2015

Phải Trả Lại Quyền Tư Hữu Cho Dân

Sau khi khai thác chủ nghĩa cộng sản du nhập từ Tây phương như một phương tiện để xây dựng mô hình xã hội mới tiến bộ hơn các nước trong thế giới Tây phương nhưng không thành công, năm 1991 nước Nga đã quay lưng vứt bỏ chủ nghĩa nầy, kéo theo sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cũng từ năm 1991, Việt Nam là một trong vài nước cộng sản hiếm hoi còn sót lại vẫn kiên trì con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thể hiện trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Cương lĩnh này về phương diện xây dựng kinh tế, tiếp tục khẳng định chế độ sở hữu toàn dân là một hình thức sở hữu đặc trưng của xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng ở chỗ, nó cho phép nhà nước toàn quyền quyết định trên mọi tài sản quốc gia, bất chấp quyền lợi thực tế của người dân. Thực ra hình thức sở hữu toàn dân này chỉ là con đẻ của “làm chủ tập thể” mà đảng đã dày công rêu rao là tiến bộ nhất, tốt đẹp nhất trong các bài viết tuyên truyền của chế độ. Đến nổi năm 1977, ông Lê Duẩn đã hãnh diện phát biểu tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc như sau: “Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể”. Nhưng suốt nhiều năm sau đó, cái phát kiến vĩ đại thứ ba của ông Lê Duẩn nhanh chóng bị chính người dân chế nhạo đó chỉ là một hình thức “cha chung không ai khóc” hay “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”…Cuối cùng, làm chủ tập thể đã đưa đến tình trạng một nền kinh tế đói nghèo lạc hậu chưa từng có ở Miền Bắc trước đây. Sau 20 năm ngập ngừng thay đổi, Quyền Tư Hữu vẫn bị lãnh đạo cộng sản từ chối. Thay vào đó họ đề cao và xác lập Quyền Sở Hữu Toàn Dân ngay trong hiến pháp và buộc toàn dân chấp nhận như một thứ tư hữu ưu việt nhất.     Ngày nay, quyền sở hữu toàn dân là một vấn đề mà trong nhiều năm qua đã được bàn cãi, mổ xẻ rất nhiều, nhất là trong dịp sửa đổi và ban hành hiến pháp 2013. Mới đây, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa cũng đã có bài thảo luận về quyền sở hữu toàn dân tại một hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 25/6/2015. Ts. Phạm Duy Nghĩa Photo Trong bối cảnh nhà nước khăng khăng ca tụng “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” sau thời bao cấp, Tiến sĩ Nghĩa tự hỏi “Điều gì đã cản trở Việt Nam trong 20 năm vừa rồi không thể phát triển?” Lý giải của ông đặt trên những nền tảng căn bản về sự sở hữu đất đai. Ông cho rằng nền kinh tế tư nhân hiện nay chia thành hai loại. Một loại giàu lên rất nhanh, điển hình như vừa qua có đại gia ôm hàng trăm tỉ tiền mặt vào Phú Quốc mua đất. Không thể chối cãi đàng sau của sự phất lên nhanh chóng của một số tư nhân trong nhiều năm gần đây, không phải tự thân họ mà chính là nhờ dựa vào những thế lực trong bộ máy cầm quyền. Những tư nhân được báo chí mô tả là đại gia đỏ không có gì khác hơn là sân sau của các nhóm quyền lực trong đảng và chính phủ Việt Nam. Nhờ đâu mà họ thâu tóm được hàng ngàn mẫu ruộng vườn của nông dân và đẩy những thành phần này trở thành dân oan sống lê lết nơi thành phố? Chính vì các đại gia đỏ đã gắn bó chặt chẽ về quyền lợi với các thế lực trong đảng là những người nắm toàn quyền chia chác đất đai. Điều này đưa đến kết quả tất yếu là thành phần nào bám vào chính quyền và có quan hệ thật tốt đẹp sẽ trở thành sân sau, nơi thi hành những kế hoạch mờ ám để xây đắp những cơ ngơi hàng tỷ đô-la cho cán bộ lãnh đạo cấp cao. Nhưng cũng theo Tiến sĩ Nghĩa, có một thành phần tư nhân khác trong nền kinh tế quốc gia, tức hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân đang chết dần, teo tóp đi do sự chèn ép bất công trong kinh doanh hay do bị gạt ra ngoài lề các nhóm lợi ích được chính quyền nâng đỡ. Điều 53 của Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.” Như hầu hết các điều khác của Hiến pháp Việt Nam, khi mới đọc qua, bốn chữ “thuộc sở hữu toàn dân” nghe thật mỹ miều và đầy hấp dẫn. Nhưng sự man trá nằm ở chỗ mà nhiều người không ngờ tới là nhóm từ “do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.” Thủ thuật lừa bịp ấy không có gì khác hơn quy định đảng là người nắm trọn quyền sinh sát trong tay, đứng trên đầu dân và toàn quyền chiếm đoạt, phân chia tài sản của dân cho những người cùng vây cánh để thủ lợi riêng. Nhân dân trong trường hợp này trở thành người “chủ không”. Sở hữu toàn dân mập mờ nói nhà nước làm đại diện chủ sở hữu nhưng người đại diện này chỉ tự nhận mà không do ai bầu lên một cách hợp pháp. Khi nói quyền sở hữu do một người đại diện toàn quyền thi hành, quyền ấy đương nhiên bị triệt tiêu bởi người đại diện. Trong phạm vi kinh tế, rõ ràng Quyền Sở Hữu Toàn Dân đem lại những tai hại vô cùng to lớn mà không phải ai cũng thấy. Nó thúc đẩy sự hình thành của cái mà ngày nay người ta gọi là các “nhóm lợi ích”. Như phân tích của tác giả bài tham luận, đó là chỗ cho những người nắm quyền lực trong tay – tạm coi như người đại diện - thân nhân của họ và những nhóm liên hệ cấu kết nhau tha hồ bòn rút tài sản quốc gia.     Một trong hàng trăm ngàn trường hợp người dân mất đất, mất nhà phải sống lê lết nơi thành phố. Sự phân chia khu vực lợi ích để khai thác càng khiến cho việc phù phép biến của công thành của riêng thêm phần an toàn và hợp pháp! Đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ làm phát sinh ra 2 thành phần Lợi Ích Nhóm và Chủ Nghĩa Tư Bản Gia Đình mà ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Ban tuyên giáo trung ương đã từng lên tiếng. Cũng do định hướng xã hội chủ nghĩa, các “nhóm lợi ích” này sẽ mạnh mẽ chi phối việc đưa ra kế hoạch và tổ chức thực hiện một số chính sách kinh tế của chính phủ, sao cho mang về lợi ích lớn nhất cho nhóm của họ. Đó cũng là lý do cắt nghĩa tại sao trong chế độ sở hữu toàn dân, các công ty, xí nghiệp quốc doanh lớn nhỏ đều sa vào tình trạng kinh doanh không hiệu quả, lời giả lỗ thật dẫn đến phá sản hàng loạt, tài sản bị mất trắng. Để giải quyết vấn nạn nầy, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa cho rằng sở hữu toàn dân cần phải được bãi bỏ, nhất là trong lãnh vực đất đai. Vì trong thực tế, tuy nói là thuộc về toàn dân nhưng nó ẩn chứa quyền ấy nằm trong tay những người nắm quyền quyết định của bộ máy nhà nước. Phải công nhận Quyền Tư Hữu như một giá trị bất biến trong đời sống kinh tế để chấm dứt sự cướp đoạt trắng trợn của những kẻ có quyền nhân danh sự mập mờ của cái gọi là “Quyền Sở Hữu Toàn Dân”. Điều này cũng giúp ngăn chận sự hình thành của các Nhóm Lợi Ích đang hoành hành để thủ lợi riêng trên sự đau khổ của người dân. Khi người dân không biết mình có quyền gì trên mảnh ruộng miếng vườn của chính mình, không trước thì sau họ sẽ biến thành dân oan. Không có Quyền Tư Hữu, dân cả nước đều oan và đất nước mãi mãi chìm đắm trong bất công. Phạm Nhật Bình
......

Món quà nào để chạm ngõ Tòa Bạch Ốc?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp lên đường thăm Mỹ. Dự định đầu tiên là tháng 5, hoãn sang tháng 6, lại hoãn sang tháng 7, nay đã ấn định vào ngày 7 đến ngày 9 tháng 7. Ông Trọng sẽ được tiếp trong Tòa Bạch Ốc, nhưng không có đại yến tiệc Nhà nước, chỉ có mời ăn của Bộ Ngoại giao, tiếp xã giao của một số Thượng nghị sỹ và Dân biểu, của đại diện Đảng CS Mỹ - một đảng lu mờ trong nền chính trị Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp ông Trọng với nghi thức cao, trong Tòa Bạch Ốc, nhưng không nói sẽ có duyệt đoàn quân danh dự, cũng không nói có 21 phát đại bác hay không. Ai cũng biết chính giới Hoa Kỳ không mặn mà gì với các chế độ toàn trị. Ban Đối ngoại Trung Ương Đảng CS cùng Bộ Ngoại giao chắc đang chuẩn bị tặng phẩm để ông Trọng đưa sang Mỹ. Sẽ là cảnh đẹp Hồ Hoàn Kiếm, Ba cô gái Bắc Trung Nam trong áo dài truyền thống, hay Ngôi chùa Hương Tích cổ kính? Đều tốt cả. Chỉ xin đừng có dại dột như ông Phạm Quang Nghị từng vác sang Mỹ 2 bức ảnh lớn chụp cảnh Thiếu tá McCain bị tên lửa (do một chuyên gia Nga bấm nút) bắn rơi, nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch, để tặng cho chính Thượng Nghị sỹ McCain. Còn hơn là lăng nhục người ta, vì đó chính là cái cảnh mà ông ta muốn quên đi nhất trong đời mình. Chửi xéo như thế không gì thâm, ngu, dại bằng. Thử hỏi 2 bức ảnh ấy, ông McCain lưu giữ ở đâu? Mới đây khi qua Hà Nội, ông McCain chẳng buồn hỏi thăm ông Nghị lấy một câu! Khéo mà ông Trọng lại học theo ông Nghị vác sang một mảnh máy bay B52 đồ sộ, thì hay đáo để, sẽ không gì «lú» bằng. Thật ra, không có món quà nào quý hơn là ông Trọng trao tay cho Tổng thống Obama danh sách kha khá dài các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đã hay sắp được trả tự do ngay, trong đó đại thể, không thể thiếu cô Tạ Phong Tần, gầy ốm sau 5 tuần nhịn ăn ; cô Hồ Thị Bích Khương, ốm nặng do bị tra tấn và đối xử tàn tệ; cô Bùi Minh Hằng, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Đoàn Huy Chương, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, anh Đặng Xuân Diệu, anh Hồ Đức Hòa, 2 nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, nhà báo Nguyễn Ngọc Già - Nguyễn Đình Ngọc, nhà báo Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh… Đây là 13 nhà đấu tranh chống bành trướng TQ và dành tự do dân chủ cho toàn dân, không hề phạm một tội hình sự nào, đều đã được công luận Hoa Kỳ, chính giới Hoa Kỳ hiểu rõ từng người, được nhiều Thượng nghị sỹ, Dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu, yểm trợ tích cực nhất. Không có lý do gì khi chính quyền quân sự Miến Điện đã trả tự do cho hơn 200 tù chính trị, khi chính quyền CS Cuba trả tự do một lúc cho 53 tù chính trị để bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ mà chính quyền CS Việt Nam không trả tự do ngay lúc này cho tối thiểu là 13 nhân vật trên đây theo yêu cầu của phía Hoa Kỳ. Đây là món quà tối thiểu, không thể thiếu, không thể nhỏ hơn, mà Tòa Bạch Ốc mong chờ, vì «có qua có lại» như thế mới thật «toại lòng nhau». Tổng thống Obama đã nói rõ nhân quyền là yêu cầu hàng đầu trong cải thiện, nâng cao quan hệ với VN. Ý này được tô đậm thêm khi ông nhà lãnh đạo Mỹ tiếp đặc biệt thân mật và cởi mở nhà báo kiên cường Điếu Cày trong Tòa Bạch Ốc. Mong rằng ông Trọng hiểu cho thật rõ điều này. Phía Hoa Kỳ rất quan tâm đến chuyến đi của ông Trọng sang Hoa Kỳ. Chưa bao giờ nhiều khách quý từ Hoa Kỳ sang VN dồn dập như vừa qua, đủ các loại quan chức ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, giáo dục, thượng nghị sỹ, dân biểu, cùng với thái độ đi đôi với hành động mạnh mẽ lên án phía Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo họ lấn chiếm và bồi đắp rộng thêm ở biển Đông. Lời nhắn quan trọng nhất của phía Hoa Kỳ với Hà Nội trước khi ông Trọng lên đường là «Việt Nam cần Hoa Kỳ hơn là Hoa Kỳ cần Việt Nam». Thật vậy, đây dù sao chỉ một vấn đề ở xa, bên lề của nước Mỹ, còn đây là vấn đề sinh tử của VN, cũng là vấn đề sinh tử của Đảng CS trong quan hệ với nhân dân VN, với dân tộc Việt Nam. Ông Trọng đã quá tuổi để hy vọng làm Tổng Bí thư thêm 5 năm nữa. Đây là chuyến đi lịch sử, chuyến đi dối già của ông, chuyến đi hệ trọng nhất trong đời ông. Ông hãy theo đúng nguyện vọng sâu sắc của đại đa số nhân dân, được thể hiện trong nhiều tuyên ngôn, kiến nghị tâm huyết của đông đảo trí thức dân tôc, trong không ít là đảng viên CS lâu năm, là phải biết cầm lái, bẻ lái, lựa chọn bạn tốt đáng tin cậy để kết thân, thậm chí để liên minh toàn diện. Ông hãy có sáng kiến mạnh mẽ triệu tập một phiên họp đặc biệt của Bộ Chính trị, rồi một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Quốc phòng trước khi lên đường để chuyến đi của ông có trọng lượng ngoại giao đáng tin cậy, một chuyến đi có thể gọi là lịch sử, xoay chuyển tình thế có lợi cho quê hương, đất nước, một chuyến đi làm cho kẻ bành trướng phương Bắc phải vì nể và co vòi xâm lược vì thấy rõ cái thế mới của Việt Nam, cả nước chung một lòng, quân và dân chung một ý chí, được thế giới dân chủ tận lực ủng hộ, trong một mối quan hệ chiến lược toàn diện và thân thiết nhất. Tất cả đều trong tầm tay lúc này. Xin chớ để cho nhân dân phải thất vọng cay đắng do Bộ Chính trị ù lỳ, chia rẽ, để mất một thời cơ quý hơn vàng, khiến dân ta lại lỡ một chuyến tàu lịch sử không bao giờ trở lại, đất nước ta đắm chìm trong bóng đen của phụ thuộc và lạc hậu, của bất công và chia rẽ, khó lòng ngóc đầu lên nổi trong một tương lai mờ mịt. Nhân dân ta không đáng chịu và không thể chịu nổi một nỗi bất hạnh vô lý như thế.
......

TBT Trọng đi Mỹ: Chuyến đi mở cục diện mới

Alexander L. Vuving Phó Giáo sư, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương, Honolulu. Nếu như chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 đã mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Xô-Trung-Mỹ thì chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những ngày này cũng sẽ mở ra một cục diện mới trong tam giác quan hệ Việt-Trung-Mỹ. Và nếu như cái bắt tay của Tổng thống Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông năm đó đã đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng trong nội địa Trung Quốc cả mấy chục năm về sau thì cái bắt tay giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama mùa hè này cũng sẽ đặt nền tảng cho những biến chuyển sâu rộng sẽ diễn ra ở Việt Nam trong nhiều năm tới. Ý nghĩa lịch sử Ta sẽ nhìn thấy ý nghĩa lịch sử của sự kiện này khi đặt nó trong tầm nhìn lịch sử. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tại Hà Nội 1/6/2015 Người ta thường nói đây là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam được tiếp đón như quốc khách ở Nhà Trắng. Chính phủ Mỹ đã vượt qua các thông lệ lễ tân để đón một vị lãnh đạo đảng (lại còn là Đảng Cộng sản) nhưng không mang chức vụ gì trong chính quyền quốc gia. Điều này nói lên tính chất quan trọng của chuyến đi và của mối quan hệ Việt-Mỹ. Nhưng nó không phải là ý nghĩa lịch sử chủ yếu của sự kiện này. Ý nghĩa lịch sử lớn hơn của sự kiện này là vai trò của nó trong dòng lịch sử hiện đại Việt Nam cũng như trong mối quan hệ tay ba giữa Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc. Từ nhiều thập kỷ nay, chính trị Việt Nam không nằm ngoài mối quan hệ tay ba Việt-Trung-Mỹ. Nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam bị lệ thuộc vào hai nước lớn dù rằng Việt Nam phải chịu ảnh hưởng ít nhiều từ hai nước này. Là một “đỉnh” trong “tam giác” (cũng như Mỹ và Trung Quốc), Việt Nam sẽ có cơ hội thể hiện được tính chủ động, độc lập của mình trong việc xử lý mối quan hệ với hai nước còn lại. Cách đây 25 năm, lãnh đạo Việt Nam đứng trước một hoàn cảnh lịch sử hết sức khó khăn khi khối đồng minh Đông Âu tan vỡ, “anh cả” Liên Xô xuống dốc và rút dần cam kết, trong khi thực lực Việt Nam chỉ trông chờ chủ yếu vào ý chí và tay không.     Từ nhiều thập kỷ nay, chính trị Việt Nam không nằm ngoài mối quan hệ tay ba Việt-Trung-Mỹ. Nói như vậy không có nghĩa là Việt Nam bị lệ thuộc vào hai nước lớn dù rằng Việt Nam phải chịu ảnh hưởng ít nhiều từ hai nước này. Xử lý mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc trở nên một vấn đề sống còn hơn bao giờ hết. Tháng 9 năm 1990, sau khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cùng Thủ tướng Đỗ Mười bí mật đi Thành Đô gặp lãnh đạo Trung Quốc thì Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cũng đi Washington gặp ngoại trưởng Mỹ không chính thức. Ở Thành Đô, Trung Quốc đặt điều kiện bình thường hoá quan hệ, ông Linh ông Mười đồng ý hết. Ở Washington, Mỹ không chịu bỏ cấm vận, cũng chưa tính chuyện sớm bình thường hoá quan hệ, ông Thạch đành về tay không. Những gì sau đó là lịch sử. Việt Nam đặt mình vào quỹ đạo Trung Quốc với hy vọng có “ông anh đỏ” chống lưng sẽ giữ được chế độ. Ông Thạch, người đã có cuộc cãi vã với phái viên Trung Quốc Từ Đôn Tín tháng 6 năm 1990 và có “nickname” là “Mr. America”, bị “thí tốt” phải về hưu, coi như món quà cống nạp “thiên triều”. (Bạn đọc có thể tham khảo cuốn “Hồi ức và Suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ vừa mới từ trần để hiểu thêm về giai đoạn này). Trong suốt hơn chục năm sau, dù Việt Nam vẫn ra sức tăng cường quan hệ với Mỹ, nhưng những sự “ra sức” này bị giới hạn nặng nề. Năm 1999, Thủ tướng Phan Văn Khải đã chuẩn bị ký Hiệp định Thương mại với Mỹ ở Auckland rồi lại phải hoãn, vì có sự ngăn chặn của một lãnh đạo còn cao hơn. Cách nhìn mới Lên cầm quyền năm 2001, chính quyền mới ở Mỹ của Tổng thống George W. Bush có cách nhìn mới về Việt Nam, muốn nói chuyện chiến lược với Việt Nam nhưng phía Việt Nam từ chối. Mỹ có cách nhìn mới về Việt Nam vì họ có cách nhìn mới về Trung Quốc, coi nước này là “đối thủ chiến lược” chứ không phải là “đối tác chiến lược”. Trong 8 năm tại vị, chính quyền Bush đã có nhiều nỗ lực lôi kéo Việt Nam về phía mình và đưa quan hệ với Việt Nam lên tầm chiến lược. Một ví dụ là năm 2008, Mỹ đã chủ động mời Việt Nam gia nhập khối Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam dưới thời của Cựu Tổng thống Bill Clinton Thái độ này của chính quyền Bush (con) khác hẳn với thái độ của chính quyền Bush (cha) trước đây và kể cả của chính quyền Clinton. Chủ trương của cả hai chính quyền Bush (cha) và Clinton là nhường Trung Quốc đi trước một bước trong tiếp cận với Việt Nam. Ngược lại, chính quyền Bush 2001-2008 mong muốn biến Việt Nam thành một đối tác chiến lược của Mỹ. Trong bối cảnh thay đổi ấy, đi thăm Trung Quốc tháng 12 năm 2001 sau khi lên Tổng bí thư, ông Nông Đức Mạnh đồng ý đưa câu “chống chủ nghĩa bá quyền”, câu “mật khẩu” của Trung Quốc để tập hợp lực lượng chống Mỹ, vào Tuyên bố chung. Đây là lần đầu tiên, và cũng là lần cuối cùng, câu này có trong Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đó là lần cuối cùng bởi vào tháng 7 năm 2003, sau khi Mỹ tấn công đánh chiếm Iraq chỉ trong vài tuần, Hội nghị Trung ương 8 khoá 9 ra nghị quyết lịch sử về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” với định nghĩa mới về đối tượng và đối tác, không gắn vấn đề bạn thù với ý thức hệ nữa.     Với xu thế dài hạn là Việt Nam sẽ phải đương đầu với mối đe doạ chiến lược của một Trung Quốc nhiều tiền lắm mẹo, Việt Nam sẽ không có con đường nào khác là phải đổi mới để sống còn. Tuy Nghị quyết 13 Bộ Chính trị năm 1988 (tác phẩm của ông Nguyễn Cơ Thạch) đã đề ra chủ trương mở sang phương Tây, phải với Nghị quyết Trung ương 8 năm 2003, cửa thông sang Mỹ và phương Tây mới thực sự mở rộng. Chỉ trong vòng 5 tháng sau Hội nghị Trung ương 8, một loạt quan chức cao cấp của Việt Nam đồng loạt đi Mỹ, trong đó có cả Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà và Phó Thủ tướng Vũ Khoan. Nghị quyết 8 cũng bỏ rào cản về ý thức hệ để Việt Nam thực sự muốn gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Quá trình Việt Nam xin gia nhập WTO đã khởi động từ giữa thập niên 1990 nhưng vẫn ì ạch cầm chừng, sau Nghị quyết 8 mới được đẩy nhanh. Nếu như những năm 1990-2003 Việt Nam không thể lại gần vị trí có khoảng cách đều nhau giữa Mỹ và Trung Quốc chứ chưa nói đến đứng ở đó, thì sau năm 2003, vị trí đó trở nên có thể về lý thuyết tuy vẫn chưa thể trong thực tiễn. Thế cân bằng Chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa Việt Nam tới một vị trí có khoảng cách đồng đều giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời mở ra khả năng Việt Nam vượt qua “làn phân thuỷ” để bước sang khu vực gần Mỹ hơn. Ông Trọng và ông Obama sẽ nâng cấp mối quan hệ “đối tác toàn diện” giữa hai nước lên “đối tác toàn diện sâu rộng” với một “tuyên bố tầm nhìn chung”, thể hiện tính chiến lược trường kỳ của mối quan hệ. Việc đoàn ông Trọng có thêm 2 Uỷ viên Bộ Chính trị nữa đi cùng cho thấy Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Mỹ như thế nào. Tuy đoàn ông Trọng đi Trung Quốc tháng 4 vừa qua có tới 4 Uỷ viên Bộ Chính trị đi cùng Tổng bí thư, nhưng khi ông đi thăm các nước bạn bè thân thiết nhất của Việt Nam như Lào, Cuba, Nga, mỗi đoàn cũng chỉ có thêm 1 Uỷ viên Bộ Chính trị đi cùng. Tuy đoàn đi Trung Quốc hùng hậu như thế, quan hệ với Trung Quốc trên danh nghĩa còn là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” với “16 chữ vàng” và phương châm “4 tốt”, nhưng thực chất, như chính hai Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình nhìn nhận tại cuộc hội đàm tháng 4, độ tin cậy chính trị giữa hai nước vẫn chưa cao, hai nước cần thể hiện tinh thần “nói đi đôi với làm”. ( Xem thêm) Trong khi đó, như Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh “bật mí” trong cuộc phỏng vấn tuần rồi với VnExpress, hai nước Việt, Mỹ “đã đạt được sự thống nhất không còn muốn là kẻ thù của nhau, không xâm phạm, xâm hại những lợi ích chiến lược của nhau và đặc biệt là cam kết không bao giờ đem chiến tranh đến cho nhau”.( Xem thêm)     Nếu như Hội nghị Thành Đô 1990 để lại di sản trong chính trị Việt Nam là xu hướng “chống phương Tây” giành ngôi trưởng, xu hướng “hiện đại hoá” chỉ ở ngôi thứ, thì chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có tác động ngược lại. Nếu như Hội nghị Thành Đô 1990 để lại di sản trong chính trị Việt Nam là xu hướng “chống phương Tây” giành ngôi trưởng, xu hướng “hiện đại hoá” chỉ ở ngôi thứ, thì chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có tác động ngược lại. Nó báo hiệu rằng xu hướng “hiện đại hoá” đang đi lên và xu hướng “chống phương Tây” đang đi xuống. Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả Đại hội 12 của Đảng Cộng sản, dự trù nhóm họp vào cuối năm nay hoặc đầu sang năm. Người ta thường cho rằng ông Trọng là người bảo thủ và thân Trung Quốc. Nhận định này quá giản đơn mà không thấy hết được sự phức tạp và tế nhị của chính trị và quan hệ quốc tế. Trước kia, ông Trường Chinh cũng thường được coi là bảo thủ và thân Trung Quốc. Nhưng chính ông là người có dũng khí viết lại Báo cáo Chính trị để đề ra chính sách “đổi mới” ở Đại hội 6 năm 1986. Chính ông cũng là người vào những năm đầu thập kỷ 1960 đã có lúc ngả theo quan điểm Liên Xô về chung sống hoà bình, một quan điểm bị Trung Quốc kịch liệt chống đối. Hồi đó người ta cũng nghĩ ông Lê Duẩn thân Liên Xô nhưng chính ông đã đồng chủ trương (cùng ông Lê Đức Thọ) đàn áp những người ủng hộ quan điểm Liên Xô mà ông và các đồng chí gọi là “nhóm xét lại”. Đổi mới để sống còn Một chỉ dấu cho thấy ông Trọng đã quyết định phải thúc đẩy quan hệ với Mỹ để cân bằng Trung Quốc và cũng để hiện đại hoá đất nước là ông cử ông Phạm Quang Nghị, người mà ông từng đề cử “quy hoạch” làm Tổng bí thư khoá tới, đi Mỹ tiền trạm cho ông chỉ mấy ngày sau khi Trung Quốc rút giàn khoan vào tháng 7 năm ngoái. Ngay trong năm 2014, người ta đã ngầm hiểu rằng quan hệ với Mỹ tuy danh nghĩa là đối tác toàn diện nhưng thực chất đã là đối tác chiến lược. Điều này khác hẳn với cách đây chỉ khoảng hơn chục năm, quan hệ với Trung Quốc trên danh nghĩa còn chưa gọi là đối tác chiến lược, nhưng phía Việt Nam đã ngầm hiểu là đồng minh chiến lược. Với những sự ngầm hiểu mới (Trung Quốc là mối đe doạ chiến lược, Mỹ tiến tới là đồng minh chiến lược không chính thức), chính trị trong nước của Việt Nam sẽ có những đổi thay mới. Có thể khẳng định ngay từ bây giờ là Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ không bầu một nhân vật bảo thủ, chống phương Tây lên làm Tổng bí thư. Tuy nhiên, liệu Đại hội có bầu một nhân vật đổi mới, hiện đại hoá lên hay không thì vẫn còn là câu hỏi. Các nhóm chiếm số đông trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện nay không phải là “bảo thủ”, cũng không phải là “đổi mới”, mà là “trung dung” và “trục lợi”. Tuỳ theo diễn biến trong những tháng sắp tới mà Đại hội 12 có thể sẽ bầu một nhân vật hoặc “trung dung” hoặc “trục lợi” hoặc cũng có thể “đổi mới” lên làm Tổng bí thư. Mặc dầu vậy, với xu thế dài hạn là Việt Nam sẽ phải đương đầu với mối đe doạ chiến lược của một Trung Quốc nhiều tiền lắm mẹo, Việt Nam sẽ không có con đường nào khác là phải đổi mới để sống còn. http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/07/150706_forum_nguyenphutrong_...
......

9 dân biểu HK yêu cầu TT Obama đặt vấn đề nhân quyền với ông Nguyễn Phú Trọng

Ngày 6 tháng 7, 2015 Tổng thống Barack Obama Tòa Bạch Ốc 1600 Pennsylvania Avenue NW Washington, DC 20500 Kính thưa Tổng thống Obama, Vào ngày 7 tháng 7 tới đây, Ông sẽ gặp Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng không phải là một nguyên thủ quốc gia và cũng không phải là lãnh đạo của một chính quyền dân cử. Ông đã được mời đến Tòa Bạch Ốc chỉ vì ông đứng đầu hệ thống độc đảng tại Việt Nam. Hệ thống độc tài độc đảng này là nguyên nhân của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam hiện nay. Năm nay đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt. Là thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ, chúng tôi hoan nghênh mối quan hệ chặt chẽ hơn với người dân Việt Nam và ghi nhận tiềm năng kinh tế và an ninh của đất nước này. Do đó, chúng tôi xem vấn đề nhân quyền là tối quan trọng và đưa lên hàng đầu trong quan hệ song phương bởi vì bất kỳ sự hợp tác toàn diện nào đều phải đặt trên nền tảng giá trị chung và tôn trọng các quy ước được thế giới công nhận. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký vào Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị cũng như Công ước chống tra tấn của LHQ. Việt Nam đã chọn cam kết các quyền làm người được thế giới công nhận. Tuy nhiên, Ủy ban Điều tra về bắt giữ tùy tiện của LHQ (UNWGAD) đã phán quyết rằng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vẫn tiếp tục bắt giữ và giam cầm các nhà hoạt động xã hội và chính trị một cách có hệ thống, vi phạm những ràng buộc của luật pháp quốc tế. Trong khi danh sách các blogger và tù nhân lương tâm Việt Nam bị bắt giữ ngày càng gia tăng, điều quan trọng hơn bao giờ hết là Hoa Kỳ cần gởi một thông điệp rõ rệt tới giới chức trách Hà Nội rằng tôn trọng nhân quyền là yếu tố cần thiết để thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế và an ninh. Chúng tôi xin đề nghị Ông nêu vấn đề ngược đãi tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo tại Việt Nam — đặc biệt những người đang bị những án tù dài hạn chỉ vì họ cổ võ cho chính trị và ngôn luận một cách ôn hòa. Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Ông đòi hỏi ông Trọng phải thả ngay lập tức những nhà báo công dân/hoạt động nhân quyền nổi bật sau đây: Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Ngô Hào, Trần Thị Thúy, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Ms. Nguyễn Công Chính và Lm. Nguyễn Văn Lý. Chúng tôi cũng xin đề nghị Ông nêu vai trò thiết yếu của các tổ chức chính trị độc lập và các tổ chức xã hội dân sự trong một xã hội tân tiến, cũng như nêu những vi phạm trầm trọng về quyền tự do tôn giáo. Ông Trọng cần được khuyến khích việc lắng nghe người dân Việt Nam và bày tỏ sự tôn trọng xã hội dân sự, các nhóm tôn giáo, và quyền tự do chính trị tại Việt Nam. Chúng tôi mong cùng làm việc với bên Hành Pháp để hỗ trợ truyền thống của quốc gia chúng ta trong việc hỗ trợ nhân quyền và dân chủ. Trân trọng,
......

TCBC: Quan Điểm của Việt Tân Về Việc Trung Cộng Quân Sự Hóa Biển Đông

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: [email protected] - Web: www.viettan.org - Blog: vnctcmd.blogspot.com - FB: facebook.com/viettan Thông Cáo Báo Chí                                QUAN ĐIỂM CỦA                         Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng                               Về Việc Trung Cộng Quân Sự Hóa Biển Đông TỔNG QUÁT: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (Trung Cộng) đã nhiều lần dùng sức mạnh quân sự để gây hấn, xâm chiếm vùng biển nằm trong đường 9 đoạn do họ đưa ra nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Năm 1974, Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1988, Trung Cộng cưỡng chiếm 7 đảo, bãi đá chìm của Việt Nam. Năm 1995, Trung Cộng chiếm bãi đá chìm Vành Khăn của Phi Luật Tân. Mặc dù quốc tế đã lên án hành động xâm lược của Trung Cộng, lên án “đường 9 đoạn” vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhưng Bắc Kinh vẫn càng ngày càng ngang ngược, coi thường sự lên án của thế giới và nhất là có những hành động bạo lực, chèn ép các quốc gia trong vùng. Trong thời gian gần đây, các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Cộng đang bồi đắp nhiều đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng trên những đảo này các cơ sở phục vụ cho hải quân và không quân như bến cảng, phi đạo, trại lính với trạm radar và trọng pháo. Cụ thể là tại các đảo Đá Chữ Thập, Đá Gạc Ma, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi. NHẬN ĐỊNH: Trung Cộng hiện đang quân sự hóa các đảo nhân tạo để củng cố sự chiếm đóng trái phép của họ. Tham vọng kiểm soát và khống chế sự giao thương trên Biển Đông sẽ tạo ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng:     Đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không – Biển Đông là một tuyến đường hàng hải quan trọng với một nửa tổng số tàu chở hàng trên toàn thế giới phải đi qua đây. Các căn cứ quân sự và sự hiện diện thường trực của lực lượng hải quân Trung Cộng trên Biển Đông sẽ đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng, và ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự phát triển của cả vùng Á Châu Thái Bình Dương.     Đe dọa sự ổn định trong vùng – Thái độ hung hăng của Trung Cộng, sẵn sàng dùng tàu chiến để thị uy và gây thiệt hại cho tàu đánh cá, tàu khảo sát và kể cả tàu chiến của một số quốc gia, chính là đầu mối đe dọa cho sự ổn định trong vùng. Từ những xung đột nhỏ bùng nổ thành những tranh chấp cục bộ, dẫn đến chiến tranh là một nguy cơ đáng quan tâm. Riêng đối với Việt Nam, các căn cứ quân sự của Trung Cộng nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một mối đe dọa rất lớn cho an ninh quốc phòng và quyền lợi kinh tế của đất nước.     Cướp đoạt các nguồn tài nguyên đáng kể gồm ngư nghiệp, dầu hỏa và khí đốt – Biển Đông được đánh giá là nguồn lợi rất lớn cho các ngành thủy sản, đồng thời có tiềm năng cao về dầu hỏa và khí đốt. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đây là những nguồn tài nguyên cần thiết cho tương lai của đất nước. Vì vậy sự cướp đoạt của Trung Cộng bằng vũ lực, bất chấp luật pháp quốc tế, là một thiệt hại to lớn cho đất nước chúng ta. QUAN ĐIỂM: Duy trì hòa bình, bảo vệ chủ quyền và tài nguyên của đất nước, và bảo vệ cuộc sống của ngư dân trên Biển Đông là trách nhiệm chung của mọi người Việt Nam. Trách nhiệm này được tiến hành dựa trên 3 nguyên tắc: (1) đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, (2) giải quyết bằng các định chế luật pháp quốc tế, và (3) liên kết các quốc gia quan hệ nội vụ. Trong tinh thần đó, Đảng Việt Tân quan niệm một chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân và đất nước phải nỗ lực thực hiện những điều sau đây: Thứ nhất, ưu tiên trong mọi nỗ lực là tăng cường bảo vệ đời sống của bà con ngư dân đang bị Trung Cộng đe dọa trầm trọng trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc bảo vệ này không chỉ nói lên tình nghĩa đồng bào mà còn biểu hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm gìn giữ tài nguyên quý báu của cha ông để lại. Do đó, phải lập tức tăng cường lực lượng hải quân để tuần tra và bảo vệ ngư dân. Thứ hai, tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam tham gia vào nỗ lực bảo vệ biển đảo, từ nghiên cứu, ra kiến nghị, cho đến việc tham gia những diễn đàn quốc tế, tổ chức các cuộc biểu tình, tụ họp trong và ngoài nước. Những hoạt động này cho nhà cầm quyền Bắc Kinh và thế giới thấy rằng người Việt Nam cương quyết bảo vệ biển đảo và không chấp nhận mọi sự áp đặt và khống chế. Thứ ba, dùng các định chế quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền, tương tự như Phi Luật Tân đang kiện Trung Cộng tại tòa án trọng tài quốc tế. Biện pháp này nhằm một mặt phủ nhận chủ trương đối thoại song phương của Bắc Kinh, mặt khác dùng luật lệ quốc tế để kềm hãm sự hung hăng bá quyền của Trung Cộng trên biển Đông. Thứ Tư, thúc đẩy sự hợp tác với những quốc gia có cùng mối quan tâm đối với vấn đề Biển Đông, tận dụng những cơ chế quốc tế như ASEAN, và tăng cường hợp tác hải quân để tuần tra Biển Đông với các nước như Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản. Thứ năm, xét lại tương quan ngoại giao với Trung Cộng và những ký kết không bình đẳng. Nếu cần sẽ phải hủy bỏ những hợp tác không thích hợp trên các mặt kinh tế, ngoại giao, văn hóa và xã hội, điển hình là công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chủ quyền và quyền lợi kinh tế của nước ta trên Biển Đông đang bị đe dọa trầm trọng khi Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa trên các đảo, bãi đá chìm chiếm đóng phi pháp. Tuy nhiên, quan hệ tròng chéo với Bắc Kinh và chủ trương bám giữ quyền lực độc tài của lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang là cản trở lớn nhất cho mọi nỗ lực bảo vệ chủ quyền của đất nước. Một trong những điều kiện tiên quyết cần có để huy động sức mạnh của toàn dân chính là nhu cầu xây dựng một thể chế dân chủ, và thiết lập một chính quyền thực sự đại diện cho nguyện vọng của toàn dân. Trước tình hình cấp bách này, Đảng Việt Tân sẽ gia tăng nhiều hơn nữa những nỗ lực hợp tác cùng đồng bào ở trong và ngoài nước, các đoàn thể xã hội, các tổ chức chính trị để đấu tranh cho mục tiêu chấm dứt độc tài, xây dựng dân chủ, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của dân tộc. Tinh thần đoàn kết dân tộc là yếu tố then chốt đã giúp chúng ta bảo vệ được tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm qua. Ngày nay, chính từ lòng yêu nước vô bờ, chính từ nỗi lo cho các thế hệ con cháu tương lai, và từ tinh thần đặt vận mang đất nước lên trên tất cả, dân tộc chúng ta sẽ lại một lần nữa sẵn sàng đương đầu với hiểm họa xâm lược từ Trung Cộng và tất cả những kẻ tiếp tay cho họ. Ngày 6 tháng 7 năm 2015 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
......

Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen báo động hiểm hoạ xâm lăng

Trường Đại học Hoa Sen vừa tổ chức Lễ Tốt nghiệp lần thứ 1 năm 2015 cho 535 sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng và Kỹ thuật viên (KTV). Trong số các tân khoa tốt nghiệp đợt này, có 30 tân khoa là Thủ khoa và Á khoa. Trong bài diễn văn để chúc mừng các tân khoa trong buổi lễ tốt nghiệp, Tiến sỹ Bùi Trân Phượng (Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen) đã lên tiếng báo động về mối hiểm hoạ từ quốc gia láng giềng phương Bắc. Trong bài phát biểu của mình, Tiến sỹ Phượng nhắc đến hai vấn đề mấu chốt. Một là quan niệm bất vụ lợi trong giáo dục mà trường Đại học Hoa Sen đeo đuổi gần 1/4 thế kỷ qua. Hai là mối đe doạ từ Trung Cộng. Bà Phượng lý giải rằng, tư duy bất vụ lợi trong phát triển giáo dục là "nhìn nhận thế giới xung quanh ta không phải chỉ bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đồng minh, nhà cung ứng, giám đốc, nhân viên, cấp trên và cấp dưới hay lobby chính trị. Mà xã hội còn bao gồm những người có năng lực khác nhau và cùng nhau kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn". Nó có nghĩa là nâng cao ý thức công dân trong việc cùng nhau xây dựng một xã hội nhân bản, điều mà nền giáo dục Việt Nam dưới thời CSVN đã không làm được. Giáo dục dưới thời cộng sản chỉ cốt tạo ra những công dân phục vụ chế độ, chứ không phải để phục vụ xã hội. Trong phần báo động về hoạ xâm lăng từ Trung Cộng, bà Phượng có nhắc lại sự kiện đã xảy ra hơn một năm trước, khi Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng lãnh hải của Việt Nam. Và nay, để củng cố quyền lợi và âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà của mình, Trung Cộng đã cho bồi đắp, xây dựng trên những bãi rạn san hô mà bằng vũ lực họ đã chiếm được từ Việt Nam. Chẳng những vậy, Trung Cộng còn mang các thiết bị quân sự tối tân đến đặt ở các công trình mà họ đã xây dựng. Bà Phượng nhấn mạnh rằng, trước những việc làm của Trung Cộng đã "đưa Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm". Trước những hiểm nguy rình rập ấy, trong lễ tốt nghiệp mừng các tân khoa, bà Phượng "tha thiết" mong những cử nhân với tư cách công dân Việt Nam phải biết "suy tư, phải có quan điểm cá nhân" trước những hiểm hoạ để có những hành động phù hợp. Tiến sỹ Phượng còn mong các cử nhân "sẽ luôn nghĩ đến đồng bào ruột thịt và vận mệnh của đất nước. Các anh chị sẽ luôn thành tâm làm điều gì đó cho quê hương". Bà Phượng còn nhắc nhở các tân khoa luôn đề phòng các chất phụ gia độc hại mà Trung Cộng đầu độc trong thực phẩm trước khi xuất cảng sang Việt Nam. Bài phát biểu xúc động của Tiến sỹ Bùi Trân Phượng đã được rất nhiều báo dẫn lại. Điều đó cho thấy rằng, cho dù chịu sự cai trị của nhà cầm quyền nhu nhược, "hèn với giặc, ác với dân", nhưng vẫn còn đó những trí thức quan tâm đến vận mệnh đất nước. Những tưởng chống lại sự xâm lược của Trung Cộng là một việc làm bình thường. Vậy nhưng, sự đàn áp, bắt bớ của chính quyền CSVN đã làm cho rất nhiều trí thức rất e dè mỗi khi cất lên tiếng nói trước hoạ xâm lăng. Bài phát biểu của Tiến sỹ Bùi Trân Phượng đã được dư luận hoan nghênh, xứng đáng là một điểm son cho ngành giáo dục Việt Nam. ************** Nguyên văn bài phát biểu: Các bạn Tân khoa của Đại học Hoa Sen thân mến, Các anh chị sắp bước ra khỏi hội trường này để khởi nghiệp trong thời điểm đất nước vẫn còn nhiều khó khăn. Theo thống kê năm nay của trường, cứ 100 tân khoa đang ngồi đây, trong hội trường này, có 80 bạn đã tìm được việc làm và sẽ quay lại làm việc vào thứ hai. Trong thông điệp gởi đến các tân khoa ngày hôm nay, tôi muốn nói đôi lời về hai vấn đề dường như không mấy liên quan. Tuy không liên quan với nhau, nhưng cả hai vấn đề này đều nóng bỏng, thiết thân đối với sứ mạng giáo dục và những giá trị cốt lõi mà trường Hoa Sen theo đuổi từ 1991 tới nay, đã gần một phần tư thế kỷ. Đó là tư duy không vì lợi nhuận và mối đe dọa từ Trung Quốc. Đầu tiên, tôi xin giải thích ý nghĩa của ‘không vì lợi nhuận’. Ở góc độ pháp lý, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận (cũng có thể dịch bằng ‘bất vụ lợi’ hay ‘vô vị lợi’) sử dụng lợi nhuận hoặc còn gọi là chênh lệch thu chi của mình để đạt được mục tiêu đề ra thay vì phân phối lại cho nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu dưới dạng cổ tức hay lợi nhuận kinh doanh. Quyết định hoạt động không vì lợi nhuận không có nghĩa là tổ chức đó không quan tâm tìm lợi nhuận từ những hoạt động hay dịch vụ của mình. Mỗi quốc gia có luật giới hạn mức độ mà một tổ chức không vì lợi nhuận được sử dụng phần chênh lệch thu chi để chi trả cho người góp vốn. Tại Việt Nam, luật giáo dục đại học 2012 và nghị định liên quan có quy định trường đại học không vì lợi nhuận phải tuân thủ mức trần cổ tức để dành phần lớn lợi nhuận tái đầu tư vào giáo dục. Đó cũng là điều mà Đại học Hoa Sen đã thực hiện từ ngày đầu thành lập trường, đang thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện ngày càng tốt hơn trong tương lai. Tư duy không vì lợi nhuận là khái niệm khác. Trong quá trình học tập, các anh chị từng nghe đến tinh thần khởi nghiệp, hay sự năng nổ cần thiết để đi vào cuộc sống thực tế. Các anh chị đã học các kĩ năng để tăng cường lợi thế cá nhân trong cạnh tranh việc làm tốt và vị thế xã hội. Tư duy không vì lợi nhuận là tư duy nhìn nhận thế giới xung quanh ta không phải chỉ bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đồng minh, nhà cung ứng, giám đốc và nhân viên, cấp trên và cấp dưới hay lobby chính trị. Mà xã hội còn bao gồm những người có năng lực khác nhau và cùng nhau kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. Nói cách khác, tư duy không vì lợi nhuận là ý thức cộng đồng hay ý thức trách nhiệm công dân, là động cơ khiến ta góp tiền cho một tổ chức từ thiện, giúp người già băng qua đường, khi lái xe biết nhường đường cho người đi bộ, hay làm việc cho một tổ chức không vì lợi nhuận như Trung tâm Khuyết tật và phát triển DRD chẳng hạn. Các anh chị có thể hỏi có phải phục vụ cộng đồng tám tiếng một ngày và năm ngày một tuần là điều tốt nhất cho các anh chị không. Câu trả lời của tôi là không nhất thiết. Đã từng và sẽ tiếp tục có một số cựu sinh viên Hoa Sen chọn lựa như vậy. Nhiều anh chị khác vẫn làm việc cho một doanh nghiệp bình thường; đồng thời không quên đóng góp kiến thức, thời gian và tiền bạc để giúp đỡ kể cả những người không phải thân thuộc. Quan trọng nhất là anh chị vừa phải có tư duy, năng lực cần thiết để thành công trên thương trường, đồng thời phải có tư duy, năng lực, thói quen, thậm chí là nhu cầu, khát vọng từ sâu thẳm trái tim mình đóng góp xây dựng xã hội. Liên quan đến các bạn tân khoa và Đại học Hoa Sen, tôi mong muốn các bạn sẽ luôn dõi theo sự phát triển của nhà trường và góp phần đảm bảo rằng Hoa Sen sẽ tiếp tục tái đầu tư hầu hết, tiến đến là toàn bộ chênh lệch thu chi vào hoạt động giáo dục và phục vụ cộng đồng. Tôi mong các anh chị sẽ làm tiếp những gì mà các anh chị đã làm, đó là tham gia đặt ra những câu hỏi, kể cả chất vấn Ban Giám hiệu về hiệu quả sử dụng học phí và sự giữ gìn, phát triển các giá trị cốt lõi đã làm nên uy tín, hình ảnh nhà trường. Và tôi cũng mong, giống như nhiều cựu giảng viên – nhân viên và cựu sinh viên các lớp trước, các tân khoa ngồi đây sẽ tiếp tục giữ quan hệ tích cực và đóng góp, ảnh hưởng đến tương lai nhà trường. Các tân khoa Đại học Hoa Sen thân mến! Một năm trước, Trung Quốc đã đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển thuộc địa phận Việt Nam và đe dọa sẽ quay trở lại. Nay Trung Quốc đang củng cố vị trí trên những rạn san hô tại Biển Đông mà họ có được bằng việc đánh chiếm của Việt Nam. Trung Quốc thậm chí bây giờ đã mang thiết bị quân sự đặt ở các cấu trúc xây dựng trên các rạn san hô. Những hoạt động này của Trung Quốc làm xáo trộn giao thông hàng hải bình thường và hoạt động đánh bắt cá của ngư dân. Đồng thời chúng cũng rõ ràng đưa Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm. Tôi không lặp lại những điều mà mọi người đã đọc trên các phương tiện truyền thông... Tôi thiết tha mong các anh chị với tư cách công dân Việt Nam phải suy tư, phải có quan điểm cá nhân về tình hình này, theo dõi những diễn biến tiếp theo và có hành động phù hợp. Cho dù sau này các anh chị có chọn cho mình một công việc hay sự nghiệp tương lai gì đi nữa, các anh chị sẽ luôn nghĩ đến đồng bào ruột thịt và vận mệnh của đất nước. Các anh chị sẽ luôn thành tâm làm điều gì đó cho quê hương. Cuối cùng, các anh chị nhớ chạy xe cẩn thận, đề phòng phụ gia độc hại của Trung Quốc trong thực phẩm Việt Nam. Hãy luôn thể hiện mình là một người Việt Nam có học, sống tử tế, làm việc đàng hoàng và cư xử nhân ái. Thay mặt đội ngũ sư phạm nhà trường, tôi xin vinh danh sự thành công của các anh chị và chúc các anh chị mọi điều tốt đẹp nhất trên đường đời.  
......

