ĐÊM NHẠC “PARIS TO CALI”

Một đêm nhạc thật ấm cúng mang tên “Paris to Cali” do Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân Nam Cali tổ chức vào đêm thứ bảy ngày 1/8 tại hội trường Viện Việt Học đã được đánh giá là thành công vượt mức. Thành công cả về tổ chức, số lượng quan khách tham dự và nội dung ca nhạc. Suốt từ 7:30 chiều cho đến tận 11 giờ đêm hội trường vẫn chật kín, không thấy ai bỏ về, không chiếc ghế nào bị bỏ trống. Ca sĩ Anh Chi đến từ Pháp Quốc cùng các ca sĩ địa phương đã giữ chân thính giả bằng một chương trình ca nhạc nhiều cảm xúc với hai chủ đề Giọt Nắng Trầm và Lời Kinh Đêm. Ở “Giọt Nắng Trầm” ca sĩ Anh Chi đã đưa thính giả trở về với chuỗi ngày kỷ niệm xa xưa bằng dòng nhạc Pháp của thập niên 70. Những “Lui”, “La Vie En Rose”, “Besame”… đã làm tim người nghe đập hụt nhịp. Cả một Sài Gòn thương nhớ chợt vỡ oà trong lòng người viễn xứ. Khi hỏi tại sao Anh Chi lại hát nhạc Pháp hay như vậy thì được Anh Chi cho biết cô chuyên về nhạc pháp tại các phòng trà Việt Nam trước khi định cư cùng chồng tại Paris. Bên cạnh Anh Chi là những tiếng hát điêu luyện đã được yêu mến từ lâu như Kim Yến, Ngọc Quỳnh, Lâm Dung, Nguyên Phong và Trương Minh Hoàng. Các ca sĩ này đã đưa khán giả từ nỗi xúc động này sang nỗi xúc động khác. Chương trình được chuyển sang phần hai “Lời Kinh Đêm” bằng niềm khát vọng và ước mơ của nhà văn Võ Hoàng qua bài hát mở đầu “Thế Kỷ Này Thế Kỷ Của Chúng Ta”. Dù Võ Hoàng đã nằm xuống nhưng khát vọng về một quê hương tự do, tươi đẹp của anh đang được nỗ lực thực hiện bởi đồng bào khắp nơi.   Ca sĩ Anh Chi đã lên chia sẻ nỗi lòng của cô cùng bày tỏ niềm mong muốn được cùng cộng đồng góp tay yểm trợ cho các nhà đấu tranh dân chủ tại quê nhà. Có lẽ tấm lòng đối với đất nước cùng sự chân thành của Anh Chi đã khiến cô được hầu hết các cơ quan truyền thông lớn trong vùng hỗ trợ như: Báo Viễn Đông, Việt Báo, Người Việt, Viet Tide, Radio Bolsa, Set, SBTN, Sài Gòn TV… Những bài hát mang tính đấu tranh nhẹ nhàng như “Anh Là Ai”, “Bài Ca Của Gió”, “Bậu” được nối tiếp với “Đừng Sợ Nữa”, “Trái Tim Tự Do” và chấm dứt bằng hợp ca “Giòng Máu Việt Nam” đã được khán giả hưởng ứng nhiệt thành.   Nhiều khán giả đã rơi lệ vì xúc động, nhiều người đã đến cám ơn Ban tổ chức, một số vị ở lại để cùng tiếp tay với các anh chị em trong Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân dọn ghế và dẹp hậu trường.   Đây đúng là một đêm văn nghệ của mọi người. Một khán giả trên 70 tuổi đã chia sẻ với đại diện của Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân rằng: “Xin cám ơn quý anh chị đã cho tôi được thưởng thức một đêm văn nghệ như hôm nay. Nó làm tôi trẻ lại.” Bà đã gởi số điện thoại riêng cho Ban tổ chức với lời nhắn đừng quên gọi bà khi thực hiện chương trình kế tiếp. Đêm văn nghệ dự trù chấm dứt vào lúc 10 giờ đêm nhưng mãi đến quá nửa khuya những ngọn đèn ở Viện Việt Học mới được tắt; các anh chị em trong Ban tổ chức đã rời hội trường với niềm hạnh phúc và hãnh diện vì đây chỉ mới là lần ra quân đầu tiên. Kim Ngân Nguồn: FB Việt Tân https://www.facebook.com/viettan?fref=ts
......

Buổi Tuyệt Thực tại Berlin We are One ngày 25.07.2015

Như mọi người đã biết một  chiến dịch Nhân Quyền We Are One  vận động tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền  cho VN  đã được phát động từ ngày 10.3.2015 do 20 tổ chức NGO  tại VN với bước đầu là vận động ký tên vào  một kháng thư  đòi hỏi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền VN 2015 mà tới nay đã thâu thập được 31.769 chữ ký để chuyển đến HĐNQ LHQ . Bước thứ hai là vận động ngày Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu 25.7.15 .Bước thứ ba vận  động các cơ quan văn phòng Nhân Quyền quốc tế , Bộ ngoại giao, các Đại diện dân cử và tổ chức nhân quyền địa phương  kêu gọi  sự can thiệp tích cực giúp cácTù Nhân Lương Tâm VN. Bước thứ tư chuản bị ngày áo trắng xuống đường toàn cầu đòi hỏi Tự Do Dân Chủ  Nhân Quyền và toàn vẹn lãnh thổ VN dự trù vào ngày QTNQ 10.12.2015. Trong tinh thần liên kết toàn cầu  Liên Hội NVTN tại CHLB Đức cộng tác với một số bạn trẻ trên toàn nước Đức cùng đứng ra tổ chức một buổi tuyệt thực tại Berlin ủng hộ ngàyTổng Tuyệt Thực toàn cầu đòi hỏi tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm VN. Sự tổ chức được chuẩn bị từ 2-3 tuần trước và đã được quyết định sẽ sử dụng địa điểm tại quảng trường ngay trước  Quốc Hội Đức , là  một trung tâm quyền lực của người dân Đức điều khiển bộ máy tự do dân chủ của toàn nước Đức , để thực hiện buổi tuyệt thực. Từ ngày 24.7.15  các thân hữu  từ Tây Đức đã đến Berlin chuẩn bị truyền đơn biểu ngữ . Sáng sớm 25.7.15 các anh chị em tề tựu  tại điểm hẹn . Sau khi làm thủ tục cuối cùng với Cảnh Sát Đức tại chỗ cả 3 vị Cảnh Sát này đã dặn dò “ nếu có ai đến quấy nhiễu phiền phức xin hãy thông báo ngayđến chúng tôi” , thật là một nghĩa cử của bậc công quyền đúng với tinh thần dân chủ tự do tại đất nước này. Một cái lều được dựng lên tại quảng trường chính diện tòa nhà Quốc Hội Đức. Biểu ngữ bích chương được căng ra , cờ Vàng và cờ Đức bay phấp phới trong bầu trời. Diễn tiến buổi tuyệt thực tại Berlin được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của  một đại diện truyền thông Đức thuộc Deutschlandfunk . Buổi tuyệt thực được bắt đầu bằng lễ chào  Quốc Kỳ VNCH và phút mặc niệm cho anh linh tử sĩ VN. Sau đó bác Nguyễn Đình Tâm có vài lời khai mạc bằng tiếng Anh , mặc dầu đã 92 tuổi mà giọng nói vẫn sang sảng không cần Mikro tạo sự chú ý đặc biệt của khách bộ hành Đức và du khách bộn phương tại đây. Tiếp theo là bài diễn văn  song ngữ Việt Đức ngắn gọn của Liên Hội  và chương trình tuyệt thực được diễn tiến  một cách trật tự hòa nhã với sự có mặt của trên 20 người đến từ Mainz , Stuttgart , Hannover , Bremen , Hamburg , Regensburg , Lübeck  và Berlin,  đặc biệt là sự có mặt của Thầy Hạnh Thức từ chùa Viên Giác Hannover . Các anh chị em khoác áo đồng phục đeo  hình ảnh các tù nhân luơng tâm ngồi ngay ngắn theo hàng ngũ trong lều  và thay phiên nhau đứng phát truyền đơn giải thích bằng tiếng Đức và tiếng Anh cho du khách. Buổi tuyệt thực  trở nên sôi động khi đài Phát Thanh Hải Ngoại tại Đức Quốc phỏng vấn các thành viên tham dự và tạo đề tài thảo  luận về thái độ chính trị của người Việt hải ngoại trước hiện tình đất nước. Sự chính đáng  và thái độ nghiêm chỉnh của buổi tuyệt thực  tạo được  sự chú ý của   rất nhiều du khách có mặt tại quảng trường . Đặc biệt là có một nhà báo từ Áo thuộc đài Radio Orange  www.o94.at  tình cờ đi qua đã nhiệt tình thăm hỏi và trao đổi địa chỉ liên lạc. Buổi tuyệt thực đã chấm dứt vào đúng 18:00 giờ như trong chương trình dự đinh . Các anh chị em dọn dẹp sạch sẽ hiện trường và ra về với bụng nhẹ nhõm thanh thản. Trời chiều hôm đó tuy ấm và không mưa nhưng gió rất lớn , các anh chị em vẩn không sờn lòng và đã hoàn tất nghiã vụ một cách tốt đẹp. Xin cám ơn tấm lòng vì nước vì dân của quý anh chị em. Hoàng Thị Mỹ Lâm LH NVTN tại CHLB Đức
......

Một Ngày Cho Thuyền Nhân Việt Nam tại Troisdorf

THƯ KÍNH MỜI                                                                                                                             Berlin , ngày 08.07.2015 Kính thưa quý vị, quý Đại Diện Hội Đoàn Tổ Chức Đoàn Thể chống Cộng và quý Lãnh Đạo Tinh Thần Tôn Giáo tại CHLB Đức. Vào ngày 28.04.2007 tại Troisdorf chúng ta đã cùng nhau khánh thành Tượng Đài Kỷ Niệm Thuyền Nhân bên cạnh con thuyền vượt biên chính mẫu đã được con tàu Cap Anamur vớt lên từ Biển Đông đem về Đức Quốc. Cho đến bây giờ thấm thoắt đã 8 năm trôi qua, Bia Đá và Con Thuyền đã có dấu hiệu hoang tàn cần tu sửa. Để biểu dương tinh thần tri ơn trọng nghĩa của người Việt Nam, đặc biệt là để cám ơn nước Đức nói chung và cám ơn Ủy Ban Cap Anamur nói riêng đã giúp chúng ta vượt hiểm nghèo ổn định cuộc sống cho dù nước mất nhà tan đã 40 năm, chúng tôi xin trân trọng kính mời quý vị bỏ chút thời giờ quý báu đến tham dự:                                Một Ngày Cho Thuyền Nhân Việt Nam tại Troisdorf                              Trước Tượng Đài Kỷ Niệm Thuyền Nhân                               Góc đường  Frankfurter Strasse và  Siebengebirgsallee  tại  53840 Troisdorf                                          Vào ngày thứ bảy 29.08.2015 từ 14:00 giờ đến 18:00 giờ   Trong chương trình  với sự hiện diện của tiến Sĩ Rupert Neudeck và Tỉnh Trưởng Troisdorf chúng ta sẽ cùng cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số trên đường vượt biển và cho các anh linh tử sĩ  đã hy sinh cho quê hương Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi cũng xin kêu gọi sự đóng góp tài chánh của quý vị đễ tu sửa con thuyền đã bị hư hỏng theo năm tháng,  hầu luôn luôn xứng đáng là một biểu tượng giá trị của  thuyền nhân chúng ta. Mọi sự đóng góp xin đóng trực tiếp cho Ông Nguyễn Văn Rị hoặc chuyễn vào Konto của Liên Hội như sau: IBAN DE03 3106 0517 2208 4110 15, BIC GENODED1MRB, Volksbank Mönchengladbach e.G., Kontoinhaber Nguyen Van Ri Nguyễn Văn Rị:  Handy: 0157 86509266 – E.Mail: [email protected] Kính thư T.M. Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại CHLB Đức e.V. BS Hoàng Thị Mỹ Lâm
......

8 Đoàn Thể Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền Tiếp Đón Đại Sứ HK Ted Osius

Ls Đỗ Phủ trình bày 7 kiến nghị hình Little Saìgòn – 11/7/2015: Vào lúc 5 giờ chiều ngày 11 tháng 7, 2015, tám đoàn thể và đảng phái đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đã tiếp đón Đại Sứ Ted Osius, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, và Dân Biểu Alan Lowenthal. Được biết Đại Sứ Ted Osius đã đáp lời mời của Dân Biểu Alan Lowenthal (CA-47), đến thăm vùng Little Saìgòn để tiếp xúc cùng cư dân trong vùng Nam California. Buổi tiếp tân còn có sự hiện diện của 2 nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tháp tùng Đại Sứ Osius. Buổi tiếp tân diễn ra trong nhà hàng Q1 Restaurant trên đường Brookhurst, thuộc thành phố Westminster.   Đại sứ Ted Osius trao đổi) Ông Lê Minh Nguyên, thuộc Đảng Tân Đại Việt, đã đại diện tám đoàn thể để chào mừng Đại Sứ Osius và Dân Biểu Lowenthal cùng phái đoàn Bộ Ngoại Giao. Dân Biểu Lowenthal đã nhấn mạnh mối quan tâm của ông về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và ông muốn nhà cầm quyền CSVN phải thực thi những nhượng bộ về nhân quyền trước khi ông bỏ phiếu thuận để cho Việt Nam vào trong Hiệp Ước Thương Mại đa phương Trans-Pacific Trade Partnership (TTP). Ông không chấp nhận những hành động của nhà cầm quyền CS như họ thả người này ra khỏi tù rồi lại bắt một người khác vào tù. Đại Sứ Osius đã tường trình những nổ lực của ông với tư cách là nhà ngoại giao cao cấp đại diện HK tại Việt Nam để đẩy mạnh những thăng tiến về trao đổi giáo dục, bảo vệ các hội đoàn xã hội dân sự, và các nhà hoạt động truyền thông trên mạng. Đại Sứ Osius giới thiệu nhà báo Điếu Cày trong nhóm cử tọa, người đã được chính quyền HK can thiệp để được thả ra tù và đi tỵ nạn chính trị hiện đang sinh sống tại vùng Little Saìgòn. Luật Sư Đỗ Phủ đã đại điện các đoàn thể và đảng phái để trình bày 7 điểm quan tâm của họ về mối băng giao giữa Viêt Nam và Hoa Kỳ. Họ yêu cầu Đại Sứ Osius có những chương trình hành động cụ thể để cải thiện vấn đề tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do thành lập công đoàn, tự do tín ngưỡn (đặc biệt là tự do tôn giáo cho đồng bào Thượng), thả các tù nhân chính trị, bảo vệ các nhà dân chủ, bảo vệ quyền lợi của các hảng kinh doan và truyền thông HK hoạt động tại Việt Nam. Sau đó, đại diện của 8 đoàn thể gồm Đại Viêt Quốc Dân Đảng (BS Phạm Quang Thùy), Họp Mặt Dân Chủ (Nguyễn Shanda), Lực Lượng Cứu Quốc (Đỗ Như Điện), Tân Đại Việt (Lê Minh Nguyên), Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (Nguyễn Bá Tùng), Vietnam Human Rights PAC (LS Đỗ Phủ), Việt Nam Quốc Dân Đảng (Nhan Hữu Mai), và Đảng Việt Tân (BS Đông Xuyến Matsuda) đã lần lược đặt những câu hỏi về nhiều vấn đề liên quan đến đường hướng ngoại giao giữa HK và Việt Nam, những nổ lực của Tòa Đại Sứ HK để bênh vực cho người Mỹ gốc Việt, và những chuyện cần làm để bảo vệ cho các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam. Đặc biệt, cựu Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Lou Correa đã đặt vấn đề với chánh sách câu lưu công dân Hoa Kỳ bất hợp pháp của nhà nước Viêt Nam. Ông nêu lên trường hợp nhà cầm quyền CSVN đã câu lưu nhân viên của ông khi họ về Việt Nam và sau đó trục xuất họ ra khỏi Việt Nam vì những hoạt động của họ tại Hoa Kỳ. Đại Sứ Osius và Dân Biểu Lowenthal đồng phát biểu là họ cũng sẽ đặc biệt quan tâm về những trường hợp bắt công dân HK mà không đúng theo quy ước ngoại giao giữa hai nước. Sau phần chụp hình lưu niệm, buổi tiếp tân đã kết thúc vào lúc 9 giờ tối cùng ngày. Tường trình bởi Hoàng Huy Letter from Eight Vietnamese Democracy and Human Rights Organizations July 11, 2015 The Honorable Ted Osius US Ambassador to Vietnam Dear Ambassador Osius: We would like to thank you for coming to Southern California and meeting with our organizations. We believe that the time has come for political change in Vietnam and the U.S. should stand with the activists on the ground in Vietnam and support the change process. The following are issues that represent the common concerns of our organizations. We respectfully urge you to give them your attention and help advocate for these issues as US Ambassador to Vietnam: 1. To exert additional pressure on the government of Vietnam to release all political prisoners. It’s long overdue. Attached is a list of political prisoners published by Vietnam Human Rights Network; 2. To urge the Vietnamese authorities to stop harassment and persecution of political dissidents, for voicing their concern, in any manner (probation, barricade, mob violence, depriving livelihood, arbitrary detention) and respect their freedom of association and freedom of movement; 3. To support free expression by advocating for independent private American media and organizations to do business in Vietnam, and encouraging the free flow of information, especially within the context of TPP, without censorship and restriction; 4. To promote internet freedom in Vietnam by asking Vietnamese government to allow its citizens to freely access the internet, without being censored; 5. To promote the formation of independent labor organizations, and encourage Vietnam to adopt progressive labor laws; 6. To urge the Vietnamese government to stop blacklist Vietnamese-Americans who visit Vietnam, turn them around upon their arrival in Vietnam, especially those who were issued valid visa by the Vietnamese government; 7. To urge the Vietnamese government to respect religious freedom of all Vietnamese citizens, especially for the Montagnard people. We believe that this is the time for Vietnam to change positively and our country, the United States of America, is in a good position as an agent of change. If Vietnam is to response constructively to the above issues, both countries will certainly be benefit with the long-term stability in South East Asia. We are looking forward for a constructive and frank discussion with you and the organizations present here today. Once again, thank you for a candid and fruitful discussion on issues related to democracy and human rights in Vietnam. We look forward to maintaining this positive interaction. Sincerely Yours The Organizing committee. Đại Việt Quốc Dân Đảng Party (Grand Vietnam Nationalist Party) Họp Mặt Dân Chủ (Alliance for Democracy) Lực Lượng Cứu Quốc (The People’s Force to Save Vietnam) Tân Đại Việt Vietnam Human Rights Network Vietnam Human Rights PAC Việt Nam Quốc Dân Đảng (Vietnam Nationalist Party) Việt Tân (Vietnam Reform Party) Nguồn: Việt Báo
......

TCBC: Quan Điểm của Việt Tân Về Việc Trung Cộng Quân Sự Hóa Biển Đông

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: [email protected] - Web: www.viettan.org - Blog: vnctcmd.blogspot.com - FB: facebook.com/viettan Thông Cáo Báo Chí                                QUAN ĐIỂM CỦA                         Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng                               Về Việc Trung Cộng Quân Sự Hóa Biển Đông TỔNG QUÁT: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (Trung Cộng) đã nhiều lần dùng sức mạnh quân sự để gây hấn, xâm chiếm vùng biển nằm trong đường 9 đoạn do họ đưa ra nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Năm 1974, Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1988, Trung Cộng cưỡng chiếm 7 đảo, bãi đá chìm của Việt Nam. Năm 1995, Trung Cộng chiếm bãi đá chìm Vành Khăn của Phi Luật Tân. Mặc dù quốc tế đã lên án hành động xâm lược của Trung Cộng, lên án “đường 9 đoạn” vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhưng Bắc Kinh vẫn càng ngày càng ngang ngược, coi thường sự lên án của thế giới và nhất là có những hành động bạo lực, chèn ép các quốc gia trong vùng. Trong thời gian gần đây, các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Cộng đang bồi đắp nhiều đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng trên những đảo này các cơ sở phục vụ cho hải quân và không quân như bến cảng, phi đạo, trại lính với trạm radar và trọng pháo. Cụ thể là tại các đảo Đá Chữ Thập, Đá Gạc Ma, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi. NHẬN ĐỊNH: Trung Cộng hiện đang quân sự hóa các đảo nhân tạo để củng cố sự chiếm đóng trái phép của họ. Tham vọng kiểm soát và khống chế sự giao thương trên Biển Đông sẽ tạo ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng:     Đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không – Biển Đông là một tuyến đường hàng hải quan trọng với một nửa tổng số tàu chở hàng trên toàn thế giới phải đi qua đây. Các căn cứ quân sự và sự hiện diện thường trực của lực lượng hải quân Trung Cộng trên Biển Đông sẽ đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng, và ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự phát triển của cả vùng Á Châu Thái Bình Dương.     Đe dọa sự ổn định trong vùng – Thái độ hung hăng của Trung Cộng, sẵn sàng dùng tàu chiến để thị uy và gây thiệt hại cho tàu đánh cá, tàu khảo sát và kể cả tàu chiến của một số quốc gia, chính là đầu mối đe dọa cho sự ổn định trong vùng. Từ những xung đột nhỏ bùng nổ thành những tranh chấp cục bộ, dẫn đến chiến tranh là một nguy cơ đáng quan tâm. Riêng đối với Việt Nam, các căn cứ quân sự của Trung Cộng nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một mối đe dọa rất lớn cho an ninh quốc phòng và quyền lợi kinh tế của đất nước.     Cướp đoạt các nguồn tài nguyên đáng kể gồm ngư nghiệp, dầu hỏa và khí đốt – Biển Đông được đánh giá là nguồn lợi rất lớn cho các ngành thủy sản, đồng thời có tiềm năng cao về dầu hỏa và khí đốt. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đây là những nguồn tài nguyên cần thiết cho tương lai của đất nước. Vì vậy sự cướp đoạt của Trung Cộng bằng vũ lực, bất chấp luật pháp quốc tế, là một thiệt hại to lớn cho đất nước chúng ta. QUAN ĐIỂM: Duy trì hòa bình, bảo vệ chủ quyền và tài nguyên của đất nước, và bảo vệ cuộc sống của ngư dân trên Biển Đông là trách nhiệm chung của mọi người Việt Nam. Trách nhiệm này được tiến hành dựa trên 3 nguyên tắc: (1) đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, (2) giải quyết bằng các định chế luật pháp quốc tế, và (3) liên kết các quốc gia quan hệ nội vụ. Trong tinh thần đó, Đảng Việt Tân quan niệm một chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân và đất nước phải nỗ lực thực hiện những điều sau đây: Thứ nhất, ưu tiên trong mọi nỗ lực là tăng cường bảo vệ đời sống của bà con ngư dân đang bị Trung Cộng đe dọa trầm trọng trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc bảo vệ này không chỉ nói lên tình nghĩa đồng bào mà còn biểu hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm gìn giữ tài nguyên quý báu của cha ông để lại. Do đó, phải lập tức tăng cường lực lượng hải quân để tuần tra và bảo vệ ngư dân. Thứ hai, tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam tham gia vào nỗ lực bảo vệ biển đảo, từ nghiên cứu, ra kiến nghị, cho đến việc tham gia những diễn đàn quốc tế, tổ chức các cuộc biểu tình, tụ họp trong và ngoài nước. Những hoạt động này cho nhà cầm quyền Bắc Kinh và thế giới thấy rằng người Việt Nam cương quyết bảo vệ biển đảo và không chấp nhận mọi sự áp đặt và khống chế. Thứ ba, dùng các định chế quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền, tương tự như Phi Luật Tân đang kiện Trung Cộng tại tòa án trọng tài quốc tế. Biện pháp này nhằm một mặt phủ nhận chủ trương đối thoại song phương của Bắc Kinh, mặt khác dùng luật lệ quốc tế để kềm hãm sự hung hăng bá quyền của Trung Cộng trên biển Đông. Thứ Tư, thúc đẩy sự hợp tác với những quốc gia có cùng mối quan tâm đối với vấn đề Biển Đông, tận dụng những cơ chế quốc tế như ASEAN, và tăng cường hợp tác hải quân để tuần tra Biển Đông với các nước như Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản. Thứ năm, xét lại tương quan ngoại giao với Trung Cộng và những ký kết không bình đẳng. Nếu cần sẽ phải hủy bỏ những hợp tác không thích hợp trên các mặt kinh tế, ngoại giao, văn hóa và xã hội, điển hình là công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chủ quyền và quyền lợi kinh tế của nước ta trên Biển Đông đang bị đe dọa trầm trọng khi Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa trên các đảo, bãi đá chìm chiếm đóng phi pháp. Tuy nhiên, quan hệ tròng chéo với Bắc Kinh và chủ trương bám giữ quyền lực độc tài của lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang là cản trở lớn nhất cho mọi nỗ lực bảo vệ chủ quyền của đất nước. Một trong những điều kiện tiên quyết cần có để huy động sức mạnh của toàn dân chính là nhu cầu xây dựng một thể chế dân chủ, và thiết lập một chính quyền thực sự đại diện cho nguyện vọng của toàn dân. Trước tình hình cấp bách này, Đảng Việt Tân sẽ gia tăng nhiều hơn nữa những nỗ lực hợp tác cùng đồng bào ở trong và ngoài nước, các đoàn thể xã hội, các tổ chức chính trị để đấu tranh cho mục tiêu chấm dứt độc tài, xây dựng dân chủ, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của dân tộc. Tinh thần đoàn kết dân tộc là yếu tố then chốt đã giúp chúng ta bảo vệ được tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm qua. Ngày nay, chính từ lòng yêu nước vô bờ, chính từ nỗi lo cho các thế hệ con cháu tương lai, và từ tinh thần đặt vận mang đất nước lên trên tất cả, dân tộc chúng ta sẽ lại một lần nữa sẵn sàng đương đầu với hiểm họa xâm lược từ Trung Cộng và tất cả những kẻ tiếp tay cho họ. Ngày 6 tháng 7 năm 2015 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
......

„Chả giò dân chủ“ cho Việt-Nam

Hàng năm vào tháng 6, thành phố Neustadt-Hambach thường tổ chức ngày hội có tên „das Fest SchwarzRotGold“ (màu cờ của nước Đức: đen, đỏ, vàng). Năm nay lễ hội được diễn ra trên con đường lịch sử Schlossstrasse, con đường dẫn đến tòa lâu đài nổi tiếng Hambacher Schloß, còn được mệnh danh là „Cái nôi của nền dân chủ Đức“ (die Wiege der deutschen Demokratie) vì vào tháng 5 năm 1832 khoảng 30 ngàn người đã cùng nhau kéo lên tòa lâu đài này để đòi hỏi những quyền tự do căn bản. Lễ hội kéo dài trong vòng 3 ngày, từ thứ sáu 19.06.2015 đến chủ nhật 21.06.2015 với con số đông đảo người tham dự. Dân làng mặc quần áo như vào năm 1832 và diễn lại biến cố lịch sử quan trọng này. Kế đến họ diễn hành chung quanh làng, vừa đi vừa reo hò: „Freiheit“ (Tự do), „Demokratie“ (Dân chủ), „Einheit“ (Thống nhất), „Brüderlichkeit“(Tình huynh đệ)…. Nhân dịp này Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản trong vùng lập gian hàng vừa thông tin về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam vừa giới thiệu với khách tham dự món „chả giò dân chủ“ (Demokratie-Frühlingsrollen) cũng như „chả giò tự do“ (Freiheitsfrühlingsrollen). Rất nhiều người bản xứ đã ghé qua gian hàng thông tin của Cộng đồng NVTNCS tại Neustadt để vừa thưởng thức các món chả giò dân chủ-tư do vừa ủng hộ những nỗ lực đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt cho các tù nhân lương tâm như LS Lê Quốc Quân, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Hồ Đức Hòa.  
......

23.000 Glockenschläge - Solidaritätsabend für Flüchtlinge

Köln - Roncalliplatz - Ökumenisches Gedenken Veranstaltungsort: Roncalliplatz 50667 Köln (Kölner Dom) 19. Juni 2015 um 19:30 Uhr Erzbistum Köln 23.000 Glockenschläge werden am Freitag, 19. Juni um 20 Uhr, zu hören sein. Die Gedenk-Klänge werden in Köln vom „Dicken Pitter“ - der größten schwingenden Glocke der Welt - angestimmt und im Chor mit 230 weiteren Kirchen über das gesamte Erzbistum verteilt zu hören sein. Seit dem Jahr 2000 haben über 23.000 Flüchtlinge bei dem Versuch nach Europa zu gelangen ihr Leben verloren. Jedem einzelnen widmet das Erzbistum Köln nun einen Glockenschlag und fordert so eine "Globalisierung der Nächstenliebe". "Würde eine Glocke alle zwei Sekunden erklingen bräuchte sie für die 23.000 Schläge 12 Stunden- jeder Schlag in dieser Zeit steht für einen Toten: Kinder, Väter und Großmütter", erklärt Erzbischof Rainer Maria Kardinal Woelki. Der Erzbischof will mit dieser Aktion auch einen Weckruf an die Politik senden: "Die Totenglocken sollen eine europäische Flüchtlingspolitik einfordern, die einen legalen Weg für Flüchtlinge nach Europa schafft." Kardinal Woelki lädt an dem Abend des 19. Juni ab 19.30 Uhr auf dem Roncalliplatz am Kölner Dom zu einem Solidaritätsabend für Flüchtlinge ein. In einer ökumenischen Gedenkfeier unter der Beteiligung des Vizepräses der evangelischen Kirche Christoph Pistorius wird beim Klang des "Dicken Pitter" der Opfer gedacht. Auf der Bühne werden Menschen ihre Geschichte der Flucht erzählen und es wird eine Podiumsdiskussion geben, an der sich Rupert Neudeck, Mitgründer des Cap Anamur sowie der MISEREOR-Geschäftsführer Dr. Martin Bröckelmann-Simon beteiligen. Auf dem Roncalliplatz gibt es außerdem Informationen zur aktuellen Flüchtlingssituation. Bei Live-Musik und einem internationalen Buffet stellen kirchliche Hilfswerke ihre Arbeit vor. Mit dem Erlös des Abends wird die Seenotrettung von Flüchtlingen im Mittelmeer unterstützt. Die Totenglocken sollen gleichzeitig ein Weckruf für Gesellschaft und Politik darstellen. „Wir läuten für eine Globalisierung der Nächstenliebe. Es ist an der Zeit, dass wir alle etwas dafür tun“, ruft Rainer Maria Kardinal Woelki zu dem ökumenischen Solidaritätsabend auf. Chương trình dự trù (nhận từ tổ chức) 19.30 Uhr. Beginn, Moderation Gisela Steinhauer 19.35 Uhr. Kardinal Woelki zur Motivation des Solidaritätsabends 19.38 Uhr. Einspieler (via Screen): Bootsflüchtling Zena aus Eritrea 19.42 Uhr. Interview mit drei Flüchtlingen auf der Bühne: Eritrea, Syrer, Vietnamesin 19.50 Uhr. Vortrag von 5 Klagen (Hr. Pistorius, Ev. Kirche) 19.59 Uhr. Beginn Glockengeläut. Dicker Pitter und 229 weitere Kirchenglocken aus dem EB Köln, dazu Schweigeminuten 20.08 Uhr. Lesung (Metropolit Isaac, Orthodox) 20.12 Uhr. Chor/Judy Bailey 20.18 Uhr. Fürbitten (noch nicht vergeben) 20.25 Uhr. Beginn moderierter Talk auf der Bühne. Inhalt: Situation in Afrika, auf dem Meer und im EB Köln (Aktion Neue Nachbarn): R. Neudeck (Cap Anamur, Grünhelme), F. Hensel (Aktion Neue Nachbarn), S. Löhrmann (Land NRW), M. Bröckelmann-Simon (GF Misereor) 20.45 Uhr. Musik (?) 20.50 Uhr. Abschlussgebet 20.53 Uhr. Vaterunser, Schlussgebet 20.56 Uhr. Segen (Woelki, Pistorius, Isaac) 21.00 Uhr. Live-Schalte zu Martin Xuereb (Direktor MOAS), Malta 21.05 Uhr. Schluss-Appell (Kardinal Woelki): Das ist jetzt zu tun (polit. Forderungen) 21.10 Uhr. Live-Musik auf der Bühne, Markt der Möglichkeiten, Austausch, Food 22.00 Uhr. Schluss •         Bereits um 18 Uhr öffnet der Markt der Möglichkeiten auf dem Roncalliplatz (bis 22 Uhr): In Pagodenzelten stellen sich Hilfswerke vor, es gibt afrikanische/vietnamesische •         Gerichte und Musik. Der missio-Truck ist begehbar. •         Musikalische Acts: Jugendchor St. Stephan, Mama Afrika (Percussion), Judy Bailey (Pop), Paddy Kelly •         Wir rufen an dem Abend zur Unterstützung von MOAS auf, einer in Malta ansässigen Seenotrettungs-Initiative
......

