NHỮNG KHUÔN MẶT CỦA HỘI THẢO KIỂM ĐIỂM UPR 21/1/2019 TẠI GENEVA

Dàn diễn giả của Hội Thảo Kiểm Điểm UPR đến từ những tổ chức Việt Nam, NGOs, truyền thông Quốc Tế và chính giới. Từng cá nhân diễn giả là những người đã từng trải nghiệm bản thân hoặc là những người có chiều dài làm việc trực tiếp với giới hoạt động và theo dõi tình hình Việt Nam. - Bà Libby Liu, Tổng Giám Đốc Đài Á Châu Tự Do - Bà Anne-Marie Von Arx, Dân biểu Quốc Hội tiểu bang Geneva. Qua nhiều năm bà lên tiếng cho tù nhân lương tâm Việt Nam và đã từng đi Việt Nam để chứng kiến trực tiếp tình hình. - Luật sư Doreen Chen, Destination Justice, Luật sư nhân quyền. Cô hoạt động khắp thế giới và đã từng hợp tác với Giáo sư luật trường đại học Stanford, GS. Allen Weiner thực hiện và đề nạp đơn lên LHQ về 14 thanh niên Công Giáo bị bắt năm 2011. - Cô Jade Dussart, Quản lý chương trình Á Châu của tổ chức ACAT, một tổ chức thường xuyên lên tiếng chống tra tấn trong nhà tù Việt Nam đối với tù nhân chính tri. - LS. Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ và là cựu tù nhân lương tâm - Ông Hoàng Tứ Duy, Phát ngôn nhân đảng Việt Tân - Ông Đặng Xuân Diệu, nhà hoạt động và cựu tù nhân lương tâm - Giáo sư Phạm Minh Hoàng, nhà hoạt động và cựu tù nhân lương tâm - Daniel Bastard, Trưởng văn phòng Asia, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) - Ông Rolin Wavre, Chủ tịch Ủy Ban Việt Thụy Sỹ, COSUNAM và Phó chủ tịch Đảng Cấp Tiến Thụy Sĩ Vì chổ ngồi giới hạn, kính mời quý vị ghi danh trước với Ban Tổ Chức. Thời gian Hội Thảo: Ngày 21/1/2019 lúc 12.30 - 15.00 Địa điểm: Route de Ferney 150, 1211 Geneva, Switzerland Ghi danh: viettan.org/upr2019 Livestream tại fb.com/viettan Trân trọng Nhóm Làm Việc UPR - Christians for the Abolition of Torture (ACAT) - Hội Bầu Bí Tương Thân - COSUNAM (Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam) - Destination Justice - Hội Anh Em Dân Chủ - Lawyers’ Rights Watch Canada - Media Legal Defence Initiative (MLDI) - Phong Trào Lao Động Việt - Reporters Without Borders (RSF) - Việt Tân Fb Angelina Trang Huỳnh
......

Facebook phản bác cáo buộc vi phạm Luật An Ninh Mạng của Việt Nam

Facebook hôm 9 tháng 1 năm 2018, phản bác lại những cáo buộc đã cho phép đăng tải nội dung vi phạm luật an ninh mạng mới của Việt Nam. AP loan tin vừa nói cùng ngày. Công ty Facebook cho biết họ đã hạn chế nội dung bất hợp pháp và đang thảo luận với chính phủ. Facebook cho biết có một quy trình rõ ràng để các chính phủ báo cáo nội dung bất hợp pháp cho họ và Facebook sẽ xem xét lại tất cả các yêu cầu đó có trái với các điều khoản của mình và có vi phạm luật pháp địa phương hay không. Công ty này cũng cho biết họ minh bạch về các hạn chế nội dung đã thực hiện theo luật địa phương trong báo cáo minh bạch của Facebook. Luật An Ninh Mạng Việt Nam yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ như Google và Facebook hoạt động tại Việt Nam, phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại địa phương, mở văn phòng địa phương và xóa nội dung vi phạm trong vòng 24 giờ nếu được chính quyền yêu cầu. Phản hồi của Facebook được đưa ra sau khi cơ quan chức năng Việt Nam có cáo buộc Facebook vi phạm Luật An Ninh Mạng vừa có hiệu lực, vì đã từ chối xóa nội dung chống chính phủ khỏi trang web của mình. Truyền thông trong nước vào ngày 8 tháng 1 loan tin về những cáo buộc sai phạm đối với Facebook căn cứ trên luật của Việt Nam. Luật An Ninh Mạng của Việt Nam được ban hành có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 và đã thu hút sự chỉ trích từ Hoa Kỳ, EU và các nhóm ủng hộ tự do internet… yêu cầu các công ty internet xóa “nội dung độc hại” và bàn giao dữ liệu người dùng khi được chính quyền yêu cầu. Luật này cũng quy định rằng các công ty nên lưu trữ máy chủ ở Việt Nam, bao gồm các ngân hàng và các công ty thương mại điện tử. Điều này làm dấy lên lo ngại về vi phạm quyền riêng tư và các mối đe dọa an ninh mạng. AFP dẫn thông tin từ Đài truyền hình nhà nước Việt Nam (VTV) đưa tin hôm 9 tháng 1 cho rằng, Facebook đã không thực hiện yêu cầu của Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam, gỡ các trang được cho là kêu gọi các hoạt động chống chính phủ. Theo VTV, Facebook đã trì hoãn và thậm chí không xóa thông tin, tuyên bố thông tin không vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng. Việt Nam cũng cáo buộc Facebook lưu trữ quảng cáo cho các sản phẩm bất hợp pháp, bao gồm tiền giả, hàng giả, vũ khí và pháo… VTV cũng cho biết, việc xử lý vi phạm pháp luật của công ty Facebook dự kiến sẽ được chính phủ đưa ra trong một nghị định sắp ban hành. Nguồn: RFA
......

Liệu CSVN sẽ “thoát Trung” qua cuộc thương chiến Mỹ-Trung?

Lý Thái Hùng (Asia Sentinel) Hoàng Thuyên chuyển ngữ Tuy giới quan sát quốc tế cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi rất lớn trong cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khởi động, điều này không dễ dàng xảy ra như vậy mặc dầu ấn tượng hiện nay là xung đột giữa hai cường quốc đã mang đến các cơ hội bằng vàng cho nhà cầm quyền Việt Nam. Đầu tư ngoại quốc (FDI) đã đổ vào Việt Nam vì các công ty ngoại quốc, kể cả các công ty Trung Quốc, muốn tìm các nơi sản xuất khác để tránh thuế của Hoa Kỳ đánh trên các thành phẩm từ Trung Quốc. Là một quốc gia lân cận, Việt Nam là khu vực đầu tư và chế xuất mới lý tưởng. Gia tăng dòng vốn FDI sẽ giúp nền kinh tế xuất khẩu của Việt Nam. Kế đến, do những bận tâm đối phó với các đòn trừng phạt về kinh tế của Tổng thống Trump, lãnh đạo Bắc Kinh sẽ “lơ là” đối với các quốc gia chung quanh, đặc biệt là Việt Nam. Đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa các mối quan hệ ngoại giao hầu tăng cường an ninh và cải thiện thế đứng trên trường quốc tế. Với những cơ hội này, giới phân tích kết luận rằng đây là thời điểm để Việt Nam cắt đứt mối quan hệ chênh lệch với Trung Quốc và thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế và chính trị với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Việt Nam liệu có thật sự thoát khỏi gọng kềm của Trung Quốc hay không? Theo nghiên cứu của UBS (4 tháng 1, 2019), một công ty đầu tư ngân hàng, cho thấy trong số 200 công ty chế xuất để xuất khẩu, gần phân nửa xuất khẩu trực tiếp sang Hoa Kỳ, 37% đã dọn một số khâu sản xuất ra khỏi Trung Quốc và 33% dự tính sẽ di dời trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Hầu hết cho biết sẽ mở rộng kinh doanh sang các lãnh vực khác ngoài xuất khẩu. Theo UBS, rủi ro của chiến tranh mậu dịch là yếu tố chính cho việc đầu tư bỏ chạy, nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Thăm dò cho thấy tiêu chuẩn môi sinh khắt khe hơn, giá lao động và giá đất tăng là những yếu tố hàng đầu khiến các công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Cản trở lớn nhất là xin phép đầu tư bên ngoài. Tuy nhiên, cũng theo bản báo cáo, các nền kinh tế Bắc Á như Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, được xếp hạng cao hơn Đông Nam Á. Các nền kinh tế này thắng thế nhờ tiếp cận dễ dàng đến chuỗi cung ứng, hạ tầng tốt hơn, gần với thị trường tiêu thụ, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định và tình trạng bất ổn chính trị thấp. Theo tờ Nikkei của Nhật Bản, có đến 35% trong số 430 công ty ngoại quốc và Trung Quốc đang tìm cách thiết lập nhà máy sản xuất tại Bangladesh và Việt Nam vì giá lao động rẻ và các điều kiện bảo vệ môi trường lỏng lẻo. Như vậy, theo nghiên cứu của UBS và các nguồn thông tin khác, thì dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam không đầy hứa hẹn như mong muốn. Thực chất thì chiến tranh mậu dịch thúc đẩy các công ty đưa các cơ sở sản xuất cũ kỹ, lỗi thời sang Việt Nam. Nói cách khác, Trung Quốc đã “tống khứ” được các gánh nặng kỹ nghệ với công nghệ thấp, gia công cao, gây nhiều ô nhiễm sang các quốc gia nghèo hơn – như Việt Nam. Vì là kỹ nghệ gia công cho nên Việt Nam hay Bangladesh muốn sản xuất hàng hóa cũng phải nhập khẩu các nguồn nguyên liệu thô giá rẻ từ bên ngoài, đa số là từ Trung Quốc, như tơ sợi, vải, máy móc hay các linh kiện điện tử. Điều này cho thấy là dòng vốn FDI càng gia tăng thì nền kinh tế của Việt Nam càng lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, chứ không ít đi. Nói cách khác, Việt Nam sẽ không thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Thêm vào đó, sự xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải chỉ có mậu dịch mà còn dính đến các vấn đề an ninh, quốc phòng. Tranh chấp ở biển Đông sẽ khiến cho Bắc Kinh không thể buông tha cho CSVN. Trung Quốc đã tuyên nhận chủ quyền hơn 80% biển Đông qua đường chín-đoạn tự xưng mặc dầu Tòa án quốc tế The Hauge đã phán quyết tuyên nhận này không có giá trị. Tuy thế Trung Quốc vẫn khẳng định biển Đông là “lợi ích cốt lõi” và sẵn sàng bảo vệ bằng mọi giá, kể cả chiến tranh. Hơn thế nữa, do chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” mà Tập Cận Bình sử dụng nhằm trấn áp các phe nhóm khác, đã tạo ra tình trạng xung đột ngầm trong nội bộ đảng ngày một gay gắt, họ Tập đã phải dùng tranh chấp biển Đông như là biện pháp để làm giảm và điều hướng bất mãn nội bộ. Trong hướng đó, Tập Cận Bình còn áp lực cả Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đảng CSVN không được có những động thái theo Mỹ hay ủng hộ Mỹ về các chính sách biển Đông. Sự kiện Đại sứ CSVN tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu, vào ngày 15/11/2018 khi được hỏi quan điểm về Bộ tứ Kim cương Mỹ - Nhật - Úc - Ấn, đã nói với tờ The Times of India rằng: Việt Nam phản đối bất cứ liên minh quân sự nào mà không dẫn tới duy trì an ninh ở khu vực. Phát biểu của ông Phạm Sanh Châu đã không đi ra ngoài chính sách 3 không (không liên minh quân sự, không hợp tác với bất cứ quốc gia nào tấn công nước thứ ba, không để cho nước nào xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam) của Hà Nội trong nhiều năm qua. Rõ ràng, Hà Nội đã không dám chọc giận Bắc Kinh, trong khi đa số các quốc gia tại Á Châu đều tán thành việc kết hợp Bộ Tứ để kiềm chế tham vọng bành trướng quân sự của Trung Quốc trên biển Đông. Điều sau cùng là, qua chiến dịch “đốt lò” bài trừ tham nhũng tại Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã cố loại trừ thành viên của các phe nhóm đối nghịch trong hai năm qua. Ông Trọng và phe nhóm tuy đã đưa khá nhiều đàn em của các phe khác vào tù hay mất chức, thậm chí mất mạng, nhưng quan tâm duy nhất của ông Trọng hiện nay là không để bất cứ một cuộc nội loạn nào xảy ra – dù trong đảng hay trong nước. Nói cách khác là trên bề nổi, phe ông Trọng đang kiểm soát quyền lực; nhưng những nạn nhân của các vụ đốt lò, đang là những ngòi nổ đe dọa sự ổn định của triều đại Nguyễn Phú Trọng. Vào thời điểm này, Việt Nam đang hưởng lợi kinh tế từ chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung với nguồn vốn FDI gia tăng. Tuy nhiên, nếu hy vọng là nguồn đầu tư đa dạng này sẽ giúp Việt Nam độc lập hơn với Trung Quốc thì thực tế càng ngày càng thêm ảm đạm. Vào tháng 10 năm 2017, Thiếu tướng công an Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân và Giám đốc Học viện Chính trị Công An Nhân dân, đã tiết lộ là Trung Quốc đã cài cắm người trong nội bộ đảng CSVN để làm việc cho Bắc Kinh. Hai tháng sau khi những nội dung phát biểu nói trên bị tiết lộ ra bên ngoài, Thiếu tướng công an Trương Giang Long đã bị cho “nghỉ hưu” non. Các quốc gia trong khối cộng sản không xa lạ gì với các nỗ lực kềm chế và áp đảo nhau qua việc khai thác chia rẽ nội bộ và cài cắm gián điệp, mà Bắc Kinh đã quen làm. Bản chất cài cắm để gây ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc trong thượng tầng lãnh đạo Việt Nam cho thấy là ngay cả khi kinh tế Việt Nam có vững mạnh, cũng khó thoát khỏi gọng kềm của Trung Quốc. Tóm lại, bài phân tích này cân nhắc thực tế của nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam và mối quan hệ Việt-Trung hiện nay để kết luận là chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung chỉ làm Việt Nam lệ thuộc hơn vào Trung Quốc. Vẫn còn nhiều phụ thuộc về mặt kinh tế, mậu dịch và quân sự. Quan trọng hơn nữa, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, và hiện kiêm luôn vị trí Chủ Tịch Nước, cần Trung Quốc để duy trì quyền lực. Ông Lý Thái Hùng là bình luận gia chính trị về thời sự Việt Nam và là Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân.
......

Huawei và an ninh quốc gia

Huawei là một công ty viễn thông và thiết bị điện tử tiêu dùng khổng lồ đa quốc gia của Trung Quốc. Một số sự kiện cơ bản về công ty: - Có hơn 170.000 nhân viên, - Hiện là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, - Do một kĩ sư từng phục vụ trong Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) thành lập năm 1987, - Đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển (R & D), và - Tên công ty có nghĩa là “Trung Quốc có thể”. Gần đây Huawei xuất hiện nhiều trên các bản tin vì Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính và là con gái của người sáng lập công ty, đã bị bắt ngày 1 tháng 12 ở sân bay Vancouver. Canada thực hiện lệnh bắt theo yêu cầu của Mĩ, quốc gia đang tìm cách dẫn độ Mạnh Vãn Chu vì cáo buộc bà này là đã vi phạm các biện pháp trừng phạt Iran về kinh tế và tài chính.. Nhưng vi phạm những biện pháp trừng phạt Iran mà người ta cáo buộc chỉ là chuyện nhỏ so với rủi ro thực sự mà Huawei đặt ra cho an ninh quốc gia. Đấy chủ yếu là công nghệ 5G. 5G là thế hệ thứ năm trong công nghệ truyền thông không dây. Nó được thiết kế để hoạt động ở tần số cao hơn công nghệ 4G hiện nay; với tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn hẳn. 5G sẽ nhanh như chớp. Công ty viễn thông Verizon nói rằng mạng 5G của họ có thể sẽ nhanh hơn 200 lần so với tốc độ 5Mbps mà nhiều người hiện đang sử dụng trên 4G LTE (4G LTE là một chuẩn cho truyền thông không dây tốc độ dữ liệu cao dành cho điện thoại di động và các thiết bị đầu cuối – ND). Điều đó có nghĩa là tốc độ 5G sẽ đạt 1Gbps, hiện là tốc độ nhanh nhất do Google Fiber cung cấp. Với tốc độ đó, bạn sẽ có thể tải một bộ phim HD chỉ trong bảy giây. Tốc độ dự kiến sẽ tăng thậm chí còn hơn 1 Gbps. Hi vọng rằng 5G sẽ được triển khai vào năm 2020. Sau đó, nó sẽ nhanh chóng được tích hợp hoàn toàn vào hệ thống truyền thông không dây ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Và, Huawei sẽ có vai trò là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Huawei đã vượt qua Ericsson để trở thành nhà cung cấp viễn thông lớn nhất ở châu Âu. Với vai trò như thế, các sản phẩm của công ty này sẽ ăn sâu bén rễ vào mạng 5G ở châu Âu. Nhưng lo ngại về an ninh quốc gia không liên quan gì đến tốc độ tải phim. Mà là sợ hãi hoàn toàn có lý rằng các thiết bị do Huawei sản xuất có thể được thiết kế với các cửa hậu, tạo điều kiện cho chính phủ cộng sản Trung Quốc truy cập nhằm thu thập thông tin tình báo và cho các mục đích bất chính khác. Huawei kịch liệt phủ nhận mọi cáo buộc cho rằng họ có thể liên quan đến việc thu thập thông tin tình báo cho chính phủ Trung Quốc. Thực tế là không có công ty nào ở Trung Quốc không bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát, nhất là những công ty trong lĩnh vực công nghệ cao. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về đạo đức và pháp lý của Trung Quốc không phải là các tiêu chuẩn của phương Tây. Trung Quốc là một quốc gia tham lam và sẽ làm tất cả nhằm giành được lợi thế. Trường hợp điển hình: Quá trình vươn lên của Trung Quốc về kinh tế là do họ đã đánh cắp nhiều sở hữu trí tuệ và lừa dối, không thực hiện các quy định trong các hiệp định thương mại. May là, chính quyền Trump không ngây thơ như các chính quyền trước đó. Họ không nhắm mắt làm ngơ trước những vụ lạm dụng về thương mại. Mùa hè vừa qua, Tổng thống Trump đã cấm chính phủ Mĩ và các nhà thầu của chính phủ sử dụng công nghệ Huawei – đây là một phần của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia cho năm tài chính 2019 (Defense Authorization Act for fiscal year 2019). Đe dọa an ninh quốc gia có thật đến mức ngay cả các đảng viên Dân chủ cũng lo lắng. Thượng nghị sĩ Mark Warner, phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, kêu gọi áp dụng các biện pháp chế tài đối với các thiết bị của Huawei và thúc giục Canada cũng ban hành lệnh cấm tương tự đối với sản phẩm của hãng này. Và trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018, Ủy ban Quốc gia Dân chủ (Democratic National Committee - DNC) đã cảnh báo các chiến dịch tranh cử là không sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị khác của các nhà sản xuất Trung Quốc ZTE và Huawei – “ngay cả khi giá thấp hoặc miễn phí”. Chính quyền Trump đã gây sức ép buộc châu Âu cấm thiết bị Huawei vì lý do an ninh. Kết quả là, các quốc gia như Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Cộng hòa Séc đang xem xét kỹ lưỡng thiết bị Huawei khi họ chuẩn bị nhận báo giá cho việc xây dựng mạng 5G ở nước mình ngay đầu vào năm tới. Dường như sức ép có hiệu lực. Tập đoàn viễn thông BT (BT) của Anh khẳng định: “Họ sẽ không mua thiết bị của công ty công nghệ Trung Quốc cho phần lõi của mạng không dây thế hệ tiếp theo. Công ty cũng cho biết họ sẽ loại bỏ công nghệ Huawei hiện đang dùng ra khỏi phần quan trọng nhất của mạng 4G trong vòng hai năm tới”. Và, đầu tháng 12, Nhật Bản tuyên bố rằng họ cũng loại thiết bị Huawei và ZTE ra khỏi các hợp đồng của chính phủ vì những lo ngại về các cuộc tấn công mạng và rò rỉ thông tin tình báo. Ngoài an ninh, châu Âu còn có những lí do khác để xem xét những nghi ngờ về việc Huawei xâm nhập vào các mạng không dây. 5G là tương lai. Châu Âu có thể đã từng bị Mỹ cho ngửi khói trong lĩnh vực công nghệ, nhưng bị Trung Quốc bỏ lại phía sau sẽ là một viên thuốc đắng, rất khó nuốt. Và chuyện đó sẽ xảy ra nếu cơ sở hạ tầng không dây quan trọng của lục địa phải dựa vào nhà sản xuất Trung Quốc. Khó mà nghĩ là các nước phương Tây thậm chí nghĩ rằng sẽ chấp nhận những thiết bị phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng truyền thông của họ lại phụ thuộc vào công ty ở Trung Quốc cộng sản. Và tại sao họ chấp nhận? Bởi vì thiết bị của Huawei rẻ hơn một chút so với các công ty phương Tây? Hay là nhằm cung cấp cho quỷ dữ cái mà nó cần, như đồng chí Lenin thể hiện khi ông nói: “Các nhà tư bản sẽ bán cho chúng ta sợi dây thừng mà chúng ta sẽ dùng để treo cổ chúng”. Mà trước hết, Huawei tìm được bí quyết công nghệ ở đâu để có thể tiến xa, tiến nhanh như vậy? Nó không phải là cây nhà lá vườn ở Trung Quốc. Họ đã tìm mọi cách để ăn cắp của phương Tây, chủ yếu là Mỹ. Chuyển giao công nghệ cũng là lĩnh vực mà chính quyền Trump đang xử lí. Sợi dây thòng lọng đang siết chặt quanh cổ Huawei (và ZTE). So với đầu năm, cổ phiếu của công ty này đã giảm 55% và việc phương Tây loại bỏ công ty khỏi mạng 5G của mình chỉ làm cho triển vọng của nó mờ mịt hơn mà thôi. Và có lẽ quan trọng hơn, các nhà lãnh đạo cộng sản ở Trung Quốc đã nhận được thông tin chưa từng có từ trước tới nay: Nền kinh tế của họ phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây đến mức nào./. Nguồn: Peter Skurkiss 
......

Anh Trọng, anh là ai?

 Từ ngày anh lên chức Tổng Bí thư, anh đã thực hiện một lộ trình rất bài bản để anh có được vị trí độc tôn như ngày hôm nay. Trải qua bao sự kiện chính trị cho đến ngày hôm nay, người dân đã nhận ra rằng: Tất cả những thứ anh làm đều là mang từ bên Tàu về. Đành rằng anh làm tất cả để bảo vệ chế độ. Nhưng rõ ràng anh đang bị sai khiến, thao túng. Tôi sẽ xâu chuỗi những sự kiện trên chặng đường của anh từ trước đến bây giờ . Để dọn đường cho vị trí độc tôn của mình như Tập Cận Bình, anh đã làm y hệt như hắn. Anh khởi đầu bằng chiến dịch chống tham nhũng để đánh gục tất cả tay chân, phe cánh đối lập, cụ thể là phe của cựu Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Hàng loạt chiến dịch như "Đả hổ diệt ruồi", "Đập chuột tránh vỡ bình" rồi đến "Đốt Lò" bây giờ. Hàng loạt đàn em của Nguyễn Tấn Dũng đã bị anh đập cho thê thảm, kể cả bên phe của Trần Đại Quang. Thăng, Thanh, đội Ngân hàng, quan chức Đà Nẵng, Vũ Nhôm, đội quân đánh bạc online, Cang...Tất cả đều ở phe Dũng và Quang. Ngay cả con trai út của Dũng là Nguyễn Minh Triết cũng bị anh đưa ra trung ương đoàn để cầm làm con tin. Nạn nhân gần đây nhất chính là Trần Đại Quang, cố Chủ tịch nước. Một cái chết đầy sắp đặt. Vỏn vẹn một tháng sau anh chễm chệ ngồi vào ghế của anh quan với cái tên dài ngoằng "Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng". Anh thâu tóm cả Bộ Công an, Quân đội nữa thì kinh quá rồi. Anh đã ký kết rất nhiều văn kiện hợp tác với Trung Quốc. Anh cho quân bảo kê các doanh nghiệp của Trung Quốc. Anh ra sức đàn áp dân mình khi phản đối các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Anh đem luật an ninh mạng về từ Trung Quốc để bịt mồm dân. Anh đem trò giám sát công dân qua hệ thống camera an ninh, giao thông. Rồi anh cũng sẽ đuổi mạng xã hội hiện tại ra khỏi Việt Nam thôi. Rồi có chấm điểm công dân, kiểm soát thanh toán điện tử...nữa không anh? Từng ấy năm tôi chỉ nghe thấy anh chủ hòa về Biển Đông chứ chưa bao giờ nghe anh lên án, phản đối Trung Quốc đâm giết ngư dân, tàu bè hay chiếm đảo của ta. Đến Bộ Ngoại giao của anh còn không dám gọi tên Trung Quốc. Tại sao lại như vậy anh Trọng? Tôi cho rằng anh sắp sửa quy định về tuổi tác cán bộ để anh cầm quyền đến chết đấy. Bài này cũng từ bên Tàu mà về. Anh sẽ còn làm những chuyện gì, chúng tôi đều dự đoán được cả. Anh là ai? Thái thú, Hán nô, Việt gian hay gì?  
......

MỸ KÊU GỌI CÁC ĐỒNG MINH TĂNG CƯỜNG HIỆN DIỆN QUÂN SỰ TẠI BIỂN ĐÔNG

Fb Việt Tân Tham vọng độc chiếm Biển Đông và hàng loạt hành động của Trung Quốc nhằm quân sự hóa các đảo tại Hoàng Sa, Trường Sa, là nguyên nhân khiến Mỹ kêu gọi đồng minh tăng cường quân sự tại đây. Báo The Australian mới đây đã loan tải thông tin về việc phụ tá bộ trưởng Quốc Phòng Ðặc Trách Á Châu Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, ông Randy Schriver thúc hối các đồng minh ở khu vực Thái Bình Dương gia tăng sự hiện diện quân sự trên Biển Đông, để đối phó với tham vọng bá quyền bành trướng của Trung Quốc. Ông Schriver nói rằng “sẽ tăng áp lực lên Bắc Kinh”, nếu các nước đồng minh của Mỹ gia tăng sự hiện diện như Mỹ hoặc tuần tra chung với lực lượng Mỹ. Hiện nay, có nhiều đồng minh của Mỹ như Pháp, Anh, Canada, Úc đã bắt đầu hiện diện trên Biển Đông bằng việc điều tàu chiến đến thăm viếng khu vực này. Đánh giá về những động thái trên, ông Paul Buchanan, một phân tích gia an ninh quốc phòng tại Auckland, New Zealand nhận định “có vẻ như đang có các nỗ lực phối hợp với nhau để ép lại Trung Quốc đặc biệt là vấn đề Biển Đông.” Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông. Những năm gần đây, Trung Quốc tằng cường bồi đắp các đảo nhân tạo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Biến các đảo này trở thành những căn cứ quân sự phục vụ cho mưu đồ bá quyền của Trung Quốc. Trái với động thái phản ứng yếu ớt, "quan ngại sâu sắc " của Việt Nam, Mỹ nhiều lần điều tàu chiến, tàu sân bay, máy bay ném bom chiến lược B52 đến khu vực này để tiến hành các hoạt động tuần tra hàng hải, như một động thái phản đối và thách thức Trung Quốc.    
......

