2015

Hội CTNLT gặp phái đoàn dân biểu Quốc hội Tiểu Bang Bavaria, Đức

Tiểu bang Bavaria nằm ở miền đông Nam nước Đức, thủ phủ là Munich. Đoàn Dân biểu Quốc hội tiểu bang Bavaria gồm Markus Ganserer, Tobias Reish, Alexander Huttinger đã sang làm việc với Quốc hội VN. Tại TLS Đức Sài Gòn, đoàn đã gặp và trao đổi với đại diện của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm (CTNLT), anh Phạm Bá Hải ngày 20/3/2015. Chuyến công tác tại quốc hội VN, đoàn đã làm việc nhiều ngày với UB Đối ngoại quốc hội. Song, để hiểu biết thêm bên kia những gì nhà cầm quyền nói, họ đề nghị gặp Hội CTNLT để nghe về tình hình Nhân Quyền trong bối cảnh phát triển kinh tế, tình trạng đàn áp giới bất đồng chính kiến và điều kiện giam cầm. Hỗ trợ phát triển kinh tế VN sẽ không mang lại sự tôn trọng NQ từ phía VN nếu các nước không đặt NQ như điều kiện trong các cuộc thương thảo hiệp ước kinh tế. Vững mạnh về kinh tế trong tay giới cầm quyền sẽ  tăng cường bộ máy đàn áp người bất đồng chính kiến. Các nhà hoạt động bị ngăn cản việc làm, chổ ở, đe dọa, quấy nhiễu, đánh đập. Cơ chế nhà tù áp dụng các biện pháp khắc nghiệt để làm nhục chí tù nhân lương tâm. Cần phải tác động thay đổi bộ luật hình sự vi phạm NQ của quốc hội VN. Đó là điều có thể làm của các vị dân biểu, nghị sĩ nước dân chủ khi sang hỗ trợ, trao đổi tư pháp cho VN. Cùng gặp gỡ với đoàn có anh Lê Quốc Quyết, em trai LS Lê Quốc Quân, người sẽ mãn hạn tù vào tháng 6 này. Pv. Hội CTNLT Theo fvpoc.org
......

Hoa Kỳ Đang Bỏ Trung Đông ? Bỏ Do Thái ?

Ngoài các căn cứ hải quân Mỹ đang đóng ở hai bờ tây và đông Hoa Kỳ, chúng ta thấy rằng đa số các căn cứ hải quân  Mỹ tập trung nhiều quanh vùng vịnh Persian . Đây là điều hợp lý vì nhu cầu gia tăng dầu khí thế giới sau Thế Chiến Hai tăng cao vùn vụt và Mỹ cũng hòa nhịp với thế giới thi nhau hút nguồn dầu thô coi như 'vô tận' tại Trung Đông .   Hoa kỳ cũng như các cường quốc kinh tế đều biết rằng 2/3 trữ lượng dầu và 1/3 trữ lượng khí đốt đều trong tay vài nước quanh vùng Vịnh (Persian Gulf) . Chúng ta không lạ gì các tổ chức bảo vệ quyền lợi các quốc gia có dầu tại Trung Đông ra đời mà OPEC là tổ chức cuối cùng . Và điều dễ hiểu các căn cứ hải quân đa số đều đóng quanh vùng vịnh cùng sự bố trí của Đệ Ngũ Hạm Đội Mỹ tại đây . logo 5th Fleet & bản đồ trách nhiệm của Hạm Đội 5 Hoa Kỳ Sự phát triển kinh tế thế giới sau thời kỳ Chiến tranh Vn (Vietnam War) và sau Chiến Tranh Lạnh (Cold War) cho chúng ta thấy sự xuất hiện một cường quốc kinh tế hàng chế xuất (Manufacturing Economy ) là Trung Hoa và sự tiêu thụ dầu thô ào ạt từ quốc gia này cũng không lạ gì cho tuyến dầu thô đậm nét từ Vùng Vịnh tới Đông Nam Á , xuyên qua Biển Đông là có giá trị hàng hóa lớn nhất trong giá trị hơn 5 ngàn tỷ mỹ kim qua vùng biển này .       Giá dầu từ 1987 đến nay MỌI SỰ THAY ĐỔI VÌ DẦU Từ cuối năm 2014 cho đến hôm nay tháng giêng 2015 giá dầu thô tiếp tục trụt giá trầm trọng . Theo CƠ Quan Dự Đoán Năng Lượng Quốc Tế IEA (International Energy Agency’s World Energy Outlook)thì Mỹ sẽ vượt Ả Rập về nguồn cung dầu vào năm 2020 và tự túc hoàn toàn về năng lượng vào năm 2030 dựa vào các yếu tố: -canh tân kỹ thuật khoan dầu trong nước -tăng mức xử dụng nguồn lợi khổng lồ về phiến dầu (shale oil) -ứng dụng các nguồn năng lượng thay thế như biogas , ethanol , solar eneggy 1 mỏ lộ thiên khai thác phiến dầu Shale oil tại Colorado MỹDầu phiến của Hoa kỳ ước lượng dự trữ tới 1500 tỷ barrels dầu-- nhiều gấp 5 lần dầu phiến của Arab Saudi Những điều này, theo IEA có thể hạ giảm tới 90% mức nhập dầu từ Trung Đông sang Mỹ  ngoài trừ các đầu mối cung cấp gần như Canada, Venezuela và các nước gần nơi có giá dầu thô hạ nhất do khoảng vận chuyển quá gần làm giá dầu nhập không thể nào cao được . Bao lâu nay giá dầu cao do tuyến vận chuyển dầu đường dài nay giá dầu hạ không làm thiệt hại kinh tế Mỹ nhưng lại là sự thiệt hại cho các nước khối OPEC , Trung Đông hiện nay không nước nào chịu giảm sản lượng để nâng giá dầu . Theo IEA , họ tiên đoán rằng các nước Á Châu trong tương lai gần sẽ theo bước Hoa Kỳ giảm tới 90% dầu nhập từ Trung Đông , rất dễ hiểu họ sẽ mua dầu từ Nam Mỹ ngay cả từ Hoa Kỳ vì cước phí vận chuyển gần hơn . ÂU CHÂU không huởng lợi gì từ giá dầu hạ khi mức thất nghiệp tăng cao cùng nguồn thu hạ của Trung Đông sẻ giảm mức nhập hàng từ các nước này trong lúc kinh tế EU chưa vực lại . CHUYỆN KHÔNG ĐƠN GIẢN LÀ GIÁ DẦU HẠ Khi cái túi dầu Trung Đông không còn quan trọng đối với Mỹ thì các lực lượng quân sự Mỹ tại Trung Đông sẽ giảm vai trò CẢNH SÁT đối với các mỏ dầu và tuyến dầu quan trọng tại đây sẽ làm lung lay sự cân bằng,  lấy thí dụ Eo Biển Hormuz ( Strait of Hormuz ) không còn bóng dáng hải quân Mỹ .  Gần hai nhiệm kỳ của tt Barack Obama nếu để ý chúng ta thấy mối liên hệ Mỹ -DO thái , Mỹ -A Rập Saudit mờ nhạt dần.  Ví dụ đối với Do Thái, chính quyền Obama đã mô tả Netanyahu  như sau " ngoan cố, cận thị, phản động, chậm hiểu, hăm dọa, rình rang, ... "( Jefrey Godlberg, The Crisis in U.S.-Israel Relations Is Officially Here ) chẳng qua là khối dầu Trung Đông dần dà không là vấn đề "chết sống" đối với nền kinh tế Hoa Kỳ! Netanyahu - Obama   Nước Mỹ hàng năm tốn nhiều tỷ đô la cho an ninh Do Thái " cho người xung kích năng hoạt nhất "  mỗi khi khoảng trống quân sự của Mỹ xảy đến cho Vùng Vịnh thì Do Thái là người thiệt hại thứ Nhất . VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CHO TRUNG CỘNG KHI MỸ RÚT KHỎI TRUNG ĐÔNG ? Mỹ đang có khối dầu an toàn sẵn sàng cho Nhật và Nam Hàn nhưng các nước Đông Á sẽ là những kẻ thiệt hại thứ hai khi Mỹ rút khỏi Trung Đông .  Tương tự Kênh Đào Suez bắt đầu mở cửa vào tháng 11 năm 1869; chúng ta tưởng cũng nên nhắc lại một ít về quá khứ của Kênh Đào Suez, trước tiên thuộc quyền kiểm soát của Pháp sau Anh quốc nắm quyền do sự cần vốn của Ismail người muốn canh tân Ai Cập nên Anh quốc đã thắng quyền làm chủ  . Nhiều cuộc chiến đã xảy ra suốt hai trận thế chiến và sau thế chiến Hai có liên quan đến kênh đào này mãi cho đến năm 1962 Ai Cập mới có toàn quyền cai quản nó . Kể từ thế kỷ 17 sau gần 2 thế kỷ Hoa kỳ lập nên chế độ cộng hòa, nước Mỹ không liên quan gì đến vùng này cho đến Thế chiến Hai. Khi nước Mỹ trổi dậy với nhu cầu to lớn về dầu hỏa  thì không ai hất nỗi chân Mỹ ra khỏi vùng dầu Trung Đông cho đến hiện nay là thời điểm nước Mỹ "tự động rút lui " . Ai sẽ thay thế Mỹ làm người 'Cảnh Sát' tại vùng Vịnh hay canh giữ eo biển Hormuz , cùng ngay cả kênh đào Suez thay thế Mỹ ngoài Trung Cộng ?   Tại sao chúng ta nghĩ Trung Cộng ? Đường màu xanh chỉ tuyến dầu qua Trung Cộng đến từ vùng Vịnh   Trung Cộng là nước mua dầu nhiều từ Trung Đông hiện tại thì phải gánh lấy vai trò này nếu không muốn nền kinh tế chế xuất chết cứng vì không có dầu . Nhìn vào lực lượng hải quân của Trung Hoa hiện tại chưa đủ sức bảo vệ bờ biển của họ thì điều này là bất khả thi trừ Mỹ . Tương lai Mỹ sẽ trở thành người bán dầu, nhưng hiện tại các nước Đông Á đang lệ thuộc dầu từ Vịnh Persian là chuyện thực tế trước mắt .   Tiếp đến khi nước Mỹ độc lập về năng lượng , hay nói cách khác khi cái "ô quân sự " tại Vùng Vịnh của Mỹ rút lui sẽ có người MẤT RẤT LỚN đó là các vương quyền tại Trung Đông đang sở hữu trong tay nguồn DẦU -ĐÔ LA và lệ thuộc vào quân sự Hoa kỳ nhất là hải quân  .Chúng ta chứng dẫn cụ thể là vương quyền Saudi Arabia, Morocco, Jordan, Kuwait, Bahrain, the UAE, Qatar and the Sultanate of Oman trong đó giàu mạnh nhất là Arab Saudi.Bản đồ có gạch chéo là các vương quyền A Rập Chúng ta sẽ chứng kiến người dược lợi nhất là IRAN vì không còn sự đe dọa của lực lượng hải quân Mỹ tại đây. Iran hơn bao giờ hết ước mơ là một cường quốc Hồi Giáo hạt nhân tại vùng Vịnh . Mong muốn này bao lâu nay bị Tây phương nhất là Mỹ ngăn chận . Tuy thuộc Hồi giáo nhưng Iran đa số theo hệ Shiite khác với Arab Saudi theo hệ pháo Sunni . Sự trổi dậy của Quốc Gia Hồi giáo Cực Đoan ISIS là một vấn đề thách thức lớn cho vùng Trung Đông khi Mỹ để lại khoảng trống lớn tại đây. Giáo chủ tối cao Iran : Ali Khamenei. Chấp giáo  4 June 1989, quyền hành cao hơn cả tổng thống Iran. NGƯỜI DÂN MỸ SẼ LÀ QUYẾT ĐỊNH Theo Bloomberg News 25-1-2015, có tới 45 trong 53 kinh tế gia Hoa kỳ cho rằng kinh tế Hoa kỳ đang trên đà hồi phục với những tín hiệu giảm lạm phát cùng tín hiệu Quỹ Dự Trữ Liên Bang FED Mỹ sẽ tăng phần trăm tiền lời trở lại vì cho la `nước Mỹ đã qua khủng hoảng kinh tế . MỖI KHI người dân Mỹ thấy được lợi ích từ giảm thiểu tốn phí thuế để nuôi đội quân hải ngoại tại Trung Đông, khi giá dầu rẻ đang thúc đẩy công ăn việc làm thêm và sự tiêu dùng tại quốc nội thì sự quyết định của cử tri sẽ là ' DẤU CHẤM HẾT ' cho vai trò của Mỹ tại Trung Đông . Từ điểm này, ai hay nghĩ đến thời cuộc sẽ hình dung vai trò ai là kẻ bắt buộc nhảy vào cuộc chơi thế chân Mỹ tại Trung Đông ? Liệu bao nhiêu chiếc 'Liêu Ninh' này mới ngang hàng với Hạm Đội 5 của Mỹ ? Hãy để cho Trung Cộng đem QUÂN GIẢI PHÓNG TRUNG HOA CÙNG CHIẾC HÀNG KHÔNG MẪU HẠM LIÊU NINH ' hàng phế thải' qua trấn giữ eo biển Iran và Vịnh Persian vì Tàu là kẻ dùng dầu nhiều nhất hiện nay ? Qua mấy mươi năm 'đổi mới ' từ thời hậu Mao tức là Đặng tiểu Bình , Tàu là kẻ thừa huởng mối lợi do lực lượng quân sự Mỹ trấn giữ Trung Đông để tha hồ mua dầu  nhưng không ' trả xu nào ' cho Mỹ ?  TIẾN THỐI VẠN NAN CHO VIỆC 'DĨ LỠ ' thế "leo lưng cọp " TẠI BIỂN ĐÔNG    Nếu Trung cộng gia tăng sự có mặt hải quân tại Trung Đông thì 'lực lượng răn đe' tại Biển Đông và Đông Bắc Á sẽ thưa đi. Nhưng muốn có dầu thì phải ít nhiều gì phải có lực lượng thế Mỹ tại vùng Vịnh, một thực tế mà Trung Cộng hoàn toàn chưa có đủ ngoài trừ lực lượng dọa nạt CSVN tại Biển Đông hay hù dọa các nước Đông nam Á thôi. Không có cái gì VĨNH CỮU kể cả chuyện SỐNG NHỜ TRÊN XƯƠNG MÁU KẺ KHÁC . DÒNG KẾT NGẮN GỌN Sự Hạ giá dầu , và VAI TRÒ RÚT LUI CỦA LỰC LƯỢNG MỸ tại Trung Đông là những  gì phải đến khi Mỹ trở về một chuyện tính trước từ thế kỷ 20 là    * KHAI THÁC DẦU KHÍ NỘI ĐỊA HOA KỲ     *định hình lại một nền kinh tế không lệ thuộc vào dầu nhưng lệ thuộc vào cuộc CHẠY ĐUA KỸ THUẬT CHO THẾ KỶ 21   Đây chưa hẳn hoàn toàn là một 'GAME CHƠI ' của Mỹ đối với Nga, Trung đông, EU, kể cả Tàu mà đây là một giai đoạn trong  chuỗi CHIẾN LƯỢC KINH TẾ CHÍNH TRỊ LIÊN THẾ KỶ mà các đầu não chính trị Hoa kỳ ( think tank ) tính trước . Chỉ tiếc cho các chế độ THIẾU VIỄN KIẾN, hay nhìn cái lợi trước mắt (theo lối "trực quan"), đến nay đang và sắp bước vào rối loạn. DHL -BA SOCIAL SCIENCE SJSU
......

Giải Tự Do Ngôn Luận 2014 của Hội Nhà Văn Na Uy được trao cho nhà văn, phóng viên và nhà viết blog Việt Nam Nguyễn Xuân Nghĩa

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị bắt vào tháng 9 năm 2008 – vì đã ̎"xúc phạm đến đảng cộng sản Việt Nam cũng như nhân dân Việt Nam" - đã nhận bản án 6 năm tù, trong đó có thời gian 6 tháng bị biệt giam, cô lập hoàn toàn. Ông ra tù năm 2014, nhưng lại bị 3 năm quản chế tại gia. Ông Nghĩa năm nay 64 tuổi, là nhà thơ, nhà văn, ký giả và nhà bình luận. Ông từng là hội viên Hội Nhà Văn Hải Phòng và là một trong những sáng lập viên của phong trào dân chủ bị cấm được biết đến là Khối 8406. Năm 2003 ông bị cấm đăng và xuất bản những bài viết của mình vì đã có những hoạt động ủng hộ Dân Chủ. Ông đã bị bắt cùng với nhiều nhà hoạt động khác, trong đó bao gồm nhiều nhà văn, ký giả báo chí và blogger trong một chiến dịch bắt bớ của công an, và đó cũng là tín hiệu khởi đầu của một chiến dịch đàn áp quy mô mới chống lại các nhà đối lập tại Việt Nam vào thời điểm ấy. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, trong một phiên tòa lấy lệ chỉ kéo dài một vài giờ, ông đã bị kết án với tội danh tuyên tryền chống phá chế độ, theo điều luật cấm "mọi tuyên tryền chống chế độ cộng sản" và "tuyên truyền xuyên tạc gây nguy hại đến an ninh quốc gia, phá rối trật tự công cộng và gây mất niềm tin của nhân dân vào đảng". Qua những tác phẩm thơ, văn và những bài bình luận, ông bị cáo buộc là đã "xúc phạm đến đảng cộng sản Việt Nam, xuyên tạc tình trạng đất nước, làm xúc phạm và ô nhục lãnh đạo đất nước, đòi hỏi đa nguyên đa đảng và tìm cách vận động người dân tham gia phong trào đối lập". Trong thời gian bị tù, ông Nghĩa đã bị bệnh nặng vì không được chữa trị đúng mức trong suốt sáu năm bị giam cầm. Buổi lễ trao giải thưởng sẽ được diễn ra nhân hội nghị thường niên của Hội Nhà Văn Na Uy ngày 21 và 22 tháng 3 năm 2015 tại Bristol Hotel ở Oslo. Vì khôi nguyên của giải Tự Do Ngôn Luận không thể ra khỏi Việt Nam, nên vợ ông sẽ là người thay thế để nhận giải.
......

Đồng loạt báo chí Việt Nam lên án DLV trá hình phá hoại cuộc tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma ngày 14.3.2105

Trong cuộc giao ban thành uỷ Hà Nội, thiếu tướng GĐCA TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và trưởng ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội Hồ Quang Lợi đã có những phát biểu thể hiện quan điểm, ý kiến của công an tuyên giáo về đội ngũ Dư Luận Viên cờ đỏ trá hình , núp bóng yêu nước, yêu đảng, chống phản động để tiến hành những hoạt động phi pháp, phục vụ mưu đồ riêng. Ngay sau đó đồng loạt các tờ báo lớn của Việt Nam đều có bài lên án đội ngũ DLV này. Đặc biệt mục ý kiến bạn đọc trên một số tờ báo cho thấy, dư luận quần chúng nhân dân không phản ứng bức xúc với hành vi ngang ngược của bọn DLV trá hình này. Tờ báo giaoduc.net.vn lên án mạnh mẽ nhất hành vi xúc phạm vong linh chiến sĩ của nhóm DLV trá hình. ''Vậy phải chăng chúng được sự hậu thuẫn từ các tổ chức phản động, từ bộ máy tuyên truyền bên kia biên giới để cố tình bóp méo lịch sử? Không khó để tìm trong tàng thư của công an những người này là ai, sống ở đâu bởi vì hình ảnh của chúng là rất rõ ràng. Gia đình, người thân, bạn bè của những kẻ ngăn cản buổi lễ dâng hương tưởng niệm này sẽ nghĩ gì? Họ có cảm thấy xấu hổ vì đã sinh ra những đứa con không hiểu đạo lý như vậy? Ngôi trường mà chúng đang theo học nghĩ gì khi đào tạo nên những kẻ không biết đâu là tổ quốc, dân tộc đâu là nối giáo cho giặc như vậy? Nên nhớ, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh vì tổ quốc hoàn toàn khác với những hành động bạo loạn, đập phá như đã từng xảy ra khi Trung Quốc đưa giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Đảng, nhà nước và đặc biệt là lực lượng thực thi pháp luật như công an, kiểm sát, tòa án đã có hành động kịp thời, trừng trị thích đáng những kẻ gây bạo loạn, giữ gìn kỷ cương, phép nước.  Thiết nghĩ Công an thành phố Hà Nội cần phải huy động lực lượng, cần phải tìm ngay những kẻ gây rối tại buổi lễ tưởng niệm, dù là hành động tự phát song không thể không có kẻ tổ chức, nhất là có thể còn có những thế lực đứng sau nhóm người này. Cần phải đưa chúng, ít nhất là ra trước tòa án dư luận để những kẻ ngông cuồng đang đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc, đi ngược lại đạo lý làm người nhận thức được hành động của chúng cũng là tội lỗi.'' Theo như ông Nguyễn Đức Chung thì công an Hà Nội sẽ xác minh và làm rõ động cơ của nhóm những kẻ phá hoại này.  Phải nói chưa bao giờ một lời nói của một vị giám đốc công an TP được dư luận ủng hộ đông đảo đến như vây. Điểm lại từ các đời giám đốc công an HN trước đến nay, chưa có một phát ngôn nào của người đứng đầu công an TP  mà được  từng đấy tờ báo toàn quốc đều đưa lại với ý kiến ủng hộ như vậy. Điều đó nói lên một sự thât là bấy lâu nay dư luận nhân dân cả nước cực kỳ bức xúc trước hành vi của nhóm côn đồ trá hình DLV này, chỉ vì họ nghĩ đây là chủ trương của Đảng và nhà nước nên còn bán tín, bán nghi không lên án. Khi thấy quan điểm của cán bộ chính quyền có trách nhiệm thể hiện công khai về vấn đề này , cơn bức xúc kìm nén bấy lâu mới được bùng nổ, tạo thành một làn sóng trên các trang báo lớn nhất ở Việt Nam. Đằng sau sự kiện này là gì .? Ông Chung khá bản lĩnh khi thẳng thừng tuyên bố CAHN không liên quan và bao che vấn đề này. Trả lời như vậy, được lòng đông đảo quần chúng nhân dân. Nhưng ông Chung sẽ vấp phải những nghi hoặc có cơ sở của nhiều người khác là tại sao bấy lâu nay đám này tung hoành công khai mà công an Hà Nội làm ngơ. Trả lời như vậy ông Chung đưa mình vào thế là phải xác minh nhân thân nhóm này và làm rõ động cơ sau những hành vi của chúng. Chưa kể khi xác minh biết được chủ mưu đứng đằng sau nhóm này là thế lực nào trong chính quyền, ông Chung trọn giải pháp nào cho êm đẹp. Công an Hà Nội có đứng đằng sau nhóm này không.? Câu trả lời của tôi là có. Không cần những chứng cứ thu thập trên mạng qua những hình ảnh, clip, thông tin của người khác. Bằng những gì trải nghiệm trong khi làm việc với cơ quan an ninh Hà Nội, những va chạm với đám DLV này. Tôi khẳng định chắc chắn CAHN đã tiếp tay cho nhóm DLV này bằng cách cung cấp thông tin cá nhân, bí mật điều tra cho nhóm DLV trá hình này hoạt động. Vậy ông giám đốc Công an Hà Nội có đứng đằng sau nhóm này không.? Câu trả lời của tôi là không. Trước giờ tôi viết bài về đám DLV này, chưa bao giờ tôi đưa tên ông Nguyễn Đức Chung vào vị trí chủ mưu đứng đằng sau nhóm DLV trá hình này. Ông Chung có nhiều cách để trấn áp , ngăn chặn biểu tình, những cách đó có thể là độc ác hoặc ôn hoà. Nhưng dùng DLV để gây rối lằng nhằng, ỏm tỏi, gây hình ảnh nhiễu loạn như vậy không phải là cách mà ông muốn làm. Ở cương vị ông Chung là người trông nom an ninh trât tự Hà Nội. Muốn giải tán biểu tình, ông cho cảnh sát cơ động bao vây cô lập, lùa người biểu tình vào vòng vây như lùa vịt,  sau  đó công an mặc dân sự đeo băng đỏ vào giữa vòng vây, ung dung xách cổ lần lượt  từng người biểu tình như xách vịt tống lên xe buýt. Chở sang trại Lộc Hà giam từ sáng đến tối , cho ăn uống, hỏi han qua loa nhằm kéo thời gian hết ngày rồi cho về. Còn sử dụng đám DLV cờ đỏ thì lợi bất cập hại, cứ lằng nhằng cãi cọ um xùm, hát hò, nhảy múa, băng rôn khẩu hiệu loa đài để đôi co, phá đám người biểu tình. Hình ảnh đấy cho thấy chính quyền đê hèn, thiếu sức mạnh, dùng tiểu xảo. Chỉ tổ gây lem nhem, nhếch nhác cho hình ảnh Hà Nội. Chưa kể bọn DLV về còn tung hình ảnh hoạt động của chúng lên mạng, khiến người dân hỏi công an Hà Nội ở đâu mà phải để bọn này đứng ra thay thế chuyện ngăn cản biểu tình, tưởng niệm. Hay cơ quan công an bất lực, hay chính quyền không có chính danh, đành phải nhờ cậy đến bọn này giúp phá hoại biểu tình.? Rõ là ở cách thứ nhất, những người biểu tình có uất ức. Nhưng chắc chắn họ không uất ức bằng việc họ bị một đám người lôm côm ra gây sự, nhục mạ như ở cách thứ hai. Thà họ bị cảnh sát tóm cổ bắt đi họ còn đỡ ức  hơn bị đám người như bọn Quang Lùn, Nhật Lệ, Thắng Còi nhảy vào xỉa xói, lôi bố mẹ, anh chị họ ra xúc phạm. Trong một status viết trước ngày 14.3 vừa qua, tôi đã bày tỏ mong muốn đám DLV trá hình này sẽ xuất hiện và có những hành vi nhục mạ những người tưởng niệm. Vì sao, vì chính sự nhục mạ ấy sẽ nuôi bức xúc của người bị nhục mạ lớn dần, thành căm phẫn, sự căm phẫn cứ tích tụ dần dần sẽ ngày một lớn lên. Tôi từng quan sát thấy những người biểu tình bị bắt ở trại Lộc Hà đi ra, nét mặt họ đa phần không uất ức như những lần không bị bắt nhưng lại bị đám DLV trá hình xúc phạm. Và nếu cứ kéo dài kiểu người biểu tình, tưởng niệm người phá ngang bằng trò bỉ ổi, chắc chắn có lúc sẽ xảy ra đổ máu, bạo động giữa hai bên. Nhất là tình trạng thích dùng bạo lực, đấm đá, cướp giật của đám DLV ngày càng gia tăng tiến độ, không ai dám bảo đảm những người bị chúng đánh sẽ nhịn mãi. May mắn cho DLV và cho chính quyền Hà Nội là những người biểu tình, tưởng niệm đại đa số là người hiểu biết, hiền lành, tôn trọng pháp luật. Nếu phải tôi trong đám biểu tình ấy, chỉ cần ăn một cái huých hay cú đấm. Lần sau tôi thủ dao trong người để xiên ngay vài ba thằng gây sự với tôi, tù tội tính sau. Hoặc tôi sẽ theo về tận nhà thằng nào đánh tôi, rình nó đi lại sinh hoạt sơ hở đập một vài nhát vào đầu cho hả giân. Bởi tính nết như vậy nên tôi không làm người đấu tranh cho tự do dân chủ được. Chỉ làm thằng chém gió, tào lao như thế này. Có lẽ ông Nguyễn Đức Chung cảm nhận thấy việc dùng DLV như vậy chỉ nuôi dưỡng những bức xúc ngày một lớn lên trong lòng nhân dân thủ đô cũng như cả nước, nên ông đã quyết định chấm dứt những hoạt động của đám này bằng tuyên bố CAHN không dây dưa gì đến chúng cả. Hàng chục tờ báo lớn ngay lập tức đăng lại lời của ông Chung. Điều này cho thấy ông Chung đã có quyết định đúng về lâu dài. Chuyên vài hôm nữa xác minh, xử lý nhóm DLV này không phải là lời giải trình khó với những kẻ chủ mưu đứng đằng sau chúng. Nhưng nếu trên đã nói CAHN có đứng đằng sau nhóm này, lại nói ông giám đốc CAHN không đứng đằng sau. Vậy là sao.? Có nhiều thế lực khác nhau trong bộ máy chế độ này, đó là cái mà ai cũng hiểu. Mỗi thế lực có quan điểm , đường lối khác nhau trong vấn đề đối nội, đối ngoại. Ông Nguyễn Đức Chung tất nhiên biết rõ từng DLV là ai, và ai đứng đằng sau bảo kê cho chúng. Tuyên bố của ông Chung là lời cảnh báo, nhắc nhở đến cho những kẻ đứng đằng sau đám này là. - bọn mày đã dung túng cho bọn DLV đi quá lố rồi, tao không thích vậy. Việc của tao giờ để tao giải quyết, không cần nhờ đến chúng mày nữa. Đó là câu nói đóng quan tài cho những hoạt động của bọn DLV cờ đỏ. Nếu khôn ngoan chúng nên im lặng, còn nếu gửi thư kiến nghị, lên tiếng đòi hỏi, yêu sách . Chúng sẽ phải tự chuốc lấy những mối hoạ cho mình. Những kẻ nuôi dưỡng chúng đã thất thế bởi làn sóng bức xúc thái độ thân Tàu của đông đảo tầng lớp nhân dân , trong số chúng có uỷ viên BCT, có uỷ viên trung ương về đối ngoại, có thành uỷ viên Hà Nội, có lãnh đạo an ninh TPHN....2/3 trong đám này sẽ về hưu từ nay đến năm sau. Phát biểu của ông Chung không phải là tín hiệu đáng mừng của dân chủ, tự do. Phát biểu ấy thiên về sự thay đổi đường lối đối ngoại nhiều hơn, một đường lối khá mạnh trọng bộ máy chế độ hiện nay, chính vì dựa trên điểm đó ông Chung mới quyết đoán phát biểu vậy. Điều đáng phải quan tâm giờ không phải là việc CAHN xử lý đám DLV kia thế nào. Mà điều đáng phải quan tâm là khi không dùng đến bọn DLV này, CATPHN sẽ dùng cách nào để phá biểu tình, tưởng niệm. Tôi trước sau vẫn thích bọn DLV này hơn, bởi chính chúng sẽ khiến sự căm phẫn dâng cao, chính chúng sẽ bôi bác hình ảnh chế độ này nhem nhuốn hơn bất kỳ ai. Như trong bài viết mà tôi đã viết cách đây một năm. Biết đâu chính chúng mới là những người hạ bệ chế độ này. Mục đích ra đời của các nhóm DLV như Võ Khánh Linh, Tre Làng, Loa Phường ..ban đầu với mục đích là bảo vệ chế độ, đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc. Nhưng càng ngày người ta càng thấy luận điệu của các nhóm này xa rời mục tiêu ban đầu đó. Nếu như bảo vệ chế độ cần phải có những bài viết nghiêm túc, khách quan, ngôn từ đứng đắn để chinh phục dư luân...thì đằng này các nhóm DLV trên sử dụng ngôn ngữ chợ búa, những lập luận ngô nghê của đám dân chợ để nhục mạ đối thủ của mình. Nhục mạ đối thủ bằng những câu văn rẻ tiền, lập luận bừa bãi, khiên cưỡng và quy chụp như vậy, có phải là bảo vệ chế độ không.? Tất nhiên không ai đi bảo vệ chế độ một cách vô học như thế, trừ khi muốn lợi dụng vậy để bôi bác thêm chế độ. Một chế độ kiểu gì mà những kẻ bảo vệ nó nói những lời hạ đẳng như vậy.? Rõ ràng các DLV không bảo vệ chế độ, hoặc trình độ của họ để bảo vệ chế độ là quá thấp. Không bảo vệ lý tưởng của chế độ, đánh phá uy tín những phong trào dân sự đang xuất hiện, vậy các dlv có mục đích chính là gì.? Phải chăng ( đám dlv ) là sự chuẩn bị cho một thế lực nào đó sắp ra mắt công chúng. Một thế lực đang cần cho dân chúng thấy rằng chỉ có họ mới nắm vận mệnh, thay đổi được đất nước, chỉ có họ mới thực sự dân chủ, thực sự đem lại tự do và phát triển cho đất nước. Chính vì vậy, thế lực này đẻ ra đám Dư luận viên để cho đám này đi  tung tăng  đi khắp nơi nhục mạ , hạ thấp uy tín các nhóm khác bằng ngôn ngữ thấp hèn, qua cách sử dụng ngôn ngữ đó cũng hạ thấp hình ảnh  ĐCS VN vì mang danh nghĩa bảo vệ. Nhìn toàn cục. Sự ra đời của đám dlv cũng là tổn thất của ĐCS về mặt uy tín. Điều rõ ràng nhìn thấy vậy , tại sao ĐCSVN vẫn để đám dlv tung hoành. Đơn giản bởi vì đám dlv đươc nuôi dưỡng bằng nguồn tiền của một thế lực mới đang ngự trị trên đất nước. Nó cho thấy ĐCS VN đã yếu thế trong việc kiểm soát kinh tế, tài nguyên, nguồn lực, lực lượng vũ trang....điểm mạnh nhất của ĐCS là tuyên truyền giờ cũng đang bị phân hóa nặng nề, nguy cơ mất kiểm soát nốt mảng này là điều dễ thấy. Theo nguoibuongio1972.blogspot.de
......

Chỉ điểm và đạo đức, vấn đề nhức nhối thời hậu Cộng sản ở Đông Âu

Mới đây, một bộ phim tài liệu mang tựa đề "Trong tầm ngắm của Securitate" - Securitate là cơ quan mật vụ của chế độ Cộng sản Rumani trước đây - đã được công chiếu trên hai kênh truyền hình quốc gia của Hungary. Sự kiện này làm dấy lên trong công luận và truyền thông Hungary những vấn đề về đạo đức và tội ác trong quá khứ vẫn chưa bị trừng phạt. Tài liệu của cơ quan mật vụ Rumani Securitate được chuyển đến trụ sở Hội đồng Quốc gia Nghiên cứu Tư liệu của Securitate CNSAS gần Bucharest, thủ đô Rumani. Ảnh tư liệu 10/03/2005. Bogdan Cristel/REUTERS Từ Budapest, thủ đô Hungary, Thông tín viên Hoàng Nguyễn trước hết nêu bật nội dung bộ phim: «Bộ phim đã được quay tại những hiện trường gốc, với sự tham dự của các nhân vật đa phần đã can dự vào những sự kiện có thật xảy ra cách đây ba chục năm, dưới chính thể của thủ lĩnh cộng sản Ceausescu tại Rumani, khi cơ quan mật vụ chính trị Securitate làm mưa làm gió ở quốc gia này. Chỉ điểm ngay trong gia đình Bộ phim nói về tấn thảm kịch của một gia đình ở vùng Kolozvár, một mảnh đất từng thuộc Vương quốc Hungary, sau đó bị sáp nhập vào Rumani và vẫn còn một cộng đồng Hung kiều đông đảo sinh sống. Hai vợ chồng nọ, vợ là Tőkés Eszter, chồng là Barta Tibor đều là những bác sĩ, những nhân vật có uy tín và được trọng vọng trong vùng. Cùng một số gương mặt của giới trí thức vùng Kolozvár, gia đình Tőkés Eszter có xu hướng đối lập rõ rệt. Đặc biệt, thành viên gia đình có mục sư Tin lành Tőkés László là người được coi như thủ lĩnh tinh thần của Hung kiều ở Rumani, và cuộc nổi dậy cuối năm 1989 tại nước này được coi là có cơ nguyên từ hoạt động bảo vệ nhân quyền và tín ngưỡng của ông. Bản thân bác sĩ răng Tőkés Eszter nhiều lần làm các cuộc phỏng vấn bí mật về tình hình rất nghiêm trọng tại khu vực có đông kiều dân Hung sinh sống, và tìm cách tự mang sang Hungary, hoặc thông qua một người bạn. Nhưng những kế hoạch đó luôn thất bại: tại biên giới, các nhân viên mật vụ đã chờ sẵn để "bắt quả tang" họ. Một số những bài viết quan trọng, hoặc truyền đơn, tờ rơi với nội dung đối lập mà Tőkés Eszter đã cẩn thận cất giấu kỹ lưỡng vì sợ bị khám nhà, không hiểu sao cũng đều đều lọt vào tay mật vụ chính trị Securitate, và trở thành những bằng cứ mà chính quyền sử dụng để chống lại gia đình bà. Trong những năm tháng ấy, cố nhiên không ai nghi ngờ người chồng, vị bác sĩ chỉnh hình tài ba, đầy uy tín, một con chiên sùng đạo Công giáo, chơi dương cầm rất điệu nghệ, và sau giờ làm việc còn chữa chạy miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Ông Barta Tibor còn hết sức được lòng hai người con riêng của bà Eszter với người chồng thứ nhất. Sau biến cố 1989, bác sĩ Barta Tibor sang Hung định cư. Vợ ông, bà Eszter không theo chồng, và tới năm 2004 hai người ly dị. Phải tới gần hai chục năm sau, năm 2007, bà mới nhận được một hồ sơ từ Viện CNSAS (cơ sở xử lý các hồ sơ của mật vụ chính trị Rumani thời kỳ cộng sản), và cay đắng khi được biết sự thật về người chồng trong quá khứ. Sự thật cay đắng về người chồng điềm chỉ Theo đó, gần như hàng ngày, chồng bà đã viết báo cáo về hoạt động của đối lập của bà trong 5 năm liền để gửi lên thượng cấp. Thậm chí, bác sĩ Barta Tibor sở dĩ kết hôn với bà năm 1985 cũng là để nhằm thông qua bà, có được mối quan hệ với cả gia đình bà, để thực hiện hoạt động chỉ điểm được Securitate giao phó. Mang biệt danh "Stelian", Barta Tibor viết tường trình về tất cả mọi thứ có thể một cách hết sức kỹ lưỡng, kể cả về lễ thành hôn của hai vợ chồng. Ngay sau khi cưới, ông ta đưa vợ và hai con riêng của vợ đi nghỉ ở bờ biển để trong thời gian đó, mật vụ chính trị Securitate có thể đặt thiết bị nghe trộm vào ngôi nhà của họ. Những bài viết, truyền đơn hoặc tư liệu gửi sang Hungary của bà vợ Tőkés Eszter cũng đều bị ông chồng chuyển tới cho Securitate. Là một kẻ chỉ điểm hết sức chuyên cần, Barta Tibor không bỏ qua bất cứ cuộc gặp mặt gia đình hay xã hội nào của gia đình Tőkés Eszter, để có được thông tin tức khắc cho mật vụ chính trị. Không chỉ báo cáo về nhà vợ, Barta Tibor còn chỉ điểm rất nhiều nhân vật trí thức quan trọng vùng Kolozvár, trong đó có các chính khách, các nhân vật thuộc giới tăng lữ, các nhà nghiên cứu - nhiều người vẫn coi vị bác sĩ uy tín này là bạn thân có thể chia sẻ được. Khi cuộc nổi dậy và chính biến 1989 ở Rumani xảy ra, Barta Tibor biến khỏi nhà và trong nhiều ngày ông ta ở lỳ trong trung tâm của mật vụ chính trị địa phương nằm ngay trên tầng trên của trụ sở giáo phận của Giáo hội Công giáo. Khả năng là trong thời gian đó, ông ta đã tìm cách tẩu tán hồ sơ tuyển dụng của mình với biệt danh "Stelian". Quá khứ chỉ điểm, di chứng đau đớn của một thời Dùng mạng lưới chỉ điểm dày đặc để duy trì chính quyền và khiến người dân luôn trong cảnh sợ hãi và phục tùng là một trong những đặc tính của các thể chế cộng sản tại Liên Xô (cũ) và vùng Đông Âu. Trong nhiều thập niên, Stasi của Đông Đức, Securitate của Rumani hay AVH của Hungary là những cái tên kinh hoàng đối với mọi người dân. Tại Hungary, theo ước tính chưa đầy đủ, đã có chừng hai trăm ngàn “chỉ điểm viên” từng phục vụ thể chế độc tài cộng sản, trong số đó, có cả những “kiều nữ” trẻ thành thạo tiếng Ả Rập và không ngần ngại nếu phải sử dụng thân xác cho “việc lớn”, theo một lãnh đạo Cục Lưu trữ Lịch sử trực thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia nước này. Trong một phần tư thế kỷ qua, không ít những nhân vật có uy tín - những chính khách, tăng lữ, văn nghệ sĩ, nhà thể thao... - của Đông Âu đã bị lộ diện là những kẻ chỉ điểm. Chỉ điểm trong nội bộ gia đình cũng không phải là quá mới mẻ, đặc biệt như trong trường hợp mât vụ chính trị Stasi của Cộng hòa Dân chủ Đức, hay KGB của Liên Xô. Tuy nhiên, tại Rumani, phương pháp "nghiệp vụ" này không hay được cơ quan Securitate áp dụng. Trường hợp của Barta Tibor đặc biệt ở chỗ, nó được kiến tạo và tiến hành hết sức công phu, có chủ ý, đạt hiệu quả cao, và kết quả là đã làm tan nát cuộc đời của nhiều con người khi những giây phút, cảm xúc riêng tư nhất của họ cũng bị phản bội. Phân tích các "loại hình" chỉ điểm, các nhà nghiên cứu nhận thấy, không ít người bị cưỡng bức và làm công việc này một cách miễn cưỡng, "cho xong việc". Nhưng cũng có những kẻ làm một cách tích cực, nhiệt tình như thể họ tìm được khoái cảm trong việc chỉ điểm và ngầm làm hại cuộc đời người khác, kể cả đó là người gần gũi nhất với mình. Một thể chể có thể hủy hoại con người Thuật lại một câu chuyện ít nhiều đã được biết đến cách đây ít năm, bộ phim "Trong tầm ngắm của Securitate" khiến người xem sững sờ ở chỗ, nó cho thấy một thể chế có thể làm hỏng con người như thế nào. Hoặc giả, nó tạo điều kiện để những bản năng tệ hại nhất của con người được "thả nổi", trở thành hiện thực. Về mặt đạo đức, rõ ràng bác sĩ Barta Tibor đã có thể lựa chọn cách khác, và không cần làm hại chính vợ ông ta - và gia đình nhà bà, cũng như những bạn hữu gần gũi và thân thiết - một cách chủ động và tích cực như vậy. Nhưng ông ta đã làm điều đó và ngay cả về sau này, khi bị phát hiện, cũng không hề cảm thấy cần phải sám hối. Chỉ điểm đã từng được các lãnh đạo Xô-viết thời Stalin ở Liên Xô coi là một "bổn phận công dân", khi họ hô hào "mỗi người dân đều là một chiến sĩ an ninh", kỳ thực là những nhân viên mật vụ. Điều này cũng đúng với các nước Đông Âu thời kỳ 1945-1989, khi tất cả mọi công dân chỉ còn là một ốc vít trong cỗ máy vận hành. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người ở các xứ Đông Âu thời hậu cộng sản, khi có cơ hội, đã không dám tìm hiểu những hồ sơ chỉ điểm được bạch hóa, sợ sẽ thấy trong đó những cái tên quen thuộc, hoặc là thành viên gia đình, bố mẹ con cái mình, hoặc bạn bè mình. Những biệt danh trong các hồ sơ mật vụ, nhiều khi vĩnh viễn sẽ không được biết đến. Trường hợp của bà Tőkés Eszter, được sự hỗ trợ của thân nhân là ông Tőkés László, người hùng của cách mạng Rumani 1989, nay là dân biểu Nghị viện Châu Âu, nên đã được biết đến rộng rãi thông qua báo chí và phim ảnh. Tuy nhiên, người chồng Barta Tibor, hiện vẫn sống và làm việc trên cương vị một bác sĩ có tiếng tại Budapest, thì không hề phải chịu hậu quả gì. Báo chí Hungary có đặt câu hỏi: đúng vào thời điểm bộ phim được công chiếu, ông Barta Tibor còn có một buổi hòa nhạc tại Vương cung thánh đường Budapest, nơi lẽ ra hàng ngày ông ta phải tới sám hối cho tội lỗi của mình. Tuy nhiên, ông ta đã không hề tỏ ra hối hận, và dùng giấy tờ giả để biện minh, chối bỏ và phủ nhận mọi hoạt động chỉ điểm của mình! Tư pháp bất lực, dành chỗ cho phán xử đạo đức Tại các quốc gia cựu cộng sản vùng Đông - Trung Âu, kể từ sau biến cố dân chủ 1989-1990, nhu cầu thiết lập công lý, trừng phạt những tội ác trong quá khứ, để kẻ gieo gió phải gặp bão - nói rộng ra là trong sạch và trực diện triệt để với quá khứ - luôn là ý nguyện của số đông cư dân từng là nạn nhân bị đàn áp, tù đày, hoặc bị theo dõi, chỉ điểm bởi các thể chế độc tài toàn trị. Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm sau ngần ấy năm không đơn giản, khi rất nhiều nhân chứng không còn sống, những hồ sơ, tư liệu tiêu hủy và thiếu sót, sự buộc tội và chứng tỏ tội trạng rất khó khăn. Nhiều kẻ thủ ác - trong giai tầng lãnh đạo, hoặc đơn thuần là những kẻ thừa hành của bộ máy mật vụ - không hề bị trừng phạt, và có thể sinh sống và ra đi êm thấm. Báo chí Đông Âu hay nhắc tới ba cái tên Csatáry László, Képíró Sándor và Biszku Béla, ba kẻ thủ ác trong thập niên 40 và 50 thế kỷ trước tại Hungary, cũng chỉ bị xem xét tội trạng trong những năm cuối đời. Hai người đầu, phải chịu trách nhiệm trong những cuộc thảm sát dân Do Thái trong Đệ nhị Thế chiến - rốt cục đều đã thoát tội, và qua đời trong chăn ấm đệm êm ở tuổi 97. Chỉ có Biszku Béla, Bộ trưởng Nội vụ thời sau cách mạng 1956, kẻ được coi là “nắm đấm cứng nhất” của thể chế độc tài cộng sản ở Hungary, là bị kết án ở tuổi 83 sau mấy chục năm sống yên lành và sung túc tại một biệt thự khu “thượng lưu” ở Budapest, với mức lương bổng gấp bốn lần lương hưu của một người bình thường. Không chỉ thế, tại Cộng hòa Slovakia, mới đây chính quyền địa phương còn đưa ra một quyết định hết sức bị phản đối nhằm vinh danh một nhân vật cộng sản cộm cán - ông Vasil Bilak, đã mất cách đây một năm ở tuổi 95 - bằng cách phong ông ta làm công dân danh dự và dựng bảng ghi danh tại làng nơi ông ta chào đời. Giữ chức Bí thư Trung ương đảng trong vòng hai chục năm, ông Bilak từng là một yếu nhân của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, đồng thời là nhân vật quan trọng nhất trong số năm quan chức cao cấp đã ký vào bức thư “mời” Mátxcơva và quân đội khối Hiệp ước Vácxava vào đàn áp Mùa xuân Praha tại Tiệp Khắc năm 1968. Những năm cuối đời, Vasii Bilak sống tại một biệt thự vào hàng sang trọng nhất ở thủ đô Bratislava. Hành vi "cõng rắn cắn gà nhà" của ông từng bị điều tra vì tội danh "bán nước", nhưng hồ sơ điều tra của vụ án - lên tới hơn 23 ngàn trang - đã bị khép lại năm 2011. Luôn chối tội, Bilak đã ra đi mà không hề phải đối diện với hành động của mình trước vành móng ngựa. Tuy nhiên, một khi công lý đến bởi cơ quan tư pháp tạm bất lực, thì người dân đã có cách khác để bày tỏ sự phán xử đạo đức của họ. Những tấm biểu ngữ được giăng trước nhà những nghi can trên, hoặc trong phiên xử của họ, kêu gọi tội ác phải bị trừng phạt, kẻ sát nhân không thể ngủ yên, v.v... chính là bản án của người dân, của những nạn nhân dành cho kẻ thủ ác. Đối với Barta Tibor, tuy không bị truy tố nhưng tờ nhật báo lớn nhất của Hungary "Tự do Nhân dân" (Népszabadság) đã có bài bình luận về ông ta với những lời phê phán rất nặng. Tác giả đặt câu hỏi, là một bác sĩ chỉnh hình, thường xuyên phẫu thuật cột sống, nhưng chính ông ta lại là kẻ không hề có xương sống khi chỉ điểm chính vợ mình, gia đình mình trong nhiều năm... Như thế, khi nền tư pháp bất lực, công luận và người dân sẽ có sự phán xét đạo đức riêng của họ, cho những kẻ đáng bị trừng phạt, và đây là hình phạt cao nhất... Nguồn: RFI
......

Hủy diệt tình yêu và chút nhân bản còn sót lại

Trên đất nước hình chữ S thân thương, nhìn đâu cũng thấy những trường hợp cần sự chia sẻ của đồng loại. Miền cao trẻ em tím tái vì giá lạnh, cái ăn chỉ là cơm trắng lá rừng quanh năm ngày tháng, trường lớp không đủ hoặc chỉ là mái nhà tranh dột nát, gió lùa. Miền xuôi trẻ em lang thang bán vé số, thất học. Người nghèo không tiền chữa bệnh. Người dân nghèo tứ tán làm thuê, buôn gánh bán bưng. Những cô gái xinh đẹp hiền thục phải bán thân nuôi bản thân và gia đình. Những công nhân đói và kiệt sức trong điều kiện làm việc ăn uống tồi tệ quanh năm không có tiền về quê phải tha hương đằng đẵng. Những người dân bị mất đất mất nhà vì các dự án đền bù theo kiểu cướp trắng với một m2 đất không mua nổi một tô phở. Nhiều hội nhóm từ thiện trên tinh thần lá rách ít đùm lá rách nhiều ra đời đem yêu thương chia sẻ đến những trường hợp khó khăn nhưng chỉ như muối bỏ bể. Xã hội bị phân hóa dữ dội vì những chính sách sai lầm, chỉ nghĩ đến ngắn hạn và lợi ích nhóm, không để tâm đến sự phát triển bền vững và không có tính cộng sinh. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng rõ rệt hơn bao giờ hết. Người nghèo không ngừng gia tăng tỉ lệ thuận với quan ngày càng giàu, nhà quan ngày càng to với những cung, biệt điện xa hoa choáng ngợp lộng lẫy. Những căn nhà to đẹp triệu triệu đô, những con cái của quan du học nước ngoài, những vòng xuyến, trang sức vợ quan đeo trên người, chiếc xe sang đang chạy, bữa ăn thịnh soạn thừa mứa tràn đầy rượu ngoại, những công tử, tiểu thư đốt tiền vào các cuộc chơi thâu đêm suốt sáng...đều từ đồng tiền thuế của dân, từ ăn cướp của dân mà ra cả. Dân oan ngày nay nhiều hơn bao giờ hết. Những người dân oan mất đất mất nhà là những người cô đơn và ít nhận được sự trợ giúp nhất trong xã hội. Họ cô đơn trong hành trình đi tìm công lý cho mình bởi xã hội ngày càng vô cảm và hèn nhát không dám tranh đấu chống lại cái xấu, cái độc tài, quyền lực. Hàng triệu trường hợp mất đất mất nhà nhưng chỉ một số trong đó dám làm con kiến đi kiện củ khoai với niềm tin vào công lý mãnh liệt và đầy dũng cảm. Vì lợi ích nhóm, những kẻ cướp đất của bà con đã dùng mọi thủ đoạn đàn áp, bắt tù, đánh đập, khủng bố tinh thần người đi khiếu kiện...không chừa một thủ đoạn nào. Họ tranh đấu vì một xã hội công bằng hơn, công lý hơn và bớt tham nhũng hơn, tốt đẹp hơn. Đó là một xã hội mà ai cũng mong được sống nhưng ai cũng làm ngơ, vô cảm để trục lợi hoặc đơn giản chỉ vì quá sợ hãi cường quyền. Họ bị cô lập, bỏ rơi, bị gieo tiếng xấu là gây rối... Nhóm Cứu Lấy Dân Oan ra đời trong một dịp gặp gỡ tình cờ có duyên của những người thường giúp đỡ những người kém may mắn trong xã hội. Nhóm Cứu Lấy Dân Oan lấy tiêu chí đem tình thương yêu, chia sẻ miếng cơm manh áo đến cho bà con dân oan, những người bị mất tư liệu sản xuất, đói khổ nhưng vẫn kiên cường chống lại cái xấu, cái ác vì công lý cho chính bản thân họ và cho người dân cả nước. Từ khi ra đời, nhận được sự ủng hộ của bà con trong và ngoài nước, nhóm đã tổ chức được những chuyến hàng cứu đói đến bà con dân oan. Tình yêu thương được nhân rộng, chia sẻ hầu mong gây dựng một xã hội nhân bản, người biết yêu người. Với một việc làm như thế nhưng lần nào chúng tôi đến với bà con cũng nhận được những cái camera của an ninh công an chỉa vào mặt cùng theo ánh mắt hằn học, khó chịu. Những lần công an an ninh đến nhà gây khó dễ làm áp lực với gia đình thành viên nhóm buộc thành viên phải thôi không được cứu giúp dân oan. Chúng tôi vẫn tiếp tục công việc chia sẻ yêu thương vì nghĩ đây là việc nhân ái cần làm và chúng tôi không hề đối đầu khiêu khích với an ninh công an. Ngày 18/3/2015 anh chị em nhóm Cứu Lấy Dân Oan đem yêu thương đến trao cho trẻ em Dương Nội với 80 suất học bổng trị giá 60.400.000đ. Trên đường về, nhóm đã bị chặn đánh túi bụi gây thương tích cho thành viên trong nhóm. Trận đánh khủng bố thể xác và tinh thần nhóm Cứu Lấy Dân Oan là một trận đánh vào sự tử tế, hủy diệt tình yêu thương và tính nhân bản ít ỏi còn sót lại trong xã hội. Tại sao chúng tôi đi làm việc thiện nguyện lại bị an ninh công an theo dõi, giám sát? Và giờ thì cho côn đồ giả dạng ngăn cản, khủng bố và đánh đập? Trận đánh này không làm tôi sợ, không làm bạn sợ. Nó làm cho những người nhân ái, những người tử tế, có lương tri đau xót và căm phẫn. Chúng phá tài nguyên, phá văn hóa và muốn hủy diệt chút mầm sống nhân bản nhỏ nhoi cuối cùng để đất nước này tàn lụi vào bùn đen mãi mãi. Hãy lên tiếng, hãy chia sẽ thông tin và đứng lên cùng nhau mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đừng để chúng nó giết chết tình yêu trên đất nước này! Ngà Voi
......