Grexit - Rồi Sao?

Hy Lạp và Bi Hài Kịch Âu Châu Từ khi Hy Lạp hết khả năng thanh toán món nợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, trị giá khoảng một tỷ 550 triệu Euro (tương đương một tỷ 730 triệu Mỹ kim) và đáo hạn ngày 30 Tháng Sáu, nhiều người hết còn biết là chuyện gì đang xảy ra. Trên nguyên tắc, đến đêm 30 rạng ngày hôm sau, vì Chính quyền Hy Lạp không đạt thỏa thuận về một giải pháp cứu nguy tài chánh với các chủ nợ chính yếu là Liên hiệp Âu châu, Ngân hàng Trung ương Âu châu ECB và Quỹ IMF, Hy Lạp chính thức bước vào giai đoạn vỡ nợ. Việc đàm phán về giải pháp cứu nguy tan vỡ từ hôm Thứ Bảy 27 vì Chính quyền của tập hợp các lực lượng cực tả Syriza dời buổi họp trở về loan báo quyết định sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào Chủ Nhật mùng bốn Tháng Bảy. Trưng cầu dân ý về chuyện gì, được trình bày ra sao cho người dân, với giải pháp nào cho dân chọn lựa? Những câu hỏi căn bản này cũng chẳng rõ ràng. Thế rồi tin tức dồn dập từng giờ trong ngày Thứ Tư mùng một Tháng Bảy, giờ Âu Châu, khiến những người theo dõi cũng hết biết luôn. Ở tại chỗ, các ngân hàng được lệnh đóng cửa và mọi dịch vụ chuyển ngân đều bị kiểm soát, nhưng tình hình chính trị còn nguy kịch và rắc rối hơn vậy. Thí dụ như vào giờ chót ngày Thứ Ba, Thủ tướng Hy Lạp là Alexis Tsipras gửi công điện cho các định chế chủ nợ, rằng Chính phủ của ông có thể đưa ra một đề nghị dàn xếp. Nhưng hy vọng chẳng kéo dài vì các phe trong cuộc tung ra nhiều tuyên bố trái ngược nhằm tác động vào dư luận Âu Châu và Hy Lạp, cho đến khi ông Tsipras lại đổi ý vào chiều Thứ Tư. Ông lên truyền hình xác định rằng vẫn có trưng cầu dân ý và kêu gọi dân chúng trả lời “Không”, tức là bác bỏ giải pháp cấp cứu có điều kiện của Âu Châu. Trong trường hợp đó, Hy Lạp ra khỏi khối Euro, hết sử dụng đồng bạc Âu châu và phải phát hành lại đồng Drachma? Sau đó thì sao? Hồ Sơ Người-Việt xin tổng hợp nhiều dữ kiện khác nhau của vụ khủng hoảng Hy Lạp vì vấn đề không chỉ là tài chánh hay kinh tế…. Hồ Sơ Euro Về đại thể, Hy Lạp mắc nợ khoảng 315,5 tỷ Euro (tương đương với 350 tỷ đô la), chủ yếu là nợ các định chế Âu Châu, nhiều nhất là “tam đầu chế” Liên Âu, Ngân hàng ECB và Quỹ IMF. Với nền kinh tế sa sút liên tục và mất 25% sản lượng trong năm năm qua, và nay chỉ còn 200 tỷ đô la một năm, Hy Lạp không thể trả được các khoản nợ ấy mà muốn cần vay thêm Ngân hàng ECB theo thủ tục khẩn cấp một số nợ ngắn hạn để giải quyết nhu cầu thanh khoản là tiền mặt. Hy Lạp là một thất bại kinh tế vì tệ nạn chính trị. Kinh tế xứ này không thể có tương lai nếu không cải cách, nhưng chẳng ai muốn cải cách vì sợ mất đặc quyền. Thất nghiệp tại Hy Lạp đã lên tới 26% nhưng 50% thành phần trẻ hiện không có việc. Tệ nạn chính trị là sau nhiều thập niên lãnh đạo của đảng Xã Hội (Phong trào “Panhellenic Socialist Movement” gọi tắt là PASOK), Hy Lạp đi theo chính sách bao cấp và bảo vệ quyền lợi của một thiểu số thân tín với gia đình Papandreou có ba đời ông, cha và con (Georgios, Andreas và George) đều từng là Thủ tướng. Hy Lạp còn cải sửa thống kê kinh tế để đủ tiêu chuẩn gia nhập khối Euro và sau đó không thể theo kịp đà tiến hóa của các quốc gia khác. Việc Hy Lạp được gia nhập khối Euro là một sai lầm của Âu Châu, có thể là vì lý do chính trị: xứ này có vị trí địa dư tại một khu vực nóng và là thành viên của Minh ước NATO nên được biệt đãi cho tới ngày phá sản. Sau năm năm thương thuyết, và ráo riết nhất từ đầu năm khi tập hợp cực tả Syriza được cử tri bầu lên vào ngày 25 Tháng Giêng năm nay, Hy Lạp vừa muốn các chủ nợ xóa bớt một phần nợ và lại cho vay thêm tiền. Liên minh cầm quyền của tập hợp Syriza có đa số rất mỏng trong Quốc hội là 11 ghế và sở dĩ đắc cử là vì hứa hẹn 1) không cắt giảm chi tiêu mà còn tăng lương hưu bổng, và 2) thương thuyết việc giảm nợ với Âu Châu, mà 3) vẫn ở trong khối Euro. Điều này rất nan giải. Có tiền là nhờ sự chung góp của dân đóng thuế hay các nước thành viên, các chủ nợ không thể và cũng chẳng muốn thỏa mãn đòi hỏi đó mà còn yêu cầu Hy Lạp phải chấn chỉnh lại việc chi tiêu, cụ thể giảm chi và tăng thu, và cải cách cơ chế kinh tế để gia tăng sản lượng kinh tế trong lâu dài. Mâu thuẫn về yêu cầu đó dẫn tới bế tắc và Chính quyền Syriza quay về hỏi xem người dân có đồng ý với những yêu cầu của chủ nợ hay không. Sau đây là ba kịch bản về những gì có thể xảy ra sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày mùng năm. Ba Kịch Bản Tùy theo lá phiếu của dân chúng, người ta có thể nghĩ ra ba kịch bản là 1) Không; 2) Có; và… Có, Nhưng Mà. Giả Thuyết “Không”: Nếu cử tri không đồng ý với đề nghị của Âu Châu, qua cách trình bày và diễn giải của Syriza, nhiều phần thì Hy Lạp sẽ ra khỏi khối Euro, được gọi là Grexit, từ cách chơi chữ Greece và Exit. Tập hợp Syriza thuộc thành phần cực tả, từ Cộng sản đến Maoist, được ủy quyền lãnh đạo là để giảm nợ mà vẫn ở trong khối Euro. Nếu cử tri không đồng ý với đề nghị của Âu Châu thì Hy Lạp hết nguồn tài trợ và sẽ vỡ nợ, đã không thanh toán được nợ của IMF cũng chẳng thể trả nợ Âu Châu vào ngày 20 này, trong khi đó hệ thống ngân hàng bị mất vốn và phải đóng cửa để khỏi phá sản. Kết cuộc thì Hy Lạp sẽ ra khỏi khối Euro, dùng lại đồng Drachma chắc chắn là bị mất giá. Khi ấy, tập hợp Syriza cũng chẳng còn hy vọng cầm quyền và chính phủ đổ, dân chúng sẽ phải bầu lại cho một đa số khác. Giả Thuyết "Có": Cử tri đồng ý với đề nghị của Âu Châu và tạm đẩy lui kịch bản Grexit. Vì đến lúc cuối, Chính quyền Syriza còn đề nghị dân chúng bỏ phiếu chống, các chủ nợ Âu Châu sẽ nhân kết quả này mà nhấn mạnh rằng Syriza không đáng tin nên họ sẽ chỉ thảo luận việc giảm nợ cho một chính quyền khác. Nghĩa là Syriza cũng có thể bị bỏ phiếu bất tín nhiệm và Hy Lạp câu giờ cho đến khi dân chúng bầu ra một đa số khác. Vấn đề ở đây là chính trường Hy Lạp không có lực lượng nào đủ mạnh khả dĩ thành lập một liên minh cầm quyền thay thế Syriza. Tức là tình hình vẫn chưa êm và còn loạn thêm nếu cử tri dồn phiếu cho cánh cực hữu hay xu hướng chống Âu Châu. Giả Thuyết "Có, Nhưng Mà": Trong cả hai kịch bản Có-Không, Chính quyền Syriza có thể sẽ đổ mà Hy Lạp vẫn khó tìm ra một giải pháp thay thế. Vì vậy, trong giả thuyết cử tri đồng ý với đề nghị của Âu Châu, Thủ tướng Tsipras và các đồng chí có thể nhân đó tìm ra một giải pháp qua ba ngả lách. Ngả lách thứ nhất là trình bày với các thành phần cực đoan trong tập hợp của mình rằng dù ta đã vận động chống lại đề nghị của Âu Châu, dân Hy Lạp vẫn muốn thương thuyết và ở lại trong khối Euro cho nên ta phải dung hòa để vẫn còn cầm quyền. Mục tiêu là bảo toàn được đoàn kết bên trong để khỏi bị bất tín nhiệm. Ngả thứ hai là thuyết phục quốc dân rằng Syriza vẫn là hy vọng khá nhất để đàm phán lại với Âu Châu cho những điều kiện khả quan hơn. Mục tiêu vẫn là cầm quyền. Ngả thứ ba là trình bày với các chủ nợ rằng thà là họ nhân nhượng một chút với Hy Lạp còn hơn là mất hết. Mục tiêu vẫn là mặc cả với các chủ nợ. Kịch bản này có xác suất cao vì đấy là chiến lược ban đầu của Syriza. Cùng lắm thì Tsipras sẽ tìm ra một liên minh mới với các phe nhóm rất ô hợp. Nghĩa là trong cả ba giả thuyết, Âu Châu vẫn xoay về chốn cũ và tái thương thuyết với một khách nợ thiếu tiền mà đầy thủ đoạn. Các chủ nợ đều đã quá chán ngán với trò bội tín ấy nên chưa chắc đã đồng ý với việc thương thuyết lại: Âu Châu chưa ra khỏi khủng hoảng và trước sau gì cũng vẫn trở lại quyết định “Grexit”. Một là Hy Lạp xin ra, hai là Hy Lạp bị đuổi ra. Lý do là quốc gia mạnh nhất và có thẩm quyền nhất trong khối chủ nợ là nước Đức đã hết kiên nhẫn và muốn có kịch bản này để còn cứu vãn được khối Euro với các thành viên còn lại. Tại sao? Liên Âu Sau Grexit Kinh tế rất nhỏ và mục nát của Hy Lạp chẳng có sức nặng gì với khối Euro hay cả tổ chức Liên Âu. Các ngân hàng chủ nợ của Âu Châu đều đã bán lại nợ và rút khỏi Hy Lạp nên các chủ nợ mới là ba định chế nói trên. Việc Hy Lạp ra khỏi Euro không thể gây khủng hoảng kinh tế hay tài chánh cho Âu Châu (hay Hoa Kỳ). Sở dĩ Cộng hòa Liên bang Đức phải giải quyết hồ sơ Hy Lạp chính là để làm gương cho các quốc gia mắc nợ tại miền Nam, như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hay Ý Đại Lợi. Và sau khi thanh toán xong món nợ Hy Lạp, nước Đức hy vọng sẽ có một nền tảng thuần nhất hơn về chánh sách và vững mạnh hơn về chính trị. Nhưng, các vấn đề căn bản của Liên Âu thì vẫn còn nguyên vẹn. Hệ thống quan thuế này không có quyền lực chính trị và phải dung hòa nhiều đòi hỏi trái ngược của từng quốc gia. Sau khi giải quyết xong món nợ Hy Lạp, các vấn đề tiềm ẩn vẫn nổi lên. Và vụ Hy Lạp ra đi sẽ dẫn tới nhiều rạn nứt hơn trong nội bộ Liên Âu ------ Kết luận ở đây là gì? Hy Lạp đang mở màn cho nhiều biến động trầm trọng hơn tại Âu Châu trong những năm tới./. Nguồn: http://dainamaxtribune.blogspot.de/ Hài Kịch Hy Lạp: Cho Cộng Sản Một Đạp Nguyễn-Xuân Nghĩa - Sống 150630 "Vùng Oanh Kích Tự Do" SYRIZA Ra Ma Và Hy Lạp Bay Ra Cửa Euro Như Thế Nào? Đây là vết bẩn Hy Lạp! - Thế có tẩy nó đi được không? - Hý họa của Ramirez trên tờ IBD Đầu năm nay, dân Hy Lạp đã tưởng mình khôn. Họ bầu cho một tập hợp 22 nhóm thiên tả, từ cộng sản đệ tam qua đệ tứ, đệ tứ rưỡi và các đệ tử lên đồng không đo đếm lẫn cô hồn các đảng “Mao-ít, Mao-nhiều”. Khi một chính đảng mà tự xưng là “tập hợp” thì nên đọc ra chữ “ô hợp”, là trường hợp của nhóm SYRIZA, viết tắt từ chữ Hy Lạp “Synaspismós Rizospastikís Aristerás”, liên hiệp của các đảng cực đoan cánh tả, “radical lefts”. Phát tin cho ngắn thì đa số cử tri ủy quyền cho tập hợp SYRIZA việc đi quịt nợ và tin rằng nhờ SYRIZA thì lương hưu còn tăng, đến 90% của mức lương cuối cùng nhận được. Hãy nói về lương lậu và chi phí đã. Xứ này vốn là Thiên đường Hạ giới nên tuổi trung bình để được nghỉ hưu thuộc mức thấp nhất Âu Châu (57,8 tuổi). Họ còn có 600 ngành nghề được coi là rủi ro và hại sức khỏe nên được về hưu ở tuổi 50, trong đó có giới viết lách và mỹ thuật làm tóc. Đấy là đỉnh cao “xã hội chủ nghĩa” khi mà đi cầy ba năm là có thể xác định mức lương căn bản và dưỡng già ở tuổi 50 mà vẫn có lương hưu tính từ căn bản đó. Và điện nước gì cũng được trả với giá trợ cấp, mà khỏi trả cũng không sao vì nhà nước không có quyền cúp! Thế thì ai sản xuất cho mọi người cùng hưởng điều kiện lý tưởng này? Rất ít! Doanh nghiệp mới thì khó thành lập vì đe dọa đặc quyền của các công ty lão làng được bộ máy hành chánh bảo vệ qua bán chác và tham nhũng. Chế độ bao cấp đó còn khiến tuổi trẻ ù té bỏ đi làm di dân xứ khác. Còn lại là lớp trung niên và tuổi vàng, ca hát tưng bừng chờ ngày nghỉ ngơi…. Đây cũng là nơi thăm thú lãnh thổ bằng xe taxi còn rẻ hơn xe lửa nên hỏa xa cũng là cái lỗ. Chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần tiên. Những người lên đồng không biết đếm chẳng cần biết xứ sở đang mắc nợ đến 315,5 tỷ Euro, tương đương với 350 tỷ Mỹ kim. Một năm sản lượng của cả nước chỉ có khoảng 200 tỷ mà nợ 350 tỷ thì đấy là bài toán kế toán mà một bà nội trợ cũng biết, trừ những người trong thế giới ảo. Đa số các chủ nợ của Hy Lạp là tổ chức Liên hiệp Âu châu của 28 quốc gia, là Ngân hàng Trung ương Âu châu ECB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và một số quốc gia Âu châu. Khi dân Hy Lạp bầu lên tập hợp SYRIZA do một đảng viên cộng sản lãnh đạo là Thủ tướng Alexis Tsipras, thì các chủ nợ nói trên đều ngao ngán và trải qua sáu tháng cút bắt với một đám hủi. Mỗi tuần mỗi tháng là một đề nghị lập tức được SYRIZA coi như dép rách. Họ lẩn như trạch để khỏi cam kết việc cải cách và chấn chỉnh chi thu. Khi bị chủ nợ đẩy vào thực tế thì hô khẩu hiệu chống tư bản và chủ nghĩa Đức quốc xã! Bị dồn vào chân tường thì SYRIZA dọa lại là sẽ trốn dưới nách của Vladimir Putin, ở bên Nga. Họ chẳng lý gì đến số phận của xứ Ukraine. Khách có kẻ ngồi bên đọc mấy dòng trên mà tả hỏa. Nhà bác nói chuyện giỡn sao? Thế kỷ 21 lại có trò lạ như vậy? Kinh tế chính trị học có trường phái nào dạy về nghệ thuật lươn lẹo như thế không? Thưa rằng kinh tế chính trị học kiểu Mác-Lê-Mao có thể có! Nhưng cao nhân tất hữu cao nhân trị. Cao nhân ở đây là nữ nhân đã kinh qua xã hội chủ nghĩa của xứ Đông Đức cộng sản, Thủ tướng Angela Merkel của Cộng hòa Liên bang Đức. Tốp cộng sản ba mươi sáu động bảy mươi hai đảo gặp vị Sư thái đã luyện võ trong lò cộng sản Xin hãy nghiêm túc nhìn qua bờ vai của vị nữ lưu này vào thực tế Âu Châu. *** Trong đà hồ hởi của Âu Châu sau khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991, các nước Âu Châu cùng lập ra Liên hiệp Âu châu (Liên Âu) vào năm 1992 qua Thỏa ước Maastrict, tên một thành phố của Hòa Lan. Sau đó, một số quốc gia Liên Âu còn tiến tới chế độ thống nhất tiền tệ, là Khối Euro, cùng sử dụng một đồng bạc chung là đồng Euro, mang ký hiệu €. Mười năm sau, hơi trễ, vào quãng 2009, người ta mới thấy đó là sự hồ hởi sảng, lạc quan tếu. Liên Âu chỉ là một liên hiệp quan thuế, trong đó các nước giao dịch theo tinh thần tự do với tối thiểu hạn chế. Nhưng Liên Âu không là một tổ chức chính trị thống nhất, có quyền hạn về chi thu ngân sách để bắt các thành viên cùng tuân thủ. Thỏa ước Maastrict không có khả năng cưỡng hành nên mọi thành viên vẫn có thể áp dụng nguyên tắc “đèn nhà nào nhà ấy rạng mạng người nào người ấy giữ”. Họ gọi đó là chủ quyền quốc gia, đối lập với thẩm quyền của tập thể Liên Âu. Tất nhiên nhiều kẻ khôn ngoan bèn nghĩ tới mối lợi trong trò góp gạo thổi cơm chung này. Khôn nhất là góp tấm trộn cám lại đòi ăn xôi gấc. Đấy là nếp khôn xã hội chủ nghĩa, là chủ nghĩa cóc biết đếm mà chỉ biết vồ ếch. Trong khu vực rộng lớn của 28 nước Liên Âu và 19 nước của khối Euro, Cộng hòa Liên bang Đức là cái trụ, có nền kinh tế mạnh nhất, lại thấu hiểu trò chơi chính trị của Liên Âu lẫn những giới hạn của Thỏa ước Maastrict. Kinh tế Đức mạnh là nhờ xuất cảng, chiếm phân nửa Tổng sản lượng, và trong số khách hàng nhập cảng của Đức cũng có nhiều quốc gia ở vòng ngoài của Liên Âu. Không kể xứ Ireland tại miền Bắc thì vòng ngoài đó có các nước miền Nam, rung đùi sưởi nắng rửa chân bên Địa Trung Hải. Đó là Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, các quốc gia “lâm nạn” từ năm 2009. Dân trong nghề gọi nhóm lâm nạn này là PIIGS (Portugal, Ireland, Italy, Greece và Spain). Tại sao lâm nạn? Khách chẳng thể ngồi yên nên nóng ruột hỏi thay cho độc giả, trong khi màn ảnh chan hòa màu đỏ, từ Á về Âu qua Mỹ…. Khi xuất cảng, Đức có lợi thế nhờ đồng Euro có giá rẻ hơn là nếu xứ này vẫn giữ đồng Đức Mã Đê Mê Deutschmark vững chãi của mình như trước. Vì vậy, việc duy trì khối Euro có lợi cho kinh tế Đức, nhưng với cái giá phải trả - chuyện sẽ nói sau vì dân Đức biết đếm. Trong môi trường đó, các nước ở vòng ngoài thoải mái mua hàng của Đức, trả bằng tiền mặt là đồng Euro cho nước Đức. Họ lâm nạn vì không biết đếm là xứ sở hết tiền mặt. Họ hết tiền mặt vì hai lẽ, mua nhiều hơn bán và chi nhiều hơn thu. Sở dĩ chi nhiều hơn thu vì ở trên bờ dốc bao cấp. Càng gần xã hội chủ nghĩa là càng chi bạo mà khỏi cần đếm. Đấy là nạn bội chi ngân sách còn nguy ngập hơn nạn nhập siêu. Vả lại, theo lý luận rất xã hội chủ nghĩa thì bề nào cũng có nhà nước lo. Nhà nước ở đây là nhà nước Đức và nhà nước Liên Âu cùng các định chế tài chánh như ngân hàng ECB và Quỹ IMF. Đấy là các chủ nợ đã tài trợ cho nhóm PIIGS này có tiền mua hàng (chủ yếu của Đức) và duy trì khả năng chi tiêu. Đồng tiền này không miễn phí và vô điều kiện. Phí tổn là phân lời trái phiếu khá cao trên thị trường Đức, và điều kiện là cải tiến chế độ kinh tế tài chánh và cải thiện chi thu ngân sách để ra khỏi tình trạng hào phóng theo kiểu cha chung không ai khóc. Khi ấy, càng gần bờ dốc xã hội chủ nghĩa, các chính quyền bên cánh tả của nhóm PIIGS càng thấy mình khôn. Khỏi chấn chỉnh gì thì cũng được thiên hạ nuôi báo cô nhân danh chủ quyền độc lập với cơ chế Maastrict. Khôn nhất là Hy Lạp! Nước Đức thì cần duy trì hệ thống Euro nhưng chẳng thể tốn tiền tiếp tục trò báo cô đó. Đã vậy thì bà cho cái đứa khôn nhất một đạp ra khỏi cõi càn khôn! Hy Lạp cạp đất là như vậy. Dõi theo đòn chính trị rất quái bên trời Âu, khách ngồi bên bèn gõ máy tìm hình Sư thái Angela Merkel để chiêm bái! Khi thấy dân Hy Lạp vẫn du dương với giấc mơ xã hội chủ nghĩa, lại bầu lên một tập hợp cộng sản có tôn chỉ quịt nợ bọn có tiền, Angela bèn nghĩ đến các khách nợ còn lại. Phải dùng phép sát kê hách hầu, diễn nôm là giết gà dọa khỉ. Trong sáu tháng liền, bà cứ để con gà SYRIZA gáy loạn. Chiêu pháp SYRIZA là hãy can em đi, kẻo em sẽ tự cắt tiết, hoặc bay qua cái lầu son gác tía của Nga. Sư thái Angela ra chiều đắn đo ái ngại, mà thầm nhủ: “xin cứ tự nhiên”. Chuyện quái ở đây là cả khối Euro, cõi Liên Âu và toàn thế giới đều chứng kiến đòn bài bây ăn quịt ấy nên rốt cuộc đành chấp nhận hậu quả là khối Euro phải cho Hy Lạp ra ngoài, kịch bản “Grexit”. Bay qua cửa sổ. Suốt sáu tháng đó, các nhóm xã hội chủ nghĩa của mấy xứ kia khéo nín thinh để khỏi lãnh cơn thịnh nộ của Sư thái Angela và các chủ nợ. Khi thấy Thủ tướng Alexis Tsipras ôm hôn thắm thiết Vladimir Putin thì họ hú vía và tự bảo nhau là cho chúng chết luôn. Đấy là pháp thuật của Angela Merkel. Vì Maastrict không có luật nên bà chọn đứa ngỗ nghịch nhất mà quăng ra cửa. May ra thì các nước còn lại sẽ biết thế nào là sổ sách chi tiêu và sống với nhau thì phải có thủy có chung. Vì thế, khi Hy Lạp cận ngày thanh toán nợ đáo hạn, là trả một tỷ rưỡi cho IMF vào ngày 30 Tháng Sáu, Thủ tướng Tsipras của SYRIZA rơi ngay vào cái hố Angela chờ đợi: cho em về hỏi ý dân đã, qua một cuộc trưng cầu dân ý sẽ tổ chức vào mùng năm Tháng Bảy. Có gì thì cũng tại dân cả. Dân thì đã hiểu. Họ ùn ùn rút tiền ký thác làm các ngân hàng cần ngân khoản cấp cứu của Âu Châu để khỏi lủng. Việc cấp cứu đó vừa chấm dứt và từ nay đến ngày dân bỏ phiếu, các ngân hàng tạm đóng cửa. Chúng ta có một vụ khủng hoảng điển hình như trong các nước nghèo mà ham. Âu Châu văn minh hiện đại cũng có loại nghèo mà ham đó. Đấy là những người cộng sản đã làm cho nước nghèo mà vẫn có tật ham. Bai em nhé.
......

Một Cô Gái Trung Hoa Đoạt Giải Hoa Hậu Canada và Chuyện Nhân Quyền

Tin tức về Anatasia Lin đoạt giải Miss World Canada 2015 loan truyền nhanh chóng về tận quê nhà, tỉnh Hunan, Trung Quốc, nơi cha của cô đang sinh sống. Mọi người ào ạt đến chia vui, chúc mừng. Anatasia Lin đoạt giải Miss World Canada 2015 Photo Thế nhưng, việc chia vui ấy nhanh chóng chấm dứt, thay thế bằng việc công an mật vụ Trung Cộng đến “thăm hỏi” hăm doạ ông liên quan đến những hoạt động cổ võ cho tự do tôn giáo và nhân quyền của Anatasia. Không phải chỉ mới sau khi đoạt giải Hoa Hậu mà còn từ lâu trước đó là một diễn viên phim ảnh, Anatasia Lin thường xuyên lên tiếng hay xuất hiện trong các phim vạch trần những vi phạm nhân quyền của Trung Cộng. Cô tự hào xác nhận “tôi là người đấu tranh cho nhân quyền”. Lo sợ trước sự an nguy cá nhân cũng như cho công việc làm ăn của mình, người cha kêu con gái hãy ngừng các hoạt động nhân quyền, nếu không thì coi như cha con không còn nhìn mặt nhau nữa. Việc Trung Cộng hạch sách và đe doạ gia đình thân nhân những người đi đấu tranh cho dân chủ hay nhân quyền là chuyện không lạ gì với giới đấu tranh tại Việt Nam. Với Anatasia Lin, nhiều người hỏi tại sao cô không nghe lời cha mình, cô nói “nếu tôi chịu khuất phục trước những lời đe doạ, thì tôi đang đồng loã trước những vi phạm nhân quyền đang tiếp tục xãy ra. Nếu tôi và nhiều người khác chịu im lặng thì Đảng Cộng Sản sẽ tiếp tục chà đạp người dân mà không sợ phải chịu hậu quả.” “Để đạt được sự thay đổi tích cực trên thế giới đòi hỏi nhiều hy sinh và rủi ro. Đã có hàng triệu người dân Trung Quốc can đảm hơn tôi nhiều, họ đã chấp nhận rủi ro, đã chịu tù đày, tra tấn hay tệ hại hơn thế. Việc chúng ta giữ vững lập trường và giá trị [đấu tranh] là một cách vinh danh những hy sinh của họ.” Cô đã đau nhói khi nhận được tin nhắn của cha, bảo cô hãy im lặng, đừng nói gì, đừng làm gì nữa. Lo cho cha, nhưng Anatasia có cái nhìn khác: “Sự im lặng sẽ không bảo vệ được cho cha tôi. Và cho dù cha tôi có không hiểu hay không chấp nhận, thì tôi vẫn tin rằng vì sự lên tiếng của mình cha tôi sẽ được an toàn khi được những ánh sáng quốc tế soi rọi hơn là phải nằm im trong bóng tối của cường quyền. Tự do sẽ đến khi chúng ta quyết dẹp bỏ cường quyền và dám đối đầu với những ai muốn duy trì nó.” — Anatasia Lin, Hoa Hậu Thế Giới Canada 2015. Cô sinh ngày 1/1/1990 tại tỉnh Hunan, Trung Quốc và định cư tại Canada với mẹ từ năm 13 tuổi. Cô đang sống tại thành phố Toronto. Nguồn: FB Nguyễn Hoàng Thanh Tâm
......

Nếu Hy Lạp ly dị khối Euro

Mười hai giờ đêm 30 Tháng Sáu (2 giờ chiều ở California), Hy Lạp bước vào tình trạng vỡ nợ. Hết trợ cấp, chính phủ Hy Lạp không thể trả cho IMF €1.55 tỷ (đồng Euro), gần $1.73 tỷ (Mỹ kim). Khi bà Christine Lagarde, chủ tịch IMF chính thức công bố tin này, trên nguyên tắc các định chế tài chánh khác ở Châu Âu có quyền đòi Hy Lạp phải trả hết €180 tỷ đã cho vay. Làm như vậy không khác gì “rút ống dưỡng khí” của kinh tế Hy Lạp. Cho nên chưa ai làm dữ cả, mà còn hứa hẹn sẽ nói chuyện tiếp về các biện pháp cứu giúp khác. Chính phủ Alexis Tsipras sẽ thở được ít nhất đến ngày Thứ Hai tuần tới. Thủ Tướng Alexis Tsipras, 40 tuổi, đã “đánh cuộc,” còn gọi là “đánh cá.” Cuối năm 2014, đảng Syriza của ông thắng cử nhờ hứa với cử tri rằng ông sẽ xóa bỏ các chính sách “thắt lưng buộc bụng” do nước khác ở Châu Âu ép buộc. Các chính phủ trước đều phải chấp nhận các chính sách này, khi Châu Âu đưa tay cứu Hy Lạp thoát khỏi bị vỡ nợ, năm 2012, là tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, khiến người già bị giảm bớt lương hưu, người thất nghiệp sớm mất trợ cấp, công chức bị cắt lương, vân vân. Các người lãnh lương hưu đã bị cắt 45% rồi, nạn thất nghiệp đã lên tới 25%, và tổng sản lượng nội địa Hy Lạp đã giảm một phần tư kể từ năm 2010. Dân Hy Lạp, với 2 triệu rưỡi người nghỉ hưu và 600 ngàn công chức, chịu khổ cực quá, cho nên thấy đảng Syriza hứa hẹn thì hoan nghênh; chấp nhận đối đầu với các nước chủ nợ! Ông Alexis Tsipras chắc nghĩ rằng nếu Hy Lạp cứ làm găng đến cùng, các nước khác sẽ phải nhượng bộ chứ không dám bỏ rơi nước ông. Nếu Hy Lạp vỡ nợ thật, sẽ phải rút ra khỏi nhóm 24 nước Châu Âu đang dùng đồng Euro, trong đó có Vatican và Monaco. Nếu chuyện đó xảy ra, hậu quả sẽ rất lôi thôi, cho tất cả mọi người. Năm 2012 Liên Hiệp Âu Châu và IMF, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dưới ảnh hưởng của Châu Âu, đã hùn tiền giúp Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha và Hy Lạp thoát cảnh vỡ nợ. Lý do cũng vì nếu không cứu ba nước này thì thì giới đầu tư khắp nơi sẽ mất niềm tin, kinh tế cả Châu Âu, và cả thế giới, sẽ suy yếu. Cho nên ông Tsipras đánh cá rằng năm nay cũng vậy; sau cùng các chủ nợ sẽ phải cứu; không dám đá Hy Lạp ra khỏi Nhóm Euro; rồi ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU) luôn. Dân Hy Lạp có vẻ tin ông Tsipras. Một cuộc nghiên cứu dư luận cho biết 74% dân Hy Lạp muốn nước họ nằm trong khối EU, nhưng 50% vẫn hoan nghênh đường lối cứng rắn của ông Tsipras. Tức là họ tin các nước Châu Âu sẽ không dám làm dữ. Cho nên trong sáu tháng qua, chính phủ Tsipras nhất định không nhượng bộ các định chế cho vay nợ, là IMF, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) và Hội Ðồng Liên Hiệp Châu Âu (European Commission, EC). Các chủ nợ tỏ ra rất cương quyết, nhưng ông Tsipras vẫn làm như họ chỉ dọa, “tháu cáy,” chứ không dám đẩy Hy Lạp vào cảnh vỡ nợ. Nhưng đêm hôm qua, ông Tsipras đã chịu thua một keo. Các nước Châu Âu không “tháu cáy.” IMF không cho trì hoãn món tiền 1.55 tỷ Euro. Hy Lạp đã vỡ nợ thật dù bà Lagarde không dùng từ ngữ đó. Nhưng tai họa không chỉ có thế. Ðến ngày 20 Tháng Bảy tới, nếu không có tiền trả 3.5 tỷ nợ đáo hạn cho Ngân Hàng Châu Âu thì chắc chắn Hy Lạp coi như sẽ tự động rút ra ngoài Khối 24 nước dùng đồng Euro. Vì lúc đó các ngân hàng Hy Lạp sẽ không được trợ cấp để có tiền trả cho các trương chủ muốn rút ra. Nói “tự động” bởi vì nội quy Nhóm Euro không có điều khoản nào về “rút ra” hoặc “bị đuổi ra.” Trước đây chưa có nước nào đã ra cả. Nhưng việc Hy Lạp rút ra, gọi là “Grexit,” nếu xẩy ra sẽ là một chuỗi các biến cố, chứ không phải một biến cố gọn gàng. Khi nào chính phủ Hy Lạp tuyên bố sẽ phát hành một đồng tiền mới, gọi tên cũ là “drachma” thì hành động đó có thể đánh dấu biến cố “Hy Lạp Ra, Grexit.” Thứ Bảy vừa qua, ông Tsipras đánh cá một cú chót. Ông tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, đặt một câu hỏi cho dân Hy Lạp là họ có chấp thuận các điều kiện mới của Châu Âu hay không? Trong tuần lễ chờ đợi, ông ra lệnh các ngân hàng đóng cửa và hạn chế số tiền dân có thể rút ra từ các máy tự động (€60 mỗi ngày, sau tăng lên €120 cho các cụ về hưu). Ông có thể đoán rằng phe bên kia sẽ nhượng bộ, nhưng họ vẫn lờ đi. Biện pháp cho các ngân hàng tạm nghỉ có thể cứu cả hệ thống tài chánh, vì dân đã bớt tin tưởng. Từ khi chính phủ Tsipras nắm quyền, số tiền dân gửi trong các ngân hàng từ €164 tỷ đã giảm một phần năm, chỉ còn €130 tỷ. Trong mấy tuần qua, số tiền rút ra khỏi các ngân hàng lên gần €10 tỷ. Người ta đoán dân Hy Lạp đang cất trong nhà khoảng €45 tỷ. Việc tổ chức trưng cầu dân ý là một hành động “trốn trách nhiệm” của Thủ Tướng Alexis Tsipras và đảng Syriza. Nếu dân chúng chấp thuận các điều kiện của Châu Âu, ông Tsipras có thể rút lại các lời hứa khi tranh cử. Chắc dân Hy lạp sẽ chấp thuận, nhưng họ sẽ “trừng phạt” đảng Syriza trong cuộc bỏ phiếu sắp tới. Các đảng đang liên hiệp với Syriza sẽ làm áp lực buộc ông Tsipras phải từ chức để bàu cử lại. Hai đảng được lợi nhất trong cơ khủng hoảng này là đảng Cộng Sản và đảng Cực Hữu Bình Minh Vàng (Golden Dawn), khuynh hướng phát xít. Nước Hy Lạp đã từng trải qua nhiều cuộc đảo chính trong quá khứ; dân chúng sẽ lo sợ tái diễn sau cuộc khủng hoảng này! Ðây không phải là lần đầu tiên, chính phủ Hy Lạp đã vỡ nợ bẩy lần trong 200 năm qua. Năm 1830 nước này không trả được nợ cho Anh Quốc khiến Hải Quân Hoàng Gia phải đưa tầu đến chiếm các tài sản gán nợ! Thực ra trên thế giới hầu hết các quốc gia đã vỡ nợ, trừ năm nước là Australia, New Zealand, Thái Lan, Ðan Mạch, Canada và Mỹ. Người ta đã tính toán xem nếu Hy Lạp phải rút ra khỏi khối Euco thì hai bên sẽ thiệt và lợi những gì. Khi tính sổ xong, thì đối với cả hai bên, lợi bất cập hại. Nếu các nhà lãnh đạo đều suy nghĩ một cách thuần lý thì họ sẽ tìm đủ mọi cách để việc “ly dị” không xẩy ra. Nhưng chúng ta biết, ngay trong hôn nhân, nhiều khi hai người quyết định ly dị nhau mà không cần suy nghĩ cho chín chắn. Trước hết, đối với nước Hy Lạp, nếu chấp nhận “vỡ nợ” thì ích lợi đầu tiên là sẽ không phải lo trả ngay những món nợ ngập đầu €320 tỷ, trong đó có €240 tỷ mới được cấp từ năm 2012, €56 tỷ nợ nước Ðức. Nhưng thực ra, việc trả các món nợ này đều rất nhẹ. Lãi suất rất thấp, số tiền trả nợ mỗi năm chỉ chiếm 3% GDP, nước Hy Lạp có thể lo được. Rút ra khỏi khối Euro, Hy Lạp sẽ khó vay được nợ với lãi suất thấp như vậy. Việc thay đổi đồng tiền từ Euro sang Drachma, đồng tiền dân Hy Lạp dùng từ năm 1830 đến năm 2001, sẽ nhiều rắc rối. Cần đến 430 triệu Mỹ kim để in tiền mới. Năm 1993, nước Slovak tách ra khỏi Tiệp Khắc, phải mất sáu tháng việc đổi tiền mới làm xong. Ðồng tiền mới khiến cho mọi bản hợp đồng thương mại, trong nước và với nước ngoài, sẽ phải được viết lại, dùng đồng tiền drachma thay euro. Nhưng các món nợ sẽ được tính theo tỷ lệ hối suất nào? Rất nhiều cuộc giao thương sẽ đình trệ khi hai bên không đồng ý với nhau về tỷ giá. Ðồng drachma của Hy Lạp chắc chắn sẽ mất giá đến 50% ngay khi ra đời. Một hậu quả khi đồng tiền xuống là hàng nhập cảng sẽ lên giá. Người ta có thể không chịu bán ra trong khi chưa biết họ sẽ mua hàng mới với giá nào, vì hối suất bấp bênh thay đổi. Ngược lại, hàng Hy Lạp bán ra nước ngoài sẽ được lợi vì giá hạ hơn, dễ cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, trong nền kinh tế Hy Lạp phần ngoại thương chiếm phần nhỏ cho nên mối lợi về xuất cảng nếu có cũng không đáng kể. Trong ba năm qua chính phủ Hy Lạp đã hạ giá hàng xuất cảng rồi, khi buộc các công nhân giảm lương 16%; nhưng sau đó số hàng xuất cảng cũng không thấy tăng lên. Ảnh hưởng kinh tế sẽ kéo dài nếu Hy Lạp rút ra. Ngay lập tức, nhiều ngân hàng sẽ phá sản vì hiện nay họ sống nhờ Ngân Hàng Châu Âu bơm tiền cấp cứu. Khi đồng tiền mất giá, mọi người dân tiết kiệm đều mất tiền, có thể mất một nửa. Người dân mất niềm tin thì số tiết kiệm và đầu tư sẽ giảm, mọi việc giao thương bị trì trệ. Nhiều thanh niên Hy Lạp sẽ đi ngoại quốc, người có tiền cũng đem ra ngoài làm ăn. Giới đầu tư quốc tế sẽ ngần ngại hơn khi muốn đưa tiền vào Hy Lạp. Một quốc gia vỡ nợ sẽ bị gạt ra ngoài thị trường vốn thế giới trong một thời gian dài, hàng chục năm trở lên. Nói tóm lại, Hy Lạp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn là được lợi nếu ra khỏi khối Euro. Ðối với Liên Hiệp Châu Âu cũng vậy, lợi bất cập hại. Nếu các nước Châu Âu xóa nợ cho Hy Lạp thì số thiệt hại cũng không lớn. Nhưng nếu Hy Lạp rút ra thì khối Euro sẽ không vững chắc như trước nữa. Các nước Ðông Âu đã tỏ thái độ cứng rắn nhất đối với Hy Lạp trong thời gian qua, vì họ thấy không có lý do gì dân chúng nước họ chịu một mức sống thấp hơn dân Hy Lạp, mà tiền họ đóng góp cho Liên Hiệp Châu Âu lại được đem giúp cho Hy Lạp. Nhưng nếu Grexit xẩy ra, vùng bị ảnh hưởng nặng nhất nằm ở Ðông Âu. Ðồng zloty của Ba Lan, đồng florint của Hungary có thể sẽ mất giá 15 đến 20% so với đô la Mỹ. Số tiền đầu tư tại các nước Ðông Âu có thể xuống vì, vì người ta bớt tin tưởng. Tuy nhiên, những mối lo trên có thể rất nhẹ và sẽ thoáng qua rất nhanh; khác với tình trạng năm 2012. Nếu năm đó Hy Lạp rút ra thì Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha cũng ra đi. Nhưng năm nay, hai nước trên đã hồi phục được niềm tin của thị trường. Chính phủ hai nước này hiện đang vay nợ chỉ phải trả lãi suất hàng năm khoảng trên dưới 2%, cho các trái khoán 10 năm; trong khi chính phủ Hy Lạp phải trả tới 10 hay 12%. Cho nên, nhiều người nghĩ rằng nếu Châu Âu dứt bỏ được một “của nợ” là nước Hy Lạp thì sau đó sẽ bớt được một vấn đề khó khăn! Ðối với nước Mỹ, ảnh hưởng sẽ không đáng kể, trừ một số công ty làm ăn nhiều với Châu Âu. Thực ra kinh tế Hy Lạp còn nhỏ hơn kinh tế các thành phố lớn ở Mỹ! Tuy nhiên, khối các nước dùng đồng Euro sẽ phải đối phó với một vấn đề mới: Việc tham gia vào khối từ nay sẽ mong manh, không vững chắc như trước. Nếu Hy Lạp “bị đuổi ra” thì nhiều nước kinh tế yếu khác sẽ có thể sẽ phải ra đi, như Cyprus, Bồ Ðào Nha; trong một cuộc khủng hoảng sau này. Có lẽ ông Tsipras đã đánh cá rằng khối Euro muốn tránh tình trạng đó bất cứ với giá nào. Cho nên ông mới “đánh cá” rằng Châu Âu không bao giờ dám “đuổi Hy Lạp” ra ngoài. Có điều, ông không biết nghĩ rằng một khối Châu Âu muốn tồn tại mà lại bỏ qua không tôn trọng các quy tắc chính họ đặt ra, thì chính họ sẽ mất uy tín, thiệt hại lớn hơn là chịu mất một thành viên trong khi thi hành các quy tắc tài chánh chung. Nhưng dân Hy Lạp sẽ phải nhận ra rằng ông Tsipras thích đánh cá, và ông ta đã đem nền kinh tế cả nước và tương lai đất nước đặt lên bàn đánh cá! Năm 2014, kinh tế Hy Lạp thực ra đã ngưng suy thoái, bắt đầu tăng trưởng. Nhưng chính phủ Tsipras thiếu khả năng, bao cấp cho bè đảng nhiều hơn các chính phủ trước, khiến kinh tế khựng lại và nay lại đang xuống. Chủ Tịch Liên Hiệp Châu Âu Jean-Claude Juncker đã mỉa mai rằng ông Tsipras tự nhận là theo chủ nghĩa xã hội; nhưng khi được yêu cầu tăng thuế các nhà giầu thì ông lại cưỡng đến phút chót mới làm. Ngày Chủ Nhật tới, dân Hy Lạp sẽ cho biết phán quyết của họ. Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/
......