Liên Âu trong năm 2018 và viễn cảnh trong năm 2019

Liên Âu (European Union – EU), với quyết định Brexit của Anh sau Cuộc Trưng Cầu Dân Ý vào tháng 6 năm 2016, hiện vẫn là khối kinh tế mạnh thứ nhất trên thế giới. Liên Âu quy tụ 28 quốc gia (513 triệu dân), có một Tổng Sản Lượng Quốc Gia lên đến 22.000 tỷ Mỹ kim đứng đầu thế giới trước Hoa Kỳ, nếu bỏ Anh ra còn 27 quốc gia (446 triệu dân) và TSLQG khoảng 19.378 tỷ Mỹ kim, ngang ngửa với Hoa Kỳ (19.390 tỷ Mỹ kim). Trong năm 2018 vừa qua, Liên Âu đối diện với một số chuyển biến bao gồm: – Tình hình di dân vì kinh tế đến từ Bắc Phi, các vùng chiến tranh tại Trung Đông; – Chống khủng bố với các cuộc trở về của những công dân Liên Âu đi tham chiến trong hàng ngũ quốc gia Hồi Giáo (IS Islamic State); – Bảo vệ chủ quyền trên mọi lãnh vực kinh tế, kỹ thuật trước các tham vọng bá quyền của Trung Quốc và cạnh tranh gay gắt với Hoa Kỳ, Nhật Bản; – An ninh lãnh thổ tại sườn phía Đông tại các quốc gia Baltic (Estonia, Lithuania Latvia) và Ukraine của Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với sự lấn chiếm bằng quân sự của Nga tại Ukraine; – Phân phối công bằng lợi nhuận trong một xã hội tiền tiến hoàn toàn bị tài chánh ngự trị. *** 1. Di dân Với một tỷ lệ sinh thấp (1,6%) và một tỷ lệ gốc Hồi giáo lên đến 5% dân số toàn Liên Âu (khoảng 26 triệu, 8,8% tại Pháp, 6,3% tại Anh, 6,1% tại Đức), người dân Âu Châu ngày càng quan tâm, nêu một cách công khai vấn đề di dân (immigration) trong công luận. Di dân trở thành quan tâm hàng đầu chỉ sau vấn đề công ăn việc làm và trước cả nhu cầu chống khủng bố. Nhiều thống kê tại các quốc gia khác nhau cho thấy sự liên hệ khá mật thiết giữa mật độ di dân khá cao và nhiều vấn đề xã hội, kéo dài trong hơn 10 năm qua (gây náo động, sách nhiễu người khác, trộm cướp, tạo thành băng đảng phi pháp quy mô, nôi của những thành phần khủng bố tại Liên Âu,…) Đặc biệt nạn mất bản sắc (lối sống, văn hóa, tôn giáo) trở thành mối nguy của xã hội, mặc dù các chính phủ tại Liên Âu và giới truyền thông luôn từ chối đề cập hay muốn dấu nhẹm. Tại Pháp, Đức, Anh các chính sách khuyến khích hội nhập vào môi trường sống bản xứ được xem là chỉ thành công một nửa, dù hàng chục tỷ Euros đã được bỏ ra cho các chương trình này. Hậu quả là nhiều chính phủ chủ trương chấp nhận di dân một cách rộng rãi đã bị dân chúng bất tín nhiệm trong các cuộc tuyển cử cấp địa phương hay cấp quốc gia (Đức, Ý, Đan Mạch, Áo,…) Trong những cuộc tuyển cử gần đây tại nhiều nước, khuynh hướng quốc gia (populist), khuynh hữu bảo thủ (conservative) chủ trương giới hạn di dân đã đạt tỷ lệ phiếu đáng kể hay lên nắm quyền tại Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch) và Đông Âu (Hungary, Ba Lan, Áo, Tiệp), Nam Âu (Ý, Bosnia). Tại Đức, Liên minh CDU/CSU của bà Thủ tướng Merkel đã bị mất nhiều phiếu trong các cuộc tuyển cử tại các tiểu bang Hesse, Bavaria vì chủ trương thuận lợi cho di dân của bà Merkel. Tại Pháp, chủ trương giới hạn di dân trở thành một điều bắt buộc trong chương trình chính trị của các đảng phái khuynh tả, nhằm chống lại ảnh hưởng đang lên của đảng cực hữu Rassemblement National của bà Marine Le Pen. Vấn đề di dân sẽ luôn trở thành đề tài nổi cộm trong công luận và sẽ là yếu tố quan trọng quyết định lá phiếu người dân tại Liên Âu trong nhiều năm trước mặt. 2. Chống khủng bố Với sự tan rã của “Quốc Gia Hồi Giáo” (IS) tại Syria và Iraq, trước các cuộc tấn công của Liên quân (lực lượng Kurdes, Syria tự do, Hoa Kỳ, Pháp,…) chống khủng bố Daesh, khoảng 3.000 người mang quốc tịch các quốc gia Liên Âu đã đi tham chiến trong hàng ngũ Daesh tại Syria, và trong số này nhiều người đã trở lại Liên Âu sinh sống, cư ngụ (Pháp (323), Bỉ (121), Đức (850), Anh (400+),… và hơn một nửa có xác suất sẽ tiếp tục hoạt động. Một số đông những thành phần này đã nằm trong danh sách bị các cơ quan an ninh theo dõi, nhưng không bị bắt giữ hay cấm đoán về di chuyển vì luật lệ các quốc gia thuộc Liên Âu không “thích hợp” cho nhu cầu chống khủng bố. Hiện nay, lục địa Âu Châu trở thành một loại hậu cần cho các hoạt động khủng bố nhằm vào Liên Âu hay xa hơn là Hoa Kỳ. Đa số các chính phủ Liên Âu có công dân đi tham chiến trong hàng ngũ khủng bố Daesh đều không muốn họ trở về nhưng không có luật lệ hay biện pháp ngăn cấm. Nhất là tuyến đường trở về bằng đường bộ, xuyên qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và các quốc gia vùng Balkan đều là những nơi mà kiểm soát biên giới rất lỏng lẻo và bị mua chuộc dễ dàng? Lục địa Âu Châu là nơi xảy ra nhiều hoạt động khủng bố nhất trên thế giới, ngoại trừ vùng Trung Đông (16 vụ năm 2018, 35 vụ năm 2017, 23 vụ năm 2016,…) Tuy nhiên số nạn nhân đã suy giảm rất nhiều so với các cuộc tấn công quy mô tháng 11 năm 2015 tại Pháp với hơn 130 người chết, 350 bị thương, nhờ các biện pháp theo dõi các tổ Hồi giáo chìm bởi các cơ quan an ninh, cũng như sự hợp tác mật thiết giữa các nước trong Liên Âu và Liên Âu – Hoa Kỳ. Do dó, vấn đề chống khủng bố vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Liên Âu và NATO, với sự truy lùng khủng bố tại dải Sahel (chiến dịch Barkhane với quân đội Pháp và lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ) cũng như sự hiện diện quân sự lâu dài tại Trung Đông (Djibouti, Quatar, Arabie Saoudite, Syria) và Trung Á (A Phú Hãn, Iraq) và trên Ấn Độ Dương. 3. Bảo vệ chủ quyền về kinh tế, kỹ thuật Hiện nay, Trung Quốc đang mua hay tham gia vốn đối với các công ty có công nghệ cao tại Liên Âu cũng như tại Hoa Kỳ về kỹ thuật nano, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), khả năng theo dõi qua mạng toàn cầu (spyware), kỹ nghệ robot (robotics), kỹ thuật đóng tàu chiến… nhằm lấy cắp, chiếm đoạt các kỹ thuật có tính chất chiến lược. Sau khi bị ngăn chặn, cũng như nhiều thành phần thừa hành bị Hoa Kỳ bắt quả tang trộm cắp kỹ thuật tiền tiến, bị bắt giam và truy tố, Trung Quốc đổi hướng nhằm vào các hãng xưởng tại Liên Âu vốn có hợp đồng, đối tác về sáng chế với các công ty Hoa Kỳ. Trong 6 tháng đầu 2018, do ảnh hưởng về hàng rào quan thuế đánh vào các sản phầm “made in China” tại Hoa Kỳ, đầu tư TQ (FDI) vào Liên Âu lên đến 20 tỷ Mỹ kim trong lúc đầu tư vào Hoa Kỳ sút giảm mạnh, xuống còn 2,5 tỷ Mỹ kim. Ngày nay, trước nhiều bằng chứng hiển nhiên, các chính phủ, giới chức trách nhiệm về an ninh, quốc phòng, an ninh mạng, giới nghiên cứu đều rất dè chừng trong những hợp tác với Trung Quốc. Nói cách khác, dư luận đều trở nên rất thận trọng với bất cứ đề nghị cộng tác, hợp đồng, trao đổi kỹ thuật, đầu tư đến từ các hãng xưởng Trung Quốc, vì họ đều biết là đảng CS Trung Quốc điều khiển đằng sau, và xử dụng như bình phong nhằm tiếm đoạt chủ quyền về kinh tế, kỹ thuật. Cho đến nay, sau nhiều đợt vận động của Trung Quốc, Liên Âu vẫn chưa chấp nhận nền kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, vì vẫn hoàn toàn nằm trong sự chi phối của đảng CSTQ. Nhiều nghiên cứu, tuy không phổ biến rộng rãi, cho thấy mức tương quan khá mật thiết giữa việc lấy cắp kỹ thuật sản xuất qua việc chuyển nhượng kỹ thuật nhằm có thể bán hàng hóa, mở xưởng sản xuất tại TQ, và mức khiếm dụng nhân công tại Liên Âu. Nghiên cứu còn cho thấy, việc mở hãng sản xuất tại Đông Âu như Ba Lan, Tiệp, Rumania, Hungary sẽ tiết kiệm được nhiều ngân khoản về kiểm phẩm, chuyên chở, di chuyển nhân viên và tránh được bị bắt chẹt, tham nhũng. Hình ảnh một Trung Quốc với giá nhân công rẻ, một thị trường hơn 1,4 tỷ người tiêu thụ, không còn mức hấp dẫn, trước chủ trương bá quyền, ngang nhiên chiếm đoạt kỹ thuật, mua vốn để giết chết hãng đối thủ. Việc này đã khiến chủ trương sản xuất hàng hóa ngay tại Liên Âu ngày trở nên phổ quát, sau hơn 2 thập niên toàn cầu hóa. Việc bảo vệ bản sắc, chủ quyền một dân tộc bắt đầu ngay từ việc bảo vệ chủ quyền về mặt sản xuất, kinh tế, tiềm năng về kỹ thuật… Nói chung là bảo vệ tiềm năng chất xám, sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0. 4. Bảo vệ an ninh lãnh thổ tại phía Đông Liên Âu Việc dùng quân đội xâm chiếm Sebastopol, bán đảo Crimea (tháng 3, 2014) và công khai giúp võ khí cho phe ly khai (phần đất đông dân gốc Nga), cho thấy bản chất xâm lược của Nga vẫn còn nguyên vẹn và cho thấy lãnh đạo Nga sẵn sàng xử dụng mọi phương tiện để khuynh đảo, chiếm lại các lãnh thổ bị mất, củng cố vị trí của họ, sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã vào năm 1991. Các quốc gia sườn phía Đông của NATO, giáp ranh với Nga, hay các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như các quốc gia Baltic, Ba Lan, Romania đều hiểu tầm quan trọng về bảo vệ an ninh lãnh thổ, qua sự hiện diện của NATO, đặc biệt của Hoa Kỳ ngay trên lãnh thổ của họ, với sự trú đón thường trực nhiều đơn vị Hoa Kỳ và các hệ thống võ khí tối tân (hỏa tiễn chống hỏa tiễn Patriot, Radar Aegis trên bộ, hệ thống kiểm báo tiền phương EWS). Trong lúc số lượng quân đội Hoa Kỳ trú đóng tại Đức, Ý, Anh ngày càng bị cắt giảm đến mức tối thiểu, nhưng có thể bù vào bằng hỏa lực các hệ thống võ khí tầm xa (long range), đặt trên chiến hạm và tàu ngầm phóng hỏa tiễn SSGN của Hoa Kỳ và NATO (Pháp) có khả năng can thiệp từ xa hơn 1000 cây số. Tuy nhiên, các cuộc tranh chấp hiện nay, tuy có phần quân sự, nhưng thường được bắt đầu bằng các cuộc chiến trên mạng (cyberwar), tuyên truyền bằng tin giả (fake news) qua các mạng xã hội, nhằm điều hướng dư luận, bất lợi cho các nỗ lực đối kháng cần thiết. Ngày nay, các đơn vị tác chiến trên mạng của TQ và Nga đều có khả năng khống chế các mạng xã hội bằng dư luận viên, cách thức gây hỏa mù, đầu độc dư luận bằng những hình thức rất tinh vi. Nói chung, các quốc gia Liên Âu đều phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ về các biện pháp trả đũa, nhằm bắt Nga phải trả giá cao cho các âm mưu xâm chiếm tại Ukraine (một quốc gia có quy chế phối hợp partner với NATO), cũng như các âm mưu diệt trừ đối kháng qua đầu độc bằng hóa chất cực độc (vụ Sergei Skripal bên Anh), qua việc chế tài một cách nghiêm nhặt các quan chức cao cấp và các công ty trong vòng đai thân cận Tổng thống Nga Putin, theo tinh thần đạo luật Global Magnitsky. Về mặt quốc phòng, các quốc gia Liên Âu đều bước vào chu kỳ phải tân trang quân đội, gia tăng tỷ lệ ngân sách cho quốc phòng (3% ngân sách), nhằm có phương tiện trong cuộc chiến chống khủng bố ngay trong vùng giáp ranh Nam Liên Âu (Bắc Phi, Trung Đông, miền Trung Châu Phi), cũng như đảm nhận nhiều trách nhiệm bảo vệ biên giới phía Đông, theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Nhằm cho Hoa Kỳ rảnh tay dồn sức đối đầu với 2 siêu cường đối thủ là Nga và Trung Quốc tại Ấn Độ Dương và vùng Á Châu – Thái Bình Dương 5. Tái phân phối công bằng hơn về phúc lợi Các mô hình dân chủ và phát triển kinh tế tại Liên Âu đều cho thấy đã đạt đến mức giới hạn, không cho phép một mức phân phối công bằng hơn phúc lợi cho mọi người dân. Dù các mô hình dân chủ Liên Âu đều đặt nặng vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt cho những giới có lợi tức thấp. Các khuynh hướng dân tộc (populism) đã được nhiều hưởng ứng trong dư luận Liên Âu, khi người dân không còn chấp nhận những lời hứa xuông hay những biện pháp kinh tế và xã hội không còn hợp thời nữa, rập khuôn theo khung suy nghĩ của một thiểu số ưu tú, kế thừa từ đầu thế kỷ trước. Các cuộc biểu tình của áo gi-lê vàng tại Pháp, từ tháng11/2018 đến giữa tháng 12/2018, vẫn chưa chấm dứt, biểu hiện cho một sự phẫn nộ của một số đáng kể dân chúng thuộc thành phần lợi tức thấp và trung bình, tiểu thương, nông dân,… (hơn 30%), những người nai lưng đi làm nhưng cuối cùng không còn được hưởng phúc lợi đúng mức nữa trong một nền kinh tế điều khiển bởi tài chánh và lợi nhuận bằng mọi giá. Nhất là khi, hy vọng có được cải tổ đúng mức về thuế khóa nhằm cải tiến lợi tức nơi vị Tổng Thống trẻ tuổi nhất của nền Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp đã sụp đổ. Với hậu quả, người dân sẽ dồn lá phiếu của họ cho một khuynh hướng khác, nhiều phần lần này là cho khuynh hướng dân tộc, đang nẩy nở khắp Liên Âu. Viễn cảnh Liên Âu trong 2019 Tuy có một tỷ lệ thất nghiệp cao nhất so với các nước tiền tiến như Hoa Kỳ, Nhật, Úc Châu, Liên Âu vẫn là một khu vực hàng đầu về kinh tế, sáng tạo kỹ thuật, phát triển con người (human development). Các vấn đề di dân, chống khủng bố, bảo vệ chủ quyền cần có được giải pháp thích nghi nhanh chóng. Những quốc gia đầu tàu tại Liên Âu như Pháp, Đức, Ý cần cải tổ sâu rộng nhằm chống lại hiểm họa tự hủy bằng những mô hình chính trị, kinh tế, xã hội mới ngoài những quy luật, mô hình cổ điển về chính trị, kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ 4.0, nhu cầu bảo vệ chủ quyền về quốc phòng và kinh tế, và nhu cầu phân phối phúc lợi công bằng hơn. Những biện pháp mới này nhằm xây dựng tinh thần trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, nhưng đồng thời liên đới, trong một thế giới vẫn còn đầy rẫy tranh chấp cho tham vọng bá quyền, thống trị các dân tộc khác, vẫn còn đầy rẫy những hiểm họa hủy diệt nhân loại qua khủng bố, chiến tranh nguyên tử, hóa học. Nguyễn Ngọc Bảo https://viettan.org/lien-au-trong-nam-2018-va-vien-canh-trong-nam-2019/
......

Mỹ rút khỏi Syria là biển Đông dậy sóng

Bàn tiệc dầu mỏ Syria rất hấp dẫn nhưng không dễ để thưởng thức nó khi có quá nhiều thực khách muốn dự phần. Ngoài Mỹ, Nga thì Thổ, Iran cũng khao khát dự phần. Từ khi nội chiến Syria nổ ra từ năm 2011 đến nay, Syria giống như một bao lúa nặng cần có 04 người đưa tay ra nâng là Mỹ, Nga, Thổ, Iran. Giờ thì Mỹ rút tay ra buộc 03 người còn lại phải gồng mình để nâng nó nếu không nó lại rớt xuống. Trong 03 người còn lại thì Nga, Thổ còn sức để lấy gồng, riêng Iran thì đuối nhứt vì đang bị trọng thương nghiêm trọng bởi lịnh trừng phạt của Mỹ. Iran muốn có sức lực để cùng nâng bao lúa Syria với Nga, Thổ thì phải rủ thêm bạn thân góp tay, trợ lực, bạn thân luôn đứng sau lưng Iran không ai khác chính là Trung cộng. Về phía Trung cộng, kể từ khi nội chiến Syria nổ ra, họ không hề tham dự trong chiến dịch chống khủng bố như Mỹ, Nga, Thổ,... nhưng luôn ủ mưu chờ ngày Syria sạch bóng IS sẽ nhảy vào tranh phần tái thiết. Còn nhớ tại hội chợ đầu tiên của dự án đầu tư phục hồi Syria sau chiến tranh được tổ chức tại Bắc kinh vào tháng 9/2017, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trung cộng - Ả Rập là Jin Yong đã công bố "Trung cộng có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD để lập khu công nghiệp ở Syria, nơi ban đầu sẽ có 150 công ty Trung cộng đặt trụ sở tại đây". Syria cũng là quốc gia nằm trong dự án vĩ cuồng "vành đai - con đường" của Tập Cận Bình, đặt "bẫy nợ" tại Syria sẽ không lo bị "xù nợ" vì dầu mỏ Syria sẽ là tài sản "thế chấp" mà Trung cộng nắm giữ tương tự như Venezuela. Nói trắng ra thì khi Syria sạch bóng ISIS thì Trung cộng sẽ quyết nhảy vào để tái thiết Syria dù không can dự vào tiến trình đánh đuổi khủng bố. Khủng bố Hồi giáo cực đoan là con vi trùng bịnh sốt rét mà y học hiện đại cũng không thể loại nó vĩnh viễn ra khỏi cơ thể người mắc bịnh, nó nằm im khi cơ thể khỏe mạnh và bùng phát trở lại khi cơ thể suy nhược, những ai mắc bịnh này hẳn sẽ rõ. Syria cũng vậy, sẽ rất hoang tưởng khi cho rằng đã loại trừ vĩnh viễn ISIS ra khỏi nơi đây bởi khủng bố đã trở thành con virus ăn sâu vào tế bào máu của Hồi giáo cực đoan cũng giống như Việt cộng ăn vào máu của một bộ phận dân miền Nam trước đây. Khi tái thiết Syria, nếu không bố phòng lực lượng gìn giữ, bảo vệ hùng hậu, nghiêm ngặt thì sẽ không tránh khỏi nạn tập kích, đánh phá của các phần tử cực đoan, đây chính là lý do Trump không muốn Mỹ phải chôn chân ở Syria để làm mọi cho các nước khác. Bên cạnh đó, với tuyên bố "mang công ăn việc làm trở lại nước Mỹ", có nghĩa người Mỹ phải làm việc ngay trên nước Mỹ thì không có lý do gì Trump phải đẩy công nhân nước mình sang Syria để đối diện hiểm nguy rình rập, làm mồi săn cho Hồi giáo cực đoan. Rút quân Mỹ khỏi Syria để phó thác sứ mạng bảo vệ trị an của Syria cho các nước khác nhưng không bỏ mặc công cuộc tái thiết Syria mà ủy thác cho Arab Saudi, thông qua Arab Saudi, Mỹ sẽ cung cấp vũ khí, đào tạo lực lượng bảo vệ, cung cấp những vật tư, thiết bị được sản xuất trên đất Mỹ cho Arab Saudi và có thể cho Thổ Nhĩ Kỳ để tái thiết Syria, đây mới là sự lợi hại của một thương gia. Tuy nhiên khi Trump quyết định rút quân khỏi Syria, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các tập đoàn dầu mỏ của Mỹ, điển hình là Exxon Mobil của cựu ngoại trưởng Rep Tillerson bởi họ mất đi một lượng lớn dầu mỏ tìm năng ở Syria. Để cân phân quyền lợi và chỉ ra việc phải làm cho Exxon Mobil cũng như các công ty dầu mỏ của Mỹ, có thể Trump sẽ chỉ tay về phía bồn dầu ở Biển Đông bởi nơi đây trữ lượng dầu mỏ, khí đốt cũng rất lớn và đặc biệt không sợ khủng bố đánh phá như ở Trung Đông. Khi Trump rút quân khỏi Syria đồng nghĩa nơi đây mất đi một lực lượng bảo vệ tinh nhuệ, Trung cộng muốn đầu tư vào Syria như kế hoạch đã công bố buộc phải tăng cường lực lượng bố phòng để bảo vệ công xưởng và công dân của mình nếu không muốn tiền mất, dân chết. Khi lực lượng quân đội của Trung cộng hiện diện ở Syria đồng nghĩa Trung cộng ra mặt đối đầu với Hồi giáo cực đoan, điều này sẽ kích thích, chuyển hướng lòng thù hận của Hồi giáo cực đoan sang Trung cộng. Mặt khác, khi Trump lịnh rút quân khỏi Syria, buộc Nga phải tập trung sức lực vào đây, các tập đoàn dầu mỏ của Nga cũng dồn lực về đây để tranh thủ hút dầu bù đắp lại chi tiêu quốc phòng mà bao năm nay Nga đã dốc túi đổ vào Syria. Điều này sẽ làm cho bồn dầu ở Biển Đông nhạt mùi Nga hơn, xa hơn là vùng Bắc cực cũng sẽ giảm bớt sự có mặt của Nga và điểm nóng Crưm cũng hạ nhiệt vì Nga lo căng sức ở Syria khi Mỹ rút quân. Biển Đông và eo biển Đài Loan sẽ trở thành tâm điểm của Mỹ khi Trump lịnh rút quân khỏi Syria. Tái thiết Syria là cơ hội mà Trung cộng không thể bỏ qua vì đã nóng lòng chờ đợi nhiều năm qua. Nhưng thói thường thì "chim tham ăn sa vào lồng lưới. Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu", Trung cộng nhào vào Syria đồng nghĩa đã ném tiền, ném quân vào phi vụ đầu tư mạo hiểm, được ít thua nhiều, nơi mà Trump đã chê bỏ lại. Đồng thời khi Trung cộng trườn sức sang Syria thì thành lũy ở Biển Đông và eo biển Đài Loan sẽ giảm bớt sức chịu lực, Mỹ sẽ tập trung về đây trong sách lược thọc sườn Trung cộng./.  
......

10 sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2018

Năm 2018 sắp qua đi với nhiều biến động làm xoay chuyển cục diện thế giới và ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình Việt Nam. Mời quý độc giả theo dõi 10 sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm qua, do BBT Web Việt Tân bình chọn. BBT Web Việt Tân *** Vào tháng 9 năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh áp thuế hải quan 10% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc và sẽ tăng 25% vào đầu năm 2019. Để trả đũa, Trung Quốc cũng áp thuế lên các hàng hóa nhập khẩu của Mỹ trị giá 60 tỷ USD. Trận chiến áp thuế mà ông Trump tung ra chỉ là bề nổi của chiến lược ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc muốn qua mặt Mỹ trở thành cường quốc số 1 với các thủ đoạn gián điệp, ăn cắp sở hữu trí tuệ, v.v… Trong cuộc chiến này, Mỹ sẽ phải đối mặt với một số rủi ro lớn như thị trường các sản phẩm trong nước, đặc biệt là xe hơi, vốn được vận hành từ sản phẩm Trung Quốc, ngoài ra vì xuất khẩu lớn về nông sản, nông dân Mỹ sẽ bị thiệt hại. Về phía Trung Quốc, bị ảnh hưởng nhiều là mặt hàng về thiết bị gia dụng, điện tử, công nghệ thông tin, v.v. Nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là tâm lý của người dân Trung Quốc bị chao đảo, lo sợ khi thấy Mỹ và các quốc gia phương Tây phong tỏa kinh tế Trung Quốc. Hậu quả là thị trường chứng khoán của Trung Quốc liên tục bị suy thoái. Để giải quyết những căng thẳng của trận chiến mậu dịch, tại cuộc họp bên lề Thượng đỉnh G20 ở Argentina hôm 1/12, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã thảo luận và xúc tiến hai nỗ lực: 1) Mỹ sẽ tiếp tục giữ 10% áp thuế trên 200 tỷ Mỹ Kim hàng hoá sau ngày 1/1/2019; 2) Trung Quốc có 90 ngày để điều chỉnh lại chính sách mậu dịch và bỏ kế hoạch “Made in China 2020.” Vào ngày 12 tháng 6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đã trao đổi cái bắt tay lịch sử tại Singapore. Sự kiện này được coi là hy hữu vì ít ai nghĩ là nó sẽ xảy ra khi thái độ và lập trường giữa hai phía như nước và lửa trong nhiều thập kỷ qua. Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn đã ký một văn bản chung với bốn điểm chính là: 1) Cam kết thiết lập quan hệ mới giữa Mỹ và Bắc Hàn; 2) Nỗ lực để có hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Hàn Quốc; 3) Bắc Hàn cam kết sẽ nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Hàn Quốc; 4) Bắc Hàn cam kết hồi hương hài cốt của quân đội Mỹ mất tích trong chiến tranh Hàn Quốc (1950 – 1953). Mấu chốt chính của cuộc gặp gỡ là vấn đề Bắc Triều Tiên có thành tâm trong việc chấp nhận phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên hay không. Cho đến nay phía Bắc Hàn chỉ trao trả lại cho Mỹ một số hài cốt của binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến năm 1953, còn các bàn thảo về nỗ lực phi hạt nhân hóa trên bán đảo Hàn Quốc đang khựng lại. Bắc Hàn đòi hỏi Mỹ cũng phải tháo gỡ các vũ khí hạt nhân đang giữ tại Nam Hàn trước khi Bắc Hàn giải giới vũ khí hạt nhân của họ. Sau khi bồi lấp xong các bãi đá chìm và hoàn tất việc xây dựng phi đạo, thiết lập các dàn hỏa tiễn, Trung Cộng bắt đầu đưa tàu chiến và máy bay tiêm kích ra khu vực bồi đắp thực tập tác chiến và bắn đạn thật. Trong khi đó, Mỹ và một số quốc gia đồng minh như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc cũng đã đưa tàu chiến tiến đến khu vực bãi đá chìm của Trung Cộng như một sự khiêu khích. Trong năm 2017 và 2018 đã xảy ra hơn 18 lần “chạm trán” giữa lực lượng quân sự của Mỹ và Trung Cộng. Đặc biệt vào tháng 9 vừa qua, một tàu chiến thuộc lớp Lữ Dương II (Type 052C) đã ngăn cản và khiêu khích khu trục hạm USS Decatur của Mỹ khi tuần tra quanh khu vực bãi đá Ga Ven và đá Gạc Ma. Qua sự kiện này, ông John Bolton, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ khẳng định là Mỹ sẽ không bỏ qua các hành động đe dọa của Trung Quốc trên vùng biển quốc tế. Ngày 2 tháng 10, nhà báo Jamal Khashoggi đã bị một nhóm mật vụ của Ả Rập Saudi sát hại một cách dã man khi ông bước vào Lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để lấy hồ sơ ly dị, hầu có thể kết hôn với bà Hatice Cengiz, người Thổ Nhĩ Kỳ ngồi chờ bên ngoài. Lúc đầu chính quyền Ả Rập Saudi phủ nhận; nhưng qua camera an ninh thu được lúc ông Khashoggi đi vào Tòa lãnh sự, thì đến ngày 20 tháng 10, Ả Rập Saudi mới thừa nhận ông Khashoggi bị giết chết trong Tòa lãnh sự. Ông Khashoggi bị giết là vì Thái tử Salman nghi ngờ ông và cựu đại sứ Ả Rập Saudi tại Mỹ là ông Bandar Bin Sultan đang lên kế hoạch lật đổ chính quyền vương triều Salman. Sự kiện ông Khashoggi bị giết ngay trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ vốn có những hiềm khích ngầm giữa hai nước từ lâu nên đã làm căng thẳng thêm quan hệ Ả Rập Saudi – Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 17 tháng 11, khoảng 280.000 người đã xuống đường trên khắp nước Pháp. Những người này đã dùng mạng xã hội để liên lạc và hẹn ngày giờ xuống đường mặc áo khoác vàng (gilets jaunes) để dễ nhận ra nhau. Ban đầu, họ xuống đường dựng chướng ngại vật khắp nơi công cộng để phản đối giá xăng và thuế tăng, làm tê liệt giao thông, trung tâm thương mại và các cửa hàng. Riêng tại Thủ đô Paris, cảnh sát rất bất ngờ trước số lượng người được huy động, nên đã rơi vào tình trạng bị động và đã phải dùng vòi rồng và hơi cay để ngăn đoàn người tiến vào Dinh Tổng thống. Đa số biểu tình ôn hòa, nhưng một số nhỏ bạo động đập phá các công trình công cộng, cửa tiệm và ném đá và lửa vào cảnh sát giữ trật tự, gây ra tình trạng náo loạn nhiều nơi, nhất là khu vực trung tâm Paris như Khải Hoàn Môn và đại lộ Champs-Élysées. Biểu tình không phải là điều xa lạ đối với xứ Pháp, nhưng với cách thức tổ chức và huy động qua mạng xã hội của nhóm lãnh đạo Phong trào Áo Vàng hiện nay đã làm cho chính quyền Macron lúng túng trong việc đối phó. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vào ngày 6 tháng 11 đã có sức thu hút rất lớn, không chỉ đối với cử tri tại Mỹ mà còn cả thế giới. Đây là cuộc bầu cử hồi hộp nhất, tạo ra lằn ranh chống đối hay ủng hộ một cách dữ dội về các đề tài nóng bỏng của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump như vấn đề di dân, xây bức tường biên giới giữa Mexico và Mỹ, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, bảo hiểm y tế. Với phong cách lãnh đạo và hành xử “rất lạ” của Tổng thống Trump cũng là đầu đề của những tranh cãi ồn ào trong suốt mùa bầu cử. Kết quả của cuộc bầu cử cho thấy là Đảng Cộng Hòa của Tổng thống Donald Trump tiếp tục nắm đa số tại Thượng Viện. Trong khi đó, tại Hạ Viện thì Đảng Dân Chủ chiếm ưu thế nhờ “Làn sóng xanh” (Blue Wave) với nỗ lực vận động giới trẻ và cử tri di dân đi bỏ phiếu đông đảo kỳ này cho các ứng viên thuộc Đảng Dân Chủ. Tuy Đảng Dân Chủ chiếm ưu thế ở Hạ Viện nhưng sẽ không có tác động gì đến các chính sách áp thuế hay trừng phạt Trung Quốc hiện nay của chính quyền Tổng thống Trump. Kiểm soát Hạ Viện trong hai năm tới, Đảng Dân Chủ có thể sẽ tạo một số áp lực về các cuộc điều tra chung quanh Tổng thống Trump hiện nay và có thể gây nên những sóng gió mới cho chính trường nước Mỹ trong cuộc bầu cử vào năm 2020. Để thực hiện quyền tự do hải hành trên Biển Đông và ngăn chặn tham vọng bá quyền của Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện 12 chuyến tuần tra từ năm 2015 đến nay. Riêng trong năm 2018 có 4 chuyến. Hai quốc gia Anh và Pháp cũng cổ võ cho quyền tự do hải hành tại Biển Đông. Pháp đã gửi chiến hạm Vendémiaire đến thăm Manila vào tháng Ba. Sau đó vào đầu tháng Năm, có hai chiến hạm của Anh đã đi tuần tra trong vùng. Chiến Hạm Albion đi tuần tra gần Trường Sa khi trên đường từ Brunei đến Nhật Bản, còn chiến hạm Sutherland đi ngang Biển Đông trên đường từ Nhật đến Singapore. Bên cạnh công tác tuần tra, Mỹ cũng nỗ lực thúc đẩy “Đối thoại an ninh Bộ Tứ”, bao gồm 4 quốc gia Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Các quốc gia này đã gửi tàu chiến đến Biển Đông để tập trận chung với Mỹ và hải quân các nước trong vùng. Sự hiện diện thêm của các lực lượng hải quân nước khác bên cạnh hải quân Mỹ góp phần kiềm chế nỗ lực kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc. Bà Meng Wanzhou, phó Chủ tịch của tập đoàn công nghệ Huawei bị bắt tại Vancouver, Canada hôm 1 tháng 12 và đang phải đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ. Vụ bắt giữ bà Meng diễn ra cùng ngày với cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ, Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Argentina. Bà Meng bị cáo buộc là đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ thông qua việc âm thầm bán công nghệ cho Iran, tức là vi phạm lệnh chế tài mà Mỹ đang áp đặt lên Teheran. Bà Meng là con gái của ông Ren Zhengfei, người sáng lập công ty công nghệ Huawei. Việc Mỹ yêu cầu Canada bắt giữ bà Meng không liên hệ gì đến cuộc chiến mậu dịch hiện nay, nhưng đã hé mở một cuộc chiến mới khốc liệt hơn giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến sự chạy đua về công nghệ cao. Nỗ lực chính của Mỹ là ngăn chặn Huawei tung con chip 5G ra thị trường, đang thu hút nhiều quốc gia chạy theo kỹ thuật mới này, khiến Trung Quốc trở thành quốc gia thống trị về công nghệ cao. Bắc Kinh phản ứng gay gắt vụ bà Meng bị bắt và đã trả đũa bằng việc bắt giữ ba công dân Canada. Hiện nay bà Meng được tòa Canada cho tại ngoại với nhiều điều kiện theo dõi gắt gao và chờ phán quyết của tòa liên quan đến yêu cầu của Mỹ dẫn độ bà Meng về Mỹ trong vài tuần lễ trước mặt. Vụ bà Meng có thể sẽ là trung tâm điểm của những xung đột Mỹ – Trung trong năm 2019. Vào đầu tháng 8 năm 2018, Liên Hiệp Quốc đã đưa ra một báo cáo cho biết có ít nhất một triệu người Uighur bị chính quyền Trung Quốc bắt giam. Bà Gay McDougall, thành viên của Ủy ban Chống phân biệt chủng tộc của Hội đồng Nhân quyền LHQ tuyên bố rằng: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc khi nhận được rất nhiều báo cáo đáng tin cậy cho thấy Trung Quốc đã lấy lý do chống lại chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và duy trì ổn định xã hội để biến khu tự trị của người Uighur thành một khu vực giống như một trại giam khổng lồ và bí mật.” Các biện pháp hành hạ người Uighur như nhốt trong một chiếc hộp kim loại, đưa xuống đáy giếng rồi đổ nước cho tới khi người này ngất đi vì lạnh, lính gác dùng găng tay tích điện cao thế để đánh đập những tù nhân đã cho thấy mặt trái của sự man rợ tập đoàn Tập Cận Bình. Tiết lộ của Liên Hiệp Quốc đã làm chấn động thế giới. Trung Quốc lúc đầu phủ nhận nhưng cuối cùng trước các chứng cớ và lời kể của các nhân chứng, Bắc Kinh buộc phải thú nhận về sự hiện hữu của trại tù khổng lồ này. Bên cạnh dấu ấn để lại trong năm 2018 về cuộc gặp gỡ hy hữu giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh tụ Kim Jong-un, một hy vọng khác có thể chớm nở tại bán đảo Triều Tiên là nền hòa bình ló dạng. Trong đó, hai nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là những người đóng vai trò lớn trong việc thay đổi cục diện khu vực. Chỉ trong vòng 5 tháng, lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã dồn dập tổ chức tới 3 cuộc gặp thượng đỉnh: Cuộc gặp ngày 28 tháng 4 và 26 tháng 5 tại Bàn Môn Điếm, nhất là cuộc gặp ngày 18 tháng 8 tại thủ đô Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên. Kết quả tích cực của hàng loạt động thái ngoại giao nói trên là hai bên thống nhất giảm các cuộc tập trận, gỡ bỏ các chốt canh gác gần khu phi quân sự, và bàn thảo về việc phi hạt nhân hóa bán đảo. Bên cạnh đó, những nỗ lực của hai nhà lãnh đạo Moon – Kim còn mang lại sự đổi mới cho quan hệ hai miền qua nhiều hoạt động giao lưu văn hóa thể thao, đoàn tụ gia đình… Triển vọng hợp tác kinh tế liên Triều cũng được mở ra khi hai bên thống nhất kết nối bán đảo bằng đường sắt và thiết lập một văn phòng liên lạc chung ở thị trấn biên giới Kaesong. Tuy dư luận chung đặt kỳ vọng vào các cuộc trao đổi giữa Nam và Bắc Hàn hiện nay, nhưng vẫn còn e ngại sự tráo trở và tính khí bất thường của lãnh tụ Kim Jong-un. https://viettan.org/10-su-kien-noi-bat-tren-the-gioi-trong-nam-2018/ *** 10 sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong năm 2018
......

Formosa Vũng Án không còn là bình phong để nhập cảng thép Trung cộng vào Mỹ

Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức áp đặt mức thuế phạt lên thép cuộn nhập khẩu từ Việt Nam lên tới trên 256%. Đây là mức thuế đánh trên "Thép Formosa", loại thép được ngụy trang là sản xuất tại Formosa Vũng Áng nhưng thật ra là của Trung Cộng, dùng vỏ bọc Việt Nam để lách thuế nhập vào Hoa Kỳ. Theo đánh giá của các nhà điều tra Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo ra vỏ bọc cho thép Trung Cộng lẩn tránh thuế phạt cạnh tranh của Mỹ. Sau khi Mỹ áp đặt lệnh phạt đối với thép Trung Cộng vào năm 2015, thì lượng thép xuất khẩu của Việt Nam năm sau đã tăng từ 9 triệu dollars tới 215 triệu dollars.Trong khi từ các nguồn tin khác thì nhà máy thép Formosa mới trong giai đoạn trắc nghiệm. Cơ quan hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá là 199,76% và thuế 256,44% đối với thép cuộn cán nguội được sản xuất tại Việt Nam gốc Trung Cộng, Bộ Thương mại cho biết trong một tuyên bố. Như vậy Formosa sẽ mất đi vai trò bình phong để xuất cảng thép Trung Cộng vào Mỹ mà chỉ còn là nơi duy trì sự hiện diện (quân sự và chính trị) của Tàu Cộng tại điểm yết hầu của Việt Nam và là nơi trút bỏ các phế liệu công nghệ độc hại. Thép chống ăn mòn Formosa "của Việt Nam" phải đối mặt với thuế chống bán phá giá là 199,43% và thuế chống trợ cấp là 39,05%. Nguồn: Reuters
......