Nơi chốn của cái “Nhất”

Năm năm nữa, bắt đầu từ hôm nay, tượng phật Thích Ca cao nhất thế giới sẽ được xây tại An Giang, Việt Nam. Tượng dự trù cao 81m, được khắc vào núi Sam. Theo lời mô tả trong lễ khởi công ngày 5/3, thì đây “là cơ hội để ngành du lịch tỉnh An Giang thu hút nhiều hơn nữa du khách gần xa, đưa thành phố Châu Đốc phát triển xứng tầm với tiềm năng và trở thành trung tâm thương mại, du lịch quan trọng của tỉnh An Giang”. Năm năm nữa, không chỉ là tượng Phật Thích Ca, mà có thể sẽ có rất nhiều cái nhất nữa được ra đời trên đất nước này, cùng với danh sách những cái “nhất” mà người dân Việt Nam vẫn nghe thấy hàng ngày. Từ tô hủ tíu lớn nhất, cái bánh chưng lớn nhất… cho đến tháp truyền hình cao nhất, tượng đài lớn nhất… Người Việt đang bước vào thời kỳ chạy đua niềm vui với cái “nhất”. Cuộc đời trần tục hầm hập phả hơi nóng của cái “nhất” từ miếng ăn đến tận linh hồn tín ngưỡng, khiến mọi thứ phải là “nhất”: người ta chen nhau giật lá bùa, giật cái ấn, cướp cái phết… đến vật vã để mình được là “nhất”. Người Việt dường như đang muốn mình đứng nhất bằng mọi giá, thậm chí tay đôi vay trả với thần thánh. Các chùa chiền, miếu đình được dân chúng rãi tiền, nhét vào tay tượng Phật… như một cách đút lót cho tương lai. Lối ứng xử không khác nào dành cho các loại tà thần, ôn hoàng, dịch lệ. Sự mê đắm hưởng thụ nhưng thiếu văn hóa tâm linh nền tảng khiến con người tin rằng chỉ cần sòng phẳng là có thể được cái “nhất” mà mình muốn. Cũng như chạy đến ngã tư, lỡ vượt đèn đỏ, nhét vội tiền cho anh Cảnh sát giao thông thì đường sẽ lại thênh thang. Thật mâu thuẫn khi mưu cầu một điều an lành cho chính bản thân mình, người Việt lại có thể chen nhau, đánh, giành giật với mọi thủ đoạn. Trong cõi hỗn loạn đó, có khi được coi là lễ hội phục dựng, cũng có khi là đời thường, mà những “nhất” được hình thành. Một loại “nhất” mà bất kỳ ai có lòng với đất nước mình cũng phải lắc đầu ngao ngán. Nhưng liệu, người Việt đã đủ lớn để kiểm soát những cái nhất của mình chưa? Tô hủ tíu lớn nhất ở Đồng Tháp, có thể cho 1000 người ăn, được trình diễn vào đầu tháng 2 này đã phải đổ bỏ hơn 100kg hủ tiếu, 100kg thịt heo và 600 lít nước súp… vì không ăn được nữa trong một thời gian ngắn. Chính quyền ở Đồng Tháp chắc chắn không vui vì công trình kỷ lục nhất của họ không hoàn hảo. Nhưng hàng ngàn gia đình thiếu đói trong cùng thời điểm đó ở Ninh Thuận, Quảng Bình, Phú Yên, Thanh Hóa và Gia Lai… chắc không vui gấp bội trước những điều mỉa mai như vậy. Không bao lâu, Tháp truyền hình cao nhất thế giới của Việt Nam sẽ được xây dựng. Lại có thêm một cái “nhất” nữa trong bảng thành tích của Việt Nam. Nhưng chúng ta sẽ làm gì với tháp cao ngất nhất đó khi nhiều chương trình truyền hình vẫn nằm dưới mức mong đợi của khán giả? Táo quân 2015 chỉ là một chương trình hài hước giải trí nhưng bị gây khó dễ đến mức râm ran tin đồn sẽ không còn phát tiết mục này nữa, do nhạy cảm với những vấn đề thời sự mà vốn ai ai cũng biết – những thứ nhầy nhụa thực tế ở tầng trên nhưng lại không được phép nhắc đến. Sân bay lớn nhất ở Long Thành đang được dồn dập đòi xây, thay cho sân bay Tân Sơn Nhất chưa xài hết công suất. Liệu cái “nhất” được dựng nên, có thay đổi được nạn máy bay trễ giờ, bay-đáp nhầm sân bay, báo cấp cứu vô lý hoặc nạn sách nhiễu vòi tiền, rạch hành lý của hành khách không? Tượng đài Mẹ anh hùng 411 tỷ đồng ở Quảng Nam cũng thuộc hàng “nhất”, nhưng trong tỷ lệ nghèo đói cả Việt Nam, Quảng Nam cũng chiếm đến 11% của cả nước. Ông Lê Văn Lai, Đại biểu quốc hội của Quảng Nam, từng mô tả rằng “Bóng ma nghèo đói vẫn ám ảnh. Những hộ cận nghèo rất dễ tái nghèo, chỉ gặp một rủi ro nhỏ trong cuộc sống, sau một giấc ngủ sáng dậy là có thể nghèo lại ngay”. Ôi, cuộc sống thật mong manh, chỉ có tượng đài là bền vững. Chưa bao giờ Việt Nam xuất hiện nhiều chùa, nhiều tượng to lớn đến ngộp như hôm nay. Những quốc gia ngưỡng Phật như Đài Loan, Hồng Kông… trong tương lai có thể sẽ không có nhiều danh lam, đại tượng… như Việt Nam – không nhiều cái “nhất” như Việt Nam. Rồi bên cạnh những cái nhất về vật chất, nghịch cảnh về sư, ni… trên đất nước này luôn là điều khiến người ta phải trầm ngâm: liệu cứ Chùa lớn đã là có linh Phật? Trong bộ truyện Gantz của tác giả Hiroya Oku, những đền đài và tượng Phật chính là chỗ cư ngụ của quỷ. “Trong rỗng không vô nghĩa mà con người dựng nên, đó là nơi chốn tốt lành của chúng ta”, Ngạ quỷ trong Gantz vui mừng nói vậy. ————————————————————— Tham khảo thêm: http://dantri.com.vn/xa-hoi/khoi-cong-xay-tuong-phat-thich-ca-cao-nhat-t... http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/to-hu-tieu-do-di-v... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140424/bong-ma-doi-ngheo-con-lo... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/hanh-khach-lai-to-bi-rach-hanh-ly-... Chú thích ảnh: This is a strange monument complex in one of Russian parks. In the center of this complex there are different monuments from the Soviet Era stand, collected from different communist party locations and around it there is a stone storage for hundreds of stone heads looking from out of the bars at those communist art examples with despair. The Stalin statue by the way is already without a nose. (http://englishrussia.com/2007/11/04/soviet-era-victims-museum/) Theo nhacsituankhanh.wordpress.com
......

Lệnh trục xuất và 10 giờ làm việc với an ninh

Hình tác giả Đỗ Trường – bên phải Vậy là 9 năm tôi mới được trở về Việt Nam. Thời gian dài phải ngăn cách với quê hương ấy, nguyên nhân có lẽ bởi bài “ Không Cảm Thấy Tự Hào Khi Là Người Việt…“ của tôi, viết về thực trạng sĩ hão, tự sướng trong cộng đồng người Việt cùng một số nhược điểm của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Và từ đó, tôi không nhận được Visum nhập cảnh vào Việt Nam, dù đã có vài lần đệ đơn. Mãi đến năm 2013, Lãnh sự quán Việt Nam ở Frankfurt/M cấp giấy miễn thị thực có giá trị 5 năm, một cách bất ngờ, khi tôi đặt đơn. Nhưng cảm hứng về nước lúc đó trong tôi không còn nữa. Gần đây do gia đình, bạn bè thúc giục, nên tôi đã đặt vé của hãng hàng không Vietnam Airlines theo lịch trình: Ngày mùng một Tết từ phi trường Frankfurt bay về Hà Nội vào sáng mùng hai Tết Ất Mùi 2015. Ngày 7-3-2015(dương lịch)từ Hà Nội bay vào Sài Gòn. Và ngày 12-3- 2015 từ Sài Gòn về thẳng Đức.   Máy bay hạ cánh xuống phi trường Nội Bài vào 6 giờ 40 sáng mùng hai tết. Trời Hà Nội hửng nắng, sân bay vừa xây xong còn ngai ngái mùi vôi vữa. Tôi bước ra khỏi máy bay với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui, bởi anh chị em tôi đang đứng chờ ngoài khung cửa kính kia. Buồn, bởi có thể tôi sẽ bị trục xuất ngay về Đức như một số trường hợp khác, dù đã có Visa nhập cảnh hay giấy miễn thị thực… Và ngày tết, dường như nhân viên an ninh làm việc cũng nhanh gọn hơn. Hộ chiếu của tôi được rọi qua máy…chỉ một phút chờ đợi, người sỹ quan trẻ cộp con dấu nhập cảnh chắc nịch vào trang bên cạnh giấy miễn thị thực. Cầm lại cuốn hộ chiếu, bước chân tôi nhẹ như trên không, bởi đã nhìn thấy những cánh tay đang vẫy của các anh, các em và các cháu tôi đằng sau hàng rào chắn trước mặt. Đường về nhà rút ngắn lại không hẳn vì ngày tết Hà Nội ít xe cộ và vắng lặng hơn, mà còn bởi nỗi mừng và những câu chuyện không đầu, không cuối nổ như ngô rang trên xe… Hơn hai tuần trôi đi quá nhanh, những kỷ niệm đẹp với gia đình, bạn bè cũ, mới gieo vào lòng và dính chặt trong tâm khảm tôi. Tuy nhiên, từ sau ngày mùng 6 tết thỉnh thoảng lại có những cú điện thoại tự xưng với những cái tên lạ hoắc nhận là bạn bè tôi ở Đức gửi đến anh và em tôi. Công an hộ tịch nơi em tôi cư ngụ, nhắn tôi ra đăng ký tạm trú. Và lần cuối công an quận và thành phố mời anh tôi ra để trao đổi về tôi. Tôi muốn đi cùng, nhưng anh nói không cần thiết. Khi trở về, tôi hỏi, anh cười không tỏ vẻ bực bội: Không có vấn đề gì. Nhưng nhìn gương mặt anh, tôi nghĩ, anh cố kìm nén cảm xúc. Thứ bảy ngày 7-3- 2015 gia đình và bạn bè tiễn tôi ra sân bay Nội Bài khá đông. 12 giờ tôi đến quầy Check vé và hành lý cho chuyến bay 13 giờ15 phút vào Sài Gòn. Khi cô nhân viên hãng hàng không kiểm tra đi kiểm tra lại vé và cầm hộ chiếu đi đâu đó một lúc, tôi đã có cảm giác chẳng lành. Nhưng sợ mọi người lo lắng, nên tôi im lặng. Ngay sau đó, tôi từ biệt mọi người để vào phòng chờ cách ly. Lúc này, trong phòng khá đông người chờ đi Huế và Đà Lạt. Loanh quanh một hồi, tôi đứng vào hàng chờ cửa số 9, khi nghe thông báo hành khách đi Sài Gòn ra máy bay từ cửa này. Khoảng chừng 12 giờ 30 phút, hành khách bắt đầu rục rịch lên máy bay. Tôi xốc lại túi đeo trên vai, định bước đi. Từ phía sau, hai công an vọt lên chặn lại và bảo: Mời anh đi theo chúng tôi có chút việc. Tôi hiểu, việc chẳng lành đã đến. Tuy trong lòng rất bực, nhưng tôi vẫn giữ được bình tĩnh: -Các anh làm thế này, sẽ lỡ chuyến bay của tôi. -Không mất nhiều thời gian của anh đâu. Hai người công an dẫn tôi vào căn phòng phía sau cửa hàng ăn và bán đồ lưu niệm. Trong phòng có mấy người an ninh trẻ và một người mặc thường phục khó đoán tuổi. Bởi nhìn rất hom hem, lưng còng còng hình con tôm. Đầu tóc bơ phờ, da sần sùi nổi mụm. Dường như bộ quần áo không hợp với khổ người, làm chiếc đũng quần bò lùng phùng sau đít như con nít đang đeo tã vậy. Vừa bước chân vào phòng, một trong hai người cảnh sát đề nghị tôi cho kiểm tra hộ chiếu và đưa điện thoại cho anh ta. Đưa cuốn hộ chiếu, còn điện thoại ở trong túi quần, tôi lấy ra, cầm trên tay. Bất ngờ, anh ta thò tay rút mạnh, lấy đi. Tôi giải thích, đây là tài sản và bí mật cá nhân và điện thoại này chỉ có thể sử dụng được ở Đức. Thật vậy, trong thời gian ở Hà Nội, tôi sử dụng điện thoại của anh tôi, trước khi vào phòng chờ, tôi đã đưa lại cho anh ấy. Anh ta bảo, em cũng không muốn như vậy, nhưng vì nhiệm vụ, mong anh “Nguyên“ thông cảm, hợp tác. Tôi hơi bị sững người bởi bị gọi nhầm tên: -Tôi tên Trường, Đỗ Trường. Anh ta xin lỗi và cầm cuốn hộ chiếu, điện thoại đưa cho người mặc thường phục. Tôi nhìn thẳng vào người này, hỏi: Anh là ai? Bởi lúc đó tôi vẫn nghĩ, anh ta là người chỉ điểm, hay người bụi đời lang thang nào đó. Khi anh ta chìa cái thẻ đỏ và tự giới thiệu là Tuấn, tôi mới tin đó là công an. Và sau này, tôi mới biết Tuấn là trưởng ca trực hôm đó. Tôi hỏi Tuấn lý do và nhắc lại câu: -Các anh làm thế này sẽ lỡ chuyến bay của tôi. -Chúng tôi sẽ bố trí cho anh đi chuyến tới. Và Tuấn nhấn mạnh: Chúng tôi giữ anh lại, bởi anh không đăng ký tạm trú. Anh có biết luật pháp Việt Nam, người nước ngoài nhập cảnh phải đăng ký tạm trú không? Tôi bảo không biết, hơn nữa tôi không ở một nơi cố định, khi ở nhà anh chị em, khi ở nhà bè bạn, hoặc về thăm quê. Vâng! Có thể đây là lỗi, nhưng tôi tin, nó không phải lý do chính các anh giữ tôi. Tuấn không trả lời ngay, mà đưa cuốn hộ chiếu cho người công an đứng cạnh, bảo đi lấy lại hành lý của tôi. Rồi quay lại: Anh “Nguyên“ những bài viết của anh sâu sắc lắm. Anh cứ ở Hà Nội, rồi về thẳng Đức, có lẽ đỡ rắc rối cho chúng tôi và anh. Lúc này, tôi không nghĩ Tuấn cũng nhầm tên tôi, mà sự nhầm lẫn này dường như có chủ đích. Có thể họ nghi tôi còn một bút danh khác tên Nguyên, hay họ đang đi tìm người tên Nguyên chăng? Tôi nhắc cho Tuấn biết, tên tôi là Đỗ Trường. Và tôi lại nhận được một lời xin lỗi từ Tuấn. Như vậy, họ cố tình ngăn cản không cho tôi vào Sài Gòn, những truyện, bài viết phê bình của tôi mới là nguyên nhân họ giữ tôi lại. Tuy nhiên tôi vẫn bình tĩnh: Là người dốt về chính trị và cũng không thích chính trị, nên những bài viết của tôi chỉ là tư tưởng cũng như suy nghĩ cá nhân mà thôi. Tuấn cười, đọc anh, tôi không nghĩ anh là người dốt chính trị. Và chúng tôi cũng biết gia đình dòng họ bên ngoại anh có nhiều người có công với đất nước, chế độ và đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên anh lại có những suy nghĩ rất khác… Đang diễn thuyết, chuông điện thoại chợt reo, Tuấn bước ra ngoài nói chuyện. Cùng lúc, người công an trẻ đã đẩy xe hành lý của tôi về. Lúc sau, Tuấn quay lại cùng ba người công an và bảo tôi: - Chúng ta chuyển sang khu T2 để làm việc. -Như vậy, buộc tôi phải chuyển, phải không anh Tuấn? -Mong anh hết sức thông cảm, lệnh của cấp trên, tôi cũng không muốn như vậy. Theo tôi là bốn nhân viên an ninh đi xuống tầng dưới để ra ô tô chạy sang khu T2. Hành lý của tôi đã được cho lên thùng, tôi ngồi giữa hai người an ninh ở hàng ghế dưới. Tuấn lùi lại, đi xe sau. Xe đến khu T2, khi bước vào thang máy, tôi hỏi người an ninh trẻ đẩy xe hành lý: Tại sao lại đưa tôi lên đây? Anh ta bảo, có lẽ tối nay, anh bị trục xuất về Đức. Rồi anh ta kể: Hôm mùng hai tết, trước giờ máy bay hạ cánh 4 tiếng, bọn em đã biết anh về, từ hãng hàng không. Dù trong diện còn cấm, nhưng xét thấy đã lâu anh không về, hơn nữa là ngày tết, do vậy để cho anh nhập cảnh. Nếu anh đừng đi Sài Gòn, có lẽ điều rắc rối này không xảy ra. Tôi được đưa vào căn phòng hình như dưới tầng hầm. Phòng khá rộng, trong cùng có một công an mặc thường phục đang ngồi làm việc. Từ giữa phòng có chiếc bàn dài nối liền đến bức tường bên trái. Xung quanh lẩn quất khá nhiều máy móc, đồ đạc. Nhìn vào ta có thể nghĩ ngay, đó là nơi thẩm vấn hay hỏi cung của cơ quan công quyền. Góc đối diện với cửa ra vào, kê một bộ sofa nhỏ. Để hành lý vào phòng, mấy người an ninh bảo tôi nghỉ ngơi, tý nữa quay lại dẫn đi ăn. Ngồi xuống sofa, mùi sơn tường hôi nồng làm tôi hơi khó thở. Khi tôi hỏi người cảnh sát có thể mở cửa phòng ra không. Lúc này, anh ta mới ngẩng mặt lên. Một thanh niên còn rất trẻ. Anh ta bảo, khu này do Nhật vừa xây xong, do vậy chỗ nào cũng nặng mùi sơn, mùi hóa chất cả. Tuy vậy, anh ta vẫn đứng dậy mở hé cửa ra vào và đưa cho tôi chai nước, bảo: Chú uống đi cho đỡ khô cổ. Trong câu chuyện, tôi biết bố anh ta ít tuổi hơn tôi và đang làm thợ nấu ăn (Chefkoch) cho một nhà hàng ở München(CHLB Đức) cách nhà tôi chừng 400 km. Không biết do tính nghiệp vụ hay do còn trẻ, anh ta nói chuyện và có những câu hỏi khá (hồn nhiên?) ngây ngô về nước Đức cũng như cuộc sống. Khi tôi cho biết mức lương (khoảng chừng) của người thợ nấu ăn (như bố anh ta) ở thành phố München, làm anh ta giật mình: Bố cháu lương cao thế mà chẳng bao giờ nói với cháu. Lần này, dứt khoát cháu phải xin tiền bố để mua ô tô… Chừng nửa giờ sau, Tuấn cùng mấy người đến bảo tôi đi ăn. Tuy bụng cũng như người còn ấm ách, căng phồng, nhưng muốn thoát ra khỏi căn phòng bí bức này, tôi đi theo họ. Tuấn đưa tôi vào quán ăn trên tầng cao, trước mặt là những tấm kính trong suốt. Ngồi đây, có thể quan sát được những chuyến bay đang cất và hạ cánh. Quán lúc này khá đông khách, nhưng chủ yếu vẫn là sắc màu an ninh cảnh sát. Trong khi chờ đợi đồ ăn, Tuấn thông báo, tôi sẽ phải trở về Đức trong chuyến bay hãng hàng không Vietnam Airlines vào 22h 30 tối nay. Tuy đã lường trước, nhưng tôi vẫn không kìm được cảm xúc của mình: -Như vậy, các anh cố tình trục xuất, trong khi tôi được phép nhập cảnh của chính phủ Việt Nam. Và chương trình du lịch, quyền con người của tôi đã bị các anh chà đạp… Vậy ai là người ký quyết định trục xuất này và nó đâu? Mặt Tuấn dường như không có một chút biểu cảm: -Chúng tôi chỉ là những người chấp hành lệnh (miệng) từ cấp trên và phải làm cái điều không muốn này. Hơn hai tuần, chắc chắn anh đã đủ thời gian thăm thú gia đình và bạn bè. Chúng tôi theo anh cũng mệt mỏi lắm rồi. Rất may, anh không tham gia hội họp, tổ chức nào. Gỉa dụ như anh cố tình đi Sài Gòn, điều đó bất lợi cho anh, cho bạn bè anh và cả chúng tôi nữa. Biết nói tiếp cũng vô ích, nên tôi lặng im nhìn đĩa cơm rang đang bốc khói, mà nghẹn đắng không thể ăn… Miễn thị thực của tác giả bị đóng dấu hủy Tôi buộc phải chấp nhận về Đức, sau đó đề nghị Tuấn thông báo cho bạn tôi ở Sài Gòn và gia đình tôi khỏi lo lắng. Tuấn chấp nhận, nhưng đến tối, tôi hỏi lại. Tuấn bảo, cấp trên chỉ cho phép điện cho bạn tôi ở Sài Gòn, không phải ra đón tôi. Còn không được phép thông báo cho gia đình tôi biết, tôi sẽ bị trục xuất về Đức. Ăn xong, Tuấn bảo tôi: Bây giờ phải về phòng, người của bộ xuống làm việc với anh. Tôi đứng dậy, định trả tiền, Tuấn đưa tay ngăn lại, tiền ăn trách nhiệm chúng tôi phải trả. Tôi và hai người công an vừa về phòng, thấy Tuấn cùng ba an ninh trên Bộ vào. Sắp xếp chỗ ngồi, máy móc xong, họ mời tôi ra bàn. Ba nhân viên an ninh ngồi liền nhau, đối diện với tôi qua chiếc bàn dài. Người ngồi trong cùng lớn tuổi nhất và có vẻ là cấp trên. Hai người còn lại còn khá trẻ, khoảng chừng ba lăm, bốn mươi. (Buổi tối, trước khi lên máy bay về Đức, có một an ninh cho tôi biết, cả ba đều trong phòng (tổ) Tây Âu thuộc Cục tình báo, Bộ công an. Người lớn tuổi đang phụ trách an ninh của sứ quán Việt Nam tại Đức.) Ngồi xuống ghế, tôi nói luôn: -Nếu đây là cuộc hỏi cung, tôi cần luật sư và người giám định của Đại sứ quán Đức. Người lớn tuổi nhất trả lời: -Ở đây không như ở Đức, không có luật sư và người của sứ quán. - Nếu vậy, tôi coi đây là cuộc nói chuyện bình thường, nếu các anh muốn. Và tôi không trả lời câu hỏi của các anh, nếu tôi không thích. Cả ba đều im lặng. Người lớn tuổi lên tiếng trước: -Anh cho biết một chút về bản thân mình? -Tôi không trả lời anh câu hỏi này. - Vậy nói về những truyện ngắn và bài viết của anh nói xấu ngành công an, nói xấu lãnh tụ và dùng từ ngữ nặng nề mạt sát đường lối đối ngoại của nhà nước, ở đây là vấn đề biên giới hải đảo. -Tôi xin nhắc lại, đã nhiều lần tôi nói và viết, là người dốt cũng như không thích chính trị, do vậy những bài viết phê bình của tôi là tư tưởng, suy nghĩ cá nhân có thể đúng, sai cũng là chuyện bình thường. Người an ninh ngồi ngoài cùng đọc một đoạn về truyện ngắn “Tiếng Khóc Của Xuân“ tôi viết cách nay đã trên một phần tư thế kỷ và cho rằng, nói xấu chủ tịch Hồ Chí Minh. Thật ra, truyện này tôi viết về thân phận của một cô kỹ nữ, xuất thân từ gia đình gia giáo. Ngày còn nhỏ cô nhận được nhiều phiếu bé ngoan Bác Hồ. Lớn lên cô bị chính xã hội này xô đẩy, từ một nữ sinh hiền lành thành kỹ nữ bán dâm. Trong cùng cực không lối thoát (của đêm giao thừa) bị truy bắt vào trại phục hồi nhân phẩm, cô đã hóa điên nhảy lên bàn múa may quay cuồng, xé nát những phiếu bé ngoan và giật ảnh Hồ Chủ Tịch vứt toẹt xuống đất… Hình ảnh này có nhiều cách hiểu. Hiểu như thế nào là cảm nhận hay nhận thức của mỗi người đọc. Tôi đề nghị các anh, không nên hiểu một cách máy móc, rồi đánh giá một cách chủ quan vội vàng. Viên an ninh ngồi giữa cho rằng, truyện ký “Chuyện Ở Quê“ của tôi nói xấu ngành công an. Truyện này, tôi viết từ câu chuyện có thật của một người sĩ quan công an trẻ quê Hưng Yên, tham gia phá vụ án buôn ma túy ở vùng núi phía Bắc. Do vào vai con buôn ma túy, nên anh đã phải hút, sau đó bị nghiện. Chuyên án kết thúc, anh bị sa thải khỏi ngành bởi chưa cai dứt cơn nghiện. Câu chuyện này, tôi muốn chuyển tải đến người đọc về tình người trong một xã hội đảo điên nói chung, chứ không nhất thiết một con người hay một ngành… Tôi đang nói, viên an ninh này, bất ngờ đập tay xuống bàn, quát: Anh đừng có ngụy biện nữa… Quả thật, khi viết có khi tôi nổi nóng hoặc công kích đến tận cùng những vấn đề mình cho là không đúng. Ngược lại, ngoài đời với gia đình, bạn bè, kể cả những người xa lạ, dường như tôi ít khi nổi cáu mà thường hay kìm chế, nín nhịn. Nhưng trước hành động của viên an ninh này, làm tôi nổi nóng đứng dậy chỉ tay: -Cậu chỉ đáng tuổi em út, con cháu tôi, sao lại vô lễ vậy! Viên an ninh ngồi trong cùng và mấy công an đứng ngoài đến can ngăn, buộc cậu ta xin lỗi và chống chế một cách lạc lõng: Em vẫn gọi anh là anh đấy chứ! Tuy nhiên, viên an ninh này vẫn tiếp tục diễn thuyết: Đã trải qua nhiều năm học tập ở Đức và đã đi thăm thú nhiều nơi. Từ thực tế này, nên anh ta nhận thấy, dù chúng tôi đã mang quốc tịch Đức, nhưng chỉ được coi là công dân hạng hai… - Vâng! Đây là suy nghĩ của cá nhân anh, với chúng tôi không tự ti như vậy. Xã hội Đức đã mở cửa cho tất cả những tài năng và mọi cố gắng của bất kỳ ai đều đem lại kết quả. Như phó thủ tướng Đức gốc Việt, hoặc như hai con gái tôi cựu cầu thủ bóng bàn đội tuyển trẻ quốc gia CHLB Đức, hiện đang chơi cho hạng nhất của Đức (1Bundesliga) như các anh đã biết và còn nhiều gương mặt con em gốc Việt trên nhiều lãnh vực khá. Bản thân chúng tôi gần ba mươi năm sống và làm việc ở Đức chưa khi nào bị hàng xóm kỳ thị. Mà ngược lại, tuy chỉ là một thợ lắc chảo, rót bia, nhưng bằng sự cố gắng của mình, chúng tôi đã có nhà riêng cuộc sống rất ổn định trước sự tôn trọng của xã hội và con người. Cái chính, chúng tôi được nói, được quyền phê phán bất kỳ ai, khi cảm thấy việc làm của họ không đúng… Viên an ninh lớn tuổi cắt ngang lời tôi và cho rằng bài “Tổ Quốc Tôi Con Tàu Đã Mắc Cạn“ đã có những suy nghĩ sai lệch đường lối lãnh đạo của Đảng về biên giới hải đảo. Trong đó có những câu sắc và nặng nề như yếu hèn, nhu nhược để gán cho các cấp lãnh đạo. Tôi khẳng định, bài viết này phê phán hành động bỉ ổi, đê tiện, vô học của Lê Hồng Cường, một lãnh đạo hội người Việt. Ông này, đã nhảy lên sân khấu giật thơ về biên giới hải đảo của nhà thơ Thế Dũng đang đọc, trong ngày biểu chống giặc Tàu. Để chứng minh cho tài năng, đường lối lãnh đạo uyển chuyển của Đảng, của Hồ Chủ Tịch, viên an ninh này đã đưa hình ảnh Lê Lợi đã lấy mỡ viết trên lá, để kiến cắn đục thành tên mình, thu phục lòng người, đã làm nên chiến thắng. Vậy có đáng tự hào không? Vâng! Tôi rất tự hào về Lê Lợi. Tuy nhiên, có thể không đồng ý với sự so sánh cũng như những suy nghĩ của các anh, nhưng tôi vẫn ngồi nghe các anh nói và tôn trọng những suy nghĩ đó. Cũng vẫn viên an ninh này, cho rằng, bài viết“Không Cảm Thấy Tự Hào Khi Là Người Việt…“ của tôi tuy hay, nhưng với cái tựa đề này không thể chấp nhận được. Đột nhiên, anh ta rút bản Kopy bài “Tùy Anh, Từ Tháng Tư Buồn Đến Nỗi Đau Biệt Xứ“ hỏi tôi: -Anh quen Tùy Anh từ khi nào? -Biết tên tuổi nhau từ mấy chục năm trước. Gặp nhau chỉ một lần vào mùa hè năm ngoái, khi cùng nhau đón nhà thơ Trần Trung Đạo, tác giả của bài “Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười“ từ Mỹ sang, như tôi đã viết trong bài. -Anh nghĩ sao về Hòa Thượng Thích Như Điển? -Là người có kiến thức uyên thâm, viết nhiều, rất đáng kính. - Anh có biết chùa Viên Giác thuộc Giáo hội VN thống nhất, chứ không vào Giáo hội VN? -Với tôi thuộc về đâu không quan trọng. Không thích chính trị, nên tôi không để ý điều này. Biết rằng, lúc nào tôi cũng gọi Hòa Thượng Thích Như Điển là thày và xưng con. -Anh có hay đi chùa không? - Rất ít, vì không có thời gian. -Kể cả chùa Linh Thíu? -Tôi chưa bao giờ đến chùa này. -Tôi có đọc truyện “Sau Tiếng Chuông Chùa“ anh có nhắc đến chùa này. - Đó chỉ là một truyện ngắn. -Anh có quen Người Buôn Gió? . -Gặp một lần, khi nhà xuất bản Vipen ra mắt tập Thơ Người Việt Ở Đức. -Anh thấy những bài viết của Người Buôn Gió thế nào? -Ít đọc, nên tôi không thể nói nhiều. -Văn của Lê Minh Hà thế nào? - Tôi chưa đọc, nên không thể nói. -Còn văn của Nguyễn Văn Thọ? -Đã đọc một số truyện ngắn, nhưng không phải là thứ văn tôi thích. - Sa Huỳnh là tên hay bút danh? -Tôi không biết, bởi chỉ gặp Sa Huỳnh có một lần. Anh ta lẩm bẩm: - Có lẽ là tên thật. Ở Đức hình như ít có người dùng bút danh. Anh nhận xét gì về thơ Sa Huỳnh? -Sa Huỳnh viết nhiều, nhưng nếu anh ấy không đổi cách viết (bút pháp) thì thơ anh ấy chỉ dừng ở dạng nghiệp dư cộng đồng. - Còn thơ Nguyễn Thế Dũng? - Nhà thơ Thế Dũng họ Vũ. Tôi thích đọc thơ của anh ấy. Nhất là thơ viết trước đây. -Ngoài ra, thơ ở Đức phải kể đến ai? - Thu Hà và An Giang. -Thu Hà Berlin? -Không! Thu Hà Cottbus. -Ở Leipzig, chắc anh biết Thời báo của Nguyễn Sỹ Phương? -Tôi có nghe nói, nhưng chưa bao giờ đọc. -Anh thích đọc thơ của nhà thơ nào nhất ở trong nước? -Trần Mạnh Hảo. -Còn văn? -Bảo Ninh, Võ Thị Hảo. Buổi làm việc kết thúc, chúng tôi đề nghị anh nên tham gia vào hội văn nghệ người Việt ở Đức và hội văn nghệ trong nước. Viên an ninh (Sứ quán VN ở Đức) bảo tôi như vậy. Tất nhiên, tôi từ chối điều này. Viên an ninh ngồi ngoài cùng chợt đứng dậy, bảo: Để trình báo với cấp trên, chúng tôi đề nghị anh viết cho mấy chữ đại loại như, sau khi suy nghĩ lại, anh nhận ra những bài viết của mình là không đúng và từ nay không viết những bài như vậy nữa. Tôi không thể giúp các anh việc này, những bài viết là tư tưởng, suy nghĩ cá nhân của tôi, đúng sai tùy thuộc nhận thức mỗi người. Người ngồi trong cùng bảo: Ngay từ đầu anh đã nói mình dốt về chính trị, thì anh cứ viết cho mấy chữ, do không hiểu chính trị, nên anh có những bài viết sai vậy thôi. Tôi goặc lại, tuy dốt và không thích chính trị, nhưng tôi có chính kiến riêng của mình. Viên an ninh trẻ ngồi giữa đưa bút giấy: Nếu anh không viết, bọn em không thể khép hồ sơ, nói thế nào với Chef đây! Tính cả nể của tôi hơi bị dao động nên cầm bút giấy, thấy vậy viên an ninh ngồi trong đọc: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN…Tôi ngắt lời, với tôi không có cụm từ này. Và tôi viết: “ Tên tôi Đỗ Trường địa chỉ CHLB Đức, những bài viết của tôi là suy nghĩ cá nhân có thể đúng, sai. Tôi là người dốt và không thích chính trị, do vậy tôi không tham gia bất cứ đảng phái, tổ chức, hội đoàn nào. Hà Nội ngày 7-3-2015 Đỗ Trường” Đưa tờ giấy cho viên an ninh ngồi giữa, đọc xong anh ta bảo, ngắn quá, anh có thể viết dài hơn chút nữa không? Tôi từ chối. Viên an ninh ngồi trong kẹp tờ giấy vào tập hồ sơ và bảo, đủ rồi. Tôi trở lại chiếc ghế nửa nằm, nửa ngồi nói chuyện cuộc sống người dân châu Âu với viên an ninh trẻ đang ngồi phía trong căn phòng. Bảy giờ tối, thiếu tá an ninh tên (Hoàng?) đến đưa tôi đi ăn. Vẫn cái nhà hàng buổi trưa. Hoàng bảo, em đã ăn rồi, anh thích ăn gì thì gọi. Tôi gọi cơm trắng ăn với cá kho và rau muống luộc. Trong bụng đói cồn cào, lúc này trong người cũng có một chút thanh thản hơn, nhưng khi đưa miếng cá, thìa cơm vào miệng, tôi chợt thấy gai gai rờn rợn, bởi nhớ lời anh tôi, một người qúa am hiểu về nghiệp vụ công an, dặn từ mấy hôm trước: Chú bị đeo bám như vậy, vào khách sạn nhà hàng ăn uống nhớ phải cẩn thận, thằng Tàu bây giờ nó sản xuất nhiều thuốc lú lắm đấy. Tôi và Hoàng về phòng một lúc, Tuấn mang vé máy bay đến và bảo Hoàng đẩy hành lý của tôi ra làm thủ tục. Tuấn nói, cấp trên vẫn chưa cho phép liên lạc với gia đình tôi. Tôi vẫn im lặng, dù có to tiếng phản đối cũng vô ích, bởi chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời muôn thuở, chúng tôi không muốn như vậy, đây là lệnh của cấp trên… Hoàng quay về, đưa cho tôi vé máy bay và giấy gửi hành lý. Tôi hỏi hộ chiếu, Hoàng bảo, tý nữa ra máy bay Tuấn sẽ trả lại. Tôi lại nửa nằm nửa ngồi trên ghế, nghe Hoàng kể chuyện xuyên rừng bắt ma túy ngày còn làm việc ở công an Nghệ An. Kể chán Hoàng hỏi tôi về giá cả xe ô tô và cuộc sống người dân ở Đức… 22 giờ Tuấn đến. Hoàng, Tuấn và người an ninh trẻ đưa tôi ra máy bay. Tôi được đưa ra cửa ưu tiên, không phải kiểm tra người. Đến gần cầu thang máy bay, tôi phải dừng lại, chưa được phép lên. Chờ mọi người đã lên hết, máy bay sắp chuyển bánh, Tuấn đưa hộ chiếu và trả lại điện thoại cho tôi và hỏi: Tâm trạng của anh bây giờ thế nào? Tôi bảo, buồn vì nhục cho đất nước, vui bởi sắp gặp lại vợ con. Nếu bây giờ các anh có để tôi đi sài Gòn, tôi cũng không đi nữa, bởi không còn một chút cảm hứng nào. Tuấn cười, hy vọng lần sau chúng ta gặp nhau, không trong hoàn cảnh như thế này. Tôi bước đi còn nghe thấy tiếng Tuấn báo cáo trong điện thoại: Chuyên án đã kết thúc. Vâng! Một kẻ viết văn tép riu, không hội hè, đảng phái như tôi mà công an Việt Nam phải lập đến cả chuyên án, thì thật nực cười và quá lãng phí tiền thuế của dân. Và tôi ngoảnh đầu lại, vẫn thấy có hai người công an mặc sắc phục, lẽo đẽo theo tôi vào tận buồng máy bay. Tìm được chỗ ngồi và tôi định mở điện thoại, xem có thể gọi hoặc gửi thư về Đức cho vợ con, nhưng đã có tiếng nhắc nhở, để an toàn cho chuyến bay, đề nghị hành khách tắt điện thoại. Tôi ngồi lật xem lại cuốn hộ chiếu, con dấu công an hủy giấy miễn thị thực của mình do nhà nước Việt Nam cấp, đỏ chót còn chưa ráo mực, làm tôi nghĩ đến quyền lực và công an hóa chính quyền của xã hội đương thời (Việt Nam). Sáu giờ sáng, máy bay hạ cánh xuống phi trường Frankfurt. Tôi mở máy, gọi điện cho vợ con. Vợ tôi nói trong tiếng nấc, các con đã chờ tôi ở sân bay. Trong lúc chờ lấy hành lý tôi điện thông báo và xin lỗi bạn tôi và anh chị nhà thơ Trần Mạnh Hảo, Giáng Tiên ở Sài Gòn là tôi đã bị trục xuất về tới Đức. Nghe tôi kể sơ sự việc, nhà thơ Trần Mạnh Hảo nổi khùng: Ai cho chúng nó quyền thẩm định văn chương và tước đoạn quyền tự do của con người. Chú lành quá để chúng bắt nạt. Người khác là không để yên như vậy đâu. Vâng! Không hiểu sao, em không thể nổi điên lên trước việc làm ấy của họ. Có lẽ cái tính của em như vậy rồi. Lên xe, tôi mở FB liên lạc với bạn bè, gặp ngay nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo hỏi: -Trường ơi! Em đang ở đâu đấy? (Bởi hôm thơ rằm tháng giêng gặp anh rất vội ở Văn Miếu, bắt tay hẹn gặp nhau vào những ngày tới) -Em đã bị an ninh Việt Nam trục xuất về Đức. -Sao vậy? -Mới đầu họ bảo vì em không đăng ký tạm trú nên tạm giữ. Sau đó vì văn thơ của em có vấn đề, nên trục xuất. -Lại lý do chẳng khác gì mấy bao cao su cũ và ai cho quyền họ thẩm định văn chương? Thật là, không ai làm xấu hổ đất nước bằng họ… Trên đường về, tôi hỏi các con tôi, sao biết ba về bằng chuyến bay này? Các cháu kể: Khi các bác ở Việt Nam báo tin sang, ba có thể đã bị an ninh Việt Nam bắt giữ, chúng con đã liên lạc với sứ quán Đức ở Hà Nội. Họ bảo, sau 24 tiếng, nếu ba không được thả, họ sẽ vào cuộc. Tuy nhiên, sau đó họ liên lạc với hàng không Việt Nam, và biết có tên ba trong danh sách bay về Đức vào 22 giờ 30. Tiếp sau đây, họ cần bản tường trình của ba, lý do bị bắt và trục xuất. Trong thời gian đó an ninh Việt Nam đối xử với ba như thế nào… Bước chân vào nhà, gặp bà vợ mũi xanh nét,(dù đã ba mươi năm sống và mang quốc tịch Đức) miệng nửa khóc nửa cười, rít lên: Ông đã tởn chưa? Thơ với chả văn, từ nay tôi phải kiểm soát ông chặt chẽ hơn nữa. Vâng ! Vậy là tôi lại phải viết văn trộm trong cái rọ ngày càng bị xiết chặt hơn. Hỡi ông an ninh Việt Nam! Ông là ai, mà cấy vi trùng sợ hãi giỏi đến như vậy. Đức Quốc ngày 17-3-2015 Đỗ Trường
......

Kiều hối gởi về Việt Nam tăng nhờ có "tiền rửa" ?

Nếu có một hằng số liên quan đến kinh tế Việt Nam trong một chục năm gần đây, thì đó là đà tăng trưởng của kiều hối, tức là ngoại tệ mà người Việt ở nước ngoài gởi về Việt Nam. Điều đáng ngạc nhiên là tính chất đều đặn và nhanh chóng của cho dù tại những nơi xuất phát chính của nguồn kiều hối đã xuất hiện khủng hoảng kinh tế, tác hại đến đời sống của người dân. Tính chất « không bình thường » của đà tăng kiều hồi đã tạo nên nghi vấn về nguồn gốc không minh bạch của một phần lớn kiều hối được chuyển về Việt Nam trong những năm gần đây. Điểm cần ghi nhận trước tiên là tính chất quan trọng của lượng kiều hối gởi về Việt Nam trong thời gian qua. Trước tiên hết là về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Trong một bản báo cáo công bố tháng 08 năm 2014, Ngân hàng Thế giới - định chế tài chánh quốc tế có cả một bộ phận chuyên nghiên cứu về di dân và kiều hối trên thế giới, hai phạm trù có liên quan chặt chẽ với nhau – đã cung cấp số liệu về kiều hối của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014. Tính theo tỷ đô la, các số liệu là như sau : 3,15 (2005) - 3,80 (2006) - 6,18 (2007) - 6,80 (2008) - 6,02 (2009) - 8,26 (2010) - 8,6 (2011) - 10 (2012) - 11 (2013) - 11,40 (2014). Trong vòng 10 năm, kiều hối tăng gấp 4, vượt mức 11 tỷ Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, thì trong khoảng thời gian 10 năm từ 2005 đến năm 2014, tổng trị giá kiều hối chuyển ngân theo đường chính thức về Việt Nam đã tăng lên gần gấp 4 lần, từ 3,15 tỷ đô la năm 2005, lên thành 11,40 tỷ đô la theo số liệu ước tính của năm 2014. Tốc độ tăng cũng rất nhanh với ba mốc quan trọng : từ 3,8 tỷ đô la năm 2006, vượt mức hơn 6 tỷ đô la năm 2007, dao động ở mức này trong hai năm, vọt ngưỡng 8 tỷ năm 2010, lên ngưỡng 10 tỷ năm 2012, và từ đó đến nay, năm nào cũng tăng khoảng 10%. Giới chuyên gia tại Việt Nam rất lạc quan trước khả năng kiều hối sẽ tiếp tục tăng ít ra là trong hai năm 2015 và năm 2016. Trong danh sách các nước có nguồn kiều hối cao nhất thế giới, théo số liệu chính thức mới nhất là năm 2013 (năm 2014 chỉ là số ước tính), thì Việt Nam được xếp thứ 10. Đứng đầu bảng là Ấn Độ (70 tỷ), Trung Quốc (60 tỷ) và Philippines (25 tỷ). Nguồn « vốn » thứ hai của Việt Nam, thua FDI nhưng hơn ODA Đối với Ngân hàng Thế giới, nguồn kiều hối đã góp phần không nhỏ vào việc cung ứng ngoại tệ cho Việt Nam. Cũng theo số liệu của năm 2013, kiều hối được ước lượng chiếm khoảng 6,4% GDP của Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu « Toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước », công bố ngày 17/12/2014, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) một trung tâm nghiên cứu của chính phủ Việt Nam, đã ghi nhận sức nặng đáng kể của kiều hối đối với kinh tế Việt Nam. Báo chí Việt Nam đã trích dẫn báo cáo này để xác định rằng : « Trong giai đoạn 2007-2013, Kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau tổng vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài FDI đã thực hiện) và lớn hơn cả vốn Viện trợ Phát triển Chính thức ODA đã giải ngân. Đặc biệt, trong giai đoạn 2004-2006, kiều hối là nguồn vốn lớn nhất của đất nước ». Nguyên nhân giúp kiều hối tăng là gì ? Điểm được các nhà quan sát ghi nhận là nguồn kiều hối đổ vào Việt Nam trong thời gian qua đã tăng đều đặn và tăng mạnh cho dù các vùng lãnh thổ được cho là nơi xuất phát truyền thống của kiều hối, cụ thể là Hoa Kỳ (chiếm 57% nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam) hay là Châu Âu, đã bị vướng vào nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh liên tiếp, đặc biệt từ sau vụ Ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản vào năm 2008. Những giải thích về nguyên nhân khiến kiều hối tiếp tục tăng rất nhiều. Trong một bài phỏng vấn dành cho Thông Tấn Xã Việt Nam vào đầu năm nay (23/01/2015), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam đã nêu lên các nguyên nhân như số lượng người Việt Nam ra sinh sống và lao động tại nước ngoài ngày càng tăng, dịch vụ ngân hàng ngày càng cải thiện và đặc biệt là vấn đề chính sách. « Sự thông thoáng về chính sách của Nhà nước trong việc thu hút nguồn kiều hối (bãi bỏ nhiều quy định về thuế, không hạn chế số lượng tiền, nhận và trả hàng bằng nguyên tệ, người nhận kiều hối không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, thông thoáng trong việc về thăm quê hương, mua nhà ở, đầu tư trong nước...) đã góp phần thu hút mạnh mẽ nguồn kiều hối. » Mặt trái của kiều hối Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số nhà quan sát đã bắt đầu đặt câu hỏi là phải chăng phía sau của hiện tượng kiều hồi đổ về Việt Nam còn có những nguyên nhân khác nữa. Một bài viết đăng ngày 10/02/2015 trên báo mạng Doanh nhân Saigon của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngần ngại tìm hiểu xa hơn về « Hai mặt của kiều hối », tựa của bài báo, trong đó tác giả đã đặt ra câu hỏi là « liệu có phải toàn bộ kiều hối là những khoản tiền chắt chiu dành dụm của bà con người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài gửi về giúp gia đình hoặc đầu tư kinh doanh trong nước hay không ? » Trong một bài viết trước đó, đăng ngày 26/01/2015 trên báo mạng Diễn đàn (diendan.org) ở Paris, dưới tựa đề « Lý giải kiều hối tăng mạnh và 33 tỷ đô la xuất ngoại », Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên là chuyên gia Thống kê tại Liên Hiệp Quốc, cũng đã phân tích các số liệu khác nhau về kiều hối để nêu bật tính chất phức hợp của cái gọi là kiều hối, không chỉ đơn giản là tiền dành dụm của người Việt sinh sống hay lao động ở ngoại quốc gởi về nước, mà còn « tiền rửa » được chuyển ngược về đầu tư ở trong nước. Không thể có khả năng một người ở Mỹ gởi về Việt Nam 4000 đô la/năm Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Tiến sĩ Vũ Quang Việt xác định rằng khối lượng kiều hối chính thức từ 9 đến 11 tỷ đô la/năm thật ra là quá nhiều so với sức gửi của người Việt làm việc hoặc định cư ở nước ngoài… Không thể có chuyện trung bình một người Việt định cư trên thế giới gửi hàng năm mỗi người là 1.400 đô la về nước, và tính riêng ở Mỹ là 4.000 đô la/năm (hay 12.000đô la/năm trong trường hợp thường thấy là một gia đình 3 người). Đối với Tiến sĩ Việt, một phần không nhỏ số kiều hối gởi về Việt Nam phải là tiền quan chức tham nhũng tại Việt Nam, ăn cắp thông qua các hợp đồng thương mại (như tăng giá bán lên), tạm giữ ở ngoại quốc rồi gửi trở lại Việt Nam qua dạng kiều hối. Trung bình trong 5 năm qua, có đến 6 tỷ chảy vào Việt Nam thêm hàng năm, riêng năm 2013 là 9 tỷ, tổng cộng 5 năm qua là 30 tỷ mà không nằm trong hệ thống tài chính, không được sử dụng trong kênh chính thức. Con số này được tính bằng cách so sánh nguồn ngoại tệ chảy vào (buôn bán, vay mượn, đầu tư nước ngoài, kiều hối) trừ đi ngoại tệ chảy ra, và trừ đi tiền đưa thêm vào dự trữ ngoại tệ. Số tiền này có thể nằm phần lớn ở cái gọi là kiều hối. Tương quan giữa « tiền rửa » chuyển về nước và nhập lậu từ Trung Quốc Một hệ quả của hiện tượng tiền được « rửa sạch » rồi chuyển về Việt Nam đó, theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt, là nạn nhập lậu hàng ồ ạt từ Trung Quốc. Nguồn tiền đó có thể thông qua các cách chu chuyển khác nhau, để bơm vào tài trợ cho việc nhập lậu từ Trung Quốc. Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc, trừ đi số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải quan. Dấu hiệu cho thấy tương quan giữa hai vấn đề kiều hối và nhập lậu từ Trung Quốc là mức tương đương giữa hai khối lượng tiền. Sau đây là bài phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Quang Việt : Nghe  http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150316-kieu-hoi-goi-ve-viet-nam-tang-nho-co-... Tiến sĩ Vũ Quang Việt tại Hoa Kỳ
......

Nỗi nhục Trường Sa !?!