Bài điều trần của cô Nguyễn Quốc Trinh tại Quốc Hội Canada

Hạ nghị viện Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế Của Ủy ban thường trực về Ngoại giao và Phát triển Quốc tế 28 tháng năm 2015 Kính thưa Ông Chủ tịch, quý thành viên của Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế, quý quan khách, Kính chào quý vị, Cảm ơn quý vị đã dành cho chúng tôi cơ hội trình bày thêm chứng cớ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Tháng trước, quý vị đã được nghe từ một chiến hữu của tôi và cũng là chủ tịch của đảng Việt Tân, ông Đỗ Hoàng Điềm. Tôi hy vọng buổi điều trần hôm nay không chỉ làm phong phú và tăng thêm sự hiểu biết của quý vị mà còn thúc đẩy quý vị hành động. Như quý vị đã biết, chính phủ Việt Nam đã ngăn chặn nhiều nhà hoạt động nhân quyền rời Việt Nam để tham dự các hội nghị, để gặp gỡ các nhóm nhân quyền trong khu vực, hoặc xuất hiện trước các ủy ban như thế này. Việt Tân đã ghi nhận được hơn 30 cuộc cấm đoán di chuyển như vậy trong hai năm qua. Vì vậy, chúng ta đặc biệt may mắn có được sự hiện diện của hai nhà hoạt động từ Việt Nam tại đây ngày hôm nay để làm chứng cho sự tàn bạo của cảnh sát và những đàn áp mà họ phải trực diện hàng ngày. Ông Trương Minh Tâm là một nhà bảo vệ nhân quyền và là một cựu tù chính trị. Ông sẽ có thể chia sẻ những kinh nghiệm trực tiếp về sự giam giữ tùy tiện và những ngục hình kinh hoàng đối với người bạn của ông, tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng là một nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng, đại diện cho Hội đồng liên tôn - một trong số ít các nhóm xã hội dân sự thực sự độc lập của Việt Nam. Ban đầu, hai thành viên trong gia đình của những tù nhân lãnh các án tù dài nhất dự trù sẽ có mặt hôm nay. Nhưng, họ đã không thể khởi hành kịp từ Việt Nam để tham dự buổi điều trần này; tôi xin được gửi lời khai của họ đến Ủy Ban trong những ngày tới. Nhiều nhà hoạt động chính trị và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam bị đàn áp hàng ngày qua nhiều hình thức như bị công an theo dõi, tra vấn, đánh đập. Đối với những người trở thành mục tiêu của chế độ Hà Nội, họ bị bắt, thường là dưới những tội danh tùy tiện và bị từ chối có đại diện pháp lý thỏa đáng. Các thủ tục tố tụng tiếp theo thường là những buổi xử mang tính diễn xuất. Trò hề như vậy đã diễn ra vào tháng Giêng năm 2013 trong một vụ án chính trị được coi là một trong những vụ án lớn nhất diễn ra tại Việt Nam trong những năm gần đây. Tổng cộng, 14 nhà hoạt động ôn hòa bị kết án 86 năm tù giam. Hôm nay, phía sau tôi, là hình ảnh của ba người đã bị giáng những bản án tù dài nhất: Ông Đặng Xuân Diệu, 13 năm; Ông Hồ Đức Hòa, 13 năm; Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, 8 năm. Trong tháng 11 năm 2013, Nhóm Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Giam Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) đã phán quyết rằng việc bắt giữ và kết án những nhà hoạt động ôn hòa này đã vi phạm luật pháp quốc tế. UNWGAD kêu gọi chính quyền Việt Nam thả những nhà hoạt động này và phải bồi thường họ cho việc giam giữ tùy tiện. Nếu bạn hỏi các quan chức Việt Nam, họ sẽ vặn vẹo đáp trả rằng, chỉ có bọn tội phạm mới bị nhốt tù. Chúng tôi biết sự thật không phải như vậy. Bênh vực cho quyền tự do phát biểu, tự do chính trị như trường hợp của Cô Minh Mẫn không phải là một cái tội. Cô Mẫn và tôi cùng một trạc tuổi và cả hai đều là những nhà hoạt động nhân quyền. Tôi nghĩ rằng nếu gia đình cô đã không bị từ chối quy chế tị nạn chính trị và gửi trở lại Việt Nam từ một trại tị nạn ở Thái Lan vào thập niên 1990s, cô chắc sẽ là một nhà hoạt động trong cộng đồng người Việt hải ngoại ngày nay, và có lẽ đang điều trần ở đây ngày hôm nay. Thay vào đó, cô đã bị nhốt tù suốt bốn năm qua. Cô bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền và ban đầu bị kết án 9 năm tù giam. Một phóng viên nhiếp ảnh tự do, cô đã ghi lại hành vi dũng cảm của những người dân Việt bình thường - vẽ những dấu hiệu "HS.TS.VN" ở nơi công cộng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cô hiện đang bị giam tại nhà tù số 5 ở tỉnh Thanh Hóa, một nơi khét tiếng về những hành xử khắc nghiệt đối với tù nhân chính trị. Cô bị lao động khổ sai, biệt giam, và cấm không được tham gia vào các hoạt động giải trí. Giống như nhiều người khác đã bị ngược đãi hoặc thậm chí bị tra tấn trong tù, Minh Mẫn đã trải qua hai cuộc tuyệt thực để phản đối. Cô đã từ chối ngay cả phần lương thực nhỏ bé mà cô được cung cấp để mang lại sự chú ý tới việc cô bị hành hạ. Đối với ông Diệu, ông Hòa và cô Minh Mẫn - sự phản kháng can trường của họ có thể đưa họ vào con đường ngục tù, nhưng chính tinh thần bất khuất và lòng kiên trì của họ dù bị bỏ đói, bỏ khát, đánh đập là điều thúc đẩy tất cả chúng ta phải hành động. Số lượng tù nhân chính trị bị bắt giữ tùy tiện tại Việt Nam thường không rõ ràng vì bản chất đàn áp và bí mật của chế độ. Những trường hợp mà chúng ta biết được là nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của quý vị ngồi bên cạnh tôi và những người ở Việt Nam sẵn sàng hy sinh sự an nguy của họ để ghi lại những vụ bắt giữ và tham dự những buổi xử kín. Quan trọng không kém là vai trò mà cộng đồng quốc tế có thể giúp để soi rọi vào những trường hợp này. Tôi có hai đề nghị đơn giản, cụ thể cho Tiểu ban này và Quốc hội. Tôi xin kêu gọi ông chủ tịch xem xét một cơ chế bảo trợ những người này là tù nhân lương tâm để công chúng biết đến câu chuyện của họ. Khi cùng sát vai với những người này, lý tưởng của họ sẽ trở thành lý tưởng của chúng ta. Hỗ trợ quốc tế không chỉ là việc đáng làm, mà còn là một bảo đảm tốt nhất cho sự an toàn của những con người dũng cảm này. Ngoài ra, Quốc hội có thể thúc đẩy Đại sứ quán Canada tại Hà Nội thực hiện những chuyến thăm tù nhân để bảo đảm nhà tù tôn trọng quyền được thăm viếng được điều trị y tế, được cung cấp thực phẩm và nước uống. Tôi muốn trích dẫn lời nói ý nghĩa của ông Cotler về trường hợp của các nhà hoạt động nhân quyền Iran. "Đối với các cá nhân xuất sắc và dũng cảm đã dám thách thức chế độ, kể những câu chuyện của họ là điều nhỏ nhất mà chúng ta có thể làm." Tương tự, đó là điều mà chúng ta có thể làm đối với các tù nhân lương tâm Việt Nam. Chúng ta không chỉ nêu đích danh thủ phạm vi phạm nhân quyền mà còn tôn vinh những người ở Việt Nam đang nỗ lực không mệt mỏi để tranh đấu cho quyền làm người. Chúng ta nên kể câu chuyện của họ với toàn thế giới. Cảm ơn quý vị đã dành thì giờ quý báu, và tôi xin trao lại cơ hội phát biểu cho những nhà hoạt động từ Việt Nam.
......

Điều trần về “Tình Trạng Nhân Quyền tại Việt Nam” tại Quốc Hội Canada

Ottawa - Canada 28/5/2015: Tình trạng nhiều nhà hoạt động chính trị và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam bị đàn áp dưới nhiều hình thức, rồi bị ném vào nhà tù qua những phiên toà đóng kịch, để bị đánh đập, vắt kiệt sức bằng lao động khổ sai. Tình trạng các tôn giáo vốn từ trước đến nay vẫn bị trói buộc, nay đang có nguy cơ bị nhà cầm quyền CSVN lũng đoạn, kiểm soát ngặt nghèo hơn nữa qua dự luật tín ngưỡng tôn giáo sắp được ban hành. Tình trạng giam giữ các tù nhân lương tâm một cách khắc nghiệt, gây tổn thương trầm trọng về cả thể xác lẫn tinh thần vẫn tiếp diễn ngày càng khốc liệt hơn. Đó là những thông điệp chính của các nhân chứng trong buổi điều trần tại Quốc Hội Canada chiều ngày 28/5 vừa qua. Buổi điều trần “Tình Trạng Nhân Quyền tại Việt Nam” do Tiểu ban Quốc tế Nhân quyền, thuộc Ủy ban Thường trực về Đối ngoại và Phát triển quốc tế, Quốc Hội Canada tổ chức tại Đại Sảnh Trung Tâm của Tòa nhà Quốc Hội (Centre Block), dưới sự điều hợp của Dân biểu Wayne Marston, Phó Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Canada, cùng sự tham dự của một số dân biểu trong tiểu ban này. Ba người được mời trình bày trong cuộc điều trần gồm hai nhà hoạt động từ Việt Nam là Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, thành viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam; ông Trương Minh Tam, cựu tù nhân lương tâm và thành viên của Phong Trào Con Đường Việt Nam; và người thứ ba là cô Nguyễn Quốc Trinh, đại diện Đảng Việt Tân. Trong phần trình bày của mình, cô Nguyễn Quốc Trinh đã cho biết tình trạng chung của nhiều nhà hoạt động chính trị và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam là bị đàn áp hàng ngày qua nhiều hình thức, như bị công an theo dõi, tra vấn, đánh đập. Những người trở thành mục tiêu trấn áp của chế độ thì thì bị bắt giữ dưới những tội danh tùy tiện, bị từ chối có đại diện pháp lý thỏa đáng. Sau đó bị ném vào tù qua những phiên toà “bỏ túi”. Một trong những chiến dịch đàn áp được coi là tàn bạo nhất trong nhiều năm qua và được thế giới biết đến là “vụ án 14 thanh niên Công Giáo” vào đầu năm 2013. Những thanh niên yêu nước trong vụ án này bị nhà cầm quyền kết án tổng cộng 86 năm tù giam. Ba người bị giáng những bản án tù dài nhất là ông Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hoà (mỗi người 13 năm) và cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, 8 năm. Nhóm Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Giam Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) đã phán quyết rằng, việc bắt giữ và kết án những nhà hoạt động ôn hòa này đã vi phạm luật pháp quốc tế, và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích họ vô điều kiện cũng như phải bồi thường họ cho việc giam giữ tùy tiện. Cả ba người, ông Diệu, ông Hòa và cô Minh Mẫn đã bị tù ngục vì lòng yêu nước và sự phản kháng can trường của họ. Ngay trong nhà tù họ vẫn kiên cường như vậy, khiến càng bị trả thù khắc nghiệt hơn; từ bị bỏ đói, bỏ khát, đến đánh đập, đày đọa. Tinh thần bất khuất đó thúc đẩy những người có lương tri phải hành động. Sau cùng, cô Nguyễn Quốc Trinh đưa ra hai đề nghị đơn giản và cụ thể là: 1/ Tiểu Ban Nhân Quyền và Quốc Hội Canada xem xét một cơ chế bảo trợ các tù nhân lương tâm. Việc làm này vừa đề cao những lý tưởng đấu tranh của các tù nhân lương tâm, vừa là bảo đảm tốt nhất cho sự an toàn của những con người dũng cảm này; và 2/ Quốc hội có thể thúc đẩy Đại sứ quán Canada tại Hà Nội thực hiện những chuyến thăm tù nhân lương tâm để bảo đảm nhà tù tôn trọng quyền được thăm viếng, được điều trị y tế, được cung cấp thực phẩm và nước uống. Người thứ hai được mời trình bày trong cuộc điều trần là Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam tại Bình Tân và thành viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng đã trình bày về tình hình tổng quát của các tôn giáo tại Việt Nam hiện nay. Qua đó, những hiện tượng bề ngoài về sự phát triển số lượng các cơ sở thờ tự, những lễ hội tôn giáo đình đám, tạo ấn tượng các tôn giáo được tự do đều chỉ là sự giả tạo ngoài mặt. Chỉ được nhà cầm quyền ban cho những cộng đoàn tôn giáo, những chức sắc hoặc tín đồ ngoan ngoãn tuân phục nhà cầm quyền hoặc im lặng trước các sai lầm và tội ác của chế độ. Những quyền tự do tôn giáo đích thực như quyền được tự do thành lập và sinh hoạt; được công nhận trước luật pháp; được độc lập trong việc tuyển sinh, huấn luyện tu sĩ; được tấn phong, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc lãnh đạo; quyền được loan truyền giáo lý và văn hóa tôn giáo; quyền được góp phần vào việc giáo dục, được thực hiện các công việc từ thiện; quyền được tư hữu đất đai và mua bán, chuyển nhượng; được tự do liên lạc và trao đổi với quốc tế cho nhu cầu tôn giáo… Tất cả các quyền chính yếu này, các Giáo hội tại Việt Nam hoàn toàn không có. Muốn có thì phải cúi đầu xin phép nhà cầm quyền với vô số điều kiện rất khắt khe, trói buộc. Sự khắt khe, trói buộc các tôn giáo nhiều hơn nữa chính là mục tiêu của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo mà nhà cầm quyền CSVN dự tính ban hành trong nay mai. Dự luật này, với nhiều từ ngữ, điều khoản mơ hồ, mâu thuẫn, nhằm mục đích kiểm soát, khống chế, lũng đoạn các Giáo hội, giới hạn tự do tôn giáo một cách nghiêm ngặt hơn nữa. Hội Đồng Liên Tôn đã có một kháng thư về Dự luật này nhắm tố cáo nhà cầm quyền tiêu diệt các quyền tự do tôn giáo đích thực. Cuối cùng, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng nêu lên một số sự kiện chứng minh chính sách đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền đối với tất cả mọi tôn giáo. Từ việc cướp phá, triệt hạ các cơ sở thờ tự đến bắt bớ giam cầm, sách nhiễu những chức sắc tôn giáo và giáo dân, ngăn cản tín đồ các tôn giáo hành đạo, v.v... Sau Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, ông Trương Minh Tam, thành viên phong trào Con Đường Việt Nam trình bày về tình trạng quyền con người của các tù nhân chính trị trong các nhà tù ở Việt Nam. Những sự kiện được nêu ra trong phần trình bày của ông Trương Minh Tam căn cứ trên chính kinh nghiệm bị giam cầm, cùng với những điều tra, thu thập của ông trong tư cách là người hoạt động chuyên nghiệp về quyền con người của Phong Trào Con Đường Việt Nam. Ông Trương Minh Tam cho biết về tình trạng giam giữ tồi tệ các tù nhân chính trị trong các “chuồng cọp” chật hẹp, ngột ngạt, dơ bẩn; bị tù hình sự được cắt cử đến ở tù chung để gây sự để đánh đập tàn nhẫn; khẩu phần ăn uống thiếu thốn, thiu thối, lẫn lộn với rác rưới, sỏi đá,...Vì vậy sinh ra bệnh tật mà không được thuốc men điều trị. Về mặt tinh thần thì chỉ được đọc báo Nhân Dân của đảng CSVN, hoặc phải coi những chương trình truyên hình vô bổ, ngu muội; không được nhận sách báo gia đình gửi vào. Để phản kháng sự đối xử tàn độc trong nhà tù, các tù nhân chính trị chỉ còn mỗi “vũ khí” đấu tranh là tuyệt thực. Tức là dùng chính sự an nguy và mạng sống của mình để đấu tranh. Trong số những tù nhân lương tâm đang tuyệt thực như Đặng Xuân Diệu, Đinh Nguyên Kha, Trần Vũ An Bình, Bùi Minh Hằng, Tạ Phong Tần, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn...., ông Trương Minh Tam đặc biệt đề nghị Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Canada lưu ý đến trường hợp của ba người là: 1/ Đặng Xuân Diệu; chỉ trong gần 4 năm tù, ông đã tuyệt thực và từ chối thức ăn gần 500 ngày. Ông bị đánh đập liên tục suốt 6 tháng và đang bị nhiều bệnh tật hiểm nghèo và hiện nay lưng đã còng xuống, chỉ còn nặng 40 kg; 2/ Tạ Phong Tần; và 3/ Trần Huỳnh Duy Thức. Các dân biểu thuộc Tiểu ban Nhân quyền Quốc Hội Canada tham dự buổi điều trần về tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày 28/5/2015 Trong phần hỏi đáp, các dân biểu trong Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Canada đều nhắc lại sự kiện Việt Nam đang là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà hành xử hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Hội đồng này đề ra. Dân biểu David Sweet đặt câu hỏi về sự đáp ứng của nhà cầm quyền CSVN đối với kháng thư về đạo luật “tín ngưỡng tôn giáo” của Hội Đồng Liên Tôn. Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tương tự như tất cả những kiến nghị của người dân gửi chính quyền từ trước đến nay, nhà cầm quyền không hề hồi đáp kháng thư của Hội Đồng Liên Tôn. Các dân biểu Tyron Benskin, Irwin Cotler, Hoàng Mai và nữ dân biểu Nina Grewal lần lượt nêu các câu hỏi về quyền tự do báo chí, internet; về sự an toàn của Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Trương Minh Tam khi trở lại Việt Nam; về hiệu quả của áp lực quốc tế đối với CSVN trong lãnh vực nhân quyền. Những sự kiện được các dân biểu nêu ra trong các câu hỏi cho thấy, họ biết khá rõ tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Về sự an toàn khi trở lại Việt Nam, ông Trương Minh Tam và Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng đều cho biết, họ chỉ lo ngại không ra được khỏi Việt Nam để góp tiếng nói cho công cuộc đấu tranh chung. Về cá nhân, họ không lo sợ gì khi trở lại Việt Nam. Ông Trương Minh Tam cho rằng, áp lực quốc tế rất quan trọng. Bằng chứng là, sau khi ra khỏi nhà tù, ông đã nói về trường hợp tù nhân lương tâm Dặng Xuân Diệu cho thế giới biết, từ đó nhà cầm quyền đã bớt hà khắc đối với ông Đặng Xuân Diệu. Cô Nguyễn Quốc Trinh trả lời câu hỏi liên quan đến tự do báo chí và internet, áp lực của quốc tế. Cô Trinh cho biết, CSVN thực sự đã có những nỗ lực để ngặn chặn sự giao tiếp giữa trong và ngoài nước qua phương tiện internet, nhưng họ đã thất bại. Vì vậy, họ dùng chiến thuật theo dõi các blogger. Tuy nhiên, do không đủ khả năng và nguồn lực, nhà cầm quyền có khuynh hướng dùng bạo lực và nhà tù để răn đe các blogger. Về hiệu quả của áp lực quốc tế, cô Trinh cho rằng, nay Việt Nam đang muốn hội nhập với thế giới và phải tuân theo những quy định của quốc tế. Vì vậy quốc tế có thể khai dụng lợi thế này để tạo sức ép, buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải phóng thích các tù nhân lương tâm, tôn trọng tự do ngôn luận hơn, thúc đẩy cải cách luật pháp, hiến pháp. Về sự an toàn của Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Trương Minh Tam khi trở lại Việt Nam, cô Trinh đã đề nghị các dân biểu trong Tiểu Ban Nhân Quyền bảo trợ cho họ. Yêu cần nhân viên toà đại sứ Canada đến thăm hỏi, can thiệp nếu họ bị sách nhiễu. Đề nghị này đã được dân biểu chủ toạ gật gù tán đồng và các dân biểu khác tỏ thái độ tán thành. Sau buổi điều trần, các dân biểu thuộc Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Canada đã bắt tay niềm nở thăm hỏi 3 vị khách điều trần. Tham dự buổi điều trần còn có đại diện Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Ontario, Đoàn TN Phan Bội Châu, Nhóm Sinh Viên Thực Tập với TNS Ngô Thanh Hải, Con Đường Việt Nam Canada, Voice Canada, Đài SBTN Canada, Vo Media, và một số đồng bào. Lê Văn ******** Đôi nét về ba vị điều trần tại Quốc Hội Canada - Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện Hội Đồng Liên Tôn Viêt Nam. Ms. Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1954, là mục sư Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam tại Bình Tân và thành viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. Ông hoạt động tích cực trong các lãnh vực đấu tranh cho tự do tôn giáo, vạch trần những vi phạm nhân quyền, và bảo vệ các nạn nhân của tham nhũng, nhất là những vụ chính quyền cướp đất của người dân. Ông thường xuyên bị xách nhiễu và bị công an hăm dọa, và gần đây vợ và con của ông cũng bị hăm dọa tương tự. Các tín hữu của Hội Thánh cũng thường xuyên bị đe dọa và xách nhiễu bởi chính quyền. - Ông Trương Minh Tam, thành viên phong trào Con Đường Việt Nam. Ông Trương Minh Tam, sinh năm 1970, là một nhà hoạt động và là cựu tù nhân chính trị, tích cực trong việc chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc lên chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Ông là thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam. Sau khi bị bắt giữ vào mùa Thu năm 2013, ông bị kết án vì lý do chính trị và bị cầm tù một năm trời. Khi ở trong trại tù Thanh Hóa, ông ở buồng giam kế bên người bạn tù là nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu. Khi ra khỏi tù, ông Tam thuật lại việc ngược đãi và hành hạ ông Diệu trong tù. - Cô Nguyễn Quốc Trinh, Đại Diện Đảng Việt Tân. Cô Trinh sinh năm 1987, là thành viên của Việt Tân. Công việc của cô chú trọng vào việc phổ biến thông tin và công cụ về an ninh số và vượt tường lửa cho giới nhà báo công dân, bloggers và giới hoạt động tại Việt Nam. Cô cũng là hướng dẫn viên cho Rhize (rhize.org), một công ty giúp xây dựng khả năng cho các phong trào tranh đấu ôn hòa và bất tuân dân sự trên thế giới. Cô có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và huấn luyện trong các lãnh vực quyền tự do sinh sản, chống bạo hành phụ nữ, và hoạt động mạng.
......

Thư Mời tham dự „Một Ngày Cho Quê Hương Việt Nam“

Trân trọng kính mời Quý Chức sắc tôn giáo, Nhân Sĩ, Liên Đoàn CGVN tại Đức, Liên Hội NVTNCS tại Đức, Cộng đồng, Đoàn thể VNTN, Quý Đồng Hương tại Đức, Hòa Lan, Bỉ đến tham dự „Một Ngày Cho Quê Hương Việt Nam“ do Hội Bác Ái Vinh Sơn Phaolô Đức Quốc với sự cộng tác của nhóm Tài Năng Trẻ „TNT“ Việt Media Đan Mạch và được sự hỗ trợ của Liên Hội NVTNCS tại Đức, Cộng đoàn CG, Gia đình Phật Tử, Hội NVTNCS-MG, Odenwald, Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc tổ chức:     Thứ bảy, 04.07.2015, tại Thánh đường, Hội trường Heilig Geist, Stapperweg 335, 41199 Mönchengladbach Rheydt Chương trình: 14 giờ 15:     Chào đón Quan Khách và Đồng Hương. 14 giờ 30:     Cung nghinh thánh tượng Đức Mẹ La Vang, thắp nến tưởng niệm các Anh Hùng dân tộc và Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vị quốc vong thân.   Thánh lễ đồng tế, Linh mục Phêrô Nguyễn văn Khải Dòng Chúa Cứu Thế  Roma giảng thuyết. 17 giờ 00:     Bữa cơm tình thương và chương trình văn nghệ với chủ đề:                      „Cám ơn Anh! Người thương binh Việt Nam Cộng Hòa“  Trong phần này, chúng ta quyên góp để giúp đỡ „Các Anh Thương Phế Binh“ đang sống trong cảnh cơ cùng tại quê hương Việt Nam. 22 giờ 30:     Kết thúc. Sự hiện diện của Quý Cha, Quý Chức sắc, Quý Vị ân nhân, Quý Hội đoàn và Quý Đồng Hương nói lên tinh thần Bác Ái đối với tha nhân. Trân trọng kính chào TM Ban Tổ chức Nguyễn Văn Rị Hội trưởng Hội Bác Ái Vinh Sơn Liên Lạc:     Nguyễn Văn Rị      02166 - 340153, Handy 0157 - 86509266                   Trần Lệ Hoàng      02151 - 9491770                    Bùi Thanh Thụ      02131 - 35147
......

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và ông Trương Minh Tam vận động cho tù nhân lương tâm tại Quốc Hội Canada

Đảng Việt Tân cùng với văn phòng Luật sư Cambridge LLP tại Canada đồng tổ chức cuộc vận động cho các tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam với những án tù dài hạn. Cuộc vận động kéo dài hai tuần, bao gồm những sinh hoạt như điều trần trước Quốc Hội Canada, tham dự buổi tiếp tân do dân biểu Judy Sgro tổ chức, gặp gỡ một số dân biểu và nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Canada. Trong chuỗi vận động này, Tiểu ban Quốc tế Nhân quyền, thuộc Ủy ban Thường trực về Đối ngoại và Phát triển quốc tế, Quốc Hội Canada đã mời hai nhà hoạt động từ Việt Nam gồm Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, thành viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam; ông Trương Minh Tam, cựu tù nhân lương tâm và thành viên của Phong Trào Con Đường Việt Nam; và người thứ ba là cô Nguyễn Quốc Trinh, đại diện Đảng Việt Tân điều trần vào lúc 13 giờ ngày 28 tháng 5 năm 2015. Cuộc vận động đặt trọng tâm vào việc trình bày trước công luận Canada và thế giới về những tù nhân lương tâm có án tù rất nặng trên dưới 10 năm, đang phải gánh chịu những ngày tháng dài trong lao tù và bị đối xử tàn tệ dưới chế độ lao tù của CSVN. Điển hình là những tù nhân lương tâm như Hồ Đức Hoà, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Ngô Hào, Trần Thị Thuý, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Công Chính, và các thành viên trong Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn. Cựu TNLT Trương Minh Tam, một người từng là bạn tù của anh Đặng Xuân Diệu, là nhân chứng cho hoàn cảnh đáng quan tâm của TNLT Đặng Xuân Diệu. Anh Diệu là một trong những thanh niên yêu nước từ Nghệ An bị kết án 13 năm tù và đang bị đối xử tàn nhẫn, bị cô lập với gia đình và thế giới chung quanh, chỉ vì anh cương quyết không nhận tội và không mặc áo tù. Nhân dịp này, văn phòng luật sư Cambridge LLP đã nhận đại diện cho TNLT Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa (13 năm tù), và Nguyễn Đặng Minh Mẫn (8 năm tù) để vận động dư luận và chính phủ Canada can thiệp cho ba trường hợp này. Sau đây là phần chia sẻ cảm nghĩ của Ms Nguyễn Mạnh Hùng và Cựu TNLT Trương Minh Tam, khi vừa đặt chân tới Canada:  
......

Ra mắt StoryMaker: Công Cụ Truyền Thông Mới Cho Cư Dân Mạng

Thông Cáo Ngày 16 tháng 5, 2015 (Singapore) - Trong nỗ lực hỗ trợ phong trào dân báo, Đảng Việt Tân, Tổ chức Article 19 và Đài Á Châu Tự Do tổ chức buổi ra mắt một công cụ truyền thông mới có tên gọi là StoryMaker. Buổi ra mắt StoryMaker kéo dài từ ngày 15-17 tháng 5, 2015 tại Singapore với sự có mặt của hơn 30 tham dự viên đến từ Việt Nam và các tổ chức quốc tế. Trong ba ngày sinh hoạt các tham dự viên được huấn luyện về kỹ năng truyền thông và cách áp dụng công cụ StoryMaker để thực hiện các bản tin và phóng sự có chất lượng. Ngoài huấn luyện về truyền thông, các tham dự viên sẽ gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các tổ chức nhân quyền quốc tế về vấn đề tự do ngôn luận. Các tổ chức và cơ quan truyền thông tham gia huấn luyện: Ký giả Nguyễn Khanh, Giám đốc Ban Việt Ngữ, Đài Á Châu Tự Do Đạo diễn Vũ Trần, Giám đốc Chương trình, Đài Truyền Hình SBTN Kỹ sư Lê Quang, Chuyên viên kỹ thuật, Đảng Việt Tân Cô Judy Taing, Đặc trách Á Châu, Hiến Chương 19 (ARTICLE 19) Ông Benjamin Ismail, Đặc trách Á Châu, Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) Trong thời đại ngày nay, làm truyền thông không còn là lãnh vực độc quyền của giới ký giả chuyên nghiệp. Bất cứ ai với chiếc điện thoại thông minh trên tay cũng có thể thành một nhà báo công dân. Công cụ StoryMaker đã được chuyển ngữ sang 13 ngôn ngữ và tiếng Việt là phiên bản mới nhất được thực hiện bởi Đảng Việt Tân. Blogger Dũng Mai, một người hoạt động luôn đi sát với các dân oan có mặt tại buổi ra mắt StoryMaker chia sẻ: “StoryMaker cho những người làm truyền thông lề dân một công cụ mạnh mẽ để truyền tải thông tin xác thực, sống động về tình cảnh khốn cùng của dân oan Việt Nam hiện nay và đưa tới các công dân toàn cầu một cái nhìn đầy đủ hơn về bức tranh Việt Nam 2015”. Từ gốc nhìn của một nhà báo chuyên nghiệp, ông Võ Văn Tạo cho biết: “Chỉ cần một điện thoại Android với vài thao tác đơn giản, ai cũng có thể cho công chúng biết điều bạn muốn nói. Còn gì tự do hơn, thú vị hơn? StoryMaker giúp chúng ta điều đó một cách hữu hiệu.” Với sự hỗ trợ của công cụ StoryMaker, Ban Tổ Chức hy vọng các tham dự viên nói riêng, và cư dân mạng nói chung sẽ càng làm tốt hơn việc chuyển tải thông tin lề dân đến với đại khối quần chúng, và góp phần để phong trào dân báo ngày một tiến xa. Để download và thêm thông tin về StoryMaker: https://www.nofirewall.net/doi-net-ve-storymaker-cong-cu-dong-hanh-cho-c... Trân trọng, Article 19 Đài Á Châu Tự Do Đảng Việt Tân Theo viettan.org
......