Liệu Hoa Vi có thể sống sót ?

“…tập đoàn Orange của Pháp loan báo sẽ không mời Hoa Vi tham gia thiết lập mạng lưới 5G, và Deutsche Telekom, tập đoàn điện thoại lớn nhất nước Đức cũng cho biết sẽ xem xét lại các nhà cung cấp, vì « hết sức quan tâm đến cuộc tranh luận trên thế giới về tính an toàn của các thiết bị Trung Quốc »…” The Economist tuần này đã đặt ra câu hỏi : « Liệu Hoa Vi có thể sống sót sau một loạt những biện pháp hạn chế hoặc cấm đoán từ Hoa Kỳ và một số nước khác hay không ? » Rúng động vì vụ bắt Mạnh Vãn Châu  Bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) không tìm kiếm sự nổi tiếng. Là con gái của Nhậm Chính Phi ((Ren Zhengfei), người sáng lập Hoa Vi (Huawei), một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất của Trung Quốc, bà bắt đầu bằng công việc thư ký, và 25 năm sau mới giữ chức giám đốc tài chính. Nếu các doanh nhân giàu có thường là những ngôi sao, thì bà Mạnh khá lặng lẽ. Nhưng đến ngày 05/12/2018, mọi cái nhìn đều tập trung vào bà. Cảnh sát Canada cho biết Mạnh Vãn Châu đã bị bắt trước đó bốn ngày ở Vancouver khi định đi Mêhi cô. Canada bắt theo yêu cầu của Mỹ, do cáo buộc đã giấu nhẹm việc một chi nhánh của Hoa Vi buôn bán với Iran, vi phạm cấm vận của Washington. Ngày 11/12/2018, tòa án Vancouver cho phép Mạnh Vãn Châu được tại ngoại, buộc đeo vòng điện tử.  Trung Quốc đòi thả ngay bà Mạnh, đe dọa « hậu quả nghiêm trọng » đối với Canada. Cả thủ tướng Canada Justin Trudeau và đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đều nhấn mạnh vụ bắt giữ bà Mạnh chỉ đơn thuần là vấn đề của tư pháp, là một phần của cuộc điều tra về Hoa Vi và các đối tác từ nhiều năm qua. Tuy nhiên tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm phương hại đến nỗ lực của ông Lighthizer khi tuyên bố hôm 11/12 là ông có thể can thiệp (được cho là có lợi cho bà Mạnh), nếu việc này góp phần tạo thuận lợi cho cuộc thương lượng về thương mại Mỹ-Trung. Hoa Vi, chìa khóa của « Made in China 2025 » gây lo sợ Từ lâu Hoa Vi vẫn gây nhiều quan ngại. Hoa Vi nhanh chóng lớn mạnh, từ một nhà sản xuất hàng điện tử giá rẻ, trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Doanh số bán từ 93,8 tỉ nhân dân tệ (12,8 tỉ đô la) năm 2007, nay đã lên đến 603 tỉ nhân dân tệ, đứng ngang hàng với những tên tuổi lớn như IBM và Microsoft. Mới đây Hoa Vi đã qua mặt Apple, trở thành tập đoàn bán điện thoại thông minh thứ nhì thế giới. Với mục tiêu thống trị thị trường thông qua việc cung cấp thiết bị cho các công ty viễn thông cần thiết lập mạng điện thoại thế hệ thứ năm (5G), Hoa Vi là chìa khóa của kế hoạch « Made in China 2025 ». Do tham vọng của mình, Hoa Vi nay là trung tâm quan ngại của phương Tây, liên quan đến an ninh quốc gia và trọng lượng kinh tế của Trung Quốc. Hoa lục là thị trường lớn nhất của Hoa Vi, chiếm phân nửa thu nhập. Hoa Vi cũng rất thành công khi vươn ra nước ngoài, ký kết nhiều hợp đồng cơ sở hạ tầng cho các mạng lưới, từ Đan Mạch cho đến Ấn Độ ; và chiếm được thị phần của các công ty lâu đời hơn như Ericsson của Thụy Điển, Nokia của Phần Lan. Khi những luồng dữ liệu ngày càng được lưu thông nhiều hơn qua các mạng lưới của Hoa Vi, cái tên Hoa Vi hiện diện khắp nơi, thì các chính phủ bắt đầu lo lắng. Ngay sau khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, ông Andrus Ansip, một viên chức Ủy ban Châu Âu nói rằng người ta có lý khi quan ngại về tập đoàn Trung Quốc. Ông cảnh báo khả năng các mã độc được cài trong thiết bị của Hoa Vi có thể chuyển thông tin về Bắc Kinh, và ngay cả việc mở ngõ vào cho tin tặc nhà nước. Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu Andrus Ansip cho rằng có lý do để lo ngại Hoa Vi. Đồng minh của Mỹ ngại ngần  Một số nước đặc biệt là đồng minh của Mỹ, sau đó tỏ ra ngần ngại. Úc cấm Hoa Vi bán thiết bị cho các công ty trong nước, Đài Loan cũng thế. Trước khi bà Mạnh bị bắt, New Zealand cũng đã cấm công ty Spark mua thiết bị 5G của Hoa Vi vì lý do an ninh quốc gia. Vài ngày sau đó, Nhật loan báo chính sách mới, dường như đưa ra để ngăn chận Hoa Vi và ZTE hoạt động tại xứ phù tang. Hoa Vi bác bỏ những cáo buộc, nói rằng không có bằng cớ gì. Vincent Pang, giám đốc chi nhánh Hoa Vi ở Tây Âu biện minh là tập đoàn Trung Quốc có mặt ở 170 nước không hề dọ thám khách hàng. Tuy nhiên vẫn không thể trấn an được các nước, do ông Nhậm Chính Phi xuất thân từ quân đội Trung Quốc, và luật pháp Trung Quốc buộc các công ty tư nhân phải hỗ trợ Nhà nước khi được yêu cầu.  Như Edward Snowden đã tiết lộ năm 2013, các tình báo viên Mỹ đã chỉnh sửa những sản phẩm công nghệ để nghe lén mục tiêu theo dõi, thì không có lý do gì mà các đồng nghiệp Trung Quốc lại không sử dụng chiến thuật tương tự. Vụ bà Mạnh Vãn Châu bị bắt ảnh hưởng đến Hoa Vi như thế nào, còn tùy thuộc vào phản ứng của các nước. Nhưng các quyết định quan trọng nhất là từ Hoa Kỳ, nơi mà nghi ngờ đối với tập đoàn này hết sức lớn. Washington gây áp lực lên các đồng minh, đặc biệt tại châu Âu – thị trường lớn thứ nhì của Hoa Vi – để cấm đoán hoặc hạn chế tập đoàn viễn thông Trung Quốc.  Nơi bà Mạnh Vãn Châu bị tạm giam tại Canada vào đầu tháng 12. Hoa Vi sẽ có cùng số phận với ZTE? Theo ông Shaun Collins, công ty tư vấn CCS Insight, thì đây là một vố rất đau cho Hoa Vi nhưng chưa đến nỗi làm công ty này phải phá sản. Các thị trường khác vẫn có triển vọng, nhất là Hoa lục : Trung Quốc có thể là thị trường lớn nhất và phát triển nhanh nhất đối với 5G trong những năm tới. Nhưng còn có những khả năng khác nữa. Tương tự như trường hợp bà Mạnh, năm 2017 một tập đoàn khác của Trung Quốc là ZTE cũng bị cáo buộc là vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran. Tháng Tư năm ngoái, các công ty Mỹ bị cấm bán thiết bị cho ZTE, khiến tập đoàn này có nguy cơ phá sản vì phải sử dụng chip điện tử và phần mềm của Mỹ. Nhờ sự can thiệp của tổng thống Donald Trump – một động thái ưu ái cho Tập Cận Bình – mà ZTE mới có thể tồn tại. Trong báo cáo mới nhất, ZTE cho biết bị thiệt mất 7,2 tỉ nhân dân tệ trong năm, so với năm trước đó lợi nhuận đạt được 4,6 tỉ nhân dân tệ. Một số chính khách Mỹ, trong đó có ông Mark Warner, phó chủ tịch (Dân Chủ) Ủy ban Tình báo Thượng Viện, cho rằng các biện pháp tương tự cần được áp dụng với Hoa Vi. Nếu điều này xảy ra, Hoa Vi sẽ bị tê liệt, mặc dù chính quyền Trung Quốc hay các ngân hàng quốc doanh vẫn có thể rót thêm vốn nếu cần thiết.  Người phụ nữ đầy uy quyền Mạnh Vãn Châu trong một cuộc hội thảo tại Nga năm 2014. Lệ thuộc vào công nghệ Mỹ Cũng giống như ZTE, Hoa Vi lệ thuộc vào các thiết bị của Mỹ, như hệ điều hành Android của Google và chip điện tử của Qualcomm.  Trong báo cáo mới đây, ngân hàng Jefferies cho biết Hoa Vi không thể tự sản xuất điện thoại thông minh hay các trạm thu phát sóng điện thoại di động, nếu không có các sản phẩm Mỹ. Cũng như nhiều công ty công nghệ khác, Hoa Vi phải dựa rất nhiều vào những con chip được thiết kế theo giấy phép của ARM, một công ty Anh thuộc quyền sở hữu của SoftBank, một công ty Nhật. SoftBank nay đang có kế hoạch gỡ bỏ một số thiết bị Hoa Vi khỏi mạng lưới của mình. Hồi tháng 11, Hoa Vi đã tổ chức lễ trao giải thưởng cho 92 nhà cung cấp hàng đầu, trong đó có 33 nhà cung cấp Mỹ. Intel (sản xuất chip vi xử lý, Mỹ) và NXP (sản xuất chất bán dẫn, Hà Lan được tặng bằng danh dự để đánh dấu một thập kỷ cùng làm việc. Trông cậy vào sự hợp tác trong quá khứ, ông Pang tỏ ra lạc quan là cơn bão sẽ đi qua.  Tuy nhiên mới đây tập đoàn Orange của Pháp loan báo sẽ không mời Hoa Vi tham gia thiết lập mạng lưới 5G, và Deutsche Telekom, tập đoàn điện thoại lớn nhất nước Đức cũng cho biết sẽ xem xét lại các nhà cung cấp, vì « hết sức quan tâm đến cuộc tranh luận trên thế giới về tính an toàn của các thiết bị Trung Quốc ». Xem ra số phận của Hoa Vi khá mong manh. Thụy My http://thuymyrfi.blogspot.com
......

NHỮNG NGƯỜI TÙ CÔ ĐƠN

Ảnh: Nguyễn Quốc Hoàn đứng cùng Lưu Văn Vịnh ở hàng đầu, và Từ Công Nghĩa (đeo kính) ở hàng sau. Trong phiên xử nhóm anh Lưu Văn Vịnh hôm 5/10 vừa qua, mọi người mới chỉ biết đến Lưu Văn Vịnh, và Nguyễn Văn Đức Độ. Còn 3 người nữa vì gia đình không liên lạc nên họ hầu như bị quên lãng dẫu án tù của họ cũng rất cao và hoàn cảnh gia đình khó khăn. + Nguyễn Quốc Hoàn, 13 năm tù, 3 năm quản chế. Hoàn quê gốc Ninh Bình, định cư tại Lâm Đồng, bị cho là đứng thứ 2 sau Vịnh trong nhóm. Hoàn sinh năm 1977, khi bị bắt cậu ấy đã 39 tuổi, vẫn chưa lập gia đình, và khi hết án tù thì 52 tuổi. Gia đình Hoàn kinh tế khó khăn, nhưng còn e ngại chưa liên lạc với mọi người, nên hầu như không nhận được sự giúp đỡ nào từ khi cậu ấy bị bắt, 10/2016. Gần đây Quỹ 50k mới liên lạc được với gia đình của Hoàn. + Từ Công Nghĩa, sinh năm 1993, án tù 10 năm và 3 năm quản chế. Khi bị bắt Nghĩa mới 23 tuổi. Quê Nghĩa ở thôn Thành Tín, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Nghĩa nhà rất nghèo, quen biết Vịnh, Nghĩa nhờ Vịnh xin cho việc làm ở SG. Thương Nghĩa nên Vịnh tìm giúp mấy việc vặt cho Nghĩa làm, chờ khi Vịnh nhận được công trình (xây dựng) thì Nghĩa làm luôn cho Vịnh. Khi Vịnh bị bắt thì CA bắt luôn Nghĩa với lý do có liên quan đến Vịnh. Từ khi Nghĩa bị bắt thì dường như gia đình cũng bỏ rơi, rằng Nghĩa đã trưởng thành và đi khỏi nhà mấy năm rồi nên tự chịu trách nhiệm chứ gia đình ko liên quan. Tại phiên sơ thẩm, thấy những người khác có luật sư bào chữa, Nghĩa cũng rất muốn, nhưng vì gia đình ko lo việc này nên Nghĩa ko thể làm gì. Thực ra, dẫu là án bỏ túi nhưng có người đứng ra bảo vệ pháp lý cho mình tại toà, tâm lý của người tù vẫn vững vàng và ấm áp hơn. Quỹ 50k xin hỗ trợ Nghĩa 10tr₫ để thuê luật sư trong phiên phúc thẩm. + Người thứ ba là nhà sư Phan Trung, thế danh Thích Nhật Huệ, thành lập Tinh Thất Phổ Chiếu, án tù 8 năm, 3 năm quản chế, quê ở thôn 2, Lộc Ngãi, Bảo Lâm, Lâm Đồng. Gia đình nhà sư ko liên lạc và tránh gặp gỡ những người trong phong trào, từ chối sự giúp đỡ. Mãi gần đây, thông qua nhà sư Thích Vĩnh Phước, quỹ 50k mới liên lạc được với gia đình để chia sẻ. Những án tù này đều là những án oan, họ là những người đấu tranh ôn hoà không trái luật, không có hành động “lật đổ” nào như nhà cầm quyền kết án. Phải chăng họ là nạn nhân của cái gọi là “chuyên án” mà ngành CA lập ra nhằm báo cáo thành tích và giải ngân từ tiền thuế của dân để chia chác với nhau? Chúng ta hãy quan tâm đến những người tù đang bị lãng quên do gia đình không lên tiếng. Fb Nguyễn Thúy Hạnh    
......

Vạch mặt kẻ tham lam và tàn phá

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc và các khoản cho vay của chính phủ Trung Quốc từ lâu đã được báo chí thế giới đặc biệt quan tâm thông tin. Qua truyền thông, các chuyên gia và học giả cũng đã liên tục thông tin và bình luận về hai vấn đề bức xúc này. Nhưng đa phần các bài báo, các bài phân tích đều đề cập đến một dự án cụ thể, một khoản vay cụ thể. Không hài lòng với các thông tin manh mún, hai nhà báo người Tây Ban Nha là Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo đã bỏ ra hơn 2 năm ròng rã, từ năm 2009 đến đầu năm 2011 để lấy tài liệu, điều tra và viết nên cuốn sách Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng. Bản gốc tiếng Tây Ban Nha có tên La Silenciosa Conquista China xuất bản năm 2011 tại Tây Ban Nha, bản dịch Anh ngữ có tên là China’s Silent Army của Catherine Mansfield xuất bản tại Anh và Hoa Kỳ vào năm 2013. Bản tiếng Việt có tựa đề Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng được dịch giả Nguyễn Đình Huỳnh chuyển ngữ từ bản dịch tiếng Anh, được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2016. Những câu trích dẫn có ngoặc kép trong bài này được lấy từ bản dịch tiếng Việt.   Hai nhà báo người Tây Ban Nha, đúng nguyên tắc báo chí độc lập và khách quan, đã tiến hành đến trực tiếp hiện trường tác nghiệp để tìm hiểu về các dự án do Trung Quốc đầu tư hay tài trợ để tránh rơi vào các bẫy giai thoại và truyền miệng. Và cũng để bảo đảm tính độc lập của cuốn sách, hai nhà báo này đã không tìm tài trợ từ bất cứ nguồn nào, hay nói cách khác, họ tự bỏ tiền túi cho những hành trình cam go và tốn kém. Họ đã đến hơn 20 quốc gia, bay 80 chuyến bay với tổng chiều dài 235.000 km, và họ đã “vượt qua mười một biên giới đất liền và mạo hiểm sinh mạng của mình trong hành trình 15.000 km trên những cung đường nguy hiểm và những lối mòn bẩn thỉu”, theo lời hai nhà báo này. Hai nhà báo J.P. Cardenal và H. Araujo đã thực hiện tổng cộng 500 cuộc phỏng vấn trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Cũng theo hai nhà báo này, họ đã thỏa thuận với nhau sẽ tuân thủ một nguyên tắc cơ bản là ngoài việc lắng nghe tất cả các phía, họ sẽ ưu tiên tiếng nói từ các cấp của nhà nước Trung Quốc, những người đang điều khiển đằng sau sự bành trướng của Trung Quốc. Hai nhà báo dũng cảm này đã không đặt ngọn đuốc dưới ánh đèn sân khấu mà làm sáng tỏ những góc tối nhất. Kết quả là, một cuốn sách không dựa vào những tài liệu mơ hồ, những đồn thổi vu vơ, chỉ dựa vào những tư liệu sống động đã ra đời. Theo đánh giá của các nhà điểm sách, Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng là cuốn sách đầu tiên khảo sát sự tăng trưởng chưa từng thấy của đầu tư kinh tế Trung Quốc vào thế giới đang phát triển và tác động của nó ở các quốc gia tiếp nhận, đồng thời đưa ra bức tranh thực tế hiếm hoi về cỗ máy tàn phá khủng khiếp là tập đoàn Trung Quốc- “China Inc”. Đầu tư hay tàn phá? Theo Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc chủ yếu diễn ra trong các ngành khai thác tài nguyên. “Lời nguyền tài nguyên”- một thuật ngữ dùng để chỉ việc khai thác tài nguyên chỉ có lợi cho một nhóm người, có hại cho cộng đồng, tàn phá môi trường hoàn toàn đúng với các ông chủ Trung Quốc. Myanmar, một nước láng giềng của Trung Quốc là nạn nhân thảm hại đầu tiên mà cuốn sách nhắc đến. Vào năm 2005, cứ mỗi 7 phút lại có một chiếc xe tải chở 15 tấn gỗ xẻ khai thác bất hợp pháp ở Myanmar qua cửa khẩu và bon bon tiến về Trung Quốc. Hay nói cách khác, mỗi năm có một triệu mét khối gỗ xẻ quý giá biến mất khỏi rừng Myanmar để đáp ứng nhu cầu gỗ tăng cao ở Trung Quốc. Tài sản rừng và đa dạng sinh học khổng lồ của Myanmar đã khiến Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc vào khu vực Kachin, khai thác khốc liệt các khu rừng, các khoáng sản và đá quý. “ Công thức thường được áp dụng: người Myanmar cấp phép khai thác tài nguyên thiên nhiên cho ai trả giá cao nhất trong khi người Trung Quốc trả giá cao và chẳng thắc mắc gì. Bên thứ nhất trở nên giàu có một cách ghê tởm, còn bên thứ hai lấy đi ngọc bích, vàng và gỗ. Những người thua cuộc duy nhất là hơn một triệu dân phần lớn nghèo khó trong vùng, những người không thấy điều kiện sống của mình cải thiện chút nào dù tài sản quốc gia bị cướp phá tàn bạo”. Công cuộc khai thác mỏ của các ông chủ người Trung Quốc tại khu vực Cachin của Myanmar đã làm bùng nổ các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm và AIDS. Trong cuốn sách, một người dân bản địa đã mô tả vùng đất Cachin là một nơi dã man như thời trung cổ, đó là vùng đất tàn bạo và tuyệt vọng, tràn lan ma túy, AIDS, bệnh tật, là chỗ trú khốn cùng, là đày ải không cùng và đau khổ triền miên. Cộng hòa liên bang Nga cũng là một nạn nhân tồi tệ của việc người Trung Quốc tận lực khai thác gỗ ở khu vực Viễn Đông. Trong khoảng thời gian dài kể từ năm 1992, mỗi năm có khoảng 10 triệu mét khối gỗ từ CHLB Nga xuất sang Trung Quốc, điều đó cũng có nghĩa là, mỗi năm các tay chơi Trung Quốc khai thác và mua từ Nga 10 triệu mét khối gỗ quý. Quá trình khai thác theo lối tận diệt rừng của người Trung Quốc với sự tiếp tay tích cực của những người Nga tham lam đã làm suy thoái nghiêm trọng hệ sinh thái vùng Viễn Đông. Quá trình hủy diệt này đã tác động tiêu cực đến loài hổ quý hiếm Siberia: rừng kiệt quệ và không còn nguồn thức ăn nên loài hổ Siberia đã nhiều lần phải ăn thịt lẫn nhau. Mozambique cũng là nạn nhân đau thương của lòng tham Trung Quốc. Người Trung Quốc “ cho người Mozambique vay tiền để những người này làm hình nộm kiếm cho công ty giấy phép mà theo luật chỉ cấp cho công dân Mozambique. Cũng bằng cách cấp các khoản vay cho người Mozambique để họ mua các phương tiện cần thiết và nộp tiền mặt ký quỹ theo yêu cầu của chính quyền để có giấy phép khai thác , các công ty Trung Quốc chồng chất các khoản nợ lên người dân địa phương, buộc họ phải bán tài nguyên thu được từ rừng cho người Trung Quốc với điều kiện rất thuận lợi”. Hai nhà báo Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo không có số liệu về gỗ quý từ Mozambique xuất sang Trung Quốc nhưng họ dẫn lời một doanh nhân kinh doanh gỗ người Tây Ban Nha ở Mozambique: “ Dưới tay người Trung Quốc, 25% rừng đã biến mất ở các tỉnh Sofala, Zambezia và Nampula, đó mới là kể sơ. Bốn hoặc 5 năm nữa sẽ không còn lại gì. Nếu khai thác gỗ vẫn tiếp tục ở mức hiện tại, toàn bộ dự trữ gỗ cứng của Mozambique sẽ bị xóa sổ trong vòng chưa đầy mười năm”. J.P. Cardenal và H. Araujo kết luận chắc nịch : “Sự làm ngơ hoàn toàn của chính quyền Trung Quốc trong việc theo dõi nguồn gốc của gỗ- một quy trình được các nước có trách nhiệm thường xuyên thực hiện- hoàn tất cách làm của tội ác hoàn hảo này”. Cho vay trách nhiệm hay chiếm đoạt? Các khoản cho vay của chính phủ Trung Quốc đối với các quốc gia nghèo thực chất là gì? Là ân tình, là trách nhiệm, là giúp đỡ, hay là một âm mưu, hay là chiếm đoạt? Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng giúp người đọc có câu trả lời chuẩn xác. Công hòa dân chủ Congo(DRC) có lẽ là quốc gia nghèo đói và chậm phát triển nhất thế giới. Và Trung Quốc đã chọn quốc gia nghèo đói này để ký kết hợp đồng lớn nhất của mình ở Châu Phi. Trên cơ sở hợp đồng đã ký trong năm 2008, Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sự phát triển của DRC để đổi lấy quyền khai thác trữ lượng đồng và coban khổng lồ của quốc gia này trong vòng 30 năm tiếp theo. Không có chính sách cả hai cùng thắng trong hợp đồng có nhiều điều khoản mù mờ, có lợi cho Trung Quốc, có hại cho DRC. Không có công bằng trong hợp đồng thế kỷ này. “ Trước tiên, giá trị của nguồn tài nguyên mà Trung Quốc có được từ khai thác mỏ của Congo vượt áp đảo đầu tư của Trung Quốc. Trong khi các công ty nhà nước Trung Quốc đầu tư 6 tỉ đô la thông qua Ngân hàng Eximbank của Trung Quốc, lợi nhuận mà coban và đồng có thể mang lại cho Sicomines – công ty liên doanh chịu trách nhiệm quản lý đầu tư, tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng mới, vận hành mỏ và phân chia lợi nhuận thu được từ khai thác tài nguyên này- có khả năng đạt từ 40 tỉ đến 120 tỉ đô la, nói cách khác, gấp từ 6 lần đến 20 lần giá trị đầu tư”. Hai nhà báo Tây Ban Nha xác quyết rằng, hợp đồng này đã làm DRC mất ít nhất là 20 tỉ đô la từ tài nguyên khoáng sản. Người Trung Quốc chân thành hay người Trung Quốc tham lam? Angola là nạn nhân đau đớn của các khoản vay từ Trung Quốc. Vào năm 2004, giữa Angola- một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cực kỳ lớn và Trung Quốc ký một thỏa thuận đặc biệt, theo đó, Trung Quốc sẽ cho Angola vay 14,5 tỉ đô la thông qua các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc, Angola sẽ trả cho Trung Quốc mỗi ngày 200.000 thùng dầu, và cho phép các công ty Trung Quốc khai thác tài nguyên khoáng sản của Angola. Trung Quốc được gì ngay sau khi thỏa thuận có hiệu lực? Mỗi ngày có 200.000 thùng dầu cho một thị trường khổng lồ đang đói nhiên liệu, một lô khai thác dầu ngoài biển Angola. Angola nhận được gì? Một nhà hoạt động xã hội người Angola nói với hai nhà báo Tây Ban Nha: “(Trung Quốc) đã thực hiện một số dự án xây dựng lớn ở Angola. Không có cái nào trong số đó được bàn giao. Hoàn toàn không. Và điều đó dẫn chúng tôi đến một câu hỏi: họ có thực sự cho chúng tôi vay? Tiền có thực sự đến và liệu nó có bị đánh cắp hay bị làm sao?”. Tại Angola, Trung Quốc đã tài trợ và tiến hành xây dựng sân bay quốc tế có tổng vốn đầu tư 2 tỉ đô la. Dự án này, theo thiết kế, rất lớn, và dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Nhưng vào thời điểm năm 2010, dự án này chỉ là những bức tường lạnh lùng. Tuy nhiên, chính quyền Angola không bao giờ phàn nàn về tiến độ rùa bò của dự án mà họ cho rằng rất có ý nghĩa với sự phát triển của Angola. Những khoản hối lộ hậu hĩnh từ giới doanh nhân Trung Quốc đã làm cho mồm miệng các quan chức nín lại. Ai thắng, ai thua trong thỏa thuận Angola- Trung Quốc? Không ai khác ngoài con cá mập luôn luôn đói khát. Thế giới văn minh từ lâu đã đặt ra câu hỏi: chính phủ Trung Quốc lấy nguồn tiền nào để cho các nước nghèo vay một cách phóng khoáng khi mà cách đây hơn 10 năm họ chưa có tiềm lực mạnh như bây giờ? Trong quá trình thực hiện thiên phóng sự điều tra Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng, hai nhà báo J.P. Cardenal và H. Araujo đã tìm thấy câu trả lời chính xác, và đây thực sự là một sự thật đau đớn: “Từ đâu các ngân hàng Eximbank và CDB có được nguồn lực không giới hạn của họ? Làm thế nào mà một quốc gia đang phát triển như Trung Quốc lại có thể trở thành một thế lực tài chính hùng mạnh khi phần còn lại của thế giới đang phải trải qua khủng hoảng kinh tế? Công thức thần kỳ của Trung Quốc là gì? Câu trả lời cho bí ẩn này được tìm thấy ngay tại trung tâm của chế độ độc tài: nói ngắn gọn, chính người dân Trung Quốc chi trả cho giấc mơ và tham vọng của nhà nước Trung Quốc, cho dù họ có thích hay không. Vì sao? Một mặt, Eximbank và CDB tự tài trợ cho chúng bằng cách phát hành trái phiếu cho các ngân hàng thương mại Trung Quốc mua, một khoản chi được bảo đảm bởi khoản tiền gửi tiết kiệm của 1,3 tỉ người Trung Quốc. Vì không có phúc lợi nhà nước, người dân Trung Quốc tiết kiệm trên 40% thu nhập của họ, mức tiết kiệm cao nhất trên thế giới. Mặt khác, số lượng tiền gửi khổng lồ này được kết hợp với điều các nhà kinh tế gọi là “thắt chặt tài chính”, trong hệ thống của Trung Quốc có nghĩa là người gửi tiền buộc phải thua lỗ với khoản tiết kiệm của họ. ….Vì vậy, tổn thất tài chính người dân Trung Quốc phải gánh chịu vừa khớp với nhu cầu của “công ty Trung Quốc”, sử dụng số tiền này(với lãi suất trên thực tế bằng 0) cung cấp cho các công ty nhà nước tài chính giá rẻ để thực hiện cuộc chinh phục toàn cầu… Vì vậy, cây đũa thần kỳ diệu của việc tài trợ vốn không giới hạn được trả với giá cực đắt bởi những người tiết kiệm Trung Quốc, đồng thời, đối thủ cạnh tranh thương mại của Trung Quốc tố cáo nguồn tín dụng ưu đãi này là không công bằng”. Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng là một cuốn sách rất đáng để đọc, nhất là đối với những người muốn tìm hiểu cách thức bành trướng toàn cầu của “công ty Trung Quốc” đang làm thay đổi cuộc sống của mọi người trên hành tinh này. Cuốn sách này cũng sẽ giúp người đọc hiểu tại sao Trung Quốc lại vồ vập với chiến lược “một vành đai, một con đường”, hay chiến lược “Trung Hoa mộng”. Cuốn sách cũng chỉ ra rằng, chỉ có các quốc gia có nền chính trị độc tài- nơi các chính trị gia luôn hào hứng với các khoản hối lộ khổng lồ, mới vồ vập với các khoản đầu tư và các khoản cho vay từ chính quyền Trung Quốc./.
......

Hoa Vi: Tham vọng thống trị ngành viễn thông của Trung Quốc bị đe dọa

Với vụ lãnh đạo cao cấp của Hoa Vi (Huawei), tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ, kèm theo là một loạt những quyết định hạn chế sử dụng thiết bị của Hoa Vi đến từ các đồng minh của Hoa Kỳ, tham vọng thống trị công nghệ viễn thông của Trung Quốc đang bị đe dọa. Đây chính là thẩm định của nhiều chuyên gia phân tích được hãng tin Pháp AFP ngày 11/12/2018 trích dẫn. Ngay từ trước khi bùng lên vụ giám đốc tài chánh của Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu, bị bắt tại Canada, với khả năng bị cho dẫn độ qua Mỹ, tập đoàn Hoa Vi đã bị nhiều nước phương Tây tẩy chay ở những mức độ khác nhau. Đối với ông Paul Triolo, chuyên gia về công nghệ thuộc văn phòng tham vấn Eurasia Group, đe dọa đối với Hoa Vi rất nghiêm trọng vì lẽ: “Nếu mất đi quyền tiếp cận các thị trường béo bở ở phương Tây, Hoa Vi có nguy cơ mất luôn khả năng tăng trưởng để có tiền chi trả cho công việc nghiên cứu và phát triển”, rất cần thiết cho một tập đoàn công nghệ mũi nhọn. Bị đe dọa nhiều nhất là thế hệ thứ năm của công nghệ di động 5G, được cho là sẽ trở thành xương sống của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các nền kinh tế, một trong những lãnh vực mà Bắc Kinh có tham vọng đứng đầu thế giới thông qua kế hoạch “Made in China 2025”. Tuy nhiên, Washington đã hết sức lo ngại trước nguy cơ Bắc Kinh, với công nghệ 5G trong tay, có thể thao túng hệ thống thông tin liên lạc quân sự Mỹ.  Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đặc biệt nghi ngờ Hoa Vi, một tập đoàn do một cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc thành lập. Ông James Lewis, một chuyên gia về công nghệ tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ở Washington đã minh họa nỗi lo ngại của chính quyền Mỹ bằng hình ảnh của một người xây nhà đã quyết định là sẽ ăn trộm ngôi nhà của chính anh ta xây nên: “Anh ta biết rõ mọi sơ đồ thiết kế của ngôi nhà, hệ thống điện, các ngõ vào, và thậm chí cả chìa khóa.” Bên cạnh nguy cơ mất thị trường, lá cờ đầu của ngành công nghệ viễn thông Trung Quốc có thể bị Hoa Kỳ cấm mua sản phẩm của các công ty Mỹ như Intel hay Qualcomm, từ chip điện tử cho đến các thiết bị tối tân khác mà Hoa Vi rất cần. Cho đến nay sản phẩm của Hoa Vi được cho là lệ thuộc hoàn toàn vào các nguồn cung ứng đó. Theo ông Triolo, tình huống đó “sẽ là thảm họa cho tham vọng công nghệ của Trung Quốc, đe dọa từ Hoa Vi, các nhà thầu phụ cung cấp cho Hoa Vi, cho đến tương lai toàn ngành công nghiệp.” Phía Trung Quốc cũng không che giấu lo ngại. Theo một chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ tại Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh, được AFP trích dẫn, một lệnh cấm vận chip điện tử của Mỹ sẽ là một vố “dữ dội” đối với Hoa Vi, “thậm chí còn nghiêm trọng hơn so với đòn đánh vào ZTE”, một tập đoàn viễn thông khác của Trung Quốc, suýt bị phá sản sau khi bị Mỹ trừng phạt. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã đánh giá là “lố bịch” những nghi ngờ của Mỹ đối với Hoa Vi. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng chính chủ nghĩa dân tộc được biểu lộ thái quá của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiến phương Tây lo ngại. Ông Tập Cận Bình đã công khai tuyên bố tham vọng biến Trung Quốc thành một cường quốc công nghệ, và vào năm 2015, đã cho thông qua một bộ luật buộc các công ty phải cộng tác với Nhà Nước trong các vấn đề an ninh quốc gia. Theo luật này, với tư cách là một tập đoàn Trung Quốc, dĩ nhiên là Hoa Vi phải phục tùng yêu cầu của Bắc Kinh trên vấn đề an ninh, và như vậy mối lo ngại của phương Tây không phải là không có cơ sở. Trọng Nghĩa Nguồn: RFI Trung Quốc: Tham thì thâm Lời ai điếu cho mô hình Trung Quốc?  
......

