Một kỹ sư trưởng từng làm việc cho hãng xuất khẩu vũ khí khổng lồ tại Trung Quốc Đại Lục gần đây đã chia sẻ với Đài Phát thanh Hy Vọng (Sound of Hope) quá trình quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuyển vũ khí bán cho các phần tử khủng bố khu vực Trung Đông và Somalia, ông nói tiền thu được từ những phi vụ làm ăn này kếch xù này về cơ bản đều rơi vào túi riêng của quan chức tướng lĩnh.
Có thể cho không vũ khí, nhưng phải nghe lời
Gần đây tổ chức khủng bố IS hoạt động ngày càng điên cuồng. Năm ngoái, tổ chức Giám sát luân chuyển vũ khí Conflict Armament Research đã phân thích xác đạn cùng vũ khí và nhận thấy đa số vũ khí IS sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ngoài ra, trong năm 2009 truyền thông Israel đã đưa tin một tướng lĩnh trong quân đội cho biết, bốn hỏa tiễn mà Hamas bắn vào thành phố Beersheba ở phía nam của Israel là do Trung Quốc sản xuất. Hình ảnh mà truyền thông Tây phương chụp được vào năm 2014 khi quân đội Hamas duyệt binh ở Gaza cho thấy 107 tên lửa trưng bày ra là của Trung Quốc.
Theo người cung cấp thông tin, ĐCSTQ có thể thực hiện thành công những thương vụ này, một là vì quân phiến loạn và khủng bố đa số là nghèo, họ đành chọn vũ khí giá rẻ của Trung Quốc (ví dụ 1000 USD có thể mua được 2 khẩu AK47, trong khi mua súng carbine của Pháp cần 4000 USD mới mua được một khẩu); hai là ĐCSTQ không có nguyên tắc gì, chỉ cần đối phương nghe lời là được: nếu không có tiền thì phải phục vụ cho ĐCSTQ làm một số việc xấu theo yêu cầu, nếu đồng ý sẽ được cung cấp vũ khí miễn phí (trên thế giới không nước nào cho không vũ khí vì phải mất rất nhiều công sức mới làm được, cho dù là loại vũ khí quá thời hạn).
Bản thân người cung cấp thông tin kể lại quá trình ông được trải nghiệm như sau: Ông ta (bên mua) nói: Chúng tôi muốn vũ khí của Trung Quốc (quân đội Trung Quốc), chúng tôi không có tiền. Người phía Trung Quốc đáp lại, ok, chúng tôi có thể tặng cho anh, nhưng có hai điều kiện: một là các anh phải đánh lại chính quyền bản địa, các anh làm quân du kích và theo sự chỉ đạo của chúng tôi, đánh vào tòa nhà quốc hội hoặc dinh tổng thống gì đó; hai là các anh phải liên tục tấn công vào Đại sứ quán các nước phương Tây trú tại Somalia làm cho họ luôn bất an trong công việc.
Súng của những đội quân du kích ở Afghanistan, Pakistan, Pamir, Mông Cổ sử dụng đều là AK47 của Trung Quốc, còn đạn thì cung cấp vô điều kiện, muốn có bao nhiêu cũng được! Trung Quốc (ĐCSTQ) xuất khẩu vũ khí không chỉ vì tiền, mục đích chủ yếu của họ là truyền bá cái gọi là “Tư tưởng cách mạng của họ”, “làm rối loạn trật tự của thế giới tự do”.
Theo người cung cấp thông tin, việc xuất khẩu công khai vũ khí đạn dược kéo dài từ thời gian 1983 – 1989. Có khoảng 14 công ty xuất khẩu vũ khí lớn ở trong nước, người đứng đầu những công ty này thường có cấp bậc Thiếu tướng. Sau này dù ngoài mặt có lệnh cấm quân đội buôn bán, nhưng theo ông ta biết thì hoạt động mua bán vũ khí vẫn đang hoạt động.
Nội bộ ĐCSTQ tham gia buôn bán vũ khí
Người kỹ sư trưởng này kể lại trải nghiệm của mình khi giao dịch vũ khí. Ban đầu là phía công ty vũ khí của Trung Quốc Đại Lục khai thác nhu cầu của đối phương: ví dụ như Somalia, Trung Quốc có Đại sứ quán ở đó, người của Đại sứ quán biết đâu là quân chính phủ và đâu là quân phiến loạn, họ tiếp cận mời ăn uống và lai vãng qua lại với nhóm phần tử này. Khi những nhóm này có nhu cầu là Đại sứ quán biết ngay, họ báo cho Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao lại báo cho Bộ Quốc phòng, Bộ Quốc phòng liền thông báo cho những công ty xuất khẩu.