Thư Mời Tham Dự Ngày Quân Lực 19.06 tại Wiesbaden 2015

THƯ MỜI Tham Dự Ngày Quân Lực 19.06 tại Wiesbaden 2015 « Ngày Hỗ Trợ Anh Em Đồng Đội Bên Nhà » Kính thưa Quý Liên Hội, Quý Tổ Chức Đoàn Thể và Quý Đồng Hương Người Việt Quốc Gia tại CHLB Đức Quý Niên Trưởng và Quý Chiến Hữu Quân Dân Cán Chính VNCH Quý Chiến Hữu Hội Viên và Hậu Duệ TTCS/VNCH/Đức Quốc Ngày 20.06.2015, Ban Tổ Chức TTCS/VNCH/  tại Đức Quốc chúng tôi xin trân trọng kính mời Quý Vị và Quý Chiến Hữu bớt chút thời gian về Wiesbaden tham dự buổi họp mặt. Trước là để ghi nhớ  Ngày Quân Lực 19.06 năm nay 2015 khi mà CSVN vẫn chưa sụp đổ !. Sau là để xoa dịu phần nào nỗi đau của Anh Em Phế Binh VNCH còn lại nơi quê nhà  - Ngày Quân Lực năm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện với tiêu đích « Ngày Hỗ Trợ Anh Em Đồng Đội Thương Phế Binh Bên Nhà » như chúng ta đã tổ chức trong năm vừa qua tại München 2014 - Kế tiếp là phần «Văn Nghệ Hậu Phương Tiền Tuyến Năm Xưa » sẽ gợi lại trong chúng ta qua ký ức một thời để nhớ do các Giọng Hát Quen Thuộc Thân Thương & Thế Hệ Hậu Duệ VNCH đảm trách. Ban Tổ Chức xin đa tạ mọi sự cố vấn và hỗ trợ về tinh thần của tất cả Quý Niên Trưởng và các Chiến Hữu ở khắp nơi về đây họp mặt, bắt đầu vào lúc 16 giờ 00 ngày thứ bảy, 20. tháng 06 năm 2015 Địa điểm:   Hội Quán CĐNVTN Wiesbaden       Gemeinschaftszentrum Schelmengraben       Hans - Böckler –Straße  5-7       65199 Wiesbaden Sự hiện diện của Quý Vị, Quý Niên Trưởng và các Chiến Hữu sẽ mang lại niềm hãnh diện trong tình Huynh Đệ Chi Binh cho ngày Quân Lực 19.06 năm nay tại Wiesbaden. Nếu Quý Khách nào ngủ qua đêm, nhớ mang theo túi ngủ, chúng ta sẽ nghỉ ngơi tại Hội Trường. Trân trọng kính chào Quý Vị, Quý Niên Trưởng và các Chiến Hữu. Wiesbaden, ngày 01 tháng 5 năm 2015 TM  Ban Tổ Chức  TTCS/VNCH/Đức Quốc C/H Nguyễn Văn Năng        C/H Lê Hồng Đức Mọi chi tiết xin liên lạc:  Các C/H  Võ Văn Tư (06122) 533 36 36, C/H Vũ Ngọc Hải (089) 809 159 58, Lê Trung Ưng  (06062) 60 88 32, Nguyễn Văn Năng (07940) 93 95 83,  Đinh Kim Tân (0441) 38 38 38, Nguyễn Văn Lê (089) 455 484 50, Lê Phi Bằng (089) 312 306 89, Lê Hồng Đức (089) 615 199 86  
......

Thư mời tham dự “40 NĂM, TƯỞNG NHỚ VÀ TRI ÂN“

ỦY BAN THỤY SĨ - VIỆT NAM (COSUNAM) Thư mời quý đồng hương “40 NĂM, TƯỞNG NHỚ VÀ TRI ÂN“ Genève, ngày 30 tháng 4 năm 2015 Kính thưa quý ông bà, quý anh chị, • 2015 - đánh dấu 40 năm thảm trạng người Việt bỏ nước ra đi sau khi toàn nước Việt Nam rơi vào làn sóng đỏ cộng sản. • 2015 - đánh dấu 40 năm sự hiện diện của Cộng đồng Việt Nam trên toàn thế giới. Chúng ta còn nhớ, 1979, trong khi người vượt biên tiếp tục chạy thoát chế độ độc tài cộng sản thì các quốc gia lân cận đã từ chối đón tiếp vì quá lượng. Liên Hiệp Quốc đã phải có những buổi họp khẩn tại Genève. Công đồng Người Việt tại Âu châu đã tổ chức biểu tình và đêm tuyệt thực ngay trước công trường, đòi hỏi Liên Hiệp Quốc phải nhanh chóng tìm giải pháp hầu can thiệp và giúp đỡ đồng bào chúng ta đang chen chúc trong những trại tị nạn hay còn đang lênh đênh trên mặt biển. Cao Ủy Ty Nạn Liên Hiệp Quốc và Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế có trụ sở tại Genève đươc xem như là trung tâm điều động các chiến dịch và cũng là nơi qui tụ tất cả danh sách và tin tức về thuyền nhân. Mặc dù may mắn đến được bến bờ tự do và đã an cư lạc nghiệp, chúng ta vẫn không quên rằng nước Việt Nam từ Bắc chí Nam vẫn còn đang phải sống dưới sự cai trị của một tập đoàn độc tài và bất nhân. Chúng ta vẫn có bổn phận đánh động công luận quốc tế và tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự hoà bình trong tự do và dân chủ. Trong tinh thần tưởng nhớ những đồng bào đã bỏ mình trên biển cả trên con đường tìm tự do, Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam COSUNAM, với sự hỗ trợ của hội đoàn tại Thuỵ Sĩ và Âu châu, kính mời quý ông bà, quý anh chị khắp nơi đến tham dự « 40 năm, tưởng nhớ và tri ân » vào ngày thứ bảy 13 tháng 6 năm 2015 tại Campagne du Château Pictet chemin du Pommier hay chemin Auguste Vilbert 1218 Le Grand-Saconnex / Genève / Thụy Sĩ Đây là cơ hội để chúng ta tỏ tình liên đới với đồng bào quốc nội, và cũng để tỏ lòng tri ân đến những người bảo trợ đã giúp đỡ, dẫn dắt chúng ta trong thời gian đầu mới đặt chân đến chỗ dung thân hiện tại, trong tâm trạng còn rất nhiều hoang mang, bỡ ngỡ. Chúng tôi kêu gọi quý ông bà, quý anh chị hãy mời các vị bảo trợ cùng đến tham dự buổi lễ. Trong chương trình, chúng tôi sẽ dành một khoảng thời gian quan trọng để VINH DANH và trao bằng ghi ơn đến các NGƯỜI BẢO TRỢ của quý ông bà, quý anh chị. Xin mọi người nhiệt tình hưởng ứng và ghi danh họ (*1) ở cuối thư. Danh sách các người bảo trợ sẽ được tuyên dương trong đêm lễ. Để tiện việc tổ chức, xin vui lòng hồi âm trước ngày 30 tháng 5 năm 2015. Cũng nhân dịp này, Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam COSUNAM sẽ tổ chức: Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập COSUNAM và 10 năm Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân « BOAT PEOPLE » được dựng lên ở Grand-Saconnex, Genève. Chúng tôi rất mong đươc sự hiện diện đông đảo và lấy làm vinh dự được đón tiếp quý ông bà, quý anh chị. Xin chân thành kính mời, Thay mặt Ban Tổ Chức Nguyễn Đăng Khải Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam COSUNAM website: cosunam.ch email: [email protected] email: [email protected] Danh sách Hội đoàn tham gia (sẽ đươc bổ túc thêm sau): Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne / Thụy Sĩ Câu Lạc Bộ Làng Việt / Thụy Sĩ Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà / Thụy Sĩ Hội Chuyên Gia Việt Nam / Thụy Sĩ Giáo Hội Cơ Đốc Việt Nam / Thụy Sĩ Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris / Pháp Nhóm Nhân Quyền cho Việt Nam tại Stavanger / Na Uy Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn / Cộng Hòa Liên Bang Đức Nhóm Người Việt Tỵ Nạn / Đan Mạch  CHƯƠNG TRÌNH và chi tiết sẽ được bổ túc sau. Để có một ý niệm tổng quát: (giờ giấc có thể thay đổi tùy theo thời tiết và nhu cầu kỹ thuật) Vào cửa tự do 9:00-14:30 Hướng dẫn viếng thăm thành phố Genève 15:30 Địa điểm: Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân « Boat People » (ngay nơi tổ chức) Nghi lễ dâng hương tưởng nhớ đồng bào đã mất trên biển cả Diễn văn Ban Tổ Chức Diễn văn chào mừng của Chính quyền tiểu bang Genève với sự hiện diện của 2 Bộ trưởng: Luc Barthassat & Serge Dal Busco Diễn văn chào mừng của Chính quyền thành phố Grand-Saconnex 17:00 Rước đuốc Tự Do chạy trên con đường mang tên « Promenade des Libertés - Con đường Tự Do », nơi nối liền Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân và 1 mảnh Bức Tường Bá Linh. Đuốc Tự Do này sẽ lần lượt chạy qua nhiều thành phố Âu Châu 18:00 Triển lãm hình ảnh, chiếu phim, các quầy thông tin của những Hội đoàn đến từ nhiều quốc gia 18:30 Cơm chiều thân mật với nhiều gian hàng ẩm thực được bày bán, giá phải chăng 19:30 Nghi lễ chính thức Diễn văn Ban Tổ Chức Vinh danh những người bảo trợ Chiếu phim, triển lãm hình ảnh Văn nghệ do các Hội đoàn tham gia cống hiến Một tiết mục đặc sắc của người dân bản xứ Thụy Sĩ 23:00 Bế mạc « Lorsque les hommes sont libres de choisir, ils choisissent la liberté » www.cosunam.ch - email: [email protected] Chemin Métairie 22 CH-1218 Grand-Saconnex
......

Chia xẻ với thương phế binh

Sau 30.4.1975 nhiều người rời quê hương VN với đôi bàn tay trắng, đánh đổi sự sống của mình trên đại dương cũng như núi rừng, đường bộ để đến được bến bờ tự do. May mắn chúng ta được các quốc gia mở rộng vòng tay nhân ái thu nhận cho định cư, thời gian đầu người tỵ nạn được giúp đỡ học ngôn ngữ bản địa, ngôn ngữ là chìa khóa tìm việc làm, để bắt đầu cuộc sống tự lập. nhiều người phải làm hai ba việc, mười mấy giờ một ngày, để có tiền đi học tiếp, làm lại cuộc đời mới nơi xứ người và gởi về giúp đỡ cho gia đình, thân nhân. Một thời gian dài đời sống của người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới hội nhập, thành công trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học. Những sinh hoạt xã hội luôn hướng về Việt Nam, bởi vậy Nhà Thờ, Chùa, các Hội đoàn thường tổ chức những buổi quyên góp từ thiện để giúp những người kém may mắn, nghèo khó bên quê nhà. Đặc biêt là chương trình hàng năm ở Mỹ, Hội H.O cùng tất cả các Hội Đoàn, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Ca, nhạc sĩ của trung tâm Asia, đài SBTN…cùng tổ chức „Đại Nhạc Hội Cám ơn Anh“ được 8 lần để giúp Thương Phế Binh và Cô Nhi Qủa Phụ VNCH, không được nhà cầm quyền CSVN giúp đỡ. Chủ tịch Hội H.O bà Nguyễn Hạnh Nhân cho biết hơn 40 ngàn hồ sơ cần phải cứu giúp. Số tiền quyên góp hàng năm trong những kỳ Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh khoảng hơn nửa triệu USD. Chia cho đầu người giống như cơn mưa rào trong mùa nắng hạ! không thấm vào đâu. Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng vào dịp đầu xuân cũng tổ chức họp mặt quyên góp khoảng 20 ngàn USD giúp cho TPB xứ Quảng, nhiều Hội Đoàn, các Binh chủng, cũng đóng góp tiền gởi về giúp đỡ thể hiện tinh thần „không bỏ anh em“ „lá lành đùm lá rách“. Nhìn lại 40 năm qua TPB VNCH họ vẫn sống lam lũ qua ngày trong thiếu thốn, nghèo khó, ở thành phố phần đông họ bán báo, bán vé số. Trong năm qua Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng Quận Ba, Sài Gòn, được sự hổ trợ của các ân nhân trong và ngoài nước, các Linh mục của DCCT đã tổ chức những lần phát xe lăn, xe lắc, khám bệnh, cấp bảo hiểm y tế, các anh TPB được các Cha, Bác sĩ, Y tá, Thiện nguyện viên giúp đỡ chân thành trong tình thương thật bác ái, bao la.  Hoà thượng Thích Không Tánh trụ trì chùa Liên Trì, quận 2 Sài Gòn đầu tiên tổ chức phát quà cho TPBVNCH, việc làm nhân đạo nhưng bị ngăn chận bởi nhà cầm quyền điạ phương. DCCT có phương tiện truyền thông, có địa điểm thuận lợi rộng lớn hơn. Nên được nhiều TPB đến ghi danh xin trợ cấp xe lăn, khám bệnh… Xem những đoạn phim trên Youtube những TPB VNCH đến nhà Thờ nhiều người cụt tay, cụt chân, hai tay cầm chiếc ghế nhựa làm đôi chân lê lết, người sáng mắt dìu người mù, bồng bế nhau đến để được nhận quà, khám bệnh định kỳ. Nhìn đời sống của họ chúng ta phải rơi lệ, mình may mắn hơn còn nguyện vẹn hình hài dù trải qua chiến tranh khói lửa, ra nước ngoài được „an cư lạc nghiệp“. Trong khi những TPB VNCH bên nhà, lớn tuổi bị thương, tật nguyền còn phải lăn lóc với đời sống hàng ngày để kiếm miếng cơm, manh áo, bệnh không có tiền mua thuốc, qua đời không có tiền để mai tán… Tuổi đời càng già, vết thương đau nhức cần thuốc chửa trị vv… Sau 30.4.1975 họ không hưởng quyền lợi cấp dưỡng, đau ốm vào bệnh viện phải có tiền, muốn cái xe lăn mới là một ước mơ! Năm qua DCCT đã thực hiện được tin mừng cứu độ, là sự hiện diện của Chúa và tình yêu thương của Ngài với những người nghèo khó, thấp cổ bé miệng. Người Việt hải ngoại đặc niềm tin vào tình yêu, với tấm lòng tận hiến của các Tu sĩ, Linh mục của nhà Dòng. Cùng nhau vận động gởi tiền về đến tận tay các TPB để chia xẻ, nhớ ơn họ đã chiến đấu bỏ một phần thân thể trên chiến trường, để hậu phương mọi người được sống an vui. Ở Đức nhiều Hội Đoàn tổ chức những buổi nhạc thính phòng, bán thức ăn, nước uống, tiền bán cả vốn lẫn lời đều ủng hộ sẽ gởi cho DCCT tiếp tục giúp TPB. Bữa ăn của một người ở đây có thể giúp người TPB ăn được một ngày hay một tuần. Có nhiều người thắc mắc tại sao chỉ tổ chức giúp TPB tại Sài Gòn mà không giúp ngoải miền Trung hay các tỉnh phiá Nam, tại sao không giúp cho bộ đội TPB? Theo các tin được phổ biến, các vị đại diện các Tôn giáo ra Huế muốn tặng qùa cho TPB trong đó có Hoà thượng Thích Không Tánh tại chùa Phước Thành Huế, ngày 15.3.2015 bị nhà cầm quyền địa phương cấm và bắt buộc phải rời Huế không thể thực hiện được! Cựu giám tỉnh Vinh sơn Phạm Trung Thành cùng Lm Đinh Hữu Thoại từng đến các tỉnh tìm giúp cho các TPB như sửa nhà cho họ có được mái ấm che nắng mưa „trong ký sự đường dài“. http://bit.ly/1DRWVCc Còn vấn đề bộ đội TPB thì có Bộ Thương Binh Xã Hội  lo rồi. Niềm vui chưa trọn vẹn, thì có tin thông báo Linh mục tân Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích cho ngưng việc kiểm tra sức khoẻ đợt 7 cho 152 TPB VNCH vào ngày 17.4.2015 làm nhiều người trong cũng như ngoài nước, Tín hữu Công giáo cũng như các tôn giáo bạn thất vọng. Tại sao những lần trước được đồng thuận tổ chức thành công tốt đẹp, Lm Vũ Hoàng Phúc giám đốc nhà sách đã dùng văn thư chính thức tìm cách ngăn chặn, bãi bỏ việc cho thuê mướn địa điểm lần thứ 7. Khi có Linh mục tân Giám tỉnh thì các Cha không đồng thuận? Trên các diễn đàn internet đều phản ứng bất bình, thậm chí phê phán nặng lời, việc nội bộ của nhà Dòng ai có thể biết được, chỉ có Chúa biết mà thôi! Chúng tôi thật buồn nhưng không vội kết án phê phán, hằng đêm luôn dâng lời cầu nguyện cho DCCT xin Chúa luôn nâng đỡ Linh mục, Tu Sĩ của nhà Dòng giữ được sự bình an không bị chi phối bởi bất cứ thế lực áp bức bên ngoài mà hết lòng hăng say phục vụ cho những người nghèo khó. Như bài giảng của LM. tân Giám Tỉnh Dòng trong ngày nhận chức  „…tôi lắng nghe những ưu tư, những khát vọng ước muốn của anh chị em đề cầu nguyện, để củng cố đức tin… Xin nâng đỡ chúng tôi trong xứ vụ cũng như cầu nguyện chúng tôi trở nên những người tôi tớ khiêm tốn, trung thành và can trường của tin mừng đi gieo rắc tình thương và hy vọng, luôn luôn đi loan báo tin mừng và cứu độ đặc biệt cho những người nghèo khó bị bỏ rơi, những người thấp cổ bé miệng…“ Chúng tôi hy vọng „Chúa đóng cửa trước nhưng sẽ mở cửa sau“, một ngày nào đó không xa DCCT Sài Gòn tiếp tục mở cửa giúp TPB VNCH vì lòng nhân đạo, tuổi họ đã cao bệnh tật không còn sống lâu trên cõi đời nầy! TPB của 2 miền đều vô tội, vì phận làm trai thời loạn bắt buộc phải ra trận, 40 năm chấm dứt chiến tranh không còn hận thù, nhà cầm quyền CSVN phải đối xử với TPB VNCH trong tình người Việt Nam và mở rộng tấm lòng bác ái, đừng ngăn chận họ đi nhận qùa. Nếu TPB nhận một chiếc xe lăn, được chửa bệnh sẽ đở bớt gánh nặng cho gia đình con cháu họ. Đó cũng là đóng góp tốt đẹp cho xã hội. Người Việt hải ngoại luôn hướng về Việt Nam, không phải chỉ giúp cho TPB mà còn giúp nhiều gia đình ở vùng xa còn nghèo đói, trẻ em có tiền đi học, các viện mồ côi, trại cùi, nồi cháo tình thương ở các bệnh viện, giúp mổ mắt, mổ tim …hoàn toàn vì nhân đạo không chính trị. „Ánh sáng cuối đường hầm“ Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn đề nghị, kêu gọi chính phủ Mỹ cho phép thương phế binh VNCH định cư tại Hoa Kỳ, vừa được Thượng Viện California thông qua ngày 30.4.2015 “Nghị quyết SJR 5 là một ánh sáng hy vọng cho hàng ngàn thương phế binh VNCH bị bỏ quên. Ðây là những người đã chiến đấu rất can đảm bên cạnh đồng minh Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam,” Hạ Viện California sẽ xem xét nghị quyết này trong những ngày tới. Nếu được thông qua, SJR 5 sẽ được chuyển đến tổng thống, lãnh đạo đa Số Thượng Viện và Hạ Viện liên bang. DCCT ngưng chương trình giúp cho TPB VNCH như ánh đèn chợt tắc, bóng tối bao phủ màn đêm tăm tối, nhưng một niềm hy vọng mỏng manh vừa ló dạng  hảy chờ xem: THƯ CHA GIÁM TỈNH VỀ MỘT SỐ VIỆC TRONG TỈNH DÒNG Sài Gòn, ngày 29 tháng 04 năm 2015 1/ Những hoạt động bác ái xã hội giúp đỡ những người nghèo, như khám bệnh, tặng học bổng cho các em học sinh, giúp đỡ anh em thương phế binh VNCH…, đều được khuyến khích thực hiện. 2/ Theo tinh thần Phúc Âm (Mt 6,1), anh em hãy thực thi bác ái trong sự phục vụ khiêm tốn, không phô trương bên ngoài. 3. Để hoạt động bác ái, xã hội là hoạt động mang tính cộng đoàn theo tinh thần HP số 21 thì cần có sự đồng tâm, đồng thuận của anh em cộng đoàn trong cách hành động, ngõ hầu chúng ta được hiệp nhất với nhau trong cùng một lòng mến. Chúng con cám ơn LM Giám Tỉnh sắp mở cánh cửa tràn đầy yêu thương đón những người cần sự giúp đỡ tinh thần cũng như vật chất, họ sẽ được đến trở lại với DCCT Sài Gòn một ngày gần nhất… cầu xin Chúa ban bình an cho mọi người đã và đang chờ đợi. Cầu xin Thiên Chúa ban phúc lành và thánh hóa những công việc tốt lành của quý Linh mục, Tu sĩ dấn thân giúp người nghèo khó, bị áp bức bất công, cho những người thấp cổ bé miệng…… Nguyễn Quý Đại Người thương Binh VN nhạc Anh Bằng, Đặng Thế Luân cahttp://bit.ly/1JrjKSg Ký sự đường dài thăm TPBVNCHhttp://bit.ly/1JrjRNA tặng xe lănhttp://bit.ly/1dNCmCd khám bệnhhttp://bit.ly/1RcKJ9Lhttp://bit.ly/1F64gFyhttp://bit.ly/1zBNSKohttp://bit.ly/1EQrJqV
......

Tổng thống Obama hội luận với blogger Điếu Cày và các nhà báo bị bách hại

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, đã có cuộc hội luận với tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào sáng ngày 1/5/2015 cùng với các nhà báo nước ngoài khác từng bị bắt bớ, theo nhà báo Alex Wong cho biết. Được biết, cuộc hội luận bàn tròn này còn có sự tham gia của nữ nhà báo Simegnish Mengesha của Ethiopia, cô là một nhà báo dày dạn kinh nghiệm và ủng hộ mạnh mẽ cho Quyền Tự do ngôn luận. Cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Obama và các nhà báo bị bách hại diễn ra tại phòng Roosevelt của Nhà Trắng vào sáng 1/5/2015 đánh dấu cho ngày Tự do báo chí thế giới. Cuộc gặp này của tổng thống Obama với một blogger nổi tiếng của Việt Nam trước chuyến thăm của ông TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ trong năm 2015. Cũng xin được nhắc lại, nhân ngày tự do báo chí 3-5-2012, ông Tổng thống Obama từng nhắc đến blogger Điếu Cày như một biểu tượng cho việc tranh đấu cho quyền tự do báo chí. Obama nói: “Chúng ta không được quên những người khác như blogger Ðiếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 trùng với cuộc trấn áp hàng loạt đối với báo chí công dân ở Việt Nam.” Ngày 21/10/2014, blogger Điếu Cày đã bị áp giải ra khỏi nhà tù, buộc phải đi tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ sau 6 năm rưỡi thụ án vì bị chính quyền khép các tội "Trốn thuế" và "Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN". https://www.danluan.org/tin-tuc/20150501/tong-thong-obama-hoi-luan-voi-b...
......

Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa được Viện Cao Học Quốc Gia Ukraine vinh danh.

Một tin quan trọng đến vừa đúng ngày kỷ niệm Tháng Tư  Ðen, đánh dấu 40 năm ly hương của người Việt tị nạn cộng sản: Nhạc sĩ Lê Văn Khoa được vinh danh là một trong ba nhạc sĩ trên thế giới viết nhạc cho đàn Bandura độc tấu với dàn nhạc giao hưởng. Một quyển sách bằng tiếng Ukraine với tên khá dài “NGHỆ THUẬT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA   ÐÀN BANDURA UKRAINA TRONG THẾ KỶ 20 VÀ ÐẦU THẾ KỶ 21”, do Trường Đại Học “Vasyl Stefanyk Precarpathian National University và Ivana-Frankivsk Regional Organization of Ukrainian Kobzars National Union " thuộc viện Cao Học Quốc Gia Ukraine mới ấn hành, vừa được gửi đến Nhạc sĩ Lê Văn Khoa từ Kiev, Ukraine. Giáo sư Tiến sĩ Violetta Dutchak là tác giả, dành nhiều trang trong chương thứ sáu để viết về Nhạc sĩ Lê Văn Khoa, về sự đóng góp của ông trong việc phát triển đàn Bandura bằng cách viết nhạc cho cây đàn dân tộc của Ukraine. Bài viết có phần nhận xét kỹ thuật viết nhạc của ông cho đàn này. Tác giả xác nhận Lê Văn Khoa là một trong ba nhạc sĩ trên toàn thế giới, đã viết nhạc cho đàn Bandura trình tấu với dàn nhạc giao hưởng. Ðiểm quan trọng cần được nhấn mạnh ở đây là Nhạc sĩ Lê Văn Khoa dùng nhạc dân tộc Việt, bài dân ca Trống Cơm và Se Chỉ Luồn Kim, viết lại cho nhạc sĩ Ukraine đàn trên cây đàn dân tộc của họ, một hình thức đưa văn hóa của hai dân tộc đến với nhau qua âm nhạc độc đáo của cả hai bên. Ý niệm đó đã được tác giả Tiến sĩ Violetta Dutchak nhận thấy và ghi trong lời đề tặng như sau: “With regards to the Composer Lê Văn Khoa with great   respect and gratitude for the development of cultural contacts between countries   and peoples." Professor Violetta Dutchak Sự thành công lớn của một người tị nạn cộng sản được ghi nhận đúng vào ngày Quốc Hận thứ 40 mang một ý nghĩa sâu đậm cho mọi người Việt Nam. Phụ lục: 2 videos Trống Cơm và Se Chỉ Luồn Kim do nữ nhạc sĩ Kateryna Myronyuk trình t ấu  đàn Bandura  với dàn nhạc giao hưởng Ukraine.( HoaThịnh Đốn, năm 2010) 1/ Trống Cơm: 2/ Se Chỉ Luồn Kim: http://vietbao.com/a237005/ukraine-le-van-khoa-la-mot-trong-3-nhac-si-th...
......