Pháp: Nghi can khủng bố đã bị hạ sát

Nghi can xả súng giết ba người tại một khu chợ Giáng sinh ở Strasbourg (Pháp) hôm 11/12 đã chết, kết thúc cuộc đào tẩu kéo dài 48 giờ, Reuters dẫn hai nguồn tin từ cảnh sát cho biết ngày 13/12. Nghi phạm Cherif Chekatt bị hạ sát trong khu vực Neudorf/Meinau thuộc thành phố Strabourg, cách nơi gây án chừng 2km, sau khi cảnh sát mở chiến dịch truy lùng ráo riết với các thành phần tinh nhuệ của cảnh sát quốc gia. Trước đó, nhà chức trách Pháp tuyên bố quyết bắt bằng được nghi can khủng bố này, dù sống hay chết. Lệnh truy nã Chekatt được dịch ra nhiều thứ tiếng. Một trong hai nguồn tin cảnh sát cho Reuters hay Chekatt bị hạ sát sau khi nhả đạn vào cảnh sát khiến cảnh sát bắn trả. Phóng viên Reuters gần hiện trường nghe thấy 4 tiếng súng sau một chiến dịch truy lùng quy mô gồm cảnh sát võ trang và trực thăng. Chekatt là nghi can chính trong vụ tấn công khủng bố hôm 11/12. Nghi can này từng nằm trong danh sách theo dõi như một mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm ẩn. Nhà chức trách cho hay nghi can 29 tuổi này. Tin cho hay Chekatt phát sinh những quan điểm tôn giáo cực đoan trong thời gian bị tù tội. Trước khi hạ sát Chekatt, cảnh sát võ trang mang mặt nạ truy quét các khu dân cư ở Strasbourg, triển khai ra ba địa điểm. Văn phòng công tố Paris cho hay cha mẹ và hai người anh em của nghi phạm đang bị câu lưu. Hai người chị của Chekatt ở Paris cũng bị thẩm vấn hôm 13/12, một người trong số này bị khám xét tư gia, một nguồn tin tư pháp cho hay.
......

Tổng giám đốc Đức bị Trung Quốc sa thải : Một gáo nước lạnh cho Berlin

Giám đốc điều hành Till Reuter của công ty KUKA đứng cạnh thủ tướng Angela Merkel  Hôm thứ Hai 26/11/2018, ông chủ mới Trung Quốc khi loan báo về việc sa thải Till Reuter, tổng giám đốc KUKA, tập đoàn Đức nổi tiếng về sản phẩm « cánh tay thông minh », biểu tượng cho công nghệ thời kỳ 4.0, đã dội một gáo nước lạnh vào giới kỹ nghệ nước Đức. Ông Till Reuter, 50 tuổi, vốn là người tích cực ủng hộ việc tập đoàn Midea của Trung Quốc mua lại KUKA với giá 4 tỉ đô la hồi năm 2016. Bộ trưởng Kinh Tế Đức thời đó là Sigmar Gabriel đã làm mọi cách để ngăn cản nhưng không được. Từ đó đến nay, ông Reuter không bỏ lỡ một dịp nào để nhấn mạnh việc Midea mua KUKA rất có lợi cho tập đoàn Đức. Nhưng những lời ca ngợi này không cứu vãn được sự nghiệp của chính ông Reuter. Ông bị ông chủ Hoa lục cho về vườn một cách phũ phàng, sau mười năm lãnh đạo tập đoàn KUKA, tên tuổi hàng đầu thế giới trên thị trường robot thông minh. Nhật báo kinh tế Handelsblatt dẫn các nguồn tin kỹ nghệ tiết lộ, đó là do cổ đông Trung Quốc muốn tăng thêm trọng lượng trong những quyết định của KUKA. Tất nhiên ban lãnh đạo do Bắc Kinh khống chế cố tìm mọi cách trấn an, bảo đảm việc làm cho công nhân đến năm 2023. Nhưng sự kiện Till Reuter bị ông chủ Trung Quốc đột ngột tống cổ, đã kết thúc hẳn thời kỳ ngây thơ của Berlin. Xe hơi BMW được các "cánh tay robot" của KUKA lắp ráp. Tin tưởng rằng các nhà đầu tư Hoa lục là vô hại, Đức đã để yên cho họ mua lại các công ty của mình. Nhưng Bắc Kinh quá háu ăn, một loạt các vụ thâu tóm năm 2015 và 2016 khiến Berlin bắt đầu lo ngại. Mikko Huotari, giám đốc Viện Merics giải thích : « Chúng tôi nhận ra rằng người Trung Quốc không giống những nhà đầu tư các nước khác. Ba năm sau đợt hàng loạt công ty Đức bị Trung Quốc mua lại, các ông chủ mới không hề quan tâm đến các vấn đề sát sườn của địa phương. Trường hợp KUKA chứng tỏ khả năng hành động của doanh nghiệp châu Âu bị thu hẹp dưới sự can thiệp của ban lãnh đạo Trung Quốc ». Sự kiện này làm giới kỹ nghệ Đức tăng thêm ngờ vực trước đối tác Trung Quốc. Kể từ sau Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc gần đây, người Đức ghi nhận chính quyền Bắc Kinh đè nặng chưa từng thấy lên các quyết định của giới công nghiệp. Các công ty ngày càng bị giám sát chặt hơn, hy vọng cải thiện, mở rộng thêm thị trường Hoa lục tan thành mây khói. Cho đến nỗi BDI, nghiệp đoàn kỹ nghệ Đức nay kêu gọi các thành viên giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Trong một thông báo chưa công bố nhưng hãng tin Anh Reuters đọc được hôm 31/10, BDI khuyến cáo các công ty Đức tính toán lại chuỗi gia công sản xuất, xem lại trọng lượng thị trường Hoa lục trong tổng lượng hàng bán. BDI nhấn mạnh : « Có sự cạnh tranh dứt khoát giữa mô hình kinh tế thị trường rộng mở của chúng ta và nền kinh tế Trung Quốc do nhà nước lãnh đạo », và nhận định, việc mở cửa thị trường Hoa lục như hứa hẹn có thể sẽ không bao giờ xảy ra. Tổng thống Đức Frank-Walter Steimeier, từ hôm qua 04/12/2018, bắt đầu chuyến công du Trung Quốc 6 ngày. Quan hệ thương mại đôi bên hiện căng thẳng đến nỗi tất cả phát biểu đều được theo dõi kỹ càng.
......

Phép thắng lợi tinh thần của Thủ tướng

Thủ tướng và bệnh hoang tưởng? Ngày 27/11, hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “ Việt Nam là trung tâm đồ gỗ và nội thất của thế giới “. Sau đó, phát biểu tại lễ khai mạc ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest) tối 29/11 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nói rằng: “Đã đến lúc phải đi ra chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam”. Những câu nói này, lại góp phần dày thêm trong bộ sưu tập những câu nói “để đời” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian chưa lâu kể từ khi ngồi ghế Thủ tướng – Những câu nói có tác dụng gây cười nghiêng ngả trong xã hội. Kiểm lại quá trình phá biểu của Nguyễn Xuân Phúc, nhiều nhà báo, mạng xã hội đã tổng kết nhiều câu nói của ông, những câu nói mà khi người ta nghe, hết thảy đều ngạc nhiên không thể hiểu ông ta đang nói nhằm mục đích gì? Để ru ngủ ư? Xưa rồi, ngày nay thông tin toàn cầu đã phổ cập khắp nơi, làm sao có thể ru ngủ người dân bằng những câu nói ngớ ngẩn? Nhằm “chỉ đạo, gợi hứng” như một số báo chí cộng sản đang nịnh hót tô vẽ bưng bô chăng? Hoàn toàn không, chẳng có thể có sự chỉ đạo nào vượt ra khỏi thực tế cuộc sống, chẳng có điều gì có thể “gợi” khi mà không thể nào có “hứng”. Nhiều người cố gắng tìm hiểu xem nguyên nhân nào những câu nói của Thủ tướng Chính phủ lại trở thành những câu chuyện hài cho muôn nhà? Đặc điểm chung của những câu nói từ miệng Thủ tướng, là những câu nói sáo ngữ, hoàn toàn xa rời thực tế, lủng củng và dẫm đạp logic, đối chọi lẫn nhau không chỉ từ ngữ mà cả ý tứ. Kèm theo đó, người ta phát hiện ra căn bệnh hoang tưởng thâm căn cố đế hoặc chứng “tự sướng” – nói theo ngôn ngữ dân gian hiện đại. Đến bất cứ tỉnh, thành, địa phương nào, Thủ tướng cũng đều gào lên rằng nơi đây, tỉnh này phải là đầu tàu của cả nước, chỗ kia phải là “Trung tâm” hoặc “thủ phủ” của thế giới... Người ta tính sơ sơ những bài phát biểu của Thủ tướng, thì con tàu Việt Nam ít nhất phải có 6 cái đầu là Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An và Cần Thơ... Và thực tế thì với nạn cát cứ một phương như hiện nay, thì Thủ tướng nói còn thiếu, bởi cả nước phải có 64 đầu tàu ở mỗi tỉnh, thành... mới đủ. Cũng tương tự, cho đến nay Thủ tướng hứa rằng Việt Nam sẽ là thủ phủ của tôm, của đồ gỗ, của đồ điện tử và của... nông nghiệp cho toàn thế giới. Nghe những lời phát biểu của ông Thủ tướng với những từ ngữ ông ta dùng, người ta có cảm giác ông ta thiếu khả năng về ngôn ngữ. Không đòi hỏi khả năng sáng tạo mà khả năng sử dụng của ông ta cũng rất yếu kém. Do vậy học được từ nào nghe lạ tai, ông ta bám vào đó như một thành ngữ quen thuộc mà không thể bỏ ra khỏi đầu óc, rồi cứ thế phun ra bất cứ nơi nào, địa điểm nào. Điều này cũng không lạ, trước đây, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng đã một thời nổi tiếng với căn bệnh của con vẹt khi bất cứ đến đâu, ông ta cung chém tay như thật: Cần phải tỉm hiểu xem “Nuôi con gì? Trồng cây gì?”. Đến mức người dân đã ngao ngán trả lời: Thời dại Cộng sản tham nhũng hối lộ này thì tốt nhất chỉ nuôi con cave, trồng cây thuốc phiện là hiệu quả nhất, thưa Tổng bí Thư. Thế nhưng, nghĩ vậy chắc chưa đủ và chưa đúng. Bởi cha ông ta vẫn dặn: “Cháu lú thì có chú nó khôn”. Chẳng lẽ một quan chức cộng sản cỡ bộ trưởng còn có cả bầy thư ký, mà Thủ tướng hết viện nọ, bộ kia, ban này ban nọ giúp việc lại để ông ta thiếu ngôn từ? “Phép thắng lợi tinh thần” Cách đây gần 100 năm, năm 1922, nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc cho ra đời tập truyện vừa “A Q chính truyện”. Tác phẩm này được coi là một kiệt tác văn học của Trung Quốc thời hiện đại. Câu chuyện kể lại những hoạt động trong cuộc đời của nhân vật A Q, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không nghề nghiệp. A Q nổi tiếng vì phép thắng lợi tinh thần”. Nhà văn Lỗ Tấn đã khéo nêu bật được tính cách của những kẻ sử dụng “phép thắng lợi tinh thần” nhằm giải quyết những bế tắc, thất bại trong thực tế cuộc sống của chính mình. Lần lượt tìm hiểu về nội dung “Phép thắng lợi tinh thần” mà Lỗ Tấn đã nêu ra qua nhân vật AQ, chúng ta không khỏi bàng hoàng về sự sao chép đến chuẩn mực như thế ở chế độ chính trị Cộng sản Việt Nam ngày nay. Chẳng hạn, về xuất xứ nguồn gốc của AQ, Lỗ Tấn viết: “AQ không những tên, họ, quê quán đều mập mờ, cho đến "hành trạng" trước kia ra sao cũng không rõ ràng nốt”. Thì quá đúng, hầu hết xuất xứ, tiểu sử của các nhân vật lãnh đạo Cộng sản Việt Nam kể từ Hồ Chí Minh cho đến các lãnh đạo ngày nay, đó là điều hết sức mập mờ và “hành trạng” cũng đều mập mờ nốt. Chỉ có điều khác ở chỗ, với AQ, khi cãi lộn với ai, thì y mới trừng ngược mắt lên mà rằng: “Nhà tao xưa kia có bề có thế bằng mấy mày kia! Thứ mày thấm vào đâu!” À, dù sao thì AQ còn tự hào được với bề thế nhà hắn. Còn lãnh đạo của Việt Nam thì khi cãi nhau, ra tòa đâu dám khoe bề thế mà chỉ thưa tòa rằng ngày xưa nhà tôi chỉ buôn chổi đót, chạy  xe ôm, trồng cây cảnh mà bây giờ tài sản khủng khiếp như vậy đấy. Thậm chí nhiều cán bộ lãnh đạo, tướng tá như Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh từng giữ chức nọ ngành kia mà chỉ cho đến khi ra tòa, dân mới ngã ngửa ra rằng hắn không hề biết một chút gì dù là a,b,c trong lĩnh vực được giao phụ trách. Thậm chí, trước Quốc hội Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội. Thượng tướng Võ Trọng Việt từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vẫn hồn nhiên đọc “Phê tê bốc” và đòi “chở đám mây điện tử” từ Hongkong về Việt Nam. Chính vì thế, mới đây, quốc hội đã đưa dự thảo bàn bạc rằng thông tin về thân thế các lãnh đạo cũng sẽ là “bí mật quốc gia” đấy thôi. Một đặc điểm nữa của “Phép thắng lợi tinh thần” của AQ là sự khiếp nhược, hèn hạ trước kẻ mạnh, nhưng chèn ép và hà hiếp những kẻ yếu, kém may mắn hơn mình. Ai cũng biết chính phủ của Thủ tướng hèn hạ ra sao trước giặc ngoại xâm. Hàng loạt các cuộc biểu tình yêu nước bị đàn áp dã man, sự khiếp nhược khi bọn bành trướng xâm lược lãnh thổ và bắt bớ, tù đày những người cất tiếng nói vì Tổ Quốc, vì dân tộc đã thể hiện điều này. Thậm chí, có một thời, ngay cả cái tên Hoàng Sa – Trường Sa, Biển đảo... cũng đều bị coi là “phản động” nếu ai đó trót lỡ miệng nói ra. Quan sát những hiện tượng này, người ta nhớ đến đoạn sau đây của nhà văn Lỗ Tấn: “Mặc dù đám sẹo đó cũng là vật sở hữu của y, nhưng xem trong ý tứ y thì hình như y cũng chẳng cho là quý báu gì, bởi vì y kiêng tuyệt không dùng đến tiếng "sẹo" và tất cả những tiếng âm gần giống âm "sẹo". Về sau cứ mở rộng phạm vi dần, tiếng "sáng", tiếng "rạng" cũng kiêng, rồi tiếng "đèn", tiếng "đuốc" cũng kiêng tuốt”. Chẳng cứ người nào, bất kỳ vô tình hay hữu ý mà phạm phải huý là A Q nổi giận, cái đám sẹo đỏ ửng lên, y nhìn để đánh giá đối thủ rồi kẻ ít mồm ít miệng là y chửi, kẻ sức yếu là y đánh. Nhưng chẳng biết thế quái nào, A Q thường vẫn thua nhiều hơn là được. Do đó y thay đổi dần dần chính sách, về sau chỉ lườm kẻ thù bằng một cặp mắt giận dữ nữa mà thôi”. Nhìn những vụ án trả thù người yêu nước cách đẫm máu và sự quỵ lụy hèn hạ của chính phủ Việt Nam trước Trung Quốc xâm lược, người ta có thể nghĩ rằng những chi tiết đó, Lỗ Tấn đã từng viết cho chính phủ Việt Nam từ trăm năm trước. Bởi ở đó, người ta thấy hình ảnh AQ khi bị đánh te tua thì tự an ủi: "chúng đang đánh bố của chúng". Nhưng khi bị đánh tiếp thì: “AQ hai tay cố giữ lấy cái đuôi sam, nghếch đầu lên nói: - Đánh con sâu ! Được chưa ! Tớ là sâu ! Chưa thả ra à!” "Phép thắng lợi tinh thần" là một sự tự an ủi bản thân, tự huyễn hoặc bản thân, tự thôi miên bản thân để giúp bản thân dễ dàng chấp nhận, bỏ qua cái thất bại. Những thực tế cuộc sống người dân từ Thủ Thiêm cho đến mọi miền Tổ Quốc đang trở thành dân oan, những cảnh người dân cơ cực kéo nhau hàng ngàn hàng vạn người đi ra nước ngoài làm nô lệ. Lẽ ra đó là những nỗi nhục không che mặt vào đâu được, lại đã và đang trở thành niềm tự hào của chính phủ và Thủ tướng, ông cho rằng việc xuất khẩu lao động tới 135.000 người là “Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là Bộ hiện thân lòng nhân văn của một chính phủ phục vụ nhân dân”. Thế rồi, khi nghe Thủ tướng chính phủ đến các địa phương và phát biểu những “giấc mơ” của mình, không chỉ có một cảm giác về một Thủ tướng hoang tưởng, mà người ta thấy rõ rằng cái “Phép thắng lợi tinh thần” đã được sử dụng nhuần nhuyễn đến mức nào. Đã gần 100 năm trôi qua, quan sát tình hình chính trị hiện đại ở Việt Nam, người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy một điều thú vị: Con cháu AQ không bị tiêu tán, trái lại đã phát triển rất rộng rãi sang tận Việt Nam, thậm chí đã trở thành những người lãnh đạo đất nước như Tổng Bí Thư, Thủ tướng chính phủ... Ngày 30/11/2018 J.B Nguyễn Hữu Vinh P/s: Tham khảo:   - Việt Nam phải là thủ phủ tôm của thế giới - Thanh Hoá là một Việt Nam thu nhỏ - Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước - Khánh Hoà là hình mẫu của một chính quyền đối thoại - Nghệ An phải là vùng đất khởi nghiệp và thu hút nhân tài - Hà Tĩnh, Thanh Hoá là cực tăng trưởng mới - Bắc Ninh phải là thủ phủ sản xuất điện tử sáng tạo của châu Á và thế giới - Tây Nguyên là cô gái đẹp đang ngủ quên - Quảng Nam phải trở thành một tỉnh giàu có toàn diện - Bình Dương phải trở thành đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước - Bình Phước phải là thủ phủ của nông nghiệp công nghiệp cao - Cao Bằng phải là một hình mẫu vượt khó vươn lên thoát nghèo - Ninh Bình phải được xây dựng thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế - Bình Thuận phải trở thành trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam - Hà Nội phải là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Thành phố Hồ Chí Minh phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông - Đà Nẵng phải là thành phố độc đáo, độc nhất vô nhị trên toàn thế giới - Đà Nẵng phải phát triển như Singapore và Hong Kong - Hải Phòng phải là đầu tàu quan trọng của cả nước - Ninh Thuận là Tây Á thu nhỏ của Việt Nam - Đồng bằng sông Cửu Long phải là nền nông nghiệp thông minh - Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước - Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành một đầu tàu kinh tế - Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước - Cần Thơ phải là đầu tàu phát triển của vùng - Phú Yên như cô gái đẹp ngủ quên” Nguyễn Hữu Vinh -  nguyenhuuvinh's blog
......

Ngừng bắn thương mại: Chỉ là tạm thời

Theo báo chí Trung Quốc thì lãnh đạo hai bên Mỹ- Trung đã đạt được thỏa thuận ngừng tăng thêm thuế lên các mặt hàng Trung Quốc từ 10%-25% trong gói thuế 200 tỷ USD. Đây là điều mà bên Trung Quốc rất mong mỏi để tránh rơi vào thảm họa khủng hoảng kinh tế. Để có được sự đồng thuận này của ông Trump thì Trung Quốc cũng đã phải đánh đổi bằng việc cam kết nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa của Mỹ như: hàng nông sản, năng lượng, công nghiệp.   Lệnh áp thuế thêm đã có vẻ được tạm dừng. Những vẫn còn đó 10% thuế của gói 200 tỷ hàng hóa và 25% của gói 50 tỷ USD đang vẫn đề nặng lên nền kinh tế Trung Quốc. Hai bên có ba tháng để đàm phán nhằm đi tới một thỏa thuận mà trong đó Trung Quốc phải trả giá bằng việc chấm dứt hành động ăn cắp trí tuệ hay ép buộc các công ty Mỹ tại Trung Quốc chuyển giao công nghệ. Nếu Trung Quốc không đáp ứng được những điều kiện trên thì tiến trình áp thuế lại được tiếp tục tiến hành. Thực ra vấn đề căng thẳng giữa hai nước không chỉ đơn thuần ở mặt thương mại mà còn liên đới đến chính trị và quân sự. Các vấn đề biển đảo, nhân quyền ở các khu tự trị của Trung Quốc hay Đài Loan, chiến dịch một vành đai một con đường cũng góp phần ảnh hưởng lớn đến quá trình đàm phán trong ba tháng tới. Nhất là Trung Quốc lại đang tăng cường đầu tư và đặt âm mưu bẫy nợ của mình ngay tại sân sau của Mỹ là Panama và Argentina. Mà Tập Cận Bình thì khá cứng đầu trong các vấn đề này. Nếu hủy bỏ hoặc lui bước trong các vấn đề này thì thiệt hại là rất lớn về mọi mặt.   Việc chỉ là tạm dừng, chưa chắc chắn này cũng chỉ là tín hiệu tốt cho nền kinh tế hai nước và thế giới trong ngắn hạn. Nó có thể giúp phục hồi tạm thời. Còn về tương lai dài hạn thì vẫn là câu hỏi lớn cho các nhà đầu tư. Điều này khiến họ thận trọng hơn trong việc quyết định đầu tư của mình. Vậy nên tình hình kinh tế thời gian tới theo Nam nghĩ cũng chưa có gì đột phá đáng kể hay đáng để ăn mừng.   Tạm thời thì bên Việt Nam cũng thở phào nhẹ nhõm được rồi. Tuy nhiên cũng đừng có vội mừng. Kịch hay đang còn ở phía trước. Nhất là sang năm mới, Việt Nam vướng vào một loạt những thách thức kinh tế rất lớn mà hiện tại vẫn còn đang loay hoay./.  
......

Giấc mộng China qua lăng kính Alibaba

Kể từ khi Washing Post cho đăng bài phân tích khá chi tiết “Hiểm Họa Toàn Cầu Từ Nền Chuyên Chế Kỹ Thuật Số Của Trung Quốc” (The Global Threat of China’s Digital Authoritarianism) (1) của hai đồng tác giả Michael Abramowitz và Michael Chertoff ngày 1/11/2018, chúng ta buộc phải giật mình nhìn lại tất cả những hoạt động gián điệp từ các công ty bình phong lớn của Tàu trên đất nước Việt Nam, không chỉ là Huawei, ZTE mà còn là Tencent, Alibaba. Khuôn khổ bài viết nhấn mạnh tới tập đoàn Alibaba thông qua hình ảnh cựu chủ tịch Jack Ma. Từ lâu, những người Việt biết ưu tư cho tiền đồ đất nước trước tên láng giềng Tàu nham hiểm đều nhìn ra mối nguy hại của Trung Hoa Mộng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ biển đảo và an ninh quốc gia. Ai cũng nhìn thấy Tàu xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta ngoài biển Đông, thấy chúng âm thầm mua đất lập chốt ở những địa điểm quan yếu khắp nước và tiến hành thâu tóm hàng loạt các doanh nghiệp Việt, thấy chúng ép chính quyền Việt Nam thông qua Luật Đặc Khu thuê đất đến 99 năm, cho chúng tự lái xe chạy thẳng 180km vào nội địa ta và bắt ta cho lưu hành Nhân Dân Tệ ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc. Tuy nhiên, không nhiều người nhìn ra Huawei và ZTE đã cài cắm bao nhiêu mạng ma (botnet) nghe lén lấy cắp thông tin, và bao nhiêu camera ghi hình trộm thông qua hàng triệu bộ định tuyến mạng không dây (router) và điện thoại thông minh (smartphone) do 2 đại công ty này sản xuất, đang được sử dụng lan tràn ở Việt Nam, vì firmware của chúng cũng là spyware (phần mềm gián điệp). Do vậy mà tính cho đến nay, đã có 4 nước là Mỹ, Nhật, Úc, Ấn chính thức cấm cửa thiết bị viễn thông của 2 công ty này ở nước họ (2), chưa kể sắp tới sẽ là Anh, Nga. Lý do chính là những lo ngại về an ninh và bảo mật thông tin, cùng bóng dáng chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn sau chúng. Càng khó nhìn rõ hơn nữa là sự cộng tác tích cực của 2 công ty Tencent và Alibaba cho Giấc Mộng Trung Hoa này. Hai ông chủ của 2 tập đoàn trên làm thành cặp “song mã”: Mã Hoá Đằng (Pony Ma) và Mã Vân (Jack Ma) nhằm kéo cỗ xe “Giấc Mộng China” cùng người cầm lái vĩ đại Tập Cận Bình lao về mốc thời gian 2025 đầy mộng tưởng “Made in China 2025” và đặc biệt là mốc 2050 vô cùng huyễn hoặc “Vượt Mặt Hoa Kỳ”. Hiện thì chiếc mã xa này cùng tên xà ích đang bị Donald J. Trump chặn đứng, đánh cho đảo đầu xe tuột dốc với khẩu hiệu “Make America Great Again”. Tencent xâm nhập Việt Nam bằng cửa hậu khi mua cổ phần, có thể tới 31% của VNG, tập đoàn tiên phong trong ngành công nghệ internet Việt Nam (3). Bộ công cụ thu thập thông tin của Tencent gồm Wechat, Zalo (dùng nền tảng Wechat), Shopee, Wechat Pay...Cùng một cách thức, nhưng quy mô và trực tiếp hơn, Alibaba đã mua lại Lazada, ký kết với Công Ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), đơn vị trung gian duy nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cho giao dịch bán lẻ tại Việt Nam để mở đường cho Alipay tiến vào thị trường thanh toán online Việt Nam (4). Bộ công cụ đánh cắp thông tin khách hàng của Alibaba là sàn thương mại điện tử Taobao, dịch vụ tìm kiếm eTao, Lazada, và Alipay... Việc gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ các công cụ của Tencent như Wechat, Zalo, Shopee, Wechat pay và của Alibaba như Taobao, eTao, Lazada, Alipay cùng phát huy tác dụng đánh cắp thông tin người dùng Việt Nam cho chính phủ Trung Quốc, với sự trợ giúp đắc lực của 2 “sát thủ vô hình” đã nằm vùng Huawei và ZTE? Nguy cơ vô cùng khủng khiếp. Chắc chắn 4 đại công ty này đang hàng giây hàng phút thu thập thông tin về Việt Nam và người dân Việt Nam mà gửi về đại bản doanh Trung Quốc theo đúng cách thức họ đã làm với Châu Phi và các nước khác (5). Tiến thêm một nấc nữa, hiện nay cả Alibaba và Tencent không còn giấu giếm tham vọng thâu tóm các hoạt động tài chính Việt Nam, “xương sống của đất nước”. Tương lai Việt Nam sẽ ra sao đây? Hãy chọn tập đoàn Alibaba tiêu biểu mà tìm hiểu sự nham hiểm của Tàu thông qua hình ảnh Jack Ma. Có nhiều cơ sở để nhận định những phát biểu của Jack Ma trùng với các quan điểm về giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình, nên rất có thể Jack Ma chính là 1 trong những sứ giả ngầm được Tập tuyển chọn, cử đi “chém gió” tô vẽ hình ảnh Trung Quốc hùng mạnh tươi đẹp để phủ tầm ảnh hưởng văn hóa lên các nước khác, bên cạnh chính sách nhất quán của tập đoàn này là thu thập, đánh cắp dữ liệu người dùng như đích thân Jack Ma đã nói: “Thế giới sẽ là dữ liệu. Tôi nghĩ đây mới chỉ là khởi đầu cho thời đại dữ liệu“. Còn nhớ, khoảng thời gian này năm ngoái (4/11/2018-8/11/2018), Jack Ma đã đình đám đến Việt Nam nhân sự kiện Tuần Lễ Cao Cấp APEC 2017 tại Đà Nẵng. Là nhà sáng lập và chủ tịch tập đoàn Alibaba thuộc loại lớn nhất Trung Quốc, lại mang trên mình sự hào nhoáng của khối tài sản 47,6 tỉ USD (thời điểm đó), nên không hề ngạc nhiên khi công chúng Việt Nam chú ý đặc biệt tới ông, cá biệt còn có bạn trẻ phát cuồng đến nỗi khóc lóc quỳ lạy ông ta. Bao nhân vật đến Việt Nam còn tài năng xuất chúng hơn Jack Ma nhiều nhưng tuyệt nhiên chưa ai được quỳ lạy như thế bao giờ. Hành trang ông mang theo đến Việt Nam ngoài các phát ngôn vô thưởng vô phạt liên quan tới quan điểm sống và những bí quyết làm giàu kiểu chung chung, dễ không như: “đừng bao giờ phàn nàn”, “những người nhỏ bé rồi sẽ trở thành khổng lồ”, “ngày nay kiếm tiền rất đơn giản”..., chúng còn là các lời ru ngủ mang hàm lượng mị dân rất cao như: “Alibaba sang Việt Nam mục tiêu đầu tiên không phải để làm ăn mà để hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ, doanh nhân phát triển kinh tế, làm ăn tốt ở nội địa rồi vươn ra cạnh tranh với thế giới”. Thiệt là quá xá tốt mà! Tuy nhiên, liên quan đến Trung Hoa Mộng thì nhận định sau đây của Jack Ma mới là thấm thía: “Hàng giả từ các nhà máy của Trung Quốc còn tốt hơn hàng thật”. Điều này cũng minh định chính sách xuất khẩu hàng giả, hàng nhái của các công ty Trung Quốc được chính phủ phía sau hỗ trợ. Do đó, Alibaba với những Taobao, eBao, Alipay, Lazada chính là kẻ đi mở đường cho hàng vạn công ty Trung Quốc vào Việt Nam hợp pháp nhằm “tàn sát” nền sản xuất non yếu của nước ta bằng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Mỹ và phương Tây đã cáo buộc Alibaba là ổ bán hàng giả nhưng được bảo vệ chặt chẽ bởi chính quyền. Chính quyền Mỹ xếp Alibaba vào danh sách đen các nơi kinh doanh hàng giả, với lượng hàng giả ước tính tới 1.700 tỷ USD vào năm 2015. Giả sử các công ty cứ chực chờ ăn cắp các phát minh, sáng chế của các công ty khác, rồi chế tác ra hàng nhái để đỡ công và chi phí nghiên cứu, thì sự sáng tạo sẽ sớm thui chột, không còn ai muốn sáng tạo nữa vì không lợi bằng làm giả hàng của người khác. Rốt cuộc, thế giới vắng bóng hàng thật, nghĩa là cũng chẳng còn hàng hóa nào nữa. Alibaba và nhiều công ty Trung Quốc đã và đang làm giàu bằng cách thức “đỉa hút máu” khốn nạn này. Cứ thử đặt câu hỏi tại sao Jack Ma cùng các đồng sáng lập chọn “Alibaba” mà đặt tên cho công ty thuở sơ khai? Có phải hoàn toàn ngẫu nhiên không? Ai mà không biết câu chuyện “Alibaba Và 40 Tên Tướng Cướp” nổi tiếng trong “Nghìn Lẻ Một Đêm” (Truyện Cổ Ba-Tư). Alibaba làm giàu bằng cách nào? Bằng cách ăn cắp lại kho báu của bọn cướp với câu thần chú: “Vừng ơi! Hãy mở ra!”. Thì ra là đi “ăn cắp” để giàu có chứ không phải lao động sáng tạo cực nhọc gì cả. Ẩn ý của Jack Ma là vậy: Ăn cắp sáng chế, sở hữu trí tuệ người khác (như Alibaba) để sản xuất hàng nhái làm giàu. Như thế mới dám nói “làm giàu không khó” chứ! Cho tới tận bây giờ, Ali Baba hay Alibaba vẫn còn được quân đội Mỹ và quân đội Iraq sử dụng làm từ lóng chỉ bọn ăn cắp hoặc cướp bóc. Có thể nói khái quát thế này, Alibaba đã khởi xướng tinh thần doanh nhân tập thể khi đưa hàng triệu các người bán hàng Trung Quốc lên sàn thương mại điện tử, nơi họ bỗng chốc biến thành doanh nhân có thể mở cửa hàng để bán sản phẩm của mình trên mạng. Bằng cách đó, Alibaba đã trở thành trung gian kết nối thu phí giữa người mua người bán để rồi có một kho dữ liệu khổng lồ theo thời gian. Từ đó Alibaba cũng trở nên giàu có. Tuy nhiên, mô hình của Alibaba không tính phí niêm yết và không có nhà kho để giữ hàng hóa, khiến cho nó dễ trở thành chỗ kết tập hàng nhái, dễ hơn nhiều so với mô hình của Amazon. Từ đó, hàng giả, hàng kém chất lượng cũng từ cửa ngõ, hang ổ Alibaba mà tuôn đi khắp thế giới. Người mua người bán lên sàn thương mại điện tử Taobao tha hồ mở shop, trao đổi tìm kiếm hàng hoá bằng eTao (Alibaba chặn Google và Baidu), thanh toán tiền cho nhau qua Alipay. Nếu là các quốc gia ở Đông Nam Á thì đã có cánh tay nối dài Lazada, sau khi Alibaba đã mua lại công ty này. Thế là hàng triệu shop hàng giả trên Taobao và Lazada, phối hợp nhịp nhàng với Shopee của Tencent sẽ tuồn hàng giả vô Việt Nam. Sẽ không có công ty sản xuất chân chính nào của Việt Nam tồn tại nỗi trước cơn lũ hàng nhái này. Sẽ có hàng loạt công ty trong nước phá sản. Chưa hết, giống như Wechat Pay của Tencent, công cụ thanh toán trực tuyến Alipay của Alibaba với quy mô lớn hơn nhiều sẽ bóp chết nền tài chính Việt một khi nó kết nối trơn tru với NAPAS (6). Như vậy, Alibaba cũng là một vũ khí lợi hại của Trung Quốc theo chân “Sáng Kiến Vành Đai-Con Đường” (BRI). Vừa dùng tiền cho vay gài bẫy nhượng địa, vừa dùng vũ lực lấn chiếm biển đảo các nước Đông Nam Á, vừa tiến hành nghe lén đánh cắp thông tin, vừa tuồn hàng giả thông qua các sàn thương mại điện tử và các trang mua bán trực tuyến, nay lại đem 2 ví tiền điện tử Alipay và Wechat Pay vào o ép các ngân hàng Việt Nam, sau khi đã bắt chính quyền cho lưu hành Nguyên Tệ ở 7 tỉnh biên giới, thử hỏi Việt Nam ta kháng cự sao đây? Cũng nên nhớ rằng, Trung Quốc là nước in tiền cho rất nhiều nước khác, chủ yếu là các nước nằm trong lộ giới BRI (7). Có gì bảo đảm chúng không in tiền giả mà tuồn vô các nước? Còn nếu hạn chế tiền giấy chuyển sang thanh toán điện tử thì sẽ gặp ngay cặp “song sát” Alipay và Wechat Pay. Rất rõ ràng, Jack Ma của Alibaba đã cộng tác chặt chẽ với chính quyền Tập Cận Bình để bành trướng Trung Hoa Mộng. Trước đây, lúc chưa từ chức, Jack Ma liên tục đi đây đi đó giới thiệu mô hình thành công của Alibaba cùng quan điểm sống, kinh doanh của mình. Thời gian rảnh ở đâu mà ông có nhiều đến vậy? Tỉ phú Mỹ lúc về hưu mới có thời gian làm việc khác. Ấy vậy mà sau khi từ chức ngày 10/9/2018 lại không thấy ông cất bước đi đâu diễn thuyết hết? Quá kỳ lạ. Trả lời thuyết phục cho nghi vấn này thì không thể nào không cám ơn nước Mỹ, cách riêng cám ơn tổng thống Donald J. Trump, bất chấp bao lời dị nghị của các Anti-Trump về tính cách thất thường của ông. Còn nhớ lúc Tập Cận Bình huênh hoang tuyên bố sẽ vượt mặt Mỹ vào năm 2050, trước hết bằng chương trình “Made in China 2025”, thì Jack Ma cũng to miệng phụ họa không kém khi tuyên bố một câu xanh rờn: “Năm 2036, Alibaba sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu và Nhật Bản” (8). Ông còn hứa với Donald F. Trump là sẽ tạo ra 1 triệu việc làm tại Mỹ. Nếu như Jack Ma không dựa vào kế hoạch “Sáng Kiến Vành Đai-Con Đường” của chính phủ Trung Quốc để mở rộng Alibaba và thiết lập nền tảng thương mại toàn cầu, thì liệu rằng ông có dám mở miệng như thế? Chắc chắn là không. Sau khi Donald J. Trump phát động cuộc thương chiến ngày 6/7/2018 rồi cho nó leo thang bằng số tiền áp thuế ngày một tăng từ 50 tỉ USD lên 200 tỉ USD thì thầy trò Tập Bình-Mã Vân bắt đầu giảm giọng. Tập thì không dám cho báo chí phê phán ông Trump sợ Trump phật lòng, còn Mã thì lúc đầu cố vớt vát hú hoạ: “Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể kéo dài 20 năm” (9), sau đó Mã “xù” luôn lời hứa tạo 1 triệu công ăn việc làm cho Mỹ. Rồi khi “Nhất Nhân Trị” Tập Cận Bình run rẩy bắn tin muốn đàm phán với Trump thì Mã từ chức luôn (10). Cuối cùng, đầu tháng 11/2018 khi Tập kêu gọi các công ty Trung Quốc phải tự lực và “Không ăn cắp sở hữu trí tuệ Mỹ” (11), thì Mã tắt tiếng luôn. Trung Quốc của Tập nói chung, và Alibaba của Mã nói riêng làm giàu bằng cách “ăn cắp” mẫu mã, nhãn mác của thiên hạ mà làm hàng giả bán khắp thế giới, nay buộc phải công khai xin lỗi Mỹ là không dám “ăn cắp sở hữu trí tuệ Mỹ” nữa thì sau này biết làm ra tiền bằng cách gì? Không có tiền thì Trung Hoa Mộng, Sáng Kiến Vành Đai-Con Đường” làm sao mà “sống”? Lời phát biểu trên của ông Tập chính là hành động xuống nước kéo cờ trắng xin hàng trước Trump. Jack Ma nhạy bén sớm hiểu kết cục cuộc chiến nên đã khôn ngoan từ chức. Đưa ra nhận định 20 năm nhưng cuộc chiến chỉ có thể kéo dài tối đa 2 năm vì Trung Quốc phải sụp đổ thì không từ chức sao được. “Trảm phong” ai nghe nữa đây. Hơn nữa, bên cạnh lịch sử ăn thịt người man rợ, Trung Quốc còn không có quốc tộc chỉ có truyền thống gia tộc, tông tộc. Không hạ cánh cuốn gói thì mai sau kẻ lật đổ Tập sẽ tìm Mã mà thanh lý sao? Tóm lại, tháng 11/2018 là một cột mốc quan trọng đánh dấu “Trung Hoa Mộng” đã chính thức vỡ mộng. Kẻ hoài nghi sẽ nghĩ Tập trá hàng. Tuy nhiên, nhiều chỉ dấu cho thấy đây là Tập đầu hàng thiệt để mong giữ ngôi vương của mình. Trá hàng thì càng chết sớm với Trump, vì lãnh đạo nào trên thế giới bây giờ “trá” bằng Trump. Có gọi là “Trump Sát-na” cũng chính xác vì thay đổi của Trump nhanh cỡ Sát-na. Cứ nhìn Jack Ma và Alibaba mà theo dõi nhiệt độ “Trung Hoa Mộng”. Kẻ cắp đã gặp bà già! Dù Trump đánh Tập là đánh cho Mỹ và chỉ vì Mỹ, nhưng vô hình chung Việt Nam ta được lợi. Nếu không có Trump thì Biển Đông đã thành ao nhà của Tập! Nhiêu đó thôi cũng đủ cám ơn ông ta thật nhiều và thật lòng rồi. Chú thích: (1). https://thoibao.de/hiem-hoa-toan-cau-tu-nen-chuyen-che-ky-t… (2). https://m.baomoi.com/diem-danh-nhung-quoc-gi…/c/27541022.epi (3). http://m.plo.vn/…/co-dong-ngoai-cua-vng-lan-dau-tien-lo-die… https://www.google.com.vn/…/duong-vao-vng-cua-tencent-trung… (4). https://m.nguoiduatin.vn/tap-doan-alibaba-cua-ty-phu-jack-m… (5). https://www.google.com.vn/…/trung-quoc-bac-cao-buoc-danh-ca… https://m.baomoi.com/huawei-bi-to-an-cap-du-…/c/26935732.epi (6).https://m.trithucvn.net/…/lo-hong-thanh-toan-tai-viet-nam-t… (7). https://m.dantri.com.vn/…/trung-quoc-mo-rong-anh-huong-bang… (8). http://m.cafef.vn/jack-ma-nam-2036-alibaba-se-tro-thanh-nen… (9). https://news.zing.vn/jack-ma-chien-tranh-thuong-mai-my-trun… (10). https://news.zing.vn/jack-ma-cong-bo-nguoi-ke-nhiem-va-ke-h… (11). http://motgiadinh.net/tap-can-binh-keu-goi-dat-nuoc-tu-luc-… Nguồn: phamnguyentruong.blogspot  
......