Cùng Thân Phận Người Tù

(Cái bắt tay của người tù và cai tù trước nhà tù cộng sản) Thân yêu tặng luật sư Lê Quốc Quân Tôi người Việt Anh cũng người Việt Nhưng tôi là người tù Và anh là cai tù Vì yêu nước Tôi biểu tình chống giặc Tàu Cộng xâm lược Bị công an và côn đồ vây bắt Nhưng tòa án lại gán cho tôi bản án lừa bịp, bất lương: trốn thuế Có thể anh cũng là người yêu nước Nhưng anh còn dành tình yêu lớn hơn cho đảng Dành trí khôn để nhớ lời rao giảng: Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình Và anh trở thành cai ngục giam cầm lòng yêu nước Dù là cai ngục giam cầm lòng yêu nước Anh vẫn là người Việt Và trái tim yêu nước sẽ giúp anh nhận ra Màu cờ đảng chỉ như đám mây thời tiết Sáng đỏ rực chân trời, chiều đã ảm đạm mưa sa. Chỉ có đất nước, chỉ có Nhân Dân là vĩnh hằng, bất biến Rồi anh sẽ trở về với Nhân Dân Chúng ta lại gặp nhau Trên trận tuyến cùng Nhân Dân giữ gìn đất nước Ngục tù dù bịt bùng, tàn bạo Cũng không giam cầm được lòng yêu nước Không giam cầm được thời gian. Dù án tù năm năm, mười năm Ngày tôi ra tù cũng đến. Tuy ra khỏi nhà tù nhỏ Nhưng tôi và anh cùng chín mươi triệu người dân Việt Nam đau khổ Vẫn là người tù trên đất nước không có tự do, một nhà tù mênh mông của đảng Cùng là thân phận người tù trong nhà tù lớn Nào ta bắt tay nhau. Trước cổng ngục tù tăm tối Tôi nắm tay anh Hẹn ngày gặp lại trong trùng trùng đội ngũ Nhân Dân Trong huy hoàng tự do đất nước. Nguồn: FB Phạm Đình Trọng
......

Ông Nguyễn Hoà Bình mù luật hay nói lấy được?

GNsP (22.06.2015) – Ngày 15/6/2015, báo Tuổi Trẻ Online đưa tin về việc trả lời phỏng vấn của Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình liên quan đến “quyền im lặng”. Khi lấy ví dụ về vụ án Hồ Duy Hải ở bưu điện Cầu Voi, ông Bình đã để lộ nhiều điều gây tranh cãi trên mạng xã hội. Nhân dịp này, phóng viên GNsP có cuộc phỏng vấn Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, DCCT, hiện phụ trách Phòng Công lý-Hoà bình DCCT Sài Gòn về vấn đề này. Phóng viên: Thưa Cha, trước đây, Cha đã có ý kiến về phát biểu của ông Trương Hòa Bình- chánh án TANDTC- rằng “không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ án Hồ Duy Hải”. Nay, Cha có ý kiến như thế nào về phát biểu của một Ông Bình khác là Nguyễn Hòa Bình- viện trưởng VKSNDTC- về vụ án Hồ Duy Hải ạ? Lm. Đinh Hữu Thoại: Chắc Bạn muốn nói tới phát biểu của ông Nguyễn Hòa Bình khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, theo đó, ông Phó Giáo sư, tiến sĩ, viện trưởng này nói: “Tôi nói ví dụ như vụ Hồ Duy Hải thì chúng tôi đã kết luận rồi, sau khi lập đoàn công tác liên ngành có sự tham gia của cơ quan Quốc hội, Ban Nội chính trung ương, tòa án, công an và nghiên cứu của các chuyên gia độc lập thì kết luận cuối cùng là không oan mặc dù trong vụ việc này có sai sót trong quá trình điều tra. Trước diễn đàn Quốc hội, tôi không muốn đề cập đến vấn đề cụ thể, nhưng nay bạn hỏi thì tôi xin nói một chi tiết cụ thể để dư luận được rõ. Ví dụ, có ý kiến nói rằng tại sao cơ quan điều tra không thu hồi cái thớt? Tôi đồng ý rằng đây là sai sót của cơ quan điều tra. Nhưng cũng phải thông cảm với cơ quan điều tra rằng tại thời điểm khám nghiệm hiện trường thì không ai có thể hình dung được cái thớt đó là hung khí. Cái thớt lúc đó chỉ là đồ vật như rất nhiều đồ vật tại hiện trường. Chỉ sau này bắt được hung thủ thì hung thủ mới khai ra là nạn nhân chạy, hung thủ túm chân nạn nhân bị ngã, cái thớt rơi xuống nên hung thủ cầm thớt đập vào đầu nạn nhân, sau đó lấy dao cắt cổ nạn nhân. Nếu như có cái dao ở đấy mà cơ quan điều tra không thu mới là khuyết điểm lớn, nhưng trong tình huống đó không ai nghĩ cái thớt là hung khí”. Nói như vậy, một là ông Hòa Bình tiến sĩ này “mù luật”, mà dân gian hiện nay hay nói là “không mở miệng thì không ai biết mình ngu, còn nói ra thì thiên hạ không còn nghi ngờ gì nữa”. Hai là ông này biết, nhưng như ông Hòa Bình chánh án, ông cứ nói lấy được, kiểu “miệng nhà quan…”, hay “tao có quyền…”, bất chấp mọi việc, mọi người. Phóng viên: Thưa Cha có thể nói rõ hơn ý “mù luật” và “miệng nhà quan” của ông Nguyễn Hòa Bình này ạ? Lm. Đinh Hữu Thoại: Thứ nhất, Luật qui định những nguyên tắc cơ bản: “không ai bị coi là có tội…”, nguyên tắc “suy đoán vô tội”, nguyên tắc “chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm cơ quan tiến hành tố tụng”. Luật cũng qui định “Lời nhận tội của bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án…”. Mà “chứng cứ phải là những gì có thật, được thu thập theo trình tự , thủ tục Luật định”. “Cái thớt” được xem là “chứng cứ” (vật chứng) nếu nó có thật và được thu thập, bảo quản…theo đúng trình tự, thủ tục Luật định. Cụ thể ở đây, Hải – như ông Bình nói- chỉ sau này “hung thủ khai cầm thớt đập vào đầu nạn nhân…” Lời khai này của Hải có phù hợp “chứng cứ” khác (duy nhất), là “cái thớt” hay không? “Cái thớt” ra chợ mua về là không có thật, không được thu thập, bảo quản theo trình tự Luật định về “vật chứng”. Như vậy, lời khai nhận tội “cầm thớt đập vào đầu nạn nhân” không có thể được coi là chứng cứ kết tội Hải. Mặt khác, cơ quan điều tra đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản, về nghĩa vụ chứng minh tội phạm, về suy đoán vô tội… Tại sao Hải khai “cầm thớt đập vào đầu nạn nhân”, nhưng cơ quan điều tra- do không chứng minh được có cái thớt (vật chứng)- lại không “suy đoán vô tội” là không chấp nhận lời khai này của Hải, mà lại “suy đoán có tội” là mua ngay cái thớt ở chợ mang về để cho “phù hợp” lời khai của Hải??? Nói đến đây tôi thấy Bà Lê Thị Nga- đại biểu QH- đã có câu trả lời ông Bình này chính xác là: “Việc dùng mọi biện pháp (kể cả vũ lực) buộc nghi can phải khai nhận tội mà mình không thực hiện, sau đó hợp thức hóa, ngụy tạo chứng cứ khác cho phù hợp với diễn biến lời nhận tội, rồi lấy đó làm chứng cứ để buộc tội trước tòa – đây là nguyên nhân gốc rễ của những vụ án oan chấn động dư luận vừa qua, vụ kết tội Huỳnh Văn Nén cùng 5 người khác trong gia đình giết bà Dương Thị Mỹ, vụ Nguyễn Thanh Chấn và vụ Trần Văn Đỡ ở Sóc Trăng là ba vụ điển hình”. Và: “Việc lãnh đạo liên ngành tư pháp trung ương tại báo cáo 38/BC-VKSTC ngày 27-3-2015 kiên trì bảo vệ bản án kết tội Hồ Duy Hải trên cơ sở chủ yếu căn cứ vào lời khai nhận tội của Hải mà bỏ qua hàng loạt vi phạm rất nghiêm trọng về nội dung và tố tụng, theo tôi, cũng là một minh chứng rõ ràng của xu hướng suy đoán có tội” – bà Nga nói. Cần nhắc lại là lời khai nhận tội “cầm thớt đập vào đầu nạn nhân” của Hải (nếu có) chỉ có “chứng cứ khác” chứng minh là “cái thớt” được mua về. Những chứng cứ khác (lời khai nhân chứng) chỉ nhằm xác nhận có cái thớt ở bưu điện, ở hiện trường và “giống” cái thớt được mua ở chợ về. Nếu “cái thớt” không được coi là vật chứng, là chứng cứ thì lời khai của Hải không có chứng cứ khác “phù hợp” thì lời nhận tội này không được coi là chứng cứ. Đó là qui định của Luật. Thứ hai là, ông Bình này nói: “Nhưng cũng phải thông cảm với cơ quan điều tra rằng tại thời điểm khám nghiệm hiện trường thì không ai có thể hình dung được cái thớt đó là hung khí…Nếu như có cái dao ở đấy mà cơ quan điều tra không thu mới là khuyết điểm lớn, nhưng trong tình huống đó không ai nghĩ cái thớt là hung khí”. Như vậy, ý ông này cho là khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi thấy “vết thương ở cổ nạn nhân có vết cắt” nên “không thu dao mới là khuyết điểm lớn”. Thế ông trả lời sao ngay khi khám nghiệm tử thi nạn nhân Hồng đã xác định: nạn nhân Hồng bị nhiều tổn thương vùng đầu, mặt, cằm…như “dập da đầu vùng đỉnh…bầm tụ máu thái dương trái, đỉnh trái…tụ máu dưới da đầu vùng trán…rách da vùng mắt, mắt trái sưng nề, thâm quầng, …vết bầm tụ máu trước đùi chân phải, mặt trước cẳng chân trái…”, như vậy mà cơ quan điều tra chỉ thu giữ 3 thứ là “một số dấu vết đường vân; một số sợi tóc dính trong lọc rác của bồn rửa; một đôi dép xốp màu trắng”, còn “tấm thớt gỗ” trên đầu nạn nhân lại không thu giữ??? Chẳng lẽ “dép xốp màu trắng” có “ý nghĩa” gây ra các vết thương kể trên cho nạn nhân hơn “tấm thớt gỗ”? Thứ ba, “Việc điều tra, thu thập chứng cứ quan trọng đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của BLTTHS…” là “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”, một trong các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm– theo qui định Bộ luật Tố tụng Hình sự và Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC- chứ không phải là “khuyết điểm” lớn, nhỏ , hay “sai sót” gì ở đây. Ngoài ra, ông này chỉ “dám” ví dụ đến “sai sót” cái thớt, mà không dám ví dụ đến “con dao”, đến “dấu vân tay”… hay những “vi phạm khác”. Hay ông Bình chưa đọc hồ sơ? Sao ông không ví dụ đến những “Chứng cứ, tài liệu quan trọng đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án” (như lời khai, giám định dấu vân tay cũa những người nghi can được triệu tập trước Hải?) “hoặc bị sửa chữa, thêm bớt làm sai lệch hồ sơ vụ án” (như Biên bản ghi lời khai nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu; Nguyễn Thị Huệ; Nguyễn Kim Chi; Đặng Thị Liên; Nguyễn Thị Bích Ngân; Huỳnh Thị Kim Tuyền;…) mà Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC xác định đây là “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự”, một trong những căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm. Tôi muốn nhắc lại lần nữa là cả 2 ông quan Hòa Bình- là người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm- đều sử dụng các “khái niệm” không có trong Luật như “sai sót”, “khuyết điểm lớn”, “thiếu sót”… để cố tình che giấu các “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”, để cố tình bao biện cho hành vi “không kháng nghị GĐT” theo thẩm quyền luật định. Phóng viên: Thưa, Cha có ý kiến gì về việc Mẹ và Dì của Hải đang cùng ông Nguyễn Trường Chịnh (bố tử tù oan Nguyễn Văn Chưởng) đang đi “kêu oan” ngoài Hà Nội? Lm. Đinh Hữu Thoại: Thực sự, tôi rất cảm thông, ái ngại và chia sẻ với gia đình các tử tù việc “bất đắc dĩ” họ phải “lăn lộn”, đúng nghĩa đen và nghĩa bóng, để có mặt tại Hà Nội kêu oan cho con cháu mình. Thời tiết khắc nghiệt trong những ngày này, chi phí đi lại, ăn trọ…ở Hà Nội thực sự là những thử thách đối với thân nhân Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng nói riêng và dân oan nói chung. Tôi cầu chúc cho họ đạt được ý nguyện minh oan cho con cháu. Tôi mong những người có trách nhiệm, nếu còn lương tâm, sớm xem xét và giải quyết nguyện vọng chính đáng của họ. Phóng viên: Xin cảm ơn Cha. Theo tinmungchonguoingheo.com
......

Ông Nguyễn Phú Trọng Thăm Hoa Kỳ

Diễn Tiến Chuyến Đi Lúc đầu, phía Hoa Kỳ đưa đề nghị mời ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước cộng sản Việt Nam (CSVN), thăm viếng Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm 20 năm bang giao giữa CSVN và Hoa Kỳ, theo đúng nguyên tắc ngoại giao. Nhưng quyết định sau cùng của Bộ chính trị CSVN là muốn Hoa Kỳ chính thức mời ông Nguyễn Phú Trọng và được đón tiếp như quốc khách. Tòa Bạch Ốc đã thả nổi việc mời này một thời gian vì xảy ra vụ giàn khoan HD 981. Sau đó, Bộ ngoại giao CSVN đã vận động Ngoại trưởng John Kerry thúc đẩy Tòa Bạch Ốc đồng ý mời ông Trọng viếng thăm Hoa Thịnh Đốn. Ba tháng sau khi Bắc Kinh rút giàn khoan HD 981, Bộ chính trị CSVN mới cho phép Ngoại trưởng Phạm Bình Minh sang gặp Ngoại trưởng John Kerry vào trung tuần tháng 10/2014. Trong cuộc gặp này, Ngoại trưởng John Kerry đã thông báo hai tin. Thứ nhất là Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho CSVN. Thứ hai là Hoa Kỳ chính thức mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 7/2015. Lúc đó, Ngoại trưởng John Kerry không nói rõ cấp nào mời vì trên nguyên tắc ông Trọng không phải là chủ tịch nước, nên dư luận cho rằng Tòa Bạch Ốc sẽ không mời mà có thể là Bộ Ngoại Giao hay là Đảng Dân Chủ. Cuối tháng 3/2015, nhân dịp đến Việt Nam dự Đại hội đồng IPU 132, cựu Chủ tịch Hạ viện và hiện là lãnh đạo đảng Dân Chủ tại Hạ Viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi – một đồng minh chiến lược của Tổng thống Obama - gặp ông Nguyễn Phú Trọng và đã chuyển lời mời chính thức của ông Obama đến Nguyễn Phú Trọng. Ngày 13/5/2015, xuất hiện trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius đã chính thức cho biết Tòa Bạch Ốc sẽ đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cao cấp nhất. Trung tuần tháng 6/2015, một viên chức cao cấp thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã “tiết lộ” cho giới truyền thông vùng Hoa Thịnh Đốn, lịch trình viếng thăm của ông Trọng sẽ kéo dài trong 5 ngày bao gồm ngày đến và ngày về từ mồng 5 tháng 7 đến mồng 9 tháng 7 năm 2015. Tổng thống Obama sẽ tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Tòa Bạch Ốc lúc 10:30 sáng mồng 7 tháng 7 khoảng 45 phút. Sau đó, ông Trọng và phái đoàn sẽ tham dự buổi Luncheon tại Bộ ngoại giao do Ngoại trưởng John Kerry khoản đãi. Buổi chiều cùng ngày, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nói chuyện về “Quan hệ Việt-Mỹ trong một thế giới đang thay đổi” tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS). Đây cũng là nơi mà ông Trương Tấn Sang đến nói chuyện vào năm 2013 khi đến thăm Hoa Kỳ. Ngày 8 và 9 tháng 7, ông Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn sẽ di chuyển lên Nữu Uớc, viếng thăm và gặp Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, gặp ông bà cựu Tổng thống Bill Clinton, nói chuyện với lãnh đạo đảng Cộng sản Hoa Kỳ và giới trí thức thân cộng và một số doanh nghiệp. Ông Trọng và phái đoàn rời Nữu Uớc vào buổi tối ngày 9/7 bằng chuyên cơ riêng. Nội Dung Trao Đổi Việc Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã gác “thủ tục” ngoại giao để mời ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, viếng thăm chính thức Hoa Kỳ cho thấy có sự thay đổi trong cách tiếp cận với lãnh đạo Hà Nội. Từ trước đến nay, lãnh đạo cao cấp của Bộ ngoại giao hay Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ thường chỉ liên lạc cấp chính phủ, nhà nuớc, không có nhiều liên hệ đến bộ phận đảng. Việc mời Tổng bí thư đảng viếng thăm chính thức, Hoa Kỳ bắt đầu muốn “vói tay” đến các cấp đảng ủy trong tương lai. Điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ dành mọi dễ dàng hay thân thiện hơn với đảng CSVN, mà mục tiêu là để trực tiếp đối thoại những vấn đề then chốt liên quan đến chiến lược chung của hai bên. Vì thế, trong chuyến đi Mỹ lần này, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cùng với ông Obama ít ra giải quyết 4 vấn đề then chốt sau đây: 1/ Quan điểm của hai bên về vấn đề biển Đông. Trước thái độ hung hăng và bành trướng của Bắc Kinh đang đe dọa tự do hàng hải của Hoa Kỳ và các quốc gia khác, Hoa Kỳ và CSVN sẽ có những hợp tác như thế nào theo quan điểm xây dựng “quan hệ chiến lược toàn diện” mà ông Trương Tấn Sang đã đồng ý trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 2013. Đương nhiên trên bề nổi, CSVN vẫn tuyên bố kiểu nước đôi là không liên minh bất cứ nước nào để chống nước kia, nhưng giữa hai người ở vị trí số 1, ông Trọng không thể né tránh trả lời quan điểm của Hà Nội đối với Trung Quốc, nếu muốn có sự hợp tác tích cực của Hoa Kỳ trong thời gian tới. Kể từ năm 1975 cho đến nay, CSVN có ít nhất ba cơ hội lớn để mở rộng quan hệ tích cực với Hoa Kỳ. Năm 1977 - 1978 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter. Lúc đó Hoa Kỳ muốn tái lập ngoại giao sau chiến tranh nhưng Hà Nội đã ngạo mạn đòi Mỹ bồi thường chiến tranh mới đồng ý; nhưng trong thực tế lúc đó, Hà Nội đang ngã vào Liên Xô để chuẩn bị cuộc chiến tranh xâm chiếm Campuchia hầu thiết lập liên bang Đông Dương. Năm 1994 – 1995 dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Lúc đó Hoa Kỳ muốn xây dựng quan hệ toàn diện với Việt Nam, nhưng CSVN đã ngã vào Trung Quốc và coi Hoa Kỳ là kẻ thù nguy hiểm đã dùng diễn biến hòa bình làm sụp đổ khối cộng sản Liên Xô. Năm 2013-2015 dưới thời Tổng thống Obama. Hoa Kỳ đã đưa ra chính sách xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương và muốn tiếp cận với CSVN để mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện. Nhưng CSVN chỉ mới bắt đầu từ sau vụ giàn khoang HD 981 và còn lấn cấn vì không muốn mất chỗ dựa Bắc Kinh. Nói tóm lại đây là cơ hội tốt nhất để CSVN mạnh dạn trao đổi với Hoa Kỳ về tình hình biển Đông và mở ra thời kỳ hợp tác mới. 2/ Hợp tác quốc phòng và mua vũ khi sát thương. Lần đầu tiên Bộ quốc phòng Hoa Kỳ và CSVN ký chung một văn kiện về tầm nhìn chung trong quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt là một bước tiến đáng kể trong việc tạo dựng niền tin mà phía Hà Nội cho là nền tảng lớn của sự hợp tác lâu dài. Tướng Nguyễn Chí Vịnh giải thích việc xây dựng niềm tin giữa Hoa Kỳ và CSVN dựa trên 3 yếu tố: 1/ không còn là kẻ thù của nhau; 2/ không dùng vũ lực đối với nhau; 3/ không đem vũ khí để đối đầu nhau mà cần hợp tác để gìn giữ hòa bình và cùng phát triển. Dựa trên nền tảng này thì đây là lúc mà mẫu số chung giữa CSVN và Hoa Kỳ lớn hơn nhiều lần so với mẫu số chung giữa CSVN và Trung Quốc. Nếu ông Trọng và lãnh đạo Hà Nội hành xử đúng như điều mà ông Vịnh giải thích về “niềm tin” nói trên, thì việc mua vũ khí sát thương từ Hoa Kỳ không còn là vấn đề quá khó khăn. 3/ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Cả Hoa Kỳ và CSVN đều mong muốn CSVN tham gia và coi TPP là một sân chơi mới không chỉ trong lãnh vực kinh tế mà còn bao trùm lên các lãnh vực chính trị, xã hội. Mặc dù TPP có 12 thành viên, nhưng Hoa Kỳ giữ vị trí quyết định, chi phối rất lớn lên sự tham gia của các nước thành viên. Vì thế, để gia nhập TPP, CSVN phải lọt qua các vòng đàm phán với Hoa Kỳ. Về phía Hoa Kỳ, TPP là một công cụ quan trọng để ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh, và TPP cũng như nơi tiêu thụ hàng hóa sản phẩm của Hoa Kỳ. Về phía Cộng sản Việt Nam, TPP không chỉ giúp gia tăng xuất khẩu mà còn là nơi thu hút đầu tư và mở rộng các hoạt động về dịch vụ mang tính toàn cầu. Muốn đạt kết quả nói trên, trong chuyến đi này ông Trọng sẽ phải vận động ông Obama và Bộ thương mại Hoa Kỳ: 1/ Công nhận VN là nền kinh tế thị trường; 2/ Cam kết sự ưu đãi đối với hàng dệt, may nhập từ Việt Nam. Ngược lại, Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi ông Trọng mấy việc sau đây: 1/ Giảm nhập nguyên liệu từ Trung Quốc đặc, biệt là tơ sợi phải nhập từ Hoa Kỳ; 2/ Cam kết thi hành những điều khoản liên quan đến quyền của người lao động, các tổ chức xã hội dân sự, môi trường, công đoàn trong TPP. 4/ Những vấn đề liên quan đến nhân quyền và tù nhân lương tâm. Đây là vấn đề mà ông Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn CSVN sẽ liên tục bị đặt câu hỏi hoặc yêu cầu phải chấm dứt những đàn áp các nhà dân chủ, trả tự do cho một số tù nhân tiêu biểu như Anh Trần Huỳnh Duy Thức, Chị Tạ Phong Tần, Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Phản Ứng Của Bắc Kinh Bắc Kinh không những không thích mà còn tìm cách đe dọa chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng. Sự kiện Bắc Kinh cho mang giàn khoan 981 vào gần vùng biển của Việt Nam trong khu vực Hoàng Sa vào ngày 27/6 vừa qua là hành động đe dọa. Bắc Kinh biết rất rõ là khi ông Trọng thăm viếng Hoa Kỳ, chắc chắn sẽ bị Hoa Kỳ lôi kéo để có những quan điểm và hành động tích cực hơn về biển Đông. Một trong điều mà Trung Quốc lo ngại là Hoa Kỳ sẽ giúp CSVN tân trang phương tiện máy móc, kể cả huấn luyện để CSVN có thể tham gia vào các cuộc tuần tra hỗn hợp trên biển Đông với Phi Luật Tân, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc Châu mà Hoa Kỳ đã và đang vận động. CSVN khó có thể từ chối việc tuần tra chung này vì hoàn toàn mang lại lợi ích cho chính Việt Nam. Đó là giúp bảo vệ ngư trường cho ngư dân Việt Nam an tâm làm ăn và ngăn chận sự cải tạo các đảo, bãi đá chìm để quân sự hóa biển Đông. * Nói tóm lại, lúc đầu Hoa Kỳ không đánh giá cao ông Nguyễn Phú Trọng vì sau đại hội đảng 12, ông Trọng sẽ về hưu và không còn nhiều ảnh hưởng chính trị. Tuy nhiên ông Trọng đại diện cho khuynh hướng bảo thủ và chắc chắn còn nhiều đàn em ở lại trong Bộ chính trị và Trung ương đảng cho nhiệm kỳ tới nên việc đón tiếp ông Trọng lần này, Hoa Kỳ muốn mở ra một kênh liên lạc với đảng để có thể giải quyết nhanh chóng những quan hệ ở cấp chiến lược, đặc biệt là vấn đề an ninh, an toàn biển Đông và TPP. Trung Điền Ngày 30/9/2015
......

Chủ nghĩa hoàn hảo và sự thần kỳ kinh tế của người Đức

Ít ai biết, từ năm 1992, tức chỉ 2 năm sau khi thống nhất 2 miền Đông Tây, nước Đức là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, dù dân số chỉ khoảng 80 triệu so với khoảng 300 triệu của Mỹ và 1.3 tỷ của Trung Quốc. Trị vì ngôi vô địch thế giới về xuất khẩu trong suốt 17 năm, đến năm 2009, Trung Quốc mới qua mặt nước Đức vì rất nhiều sản phẩm là tài nguyên thiên nhiên, nhiều sản phẩm thâm dụng lao động, trong khi nước Đức phần lớn xuất khẩu là xe hơi, máy móc công nghệ và chất xám. Vào nhà một người Đức, khó có thể phát hiện một sản phẩm nào mà không phải Made in Germany. Thậm chí bông ráy tai nước Đức cũng sản xuất, dù giá thành sản xuất là 10 USD so với 1 USD của người Trung Quốc. Khi Trung Quốc mở cửa và thành công xưởng của thế giới, các nước khác thấy không hiệu quả nếu tự họ sản xuất, nên qua Trung Quốc đặt hàng hết. Nhưng nước Đức thì không. Họ vẫn tự sản xuất cái cục gôm, cây bút chì, chiếc xe đạp…dù giá thành rất cao, và vì họ có một phân khúc thị trường riêng. Đó là dành cho những người quen dùng đồ Đức trên khắp thế giới. Vì sao? Vì dân tộc Đức là dân tộc theo chủ nghĩa hoàn hảo trong sản xuất. Giữa sự chao đảo của suy thoái kinh tế, nước Đức vẫn không hề hấn gì, và là chỗ dựa cho bao nhiêu quốc gia khác trong cộng đồng chung châu Âu. Nền giáo dục Đức là nền giáo dục mà Tony thích nhất, vì nó đào tạo ra những người học để "cho việc" thay vì tốt nghiệp ra trường để đi xin việc cho tốt. Một nền giáo dục dựa trên sự kỷ luật Vô cùng vô cùng nghiêm khắc. Sự tập trung cao độ của người Đức còn thể hiện qua bóng đá, năm 2014, tại World Cup được tổ chức tại Brazil, dưới áp lực của hàng vạn khán giả nước chủ nhà trên sân, các chàng trai đến từ nước Đức không hề bị run chân run tay gì, thắng vẫn vui nhẹ nhàng, thua vẫn bình thản thi đấu, ai vị trí người đó, tổ chức tấn công phòng thủ bình thường, và họ đã đăng quang ở ngôi cao nhất. Ít ai biết trước đó người Đức đã sang Brazil 4 năm trước, xây dựng một khu resort riêng cho đội tuyển Đức sang ăn ở tập luyện cho quen khí hậu, với đầu bếp bác sĩ đến lao công đều là người Đức. Khu resort này sau WC được tặng lại cho nước chủ nhà như là một món quà kỷ niệm của sự well-prepared. Người Nhật cũng từng hâm mộ và học theo người Đức, và gần đây là người Hàn Quốc, và trở thành 2 bản sao hoàn hảo. Ở trường, giáo viên Đức tỉ mỉ sửa cho học sinh từng lỗi dấu chấm, dấu phẩy...để tạo thành thói quen "hoản hảo" trong mọi thứ, tuyệt đối không bao giờ xuề xoà cho qua, vì như vậy là hại cá nhân từng học sinh, hại đến xã hội sau này vì thói quen làm sai, bất cẩn. Nên khi ra đời, họ khắt khe từng mm trong công việc, tạo thành hiệu quả cao, không tốn thời gian sửa sai vô ích. Người Đức quan niệm, trong cuộc đời con người, trong cuộc sống, có thể méo mó một chút để thú vị hơn. Tuy nhiên, trong học tập, sản xuất và kinh doanh, chúng ta phải áp dụng chủ nghĩa hoàn hảo. Nếu bạn biết lái xe hơi, cầm vô lăng xe Đức sản xuất sẽ thấy cảm giác yên tâm hơn nhiều so với xe đến từ các nước khác. Và tỷ lệ thu hồi xe lỗi của các dòng xe do nước Đức sản cũng thấp hơn nhiều so với các nước khác. Anh bạn của Tony, một kỹ sư làm việc cho một hãng xe Đức ở Sài Gòn, hay kể Tony nghe về câu chuyện ông sếp người Đức đã dạy anh như thế nào. Anh nói, ở Việt Nam, mình hay nói đại khái sản phẩm này là tất cả tâm huyết của tao. Tâm-huyết là tim và máu, tức cũng ghê gớm lắm rồi, nhưng với người Đức, tâm-huyết có ý nghĩa gì đâu, họ còn đem cả tính mạng ra bảo lãnh. Kỹ sư trưởng thiết kế một mẫu xe hơi mới, sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tính mạng của mình cho độ an toàn của xe. Anh ấy sẽ phải sẵn sàng chết đi để cả triệu người lái mẫu xe đó được an toàn trên đường thiên lý. Ở nhà Tony có một cái thau giặt đồ bằng nhựa, người thân mang về từ Đông Đức từ năm 1988, để ngoài nắng mưa gió sương nhưng bây giờ vẫn còn xài tốt, màu đỏ vẫn rực rỡ. Chỉ là một cái thau nhựa thôi, nhưng vì Made in Germany nên đó là một đẳng cấp khác, một sản phẩm do người Đức tạo ra. Còn nếu bạn học kiến trúc, một bộ bút vẽ Made In Germany là cái phải có của mọi kiến trúc sư chuyên nghiệp trên thế giới. Ở Đức, giáo dục công lập được miễn phí kể cả đại học, kể cả sinh viên nước ngoài nhưng với điều kiện là phải biết tiếng Đức và có bằng Abitur tức tú tài. Những tưởng với sự tiên tiến của nền giáo dục ấy, sinh viên quốc tế sẽ đổ xô sang học? Nhưng không, số lượng sinh viên vẫn không nhiều so với các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Úc…một phần tiếng Đức khá khó, nhiều người ngại. Vì sợ học xong rồi ra trường, nếu không làm cho công ty Đức thì cũng không có lợi thế, dù tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ phổ biến ở nước Đức. Thứ 2 là họ nghiêm khắc, học khó vì chất lượng thật sự chứ không chạy theo thành tích. Giáo dục Đức phân cấp học sinh theo trí tuệ của các bạn từ lúc tốt nghiệp tiểu học, tức ai giỏi thì bắt đầu lớp 5 sẽ đi theo hướng đào tạo hàn lâm, còn lại thì các trường khác theo hướng thực hành. Cả 2 hệ đều được xã hội tôn trọng như nhau, vì khả năng 1 đứa trẻ khác nhau nên cho nó học cái gì phát huy tối đa khả năng của nó. Ví dụ bạn Anne không tưởng tượng ra được cái hình cầu nội tiếp trong hình nón, mở 2 vòi nước và không tính được sau bao nhiêu phút thì đầy cái bồn, thì thôi định hướng cho nó học văn sử địa âm nhạc nghệ thuật cho rồi, chứ bắt nó sin cos làm gì cho nó nóng não. Cái cuối cùng quan trọng hơn chính là kỷ luật của người Đức, nhiều bạn trẻ ngại và sợ nếu phải học hay làm với họ. Họ chấp hành tuyệt đối các luật Lệ, các quy tắc của tổ chức một khi là thành viên. Nói 8hAM bắt đầu học là đúng khi kim giây vừa chỉ số 12 của 8 AM là cửa trường đóng lại, vô xin năn nỉ cỡ nào bảo vệ cũng không cho vô. Trong lớp đúng 8AM là thầy trò bắt đầu mở sách vở ra và học. Khi gửi con vô trường công lập ở Đức, hay hệ thống trường quốc tế Đức trên thế giới, phụ huynh học sinh sẽ ký vào một nội quy dài ngoằng, trong đó có nhiều cam kết, đại loại là con của họ sẽ không được ăn cắp (tức quay bài, đạo văn), nói dối (tức cha mẹ làm giùm bài cho con, nói dối thầy cô)…Nếu học sinh vi phạm, thì sẽ bị làm tư tưởng, học sinh sẽ phải ngồi suy nghĩ về hành vi của mình 1 ngày. Nếu tái phạm, học sinh đó sẽ bị đuổi học ngay và ghi vào sổ bìa đen (black list) trên khắp nơi và các trường công lập khác sẽ không muốn nhận, nếu muốn học tiếp thì vô trường tư sẽ rất đắt đỏ và cũng không tốt bằng. Tony hỏi hiệu trưởng một trường quốc tế Đức ở Thượng Hải vì sao có quy định đó, ông nói nếu bạn chọn cho con cái của bạn giáo dục Đức từ đầu, sản phẩm của bạn sẽ hoàn hảo. Vì giáo dục nước Đức không tạo ra sản phẩm con người của ăn cắp và nói dối. Đứa ăn cắp và nói dối thì không kiêu hãnh được, không ngẩng đầu được. Để sang và chảnh, người ta phải tự mình giỏi giang, tự mình đạo đức, tự mình tử tế, tự mình văn minh. Nước Đức nằm ở Trung Âu, và mỗi nước châu Âu xung quanh, hầu như người Đức nhờ gia công làm dịch vụ giùm cho họ. Đức là một dân tộc cho việc, tức giao việc cho các nước lân bang. Người Đan Mạch thì làm giao nhận vận tải mã hiệu mã vạch kiểm soát chất lượng cho họ, người Hà Lan thì như là một công viên giải trí với cảnh sắc tươi đẹp hoa nở khắp nơi để họ sang dạo chơi, giải trí; các nước phía Đông như Ba Lan, Séc,…thì cung cấp nhân công lao động sản xuất; Thụy Sĩ thì giữ tiền giùm; Áo thì là nơi họ đến nghe nhạc và xem triển lãm tranh; Ý là nơi cung cấp họ các dịch vụ liên quan ăn uống vì ẩm thực với Pizza, Spaghetti, Cappuccino.. Người Pháp, Anh, Nga...thì suốt ngày ganh tụy với người Đức, bên Đức có cái gì thì họ sản xuất cái đó, nhưng chất lượng thì còn lâu mới bằng, vì họ không có tinh thần Perfectionism (chủ nghĩa hoàn hảo) trong sản xuất. Bạn trẻ nào theo chủ nghĩa hoàn hảo trong công việc thì không bao giờ sợ bị thất nghiệp. Và may mắn thay, hồng phúc thay cho doanh nghiệp nào có được nhân viên theo chủ nghĩa hoàn hảo này, làm ăn với họ sẽ vô cùng yên tâm vì không lo sai sót. Bắt đầu chủ nghĩa hoàn hảo đầu tiên với bản thân mình, sạch sẽ thơm tho trí tuệ thể lực đều không thể ngon hơn, rồi xung quanh 1m bán kính quanh mình, sạch sẽ gọn gàng không thể sạch đẹp hơn. Rồi bắt đầu lên bán kính 2m, 5m, 100m, cả ngôi nhà, cả khu phố,...tất cả đều phải hoàn hảo, hoàn hảo... Theo TONY BUỔI SÁNG https://anle20.wordpress.com/2015/06/13/chu-nghia-hoan-hao-va-su-than-ky...
......

Tại sao báo chí tránh né vùng nhạy cảm?

Tự thú của Hữu Thọ Năm nay, ngày báo chí Việt Nam 21/6 đột nhiên mặc lại bộ áo “báo chí cách mạng”, một danh xưng đã không sài đến từ năm 1985. Những lễ lạc đình đám đã diễn ra khắp nơi, khắp các cơ quan có liên quan đến hai chữ báo chí với biết bao lời xưng tụng ngày “báo chí cách mạng” tròn 90 tuổi. Nhưng chỉ trước đó hơn 10 ngày, tại một cuộc hội thảo mang tên "Trách nhiệm xã hội và đạo đức báo chí trong kỷ nguyên số" tổ chức tại Hà Nội, ông Hữu Thọ, người được mô tả là nhà báo lão thành, từng giữ chức vụ Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đã tâm sự: "Là nhà báo 50 năm cầm bút, tôi phải đau lòng nói rằng chưa bao giờ uy tín báo chí giảm sút như hiện nay. Có người giờ không dám nhận là nhà báo vì báo chí sai sự thật quá nhiều. Có những cái sai không ngờ. Ví dụ, có nhà báo nghe vợ đi chợ về nói là có tin đồn bố chồng dan díu với con dâu, về cũng làm tin đăng phát trên đài Quốc gia". Nghe ông Hữu Thọ nói, người đọc báo không đau lòng như ông vì từ lâu họ hiểu quá rõ điều này. Che giấu sự thật, bưng bít dư luận là chủ trương nhất quán của đảng. Ngay cả những người đang cầm chịch báo chí cũng chưa chắc gì có chút hổ thẹn, huống gì phải xấu hổ về cái mà họ gây ra. Như thế, dù tự hào về đóng góp to lớn của nền báo chí cách mạng, tiết lộ của nhà báo Hữu Thọ cũng chỉ mới thú nhận một trong nhiều khuyết tật mà hơn 800 tờ báo dưới sự quản lý của nhà nước vấp phải. Vùng Nhạy Cảm Cũng nằm trong hoạt động “90 năm ngày báo chí cách mạng”, trong một bài báo đề ngày 19/6 một lãnh đạo cao cấp của đảng, ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tiết lộ thêm… “Lâu nay, trong chúng ta, đã và đang tồn tại một khái niệm, tạm gọi như vậy, về vấn đề ‘nhạy cảm’. Hễ đụng đến vấn đề ‘nhạy cảm’ thì coi như chạm vào vùng cấm, thường là né tránh, không viết, không nói, kể cả không nghiên cứu, sợ viết sai, nói sai, sợ bị định kiến, sợ đụng chạm, sợ bị đánh giá, bị quy chụp quan điểm… không phải bỗng nhiên mọi người lại sợ như vậy mà do thực tế nó cũng có vậy và chúng ta bảo nhau phải tránh né vấn đề ‘nhạy cảm’.” Đối với nhiều người, những tiết lộ của phó Ban tuyên giáo trung ương không có gì mới. Sở dĩ nó làm cho mọi người quan tâm vì được nói ra từ cửa miệng của một người đang nắm quyền sinh sát báo chí trong tay. Nền báo chí mà đảng tự hào là “báo chí cách mạng” thực ra từ lâu đã là một loại báo chí “4 sợ, 4 không” như chính ông Vũ Ngọc Hoàng vạch ra trong bài viết của mình. Đứng trước một sự thật, hay còn được mô tả là “vấn đề nhạy cảm”, người làm báo ăn lương chế độ tự ý hay bảo nhau phải biết sợ viết sai, sợ bị định kiến, sợ đụng chạm, sợ bị quy chụp quan điểm…Nhà báo mua lấy sự an toàn cho bản thân bằng thái độ bốn không: không tìm hiểu, không viết, không nói, không nghiên cứu…mỗi khi đụng phải hai chữ “nhạy cảm”. Vậy vùng nhạy cảm ở đây là gì mà báo chí cách mạng lại né tránh? Với những gì đang diễn ra hàng ngày trong chính quyền dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN, câu trả lời thực ra không khó. Nó nằm trong tình trạng tham ô, nhũng lạm, cửa quyền; nó là tình trạng ngang nhiên chà đạp luật pháp của các cấp chính quyền do đảng dung dưỡng, khuyến khích. Không cần kể ra chi tiết nhưng ai cũng thừa hiểu, tất cả những vụ bê bối trong lãnh vực tài chính, những âm mưu xà xẻo dự án, bớt xén công trình lớn nhỏ đều có sự tham gia tích cực của cán bộ đảng. Đối với báo chí, nhất là báo chí sống do sự chu cấp và chỉ đạo của chế độ, họ đều hiểu đây là khu vực cấm, không nên đụng tới. Vì đụng tới là chạm phải bức tường quyền lực của đảng, tuy vô hình nhưng đầy hung bạo, sẵn sàng nghiền nát những người chỉ trang bị bằng ngòi bút bé nhỏ. Đôi khi họ chỉ được bật đèn xanh tới một mức nào đó để viết do nhu cầu triệt phá lẫn nhau giữa các phe nhóm khi lợi ích của họ va chạm, giành giật. Trái ngược với các nước dân chủ, khái niệm “quyền thứ tư” hoàn toàn xa lạ với người làm báo ở Việt Nam. Vì thế chọn sự tránh né được coi như một thái độ khôn ngoan. Một vài bài học nhãn tiền cho thấy sự chọn lựa ấy của người làm báo dưới cái bóng của công an và tuyên giáo không phải không có lý do; như ký giả bị bỏ tù khi đụng đến nạn mãi lộ của CSGT. Hay mới đây, tổng biên tập báo Người cao tuổi bị truy tố do một loạt bài báo phơi bày tình trạng tham nhũng ngay trong cấp cao nhất của chế độ và nạn mua bán “quân hàm” trong quân đội. Bộ 4T của Đại tá Nguyễn Bắc Son luôn trưng dẫn chế độ có trên 800 tờ báo đang xuất bản trên cả nước để tự hào về sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam. Nhưng ông không chứng minh được rằng một số lượng báo lớn lao nằm trong sự điều hướng của đảng, hoàn toàn không cho thấy sự phát triển quyền tự do ngôn luận căn bản nhất của người dân. Cho tới nay, tự do báo chí vẫn bị siết chặt mà cụ thể nhất là các viên chức cao cấp nhất của đảng vẫn kiên quyết loại trừ khu vực báo chí tư nhân ra khỏi sinh hoạt xã hội và luôn coi đó như một sự đe dọa đến sự sống còn của chế độ. Ngay như một hội đoàn xã hội dân sự như Hội Nhà Báo Độc Lập cũng bị công an bắt phải chấm dứt hoạt động. Tự do báo chí cuối cùng chỉ là cái bánh vẽ to tướng! Vì thế, điều dễ thấy hiện nay là dù Việt Nam có hơn 800 tờ báo đang xuất bản nhưng chỉ có một ông tổng biên tập duy nhất. Tính duy nhất của chế độ được thừa nhận như một thuộc tính không tranh cãi nên người tổng biên tập đó không ai khác hơn chính là đảng. Và người thay mặt đảng để giữ vững sợi dây cương “tự do báo chí định hướng xã hội chủ nghĩa” là Ban tuyên giáo trung ương và Bộ công an. Báo chí giờ đây giống như những con ngựa bị che mắt chỉ chạy theo con đường mòn vạch sẵn dưới ngọn roi của người xà-ích. Dĩ nhiên chỉ có một tổng biên tập thì tờ báo nào, nhà báo nào cũng phải thuộc lòng 4 điều sợ như một thứ cẩm nang an toàn trên đường thực hiện chức năng được cho là cao cả của mình! Bị quy chụp quan điểm dưới chế độ hiện nay không khác bị quàng một sợi dây thòng lọng vào cổ mà người làm báo không biết sẽ bị siết lại lúc nào! Đảng luôn kêu gào báo chí phải đi đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng nhưng từ khi thành lập Ủy ban phòng chống tham nhũng từ trung ương tới địa phương, hiệu quả của nó chỉ là chống cho tham nhũng đứng vững và bành trướng thêm. Vì như ông Nguyễn Phú Trọng đã từng nói trong cương vị là Trưởng ban chỉ đạo trung ương năm 2013 “Tay nhúng chàm không thể chống tham nhũng, vì nói chẳng ai nghe!” Đến năm 2014 ông lại lên lớp cán bộ khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội: “Chống tham nhũng đòi hỏi phải khôn ngoan, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa.” Lập luận ấy khiến dư luận ngỡ ngàng vì thấy bầy chuột sẽ tiếp tục được nuôi béo bên chiếc bình hoa quý. Cuối cùng báo chí cũng như nhân dân Việt Nam đều thấy rõ một điều: chuyện hô hào đánh tham nhũng chỉ là khẩu hiệu tốt đẹp trên bàn giấy. Đó cũng là lý do khiến cho “vấn đề nhạy cảm” tiếp tục lan tỏa trong xã hội. Nó đương nhiên biến thành một vùng cấm càng ngày càng đáng sợ mà những người cầm bút không muốn để mắt tới. Ông Vũ Ngọc Hoàng kêu gào người làm báo “xông vào các lãnh vực nhạy cảm” để làm tròn vai trò của báo chí cách mạng. Ông vẽ ra niềm tự hào của quá khứ 90 năm nhưng ông không chỉ cách cho họ làm sao thoát khỏi nổi lo “bốn sợ”. Vì thế bài viết của ông chỉ là tiếng kêu tuyệt vọng và cô đơn từ đáy vực của một con ếch già nua.
......