Tưởng niệm tháng Tư Đen tại Bá Linh - Đức quốc

40 năm quá đủ Với nhiệt độ lý tưởng 23°C cùng nắng ấm đầu Xuân, thủ đô Berlin đã chào đón gần 200 đồng bào từ mọi miền nước Đức về tham dự ngày tưởng niệm lần thứ 40 tháng Tư Đen. Do con số 40 tròn nên chương trình sinh hoạt do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức tổ chức đã phong phú hơn mọi năm. Cái giá phải trả cho nhiều tiết mục khít khao là phần phát biểu của các đại diện hội đoàn về tham dự đã không được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên BTC cũng đã nhận được sự thông cảm đối về việc này. Trước đại sứ quán CSVN Đúng 12 giờ chương trình sinh hoạt bắt đầu với nghi thức chào cờ và mặc niệm hàng triệu nạn nhân của chế độ cộng sản của cả hai miền Nam Bắc. Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm đã đại diện Liên Hội cũng như BTC đã chào mừng và cám ơn các hội đoàn và đồng bào về tham dự ngày tưởng niệm. Bà sơ lược chương trình, tóm tắt biến cố và ý nghĩa của ngày 30.4.1975 đối với cả dân tộc Việt Nam: Một tai họa khủng khiếp vô tiền khoáng hậu trong lịch sử.   Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh, vừa điều hợp buổi biểu tình vừa phụ trách phần phát biểu tiếng Đức đã giới thiệu vị bác sĩ rất trẻ của cộng đồng người Việt tị nạn tại Đức: Huỳnh Quốc Bảo đại diện lớp trẻ lên phát biểu cảm tưởng về ngày 30.4. Sinh ra và trưởng thành tại Đức nhưng lòng luôn hướng về quê mẹ vì nơi đó còn đầy áp bức và lầm than. Bà Nhất Hiền, bà Bích Thủy và bà Phi Nga của Hội Phụ Nữ  Văn Hóa tại Đức đã đọc một bài thơ về chủ đề miền Nam lọt vào tay cộng sản 40 năm trước. Ông Nguyễn Thanh Văn, đại diện đảng Việt Tân đã nhấn mạnh đến những hoạt động công khai, ôn hòa nhưng không thiếu tính quyết liệt nhằm đòi lại quyền làm người của các xã hội dân chủ tại quốc nội đang từng bước đẩy chế độ độc tài vào thế lúng túng, tiến thoái lưỡng nan. Ông Nguyễn Hữu Dõng đại diện Hội NVTNCS tại Köln cũng đã lên Mic nhắc lại những ngày đau thương còn kéo dài đến tận bây giờ của dân tộc. Các biểu ngữ được giương cao, mang trên người bằng cả 2 ngôn ngữ Việt – Đức như: “Tự do cho Việt Nam", “Tưởng niệm quốc hận 30 tháng 4”, 40 năm quá đủ”, “30.4.1975 – 30.4.2015 Tổ quốc ghi ơn”, “30.4.1975 ngày đau buồn của dân tộc Việt Nam", “Hèn với giặc – ác với dân”, “Hãy chấm dứt chế độ cộng sản tại Việt Nam", “Tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam" .... Xen kẽ vào giữa những bài phát biểu, diễn văn ngắn là những bài hát đấu tranh như “Đáp Lời Sông Núi”, “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”, “Việt Nam Việt Nam”, “Dậy Mà Đi” làm bừng khí thế của đoàn biểu tình trước ĐSQ CSVN cửa đóng then gài kín mít mỗi khi có cuộc biểu tình tương tự hôm 25.4 vừa qua. Những khẩu hiệu tố cáo tội ác cộng sản như “CSVN hèn với giặc, ác với dân”, “CSVN bán nước cho Tàu cộng”, “Tự do, dân chủ, nhân quyền ... cho Việt Nam” cũng đã ầm vang một góc phố đang tấp nập xe cộ. Do quá quen thuộc với tinh thần trật tự và bất bạo động của những người Việt tị nạn, dù có lúc hô khẩu hiệu vang trời, các viên nhân viên công lực Đức chỉ ngồi yên trên xe cảnh sát và quan sát ... cho xong nhiệm vụ. Đúng 14 giờ, BTC tuyên bố chấm dứt phần 1, mọi người vội vã thu xếp biểu ngữ, cờ và dụng cụ để chuẩn bị ra Cổng Brandenburger để tiếp tục phần 2. Trước đó mọi người không quên chia nhau thùng trái cây tươi (gồm nho, táo, chuối và quít) do một đồng bào tốt bụng ở Bá Linh mang đến tặng đoàn biểu tình. Cổng Brandenburger Biểu tình, tuần hành ở quảng trường Paris. Đây là khu đầy di tích lịch sử hàng ngày du khách từ khắp thế giới đến tham quan. Bên phía đông của Cổng Brandenburger lừng danh là Quảng trường Paris được bao bọc bởi khách sạn siêu hạng Adlon, tòa đại sứ Pháp. Bên phía tây là con đường 17.6, nơi diễn ra những lễ hội lớn trong năm như lễ Thống Nhất, đêm Giao Thừa, các sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế như lễ kỷ niệm ngày Bức tường Bá Linh sụp đổ. Cách đó không xa là khu vực gồm quốc hội và phủ thủ tướng Đức. Trước 15 giờ, nhiều người di chuyển sớm đã đến nơi trước. Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh bắt đầu phần 2 bằng diễn văn tiếng Đức với mục đích cho người Đức và du khách hiện diện biết lý do tại sao có cuộc biểu tình. Anh Vinh nhấn mạnh ý nghĩa ngày 30.4.1975 đối với dân tộc Việt Nam cũng như những tội ác tày trời mà ĐCSVN đã liên tục phủ chụp lên cả nước suốt từ ngày cầm quyền. Tính lệ thuộc vào ngoại bang, hết Liên Sô đến Tàu cộng cũng được đề cập đến. Anh cũng không quên cám ơn chính phủ và nhân Đức đã tạo điều kiện cho khoảng 40.000 người Việt được quyền tị nạn và kiến tạo cuộc sống mới trên một đất nước phồn vinh, tự do, dân chủ và đầy lòng bác ái. Truyền đơn bằng Anh ngữ và Đức ngữ nói lên thực trạng Việt Nam sau 40 năm dưới sự thống trị của tập đoàn CSVN cũng đã được phân phát cho khách qua đường. Bà BS Mỹ Lâm đọc một bài diễn văn bằng tiếng Đức sau nghi thức rước cờ vàng của Nhóm Thanh Niên Cờ Vàng từ Hòa Lan sang tham dự. Người ta thấy những khuôn mặt rất trẻ của cộng đồng, hứa hẹn sự nối tiếp cuộc đấu tranh từ hải ngoại cho một Việt Nam dân chủ thực sự. Nghi thức trao cờ từ tay thế hệ đi trước vào tay thế hệ trẻ do ông Nguyễn Văn Rị từ Mönchengladbach điều hợp, đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, ngăn ngủi mà long trọng. Những chiếc áo dài tím, băng tím cột trên đầu được làm biểu tượng cho sự thương tiếc một nửa đất nước tự do đã mất vào tay cộng sản độc tài cộng sản từ 40 năm qua. Nghi thức rước cờ đã kết thúc với một vòng tuần hành đẹp mắt quanh quảng trường Paris trong trong tiếng nhạc bài ca “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” và “Việt Nam Việt Nam” cùng những khấu hiệu đã hô trước đó 2 tiếng. Tại hội trường thánh đường St. Aloysius Sau khi di chuyển từ trung tâm Bá Linh về hội trưởng thánh đường St. Aloysius, các tham dự viên đã cảm nhận sự được chu đáo của BTC khi được mời dùng một bữa cơm thịnh soạn gồm 2 món thịt kho trứng gà và bò kho. Ngoài ra còn ê hề trái cây tươi, bánh ngọt đủ loại, cà phê, trà, nước lọc ... Phần 3 chương trình bắt đầu bằng 2 nghi thức tôn giáo thực hiện riêng cho Công Giáo trong nhà thờ và Phật Giáo trong hội trường thánh đường St. Aloysius. Lúc 18 giờ anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã giới thiệu quan khách trước nghi thức chào cờ và mặc niệm. Trong phần mặc niệm anh Vinh đã nhấn mạnh rằng mọi người cùng tưởng niệm cả những nạn nhân của chế độ cộng sản Đức và tiến sĩ Ernst Albecht, cố thống đốc tiểu bang Niedersachsen, người đầu tiên nhận người tị nạn VN vào nước Đức. Nghi thức thắp nến tưởng niệm quanh bản đồ Việt Nam đã diễn ra trong âm thanh trầm mặc của bài “Kinh Hòa Bình” và trong bầu không khí rất trang nghiêm dưới sự hướng dẫn của linh mục chủ nhà Đỗ Ngọc Hà và ông Nguyễn Văn Rị. Nối tiếp là bài diễn văn song ngữ của bác sĩ Mỹ Lâm nhấn mạnh tình trạng tồi tệ trên cả nước sau ngày tháng Tư đen đó. Phần cuối bài diễn văn đã đề cấp đến cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài, đòi lại mọi quyền làm người mà mọi người dân đáng lẽ phải có từ lâu. Bộ dương ảnh “40 năm nhìn lại” thực hiện khá công phu với phần phụ đề song ngữ âm nhạc thích hợp đã được trình chiếu đến cử tọa. Phim bắt đầu từ cuộc tấn chiếm miền Nam vào đầu tháng 4.1975 cho đến việc ghi nhận những cuộc xuống đường vì cây xanh ở Hà Nội mới đây. Phim đã nhận được tràng pháo tay tán thưởng nồng nhiệt của cử tọa. Ông Phạm Công Hoàng đã vừa đọc thư của bà đương kim bộ trưởng quốc phòng Ursula von der Leyen, ái nữ của ông Ernst Albrecht, gửi tới BTC và Liên Hội, vừa dịch sang tiếng Việt. Bà Von der Leyen đã lên tiếng khích lệ và cầu chúc cộng đồng Việt Nam càng thành tựu hơn nữa trên nước Đức. BS Huỳnh Quốc Bảo đọc lá thư của ông Rainer Eppelmann gửi đến BTC. Thư sơ lược sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức và cũng chúc dân tộc Việt Nam sớm vứt bỏ cái thể chế tàn ác này để phát triển. Ông Eppelmann là một mục sư Tin Lành, từng là nhà hoạt động vì dân chủ dưới chế độ cộng sản Đông Đức. Ông hiện là Giám đốc Hội Điều Nghiên chế độ cộng sản Đông Đức.http://www.ttdq.de/node/2204 Kế đến là 2 bài phát biểu ngắn của GS TS Johannes Kals và TS Josef  Bordat. GS Kals, người đã vận động hơn 300 chữ ký của các chính trị gia và trí thức Đức để yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân, nói về công dân thế giới. Theo ông, khi ai cũng trở thành công dân thế giới, mọi công dân đều có quyền làm người thì nguy cơ chiến tranh sẽ giảm đến mức tối thiểu. Ông TS Bordat, một blogger khá nổi tiếng, cũng tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ, cho rằng các quyền tự do căn bản, nhất là quyền tự do ngôn luận gắn liền với sự phồn thịnh của một quốc gia. Trước khi đi vào phần văn nghệ đấu tranh, Ban chấp hành Liên Hội đã báo cáo những sinh hoạt Liên Hội đã thực hiện trong thời gian qua, báo cáo về tài chánh và những dự định của Liên Hội. Nguyễn Phan
......

Ghi Ơn Quốc Tổ Hùng Vương- Hát Cho Người Yêu Nước

Bốn mươi  năm qua, Cộng Sản Việt Nam đã phá nát đất nước của Tổ tiên ra sao, dìm toàn dân trong đói nghèo lạc hậu và hiểm họa mất nước về tay Tàu cộng như thế nào, thì ai cũng biết khỏi cần nói nữa (!!!)  Với tham vọng quyền lực quá bịnh hoạn, VC quyết dập tắt mọi tiếng nói đòi hỏi quyền Tự do Dân chủ, Nhân quyền của nguời dân, qua việc bắt bớ giam cầm, triệt đường sống của gia đình những ngưòi yêu nưóc hầu đánh gục ý chí đấu tranh của những nhà dân chủ này(!).  Ý thức trách nhiệm chia sẻ đấu tranh, chúng ta không thể để mặc những người yêu nước, vì quê hương dân tộc, phải gánh chịu một mình đau khổ trong lao tù cộng sản!  Đất nước là của chung, chẳng của riêng ai, do vậy mà chúng ta phải tiếp tay với họ.  Chúng ta là những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản, may mắn có đời sống ổn định nơi hải ngoại, chúng ta có thể làm được một việc không chỉ được coi là cần thiết nhất mà lại cũng dễ làm đó là mỗi người một tay góp chút tài chánh giúp cho những người đấu tranh vì Tự Do Dân Chủ trong nước để họ có chút chi phí khi cần như thuốc men, giúp cho gia đình họ, hay mướn Luật sự can thiệp cho họ v...v.. Với lý do đó, và cũng nhân ngày lễ Quốc Tổ (QT) Hùng Vương, một số cá nhân, đoàn thể, cùng với thân hữu Việt Tân trong cộng đồng Tampa, đã tổ chức một đại lễ Ghi Ơn Quốc Tổ Hùng Vưong –Hát Cho Người Yêu Nước (HCNYN) tại hội trưòng Performing Arts Center 4951 78Th Ave., Pinellas Part, FL  33781 ngày Thứ Bẩy 4/4/15 từ 3:00PM-11:00PM.  Chủ dề của ngày lễ đã cho hai ý niệm rõ rệt là thứ nhất, chúng ta phải nhớ ơn Tổ tiên đã có công dựng nước, giữ nước, cứu nước, và xây dung đất nước, và thứ hai, chúng ta phải nhớ ơn Quốc Tổ không phải bằng lời nói suông, mà phải bằng hành động tích cực cụ thể, nối tiếp truyền thống anh hùng bất khuất của Cha ông, đấu tranh cho một nưóc Việt Nam trường tồn. Ý niệm anh hùng bất khuất đã được khách tham dự thấy ngay khi vừa bước chân vào phòng tiếp tân ngoài hội trường.  Với bức hình Rồng Tiên tuyệt đẹp bên cạnh bản đồ VN và bức tranh ghi lại lịch sử cờ VN tự do từ triều đại Trưng Vương đến nay mà chúng ta gọi là cờ vàng ba sọc đỏ.  Tất cả những bức tranh trên đã chan hoà với những hình ảnh tranh đấu khắp nơi, nói lên nỗ lực đấu tranh đầy chính nghĩa của nguời dân VN trong và ngoài nưóc.  Đó là khí phách của dân tộc Việt Nam. Rời phòng tiếp tân, bước vào hội trường, khách tham dự cũng thấy ngay cảnh trang nghiêm lộng lẫy với lá đại kỳ 7ftx12ft làm phông sân khấu, nổi bật giữa cờ là hình ảnh trống đồng 6ft dường kính được thiết tri sau bàn thờ.   Linh vị Đức Quốc Tổ Hùng Vương đầy uy nghi lẫm liệt ngự trên bàn thờ giữa hai hàng cờ kim tinh 16 lá đã như một Biểu tượng của Hồn Thiêng Sông Núi lan toả trong hội trường làm tăng vẻ linh thiêng cho buổi lễ.  Cùng nổi bật trên sân kháu là một banner lớn 20ftX5ft nền xanh với hai hàng chữ trắng rất đẹp nổi bật do Hoạ sĩ Vũ Quang Minh thực hiện, trên đó ghi "Giỗ Quốc Tổ- Hát Cho Nguời Yêu Nước" thật bắt mắt tăng thêm phần trang trọng . Ông Lê văn Thành, MC phần lễ Tổ đã mở đầu nghi thức khai mạc chào cờ mặc niệm, do Đoàn văn nghệ đến từ Denver trình bày.  Rồi tiếp nối bởi nghi lễ Quốc tổ trang nghiêm được cử hành với ban tế tổ 7 vị , đã giúp mọi người hướng lòng về vị Cha chung của dân tộc.  Qua Văn tế Quốc Tổ, vị chủ tế đã dẫn cử tọa, hiểu rõ về ý nghĩa ghi nhớ công đức cao dày của Tổ tiên.  Tấu trình Ngài hiểm họa mất nước do đám nghịch tử CSVN (*) gây ra để xin Ngài trừng phạt.  Và nguyện tiếp nối hùng khí của Cha ông bảo vệ đất nước.  Sau đó, BTC cũng mời bà con tham dự, lên bàn thờ dâng hương lễ Tổ . Tiếp theo với lời chào mừng và giói thiệu quan khách của Dược sĩ Lâm Sĩ Văn, Trưởng ban Tổ chức, ông Văn phát biểu đại ý là dân tộc VN chúng ta phải nhớ ơn Tiên tổ đã dựng lên nưóc VN, chúng ta phải giữ gìn bảo vệ đất nước trưóc nguy cơ xâm lăng của Trung cộng do VC Hèn Với Giặc-Ác Với Dân gây ra!  Kế đó, là phần văn nghệ ‘nhẹ’ và biểu diễn võ thuật. Tôi gọi văn nghệ nhẹ vì buổi trình diễn văn nghệ chính thức năm ở phần hai sau giải lao và cơm chiều.  Do lời mời của BTC, Võ sư Vũ Đức Thọ đã dẫn đoàn võ sinh VoViNam của môn phái đến từ Orlando, tham dự Ngày lễ QT.  Được biết, chủ đích của võ sinh là rèn luyện võ thuật- trau dồi võ đạo- để trở thành hữu ích cho xã hội. Các võ sinh còn đuợc trang bị tinh thần Võ Việt Yêu Nước Việt và VoViNam-niềm tự hào Võ Việt Nam.  Trong tinh thần ấy, những bài hùng ca yêu nưóc đã được trổi lên trong khi các võ sinh biểu diễn những màn võ thuật rất đẹp mắt,  khiến khán gỉa như được thúc đẩy lòng yêu nước trước hùng khí đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc qua màn biểu diễn võ nghệ.  Kẻ viết vô cùng cảm kích và hoan hô Võ sư Thọ và các võ sinh của môn phái.  Tôi  thiển nghĩ, VoViNam rất xứng đáng được trở thành Quốc Võ Việt Nam như Đại Hàn có Thái Cực Đạo, Nhật Bản có Nhu Đạo, v.v… Lòng yêu nưóc của mọi người VN là tình cảm tự nhiên như hơi thở, đã giúp dân tộc ta đứng vững ngàn năm không khuyụ chân trước bao thế lực ngoại xâm hung ác để tiếp tục tồn tại dưới ánh mặt trời.  Hiểu như vậy ta không ngạc nhiên với câu Võ Việt Yêu Nưóc Việt của VoViNam. Chính lòng yêu nước ấy đã khiến bao con dân nước Việt khắp nơi đem hết tài năng làm vẻ vang dân tộc trong mọi lãnh vực trước thế giới.  Vì qúa nhiều không thể kể ra đây những tài năng này, nhưng ai cũng biết.  Không ngoại lệ, Nhiếp ảnh gia Hoa Azer đã biểu lộ tình cảm này qua 7 tác phẩm nhệ thuật rất đẹp trưng bầy dưới hộị trường mà quan khách đều thấy.  Trong số đó có bức Cò Trắng Rỉa Lông của Chị đã đoạt huy chương vàng tại Đông Âu 2011, và bức Cò Bay Dưới Nắng Vàng đưọc 150 quốc gia trao giải thưỏng, và được làm đề tài giảng dạy tại Trụ sở nhiếp Ảnh Gia Pháp và Rômania Đông Âu năm 2011.  Nghệ thuật giống như những bông hoa muôn mầu sắc, làm cho cuộc sống của chúng ta vui hơn, đẹp hơn, và hạnh phúc hơn!  Nó cũng giúp ta biết chia sẻ những bất hạnh của con người!  Chính vì thương cảm trước cảnh nông dân VN bị cướp đất đai và ngư dân VN bị triệt đường sống trên biển, Chị đã sáng tác hai bức ảnh về nông và ngư dân VN rất đẹp. Chị cho biết sẽ dùng tiền bán được gửi về giúp các nhà đấu tranh dân chủ trong nước.  Hoan hô tấm lòng của Chị Hoa.  Sau giây phút giải lao, trên 200 quan khách đã tận tình thưởng thức một chương trình văn nghệ đặc sắc hấp dẫn và rất cảm động!  Nhiều ngưòi nói nếu không bị trùng với Lễ Phục Sinh thì có lẽ hội trường trên 300 chỗ sẽ không còn ghế.  Điều đó rất có thể vì tôi biết nhiều bà con Công Giáo đã tiếc không thể tham đự đến phút chót trong đó có Lm. Phêrô Phạm văn Chính, Ngài nói với tôi là Ngài phải rời hội trường sớm để về lo Giáo Vụ!  Qua sự kiện này, tôi thấy rõ mỗi người VN đều có tôn giáo riêng, nhưng tất cả mọi ngưòi Việt Nam đềù có chung một tôn giáo:  Đó là Đạo Hùng Vương- tức Quốc Đạo! Đi vào phần chính của chưong trình. Với ban nhạc Heat Way chơi thật hay; cùng tài điều khiển của các MC tay nghề lão luyện như Quế Hương, Toni Phương, Ngọc Hạnh; và những ca sĩ giúp vui, ai cũng ‘đẹp trai’ ‘xinh gái’ hết, cộng thêm giọng ca vàng của các ca sĩ đã làm say đắm lòng người.  Tôi trộm nghĩ, những ca sĩ thượng thặng với nhiều fan thì cũng chỉ hát hay cỡ đó mà thôi!  Nhiều bà con cũng có nhận xét như vậy.  Hoan hô ban nhạc, hoan hô các MC, và hoan hô các ca sĩ đã cống hiến khán gỉa tham dự được thưởng thức một chương trình văn nghệ đặc sắc tuyệt vời!  Nhiều bài hát ca ngợi người lính VNCH, ca ngợi tình yêu lứa đôi thật hay.  Nhất là những bài ca ngợi tình yêu quê hương dân tộc, yêu nước vô bờ bến, đã gây xúc động mạnh nhiều con tim, làm thổn thức bao tâm hồn.  Tuồng cải lương do đoàn vọng cổ đến từ Orlando diễn xuất sắc về khí tiết anh hùng của nhi vị Trưng Vương.  Hoạt cảnh Chiều Qua Phà Hậu Giang của Trịnh Lâm Ngân, do Chị Quế Hương và Anh Toni Phương trong đoàn văn nghệ đến từ Denver trình diễn, đã làm rúng động bao trái tim yêu nước trong hội trường khiến có bà con phải lấy tay gạt nưóc mắt!. Cả hai diễn viên với trang phục nông dân nghèo nàn, nón rách tả tơi, đã đi khắp hội trường diễn tả cảnh tang thương, mảnh đời đen bạc của ngưòi dân sau cuộc chiến. Dựa theo cảnh có thật mà chính tác gỉa mục kích, nên bài hát đã chuyên chở rõ nét cảnh khốn khổ của một thương binh VNCH, với chân gỗ, đã hy sinh thân thể cho Tổ quốc mà giờ không ai đoái hoài thương cảm  trước cảnh sống bi thảm, tận cùng của nấc thang xã hội. Nối tiếp trong hoạt cảnh với bài Chiều Tây Đô đầy oán trách với câu: Bao năm giải phóng như thế này phải không anh(!?!)  Hoạt cảnh quá xúc động và qúa tuyệt vời (kéo dài trong 15 phút) đã nâng cao lòng yêu nưóc.  Nhiều bà con đã không ngần ngại góp chút tài chánh, hổ trợ cho cuộc đấu tranh chung của dân tộc Lòng yêu nước của khán giả được tiếp tục đánh thức qua bài Việt Nam Tôi Đâu (!?) với giọng ca Quế Hương và Anh Là Ai (!?) qua giọng ca Bruce Khanh.  Đó là những lời ca thống thiết nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Việt Khang yêu nước, mà hầu như ai đã nghe đều biết thân phận dân Việt sẽ ra sao nếu để đất nước rơi vào tay Tàu cộng?  Đây là lời cảnh báo nghiêm trọng của Tổng thống Nguyễn văn Thiệu gửi đến toàn dân Việt Nam: “Đất nước còn, tất cả còn!  Đất nước mất, mất tất cả”.  Chia sẻ trách nhiệm chung trước cơn nguy biến, Ban vũ Hồn Việt –Orlando với những diễn viên trong bộ quân phục của các quân binh chủng, muốn nhắn gửi đến mọi người lời thề son sắt qua vũ điệu  “Thà Chết Không Phản Bội Quê Hương”.  Phần chúng ta, chúng ta có đang tâm làm ngơ trước cảnh khổ đau của dân tộc và sự tồn vong của đất nước hay không?! Câu hỏi lớn này chỉ có mỗi chúng ta, là những con cháu của các bậc anh hùng dân tộc: Triệu, Trưng, Hưng Đạo, Quang Trung v.v…mới có thể tự trả lời bằng hành động cụ thể của mình trong những ngày tháng tới mà thôi! Xen kẽ phần văn nghệ là chương trình xổ số với tám lô an ủi mỗi lô trúng 300$.  Tám vị trúng ở các nơi như Tampa, Florida; Paris, Pháp; Toronto, Canada; Los Angeles, California; Hai vị tại Houston,Texas;  và hai vị tại San Jose, California.  Đăc biệt, một bà con tại Philadelphia, Pensynvania trúng độc đắc xe hơi Toyota 2015 SE.  Xin chúc mừng quý vị may mắn. Đêm văn nghệ tiếp nối bằng chưong trình dạ vũ vui nhộn với tất cả vũ điệu Pasodop, Chacha, Rumba, SlowRoch v.v….đã lối cuốn mọi người thích thú thưởng thức đến phút chót, để rồi khi ra về vẫn còn tiếc nuối. Một số quan khách tham dự phát biểu khích lệ tinh thần yêu nước của bà con như: BS Đỗ văn Hội, Chủ tịch Cộng đồng VN liên bang Hoa Kỳ,phát biểu đại ý Việc tiếp tay với các nhà đấu tranh cho Tự do Dân chủ trong nước là cần thiết và phải làm.  Ông cho biết Nguyễn phú Trọng, TBT đảng CSVN sắp sang Mỹ, chúng ta không chấp nhận NPTsang đây, nên phải đấu tranh để NPT không dám đến. Mà nếu có đến, chúng ta phải cho thế giới thấy hắn chỉ đại diện cho đảng CSVN, không phải và không có tư cách đại diện cho dân tộc VN, vì dân VN không bao giờ bầu cho CSVN cả Lm. Phạm văn Chính, phát biểu đại ý là CSVN đã giết hại bao dân lành vô tội.  Bắt bớ, đậy đoạ, bỏ tù các vị lãnh đạo tôn giáo và những nhà yêu nưóc.  Đến nay, chúng vẫn hy sinh quyền lợi của dân tộc và đất nước cho quyền lợi đảng. Nhờ hùng khí Quốc Tổ và các anh hùng dân tộc, nước ta đã đứng vững ngàn năm, vì nhờ những người dám xả thân hy sinh vì đất không thể hết. Ví dụ năm ngoái ông Hoàng Thu tự thiêu tại Tampa Hoa Kỳ, thì trong nước, một vị tự  thiêu trước Dinh Độc lập đê phản đối giàn khoan Trung cộng xâm  phạm lãnh hải VN.   Chúng ta phải truyền hùng khí đó cho các thế hệ con cháu tiếp tục đấu tranh cứu nước v.v.. Ông Trần công Thức, Chủ tịch CD Tampa, phát biểu đại ý: Trong tâm thức người Việt Nam chúng ta, không phân biệt tôn giáo hay chính kiến…, vua HÙNG đã được tôn vinh là tổ chung của dân tộc.  Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hàng triệu ngưòi VN dù phải sống xa quê hương lưu lạc khắp nơi. Mỗi chúng ta còn giữ lại chút gì về cội nguồn để lưu truyền cho hậu thế mai sau???  Đó là nỗi niềm trăn trở hằn sâu trong tâm thức từng người.  Và chắc cũng là lý do để chúng ta tham dự Đại lễ Ghi Ơn Quốc Tổ- Hát Cho Người Yêu Nước hôm nay.  Anh chị em trong nưóc phải trực diện đương đầu với VC, chúng ta ở hải ngoại không thể ngoảnh mặt làm ngơ.  Tất cả hãy vì tưong lai của Viêt Nam Tự do, Dân chủ, và Nhân quyền, xin hãy góp bàn tay, tiếp lửa cho anh em quốc nội Với sức mạnh của toàn dân kết hợp Thì độc tài bạo chúa cũng khoanh tay Thì vô đạo phải tan như ánh chớp Chính nghĩa muôn đời vàng bóng cờ bay Hoạ sĩ Vũ quang Minh, một khuôn mặt thân quen trong cộng đồng, phát biểu cũng không khác là bao với BS Đỗ văn Hôi.  Hoạ sĩ đề nghị đồng bào vào ký tên trong trang web: cdlbhk.org để phản đối Nguyễn phú Trọng sang đây. Để có buổi văn nghệ thành công tốt đẹp, rất nhiều đóng góp quý báu của bà con các nơi, từ bán vé xổ số của bà con khắp thế giới đến nỗ lực vận động mạnh thường quân của nhiều người.  Từ tiếp tay văn nghệ đến việc vận động người về tham dự.  Nhiều bà con đóng góp tích cực từ xa đến gần như có người đến từ Toronto, Canada; Có đoàn văn nghệ từ Đenver, Colorado; Có người từ Atlanta, Georgia.; Có người từ Jacksonville, Florida; Có đoàn văn nghệ Hồn Việt đến từ Orlando do Kỹ sư Nguyễn Dỏi hướng dẫn, cũng như đoàn Võ thuật Vovinam do Võ sư Vũ Đức Thọ dẫn đầu v.v.. Riêng bà con tại Tampa, nhiều vị đã đóng góp tích cực nhiều công sức.  Ví dụ như ông Trần Công Thức, Chủ tịch cộng đồng Tampa, đã góp sức hổ trợ tích cực cho ngày lễ; anh  Minh Khang, một người trẻ hết lòng trong trách nhiệm trưởng ban văn nghệ; Hoạ sĩ Vũ quang Minh, giúp cho tấm banner tuyệt đẹp trong hội trường; BS Thanh Mỹ, tặng giải an ủi vé số 300$,  và đã cùng phu quân lo thúc ăn cho ngày lễ đến 3:00AM  mới xong; và những anh chị em  ca nghệ sĩ khác tại Tampa, đã giúp lời ca tiếng hát cho chương trình văn nghệ thành công mỹ mãn.  Nhiều bà con không đến tham dự được, cũng gửi tiền ủng hộ.  Đặc biệt, tôi muốn ghi ra đây lời cảm tạ đến những mạnh thường quân, các công thương kỹ nghệ gia v.v…đã rộng tay trong việc nghĩa.  Xin hoan hô và cám ơn tất cả những tấm lòng hy sinh cao cả của Quý vị.   Có tham gia những buổi sinh hoạt như thế này, ta mới thấy tấm lòng yêu nưóc của người VN thật tuyệt vời.  Chính tấm lòng yêu nưóc đó đã khiến mọi người thưong yêu đoàn kết không phận biệt thành phần chính kiến, tổ chức này hội đoàn kia, mà tất cả chỉ là con dân nưóc Việt, có chung một tâm nguyện, phải tiếp tay giải quyết cho bằng đuợc vấn nạn VN. là chấm dứt độc tài CS, để canh tân lại  mõt nưóc VN xứng đáng với tên gọi của con cháu Rồng Tiên, để mọi người VN có một đời sống ấm no hạnh phúc, với đầy đủ nhân phẩm cơ hội thăng tiến, bắt kịp đà tiến hoá của nhân lọai.. Trước khi dừng bút, trong tinh thần “Ngày Tổ” kính xin qúy vị, chúng ta những con dân nơi hải ngoại hãy dâng lên Quốc Tổ một nén tâm hương cầu xin tổ tiên che trở cho dân tộc Việt mau sớm hoàn thành ước nguyện tranh đấu cho một Việt Nam Tự Do, Dân Chủ, Hạnh Phúc.  Tưởng nhớ đến các anh hùng liệt nữ, đã hiến thân cho dân tộc và đất nước thân yêu của chúng ta được trường tồn gần 5000 năm nay.  Đặc biệt, để tưởng nhớ đến anh linh các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh tính mạng vì tại họa CS sau 30/4/75, như Trung tướng Nguyễn khoa Nam, Trung tướng Phạm văn Phú, Thiếu tướng Lê văn Hưng, Đại tá Hồ ngọc Cẩn, Thiếu tướng Trần van Hai, Thiếu tướng Lê Nguyên Vỹ, Trung tá Cảnh sát Lê văn Long tự sát trước trụ sở Quốc Hội và rất nhiều quân cán chính tuẫn tiết khác.  Điển hình như một số quân nhân nhảy dù ôm nhau chết bằng trái lựu đạn không để giặc công bắt ngày 30/4.  Tiếp nối những hy sinh từ nơi hải ngoại cho lý tưởng Dân chủ Tự do như Đề Đốc Hoàng cơ Minh, Sinh viên Trần văn Bá, cùng rất nhiều con dân VN yêu nưóc  đã dâng hiến thân mình cho chính nghĩa đấu tranh của dân tộc suốt 40 năm qua   v.v.., , và mới ngày 20/6//14, ông Hoàng Thu, cựu sĩ quan QLVNCH tự thiêu tại Tampa, Hoa Kỳ để phản dối TC xâm lăng lãnh hải VN, với thông điệp"Hai Yang 981 phải rời khỏi hải phận VN “ –Các vị quả là những Anh Hùng tử-Chí hùng bất tử  ”Xin Quý Vị linh thiêng phù hộ cho dân tộc VN quyết tâm đấu tranh cho một nưóc VN Tự do Dân chủ sớm thành công như tâm nguyện của Quý Vị hồi sinh tiền.  Tổ Quốc Ghi Ơn Các Vị! Ngàn Thu Vĩnh Biệt!!! Nguyễn văn Lợi tường trình. ------------------------------- Bí chú (*) Gọi CSVN là nghịch tử vì 1.  Trang web cục văn thư và lưu trữ Việt Nam chính thức xác nhận Hồ Chí Minh – lãnh tụ đảng CSVN chính là thiếu tá bát lộ quân Hồ Quang trong quân đội giải phóng Trung Cộng 2.  Công Hàm PVĐ là bằng chứng bán nước 3.  Vì vô Tổ quốc nên Thủ tướng Việt cộng ( VC) Nguyễn Tấn Dũng ngày 2 tháng 7 năm 2014 ký Quyết định số 1063 ấn định các ngày lễ được tổ chức cấp quốc gia thì dành cho các sự kiên như ngày Ngày thành lập đảng CSVN, ngày thành lập Quân đội và Công an Nhân dân, Cách mạng Tháng tám, Chiến thắng Điện biên Phủ, ngày ký Hiệp Định Giơneve, ngày 30/4/75 , và các lãnh tụ CS như HCM, Nguyễn văn Linh v.v.. Trong khi Đức Quốc Tổ Hùng Vương thì chúng chỉ giao cho tỉnh Phú Thọ tổ chức.  Nghĩa là, chúng hạ thấp vai trò của Đức Quốc Tổ Hùng Vương. Và nhiều dữ kiện khác ai cũng biết… Theo DienDanCTM
......

Thư mời tham gia Ngày Quốc Hận 2015 tại Berlin

Thư kính mời tham gia Ngày Quốc Hận 2015 tại Berlin Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức trân trọng thông báo: Ngày Quốc Hận 2015 sẽ được tổ chức tại Berlin vào ngày: thứ bảy 25.04.2015 và gồm các hình thức sinh hoạt: - từ 12:00 đến 13:00giờ: Biểu tình trước Đại sứ quán Việt cộng Elsenstr. 3, 12435 Berlin-Treptow - từ 14:00 đến 15:30 giờ: Biểu tình tại Quảng trường Brandenburger Tor - từ 16:00 đến 17:00 giờ: Cầu nguyện Tôn Giáo tại Thánh Đường St. Aloysius. - từ 18:00 đến 24:00 giờ: Hội Thảo và văn nghệ đấu tranh tại: Hội trường Thánh đường St. Aloysius, Schwyzer Str. 2, 13349 Berlin-Wedding. Trong cuộc họp mặt đêm 25.04.2015 dự kiến sẽ có phần thuyết trình của Giáo sư Tiến sĩ Johannes Kals và Tiến sĩ Josef Bordat. Giáo sư Tiến sĩ Johannes Kals đã tiến hành vận động thu thập chữ ký qui tụ hàng trăm nhân vật nổi tiếng nhằm can thiệp cho Luật sư Lê Quốc Quân. Tiến sĩ Josef Bordat là người bạn đồng hành quen thuộc của Liên Hội, Tiến sĩ thường xyuên lên tiếng yểm trợ các bloggers quốc nội. Tiếp theo phần sinh hoạt với các diễn giả Đức, Ban Chấp Hành Liên Hội sẽ tường trình cùng Đồng hương Tỵ nạn về những công việc đã làm trong năm qua đồng thời sẽ xin lắng nghe những ý kiến đóng góp của Tập thể Đồng hương hiện diện. Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức trân trọng thỉnh cầu toàn thể đồng bào và các hội đoàn tỵ nạn địa phương, các tổ chức đảng phái chống cộng, các câu lạc bộ văn nghệ đồng lòng tham gia đông đảo Ngày Quốc Hận 2015 tại Berlin hôm thứ bảy 25.04.2015 nhằm tưởng niệm bốn mươi năm cộng sản xâm lược Việt Nam Cộng Hoà khiến hàng triệu đồng bào đã phải bỏ nước ra đi và khiến cho đất nước Việt Nam đắm chìm dưới một chế độ vô nhân đạo chà đạp lên nhân phẩm và giá trị dân tộc. Đức quốc, ngày 02.04.2015 TM Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt tại CHLB Đức, Chủ tịch BS Hoàng thị Mỹ Lâm
......