Chế độ độc tài kĩ thuật số của Trung Quốc đe dọa thế giới

Chú thích ảnh: Những người đàn ông Duy Ngô Nhĩ đang cầu nguyện trong một nhà thờ Hồi giáo ở Hotan, Tân Cương, miền Tây Trung Quốc, năm 2015. Dân chúng bị máy bay không người lái (drone), camera đặt khắp nơi và phần mềm gián điệp buộc phải gắn trên điện thoại của họ theo dõi suốt ngày đêm. (Greg Baker / AFP / Getty Images) Chiến tranh thương mại giữa Mĩ và Trung Quốc tập trung vào các sản phẩm, từ nông sản đến thiết bị gia dụng, nhưng Mĩ và các chế độ dân chủ khác nên quan tâm tới loại hàng xuất khẩu khác của Trung Quốc: chế độ độc tài kĩ thuật số. Các quan chức ở Bắc Kinh đang cung cấp các chính phủ trên khắp thế giới công nghệ và chương trình huấn luyện tạo điều cho họ kiểm soát công dân của nước mình. Khi các công ty Trung Quốc cạnh tranh với các đối tác quốc tế của họ trong những lĩnh vực quan trọng như trí thông minh nhân tạo và dịch vụ di động 5G, các chuẩn mực dân chủ từng chi phối mạng Internet toàn cầu sẽ không còn. Liên quan đến tự do trên Internet, nhiều chính phủ đang muốn mua mô hình hạn chế mà Trung Quốc đang bán. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc khá cởi mở khi thể hiện ý định trong việc thay thế trật tự quốc tế tự do bằng tầm nhìn độc đoán của mình, một dự án mà rõ ràng là sẽ lan tới lĩnh vực kĩ thuật số. “Sáng kiến Một Vành đai, Một Con Đường”, một nỗ lực đầy tham vọng nhằm phóng chiếu ảnh hưởng của Trung Quốc lên toàn thế giới thông qua các khoản cho vay song phương và xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến công nghệ thông tin. Trong số 65 quốc gia được Freedom on the Net, tổ chức chuyên đánh giá về tự do trên toàn cầu thuộc tổ chức Freedom House, công bố hôm thứ Năm, đã phát hiện được 38 nước có lắp thiết bị viễn thông trên quy mô lớn từ các công ty hàng đầu của Trung Quốc như Huawei, ZTE hoặc China Telecom. Huawei đang xây dựng mạng Wi-Fi công cộng lớn nhất Mỹ Latinh ở Mexico, mạng di động 5G ở Bănglađét và dịch vụ 4.5G ở Campuchia và đang tư vấn cho chính phủ Kenya về “kế hoạch tổng thể” về công nghệ thông tin và truyền thông. Trong khi các công ty này đang xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” liên kết các quốc gia chủ nhà thông qua mạng cáp quang, các chuyên gia đã cảnh báo rằng những thiết bị này có thể tạo điều kiện cho các cơ quan tình báo Trung Quốc giám sát. Tháng 1 vừa qua, có báo cáo nói rằng mạng IT do Trung Quốc xây dựng tại trụ sở Liên minh châu Phi ở Ethiopia đã hàng ngày truyền dữ liệu bí mật tới Thượng Hải trong suốt 5 năm liền. Một số công ti Trung Quốc chú tâm vào việc xuất khẩu công nghệ giám sát. Ở 18 trong số 65 quốc gia được Freedom House tiến hành đánh gía – trong đó có Zimbabwe, Singapore và một số nước châu Âu - các doanh nghiệp như Yitu, CloudWalk và công ti mà nhà nước nắm một số cổ phần là Hikvision đang kết hợp những tiến bộ trong trí thông minh nhân tạo và nhận diện khuôn mặt để tạo ra “Thành phố thông minh” và hệ thống giám sát phức tạp; tạo điều kiện cho các chính phủ độc đoán nhận diện và theo dõi việc di chuyển hàng ngày của công dân nước mình. Những vụ khủng bố liên tục của chính quyền Trung Quốc nhắm vào người Hồi giáo ở Tân Cương dấy lên lo ngại về tiềm năng của những công cụ này. Dân chúng bị máy bay không người lái (drone), camera lắp đặt khắp nơi trên đường phố và các ứng dụng phần mềm gián điệp buộc phải gắn vào điện thoại của họ theo dõi suốt ngày đêm. Bị nghi là phần tử “không đáng tin cậy” có thể đưa người đó vào trại cải tạo “bí mật” ở Tân Cương. Bắc Kinh không chỉ chuyển giao công nghệ đàn áp cho các chính phủ cùng não trạng ở nước ngoài, mà còn mời các quan chức và những kẻ ăn trên ngồi trốc trong giới truyền thông của chính phủ đến Trung Quốc tham gia huấn luyện về kiểm soát bất đồng chính kiến và thao túng dư luận trên mạng xã hội. Các quan chức Trung Quốc đã tổ chức các khóa huấn luyện về phương tiện truyền thông mới hoặc quản lí thông tin cho đại diện từ 36 trong số 65 quốc gia được Freedom House đã khảo sát. Trong một cuộc hội thảo kéo dài hai tuần hồi năm ngoái, các quan chức tới Trung Quốc đã thăm quan trụ sở của một công ty có chân trong “các hệ thống quản lý dư luận xã hội dữ liệu lớn”. Các chế độ dân chủ cần phải có hành động ngay lập tức nhằm trì hoãn quá trình bành trướng công nghệ phản-không-tưởng (nôm na là giám sát dân chúng trong khi xã hội đã trở thành giàu có, thịnh vượng – ND) của Trung Quốc. Các chính phủ phải áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ti cố ý cung cấp công nghệ với mục đích đàn áp ở những nơi như Tân Cương. Các nhà lập pháp ở Mĩ phải thảo luận lại và thông qua Luật Tự do Trực tuyến Toàn cầu (Global Online Freedom Act), làm kim chỉ nam cho Bộ trưởng Ngoại giao chọn ra các quốc gia hạn chế tự do Internet và cấm xuất khẩu sang các quốc gia đó những sản phẩm có thể được sử dụng nhằm kiểm duyệt hoặc giám sát với mục đích đàn áp. Luật này cũng sẽ yêu cầu các công ti công nghệ hoạt động trong các nước áp bức công bố báo cáo hằng năm về những việc họ đang làm nhằm bảo vệ nhân quyền và tự do thông tin. Nhưng biện pháp tốt nhất giúp các chế độ dân chủ ngăn chặn sự vươn lên của chủ nghĩa độc tài kĩ thuật số là chứng minh rằng có một mô hình quản lí Internet hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ phải giải quyết những thông tin xuyên tạc và lạm dụng dữ liệu trên các phương tiện truyền thông xã hội bằng những biện pháp tôn trọng nhân quyền, đồng thời, đảm rằng Internet là của toàn thế giới, tự do và an toàn. Các nhà hoạch định chính sách phải có những nỗ lực nghiêm túc nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và bảo vệ dữ liệu cá nhân của các công dân, không để chính phủ, các công ti và tội phạm lạm dụng. Các công ty công nghệ phải tăng cường làm việc các chuyên gia trong xã hội dân sự nhằm tối đa hóa sự minh bạch và đảm bảo rằng nền tảng của họ không bị lạm dụng để phát tán tin tức giả mạo. Như cuộc bầu cử năm 2016 ở Mĩ đã cho thấy, việc quản lí một cách trách nhiệm hơn truyền thông xã hội và quyền riêng tư vững chắc hơn là thiết yếu nhằm ngăn chặn các tác nhân độc hại, không để cho họ lợi dụng những xã hội cởi mở trong việc làm suy yếu chế độ dân chủ. Bắc Kinh đang làm việc tích cực nhằm tuyên truyền hệ thống của mình trên khắp thế giới. Nếu các các chế dân chủ không thể thúc đẩy các nguyên tắc và lợi ích của mình với sự quyết tâm tương tự như thế, thì chủ nghĩa độc tài kĩ thuật số có thể trở thành hiện thực mới đối với tất cả chúng ta. Michael Abramowitz là chủ tịch (president) của tổ chức Freedom House.  Michael Chertoff là chủ tịch điều hành (chairman) của Freedom House, cựu bộ trưởng nội an (Mĩ) và cựu giám đốc điều hành Tập đoàn Chertoff, chuyên tư vấn cho các tập đoàn về an ninh mạng và an toàn cho phần cứng của máy tính và mạng. Nguồn Washingtonpost Fb. Phạm Nguyên Trường  
......

EU: Nhân quyền Việt Nam tiếp tục tệ hại

Lê Đình Lượng là một trong những tù nhân mà EU kêu gọi Việt Nam phóng thích Nghị viện châu Âu lên án hồ sơ nhân quyền Việt Nam tiếp tục tệ hại, kêu gọi Hà Nội trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và khuyến nghị các nước châu Âu tăng cường gây sức ép để Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Nghị viện châu Âu đưa ra yêu cầu này trong nghị quyết 2018/2925(RSP) ra ngày 15/11 về Việt Nam, đặc biệt là tình hình các tù nhân chính trị. Nghị quyết này lên án ‘tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn’ trong đó có việc kết án, đe dọa, theo dõi, sách nhiễu, hành hung và xét xử không công bằng nhắm vào các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến và bảo vệ nhân quyền. Nghị viện châu Âu cũng lên án các đạo luật của Việt Nam mà họ cho là ‘cản trở quyền con người và quyền tự do cơ bản’, trong đó họ nêu các đạo luật như Bộ luật Hình sự, luật An ninh mạng và Luật Tín ngưỡng Tôn giáo. Từ đó, cơ quan này đưa ra một số lời kêu gọi đối với chính quyền Hà Nội, trong đó có phóng thích tất cả các tù nhân chính trị ‘ngay lập tức và vô điều kiện’. Trong danh sách được Nghị viện châu Âu yêu cầu trả tự do có các nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Trung Trực và Lê Đình Lượng. Ngoài ra, nghị quyết này cũng yêu cầu Việt Nam ‘hủy bỏ hoặc sửa đổi tất cả các điều luật mang tính đàn áp’ và ‘đảm bảo rằng mọi quy định pháp luật phải phù hợp với tiêu chuẩn và nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền’. Nghị quyết còn kêu gọi Việt Nam xây dựng luật biểu tình. Đối với các nhà hoạt động nhân quyền, Nghị viện châu Âu yêu cầu Việt Nam chấm dứt mọi hành vi cản trở và sách nhiễu trong khi đối với những người đang bị giam giữ, cơ quan này yêu cầu phải đối xử với họ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo họ không bị tra tấn và ngược đãi và được quyền tiếp xúc với luật sư. Về phía các nước thành viên EU, Nghị viện châu Âu kêu gọi tăng cường gây sức ép để đạt được những cải thiện cụ thể về nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm đợt đánh giá định kỳ toàn cầu phổ quát (UPR) sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc. Nghị viện châu Âu lặp lại lời kêu gọi cấm bán cũng như nâng cấp, bảo trì cho Việt Nam tất cả các dạng thiết bị an ninh có thể hoặc đã được sử dụng để đàn áp nội bộ, trong đó có cả kỹ thuật giám sát trên mạng. Cơ quan này cho rằng cam kết cải thiện tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản ‘là một mấu chốt’ của quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU và có liên quan đến việc thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) cũng như Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU – Việt Nam (PCA). Nguồn: VOA
......

Aung San Suu Kyi: Biểu tượng sụp đổ

"Nhà tù thực sự duy nhất là sự sợ hãi, và tự do thực sự duy nhất là tự do khỏi sự sợ hãi". Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ Myanmar, lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã viết câu nói đầy triết lý ấy. Người phụ nữ gây guộc mà can đảm này từng là nguồn cảm hứng vô tận cho bao người đấu tranh cho dân chủ và tự do, không chỉ tại đất nước của bà mà còn trên toàn thế giới. Là con gái của tướng Aung San, anh hùng dân tộc của Myanmar, bà thừa hưởng từ cha danh tiếng và di sản chưa hoàn thành – đó là bổn phận làm những điều lớn lao cho đất nước.  Với thân thế đó, bà được dẫn dắt bởi một chuỗi các sự kiện và biến cố để trở thành một chính trị gia và một biểu tượng quốc tế về sự dấn thân bền bỉ và mạnh mẽ cho tự do và dân chủ. Sinh ra vào năm 1945, hơn 2 năm sau, Aung San Suu Kyi mất cha vì ông bị ám sát. Bà trải qua những năm tháng tuổi thơ tại nhiều quốc gia trên thế giới dưới sự chăm sóc của mẹ là một nhân viên ngoại giao.  Năm 1964, Aung San Suu Kyi đến Đại học Oxford để học chính trị, kinh tế và triết học. Tại đây, bà gặp Michael Aris, người về sau đã ngỏ lời cầu hôn và nhận được câu trả lời đồng ý từ bà với một điều kiện: nếu đất nước cần, bà sẽ phải đi.  Năm 1988, bà về nước để thăm người mẹ bị đột quỵ. Chuyến đi được dự kiến diễn ra trong một tuần trở thành dài đằng đẵng bắt đầu từ việc bà miễn cưỡng đáp ứng lời đề nghị của một nhóm trí thức, rằng bà sẽ dẫn dắt phong trào dân chủ Myanmar. Từ đó, bà cùng cộng sự thành lập NLD, tập hợp lực lượng, kêu gọi cải cách dân chủ và bầu cử tự do, và nhận được ủng hộ rộng rãi bởi dân chúng. Tiếng tăm của bà vang dội, và hình ảnh của bà trở nên quen thuộc trong đời sống chính trị Myanmar.  Không thể chấp nhận các hoạt động cùng ảnh hưởng của bà, chính quyền quân sự đã quản thúc bà tại gia vào năm 1989 và bắt giữ nhiều thành viên của NLD. Lo ngại người vợ bị hãm hại, Michael đã thực hiện một chiến dịch cấp cao để xây dựng hình ảnh của bà như một biểu tượng quốc tế. Năm 1990, để đạt được tính chính danh, chính quyền quân sự tổ chức bầu cử toàn quốc. NLD thắng lợi nhưng bị chính quyền khước từ chuyển giao quyền lực. Aung San Suu Kyi tiếp tục bị quản thúc tại gia trong chuỗi tháng ngày cô đơn. Năm 1991, với ảnh hưởng của mình và nỗ lực thầm lặng của Michael, bà đoạt giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động đấu tranh, và vì là "một tấm gương tiêu biểu về quyền lực của người không quyền lực".[1] Năm 2010, chính quyền quân sự của Thein Sein đã chính thức trả tự do cho bà và bắt đầu tiến hành cải cách. Điều này mở đường cho một cuộc bầu cử công khai và cạnh tranh vào tháng 11/2015 mà NLD giành thắng lợi áp đảo. Tuy không thể trở thành tổng thống vì giới hạn trong Hiến pháp (đối với người có vợ/chồng và con là người nước ngoài), bà giữ cương vị cố vấn quốc gia và hi vọng có thể lèo lái đất nước thông qua tổng thống là người phụ tá thân cận của mình trước kia. Tưởng như Myanmar từ đây đã bước sang một thời kỳ đầy hứa hẹn, với người lãnh đạo tinh thần Aung San Suu Kyi, người được dân chúng kính ngưỡng, thậm chí tôn thờ, nhưng nền dân chủ của Myanmar lại rơi vào tình trạng bấp bênh. Kể từ khi nắm quyền lực, bà bị phê phán là chuyên chế, tự phụ, thích cho mình là trung tâm,[2] chỉ xây dựng liên minh với những người đồng chính kiến và gạt ra bên ngoài những người mà bà không ưa.  Không những thế, điều khiến cộng đồng quốc tế hụt hẫng là bà đã im lặng trước cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội Myanmar đối với người Hồi giáo Rohingya khiến hàng ngàn người Rohingya thiệt mạng. Bà cũng đã im lặng trước bản án 7 năm tù dành cho hai nhà báo Myanmar làm việc cho Reuters vì đã điều tra cuộc đàn áp.[3] Các vấn đề đã cho thấy rõ ràng rằng Aung San Suu Kyi đã rất khác trước. Đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những người từng tôn vinh bà và lấy bà làm hình mẫu, bà đã phản bội các giá trị mà bà từng đấu tranh cho. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence lên án Myanmar đã “đàn áp” người Hồi giáo Rohingya khi gặp bà Aung San Suu Kyi hôm 14/11/2018. Vì lẽ đó, nhiều địa phương, tổ chức trên thế giới từng vinh danh bà bằng các giải thưởng cao quý đã thu hồi các giải tưởng ấy, trong đó có các thành phố Dublin, Oxford của Anh, Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng Do Thái của Mỹ, và gần đây nhất là Tổ chức Ân xá Quốc tế vào ngày 13/11 vừa qua.[4] Có người nói sở dĩ các giá trị từng được bà đề cao giờ đây bị bà hạ thấp là vì sự ham muốn quyền lực đã làm bà mờ mắt. Và nói theo cách mà bà đã viết về tự do khỏi sự sợ hãi, thì chính sự sợ hãi mất quyền lực đã khiến bà mất tự do.  Biểu tượng của nền dân chủ Myanmar đã thực sự sụp đổ. Có hai điều người ta có thể rút ra từ câu chuyện của Aung San Suu Kyi: thứ nhất, để không quá phụ thuộc vào biểu tượng duy nhất, phong trào đấu tranh cần xây dựng nhiều hơn một biểu tượng, và thứ hai, khi nắm quyền lực, một người có thể xa rời lý tưởng, dù người đó trước kia tốt đẹp thế nào đi chăng nữa.  Chú thích: [1] Dẫn lời của Chủ tịch Ủy ban Nobel [2] Miến Điện vỡ mộng sau hai năm Aung San Suu Kyi cầm quyền  http://vi.rfi.fr/chau-a/20180906-mien-dien-aung-san-suu-kyi-cam-quyen [3] Như [2] [4] Tổ chức Ân xá Quốc tế tước giải thưởng của bà Suu Kyi https://www.voatiengviet.com/a/to-chuc-an-xa-quoc-te-tuoc-giai-thuong-cu... Nguồn: NguyenTrangNhung's blog
......

Thư bày tỏ quan ngại về các cáo buộc đối với Giáo sư Chu Hảo và Nhà Xuất bản Tri Thức

Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đồng kính gửi: Các Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội Kính thưa quý vị, Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là các học giả, các giáo sư và nhà nghiên cứu, những người đã dành phần lớn sự nghiệp và cuộc sống của chúng tôi cho việc nghiên cứu Việt Nam. Đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu trên khắp thế giới, chúng tôi thường đi đầu trong việc thúc đẩy sự hiểu biết về Việt Nam, cũng như việc học tiếng Việt và hợp tác giáo dục quốc tế. Là một phần của công việc này, chúng tôi thường xuyên tìm kiếm nguồn tài trợ và các cơ hội khác cho sinh viên và học giả Việt Nam đến thăm, học tập và làm việc tại các trường đại học, các khoa và các viện nơi chúng tôi nghiên cứu và giảng dạy. Chúng tôi viết lá thư này để bày tỏ sự không đồng ý và thất vọng sâu sắc của chúng tôi về những cáo buộc đối với Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, cũng như về các bình luận tiếp theo được đăng trên trang mạng của Ủy ban vào ngày 31 tháng 10. Công việc chính của ông Chu Hảo tại Nhà xuất bản Tri Thức là giúp các sinh viên và học giả Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các công trình học thuật lớn của các nước khác bằng cách dịch chúng sang tiếng Việt. Sáng kiến ​​này là một tầm nhìn xa và rất quan trọng cho việc nghiên cứu khoa học. Các công trình học thuật lớn đó là nền tảng của nghiên cứu và tư duy hiện đại trong ngành khoa học xã hội và nhân văn. Ở các trường trung học và đại học trên khắp thế giới, chúng nằm trong giáo trình cơ bản của nhiều ngành học và môn học khác nhau mà sinh viên phải đọc và nắm bắt được. Rất đáng tiếc rằng, rào cản ngôn ngữ mà các học giả Việt Nam và đặc biệt là các sinh viên phải đối mặt khi cố gắng tiếp cận các công trình này đã đặt họ vào một thế bất lợi đáng kể khi cạnh tranh để vào các trường đại học, để được nhận học bổng và tài trợ nghiên cứu. Là các nhà nghiên cứu và nhà giáo dục từ khắp nơi trên thế giới, chúng tôi bác bỏ bất kỳ khẳng định nào cho rằng những tác phẩm này là mối đe dọa cho sự phát triển ổn định hoặc hòa bình của Việt Nam. Giáo dục hiện đại đã được thành lập dựa trên nền tảng là khả năng thảo luận và kết hợp rộng rãi các ý tưởng và các đề xuất lý thuyết. Hạn chế hoặc từ chối việc tiếp cận của mọi người với những tư tưởng này sẽ chỉ làm giảm các công cụ phân tích có sẵn cho họ và cản trở sự phát triển tri thức của họ. Ngay cả các công trình gây tranh cãi cũng phải được đọc và phân tích trước khi chúng có thể bị chỉ trích hoặc bác bỏ một cách đáng tin cậy. Vào thời điểm mà Việt Nam nỗ lực để cạnh tranh trên trường quốc tế trong giáo dục đại học và học bổng học thuật, chúng tôi thấy những lời buộc tội bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương là vô căn cứ và đáng lo ngại. Vì lợi ích của hợp tác quốc tế và phát triển giáo dục cho Việt Nam, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Ủy ban sửa đổi các đánh giá về công việc quan trọng mà ông Chu Hảo đang dẫn dắt tại Nhà xuất bản Tri Thức. Chúng tôi cũng ủng hộ mạnh mẽ bức thư ngỏ ủng hộ ông Chu Hảo được ký bởi các thành viên cũ của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) và hơn 200 người ủng hộ có tên tuổi. Đồng thời, chúng tôi khuyến nghị rằng chính phủ nên khuyến khích việc thảo luận tri thức rộng rãi về tất cả các chủ đề ở Việt Nam, và chúng tôi mạnh mẽ thúc giục chính phủ từ bỏ mọi nỗ lực quấy rối, đe doạ hoặc trừng phạt những người đã thể hiện quan điểm hoặc ý kiến ​​của họ một cách ôn hòa. Chúng tôi cảm ơn sự quan tâm của quý vị đối với vấn đề này và chúng tôi tin tưởng rằng sự phản hồi của quý vị sẽ phản ánh sự văn minh, phẩm giá và tham vọng giáo dục của Việt Nam. Ngày 11 tháng 11 năm 2018 DANH SÁCH NGƯỜI KÝ STT Họ Tên Chức vụ và Tổ chức Hiện tại Nơi chốn 1 Pierre ASSELIN Giáo sư khoa Sử, San Diego State University USA 2 Margaret B. BODEMER Chủ tịch, Nhóm Nghiên cứu Việt Nam Giáo sư khoa Sử và Nghiên cứu châu Á, California Polytechnic State University USA 3 Pascal BOURDEAUX Phó Giáo sư, École Pratique des Hautes Études France 4 Mark Philip BRADLEY Giáo sư khoa Sử, University of Chicago USA 5 Pierre BROCHEUX Giáo sư (nghỉ hưu), Université Paris – Denis Diderot France   6 Joe BUCKLEY Nghiên cứu sinh, SOAS University of London United Kingdom 7 BÙI Xuân Quang Biên tập, Viet Nam Infos, Nhà Nghiên cứu độc lập France 8 Jim COBBE Giáo sư Hưu trí khoa Kinh tế, Florida State University USA 9 Nguyet DANG Nghiên cứu sinh, Erasmus University Rotterdam Netherlands 10 ĐỖ Đăng Giu   Giám đốc Nghiên cứu CNRS (nghỉ hưu), University Paris–Sud, France France 11 ĐOÀN Cầm Thi Phó Giáo sư, Inalco France 12 George DUTTON Giáo sư khoa Sử, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á, University of California – Los Angeles (UCLA) USA 13 Dominique FOULON Carnets du Viet Nam, Nhà Nghiên cứu độc lập France 14 Laurent GEDEON Phó Giáo sư, ENS de Lyon France 15 Francis GENDREAU Chuyên gia Nhân khẩu học (nghỉ hưu), Institute of Research for Development (IRDn), Paris France 16 Christoph GIEBEL Giáo sư khoa Sử, University of Washington USA 17 Christopher GOSCHA Giáo sư khoa Sử, Université du Québec à Montréal   18 François GUILLEMOT Kỹ sư Nghiên cứu CNRS, ENS de Lyon, Lyon Institute of East Asian Studies France 19 HÀ Dương Tường   Giáo sư Toàn (nghỉ hưu), University of Technology of Compiègne France 20 Erik HARMS Phó Giáo sư khoa Nhân học và Nghiên cứu Đông Nam Á, Yale University USA 21 Bill HAYTON Nhà Nghiên cứu độc lập United Kingdom 22 Judith HENCHY Giảng viên Liên kết, Jackson School of International Studies, University of Washington USA 23 HERBELIN Caroline Phó Giáo sư, University of Toulouse Jean Jaurès France 24 Carina HOANG Tác giả/Nhà xuất bản, School of Humanities, Curtin University Australia 25 Hue-Tam HO TAI   Giáo sư Hưu trí, Harvard University USA 26 Rob HURLE Giảng viên (nghỉ hưu), Australian National University Australia 27 Charles KEITH Phó Giáo sư, Department of History, Michigan State University USA 28 Ben KERKVLIET Giáo sư Hưu trí, Australian National University Australia 29 John KLEINEN Phó Giáo sư Hưu trí, Amsterdam Institute for Social Science Research (AISSR) Netherlands 30 Gary KULIK Nhà văn, Cựu Chiến binh Việt Nam USA 31 Scott LADERMAN Giáo sư khoa Sử, University of Minnesota USA 32 LÊ Minh Hằng   Nhà thuỷ văn học (nghỉ hưu), Vietnam Hydro-Meteorological Services Vietnam 33 LÊ Trung Tĩnh Kỹ sư United Kingdom 34 Christian C. LENTZ Phó Giáo sư khoa Sử, University of North Carolina USA 35 Ann Marie LESHKOWICH Giáo sư Nhân chủng học, College of the Holy Cross USA 36 David MARR Giáo sư Hưu trí, Australian National University Australia 37 André MENRAS (Hồ Cương Quyết) Nhà Làm phim ài liệu và Nghiên cứu độc lập France 38 Pamela MCELWEE Phó Giáo sư, Department of Human Ecology, Rutgers University USA 39 Edward MILLER Giáo sư khoa Sử, Dartmouth College USA 40 Dominique De MISCAULT Họa sĩ France 41 Anthony MORREALE Nghiên cứu sinh, University of California – Berkeley USA 42 Jason MORRIS-JUNG Giảng viên cao cấp, Singapore University of Social Sciences Singapore 43 NGÔ Như Bình Harvard University USA 44 Lam NGO Chuyên gia Thông tin học, Special Collection Services, Leiden University Netherlands 45 NGÔ Vĩnh Long Giáo sư khoa Sử, University of Maine USA 46 NGUYỄN Thế Anh Giáo sư Hưu trí, École Pratique des Hautes Études France 47 NGUYỄN Điền Nhà Nghiên cứu độc lập Australia 48 NGUYỄN Ngọc Giao Giảng viên (nghỉ hưu), Université Paris – Denis Diderot France 49 NGUYỄN Trọng Hiền Nhà Vật lý học, Jet Propulsion Laboratory, California Institute of Technology, Pasadena USA 50 NGUYỄN Đức Hiệp Nhà Khoa học Khí quyển, Office of Environment & Heritage, NSW Australia 51 Huong NGUYEN Biên tập, The 88 Project USA 52 NGUYỄN Thanh Lam California Institute of Technology USA 53 Lien-Hang T. NGUYEN Giáo sư khoa Sử, Columbia University USA 54   Viet Thanh NGUYEN Nhà văn, Giáo sư, University of Southern California USA 55 Le Anh Tu PACKARD   Nhà Kinh tế học cao cấp (nghỉ hưu), Moody’s Analytics USA 56 Natasha PAIRADEAU Bye Fellow, Murray Edwards College, University of Cambridge United Kingdom 57 PHẠM Xuân Yêm Nhà Vật lý học, Giám đốc Nghiên cứu CNRS (nghỉ hưu), Université Paris–Sorbonne France 58 Chloé PHAN-LABAYS Giảng viên, University of Lyon 3 France 59 Emmanuel POISSON Phó Giáo sư, Centre de Recherches sur les Civilisations de l’Asie Orientale (CRCAO) France 60 John PRADOS Nghiên cứu viên Cao cấp, Intelligence Documentation and Vietnam Projects, National Security Archive USA 61 Benoit QUENNEDEY Tác giả nhiều sách và bài viết về Đông Á France 62 Sophie QUINN-JUDGE Phó Giáo sư (nghỉ hưu) USA 63 Frédéric ROUSTAN Nhà Nghiên cứu liên kết, Institut de Recherche Asiatique (IrAsia) France 64 Christina SCHWENKEL Phó Giáo sư, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á, University of California, Riverside USA 65 Mark SIDEL Giáo sư khoa Luật và các Vấn đề Công, Hàm vị Doyle-Bascom, University of Wisconsin-Madison USA 66 Balazs SZALONTAI Phó Giáo sư, Korea University Korea 67 Tai Van TA Nguyên Giảng viên và Nghiên cứu viên, Harvard Law School USA 68 Philip TAYLOR Giáo sư Hưu trí, Australian National University Australia 69 THÁI Văn Cầu Chuyên gia Khoa học Không gian USA 70 TRẦN Hải Hạc Phó Giáo sư (nghỉ hưu), Université Paris XII France 71 TRẦN Hữu Dũng Giáo sư Hưu trí, Wright State University USA 72 Nhung Tuyet TRAN Phó Giáo sư, University of Toronto Canada 73 Qui-Phiet TRAN Giáo sư Hưu trí, Schreiner University USA 74 Richard TRAN Phó Giáo sư, Ca’Foscari University of Venice Italy 75 TRỊNH Văn Thảo Giáo sư Hưu trí, Aix-Marseille University France 76 TRỊNH Xuân Thuận Giáo sư, University of Virginia USA 77 William TURLEY Giáo sư Hưu trí, Southern Illinois University Carbondale USA 78 Kieu-Linh Caroline VALVERDE Phó Giáo sư, University of California – Davis USA 79 VŨ Quang Việt Nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia, Cục Thống kê, Liên Hợp Quốc USA 80 VŨ ĐỨC Vượng Biên tập, Trồng Người, A Clearinghouse on Education in Vietnam, San Francisco – Sai Gon USA 81 Peter ZINOMAN Giáo sư khoa Sử, University of California – Berkeley USA   Bản tiếng Anh: Statement of Concern over Accusations Directed at Chu Hảo and the Knowledge Publishing House (Nhà Xuất Bản Tri Thức) To:       Mr. Nguyễn Phú Trọng, General Secretary of the Vietnamese Communist Party and President of the Socialist Republic of Vietnam Mr. Nguyễn Xuân Phúc, Prime Minister of the Socialist Republic of Vietnam Central Inspection Commission of the Vietnamese Communist Party Cc:       Foreign Embassies in Hanoi Dear Sirs and Madams: We, who have signed our names below, are scholars, academics and researchers, who have dedicated much of our careers and lives to the study of Vietnam.  Hailing from universities and research institutes around the world, we are often at the forefront of promoting a deeper understanding of Vietnam, as well as Vietnamese language learning and international educational cooperation.  As part of this work, we regularly seek funding and opportunities for Vietnamese students and scholars to visit, study and work at our respective universities, departments and research institutes. We write this letter to express our profound disagreement and disappointment with accusations directed at Professor Chu Hảo, Director of the Knowledge Publishing House, by the Central Inspection Commission on October 25, 2018, as well as follow-up comments posted on the Commission’s webpage on October 31. Chu Hảo’s primary work at the Knowledge Publishing House has been to make more accessible major academic works to Vietnamese students and scholars by translating them into Vietnamese.  This initiative has been both far-sighted and highly important for scientific inquiry.  Such works constitute the foundations of contemporary research and thinking in the social sciences and humanities.  In high schools and universities around the world, they represent a body of essential readings across disciplines and subjects.  Unfortunately, the language barriers that Vietnamese scholars and, especially, students face when trying to access these works puts them at a significant disadvantage when competing for university admissions, scholarships and research funding. As researchers and educators from around the world, we reject any assertion that these works present a threat to the stable or peaceful development of Vietnam.  Modern education has been founded on an ability to discuss and incorporate a wide range of ideas and theoretical propositions.  Restricting or denying people access to these ideas will only reduce the analytical tools available to them and impoverish their intellectual development.  Even controversial works must be read and analysed before they can be credibly criticized or refuted. At a time when Vietnam is vying to be internationally competitive in university education and academic scholarship, we find the accusations made by the Central Inspection Commission to be unfounded and disturbing.  In the interests of international cooperation and educational development for Vietnam, we strongly request the Commission to revise its assessment of the important work that Chu Hảo is leading at the Knowledge Publishing House.  We also strongly support the open letter to support Chu Hảo signed by former members of the Institute of Development Studies (IDS) and more than 200 eminent supporters. At the same time, we recommend that the government cultivate wide intellectual discussion of ideas on all topics in Vietnam, and we strongly urge the government to desist from any efforts to harass, intimidate or otherwise punish persons for peacefully expressing their views or opinions. We thank you for your attention to this matter and we trust that you will respond in a matter that reflects the civility, dignity and educational ambitions of Vietnam. November 11, 2018 LIST OF SIGNERS  No. Full Name Current Position(s) and Institution(s) Country 1 Pierre ASSELIN Professor of History, San Diego State University USA 2 Margaret B. BODEMER Chair, Viet Nam Studies Group, Professor of History and Asian Studies, California Polytechnic State University USA 3 Pascal BOURDEAUX Associate Professor, École Pratique des Hautes Études France 4 Mark Philip BRADLEY Professor of History, University of Chicago USA 5 Pierre BROCHEUX Professor (retired), Université Paris – Denis Diderot France   6 Joe BUCKLEY PhD Candidate, SOAS University of London United Kingdom 7 BÙI Xuân Quang Editor, Viet Nam Infos, and Independent Researcher, Paris France 8 Jim COBBE Emeritus Professor of Economics, Florida State University USA 9 Nguyet DANG PhD Researcher, Erasmus University Rotterdam Netherlands 10 ĐỖ Đăng Giu   CNRS Research Director (retired), University Paris–Sud France 11 ĐOÀN Cầm Thi Associate Professor, Inalco France 12 George DUTTON Professor of History and Director for Southeast Asian Studies, University of California – Los Angeles (UCLA) USA 13 Dominique FOULON Carnets du Viet Nam, and Independent Researcher, Lyon France 14 Laurent GEDEON ENS de Lyon France 15 Francis GENDREAU Demographer (retired), Institute of Research for Development (IRDn), Paris France 16 Christoph GIEBEL Professor of History, University of Washington USA 17 Christopher GOSCHA Professor of History, Université du Québec à Montréal Canada 18 François GUILLEMOT CNRS Research Engineer, ENS de Lyon, Lyon Institute of East Asian Studies, Lyon France 19 HÀ Dương Tường Professor of Mathematics (retired), University of Technology of Compiègne France 20 Erik HARMS Associate Professor, Anthropology and Southeast Asian Studies, Yale University USA 21 Bill HAYTON Independent Researcher United Kingdom 22 Judith HENCHY Affiliate Faculty, Jackson School of International Studies, University of Washington USA 23 Caroline HERBELIN Lecturer, University of Toulouse Jean Jaurès France 24 Carina HOANG Author/Publisher, School of Humanities, Curtin University Australia 25 Hue-Tam HO TAI Professor Emerita, Harvard University USA 26 Rob HURLE Lecturer (retired), Australian National University Australia 27 Charles KEITH Associate Professor, Department of History, Michigan State University USA 28 Ben KERKVLIET Professor Emeritus, Australian National University Australia 29 John KLEINEN Associate Professor Emeritus, Amsterdam Institute for Social Science Research (AISSR) Netherlands 30 Gary KULIK Writer and Vietnam-War Veteran USA 31 Scott LADERMAN Professor of History, University of Minnesota USA 32 LÊ Minh Hằng   Hydrologist (retired), Vietnam Hydro-Meteorological Services Vietnam 33 LÊ Trung Tĩnh Engineer United Kingdom 34 Christian C. LENTZ Associate Professor of Geography, University of North Carolina USA 35 Ann Marie LESHKOWICH Professor of Anthropology, College of the Holy Cross USA 36 David MARR Professor Emeritus, Australian National University Australia 37 André MENRAS (HỒ Cương Quyết) Documentary Filmmaker and Independent Researcher France 38 Pamela MCELWEE Associate Professor, Department of Human Ecology, Rutgers University USA 39 Edward MILLER Professor of History, Dartmouth College USA 40 Dominique De MISCAULT Artist France 41 Anthony MORREALE PhD Student, University of California – Berkeley USA 42 Jason MORRIS-JUNG Senior Lecturer, Singapore University of Social Sciences Singapore 43 NGÔ Như Bình Harvard University USA 44 Lam NGO Information Specialist, Special Collection Services, Leiden University Netherlands 45 NGÔ Vĩnh Long Professor of History, University of Maine USA 46 NGUYỄN Thế Anh Professor Emeritus, École Pratique des Hautes Études, Paris France 47 NGUYỄN Điền Independent Researcher Australia 48 NGUYỄN Ngọc Giao Lecturer (retired), Université Paris – Denis Diderot France 49 NGUYỄN Trọng Hiền Physicist, Jet Propulsion Laboratory, California Institute of Technology, Pasadena USA 50 NGUYỄN Đức Hiệp Atmospheric Scientist, Office of Environment & Heritage, NSW Australia 51 Huong NGUYEN Editor, The 88 Project USA 52 NGUYỄN Thanh Lam PhD, California Institute of Technology USA 53 Lien-Hang T. NGUYEN Professor of History, Columbia University USA 54 Viet Thanh NGUYEN Writer and Professor, University of Southern California USA 55 Le Anh Tu PACKARD Senior Economist (retired), Moody’s Analytics USA 56 Natasha PAIRADEAU Bye Fellow, Murray Edwards College, University of Cambridge United Kingdom 57 PHẠM Xuân Yêm Physicist, CNRS Research Director (retired), Université Paris–Sorbonne France 58 Chloé PHAN-LABAYS Lecturer, University of Lyon 3 France 59 Emmanuel POISSON Centre de Recherches sur les Civilisations de l’Asie Orientale (CRCAO), Paris France 60 John PRADOS Senior Fellow, Intelligence Documentation and Vietnam Projects, National Security Archive USA 61 Benoit QUENNEDEY Author of books and articles on East Asia France 62 Sophie QUINN-JUDGE Associate Professor (retired) USA 63 Frédéric ROUSTAN Associate Researcher, Institut de Recherche Asiatique (IrAsia) France 64 Christina SCHWENKEL Associate Professor and Director of Southeast Asian Studies, University of California, Riverside USA 65 Mark SIDEL Doyle-Bascom Professor of Law and Public Affairs, University of Wisconsin-Madison USA 66 Balazs SZALONTAI Associate Professor, Korea University Korea 67 Tai Van TA Former Lecturer and Associate, Harvard Law School USA 68 Philip TAYLOR Professor Emeritus, Australian National University Australia 69 THÁI Văn Cầu Space Systems Specialist USA 70 TRẦN Hữu Dũng Professor Emeritus, Wright State University USA 71 TRẦN Hải Hạc Assistant Professor (retired), Université Paris XII France 72 Nhung Tuyet TRAN Associate Professor, University of Toronto Canada 73 Qui-Phiet TRAN Emeritus Professor, Schreiner University USA 74 Richard TRAN Assistant Professor, Ca’Foscari University of Venice Italy 75 TRỊNH Văn Thảo Professor Emeritus, Aix-Marseille University France 76 TRỊNH Xuân Thuận Professor, University of Virginia USA 77 William TURLEY Professor Emeritus, Southern Illinois University Carbondale USA 78 Kieu-Linh Caroline VALVERDE Associate Professor, University of California – Davis USA 79 VŨ Quang Việt Former Chief of National Accounts Statistics at the United Nations USA 80 VŨ Đức Vượng Editor, Trồng Người, A Clearinghouse on Education in Vietnam, San Francisco – Sai Gon USA 81 Peter ZINOMAN Professor of History, University of California – Berkeley USA
......

BẦU CỬ MỸ

Phòng phiếu đã đóng cửa ở Mỹ. Cả hai phe Cộng Hòa, Dân Chủ đều cho mình đã thắng.  Sự thực, kết quả không phải là ‘’ một thắng lợi ngoài sức tưởng tượng ‘’ như Trump rêu rao, cũng không phải là ‘’ làn sóng xanh’’ ( mầu tượng trưng cho đảng Dân Chủ ) như phe đối lập mong đợi. Hạ viện rơi vào tay Dân Chủ ( DC ). Thượng Viện vẫn ở trong tay Cộng Hòa ( CH ). 1 .PHE DÂN CHỦ :  Đảng DC có thể mừng vì đã lấy lại được Hạ Viện, nhưng thất vọng vì những bất mãn về cá nhân và tư cách Trump không cuốn trôi phe CH như dự đoán, nhất là chuyện tranh cử của phe CH đều xoay quanh Trump, như một cuộc trưng cầu dân ý về Trump, mặc dù đó là một cuộc bầu cử địa phương .  Vai trò của Thượng Viện quan trọng hơn Hạ Viện, nhưng với Hạ Viện trong tay, phe DC sẽ có khả năng gây khó khăn cho Trump, thí dụ về chuyện biểu quyết ngân sách, chính sách di dân, thành lập những uỷ ban điều tra về chuyện kinh tài, thuế má của Donald Trump. Không có, hay chưa có chuyện xã hội Mỹ chối bỏ Trump như nhiều médias tiên đoán. Cái sợ di dân và ổn định kinh tế khiến hậu thuẫn cửa tri của Trump vẫn còn mạnh. Ứng cử viên DC nổi nhất của DC, Beto O‘Rourke thua thượng nghị sĩ đương nhiệm CH Ted Cruz ở Texas, nhưng là ngôi sao mới nổi mà đảng DC đang tìm kiếm, để tranh cử Tổng thống hai năm tới, nếu không muốn lôi Hillary Clinton trở lại. 2 .PHE CỘNG HÒA :  Với Thượng Viện trong tay, Trump vẫn rảnh tay về ngoại giao, nhưng sẽ phải thương lượng, sống chung, thoả hiệp với Hạ Viện trên những địa hạt khác. Tới nay, Trump cai trị như chỗ không người. Hai năm tới, Trump sẽ phải chứng tỏ có khả năng lãnh đạo một quốc gia dân chủ bình thường, có đối lập, có những người nghĩ khác mình.  Trong cuộc bầu cử Tổng thống 2020, chắc chắn Trump sẽ nói không thực hiện được những điều đã hứa vì bị Hạ Viện ngăn cản, chọc gậy bánh xe. Cử tri có nghe không là tùy tình trạng kinh tế, xã hội của nước Mỹ lúc đó.  Trái với một nước độc tài, lãnh tụ leo lên ngai vàng là ngồi lỳ tới chết, ở một xứ dân chủ, hai năm là một thời gian đủ dài để xẩy ra nhiều chuyện, để cử tri ngả về phe này hay phe kia 3. NỀN DÂN CHỦ VỮNG MẠNH : Trong một cuộc tranh cử gay cấn nhất, gay go nhất và tốn kém nhất trong lịch sử, cử tri Mỹ đã đưa nhiều khuôn mặt trẻ, nữ giới, thuộc mọi chủng tộc, mọi giai cấp vào một quốc hội tới nay đa số là đàn ông, da trắng, thuộc giai cấp thượng lưu . Điển hình là Alexandria Ocasio-Cortez, dân biểu mới New York, 29 tuổi, mẹ người Portoricaine, xuất thân từ giới bình dân, hoạt động từ khi còn trẻ cho nhân quyền. Chưa bao giờ số cử tri tham dự đông như vậy, trẻ như vậy ; số ứng cử viên phụ nữ cũng chiếm kỷ lục. Không có làn sóng xanh, nhưng có làn sóng hồng của nữ giới tham dự bầu cử, ứng cử sôi nổi. Người có công mang những người vốn thờ ơ đến với chính trị, với sinh hoạt xã hội là …Donald Trump. Nếu không bất bình với những lời tuyên bố của Trump về đàn bà, về người da mầu, chắc chắn những người đó đã đi shopping, hay câu cá ngày bầu cử . Kết quả bầu cử cho thấy một nước Mỹ chia đôi, khó hàn gắn, nhưng quốc hội Hoa Kỳ phản ảnh đúng xã hội Mỹ. Điều đó xác nhận nhận xét của Alexis de Tocqueville : mặc dầu có nhiều khuyết điểm, Hoa kỳ có một thể chế dân chủ đủ mạnh để vượt qua những giai đoạn sóng gió ( * )
......

Tình trạng nhân quyền VN và Kiến nghị của các Tổ Chức đệ trình LHQ chuẩn bị cho kỳ kiểm điểm nhân quyền UPR 2019

