn Việt Nam ngày càng có thêm nhiều hành động tỏ ra thù địch với  quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tác và nhân quyền của nhà văn. Điều này là vi hiến, vi phạm Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa , Công ước về những quyền dân sự và chính trị cuẩ công dân mà chính phủ VN đã ký cam kết trước Liên Hiệp quốc từ nhiều năm qua. Vì thế, tôi tuyên bố từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam kể từ ngày hôm nay. Kính báo và trân trọng cảm ơn quý vị đã đọc văn bản này. Người tuyên bố Võ Thị Hảo http://radiochantroimoi.com/tieng-noi-da-nguyen/nha-van-vo-thi-hao-tu-bo...
......

Tương lai ra sao sau 40 năm thất bại?

Những ngày cuối tháng tư đã trôi qua, song những xúc cảm và suy nghĩ về những ngày này 40 năm trước vẫn còn tràn đầy các trang blog. Những hồi tưởng về thất bại, những lo lắng về hiện tại và tương lai. 40 năm thất bại Một thiếu nữ cầm cờ cộng sản sau khi tham dự một cuộc diễu hành quân sự được tổ chức vào 10 tháng 10, 2010 tại Hà Nội AFP Tuần lễ cuối cùng của tháng Tư, các trang blog hầu như có cùng một chủ đề, đó là ngày 30/4 của 40 năm trước, ngày mà nhiều người cho rằng là một ngày định mệnh làm thay đổi số phận của cả dân tộc Việt vốn tồn tại cả ngàn năm. Blogger nhạc sĩ Tuấn Khanh viết về những đồng nghiệp đàn anh của ông tại miền Nam trong thời khắc chuyển đổi đầy bi kịch đó: Tháng 4/1975 là cột mốc thay đổi rất nhiều thứ của người miền Nam Việt Nam. Đối với giới âm nhạc, đó cũng là một giai đoạn đầy biến động nhưng ít được ghi lại,. Những biến động đó bao gồm ly tán, tuyệt vọng, cái chết và sự nhục nhằn của kiếp người từ một chế độ này, bước sang một chế độ khác. 40 năm sau cái ngày định mệnh đó việc bàn luận và tranh cãi nhau về nó lại dường như không giảm đi theo năm tháng. Nếu tuần trước ông Andre Menras viết bài giải thích thái độ của mình trong chiến tranh Việt nam, thì tuần này tác giả Trần Quí Cao viết trên Bauxite Việt nam để phản biện, để nhấn mạnh đến khía cạnh nội chiến của cuộc chiến ấy. Và tác giả kết luận rằng người dân Việt đã bị lợi dụng, và trong số những người dân ấy người ta nhìn thấy cả hình ảnh của tác giả qua lời văn của chính ông: Anh Cương Quyết thân mến, cách đây hơn 40 năm, tôi từng căm phẫn như anh khi đọc những dòng đại loại: “Việt Nam bị các đại cường xâu xé để cướp đoạt tài nguyên”. Qua thực tế lịch sử, hiện nay tôi cũng căm phẫn, nhưng theo chiều khác: căm phẫn cái thế lực, cái dã tâm, lợi dụng lòng yêu nước của dân ta, đã đưa ra chiêu bài sai trái đó để dẫn dụ người Việt giết người Việt. Đa số dân chúng bị dẫn dụ non nớt đã đành, nhưng không thể không căm phẫn cái thế lực vì dã tâm thống trị độc tài mà đang tâm xô đẩy dân tộc vào vòng điêu linh tan nát! Blogger Song Chi viết bài Sự dối trá kéo dài, trong đó bà liệt kê những thất bại triền mien 40 năm qua của những người những tưởng là chiến thắng vào những ngày này bốn thập kỷ trước. Đó là những người cộng sản đã Phản bội lại chính lý thuyết của mình, họ Thất bại trong hòa giải, nền văn hóa xã hội họ tạo ra cho đất nước cũng hoàn toàn thất bại. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn nhìn lại những thất bại đó: Chiến thắng gì khi mà xong cuộc chiến thì cả nước lâm vào cảnh khốn cùng, bị phía bên kia trừng phạt suốt 20 năm trời, và cuối cùng phải đi cầu cạnh chính cái kẻ mà mình đánh đuổi nó ra khỏi nước. Hệ quả của cuộc chiến còn thê thảm hơn nữa. Nó đẩy đất nước vào nghèo đói triền miên. Cho đến nay vẫn còn nghèo. Cả triệu người bỏ nước ra đi bất chấp hiểm nguy. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam có nhiều người bỏ nước ra đi như thế. Một trong những thất bại lớn nhất của những người cộng sản chính là cuộc sống cơ cực của hàng triệu nông dân Việt nam đã không giảm đi mà còn tăng lên qua hình ảnh xung đột đất đai mà nhà báo Lê Phú Khải ghi nhận được trong thời gian làm việc tại vùng đồng bằng Cửu long. Điều trớ trêu ở đây lại nằm ở chổ lá cờ búa liềm của đảng cộng sản lại không cứu giúp được những người mà họ tự nhận mình là kẻ bảo vệ. Trong số những người từng đứng dưới lá cờ búa liềm đó có nhà báo, blogger Nguyễn Vũ Bình, người từng làm việc cho Tạp chí cộng sản, cơ quan tuyển truyền ý thức hệ của những người cộng sản. Ông viết về ngày 30/4 năm nay, về những người tự cho là thắng cuộc: Nỗi đau của bên thắng cuộc là nỗi đau từ từ, âm ỉ. Nó lớn lên cùng với nhận thức của chính những người trong cuộc, từ sự so sánh giữa lý tưởng và hiện thực, giữa lời nói và việc làm. Sau 30/4/75, đất nước sạch bóng quân thù, cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội….một sự vỡ mộng, bẽ bàng khủng khiếp từ từ xâm lấn tâm hồn bên thắng cuộc. Với độ lùi 40 năm sau ngày 30/4 đó, tất cả đã hiển hiện, bức tranh toàn cảnh của Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng cộng sản: Sự toàn vẹn lãnh thổ không còn, đất đai, hải đảo, lãnh hải bị mất và xâm phạm nghiêm trọng; nợ gấp đôi GDP và không có khả năng thanh toán; đạo đức, nền tảng xã hội bị băng hoại và phá hủy hoàn toàn; sự dồn nén cùng cực của tất cả mọi tầng lớp nhân dân…đây phải chăng là kết quả của niềm vui chiến thắng? Một phụ nữ đứng bán cờ đảng ở TPHCM. AFP Một người trẻ tuổi sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến là Đoan Trang tham gia cuộc biểu tình chống hủy hoại mội trường tại Hà nội vừa qua viết sau khi cô bị công an bắt giam vài giờ trong cuộc biểu tình hoàn toàn bất bạo động tại thủ đô: Có lẽ nào chúng ta cứ để một thiểu số bất tài vô hạnh ra những quyết định mang tính chất phá hoại – mà không chỉ phá chúng ta, còn gây hại cho nhiều thế hệ sau này nữa? Điều đáng sợ nhất là, khi lầm lỗi, khi làm sai, khi phạm tội ác mà không phải chịu trách nhiệm gì, kẻ sai, kẻ ác sẽ không có lý do gì để dừng lại. Phải chăng lời phát biểu của Đoan Trang trong những ngày tháng tư nóng bỏng này chính là lời tổng kết 40 năm thất bại. Một tương lai không rõ ràng Khi Quí thính giả lắng nghe bài điểm blog này thì cuộc diễu hành hoành tráng kỷ niệm ngày chiến thắng của những người cộng sản đã chấm dứt. Người ta nói nhiều về những thất bại của họ, người ta cũng đàm tiếu những hình ảnh phô trương của ngày diễu binh. Rồi tất cả cũng qua đí, câu hỏi lớn nhất được đặt ra là sắp tới là cái gì? Cái gì sẽ chờ đón dân tộc này? Những người cộng sản sẽ tiếp tục cầm quyền và ca ngợi chiến thắng của họ hàng năm? Và cũng hàng năm người ta lại thấy những quan chức nước láng giềng Trung quốc tung ra những lời hữu hảo nhưng đầy nghi ngại trong con mắt người dân Việt? Và họ lại tiếp tục gọi nước Mỹ ngày nay là Đế quốc? Gọi những người mạo hiểm tính mạng tìm tự do là lầm đường lạc lối như lời ông chủ tịch Mặt Trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân? Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn viết: Tôi không biết giới chính quyền Mĩ  họ nghĩ gì khi đọc bài của ông tổng Trọng. Nhưng chắc chắn họ đã đọc, và chắc chắn họ không vui. Họ cũng là người, có tình cảm vui buồn như chúng ta, thì làm sao họ vui cho được khi người họ mời sắp ghé thăm lại nhắc đến những quá khứ không đẹp – không đẹp cả hai bên. Họ thừa hiểu rằng Việt Nam chỉ dám chửi họ thôi, chứ Việt Nam không dám hó hé gì với Tàu cộng. Kể cũng lạ: chửi kẻ đang giúp mình, nhưng lại im lặng với kẻ đang hãm hại mình từng ngày! Thật không hiểu đạo lí và logic đằng sau là gì cho thái độ đó. Chỉ dám chửi kẻ ở xa, chứ không dám hó hé với kẻ sát nách nhà. Và, hiểu như thế thì người Mĩ sẽ mỉm cười. Trong quan hệ giữa Mỹ và Trung quốc, trên thế trận mới của bàn cờ địa chính trị thế giới, còn vài tuần nữa ông Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng lên đường sang thăm Hoa kỳ. 42 nhân sĩ trí thức Việt nam cùng viết kiến nghị với ông: Chúng ta không cần và cũng không nhằm liên minh với một nước để chống lại nước thứ ba, song lại rất cần liên minh với ai có thể giúp chúng ta thêm sức mạnh chống lại kẻ cướp đang xông vào nhà mình. Chúng ta đã có bài học về các nước lớn vì lợi ích riêng của họ, biến nước nhỏ thành con tốt trên bàn cờ chính trị, để quyết giữ vững bản lĩnh của một dân tộc không chịu khuất phục trước mọi áp lực. Nhưng phải sòng phẳng nói rằng: lúc này đây thực lực của Mỹ đang là một sức mạnh giúp chúng ta giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta trên biển cũng như trên đất liền. Ngay trước ngày kỷ niệm 30 tháng tư, một hội thảo được tổ chức tại Hà nội với sự tham dự của nhiều nhà quan sát quốc tế, một trong những nhà quan sát đó là Giáo sư Jonathan London, đồng thời cũng là cây bút quan thuộc của trang điểm blog này cũng có tham dự. Ông viết bài Giải phóng: Điều gì ở phía trước cho nước 94 triệu dân này vẫn chưa rõ ràng. Điều rõ ràng là cả nước đã đi một chặng đường rất dài trong 40 năm qua, mặc dù có lẽ không đủ dài để tự tin nói rằng họ đã hoàn toàn đối diện với quá khứ của mình. Xã hội dân chủ là một con đường hứa hẹn nhất cho Việt nam và tiệm cận nhất với nguyện vọng và ý chí của nhân dân Việt nam. Liệu xã hội dân chủ có thể được hình thành ở một quốc gia đang phát triển? Những người bảo thủ sẽ nói không cho đến khi nào có người trả lời không với họ. Những gì mà Việt nam sẽ đạt được trong những thập kỷ tới sẽ phần lớn là kết quả của các quyết định chính trị của chính người Việt nam trong và ngoài Đảng. Nếu các quyết định được đưa ra càng mang tính dân chủ, minh bạch và công khai tôi sẽ càng lạc quan về tương lai chính trị, xã hội và kinh tế của Việt nam. Những mầm mống của phong trào dân chủ trên thực tế đã hình thành ở Việt nam, nhưng sự thành công của họ dường như vẫn còn xa vời theo như blogger Kami nhận định trong một bài viết mà ông so sánh với phong trào đối lập tại Cuba vừa bị thất bại: Giả sử bây giờ nhà nước Việt nam bất ngờ tuyên bố bỏ điều 4 Hiến pháp, cho tổ chức bầu cử tự do, đa đảng trong một thời gian gấp rút tương tự như Cu ba, thì có lẽ phong trào dân chủ ở Việt nam khó mà tránh được vết xe đổ tương tự như vừa xảy ra ở Cu ba ngày Chủ Nhật 19/4 vừa qua. Nghĩa là hầu hết các ứng viên dân chủ sẽ khó mà có cơ hội đắc cử, nếu như họ và các tổ chức của họ không có một sự chuẩn bị sẵn sàng về các bước cần thiết để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri ngay từ bây giờ. Đó là nói về tương lai, còn hiện tại đứng giữa những ngày tháng tư này, đứng giữa những cuộc tranh luận và cải vã, một cây bút giấu tên viết trên trang Viet-Studies: Các thế hệ sẽ dần qua đi, để không còn có ai đáng cho ai ngạo nghễ về chiến thắng, không còn có ai đáng cho ai hận thù vì tội ác đã gây ra. Chúng tôi xin mượn ý này để kết thúc bài điểm blog hôm nay! Theo rfa.org/vietnamese
......

Hội đồng Giám mục Việt Nam không đồng ý Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo

Kính gửi: – Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, – Ông Phạm Dũng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, Đáp lại yêu cầu xin góp ý cho bản Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi tắt là Dự thảo 4), chúng tôi, Ban Thường vụ, nhân danh Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, xin có một số nhận định và đề nghị sau: I/ NHẬN ĐỊNH CHUNG Bản Dự thảo 4 chưa làm rõ mục đích của luật, vì luật được tạo ra nhằm đảm bảo quyền con người, tạo sự bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, đem lại bình an cho xã hội cùng cộng đồng dân tộc. Điều kiện tiên quyết đem lại bình an cho cộng đồng dân tộc là việc người dân chu toàn bổn phận làm người, – tu thân, tề gia, trị quốc, – phải mang tính thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Thiên thời là thuận ý trời. Địa lợi là lợi cho truyền thống văn hoá đạo đức dân tộc.  Nhân hòa là hoà với lòng nhân, lòng đạo của người dân. Trong bản Dự thảo 4 có những điều luật chỉ nhằm mang lại quyền lợi cho nhà cầm quyền (như Điều 9, cùng những Điều nói về việc đăng ký…), mà quên đi quyền lợi của người dân, chưa làm rõ tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo. Điều thiếu sót quan trọng nhất của Dự thảo 4 là không công nhận sự “tồn tại” hợp pháp của một tổ chức tôn giáo trước pháp luật Việt Nam, qua việc không công nhận tổ chức tôn giáo là một “pháp nhân” chiếu theo Điều 84-85 của Bộ Luật Dân sự 2005. Nhìn chung, bản Dự thảo 4 đi ngược lại với quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo, gây lo ngại nhiều hơn là đem lại sự bình an cho mọi người. II/ MỘT SỐ CHI TIẾT Dự thảo 4 có rất nhiều Điều, khoản và những chi tiết bất cập, không nói lên được thiện chí của Nhà nước trong việc tôn trọng sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra một số Điều, khoản và chi tiết đáng quan tâm nhất: 1/ Điều 2 khoản 4 chưa giải thích rõ cụm từ “quy định của pháp luật” là như thế nào. 2/ Điều 6 khoản 5b quy định quá chung chung và mơ hồ, vì có thể có những mâu thuẫn về đạo đức, luân lý giữa quan điểm của tôn giáo và chính sách của Nhà nước, như vấn đề phá thai, ly dị, hôn nhân đồng tính… Vì thế, không thể chấp nhận một sự cấm đoán ở điểm này. 3/ Điều 15 của Dự thảo 4 liệt kê các hoạt động của tổ chức tôn giáo sau khi được cấp đăng ký hợp pháp. Trong các hoạt động này, thiếu hẳn những quyền để duy trì sự “tồn tại” của tổ chức tôn giáo. Trong khoản 1 chỉ công nhận việc “sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tôn giáo”, nhưng lại không nói đến quyền sở hữu và sử dụng cơ sở. 4/ Điều 18 Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Điều 24 Hiến pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2013) đều quy định:   “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Vì vậy những người đang bị giam, giữ được đáp ứng nhu cầu tôn giáo theo quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Hiến pháp. 5/ Điều 9 và Điều 44 Dự thảo 4 là không khả thi, đòi hỏi này vô lý vì mâu thuẫn với  Điều 2 khoản 2. 6/ Điều 32: Hội nghị và đại hội của các tôn giáo không cần sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì đây là việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo. 7/ Điều 38: Điều này là một bước thụt lùi so với Điều 23 của “Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”, Điều 19 của Nghị định 22 và Điều 23 của Nghị định 92. 8/ Điều 49: Đòi hỏi quá nặng nề và phiền toái. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài là vấn đề thuần túy tôn giáo, không cần phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước. Nhà nước không nên xen quá sâu vào công việc nội bộ các tôn giáo. 9/ Điều 50 qui định khá mơ hồ: “tổ chức tôn giáo quốc tế” là gì? Thế nào là “tham gia tổ chức tôn giáo quốc tế”? Qui định mơ hồ sẽ gây khó khăn cho các hoạt động tôn giáo. 10/ Điều 51 khoản 1: “…tổ chức tôn giáo… được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến tặng, cho trên cơ sở tự nguyện…”. Điều này vẫn không nói đến hay hạn chế các hoạt động của tổ chức tôn giáo như: quản lý và sử dụng tài sản hay tài khoản ngân hàng, mua bán hay chuyển nhượng cơ sở tôn giáo theo nhu cầu thực tế… 11/ Điều 52: Các tổ chức tôn giáo phải được tự do hoạt động trong các lãnh vực  từ thiện, nhân đạo và không có hạn chế nào. 12/ Điều 54: Phải hiểu như thế nào là “tài sản hợp pháp” khi các tổ chức tôn giáo chưa được công nhận tư cách pháp nhân? 13/ Điều 66: Quy định về việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, nhưng chỉ nói đến việc khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính theo luật tố tụng hành chính. Việc tổ chức tôn giáo có quyền khiếu kiện tại toà án các cấp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình không được đề cập: chẳng hạn khi bị lấn chiếm đất đai, cơ sở tôn giáo. 14/ Chương X và chương XI không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoàn toàn mang tính chất áp đặt quyền lực của Nhà nước lên các tổ chức tôn giáo, tạo kẽ hở cho cơ quan hành pháp lạm dụng quyền lực. Vì vậy, hai chương này tự mâu thuẫn với Điều 2 trong Dự thảo 4 cũng như với Hiến pháp năm 1992 và sửa đổi năm 2013. III/ KIẾN NGHỊ Bản Dự thảo 4 đi ngược lại với Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế (Điều 18) và Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013 (Điều 24). Chúng tôi nhận thấy Dự thảo 4 này là một bước thụt lùi so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004. Bản Dự thảo này tạo ra quá nhiều thủ tục rườm rà, nhiều cơ chế khắt khe, ràng buộc, khiến các sinh hoạt tôn giáo bị cản trở. Vì vậy, chúng tôi đề nghị: – Không đồng ý Dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo. – Soạn lại một bản Dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và mang tầm vóc của xã hội tiến bộ. – Bản Dự thảo mới phải được tham khảo ý kiến từ các tổ chức tôn giáo. Đặc biệt, các tổ chức tôn giáo phải được công nhận tư cách pháp nhân và được pháp luật bảo vệ. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 05 năm 2015 TM. Ban Thường vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Tổng thư ký (đã ký) + Cosma Hoàng Văn Đạt SJ (WHĐ)
......

Đội lốt

Tra từ điển trên mạng, đội lốt được định nghĩa là vỏ bên ngoài giả trá để lừa dối. Tôi sẽ kể cho các bạn 6 câu chuyện về đội lốt. Câu chuyện thứ nhất : Vào khoảng giữa tháng 4 năm 2013, khi tôi đi công tác tại Châu Âu, lúc đang đứng chờ tại sân bay Charles De Gaulle-Paris, đột nhiên tôi nghe thấy tiếng chào từ phía sau : Chào anh Hùng, anh đi công tác à. Tôi quay lại, thấy một thầy tu mặc áo cà sa nâu, vấn qua đầu một cái xà cột cũng mầu nâu. Lúc đó, bộ nhớ trong đầu tôi làm việc một cách khẩn trương để nhớ ra xem mình có quen biết ai, đã xuống tóc đi tu hay không ? Do cái óc phải làm việc liên tục nên câu chuyện qua lại tôi không thể nào nhớ nỗi nữa, chỉ còn nhớ là « thầy tu » đó cũng đang đi dự hội nghị về tôn giáo tại châu Âu. Khi ngồi trên máy bay tôi mới chợt tỉnh ra : thôi chết rồi, « anh ấy » ở bên an ninh mà mình đã từng quen hoặc là từ thời ở Bỉ, hoặc là thời làm ở trong nước giữa các Bộ với nhau. Câu chuyện thứ hai : Vào đầu tháng 3 năm 2013, tôi đỗ cái xe ô tô của tôi ở cổng Bộ Ngoại giao, trước vườn hoa Kính Thiên, bị công an phường Quan Thánh cẩu đi mất, hề hề do đậu dưới lòng đường. Khi tôi ra, gặp một anh xe ôm đứng ở góc ngã năm đó : Xe của chú à, họ chờ mãi không thấy ai nhận, họ cẩu đi rồi. Anh vanh vách cho biết có thể xe của chú đã bị cẩu đến đây đến đây, thế là anh đưa tôi cái mũ bảo hiểm, nói ngồi lên cháu chở chú đi tìm. Điều làm tôi ngạc nhiên là anh rất tự tin trước các trạm công an kiểm tra giao thông trên đường, thậm chí anh còn đưa tôi phi lên vỉa hè trước mặt các anh công an để hỏi thông tin. Tôi nhớ anh còn dặn chú ngồi chờ đây, cháu vào hỏi đồn trưởng xem sao. Tôi đã lấy được xe ra ngay trong ngày hôm đó, phần là do anh xe ôm rất đặc biệt này. Sau tôi nhận thấy anh không bao giờ bị đuổi đi nơi khác, khi mà anh « hành nghề » ở một vị trí rất không cần xe ôm này. Câu chuyện thứ ba : Nhìn hình nữ tu sĩ đi trong đoàn diễu hành 30/4, tôi lại nhớ đến chị ấy. Tôi nhớ mang máng chị ấy tên là Hoa. Chị sang Genève mỗi dịp có hội nghị về nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc. Chị là người gốc dân tộc, nhưng chắc Kinh hóa đã từ lâu, vì chị tán phét cũng kinh khủng lắm, mỗi khi có dịp liên hoan tại Phái đoàn. Hình như chị làm ở Ban Dân tộc Trung ương. Mỗi khi ra Hội nghị thì chị lại trút bỏ quần tây, áo veste, mặc vào một bộ đồ dân tộc hoành tráng mà ai cũng phải trầm trồ khen. Chị đến Hội nghị với tư cách đoàn xã hội dân sự đại diện cho người dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Câu chuyện thứ tư : Ở những nước khác, ta thường hay nghe kể những câu chuyện về bọn lưu manh, côn đồ giả danh công an để lừa đảo, ức hiếp, trấn lột. Duy chỉ có ở Việt Nam, lại có chuyện ngược đời và hèn hạ, công an đội lốt côn đồ để khủng bố dân thường. Tôi nhường cho bạn đọc liệt kê các vụ việc, vì bản thân tôi không thể kể xiết được hết, tôi chỉ nêu trong câu chuyện thứ tư này, trường hợp đê hèn gần đây nhất mà công an đã « dành » cho cậu thanh niên Gió Lang Thang : « lúc 7h45 ngày 22/4/2015, tại đường Cổ Linh, Long Biên, khi đang trên đường đi mua sữa cho con.Trịnh Anh Tuấn, Facebook Gió Lang Thang bị tấn công bởi 3 tên côn đồ. Tuấn bị khâu 10 mũi ở đầu, ngón út và áp út, bàn tay trái bị dập xưong, khắp người bị sây xước. Được biết những tên côn đồ này thường xuyên rình rập trước cửa nhà của Tuấn hàng tháng trời, từ khi việc chính quyền Hà Nội có dự án chặt hạ cây xanh. Tuấn là 1 trong các admin của group Vì Một Hà Nội Xanh. Sự việc Tuấn bị đánh có thể là sự trả thù của chính quyền sau những cuộc tuần hành Vì Cây Xanh diễn ra vừa qua». Câu chuyện thứ năm : Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, được thành lập năm 1966, tại đâu đó ở Miền Bắc Việt Nam. Tôi vẫn còn nhớ, đầu những năm 1980, tôi bắt đầu đi làm tại Vụ Châu Á 2, Bộ Ngoại giao, trong câu chuyện của các cô, chú lớn tuổi lúc đó, nhiều cô chú nói làm ở Bộ Ngoại giao Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, hình như gọi là CP72 gì đó, có một bộ phận nằm ở Chùa Bộc, Giảng Võ – Hà nội. Nói đến Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, đảng « ta » rất kiêu hãnh gọi đây là sự sáng suốt, tài tình trong cuộc đấu tranh trên ba mặt trận chống Mỹ, Ngụy xâm lược, để giải phóng miền nam. Câu chuyện thứ sáu : Đó là câu chuyện Hồ Quang – Hồ Chí Minh đội lốt Nguyễn Ái Quốc, đánh lừa cả một dân tộc, trong gần một thế kỷ. Nó nên được ghi vào kỷ lục guinness về tội ác với nhân loại. Đối với nhiều người Việt vẫn còn nghi nghi hoặc hoặc về câu chuyện đội lốt này, nhưng trong tôi có một niềm tin, đó là sự thật. Bởi vì, ngay từ bé tôi đã có một số thắc mắc về bí ẩn của ông Hồ. Năm 1969, ông Hồ mất, tôi mới có 8 tuổi, nhưng tôi đã thắc mắc với bố tôi là tại sao bác Hồ lại trích được ông Đỗ Phủ, đời nhà Đường trong di chúc. Ý tôi muốn thắc mắc với bố tôi là một người Việt Nam mà lại nhắc đến câu nói không phải của một vĩ nhân Việt Nam mà lại của một vĩ nhân Trung Quốc, mà lại không phải đương thời mà lại tít tận những đời nào rồi. Bố tôi trả lời bác Hồ của mình thông thái lắm con ạ. Tôi đã tin xái cổ và lúc đó ai ai cũng tin như vậy. Lúc đó, nhà tôi có treo một bức ảnh ông Hồ ngồi trên bộ bàn ghế mây, tay ông cầm cây bút. Tôi thắc mắc với bố là bác Hồ cầm bút như là viết chữ Nho ấy. Trong đầu tôi, cầm bút kiểu ấy làm sao mà viết được. Bố tôi trả lời chụp ảnh ấy mà con. Rồi mọi người bỏ qua thắc mắc ấy, nhưng tôi thì chẳng bao giờ quên được. Lúc đi học, khi học đến « bàn đá chông chênh dịch sử đảng », thì tôi còn nhớ cô giáo dậy văn trả lời rất qua loa chỗ này. Cho đến bây giờ thì tôi mới ngộ ra rằng cô giáo cũng chả biết mà giải thích ra làm sao. Mọi người tự đồng ý với mình như thế là để cho câu thơ nó vần, hoặc là sai chính tả lịch sử đảng chứ không phải là dịch sử đảng. Đến đây, tôi xin kết thúc 6 câu chuyện về đội lốt. Tôi chỉ xin kết luận là : 5 câu chuyện đột lốt đầu tiên thì đều là do chủ trương của đảng và đều giành được những « thắng lợi huy hoàng ». Câu chuyện đội lốt cuối cùng là tác phẩm cá nhân, nhưng đảng rất cần. Xin hết chuyện. Đặng Xương Hùng Thụy sĩ, đêm 30/4/2015 ____ Đặng Xương Hùng 02-05-2015 Vài lời nói thêm cho bài Đội lốt của tôi Ở câu chuyện thứ năm, nói về Mặt trận DTGP Miền Nam Việt Nam, có những chi tiết chưa chính xác mà một số bạn đọc đã chỉ ra. Tôi hoàn toàn đồng ý với các bạn đọc đó và xin nói thêm, tôi viết bài này trong vòng hai tiếng đồng hồ trong đêm 30/4/2015, với trí nhớ và ký ức, nhất lại là những ký ức đã từ rất lâu, không thể không tránh khỏi những chi tiết chưa chính xác. Tôi thiết nghĩ rằng, khi viết về đội lốt thì dù Mặt trận DTGP Miền Nam có thành lập vào năm nào, ở đâu điều đó không quá quan trọng vì nó thành lập lúc nào ở đâu đều do là sự trình diễn của đảng. Tôi thích viết lại thế này: Mặt trận đã được thành lập vào năm mà đảng CS quyết tâm bằng mọi cách “giải phóng miền nam”. Họ phải dựng lên một lực lượng chính trị đối chọi với VNCH. Còn Mặt trận được thành lập ở đâu, tôi cho rằng nó được thành lập trên bàn giấy tại Văn phòng Trung ương đảng. Ở câu chuyện thứ sáu, về ông Hồ Chí Minh, một số bạn đọc còn hoài nghi về sự thật ông có phải là người Trung quốc hay không? Tôi thiết nghĩ rằng, việc chứng minh ông Hồ là người Trung quốc là đỡ đòn phần nào cho ông ấy, chứ nếu ông là người Việt Nam chính cống, tội ông còn nặng hơn nhiều.
......

40 Jahre nach Ende des Vietnamkriegs: Eine unvollendete Geschichte

40 Jahre nach Ende des VietnamkriegsEine unvollendete Geschichte Vor vierzig Jahren siegte der kommunistische Norden über den Süden. Was wurde aus den Hoffnungen für ein freies Vietnam? BERLIN taz | Nie werde ich den frenetischen Jubel vergessen, der die eher karge Mensa des Pekinger Spracheninstituts erfüllte, als am 30. April 1975 die Nachricht von der Kapitulation der südvietnamesischen Regierung eintraf: Studierende aus Westeuropa, Albanien, Afrika schrien, klatschten, umarmten sich und tanzten, um jenen Sieg zu feiern, der offensichtlich die weltpolitischen Machtverhältnisse auf den Kopf stellte. Nur eine Gruppe schien sich nicht von dieser ausgelassenen Stimmung mitreißen zu lassen. Freundlich lächelnd, fast ein bisschen verlegen, nahmen die Studenten aus Vietnam die Glückwünsche entgegen, mit denen sie von allen Seiten überhäuft wurden. Mit einem von ihnen hatte ich ab und zu ein paar Sätze gewechselt. Und so fragte ich ihn einige Tage später in meinem holprigen Chinesisch, warum sie sich denn in der Mensa so auffallend zurückgehalten hätten. Ja, das sei sicher schwer zu verstehen, meinte er, aber gerade im Augenblick des Triumphs seien ihm und vieler seiner Kommilitonen die Opfer vor Augen gestanden – die Erinnerung an das Dröhnen der Bombenflugzeuge, an die Kameraden, die blutjung schon kurz nach ihrem ersten Einsatz von einer Granate in Stücke gerissen wurden, das panische Entsetzen, das die Überlebenden immer wieder heimsucht … Aber nun, so fügte er hastig hinzu, sei das alles vorüber und all die Opfer, hätten den Weg für eine bessere Zukunft in Frieden und Wohlstand bereitet. Irgendwie hatte es mein Freund Klaus geschafft, uns im September 1975 ein Visum für die Demokratische Republik Vietnam zu besorgen. Wir nahmen Hanoi als eine gelassene, merkwürdig unaufgeregte Stadt wahr. Die Leute strahlten Freude und Zuversicht aus: Wir haben die Amerikaner besiegt, weil wir eben gewitzter waren. Was fehlte, war jener pathetische Heroismus, mit dem damals in Peking selbst banalste Aussagen und Handlungen begleitet wurden. Mit Sympathie betrachtet Viele ausländische Beobachter sahen die Entwicklungschancen Vietnams durchaus positiv. Wer der vielfach überlegenen Feuerkraft der amerikanischen Militärmaschine erfolgreich widerstanden hatte, für den würde auch der wirtschaftliche Wiederaufbau kein unüberwindbares Hindernis darstellen. Zudem konnten die Vietnamesen nicht nur auf die Hilfe der sozialistischen Länder zählen. Sie verfügten auch über viele Sympathien in der Dritten Welt und der Blockfreienbewegung. Die USA hatten zwar ein Wirtschaftsembargo verhängt, aber ihre europäischen Verbündeten, wie z. B. die Bundesrepublik Deutschland, nahmen diplomatische Beziehungen zu Hanoi auf und stellten wirtschaftliche Hilfe in Aussicht. Zehn Jahre später hatte sich keine dieser hoffnungsvollen Erwartungen erfüllt. Die durch den jahrzehntelangen Krieg geprägte Führung Vietnams war auf den Frieden überhaupt nicht vorbereitet. Es gelang ihr weder, die Wirtschaft wieder aufzubauen, noch eine nationale Versöhnung in die Wege zu leiten, wie es die „Nationale Befreiungsfront“ versprochen hatte. Im Gegenteil: Die Bevölkerung hatte so wenig zu essen wie in den härtesten Jahren des Krieges. Flucht übers Meer Im ehemals kapitalistischen Süden Vietnams erlagen die kommunistischen Kader bislang ungewohnten Versuchungen. Sie bereicherten sich an dem noch vorhandenen Gold, den Devisen und anderen Wertgegenständen. Die Gräben zwischen den beiden Landesteilen wurden unüberbrückbar. Ende der 70er Jahre flohen Hunderttausende Vietnamesen auf seeuntüchtigen Booten übers Meer; viele ertranken oder wurden Opfer von Piraten. In dieser Zeit wurde die Krise im Inneren durch eine weitgehende außenpolitische Isolierung noch verstärkt. Als sich die sowjetisch-vietnamesischen Beziehungen vertieften, reagierte China hart: Es stellte jegliche Hilfe an Vietnam ein – und unterstützte die mörderische Politik Pol Pots in Kambodscha. Der hatte sich die Wiedereroberung kambodschanischen Territoriums im Mekong-Delta auf die Fahnen geschrieben. Anfang 1979 marschierten vietnamesische Truppen im Nachbarland ein und vertrieben die Roten Khmer aus Phnom Penh. Dies wurde aber im Ausland nicht etwa als Befreiung von einem Regime gewertet, unter dem ein Fünftel der kambodschanischen Bevölkerung umgekommen war. Statt dessen warf Peking – ebenso wie Washington – den Vietnamesen vor, sie wollten Kambodscha besetzen, um ganz Indochina unter ihre Herrschaft zu zwingen. Abhängig von der Sowjetunion In der Folge wurde Vietnam immer abhängiger von der Sowjetunion und deren osteuropäischen Verbündeten. Deren Hilfsbereitschaft war aber – angesichts eigener Probleme – enge Grenzen gesetzt. 1984 kam ich nach Ho-Chi-Minh-Stadt, wie die frühere Hauptstadt Südvietnams, Saigon, nun hieß. Sie bot einen tristen Anblick: Die einst so geschäftigen Straßen waren verödet, Läden geschlossen, Märkte leer. Wo es überhaupt etwas zu kaufen gab, war es unerschwinglich, während in Südostasien und in China die Wirtschaft boomte. Wer heute, vierzig Jahre nach Kriegsende, durch Vietnam fährt, erlebt ein scheinbar völlig anderes Land: Es ist international wie regional respektiert, ein geschätzter Handelspartner und gefragter Investitionsstandort. Hanoi stellt derzeit den Generalsekretär der südostasiatischen Staatengemeinschaft ASEAN, war zwei Jahre lang im UN-Sicherheitsrat vertreten und bereitet intensiv seine Teilnahme an UN-Friedensmissionen vor. Besucher sind beeindruckt von immer gigantischeren Hochhäusern, einem offen und oft protzig zur Schau gestellten Reichtum, überbordenden Märkten, gut besuchten Restaurants. Von China gelernt Für die Zeiten des Kriegs und der Entbehrungen scheinen sich nur noch die Ausländer zu interessieren. Natürlich gibt es die Museen, die den heldenhaften Kampf für die Unabhängigkeit dokumentieren. Friedhöfe erinnern an die „Märtyrer“, die ihr Leben für die Unabhängigkeit gaben. An die 250.000 Soldaten, die auf Seiten der südvietnamesischen Regierung fielen, erinnert kein Gedenkstein. Aber diese Erinnerung ist kanonisiert, Pflichtprogramm für Schulen und auf Heldengedenktage beschränkt. Versuche, sich mit der schwierigen und alles andere als linear verlaufenen Geschichte der vergangenen 70 Jahre auseinanderzusetzen, hat die Regierung schnell abgewürgt. Die recht junge Bevölkerung, die zu über 60 Prozent nach 1975 geboren ist, interessiert sich auch kaum dafür. Politik der Erneuerung Diese Generation ist geprägt von einem stetigen wirtschaftlichen Aufstieg. Lebte früher über die Hälfte der Vietnamesen in großer Armut, sind es heute weniger als zehn Prozent. Gewiss, die Kluft zwischen Arm und Reich ist groß und wird stetig größer; aber es gelang immer wieder, dem Wachstum neue Impulse zu verleihen – auch wenn die derzeitige Steigerung von 5,8 Prozent erheblich unter den vor Jahren anvisierten Marke von 8 Prozent liegt. Man gibt dies in Vietnam ungern zu, aber für die Ende 1986 verkündete Politik der Erneuerung (Doi Moi) war – wie so oft in der Geschichte Vietnams – China das Vorbild: Wachstum durch wirtschaftliche Liberalisierung, aber keine politische Liberalisierung. Die Partei begründet ihren Machtanspruch mit ihrer „weitsichtigen Führung“ des Reformprozesses. Tatsächlich waren die meisten dieser Reformen eher Zugeständnisse an die Bevölkerung. Bis dato verbotene privatwirtschaftliche Aktivitäten wurden nun erlaubt, ja sogar gefördert. Die Reformen wuchsen so eher von unten nach oben als umgekehrt. Brisante Fragen Dennoch verteidigt die Partei bis heute eisern ihr Macht- und Meinungsmonopol und wirft Dissidenten und kritische Journalisten ins Gefängnis. Damit beraubt sie sich des Potenzials einer aktiven Zivilgesellschaft, die dem Reformprozess entscheidende Impulse verliehen hat. Sie wird auch weiterhin unentbehrlich sein, um Antworten auf Fragen zu finden, deren Brisanz eher zu- als abnehmen wird: Wie könnte ein politisches System aussehen, in dem Konflikte in Wirtschaft und Gesellschaft friedlich beigelegt oder gar kreativ genutzt werden können? Was ist nötig, um die Wirtschaft wirklich zu modernisieren? Wie kann Vietnam seine politische und ökonomische Unabhängigkeit gegenüber der VR China verteidigen, ohne eine offene Auseinandersetzung mit dem Nachbarland zu riskieren? Auf diese Fragen gibt es keine einfachen und ein für allemal gültigen Lösungen. Neue Wege wird man nur in einem offenen Diskurs ohne Tabus finden, an dem sich alle Vietnamesen – ohne Angst vor Strafe – beteiligen können. Parade zum Gedenken Mit einer großen Militärparade in Ho-Chi-Minh-Stadt hat Vietnam am Donnerstag an das Ende des Krieges vor 40 Jahren erinnert. Zehntausende Vietnamesen feierten und zogen am frühen Morgen unter sengender Hitze Fähnchen schwingend an der Tribüne vorbei. Der Parade, die live im Fernsehen übertragen wurde, wohnten neben dem Staats- und Regierungschef auch zahlreiche Mitglieder der Kommunistischen Partei bei. Ein Vertreter der USA war nicht dabei. Die Parade fand zu Ehren der Millionen im Krieg getöteten Vietnamesen statt. „Sie haben unzählige barbarische Verbrechen begangen“, sagte Ministerpräsident Nguyen Tan Dung an die Adresse der USA gerichtet. (afp/dpa) http://taz.de/40-Jahre-nach-Ende-des-Vietnamkriegs/!159027/ Der Autor: Gerhard Will hat Vietnam immer wieder besucht, unter anderem als Südostasien-Experte der Stiftung Wissenschaft und Politik.
......