Ngay từ cuối năm 1986, tình hình vùng biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa có nhiều diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích của hải quân Tàu cộng. Cuối tháng 2-1988, lực lượng ngoại bang này tăng thêm 4 tàu hộ vệ trang bị tên lửa và đại pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa. Trước tình hình ấy, bộ tư lệnh hải quân Hà Nội mở chiến dịch bảo vệ chủ quyền các đảo của Việt Nam, lấy tên là chiến dịch CQ (chủ quyền)-88.           Vào sáng ngày 14-3-1988, 73 chiến sĩ hải quân, đúng ra là công binh (không mấy lúc cầm súng) của tàu HQ 604 đến đảo đá nửa chìm nửa nổi Gạc Ma, mang theo vật liệu xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn để xây dựng công sự trên đó, ngõ hầu xác nhận rõ rệt chủ quyền. Về khí giới, họ chỉ mang theo một số khẩu AK, nhưng lại có quân lệnh là không được nổ súng. Chiến hạm Tàu cộng ùa tới, vây chặt. Sau một hồi trao đổi trên loa mà bên nào cũng cho mình có chủ quyền, rốt cục các chiến sĩ công binh VN không vũ trang đang đứng trên đảo đã trở thành bia hứng đạn đại liên của kẻ thù mà trước đó vẫn ngỡ là bạn. Chỉ chưa đầy nửa giờ, 64 người đã vĩnh viễn nằm xuống trong nỗi tức tưởi và uất hận. Con tàu vận tải HQ-604 rỉ sét đang thả neo giữa biển cũng đành phơi bụng lãnh đủ lửa pháo 100 ly từ mấy chiếc khu trục tối tân, trang bị cả tên lửa đối hạm. Quả như câu đối tưởng niệm đầy chua chát của ai sau đó: "Cướp Gạc Ma, bắn tàu bạn, xưng danh tình đồng chí! Trấn Len Đảo, giết mạng người, kêu tiếng tình anh em!". Sau khi 64 người bị thảm sát, 9 chiến sĩ còn lại được tàu Trung Quốc vớt lên làm tù binh và đem về tỉnh Quảng Đông giam giữ gần 4 năm trời.           Đúng là một cuộc chiến bi thương, không cân sức, nhưng những người lính đã ngã xuống trong lòng biển quả đã vị quốc vong thân, xứng danh hiệu anh hùng của Dân tộc và đáng được vinh danh ngàn đời. Thế nhưng, lại có lắm điều ô nhục xoay quanh biến cố ấy, kể từ đó đến nay, những ô nhục chỉ có trong cái chế độ vô đồng bào, vô tổ quốc là chế độ Việt cộng.           Ô nhục thứ nhất: không cho chống trả quân thù: Khi tình hình trở nên hết sức căng thẳng đầu năm 1988, Bộ Tư lệnh hải quân đã liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay là: Trung Quốc là thù hay là bạn? Chúng đánh ta, ta có đánh trả không? Bộ Chính trị và bộ quốc phòng lúc ấy vẫn im lặng hay trả lời không rõ rệt. Ấy là vì chính vào thời điểm đó, trong lúc bọn bành trướng Tàu cộng đã lộ rõ dã tâm xâm lược thì lãnh đạo Hà Nội, dưới sự thao túng của Lê Đức Anh, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Quốc phòng, đang tìm cách bắt tay với lãnh đạo Bắc Kinh để âm mưu thực hiện cái gọi là “Giải pháp đỏ” ở Căm-pu-chia nhằm đưa cả bọn Khơ-me đỏ vào chính phủ liên hiệp mặc dù Nhà nước hợp pháp xứ Chùa tháp phản đối quyết liệt. Thành thử các chiến sĩ hải quân đã ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc mà lại không được quyền nổ súng chống giặc.           Về chuyện này, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc, đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh như sau (theo RFA 12-03-2015): “Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành vi phản động, phản quốc. …Tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước”.           Ô nhục thứ hai: không dám nhắc đến tên quân thù: Sau nhiều năm im lặng, ngày 9-5-2010, lễ tưởng niệm các tử sĩ Gạc Ma đã được tổ chức trên biển gần quần đảo Trường Sa. Điều đáng lưu ý là trong diễn văn tưởng niệm, Thượng tá Trịnh Lương Vượng, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn M46 vùng D Hải quân đã không dám nói thẳng nói thật là hải quân Tàu giết hại hải quân Việt. Thay vào đó ông đã dùng từ “nước ngoài” và “lực lượng quân sự nước ngoài”: “Lực lượng quân sự nước ngoài đã ngang nhiên chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam… Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trước sự tấn công trắng trợn và phi lý của các lực lượng tàu chiến hải quân nước ngoài”. Báo Thanh Niên ngày 14-03-2011 cũng cho biết Đại tá hải quân Nguyễn Kiều Kinh đứng trên mảnh đất thuộc chủ quyền VN, đọc diễn văn thay cho 14 Ủy viên Bộ Chính trị, cũng thản nhiên nói : «Với mưu đồ thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông, từ cuối năm 1987, đầu năm 1988, nước ngoài đã ngang nhiên đưa lực lượng quân sự chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của VN…». Đúng là chỉ có bọn khiếp nhược trước kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc mới có giọng điệu như thế.           Ô nhục thứ ba: không cho nhắc tới trận chiến và các tử sĩ: Sau khi trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc với chỉ một người bị thương về phía Tàu cộng, họ đã vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, kẻ đã xé bỏ lá cờ đỏ sao vàng trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận chiến mà đối với họ là một chiến thắng vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của họ trên đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 27 năm nay tại Việt Nam, cuộc chiến này bị né tránh không nói đến, đặc biệt trong các tài liệu chính thức và trong sách giáo khoa sử, như thể đó là một phần lịch sử cần được giấu nhẹm. Có lẽ trận chiến Gạc Ma chẳng phải là một vết son trong Việt sử như những chiến thắng của đội quân Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, tuy nhiên nhân dân vẫn cần một lịch sử thật hơn là một lịch sử đẹp.           Ngoài ra, người Việt ở miền Nam trước đây hay khắp thế giới hiện giờ, ai cũng biết thiếu tá hải quân VNCH Ngụy Văn Thà, nhiều kẻ nhớ cả ngày ông tử trận: 19-01-1974. Tên tuổi vị anh hùng ấy (cùng với các chiến hữu tử sĩ) vang dội ngay sau khi chiến hạm Nhựt Tảo bị Tàu cộng đánh chìm. Nhưng người Việt sống dưới chế độ cai trị cộng sản mấy ai biết tên tuổi 64 chiến sĩ đã ngã xuống và 9 chiến sĩ đã bị bắt tại Trường Sa? Đó là chưa kể những kỷ niệm cuộc chiến năm xưa của họ không được trân trọng. Như vào tháng 9-2011, một cuộc gặp mặt lần nhất 8 chiến sĩ còn sống đã được tổ chức tại nhà nghỉ Suối Lương, Đà Nẵng, song không phải do nhà nước mà do Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa. Nhưng chả hiểu sao đến sáng ngày khai mạc chỉ còn lại ba người, năm anh đã lặng lẽ bỏ về tối hôm trước. Ban tổ chức lại còn quy định là người tham dự không được trực tiếp tiếp xúc hay phỏng vấn các nhân chứng. Thảm hại hơn nữa, tổng số người tham dự, tính luôn ban tổ chức, thành phần khách mời (không có đại diện chính quyền), an ninh và nhà báo …chỉ khoảng 30 mạng. Chưa hết, ngày 14-3-2012, nhà cầm quyền và hải quân dự tính tổ chức một cuộc gặp mặt 34 gia đình liệt sĩ Gạc Ma tại Cam Ranh (Khánh Hòa). Tất cả mọi việc đã hoàn tất, giấy mời đã được đem gởi. Đùng một cái, trước đó 3 hôm (11-3-2012), có “lệnh trên” yêu cầu hủy cuộc gặp mặt. Một nhà báo đã thốt lên cay đắng: "Chẳng lẽ đi lừa phỉnh các mẹ liệt sĩ? Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức sao? Khóc anh em hy sinh cũng không được phép à?” (RFA 20-03-2012). Mới hôm qua thôi (14-03-2015), hoạt động tưởng niệm của một số người dân Hà Nội tại tượng đài vua Lý Thái Tổ đã bị quấy rối bởi một đám dư luận viên trẻ, do bị đảng đầu độc và được công an bảo vệ; hoạt động tưởng niệm tại Sài Gòn thì lại bị lực lượng công an giám sát chặt chẽ còn báo chí chính thống im lặng làm lơ.           Ô nhục thứ tư: Không đi tìm xác chiến sĩ tử trận và đãi ngộ các chiến sĩ còn sống: Ngày 22-12-2008, báo Tuổi Trẻ và Tiền Phong điện tử có loan tin rằng trong khi đánh bắt hải sản ở gần đảo Gạc Ma, một số ngư dân phát hiện và vớt được hài cốt của bốn chiến sĩ đã hy sinh tại đó và giao cho hải quân. Hải quân đã đưa bốn bộ hài cốt liệt sĩ nói trên về đất liền, làm lễ tưởng niệm tại đoàn M29. Thế nhưng, ngay trong ngày, cả hai tờ báo đã gỡ tin này xuống. Chả biết thực hư ra sao? Mà mãi cho tới hôm nay, nhà cầm quyền VN vẫn chưa cho tiến hành tìm kiếm, thu gom hài cốt hơn sáu chục binh sỹ bị chìm trên bãi đá ngầm đó. Bộ Quốc phòng chẳng có một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới. Ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết chua chát nhận định (RFA 12-03): “Cho đến hôm nay 64 anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ Thập Đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi”.           Về các chiến sĩ Gạc Ma còn sống, mãi tháng 10-2009, báo VietnamNet mới đăng bài về anh Trương Văn Hiền và cho biết anh sống rất nghèo tại thôn 3 xã Hòa Thắng, Buôn Mê Thuột, bản thân lại có trở ngại về sức khỏe với vết thương ở sườn và cánh tay trái. Phóng viên Quốc Nam, trong bài “Những người lính Gạc Ma bây giờ” (báo Tuổi Trẻ 13-03-2015) cho hay rằng sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, những người lính còn sống trở về như anh Nguyễn Bá Ngọc và anh Mai Xuân Hải tại Quảng Bình vẫn sống trong cùng cực với bệnh tật.           Ô nhục thứ năm: mãi tin quan hệ Việt-Trung tốt đẹp: Tất cả những điểm ô nhục nói trên liên quan tới Gạc Ma, Trường Sa, có lẽ phải nói là xuất phát từ niềm tin mù quáng hay hy vọng hão huyền nơi lãnh đạo Cộng sản Hà Nội rằng quan hệ Việt-Trung sẽ mãi mãi tốt đẹp. Niềm tin mù hay hy vọng hão này dựa trên chuyện Việt cộng đã phải gắn bó với Tàu cộng quá ư lâu dài: từ quá khứ (nơi Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ), đến hiện tại (nơi Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng) và cả tương lai (nơi nhân sự sau đại hội đảng lần thứ 12 vốn được Tàu cộng chọn lựa); qua những sợi dây ngày càng thít vào họng: ân tình giúp cướp miền Nam và món nợ chiến phí khó trả nổi, sự  lệ thuộc vào chính trị, kinh tế, tài chánh, văn hóa, sự cam kết hết sức dại dột tại Thành Đô sau cơn hoảng loạn vì Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, và nhất là bàn tay Trung Nam Hải che chở cho Ba Đình tiếp tục thống trị dân Việt. Có thể có lúc, có kẻ trong lãnh đạo Hà Nội nghĩ tới mối nhục đó, nhưng cái khát vọng vô độ về quyền lực và của cải trên đất Việt làm chúng sẵn sàng bán nước và trở thành vô liêm sỉ.           Hỡi tử sĩ Gạc Ma, các vị vẫn mãi là những oan hồn và nỗi nhục Trường Sa vẫn mãi còn đó bao lâu đất Việt còn nòi Cộng sản!           BAN BIÊN TẬP Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận
......

Một năm nhìn lại: Putin được gì mất gì khi sáp nhập Crimea?

 Một năm nhìn lại: Putin được gì khi sáp nhập Crimea? Khó có thể tính đếm được hết giá trị của bán đảo này, như những nguồn lợi về dầu khí, hay vị trí địa chính trị có tính khống chế đối với an ninh lãnh hải của một loạt các nước xung quanh Biển Đen. Tổng thống Putin trong trong lễ ký hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga ngày 18/3/2014. Ảnh: Getty Images/ AP Ngày 16/3, nước Nga và dân cư bán đảo Crimea kỷ niệm[1] một năm ngày hai triệu dân vùng lãnh thổ này bỏ phiếu trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Liên Bang Nga. Đây là sự kiện đáng nhớ đầu tiên trong chuỗi các sự kiện của thế giới năm 2014. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại sự kiện này, trong mối tương quan với những sự kiện khác đến với nước Nga cho đến ngày hôm nay. Việc Nga sáp nhập Crimea gắn liền với biến cố Maidan ở Ukraine, dẫn tới việc Tổng thống nước này, ông Yanukovich rời bỏ nhiệm sở bỏ sang Nga. Nhưng những hành động của Putin (tôi muốn gọi như vậy vì những hành động của Nga gắn liền với những hành động của vị tổng thống này, và cả thế giới đang đổ dồn mọi cặp mắt vào ông) đã cho thấy, Nga không hề bị động mà luôn theo sát tình hình. Tháng 10/2013, Ukraine của Yanukovich từ chối quá trình hòa nhập châu Âu,  thể hiện sự phản đối thông qua phong trào Maidan.  Khi tình hình đã trở nên không thể kiểm soát được, ông Yanukovich buộc phải bỏ chiếc ghế Tổng thống của mình để sang Nga. Có thể thấy những hành động khi ấy của Nga nói chung và Putin nói riêng đối với Crimea, là kịp thời, quyết liệt, có tính toán… thể hiện đúng bản chất con người Putin, một cựu trung tá KGB – lạnh lùng và quyết đoán. Nếu chỉ chậm hơn vài ngày, Mỹ và Phương Tây “nhảy” vào, coi như là thua.   Bán đảo Crimea có vị trí địa chính trị chiến lược đối trong khu vực, đối với cả Nga và Ukraine, thậm chí với nhiều nước trong vùng xung quanh biển Đen. Nếu ai đã đọc hồi ký “Đất nhỏ” của L. Breznev sẽ thấy bán đảo có vị trí cực kỳ quan trọng. Hồi năm 1943 trong Chiến tranh Vệ quốc, khi Hồng quân Liên Xô chiếm được một bàn đạp trên bán đảo mà họ gọi là “Đất nhỏ”, từ đó mở rộng vùng giải phóng đóng góp quan trọng vào chiến dịch giải phóng Ukraine. Ngay sau sự kiện, đến một nước xa xôi nhưng có nhiều duyên nợ với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Việt Nam cũng cực kỳ quan tâm đến tình hình, cả từ báo giới, cũng như những người dân bình thường. Đáng chú ý có ý kiến xuất hiện trong một phóng sự được thực hiện bởi một đài truyền hình kỹ thuật số, phỏng vấn một tiến sỹ, chuyên gia của “Trung tâm nghiên cứu về Nga và SNG của Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam” phát sóng ngày 22/3/2014.  Tôi xin tóm lược khái quát một vài nét chính trong ý kiến của chuyên gia này: Việc Nga sáp nhập Crimea nhìn chung là một thắng lợi, về lâu dài, thậm chí vĩnh viễn Nga được lãnh thổ, được dân cư của bán đảo Crimea. Nước Nga luôn luôn coi Sevastopol là căn cứ cực kỳ quan trọng và lực lượng quân sự Nga đã có lịch sử đóng quân ở đây 230 năm. Từ lúc này trở đi, Nga không phải trả tiền thuê nữa, trong khi hiện nay mỗi năm tiền thuê là 97,75 triệu USD. Đồng thời Nga được không hạm đội Biển Đen.  Chuyên gia này đưa ra con số định giá trị của hạm đội này vào năm 1992 là 80 tỷ USD. Crimea có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng ở phía Nam nước Nga, từ bây giờ Nga có thể đi ra đại dương thế giới mà không phải quan biển nào nữa và từ bây giờ Nga có được một cảng nước sâu, quan trọng hơn là nước ấm quanh năm không bị đóng băng[2]. Có thể nói nước Nga dưới thời của tổng thống V.Putin phục hồi mạnh mẽ nhờ giá dầu tăng cao. Phần nào, nước Nga đã có những bước tiến quan trọng trên con đường tìm lại vị thế cường quốc tưởng như đã mất sau khi Liên Xô sụp đổ. Cùng với sự phục hồi này, là sự phát triển mạnh mẽ của Chủ nghĩa Đại Nga, lòng tự hào dân tộc Nga vốn bị tổn thương do thời kỳ ốm yếu kia, nay có cơ hội để lấy lại vị thế trước cái nhìn của thế giới.  Trong quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ, ưu tiên hàng đầu của nước Nga là duy trì được thể chế chính trị an toàn, “thân Nga.” Việc NATO kết nạp ba nước vùng Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania) là một việc mà nước Nga khó có thể chấp nhận được, do đó việc giữ một Ukraine cùng với Belarus – hai nước “vùng đệm” cuối cùng cho nước Nga trước một NATO ngày càng tiến dần về phía Đông, là sống còn. Chính vì thế, nếu Chính phủ Ukraine được coi là “thân Nga,” thì mọi chuyện sẽ nằm trong quỹ đạo, còn nếu nó bị thay thế bằng một Chính phủ khác có xu hướng rõ rệt nghiêng về Phương Tây, thì nước Nga sẽ phải hành động. Sáp nhập Crimea, nước Nga tuyên bố “lấy lại” được lãnh thổ tưởng như đã mất. Điều này được thể hiện rõ qua bản diễn văn của Tổng thống V. Putin được đọc vào ngày 18/3/2014. Bằng việc sáp nhập này, V.Putin muốn khẳng định với người dân Nga rằng ông là vị Tổng thống mà họ cần; còn nước Nga muốn khẳng định với thế giới, rằng chúng tôi vẫn là một cường quốc. Vế đầu, nước Nga “được” nhiều hơn vế sau, vì vế sau còn phụ thuộc vào nhãn quan vốn muôn vẻ của thế giới.   Năm 2014, sáp nhập Crimea, Nga lấy lại được Sevastopol và được luôn lực lượng Hải quân của Ukraine đóng tại đây. Khó có thể tính đếm được hết giá trị của bán đảo này, như những nguồn lợi về dầu khí ngoài khơi khi mà vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Nga được mở rộng, hay vị trí địa chính trị của nó có tính khống chế đối với an ninh lãnh hải của một loạt các nước xung quanh Biển Đen. Chính từ phía Hắc Hải, tàu chiến Nga đã áp sát bờ biển Abkhazia, chuẩn bị phong tỏa bờ biển trong cuộc xung đột với Gruzia năm 2008. Hạm đội Biển Đen của Nga được xây dựng trong thời kỳ của Nữ hoàng Ekaterina vào thế kỷ 18. Sau thắng lợi của nước Nga trong Chiến dịch Biển Đen trước Đế chế Ottoman, đoạt được quyền kiểm soát bán đảo Crimea và hải cảng Sevastopol. Vì thế Crimea và Sevastopol, đã là những trang của lịch sử nước Nga. Sau thời kỳ này, người Nga hai lần mất Sevastopol. Lần thứ nhất là thời kỳ 1854-1855 khi Anh và Pháp hỗ trợ người Thổ Nhĩ Kỳ chống lại nước Nga. Lần thứ hai, khi phát-xít Đức xâm lược Ukraine trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Từ năm 1954 bằng một mệnh lệnh hành chính, bán đảo Crimea thuộc về nước CHXHCN Xô-viết Ukraine thuộc Liên bang Xô-viết. Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, thực trạng về lãnh thổ này được giữ nguyên và đây là lần thứ ba, bán đảo Crimea và hải cảng Sevastopol rời khỏi tay người Nga. Vì thế, trong những năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ 21, người Nga đã xây dựng kế hoạch cho một hải cảng mới làm căn cứ quân sự của Hạm đội Biển Đen của mình ở thành phố Novorossiysk thuộc vùng Krasnodar. Có thể kế hoạch này sẽ có thay đổi, khi mà nước Nga có thêm được hai căn cứ hải quân trên bán đảo Crimea. Bản đồ cho thấy vị trí của Crimea Sáp nhập Crimea còn đem lại khả năng Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo này, và đây là mối lo không nhỏ cho các nước thành viên NATO xung quanh Hắc Hải: Bulgaria, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể sẽ có những lý lẽ cho rằng với vũ khí hạt nhân chiến lược thì việc gần thêm vài trăm kilômét ít ý nghĩa, nhưng đó là sự “tự an ủi” mà thôi. Chỉ vừa hôm 11/3/2015 vừa rồi, ông Mikhail Ivanovich Ulyanov, Vụ trưởng Vụ không phổ biến và kiểm soát vũ khí Bộ ngoại giao Nga đã phát biểu về việc Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo này.  Đó là cái “được” của nước Nga. Tất nhiên, không có thắng lợi nào là không phải trả giá, hay cái “mất” của nước Nga, tức cái giá phải trả là gì? Điều này sẽ được bàn trong Phần 2 của bài viết. Một năm Nga sáp nhập Crimea: Tổng thống Putin chấp nhận mất gì ở Crimea? Phần trước đã phân tích những điều nước Nga giành được khi sáp nhập Crimea. Vậy còn cái “mất” của nước Nga, tức cái giá phải trả là gì? Bán đảo Crimea khi còn là phần lãnh thổ của Ukraine, vốn đóng góp cho đất nước bằng tiền thuế, ít hơn nhiều so với những cung cấp mà đất nước phải ngày ngày “bơm” cho nó. Bán đảo này vốn được nối với đất liền bằng một dải đất hẹp, phụ thuộc vào đất liền tới 85% về điện năng, 90% về nước uống và tỷ lệ phụ thuộc về lương thực, thực phẩm cũng rất lớn.  Ngay sau khi sáp nhập, Bộ trưởng tài chính Nga đã phát biểu về kế hoạch ngân sách Liên bang chi cho Crimea là 243 tỷ rub (6,82 tỷ USD, vào thời điểm 35,6375 rub đổi 1 USD) trong năm 2014. Khi lượng hóa cái “mất” của nước Nga khi sáp nhập Crimea, chuyên gia kinh tế trưởng của tổ chức “URALSIB Capital LLC”[3] ông Alexei Devaytov, từ góc độ một nhà kinh tế khá thận trọng khi đưa ra nhận định: “Chi phí phải trả trực tiếp là tương đối nhỏ đối với nước Nga, vì Crimea không phải là một vùng đất lớn. Là một nhà kinh tế, tôi lo lắng nhiều về khả năng này từ góc độ các luồng vốn với chính sách tiền tệ thắt chặt và sự suy yếu đồng rub. Các chi phí chỉ có thể chiếm tổng số từ 1,5 - 2% GDP của Nga.” Đó là vào thời điểm tháng 3/2014, khi mà giá dầu mỏ thế giới vẫn còn ở mức trên 100 USD một thùng. Gần như ngay lập tức, nước Nga đã công bố kế hoạch xây cầu nối đất liền với bán đảo qua eo biển Kerch với giá trị ước tính tối thiểu khoảng 3 tỷ USD. Như chúng ta đã biết, mọi cung cấp cho bán đảo là từ đất liền Ukraine, còn khi vùng lãnh thổ này thuộc về Nga, thì nó bị tách rời, ngay cả giao thông không thôi với “đất mẹ” cũng phải bằng hoặc đường biển, hoặc đường hàng không. Đến nay dự án này vẫn nằm nguyên trên giấy, bởi chỉ bằng tư duy thông thường không thôi, cũng sẽ hiểu rằng nếu xây một cây cầu như vậy mà dễ dàng, thì người ta đã làm từ thời Liên Xô rồi.  Nước Nga của V.Putin sẽ không chọn phương án này, hoặc có cũng không phải bây giờ. Từ góc độ cá nhân, tôi cho rằng khả năng từ  hai tỉnh đông Ukraine là Donesk và Luhansk có đường bộ đến bán đảo Crimea, là điều đang được tính toán – “Một mũi tên nhằm hai đích.” Đích thứ nhất, là đường bộ đến Crimea. Đích thứ hai, là một Ukraine không ổn định nếu cứ tiếp tục muốn gia nhập NATO, một biện pháp hữu hiệu của nước Nga để ngăn chặn kế hoạch này. Ảnh minh họa Từ góc độ pháp lý, ngay từ khi V.Putin đưa ra lý lẽ “bảo vệ người nói tiếng Nga ở Crimea” rồi sau đó đến việc sáp nhập bán đảo vào Nga, những hành động này đã vấp phải nhiều sự phản đối, nhất là từ phương Tây. Ngày càng nhiều lệnh trừng phạt được áp đặt lên nước Nga và cả vùng lãnh thổ mới trở về Nga, Crimea. Đánh giá về lực lượng Hải quân Ukraine rơi vào tay Nga, ông Alexander Khramchikhin phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự cho rằng đây là một “hạm đội nhỏ xíu, chỉ toàn là những thiết bị bằng kim loại nổi được chứ chẳng có giá trị gì.” Ông nói thêm: “Nếu một quốc gia có bờ biển, nó cần một hạm đội. Nhưng những gì Ukraine đã làm cho lực lượng quân sự của mình là chưa từng có. Quân đội đã hoàn toàn bị phá hủy bởi các lãnh đạo của đất nước này.”  Quả thực, hạm đội của Ukraine có thể được định giá 80 tỷ USD vào thời điểm 1992, nhưng từ đó đến nay đã là 23 năm mà đất nước này hoàn toàn không có một bước tiến nào trong việc hiện đại hóa lực lượng Hải quân và cả quân đội của mình (vài năm gần đây, Ukraine chỉ chi cho quân đội dưới 1% GDP). Vào thời điểm Nga sáp nhập Crimea, Ukraine có 11 tàu chiến, một tàu ngầm và khoảng vài chục tàu hỗ trợ với tình trạng khá tệ. Suốt cả một năm trời báo chí thế giới tốn nhiều giấy mực cho những câu chuyện như “dầu mỏ đá phiến Hoa Kỳ,” “Hoa Kỳ bắt tay với Saudi Arabia ghìm giá dầu ở mức thấp…” như là những mảnh ghép tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về một kế hoạch chống nước Nga từ phía Hoa Kỳ. Tất cả những yếu tố đó, cùng với một mùa đông ấm áp, một nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm, một EU và Nhật Bản đang dư lượng dầu và khí hóa lỏng dự trữ… đồng loạt làm khó nước Nga về kinh tế.  Nếu gọi việc nước Nga sáp nhập Crimea là “chiến thắng” thì nó rất có ý nghĩa với Chủ nghĩa Đại Nga. Tuy nhiên, mặt trái của Chủ nghĩa Đại Nga là Chủ nghĩa cực đoan. Trong vụ ám sát chính trị gia đối lập, cựu thủ tướng Nga Boris Nemtsov mới đây, không thể bỏ qua giả thiết thủ phạm là Chủ nghĩa cực đoan.   Nhưng xin đừng quên cũng suốt cả một năm trời qua, chiến sự vẫn diễn ra ở Đông Ukraine làm hàng nghìn người chết, hàng vạn người mất nhà cửa phải rời nơi mình sinh sống. Hai lần đàm phán cùng ở Minsk vào tháng 9/2014 và tháng 2 năm nay, đều chứng minh nguyện vọng chấm dứt giao tranh quân sự của tất cả mọi người, không chỉ riêng ai.  Trong những ngày này, Hoa Kỳ chuyển một loạt thiết bị quân sự trong đó có xe tăng đến các nước Cộng hòa vùng Baltic của Liên Xô cũ nay đã là thành viên của NATO, đồng thời tổ chức quân sự này cũng đang tập trận với Bulgaria ở Biển Đen. Việc ủng hộ một Ukraine gia nhập NATO còn rất xa vời, còn xa hơn việc Chính phủ nước này cần thay đổi thể chế, nhất là giảm được nạn tham nhũng để gia nhập EU. Tuy nhiên chúng ta đang thấy thế gọng kìm từ phía bắc và phía nam hướng sang phía đông, vào nước Nga vẫn tiếp tục được hình thành. Nếu cho rằng nước Nga không kịp sáp nhập Crimea thì phương Tây sẽ “nhảy” vào, đây là một ý kiến khá mơ hồ - vì thực tiễn không đơn giản như thế, nhất là Nga vẫn còn hợp đồng thuê quân cảng với Ukraine đến tận năm 2042. Tuy nhiên những diễn biến của sự kiện Maidan cũng quá nhanh và khá bất ngờ, buộc Nga bị đặt vào tình thế phải hành động – “để lâu đêm dài lắm mộng” không ai dám chắc chắn điều gì về tương lai. Thực ra với hợp đồng thuê quân cảng kia, lại với quan hệ đặc thù Nga – Ukraine thì Nga muốn kéo dài hợp đồng đó bao lâu cũng được, do đó về chiến lược quân sự, thì việc Nga “thu hồi” Crimea đâu có nhiều ý nghĩa. Nếu chỉ đơn thuần từ khía cạnh hải quân và vũ khí thông thường, việc sáp nhập có ý nghĩa về chính trị đối nội nhiều hơn đối với Putin. Phúc Lai * Bài viết tham khảo một số phân tích, bình luận trên các tờ Washingtonpost, Reuters, BBC, v.v… ----- [1] Crưm sẽ kỷ niệm ngày sáp nhập vào Nga hàng năm, VTC.vn, 25/12/2014. [2] Chương trình “Góc nhìn thế giới” của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC1, ngày 22/3/2014 do Biên tập viên Mạnh Trường dẫn chương trình.   [3] “URALSIB Capital LLC” chuyên cung cấp các dịch vụ bao gồm nghiên cứu, tư vấn đầu tư tư nhân, môi giới thị trường vốn, và kinh doanh trên internet giữa các cá nhân, tổ chức Nga với khách hàng nước ngoài, có trụ sở tại Mátxcơva. Nguồn: Internet  
......

Chùa Tâm Giác văn nghệ mừng xuân Ất Mùi

Ngày 07.03.2015 chùa Tâm Giác München/Munich tổ chức văn nghệ mừng xuân với chủ đề Tết "40 mùa xuân viễn xứ" đánh đấu thời gian dài người Việt Nam bỏ nước ra đi tị nạn chính trị (1975-2015). BTC giới thiệu đôi nét lịch sử về sự hình thành ngôi chùa Tâm Giác cùng tri ân ban sáng lập. Từ năm 1979, 1980 Chính phủ Đức thâu nhận người Việt tị nạn tại các trại Đông Nam Á Châu và tàu Cap Anamur vớt người vượt biển trên biển Đông thì đến nay 2015 người Việt Tị nạn CS tại Đức chỉ hơn 35 năm. Trong thời gian trên tại trại tị nạn Kirchweg có ĐĐ Thích Trí Hòa, nhưng một thời gian ngắn thầy di cư sang Mỹ. Năm 1984 một số Phật tử tại München thành lập „Hội Phật Tử Việt Nam Tị Nạn tại Bayern“. Sau đổi là: „Chi Hội Phật Tử VN Tị Nạn Tại München và Vùng Phụ Cận“ Những thành viên có công vận động thành lập Niệm Phật Đường để có nơi lễ Phật là bác: Lê Đình Tân, Nguyễn Văn Từ, bà Phạm Nghiã Hồng đều đã qua đời, còn lại ông Lê Phước Non, bà Kiều Liên, bà Dr. Thục Quyên.  Chúng ta khó quên bác Tân, bà Bảy Ngãnh, chị Hồng (nhủ danh bà Rô đã qua Mỹ) thường ôm sổ đi vận động để thành lập Hội… Niệm Phật đường đầu tiên ở gần Haaras, dời về Wolgang Platz. Năm 1988 do ông Nguyễn Thanh Liêm là Hội trưởng phát hành báo Tịnh Tâm. Bức tường Berlin sụp đổ trong đêm thứ Năm ngày 9 tháng 11, rạng sáng ngày thứ Sáu ngày 10 tháng 11 năm 1989, sau hơn 28 năm không còn ngăn cách giữa Đông và Tây , những bạn trẻ độc thân đi hợp tác lao động từ DDR (Đông Đức) đến München xin tị nạn, lúc đầu còn bơ vơ đến tá túc trong Niệm Phật Đường. Cũng là nơi xe duyên gặp gỡ cho nhiều người lập gia đình hạnh phúc, con cái nên người tốt cho gia đình và xã hội. Những nhiệm kỳ kế tiếp Chi Hội trưởng là các ông: Nguyễn Kim Định, Phạm Văn Quý… Số Phật Tử đông từ Niệm Phật Đường đổi sang thành chùa Tâm Giác nhờ sự hổ trợ của báo Süd Deutschezeitung, BCH có tiền mua căn nhà nhỏ ở Schwaben. Năm 2001 Đại Đức Thích Từ Trí từ Frankfurt về làm trụ trì. Chùa có Thầy thì Ban Chấp Hành thay đổi nội quy, Chị Bộ trưởng do thầy đảm trách, chỉ còn Phó chủ tịch Nội vụ, Ngọại vụ, Thư ký, Thủ quỹ. Thủ phủ Bayern là thành phố München hoa lệ trù phú, có nhiều hãng xưởng nên nhiều người ở các tỉnh về lập nghiệp hội nhập tốt đẹp đời sống thăng hoa, còn cái thành tài, có nghề chuyên môn hay tốt nghiệp Đại học,  có những người xuất gia đi tu như: bà Đặng Trinh thành „Vô Thượng Sư Thanh Hải“ anh Bình tu ở làng Mai thành Đại Đức, anh Lưu là đệ tử thầy Từ Trí là ĐĐ.Thích Trung Lưu. Nhờ sự đóng góp bằng “hằng tâm hằng sản“ cũng như cho mượn tiền „hội thiện“ của bà con Phật Tử và đồng hương. BCH và thầy Từ Trí cùng Dr. Nguyễn Khắc Tiến Tùng đấu giá mua được ngôi nhà cũ biệt lập, rộng rải có vườn sau tu bổ làm Chùa ở Wasserburg Str. 17 , 85614  Kirchseeon. Chùa trải qua các thầy làm trụ trì. ĐĐ.Thích Từ Trí, TT.Thích Đồng Văn, ĐĐ. Thích Hạnh Vân. Từ tháng 7 năm 2011 cho đến nay l à  Đ Đ Thích Trung Lưu.  Chương trình văn nghệ Mừng Xuân Ất Mùi, sân khấu dàn dựng công phu đẹp mắt, có mái chùa với ngói đỏ phiá sau là tấm phông phong cảnh Việt Nam có cây cau, cây đa xanh lá sum xê. Bàn thờ Tổ quốc trang nghiêm. 18 giờ khai mạc, trưởng ban văn nghệ đạo diễn Hồ Sỹ Sáng điều khiển chương trình,  3 vị bô lão mặc áo dài khăn đóng và hai người cầm Quốc kỳ và Phật giáo Kỳ tiến ra sân khấu lạy 4 lạy và dâng hương lên bàn thờ Tổ Quốc cầu cho Quốc Thái Dân An. Tiếp theo là chào Quốc Kỳ, Phật Giáo Kỳ, hát Quốc Ca, Phật giáo ca và một phút mặc niệm tưởng nhớ đến tiền nhân có công dựng nước và giữ nước. Hàng vạn đồng hương kém may mắn trên đường vượt biên đã chết trên rừng sâu núi thẳm và trong lòng đại dương mênh mông.  Những nạn nhân tết Mậu Thân Huế 1968. Những tù nhân lương tâm bị giam cầm cho đến chết hiện nay tại quê nhà. Cờ vàng 3 sọc đỏ chỉ còn là biểu tượng của người Việt tự do, không thể thiếu trong các sinh hoạt Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Chính Trị. ĐĐ Thích Trung Lưu trụ trì chùa Tâm Giác lên chúc mừng năm mới. Sau nghi lễ khai mạc hội trường càng ngày đông khán giả hơn, trên 300 người tham dự. Đội lân của Chùa với hai con đỏ trắng cùng các ông Điạ múa theo tiếng trống, tiếng chập chẹ rất sôi động và đẹp mắt. Mở đầu hợp ca nhạc phẩm Bước Chân Việt Nam gợi chúng ta nhớ lại ngày vượt biên ra đi tìm tự do, may mắn đến được bến bờ tự do, không quên cám ơn các quốc gia trên thế giới đã mở rộng bàn tay nhân ái cứu giúp người Việt Nam: „Khắp nơi trên điạ cầu in dấu bước chân Việt Nam…Thanks Australia for your open hearts.. Thanks Canada for the liberty, thanks America for the liberty. We thank the World for your open arms… For its true freedom… Thank you, We thank you all, We thank the World…” Để tri ân những người có công sáng lập Chùa bà Hoá đại diện BTC trao hoa cho bà Kiều Liên, bà phát biểu cảm tưởng và nhận bó hoa sẽ mang về Chùa dâng lên bàn thờ để tưởng nhớ hương linh những người có công đã qua đời. BTC cũng tặng hoa các bác cao niên đã đóng góp cho chùa trong thời gian qua là bác Hy và bác Yến, và cám ơn 2 anh Tân, anh Triết lo Phật sự hàng tuần.  Hai MC Kim Anh (Hamburg) và Phi Thông (Frankfurt) giới thiệu chương trình vui vẽ, làm cho không khí linh động hơn, có phần tiếng Đức để khán giả người Đức hiểu được nội dung sinh hoạt. (nhìn chung trong các buổi văn nghệ MC  thường xin những tràn pháo tay hơi nhiều!). Đêm văn nghệ dài với 21 tiết mục đơn ca, song ca, hợp ca thành công tốt đẹp nhờ âm thanh ánh sáng hoàn hảo của Phan Trường, với những giọng ca quen thuộc ca sĩ cây nhà lá vườn (Hồ Sỹ Sáng, Julie Kim - Anh Tài, Ngọc Huệ, Gina Nguyễn, Văn Phi Thông, Lê Nam, Phạm Sơn, Ngọc Thủy, Đức Cường, Diệu Miền, Lê Link, Hoàng Văn, Thế Hùng, Johnny Nguyễn, Duy Minh, Ngọc Sơn,  Nga My, Thu Thủy, Hiền Năng, Lucy Thắng, Tubi Trần, Kimmi Trần, Hương Lý…) với tiếng hát ngọt ngào được mọi người ái mộ. Hai ca sĩ khách đến từ Frankfurt và Nürnberg là Diệu Miền và Văn Phi Thông hát liên khúc qua cầu gió bay làm cho khán gỉa say mê. Nhóm thời trang trong Modelshow với trang phục truyền thống của Việt Nam hấp dẫn. Nhà bếp phục vụ các món ăn chay bánh trái, xôi chè… Ông Phạm Minh Tín phụ trách phần xổ tombola (700 vé x 2€) bán hết, giải nhất là Asus Tablet và nhiều giải đồng hạn. Không khí xuân thật nồng ấm bên ngoài thời tiết buổi chiều có nắng hanh vàng, đồng hương các nơi xa xôi về sớm gặp nhau vui vẽ, để ôn cố tri tân. Theo lời của BTC „vui xuân nhưng không quên cội nguồn dân tộc, vui xuân mà không thể không tưởng nhớ đến công đức của những người đã nằm xuống cho chúng ta có một cuộc sống hôm nay“…  Đêm văn nghệ thành công trong tinh thần đoàn kết, chấm dứt lức 22 giờ30 mọi người chia tay ra về, với lời chúc khoẻ mạnh, bình an hẹn nhau năm tới cũng trong khung cảnh ngày hội mừng năm mới, để sưởi ấm lòng trong những ngày xa quê hương, không phân biệt Nam-Bắc cùng đứng dưới cờ vàng biểu tượng của tự do, Cộng Đồng Người Việt Nam viễn xứ cùng một nhịp đập của con tim nói lên lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam. Một Ngày Việt Nam & Bước Chân Việt Nam (Trầm Tử Thiêng & Trúc Hồ) - Hợp Ca Asiahttps://www.youtube.com/watch?v=OlI0seZ1unc Nguyễn Qúy Đại (14.3.2015)www.hoamunich.wordpress.com
......

Nhân Ngày Gạc Ma nói về giặc Trung Quốc

Nhiều khi ngẫm sự đời cũng hay thật. Mới hôm nào đi Trường Sa, qua vùng biển gần đảo Gạc Ma, tàu dừng lại làm lễ thả hương hoa "cho vụ CQ 88", nhưng về viết bài thì cấm được nhắc một chữ đến thằng giặc Trung Quốc. Còn nhớ trong bài ký của mình, sếp tổng đã thay hết các từ "giặc" thành "đối phương" rồi, thế mà vẫn sót một từ "tàu giặc", mấy hôm sau có công văn nhắc nhở liền. Mình làm biên tập, cứ nhắc đến chiến tranh biên giới phía Bắc, toàn phải chỉnh là "loạn biên giới". Thỉnh thoảng giao ban lại được nghe phổ biến, sếp tổng báo này, phóng viên báo kia bị kỷ luật vì nhắc đến giặc Tàu, giặc Trung Quốc. Lạ thật, giặc Pháp, giặc Mĩ nhắc vô tư mà giặc Trung Quốc thì cấm nhắc, cứ như lưỡi bị đơ vậy. Rồi làng văn thì nay xì xào, mai bàn tán về việc cuốn X, cuốn Y bị cấm vì viết về... giặc Trung Quốc. Giờ thì báo đài có vẻ như được nói thoải mái rồi, riêng văn học nghệ thuật thì vẫn "thầm thì, thẽ thọt, thì thụt" khi nhắc đến giặc Trung Quốc. Ví dụ, thử làm một đêm ca nhạc kiểu như Giai điệu tự hào phát những bài hát viết về cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 mà xem, cấm ngay. Đây là hình ảnh dép nhựa, bát cơm, áo, vũ khí... còn lại trong khoang tàu HQ-604 mà các thợ lặn vớt lên vào năm 2008, 20 năm sau bị giặc Trung Quốc đánh chìm dưới đáy biển. Tưởng niệm, nhắc nhớ, dâng hương, triển lãm, dựng bia... mà mỗi việc đơn giản nhất là gọi cho đúng tên kẻ thù là "giặc Trung Quốc" thôi mà sao khó làm vậy? Nguồn: FB Nguyễn Đình Tú
......

Tự vả vào mặt mình

Hôm nay là ngày giỗ của 64 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh ở Gạc Ma. Chính quyền Hà Nội thay vì tưởng niệm thì đã tổ chức cho các cháu thanh niên nhảy múa tưng bừng trước tượng Lý Thái Tổ và tượng đài Cảm tử, cùng những hành động ngang ngược khác, nhằm ngăn cản những người đến thắp nhang. Dường như chính quyền thường tận dụng những dịp nhân dân thắp nhang tưởng niệm các liệt sĩ chống Trung Quốc để ghi điểm thể hiện sự trung thành với thiên triều và răn đe những ai dám ghét Tàu, bằng việc ngăn cấm, hoặc sử dụng côn đồ đến khiêu khích phá đám, hay dùng đội ngũ dư luận viên quá khích đe dọa, ngăn cản.... Ảnh một DLV đang khiêu khích và ngăn cản việc tưởng niệm Tưởng niệm linh hồn những người đã khuất là một hoạt động bình thường và cần thiết của tất cả mọi người trên trái đất, và với những anh hùng vị quốc vong thân thì càng là nghĩa vụ thiêng liêng của những người đang sống, đặc biệt là với truyền thống của người Việt, một đất nước mấy ngàn năm ko bao giờ nguội tắt ngọn lửa chiến tranh vệ quốc. Ngăn cấm, phá phách việc tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ là một việc làm trái với đạo lý con người, đặc biệt là người Việt. Việc làm này của chính quyền Hà Nội đã phản lại chính họ, bởi nó: - Lộ rõ dã tâm bán nước mà họ đang cố che đậy. - Lẽ ra mọi người chỉ đến đó kính cẩn thắp nhang tưởng niệm rồi trật tự ra về, nhưng sự ngăn cản của chính quyền đã khiến buổi tưởng niệm được kéo dài hơn. Có lần nó đã biến thành cuộc biểu tình rầm rộ như hôm 17/2/2014, mặc dù không hề có trong kế hoạch của những người tham gia tưởng niệm. - Việc đó càng đẩy mâu thuẫn lên cao, hố ngăn cách giữa chính quyền và nhân dân ngày càng lớn. - Những người bất đồng chính kiến càng có cơ sở và bằng chứng cụ thể để tố cáo chính quyền bán nước, chà đạp nhân quyền. - Chính đội ngũ DLV với những hành động thiếu văn hóa đã đang bôi xấu hình ảnh đảng của họ. Và nhiều bất cập khác cho chính họ, (chính quyền). Tóm lại, chính quyền đang tự vả vào mặt mình. VÀ MONG SAO HỌ CỨ TIẾP TỤC LÀM THẾ, để đông đảo nhân dân những ai còn chưa tin rằng họ đang bán nước, đang vi phạm nhân quyền, sớm nhận ra điều này. (Ảnh Nguyen Lan Thang, một DLV đang khiêu khích và ngăn cản việc tưởng niệm). Nguồn: FB Nguyễn Thúy Hạnh ******* CHA NÀO, CON NẤY! Hãy nhìn con cháu Phùng Quang Thanh: Thái độ rất xấc xược đối với những người tham dự Tưởng niệm Qua đoạn video ngắn do Nhà báo Nghiêm Việt Anh ghi lại, người ta có thể nhận ra đâu là các con cháu của Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh -- những kẻ không thấy lo trước tình trạng mất chủ quyền đất nước mà chỉ lo dân chúng Việt Nam ghét những kẻ xâm lược quá. Hôm nay, thay vì mang các biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm lược, họ mang cờ búa liềm để bày tỏ tình cảm "đoàn kết cộng sản" với phương Bắc: https://www.youtube.com/watch?v=x2xw6hRgRfc&t=13 Và một bức hình khác tại hiện trường của những nhà lãnh đạo cộng sản tương lai, được Blogger Bà Còng chụp theo hướng thời đại Facebook, hay theo cách biểu lộ của nhiều cư dân mạng: "Tôi không thích ĐCSVN". Biểu ngữ 'độc' khiến tay sai cộng sản điên tiết https://www.youtube.com/watch?v=1Qgzdwm8jBA  
......

HĐLTVN: Phản đối nhà cầm quyền Huế cấm TPB gặp nhau tại chùa Phước Thành

VRNs (13.03.2015) – Sài Gòn – Như VRNs đã loan, sáng ngày 10.03.2015, nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đến gặp các Tăng sĩ tại chùa Phước Thành (đường Phan Chu Trinh), cưỡng bức quý Thầy hủy bỏ buổi gặp gỡ “Tri ân Quý Thương binh VNCH” được tổ chức vào ngày 15.03 tới, có sự tham dự của một số thành viên Hội đồng Liên tôn Việt Nam (HĐLTVN). Đây là việc làm có dấu hiệu lạm dụng quyền lực, vi phạm pháp luật và văn hóa người Việt. HĐLTVN nhấn mạnh: “Nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên dựa vào luật pháp nào để cấm đoán nhân dân thực hiện việc tập trung gặp gỡ nói trên, và dựa vào luật pháp nào để tự cho phép mình tới chùa hăm dọa sẽ ra tay ngăn chận rồi còn tịch thu giấy mời gởi các thương binh?” Kháng thư của Hội đồng Liên tôn Việt Nam về việc nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên cấm đoán cuộc gặp gỡ Thương binh VNCH tại chùa Phước Thành, Huế Kính gởi: - Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước - Các chính phủ dân chủ, các cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc và quốc tế. - Nhà cầm quyền Cộng sản VN Theo trang mạng Truyền thông Chúa Cứu Thế (11-03-2015), sáng ngày 10-03-2015, nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đến gặp các Tăng sĩ tại chùa Phước Thành (đường Phan Chu Trinh), cưỡng bức quý Thầy hủy bỏ buổi gặp gỡ “Tri ân Quý Thương binh VNCH” được tổ chức vào ngày 15-03 tới, có sự tham dự của một số thành viên Hội đồng Liên tôn Việt Nam. Buổi gặp gỡ này sẽ quy tụ hơn 200 quý ông Thương binh VNCH sống ở vùng Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, theo sáng kiến của Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Từ thiện thuộc Tăng đoàn GHPGVN Thống nhất. Nhà cầm quyền cộng sản cho rằng việc tập trung gặp gỡ như thế không hay, chẳng được phép, nếu cứ tiến hành thì sẽ dùng bạo lực để ngăn chận. Ngoài ra, công an còn đi gặp nhiều thương binh, tịch thu giấy mời và bắt cam kết không đến chùa Phước Thành. Trước vụ việc này, Hội đồng Liên tôn Việt Nam thấy cần phải lên tiếng trước công luận quốc tế và quốc nội như sau: 1- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong thông điệp đầu năm 2014, có khẳng định một nguyên tắc pháp luật mà cả hầu hết nhân loại đều công nhận: “Người dân được làm những gì pháp luật không cấm. Còn nhà cầm quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Thủ tướng còn kêu gọi xây dựng một nhà nước pháp quyền. Vậy xin hỏi: nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên dựa vào luật pháp nào để cấm đoán nhân dân thực hiện việc tập trung gặp gỡ nói trên, và dựa vào luật pháp nào để tự cho phép mình tới chùa hăm dọa sẽ ra tay ngăn chận rồi còn tịch thu giấy mời gởi các thương binh? 2- Toàn dân Việt đang hướng về ngày kỷ niệm 40 năm đảng Cộng sản Việt Nam cai trị toàn thể đất nước. Đảng luôn lớn tiếng kêu gọi “hòa giải hòa hợp” dân tộc, quên đi hận thù. Vậy việc nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên cấm đoán Hội đồng Liên tôn và các Tăng sĩ chùa Phước Thành quy tụ các thương binh Việt Nam Cộng Hòa phải chăng là hành động thực hiện lời kêu gọi đó? Hay thực chất chỉ là nuôi mãi lòng căm thù đối với những cựu chiến binh đã bị đọa đày suốt 40 năm qua mà nay cũng chẳng còn có thể gây nguy hại cho chế độ cộng sản! 3- Đất nước đang trong cảnh đương đầu với ngoại thù Tàu cộng xâm lược (biến cố Gạc Ma năm 1988 với 64 anh hùng vị quốc vong thân sắp được kỷ niệm vào ngày 14-03 tới là sự nhắc nhở đầy đau thương và sôi sục). Vậy phải chăng việc cấm đoán cuộc gặp gỡ nói trên là hành động “ổn định xã hội” và “thu phục nhân tâm” để “đoàn kết toàn dân” chống kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc? 4- Là những người tu hành, có bổn phận rao giảng lẫn thực hiện việc xóa bỏ hận thù, việc chăm sóc những kẻ bất hạnh, việc tri ân những người đã hy sinh tính mạng hay một phần thân thể cho Tổ quốc, Hội đồng Liên tôn chúng tôi cương quyết tiến hành việc tập trung gặp gỡ các Thương binh VNCH. Chúng tôi hy vọng rằng mọi sự sẽ được xuôi thuận, để làm sạch hơn chút ít bộ mặt nhân quyền lem luốc của Việt Nam mà Đặc phái viên Liên Hiệp quốc về tự do tôn giáo vừa trình bày cho thế giới thấy tại Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm 11-03 mới rồi. Làm tại Việt Nam ngày 13-03-2014 Hội đồng Liên tôn VN - Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593). - Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật Giáo (đt: 0165.6789.881) - Thượng tọa Thích Viên Hỷ, Phật Giáo (đt: 0937.777.312). - Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công Giáo (đt: 0984.236.371) - Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công Giáo (đt: 0935.569.205) - Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công Giáo (đt: 0993.598.820) - Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài (đt: 0163.3273.240) - Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài (đt: 0988.971.117) - Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài (đt: 0988.477.719) - Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành (đt: 0949.275.827) - Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành (đt: 0906.342.908) - Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001) - Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838.7716) - Mục sư Đinh Thanh Trường, Tin Lành (đt: 01202352348) - Mục sư Đinh Uy, Tin Lành (đt: 01635847464) - Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082) - Ông Tống Văn Chính, PGHH (đt: 0163.574.5430) Theo VRNs
......

Tết Ất Mùi 2015 tại Mönchengladbach

Trích trong báo: Rheinische Post, Mönchengladbach, thứ hai, 02.3.2015   „Chúc mừng năm mới“. Với lời chúc đầu năm này Hội Người Việt ở Mönchengladbach đã mời quý quan khách đến dự Tết Nguyên Đán vào ngày thứ bảy, 28 tháng hai năm 2015 tại hội trường Krahnendonkhalle. Tết là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong vùng Đông Nam Á, đặc biệt ở Trung Quốc và Việt Nam. Khoảng 1000 người, đa số là người Việt đã về Mönchengladbach mừng Xuân. Một số từ những thành phố xa như Frankfurt và những khu kỹ nghệ „Ruhrgebiet“ (Düsseldorf, Essen, Neuss….) cũng đã về đây vui Xuân.   Đô Trưởng ông Michael Schroeren khen ngợi 2000 người Việt ở Mönchengladbach: „Họ đã hội nhập rất thành công vào xã hội chúng ta, mặc dầu vậy họ vẫn giữ gìn căn tính gốc của họ.“ Thành viên Quốc Hội ông Dr. Günther Krings tiếp lời: „Chúng ta, mà theo tôi là đúng, nói là Hồi Giáo thuộc về nước Đức. Chúng ta nên thêm vào là nền văn hóa Việt Nam cũng thuộc về nước Đức.“ Bà chủ tịch đảng SPD Gülistan Yüksel ngoài những lời chúc mừng đầu năm còn hứa với mọi người: „Trong ngày mừng Xuân năm tới tôi sẽ mặc „áo dài“ truyền thống Việt Nam. Trong khoảng 6 tiếng dài chương trình văn nghệ khán giả có được một khái niệm về nền văn hoá Đông Nam Á. Ngoài những nghi thức trong ngày Tết Nguyên Đán còn có múa lân, những bài hát hoặc những điệu vũ về đề tài „Mừng Xuân“ hoặc „Nhớ quê hương“. Cách đây khoảng 40 năm đã có nhiều người Việt trốn khỏi chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Rị, chủ tịch Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Möchengladbach, trong bài diễn văn chào mừng quan khách đã nhấn mạnh: „Mặc dù vui Xuân song chúng tôi không quên đồng hương ở Việt Nam đang còn nằm trong sự kềm kẹp của nhà cầm quyền Cộng Sản và nguy cơ xâm lăng của Trung Cộng.“   Trong đêm mừng Xuân Ất Mùi Ban Tổ Chức kêu gọi quyên góp tiền để giúp các nạn nhân bị dịch Ebola tại Phi Châu. Số tiền quyên góp được đưa cho Hội „Cap Anamur“. Hội này chuyên giúp nhân đạo trên toàn thế giới, lo cho các người tỵ nạn trong những vùng nguy hiểm. Tiến sĩ Werner Strahl, chủ tịch Hội Cap Anamur đã chia xẻ niềm vui về ngày Hội xuân ở Mönchengladbach-Neuwerk: „Tôi thấy lòng mình thật rộn ràng trong những dịp lễ như vậy.“ Ngọc Hòa chuyển ngữ
......