Bảy Tổ chức Việt Nam và quốc tế đã phối hợp soạn thảo và đệ nạp Ban Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát của Liên Hiệp Quốc hồ sơ về thực trạng nhân quyền Việt Nam và kiến nghị các điểm cho kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát đối với nước thành viên CHXHCNVN được ấn định sẽ diễn ra ngày 22/01/2019 tới đây. Xin giới thiệu quí độc giả hồ sơ và kiến nghị nêu trên. BBT web Việt Tân. —– Hồ sơ đệ trình đến Ban Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát của Liên Hiệp Quốc về Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của các tổ chức ACAT, Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Anh Em Dân Chủ. Tổ Chức Theo Dõi Luật Sư Quyền Canada (Lawyer’s Rights Watch Canada), Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Phong Trào Lao Động Việt và Đảng Việt Tân để được cứu xét trong phiên họp thứ 32 của Ban Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát năm 2019 Tháng 7 năm 2018 Giới thiệu 1. ACAT, Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Anh Em Dân Chủ, Tổ Chức Theo Dõi Luật Sư Quyền Canada, Phóng viên Không Biên giới, Phong trào Lao động Việt, và Đảng Việt Tân chào đón cơ hội đóng góp vào chu kỳ thứ ba của tiến trình Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát về nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chúng tôi gửi báo cáo này về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, liên quan đến tự do biểu đạt và việc tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam cùng với các khuyến nghị của chúng tôi với Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) cho Phiên họp thứ 32 của Nhóm Công tác Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 1 năm 2019. 2. Trong lần Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận 182 trong số 227 khuyến nghị. Tuy nhiên, mặc dù chính phủ Việt Nam chấp nhận các khuyến nghị trong các lãnh vực tiếp tục tham gia các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến nhân quyền và hợp tác với quốc tế về nhân quyền, họ tiếp tục nhận được những lời chỉ trích từ quốc tế vì họ càng ngày càng giới hạn những quyền cơ bản kể cả quyền tự do biểu đạt và tự do thông tin. Đáng chú ý nhất, Nghị viện châu Âu đã thông qua hai Nghị quyết khẩn cấp về việc bắt giữ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và nhà báo Nguyễn Văn Hoá vào Tháng 6 năm 2016 và Tháng 12 năm 2017. Hơn nữa, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy Tiện (UNWGAD) đã phán quyết ủng hộ một số kiến ​​nghị được đệ trình thay mặt cho các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền. Nhóm Công tác lưu ý rằng những trường hợp được đệ trình với UNWGAD có thể là những chỉ dấu của sự “giam giữ lan rộng và có hệ thống hoặc sự tước đoạt tự do nghiêm trọng xâm phạm đến các quy định của luật pháp quốc tế có thể cấu thành tội ác chống nhân loại”. [1] 3. Từ năm 2014, chính phủ Việt Nam đã hạn chế nghiêm trọng quyền tự do căn bản về biểu đạt và thông tin. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc đàn áp nghiêm trọng các nhà báo, blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền trong hai năm qua. Nội dung đệ trình này sẽ khảo sát các vấn đề chính sau: Tước đoạt tự do ngôn luận và thông tin Hạn chế tự do báo chí Tăng cường các cuộc tấn công kỹ thuật số Thu hẹp xã hội dân sự Bức hại các nhà báo, blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền Tước Đoạt Tự Do Ngôn Luận và Thông Tin 4. Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận một số đề nghị về việc thúc đẩy và bảo vệ tự do ngôn luận trên mạng và ngoài mạng trong Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát lần trước (số 145, số 146, số 153 và số 158); tuy nhiên họ đã không tôn trọng quyền tự do ngôn luận mà lại ban hành những luật mới tước đoạt quyền tự do thông tin và biểu đạt. 5. Hơn nữa, cần lưu ý rằng chính phủ Việt Nam đã không cho phép các thủ tục khiếu nại cá nhân liên quan đến Nghi thức Tuỳ ý đối với ICCPR (Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị). Điều này ngăn cản Ủy ban Nhân quyền trong việc tiếp nhận những khiếu nại cá nhân về việc nhà cầm quyền Việt Nam không đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến ICCPR. Luật An Ninh Mạng 6. Việc Quốc hội Việt Nam thông qua luật “an ninh mạng” vào tháng 6 năm 2018 có thể tác động nghiêm trọng và hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin trực tuyến. Luật an ninh mạng nhằm mục đích bảo vệ chống lại “âm mưu hoặc việc sử dụng không gian mạng để làm tổn hại đến chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.” Đáng chú ý, ngôn ngữ mơ hồ và bao quát này có thể tạo điều kiện lạm dụng bởi những người ban hành luật. 7. Điều 8 của luật an ninh mạng xác định các hành vi bị cấm là “đăng tải, chuẩn bị và phổ biến những thông tin trên không gian mạng” mà nó có thể “phá vỡ an ninh hoặc trật tự công cộng” hoặc được coi là “tuyên truyền chống nhà nước”. Ngôn ngữ bao quát nhắc đến tuyên truyền chống lại Nhà nước trước đó đã được sử dụng để hạn chế quyền tự do ngôn luận. Tự Do Thông Tin 8. Nhà cầm quyền Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị nhằm bảo vệ và bảo đảm sự tôn trọng quyền tự do thông tin (số 149). Mặc dù đã có cam kết này, Quốc hội Việt Nam vẫn thông qua Luật Tiếp cận Thông tin vào tháng 4 năm 2016 nhằm hạn chế quyền truy cập thông tin. Hơn nữa, luật này còn cho phép nhà chức trách trừng phạt các cá nhân nào đã chia sẻ thông tin công cộng được coi là quan trọng của nhà nước. 9. Điều 6 của Luật Tiếp cận thông tin ngăn cản công dân Việt Nam truy cập các tài liệu của chính phủ và cơ quan nhà nước cho đến khi chúng được xem xét và giải mật bởi chính quyền. Công dân không được phép nhận thông tin theo các lĩnh vực rộng lớn bao gồm chính trị, kinh tế và công nghệ (Kỹ Thuật). 10. Điều 11 của pháp luật ngăn cản cá nhân cung cấp hoặc thu thập thông tin có thể được coi là “chống đối Nhà nước” hoặc “làm suy yếu chính sách đoàn kết” cũng như làm tổn hại đến “danh dự, nhân phẩm hoặc danh tiếng, hoặc gây thiệt hại tài sản cho cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức”. Ngôn ngữ mơ hồ trên sẽ tạo cơ hội cho nhà cầm quyền Việt Nam từ chối cung cấp thông tin hoặc truy tố những cá nhân nào đã thu thập hoặc phổ biến thông tin quan trọng của nhà nước. Hạn Chế Tự Do Báo Chí 11. Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận một số khuyến nghị (số 144, số 156, số 159) để quảng cáo phương tiện truyền thông miễn phí và cho phép các phương tiện truyền thông ngoài nhà nước hoạt động trong Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát trước đó. Mặc dù vậy, chính phủ Việt Nam đã thắt chặt sự kìm kẹp trong lĩnh vực truyền thông và đã ban hành những bộ luật nhằm hạn chế việc công bố những thông tin chính xác. 12. Những ký giả làm báo in và Truyền Thanh/Hình đều đã phải chịu sự chi phối và kiểm soát hoàn toàn từ đảng cộng sản Việt Nam. Cơ quan truyền thông của nhà nước còn biến thể sang truyền thông điện tử như những trang mạng hay truyền thông đại chúng cá nhân như Facebook và Twitters nên đã đưa đến sự vươn rộng tầm kiểm soát của cơ quan truyền thông nhà nước đến toàn ộng đồng mạng. Luật Báo Chí 13. Nhà cầm quyền Việt Nam đã thông qua một dự luật về báo chí vào tháng 4/2016. Ngoài việc duy trì quyền kiểm soát toàn bộ báo chí của nhà nước, nó còn bao gồm thêm trách nhiệm của phóng viên và Hội Ký giả phải tuân theo đường hướng chỉ đạo và quan đìểm của đảng cộng sản. Bộ luật cũng còn bao gồm thêm những điều khoản cấm kỵ đối với sinh hoạt của báo giới. 14. Điều khoản 4 của Bộ luật báo chí ấn định rằng đường hướng của báo chí phải là “tiếng nói của đảng và của các cơ quan nhà nước, những tổ chức chính trị xã hội, những chuyên gia chính trị xã hội, những tổ chức xã hội và những tổ chức chuyên môn trong xã hội, vì vậy phải phối hợp xuất bản cùng với đảng cộng sản và những cơ quan, tổ chức trong đảng. 15. Điều 8 của bộ luật có đề cập đến vai trò và quyền hạn của Hội Ký Giả Việt Nam, nhấn mạnh việc ký giả chịu sự kiểm soát từ nhà nước. Điều luật này mô tả rõ những sinh hoạt mà Hội Ký Giả VN được phép thay vì cho phép Hội được hoạt động tự trị. Hơn nữa, Điều luật này còn nhấn mạnh rằng cương vị của Hội Ký Giả VN là “nhằm phối hợp hoạt động với các cơ quan nhà nước để tuyên truyền và phổ biến Luật Báo Chí”. Điều này rõ ràng cho thấy sự thiếu vắng những cơ quan truyền thông độc lập hoặc những Hội Ký Giả vì tất cả Ký Giả phải họp tác với nhà nước. 16. Đáng quan tâm nhất là Điều 9 của bộ luật nói rằng báo chí bị cấm không được ngay cả “in ấn và phổ biến trên truyền thanh/truyền hình hay trên mạng những thông tin” được xem là chỉ trích nhà nước, cũng như những thông tin có thể dẫn đến “sự chia rẽ giai cấp xã hội, giữa nhân dân và chính quyền” hoặc “xúc phạm đến tổ quốc và những anh hùng dân tộc”. Điều khoản này của bộ luật bo chí cũng ngăn cấm ký giả không được tường thuật những vấn đề chính trị nhạy cảm hay phổ biến những quan điểm chống đối nhà nước. 17. Thêm nữa, Điều 57 nhấn mạnh rằng bất cứ ký giả hoặc cơ quan truyền thông nào phổ biến những thông tin có nội dung bị coi là vi phạm điều 9 thì sẽ bị thu hồi thẻ hành nghề (Ký Giả). 18. Điều 38 của Luật Báo Chí cũng nói rằng các ký giả và các cơ quan truyền thông bắt buộc phải tiết lộ xuất xứ của nguồn tin khi được yêu cầu bởi một “Giám Sát Trưởng”, “Chánh Án” hoặc một viên chức nào có quyền hạn tương đương. Gia Tăng Các Cuộc Tấn Công Kỹ Thuật Số 19. Trong lần Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát vào năm 2014, nhà cầm quyền Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị liên quan đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trực tuyến (Số 154 và 155). Tuy nhiên, sau đó, chính quyền đã tạo ra các luật mới và tìm ra chiến thuật để ngăn chặn thông tin trực tuyến và truy cập thông tin riêng tư và an toàn bằng cách buộc các công ty nước ngoài thiết lập các máy chủ nhằm lưu trữ dữ liệu tại VN theo luật bản xứ. 20. Nhà cầm quyền VN đã thông qua một luật an ninh mạng kêu gọi các trung tâm dữ liệu được thu thập và lưu trữ trong nước. Điều 26 của bộ luật yêu cầu các tổ chức nước ngoài phải thiết lập các máy chủ lưu trữ dữ liệu tại địa phương và đặt các văn phòng tại Việt Nam. Luật này buộc các công ty internet nước ngoài phải hoạt động theo luật pháp Việt Nam, cung cấp dữ liệu người sử dụng theo yêu cầu từ đó có thể cho các cơ quan này khả năng truy cập và kiểm duyệt dữ liệu và thông tin của người sử dụng. 21. Các Dư Luận Viên (DLV) của nhà cầm quyền đã mở các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) trên các trang web và ứng dụng di động, khiến các trang web và ứng dụng không thể tiếp cận được với dân chúng nói chung. Vào tháng 5 năm 2016, các tin tặc được nhà nước bảo trợ đã bắt đầu một cuộc tấn công DDoS trên một ứng dụng di động được sử dụng để khuyến khích người dùng điện thoại thông minh thể hiện quan điểm chính trị của họ trước cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam. [2] Một trang web do các nhóm xã hội dân sự Việt Nam dẫn đầu đánh dấu kỷ niệm một năm về cuộc khủng hoảng cá Formosa ngoài khơi miền Trung Việt Nam đã bị DDoS tấn công thường xuyên sau khi ra mắt vào tháng 3 năm 2017. Các cuộc tấn công DDoS đã ngăn cản người dùng tại Việt Nam truy cập thông tin và như vậy quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin của người VN đã bị vi phạm trắng trợn. 22. Một điều quan tâm đặc biệt là thông báo của một vị tướng Việt Nam vào tháng 12 năm 2017 rằng một lực lượng đặc nhiệm có tên “Lực lượng 47” đã được sử dụng để chống lại thông tin mà các cơ quan chức năng coi là sai hoặc phê phán nhà nước. Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Cục trưởng Bộ Chính trị Quân sự Việt Nam, cho biết, Quân đoàn mạng internet (Cyberarmy) đã “sẵn sàng chiến đấu chống lại quan điểm sai lầm trong mỗi giây, phút và giờ.” [3] 23. Vào năm 2017, nhà cầm quyền Việt Nam đã gửi cho Google một số yêu sách đòi xóa hơn 6.000 video trên Youtube trích dẫn lý do “an ninh quốc gia” hoặc “phê bình chính phủ”. [4] Phần lớn các yêu cầu đến từ các cơ quan chính phủ, báo hiệu việc quy định của chính phủ Việt Nam liên quan đến nội dung đã được đăng tải trên các trang mạng được sử dụng bởi cư dân mạng Việt Nam. 24. Với Facebook trở thành nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên cố gắng kiểm duyệt Facebook trong những thời gian có biến chuyển chính trị nhạy cảm cao. Trong các cuộc biểu tình sau cuộc khủng hoảng cá Formosa ở miền Trung VN, nhà cầm quyền liên tục ngăn chặn việc truy cập vào Facebook ở những khu vực mà các cuộc biểu tình công khai có thể xảy ra. [5] 25. Chính quyền cũng đã làm việc với các công ty viễn thông để chặn các tin nhắn nếu người dùng điện thoại di động gửi tin nhắn chứa các từ cụ thể như “biểu tình” (phản đối) hoặc “bầu” (bỏ phiếu) vào tháng 5 năm 2016 khi cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam diễn ra sau Cuộc khủng hoảng cá Formosa. [6] Đàn Áp Các Nhà Báo, Blogger Và Các Nhà Bảo Vệ Nhân Quyền 26. Chính phủ Việt Nam chấp nhận các khuyến nghị để bảo vệ và cung cấp một môi trường thuận lợi cho công việc của các nhà báo, các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền (số 149, số 167). Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng chấp nhận các khuyến nghị sửa đổi Bộ luật hình sự của mình để bảo đảm không thể áp dụng một cách tùy tiện để hạn chế quyền tự do ngôn luận và phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế (số 34, số 150, số 156 , Số 157, số 166). Mặc dù vậy, chính quyền đã đưa ra một cuộc đàn áp chính trị chưa từng có vào năm 2017, bắt giữ, lưu đày hoặc ban hành lệnh bắt giữ hơn 25 blogger, nhà báo công dân và các nhà đấu tranh ôn hoà. Nhiều người đã bị kết án tù dài hạn. Luật Hình Sự 2015 27. Quốc hội Việt Nam đã thông qua một Bộ luật hình sự mới để thay thế Bộ luật hình sự năm 1999 vào tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018. Mặc dù Bộ luật hình sự đã được thay đổi, nhiều bài báo mơ hồ trích dẫn an ninh quốc gia và được sử dụng tùy tiện để bắt giữ các nhà đấu tranh và các nhà bảo vệ nhân quyền vẫn còn tồn tại. 28. Điều 109 (trước đây là Điều 79) về “các hoạt động chống nhà nước” đã được áp dụng cho các nhà bảo vệ nhân quyền cao cấp, nhiều người trong hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức đã đào tạo và giáo dục mọi người về các quyền cơ bản của công dân. Trong những năm gần đây, hội Anh Em Dân Chủ (Brotherhood for Democracy) đã đưa ra các chiến dịch hỗ trợ nạn nhân bị cướp đất và ngư dân bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng môi trường Formosa. Nhiều thành viên trong hội – bao gồm Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trổi, Trương Minh Đức, Trần Thị Xuân, và Nguyễn Văn Túc – đã bị kết án tù dài hạn đến 15 năm dưới hình phạt này. Nhóm báo cáo đặc biệt (Special Rapporteur) nói về tình hình của các nhà bảo vệ nhân quyền, Chủ tịch hiện tại của Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện và Báo cáo viên đặc biệt về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do có ý kiến ​​và ngôn luận thúc giục chính phủ Việt Nam không bắt bớ hoặc bịt miệng các nhà hoạt động xã hội dân sự sau cuộc xét xử sáu thành viên của hội Anh Em Dân Chủ vào tháng 4 năm 2018. [7] 29. Các nhà bảo vệ nhân quyền đáng chú ý khác và các nhà báo công dân vẫn bị giam vì tội “hoạt động chống nhà nước” bao gồm Trần Huỳnh Duy Thức, bị kết án 16 năm tù, cộng 5 năm quản thúc tại gia; Hồ Đức Hòa, bị kết án 13 năm tù, cộng 5 năm quản thúc tại gia; và Nguyễn Đăng Minh Mẫn, bị kết án 8 năm tù, cộng 5 năm quản thúc tại gia. UNWGAD đã ban hành các phán quyết ủng hộ ba nhà hoạt động nhân quyền nêu trên, quyết định rằng việc giam giữ họ đã vi phạm quyền tự do ý kiến ​​và biểu đạt. Lê Đình Lượng, một nhà tổ chức cộng đồng cũng bị buộc tội thực hiện “các hoạt động chống nhà nước”, vẫn còn bị tạm giam từ tháng 7 năm 2017. 30. Nhiều blogger cũng đã bị bắt và bị kết án tù dài hạn vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (được đổi thành Điều 117 của Bộ luật hình sự năm 2015). Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hoá, Trần Thị Nga, Phan Kim Khánh và Trần Hoàng Phúc bị bắt giữ từ năm 2016 đến năm 2017 và đã bị kết án tù tối đa 10 năm tù. Những người nói trên là những blogger cũng đã làm việc với nhiều tổ chức truyền thông độc lập khác nhau, làm việc để báo cáo về cuộc khủng hoảng môi trường Formosa. Các chuyên gia về nhân quyền của LHQ đã truyền tải sự lo lắng của họ tời các nhà chức trách của Việt Nam, nói rằng “bỏ tù các bloggers và các nhà đấu tranh về việc làm chính đáng của họ để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề sức khỏe môi trường là không thể chấp nhận được.” [8] 31. Cựu tù nhân kiêm luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân đã mô tả các điều kiện nhà tù là “khắc nghiệt” nơi mà các nhà bảo vệ nhân quyền bị cầm tù với “kẻ giết người, cướp, người bị bệnh nặng.” [9] Cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu cho biết ông bị tra tấn, tống tiền và buộc phải làm nô lệ. Ông bị khủng bố và bị đánh đập, và bị cùm trong một nhà tù đen và hôi thối mà không có nước để sử dụng trong 10 ngày. Nhà đấu tranh về quyền đất đai Trần Thị Thúy, hiện đang thụ án tám năm, đã bị từ chối điều trị một khối u trong tử cung gây đau đớn như tra tấn. Cô đã được cho biết rằng cô sẽ không được điều trị y tế trừ khi cô “thú nhận” những tội ác mà cô đã bị kết án. 32. Đặc biệt lưu ý, blogger Phạm Minh Hoàng đã bị tước quốc tịch gốc và bị trục xuất khỏi Việt Nam vào tháng 6 năm 2017. Hoàng, người trước đây đã trải qua 17 tháng tù vì “hoạt động chống nhà nước”, bị ép lôi ra khỏi nhà và trục xuất sang nước Pháp. Sự phán quyết để tước đi quốc tịch của Phạm Minh Hoàng vào tháng 5 năm 2017 dựa trên quan điểm chính trị của ông đã vi phạm Điều 15 của Tuyên ngôn Nhân quyền, khẳng định rằng không có cá nhân nào bị tước đoạt quốc tịch một cách tùy tiện. 33. Hơn nữa, các nhà bảo vệ nhân quyền và các blogger cũng liên tục bị quấy rối bởi chính quyền địa phương. Kể từ khi được thả, nhà hoạt động nhân quyền Đỗ Thị Minh Hạnh thường bị công an địa phương quấy nhiễu và đe dọa. Cô đã bị tấn công vào tháng 11 năm 2015 sau một cuộc họp với các công nhân từ một công ty để hỗ trợ chiến dịch về sự công nhận quyền bồi thường của người lao động. Gần đây nhất vào tháng 6 năm 2018, nhà của gia đình Minh Hạnh ở Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã bị ném đá ba lần vào giữa đêm trong hai tuần. Sự cố mới nhất vào ngày 30 tháng 6 liên quan đến các thiết bị nổ được ném gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngôi nhà của họ. [10] Trước khi bị bắt, Mục sư Nguyễn Trung Tôn và bạn của ông bị bắt cóc và tấn công bởi những người đàn ông mặc đồng phục vào tháng 2 năm 2017. Họ bị buộc phải rời khỏi xe ở Quảng Bình và bị đưa đến một vùng xa xôi của tỉnh Hà Tĩnh lân cận, đánh đập ở chân và bàn chân bằng một thanh sắt. Họ bị cướp tất cả đồ đạc và quần áo của họ và bị bỏ rơi bởi những kẻ tấn công. Hai người này được tìm thấy vào sáng hôm sau bởi những người dân địa phương và đã giúp họ trở về nhà của Mục sư Tôn ở tỉnh Thanh Hóa.  Tương tự, nhà báo công dân và nhà bảo vệ nhân quyền Trần Minh Nhật có nhà ở Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng cũng bị ném đá thường xuyên trong tháng 1 và tháng 2 năm 2016, khiến nhà hoạt động bị ném đá vào đầu. Trước đó, các vụ mùa của gia đình ông đã bị đầu độc và những kẻ côn đồ ủng hộ chính phủ đốt cháy các nhà máy khô bên cạnh nhà ông. Những sự cố thường xuyên như quấy rối và đe dọa tạo ra một môi trường rất bất lợi cho các nhà báo công dân và các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Kiến Nghị 34. Việc phê chuẩn các công cụ quốc tế Phê chuẩn Công ước Phụ của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị cho phép Ủy ban Nhân quyền nhận được các khiếu nại cá nhân liên quan đến chính phủ Việt Nam không đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến ICCPR. 35. Tình trạng tự do ngôn luận và thông tin bị tước đoạt Loại bỏ ngôn ngữ không rõ ràng và mơ hồ trong luật “an ninh mạng” có thể được sử dụng để hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin trực tuyến. Loại bỏ các luật được sử dụng để hạn chế quyền tự do ngôn luận hoặc hội họp dưới sự bảo vệ của “an ninh quốc gia”. Bảo đảm pháp luật liên quan đến việc tiếp cận thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về tự do thông tin. 36. Tình trạng tự do báo chí bị hạn chế Truyền thông Việt Nam nên độc lập từ nhà nước để đa dạng hóa bối cảnh truyền thông và cho phép các tổ chức truyền thông độc lập khác nhau hoạt động. Xóa bỏ các điều khoản trong luật báo chí nói rằng vai trò của báo chí là “tiếng nói của Đảng”. Hiệp hội nhà báo Việt Nam (và bất kỳ tổ chức nào khác đại diện cho báo chí) phải là một tổ chức độc lập với nhà nước và duy trì chức năng truyền thống của báo chí như đệ tứ quyền và làm việc như là cơ quan giám sát các tổ chức xã hội. Các nhà báo phải được phép báo cáo về tin tức chính trị nhạy cảm và bao gồm các quan điểm rất quan trọng của nhà nước để sản xuất các bài báo tin tức công bằng. Các quy trình pháp lý thích hợp phải được tuân thủ để giúp các nhà báo và các tổ chức mới bảo vệ nguồn tin của họ. 37. Tình trạng gia tăng các cuộc tấn công kỹ thuật số Loại bỏ luật “an ninh mạng” buộc các công ty nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam và tuân thủ các luật tùy tiện trong nước có thể dẫn đến việc chia sẻ dữ liệu và thông tin của người sử dụng. Chấm dứt Lực Lượng 47 để ngăn chặn bất kỳ hình thức quấy rối hoặc đe dọa trực tuyến nào và bảo đảm rằng quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin mạng cũng được tôn trọng. Dừng làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ internet trong nước với mục đích chặn các trang web và tin nhắn trong thời gian nhạy cảm về mặt chính trị. 38. Tình trạng bức hại các nhà báo, blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền Loại bỏ các quy định không rõ ràng của Bộ luật hình sự năm 2015 thường được sử dụng để bắt giữ và kết án các nhà báo, blogger và nhân viên bảo vệ nhân quyền với án tù dài. Bảo đảm rằng việc đối xử với các tù nhân hoàn toàn tuân thủ các điều kiện được quy định trong ‘Nguyên tắc Bảo vệ Bất Cứ Ai dưới bất kỳ hình thức tạm giam hoặc giam cầm nào”, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phê chuẩn 43/173 ngày 9 tháng 12 năm 1988. Khôi phục lại quyền công dân của Phạm Minh Hoàng, người đã bị tước quốc tịch đơn thuần chỉ vì hành xử quyền tự do ngôn luận và lập hội của mình. Trả tự do cho tất cả các nhà báo công dân, các blogger, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động tôn giáo và xã hội ngay lập tức và vô điều kiện. Từ đầu, lý ra họ đã không bao giờ phải bị giam giữ. Tiến hành các cuộc điều tra độc lập về sự quấy rối và đe doạ của các nhà hoạt động. —– [1] https://www.ohchr.org/Documents/Issues/Detention/Opinions/Session78/A_HRC_WGAD_2017_26.pdf [2] https://viettan.org/en/ahead-of-national-assembly-election-vietnamese-authorities-resort-to-ballot-stuffing-on-independent-platform-for-political-expression/ [3] https://rsf.org/en/news/vietnams-cyber-troop-announcement-fuels-concern-about-troll-armies [4] https://transparencyreport.google.com/government-removals/by-country/VN?4-hl=en&country_request_amount=group_by:totals;authority:VN&lu=country_request_amount&country_item_amount=group_by:reasons;authority:VN [5] https://techcrunch.com/2016/05/17/facebook-blocked-in-vietnam-over-the-weekend-due-to-citizen-protests/ [6] http://viettan.org/en/vietnam-cyber-dialogue/ [7] https://www.ohchr.org/en/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=22937&LangID=E [8] https://www.ohchr.org/en/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=22696&LangID=E [9] http://www.advocatenvooradvocaten.nl/10810/vietnam-interview-with-le-quoc-quan/ [10] https://www.amnesty.org/en/press-releases/2018/07/viet-nam-authorities-must-protect-activist-from-mob-attacks/ Nguồn: https://viettan.org/tinh-trang-nhan-quyen-vn-va-kien-nghi-cua-cac-to-chuc-de-trinh-lhq-chuan-bi-cho-ky-kiem-diem-nhan-quyen-upr-2019/
......

Hà Nội, Berlin thương lượng trả Trịnh Xuân Thanh về Đức ?

Một nguồn tin thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam cho TAZ biết Hà Nội và Berlin đang thương lượng đưa ông Trịnh Xuân Thanh trả lại Đức. Các quan chức của Việt Nam và Đức đang thương lượng việc trả lại Trịnh Xuân Thanh, người mà Berlin cáo buộc bị mật vụ Việt bắt cóc hồi năm ngoái, trong bối cảnh Hà Nội muốn đạt được một hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu. Nhật báo TAZ của Đức cho biết các quan chức chính phủ của Việt Nam đã gặp các quan chức của Đức tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Berlin hôm 1/11 để bàn thảo việc trả lại cựu quan chức ngành dầu khí đã bị Hà Nội kết 2 án chung thân hồi đầu năm nay cho phía Đức. Nhật báo quốc gia duy nhất của Đức nói họ biết tin về cuộc đàm phán từ giới thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam. Theo nguồn tin này, cuộc thương lượng được thực hiện theo lời mời của chính phủ Đức. Phái đoàn Việt Nam tham gia đàm phán tại Bộ Ngoại giao Đức hôm 1/11 do một thứ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn đầu. TAZ không nêu tên vị thứ trưởng này nhưng theo Thoibao.de, người dẫn đầu đoàn Việt Nam là ông Bùi Thanh Sơn. Ông Sơn chính là người tới tham dự buổi lễ Quốc khánh Đức ngày 5/10 tại Hà Nội, nơi Đại sứ Đức Christian Berger nói sẽ thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Đức ngày càng phát triển tích cực. Vào tháng 9 năm ngoái, Đức đã tuyên bố tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sau khi Việt Nam bắt cóc ông Thanh tại Berlin ngày 23/7/2017 nhưng Hà Nội nói rằng ông Thanh tự về đầu thú. Trước khi bị bắt cóc, ông Thanh đang xin tị nạn tại Đức. Sau khi “trở về đầu thú”, ông Thanh bị đưa ra tòa xử và bị tuyên hai án tù chung thân cho tội danh tham ô và quản lý kém gây thất thoát tài sản nhà nước. Ông Thanh bị cho là làm thất thoát hơn 3.000 tỷ đồng trong thời gian làm chủ tịch PVC, một công ty của tập đoàn dầu khí Việt Nam. Đức đã yêu cầu Việt Nam trao trả lại ông Thanh sau vụ bắt cóc mà Đức nói là vi phạm luật pháp nước này. Theo nguồn tin từ phía Việt Nam mà TAZ có được, vấn đề trả ông Thanh trở lại Đức đang gây tranh cãi tại Hà Nội. “Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương Việt Nam đang gây áp lực để trả Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức. Họ biết rằng đây là cách duy nhất để phục hồi toàn diện quan hệ giữa hai nước. Nhưng các quan chức cao cấp về nội vụ muốn ngăn chặn điều này bằng mọi giá,” nguồn tin thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam cho TAZ biết. Vẫn theo nguồn tin này, những người ngăn chặn bao gồm những người có liên quan đến vụ bắt cóc và cho rằng Đức đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với họ. Theo Tổng Công tố viện Liên bang Đức, ông Thanh gần như chắc chắn bị đưa ra khỏi khu vực Schengen của liên minh châu Âu bởi một chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Điều này cũng đang làm mối quan hệ giữa Việt Nam và Slovakia căng thẳng khi Slovakia yêu cầu Hà Nội giải thích liệu họ có bị phía Việt Nam lợi dụng để tiến hành vụ bắt cóc hay không. Việt Nam hiện đang theo đuổi hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, trong đó Đức và Slovakia là những thành viên. Hiệp định này được cho là sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 3,2 tỷ USD vào năm 2020 và khoảng 7,2 tỷ USD vào năm 2030. Hôm 17/10, Ủy ban châu Âu ở Brussels đã phê duyệt hiệp định này. Nhưng để hiệp định được chính thức thông qua, cần phải có sự phê chuẩn của các nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu./.
......

Đàm phán Mỹ-Tàu và số phận của Việt Nam

Cuộc đàm phán này liệu có thành công hay không là một câu hỏi mà cả thế giới quan tâm. Để thấy xem nó có khả năng thành công hay không thì xin mời mọi người cùng Nam phân tích sự việc này. Bản chất của cuộc chiến tranh thương mại này không chỉ với mục đích là Mỹ muốn đòi lại công bằng thương mại mà Mỹ còn muốn nhiều vấn đề khác như: Lấy lại vị thế nước Mỹ như ông Trump đã nói. Đòi độc lập cho Đài Loan, và xa hơn là chia nhỏ Tàu. Phế bỏ sự bành trướng của Tàu ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và trên thế giới như chiến dịch xâm lược bằng bẫy nợ, chiến dịch vành đai, con đường. Phá bỏ việc Tàu ăn cắp trí tuệ của Mỹ và thế giới. Trước khi cuộc gặp này diễn ra, Trump đã cứng rắn nói rằng sẽ áp thuế lên tất cả các mặt hàng Tàu xuất khẩu sang Mỹ. Đây là một đòn hù dọa để chiếm ưu thế trên bàn đàm phán nhằm đạt được mục đích trên. Các mục đích trên và một số mục đích nữa mà Nam chưa rõ nằm trong yêu cầu của Trump. Nếu Tập Cận Bình đồng ý với yêu cầu của Trump thì cũng chết, không đồng ý cũng chết. Nếu đồng ý thì tránh được việc bị áp thuế nhưng phải rút sự bành trướng ở Biển Đông, phải công nhận Đài Loan độc lập, phải phá sản các chiến dịch bành trướng xâm lược của mình. Việc công nhận Đài Loan sẽ làm cho Tàu suy yếu đi rất nhiều và Đài Loan sẽ là tấm gương cho các nước đang là vùng tự trị của Tàu như Nội Mông, Tây Tạng...và cả Việt Nam nữa. Nếu rút tầm ảnh hưởng ở các vùng biển chiếm đóng và phá sản các kế hoạch bành trướng thì đây cũng là một thiết hại rất lớn về kinh tế, phá sản chiến lược cũng như vị thế của Tàu. Còn nếu Tàu không đồng ý thì chấp nhận ăn thuế lên tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ và ăn thêm nhiều lệnh trừng phạt, cấm vận nữa. Tàu đã phải trả giá rất lớn cho việc làm ăn gianh manh của mình. Mới chỉ có gói 50 tỷ USD và 10% của 200 tỷ USD hàng hóa mà nền kinh tế Tàu đã khủng hoảng như vậy thì gói 267 tỷ USD và 15% của gói 200 tỷ kia bồi thêm thì nền kinh tế Tàu sẽ ra sao? Nam cũng chưa hình dung nổi bộ phim đó. Có lẽ Tập Cận Bình chỉ biết ôm mặt khóc. Và giờ Mỹ cùng các đồng minh cũng đã và đang cô lập Tàu thêm ở mọi mặt trận. Từ kinh tế, chính trị cho đến quân sự của Tàu đều bị bao vây và chĩa súng vào đầu. Vậy nên cuộc đàm phán lần này rất khó cho Tàu. Khả năng cao là sẽ không thành công. Ngoài việc kiện lên Liên Hợp Quốc kêu oan thì chẳng có ai bênh vực Tàu cả ngoài mấy thằng đàn em như Việt cộng. Nga hiện giờ cũng đang bị Trump gạ gẫm trước khi đàm phán với Tàu. Khổ thế đấy. Giải pháp nào cho việc này? Tập Cận Bình nói quân đội sẵn sàng chiến đấu ư? Nếu không nói về vũ khí hạt nhân thì quân sự Tàu chỉ là cọ hổ giấy, chẳng nhằm nhò gì với Mỹ và đồng minh. Với lại Tàu đang bị bao vây trên chính sân nhà của mình, ngay gần lãnh thổ nước mình và nguy cơ Tàu trở thành chiến trường là rất cao. Và ông Việt Nam nếu cứ đà này thì cũng vậy thôi. Về số phận của Việt Nam thì rõ ràng. Nếu bên anh Trọng mà cứ tiếp tục bám đít Tàu để giữ chế độ thì cái hậu quả phải gánh chịu từ kinh tế, quân sự đến chính trị là rất thảm khốc . Chi tiết các vấn đề này Nam đã nói rồi ở nhiều bài trước. Bị áp thuế, cấm vận, trừng phạt. Sự tháo chạy khỏi nền kinh tế, có thề có đảo chính hay sụp đổ chế độ là điều khó có thể tránh được nếu cứ bám đít Tàu. Mỹ chưa sờ đến Việt Nam thôi vì là nước bé và cũng chưa gây cản trở gì nhiều cho Mỹ ngoài mấy việc là sân sau rửa hàng hóa cho Tàu để xuất khẩu giúp Tàu nhằm trốn thuế và một số hành động thân Tàu tẩy chay đồng USD. Chứ còn tất cả chỉ là đu dây mà thôi nên Mỹ không e ngại Việt Nam nhiều. Haizz. Kịch hay còn nhiều lắm.
......

Một Trump, Tập đã lùng bùng. Nay thêm Trump nữa tiêu tùng Tập ma

Xin chúc mừng ông Jair Bolsonaro, hay còn gọi là Trump Brasil, sau khi thoát chết do bị kẻ gian đâm vào ngày 06/9/2018 phải đưa tới bệnh viện trong tình trạng "gần như đã chết" thì nay ông đã thắng lợi giòn giã trước ứng viên của đảng Lao động Brazil (PT) cánh tả Fernando Haddad để trở thành tổng thống thứ 38 của xứ sở Samba. Như vậy, châu Mỹ La tinh đã trở nên bất lợi cho Trung cộng khi Brasil đã có một tổng thống kiểu Trump đó là ông Jair Bolsonaro. Cũng như ông Trump Mỹ, Trump Brasil cũng rất cứng rắn với Trung cộng khi mới ra ứng cử. Trump Brasil đã có những tuyên bố và hành động đối đầu với Trung cộng trong khi vận động tranh cử như sau: 1►. Bắc Kinh không được phép sở hữu đất đai Brazil và kiểm soát các ngành công nghiệp chính; 2►. Ông chống lại việc bán tài sản của công ty điện lực sở hữu nhà nước Centrais Eletricas Brasileiras SA (Eletrobras) vì lo lắng Trung cộng sẽ thắng thầu, Brasil sẽ dần ngã vào "vòng tay" của Trung cộng; 3►. Tháng 02/2018, Trump Brasil còn bạo hơn Trump Mỹ khi là ứng viên Tổng thống Brasil đầu tiên đến thăm Đài Loan kể từ năm 1970. ... Trong lúc các quốc gia thuộc khu vực Mỹ La tinh đang chào đón các khoản đầu tư, mua sắm hàng hóa từ Trung cộng thì Trump Brasil lại làm điều trái ngược. Trong khi trước đây, dưới thời bà tổng thống thứ 36 là bà Dilma Rousseff thuộc đảng Công nhân, Trung cộng đã trở thành đối tác thương mại số 01 của Brasil với kim ngạch thương mại hai chiều không ngừng tăng theo cấp số nhân. Trong tháng 5/2015, Lý Khắc Cường đã đến Brasil để ký với bà Dilma Rousseff hàng loạt thỏa thuận thương mại và đầu tư giữa Trung cộng và Brasil, trong đó có hứa hẹn việc Trung cộng đang lên kế hoạch dành cho Brasil khoản đầu tư lên tới 53 tỷ USD khiến bà tổng thống Dilma Rousseff sướng phát khóc phải thốt lên "Trung cộng và Brasil đang đóng vai trò tiên phong trong công cuộc xây dựng một trật tự xã hội mới". Giống hệt như tay Nguyễn Minh Triết sang Cu Ba thốt lên "Cu Ba ngủ Việt Nam thức canh" vậy. Khi bà tổng thống Dilma Rousseff đình chỉ chức vụ ngày 12/5/2016 để phục vụ công tác điều tra với tội danh "đã có những hành vi phi pháp nhằm che đậy sự thâm hụt ngân sách, vi phạm các quy định về điều hành, quản lý đất nước" và vào ngày 01/9/2016 bà bị chính thức phế truất để nhường ghế lại cho ông Michel Temer, người từng là đồng minh quan trọng của bà Dilma. Tiếp bước bà Dilma, ông Michel Temer cũng đã tích cực đẩy Brasil ngã vào "vòng tay" Trung cộng, bằng chứng là đã nâng thương mại 2 chiều giữa Trung cộng và Brasil đạt mức 75 tỷ USD trong năm 2017. Cũng như 02 đời tổng thống tiền nhiệm, ông Temer cũng lại dính dáng đến tham nhũng, ngày 20/9/2017, Tòa án Tối cao Brasil đã bỏ phiếu thông qua việc đưa ông Temer ra xét xử trong một phiên tòa tại Quốc hội. Theo quyết định của tòa, ông Temer bị cáo buộc tham gia vào một đường dây nhận hối lộ với số tiền lên tới 175 triệu USD để đổi lấy việc tạo thuận lợi cho công ty Caixa Económica ký hợp đồng với Petrobras. Đến đây chúng ra đã rõ tại sao ông trùm CIA, nay là ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa tuyên bố "Trung cộng đã dùng tiền để mua chuộc quan chức nước ngoài làm lũng đoạn chính trị toàn cầu", hay nói cách khác, chính Trung cộng đã mang chàm đi trét lên tay quan chức nước ngoài để bắt cóc, ép buộc họ phải lệ thuộc vào Trung cộng. Cứ nhìn sang Malaysia, các nước châu Phi,... và ngay Việt Nam sẽ rõ. Tính từ năm 2003 đến nay, Trung cộng đã đầu tư 124 tỷ USD vào Brasil, chủ yếu vào dầu mỏ, khai thác mỏ, năng lượng và nông nghiệp. Nay ông Trump II là ông Jair Bolsonaro lên làm tổng thống thứ 38 của Brasil thì ông Trump Mỹ có thêm đồng minh kháng Trung và bà tổng thống Đài Loan Thái Anh văn có thêm chiến hữu chống Tập. Một Trump Mỹ mà Tập Cận Bình sắp chết tới nơi, nay có thêm Trump xứ Samba thì Tập sao sống được hết năm 2019. Vận đen nối tiếp vận đen, khá khen cho Nguyễn Phú Trọng vẫn một mực trung thành với Tập Cận Bình để được sớm chết thay cho chủ./.  
......

Dân biểu Quốc hội EU: Nhân quyền phải đứng đầu lịch trình!

Nữ dân biểu Nghị viện châu Âu Jude Kirton-Darling (thuộc Đảng Lao động Anh Quốc), sau khi tham dự buổi điều trần công khai về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam tại Brussels, đã trình bày những nhận định của bà trong bài viết "Liên minh châu Âu (EU) không thể hài lòng với một thỏa hiệp tồi tệ với Việt Nam" https://www.euractiv.com/section/global-europe/opinion/the-eu-doesnt-have-to-settle-for-a-bad-deal-with-vietnam/ Tư thế là thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế Quốc hội châu Âu (INTA) của DB Kirton-Darling cho thấy đòi hỏi của bà "nhân quyền phải được tôn trọng phải luôn luôn là ưu tiên hàng đầu trong lịch trình của chúng ta", trước cả thương mại và địa chính trị,  sẽ có ảnh hưởng lớn trong việc phê chuẩn EVFTA của Quốc hội. Cho tới nay, hai đối tác phụ trách việc đàm phán, thảo văn bản, rà xét pháp lý và ký văn bản (chưa phải là ký kết thực sự của Hội đồng EU) là Ủy ban Châu Âu (cơ quan hành pháp của Liên minh Châu Âu) và nhà cầm quyền Việt Nam, đã cố sức trình bày những khía cạnh tưởng như tốt đẹp về thương mại và cả địa chính trị, cũng như gây cảm tưởng là việc ký kết đang diễn ra tốt đẹp. Nhưng sự phê chuẩn cuối cùng của Quốc hội châu Âu còn tùy thuộc sự xét đoán của 751 dân biểu. Trong đầu bài viết, DB Kirton-Darling đã đưa Nhân quyền vào đúng vị trí quyết định cho vận mạng EVFTA của nó. Điều này phù hợp với đòi hỏi của 10 vị dân biểu hiện diện trong buổi điều trần qua những câu hỏi và chỉ trích gay gắt của họ, về sự thành hình của văn bản EVFTA bất kể tình trạng nhân quyền VN sa sút trầm trọng trong những năm vừa qua (1). Thất bại của “Hiệp định Hợp tác và Đối tác toàn diện VN-EU” (PCA/ký năm 2012) và 7 cuộc Đối thoại Nhân quyền hàng năm giữa EU và VN, là chứng cớ cho sự thiếu sót của văn bản EVFTA hiện tại. DB Kirton-Darling đã tinh tế đưa ra hình ảnh người đại diện duy nhất của xã hội dân sự Việt Nam được phép lên tiếng trong buổi điều trần, TS Nguyễn Quang A, giữa một loạt đông đảo những đại diện doanh nghiệp, phái đoàn VN của Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh, phái đoàn của Đại sứ VN Vũ Anh Quang, và phái đoàn của ông Nicolas Audier, đại diện Phòng Thương Mại Âu châu tại Việt Nam Euro Cham (2). DB Kirton-Darling cũng mô tả những khó khăn TS Quang A đã phải can đảm vượt qua hầu có mặt tại buổi điều trần, để lưu ý các đồng nghiệp của bà đừng đánh giá tình trạng nhân quyền tại VN dựa vào lý do TS Quang A đã rất chừng mực và tránh dùng những chỉ trích gay gắt (ông còn phải trở lại và sống tạiVN), mà càng cần phải chú tâm đến điểm tối thiểu trong số những điểm mà TS Quang A kêu gọi: Nếu EU muốn đảm bảo tiến bộ về quyền con người và quyền lao động ở Việt Nam thì EU phải đòi hỏi Việt Nam phê chuẩn trước (3 Công ước ILO) như là một điều kiện tiên quyết (cho việc EU phê chuẩn Hiệp định Thương mại). Để củng cố lời kêu gọi này, DB Kirton-Darling đưa ra chi tiết về số phận của hai người đã tranh đấu bảo vệ quyền biểu tình của công nhân và để bảo vệ môi trường: cô Đỗ thị Minh Hạnh và anh Hoàng Đức Bình. Phản bác mạnh mẽ lập luận "chúng ta nên hành xử một cách dè dặt và kiềm chế để không đòi hỏi Việt Nam quá nhiều về nhân quyền, bởi vì nếu làm như thế thì cuối cùng chúng ta có thể đẩy Việt Nam vào quỹ đạo Trung Quốc”. DB Kirton-Darling nhắc tới bằng chứng mà “VETO! Mạng lưới những Người Bảo vệ Nhân quyền” đã nêu ra trong bản lập trường chính thức (Position Paper, phần Addendum): năm 2016, để được gia nhập TPP, Việt Nam đã từng nhượng bộ Hoa kỳ, chấp nhận một loạt các cam kết chi tiết về quyền lao động, bao gồm các cuộc cải cách luật cụ thể. Điều này khiến DB Kirton-Darling kết luận, không việc gì Liên minh châu Âu phải thua thiệt đàm phàn để chấp nhận cái văn bản EVFTA hiện tại, với những điều khoản về nhân quyền, quyền người lao động, yếu đến nỗi không một ai trong xã hội dân sự tại EU hayViệt Nam có thể xem trọng nó. Quá hiển nhiên EVFTA là nỗ lực muốn được quốc tế tôn trọng của nhà cầm quyền Việt Nam, vậy Việt Nam hãy có những chỉ dấu tích cực chứ không thể chỉ hứa qua loa, không đứng đắn. Sự quyết liệt của các dân biểu châu Âu hiện diện trong buổi điều trần 10/10/2018 (1) có vẻ đã đưa tới chiều hướng làm việc mới của Ủy ban châu Âu. Theo Tuyên bố chung ngày 19/10/2018 của Ủy viên Thương mại Cecilia Malmström và Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, Trần Tuấn Anh, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (3) "Ủy ban châu Âu và Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện đúng thời gian và có hiệu quả cả hai hiệp ước (FTA và IPA) và đang hợp tác chặt chẽ để xác định những phần thực hiện các cam kết có thể cần được chú ý đặc biệt. Về mặt này, Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị kế hoạch thực hiện để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo FTA, và Ủy ban châu Âu sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật những cải cách và điều chỉnh cần thiết. Cả hai bên công nhận mức quan trọng  của chương trình Thương mại và Phát triển bền vững trong FTA, và đồng ý cùng nhau thúc đẩy những nỗ lực trong lĩnh vực này, bao gồm việc phê chuẩn các Công ước cơ bản nổi bật của ILO". Mọi người hãy về và làm "bài tập ở nhà" của mình là lời của ông Bernd Lange, chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Quốc hội châu Âu (INTA) kết thúc buổi điều trần về EVFTA ngày 10/10/2018. Ảnh hưởng của cuộc điều trần cũng như bài viết của DB Kirton-Darling chứng minh sự cộng hưởng của các Xã hội dân sự tự do tại VN và các hội/mạng lưới bảo vệ Nhân quyền quốc tế, đương nhiên tìm được đồng minh nơi Quốc hội Liên minh châu Âu. Điều này không có nghĩa, quyết định của đa số trong 751dân biểu đã rõ ràng. Nhà cầm quyền VN và Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra một số đề nghị để nhằm gây ảnh hưởng tích cực lên các dân biểu. Phía người dân Việt Nam cần có những người, những nhóm Xã hội dân sự, theo dõi thật sát tình hình, phân tích những điểm lợi hại, thu thập bằng chứng và chuyển đến những dân biểu Quốc hội Liên minh châu Âu, hoặc, nếu cần, với sự cộng tác của những hội /nhóm hành động tại hải ngoại thực sự có khả năng. Hiện nay một bài phân tích và phản biện những "khẳng định" rất bỉ ổi trong bài diễn thuyết tại buổi điều trần của ông Thứ trưởng Khánh rất cần. Một bài phân tích mạch lạc và một phản biện có cơ sở. Thái độ của các dân biểu Quốc hội Liên minh châu Âu có lẽ được tóm gọn rõ nhất  trong lời phát biểu của DB Werner Langen (Đức), Đảng EPP Nhân dân Châu Âu (đảng lớn nhất trong QH), Chủ tịch (DASE) Phái đoàn quan hệ với các nước Đông Nam Á và Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN: … là dân biểu quốc hội EU, tôi không có quyền cũng chẳng có bổn phận phê bình đường lối chính trị cơ bản của VN, dù chính sách độc đảng của quí vị không thích hợp với mô hình dân chủ của chúng tôi. Nhưng, như DB Lochbihler đã trình bày rõ ràng, Quốc hội EU chúng tôi muốn EVFTA thành công, muốn ủng hộ EVFTA, chính vì vậy chúng tôi muốn đưa ra những điều kiện tiên quyết để có sự bảo đảm về Nhân quyền, về quyền của người lao động và an sinh xã hội… " ________ Lời bàn: Sau tất cả những cuộc cầu nguyện, những bài viết châm biếm, những mong đợi một thế lực từ một nước khác giúp có sự thay đổi đường lối chính trị tại VN, cũng như những lời giận dữ đổ tội cho quốc tế những năm qua, tình trạng VN vẫn ngày càng èo uột. Chậm nhưng còn hơn không, đã đến lúc phải bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng nội lực, dành thời gian cho những mục tiêu rõ ràng có thể với tới, chia chặng đường làm nhiều đọan,  mới có hy vọng đạt tới mục đích cuối cùng. (1) https://boxitvn.blogspot.com/2018/10/gia-tri-nhan-quyen-trong-buoi-ieu-tran.html#more (2) Euro Cham đã có mặt tại Brussels với gần 20 đại diện các doanh nghiệp từ 8 tới 18/10/2018 để cổ võ cho việc ký kết và phê chuẩn EVFTA https://www.eurochamvn.org/node/17695 (3) http://trade.ec.europa.eu/doclib/press/index.cfm?id=1928 T.Q.
......