30 Tháng Tư, lo trước về tương lai

Chúng ta không thể tránh được, cứ đến ngày 30 Tháng Tư mỗi năm lại chợt nhớ về quá khứ. Niềm tưởng nhớ thường có trong một ngày giỗ. Mà 30 Tháng Tư đúng là một ngày giỗ. Ngoài những vị tướng chỉ huy tử tiết, như Tướng Phạm Văn Phú, Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Lê Nguyên Vĩ, Tướng Trần Văn Hai, Tướng Lê Văn Hưng, Ðại Tá Hồ ngọc Cẩn, còn biết bao nhiêu các binh sĩ, sĩ quan khác cũng đã chết để bày tỏ khí tiết trong cùng một ngày. Có vị sĩ quan cảnh sát, Ðại Tá Nguyễn Văn Long đã chọn công viên Lam Sơn làm nơi thể hiện lời nguyền chết vinh hơn sống nhục. Nhiều vị sĩ quan, công chức, đã về nhà, cùng chết với gia đình. Chúng ta hướng về tất cả những anh hùng liệt sĩ đó trong ngày giỗ tập thể hôm nay. Và nhiều chiến sĩ vô danh khác nữa. Trong ngày 30 Tháng Tư năm 1975 có nhiều nhóm quân nhân (Nhảy Dù, Bộ Binh, Thủy Quân Lục Chiến, vân vân) đã quyết định cùng chết với nhau. Họ đứng khoác vai nhau, tự sát bằng những trái lựu đạn. Họ đã lựa chọn cùng nhau thể hiện tình “đồng sinh đồng tử, huynh đệ chi binh” một lần cuối cùng, trước khi tan hàng vĩnh viễn. Chúng ta biết những chiến binh này có thể lựa chọn cách khác. Họ có thể chiếm cứ bất cứ ngôi nhà nào bên đường, lấy đó làm nơi tử thủ. Họ có thể bắn cho hết những viên đạn cuối cùng trước khi bị bên địch hạ sát. Giống như những người lính Nhật sau cùng trong trận Iwo Jima, lấy mạng đổi mạng. Nhưng vào giây phút tuyệt vọng nhất của đời mình, những người chiến binh này vẫn chứng tỏ họ vẫn sống nền đạo lý ngàn năm của dân tộc. Họ không muốn lôi kéo thêm những người lính khác phải chết với mình. Dù vừa mấy giờ phút trước đó, nhìn chỉ thấy đó là quân địch. Vì một tấm lòng từ bi vẫn chảy trong dòng máu Việt, các chiến sĩ này đã thấy: Cha mẹ, vợ con những người lính vô danh bên kia chắc cũng đang ngóng chờ ngày họ sống sót trở về. Nhớ lại những hành động tự sát tập thể trong giây phút tuyệt vọng đó, chúng ta chợt hiểu lời nguyện mà cha ông đã để lại: “Ðem đạo nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí nhân mà thay cường bạo” (Nguyễn Trãi, Bình Ngô Ðại Cáo). Chúng ta đều có thể hãnh diện về hành động tự sát của những người lính Việt Nam Cộng Hòa này. Các thế hệ sau phải làm gì để những người đã chết đều không ai chết uổng? Những con người tuẫn tiết đó đều chết trong khi chiến đấu bảo vệ quyền sống trong tự do dân chủ của người Việt ở miền Nam. Từ năm 1975 đến nay mấy thế hệ vẫn tiếp tục cuộc tranh đấu thiết lập một chế độ dân chủ tự do trên đất nước chúng ta. Chúng ta đang chứng kiến nhiều bạn trẻ còn non nớt hay sinh sau ngày 30 Tháng Tư năm 75, ở trong Nam hay ngoài Bắc, đang dấn thân trên con đường đó. Họ xứng đáng là những người nối dõi khí tiết hào hùng của các tiền nhân. Những người như Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Ðắc Kiên, Huỳnh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến, Việt Khang, vân vân, bị đánh đập, tù đày, gia đình bị dọa nạt, đàn áp, có bà mẹ đã tự thiêu chết; chỉ vì họ đòi phải cho dân tộc Việt Nam được sống trong tự do dân chủ. Các bạn trẻ này đã thể hiện tinh thần bất khuất của dân tộc; và cũng theo đuổi chí nguyện của những Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, và những những tử sĩ hy sinh ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Trong ngày 30 Tháng Tư nhìn lại 38 năm qua, chúng ta vui mừng vì cuộc vận động tranh đấu cho dân chủ tự do ở nước ta hiện ngày càng tiến mạnh hơn và nhanh hơn. Ðảng Cộng Sản đang trên đà tan rã, không thể nào tránh được. Giáo Sư Ðào Văn Dương, một người đã hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, thường nói với các học sinh cũ đến thăm cụ: “Các anh chị sẽ thấy, chế độ Cộng Sản sẽ chết trước mình.” Viễn ảnh đó không còn xa xôi nữa. Chế độ Cộng Sản đang trong giờ hấp hối. Cái chết này thực sự bắt đầu từ năm 1975. Ðó là thời điểm những mà những thủ đoạn lừa gạt tinh vi nhất của đảng Cộng Sản bắt đầu bị lộ diện; và càng ngày càng đưa họ xuống dốc. Từ năm 1945, đảng Cộng Sản đã núp dưới chiêu bài dân tộc để lôi cuốn nhân dân. Họ núp dưới danh nghĩa “chống Mỹ cứu nước” để đẩy bao nhiêu thanh niên miền Bắc vào chỗ chết. Trong khi mục tiêu chính của họ là bành trướng một chủ nghĩa, một chế độ chính trị. Công cuộc bành trướng đó do Nga Xô và Trung Cộng lãnh đạo; còn nuôi tham vọng sau khi chiếm được toàn thể Việt Nam rồi sẽ nhuộm đỏ vùng Ðông Nam Á rồi lan khắp Châu Á và thế giới. Ðảng Cộng Sản đưa dân tộc Việt Nam ra hứng bom đạn trong cuộc tranh chấp giữa hai khối tư bản và cộng sản. Họ có vẻ hãnh diện về vai trò tiên phong này. Lê Duẩn nói: “Ðánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc.” Năm 1976 Phạm Văn Ðồng tới một hội nghị các nước Á Phi còn dạy chính phủ các nước khác rằng họ chưa thực sự độc lập, chưa thoát khỏi chế độ thực dân. Ông nói: “Chỉ khi nào theo chủ nghĩa xã hội thì mới thực sự độc lập,” khiến các người tham dự rùng mình. Khi chiến tranh chấm dứt năm 1975 thì đảng Cộng Sản Việt Nam không thể dùng chiêu bài yêu nước như trước nữa. Không thể dùng khẩu hiệu “chống Mỹ” để biện minh cho các chính sách độc đoán và sai lầm làm dân ngày càng nghèo đói. Ðảng Cộng Sản để lộ bộ mặt thật của họ, là một guồng máy chuyên chế, tham nhũng và bất lực trước các vấn đề hiện đại hóa đất nước. Người dân Việt cũng có dịp so sánh hai chế độ ở miền Nam và Bắc, trước năm 1975. Nhiều nhà trí thức miền Bắc nhìn thấy những dấu vết của một xã hội tự do ở miền Nam, mặc dù chưa hoàn hảo nhưng vẫn còn dễ thở hơn ở miền Bắc. Một cậu bé năm đó 13 tuổi ở Thanh Hóa, sau cũng nhận ra khi nói “Giải phóng” thì phải thấy chính miền Nam đã giải phóng miền Bắc! Trước năm 1975 ông Nguyễn Văn Thiệu bảo: “Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói...” Sau năm 1975 người đầu tiên nhìn ra lời đó đúng, là ông Trương Như Tảng, một Việt Cộng thứ thiệt. Thấy rồi, ông ta cũng tìm đường vượt biên. Sự sụp đổ của các nước Cộng Sản ở Âu Châu càng giúp người Việt Nam thấy rõ cả của chế độ mà Hồ Chí Minh đã gây dựng lên theo kiểu mẫu ông học ở Nga Xô chỉ tàn hại đất nước. Nhưng chưa bao giờ dân Việt Nam chán ngán và thù ghét chế độ cộng sản như bây giờ. Ðúng vào lúc chế độ đó đang lúng túng. Không những không biết lần mò ra đường nào để giữ cho đời sống kinh tế của nhân dân phát triển, mà họ còn không biết có cách nào để giải quyết những tranh chấp quyền lợi bên trong với nhau. Nhưng chúng ta phải lo lắng trước, khi nhìn thấy tình trạng đảng Cộng Sản tan rã. Không thể đứng chờ và chứng kiến, không lo lắng. Những liệt sĩ Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn đã được huấn luyện với khẩu hiệu: “Lúc bình an phải lo trước cơn nguy biến sẽ tới” (cư an, tư nguy). Bây giờ là lúc thể hiện châm ngôn đó. Chế độ Cộng Sản thế nào cũng tàn tạ. Giống như một trái cây chín rồi, tự nó sẽ rụng. Giới thanh niên, trí thức trong cả nước đang rung cây cho trái rụng càng sớm càng tốt. Ðiều đáng ưu tư của dân tộc bây giờ không còn là lo chấm dứt chế độ tham nhũng bất công đó. Ðiều cần lo ngay tự bây giờ, là sau khi chế độ này tàn thì dân tộc Việt Nam xây dựng lại đất nước ra sao? Trước hết, làm sao cho tiến trình dân chủ hóa được thực hiện mà không vấp phải những chướng ngại, như đã từng diễn ra ở nhiều nước đã trải qua kinh nghiệm chuyển từ độc tài hay chuyên chế sang chế độ dân chủ? Trong múc này tuần trước, chúng tôi đã trình bày trường hợp Bulgaria, một chế độ Cộng Sản đã “tự đảo chính,” một ngày sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Ðảng Cộng Sản đã sửa Hiến Pháp, chính họ xóa bỏ điều số một (giống như điều bốn trong Hiến Pháp Việt Nam bây giờ) giành độc quyền cai trị cho đảng. Họ tự đổi tên, tổ chức bầu cử tự do, và thắng cử. Ở Rumania cũng vậy, chính các lãnh tụ Cộng Sản đã giết vợ chồng Nicolae Ceausescu để chạy theo các cuộc cách mạng 1989 ở Ðông Âu. Nhưng họ đã hành động chỉ để cướp lấy ngọn cờ cách mạng, để duy trì cả hệ thống quyền hành và tiếp tục trục lợi. Thủ đoạn “tiếm danh nghĩa cách mạng” và “tiếm quyền cai trị” đã từng được đảng Cộng Sản Việt Nam sử dụng lành nghề, trong năm 1945. Nhưng đó cũng chỉ là một, trong nhiều mối nguy mà tiến trình dân chủ hóa có thể vướng mắc, cần phải biết để tránh vết xe đổ. Tại một nước đã chuyển từ độc tài quân phiệt sang dân chủ tự do như Chile, tiến trình dân chủ hóa đã bị cản trở trong 15 năm vì ngay từ đầu các nhà tranh đấu dân chủ đã nhượng bộ quá nhiều khi thương thuyết cuộc chuyển giao quyền hành với Tướng Augusto Pinochet. Tại những nước như Nga, Ukraine, tiến trình dân chủ hóa vụng về, để cho một số người tập trung các nguồn lợi kinh tế vào trong tay. Những nhà tư bản độc quyền này đã dùng tiền bạc chi phối và “tiếm vị” thao túng cả guồng máy nhà nước. Ngay tại những nước dân chủ hóa thành công nhất, như Ba Lan và Tiệp Khắc, thái độ “dửng dưng với chính trị” của những nhà lãnh đạo như Walesa, Havel, đã tạo ra một khoảng trống chính trị khiến nhiều vấn đề của quốc gia không được giải quyết sớm bằng các định chế và thủ tục dân chủ. Một hậu quả dễ thấy nhất, là nước Tiệp Khắc đã phải chia đôi, thành Cộng Hòa Tiệp và Slovac, mặc dù vào lúc quyết định chia đôi đó, dân chúng cả hai miền đều muốn giữ thể chế liên bang (trên 54% ở cả hai vùng). Dân chủ hóa là một con đường đầy trông gai, một dòng sông có nhiều mỏm đá ngầm. Ngày 30 Tháng Tư này, chúng ta cần suy nghĩ ngay về vấn đề đó, để chuẩn bị tương lai một nước Việt Nam tự do dân chủ. Ðó là một cách đền ơn nghĩa những người đã chết trong ngày 30 Tháng Tư năm 1975 trong khi đang tranh đấu bảo vệ một mảnh đất tự do của nước Việt Nam. Theo nguoi-viet.com
......

Nhân ngày 30/4 : Cuộc chiến 'cả nước là diễn viên'

Bài viết trước – “Cuộc chiến biệt vô tăm tích” http://www.voatiengviet.com/content/cuoc-chien-biet-vo-tam-tich/2711598.... - đã đề cập đến một nét đặc thù của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Bài này lại nói đến một nét đặc thù nữa, chỉ người trong cuộc mới có thể nhận rõ, Đây là một nét không thể bỏ qua khi nghiên cứu, tổng kết về cuộc chiến tranh này. Trước hết là những màn kịch của đảng. Rất điêu luyện, cao tay, tinh vi. Xin kể vài thí dụ. Năm 1940, phát xít Nhật bắt đầu tiến công xuống phía Nam Châu Á, đe dọa Việt Nam. Đảng CS Đông Dương liền tổ chức ra Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh là tổ chức quần chúng của đảng CS, bao gồm các tổ chức Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Công nhân Cứu quốc…để che dấu kỹ bản chất CS của mình, thực hiện sứ mạng của Đệ Tam Quốc tế CS là nhuốm đỏ ba nước Đông dương thuộc Pháp. Đây là màn kịch đầu tiên dấu kỹ tung tích CS, đề cao lòng yêu nước dành Độc lập để mở rộng thanh thế của đảng CS dưới chiêu bài chống Pháp đuổi Nhật. Lãnh đạo CS hiểu rất rõ là nếu trưng ra chiêu bài CS thì sẽ thất bại to vì nhân dân VN vẫn còn dị ứng với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, một phong trào tả khuynh nguy hiểm đề cao khẩu hiệu «chống trí-phụ-địa-hào, đào tận gốc, trốc tận rễ». Chính do màn kịch này mà phong trào Việt Minh lên cao, lên nhanh để Đảng CS cướp được chính quyền tháng 8/1945, lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân. Khi thảo ra bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945, Hồ Chí Minh đã hoàn toàn có ý thức dấu kỹ tung tích CS và lập trường CS của mình, chỉ trưng ra tinh thần của cuộc cách mạng dân chủ tư sản, chỉ dẫn ra các tuyên ngôn cách mạng tư sản của Hoa Kỳ và Pháp, dấu kỹ Tuyên ngôn CS mà ông ta luôn coi là kim chỉ Nam cho mọi hành động của mình. Đây là màn kịch cao thủ thứ 2, khi ông ta đóng kịch với nhà báo Pháp: «Tôi không phải CS, đảng tôi là Việt Nam». Trong 3 bức thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ Truman để mong tranh thủ sự ủng hộ của nước Mỹ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đóng kịch như không dính dáng gì đến cộng sản. Thế nhưng phía Mỹ đã hiểu rõ Hồ Chí Minh là nhân viên kỳ cựu và trung thành của CS Quốc tế, không thể tin là người quốc gia, đó là nhân vật nguy hiểm cho cộng đồng quốc tế, cần xếp ở bên kia của trận tuyến «chiến lược be bờ chặn đứng chủ nghĩa CS» (Containment- of-Communist Strategy). Ngày 11/11/1945 khi bị lộ tẩy đich danh là CS rồi , ông Hồ và lãnh đạo đảng CS lại dựng lên màn kịch «tự giải thể đảng CS Đông Dương», sự thật là chỉ rút vào bí mật và còn phát triển đảng CS mạnh hơn trước. Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc, Đảng Lao động VN cũng là các màn kịch làm bình phong che dấu bản chất CS. Học thuyết Mác - Lê đề cao Đảng CS, giai cấp vô sản thế giới, tinh thần quốc tế vô sản, trong khi hạ thấp, coi nhẹ và phủ định các khái niệm quốc gia, đồng bào, tổ quốc, xã hội, gia đình, tôn giáo. Cho đến khi toàn thắng rồi họ mới hạ màn kịch, lại công khai tự nhận là Đảng Cộng sản. Mặt trận Tổ quốc bị phơi bày cái mặt nạ bằng mo không còn chút giá trị trước nhân dân, do một ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN chăn dắt một cách thô thiển vụng về sau khi kịch đã hạ màn. Cho đến nay, vào ngày 30/4 lãnh đạo Dảng CS vẫn còn đóng kịch. Họ vẫn viết trên báo chí đây là «Ngày toàn thắng chống đế quốc Mỹ xâm lược», «Ngày kết thúc vẻ vang sự nghiệp chống Mỹ cứu nước», «Ngày đánh bại ngụy quân ngụy quyền tay sai Mỹ». Họ không nhầm lẫn đâu. Họ biết rõ Hoa Kỳ không xâm lược. Chính họ là kẻ rắp tâm thôn tính, xâm lược bằng vũ lực, chà đạp «quyền tự quyết của nhân dân miền Nam» do các Hiệp định Geneve và Paris đều long trọng khẳng định, mà chính họ đã ký tên cam kết. Họ phải bịa ra kẻ xâm lược để tự nhận là người chống xâm lược, phủi trách nhiệm, tự nhận là chính nghĩa, trong khi quân đội Mỹ chỉ hành động để bảo vệ thế giới dân chủ, trong đó có VNCH, theo chiến lược «be bờ chặn đứng thảm họa quốc tế cộng sản». Chính CS Việt Nam mới là một kiểu ngụy quân ngụy quyền do CS Moscow và CS Bắc Kinh nuôi dưỡng thành một tiền đồn của Quốc tế CS, một quân tốt thí. Lẽ ra lúc này họ phải bỏ đi cái trò đóng kịch nhầm vai, lộn vai như thế, nói lên đúng sự thật, khi chính họ đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ 20 năm chẵn và đang cần sự đầu tư và hỗ trợ của Hoa Kỳ và phương Tây. Do CS chuyên nghề lừa dối và bịp bợm như thế nên cả xã hội VN một thời gian dài cũng nhiễm phải thói đóng kịch một cách trầm trọng và rộng khắp. Đây là một hiện tượng chưa được phát hiện, nêu lên thành hệ thống để nhận rõ thêm bộ mặt xấu xa của chủ nghĩa CS hiện thực. Nhà thơ Chế Lan Viên, người được coi là nhà thơ xuất sắc bậc nhất ở miền Bắc, khi chết đã để lại Di cảo nói rõ rằng ông ta đã lừa dối, đóng kịch ra sao. Trong bài «Trừ Đi» Chế Lan Viên viết: «Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ, Có phải tôi viết đâu, Một nửa cái cần viết vào thơ, Tôi đã giết đi rồi!». Trong bài «Ai? Tôi!» Chế Lan Viên viết: «Mậu Thân, 2000 xuống đồng bằng, Chỉ một đêm còn sống sót có 30, Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó? - Tôi !- người viết những câu thơ cổ võ Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi lúc xung phong… ». Đó là sự kiện ở Bình Định, Tết Mậu Thân đảng tung 2000 quân lính và cán bộ từ căn cứ xuống đồng bằng kêu gọi dân tổng khởi nghĩa và tổng nổi dậy, nhưng thất bại thê thảm, chết gần hết. Chế Lan Viên viết Di cảo để lại, khi sống ông không dám nói ra. Ông có dũng khí nhận tội ác về mình, thật ra tội ác thuộc về lãnh đạo đảng CS đã coi sinh mạng thanh niên quân lính cán bộ như cỏ rác, ném vào cuộc chiến một cách mù quáng. Cả một lớp văn nghệ sỹ cũng như nhà báo của đảng đều đóng kịch như thế để có kế sinh nhai, về hùa với tội ác mà cứ ngỡ mình là chính nghĩa. Chính tôi cũng đã phải đóng kịch trơ trẽn như thế. Người dân thường hồi ấy cũng đóng kịch. Tôi xin dẫn chứng sống về 2 bà chị tôi. Bà chị ruột tôi ở Hải Phòng có con trai cả là Hưng, sau khi học xong trung học, cháu 17 tuổi được gọi đi nghĩa vụ quân sự. Ở lớp cháu trước khi hết học kỳ cuối cả lớp hơn 30 nam sinh là đoàn viên Thanh niên CS Hồ Chí Minh đều làm đơn tình nguyện 100% đi nghĩa vụ quân sự. Trong đơn gọi là «tình nguyện» còn nêu rõ sẵn sàng đi đâu khi Tổ quốc cần, ngụ ý là sẵn sàng vào Nam chiến đấu. Thư tình nguyện còn được ghi thêm ý kiến cùng chữ ký của bố hoặc mẹ rất đồng tình với ý tự nguyện của con mình. Bà chị con ông bác ruột tôi cũng có con trai là Hiệp học rất giỏi, chuyên là lớp trưởng. Cháu cũng đến tuổi làm nghĩa vụ quân sự. Cháu cũng được quận đội Hoàn Kiếm tuyển mộ, lớp cháu hầu hết đều tình nguyện nhập ngũ, chỉ trừ các bạn quá nhẹ cân, có cố tật. Hai bà chị tôi đều lo âu, buồn khổ, nhưng tuyệt nhiên không dám lộ ra ngoài. Với láng giềng, với chính quyền khu phố cứ phải tươi cười đóng kịch trong khi nước mắt tràn ra khi đêm xuống. Các chị dò hỏi tôi có cách nào xin cho các cháu được miễn đi quân dịch để vào học tiếp Đại học, và nhất là làm sao nếu vẫn phải đi lính thì không phải đi Nam, vì câu chuyện «sinh Bắc tử Nam» là một cơn ác mộng khủng khiếp dai dẳng cho các bà mẹ đó. Có thể nói các bạn trẻ 10 đi chỉ chừng 2, 3 phần trở về lành lặn. Vậy mà các bà chị tôi vẫn thản nhiên đóng kịch dự lễ tuyển quân, rồi sau vài tháng lại dự lễ tiễn đưa đoàn quân có con mình lên đường vào Nam, với những vòng hoa vàng đỏ choàng quanh cổ. Đó là thời kỳ chiến sự miền Nam sôi động 1965-1970. Các bà chị tôi đau khổ biệt tin con mình hằng 3,4 năm trời, có khi được tin láng máng là cháu Hưng vào khu 5, Quảng Nam hay Quảng Ngãi, cháu Hiệp vào Tây Nguyên, Kontum hay Pleiku, để rồi cuối cùng 2 bà đều thót tim nhận giấy báo tử, chậm đến hơn một năm. Cháu Hưng hy sinh ở huyện Đức Phổ còn cháu Hiệp hy sinh ở chiến trường Tây Nguyên, cả hai đều mất xác, không biết chôn ở đâu. Sau này các bà đều đi vào Nam, lặn lội nhiều nơi, dùng cả những người có ngoại cảm đi tìm mộ, nhưng đành chịu. Các tấm bảng tuyên dương Liệt sỹ, tuyên dương Mẹ Liệt sỹ, Gia đình vẻ vang, được vỗ tay chào đón trong các cuộc họp khu phố không hề an ủi được các bà chị tôi. Nỗi xót xa đau buồn khôn nguôi kéo dài hàng chục năm, vẫn không thể biết 2 cháu hy sinh như thế nào, ở đâu, lúc nào, cũng không có một di vật dù nhỏ làm kỹ niệm. Hàng triệu gia đình, hàng triệu bà mẹ đau khổ dằn vặt khôn nguôi. Có thể nói hàng triệu gia đình có con vào Nam chiến đấu đều bị cưỡng bách một cách tinh vi như thế, đều buộc phải cùng đảng và theo đảng đóng kịch như thế. Các thanh niên đều 100% bị «cưỡng bách tự nguyện» như thế để bị cho vào lò sát sinh, vào bộ máy nghiến thịt khổng lồ mang tên «cuộc kháng chiến thần thánh chống ngoại xâm» phục vụ cho tham vọng quyền lực vô biên của Đảng CS tuân theo lệnh của Quốc tế CS do ông Hồ Chí Minh dắt dẫn suốt 85 năm từ khi thành lập Đảng CS năm 1930. Cuộc đóng kịch dai dẳng về mọi mặt, cuộc lừa bịp chết người, hủy diệt oan uổng vô vàn sinh mạng trai tráng của dân tộc giữa tuổi thanh xuân cần kết thúc lúc này đã là quá muộn. Tất cả các «từ ngữ» liên quan đến màn kịch hủy diệt con người này cần xem xét và vĩnh viễn từ bỏ để thay vào những «từ ngữ» chính xác. Ai xâm lược, ai là ngụy quân ngụy quyền? Ai cứu nước hay gây tai họa cho nước? Ai chính nghĩa ai phi nghĩa? Toàn thắng cái gì? Giải phóng cái gì? Công lao nỗi gì? Vẻ vang, vĩ đại gì? Sao tiếng nói riêng của Đảng CS lại vẫn cứ mang cái lốt giả là báo «Nhân Dân», sao Tòa án Nhân dân lại kết tội những người dân yêu nước chống bành trướng, sao Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm lại có quyền cấm nhân dân thủ đô biểu tình bảo vệ cây xanh, sao Công an nhân dân lại ngang nhiên buôn sinh mạng người dân để kiếm cơ man nào là vàng khi bán bãi, bán tàu, thuyền, bán chỗ trên các tàu thuyền ọp ẹp trong thảm kịch «thuyền nhân» 40 năm về trước. Tất cả đã đến lúc phải sáng tỏ rõ ràng, minh bạch. Cái tội cực lớn của Đảng CS là đã lấy dối trá làm lẽ sống của mình, rồi làm gương dối trá cho toàn xã hội - nhà nhà dối trá, người người dối trá, nhà trường dạy đối trá, học trò học dối trá - phá hoại nếp lương thiện, cương trực, chất phác của xã hội, phá hoại nền đạo đức và văn hóa thuần khiết của dân tộc, đến bao giờ mới hồi phục được. Đảng CS phải hạ ngay các màn kịch đã kéo dài và nhân dân cũng không còn ai muốn cùng đảng đóng kịch trơ trẽn hay bi thảm ở mọi nơi mọi lúc như xưa nữa. Theo voatiengviet.com
......

4 xu hướng vận động dân chủ hóa Việt Nam

Tiến sĩ Benedict J. Tria Kerkvliet, giáo sư nghiên cứu về các vấn đề chính trị tại Á Châu, hiện đang sống và giảng dạy tại đại học Hawaii vừa công bố một tiểu luận ngắn “Vietnam’s democratisation movement” (các xu hướng dân chủ hóa Việt Nam) trên trang nhà East Asia Forum hôm 1/5/2015. Là một người am tường các diễn biến chính trị tại Việt Nam, Tiến sĩ Benedict cho rằng từ năm 1990 đến nay, những cuộc tranh đấu dưới hình thức cá nhân, nhóm, tổ chức tại Việt Nam đa số tập trung vào 4 xu hướng: 1/ Chế độ CSVN sẽ phải tự cứu chính họ bằng cách chấp nhận bối cảnh sinh hoạt dân chủ khi mà tình trạng tham nhũng tồi tệ và những yếu kém khác ngày một đe đọa sự tồn vong của họ. Xu hướng này dựa trên quan điểm cho là CSVN xác định chủ quyền thuộc về dân và Hiến pháp đã thừa nhận quyền con người và quyền bầu cử. 2/ Phải đấu tranh chấm dứt sự cai trị của chế độ CSVN một cách toàn diện để thiết lập một thể chế chính trị đa đảng thì Việt Nam mới có thể phát triển toàn diện. Xu hướng này dựa trên quan điểm cho là CSVN không có khả năng cải tạo và cần phải được thay thế hoàn toàn. 3/ Không cần phải loại bỏ đảng CSVN mà phải tranh luận với các cơ quan nhà nước để dẹp bỏ những chính sách có hại cho người dân và thúc đẩy những chính sách và cán bộ làm lợi cho quốc gia. Xu hướng này dựa trên quan điểm cho là khi cùng với đảng CSVN nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thì đến lúc nào đó tiến trình dân chủ hóa sẽ diễn ra một cách êm thấm. 4/ Khuyến khích người dân phát triển các đoàn thể xã hội dân sự và qua các diễn đàn này liên kết đấu tranh một cách hợp pháp để phê phán những chính sách sai trái và các cán bộ tham ô, đồng thời thúc đẩy những sự cải cách xã hội. Xu hướng này dựa trên quan điểm cho rằng tiến trình dân chủ đến từ sự ý thức và hiểu biết của từng công dân dám lên tiếng phản biện, lắng nghe người khác và biết thỏa hiệp qua các hoạt động của xã hội dân sự. Theo tác giả thì những người tham gia vào 4 xu hướng nói trên hiện bị bộ máy an ninh của chế độ CSVN sách nhiễu, thẩm vấn, tạm giữ dưới nhiều hình thức. Dù vậy, theo tác giả thì các xu hướng nói trên vẫn đang phát triển nhưng chưa biết xu hướng nào sẽ là động lực chính của phong trào dân chủ hóa tương lai. Nếu chúng ta nhìn cuộc đấu tranh hiện nay trên nền tảng “Toàn Dân – Toàn Diện” thì các xu hướng mà Tiến sĩ Benedict J. Tria Kerkvliet đề cập bên trên chỉ là cách phản kháng của từng cá nhân, do vị thế trong xã hội và nhận định của họ. Những xu hướng đó được coi như là một nỗ lực “nong rộng vòng xích” nhằm bào mòn quyền lực của chế độ CSVN và tăng dần sức mạnh của người dân. Đến khi sức mạnh của người dân phát triển đa dạng xuyên qua sự lan tỏa của các đoàn thể xã hội dân sự, thì cục diện chính trị tại Việt Nam sẽ không thể nào khác hơn tình hình Tunisia hay Ai Cập vào năm 2011. Trong tiểu luận, Tiến sĩ Benedict không đề cập đến hai yếu tố mới nhưng vô cùng quan trọng chi phối rất lớn vào 4 xu hướng được đưa ra. Đó là sự phát triển quá nhanh của mạng Facebook tại Việt Nam và vụ giàn khoan HD 981 đã và đang làm thay đổi cục diện chính trị Việt Nam, khi đảng CSVN không còn coi Trung Cộng là chỗ dựa an toàn. Số người gia nhập vào mạng Facebook tính đến cuối tháng 4/2015 lên đến hơn 30 triệu người, trong đó lứa tuổi từ 15 đến 25 tuổi chiếm 85% đang là tiềm lực thúc đẩy những thay đổi tại Việt Nam. Trong khi đó, sự loay hoay của lãnh đạo Hà Nội gần đây trong các cuộc thăm viếng Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Châu, Hoa Kỳ, Phi Luật Tân cùng lúc cam kết duy trì mối quan hệ “16 Vàng, 4 Tốt” với Trung Cộng đã cho thấy có sự nhen nhúm xung khắc trong thượng tầng lãnh đạo về hai khuynh hướng: thoát Trung và bám Trung. Trên bề nổi, CSVN đang cố tạo hình ảnh đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; nhưng tình thế Trung Quốc đang buộc Tập Cận Bình phải bành trướng nhanh ra Biển Đông để giải quyết những xung đột nội bộ từ sau khi xảy ra vụ Bạc Hy Lai, khiến cho lãnh đạo Hà Nội ở vào tình thế vô cùng khó khăn. Chính những khó khăn này sẽ có lúc đẩy lãnh đạo CSVN rơi vào những chọn lựa sai lầm khiến cho các xu hướng mà Tiến sĩ Benedict phân tích bộc phát thành cơn sóng thần quét sạch mọi tàn tích của chế độ độc tài Cộng sản trong một tương lai không xa. Lý Thái Hùng 3/5/2015 Theo viettan.org
......

Tổng thống Obama hội luận với blogger Điếu Cày và các nhà báo bị bách hại

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã có cuộc hội luận với tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào sáng ngày 1/5/2015 cùng với các nhà báo nước ngoài khác từng bị bắt bớ, theo nhà báo Alex Wong cho biết. Được biết, cuộc hội luận bàn tròn này còn có sự tham gia của nữ nhà báo Simegnish Mengesha của Ethiopia, cô là một nhà báo dày dạn kinh nghiệm và ủng hộ mạnh mẽ cho Quyền Tự do ngôn luận. Cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Obama và các nhà báo bị bách hại diễn ra tại phòng Roosevelt của Nhà Trắng vào sáng 1/5/2015 đánh dấu cho ngày Tự do báo chí thế giới. Cuộc gặp này của tổng thống Obama với một blogger nổi tiếng của Việt Nam trước chuyến thăm của ông TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ trong năm 2015. Cũng xin được nhắc lại, nhân ngày tự do báo chí 3-5-2012, ông Tổng thống Obama từng nhắc đến blogger Điếu Cày như một biểu tượng cho việc tranh đấu cho quyền tự do báo chí. Obama nói: “Chúng ta không được quên những người khác như blogger Ðiếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 trùng với cuộc trấn áp hàng loạt đối với báo chí công dân ở Việt Nam.” Ngày 21/10/2014, blogger Điếu Cày đã bị áp giải ra khỏi nhà tù, buộc phải đi tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ sau 6 năm rưỡi thụ án vì bị chính quyền khép các tội "Trốn thuế" và "Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN". https://www.danluan.org/tin-tuc/20150501/tong-thong-obama-hoi-luan-voi-b...
......

Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa được Viện Cao Học Quốc Gia Ukraine vinh danh.

Một tin quan trọng đến vừa đúng ngày kỷ niệm Tháng Tư  Ðen, đánh dấu 40 năm ly hương của người Việt tị nạn cộng sản: Nhạc sĩ Lê Văn Khoa được vinh danh là một trong ba nhạc sĩ trên thế giới viết nhạc cho đàn Bandura độc tấu với dàn nhạc giao hưởng. Một quyển sách bằng tiếng Ukraine với tên khá dài “NGHỆ THUẬT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA   ÐÀN BANDURA UKRAINA TRONG THẾ KỶ 20 VÀ ÐẦU THẾ KỶ 21”, do Trường Đại Học “Vasyl Stefanyk Precarpathian National University và Ivana-Frankivsk Regional Organization of Ukrainian Kobzars National Union " thuộc viện Cao Học Quốc Gia Ukraine mới ấn hành, vừa được gửi đến Nhạc sĩ Lê Văn Khoa từ Kiev, Ukraine. Giáo sư Tiến sĩ Violetta Dutchak là tác giả, dành nhiều trang trong chương thứ sáu để viết về Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, về sự đóng góp của ông trong việc phát triển đàn Bandura bằng cách viết nhạc cho cây đàn dân tộc của Ukraine. Bài viết có phần nhận xét kỹ thuật viết nhạc của ông cho đàn này. Tác giả xác nhận Lê Văn Khoa là một trong ba nhạc sĩ trên toàn thế giới, đã viết nhạc cho đàn Bandura trình tấu với dàn nhạc giao hưởng. Ðiểm quan trọng cần được nhấn mạnh ở đây là Nhạc sĩ Lê Văn Khoa dùng nhạc dân tộc Việt, bài dân ca Trống Cơm và Se Chỉ Luồn Kim, viết lại cho nhạc sĩ Ukraine đàn trên cây đàn dân tộc của họ, một hình thức đưa văn hóa của hai dân tộc đến với nhau qua âm nhạc độc đáo của cả hai bên. Ý niệm đó đã được tác giả Tiến sĩ Violetta Dutchak nhận thấy và ghi trong lời đề tặng như sau: “With regards to the Composer Lê Văn Khoa with great   respect and gratitude for the development of cultural contacts between countries   and peoples." Professor Violetta Dutchak Sự thành công lớn của một người tị nạn cộng sản được ghi nhận đúng vào ngày Quốc Hận thứ 40 mang một ý nghĩa sâu đậm cho mọi người Việt Nam. Phụ lục: 2 videos Trống Cơm và Se Chỉ Luồn Kim do nữ nhạc sĩ Kateryna Myronyuk trình t ấu  đàn Bandura  với dàn nhạc giao hưởng Ukraine.( HoaThịnh Đốn, năm 2010) 1/ Trống Cơm: 2/ Se Chỉ Luồn Kim: http://vietbao.com/a237005/ukraine-le-van-khoa-la-mot-trong-3-nhac-si-th...
......

Việt Nam 40 Năm Dưới Chế Độ Cộng Sản (1975-2015)

Phần I Năm 2015, đánh dấu đúng 40 năm ngày chấm dứt cuộc chiến Quốc-Cộng tương tàn, đẫm máu kéo dài 20 năm (1955-1975) để bước vào một trang sử mới đen tối hơn. Trang sử đầy đau thương, chết chóc, chia lìa và nước mắt, chưa từng có trong lịch sử cận đại của dân tộc, bắt đầu vào ngày 30/4/1975, với những hệ lụy còn kéo dài cho đến ngày hôm nay. Đã có nhiều bài vở, tập sách viết về cuộc chiến này với nhiều góc cạnh khác nhau, kể cả những truy cứu về nguyên nhân và hậu quả. Ngoài ra, cũng đã có nhiều bài viết phân tích về các chính sách của đảng CSVN đã áp dụng tại miền Nam sau năm 1975 và trên cả nước trong 4 thập niên qua, khiến cho một nửa miền Nam (vào năm 1960 kinh tế VNCH đã vượt qua Thái Lan, Miến Điện, Nam Hàn) có nhiều tiềm năng để vươn lên sau khi có được hòa bình, thì lại trở thành địa ngục vì những “kẻ thắng cuộc” thử nghiệm chủ thuyết “tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa’ hoang tưởng. Chiến xa của CS Bắc Việt chiếm Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975 khởi đầu trang sử đen tối trong 40 năm qua (1975-2015) Vào năm 1975, dân số cả hai miền Nam và Bắc có vào khoảng 47 triệu 638 ngàn người. (1) Trong khi đó dân số Thái Lan cũng vào khoảng 42 triệu 391 ngàn người. (2) Nhưng tổng sản lượng nội địa (GDP) của Thái Lan vào năm 1975 là 7,4 tỷ Mỹ Kim, lợi tức bình quân đầu người khoảng 175 USD/đầu người (3) Về phía Việt Nam vì do ảnh hưởng của chiến tranh nên GDP vào năm 1975 ước tính khoảng 4,2 tỷ Mỹ Kim và lợi tức bình quân gần bằng Miến Điện khoảng 88USD/đầu người. Tức lợi tức bình quân của người Thái vào năm 1975 chỉ gấp đôi người Việt Nam. Nói cách khác, 40 năm trước đây, Thái Lan và Việt Nam cùng xuất phát là những quốc gia nghèo, chậm tiến lạc hậu. 40 năm sau nhìn lại tình hình phát triển của Thái Lan và Việt Nam đã có sự chênh lệch đáng suy nghĩ. Theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố năm 2014 thì Thái Lan hiện có dân số là 67 triệu 100 ngàn người, GDP năm 2013 là 387, 3 tỷ USD và lợi tức bình quân đầu người là 5,772 USD/người. Trong khi đó dân số của Việt Nam là 89 triệu 200 ngàn người, GDP năm 2013 là 135 tỷ USD và lợi tức bình quân 1,513 USD/người. Như vậy 40 năm sau phát triển, lợi tức bình quân của người dân Thái Lan tuy chỉ hơn 3,8 lần lợi tức của người Việt Nam, nhưng người Thái đang làm chủ thật sự cuộc sống và bước vào ngưỡng cửa của quốc gia đang phát triển. Trong khi đó, người Việt Nam vẫn cỏn loay hoay với bài toán xóa đỏi giảm nghèo từ năm 2002 cho đến nay chưa xong. Theo cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) thì mặt trái của tình trạng phát triển hiện nay của Việt Nam có nguy cơ đe dọa sự bất bình đẳng và chênh lệch giàu nghèo sẽ ngày càng tăng. Nói cách khác là chính sách phát triển của CSVN hiện nay chỉ làm giàu cho một thiểu số ở trong guồng máy lãnh đạo và thân nhân của họ vì có điều kiện sang đoạt tài sản quốc gia, đặc biệt là thị trường địa ốc dưới các hình thức chuyển nhượng, đấu thầu, cổ phần hóa, trong khi thu nhập của đa số người dân vẫn còn rất nghèo. Hiện có khoảng 14,3% người dân Việt Nam (non 13 triệu) sống dưới 2 USD/ngày. Đây là thực trạng của Việt Nam sau 40 năm dưới chế độ Cộng sản Việt Nam. Thực trạng này thay đổi theo từng giai đoạn CSVN áp dụng những chính sách cải tổ qua 4 thời kỳ như sau: Thời Kỳ I (1975 – 1984): Đây là thời kỳ mà lãnh đạo CSVN vô cùng ngạo mạn sau chiến thắng miền Nam nên đã phung phí tài nguyên, nhân lực vào những tham vọng không tưởng, trong việc xây dựng “Liên Bang Đông Dương” để làm bàn đạp nhuộm đỏ Đông Nam Á. Việt Nam trong thời kỳ rơi vào tình huống phá sản toàn diện. Thời Kỳ II (1985-1994): Đây là thời kỳ mà lãnh đạo CSVN phải rút quân ra khỏi Campuchia và mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài để vận động đầu tư cứu nguy sự phá sản kinh tế, sau khi Gorbachev cho phép “đổi mới”. Đây cũng là lúc Hà Nội bỗng chốc rơi vào hoàn cảnh mồ côi sau khi khối Cộng sản Liên Xô tan rã nên phải quay lại khấu tấu Bắc Kinh. Thời Kỳ III (1995-2004): Đây là thời kỳ mà lãnh đạo CSVN mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và nối lại quan hệ bình thường từ năm 1995. Nhờ bang giao với Hoa Kỳ, CSVN đã bình thường hóa quan hệ với nhiều quốc, gia nhập vào một số cơ chế thương mại quốc tế giúp cho tình hình kinh tế phát triển và ổn định trở lại. Thời Kỳ IV (2005-2014): Đây là thời kỳ mà lãnh đạo CSVN mơ ước theo chân Nam Hàn và Trung Cộng, gom hơn 3000 công ty quốc doanh để thành lập các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty như những pháo đài đẩy mạnh phát triển Việt Nam thảnh quốc gia công nghiệp tiên tiến vào năm 2020. Giấc mơ hóa rồng đã hoàn toàn sụp đổ vì những tham lam và ngu dốt của lãnh đạo và đang đẩy xã hội rơi vào tình trạng đột biến khó lường. THỜI KỲ I: 1975-1984: Đất Nước Phá Sản Toàn Diện và Phong Trào Chống Cộng Bộc Phát Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc trước sự sụp đổ “quá nhanh” của miền Nam, theo một chuỗi những biến động khởi đầu từ sau tết Ất Mão. Sự kiện miền Nam, đặc biệt là Thủ đô Sài Gòn đã không có hiện tượng “tắm máu” khi quân cộng sản Bắc Việt tiến chiếm vào ngày 30/4 càng khiến cho những người lãnh đạo ở miền Bắc “say men” chiến thắng và ngạo mạn tự coi mình “đứng trên đỉnh cao trí tuệ của loài người”. Bên cạnh việc áp dụng những chính sách đàn áp và trả thù đối với quân cán chính miền Nam, lãnh đạo Hà Nội, nhất là Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng Lao Động vào lúc đó, đã cuồng vọng nghĩ rằng họ sẽ dễ dàng cải tạo xã hội Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia công nghiệp xã hội chủ nghĩa trong vòng 20 năm, qua mặt cả Nhật Bản. Bất chấp tình trạng khác biệt về kinh tế, mô hình xã hội, tâm lý dân chúng của hai miền, lãnh đạo Hà Nội đã vội vã thống nhất Nam Bắc vào năm 1976 và đề ra chủ trương triệt để cải tạo miền Nam. Trong buổi lễ gọi là “mừng chiến thắng miền Nam” tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15/5/1975, Lê Duẩn đã đọc bài diễn văn khẳng định như sau: “Chúng ta có đủ tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng để khắc phục mọi khó khăn, vươn lên những đỉnh cao của thời đại, biến đất nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề và trên đó đế quốc Mỹ đã gieo biết bao tội ác, thành một nước văn minh, giàu mạnh, thành trì bất khả xâm phạm của độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội ở Đông Dương và Đông Nam Á.” Với tham vọng đó, từ đại hội đảng kỳ IV (1976), Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã đưa ra chủ trương cải tạo cả nước để “tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa” bằng cách: Về chính trị, triệt để cải tạo xã hội nhằm xây dựng nhà nước vô sản chuyên chính dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN, Về kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa (XHCN) để quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Về giáo dục – văn hóa, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng XHCN, chống tư tưởng tư sản, quét sạch ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa của chủ nghĩa thực dân ở miền Nam, đào tạo những con người mới XHCN “hồng hơn chuyên”, Về đối ngoại, tăng cường mối quan hệ mật thiết với các nước XHCN anh em, thực hiện nghĩa vụ vô sản quốc tế, chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Quang cảnh người dân chờ mua hàng ở khu quốc doanh tại Sài Gòn sau năm 1975. Với những đường lối nói trên, lãnh đạo CSVN đã không những không xoa dịu vết thương chiến tranh như họ rêu rao tuyên truyền trong thời kỳ chiến tranh là “hòa hợp, hòa giải” dân tộc, mà còn làm phân hóa thêm tiềm lực dân tộc, tạo ra những hận thù mới bao trùm lên cả nước qua những chính sách đối nội và đối ngoại vô cùng sai lầm, đại cương gồm: a/ bế quan tỏa cảng với thế giới trong những năm đầu sau 1975 để bưng bít những chính sách trả thù người của chế độ cũ; b/ bóc lột và bần cùng hóa nhân dân; c/ chính sách trả thù và dùng khủng bố để cai trị. Cụ thể, CSVN đã thi hành những điều sau: A. Về mặt đối nội: lãnh đạo CSVN Bắc Việt đã khống chế cả nước trong gọng kềm “xã hội chủ nghĩa” qua việc: 1/ ĐỔI TIỀN: Vào thời điểm tháng 4/1975, lượng tiền mặt trong ngân khố Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) có hơn 1000 tỷ đồng, tương đương hơn 2 tỷ USD, và lượng tiền mặt được lưu hành trong dân chúng khoảng 615 tỷ đồng. Tại Sài Gòn, ngay chiều 30/4/1975 hầu hết các Ngân hàng đều bị niêm phong. Sáng ngày 1/5, Ủy ban quân quản ra lệnh “quốc hữu hóa” toàn bộ hệ thống ngân hàng. Ngày 6/6, chính phủ lâm thời miền Nam ra quyết định thành lập ngân hàng quốc gia cộng hòa miền Nam cử ông Trần Dương làm thống đốc, nhưng trong thực tế thì lúc này chính quyền miền Bắc đã kiểm soát toàn bộ hệ thống ngân hàng. Sau khi kiểm soát ngân hàng, CSVN tung chiến dịch đổi tiền nhằm vào 3 mục tiêu: 1/ thiết lập chế độ tiền tệ mới; 2/ ngăn chận giai cấp tư sản sử dụng tiền mặt thao túng thị trường, 3/ tước đoạt phương tiện hoạt động của gián điệp, tình báo. Vì lo sợ những người có nhiều tiền mặt lén nhờ vả người thân, bạn bè đi đổi tiền dùm nên CSVN đã giữ kế hoạch đổi tiền rất bí mật và chỉ cho đổi trong vòng non 12 tiếng đồng hồ vào ngày 22/9. Mỗi gia đình được đổi tối đa 100 ngàn đồng VNCH ra 500 đồng tiền mới. Tiểu thương có thể đổi thêm 100 ngàn đồng nữa. Những xí nghiệp được đổi 500 ngàn đồng. Số tiền cũ còn lại thì đổi ra tiền mới và phải ký thác vào ngân hàng. Trương mục sau đó bị khóa cho đến đầu năm 1976 mới cho phép rút 30 đồng tiền mới mỗi tháng. Tuy nhiên đến tháng 12/1976 thì lại khóa trương mục và dân chúng không được rút tiền ra nữa. Thủ đoạn ăn cướp này được CSVN tổ chức rất công phu tại Sài Gòn, huy động gần 50 ngàn cán bộ và bộ đội tham gia. Tối ngày 21/9, CSVN đã điều động 10 ngàn cán bộ ngành ngân hàng, 11,921 bộ đội để giữ an ninh và 35,000 thanh niên xung phong được đưa đến các quận, các khu vực mà không cho biết trước sẽ giao nhiệm vụ gì. Những người này phải kê khai tất cả tiền bạc, tư trang mang theo và từ đó bị giữ lại không cho về nhà. Trong đêm 21/9 họ được hướng dẫn chi tiết các nhiệm vụ phải làm và đúng 2 giờ sáng ngày 22/9 được đưa đến ngồi ở các bàn kê khai đổi tiền. Vào lúc 4 giờ chiều ngày 21/9, đài phát thanh Sài Gòn cho biết là kể từ ngày mai, 22/9, chính phủ lâm thời miền Nam ra lệnh cấm lưu hành tiền VNCH có mệnh giá trên 50 đồng và phải đổi sang tiền mới. Đài phát thanh cũng yêu cầu dân chúng phải về nhà trước 11 giờ đêm để đợi thông báo quan trọng. Lúc 2 giờ sáng ngày 22/9, đài phát thanh loan tin quy định đổi tiền sẽ bắt đầu từ 5 giờ sáng kéo dài đến 11 giờ trưa. Nhưng số người dân đến sắp hàng quá đông và cán bộ chỉ mới được hướng dẫn không quen việc kê khai, duyệt xét, nên CSVN đã phải triển hạn đến 21 giờ đêm 22/9. Đến ngày 23/9 các quận bắt đầu thu tiền cũ, đổi tiền mới cho đồng bào nhưng do tình hình phức tạp, người dân vẫn kéo đến xin kê khai vì làm chưa kịp. Tuy nhiên CSVN quyết định ngưng không cho kê khai nữa. Hệ quả là cả nước cùng “bình đẳng” trong đói nghèo. Có người mất trắng cả tài sản, phẫn uát tự tử toàn gia đình. Chính sách cai trị hà khắc bằng bao tử bắt đầu từ đây. Chủ nghĩa xã hội đã được người dân báng nhạo là “Cả Nước Xuống Hố”. 2/ TÙ CẢI TẠO: Ngay sau khi kiểm soát toàn thể miền Nam, ngày 5/5/1975 Ủy ban quân quản ra mệnh lệnh số 1 về việc trình diện, kê khai và nộp vũ khí của quân cán chính miền Nam. Tất cả sĩ quan, binh lính, cảnh sát, tình báo trong thành phố Sài Gòn và Gia Định phải ra trình diện từ ngày 8/5 đến 31/5. Tại Sài gòn có 443 ngàn người trình diện chiếm gần một nửa trên tổng số người ra trình diện vào lúc này trên toàn miền Nam. Một tháng sau khi chiếm miền Nam, ngày 31/5/1975 CSVN ra thông cáo buộc các quân cán chính VNCH phải trình diện học tập: 1/Cấp hạ sĩ quan, nhân viên phường, xã học tập ba ngày; 2/Cấp ủy và nhân viên cấp quận học tập 10 ngày; 3/Cấp Tướng, Tá, Lãnh đạo các đảng phái chính trị học tập 1 tháng. Hạ sĩ quan binh lính và nhân viên quận, xã, khóm, phường đi học tập 3 ngày từ 11/6 đến 13/6. Sau 3 ngày học tập, họ đã được cấp giấy chứng nhận và cho về nhà. Thủ đoạn này khiến cho nhiều người tin là việc tập trung cải tạo không có gì nguy hiểm nên rủ nhau đi học. Cấp Tướng, sĩ quan, lãnh đạo các đảng phái, trí thức phải tụ họp từ ngày 18 đến 20, chỉ mang theo 21 kí lô lương thực và một số bộ quần áo thay đổi trong vòng 1 tháng học tập. Đây là sự tráo trở đầu tiên của CSVN nhằm đánh lừa để có nhiều người tin tưởng ra trình diện, rồi chính họ và gia đình mòn mỏi trông chờ ngày về. Theo http://www.viettan.org/Viet-Nam-40-Nam-Duoi-Che-%C4%90o-Cong.html
......