Lời Kêu Gọi Xuống Đường Ngày 14.03

LỜI KÊU GỌI Kính thưa đồng bào Việt Nam, Cách đây 27 năm vào ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã đưa quân xâm chiếm bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao, bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chúng đã giết hại 64 người lính, bắn chìm 3 tàu vận tải ngay giữa vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Kể từ ngày đó, thân xác các anh cùng những con tàu vận tải mãi mãi nằm lại giữa vùng biển khơi một thời của tổ quốc. Không những vậy, trong những năm gần đây Trung Quốc liên tục gây hấn trên Biển Đông bằng những hành động khiêu khích cả về mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Nhiều tàu cá bị đánh chìm, nhiều ngư dân bị giết hại, nhiều hoạt động thăm dò khai thác dầu trên vùng biển Việt Nam bị Trung Quốc phá hoại. Trung Quốc gần đây còn liên tục cho cải tạo những vùng đảo chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ quân sự khổng lồ với sân bay, cảng nước sâu và nhiều công trình quân sự hòng độc chiếm toàn Biển Đông, thực hiện mưu đồ bành trướng bá quyền nước lớn, đe doạ đến hoà bình và an ninh khu vực. Đó là điều nhân dân Việt Nam không thể chấp nhận! Để tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống vì chủ quyền quốc gia, để khẳng định dân tộc Việt Nam không bao giờ khuất phục ngoại bang, anh em No-U Hà Nội kêu gọi bà con Thủ Đô cùng những tỉnh lân cận về Hà Nội cùng xuống đường tưởng niệm sự kiện Gạc Ma. Thời gian: 9h sáng thứ 7 ngày 14/3/2015 Địa điểm: trước tượng đài vua Lý Thái Tổ Đề nghị bà con tham gia xuất hiện đúng giờ, trang phục chỉnh tề. Đề nghị các lực lượng công an bảo vệ người dân, xử lý ngay các hiện tượng côn đồ, móc túi, phá đám nếu có. Anh em No-U Hà Nội./. Nguồn: https://www.facebook.com/pages/No-U-H%C3%A0-N%E1%BB%99i/1435875266676294...
......

Trạng Thái Bình Thường - và Đáng Ngại - của Trung Quốc

Hôm Thứ Năm tuần trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày trước Quốc hội của Trung Quốc chỉ tiêu 7% cho tăng trưởng kinh tế. Từ chuyện đó, giới quan sát quốc tế cho là Trung Quốc đang đi vào một giai đoạn gọi là "tân thường thái", một trạng thái bình thường mới, với đà tăng trưởng thấp hơn. Sự thật có khi còn đen tối hơn vậy, như chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa sẽ trình bày sau đây. Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Năm vừa qua, Quốc hội khóa 12 của Trung Quốc vừa họp kỳ thứ ba để thông báo các quyết định từ Bộ Chính trị của đảng Cộng sản. Trong báo cáo của Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề ra chỉ tiêu cho năm nay là tăng trưởng 7% thay vì 7,5% như năm ngoái và gia tăng khối tiền tệ lưu hành là 12%, một con số thấp nhất từ nhiều thập niên. Một số nhà quan sát cho rằng Trung Quốc đang khởi sự một chu kỳ mới, với sức tăng trưởng thấp nhất kể từ mấy chục năm qua. Theo dõi loại tin tức này từ đã lâu, ông nhận xét ra sao? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng về bối cảnh thì lãnh đạo Trung Quốc đang có hai hội nghị của hai cơ chế chấp hành chính sách do Bộ Chính trị đề ra. Một là cơ chế tư vấn gọi là Hội nghị Hiệp thương Chính trị hay Chính Hiệp; hai là Hội nghị Đại biểu Nhân dân hay Nhân Đại, là Quốc hội hay cơ chế lập pháp của Trung Quốc. Hội nghị năm nay quan trọng vì lãnh đạo xứ này đã mất nhiều năm chuẩn bị việc chuyển hướng kinh tế và nay thực hiện kế hoạch cho năm năm sắp tới, từ 2016 đến 2020.     Tình trạng mới của kinh tế Trung Quốc sẽ là một đà tăng trưởng thấp hơn so với tốc độ 10% xứ này đã đạt được trong ba thập niên kể từ khi khởi sự cải cách. Ít ai ngạc nhiên về sự kiện ấy, dù là chỉ tiêu của Bắc Kinh cứ giảm mỗi năm mà vẫn còn lạc quan hơn kết quả thực tế     Nguyễn-Xuân Nghĩa - Khi Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra một số chỉ tiêu về kinh tế và ngân sách lẫn chính sách để thi hành, giới quan sát quốc tế đều nói đến trạng thái bình thường mới, hay "tân thường thái", là khái niệm được ông Lý Khắc Cường đưa ra năm ngoái tại thượng đỉnh kinh tế Davos bên Thụy Sĩ. Người ta kết luận là tình trạng mới của kinh tế Trung Quốc sẽ là một đà tăng trưởng thấp hơn so với tốc độ 10% xứ này đã đạt được trong ba thập niên kể từ khi khởi sự cải cách. Ít ai ngạc nhiên về sự kiện ấy, dù là chỉ tiêu của Bắc Kinh cứ giảm mỗi năm mà vẫn còn lạc quan hơn kết quả thực tế. Tuy nhiên, kỳ này chúng ta cần đi xa hơn vậy để thấy ra sự thật còn đáng ngại hơn những con số biểu kiến nói trên. Việt Long: Xin hỏi ông ngay một câu là kinh tế Trung Quốc đã có triệu chứng sa sút mà ông cho rằng thực tế lại còn đáng ngại hơn vậy, lý do là tại sao? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là từ đã lâu người ta quá lạc quan về kinh tế Trung Quốc như đã đánh giá sai kinh tế Liên bang Xô viết trước khi Liên Xô bất ngờ tan rã vì lý do kinh tế. Từ bên trong, lãnh đạo Trung Quốc thì biết rõ nhiều nhược điểm nội tại và rất e ngại kịch bản sụp đổ như Liên Xô hay khủng hoảng như Nhật Bản. Nhưng cho dù biết và thật ra muốn tránh, họ cũng khó xoay trở vì nhiều đặc tính hay thuộc tính của hệ thống chính trị. Vì họ cứ lần lữa mãi mà ngày nay Trung Quốc đang đối mặt với thực tế khắt khe của kinh tế xã hội. - Đấy là về đại thể. Đi vào chi tiết thì các chỉ tiêu vừa ban hành vẫn che giấu nhiều vấn đề nguy kịch mà chương trình chuyên đề của chúng ta phải ghi nhận. Trước hết là về mức tăng trưởng. Từ gần 10 năm trước, lãnh đạo xứ này nói đến nhược điểm bốn không của kinh tế là không cân đối, không phối hợp, không công bình và không bền vững, nhưng vẫn đề ra chỉ tiêu tăng trưởng tối thiểu là 8% một năm, nếu không là xã hội bị động loạn vì nạn thất nghiệp. Sự thật thì đà tăng trưởng còn sụt mạnh hơn vậy và từ ba năm nay, chỉ tiêu chính thức cứ giảm dần mà vẫn bị thực tế qua mặt. Đây là ta chưa nói đến tính chất mơ hồ khó tin của thống kê chính thức. Việt Long: Đấy là về tốc độ tăng trưởng. Thưa ông, phải chăng vì vậy mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa dự báo mức tăng trưởng năm nay của Trung Quốc là 6,8%, là còn thấp hơn con số 7% do Bắc Kinh đề ra? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Xưa nay, hai định chế tài chính quốc tế là Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đều có xu hướng lạc quan về Trung Quốc. Ta không quên rằng mới năm ngoái Quỹ IMF còn dự đoán là sản lượng kinh tế Trung Quốc vừa vượt mặt Hoa Kỳ nếu tính theo phương pháp PPP là sức mua thực tế của đồng bạc. Ngày nay, trước những sự thật hiển nhiên thì họ liên tục điều chỉnh lại các dự báo theo hướng thấp hơn. Nhưng sự thật còn đen tối hơn vậy nếu người ta rà soát lại cách đếm một số dữ kiện cơ bản. Việt Long: Như vậy, xin đề nghị ông trình bày lại cách đếm các số liệu đó để thấy ra sự thật. Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vừa rồi, ông nhắc đến tiêu chí do Bắc Kinh đưa ra về khối tiền tệ lưu hành là năm nay chỉ tăng thêm 12%. Nếu nhìn theo viễn cảnh dài thì Trung Quốc đã ráo riết bơm tiền để kích thích kinh tế với một số lượng cực lớn, là tăng hơn 370% kể từ năm 2006 và bình quân thì hơn 21% một năm kể từ ba chục năm qua. So với con số đó thì đà bơm tiền 12% năm nay thực tế là một quyết định ngược, là hãm đà in bạc và bơm tiền. Kết luận cần nhớ ở đây là thay vì bơm tiền để kích thích sản xuất thì Bắc Kinh đang có xu hướng khóa vòi bơm. - Cũng trong mạch đó, chuyện thứ hai đáng nhớ là việc hạ lãi suất. Một ngày trước khi Quốc hội nhóm họp thì Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh đã cắt lãi suất ngắn hạn từ 7% xuống 5,5% tức là hạ 150 điểm cơ bản và là lần thứ ba trong có ba tháng. Người ta tưởng đấy là biện pháp kích thích sản xuất. Thực tế lại trái ngược nếu ta xét tới lãi suất thật mà khách nợ phải trả khi đi vay. Lãi suất thật là sự sai biệt giữa mệnh giá chính thức sau khi giảm trừ tác dụng của vật giá hay lạm phát. Từ năm 2011 đến nay, lãi suất ngắn hạn một năm mà các doanh nghiệp phải thanh toán đã thực tế tăng đến 800 điểm cơ bản, là 8%, làm mức lời kinh doanh bị sa sút. Trong thị trường ảm đạm ấy, so với lãi suất thật đã tăng đến 8% thì quyết định cắt lãi suất cực ngắn hạn tới mức 5,5% có ý nghĩa ngược, là Bắc Kinh đang hãm vòi tín dụng và xiết chặt thanh khoản của các ngân hàng và doanh nghiệp. Đấy là vấn đề thứ hai. Việt Long: Những số liệu thật mà ông vừa nhắc đến xuất phát từ nơi nào để vẽ ra một bức tranh khác về thực tế kinh tế của Trung Quốc? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trên thị trường tài chính thế giới, nhiều tổ hợp đầu tư hay ngân hàng vẫn thường theo dõi các biến chuyển thực để cố vấn thân chủ về những nơi chọn mặt gửi vàng. Nếu họ tính sai thì bị lỗ và có khi mất việc chứ không được an toàn như các công chức của các định chế quốc tế.     IMF và WB đều có xu hướng lạc quan về Trung Quốc. Ta không quên rằng mới năm ngoái Quỹ IMF còn dự đoán là sản lượng kinh tế TQ vừa vượt mặt Hoa Kỳ nếu tính theo phương pháp PPP là sức mua thực tế của đồng bạc. Ngày nay, trước những sự thật hiển nhiên thì họ liên tục điều chỉnh lại các dự báo theo hướng thấp hơn     Nguyễn-Xuân Nghĩa - Theo chiều hướng đó, khi xét về thực tế kinh tế của Trung Quốc, người ta nên theo dõi tin tức, nhận định hay báo cáo của các ngân hàng như Deutsche Bank của Đức, UBS của Thụy Sĩ, Société Générale của Pháp, hay Bank of America-Merrill Lynch của Mỹ v.v... Số liệu thực của các tập đoàn ấy cho thấy một hình ảnh khá ảm đạm của kinh tế Trung Quốc. Việt Long: Trong bối cảnh u ám của kinh tế Trung Quốc, người ta thường nói đến khối dự trữ cực lớn của xứ này, được ước tính là tương đương với gần bốn ngàn tỷ đô la. Nếu có một kho dự trữ như vậy thì liệu Bắc Kinh có thể vượt qua sóng gió hay không? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Khi nói đến dự trữ bốn nghìn tỷ đô la thì ta cũng nên nhìn vào mặt kia của thực tế. Do chính sách ào ạt tăng chi và bơm tín dụng kể từ năm 2008 vì kinh tế thế giới bị Tổng suy trầm, các doanh nghiệp Trung Quốc chất lên một núi nợ mà chính lãnh đạo Bắc Kinh cũng chưa biết là bao nhiêu và bên trong xấu tốt thế nào. Các trung tâm nghiên cứu ở bên ngoài thì ước lượng là trong tám năm qua, tổng số tín dụng lên tới 26 ngàn tỷ đô la, cao bằng 250% của Tổng sản lượng. Tổ hợp tư vấn kinh doanh McKinsey của Mỹ còn đưa ra con số cao hơn vậy, là 282% Tổng sản lượng, tức là có thể hơn 28 ngàn tỷ. So với núi nợ ấy thì dự trữ ngoại tệ gần bốn nghìn tỷ chỉ bằng có 14 hay 15%. Nếu số nợ xấu khó đòi và sẽ mất lên tới 20%, một kịch bản dù lạc quan cũng tương đương với hơn 5.000 tỷ, thì Bắc Kinh vẫn khó xoay trở để ứng phó. Huống hồ khối dự trữ này đã hết tăng mà bắt đầu giảm. Việt Long: Ông vừa đề cập tới một chuyện cũng đáng chú ý là ưu thế tích lũy tài sản vào trong tay nhà nước Trung Quốc đang giảm dần khi mà mức lời của doanh nghiệp lại sa sút và dễ bị vỡ nợ. Sự thế ấy là như thế nào về thực tế? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta không quên là Bắc Kinh vẫn giàng giá đồng bạc của mình vào tiền Mỹ theo một biên độ giao dịch nhất định và vì vậy cũng giàng số phận của mình vào kinh tế Mỹ. Từ năm 2008 đến 2012, đô la sụt giá vì biện pháp bơm tiền của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Khi ấy, lãnh đạo Bắc Kinh rất lo vì sợ tài sản tồn trữ dưới dạng đô la bị mất giá. Vì vậy, họ mua vào ngoại tệ và trả ra bằng đồng Nguyên, tức là cũng đã in bạc bơm tiền chẳng khác gì Hoa Kỳ.     Từ nhiều năm qua, cả chính quyền trung ương lẫn các địa phương đều tăng chi bừa phứa để kích thích kinh tế mà số thu nhờ thuế khóa không tăng lại giảm vì lợi nhuận sa sút của các doanh nghiệp. Hậu quả là Trung Quốc bị bội chi ngân sách, là chi nhiều hơn thu     Nguyễn-Xuân Nghĩa - Bây giờ, khi Mỹ kim lên giá mạnh thì họ bị sức ép vì đồng Nguyên lên giá so với nhiều ngoại tệ khác làm cho việc xuất khẩu bị mất sức cạnh tranh. Để ứng phó, họ đảo ngược chính sách, là bán đô la từ dự trữ ngoại tệ, là lại hút tiền vào. Hậu quả của sự kiện này gồm có hai mặt. Thứ nhất số thanh khoản trên thị trường đang cạn, là chuyện mình vừa nói. Thứ hai, dự trữ ngoại tệ hết tăng mà bắt đầu giảm. Theo Quỹ IMF thì sáu tháng qua đã giảm mất 300 tỷ. Chiều hướng ấy còn tiếp tục, trong khi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng sẽ giảm dần. Sau cùng, ta còn cần thấy ra một sự thật cũng trái ngược về tình hình ngân sách của Trung Quốc. Việt Long: Đấy là vấn đề mà thính giả cũng muốn biết vì Bắc Kinh vừa đưa ra kế hoạch cải cách ruộng đất và giải thích là vì một mục tiêu là ngân sách. Thưa ông, chuyện ấy là gì? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ nhiều năm qua, cả chính quyền trung ương lẫn các địa phương đều tăng chi bừa phứa để kích thích kinh tế mà số thu nhờ thuế khóa không tăng lại giảm vì lợi nhuận sa sút của các doanh nghiệp. Hậu quả là Trung Quốc bị bội chi ngân sách, là chi nhiều hơn thu. Vì vậy, lãnh đạo xứ này đang ráo riết giảm chi và xiết chặt ngân sách của các địa phương. -  Việc họ tung ra chương trình thí điểm vể cải cách ruộng đất cũng nằm trong xu hướng hạn chế sự lạm dụng của địa phương khi ngang nhiên lấy đất của dân vì nhờ đó thu vào đến 40% ngân sách cho địa phương. Chương trình cải cách này phải mất chục năm mới có kết quả nhưng ngay trước mắt thì biện pháp giảm chi để chấn chỉnh ngân sách có nghĩa là các tỉnh sẽ thắt lưng buộc bụng và gặp cảnh ngộ khắc khổ kinh tế như Âu Châu trong mấy năm qua. Đấy cũng là một chuyện bất thường và đáng ngại của tình trạng gọi là "bình thường mới". Việt Long: Xin cảm tạ ông Nghĩa về việc tổng hợp các dữ kiện thuộc về mặt trái của kinh tế Trung Quốc. Theo rfa.org/vietnamese
......

ĐẢNG tránh né thì DÂN phải làm

Trong Ngày Hoàng Sa, 17 tháng 1, năm nay, ngoài một đoạn phim ngắn chiếu trên đài truyền hình, tất cả các buổi lễ tưởng niệm như mấy năm trước đều biến mất. Nhìn hiện tượng này, người dân có thể hiểu ra nhiều điều:     Các màn tưởng niệm của mấy năm trước chỉ được lãnh đạo đảng ra lệnh thực hiện một cách miễn cưỡng, để "cạnh tranh" với các buổi tưởng niệm do dân tự làm, nghĩa là để tránh bị mang tiếng "lãnh đạo đảng không yêu nước bằng dân thường".     Nhưng năm nào biết công an ngăn chận được các buổi tưởng niệm của dân thì lãnh đạo đảng dẹp luôn các màn kịch tưởng niệm của nhà nước.     Đặc biệt năm nay, khi vừa đón nhận chỉ thị bổ nhiệm nhân sự từ Du Chính Thanh, Ủy viên bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Chính hiệp Trung quốc, cho Đại Hội Đảng XII, và bày tỏ lòng thần phục với việc khai trương văn phòng 2 sứ quán Trung Quốc dưới tên Viện Khổng Tử, thì lại càng không có chuyện cho tưởng niệm Hoàng Sa. Nhưng không chỉ các chiến sĩ Hoàng Sa, mà mọi anh hùng dân tộc đều có cùng số phận. Sau bao nhiêu năm gạt tất cả cha ông một cách khinh miệt xuống cùng hạng "giai cấp phong kiến" để chỉ tôn thờ các ông tổ Mác, Lê và các thần thánh cộng sản quốc tế, đến cuối thế kỷ 20 ngày Quốc Tổ Hùng Vương của Việt Nam (10 tháng 3 âm lịch) mới được lãnh đạo đảng miễn cưỡng công nhận là ngày quốc lễ sau khi Liên Xô và thế giới cộng sản sụp đổ. Nhưng vào năm ngoái, lại vừa xuất hiện một nghị định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hạ cấp ngày Quốc Tổ cùng với TẤT CẢ các ngày tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Đại Vương, Quang Trung Hoàng Đế,... Ngược lại, từ năm 2015 này trở đi, đảng chỉ cho phép kỷ niệm ở cấp quốc gia những lãnh tụ của đảng CSVN như cố TBT Trần Phú - người bị đổ cho đủ thứ tội lỗi trong suốt thời ông Hồ Chí Minh và Lê Duẫn cầm quyền; hay cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - người đứng tên bản công hàm năm 1958 thừa nhận toàn bộ hải phận đường lưỡi bò, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa, là của Trung Quốc; hay cố TBT Nguyễn Văn Linh - người dẫn đầu đoàn lãnh đạo CSVN đến hội nghị Thành Đô năm 1990 xin thần phục Bắc Kinh, mà đến nay các điều đã ký kết vẫn tiếp tục phải giữ ở độ tuyệt mật, ... Tóm tắt lại, ai bị cố tình đẩy vào quên lãng và ai được nâng lên bàn thờ đều phụ thuộc vào một tiêu chuẩn chính để xét định, đó là "ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Hà Nội - Bắc Kinh?". Những người con dân Việt đã hy sinh để bảo vệ đất nước chống ngoại xâm trong lịch sử cận đại cũng bị xét theo cùng tiêu chuẩn đó. Mỗi năm, trong ba tháng đầu năm dương lịch, dân tộc Việt Nam có 3 biến cố không thể quên. Đó là trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974, trận chiến 10 năm biên giới phía bắc nổ ra ngày 17/2/1979, và biến cố đảo Gạc Ma nơi 64 chiến sĩ Việt bị Trung Quốc tàn sát ngày 14/3/1988. Ngày nay, ngay cả trong những năm có các buổi tưởng niệm gượng gạo nêu trên, nghĩa trang của các chiến sĩ Việt Nam dọc theo biên giới phía Bắc vẫn bị cố tình để trong tình trạng hoang phế trong khi các phái đoàn đại diện đảng và nhà nước Việt Nam vẫn khệ nệ mang vòng hoa hàng năm sang bên kia biên giới để "Kính nhớ các liệt sĩ Trung Quốc". Tệ hơn nữa, các tấm bia tưởng niệm tại những khu nghĩa trang binh sĩ Việt Nam còn bị đập phá hoàn toàn hoặc bị đục bỏ các hàng chữ ghi khắc lý do họ đã hy sinh,... chỉ vì sợ lãnh đạo Bắc Kinh khó chịu. Số phận 64 chiến sĩ Trường Sa - những người bị lính Trung Quốc tàn sát tại đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) chỉ vì Bộ Chính Trị không dám cho lệnh bắn trả mà cũng chẳng cho lệnh rút lui, chỉ hoàn toàn im lặng - cũng bị đối xử tồi tệ không kém. Không những họ đã chết mất xác và không được tưởng niệm, mà ngay cả phần nói về họ trong quân sử Quân Đội Nhân Dân cũng bị xoá nhòa. Các thế hệ mai sau đọc những trang sử này sẽ chẳng thấy có gì đáng nhớ, chẳng biết vì sao họ đã hy sinh, và chẳng học được bài học gì vì những dữ kiện lơ mơ như bị "hải quân nước lạ", "tàu nước ngoài" bắn chết. Hiển nhiên, dân tộc Việt Nam, với truyền thống biết ơn và tôn kính mọi anh hùng dân tộc, mọi con dân đã hy sinh để bảo vệ đất nước, không thể chấp nhận thái độ phản bội hèn kém đó của những người lãnh đạo hiện nay. Vì việc vùi dập những người đã hy sinh cho đất nước vào quên lãng không chỉ là sự uất hận của gia đình những người đã nằm xuống mà còn là sự nhục nhã của cả dân tộc và ngược lại đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Chính vì thế mà trong nhiều năm gần đây, trong làng báo lề dân đã xuất hiện rất nhiều những bài vở do người dân tự nghiên cứu, tự đi phỏng vấn các nhân chứng, tự dịch thuật từ các nguồn nước ngoài, và tự tổng hợp để có bức tranh lịch sử đúng nhất có thể được về 3 biến cố kể trên. Làng báo công cụ, một lần nữa, sau khi cố bẻ cong và che đậy không xong, đành chạy theo với những bài bình luận theo kiểu "vừa viết vừa run" và không dám nhắc đến các tội ác của quân đội Trung Quốc đối với quân và dân Việt Nam. Ngay cả những bài "nửa mùa" đó cũng có lúc bị kéo xuống sau khi vừa xuất hiện trên các trang mạng báo lề đảng. Người dân cũng tự tổ chức những buổi tưởng niệm cho TẤT CẢ các chiến sĩ Việt đã bỏ mình tại Hoàng Sa, Biên Giới, và Trường Sa. Đây là những buổi lễ phát xuất từ đáy lòng của những người trân quí và biết ơn những tấm gương yêu nước. Họ cố hết sức tổ chức bất kể những trò phá phách cực kỳ hèn kém của lãnh đạo đảng như cho công an giả vờ cắt đá cho tung bụi mù, cho các nhóm múa đôi (nhảy đầm) gấp rút tới nhảy nhót để giành chỗ, cho Đoàn Thanh Niên Cộng Sản tổ chức thi hát với âm thanh tối đa để át tất cả, cho công an giả dạng côn đồ xông vào giật các băng vải trên vòng hoa tưởng niệm, hay xông vào giật micrô như tại Đà Nẵng, v.v... Với những hành động phá phách bỉ ổi đó, báo Nhân Dân vẫn trắng trợn phê phán rằng việc tưởng niệm tự phát trước tượng đài Lý Thái Tổ là không nghiêm túc. Nhưng Ban Tuyên Giáo không dám viết tiếp vậy thì tổ chức tưởng niệm những người đã hy sinh chống Tàu bảo vệ tổ quốc ở đâu? Đảng và nhà nước không tổ chức. Dân làm ở nhà riêng thì công an xông đến bắt vì tụ tập đông người bất hợp pháp. Dân làm nơi công cộng và trước tượng đài anh hùng dân tộc thì lãnh đạo tìm mọi cách hạ cấp để làm cho buổi tưởng niệm "không nghiêm túc". Vậy Ban Tuyên Giáo muốn gì? Họ muốn dân cũng theo lãnh đạo đảng đẩy nhanh những người đã hy sinh vào quên lãng để Bắc Kinh cho giữ ghế cai trị? Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa không chấp nhận sống hèn như thế! Nhưng thay vì chỉ tổ chức tại một nơi như công viên Lý Thái Tổ và dễ bị côn an phá hoại, có nên chăng vào ngày Trường Sa 14/3 năm nay tổ chức các buổi cầu nguyện trên khắp nước theo mọi tôn giáo cho TẤT CẢ những chiến sĩ đã hy sinh tại Hoàng Sa, Biên Giới, và Trường Sa? Các nơi tổ chức sẽ thông báo lên mạng Internet để toàn dân cùng biết và hiệp thông. Ngoài ra, các đoàn của dân trong mấy tuần trước ngày 14/3 cũng chia nhau đi đến các khu nghĩa trang để chăm sóc các mộ phần chiến sĩ, thắp hương và cắm những bảng giấy ghi tấm lòng biết ơn của toàn dân. Và những loại hành động tưởng nhớ tương tự mà nhiều người có thể làm vào những thời điểm và không gian khác nhau, rồi cùng nhập lại trên mạng Internet. Hiển nhiên, lãnh đạo đảng trước hết sẽ cố gắng xuyên tạc ý nghĩa những việc làm nêu trên, qua báo đài công cụ và bằng các trò rình rập, bao vây của công an; rồi khi thấy không thể ngăn cản được, họ sẽ cho tổ chức các hình thức tương tự để "cạnh tranh", y như những màn kịch tưởng niệm mấy năm trước. Nhưng đã đến lúc mọi người dân Việt gạt bỏ sang bên các trò hèn kém của lãnh đạo đảng, dù là phá hoại hay chạy theo, và cứ làm những việc đúng với đạo đức và lòng yêu nước từ ngàn đời của cha ông; hãy cứ làm những việc không chỉ cho những người yêu nước đã nằm xuống mà còn vì lòng yêu nước đang mờ nhạt dần nơi các thế hệ tương lai. Theo viettan.org
......

Tào lao thế sự Nguyễn Phú Trong sang Hoa Kỳ.

Trước viễn cảnh gia nhập TPP đem lại nhiều cơ hội hoành tráng, những lãnh đạo cộng sản bảo thủ kiên trì con đường CNXH bắt đầu có những toan tính mới. Một trong những toan tính đó vẫn mang tính bảo thủ, kiêu ngạo. Đó là muốn nhận phần vinh dự là người lãnh đạo sáng suốt đã mang lại lợi ích , phồn vinh cho đất nước, cụ thể là việc làm ăn với TPP, hay Hoa Kỳ. Một nhà máy điện chạy bằng khí đốt ở miền Trung, giá trị hàng tỷ Mỹ Kim sẽ là cứu cánh cho khu công nghiệp Dung Quất hoang hoá hồi sinh, sau khi nó được đầu tư hàng núi đô la trong suốt bao năm trời để quên lãng. Nhà máy  cũng sẽ giải quyết cho lượng khí đốt trong các mỏ khí đốt đang không biết tiêu thụ sản lượng khai thác được , sẽ bán ở đâu khi mà giá dầu thế giới giảm sút. Một nhà máy điện khí đốt do Hoa Kỳ đầu tư trên bờ, ngoài khơi giàn khoan  của những tập đoàn dầu của Hoa Kỳ đảm nhiệm việc khai thác nhiên liệu cho nhà máy. Lợi ích của Hoa Kỳ ở vùng biển Việt Nam tất nhiên sẽ được bảo vệ bằng những chiến hạm Hoa Kỳ hoặc những chiến hạm mà Hoa Kỳ bán '' chịu '' cho quân đội Việt Nam. Viễn cảnh khá đẹp, ai cũng có phần. Chính phủ, quân đội, đảng...đêù sẽ có phần trong những dự án hàng tỷ Mỹ Kim nếu như những dự án này được ký kết sau khi Việt Nam tham gia TPP.  Miếng bánh béo bở do TPP mang tới sẽ nuôi đám sói đói khát định giằng xé  nhau miếng bánh ngày càng ít đi ở quốc nội trong năm 2014 vừa qua. Đám sói đã tạm gác những tranh giành gắt gao khiến hai uỷ viên trung ương phải bỏ mạng, nhiều con cờ sân sau phải rũ tù. Những dự án được ký kết, những nhà máy, công trình, kế hoạch nếu triển khai ,bằng tiền đế quốc thù địch ít nhất sẽ làm lũ sói thoả mãn trong vòng 5 năm tới. Trước mắt sẽ có dự án sân bay Long Thành, dự án đặc khu kinh tế Phú Quốc cho các con sói đầu đàn, lũ sói địa phương tạm thời gặm các dự án hạ tầng cơ sở giao thông. Bởi vậy đại hội của chúng thành công tốt đẹp, nhân sự các tỉnh, các bộ  được sắp đặt êm ru. Chúng sẽ không cần phải đến ban Nội Chính Trung Ương hay Ban phòng chống chỉ đạo tham nhũng trung ương trong lúc này để thanh toán nhau nữa. Trước những cơ hội tương lai như thế, việc đầu tiên chúng phải khẳng định chúng là người mang lại cơ hội đó cho đất nước, chúng sáng suốt tìm ra cơ hội, đổi mới tư duy, đi tắt đón đầu, hội nhập với thế giới.... Khi mà TBT của Đảng Cộng Sản và bộ trưởng công an của một nước cộng sản đi tới Hoa Kỳ, chắc không thể để truyền bá tư tưởng CNXH, con đường cách mạng cao cả cứu vớt nhân loại cho xứ sở này.  Đi trong tư thế nằn nì xin được gặp tổng thống nước người ta thì lấy đâu ra uy thế để mà dạy dỗ nước người ta sự huy hoàng của chủ nghĩa mình tôn thờ, theo đuổi. TBT Nguyễn Phú Trọng đi Hoa Kỳ chỉ nhằm mục đích gỡ thể diện cho ĐCS, tranh lấy phần công lao, để sau này nếu có những ký kết kinh tế thì nhận lấy là do Đảng Cộng Sản sáng suốt nắm bắt, đổi mới tư duy mang về cho đất nước. Đảng vì dân, vì nước...con người của Nguyễn Phú Trọng  xứng đáng đại diện cho ĐCS trong những thói tham lam là đảng háo danh, háo lợi, háo quyền. Trong ba cái háo này ông Trọng thể hiện cho cái háo danh. Y như chuyên ngành lý luận mà ông được nhồi nhét. Bộ trưởng công an Trần Đại Quang đi Hoa Kỳ, thực hiện các lời yêu cầu của Hoa Kỳ về nhân quyền. Đây sẽ là bài toán khó cho vị giáo sư ngành an ninh bảo vệ chính trị nôị bộ này. Nếu tương lai các hợp đồng ký kết với Hoa Kỳ xong, ông ta phải làm sao trấn áp được bọn     dân chủ mà không bị lên án vi phạm những điều cam kết với Hoa Kỳ. Nếu ông Trọng đánh tham nhũng với tiêu chí '' đánh chuột không được vỡ bình '' khó một, thì ông Trần Đại Quang đánh làn sóng đòi tư do, dân chủ, minh bạch khó gấp hai lần. Ông Quang trong 5 năm tới phải đánh làm sao để không bị vỡ hợp đồng kinh tế, không phạm những điều cam kết với Hoa Kỳ về nhân quyền. Có lẽ ông Quang sẽ sử dụng quần chúng tự phát , dư luận viên làm nòng cốt xử lý các đối tượng, thay thế cho việc bắt giữ đưa ra toà án xét xử các đối tượng này với điều 258, 88, 79 như trước kia. Cho dù thế nào, thì đất nước và nhân dân cũng được lợi cùng với Đảng, Chính Phủ trong những hiệp ước kinh tế, nhân quyền được ký kết với Hoa Kỳ. Đó là điều không thể bác bỏ. Nhưng chỉ có một nỗi đớn đau là những thứ mà nhân dân , đất nước này nhận được còn rất xa, xa hơn mươi năm nữa. Khi mà các nhà máy của tư bản xây xong, vận hành theo quản lý mô hình tư bản. Giá thành sản phẩm rẻ cho người tiêu dùng, công nhân được cải thiện chế độ, doanh nghiệp được bớt những khoản giấy tờ nhiêu khê, thuế má minh bạch. Sự tư do ngôn luận sẽ khiến y tế, giáo dục, môi trường tiến bộ hơn. Đó là viễn cảnh hơn 10 năm sau, điều đó còn phải thêm điều kiện Đảng cộng sản không trở mặt với những cam kết với quốc tế khi hội nhập, ví dụ những cam kết trong TPP. Theo FB Người Buôn Gió
......

Đâu chỉ ở lĩnh vực chính trị mới có thủ đoạn…

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/03/20150309-ctm-... Hiện nay vẫn còn không ít người, có cả đảng viện CS, tỏ ra mình là người thức thời, cao thượng…, kiêu hãnh nói đại ý rằng: “Tôi không màng, không bàn về chính trị, vì nó đồng nghĩa với thủ đoạn…, lo làm kinh tế hoặc nghỉ chơi cho sướng thân, va vào chính trị chi cho khổ”. Ba môn khoa học Xã hội, Tự nhiên, Kỹ thuật do con người đúc kết, tạo thành, chúng có mối liên hệ tương tác nhau, chúng đã, đang và sẽ tồn tại mãi với con người. Muốn có xã hội dân chủ, công bằng, văn minh…, con người phải bám lấy chúng, áp dụng chúng một cách sáng tạo vào cuộc sống hàng ngày – chỉ có thế và phải thế. Trường phái độc tài bảo thủ theo khuynh hướng bạo lực. Họ luôn nghĩ rằng, làm chính trị là phải tranh giành, chèn ép, trấn áp, ám hại, lật đổ đối phương giành quyền lãnh đạo. Từ ý nghĩ ích kỷ, cục bộ, cực đoan ấy, họ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Những kẻ tham danh lợi lao vào giành giựt cắn xé, những người cầu an bảo mạng ngán ngại không tham gia như vừa nói ở trên. Trường phái Dân chủ đa nguyên theo khuynh hướng không bạo lực. Họ luôn nghĩ thoáng, cao thượng hơn: tham gia chính trị chỉ vì lợi ích quốc gia dân tộc, góp phần kiến tạo thượng tầng, cùng bàn thảo chủ yếu 3 khâu: kén chọn thể chế, chọn người lập ra bộ máy điều hành đất nước, đóng góp ý kiến xây dựng hệ thống pháp luật – tức là lập chế, lập quyền, lập hiến. Đứng góc độ dân tộc, họ không có kẻ thù. Chắc ai cũng hiểu và thừa nhận rằng: chọn chất lượng hiền tài trong cộng đồng dân tộc bao giờ cũng cao hơn chọn trong hạn hẹp. Thử nghĩ xem: ở Việt Nam ta, nếu chọn hiền tài trong 90 triệu dân (cả Đảng CS trong đó) chắc rằng chất hiền tài cao hơn chỉ chọn trong phạm vi 3 triệu đảng viên, Đáng nói hơn, thường xuyên kén chọn lãnh đạo đất nước trong phòng kín, với chỉ phạm vi 200 trung ủy, theo sự lèo lái cửa 16 cái đầu trong Bộ Chính trị thì mong gì có hiền tài xuất chúng? Do vậy, xét về chất, hàng ngũ lãnh đạo ở VN ngày một kém là lẽ tất nhiên, họ chỉ có thể là “gạo cội” của hơn 3 triệu đảng viên chớ không thể “gạo cội” của 90 triệu dân Việt Nam. Năm tháng gần đây, người ta bàn tán nhiều về tư cách, đạo đức, năng lực lãnh đạo đất nước ngày một kém có lẽ bắt nguồn từ đây. Khi thấy khai thác bauxite Tây nguyên không lợi, có thể gây thảm họa nhiều mặt, các cụ Huệ Chi, Phạm Toàn, Thế Hùng góp ý lãnh đạo không nghe, viết bài phản biện báo đài không đăng, không phát. Các cụ tự lực, tự túc lập ra trang Bauxite tiếp tục phản biện. Việc làm vì ích nước lợi dân, không vụ lợi như vậy, nếu không cho là yêu nước thương dân thì gọi là gì cho đúng ? – chẳng lẽ thù địch, phản động? Các cụ lão thành đã từng cùng Đảng vào sinh ra tử, nay sức tàn hơi tận, vì lợi ich quốc dân “trăn trối” với Đảng đôi điều, sao nỡ bạc đãi, xem họ như thù địch. Họ đã già rồi, như cụ Vĩnh chẳng hạn, lật đổ được ai, lật đổ để làm gì khi bản thân mình chưa biết sống nay chết mai? Chẳng biết có phải do quen lối sống bị đè đầu cỡi cổ hay quá mỏi mệt trước những cảnh cấu xé lẫn nhau tranh quyền đoạt lợi, khiến cho không ít người chọn cách sống an phận thủ thường? Từ bỏ chính trị là từ bỏ môn khoa học Xã hội – giao cán cho người ta nắm, đồng nghĩa với thừa nhận áp bức bất công, chấp nhận kiếp sống tôi đòi. Những người không màng đến chính trị dĩ nhiên là những quần chúng tốt, những miếng mồi ngon đối với thể chế độc tài toàn trị. Nhưng, đối với cộng đồng dân tộc, họ là những người nhu nhược, ích kỷ, vô trách nhiệm nhất – chỉ đợi người ta “bươi” mình “mổ”. Họ là những người tầm thường hơn cả tầm thường, có chi cao thượng mà kiêu hãnh?. Đáng nói hơn, đã là đảng viên của một đảng chính trị đương quyền mà nói không màng đến chính trị thật khó nghe, không thể chấp nhận. Đã vào chùa tu, cạo đầu trọc chát, đang mặc áo cà sa, đâu đã hoàn tục, mà nói tôi không phải là phật tử thì ai tin? Bản thân chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội không hề có thủ đoạn… gì cả, chỉ có con người hoạt động ở các lĩnh vực ấy có hay không mang những thói hư tật xấu đó mà thôi. Cạnh tranh là quy luật phát triển, ngược lại là lụn bại. Ở bất kỳ lĩnh vực nào đều lấy cạnh tranh làm động lực phát triển. Cạnh tranh (thi đấu) lành mạnh là dựa vào tài đức, năng lực; cạnh tranh bịnh hoạn dựa vào lừa mị, thủ đoạn gian manh. Cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo ra những “sản phẩm” chính danh, thượng đẳng; cạnh tranh bịnh hoạn sẽ tạo ra những “sản phẩm” ngụy danh, hạ đẳng. Cạnh tranh lành mạnh là thi đua; cạnh tranh bịnh hoạn là ganh đua. Trên sân cỏ cũng có luật chơi: dùng thể lực, kỹ chiến thuật… để giành phần thắng, không ai chấp nhận lối chơi dùng bạo lực xô đẩy, ngán chân, giựt chõ… Hoat động mọi mặt của con người trong xã hội cũng có luật chơi: Cạnh tranh lành mạnh là chính nghĩa, cần được khuyến khích; canh tranh bịnh hoạn là không chính nghĩa, cần phải bài trừ tận gốc. Ở các nước Dân chủ, người ta xây dựng nhà nước pháp quyền, buộc con người phải sống và hành động theo pháp luật. Từ kiến trúc thượng tầng đến hạ tầng cơ sở, dựa theo pháp luật, cạnh tranh sòng phẳng. Nếu không tài đức và năng lực đừng mong thắng cuộc ở bất cứ lĩnh vực nào. Để che mắt thế gian, cho “hợp xu thời”, ở các nước độc tài toàn trị, từ thượng tầng đến hạ tầng, cứ ai làm gì mình làm nấy, ai có gì mình có nấy, thậm chí có nhiều hơn, nhưng tất cả đều là “hàng giả, hàng nhái”. Trước cảnh đầy rẫy gian lận, dối trá …, nhà báo và cũng là nhà bình luận tên tuổi Trần Bạch Đằng ví von: “Đừng rớ đến nó rã, vì tất cả là giả”. Ở Việt Nam ta thì sao: có canh tranh lành mạnh không? Có dân chủ thật sự không? Có nhà nước pháp quyền không? Pháp luật có do dân phúc quyết không? Tất cả có sống và hành động theo pháp luật không? Giới cầm quyền có sống trong vòng pháp luật không? .v.v… “Nhà chế biến” nói có, là hàng thật; còn “người tiêu dùng” nói không, là hàng giả, hàng nhái, kêu than đang bị ngộ độc và đòi công lý. Kẻ nói vầy người nói khác, ai cũng giành phần phải về mình, người viết biết chừng mức nhưng không tiện nói ra, thôi thì giao cho công luận dựa vào thực tế phán xét. Thủ đoạn… chỉ có ở một số người chớ không phải ở mọi người. Nó xuất hiện không chỉ ở lĩnh vực chính trị mà ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nhưng nhiều nhất, nặng nhất vẫn ở những quốc gia theo thể chế độc tài toàn trị. http://radiochantroimoi.com/binh-luan/dau-chi-o-linh-vuc-chinh-tri-moi-c...
......

Phụ nữ nông thôn trở thành công dân mạng như thế nào?

Hiện ở VN ngày càng có nhiều người sử dụng internet và trở thành công dân mạng, trong đó không ít là những người dân ở vùng nông thôn. Hòa Ái trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Liên ở Long An để nghe chia sẻ vì sao bà trở thành 1 công dân mạng? Đinh Nhật Uy (bên trái) chụp cùng mẹ, bà Nguyễn Thị Kim Liên trong ngày xử phúc thẩm em trai Đinh Nguyên Kha (Út Kha), 16.8.2013 Courtesy photo (VRNs) Hòa Ái: Xin chào Bà Kim Liên. Thưa bà, là một người mẹ của 2 người con Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy bị buộc tội theo điều 88 và điều 258 Bộ luật hình sự VN, cảm nghĩ đầu tiên của bà khi nghe tuyên án là gì? Bà Kim Liên: Tôi xin được trả lời rằng trước khi hai đứa con tôi bị tù Cộng sản thì tính cách của gia đình tôi đã mạnh mẽ như vậy rồi, tức là gia đình tôi không chịu được sự bất công, không chịu được sự chỉ đạo bắt nghe này nghe kia nên các con tôi cũng có tính cách như vậy. Vì thế,  khi nghe tin các con tôi bị bắt thì tôi hiểu điều các con làm là đúng với truyền thống gia đình, tôi cũng không có gì ngạc nhiên. Hòa Ái: Trước khi 2 người con của bà bị vướng vào vòng lao lý do sử dụng internet để lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền chống Nhà nước như tòa đã tuyên, bà có biết gì đến internet hay không? Bà Kim Liên: Trước khi cháu Kha bị bắt hồi cuối năm 2012, tôi có lên trang mạng xã hội theo dõi vì tính tôi rất hay muốn tìm hiểu xem có nhiều người có tính cách giống mình không, muốn nói là nói, không sợ ai hết. Nhưng lúc đó vì cơm áo gạo tiền, tôi và gia đình cũng phải lo đi làm nên không để ý đến những người bị bắt. Sau khi cháu Kha bị bắt, tôi mới sực tỉnh lại và tìm những bài báo trước về người bị bắt chỉ vì lên tiếng chống Trung cộng. Kể từ lúc đó tôi tâm niệm rằng mạng Internet như Facebook chính là vũ khí của mình để mình chống với nhà cầm quyền Cộng sản này. Hòa Ái: Và sau khi 2 người con của gặp nạn như vậy thì cộng đồng công dân mạng có cái nhìn như thế nào đối với gia đình của bà? Bà Kim Liên: Bà con trong nước và hải ngoại thương tình gia đình tôi, nói gia đình tôi bị nạn nhưng tôi thực tâm không nghĩ đó là bị nạn cô à. Sống dưới chế độ Cộng sản này thì những người dám nói lên chính kiến của mình thì sẽ bị ở tù. Năm vừa rồi, được qua Mỹ, tôi mới biết những cái tội của con tôi ở xứ tự do không có gì là tội cả. Thành ra tôi tâm niệm con tôi không phải bị nạn mà là bị nhà cầm quyền độc tài ghép vào tội đó để họ bảo vệ chế độ của họ. Hòa Ái: Riêng bản thân bà khi hoàn cảnh đưa đẩy bà trở thành công dân mạng, bà kết nối với thế giới ra sao, thưa bà? Bà Kim Liên: Tôi là một người dân bình thường thôi, trình độ học vấn của tôi chỉ chưa hết lớp 8 nhưng sau khi con mình bị nạn tôi bắt đầu để ý tới mạng xã hội Facebook này. Trong đó ,điều được trước nhất là tôi quen được rất nhiều người bạn, những người bạn rất tốt. Họ chỉ dẫn những cách thức để mình đi kêu cứu cho con mình ở nước ngoài. Tôi nhận rõ là mạng Facebook này rất mạnh mẽ, liên kết rất là nhiều người. Thông qua cái mạng xã hội, mạng Facebook này, tôi biết những nước tự do khác cũng không bắt tù tội những chính kiến mà như các con tôi đưa lên, chỉ có một thiểu số nước thôi, họ vẫn bám vào những điều đó để bảo vệ chế độ của họ. Tôi đã được đi Mỹ, đi tới tất cả các cơ quan để kêu cứu cho tù nhân lương tâm cũng nhờ mạng Facebook này. Hòa Ái: Qua mạng xã hội, bà làm gì khi bà là người mẹ của 2 tù nhân lương tâm và là thành viên của cộng đồng cư dân mạng? Bà Kim Liên: Thưa cô, tôi rất muốn làm cái cầu nối giữa những gia đình tù nhân lương tâm với nhau nhưng do vấn đề sức khỏe, tôi không thể đi thăm và động viên họ. Điều kiện của tôi chỉ có thể lên mạng tìm tòi những địa chỉ gia đình ở đâu, tên tù nhân gì để các bạn bè, các tổ chức nào muốn giúp đỡ, muốn phỏng vấn những cư dân vùng đó, tôi sẽ đưa địa chỉ số điện thoại…Điều kiện của tôi chỉ có thể giúp đỡ như vậy thôi cô à. Trong trại tù K3-Xuyên Mộc có 20 tù nhân, trong đó tôi biết rõ từng địa chỉ từng gia đình. Tôi mong muốn mọi người hãy quan tâm đến những gia đình tù nhân như vậy và có thể liên hệ với tôi, tôi có thể đưa những địa chỉ, chia sẻ thông tin những hoàn cảnh gia đình của những tù nhân này. Hòa Ái: Và câu hỏi sau cùng, thưa bà, bà có sự sợ hãi nào khi bà là công dân mạng ở VN? Bà Kim Liên: Điều đó tôi cũng nghĩ tới thưa cô. Nhưng mình không lên tiếng cho con mình thì ai lên tiếng đây? Phía sau lưng mình còn những gia đình tù nhân lương tâm khác. Tôi cũng ví tôi như viên gạch lót đường. Những chuyện gì mà tôi bị đối xử hay tôi đang đối đầu với trại giam, nói chung là đối đầu, bởi vì khi nào vô trại giam,họ cũng trù dập, họ cũng bắt hại gia đình tôi hết thì những chuyện mà tôi đối đầu với trại giam thì tôi đưa lên trên Facebook. Tôi không bao giờ sợ họ. Họ làm sai, họ phải sợ tôi. Họ vi phạm công ước Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nên họ phải sợ tôi. Thành ra đối với tôi, chuyện mà như cô nói rằng có sợ nguy hiểm hay gì không thì chuyện đó đối với tôi bây giờ là trở nên bình thường rồi cô à. Hòa Ái: Xin được cảm ơn chia sẻ của bà Kim Liên. Qua Facebook, Hòa Ái thường xem được các tin tức cũng như những bức hình bà chia sẻ đi thăm nuôi anh Đinh Nguyên Kha cùng với những giọt nước mắt thương cảm của bà. Hy vọng rằng cộng đồng mạng sẽ sớm nhìn thấy được những giọt nước mắt sum vầy hạnh phúc của bà khi đón nhận ngày anh Kha trở về cùng gia đình. Theo rfa.org/vietnamese
......