Bi kịch của thiên tài

Khổng Tử và Các-Mác đều là triết gia. Cả hai đều muốn áp dụng học thuyết của mình cho cả thiên hạ. Cái “thiên hạ” của Khổng Tử là tập thể các nước thời Xuân Thu còn cái thiên hạ của Mác là các nước nghèo trên thế giới. Cả hai đều không câu nệ đến vấn đề biên giới, dân tộc, mà có tham vọng dùng học thuyết của mình để mưu cầu hạnh phúc ở bất cứ nơi đâu. Và cả hai đều đã thất bại thê thảm. Tại sao? Con người có hai BẢN NĂNG GỐC. Freud gọi bản năng thứ nhất là tính dục (libido), và La Rochefoucauld gọi bản năng thứ hai là lòng ích kỷ (egoism). Lòng ích kỷ khiến con người luôn hướng về “tư hữu”. Bản năng truyền giống khiến con người luôn hướng về “sắc dục”. Hai thứ bản năng ấy chi phối mọi sinh hoạt, mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi cảm xúc của loài người. Mác muốn xóa bỏ “tư hữu”, tức là muốn đánh vào cái bản năng gốc quan trọng của con người. Khổng tử cũng mắc sai lầm tương tự khi muốn dùng “lễ nhạc” để trị thiên hạ trong khi thiên hạ đang đói rách, đang tranh dành miếng ăn mà chém giết nhau cuồng loạn trong thời Xuân Thu. Đó là thời đại mà giới cầm quyền các nước toàn là bọn hôn quân vô đạo, con giết cha, vợ giết chồng, cha con loạn dâm, cái bản năng “tính dục” và bản năng “giành ăn” hoành hành dữ dội chưa từng thấy. Nếu như Mác muốn tiêu diệt lòng hám lợi của nhân loại thì Khổng Tử muốn dùng lễ nhạc để “bình thiên hạ”, ngăn chặn chiến tranh, đó là vì ông chưa được nghe câu nói của họ Mao : “Chiến tranh là trường cửu, hòa bình chỉ là tạm thời.” Và ông cũng không nhìn thấy được sức mạnh ghê gớm của cái “tính dục” nên mới có chuyện đang lúc Khổng Tử và vua quan nước Lỗ cúng tế, thực hành Lễ Nhạc thì vua Lỗ lẻn về cung để du hí với mấy nàng kỹ nữ mà nước Tề vừa đem tặng, khiến Khổng Tử thất vọng ê chề, phải bỏ nước Lỗ mà đi. Cả Mác lẫn Khổng đều thất bại vì có tham vọng điên rồ là xóa bỏ những bản năng gốc của con người. Không ai có thể xóa bỏ được chúng vì chúng do ông trời tạo ra, chúng là bản chất, là máu thịt, là lẽ sống của nhân loại. Bản chất của con người cũng giống như dòng sông: chúng ta không thể xóa bỏ một dòng sông được mà chỉ có thể uốn nắn dòng chảy của nó để nó biến thành nguồn nước tưới ruộng đồng, biến thành nguồn điện năng phục vụ đời sống. Nếu chúng ta tìm cách san lấp nó, nó sẽ chảy sang hướng khác, biến thành lũ lụt hủy diệt môi trường, hủy diệt con người. Đáng buồn là cả Mác lẫn Khổng đều không biết điều đó. Khổng Tử là một thiên tài nhưng ông không hiểu được một câu nói rất bình dân, rất đơn giản là: “phú quý sinh lễ nghĩa” chứ không phải lễ nghĩa sinh phú quý. Muốn có lễ nghĩa chỉ cần làm cho dân giàu. Nếu để dân nghèo thì “bần cùng sinh đạo tặc.” Mác cũng là một thiên tài nhưng ông ta cũng không hiểu được một câu châm ngôn rất mộc mạc của chị tiểu thương ngoài chợ: “đồng tiền đi liền khúc ruột”. Câu nói ấy phải được hiểu: “tư hữu là mạng sống của con người.” Vậy muốn cho con người sống cho ra sống thì phải giúp họ tạo ra nhiều “tư hữu” chứ không phải tìm cách tiêu diệt “tư hữu”. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh là khi tiêu diệt tư hữu của nhân dân thì người ta lại tập trung tư hữu vào một nhóm người cầm quyền. Cả hai nhà tư tưởng lớn của nhân loại sở dĩ đều thất bại ê chề vì đã không hiểu gì về cái “bản năng gốc” của nhân loại. Có thể có người bỉu môi cho rằng “lòng ích kỷ” và “tính dục” không phải là bản chất của con người mà chỉ là “thú tính” cho nên cần phải ngăn chặn nó. Xin thưa, đó không phải là thú tính. Đó là bản chất của muôn loài, bao gồm cả con người. Nhưng vì con người có trí tuệ vượt trội các động vật khác nên biết cách “thăng hoa” (sublimer) những bản chất ấy. Nếu chúng ta đi sâu vào những lý giải của La Rochefoucauld thì lòng ích kỷ cũng chính là cội nguồn của “tình mẫu tử” của “từ thiện” của “lòng bác ái”. Và cái tính dục của Freud cũng bỗng chốc mang vẻ đẹp huyền ảo của tình yêu. Đó là điều mà Freud gọi là sublimation. Chính vì không hiểu “sức mạnh không gì ngăn cản nổi” của hai thứ bản năng gốc ấy nên cả Khổng lẫn Mác đều đã gây ra những hậu quả bi thảm: Khổng Tử muốn xây dựng một nhân loại thái bình sung túc trong đó vua tôi và thần dân đều lấy lễ mà sống với nhau chứ không dùng đến chiến tranh chém giết lẫn nhau nhưng trên thực tế thì các chính quyền phong kiến lại dựa vào những ý niệm về trung quân ái quốc, về tam cương ngũ thường để gây chiến tranh khắp nơi, chém giết lẫn nhau, triều đình thì vô đạo, loạn dâm, hoàn toàn đi ngược lại với chủ trương “Lễ Nhạc” của Khổng Tử. Khổng Tử từng bị các đại thần nhà Chu đuổi đi, ông sang Tề cũng bị Án Anh tìm cách từ chối, ông trở về nước Lỗ tiếp tục dạy học. Ở Lỗ ông từng làm quan phụ trách việc xây dựng gọi là Tư Không. Sau đó vua Lỗ ham mê tửu sắc không lo việc nước, Khổng Tử can ngăn không được liền cùng các học trò bỏ đi, hy vọng tìm được cơ hội thực hiện chủ trương chính trị của mình. Tuy nhiên đó là thời đại chiến tranh liên miên nên chuyện lễ nhạc của Khổng Tử không ai để ý tới. Một lần ông và các học trò bị quân nước Trần vây khốn phải nhịn đói mấy ngày, sau nhờ quân nước Sở đến giải vây, tưởng được trọng dụng nào hay vua Sở chết đột ngột, triều thần nước Sở lại đuổi Khổng Tử đi. Mác cũng vậy: ông muốn xóa bỏ áp bức bất công, muốn tạo dựng một thế giới đại đồng không có nạn người bóc lột người nhưng thực tế học thuyết của ông lại đẻ ra những chính quyền áp bức, tham nhũng tràn lan bất kể nhân cách… như trường hợp chính quyền Stalin, Bắc Triều Tiên, Mao Trạch Đông, Pol Pot… Cả hai học thuyết đều đẻ ra những nhà nước đi ngược lại ý muốn của người khai sinh ra nó. Cả hai học thuyết đều rất đồ sộ nhưng chỉ là những tòa lâu đài không có nền móng. Hơn 2500 năm trước Khổng Tử đã chết trong buồn khổ. Lúc lâm chung, ông đã nói với các đệ tử: -"Suốt đời ta mơ một thế giới đại đồng, mơ về một xã hội trong đó mọi người thương yêu nhau, không dối trá, không trộm cắp, ra đường thấy của rơi không nhặt, tối ngủ không cần đóng cửa…” Hơn 2.500 năm sau Mác cũng từng có những giấc mơ như vậy. Và nếu còn sống đến ngày nay chắc ông cũng sẽ ê chề vì cái di sản kinh hoàng mà mình đã để lại. KẾT LUẬN: Bản chất của con người là “tư lợi” và “ái dục”. Đó là hai dòng cuồng lưu rất dũng mãnh. Xây dựng xã hội con người không phải là san lấp hai dòng cuồng lưu ấy mà là biết cách sử dụng nó. Kẻ nào đi ngược lại điều ấy sẽ chỉ gây ra những tàn phá khủng khiếp mà thôi.
......

Hơn “Một sư đoàn lao động Trung Quốc vào Việt Nam”: Đảng toan tính gì?

Nếu kịch bản chiến tranh Mỹ-Trung xảy ra, khoảng giữa cuộc chiến chính là miền Bắc Việt Nam. Với cục diện như vậy, chính quyền Việt Nam mà đại diện là Đảng CSVN toan tính giải pháp nào khi vẫn tiếp tục cho phép lao động TQ đổ vào với số lượng lớn? Trong tình hình quan hệ Mỹ-Trung đang nóng lên từng giây ở Biển Đông, ai cũng biết bất cứ một va chạm nào giữa hai bên đều có thể dẫn tới chiến tranh mà VN là nước chịu hậu quả đầu tiên khi nằm trên chiến trường giữa hai cường cường quốc hàng đầu thế giới. Trong chiến tranh hiện đại, với các quốc gia tiên tiến thì yếu tố vũ khí chiến lược sẽ quyết định vị trí của chiến trường. Nơi hứng chịu bom đạn không phải là vị trí đối kháng mà khoảng giữa khoảng cách đầu não của hai bên. Kịch bản chiến tranh Mỹ-Trung (nếu có) xảy ra thì chắc chắn mục tiêu của TQ tập trung là căn cứ Hạm đội 7 ở Philippin. Và mục tiêu Mỹ chính là căn cứ hậu cần của TQ trên đất liền và đầu não Bắc Kinh. Khoảng giữa cuộc chiến chính là miền Bắc Việt Nam. Với cục diện như vậy, chính quyền Việt Nam mà đại diện là Đảng CSVN toan tính giải pháp nào khi vẫn tiếp tục cho phép lao động TQ đổ vào với số lượng lớn? “Lót ổ” Cách đây mấy năm, khi lên tiếng phản đối khai thác Bauxite Tây Nguyên, các ông Võ Nguyên Giáp, Đồng Sĩ Nguyên, Trương Vĩnh Trọng… là các tướng lĩnh kỳ cựu đều chung một cảnh báo: Khi lao động TQ đã vào được VN thì việc trang bị vũ khí cho họ không có gì là khó khăn (!) Ở một mức độ nhẹ khi xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung, ĐCSVN lấy gì đảm bảo TQ không dùng chính lực lượng này nhân cơ hội quấy rối, tạo ra cớ phát động chiến tranh để chiếm lấy VN? Ở mức độ cao hơn, khốc liệt hơn, với mức độ chi phối trong quan hệ Việt-trung hiện nay, việc TQ biến VN thành căn cứ tiền đồn để đối đầu với Mỹ trên Biển Đông là hoàn toàn có thể và có thể tiến hành hết sức nhanh chóng. Những mối nguy hiểm này không lẽ BCT TW ĐCSVN không hiểu, không nhận ra? Cách đây hơn 40 năm, chính quyền miền Bắc đã thành công trong chiến lược cài cắm người “lót ổ” lại miền Nam. Ngày nay, không lẽ ĐCSVN không hề nghĩ tới kịch bản mà chính quan thầy TQ đã đứng sau hơn 40 năm trước giờ được áp dụng cho cuộc chơi với Mỹ? Hãy đặt thử một giả thiết khi chiến tranh nổ ra. Với hàng triệu lao động TQ mới vào VN những năm gần đây, TQ có cần đến sự đồng ý của chính quyền HN hay không? Có cần quan tâm tới chính sách “không liên kết với bên nào” của VN hay không?.v.v. và v.v. Tất cả những giả thiết đó, chắn chắn câu trả lời luôn là không đối với một láng giềng vừa thâm độc, vừa gian ác như TQ. Những chỉ dấu lạ lẫm (?) Cách đây chỉ ít ngày, tướng Nguyễn Chí Vịnh vừa đưa ra một phát ngôn gây nhiều hoang mang bởi các nghi vấn xung quanh ý nghĩa của nó. “… Chúng ta đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm và Trung Quốc đã thừa nhận quan điểm chân thành đó, cũng không thể mong đợi gì hơn được. Còn việc trên Biển Đông, làm sao có một cây gậy thần để nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa 2 nước được? Ta buộc lòng phải chấp nhận sự thật và đấu tranh một cách rất kiên trì, bền bỉ và bình tĩnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chính đáng của đất nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế”. Cái “sự thật” mà tướng Vịnh nhắc tới ở đây về Biển Đông là gì? Biển Đông với VN có một sự thật, đó là: Từ khi TQ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, chỉ đến năm 1979 khi TQ xua quân đánh chiếm sáu tỉnh biên giới phía Bắc thì người dân mới được nghe một cách rộng rãi đến đến sự thật “TQ đã xâm lược chiếm Hoàng Sa của Việt Nam”. Năm 1988, khi TQ tấn công chiếm một số đảo ở Trường Sa thì toàn bộ cuộc chiến đẫm máu này bị ém nhẹm suốt hàng chục năm trời. Cho tới khi ngư dân Việt Nam bị tàu TQ tấn công, bị dồn ép đến tận khu vực vùng biển Lý Sơn. Khi mà mật độ các cuộc tấn công, đuổi bắt ngư dân xảy ra ở mức độ dày đặc thì cái tên “tàu lạ” mới được ĐCSVN chấp nhận là tàu TQ trên các phương tiện truyền thông. Hoạt động bồi đắp các đảo của TQ ở Trường Sa và Hoàng Sa đã tiến hành từ gần chục năm nay. Nhưng chỉ đến khi Mỹ tuyên bố chuyển hướng qua Châu Á-Thái Bình Dương thì người dân Việt Nam cũng mới được biết qua thông tin từ các nước khác đưa ra… Vậy sự thật ông Vịnh muốn nói là những sự thật bị che giấu kia hay sự thật: VN không có cách nào khác phải chấp nhận TQ muốn làm gì thì làm? Nói không thể “nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa hai nước” phải chăng là đồng nghĩa: Đương nhiên phải chấp nhận VN phơi mình giữa cuộc chiến tiềm tàng có thể nổ ra bất cứ lúc nào? Quân đội VN hoàn toàn nằm trong tay ĐCSVN, phát ngôn của tướng Vịnh chắc chắn không phải phát ngôn cá nhân trước một bối cảnh phức tạp như hiện nay. Thực chất ĐCSVN đang tính toán gì với những động thái hết sức đáng ngờ này? Nguồn: VNThoibao  
......

Luật sư Lê Quốc Quân ra khỏi nhà tù nhỏ

Đúng 7h00 ngày 27/6/2015. Đoàn chúng tôi gồm các bạn trẻ Đà Nẵng, đến trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam nơi GIAM giữ TNLT ls LÊ QUỐC QUÂN. Đến đây chúng tôi đã nhìn thấy sự có mặt các thành viên trong gia đình của luật sư đã đến trước đó lúc sáng sớm. Khi xe chúng tôi vào cổng trại giam ít phút đã có sự xuất hiện 4 viên công an trại giam, tôi chủ động bắt tay họ và hỏi về luật sư Lê Quốc Quân. Ông Tiến phó giám thị trại giam An Điềm nơi giam giữ ls LQQ cho biết ls Quân đang làm thủ tục...ra tù. 7h20 phút xe trại giam chở anh Quân từ nhà giam giữ đến nhà chờ thăm gặp.. của trại giam nơi chúng tôi đang đợi...khi xe vào cổng nhà chờ thăm gặp , chúng tôi nhìn thấy anh Quân ngồi trên xe , thự̣c sự khi đó niềm vui dâng lên không thể nào tả xiết. Chị Hiền đón anh Quân từ cửa xe, hai vợ chồng ôm nhau trong niềm vui mừng lẫn xúc động. Sau đó anh Quân ôm...chào các thành viên trong gia đình và chúng tôi, mặc dù đây là lần đầu tiên đi đón một TNLT được trả tự do cũng như đây là lần đầu tôi và anh em ở ĐÀ NẴNG gặp mặt ls LQQ bằng còn nguời thật của anh, nhưng với tình yêu thương của những nguời cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng...niềm vui dâng trào lên rõ rệt trên mỗi gương mặt của mọi nguời có mặt đón anh ở đây. Sau một hồi chào đón...mọi nguời xong, trước khi ra vê ls Lê Quốc Quân bắt tay ông Tiến phó giám thị trại giam và nói: "anh và chúng tôi luôn luôn ở trong thế đối lập nhau vì chúng ta khác chiến tuyến , ̀ nhưng chúng ta sẽ luôn luôn xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh, tôi mong là như thế, tôi cũng thế và anh cũng thế. Như Cộng Hòa và Dân Chủ họ đối lập nhau nhưng họ cùng nhau xậy dựng xã hội tốt đẹp và đưa đât nước tiến lên và đất nước họ thực sự giàu mạnh", sau đó ls LQQ cùng chúng tôi ra về. Nhìn ls LQQ có ốm hơn nhiều so với trước, tóc có bạc chút ít, nhưng nhìn thấy tinh thần của anh thật kiên định và theo tôi quá tuyệt vời... và cách nói chuyện của anh với những nguời đã từng giam giữ anh tôi thật bất ngờ... đây cũng là cơ hội cho tôi và những ae có mặt học hỏi. Anh cho biết vừa qua từ ngày10/6 đến 24/ 6 anh đã tuyệt thực và tọa kháng trong tù để phản đối Trung Quốc xâm lược cũng như chế độ nhà tù đối với các tù nhân. ------------ (*) Ls. Lê Quốc Quân, 44 tuổi, bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam ngày 27 tháng 12, 2012 tại Hà Nội với tội danh “trốn thuế” mà ông tuyên bố nhiều lần là ông không hề trốn thuế. Việc bắt giam và kết án ông 30 tháng tù qua các phiên xử bất công đã được các luật sư biện hộ chứng minh là xét xử bất công, trái với luật lệ tố tụng hình sự của chính chế độ Hà Nội. Lời cảm tạ và tâm huyết của Ls Lê Quốc Quân sau 30 tháng tù oan
......

Công an trả tự do TS Phạm Chí Dũng

Trước chuyến đi sang Mỹ đầu tháng 7 của Nguyễn Phú Trọng, muốn không gặp rắc rối thêm về nhân quyền với Mỹ, đảng buộc lòng phải ra lệnh trả tự do cho Ts.Phạm Chí Dũng. ***** Công an yêu cầu TS Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động Hội Nhà báo Độc lập Sáng nay, 25/06/2015 vào khoảng 8 giờ Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị khoảng 20 nhân viên công an cưỡng bức đưa lên xe đến cơ quan an ninh điều tra để « hỏi về các vấn đề liên quan đến vụ án ông Nguyễn Quang Lập ». Nhưng công an cũng đã yêu cầu ông Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập. Sau khoảng 8 giờ bị câu lưu và thẩm vấn, nhà báo Phạm Chí Dũng đã được trả tự do vào cuối giờ chiều hôm nay. Trả lời RFI Việt ngữ ngay sau khi được thả, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết : « Sáng nay tôi đưa bé đi học ở trường Tuổi Thơ 7, quận 3 Saigon. Khi vào trường tôi chợt thấy có mấy người vào theo, và sau khi gởi bé rồi, tôi quay ra thì có khoảng hai chục người và một chiếc xe hơi đậu ngay trước cổng trường. Họ đưa tôi giấy triệu tập, yêu cầu đi về cơ quan công an điều tra để làm việc. Tôi từ chối, nói rằng tôi không có lý do nào để làm việc với họ. Sau đó họ đã bẻ quặt hai tay tôi ra sau lưng, và đẩy tôi ra khỏi cổng trường. Lúc đó đông người lắm. Họ đưa tôi lên xe hơi, đến cơ quan an ninh điều tra. Tới đó họ nói lý do là vụ ông Nguyễn Quang Lập, vì cho tới nay vụ ông Lập vẫn chưa đình chỉ điều tra, và hoàn toàn còn nằm trong khuôn khổ của một vụ án. Họ hỏi tôi khá nhiều về những vấn đề liên quan tới ông Nguyễn Quang Lập. Thật ra thì tôi với ông Lập là bạn văn với nhau, cũng có quen biết ngoài đời một chút, nhưng không phải là quá thân thiết. Thành thử tôi cũng không biết nhiều để nói về ông Nguyễn Quang Lập. Nhưng tôi rất nghi ngờ đây là một động thái của một phe nhóm nào đó. Họ muốn gắn tôi với vụ ông Lập để ngăn chặn tôi một điều gì. Và điều đó lại diễn ra ngay trước chuyến đi Mỹ dự kiến từ ngày 7 đến ngày 9/7 của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi ngờ rằng những vấn đề vi phạm thô bạo về nhân quyền kéo dài suốt từ tháng Năm năm nay : đánh blogger Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến, và gọi hỏi điều tra kể cả đối với những linh mục Công giáo, tu sĩ Cao Đài, áp giải thô bạo đối với tôi…là những động thái có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hiệu quả chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng. Và không có gì chắc chắn là ông Trọng đi Mỹ mà sẽ không bị cộng đồng quốc tế, Quốc hội Mỹ và kể cả Chính phủ Mỹ phản ứng, về chuyện Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những cam kết khi vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Một trong những câu hỏi mà điều tra viên xoáy vào tôi là:« Anh có quốc tịch Mỹ không ? » Dường như họ muốn nói kháy người Mỹ. Và khi tôi cho rằng, tất nhiên chúng ta cần phải có một liên minh quân sự với Mỹ hiện nay để đối trọng với dã tâm xâm lăng của Trung Quốc ; thì họ gần như tảng lờ không biết. Cuối cùng cũng xoay quanh việc Hội Nhà báo Độc lập. Họ yêu cầu thẳng là trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập cần phải chấm dứt. Tôi nói rằng tất cả những vấn đề này tôi phải trao đổi lại với trong Hội, vì tôi không có quyền quyết định. Đó là một. Vấn đề thứ hai : Bất kỳ những hành động nào của họ muốn ngăn chận tiếng nói tự do, phản biện, chính luận, đều là can thiệp thô bạo vào quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân đã được Hiến định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992. Đến cuối giờ chiều hôm nay, tôi mới được thả ra. Cơ quan an ninh nói rằng kể từ nay trở đi họ có thể áp giải tôi bất cứ lúc nào, và bất cứ ở đâu ! » Theo rfi.fr/viet-nam  
......

11 tổ chức quốc tế lên tiếng cho Ls. Lê Quốc Quân trước ngày mãn hạn tù

Qua email: [email protected] Qua telefax: 0084 37 33 52 56 Ông Trương Tấn Sang Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 02 Hùng Vương, Quận Ba Đình Hà NộiViệt Nam Qua email: [email protected] Qua telefax: 0084 08 04 41 30 Ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 01 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình Hà NộiViệt Nam Ngày 24 tháng 6, 2015 V/v Ông Lê Quốc Quân mãn hạn bắt giam tùy tiện Thưa quý ông, Chúng tôi, những tổ chức đứng tên lá thư này chào mừng ngày sắp mãn hạn tù của ông Lê Quốc Quân, một nhà đấu tranh nhân quyền và luật sư được nhiều người quý trọng; và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền, phục hồi bằng hành nghề luật sư của ông Quân, cũng như đền bù thiệt hại trong thời gian ông bị giam giữ tùy tiện. Nhà cầm quyền Việt Nam lâu nay đã đàn áp ông Lê Quốc Quân về những hoạt động nhân quyền của ông. Vào năm 2007, sau khi đại diện nhiều nạn nhân của sự chà đạp nhân quyền, ông đã bị tước bằng hành nghề luật sư vì bị nghi ngờ tham gia vào những "hoạt động lật đổ chính quyền". Ông đã bị bắt nhiều lần vì đã tiếp tục hoạt động cổ võ nhân quyền. Vào tháng 8 năm 2012, ông đã bị hành hung bởi những kẻ lạ mặt và phải nhập viện. Vụ hành hung không bao giờ được cảnh sát điều tra. Ông Lê Quốc Quân bị bắt ngày 27 tháng 12, 2012 và bị cáo buộc tội trốn thuế. Sau khi bị bắt giữ, ông đã bị biệt giam và không được phép gặp luật sư trong hai tháng. Gia đình yêu cầu thăm nuôi nhiều lần đều bị từ chối. Ông Lê Quốc Quân chỉ được gặp người thân tại phiên tòa ngày 2/10/2013; tại phiên tòa này ông đã bị tuyên án 30 tháng tù giam vì tội trốn thuế và bị phạt 1,2 tỉ đồng (tương đương với 59,000 Mỹ kim). Ông sẽ mãn hạn tù vào ngày 27/6/2015; đến lúc đó ông đã chịu nguyên án tù 30 tháng, không hề được giảm. Vào năm 2013, Ủy ban Điều tra về bắt giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc đã lên án việc ông Lê Quốc Quân bị giam cầm là vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử công bằng. [1] Ủy Ban xét thấy là ông Lê Quốc Quân trở thành đích nhắm vì công việc hoạt động và viết blog của ông. Ủy Ban kêu gọi thả ông ngay lập tức hoặc phải để cho một tòa án độc lập, không thiên vị xét lại các cáo buộc ông theo các tiêu chuẩn của ICCPR. Ủy Ban xét thấy rằng ông đã bị biệt giam, không được tiếp xúc với luật sư và không được thả trước phiên xử là vi phạm điều luật về xét xử công bằng của ICCPR. Ủy Ban còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân vì việc bắt giữ tùy tiện này. Nhà cầm quyền Việt Nam đã không hề phản hồi về phán quyết này. Hồ sơ nhân quyền Việt Nam được duyệt xét tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2/2014 trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát. Trường hợp của ông Lê Quốc Quân đã được nêu đặc biệt như một ví dụ tiêu biểu cho nhiều luật sư bị nhà cầm quyền Việt Nam hăm dọa, cản trợ và sách nhiễu vì tham gia hoạt động bảo vệ và cổ võ nhân quyền. [2] Nhiều quốc gia, trong đó có Anh Quốc, Hòa Lan, Ái Nhỉ Lan và Úc đã kêu gọi Việt Nam ngưng bóp nghẹt tự do ngôn luận. Hoa Kỳ đã yêu cầu thả tất cả các tù nhân lương tâm vô điều kiện, trong đó có ông Lê Quốc Quân. [3] Vào tháng 2 năm 2014, ông Lê Quốc Quân đã tuyệt thực để phản đối việc trại giam không cho ông gặp luật sư, không cho ông nhận sách luật và sách tôn giáo, và cấm ông gặp linh mục cho những hướng dẫn tâm linh trước phiên xử Phúc thẩm. Vào ngày 18/2/2014, Tòa án Tối cao Hà Nội đã duy trì bản án đối với ông Lê Quốc Quân. Phán quyết của Ủy ban Điều tra về Bắt giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc đã không được lưu tâm tới. Liên Hiệp Âu Châu (EU) công nhận ông Lê Quốc Quân là tù nhân lương tâm và đã chính thức bày tỏ mối quan tâm về tuyên án của Tòa phúc thẩm. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trong một bản lên tiếng ngay sau phiên xử đã kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thả ông Lê Quốc Quân và các tù nhân chính trị khác. [5] Vào tháng 9 năm 2014, một liên kết bao gồm nhiều NGO đã đệ nạp kiến nghị lên Ủy ban Điều tra về bắt giữ tùy tiện về trường hợp ông Lê Quốc Quân. [6] Kiến nghị này đang được chờ phán quyết của Ủy Ban. Một bản lên tiếng đã được đọc tại cuộc họp kỳ thứ 27 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 16 tháng 9, 2014, đặc biệt đòi hỏi sự quan tâm đến trường hợp của Lê Quốc Quân. [7] Kể từ khi bị bắt vào ngày 27/12/2012, nhiều tổ chức và cá nhân đã nhiều lần lên tiếng về trường hợp của ông Lê Quốc Quân. Nhà cầm quyền Việt Nam chưa bao giờ hồi đáp. Ngày mãn hạn tù của ông Lê Quốc Quân sắp diễn ra. Vào ngày 27/6/2015 ông sẽ được thả sau khi thụ án toàn bộ 30 tháng tù giam. Các tổ chức đồng ký tên dưới đây kêu gọi Chính quyền Việt Nam tôn trọng và bảo vệ các quyền hạn của ông Lê Quốc Quân đã được quốc tế công nhận, cụ thể là: (a) ngưng việc tiếp tục ngược đãi, sách nhiễu và/ hoặc bắt trái phép ông Lê Quốc Quân; (b) phục hồi giấy phép hành nghề luật sư và hủy quyết định truất bằng luật của ông; và (c) đền bù thiệt hại mà ông phải gánh chịu khi bị giam giữ tùy tiện. Xin cám ơn sự quan tâm của quý vị về vấn đề này và mong nhận được hồi âm từ quý vị. Một bản sao của lá thư đã được gởi đến Tổng thống Hoa Kỳ và vị đại diện Liên Hiệp Âu Châu tại Hà Nội. Trân trọng, Amnesty International USA Leila Chacko Gail Davidson Viet Nam Country Specialist Center for International Law (CenterLaw), Philippines Gilbert Andres Trustee of CenterLaw Electronic Frontier Foundation Eva Galperin Sally Blair Global Policy Analyst English PEN Cat Lucas Writers at Risk Programme Manager Front Line Defenders Mary Lawlor Executive Director Lawyers for Lawyers (L4L) Adrie van de Streek Executive Director Lawyers’ Rights Watch Canada (LRWC) Gail Davidson Executive Director Media Legal Defence Initiative (MLDI) Peter Noorlander Chief Executive Officer National Endowment for Democracy (NED) Sally Blair Senior Director, Felloswhip Programs Réseau Avocats Sans Frontières / ASF Network Anne Lutun ASF Network Coordinator World Movement for Democracy Art Kaufman Senior Director --- [1] Opinion adopted by the Working Group on Arbitrary Detention at its sixty-seventh session, 26–30 August 2013, No. 33/2013 (Viet Nam), 12 November 2013, A/HRC/WGAD/2013/ http://www.advocatenvooradvocaten.nl/…/UN-WGAD-decision_Le-… [2] http://www.advocatenvooradvocaten.nl/…/UPR-Vietnam-Joint-Su… [3] The United States recommended Viet Nam to revise vague national security laws that are used to suppress universal rights, and unconditionally release all political prisoners, such as Dr. Cu Huy Ha Vu, Le Quoc Quan, Dieu Cay and Tran Huynh Duy Thuc http://www.upr-info.org/…/session_18_-_jan…/a_hrc_26_6_e.pdf [4] Message from the Delegation of the European Union to Vietnam on lawyer Le Quoc Quan’s appeal trial, Hanoi, 18 February 2014, http://eeas.europa.eu/…/20…/20140218_quan_appealtrial_en.pdf [5] http://www.wsj.com/…/SB100014240527023049067045791109303514… [6] http://www.advocatenvooradvocaten.nl/…/Petition-Le-Quoc-Qua… [7] Petition for Relief Pursuant to Commission on Human Rights Resolutions 1997/50, 2000/36, 2003/31, and Human Rights Council Resolutions 6/4 and 15/1, submitted by Media Legal Defence Initiative on 5 September 2014, http://www.advocatenvooradvocaten.nl/…/Oral-Statement-L4L-H…
......

„Chả giò dân chủ“ cho Việt-Nam

Hàng năm vào tháng 6, thành phố Neustadt-Hambach thường tổ chức ngày hội có tên „das Fest SchwarzRotGold“ (màu cờ của nước Đức: đen, đỏ, vàng). Năm nay lễ hội được diễn ra trên con đường lịch sử Schlossstrasse, con đường dẫn đến tòa lâu đài nổi tiếng Hambacher Schloß, còn được mệnh danh là „Cái nôi của nền dân chủ Đức“ (die Wiege der deutschen Demokratie) vì vào tháng 5 năm 1832 khoảng 30 ngàn người đã cùng nhau kéo lên tòa lâu đài này để đòi hỏi những quyền tự do căn bản. Lễ hội kéo dài trong vòng 3 ngày, từ thứ sáu 19.06.2015 đến chủ nhật 21.06.2015 với con số đông đảo người tham dự. Dân làng mặc quần áo như vào năm 1832 và diễn lại biến cố lịch sử quan trọng này. Kế đến họ diễn hành chung quanh làng, vừa đi vừa reo hò: „Freiheit“ (Tự do), „Demokratie“ (Dân chủ), „Einheit“ (Thống nhất), „Brüderlichkeit“(Tình huynh đệ)…. Nhân dịp này Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản trong vùng lập gian hàng vừa thông tin về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam vừa giới thiệu với khách tham dự món „chả giò dân chủ“ (Demokratie-Frühlingsrollen) cũng như „chả giò tự do“ (Freiheitsfrühlingsrollen). Rất nhiều người bản xứ đã ghé qua gian hàng thông tin của Cộng đồng NVTNCS tại Neustadt để vừa thưởng thức các món chả giò dân chủ-tư do vừa ủng hộ những nỗ lực đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt cho các tù nhân lương tâm như LS Lê Quốc Quân, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Hồ Đức Hòa.  
......

Ngày kỷ niệm buồn của giới báo cung đình cộng sản

Hôm nay gọi là “ngày báo chí cách mạng VN”, là ngày báo chí “nô bộc” của đảng CSVN như nhà báo Lê Phú Khải nói. Ngày này giới báo chí “công cụ” kỷ niệm có lẽ là buồn nhất so với những ngày trước kia, do làm “công cụ” thời nay cũng khó hơn bao giờ hết. Hôm trước ông Hữu Thọ cỡ “cây đa, cây đề” trong giới đã thốt lên ” 50 năm cầm bút nhưng chưa chưa bao giờ thấy báo chí mất uy tín như bây giờ”! Điều đó là tất nhiên thôi, thưa ông. Bởi vì, báo chí chuyên tuyên truyền cái tốt, thêu dệt thành tích cho đảng, nhưng bản thân đảng lại tha hóa, tham nhũng “nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có” thì chẳng khác gì bắt anh thợ sơn phải sơn lên bức tượng gỗ đã mục nát. Hơn nữa, dân cầm bút có kẻ ngu dốt, coi đồng tiền, bát gạo hơn phẩm giá, nhân cách, nhưng cũng không ít người thông minh có lương tâm, họ thấy việc viết lên những điều sai bản chất, làm ngơ trước sự thật là một sự sỉ nhục, hổ thẹn, nên cũng không đang tâm làm nô bộc một cách mẫn cán. Làm sao không áy náy khi một lời nói cửa miệng rất bình thường chỉ của ông bộ trưởng Đinh La Thăng (không tính đến lãnh đạo cao hơn) cũng được hàng chục tờ báo nhao nhao đăng trên trang nhất, trong khi cả ngàn bà con dân oan ngày đêm lang thang, khắc khoải khắp các cửa quan ở Hà Nội, Sài Gòn đi khiếu nại đòi công lý, hàng nghìn người xuống đường diễu hành bảo vệ cây xanh, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược cả tuần, cả tháng, cả năm, khi Trung Quốc ngày đêm xâm phạm biển đảo, cướp bóc giết hại dân ta, xây công trình quân sự trên đảo của ta… mà 700 tờ báo không hề “biết”, hãn hữu khi “biết” cũng chỉ dám gọi là “tàu lạ”. Họ biết, họ đang chịu nhục lừa dối dư luận, nhân dân và cả bản thân họ. Do cách đây cỡ hơn chục năm trở về trước nhà cầm quyền chưa nhiều kinh nghiệm khắc chế những tờ báo có “hàm lượng” sự thật “vượt ngưỡng” như Tuổi trẻ, Thanh Niên… nên nghề báo tỏ ra vừa dễ sống, lại có vẻ có quyền hành, hãnh diện, vì vậy một bộ phận lớn sinh viên đổ xô vào học nghề này, làm cho giá các suất vào học viện báo chí nghe nói lên rất cao, và hàng năm xuất ra cả vài trăm nhà báo. Nhưng những năm gần đây, báo chí bị kiểm soát chặt hơn về nội dung. Tất cả những sự thật không có lợi cho đảng CS bị hạn chế. Khi báo chí xa rời sự thật thì nó còn giá trị gì, ai muốn đọc? Vì vậy, dù số đầu báo tăng, nhưng độc giả lại giảm nghiêm trọng. Chính vì vậy trong số SV báo chí ra trường, phần lớn chỉ “con ông cháu cha” trong làng báo và một số con nhà giàu xin được việc, còn lại về quê làm ruộng, đi công nhân, bán hàng, làm “đầu sai vặt” không công, chuyên xin quảng cáo cho các tờ báo dưới danh nghĩa “thử việc”. Nhiều tay tổng biên tập rất dã man, lợi dụng các cháu phóng viên thử việc “không từ cái gì”. Hiện nay số sinh viên báo chí ra trường thất nghiệp rất lớn. Khi nghề báo còn chút “thơm tho”, một số phóng viên “có máu mặt” ở các báo lớn van nài lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo cơ quan chạy chọt cơ quan chức năng để ra tờ báo, tạp chí, tập san… với phương châm tự nuôi, tự lo kinh phí để làm tổng biên tập, dẫn đến các tạp chí, tập san, trang điện tử mọc lên như nấm, nhưng nay ít độc giả, ít quảng cáo, đời sống cán bộ, phóng viên khó khăn, nhiều tờ “chạy ăn từng bữa”. Nhiều tờ báo lớn không ăn ngân sách đảng buộc phải tiếp cận sự thật để có độc giả trước kia như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Việt Nam net, Đất Việt… nhưng gần đây bị “đì”, bị thay lãnh đạo, nên ngày càng phải xa rời sự thật, dẫn đến số phát hành, số độc giả ngày càng sa sút, tờ báo trở nên tầm thường nên càng khó khăn. Để cầm cự và giữ độc giả, hầu hết các báo “tự nuôi” phải tìm đến các nội dung câu khách như cướp, giết, hiếp, chân dài lộ hàng, váy ngắn, chân kheo… Xã hội lưu manh thì nhà báo cũng là sản phẩm của xã hội ấy. Ngoài săn lùng, đăng tải những thông tin nhơ nhớp, nhiều nhà báo cũng dùng mọi mánh khóe để kiếm tiền như “5 cái bệnh” ông Hữu Thọ nói: “đâm thuê, chém mướn, dọa dẫm cơ quan, doanh nghiệp, trấn lột tiền, bảo kê, rủ nhau “đánh hội đồng”… Những nhà báo này dù có đời sống vật chất cao hơn đồng nghiệp nhưng chất lưu manh của họ trước sau cũng bị lộ tẩy, có thể nhiều kẻ sợ họ nhưng cũng không ít người khinh ghét, ghê tởm… Nhà báo khi bị dân nghi ngờ, không tin tưởng thì không còn ai cung cấp thông tin mặt trái xã hội, nên chỉ còn con đường nô bộc ôm chân kẻ mạnh và tồn tại ngoài nghề nghiệp. Mặc dù xã hội đang băng hoại mọi mặt, nhất là đạo đức, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều nhà báo chân chính, họ biết tôn trọng sự thật, yêu nước, thương nòi, tuy nhiên vì bát cơm manh áo họ phải theo đuổi nghề “nói dối”. Dù vậy, họ không an tâm khi làm ngơ trước sự thật, chỉ nêu một nửa sự thật… nên họ lăn lộn tìm sự thật và lợi dụng mọi cơ hội để nói lên sự thật. Đó là các bài báo tố cáo tiêu cực, tham nhũng, độc ác… ở các quan chức cỡ “được phép”, lách đưa các thông tin có vẻ vô tình nhưng nói lên sự thật phũ phàng mà đảng không muốn, đăng tải trên mạng xã hội, ngầm cung cấp cho các cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ khi biết các thế lực đang “chiến” với nhau… Những nhà báo này phải luôn đề phòng, đương đầu với nhiều rủi ro, nguy hiểm. Năm nay kỷ niệm ngày 21/6, giới báo chí phụng sự đảng nhận nhiều sự “đau đớn”. Hàng loạt vụ phóng viên bị đánh, cướp máy ảnh, máy quay khi đang hành nghề. Đặc biệt, chỉ một phần rất nhỏ số vụ được điều tra xử lý hình sự (năm 2014 là 2/16 vụ). Đúng thôi! Nhà báo dù có cái danh “quyền lực thứ 4″ nhưng cũng chỉ là nô bộc, đặc biệt công an không thể ưng nhà báo vì là đó lực lượng gần như duy nhất ít sợ họ, đồng thời tố cáo họ nhiều nhất. Cái buồn nữa của năm nay là chiêu trò “quy hoạch” lại báo chí. Theo ước tính, khoảng 70% số các ấn phẩm đảng khó kiểm soát sẽ bị xóa và hàng nghìn phóng viên, nhà báo cuộc sống vốn đã gieo neo đang bị đẩy ra đường. Ngay từ đầu năm nay và những ngày này nhiều gia đình, phóng viên mất việc đang chạy xô các cửa để xin vào tờ báo này, cơ quan nọ, nhưng số có “hậu duệ, tiền tệ, quan hệ” không nhiều… Từ nay giá vào học viện báo chí tuyên truyền của đảng bị giảm là cái chắc. Tờ tạp chí Hàng không Việt Nam – nơi tôi công tác trước đây – ra đời từ năm 1983, là cơ quan ngôn luận duy nhất của ngành hàng không Việt Nam. Khi chúng tôi còn làm việc, biết dân VN không có kiến thức về hàng không nên số nào cũng có bài tư vấn về máy bay, sử dụng máy bay, đi máy bay… Tờ tạp chí tự nuôi, không tiêu đồng nào của nhà nước, năm nào cũng nộp ngân sách hàng trăm triệu… Thế nhưng khi vừa có chủ trương quy hoạch báo chí, ngày 25/3/2015 bộ Giao thông Vận tải lập tức rút giấy phép khi bài vở maket tháng Tư đã làm xong, tiền quảng cáo đã vào tài khoản… Thế là lập tức cả chục con người bị xáo trộn công tác, nhiều cháu nay bơ vơ, nghe nói đã phải mất khoản tiền lớn để vào đây… Nhận xét về sự vụ này, CTV Thanh Lê nói trên FB: “Đó là anh Thăng muốn ghi điểm với cấp trên…”. Ở bộ GTVT còn 5 tờ báo, tạp chí nữa chung số phận “ghi điểm” và không biết cả nước là bao nhiêu. Bao nhiêu nhà báo, phóng viên nguyện làm nô bộc cho đảng CS mà cũng không xong? 21/6 năm nay quả là kỷ niệm buồn của giới báo chí “cách mạng” của đảng CS. N.Đ.A. Theo boxitvn.blogspot.de
......