40 Năm Nhìn lại Công Cuộc Đấu Tranh Cho Tự Do, Dân Chủ Việt Nam

Có thể nói trong suốt 40 năm qua kể từ khi VNCH thất thủ vào ngày 30-4-75, công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ đã khởi đi từ ngày đó, và không hề ngưng nghỉ đứt đoạn, dù có lúc thăng lúc trầm. Nhìn lại tiến trình đấu tranh trong suốt thời gian này, ta có thể chia ra làm ba thời kỳ: 1/ Từ 1975 đến 1989: Thời kỳ kháng cự với ý chí phục quốc. 2/ Từ 1990 đến 2005: Đấu tranh chính trị áp lực từ bên ngoài vào, bên trong nhen nhúm lên và mở ra sự liên kết trong ngoài. 3/ Từ 2006 đến nay: Trong ngoài đồng hành cùng công khai đấu tranh bất bạo động với sự đâm chồi của xã hội dân sự. Bài này xin tổng lược tiến trình đấu tranh qua các thời kỳ trên. Thời Kỳ 1975-1989: Kháng Cự Quật Cường Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam vào tháng tư 1975, CSVN đã thống nhất toàn thể đất nước dưới một chế độ khắt khe toàn trị. Dưới chế độ như thế, những ai không cam chịu bị khuất phục chỉ có một trong hai con đường để chọn: hoặc tìm cách vượt thoát tìm tự do, hoặc tìm cách chiến đấu để từ kháng cự để sống còn, rồi tiến lên phục quốc giải phóng đất nước khỏi gông cùm CS. Cho nên đây là thời kỳ mà những cuộc vượt biên vượt biển của người Việt đã thành một cao trào đánh động lòng cảm phục và thương cảm của thế giới tự do và đồng thời trở thành vấn nạn của thế giới, khi các quốc gia đệ tam phải tìm cách giải quyết làn sóng tỵ nạn. Có thể nói trước đó chưa có một xứ nào đang bị CS thống trị lại xẩy ra hiện tượng vượt biển hàng loạt như nước Việt, với những con thuyền mong manh quá tải, bất chấp hiểm nguy giông bão, hải tặc cướp hiếp, gây ấn tượng mạnh mẽ trên dư luận truyền thông quốc tế. Dù hình ảnh có vẻ tiêu cực, là một phong trào trốn chạy khỏi CS, nhưng thực chất đây cũng là một hình thức kháng cự, biểu lộ trước dư luận quốc tế sự quyết tâm dũng cảm không chấp nhận CS, phá đi cái hình ảnh mà CSVN ra sức tuyên truyền rằng họ chiến thắng vì là bên chính nghĩa được toàn dân tin tưởng để giải phóng dân tộc. Nhưng đa số đồng bào ở lại cũng không phải hoàn toàn chịu khuất phục. Nhiều người dân trong nước đã thể hiện tinh thần kháng cự bằng cách kín đáo bất hợp tác với và thậm chí phá hỏng tiến trình đi lên XHCN, như làm thịt trâu bò để khỏi xung vào hợp tác xã, làm việc cầm chừng lấy lệ cho những chỉ tiêu báo cáo đạt được chỉ là báo cáo láo, trốn thuế, câu điện chùa để khỏi trả tiền cho nhà nước, mánh mung hủ hoá cán bộ VC v.v... Song song đó, có những hình thái kháng cự tích cực hơn. Ngay sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, không phải toàn bộ quân lực VNCH rã đám. Có những toán quân nhỏ không chấp nhận buông súng đã rút vào rừng lẩn tránh thành lập những ổ kháng cự, để tìm cách sống còn, kháng chiến phục quốc. Những ổ kháng cự này là những hạt nhân đầu tiên tạo sự nối kết các thành phần quân dân cán chính và tu sĩ tôn giáo không chấp nhận đầu hàng CS. Từ đó nhiều lực lượng kháng cự ra đời rải rác tại nhiều nơi trong Nam như Lực Lượng Liên Tôn, Mặt Trận Kháng Chiến Miền Tây, Lực Lượng Kháng Chiến Tả Ngạn Cửu Long Giang, Lực Lượng Phục Quốc Đồng Bò, Lực Lượng Kháng Chiến Vùng Thất Sơn, Lực Lượng Thanh Long v.v... Cùng lúc đó tại Hải Ngoại, nhiều tổ chức tìm cách đưa người về lại trong nước để kháng chiến như Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng VN của các ông Lê Quốc Tuý, Mai Văn Hạnh,Trần Văn Bá, Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại Phục Quốc của ông Võ Đại Tôn, Phục Hưng, Người Việt Tự Do, Lực Lượng Quân Dân Hải Ngoại, 3 tổ chức sau này là tiền thân kết hợp nên Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng VN do Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, quy tụ được nhiều lực lượng kháng cự ở trong nước. Có thể nói khi mà CSVN hoàn toàn kiểm soát được mọi mặt của xã hội, và cai trị một cách khắc nghiệt trong khung cảnh của chiến tranh lạnh, mọi hình thức đối kháng đối đầu đều là những đấu tranh sinh tử một mất một còn, cho nên khó có sự lựa chọn nào khác ngoài đấu tranh võ trang kết hợp với đấu tranh chính trị. Mặc dù các nỗ lực kháng cự đã gặp rất nhiều khó khăn với kết quả không mấy sáng sủa khi một số người lãnh đạo của các lực lượng này lần lượt hy sinh như bị bắt (ông Võ Đại Tôn, nhóm Nhà thờ Vinh Sơn), bị xử tử (anh Trần Văn Bá, ông Lê Quốc Quân, Tu sĩ Hồ Thái Bạch) hoặc phải tuẫn tiết (Tướng Hoàng Cơ Minh). Tuy thế, chính những hy sinh kể trên đã góp phần nung nấu tinh thần kháng cộng khiến ngọn lửa đấu tranh vẫn không hề bị dập tắt và chuyển sang thời kỳ kế tiếp. Nói cách khác, ngọn lửa chống cộng tiếp tục duy trì và lan tỏa ở trong và ngoài nước hiện nay chính là nhờ những hy sinh cao cả của những người đã vị quốc vong thân trong thời kỳ kháng cự, phục quốc đầy gian lao này. Thời Kỳ 1990-2005: Liên Kết Trong Ngoài Sự sụp đổ của CS Đông Âu đã thổi lên một làn gió và hy vọng mới cho công cuộc đấu tranh. Trước đó vào cuối thập niên 80, do bản chất của nền kinh tế XHCN, do sự thụ động bất hợp tác của người dân trong nước, do sự mất mát một bộ phận lớn tinh hoa tài năng, chất xám của dân tộc qua những đợt tù cải tạo, đánh phá tư sản thành công, đợt sóng vượt biên vượt biển cộng với sự cấm vận phong toả kinh tế của Mỹ và một số đồng minh Mỹ, và sự tiếp tục o ép của ông chủ cũ Bắc Kinh, Hà Nội đã không thể không học theo Liên Xô để “đổi mới”, nới lỏng dây trói, tìm cách mở cửa ra thế giới bên ngoài để cứu vãn nền kinh tế đang kiệt quệ. Nhưng đồng thời để bảo vệ sự sống còn của mình, khỏi theo vết xe sụp đổ của Thầy Liên Xô, Hà Nội lại quay đầu về khấu tấu chủ cũ Bắc Kinh qua Hội Nghị Thành Đô vào năm 1990. Sự mở cửa ra bên ngoài và nới lỏng dây trói trên, khiến các xu hướng bất đồng với Đảng CS ở trong nước có chút khoảng trống để ngọ nguậy. Bắt đầu có những tiếng nói đơn lẻ cất lên, mới đầu từ rón rén, rồi mạnh dạn thẳng thừng hơn như bài Chia Tay Ý Thức Hệ của ông Hà Sĩ Phu, dần dần đến những nhóm như Cao Trào Nhân Bản của BS Nguyễn Đan Quế, Diễn Đàn Tự Do của GS Đoàn Viết Hoạt, Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ với ông Nguyễn Đình Huy v.v... Ngay cả trong hàng ngũ CS các tiếng nói bất đồng cũng nổi lên như Câu Lạc Bộ Kháng Chiến Cũ của Nguyễn Hộ.... Những tiếng nói đối kháng càng ngày càng công khai lộ diện nhiều hơn sau khi những tin tức v/v Hà Nội nhượng đất nhượng biển cho Bắc Kinh bị rò rỉ tiết lộ khiến dân Việt lo âu về viễn cảnh Bắc thuộc một lần nữa. Song song đó, với niềm lạc quan mới từ sự tan rã của chủ nghĩa CS, ở hải ngoại ta thấy nở rộ lên những phong trào, tổ chức, cá nhân cùng xuất hiện để tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Càng ngày càng nhiều tổ chức cộng đồng Việt Nam tỵ nạn được thành lập ở khắp các nơi có đông người Việt tỵ nạn góp phần xây dựng một phòng tuyến người Việt Tự Do vững chắc, xiển dương lá cờ vàng tự do, ngăn chặn những nỗ lực xâm nhập vào cộng đồng tỵ nạn của CS, chặn đánh những khuôn mặt hay phái đoàn đại diện chế độ CS đi ra công cán nước ngoài. Các nỗ lực ngoại vận và quốc tế vận bắt đầu khởi sắc hơn để tố cáo trước công luận quốc tế về những vi phạm nhân quyền của CSVN. Trong thời kỳ này, sự liên lạc trong ngoài bắt đầu dễ dàng hơn. Cho nên người Việt hải ngoại đã có thể mở ra những chiến dịch chuyển lửa và tin tức đấu tranh về trong nước, góp phần làm soi mòn sự bưng bít thông tin của chế độ CS, động viên tinh thần người trong nước. Các tổ chức đấu tranh chính trị ở hải ngoại như Liên Minh VN Tự Do, Thông Luận, v.v... bắt đầu với tới trong nước, tìm cách giao lưu với giới đối kháng quốc nội. Từ đó một trận thế liên kết trong ngoài bắt đầu được hình thành. Tuy thế, bộ máy áp chế của chế độ Hà Nội vẫn còn mạnh nên các thành phần đối kháng trong nước đã bị trù dập, bắt bớ, vô hiệu hoá gần hết. Nhưng thay vì làm nản lòng người yêu nước hay dập tắt được ngọn lửa đấu tranh, những bắt bớ trù dập trên càng làm cho các tổ chức đấu tranh và cộng đồng tỵ nạn hải ngoại thấy mình phải nỗ lực hơn nữa để hỗ trợ những người bị trù dập trong nước về mặt ngoại vận, tinh thần cũng như vật chất. Trong tinh thần đó, cuối năm 2004, Đảng Việt Tân công khai hoá từ sau vỏ bọc MTQGTNGPVN để chuẩn bị cho giai đoạn tới, chuyển lực về địa bàn quốc nội để đồng cam cộng khổ với người trong nước trực diện với CSVN, khai thông ranh giới đấu tranh trong ngoài. Thời Kỳ 2006 - Đến Nay: Thời kỳ này được khai phá bởi Tuyên ngôn của Khối 8406 vào ngày 8-4-2006, nhân dịp Hà Nội chuẩn bị cho Hội Nghị APEC là lúc mà chế độ Hà Nội phải giữ bộ mặt cởi mở tôn trọng nhân quyền trước truyền thông và các phái đoàn quốc tế. Đây là một tuyên ngôn mạnh mẽ nhất từ trước đến nay ở trong nước lên án CSVN, đòi thay đổi chế độ. Và từ đó những hoạt động đấu tranh trong nước được nâng cấp công khai, dù có bị trù dập, chứ không còn rụt rè lén lút như trước. Những đặc điểm của thời kỳ này là: 1- Sự bộc phát của mạng internet và mạng xã hội đã xoá đi ranh giới địa dư trong ngoài và khiến chế độ mất đi khả năng kiểm soát thông tin. 2- Các đảng chính trị công khai xuất hiện trong nước dù chỉ là trong thời gian ngắn trước khi bộ phận lãnh đạo bị vô hiệu hoá trong tù (Thăng Tiến, Lạc Hồng, Dân Chủ Thế Kỷ 21....) 3- Đấu tranh bất bạo động là một phương pháp đấu tranh phổ quát được hầu hết người đấu tranh chấp nhận và áp dụng với những lối đánh sáng tạo đẩy cầm quyền vào những thế khó xử tiến thoái lưỡng nan. 4- Sự tung hứng chan hoà giữa giới đấu tranh ở hải ngoại và giới đấu tranh trong nước. Người hải ngoại ra vào trong nước hiện diện sát cánh cùng bà con quốc nội, người trong nước ra hải ngoại làm ngoại vận và quốc tế vận, các nhóm, tổ chức đấu tranh như Việt Tân, khối 8406, Con Đường Việt Nam, VOICE v,v... hoạt động minh danh tại cả hai địa bàn trong và ngoài nước. 5- Sự xuất hiện của truyền thông lề trái hay lề dân để cạnh tranh với truyền thông của Đảng và dần dần đang nắm thế chủ động đẩy bộ máy tuyên truyền của Đảng vào thế bị động, phản ứng, chạy theo chống đỡ, nói xuôi. 6- Sự ra đời và dần dần phát triển của một xã hội dân sự độc lập với nhà nước qua sự xuất hiện nhiều nhóm đa dạng hoạt động trên nhiều phương diện sở thích khác nhau. Đặc biệt là các đoàn thể xã hội dân sự này đang tạo thế liên kết và cùng nhau lên tiếng về những vấn đề của đất nước. 7- Sự xuất hiện càng ngày càng nhiều những khuôn mặt đấu tranh mới, nhất là sau mỗi đợt trù dập của nhà cầm quyền CS. Trong thời kỳ trước, phong trào đấu tranh thường chìm đi một thời gian như để bảo toàn lực lượng, dành thì giờ hồi phục. Thời kỳ này những đợt trù dập ngược lại càng kích thích phong trào đấu tranh đi lên tới nữa, với khuynh hướng tập trung tranh đấu cho quyền lập hội, tự do thông tin, và tụ họp để dọn đường cho giai đoạn kết. Có thể nói thời kỳ hiện nay là thời kỳ tăng tốc đấu tranh. Những biến chuyển từ 2006 đến nay càng ngày càng dồn dập, số lượng các động thái thoát độc tài trong 4, 5 năm trở lại bằng toàn thể những hoạt động đối kháng trong 30, 40 năm qua. Không những thế, chất lượng của các nỗ lực đấu tranh càng ngày càng cao, hiệu quả hơn, qua những lối đánh sáng tạo trong đấu tranh phi bạo lực, làm chế độ độc tài hoàn toàn mất khả năng toàn trị tuyệt đối như xưa, nhiều khi phải lúng túng bị động, phải có bước lùi trước sức ép của người Việt trong ngoài. * Trải qua ba thời kỳ đấu tranh từ những nỗ lực kháng cự đơn lẻ của từng người, từng nhóm sau năm 1975, cho đến những kết hợp rộng rãi trong và ngoài nước, để hỗ trợ nhau tạo thành những sức ép đáng kể lên chế độ độc tài Hà Nội, giờ đây chúng ta có thể khẳng định rằng phong trào đấu tranh tại Việt Nam sẽ chỉ ngày một lớn mạnh mà thôi. Với cái đà này, ta sẽ không ngạc nhiên khi một ngày gần đây thấy công cuộc đấu tranh đang bước vào giai đoạn kết thúc lúc mà đại đa số quần chúng nhân dân đã hoàn toàn hết sợ, xuống đường đông đảo giành lấy quyền làm chủ thực sự cuộc sống và xã hội của chính mình. 40 năm với CS đã là quá đủ. Đã đến lúc lịch sử cần phải sang trang! Đặng Vũ Chấn 28/4/2015 Theo http://www.viettan.org/40-Nam-Nhin-lai-Cong-Cuoc-%C4%90au.html
......

Viết cho ngày 30/4: nỗi đau nào lớn hơn?

Hàng năm, cứ đến ngày 30/4 là nhà cầm quyền Việt Nam lại tổ chức kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng các lễ mít tinh, diễu hành, diễu binh, duyệt binh. Đối với đồng bào người Việt hải ngoại, và rất nhiều đồng bào miền Nam ở trong nước, đây là ngày quốc hận, là nỗi đau chưa hề nguôi ngoai. Người ta đã nói nhiều tới nỗi đau của người dân miền Nam sau biến cố 30/4/1975 này, và đó là những sự thật hiển nhiên. Một quốc gia (Việt Nam Cộng Hòa), với chính nghĩa sáng ngời, tinh thần nhân bản đã bị cưỡng chiếm một cách đau đớn, tức tưởi. Từ sự kiện này, hàng triệu quân, dân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa đã phải vào các trại cải tạo, lao tù. Hàng chục vạn người đã phải bỏ nước ra đi, vượt biên vì không thể sống nổi trên quê hương. Hàng chục ngàn người đã nằm trong bụng cá và dưới đáy biển sâu…đó là số phận, là nỗi đau của bên thua cuộc.      Tuy nhiên, ngoại trừ sự thất bại của cuộc chiến tranh (có nguyên nhân quan trọng từ việc đồng minh Mỹ bỏ rơi) mà người dân miền Nam ít nhiều có trách nhiệm, thì những nỗi đau khác, sự thống khổ, bi ai của người dân miền Nam là kết quả của những chính sách thâm độc, hiểm ác và tàn bạo của chế độ cộng sản Việt Nam. Đó là nỗi đau của nạn nhân, nỗi đau có sự thương xót và đồng cảm của đồng loại.      Nhưng ngày 30/4 cũng chính là bước ngoặt và đưa tới một nỗi đau tột cùng cho bên thắng cuộc, cho những người được mệnh danh giải phóng người khác. Rất ít người nhận ra nỗi đau âm ỉ, dồn nén và không nói lên được của hầu hết những người thắng trận năm xưa, của những thế hệ dấn thân cho đất nước, cho dân tộc luôn nghĩ mình có chính nghĩa và lý tưởng nhưng cuối cùng lại không phải như vậy.      Nỗi đau của bên thắng cuộc là nỗi đau từ từ, âm ỉ. Nó lớn lên cùng với nhận thức của chính những người trong cuộc, từ sự so sánh giữa lý tưởng và hiện thực, giữa lời nói và việc làm. Sau 30/4/75, đất nước sạch bóng quân thù, cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội….một sự vỡ mộng, bẽ bàng khủng khiếp từ từ xâm lấn tâm hồn bên thắng cuộc. Với độ lùi 40 năm sau ngày 30/4 đó, tất cả đã hiển hiện, bức tranh toàn cảnh của Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng cộng sản: Sự toàn vẹn lãnh thổ không còn, đất đai, hải đảo, lãnh hải bị mất và xâm phạm nghiêm trọng; nợ gấp đôi GDP và không có khả năng thanh toán; đạo đức, nền tảng xã hội bị băng hoại và phá hủy hoàn toàn; sự dồn nén cùng cực của tất cả mọi tầng lớp nhân dân…đây phải chăng là kết quả của niềm vui chiến thắng?      Chưa hết, nỗi đau còn nhân lên gấp bội khi sự rộng mở của hệ thống Internet toàn cầu đưa tới những sự thật kinh khủng: Hồ Chí Minh bán Phan Bội Châu cho Pháp để lấy 10 vạn quan tiền; kế hoạch sửa sai có trước khi Cải cách ruộng đất diễn ra (sách Từ Thực dân tới Cộng sản – tác giả Hoàng Văn Chí)…tất cả những sự thật khủng khiếp đó được hé lộ đã khẳng định một điều. Hóa ra, có một sự thật có hệ thống từ khi đảng cộng sản xuất hiện đã chi phối và không chế hoàn toàn dòng chảy của lịch sử Việt Nam. Sự thật này khởi nguồn từ việc cướp chính quyền, tiêu diệt toàn bộ các đảng phái không phải cộng sản; tạo ra cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất; cải tạo công thương nghiệp miền Bắc; Nhân văn Giai phẩm; cưỡng chiếm miền Nam; đày đọa hàng triệu quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa; cải tạo công thương nghiệp miền Nam; hai lần đổi tiền để cướp của người dân; cướp đất đai của người dân tạo ra hàng triệu dân oan trên cả nước (thời kỳ đổi mới); đàn áp mọi tôn giáo, sắc tộc….một sự liệt kê chưa đầy đủ này đã làm câm họng tất cả những kẻ nói rằng chủ trương đường lối là đúng, thực hiện sai; bản chất là đúng, là tốt nhưng quá trình thực hiện có sai lầm; thế hệ trước là đúng, là tốt, sau này mới tha hóa, xấu xa…      Những sự thật này đã đẩy bên thắng cuộc tới tận cùng của nỗi đau: cả cuộc đời, cả sự nghiệp của họ là vứt đi, thậm chí có tội với dân tộc, với đất nước. Còn nỗi đau nào lớn hơn khi ngay từ những năm 14-15 tuổi làm liên lạc viên cho Việt Minh, cả cuộc đời cống hiến, lên tới chức vụ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng…khi đã về hưu, khi sự thật được phơi bày mới biết rằng mình đã bị lừa, những điều mình làm không hề đem lại điều tốt đẹp cho nhân dân, đất nước mà còn góp phần gây ra thảm họa cho dân tộc, cho nhân dân, cho đất nước.      Vậy thì, nỗi đau nào lớn hơn? Hà nội, ngày 25/4/2015 N.V.B
......

Về ngày 30/4: Chỗ đứng của Đảng CS phải là vành móng ngựa

Chiến cuộc hơn 30 năm trên đất nước Việt Nam đã được nhận định, tranh luận, mổ xẻ trong một thời gian dài, đến nay những ý kiến trái ngược nhau vẫn còn tồn tại dai dẳng. Một bên cho đó là “sự nghiệp chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc VN”, một dân tộc anh hùng đã đánh bại phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thuộc ba lục địa Á, Âu, Mỹ, đánh bại hoàn toàn «ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn, tay sai đế quốc Mỹ», thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên «xã hội chủ nghĩa cho cả nước». Công đầu thuộc về «Đảng CSVN quang vinh». Do đó ngày 30/4/1975 là ngày «lịch sử oai hùng» của dân tộc. Năm nay kỷ niệm 40 năm ngày «chiến thắng vẻ vang» đó, Bộ Chính trị đảng CS quyết định tổ chức kỷ niệm long trọng trong cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn: Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hải Phòng, Cần Thơ…có mit-tinh, duyệt binh, bắn pháo hoa, mở hội liên hoan quần chúng. Ngược lại, một bộ phận không ít người Việt coi đây là ngày «quốc hận». Suốt 40 năm nay, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu, đắn đo, đọc không biết bao nhiêu tài liệu, tranh luận với hàng trăm bạn bè trong và ngoài nước, với gần một trăm nhà báo nước ngoài - Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản,Trung Quốc - để rồi cố gắng độc lập suy nghĩ bằng đầu óc tỉnh táo của chính mình, không theo đuôi số đông, không dựa dẫm, lập dị, chỉ lấy sự thật và lẽ phải làm mục tiêu. Từ đó tôi hoàn toàn tự tin để kết luận trong dịp này là trong 70 năm qua Đảng CSVN đã liên tiếp phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác: - đã chọn sai lầm học thuyết chính trị Mác – Lênin và chế độ toàn trị độc đảng cực kỳ tệ hại, - đã phạm tôị ác chồng chất trong việc chủ trương bạo lực vũ trang, chủ động gây nên cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn với hàng mấy triệu sinh mạng nhân dân, chủ yếu là thanh niên ưu tú thuộc cả 2 bên chiến tuyến, - đã tàn phá vô kể sức lao động và của cải xã hội trong thời gian dài, trong các cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, cải tạo công thương nghiệp trong cả nước, đã vi phạm những hiệp định đã long trọng ký kết tại các Hội nghị Geneve năm 1954 và Hội nghị Paris năm 1973, đặc biệt là các điều khoản về «tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam», «không đe dọa dùng vũ lực và không dùng vũ lực», «thực hiện hòa hợp và hòa giải dân tộc», «không trả thù những người đã hợp tác với đối phương». - đã đày đọa, trả thù hàng chục vạn viên chức và sỹ quan VN Cộng hòa trong hệ thống nhà tù mang nhãn hiệu «các lớp học cải tạo» để đánh lừa dư luận thế giói.. Có thể nói trên đây là những tội ác hiển nhiên có suy tính theo hệ thống, không thể chối cãi của đảng CSVN, của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, bằng chứng là các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 15 khóa II đầu năm 1959 chủ trương đồng khởi và khởi nghĩa ở miền Nam, xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam qua đất Lào và Campuchia, rồi Nghị quyết Trung ương 9 khóa III cuối năm 1963 chủ trương tăng cường chi viện quân sự quy mô của miền Bắc cho miền Nam, các quyết định về chiến lược của Bộ Chính trị năm 1974 và đầu năm 1975 dốc toàn bộ lực lượng để giải phóng miền Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Các văn kiện trên chứng tỏ Bộ Chính trị đảng CSVN đã sớm xé bỏ triệt để các Hiệp định Geneve và Paris, công khai vi phạm sự cam kết và phản bội chữ ký của chính mình, chà đạp thô bạo «quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN được tự do lựa chọn chế độ của mình», 2 lần gây nên thảm họa di cư quy mô lớn năm 1954-1955 từ Bắc vào Nam và thảm kịch thuyền nhân từ 1975 đến 1980, với biết bao sinh mạng bị biển cả cuốn đi, bộ máy công an còn thu cơ man nào là vàng của hàng triệu người vượt biên. Tất cả những điều kể trên là tội ác đối với toàn dân tộc, đặc biệt là đối với nhân dân miền Nam Việt Nam đã bị thôn tính bằng vũ lực công khai, phi pháp, trắng trợn, cũng là tội ác chống nhân loại, vi phạm Hiến chương của Liên Hiệp Quốc chủ trương quyền Tự quyết của các dân tộc là bất khả xâm phạm. Do đó ngày 30/4 có thể gọi là ngày Đen Tối , ngày Tội Ác, từ đó cũng là ngày Ô Nhục của Đảng CSVN. Nếu như nhân dân Việt Nam được sống dưới một chế độ pháp quyền đầy đủ thì Bộ Chính trị đảng CSVN tự nhận là cơ quan lãnh đạo thường xuyên, liên tục và toàn diện đất nước phải bị đưa ra vành móng ngựa của Tòa án Nhân dân và của Tòa án Quốc tế về những Tội ác chồng chất trên đây. Nhân dân Việt Nam vào thời điểm hiện tại số đông không còn ngu ngơ để đảng CS lừa dối bằng những thủ đoạn gian manh như Mặt trận Tổ Quốc (do chính đảng CS dựng lên), Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời (cũng do đảng CS tổ chức), tự giải tán đảng CS Đông dương tháng 11/1945 (thật ra chỉ là rút vào bí mật), đổi tên đảng Lao động VN từ 1952 đến 1976 (vẫn là bản chất Cộng sản, luôn theo lệnh từ Moscow), đế quốc Mỹ xâm lược (là một kiểu vu khống), ngụy quân ngụy quyền (cũng là vu cáo bỉ ổi vì chính CS mới tự nguyện làm ngụy quân ngụy quyền cho CS Quốc tế). Họ cho trên đây là những nét sáng tạo cao tay, thật ra là trò bịp rẻ tiền. Trống kèn ầm ỹ, pháo hoa khắp nơi, duyệt binh hoành tráng chỉ còn là màn khói mỏng che đậy những sai lầm và tội ác chồng chất cùng những bất công kinh khủng mà xã hội không còn có thể chịu đựng nổi. Đến nay mọi sự sai lầm, giả dối, lừa lọc, mỵ dân của các khóa Bộ Chính trị đều đã và đang phá sản, nhiều đảng viên CS có công tâm, trọng danh dự đã lên tiếng đòi đảng phải từ bỏ cái tên CS tội lỗi, thực hiện chế độ đa nguyên để có kiểm tra, tranh đua, thay thế cùng với các đảng khác trên cơ sở bình đẳng, tạ tội với toàn dân. Nếu Bộ Chính trị vẫn cứ chủ quan ngang ngược, họ sẽ vấp phải sự phẫn nộ của toàn dân được thế giới dân chủ hỗ trợ, họ sẽ ngày càng bị cô lập, và họ sẽ không trách khỏi là những kẻ phạm tội ác bị toàn dân hỏi tội trước vành móng ngựa của luật pháp công minh. Hồ sơ tội phạm đã đầy đủ đến thừa thãi. Tôi xin thách nhân dịp này, Học viện chính trị Mác – Lenin mang tên Hồ Chí Minh tranh luận tay đôi với tôi về Hồ sơ Tội ác của đảng CSVN tôi phác họa trên đây. Tôi là một nhà báo tự do đang sống ở nước ngoài, từng ở trong đảng CS 44 năm, am hiểu không ít về chế độ CS, cuộc tranh luận công khai này sẽ lấy dư luận xã hội làm trọng tài. Bùi Tín
......

Hội Phụ nữ Nhân quyền lên tiếng về sự đàn áp cuộc tuần hành ngày 26/4/2015

Kính thưa quý vị, Gần đây, chính quyền Hà Nội đã ra lệnh chặt 6.700 cây cổ thụ có giá trị để thay thế vào đó là những cây non kém chất lượng. Dư luận cả nước cho rằng lãnh đạo chính quyền Hà Nội chặt các cây gỗ lâu năm này để bán và lấy tiền chia chác nhau trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia bị đình đốn nghiêm trọng, vì thế các nguồn cung tham nhũng bị giảm đi nhiều. Nhiều cuộc biểu tình của người dân Hà Nội đã diễn ra để phản đối hành động tuỳ tiện này của lãnh đạo thành phố Hà Nội và yêu cầu sự minh bạch hoá các quyết định của chính quyền. Cũng giống như nhiều cuộc tuần hành vào các ngày chủ nhật trước đó, sáng chủ nhật ngày 26 tháng 4 năm 2015, khoảng một trăm người dân Hà Nội đã tuần hành trên bờ hồ Hoàn Kiếm để phản đối chính quyền. Cuộc tuần hành bắt đầu lúc 9 giờ sáng tại đại phun nước gần bờ hồ Hoàn Kiếm. Hàng trăm công an sắc phục, thường phục và dân phòng đã được huy động để chặn đứng cuộc biểu tình không cho họ tiến về tập họp ở tượng đài Lý Thái Tổ. Một trăm người biểu tình này bị lực lượng công an của chính quyền chia thành nhiều nhóm nhỏ, không cho kết hợp với nhau. Một nhóm phụ nữ khoảng 11 người, mặc áo dài cũng tiến về phía tượng đài nhưng họ chỉ mới đi được 20-30 mét, đến gần nhà hàng Thuỷ Tạ thì bị công an bao vây, cách ly với các nhóm khác. Đến 9 giờ 40, 9 người trong nhóm phụ nữ mặc áo dài này bị bắt, trong đó có chị Trần Thị Nga và cô Trần Thị Hài là thành viên Ban điều hành Hội PNNQVN. Dù mặc áo dài mỏng manh, các chị bị hàng chục nam công an và dân phòng nắm tay, giằng kéo, lôi lên xe chở về đồn công an quận Long Biên. Sau nhiều giờ bị thẩm vấn trong đồn công an, các chị em này bắt đầu được thả. Người đầu tiên được thả lúc 14 giờ và người cuối cùng là cô Trần Thị Hài được thả lúc 16 giờ chiều cùng ngày. Đây là một cuộc tuần hành ôn hoà, các chị em phụ nữ ăn mặc đẹp và cư xử rất văn minh khi xuống đường. Thế nhưng lực lượng an ninh và công an của chính quyền đã cư xử rất thô lỗ với họ. Nhiều chị em bị mất giày, rách áo khi bị bị công an giằng kéo lôi lên xe.   Hội PNNQVN chúng tôi, một tổ chức cam kết bảo vệ nhân quyền và phẩm giá của những người phụ nữ nạn nhân của chính sách đàn áp từ chính quyền, cực lực lên án hành động tuỳ tiện và đáng xấu hổ này của chính quyền Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu chính quyền chấm dứt ngay các hành động trấn áp các cuộc biểu tình ôn hoà của những người yêu cây xanh và yêu sự minh bạch. Nhiều cuộc biểu tình nữa sẽ diễn ra trong những ngày sắp tới, chúng tôi kêu gọi cộng đồng các tổ chức XHDS ASEAN hãy theo dõi và ủng hộ người dân chúng tôi. Trân trọng, Ban điều hành Hội PNNQVN Theo vnwhr.net  
......

Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do

Quốc Hội Canada đã thông qua dự luật (Bill S-219) quy định ngày 30 Tháng Tư mỗi năm là ngày “Tìm Tự Do” (Journey to Freedom), và đạo luật đã được ban hành một tuần trước ngày kỷ niệm 40 năm dân miền Nam bị Cộng Sản cướp mất tự do. Năm ngoái, Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đề nghị dự luật này với tên là “Ngày Tháng Tư Ðen” (Black April Day). Khi thảo luận tại Thượng Viện, nhiều nghị sĩ đề nghị đổi tên để mang một ý nghĩa tích cực hơn và dễ được người Canada thuộc các sắc dân khác ủng hộ; do đó đề nghị đổi tên thành luật Hành Trình Tìm Tự Do. Nhiều người Việt không thỏa mãn với tên gọi không phản ảnh nỗi đau buồn và uất hận vì mất tự do. Nhưng đổi tên là một thỏa hiệp khôn ngoan để đạt mục đích muốn cả nước Canada ghi nhận phong trào vượt biển tị nạn của người Việt sau ngày 30 Tháng Tư 1975 là một biểu tượng cho khát vọng tự do của con người. Chưa một sắc dân nào ở Canada được Quốc Hội đối xử đặc biệt như vậy. Tại các nước khác, do yêu cầu của các công dân người Việt tị nạn, nhiều thành phố hoặc tiểu bang đã biểu quyết về ngày 30 Tháng Tư, hoặc đã ghi nhận giá trị biểu tượng của lá cờ vàng ba sọc đỏ. Tại các nơi đó nhiều cử tri gốc Việt tham dự trong các cuộc bầu cử. Canada là nước đầu tiên ban hành một đạo luật hiệu lực trên toàn quốc, ghi nhớ ngày 30 Tháng Tư tượng trưng cho khát vọng tự do của loài người, dù các công dân gốc Việt chiếm khoảng 1% dân số. Người Việt ở các nước khác có thể nêu trường hợp Canada như một tiền lệ khi yêu cầu các đại biểu quốc hội noi theo gương Canada. Cho nên việc ban hành đạo luật Hành Trình Tìm Tự Do là một thắng lợi của người Việt tị nạn khắp thế giới, không riêng ở Canada. Thắng lợi này càng nổi bật lên vì chính quyền Cộng Sản đã phản đối và ngăn cản bằng nhiều cách trước khi dự luật được đem ra thảo luận. Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh đã gửi thư cho Bộ Ngoại Giao Canada yêu cầu Quốc Hội không thảo luận bản dự luật S-219. Nguyễn Tấn Dũng chính thức gửi thư phản đối với Thủ Tướng Stephen Harper, còn đe dọa rằng dự luật này có thể làm phương hại quyền lợi thương mại và đầu tư của Canada ở Việt Nam. Những lời phản đối này được báo chí loan tải, các công dân Canada biết tin và theo dõi. Vì thế việc hai viện Quốc Hội Canada lần lượt biểu quyết chấp thuận bản dự luật ghi nhận ngày 30 Tháng Tư càng có ý nghĩa mạnh hơn! Một luật sư người Việt tại Canada, ông Vũ Ðức Khanh nhận xét: “Tôi nghĩ Hà Nội đang làm trò hề vì họ không hiểu luật chơi, không biết ở một nước dân chủ như Canada vận động ai.” Ở một nước tự do dân chủ ông thủ tướng không thể ra lệnh cho quốc hội như một nước độc tài đảng trị. Dù Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải thuộc cùng đảng với Thủ Tướng Harper nhưng trong Quốc Hội còn hai đảng lớn khác. Ðối với các vấn đề có tính cách nhân bản và lịch sử vượt trên các quyền lợi phe phái, các đại biểu chỉ bỏ phiếu theo lương tâm. Bộ Trưởng Jason Kenney, phụ trách đa văn hóa nói ông ủng hộ dự luật bởi đó là cách ghi nhớ thành tích của 60 ngàn người Việt “đã dám đánh đổi mạng sống để đi tìm tự do, và đã tìm được tự do tại Canada.” Nhiều công dân Canada gốc Việt đã điều trần trước Quốc Hội giải thích lý do tại sao nên ghi nhận ngày 30 Tháng Tư như một ngày tưởng niệm hàng năm. Ông Lê Duy Cấn, từng là hội trưởng Liên Hội Người Việt ở Canada nhiều năm và đề xướng lập Tượng Ðài Thuyền Nhân ở thủ đô Ottawa. Ông Cấn giải thích: Sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, bỏ tù mấy trăm ngàn người và đầy ải những người khác lên các “vùng kinh tế mới” dân miền Nam quyết định phải chạy thoát chế độ cộng sản; một nhà báo Pháp đã nhận xét: Nếu cái cột đèn biết đi nó cũng chạy. Ðặc biệt, các người Việt gốc Hoa bị tống xuất ra biển, sống chết không cần biết. Ông nhắc tới thảm cảnh của các thuyền nhân vào năm 1978, 79 khi các nước Ðông Nam Á không chấp nhận cho họ cập bến. Tình trạng này gây xúc động cho mọi người dân Canada. Ông Cấn kể lại, lúc đó chủ tịch Công Ðoàn Canada là ông Dennis McDermott đã nói, “Rõ ràng là vấn đề thuyền nhân Việt Nam đã lớn lên thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo của cả thế giới. Các phản ứng duy nhất là phải hành động quyết liệt ngay lập tức. Một phong trào phát xuất từ phía người dân đã kêu gọi hành động, riêng tại thủ đô Ottawa đã có 3,000 người biểu tình thỉnh nguyện; trong một tháng có 347 nhóm đứng ra bảo trợ. Thị trưởng Ottawa lập “Dự án 4,000” để tiếp nhận bốn ngàn người tị nạn. Giáo Sư Howard Adelman ở Toronto đã sáng lập “Chiến Dịch Cứu Nạn” (Operation Lifeline). Trước làn sóng nhân đạo đó, Thủ Tướng Joe Clark quyết định nhận 50,000 người tị nạn, sau tăng lên 60,000. Một phụ nữ Việt Nam ở Quebec, cô Anne Quách Minh-Thu đã điều trần về chuyến vượt biển tìm tự do của gia đình cô, với hai đứa con mới hai, ba tuổi. Cô nói: “Hôm nay tôi được đứng nói ở Quốc Hội này là vì cha mẹ tôi đã trốn thoát và được tị nạn ở Canada, bắt đầu một cuộc đời mới trong hòa bình, tự lực lao động để sống còn. Tôi sinh ra và lớn lên ở Canada vì lòng can trường của cha mẹ tôi và vì lòng hào hiệp của dân Canada, để hôm nay tôi được tham dự vào cuộc sống dân chủ của xứ sở này.” Sứ quán Việt Cộng cũng tìm được người ủng hộ họ ra điều trần trước Quốc Hội. Mai Thu ở Ottawa đã phê bình rằng nước Canada có bao nhiêu nhóm người tị nạn từ khắp thế giới đến, không nên chọn một ngày riêng cho dân Việt Nam. Ông còn nghi ngờ dự luật này có thể gây chia rẽ vì chỉ có một nửa trong số 220,000 người Việt ở Canada là dân tị nạn, những người khác thì không chống chính quyền hiện nay. Giáo Sư Nguyễn Duy Vinh ở Ottawa đã phản bác, nói rằng 90% những người “không tị nạn” là những thân nhân đã được người tị nạn bảo trợ. Mai Thu cũng biện hộ rằng chính quyền Việt Nam hiện nay không còn là Cộng Sản nữa mà theo kinh tế tư bản với khuynh hướng xã hội; nhưng ông Vinh đã vạch rõ chế độ độc tài tàn bạo hiện nay vẫn còn, mà điều số 4 trong Hiến Pháp vẫn cho đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quyền chuyên chế. Trong bài điều trần của ông Lê Duy Cấn tại Quốc Hội Canada, ông kết luận rằng việc đưa tay đón nhận người Việt tị nạn là một chương sách sáng chói trong lịch sử Canada. Nó cho thấy tấm lòng từ bi và hào hiệp của dân tộc Canada trước những thảm cảnh của loài người khắp thế giới, trong đó có những người chạy trốn khỏi ách độc tài tàn bạo. Chương sách chói lọi này đáng được vinh danh, ghi vào lịch sử, bằng dự luật S-219. Nhờ các cuộc điều trần trước Quốc Hội Canada, các đại biểu được nhắc nhở tới thảm cảnh của các thuyền nhân chạy trốn Cộng Sản. Một điều không ai muốn nhắc tới vì nó quá bỉ ổi, là dã tâm của đảng cộng sản Việt Nam lợi dụng cả phong trào chạy trốn chế độ tàn ác của họ để trục lợi. Vào những năm 1978, 79, cả thế giới xúc động trước làn sóng người Việt tị nạn; trong khi đó các lãnh tụ và cán bộ cộng sản đã nhân cơ hội kiếm tiền, bằng cách bán chứng chỉ công nhận là Hoa kiều, và tiền “bán bến.” Một cán bộ cấp tỉnh kiếm nhiều tiền nhất chính là Nguyễn Tấn Dũng. Thái độ tính toán lạnh lùng của Việt Cộng không qua mắt được những quan sát viên ở ngoài, như Lý Quang Diệu. Tháng Năm năm 1979, một chiếc Anh quốc là Roach Bank cứu nhiều người tị nạn, nhưng tới Ðài Loan thì bị đó từ chối không cho lên bờ. Bà Margaret Thatcher, thủ tướng Anh đã viết thư nhờ ông Lý Quang Diệu ở Singapore can thiệp giúp, để chiếc tàu này không phải qua Hồng Kông, thuộc địa của Anh. Các nước cứ đổ lẫn cho nhau xem nước nào có bổn phận đón nhận người Việt tị nạn, ông Lý Quang Diệu đã viết trong thư trả lời: “Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn qua truyền thông và qua phát ngôn viên các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền Việt Nam.” Cho nên, ông đề nghị: “Các nước này... nên tập trung vào việc vạch trần tính bỉ ổi của chính quyền Việt Nam. Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại cho nhân dân và các nhà lãnh đạo toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chính là những kẻ tích cực thúc đẩy cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng cho các nước Ðông Nam Á.” Nội dung bức thư này đã được nhà văn Phạm Thị Hoài dịch và công bố trên mạng. Ông Lý Quang Diệu nói với bà Thatcher rằng, “Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các người lãnh đạo Việt Nam không phải là những thằng điên... Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề động lòng trắc ẩn với chính đồng bào của họ, nhưng làm con tính so sánh chi phí với lời lãi thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần.” Những con người “bỉ ổi, lạnh lùng, chỉ tính toán lời lỗ” sau đó quả nhiên đã “bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ.” Cho đến khi đất nước cùng kiệt và chế độ sắp tan rã vì cả khối cộng sản ở Châu Âu sụp đổ, họ mới thay đổi. Giờ này họ vẫn còn ngự trị trên quê hương chúng ta. Vì vậy, mỗi năm đến ngày 30 Tháng Tư người Việt Nam vẫn thấy là một ngày tang tóc. Nhưng từ năm nay, ngày 30 Tháng Tư còn có thể mang thêm một ý nghĩa mới: Ngày quyết tâm xây dựng tự do dân chủ. Nhờ các dân biểu và nghị sĩ Canada đã lắng nghe lương tâm và lẽ phải, Dự luật S-219 đã chính thức thành đạo luật “Hành Trình Tìm Tự Do,” có giá trị tích cực với 35 triệu dân Canada, và tất cả mọi con người yêu tự do trên thế giới. Chúng ta tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư bằng những nỗ lực cùng tất cả mọi người Việt Nam tranh đấu đòi dân chủ, cuộc Hành Trình Tìm Tự Do cho dân tộc sẽ tiến nhanh hơn. Theo nguoi-viet.com
......

Tưởng niệm và kỉ niệm

Tháng 4 năm nay giữa Úc và Việt Nam có một sự trùng hợp mang tính lịch sử. Úc kỉ niệm 100 năm ngày lính Úc và Tân Tây Lan đổ bộ lên bán đảo Gallipoli (Thổ Nhĩ Kì), gọi là Ngày ANZAC. Còn Việt Nam thì kỉ niệm 40 năm ngày "giải phóng miền Nam". Đối với Úc, Ngày ANZAC là tưởng niệm sự hi sinh của lính Úc trong trận chiến mà Úc là phía chiến bại, còn đối với Việt Nam thì đó là ngày kỉ niệm chiến thắng. Nhưng quan sát hai nơi kỉ niệm ngày trọng đại đó làm tôi suy nghĩ Việt Nam nên thay đổi cách kỉ niệm trong tương lai: nên dành ngày 30/4 hàng năm để tưởng niệm những người lính và đồng bào của hai miền đã hi sinh trong cuộc chiến. Hôm qua (Thứ Bảy, 25/4/2015) toàn nước Úc ngưng buôn bán nửa ngày để tưởng niệm 100 năm ngày quân đội Úc và Tân Tây Lan đổ bộ lên bán đảo Gallipoli của Thổ Nhĩ Kì đúng vào ngày đó năm 1915. Năm đó, liên bang Úc mới được 14 tuổi, tức còn rất non trẻ. Do đó, Úc rất muốn đóng góp cho thế giới, trước là chứng tỏ mình là công dân toàn cầu, sau là ngoại giao lấy tiếng. Lúc đó, Anh tuyên chiến với Đức và đồng minh của Đức là Thổ Nhĩ Kì. Mà, Úc và Tân Tây Lan là thành viên trong khối Commonwealth do Anh lãnh đạo, nên Úc và Tân Tây Lan tự động tham gia cuộc chiến. Anh giao cho hai nước non trẻ này nhiệm vụ đánh chiếm bán đảo Gallipoli. Khi lính Úc và Tân Tây Lan đổ bộ lên Gallipoli thì gặp kháng cự dữ dội của quân Thổ Nhĩ Kì, mà lính Anh thì không có hỗ trợ. Thế là tưởng rằng sẽ chớp nhoáng đánh chiếm Gallipoli, nhưng cuộc hành quân trở thành một bế tắc. Cuộc chiến kéo dài đến 8 tháng, và hai bên đều bị thương vong lớn. Hơn 8000 lính Úc hi sinh trong thời gian đó! Cần nói thêm rằng năm đó quân đội Úc chiến đấu trong đơn độc, không có sự hỗ trợ của "mẫu quốc" Anh. Do đó, Ngày ANZAC thực tế là một ngày tưởng niệm sự thất bại về quân sự của Úc, tưởng niệm sự hi sinh của những người lính Úc. Ngược lại, ngày 30/4 ở Việt Nam được xem là một ngày chiến thắng, ngày giải phóng miền Nam khỏi ách đô hộ của Mĩ Nguỵ. Nhìn chung thì đúng là ngày chiến thắng. Cũng là ngày thống nhất đất nước (dù trong thực tế, người dân của phân nửa đất nước chưa chắc muốn thống nhất). Tuy nhiên, nếu nhìn kĩ và theo thời gian, hai khái niệm "chiến thắng" và "giải phóng" dần dần được xem lại, và đã có nhiều ý kiến chung quanh câu hỏi "ai giải phóng ai" hay "ai thắng ai". Thực tế hơn, nhiều người đặt câu hỏi: Về bản chất cuộc chiến đó tên gì? Anh em trong nhà đánh nhau, tức là nội chiến. Anh em trong nhà đánh cho người khác ở ngoài nhân danh chủ nghĩa ngoại lai, như vậy là cuộc chiến uỷ nhiệm. Dù là nội chiến hay chiến tranh uỷ nhiệm, thì người mất nhiều nhất và thiệt thòi nhất vẫn là dân tộc Việt Nam (sẽ nói thêm dưới đây). Tuy nhiên, điều tôi thấy thú vị khi quan sát là cách mà hai nước tổ chức buổi lễ. Ở Úc, buổi lễ mang tính cách tưởng niệm hơn là kỉ niệm. Họ tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh. Họ làm một cách rất nghiêm chỉnh. Tất cả các bang trên toàn quốc đều chọn buổi sáng sớm (đúng vào lúc lính Úc đổ bộ lên đảo) để làm lễ tưởng niệm. Gần như tất cả các hàng quán, doanh nghiệp đều ngưng hoạt động trong buổi sáng ngày thứ Bảy 25/4, có nơi ngưng nguyên ngày, để dồn tâm trí vào ngày tưởng niệm. Đài truyền hình và truyền thanh thì trực tiếp tường trình buổi lễ rất trân trọng. Trân trọng nhưng không có màu mè, không có những bài diễn văn lên gân làm anh hùng, không có những buổi duyệt binh theo hình thức khoa trương. Trân trọng là thấm đẫm tính nhân văn. (Cái này tôi cảm nhận thật, buổi lễ làm cho một người ngoài cuộc như tôi còn cảm động, chứ không phải tôi nịnh gì cái đất nước này). Còn ở Việt Nam thì làm hoàn toàn khác. Theo như báo chí mô tả thì năm nay sẽ có "hợp duyệt diễu binh". Nhìn qua những hình thì thấy rất tiêu biểu cho những cuộc duyệt binh ở Bắc Hàn và Tàu. Thật vậy, nhìn qua bức hình những người mặc đồng phục màu trắng cầm cờ màu máu đỏ trong một rừng người tôi thấy quen quen. Đây chính là motif của Bắc Hàn và Tàu, nơi mà người ta thích lấy màu đỏ làm màu chủ đạo trong duyệt binh. Cái hình các nam và nữ quân nhân đi theo kiểu một chân đứng và một chân trên mặt đất cũng là motif của Tàu và Bắc Hàn. Có lẽ cái motif này xuất phát từ truyền thống thời Liên Xô, nơi thường có những cuộc duyệt binh để thị uy sức mạnh quân sự, nhưng cũng [có lẽ là] đe doạ phương Tây. (Có điều thú vị là các nước hùng mạnh như Mĩ chẳng hạn thì họ chẳng có (hay có thì cũng rất rất ít) diễu binh theo kiểu khoe vũ khí như Việt Nam, nhưng họ là vua buôn bán vũ khí. Đúng là có hiện tượng thùng rỗng kêu to ở đây). Liên Xô thì họ còn có khả năng đe doạ nước khác, chứ Việt Nam thì tôi không chắc là đe doạ ai. Việt Nam nổi tiếng thế giới là nước đánh giặc giỏi, các nước trong vùng nể phục. Nói theo sử chính thống, có nước nào dám đánh và đánh bại các đội quân mạnh nhất nhì thế giới như Pháp và Mĩ. Chưa nói các thế kỉ trước đó, quân Tàu phải ôm đầu máu và tướng Tàu phải chui ống đồng về Tàu vì thất bại thảm hại ở Việt Nam. Nhìn như thế thì quả thật Việt Nam mạnh về quân sự. Nhưng thú thật, nhiều khi tôi hơi nghi ngờ về sức mạnh quân sự của Việt Nam. Tính từ thế kỉ 20 trở đi, trong bất cứ cuộc chiến nào, quân đội Việt Nam cũng đều hi sinh rất nhiều, chắc chắn là nhiều hơn đối phương. Dĩ nhiên, có nhiều lí do về sự chênh lệch con số hi sinh, nhưng quan sát cuộc chiến xảy ra ở Tây Nam tôi thấy sự hi sinh như là "nướng quân". Khi Kampuchea dưới sự hỗ trợ của Tàu đánh ta và giết RẤT NHIỀU thường dân và cán bộ ta, thì phía Việt Nam chẳng làm gì cả (có lẽ giới lãnh đạo họ bận?). Đến khi tình hình quá cấp bách, khi quân KPC đánh chiếm cả làng xã ta, thì Việt Nam mới bắt đầu ra quân. Nhưng họ để cho những người dân và lính mới đi trước, chứ quân chủ lực… đi sau. Hàng vạn lính Việt Nam chết, phần lớn họ chỉ mới tham gia quân đội có mấy tháng và chưa được huấn luyện tốt. Có thể nói rằng trong cuộc chiến đó phía Việt Nam nướng quân quá nhiều. Ngay cả trong cuộc chiến với miền Nam và Mĩ, các tướng lãnh Mĩ cũng nói rằng Việt Nam nướng quân. Nếu con số thống kê đầy đủ (dĩ nhiên là chưa), số lính phe ta bị chết cao gấp 20 lần phe bên kia. Thật vậy, điều đáng nói mà tôi thấy ít ai đề cập đến là: Trong cuộc chiến đó, số người Việt Nam bị chết quá nhiều. Theo thống kê chưa đầy đủ thì số tử vong của các phe trong cuộc chiến là: • Miền Bắc: hơn 1.1 triệu lính; • Miền Nam Việt Nam Cộng hòa: hơn 300 ngàn lính; • Mĩ: 58 ngàn lính; • Hàn Quốc: khoảng 5 ngàn lính; • Úc: khoảng 500 lính. Cái hình ảnh, cái ấn tượng quân đội Việt Nam hùng mạnh càng ngày càng làm nhiều người tự đặt ra nhiều câu hỏi. Nếu mình mạnh, sao không chiến lại Hoàng Sa và Trường Sa? Nếu mình mạnh thì tại sao khi Tàu khiêu khích, chúng ta im lặng? Nếu mình tinh nhuệ thì sao mỗi lần tập trận là có vấn đề (như hai máy bay Su rớt gần đây)? Do đó, tôi hơi nghi ngờ về sức mạnh của quân đội Việt Nam. Cứ mỗi lần về Việt Nam và máy bay đáp xuống phi trường TSN là tôi thấy buồn buồn. Những chiếc máy bay quân sự cũ kĩ, rỉ sét đậu trong phi trường trông rất thảm hại. Có khi thấy trực thăng được phủ bằng… vải. Mới đây, khi xung đột giữa ta và Tàu xảy ra trên biển, chún ta mới biết rằng tàu hải quân, hải cảnh của ta rất cũ, chỉ bị Tàu nó đụng vào là biến dạng ngay. Tôi nhớ có lần một tàu hải quân Việt Nam sang thăm hữu nghị bên Tàu, báo Hoàn Cầu nó in hình tàu Việt Nam rỉ sét và mỉa mai nói "Tàu bè thế này mà họ vẫn còn chiếm đóng đảo của ta"! Do đó, khó có thể nói sức mạnh quân sự gì với những "hành trang quân sự" như thế. Thì ai mà không biết nước ta còn nghèo, nhưng muốn nói rằng quân đội Việt Nam hùng mạnh thì tôi nghĩ cần phải có thêm bằng chứng. Nhiều khi chúng ta quen miệng nói theo tuyên truyền rằng ngày 30/4 là ngày miền Nam được giải phóng. Nhưng suy nghĩ lại xem: có thật sự giải phóng? Thông thường, giải phóng có nghĩa là làm cho người bị kìm kẹp thoát ra khỏi vòng cương toả của ai đó. Nhưng trong trường hợp miền Nam trước 1975 thì có ai kìm kẹp dân chúng đâu. Trong thực tế, người miền Nam sống tự do hơn đồng hương miền Bắc, và đó là một thực tế không thể chối cãi. Một thực tế khác là sau 1975 thì người miền Nam mới thực sự bị kìm kẹp. Nhìn như thế mới thấy hai chữ "giải phóng" có vấn đề. Có lẽ chính vì thế mà mấy năm sau này, danh từ "giải phóng" càng ngày càng ít được dùng hơn, và theo tôi đó là một tín hiệu tích cực. Còn "chiến thắng"? Nếu nhìn chung, toàn cục, thì quả thật đó là một chiến thắng. Biểu tượng rõ ràng nhất là người Mĩ cuốn cờ rút khỏi Sài Gòn, và cờ Việt Nam Cộng hòa bị hạ xuống, thay thế bằng cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. (Ngày nay, có mấy ai còn nhớ đến cái "mặt trận" này?) Nhưng nếu nhìn kĩ vào chi tiết và những gì xảy ra sau đó, thì tôi thấy cần phải dè dặt với hai chữ "chiến thắng". Mĩ họ không bao giờ nghĩ rằng quân đội họ thua trận; họ chỉ rút quân vì tình thế chính trị thôi. Còn phía ta, ngay cả Đại tướng Lê Đức Anh cũng thú nhận rằng: "Việc chúng ta năm nào cũng nói đến việc thắng Pháp, Mỹ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc thì có đúng không? Theo tôi là chưa đúng. Pháp, Mỹ đều là các siêu cường cả về khoa học, kỹ thuật, quân sự đến Liên Xô thắng được phát xít Đức cũng phải nể. Thời điểm đó, mình thắng Mỹ làm sao được, mình là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có vũ khí gì hết, không làm ra được 1 chiếc ô tô, xe máy. Đó là chúng ta bảo vệ được độc lập và Pháp, Mỹ phải rút quân. Sự thực như thế nào nói như thế, không được nói dối." (Trích phát biểu của tướng Lê Đức Anh trên báo Giáo dục Việt Nam 25/1/2012). Chiến thắng gì khi mà xong cuộc chiến thì cả nước lâm vào cảnh khốn cùng, bị phía bên kia trừng phạt suốt 20 năm trời, và cuối cùng phải đi cầu cạnh chính cái kẻ mà mình đánh đuổi nó ra khỏi nước. Hệ quả của cuộc chiến còn thê thảm hơn nữa. Nó đẩy đất nước vào nghèo đói triền miên. Cho đến nay vẫn còn nghèo. Cả triệu người bỏ nước ra đi bất chấp hiểm nguy. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam có nhiều người bỏ nước ra đi như thế. Do đó, tôi nghĩ kỉ niệm ngày 30/4 thì cũng nên kỉ niệm. Nhưng hình thức và cách làm cần phải suy nghĩ lại. Tôi không lặp lại những lời kêu gọi hoà hợp hoà giải dân tộc mà nhiều người đã nói (vì thấy đồng ý quá); tôi chỉ muốn nói rằng cần phải biến ngày 30/4 là ngày TƯỞNG NIỆM, chứ không phải kỉ niệm chiến thắng. Nên nhớ rằng ngoài số hơn 1.5 triệu lính của hai miền hi sinh, còn có 2 đến 5 triệu người dân hi sinh trong cuộc chiến. Chưa bao giờ trong lịch sử người Việt chết nhiều như thế. Đừng đổ thừa cho ngoại bang, mà hãy trước hết hỏi chính mình tại sao để chiến tranh xảy ra. Viết đến đây tôi chợt nhớ đến một tựa đề bài báo rất có ý nghĩa trên Việt Namexpress sáng nay, và tôi đồng ý: "Chiến tranh không bao giờ là ngày hội" (*). Không có một chuẩn mực đạo lí nào cho phép chúng ta ăn mừng trên những cái chết như thế. Thay vì ăn mừng, chúng ta nên dành ra một ngày để tưởng niệm những cái chết của người Việt trong cuộc chiến (như người Úc làm). N. V. T. === (*) http://giaitri.vnexpress.net/…/chien-tranh-khong-bao-gio-la… Theo  facebook.com/drtuanvnguyen/
......

Nhìn Lại 40 Năm Ngày Quốc Hận 30/4

Radio Chân Trời Mới Phỏng Vấn Ông Lý Thái Hùng http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/04/20150426-ctm-... Để nhìn lại Việt Nam 40 năm qua dưới chế độ Cộng sản từ sau khi cuộc chiến tranh tương tàn chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Thanh Thảo, Radio Chân Trời Mới phỏng vấn ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân. Sau đây là nội dung trao đổi. Radio CTM (Thanh Thảo): Ngày 30/4/1975 là ngày kết thúc cuộc chiến sau khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Lãnh đạo Hà Nội gọi đây là ngày “giải phóng miền Nam”. Nhiều người dân miền Bắc thì gọi là ngày “thống nhất đất nước”. Người dân miền Nam và Cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại thì gọi là ngày Quốc Hận. Theo quan điểm của ông thì 30/4 mang ý nghĩa gì? Lý Thái Hùng: Đúng như chị chia xẻ ngày 30/4 của 40 năm về trước đã mang ba tên gọi khác nhau tùy theo vị trí của từng người vào thời điểm xảy ra biến cố này. Nhưng sau 40 năm trải qua những thăng trầm của đất nuớc dưới sự cai trị độc tài của đảng CSVN, cái gọi là ngày “giải phóng” không còn ai nhắc đến nữa, ngoại trừ lãnh đạo và bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Những người đã từng vào sinh ra tử ở cả hai miền Nam Bắc, đóng góp vào biến cố 30/4 hầu hết đã cảm thấy bị phản bội và không còn coi ngày này là ngày giải phóng như CSVN rêu rao. Thay vì gọi là ngày giải phóng, cách gọi ngày 30/4/1975 là ngày thống nhất chỉ nói lên sự gượng ép theo vở tuồng “Hội nghị hiệp thương thống nhất hai miền Nam và miền Bắc” do chính những người của đảng CSVN diễn xuất vào năm 1976. Theo tôi, ngày 30/4 đích thực phải là ngày Quốc Hận từ những sai lầm sau đây của CSVN: Sai lầm đầu tiên của chế độ chính là sự trả thù quân cán chính và thân nhân của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa do chính sách hận thù và ngược đãi của kẻ chiến thắng, khiến cho hàng triệu người phải sống trong nỗi kinh hoàng trên một đất nước gọi là hòa bình, thống nhất. Điều đau xót nhất sau năm 1975 là hàng trăm ngàn người ở vào tuổi thanh xuân, có nhiều năng lực nhất để đóng góp cho công cuôc phục hưng đất nước sau chiến tranh, lại bị giam cầm trong những trại tù khắc nghiệt gọi là trại cải tạo không biết ngày về. Sài lầm thứ hai là phá đổ toàn bộ xã hội miền Nam vốn được xây dựng trên nền tảng tự do, nhân bản và tiến bộ trong hai mươi năm (từ 1955 đến 1975) để thay thế bằng chế độ tem phiếu, công an trị và giáo dục ngu dân. Hậu quả là xã hội ở miền Nam đã nhanh chóng bị san bằng bởi chính sách bần cùng hóa của miền Bắc, nền tảng gia đình đã bị phá nát khi không còn là chỗ dựa mà đã biến thành nơi canh chừng, nghi ngờ, tố cáo lẫn nhau giữa các thành viên. Sai lầm thứ ba là tham vọng cộng sản hóa miền Nam để thành lập Liên bang Đông Dương làm bàn đạp cộng sản hóa Đông Nam Á. Chính vì tham vọng bành trướng chủ nghĩa vô sản quốc tế này, ngay sau khi chiếm miền Nam, lãnh đạo Hà Nội đã lập tức khống chế Lào và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia, gây ra một cuộc chiến tương tàn đe dọa nền hòa bình Đông Nam Á từ năm 1979 đến khi Hà Nội buộc phải rút quân ra khỏi Campuchia năm 1989. Những chính sách sai lầm khủng khiếp này đã đưa đến cuộc bỏ phiếu bằng chân của hàng triệu người Việt, đánh đổi mạng sống của chính mình bằng hành trình vượt biên, vượt biển để tìm tự do - chưa từng xảy ra trong lịch sử nước nhà. Thảm kịch thuyền nhân Việt Nam đã trở thành một bi kịch lớn của nhân loại vào đầu thập niên 80 khi hàng trăm ngàn thuyền nhân bị vùi thây trên biển Đông, đánh động lòng từ tâm của thế giới; nhưng lãnh đạo CSVN thì lại dửng dưng gọi đó là “tàn dư của Mỹ Ngụy”. Những bi kịch đau thương xảy ra cho người dân Việt Nam sau ngày 30/4 vẫn còn tiếp tục kéo dài cho đến ngày hôm nay, và chỉ có hai chữ Quốc Hận mới lột tả hết ý nghĩa của ngày 30/4. Song song, cũng chính tinh thần Quốc Hận của 30/4 đã phát sinh ra cuộc đấu tranh mới của toàn thể dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc. Thanh Thảo: Như vậy thì 40 năm qua, Việt Nam dưới chế độ Cộng sản Việt Nam là một đất nước như thế nào, thưa ông? Lý Thái Hùng: Sự sụp đổ nhanh chóng của miền Nam vào thời điểm tháng 4/1975 đã khiến cho lãnh đạo Hà Nội tự mãn và cho rằng họ đứng trên “đỉnh cao trí tuệ” của loài người, là trung tâm của thế giới vì đã chiến thắng cường quốc Hoa Kỳ và lãnh đạo của thế giới tự do. Chính sự cao ngạo này đã khiến Hà Nội vội vã đưa Việt Nam rơi vào bốn thảm kịch lớn tiếp tục kéo dài đến ngày nay. Thứ nhất là bần cùng hóa xã hội Việt Nam bằng chế độ vô sản chuyên chính triệt để. Hậu quả của chủ trương này đã phá hủy toàn bộ xã hội miền Nam từ vật chất đến tinh thần, làm ảnh hưởmg trầm trọng đến khả năng vươn lên của miền Nam nói riêng và toàn thể đất nước nói chung. Thứ hai là gieo rắc chiến tranh và thù nghịch đến các lân quốc, đặc biệt là đối với Campuchia và biên giới phía Bắc với Trung Cộng, khiến cho Việt Nam bị thế giới cô lập trong nhiều năm dài, đồng thời làm hao tổn thêm sinh mạng và tài nguyên dân tộc. Hậu quả là CSVN phải dựa vào khối cộng sản Liên Xô thời đó để sống còn. Thứ ba là ngược đãi và phân biệt đối xử đối với người dân miền Nam, đặc biệt là đối với con em trong các gia đình có người thân là quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa như không được ghi danh vào đại học, không được nhận vào các cơ quan quốc doanh. Hậu quả của chính sách ngược đãi này đã biến hàng triệu người thành loại “công dân hạng hai” trên một đất nước gọi là hòa bình, thống nhất, làm phí phạm nhân tài của đất nước, và khiến hiện tượng “chảy máu chất xám”, vượt biên gia tăng. Thứ tư là nạn tham ô, cửa quyền phát sinh từ bộ máy độc đảng, độc quyền của đảng CSVN đã làm cho đất nưóc Việt Nam tiếp tục suy kiệt vì tài nguyên quốc gia chạy vào túi riêng của cán bộ các cấp dưới những kế hoạch đầu tư hoang tưởng. Nói tóm lại, 40 năm qua, đất nước Việt Nam đã bị biến thái thành một xã hội phân cực giàu nghèo một cách cùng cực vì nạn tham ô, chuyên quyền và sứ quân của chế độ toàn trị. Thanh Thảo: Trong phần chia xẻ vừa rồi ông có đề cập ngày 30/4 là khởi điểm của một cuộc đấu tranh mới. Tại sao gọi là mới và nhìn lại 40 năm qua, cuộc đấu tranh đã có những diễn tiến và thành tựu như thế nào thưa ông? Lý Thái Hùng: Tôi nghĩ cuộc đấu tranh mà dân tộc Việt Nam đang tiến hành kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 là cuộc đấu tranh mới vì hai lý do sau đây: Thứ nhất, đây là cuộc đấu tranh không nhằm phục hồi lại chính thể Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam mà có mục tiêu triệt để là chấm dứt ách độc tài của đảng cộng sản trên toàn thể đất nước. Chính vì mục tiêu này mà cuộc đấu tranh đã không chỉ giới hạn ở miền Nam hay ở miền Bắc mà đã lan rộng trên toàn thế giới với sự tham gia và hưởng ứng của người Việt yêu nước khắp nơi. Thứ hai, đây không phải là cuộc chiến tranh dựa trên súng đạn, xe tăng, máy bay theo lối đánh quy ước trước năm 1975, mà là cuộc đấu tranh dựa trên sự căm phẫn của người dân vùng lên chống lại một thiểu số cai trị độc tài. Nói cách khác, cuộc đấu tranh hiện nay là cuộc đấu tranh “dựa trên chính nghĩa để huy động toàn dân, dựa trên chính nghĩa để tranh thủ thế giới và dựa trên chính nghĩa để khuất phục đối thủ”. Đây là cuộc đấu tranh “toàn dân, toàn diện” mà ai cũng có thể tham gia và cần tới tất cả mọi người, trong mọi lãnh vực để bao vây, tạo áp lực và làm ruỗng nát các cột trụ chống đỡ chế độ. Với nền tảng mới của cuộc đấu tranh sau năm 1975 như vậy, nhìn lại những nỗ lực đấu tranh và tình hình đất nước trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Khối 8406 ra đời vào tháng 4 năm 2006 cho đến nay, chúng ta có thể tóm gọn qua hình ảnh của 5 đợt sóng như sau: 1. Đợt sóng đầu tiên phải nói đến sức đấu tranh bền bỉ và can đảm của các nhà đấu tranh dân chủ và bà con dân oan đã từng lớp nhồi cưỡi lên nhau, chồng chất vươn cao: đợt đầu bị bắt, bỏ tù thì lại có đợt sau xuất hiện đông hơn, tỏa rộng hơn, quyết liệt hơn. 2. Đợt sóng thứ hai chính là sự chán chường, mất niềm tin trong nội bộ đảng CSVN tạo ra làn sóng thoái đảng, chống đảng, bỏ đảng đang đe dọa sự tồn vong của chế độ. 3. Đợt sóng thứ ba là những hỗ trợ của dư luận quốc tế, của các tổ chức nhân quyền thế giới tỷ lệ thuận với nỗ lực đấu tranh của người Việt Nam. Đặc biệt là những hỗ trợ này đã tiến hành ngay tại Việt Nam. 4. Đợt sóng thứ tư là sự xuất hiện của mạng Internet và mạng xã hội đã phá vỡ bức màn bưng bít củc CSVN với sự ra đời của làn sóng truyền thông lề trái - còn gọi là truyền thông phi nhà nước - gây rất nhiêu lúng túng cho chế độ. 5. Đợt sóng ngầm sau cùng chính là thượng tầng lãnh đạo không còn là khối thuần nhất với sự kèn cựa, đấu đá lẫn nhau giữa các phe nhóm mà biểu hiện rõ nhất hiện nay là phe bám vào Trung Quốc và phe chủ trương thoát vòng lệ thuộc Trung Cộng. Cả 5 đợt sóng đang hòa mình trổi dậy thành ngọn sóng thần, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong hoàn cảnh sôi sục và chín mùi của đất nước chúng ta ngày hôm nay, và sẽ quét sạch đi mọi tàn tích của độc tài đảng trị để dân tộc có cơ hội vươn lên. Và mỗi một chúng ta đều có thể đóng góp phần nhỏ bé nhưng thiết yếu của mình vào đại cuộc chung. Thanh Thảo: Song song với công cuộc đấu tranh tại Quốc Nội, theo ông thì trong 40 năm qua, Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại đã có những đóng góp gì đáng kể vào công cuộc chung bên cạnh những thành tựu trên con đường hội nhập nơi xứ người? Nhờ sống trong môi trường tự do và dân chủ tại các quốc gia tiếp cư, người Việt tỵ nạn – tuy rất vất vả trong những ngày đầu lưu vong – nhưng hầu hết mọi người đã nhanh chóng tạo dựng một cuộc sống ổn định và đa số có mức sống trên trung bình. Đây là những nhân tố quan trọng góp phần tạo ra những trung tâm thương mại to lớn của Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Châu, Pháp, Đức... Đồng thời những trung tâm này đã trở thành một tiêu biểu cho sức vươn lên của khối người Việt hải ngoại trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với quốc gia tiếp cư. Nhưng điểm đáng nói của Cộng đồng người Việt hải ngoại trong 40 năm tỵ nạn là giữ vững lập trường đấu tranh chống độc tài cộng sản một cách quyết liệt và không khoan nhượng trước những chính sách chiêu dụ “hòa giải, hòa hợp” của thiểu số lãnh đạo CSVN. Nhờ vậy mà Cộng đồng hải ngoại đã đóng góp 3 nỗ lực rất thiết yếu cho công cuộc đấu tranh chung hiện nay. 1/Tranh thủ sự hậu thuẫn của thế giới đối với công cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa hiện nay của dân tộc Việt Nam. Đồng thời vận động thế giới áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền và ngăn chận những đàn áp đối với các nhà dân chủ tại Việt Nam. 2/Làm cho CSVN thất bại trong kế hoạch bao vây kinh tế đối với các nhà dân chủ và những người yêu nước bằng sự kiên trì hỗ trợ tài chánh, phương tiện để bà con quốc nội có điều kiện thăm nuôi thân nhân bị tù, thuốc men chữa bệnh; mướn luật sư bênh vực, nhất là giúp bà con dân oan có phương tiện đi tìm công lý… 3/Góp phần phá vở bức màn bưng bít của CSVN dưới nhiều hình thức và nhất là tạo một chỗ dựa tình thần cho các nhà dân chủ, các tổ chức đấu tranh trong nước để có thể vượt qua tình trạng khống chế, cô lập của bộ máy an ninh. Nói tóm lại, sự hiện hữu của Cộng đồng người Việt tại hải ngoại sau năm 1975 đã trở thành một nhân tố quan trọng hỗ trợ cho phong trào dân chủ ngày một lớn mạnh, vượt qua mọi khó khăn, sóng gió để từng bước đối đầu công khai với chế độ Hà Nội. Thanh Thảo: Nhìn lại sức mạnh của đảng CSVN vào lúc họ chiếm miền Nam ngày 30/4 năm 1975 so với tình trạng của đảng CSVN ngày nay, ông nhìn về viễn cảnh tương lai Việt Nam trong thời gian tới như thế nào thưa ông? Lý Thái Hùng: So sánh CSVN khi tiến chiếm Sài Gòn 40 năm trước đây với ngày hôm nay, chế độ Hà Nội hiện đang bị suy yếu đi rất nhiều. Sự suy yếu này là hệ quả tất nhiên của đường lối cai trị thoái hóa, lạc hậu của chế độ; nhưng quan trọng nhất vẫn là ý chí và sức mạnh đấu tranh của đại khối dân tộc ở trong và ngoài nước đang ngày càng thêm lớn mạnh; CSVN không còn có thể dập tắt như nhiều thập niên trước đây. Những diễn biến xã hội như vụ chống chặt cây xanh ở Hà Nội, chống lấn, lấp sông Đồng Nai, chiếm Quốc lộ 1A để chống ô nhiễm nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân II tại Bình Thuận, vụ đình công tại khu chế xuất Tân Tạo chống điều 60 Luật Bảo Hiểm Xã Hội vân, vân... đã đưa ra tín hiệu rằng tình hình Việt Nam đang bước vào một giai đoạn bất ổn khó lường. Từ nền kinh tế suy sụp trầm trọng, tới những rạn nứt không thể phủ nhận trong nội bộ lãnh đạo đảng CSVN và nhất là tình trạng biến loạn xã hội đang chực chờ bùng nổ; tất cả đang tạo ra những áp lực thay đổi thể chế chính trị mạnh mẽ tại Việt Nam trong một tương lai rất gần. Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.
......

Grußworte zur Veranstaltung des Bundesverbandes der Vietnamesischen Flüchtlinge in Deutschland e.V. anlässlich des 40. Jahrestages der Besetzung Südvietnams.