Chỉ vì cái “THANG GIÁ TRỊ” của xã hội bị lộn ngược

Thời gian chuẩn bị đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, nhất là quanh dịp Tết Ất Mùi là dịp để xã hội phơi bày rất nhiều những bê bối tồi tệ, nhiều tác giả đã hệ thống lại và tìm nguyên nhân. Thực ra những bê bối ấy vẫn tiềm ẩn thường trực trong xã hội lâu nay, không có gì mới lạ. Trước những quốc nạn tham nhũng, mua quan bán chức, suy thoái đạo đức, du côn xã hội đen, đàn áp nhân quyền và dân quyền, hèn với giặc ác với dân, những lễ hội phản văn hóa, những “quốc sư, quốc phụ” tự phơi bày những điều tồi tệ… người ta thường bào chữa bằng ngụy biện rằng những hiện tượng xấu xa ấy nước nào chẳng có, thế là hòa cả làng chăng? Đúng là không ở đâu có một xã hội lý tưởng, ở đâu cũng có tốt xấu xen kẽ, nhưng nếu xã hội xây dựng được một “thang giá trị” tử tế để phân định tốt xấu, có sức mạnh của chính quyền và dư luận xã hội đủ hiệu lực để diệt ác khuyến thiện thì xã hội sẽ ổn định và tốt dần lên. Nhưng nếu những nạn tiêu cực tiếp diễn triền miên một cách có hệ thống, mặt xấu vẫn “ổn định”, ngày một trầm trọng thêm, mọi biện pháp tỏ ra bất lực, đặc biệt là hiện tượng “lộn ngược giá trị”, những “giá trị đỉnh cao” của chế độ thực chất chỉ tiêu biểu cho những điều thấp kém nhất (như những tư liệu phơi bày về ông “quốc phụ” họ Nông và “quốc sư anh hùng” họ Vũ vừa qua) thì căn nguyên bất thường ắt phải nằm sâu trong nền tảng gốc rễ bất hợp lý của chế độ. Với thể chế Cộng sản, nguyên nhân “lộn ngược giá trị” ấy đâu có khó gì mà chẳng nhận ra?. Trở lại cội nguồn, chủ nghĩa Cộng sản quốc tế có thể ra đời và bành trướng được suốt một thế kỷ trước khi tan rã là dựa trên cơn cuồng nộ và khát vọng tự do của số đông bị áp bức bất công khi nền văn minh Tư bản bắt đầu tăng tốc chưa được chế ngự. Song những người khởi xướng con đường Cộng sản đã xác định nhầm nguyên nhân của áp bức bất công, từ đó dẫn đến những giải pháp ngược, hoàn toàn ngược và hoàn toàn ảo tưởng. Ở những quốc gia mà chủ nghĩa “độc quyền làm ngược” ấy thống trị, xã hội bị lộn ngược, con người bị lộn trái để tất cả những mặt trái của nó nghênh ngang phô diễn và làm chủ xã hội. 1/ Lộn ngược xã hội do vĩ cuồng trong nhận thức. Đáng lẽ phải đón nhận sự bùng nổ của sản xuất đại công nghiệp, sự tập trung đại tư bản, sự bùng nổ của tri thức, khoa học, của tự do cá nhân và sở hữu, của tự do tư tưởng sáng tạo và ngôn luận…, đáng lẽ phải xây dựng một nền dân chủ đa nguyên pháp trị gắn với tinh thần “nhà nước phúc lợi” để dung nạp, chế ngự, điều hòa những tiến bộ văn minh ấy, giúp những giá trị ấy được phát huy để nâng xã hội lên thì trào lưu Cộng sản lại coi tất cả những giá trị tiền phong ấy là kẻ thù phải đạp xuống dưới chân của đám đông cuồng nộ, để khát vọng của cái Búa cái Liềm được quyền xếp đặt lại nhân loại theo sự hiểu biết chủ quan của mình! Bậc thang giá trị theo nguyên mẫu Cộng sản như vậy chính là dựng mô hình “trồng cây chuối” ngược áp đặt lên xã hội, chà đạp lên tất cả những giá trị tinh thần, và cướp trắng tất cả những giá trị vật chất đã có trong xã hội. Vô sản đã lên ngôi chuyên chính thì tất cả những gì là hữu sản, vật chất cũng như tinh thần, chỉ còn là một bọn hạ đẳng, là đối tượng để Vô sản tha hồ tước đoạt. Những lớp Cộng sản đầu tiên đều coi Cách mạng Vô sản tháng Mười Nga là ranh giới phân cách nhân loại, trước đó “Nhân loại chưa thành người”, chỉ từ đó trở đi mới có “Con người” đích thực (thực ra thì ngược lại, dưới sự nhào nặn cộng sản Con người bị mất hẳn tính người truyền thống, chỉ còn là những Công cụ để thực hiện các nghị quyết của đảng Cộng sản, trong đó đảng viên là Công cụ loại 1, quần chúng là Công cụ loại 2). Trong trạng thái vĩ cuồng ấy, ngọn cờ Búa Liềm chẳng cần kế thừa nền văn minh của cái nhân loại mà họ cho là “chưa thành người”, nên đã cả gan tuyên bố “cách mạng Vô sản đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với các giá trị truyền thống”. Kết quả là nhân tính bị thay bằng “phi nhân tính”, và toàn xã hội như một con người lộn ngược, đầu chúc xuống đất để mơ thiên đường. Có hiểu điều căn nguyên ấy mới giải thích được vì sao lại có chủ trương “Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ”, mới hiểu vì sao những cử nhân tú tài Triều Nguyễn phải đốt hết sách vở, đem câu đối bào đi làm chuồng lợn cầu ao để xóa nguồn gốc trí thức của mình, mới hiểu vì sao những trí thức cũ khi được kết nạp đảng đã tuyên bố “rất vinh dự được đầu hàng giai cấp cần lao”, mới hiểu vì sao họ đẻ ra “chỉ thị Z30, cứ gia đình nào có nhà 2 tầng trở lên là mặc nhiên tịch thu tài sản”… Trào lưu Cộng sản dấy lên từ ranh giới nghèo khổ và dốt nát nên càng nghèo càng dốt càng được nâng lên cao, vượt cao trên ranh giới của sự nghèo và dốt một chút là phải dập xuống, nên sinh ra những kẻ cơ hội tự “bôi đẹp” cho mình rằng gia đình đã 3 đời làm mõ làng hoặc 3 đời chuyên gánh nước thuê để được đứng trong hàng ngũ cốt cán. Xã hội cộng sản xếp nhân phẩm lộn ngược như người “trồng cây chuối”, nếu nhân loại là dương bản thì nó là âm bản, như thật và giả đối xứng ngược nhau qua mặt nước ao hồ, mọi quy luật của thế giới thông thường đưa vào đây sẽ gây hiệu quả ngược lại hết. 2/ Tiếp tục lộn ngược xã hội để bảo vệ lợi quyền. Một xã hội lộn ngược giá trị tự nhiên như vậy đương nhiên không thể kéo dài sự sống nếu không gắn bó trở lại với thế giới thông thường, khi ấy những phi lý sẽ lộ diện và tự nhiên buộc phải thay đổi, nhưng một số phi lý cơ bản vẫn cứ được bảo tồn, vì quá trình phi lý trước đó đã tạo ra một “lực lượng vật chất”, lực lượng vật chất này chống lại sự thay đổi, vì nếu thay đổi hẳn thì họ sẽ mất lợi quyền đã cướp được. Quá trình vận hành phi lý tuy đã gây thiệt hại cho toàn xã hội nhưng ngược lại nó đã đem lại thành quả “đại thắng lợi” cho một thế lực cầm quyền, đó là một thiểu số chóp bu trong đảng Cộng sản. Thế lực này thừa biết tương lai sẽ thuộc về chân lý phổ quát của nhân loại, gian trá sẽ bị lột trần, nên trong khi còn giữ quyền họ đã nhìn thấy trước nguy cơ nên đã tranh thủ thiết kế thật nhanh những thiết chế để khóa chặt những mầm mống sẽ gây thay đổi trong tương lai, đó là những điều luật, những tổ chức dân sự trá hình và các loại kiêu binh. Cơn ngu dại tập thể, cơn lên đồng tập thể qua đi, đa số đảng viên thường và quần chúng dù mở được mắt, nhưng cũng chậm rồi, “Đồng chí – dao đã nằm ém nhẹm dưới lòng tay và mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy!” như câu thơ tả thực của Bùi Minh Quốc! Vâng, mọi nẻo đường đi đến Tự do đều đã có vệ binh khóa chặt. (Đã đành không có gì tuyệt vọng vì Trời không đóng cửa mãi với ai bao giờ, nhưng không thể không nhìn nhận một sự thật là cái Thiện đã chậm hơn cái Ác một nước cờ sinh tử!). Nhân dân đã đẻ và nuôi dưỡng những đứa con lực lưỡng của mình cho nó lớn lên để bảo vệ mình, chẳng dè nay nó trở mặt nói thẳng không úp mở “Tao chỉ biết còn Đảng thì còn mình, tao đ… cần biết cái gì khác, thế thôi”. Đảng viên tử tế và dân chúng định XÂY DỰNG luật Mẹ là Hiến pháp cho “ngon” để tự cứu, cũng là thiện ý muốn thể hiện vai trò chủ nhân, nhưng ông Đảng trưởng nói thẳng vào mặt cho biết “Hiến pháp chẳng qua cũng là cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng” mà thôi! (Thế mới biết khi đã mất hết quyền thì trước hết ta phải CHỐNG đã rồi mới có quyền XÂY. “Xây” là vai trò người chủ, nhưng câu tuyên bố rất “hiền” kia của ông Đảng trưởng thực chất là lời răn đe “các anh hãy trở về vị trí của những ông chủ hờ, đừng thấy tôi nói dân chủ mà tưởng minh là ông chủ thật là không xong đâu nhé!”). 3/ Vì sao phải sửa tận gốc? Thói quen ăn xổi và thích nghi vặt là nhược điểm gần như cố hữu của người Việt, cả giới cai trị lẫn bị trị. Chỉ cốt sao bỏ tiền bỏ công ít nhất mà “đạt yêu cầu” (thực ra là yêu cầu biểu kiến thôi), sai đâu sửa đấy, chắp vá, nên chạm phải những vấn đề đòi hỏi công phu, phải thiết kế lại từ gốc thì né tránh, trí trá cho qua, bế tắc vẫn còn nguyên hoặc chỉ biến dạng. Cả một chế độ mà nền tảng cơ bản mọc ra từ ngu dốt vô học, vô văn hóa, thực dụng, cướp vội, nhưng chỉ muốn tu sửa ở trên ngọn nên đến khi thấy cần có học thức thì tạo bằng giả, bỗng dưng tiến sĩ giả bạt ngàn. Theo thế giới làm kinh tế thị trường, làm giàu, thì đi tắt thành đại gia bằng cách chiếm đất, bán chữ ký, mua quan bán chức làm giàu, “dùng ngay chuyên chính vô sản để tích lũy tư bản - HSP”, cho nên đại gia (hầu hết có gắn với quyền lực) mọc ra như nấm mà sản xuất vẫn không phát triển (đến mức chưa làm nổi cái đinh ốc hoặc cái vỏ điện thoại cho đúng tiêu chuẩn). Để tỏ ra tôn vinh truyền thống thì các lễ hội văn hóa được khôi phục tràn lan, không có cũng nặn ra là có, thực hiện một cách xô bồ, nhố nhăng, phản văn hóa, thậm chí man rợ…Tóm lại, từ thang giá trị cây chuối lộn ngược nay ra vẻ trở về thang giá trị văn minh nhưng không sửa từ gốc thì tất cả đều là giả hiệu: trí thức rởm, đại gia rởm, lễ hội rởm… Sự lộn ngược giá trị xảy ra ngay trong nội bộ ĐCS. Trong 3-4 triệu đảng viên vẫn có những người tử tế nhưng họ bất lực trong việc quyết định phẩm chất của đảng mình. Sự tuyển lựa lãnh đạo từ thấp lên cao toàn là những công đoạn “lọc ngược”, lọc bỏ những yếu tố tốt, lọc lấy cái xấu để tiếp tục đưa lên. Cứ thế lên trên cùng thì kết quả là gì? Cao nhất là vai Tổng Bí thư, hãy xem những TBT Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng… là kết tinh của những phẩm chất gì thì đủ hiểu kết quả của chuỗi lọc ngược ngay trong Đảng. Sự sàng lọc giá trị trong toàn xã hội cũng theo đó mà diễn ra, cuối cùng là “cả một thời đểu cáng đã lên ngôi” (thơ BMQ). Đểu cáng lên ngôi trị vì mọi tinh hoa biến thành “thù địch” hết. Ăn xổi mãi không được nữa rồi! Xã hội đã mục ruỗng cần được thiết kế lại từ gốc. Gốc là từ đâu? Hãy lấy gốc từ năm 1945. Trước 1945 Việt Nam là một nước phong kiến nông nghiệp lạc hậu, Bắc thuộc hơn 1000 năm, Pháp thuộc 80 năm, chinh chiến liên miên, là một nước chậm tiến so với thế giới. Nhưng đại chiến thế giới thứ 2 kết thúc là một dấu mốc quyết định. Pháp bị Nhật đánh bại, Nhật lại bị đồng minh đánh bại. Cơ hội độc lập đã nắm trong tay, dù bất cứ biến đổi kiểu nào (thậm chí có tạm nằm trong khối liên hiệp Pháp, liên hiệp Anh Mỹ gì đó chăng nữa) thì trước sau Việt Nam cũng vẫn độc lập. Tấm gương các nước cùng trình độ trong vùng chứng minh điều đó. Nhưng chẳng may, đúng lúc ấy cái hào quang bánh vẽ tẩm chất độc là Chủ nghĩa Cộng sản đang dịp khoa trương và mê hoặc, khiến một bộ phận của thế giới u mê thèm khát. Lòng yêu nước mãnh liệt nhưng thô sơ, cộng với khát vọng đổi đời thiển cận của dân cày, cộng với một “con số không tròn trĩnh” về giác ngộ Dân chủ và Chính trị đã giúp cho cái xu thế bánh vẽ sai lầm thắng thế, là đi vào con đường Cộng sản mà nhân vật Hồ Chí Minh là nhân vật trung tâm. Từ chỗ rẽ ấy ngày càng đi xa khỏi con đường văn minh phổ quát và dẫn đến thảm họa mắc kẹt hôm nay. Vậy sửa từ gốc là từ đâu? 3/ Hồ Chí Minh trong thời khắc “bẻ ghi” của Dân tộc. Từ tình hình như trên, nhiều ý kiến cho rằng: Thế thì ta làm lại “từ đầu” là từ khi Hồ Chí Minh cầm quyền, đánh dấu bằng Cách nạng Tháng 8 và Hiến pháp 1946, từ đó mà đi tiếp, nhưng không (dại dột) đi vào quỹ đạo Cộng sản nữa, không theo Mác-Lê, chỉ theo “Bác Hồ”, chấp nhận dân chủ đa nguyên đa đảng, thế là hòa nhập rất ổn thỏa vào văn minh nhân loại, vẹn cả đôi đường! Nhưng hãy xem lại, phương án Thoát Cộng ấy có tương lai không? Quỹ đạo Cộng sản ở Việt Nam như một tuyến đường sắt đã được “bẻ ghi” tách khỏi con đường văn minh phổ quát chính là từ 1945. Trên con đường đã bẻ ghi đó, trưởng tàu là Hồ Chí Minh. Nay trở về năm 1945-46 nhưng vẫn ngồi trên con tàu HCM thì kết quả quỹ đạo nào có khác chi? ( mặc dù ở chỗ bẻ ghi đó HCM vẫn đứng khá gần với con đường chung, đương nhiên ). Nói một cách hình ảnh, trở về điểm rẽ năm 1945-46 nhưng phải chuyển tàu, chuyển sang con tàu khác - thực sự chạy theo hướng của Dân tộc và Thời đại, chứ không phải con tàu HCM, thì mới trở về được con đường chung. Ở đây cần dừng đôi chút về HCM, vì liên quan đến khúc rẽ quan trọng. Tạm gác những chuyện về nguồn gốc và phẩm chất cá nhân, dù có thể rất quan trọng, nhưng trước hết hãy bàn về việc xác định con đường. Điều nực cười là những người Cộng sản cố bám lấy nhân vật này nhưng một mặt bảo HCM không phải người Cộng sản, chỉ mượn Cộng sản làm con đường để thực hiện mục đích Dân tộc của mình, một mặt lại bảo linh hồn của Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết hợp chủ nghĩa Yêu nước với chủ nghĩa Xã hội, nghĩa là muốn phát triển đất nước phải đi theo con đường Cộng sản! HCM chẳng những rành rành là Cộng sản mà còn nằm trong danh sách những tên trùm diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20 (dailymail.co.uk/home/moslive/article-2091670). - HCM chẳng những là CS mà còn là CS gắn chặt với Trung Cộng, khiến cho nguy cơ Bắc thuộc mới rất khó gỡ ra, dùng hình tượng HCM để mong Thoát Trung thì thật ngược đời. - HCM chẳng những là CS như Stalin và Mao mà còn “trên tài” Xít và Mao về khả năng độc tài toàn trị (totalitarianist) vì độc tài mà không mấy khi phải dùng đến vũ lực lộ liễu như những kẻ độc tài chuyên chế hay độc tài quyền uy (authoritarianist). Muốn chống Toàn trị mà đứng dưới cờ một ông “vua toàn trị” thì chỉ cầm chắc phần thua. - Viện cớ trong di chúc không nói tới chủ nghĩa Xã hội chứng tỏ HCM không phải CS thật khó thuyết phục khi chính HCM tự nhận là mình có thể sai lầm chứ 2 ông Mao và Xít thì không thể sai. Đến phút lâm chung còn lo cho sự mất đoàn kết giữa 2 đảng CS lớn và mong sẽ gặp các ông trùm CS ở thế giới bên kia, thật không hổ danh là người CS từ năm 1920 và trung thành với chủ nghĩa CS cho đến chết. - Muốn đoàn kết toàn dân 90 triệu để Thoát Cộng và Thoát Trung mà giương ngọn cờ HCM thì e thất sách vì “ông cụ” vừa là nhân tố đoàn kết của một số người, vừa là nhân tố gây chia rẽ, dị ứng cho non nửa dân số, nhất là ở miền Nam và “khúc ruột ngàn dậm” hải ngoại. (Và coi chừng nhân vật HCM có thể là “sinh tử phù” mà Trung Cộng còn để dành để cuối cùng sẽ tung một một chưởng là Việt Nam chết tươi!). Vậy dù có dùng thần tượng HCM như một kế sách, một mẹo để lôi cuốn hoặc tự vệ thì cũng đầy bất trắc. Kết luận Tóm lại, Cách mạng Vô sản đã làm một cuộc lật ngược, trong đó sự lật ngược về chính trị và kinh tế là dễ thấy nhưng chưa nguy hại bằng cuộc lật ngược về văn hóa, làm cho xã hội Việt Nam bị bật gốc, như cây chuối chổng vó lên trời, để những giá trị cặn bã lên ngôi. Trong thang giá trị chính thống ngược ấy những nhân tố thức tỉnh tiến bộ muốn đổi mới khó lòng phát huy, những tấm gương Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Độ, Võ Văn Kiệt… là những ví dụ. Nếu trong cuộc Thoát Trung chủ yếu phải thoát về Chính trị thì trong cuộc Thoát Cộng một cách ôn hòa trước hết phải thoát từ Văn hóa, thứ “Văn hóa Vô sản” ngoại nhập. Cái gọi là “Văn hóa Đảng” vừa mất gốc truyền thống vừa xa lạ với thế giới văn minh nên “chân không đến đất, cật không đến trời” lửng lơ trôi nổi không điểm tựa, như một nền Văn hóa bị mất chuẩn, loạng choạng mất điều khiển như vừa qua là lẽ đương nhiên. Hãy đảo lại thang giá trị hiện hành, trả lại cho đời những giá trị đích thực, mạnh dạn từ bỏ những giá trị giả! Nhà nước cũng đã bắt đầu nhận thấy điều nguy hiểm và muốn sửa, nhưng vấn đề là phải sửa từ gốc như trên đã phân tích, và phải thật thà. Tham vọng cũng tốt thôi, nhưng tham vọng phải đi đôi với thực chất, nên xin nói đôi lời về cái sự “Muốn”: Không có thứ hàng hóa gì lại “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”, muốn “đi tắt đón đầu” trước hết phải có cái gốc vững chãi. Muốn có giá trị phải trả giá, trả giá cho những lầm lạc khổng lồ không thể không đau! Muốn ôm ghế Cộng sản lại muốn văn minh? Không được đâu, đơn giản là vì không có nước Cộng sản nào lại văn minh cả! H.S.P. (8/3/2015) Theo boxitvn.blogspot.de
......

Vì sao ta không học được Israel?

Sở hữu đất đai và tập quán, thói quen cố hữu của nông dân hai nước có sự khác biệt. Một khi thể chế chất lượng kém sẽ như cả một bầu khí quyển u ám thiếu ánh mặt trời thì giống có tốt, nước có đủ và phân có phù hợp cây vẫn khó phát triển. Hình: công nghệ tưới nước từ không khí của Israel Nhiều bạn đồng nghiệp của tôi đã tự hỏi nhiều lần, nhất là mỗi lần ra nước ngoài là vì sao nước ta không học được những tinh hoa của nền nông nghiệp tiên tiến của Israel? Ở các nước có trình độ gần na ná với ta thì câu trả lời đôi khi dài, nhưng so với trường hợp phát triển cao như Nhật, Israel,..thì câu đáp trở nên ngắn gọn, đơn giản là họ làm nông nghiệp bằng công nghệ cao. Có công nghệ cao thì họ khống chế được tất mọi trở ngại tự nhiên, thậm chí nuôi, trồng hoàn toàn nhân tạo (trong nước, trên giá thể, ...không cần đất). Nông sản của họ làm ra bằng chất xám, còn của ta bằng cơ bắp nên phải "trông trời, trông đất, trông mây". Nếu bàn sâu hơn, công nghệ cao có thể giúp mang lại năng suất nhưng chi phí cho công nghệ đó lại rất đắt. Có rất nhiều công nghệ có thể giải quyết được nhiều vấn đề nhưng nó cũng gắn liền với chi phí. Tiền đâu ra mà mua công nghệ. Đó là rào cản lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà ngay cả với nông dân Israel nữa. Ngay cả khi có tiền để mua công nghệ thì cũng phải tính đến hiệu quả đầu tư. Công nghệ của Israel sẽ mang lại năng suất cao hơn nhưng nông sản của mình càng sản xuất ra nhiều, giá sẽ càng thấp thì liệu có lỗ vốn? Vậy thì làm sao có thể áp dụng công nghệ được, mà áp dụng để làm gì? Xin lưu ý ngay cả tại Israel người ta phát triển ra công nghệ chủ yếu là để xuất khẩu công nghệ đấy chứ không phải mục đích để sản xuất ra nông sản rồi bán ra thị trường. Hơn nữa công nghệ của Israel được phát triển chủ yếu dựa trên những vấn đề của Israel đó là thiếu nước nên công nghệ đó chưa được phù hợp với điều kiện của nước ta. Ở Việt Nam, tài nguyên nước vẫn không phải là vấn đề quá lớn như ở Israel. Tất nhiên, nhiều nơi ở Việt Nam vào mùa khô cũng bị thiếu nước nhưng những nơi đó lại chủ yếu là vùng trung du, miền núi đa phần dân nghèo không có tiền để đầu tư công nghệ của Israel, Theo công nghệ Israel, điều quan trọng là nguồn nước tưới. Nếu không có nước thì dù cho có tiền để mua công nghệ tưới nhỏ giọt thì cũng vô nghĩa thôi. Thường thì công nghệ của Israel tích hợp cả việc tưới nước tiết kiệm với bón phân và phun thuốc hiệu quả theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng nhưng dù ít hay nhiều thì vẫn phải có nguồn nước để tưới trong khi đó những nơi ở Việt Nam khô hạn cũng là nơi cũng không có nguồn nước để mà tưới. Israel làm nông nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ cao và do doanh nghiệp thực hiện. Tại Israel không có khái niệm khu hay vùng công nghệ cao mà cả nước là quốc gia công nghệ cao. Nền nông nghiệp Israel phát triển dựa trên nền tảng doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp thương mại công nghệ của các nhà khoa học và tạo nên liên kết doanh nghiệp và khoa học tự nguyện (nhà khoa học giới thiệu công nghệ, doanh nghiệp xem xét và quyết định phối hợp nghiên cứu hoàn thiện nếu là ý tưởng và mua/trả bản quyền công nghệ nếu là công nghệ hoàn chỉnh). Tuy nhiên, để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ nhận từ nhà khoa học là một lĩnh vực rủi ro cao. Do vậy, nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn đầu này. Phương thức hỗ trợ thường căn cứ vào thực tế là việc thương mại hóa một công nghệ mới thường là một quá trình dài. Nhà nước sẽ hỗ trợ khoản đầu tư cho giai đoạn ban đầu của tiến trình nghiên cứu phát triển và thương mại hóa công nghệ, khi chúng luôn gắn với mức rủi ro cao. Như vậy, chính phủ Israel chấp nhận chia sẻ rủi ro cùng các nhóm sáng chế công nghệ mới, hỗ trợ giúp biến các ý tưởng công nghệ thành những công nghệ có thể thương mại và trợ giúp cho tới khi chúng nhận được vòng đầu tư đầu tiên từ các nhà đầu tư tư nhân. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu, nhà nước  cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính, quản trị, dịch vụ quản lý hành chính (thư ký, kế toán, pháp lý), tư vấn định hướng và xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp, hỗ trợ trong thương mại hóa. Như vậy, nhà nước Israel “bơi cùng Doanh nghiệp” chứ không phải đứng trên bờ chỉ chỏ hoặc đi đâu, đến đâu cũng vẫn âm vang điệp khúc hỏi địa phương “nuôi con gì, trồng cây gì” và không chịu trách nhiệm như ở nước ta. Nhà nước Israel đóng vai trò tổ chức  thẩm định, phê duyệt các dự án/công nghệ/ý tưởng công nghệ để chúng có tiềm năng sẽ thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong tương lai. Trong đó, thu hút đầu tư tư nhân được coi là đích đến cho các dự án này và các nhà đầu tư tư nhân cũng có thể tham gia song hành cùng doanh nghiệp ngay trong quá trình nghiên cứu phát triển công nghệ. Vốn của nhà nước phục vụ cho sự hỗ trợ này được sử dụng từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Như vậy, cái ngăn cản chúng ta chính là thể chế và tư duy thị trường. Nhiều việc người ta không nói ra, nhưng chứng tỏ nhiều lãnh đạo của chúng ta đã tách rời dân nhiều quá. Thực tế, các văn kiện chính trị của nhà nước ban cho những lời hoa mỹ trong quan hệ xã hội, nhưng chưa được xác định cho một chỗ đứng tự thân trên thị trường, vẫn là đứng sau những yếu tố khác. Có lần, tôi nghe thấy trên đài nói "Các văn kiện của chúng ta từ nay phải viết hoa chữ nhân dân mỗi khi chúng ta viết từ này"! Ngạc nhiên và buồn, vì chỉ thấy đây là một phản ứng hốt hoảng của những con người đã quên dân, và chỉ nhớ tới quyền lợi ích kỷ của mình thôi. Ngay cả lĩnh vực tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) nghe thì hay, nhưng tam nông vẫn loanh quanh “Nông” với “Nông” là thứ khẩu hiệu để cấp trên nhìn xuống đó mà bày ra kế hoach ban phát, không phải khẩu hiệu đề “Nông” tự mình bước ra thị trường. Nước ta có phần thuận lợi hơn Israel (đất, nước, lao động,...), muốn học họ thì chỉ còn cách là nhà nước có chính sách đúng để áp dụng công nghệ cao, sản xuất lớn, giảm chi phí, nâng chất lượng và cải tiến áp dụng công nghệ tiên tiến để phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. T.V.T. Theo boxitvn.blogspot.de
......

Từ chuyện một tấm hình không xin phép trước

Mấy ngày nay, vụ Mẹ Nấm phiền hà Việt Tân (VT) lấy hình của bà để trong tấm bảng liệt kê những người đấu tranh trong nước bị CSVN trù dập bỗng trở thành đề tài bàn cãi trên mạng.  Chuyện tưởng nhỏ bình thường, vì trước nay khi VT tiếp tay phổ biến bài viết hay hình của ai đó v.d trên facebook VT mà người này tỏ ý không bằng lòng, thì ngay lập tức ban phụ trách của VT liền lấy xuống với lời phân trần, giải thích hay xin lỗi.  Rồi cả hai bên thường thoải mái đóng lại chuyện đó, rồi tiếp tục đi tới làm chuyện của mình.  Lần này thì khác.  Hình được in trên pa nô, được trưng bầy trong thế giới thật trong một sinh hoạt đã qua, không thể quay lại xoá bỏ rút xuống như trên thế giới ảo,  nên chỉ có thể bị xoá bỏ, bôi đen trong những lần trưng bầy tới.  Và cung cách phiền hà của Mẹ Nấm đã cho 1 số đv VT cảm nhận là tổ chức mình đang bị tấn công đả phá một cách đầy thiên kiến nên đã phải lên tiếng phản vệ.  Từ đó lời qua tiếng lại, kéo theo dư luận kẻ bênh người chống.  Và khi dư luận có nhiều người bênh VT, phê phán Mẹ Nấm thì lại dễ đưa đến ấn tượng là VT lấy thịt đè người, là một tổ chức lớn ăn hiếp một người đàn bà đơn độc khiến có người muốn trở thành hiệp sĩ anh hùng nhẩy vào bênh vực kẻ thế cô.  Tranh cãi từ đó mở rộng và kéo dài hơn. Một đặc trưng của xã hội mở , dân chủ, với đầy đủ quyền tự do ngôn luận, là chuyện gì cũng có thể là đề tài tranh cãi thảo luận công khai., ai cũng có quyền và cơ hội bình đẳng nói lên ý nghĩ của mình.  Mặt tích cực của sự tranh cãi thảo luận, là việc này là cơ hội cho chúng ta học hỏi lẫn nhau, cùng đào sâu mổ xẻ vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau để ít nhất có một cái nhìn chung quân bình hơn nếu không thể đưa nhau đến gần chân lý hơn.  Tranh cãi công khai cũng khiến cho các cá nhân hay tập thể nào hoạt động phục vụ cộng đồng, xã hội chung khó có thể ngồi xổm trên dư luận quần chúng, không đếm xỉa gì đến công luận, mà phải biết điều chỉnh , rút tỉa kinh nghiệm để hoạt động tốt hơn, hữu hiệu hơn. Như thế mầm mống độc tài sẽ khó phát triện   Nhưng về mặt tiêu cực, nếu không khéo, để sự tranh cãi mang nhiều cảm tính chủ quan, ta dễ có cảnh cãi vã bát nháo , đưa đến bất hoà phân hoá, lăng mạ nhau. Từ trước đến nay, tôi thường thấy người Việt chúng ta khi có tranh cãi bất đồng là thường có khuynh hướng tấn công đả phá chủ thể của ý kiến đối nghịch (cá nhân hay tập thể) vì thường hay đồng hoá ý kiến = chủ thể có ý kiến đó, nên hay thương hoặc ghét các chủ thể trên tuỳ theo ý họ có hợp với mình hay không.  Từ đó muốn đánh đổ ý kiến đối nghịch thì phải triệt hạ cá nhân hay phe nhóm chủ ý kiến đó.  Nên dễ sa lầy vào việc bới móc thậm chí chửi bới nhau, rồi quên đi cái chủ đề đang cần bàn cãi thảo luận.  Nếu đây được xem như là một nét văn hoá tiêu cực của dân Việt ta, thì người đảng viên Việt Tân chúng tôi phải nguyện luôn nhắc nhở nhau đừng theo thói quen Việt tính này, làm sao giữ được bất đồng nhưng không bất hoà, trong tinh thần phải luôn tự canh tân chính mình để có thể hữu hiệu góp phần canh tân xã hội và đất nước mình. Trở lại việc tấm hình không xin phép ở trên, ta hãy tạm gác ra ngoài chủ thể Mẹ Nấm và Việt Tân, để giảm thiểu những phát biểu, lập luận nhiều cảm tính chủ quan, mà thử đặt vấn đề rộng hơn  để cùng nhau thảo luận sao cho rõ nét hơn một quy tắc hành xử chung.  Vấn đề ở đây là : Một tổ chức đấu tranh có thể và/hay có nên sử dụng những tấm hình của những người ngoài tổ chức mà không xin phép, trong những chiến dịch vận động mình đề xuất ra hay không? (còn tiếp) (tiếp theo) Vấn đề ở đây là : Một tổ chức đấu tranh có thể và/hay có nên sử dụng những tấm hình của những người ngoài tổ chức mà không xin phép, trong những chiến dịch vận động mình đề xuất ra hay không? Có ý kiến mạnh mẽ cho rằng không thể được, làm như thế là phạm luật, phải bị kiện ra toà đòi bồi thường.  Ở các xứ pháp quyền nơi người dân tin tưởng vào luật pháp, ai cũng có thể vác đơn thưa kiện về đủ mọi loại vấn đề tranh chấp.  Kiện có thắng được không hay là thua, tiền mất tật mang rồi có khi lại phải đền bù thì giờ thiệt hại và chi phí luật sư của bị đơn, lại là chuyện khác tuỳ thuộc vào tài năng của luật sư .  Tôi không phải là luật sư để có thẩm quyền bàn về mặt pháp lý, nên chỉ xin trình bày nhận định của mình trên căn bản tình lý thông thường (common sense). Trước hết, nếu hình của cá nhân liên hệ là hình riêng tư chỉ chia sẻ trong giới hạn thân tình, và cá nhân đó đang bình yên mà tổ chức đó cứ lấy đại và phổ biến không xin phép, thì rõ ràng đó là việc sai quấy, tổ chức đó cần phải xin lỗi .   Nếu hình đó đã được cá nhân liên hệ đưa ra công khai để phổ biến share rộng rãi,  thì tổ chức đó chỉ thực sự sai quấy khi cá nhân này lên tiếng không bằng lòng cho tổ chức lấy hình của mình, mà tổ chức này cứ vẫn tiếp tục đưa hình lên. Nếu tổ chức đó dùng tấm hình cá nhân trên để từ đó trực tiếp kiếm được thêm lợi nhuận, mà không xin phép thì sự sai quấy này tương tự như việc vi phạm bản quyền của người khác.  Nếu tổ chức đó dùng hình cá nhân liên hệ để tự đánh bóng quảng cáo mình cho thêm uy tín thì sao? Thoáng qua thì phải xin phép cho phải đạo.  Nhưng nghĩ lại thì một cá nhân mà chỉ một tấm hình của mình đủ giúp cho một tổ chức thêm uy tín tiếng tăm, thì cá nhân này phải là một siêu sao, một người vô cùng thế giá, ai cũng muốn bắt quàng làm họ; mà người như vậy phải là một gương mặt của quần chúng, hình của họ đã được công chúng hoá trên báo chí truyền thông thế thì có cần phải xin phép đưa hình họ lên không?   Tất nhiên nếu muốn cá nhân đó ưu ái tích cực quảng cáo cho tổ chức này thì đã phải có sự thoả thuận hợp đồng nào đó giũa hai bên rồi. Nếu một tổ chức sử dụng hình một cá nhân không xin phép để rồi vì đó mà cá nhân đó bị thiệt hại về mặt nào đó, thì rõ ràng tổ chức đó phải chịu trách nhiệm về sự sai quấy của mình. Nhưng nếu một cá nhân đó đang bị nguy khốn, trù dập bởi CSVN, thì một tổ chức tự nhận là đấu tranh cho dân chủ nhân quyền phải có trách nhiệm làm cái gì đó để cứu cá nhân này, nếu cần thì phải đưa hình họ lên để la làng báo động cùng thế giới.  Lối hành xử bình thường giữa người với người là khi ai đó bị nạn v.d như sắp chết đuối hay đang bị cọp vồ cắn, không ai lại còn lề mề đứng đó hỏi người bị nạn có cho phép mình hô hoán cứu họ không rồi đợi sự trả lời cho phép rồi mới hành động.  Có ý kiến cho rằng đ/v những người đấu tranh đang bị CSVN cầm tù, nếu không liên lạc xin phép được thì ít nhất phải thông qua gia đình họ khi dùng hình ảnh họ.  Ý kiến này đánh giá thấp sự trưởng thành của người tù nhân chính trị, quên đi rằng họ không còn là trẻ vị thành niên cần gia đình quyết định cho họ, nhất là khi mà họ vẫn còn sống chưa chết mà chỉ bị cách ly, và trong nhiều trường hợp họ đã dấn thân vào con đường đấu tranh bất chấp sự ngăn cản của gia đình muốn yên ổn. Bây giờ ta trở lại với VT và tấm hình của Mẹ Nấm.  Có nằm vào trường hợp nào kể trên không?  (còn tiếp) (tiếp theo) Bây giờ ta trở lại với VT và tấm hình của Mẹ Nấm.  Có nằm vào trường hợp nào kể trên không?  Nếu ta xét thấy nằm vào các trường hợp sai quấy đã liệt kê, thì VT phải xin lỗi Mẹ Nấm thôi.  Cho tới nay có ý kiến chính phê bình VT v/v này như sau:  VT lợi dụng hình của Mẹ Nấm và các nhà đấu tranh trong nước để tự quảng cáo mình, quảng bá cho đường lối đấu tranh bất bạo động của mình:  Có thật là VT  thu được mối lợi nào khi đăng hình  Mẹ Nấm không?  Thu thập hình người đấu tranh bị trù dập trong nước, lên khuôn in ấn, thuê làm pa nô để trưng bày, là những chuyện đòi hỏi thì giờ và tiền bạc phải chi từ cơ sở VT Nam Cali.  Khá mất công và tốn kém (xin đừng tưởng anh chị em VT toàn là đại gia) và có lẽ vì thế mà tấm pa nô đã cũ 5 năm rồi vẫn được dùng lại mà không cập nhật thay đổi thường xuyên tấm khác, cho thêm hình các người mới và xét lại xem Mẹ Nấm còn nằm trong diện bị CS trù dập nữa không để mà giữ lại hay loại bỏ trong danh sách trên pa nô.  Nếu muốn trách thì hãy trách sự thiếu linh động cập nhật này. Uy tín của VT có thực sự tăng lên không nhờ các tấm hình như của Mẹ Nấm?:  Một tổ chức đấu tranh có uy tín, tư thế tốt xấu không phải bằng cách cột mình vào với hình các siêu sao, nhân vật thế giá dù có là tổng thống nước Mỹ. mà bằng những hoạt động có thực chất không,  có tạo được áp lực lên chế độ độc tài không. Trong khi đó, những nhân vật có hình trên pa nô ở Nam Cali là những nạn nhân đang bị CS trù dập.  Chính họ mới là những người cần được chúng ta rọi đèn, la làng cho thế giới lưu tâm đến họ để ép CS chùn tay ức hiếp,  và nêu gương can trường của họ để các bạn trẻ trong ngoài nước noi theo để dấn thân tranh đấu cho đông đảo hơn.  Nếu chúng ta, không riêng gì VT, thực sự muốn đóng góp vào cuộc đấu tranh nhiều hơn là chỉ bằng những lời hô hào chửi bới CS suông, thì chúng ta cần phải sử dụng vốn lực của mình, như VT đã và đang làm, để giúp nâng cao toả sáng hình ảnh của họ, cho công cuộc chung. Những tấm hình đó có giúp quảng bá đường lối đấu tranh bất bạo động của VT không?   Trước hết cần minh định một điều: Đấu tranh bất bạo động không phải là sự sáng tạo có bản quyền của VT.  VT chỉ làm một điều là tiếp tay quảng bá một phương pháp đấu tranh chung đã từng được áp dụng thành công tại nhiều nơi và đang được nhiều cá nhân, tổ chức trong nước áp dụng, độc lập với VT.  Tôi không rõ những hình trên có giúp gì cho việc quảng bá phương pháp đấu tranh bất bạo động hay không, xin chỉ cho tôi nếu có; và nếu có thì đó là điều đáng mừng vì phương pháp này càng được phổ biến, hàng ngũ đấu tranh BBĐ càng đông, càng sớm đạt hiệu quả chung. Có thêm ý kiến cho rằng VT nhập nhằng đánh lận con đen,  đưa tấm pa nô đó ra với chữ ký VT để tạo ấn tượng tất cả những người trong hình là người của mình, bất kể làm cho họ gặp nguy hiểm vì dính tới mình, chỉ cốt sao lợi thanh thế cho mình:  Thứ nhất,  một tấm pa nô lớn với hình của nhiều người bằng xương bằng thịt không ảo không thể là một tấm pa nô nặc danh.  Tác giả làm ra nó phải minh danh để nhận trách nhiệm giải quyết nếu có sự sai sót nào. Nhờ thế Mẹ Nấm mới biết là đó là do VT làm để mà phiền hà đúng đối tương.  Đây là văn hoá trách nhiệm(culture of accountability) đang bị phai nhạt dưới chế độ VC mà ta cần phải phục hồi phát huy.  Thứ hai tại sao lại bắt mọi người nghĩ rằng những ai mà VT đăng hình lên phải là người của VT,  hay bắt VT chỉ được đăng hình người của mình?  Anh chị em VT có thể bỏ ăn bỏ ngủ để lo ưu tiên giải cứu chiến hữu của mình nhưng không thể ích kỷ mà bỏ quên những người thọ nạn khác, nhất là khi họ đang là những người đồng hành với mình trên con đường đấu tranh chông gai.  Trước một kẻ địch chung còn nhiều ưu thế hơn, người đấu tranh bất kể phe nhóm tổ chức nào cần nương tựa liên đới với nhau và tránh để cho địch phân hoá cách ly tiêu diệt từng nhóm một.  Vì thế,  anh chị em VT chúng tôi rất trân quý và biết ơn những đoàn thể tổ chức bạn đang tranh đấu cho những nạn nhân bị CS trù dập bao gồm luôn cả chiến hữu chúng tôi, thay vì nhỏ mọn so đo đặt vấn đề với họ tại sao cứ làm như người của chúng tôi là của các anh. Thứ ba, có thật là vì VT vơ hình của họ vào pa nô của mình mà họ bị nguy hiểm không?  Họ bị CS trù dập xâm phạm an ninh trước, vì thế họ mới có mặt trên pa nô.  Rất nhiều người hoàn toàn không dính gì tới VT cũng bị trù dập.  Xin cảnh giác đừng rơi vào bẫy CS.  Địch muốn nhồi vào đầu óc bà con cái suy nghĩ rằng cứ dính đến VT là gặp nguy hiểm, để cách ly, gạt VT ra khỏi khối đông để mà tỉa, rồi cứ thế tới từng nhóm khác một, rồi lan rộng ra một tư duy rằng dính đến tổ chức chính trị là gặp nguy hiểm phiền toái thôi ta tránh xa chuyện chính trị để nhà nước lo.  Ta ngược lại muốn bình thường hoá việc người dân quan tâm đến chính trị, người dân đến gần tiếp xúc, tìm hiểu thậm chí tham gia các tổ chức chính trị là quyền bình thường của họ. Tóm lại, tôi phải cám ơn Mẹ Nấm, nhờ bà lên tiếng phiền hà về vụ tấm hình của mình, mà chúng ta có dịp nhìn lại cho rốt ráo một số quy tắc hành xử chung giữa một tổ chức và cá nhân ngoài tổ chức.  Xin Mẹ Nấm yên tâm, khi bà đã yêu cầu bỏ hình ảnh của bà ra, thì anh chị em VT chẳng có lý do gì để mà giữ chân dung của bà trên mọi tài liệu triển lãm thông tin của mình.
......

Tình đồng chí giữa trời Bắc Kinh

Mặc dù ông Chu Vĩnh Khang, từng là Ủy viên Thường vụ bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung quốc và nắm giữ toàn bộ hệ thống công an - an ninh, đã bị ông Tập Cận Bình ra lịnh bắt giam và tước đảng tịch vào ngày 5 tháng 12 năm 2014 với tội danh tham nhũng hối lộ, lạm dụng quyền hành để làm nhiều điều bất chính, nhưng cho đến giữa tháng 2 năm 2015, tức là mấy ngày trước Tết âm lịch, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc mới chính thức kết ông Chu Vĩnh Khang vào 6 tội danh như sau: 1. Vi phạm trầm trọng kỷ luật của đảng. 2. Lợi dụng đặc quyền để phân phát lợi ích bất chính cho nhiều người. 3. Lạm dụng chức quyền để cho gia đình, thân tộc hoạt động kinh doanh một cách bất chính gây thiệt hại lớn cho tài sản quốc gia. 4. Tiết lộ bí mật đảng và quốc gia. 5. Đương sự và gia đình nhận nhiều hối lộ. 6. Có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc chỉ kể ra 6 tội của ông Chu Vĩnh Khang đã vi phạm chứ không đi vào chi tiết từng tội một. Điều mà người dân Hoa lục muốn biết nhất là số tài sản bất chính của ông Chu và gia đình của ông ta là bao nhiêu thì Ủy ban Kiểm tra lại giữ bí mật. Cho đến nay, khi các quan chức, cán bộ tham nhũng, hối lộ bị bắt và đem ra tòa xử, nếu tội danh tham nhũng từ 100 triệu đồng nguyên trở lên (khó mà thế giới biết được bản án có đúng tội hay không) đều phải chịu án tử hình. Ông Chu Vĩnh Khang là nhân vật lãnh đạo số ba của Trung quốc dưới thời ông Hồ Cẩm Đào nên số tiền tham nhũng, hối lộ của ông ta chắc chắn phải trên 100 triệu đồng nguyên. Theo nhận xét của nhiều nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục, Bắc Kinh không công bố số tài sản bất chính của ông Chu Vĩnh Khang để tránh bị khóa tay vào việc phải tử hình ông ta trong lúc chưa đoán được phản ứng của phe cánh họ Chu sẽ mãnh liệt tới đâu. Ngoài ra, theo các quan sát viên tình hình chính trị, quân sự Trung quốc thì tội danh tiết lộ bí mật quốc gia cũng là một trọng tội nhưng một lần nữa Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương chỉ kết tội mà không nói ông Chu đã tiết lộ những gì, cho ai. Theo giới quan sát thì có lẽ ông Bạc Hy Lai đã khai ra rằng chính ông Chu Vĩnh Khang là người đã tiết lộ số tài sản của ông Ôn Gia Bảo và ông Tập Cận Bình cho truyền thông nước ngoài biết, nên bây giờ ông Chu Vĩnh Khang bị kết vào tội này. Nhưng trên thế giới Internet thì tội danh về việc ông Chu Vĩnh Khang có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ lại là đề tài đã và đang được bàn tán nóng nhất. Tuy báo chí công cụ của đảng đã tung ra đủ loại tình tiết khá hạ cấp (không khác gì mấy kiểu "hai bao cao su đã qua sử dụng" của công an Việt Nam), nhưng dân cư mạng vẫn đưa ra thêm nhiều dữ kiện khác và các suy diễn. Một số cho rằng vợ ông Chu Vĩnh Khang trước đây là xướng ngôn viên hướng dẫn nhiều chương trình của đài truyền hình Trung uơng nên ông Chu sử dụng luôn vai trò của vợ để tìm đến các nữ xướng ngôn viên trẻ đẹp. Ngược lại vợ ông Chu cũng chỉ dùng vị trí của chồng để tham nhũng kiếm tiền mà thôi. Tóm tắt, đó chỉ là quan hệ làm ăn, đôi bên đều có lợi. Một số cư dân mạng khác lại nhất quyết rằng tình nhân của ông Chu là những cô thư ký trẻ đẹp của tập đoàn dầu khí chứ không phải bên các đài truyền hình. Bàn tán, suy đoán chưa đủ, nhiều người còn đưa cả hình những nữ xướng ngôn viên, nữ thư ký và nữ công an trợ lý lên mạng để đoán rằng cô nào là tình nhân, và tình nhân "gần gũi nhất" của ông Chu. Cô nào không đẹp lắm hay hơi già một chút thì có người lại quả quyết rằng ông Chu chỉ chơi qua đường chứ không thể gọi là tình nhân .v.v. Tuy luật pháp Trung Quốc trên nguyên tắc có điều khoản cấm xâm phạm, bôi nhọ đời tư người khác trên mạng như thế, và tuy công an Trung quốc kiểm soát hoàn toàn và rất gắt gao mạng Internet, đặc biệt là chận các "từ khóa" liên quan đến các vụ tai tiếng của con cái lãnh đạo, thế mà những bàn tán đầy tính bôi nhọ nêu trên vẫn được "tự do" lan tràn trên mạng. Không bài nào, trang nào bị công an yêu cầu lấy xuống. Điều này chứng tỏ phe ông Tập Cận Bình muốn bêu xấu thêm ông Chu để đo lường phản ứng của mạng lưới quyền lực còn lại của ông trước khi ra những đòn mạnh hơn như kết án tử hình chính ông và các tay chân thân cận. Một trang mạng thông tin của người Trung quốc ở Hoa Kỳ, có tên Bá Tần, khá nổi tiếng, vào ngày 22/02/2015 đã đăng bài tiết lộ: ông Chu Vĩnh Khang khi biết mình thế nào cũng bị bắt nên đã tìm đường chạy sang Bắc Triều Tiên tị nạn, nhưng kế hoạch đào thoát của ông Khang bất thành. Lý do ông Chu Vĩnh Khang chọn Bắc Triều Tiên là vì ông có công lớn với đương kim lãnh tụ Kim Chính Ân. Theo trang mạng thông tin này, vào ngày 17/08/2012, người dượng của Kim Chính Ân là Trương Thành Trạch (Jang Sung-taek) đã sang Bắc Kinh hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc lúc đó, Hồ Cẩm Đào. Ông Trương Thành Trạch khẩn khoản xin Bắc Kinh hạ bệ Kim Chính Ân và đưa Kim Chính Nam đang ở Ma-cau về cai trị Bắc Triều Tiên. Ông Hồ Cẩm Đào đắn đo nhiều về lời yêu cầu đó nhưng không đưa ra quyết định nào cả. Trong cuộc hội kiến kể trên có mặt ông trùm an ninh Chu Vĩnh Khang. Mấy tháng sau, ông Khang mật báo cho Kim Chính Ân biết về chuyến đi của ông Trạch, và vì thế Ân ra lệnh giết người dượng của mình ngày 12/12/2013 cùng với nhiều người thân cận của ông ta. Các tình tiết nêu trên quả thật là gay cấn nhưng không ai kiểm chứng nổi mức độ thật giả, hoặc ông Chu Vĩnh Khang có làm điều đó theo lệnh của Hồ Cẩm Đào hay không. Người ta chỉ thấy từ những chuyện xôn xao về mèo mỡ tầm thường, đến tin tức về các vụ làm ăn tham nhũng ở cấp tỉ mỹ kim, đến những dữ kiện về âm mưu ám sát lãnh tụ nước ngoài để buộc tội tiết lộ bí mật quốc gia, đều đáng nghi có dấu tay của phe cánh Tập Cận Bình. Hiển nhiên, ông Chu Vĩnh Khang đã bị lột trần và đang ngồi giữa song sắt, không có cách gì để tự bào chữa hay cãi lại hệ thống tuyên truyền của họ Tập. Ai còn nghi ngờ gì về tình đồng chí vô sản, về các giá trị cộng sản, về đạo đức cách mạng, đặc biệt những ai còn đang ước mơ sẽ có ngày "Việt Nam được như Trung Quốc", hãy tìm đọc ngay những gì đang xảy ra ở đất nước vô cùng bất hạnh này. Ngô Quảng@S: Theo diendanctm.blogspot.de/
......

Cái chết của Boris Nemtsov nói lên điều gì?

Hơn 70 năm bị nô dịch trong một thể chế toàn trị không có tính người, cuối cùng nước Nga của Lev Tolstoi, Puskin, Levitan, Tchaikovskij... cũng thoát ra khỏi vòng kim cô của ý thức hệ xôviết để nhìn thấy ngọn lửa của Tự do vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Ngọn lửa nhỏ chưa kịp bừng sáng sau giai đoạn Gorbatchov và Eltsin thì nước Nga lại lâm vào nguy cơ của một thoái trào mới, trở lại vùng tối ngày xưa. Và đến hôm nay khi Boris Nemtsov bị giết hại một cách trắng trợn và dã man thì không còn nghi ngờ gì nữa, nước Nga lại rơi vào xoáy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan được bảo kê bởi chế độ độc tài kiểu mới. Sự kiện Nemtsov có thể sẽ là một bước ngoặt của phong trào dân chủ ở Nga. Chính sách đàn áp tự do và những hành động phản dân chủ hung hãn có thể làm cho nhiều người sợ, nhưng đồng thời cũng làm cho số người dám vượt qua nỗi sợ hãi thực thi quyền tự do biểu đạt chính kiến riêng của mình đông lên gấp bội, và từ đó một xã hội dân sự ôn hoà giác ngộ sẽ hình thành. Ở đâu cũng thế, và ở Nga càng thế! Vì ở Nga, những người hoạt động tích cực cho phong trào dân chủ còn nhiều... mặc cho từ năm 2003 cho đến nay Nemtsov đã là nhà lãnh đạo thứ tám của phong trào dân chủ bất đồng chính kiến bị ám hại. Những lời lên án mạnh mẽ với lời cam kết sẽ tìm được và đưa ra xét xử thủ phạm của những nhà lãnh đạo Nga chỉ làm tăng thêm sự chú ý của dư luận trong nước Nga và trên toàn thế giới vào những sự thật sau đây: - Nemtsov bị hãm hại vì ông là người bất đồng chính kiến nổi tiếng, dũng cảm lên tiếng bảo vệ Quyền Con người và Quyền Công dân ở nước Nga. - Ông lên án mạnh mẽ tệ tham nhũng của các nhóm lợi ích chi phối nền chính trị Nga. - Ông cực lực phản đối chính sách bạo ngược của chính quyền Nga trong vấn đề Ucraina. - Và do đó, Boris Nemtsov chắc chắn sẽ là một đối thủ đáng gờm trên chính trường Nga. Đáng lẽ ngày hôm nay nhà bất đồng chính kiến năng nổ và trí tuệ đã dẫn đầu đoàn biểu tình phản đối chính sách của chính quyền Nga đối với Ucraina, và có thể đã công bố những bằng chứng hùng hồn về sự can thiệp quân sự của Nga vào nước láng giềng... Nhưng ông đã ngã xuống trước sự bất ngờ, căm phẫn và tiếc thương của những lực lượng tiến bộ trong đồng bào của ông. Sự nghiệp chính nghĩa của ông sẽ mãi mãi khắc ghi trong tâm hồn Nga. Những tấm biểu ngữ “Tôi là Boris”, “Chúng ta là Nemtsov” được giương cao trên đường phố Mạc Tư Khoa hôm nay báo hiệu một tương lai tương tươi sáng cho nước Nga ngày mai. Con đường hoà bình dẫn đến nền dân chủ quả thật hết sức cam go. Và sự hy sinh cả đến tính mạng của những nhà hoạt động dân chủ tiên phong dấn thân như Boris Nemtsov là những đột phá không thể thiếu trong tiến trình thức tỉnh lương tâm và ý thức về Quyền Con Người, Quyền Công Dân của mọi tầng lớp xã hội. Không có ai sẵn sàng cho việc ấy thì chúng ta hoặc là sẽ chẳng có gì, hoặc là chỉ có bạo lực và đổ máu. Chung cư Hoàng Anh Gia Lai Sài Gòn, ngày 1 tháng 3 năm 2015 C. H. Theo boxitvn.blogspot.de
......