Luật sư Lê Quốc Quân và nỗi lo sợ của Cộng Sản Việt Nam

Luật sư Lê Quốc Quân (Ls LQQ), ở tuổi 45, có lẽ là người bất đồng chính kiến tại Việt Nam được biết đến nhiều nhất, đặc biệt là đối với những người không phải là Việt Nam. Bản án 30 tháng tù giam mà CSVN đã áp đặt lên Ls LQQ về tội trốn thuế trong phiên tòa sơ thẩm mồng 2/10/2013, đã tạo nên những phản đối hết sức mạnh mẽ trong mọi giới ở trong nước cũng như tại các quốc gia trên thế giới. Tất cả các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ các nước, Liên Hiệp Quốc, người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đều cho rằng đây là một vụ án có động cơ chính trị, hoàn toàn do nhà nước CSVN dàn dựng để lấy cớ giam hãm Luật Sư hầu vô hiệu hoá những hoạt động cổ võ cho dân chủ và nhân quyền của Ông. Từ khi bị giam, ông là một tù nhân lương tâm được cả thế giới quan tâm và theo dõi. Bài viết này xin nêu lên một số những phản ứng đáng lưu ý đến từ các quốc gia trên thế giới liên quan đến việc nhà cầm quyền CSVN bỏ tù Ls LQQ. ****** Vào ngày 13/6/2013, Chủ tịch Trung tâm Công lý và Nhân quyền Robert F. Kennedy (RFK Center) gửi thư cho Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu bảo vệ quyền chính đáng cho Ls LQQ đang bị giam cầm. Bức thư đề ngày 13/6 của bà Kerry Kennedy, cháu gái cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bày tỏ quan ngại về tình trạng của nhà hoạt động Lê Quốc Quân và kêu gọi Việt Nam bảo đảm ông không bị ngược đãi, cho phép ông được tiếp xúc với người nhà cũng như được chăm sóc sức khỏe cần thiết, theo đúng các chuẩn mực nhân quyền trong Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của công dân mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào tháng 9 năm 1982. Ngày 27/06/2013, 12 nghị sĩ thuộc cả hai đảng ở Hạ viện Hoa Kỳ gửi thư cho Ô. Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi phóng thích Ls LQQ và cảnh báo tình trạng tiếp diễn vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội sẽ làm phương hại quan hệ Việt-Mỹ. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ nói họ hết sức bất bình về việc giam giữ Ls LQQ, bị bắt đã nửa năm nay mà người thân vẫn chưa được thăm gặp. Ngày 13/9/2013, Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ là bà Loretta Sanchez chúc sinh nhật Ls LQQ và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Luật Sư. Bà Sanchez viết: "Hầu hết chúng ta mừng sinh nhật của mình quây quần với gia đình và bạn bè. Nhưng ngày hôm nay, Ls LQQ, một blogger người Việt, đã qua ngày sinh nhật 42 tuổi của mình cô đơn trong nhà tù." Ngày 18/9/2013, Dân Biểu Canada Wayne Marston chúc mừng sinh nhật Ls LQQ và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Luật Sư. Ngày 14/9/2013, Ls LQQ được tờ tuần báo Pháp Le Nouvel Observateur vinh danh là 1 trong 50 người góp phần làm cho bộ mặt nhân loại thay đổi trong tương lai. 50 người này là những nhà chính trị, kỹ nghệ gia, nhà khoa học và những nhà đấu tranh ở các quốc gia còn bị cai trị bởi những chế độ hà khắc. Ngày 27/9/2013, Dân biểu Úc Luke Simpkins viết thư cho Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu thả Ls. LQQ và nói ông Nguyễn Tấn Dũng hãy tôn trọng những cam kết về nhân quyền mà CSVN đã ký kết. Ngày 30/9/2013, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cần hủy bỏ các cáo buộc vì mục đích chính trị đối với Ls LQQ. Ngày 2/10/2013, Hội Ân Xá Quốc Tế chỉ trích bản án đối với Ls LQQ và đòi hỏi nhà nước CSVN trả tự do tức khắc cho Luật Sư. Ngày 2/10/2013, Đại sứ Quán Hoa Kỳ tuyên bố: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại. Việc kết án này không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa." Ngày 4/10/2013, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Rupert Colville bày tỏ quan ngại về bản án đối với Ls Lê Quốc Quân và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN xét lại bản án vi phạm các quyền tự do phát biểu tại VN. Ngày 11/10/2013, trong một Thông cáo/Kháng thư phổ biến trên Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn Bị Cầm Tù lên tiếng phản đối bản án 30 tháng tù giam và số tiền lớn mà tòa sơ thẩm Hà Nội đã tuyên phạt Ls LQQ. Ngày 16/10/2013, 57 Nghị Sĩ Quốc Hội Na Uy gửi thư tới Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho Ls LQQ và trả lại cho Ls LQQ quyền được gặp gia đình Văn Bút Quốc Tế PEN đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Luật Sư Nhân Quyền và tác giả nhựt ký điện tử Lê Quốc Quân. Tờ Wall Street Journal cho rằng bản án này sẽ ảnh hưởng xấu cho quan hệ Mỹ và Việt Nam Ngày 5 tháng 12, 2013, 12 tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận và tự do thông tin kêu gọi thả Ls LQQ sau khi Liên Hiệp Quốc có ý kiến. Đó là các tổ chức Media Legal Defence Initiative, Media Defence-Southeast Asia, Lawyers for Lawyers, Avocats Sans Frontières, Front Line Defenders, Access, English PEN, Reporters Without Borders, the Electronic Frontier Foundation, ARTICLE 19, Index on Censorship và Lawyers’ Rights Watch Canada. 12 tổ chức này kêu gọi CSVN tuân theo quyết định của Nhóm Công Tác và "thả Ls LQQ ngay lập tức". Nhóm này cũng yêu cầu CSVN Nam phải bồi thường cho Ls LQQ vì đã bắt giữ ông tùy tiện. Ngày 5/2/2014, Ls LQQ là 1 trong 4 người được Hoa Kỳ nêu đích danh và muốn Việt Nam trả tự do ngay lập tức tại phiên kiểm điểm nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc hôm 5/2/2014 tại Geneva. Ngày 17/2/2014, một ngày trước phiên xử phúc thẩm luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch (HRW) kêu gọi xóa bỏ bản án đối với Ls LQQ. Thông cáo của HRW cũng chỉ ra rằng Ls LQQ bị bắt hôm 27/12/2012, chỉ hơn một tuần sau khi ông có bài viết chỉ trích Điều 4 Hiến Pháp về quyền lực tối cao của Đảng CSVN trên BBC Tiếng Việt. Mãi tới tháng 10/2013 ông mới được mang ra xét xử tội danh "trốn thuế". Ngày 18/2/2014, Tòa Phúc Thẩm Hà Nội y án 30 tháng tù giam vì "tội trốn thuế" theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự đối với Ls LQQ. Phản ứng ngay sau phiên xử hôm 18/2, Văn Phòng người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Mỹ tại Washington là Jen Psaki ra thông cáo viết: "Chúng tôi vô cùng quan ngại về quyết định của Chính Phủ Việt Nam giữ nguyên mức án 30 tháng tù vì "vì ’tội trốn thuế’ đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân, Việc nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều gây lo ngại. Chúng tôi kêu gọi nhà nước VN hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa". Cũng ngay sau phiên tòa, Hội Đồng Luật Gia Quốc Tế (ICJ) nhận định rằng việc kết án Ls LQQ, một luật sư bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, đã vi phạm những tiêu chuẩn quốc tế về quyền được xét xử một cách công bằng Cùng lúc, tổ chức Ân Xá Quốc Tế tuyên bố Việt Nam phải lập tức thả ngay vị luật sư và nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng bị giam giữ vì những cáo buộc có ẩn ý chính trị. Ngày 19/2/2014, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới - RSF - trụ sở tại Paris, phản đối bản án phúc thẩm đối với Ls LQQ. Tổ chức này một lần nữa kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho Ls LQQ. Ngày 20/2/2014, 14 tổ chức phi chính phủ (NGO) cùng lên án việc Tòa Phúc Thẩm Hà Nội giữ nguyên bản án 30 tháng tù với Ls LQQ. Trước đó cả Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ đều bày tỏ ’quan ngại’ về quyết định của Tòa Án hôm 18/2. Các tổ chức đồng ký tên lên án bản án bao gồm ARTICLE 19, Phóng viên Không Biên giới, Media Legal Defence Initiative, Freedom House, Avocats-sans-Frontières, Lawyers for Lawyers, Lawyer’s Rights Watch Canada, English PEN, PEN American Center, the National Endowment for Democracy, PEN International, Media Defence Southeast Asia, Front Line Defenders, và the World Movement for Democracy. Người đứng đầu các chương trình khu vực của Freedom House, ông Robert Herman được dẫn lời nói: "Chính quyền Việt Nam bắt giữ và kết án ông Quân vì (ông đã) bóc trần những vi phạm nhân quyền và việc làm sai trái mà truyền thông do nhà nước kiểm soát từ lâu đã phớt lờ." Thông báo của 14 tổ chức nói tòa phúc thẩm giữ nguyên cả bản án 30 tháng tù vì "tội trốn thuế" mà các tổ chức nói do chính quyền "ngụy tạo" và khoản tiền phạt 59.000 đô la. Cùng ngày, Liên Hiệp Quốc, qua Ủy Hội Nhân Quyền (UN High Commisssioner For Human Rights) đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại nghiêm trọng về bản án, yêu cầu chính phủ Việt Nam xét lại bản án đối với Ls LQQ và phương thức tố tụng đang tiếp tục đe dọa và hạn chế quyền tự do ngôn luận và lập hội Ngày 26/8/2014, 14 hội đoàn (ARTICLE 19, Electronic Frontier Foundation, Reporters Without Borders, Amnesty International USA, Center for International Law (Centerlaw), Philippines, English PEN, Front Line Defenders, Lawyers for Lawyers (L4L, Lawyers’ Rights Watch Canada (LRWC), Media Defence – Southeast Asia (MDSEA), Media Legal Defence Initiative (MLDI), National Endowment for Democracy (NED), Réseau Avocats Sans Frontières / ASF Network và World Movement for Democracy) lại viết thư cho ông Trương Tấn Sang Chủ Tịch Nước CSVN, cho ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ Tướng CSVN, cho Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, và Đại Diện của EU tại Hà Nội về việc mà họ cho là bắt bớ độc đoán, và đòi thả Ls LQQ, một người mà họ cho là một luật sư nhân quyền và blogger đáng kính trọng. Ông Thomas Hughes, Giám đốc điều hành ARTICLE 19, nói: "Việc Việt Nam tiếp tục trấn áp những người bảo vệ nhân quyền đặt ra những câu hỏi bức bối về tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của họ." Nani Jansen, Media Legal Defence Initiative, nhận định rằng: "Việt Nam đã giả điếc’ trước những lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Quân." Ngày 7/10/2014, ngay trước thềm chuyến thăm nước Đức của ông Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Johannes Kals từ thành phố Neustadt thuộc phía Tây nước Đức cùng một nhóm 158 dân biểu liên bang, tiểu bang, dân cử, các học giả, trí thức, nhân sỹ, linh mục, nghệ sỹ, nhà báo .v..v... đã ký tên và gửi thư cho bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel đề nghị Thủ tướng Đức ’cứng rắn và mạnh mẽ’ yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ’tức khắc và vô điều kiện’ cho Ls LQQ. GS Kals đã khởi đầu cuộc vận động với sự ủng hộ của 30 tiến sĩ và giáo sư. Cuộc vận động kéo dài cho đến nay với kết quả đã có 415 chữ ký của giới trí thức Đức. Đầu tháng 6 vừa qua, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, bên cạnh chương trình tiếp xúc và làm việc với đại diện nhà cầm quyền và quốc hội CSVN cùng các hội đoàn xã hội dân sự độc lập, Ông Christoph Strässer, Ủy viên Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Chính phủ CHLB Đức cũng đã đến thăm Ls LQQ trong nhà tù. Sau cuộc thăm viếng đầy cảm động này, ông Christoph Strässer đã viết trên Twitter rằng 30 phút gặp gỡ Ls LQQ trong tù là những giây phút đáng ghi nhớ. **** Những phản ứng dồn dập, đa diện và mạnh mẽ đến từ khắp nơi trên thế giới về việc nhà nước CSVN bỏ tù Ls LQQ, mà điểm chung là phản đối việc bắt giam tùy tiện với ý đồ chính trị, đòi hỏi trả tự do tức khắc cho Ls LQQ, cũng như nêu lên quan ngại về tư cách thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc của CSVN và thái độ giả điếc, phớt lờ, hành xử phi pháp coi thường dư luận thế giới của nhà nước CSVN, cho thấy là chưa bao giờ sự quan tâm của thế giới về sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt nhắm vào cá nhân một nhà đấu tranh dân chủ, lại mạnh mẽ và cụ thể như bây giờ. Người ta đang chờ đợi xem là vào ngày 27/6/2015 tới đây, ngày Ls LQQ mãn hạn tù, nhà nước CSVN sẽ thể hiện sự lo sợ to lớn đối với người yêu nước Lê Quốc Quân như thế nào. Liệu CSVN có lo sợ đến độ lại một lần nữa bất chấp dư luận thế giới và giở lại mánh khoé đê tiện: chồng án hoặc tống xuất khỏi đất nước, như họ đã từng làm với nhà báo Điếu Cày trước đây hay không./.
......

Biển Đông và những bối rối của Hà Nội hiện nay

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/06/20150621-ctm-... Ông Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì Photo Radio Chân Trời Mới (Thanh Thảo): Từ ngày 17 đến 19 tháng 6 vừa qua, ông Phạm Bình Minh Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao CSVN đã sang Bắc Kinh để tham dự Phiên họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, với đại diện bên Trung Quốc là Ủy viên quốc viện Dương Khiết Trì. Tuy đây là cuộc họp thường niên, nhưng sự kiện ông Phạm Bình Minh đến Trung Quốc vào lúc tình hình Biển Đông đang nóng lên đáng để chúng ta lưu tâm, khi Trung Quốc tuyên bố sẽ bắt đầu xây dựng hạ tầng cơ sở trên các đảo nhân tạo và nhất là ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị lên đường viếng thăm Hoa Kỳ từ ngày 5 đến mồng 9 tháng 7 sắp tới. Trong khi đó thì dư luận Việt Nam cũng đang nóng lên với hai sự kiện. Thứ nhất là tàu Trung Quốc đã cướp tất cả những hải sản đánh bắt được của ngư dân Việt Nam. Thứ hai là Bắc Kinh cho loan truyền trên mạng internet một phim hoạt họa nhục mạ Việt Nam, cho người Việt Nam là loài khỉ với bản tính tráo trở và vô ơn. Để tìm hiểu thêm vấn đề này, xin mời quý thính giả theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình hôm nay. Thanh Thảo: Giới quan sát quốc tế cho rằng cuộc họp giữa ông Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì không thể không đề cập tới những vấn đề "nóng" đang nảy sinh, sau khi Bắc Kinh thông báo về việc hoàn tất cải tạo các đảo và bắt đầu tiến trình xây dựng hạ tầng cơ sở trên các đảo nhân tạo này. Ông nhận định ra sao về cuộc họp lần này và liệu phía Việt Nam có lên tiếng phản đối mạnh hay không? Lý Thái Hùng: Đây là phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương giữa CSVN và Trung Quốc nhằm thảo luận về những gì mà hai phía đã cam kết thực hiện nên tôi không nghĩ là ông Phạm Bình Minh và Dương Khiết Trì đi sâu vào vấn đề biển Đông. Mặc dù dư luận Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung rất quan tâm đến công bố mới đây vào ngày 16/6 vừa qua của phát ngôn nhân Trung Quốc là việc bồi lấp các đảo, bãi đá "sắp hoàn thành trong thời gian tới" và Trung Quốc sẽ chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục đích dân sự và quân sự đã định", nhưng nó sẽ không được đưa vào nghị trình họp vì cả hai đều cố tránh né. Theo như loan tải của báo chí về nội dung cuộc họp giữa ông Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì thì hai phía chỉ bàn thảo những gì mà cấp cao của hai bên đã đồng ý từ trước. Liên quan đến biển Đông, hai phía vẫn tiếp tục tránh né tấn công nhau trên bàn hội nghị, núp đàng sau cái gọi là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” hay là luôn luôn nhắc đến điệp khúc “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông”, để tạo một hình ảnh giả tạo là quan hệ Việt Trung vẫn tốt đẹp. Nói cách khác là nếu có những chỉ trích lẫn nhau thì Bắc Kinh và Hà Nội để cho cấp cán bộ thừa hành lên tiếng, còn trên thượng tầng từ cấp thứ trưởng trở lên, hai phía đều cố tránh né phê phán. Đây là thủ thuật của Trung Quốc muốn chứng tỏ với dư luận bên ngoài rằng Bắc Kinh vẫn còn khống chế được Hà Nội. Riêng CSVN thì dù có bực mình Trung Cộng về những thủ đoạn bành trướng ở biển Đông gần đây, cũng không dám lên tiếng mạnh mẽ vào lúc này vì Hà Nội biết rất rõ là họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi nếu họ chưa thoát ra khỏi vòng kim cô “16 Vàng, 4 Tốt” mà Bắc Kinh đã tròng lên đầu Hà Nội từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 cho đến nay Thanh Thảo: Theo ông thì lý do gì CSVN đã không có những phản ứng mạnh mẽ như vậy? Lý Thái Hùng: Từ khi xảy ra vụ Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam vào tháng 5/2014, CSVN đã thấy rõ Trung Quốc không những không còn là chỗ dựa an toàn mà còn có thể trở thành “ngòi nổ”, tạo ra sự bùng vỡ trong nội bộ về các hành động bá quyền của Bắc Kinh trên biển Đông. Muốn đi tìm chỗ dựa mới và thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của Bắc Kinh, Hà Nội chỉ còn có thể tìm đến Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhưng đại đa số lãnh đạo CSVN không tin Hoa Kỳ và Nhật Bản dù đã mở rộng bang giao từ 20 năm trước đây. Lãnh đạo Hà Nội vẫn còn coi Hoa Kỳ là một quốc gia nguy hiểm, luôn luôn mang “diễn biến hòa bình” để khuynh loát tình hình chính trị tại Việt Nam. Chính vào lúc đang muốn thoát ra khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh để đến gần hơn với Hoa Kỳ, CSVN càng phải im tiếng công kích nhắm vào Bắc Kinh vì hai nguyên do: Thứ nhất, không muốn tạo thêm sự khó chịu cho Bắc Kinh trong lúc Hà Nội tiến gần với Hoa Kỳ. Trong cuộc hội đàm giữa phái đoàn quân sự Trung Quốc và CSVN nhân tham dự Diễn Đàn đối thoại Shangri-La vào cuối tháng 5 vừa qua, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói với phái đoàn Bắc Kinh rằng: hai nước là láng giềng với nhau nên Hà Nội không muốn làm điều gì mất mặt Bắc Kinh. Đây là nguyên do quan trọng mà Hà Nội đã hầu như im lặng kể từ khi thế giới công kích việc bồi lấp các đảo, bãi đá để xây dựng những căn cứ quân sự trong quần đảo Trường Sa. Thứ hai, không muốn Bắc Kinh gây khó khăn trong nội bộ đảng trong lúc CSVN chuẩn bị tổ chức đại hội đảng lần thứ 12 dự trù diễn ra vào tháng 1/2016. Do mối quan hệ “răng môi” từ năm 1990 cho đến nay, Bắc Kinh đã không chỉ chi phối nền kinh tế mà còn nắm chặt cả thành phần nhân sự trong guồng máy đảng và nhà nước CSVN. Bắc Kinh sẽ chỉ đạo ngầm những cán bộ “theo Tàu” để lên tiếng công kích lại lãnh đạo nếu có những phản ứng gây bất lợi cho Bắc Kinh về biển Đông. Mặc dù CSVN biết rõ những chính sách bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông sẽ gây nguy hại đến chủ quyền và an ninh lãnh thổ của Việt Nam, nhưng CSVN đã phải im lặng, không dám phản đối Bắc Kinh mạnh mẽ như Phi Luật Tân là vì sự tồn tại của chế độ độc tài. Điều này cho thấy là CSVN đã đặt đảng cộng sản cao hơn quyền lợi tối thượng của đất nước và dân tộc. Thanh Thảo: Nhân đề cập về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 tới đây, ông nhận định như thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama và ông Nguyễn Phú Trọng. Lý Thái Hùng: Như tôi có đề cập bên trên, biến cố giàn khoan HD 981 vào tháng 5/2014 là thời điểm mà mối quan hệ giữa CSVN và Hoa Kỳ trở nên “nồng ấm”. Hoa Kỳ muốn CSVN ủng hộ hoặc đồng tình với liên minh bao vây Trung Quốc gồm những quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ tại Á Châu Thái Bình Dương. Ngược lại, CSVN cũng muốn tiến gần hơn với Hoa Kỳ để mua một số vũ khí và qua đó dùng các ảnh hưởng của Hoa Kỳ để ngăn chận sự hung hăng quá đáng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Với những quan hệ nói trên, chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ có một số những thảo luận ở cấp cao về hai vấn đề chính là đối tác chiến lược và gia nhập TPP. Vì thế mà phía Hoa Kỳ đã sắp xếp để Tổng Thống Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng khoảng 45 phút tại Tòa Bạch Ốc vào sáng ngày mồng 7 tháng 7 tới đây. T heo tin tức thì chuyên cơ của phái đoàn ông Trọng đến Mỹ vào ngày mồng 5 tháng 7 và sẽ rời Hoa Kỳ vào chiều tối ngày mồng 9 tháng 7. Ngoài cuộc gặp gỡ Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc, ông Trọng và phái đoàn sẽ gặp các lãnh đạo lưỡng đảng trong Quốc Hội và dự buổi tiếp tân trưa tại Bộ Ngoại Giao do Ngoại trưởng John Kerry khoản đãi. Nhìn qua lịch trình tiếp đón, tuy ông Trọng chỉ là Tổng Bí Thư của một đảng, nhưng phía Hoa Kỳ đã dành cho ông Trọng và đảng CSVN nói chung một sự đón tiếp “cao cấp”. Điều này đã thể hiện phần nào sự kiện Hoa Kỳ đang muốn lôi kéo CSVN đi gần với khối các quốc gia đang muốn bao vây Bắc Kinh trên bài toán Biển Đông. Thanh Thảo: Sau khi đón ông Trọng thì trung tuần tháng 9, Tổng thống Obama sẽ đón ông Tập Cận Bình lần đầu tiên đến Mỹ với tư cách Tổng bí thư và chủ tịch nước. Ông đánh giá ra sao về mối quan hệ Trung Mỹ qua cuộc trao đổi giữa Tập Cận Bình và Tổng thống Obama? Lý Thái Hùng: Nhìn từ vị trí quyền lực giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama ta thấy là thế lực của ông Tập ngày một lớn mạnh không chỉ ở Trung Quốc, mà còn lan tỏa ra thế giới bên ngoài ít nhất là sau năm 2020 nếu không có chính biến xảy ra, trong khi thế lực của Tổng thống Obama chỉ còn đến cuối năm 2016 là hết nhiệm kỳ Tổng thống. Sự kiện Ngoại trưởng John Kerry đã thất bại trong việc thuyết phục lãnh đạo Bắc Kinh ngưng việc cải tạo các đảo nhân tạo trong cuộc hội đàm vào giữa tháng 5/2015 tại Bắc Kinh đủ thấy là ông Tập Cận Bình và lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay quyết đối đầu với Hoa Kỳ về biển Đông. Ngày 16/6 vừa qua, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao trung Quốc tuyên bố việc bồi lấp các đảo, bãi đá "sắp hoàn thành trong thời gian tới" và Trung Quốc sẽ chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục đích dân sự và quân sự đã định" là để chuẩn bị cho chuyến đi của họ Tập đến Hoa Kỳ được suông sẻ vào tháng 9 tới đây. Chỉ qua động thái nói trên, chúng ta thấy là Bắc Kinh đã cố tình “dương Đông kích Tây” để tìm cách qua mặt Hoa Kỳ trong lúc mà nhiệm kỳ của Tổng thống Obama sắp hết. Nói cách khác là từ nay cho đến khi Hoa Kỳ có vị Tổng thống mới, tức là non hai năm tới sẽ là thời cơ vàng cho Tập Cận Bình bành trướng ảnh hưởng trên biển Đông gồm quân sự hóa các đảo, công bố vùng nhận dạng phòng không và tung hàng loạt giàn khoan ra cắm dùi trên biển Đông như Tập đoàn dầu khí Trung Quốc đã công bố là họ sẽ khoan 119 giếng dầu ở vùng phía Tây biển Đông từ nay cho đến năm 2030. Những diễn tiến nói trên, quả thật người ta không chờ đợi những gì mới lạ từ cuộc trao đổi giữa ông Tập và ông Obama vào tháng 9 tới. Thanh Thảo: Trước những chuyển biến của tình hình biển Đông hiện nay, theo ông thì đường lối đối ngoại của CSVN sau Đại hội 12 dự trù diễn ra vào tháng 1 năm 2016 sẽ có những thay đổi nào hay không? Lý Thái Hùng: Hiện còn quá sớm để biết rõ chính sách đối ngoại của CSVN đưa ra cho đại hội đảng lần thứ 12. Tuy nhiên, có ba vấn đề sau đây đáng chú ý: Thứ nhất là CSVN phải coi lại chính sách "ba không" bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia, khi mà tình hình biển Đông ngày một căng thẳng trước tình trạng Trung quốc cho quân sự hóa các đảo ở Trường Sa. Thứ hai là CSVN có nên tiếp tục duy trì mối quan hệ “16 Vàng, 4 Tốt” để bị Bắc Kinh nuốt chửng như hiện nay? Sự kiện Bắc Kinh cho làm phim hoạt họa gọi Việt Nam là giống khỉ, mang đặc tính tham lam và tráo trở là một sự xúc phạm trắng trợn đối với dân tộc Việt Nam. Ở mức xúc phạm này mà còn duy trì quan hệ “16 Vàng, 4 Tốt” thì không khác gì tự vẽ lên mặt lãnh đạo CSVN hai chữ PHẢN QUỐC. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 6 vừa qua. Thứ ba là CSVN sẽ nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ như thế nào trong những năm tháng tới. Lần đầu tiên Bộ quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ quốc phòng CSVN cùng ký chung một bản tuyên bố về “tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng” vào ngày 31/5 vừa qua. Tuyên bố bao gồm 5 nội dung: tăng cường tham vấn chính sách; hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn và tẩy độc dioxin; hợp tác gìn giữ hòa bình của LHQ; khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu trợ; và hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển trên cơ sở luật pháp quốc tế và luật pháp mỗi bên. Đây là những nội dung tạo điều kiện để giới quân sự của CSVN và Hoa Kỳ có những cộng tác chặt chẽ trong thời gian tới và chắc chắn sẽ làm cho Trung Quốc khó chịu. Trong tương quan này với Hoa Kỳ, CSVN chắc chắn phải chịu áp lực cải thiện nhân quyền mạnh mẽ tại Việt Nam, nhất là khi khối người Mỹ gốc Việt cùng với đồng bào trong nước sẽ không ngừng khai dụng cơ hội mới để tăng sức ép lên chế độ. Các cuộc điều trần về nhân quyền VN liên tục tại Quốc Hội Canada và Hoa Kỳ trong mấy tuần qua với các nhân chứng từ Quốc Nội cho thấy nỗ lực tranh đấu của người Việt đang gia tăng theo triều sóng biến động tại Biển Đông. Nói tóm lại, nếu muốn đưa ra chính sách đối ngoại mới nhằm đáp ứng tình hình căng thẳng trên biển Đông hiện nay, CSVN phải sửa lại 3 chính sách nói trên nếu không muốn tiếp tục bị khống chế trong quỹ đạo của Bắc Kinh, tay đàn anh xâm lược không còn có thể tin cậy để bảo vệ một hệ thống suy tàn và một chủ thuyết lỗi thời. Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng. Nguồn: Radio Chân Trời Mới
......

Mối lo sợ ’tự diễn biến - tự chuyển hóa’

Bản Hiến pháp gần đây nhất của Việt Nam được ban hành năm 2013 vẫn khẳng định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Tuy vậy trên các cơ quan báo chí tuyên truyền của Đảng đã xuất hiện những bài bình luận kêu gọi về điều gọi là phòng ngừa, đẩy lùi nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa. Kêu gọi phòng ngừa Báo điện tử Quân Đội Nhân Dân ngày 10/6/2015 vừa qua có bài viết mô tả “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” nằm trong chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Tuy không nêu cụ thể những thế lực thù địch đó là ai và ở đâu, nhưng tờ báo diễn giải rằng, “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ sẽ tha hóa nhận thức của cán bộ, từ đó dẫn đến những thay đổi về đường lối, chính sách, chuyển hóa chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam sang một quỹ đạo khác. Những bài xã luận như thế trên các công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự đối nghịch với xu hướng mạnh mẽ về cải cách thể chế mà mấy năm gần đây thường xuyên xuất hiện trên nhiều tờ báo khác cũng do nhà nước quản lý. Sự mâu thuẫn rất khó hiểu vừa nêu nên được hiểu như thế nào? TS Nguyễn Quang A nhà phản biện độc lập từ Hà Nội nhận định: “Đây là thể hiện một sự đấu tranh ở trong nội bộ của giới lãnh đạo, có những người có tư tưởng cải cách khá thẳng thắn và một nhóm rất là bảo thủ giữ những cái mà thực sự đã bị nhân loại vứt vào sọt rác rồi. Chuyện như thế này thể hiện trên báo chí chính thống của VN nhiều cơ hôi như thế chỉ không phải mới bây giờ, nhưng có thể nó rộ lên gần đây, sự khác biệt rõ hơn lên. Những hiện tượng như thế tôi cho là lành mạnh. Sở dĩ tôi nói là lành mạnh vì nó bộc lộ ra và trên các phương tiện truyền thông báo chí chính thức nếu dấn thêm một bước nữa là các bên tranh luận với nhau một cách sòng phẳng, không có chuyện mạt sát thì sẽ rất là hay.” Theo TS Nguyễn Quang A, những chuyện tranh luận như thế đã từng xảy ra ở Việt Nam. Trước đây khi bắt đầu có một chút đổi mới trong đường lối, chủ trương về một số chính sách nho nhỏ của Đảng Cộng sản Việt Nam thì cũng có những người lên tiếng rất là mạnh mẽ và từ trước đến nay diễn đàn của phái báo thủ bao giờ cũng là báo Nhân Dân rồi sau đó là báo Quân Đội Nhân Dân. TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh, chuyện này không có gì lạ và chỉ cho thấy sẽ chẳng mấy người muốn đọc những tờ báo này. Trò chuyện với chúng tôi, nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội đã nhận xét về mối lo sợ ảo gọi là diễn biến hòa bình, tự diễn biến và tự chuyển hóa. Ông nói: “Bên tuyên huấn của Đảng không nghĩ ra được trò gì hơn ngoài cái cụm từ vô nghĩa như thế, kể cả biết là sai vô lý như thế nhưng vẫn viết. Hiện nay đại bộ phận các vị lãnh đạo lên diễn thuyết ở Quốc hội vẫn cứ nói Việt Nam phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Họ biết thừa là không bao giờ có chủ nghĩa xã hội cả, thế nhưng họ cứ nói. Tôi nghĩ đó là sự nói dối thâm niên lâu đời rồi, nói khác đi thì không còn Đảng Cộng sản nữa họ không còn là đảng viên. Họ nói chống tự diễn biến-tự chuyển hóa nay mai họ còn sáng tạo nhiều thứ chống nữa. Nhưng nhân dân chúng tôi phải hiểu rằng diễn biến hay chuyển hóa đó là sự tiến bộ trong nhận thức xã hội.” Triệt tiêu mầm mống tự diễn biến - tự chuyển hóa Bài bình luận trên báo Quân Đội Nhân Dân kêu gọi kịp thời phát hiện và triệt tiêu các mầm mống khả năng gây ra tự diễn biến - tự chuyển hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. “Tự diễn biến” “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị là hết sức phức tạp đa dạng… theo tờ báo, biểu hiện cao nhất đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phủ nhận nền tư tưởng, lý luận của Đảng là chủ ngĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đòi Đảng phải từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập… Bài bình luận trên báo Quân Đội Nhân Dân kêu gọi kịp thời phát hiện và triệt tiêu các mầm mống khả năng gây ra tự diễn biến - tự chuyển hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Screen capture. “Tự diễn biến - tự chuyển hóa” trong lĩnh vực kinh tế được báo Quân Đội Nhân Dân mô tả bằng biểu hiện phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước XHCN; đòi tư nhân hóa nền kinh tế xóa bỏ chế độ công hữu tư liệu sản xuất để thay thế bằng chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Theo bài viết, nếu sự “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực kinh tế được đào sâu mở rộng thì đến một lúc nhất định, khi sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã giữ vai trò chi phối cơ sở hạ tầng kinh tế, thực chất là chuyển hóa thành kinh tế tư bản chủ nghĩa thì kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa và sẽ đổi màu. Báo Quân Đội Nhân Dân nhấn mạnh, khi đó kinh tế xã hội chủ nghĩa được thay thế bằng chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa. Những lập luận trên báo Quân Đội Nhân Dân cho thấy một sự sợ hãi lớn lao về việc biến mất chế độ chính trị mang tên xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Người đọc báo có thể cảm nhận rõ nét về vấn đề này khi những tư tưởng cải cách dân chủ đã len lỏi vào tận thượng tầng lãnh đạo. Thí dụ báo chí Việt Nam từng đưa tin, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu công khai là làm gì có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà mất công đi tìm. Ông Bộ trưởng đã nói như thế trong bài nói chuyện vào cuối năm 2014 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Hay mới đây nhóm nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Saigon đề xuất cải cách ba điểm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam để kinh tế có thể phục hồi và phát triển cao. Tóm tắt là Đảng cần phải chấp nhận một xã hội cởi mở, rộng cửa cho trí thức phản biện. Tìm nhân sự lãnh đạo có tài qua quá trình lựa chọn dân chủ, cởi mở và cạnh tranh và sau cùng là cần phải luật hóa vai trò lãnh đạo và hoạt động của Đảng. Hoặc hàng loạt ý kiến ghi nhận từ hàng chục các diễn đàn chính thức với lời kêu gọi mạnh mẽ về việc thiết lập nền kinh tế thị trường đúng nghĩa như các quốc gia không theo xã hội chủ nghĩa. Tất cả trào lưu hướng tới cải cách cho dân giàu nước mạnh như vừa nêu, sẽ có thể bị chụp mũ “tự diễn biến-tự chuyển hóa” nếu đọc kỹ các bài xã luận của nhóm bảo thủ trên các tờ báo chính thống như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân. Nhà phản biện xã hội dân sự độc lập TS Nguyễn Quang A nhận định: “Tự diễn biến-tự chuyển hóa là một việc rất tốt, những người mà luôn luôn to tiếng chống lại diễn biến hòa bình thì tôi không hiểu họ muốn gì, hay là họ muốn chiến tranh muốn một cuộc đấu đá bằng vũ lực để dẹp bỏ nhau ở đây. Tôi nghĩ chuyện diễn biến hòa bình tức là có một sự cải cách bằng những phương tiện hòa bình, mà thực sự là phải thay đổi chế độ này. Những người như chúng tôi chẳng hạn thì rất hoan nghênh diễn biến hòa bình và rất mong muốn tìm cách thúc đẩy cho sự tự diễn biến ấy. Bởi vì họ nói những điều ấy ra là chính họ mâu thuẩn với bản thân ông tổ sinh ra lý thuyết mà họ tôn lên bàn thờ, chính cái đấy nó có một điểm cốt lõi là tất cả đều chuyển biến đều thay đổi; bản thân các ông ấy là con người thì cũng phải thay đổi. Cho nên nếu có cuộc tranh luận rộng về diễn biến hòa bình, tự diễn biến - tự chuyển biến thì sẽ rất là thú vị.” Bài xã luận về điều gọi là phòng ngừa, đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến-tự chuyển hóa” trên báo điện tử Quân Đội Nhân Dân cũng nêu lên một sự kiện khá lạ thường. Đó là thế lực thù địch luôn đặt trọng tâm thúc đẩy “tự diễn biến-tự chuyển hóa” nhắm vào các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, là nơi hoạch định ra đường lối, chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển đất nước. Báo Quân Đội Nhân Dân như thường lệ không chỉ ra thế lực thù địch đó là ai mà có khả năng thúc đẩy “tự diễn biến-tự chuyển hóa” ở thượng tầng cấu trúc của chế độ Việt Nam hiện tại. Tuy vậy điều thú vị là báo Quân Đội Nhân Dân nhìn nhận phần lớn quá trình “tự diễn biến-tự chuyển hóa” có nguyên nhân từ bên trong nội bộ của Đảng và Nhà nước và chẳng ai khác chính những con người xã hội chủ nghĩa đã tự quyết định. Nguồn: RFA
......

Những tín hiệu lâm nguy của đảng CSVN

Khi bọn đầy tớ bức xúc - Đại hội đảng XII chỉ còn 6 tháng để chuẩn bị nhưng lãnh đạo của 3 ngành Tuyên giáo, Quân đội và Công an đã mất ăn mất ngủ với cơn ác mộng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên đang đe dọa chôn đảng xuống bùn đen. Nguy cơ này không mới. Đảng đã công khai thừa nhận tại Đại hội XI năm 2011. Hồi ấy đảng viết: “Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp”.  (Trích Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng). Nhưng nhắc lại khẩn trương hơn sau bốn năm rưỡi và qua 11 kỳ Hội nghị Trung ương lần nào cũng nói đến công tác xây dựng đảng là chuyện không còn bình thường nữa. Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự - Bộ Quốc phòng đã cảnh giác: “Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay thực sự là một vấn đề cấp bách liên quan trực tiếp đến sự sống còn của Đảng và chế độ.” (Trích báo Công an Nhân dân, 09/02/2015). Nhưng tại sao lại đến độ “cấp bách” và phải làm gì để chận đứng nguy cơ này thì không thấy ông Hưởng đề ra sáng kiến mới hơn những điều ai cũng đã “nghe rồi khổ lắm nói mãi”. Đó là chuyện đảng chỉ biết đổ hết lên đầu “các thế lực thù địch” “Không từ bỏ âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng”, như ghi trong Nghị quyết số 12-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần 4 năm 2012. Nhưng “thế lực thù địch” là ai, hay đảng đã nuôi ong tay áo? Ai đã có thể làm cho cán bộ đảng vên suy thoái tư tưởng, mất đạo đức cách mạng lan nhanh trong nội bộ sau 30 năm đổi mới là câu hỏi đang khiến lãnh đạo điên đầu nhưng dân thì không. Người dân, nạn nhân hàng ngày của quan tham, bất công và của cường quyền, biết rất rõ tại sao đã có “một số không nhỏ cán bộ, đảng viên” không còn tin vào đảng và đang bất mãn với chế độ. Dân đã nghe đảng lên án và kêu gọi chống “chủ nghĩa cá nhân” và “lợi ích nhóm” nhiều lần, nhưng những kẻ có chức có quyền và cầm cân nẩy mực vẫn mũ ni che tai để làm giàu trên mồ hôi nước mắt của dân và đảng viên thấp cổ bé miệng thì ai còn tin đảng? Bằng chứng như khẩu hiệu tuyên truyền “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong đó có tiêu chí cán bộ phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, hay “dân là chủ, Đảng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân” đã vô nghĩa trước quốc nạn tham nhũng. Nhưng ông Nguyễn Mạnh Hưởng vẫn mơ hồ coi công tác chống tham nhũng trong cán bộ, đảng viên là chiếc đũa thần có thể cứu đảng thoát cơn hồng thủy tự diệt. Ông nói: “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Có khắc phục hiệu quả tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy thoái thì mới làm cho đảng viên và cơ thể Đảng được khỏe mạnh hơn, có sức đề kháng cao hơn và điều đó đã là ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành khoá XI đã thất bại với những cam kết đề ra trong Nghị quyết Trung ương 4. Bằng chứng đảng bó tay trước tham nhũng và suy thoái tư tưởng trong hàng ngũ đảng viên đang đe dọa sống còn của đảng chỉ còn là thời gian. Vì vậy ông Hưởng đã cảnh báo: “Tình hình đã thúc bách chúng ta phải kiên quyết hơn nữa trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.” Nhưng liệu có còn kịp không? Bởi vì chỉ 2 tháng sau ông Nguyễn Mạnh Hưởng, Ban Nội chính Trung ương - cơ quan giúp đảng chống Tham nhũng - đã phổ biến thêm bài viết của Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bá Dương (Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng). Ông Dương mở đầu: “Tham nhũng ở nước ta hiện nay rất phức tạp, biểu hiện của nó muôn hình, muôn vẻ với nhiều sắc thái, loại hình khác nhau; mức độ, phạm vi và hậu quả khôn lường. Biểu hiện của tham nhũng tập trung ở các quan chức, công chức trong bộ máy công quyền của Đảng, Nhà nước; thậm chí tham nhũng có cả trong lĩnh vực tư pháp, trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.” Như vậy thì ở Việt Nam có chỗ nào không có tham nhũng? Khi nói đến “quan chức” thì cũng phải hiểu bao gồm cả các Đại biểu Quốc hội vì hầu hết họ là đảng viên có chức có quyền trong hệ thống cai trị từ thành phố về thôn quê. Chưa bao giờ thấy có Đại biểu Quốc hội nào phát giác ra các vụ tham nhũng, hay can đảm đi điều tra tố cáo cán bộ, đảng viên tham nhũng. Tham nhũng sống với đảng Vậy tham nhũng tinh vi ra sao mà Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nước không nhìn thấy? Ông Dương vạch ra cho mọi người biết: “Mức độ tham nhũng cũng rất khác nhau, có tham nhũng nhỏ, tham nhũng vặt như sự sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân hoặc cố tình dây dưa, loanh quanh, buộc người dân muốn nhanh, được việc thì phải bỏ tiền ra “nhờ giúp đỡ”. Việc làm này thường là chuyện “bé xé ra to”, bắt bẻ người dân “chưa đủ thủ tục hành chính” kiểu hành dân. Vì vậy, người dân muốn xong việc, đỡ mất công, khỏi phải đi lại nhiều lần, tốn công sức, mệt nhọc thì “cách tốt nhất” là bôi trơn bằng cách đưa “phong bì” cho xong chuyện.” Một người làm việc ở Bộ Quốc phòng mà còn biết rạch ròi các mánh khóe moi tiền của dân như thế mà Ban Chỉ đạo phòng, chống Tham nhũng của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trường ban không dẹp được thì kể cũng lạ! Còn nhớ năm 2013, ông Trọng từng nói với cử tri Hà Nội rằng ông cũng: “Sốt ruột, bức xúc lắm.” Ông bảo: “Không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng... lãng phí cũng ghê gớm, có khi còn hơn tham nhũng, về thời gian, công sức, tiền bạc... Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu.” (theo ViệtnamNet 27/09/2013) Phó Chủ tịch nước, Bà Nguyễn Thị Doan đã có lần nói các quan tham đã "ăn của dân không từ cái gì". Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng thắc mắc: “Tiền ăn, chơi, chạy không phải từ tham nhũng thì từ đâu?” Như vậy là lãnh đạo đảng cũng biết, nhưng tại sao không hành động mà để cho tham nhũng cứ tự do leo lên đầu đảng thì có Trời mà biết! Ngay cả chuyện chạy chức, chạy quyền trong đảng và nhà nước cũng đã được nói nhiều trong các kỳ Đại hội đảng hay tại các kỳ Hội nghị của Trung ương nhưng chuyện đâu vẫn còn đó. Vì vậy, Đại tá Dương mới nói cho cả nước biết: “Đáng chú ý, các vụ việc tham nhũng xảy ra ở lĩnh vực cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm chức vụ, thuyên chuyển công tác. Đây là những loại hình rất khó kiểm soát, phát hiện. Hành vi này thường diễn ra “kín đáo” với sự “thông đồng”, ngầm hiểu “tiền nào của ấy”, “được việc người, được việc ta”, trở thành luật bất thành văn, thường được coi là một quy định ngầm, phổ biến diễn ra qua khâu trung gian, có người môi giới, “bắn tin”, “làm cò mồi”, kiểu “rung chà cá nhảy” hoặc trực tiếp giao dịch, thỏa thuận theo nguyên tắc các bên cùng có lợi. Người chạy chức, chạy ghế thường làm khâu “ứng trước” để sau khi có chức vụ thì thu hồi sau.” Các ngón đòn tham nhũng lớn của các phe phái trong đảng, hay còn được gọi là “lợi ích nhóm” đã bộc lộ cao trong mấy năm qua trong nhiều lĩnh vực nhưng khó phanh phui vì các thế lực đã bao che, bảo vệ nhau để cùng có lợi. Ông Dương vạch ra: “Một trong những biểu hiện của tham nhũng lớn là tham nhũng nhóm, lợi ích nhóm với những hành vi trục lợi cực lớn thông qua làm ăn theo kiểu “đánh quả”, “một vốn bốn mươi lời”. Đây là hình thức tham nhũng có tổ chức, có người đứng ra làm “đầu nậu”, chủ mưu, thao túng các tổ chức, một số người có quyền cao, chức trọng và nó thường diễn ra ở các hoạt động dự án, đầu tư, đất đai, tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, xây dựng đô thị, v.v... Đây là điều giải thích tại sao nhiều vụ khiếu kiện tập thể kéo dài, vượt cấp, rất khó điều tra, chưa thể giải quyết dứt điểm.” Biết rất rõ như thế mà ông Dương có làm được gì cho xã hội không? Tất nhiên là không vì cuối cùng, Đại tá Dương cũng chỉ đề ra giải pháp đã thất bại trong nhiều năm. Ông viết: “Một trong những giải pháp hữu hiệu để phòng, chống Tham nhũng là ngăn chặn, đẩy lùi bệnh cá nhân chủ nghĩa, giữ nghiêm kỷ luật Đảng, thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, đề cao tự phê bình và phê bình. Muốn vậy, phải duy trì thường xuyên chế độ sinh hoạt Đảng và thực hiện việc nghiêm túc công tác tự phê bình và phê bình, đi đôi với nó là công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Bởi lẽ, cán bộ tốt hay xấu chủ yếu là do công tác giáo dục trong Đảng tạo nên. Giáo dục trong Đảng bao hàm cả giáo dục kiến thức, tri thức, giáo dục đạo đức, nhân cách người cách mạng mà trước hết là giáo dục đạo làm người.” Tất cả những ý kiến của Đại tá Dương đã được đảng thi hành từ khoá đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Từ ông Phiêu sang ông Nông Đức Mạnh và đến ông Trọng là 20 năm mà tham nhũng vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” thì phải biết đảng chỉ biết nói mà không làm được gì cho ích quốc lợi dân. Quân đội - công an Chính vì vậy mà không những chí có dân mà bây giờ đến lượt nhiều Bộ đội và lực lượng Công an cũng đã chán đảng, không còn tin vào những lời hứa suông của lãnh đạo nữa. Những bất công xã hội, tình trạng chênh lệch giầu nghèo giữa thành phố và nông thôn mỗi ngày một giãn ra. Nền kinh tế gọi là “thị trường” còn giở hơi theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” tiếp tục hãm dân trong vũng bùn chậm tiến để lạc hậu hơn các nước trong khu vực. Nhân dân, một bộ phận lớn trong Quân đội và Công an cũng đã chán Chủ nghĩa thoái trào Cộng sản Mac-Lênin đến tận mang tai mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì cứ bắt mọi người phải “tuyệt đối trung thành” với nó thì dân chưa lôi ông ra giữa chợ mà đôi co là may. Bên cạnh đó còn là tình trạng Đảng cứ để mất dần biển đảo vào tay Trung cộng. Quân đội và lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cũng bất lực để cho các tầu Trung cộng, ngụy trang Hải giám, tự do tấn công, cướp tài sản của thuyền cá Việt Nam đánh bắt ở vùng Hòang Sa, đôi khi cả ở Trường Sa, mà đảng thì cứ cúi đầu vâng theo lời nguyền ”vừa là đồng chí vừa là anh em” thì dân chịu đựng được bao lâu nữa? Đó là những tín hiệu đang làm cho các cấp chỉ huy Quân đội và Công an lo âu nên từ 4 tháng qua đảng đã phát động một chiến dịch chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” ngay trong nội bộ vào thời điểm tổ chức Đại hội đảng địa phương và đơn vị để tiến tới Đại hội đảng vào tháng 01/2016. Tất cả các đơn vị Quân đội và Công an đều được lệnh học tập trung thành, bảo vệ đảng. Các biện pháp chống “diễn biến hòa bình” và học tập ngăn chặn phản tuyên truyền trong các tổ chức đảng tại đơn vị cũng đang ráo riết hoạt động. Quân đội còn ra lệnh theo dõi tư tưởng binh lính và phải phê bình và chỉnh đốn ngay nếu có biến chứng. Đồng thời ra lệnh ngăn chặn bộ đội đọc tin ngoài luồng, chỉ theo dõi và truy cập thông tin chính thống từ báo Quân đội Nhân dân và của nhà nước. Cả hai lực lượng Quân đội và Công an cũng được lệch chống các quan điểm sai trái chống đảng, chống chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tường Hồ Chí Minh. Hai cơ quan Tuyên giáo của đảng và Tổng cục Chính trị quân đội còn phổ biến các bài viết tuyên truyền chống tư nhân hoá kinh tế và chống luôn cả những đòi hỏi dân chủ, tự do, nhất là tự do báo chí và nhân quyền. Các tác giả “dư luận viên” này đã gọi những người trong nước khuyên đảng từ bỏ chế độ Cộng sản là “những kẻ cơ hội”, hùa theo “các thế lực thù địch” ở bên ngoài để thực hiện “diễn biến hòa bình”, làm suy yếu đảng. Vì vậy Thiếu tướng Nguyễn Xuân Nghi, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đã viết một bài báo phổ biến, trong đó ông yêu cầu: “Để phòng, chống "tự diễn biến”, "tự chuyển hoá” trong một bộ phận CBĐV quân đội, trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo, quản lý của chỉ huy, chính ủy, chính trị viên đối với vấn đề này. Đây là giải pháp cơ bản nhất, giữ vai trò quyết định đến hiệu quả phòng, chống "tự diễn biến”, "tự chuyển hoá”. Bởi vì cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên có nhiệm vụ trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện CBĐV thuộc quyền. Trong đơn vị quân đội, nếu cấp ủy, tổ chức đảng và các đối tượng trên phát huy tốt vị trí, vai trò, trách nhiệm trên mọi mặt hoạt động của đơn vị; nắm chắc và dự báo đúng tư tưởng của CBĐV; kịp thời phát hiện, kiên quyết lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt việc đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, trái với bản chất, truyền thống quân đội, những dấu hiệu suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống… của CBĐV thuộc quyền, thì các thế lực thù địch khó có thể lợi dụng để thúc đẩy "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ đơn vị và nội bộ quân đội.” (theo báo diện tử Tỉnh Bắc Giang) Với những diễn biến của tình trạng suy thoái tư tưởng của đảng viên ngày thêm phức tạp, nhất là trong quân đội và công an, được công khai nêu lên trước đại hội đảng XII không chỉ là điều bất thường vì chưa có tiền lệ mà còn là một chỉ dấu xấu cho tương lai chính trị của đảng. 18.06.2015 Phạm Trần _
......