Luật Sư Đoàn Người Mỹ Gốc Việt tại Georgia ra mắt tại Atlanta

Hội đồng sáng lập Luật Sư Đoàn Việt Nam tại Georgia photo Theo lời mời của Luật Sư Đoàn Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Bar Association, viết tắt là “VABA-GA”) Chánh Án Nguyễn Trọng Nho đã tới Atlanta, tiểu bang Georgia tham dự tiệc ra mắt của luật sư đoàn VABA-GA và đọc bài diễn văn chính trong buổi tiệc này, vào ngày 14 tháng Ba, 2015. Tham dự tiệc ra mắt có đông đủ các vị Chánh Án người Mỹ, Đại Hàn, Trung Hoa, các biện lý, công tố và các dân cử địa phương cũng như đại diện cộng đồng người Việt tại Georgia, chủ tịch và phái đoàn đại diện cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu tại Geogia, Phòng Thương Mại Người Việt tại Georgia và các cơ quan báo chí truyền thông địa phương. Chủ tịch Luật sư đoàn VABA-GA, Jenny Nguyễn, cũng thay mặt VABA-GA nhân dịp này trao tặng giải thưởng “Người Mở Đường - Trail Balzer Award” cho Chánh Án Phạm Minh Tú, vị Chánh Án người Mỹ gốc Việt tại tòa án liên bang ở Tennessee. Sau đây là bản dịch nguyên văn bài diễn văn của Chánh Án Nguyễn Trọng Nho trong buổi tiệc của Luật sư đoàn VABA-GA. Kính thưa quí vị Chánh Án, Thưa bà Chánh Biện lý Lawson, ông Công tố Viên Gammage, quí vị dân cử, quí vị lãnh đạo và hội viên các luật sư đoàn, các cộng đồng và toàn thể quí vị quan khách. Tôi xin cảm ơn Luật sư Chủ tịch Jenny Nguyễn về lời giới thiệu nồng nàn và toàn ban chỉ đạo luật sư đoàn Việt Nam tại Georgia (VABA-GA) đã mời tôi đến đây hôm nay với sự tiếp đón thật ân cần. Cho tôi được chúc mừng người anh em đồng nghiệp của tôi, tân Chánh Án Meng Lim, người Chánh Án người Mỹ gốc Cambodia đầu tiên tại Hoa Kỳ. Sự thắng cử vẻ vang của Chánh Án Lim trong vài tháng trước đây tại Georgia và câu chuyện về cuộc đời của ông sẽ là nguồn cảm hứng cho biết bao người Cambode và những người khác nữa để bước theo chân ông. Thưa quí vị. Bây giờ đây tôi muốn bắt đầu với ít giây phút để suy nghiệm, tưởng nhớ và cảm ơn hơn 220,000 những người con dân của tiểu bang Georgia đã đổ mồ hôi và xương máu tại quê hương Việt Nam của tôi những năm 60 và 70. Tiểu bang này đã cống hiến cho cuộc chiến Việt Nam số lượng chiến sĩ đông đảo nhất. Tôi cũng xin quí vị cùng tôi vinh danh người tù nhân chiến tranh cao cấp nhất của lục quân Hoa Kỳ, Đại tá Benjamin Purcell vừa qua đời hai năm trước đây tại thành phố Clarksville, Georgia, cách đây chừng 80 dặm đường. Sau khi trải qua 62 tháng bị giam giữ trong một trại tù cộng sản ở Lào, ông trở về quê hương năm 1973. Lời nói đầu tiên của ông gửi đến thế giới là “Tự do là cái gì cao quí nhất của đời sống một con người.” Thời điểm này, 40 năm trước đây, là một mốc thời gian rất quan trọng. Đó là lúc mà quê hương nơi tôi đã sinh ra và lớn lên, Nam Việt Nam, nơi tôi đã nuôi bao ước mơ, nơi thế hệ của tôi đã liên tục tranh đấu để xây dựng một quốc gia dân chủ, tự do, với công lý, thinh vượng và hòa bình, đã sụp đổ trước sự tấn công tàn bạo của những người Việt Nam Cộng sản miền Bắc. Những người cộng sản đã phản bội lại hiệp ước hòa bình họ đã ký kết năm 1973 tại Paris với tất cả các bên tham chiến. Nước Mỹ đang sôi động và bối rối với biến cố Watergate, đã không làm gì để giúp đỡ đồng minh của mình. Những lời hứa và cam kết của Tổng Thống Nixon với Nam Việt Nam đã không còn giá trị gì sau khi ông rời White House. Binh sĩ Nam Việt Nam không còn súng đạn để chống trả. Các khẩu đại bác nằm yên lặng trước hàng loạt pháo kích liên tục của địch quân. Không có đủ xăng để bay các chiến đấu cơ hay trực thăng. Trong khi đó khối cộng sản tiếp tục viện trợ ồ ạt cho miền Bắc với xe tăng, hỏa tiễn, vũ khí, và đạn dược tối tân. Hậu quả tất nhiên đã không thể nào tránh được. Năm 1975, với sự sụp đổ của miền Nam, hàng triệu người Việt bắt đầu rời bỏ quê hương tìm kiếm tự do. Cũng như đối với cố Đại Tá Purcell, với họ: “Tự do là cái gì cao quí nhất của đời sống một con người.” Đời sống không có tự do mất hết mọi ý nghĩa. Nhiều người đã đến được bến bờ của của xứ sở vĩ đại này và đã trao gửi nơi vùng đất phì nhiêu của nước Mỹ những hạt giống của tình yêu tự do của họ. Hôm nay chúng ta đang nhìn thấy những hạt giống đó đã nẩy mầm để trở thành những bông hoa tươi đẹp của một thế hệ người Mỹ gốc Việt mới. Thế hệ này là thế hệ của những người có tinh thần sáng tạo thương mại, kỹ thuật tuyệt tác như Bill Nguyễn, người mà năm 2005 đã được Hội Đồng Khảo Sát Kỹ Thuật của đại học MIT (MIT Technology Review Board) chọn là một trong số 100 người có đầu óc sáng tạo của thế giới dưới 35 tuổi và năm 2010 được Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, (World Economic Forum) một tổ chức rất quan trọng về nghiên cứu và chính sách kinh tế thế giới, xếp trong danh sách những nhà lãnh đạo toàn cầu của thế giới. Đây là thế hệ của những khoa học gia, những kỹ sư, những nhà nghiên cứu Việt Nam đã tìm ra được những phát minh mới về khoa học kỹ thuật robot, về quang nhiệt lý học và phát minh y khoa có thể áp dụng rộng khắp trong khoa học không gian cũng như y học để chữa trị cứu sống sinh mạng của con người. Đây cũng là thế hệ của vị tướng người Việt đầu tiên của lục quân Mỹ và 25 vị Đại Tá người Việt đang phục vụ trong các binh chủng khác nhau của quân lực Hoa Kỳ. Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, tới Mỹ năm 1975 lúc 10 tuổi, hiện đang giữ chức Tư Lệnh Phó của sư đoàn kỵ binh số 1, một sư đoàn thiện chiến hạng nhất của Hoa Kỳ, đã nhiều lần phục vụ tác chiến tại Iraq và Afghanistan. Đây là thế hệ của Chánh Án Jacqueline Nguyễn, một con người tuyệt hảo với một trí tuệ luật pháp vô cùng xuất sắc, được Tổng Thống Obama đề cử và được Thượng Viện Hoa Kỳ phê chuẩn để giữ chức Chánh Án tòa Phá Án Liên Bang lớn nhất nước Mỹ có thẩm quyền tài phán bao gồm 11 tiểu bang và các vùng đảo thuộc sự quản trị của Hoa Kỳ với tổng số dân trên 60 triệu người. Đây cũng là thế hệ của người Nghị Sĩ trẻ tuổi đầu tiên của một tiểu bang tại Mỹ, Nghị Sĩ Janet Nguyễn tại California và của Chánh Án Tú Phạm, một người bạn quí của tôi và là người trẻ tuổi nhất đã được bổ nhiệm một chức vụ chánh án của liên bang tại Tennessee. Tôi rất hãnh diện về Chánh Án Tú Phạm người được luật sư đoàn VABA-GA trao tặng giải thưởng “Người Mở Đường” (Trail-blazer) hôm nay. Ông thực là người mở đường của cộng đồng chúng ta. Những người luật sư của luật sư đoàn VABA-GA mà chúng ta hội họp nơi đây để chào đón những thành công và tài lãnh đạo của họ hôm nay cũng là những người của thế hệ này. Đã phải có những cố gắng to lớn và tài lãnh đạo để có thể ngồi lại với nhau, và làm việc với nhau được, để thành lập một tổ chức có khả năng đoàn kết như Luật sư đoàn này. Tôi rất hãnh diện và xin ca ngợi các bạn trẻ Jenny Nguyễn, Minh Nguyễn, Ethan Phạm, Daniel Huỳnh và tất cả những người đã sáng lập, những thành viên của Hội Đồng Quản Trị cũng như tất cả các hội viên của Luật Sư Đoàn VABA-GA đang có mặt trong bữa tiệc hôm nay. Hãy nhìn hình của họ để thấy họ trẻ như thế nào và hãy chuyện trò với họ để mà hiểu được sự chín chắn, trưởng thành và sâu sắc trong suy nghĩ của họ về các vấn đề có liên hệ tới cộng đồng và xã hội, và để cảm thấy cái nhiệt huyết của họ để mà thấy vui và hy vọng thật nhiều về tương lai tốt đẹp của luật sư đoàn VABA-GA này cũng như của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Georgia. Tôi cũng xin ca ngợi những đóng góp tích cực của cộng đồng và các nhà hảo tâm cho tổ chức quan trọng này. Họ cần sự giúp đỡ liên tục và mạnh mẽ của quí vị để thực hiện những mục tiêu tốt đẹp họ đang theo đuổi để phục vụ xã hội và cộng đồng. Thưa các bạn của luật sư đoàn VABA-GA: Tôi hiểu rằng có nhiều bạn đã theo đuổi nghề nghiệp luật pháp không có sự chấp thuận của Bố Mẹ và đôi khi đã đi ngược lại mong muốn của Bố Mẹ. Xin các bạn đừng nản chí. Rất nhiều các vị sáng lập ra nước Mỹ, những người đã cho chúng ta bản tuyên ngôn độc lập tuyệt vời, bản hiến pháp và văn kiện dân quyền cao quí là những người luật sư. Nhà đại ái quốc, Patrick Henry, người đã trao tặng nhân loại câu nói bất hủ “Hãy cho tôi Tự Do hay là cho tôi Chết” cũng là một luật sư. Vị Tổng Thống vĩ đại bậc nhất của nước Mỹ người đã giải phóng nô lệ và bảo tồn sự thống nhất của liên bang Hoa Kỳ, Abraham Lincoln, cũng là một luật sư. Lại nữa, Ông Nathan Deal, vị Thống đốc của tiểu bang Georgia cũng là một luật sư đó. Thực vậy, nghề luật sư là một nghề cao quí. Chữ “Esquire” là một tước hiệu danh dự mà chỉ có các bạn mới được để sau tên của mình. Lịch sử đã cho thấy là tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, niềm mơ ước của thế giới, luật pháp là hàm số của phương trình tiến bộ của xã hội. Các luật sư làm việc tại các tòa án là những người có công kiềm chế sự lạm quyền của các cơ quan công quyền, bảo vệ xã hội chống lại các kẻ tội phạm, đem tiếng nói cho những người cô thế, xóa bỏ những bản án cho những người vô tội bị cáo buộc oan ức đang chờ chết trong các trại giam dành cho tử tù và bảo đảm trật tự trong các tương quan xã hội. Những người hoạt động trong ngành tư pháp đã và đang giữ cho nước Mỹ trung thành với khát vọng hiến ước của các bậc tiền bối sáng lập ra nước Mỹ về Tự Do, về quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền được xét xử theo đúng qui định của luật pháp và đưa đất nước này của chúng ta tiến về trước trong hòa bình để đến gần một hợp chủng quốc hoàn hảo hơn. Hành trình của chúng ta trong 40 năm qua đã có rất nhiều gian nan của thế hệ đi trước các bạn. Những con người của thế hệ đó là biểu tượng cho ý chí của những người Việt Nam Tự Do, cái ý chí của những người đã hy sinh quá nhiều trong chiến tranh, đau khổ quá nhiều trước sự đối xử tàn khốc và đầy thù hận không thể nào diễn tả nổi của những người chiến thắng từ miền Bắc sau chiến tranh. Bị thua trận, mơ ước tan rã, hàng ngàn, hàng ngàn người đã trải qua bao năm tù đầy trong ngục tù cộng sản. Tuyệt vọng, rã rời cả thể chất lẫn tinh thần, với tuổi đời chồng chất, họ nhặt nhạnh những mảnh vụn của cuộc đời, và rất nhiều người thực sự đã đi bộ qua những khu rừng đầy nguy hiểm của Đông Nam Á, vượt đại dương, để đến nước Mỹ. Với lòng quả cảm, quyết tâm và sự làm việc khó nhọc họ vực dậy với những gì còn lại của cuộc đời của họ và đã biến đổi các vùng đất hoang phế hay tồi tàn của các thành phố nhiều nơi trên nước Mỹ thành các khu thương mại “Little Sài Gòn” phồn thịnh. Nhưng mục đích chính mà họ luôn luôn ấp ủ vẫn là làm sao để các bạn, những thế hệ tương lai, được sống trong tự do và có cơ hội để phát triển trọn vẹn khả năng của mình trong vùng đất của tự do và cơ hội này. Hãy tiếp tục đi tới và tiếp tục thành công, để làm cho thế hệ đi trước được hãnh diện về những đóng góp của các bạn cho xứ sở này và cho nhân loại. Các bạn không cần phải mang nặng trên vai quá khứ của thế hệ trước vì nếu chúng ta chỉ khư khư bám víu vào quá khứ chúng ta sẽ khó xây dựng được tương lai. Nhưng các bạn hãy gìn giữ họ trong tim mình để tăng cường sức mạnh của các bạn và để cho sự thành công của các bạn sẽ chắc chắn hơn và có nhiều ý nghĩa hơn. Sau cùng, nếu được, tôi xin đề nghị các bạn hãy nghĩ đến Việt Nam, bằng tình yêu, không phải với thù hận, bởi vì tình yêu sẽ tăng cường sức mạnh của chúng ta và sẽ làm rọi sáng giá trị luân lý của lý tưởng của chúng ta, trong khi thù hận có thể làm giảm đi giá trị của lý luận của chúng ta và hạ chúng ta xuống thấp ngang hàng với kẻ đối nghịch. Xin các bạn hãy nghĩ đến những người luật sư trẻ tuổi đang sống tại Việt Nam như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Xuân Đài, Võ An Đôn và những sinh viên tranh đấu như Nguyễn Phương Uyên và nhiều người khác nữa đang bất chấp cường quyền, tranh đấu bảo vệ những người vô tội, và bảo vệ quyền con người được cởi trói khỏi bất công và áp bức của cộng sản. Những con người can đảm này chấp nhận tù đầy để sống trung thực với lương tâm và lòng yêu quê hương của họ. Họ là những anh hùng của thời đại mới của Việt Nam. Hãy làm những gì các bạn có thể làm được và theo phương cách mà các bạn thấy thích hợp để giúp đem lại tự do, dân chủ, hòa bình và thịnh vượng cho quê hương của cha mẹ của các bạn. Để giúp đỡ hoàn thành cái công việc dang dở mà thế hệ cha ông đã không làm xong, đòi hỏi sự đóng góp của tất cả mọi người, nhất là những nhóm luật sư tài ba như các bạn ở đây. Nước Mỹ là quê hương của chúng ta. Chúng ta nợ quê hương này tình yêu của chúng ta, năng lực của chúng ta, và lời thề phục vụ với sự trung thành trọn vẹn của chúng ta. Giúp đỡ để mang lại dân chủ, tự do, và công lý cho Việt Nam là chúng ta đang nêu cao chính những giá trị cao quí đã làm nước Mỹ trở nên quốc gia vĩ đai nhất của thế giới. Có rất nhiều thách đố trước mặt nhưng với những thách đố cũng là những cơ hội đang chờ đợi các bạn. Tôi tin tưởng hoàn toàn rằng các bạn, những người lãnh đạo của hôm nay đã sẵn sàng để gặp gỡ mọi thách thức đang chờ đợi các bạn trên con dường phục vụ công ích, và lý tưởng tự do và công lý. Xin cảm ơn các bạn và tất cả quí vị. Xin chúc tất cả những gì tốt đẹp nhất đến với các bạn và quí vị. Chánh Án Nguyễn Trọng Nho Ngày 14 tháng 3 năm 2015 Atlanta, Georgia Theo VienDongDaily.Com
......

Đảng Việt Tân Tổ Chức Tiệc Gây Quỹ “Cây Mùa Xuân Dân Chủ”

WESTMINSTER - Trưa Chủ Nhật ngày 22 tháng 3 năm 2015, Đảng Bộ Việt Tân Nam California đã tổ chức buổi tiệc gây quỹ tại nhà hàng Seafood Palace 2 (góc Goldenwest - Westminster) với chủ đề “Cây Mùa Xuân Dân Chủ” nhằm giúp đỡ các nhà dân chủ trong nước. Điều hợp chương trình là cô Trần Thị Thiện Tâm, nguyên Giám Đốc Địa Hạt của cựu Nghị Sĩ Tiểu Bang, ông Lou Correa. Ban hợp ca hát quốc ca trong buổi gây quỹ Cây Mùa Xuân Dân Chủ do Đảng Bộ Việt Tân Nam Cali tổ chức (Thanh Phong/Viễn Đông) Thị Trưởng Westminster, ông Tạ Đức Trí, LM Nguyên Thanh, cụ Nguyễn Tư Mô, ông Nguyễn Văn Lực (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt San Diego), ông Đoàn Thế Cường (Hội Bảo Toàn Đất Tổ), bà Đặng Kim Trang (Hội Đền Hùng San Diego), ông bà Trúc Hồ, ông Phạm Ngọc Lân, anh Lý Vĩnh Phong, Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, một số cơ quan truyền thông cùng khoảng 300 đảng viên và đồng hương tham dự, trong đó có đảng viên Vũ thị Khiếu đến từ Đức Quốc. Sau nghi thức chào quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ cũng như phút mặc niệm, ông Trần Trung Dũng, Đại diện Đảng Bộ Việt Tân Nam Cali, Trưởng Ban Tổ Chức, ngỏ lời chào mừng quan khách và đồng hương hiện diện, “Sự có mặt đông đảo của quý vị đã nói lên sự quan tâm của mọi người đến tinh hình cấp thiết trong nước hiện nay.” Tiếp đến, ban tổ chức giới thiệu một đảng viên trẻ, cô Thục Duyên, lên chia sẻ tâm tình và suy nghĩ của một người trẻ sinh ra và lớn lên tại hải ngoại khi quyết định tham gia Đảng Việt Tân để tranh đấu đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho hơn 90 triệu đồng bào trong nước. Sau đó, ban tổ chức chiếu lên màn ảnh một số sinh hoạt đấu tranh của các bạn trẻ trong nước. Những hình ảnh rất sống động cho thấy, người trẻ trong nước đã vượt qua sự sợ hãi, tham gia đông đảo và nói lên khát vọng tự do, dân chủ cũng như chống áp bức, bất công, phản đối sự hèn nhát, bán nước của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay và yêu cầu những nhà lãnh đạo Việt Nam phải bảo vệ tổ quốc, bảo vệ giang san của tổ tiên để lại, không dâng hiến đất đai, hải đảo cho bọn bá quyền phương Bắc. Kế tiếp, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Đảng Việt Tân), lên trình bày tình hình trong nước và đưa ra những nhận định cũng như kêu gọi đồng bào quốc nội và hải ngoại cùng nhau đoàn kết tranh đấu cho một Việt Nam thực sự có tự do, dân chủ và nhân quyền. Sau khi đưa ra một số dẫn chứng về tình hình, về sự đấu đá nhau trong Đảng CSVN, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân cho rằng Việt Nam thực sự đang đứng trong thời điểm mà đảng cộng sản có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, do đó, vai trò của cộng đồng người Việt tại hải ngoại là vô cùng thiết yếu trong các sinh hoạt hỗ trợ mọi mặt cho các nhà dân chủ đang bị nhà cầm quyền CSVN cầm tù. Ban tổ chức cũng mời mọi người tham dự nghe lời chia sẻ của ông Nguyễn Bắc Truyền và của một đảng viên Việt Tân tại quốc nội là giáo sư Phạm Minh Hoàng. Cả hai vị trên, trong lời phát biểu đều tin tưởng vào sự hỗ trợ của hải ngoại sẽ góp phần tích cực thúc đẩy cuộc đấu tranh trong nước sớm thành công. Trong phần tiệc mừng có đấu giá một tác phẩm hội họa của một họa sĩ, vốn xuất thân từ trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Saigon, vẽ một cô gái Việt Nam, và phần xổ số. Chương trình văn nghệ phụ diễn rất đặc sắc. Cuối chương trình, ông Trần Trung Dũng lên cảm tạ quan khách và đồng hương. Ban hợp ca đã kết thúc với nhạc phẩm “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”. Số tiền thu được, sau khi trừ chi phí sẽ chuyển hết về VN cho các nhà dận chủ đúng như tinh thần “Cây Mùa Xuân Dân Chủ”. Nguồn; http://www.viendongdaily.com/dang-viet-tan-to-chuc-tiec-gay-quy-cay-mua-...
......

Chùa Tâm Giác văn nghệ mừng xuân Ất Mùi

Ngày 07.03.2015 chùa Tâm Giác München/Munich tổ chức văn nghệ mừng xuân với chủ đề Tết "40 mùa xuân viễn xứ" đánh đấu thời gian dài người Việt Nam bỏ nước ra đi tị nạn chính trị (1975-2015). BTC giới thiệu đôi nét lịch sử về sự hình thành ngôi chùa Tâm Giác cùng tri ân ban sáng lập. Từ năm 1979, 1980 Chính phủ Đức thâu nhận người Việt tị nạn tại các trại Đông Nam Á Châu và tàu Cap Anamur vớt người vượt biển trên biển Đông thì đến nay 2015 người Việt Tị nạn CS tại Đức chỉ hơn 35 năm. Trong thời gian trên tại trại tị nạn Kirchweg có ĐĐ Thích Trí Hòa, nhưng một thời gian ngắn thầy di cư sang Mỹ. Năm 1984 một số Phật tử tại München thành lập „Hội Phật Tử Việt Nam Tị Nạn tại Bayern“. Sau đổi là: „Chi Hội Phật Tử VN Tị Nạn Tại München và Vùng Phụ Cận“ Những thành viên có công vận động thành lập Niệm Phật Đường để có nơi lễ Phật là bác: Lê Đình Tân, Nguyễn Văn Từ, bà Phạm Nghiã Hồng đều đã qua đời, còn lại ông Lê Phước Non, bà Kiều Liên, bà Dr. Thục Quyên.  Chúng ta khó quên bác Tân, bà Bảy Ngãnh, chị Hồng (nhủ danh bà Rô đã qua Mỹ) thường ôm sổ đi vận động để thành lập Hội… Niệm Phật đường đầu tiên ở gần Haaras, dời về Wolgang Platz. Năm 1988 do ông Nguyễn Thanh Liêm là Hội trưởng phát hành báo Tịnh Tâm. Bức tường Berlin sụp đổ trong đêm thứ Năm ngày 9 tháng 11, rạng sáng ngày thứ Sáu ngày 10 tháng 11 năm 1989, sau hơn 28 năm không còn ngăn cách giữa Đông và Tây , những bạn trẻ độc thân đi hợp tác lao động từ DDR (Đông Đức) đến München xin tị nạn, lúc đầu còn bơ vơ đến tá túc trong Niệm Phật Đường. Cũng là nơi xe duyên gặp gỡ cho nhiều người lập gia đình hạnh phúc, con cái nên người tốt cho gia đình và xã hội. Những nhiệm kỳ kế tiếp Chi Hội trưởng là các ông: Nguyễn Kim Định, Phạm Văn Quý… Số Phật Tử đông từ Niệm Phật Đường đổi sang thành chùa Tâm Giác nhờ sự hổ trợ của báo Süd Deutschezeitung, BCH có tiền mua căn nhà nhỏ ở Schwaben. Năm 2001 Đại Đức Thích Từ Trí từ Frankfurt về làm trụ trì. Chùa có Thầy thì Ban Chấp Hành thay đổi nội quy, Chị Bộ trưởng do thầy đảm trách, chỉ còn Phó chủ tịch Nội vụ, Ngọại vụ, Thư ký, Thủ quỹ. Thủ phủ Bayern là thành phố München hoa lệ trù phú, có nhiều hãng xưởng nên nhiều người ở các tỉnh về lập nghiệp hội nhập tốt đẹp đời sống thăng hoa, còn cái thành tài, có nghề chuyên môn hay tốt nghiệp Đại học,  có những người xuất gia đi tu như: bà Đặng Trinh thành „Vô Thượng Sư Thanh Hải“ anh Bình tu ở làng Mai thành Đại Đức, anh Lưu là đệ tử thầy Từ Trí là ĐĐ.Thích Trung Lưu. Nhờ sự đóng góp bằng “hằng tâm hằng sản“ cũng như cho mượn tiền „hội thiện“ của bà con Phật Tử và đồng hương. BCH và thầy Từ Trí cùng Dr. Nguyễn Khắc Tiến Tùng đấu giá mua được ngôi nhà cũ biệt lập, rộng rải có vườn sau tu bổ làm Chùa ở Wasserburg Str. 17 , 85614  Kirchseeon. Chùa trải qua các thầy làm trụ trì. ĐĐ.Thích Từ Trí, TT.Thích Đồng Văn, ĐĐ. Thích Hạnh Vân. Từ tháng 7 năm 2011 cho đến nay l à  Đ Đ Thích Trung Lưu.  Chương trình văn nghệ Mừng Xuân Ất Mùi, sân khấu dàn dựng công phu đẹp mắt, có mái chùa với ngói đỏ phiá sau là tấm phông phong cảnh Việt Nam có cây cau, cây đa xanh lá sum xê. Bàn thờ Tổ quốc trang nghiêm. 18 giờ khai mạc, trưởng ban văn nghệ đạo diễn Hồ Sỹ Sáng điều khiển chương trình,  3 vị bô lão mặc áo dài khăn đóng và hai người cầm Quốc kỳ và Phật giáo Kỳ tiến ra sân khấu lạy 4 lạy và dâng hương lên bàn thờ Tổ Quốc cầu cho Quốc Thái Dân An. Tiếp theo là chào Quốc Kỳ, Phật Giáo Kỳ, hát Quốc Ca, Phật giáo ca và một phút mặc niệm tưởng nhớ đến tiền nhân có công dựng nước và giữ nước. Hàng vạn đồng hương kém may mắn trên đường vượt biên đã chết trên rừng sâu núi thẳm và trong lòng đại dương mênh mông.  Những nạn nhân tết Mậu Thân Huế 1968. Những tù nhân lương tâm bị giam cầm cho đến chết hiện nay tại quê nhà. Cờ vàng 3 sọc đỏ chỉ còn là biểu tượng của người Việt tự do, không thể thiếu trong các sinh hoạt Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Chính Trị. ĐĐ Thích Trung Lưu trụ trì chùa Tâm Giác lên chúc mừng năm mới. Sau nghi lễ khai mạc hội trường càng ngày đông khán giả hơn, trên 300 người tham dự. Đội lân của Chùa với hai con đỏ trắng cùng các ông Điạ múa theo tiếng trống, tiếng chập chẹ rất sôi động và đẹp mắt. Mở đầu hợp ca nhạc phẩm Bước Chân Việt Nam gợi chúng ta nhớ lại ngày vượt biên ra đi tìm tự do, may mắn đến được bến bờ tự do, không quên cám ơn các quốc gia trên thế giới đã mở rộng bàn tay nhân ái cứu giúp người Việt Nam: „Khắp nơi trên điạ cầu in dấu bước chân Việt Nam…Thanks Australia for your open hearts.. Thanks Canada for the liberty, thanks America for the liberty. We thank the World for your open arms… For its true freedom… Thank you, We thank you all, We thank the World…” Để tri ân những người có công sáng lập Chùa bà Hoá đại diện BTC trao hoa cho bà Kiều Liên, bà phát biểu cảm tưởng và nhận bó hoa sẽ mang về Chùa dâng lên bàn thờ để tưởng nhớ hương linh những người có công đã qua đời. BTC cũng tặng hoa các bác cao niên đã đóng góp cho chùa trong thời gian qua là bác Hy và bác Yến, và cám ơn 2 anh Tân, anh Triết lo Phật sự hàng tuần.  Hai MC Kim Anh (Hamburg) và Phi Thông (Frankfurt) giới thiệu chương trình vui vẽ, làm cho không khí linh động hơn, có phần tiếng Đức để khán giả người Đức hiểu được nội dung sinh hoạt. (nhìn chung trong các buổi văn nghệ MC  thường xin những tràn pháo tay hơi nhiều!). Đêm văn nghệ dài với 21 tiết mục đơn ca, song ca, hợp ca thành công tốt đẹp nhờ âm thanh ánh sáng hoàn hảo của Phan Trường, với những giọng ca quen thuộc ca sĩ cây nhà lá vườn (Hồ Sỹ Sáng, Julie Kim - Anh Tài, Ngọc Huệ, Gina Nguyễn, Văn Phi Thông, Lê Nam, Phạm Sơn, Ngọc Thủy, Đức Cường, Diệu Miền, Lê Link, Hoàng Văn, Thế Hùng, Johnny Nguyễn, Duy Minh, Ngọc Sơn,  Nga My, Thu Thủy, Hiền Năng, Lucy Thắng, Tubi Trần, Kimmi Trần, Hương Lý…) với tiếng hát ngọt ngào được mọi người ái mộ. Hai ca sĩ khách đến từ Frankfurt và Nürnberg là Diệu Miền và Văn Phi Thông hát liên khúc qua cầu gió bay làm cho khán gỉa say mê. Nhóm thời trang trong Modelshow với trang phục truyền thống của Việt Nam hấp dẫn. Nhà bếp phục vụ các món ăn chay bánh trái, xôi chè… Ông Phạm Minh Tín phụ trách phần xổ tombola (700 vé x 2€) bán hết, giải nhất là Asus Tablet và nhiều giải đồng hạn. Không khí xuân thật nồng ấm bên ngoài thời tiết buổi chiều có nắng hanh vàng, đồng hương các nơi xa xôi về sớm gặp nhau vui vẽ, để ôn cố tri tân. Theo lời của BTC „vui xuân nhưng không quên cội nguồn dân tộc, vui xuân mà không thể không tưởng nhớ đến công đức của những người đã nằm xuống cho chúng ta có một cuộc sống hôm nay“…  Đêm văn nghệ thành công trong tinh thần đoàn kết, chấm dứt lức 22 giờ30 mọi người chia tay ra về, với lời chúc khoẻ mạnh, bình an hẹn nhau năm tới cũng trong khung cảnh ngày hội mừng năm mới, để sưởi ấm lòng trong những ngày xa quê hương, không phân biệt Nam-Bắc cùng đứng dưới cờ vàng biểu tượng của tự do, Cộng Đồng Người Việt Nam viễn xứ cùng một nhịp đập của con tim nói lên lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam. Một Ngày Việt Nam & Bước Chân Việt Nam (Trầm Tử Thiêng & Trúc Hồ) - Hợp Ca Asiahttps://www.youtube.com/watch?v=OlI0seZ1unc Nguyễn Qúy Đại (14.3.2015)www.hoamunich.wordpress.com
......