Đảng & Đảng Tính

· Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có tính đảng mới làm được việc. Kém tính đảng, thì việc gì cũng không làm nên.” Hồ Chí Minh .“Đất nước đã mắc phải một giống vi trùng có tên gọi tính đảng nó kháng lại mọi yêu cầu tử tế của con người.” Trần Đĩnh Từ Vọng Các, Mặc Lâm bay tuốt luốt qua Nam Vang rủ nhậu: · Ê, kiếm chỗ nào ngồi uống sương sương vài ly cho nó có chút hương vị đầu Xuân nha. · Tưởng gì chớ uống thì bất kể Xuân, Hạ, Thu, Đông ... gì tui cũng chịu liền. Mặc Lâm đi cùng với Sơn Trung, thông tín viên mới nhất (và chắc cũng nhỏ tuổi nhất) của RFA đang cư trú tại Phnom Penh. Tôi rất hài lòng với người bạn trẻ vừa quen: nhanh nhẹn, thông minh, và (xem chừng) đôn hậu. Ghé quán Ngon Restaurant, chúng tôi gọi “liều” một chai Johnnie Walker Black Label. Thấy cái gíá 40 MK mà gần muốn “đứt ruột” luôn nhưng rồi đành tặc lưỡi: “Thôi chả gì thì cũng mừng tân niên, mỗi năm chỉ có mật lần, và cũng là dịp mừng một tân đồng nghiệp.” Đêm giao thừa vừa rồi, nằm chèo queo mình ên ở nhà trọ buồn gần chết tôi bèn lò dò ra phố, đang đi lơ ngơ thì chợt thấy một chai Ballatine’s bám bụi đứng co ro trong góc một quầy hàng. Ngó “thương” quá mà giá cả cũng nhẹ nhàng thôi (nên) nên tôi “ẵm” liền, sợ chậm. Vừa về tới nhà là lật đật vặn nắp tu liền: rượu giả! Đ...mẹ, cái con bà nó. Khi khổng khi không (cái) mất tiêu 15 U.S.A dollar, lảng xẹc! Bữa nay thì rượu thiệt (và vì “vật vã” đã lâu) nên tôi tợp liền liền. Vừa cạn ly đầy, lại đầy ly cạn. Rượu ngon, bạn hiền nhưng chỉ có mình ên tui là vô cùng hào hứng còn Mặc Lâm – không hiểu sao – bỗng ưu tư quá cỡ về chuyện nhân quần và cứ nói hoài cái cuộc phỏng vấn mới rồi (“Chuyện Tử Tế Ngày Nay”) với đạo diễn Trần Văn Thủy, cùng rất nhiều buồn bực về tình trạng “đạo đức xuống cấp, văn hoá suy đồi” của cả nước Việt Nam. Tôi sốt ruột (“biết rồi khổ quá”) ngắt ngang: - Tôi có nghe hai ông “mạn đàm” trên RFA rồi. Hay lắm. Người hỏi đã hay mà kẻ đáp còn hay hơn nữa nhưng chuyện này toàn thể đồng bào, cũng như toàn thể nhân loại, cũng đều đang rất quan tâm nên xin cứ an lòng mà ... uống vài ly đi đã. Để lâu rượu bốc hơi, nhạt mùi, tội chết. Nói đến vậy mà đương sự (ngó bộ) vẫn còn băn khoăn lắm nên tôi lại phải thêm: · Bữa trước, G.S. Nguyễn Văn Tuấn còn bàn về “thứ hạng tử tế” của Việt Nam nữa kìa. · Có cái vụ đó nữa sao? . Sao không, coi nè. Vừa nói, tôi vừa mở smartphone - mới sắm hồi hôm, cho kịp với trình độ văn minh nhân loại - kiếm tuan's blog chià liền: Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước “đầu trâu mặt ngựa” như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen... Sự bủn xỉn của VN thể hiện rõ nhất qua đóng góp vào quĩ dành cho nạn nhân sóng thần ở Nhật vào năm 2011. Trong đợt đó, Chính phủ VN đóng góp 200,000 USD. Chỉ hai trăm ngàn USD! Chúng ta có thể lí giải rằng VN còn nghèo nên đóng góp như thế là hợp lí. Nhưng lí giải đó có lẽ không thuyết phục. Thái Lan đã giúp nạn nhân sóng thần Nhật 65 triệu USD và 15 ngàn tấn gạo. So với tỉ trọng GDP, đóng góp của Thái Lan hơn VN 100 lần. Chúng ta có thể nào tự hào với mức độ đóng góp chỉ có thể mô tả bằng hai chữ "bủn xỉn" đó? Ngược lại, VN đã và đang là một gánh nặng cho thế giới. Sau 1975, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi và các nước phương Tây đã cung cấp nơi định cư (nhưng VN thì chẳng nhận người tị nạn từ Duy Ngô Nhĩ). VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói "Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vả mới có tiền cho chúng mày". Thật là nhục... Nói nào ngay, bị xỉ vả cỡ đó, cũng chưa “nhục” gì cho lắm. Nhà văn Trần Đĩnh còn trích lời của một thằng cha tham tán thương mại Ba Lan (nào đó) nghe nhục nhã hơn nhiều: “Với chúng mày tốt nhất là đưa chúng mày ra một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương rồi thế giới góp tiền nuôi và mọi người nhờ thế mà được yên ổn.” Bị thiên hạ liệt vào hạng “đầu trâu mặt ngựa” nên họ muốn xua đuổi ra tuốt “một hòn đảo hẻo lánh” (cứ như bệnh nhân cùi hủi hồi xa xưa vậy) thì cũng không oan uổng gì cho lắm nhưng ăn ở cư xử ra sao mà tai tiếng dữ vậy cà? Muốn biết, xin nghe qua vài câu chuyện (nhỏ) liên quan đến cuộc sống của giới quan chức lãnh đạo nước CHXHCNVN – vẫn theo lời Trần Đĩnh: · “Trường Chinh chết, Hồng Ngọc, vợ Hoàng Minh Chính và Hà, con gái cả đến nhà chia buồn. Hai mẹ con về, Đặng Xuân Kỳ tiễn. Kỳ vừa đi qua sân sỏi vừa nói: ông cụ tôi ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập II. Người Việt, Westminster, CA: 2014). · “Khi Long đã mệt, tôi đến thế nào anh cũng bắt tôi đưa anh đi dạo một vòng phố. Từng bước nhích rất chậm, kiểu như đi dè cho được ngâm mình lâu trên đường. Một bữa đến đầu Dã Tượng ra Lý Thường Kiệt, anh nhìn vào toà biệt thự bên trái mà có lần anh bảo ông Đồng có người quen, thân thiết ở đây, rồi nói khẽ với tôi: Tôi đến ông Đồng, ông ấy thường kéo tôi ra vườn nói chuyện. Nghe nói mũ của trung uý Dương con ông ấy cũng bị gài rệp nghe trộm ở ngôi sao đằng trước mũ. Tôi sững nhìn Long. Long biết thì ông Đồng tất biết! Sao biết mà cam nhẫn chịu cho đồng chí của mình dò la, nghe trộm mình? Ôi, các lãnh tụ của phong trào giải phóng đất nước và loài người mà không phá nổi vòng kiểm soát của đồng chí. Bữa ấy tôi hiểu cả tại sao Võ Nguyên Giáp chịu đắng cay tủi hổ như thế mà im! Các vị tại sao tự nguyện phục tùng tội ác?” (S.đ.d. trang 194). Coi: ông ông Tổng Bí Thư chỉ ăn uống ở nhà vì sợ các đồng chí của mình đầu độc, còn ông Thủ Tướng thì chỉ dám nói năng ở ngoài vườn vì sợ bị “dò la, nghe trộm.” Vậy mà hai vị vẫn thừa “liêm sỉ” và  “kiên nhẫn” để “lãnh đạo” toàn dân cho gần đến hơi thở cuối cùng. Thiệt là đã đời luôn! Giữa “các anh ở trên” với nhau mà còn xử sự tàn tệ và đốn mạt tới cỡ đó thì đám dân lành, tất nhiên, đều bị hành cho tới bến: “Thí dụ sáu bao diêm (bị móc vơi mất gần nửa vì gian giảo là thuộc tính trời sinh của thứ kinh tế tạo ra bằng những kẻ đói ăn, thiếu mặc nên quay sang tháu trộm lại của Nhà nước). Thí dụ mạt cưa và củi mua về đốt lò nấu cơm thì ướt dề dề vì nhà mậu rẩy nước vào cho nặng cân. Thí dụ nước mắm pha nước lã, đậu phụ trộn thạch cao. Nhà nước độc quyền mọi sản vật, nhất là lương thực... Con người cũng sẽ giống như bao diêm trăm que chỉ cháy một que, sống điêu, sống gian, sống vờ, sống giả.” (S.đ.d. 225 – 226). Buộc phải “sống điêu, sống gian, sống vờ, sống giả” qua vài ba thế hệ thì trách sao mà người dân không bớt dần tấm lòng tử tế: “Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá." (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33). Quả là “tệ” thật nhưng nhưng nói theo Trần Đĩnh (“bao diêm trăm que chỉ cháy một que”) thì e có hơi quá đáng. Coi: · VnExpress: “Sau một tháng mở đợt quyên góp, hàng nghìn độc giả trong và ngoài nước đã hướng về người dân đôi bờ Pôkô, ủng hộ hơn 2,4 tỷ đồng. Dự kiến, cầu sẽ được khởi công sau 2 tuần tới.” · Dân Trí: “Từ sự ủng hộ của bạn đọc, tính đến nay báo Dân trí đã xây dựng được 8 cây cầu để giúp các em học sinh vượt sông tìm chữ. Những cây cầu được đặt tên Dân trí thực sự đã ‘nối đôi bờ vui’ trên khắp mọi miền đất nước.” Có hàng chục ngàn cây cầu từ thiện như trên đã được dựng xây chỉ nhờ vào lòng tử tế của người dân Việt. Tương tự, có hàng triệu mảnh đời rách nát ở đất nước đang được chia sẻ, đùm bọc bởi tình đồng bào ruột thịt, kể cả những khúc ruột xa ngàn dặm. Đó là chưa kể đến “những chuyện nhỏ” hàng ngày “nhưng lay động lòng người” theo như cách nói của nhà báo Quỳnh Trân: Những ai đi ngang qua đường Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận đều bị thu hút bởi tấm biển "Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô, người thu gom rác..." của anh thợ sửa giày Lý Ngọc Bình, 30 tuổi. Ảnh và chú thích: vietnamnet.vn Trà đá miễn phí. Chủ nhân của những bình nước này đều là người dân lao động. Ảnh và chú thích :vietnamnet.vn   Ảnh :vietnamnet.vn “Gần gụi và cảm động nhất,” theo ghi nhận của blogger Đinh Tấn Lực “là những hoạt động âm thầm trợ giúp bà con có nhu cầu thiết thực: Bữa Cơm Có Thịt, Trường Lớp Tình Thương, Quà Trung Thu Cho Trẻ Em Miền Núi, Học Bổng Bước Đầu Vào Đại Học, Tủ Sách Nông Thôn, Bầu Bí Tương Thân, Cứu Lấy Dân Oan, Bữa Cơm Dân Oan… “ Những kẻ bị “chết lòng tử tế” ở đất nước này phần lớn (chắc chắn) đều không phải ... nhân dân. Bởi vậy, khi xếp “thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125)” thì tưởng cũng cần phải nói thêm cho rõ là những con số này chỉ “thể hiện” sự tiểu tâm, ti tiện, bạc ác, và đểu cáng của đám côn đồ đang “lãnh đạo” ở xứ sở này chứ không liên quan dính dáng gì nhiều đến những lương dân đất Việt. Người Việt chỉ chịu một phần trách nhiệm (e cũng không nhỏ lắm) khi cam chịu để cho “bọn đầu trâu mặt ngựa” hoành hành trên quê hương và đất nước của mình mà không có được một sự phản kháng nào đáng kể, hay đáng nể. tuongnangtien's blog
......

Đại Vệ Chí Dị - Tái Ngộ Quỷ Môn Quan

Nước Vệ triều nhà Sản, năm thứ 70 Vệ Kính Vương năm thứ tư. Trăm Xanh tỉnh dậy, thấy mình đang nằm trên con đò, người lái đò mặt xanh như tàu lá, khuôn mặt dường như làm bằng đá, không có một nét cử động nào. Đôi cánh tay chèo mái đò lướt êm trên dòng sông đen thẫm nước chảy cuồn cuộn. Xung quanh là một khoảng âm u, nhờ ánh sáng của những con đom đóm bay quanh đò mà Trăm Xanh nhận ra mình đang ở một chỗ mà ông chưa đến bao giờ. Trấn tĩnh một lúc, ông nghe thấy văng vẳng bờ bên kia tiếng khóc của vợ con mình, nghe kỹ một lúc thấy lời ai oán về cuộc đời nghiệt ngã đã khiến số phận ông kết cục bi thảm. Tiếng khóc của vợ con xa dần, lúc được, lúc mất rồi mất hẳn. Trăm Xanh ngồi dậy, hỏi người lái đò. - Đây là đâu rồi.? Người lái đò không mở miệng, nhưng rõ ràng âm thanh từ phía người đó thoát ra gằn tiếng khô lạnh. - sông Mê. Trăm Xanh giật mình, lâu lắm rồi không ai nói với ông bằng giọng coi thường như vậy, có lẽ phải đến vài chục năm, khi ông mới bắt đầu gia nhập Sản Hội. Buổi kết nạp, tên bí thư chi bộ Sản cũng gằn giọng nhắc nhở ông phải tuyệt đối trung thành với Sản Hội, âm tiết câu nói của hắn cũng y như tên lái đò này. Mỗi điều hắn giỏi hơn tên lái đò là hắn nói tràng giang đại hải mà âm điệu cũng khô lạnh như tiếng đục đá, kém chăng là bọt mép hắn sùi ra, mắt long sòng sọc, chẳng giữ vẻ lanh lùng bất động như gã lái đò. Vỗ trán nghĩ một lúc, Trăm Xanh biết mình đã rời khỏi cõi trần, trên đường đến cõi âm ty, đang bắt đầu đi qua con sông Mê. Qua con sông này là hồn không nhớ đường về nhập xác. Vậy là chết. Ông tự hỏi mình chết rồi mà vẫn ngủ mơ sao.? Mấy chục năm theo nhà Sản, thuyết học tân tiến từ những nhà lý luận cao siêu về chủ nghĩa duy vật, hiện thực. Làm gì có chuyện âm ty, địa ngục nào. Đò kịch một tiếng làm ông thoát khỏi mớ hoài nghi chủ thuyết Sản để về thực tại, người lái đò vẫn giọng lạnh lùng. - Trả tiền đò. Trăm Xanh loay hoay sờ bên mình, từ khi làm quan trấn thủ đất Quảng đến này, rồi theo lệnh Vua ra kinh thành làm đại tướng quân Nội Chính, có bao giờ ông phải dùng đến tiền đâu. Ông đi đâu cũng có tuỳ tùng, trợ lý, ông cần gì tự chúng mang đến cho ông. Tiền nước Vệ thậm chí nhiều năm ông còn chả nhìn thấy. Ông định tháo cái đồng hồ Omega vỏ vàng khối đưa tên lái đò, đang loay hoay tháo thì tên lái đò gắt. - Tiền đò người nhà nhét trong miệng chứ có ở tay đâu mà tìm đó. Trăm Xanh thò tay vào miệng, không thấy đồng nào. Thì ra lúc khâm liệm, tay Đại Thần Nghị Chính Tổng Nhân Sự Tôn Dưa đã chỉ đạo không nhét tiền đò vào miệng ông. Hắn bảo làm thế là mê tín, không đúng tinh thần cách mạng khoa học hiện đại của nhà Sản. Cay đắng, Trăm Xanh đành tháo chiếc đồng hồ quý giá gắn bó nhiều năm đưa cho tên lái đò. Gã lái đò nhìn Trăm Xanh luyến tiếc chiếc đồng hồ, bèn nói. - Không có tiền thì thôi, ta chỉ hỏi vậy, năm ngoái có người qua đây, đã trả luôn cho người rồi.  Người lên bờ, cứ theo hướng đom đóm bay mà đi là đến chỗ của người. Trăm Xanh cúi đầu cảm ơn, lên bờ lững lờ bước như chân dẫm vào mây, theo ánh đom đóm đến một cổng thành có đề ba chữ. Quỷ Môn Quan. Xanh dợm bước, tưởng mình nhầm chỗ, định lùi lại. Lính gác trông thấy chạy tới xốc nách nói. - Đã đến đây rồi thì còn đường nào khác nữa mà đi. Xanh giơ tay khua khua phân trần. - Tôi là mệnh quan triều đình, lẽ nào vào nơi cửa quỷ sống. Lính gác cười nhạt nói. - Quan lại triều đình nhà Sản, chỉ có vài cửa này thôi. Không tin vào trạm tra sổ là biết. Đến trạm gác, lính giở sổ, soi đuốc cho Xanh đọc. Sổ ghi rằng Nguyễn Trăm Xanh, người đất Quảng,  năm 27 tuổi nhập Sản Hội, được làm quan 35 năm. Hơn 30 năm làm quan xứ Quảng, tính tình hà khắc , độc đoán phá mồ mả, làm hại chết giáo dân xứ Gò Dâu. Đính kèm đơn tố cáo của người bị hại. Gia sản do tham nhũng giàu nhất nhì miền Trung. Về công lao có được ghi nhận cải cách chính sách, tiện lợi cho dân, gần gũi bá tính, có nhiều công trạng mở mang đường sá, công trình công cộng, giáo dục, y tế có lợi cho dân. Công tội chưa định nặng nhẹ. Đưa vào phòng đợi, chờ ngày phán xét. Khi chưa đến ngày đó, miễn cho phải đeo gông, đóng cùm. Lính gác mở cổng thành, dẫn Xanh đi xuống những bậc thang ướt đẫm rêu. Đến một khoảng trống thấy bao nhiêu tù nhân đang đeo gông, chân bị xiềng, trên đầu tù nhân nào cũng đội một hòn đá, to nhỏ tuỳ người. Lính gác bảo Xanh cứ đợi đây để tìm quản phòng đợi lấy chìa khoá. Xanh mỏi mệt, thấy đống đá to chất đó, hòn nào cũng ghi tên người, lựa được hòn to nhất không có tên ai mới đặt mình ngồi nghỉ. Xanh xem đồng hồ, tính theo dương gian bấy giờ mới vừa hết Ngọ, đám tù được nghỉ, ngồi quanh sân. Xanh nhác thấy một kẻ quen quen, bèn lại gần chào. Kẻ ấy ngước đầu nhìn lên, Xanh nhận ra đó là Báu Mã. Xanh cứng lưỡi không biết nói gì ú ớ, Báu Mã thở dài. - Rút cục thì cũng gặp ông ở đây, ông chậm mất mấy tháng . Xanh thấy Mã nói giọng lành, nên cũng hết lo, mới cất lời. - Sao ông biết tôi sẽ xuống đây chậm ? Mã cười đau đớn. - Tôi còn biết ông không có tiền đò nữa cơ. Xanh điếng người giây lát, rồi vòng tay tạ Báu Mã. - Tôi vì mệnh Vua, khiến ông thế này, thực là áy náy. Báu Mã đỡ Xanh dậy an ủi. - Tôi cũng vì phò Chúa mà ra nông nỗi này, đâu phải nguyên cớ chỉ do ông cả. Xanh đưa tay sờ cái gông gỗ nghiến nặng trịch trên cổ Báu Mã hỏi. - Sao ông đeo gông nặng thế này. Báu Mã não nề. - Tôi làm quan bộ Hình,  tính chất công việc chỉ làm điều ác , đâu có cơ hội ra những quyết sách làm điều tốt cho dân, ông cứ nhìn đống đá quanh đây mà xem, toàn cho quan bộ Hình nhà Sản hết cả đấy. Hòn đá tôi đội ban nãy mới là tính cái vụ đàn áp nông dân phủ Thiên Trường, cái gông này là tội lừa người lấy gan....còn các tội khác Diêm Vương chưa xét đến, cũng chỉ nay mai là thêm hình phạt nữa thôi. Xanh ngẩn người thốt. - Tội hại đồng môn, giết giáo dân là theo luật lệ nhà Sản, có vua ban. Lẽ nào cũng phải chịu phạt. Báu Mã cười nhếch mép. - Tôi cũng theo chỉ dụ Chúa ban, nào có tự nghĩ ra đâu. Xanh hoài nghi. - Vua, Chúa là thiên mệnh trời ban, lẽ nào xuống chỉ , chúng ta phận quan lại làm theo, lại bị phạt. Mã nghe tiếng kẻng báo, đứng dậy vòng tay cáo từ, lúc nhờ Xanh đặt hộ hòn đá lên đầu, Mã chỉ đống đá nói. - Vua, Chúa tiếm ngôi, bất nhân, bất nghĩa. Trời nào cho thiên mệnh, cái hòn đá to ông ngồi là để Vua và Chúa ai xuống trước thì đội đấy. Trăm Xanh chợt ngộ, hối hận khóc oà, ôm lấy Báu Mã nói. - Chúng ta cả đời lầm lạc, theo phường bá đạo, để đến lúc này không biết kêu ai. Xin ông bỏ qua chuyện ngày xưa. Mã nặng nhọc vì gông, xiềng, đá hổn hển trả lời. - Tôi đã trả tiền đò cho ông rồi đấy thôi. Theo FB Người Buôn Gió
......

Nghệ sĩ Kim Chi đề nghị mặc niệm toàn quốc ngày 14/3

......

ĐẦU NĂM DÊ NÓI CHUYỆN CƯỚP

“Dân cướp lộc – đảng cướp tất” – ĐTL Cướp lộc Hình ảnh lên ngôi đẫm máu đầu năm là lễ hội Chém Lợn ở làng Ném Thượng, Bắc Ninh. Cao hơn một bậc, ở mức tàn bạo giữa con người với con người chứ không chỉ với con lợn, hẳn phải là hình ảnh nổi loạn và nổi bật đầy màu đỏ quang vinh tụ cả vào lễ hội Đền Gióng ở Sóc Sơn, thuộc Thủ Đô Vì Hoà Bình. Khách du xuân ngoạn đền đã xung phong hỗn chiến đánh cướp những chùm “hoa tre” kết vào thân chuối (giả làm gậy tre như truyền thuyết cậu Gióng nhổ tre làm gậy đánh giặc). Và gọi đó là truyền thống cướp lộc. Hoá ra, cướp lộc là phóng tay thu hoạch bất cứ cái gì của công làm của riêng? Cướp hoa Không cần lễ hội gì, khách đón xuân vẫn từng anh dũng cướp hoa giữa chợ những dịp đón Tết. Mấy năm trước, nhiều chợ hoa đã thành chợ rác ngay sau dịp đưa Táo về trời. Còn những đường hoa thì biến thành những đường mòn Trường Sơn giữa phố. Cướp bia Nhiều người vẫn chưa quên chuyện xe chở bia bị lật, biến bia chai thành bia lộc. Cướp giật Là một trong những quốc nạn, với lượng tin ngày càng khó đếm xuể, và là một trong những trọng tâm đưa tin “chủ đề” của dàn báo chính quy. Đến mức cơ quan “hữu trách” bật ra công văn chính thức kêu gọi du khách phải tự bảo vệ tài sản của họ khi ngoạn cảnh phố phường. Cướp đường Thủ Đô Vì Hoà Bình còn vang danh thế giới về những sư đoàn xe máy cướp đường cắt ngang rẽ tắt, bất kể xuôi chiều hay ngược chiều, bất kể đèn xanh hay đèn đỏ. Lộc đường ở đây biến thành bánh mì và nước lọc cho một lực lượng hùng hậu nhất thành phố. Tất nhiên là bọn cướp đường phải thua bọn cướp cạn và ông thần cướp mạng. Cướp ấn Đây cũng là một thứ lễ hội nức tiếng đông tây kim cổ, với nhiều vạn quan/dân, có năm lên đến hơn 6 vạn người, dẫm đạp tranh nhau cướp ấn, cũng được coi là lộc vinh thân. Lộc được cướp từ đền, và từ những kẻ vừa mới cướp xong. Thu hoạch nhiều lộc ăn theo nhất trong lễ hội này là bọn móc túi, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Cướp thơ Đừng ai vội nghĩ tới Ngục Trung Nhật Ký xa xưa. Thời nay, ngay cả hạng GS trăm tuổi vẫn cướp thơ của các thi bá làm của mình. Không phải một lần. Cũng không chỉ để mua danh hay mua vui, mà có khi còn là mua dương tuổi gậy nữa. Lộc già năm dê là đây chăng? Cướp cò Sản phẩm đại trà này là độc quyền sản xuất của lực lượng “hữu trách”. Hầu hết các án mạng có tiếng nổ từ súng công an tất nhiên đều là do cướp cò. May là lãnh đạo ngành này chuyên tâm lo xây biệt thự lưng đèo thay vì mua súng mới cho thuộc cấp. Cướp lý Cẩm nang căn bản của bọn cướp này là quyển “Luật Là Tao!”. Được quán triệt và tận tình áp dụng từ cấp tổng bí thư xuống tới CA phường. Còn trên hiến pháp thì được đánh số 4 cho cả nước xanh mặt. Cướp hàng rong Đây là công tác tận thu của cải của người nghèo. Từ bàn ghế, thúng mủng, quang gánh… cho tới cái cân, nải chuối… Và được coi là Lộc vỉa hè. Cướp lễ đài Vào những ngày tưởng niệm chiến sĩ bảo vệ Hoàng Sa/Biên Giới/Trường Sa, thường được nhân dân tự nguyện kính viếng trước tượng đài Lý Thái Tổ vào mỗi đầu năm, cũng thường được nhà nước huy động côn đồ (CA/dân phòng/lưu manh) đến giật hoa phá bĩnh. Có khi là lấy đá ra cưa gây bụi mù, hoặc tổ chức nhảy đầm lộ thiên và lộ nhiều thứ khác, để ngăn chận lòng thành của nhân dân. Có điều chắn chắn không phải động cơ cướp lễ đài gần Bờ Hồ là để được Lộc vừng! Cướp băng tang Một sản phẩm đại trà và độc quyền khác của bộ côn đồ CHXHCNVN là cướp băng tang trên các vòng hoa phúng. Nhiều phần đây là nhằm mục tiệu Lộc xộc. Cướp đất CHXHCNVN là quốc gia duy nhất trên thế giới có giai cấp Dân Oan, những người bị cướp đất, chiếm một phần trăm không nhỏ của dân số nông nghiệp xứ ta. Những địa danh nổi tiếng ra thế giới về “nhiều trận đánh đẹp” là Cống Rộc, Văn Giang, Dương Nội, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thái Bình… Bà Lê Hiền Đức nhận xét về cảnh cưỡng chế Văn Giang: “Chỉ có súc vật mới không thấy động lòng”. Trong lúc nông dân cắt máu ăn thề quyết tâm giữ đất. Cướp công Đảng không chỉ đẻ ra bộ ăn cướp tên là CA. Chính nó cũng đã từng cướp công của nhân dân và của cả thuộc hạ. “Khoán Hộ” trở thành “đổi mới” chỉ là một điển hình. Xương máu nhân dân, với hàng triệu bia mộ dọc Trường Sơn và trên khắp nước là một bằng chứng khác, to hơn. Cướp chính quyền Đầu têu của mọi thứ bi kịch cướp bóc kể trên là từ đâu? Người ta chỉ có thể quay về cốt lõi của CNXH: đấu tranh giai cấp – cướp chính quyền. Điều này đã được long trọng chứng nhận trong hằng hà văn kiện đảng. Đợt đầu ăn Lộc Liên Xô. Đợt giữa vét Lộc Đất Nước. Đợt cuối là đám nhá Lộc Trung Quốc đây chăng? Cướp lạ Chỉ độc một thứ CƯỚP mà không một lãnh đạo nào dám chạm tới, thậm chí không dám nêu tên, là khi giặc Cướp biển/Cướp đảo/Cướp tàu/Cướp lưới/Cướp cá của ngư dân ta, từ bao năm nay cho tới ngày cận Tết vừa qua (hình 2). Hay đó cũng là thứ chủ trương truyền thống đốn chuối làm gậy tre Thánh Gióng, như trong đời thường lấy tre làm cốt bê tông? Chiến lược quốc phòng là ở chỗ này chăng? 27/02/2015 – Chào mừng ngày thầy thuốc. Ngóng đợi những thầy thuốc chính trị-xã hội cùng ra tay trị bệnh Cướp VN. Blogger Đinh Tấn Lực Nguồn: https://dinhtanluc.wordpress.com/dau-nam-de-noi-chuyen-cuop/
......

Đảng mất mình đi đâu?

Không phải chỉ trong hàng ngũ công an mới có người đang đặt câu hỏi trên. Tất cả những kẻ đang nắm quyền hành và hưởng lợi lộc nhờ chế độ Cộng Sản cũng ôm nỗi băn khoăn này. Đảng mất mình đi đâu? Có người đã chọn rồi: Đi Mỹ! Trên mạng Internet đã thấy hình ngôi nhà một ông phó thủ tướng đương quyền mua ở Anaheim, California, USA. Cả hình bằng lái xe ở California của con trai ông ta. Trong đảng họ phá lẫn nhau cho nên mới tiết lộ cho bà con biết, còn hàng ngàn căn nhà khác vẫn được giữ kín “bảo vệ đảng.” Chắc chắn nhiều cán bộ cao cấp cũng tìm đường chạy từ lâu rồi. Và họ cũng biết một quy tắc của nghề đầu tư là “Không để trứng tất cả vào chung một cái giỏ.” Nếu rớt, trứng bể hết. Cho nên, những kẻ quyền cao nhất, thế mạnh nhất, “đông tiền” nhất, họ đều biết phải “phân tản” (diversify) các món đầu tư cho tương lai. Một căn nhà ở Mỹ, một cái khác ở Đức, vài ba địa chỉ ở Úc, gửi tiền của đi chỗ nào xa xa nước Việt Nam đều tốt cả. Mà phải chọn những nơi an toàn. An toàn nhất là những nước dân chủ tự do. Chọn nơi nào có hệ thống tư pháp công bằng, trong sạch, tài sản của mình được luật pháp bảo vệ, không sợ có đứa nó ỷ quyền chiếm mất - như ở nước Việt Nam. Đem tiền sang các nước đó không những khỏi lo bị cướp mà dùng làm vốn sẽ sinh lợi cao hơn. Những nước có truyền thống dân chủ lâu đời cũng là những nước kinh tế lên cao nhất, nhờ tinh thần trọng pháp và luật lệ bảo vệ quyền tư hữu. Cho nên, các đồng chí chưa chắc đã mua nhà ở Quảng Châu, Côn Minh, Bắc Kinh, mà còn đem tiền sang các nước tư bản chính hiệu. Đó là tín hiệu con tàu sắp chìm, đàn chuột bỏ chạy trước. Đảng mất mình đi đâu? Không phải ai cũng có tiền và có địa vị để chuẩn bị đường rút lai sang Tàu, sang Úc, Canada, Pháp, Đức, hay sang Mỹ. Cho nên, đang lo lắng nhất bây giờ chắc là những người công an. Khẩu hiệu “Đảng còn thì mình còn” đã được nêu lên từ thời Trần Quốc Hoàn, Mai Chí Thọ. Công an tự nhận họ đóng vai “chó săn;” nhưng hãnh diện rằng họ “làm chó săn cho cách mạng!” Bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng Sản tài tình đã dựng hai chữ “cách mạng” như một vị thần hoàng để họ chui vào cung đình chia nhau ăn thủ lợn. Cái gì phục vụ“cách mạng” thì tốt, thì cao quý. Gán cho ai nhãn hiệu “phản cách mạng” thì xúi giục đám “quần chúng” côn đồ chửi bới, chém giết (Cải Cách Ruộng Đất), ám sát (Coi gương Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm) ném phân vô cửa nhà người ta (Coi Hoàng Minh Chính, Trần Khải Thanh Thủy), hoặc đem vùi xuống đất đen (Coi Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần). Núp dưới bóng thần “cách mạng” đó, công an “phục vụ cách mạng” là công an an tốt, đáng tự hào. Họ có thể hãnh diện nhìn nhận công an an gắn bó keo sơn với đảng; họ hô to khẩu hiệu “Đảng còn thì mình còn” mà không thấy xấu hổ về cái vai trò ăn bám như loài ký sinh trùng. Nhưng bây giờ, bức mặt nạ “cách mạng” đã rớt xuống. Đảng lệ thuộc ngoại bang đến mức không dám gọi tên những con tàu ăn cướp dân mình là Tàu Trung Quốc mà bắt các báo đài phải gọi là “tàu lạ.” Dân bèn chế nhạo: Coi chừng Người Lạ, Hàng Lạ! Chế độ gọi là “cách mạng” đã từng “học tập Mao Chủ Tịch” chia rẽ dân tộc, gây đấu tranh giai cấp, gây chiến tranh Nam Bắc, người Việt giết người Việt cho Trung Cộng thừa cơ chiếm quần đảo Hoàng Sa. Những công an dẫn đám côn đồ đàn áp các cuộc biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa của dân Sài Gòn, dân Hà Nội, phải tự nhìn thấy họ đang bị Đảng Cộng Sản xua đi phục vụ đế quốc đỏ Trung Hoa. “Mình còn” nhưng “Nước mất” thì ai sẽ trả lời cho con cháu đây? Chính công an cũng thấy rõ chế độ bây giờ chỉ còn là một bộ máy cường quyền liên kết với tư bản đỏ tham nhũng, trục lợi. Đó là hậu quả không thể tránh được ở bất cứ nước nào do một chế độ độc tài đảng trị cầm quyền. Đảng còn ăn cướp được thì mình còn được ăn cướp. Nhưng họ cũng thấy hình ảnh những ngôi biệt thự xa hoa của những bí thư tỉnh ủy to lớn sang trọng hơn nhà mình trăm lần, ngàn lần. Họ đã thấy hình phòng khách trong nhà cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu toàn bảo vật quốc gia. Gần đây là hình trong nhà Nông Đức Mạnh, tường cũng dát vàng với hai cái ngai vàng chạm hình rồng, bắt chước vua chúa đời xưa. Người có học nhìn cảnh đó phải cảm thấy thương hại đám cựu tổng bí thư đua đòi “trưởng giả học làm sang” bày trò khoe khoang nhơ nhuốc! Ngoài những “của nổi” này, các vua chúa đỏ còn bao nhiêu “của chìm” cất giấu trong các ngân hàng, trong thị trường chứng khoán và bao nhiêu ngôi biệt thự đã mua ở ngoại quốc? Công an vẫn phải đóng vai “chó săn,” nhưng bây giờ họ đang làm chó săn cho loài vua chúa nhố nhăng đó chứ chẳng có thứ cách mạng nào cả. “Đảng còn thì mình còn nhưng đảng mất mình đi đâu?” Đó là câu hỏi đang ám ảnh những người công an biết suy nghĩ. Ở Việt Nam, Bắc Hàn và Trung Quốc. Một mối lo ám ảnh nặng nề nhất là “ngàn năm bia miệng.” Nhà văn Bùi Ngọc Tấn không phải là người nhỏ mọn. Nhưng trước khi qua đời ông không thể không nhắc đến tên một tay chỉ huy công an ở Hải Phòng, mà nhờ cuốn sách “Hậu Chuyện Kể Năm Hai Ngàn” của ông bây giờ cả nước biết họ biết tên. Họ và tên ông này là Trần Đông, thường vụ thành ủy, giám đốc sở công an Hải Phòng. Trần Đông đã vu cáo, đầy đọa nhiều nhà văn, chỉ để chứng tỏ mình tích cực tham dự chiến dịch vu cáo “nhóm xét lại chống đảng.” Bỏ tù mấy nhà văn làm lễ dâng công với Lê Đức Thọ, nhờ thế Trần Đông được thăng quan, lên làm tới chức thứ trưởng. Con cháu ông Trần Đông có cảm thấy nhục nhã khi biết cha, ông mình đã làm những việc thất đức đó hay không? Trần Đông (X),Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Giám đốc Sở Công an Hải Phòng từ 1963 đến 1976 Bùi Ngọc Tấn không muốn thanh toán mối thù riêng. Ông phải viết ra vì món nợ chung với bao nhiêu bạn tù bị guồng máy độc tài hãm hại. Không kể hết thì những mối oan khiên không bao giờ được cởi. Nhà thơ Hoàng Hưng viết lá thư mở đầu cuốn sách đã thông cảm nỗi lòng Bùi Ngọc Tấn. Cho nên ông đã viết những lời hứa, những lời nguyền: “Còn một ngày cũng sống sao cho ra sống! Vì thế chúng ta phải viết! Họ không muốn ta viết, ta phải viết! Họ sợ ta viết, ta phải viết ! Họ cấm ta viết, ta phải viết !...” Những người không viết, họ có thể quay phim, có thể chụp hình. Vì vậy những bức ảnh ngai vàng trong nhà Nông Đức Mạnh mới được đưa lên mạng. Người phóng viên cầm máy ảnh trong tay chứng kiến cảnh vàng son lố bịch đó tự cảm thấy mình phải giúp tất cả đồng bào trông thấy cuộc sống xa hoa nhố nhăng của các vua chúa đỏ! Người biên tập trong tòa báo cũng đồng ý. Dòng họ Nông sẽ đi vào lịch sử không phải vì ông Nông Đức Mạnh làm lãnh tụ Đảng Cộng Sản một thời. Cả cuộc đời làm tổng bí thư của ông ta không ai nhớ Nông Đức Mạnh đã làm gì, đã nói được câu nào cho ra hồn. Nhưng từ nay ai cũng nhớ hình ảnh hai cái ngai vàng chạm đầu rồng trong nhà Nông Đức Mạnh! “Đảng còn thì mình còn nhưng đảng mất mình biết trốn đi đâu?” Không ai trốn được ngàn năm bia miệng! Những người công an bây giờ biết nhiều hơn, nhìn lại các thủ lãnh đời trước cũng phải thấy nhục, phải xấu hổ: Cả ngành công an đã thối nát ngay từ thủa ban đầu, không phải chỉ vì những tên như Trần Đông. Trần Quốc Hoàn, trùm công an toàn quốc cũng “phục vụ cách mạng” bằng việc “dẫn gái” và giết người bịt miệng. Hoàn đã đưa cô gái từ miền thượng du về cho Hồ Chí Minh, hai bác cháu dùng xong rồi đem thủ tiêu người phụ nữ xấu số bằng tai nạn ô tô. Vũ Thư Hiên đã kể rõ chuyện trong Đêm Giữa Ban Ngày. Ngàn năm bia miệng, biết trốn đi đâu? Tất cả các chế độ độc tài thối nát đều sẽ tan rã. Những người công an phải đọc được các tín hiệu báo trước chế độ đang tan rã. Một gia đình nông dân ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đứng giữa chợ đả đảo chế độ Cộng Sản. Cậu con trai đã không ngần ngại hô khẩu hiệu “Tiêu diệt Đảng Cộng Sản!” “Tiêu diệt! Tiêu diệt!” Người mẹ còn hô to: “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!” Mà họ không chỉ hô một, hai lần! Lòng người dân phải chứa chất nỗi phẫn uất đến mức nào họ mới dám liều mạng hô to những tiếng “chết người” như vậy! https://www.facebook.com/video.php?v=646709672108109 Chế độ độc tài chuyên chế nào cũng phải tan rã. Dân Việt Nam không ngu, không hèn hơn dân các nước Đông Âu. Công an mật vụ ở các nước này đã ngửi thấy mùi chế độ tan rã trước tháng 11 năm 1989. Cho nên khi chứng kiến cơn thủy triều dân chủ tự do dâng lên chính họ bỏ rơi Đảng Cộng Sản. Cuộc cách mạng ở Đông Đức không thể thành công nếu các công an Stassi đang gườm súng quyết định bắn vào đám biểu tình ngay trong ngày đầu ở thành phố Dresden. Dân thủ đô Praha nước Tiệp không thể tiến chiếm “Lâu Đài” nếu chính các công an không buông súng để ủng hộ. Đảng Cộng Sản Liên Xô tan hàng khi chính các sĩ quan KGB ngoảnh mặt đi, không cứu, dù chỉ bắn một phát súng. Trong cả ba nước đó, không một ai cất một ngón tay lên cứu Đảng Cộng Sản! Không một người nào nhỏ một giọt nước mắt tiếc thương! Tất cả cũng từng thuộc lòng câu: “Đảng còn thì mình còn!” Nhưng chính họ cũng nhiều đêm nằm vắt tay lên trán tự hỏi: “Đảng mất mình biết trốn đi đâu?” Và họ đã lựa chọn: Mình đứng về phía những người dân oan ức! Dân còn thì mình còn! Ngô Dân Dụng http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art...
......

Thành lập Ban Cải cách thể chế

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam Thông báo số 11/ Hội NBĐLVN về thành lập Ban Cải cách thể chế Cải cách thể chế (CCTC) là một xu thế tất yếu phải diễn ra ở Việt Nam, trước tiên đối với chính thể và sau đó liên quan đến thị trường, doanh nghiệp, dân chúng và Xã hội dân sự. CCTC cũng là một thách thức lớn đối với Chính phủ Việt Nam để chuyển dần từ mô hình toàn trị sang dân chủ hóa. Từ nhiều năm qua, Việt Nam vẫn duy trì một số chính sách và cơ chế được cho là có hại cho hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (như không có quyền sở hữu tư nhân đất đai, chính sách độc quyền kinh tế trong một số lĩnh vực, hạn chế quyền con người thông qua một số điều luật…). Trong khi đó, quyền phản biện được xem như là một biểu hiện tự do dân chủ cơ bản và là quyền công dân chính đáng cần được bảo vệ trong các xã hội dân chủ. Là tiếng nói truyền thông độc lập ở Việt Nam, Hội Nhà báo độc lập VN có vai trò như một thành phần góp phần vào hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội - chính trị cơ bản, trong đó có hoạt động nghiên cứu CCTC. Hội Nhà báo Độc lập VN quyết định xây dựng nhóm hội viên chuyên trách về luật và một số chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau để thành lập “Ban Cải cách thể chế” trực thuộc Hội. Quy chế hoạt động của Ban Cải cách thể chế Quy chế hoạt động của Ban Cải cách thể chế căn cứ vào Điều lệ và Quy chế hoạt động của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Điều 1. Nhiệm vụ Ban Cải cách thể chế 1- Ban Cải cách thể chế nghiên cứu có chọn lọc một số vấn đề chủ chốt về cải cách thể chế quốc gia liên quan các lĩnh vực dân chủ hóa: các quyền tự do cơ bản, kinh tế thị trường, phúc lợi xã hội, văn hóa dân tộc, tôn giáo, chính trị đa nguyên. 2- Hoạt động nghiên cứu của Ban Cải cách thể chế cũng nhằm xây dựng cơ sở để đối thoại, khuyến nghị hoặc phản đối trong quan hệ với các cấp chính quyền, theo phương châm Xã hội dân sự tác động nhằm thay đổi những chính sách bất hợp lý, bất công của Nhà nước cùng thực tế triển khai không hoặc chưa bảo đảm lợi ích dân sinh. Điều 2. Công bố và chuyển giao kết quả Kết quả nghiên cứu cùng đề xuất, khuyến nghị về nội dung cải cách của Ban Cải cách thể chế được công bố đến các phương tiện truyền thông, báo chí trong nước và quốc tế, được gửi đến các tổ chức phi chính phủ, tổ chức dân sự độc lập và cơ quan chức năng nhà nước liên quan. Ban Cải cách thể chế có thể phối hợp với các tổ chức dân sự trong và ngoài nước cùng các cơ quan nhà nước liên quan để triển khai những kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao. Điều 3. Nguyên tắc làm việc 1- Ban Cải cách thể chế hoạt động trên các nguyên tắc của Hội Nhà báo độc lập VN. 2- Báo cáo, đề xuất với Ban lãnh đạo Hội các nội dung, đề tài nghiên cứu về CCTC và giải pháp, phương hướng để thực hiện. 3- Ban Cải cách thể chế làm việc theo nguyên tắc định hình dân chủ: tập thể thảo luận, cá nhân chịu trách nhiệm, tôn trọng tác quyền, bảo mật thông tin. 4- Trưởng ban có trách nhiệm tổng hợp và chuyển gửi nội dung, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước. Điều 4. Chế độ làm việc 1- Ban Cải cách thể chế làm việc trên cơ sở Điều lệ và Quy chế hoạt động của Hội Nhà báo độc lập VN. 2- Kết quả các phiên thảo luận của Ban Cải cách thể chế được thể hiện bằng văn bản gửi cho Ban lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập Việt Nam; và thông báo cho hội viên trong trường hợp cần thiết. Điều 5. Quan hệ công việc 1- Ban Cải cách thể chế chủ động liên hệ với các hội viên Hội Nhà báo độc lập và các giới trong xã hội để ghi nhận, trao đổi các vấn đề, liên quan đến nội dung đang thực hiện. 2- Ban Cải cách thể chế chủ động trao đổi thông tin cần thiết với các cơ quan, tổ chức dân sự xã hội trong và ngoài nước; mời đại diện các cơ quan hữu trách nhà nước tham dự các tọa đàm có liên quan đến việc thực hiện nội dung của Ban Cải cách thể chế. 3- Ban Cải cách thể chế có thể trực tiếp quan hệ và liên kết với các tổ chức quốc tế và tổ chức trong nước về hoạt động nghiên cứu và vận động. Điều 6. Chế độ thù lao 1- Các thành viên giữ trách nhiệm trong Ban Cải cách thể chế, làm việc trên cơ sở đóng góp tự nguyện cho tổ chức dân sự - xã hội, bất vụ lợi cá nhân. 2- Thù lao (nếu có) sẽ trên cơ sở cân đối nguồn tài chính của Hội Nhà báo độc lập, và mức thù lao sẽ được công khai, minh bạch. Điều 7. Tổ chức Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập kiêm trưởng ban Cải cách thể chế và chịu trách nhiệm phân công, phân nhiệm, thay đổi, điều chỉnh nhân sự của Ban Cải cách thể chế. Ban Cải cách thể chế có một số phó trưởng ban, bộ phận thư ký và cộng tác viên. Điều 8. Thực hiện Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu cần điều chỉnh, bổ sung, Ban Cải cách thể chế sẽ có Tờ trình yêu cầu để Ban lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập quyết định. Sài Gòn, ngày 26 tháng 2 năm 2015 Thay mặt Ban lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập Việt Nam Chủ tịch Nhà báo Phạm Chí Dũng Ghi chú: Bộ phận điều hành tạm thời của Ban Cải cách thể chế bao gồm nhà báo Phạm Chí Dũng (Chủ tịch Hội NBĐLVN), luật gia Cao Minh Tâm (Phó trưởng ban) và cử nhân Lê Mạnh Tuấn (thư ký), cùng một số cộng tác viên. Email của Ban Cải cách thể chế: [email protected]
......

München Mừng Xuân Ất Mùi 2015

Tháng Hai tại München trong những ngày lễ Hội hoá trang và Valentin mọi nguời rộn rã vui tươi tham dự Party, thì Người Việt cũng nao nao chuẩn bị đón mừng Tết Ất Mùi theo truyền thống của mình, nhiều gia đình nấu bánh Tét,  bánh Chưng, bánh Tổ…Bên ngoài thời tiết lạnh buốt, tuyết trắng cỏ cây. Dù thiếu phong cảnh mùa xuân như bên quê nhà, nhưng dưới mái ấm gia đình trong niềm vui hạnh phúc, mọi nhà tùy theo tín ngưỡng đều cúng Tết, trên bàn thờ không thiếu bánh trái, hoa quả và thịt mỡ dưa hành… để tưởng nhớ ông bà cha mẹ. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT khắp nơi trên thế giới đều tổ chức Tết rất linh đình. Những quốc gia nhiều người Việt như Mỹ, Úc, Canada tổ chức lễ hội mừng xuân, diễn hành với rất nhiều Hội đoàn tham dự, bàn thờ Tổ Quốc với khói hương nghi ngút. Lễ thượng kỳ đầu năm cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trên nền trời xanh với nắng ấm như ở California, Úc…  HỘI NGƯỜI VIỆT TỰ DO MÜNCHEN- BAYERN và HỘI CAO NIÊN tổ chức Tết vào ngày thứ Bảy 21.02.2015  lúc 17 giờ 30 ( Mùng Ba Tết) vào cửa tự do với chủ đề Xuân Quê Hương và Tuổi Trẻ. Tại Hội trường Salesianum Sieboldstr. 11 München, hơn 500 người tham dự nhờ thời tiết cuối tuần không có tuyết rơi, khô ráo từ 16 giờ nhiều đoàn người tại địa phương cũng như từ phương xa về tham dự như: Augsburg, Regensburg, Darmstadt, Suttugart, Berlin, Oberdorf, Aó quốc … Không khí mừng xuân tại hội trường thật đầm ấm, đồng hương gặp nhau tay bắt mặt mừng, chúc nhau những lời tốt đẹp nhất cho năm Ất Mùi. Các anh chị trong nhà bếp cũng như các quầy bán thức ăn, nước uống hoạt động liền tay để phục vụ khách, dù mệt nhưng trên môi luôn nở nụ cười tươi. Bàn xem bói kiều đầu năm cũng vui, không biết lời bàn đúng hay sai nhưng lúc nào cũng có người xem, anh Miên cắt tóc cho các bà, các cô nhiều người chờ đợi. Bàn bán vé Tombola  được đồng hương ủng hộ mua hết vé, nhờ mở hàng của anh Lâm Mũi Né mua trước 50 vé.  Ban Tổ Chức đã mời một số quan khách người Đức là đại diện chính quyền, Ausländerbeirats, Caritas, Kath.Kirche St. Stephan…. Đại diện các Hội Đoàn, Đoàn Thể Tôn Giáo như: Hội Người Việt Odenwald, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH tại CHLBĐ, Hội Đồng Giáo Xứ Nữ Vương Hoà Bình München, Chi Hội Phật Tử Chùa Tâm giác München, Danke Deutschland Berlin, Hội Áo-Việt Wien Áo Quốc, VoVinam Việt Võ Đạo Hùng Vương Darmdstadt (Ban Văn Vũ Điểm Sáng), Đạo Tràng Liên Hoa, VoViNAM  München… đến tham dự.  Đúng 17 giờ 30 khai mạc dù khán giả chưa đông, nhưng sau đó thì không còn chỗ ngồi, phải đứng ở cuối hội trường và ngoài hành lang vì người Việt mình có thoái quen đi trể như bên Mỹ có câu ví von rất vui „ không ăn đậu không phải là Mễ, không đi trể không phải Việt Nam“.   Mở đầu chuơng trình rước Quốc kỳ Đức - Việt từ cuối hội trường lên sân khấu chào Quốc kỳ và hát Quốc ca Đức Việt, một phút mặc niệm tưởng nhớ các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước. Ba vị bao lão lên dâng hương trên bàn thờ Tổ quốc. Đại diện Hội Cao Niên và Cộng Đồng chúc mừng Tết. Tiếng trống thùng thùng rộn rả lân và ông địa múa rất sinh động, hào hứng, trẻ em reo mừng cùng với tiếng pháo nổ mừng xuân.     Mở đầu chương trình văn nghệ với nhạc phẩm Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương do ban hợp ca Cộng Đồng hát. Với hoạt cảnh người lính, cho tới người dân, người nghệ sĩ … làm cho nhạc phẩm thêm sống động ngày đầu năm. Điều kiển chương trình phần tiếng Đức MC Tạ Văn Thành, văn nghệ do hai MC là Văn Cư và cô Hải Ngọc lầu đầu tiên giới thiệu chương trình nhưng không kém phần duyên dáng. Hấp dẫn là những vũ điệu các các em thiếu nhi “Vũ Thiếu Nhi Tuổi Thơ” do chị Nhung đạo diễn. Các cháu trình diễn vũ điệu “Người Hùng và Giai Nhân”;  biểu diễn võ “Côn Quyền, Võ VN” và Tết cũng không thể thiếu “Táo Quân lên Thiên đình”  năm nay thêm phần bà Táo tham dự cũng rất vui do ông Đàm Văn Tiếu biên soạn và đạo diễn như trong dân gian qua ca dao “Thế gian một vợ, một chồng, Đừng như nhà Táo, hai ông một bà!” Hồi tưởng lại lịch sử dân tộc Việt Nam chống ngoại xâm từ phương Bắc (giặc Tàu) vở kịch “Phá Cường Địch Báo Hoàng Ân” do Lê Quang Thành đạo diễn  cùng các diễn viên trong trang phục lộng lẫy, mũ, mão rất đẹp mắt, mất nhiều thời gian tập dợt, nhưng rất tiếc lời nói diễn viên theo lời văn cổ, ân thanh kém khán giả không hiểu hết nội dung. Ban văn nghệ của người Nam Dương Buratwangi aus Bali), Philippines muá đèn (Philppinisscher Kerzentanz)  là những vũ điệu theo truyền thống văn hoá của họ thêm phần mới lạ, Ban Văn Vũ Điểm Sáng ca vũ nhạc phẩm “Đêm Mê Linh” sống động qua đường kiếm võ thuật độc đáo…. Về phần ca nhạc do ca sĩ quen thuộc như Ngọc Huệ, Ngọc Thu, Johny Nguyen, Phi Phượng…..  “cây nhà lá vườn” trình bày, năm nay xuất hiện thêm cô ca sĩ  Ngọc Thuỷ hát tân cổ giao duyên với Văn Cư rất mùi được nhiều kháng giả ái mộ. Chương trình văn nghệ chia thành 2 phần sau khi nghỉ giải lao xổ số Tombola do bà Hoàng Thị Doãn cô Xuân Hương đảm trách và các em bốc số, giải nhất là một Ipad của hãng Appe, và 12 phần quà đồng hạn giá trị. Bà Phương Lan đại diện BTC cảm ơn các mạnh thường quân, thân hữu xa gần đã hết mình giúp đỡ đóng góp từ tinh thần đến vật chất để thực hiện đêm văn nghệ thành công tốt đẹp.  Kết thúc chương trình là vở hài kịch “ Nổ Như Pháo do diễn viên Lệ Nga và Johny Nguyễn trình diễn… Theo nhận xét chung của mọi người: tổ chức Tết thành công nhưng không tránh được khuyết điểm về phần âm thanh cũng như ánh sáng. Trên sân khấu dù có màn trắng để chiếu hình ảnh từ phiá sau để làm cho sân khấu đẹp hơn, nhưng rất tiếc lúc chiếu thử từ tối thứ Sáu rất đẹp, nhưng đến chương trình chính thì hình không rõ vì lý do kỹ thuật!  Mừng xuân Ất Mùi thành công hơn những năm trước là nhờ sự đóng góp nhiệt tình của quý ông bà, anh chị trong Cộng Đồng cũng như rất nhiều thân hữu … Các anh chị trong bếp rất vất vả từ những ngày trước, Chị Sanh làm bếp trưởng với sự cộng tác đắc lực các anh chị Phong - Vinh, chị Phẩm, chị Khải… là những bàn tay khéo léo mang lại cho thực khách những món ăn hợp khẩu vị thơm ngon như: bún Bò Huế, bánh mì thịt chả lụa, cơm thịt nướng, cháo gà…  Năm Mùi không thể thiếu món curry “dê” của anh chị Mã Bé, bánh bao của Khôi Như…  BTC cho biết, số tiền thu được nhờ bán thức ăn nước uống, sau khi trừ chi phí, BTC sẽ họp Hội viên cùng quyết định trích một phần tiền còn lại cho việc làm nhân đạo. Những ngày vui Tết đi qua nhưng còn lại dư âm trong lòng của mọi người, Kính chúc tất cả đồng hương một năm mới Vạn Sự Như Ý, dồi dào sức khoẻ hẹn gặp lại năm tới. BTC gởi lời thành thật cám ơn đến tất cả đồng hương xa gần về tham dự, mong thông cảm những thiếu sót và BTC luôn lắng nghe mọi ý kiến đóng góp xây dựng. Kính mong quý Đồng hương bỏ qua những bất đồng và giúp đỡ Cộng Đồng Người Việt Tự  Do München Bayern  trong tình thần đoàn kết tương thân tương trợ vì “Đoàn kết gây sức mạnh “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao…. Mời quý vị xem sinh hoạt TẾT  http://bit.ly/18koOLY Hoamunich viết tường thuật, nhưng không thuộc BTC mọi ý kiến đóng góp phê bình, xin gởi về điạ chỉ  eMail:  [email protected] hay Điện thoại: Tel. 0170 7945226www.hoamunich.wordpress.com Chú thích thêm: Từ tối thứ Sáu bạn trẻ tên là Ilias to con là người Hy lạp đến phụ giúp với anh Trần Uyên Triết khiêng vác dụng cụ âm thanh… cho đến tối đêm văn nghệ anh ta cũng có mặt phụ anh Hiệp dọn dẹp mang dụng cụ về nhà. Sở dĩ anh Ilias giúp đỡ cho chúng ta là nhờ mạnh thường quân là anh Tấn chủ Imbiss (là cháu của nhà văn Vũ Nam) trả tiền cho Ilias gánh cho anh Triết bớt nặng nhọc, Tấn lo cho anh Triết vì biết anh lúc nào cũng nhiệt tình với sinh hoạt Cộng đồng cũng như ở Chùa nhưng tuổi không còn trẻ như xưa…Cám ơn các anh từ Áo đã phụ dọn ghế bàn, cám ơn các cô là bạn của Khôi Như tới sáng thứ Bảy phụ giúp nhà bếp.
......