Nhìn Lại Vụ Án Của Luật Sư Lê Quốc Quân

Trong quá trình đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, Luật sư Lê Quốc Quân đã có ba lần bị CSVN bắt giữ một cách phi lý. Lần bị bắt thứ nhất xảy ra vào ngày 8 tháng 3 năm 2007, khi anh và gia đình từ Hoa Kỳ trở về sau chuyến nghiên cứu về dân chủ, do tổ chức National Endownment for Democracy của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ. CSVN đã bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân ba tháng và phải trả tự do cho anh trước những áp lực quốc tế rất mạnh mẽ như từ ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ John McCain và bà Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Madeline Albright vào lúc đó. Lần bị bắt thứ hai xảy ra vào ngày 10 tháng 4 năm 2011 khi anh cùng với Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đến tham dự phiên xử án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Cả hai người bị giữ với lý do là "phá hoại trật tự công cộng". Trước áp lực mạnh mẽ của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền thế giới, công an CSVN đã phải thả hai người một cách vô điều kiện sau 3 ngày giam giữ trái phép. Lần bị bắt thứ ba xảy ra vào ngày 28 tháng 12 năm 2012 khi đang trên đường đưa con đi học, vì bị cáo buộc tội trốn thuế. Trước đó vào tháng 8/2012, Luật sư Lê Quân bị công an giả làm côn đồ tấn công nhiều lần trên đường trở về nhà vì những hoạt động chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải qua vụ cắt cáp Tàu Bình Minh 02. Trong tù, Luật sư Lê Quốc Quân đã tuyệt thực để phản đối việc bị bắt giam trái pháp luật. Ngày 2 tháng 10 năm 2013, CSVN đưa Luật sư Lê Quốc Quân ra tòa kết án anh 30 tháng tù giam và y án trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày 18 tháng 2 năm 2014. Trong ba lần bị bắt giữ nói trên, việc Cộng sản Việt Nam đã dựng lên cái gọi là “tội trốn thuế” để cầm tù Luật sư Quân vào năm 2012 là sự kiện lố bịch nhất và ai cũng thấy rõ đây là đòn triệt hạ những người yêu nước một cách thô bỉ nhất của Hà Nội. Chính vì sự thô bỉ này mà Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki đã lên tiếng chỉ trích Hà Nội ngay sau khi phiên tòa kết thúc: “Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều không thể chấp nhận được”. Ngoài ra, trong cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, hàng trăm bà con từ Nghệ An, nơi sinh ra của Luật sư Quân, cùng với các nhà dân chủ và đồng bào thủ đô đã tụ họp để theo dõi và phản đối phiên tòa. Lo sợ phiên tòa có thể gặp trở ngại, CSVN đã huy động lực lượng cảnh sát cơ động ngăn chận không cho bà con đến gần, nên đã tạo ra tình trạng tắc nghẽn giao thông cả buổi sáng lúc diễn ra phiên tòa. Ngày 27 tháng 6 năm 2015 tới đây là ngày mãn hạn 30 tháng tù giam về “tội trốn thuế” và Luật sư Quân sẽ bước từ nhà tù nhỏ sang nhà tù lớn để tiếp tục đấu tranh cho đến khi Việt Nam có tự do dân chủ thật sự. Tuy phải chịu đựng bản án nghiệt ngã và phi lý, nhưng sự kiện CSVN áp đặt 30 tháng tù giam đối với Luật sư Lê Quốc Quân đã không chỉ khiến cho CSVN bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ mà còn tạo cho cộng đồng thế giới chú ý đến các nỗ lực tranh đấu của Luật sư Quân nói riêng và của phong trào dân chủ tại Việt Nam nói chung. Đã có hơn 25 tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối bản án mà Hà Nội đã áp đặt lên Luật sư Lê Quốc Quân trong cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Những tổ chức quốc tế này như Article 19, Phóng viên không biên giới, Media Legal Denfence Initiative, Freedom House, Avocats-sans-Frotières, Lawyers for Lawyers, Lawyer’s Right Watch Canada, English PEN, PEN American Center, The National the World Movement for Democracy, Human Right Watch, Văn Bút Quốc Tế, Access, the Electronic Frontier Foundation, Index on Censorship… đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ tiếng nói dân chủ tại Việt Nam. Trong các lá thư lên tiếng, bà Nani Jansen thuộc tổ chức Media Legal Defence Initiative đã phát biểu: “Việt Nam đã giả điếc trước những lời kêu gọi tự do ngay lập tức cho ông Quân”. Hai tuần sau phiên tòa sơ thẩm, 57 Nghị sĩ Quốc Hội Na Uy đã viết thư gửi ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân. Trong khi đó, giáo sư Johannes Kals, một trí thức người Đức đã cùng với 31 người bạn Đức và Việt Nam khởi xướng một lá thư gửi ông Nguyễn Tấn Dũng và lá thư này hiện đã có hơn 400 trí thức Đức và Âu Châu ký tên. (http://www.ttdq.de/node/1163) Trong số này có những nhân vật nổi tiếng ở Âu Châu đã tham gia cuộc vận động cho Luật sư Lê Quốc Quân như bà Vera Lengsfeld, Nhà hoạt động dân quyền tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR), Cựu thành viên Quốc hội Liên Bang Đức, từng nhận lãnh huy chương cao quý của quốc gia (Bundesverdienstkreuz); và ông Ingo Röthlingshöfer, Thị trưởng thành phố Neustadt an der Weinerstr, Bí thư đảng bộ đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Đức (CDU) thành phố Neustadt. Tuần báo Pháp nổi tiếng “Le Nouvel Observateur” (Người Quan Sát Mới) đã công bố một hồ sơ đặc biệt giới thiệu Luật sư Lê Quốc Quân là một trong 50 nhân vật đang và sẽ làm thay đổi thế giới” trong số báo ra ngày 12/9/2013. 50 khuôn mặt mà Tuần Báo Le Nouvel Ovservateur giới thiệu đều ở khắp 5 châu và đa số là những người trẻ tuổi, hy sinh bản thân, vận động đấu tranh từ quyền làm người đến bảo vệ môi trường. Việc chọn lựa và giới thiệu Luật sư Lê Quốc Quân như một người trẻ đang góp phần thay đổi nguyên trạng chính trị tại Việt Nam của Tuần báo Pháp nói trên, không chỉ là sự khích lệ tinh thần đối với anh Quân mà còn là niềm hãnh diện chung cho giới trẻ dấn thân đấu tranh hiện nay. Sau cùng, một tuần sau khi Luật sư Lê Quốc Quân ra khỏi nhà tù nhỏ, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn một phái đoàn viếng thăm Hoa Kỳ từ ngày mồng 5 đến mồng 9 tháng 7 sắp tới. Đây là dịp rất hy hữu để Luật sư Lê Quốc Quân lên tiếng chính thức trước công luận Hoa Kỳ về tình trạng vi phạm nhân quyền (bắt giữ tùy tiện những người yêu nước) và tình trạng đối xử bất công, tồi tệ với tù nhân lương tâm ở trong tù, để không cho CSVN khỏa lấp vấn đề nhân quyền trong những cuộc mặc cả về TPP hay mua vũ khí sát thương. Với những ghi nhận và quan tâm của thế giới về quá trình đấu tranh của Luật sư Lê Quốc Quân trong những năm tháng vừa qua, những bước chân kế tiếp của anh sau khi bước ra khỏi nhà tù nhỏ để tiếp tục dấn thân trên con đường đấu tranh chấm dứt độc tài và đem lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc chắc chắn sẽ được đồng bào và thế giới ủng hộ. Ngọn đuốc Lê Quốc Quân, như bao tù nhân lương tâm khác, sẽ tỏa sáng hơn sau những trù dập, đe dọa của chế độ. Bạo lực đã trở nên bất lực trước tấm lòng vì đại nghĩa của những người yêu nước. Lý Thái Hùng Ngày 19/6/2015
......

Thần đồng Nhật Bản Tsujikubo khiến cư dân mạng Trung Quốc và thế giới phải nổi da gà trong cuộc thi “Siêu trí tuệ”

“Siêu trí tuệ” là cuộc thi được tổ chức hàng tuần và được phát trên sóng truyền hình Trung Quốc, trong đó các ứng cử viên đại diện cho các nước sẽ đấu với đội của Trung Quốc qua ba câu hỏi thử thách về khả năng suy nghĩ, tính toán của người chơi. Trong cuộc thi này, các thí sinh chỉ được cho vài giây để tìm câu trả lời cho những câu đố toán học mà người trưởng thành bình thường phải mất vài phút cùng với sự trợ giúp của máy tính mới giải được. Cuộc thi lần này là màn đấu trí giữa đội Trung Quốc và các ứng cử viên là thần đồng Nhật Bản Tsujikubo và đồng đội Takeo Sasano. Thần đồng Nhật Bản Tsujikubo đã có một màn trình diễn vô cùng ấn tượng trong cuộc thi, ngay cả khi cô bé vô tình viết sai một chữ số trong một câu hỏi khó. Sơ suất này đã giúp đội Trung Quốc tiếp tục cạnh tranh trực tiếp với cô bé trong phần lớn cuộc thi, nhưng trong những phút cuối cùng, Tsujikubo bằng tài năng của mình đã đánh bại hoàn toàn đối thủ. Trong vòng thi cuối cùng, Tsujikubo đã tính nhẩm xong phép nhân 2 số có 7 chữ số, và kiểm tra lại kết quả của mình một lần nữa trong khi đối thủ đến từ Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được đáp án. Tốc độ tính nhẩm nhanh và chính xác “khủng khiếp” của Tsujikubo đã khiến những người chứng kiến phải “kinh hoàng”, và nó đã đem lại chiến thắng tuyệt đối giúp cô bé đánh bại cả đồng đội Takeo Sasano – người hiện đang giữ Kỷ lục Guinness Thế giới về tính nhẩm, với khả năng tính nhẩm các số có 15 chữ số chỉ trong vòng 1,7 giây. Thần đồng Nhật Bản Tsujikubo đang học lớp 3. Em thích chơi cờ vây với em gái, ngoài ra còn thích bơi lội và đánh đàn. Tuy nhiên việc em thích nhất là tính nhẩm bằng bàn tính. Được biết tính nhẩm bàn tính là một hoạt động ngoại khóa rất phổ biến ở Nhật Bản. Đây cũng là một trong những kỹ năng giúp cô bé 9 tuổi này có khả năng tính nhẩm điêu luyện đến như vậy. Mẹ thần đồng chia sẻ: “Có một lần đi ăn sushi Rotari, trong chốc lát nó liền nói tổng số tiền, lúc đó tôi thấy thật là quá giỏi“. Bên cạnh những lời bình luận bày tỏ sự thán phục đối với tài năng của Tsujikubo, không ít dân mạng Trung Quốc cảm thấy bị “tổn thương” khi đội nhà thất bại trước Nhật Bản. Một số người còn cay cú bình luận: “Hãy chà đạp Nhật Bản dưới chân mình”. Một dân mạng Trung Quốc cay đắng nhận xét: “Nhật Bản đã đánh bại chúng ta bằng một trong những phương pháp tính toán tuyệt vời nhất mà tổ tiên chúng ta để lại. Đây là điều rất đáng phải suy ngẫm”. Cư dân mạng Việt Nam tỏ ra rất thích thú khi xem video clip này và tỏ rõ sự thán phục thần đồng Nhật Bản nhỏ tuổi này: “Qua clip này có thể thấy não bộ con người có một giới hạn rất lớn mà con người bình thường chưa thể đạt tới  được ! Nhưng quan trọng nhất ta có thể thấy sự kì diệu của sinh học, khi đã phát triển tầm tiến hoá để tạo nên những bộ não có khả năng xử lí số học đỉnh cao! Tất cả đều đã có sẵn ngay trong chính bộ não mỗi chúng ta mà thật sự ta chưa thể khai thác hết được.“ “Mỗi khi bé đập chuông thì 2 anh China kế bên phải đái ra quần :“Thuaaaaa, tao xách casio ra bấm thử rồi, =)) Khóc thét lun. Số nhớ ko hết phải nhìn lên nhìn xuống để nhập số còn chưa xong cô bé tính xong rồi. Thiệt là KINH KHỦNG KHIẾP :-s Cái phép chia kia máy tính tao còn ko đủ trình độ để bấm đủ số nói chi tính =)))“ Video clip khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục vì độ “siêu cấp” của thần đồng Nhật Bản: https://www.youtube.com/watch?v=G_ua5zlXuTM  
......

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng: Điều trần trước Tiểu ban Nhân Quyền, Uỷ Ban Đối Ngoại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ – ngày 17/6/2015

GNsP (19.06.2015) – Washington DC, USA Kính thưa quý vị, Tôi có mặt cùng quý vị trong một chiến dịch vận động cho tù nhân lương tâm Việt Nam, cùng với hai người bạn đồng hành, ông Trương Minh Tam, cựu tù nhân lương tâm và ông Nguyễn Văn Lợi, thân phụ của TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng: Điều trần trước Tiểu ban Nhân Quyền, Uỷ Ban Đối Ngoại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ – ngày 17.06.2015 Foto Thưa quý vị, tôi là một mục sư của Hội Thánh Mennonite và đại diện Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam đến đây vì những người bạn, đồng đạo và tín đồ của chúng tôi bị đàn áp chỉ vì bày tỏ đức tin. Trước khi đi, tôi được biết, khi Chùa Liên Trì của Thầy Thích Không Tánh đứng trước nguy cơ bị san bằng, công an đã hăm dọa rằng “Sau khi vào TPP rồi, họ sẽ sang bằng Chùa Liên Trì”. Và nay tôi đến Hoa Kỳ trong một thời điểm hết sức quan trọng của tiến trình đàm phán TPP và tôi muốn mang kinh nghiệm và kiến thức của mình để cập nhập Quốc Hội Hoa Kỳ về hiện trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam: Hội Thánh Chuồng Bò là một điển hình của sự đàn áp đối với các tôn giáo không chấp nhận nhà cầm quyền CSVN can thiệp vào nội bộ. Hội thánh của chúng tôi có 100 tín đồ và 5 lớp học tình thương cho trẻ con nghèo. Vì không muốn chúng tôi làm việc từ thiện, nhà cầm quyền CSVN đã cưỡng chiếm buộc chúng tôi phải đi mượn một cái chuồng bò tồi tàn bỏ hoang để làm nơi thờ phượng Chúa. Trong suốt 8 năm nay, từ ngày về chuồng bò, nhà nước Việt Nam vẫn luôn tìm cách tiêu diệt chúng tôi. Có một lần khi Hội Thánh đang làm lễ thì tôi được báo công an đến kiểm tra và khi tôi từ trên lầu đi xuống thì bị côn đồ nhảy vào bóp cổ và đè tôi xuống đất để công an bước qua người tôi lên phòng làm lễ để giải tán buổi lễ. Một lần khác họ dùng côn đồ đến Hội Thánh đập phá tan nát các đồ dùng sinh hoạt trong nhà tôi và hâm giết vợ chồng và đứa con trai tôi. Thậm chí họ dùng côn đồ hoặc đánh đập dã man đồng đào của tôi như mục sư Nguyễn Hồng Quang. Ngoài ra họ dùng biện pháp cầm tù các bạn tôi như linh mục Nguyễn Văn Lý, Mục sư Dương Kim Khải và Mục sư Nguyễn Công Chính. Dù họ dùng mọi hình thức khủng bố thể xác, tinh thần cũng như kinh tế, nhưng chúng tôi không lùi bước. Đối với các tôn giáo bạn của tôi, các vấn đề cấp bách nhất gần đây, xin quý vị quan tâm như: • Cao Đài Chơn Truyền và Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý bị tịch thu nhiều thánh thất, như thánh thất Tuy an tại Phú Yên, cấm cản tín đồ tham gia vào lễ lớn. • Công Giáo bị cấm cản không cho giám mục Hoàng Đức Oanh phong phẩm các tu sinh và sắp tới đây họ chuẩn bị cưỡng chiếm 22 nhà thờ của các tín đồ dân tộc thiểu số ở Gia Lai, Kontum. Một vấn đề Hội Đồng Liên Tôn quan ngại và phản đối, đó là Dự Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo sắp được nhà nước Việt Nam ban hành nhằm gia tăng kiểm soát tôn giáo và xiết chặt tự do tín ngưỡng. Để đối phó với các thủ đoạn trên, 5 tôn giáo lớn đã liên kết thành lập Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. Với tiếng nói chung, chúng tôi thường xuyên lên tiếng bênh vực các tôn giáo, các tù nhân lương tâm và thực hiện các công tác từ thiện. Đứng trước những sự kiện như kỷ niệm 20 năm bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cuộc đàm phán TPP cũng như chuyến viếng thăm Hòa Kỳ của Tổng Bí Thư CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng, tôi mong chính phủ Hoa Kỳ: • Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các lãnh đạo tôn giáo như LM Nguyễn Văn Lý, MS Dương Kim Khải và MS Nguyễn Công Chính. • Yêu cầu Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội thường xuyên viếng thăm các tù nhân chính trị. Tôi kêu gọi sự quan tâm cấp bách đến trường hợp của blogger Đặng Xuân Diệu, TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn, hiện đang bị cầm tụ tại Trại 5, Thanh Hoá, và nhà hoạt động Hồ Đức Hoà tại trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam. Họ đang phải chịu đối xử tồi tệ, bị biệt giam và trong trường hợp của Hồ Đức Hoà, anh đã bị từ chối quyền được bày tỏ tín ngưỡng trong tù. • Khuyến nghị nhà cầm quyền Việt Nam không ban hành Dự Luật Tôn Giáo Tín Ngưỡng. Trân trọng cám ơn. Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng Tin lành Mennonite
......

Muốn chống lại Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm gì?

Trong bài “Ba kịch bản trên Biển Đông” http://www.voatiengviet.com/content/ba-kich-ban-tren-bien-dong/2817326.html, tôi nêu lên ba tình huống chính có thể xảy ra trong những năm sắp tới: Một, chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ; hai, chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam; và ba, Trung Quốc bất chiến tự nhiên thành, nghĩa là, họ cứ tiếp tục theo đuổi chính sách tằm ăn dâu trên Biển Đông và Việt Nam cứ tiếp tục nhịn nhục, cho đến một lúc nào đó, họ có được tất cả những gì họ muốn mà không cần gây chiến tranh với ai cả. Cả ba tình huống ấy đều là những bi kịch, đặc biệt đối với phận một nước nhỏ và yếu như Việt Nam. Vậy, có cách gì Việt Nam thoát khỏi những bi kịch ấy? Theo tôi, có. Có nhiều biện pháp. Nhưng biện pháp đầu tiên sẽ phải là: dân chủ hoá. Chính quyền Việt Nam lúc nào cũng cố tìm cách trì hoãn quá trình dân chủ hoá với ba lý do chính: Một là do dân trí còn thấp, dân chúng không biết cách hành xử thích hợp khi được tự do; hai là cần giữ sự ổn định về chính trị để kinh tế được phát triển; và ba, chính trị trong nước cần ổn định và mạnh mẽ để đối phó với hiểm hoạ xâm lược từ Trung Quốc. Ở đây, tôi chỉ tập trung vào lý do thứ ba vừa kể. Theo tôi, đó chỉ là một nguỵ biện. Sự thật không phải độc tài mà chính dân chủ mới bảo đảm độc lập và chủ quyền của Việt Nam trong thế trận đối đầu với Trung Quốc. Khẳng định như thế, tôi có bốn lý do chính: Thứ nhất, chỉ có dân chủ và cùng với nó, sự minh bạch của chính phủ cũng như sự tự do, trước hết là tự do ngôn luận, của dân chúng, mới bảo đảm tránh được những chính sách sai lầm của nhà cầm quyền. Chúng ta dễ dàng thấy rõ điều này trong các chính sách kinh tế, xã hội, môi trường và giáo dục tại Việt Nam: Nhà nước cứ lẳng lặng làm, đến khi dân chúng phản đối, mới thú nhận là…sai sót. Trong lãnh vực quốc phòng cũng vậy. Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng như các cam kết khác của Việt Nam và Trung Quốc mà biểu hiện cụ thể nhất là các phương châm “4 tốt” và “16 chữ vàng” là những sai lầm tai hại, nhầm thù là bạn và gây nên sự mất cảnh giác không những của dân chúng mà còn của cán bộ các cấp trước những âm mưu xâm lấn hiểm độc của Trung Quốc. Ngay chính sách “ba không” (không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự; không tham gia liên minh; không liên minh với nước này để chống lại hay phá hoại nước khác) cũng là một chính sách dại dột bởi vì trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay không có nước nào thực sự cô lập, một nước nhỏ và yếu đang bị uy hiếp bởi một quốc gia giàu, lớn và mạnh hơn mình cả mấy chục lần lại càng không thể nào chọn thái độ tự cô lập, không liên minh với các quốc gia khác. Tuyên bố như thế chả khác gì đầu hàng hay tự trói tay mình trước trận đấu. Nếu Việt Nam có dân chủ và dân chúng có quyền góp ý, những sai lầm dại dột và tai hại ấy sẽ dễ dàng tránh khỏi. Thứ hai, có dân chủ mới thực sự có sự thống nhất thực sự giữa chính quyền và nhân dân. Những sự thống nhất dưới một chế độ độc tài khi mọi người dân đều bị bịt miệng chỉ là một sự thống nhất giả. Cách đây mấy tháng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thấy dân chúng ai cũng ghét Trung Quốc, ông “lo quá”. Cái “lo” ấy rõ ràng phản ánh sự khác biệt to lớn giữa lãnh đạo và quần chúng. Sự khác biệt ấy cho thấy hai điều: Một, về phía giới lãnh đạo, họ không hiểu dân hoặc hiểu, nhưng làm ngơ và tiếp tục hô những khẩu hiệu hoang đường về mối quan hệ môi hở răng lạnh với Trung Quốc; và hai, về phía dân chúng, họ nhìn giới lãnh đạo như những kẻ nhu nhược, bất lực, thậm chí, bán nước, và hậu quả là, người ta đồng loạt quay lưng lại chính quyền. Đến lúc chiến tranh bùng nổ thật, sự quay lưng ấy là một tai hoạ. Ngày xưa, đối diện với nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly hỏi ý kiến con trai về phương sách đánh giặc. Con trai ông, Hồ Nguyên Trừng, đáp: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”. Khi dân không theo chính quyền, cái gọi là thống nhất trong những vấn đề liên quan đến Trung Quốc chỉ là một ảo tưởng. Mà không chỉ có tình cảm của dân chúng đối với Trung Quốc. Trong vô số các vấn đề khác, kể cả vấn để then chốt nhất là sự lãnh đạo mặc nhiên và độc tôn của đảng Cộng sản, dân chúng cũng bất đồng với giới lãnh đạo. Chỉ có dân chủ mới cho phép dân chúng nói lên sự thật và cũng buộc giới lãnh đạo nói sự thật: Trên căn bản của những sự thật như thế, người ta mới có thể nói đến sự đồng tâm và thống nhất. Thứ ba, chỉ có dân chủ mới giúp Việt Nam tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới. Ai cũng biết một sự thật đơn giản: trong trận đối đầu với một nước lớn và mạnh như Trung Quốc, Việt Nam cần phải nhận được sự hỗ trợ của càng nhiều quốc gia trên thế giới bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng trong thời đại ngày nay, không có một quốc gia dân chủ nào lại muốn hỗ trợ một chế độ độc tài. Không ai có thể phủ nhận được thực tế là hình ảnh của Việt Nam trên thế giới rất xấu với những vụ đàn áp nhân quyền thường xuyên xuất hiện trên các cơ quan truyền thông quốc tế. Thứ tư, còn độc tài, Việt Nam càng không thể tạo thành liên minh với các quốc gia Tây phương, đứng đầu là Mỹ. Muốn liên minh, người ta phải có những điểm chung. Cái chung về các quyền lợi trên Biển Đông chỉ là một. Người ta cần một điểm chung sâu sắc và căn bản hơn: điểm chung của các bảng giá trị. Đó chính là quyền làm người. Trước đây, Lý Quang Diệu từng biện minh cho các chính sách độc tài của ông tại Singapore bằng cách đề cao những bảng “giá trị Á châu” vốn được xem là khác biệt hẳn với các bảng giá trị ở Tây phương. Càng ngày người ta càng thấy đó chỉ là một sự nguỵ biện. Hiện nay, người ta xem nhân quyền và việc tôn trọng nhân quyền là những giá trị phổ quát của nhân loại. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi trong các cuộc đối thoại với Việt Nam, Mỹ cũng như các quốc gia Tây phương luôn luôn đề cập đến vấn đề nhân quyền. Họ xem việc tôn trọng nhân quyền là một điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại. Đối với việc liên minh về quốc phòng, điều kiện ấy lại càng cần thiết hơn. Có thể khẳng định: Sẽ không có nước nào sẵn sàng chung vai sát cánh với Việt Nam để đương đầu với Trung Quốc nếu Việt Nam cứ độc tài mãi. Theo voatiengviet.com
......

Nỗi bẽ bàng của ông Vua không ngai họ Tập

Đầu tháng 6 vừa qua, mối quan hệ Mỹ-Trung bỗng nổi cơn sóng gió, gây xôn xao dư luận quốc tế. Nhân vật nổi bật trong sự kiện thời sự chấn động này là ông Vương Kỳ Sơn, đương kim Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng CS Trung Quốc gồm 7 người, trên chóp bu của Bộ Chính trị có 25 người, là cơ quan lãnh đạo cao nhất , nhóm Vua tập thể của Đảng CSTQ. Vương Kỳ Sơn là ai? Theo giới báo chí Hồng Kông, tuy ông Vương đứng hàng thứ 6 trong số 7 Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, nhưng trên thực tế ông là nhân vật số 2, chỉ đứng sau Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Tập Cận Bình. Hiện ông là Bí thư Ban Kiểm tra Kỷ luật của Trung ương Đảng CSTQ, là cánh tay phải của ông Tập trong chiến dịch «diệt hổ đập ruồi» truy lùng tham nhũng ở Trung Quốc. Đã hơn 2 năm nay ông Vương lãnh đạo cơ quan có quyền lực không hạn chế nói trên. Cơ quan này có thể xông vào mọi nơi, bắt giam mọi công dân, xem xét mọi hồ sơ, điều tra và truy tố mọi nghi can, bất kể người đó là ai, «không có một ngoại lệ nào», ngụ ý là kể cả ông Giang Trạch Dân, từng là nhân vật số 1 của Đảng CS và được coi là bất khả xâm phạm trong hơn 10 năm trước đây. Báo Hồng Kông kể rằng ông Vương đã sờ gáy hơn 20 vạn đảng viên quan chức, tất cả đều điêu đứng, đến độ có người kêu lên rằng «thà gặp con quỷ còn hơn là phải gặp lão Vương!». Ông Chu Vĩnh Khang, một cựu Ủy viên Thường Vụ Bộ Chính trị, trùm sỏ ngành dầu khí, rồi trùm sỏ ngành an ninh, hét ra lửa một thời, vừa bị kết án tù chung thân trong một phiên xử kín ở Thiên Tân. Từ tháng 5, theo lệnh của ông Tập, đại sứ quán TQ ở Washington đặt vấn đề để ông Vương sẽ đến làm việc chính thức tại Hoa Kỳ với danh nghĩa là ‘’phái viên đặc biệt của Chủ tịch Nước’’ trong tháng 7 tới, để giải quyết một loạt vấn đề quan trọng trong quan hệ 2 nước, cũng là chuẩn bị tốt cho chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Tập đã được ấn định vào tháng 9 năm nay. Phía TQ dự trù những gì cho chuyến làm việc của ông Vương với phía Hoa Kỳ? Có nhiều vấn đề cực kỳ hệ trọng. Theo dự đoán của giới báo chí Anh và Pháp, ông Vương sẽ yêu cầu phía Mỹ hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch «diệt hổ, đập ruồi và săn cáo» đang được mở rộng để truy lùng số viên chức đảng viên CSTQ hiện đang trốn tránh với tài sản cực lớn trên đất Hoa Kỳ. Về chuyện này phía TQ đã trao cho phía Hoa Kỳ danh sách đen có 1.000 ngàn tên. Phía TQ hy vọng các cơ quan an ninh tình báo CIA, FBI, các cơ quan tư pháp, các ngân hàng Hoa Kỳ sẽ hợp tác với Ban Kiểm tra Kỷ luật của Trung ương Đảng CSTQ của ông Vương để truy lùng tội phạm, bổ sung hồ sơ, cung cấp và trao đổi tài liệu, thu hồi đến mức cao nhất tài sản bị thất thoát bởi các quan chức tham nhũng và thân nhân, bộ hạ của họ. Được biết số nghi phạm trốn chạy khỏi TQ đông đảo nhất là sang Hoa Kỳ, rồi đến Canada và Úc, tiếp nữa mới đến Tây Âu, Thụy Sỹ và Nga. Phía Trung Quốc hy vọng chuyến đi của ông Vương sẽ dẫn đến việc ký kết Thỏa thuận hợp tác dẫn độ các nghi phạm hình sự giữa 2 nước, thỏa thuận mà Trung Quốc đã ký với 21 nước chủ yếu là các nước châu Á, nhưng chưa ký với Hoa Kỳ, Canada, Úc và các nước châu Âu. Trong chiến dịch «săn cáo» 6 tháng qua, đã có 500 nghi phạm bị giải về Trung Quốc với tài sản trên 3 tỷ đô la – đây chỉ là một con số nhỏ so với thực tế. Phía Trung Quốc còn hy vọng rằng qua chuyến đi của ông Vương và qua chuyến đi của ông Tập sau đó, mối quan hệ giữa các cơ quan tình báo, an ninh, tòa án của 2 nước sẽ được cải tiến rõ rệt, giúp Trung Quốc nâng cao vị thế quốc tế của mình và có được nhiều nguồn thông tin quý hiếm và chuẩn xác mà Trung Quốc đang cần và Hoa Kỳ có thể đang biết rõ. Mọi người đều biết tháng 2 năm 2912, trùm công an Trùng Khánh là Vương Lập Quân đã chạy vào lãnh sự quán Hoa Kỳ xin cư trú chính trị, mang theo vô số tài liệu tuyệt mật và khai báo không biết bao nhiêu điều cơ mật cho phía Hoa Kỳ, đặc biệt là những tin tức về thâm cung bí sử Bắc Kinh trong 20 năm qua, liên qua đến các phe nhóm của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Từ Tài Hậu, Giang Trạch Dân. Vương bị phía Hoa Kỳ trao cho TQ. Theo báo Anh Financial Times (2/6), chính Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã giao tận tay Tập Cận Bình một số tài liệu do Vương Lập Quân nộp tại lãnh sự quán Hoa Kỳ. Theo dư luận Hồng Kông, chắc phía Hoa Kỳ còn giữ lại một số tài liệu hê trọng, vì mối quan hệ Mỹ - Trung chưa đạt đến độ thân hữu. Báo Hồng Kông Phượng Hoàng (7/6) còn nêu lên tên một nhân vật bí hiểm hiện nay mà ông Vương đang truy lùng, đó là Lệnh Hoàn Thành, em ruột của Lệnh Kế Hoạch nguyên Chánh Văn phòng của TƯ Đảng CS TQ, tay chân thân tín nhất của cánh Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân. Lệnh Kế Hoạch đã bị bắt. Lệnh Hoàn Thành được biết hiện đã thay tên đổi họ, trốn tránh ở đâu đó trên đất Hoa Kỳ, với rất nhiều tài liệu chính trị tuyêt mật, tài sản khủng, vô giá. Có nhiều khả năng phía Hoa Kỳ không thể thả lỏng cho nhân vật này, nhưng hiện họ chỉ nói rằng «không biết gì về nhân vật này có còn trên đất Mỹ hay không». Đùng một cái, đầu tháng 6, các báo Anh và Hồng Kông vừa kể cũng như báo Pháp le Monde (4/6) và Want China Times (8/6) của Đài Loan cùng cho biết chuyến đi làm việc ở Hoa Kỳ của ông Vương ‘’không thành, bị hoãn không thời hạn, có thể bị hủy bỏ’’. Bắc Kinh cố làm ra vẻ không có gì quan trọng, nhưng các báo quốc tế đều lên tiếng bình luận. Báo Pháp le Monde cho rằng phía Mỹ đã có nhiều phản ứng bất lợi cho chuyến đi Hoa Kỳ của ông Vương Kỳ Sơn. Trước hết ông Vương không có một chức vụ gì trong chính quyền nhà nước. Phía Mỹ không có một quan chức nào tương đương để tiếp và làm việc đúng nghi thức và luật pháp. Ông ta chỉ đại diện cho Đảng CS, một đảng độc quyền chính trị, phản dân chủ. Hơn nữa những chiến dịch chống tham nhũng không có cơ sở luật pháp nghiêm minh, dân chủ, chỉ là phe cánh đấu đá tranh quyền, dưới chiêu bài «chống tham nhũng». Các cuộc điều tra, truy tố, xử án đều mù mờ, không có luật sư, không có báo chí tự do, không có quan sát quốc tế. Cái gọi là Ban Kiểm tra Kỷ luật của Trung ương Đảng CSTQ chỉ là một tổ chức ‘’đảng trị’’, mang tính chất cưỡng bức, độc đoán, đứng trên luật pháp, không phản ánh lòng dân và cán cân công lý. Ngay việc xử ông Chu Vĩnh Khang cũng không công khai, không luật sư bào chữa, không một nhà báo quốc tế nào tham dự, với lời kết tội đã cùng bộ hạ tham nhũng 14 tỷ đô la, cũng khó tin được là chuẩn xác. Ông Tập Cận Bình bị một cú bẽ bàng quốc tế, bị nhận diện là một ông Vua CS không ngai, tự cho mình và cánh tay phải họ Vương có quyền sinh sát tùy tiện mọi thần dân trong một triều đình lạc lõng. Chiến dịch chống tham nhũng ầm ỹ được quảng cáo om sòm, bị một đòn quốc tế khá đau. Báo Anh và báo Pháp còn cho rằng những nhân vật mang bản chất ‘’đảng trị’’ như ông Vương, hoặc như các quan chức cầm đầu các cơ quan đàn áp khác của Đảng CSTQ như Ban Kiểm tra Kỷ luật của Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án TƯ, Bộ trưởng Tư pháp do Đảng CS cử ra trong bộ máy toàn trị đều là những người chà đạp luật pháp, đàn áp người lương thiện, phải bị coi là những «nhân vật không được hoan ngênh» (persona non grata), có tên trong danh sách đen, phải bị tẩy chay không cho nhập cảnh vào các nước dân chủ - pháp quyền. Đó là những bàn tay nhuốm máu người dân lương thiện, nhuốm máu những chiến sỹ dân chủ trong nước, thế giới dân chủ không thể bắt tay họ, kết bạn, hợp tác với họ. Nhân câu chuyện ông Vương Kỳ Sơn bị lỡ chuyến tàu bay đi Washington và ông Tập Cận Bình bị một cú bẽ bàng tủi hổ này, cũng xin nhắn về Hà Nội để các ông Trưởng ban Kiểm tra TƯ Đảng Ngô Văn Dụ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, hay cả Trưởng ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh- nhân vật nhà báo đi đầu trong công tác chống tự do ngôn luận, xin quý ông chớ tính chuyện đi sang thăm hay làm việc tại các nước dân chủ, vì tên các vị có thể đã nằm trong danh sách đen những nhân vật «nổi tiếng về đảng quyền», chống nhân quyền và dân quyền, những bàn tay không sạch sẽ, ở Pháp người ta gọi là «les gens sans foi - ni loi» - những kẻ vô đạo đứng ngoài luật pháp, lưu manh chính trị, không ai trong thế giới dân chủ muốn bắt tay, kết bạn. Cộng đồng người Việt biết rõ những bàn tay nhơ bẩn ấy. Nỗi bẽ bàng của 2 ông Vương và Tập rất đáng để các ông trên đây suy ngẫm. Theo voatiengviet.com
......

Bao giờ thì đồng tiền nguyên trở thành ngoại tệ mạnh?

Kể từ khi Trung quốc được coi như một nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới căn cứ vào GDP thì Bắc Kinh có tham vọng muốn đẩy mạnh tiến trình đưa đồng tiền nguyên của mình (đồng nhân dân tệ) trở thành một trong những ngoại tệ mạnh của thế giới. Các quan chức cao cấp trong lãnh vực tài chánh của Trung quốc đã mấy lần yêu cầu G7 và IMF công nhận đồng tiền nguyên là một ngoại tệ mạnh như Mỹ Kim, đồng Euro, Anh Kim, đồng Yen nhưng bị từ chối vì IMF đánh giá đồng tiền nguyên chưa hội đủ một số điều kiện để trở thành một ngoại tệ mạnh của thế giới. Ngày 26/05/2015, Phó Giám đốc IMF là ông David Lipton khi sang Trung quốc công tác, Bắc Kinh đã một lần nữa yêu cầu IMF công nhận đồng tiền nguyên là ngoại tệ mạnh. Trong cuộc họp báo trước khi rời Trung quốc, ông David Lipton nói rằng: Trong thời gian qua Trung quốc đã có những nỗ lực cải thiện nên IMF không đánh giá thấp đồng tiền nguyên, nhưng việc công nhận một đồng tiền nào đó trở thành ngoại tệ mạnh của thế giới không phải chỉ có IMF quyết định mà còn thêm những định chế tài chánh quốc tế khác. Nếu Trung quốc tiếp tục cải thiện hệ thống tài chánh theo tiêu chuẩn quốc tế thì đồng tiền nguyên sẽ trở thành ngoại tệ mạnh. Về phía Hoa Kỳ thì cho rằng hối suất đồng nguyên không lên xuống theo quy luật thị trưòng mà do chính phủ Trung quốc kiểm soát, đó là lý do chính không thể công nhận đồng nguyên trở thành ngoại tệ mạnh của thế giới. Hơn nữa kinh tế của Trung quốc đang giảm tốc khiến lượng tiền nguyên lưu hành yếu dần cũng là một nguyên nhân khác. Trước đó vào ngày 29/05/2015, trong cuộc họp báo ở Anh quốc, Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ là ông Jacob Joseph đã nêu một nghi vấn với các ký giả rằng: Trung quốc có chấp nhận để cho hối suất đồng nguyên thay đổi theo quy luật của thị trường hay không? Vì với tình trạng kinh tế hiện nay, Bắc Kinh sẽ không cho hối suất đồng nguyên cao hơn. Đáp lại, Thống đốc ngân hàng Nhân dân Trung quốc là ông Chu Tiểu Xuyên phát biểu rằng một trong những điều kiện để đồng tiền nguyên trở thành ngoại tệ mạnh là cho phép các nhà đầu tư được tự do gởi hay rút tiền ở ngân hàng Trung quốc. Họ Chu cho biết là đang chuẩn bị một loạt cải cách để nâng cao việc kiểm định tư bản đồng tiền nguyên (tức là việc sử dụng đồng tiền nguyên trong việc trao đổi mậu dịch giữa các nước), cho phép cá nhân rút tiền ra để đi đầu tư ở nước ngoài. Cứ 5 năm một lần, IMF duyệt xét lại xem đồng ngoại tệ mạnh nào còn hội đủ điều kiện hoặc đánh giá thêm đồng tiền của quốc gia nào đáng trở thành ngoại tệ mạnh. Năm nay là năm mà IMF duyệt xét lại chuyện này, nhưng qua cuộc họp báo của ông David Lipton, phó giám đốc IMF không hề nhắc đến đồng nguyên của Trung Quốc nên ít nhất cũng phải thêm 5 năm nữa may ra đồng tiền nguyên mới trở thành ngoại tệ mạnh với điều kiện chính phủ Trung quốc phải thật sự cải thiện hệ thống hành chánh mà ai nhìn vào cũng thấy. Hiện nay hối suất lên xuống của đồng tiền nguyên do ngân hàng Nhân dân Trung quốc quyết định hay nói đúng ra là chính quyền quyết định, ngân hàng Trung ương thi hành nên cho dù Trung quốc có quảng cáo việc cải cách chính sách ngân hàng bao nhiêu cũng chưa thuyết phục được ai hơn; nữa mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị. Đó là nhận xét của nhiều chuyên gia ngân hàng, kinh tế thế giới. Theo các chuyên gia này thì trước khi một đồng tiền nguyên muốn trở thành một ngoại tệ mạnh thì phải qua giai đoạn SDR (Special Drawing Rights) tức là Quyền rút vốn đặc biệt do IMF lập ra vào năm 1969. SDR là tài sản dự trữ có tính cách quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản của Trung quốc, phải bảo đảm bằng dự trữ vàng hay các ngoại tệ mạnh khác để có thể sử dụng nó mua vào nội tệ (tức là đồng tiền nguyên) khi cần thiết nhằm duy trì trị giá hối đoái theo quy luật thị trường tiền tệ. Hiện tại thì đồng tiền nguyên chưa có tư cách bước vào giai đoạn SDR vì ngân hàng Trung ương Trung quốc, hay nói cho đúng hơn là chính quyền Trung quốc mỗi khi thấy đồng mỹ kim tăng thì cũng phát hành thêm đồng tiền nguyên nhằm đối kháng lại. Mỗi khi Hoa Kỳ in thêm tiền đều phải giải thích lý do cho mọi người biết, nếu lý do không chính đáng thì đồng mỹ kim sẽ mất dần giá trị của nó, đều mà không một Tổng thống Hoa Kỳ nào dám làm, trong khi lãnh đạo Trung quốc thì in là vì muốn đối kháng lại với đồng mỹ kim. Vì Bắc Kinh muốn đồng tiền nguyên thành ngoại tệ mạnh nên Hiệp hội Doanh nghiệp Trung quốc đã gởi kiến nghị đến văn phòng ông Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cho thanh toán mọi việc giao dịch thương mại bằng nhân dân tệ tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo rằng không thể chấp nhận chuyện này vì rất nguy hiểm khi mà đồng tiền nguyên chưa phải là ngoại tệ mạnh được thế giới công nhận, đó là chưa nói đến chuyện chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh thật sự muốn CSVN chấp nhận đồng nguyên là ngoại tệ mạnh thì sẽ “hối lộ” cấp lãnh đạo một khoản tiền lớn như đã từng đưa cho gia đình 150 triệu Mỹ Kim để cho ông Dũng chấp nhận hợp tác với Bắc Kinh khai thác Bauxite tại Tây Nguyên vào năm 2007 mà trước đó ông Dũng thuộc phe chống đối dự án này rất quyết liệt.
......

Arbeitsrechtsaktivistin in der Kreisverwaltung

kb | 17.06.2015 Was haben Kommunen mit ausbeuterischen Arbeitsbedingungen in Vietnam zu tun? Dieser Frage wird Duong Thi Viet Anh von der vietnamesischen Menschenrechtsorganisation CDI kommenden Freitag, den 19. Juni um 18:30 Uhr in Bad Kreuznach auf den Grund gehen. Eine Übersetzerin begleitet die Veranstaltung. Zur Abendveranstaltung im Ratssaal der Kreisverwaltung laden das Entwicklungspolitische Landesnetzwerk Rheinland-Pfalz (ELAN), die Stadt und Kreisverwaltung Bad Kreuznach, der dortige Weltladen und die Christliche Initiative Romero (CIR) ein. Warnschutzjacken, Schnittschutzhosen, Hemden: Allein Kommunen und Länder geben jährlich mehrere Millionen Euro für den Einkauf von Berufskleidung aus – sei es für die Feuerwehr, das Grünflächenamt, die Müllabfuhr oder die Busfahrerin. Doch wo kommen diese Produkte her? Mehrere deutsche Unternehmen lassen Arbeits- und Berufsbekleidung in Fabriken in Vietnam u.a. für deutsche Kommunen produzieren. Auch für die Computerproduktion wird Vietnam zu einem immer beliebteren Standort. Arbeiterrechte werden oft verletzt Im Rahmen der Veranstaltung berichtet die Arbeitsrechtsaktivistin Duong Thi Viet Anh von der vietnamesischen Organisation Center for Devolopment and Integration (CDI) über die Lage der ArbeiterInnen in den Weltmarktfabriken in Vietnam. Für ihre Organisation führt sie Interviews und informiert ArbeiterInnen über ihre Rechte. „Besonders die Rechte von WanderarbeiterInnen und Jugendlichen – die verwundbarsten ArbeiterInnen – werden häufig verletzt“, sagt sie. In der Veranstaltung werden Wege für Kommunen wie Bad Kreuznach aufgezeigt, wie durch einen verantwortlichen Einkauf der öffentlichen Hand die Situation in den Weltmarktfabriken des globalen Südens verbessert werden kann. www.elan-rlp.de http://www.wochenspiegellive.de/hunsruecknahe/nachrichtendetails/obj/201... Tin của báo Wochenspiegel viết về cô Duong Thị Việt Anh, nhà hoạt động về quyền lao động - Arbeitsrechtsaktivistin - , thuộc tổ chức nhân quyền Center for Development and Integration (CDI) – trung tâm phát triển và hội nhập – sẽ trình bày về tình trạng người lao động Việt Nam trong môt cuộc hội thảo do hội Entwicklungspolitische Landesnetzwerk tiểu bang Rheinland-Pfalz (ELAN), thành phố và cơ quan hành chánh huyện Bad Kreuznach (die Stadt und Kreisverwaltung Bad Kreuznach), tiệm Weltladen và đoàn thiên chúa giáo (Christliche Initiative Romero (CIR) tổ chức vào ngày thứ sáu 19.06.2015 lúc 18:30  tại địa chỉSalinenstraße 47 55543 Bad Kreuznach. (Kreisverwaltung Bad Kreuznach) Nguồn: www.vietnam21.info Ts Duong Hong-An
......