Zur Veranstaltung des Bundesverbandes der Vietnamesischen Flüchtlinge in Deutschland e.V. anlässlich des 40. Jahrestages der Besetzung Südvietnams. Grußwort der Bundesministerin der Verteidigung, Dr. Ursula von der Leyen; Grußwort von Rainer Eppelmann, Vorstandsvorsitzender der Bundesstiftung zur Aufarbeitung der SED-Diktatur; Grußwort von Frau Vera Lengsfeld, frühere Stasi-Tochter, ehemalige DDR-Bürgerrechtlerin und Bundestagsabgeordnete, Trägerin des Bundesverdienstkreuzes; Grußwort von Frau Ulrike Poppe, Beauftragte des Landes Brandenburg zur Aufarbeitung der Folgen der kommunistischen Diktatur;  Grußwort von Hr. Pfr. Bernhard Stief, Trägerkreis der Leipziger Friedensgebetsgruppen, Nikolaikirche.   Grußwort der Bundesministerin der Verteidigung, Dr. Ursula von der Leyen: Lời chào mừng của Dr. Ursula von der Leyen, Bộ Trưởng Quốc Phòng CHLB Đức Thế kỷ 20 là thế kỷ của chiến tranh và đàn áp chính trị, thế kỷ của chạy loạn và xua đuổi. Sau Đệ Nhị Thế Chiến Âu Châu đã thành công trong việc giữ hòa bình tại đây, mặc dù bị đe dọa bởi chiến tranh lạnh, song những nơi khác trên thế giới vẫn còn xảy ra nhiều xung đột bằng vũ khí với biết bao nạn nhân và những tàn phá. Cho dù tiếng súng đã im nhưng những cảnh khốn cùng vẫn chưa chấm dứt. Do đó nên từ giữa thập niên 1970 người Âu Châu phải học thêm một từ mới: Boatpeople. Người ta hiểu rất nhanh cái gì nằm sau danh từ này: một tấn bi kịch không thể tưởng tượng được; hàng trăm ngàn người từ Việt Nam, Campuchia đã chạy trốn sự bắt bớ, sự theo dõi và kỳ thị có hệ thống ở Đông Nam Á. Vì thiếu những phương thức chạy trốn khác nên đa số vượt biên bằng đường biển. Trên những chiếc ghe, con thuyền đủ loại lớn nhỏ nhiều gia đình đã chọn con đường nguy hiểm này để đi tìm tự do. Tình trạng thật là bi đát. Cả chục ngàn người chết. Còn những người vào được đất liền hoặc được cứu vớt thì thường đứng trước một con số không vì nhiều nước láng giềng không thể hoặc không muốn nhận người tỵ nạn. Cha tôi, Ernst Albrecht, trong thòi gian này là Thủ Tướng tiểu bang Niedersachen. Ông đã rất xúc động khi nhìn thấy những hình ảnh của những chiếc ghe vượt biên. Đối với cha tôi đó là một bổn phận nhân đạo và là trách nhiệm của một người Kitô hữu khi ông đứng ra giúp đỡ những người này để mang lại cho họ một quê hương mới. Ngày 03.12.1978 chiếc máy bay đầu tiên với những người đàn ông, đàn bà, con nít đưọc cứu đã hạ cánh ở phi trường Hannover-Langenhagen. Đó là những người tỵ nạn đợt đầu tiên và sau đó tỗng cộng gần 40.000 người đã được mang vào nước Đức. Những câu nói của cha tôi trong ngày 03.12.1978 để chào mừng những người tỵ nạn đầu tiên này thật là cảm động. Cho tới giờ những câu này vẫn còn giá trị, khi mà đề tài „chạy loạn và xua đuổi“ là đề tài chính trong tin tức hằng ngày. Cha tôi đã nói: „Chúng tôi biết và cảm nhận được những nỗi đau và những khó nhọc họ đã phải trải qua. Bây giờ họ đã đến được một đất nước mà họ không còn bị đàn áp nữa. Họ có thể sống tự do trong một nước không có chiến tranh. Chúng ta biết ơn vì chúng ta được sống trong hòa bình. Họ đã đến được một nước mà trong đó không ai phải sợ thiếu thốn; thiếu thốn về mặt vật chất.“ Cha tôi nói tiếp: „Họ đã đến một nước mà nơi đó họ không phải sợ hãi nữa, song họ có thể bắt đầu một cuộc sống mới với lòng dũng cảm và sự vững tin vào tương lai.“ Với niềm tin và lòng dũng cảm xây dựng một cuộc sống mới – Quý vị đã đạt được điều này. Những người tỵ nạn hồi đó hiện nay là những người đồng hương được trọng vọng và là những người hàng xóm tốt. Họ là một phần tử quan trọng không thể thiếu được trong cộng đồng chúng ta; khi tới đây với hai bàn tay trắng vậy mà sau chục năm với những cố gắng và nỗ lực quý vị đã gầy dựng cho mình và cho các con mình một cuộc sống mới. Thật là đáng phục ! Những thành công này - Những thành công của quý vị đã mang lại cho cha tôi tràn đầy niềm vui. Quý vị hãy nên hãnh diện về những gì quý vị đã đạt được. Hôm nay chúng ta hãy cùng hồi tưởng lại quá khứ. Chúng ta hãy tưởng nhớ tới những người đã bỏ mình trên con đường vượt biên. Số phận họ nhắc nhở chúng ta không được nhắm mắt làm ngơ trước chiến tranh, trước bất công và bạo lực trong thế giới này. Chúng ta cũng nhớ đến trong niềm hân hoan là rất nhiều người đã được cứu vớt - Sự cứu vớt của chính quý vị;  cứu vớt để đưa đến sư bắt đầu của một cuộc sống mới. Ngọc-Hòa chuyển ngữ ________________________________________________ Grußwort von Rainer Eppelmann, Vorstandsvorsitzender der Bundesstiftung zur Aufarbeitung der SED-Diktatur: Thư ngỏ của ông Rainer Eppelmann, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Cơ Quan Liên Bang điều nghiên về chế độ độc tài đảng trị SED (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands: Đảng Xã Hội Thống Nhất Đức Quốc) Nhân buổi lễ tưởng niệm 40 năm Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam tổ chức´ngày 25 tháng 4 năm 2015 tại hội trường St. Aloysius, Berlin. Kính thưa quý vị, Kính thưa quý thành viên và thân hữu của Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức thân mến, vào mùa Thu năm 1989 tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (CHDCĐ) một thời kỳ gần như khó tin đã bắt đầu. Chỉ trong vòng vài tháng chế độ độc tài đảng trị Cộng Sản SED, một chế độ trong suốt 40 năm tưởng chừng như không thể lay chuyển được, đã hoàn toàn sụp đổ dưới sức ép của phong trào đối lập và những người biểu tình bất bạo động. Tất cả xảy ra thật nhanh: Vào mùa Hè 1989 một làn sóng rất lớn người chạy trốn qua Hung-Gia-Lợi (Ungarn) và sứ quán Đức ở Prag; bắt đầu mùa Thu là những cuộc biểu tình lớn tại CHDCĐ; kế đến ông Erich Honecker bị lật đổ và sau cùng là sự sụp đổ của bức tường Bá Linh. Những hình ảnh và những cuốn phim quay cảnh vui mừng khôn tả của người dân trong đêm định mệnh 09.11.1989 đã đi khắp thế giới như một biến cố chưa từng có trước đó. Vận tốc của những biến cố liên tục và lôi cuốn này đến duy nhất từ người dân CHDCĐ và ý chí của họ muốn thay đổi tận gốc rễ thể chế chính trị - Đảng Cộng Sản Đông Đức SED đã không còn gì để chống trả lại những người trước đây là thuộc cấp của họ. Ngay cả sau khi bức tường Berlin sụp đổ, những sự việc vẫn diễn ra với một tốc độ vũ bão: Hội nghị bàn tròn khắp đất nước, tấn công các trung tâm của công an mật vụ, bầu cử nghị viện nhân dân tự do đầu tiên, và rốt cuộc là biến cố mà nhiều người hằng mong mỏi đợi chờ: Thống Nhất Đức-Quốc. Đêm mùng 03 tháng 10 năm 1990 ở cổng thành Brandenburger Tor tại Berlin cũng như những nơi khác hàng mấy trăm ngàn người đã ăn mừng biến cố chấm dứt chia đôi đất nước như một ngày hội lớn của dân tộc. Ngày 03 tháng 10 đánh dấu điểm cuối thành công của một cuộc cách mạng bất bạo động chưa từng có trong lịch sử nước Đức, và cũng là một cuộc khởi hành của nước Đức đi vào thống nhất trong dân chủ, tự do và hòa bình cùng với sự đồng tâm của các nước láng giềng Âu Châu. Năm 2015 này chúng ta mừng 25 năm thống nhất Đức-Quốc. Chúng ta chia xẻ niềm vui này với hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới đã sinh sống tại nước Đức từ rất lâu hoặc mới đây vì nhiều nguyên do khác nhau. Nhiều người đồng hương mới của chúng ta là những người tỵ nạn vì chiến tranh, vì bạo lực và bị đàn áp vì khác chính kiến. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thống nhất đất nước tôi cảm thấy điều quan trọng cần nhắc nhở là trên thế giới vẫn còn nhiều nước nằm dưới sự kềm kẹp của các chế độ độc tài và độc quyền đàn áp những khát vọng tự do và dân chủ của người dân. Đáng tiếc Việt Nam cũng thuộc về trường hợp này. Một nước, xét theo địa dư mặc dầu xa Đức Quốc, nhưng lại rất gần gũi với chúng ta, vì ngay tại Berlin này, hiện có rất nhiều người có nguồn gốc Việt Nam đang sinh sống. Là một người đấu tranh cho quyền công dân ở Đông Đức, người đã được cùng đóng góp để đưa đến sự sụp đổ của chế độ độc tài Cộng Sản cũng như đưa đến tiến trình dân chủ hóa tại Đông Đức và thống nhất nước Đức, hôm nay tôi xin phép được chia xẻ với quý vị một kinh nghiệm như sau: Chế độ độc tài tự nó đối nghịch lại với bản tính tự nhiên của con người là yêu mến tự do, và nó không thể tồn tại mãi mãi, cho dù chúng ta cảm thấy như vậy sau mấy chục năm. Có ngày các chế độ này sẽ sụp đổ. Lịch sử của phe đối lập chống lại chế độ độc tài cộng sản tại Đức cho chúng ta thấy rằng, mặc dầu nhà cầm quyền có cố gắng hết sức nhưng không thể dập tắt được hoàn toàn những  tư tưởng và nỗ lực đòi dân chủ và nhân quyền; và khi những điều kiện chính trị trong nước và quốc tế thuận lợi thì nó sẽ tạo thành một lực rất mạnh và tự đi con đường mà không ai có thể ngăn cản được. Và khi những dấu hiện thay đổi ở Đông Á Châu và Việt Nam xuất hiện thì mặc dù sau nhiều năm sống dưới chế độ độc tài, người dân vẫn sẽ tạo được điểm quy tụ cho phong trào đòi tự do dân chủ. Nhân dịp này tôi không những chỉ xin gửi đến lời chào nồng nhiệt, song còn muốn đặc biệt cảm ơn Liên Hội Người Việr Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức về những nỗ lực và xin hết lòng khuyến khích các thành viên tiếp tục tranh đấu cho một tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam! Ngọc-Hòa chuyển ngữ _________________________________________________________ Grußwort von Frau Vera Lengsfeld, frühere Stasi-Tochter, ehemalige DDR-Bürgerrechtlerin und Bundestagsabgeordnete, Trägerin des Bundesverdienstkreuzes Thư ngỏ của bà Vera Lengsfeld Con gái của công an mật vụ Stasi Đông Đức, một người đấu tranh cho dân quyền và là cựu dân biểu Quốc Hội Đức, người được nhận huy chương Bội Tinh Liên Bang, nhân buổi lễ tưởng niệm 40 năm Quốc-Hận do Liên Hội  Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức tổ chức vào ngày 25.04.2015 tại Berlin Kính thưa quý vị, mặc dù Việt Nam và Đức Quốc vì lý do khoảng cách địa dư không có chung một lịch sử mật thiết, nhưng hai nước liên kết với nhau một cách rất tích cực: Những số phận cá nhân là khởi điểm bắt đầu của những mối tương giao này, trong nhiều trường hợp không những chỉ biến đổi thành tích cực song còn đưa đến những nối kết đa dạng giữa hai dân tộc. Những lối sống khác biệt của những thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam và những người thợ khách Việt Nam thời Đông Đức cũ cho ta nhìn thấy những khía cạnh khác nhau trong mối tương giao Đức-Việt. Chiến tranh Việt Nam đã để lại ảnh hưởng nhiều nhất tại Tây Đức vào thập niên 1970 trong giới tốt nghiệp đại học. Trong thời gian này ý thức về tầm quan trọng của một tiến trình hòa bình được kết tụ. Và theo cái nhìn của tôi thì cảm tình nghiêng quá nhiều về phía Cộng Sản. Hiện tượng này đáng tiếc lại xảy ra một lần nữa trong cuốn phim nói về chiến tranh Việt Nam mới được đài Arte cho chiếu, mà bạn đồng nghiệp của tôi, ông Röhl tả rất đúng như sau: „Der Vietnamkrieg. Gesichter einer Tragödie“ („Chiến tranh Việt Nam. Những khuôn mặt của một bi kịch“) là tựa đề về một cái nhìn của „quái nhân một mắt“ đối với chiến tranh Việt Nam lần thứ hai (đó là chiến tranh mà quân đội Mỹ đóng vai côn đồ). Nếu cuốn phim này không được sản xuất trong các phòng thâu phim dưới quyền chỉ đạo của cơ quan tuyên truyền Hà Nội, thì đài WDR đáng có quyền đòi Hà Nội phụ thêm tiền tài trợ cho những phí tổn.“ Dầu vậy, tinh thần tương trợ được dành cho những người tỵ nạn Việt Nam đã là một dấu hiệu rất mạnh in sâu một cách tích cực vào những cuộc biện luận trong xã hội mà không lệ thuộc vào lập trường đánh giá chính trị về chiến tranh Việt Nam. Ngay ở nước Đức, trong lúc đề tài „Đức Quốc - một quốc gia di dân“ đã phải được mang ra bàn thảo tỉ mỉ, thì „Boatpeople“ đã đạt được chức năng là tấm gương: Họ đã hội nhập vào thể chế dân chủ ở đây, chủ động tham gia vào đời sống xã hội và tạo những mối giây liên lạc với Đông Nam Á. Tôi xin cảm ơn quý vị về khía cạnh này. Tôi cũng đã hân hạnh được làm quen với những người đại diện của thế hệ thứ hai, mà theo nhận xét của tôi, họ cũng hội nhập rất tốt vào xã hội, trong những vai trò chẳng hạn như là thông dịch viên, kỹ sư hay chuyên viên về điện toán. Chỉ còn điều duy nhất là chúc cho những cộng đồng người Việt tìm gặp nhau nhiều hơn. Những người thợ khách Việt Nam qua Đông Đức dưới chế độ Cộng Sản SED cũng không có một cuộc sống đơn giản, thêm vào đó chính sách ngăn chia sai lầm của chế độ dường như vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực cho tới nay. Điều đó đáng tiếc và nên được chữa lành. Ngoài ra, tôi cũng muốn nhắc tới một nhóm người ở Việt Nam cần sự liên đới của chúng ta: Đó là những người tranh đấu cho nhân quyền, tự do, quốc gia lập hiến và dân chủ. Tôi xin đơn cử một số phận điển hình là Lê Quốc Quân, một luật sư và là  một Blooger, bị bắt sau khi dám nói rõ quan điểm của mình và đã bị bỏ tù sau một phiên tòa mờ ám. Con trai tôi, tiến sĩ Philipp Lengsfeld trong vai trò dân biểu quốc hội liên bang, đã đứng ra bảo hộ cho Lê Quốc Quân trong khuôn khổ chương trình: „Dân biểu bảo vệ dân biểu“, để  mang trường hợp này ra công luận. Tôi tin chắc rằng, tất cả chúng ta đều mong ước, thể chế cộng sản hiện nay ở Việt Nam sẽ bị thay đổi tận gốc rễ và bị loại bỏ. Ở nước Đức tiếp theo thể chế Đức Quốc Xã  bất chính là chế độ bất công Đông Đức. Mãi tới khi chế độ này bị dẹp bỏ thì tình hình đất nước chia đôi mới kết thúc. Sau 40 năm truyền thống dân chủ ở miền Nam Việt Nam bị chấm dứt, đã đến lúc cả nước Việt Nam phải trở thành một quốc-gia tự do cho mọi người dân của họ. Tôi thường rất thận trọng khi dùng nước Đức làm gương cho đủ mọi chuyện, song tôi nghĩ, những quyền tự do mà chúng ta cùng hưởng ở Đức Quốc: Tự do phát biểu, tự do biểu tình, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do lập đảng và hội đoàn, bầu cử tự do, tự do khảo cứu, tự do lập hãng xưởng, tự do thành lập các công đoàn… tất cả những tự do này là nhân quyền mà tại Việt Nam cũng phải có giá trị. Những ai tranh đấu cho những quyền này, dù ở Việt Nam hay Âu Châu đều được tôi cảm phục, đồng tình và nâng đỡ. Ngọc Hòa chuyển ngữ _________________________________________________ Grußwort von Frau Ulrike Poppe, Beauftragte des Landes Brandenburg zur Aufarbeitung der Folgen der kommunistischen DiktaturThư chào mừng của bà Ulrike Poppe, Ủy viên Khắc phục hậu quả chế độ độc tài cộng sản của tiểu bang Brandenburg Kính thưa quý vị, tôi xin chân thành cảm ơn quý vị đã có nhã ý mời tôi tới nói chuyện nhân dịp 40 năm miền Nam bị chiếm đóng. Đáng tiếc hiện nay tôi không ở trong nước nên chỉ có thể gửi đến quý vị thư ngỏ này. 40 năm - chế độ Cộng Sản Đông Đức cũng chỉ tồn tại được 40 năm . 40 năm dài người dân Đông Đức đã phải chịu đựng những kẻ tự xưng là „nhà cầm quyền“, những kẻ đã cướp đi của người dân quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí và tự do thông tin. Không được có Đảng đối lập. Mặc dù vậy trong những năm đó vẫn luôn có những người đứng lên chống lại chính quyền. Ý niệm về tự do quyết định, về một nền chính trị ổn định, nhân quyền phải được chính quyền và xã hội tôn trọng và bảo vệ… luôn được gìn giữ một cách sống động. Một số người đã phải trả giá rất cao cho lý tưởng này. Chúng tôi được biết là ở Việt Nam những người đấu tranh cho nhân quyền cũng bị bắt bớ và cầm tù. Tuy nhiên những tiếng nói đòi tự do dân chủ ở Việt Nam cũng không hề câm nín. Thật là một điều tốt đẹp khi mà quý vị ở hải ngoại tiếp tay với đồng hương ở trong nước đòi hỏi những quyền tự do căn bản. Trước mùa Thu năm 1989 không có nhiều người ở Đông Đức đứng lên chống lại chính quyền; song những người này đã không ngừng hy vọng vào một tiến trình dân chủ hóa, bởi vì họ luôn nhận được những dấu hiệu hỗ trợ từ bên ngoài. 40 năm là một thời gian dài; và chúng tôi đã cần rất nhiều kiên nhẫn cho đến khi những điều kiện đưa đến thay đổi chính quyền được chín mùi. Cái may mắn của chúng tôi là đã đạt được điều này trong bất bạo động. Ở nhiều nơi trên thế giới hiện vẫn có những tranh chấp bằng bạo lực với biết bao khổ đau. Cuộc cách mạng ở Trung Đông Âu là ví dụ điển hình cho ta thấy: một sự thay đổi chính quyền bằng phương thức bất bạo động cho dù trong những thể chế độc tài với những vũ khí tối tân vẫn có thể thành tựu. Ở một vài nước này đại diện của chế độ cũ và chế độ dân chủ mới đã ngồi lại với nhau , được gọi là „Hội Nghị Bàn Tròn“, để cùng nhau bàn về hướng đi kế tiếp cho đất nước. Phe đối lập và các thành viên của họ nên được mang vào cách làm việc dân chủ. Điều đó nói lên tính đặc biệt của „dân chủ“; có nghĩa là mọi nhóm khác nhau, ngay cả các thành phần đối lập đều có chỗ đứng, nếu như họ sẵn sàng tôn trọng nhau. Đối với người Đức chúng tôi thì tiến trình dân chủ hóa ở Đông Đức đã đưa đến sự thống nhất nước Đức, mà năm nay chúng tôi ăn mừng 25 năm. Sự kiện chấm dứt tình trạng đất nước bị chia đôi đối với đa số người Đức là những giây phút hạnh phúc lịch sử. Mặt khác, không phải tất cả những mong đợi về một chính phủ dân chủ và công bằng xã hội đều được đáp ứng. Trong tiến trình thay đổi này cũng có những thất vọng và những người thua cuộc. Nhưng niềm hy vọng là trong một thể chế dân chủ thì người dân được phép phê bình và „sửa lưng“ chính phủ, và người ta luôn tìm kiếm những cách giải quyết để đưa đến một sự quân bình về quyền lợi. Tôi xin kính chúc toàn thể quý vị luôn giữ được lòng can đảm, để cùng với tất cả các lực lượng yêu chuộng tự do trong nước tranh đấu cho một tiến trình thay đổi dân chủ bất bạo động tại Việt Nam. Ngọc-Hòa chuyển ngữ _______________________________________________________ Grußwort von Hr. Pfr. Bernhard Stief, Trägerkreis der Leipziger Friedensgebetsgruppen, Nikolaikirche: Thư ngỏ nhân ngày tưởng niệm 40 năm quân đội Cộng Sản chiếm đóng miền Nam Việt Nam Các bạn Việt Nam, anh chị em thân mến, Thay mặt nhóm „cầu nguyện cho hoà bình“ ở Leipzig tôi xin gửi lời chào đến quý vị nhân ngày Quốc Hận, ngày 30 tháng tư. Các đây đúng 40 năm cuộc chiến Việt Nam với đầy tổn thất đã chấm dứt với sự chiến thắng của phía Bắc Việt và đưa đến thống nhất đất nước dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những gì xảy ra sau đó không phải là hòa bình song là sự tái diễn của bạo lực ngay đối với người dân mình. Những mối đe dọa nguy hiểm của các trại tù cải tạo, tra tấn và xử tử đã làm cho gần hai triệu người phải bỏ nước ra đi. Danh từ „Boatpeople“ từ đó đã in vào tâm não của loài người. Với từ ngữ này người ta liên tưởng đến hình ảnh những người tỵ nạn; họ chấp nhận mọi khó nhọc, rủi ro và nguy hiểm để tìm sự giúp đỡ và bảo vệ tại hải ngoại. Rất nhiều người đã không đạt được mục tiêu họ mong muốn. Những tấn bi kịch xảy ra trên biển Đông trong thời gian này cho chúng ta mường tượng ra được những sự khủng khiếp mà quý vị cũng như những đồng hương của quý vị đã phải trải qua. Ngày hôm nay quý vị tưởng nhớ đến các thân nhân đã bỏ mình trên biển cả và cũng tưởng nhớ đến vô số nạn nhân đã và đang lên án chế độ Cộng Sản. Với một tâm trạng buồn vui lẫn lộn quý vị nhìn về Việt Nam và hy vọng sự thay đổi ngày càng lớn mạnh để đưa tới dân chủ, để đưa người dân tới tự do, công bình và một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng tôi, nhóm „cầu nguyện cho hòa bình“ xin được chia xẻ với quý vị những kinh nghiệm về cầu nguyện; nó đã trở thành „nguồn sức mạnh“ cho chúng tôi ở Leipzig. Những buổi cầu nguyện ở nhà thờ Nikolai (Nikolaikirche) vào mỗi ngày thứ hai lúc 17 giờ kể từ năm 1982 trở đi đã đóng góp một phần quan trọng trong „cuộc cách mạng bất bạo động“ (Friedliche Revolution) vào năm 1989. Chúng tôi cảm nhận rằng những lời cầu nguyện của chúng tôi có sức mạnh làm phá tung những gông xiềng và đưa đến tự do, bởi vì Thiên Chúa nghe những tiếng kêu la, van nài và cầu xin của chúng ta. Trong bài giảng trên núi của Chúa Giêsu có câu: „Phúc cho ai hiền lành vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa“. (Matthêu 5, 9). Câu này nhắc nhở cho chúng ta thấy rằng bạo lực không phải là phương tiện để giải quyết vấn đề. Sau cuộc cách mạng bất bạo động và sau khi nước Đức thống nhất chúng tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện, vì trong thế giới vẫn còn rất nhiều khốn khó. Cùng với quý vị, những người Việt hiện đang sinh sống ở nước Đức, chúng ta cầu nguyện cho  hòa bình, tự do và phi bạo lực giữa loài người chúng ta. Vào ngày 30 tháng 4 này chúng tôi đặc biệt nhớ đến Việt Nam, cầu xin sự chữa lành các vết thương, sự tha thứ và lòng can đảm cho một tiến trình dân chủ hóa. Thay mặt nhóm „cầu nguyện cho hòa bình“ thân ái kính chào Leipzig, ngày 22 tháng 4 năm 2015 Mục sư Bernhard Stief, Nikolaikirche Leipzig Ngọc-Hòa chuyển ngữ  
......

Tưởng niệm tháng Tư Đen tại Bá Linh - Đức quốc

40 năm quá đủ Với nhiệt độ lý tưởng 23°C cùng nắng ấm đầu Xuân, thủ đô Berlin đã chào đón gần 200 đồng bào từ mọi miền nước Đức về tham dự ngày tưởng niệm lần thứ 40 tháng Tư Đen. Do con số 40 tròn nên chương trình sinh hoạt do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức tổ chức đã phong phú hơn mọi năm. Cái giá phải trả cho nhiều tiết mục khít khao là phần phát biểu của các đại diện hội đoàn về tham dự đã không được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên BTC cũng đã nhận được sự thông cảm đối về việc này. Trước đại sứ quán CSVN Đúng 12 giờ chương trình sinh hoạt bắt đầu với nghi thức chào cờ và mặc niệm hàng triệu nạn nhân của chế độ cộng sản của cả hai miền Nam Bắc. Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm đã đại diện Liên Hội cũng như BTC đã chào mừng và cám ơn các hội đoàn và đồng bào về tham dự ngày tưởng niệm. Bà sơ lược chương trình, tóm tắt biến cố và ý nghĩa của ngày 30.4.1975 đối với cả dân tộc Việt Nam: Một tai họa khủng khiếp vô tiền khoáng hậu trong lịch sử.   Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh, vừa điều hợp buổi biểu tình vừa phụ trách phần phát biểu tiếng Đức đã giới thiệu vị bác sĩ rất trẻ của cộng đồng người Việt tị nạn tại Đức: Huỳnh Quốc Bảo đại diện lớp trẻ lên phát biểu cảm tưởng về ngày 30.4. Sinh ra và trưởng thành tại Đức nhưng lòng luôn hướng về quê mẹ vì nơi đó còn đầy áp bức và lầm than. Bà Nhất Hiền, bà Bích Thủy và bà Phi Nga của Hội Phụ Nữ  Văn Hóa tại Đức đã đọc một bài thơ về chủ đề miền Nam lọt vào tay cộng sản 40 năm trước. Ông Nguyễn Thanh Văn, đại diện đảng Việt Tân đã nhấn mạnh đến những hoạt động công khai, ôn hòa nhưng không thiếu tính quyết liệt nhằm đòi lại quyền làm người của các xã hội dân chủ tại quốc nội đang từng bước đẩy chế độ độc tài vào thế lúng túng, tiến thoái lưỡng nan. Ông Nguyễn Hữu Dõng đại diện Hội NVTNCS tại Köln cũng đã lên Mic nhắc lại những ngày đau thương còn kéo dài đến tận bây giờ của dân tộc. Các biểu ngữ được giương cao, mang trên người bằng cả 2 ngôn ngữ Việt – Đức như: “Tự do cho Việt Nam", “Tưởng niệm quốc hận 30 tháng 4”, 40 năm quá đủ”, “30.4.1975 – 30.4.2015 Tổ quốc ghi ơn”, “30.4.1975 ngày đau buồn của dân tộc Việt Nam", “Hèn với giặc – ác với dân”, “Hãy chấm dứt chế độ cộng sản tại Việt Nam", “Tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam" .... Xen kẽ vào giữa những bài phát biểu, diễn văn ngắn là những bài hát đấu tranh như “Đáp Lời Sông Núi”, “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”, “Việt Nam Việt Nam”, “Dậy Mà Đi” làm bừng khí thế của đoàn biểu tình trước ĐSQ CSVN cửa đóng then gài kín mít mỗi khi có cuộc biểu tình tương tự hôm 25.4 vừa qua. Những khẩu hiệu tố cáo tội ác cộng sản như “CSVN hèn với giặc, ác với dân”, “CSVN bán nước cho Tàu cộng”, “Tự do, dân chủ, nhân quyền ... cho Việt Nam” cũng đã ầm vang một góc phố đang tấp nập xe cộ. Do quá quen thuộc với tinh thần trật tự và bất bạo động của những người Việt tị nạn, dù có lúc hô khẩu hiệu vang trời, các viên nhân viên công lực Đức chỉ ngồi yên trên xe cảnh sát và quan sát ... cho xong nhiệm vụ. Đúng 14 giờ, BTC tuyên bố chấm dứt phần 1, mọi người vội vã thu xếp biểu ngữ, cờ và dụng cụ để chuẩn bị ra Cổng Brandenburger để tiếp tục phần 2. Trước đó mọi người không quên chia nhau thùng trái cây tươi (gồm nho, táo, chuối và quít) do một đồng bào tốt bụng ở Bá Linh mang đến tặng đoàn biểu tình. Cổng Brandenburger Biểu tình, tuần hành ở quảng trường Paris. Đây là khu đầy di tích lịch sử hàng ngày du khách từ khắp thế giới đến tham quan. Bên phía đông của Cổng Brandenburger lừng danh là Quảng trường Paris được bao bọc bởi khách sạn siêu hạng Adlon, tòa đại sứ Pháp. Bên phía tây là con đường 17.6, nơi diễn ra những lễ hội lớn trong năm như lễ Thống Nhất, đêm Giao Thừa, các sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế như lễ kỷ niệm ngày Bức tường Bá Linh sụp đổ. Cách đó không xa là khu vực gồm quốc hội và phủ thủ tướng Đức. Trước 15 giờ, nhiều người di chuyển sớm đã đến nơi trước. Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh bắt đầu phần 2 bằng diễn văn tiếng Đức với mục đích cho người Đức và du khách hiện diện biết lý do tại sao có cuộc biểu tình. Anh Vinh nhấn mạnh ý nghĩa ngày 30.4.1975 đối với dân tộc Việt Nam cũng như những tội ác tày trời mà ĐCSVN đã liên tục phủ chụp lên cả nước suốt từ ngày cầm quyền. Tính lệ thuộc vào ngoại bang, hết Liên Sô đến Tàu cộng cũng được đề cập đến. Anh cũng không quên cám ơn chính phủ và nhân Đức đã tạo điều kiện cho khoảng 40.000 người Việt được quyền tị nạn và kiến tạo cuộc sống mới trên một đất nước phồn vinh, tự do, dân chủ và đầy lòng bác ái. Truyền đơn bằng Anh ngữ và Đức ngữ nói lên thực trạng Việt Nam sau 40 năm dưới sự thống trị của tập đoàn CSVN cũng đã được phân phát cho khách qua đường. Bà BS Mỹ Lâm đọc một bài diễn văn bằng tiếng Đức sau nghi thức rước cờ vàng của Nhóm Thanh Niên Cờ Vàng từ Hòa Lan sang tham dự. Người ta thấy những khuôn mặt rất trẻ của cộng đồng, hứa hẹn sự nối tiếp cuộc đấu tranh từ hải ngoại cho một Việt Nam dân chủ thực sự. Nghi thức trao cờ từ tay thế hệ đi trước vào tay thế hệ trẻ do ông Nguyễn Văn Rị từ Mönchengladbach điều hợp, đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, ngăn ngủi mà long trọng. Những chiếc áo dài tím, băng tím cột trên đầu được làm biểu tượng cho sự thương tiếc một nửa đất nước tự do đã mất vào tay cộng sản độc tài cộng sản từ 40 năm qua. Nghi thức rước cờ đã kết thúc với một vòng tuần hành đẹp mắt quanh quảng trường Paris trong trong tiếng nhạc bài ca “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” và “Việt Nam Việt Nam” cùng những khấu hiệu đã hô trước đó 2 tiếng. Tại hội trường thánh đường St. Aloysius Sau khi di chuyển từ trung tâm Bá Linh về hội trưởng thánh đường St. Aloysius, các tham dự viên đã cảm nhận sự được chu đáo của BTC khi được mời dùng một bữa cơm thịnh soạn gồm 2 món thịt kho trứng gà và bò kho. Ngoài ra còn ê hề trái cây tươi, bánh ngọt đủ loại, cà phê, trà, nước lọc ... Phần 3 chương trình bắt đầu bằng 2 nghi thức tôn giáo thực hiện riêng cho Công Giáo trong nhà thờ và Phật Giáo trong hội trường thánh đường St. Aloysius. Lúc 18 giờ anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã giới thiệu quan khách trước nghi thức chào cờ và mặc niệm. Trong phần mặc niệm anh Vinh đã nhấn mạnh rằng mọi người cùng tưởng niệm cả những nạn nhân của chế độ cộng sản Đức và tiến sĩ Ernst Albecht, cố thống đốc tiểu bang Niedersachsen, người đầu tiên nhận người tị nạn VN vào nước Đức. Nghi thức thắp nến tưởng niệm quanh bản đồ Việt Nam đã diễn ra trong âm thanh trầm mặc của bài “Kinh Hòa Bình” và trong bầu không khí rất trang nghiêm dưới sự hướng dẫn của linh mục chủ nhà Đỗ Ngọc Hà và ông Nguyễn Văn Rị. Nối tiếp là bài diễn văn song ngữ của bác sĩ Mỹ Lâm nhấn mạnh tình trạng tồi tệ trên cả nước sau ngày tháng Tư đen đó. Phần cuối bài diễn văn đã đề cấp đến cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài, đòi lại mọi quyền làm người mà mọi người dân đáng lẽ phải có từ lâu. Bộ dương ảnh “40 năm nhìn lại” thực hiện khá công phu với phần phụ đề song ngữ âm nhạc thích hợp đã được trình chiếu đến cử tọa. Phim bắt đầu từ cuộc tấn chiếm miền Nam vào đầu tháng 4.1975 cho đến việc ghi nhận những cuộc xuống đường vì cây xanh ở Hà Nội mới đây. Phim đã nhận được tràng pháo tay tán thưởng nồng nhiệt của cử tọa. Ông Phạm Công Hoàng đã vừa đọc thư của bà đương kim bộ trưởng quốc phòng Ursula von der Leyen, ái nữ của ông Ernst Albrecht, gửi tới BTC và Liên Hội, vừa dịch sang tiếng Việt. Bà Von der Leyen đã lên tiếng khích lệ và cầu chúc cộng đồng Việt Nam càng thành tựu hơn nữa trên nước Đức. BS Huỳnh Quốc Bảo đọc lá thư của ông Rainer Eppelmann gửi đến BTC. Thư sơ lược sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức và cũng chúc dân tộc Việt Nam sớm vứt bỏ cái thể chế tàn ác này để phát triển. Ông Eppelmann là một mục sư Tin Lành, từng là nhà hoạt động vì dân chủ dưới chế độ cộng sản Đông Đức. Ông hiện là Giám đốc Hội Điều Nghiên chế độ cộng sản Đông Đức.http://www.ttdq.de/node/2204 Kế đến là 2 bài phát biểu ngắn của GS TS Johannes Kals và TS Josef  Bordat. GS Kals, người đã vận động hơn 300 chữ ký của các chính trị gia và trí thức Đức để yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân, nói về công dân thế giới. Theo ông, khi ai cũng trở thành công dân thế giới, mọi công dân đều có quyền làm người thì nguy cơ chiến tranh sẽ giảm đến mức tối thiểu. Ông TS Bordat, một blogger khá nổi tiếng, cũng tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ, cho rằng các quyền tự do căn bản, nhất là quyền tự do ngôn luận gắn liền với sự phồn thịnh của một quốc gia. Trước khi đi vào phần văn nghệ đấu tranh, Ban chấp hành Liên Hội đã báo cáo những sinh hoạt Liên Hội đã thực hiện trong thời gian qua, báo cáo về tài chánh và những dự định của Liên Hội. Nguyễn Phan
......

Từ giàn khoan HD 981 đến căn cứ Gạc Ma

Từ Giàn Khoan HD 981…. Ngày 2/5/ 2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt tại một khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với một lực lượng tàu chiến hùng hậu hộ tống. Ngày hôm sau 3/5, Cục Hải sự Trung Quốc lên tiếng cảnh báo tàu thuyền nước ngoài trong ba tháng không được tiếp cận phạm vi bán kính 1 hải lý chung quanh HD 981. Phạm vi này được tăng gấp ba lần kể từ ngày 5/5 sau khi Cộng sản Việt Nam chính thức lên tiếng phản đối. Đây là một biến cố đột ngột làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh vốn không còn mấy đầm ấm sau khi Trung Cộng công bố đường lưỡi bò thâu tóm 80% Biển Đông. Nó cũng khiến cho lãnh đạo CSVN lúng túng tìm kế sách đối phó trong hoàn cảnh Việt Nam đang lún sâu vào vòng lệ thuộc mọi mặt của Bắc Kinh. Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trong khu vực tiếp giáp Biển Đông rất quan tâm về những cuộc đàm phán giữa Hà Nội và Bắc Kinh vốn có cùng chung ý thức hệ cộng sản. Đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông, Trung Cộng để lộ ý đồ muốn kiểm soát biển Đông sau khi tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông hôm 23/22/2013. Đó là bước đi đầy tham vọng nhằm xác lập vị trí số một của một cường quốc đại dương mà Trung Cộng ấp ủ từ lâu hầu trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu của thế giới. Vì thế, Trung Cộng mang giàn khoan HD 981 vào trong lãnh hải Việt Nam không phải để “răn đe” Hà Nội mà thực chất là “thách thức” chính sách xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Nói cách khác, Trung Quốc đã dùng HD 981 như một con bài để thách thức phản ứng của Hoa Kỳ trong tình trạng Việt Nam và Phi Luật Tân bị Bắc Kinh “coi thường”. Nhưng phản ứng của Hoa Kỳ được mô tả là có chừng mực trong khuôn khổ ngoại giao. Không ai mong muốn một cuộc chiến tranh dù là cục bộ, kể cả Việt Nam và Trung Quốc có lúc gia tăng căng thẳng đối đầu quanh giàn khoan HD 981, nhưng chỉ bằng những khẩu súng bắn nước. Thật sự Hoa Kỳ cũng chưa đủ cảm thấy bị đe dọa trực tiếp nên chỉ tăng cường sức phòng thủ cho đồng minh Philippines một cách hạn chế. Việt Nam tự lượng sức mình nên liên tục nhẫn nhục, ngay cả một nghị quyết phản đối của quốc hội cũng không được đưa ra. Mặt khác, cho dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cao giọng khi thăm Philippines rằng sẽ xem xét việc đưa vấn đề Biển Đông ra trước một tòa án quốc tế theo chân Philippines; nhưng đó cũng chỉ là những lời tuyên bố nhằm xoa dịu dư luận mà thôi. Đến căn cứ Gạc Ma Sau khi rút giàn khoan HD 981 về vùng biển Nam Hải, Trung Quốc lại ra đòn mới. Đó là gia tăng việc bồi đắp và xây dựng các bãi đá chìm ở quần đảo Trường Sa với một tốc độ chưa từng thấy. Ít nhất 7 bãi đá trong đó có Gạc Ma thuộc quần đảo này mà Trung Cộng chiếm của Việt Nam năm 1988 đang được biến thành những căn cứ quân sự, song song với việc củng cố những cơ sở có sẵn ở Hoàng Sa. Bãi đá Gạc Ma trên thực tế là một rạng san hô thuộc cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chỉ có vài hòn đá nổi lên trên mặt biển, còn đa phần đảo Gạc Ma chìm dưới nước, nằm cách đá Cô Lin hơn 3km về phía đông nam và đánh dấu đầu mút phía Tây Nam của cụm Sinh Tồn. Thế nhưng với những phương tiện hiện đại, lớn lao và những nỗ lực không ngừng Trung Cộng đã và đang bồi đắp Gạc Ma thành một đảo nổi giữa đại dương. Với tốc độ xây dựng hiện nay, theo đánh giá của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly, năm 2016 Gạc Ma trở thành một căn cứ quân sự vững chắc của Trung Cộng với sân bay và đường băng dài 3.000 mét. Rõ ràng những hoạt động này nằm trong một dự án có tầm vóc chiến lược khống chế toàn bộ Biển Đông bằng quân sự bất chấp Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ và Đồng Minh. Vì chỉ có làm chủ được Biển Đông, Trung Cộng mới thoát khỏi tình trạng bị cô lập bởi một vòng xích sắt chặt chẽ từ Đông Bắc Á đến eo biển Malacca. Trên bản đồ thế giới, Biển Đông với lực lượng hùng hậu của hải quân Hoa Kỳ là tử lộ đồng thời là sinh lộ của Trung Cộng trong tương lai. Nhưng sau khi hoàn tất những pháo đài quân sự giữa Biển Đông như Gạc Ma, Trung Cộng không thể không đưa ra lá bài hỗ trợ cho sinh lộ của mình. Đó là, tương tự như biển Hoa Đông năm 2013, Trung Cộng sẽ tuyên bố việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông chỉ còn là thời gian, theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự thế giới. Xung đột Biển Đông? Những hảnh động của Trung Cộng trong một năm qua nói trên, nhiều nhà phân tích đã nêu ra câu hỏi là liệu chiến tranh có xảy ra hay cuộc xung đột gói gọn trong những ngôn từ ngoại giao mang tính chất chiến tranh lạnh? Nhiều phần là sẽ không diễn ra một cuộc xung đột quân sự ở Biền Đông nếu Trung Cộng tiếp tục giới hạn trong những hành động răn đe Việt Nam và Philippines hơn là trực tiếp đối đầu với Hoa Kỳ. Hơn ai hết Trung Cộng thừa biết với một quân số trên 2 triệu người không phải là yếu tố quyết định cho một trận chiến trong tương lai đối với Hoa Kỳ, ngay cả với Việt Nam quân số ít hơn 5 lần. Cho dù Trung Cộng có khoe khoang về một hạm đội tàu ngầm còn trong vòng bí mật ở căn cứ đảo Hải Nam, hay úp mở nói rằng sắp đóng một loạt hàng không mẫu hạm tối tân, nhưng cũng không ai tin rằng họ có thể tạo ra một Trân Châu Cảng thứ hai như người Nhật đã làm năm 1941. Khả năng chiến đấu của lực lượng bộ binh Trung Cộng được mô tả thuộc loại lỗi thời trên thế giới, và quan trọng nhất là trình độ phối hợp tác chiến không – hải – lục quân vẫn còn trong tình trạng phải huấn luyện. Tuy không muốn tạo ra tình trạng xung đột, Trung Cộng vẫn phải ráo riết việc bồi đắp các đảo hiện nay là vì muốn dùng các căn cứ quân sự này làm bàn đạp cho những đàm phán tương lai. Lý do đơn giản là Trung Cộng biết chắc họ sẽ thua trong vụ kiện của Phi Luật Tân về đường lưỡi bò chín khúc mà Tòa Trọng Tài Tối Cao Liên Hiệp Quốc sẽ ra phán quyết vào tháng 6/2016. Khi Bắc Kinh đặt thế giới trước một sự đã rồi thì dù có thua kiện, chiến thuật thương thuyết đơn phương sẽ trở nên dễ dàng hơn để Bắc Kinh khuyến dụ các nước liên quan phải chấp nhận. Về phần Việt Nam, những người cộng sản chưa bao giờ chứng tỏ được quyết tâm bảo vệ đất nước trong tất cả mọi trường hợp. Quyền lợi của dân tộc đáng lẽ phải được đặt trên hết nhưng họ đem đánh đổi với sự tồn tại của đảng. Gần đây nhất, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của Nguyễn Phú Trọng từ 5-7/4/2015, sự quy phục của đảng được tiếp tục thể hiện qua bản thông cáo chung giữa hai bên. CSVN tiếp tục kiên trì nỗ lực thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đồng thời cam kết nghiêm túc tuân thủ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” từ 2012. Rõ ràng là CSVN đang rơi vào thủ đoạn đàm phán “song phương” và để cho đất nước và tài nguyên của Việt Nam lần lượt rơi vào sự khống chế và chiếm đóng của Bắc Phương. Phạm Nhật Bình 24/4/2015 Theo viettan.org
......

Điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam tại Quốc Hội Canada

Trong nhiều năm qua, tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày một gia tăng, nhà cầm quyền Hà Nội đã ra sức đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, khiến cho dư luận quốc tế nhiều lần lên tiếng và quan ngại. Để tìm hiểu thêm về tình hình hiện nay, Tiểu Ban Quốc Tế Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Thường Trực về Đối Ngoại và Phát Triển Quốc Tế Canada đã mời ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân tham dự buổi điều trần diễn ra vào lúc 1 giờ trưa Thứ Ba ngày 21 tháng 4 năm 2015 tại Toà nhà Quốc Hội số 1 Wellington Street, Ottawa. Buổi điều trần đặt dưới sự chủ tọa của Dân biểu Scott Reid, chủ tịch Tiểu Ban và các thành viên gồm Dân biểu Wayne Marston, bà dân biểu Nina Grewal, Dân biểu Irwin Scotler, Dân biểu Jim Hyllier, Dân biểu David Sweet, Dân biểu Tyrone Benskin và hai Dân biểu dự thính là bà Judy Sgro và bà Kirsty Duncan. Ngoài ra còn có sự hiện diện của Tiến sỹ Lê Duy Cấn và Luật sư Vũ Đức Khanh cùng một số đồng bào Việt Nam đến từ Toronto và Ottawa.     Trong phần mở đầu, ông Đỗ Hoàng Điềm đã ngỏ lời cám ơn Tiểu Ban đã cho ông cơ hội để trình bày về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Đồng thời, ông cũng đã bày tỏ lòng tri ân đến chính phủ Canada đã hỗ trợ cho nhân quyền tại Việt Nam, và ông tin tưởng rằng với một nước Việt Nam tự do và dân chủ sẽ mang đến sự ổn định và thịnh vượng trong vùng Đông Nam Á. Trong bài tham luận ông đã nhấn mạnh đến 5 điểm chính yếu là: 1- Quyền tự do phát biểu và thông tin với việc nhà cầm quyền CSVN đã ra những điều luật ngăn cấm sử dụng thông tin trên mạng và các trang mạng xã hội, điển hình là Điều 72. 2- Quyền tự do hội họp và lập hội với việc bắt giam những nhà đấu tranh dân chủ khi họ tập trung phản đối việc Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam. 3- Quyền tự do tín ngưỡng đã bị xâm phạm khi nhà cầm quyền đàn áp và bắt giam các vị lãnh đạo tinh thần như Cao Đài, Hòa Hảo, Công Gíao, Tin Lành và Phật Gíao. 4- Quyền tự do tham gia chính trị, trong đó Điều 4 Hiến Pháp cho phép đảng cộng sản Việt Nam độc quyền cai trị toàn dân, từ đó ra sức đàn áp và bắt bớ những tổ chức chính trị đối lập. 5- Về mặt pháp quyền, nhà cầm quyền đã ra những bộ luật mơ hồ như "tuyên truyền chống phá nhà nước" (Điều 88), "lật đổ chính quyền nhân dân" (Điều 79) và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm quyền lợi nhà nước" (Điều 258) nhằm đàn áp và bắt bớ những ai muốn lên tiếng đòi tự do và dân chủ. Sau đó, ông đã đưa ra những đề nghị cụ thể để bảo vệ nhân quyền và hỗ trợ tiến trình dân chủ tại Việt Nam: - Nhà cầm quyền phải thả những tù nhân chính trị điển hình như Ls. Lê Quốc Quân, các bloggers Tạ Phong Tần, Nguyễn Đinh Ngọc, Nguyễn Hữu Vinh, nhà đấu tranh cho quyền lợi đất đai của người dân Trần Thị Thúy, nhạc sỹ Việt Khang, nhà hoạt động Bùi Minh Hằng, Ms. Dương Kim Khải và Ms. Nguyễn Công Chính và các thanh niên công giáo như Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Đặng Minh Mẫn. - Nhân viên Tòa Đại Sứ Canada tại Việt Nam nên gặp gỡ những tù nhân lương tâm để bảo đảm họ không bị đối xử tàn nhẫn trong tù. - Chú trọng đến việc cải cách luật pháp; đòi hủy bỏ các Điều 88, 79, 258; tham dự các phiên xử các nhà dân chủ; và nhấn mạnh nhà cầm quyền CSVN cần tôn trọng các quyền hội họp, quyền tự do ngôn luận, và quyền thành lập những tổ chức dân sự. - Kèm theo các điều kiện về nhân quyền trong những quan hệ song phương với nhà cầm quyền Việt Nam. Sau đó các dân biểu thành viên của Tiểu Ban Nhân Quyền đã lần lượt đặt những câu hỏi liên quan đến nhiều lĩnh vực: Bà Nina Grewal đề cập đến tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em và những trù dập đối với các tôn giáo ở Việt Nam. Ông Đỗ Hoàng Điềm cho biết tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em vẫn luôn là một nan đề nếu nhà cầm quyền CSVN không tích cực giải quyết. Nhà cầm quyền CSVN vẫn luôn trù dập các tôn giáo vì họ muốn độc quyền kiểm soát những hoạt động của các tôn giáo vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Ông Wayne Marston quan tâm đến hệ thống tư pháp ở Việt Nam như việc xét xử công bằng, đặc biệt đối với các tù nhân chính trị cũng như các hình thức đối xử với tù nhân. Ông Đỗ Hoàng Điềm chia sẻ rằng các phiên xử đặc biệt với tù nhân chính trị không bao giờ công bằng và đúng theo quy trình xét xử vì các thẩm phán thường đã có những bản án định sẵn, thậm chí các thẩm phán đã không quan tâm đến những chi tiết vụ việc đưa ra trong phiên xử và các tù nhân thường bị đối xử bất công và tàn nhẫn. Ông Irwin Cotler đã nêu rất nhiều quan tâm liên quan đến tình trạng ngăn cản và đàn áp một số luật sư khi họ nhận biện hộ cho các tù nhân chính trị, và ông mong muốn làm thế nào để hỗ trợ các luật sư này. Trong phần trả lời, ông Đỗ Hoàng Điềm giải thích việc bắt bớ các luật sư nhằm ngăn cấm và đe doạ những nhà bất đồng chính kiến khi họ lên tiếng cho lẽ phải. Việc này sẽ làm các luật sư không dám nhận biện bộ bênh vực khi ra tòa. Sau đó ông đề nghị chính phủ Canada nên có những sự lên tiếng bênh vực các luật sư này, đồng thời trợ giúp để cải tổ hệ thống pháp luật Việt Nam hầu bảo đảm việc thực thi quyền biện hộ trước pháp luật. Ông David Sweet xác nhận một số tin tức đưa ra là chính xác tuy nhiên ông cũng thắc mắc trước tình trạng tham nhũng như Việt Nam thì làm sao nhà cầm quyền còn có thể đứng vững; ngoài ra ông cũng muốn xác định lại con số 200 tù nhân lương tâm vẫn còn đang bị giam giữ. Ông Đỗ hoàng Điềm cho biết con số 200 là khá chính xác và có thể còn cao hơn nữa trên thực tế. Ông Tyrone Benskin nêu câu hỏi về các hoạt động của các tổ chức NGO tại Việt Nam, có thể là do nhà nước dựng lên làm bình phong để che mắt thế giới? Ông Đỗ hoàng Điềm xác nhận đã có những tổ chức NGO được thành lập từ trong nước cũng như nhiều NGO từ ngoài vào, nhưng đa số các hoạt động của họ không có tính cách đe dọa chế độ dưới hình thức dân sự như môi trường, giáo dục, y tế; tuy nhiên nếu có liên quan đến các quyền tự do tôn giáo hoặc những việc nhạy cảm thì những hoạt động này sẽ gặp trở ngại từ phía nhà cầm quyền. Buổi điều trần kéo dài trong vòng 1 tiếng với sự tham dự và quan tâm đến nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng nhân quyền Việt Nam từ chính phủ Canada. Nhiều dân biểu trong tiểu Ban Nhân Quyền đã chia sẻ là họ rất hài lòng buổi điều trần vì giúp nhiều thông tin cũng như những chia sẻ thật cặn kẽ của ông Đỗ Hoàng Điềm. Sau đây là phần phát biểu của ông Đỗ Hoàng Điềm trước Tiểu Ban Quốc Tế Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Thường trực về Đối Ngoại và Phát Triển Quốc Tế. HẠ NGHỊ VIỆN Tiểu Ban Quốc Tế Nhân Quyền Thuộc Ủy Ban Thường Trực về Đối Ngoại và Phát Triển Quốc Tế Tình Hình Nhân Quyền tại Việt Nam Ngày 21 tháng 4 năm 2015 Phát biểu của Ông Đỗ Hoàng Điềm Chủ Tịch Đảng Việt Tân Kính thưa, Ông Scott Reid, Chủ tịch Tiểu Ban Quốc Tế Nhân Quyền Quí vị Thành viên Quốc Hội, Toàn thể Quí vị. Trước hết, tôi xin cám ơn Tiểu Ban Quốc Tế Nhân Quyền đã tổ chức buổi điều trần này và cho tôi cơ hội trình bày về Tình Hình Nhân Quyền tại Việt Nam. Vào cuối cuộc Chiến Tranh Việt Nam năm 1975, Canada đã rộng lòng tiếp nhận nhiều người tị nạn Việt Nam và tạo cho họ một ngôi nhà mới. Đáp lại lòng tốt và sự hào phóng này, chúng tôi xin chân thành cám ơn quí vị. Ngày 30 Tháng Tư năm nay đánh dấu ngày kỷ niệm lần thứ 40 chiến tranh Việt Nam kết thúc. Chúng ta phải xem xét 40 năm dưới chế độ cộng sản đã ảnh hưởng thế nào lên người dân Việt Nam. Từ năm 1975, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã thiết lập một thể chế áp bức và tham nhũng nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngay sau khi kiểm soát được Miền Nam Việt Nam, Đảng Cộng Sản đã đưa hàng trăm nghìn người vào những trại tù mà hàng ngàn người đã chết vì bị tra tấn, bỏ đói, bệnh tật, hoặc kiệt sức vì lao động quá mức. Từ năm 1975 kéo dài đến thập niên 1990, thời gian cai trị đầy khủng bố của họ đã đẩy nhiều người vào một cuộc di tản hàng loạt khỏi Việt Nam. Trong số những người trốn chạy bằng thuyền, nhiều người đã bỏ mình trên biển hoặc trở thành nạn nhân của bọn cướp biển. Hàng trăm phụ nữ và thiếu nữ đã bị hãm hiếp hoặc bị bắt cóc. Có lẽ khía cạnh rõ ràng nhất của 40 năm thống trị của ĐCSVN là hồ sơ tồi tệ về nhân quyền. Trong buổi điều trần ngày hôm nay, tôi muốn tập trung trình bày về năm lãnh vực chính. Tự Do Ngôn Luận và Thông Tin Tại Việt Nam, nhà nước kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông in ấn và phát sóng. Tin tức và truyền hình nước ngoài bị kiểm duyệt trước khi được trình chiếu cho khán giả Việt Nam. Nhà cầm quyền ra sức bịt miệng những người chỉ trích bằng cách sử dụng công an để đe dọa, sách nhiễu, bắt bớ tùy tiện, và kết án tù nặng. Theo Bảng Chỉ Số Tự Do Báo Chí Năm 2015 của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới, Việt Nam xếp hạng thứ 175 trong số 180 quốc gia được khảo sát. Tháng 9 năm 2013, nhà cầm quyền thông qua Nghị Định 72, cho nhà nước quyền hạn rộng rãi để hạn chế ngôn luận trên các blogs internet và truyền thông xã hội. Tháng Giêng năm 2014, Nghị Định 174 được thông qua thiết lập hình phạt nặng nề đối với những người sử dụng truyền thông xã hội và internet để lên tiếng "tuyên truyền chống nhà nước" hoặc có "tư tưởng phản động". Nhà cầm quyền cũng sử dụng phương pháp từ chối dịch vụ (DDoS) để tấn công triệt hạ các trang mạng chống đối, sử dụng phần mềm gián điệp và phần mềm độc hại (spyware and malware) để xâm nhập vào máy vi tính của các nhà hoạt động. Theo tổ chức Freedom House, họ cũng sử dụng hàng ngàn "dư luận viên nhà nước" để quảng bá những tuyên truyền thuận lợi cho nhà nước tên mạng internet. Hai khuyến cáo hàng đầu cho Việt Nam từ cuộc Kiểm Tra Phổ Quát Định Kỳ Liên Hiệp Quốc vào Tháng 2 năm 2014 là:     Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và tự do lập hội;     Bảo đảm quyền tự do ngôn luận được bảo vệ trên mạng cũng như ngoài đời và quyền tiếp cận và sử dụng internet không giới hạn và cho phép các bloggers, các nhà báo, những người sử dụng internet và các tổ chức phi chính phủ được quyền cổ động cho nhân quyền. Tự Do Hội Họp và Lập Hội Nhà cầm quyền Việt Nam nghiêm cấm tất cả các đảng phái chính trị, các hiệp hội công nhân, và các tổ chức nhân quyền độc lập với chính phủ và đảng cộng sản. Nhà cầm quyền đòi hỏi các buổi tụ họp công cộng phải có giấy phép chính thức và từ chối cấp phép cho những cuộc hội họp, tuần hành, hay biểu tình mà họ cho là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều sự chống đối bộc phát vì vấn đề tịch thu ruộng đất bởi các viên chức tham nhũng, vì điều kiện lao động tồi tàn và luật lệ lao động thiếu sót, và vì vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Để phản ứng, lực lượng công an thường xuyên đàn áp những người tham dự các cuộc biểu tình, và nhiều nhà hoạt động hoặc đã bị bắt hoặc bị kết án tù lên tới 7 năm. Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng Mặc dù tự do tôn giáo được bảo vệ bởi Hiến Pháp Việt Nam; tuy nhiên, có nhiều nghị định hành chính liên quan giới hạn đáng kể tự do tôn giáo tại Việt Nam. Gần đây nhất, Nghị Định 92 được thông qua vào tháng Giêng năm 2013, càng mở rộng thêm sự kiểm soát của nhà cầm quyền đối với các nhóm tôn giáo. Tất cả các nhóm tôn giáo được yêu cầu tham gia một cơ quan giám sát do đảng kiểm soát bên dưới một tổ chức lớn có tên gọi là Mặt Trận Tổ Quốc. Những ai không chấp hành thường bị bắt hoặc bị sách nhiễu. Các nhóm tôn giáo là mục tiêu thường xuyên nhất của nhà cầm quyền bao gồm Hội thánh Cao Đài, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, các Hội thánh và nhà thờ tại gia Tin lành độc lập, Dòng Chúa Cứu Thế, và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Một thí dụ điển hình là chính quyền địa phương đang nỗ lực buộc Chùa Liên Trì, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ở địa điểm hiện tại đã gần 60 năm nay, phải di chuyển tới một địa điểm khác. Lý do chính là vì ngôi chùa này được sử dụng như là một trung tâm sinh hoạt cho một số tổ chức xã hội dân sự không được thừa nhận, trong đó có Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. Tình hình hiện nay tại Việt Nam có thể được mô tả đúng nhất trong bản phúc trình của Báo Cáo Viên Đặc Biệt Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng sau chuyến viếng thăm Việt Nam vào Tháng 7 năm 2014. Ông Heiner Bielefeldt đã viết trong phần tóm lược "Trong khi đời sống tôn giáo và sự đa dạng tôn giáo là một thực tế ở Việt Nam hiện nay, quyền tự chủ và hoạt động của các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng độc lập, tức là, những cộng đồng không được công nhận, vẫn còn bị hạn chế và không an toàn, khi mà các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của các cộng đồng này bị vi phạm rõ ràng với sự giám sát, đe dọa, sách nhiễu và đàn áp liên tục." Các quyền chính trị Việt Nam là một nhà nước độc đảng trong đó Đảng Cộng Sản Việt Nam có độc quyền vững chắc về chính trị. Sự độc quyền này được bảo đảm trong Điều 4 của Hiến Pháp, mới được sửa đổi năm 2013, trong đó xác định rằng Đảng Cộng Sản là lực lượng duy nhất "lãnh đạo nhà nước và xã hội". Như đã nêu ở trên, tất cả các đảng phái chính trị đối lập bị nghiêm cấm và bị đàn áp nặng nề. Thành viên của cơ quan lập pháp Việt Nam được bầu lên trong một cuộc tổng tuyển cử; tuy nhiên, tất cả các ứng cử viên phải được thông qua bởi Mặt Trận Tổ Quốc do ĐCSVN kiểm soát. Điều này khiến tổ chức Freedom House chấm Việt Nam điểm 7 về Quyền Chính Trị, với điểm 1 là cao nhất và điểm 7 là thấp nhất. Kết quả là ĐCSVN kiểm soát tất cả các ban ngành của chính phủ, và theo Freedom House "tư cách đảng viên thường được xem như là những phương tiện kinh doanh và quan hệ xã hội, vấn đề tham nhũng và gia đình trị trong đảng là một vấn đề liên tục." Trong Bảng Chỉ Số Tham Nhũng Năm 2014 của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế, Việt Nam xếp hạng thứ 119 trong số 175 quốc gia trên thế giới. Mặc dù còn nhiều thách thức, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động dân chủ, các nhà trí thức, và ngày một đông cựu đảng viên cao cấp của ĐCSVN đã công khai kêu gọi cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền. Tuy nhiên nhà cầm quyền đã phản ứng bằng cách bắt bớ, sách nhiễu và đe dọa nhiều hơn; một sự đàn áp mà nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cho là tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua. Pháp Quyền Thay vì pháp quyền, nhà cầm quyền Việt Nam đã dựa trên "pháp trị", áp dụng các quy định chung chung về an ninh quốc gia để đàn áp các quyền cơ bản. Để hạn chế tự do ngôn luận, các nhà hoạt động đã bị buộc tội với những điều khoản mơ hồ trong bộ luật hình sự như "tuyên truyền chống nhà nước" (Điều 88), "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" (Điều 79), "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân." (Điều 258). Ngoài ra, hệ thống tư pháp Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSVN. Trong những trường hợp có động cơ chính trị, các vụ xử án thường được tiến hành một cách vội vàng, thiếu tính khách quan theo đòi hỏi của luật pháp quốc tế. Pháp luật Việt Nam cũng cho phép nhà cầm quyền "quản chế hành chánh" không qua xét xử, xem những người bất đồng chính kiến ôn hòa như là mối đe dọa tới an ninh quốc gia để quản thúc họ tại gia. Để tránh sự chỉ trích quốc tế, nhà cầm quyên đôi khi áp dụng những cáo buộc phi chính trị như "trốn thuế" để giam giữ những nhà hoạt động nổi tiếng. Một thí dụ là trong Báo Cáo Về Nhân Quyền Và Dân Chủ Năm 2014, Văn Phòng Bộ Ngoại Giao và Khối Thịnh Vượng Chung Vương Quốc Anh phân loại Việt Nam như là một "quốc gia cần quan tâm" với nhận xét như sau: "Có sự thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình trong toàn bộ hệ thống tư pháp. Chúng tôi quan ngại rằng nhà nước sử dụng tòa án để trừng phạt những người bất đồng chính kiến bằng cách truy tố họ về những vấn đề không liên quan. Thí dụ như trường hợp ông Lê Quốc Quân, bị kết án 30 tháng tù vì tội trốn thuế và bị xử y án tháng 2 năm 2014. Vưong Quốc Anh nhận định rằng ông ta bị tù chỉ vì đã lên tiếng bày tỏ quan điểm về các vấn đề tôn giáo, tham nhũng, và cải cách ruộng đất, và phiên xử ông không được công bằng." Những Khuyến Nghị Trong phần kết, để bảo vệ nhân quyền và tối hậu là để hỗ trợ dân chủ tại Việt Nam, tôi xin đưa ra các khuyến nghị sau đay: 1. Kêu gọi phóng thích các tù nhân chính trị: Tôi kêu gọi chính phủ Canada cùng tham gia vào Kiểm Tra Phổ Quát Định Kỳ Liên Hiệp Quốc 2014, kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam "phóng thích ngay những tù nhân chính trị và những người bị bắt giữ vì bày tỏ một cách ôn hòa hay vì tín ngưỡng tôn giáo." Ước lượng hiện nay có hàng trăm tù nhân chính trị tại Việt Nam. Danh sách những tù nhân được nhiều người biết đến gồm có: Luật sư Lê Quốc Quân, các bloggers Ta Phơng Tần, Nguyễn Đình Ngọc, Nguyễn Hữu Vinh; nhà đấu tranh cho quyền lợi đất đai của người dân Trần Thị Thúy; Nhạc sĩ Việt Khang; nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, Mục sư Dương Kim Khải và Nguyễn Công Chính; các nhà bảo vệ nhân quyền công giáo gồm Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Đặng Minh Mẫn. 2. Tiếp cận với xã hội dân sự. Tòa Đại sứ Canada tại Việt Nam nên tiếp cận và hỗ trợ những tổ chức quần chúng độc lập, đặc biệt là những nhóm chủ trương cải cách xã hội, cải cách luật pháp, và nhân quyền. Ngoài ra, việc tiếp xúc với những nhà bảo vệ nhân quyền và thân nhân của những người đang bị tù cũng là điều hữu ích. 3. Tập trung vào cải cách luật pháp: Chính phủ Canada có thể đòi hỏi việc hủy bỏ các Điều 79, 88, và 258 của bộ luật hính sự; và các Nghị Định 72, 92, và 174. Viên chức tòa Đại Sứ Canada nên yêu cầu được tham dự các phiên tòa chính trị và nhấn mạnh rằng chính phủ Việt Nam cần tôn trọng các quyền hội họp, quyền tự do ngôn luận, và quyền thành lập những tổ chức dân sự. 4. Kết hợp quyền con người vào mối quan hệ song phương nói chung: Chính phủ Canada có thể kết hợp cải cách luật pháp và tự do internet vào chương trình nghị sự về phát triển giáo dục đại học và thương mại với Việt Nam, xây dựng lộ trình liên kết cải thiện nhân quyền với việc thắt chặt quan hệ kinh tế và an ninh; và tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền trong tất cả những lần thăm viếng Việt Nam của cơ quan lập pháp và hành pháp. ##### Trong nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là chính phủ và nhân dân Canada, đã hỗ trợ cho nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi xin cám ơn quí vị về tất cả những gì quí vị đã làm. Chúng tôi tin tưởng rằng một nước Việt Nam tự do và dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, là điều lợi ích nhất cho khu vực Đông Nam Á và xa hơn nữa. Chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ của quí vị trong việc mang lại nhân quyền và dân chủ cho đất nước chúng tôi, để Việt Nam có thể trở thành một đối tác mạnh và đáng tin cậy cho một Đông Nam Á thịnh vượng và an toàn. Xin một lần nữa cám ơn quí vị cho phép tôi được có mặt ngày hôm nay và mong được cùng làm việc với quí vị trong tương lai. Theo http://www.viettan.org/%C4%90ieu-Tran-Ve-Tinh-Hinh-Nhan-Quyen.html
......

Vì sao chưa bầu được Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam?

Mặc dù Đại hội Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã bế mạc hôm nay, nhưng chức danh Chủ tịch vẫn chưa bầu được, vì nhân vật "Đãng" muốn áp đặt vào ghế đó là Lê Thúc Anh bị các luật sư bất tín nhiệm bằng lá phiếu, dù chỉ nửa vời, của mình. Công lý Việt Nam! Nhân vật thứ hai được Đãng cài cắm trù bị cho chiếc ghế đó là Phạm Quý Tỵ, cựu Thứ trưởng Bộ Tư pháp, lại nhận phiếu tín nhiệm quá thấp, nên Đãng đành áp dụng kế hoạch chẳng đặng đừng là chờ Hội đồng Luật sư Toàn quốc bầu sau. Số thành viên hội đồng này ít nên chắc chắn Đãng dễ kiểm soát, thao túng và áp đặt hơn. Không có chủ tịch. Chỉ có 4 phó chủ tịch được bầu chủ trì họp báo sau ĐH Chính Luật sư Phan Trung Hoài thừa nhận rằng rất nhiều người quan tâm đến vấn đề tại Đại hội lần này là Hội đồng Luật sư Toàn quốc chưa bầu được chức danh Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Thông tin hành lang của các luật sư tham dự Đại hội cho biết chắc chắn ông Phạm Quý Tỵ sẽ được chọn trong cuộc họp sắp tới của Hội đồng Luật sư Toàn quốc, dù vị này đang bị các luật sư tín nhiệm thấp. Cần lưu ý rằng, cả hai nhân vật Lê Thúc Anh, cựu Phó Chánh án Toà tối cao, và Phạm Quý Tỵ, cựu Thứ trưởng Bộ Tư pháp, đều là luật sư trên danh nghĩa, tức vẫn có chứng chỉ hành nghề, nhưng chưa bao giờ hành nghề như một luật sư ngày nào, và trở thành luật sư cốt để ngồi vào chiếc ghế do Đãng sắp đặt sẵn nhằm bảo đảm rằng hoạt động chung của giới luật sư phải chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đãng. Trong khi các luật sư có nhiều kinh nghiệm và đầy tâm huyết với nghề luật sư, luôn nhận được tín nhiệm cao của các đồng nghiệp, thì hoặc bị gạt ra ngoài hoặc chỉ ngồi vào các ghế phó nhằm trang trí cho bộ mặt "dân chủ" của tổ chức nghề nghiệp này mà thôi. Nhìn các cuộc bầu cử dân chủ trá hình của các Đoàn luật sư tại các tỉnh thành cả nước và của chính Liên đoàn Luật sư Việt Nam, có thể thấy rằng ngày nào Đãng còn chuyên chế như bấy lâu nay, thì ngày đó mọi cuộc bầu cử đều là hình thức, hoàn toàn thiếu vắng sắc thái tự do và minh bạch thực sự. Nói rộng ra, Quốc hội, Toà án hay Chính quyền từ cao đến thấp đều chỉ gồm những gương mặt được Đãng cử và chọn cả, dân đi bầu để làm bình phong cho đẹp. Không thể trông mong gì hơn. Cái gọi là bầu cử ở xứ "dân chủ gấp triệu lần" này được mỗi việc là làm tốn tiền và thời gian của thiên hạ, thế thôi! Theo facebook.com/LSLeCongDinh ++++ ĐH Liên Đoàn Luật sư VN lần II: tiếp tục rơi vào bế tắc khi chọn chủ tịch http://www.ttdq.de/node/2198
......

ĐH Liên Đoàn Luật sư VN lần II: tiếp tục rơi vào bế tắc khi chọn chủ tịch

ĐẠI HỘI LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ TOÀN QUỐC Sáng ngày 18/4, Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ II đã khai mạc tại Hà Nội. Tới dự có ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Văn An, ông Nguyễn Văn Yểu , ông Nguyễn Doãn Khánh, ông Hà Hùng Cường, cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương và địa phương; các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và 385 đại biểu chính thức đại diện cho 9.436 luật sư, trên 3.500 luật sư tập sự trên cả nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi lẵng hoa chúc mừng đại hội. Các LS tham dự Đại hội là đảng viên được gặp gỡ, "dặn dò" trước khi tham dự, các LS phía Nam cũng được Thành uỷ quan tâm, "chăm sóc đặc biệt" trước khi ra HN tham dự Đại hội. Nguyên Chủ tịch Liên Đoàn - ông Lê Thúc Anh. Ông là nguyên Phó chánh án Tòa án nhân dân Tối cao đã nghỉ hưu, và chưa từng có nổi 1 ngày hành nghề luật sư, nhưng đã lãnh đạo giới LS Việt Namtừ năm 2009 đến nay. Nhưng, may mắn thay ông Lê Thúc Anh đã không trúng Hội đồng Luật sư. Một kịch bản được một số người tiết lộ: "Cơ cấu ông Lê Thúc Anh tiếp tục làm Chủ tịch Liên Đoàn Luật sư VN, nếu ông Lê Thúc Anh không trúng thì bầu ông Phạm Quý Tỵ nguyên là Chánh án Toà án nhân dân TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch Uỷ ban tư pháp Quốc Hội, Thứ trưởng Bộ tư pháp. Nếu ông Phạm Quý Tỵ không trúng cử Chủ tịch thì bầu các Phó chủ tịch Liên Đoàn còn chức Chủ tịch tạm để lại quyết định sau". Nói thêm rằng, ông Phạm Quý Tỵ có số phiếu gần thấp nhất trong 32 người trúng vào Hội đồng Luật sư toàn quốc, Luật sư Nguyễn Minh Tâm có số phiếu cao nhất (Lão Luật), Luật sư Trương Trọng Nghĩa rút không ứng cử Phó Chủ tịch Liên Đoàn. Có người nhận xét kỳ Đại hội này " Đoàn HN thể hiện dũng khí, thẳng thắn nêu quan điểm và yêu cầu. Đoàn SG thì lại lặng lẽ, âm thầm nhưng đoàn kết và quyết tâm". Hiện nay, kịch bản xấu nhất đã xảy ra, mới bầu bốn Phó chủ tịch Liên Đoàn, chức Chủ tịch sẽ bầu vào kỳ họp Hội đồng lần tới. Ý KIẾN CÁ NHÂN SAU KHI THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA MỘT SỐ LUẬT SƯ 1. Giới Luật sư mong rằng, Lãnh đạo Liên Đoàn phải là "Luật sư của các Luật sư" chứ không phải Quan của các Luật sư. Mong rằng việc ứng cử của các vị là vì lợi ích chung của các LS chứ không phải dùng chức danh lãnh đạo Liên Đoàn đề phục vụ cho việc hành nghề cá nhân. 2. Những người được các Luật sư tín nhiệm bầu ra phải là đội ngũ tiên phong bảo vệ và đưa nghề luật sư lên một vị thế mới để bảo vệ người dân, bảo vệ những người yếu thế trong xã hội. 3. Ngay trong nhiệm kỳ mới, đề nghị Lãnh đạo Liên Đoàn những vấn đề sau: - Có những kiến nghị quyết liệt để sủa đổi Bộ luật TTHS theo hướng bỏ quy định cấp Giấy CNNBC và các quy định khác để tạo điều kiện tốt nhất cho luật sư hành nghề trong các vụ án hình sự. Làm được điều này đương nhiên quyền của bị can, bị cáo được bảo vệ, góp phần giảm bớt án oan sai, mặt khác bảo vệ được quyền con người trong tố tụng hình sự được tốt hơn; - Hỗ trợ tốt nhất cho các Luật sư trẻ mới hành nghề bởi họ đã phải bỏ ra rất nhiều chi phí, công sức mới có tấm thẻ Luật sư. Trong khi đang tìm việc, tìm cách khẳng định mình thì phí gia nhập Đoàn luật sư, phí Đoàn LS hàng tháng, Phí Liên Đoàn đè nặng lên vai các LS trẻ làm họ gặp nhiều khó khăn. Giải pháp là miễn giảm ít nhất 50% các loại phí cho các Luật sư trẻ mới hành nghề, nếu khó khăn có thể miễn 100% trong hai năm đầu cho họ; - Đề nghị sửa đổi mức thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT theo hướng miễn giảm cho các VPLS chuyên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, tranh tụng bảo vệ người cận nghèo, người lao động, tham gia trợ giúp pháp lý; - Sủa đổi Điều lệ Liên Đoàn LS VN theo hướng nhiệm kỳ của Chủ tịch và các Phó chủ tịch giảm xuống 2 năm để tránh việc tham quyền cố vị. (Các Đoàn LS Pháp, nhiệm kỳ Chủ tịch một năm một lần). Cuối cùng, Tôi hi vọng một trong các vị Luật sư hành nghề lâu năm, sống chủ yếu bằng nghề Luật sư được làm Chủ tịch Liên Đoàn LSVN sẽ tốt cho giới LS hơn. Không ai hiểu hơn họ về những khó khăn của các Luật sư trong hành nghề ở VN. Luật sư Nguyễn Minh Tâm (Lão Luật), Luật sư Phan Trung Hoài, Luật sư Trương Trọng Nghĩa đều xứng đáng giữ chức vụ Chủ tịch Liên Đoàn LSVN. Nhưng, LS Phan Trung Hoài đã trúng cử Phó chủ tịch, Chủ nhiệm hai Đoàn LS lớn là HN và SG đều giữ chức Phó chủ tịch. Còn lại, hi vọng Luật sư Nguyễn Minh Tâm hoặc Trương Trọng Nghĩa giữ chức Chủ tịch Liên Đoàn thì giới LSVN có hi vọng hơn. Nhân đây, Nam gởi lời chúc mừng đến Lão Luật đã được mọi người tín nhiệm nhất! (Bài viết có tham khảo ý kiến của LS Trần Vũ Hải và nghe ý kiến của các LS khác.) Nếu có gì đụng chạm xin các LS thứ lỗi! TTN. Theo facebook.com/luatsunam01/ ***** Vì sao chưa bầu được Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? http://www.ttdq.de/node/2199
......

Gieo gì cho một ngày giải phóng thực sự?

Người ta vẫn luôn tin rằng thời gian là phương thuốc hữu hiệu có khả năng chữa lành mọi vết thương cả về tinh thần lẫn thể xác. Giống như Martin Luther King (1) nói rằng, “Thực ra, thời gian tự nó không thiên về đâu hết; nó có thể được dùng để xây dựng hay phá hoại”. Tôi cũng có một cảm nhận khác về thời gian, ở một khía cạnh nào đó, một trường hợp nào đó thời gian có thể là một con dao hai lưỡi như đối với lòng hận thù chăng?! Hận thù bắt đầu từ nỗi đau, sự thương tổn có thể được thời gian chữa lành bằng cách làm nhạt nhòa cho những đớn đau lui dần vào quên lãng, nhưng cũng có thể nuôi lớn hận thù từ quá khứ đau buồn nọ. VỠ MỘNG “GIẢI PHÓNG” Người cộng sản lấy hận thù làm động cơ thổi bùng lửa cách mạng. Khi làm như vậy người ta tin tưởng đó là động lực chủ chốt để đưa cách mạng tới thành công và giải phóng con người. Nhưng kết cục “Giải phóng” chỉ còn là cụm từ hoa mỹ không hơn không kém được đảng cộng sản – thứ gọi là lực lượng tiên phong lập đi lập lại, ngày này qua ngày khác. “Giải phóng” kia là cái vốn dĩ đã không những không thể giải thoát con người, lại còn đưa con người vào một xã hội bế tắc, đầy kìm kẹp, đầy dối trá, xảo quyệt, tham nhũng, cướp bóc, thù hằn, tranh chấp, chia rẽ của tham tàn, của thành kiến, của nghi kị lẫn nhau. Và vì lẽ hòa bình là một giá trị dựa trên nền tảng của công lý và bác ái, nên “Giải phóng” kia chẳng những không lập lại hòa bình, lại còn kéo dài chiến tranh âm ỉ bởi sự thiếu vắng của công lý và lòng yêu thương. Đó là “Giải Phóng” hay trói buộc, nô lệ hóa con người vào lòng thù hận? Một sự thật không thể chối cãi, sau 40 năm “giải phóng miền Nam”, những gì có được từ lòng hận thù đó là xả ra một chuỗi bi kịch, khiến đa phần con người ở những thế hệ sau trở nên hư hỏng. Khi hận thù được nuôi lớn không chỉ trên một cá nhân, mà còn gieo mầm vào trẻ nhỏ nó phát triển trở thành một “lề thói vốn dĩ” (2) bóp méo nhân cách hủy hoại tâm hồn trong sáng. Mọi hành động xuất ra cũng chỉ là vì sự muốn trả đũa mà thôi, và chung cục là bế tắc tư tưởng. Trước thì người ta nhục mạ, các lãnh đạo chính quyền miền Nam, gọi họ là ngụy quân, ngụy quyền, rồi sử dụng chính sách cải tạo khổ sai, đập phá nghĩa trang của những người thuộc chế độ cũ như một phương thức trả thù. Về sau, người ta ngăn chặn hòng cô lập sự giúp đỡ đến với những số phận bất hạnh, những người lính chế độ cũ, những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa - người mà còn lại phần sống không trọn vẹn, người này thiếu tay, người kia thiếu chân, người thì bị mù, người thì không còn khả năng đi lại, những người mà vẫn bị nhà cầm quyền đặt nặng kỳ thị, phân biệt đối xử đè lên cuộc đời. Cách ứng xử như vậy đã làm cho sự hô hào “hòa hợp hòa giải dân tộc” của họ tự nó tố cáo nó chỉ là một trò bịp bợm. Làm thế nào người ta có thể “hòa hợp hòa giải dân tộc” bằng cách duy trì, nuôi nấng hận thù và cấm cản yêu thương được? HẬN THÙ HẠ THẤP PHẨM GIÁ CON NGƯỜI Thật vậy, khi mang trong mình hận thù là lúc ngôi vị giữa người và người đã bị hoán đổi. Thay thế cho quan hệ Anh – Tôi, là quan hệ Ta - Nó, như vậy ngôi vật vị đã thay thế cho nhân vị (3) đó, chẳng khác gì nói rằng con người đã bị giáng phẩm giá xuống và trở thành một thứ đồ vật, tệ hại hơn chỉ là súc vật. Hận thù không sai khi nó chỉ tồn tại dưới dạng là một trong những cảm xúc của con người, nhưng nếu nó được sử dụng để phát thành một thứ động lực cực đoan là lúc lòng yêu thương đã bị phủ bỏ. Sẽ không một ai có thể lý luận rằng có thể xây dựng được một xã hội nhân bản cao thượng từ sự thiếu vắng tình yêu thương, lòng nhân ái cả. Trong quang cảnh bi thảm của một xã hội ngày càng mất đi nhân tính hôm nay, chúng ta phải tranh đấu không vì lẽ hận thù, mà chính vì mục đích để có một xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn, nhân bản hơn với đầy đủ các quyền tự do mà công dân của một đất nước dân chủ đáng lý ra phải có. Đối với mục tiêu này, hận thù sẽ chỉ là con đê nguy hiểm của sự dè bỉu, ích kỷ, đè nén dòng văn minh nhân loại đến với Việt Nam. Quá lâu rồi Việt Nam thân thương của chúng ta sa vào vũng lầy hận thù trong khi mọi người ao ước được yêu thương. Không ai mang bên mình hận thù và cảm thấy đó là một cảm xúc dễ chịu. Liệu rồi chúng ta sẽ tiếp tục duy trì hận thù hay phát triển lòng yêu thương? Có một định luật bất biến trong thế giới vật lý đó là trọng lực, dưới sự ảnh hưởng của trọng lực điều gì đi lên ắt sẽ đi xuống. Và cũng có một quy luật bất biến trong thế giới loài người là nhân quả, rồi ta sẽ gặt được quả lành hay trái đắng là do thứ ta đang gieo trồng trong ô đất của chính mình. ---- * Chú Thích: (1). Theo Thư Viết Từ Ngục Birmingham của Martin Luther King. Ông là một mục sư người Mỹ gốc Phi cũng là một nhà hoạt động dân quyền chống phân biệt chủng tộc (2). “Lề thói vốn dĩ”, ý nói một thói quen vốn có đã trở thành vô thức. (3). Theo lời lẽ của Martin Luther King trong diễn văn kinh điển “Tiếng gõ cửa lúc nửa đêm”.
......

40 NĂM: Quốc Sách Tham Nhũng

Vào khoảng thời gian này 40 năm trước, phải công nhận rằng đại đa số cán bộ, đảng viên CSVN trung và cao cấp đều khá lý tưởng và tin rằng mình đang "cứu nước". Ý đồ dùng máu người Việt để "đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc" được giữ kín trong đầu của chỉ khoảng 10 người chung quanh các ông Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh. Từ căn bản lý tưởng nêu trên, hầu hết cán bộ cũng sống trong nghèo nàn, đói khát như dân. Nhưng ngày 30/4/1975 có thể nói đã đánh dấu lằn mức khởi đầu của cuộc chạy đua "kiếm ăn" của toàn bộ guồng máy cán bộ đảng. Họ bắt đầu giành nhau từng căn hộ lớn của các gia đình miền Nam bỏ chạy ra nước ngoài hoặc bị đẩy đi vùng Kinh tế mới. Có những cán bộ phường, quận tranh cãi kịch liệt để giành nhau từng chiếc tivi, tủ lạnh trong các nhà bỏ trống. Sau chừng một năm, khi các món lặt vặt đó đã cạn, cán bộ địa phương bắt đầu nhìn và học cách lừa đảo, cướp trắng tài sản của dân qua các thủ thuật đổi tiền, đánh "tư sản mại bản", rồi đánh luôn "tư sản dân tộc", rồi "xây, xóa, chuyển tiểu thương", ... Và chỉ vài năm sau, cán bộ nhiều tỉnh, thành đã biết tự tổ chức bán "bãi vượt biên" kiếm vàng, lập các trại tù kín để bắt những người vượt biên lén lút hoặc vượt biên từ các "bãi" khác để lột cho hết vàng rồi thả về. Tay nghề của cán bộ lúc đó đã tiến khá xa nhưng nhìn chung họ vẫn còn tự xem tham nhũng là chuyện phải làm lén lút, phải giấu giếm trung ương. Và ít là khi bắt đầu chính sách "Mở cửa" năm 1986 vì Liên Xô cắt hết viện trợ, lãnh đạo đảng CSVN vẫn còn xem tham nhũng là quốc nạn. Nhưng từ điểm đó đến nay, tham nhũng đã tiến từ quốc nạn lên quốc sách. Nghĩa là hiện nay tham nhũng đang được chủ động xử dụng để duy trì guồng máy vận hành và bảo vệ chế độ, duy trì sự trung thành của toàn bộ hàng ngũ cán bộ đang nắm quyền. Sau 4 thập niên với mấy chục chiến dịch toàn quốc chống tham nhũng, hàng ngàn các ủy ban bài trừ tham nhũng ở mọi cấp, hàng trăm lời thề độc "nếu không diệt được tham nhũng thì từ chức" của các quan chức ở thượng đỉnh, nay lãnh đạo đảng không những hoàn toàn chịu thua mà còn chuyển qua khâu vận động cả nước chấp nhận tham nhũng như một phần của cuộc sống. Lời hứa không đánh chuột nữa vì chuột đang nằm cả trong bình quí đã được chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố và được các cán bộ tuyên giáo lập lại trên cả nước. Tại sao lại như thế khi mà chính giới lãnh đạo biết và cảnh báo tham nhũng sẽ làm nguy hại đến khả năng lãnh đạo của đảng? • Lý do thứ nhất rất đơn giản: Vì những người được chỉ thị đi diệt tham nhũng ngày nay đều có khối tài sản lớn hơn nhiều những kẻ mà họ có trách nhiệm điều tra hay trừng phạt. Càng mở thêm các chiến dịch phòng chống tham nhũng họ càng giàu nhanh nhờ các món quà chạy án. • Lý do thứ nhì cũng đơn giản không kém: Vì các quan chức ở thượng đỉnh, những người có thẩm quyền đề xuất các chiến dịch phòng chống tham nhũng, đều biết "chúng ta cùng giàu như nhau cả ". Cấp bậc càng càng cao mức giàu càng vĩ đại vì mạng lưới đàn em bên dưới "cư xử đúng phép tắc" càng rộng. Và khi đã như thế, ai lại nỡ tước đoạt chính mình, vợ mình, con mình? • Lý do thứ ba: Vì tham nhũng đã tràn ngập như nước lụt và quá hiển nhiên trước mắt mọi người hàng ngày. Làm sao giải thích được những quan chức đã và đang "cống hiến mọi thời giờ, năng lực và cả cuộc đời cho cách mạng" và chỉ dùng những giây phút hiếm hoi còn lại cuối ngày đã đủ để quấy lên những núi tài sản ở cấp hàng tỉ mỹ kim? Hiện tượng thiên tài đó lại không hiếm, từ các cố quan chức như Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Hữu Thắng, ...; đến các cựu quan chức như Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, ...; đến các quan chức đương thời như Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Xuân Phúc, v.v... • Lý do thứ tư cũng hiển nhiên không kém: Vì tất cả mọi người, từ lãnh đạo đến các cán bộ trong đảng và những đối tượng đang phấn đấu vào đảng đều biết hiện nay chỉ còn một qui luật vận hành duy nhất trong cả guồng máy, bất kể ở ban ngành nào. Đó là, cấp trên phải nhớ: "Phải cho ăn mới nuôi được sự trung thành"; và cấp dưới phải vững tin: "Cứ trung thành là còn có ăn". Qui luật trên hiển nhiên đến độ nó được viết ra công khai trong bài bản huấn luyện tư tưởng cho đảng viên và được dùng để thu hút đảng viên mới, dưới tiêu đề "Chỉ biết còn đảng còn mình". Tuy nhiên, quốc sách tận dụng tham nhũng vẫn chưa phải là giải pháp hữu hiệu cho lãnh đạo đảng vì 2 khó khăn sau đây: Hệ thống cán bộ ngày càng phình lớn quá nhanh. Mỗi ghế mới được đẻ ra, từ địa phương đến trung ương, đều lập tức trở thành món hàng bán được giá, và giá ngày càng cao. Từng cán bộ đã bỏ tiền mua ghế, do đó, phải kiếm ăn ngay để lấy lại vốn và sinh lời, kể cả việc đẻ thêm các ghế mới bên dưới mình để bán. Áp suất kiếm ăn của mỗi cán bộ mới lên nắm quyền càng nặng nề, thúc bách khi đương sự biết cái ghế mình đang ngồi, dù được mua với giá đắt, vẫn có thể mất vì người bán trở mặt, vì có người khác cũng muốn chen vào và đang trả giá cao hơn, hoặc vì ô dù lớn hơn ở phía trên bị thay thế. Tóm tắt là số miệng đòi ăn trong hệ thống cán bộ đang gia tăng liên tục theo cấp số nhân. Cùng lúc đó các nguồn "lương thực" đang cạn dần. Hầu hết các viện trợ quốc tế, các khoản cho vay của các ngân hàng phát triển để xây những dự án lớn đều đã biến mất, vì tình trạng rút ruột công trình quá trầm trọng trong lúc thi công và tình trạng bỏ mặc công trình hư hại sau khi xây xong. Các hãng xưởng quốc tế cũng rút hầu hết các ý định đầu tư ra khỏi Việt Nam (và Trung Quốc) để chuyển qua Thái Lan, Indonesia vì hệ thống luật pháp tại đó bảo đảm hơn, cũng như các chi phí "bôi trơn" thấp hơn nhiều. Hiện nay cũng không còn hiện tượng các tập đoàn kinh tế và tổng công ty dưới quyền Thủ tướng Nguyền Tấn Dũng tha hồ xài tiền vay quốc tế mua hàng phế thải rồi chia nhau "khoản lời". Các vụ mua sắm tàu ngầm, hỏa tiễn cũ với giá hàng mới cũng không còn ngân quĩ để tiếp tục. Những nỗ lực hốt tiền lẻ như các lệ phí mới tại trường học, tại nhà thương, tại công sở, đặc biệt các trò "đẻ luật tại chỗ" để đòi tiền của CSGT, ... dù gia tăng nhiều nhưng vẫn không đủ ở cấp hệ thống để chia chác. Chính tình trạng "cám ít, lợn nhiều" đó đã dẫn đến hiện tượng nở rộ các sáng kiến kiếm ăn mới ngày càng táo bạo: Các đường giây dẫn người, bán người, cho thuê nô lệ Việt tại nước ngoài đang lan từ Đông Á, Đông Nam Á, sang các nước Trung Đông, Đông Âu, Tây Âu, và đến tận Phi Châu; Tài nguyên quốc gia  từ dầu hỏa đến than đá đến cát trắng đến cao su được bán gấp với giá càng lúc càng rẻ; Khắp nơi khởi công xây cất các công trình vô lợi vô ích nhưng vô cùng mắc tiền: tượng đài vĩ đại nơi này, tháp cao nhất thế giới nơi kia; Thành phố nào cũng lên kế hoạch "chỉnh trang đô thị" với trọng tâm cắt hàng ngàn cây cổ thụ đem bán; Tỉnh nào cũng nghiên cứu cách "bảo trì sông ngòi" với trọng tâm lấp bớt lòng sông để bán mặt bằng cao cấp. Và nay đã bắt đầu ló dạng những đường dây cung cấp nội tạng con người với giá phải chăng.   Nhưng có lẽ áp suất mạnh nhất đang thúc đẩy guồng máy cán bộ kiếm ăn càng lúc càng man dại là điều mà chính họ đã nhận ra rất rõ: không một chế độ nào với tầm vóc và tốc độ nạo khoét quốc gia như hiện nay có thể tồn tại được. Sụp đổ là hậu quả chắc chắn, chỉ không biết ngày nào thôi. Chính vì vậy mà họ càng phải ăn gấp rút hơn nữa và càng phải chuyển tài sản nhanh chóng hơn nữa ra khỏi Việt Nam. Dịch xâu xé đất nước đã lên tới mức gần như điên loạn, không khác gì bầy cá mập xông vào một con mồi đang tuông máu. Còn ai thấy 40 năm vẫn chưa đủ?
......

Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước

Từ ô nhiễm môi trường… Vụ việc người dân địa phương xung quanh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tại xã Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận xuống đường phản đối nhà máy thải bụi than và xỉ vào môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng, không chỉ trên đất liền mà cả một vùng biển rộng lớn, đã làm nóng dư luận suốt mấy hôm nay. Từ ngày 14/4, hàng ngàn người dân đã đổ ra quốc lộ 1A đoạn chạy qua đây, gây ách tắc giao thông Bắc - Nam kéo dài hàng chục km. Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải (Trung Quốc) thi công từ tháng 8/2010. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 19.162 tỷ VNĐ (sau điều chỉnh tăng lên tới 23.477 tỷ VNĐ), trong đó 85% là vốn tín dụng xuất khẩu ưu đãi dành cho người mua của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và ODA của Chính phủ Trung Quốc, còn lại 15% là vốn đối ứng của Tổng Cty Điện lực Việt Nam (EVN). …đến đe doạ an ninh quốc gia Vụ việc trên lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia nói chung và các dự án nhiệt điện nói riêng suốt mấy năm qua đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Ngành công nghiệp xi-măng, chẳng hạn, đang triển khai 24 dự án thì nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC đến 23 dự án. Ngành điện lực hiện có 20 dự án nhiệt điện đang triển khai thì đến 15 dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC (Engineering – Procurement – Construction: nghĩa là nhà thầu làm tất cả các công đoạn, từ thiết kế, mua sắm đến xây dựng rồi bàn giao chìa khoá công trình cho chủ đầu tư – ở Việt Nam vẫn gọi là hình thức “chìa khoá trao tay”). Trong các dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện thì tình trạng chung là: chậm tiến độ hàng năm trời; công nghệ lạc hậu, tốn nhiên/nguyên liệu, hay hỏng hóc; ô nhiễm môi trường; đội giá công trình lớn; tỷ lệ nội địa hoá hầu như bằng không (nhà thầu Trung Quốc mang sang Việt Nam từ cái đinh ốc cho đến đội quân công nhân hùng hậu); phụ thuộc vào linh kiện và phụ tùng thay thế của Trung Quốc… Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là một trong số 15 dự án nói trên. Một dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia như Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 rõ ràng là nhạy cảm về vấn đề an ninh - quốc phòng. Một khi mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc xẩy ra biến cố lớn thì với bản chất “thâm như Tàu” cố hữu, Trung Quốc hoàn toàn có thể vô hiệu hoá nhà máy nhiệt điện này. Hiểm hoạ mang tên “Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân” Trên thực tế, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chỉ là 1 trong 4 nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân đang được xây dựng ở đây: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do Công ty Lưới điện Phương Nam (Trung Quốc), Cty Điện lực Quốc tế Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư theo hình thức BOT, với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD, công suất 1.200 MW; liên danh tổng thầu của dự án này là Cty GEDI và Cty DGEC thuộc Tập đoàn Xây dựng Năng lượng Trung Quốc. Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 do Cty Công trình điện quốc tế Harbin (Trung Quốc) thi công. Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 do Tổ hợp Nhà thầu Tập đoàn Công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), Cty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương và Cty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC 2) làm tổng thầu EPC. Như vậy, trong 4 dự án nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân thì có đến 3 dự án rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Nguy hiểm hơn, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 lại do 2 Cty Trung Quốc làm chủ đầu tư theo hình thức BOT; còn nhà máy lớn nhất là Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 thì do Cty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 làm chủ đầu tư theo hình thức BOT, mà Cty này gồm 3 cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất, chiếm 49% cổ phần, lại là Cty OneEnergy Ventures Ltd của Trung Quốc. Trên hết, nhân vật chịu trách nhiệm cao nhất về trung tâm nhiệt điện lớn nhất cả nước này cũng là một người Trung Quốc nốt: đó là PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, người khuynh loát ngành điện lực Việt Nam từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước và hiện là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành, trong đó có ngành điện lực. “Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán” – lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng thẳng thừng tuyên bố trước bàn dân thiên hạ như thế. Tuy vậy, để biết được cái sự “tính toán” của người Tàu thâm hậu thế nào, và hiểm hoạ mang tên “Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân” lớn đến đâu, chúng ta còn cần xét thêm một dữ kiện quan trọng nữa: Vĩnh Tân có phải là một vị trí hiểm yếu về an ninh - quốc phòng hay không? Ngày 16/4 vừa qua, Dự án Bến cảng Tổng hợp Vĩnh Tân đã được khởi công xây dựng. Tổng mức đầu tư toàn dự án là hơn 2.292 tỷ VNĐ. Quy mô dự án giai đoạn 1 gồm 2 bến tổng hợp cho tàu đến 30.000DWT và 1 bến cho tàu đến 3000DWT. Dù không đến tham dự, nhưng PTT Hoàng Trung Hải cũng không quêngửi lẵng hoa chúc mừng lễ khởi công. Một người dân ở Vĩnh Tân cho biết: “Vùng đất này chính là yết hầu của Nam Trung Bộ, nơi 'núi thò chân ra biển.' Quốc lộ 1A độc đạo đi qua với một bên là núi, một bên là biển. Gọi là yết hầu hay độc đạo bởi không còn con đường nào khác nối liền Nam Bắc ở vùng duyên hải này.” Nằm ở vị trí giáp biển, bên cạnh quốc lộ 1A (đồng thời là tuyến độc đạo nối liền Nam - Bắc) và một hải cảng lớn, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân rõ ràng là một khu vực xung yếu về an ninh - quốc phòng. Với việc 3 trong số 4 nhà máy ở đây là do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC và 2 trong số 4 nhà máy do các Cty Trung Quốc làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân sẽ luôn có hàng nghìn người Trung Quốc túc trực trong hàng chục năm. Người Trung Quốc sẽ sinh cơ lập nghiệp, lập xóm lập phố ở đây. Khi có sự biến, lực lượng nằm vùng này đủ sức làm tê liệt hoàn toàn Trung tâm Nhiệt điện, chia cắt giao thông Bắc - Nam, tạo điều kiện cho hải quân Trung Quốc từ Hải Nam và các căn cứ quân sự ở Trường Sa ồ ạt đổ bộ qua cảng Vĩnh Tân, khống chế hoàn toàn khu vực yết hầu của vùng duyên hải Nam Trung Bộ này. Cùng lúc đó, lực lượng Trung Quốc nằm vùng trong dự án Bauxite Tây Nguyên và các dự án kinh tế trá hình dọc biên giới Việt Nam – Campuchia sẽ đánh xuống, phối hợp với lực lượng đổ bộ và đội quân nằm vùng ở Vĩnh Tân đánh lên để chia cắt Việt Nam từ Tây Nguyên xuống duyên hải Nam Trung Bộ. (Lưu ý thêm là quả bom nguyên tử mang tên “Bùn Đỏ” có thể được Trung Quốc cho phát nổ bất cứ lúc nào, sẵn sàng nhấn chìm cả vùng Đông Nam Bộ trong cơn lũ bùn đỏ.) Lúc này, Việt Nam không chỉ bị chia cắt ở đây, mà còn bị chia cắt ở chân Đèo Ngang (nơi đặt “đại bản doanh” của căn cứ quân sự Trung Quốc mang tên Formosa Hà Tĩnh), ở Hải Vân (nơi có hai “dự án” với hàng trăm ha của người Hoa), ở Ninh Thuận (nơi có Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận mà PTT Hoàng Trung Hải là Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước), v.v. Rõ ràng, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân chính là một Formosa Hà Tĩnh khác ở vùng duyên Hải Nam Trung Bộ. Giống như ở Vũng Áng, Hải Vân, Ninh Thuận hay việc các Cty Trung Quốc thuê dài hạn hàng trăm ngàn ha rừng đầu nguồn, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân cũng hoàn toàn do PTT Hoàng Trung Hải “đạo diễn”, với sự tiếp tay và đồng loã của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ai đó có thể lạc quan cho rằng trong thời đại ngày nay, Trung Quốc sẽ không dám mạo hiểm xâm lược Việt Nam, bởi điều đó ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Luận điểm này thiếu thuyết phục ở ít nhất 3 điểm: (i) Trong bối cảnh thế giới hiện nay, Nga vẫn cứ đưa quân sang Grudia, sang Krym hay Ucraina; (ii) Cho dù có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro, tổn thất, nhưng nếu không bành trướng, xâm lược nước khác thì Trung Quốc không còn là chính mình nữa, như thể đã là bò cạp thì cứ phải cắn vậy; và (iii) binh pháp Trung Quốc vẫn quan niệm: “đánh mà thua là hạ sách, đánh mà thắng là trung sách, không đánh mà thắng mới là thượng sách”. Hiện nay, ở Trường Sa, Trung Quốc đang hối hả bồi đắp các đảo đá, hình thành các căn cứ quân sự liên hoàn, tiến tới thôn tính quần đảo này và khống chế hoàn toàn Biển Đông, lối ra của dân tộc Việt trong thế kỷ 21; trên đất liền, Trung Quốc đang từng bước chiếm lĩnh những vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng (các doanh nghiệp từ Hồng Kông, Đài Loan - Trung Quốc đang thuê dài hạn (50–70 năm) trên 264.000 ha rừng đầu nguồn, mà 87% con số này là ở các tỉnh biên giới xung yếu), thiết lập các căn cứ quân sự trá hình sát biên giới Campuchia - Việt Nam và Lào - Việt, và trong khi Trung Quốc ngăn cấm làm đường gần biên giới thì Việt Nam lại mở toang cửa ngõ biên giới với Trung Quốc; trên địa hạt kinh tế, Trung Quốc đang giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc xâm lược kinh tế Việt Nam; trong hệ thống chính trị, việc PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải “làm mưa làm gió” suốt hơn 10 năm nay là một bằng chứng cho thấy bộ máy chóp bu ở Việt Nam đã bị ông Hoàng Trung Hải và Trung Nam Hải khống chế, thao túng. Các gọng kìm của chủ nghĩa Đại Hán đang dần siết chặt dải đất thân thương hình chữ S. Rõ ràng là với Việt Nam, Trung Quốc đang nhắm đến kế thượng sách “không đánh mà thắng”. Nếu vẫn cứ đà này, việc trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương mới là kết cục không tránh khỏi cho dòng giống “con Lạc cháu Hồng”. Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/trung-tam-nhiet-dien-vinh-tan-va-hie...
......

Không hề cấm giúp Thương Phế Binh

Giám tỉnh DCCTVN: Tôi không hề cấm giúp đỡ, em trai tôi cũng là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa Video Clip cuộc phỏng vấn: https://www.youtube.com/watch?v=-ZYa_heoFW0 Những ngày gần đây, trên mạng xã hội một số thông tin cho rằng Tân Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam đã cấm việc giúp đỡ Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa qua vụ việc tạm hoãn khám sức khỏe cho một số TPB vừa qua. Nhân dịp Tân Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam (DCCT) ra Hà Nội, chúng tôi có dịp tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp ngài Giám tỉnh. Những thông tin của Giám tỉnh DCCTVN khẳng định rằng: Ngài không hề và chưa bao giờ ra lệnh cấm giúp đỡ Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa. Về cá nhân, em trai ngài cũng là Thương phế binh VNCH. Hình Linh Mục Nguyễn Ngọc Bích Tân Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam Trong hội trường DCCT Hà Nội, hôm nay mất điện cả ngày, chúng tôi đã đặt những câu hỏi khá thẳng thắn, nội dung như sau: JB. NHV:  Con chúc mừng cha vừa được bầu làm Giám tỉnh DCCT nhiệm kỳ mới, xin chúc cha có được sự quan phòng của Thiên Chúa để có thể đảm đương được nhiệm vụ khó khăn này. Nhân dịp gặp cha ở đây, con xin có một số câu hỏi xin được đặt ra và xin cha giải thích cho được hài hòa và cho rõ ràng. Thứ nhất, là nhiệm kỳ mới bắt đầu, vậy thì có thay đổi gì của Tỉnh dòng trong nhiệm kỳ mới này hay không? Giám tỉnh DCCTVN: Trong Tỉnh dòng có nhiều lãnh vực lắm, cộng đoàn, đào tạo, tông đồ, truyền giáo và những vấn đề quản trị nữa. Những sự thay đổi, nếu có những gì tốt thì không có lý do gì để thay đổi cả. Những gì cần thay đổi thì chúng tôi sẽ thay đổi, nhưng việc thay đổi đó không phải là việc của cá nhân tôi. Việc thay đổi đó là phải Hội đồng Quản trị, Hiện nay thì chúng tôi đang có kế hoạch mục vụ tông đồ để định hướng cho những việc làm của Tỉnh dòng. JB.NHV: Thưa cha, việc định hướng cho mục vụ tông đồ hiện nay cũng chưa có cụ thể phải không ạ. Vậy nhưng cha có thể nói cho con chút gì đó về kế hoạch trong thời gian tới của nhà dòng nó như thế nào không thưa cha? Giám tỉnh DCCTVN: Kế hoạch tông đồ mục vụ của chúng tôi, chúng tôi đã bắt đầu làm việc trong mấy tháng vừa qua. Chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, chúng tôi sẽ phổ biến cho tất cả các cộng đoàn của chúng tôi. Như vậy, khi có kế hoạch mục vụ, chúng tôi sẽ dựa trên cái đó để hành động. Nhưng Kế hoạch mục vụ dựa trên nền tảng Giáo huấn của Hội thánh, dựa trên những hướng dẫn của các vị mục tử Giáo hội địa phương, dựa trên Hiến pháp. dựa trên quy luật, dựa trên chỉ đạo của Trung ương Dòng và dựa trên ý kiến đồng thuận của Hội đồng quản trị. Chúng tôi sẽ có một kế hoạch cụ thể trong thời gian tới chắc chắn mọi người sẽ biết. JB.NHV: Thưa cha, như vậy là cho đến bây giờ, Nhà dòng đang làm kế hoạch, chưa có kế hoạch cụ thể. Nhưng, vừa qua có một việc là tạm hoãn việc khám bệnh cho một số anh em Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (TPB). Việc đó đã gây ra một số lời đồn đoán rằng cha đã cấm việc giúp đỡ TPB. Vậy cha nghĩ thế nào về việc giúp đỡ TPB? Giám tỉnh DCCTVN: Ý kiến của bản thân tôi, việc giúp anh em TPB là điều tốt, điều cần. Nếu những anh em đó có những nhu cầu mà mình có thể giúp được thì mình phải giúp. Điều đó tôi không hề và tôi chưa bao giờ ra lệnh cấm. Đó là điểm tôi phải khẳng định bởi lẽ có rất nhiều lời đồn đoán. Có lẽ họ không biết rõ chuyện này. Hôm nay, tôi khẳng định tôi chưa bao giờ cấm. Và cụ thể là em tôi cũng là một TPB, không có lý do gì mà tôi không ủng hộ việc giúp đỡ anh em TPB. Tôi ủng hộ việc đó, đó là điều tốt. JB.NHV: Thưa cha, như vậy là con hiểu ra vấn đề là việc vừa qua có những lời đồn đoán như vậy, cha đã không có ra lệnh cấm cũng như chưa có một hành động nào ngăn cản việc khám sức khỏe của anh em TPB vừa qua. Việc tạm hoãn, chỉ là vấn đề sử dụng các cơ sở của nhà dòng cho việc đó. Vậy thì việc sử dụng các cơ sở của nhà dòng cho các hoạt động thì nó thế nào thưa cha, xin cha cho con biết? Giám tỉnh DCCTVN: Về việc sử dụng các cơ sở cũng như việc nhân danh Nhà dòng để làm một việc gì, trước tiên, phải được sự đồng ý của người có trách nhiệm. Đồng thời có sự đồng thuận của những anh em trong cộng đoàn. Để một việc gì mình làm, một việc bác ái, một việc mục vụ, một việc giúp đỡ, thì nó phải là một việc chung, chứ không phải là việc cá nhân, cho nên cần phải có sự đồng thuận của anh em. Khi chưa có sự đồng thuận thì có thể gây chia rẽ. Vậy cho nên, khi làm một việc gì phải có sự đồng nhất với nhau, thì khi ấy việc làm mới đưa đến kết quả vừa tốt đẹp và thực sự có giá trị. JB.NHV: Thưa cha, con cảm ơn cha đã chia sẻ cho chúng con biết những vấn đề mà chúng con cũng như cộng đồng mạng và nhiều người khắp nơi đang phân vân qua những lời đồn đoán vừa qua về những vấn đề đã xảy ra. Rất cảm ơn cha đã nhận lời về cuộc phỏng vấn hôm nay. Xin chúc cha được sự thành công và có sự phù hộ để hoàn thành sứ mệnh của mình. Giám tỉnh DCCTVN: Xin cám ơn anh Hà Nội, ngày 20/4/2015 J.B Nguyễn Hữu Vinh nguyenhuuvinh's blog
......

Chuyện tham nhũng

Trong thời gian gần đây, vấn đề tham nhũng, hối lộ lại được hâm nóng trở lại bởi một phát biểu của ông bộ trưởng bộ Công an Việt Nam. Trong phiên chất vấn của Đại biểu Quốc Hội ngày 14/3/2015, bộ trưởng công an đã khẳng định: “Trong môi trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số cảnh sát giao thông giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực.” Không những vậy, trong các lập luận của những người yêu chế độ, muốn giảm thiểu mức độ trầm trọng của tình trạng tham nhũng ở Việt Nam thường cho rằng, nước nào cũng có tham nhũng, Việt Nam cũng tham nhũng như mọi nước khác trên thế giới mà thôi. Vậy thực hư của chuyện này là thế nào? có đúng là Việt Nam cũng như tất cả các nước đều có tham nhũng và tham nhũng đều giống nhau hay không? Nhìn nhận một cách khách quan, ít nhất vế đầu của lập luận, nước nào cũng có tham nhũng và việt Nam cũng có tham nhũng là đúng! Sự khác nhau chỉ xuất hiện khi đi vào phân biệt sự khác nhau về tham nhũng ở các nước khác và sự tham nhũng ở Việt Nam. Có thể dùng hình ảnh về bệnh tật của con người để mô tả sự khác nhau về tham nhũng ở các nước và ở Việt nam. Ở các nước (những người nói Việt Nam giống các nước về tham nhũng rất hay so sánh với các nước như Mỹ, Đức, Nhật và châu Âu) thì tham nhũng của họ được ví như bệnh ghẻ lở, hắc lào tức là bệnh ngoài da. Còn tham nhũng ở Việt Nam, nhẹ thì so sánh với ung thư xương, ung thư máu còn chính xác thì so với Si đa giai đoạn cuối. Sự khác biệt là như vậy. Ở các nước tư bản phát triển, nơi có sự công khai, minh bạch và thông tin trung thực, cùng với hệ thống tam quyền phân lập, đối trọng quyền lực và các định chế ngăn ngừa và phòng chống tham nhũng, thì việc tham nhũng là có, nhưng chỉ là số ít, các vụ việc đơn lẻ và mức độ không quá nghiêm trọng. Sự việc tham nhũng ở các nước này, nếu bị phát hiện thì tuyệt đại bộ phận đều bị truy tố, dù cấp bậc và chức vụ của người tham nhũng ở vị trí nào đi chăng nữa. Động cơ tham nhũng ở đây, thường là kẻ tham nhũng gặp khó khăn bất ngờ về tài chính, hoặc những phút bốc đồng nổi máu tham không kiềm chế được. Phần lớn công chức, quan chức trong hệ thống công quyền đều nhận thức được cái giá phải trả vô cùng nặng nề so với công sức họ bỏ ra để học hành, thi cử và làm việc để có được vị trí họ đang nắm giữ. Chính vì vậy, trong suy nghĩ và hình thành động cơ đã có sự khác biệt rất lớn với Việt Nam trong vấn đề tham nhũng. Tóm lại, với các định chế hiện hành cùng với mức lương đủ sống, tham nhũng ở các nước này là những hiện tượng cá biệt, trong các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, không phải phổ biến và không thành hệ thống. Tham nhũng ở Việt Nam là câu chuyện khác hẳn. Đầu tiên, mức lương của tất cả các chức danh, của quan chức hoàn toàn không đủ sống theo nhu cầu bình thường của họ. Do hệ thống chính trị độc tài, toàn trị ở Việt Nam đã duy trì hai hệ thống tổ chức song song, đó là hệ thống đảng và hệ thống chính quyền. Đồng thời, Việt Nam còn có các tổ chức ngoại vi là các hội, đoàn thể cùng với hệ thống an ninh, mật vụ, đặc tình để giám sát và kiểm soát dân chúng. Chính vì vậy, số lượng người thông thường hưởng lương ngân sách của một quốc gia tương ứng với 90 triệu dân là khoảng 3-4 triệu người thì ở Việt nam, con số này khoảng 20-25 triệu người. Nếu tính cả số người nhận phụ cấp hàng tháng và khối doanh nghiệp nhà nước trong ngân sách chi quốc gia, thì số người hưởng phụ cấp từ 200.000 VNĐ trở lên, tới lương Tổng bí thư số lượng khoảng từ 30-40 triệu người. Một con số khủng khiếp. Với một số lượng lớn chi thường xuyên của ngân sách như vậy, thì mức lương của công chức và quan chức hoàn toàn không thể đủ sống. Chính vì vậy mà nguyên nhân đầu tiên dẫn tới động cơ tham nhũng ở Việt nam chính là do cơ chế, do mức lương không đủ sống mà tất cả mọi người bắt buộc phải tham nhũng, kiếm chác để duy trì cuộc sống. Lý do thứ hai, quan trọng không kém là tình trạng mua quan, bán tước đút lót, hối lộ để vào làm công chức, viên chức, vào biên chế nở rộ hiện nay. Tất cả những ai, có lương tâm và hiểu biết ở Việt Nam đều phải thừa nhận, gần như tuyệt đối, các suất biên chế, các chức danh ở Việt nam đều phải có một cái giá nhất định nào đó. Trường hợp các suất biên chế, các chức danh không mất một đồng nào chỉ có con cháu của cán bộ cao cấp gửi gắm ở cấp dưới mà thôi. Với việc mua các suất biên chế, mua các chức danh như vậy, các công chức, quan chức bắt buộc phải tham nhũng để bù vào số tiền, số vốn đã bỏ ra để mua các chức danh đó. Có một điều cần nhấn mạnh, về các văn bản, thủ tục và quy trình thực hiện việc tham nhũng ở Việt Nam cũng không hề dễ dàng. Tức là nếu ai muốn tham nhũng được, ví dụ ở một công trình xây dựng, thì phải có sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống, những đầu mối để hoàn thành các thủ tục giải ngân. Chính vì vậy mà tham nhũng ở Việt nam là sự tham nhũng có hệ thống, chứ không hề đơn lẻ và cá biệt. Điều này giải thích các vụ việc tham nhũng rất khó bị phanh phui, như mấy vụ tham nhũng tiền ODA của Nhật bản trong giao thông, đều do phía Nhật Bản phát hiện (vụ đại lộ Đông – Tây; vụ đường sắt trên cao). Và mức độ tham nhũng ở Việt Nam, theo luật ngầm tự hiểu trong hệ thống, đối với các công trình xây dựng, giao thông là 75%. Tức là số tiền thực được đưa vào các công trình là 25%, còn lại 75% là số tiền thất thoát, tham nhũng. Đây gọi là tỷ lệ vàng ở Việt Nam. Như vậy, sự khác biệt về tham nhũng ở Việt Nam so với các nước khác, đó là tham nhũng do cơ chế. Người ta cần tham nhũng để có tiền để sống, để có tiền mua các chức danh, chức vụ và cùng với nó là cuộc sống sung sướng, hưởng thụ. Ngay từ năm 2000, đã có người tổng kết rằng: tham nhũng ở Việt Nam là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan bán tước nở rộ hiện nay. Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời về tham nhũng và cách thức xóa bỏ tham nhũng ở Việt Nam./ Hà Nội, ngày 18/4/2015 Nguyễn Vũ Bình Theo rfavietnam.com
......

Về cuộc phản kháng của nông dân bình thuận

Ngày 17/4 vừa qua, người dân tại hai huyện Tuy Phong và Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận đã đồng ý không còn chiếm Quốc Lộ 1 A sau khi ban giám đốc nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân II cam kết là sẽ không xả bụi tro than, gây ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng lên đời sống của người dân trong vùng. Đây chỉ là tình trạng hoãn binh tạm thời, vì ngày nào mà nhà máy còn xử dụng phương pháp “nhiệt điện đốt than” của Trung Quốc – đã từng gây ô nhiễm cho bầu trời Hoa Lục - cuộc đấu tranh sẽ tiếp tục bùng nổ. Những Diễn Biến Sự phản đối của người dân thuộc hai Huyện nói trên đã nhen nhúm từ rất lâu vì họ đã phải hứng chịu những trận bão “bụi tro than” khủng khiếp từ bãi tro rộng hơn 64 hécta, hàng ngày nhận 3 ngàn đến 4 ngàn tấn tro than từ hai tổ máy của nhà máy nhiệt điện thải ra. Những bụi tro than không chỉ làm cho cây cối, hoa màu bị hư hại mà còn làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và quan trọng hơn là phát sinh ra nhiều chứng bệnh về đường hô hấp. Người dân của hai huyện, đặc biệt là nông dân thôn Vĩnh Phúc nằm sát bãi chứa bụi tro than – nơi hứng chịu 100% các cơn bão tro than - đã nhiều lần yêu cầu chính quyền can thiệp nhưng không có kết quả. Ban giám đốc nhà máy nhiệt điện vẫn không chịu giải quyết những bụi tro than từ bãi chứa khiến cho người dân phải sống trong ác mộng, như mô tả của ông Nguyễn Duy đã nói với báo Pháp Luật: “Những khi có bão bụi tro, người dân không ăn uống gì được, đồ ăn dọn ra là đóng bụi xám đen, rồi thì không tắm được, không buôn bán hay làm bất cứ gì được”. Cuối cùng, khoảng vài trăm nông dân tại thôn Vĩnh Phúc đã phải đứng dậy bằng cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra vào lúc 4 giờ chiều ngày 14 tháng 4 để phản đối ban quản lý nhà máy. Cuộc biểu tình của nông dân thôn Vĩnh Phúc tuy chỉ kéo dài vài giờ nhưng đã lan rộng khắp nơi trong tỉnh Bình Thuận vì những nạn nhân của nhà máy nhiệt điện không thể tiếp tục im lặng. Khoảng 9 giờ sáng ngày 15/4 đã có hàng ngàn nông dân thuộc hai huyện Tuy Phong và Thuận Nam - không hẹn mà gặp - giúp nhau mang bàn ghế, cây, đá.. chắn ngang quốc lộ 1A không cho các xe đi qua đoạn đường băng qua hai huyện. Cuộc phản kháng của nông dân đã làm tắc nghẽn lưu thông trên một đoạn đường dài 50 cây số khiến cho hàng trăm chiếc xe bị kẹt không thể di chuyển hay quay đầu trở lại. Đã có một số cuộc xô xát bạo động xảy ra giữa nông dân với lực lượng cảnh sát cơ động khi nhà nước muốn dùng vũ lực để giải tỏa một số đoạn đường. Nhưng do nông dân dùng gạch đá, bom xăng tấn công khiến cho lực lượng cảnh sát cơ động phải rút lui. Sau 30 tiếng đồng hồ chiếm đóng làm tê liệt giao thông trên quốc lộ 1 A, nông dân hai Huyện đã ngừng cuộc phản kháng sau khi ông Đinh Văn Thanh - Giám đốc nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - cam kết với người dân sẽ không vận chuyển tro than ra bãi trong vòng 10 ngày. Đồng thời tiến hành việc tưới nước, che bạt bãi tro để không phát tán bụi. Tính Phản Kháng Những cam kết của ông Đinh Văn Thanh không khác gì những yêu cầu mà nông dân hai Huyện Tuy Phong và Thuận Nam đưa ra từ những tháng trước đó. Họ chỉ yêu cầu nhà máy phải giải quyết bãi chứa tro than rộng đến 64 hécta để tránh những trận bão tro khủng khiếp làm xám xịt bầu trời Bình Thuận. Điều này cho thấy là chỉ khi nào người dân có những hành động phản kháng tập thể mới khiến cho các cơ quan nhà nước lùi bước. Sự kiện nói trên không chỉ mới xảy ra ở Bình Thuận mà chỉ là những tiếp nối từ các vụ xảy ra gần đây như chống việc chặt hàng ngàn xây xanh trên 18 tuyến đường thành phố Hà Nội; hay hàng chục ngàn công nhân tại khu công nghiệp Tân Tạo thành phố Sài Gòn đình công chống điều 60 Luật Bảo Hiểm Xã Hội; và vụ lấn, lấp sông Đồng Nai còn đang âm ỉ. Những hiện tượng này đã biểu hiện một số điểm: Thứ nhất, CSVN không còn có thể tùy tiện tiến hành những dự án hay những điều luật theo lối áp đặt của chế độ như trước đây. Người dân ngày nay đã không còn thụ động chấp nhận những hứa hẹn suông từ phía nhà nước mà đã biết đòi hỏi và gây những áp lực cần thiết. Kết quả này có được chính là sự đấu tranh bền bỉ và kiên trì của nhiều cá nhân, nhiều tập hợp trong những năm vừa qua để dần dần tạo thành một phong trào phản kháng tự phát khi đối diện với bất công. Thứ hai, những phản kháng của quần chúng gần đây không còn giới hạn trong các quyền lợi thiết thân của chính họ hay gia đình mà đã lan sang những lãnh vực liên quan đến chính sách, đường lối như chống dự luật Bảo Hiểm Xã Hội, về môi trường vân vân… Đây là sự tiến bộ đáng kể của một phong trào phản kháng khi chuyển từ những đấu tranh cục bộ để mở rộng thành những cuộc đấu tranh mang tầm vóc cộng đồng. Thứ ba, mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động và chuyển sự phản kháng lan rộng đến khắp nơi, đặt chế độ ở vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong cách đối phó. Trong những tình huống này, bộ máy trung ương hay cấp cao đổ trách nhiệm cho cấp địa phương, cấp thừa hành và xử lý bằng cách ngưng chức, ngưng tiến hành kế hoạch để mua thời gian. Đây là lối giải quyết phủi trách nhiệm - tuy làm lắng đọng làn sóng phản kháng trong ngắn hạn, nhưng sẽ tạo ra sức bộc phá to lớn khi mà thành phần thừa hành trong chề độ bất mãn, quay sang đứng cùng với dân chống lại những kẻ đã “cạn tàu ráo máng” với họ. * Trong vòng non một tháng vừa qua, bốn đợt phản kháng xảy ra tiếp nối nhau tại Hà Nội (chặt, đốn cây xanh), Đồng Nai (lấn, lấp sông Đồng Nai), Sài Gòn (điều 60 Luật Bảo Hiểm Xã Hội), Bình Thuận (bụi tro than của nhà máy nhiệt điện) đã và đang đưa ra một thông điệp: “dân không tin và chỉ có con đường phản kháng”. Điều này cho thấy là tình hình Việt Nam đang trong giai đoạn âm ỉ của một cuộc biến động xã hội tất yếu như đã từng mục kích tại các quốc gia Đông Âu trước đây. Lý Thái Hùng 17/4/2015
......

Tình hình điện hạt nhân ở Nhật và việc phản đối bán kỹ thuật điện hạt nhân cho VN

Sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, quy chế vận dụng điện nguyên tử ở Nhật trở nên nghiêm khắc hơn. Ngoài các tiêu chuẩn mới do Ủy ban Quy chế Nguyên tử lực (độc lập với chính quyền) đưa ra còn phải qua sự khám định của Ủy ban Địa chấn. Lọt được qua hai cửa ải này vẫn còn phải qua một cửa ải khác, đó là phải có sự đồng ý của người dân sinh sống trong vòng bán kính 30 km tính từ nhà máy điện hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân Takahama ở tỉnh Fukui Năm 2014, Tổng công ty điện lực Kansai đã làm đơn xin cho nhà máy điện hạt nhân Takahama ở tỉnh Fukui hoạt động trở lại vào tháng 11 năm nay. Sau khi cho các chuyên gia đến kiểm tra, ngày 15/02/2015 Ủy ban Quy chế Nguyên tử lực tuyên bố nhà máy điện hạt nhân Takahama đáp ứng tiêu chuẩn của quy chế mới. Tuy nhiên, đúng tiêu chuẩn không có nghĩa là an toàn 100%, vì với kỹ thuật hiện nay chưa có thể dự đoán được thiệt hại gây ra bởi một trận động đất có cường độ lớn hơn 9 độ Richter và trận sóng thần tiếp theo sau. Tuy nhận lời cảnh cáo đó, nhưng Tổng công ty điện lực Kansai vẫn tiến hành bước kế tiếp là hỏi ý kiến của cư dân trong khu vực. Nhiều người cư ngụ gần nhà máy điện hạt nhân Takahama cương quyết không chấp nhận cho nhà máy điện này tái hoạt động nên đã làm đơn kiện, và được tòa sơ thẩm Fukui thụ lý hồ sơ. Nhiều phiên tòa đã được mở ra sau đó để nghe hai bên trình bày các luận cứ của mình. Ngày 14/04/2014 tòa phán quyết là nhà máy điện hạt nhân Takahama phải tạm thời ngưng tái hoạt động sau tháng 11 năm 2015. Bản phán quyét ghi rằng, cho dù Ủy ban Quy chế Nguyên tử lực đã thông qua, nhưng Ủy ban này cũng đề cập đến vài tiêu chuẩn chưa hợp lý đối với quy chế mới về nguyên tử lực, và nhất là không dám bảo đảm là tai nạn [sẽ] không xảy ra. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự nguy hiểm đối với sinh mạng của cư dân không sao mà lường được, nên họ có quyền đòi hỏi việc ngưng tái hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Takahama. Phán quyết này có ảnh hưởng lớn đối với việc tái hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật. Phía Tổng công ty điện lực Kansai cho biết họ sẽ làm đơn kháng cáo lên tòa Phúc thẩm. Về phía chính phủ Nhật thì Bộ trưởng Phủ Thủ tướng kiêm phát ngôn viên chính phủ là ông Kan đã họp báo nói rằng, Chính phủ tôn trọng sự giám định của Ủy ban Nguyên tử lực nên không thay đổi đường lối liên quan đến việc tái hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên phía chính phủ cũng yêu cầu các tổng công ty điện lực phải thận trọng trong việc xúc tiến cho các nhà máy điện hạt nhân tái hoạt động. Do phán quyết của tòa sơ thẩm Fukui, nhà máy điện hạt nhân Takahama vẫn tiếp tục ở trong giai đoạn tạm thời ngưng tái hoạt động; và chính phủ Nhật sẽ quan tâm theo dõi những phản ứng của Tổng công ty điện lực Kansai. Chuyện điện hạt nhân ở Nhật hiện nay là như thế, còn việc Nhật bán kỹ thuật cho Việt Nam thì sao? Tổ chức bảo vệ môi trường FoE Japan cho biết, dù Chính phủ Abe vẫn muốn bán kỹ thuật điện hạt nhân cho Việt Nam, nhưng việc này đang bị các đoàn thể, tổ chức, trong đó có FoE, cũng như nhiều người dân Nhật phản đối mạnh mẽ. Ba lý do chính được các tổ chức bảo vệ môi sinh và người dân Nhật nêu ra để phản đối là: Thứ nhất, nguyên tử, ô nhiễm phóng xạ là vấn đề hết sức nguy hiểm. Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đến nay còn chưa xử lý xong và chưa rõ sự thiệt hại lên đến bao nhiêu, vậy mà vẫn muốn xuất khẩu kỹ thuật điện hạt nhân sang Việt Nam là điều không thể chấp nhận được. Thứ hai, Việt Nam hiện nay là một quốc gia không mở rộng thông tin và không bảo đảm quyền tự do ngôn luận, người dân không được phép vận động để phản đối những chính sách [sai trái] của nhà nước. Rất nhiều người Việt Nam biết được sự cực kỳ nguy hiểm của điện hạt nhân nhưng không thể công khai lên tiếng thảo luận cũng như truyền bá cho mọi người biết. Thứ ba là sự phung phí một cách quá đáng liên quan đến điện hạt nhân. Điện hạt nhân mà không có ngân sách nhà nước đổ vào liên tục thì không thể duy trì hoạt động được. Ngân sách nhà nước của Việt Nam đang ở trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng, lấy đâu ra tài khoản để duy trì sự hoạt động của nhà máy điện hạt nhân? Như vậy rốt cuộc thì tiền viện trợ ODA rót vào đó chỉ để cho một số xí nghiệp và cá nhân hưởng lợi, mà ODA là tiền thuế của người dân Nhật (*) Một câu hỏi được các ký giả đặt ra là, nếu Nhật không bán kỹ thuật điện hạt nhân cho Việt Nam thì các quốc gia khác sẽ bán. Câu hỏi này đã được nữ nghị sĩ Fukuda (trước đây là Chủ tịch đảng Xã hội Dân chủ) trả lời như sau: “Ai bán thì quyền của người ta, chứ Nhật Bản phải dứt khoát không nhúng tay vào việc mua bán này. Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi chưa giải quyết xong mà đem bán kỹ thuật cho người ta, nếu tai nạn xảy ra - mà chắc chắn sẽ xảy ra - thì Nhật đâu có thể phủi tay được. Người dân Nhật ít ra cũng phải chịu trách nhiệm tinh thần về hành động gắp lửa bỏ tay người khác của chính quyền ông Abe.” (*) Độc giả có thể vào trang mạng dưới đây của FoE Japan để xem bằng tiếng Nhật http://www.foejapan.org/energy/news/pdf/111031).  
......

Chúng tôi không thể sống như đã chết!