Quốc Phụ & Quốc Sư

Tuy thất vọng trước chương trình Táo quân Giao thừa 2015, nhưng ngay sáng mùng Một Tết, công chúng đã được đền bù khi nhìn thấy những tấm hình chụp "thâm cung" nhà Cựu TBT Nông Đức Mạnh. Trận cười chưa dứt thì hôm qua, mùng 6 Tết, dân chúng lại mục kích loạt ảnh GS Vũ Khiêu hôn má và cho chữ hoa hậu Kỳ Duyên. Nhưng đừng tưởng truyền thông nhà nước chỉ đóng vai trò mua vui. Các nhà báo lề phải thâm thúy hơn những gì vài facebookers đang chế nhạo. Lâu nay, giới học thật - căn cứ vào những "tác phẩm" từng xuất bản khi ông còn trẻ - không lạ gì vốn chữ nghĩa của học giả Vũ Khiêu. Nhưng với công chúng số đông, nếu truyền thông nhà nước không cho chúng ta đọc câu đối mà Vũ Khiêu tặng Kỳ Duyên - “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc - Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” - làm sao biết, GS Vũ Khiêu không những không biết "niêm luật" tối thiểu khi viết câu đối mà còn, phần văn vẻ nhất, lại đạo thơ Lý Bạch (chưa kể về ý, vế đầu tự viết thì tối nghĩa, vế sau của Lý Bạch thì dung tục khi dùng cho tình huống một ông già trăm tuổi tặng cô gái 19 tuổi - Vũ Khiêu cũng đã từng đạo lời Quản Trọng nói về Thúc Nha, thời Đông Chu, khi "khóc" Tướng Giáp). Nhiều người sững sờ khi nhìn thấy Nông Đức Mạnh ngồi trên chiếc ghế tay rồng, trước một hương án "thếp vàng". Không nói về sự xa hoa. Dân chúng không còn kỳ vọng vào sự thanh liêm của những người như ông. Nhưng dân chúng, theo lẽ tư duy thông thường, nghĩ, một người đã ngồi ở vị trí tột đỉnh quyền lực suốt gần hai thập niên, về mức độ trọc phú, lẽ ra phải khá hơn các đại gia buôn đất. Ngoài khía cạnh văn hóa, việc tổng bí thư của một đảng cộng sản khi về hưu tự thửa cho mình một chiếc ghế mô phỏng ngai vàng còn cho thấy, tuy kêu gọi dân chúng làm cách mạng, quét sạch tàn dư phong kiến nhưng trong thẳm sâu, không ai thèm khát tàn dư phong kiến bằng họ - những nông dân có quyền vua chúa. Có lẽ những chức tước đã kinh qua và những danh hiệu "cao quý nhất" mà Chế độ đã gắn cho GS Vũ Khiêu không những làm công chúng mà chính ông cũng choáng ngợp và tưởng thật. Khi ngồi trên cái ngai vàng hàng nhái đó để tiếp khách chính thức, có chụp ảnh (có thể còn quay phim), chắc chắn ông Mạnh không nhận ra thân phận của một "hoàng đế cởi truồng". Nhưng vàng, thau thì không bao giờ lẫn lộn. Khi xuất hiện trước công chúng, những công dân trưởng thành đã chỉ ra sự tồng ngồng của họ. Sau thất bại của "Táo quân" tưởng không có gì vui. Sau những cuộc cười đau bụng tưởng đã có gì vui. Nhưng đời chẳng có gì vui. Văn chương như Vũ Khiêu mà biết bao năm qua vẫn được không ít người tôn là "quốc sư", vẫn được không ít người trông coi đình đền miếu mão mời viết văn bia; Văn hóa như Nông Đức Mạnh mà vẫn có thể làm Chủ tịch Quốc hội tới 9 năm, vẫn làm Tổng bí thư tới 10 năm... thì, đất nước không như thế này mới lạ. Nguồn: https://www.facebook.com/Osinhuyduc?fref=ts
......

Nguyễn Bá Thanh- "Bào thai chết lưu” trong “bầu nước ối” chính trị tráo trở

* Chết vinh khi được người dân “dán nhãn chất lượng” Trong những ngày này, rất nhiều người dân Đà Nẵng và VN chân thành khóc Nguyễn Bá Thanh (NBT). Thông tin trên mạng Internet về việc ông chết tức tưởi do bị đầu độc bởi một số “đồng chí tham nhũng kếch xù giết ông để “diệt khẩu” càng làm cho người VN bất bình thay cho ông và thêm tiếc thương. Hàng ngàn thường dân bỏ việc, xếp hàng chầu chực đợi đến lượt và nức nở khóc khi viếng ông. Những bài hát ngợi ca NBT được người Đà Nẵng sáng tác và ghi âm tung ra kịp khi ông được đưa từ Mỹ về và ngay trước khi ông mất. Nhiều người viết hoa từ Bác, Anh, Ông khi gọi NBT. Điều đó chỉ từng xẩy ra với Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh được đưa lên làm thần tượng của người VN trước đây, được gọi là Bác viết hoa là vì ông đã rất giỏi tự tô vẽ, được tô vẽ, thần thánh hóa bởi bộ máy tuyên truyền và quyền lực bất chấp sự thật với nguồn kinh phí khổng lồ, nhai đi nhai lại về công lao và đạo đức của ông trong gần một thế kỷ thì mới đạt đến độ ấy. Trong khi NBT vốn chỉ đứng đầu một thành phố cỡ nhỏ và chức vụ cuối đời cũng chỉ làm đến Trưởng Ban Nội chính trung ương, đặc trách phòng chống tham nhũng, còn chưa vào được Bộ Chính trị. Thông tin về ông rất nhiều khi bị bưng bít bởi lòng ghen tỵ về uy tín. Ông chỉ là con đại bàng Đà Nẵng bị bẻ cánh và trúng đạn khi bay ra Hà Nội. Với một người chết mà lại cho rằng chết vì bị đầu độc bởi những thủ phạm kếch xù – nếu như thông tin của trang Chân dung quyền lực là đúng, thì ngay cả việc bày tỏ lòng hâm mộ và thương tiếc ông, cũng là điều bất lợi cho chính người bày tỏ. Sự sùng tín Nguyễn Bá Thanh của đông đảo người dân hoàn toàn nằm ngoài “quy hoạch” của hệ thống tuyên truyền và “báo chí lề Đảng”. Theo “Thay đổi ngày tổ chức Lễ tang ông Nguyễn Bá Thanh”- Thứ bảy, 14/02/2015, 09:20 (GMT+7). Nguyentandung.org thì thấy Lễ truy điệu và đưa tang ông bất ngờ thay đổi, được tổ chức sớm hơn hai ngày so với dự định trước đó của Bí thư Thành ủy Đà nẵng. Hẳn rằng phải có lý do đáng ngờ bên trong. Phải chăng có người không muốn nhìn tiếp cảnh hàng ngàn thường dân gập người đau lòng khóc thương NBT thêm hai ngày nữa? Mặc dù vậy, ngay sau lễ truy điệu, hàng ngàn người dân vẫn tiếp tục đổ đến viếng NBT. …“Dù Anh không còn trên đời này, nhưng mỗi người dân VN luôn nhớ đến và mãi mãi ghi công. Người dân sẽ biến đau thương thành hành động quyết tâm đi theo tư tưởng cao đẹp vì nước vì dân của Anh... Nhân dân sẽ đoàn kết lại, tạo nên sức mạnh to lớn đánh bại bọn chủ nghĩa cá nhân, tham ô tham nhũng”.( comment của Nguyễn Hồng Sơn, Vietnamnet.vn). Điều gì khiến cho NBT được tiếc thương như vậy, mặc dù trong quá trình làm việc của ông cũng để lại một số tai tiếng. Không ít người hận ông vì ông cũng đã có lúc “độc tài”, chưa thấu tình đạt lý, thậm chí tỏ ra tàn nhẫn, như trong vụ Giáo dân Cồn Dầu đã tố cáo. Nhưng người yêu thương và cảm phục, biết ơn ông thì nhiều hơn, bởi ông quan tâm đến dân nghèo bằng hành động. Ông đã dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, đối lập với cách hành xử đạo đức giả và tham lam, vô trách nhiệm, đồi bại của quan chức VN. Ông được mệnh danh là Lý Quang Diệu của Đà Nẵng khi đã xây dựng được Đà Nẵng trở thành một “ốc đảo” đặc biệt phát triển và văn minh trong cả nước. Hành động của ông còn bao hàm cả cải cách chính trị và đem lại hiệu quả thực sự. “Dán nhãn chất lượng” cho NBT là những người trí thức nhận ra tính cải cách trong suy nghĩ và hành động của ông, là những nhà báo không thể không viết về ông bởi hứng khởi mà ông tạo ra đã làm nên hy vọng cho họ về một sự đổi mới hệ thống quan chức VN nếu làm theo NBT. Ông cũng được thừa nhận bởi người dân Đà Nẵng đã được thụ hưởng kết quả của sự thay đổi tốt hơn của thành phố này, khi ngay cả những người xe ôm, bán vé số, những bệnh nhân ung thư nghèo được an ủi và chữa trị … • Người lãnh đạo duy nhất mà dân còn có thể thương khóc Người dân VN khao khát điều gì? Họ đã thất vọng quá nhiều về phẩm chất cũng như hành vi của đám quan chức tham nhũng, gỉa dối và được cho là bán nước hại dân. Họ khao khát có được ai đó, dù không hoàn thiện, nhưng khả dĩ còn có đôi chút danh dự để họ có thể ngưỡng mộ và thương khóc để mượn cớ phỉ nhổ đám quan chức bỉ ổi, cũng là để thương khóc cho chính họ. Đó là NBT. Trong một thể chế minh bạch, có cạnh tranh và đa nguyên thì những việc NBT làm là bình thường, đương nhiên, nằm trong trách nhiệm của một lãnh đạo. Bất kỳ ai không đảm trách tốt công việc của mình thì phải bị loại bỏ khỏi hệ thống. Nhưng ở chế độ cộng sản VN thì hoàn toàn ngược lại. Cung cách của NBT không phải là của một người cộng sản. Vì thế ông lạc lõng trong đàn sâu mọt khổng lồ. Nếu quả thực ông bị đầu độc, thì ông đã bị giết chết bởi sự quyết liệt chống tham nhũng và quá nổi bật về uy tín có được trong dân chúng. Chính điều này tạo sự so sánh bất lợi cho những kẻ bất tài, tham lam, đồi bại và đạo đức giả, bị người dân khinh miệt trong hệ thống quan chức. Cách người ta khóc NBT khác khóc Võ Nguyên Giáp. Với Võ Nguyên Giáp, người ta khóc cho một “khai quốc công thần” đã tạo nên những chiến công lớn cho quân đội VN cũng như ông đã không tham gia vào “bầy sâu” tham nhũng và đồi bại. Người ta khóc thương ông như một người tài bị vô hiệu hóa, bị đối xử bất công. Nhưng Võ Nguyên Giáp khác NBT ở chỗ vị Đại tướng này dù có quyền lực lớn nhưng đã bó tay chịu trận, yếm thế, nô lệ cho hoàn cảnh và vẫn trung thành với thứ chủ nghĩa và thể chế xã hội chủ nghĩa lạc hậu mà ngay cả các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đã vứt vào sọt rác. Ngay cả thông tin mà ông có để minh oan cho ông, cho những đồng chí đã hộ vệ ông mà bị oan khuất, ông cũng không tung ra dù dưới thời Internet, chỉ sau một cú click chuột là có thể bay khắp thế giới. Người ta cho rằng ông không tham nhũng nhưng lại quá tham sự an toàn và chấp nhận chôn giấu mình ngay khi đang sống. Còn NBT là con người hành động. Ông trở nên khác biệt vì ông không nô lệ cho hoàn cảnh. Ông thẳng thừng tuyên chiến với tham nhũng. Ông chỉ mượn thể chế cộng sản và quyền lực không đáng kể mà ông có để thực hiện mong muốn của mình về một thành phố đáng sống, cho người dân được hưởng lợi và mang tới sự trong sạch cho bộ máy. Dù ông có là công cụ “chiến đấu” nội bộ trong tay ai, thì ông vấn có thể lựa chọn cách giảo hoạt như những đồng chí của ông vẫn làm là không chống gì cả, tận dụng vị trí đó để làm lợi thế buộc những kẻ khác phải cống nạp cho ông. Nhưng Nguyễn Bá Thanh mang tính cách bộc trực miền Trung và ông lao vào chống tham nhũng thực sự. Tên của NBT đã được nhiều người dân tự động viết hoa, gọi là Ông, là Bác, là Anh.      “Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) mới đăng một bài viết gọi ông Nguyễn Bá Thanh là một chính trị gia Việt Nam "nổi bật" và "hết sức được lòng dân". Tổ chức nghiên cứu nằm ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ viết rằng việc ông Thanh qua đời là một "tổn thất" cho Việt Nam.(Theo voa.15/2/2015). Mặc dù có một số người hận ông, nhưng đông đảo người VN tiếc thương ông, nhất là người Đà Nẵng, nhiều người coi ông như thánh sống. Cứ xem cung cách người ta chầu chực trước cổng bệnh viện để chờ tin ông, đón ông về từ Mỹ và số lượng những người tự nguyện hiến tủy để cứu ông thì biết. Điều đó là tấm lòng thành. Dẫu có tiền ngàn bạc vạn hay quyền lực nghiêng thiên hạ, dẫu có dọa dẫm và ép buộc hay dàn dựng thì những vị cầm quyền cao nhất dưới chính thể cộng sản hiện nay cũng không thể mua được. Bình luận về sự ra đi của ông Nguyễn Bá Thanh, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc nhận xét với BBC tiếng Việt vào tối 13/02 giờ Úc: “Mặc dù cá nhân tôi chưa gặp ông Nguyễn Bá Thanh nhưng tôi đã đọc một công trình nghiên cứu không được công bố về dân chủ cơ sở của tác giả là người Việt có nhận xét và bình luận tốt về ông trong sáng kiến cho bầu cử trực tiếp giới chức cấp địa phương với Đà Nẵng là hình mẫu để áp dụng ra toàn quốc. Ông Bá Thanh được người dân ở địa phương quí mến và việc làm trong nỗ lực cải cách chính trị của ông thu hút sự chú ý trên toàn quốc”. • Chết tức tưởi ngay trong “cú đấm” đại án tham nhũng mở màn Người ta có thể không tin NBT về một vài vấn đề, nhưng không thể nghĩ rằng ông đã không thành thật trong ý định và việc làm chống tham nhũng, cho dù việc chống tham nhũng đó bởi ông đang là con tốt, con mã dưới bàn tay của một ai. Mỗi một con sâu tham nhũng được diệt trừ, dẫu thuộc phe nào, người dân và đất nước đều có lợi. "Trong luật Phòng chống tham nhũng đã nghiêm cấm bao che cho đối tượng tham nhũng rồi. Vấn đề là chúng ta phải vừa chống, nhưng cũng phải vừa phòng", ông Thanh trao đổi. (Theo Vietnamnet-2/13/2013) Trả lời cử tri sau kỳ họp QH ở Đà Nẵng, Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh, người từng tuyên bố từ tháng 1/2013 là sẽ "hốt hết, hốt liền" những con sâu tham nhũng, khẳng định các vụ đại án xét xử công khai Dương Chí Dũng, bầu Kiên sẽ là “cú đấm” mở màn cho cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng đã khởi xướng. "Chúng ta sẽ không để tham nhũng hoành hành" - ông Bá Thanh quả quyết. (Theo Vietnamnet 8/1/2014) Người ta vẫn truyền tụng những câu nói nổi tiếng của ông, không phải vì ông quá xuất sắc, mà vì cách nói trực diện của ông khác hẳng cái dàn đồng ca lựa chiều và mị dân của hầu hết cán bộ công chức và quan chức hiện nay. - Tham nhũng xử hết, xử từ lớn đến nhỏ; Đà Nẵng phải đáng sống chứ không phải chán sống. Quân tử nói là phải làm; Thắng lợi thì vỗ tay, sai không ai chịu trách nhiệm; Ăn chặn của người nghèo, phải xử lý nghiêm minh, kỷ luật nặng; Họp nhiều nó mụ mị đi; Nếu làm sai, về hưu, tôi cũng chống gậy đến gây sự!; Không bảo vệ được cuộc sống của người dân là quá kém! Tôi nói là làm, không chạy làng… (Phát biểu về tham nhũng trong đầu tư xây dựng tại trụ sở UBND TP Đà Nẵng ngày 10/1/2013, ông nói: “Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều”, “không ít cán bộ vừa ăn vừa phá, phá tàn canh nền kinh tế” – NBT đã trở thành một người hùng Đà Nẵng, biến đổi hoàn toàn diện mạo của thành phố này, từ hình thức đến nội dung, trở nên hiện đại, minh bạch hơn và văn minh hơn. Và từ đó, ông cũng trở thành một người hùng trong thời bình ở VN. Đã có đôi lần, người dân trong nước hồi hộp, hy vọng ông lên Thủ tướng. Người ta hy vọng rằng một người đã có thể thay đổi được diện mạo Đà Nẵng vậy mà lên làm nguyên thủ quốc gia sẽ thay đổi được diện mạo VN. Nếu ở Đà Nẵng, NBT là “chúa sơn lâm”. Mỗi bước đi, mỗi tiếng gầm của ông đều có hiệu ứng, có những người hiểu được ông và làm theo ông, thì việc ông rời khỏi mảnh đất ấy, rơi vào móng vuốt của những kẻ chỉ dùng ông như một con tốt cho những mục đích và quyền lợi sâu xa của họ chứ không thực lòng chống tham nhũng, ông rơi vào bẫy “hùm thiêng sa cơ”. Nếu ông không chết vì bị đầu độc như thông tin mà “Chân dung quyền lực” đã công bố, thì ông cũng đã bị vô hiệu hóa, bị giết chết về quyền lực, khi ông đã không vào được Bộ chính trị mà lại nhận nhiệm vụ lớn đến mức tất cả những lãnh đạo trong “tứ trụ” trên ông đều tuyên bố hùng hồn, đều nhận trách nhiệm làm mà không thực lòng hành động. • Trở thành “cái thai chết lưu” trong “bầu nước ối chính trị” tráo trở NBT không biết rằng không khí chính trị Hà Nội không là Đà Nẵng. Ngay cả Sài Gòn cũng chẳng giống Hà Nội, dẫu thành phố Sài Gòn đã đổi sang một cái tên dài dặc sặc mùi lập trường là Thành phố Hồ Chí Minh. Chất “nước ối” bao quanh không khí chính trị Hà Nội là gì? Thật khó tả, Có vị lờ lợ tráo trở. Mùi tanh của nước mài búa liềm rỉ. Nước sốt đặc sệt của “nói z…zậy mà không phải zậy” như cách người miền Nam vẫn nói về người miền Bắc… Và đặc biệt, tất nhiên, sặc vị màu chao đen Trung Nam Hải. Cần dừng lại hơn một phút để chú giải vị này. Vị này được chế biến bởi dư vị máu của một nền chính trị cộng sản nước lớn mà đặc sản là luôn tạo ra những phong trào đồng bào đồng chí giết hại lẫn nhau, chỉ riêng dưới thời Mao Trạch Đông cũng đã gần 70 triệu người(theo “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội”), chưa kể vụ Thiên An môn năm 1989 với hàng ngàn sinh viên biểu tình ôn hòa đòi dân chủ đã bị chính quyền cho xe tăng nghiến nát xác chưa kể đến nhũng chiến dịch sau này và Trung Nam Hải đã rất tài tình xuất khẩu, di dời phong cách đó sang Campuchia và Hà Nội. NBT có thể đã ngây thơ, hoặc cố tình không biết thái độ ngầm dung dưỡng cho tham nhũng của những vị lãnh đạo cao nhất và toàn bộ máy? Dưới chính thể cộng sản độc tài VN, chẳng ai thực lòng cải cách chính trị và chống tham nhũng. Bởi vì nếu thực lòng, thì riêng mỗi một cá nhân trong “bộ tứ” đầy quyền lực cũng đã có thể tiêu diệt được tham nhũng và tiến hành cải cách thể chế. “…Cũng trả lời cử tri sau kỳ họp QH nhưng ở Đà Nẵng, Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh, người từng tuyên bố từ tháng 1/2013 là sẽ "hốt hết, hốt liền" những con sâu tham nhũng, khẳng định các vụ đại án xét xử công khai Dương Chí Dũng, bầu Kiên sẽ là “cú đấm” mở màn cho cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng đã khởi xướng. "Chúng ta sẽ không để tham nhũng hoành hành" - ông Bá Thanh quả quyết. (Theo Vietnamnet 8/1/2014) Sao NBT không nhận ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Trước đó, vào Thứ Bảy, 07/12/2013 | 20:54 GMT+7 đã bộc lộ: “Đề cập vấn nạn tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt..."(theo vtc.vn). Một năm sau, ông lại tuyên bố "Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định". (theo Vietnamnet 6/10/2014) . ..Bằng cung cách đó, ông đã gián tiếp “giết” những người thật lòng nghe lời Đảng mà chống tham nhũng. Lời than vãn về “bầy sâu” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ là để thể hiện sự bất lực và nói để “cho vui”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nhậm chức Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào ngày 27 tháng 6 năm 2006 tuyên bố làm dân cảm động phát khóc: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.”, nhưng tham nhũng tăng khủng khiếp với quy mô ngày càng lớn sau những năm điều hành của ông. Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì chối từ trách nhiệm với một câu nói quá nổi tiếng tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 4: "QH tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?"( Vietnamnet.vn, 11/4/2014) !.. Vậy “hùm thiêng” Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội đã biến ngay thành một kẻ sa cơ vì ông không tiêm vào máu ông cái chất lờ lợ tráo trở của bầu nước ối để thủ lợi cá nhân bằng cách dung dưỡng cho tham nhũng. Ông thành một “cái thai chết lưu” trong “bầu nước ối chính trị” Hà Nội. Danlambao blogspost.vn, bài “Từ cái chết của Phạm Quý Ngọ đến cái sắp chết của Nguyễn Bá Thanh” có đoạn phân tích: “Nghi vấn đặt ra rằng liệu vào ngày 16.12.2013 bên cạnh bản án tử hình dành cho Dương Chí Dũng còn có một bản án tử hình kiểu khác dành cho Nguyễn Bá Thanh ở Bắc Kinh mà Bá Thanh không biết? Để có thể chiếu phần nào ánh sáng vào bức tranh âm u có nhiều tử khí này, chúng ta thử nhìn lại những gì đã xảy ra sau chuyến đi Bắc Kinh đột ngột của Nguyễn Bá Thanh vào 16.12.2013? Tại phiên tòa ngày 7.1.2014, Dương Chí Dũng đã khai người báo tin cho mình đi trốn là thượng tướng Phạm Quý Ngọ và đã hối lộ ông Ngọ hơn 500 ngàn USD. Hơn một tháng sau đó, khi cuộc điều tra đối với những nhân sự liên quan đang tiến hành thì Phạm Quý Ngọ đột tử vì "ung thư" vào ngày 18.2.2014. Nhiều đầu mối lãnh đạo đảng liên quan khác, trong đó nhân vật chính là bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, đã theo ông Ngọ chôn sâu vào lòng đất với quyết định đình chỉ vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" vì Quý Ngọ đã không còn. Phạm Quý Ngọ chết 2 tháng sau khi Nguyễn Bá Thanh có mặt ở Bắc Kinh. 3 tháng sau khi Ngọ chết vì "ung thư gan", vào tháng 5 năm 2014 Nguyễn Bá Thanh đối diện với tử thần với cái gọi là bệnh rối loạn sinh tủy theo lời của Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Trung ương là Nguyễn Quốc Triệu. Cũng vào tháng 5, 2014 này, vào ngày 7.5.2014 tòa phúc thẩm y án tử hình Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, điều lạ là đối diện với bản án này người ta chỉ thấy Dương Chí Dũng cười rất tươi và dặn dò người thân rằng: “Cứ bình tĩnh, yên tâm. Giữ gìn sức khỏe!”. Tình trạng của Nguyễn Bá Thanh không khác gì lắm so với Phạm Quý Ngọ trước khi chết. Sau khi Phạm Quý Ngọ chết người ta mới biết là ông ta được đưa vào Bệnh viện Quân đội 108 để điều trị. Tương tự như vậy, Nguyễn Bá Thanh cũng được điều trị tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Sau đó sang Singapore điều trị vào tháng 6 và tháng 7, cuối cùng là sang Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 8/2014. Những tin tức về tình trạng sức khỏe của Bá Thanh đều bị dấu nhẹm hay được xào nấu, giàn dựng và chỉ thông báo nửa vời sau khi đã tràn ngập những thông tin không chính thức trên mạng xã hội. Tất cả "hình như" nằm trong cuốn phim diệt chuột giữ bình mà trong đó những "siêu sao" coi bộ dễ mắc bệnh ung thư vào giai đoạn cuối…”. Phân tích của Dân làm báo dù chưa được minh định nhưng được sự chú ý và đồng tình của nhiều người. * Một linh hồn gia nhập hàng dân oan Bây giờ thì cái chết của NBT đã chấm dứt những tháng ngày đau khổ, phải vật lộn với những đau đớn thân xác và đặc biệt là những đớn đau tinh thần. Một điều đáng mừng là do bản tính của ông, ông chưa kịp gia nhập vào cái “làng” mà nhiều người càng có quyền cao chức trọng càng tham nhũng, gỉa dối và đồi bại và dân càng khinh miệt. Ông chưa đứng vào hàng phản dân hại nước để mãi bị người đời nguyền rủa về sau. Cho đến những ngày cuối đời, NBT vẫn bị bao vây giữa tầng tầng lớp lớp những cái gọi là “bí mật nội bộ” về tình hình sức khỏe của ông và thiên hạ không thể nào biết được đâu là thật đâu là giả, bởi những lời nói từ miệng người có trách nhiệm về tình hình sức khỏe của ông rất nhiều khi lại là lời dối trá. Mãi đến khi “Chân dung quyền lực” tung ra chuyện “Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc” như một quả bom, thì người dân mới được biết chút ít về thân phận NBT. Bao lời đồn đoán tung ra. Và có thể tưởng tưởng tượng được nỗi khốn khổ nhường nào trong bao nhiêu ngày tháng ông bị cách ly với bạn bè, người thân và sự bao vây, ngăn cản trong “bức màn sắt” ấy không phải vì sức khỏe của ông, mà có thể chỉ vì mục đích của một số người nào đó muốn vĩnh viễn chôn chặt những thông tin ông biết, những việc ông đang làm dở dang và nỗi hàm oan của ông dưới ba thước đất! Lâu nay rồi, có những kẻ đã lăm lăm cuốc xẻng chỉ chực để chôn ông trong khi ông đang thở, đang sống trên giường bệnh và có thể đang ngước đôi mắt vô vọng tìm kiếm một bàn tay thành thật, mong ước không có một bàn tay hiểm độc có thể chẹn cổ ông bất cứ lúc nào ông định trăng trối một điều gì đó. Ngay cả tính mạng của những người thân ông cũng có thể bị đe dọa bởi quyền lực của “bức màn sắt” do những bí mật này. Cứ theo những thông tin rất khó bác bỏ thì NBT là một nhân chứng của thực trạng những người có tài, có tâm huyết và chính trực ở VN đã bị triệt hạ. Ông là một thí dụ, sừng sững mà còn rất lâu người ta mới có thể quên về việc chống tham nhũng thì bị trả thù đến mức nào. Ông là danh sách nối dài của những nạn nhân của nền chính trị xã hội chủ nghĩa – cái vỏ bọc hữu hiệu cho một bè lũ đã cát cứ và tạo nên một nền kinh tế tư bản thân hữu man rợ. NBT không nằm ngoài danh sách Dân oan. Cuộc chiến giữa các nhóm quyền lực cộng sản VN đã đi đến hồi quyết liệt và sẵn sàng đòi máu đối phương nếu không chịu thỏa hiệp. Cái chết của NBT là một sự đe dọa hiệu quả cho những ai còn chưa chịu câm lặng trước quyền lực đồi bại. Ai sẽ còn dám chống tham nhũng nữa nếu người ta trông vào thân phận Nguyễn Bá Thanh?! Cái cỗ xe chở đầy vàng, máu và ung thư của nền chính trị VN sẽ cứ thế lao nhanh theo con đường tự hoại, tự diệt vong vì không ai có thể ngăn đà lao của nó. Cái chết của NBT đã đem đến sự đắc thắng tạm thời cho những tập đoàn tham nhũng và tư bản thân hữu man rợ. Cái chết của ông là sự thức tỉnh cho những người hy vọng cải cách chính trị nửa vời ở VN trong tình thế cộng sản độc tài toàn trị. /. VTH Nguồn: rfavietnam.com
......

Putin: From Russia With …Fear!

Đây không phải là phim trinh thám giải trí James Bond, mà là sự thật đáng sợ đang diễn ra ở Nga. Với tình hình cực kỳ căng thẳng ở Ukraine, với nguy cơ dẫn đến chiến tranh giữa các nước có vũ khí nguyên tử, mà chính phủ của nhà độc tài Nga Vladimir Putin đang bị thế giới coi là nguyên do và thủ phạm, người ta tự hỏi ông Putin đang muốn gì và người dân Nga có thể làm được gì. Những gì đang diễn ra ở Ukraine và Nga hiện đang được các nhà quan sát thời cuộc ví như một trò chơi, mà ông Putin đang bày ra với Tây Phương, có tên là "Game of the chicken" (dịch bóng là "Ai là kẻ chết nhát") hay "Hawk-Dove Game" ("Diều Hâu và Bồ Câu"), một trò chơi mà cả hai phiá đều không muốn bỏ cuộc; mà nếu không ai bỏ cuộc thì cả hai cùng chết; và nếu bên nào bỏ cuộc thì sẽ bị gọi là … "chết nhát"! Nhưng vì lý do gì mà ông Putin lại bày ra trò thách đố nguy hiểm này? Phải chăng là vì ông Putin đã quá tuyệt vọng trong ý muốn giải quyết cuộc khủng hoảng lớn của nước Nga do chính ông ta tạo ra? Trong thập niên 2000, nhờ vào sự kiện giá dầu thô và khí đốt tăng mạnh, mà nước Nga là quốc gia sản xuất dầu và khí đốt được hưởng nhiều lợi lộc, đời sống của người dân Nga lên cao và tạo ra một không khí tương đối thoải mái và phồn thịnh. Nhưng, một hậu quả tai hại mà tình trạng phồn thịnh này - một phần giả tạo - gây ra là tình trạng đồng loã mặc nhiên giữa người dân Nga - đang cảm thấy hạnh phúc - và giới lãnh đạo tham nhũng lợi dụng thời cơ để vơ vét, làm giàu. Người dân Nga bất cần và chấp nhận tình trạng đó, ai ăn cắp mặc ai, miễn họ đủ ăn đủ mặc và hạnh phúc là được. Khổ nỗi, với tình trạng giá dầu hạ giảm khủng khiếp hiện nay (mất một nửa giá trị trong vòng 6 tháng), và nước Nga không có nguồn lợi tức đáng kể nào khác để thay thế nguồn lợi đến từ dầu hoả và khí đốt, những biện pháp trừng phạt kinh tế của Tây Phương áp đặt lên nước Nga càng trở nên hiệu quả hơn và làm cho nước Nga khốn đốn hơn. Nỗi lo lắng được biểu hiện rõ rệt qua phát biểu của 3 nhân vật lãnh đạo. Thủ Tướng Nga Dmitry Medvedev nói là nếu Tây Phương trừng phạt Nga bằng cách cắt Nga đứt khỏi hệ thống chi trả quốc tế Swift thì sự đáp trả của Nga sẽ "không có giới hạn". Ông Andrei Kostin, Chủ Tịch của ngân hàng lớn thứ nhì của Nga là VTB nói rằng loại Nga ra khỏi Swift là "chiến tranh". Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Igor Ivanov nói là cuộc đối đầu có thể dẫn đến chiến tranh nguyên tử. Tuy giới quan sát quốc tế xem đó là những câu nói khoác nhưng chúng vẫn phản ảnh sự lo lắng và bực tức lớn của giới lãnh đạo Nga. Nhiều chế độ tại Nga đã đổ vì dân thiếu "bánh mì". Thống kê cho thấy là hiện nay ở Nga, với dân số 43 triệu, chỉ riêng 110 người, bao gồm ông Putin và những người thân thiết, đã nắm 35% tài sản của quốc gia; và có tới 50% dân chúng mà tài sản không hơn $871 đô la. Trong năm 2014, giá thực phẩm tăng 15,4%, và một việc làm biểu tỏ sự lo lắng và bối rối của nhà nước Nga là đã hạ giá rượu Vodka bất chấp nhu cầu tài chánh của công quỹ, một việc làm bị nhạo báng là nhà nước Nga dùng rượu để gây mê người dân. Nếu tình trạng này tiếp tục thì có thể khiến nhiều người dân Nga nhìn về cuộc Cách Mạng Cam năm 2005 tại nước Ukraine và cho rằng một cuộc nổi dậy bất bạo động để thay đổi nhà nước tham nhũng hiện nay có thể là giải pháp thích hợp. Và nỗi lo sợ này chính là lý do khiến ông Putin gây nên cuộc chiến ở Ukraine. Ngay lúc này, cuộc chiến tại miền Đông nước Ukraine, giữa lực lượng nổi loạn với sự hỗ trợ và thúc đẩy của quân đội Nga (mà ông Putin vẫn tiếp tục chối không liên can) với số lượng lên đến 52 ngàn binh sĩ đóng ở biên giới, và ngay cả trong địa phận Ukraine, đang gây nên những thiệt hại to lớn về cả vật chất và nhân mạng mà cho dù nhà nước Nga cố chối cãi và che đậy cũng không còn có thể tiếp tục che đậy mãi được nữa. Làm sao có thể tiếp tục giấu tin các binh sĩ Nga bị thương tích hay thiệt mạng cũng như họ bị thương hay thiệt mạng ở đâu và với lý do gì đối với thân nhân của họ khi số lượng này ngày một tăng dần? Đường dây điện thoại nóng của Hội Các Bà Mẹ Binh Sĩ tại thành phố St Petersburg ở Nga đã nhận được vô số những báo cáo đến từ nhiều nơi là con cái của họ đã bị buộc phải ký những giao kèo cho phép nhà nước gửi họ tới Ukraine. Ông Lev Shlosberg, chủ tịch của chi nhánh địa phương của đảng Yabloko tại Pskov, cho biết là tinh thần của binh sĩ đang thay đổi đáng kể do những tổn thất đang diễn ra ở Ukraine, và rất nhiều binh sĩ đã hủy các giao kèo, thậm chí chấm dứt luôn binh nghiệp của họ, vì không muốn bị đưa đi chiến đấu ở Ukraine. Dù quân đội Nga đã làm đủ cách để che giấu việc điều động quân đội, như sử dụng những phi trường ít bị chú ý hơn, và tổ chức những đám tang cho binh sĩ tại những địa điểm hẻo lánh, cá nhân ông Shlosberg và giới truyền thông cũng bắt được tin về sự tổn thất nhân mạng phiá Nga tại Ukraine khi tham dự những đám tang các binh sĩ của Sư Đoàn Không Quân 76 đóng tại Pskov. Và những thông tin loại này đang ngày một lan rộng. Cuộc chiến tại Ukraine đang được coi là một cuộc chiến tiêu hao và có thể kéo dài.  Tuy nhiên, với tình hình kinh tế dường như ngày một vượt quá sức chịu đựng, liệu ông Putin sẽ có khả năng kéo dài tình trạng hiện nay, hay là sẽ lấy quyết định liều lĩnh là đánh bài mở, chấp nhận sự thật, công khai cuộc chiến, và, với số lượng 52 ngàn binh sĩ đang đóng ở biên giới, tiến hành một cuộc tấn công toàn diện và vũ bão sang Ukraine để dứt điểm cuộc chiến này, và dĩ nhiên chịu tất cả những hậu quả to lớn mà chiến thắng đó sẽ đem lại? Phải chăng sau 70 năm dưới chế độ cộng sản người dân Nga chưa thoát được tâm thức mà 7 thập niên Xã Hội Chủ Nghiã để lại? Đó là để mặc cho một nhóm nhỏ tha hồ nạo khoét tài nguyên và làm tàn hại đất nước miễn là mình hưởng được chút "vụn bánh mì" vương vãi qua các cuốn sổ hưu, và "mọi chuyện đã có Đảng lo"./. Theo diendanctm.blogspot.de/
......

Những ông vua cộng sản

Ngày 19 tháng 2, tờ Tiền Phong, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đăng bản tin về Bí thư thứ nhất Trung Ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh dẫn đầu đoàn của Ban Bí thư tới thăm, chúc Tết các cựu lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong bản tin có tấm hình chụp cựu Tổng bí thứ Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp khách. Hai người ngồi trên những chiếc ghế chạm trổ đầu rồng công phu theo kiểu cổ thời phong kiến. Cùng với hai chiếc ghế là một chiếc bàn mặt đá, cũng được chạm trổ tương tự. Sau bộ bàn ghế là tượng Hồ Chí Minh mạ vàng nổi bật trên nền cũng màu vàng mặt trống đồng Đông Sơn và hoa tươi. Một không gian sang trọng, uy nghi, là nơi chủ nhà ngự toạ và tiếp khách, giống hệt phòng khánh tiết của một vương hầu công tước hay vua chúa nào đó, hơn là phòng khách trong một tư gia. Không ai nghi ngờ gì sau hai nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (2001-2011) và trước đó hơn 8 năm giữ chức Chủ tịch quôc hội (1992-2001), người đầy tớ của nhân dân, "công bộc" trung thành của giai cấp vô sản đã tích luỹ được một khối tài sản lớn, một dinh cơ hoành tráng như thế. Ông Mạnh đã về hưu từ năm 2011. Cách bài trí nột thất phòng khách cho thấy ông ta là một người có khát vọng và say mê quyền lực. Có lẽ, khi ngồi vào chiếc ghế chạm đầu rồng, ông ta có cảm tưởng ngất ngây với vị thế của một ông vua. Chẳng cần đi đâu xa, buớc ra khỏi nhà ông Nông Đức Mạnh, đi khoảng 10-15 phút xe, trên vườn hoa Lý Tử Trọng nằm trên đường Thanh Niên, có thể thấy những mái lều lụp xụp, rách nát mà trong đó dân oan từ các tỉnh thành trên cả nước túm tụm sinh nhai chờ khiếu nại về nhà cửa đất đai bị thu hồi, tước đoạt bất công. Họ phải chịu thiếu thốn đủ thứ và khốn khổ trong những ngày mùa đông giá lạnh. Nông dân, những người chịu thiệt thòi, mất mát hi sinh nhiều nhất trong hai cuộc kháng chiến, đã bị những người "đầy tớ" dửng dưng hất ra ngoài lề xã hội. Cách sống sa hoa, vương giả của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và cảnh khốn cùng của những người dân oan toát lên một nghịch lý không thể nào chấp nhận trước sự tuyên truyền dối trá của chế độ, trước những câu khẩu hiệu mị dân và sự rao giảng đạo đức lố bịch của lãnh đạo ĐCSVN. Tôi tò mò đi tìm xem ở những quốc gia khác trên thế giới, những người có quyền lực họ sống ra sao. Thống chế Josef Pilsudski, người đã lãnh đạo quân đội Ba Lan đánh tan cuộc xâm lăng của Hồng quân Liên Xô trong tháng 8 năm 1920, làm nên điều kỳ diệu trên dòng sông Vituyn, có một cuộc sống bình dị. Bộ bàn ghế tiếp khách được làm đơn giản theo mẫu của vua Louis XVI. Phòng Bầu Dục của White House, nơi Tổng thống Mỹ tiếp các vị nguyên thủ quốc gia, trong đó được đặt hai chiếc ghế trước lò sưởi, đơn sơ, mộc mạc. Nơi tiếp khách của Thủ tướng Anh quốc tại trụ sở làm việc trên 10 Downing Street, London, cũng mang nét tương tự. Người đàn bà quyền lực nhất thế giới, bà Angiel Merkel, Thủ tướng nước Đức, sống với chồng trong một căn hộ khiêm nhường ở Berlin. Có vẻ như các nhà độc tài mới có những ý tưởng ăn xài phù phiếm, hợm hĩnh, mà tiêu biểu phải kể đến Nicolai Ceausescu (Romania), Saddam Hussein (Iraq), Muammar Gaddafi (Libya) hay Kim Jong Il (Bắc Triều Tiên)...  Tấm hình chụp phòng tiếp khách của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã làm sôi động dư luận trên mạng xã hội Facebook. Đủ các lời bình cùng với sự ấm ức, bất bình, thậm chí cả sự nguyền rủa. Có lẽ vì thế mà chỉ ít lâu sau báo Tiền Phong đã lấy xuống và thế bằng một tấm hình khác với các em nhỏ quàng khăn đỏ đứng chung với ông Mạnh, bà vợ mới của ông, che hết bộ ghế và bàn thờ Hồ Chí Minh. "Vô tình" đưa tấm hình lên mặt báo Tiền Phong, tác giả đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của ông Nông Đức Mạnh nói riêng và tập thể vua nói chung của nước CHXHCN Việt Nam. Những công trình đồ sộ, hoành tráng của các quan chức khác của chế độ cộng sản Việt Nam chúng ta cũng có thể kể ra dễ dàng. Ăn cắp, rút ruột công trình từ các dự án, nhận hối lộ, đầu cơ đất đai, v.v... được gộp chung vào mỹ từ "tham nhũng" tại Việt Nam mà mức độ của nó đứng thứ nhì thế giới theo nghiên cứu mới đây của World Bank. Những ông vua của hệ thống chính trị thối nát đang sống phè phỡn, quyền quý trên sự đói nghèo, của người lao động. Một tấm hình bằng muôn ngàn lời nói! Có trơ trẽn gỡ xuống thì cũng đã quá muộn! Nhà văn Thái Bá Tân đã viết trên facebook: "Một, ông Nông Đức Mạnh Vì sao trở thành giàu? Lương bao nhiêu dân biết. Vậy đất, nhà do đâu? Đó mới chỉ phần nổi. Còn phần chìm thế nào? Còn các lãnh đạo khác Đang tại nhiệm thì sao? Hai, về gương cần kiệm Và liêm chính đảng viên. Vì nhân dân phục vụ, Hay phục vụ vì tiền? © Lê Diễn Đức - RFAledienduc's blog
......