40 năm sau: Xem lại dân trí

Người ta hay nói dân trí là yếu tố sống còn đối với vận mệnh của một quốc gia. Nhưng hiểu về dân trí như thế nào thì chắc vẫn còn tranh cãi. Có người cho rằng dân trí ở Viêt Nam cao, trong khi “quan trí” lại thấp, cần phải nâng cao. Nhưng từ xưa đến nay (từ thời cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh), tại sao người ta thường kêu gọi “nâng cao dân trí”? Có lẽ người ta muốn đề cập đến cùng một vấn đề. Hay nói cách khác, “dân nào thì quan nấy”. Sau 40 năm, hãy điểm lại 10 hình ảnh hài hước và độc đáo “chỉ có tại Việt Nam” để xem dân trí đang ở đâu, và vì sao có thể (hay không thể) thay đổi được. (Tất nhiên các bạn có thể bổ sung thêm). Tuy hình ảnh chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, nhưng nó là một tiêu chí quan trọng. Những người cầm quyền hay nói “lấy dân làm gốc”, vậy làm thế nào thay đổi được cái ngọn bị sâu bệnh, nếu cái gốc cũng yếu kém và khó thay đổi? 1. Cái cột điện Bill Gates hay khách quốc tế nào đến Việt Nan đều ấn tượng bởi “cái cột điện” như một hình ảnh độc đáo khó quên. Đó là một đống dây điện lằng nhằng cuộn vào nhau như cái mạng nhện khổng lồ, tạo thành một tác phẩm nghệ thuật đường phố mà không một nghệ sĩ sắp đặt nào có thể làm nổi. Tác phẩm này có mặt khắp nơi, từ các đường phố lớn sang trọng đến các ngõ hẻm tồi tàn. Không biết nó xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã tồn tại qua thời gian như một phần của nền văn minh đô thị (theo “định hướng XHCN”). Chắc không thể cải tạo được nó, mà chỉ có thể bỏ đi và thay bằng một hệ thống khác. Có người nói đó là hình ảnh của Hà Nội, những người khác thì cho rằng đó là hình ảnh của EVN (tập đoàn điện lực VN). EVN vừa được hưởng ngân sách, vừa có quyền tăng giá điện tùy ý, mà chẳng cần phải đầu tư đổi mới hạ tầng (như một nhóm lợi ích). Vậy tiền chạy đi đâu? Dù sao, cái tác phẩm nghệ thuật này (biểu tượng cho dân trí VN) đáng được đưa vào “Guinness Book” về những kỷ lục tồi tệ nhất. 2. Cái loa phường Có lẽ Bill Gates chưa có dịp thưởng thức cái loa phường để đánh giá. Nó dễ dàng đánh bại cái cột điện để chiếm vị trí số một nếu xếp hạng. Nó cũng hiện diện khắp nơi, nhưng không câm lặng như cái cột điện. Từ sáng sớm đến tối, nó oang oang lặp đi lặp lại mấy nội dung nhàm chán. Ngay cả khi ta ngủ, hay sang tận Paris hoặc London, trong tai vẫn văng vẳng tiếng loa phường. Thật khó lòng thoát khỏi nó, ngay cả trong tâm thức. Tại sao người ta bỏ được sổ gạo và tem phiếu, mà lại không bỏ được cái loa phường điên khùng này? Có lẽ vì nó là công cụ kiểm soát văn hóa tư tưởng, nên tồn tại cùng với chế độ. Chúng ta lớn lên với nó, quen thuộc và chấp nhận nó, nên nó đã đi vào tiềm thức và dân trí, ngay cả khi ta sống cũng như chết. Có lẽ nhạc sỹ Văn Cao, dù đã ở thế giới bên kia, cũng không thể quên được cái thứ “khủng bố mềm bằng âm thanh” này (như có người đặt tên). Tác giả của bài Quốc Ca đã phải chịu đựng cái loa phường chõ vào căn phòng mình như để tra tấn trong suốt cuộc đời còn lại, cho đến khi nhắm mắt. 3. Giao thông nguy hiểm Đối với những người nước ngoài nào mới đến Việt Nam lần đầu thì có lẽ điều đáng sợ nhất trong đời là phải vượt qua đường phố, nơi xe cộ đi lại hỗn loạn, không ai tránh ai. Nó còn nguy hiểm hơn cả cái cột điện và cái loa phường. Nó giống như cảnh tượng bạo lực chỉ thấy trong phim hành động. Nó phản ánh một não trạng bất an và ám ảnh bạo lực của nhiều người Việt, như một di chứng của chiến tranh, làm cho con người dễ vô cảm. Nó lý giải tại sao Việt Nam lại được xếp thứ 13 (gồm những nước vô cảm nhất) trong 150 quốc gia được viện Gallup khảo sát năm 2012. Huffington Post coi giao thông ở Việt Nam là “nơi nguy hiểm nhất”, còn CBS News thì ví giao thông ở đây như “địa ngục”, và BBC cho rằng nó còn nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS. Bộ Y tế VN thông báo trong 7 ngày nghỉ Tết năm 2015 có 246 người chết do tai nạn giao thông. Còn bộ trưởng Giao thông VN gọi đó là “quốc nạn” vì mỗi năm có gần 12.000 người chết và 9.300 người bị thương, có thể so sánh với con số thương vong do thảm họa sóng thần ở Nhật Bản. Nhưng đối với những người Việt đã quen với chiến tranh và bạo lực thì giao thông hỗn loạn và tắc đường là một phần của đời thường và dân trí. Người ta hay đùa “Hà Nội không vội được đâu!” Hình như người Việt có khiếu hài hước đặc biệt, thích đùa ngay cả với tính mạng của mình. Có người còn lập luận là tại sao lại sợ chết khi hàng ngày vẫn “sống trong sợ hãi” như trong phim “thập diện mai phục”. 4. Đường phố ngập lụt Khi mùa mưa đến, những đường phố lớn ở Hà Nội có thể biến thành những dòng sông nhỏ. Bạn không cần mất công đến tận Venice để thưởng ngoạn cảnh này. Chỉ cần sắm cho mình một cái thuyền nhỏ, thay vì cái xe máy vô tích sự trong nước lụt. Năm này qua năm khác, người Hà Nội nơm nớp vừa lo “mất nước” vừa lo “ngập lụt’, mà cả hai đều cùng một nguyên nhân. Nghe nói đã có những khoản kinh phí lớn của các nhà tài trợ quốc tế và ngân sách quốc gia đầu tư để cải tạo hệ thống cấp thoát nước Hà Nội. Nhưng các khoản tiền này đã trôi theo dòng nước cống ra sông ra biển (hoặc chui vào túi ai đó). Ách tắc không phải chỉ có giao thông, cấp thoát nước, hay hệ thống hành hành chính công, mà trước hết là ý thức hệ và dân trí. Vì vậy, muốn tháo gỡ ách tắc ngoài đường, phải tháo gỡ ách tắc trong đầu con người trước. 5. Đái đường và vứt rác Tuy nhiên, chúng ta có một thói quen rất thông thoáng, đó là đái đường và vứt rác. Bạn có thể thấy cái biển “cấm đái bậy” khắp mọi nơi, nhưng nó không ngăn được người dân đái bậy. Người ta đái bậy và vứt rác khắp nơi, từ những góc phố cổ quanh Hồ Hoàn Kiếm, đến con đường đê dọc sông Hồng nơi có những bức tranh gốm hiện đại. Phải chăng dân ta uống nhiều bia hơi, nên đái nhiều hơn người khác? Phải chăng họ lâu nay “sống trong sợ hãi” nên hay vãi đái? Phải chăng đái bậy đã trở thành một phong cách sống? Hay chỉ vì họ không có đủ toilet? Dù đây có phải là một vấn đề quan trọng cần “tái cấu trúc” hay không, dù các “sở ban ngành” (như giao thông công chính hay văn hóa tư tưởng) đã làm được những gì, thì đái bậy và vứt rác vẫn đang hiện hữu như một hình ảnh “đặc thù” của văn hóa và dân trí VN. 6. Ném đá và chửi đổng Không phải chỉ có đái bậy, mà hình như người Việt còn thích văn hóa ném đá và chửi đổng, đặc biệt là gần đây trên internet và thế giới mạng. Nhiều người cũng rất mê internet và truyền thông kỹ thuật số nhưng rất ngại tham gia thế giới mạng, chỉ vì vấn đề này. Trên đó hoàn toàn tự do, kể cả ném đá vô tội vạ. Không có luật lệ nào cả, giống như vô chính phủ, chỉ có dân trí điều tiết. Đó là bản chất của thế giới mạng, nơi cả hai mặt tích cực và tiêu cực cùng tồn tại. Có lẽ vì vậy mà tốc độ phát triển internet và Facebook ở Viet Nam vào loại nhanh nhất thế giới, dù không tỉ lệ thuận với dân trí. Có mấy nguyên nhân. Người Việt vốn có truyền thống hay chửi nhau và cãi nhau (chẳng cần lý do cụ thể). Do bị kiểm duyệt quá nhiều và quá lâu nên họ không có thói quen tranh luận một cách có văn hóa. Nay internet và truyền thông kỹ thuật số đã mở ra một xa lộ thông tin mới cho tự do ngôn luận (mà không bị kiểm duyệt). Nó giống như “tháo cống” cho mọi thứ, kể cả gia bảo và rác rưởi trong nhà đều được phơi bày. 7. Học vẹt Không có vấn đề nào bị công chúng phê phán nhiều như giáo dục. Và lúc này không có vấn đề nào quan trọng hơn giáo dục, để nâng cao dân trí và chấn hưng đất nước. Nhưng tại sao càng cải cách, chất lượng giáo dục càng tụt hậu? Các chuyên gia giáo dục cho rằng học vẹt và chế độ thi cử chạy theo thành tích và bằng cấp làm triệt tiêu năng lực sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh. Human Development Indicators xếp Việt Nam đứng thứ 121/187 (dưới trung bình). Không có một trường đại học nào của VN lọt được vào danh sách các trường đại học có danh tiếng và chất lượng (trong khu vực). International Property Rights Index xếp Việt Nam thứ 108/130 (gần đội sổ), tính theo giá trị trí tuệ. Giáo dục bị tụt hậu thê thảm như vậy mà vẫn có nhân tài xuất hiện (như Ngô Bảo Châu). Đất nước bị tàn phá kinh người như vậy, mà vẫn còn cảnh đẹp (như hang Sơn Đòng). Nhưng Ngô Bảo Châu không phải là sản phẩm của giáo dục VN, cũng như Sơn Đòng không phải là sản phẩm của du lịch VN. Nếu không thay đổi cơ bản về hệ thống giáo dục và đào tạo, Việt Nam sẽ chảy hết chất xám vì hầu hết nhân tài rời bỏ đất nước 8. Lễ hội quá nhiều Gần đây có quá nhiều lễ hội ở Việt Nam (nghe nói 9000 mỗi năm), nhưng cũng có nhiều hình ảnh phản cảm thiếu văn hóa và thậm chí đầy bạo lực trong các hoạt động này. Đây là hệ quả của căn bệnh “cờ đèn kèn trống”, phản ánh tâm thức bất an của những người bị cuồng tín và quá khích, cố giành bằng được vài biểu tượng văn hóa nào đó để trang trí, mà không hiểu đó là dân trí thấp. Điều này có thể bị những kẻ bất lương và tham nhũng trong chính quyền lợi dụng để “đục nươc béo cò”. Trong khi kinh tế đang khó khăn, thì rất nhiều kinh phí nhà nước đã được chi cho những lễ hội tốn kém như vậy. Nhiều đền chùa cổ kính vô giá đã bị phá bỏ để biến thành những “công trình văn hóa” mới toanh rất tốn kém nhưng chẳng có giá trị gì về lịch sử. Trong khi khu chùa Bái Đính hoành tráng (ở Ninh Bình) góp phần thương mại hóa Phật Giáo, thì tỉnh Vĩnh Phúc đã “mạnh dạn” đầu tư 271 tỷ VNĐ xây lại Văn Miếu của tỉnh (để thờ Khổng Tử!). Lạm phát lễ hội là một biểu hiện của tham nhũng về văn hóa và dân trí thấp. Tổng cục Du lịch cho biết 85% khách du lịch quốc tế không muốn quay trở lại Việt Nam, và ngày càng nhiều người Việt đi du lịch nước ngoài. Đó là cách họ “bỏ phiếu bằng chân”. 9. Xây để phá Gần đây, ai đi qua đường Bưởi ở Hà Nội đều nhìn thấy một quang cảnh như thời chiến (sau một trận ném bom), nhà cửa dọc phố đang bị phá hủy để làm đường. Nó lặp lại hình ảnh nhiều năm về trước khi nhà cửa dọc đường đê Yên Phụ (phía đông bắc Hà Nội) cũng bị phá hủy như vậy để “bảo vệ đê” (thật vậy sao?). Nghe nói bài học này đã gây tổn thất trên 10 triệu USD, và làm cuộc sống nhiều gia đình điêu đứng. Trong thời chiến thì những việc này có thể hiểu được, nhưng thật khó hiểu là tại sao 40 năm rồi mà tư duy thời chiến vẫn không hề thay đổi. Quy hoạch đô thị kiểu gì mà cứ cho xây rồi lại phá? Hàng năm, Hà Nội vẫn đào vỉa hè và đường phố lên để lát lại và sửa đường ống, chẳng ai phối hợp với ai, vừa tốn kém và lãng phí, bất ổn cho giao thông và cuộc sống con người. Gần đây căn bệnh này đã lây lan tới thành phố Hồ Chí Minh, với những “lô cốt” (bịt đường để thi công) mọc lên ngày càng nhiều trên đường phố. Hình như người Việt thích xây để phá (chứ không phải để tồn tại). Kiểu dân trí lạ lùng này (theo “định hướng XHCN?”) có thể biến “nền văn minh Sông Hồng” thành “nền văn minh Sông Tô Lịch” (một con sông nhỏ tại Hà Nội đã bị chết vì ô nhiễm nặng nề). Như để minh họa, trong khi đang viết bài này thì một tổ công nhân (xí nghiệp “nước sạch”) lại đến đào đường ống nước trước cửa nhà (để thay cái đồng hồ cũ). Trước đó chỉ khoảng mấy tuần một tổ khác (cùng xí nghiệp này) đã đến đào đường để thay ống nước mới (nhưng không chịu thay cái đồng hồ cũ). Có trời mới biết tại sao họ không phối hợp với nhau? Tất nhiên vấn đề không phải do họ, mà do một hệ thống bị phân liệt và dân trí thấp. 10. Đốn hạ cây xanh Trong khi các vấn đề nan giải trên đây vẫn còn nguyên, thì gần đây Hà Nội đã có một quyết định “sáng tạo” là chặt bỏ 6700 cây xanh đã tồn tại hàng thế kỷ nay như “lá phổi” của thành phố và là hình ảnh hấp dẫn của Hà Nội. Cũng may, cái quyết định ngu xuẩn và quái gở này đã vấp phải một làn sóng phản kháng của dư luận, buộc lãnh đạo thành phố phải nghĩ lại và nhân nhượng (sau khi vài trăm cây xanh đã bị giết oan). Cực đoan và bạo lực không chỉ đe dọa con người, mà còn đe dọa thiên nhiên và môi trường sống. Hình ảnh phản cảm về Hà Nội chặt hạ cây xanh vô tội đã lan truyền khắp thế giới mạng, trong khi bảo vệ môi trường để đối phó với thay đổi khí hậu đang trở thành vấn đề sống còn của loài người. Chẳng lẽ Hà Nội muốn quay về thời kỳ đồ đá, bằng cách phá hủy nốt những gì chiến tranh chưa kịp phá hủy? Thay cho lời kết Không biết sau khi Hà Nội quyết định chặt 6700 cây xanh sẽ là sự kiện gì khác tiếp theo, nhưng vụ bê bối này đã đem lại một số bài học hữu ích. Một là, khi nào báo chí mạng “lề trái” và báo chí “lề phải” cùng vào cuộc, phản ánh đồng thuận xã hội cao hơn, thì tiếng nói sẽ mạnh hơn. Hai là, khi nào dư luận trong nước và quốc tế cùng lên tiếng, thì sức ép sẽ hiệu quả hơn. Ba là, khi nào chính quyền bị động, lúng túng đối phó với dân trí cao hơn, thì họ buộc phải lắng nghe và nhân nhượng, dù chỉ để gỡ thể diện. Tuy nhiên, chừng nào hệ thống độc quyền và thân hữu (theo “định hướng XHCN”), được gia cố bằng não trạng cực đoan và bạo lực, còn ngự trị xã hội, thì mọi thứ đều có thể xảy ra. Nếu người dân không thoát khỏi nỗi sợ hãi, không nâng cao dân trí và năng lực, để buộc chính quyền phải lắng nghe, thì sẽ không có gì thay đổi. Xét cho cùng, dân trí là nền tảng của xã hội công dân và sự chấn hưng của một quốc gia. N.Q.D. Ngày cuối tháng 5/2015 Nguồn: viet-studies.org
......

Quân đội trung thành với Tổ Quốc hay trung thành với đảng?

Từ khi nắm chính quyền Đảng Cộng SảnViệt Nam (ĐCSVN) luôn giữ chặt con đường độc tài toàn trị mà chủ nghĩa Mác-Lê vạch ra. Họ tự phong là được lịch sử giao cho sứ mệnh là đảng cầm quyền để lãnh đạo đất nước và xã hội. Khi người dân vận dụng hiến pháp (cũ) để đòi đa nguyên đa đảng thì họ sửa hiến pháp (2013), thêm vào hai chữ “duy nhất” trong tư cách lãnh đạo của đảng để họ trở thành “đảng cầm quyền và lãnh đạo” duy nhất. Xã hội tự nó đã mang tính đa nguyên. Do đó quan điểm độc tôn lỗi thời này vừa trái với tự nhiên vừa trái với sinh hoạt dân chủ thông thường và khó được ai chấp nhận. Nó dẫn đến tình trạng đảng coi như mình tạo ra tất cả và đứng trên tất cả, toàn quyền khuyên răn dạy bảo dân chúng như dạy bảo con cháu trong nhà. Vì thế, cứ mỗi khi sắp diễn ra một sự kiện chính trị nào đó liên quan đến sinh mệnh của đảng như đại hội đảng XII sắp tới, các cây bút của Ban tuyên giáo trung ương lại được huy động hết công suất để “dạy dỗ” cả nước. Họ vẽ vời, thêu dệt đủ loại âm mưu phá hoại, xuyên tạc của các “thế lực thù địch” trong và ngoài nước. Khiến cho người dân Việt phải tự hỏi, sao đảng lại có nhiều kẻ thù đến thế? Để có thể tồn tại như một loài chùm gởi trên cơ thể đất nước bao lâu nay, bản thân đảng CSVN phải dựa vào hai cột trụ nòng cốt của chế độ độc tài: quân đội và công an. Điều dễ nhận thấy ở Việt Nam, trong khi công an được nuông chiều, tin tưởng như “lá chắn và thanh bảo kiếm” bởi lời thề vô tiền khoáng hậu “còn đảng còn mình”; quân đội lúc nào cũng bị nghi ngờ, bị dè chừng, bị nhắc nhở thường xuyên bởi những cụm từ đầy đe dọa nào là “chống diễn biến hòa bình” rồi “tự diễn biến” hay “phi chính trị hóa quân đội”. Chính vì vậy mà bài của tác giả Phúc Nội trên báo Quân Đội Nhân Dân mới đây tuy lập lại những điệp khúc cũ, nhưng sự hốt hoảng thì nâng một mức độ mới trong việc “Cảnh giác với những âm mưu phá hoại trước thềm đại hội Đảng các cấp”. Tác giả cáo buộc lẩn quẩn, mơ hồ các “thế lực thù địch, phản động ở ngoài nước” cấu kết với các “phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong nước”, “ra sức chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, nham hiểm”. Đây là những luận điệu không có gì mới của bộ máy tuyên truyền Hà Nội, mà khi người ta đọc qua đoạn đầu sẽ biết trước đoạn sau. Đối với đảng thêm một lần nữa, đảng đang thừa nhận các “thế lực thù địch” và “các phần tử bất mãn trong nước” ấy đang tồn tại và càng ngày càng lớn mạnh. Theo tác giả Phúc Nội, lực lượng này có mặt khắp nơi, nhất là trong lực lượng quân đội để sẵn sàng xuyên tạc, nói xấu đảng. Bài báo cố giấu giếm một điều quan trọng mà trước bất cứ một đại hội đảng nào cũng diễn ra. Đó là những đấu đá quyết liệt trong nội bộ đảng. Nếu những đại hội đảng trước đây những đấu đá này được giấu kín trong nội bộ đảng thì ngày nay đã bộc lộ ra trước mắt quần chúng. Nhiều bài viết đánh phá nhau một cách dữ dội đã được các phe nhóm tung ra trên internet cho thiên hạ biết. Chính họ chứ không ai khác, trở thành những “thế lực thù địch” (của nhau) triệt hạ lẫn nhau công khai, nhưng ngoài mặt vẫn là tình đồng chí. Ngay cả trong các kỳ họp trung ương, có lần tổng bí thư đảng phải mếu máo trên truyền hình khi thất bại trước “đồng chí X”. Chuyện đó chắc chắn không phải là do một thế lực thù địch nào gây ra, nhưng ông Phúc Nội lờ đi không nhắc đến! Gần đây, nhiều sự thật được phơi bày về số tài sản bất minh khổng lồ, những dinh cơ, biệt thự sang trọng ở nước ngoài của lãnh đạo đầu sỏ đảng làm dư luận xôn xao. Trong nước, việc “con cháu các cụ” sở hữu những lô đất vàng chiếm đoạt của nông dân không còn là chuyện lạ…Cứ nhìn vào số dân oan trên cả nước tăng lên hàng ngày, mọi người đều biết vì sao trái núi tài sản của đảng ngày càng cao. Không ai có thể “cắt dán” hay ngụy tạo những sự thật ấy được như lời tác giả bài báo cáo buộc. Nếu biết được kết quả thăm dò mới đây do hãng khảo sát quốc tế Gallup thực hiện, theo đó đa số người dân Việt Nam hiện nay tin tưởng các trang mạng cá nhân hơn truyền thông nhà nước, thì báo QĐND nghĩ sao? Khác với lực lượng công an, quân đội bao giờ cũng là đích nhắm để đảng cảnh báo với hàng loạt dạy dỗ như: “quân đội cần phải làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền” hay “chỉ huy các cấp cần tăng cường công tác quản lý chính trị nội bộ”…Điều này cho thấy một lần nữa chế độ độc tài dù đã nắm quân đội qua hệ thống xuyên suốt của các chính ủy, vẫn không ngớt lo sợ một ngày nào đó quân đội sẽ thoát ra vòng kềm tỏa của đảng. Chuyện này sẽ trở thành hiện thực khi nhận thức của người quân nhân thay đổi trước tình hình đất nước. Quân đội sẽ tự hỏi tại sao dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, đất đai, biển đảo lại ngày càng teo tóp lại? Đất nước lại bước vào vòng nô lệ phương bắc trong đủ mọi lãnh vực? Trước mắt họ, biển đảo đất liền đang bị Trung Cộng gặm nhắm từng phần trước sự cố tình làm ngơ của lãnh đạo đảng. Và họ bị trói tay để chia xẻ sự hèn nhục với đảng. Ở bất cứ quốc gia nào, bất cứ thể chế nào, quân đội cũng từ nhân dân mà ra. Nhưng đảng Cộng sản do bản chất độc quyền, muốn quân nhân và mọi người hiểu ngược lại: đó là lực lượng do đảng sinh ra, đảng nuôi dưỡng vì vậy phải nghe theo lời giáo huấn của đảng để bảo vệ đảng. Không lúc nào hơn lúc này, đảng CSVN đang đứng trước nguy cơ đe dọa sự tồn vong của mình: sự thức tỉnh của các tầng lớp nhân dân yêu nước và thái độ quỵ lụy quá mức trước kẻ thù truyền kiếp tác động mạnh mẽ đến nhận thức của quân đội nhất là thành phần sĩ quan trẻ. Thật nực cười khi ngòi bút cùn của báo Quân Đội Nhân Dân ra sức phản biện lại chính những điều họ bịa đặt ra, nào là “tin đồn thất thiệt” hay “bôi nhọ lãnh đạo cao cấp” mà vô tình họ cũng thú nhận là “tác hại hết sức khôn lường”. Không phải bây giờ đảng mới kêu gọi “quân đội luôn trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa xã hội, trung thành với Đảng” mà đã từ lâu sự kêu gào ấy thỉnh thoảng cứ được lập lại trên trang báo QĐND dưới các khẩu hiệu: “làm thất bại diễn biến hòa bình” hay “chống tự diễn biến nội bộ”. Đặc biệt khi mà đảng nghi ngời lòng trung thành của giới quân đội đang bị lung lay dữ dội. Điều này đi ngược lại với những nguyên tắc phổ biến thông thường của tất cả quân đội các quốc gia trên thế giới: quân đội lập ra chỉ với mục đích cao cả bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Quân đội Việt Nam ngày nay cũng vậy, không cần trung thành với bất cứ đảng phái nào, kể cả đảng Cộng sản. Ngay như 4 chữ “Quân đội Nhân dân” cũng đủ nói lên ý nghĩa thiết yếu đó. Rõ ra, tờ báo mang tên QĐND chỉ muốn một điều duy nhất: trong bất cứ tình huống nào, quân đội cũng phải “mũ ni che tai” như những con rối vừa mù vừa câm, vừa đui vừa điếc, chỉ biết chờ lệnh cấp trên. Quân đội không có quyền nghe, không có quyền nói, ngay cả không được bàn tán chuyện nội bộ của đảng, của quân đội, dù đó là những chuyện đã bị vạch trần. Thêm nữa người quân nhân cũng được đảng răn dạy không phát tán các bài viết, tài liệu trên các trang mạng xã hội vì làm như thế là “sa vào bẫy của kẻ thù”! Thủ đoạn bịt kín mọi đường của đảng đối với quân đội cho thấy đảng vô cùng lo sợ mạng xã hội tác động đến tinh thần quân đội, làm cho người lính phân tâm hay thay đổi nhận thức theo chiều hướng thoát khỏi sự ràng buộc của các cấp ủy đảng. Từ trước đến nay đảng muốn quân đội chỉ lo làm sao giữ đảng, bảo vệ đảng cho thật chắc, tránh cho đảng khỏi sự sụp đổ. Một sự sụp đổ tất yếu mà người ta đã cảm nhận được càng lúc càng đến gần. Còn việc lên tiếng chống Trung Cộng xâm lăng hay phải có hành động cương quyết bảo vệ Biển Đông thì quân đội không nên đá động đến vì đó là chuyện riêng của đảng với quan thầy Bắc Kinh. Đối với đảng lâu nay, thái độ ngậm miệng ăn tiền là chủ trương lớn, bất chấp những hành động hung hăng của Bắc Kinh. Phải chăng nguy cơ lớn nhất của đảng là “phi chính trị hóa quân đội”, là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đưa đến “sụp đổ từ bên trong”, nên báo QĐND nay lại phải cho tác giả Phúc Nội thay mặt răn đe Quân Đội Nhân Dân?
......

23.000 Glockenschläge - Solidaritätsabend für Flüchtlinge

Köln - Roncalliplatz - Ökumenisches Gedenken Veranstaltungsort: Roncalliplatz 50667 Köln (Kölner Dom) 19. Juni 2015 um 19:30 Uhr Erzbistum Köln 23.000 Glockenschläge werden am Freitag, 19. Juni um 20 Uhr, zu hören sein. Die Gedenk-Klänge werden in Köln vom „Dicken Pitter“ - der größten schwingenden Glocke der Welt - angestimmt und im Chor mit 230 weiteren Kirchen über das gesamte Erzbistum verteilt zu hören sein. Seit dem Jahr 2000 haben über 23.000 Flüchtlinge bei dem Versuch nach Europa zu gelangen ihr Leben verloren. Jedem einzelnen widmet das Erzbistum Köln nun einen Glockenschlag und fordert so eine "Globalisierung der Nächstenliebe". "Würde eine Glocke alle zwei Sekunden erklingen bräuchte sie für die 23.000 Schläge 12 Stunden- jeder Schlag in dieser Zeit steht für einen Toten: Kinder, Väter und Großmütter", erklärt Erzbischof Rainer Maria Kardinal Woelki. Der Erzbischof will mit dieser Aktion auch einen Weckruf an die Politik senden: "Die Totenglocken sollen eine europäische Flüchtlingspolitik einfordern, die einen legalen Weg für Flüchtlinge nach Europa schafft." Kardinal Woelki lädt an dem Abend des 19. Juni ab 19.30 Uhr auf dem Roncalliplatz am Kölner Dom zu einem Solidaritätsabend für Flüchtlinge ein. In einer ökumenischen Gedenkfeier unter der Beteiligung des Vizepräses der evangelischen Kirche Christoph Pistorius wird beim Klang des "Dicken Pitter" der Opfer gedacht. Auf der Bühne werden Menschen ihre Geschichte der Flucht erzählen und es wird eine Podiumsdiskussion geben, an der sich Rupert Neudeck, Mitgründer des Cap Anamur sowie der MISEREOR-Geschäftsführer Dr. Martin Bröckelmann-Simon beteiligen. Auf dem Roncalliplatz gibt es außerdem Informationen zur aktuellen Flüchtlingssituation. Bei Live-Musik und einem internationalen Buffet stellen kirchliche Hilfswerke ihre Arbeit vor. Mit dem Erlös des Abends wird die Seenotrettung von Flüchtlingen im Mittelmeer unterstützt. Die Totenglocken sollen gleichzeitig ein Weckruf für Gesellschaft und Politik darstellen. „Wir läuten für eine Globalisierung der Nächstenliebe. Es ist an der Zeit, dass wir alle etwas dafür tun“, ruft Rainer Maria Kardinal Woelki zu dem ökumenischen Solidaritätsabend auf. Chương trình dự trù (nhận từ tổ chức) 19.30 Uhr. Beginn, Moderation Gisela Steinhauer 19.35 Uhr. Kardinal Woelki zur Motivation des Solidaritätsabends 19.38 Uhr. Einspieler (via Screen): Bootsflüchtling Zena aus Eritrea 19.42 Uhr. Interview mit drei Flüchtlingen auf der Bühne: Eritrea, Syrer, Vietnamesin 19.50 Uhr. Vortrag von 5 Klagen (Hr. Pistorius, Ev. Kirche) 19.59 Uhr. Beginn Glockengeläut. Dicker Pitter und 229 weitere Kirchenglocken aus dem EB Köln, dazu Schweigeminuten 20.08 Uhr. Lesung (Metropolit Isaac, Orthodox) 20.12 Uhr. Chor/Judy Bailey 20.18 Uhr. Fürbitten (noch nicht vergeben) 20.25 Uhr. Beginn moderierter Talk auf der Bühne. Inhalt: Situation in Afrika, auf dem Meer und im EB Köln (Aktion Neue Nachbarn): R. Neudeck (Cap Anamur, Grünhelme), F. Hensel (Aktion Neue Nachbarn), S. Löhrmann (Land NRW), M. Bröckelmann-Simon (GF Misereor) 20.45 Uhr. Musik (?) 20.50 Uhr. Abschlussgebet 20.53 Uhr. Vaterunser, Schlussgebet 20.56 Uhr. Segen (Woelki, Pistorius, Isaac) 21.00 Uhr. Live-Schalte zu Martin Xuereb (Direktor MOAS), Malta 21.05 Uhr. Schluss-Appell (Kardinal Woelki): Das ist jetzt zu tun (polit. Forderungen) 21.10 Uhr. Live-Musik auf der Bühne, Markt der Möglichkeiten, Austausch, Food 22.00 Uhr. Schluss •         Bereits um 18 Uhr öffnet der Markt der Möglichkeiten auf dem Roncalliplatz (bis 22 Uhr): In Pagodenzelten stellen sich Hilfswerke vor, es gibt afrikanische/vietnamesische •         Gerichte und Musik. Der missio-Truck ist begehbar. •         Musikalische Acts: Jugendchor St. Stephan, Mama Afrika (Percussion), Judy Bailey (Pop), Paddy Kelly •         Wir rufen an dem Abend zur Unterstützung von MOAS auf, einer in Malta ansässigen Seenotrettungs-Initiative
......

Mỹ phải thách thức Trung Quốc ở Biển Đông

US Must Challenge China in South China Sea (The Diplomat 10-6-15) http://thediplomat.com/2015/06/us-must-challenge-china-in-south-china-sea/ Yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tới Trung Quốc và các quốc gia xung quanh Biển Đông để kết thúc xây dựng cơ sở đảo sẽ như nói với kẻ điếc vì hai lý do. Đầu tiên, vì lợi ích của mình Trung Quốc tạo ra sự đã rồi trên biển để thiết lập tuyên bố chủ quyền, và thứ hai, bởi vì không ai có thể ngăn chặn chúng. Hoa Kỳ tuyên bố một cách rõ ràng rằng họ không đứng về bên nào trong các hoạt động có liên quan đến tuyên bố chủ quyền; Washington chỉ đơn giản là muốn đảm bảo thuyền bè và máy bay được tự do di chuyển ở vùng biển và vùng trời quốc tế. Thật không may cho Washington và Bắc Kinh là hai điều này - tự do hàng hải và xây dựng căn cứ trên biển - đang đụng nhau. Sớm hay muộn sẽ có đối đầu. Va chạm nhỏ sẽ nảy sinh các đụng độ tiếp theo. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã đòi Hoa Kỳ rút lui trước khi quá muộn, rằng Trung Quốc có sứ mệnh hiện diện ở Tây Thái Bình Dương và việc họ chiếm ưu thế là không thể tránh khỏi. Mỹ nên đáp lại thách thức của Trung Quốc càng sớm càng tốt. Nếu Trung Quốc thực sự tìm cách thống trị Tây Thái Bình Dương, thì Hoa Kỳ nên đấu tranh với các tuyên bố của Bắc Kinh ngay bây giờ trong khi Trung Quốc khá yếu về hải quân và Hoa Kỳ có lợi thế tương đối. Hoa Kỳ cần phải sử dụng một biến thể của các "chiến lược biển" được sử dụng chống lại Liên Xô trong thập niên tám mươi để chống lại Trung Quốc ngày nay. Khi đó, tàu của Hải quân Mỹ đã đi vào cái gọi là vị trí cố thủ của hải quân Xô Viết ngoài Murmansk và Biển Okhotsk để đáp trả hải quân Xô Viết nếu có xung đột. Đó là những gì Hải quân Mỹ phải làm hôm nay đối với Trung Quốc. Rõ ràng là các căn cứ trên biển của Trung Quốc không có lợi thế gì trong xung đột. Chúng chỉ hữu dụng để biểu dương hỏa lực nhằm chiếm các đảo san hô vô chủ không có người ở. Có lẽ chúng nên được đáp trả bằng biểu dương hỏa lực của tên lửa từ tàu chiến. Mục tiêu là làm cho công chúng rõ những yếu kém mà Trung Quốc tìm cách che giấu bằng những tuyên truyền ồn ào. Đồng thời phải chứng minh rằng các tuyên bố chính trị của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông không có cơ sở lịch sử. Cho đến nay, Hoa Kỳ chưa đưa ra những chứng minh này và điều đó tạo ấn tượng rằng tuyên bố của Trung Quốc là đúng nhưng sự thật không phải vậy. Không một tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc là đúng cả. Bắc Kinh tuyên bố rằng Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc nhưng sự thật không phải vậy. Nếu chủ quyền được định nghĩa là chinh phục, cai trị, và kiểm soát, thì trong lịch sử năm ngàn năm của mình, Trung Quốc đại lục chưa bao giờ thoả mãn được các điều kiện chủ quyền về Đài Loan. Thật vậy, bản thân Trung Quốc được cai trị bởi một loạt các dân tộc ngoại Hán trong hầu hết lịch sử của nó và chỉ đạt được chủ quyền không chính thức với Đài Loan dưới thời nhà Thanh, một triều đại của người Mãn Châu chứ không phải người Hán. Nhà Thanh tuyên bố Đài Loan là một khu vực hành chính, nhưng không bao giờ kiểm soát hòn đảo này. Thời gian tuyên bố của nhà Thanh cũng chỉ kéo dài mười năm, 1885-1895, cho đến khi Nhật chiếm hữu hòn đảo này như là một phần trong việc giải quyết hậu quả cuộc chiến Trung-Nhật. Nhật Bản chinh phục, xâm chiếm và kiểm soát Đài Loan và cai trị xứ này với đa số dân không thuộc sắc tộc Hán trong năm mươi năm tiếp theo cho đến khi kết thúc Thế chiến II. Bắc Kinh tuyên bố rằng quần đảo Senkaku là của Trung Quốc nhưng sự thực không phải vậy. Quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư Đài, thuộc về vương quốc Lưu Cầu, trong đó bao gồm các nhóm đảo nhiều trải dài từ Senakakus đến Okinawa. Vương quốc này tồn tại từ thế kỷ mười bốn đến thế kỷ mười chín trước khi bị sát nhập bởi gia tộc Satsuma ở miền nam Nhật Bản. Đồng thời, Lưu Cầu khi đó còn là chư hầu của nhà Minh. Vì vậy, như một nước chư hầu kép, mỗi năm người Lưu Cầu cử hàng trăm đoàn thương mại và triều cống đến cả Trung Hoa và Nhật Bản, đi qua các quần đảo Senkaku trên đường đến Trung Quốc. Thật vậy, Vương quốc Lưu Cầu từng là một trung chuyển thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc (Nhà Ming cấm giao thương trực tiếp với Nhật Bản). Nhật Bản chiếm quyền kiểm soát quần đảo Senkaku sau khi cuộc chiến tranh Trung-Nhật nhưng việc này không liên quan đến cuộc xung đột đó. Trên thực tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thừa nhận rằng quần đảo Senkaku là của Nhật Bản cho đến gần đây. Sau Thế chiến II Hoa Kỳ quản lý các quần đảo Senkaku, Okinawa và các đảo khác trước đây Nhật Bản kiểm soát như là một phần của hiệp ước hòa bình với Nhật Bản. Chỉ đến năm 1968, khi Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận với Nhật Bản để đưa các đảo này trở về Nhật Bản thì Bắc Kinh mới thấy đây là một cơ hội yêu cầu chủ quyền. Sự thật là động thái này của Trung Quốc đưa ra để thách thức sự hiện diện của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, vì các đảo này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật, trong đó Washington cam kết bảo vệ lãnh thổ của Nhật Bản. Quần đảo Hoàng Sa ngoài khơi bờ biển Việt Nam là một trường hợp nguồn gốc không chắc chắn và Trung Quốc cũng không hề có chủ quyền. Người Pháp đã chiếm và nhập các đảo này vào Việt Nam như một phần trong thuộc địa Đông Dương của họ và người Nhật đã tiếp nhận chúng từ Pháp trong Thế chiến II. Trung Quốc là kẻ đến muộn, Cộng sản Trung Quốc chỉ chiếm đảo lớn nhất của Hoàng Sa, đảo Phú Lâm, vào năm 1950 và chiếm phần còn lại trong tháng một năm 1974 khi Việt Nam bị chia cắt bởi chiến tranh và không thể chống lại. Quần đảo Hoàng Sa nằm tương đối gần với đảo Hải Nam và do đó tranh chấp của Trung Quốc với Việt Nam là điều dễ hiểu, mặc dù là tranh chấp phi pháp. Nhưng quần đảo Trường Sa là một khối vô số đảo nhỏ với các bãi đá và cát ngầm nằm cách lãnh thổ Trung Quốc những trên một ngàn dặm. Hành động của Trung Quốc ở đây là chiếm đoạt lãnh thổ trắng trợn và hành động này là không chấp nhận được. Nếu Trung Quốc được phép giữ vùng lãnh thổ cách nước họ hơn một ngàn dặm thì nước nào sẽ an toàn trước họa xâm lăng? Trung Quốc hành động ngang ngược như vậy vì nước duy nhất đủ mạnh để có thể ngăn chặn những hành động đó là Hoa Kỳ đã không làm gì. Washington nên đáp trả các tuyên bố của Trung Quốc, cả trên thực tế và lịch sử. Ít nhất, Washington nên thách thức cơ sở lịch sử cho vô số các tuyên bố của Trung Quốc và chứng minh rằng, theo như sử sách thì Trung Quốc chỉ là một con hổ giấy. Richard C. Thornton là giáo sư Lịch sử và hệ quốc tế tại Đại học George Washington *Đính chính: bản trước của bài viết này cho rằng nhà Minh không phải gốc Trung Quốc, điều này là không chính xác và các tài liệu tham khảo này đã được gỡ bỏ. Nguồn: http://viet-studies.info/
......

Biển Đông: Cái khó của lãnh đạo CSVN

Chuyện Biển Đông 2014 Năm 2014, ngay sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines vào cuối tháng Tư, ngày 2/5/2014 Bắc Kinh đã mang giàn khoan HD 981 cùng hơn 80 tàu bảo vệ ra Biển Đông, trong vùng biển chủ quyền Việt Nam. Đây không chỉ là một hành động riêng rẽ nhằm thách thức phản ứng của Việt Nam mà còn là một thông điệp nhắm vào các nước đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương mới được tổng thống Mỹ trấn an. Nó cũng có thể coi như một cuộc hành quân thăm dò nhắm trực diện vào chiến lược xoay trục về Á Châu mà Hoa Kỳ đang ráo riết thực hiện. Trót đặt tin tưởng vào Bắc Kinh qua nhiều thập kỷ trong quan hệ chư hầu, sự kiện HD 981 gây cho Hà Nội một sự ngỡ ngàng. Nó cũng tạo ra một tình trạng chia rẽ trầm trọng trong nội bộ đảng trước nay chưa từng có. Liên tiếp những vụ đối đầu chung quanh HD 981 khiến ban lãnh đạo Việt Nam càng ngày càng tỏ ra lúng túng, không đưa ra được một đường lối nhất quán nào trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Ngày 23/6/2014, sau khi Việt Nam công bố một video mới, cáo buộc các tàu của Trung Quốc bao vây và đâm nát một tàu kiểm ngư của mình, dư luận trong nước càng thêm sôi sục, kêu gọi đảng và nhà nước phải phản ứng mạnh mẽ trước hành động khiêu khích này. Nhiều cuộc biểu tình của người dân yêu nước ở Hà Nội đã bùng nổ nhưng cuối cùng bị chính quyền dập tắt. Các lãnh đạo cao cấp nhất trong bộ máy cầm quyền lúc ấy đều lặng thinh, ngoại trừ lời tuyên bố ngoài lề chuyến viếng thăm Philippines của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông”. Cũng như khi trả lời báo chí, ông cũng nói gần xa rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp lý chống lại Trung Quốc ở biển Đông. Tuy nhiên, đó chỉ là một phương pháp trấn an và làm dịu bớt dư luận đang chỉ trích chính quyền hèn yếu trước ngọai xâm. Bên cạnh đó, dù đang trong kỳ họp của quốc hội, cơ quan lập pháp của Việt Nam chỉ ra một “thông cáo” về tình hình biển Đông, thay vì một nghị quyết như theo đề nghị của một số đại biểu. Như trước đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa ở Sài Gòn đã nói rằng “nhân dân sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang” nếu “Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông”. Giải thích việc này chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Các đại biểu quốc hội đã mạnh mẽ lên án hành động sai trái của Trung Quốc, đã thảo luận sâu sắc, đã ra thông cáo tuyên bố lập trường chính nghĩa của Việt Nam”. Ý ông nói như thế là đã quá đủ cho quốc hội! Trong khi quốc hội Việt Nam không có phản ứng nào thì ngược lại, vào ngày 10/7/2014 Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết S. RES.412 về Biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vị trí hiện tại. Đó là chuyện của năm 2014. Cuối cùng, giàn khoan HD 981 cũng rút đi nhưng nó đã đục thủng một lỗ lớn trong cơ cấu quyền lực của đảng Cộng Sản. Trước con mắt của người dân Việt, hơn bao giờ hết đảng đã để lộ chân tướng là một nhóm người chỉ biết đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi dân tộc. Chuyện Biển Đông 2015 Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, chưa bao giờ Trung Cộng dừng chân trong ý đồ thu hồi những vùng đất gọi là phiên thuộc phía Nam, ngay cả những nơi mà họ chưa từng đặt chân tới. Ngày nay muốn tranh cường, nhất thiết họ phải từng bước chiếm lấy biển Đông làm bàn đạp để về lâu dài thôn tính lân bang. Năm 2015, Trung Cộng không ngần ngại tiến thêm một bước quan trọng trong mục tiêu xé nát chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ và đặt các nước Á Châu trước một thách thức mới. Song song với việc huy động tiềm lực lớn lao vào công cuộc bồi đắp các bãi cạn ở Trường Sa, Trung Cộng ngang nhiên tiến hành quân sự hóa các đảo nhân tạo này, biến chúng thành những căn cứ hỏa lực để từ đó có thể tung lực lượng của mình ra ngăn chận, chiếm lấy hải lộ quan trọng nhất Châu Á khi cần. Làm điều này, rõ ràng Trung Cộng để ngõ cho một cuộc xung đột cục bộ tương lai. Trong lúc đó, so với năm 2014, các kỳ họp của quốc hội Việt Nam khóa XIII chỉ thảo luận sôi nổi với dự án phi trường Long Thành trong chiều hướng “Bộ chính trị đã quyết, quốc hội tán thành”. Còn mối đe dọa của Trung Cộng ở Biển Đông, những vấn đề liên quan với sự tồn vong của đất nước, theo con đường năm ngoái, quốc hội vẫn bình chân như vại. Trong khi đó tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam tiếp tục bị quấy nhiễu, thậm chí việc cứu nạn cũng bị tàu Trung Cộng ngăn cản. Ngày 5/6/2015 quốc hội ấy dành ra đúng 1 giờ cho một phiên họp kín về Biển Đông. Đem một sự kiện đang diễn ra công khai để bàn theo thủ tục kín thì quả trên thế giới chỉ có quốc hội Việt Nam. Nó cũng cho thấy chế độ đã khinh thường người dân Việt đến mức nào khi đóng lại cánh cửa mà họ tự hào là “đại biểu của nhân dân”! Dù sao cũng có những người như đại biểu Dương Trung Quốc vẫn hy vọng và “chờ đợi một hành động cứng rắn từ Quốc hội”. Hay nói như ông Trần Công Trục “người dân mong lắm Quốc hội lên tiếng về Biển Đông”! Nhưng cuối cùng đó chỉ là những tiếng kêu trong sa mạc. Thái độ câm lặng của “cơ quan quyền lực cao nhất nước” ấy nói lên điều gì trong tình hình dầu sôi lửa bỏng hiện nay? Phải chăng đó là truyền thống của nó? Thật ra chỉ có thể giải thích, để lừa bịp người dân về tính chất dân chủ, chung quanh cơ cấu quyền lực của đảng cầm quyền, lúc nào cũng luôn có những vòng cây kiểng bao quanh. Quốc hội được đảng tạo ra chỉ là một chậu kiểng để tô điểm thêm cho bộ mặt của chế độ vốn đã có nhiều vết sẹo phản dân chủ. Không khác hồi năm 2014, chậu kiểng “vô duyên” ấy dĩ nhiên chưa dám hó hé nửa lời. Vì biết thân phận chỉ là vật trang trí mang màu sắc dân chủ, khi đảng chưa “quyết” thì quốc hội cứ ngậm miệng ăn tiền, dù cho có bị dư luận phỉ nhổ là “cuốc hội”! Năm 2016 sẽ là năm diễn ra hai sự kiện quan trọng nhất của đảng CSVN. Đại hội đảng bầu lại ê-kíp lãnh đạo đảng mới và Bầu cử quốc hội khóa mới. Ngay từ bây giờ, cơ cấu quyền lực của đảng sẽ thay đổi và thay đổi theo chiều hướng nào là điều đang được sắp xếp trong nhóm thượng tầng. Đương nhiên vì đảng chưa bao giờ thoát khỏi cái bóng của Bắc Kinh nên yếu tố xếp đặt nhân sự tương lai không thể thiếu ảnh hưởng của thiên triều, mà lắm khi đó lại là yếu tố quyết định nhất. Một nghị quyết liên quan đến tình hình Biển Đông dù với bất cứ thái độ hòa dịu đến đâu, quốc hội Việt Nam cũng phải lên án ý đồ của Bắc Kinh chiếm đóng bất hợp pháp biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam và vi phạm các thỏa thuận quốc tế. Do đó trong trường hợp đảng còn đang rụt rè tránh né, chuyện quốc hội phải ăn nói thế nào cho nhân dân ít phẫn nộ và nhất là cố gắng làm đẹp lòng Bắc Kinh như lâu nay quả là một chuyện khó. Vì thế chọn thái độ câm lặng cố đấm ăn xôi có vẻ là thái độ “trí tuệ” nhất dù là quốc hội hay “cuốc hội”. Trong khi trí thức, nhân dân mong chờ một thái độ cứng rắn của đảng và quốc hội thì quốc hội đang ngậm miệng chờ đảng như vị cứu tinh trong tinh thần mà Đại biểu Dương Trung Quốc đã nói “đảng quyết rồi thì quốc hội bàn làm chi nữa”. Nhưng chuyện khó của quốc hội ngày nay - lỡ được đảng phong cho là cơ quan quyền lực cao nhất - suy ra cũng là chuyện khó của đảng, làm sao tránh được hai chữ “hảo nô” mà không làm cho “hảo chủ” nổi giận. Phạm Nhật Bình
......