Tết Ất Mùi 2015 tại Mönchengladbach

Trích trong báo: Rheinische Post, Mönchengladbach, thứ hai, 02.3.2015   „Chúc mừng năm mới“. Với lời chúc đầu năm này Hội Người Việt ở Mönchengladbach đã mời quý quan khách đến dự Tết Nguyên Đán vào ngày thứ bảy, 28 tháng hai năm 2015 tại hội trường Krahnendonkhalle. Tết là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong vùng Đông Nam Á, đặc biệt ở Trung Quốc và Việt Nam. Khoảng 1000 người, đa số là người Việt đã về Mönchengladbach mừng Xuân. Một số từ những thành phố xa như Frankfurt và những khu kỹ nghệ „Ruhrgebiet“ (Düsseldorf, Essen, Neuss….) cũng đã về đây vui Xuân.   Đô Trưởng ông Michael Schroeren khen ngợi 2000 người Việt ở Mönchengladbach: „Họ đã hội nhập rất thành công vào xã hội chúng ta, mặc dầu vậy họ vẫn giữ gìn căn tính gốc của họ.“ Thành viên Quốc Hội ông Dr. Günther Krings tiếp lời: „Chúng ta, mà theo tôi là đúng, nói là Hồi Giáo thuộc về nước Đức. Chúng ta nên thêm vào là nền văn hóa Việt Nam cũng thuộc về nước Đức.“ Bà chủ tịch đảng SPD Gülistan Yüksel ngoài những lời chúc mừng đầu năm còn hứa với mọi người: „Trong ngày mừng Xuân năm tới tôi sẽ mặc „áo dài“ truyền thống Việt Nam. Trong khoảng 6 tiếng dài chương trình văn nghệ khán giả có được một khái niệm về nền văn hoá Đông Nam Á. Ngoài những nghi thức trong ngày Tết Nguyên Đán còn có múa lân, những bài hát hoặc những điệu vũ về đề tài „Mừng Xuân“ hoặc „Nhớ quê hương“. Cách đây khoảng 40 năm đã có nhiều người Việt trốn khỏi chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Rị, chủ tịch Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Möchengladbach, trong bài diễn văn chào mừng quan khách đã nhấn mạnh: „Mặc dù vui Xuân song chúng tôi không quên đồng hương ở Việt Nam đang còn nằm trong sự kềm kẹp của nhà cầm quyền Cộng Sản và nguy cơ xâm lăng của Trung Cộng.“   Trong đêm mừng Xuân Ất Mùi Ban Tổ Chức kêu gọi quyên góp tiền để giúp các nạn nhân bị dịch Ebola tại Phi Châu. Số tiền quyên góp được đưa cho Hội „Cap Anamur“. Hội này chuyên giúp nhân đạo trên toàn thế giới, lo cho các người tỵ nạn trong những vùng nguy hiểm. Tiến sĩ Werner Strahl, chủ tịch Hội Cap Anamur đã chia xẻ niềm vui về ngày Hội xuân ở Mönchengladbach-Neuwerk: „Tôi thấy lòng mình thật rộn ràng trong những dịp lễ như vậy.“ Ngọc Hòa chuyển ngữ
......

München Mừng Xuân Ất Mùi 2015

Tháng Hai tại München trong những ngày lễ Hội hoá trang và Valentin mọi nguời rộn rã vui tươi tham dự Party, thì Người Việt cũng nao nao chuẩn bị đón mừng Tết Ất Mùi theo truyền thống của mình, nhiều gia đình nấu bánh Tét,  bánh Chưng, bánh Tổ…Bên ngoài thời tiết lạnh buốt, tuyết trắng cỏ cây. Dù thiếu phong cảnh mùa xuân như bên quê nhà, nhưng dưới mái ấm gia đình trong niềm vui hạnh phúc, mọi nhà tùy theo tín ngưỡng đều cúng Tết, trên bàn thờ không thiếu bánh trái, hoa quả và thịt mỡ dưa hành… để tưởng nhớ ông bà cha mẹ. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT khắp nơi trên thế giới đều tổ chức Tết rất linh đình. Những quốc gia nhiều người Việt như Mỹ, Úc, Canada tổ chức lễ hội mừng xuân, diễn hành với rất nhiều Hội đoàn tham dự, bàn thờ Tổ Quốc với khói hương nghi ngút. Lễ thượng kỳ đầu năm cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trên nền trời xanh với nắng ấm như ở California, Úc…  HỘI NGƯỜI VIỆT TỰ DO MÜNCHEN- BAYERN và HỘI CAO NIÊN tổ chức Tết vào ngày thứ Bảy 21.02.2015  lúc 17 giờ 30 ( Mùng Ba Tết) vào cửa tự do với chủ đề Xuân Quê Hương và Tuổi Trẻ. Tại Hội trường Salesianum Sieboldstr. 11 München, hơn 500 người tham dự nhờ thời tiết cuối tuần không có tuyết rơi, khô ráo từ 16 giờ nhiều đoàn người tại địa phương cũng như từ phương xa về tham dự như: Augsburg, Regensburg, Darmstadt, Suttugart, Berlin, Oberdorf, Aó quốc … Không khí mừng xuân tại hội trường thật đầm ấm, đồng hương gặp nhau tay bắt mặt mừng, chúc nhau những lời tốt đẹp nhất cho năm Ất Mùi. Các anh chị trong nhà bếp cũng như các quầy bán thức ăn, nước uống hoạt động liền tay để phục vụ khách, dù mệt nhưng trên môi luôn nở nụ cười tươi. Bàn xem bói kiều đầu năm cũng vui, không biết lời bàn đúng hay sai nhưng lúc nào cũng có người xem, anh Miên cắt tóc cho các bà, các cô nhiều người chờ đợi. Bàn bán vé Tombola  được đồng hương ủng hộ mua hết vé, nhờ mở hàng của anh Lâm Mũi Né mua trước 50 vé.  Ban Tổ Chức đã mời một số quan khách người Đức là đại diện chính quyền, Ausländerbeirats, Caritas, Kath.Kirche St. Stephan…. Đại diện các Hội Đoàn, Đoàn Thể Tôn Giáo như: Hội Người Việt Odenwald, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH tại CHLBĐ, Hội Đồng Giáo Xứ Nữ Vương Hoà Bình München, Chi Hội Phật Tử Chùa Tâm giác München, Danke Deutschland Berlin, Hội Áo-Việt Wien Áo Quốc, VoVinam Việt Võ Đạo Hùng Vương Darmdstadt (Ban Văn Vũ Điểm Sáng), Đạo Tràng Liên Hoa, VoViNAM  München… đến tham dự.  Đúng 17 giờ 30 khai mạc dù khán giả chưa đông, nhưng sau đó thì không còn chỗ ngồi, phải đứng ở cuối hội trường và ngoài hành lang vì người Việt mình có thoái quen đi trể như bên Mỹ có câu ví von rất vui „ không ăn đậu không phải là Mễ, không đi trể không phải Việt Nam“.   Mở đầu chuơng trình rước Quốc kỳ Đức - Việt từ cuối hội trường lên sân khấu chào Quốc kỳ và hát Quốc ca Đức Việt, một phút mặc niệm tưởng nhớ các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước. Ba vị bao lão lên dâng hương trên bàn thờ Tổ quốc. Đại diện Hội Cao Niên và Cộng Đồng chúc mừng Tết. Tiếng trống thùng thùng rộn rả lân và ông địa múa rất sinh động, hào hứng, trẻ em reo mừng cùng với tiếng pháo nổ mừng xuân.     Mở đầu chương trình văn nghệ với nhạc phẩm Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương do ban hợp ca Cộng Đồng hát. Với hoạt cảnh người lính, cho tới người dân, người nghệ sĩ … làm cho nhạc phẩm thêm sống động ngày đầu năm. Điều kiển chương trình phần tiếng Đức MC Tạ Văn Thành, văn nghệ do hai MC là Văn Cư và cô Hải Ngọc lầu đầu tiên giới thiệu chương trình nhưng không kém phần duyên dáng. Hấp dẫn là những vũ điệu các các em thiếu nhi “Vũ Thiếu Nhi Tuổi Thơ” do chị Nhung đạo diễn. Các cháu trình diễn vũ điệu “Người Hùng và Giai Nhân”;  biểu diễn võ “Côn Quyền, Võ VN” và Tết cũng không thể thiếu “Táo Quân lên Thiên đình”  năm nay thêm phần bà Táo tham dự cũng rất vui do ông Đàm Văn Tiếu biên soạn và đạo diễn như trong dân gian qua ca dao “Thế gian một vợ, một chồng, Đừng như nhà Táo, hai ông một bà!” Hồi tưởng lại lịch sử dân tộc Việt Nam chống ngoại xâm từ phương Bắc (giặc Tàu) vở kịch “Phá Cường Địch Báo Hoàng Ân” do Lê Quang Thành đạo diễn  cùng các diễn viên trong trang phục lộng lẫy, mũ, mão rất đẹp mắt, mất nhiều thời gian tập dợt, nhưng rất tiếc lời nói diễn viên theo lời văn cổ, ân thanh kém khán giả không hiểu hết nội dung. Ban văn nghệ của người Nam Dương Buratwangi aus Bali), Philippines muá đèn (Philppinisscher Kerzentanz)  là những vũ điệu theo truyền thống văn hoá của họ thêm phần mới lạ, Ban Văn Vũ Điểm Sáng ca vũ nhạc phẩm “Đêm Mê Linh” sống động qua đường kiếm võ thuật độc đáo…. Về phần ca nhạc do ca sĩ quen thuộc như Ngọc Huệ, Ngọc Thu, Johny Nguyen, Phi Phượng…..  “cây nhà lá vườn” trình bày, năm nay xuất hiện thêm cô ca sĩ  Ngọc Thuỷ hát tân cổ giao duyên với Văn Cư rất mùi được nhiều kháng giả ái mộ. Chương trình văn nghệ chia thành 2 phần sau khi nghỉ giải lao xổ số Tombola do bà Hoàng Thị Doãn cô Xuân Hương đảm trách và các em bốc số, giải nhất là một Ipad của hãng Appe, và 12 phần quà đồng hạn giá trị. Bà Phương Lan đại diện BTC cảm ơn các mạnh thường quân, thân hữu xa gần đã hết mình giúp đỡ đóng góp từ tinh thần đến vật chất để thực hiện đêm văn nghệ thành công tốt đẹp.  Kết thúc chương trình là vở hài kịch “ Nổ Như Pháo do diễn viên Lệ Nga và Johny Nguyễn trình diễn… Theo nhận xét chung của mọi người: tổ chức Tết thành công nhưng không tránh được khuyết điểm về phần âm thanh cũng như ánh sáng. Trên sân khấu dù có màn trắng để chiếu hình ảnh từ phiá sau để làm cho sân khấu đẹp hơn, nhưng rất tiếc lúc chiếu thử từ tối thứ Sáu rất đẹp, nhưng đến chương trình chính thì hình không rõ vì lý do kỹ thuật!  Mừng xuân Ất Mùi thành công hơn những năm trước là nhờ sự đóng góp nhiệt tình của quý ông bà, anh chị trong Cộng Đồng cũng như rất nhiều thân hữu … Các anh chị trong bếp rất vất vả từ những ngày trước, Chị Sanh làm bếp trưởng với sự cộng tác đắc lực các anh chị Phong - Vinh, chị Phẩm, chị Khải… là những bàn tay khéo léo mang lại cho thực khách những món ăn hợp khẩu vị thơm ngon như: bún Bò Huế, bánh mì thịt chả lụa, cơm thịt nướng, cháo gà…  Năm Mùi không thể thiếu món curry “dê” của anh chị Mã Bé, bánh bao của Khôi Như…  BTC cho biết, số tiền thu được nhờ bán thức ăn nước uống, sau khi trừ chi phí, BTC sẽ họp Hội viên cùng quyết định trích một phần tiền còn lại cho việc làm nhân đạo. Những ngày vui Tết đi qua nhưng còn lại dư âm trong lòng của mọi người, Kính chúc tất cả đồng hương một năm mới Vạn Sự Như Ý, dồi dào sức khoẻ hẹn gặp lại năm tới. BTC gởi lời thành thật cám ơn đến tất cả đồng hương xa gần về tham dự, mong thông cảm những thiếu sót và BTC luôn lắng nghe mọi ý kiến đóng góp xây dựng. Kính mong quý Đồng hương bỏ qua những bất đồng và giúp đỡ Cộng Đồng Người Việt Tự  Do München Bayern  trong tình thần đoàn kết tương thân tương trợ vì “Đoàn kết gây sức mạnh “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao…. Mời quý vị xem sinh hoạt TẾT  http://bit.ly/18koOLY Hoamunich viết tường thuật, nhưng không thuộc BTC mọi ý kiến đóng góp phê bình, xin gởi về điạ chỉ  eMail:  [email protected] hay Điện thoại: Tel. 0170 7945226www.hoamunich.wordpress.com Chú thích thêm: Từ tối thứ Sáu bạn trẻ tên là Ilias to con là người Hy lạp đến phụ giúp với anh Trần Uyên Triết khiêng vác dụng cụ âm thanh… cho đến tối đêm văn nghệ anh ta cũng có mặt phụ anh Hiệp dọn dẹp mang dụng cụ về nhà. Sở dĩ anh Ilias giúp đỡ cho chúng ta là nhờ mạnh thường quân là anh Tấn chủ Imbiss (là cháu của nhà văn Vũ Nam) trả tiền cho Ilias gánh cho anh Triết bớt nặng nhọc, Tấn lo cho anh Triết vì biết anh lúc nào cũng nhiệt tình với sinh hoạt Cộng đồng cũng như ở Chùa nhưng tuổi không còn trẻ như xưa…Cám ơn các anh từ Áo đã phụ dọn ghế bàn, cám ơn các cô là bạn của Khôi Như tới sáng thứ Bảy phụ giúp nhà bếp.
......

THƯ ĐẦU NĂM ẤT MÙI 2015

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/02/20150219-ctm-... Kính thưa đồng bào, Năm 2015 đánh dấu 40 năm kể từ khi đảng Cộng Sản Việt Nam áp đặt sự cai trị độc tài của họ trên toàn cõi đất nước thân yêu của chúng ta. 40 năm là một thời gian dài, gần một nửa thế kỷ dân tộc ta phải gánh chịu biết bao nhiêu khổ đau, mất mát và bất công bởi vì những người lãnh đạo đảng Cộng Sản đặt quyền lợi của riêng họ và bè nhóm lên trên quyền lợi của đất nước. Tuy nhiên, trước thềm Xuân Ất Mùi 2015, chúng ta lại nhìn thấy một viễn cảnh tươi sáng đang hé mở cho dân tộc. Sau 40 năm thống trị, đây là lúc nền độc tài của đảng Cộng Sản đang bị thách đố nặng nề nhất. Chúng ta có thể tóm tắt những khó khăn của họ vào 5 điểm sau đây. Đầu tiên là tình trạng tranh giành quyền lực và quyền lợi trong nội bộ lãnh đạo đã bùng nổ công khai trước mắt mọi người. Đây không phải là sự tranh chấp vì khác biệt chính sách hay phương thức giải quyết những vấn đề của đất nước, tất cả chỉ để giành lấy cơ hội làm giàu cho bản thân và con cháu của họ. Việc đấu đá trong nội bộ đảng Cộng Sản không phải là điều gì mới, nhưng thay vì được che đậy như trước đây thì nay mọi việc được phơi bày lộ liễu trước công luận. Tất cả những gì xấu xa nhất của giới lãnh đạo đã được đem ra ánh sáng, lột trần trước mắt của người dân. Thứ hai là sự yếu hèn của lãnh đạo trước chính sách xâm lấn của Trung Quốc. Để che mắt dư luận, đây đó có những phát biểu có vẻ mạnh bạo, hoặc những động thái gọi là để đối phó với đe dọa quốc phòng. Nhưng tất cả chỉ là hỏa mù vì sự thật lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cần sự bảo kê của Cộng Sản Trung Quốc để tiếp tục duy trì sự cai trị độc tài. Ngày nào họ còn tiếp tục đàn áp những ai phản đối Trung Quốc, còn che dấu những gì thật sự đã ký kết với Trung Quốc, và không dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế; ngày đó sự phản bội dân tộc của họ vẫn không thể nào tha thứ được. Thứ ba, chính vì sự thối nát và yếu hèn của họ đã khiến bất mãn bộc phát ngay trong hàng ngũ đảng viên Cộng Sản. Đã có những người đảng viên Cộng Sản can đảm lên tiếng phản đối lãnh đạo, đòi hỏi chính quyền phải quyết liệt đối phó với Trung Quốc, phải dân chủ hơn, và phải chấm dứt vai trò độc tôn của đảng Cộng Sản. Mặc dù còn là thiểu số nhưng những tiếng nói can đảm này chắc chắn đã thể hiện ước vọng của nhiều đảng viên Cộng Sản thầm lặng khác. Vì khi đất nước bị đe dọa, đã mang dòng máu Việt trong tim thì tinh thần dân tộc là mẫu số chung của tất cả chúng ta bất kể xu hướng chính trị, trừ những người lãnh đạo đã bán rẻ lương tâm vì quyền lợi bản thân. Thứ tư, trong vòng 10 năm trở lại đây, sự phát triển của mạng điện tử và mạng xã hội đã đem lại cho chúng ta phương tiện để phá vỡ bức màn bưng bít thông tin của chế độ. Một khi hàng chục triệu người đã vượt thoát ra khỏi bức màn đen tối của những thông tin sai lạc, khi đó là sự bừng tỉnh và thôi thúc những đòi hỏi chính đáng cho quyền làm người. Chính nhờ vào mạng điện tử mà người dân Việt Nam đã phần nào giành lại được những quyền quan trọng như tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội và kể cả tự do tụ họp dù nhiều lúc mới chỉ ở trên mạng. Sau cùng, mặc dù chế độ đã thẳng tay đàn áp, bắt bớ rất nhiều người nhưng những tiếng nói tranh đấu cho công lý, nhân quyền và dân chủ vẫn ngày càng gia tăng và trở nên đa dạng. Có thể nói chưa bao giờ phong trào tranh đấu cho dân chủ lại có sự tham gia của nhiều người, nhiều thành phần như hiện nay. Bên cạnh đó, những nỗ lực đấu tranh này đã chứng tỏ khả năng tồn tại trước sự trù dập của chế độ, và đang từng bước giúp mọi người vượt qua sự sợ hãi trước guồng máy công an. Kính thưa đồng bào, Sau 40 năm thống trị, chế độ độc tài Cộng sản đã để lộ nguyên hình của một chế độ nhũng lạm, tha hóa và tàn ác. Những người lãnh đạo chế độ hiện nguyên hình là những con người gian tham và phản bội dân tộc. Nhưng cũng chính vì vậy mà chế độ đang ngày càng suy yếu. Sự gia tăng đàn áp của họ trong thời gian gần đây không thể hiện sức mạnh, trái lại đó là chỉ dấu chế độ đang gặp nhiều khó khăn hơn trước và phải loay hoay tìm cách đối phó. Ngày nay một viễn cảnh lạc quan đang hé mở cho toàn dân. Chế độ độc tài Cộng sản sẽ không thể tiếp tục tồn tại mãi mãi được nữa. 40 năm đã quá đủ; 2015 phải là năm toàn dân ta tiến bước nhanh hơn nữa trên con đường tranh đấu cho một đất nước vững mạnh, cho một xã hội đầy công bằng, người người đối xử với nhau có tình, có lý. Với quyết tâm đó, trước thềm Xuân Ất Mùi, thay mặt toàn thể anh chị em đảng viên Việt Tân, tôi xin kính gửi đến đồng bào lời cầu chúc an lành, thịnh vượng và nhiều thắng lợi. Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc sẽ vượt qua mọi thách đố, và sớm thành công trên con đường tranh đấu chấm dứt độc tài để xây dựng một đất nước Việt Nam mới đầy tình người và hạnh phúc. Trân trọng kính chào đồng bào. Đỗ Hoàng Điềm Chủ Tịch Đảng Việt Tân
......

Bài thơ Thần năm Ất Mùi

Tôi chào đón năm Ất Mùi này (2015) với bài thơ Thần đã ra đời vào năm Ất Mùi 1655, đúng 360 năm trước. Lịch xưa tính đúng chẳn sáu hội (mỗi hội 60 năm). Đây là bài thơ đã được ghi lại trong Đại Nam Thực Lục - một bộ sử biên niên ghi lại thời kỳ các Chúa Nguyễn, rồi Nhà Nguyễn trị vì đất nước. Bấy giờ, Chúa Hiền, Nguyễn Phúc Tần, một đêm nằm mộng thấy thần nhân hiện lên đọc cho nghe bài thơ. Hôm sau nhà Chúa đã đọc lại cho đình thần nghe, và cho rằng đó là lời mách bảo của thần linh. (xem ĐNTL TI, NXB Giáo Dục tr63). Nguyên văn: Tiên kết nhân tâm thuận. Hậu thi đức hóa chiêu. Chi diệp kham tồi lạc. Căn bản dã nan dao (diêu) Dịch nghĩa: Trước hết phải cố kết nhân tâm cho thuận. Sau là thi hành (chính trị) đạo đức để quy tụ mọi người. Dẫu cành lá có gãy rụng. Gốc rễ chẳng hề lung lay. Trong văn học Việt Nam, người ta cho rằng đây là bài thơ thần thứ hai. Bài đầu là bài thơ “Nam quốc sơn hà”, tương truyền đã vang lên trong đền thờ hai vị thần Trương Hống, Trương Hát, ở ven sông Như Nguyệt, nơi phòng tuyến chống quân nhà Tống xâm lược, thời Lý Thường Kiệt. Nếu bài thơ trước (Nam quốc sơn hà) là tinh thần, ý chí của dân Việt quyết tâm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Đất Nước, quyết đánh bại mọi kẻ thù xâm lăng, được coi như một tuyên ngôn Độc lập, thì bài thơ sau là một “minh triết” chính trị. Bài thơ góp vào, làm nên sự phong phú sâu sắc của tư tưởng, đạo trị nước của Việt Nam. Cũng nên lưu ý một tình tiết tế nhị. Đó là bài thơ xuất hiện lúc đất Nước còn phân ly. Lực lượng nào muốn thắng, gồm thâu thiên hạ, đều phải chú ý đến những vấn đề cốt tử: Thi hành đức hóa, cố kết lòng người… Ngoại trừ hoàn cảnh xuất hiện, phân tich kỹ 20 chữ của bài ngũ ngôn tứ tuyệt này, có thể rút ra được nhiều điều bổ ích, thú vị. Điều ấy, không những có ích cho những người lãnh đạo quốc gia ở tầm vĩ mô, mà còn có lợi cho cả công việc ứng xử ở tầm cơ sở, vi mô, của một gia đình, một doanh nghiệp, một cộng đồng xã hội, một chính đảng … Chữ tiên, (trước hết) là nói tầm quan trọng của vấn đề. Câu đầu, đưa ra ba triết lý quan trọng: kết, nhân tâm và thuận. Ba chữ này, là ba phạm trù rất cơ bản để nhận thức và ứng xử xã hội. Ngẫm về chữ kết, đã có điều thú vị, nó có vẻ dễ hiểu, thậm chí người ta nghe đã nhàm tai, nào kết đoàn ta là sức mạnh trong một bài hát Tàu, nào đoàn kết, đại đoàn kết…Chữ kết, người xưa viết với bộ “mịch”, có ý nói về sự bó bện cho bền chặt. Ý nghĩa là sự tập hợp cái nhiều (đa) thành cái một (nhất). Người ta phải “kết” cái nhiều lại để thành một cho mạnh cho bền chắc…nhưng không bao giờ lại thủ tiêu các thành viên, thành tố. Nếu hiểu kết mà chỉ nhăm nhăm coi trọng cái một mà bỏ cái nhiều, chỉ chú ý đến cái chung, mà bỏ cái riêng, thì chẳng còn ý nghĩa kết gì nữa. Đó là quy luật tự nhiên, huống chi là quy luật xã hội! Không thấy ý nghĩa “kết”, không thể gắn bó con người được. Phải hiểu và làm chữ kết trong thế vừa đề cao cái một, mà phải coi trọng cái đa, những thành tố riêng rẽ, để tạo thành cái “Kết”. Trong tự nhiên, người ta dễ hiểu và làm theo quy luật ấy. Như cái máy tính điện tử, nếu không coi trọng từng chi tiết, từng linh kiện, làm sao có thể có được chất lượng cao của bộ máy! Nhưng trong ứng xử xã hội, con người lại tầm thường đến độ ngu xuẩn, là muốn kết mà không muốn làm cho mọi thành tố mạnh lên! Hai chữ nhân tâm cũng nên luận. Không nên chỉ hiểu đơn giản là lòng người. Phải thấy nhân là con người và cả cái tâm của nó. Nếu không biết nuôi dưỡng con người bằng một “polytique” nhân văn, con người sẽ đói, sẽ khổ, sẽ méo mó bất thành nhân dạng, có thể thành quái thai, chỉ có phần con mà mất đi phần người. Trong trường hợp ấy, không thể có cái tâm đúng nghĩa. Tâm không chỉ là lòng người, nó là tổng hòa của cái trí, cái biết cái thức, thiếu tâm hồn, thiếu tri thức không thành người. Như vậy vấn đề nhân tâm không chỉ thuần túy là tinh thần, ý thức, tình cảm, tâm hồn. Phải tính cả những giá trị vật chất của con người cho con người, vì con người. Những thể chế, thiết chế, chế độ phản bội lại con người không thể gọi là nhân văn, lại có thể cố kết con người, làm mạnh con người. Còn chữ thuận. Minh triết Việt biết đánh giá cao ý nghĩa chữ thuận - thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn. Nhưng thuận không chỉ có nghĩa là cùng nhau, còn có cái nghĩa là theo quy luật, theo thiên tính, nhân tính, nhân tình. Con người từng đánh mất chữ thuận, nên đã làm cho con người, cho xã hội không hòa, địa không lợi, thiên không còn thời. Vì thế, sau cái tiên kết, là nói hậu thi. Những điều phải thi hành, phải làm tiếp theo để thể hiện cho được sự cố kết, làm vững mạnh con người, làm cho nhân tâm thuận, nghĩa là làm cho tiến hóa nhân cách, nhân vị, nhân sinh. làm cho tiến hóa xã hội. Thi hành “đức hóa”, nghĩa là thi hành một nền chính trị đạo đức, nhân văn, một nền kinh tế đạo đức, nhân văn;một nền văn hóa giáo dục đạo đức nhân văn. Mọi sự tuyên bố chủ nghĩa, lý thuyết này nọ mà không theo tiêu chí ấy, đều là lừa dối, chỉ đạt tới dự nhất thời, nửa vời, đẩy con người và xã hội đi tới ngày càng suy đồi, tan rã. Không phải ngẫu nhiên, mà ngày nay đang xuất hiện nhiều những cảnh báo về cái ác tràn lan, và đang đề xuất những tư duy lành mạnh, cổ vũ cho một tinh thần, một thái độ, một tâm thức” minh triết” trong đời sống. Bruce Lloyd (Anh quốc) tha thiết đề nghị hãy kiến tạo xã hội minh triết, kinh tế minh triết. Còn Gandhi (Ấn) từ 1934, đã hô hào xây dựng nền giáo dục minh triết. Thi hành đức hóa còn có nghĩa là thực hiện một đường lối, một phương thức quản trị, điều khiển, tổ chức, quản lý có nhân văn, đạo đức, coi trọng con người hơn là coi trọng giá trị vật chất gia tăng. Những cộng đồng, những xã hội vĩ mô và vi mô chỉ nhăm nhăm lợi ích giá trị vật chất gia tăng, bỏ rơi, bỏ quên con người, xã hội của con người đều không thể biện hộ cho tính “phản động” của mình. Người ta đang phải nói nhiều về nền chính trị có khuôn mặt người, kinh tế có tính người, văn hóa có tình người… Đó là sự nuôi dưỡng, vun trồng, bồi đắp cho cái gốc, cái rễ (căn và bản) của con người, của xã hội, của Đất Nước, của nhân loại. Đó chính là bài học, là triết lý, là phương châm để một gia đình, một doanh nghiệp, một chính đảng, một nhà nước vận hành đạt tới nhân văn, tiến hóa. Nhãn tiền sự thoái hóa trông thấy trên Đất Nước ta và cả trên thế giới đều có thể chiêm nghiệm từ ý nghĩa bài thơ Thần này. Xin chép lại bài thơ Thần đã xuất hiện đúng năm Ất Mùi (1655) và đôi lời thô thiển, nói lên cảm nghĩ của mình để hầu chuyện ban đọc bên chén rượu, chén trà xuân, năm này, cũng là một năm Ất Mùi của Dân tộc. /.
......

85 năm ngày thành lập đảng CSVN. Họ đã làm gì? Hậu quả?

......

Mừng Xuân Ất Mùi 2015 tại Mönchengladbach

Mừng Xuân Ất Mùi 2015 tại Mönchengladbach do Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Mönchengladbach tổ chức: Thứ Bảy 28.02.2015, từ 16g00 đến 24g00 tại Hội trường Mehrzweckhalle, Neuwerk Gathersweg 55, 41066 Mönchengladbach Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Mönchengladbach e.V Verein der vietnamesichen Flüchlinge in Mönchengladbach e.V Nguyễn Văn Rị, Dahlenerstr. 687, 41239 Mönchengladbach Tel.: 02166 – 340153 Mönchengladbach, ngày 25.01.2015 Thư Mời Kính gửi: Quý Vị chức sắc các tôn giáo, Quý Cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản, Quý Hội đoàn và Quý Đồng hương Kính thưa Quý Vị, Trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, mùa Xuân là mùa đánh dấu sự nẩy mầm, phát triển sự sống của muôn loài, muôn vật. Đối với người Việt Nam, ngày đầu mùa Xuân hay còn gọi là ngày Tết, là ngày quan trọng. Vào ngày này, dù ở phương trời nào người Việt cũng đều hướng về quê cha, đất tổ để nguyện cầu cho quốc thái, dân an; mong sao cho quê hương Việt Nam sớm được tự do no ấm, xã hội công bằng bác ái. Ngày Tết còn gợi lại cho chúng ta như „Một ngày sinh nhật chung của tất cả mọi người“ để cùng mừng tuổi và chúc nhau những lời tốt đẹp nhất trong nụ cười tươi thắm trên môi;… Ngày Tết quả thật là Ngày Hội lớn! Để cùng nhau gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông cho thế hệ mai sau, Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Mönchengladbach – Niederrhein, với sự hỗ trợ của nhiều Hội đoàn tại Đức và lân bang Pháp, Bỉ, Hòa Lan… sẽ tổ chức Hội Tết Ất Mùi 2015 vào ngày Thứ Bảy 28.02.2015, từ 16 giờ 00 đến 24 giờ 00 tại Hội trường Mehrzweckhalle, Neuwerk Gathersweg 55, 41066 Mönchengladbach, Neuwerk Trân trọng kính mời Quý Vị bớt chút thời giờ đến tham dự ngày Hội Xuân ấm cúng và đầy tình tự dân tộc. Sự hiện diện của Quý Vị sẽ là niềm vinh hạnh chung cho BTC chúng tôi. Chân thành kính chúc Quý Vị một Năm Mới an khang thịnh vượng và vạn sự như ý. Trân trọng kính mời T/M Ban Chấp Hành / Trưởng Ban Tổ Chức Hội Trưởng Nguyễn Văn Rị
......