Công ty xuất khẩu có người phiên dịch, có thể liên lạc trực tiếp với đối phương. Trong trường hợp không may không có thì sẽ liên lạc với Bộ Quốc an: Bộ Quốc an lập tức xem hồ sơ của Đại học Bắc Kinh, Đại học Nhân dân, Học viện Ngoại giao, xem người nào thông thạo tiếng Somalia và chỉ dẫn liên lạc với ông Tổng của công ty xuất khẩu. Những người phiên dịch này đều thuộc đối tượng “tin cậy về chính trị”, họ sẽ được yêu cầu giữ thông tin tuyệt mật.
Trên thực tế, đối tượng xuất khẩu vũ khí của ĐCSTQ không chỉ hạn chế trong một vài khu vực này.
Sau khi thiết lập được liên lạc thì cần gặp gỡ đàm phán. Thông thường trong những giao dịch này được lựa chọn đàm phán ở một nước thứ ba. Phía Trung Quốc sẽ nhờ Lãnh sự quán giúp đỡ: Lãnh sự quán chỉ định thời gian và địa điểm. Người đại diện là chuyên gia của công ty xuất khẩu đi đến, còn bên quân phiến loạn thì lấy danh nghĩa là một thương nhân, họ đến địa điểm ngồi đàm phán.
Sau khi hoàn thành giao dịch, phía công ty xuất khẩu đến khu vực quân sự lấy hóa đơn hàng, quá trình này rất đơn giản, không có thủ tục gì. Nhân viên tham mưu của quân đội điện thoại cho Chủ nhiệm kho vũ khí, thường là cấp bậc Đại tá: Công ty Nam Phương mua một lô vũ khí, họ có tờ đơn, do xxx gửi đến kho các anh, sáng mai sẽ có 20 chiếc xe đến, các anh chuẩn bị giao hàng.
Bên giao hàng dĩ nhiên phải xem bên mua là ai. Nếu như là phiến quân Somalia, hải tặc, Trung Quốc sẽ chọn giao dịch đường biển, sẽ liên lạc với hạm đội Nam Hải và cho điều động tàu quân đội chuyển hàng: nguyên nhân, một là hạm đội Nam Hải có thể kiểm soát vùng biển Nam Thái Bình Dương, Nam Hải và Ấn Độ Dương; hai là như vậy họ có thể buôn bán tự do trên biển.
Phiến quân Somalia dùng tàu đánh cá loại lớn đi nhận hàng, cũng có khi có tàu hàng cỡ lớn.
Nếu bên mua là quốc gia trong lục địa, ví dụ như quân phiến loạn Afghanistan, phía Trung Quốc sẽ yêu cầu đối phương nhận hàng tại một vùng biên giới nào đó ở Trung Quốc. Ví dụ cuộc đàm phán như sau: Chúng tôi cần 20 chiếc xe, đến địa điểm xxx cách đồn biên phòng biên giới khoảng 100 mét. Phía Trung Quốc cũng có 29 xe chở vũ khí đến, và huy động cả lính phòng thủ đi ra giao hàng. Chúng tôi có chứng nhận của Bộ Công an, Bộ Quốc an và của Quân ủy Trung ương, quân lính không có quyền kiểm tra hàng trên xe.
Khoản tiền giao dịch khổng lồ vào túi riêng các tướng lĩnh
Người cung cấp thông tin tiết lộ, tiền giao dịch được chuyển cho công ty xuất khẩu vũ khí tại một ngân hàng ở Hồng Kông, dùng đô la Mỹ hoặc đô la Hồng Kông: Khoản tiền này không chuyển vào tài khoản của quân đội, do ông Tổng của công ty xuất khẩu mở tài khoản tại ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, khoản tiền này chỉ vài tướng lĩnh biết nên dùng như thế nào.
Ví dụ câu chuyện giữa hai tướng lĩnh:
– Lão Trương, anh đi Mỹ chơi đi, anh muốn mua một cái nhà ở Mỹ không?
– Ừ, nếu có điều kiện cũng mua cho con cái tôi ở, nhưng tiền đâu ra?
– Từ tài khoản này.
Cách sử dụng là như thế. Vũ khí đạn dược do nhân dân Trung Quốc chế tạo ra, nhưng tiền chỉ vào túi riêng vài người.
Người cung cấp thông tin còn nói, vì ngân hàng Trung Quốc có nhiều chi nhánh tại nhiều quốc gia, thành phố, nên quá trình giao dịch rất thuận lợi. “Vòi rồng” của ĐCSTQ có ngân hàng, báo đài, cả thương hội… tất cả đều trong kiểm soát của ĐCSTQ. Chỉ cần phía trên đưa một mẩu giấy, một cuộc điện thoại là phía dưới đều phải làm theo. Vì vậy, việc thâm nhập của ĐCSTQ trên toàn cầu là thâm nhập toàn diện. Họ không chỉ có đường dây buôn bán vũ khí mà còn có nhiều đường dây khác.
Theo letu.life (đăng lại theo Đài Phát thanh Hy Vọng)
Tinh Vệ biên dịch
(Đại Kỷ Nguyên VN)