Việt Nam và khối lượng tài sản phi pháp

  http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/02/20150222-ctm-... Gần đây trên mạng internet toàn cầu đã xuất hiện một số tin tức liên quan đến khối lượng tài sản khổng lồ của một số giới chức lãnh đạo đảng CSVN. Số tài sản này bao gồm các bất động sản và tiền mặt mà họ chuyển ra nước ngoài. Chúng ta có thể gọi chung là Tài sản phi pháp. Để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi có liên lạc với Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo từ Paris. Ông Nguyễn ngọc Bảo Tốt nghiệp Kỹ Sư Cao Đẳng Công Chánh Paris. Ủy Viên Trung Ương Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng . Đang trách nhiệm về lãnh vực an ninh thông tin, tại một hãng lớn tại Pháp về quốc phòng. Ông nguyên là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Và trách nhiệm biên tập của tờ Viet Nam Resistance, Vietnam Democratie. Hội viên của Hội Chuyên Gia Việt Nam *** CTM : Trong vài năm gần đây, mức thâm thủng của cán cân thanh toán (Balance of Payment) của Việt Nam đã lên đến mức kỷ lục, xin ông cho biết mức thâm thủng này có liên hệ nào đến khối lượng tài sản phi pháp (TSPP) và ngoại tệ khổng lồ của lãnh đạo CSVN đang tuôn ra hải ngoại hay không? NNB : Cán cân thanh toán (Balance of payment) là khối lượng giao dịch tài chánh, buôn bán xuất nhập khẩu hàng hóa, được chuyển ra dưới dạng tiền tệ ra-vào một quốc gia. Tại các quốc gia dân chủ pháp trị, cán cân thanh toán tương đối chính xác với một sai biệt khoảng dưới 1-2%, đến từ các hoạt động bất hợp pháp, chuyển ngân lậu rửa tiền, riêng tại các quốc độc tài như Nga, Trung Quốc, Việt Nam, con số sai biệt rất lớn hơn tới 20-30%, ngay cả 100%  và hoàn toàn không phản ảnh thực tế. Thứ nhất chính những con số cung cấp bởi các nhà cầm quyền độc tài không đúng, hoặc thổi phồng, hoặc hạ xuống quá đáng, tuỳ theo nhu cầu,  vì họ không có những cơ cấu kiểm toán độc lập. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, cán cân thanh toán của VN sau khi trừ 4,28 tỷ MK vào 2010, đã trở thành +9 tỷ MK vào năm 2012, theo Ngân Hàng Thế Giới -3,7 tỷ MK vào 2010, trở thành +5,8 tỷ MK vào 2012. Trường hợp rõ nét nhất là những thống kê về kinh tế Liên Xô được IMF, World Bank lấy lại, trước khi sụp đổ vào năm 1991; hồi đó dồng rúp được quy định bằng 0,6 MK trong khi đồng rúp hoàn toàn không có một giá trị hối đoái nào trên thị trường, một số chuyên viên kinh tế còn tiên đoán là với đà tăng trưởng thời đó của Liên Xô sẽ vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2000. Sau khi Liên Xô tan rã, người ta mới khám phá là nền kinh tế Liên Xô hoàn toàn giả tạo, chỉ mới bằng 1/10 Hoa Kỳ và còn thua cả Ý. Thứ hai là do các hoạt động bất hợp pháp có hệ thống trên cả nước, từ bè đảng, thân thuộc của giới lãnh đạo cao cấp CSVN, 1)    chuyển tiền công khai lậu qua biên giới, qua môi giới đến các công ty bình phong tại các thiên đường về thuế (tax heavens) 2)    công khai bòn rút tiền đầu tư, tiền viện trợ để bỏ túi riêng, 3)    trưng thu trái phép và bồi thường với giá rẻ mạt đất đai của người dân và bán lại với giá 100 lần hơn cho các công trình joint-venture hùn vốn với các công ty ngoại quốc, 4)    lợi dụng quyền chức để ra lệnh các ngân hàng cho các tổng công ty quốc doanh vay mượn các số tiền khổng lồ, để bòn rút làm của riêng. Mặc cho các công ty này bị phá sản Do đó, cán cân thanh toán tại các quốc gia độc tài, trong đó có Việt Nam không thể chính xác. Trong vụ tiết lộ các rửa tiền tại Trung Quốc gọi là ChinaLeaks vào đầu năm 2014, các nhà báo trong tổ điều tra ICIJ (International Consortium of Investigative Journalists) ước lượng khối tiền TSPP chuyển ra nước ngoài từ Trung Quốc này lên đến hơn 3000 tỷ MK trong vòng 20 năm qua. Nếu phóng chiếu xuống ở tầm vóc Việt Nam về mặt kinh tế, thì con số thất thoát tương đương sẽ ở mức 50 tỷ MK. Tóm lại, mức thâm thủng hiện nay của cán cân thanh toán đều không chính xác và  ít phản ảnh đến khối TSPP thất thoát vì khối lượng đã được bòn rút, lấy ra trước và ngoài khuôn khổ sổ sách tài chánh cuả quốc gia. Khối lượng TSPP thất thoát chắc chắn lên đến ít nhất hàng chục tỷ MK. CTM : Hiện nay, có một số dữ kiện về TSPP đã được tiết lộ ít nhiều trên một số trang mạng như Quan Làm Báo, Chân Dung Quyền Lực, xin ông cho biết thêm chi tiết về vấn đề này NNB : Việc này trước tiên thể hiện tình trạng đấu đá ngày càng công khai giữa lãnh đạo dảng CSVN giữa các phe Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, nhằm chuẩn bị cho Đại Hội 12 vào năm 2016. Chắc chắn những loại tin mật như vậy phải đi ra từ trong cung đình của chế độ, dù có thể có một phần không nhỏ được thổi lên, ngụy tạo.  Trước đây những đấu đá trên báo đài của đảng CSVN giới hạn trong nước, ngày nay tin tức về TSPP, tham nhũng, hành vi phi pháp được công bố trên các trang web, với tầm phổ biến rộng hơn. Từ sự kiện đó, một hậu quả là các cuộc tấn công bằng DOS (Từ Chối Dịch Vụ) gia tăng cũng như một số cuộc tấn công quy mô nhằm chiếm các máy chủ để lấy tài liệu, làm tê liệt hàng trăm máy chủ, điển hình như cuộc tấn công vào công ty của phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng, VCCorp vào giữa tháng 10/2014. Những tiết lộ về TSPP của các lãnh đạo CSVN và phe nhóm họ trên các trang mạng sẽ là những chỉ dấu (indicator) để cho các cuộc điều tra các cơ quan công lực có thẩm quyền rất rộng lớn như TRACFIN (Hoa Kỳ), AGRASC (Cơ quan Quản Trị và Thu Hồi các TS bị Tịch Thu) của Pháp, SOCA (Anh) với khả năng chặn bắt và  kiểm thính mọi liên lạc, thông tin chuyển ngân qua hệ thống điện tử. Hầu như chắc chắn là một phần rất lớn khối TSPP đã được chuyển vào các quốc gia Tây Phương pháp trị, và chỉ có những cơ quan công lực với trát tòa mới có thể tiến hành các cuộc điều tra tinh vi liên hệ đến các vụ chuyển ngân lậu, rửa tiền tại Tây Phương, nhằm truy tìm những đường dây chuyển tiền, đầu tư, qua công ty bình phong phức tạp, cấu trúc nhiều tầng về tài chánh của các thành phần tội ác, thuộc hạ hay làm ăn với các lãnh đạo độc tài và gia đình của họ, để che giấu nguồn gốc phi pháp của họ. Những cơ quan chuyên biệt này có khả năng đòi các ngân hàng (ngay cả bên Thụy Sĩ, phải cung cấp các chi tiết về các trương mục số không có tên tuổi cho các cuộc điều tra), cũng như các dấu vết  (trace) chuyển ngân từ các thiên đường thuế khóa như British Virgin Island, Jersey, Cook Island, Marshall Island,  qua hệ thống viễn thông Swift. Những chỉ dấu này, cộng với các dữ kiện về hệ thống chính trị, kinh tế song trùng dưới quyền của Nguyễn Tấn Dũng, sự lệ thuộc của tư pháp, hành pháp vào guồng máy đảng, sự kiện nhiều tổng công ty do thuộc hạ các thành phần lãnh đạo làm tổng giám đốc, thua lỗ hàng trăm triệu MK cho thấy rõ sự cấu kết phi pháp, lợi dụng quyền thế để bòn rút của công, trục lợi. Do đó những dữ kiện trên Quan Làm Báo, Chân Dung Quyền Lực, các dữ kiện của Tổ Hợp ICIJ đến từ  các thiên đường thuế khóa (khoảng 100 người Việt Nam, trung gian cho các thành phần lãnh đạo CSVN), và các dữ kiện đến từ các nguồn khác… sẽ được tổng hợp, duyệt lại, bổ túc, đúc kết thành những hồ sơ bằng chứng vừa phải để có thể mở ra những cuộc điều tra xuyên quốc gia về TSPP của lãnh đạo CSVN. CTM : Theo ông, đã có những điều kiện thuận lợi nào hơn so với trước đây để có thể truy tìm và thu hồi phần TSPP này trong tương lai NNB : Các vụ thu hồi TSPP đã và đang có những thuận lợi vượt bực so với 30 năm trước đây, nhờ vào một số yếu tố thuận lợi. Xin được liệt như sau : 1) Đến từ ý thức ngày càng phổ quát và sâu rộng về những bất công, phi lý quá mức tưởng tượng, tại các quốc gia đang phát triển, trong mọi thành phần quần chúng nhờ vào mạng xã hội Internet, 2) Sau công ước MERINDA 2003 về chống tham nhũng (Việt Nam đã ký vào công ước này), khuôn khổ pháp luật Liên Hiệp Quốc và các quốc gia ngày càng thích hợp để thụ lý về các hồ sơ TSPP với nguyên tắc CSC (Confiscation sans Condamnation) hay NCB (Non Conviction Based) : có nghĩa là các quan tòa áp dụng nguyên tắc tịch thu trước rồi sẽ trả lại nếu chứng minh được đó không phải là TSPP. Còn không sẽ bị tịch thu. Vì nguyên tắc CSC (NCB) nhằm vào một tài sản (tiền mặt, trương mục ngân hàng, bất động sản, xe hơi, du thuyền, phi cơ,…) chứ không phải là một vấn đề hình sự nhằm vào một cá nhân con người. Nguyên tắc này nhằm đánh vào vào quyền lợi cốt lõi của thành phần phạm pháp, khi họ không ngại bị xử phạt tù hình sự nhưng lo hơn về phần bị mất TSPP. Hiện đang có hơn 20 vụ kiện các thành phần cựu lãnh đạo độc tài tại Trung Phi, Bắc Phi, tại Trung Á, 3) Việc thu hồi TSPP vẫn tiếp tục dù đương sự liên hệ đã mất, đang lẩn trốn (tại đào) trường hợp Sani Abacha mất năm 1998, 16 năm sau, Hoa Kỳ vẫn ra lệnh tịch thu số tiền 498 triệu MK của nhà độc tài để trả về cho Niger, hay TSPP đã được sang, chuyển nhượng qua một đệ tam nhân (gia đình, thân bằng quyến thuộc, thuộc hạ). Không có thời hạn để miễn tố hay hồi tố. Hiện nay việc thu hồi TSPP của gia đình Ben Ali, Gadhafi vẫn đang được tiến hành. 4) Có những cơ quan công lực chuyên biệt được thành lập để truy tìm và tịch thu trước những TSPP trước khi có phiên tòa xảy ra (như SOCA Serious Organized Crime Agency của Anh; AGRASC Agence de Gestion et de Recouvrement des Avoirs Confisqués của Pháp, những cơ quan tương đương như TRACFIN (Cơ quan xử lý các tin tức và hành động chống lại các hoạt  động tài chánh bí mật – Traitement du Renseignement et Action contre les Circuits Financiers clandestins) tại Hoa Kỳ, Úc, Liên Âu…..), 5) Có những vị luật sư, các quan toà, các tổ chức NGO, các chứng nhân đã can đảm vượt qua những áp lực rất lớn để thi hành công lý, như trong vụ kiện Obiang và một số cựu tướng lãnh Phi Châu. Trên thế giới, ngay từ thập niên 80 đã diễn ra một số vụ thu hồi TSPP các thành phần lãnh đạo độc tài bị hạ bệ như Suharto (Nam Dương), Marcos (Phi Luật Tân). Về trường hợp nhà độc tài Phi Luật Tân Ferdinand Marcos bị dân chúng hạ bệ vào năm 1986 và mất năm 1989, một uỷ ban đặc nhiệm do Tổng Thống Phi bổ nhiệm nhằm thu hồi TSPP của ông Marcos đã được thành lập vào năm 1986 và mới chấm dứt nhiệm vụ vào đầu năm 2013, sau 27 năm hoạt động. Với kết quả thu hồi được một số tài sản trị giá khoảng 4 tỷ MK, trên một tổng số ước lượng khoảng 10 Tỷ Mỹ Kim, đa số từ Hoa Kỳ, Thụy Sĩ . Cách đây 4 năm, trong các cuộc cách mạng “Mùa Xuân Ả Rập” tại Bắc Phi, Tunisia, Libya,Ai Cập, vào đầu năm 2011, ngay cả trước khi Gadhafi bị lật đổ, các quốc gia Pháp, Anh, Ý, Thụy Sĩ đã phong toả các TSPP của gia đình Gadhafi và hoàn trả lại cho Hội Đồng Chuyển Tiếp Libya CNT tại Benghazi một số ngân khoản non 1 tỷ Mỹ Kim tài sản phi pháp của gia đình Gadhafi. Riêng đối với Thụy Sĩ, người ta thường nghĩ nước này chuyên bảo vệ bí mật ngân hàng với các trương mục bằng số, nhưng sự thật lại rất khác xa. Ngay sau khi các cuộc cách mạng Bắc Phi bùng nổ, chính quyền Liên Bang Thuỵ Sĩ đã đồng ý hoàn trả lại cho các quốc gia này 60 triệu quan Thụy Sĩ cho Tunisia, 410 triệu cho Ai Cập và 650 triệu cho Libya. Đây là một phần số TSPP của gia đình Ben Ali, Moubarak, Gadhafi đã bị phong toả tại Thụy Sĩ. Đó là những thuận lợi về việc thu hồi TSPP và một số trường hợp cụ thể. CTM : Cụ thể hơn, phong trào dân chủ cần làm gì hiện nay và trong tương lai để có thể truy lùng hữu hiệu khối lượng TSPP và thu hồi lại cho dân tộc Việt Nam NNB : Công trình truy tìm và thu hồi TSPP, dù đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều,  tuy nhiên vẫn cần nhiều chuẩn bị ngay từ bây giờ, để (sau này) rút ngắn thời hạn thu hồi. Nhằm truy tìm TSPP tại ngoại quốc, trương mục ngân hàng, bất động sản, vốn đầu tư. Ngược lại, ở trong nước thì những TSPP như các biệt thự nguy nga, tráng lệ các thành phần lãnh đạo CSVN luôn còn đó, việc thu hồi sẽ dễ dàng hơn nhiều. Dưới đây là một số việc làm cần thiết mà phong trào dân chủ cần tiến hành với sự hỗ trợ của mọi người dân VN yêu nước trong và ngoài nước. a/ Thu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt, đến từ mọi nguồn. b/ Sau đó lọc lại, bổ túc để trở thành một hồ sơ pháp lý. c/ Liên lạc với các giới chức liên hệ : các NGO về Trong Sáng và Chống Tham Nhũng, Rửa Tiền, các thành phần luật sư hoạt động trên lãnh vực rất chuyên biệt này; nghiên cứu, theo dõi thường xuyên những dữ kiện mới, những luật lệ mới về thu hồi TSPP d/ Kêu gọi những nạn nhân, nhân chứng người Việt để cùng đứng đơn kiện e/ Tìm kiếm những luật sư gốc Việt Nam để đưa hồ sơ ra trước một toà án địa phương hay trước một tòa án quốc tế. Mục tiêu của công trình truy tìm và thu hồi TSPP là nhằm tìm lại Công Lý Cho Dân Tộc và thu hồi một số TSPP và tài chánh rất cần thiết cho giai đoạn đầu của công cuộc Canh Tân đất nước hậu cộng sản. Thu hồi TSPP để bồi thường phần nào cho các nạn nhân, trưng dụng các bất động sản và biến thành các tiện ích xã hội, như thư viện, nhà dưỡng nhi, trường học, … Khi chuẩn bị trước và khai dụng được bối cảnh thuận lợi, chúng ta sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian thu hồi và mang lại công lý cho dân tộc. Theo http://radiochantroimoi.com/
......

Ngai vàng

Chưa năm nào mà thời sự lại nóng bỏng kéo dài từ năm cũ bước sang năm mới như năm nay. Trước Tết, bắt đầu từ miền Nam, người dân bừng lên ngọn lửa giận dữ khi câu chuyện con ruồi Tân Hiệp Phát bay vo ve tại Tiền Giang khiến cho anh Võ Văn Minh ngồi tù, mất ăn tết vì dám lấy trứng chọi đá, tảng đá Tân Hiệp Phát được chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh bóng bằng chuyến thăm nhà máy nước ngọt Number One tại Hà Nam trước khi con ruồi bay lạng quạng vô chai năm tháng sau đó. Cận Tết người dân miền Trung Đà Nẵng có dịp khóc lóc người hùng Nguyễn Bá Thanh của thành phố sau nhiều tháng bị chất độc phóng xạ hành hạ (nói theo Chân dung quyền lực). Khóc theo đám tang của ông và khóc theo bài thơ của con gái cùng điếu văn của con trai ông cựu Trưởng ban Nội chính Trung ương mà trong đó sự trách cứ lẫn căm hờn không cần che giấu. Ngày mùng Một năm Ất mùi, trong khi mọi người lo mừng tuổi ông bà cha mẹ thì tại miền Bắc, Bí thư trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh dẫn đầu một phái đoàn gồm đoàn viên cốt cán cùng các em thiếu nhi tiền phong được tuyển chọn đến mừng tuổi một trong những vị vua của chế độ, niềm tự hào vô hạn của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Báo Tiền Phong cử phóng viên theo làm phóng sự và tấm hình mà anh nhà báo đưa lên trang nhất có thể nhận giải báo chí của năm 2015. Tấm hình vua Nông ngồi tiếp khách trên chiếc ghế lộng lẫy có chạm trổ đầu rồng và mang dạng vẻ của chiếc ngai vàng không hơn không kém. Chiếc ngai và bức tượng của tiên đế được mạ vàng trong dinh vua không hiểu sao lại bị cư dân mạng phỉ nhổ một cách không thương tiếc, bất kể ngày đầu năm người Việt kiêng cữ chửi mắng nhau dù đó là kẻ thù của mình. Ông Mạnh không phải là kẻ thù của nhân dân, nhưng cái ngai vàng ông ngồi mới là kẻ thù của họ. Còn nhớ, trong giai đoạn đầu kháng chiến khẩu hiệu “đả thực bài phong”  được ghi rõ trong lịch sử đảng. “Đả thực bài phong” nghĩa là đánh đuổi thực dân, diệt trừ phong kiến. Thực dân là Pháp thì ai cũng thấy nhưng phong kiến thì người dân vẫn tù mù không biết vua chúa sao lại bị căm thù dữ vậy? Cách mạng đã có công mở mắt cho người nông dân khắp nơi về tính tàn ác, độc tài của vua chúa các thời đại phong kiến. Từ Tàu tới Việt, hình như trong suốt hàng ngàn năm nước Việt có rất ít minh quân, đa số là hôn quân vô đạo và triều Nguyễn được xem là điển hình của phong kiến cần phải bài trừ. Phong kiến từ những năm 30 trở về sau được người dân sáng ra. À, phong kiến là bóc lột, là gom góp của dân về làm của riêng cho dòng họ. Vua chúa trở thành một biểu tượng cần tiêu diệt tận trong tâm thức của người dân. Vua chúa là hình ảnh phản cảm, luôn được sân khấu mang lên như một nhân vật phản diện vì lắm thói hư tật xấu. “Đả thực bài phong” là câu thần chú tỏ ra hiệu nghiệm vô cùng của Đảng cộng sản từ khi thành lập. Dân chúng cảm thấy được an ủi vì bao năm lầm than nay đã có ngọn cờ đỏ hướng dẫn chống lại cái ác của một bọn người có túi tham vô tận. Tượng trưng cho đỉnh cao quyền lực của vua là chiếc ngai vàng. Vì vậy chiếc ngai tuy là một vật vô tri nhưng cũng họa lây. Ngai vàng dưới mắt nhiều người, được xây dựng trên mồ hôi nước mắt lẫn máu xương của dân chúng nên nó không khác gì con dao đồ tể. Dao vấy máu và người cầm dao không thể hiền nhân. Ngai vàng xây bằng máu xương nên người ngồi trên nó chỉ có thể là quân cướp của giết người. Trong suốt 85 năm dẫn dắt, đảng đã khéo léo bằng mọi cách giấu biệt cái ngai vàng mà các ông vua tập thể ngự trị. Đương chức, họ tập trung của cải, phe cánh. Về hưu, đóng cửa lập cung điện nguy nga trong nội thất. Vì quá nhiều vua nên họ chia nhau mỗi người một cõi, mỗi người một phong cách không ai giống ai. Cái giống duy nhất là tiền dân được họ vung tay không thương tiếc. Có người cho rằng không phải ai cũng như ông Mạnh. Ông đương kim hoàng đế Nguyễn Phú Trọng đấy, lúc nào cũng một lòng một dạ kêu gọi khan cả tiếng để thực hành nghị quyết xây dựng đảng có thấy ai nói ông ấy tích cóp của cải về hưu đâu? Nhưng lại có kẻ ác mồm cho rằng các ông vua tập thể mỗi người một vai. Vua Linh đóng vai “những việc cần làm ngay”, Vua Mạnh đóng vai “cây gì, con gì” thì Vua Trọng cũng phải có vai chứ không lẽ im ru cho đời nó cười cho? Vai kịch chống tham ô của ông Trọng đã diễn từ 85 năm nay nhưng khi diễn lại vẫn được dân vỗ tay vì tin rằng lần này sẽ khác lần trước. Dân chúng luôn cả tin và đảng chưa bao giờ bỏ lỡ cơ hội. Chiếc ngai ông Mạnh ngồi tuy nằm kín bưng trong nhà riêng nhưng gây sóng gió không phải vì nó có giá trị quá to về mặt tiền bạc. Nó bị phản ứng vể mặt lòng tin của người dân. Vốn mù mờ và nghi ngờ từ lâu tính cách hai mặt của đảng nhưng cho tới ngày mùng một Tết năm Ất Mùi 2015 dân chúng mới thực sự được giải thiêng. Sự thiêng liêng hy sinh vì dân tộc mà đảng đeo lên ngực nay đã lộ ra sau chiếc ngai vàng ấy. Người nông dân thấy mỗi hạt gạo mình làm ra đã bị đảng cắn đi phân nửa. Công nhân tin rằng đồng lương của họ bị trích ra giao cho đảng giữ một phần. Trí thức vốn không làm ra của cải nhưng cháy lòng vì đã cả tin. Nay ngai vàng lộ ra, trí thức có lẽ là khối người ngột ngạt nhất, họ khó cam lòng thêm nữa nếu tiếp tục cắm cúi lượm từng đồng bạc lẻ được bố thí từ các ông vua cộng sản ăn cướp của dân rồi tự tiện phân phối lại cho xã hội với phần trăm của một học sinh dốt toán. Chỉ duy nhất một lớp người hí hửng khi phát hiện ra ngay tại thời điểm này phong kiến vẫn còn ngự trị trên phần đất Việt Nam, đó là hậu duệ của đảng, là mầm non đang noi gương đảng từng chút một trên con đường tiến tới ngai vàng mà hôm nay họ chứng kiến. Tờ Tiền Phong phải công nhận có một Tổng biên tập thông minh và quyền biến. Ngay khi tấm ảnh vua Nông bị phê phán, như thường lệ, tờ báo được lệnh phải gỡ tấm ảnh xuống, thay vào đó là tấm ảnh của các em thiếu nhi tiền phong với khăn quàng đỏ thắm đứng chụp hình chung với vua trong một căn phòng khác. Trên những khuôn mặt non nớt ấy không khó nhận ra sự hãnh diện nao lòng. Mỗi em đã định hình được con đường phải đi trong tương lai, bằng mọi cách phải theo bác Nông sau khi theo bác Hồ từ trước tới nay. Ôi, ai bảo nghề báo không lắm công phu? Và ai bảo ngồi trên ngai là sướng? Theo rfavietnam.com
......

Báo lá cải tại Việt Nam

Cách đây mấy năm, ở Việt Nam rộ lên một cuộc thảo luận khá ồn ào về hiện tượng báo lá cải. Đại khái, có hai luồng ý kiến chính: Một, cho ở Việt Nam có một số tờ báo lá cải chạy theo những thị hiếu tầm thường của quần chúng, đăng những tin tức bá vơ, rẻ tiền; hai, cho ở Việt Nam không hề có báo lá cải vì tất cả các tờ báo ấy đều do nhà nước quản lý, chỉ nhằm thông tin và tuyên truyền chứ không phải nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Ý kiến thứ hai được xem là một phán quyết cuối cùng, do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son tuyên bố vào tháng 6 năm 2012. Tuy nhiên, khi khẳng định như vậy, ông Nguyễn Bắc Son cũng nói thêm: Có một số báo, thỉnh thoảng, đi lệch sang khuynh hướng lá cải, cần phải phê phán và chỉnh sửa. Chỉ hơi nghiêng, lệch thôi, chứ chưa hẳn đã là lá cải thật. Theo tôi, ngược lại, phần lớn các tờ nhật báo ở Việt Nam hiện nay đều là báo lá cải. Nhưng trước hết, xin xác minh khái niệm báo lá cải để bảo đảm là chúng ta cùng hiểu và cùng nhìn vấn đề từ một góc cạnh giống nhau. Chữ báo lá cải có lẽ được dịch từ tiếng Pháp, feuille de chou, chỉ loại báo rẻ tiền. Trong tiếng Anh, người ta dùng từ tabloid (hoặc gutter press, hoặc có khi, rag, như một tiếng lóng), với một số đặc điểm chính: Một, về khổ báo (size): thường nhỏ, cầm gọn trên tay, có thể dễ dàng đọc ở những nơi đông người và chật chội (như trên xe lửa hoặc phòng đợi, đâu đó). Hai, về mục tiêu, chỉ nhắm đến việc giải trí, đọc xong rồi thì có thể vất đi. Ba, về tính chất, hoàn toàn thương mại, miễn sao bán cho thật chạy. Cuối cùng, về nội dung, phần lớn chỉ tập trung vào những tin tức giật gân, như các tội phạm, các giai thoại hoặc các tin đồn liên quan đến đời sống riêng tư của các sao điện ảnh, ca nhạc hay thể thao, từ chuyện ghiền ma túy đến chuyện tình ái, ly dị, đánh ghen, ăn chơi trác táng, v.v... Trong các đặc điểm trên, yếu tố hình thức (khổ báo) ít quan trọng nhất vì trên thế giới có khá nhiều tờ báo bị xem là lá cải nhưng có khổ báo hoặc lớn hoặc nhỏ hơn cái khổ bình thường; trong khi đó, yếu tố nổi bật và thiết yếu nhất là về nội dung và mục tiêu: giải trí bằng cách thỏa mãn những thị hiếu khá tầm thường của độc giả. Nhìn trên bề mặt, qua các đặc điểm nêu trên, quả thực phần lớn báo chí tại Việt Nam không nằm khớp hẳn vào cái gọi là lá cải. Tất cả, nói theo Nguyễn Bắc Son, đều do nhà nước tài trợ và quản lý và nhắm đến mục tiêu chính là thông tin và tuyên truyền. Tuy nhiên, ngay ở đây cũng có nhiều vấn đề. Đồng ý báo chí ở Việt Nam đều thuộc về nhà nước, nhưng rõ ràng là tất cả các tờ báo, trừ tờ Nhân Dân, đều tham gia vào cuộc chạy đua quyết liệt trong việc câu khách. Lý do, những tờ báo ấy, nếu lỗ, nhà nước sẽ đền bù; nhưng nếu lời, người ta có thể chia nhau qua các hình thức khen thưởng hay nâng mức nhuận bút. Thành ra, ở Việt Nam vẫn có báo giàu và báo nghèo; và cùng với nó, những nhà báo giàu và những nhà báo nghèo. Đó là xét trên bề mặt, nhìn sâu vào bên trong, ở bản chất, đặc biệt, nội dung và mục tiêu thì dường như hầu hết các tờ báo ở Việt Nam đều có tính chất lá cải. Cứ nhìn qua các tờ báo mạng ở Việt Nam thì thấy rõ. Nội dung quan trọng nhất là các vấn đề xã hội; trong các vấn đề ấy, điều khiến người ta tập trung khai thác nhất là các hiện tượng tiêu cực. Thì cũng đúng. Cái gọi là tin tức trên mọi tờ báo, ở Việt Nam cũng như ở khắp thế giới, bao giờ cũng có chút bất bình thường. Một quán cà phê chỉ bán cà phê: Không phải là tin tức. Một quán cà phê kiêm nhiệm việc chứa gái mại dâm mới là… tin tức. Một người làm giàu một cách lương thiện và tiệm tiến: Không phải là tin tức. Một người làm giàu một cách nhanh chóng hay đang giàu có bị phá sản một cách nhanh chóng mới là tin tức. Một nghiên cứu sinh viết luận án đàng hoàng nghiêm túc và được phát bằng tiến sĩ: Không phải là tin tức. Nhưng một giáo sư hay một tiến sĩ nổi tiếng bị phát hiện đạo văn hay sử dụng bằng cấp giả mới là… tin tức. Như vậy, đề tài tiêu cực, tự nó, không quyết định tính chất lá cải hay không. Vấn đề, quan trọng hơn, là cách khai thác các đề tài ấy. Ví dụ, viết về các động mại dâm trá hình dưới các quán ăn hay quán cà phê dọc đường, một đề tài được rất nhiều người khai thác trên các tờ báo khác nhau, các ký giả thường mô tả những chi tiết rất ly kỳ hấp dẫn khi họ đóng vai khách hàng vào thăm. Đọc, chúng ta dễ có cảm tưởng họ đang quảng cáo giùm cho các ổ mại dâm trá hình ấy hơn là phê phán chúng. Một ví dụ khác, cũng liên quan đến loại đề tài phổ biến tại Việt Nam: đời sống của các đại gia, tức những người thuộc loại “siêu giàu”. Ở Tây phương, người ta cũng hay tò mò về cuộc sống và lối sống của những người ấy. Tuy nhiên, ở Việt Nam, người ta hiếm khi đề cập đến tài năng lãnh đạo, sáng kiến và chí tiến thủ của những người ấy. Nhiều nhất, họ tập trung vào những chiếc xe khủng, những người tình “chân dài”, số lần ly dị cũng như số lần cưới vợ của họ. Thậm chí, nhiều tờ báo đăng đi đăng lại những bài phỏng vấn một đại gia đã cao tuổi, có nhiều đời vợ, với lời tuyên bố: Chỉ thích lấy những cô “chân dài” còn trinh, thua mình cả ba, bốn chục tuổi! Nhưng dễ thấy nhất là những bài viết về đề tài chính trị. Phải nói ngay, phần nhàm chán nhất là những tin tức liên quan đến chính trị đối nội: Tất cả đều viết giống nhau dựa trên những thông tin được cấp trên đưa xuống. Chúng chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, được viết bằng một giọng văn khô cứng và lạt lẽo. Phần hấp dẫn hơn là phần chính trị quốc tế. Ở lãnh vực này, việc kiểm duyệt tương đối lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, hầu hết các tờ báo tại Việt Nam đều giống nhau ở hai điểm: Một, ít, cực kỳ ít, phân tích các vấn đề liên quan đến chính sách; và hai, hầu hết đều tập trung vào các giai thoại, những chuyện ở bên lề các cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo thế giới. Ví dụ, viết về chuyến đi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại một quốc gia nào đó, hiếm khi tôi thấy có bài nào viết về các vấn đề chiến lược được bàn luận trong chuyến đi cũng như về các ảnh hưởng chính trị của chuyến đi trên bình diện toàn cầu. Ngược lại, người ta chỉ chú ý đến những chi tiết lắt nhắt như vợ chồng tổng thống Mỹ mặc quần áo gì, ăn gì, tóc tai như thế nào, v.v… Ở Mỹ, bà Hillary Clinton có lần nói đùa: Chỉ cần bà thay đổi kiểu tóc là có thể nhảy lên trang đầu của các tờ nhật báo. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng chỉ đúng với những tờ báo lá cải. Ở Việt Nam, ngược lại, những kiểu tin tức như vậy thường chiếm trang đầu của bất cứ tờ báo nào, có lẽ, trừ tờ Nhân Dân, một tờ báo hầu như không ai đọc. Bởi vậy, tuy viết về các đề tài có vẻ nghiêm túc, nhưng cách khai thác các đề tài ấy, trên báo chí Việt Nam, thường thiên về các khía cạnh nhí nhách, lặt vặt, có khi nhảm nhí. Đọc, người ta thấy vui vui; nhưng đọc xong, người ta chẳng học hỏi thêm bất cứ điều gì cả. Loại báo như thế nếu không gọi là báo lá cải thì gọi nó bằng gì? Theo voatiengviet.com
......

Thế Giới Trong 10 Năm Tới (2015-2025)

Viện nghiên cứu Stratfor sắp cho ra bản dự báo về thế giới trong 10 năm tới, từ 2015 đến 2025. Viện chỉ làm việc này mỗi 5 năm một lần và có một video ngắn 6.5 phút để giới thiệu tóm lược. Dưới đây là phần hỏi đáp giữa ông David Judson, chủ bút Strafor và ông George Friedman, chủ tịch Stratfor. David Judson: Hi, tôi là David Judson, chủ bút tờ Stratfor. Hôm nay với tôi là George Friedman, người sáng lập và là chủ tịch của chúng tôi, và những gì chúng tôi muốn nói đến là điều chúng tôi không làm thường xuyên. Đây là dự báo 10 năm mà chúng tôi làm mỗi 5 năm. Từ nay đến năm 2025 sẽ có một số nguời ở đây xoay đầu ngạc nhiên, George. Các lực lượng ly tâm ở Nga có vẻ như đảo ngược, trong ý nghĩa so với những gì chúng ta đã thấy cách đây 5 năm, cuối cùng sẽ dẫn đến sự đối đầu về vũ khí hạt nhân, không nhất thiết là một sự đối đầu về vũ khí này, mà là một cuộc khủng hoảng về việc quản lý nó. Sự suy yếu biên cương quốc gia ở Trung Đông liệu có chấm dứt - có phải Sykes-Picot đang chết (thoả hiệp bí mật Anh-Pháp chia Trung Đông trong Thế Chiến I) - trong khi ngược lại biên cuơng quốc gia ở châu Âu lại mạnh lên. Những gì chúng ta gọi là PC-16 (16 nước hậu Trung Quốc), sự khuếch tán công nghiệp sản xuất cấp thấp của TQ vào các nước khác. Và cuối cùng tôi nghĩ ngạc nhiên lớn ở đây là Đức và Ba Lan. Ông dự báo rằng đây là khởi đầu của một sự suy yếu lâu dài của Đức và sự trừng lên của Ba Lan. Ông có thể nói về điều này một chút? George Friedman: Vâng, Đức hiện đang xuất khẩu 50% của GDP. Năm 1990 Đức xuất khẩu dưới 24%. Cho nên, khi Đức phát triển, xuất khẩu đã tăng mạnh. Nhưng nó không bền vững. Nó không bền vững vì khả năng xuất khẩu phụ thuộc vào sức khỏe kinh tế của các khách hàng. Và châu Âu không khỏe. Nhưng ngay cả khi châu Âu khỏe mạnh, thì khả năng cho một nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới để giữ địa vị này bằng cách dựa vào xuất khẩu đến 50% GDP của nó thì không bền vững. Điều đó, cùng với thực tế là dân số của Đức bắt đầu co cụm lại, dù không phải là điều quan trọng, nhưng nó thực sự có nghĩa là Đức đang lên tới đỉnh cao quyền lực của mình. Đức không thể duy trì điều này lâu dài được. Trong khi đó, nuớc bạn bên cạnh là Ba Lan, đã có một quá trình kinh tế khá đáng kể, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay khá tốt. Dân số Ba Lan duy trì sự ổn định và trên đồng bằng Bắc Âu, với Nga suy yếu nghiêm trọng và Đức đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng, Ba Lan nằm ở giữa không những là một quốc gia trong hình dạng tốt, nhưng còn phát triển mối quan hệ đặc biệt với Hoa Kỳ. David: Đi nhanh qua một vấn đề khác, các nước mà chúng ta tạm gọi là PC-16, nó nhận sự khuếch tán các nền tảng công nghiệp của Trung Quốc mà ông cho rằng sẽ tiến nhanh trong thập kỷ tới. George: Chủ nghĩa tư bản toàn cầu hầu như luôn luôn là dựa vào mức lương thấp và nền kinh tế tăng trưởng cao. Trong những năm 1880s và 1890s là Hoa Kỳ. Sau chiến tranh là Nhật Bản, Trung Quốc thay thế Nhật Bản. Bây giờ Trung Quốc không còn là một nền kinh tế tăng trưởng cao. Nó giảm tăng trưởng. Nó đạt đến trạng thái bình thuờng mới. Cho nên câu hỏi là nơi nào nó sẽ đi. Chúng tôi nhận diện được 16 nuớc mà sự tăng trưởng này đã bắt đầu diễn ra. Thật thú vị. Nó chung quanh vùng trũng Ấn Độ Dương, nhưng cũng bao gồm các nước mà bạn không nghĩ đến như Đông Phi - Ethiopia, Uganda, Kenya, và Tanzania. Đây là những quốc gia đang trải qua một số thay đổi khá đáng ngạc nhiên, nhưng cũng bao gồm Đông Nam Á và một số nước ở châu Mỹ Latin. David: Khái niệm về cái chết của Sykes-Picot, của quốc gia đang được thay thế bởi chủ nghĩa phe phái. Và chúng ta thấy gần như hàng ngày, nhưng ông dự đoán rằng điều này như một loại bình thường mới. George: Chúng ta đã nhìn thấy sự tan rã của quyền lực Syria, của đất nước Syria. Đã có các loại nhà nước xuất hiện trên một phần của nó. Iraq hiện nay đã tan rã. Thống đốc Baghdad có rất ít quyền lực. Các phe phái đang nắm quyền lực. Chúng ta cũng đang nhìn thấy điều này ở Libya. Chúng ta không biết liệu nó sẽ lây lan sang phần còn lại của bán đảo Ả Rập, Ai Cập, Algeria. Nó có thể tự giới hạn lại, nhưng chúng ta chắc chắn đã nhìn thấy rằng các quốc gia được xây dựng lên bởi các đế quốc châu Âu sau Thế chiến I đã không chỉ không còn chức năng, nhưng đại loại không còn tồn tại. Và những gì thay thế nó là các phe phái nhỏ, không thể bị tiêu diệt, và không thể tiêu diệt các nhóm khác. David: Tôi sắp kết thúc, bởi vì chúng ta không nói về Hoa Kỳ nhiều trong Stratfor. Nhưng dự báo này thì có. Và nó kết luận là sự khủng hoảng sắp tới của tầng lớp trung lưu. George: Vâng, nó không phải là một cuộc khủng hoảng của sự bất bình đẳng, như nhiều người muốn gọi nó. Nó chỉ đơn giản là một cuộc khủng hoảng thu nhập. Thu nhập trung bình của hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu bây giờ là $50.000 một năm. Sau khi trừ các loại thuế, sống ở bên ngoài các khu đô thị lớn, nó sẽ còn khoảng $40.000 một năm. Với $40.000 một năm, bạn có thể mua một ngôi nhà rẽ tiền, có lẽ là một chung cư. Bạn có thể có một chiếc xe hơi. Bạn có thể có một cuộc sống tối thiểu. Giới trung lưu nằm duới không còn có thể có được điều đó. Cho nên, chúng ta đã đi đến cái điểm trong xã hội Mỹ, nơi mà những điều người Mỹ hy vọng sẽ có được nếu họ làm việc, đang bị gạt ra ngoài. Tầng lớp trung lưu với thu nhập trung bình hiện nay chưa đi đến độ đó. Nhưng cách mà mọi thứ đang chuyển dịch, nó sẽ đến. Vì vậy, chúng ta đang đi về phía mà tôi gọi là chu kỳ mỗi 50 năm của cuộc khủng hoảng ở Mỹ, lần cuối cùng là vào những năm 1970s và lên tới đỉnh điểm trong cuộc bầu cử tổng thống Ronald Reagan. Và trong những năm 2020s chúng ta sẽ chứng kiến cuộc khủng hoảng tăng tốc cho tầng lớp trung lưu, liệu họ thể sống giấc mơ Mỹ của mình. David: Rất nhiều thách thức hướng tới năm 2025. Chúng tôi sẽ xuất bản dự báo này, cứ 5 năm một lần nếu có thể gọi nó như vậy, vào thứ Hai 23/2. Hãy tham gia cùng chúng tôi vào thứ Hai và chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết. Cảm ơn rất nhiều cho thời gian của ông, George. George: Cảm ơn (Lê Minh Nguyên dịch - 20/2/2015) www.goo.gl/7V4hl8
......

40 năm và ước nguyện mùa Xuân

Và mùa xuân không còn Những nỗi đau thầm nữa…        (Mùa Xuân – Tagore) Bước vào những ngày đầu năm 2015, chuyện những kẻ khủng bố bịt mặt xả súng bắn vào toà soạn Charlie Hebdo gây nên cái chết cho 12 người bao gồm hai cảnh sát và mười nhà báo, trong đó có những hoạ sĩ biếm hoạ tài danh đã làm rúng động cả nước Pháp. Tuy rằng không phải ai cũng tán thành tính khiêu khích của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo; nhưng từ vụ thảm sát này, thái độ của người dân Pháp và cách hành xử của các vị lãnh đạo thế giới đối với quyền tự do ngôn luận đã tạo nên niềm tin và một hình ảnh đẹp đẽ nhất của những ngày đầu năm. Ngày 11/01/15 tức là bốn ngày sau vụ thảm sát, gần 4 triệu người dân Pháp đã tham gia cuộc tuần hành được coi là quy mô chưa từng có trong lịch sử nước Pháp. Cuộc tuần hành còn lớn hơn cả lễ mừng giải phóng Pháp khỏi tay Hitler năm 1944. Rõ ràng trong cái thế giới có vẻ như rời rạc ngày nay, bật lên một sự thật là tất cả chúng ta đều có mối liên hệ rất mật thiết với nhau từ niềm mơ ước riêng tư cho đến nỗi khát khao về cái đẹp, về tự do, nhân bản, về điều đúng, điều thiện… Khắp nơi trên thế giới, người ta đã tụ họp nhau lại để tưởng niệm những người đã nằm xuống, để lên án những hành động khủng bố và bày tỏ sự ủng hộ đối với nước Pháp. Nhiều biểu ngữ, băng rôn đã ghi câu: Je suis Charlie (Tôi là Charlie). Một bé gái đi trong đoàn tuần hành còn giương cao tấm biển với hàng chữ "Khi lớn lên con sẽ trở thành nhà báo". Đám đông khổng lồ đó đã được dẫn đầu bởi hơn 40 vị lãnh đạo thế giới. Hình ảnh họ khoác tay nhau tuần hành cho Charlie hẳn đã làm nhiều người Việt Nam xúc động khi nghĩ đến hoàn cảnh đất nước mình. Dù ở những địa vị lãnh đạo đầy quyền lực như Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Ý Matteo Renzi… Thái độ của họ thể hiện sự yếu đuối, nhỏ bé, cùng sự cần thiết có nhau của con người trước bạo lực! Nhưng mặt khác, họ cũng nói lên sự mạnh mẽ phi thường của ý chí con người trước họng súng. Họ không đến đó, đứng đó cho dân họ. Họ đứng cho những con người yếu đuối, sợ hãi, cô thế trên những phần đất tăm tối của quả đất; nơi con người còn bị ngự trị bởi khủng bố, bởi các chế độ độc tài. Cách đây ít năm, Ls Lê Quốc Quân, Bs Phạm Hồng Sơn và một vài người bạn của các anh cũng đứng khoác tay nhau như thế ở ngã ba Triệu Quốc Đạt - Hai Bà Trưng, trên con đường dẫn tới phiên toà xử Ts Cù Huy Hà Vũ. Trước mặt họ là hàng trăm công an mặc sắc phục và thường phục, phía sau họ, khi ấy không có đám đông nào hết, không một ai… nhưng họ vẫn đứng, khoá chặt tay vào với nhau. Dũng cảm và đơn độc! Ngày hôm nay, sau lưng Lê Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Già, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Lập… cái khoảng trống ấy đang dần dần được lấp đầy. Những đốm lửa đã nhen nhúm gọi nhau thành ngọn lửa. Tôi cảm nhận tận đáy lòng điều Lê Quốc Quân nhắn với bạn hữu anh từ trại giam An Điềm: “ngồi trong này nhận được thiệp hoặc thư của ai thì đọc mà nhớ luôn cả mặt chữ”. Đôi lúc hoạn nạn, đơn độc, hạnh phúc không hẳn là những điều gì to lớn, mà chỉ cần có nhau. Chỉ cần biết rằng ở ngoài kia mình có bạn bè, đồng đội; những việc mình làm, sự hiện hữu của mình có ý nghĩa. Và rõ ràng dù con đường trước mặt còn chìm trong bóng đêm, nhưng đồng đội của các anh đang sẵn sàng cùng nhịp bước trong màn đêm đó. Đây là những món quà vô giá cho người tù: sau lưng Nguyễn Quang Lập, hàng loạt những blogger cùng lên tiếng sẵn sàng bị bắt theo điều 88; sau khi Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, Blog Anh Ba Sàm vẫn tiếp tục hoạt động, … Và đặc biệt đối diện với những trấn áp từ việc dồn dập bắt giam các anh, phong trào "Tôi không thích ĐCSVN" đã thành hình. Từng khuôn mặt blogger xuất hiện mỗi ngày trên các trang mạng xã hội, mạnh mẽ, công khai, bất chấp các hù dọa của điều 88. Các nhà hoạt động ngày nay đã không cô đơn, không bị bỏ rơi như thời Nhân Văn Giai Phẩm, thời Xét Lại Chống Đảng… Ngược lại, bản thân và gia đình họ được chăm sóc, được bảo bọc yêu thương. Trong một bức thư gửi cho em trai là tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, anh Đặng Xuân Hà viết : "Em ạ, kể từ tháng 10 đến nay mọi người ở khắp nơi đều rất quan tâm tới em và Mẹ. Điều đó làm Mẹ và mọi người trong nhà rất vui, khiến mẹ đỡ yếu nhiều". Nếu thế giới sẽ nhớ mãi về Charlie và biến cố những ngày đầu năm 2015 thì người dân Việt Nam cũng sẽ nhớ mãi mốc điểm thời gian này. Ai cũng khao khát được sống, nhưng trước khủng bố và sự huỷ diệt, con người đã làm điều tốt nhất để sự sống được thăng hoa, để cuộc sống đáng sống! Những nhà văn, những hoạ sĩ biếm hoạ đã biến mình thành nhân vật trong một bức tranh đẹp đẽ, nhân bản của  nhân loại. Cũng cùng lúc đó, trong bóng tối của bạo lực, những người dân Việt Nam nhỏ bé, cô thế, sợ hãi cũng đang nương nhau đứng dậy. Mặc dù chưa có được đám đông đáng kể, nhưng những con người “tay không” này đã chứng tỏ được sức mạnh của mình. Họ thực sự đang làm chế độ lo sợ. Ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã phải thừa nhận: “Một chế độ muốn tồn tại thì phải được sự ủng hộ của người dân. Hiện nay các thế lực chống đối đã tuyên truyền và chiếm được trái tim khối óc của hàng triệu người, thì nguy cơ đối với chế độ là có thật”. Dù vậy, chúng ta có thay đổi được hiện trạng của đất nước mình hay không còn tuỳ thuộc vào sự sáng suốt và chấp nhận hy sinh của mỗi người. Chỉ một hành động man rợ của kẻ khủng bố đã làm thế giới phải sát vai đứng cùng nhau; trong khi phải đối đầu với một chế độ bạo lực, nham hiểm, đâu đó trong hàng ngũ những người đấu tranh hôm nay vẫn còn thấy những ngại ngùng, chia cách. Bốn mươi năm - con số thời gian kể từ ngày cả nước phải sống dưới bóng độc tài - như vô tình chợt làm chúng ta thấm thía nỗi đau. Bốn mươi năm! liệu đất nước và những thảm hoạ trước mắt có đủ vực dậy mỗi con dân Việt? Có xoá tan được cách ngăn và có đủ làm nên chất keo đoàn kết cần thiết không? Giờ này, những người bạn của chúng ta, những tù nhân lương tâm đang nghĩ gì trong những giờ phút thiêng liêng của ngày đầu năm sắp đến? Chắc hẳn bên cạnh nỗi nhớ nhung gia đình, nỗi thương nhớ vợ con là những thời khắc đối diện với chính mình, với hương hồn cha ông, với tổ tiên đất nước. Sẽ không có nén nhang nào được họ thắp lên giữa đêm giao thừa năm nay trong chốn lao tù, nhưng hương khói từ những nén nhang tâm thành giữa lòng họ có kết nối  được những tấm lòng Việt Nam. Không một ai muốn phải mất mát hay hy sinh, nhưng dường như tất cả nhân loại đều nhận thức ra rằng: Chỉ trong những giai đoạn đen tối và khi cùng gánh vác trách nhiệm với nhau, người ta mới thấy tỏa sáng những phẩm chất cao quí của chính mình và những người bạn đồng hành. Đầu năm là thời điểm linh thiêng để mỗi chúng ta cùng nhìn lại một đất nước gấm vóc, một dân tộc oai hùng qua bao thời đại; để cùng nhau vực lại niềm tin và nhất định sống đúng với lương tâm và ước nguyện. Xin hãy hoà cái Tôi vào cái Chúng Ta. Xin chúc từng người Việt Nam chọn được bước đi cho mình trong năm mới, trong dòng người khao khát tạo đổi thay, để quê hương chung của chúng ta sớm trở thành một nơi chốn thực sự đáng sống. Nguyệt Quỳnh
......

Liêu Ninh tàu sân bay hay sòng bài Casino

Nhờ những pha đấu đá kịch liệt giữa phe Tập Cận Bình và phe Giang Trạch Dân hiện nay mà người ta được biết thêm một số dữ kiện về tàu sân bay Liêu Ninh - biểu hiện của sức mạnh Trung Quốc dưới bóng đèn pha liên tục của Ban Tuyên giáo. Varyag là tên nguyên thủy của chiếc tàu do Ukraina đóng. Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Ukraina còn là một tiểu quốc trong Liên Bang Xô Viết (Liên Xô) và được lệnh đóng tàu này với giá ước tính khoảng 4 tỷ mỹ kim.  Nhưng tàu đóng chưa xong thì toàn bộ chế độ Cộng sản Liên Xô chìm lỉm. Thế là tàu sân bay Varyag phải tạm ngưng vì người mua không còn nữa. Theo tin tức chính thức trên báo đài trong những năm trước đây, người ta chỉ được cho biết vào khoảng năm 1998, Trung quốc dưới thời ông Giang Trạch Dân đã tìm cách mua chiếc tàu Varyag về với ý định hoàn thiện lại cho mục tiêu nghiên cứu và huấn luyện chứ không phải để làm tàu chiến. Sau khi được về đến cảng Đại Liên, vì mục tiêu khiêm nhường đó, Bắc Kinh chỉ đặt lại tên con tàu là Liêu Ninh, tức dùng tên tỉnh Liêu Ninh nơi cảng Đại Liên trực thuộc chứ không dùng tên thủ đô hay tên các tỉnh lớn. Tuy nhiên, vào ngày 17 tháng 5 năm 2012, khi tàu Liêu Ninh chạy thử và trở về cảng Đại Liên an toàn, Bắc Kinh lại quyết định tận dụng chiếc tàu này làm biểu hiện tuyên truyền nhắm vào dân chúng Trung Quốc. Từ ngày đó trở đi, báo đài ở Hoa lục được lệnh đồng loạt gọi Liêu Ninh là "tàu sân bay đầu tiên" của Trung quốc và ca ngợi sức mạnh hải quân của một Trung quốc cường thịnh. Tuy giới quân sự quốc tế biết khá rõ khả năng thật của Liêu Ninh nhưng hầu hết đều giữ yên lặng. Trong khi đó một số cơ quan truyền thông quốc tế chuyển tiếp các hình ảnh do Bắc Kinh tung ra và vô tình làm công luận có ấn tượng rất sai về con tàu này. Tình trạng lờ mờ về tàu Liêu Ninh kéo dài tới khoảng cuối năm 2014, khi mà cuộc chiến giữa đương kim chủ tịch Tập Cận Bình và phe cựu chủ tịch Giang Trạch Dân trở nên rất kịch liệt, người ta mới thấy một số chuyện được bật mí trên tờ báo South China Morning Post (SCMP) phát hành ở Hồng Kông. Nhân vật chính trong nỗ lực mua tàu Varyag là ông Từ Tăng Bình (Zu Zeng Ping). Nhiều người tin rằng ông là một điệp viên cấp cao của đảng CSTQ. Ông Từ Tăng Bình từng là một sĩ quan cao cấp thuộc Quân Giải Phóng Trung quốc. Ông xin giải ngũ ở tuổi 45 để sang Hồng Kông làm ăn vào năm 1988 trong lãnh vực mua bán bất động sản. Vẫn theo tờ SCMP, chính chủ tịch Giang Trạch Dân đã cử ông Từ Tăng Bình, trong vai một thương gia Hồng Kông, tìm cách giao thiệp với Ukraina để ngỏ ý mua lại tàu Varyag. Sau khi nhận lệnh, ông Từ Tăng Bình thành lập một hãng mậu dịch ở Ukraina vào năm 1996 với 12 nhân viên thường trú. Buôn bán chỉ là vỏ bọc, công việc chính của hãng là thu thập thông tin về con tàu Varyag đang nằm ụ trong xưởng tàu và tìm cơ hội cũng như nhân sự có thể đại diện chính phủ Ukraina để bán con tàu với giá rẻ nhất có thể được. Sau gần 2 năm chờ cơ hội và tạo quan hệ, ông Từ Tăng Bình mới chính thức đưa ra đề nghị mua tàu. Theo lời ông Từ Tăng Bình trên tờ South China Morning Post, để có thể mua với giá rẻ mạt và để tránh các rắc rối quốc tế, ông nói với các đối tác Ukraina chỉ mua con tàu về để cải trang làm sòng bài Casino và khách sạn nổi. Nhìn vào tình trạng đang đóng dở dang còn sơ sài của con tàu, giới chức Ukraina tin lời ông Từ là thật. Thế là: "Từ giá trị dự tính 4 tỷ mỹ kim, tôi đã trả xuống chỉ còn 20 triệu mỹ kim, cái giá này coi như cho không". Ông Từ còn cho biết đương nhiên ngoài cái giá chính thức trên giấy tờ, còn phải có thêm các khoản quà cáp khá lớn cho nhiều quan chức Ukraina nữa. Nhưng sau cùng số tiền bôi trơn đó đã đủ để tàu Varyag rời Ukraina. Khâu khó khăn kế tiếp, theo lời ông Từ Tăng Bình, là làm sao kéo khối sắt khổng lồ đó từ Hắc hải qua eo biển Bosphorus do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Ông cho biết: "Xin phép chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ để kéo con tàu Varyag qua eo biển Bosphorus không phải dễ và ngoài khả năng của tôi. Chủ tịch Giang Trạch Dân đã cử ít nhất là ba bộ trưởng sang Thổ Nhĩ Kỳ xin giấy phép nhưng đều bị từ chối khiến cho con tàu Varyag phải lòng vòng ở Hắc Hải khoảng 16 tháng trời. Cuối cùng vào năm 2000, đích thân Chủ tịch Giang Trạch Dân phải sang Thổ Nhĩ Kỳ thăm viếng và dùng những lời hứa hẹn viện trợ cũng như hứa hẹn tăng số khách du lịch Trung quốc sang Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy giấy phép cho kéo tàu về." Các bình luận gia Hồng Kông bàn tán xôn xao và đưa ra nhiều giả thuyết về lý do ông Từ Tăng Bình cùng các dữ kiện mua tàu Liêu Ninh xuất hiện vào thời điểm này trên tờ báo bán chính thức của đảng CSTQ. Có người tin lý do khá đơn giản chỉ vì Bắc Kinh còn thiếu tiền ông Từ như ông nói trên tờ SCMP: "Tổng cộng tiền mua con tàu Varyag, quà cáp, tiền điếu đóm, tiền kéo tàu về lên đến 120 triệu mỹ kim mà đến nay nhà nước Bắc Kinh chưa trả lại cho tôi một cắc nào cả". Nhưng nhiều người không tin câu nói đó vì quá mâu thuẫn với các dữ kiện rằng ông Từ đi Ukraina theo lệnh của Chủ tịch Giang Trạch Dân; và con tàu thuộc về quân đội Trung Quốc ngay từ khi kéo về Trung Quốc. Ngay cả nếu nhà nước Trung Quốc còn thiếu tiền ông Từ thì tại sao ông không đòi khi ông Giang Trạch Dân còn làm chủ tịch, hay đòi vào thời Hồ Cẩm Đào mà chờ đến tận ngày nay mới lên tiếng than vãn? Theo các nhà phân tích này thì có xác suất cao ông Từ Tăng Bình đang nằm trong tầm nhắm của ông Tập Cận Bình và sắp bị tấn công về tội tham nhũng như nhiều đàn em khác của Giang Trạch Dân. Đó là lý do ông Từ lên tiếng trước và kể công trạng của mình đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, giả thuyết có vẻ được nhiều người đồng ý hơn cả lại xem đây là đòn phép của chính ông Giang Trạch Dân và các cố vấn thân cận. Họ Giang đang cố tình vạch trần sự bịp bợm của Tập Cận Bình với cái gọi là biểu hiện sức mạnh của hải quân Trung Quốc. Liêu Ninh thực chất chỉ là cái vỏ rỗng được sơn phết bên ngoài, còn bên trong chỉ đủ để làm sòng bài casino, không khác gì món hàng "Trung Quốc Mộng" mà ông Tập Cận Bình đang bày bán cho người dân Hoa lục./.
......

Pages