TƯỞNG NHỚ HOÀNG SA

Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của VNCH và đặt đài khí tượng trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng. Được bảo vệ bởi quân đội VNCH là một trung đội Điạ Phương Quân từ tỉnh Quảng Nam ra giữ đảo là chủ quyền của VN. Hơn 50 năm trước chúng tôi được các món qùa đặc sản cá khô, rong biển và vỏ óc trắng xinh đẹp từ Hoàng Sa của một quân nhân gần nhà ra công tác ngoài đảo 3 tháng. Ngoài ấy buồn vì không có dân sinh sống nhưng không khí trong lành của biển cả mênh mông, thật bình an xa hẳn cảnh chiến tranh trong đất liền, lúc rảnh rỗi những người lính đi quanh đảo bắt cá, vớt rong biển về phơi khô cũng như bắt ốc lấy vỏ về làm qùa lưu niệm. Hành trang trở về đất liền là những bao qùa đặc sản của Hoàng Sa. Bây giờ dù có nhiều tiền cũng không thể mua được những thứ đặc sản đó vì Trung Cộng đã chiếm đảo. Theo tài liệu lịch sử địa lý từ triều đại nhà Nguyễn chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và các trận hải chiến với Trung Cộng của Hải quân Việt Nam đã được phổ biến về bài viết cũng như hình ảnh sâu rộng trên Internet. Tưởng niệm về Hoàng Sa, Trường sa tôi trích dẫn ngắn về bối cảnh lịch sử cũng như các trận hải chiến của quân đội Việt Nam. Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Cộng và Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group). Biển Đông bắt đầu có những cơn sóng ngầm, từ khi Hoa Kỳ bắt tay với Trung Cộng và ký thông cáo chung Thượng Hải ngày 28-2-1972, Hoa Kỳ quyết định rút hết quân khỏi Việt Nam và cắt giảm viện trợ cho VNCH.Từ đó quân đội VNCH thiếu đạn dược, xăng dầu…Ngược lại Bắc Việt được Nga và Trung Cộng viện trợ vũ khí, xe tăng tối tân quyết đánh chiếm miền Nam. Sau hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973. Quần đảo Hoàng sa trong những năm tháng yên bình, trở nên dậy sóng. Ngày 19 tháng giêng năm 1974 Hải quân Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH. Chiến hạm HQ16 và HQ10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa để yểm trợ cho HQ4 và HQ5 đổ quân lên đảo Quang Hòa thì đụng độ với 3 chiến hạm Trung Cộng. Sau trận hải chiến, 2 chiến hạm Trung Cộng bị chìm, 2 chiến hạm khác bị thiệt hại và nhiều binh sĩ thiệt mạng. Hải quân VNCH thì 75 người đã anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến với Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa. Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ10 thì bị chìm xuống lòng đại dương mang theo Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và 63 người khác. (chú thích: nhiều người đã đánh dấu hỏi tại sao chỉ huy trưởng Hải đội đặc nhiệm cố đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh chiến hạm Nhật Tảo HQ 10  hành quân trực chỉ quần đảo Hoàng Sa, trong lúc chỉ còn một động cơ chính hoạt động không thể chạy nhanh và hệ thống hải hành bị hư hỏng, chưa sửa chữa đó cũng là lý do HQ 10 bị đánh chìm ?). HQ-4 có 3 người chết, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có 2 người và lực lượng người nhái có 4 người đã hy. Và 48 người bị bắt làm tù binh. Hải quân VNCH phải rút lui,Trung Cộng tăng quân đổ bộ lên chiếm các đảo vào ngày 20.01.1974 kiểm soát toàn bộ quần đảo này. Ngày 23.01.1974, Kissinger là kẻ hèn tiếp tục bán đứng đồng minh VNCH tuyên bố đó là vấn đề nội bộ của hai nước, và khẳng định Mỹ không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của VNCH với Hoàng Sa. Mỹ không can thiệp đồng thời đề nghị Bắc Kinh thả nhân viên người Mỹ Gerald Emil Kosh là nhân viên của phòng tùy viên Quốc phòng Mỹ tại Việt Nam (DAO) bị bắt giữ trong trận chiến trên đảo. Quân dân VNCH rất phẩn nộ trước hành động xâm lăng của Trung Cộng, các thành phố của miền Nam hàng trăm ngàn người, sinh viên, học sinh xuống đường rầm rộ biểu tình chống Tàu. Quân dân miền Nam luôn thể hiện lòng yêu nước và để thế giới biết chủ quyền biển đảo của VNCH bị Trung Cộng dùng vũ lực xâm lăng. Hải quân VNCH chưa đủ lực lượng để tái chiếm các quần đảo Hoàng Sa, thì xảy ra biến cố lịch sử 30.4.1975! Hơn 40 năm qua người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại luôn tố chức tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa, nhắc nhở con cháu biết, các quần đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, không lấy lại đời nầy thì hy vọng vào những đời sau. Dù Bắc Kinh không ngừng các hoạt động lấn áp dành chủ quyền biển đảo của VN bất chấp luật lệ quốc tế vẽ đường “lưỡi bò” bất hợp pháp, tự nhận chủ quyền 80% biển Đông, đơn phương thành lập vùng “nhận dạng phòng không”, xây các đảo nổi và phi trường, cản trở tự do hàng hải, đe doạ an ninh, hòa bình và thịnh vượng của toàn thể khu vực Đông Nam Á. Chính quyền Philippines kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế, nhà cầm quyền CSVN nhu nhược không dám kiện để đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa! Ngày 19-11-2014, thủ tướng CSVN chỉ tuyên bố “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” và CSVN thẳng tay đàn áp những cuộc biểu tình, những bloggers, facebooker chống Trung Cộng. Đó là hành động „hèn với giặc ác với dân“. Ngư dân Việt Nam bị tàu Hải giám Trung Cộng bắt, đánh đập tịch thu tài sản, không thấy Cảnh sát biển hay Hải quân Việt Nam can thiệp? Dân tộc Việt Nam phải thật sự có tự do, dân chủ đoàn kết để chống ngoại xâm, vận động sự hợp tác quốc tế bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải của Việt Nam. Hy vọng một ngày hãy vương lên và tự hào dân tộc Việt Nam không còn yếu hèn như dưới thời kỳ của CSVN. Nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới 1979 và trường Sa năm 1988 để chúng ta biết giữa bạn và thù. Nguyễn Quý Đại Tài liệu tham khảo và hình trên Internet Trích thêm trận hải chiến Trường Sa với Trung Cộng ngày 14 tháng 3 năm 1988. Hải quân Trung Cộng đưa quân chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Nhà cầm quyền CSVN không dám chỉ trích thẳng là Trung Cộng nói là „nước ngoài“ tàu lạ, người lạ …! https://www.youtube.com/watch?v=fVQOqJeDIcY https://www.youtube.com/watch?v=ZEmirnjLef4 Tài liệu tham khảo và hình trên Internet
......

Đọc “Sự thật Hải chiến Hoàng Sa” của Thềm Sơn Hà

Thềm Sơn Hà, sĩ quan hải quân khóa 17 trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, vừa giới thiệu cuốn sách ông viết về trận hải chiến Hoàng Sa nhan đề “Sự thật Hải chiến Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974” tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt hôm Chủ nhật 11 tháng 12 , 2014. Thời điểm giới thiệu cuốn sách đúng lúc để đánh dấu kỷ niệm 41 năm tròn của trận hải chiến. Cuốn sách được tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, nguyên thứ trưởng bộ Giáo Dục VNCH viết lời giới thiệu, và cũng chính ông đích thân giới thiệu trong buổi ra mắt cuốn sách. Từ  lúc cuộc chiến xẩy ra đã có nhiều bài viết và nhiều cuộc phỏng vấn các nhân vật liên hệ bởi các chương trình Việt ngữ của các đài nước ngoài. Người được phỏng vấn nhiều nhất là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người có trách nhiệm về trận đánh. Năm 2010 Ủy Ban Hoàng Sa do cựu Thiếu Tá  Hải Quân Trần Trọng Ngà (Khóa 12 SQ/HQNT) làm Trưởng Ban cùng với 7 Ủy viên khác đều là cựu sĩ quan hải quân cho xuất bản cuốn Hải Chiến Hoàng Sa. Cho đến năm 2010, cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là tài liệu đầy đủ và nghiêm túc nhất về trận hải chiến lịch sử này. Chỉ có một thiếu sót là không có những tài liệu còn bảo mật về phía Hoa Kỳ. Cuốn sách của ông Thềm Sơn Hà bổ túc sự thiếu sót này. Trong Lời Mở Đầu của cuốn sách ông Thềm Sơn Hà viết : “Tôi đã quyết định tu chính lại tất cả các bài tôi đã viết liên quan đến trận hải chiến Hoàng Sa để in thành sách với tựa đề “Sự Thật Hải chiến Hòang Sa”, sau khi nhận được tài liệu cuối cùng mà tôi đã chờ đợi sau gần 9 năm yêu cầu các cơ quan thuộc chánh phủ Hoa Kỳ cung cấp dựa trên đạo luật FOIA (Freedom of Information Act). Và đó là phần giá trị nhất của cuốn sách “Sự Thật Hải chiến Hòang Sa”. Tuy nhiên tôi có cảm tưởng rằng có nhiều điều qua các tài liệu mật tác giả có được do bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp tác giả thấy hoặc thoáng thấy nhưng không tiện viết ra. 1. Câu chuyện của ông đại úy Gerald Kosh người được tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng gởi theo tàu hải quân ra Hoàng Sa và có mặt tại đó khi trận đánh diễn ra vẫn úp úp mở mở. Sau khi đượcTrung quốc trả tự do ông ta có viết một báo cáo dài, nay đã được công bố không thấy tác giả ghi lại. Mặc dù bộ Ngọai giao Hoa Kỳ đã phủ lên câu chuyện ông Kosh lờ mờ như chuyện đi chơi, nhưng ai cũng biết ông có một vai trò tình báo. 2. Tác giả  không nói rõ việc Hoa Kỳ không cứu vớt thủy thủ HQVN trôi dạt trên biển, một thái độ khó biện minh đối với  một đồng minh. 3. Tác giả có ghi lại sự kiện các phi đội Không quân VN vào ngày 21/1/1974 đã sẵn sàng tại căn cứ Không quân Đà Nẵng để ra Hoàng Sa oanh tạc các đơn vị Trung Cộng chiếm đóng đảo và sau đó lệnh hành quân được hủy bỏ. Tác giả không nói lý do tại sao hủy bỏ. 4. Ngày 23/1/1974 TT Nguyễn Văn Thiệu gởi thư yêu cầu TT Nixon yểm trợ “vật chất và chính trị” trước biến cố trên Biển Đông. Sự yêu cầu này nhắm tới ý của TT Thiệu muốn chiếm một số đảo tại Trường Sa. Mấy tuần sau ông đại sứ Martin đã đến trả lời miệng rằng Hoa Kỳ không tán thành những gì TT Thiệu định làm vì e ngại những phản ứng không kiểm soát được của Trung quốc trong đó có vấn đề Hoa Kỳ đang vận động thả tù nhân Mỹ, Việt Trung Quốc bắt tại Hoàng Sa. Tại sao Hoa Kỳ quá lo lắng về phản ứng của Trung Quốc như vậy? Giả thuyết là có một sự sắp xếp giữa hai bên “trên đầu của VNCH” và có thể cả “trên đầu của chính phủ Cộng sản tại Hà Nội”. 5. Sự sắp xếp đó có thể thấy qua cuốn hồi ký chính trị "Years of Upheaval" (Những Năm Tháng Biến Động) của ông Henry  Kissinger. Ông Kissinger (lúc đó là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ) thuật lại rằng trong chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 để thảo luận tình hình thế giới với hai ông Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông, hai bên quan tâm nhất đến sự bành trướng thế lực của Nga Xô. Ngoại trưởng Kissinger viết, trong một cuộc thảo luận giữa ông với hai ông Chu và Mao, Mao đồng ý với nhận định của ông Chu rằng Nga xô là mối đe dọa lớn nhất của Trung quốc [Mao went along cheerfully with Zhou’ s implications that the Soviets were now the principal threat... (“Years of Upheaval”, trang 689) ]. Trước đó trong một đoạn tóm tắt mục đích và kết quả của chuyến công du ông Kissinger viết rằng quan tâm chung của ông và ông Chu là tình hình thế giới. Ông cho biết báo chí quốc tế tường thuật chuyến công du của ông tại Trung quốc không thuận buồm xuôi gió vì vấn đề Đài Loan, nhưng thực ra đây là chuyến đi thành công nhất của ông. Hoa Kỳ và Trung quốc đã đạt đến một cái nhìn chung làm cho hai nước thắt chặt mối thân hữu, và vì những lý do tế nhị đối với Nga Xô không thể tiết lộ được.[Following the now well-established practice the heart of the visit was a detailed review of the international situation by Zhou and me, together with our senior associates... Our ties were cemented not by formal agreements but by a common assessment of the international situation... Most of our conversations, as usual, traced our shared analysis of the world situation, though for equally obvious reason of Soviet sensitivities we could not announce that fact either (“Years of Upheaval”, trang 684) ]. Qua những dòng chữ trên, có lẽ có một thỏa thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa. Lúc đó Hoa Kỳ biết trước sau Hà Nội cũng chiếm Nam Việt Nam và không muốn Liên bang Xô Viết qua đồng minh Hà Nội dùng Hoàng Sa và Trường Sa dòm ngó eo biển Malacca. Trung quốc (đồng minh chiến lược) đóng chốt ở Hoàng Sa chận đường Nga là một nước bài đắc ý của Kissinger . Các sự việc diễn ra sau đó giải thích giả thuyết này. Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels. Và trong trận đụng độ giữa hải quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/1/1974 hạm đội 7 của Hoa Kỳ đứng né ra ngoài. Hạm đội Hoa Kỳ tránh cả việc cứu vớt thủy thủ Việt Nam bị trôi dạt trên biển dù có lời yêu cầu chính thức của Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân Trung quốc sau khi đánh bại hạm đội Việt Nam Cộng Hòa đã không truy kích để cho hạm đội VNCH an toàn trở về căn cứ Đà Nẵng (xem bài Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa của đại tá Hà Văn Ngạc). Nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp để các thủy thủ và quân nhân bị bắt được đối đãi tử tế và trả về trong một thời gian ngắn. Riêng ông Kosh nhân viên tình báo Hoa Kỳ tháp tùng quan sát bị bắt cũng được trả tự do trong vòng một tháng. Bài viết của đại tá Hà Văn Ngạc ghi nhận rằng trong thời gian trước khi hai bên nổ súng Trung quốc hết sức hòa hoãn. Có lẽ Trung quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ thuyết phục được Việt Nam Cộng Hòa bỏ quần đảo Paracels. Khi hải quân Việt Nam đổ bộ lên tái chiếm các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo Hoàng Sa mà Trung quốc đã chiếm mấy tuần trước đó họ đã bỏ đi không chống cự. Nhưng sau khi biết Hoa Kỳ không thuyết phục được tổng thống Thiệu bỏ Paracels, Trung quốc dùng sức mạnh. Cũng còn những góc khuất về trận Hoàng Sa chưa có tài liệu nghiên cứu đến. Vai trò của Đô Đốc Trần Văn Chơn, Tư lệnh Hải Quân chẳng hạn. TT Thiệu có thảo luận trực tiếp với ông không?  Bộ Quốc Phòng có chỉ thị gì không? Và trong ngày 19/1 khi súng nổ ngoài Hoàng Sa ông đang làm gì?  Vai trò của ông Tư Lệnh Hải quân trong trận hải chiến hết sức lờ mờ. Hình như ông muốn tránh ra ngoài cuộc chiến. Với quan hệ gần như huynh đệ với Đô Đốc Zumwalt thời gian ông Zumwalt làm cố vấn cho HQVN trong giai đoạn Việt Nam hóa chiến tranh, có thể Đô Đốc Chơn biết Hoa Kỳ có chương trình bỏ Hoàng Sa cho Trung Quốc, và không muốn làm gì để trái với kế hoạch của Hoa Kỳ mà trên thực tế ông biết cưỡng lại cũng không được. Ông Thềm Sơn Hà trong cuốn Sự Thật Hải chiến Hòang Sa không đặt bất cứ một câu hỏi nào về cách hành xử và thời biểu làm việc khó hiểu của ĐĐ Chơn trong ngày 19/1.  Ông chỉ nêu ra một sự việc do Đại úy Lê Văn Thự, Trung Tâm trưởng Trung tâm Hành Quân Vùng 1 Duyên Hải thuật lại là ĐĐ Chơn đã khóc khi được báo cáo HQ 10 chìm, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương. Một vấn đề khác là viết từ miền Nam và hải ngoại trận Hoàng Sa lúc nào cũng được miêu tả là một trận chiến oai hùng của chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh để bảo vệ bờ cỏi mà không đào sâu về những khiếm khuyết khác. Cuốn sách của ông Thềm Sơn Hà cũng không đi ra ngoài thông lệ đó . Đầu năm 2014 kỷ niệm 40 năm trận Hoàng Sa, ông Bill Hayton, một nhà sử học làm việc cho đài BBC của Anh xuất bản cuốn “The South China Sea” trong đó ông miêu tả lại với khá đầy đủ chi tiết trận hải chiến Hoàng Sa. Trước khi cuốn sách được chính thức xuất bản ông Hayton viết một tài liệu tóm tắt các diễn biến chung quanh trận đánh phổ biến (ngày 2/2/2014) trên BBC Việt ngữ online. Ông viết: “Nhân kỉ niệm lần thứ 40 vừa qua, đã có hàng loạt các bài báo viết về trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 và lòng dũng cảm của quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Tuy vậy, lại có ít thảo luận về điều thực sự diễn ra trong trận chiến”. Và sự thật qua sự nghiên cứu của ông Bill Hayton trận hải chiến Hoàng Sa không phải là màu hồng . Ông kết luận “Đánh giá một cách khách quan, trận chiến là một thảm họa, tuy nhiên những lính quay trở về được chào đón như những người hùng. Truyền thông Nam Việt Nam được kể lại rằng đội tàu VNCH đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết. Nhưng trên thực tế, đó lại là một thảm họa” Bài viết của ông Hayton đã tạo ra nhiều phản ứng trong giới Hải quân VNCH từng nghiên cứu về trận Hoàng Sa, cho rằng ông Hayton có ý mạ lỵ Hải quân VNCH. Lối hành văn của ông Bill Hayton có vẻ mạ lỵ, nhưng sự thật lịch sử của nó vẫn cần được quan tâm . Với cuốn Sự Thật Hải chiến Hòang Sa ông Thềm Sơn Hà đã làm một công việc đáng ca ngợi là đào sâu thêm vào biến cố Hòang Sa với những tài liệu ông yêu cầu bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (phải) cung cấp cho ông. Cuốn sách là một thành công của tác giả mặc dù về phương diện trình bày ông đưa vào quá nhiều chi tiết đặc tính của các chiến cụ (chiến hạm, máy bay …) không cần thiết. Và lúc này tác giả có quyền theo gương Phạm Thái trong Tiêu Sơn Tráng Sĩ chúc bầu rượu hát nghêu ngao: Tầm tay ta với không vừa. Mộng cao chi lắm, xin chừa từ đây . Nước sông có lúc vơi đầy, Ta về hưu, uống rượu say quên đời!      (Thơ Thềm Sơn Hà)   Sự Thật Hải chiến Hòang Sa – Trang 4 Trần Bình Nam Jan . 17, 2015  
......

Thư mời tham dự Tết Đống Đa - Xuân Hy Vọng Ất Mùi 2015 tại Köln

Hội Người Việt Tị Nạn Tại Köln Verein der Vietnamesichen Flüchtlinge in Köln Thư Mời Tham Dự Tết Đống Đa - Xuân Hy Vọng Ất Mùi 2015 Kính thưa toàn thể Quý Tổ Chức Kính thưa quý Hội Đoàn NVTNCS tại CHLB Đức   Kính thưa quý Đồng Hương Vào những năm Mùi trước đây trong lịch sử, 2 danh tướng Ngô Quyền và Lý Thường Kiệt đã được sinh ra và đã trở thành những anh hùng dân tộc với những chiến công hiển hách dẹp tan quân Nam Hán và quân nhà Tống ra khỏi bờ cõi Việt Nam. Những chiến thắng đó đã được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi kết hợp bởi tinh thần yêu nước và đoàn kết của cả dân tộc. Trong tinh thần Đống Đa chủ đề Xuân Hy Vọng Năm Ất Mùi 2015, với ý chí quật cường của nòi giống Tiên Rồng, noi gương các bậc tiền nhân chúng ta cũng sẽ đuổi đựơc giặc Tàu ra khỏi giang sơn để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và lãnh hải thân yêu của Tổ Quốc. Hội Người Việt Tị Nạn tại Köln trân trọng kính mời quý vị đến tham dự Ngày Hội Tết Đống Đa -Xuân Hy Vọng sẽ được tổ chức : vào lúc 17giờ, ngày thứ bảy, 07 tháng 02 năm 2015 tại  Diakoniezentrale Michaelshoven e.v Sürther Str. 171 50999 Köln Về tham dự Tết Đống Đa để chúng ta cùng nhau ôn lại phần nào những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc . Sự hiện diện đông đủ của toàn thể quý vị sẽ nói lên tinh thần bảo toàn và phát huy truyền thống văn hóa Ngày Hội Tết của người Việt tại hải ngoại. Đây cũng là dịp gặp gỡ, trao đổi tâm tình đồng hương,chung vui,thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị quê hương trong những ngày lưu vong trên quê người. Để khỏi phụ lòng quý vị,"Tết Đống Đa - Xuân Hy Vọng Ất Mùi" sẽ cống hiến một chương trình Văn Nghệ đặc sắc qua các tiết mục văn, võ, ca, vũ,   nhạc, kịch với sự góp mặt đặc biệt của Ban Văn Vũ Điểm Sáng Darmstadt, Đoàn võ thuật Vovinam Vương Quốc Bỉ, Ban nhạc Minh Trí với những giọng ca ngọt ngào quen thuộc, cùng nhiều màn trình diễn sôi nổi của nhóm thanh niên Mê Linh,các Hội đoàn bạn và của các em thiếu nhi. HNVTN Köln trân trọng kính mời, kính chúc qúy vị một năm mới An Khang Thịnh Vượng và hẹn gặp lại quý vị trong ngày hội Tết 07.02.2015 tại Köln Tống Cựu Nghinh Tân Mừng Xuân Mới Dân An Quốc Thái Đón Thanh Bình Thay mặt Ban Chấp Hành Hội NVTN tại Koeln Liêu Tuấn Tú P.S. Trong tinh thần sinh hoạt cộng đồng, HNVTN tại Köln rất mong nhận được sự hổ trợ của quý vị về phương diện Ẩm Thực, Văn Nghệ, Tombola  v.v. và v.v. Mọi đóng góp xin liên lạc:   [email protected]                                            Tel. 02233 – 21111      (Văn nghệ, Tombola)                                            Tel.   0221 – 7088481   (Ẩm thực)  
......

Cộng đoàn Công Giáo Mannheim và vpc cầu nguyện cho các Kitô-hữu trên thế giới đang bị bách hại

Mannheim-Neuhermsheim, Đức Quốc, chủ nhật, 28.12.2014 Trong bầu không khí hân hoan và vui tươi của mùa Giáng Sinh, rất đông đảo các tín hữu đã đến nhà thờ Maria Königin để tham dự lễ Thánh-Gia-Thất. Giáo xứ Maria Königin thuộc liên cộng đoàn (Seelsorgeeinheit), mang tên „Johannes XXIII“ (www.kath-ma-luisenpark.de), gồm có bốn giáo xứ: Hl. Geist, St. Peter, St. Pius và Maria Königin. Hôm nay ngoài Lm. Tuyên úy Dominik Trần Mạnh Nam còn có Lm. Phanxicô Trần Công Phán thuộc dòng Salesianer Don Bosco (làm việc truyền giáo tại Papua-Neuguinea) cùng đồng tế. Trong bài Phúc Âm theo Thánh Luca 2,22-40 tường thuật Đức Maria và Giuse dâng Chúa Giêsu vào Đền thờ. Lúc bấy giờ, “ở Yêrusalem có một người tên là Symêôn, một người công chính và mộ đạo, những ngóng đợi niềm an ủi của Israel, và Thánh Thần ở trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo là sẽ không phải chết, trước khi được thấy  Đức Kitô của Chúa. Được linh cảm, ông đến Đền thờ; và khi cha mẹ bồng Hài nhi Yêsu đến để làm theo điều lệ Luật dạy về Ngài, thì ông đã ẵm lấy Ngài trên tay, mà chúc tụng Thiên Chúa, và nói:“Giờ đây, lạy Chúa, xin thả tôi tớ Người về, chiếu theo lời Người, trong bình an. Bởi chưng mắt tôi đã thấy ơn Người cứu độ, Người đã dọn sẵn trước mặt muôn dân, ánh sáng mạc khải cho dân ngoại, và vinh quang của Israel dân Người”. Cha mẹ Ngài kinh ngạc về các điều nói về Ngài. Và Symêôn chúc lành cho ông bà, rồi nói cùng Maria mẹ Ngài: “Này ! Ngài có mệnh làm cớ cho nhiều người bổ nhào và chỗi dậy trong Israel, và làm dấu gợi lên chống đối,  - và hồn bà, mũi gươm sẽ đâm thâu – ngõ hầu ý nghĩa của nhiều tâm hồn phải bày ra”. Theo Lm. Trần Công Phán Đức Maria và Giuse đã nhìn ra và chấp nhận kế hoạch của Chúa trên Hài nhi Giêsu, cho dù là phải chịu đau đớn. Trong vai trò làm cha mẹ, chúng ta cũng có trách nhiệm nhìn ra thiên ý của Chúa nơi con mình và tạo điều kiện thuận lợi để con trẻ sống theo Ơn Gọi này. Ngài đơn cử ví dụ sau đây: Người vợ nói: “Gia đình em có nhiều người làm bác sĩ, nên em muốn con gái mình cũng trở thành bác sĩ”. Người chồng đáp: “Không được. Gia đình bên nội toàn là kỹ sư nên anh muốn con mình cũng phải trở thành kỹ sư”. Riêng cháu gái có những lần gặp gỡ những người bịnh tật trong nhà thương, thì lại có ước muốn trở thành y tá để chăm sóc và xoa dịu những nỗi đau này. Ngoài ra, Lm. Trần Công Phán nhấn mạnh, trong đời sống hôn nhân trước sau gì cũng sẽ có những vấn đề lớn hay nhỏ. Điều quan trọng là vợ chồng phải trao đổi, đối thoại với nhau để cùng tìm lối giải quyết. Người Á châu thường áp dụng “văn hóa kín” để cư xử với nhau, nhưng cũng nên học thêm lối  đối thoại của Tây Phương. Lm. TC Phán nói đùa là lúc chưa cưới thì người đàn ông “cầu hôn” để lấy được vợ. Bây giờ có vợ rồi, chồng đi làm về mà thấy mặt vợ “lạnh như đồng” thì cũng phải “cầu hôn”, có nghĩa là “liệu hồn” đó. Ngoài ra Lm. TC Phán giải thích, trong Cựu ước có đoạn nói, Chúa lấy xương sườn của Adam để tạo ra Eva. Chúa không lấy xương đầu của Adam vì không muốn Eva “đạp đầu Adam”. Chúa cũng không lấy xương bàn chân của Adam vì không muốn Adam “đạp đầu Eva”. Chúa lấy xương sườn vì nó nằm ở giữa cơ thể. Các vị tu sĩ Do Thái giải thích, như vậy là nam nữ bình đẳng. Xương sườn nằm dưới cánh tay, có nghĩa là người chồng sẽ luôn đùm bọc và bảo vệ vợ mình. Sau bài giảng là nghi thức Rửa tội cho bé Giuse. Như Đức Maria và Thánh Giuse mang con lên Đền thờ, hôm nay anh Trí, thuộc ban Đại Diện Cộng Đoàn, cũng đã cùng vợ mang con đến nhà thờ để xin gia nhập vào cộng đoàn Dân Chúa. Qua đến phần “lời nguyện giáo dân” Lm. Nam đã nhắc nhở mọi người về lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Đức cầu nguyện cho các Kitô  hữu trên thế  giới đang bị bách hại (http://www.dbk.de/verfolgte-bedraengte-christen/home/ ). Riêng tại Việt Nam, cộng đoàn Mannheim và vpc, trong thánh lễ, đã cầu xin Chúa cho anh Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu, thuộc giáo phận Vinh, miền Trung Việt Nam, bị chế độ Cộng Sản kết án 13 năm tù và 5 năm quản chế vì những hy sinh và đóng góp của Anh cho người tàn tật, những nạn nhân bị lũ lụt và những sinh viên nghèo. Đặc biệt hôm nay Lm. Tuyên uý và toàn thể giáo dân đã hết lòng cảm ơn Ban Đại Diện cộng đoàn gồm có chị Hiền, anh Trí và anh kỹ sư Hồ Hoàng Tinô, chủ tịch cộng đoàn công giáo Mannheim và vpc, trong bốn năm qua đã cùng vợ là chị Thanh và các con cũng như nhiều anh chị khác hy sinh và đóng góp rất nhiều giúp cho sinh hoạt cộng đoàn phong phú và sống động. Sau thánh lễ Lm. Nam và Lm. TC Phán bất ngờ tuyên bố có quà cho các em thiếu nhi và thiếu niên, cho ca đoàn, cho các em giúp lễ và cho các gia trưởng, làm bầu không khí trở nên náo nhiệt và mọi người hồi hộp chờ đợi. Kế đến mọi người vào hội trường, nơi có bàn Buffet với nhiều món ăn Đức- Việt đầy hấp dẫn. Ngoài ra còn có quầy quảng bá CDs Lm. Xuân Đường, dòng Chúa Cứu Thế,( [email protected] )  hát để gây quỹ giúp các học sinh và sinh viên nghèo ở Việt Nam. Số tiền bán CDs thu được là 100,- Euro; tiền ủng hộ là 30,- Euro. Minh Hoài
......

Đêm Giáng Sinh 24.12.2014, Giáo xứ St. Jakobus, Neustadt-Hambach cầu nguyện cho TNLT Đặng Xuân Diệu

Giáo xứ St. Jakobus, Neustadt-Hambach: Trong Đại lễ Giáng Sinh vào lúc 20 giờ, ngày 24.12.2014 tại Giáo xứ St. Jakobus, Neustadt-Hambach, Lm. Max Heinzt cùng toàn thể giáo dân thuộc giáo xứ St. Jakobus, thành phố Neustadt-Hambach đã dành thánh lễ này như là một món quà để tặng nước Việt Nam và các tù nhân lương tâm, đặc biệt là anh Franz-Xaver Đặng Xuân Diệu, phải chào đón Chúa Hài Nhi Giêsu trong chốn lao tù. Karmelitinnenkloster, Speyer, Đức-Quốc, 26.12.2014, 2. Weihnachtstag: Vào thánh lễ Giáng Sinh ngày thứ sáu, 26.12.2014 Lm. Tổng Đại Diện địa phận Speyer, Generalvikar Dr. Franz Jung đã cùng với các nữ tu dòng chiêm niệm Karmelitinnen và các tín hữu cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm ở Việt Nam, đặc biệt cho anh Franz-Xaver Đặng Xuân Diệu. Trong bài giảng Dr. Jung cho biết là hiện nay ở Syrien các ngôi nhà có người Kitô giáo sinh sống thường bị đánh dấu bằng chữ N. Đó là cách khinh miệt cho là các Kitô hữu tin vào một người (không phải là Thiên Chúa) ở Nazareth. Những nhà nào có dấu hiệu này phải hiểu là: một là phải trả tiền thuế cao gấp hai, gấp ba những người khác, hay là phải dọn đi xa nếu không thì sẽ bị giết chết. Hiện tượng này theo Dr. Jung giống như ở nước Đức vào năm 1938. Các ngôi nhà của người Do Thái thời đó bị đánh dấu bằng ngôi sao David (Davidstern). Đó chỉ là “bản nhạc dạo” để bắt đầu cho một cuộc tiêu diệt dã man sáu triệu người Do Thái sau đó trong các lò hơi ngạt. Sau thánh lễ Mẹ Bề Trên Sr. Maria Katharina vom Leiden Christi đã ân cần thăm hỏi tình hình hiện tại của anh Đặng Xuân Diệu. Mẹ chia xẻ là hôm nay, trong phần lời nguyện giáo dân khi Mẹ nghe tới đoạn cầu nguyện cho anh Diệu thì không những Mẹ nghĩ đến anh Diệu, song Mẹ còn nghĩ đến các anh chị em Việt Nam khác đang trong tình trạng như anh Diệu. Mẹ hứa sẽ cùng các nữ tu tiếp tục cầu nguyện cho Việt Nam và đặc biệt là cho anh Đặng Xuân Diệu.
......