Năm nào bà con đến tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên mặt trận chống Trung Quốc xâm lược cũng bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn. Họ luôn sử dụng lũ côn đồ hoặc giả côn đồ quấy phá, khiêu khích. Không ít người còn bị công an bắt lên trại Lộc Hà (Đông Anh), đồn nọ, đồn kia giam cầm, xúc phạm nhân phẩm. Sáng 14/3 năm nay, những người không thể quên ngày 64 chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở đảo Gạc Ma, bị xâm lược Trung Quốc tàn sát, đến tưởng niệm vong linh họ ở tượng đài vua Lý Thái Tổ, vẫn bị lũ dư luận viên cản trở. Đám người vô văn hóa ưỡn ẹo nhảy múa theo điệu nhạc “trống cơm”, xô đẩy, dùng cờ búa liềm che chắn …trong thời khắc đau thương, uất hận của dân tộc là hành vi vô lương, vô sỉ, phản dân, hại nước. Sau các cuộc quậy phá của bọn “âm binh” có chỉ đạo đó, đến lượt Công an Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát giấy triệu tập tràn lan những công dân tham dự tưởng niệm với cái cớ “về vụ dư luận viên”, nhưng thực chất là thẩm vấn mang tính chất khủng bố tinh thần. Động thái này rất khó hiểu, hay là họ muốn lập công với các “đồng chí” Trung cộng? Trong con mắt của nhà cầm quyền, nghĩa cử tôn vinh các anh hùng liệt sĩ dũng cảm bảo vệ vùng biển Tổ quốc của chúng tôi là “vi phạm pháp luật” vì, vô hình chung đã “cản trở” mối quan hệ “toàn diện, sâu sắc” giữa Việt Nam với Trung Quốc. Chính trùm dư luận viên Trần Nhật Quang đã chửi bới mọi người đến tượng đài Lý Thái Tổ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên mặt trận biên giới phía bắc ngày 16/2/2012 như thế này: “Các người muốn làm cho TQ nó tức giận cấm vận để gây khủng hoảng kinh tế rồi lật đổ Đảng Cộng sản để các người lên nắm quyền à? Được chưa? Các người thâm độc lắm...”. Phải chăng đó là một sự “suy bụng ta, ra bụng người” của Đảng? Chắc nhiều người cũng như tôi không thể nào cầm lòng được khi nghĩ đến những vùng đất đai, biển đảo ngàn đời ông cha để lại bị cướp đoạt, những đứa con của Đất Việt đã ngã xuống trên mặt trận biên giới năm 1979, 1985. Thậm chí, trên quần đảo Trường Sa 1988, khi tàu chiến Trung Quốc áp sát đảo Gạc Ma, bắn xối xả vào các chiến sĩ ta, máu loang đỏ biển xanh, vậy mà ai đó vẫn thản nhiên ra lệnh “phải kiềm chế, không được nổ súng”. Bản thân tôi đã 6 năm chiến trường, có nhiều bạn bè, người thân chiến đấu ở Campuchia, trong hoàn cảnh vô cùng khốc liệt, gian khổ, những kẻ sống sót ngày đêm chiến đấu trên những vùng đất xa lạ đầy rẫy bom, mìn, phục kích, xác chết…Khi cuộc chiến tạm lắng, bọn Polpot tạm lui, chưa một ngày ngơi nghỉ thì phần lớn họ lại phải hộc tốc ra bắc lên ngay biên giới chiến đấu một đánh mười với quân Tàu cộng. Có chuyện những người lính VN bị thương, bị bắt làm tù binh quân TQ đẩy xuống giao thông hào rồi đứng trên lia AK xuống. Lính TQ còn bịt miệng hầm ở Lạng Sơn bên trong có hàng trăm dân thường rồi nổ bộc phá, phun hơi độc…Không biết bao nhiêu nghìn, vạn những người con của Tổ quốc thân yêu nằm lại trên vùng đồi núi phía bắc, nhưng nay là “đất khách, quê người” không hương, không khói, đến cái bia ghi tên họ cũng bị đục phá…, mà người ta vẫn hớn hở vui cười với thứ bùa chú “16 chữ vàng”, “ 4 tốt” bịp bợm. Có vẻ như giang sơn con Lạc cháu Hồng đang đổi chủ, vì thế mà bàn thờ Tổ quốc hương lạnh khói tàn, những anh hùng, liệt sĩ thành những cô hồn? Ngày nay, cho dù cuộc sống vật chất đã cải thiện được phần nào, nhưng tâm hồn chúng tôi làm sao bình yên được trước cảnh đớn đau, ô nhục như vậy? Chúng tôi là những người dân không phải gánh vác trọng trách Quốc gia trên vai, việc tri ân những người đã khuất không hề gây khó khăn cho sách lược ngoại giao, cho dù là “ngoại giao đầu gối” của các vị “đỉnh cao trí tuệ”. Thời nay đất nước bao cảnh nguy nan, nhiều phần lãnh thổ, biển đảo bị chiếm đóng, dân ta đang bị đầu độc từng phút, từng giờ bởi đất nước đang biến thành bãi rác khổng lồ của Tàu cộng. Nhưng nghiêm trọng hơn là văn hóa, đạo đức suy đồi, giáo dục rơi thẳng đứng nhưng vẫn chưa chạm đáy. Tham nhũng, trộm cắp trở thành quốc nạn “nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có”. Hàng nghìn vạn dân oan mất nhà, mất đất hàng chục năm đang đội đơn đi tìm công lý, những “công lý thì xa mà nhà pha lại gần”, đến nỗi có người hết hy vọng phải tẩm xăng châm lửa tự thiêu, trong khi chính quyền vẫn vô cảm, ngoảnh mặt làm ngơ. Nhưng không sao, “đảng ta” vẫn sống khỏe bằng vốn tài sản khổng lồ tước đoạt được của người dân lương thiện, lại thêm sự hậu thuẫn của ông bạn láng giềng “hảo hảo” bởi phép mầu của “16 chữ vàng”. Vì vậy, những việc chúng tôi làm là từ đáy lòng, không toan tính chính trị như các vị từng suy diễn. Chính vì thế mà các vị có trấn áp bằng cách nào, từ khủng bố tinh thần, sai lũ côn đồ hành hung, ngụy tạo tai nạn đụng xe, đến bắt giam, xử tù… rút cục, vẫn không thể thủ tiêu được lòng quả cảm và lương tâm người dân yêu nước Việt. Chúng tôi không thể sống như đã chết! N.Đ.Â. Theo boxitvn.blogspot.com
......

Tháng Tư từ hai góc nhìn

Lại tháng Tư. Lại thấy trên báo chí và các mạng lưới truyền thông xã hội trên internet những bài viết về một trong những biến cố lớn nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại: tháng Tư 1975. Tuy nhiên, năm nay, các bài viết, đặc biệt ở hải ngoại, dường như khác những năm trước. Trước, người ta chỉ tập trung vào sự sụp đổ của chính quyền miền Nam và những hậu quả của nó. Năm nay, bên cạnh cái nhiều người gọi là ngày “đổi đời” ấy, người ta còn tập trung vào một khía cạnh khác: 40 năm người Việt định cư ở nước ngoài. Người Việt kỷ niệm ngày 30 thang 4 Thì cả hai đều có quan hệ nhân quả với nhau thôi: Bởi vì chính quyền miền Nam sụp đổ nên mới có hàng triệu người liều mình vượt biên hay vượt biển để ra đi tìm tự do. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh đến khía cạnh sụp đổ, người ta chỉ thấy những bi kịch; khi chú ý đến khía cạnh định cư ở nước ngoài, người ta thấy những khía cạnh tích cực và lạc quan hơn. Cho nên, cùng một biến cố, tuỳ theo góc nhìn, người ta thấy những mảng màu khác hẳn nhau. Chỉ nhìn vào khía cạnh “thua trận”, sau việc mất chính quyền là nạn độc tài và tàn bạo với cảnh hàng chục ngàn người bị lùa vào các trại lao động cải tạo, cảnh đánh tư sản mại bản, cảnh xua dân chúng vào các khu kinh tế mới đầy khổ ải, cảnh con cái của những người từng làm việc cho chế độ cũ bị kỳ thị ngay cả trong việc học vấn, và cuối cùng, cảnh hàng triệu người bỏ nước ra đi, trong đó có cả hàng trăm ngàn người bị hải tặc hoặc bị đắm tàu bỏ xác ngoài biển khơi. Ngày ấy, nói theo Võ Văn Kiệt, có triệu người vui và triệu người buồn. Nói thế là hơi nhẹ. Bởi đâu phải chỉ “buồn”. Người ta còn đau khổ, thống khổ vì những mất mát không thể bù đắp được. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người gọi đó là ngày quốc hận. Sau ngày “quốc hận” ấy là những ngày tháng tang thương bi thảm. Về phương diện kinh tế, đời sống mọi người càng ngày càng cùng cực, ngay cả lúa gạo cũng không đủ ăn, phải ăn độn khoai, độn sắn và ăn cả bo bo từ năm này sang năm khác. Về phương diện xã hội, với chính sách hộ khẩu và sổ lương thực, mọi người bị mất cả các quyền tự do cư trú và đi lại. Về phương diện tôn giáo, người ta cũng không được quyền tự do thờ phượng: các nhà tu đào tạo tu sĩ bị đóng cửa, việc đi chùa hay đi nhà thờ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Về phương diện chính trị, tất cả các quyền căn bản của con người, từ quyền tự do tư tưởng đến tự do ngôn luận, từ quyền tự do đi lại đến tự do hội họp, từ quyền tự do biểu tình đến quyền tự do lập đảng phái… tất cả đều bị bóp nghẹt. Bên cạnh những sự “đổi đời” như thế, có một khía cạnh khác năm nay mới được chú ý nhiều: cộng đồng đông đúc với khoảng trên bốn triệu người Việt sống ở rải rác trên 100 quốc gia khác nhau kể từ sau năm 1975. Nhìn từ góc độ di dân học, cộng đồng người Việt ở hải ngoại có mấy đặc điểm nổi bật: Thứ nhất, trong khi các làn sóng tị nạn trên thế giới phần nhiều có tính chất khu vực, chủ yếu di cư đến một quốc gia láng giềng nào đó (ví dụ từ Iraq chạy sang Saudi Arabia, Jordan hay Turkey; từ Afghanistan chạy sang Pakistan), làn sóng tị nạn của người Việt, ngược lại, có tính chất toàn cầu: sau khi đến một quốc gia láng giềng, họ được phép tái định cư ở một quốc gia thứ ba, hầu hết là các nước Tây phương, vừa xa xăm vừa xa lạ về văn hoá (trong đó, đông nhất là ở Mỹ với gần 2 triệu; kế tiếp là Pháp với khoảng 300.000; Úc và Canada mỗi nơi trên 200.000 người). Thứ hai, ở các quốc gia ấy, người Việt thường có xu hướng sống tập trung ở các tiểu bang hoặc các thành phố lớn và đông dân nhất. Thứ ba, mặc dù cộng đồng người Việt hải ngoại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, từ di tản đến vượt biên, từ diện HO đến diện bảo lãnh gia đình, trên căn bản, yếu tố chính trị vẫn là nòng cốt: đó là một cộng đồng tị nạn. Đặc điểm thứ nhất là một trở ngại cho quá trình hội nhập: từ một nước thuộc loại nghèo khó nhất thế giới đến sống ở một quốc gia thuộc loại tiến bộ và giàu có nhất thế giới với một ngôn ngữ và một văn hoá khác biệt, nhiều người cảm thấy ngỡ ngàng và cần thời gian mới có thể ổn định được cuộc sống. Đặc điểm thứ hai làm xuất hiện những khu phố người Việt, ở đó, người Việt sống tập trung bên cạnh nhau với một bản sắc riêng khác với những người bản xứ hay các cộng đồng di dân khác. Đặc điểm thứ ba làm cho xu hướng chính trị thành một trong những yếu tố chủ đạo hình thành bản sắc của cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại: dù sống ở nước ngoài lâu đến mấy, phần lớn người Việt vẫn đau đáu theo dõi những chuyển biến chính trị ở trong nước và vẫn tha thiết muốn góp phần vào việc cải thiện tình hình ở quê nhà. Khi nhìn lại 40 năm sống ở hải ngoại, hầu hết các cơ quan truyền thông đều nhấn mạnh đến những thành tựu, từ lãnh vực khoa học, giáo dục đến các lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Ở đâu cũng có những điểm son rất đáng tự hào.Phần lớn các tờ báo bằng tiếng Việt ở hải ngoại đều dành một số trang để đăng tải các bài viết ca tụng những người thành đạt. Ở đây, tạm gác qua một bên những cá nhân xuất sắc, chúng ta chỉ nhìn cộng đồng người Việt như một tập thể. Với tư cách tập thể, trong quan hệ với Việt Nam, cộng đồng người Việt ở hải ngoại có hai đóng góp nổi bật nhất. Thứ nhất, về phương diện kinh tế, số tiền người Việt ở nước ngoài gửi về Việt Nam hằng năm là một nguồn doanh thu quan trọng cho Việt Nam. Chỉ tính qua con đường gửi tiền chính thức, số tiền người Việt gửi về cho thân nhân trong nước vào năm 2009 là 6.2 tỉ Mỹ kim; năm 2010 là 8.1 tỉ; năm 2011 là 9 tỉ và năm 2013 là 11 tỉ biến Việt Nam thành một trong 10 quốc gia nhận kiều hối cao nhất trên thế giới. Thứ hai, về phương diện chính trị, cộng đồng người Việt ở hải ngoại tồn tại như một lực lượng đối kháng chế độ độc tài trong nước. Cái gọi là “lực lượng” này phần lớn khá tản mác và tự phát, không có lãnh tụ và cũng không có phương hướng hoạt động chung. Tuy nhiên, đóng góp của họ đối với cuộc tranh đấu cho dân chủ ở trong nước không nhỏ. Trong bài “Cộng đồng hải ngoại như một lực lượng đối lập” đăng trên blog này vào đầu năm 2010, tôi viết: “nếu không có những tiếng nói đối lập ồn ào và gay gắt xuất phát từ, hoặc được khuếch tán bởi, cộng đồng hải ngoại, thì những vụ tham nhũng khủng khiếp ở Việt Nam làm sao có thể phơi bày ra trước công luận? thì những kế hoạch khai thác bauxite ở Tây nguyên làm sao có thể thu hút sự chú ý của quần chúng đông đảo đến như vậy? thì những hành động lấn chiếm vùng biển Việt Nam của Trung Quốc và thái độ nhu nhược của chính phủ Việt Nam làm sao có thể làm nhức nhối nhân tâm đến như vậy? thì những vụ vi phạm nhân quyền thô bạo ở Việt Nam làm sao đến tai thế giới bên ngoài được?” Hai khía cạnh vừa nêu mâu thuẫn với nhau: Một mặt, về chính trị, cộng đồng người Việt ở hải ngoại phản đối gay gắt chính quyền trong nước; mặt khác, về tài chính, qua việc chuyển tiền về cho thân nhân trong nước, họ góp phần làm cho chính quyền Việt Nam giàu có hơn và có nhiều điều kiện để trấn áp dân chúng hơn. Nghịch lý ấy ai cũng biết nhưng không phải dễ giải quyết. Theo voatiengviet.com  
......

“Sử Gia” CSVN Vũ Quang Hiển Muốn Xóa Tội Lãnh Đạo!

Hôm 17/4 vừa qua, trang BBC đã đăng tải lời phát biểu của Vũ Quang Hiển được giới thiệu là một “sử gia” và hiện là phó giáo sư đại học quốc gia Hà Nội nói rằng sau năm 1975, CSVN không có chính sách ngược đãi. Việc tập trung học tập hay cải tạo chỉ là để học cho rõ chính sách của nhà nước chứ không phải là một chế độ tù đày. (1) Hình như Vũ Quang Hiển đã không đọc kỹ những sách báo tài liệu của chính chế độ Hà Nội viết về chính sách tù cải tạo đối với quân cán chính miền Nam. Chỉ riêng việc CSVN gọi quân cán chính VNCH là ‘ngụy quân nguỵ quyền” đã cho thấy chính sách ngược đãi đối với người dân miền Nam. Tất cả con cái của “ngụy quân ngụy quyền” không được vào đại học, không được thu nhận vào làm công nhân viên nhà nước thì gọi là chính sách gì? Một tháng sau khi chiếm miền Nam, ngày 31/5/1975 CSVN ra thông cáo buộc các quân cán chính VNCH phải trình diện học tập: 1/Cấp hạ sĩ quan, nhân viên phường, xã học tập ba ngày; 2/Cấp ủy và nhân viên cấp quận học tập 10 ngày; 3/Cấp Tướng, Tá, Lãnh đạo các đảng phái chính trị học tập 1 tháng. Hạ sĩ quan binh lính và nhân viên quận, xã, khóm, phường đi học tập 3 ngày từ 11/6 đến 13/6. Sau 3 ngày học tập, họ đã được cấp giấy chứng nhận và cho về nhà. Thủ đoạn này khiến cho nhiều người tin là việc tập trung cải tạo không có gì nguy hiểm nên rủ nhau đi học. Cấp Tướng, sĩ quan, lãnh đạo các đảng phái, trí thức phải tụ họp từ ngày 18 đến 20, chỉ mang theo 21 kí lô lương thực và một số bộ quần áo thay đổi trong vòng 1 tháng học tập. Đây là sự tráo trở đầu tiên của CSVN nhằm đánh lừa để có nhiều người tin tưởng ra trình diện, rồi chính họ và gia đình mòn mỏi trông chờ ngày về. Theo bản tường trình 26 trang của Aurora Foundation vào năm 1983 do bà Ginetta Sagan và ông Stephen Denney thực hiện thì có hơn 1 triệu người đã đi cải tạo mà rất ít được về sau thời hạn 10 ngày hay 1 tháng. Trên toàn quốc lúc bấy giờ có trên 150 trại tù cải tạo. Có khoảng 500 ngàn người được trả về nhà trong vòng 3 tháng; có 200 ngàn người bị giam giữ từ 2 đến 4 năm; có 240 ngàn người bị giam ít nhất 5 năm và nhiều chục ngàn người khác bị giam trên 10 năm. CSVN tuyên truyền rằng mục đích của tập trung cải tạo là “để thay đổi con người từ chế độ lỗi thời vào kỷ nguyên mới của những công dân tốt” nhưng trong thực tế, nội dung các bài học đều tập trung vào ba chủ điểm mang tính chất nhồi sọ: 1/đả phá chủ nghĩa đế quốc và sự thất bại của Mỹ; 2/tội ác của ngụy quân ngụy quyền; 3/chính sách khoan hồng của đảng, nghĩa vụ của người có tội. CSVN dùng kỹ thuật nhồi sọ với mục tiêu tẩy não để biến tất cả tù nhân thành một “con vẹt” như một cái máy… cho đến khi nào phải nói giống nhau. Vì chính sách dùng lao động để cải tạo tư tưởng nên lao động sản xuất là trọng điểm. Hàng ngày tù nhân bị bắt đi lao động sản xuất 8 tiếng. Mỗi tuần thì có hai buổi học tập chính trị. Trại “cải tạo” là những trung tâm khổ sai trá hình: người tù phải lao động cực nhọc, ăn uống thiếu thốn, bị đánh đập và làm nhục, thường xuyên bị đe dọa, và có nhiều trường hợp bị xử tử thẳng tay. Ông Phạm Quang Giai, một cựu tù cải tạo viết trong tác phẩm Trại Cải Tạo xuất bản năm 1995 kể rằng: CSVN không cần đánh đập, không cần kết án, mà họ dùng cái máy chém vô hình và im lặng; ĐÓI. Họ lôi cái máy này đến mọi nơi, mọi chốn có tù chính trị miền Nam để trả thù, trả hận mà vẫn không mang tiếng là ác độc. Nhiều người đã thiệt mạng vì không chịu được cuộc sống khắc nghiệt, bệnh tật không có thuốc men. Thực chất đây là thủ đoạn trả thù quân cán chính miền Nam của lãnh đạo Hà Nội. Lý Thái Hùng 18/4/2015 (1) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2015/04/150418_vuquanghien_vi...https://www.facebook.com/lythaihung52/posts/1571624563097555 Theo http://diendanctm.blogspot.de/
......

Nhiều nhà đấu tranh dân chủ bị bắt giữ trái pháp luật

Vào lúc 9g00 ngày 16 tháng 04 năm 2015, nhà hoạt động dân chủ Lưu Vịnh đã bị 3 công an huyện Thạnh Hoá – tỉnh Long An cưỡng chế bắt đi trái pháp luật. Hiện tại, nhà hoạt động Lưu Vịnh đang bị tạm giữ trái phép tại công an tỉnh Long An. Nhà hoạt động dân chủ Lưu Vịnh (fb Vịnh Lưu) quê ở tỉnh Hải Dương. Sáng ngày hôm nay, nhà hoạt động dân chủ Lưu Vịnh đến huyện Thạnh Hoá – tỉnh Long An để thăm gia đình dân oan Nguyễn Trung Can – Mai Thị kim Hương. Gia đình ông Can bà Hương đã bị lực lượng công an cưỡng chế thu hồi đất đai ngày 14 tháng 04 năm 2015. Nhà hoạt động dân chủ Lưu Vịnh (bên trái) Một người dân chứng kiến tại hiện trường cho biết: “có 3 người công an huyện Thạnh Hoá đã đến cưỡng chế bắt chú Vịnh Lưu khi đến thăm gia đình ông Can bà Hương. Chú Lưu Vịnh vừa đến thăm hỏi được vài câu thì bọ họ cưỡng chế đưa lên xe rồi đi đâu không biết. Họ bắt mà chẳng có giấy mời hay giấy triệu tập gì cả.” Hiện tại, nhà hoạt động dân chủ Lưu Vinh đang bị tạm giữ tại cơ quan công an tỉnh Long An. Chúng tôi cũng chưa biết chính quyền tỉnh Long An làm việc với nhà hoạt động dân chủ Lưu Vịnh vì lý do gì? Nhà hoạt động dân chủ Lưu Vịnh là một nhà hoạt động dân chủ – nhân quyền – tự do, từng nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Cộng xâm lược. Vào lúc 10g00 ngày 16 tháng 04 năm 2015, nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Thạnh đã bị công an Lăng Cô – TT Huế bắt khi đang đi dọc đường. Công an huyện Lăng Cô đã bắt giữ kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh và tạm thu một số giấy tờ liên quan. Sau hơn 1 giờ đồng hồ, công an huyện Lăng Cô đã thả tự do cho kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh với lời đe doạ: “có tin là chúng tao sẽ đưa may lên đỉnh đèo và đẩy xuống vực sâu rồi giả làm vụ tai nạn giao thông để giết chết không?” Họ thả tự do cho kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh trên đỉnh đèo và bắt anh phải đi bộ về với chấn thương ở đầu gối. Vào ngày 12 tháng 04 năm 2015, công an quận Hoàn Kiếm đã tạm giữ nhóm 6 bạn trẻ VNCH. Đến hôm nay là ngày thứ 6 Nguyễn Viết Dũng (fb Dũng Phi Hổ) bị tạm giữ nhưng vẫn không có tin tức gì. Gia đình đã nhiều lần đến trụ sở công an quận Hoàn Kiếm yêu cầu trả tự do và giải thích vì sao tạm giữ Nguyễn Viết Dũng trái pháp luật. Đến hôm nay, công an quận Hoàn Kiếm vẫn chưa đưa ra một lời giải thích nào cho việc tạm giữ anh Nguyễn Viết Dũng. Công an quận Hoàn Kiếm cũng chưa có lệnh khởi tố nào đối với Dũng Phi Hổ. Họ chỉ trả lời là tạm giữ Dũng Phi Hổ để điều tra một số việc liên quan. Nguyễn Viết Dũng và 5 bạn trẻ khác bị tạm giữ hôm đi tuần hành bảo vệ cây xanh. Nhưng lý do họ bị tạm giữ vì mặc áo thun đen có in hình biểu tượng VNCH và khẩu ngữ: “chính quyền phải sợ người dân; người dân không sợ chính quyền”. Hiện nay, 5 bạn trẻ kia đã được tự do. Chỉ còn Dũng Phi Hổ vẫn đang tạm giữ để điều tra nhưng chưa biết thông tin cụ thể sẽ ra sao? CTNLT Chu Mạnh Sơn Nguồn: http://fvpoc.org/2015/04/16/nhieu-nha-dau-tranh-dan-chu-bi-bat-giu-trai-...
......

Thông báo: Cùng đi bộ vì cây xanh sáng Chủ nhật 19.4.2015

Thông báo VỀ HOẠT ĐỘNG ĐI BỘ VÌ CÂY XANH HÀ NỘI Thời gian: 09h30, Chủ nhật 19.4.2015 Địa điểm: Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội Hà Nội vẫn không trả lời hàng nghìn câu hỏi của những người dân trao trực tiếp cho UBND Thành phố ngày 20/3. Hà Nội vẫn không trả lời văn bản yêu cầu giải trình của các luật sư gửi UBND Thành phố và Sở xây dựng ngày 2/4. Hà Nội vẫn không có một bản báo cáo công khai nào nhằm làm rõ mọi khuất tất trong việc chặt hạ cây xanh ở thủ đô. Ngày 15/4, hạn chót để Thành phố gửi báo cáo theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ đã hết, kết quả là… không có kết quả gì ngoài một sự quanh co, vòng vo, chối tội và che giấu tội. Trong khi đó, những vụ “tỉa cành” vẫn diễn ra lén lút và thường xuyên. Hàng chục cây xà cừ bị lột vỏ đêm hôm, thân cây đầy những vết chém sâu. Không một lời giải thích. Không một cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm. Hình ảnh chụp lúc 16h chiều thứ Năm 16.04.2015: Chúng ta – những người yêu Hà Nội, yêu cây xanh, yêu sự minh bạch và đàng hoàng – không thể im lặng được nữa. Hãy tiếp tục đi bộ, tuần hành, đạp xe vì cây xanh, bảo vệ cây xanh Hà Nội, song song với các hoạt động pháp lý. - Các phương án tập trung: Phương án 1: Tập trung tại bờ hồ, chỗ đài phun nước. Phương án 2: Tập trung ở bờ hồ, chỗ đồng hồ lớn, góc gần Tràng Tiền Plaza Phương án 3: Có mặt trên vỉa hè bờ hồ, tìm và tập trung mọi người để đi cùng nhau Các bạn nhớ mặc trang phục xanh lá cây và/hoặc sử dụng các phụ kiện màu lá cây. Hẹn các bạn tại Bờ Hồ chủ nhật này, 19/4/2015. Nguồn: Blog Nguyễn Xuân Diện
......

Đỉnh Cao Của Sự Sợ Hãi

Nếu có một cơ hội để đối thoại, người dân Tuy Phong, chắc chắn, sẽ không lựa chọn giải pháp cứng rắn như họ đang làm. Những nông dân hôm qua còn chân chất, hiền lành, có thể sẽ bị bắt. Những nông dân chất phác đó có thể đã phải cân nhắc, họ chấp nhận rủi ro vì không thể tiếp tục hít thở bụi than. Tương lai họ sẽ ra sao nếu thân mình thì tù tội trong khi con quái vật khổng lồ đó vẫn ngày ngày phun xỉ than vào phổi của con em họ. Tại sao nhà thầu Trung Quốc có thể đưa công nghệ luyện thép lò đứng đến Vũng Áng, đưa nhiệt điện đốt than tới Tuy Phong. Chúng ta rất khó nói ra câu trả lời mà ai cũng nghĩ trong đầu. Nhưng nếu người dân có đại diện thực sự của họ, các tổ chức môi trường có thể dễ dàng hình thành, những công nghệ đã bị xua đuổi ở các nước phát triển đó chắc chắn khi đến Việt Nam đã bị chặn từ khi bắt đầu dự án. Chế độ có muốn nông dân biểu tình cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch không. Không. Chế độ có muốn công nhân đình công không. Không. Vậy sao Chế độ không đặt câu hỏi: Tại sao dưa ế, những tiếng nói đầu tiên tìm lối thoát giúp nông dân Quảng Ngãi không phải là Hội Nông dân? Tại sao khi cảm thấy Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội chi trả tiền bảo hiểm không công bằng, 90 nghìn công nhân PouYuen phải đình công thay vì tìm tiếng nói từ Tổng Liên đoàn lao động? Nếu muốn "ổn định chính trị" đừng chi những khoản ngân sách khổng lồ cho những đoàn thể chỉ biết làm cái loa rè cho Chế độ. Nếu muốn quy trình ban hành chính sách tránh được những quy định kích hoạt những cuộc đình công khổng lồ như Điều 60 Luật Bảo hiểm thì hãy để công nhân lập ra những hội đoàn nói tiếng nói của họ thay vì chỉ nói những điều "bịt tai, bưng mắt" Chính quyền. Nếu muốn những nông dân chất phác hiền lành không có một ngày tự nhiên vác gậy gộc ra chặn đường thì hãy để cho họ có một hội nông dân của họ. Di sản lớn nhất mà loài người nhận được từ chế độ cộng sản là sự sợ hãi. Dân chúng thì sợ từ anh dân phòng cho tới công an, quan tòa. Chính quyền thì sợ nhau và sợ dân. Đỉnh cao của sự sợ hãi của những người trong tay không có gì sẽ là sự khuất phục hoàn toàn nhưng cũng có thể là sự liều lĩnh khó lường. Đỉnh cao của sự sợ hãi của những kẻ cầm quyền hoặc là bỏ chạy hoặc trở nên vô cùng tàn bạo. Hãy để cho dân thiết lập các kênh đối thoại để trước hết giải thoát sự sợ hãi cho Chế độ. Nguồn: https://www.facebook.com/Osinhuyduc?fref=ts
......

Nhà báo Đoan Trang và “Quân lực Việt Nam Cộng hòa” (3)

Rắc rối đa nguyên Chúng ta đã quá thấu vì những thảm cảnh do độc tài gây ra. Nhưng dân chủ không phải không có những phiền toái. Vì dân chủ tôn trọng ý kiến khác biệt nên mọi cá nhân, hội nhóm, đảng phái luôn phải vất vả, xoay trở để cạnh tranh, đối phó với các cá nhân, hội nhóm, đảng phái khác đang tồn tại hoặc liên tục được sinh ra. Chính vì thế mọi xã hội dân chủ đều không có tính “bình yên”, “ổn định” như trong chính thể độc tài. Mỗi cá nhân, hội nhóm, đảng phái dù là (đang) xuất sắc nhất cũng tự biết rằng vị thế của mình chỉ là tạm thời và phút chốc có thể trở thành tầm thường - một điều không dễ chịu đối với mọi con người. Nhưng đổi lại con người trong chính thể dân chủ giữ được tư duy độc lập đồng thời không ngừng được hoàn thiện, bồi đắp thêm những giá trị, hiểu biết, do chính bản thân ngộ qua, hay học được, kết hợp được từ những cá nhân, hội đoàn khác. Và, quan trọng hơn, cùng một vấn đề luôn luôn có hơn một giải pháp, ý tưởng để lựa chọn hay dự phòng, đưa đến hệ quả tránh cho toàn xã hội, cộng đồng không bị “Xuống Hố Cả Nút”. Kẻ cầm quyền cũng được hưởng lợi: được sống một cuộc đời thật và cầm quyền với sự an tâm do chính đáng. Vì vậy, những lãnh đạo dân chủ dù cũng không thích phải cạnh tranh, họ luôn bảo vệ tính đa nguyên, chống sự độc tôn của cá nhân, hội đoàn, đảng phái. Trong bản luận về chính quyền (federalist) số 10 rất nổi tiếng của James Madison viết năm 1787, ông kết luận: “Chúng ta buộc phải thừa nhận rằng những NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ của nạn bè đảng, hội nhóm là không thể loại bỏ, và cách chữa duy nhất chỉ nằm trong việc kiểm soát các TÁC ĐỘNG của chúng mà thôi.”[i] Trước đó Madison đã chứng minh muốn dẹp được sự khác biệt, bất trắc, lộn xộn nhiều khi biến thành cãi vả, ẩu đả, bạo lực của các hội nhóm, ý kiến khác biệt thì chỉ bằng cách triệt hạ hết tự do của xã hội - điều Madison không bao giờ chấp nhận. Nhìn trên những căn bản như thế chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của “Quân lực VNCH”, hoặc các nhóm hội đặc biệt khác, là điều tất yếu và là một vốn quí cho xã hội. Và sự bất đồng giữa “ban tổ chức” cuộc tuần hành vì cây xanh (là một hội nhóm) với nhóm “Quân lực VNCH” cũng là điều thường tình. Vậy vấn đề quan trọng cần xét là mục đích của hai bên và ứng xử của hai bên trong sự bất đồng đó. Về mục đích, như đã phân tích, qua thể hiện, cả hai bên đều có những mục đích (chung, riêng) đều theo hướng mang lại tiến bộ cho xã hội. Nhưng, như đã thấy, mục đích xiển dương “Việt Nam Cộng Hòa” của nhóm “Quân lực VNCH”, dù tốt cho xã hội, chưa (hoặc không) tương thích với “ban tổ chức” và hệ quả là “ban tổ chức” đã lên tiếng phản đối, bác bỏ và khẳng định độc quyền về tuần hành. Theo tôi cách ứng xử này của “ban tổ chức” không phải là lựa chọn tối ưu. Nếu chỉ nhằm đáp ứng một nhu cầu cần phải chứng tỏ “ban tổ chức” không hề liên quan với “Quân lực VNCH”, có rất nhiều cách khác đẹp hơn cách đã làm để đạt được mục đích này. Nhưng chúng ta cũng có thể lý giải thái độ đó của “ban tổ chức” theo tâm lý học hình sự (criminal psychology). Theo thuyết này, trong hoàn cảnh bị đe dọa, người thiếu kinh nghiệm thường có phản ứng tức khắc bằng thái độ (hành động) thể hiện sự lìa xa với những đối tượng (vấn đề) mà người đó nghĩ có thể làm cho tình trạng nguy hiểm hơn. Sự “lìa xa” đó có nhiều mức độ từ thờ ơ, từ chối, bác bỏ đến ruồng rẫy, đả phá. Tuy nhiên phản ứng “lìa xa” đó không thể qua mắt được các điều tra viên hạng trung bình, đó là dấu hiệu khả tín của “cái tôi đang hoảng”, theo kiến thức thuộc loại cơ sở vừa nêu của hình sự học. Sau khi đăng hai phần của bài viết này, tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi trong đó có một luận điểm cho rằng “ban tổ chức” phải có thái độ như thế là  “nhằm mục đích tập dượt cho những người chưa quen, những người vẫn còn sợ việc xuống đường. Làm cho họ quen đã, xuống đường nhiều đã, rồi...” Theo tôi, và phải nói thẳng, luận điểm này hoặc là ngụy biện để che chắn cho một kế hoạch nào đó hoặc là ngộ nhận, sai hoàn toàn về quan điểm vận động tiến bộ. Thứ nhất, vì chúng ta không thể cải thiện một xã hội độc tài bằng cách tập cho người dân xuống đường với tinh thần độc quyền, độc tài. Điều đó chỉ có thể làm thay đổi hình thức độc tài và gây rạn nứt thêm cho xã hội, không thể giúp xã hội nghiêng được sang dân chủ tự do. Chúng ta nên nhớ lại, trong các xã hội độc tài toàn trị, không phải không có các thiết chế có những cái tên như “quốc hội” (nghị viện), “tòa án”, “thẩm phán”, “mít-tinh”, “biểu tình”, “công đoàn”, “bỏ phiếu”, “báo chí” v.v. và cả “đa đảng chính trị” nữa. Tất cả những thứ đó hầu hết đều có, nhưng chỉ có điều: do một nhóm người điều khiển hoặc chỉ một số người được thực hiện mà thôi! Thứ hai, lập luận đó rất dễ rơi vào bẫy của nhà độc tài khi họ muốn loại sự tham gia của những cá nhân, hội đoàn không có lợi cho quyền lực độc tài của họ trong khi cho phép nhiều cá nhân, hội đoàn tham gia nhưng vô hại đối với họ. Thủ pháp này có thể gọi là đa nguyên nửa vời. Tựu chung luận điểm đó và giải pháp đó chỉ có lợi cho độc tài. Rõ ràng, xã hội dân sự Việt Nam trong những năm qua đang sôi động, phát triển. Ý thức tự lập của người dân đã có nhiều dấu hiện cải thiện. Trong môi trường đó, tinh thần đó, dù còn nhiều khiếm khuyết và đầy thách thức, nhiều nhà hoạt động trẻ nhiệt thành, có tri thức đã xuất hiện và đóng góp rất nhiều, bằng những cách thức mới khác hẳn, cho tiến bộ xã hội. Nhiều người có kiến thức và tài năng thật xuất sắc, cá nhân tôi hết sức khâm phục và ngưỡng mộ. Và trên bước đường hoạt động còn đầy chông gai đó chắc chắc họ không thể tránh được những sai sót, thậm chí lỗi lầm, như mọi con người khác. Và tôi tin họ sẽ ngày càng xuất sắc hơn qua những sai sót có thể đó. Nhưng tôi cũng tin rằng trong xã hội vẫn còn nhiều trí tuệ và tài năng xuất sắc nữa và có thể xuất sắc hơn hết thảy mọi nhà hoạt động xuất sắc đã từng xuất hiện. Nhưng vì một lý do nào đó những người đó vẫn chưa xuất hiện. Chúng ta hãy cùng lưu tâm bảo vệ, tạo cơ hội cho những con người như thế được lên tiếng và thể hiện. [i]     “The inference to which we are brought is, that the CAUSES of faction cannot be removed, and that relief is only to be sought in the means of controlling its EFFECTS.” Theo nhucaytrevn.blogspot.de/2015/04/ Xem phần 1 - http://www.ttdq.de/node/2180 Xem phần 2 - http://www.ttdq.de/node/2182  
......

Nhà báo Đoan Trang và “Quân lực Việt Nam Cộng hòa” (2)

“Quân lực Việt Nam Cộng Hòa” Qua những gì đã trình bày, mấu chốt của sự cố đã xảy ra nằm ở chỗ những thanh niên ôn hòa, nghiêm nghị trong cuộc tuần hành vì cây xanh đó đã dám thể hiện những biểu tượng, yếu tố liên quan tới “Việt Nam Cộng Hòa” một cách ôn hòa. “Việt Nam Cộng Hòa” là gì? Đứng về mặt cảm nhận xã hội nói chung, chúng ta phải thừa nhận đây là một cụm từ còn có tính “húy kỵ” vì “Việt Nam Cộng Hòa” đã là một chính thể đối lập, đối kháng với chính thể hiện nay và vẫn bị chính thể hiện nay kỳ thị, coi là “ngụy”, “tay sai”, “bán nước”. Tuy nhiên, về mặt bản chất, “Việt Nam Cộng Hòa” có thực là một chính thể “tay sai”, “bán nước”, “ngụy”? Căn cứ vào các cứ liệu lịch sử, chúng ta có thể khẳng định tất cả các từ chỉ thị trong dấu “ ” này đều là bóp méo sự thật. Nhìn vào những gì đã thể hiện trên thực tế chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây trong quan hệ giữa chính thể “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (tiếp nối của “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”) với Trung Hoa Cộng Sản, chúng ta có thể tự tin khẳng định “Việt Nam Cộng Hòa” là một chính thể đã không làm phương hại tới chủ quyền lãnh thổ, quốc gia trong quan hệ với nước ngoài như hai chính thể Việt Nam vừa nói. “Việt Nam Cộng Hòa” cũng là chính thể được thiết lập thông qua các thiết chế dân chủ, mặc dù còn nhiều khiếm khuyết, nhưng tính chất dân chủ cao hơn hẳn hai chính thể vừa đối chiếu. Đặc biệt “Việt Nam Cộng Hòa” đã tôn trọng nhiều quyền tự do chính trị, tự do dân sự của người dân. Ở “Việt Nam Cộng Hòa” cách đây hơn 40 năm, người dân đã có quyền ra báo tư nhân, quyền thành lập đảng chính trị đối lập, quyền xuống đường biểu tình, v.v. - tất cả những quyền này đều thiếu vắng ngay trong chính thể hiện nay: “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy “Việt Nam Cộng Hòa” so với chính thể Việt Nam hiện tại rõ ràng là một biểu tượng của văn minh, dân chủ, nhân bản. Nhìn như thế ắt hẳn chúng ta phải cảm thấy chia sẻ, thương cảm và ngậm ngùi cho “Việt Nam Cộng Hòa”, cũng như cho tất cả mọi người Việt Nam, kể cả các đảng viên Cộng sản, bởi một chính thể nhân bản hơn, dân chủ hơn và có trách nhiệm hơn đối với lãnh thổ quốc gia đã không thể tồn tại. Nhìn như thế, dù chúng ta có thể sợ vì vẫn coi là một “húy kỵ”, chúng ta không thể nào hắt hủi, ghẻ lạnh với “Việt Nam Cộng Hòa”. Nhưng không chỉ không ghẻ lạnh và không hắt hủi, nhóm thanh niên “Quân lực Việt Nam Cộng Hòa” trong cuộc tuần hành hôm 12/4 vừa qua còn biểu tỏ sự liên đới một cách công khai nhưng điềm đạm và rất chừng mực. Đặc biệt, các thanh niên đó còn ở độ tuổi trên dưới 30, tức được sinh ra cách khá xa “Việt Nam Cộng Hòa” và hình như tất cả đều sinh trưởng tại miền Bắc. Tôi cho rằng đó là một hiện tượng rất đáng chú ý trong giới trẻ, những người thường bị coi là thiếu ý thức xã hội hay ít quan tâm tới chính trị. Theo tôi, rất có thể những thanh niên đó đã thấu hiểu sự thật lịch sử và có ý thức rõ trong việc mạo hiểm tôn vinh những giá trị cao đẹp đã mất đang bị coi là “húy kỵ”. Những khuôn mặt nghiêm nghị, trầm tư, tự tin khi tuần hành của các bạn đó có thể là biểu hiện của tự nhận thức rõ sự nghiêm trọng trong những việc họ đang làm. Hoặc họ là những người trẻ sáng tạo và táo bạo trong việc thức tỉnh dân chúng về một vấn đề quan trọng của lịch sử đang bị che giấu và rất liên quan tới nền tảng tiến bộ của xã hội: Thể chế chính trị. Nhưng dù sự thật thế nào, việc dám xiển dương “Việt Nam Cộng Hòa” ngay giữa thủ đô Hà Nội trong những ngày tháng Tư này bằng một thái độ công khai, ôn hòa, chững chạc như thế cũng là một sáng tạo dũng cảm đàng hoàng của tuổi trẻ rất cần được ghi nhận. Tôi tin những thanh niên đó chắc cũng đã phải dự tính nhiều người hiện nay sẽ không đồng tình với họ. Nhưng chắc họ cũng sẽ thông cảm với những người đó vì đa phần là do thói quen cố hữu cứ ôm lấy những “húy kỵ” lẽ ra đã phải bỏ hoặc chưa tự tìm hiểu thêm lịch sử mà thôi. Chắc họ cũng phải nghĩ và tự động viên bản thân rằng: Có cái tiến bộ hay thúc đẩy tiến bộ nào không có tính “khác” và “trước” so với số đông? Nhìn kỹ hơn chúng ta sẽ thấy vấn đề lại có tính trớ trêu nực cười cho xã hội ta, khi một Ủy viên Bộ Chính trị, một ông Thủ tướng cộng sản gộc (có thể sẽ thành Tổng bí thư) đã công khai làm thông gia với “Việt Nam Cộng Hòa” từ lâu rồi mà người dân lại vẫn e sợ, húy kỵ “Việt Nam Cộng Hòa”. Khi cả hệ thống chính trị “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” đang vận động để được mua các loại vũ khí tối tân của Hoa Kỳ - đồng minh cũ của “Việt Nam Cộng Hòa” - mà người dân lại vẫn phát hoảng khi nghe tới “Quân lực Việt Nam Cộng Hòa”. Có lẽ, một trong những hệ lụy nặng nhất từ một chế độ toàn trị không phải là sợ hãi hay độc đoán mà chính là sự chai lỳ về tư duy. Và chẳng phải xã hội ta đã tiến lên được nhiều bước là do đã nỗ lực phá đi được những húy kỵ như “khoán ruộng”, “sản xuất tư nhân”, “buôn bán tư nhân”, “nghe đài địch”, “chơi với tư bản”, v.v.? Nhưng lại vẫn còn một giả thuyết khác, trong giới trẻ và xã hội hiện nay đã có nhiều người nhận thức đúng về “Việt Nam Cộng Hòa” nhưng vẫn ngại chưa dám bày tỏ như nhóm “Quân lực VNCH”. Nhìn cả hai mặt như thế chúng ta sẽ càng thấy rõ hơn ý nghĩa xã hội của nhóm “Quân lực VNCH”. Nếu tôi không nhầm, hầu hết tất cả những người đã dấn thân vào các hoạt động cho cộng đồng nhưng ngược với ý muốn của chính quyền đều đã ít nhất một lần phải nghe người khác “khuyên răn” với những lý luận tương tự, “quá nhanh”, “quá xa”, “quá mạnh”, “gây mất an ninh”, “mất ổn định”, “phá hoại hạnh phúc, tương lai” của người này, người kia. Do đó nhà báo Đoan Trang cáo buộc nhóm “Quân lực VNCH” “đã đi quá xa” là không thỏa đáng. Và cho rằng họ có nguy cơ làm “vùi dập” những mầm xanh tuổi trẻ khác là một suy nghĩ không đúng và quá nặng.○ (còn một phần) Theo nhucaytrevn.blogspot.de Xem phần 3 - http://www.ttdq.de/node/2183  
......

Pages