Bóng Tối không nhốt được Ánh Sáng

Từ màn đêm mênh mông này chúng tôi đứng dậy Đứng dậy trên cái bóng cô đơn của mẹ VN (Chúng tôi đưa mặt trời lên quê mẹ - Hương Giang) Khi thực dân Pháp xử tử 13 chí sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Bái, người Pháp đã rúng động trước sự dũng cảm và tinh thần ái quốc của tuổi trẻ Việt Nam. Mười ba người anh hùng trở thành bất tử ngay phút giây tiếng hô “Việt Nam vạn tuế” của họ vang lên dưới lưỡi máy chém của kẻ xâm lược. Khi CSVN ra lịnh bắt cóc và tống giam một loạt 14 thanh niên yêu nước, dù ngỡ ngàng tôi vẫn nhìn thấy ánh sáng của hy vọng từ những người trẻ này trong cái màn đêm mênh mông của đất nước mình! Chắc chắn con số 14 chỉ là con số chúng ta nhìn thấy được. Tôi vẫn tin rằng người ta khó có thể giam nhốt được ánh sáng. Quả vậy, từ ấy đến nay nó vẫn toả ra từ song sắt các trại tù, từ thái độ và cách hành xử của các thanh niên ấy, điển hình là các anh Trần Minh Nhật, Trần Hữu Đức, Paulus Lê Sơn v.v… Việt Nam không khác các thể chế độc tài khác, đã từ lâu khủng bố bao trùm lên tâm trí con người, lên toàn xã hội. Nó được áp giải bởi những bản án phủ xuống đầu những người lương thiện và vô tội. Năm 2013, mười bốn thanh niên ưu tú của đất nước đã phải gánh chịu một bản án được coi là “vụ án lật đổ chính quyền” lớn nhất vào thời điểm đó. Trong bài viết này, tôi đặc biệt muốn nhắc đến ba thanh niên bị lãnh án nặng nhất. Nguyễn Đặng Minh Mẫn là một thiếu nữ trong ba người ấy. Nếu sự can trường của nàng chủ Thánh Thiên ngày xưa đã khiến cho hào kiệt ba xứ Hải Đông phải tìm về quy phục, thì chúng ta cũng tìm thấy sự can trường ấy ở Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Là một thiếu nữ nhỏ nhắn, nhưng cô đã khiến cho quản giáo và bạn tù suốt nhiều dãy phòng của trại giam B34 phải nể phục. Sau 40 năm, nhiều người Việt Nam đã quên mất rằng mình đang đứng trên cái di sản bất khuất của lịch sử. Nguyễn Đặng Minh Mẫn không quên điều đó, và chính điều này đã khiến cô trở thành “một người khổng lồ” để những người khác có thể dựa vai. Từ tháng 9/2013 đến nay, biết bao nhiêu lần bị biệt giam vẫn không khuất phục nổi người thiếu nữ nhỏ nhắn, nhu mì, nhưng bất khuất đó. Học làm nghề thẩm mỹ, nhưng Minh Mẫn còn là một ký giả nhiếp ảnh cổ võ cho công bằng xã hội và nhân quyền. Cô đã đi đến tận những nơi có bất ổn xã hội, hay những cuộc biểu tình chống Trung Cộng để chụp hình đăng tải trên mạng, tạo chú ý cho các sự kiện này. Gia đình tổng cộng có 4 người thì hết cả ba đã bị bắt và bị kết tội với điều 79 bộ luật hình sự “âm mưu lật đổ chính quyền”: bản thân cô, anh trai và người mẹ. Thoạt nghe đến vụ án, tôi nghĩ ngay đến hai người phụ nữ Việt Nam trong gia đình ấy. Chắc hẳn ngày xưa, trong những câu ru của người mẹ không đơn thuần chỉ có những cánh cò cánh vạc. Một lần, quản giáo trại giam bắt được hàng chữ cô viết cho mẹ trên cái bo cơm. Biết mẹ đang bị giam trên lầu, và với cái ước mong - một lần nào đó cái bo cơm sẽ mang được nỗi thương nhớ đến mẹ, cô viết : “Bé Ty nhớ má wá” (bé Ty là tên ở nhà của cô). Minh Mẫn bị lệnh biệt giam 15 ngày. Hết hạn, quản giáo buộc cô phải viết đơn xin tha. Minh Mẫn không đồng ý vì cho rằng họ tuỳ tiện bắt giam thì phải tự ý thả, cô nhất quyết không làm đơn xin. Lần lữa đến hết một tháng ròng, quản giáo cuối cùng đành phải thả cô ra. Án của người thiếu nữ kiên cường này là 8 năm tù giam và ba năm quản chế. Cô hiện đang bị buộc phải lao động cực nhọc tại Trại Số 5, Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Vào ngày 13 tháng 4 vừa qua, theo gia đình cô cho biết Minh Mẫn lại bị kỷ luật, không được nhận thăm nuôi và thăm gặp gia đình. Cô bị biệt giam một lần nữa vì đã phản kháng lại các cán bộ trại giam. Người thứ hai là anh Phero Hồ Đức Hòa, một người con thuộc Giáo xứ Yên Hòa – hạt Thuận Nghĩa – Giáo phận Vinh. Anh bị bắt và bị khép tội là một trong những người cầm đầu. Những ai biết đến Hồ Đức Hoà đều rất mực quý mến và tôn trọng nhân cách của anh. Đó là một người sống cho tha nhân, người hiểu được khổ nạn và hạnh phúc khi vác thập tự trên đôi vai của mình. Là một cử nhân quản trị doanh nghiệp, cử nhân tài chính, kế toán, anh sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ Anh, Pháp và là giám đốc công ty chứng khoán Trần Đình. Ngày Hồ Đức Hoà sống ở Giáo xứ Yên Đại – Giáo hạt Cầu Rầm - Giáo phận Vinh, tệ nạn hút chích tràn lan mà chính quyền sở tại gần như phải bó tay. Anh đã không ngại nguy nan, không màng dị nghị, không phân biệt sang hèn, anh lao vào giúp đỡ những thanh niên cơ nhỡ cai nghiện. Anh đứng ra tự lực tìm cách đưa các thanh niên này về quê để cách ly họ khỏi môi trường cám dỗ gây tái nghiện. Đặc biệt đối với Trung tâm Khuyết Tật 19-3, anh đã cống hiến hết khả năng, công sức, để gây quỹ xây dựng mới cơ sở, gây quỹ học bổng và quỹ ẩm thực cho các em khuyết tật tại Trung tâm được ăn học như các em khác ở bên ngoài. Ngay khi còn là sinh viên, anh tự nguyện dạy kèm miễn phí cho các em học sinh cấp 2 và cấp 3 ở gần nơi anh trọ học. Vào những kỳ hè anh đứng ra sắp xếp, kêu gọi các anh chị em sinh viên cùng về quê dạy hè. Giúp các em học sinh ở quê hệ thống lại kiến thức văn hóa; đồng thời, ôn tập các bài học giáo lý và đạo đức sống với một tinh thần cộng đồng trong sáng và lành mạnh. Anh đã từng tham vấn và trực tiếp hoạt động trong các đề án Andervar cho các vùng nông thôn sâu xa, đặc biệt về các kế hoạch dự án nước sạch. Với tổ chức Hữu nghị Công Giáo Việt Nam -Tây Ban Nha, anh đã tận tụy hỗ trợ nhiều địa phương thực hiện các hệ thống điện-đường-trường-trạm. Anh còn là người đồng sáng lập ra “quỹ phát triển con người” để giúp đỡ các em sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, và phát xe lăn cho những người bị tật nguyền. Dù đã gần 40 tuổi, Hồ Đức Hoà vẫn còn độc thân, khi những em sinh viên hỏi đùa anh về chuyện lập gia đình, anh tâm sự: “Giáo hội và xã hội đang cần anh, sao anh bỏ mà đi lập gia đình được, lập gia đình rồi sẽ khó làm việc hơn đó các em ạ”. Hồ Đức Hoà là một người anh lớn, một tấm gương sáng cho cộng đồng và các thế hệ tương lai. Trong một bài viết về anh, một em ở Trung Tâm Khuyết Tật 19-3 đã viết như sau: “Anh Hòa ơi, chúng em đang cần anh, và trong lúc đợi anh về thì đang nhắc nhau về những tấm gương sáng của anh cho cả nhóm”. Vào 16 giờ chiều ngày 9/1/2013, toà án Nghệ An đã tuyên án anh và anh Đặng Xuân Diệu hai bản án nặng nhất: 13 năm tù giam và 5 năm quản chế. Anh Phanxico Xavie Đặng Xuân Diệu là một kỹ sư xây dựng, tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng. Là một giáo dân thuần thành của giáo phận Vinh, Đặng Xuân Diệu còn là thành viên và phó nhóm Bảo Vệ Sự Sống Jean Paul II. Anh tham gia ký tên chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên, biểu tình kêu gọi thả Ts Cù Huy Hà Vũ, biểu tình chống TQ xâm lược… Anh cũng góp sức rất nhiều vào những công tác xã hội như vận động cứu trợ nạn nhân bão lụt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, vận động giúp xe lăn cho những bà con khuyết tật, vận động học bổng cho các em học sinh nghèo… Tháng 9/2014 gia đình và bạn bè đã bàng hoàng khi nhận được tin do những đấu tranh quyết liệt trong tù, Đặng Xuân Diệu đã bị bạo hành và ngược đãi tàn tệ đến nỗi sợ mình không vượt qua được; anh đã gởi lời trăn trối đến người mẹ già thân yêu đang mòn mỏi đợi chờ. Theo người bạn tù Trương Minh Tam, điều làm anh khâm phục nhất là ý chí kiên cường đấu tranh vì quyền lợi cho các tù nhân khác của anh Diệu. Khi anh Diệu vào buồng giam kỷ luật, tù nhân không được đánh răng, rửa mặt, … Đi vệ sinh không có giấy vệ sinh để lau chùi, toàn bộ chất thải của họ để sát bên cạnh và họ phải sống chung với nó suốt mười ngày. Họ hít thở trong một bầu không khí ô nhiễm. Trong đó, họ không được đọc báo, không được xem tivi, không được thăm gặp gia đình. Hằng ngày, cán bộ trại giam đưa thức ăn và chút nước rất bẩn thỉu để uống. Khi biết điều này, anh Diệu đã tuyệt thực 10 ngày dù phải ở trong điều kiện khắc khổ của buồng kỷ luật. Anh đã làm đơn yêu cầu trại giam phải bỏ ngay những biện pháp đối xử với con người không bằng một con vật. Sau đó, trại giam đã chấp nhận ý kiến đề xuất của anh và nới lỏng cho anh em tù trong một số vấn đề như: mỗi ngày anh em được đánh răng và rửa mặt; vào mùa hè khi nóng quá có thể lấy khăn mặt lau qua người và làm như vậy hai lần trong một ngày. Đặng Xuân Diệu không cho mình là một tù nhân, ngay từ ngày nhập trại anh đã không chịu mặc áo tù. Anh cương quyết đấu tranh cho lẽ phải dù có bị nhục mạ, đánh đập. Những điều anh nhắn với mẹ già qua anh Trương Minh Tam đã tỏ rõ ý chí của anh: “Con xin lỗi Mẹ, là người con út trong nhà, Cha mất sớm, hơn 30 năm nay, Mẹ mang trọng bệnh, gia cảnh thì không có gì, đáng ra con phải chu toàn nghĩa vụ làm con, nhưng Đất nước còn lắm nhiễu nhương, Con đã chọn con đường dấn thân cho Dân Tộc cho Tổ Quốc và bị cầm tù vì đi ngược với quan điểm của nhà cầm quyền. Con tin rằng một ngày không xa nữa con sẽ được về cùng Mẹ, Mẹ cố gắng giữ gìn sức khỏe, chờ tin vui, cầu nguyện cho Con nhiều, Con cũng luôn cầu nguyện cho Mẹ và chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau Mẹ nhé”. Anh cùng với anh Hồ Đức Hoà bị khép tội là những người cầm đầu. Quả thật, các anh xứng đáng là con chim đầu đàn của thế hệ hôm nay. Sự quyết tâm chấp nhận đớn đau, tủi nhục và thậm chí là mất cả mạng sống để đất nước và các thế hệ tương lai có cơ hội được làm Người. Các anh chính là điều mà lãnh đạo cộng sản e sợ. Họ sợ thứ ánh sáng lan toả từ những thanh niên bất khuất này nên giam nhốt và đày đoạ họ bằng những năm dài tù tội; với chủ đích đánh xập tinh thần bất khuất của cả người trong lẫn người ngoài tù !? Tuy nhiên tiếp nối họ, người ta nhìn thấy những người trẻ đang góp mặt càng ngày càng đông trong những cuộc xuống đường đòi quyền bảo vệ lãnh thổ, đòi tự do, nhân quyền; bất chấp những đánh đập tàn bạo càng lúc càng gia tăng. Nhìn Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến… chúng ta có quyền tin rằng ngoài kia đang có hàng ngàn những bước chân đồng đội của Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Hồ Đức Hoà và Đặng Xuân Diệu.
......

Đặc ủy nhân quyền Đức gặp tín đồ PGHH Miền Tây

GNsP (10.06.2015) – Sài Gòn – “Chúng tôi đã gởi cho phái đoàn [Đức] hồ sơ các tù nhân lương tâm (TNLT) là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) đang còn bị giam giữ, cùng các hồ sơ vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền và những tài liệu này rất hữu ích cho phái đoàn hiểu thêm về hoàn cảnh của PGHH”. Ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết như vậy sau khi gặp ông Christoph Strasser, Đặc ủy Nhân quyền Liên bang Đức tiếp tại Tổng lãnh sự quán Đức ở Sài Gòn. Cùng tiếp phái đoàn PGHH Miền Tây còn có bà Stefanie Seedig, phụ trách vùng Đông Nam Á thuộc bộ Ngoại giao Đức, và ba nhân viên khác thuộc bộ Ngoại giao Đức. Phái đoàn PGHH Miền Tây có ông Nguyễn Bắc Truyển (điều phối viên Hội Ái hữu tù nhân tôn giáo và chính trị), cùng vợ là bà Bùi Thị Kim Phượng, bà Mai Thị Dung (TNLT) và ông Võ Văn Bửu, chồng bà Dung. Để đến được với cuộc gặp này, đoàn PGHH Miền Tây đã phải có rất nhiều cố gắng thoát qua sự canh phòng và ngăn cản của công an VN. Ông Truyển kể: “Từ sáng ngày 08.06, tôi và Phượng đã rời khỏi nhà từ rất sớm, nên mặc dù bị mật vụ canh nơi ở trọ hai ngày 8 và 9 tháng 6, nhưng tôi và Phượng vẫn đến nơi hẹn an toàn vào lúc 14:00 ngày 09.06. Ngoài ra, còn có Dung và Bửu cũng thoát được sự canh gát của mật vụ lên Sài Gòn tham dự buổi gặp”. Như vậy chỉ quanh quẩn trong Sài Gòn, nhưng hai phái đoàn phải mất 36 tiếng di chuyển mới có thể đến được nơi gặp cách an toàn. Về nội dung và diễn tiến buổi làm việc, ông Truyển cho biết: “Ông Đặc ủy đã hỏi thăm về hoàn cảnh của các tín đồ là tù nhân lương tâm sau khi rời nhà tù. Việc đàn áp của chính quyền đối với các tín đồ PGHH độc lập. Hỏi thăm sức khỏe của Dung. Chúng tôi trình bày với phái đoàn về trường hợp của Dung, Bửu, gia đình Phượng, vụ án chị Bùi Thị Minh Hằng, Minh và Thúy Quỳnh, và gởi nhiều tài liệu, hồ sơ liên quan đến các vụ đàn áp tín đồ PGHH và tù nhân lương tâm. Chúng tôi cũng cám ơn bộ Ngoại giao Đức, ông Frank Heinrich – Dân biểu LB Đức, VETO (Đức quốc) đã can thiệp hữu hiệu cho Mai Thị Dung, giúp Dung được rời nhà tù trước 16 tháng. Ông Đặc ủy cũng cho biết là ông có biết chuyến thăm của ông báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo của LHQ vào tháng 07.2014 đã gặp nhiều khó khăn do sự cản trở của nhà cầm quyền. Ông cũng đặt nhiều câu hỏi, trong đó có câu hỏi vì sao nhà cầm quyền công nhận PGHH mà lại đàn áp các tín đồ PGHH? Chúng tôi đã gởi cho phái đoàn hồ sơ các TNLT là tín đồ PGHH đang còn bị giam giữ, Hồ sơ vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền, Bản lập trường của tín đồ PGHH về tình hình của đạo PGHH trong 40 năm qua, Bản tuyên bố của tín đồ PGHH về dự thảo luật Tôn giáo, Hồ sơ vụ án chị Hằng… và những tài liệu này rất hữu ích cho phái đoàn hiểu thêm về hoàn cảnh của PGHH. Đoàn Đức đề nghị được sử dụng hình ảnh của buổi gặp cho truyền thông, chúng tôi đồng ý”. Được biết trong hai năm 2008-2009, Bộ Phát triển Đức viện trợ mới cho Việt Nam 117 triệu euro. Đức sẽ tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực xử lý nước và rác thải tại các đô thị tăng trưởng nhanh và giúp đỡ những dự án bảo vệ rừng. Trong những năm gần đây, Đức đã quan tâm hơn đến những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, và đã trực tiếplên tiếng bảo vệ những nhà hoạt động và thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam. Cùng sự kiện, chiều ngày 09.06, anh Phạm Bá Hải, Điều phối viên Hội cựu tù nhân lương tâm cùng được mời gặp ông Christoph Strasser, Đặc ủy Nhân quyền Liên bang Đức tiếp tại Tổng lãnh sự quán Đức ở Sài Gòn, nhưng khi rời khỏi nhà để đến cuộc hẹn thì một nhóm công an an ninh bốn cấp (Bộ công an, TpHCM, huyện Hóc Môn và khu vực) canh giữ trước cửa nhà, đã đuổi theo ép anh Phạm Bá Hải quay về nhà. Trước đó một ngày, an ninh đã vào nhà gặp anh Phạm Bá Hải, thông báo rằng sẽ cấm không cho đi gặp ông Cao ủy trưởng Nhân quyền của Đức. Được biết, ông Christoph Strasser đã đến Việt Nam từ 03 đến 09.06, vừa đển làm việc chính thức với nhà cầm quyền Hà Nội vừa để gặp trực tiếp các tổ chức xã hội dân sự độc lập. Ông Christoph Strasser đã tiếp xúc với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm, thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam – MLBVN) ngay sau ngày blogger Phạm Thanh Nghiên và các thành viên MLBVN bị hành hung ở Hải Phòng. Cũng tại Hà Nội ông Christoph Strasser đã gặp anh Nguyễn Chí Tuyến (blogger Anh Chí, người bị an ninh giả côn đồ đánh giữa Hà Nội), luật sư Nguyễn Văn Đài (TNLT) và tiến sĩ Nguyễn Quang A. GNsP
......

Trái kiwi

Trái kiwi không chỉ trông hấp dẫn bởi màu xanh bắt mắt và mùi vị ngon lành mà còn rất tốt cho sức khỏe. Do đó hãy thêm loại trái cây này vào thực đơn ăn uống của bạn. 1. Kiwi chứa một số enzim tốt cho hệ tiêu hóa Kiwi chứa actinidain, là loại enzim có khả năng phân hủy protein và cải thiện hệ tiêu hóa (giống như bromelin trong dứa hoặc papain trong đu đủ). 2. Giúp điều chỉnh huyết áp Trong trái kiwi chứa hàm lượng cao kali, giúp cân bằng electron trong cơ thể nhờ vào cơ chế làm trung hòa hàm lượng natri. 3. Bảo vệ ADN Một nghiên cứu đã chứng minh, sự kết hợp của các chất chống oxy hóa trong kiwi giúp bảo vệ AND khỏi quá trình oxy hóa. Bên cạnh đó, kiwi còn có khả năng ngăn chặn ung thư. 4. Tăng cường hệ thống miễn dịch Hàm lượng cao vitamin C cùng các hợp chất chống oxy hóa trong trái kiwi đã được chứng minh có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. 5. Giúp giảm cân Chỉ số glycemic thấp và hàm lượng chất xơ cao trong kiwi không làm tăng đột ngột lượng insulin như một số loại trái cây chứa nhiều glucose khác. Vì vậy dù có ăn nhiều kiwi bạn cũng không bị béo phì. Hơn nữa, những người đang trong thời kỳ ăn kiêng giảm béo nên thêm loại trái cây này vào thực đơn. 6. Cải thiện hệ tiêu hóa Kiwi là nguồn chất xơ tuyệt vời, có thể ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy cũng như những vấn đề về ruột khác. 7. Giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể Hàm lượng chất xơ trong kiwi có tác dụng loại độc tố ra khỏi hệ thống đường ruột. 8. Chống lại bệnh tim Ăn 2/3 trái kiwi mỗi ngày có tác dụng làm giảm nguy cơ đông máu đến 19% và giảm hàm lượng chất béo đến 16%. Nhiều người dùng aspirin để giảm đông máu nhưng chính loại thuốc này lại gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng, chẳng hạn chứng viêm và chảy máu đường ruột. Trong thành phần trái kiwi chứa chất chống đông máu, vừa không có bất kỳ ảnh hưởng nào mà còn tốt cho sức khỏe. 9. Thích hợp cho  bệnh nhân tiểu đường Với hàm lượng thấp glycemic, kiwi không làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột. Hàm lượng glycemic phù hợp trong loại trái cây này luôn an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. 10. Có thể chống thoái hóa hoàng điểm Thoái hóa hoàng điểm trong mắt là nguyên nhân chính của bệnh quáng gà ở nhóm người lớn tuổi. Một nghiên cứu chỉ ra rằng ăn 3 trái kiwi mỗi ngày (hoặc nhiều hơn) có tác dụng làm giảm thoái hóa hoàng điểm đến 35%. Hàm lượng cao lutein và zeaxanthin trong kiwi cũng là hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong mắt người. 11. Tạo sự cân bằng kiềm Kiwi đứng đầu danh sách trái cây chứa kiềm. Điều này có nghĩa là nó chứa lượng khoáng chất dồi dào để thay thế những thực phẩm có vị chua quá mức. 12. Dinh dưỡng tuyệt vời cho da Nguồn vitamin E trong kiwi được biết đến như chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ da khỏi tình trạng thoái hóa. 13. Nguồn dinh dưỡng phong phú Kiwi trông đẹp mà lại ngon, nguồn dưỡng chất cân bằng, kiwi thật sự tốt cho cơ thể mọi người, mọi lứa tuổi, mọi chế độ ăn uống.
......

Khủng bố mất hiệu quả: Trường hợp 14 Thanh Niên Yêu Nước

Trên các trang mạng xã hội gần đây có một số bài viết về hai vấn đề khác nhau. Vấn đề thứ nhất là tính cách bất hợp pháp của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) được luật sư Lê Công Định chứng minh trong một bài viết ngắn nhưng rõ ràng và súc tích (1). Vấn đề thứ hai là cái đảng bất hợp pháp đó lại hạnh hoẹ công dân Việt Nam về việc họ tiếp xúc với một đảng chính trị khác (2). Nói rõ hơn là, an ninh CSVN hoạnh hoẹ một số các nhà hoạt động xã hội, sau khi họ tham dự khóa học về công cụ truyền thông “Story Maker” do Đài Á Châu Tự do, Tổ Chức Hiến Chương 19 và đảng Việt Tân đồng tổ chức. Cũng tham dự khoá huấn luyện, cũng do đảng Việt Tân (đồng) tổ chức; chuyện này khiến người ta nhớ lại cuộc đàn áp, khủng bố của CSVN kéo dài suốt từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2011 trên khắp ba miền đất nước sau khoá huấn luyện “Đấu Tranh Bất Bạo Động” (do Việt Tân tổ chức), và trở thành một tin nóng (vụ án14 thanh niên Công Giáo) tràn ngập trên khắp các cơ quan truyền thông Việt ngữ cũng như thế giới. Nếu dùng công cụ tìm kiếm Google với từ khoá rõ ràng, không lẫn lộn, chẳng hạn như “vụ án 14 thanh niên công giáo” kết quả sẽ là 1,500,000 (0.40 seconds), hoặc bằng tiếng Anh với từ khoá “vietnam prison sentences of 14 activists” sẽ ra kết quả 1,370,000 (0.41 seconds), cho thấy vấn đề này “nóng” và được sự quan tâm của người Việt cũng như thế giới như thế nào! 14 thanh niên này bị bắt theo kiểu bắt cóc của quân khủng bố, sau đó bị kết án tổng cộng 83 năm tù về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự, vì các hoạt động ôn hòa cổ xúy cho dân chủ, chống lại bất công xã hội, và phản đối Trung Quốc xâm lược. Ba người bị án tù nặng nhất là:     Ông Đặng Xuân Diệu: blogger và kỹ sư xây dựng cầu đường (13 năm tù giam và 5 năm quản chế)     Anh Hồ Đức Hoà: tốt nghiệp Đại học Ngoại Ngữ khoa tiếng Anh, là một blogger, một doanh nhân, hoạt động cộng đồng và xã hội (bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế)     Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn là một ký giả nhiếp ảnh. Với chức năng ký giả, cô ghi lại và chuyển tải hình ảnh trung thực của những biến cố xã hội đáng quan tâm, điển hình như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc (cô bị kết án 9 năm tù giam và 3 tháng quản chế). Trong một bài viết trên báo New York Times ngày 9/1/2013 (3), ký giả Seth Mydens đã nhận định rằng, đây là cuộc khủng bố lớn nhất của CSVN trong những năm vừa qua nhắm vào các blogger và những nhà hoạt động xã hội. Khủng bố và tuyên truyền ngu dân vốn vẫn là hai vũ khí song hành và đắc dụng của các nhà cầm quyền cộng sản để trị dân. Từ khi internet thịnh hành thì tuyên truyền ngu dân không những ngày càng mất tác dụng mà còn tạo phản ứng ngược. Thế nhưng, với các công cụ bạo lực trong tay, từ hệ thống luật pháp đến công an, toà án, nhà tù, liệu rằng “vũ khí” khủng bố của CSVN còn tác dụng không? Vụ án 14 thanh niên yêu nước có lẽ là một “case study” để khảo sát điều này, khi người ta kiểm điểm lại phản ứng của cộng đồng Việt Nam (trong và ngoài nước), của gia đình các đương sự, của chính các đương sự và của thế giới. Phản ứng của cộng đồng Phản ứng này được thấy rõ ràng nhất trong những ngày xử án và tiếp diễn sôi nổi suốt mấy tháng sau đó cho đến tận nay. Hàng trăm đồng bào, người từ miền Nam ra, kẻ từ miền Bắc vào, người từ miền Trung đến,.... vượt qua đủ loại ngăn chặn dọc đường của công an để dự phiên toà được gọi là “công khai”, nhưng tất cả đều bị hàng rào an ninh dày đặc chặn ở phía trước toà án. Hình ảnh hơn 700 đồng bào đứng dưới mưa cầu nguyện trước toà án, có lẽ đã quá đủ để cho thấy sự ủng hộ của quần chúng đối với những thanh niên yêu nước, chuộng công bằng, công lý như thế nào rồi. Tiếp theo là những buổi thắp nến cầu nguyện liên tiếp diễn ra ở nhiều cộng đồng trong cũng như ngoài nước, kéo dài suốt mấy tháng. Song song là những cuộc vận động mang tính cách ngoại vận tại những sứ quán các quốc gia có ảnh hưởng ở trong nước, cũng như vận động chính giới, dân biểu, nghị sĩ, của cộng đồng hải ngoại. Đã có 28,400 người ký tên vào Bản Lên Tiếng đòi hỏi CSVN phải thả vô điều kiện cho họ. Trong số này có chữ ký của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên, Hòa Thượng Thích Không Tánh, Cụ Lê Quang Liêm, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng… và rất đông các vị Linh Mục thuộc Giáo phận Nghệ An cũng như các nhà đấu tranh dân chủ. Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc giáo phận Vinh cũng đã ra bản tuyên bố lên án việc bắt giữ nhóm thanh niên này là trái với luật lệ và Hiến pháp hiện hành của Việt Nam. Bản tuyên bố cũng lên án việc chính quyền không cho phép người thân của các thanh niên trên được gặp mặt thân nhân của họ. Phản ứng của gia đình Thời gian nhà cầm quyền CS có thể bóp chặt nhân dân trong bàn tay sắt máu của họ đã có những chuyện đau lòng như bố mẹ, thân nhân của những người trốn nghĩa vụ quân sự phải đi tố cáo nhà cầm quyền con em của họ, để không bị mất sổ gạo. Trong những năm gần đây, từ khi bùng nổ những cuộc đấu tranh yêu nước chống Trung Quốc xâm lược, chống bách hại tôn giáo, chống cưỡng chế dân oan,... thân nhân của những nạn nhân bị nhà cầm quyền bắt bớ, giam cầm, hầu hết đều đứng về chính nghĩa với con em của họ. Thân nhân của thanh niên yêu nước trong vụ án này cũng vậy. Họ không những không còn sợ sự khủng bố của đảng, mà còn tự hào về những việc làm của con em mình. Chẳng hạn như ông Trần Đức Trường, cha của anh Trần Hữu Đức, một trong số các thanh niên bị kết án, đã có cơ hội nói với đài RFA rằng: «Gia đình nói thật rất tự hào về việc làm của con mình, hành động con cái là hoàn toàn đúng. Hành động con cái đã nói lên được tiếng nói từ lương tâm, tức là đã làm được những việc có ích cho xã hội.». Hay như anh Hồ Văn Lực, người nhà của anh Hồ Đức Hòa, sau cuộc vận động tại tòa đại sứ Canada đã cho biết rằng, đại diện các gia đình đã trình bày việc 14 anh em bị nhà cầm quyền bắt giữ là trái phép, cũng như đã nhắc tới việc được nhiều người yêu công lý-sự thật trong và ngoài nước ký tên ủng hộ trong Bản Lên Tiếng yêu cầu thả 14 thanh niên Công Giáo. Phản ứng của chính các đương sự     Phiên xử phúc thẩm các Thanh niên Yêu nước Do sự ngăn cản của công an không cho thân nhân các bị cáo vào toà án, nên sự ghi nhận về phản ứng của các thanh niên yêu nước trong vụ án có thể không được đầy đủ. Tuy nhiên, người ta biết anh Trần Minh Nhật đã tỏ thái độ khí khái ngay trong phiên toà qua câu nói: “Tôi không có tội nên nhà cầm quyền Việt Nam muốn bỏ tù hay làm gì thì cứ tùy thích.” Tương tự, anh Đặng Xuân Diệu đã nói trước toà rằng: “Tôi không làm bất cứ điều gì trái với lương tâm nên dù nhà cầm quyền có dùng nhục hình và bản án nặng nề để hại tôi thì chính quyền đang dẫm đạp lên đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam và đó là chuyện của họ, họ phải tự chịu trách nhiệm.” Thanh niên yêu nước Thái Văn Dung cũng mạnh mẽ lên tiếng “Nếu Việt Nam có dân chủ thì tôi phải được trả tự do ngay bây giờ”. Phản ứng của thế giới Sau phiên toà phi pháp xử các thanh niên yêu nước, một làn sóng phản đối nhà cầm quyền CSVN đã dâng tràn khắp thế giới. Đặc biệt là các tổ chức quốc tế đấu tranh cho nhân quyền, nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO), chính giới, dân biểu, nghị sĩ tại các quốc gia dân chủ.     Bản tin ngày 09/1/2013 của hãng thông tấn Reuters đăng bản thông cáo của tổ chức Human Rights Watch về vụ án 14 thanh niên yêu nước với khá nhiều chi tiết về điều bị nhà cầm quyền cộng sản coi là “tội” của của mỗi nạn nhân. Chẳng hạn như ông Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hoà cùng với Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, bị cáo buộc là đã tham gia viết trang mạng “Báo Không Lề” để cung cấp tin tức và bình luận về những điều bị cấm đề cập đến trên báo chí nhà nước. Hay như Bà Đặng Ngọc Minh và con là cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn “có tội” đã viết những chữ “HS – TS – VN” (Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam) để đánh động tinh thần yêu nước của quần chúng trước sự xâm lăng biển đảo của Trung Quốc. v.v...     Ngay sau phiên toà đầu tiên xử 14 thanh niên yêu nước, trong một bản thông báo ra ngày 11/9/2011, Văn Phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lo ngại trước bản án dành cho 14 nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam. (4)     Hơn một năm sau, ngày 27/08/2012, 12 tổ chức quốc tế đã gởi thư ngỏ đến Thủ tướng CSVN yêu cầu thả tức khắc cho 17 thanh niên yêu nước, đồng thời xóa bỏ mọi cáo buộc đối với 17 bloggers và nhà hoạt động xã hội bị công an bắt giữ tùy tiện từ tháng 07/2011. Trong số các tổ chức NGO đó có: Human Rights Watch, ACAT France, Access Now, Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Media Legal Defense Initiative, International Freedom Of Expression, Electronic Frontier Foundation, Front Line Defenders, Southeast Asian Press Alliance SEAPA, v.v…     Trước đó, vào hôm 12/03/2012, 9 tổ chức phi chính phủ cũng đã gởi cho Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng một bức thư ngỏ với mục đích tương tự, yêu cầu Việt Nam thả và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với 5 trong số 17 người bị bắt là Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh và Paulus Lê Sơn.     Ngày 12/3, dân biểu Quốc hội Canada, ông Wayne Marston, đã gửi thư cho Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi phóng thích 14 thanh niên yêu nước cùng những nhà bất đồng chính kiến khác tại Việt Nam. Trong thư, dân biểu Marston nhắc nhở Việt Nam trách nhiệm phải thực thi các cam kết tôn trọng nhân quyền với quốc tế và đồng thời khuyến cáo rằng thế giới đang theo dõi thành tích nhân quyền của Hà Nội. Ông cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam giờ đây không còn có thể che mắt quốc tế về các vi phạm nhân quyền được nữa.     Ngày 25 /7/2012, Giáo sư Allen Weiner, đồng giám đốc Chương trình Stanford luật quốc tế và luật đối chiếu thuộc luật khoa Đại học Stanford, đã đệ trình lên Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về bắt giữ tùy tiện UNGWAD, thay cho các thanh niên yêu nước đang bị giam cầm.     Chương trình phát thanh ngày 28/8/2012, đài Á Châu Tư Do đã phát đi bài viết của Thanh Trúc, tường trình từ Thái Lan, cho biết, bên cạnh những tổ chức NGO đã lên tiếng đòi lại công lý cho 14 thanh niên yêu nước như đã nêu ở trên, bà Nani Jansen, cố vấn pháp lý của tổ chức Media Legal Defense Initiative, cũng đã yêu cầu thả những thành viên bloggers mà theo quan điểm của bà thì họ bị bắt một cách bất hợp pháp vì đã sử dụng quyền tự do ngôn luận.     Từ Bangkok, bà Gayathry Venkisteswaran, Giám đốc điều hành SEAPA, tức Southeast Asian Press Alliance – tức Liên minh Báo chí Đông Nam Á cũng gửi một thư ngỏ đến nhà cầm quyền CSVN bày tỏ sự quan ngại là: “Việt Nam đã áp dụng những điều luật mơ hồ, nếu không muốn nói là hồ đồ, để làm cái cớ bắt giữ và bịt miệng những người không nói không nghĩ theo mình. Đó là phạm luật, là chà đạp quyền và lợi ích của công dân.”     Từ Dublin, Ireland, giám đốc Phòng Báo Chí và Liên Lạc của Front Line Defenders, ông Jim Loughran, cho rằng đàn áp và bạo lực là điều thường xảy ra đối với những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam mà “Điển hình của chuyện này là nhóm 17 người đã bị bắt và đang bị cầm tù, họ là bloggers, là công dân làm báo, là những nhà hoạt động trong cộng đồng”.     Logo của một số tổ chức nhân quyền lên tiếng đòi thả các Thanh niên Yêu nước Kết luận Trong “Đèn Cù”, nhà văn Trần Đĩnh viết khá nhiều về không khí khủng bố gờn gợn bao trùm khắp nước với nhiều hành vi đàn áp, bắt bớ trong suốt những thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ trước, trong nhiều chiến dịch khủng bố của nhà cầm quyền việt cộng. Lúc đó chưa có Human Rights Watch, chưa có các tổ chức phi chính phủ của thế giới chú ý đến Việt Nam, chưa có internet,v.v... nên các nạn nhân không còn cách nào hơn là chịu sự trù dập tàn tệ, hay tù ngục không biết bao giờ ra. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, với sự bắt buộc phải hội nhập vào thế giới bên ngoài, CSVN không còn có thể tự tung tự tác được nữa. Tuy rằng các nạn nhân của chế độ vẫn nhất thời bị giam cầm, tù ngục, nhưng họ không bị cô đơn như những nạn nhân của chế độ, được nhà văn Trần Đĩnh lột tả trong tác phẩm của ông. Sự ủng hộ của thân nhân, của gia đình, của cộng đồng trong và ngoài nước đối với 14 thanh niên yêu nước, được đưa ra trong bài này, là một “case study”, để thấy rằng, “vũ khí” khủng bố của nhà cầm quyền Hà Nội nay đã giảm tác dụng rất nhiều. Những ủng hộ của gia đình các nạn nhân, của đồng bào trong nước và cả ở bên kia bờ đại dương, của thế giới, đã tạo nên một thế liên hoàn, vừa có tác động giữ vũng tinh thần của các nạn nhân (đặc biệt là đã phá vỡ thế bao vây kinh tế gia đình các nạn nhân của chế độ), vừa có tác động tạo nên sức ép nặng nề lên chế độ. Trường hợp của 14 thanh niên yêu nước diễn ra gần như cùng lúc với sự đối kháng của những người trẻ khác như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đỗ Thị Minh Hạnh,... lại càng trở nên quan trọng, vì nó tiêu biểu cho sự đối kháng của thế hệ trẻ đối với chế độ. Xin mượn 4 câu thơ của blogger Vũ Bất Khuất nói về sự khí khái của giới trẻ đấu tranh để kết thúc bài viết này. “Bắt thì bắt, không sợ. Tù thì tù, đã sao. Tôi nói vì yêu nước, Yêu quốc dân, đồng bào.” - - - Ghi chú: 1. https://www.facebook.com/viettan 2. https://www.facebook.com/tao.vovan.1?fref=ts 3. http://www.nytimes.com/2013/01/10/world/asia/activists-convicted-in-viet... 4. http://danluan.wordpress.com/2013/01/11/van-phong-cao-uy-nhan-quyen-lien...
......

Nhật Bản và G7 trong vụ Biển Đông

Liên tiếp trong hai năm 2014 và 2015, bảy cường quốc có nền kinh tế hàng đầu thế giới gồm Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Anh, Ý, Nhật Bản, Gia Nã Đại đã họp thượng đỉnh G8 đã không có sự tham dự của Nga. Nói cách khác là Nga đã và đang bị “cô lập” vì vấn đề Ukraine. Hội nghị G7 năm nay, họp tại thành phố Kruen, miền Nam Đức vào hai ngày 7 và 8 tháng 6. Tại hội nghị các Ngoại trưởng G7 vào tháng 4/2015 nhằm chuẩn bị cho Thượng Đỉnh Kruen 2015 tại Lubeck, Đức, Ngoại trưởng Kishida của Nhật yêu cầu đưa vấn đề Trung quốc muốn thay đổi hiện trạng ở biển Đông bằng sức mạnh quân sự vào nghị trình Thượng đỉnh G7. Ngoại trưởng các quốc gia Âu châu trong nhóm G7, tuy lên tiếng chỉ trích những hành động gây ra cuộc khủng hoảng biển Đông của Trung quốc, nhưng không muốn đưa vào nghị trình vì địa lý biển Đông ở quá xa đối với Âu Châu. Hơn nữa mang vấn đề biển Đông ra thảo luận ở Thượng Đỉnh Kruen sẽ không có lợi trong việc mậu dịch với Trung Quốc. Từ thái độ tiêu cực đó các chuyên gia về biển Đông cho rằng khó mà đem vấn đề này vào nghị trình của G7 nói chi đến chuyện ra Nghị quyết chung lên án Trung Quốc. Bắc Kinh cũng tin là như thế. Tại Thượng đỉnh G7 Kruen, Thủ tướng Nhật, ông Abe, đã tích cực đề nghị thảo luận ba vấn đề: 1/ Tình hình biển Đông trước sự bành trướng quân sự của Trung quốc; 2/ Tìm sự thống nhất của G7 đối với ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung quốc đứng ra thành lập và 3/ G7 sẽ hỗ trợ như thế nào cho Ukraine. Trước khi đến dự Thượng đỉnh G7 Kruen, Thủ tướng Abe đã viếng thăm Ukraine. Tại đây ông Abe đã viện trợ cho Ukraine 1,5 tỷ Mỹ Kim để tái thiết đất nước và hứa sẽ đem vấn đề Ukraine vào nghị trình Thượng đỉnh G7. Thủ tướng Abe làm như vậy để chứng tỏ với Cộng đồng Âu Châu là dù ở Á Châu, Nhật Bản vẫn quan tâm trước tình trạng Ukraine đang bị Nga ức hiếp, không thể viện cớ vì địa lý xa xôi mà làm ngơ trước chuyện ỷ mạnh hiếp yếu của nước lớn. Những việc làm và phát ngôn của Thủ tướng Abe về Ukraine đã làm cho Nga tức giận và có thể gặp trở ngại trong việc đòi lại 4 hòn đảo của Nhật ở phía bắc đang bị Nga chiếm đóng. Thủ tướng Abe chấp nhận cái giá này để làm sao đưa được vấn đề biển Đông ra thảo luận trong Thượng đỉnh G7 2015 tại Kruen. Thủ tướng Abe đã làm theo tính toán của mình và được sự hiệp tác tích cực của Tổng thống Obama Hoa Kỳ nên toàn thể Thượng đỉnh G7 đồng ý đưa vào Nghị trình thảo luận về những sai trái của Bắc Kinh trong việc gia tăng các hoạt động nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông. Trong thông cáo chung, G7 đã ghi rõ quan điểm như sau: “Chúng tôi tiếp tục quan ngại về tình hình Biển Hoa Đông và Biển Đông, bày tỏ quan ngại đối với bất cứ hành vi đơn phương nào làm thay đổi hiện trạng và gia tăng tình hình căng thẳng tương tự như việc lấn biển xây đảo quy mô lớn.” Lẽ dĩ nhiên, Bắc Kinh đã lên tiếng phản bác lại những chỉ trích của G7 bằng một giọng điệu cố hữu rằng đó là lãnh hải và lãnh đảo bất khả phân của Trung quốc. Tuy nhiên Bắc Kinh không coi các nước Âu Châu trong G7 là đối thủ nguy hiểm trong vụ tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông vì những ràng buộc thương mại và mậu dịch với Bắc Kinh, các quốc gia Âu Châu sẽ chỉ lên tiếng chừng mực. Bắc Kinh coi Nhật Bản và Hoa Kỳ mới là đối thủ, trong đó Nhật Bản là đối thủ nguy hiểm của Trung Quốc vì hai lý do: 1/ Nhật Bản sẽ sát cánh với Hoa Kỳ để tìm cách ngăn chận sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang tìm cách bành trướng trong toàn vùng Á Châu - Thái Bình Dương. 2/ Nhật Bản sẽ là con thoi giúp Hoa Kỳ vận động và liên kết các quốc gia nhằm hình thành một liên minh chống Trung Quốc. Với sự vận động thành công trong việc G7 đưa vấn đề biển Đông vào thông cáo chung cho thấy là khả năng vận động và lôi kéo của ông Abe đáng cho Bắc Kinh quan tâm. Hiện nay Bắc Kinh đang cho bộ máy tuyên truyền ào ạt dấy lên phong trào bài Nhật trong mấy ngày vừa qua. Như vậy, trận chiến biển Đông sẽ không chỉ tạo ra những nguy cơ bùng vỡ ở trên biển mà còn có thể gây ra những va chạm trong mặt trận ngoại giao giữa Bắc Kinh và một số quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ.
......

Pages