70 Năm Quân Đội - Mấy Mươi Năm Sợ Tàu ?

(VNC) Đảng Cộng sản Việt Nam đang lên cơn sốt  về chuyện phải kiên định Chủ nghĩa lỗi thời Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để bảo vệ Đảng cầm quyền, nhưng lại coi nhẹ hành động đang ngày đêm chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng ở Biển Đông. Chuyện này được thể hiện rõ nét qua hành động phối hợp giữa hai Bộ Công an và Quốc phòng vào dịp tổ chức  các cuộc thảo luận về công tác bảo vệ chính trị nội bộ và chống lại ý kiến Quân đội đứng ngòai chính trị nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân (22/12/1944 – 22/12/2014). BẢO VỆ MÁC ĐỂ LÙI TIẾP ? “Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối, Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của đảng; bảo vệ tổ chức Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên, nhằm làm cho Đảng CSVN thực sự là một đảng cách mạng chân chính, trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho đạo đức, trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc Việt Nam. Bảo vệ chính trị nội bộ là bộ phận của công tác xây dựng Đảng, là quy luật trong quá trình tồn tại và phát triển của Đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ là nhiệm vụ quan trọng, quan hệ đến sự sống còn của Đảng và của chế độ.” (Trích Tạp chí Xây dựng đảng (XDĐ) năm 2010) Đó là mục tiêu của chiến dịch học tập để xây dựng đảng được thi hành ở Việt Nam từ năm 2007, sau khi có Quy định 57-QĐ/TW, ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị về  "Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng". Công tác này được lập lại vào tháng 12/2014 trên cả nước để chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng lần thứ XII diễn ra vào đầu năm 2016. Nhưng tại sao phải làm quyết liệt hơn vào thời điểm này ? Những việc xẩy ra đã chứng minh đảng đã mất định hướng khi thấy một số không nhỏ cán bộ, đảng viên tiếp tục suy thoái đạo đức, coi thường kỷ luật đảng và không còn mặn mà với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh nữa. Từ  năm 2010, cán bộ tuyên truyền đã viết trên báo Xây dựng đảng rằng : “ Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ chính trị nội bộ vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Công tác tuyên truyền phổ biến các quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ còn hạn chế, một số cấp ủy đảng chưa hiểu rõ yêu cầu, nhiệm vụ và trách nhiệm trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ, một số cán bộ còn thiếu gương mẫu trong chấp hành các chủ trưởng, nghị quyết của đảng, pháp luật của nhà nước, vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật. Vẫn còn tình trạng đảng viên đi nước ngoài không báo cáo với tổ chức; phát hiện có vấn đề về chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên nhưng không báo cáo….” Sau đó, trong Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương lần 9 ngày 14/05/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong vẫn phải nhắc nhở cấp lãnh đạo: “Cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng và đề ra các giải pháp cụ thể để tiếp tục xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và phương thức lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phòng chống sự suy thoái, biến chất, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; công tác bảo vệ chính trị nội bộ…” Ba tháng sau, ngày 18/08/2014, Bộ Chính trị lại  bổ sung với Chỉ thị số 39-CT/TW để gọi là “ tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.” Những biện pháp dồn dập này chỉ phản ảnh công tác cần phải làm tốt hơn việc qủan lý cán bộ, ngăn chặn quốc nạn tham nhũng và chận đứng tình trạng  đã chán Chủ nghĩa Cộng sản đến tận cổ trong  đảng viên đang nẩy sinh những biến chứng báo nguy  trước thềm Đại hội đảng XII, dự trù đầu năm 2016. Do đó mà chuyện “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” , hay lung lay tư tưởng trong đảng lại được thảo luận tại  kỳ Hội nghị cán bộ tòan quốc ngày 22/10/2014, tại Hà Nội, khi Ban Tổ chức Trung ương lại đem vấn đề “chính trị nội bộ” ra thảo luận. Theo lời khoe của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa thì : “ Công tác bảo vệ chính trị nội bộ đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Đảng, làm thất bại các âm mưu chia rẽ, chống phá nội bộ Đảng của các thế lực thù địch; giữ vững sự đoàn kết và vai trò lãnh đạo của Đảng, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này, đến thắng lợi khác.” Nhưng ngay sau đó ông ta lại : “Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần tổ chức tốt việc phổ biến, quán triệt những nội dung, quan điểm, nhiệm vụ về công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay; từ đó xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong quản lý cán bộ, đảng viên; trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm những cán bộ đảng viên viết, nói và làm trái Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết của Đảng, tham ô, tham nhũng, cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm, gây mất đoàn kết nội bộ...”  (Theo Việt Nam Thông tấn xã,VNTTX) Như vậy có nghĩa từ năm 2007, dưới thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh của Khoá đảng X, khi Quy định về "Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng" của Bộ Chính trị có hiệu lực thì mọi chuyện vẫn không nhúc nhích, mọi cấp đều ì ra để  cho tình trạng “cha chung không ai khóc” tồn tại, hay là không ai bảo được ai ? Do đó không có gì lạ khi ông Tô Huy Rưá lại nhắc nhở : “Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị rà soát, bổ sung các quy chế, quy định về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên..., quy định chặt chẽ hơn về quy trình xem xét, tuyển chọn, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ, bảo đảm cán bộ được tuyển chọn đề bạt, bổ nhiệm nhất thiết phải được thẩm định kỹ về tiêu chuẩn chính trị.” “ Bên cạnh đó”, ông nói tiếp, “cần rà soát, bổ sung các quy chế, quy định về bảo mật thông tin, tài liệu trong mọi hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; tăng cường các biện pháp quản lý cán bộ, đảng viên công tác ở nước ngoài, đi công tác nước ngoài, lưu học sinh ở nước ngoài hoặc cán bộ có quan hệ công tác với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với cấp dưới về việc chấp hành các quy định bảo vệ chính trị nội bộ.” Như vậy có phải là một cuộc thanh lọc hàng ngũ, điều tra tư tưởng, phân chia thành phần  tranh chấp giữa các nhóm lợi ích trong đảng đã bắt đầu một cuộc thư hùng để xem phe nào, địa phương nào chiếm đa số trong Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ? Bởi vì khi Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa ra lệnh cho “Các cấp ủy, tổ chức Đảng cần kịp thời triển khai hoàn tất các công việc trên trước khi tiến hành công tác chuẩn bị nhân sự cấp ủy và tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng” không phải là chuyện ngẫu nhiên hay tình cờ trên sân khấu chính trị ở Việt Nam vào thời kỳ tranh tối tranh sáng này. Ông Rứa còn phân công rành rọt : “Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tiến hành đợt rà soát chính trị nội bộ từ nay đến Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XII của Đảng. Công tác phối hợp giữa cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ Đảng với các cơ quan chính quyền, tư pháp, các cơ quan chuyên môn nghiệp vụ về an ninh trật tự cần được tăng cường; kết hợp làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ với bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, kịp thời ngăn chặn các âm mưu phá hoại nội bộ Đảng của các thế lực thù địch và làm trong sạch về chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; khôi phục niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” CÔNG AN VÀO CUỘC Song song với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Công an cũng tổ chức Hội nghị  tại Hà Nội ngày 2/12/2014 để thảo luận công tác “bảo vệ chính trị nội bộ”. Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng khoe: "Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, đa dạng và khó dự báo, tình hình trong nước tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định về an ninh, trật tự, lực lượng Công an đã chủ động nắm chắc tình hình, làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách bảo vệ chính trị nội bộ; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo các ban, ngành thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ; chú trọng công tác quản lý cán bộ, bảo vệ bí mật nhà nước; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao cảnh giác cách mạng, khả năng “tự đề kháng”, “tự bảo vệ” của cán bộ, đảng viên, chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, "tự chuyển hóa", tiêu cực, vi phạm pháp luật.” (báo Công an Nhân dân) Trước tình hình tổ chức Đại hội Đảng bộ để tiến tới Đại hội Đảng tòasn quốc lần thứ XII, ông  Trần Đại Quang lưu ý: “Trong công tác bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, phải quán triệt phương châm “chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính”, giữ vững bên trong sẽ tạo nên sức mạnh thống nhất của tổ chức, làm cho tổ chức ổn định, vững mạnh. Do vậy, cần nhận thức rõ “giữ vững bên trong” là một nội dung cốt lõi của công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, nâng cao khả năng “tự bảo vệ” của từng cơ quan, tổ chức, khả năng “tự đề kháng” của từng cán bộ, đảng viên trước tác động “diễn biến hòa bình” cũng như mặt trái của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.” Trong hai diễn văn của ông Tô Huy Rứa và Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, những cụm từ “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, “diễn biến hòa bình” hay cần cảnh giác trước “các âm mưu phá hoại nội bộ Đảng của các thế lực thù địch”  đã được nói đi nói lại nhiều lần. Hiện tượng này nói lên điều gì, nếu không chỉ để lộ ra những rối ren mất đòan kết trong đảng, tình trạng mất định hướng của cán bộ đảng viên nên phải  tự vẽ ra kẻ thù bằng ảo giác để hù họa nhau và dọa nạt dân trước Đại hội đảng XII. Do đó, ông Quang mới bảo “giữ vững bên trong”,“tự bảo vệ” và “tự đề kháng”  vừa là “mục tiêu, vừa là động lực của công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ trong tình hình mới.” Ông nói: “Mọi âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch, phản động sẽ bị vô hiệu hóa, nếu nội bộ các cơ quan, tổ chức, đoàn thể đoàn kết thống nhất, thực sự trong sạch, vững mạnh.” Nhưng nội bộ đảng hiện nay có thống nhất, trong sạch và vững mạnh không ? Hãy nghe 61 Tướng lãnh, Trí thức và  cựu đàng viên cao cấp trong đảng viết trong Kiến nghị gửi Ban Chấp hành Trung ương và tòan thể đảng viên đề ngày 28 tháng 07 năm 2014: “Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.” QUÂN ĐỘI CỦA AI ? Như thế đã đủ chưa mà nhiều Dư luận viên của đảng và Quân đội đã đua nhau thi thố tài năng chống ý kiến nói Quân đội phải tách ra khỏi đảng để bảo vệ dân chống quân xâm lược Trung Quốc đang lấn chiếm biển đảo Việt Nam ở Biển Đông. Những bài viết này tập trung vào  dịp  kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân (22/12/1944 – 22/12/2014). Hãy trích ra đây bài viết “Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội” của Tráng A Lâm đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 15/12/2014 để thấy những sai trái trong quan niệm Quân đội phải bảo vệ ai ? Tác gỉa viết : “Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là một thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” Quân đội ta của các thế lực thù địch. Càng gần đến dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, thì thủ đoạn đó càng rộ lên, với những chiêu trò mới nguy hiểm hơn. Điều đó cần phải lên án, bác bỏ... Trong xã hội hiện đại, mỗi quốc gia đều có một hay đa đảng lãnh đạo và quân đội của quốc gia đó luôn gắn và phục tùng sự lãnh đạo của đảng chính trị cầm quyền. Vì thế, luận điệu đòi "phi chính trị hóa” quân đội là sự xuyên tạc, bịa đặt, hòng mưu đồ chính trị. Quan điểm quân đội chỉ trung thành với Tổ quốc là phi lý và chưa bao giờ thực tiễn xác nhận. Những gì đã trải qua trên thế giới cho thấy, quân đội của bất kỳ nước nào, trong quá trình xuất hiện và trưởng thành, cũng luôn là một lực lượng chính trị quan trọng được nhà nước, giai cấp cầm quyền quan tâm lãnh đạo, xây dựng.” Lập luận này sai lầm vì Quân đội từ dân mà ra. Nhiệm vụ duy nhất và trên hết của Quân đội mỗi Quốc gia là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Dân không phải để bảo vệ đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền có thể thay đổi nhưng Quân đội của Quốc gia thì mãi mãi là của dân để giữ nước, không phải để tham vọng quyền bính. Ở các nước tự do và dân chủ, chính phủ xây dựng và nuôi dưỡng quân đội là để bảo vệ độc lập và sự vẹn tòan lãnh thổ và bảo vệ dân. Nếu những kẻ lãnh đạo đi ngược lại quyền lợi của dân hay không bảo vệ được lãnh thổ thì quân đội  ra tay đứng về phiá dân để áp lực đòi thay đổi để bảo vệ quyền lợi tối thượng của Tổ Quốc. Trường hợp Việt Nam Cộng sản thì khác. Đảng lập ra Quân đội nhưng lại sử dụng Quân đội để bảo vệ chế độ theo ý muốn của kẻ cầm quyền nên Quân đội đã để mình biến thành tay sai cho đảng. Sự biến thể vai trò quốc phòng của Quân đội thành kẻ thỏa hiệp bảo vệ chế độ cho đội ngũ lãnh đạo chưa bao giờ được dân bầu ra, hay được ủy thác lãnh đạo Quốc gia là Quân đội ấy đã đi ngược lại quyền lợi của dân. Càng ngụy biện hơn khi đề cao vai trò lãnh đạo của đảng đối với Quân đội khi Quân đội ấy phải phải theo lệnh đảng để bảo vệ cái chủ nghĩa Cộng sản ngọai lai không do dân chọn và đang làm cho dân nghèo nước mạt thì sự đồng lõa này chỉ hại dân và hại nước mà thôi. Tác gỉa Tráng A Lâm đã  đưa ra lập luận cho rằng “các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, hòng xóa bỏ những nước XHCN còn lại và các lực lượng tiến bộ trên thế giới, trong đó có Việt Nam”. Vì vậy , theo lời người viết, các thế lực này đã: “Xác định Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam là mục tiêu tập trung chống phá; trước mắt là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, “phi chính trị hóa” quân đội, làm rệu rã tinh thần, mất sức chiến đấu, tiến tới vô hiệu hóa lực lượng trung thành, chủ lực, nòng cốt bảo vệ Đảng Cộng sản, chế độ XHCN ở Việt Nam.” Dư luận viên Tráng A Lâm cũng chỉ trích ý kiến muốn “quân đội trung lập về chính trị, đứng ngoài những biến động chính trị-xã hội, không chịu sự lãnh đạo của bất cứ đảng phái chính trị nào.” Ông Lâm viết : “Lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta là vì độc lập dân tộc và CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân. Đó là lý tưởng cao đẹp không chỉ mang tính cách mạng, khoa học, mà còn thấm đượm tính nhân văn sâu sắc; không chỉ phản ánh sự vận động, phát triển đúng quy luật của xã hội Việt Nam đương đại, mà còn phản ánh khát vọng thiêng liêng tự giải phóng, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vươn lên làm chủ của các thế hệ người Việt Nam xuyên suốt hành trình lịch sử. Đồng thời, thể hiện tình cảm sâu nặng, trách nhiệm chính trị, đạo đức cao cả của quân đội đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân.” Nhưng nêu bảo “Chủ nghĩa Xã hội”, hay Cộng sản cũng vậy là lý tưởng chiến đấu của Quân đội thì chính cái Quân đội này đã đồng lõa với đảng để cướp đi quyền tự quyết của nhân dân. Lịch sử đã chứng minh nhân dân yêu chuộng hòa bình và nhân bản Việt Nam chưa bao giờ bỏ phiếu hay tán thành việc đảng CSVN đem chủ nghĩa ngọai lai Cộng sản làm nền tảng để xây dựng đất nước. Chính cái chủ nghĩa sắt máu này đã cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người dân Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Quyết định sai lầm theo chủ nghĩa Cộng sản là của riêng ông Hồ Chí Minh và của đảng CSVN. PHẢI NGHE VÀ LÀM THEO TRUNG HOA ? Nếu Quân đội còn tiếp tục mơ sảng lấy Chủ nghĩa Cộng sản được nói hoa mỹ là Chủ nghĩa Xã hội làm lý tưởng chiến đấu như  cuộc chiến Việt Nam đã chứng minh thì không chỉ là thảm kịch của lịch sử mà là thảm họa của dân tộc. Phải chăng đó là lý do tại sao trong chuyến thăm Trung Hoa trong 2 ngày 16 và 17/10/2014 của phái đòan 13 tướng lãnh Việt Nam do Bộ trưởng Quốn phòng Phùng Quang Thanh cầm đầu, phía Viêt Nam đã thoả thuận với Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Hoa Thường Vạn Tòan cùng  : “Tăng cường đoàn kết giữa hai quân đội, cung cấp sự bảo đảm vững chắc cho củng cố vị thế cầm quyền của Đảng Cộng sản ở hai nước, bảo vệ sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội.” Tại sao Quân đội của nhà nước Việt Nam độc lập có chủ quyền, không phải là một Tỉnh hay Huyện của Trung Hoa mà  phải đồng ý với Tướng Thường Vạn Tòan  để bảo vệ “vị thế cầm quyền của đảng Cộng sản hai nước” ? Nói cách khác, nếu Quân đội Trung Hoa chưa thay đổi nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối Đảng phải cầm quyền, dù phải chống lại đòi dân chủ hóa chế độ của nhân dân,  thì Quân đội Việt Nam cũng không dám làm trái ý phương Bắc ? Hèn chi mà Bộ Quốc phòng Việt Nam  đã không dám tổ chức hàng năm để tưởng nhớ khỏang 45 ngàn đồng đội và đồng bào đã gục ngã trong chiến tranh chống quân Tầu xâm lược ở biên giới từ năm 1979 đến 1989. Bộ Quốc phòng và Chính phủ Việt Nam cũng ngăn chặn mọi hình thức tổ chức ở tầm mức Quốc gia để ghi công 64 chiến sỹ Hải quân đã hy sinh trong cuộc chiến quân Trung Cộng xâm lược Trường Sa tháng 3/1988. Họ cũng ngỏanh mặt làm ngơ công lao bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của 74 chiến sỹ của Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình khi chống quân Trung Cộng xâm lăng chiếm  Hòang Sa tháng 01 năm 1974. Và Quân đội này, đến cuối năm 2014 cũng không dám có phản ứng, dù chỉ tối thiểu, trước việc Trung Cộng  mở rộng, xây dựng và thiết lập các căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng trên 8 đảo và đá, đặc biệt tại hai đảo chiến lược Gạc Ma và Chữ Thập, mà Trung Cộng đã chiếm bất hợp pháp ở Trường Sa năm 1988. LÃNH ĐẠO SAI LẦM Vậy mà, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhận xét có tư tưởng  thân Trung Hoa, vẫn có thể tiếp tục sai lầm trong bài viết “Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định phát triển Quân đội”, do Thông tấn xã Việt Nam phổ biến ngày 18/12/2014 để kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân (22/12) Ông Trọng ca ngợi sai lầm rằng Quân đội Nhân dân : “Đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược quân sự quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; đánh giá, dự báo, xử lý đúng đắn các tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.” Nếu nhìn vào thực trạng ở Hòang Sa và Trường Sa thì Quân đội Nhân dân chưa có bất cứ hành động cụ thể  nào để chận đứng các hoạt động bành trướng lãnh thổ và chủ quyền biển của Bắc Kinh, nói chi đến giấc mơ chiếm lại Hoàng Sa và 8 đảo và bãi đá ở Trường Sa ? Ông Trọng còn bảo : “Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sự lãnh đạo quân đội không thể phân chia cho bất kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác. Nhà nước quản lý quân đội thống nhất chặt chẽ trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Vì vậy, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với quân đội đặt trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt đối với quân đội.” Nói như thế liệu ông Trọng có qúa tham lam không và quên rằng Quân đội là của dân, do dân mà có và vì dân mà chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc trên hết, không phải là đội quân riêng của đảng cầm quyền và chỉ biết phục vụ quyền lợi của Lãnh đạo, thay vì của dân ? Hơn nữa khi ông Trọng nói “Sự lãnh đạo quân đội không thể phân chia cho bất kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác” là ông Trọng đã tiếm quyền của dân là người chủ của đất nước. Đảng CSVN, hay bất cứ phe nhóm nào không có quyền và không ai cho phép coi nước Việt Nam là của riêng mình bởi vì Đảng chỉ có trên 3 triệu đảng viên, trong tổng số hơn 90 triệu dân. Nguyên lý cơ bản là thiểu số phải phục tùng đa số, không có chuyện ngược lại. Ông Nguyễn Phú Trọng đã lợi dụng độc tài cầm quyền để dùng Quân đội bảo vệ quyền lợi của đảng mà ông  mạo nhận là quyền lợi của cả dân tộc. Càng sai lầm trong bài viết là khi Tổng Bí thư đã nhân danh đảng duy nhất cầm quyền để dùng Quân đội chống lại nhu cầu và đòi hỏi dân chủ tự do đang ngày một lên cao ở Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, ông còn lấy Quân đội để bảo vệ cái Chủ nghĩa ngọai lai đã bị nhân dân Nga và nhiều dân tộc Đông Âu nguyền rủa và ruồng bỏ (từ 1989 đến 1991) là Chủ nghĩa Mác-Lênin để ép buộc nhân dân Việt Nam phải tiếp tục chấp nhận cho đảng lãnh đạo. Hành động của ông  Trọng đã  tái khẳng cam kết của Đại tướng Phùng Quang Thanh ở Bắc Kinh hồi giữa tháng 10/2014 với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Hoa Thường Vạn Tòan rằng Quân đội phải bảo vệ “vị thế cầm quyền của đảng Cộng sản hai nước” ! Do đó không còn ngạc nhiên khi thấy ông Trọng bảo Quân đội là: “ Lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.” Tổng Bí thư đảng CSVN còn  không ngần ngại đe dọa : “Phải đẩy mạnh đấu tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình" nói chung và "phi chính trị hóa" quân đội nói riêng của các thế lực thù địch. Thực chất, "phi chính trị hóa" quân đội là thủ đoạn cực kỳ nham hiểm của thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng nước ta, tách rời quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho quân đội không còn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Bài học từ Liên Xô và các nước Đông Âu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta.” Lập luận chụp mũ và hù họa nhân dân như vậy thì ông Nguyễn Phú Trọng có còn bĩnh tĩnh để biết rằng Quân đội là con đẻ của dân, do dân và vì dân , không phải là “công cụ bạo lực sắc bén” để nuôi dưỡng những kẻ độc tài chỉ biết “bảo vệ chủ nghĩa Marx-Lenin” để thỏa mãn tham vọng chính trị, thay vì giữ nước và dựng nước ?  -/- Phạm Trần (12/014) =END=
......

Cầu nguyện liên lỉ cho TNLT Francis Xavier Đặng Xuân Diệu nhân mùa Vọng

- Dân làng Neustadt-Hambach cầu nguyện cho TNLT Đặng Xuân Diệu Neustadt-Hambach, Đức-Quốc. 23.12.2014. Hằng năm vào tháng 12 các giáo xứ Tin-Lành (Paulusgemeinde, http://www.pauluskirche-hambach.de/ và Christuskirche, http://christuskirche-neustadt.de/ ) và Công Giáo tại Neustadt-Weinstraße (St. Pius, http://www.pfarreiengemeinschaft-geinsheim.de/hambach/aktuelles.php và St. Jakobus) tổ chức chương trình  „Lịch Mùa Vọng Sống“ (Lebendiger Adventskalender): Bắt đầu Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng trở đi hầu như mỗi ngày vào lúc 18.00 giờ đều có phần cầu nguyện do các nhóm hoặc hội đoàn đảm nhiệm. Hôm nay dân làng cùng vị phó tế Tin-Lành Diakon Gerd Rieger chọn đề tài „Người tỵ nạn và Ki-tô-hữu bị bách hại“. Sau phần suy ngẫm về ý nghĩa của thời gian chờ đợi Đấng Cứu Độ đến giải thoát con người khỏi vòng tội lỗi là phần cầu nguyện cho những nạn nhân chiến tranh tại Irak và Syrien; đặc biệt cho TNLT Franz-Xaver Đặng Xuân Diệu. Sau buổi lễ cầu nguyện dân làng tiếp tục hàn huyên về tình hình nhân quyền tại Việt Nam cũng như tình trạng mùa Đông sắp đến tại Irak sẽ gây khó khăn lớn cho người tỵ nạn. Vì vậy, dân làng đã quyết định quyên góp tiền tại chỗ và thâu được 124,50 Âu-Kim; sẽ được chuyển đến Caritas-Speyer. Neustadt-Hambach là địa danh lịch sử nổi tiếng với tòa lâu đài „Hambacher Schloß“ còn mang tên „Cái Nôi của nền Dân Chủ Đức“ („Die Wiege der deutschen Demokratie“, www.hambacher-schloss.de/geschichte). Nơi đây vào ngày 27.5.1832 khoảng 30.000 người đã lên tòa lâu đài biểu tình, đòi hỏi nhân quyền và dân chủ (www.demokratiegeschichte.eu) . - Cộng Đoàn Taizé tại Neustadt-Weinstraße Vào ngày 20.12.2014, Cộng đoàn Taizé Neustadt-Weinstraße cùng với linh mục đặc trách linh hướng của tòa giáo phận (Spiritual der Diözese Speyer), August Hülsmann, dâng thánh lễ cầu xin Ơn Trên cho tù nhân lương tâm Francis Xavier Đặng Xuân Diệu và gia quyến của anh. Mở đầu buổi lễ Lm Hülsmann trình bầy sơ về tiểu sử và hoàn cảnh của anh Đặng Xuân Diệu. Trong bài giảng Ngài đã dùng Thánh Vịnh số 89 để khuyến khích giáo dân luôn tin tưởng và phó thác vào Đức Chúa Cha: „Thiên Chúa là Cha của tôi, là thành trì cứu độ tôi“ ( Mein Vater bist du, mein Gott, der Fels meines Heiles). Sau đó cộng đoàn Taizé đặc biệt dùng rất nhiều lời ca tiếng hát để hiệp thông cầu nguyện với người Việt khắp nơi trên toàn thế giới cho tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh. - Các nữ tu dòng Đa Minh Speyer và cựu Thủ Tướng Tiểu Bang Dr. Bernhard Vogel đặc biệt cầu nguyện cho TNLT Francis Xavier Đặng Xuân Diệu Ngày hôm sau, Chủ nhật, 21.12.2014, tuần thứ tư Mùa Vọng, tại tu viện dòng Đa-Minh (Institut St. Dominikus, www.institut-st-dominikus.de ), đông đảo các nữ tu và giáo dân, đặc biệt có sự hiện diện của cựu Thủ Tướng tiểu bang Rheinland-Pfalz và Thüringen Dr. Bernhard Vogel, cùng với Lm. Erwin Wiesler (thuộc nhà dòng „Đức Chúa Thánh Thần“, www.spiritaner.de) và Mẹ Bề Trên Tỉnh Dòng Gertrud Dahl (http://cms.bistum-speyer.de/www2/index.php?myELEMENT=246625&mySID=9eda35...) đặc biệt cầu nguyện cho anh Francis Xavier Đặng Xuân Diệu. Tại tu viện dòng Đa-Minh, vào Mùa Vọng cách đây 35 năm, các nữ tu đã đón nhận 30 trẻ em thuyền nhân Việt Nam không có thân nhân. Lúc đó vị Thủ Tướng Dr. Bernhard Vogel đã cùng với Đức Giám Mục Dr. Friedrich Wetter đến thăm và tặng quà cho các thiếu nhi Việt Nam này. Các Sơ đã lo cho các em ăn học rất chu đáo và thành công. Hiện nay, để xoa dịu phần nào nỗi đau của các nạn nhân chiến tranh, các nữ tu dòng Đa-Minh đang cưu mang hai gia đình tỵ nạn đến từ Ägypten và Syrien. Mẹ Bề Trên Gertrud Dahl (http://www.st-dominikus-stiftung.de/nachricht/datum/2011/10/24/schwester...) ân cần hứa sẽ cùng toàn thể các nữ tu tiếp tục cầu nguyện cho Việt Nam. Cựu Thủ Tướng Tiểu Bang Dr. Bernhard Vogel Ludwigshafen: - Nữ Mục Sư Quản Hạt Dr. Barbara Kohlstruck và Lm. Quản Hạt Alban Meißner dâng lễ cầu nguyện cho TNLT Francis Xavier Đặng Xuân Diệu Hôm nay, thứ Hai, 22.12.2014, tại thành phố Ludwigshafen, trong thánh lễ hiệp thông Công Giáo và Tin  Lành (Ökumenischer Gottesdienst) tại nhà nguyện St. Johannes nữ Mục Sư Quản Hạt Dr. Barbara Kohlstruck (http://www.ekilu.de/) và Lm. Quản Hạt Alban Meißner (http://dekanat-lu.kirche.org/1-AKTUELL/LebDek_dek_5.htm) cùng giáo dân chung lời cầu xin bình an cho tù nhân lương tâm Franz-Xaver Đặng Xuân Diệu. Trong bài giảng Lm. Quản Hạt Alban Meißner nhắc nhở mùa Giáng Sinh là mùa „tặng quà cho nhau“, nhưng quan trọng nhất không phải là những món quà vật chất, song là những món quà tinh thần như có giờ cho nhau, nhớ đến nhau trong lời cầu nguyện…. Trong những Thánh Lễ Giáng Sinh vào ngày 24, 25 và 26 tháng 12 này Lm. Quản Hạt Alban Meißner và nữ Mục Sư Quản Hạt Dr. Barbara Kohlstruck hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho tự do tôn giáo tại Việt Nam. - Liên Cộng Đoàn các giáo xứ Công Giáo tại Ludwigshafen hiệp nhất cầu nguyện cho TNLT Francis Xavier Đặng Xuân Diệu Để hiệp nhất với các tín hữu tại Việt Nam cầu xin cho tù nhân lương tâm Francis Xavier  Đặng Xuân Diệu và cũng để đáp ứng lời kêu gọi cầu nguyện của Hội Đồng Giám Mục Đức Quốc (http://www.dbk.de/verfolgte-bedraengte-christen/home/) cho những người Ki-tô-hữu đang bị bách hại, Liên Cộng Đoàn các giáo xứ Công Giáo tại Ludwigshafen, gồm có St. Ludwig, St. Sebastian, Heilig Geist và Herz-Jesu đã ghi trong lá thư mục vụ tháng 12 Mùa Vọng lời giới thiệu sau đây về anh Đặng Xuân Diệu cũng như lời nguyện xin bình an: Xin cầu nguyện cho Kitô hữu Việt Nam của chúng ta: Chúng tôi cầu nguyện cho các Kitô hữu bị đàn áp trên toàn thế giới. Đặc biệt là cho: Francis Xavier Đặng Xuân Diệu, 34 tuổi, là một kỹ sư xây dựng và giáo dân cộng đồng Công giáo huyện Xuân Hòa - Nhân Mỹ tại Giáo phận Vinh ở miền Trung Việt Nam. Ông là một trong những thành viên Nhóm Bảo Vệ Sự Sống John Paul II và đã từng tham gia diễu hành cho dự án "pro-life". Ông cũng đã tham gia vào các hoạt động cứu hộ trong các trận lũ ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông từng tham gia công tác tặng xe lăn cho người khuyết tật cũng như học bổng cho học sinh nghèo. Những hoạt động xã hội của ông ngày càng mở rộng trong tỉnh đã khiến nhà cần quyền có ác cảm với ông. Ông bị cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền" và bị bắt ngày 30 Tháng Bảy 2011 tại Sài Gòn. Ngày 09.01.2013 Francis Xavier Đặng Xuân Diệu đã bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm chế.
......

Pages