Vì sao Slovakia trừng phạt Việt Nam nặng hơn cả Đức?

Rõ ràng là vòng quay của bánh xe lịch sử đã cố ý chơi khăm chính thể độc đảng ở Việt Nam và những kẻ bắt cóc: chẵn một năm sau thời điểm Chính phủ Đức tuyên bố tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam bởi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một quốc gia khác nằm trong khối Liên minh châu Âu là Slovakia còn trừng phạt mạnh tay hơn cả thế: tạm ngừng quan hệ với Việt Nam! Đóng băng quan hệ! “Quan hệ song phương Việt Nam-Slovakia sẽ bị đóng băng cho đến khi Slovakia nhận được lời giải thích khả tín từ Hà Nội về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Slovakia Boris Gandel nói với hãng thông tấn nhà nước TASR hôm 19/10, trong một phản ứng trước lời kêu gọi của đảng Tự do và Đoàn kết đối lập (SaS) đòi phải trục xuất đại sứ Việt Nam (VOA). Điều trớ trêu là nếu có thời Đức còn bị giới quan chức Việt Nam xem là ‘tư bản phương Tây’ và ‘theo đuôi Mỹ’, thì Slovakia lại luôn được Hà Nội khen tặng danh hiệu ‘đối tác thân thiện’ hoặc ‘đối tác tin cậy’ của Việt Nam, trong đó hàm ý nguồn gốc xuất thân của Slovakia từ ‘khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em’, tức Tiệp Khắc ở Đông Âu, trước khi Liên Xô chính thức tan rã vào năm 1990. Nhưng bước sang thế kỷ 21 và vào lúc này đây, ngay cả quá khứ được xem là khắng khít về ý thức hệ cũng chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Bạn sẽ nghĩ sao nếu bạn bị một kẻ nào đó lợi dụng bạn để lén lút giấu một nạn nhân bị bắt cóc ngay trong nhà bạn? Chính phủ và cả thể diện quốc gia Slovakia đã trở thành nạn nhân thứ hai - bị lợi dụng như thế. Chính sự thật khó tưởng tượng đó - nhưng từ đầu tháng Tám năm 2018 đến nay đã được các cơ quan cảnh sát và công tố của Slovakia phối hợp với Đức tìm ra nhiều bằng chứng về vụ ‘vận chuyển Trịnh Xuân Thanh’ qua sân bay Bratislava của Slovakia vào tháng Bảy năm 2017 - đã khiến Quốc hội Slovakia thực sự công phẫn và lên án, gây áp lực đủ mạnh đối với chính phủ của Thủ tướng Peter Pellegrini để phải có những biện pháp ngoại giao đủ nghiêm khắc đối với những kẻ bắt cóc, cho dù vào tháng Năm năm 2018 ông Peter Pellegrini còn lắc đầu với báo chí quốc tế trước câu hỏi Slolvakia có dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nhưng sau hai tháng điều tra của cảnh sát và công tố Skovakia, đến đầu tháng Mười năm 2018 Thủ tướng Peter Pellegrini đã lần đầu tiên tuyên bố “Việt Nam sẽ nhận lãnh các hậu quả về ngoại giao do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây ra”(báo Pravda.sk ngày 2/10/2018). “Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng. Nếu thật sự Slovakia đã bị lợi dụng và phái đoàn Việt Nam đã lạm dụng một chuyến thăm để đưa một công dân của mình từ Slovakia ra khỏi khu vực Schengen – ra ngoài khối Liên minh châu Âu, thì sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng mà Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia đã thông báo. Và chúng tôi sẽ phản ứng rất mạnh đối với Việt Nam, bởi vì không thể tưởng tượng được rằng một quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU) có thể thực hiện các hoạt động như vậy tại một nước thành viên của EU, một nước thành viên của khối NATO [khối quân sự Bắc Đại Tây Dương]” - Thủ tướng Pellegrini tuyên bố. Nhưng với hàng triệu người đang hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp là nạn nhân của một chế độ Việt Nam dung dưỡng cho nạn tham nhũng kinh hoàng từ trên xuống dưới và đàn áp hầu hết tiếng nói và hành động phản ứng về tình trạng bất công ấy, và đặc biệt là với hàng trăm người hoạt động nhân quyền mà mỗi người đã phải chịu cảnh bị công an mặc thường phục bắt cóc ít ra vài ba lần, chẳng có gì là khó tưởng tượng. Giới hạn của sự kiên nhẫn “Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi…” - tờ Frankfurter Allgemeine Zeitungn của Đức mô tả như thế trong một bài báo tường thuật vào ngày 3/8/2018. Đó là một phát giác mới: chính cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Trong khi đó, vụ Tòa án Thượng thẩm Berlin ở Đức đưa ra xử vụ án Nguyễn Hải Long tham gia vào đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã làm dày hẳn hồ sơ chứng cứ của vụ này: để được hưởng mức án giảm nhẹ chỉ còn 3 năm 10 tháng tù giam, Nguyễn Hải Long đã khai sạch toàn bộ các ‘đạo diễn’ và ‘diễn viên’ Việt Nam đã tổ chức và thực hiện vụ bắt cóc Thanh tại Berlin vào tháng Bảy năm 2017. Nhưng cũng như người Đức, chính phủ và Bộ Ngoại giao Slovakia đã khá kiên nhẫn để chờ câu trả lời từ Bộ Chính trị và chính phủ Việt Nam về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’ cho vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Song từ tháng Năm đến cuối tháng Bảy năm 2018, đại sứ Việt Nam tại Slovakia là Dương Trọng Minh đã chỉ một mực “Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt tại Slovakia” - lối thanh minh được quy chiếu bởi phát ngôn của Bộ Công an Việt Nam về ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’. Đến lúc đó, Slovakia bắt đầu mất dần kiên nhẫn. Sau khi báo chí Đức và Slovakia tung loạt bài điều tra về thực chất Trịnh Xuân Thanh đã bị ‘vận chuyển’ qua sân bay Bratislava, đến tháng chín năm 2018 Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak đã tuyên bố không bổ nhiệm đại diện ngoại giao của Slovakia tại Hà Nội - hành động phản ứng cứng rắn đầu tiên và làm tiền đề cho hậu quả ‘tạm ngừng quan hệ với Việt Nam’ sẽ xảy ra chỉ một tháng sau đó. Còn sau khi Ngoại trưởng Miroslav Lajcak một lần nữa hối thúc Việt Nam phải trả lời vụ Trịnh Xuân Thanh trong cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại New York vào cuối tháng Chín năm 2018, cho đến nay “Bộ Ngoại giao Slovakia hiện vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía Việt Nam sau cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao hai nước ở New York gần đây” - theo lời phát ngôn viên Gandel của Slovakia. “Slovakia là một quốc gia nghiêm túc và sẽ có hành động ngoại giao nghiêm khắc đối với Việt Nam ngay khi những nghi ngờ nghiêm trọng mà Việt Nam đang đối mặt được xác nhận đầy đủ và chính thức”, TASR dẫn lời ông Gandel nói. Đã có một điểm tương đồng đặc biệt trong cơn địa chấn mang tên Trịnh Xuân Thanh: cả hai cơ quan cảnh sát Đức và Slovakia đều tạm kết thúc giai đoạn đầu tiên về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong vòng khoảng 2 tháng, tuy khác nhau về thời gian. Với người Đức là từ tháng Tám đến tháng Mười năm 2017, còn với Slovakia là từ tháng Tám đến tháng Mười năm 2018. Sau 2 tháng điều tra, Viện Công tố Slovakia đã ra quyết định bắt đầu tiến hành truy tố hình sự (khởi tố) về vụ án dùng chuyên cơ chính phủ Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen. Hai cảnh sát (hộ tống phái đoàn công an cấp cao do Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu) đã khai với cơ quan điều tra Slovakia rằng họ đã nhìn thấy một người đàn ông Việt Nam, có lẽ là Trịnh Xuân Thanh, bị kéo lết lên chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Quyết định bắt đầu tiến hành truy tố hình sự (khởi tố) về vụ án ‘dùng chuyên cơ chính phủ Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen’ của Viện Công tố Slovakia cho thấy vụ Trịnh Xuân Thanh đã không thể chìm xuồng ở Slovakia theo cách mà giới chóp bu Việt Nam hết sức mong muốn. Một số thông tin cho biết trước đó đã có những ‘vận động’ từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam và cả những hứa hẹn ‘sẽ tạo môi trường thuận lợi về đầu tư và thương mại ở Việt Nam cho Slovakia’, nhưng đã không được chính phủ của Thủ tướng Peter Pellegrini hồi đáp. Quyết định khởi tố vụ án Trịnh Xuân Thanh của Viện Công tố Slovakia cũng cho thấy quan điểm của những lãnh đạo cấp cao nước này là lạnh lẽo và cứng rắn hơn nhiều so với những gì thể hiện trước đó với giới chóp bu Việt Nam, và chiều hướng của ngành tư pháp Slovakia là rất có thể sẽ dẫn tới một phiên tòa lớn để xét xử những quan chức Slovakia dính líu đến vụ ‘tiếp tay cho bắt cóc’, theo cách mà Tòa án Thượng thẩm Berlin vào tháng Tư năm 2018 đã mở phiên tòa xử Nguyễn Hải Long. Những giả thiết về kịch bản chế tài ngoại giao của Slovakia đối với Việt Nam - như ‘hạ cấp ngoại giao’, triệu hồi đại sứ của Slovakia về nước (hiện tại chỉ là Đại biện lâm thời), và tuyên bố trục xuất Đại sứ của Việt Nam tại Slovakia về nước - té ra là không xa sự thật. Nhưng với tuyên bố ‘tạm ngừng quan hệ với Việt Nam’, Slovakia còn trừng phạt nặng nề hơn cả thế. Sự kiên nhẫn đã chạm vào giới hạn cuối cùng của nó. Sự thể cay đắng và quá bỉ mặt đối với giới chóp bu Việt Nam là động tác trừng phạt của Slovakia lại xảy ra đúng vào thời gian Việt Nam đang rất kỳ vọng rằng EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- châu Âu) sẽ được Hội đồng châu Âu chấp thuận cho Ủy ban châu Âu chính thức ký kết vào cuối năm 2018. Nhưng với tốc độ lan truyền chóng mặt của cơn địa chấn mang tên Trịnh Xuân Thanh từ Đức sang Slovakia và lan ra cả Pháp, Ba Lan, Nga…, chẳng có gì chắc chắn là Nghị viện châu Âu - mà các nghị viện Đức, Pháp, Slovakia, Ba Lan đều là những thành viên - sẽ dễ dàng phê chuẩn EVFTA cho dù hiệp định này có được ký chăng nữa./.
......

Slovakia tạm ngừng quan hệ với Việt Nam

Quan hệ song phương Việt Nam-Slovakia sẽ bị đóng băng cho đến khi Slovakia nhận được lời giải thích khả tín từ Hà Nội về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Slovakia Boris Gandel nói với hãng thông tấn nhà nước TASR hôm 19/10, trong một phản ứng trước lời kêu gọi của đảng Tự do và Đoàn kết đối lập (SaS) đòi phải trục xuất đại sứ Việt Nam. Theo lời phát ngôn viên Gandel, Bộ Ngoại giao Slovakia hiện vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía Việt Nam sau cuộc họp của bộ trưởng ngoại giao hai nước ở New York gần đây. “Slovakia là một quốc gia nghiêm túc và sẽ có hành động ngoại giao nghiêm khắc đối với Việt Nam ngay khi những nghi ngờ nghiêm trọng mà Việt Nam đang đối mặt được xác nhận đầy đủ và chính thức”, TASR dẫn lời ông Gandel nói. Trước đó trong ngày, đảng Tự Do và Đoàn kết kêu gọi Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Miroslav Lajcak trục xuất đại sứ của Việt Nam. “Chính phủ Việt Nam đã trắng trợn lợi dụng Slovakia để bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh, sử dụng lãnh thổ của chúng ta và thậm chí cả máy bay của chính phủ Slovakia để vận chuyển ông ta. Dù chính phủ Việt Nam không thể giải thích làm thế nào mà Trịnh Xuân Thanh đi từ Đức về Việt Nam, nhưng đã có sự đánh lạc hướng một cách hệ thống cả chính phủ lẫn công chúng Slovakia thông qua đại sứ nước này, trong lúc chối bỏ trách nhiệm trong vụ bắt cóc”, hãng thông tấn nhà nước dẫn lời Nghị sĩ Martin Klus thuộc đảng SaS nói. Truyền thông Slovakia cho biết vào đầu tháng này, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak đã chất vấn Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ông nói rằng những giải thích trước đây của Việt Nam về vụ này “không thỏa đáng” và cảnh báo Việt Nam về “hậu quả” của vụ này, đồng thời yêu cầu Hà Nội phải “nhanh chóng làm rõ mọi nghi ngờ để khôi phục lòng tin lẫn nhau trong quan hệ song phương”. Doanh nhân-công chức nhà nước Trịnh Xuân Thanh bị tình báo Việt Nam bắt cóc tại Đức vào tháng 7 năm ngoái trong lúc đang xin tị nạn tại Đức. Các nhà điều tra sau đó phát hiện ông Thanh đã được chở đến Slovakia và được đưa lên chiếc chuyên cơ mà chính phủ Slovakia cho phái đoàn quan chức cấp cao mượn, rồi từ đó bay sang Nga và về Việt Nam. Phía Việt Nam nói ông Thanh tự ra đầu thú, sau đó kết án ông hai án tù chung thân về tội tham ô vào đầu năm nay./.
......

Việt Nam: Hãy hủy bán án khắc nghiệt đối với ông Lê Đình Lượng

Nhà Hoat Động Dân Chủ Đối Đầu Với Bản Án Tù 20 Năm (Bangkok, 17/10/2018) – Ngày hôm nay tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) đã lên tiếng: “Việt Nam cần đảo ngược bản án đã tuyên đối với ông Lê Đình Lượng, một nhà hoạt động lâu năm bảo vệ môi trường và đòi hỏi dân chủ, và trả tự do ngay cho ông Lê Đình Lượng.” Phiên xử phúc thẩm dự trù diễn ra vào ngày 18/10/2018 tại Nghệ An. Ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc HRW nói “Bản án 20 năm tù của ông Lê Đình Lượng là một trong những bản án nặng nề nhất trong chiến dịch trấn áp những nhà hoạt động dân chủ của nhà nước. Đây là một cơ hội để toà án điều chỉnh sự sai trái này, và làm rõ sự khác biệt giữa việc chỉ trích chính phủ và đe dọa an ninh quốc gia, và bảo vệ quyền tự do phát biểu của người dân.” Ông Lê Đình Lượng, 53 tuổi, đã bị bắt vào Tháng 7/2017 và bị cáo buộc tội danh “hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Toà Án Nhân Dân tỉnh Nghệ An trước đây dự trù phiên xử vào ngày 30/7/2018 nhưng đã hoãn lại vào giờ chót. Mặc dầu là một phiên toà công khai, chỉ có vợ của ông Lê Đình Lượng và người em trai của ông được phép hiện diện trong phòng xử. Các nhà ngoại giao muốn tham dự cũng đã bị cấm vào. Vào ngày 16/8, Toà Án Nhân Dân đã tuyên án 20 năm tù cho ông Lượng, một bản án tù đặc biệt dài, cộng với 5 năm quản chế với nhiều giới hạn khắc nghiệt về di chuyển. Trong một động thái bất thường, Toà đã tuyên án dài hơn thời gian mà công tố Nghệ An đề nghị là 17 năm. Ông Lê Đình Lượng đã tham gia nhiều hoạt động mà nhà cầm quyền Việt Nam cho là không thể chấp nhận được, bao gồm việc phản đối liên quan đến tôn giáo và môi trường. Ông Lượng đã tham gia nhiều cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, kể cả việc phản đối công ty thép Formosa Hà Tĩnh, một công ty Đài Loan, xả thải ra biển làm ô nhiễm bãi biển miền Trung Việt Nam, gây ra cái chết hàng loạt của hải sản và tàn phá môi trường. Truyền thông của công an và quân đội liên tục lên án ông Lê Đình Lượng là một kẻ “phản động nguy hiểm” có liên hệ với Việt Tân, một đảng chính trị có trụ sở tại Hoa Kỳ. Vụ xử của ông Lượng đã nêu lên nhiều quan ngại về vấn đề xử án công bằng. Vào Tháng 8/2017, công an đã bác bỏ yêu cầu để luật sư Hà Huy Sơn bào chữa cho ông Lượng. Công an đã nói rằng một người bị nghi ngờ vi phạm an ninh quốc gia không được có luật sư trước khi việc điều tra đã kết thúc theo Điều 58 (vào thời điểm đó, mà bây giờ trở thành Điều 74) Bộ Luật Hình Sự. Ông Lượng đã không được phép có luật sư bào chữa mãi cho tới đầu Tháng 7. Vào ngày 17/7, con dâu của ông Lượng, cô Nguyễn Thị Xoan, đã cho phóng viên của tổ chức Defend the Defenders biết là gia đình đã không được cung cấp tin tức gì về ông Lượng kể từ ngày ông bị bắt. Quyền tự do phát biểu và quyền được có luật sự bào chữa hiện hữu trong Hiến Pháp Việt Nam, trong Truyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam đã ký kết. Toà Phúc Thẩm phải trả tự do tức khắc cho ông Lượng và những nhà hoạt động khác đã bị giam cầm sai trái và cho phép họ phát biểu quan điểm một cách ôn hoà. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Cộng Đồng Châu Âu, và nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) đã kêu gọi chính phủ Việt Nam phải bảo đảm ông Lượng và những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền khác được xét xử công bằng như được công nhận trong luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế. “Một bản án 20 năm tù vì biểu tỏ quan điểm ôn hoà là quá đáng”, ông Robertson nói. “Phát biểu ủng hộ hay chống đối quan điểm của chính phủ đúng ra phải được coi là chuyện bình thường. Trường hợp này cho thấy quan niệm thật sự của Việt Nam về thế nào là pháp quyền.”  
......

Toàn văn bài phát biểu của phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence về Trung Quốc tại viện Hudson

Phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence phát biểu về Trung Quốc tại viện Hudson, thủ đô Washington DC ngày 4 tháng 10 năm 2018. Sau đây là toàn văn bài phát biểu, xin được gửi đến bạn đọc Việt Nam. …………………. Cám ơn Ken (Kenneth R. Weinstein, chủ tịch Viện Hudson – người dịch) vì lời giới thiệu hào phóng đó. Xin chào các thành viên ban trị sự, Tiến sĩ Michael Pillsbury, các vị khách quý, và toàn thể mọi người, những người, đúng với sứ mệnh của mình, “nghĩ về tương lại theo những cách không bình thường” – thật vinh dự khi được quay trở lại Viện Hudson. Trong hơn một nửa thế kỷ, viện này đã tận tụy “thúc đẩy an ninh, thịnh thượng, và tự do toàn cầu. Và tuy Hudson đã thay đổi bản quán trong nhiều năm qua, có một điều vẫn nhất quán: Các vị vẫn luôn quảng bá sự thật quan trọng rằng sự lãnh đạo của Mỹ luôn soi đuốc mở đường. Hôm nay, tôi gửi lời chúc mừng từ một nhà tiên phong cho sự lãnh đạo của nước Mỹ trong cũng như ngoài nước – vị tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump. Ngay từ thời kỳ đầu của chính quyền này, Tổng thống Trump đã xem mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc và với Chủ tịch Tập là một ưu tiên. Ngày 6 tháng 4 năm ngoái, Tổng thống Trump chào đón Chủ tịch Tập đến Mar-A-Lago. Ngày 8 tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Trump thăm Bắc Kinh, nơi nhà lãnh đạo Trung Quốc đón tiếp ông nồng hậu. Hơn 2 năm qua, tổng thống của chúng ta đã gầy dựng mối quan hệ cá nhân bền chặt với vị chủ tịch của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và họ hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quan tâm chung, quan trọng nhất là phi phạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nhưng hôm nay tôi xuất hiện trước các bạn vì người dân Mỹ xứng đáng được biết… ngay khoảnh khắc này, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn bộ chính quyền, sử dụng các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như tuyên truyền, để thúc đẩy sự ảnh hưởng và gặt hái lợi ích ở Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng áp dụng sức mạnh này theo những cách chủ tâm hơn bao giờ hết, để áp đặt sự ảnh hưởng và can thiệp vào chính sách và chính trị nội bộ của đất nước chúng ta. Dưới thời chính quyền của chúng tôi, chúng tôi đã tiến hành những hành động quyết liệt để đáp trả Trung Quốc bằng sự lãnh đạo của Mỹ, áp dụng những nguyên tắc và chính sách mà những người trong khán phòng này chủ trương từ lâu. Trong “Chiến lược An ninh quốc gia” được Tổng thống Trump công bố tháng 12 năm ngoái, ông mô tả một thời kỳ mới của “sự cạnh tranh nước lớn”. Các quốc gia nước ngoài đã bắt đầu “tái áp đặt sự ảnh hưởng của họ ở khu vực và toàn cầu”, và họ đang “thách thức lợi thế địa chính trị (của nước Mỹ) và cố gắng thay đổi trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho họ”. Trong chiến lược này, Tổng thống Trump đã nêu rõ rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thông qua một chiến lược mới với Trung Quốc. Chúng ta tìm kiếm mối quan hệ trên cơ sở công bằng, có đi có lại và tôn trọng chủ quyền, và chúng ta thực hiện hành động dứt khoát để đạt mục tiêu đó. Như Tổng thống đã nói năm ngoái trong chuyến thăm của ông đến Trung Quốc, “chúng ta có cơ hội tăng cường mối quan hệ giữa hai đất nước chúng ta và cải thiện cuộc sống của công dân hai nước chúng ta”. Tầm nhìn tương lai của chúng ta được vun bồi trên những thời kỳ tốt đẹp nhất giữa hai nước trong quá khứ, khi Mỹ và Trung Quốc liên lạc với nhau trên tinh thần cởi mở và hữu nghị… Khi đất nước non trẻ của chúng ta tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới sau thời kỳ chiến tranh Cách mạng, người Trung Quốc chào đón những tàu buôn Mỹ chất đầy nhân sâm và lông thú… Khi Trung Quốc chịu đựng những sự sỉ nhục và bóc lột trong thời kỳ được gọi là “Thế kỷ Ô nhục” của họ, nước Mỹ từ chối tham gia, và chủ trương chính sách “Mở cửa”, để chúng ta có thể giao thương công bằng hơn với Trung Quốc và duy trì chủ quyền của họ… Khi những nhà truyền giáo Mỹ rao giảng tin mừng đến những vùng đất Trung Quốc, họ sửng sờ trước nền văn hóa sâu đậm của những người cổ xưa nhưng đầy sức sống, và không chỉ truyền bá đức tin, họ còn thành lập một trong số những ngôi trường đại học đầu tiên và ưu tú nhất của Trung Quốc… Khi Đệ nhị Thế chiến nổ ra, chúng ta sát cánh như những đồng minh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc… Và sau cuộc chiến đó, Mỹ bảo đảm Trung Quốc trở thành thành viên Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và là một nước tham gia định hình vĩ đại của thế giới thời hậu chiến. Nhưng không lâu sau khi lên nắm quyền vào năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu theo đuổi chủ nghĩa bành trướng chuyên chế. Chỉ 5 năm sau khi hai quốc gia là chiến hữu, chúng ta đã chiến đấu lại với nhau, trên những ngọn núi và thung lũng ở bán đảo Triều Tiên. Thân phụ của tôi đã chứng kiến chiến sự trên những tiền tuyến tự do. Ngay cả cuộc chiến tranh Triều Tiên bạo tàn cũng không thể làm giảm đi mong muốn của đôi bên nhằm khôi phục các mối quan hệ gắn bó lâu đời. Bất hòa của Hoa Kỳ với Trung Quốc chấm dứt năm 1972, và ngay sau đó, chúng ta thiết lập lại quan hệ ngoại giao, bắt đầu mở cửa nền kinh tế cho nhau, và các trường đại học Mỹ bắt đầu đào tạo một thế hệ kỹ sư, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và cán bộ Trung Quốc mới. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chúng ta cho rằng một Trung Quốc tự do là không thể tránh khỏi. Ngập trong sự lạc quan, vào đầu thế kỷ 21, Mỹ đã đồng ý cho Bắc Kinh tiếp cận với nền kinh tế của chúng ta, và đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Các chính quyền trước đây đưa ra lựa chọn này với hy vọng tự do ở Trung Quốc sẽ mở rộng dưới mọi hình thức – không chỉ về mặt kinh tế, mà cả mặt chính trị, với sự tôn trọng mới dành cho các nguyên tắc tự do cổ điển, tài sản tư nhân, tự do tôn giáo và toàn thảy vấn đề nhân quyền… nhưng hy vọng này đã không được thành toàn. Giấc mơ tự do vẫn còn xa vời đối với người dân Trung Quốc. Và trong khi Bắc Kinh vẫn chỉ chót lưỡi đầu môi về “cải cách và mở cửa”, chính sách nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình giờ đây tỏ ra thiếu thành thật. Trong 17 năm qua, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần; trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Phần lớn thành công này được thúc đẩy bởi đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã sử dụng một kho chính sách không phù hợp với thương mại tự do và công bằng, trong đó thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp được ban phát vô tội vạ chỉ là một vài trong số đó. Những chính sách này đã xây dựng cơ sở sản xuất của Bắc Kinh, với hậu quả là tổn thất của các đối thủ cạnh tranh – đặc biệt là Mỹ. Hành động của Trung Quốc góp phần vào thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ mà năm ngoái đã lên đến 375 tỷ USD – gần một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của chúng ta. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần này, “chúng ta đã tái thiết Trung Quốc” trong 25 năm qua. Bây giờ, thông qua kế hoạch “Made in China 2025”, Đảng Cộng sản đã đặt mục tiêu kiểm soát 90% các ngành công nghiệp tiên tiến nhất thế giới, bao gồm robot, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo. Để giành được những đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế thế kỷ 21, Bắc Kinh đã chỉ đạo các quan chức và doanh nghiệp của mình thâu tóm tài sản trí tuệ Mỹ – nền tảng cho sự lãnh đạo kinh tế của chúng ta – bằng mọi phương tiện cần thiết. Bắc Kinh hiện yêu cầu nhiều doanh nghiệp Mỹ chuyển giao bí mật thương mại của họ để đổi lại hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Họ cũng phối hợp và tài trợ cho việc mua lại các công ty Mỹ để giành quyền sở hữu sáng tạo của những công ty này. Tệ hại nhất là các cơ quan an ninh Trung Quốc đã chủ mưu đánh cắp trọn gói công nghệ Mỹ – bao gồm các bản thiết kế quân sự tối tân. Và bằng cách sử dụng công nghệ bị đánh cắp đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lấy lưỡi cày rèn gươm trên một quy mô lớn… Chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện bằng toàn thể phần còn lại của châu Á gộp lại, và Bắc Kinh đã ưu tiên khả năng làm xói mòn lợi thế quân sự của Mỹ – trên đất liền, trên biển, trên không, và trong không gian. Trung Quốc khăng khăng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình Dương và cố gắng ngăn cản chúng ta hỗ trợ các đồng minh của mình. Bắc Kinh cũng sử dụng sức mạnh của mình nhiều hơn bao giờ hết. Tàu Trung Quốc thường xuyên tuần tra quanh quần đảo Senkaku, được quản lý bởi Nhật Bản. Và trong khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đứng trong Vườn Hồng của Nhà Trắng năm 2015 và nói rằng đất nước của ông “không có ý định quân sự hóa Biển Đông”, ngày nay, Bắc Kinh đã triển khai tên lửa chống hạm và phòng không trên một chuỗi căn cứ quân sự được xây dựng trên các đảo nhân tạo. Sự hung hăng của Trung Quốc được dịp phô bày trong tuần này, khi một tàu hải quân Trung Quốc áp sát tàu USS Decatur ở khoảng cách 41 mét khi nó tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông, buộc tàu của chúng ta phải nhanh chóng cơ động để tránh va chạm. Bất chấp sự quấy rối liều lĩnh như vậy, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và theo nhu cầu lợi ích quốc gia của chúng ta. Chúng ta sẽ không bị đe dọa; chúng tôi sẽ không rút lui. Mỹ từng hy vọng tự do hóa kinh tế sẽ thúc đẩy Trung Quốc đi đến quan hệ đối tác lớn hơn với chúng ta và với thế giới. Thay vào đó, Trung Quốc đã chọn cách xâm lăng kinh tế, điều này đến lượt nó lại thúc đẩy quân đội của họ ngày càng phát triển. Bắc Kinh cũng không hướng tới quyền tự do lớn hơn cho người dân của họ như chúng ta kỳ vọng. Có lúc, Bắc Kinh xích gần đến quyền tự do và tôn trọng nhân quyền nhiều hơn, nhưng trong những năm gần đây, họ đã quay ngoắt về phía sự kiểm soát và áp bức. Ngày nay, Trung Quốc đã xây dựng một nhà nước giám sát độc nhất vô nhị, và nó càng ngày càng mở rộng và bừa bãi – thường với sự giúp đỡ của công nghệ Mỹ. Tương tự, “Vạn lý hỏa thành của Trung Quốc” cũng ngày càng cao hơn, hạn chế đáng kể dòng chảy tự do thông tin đến với người dân Trung Quốc. Và đến năm 2020, các nhà cai trị của Trung Quốc nhắm đến việc thực thi một hệ thống Orwell dựa trên việc kiểm soát hầu hết khía cạnh của đời sống con người – với cái gọi là “điểm tín nhiệm xã hội”. Theo ngôn ngữ trong bản thiết kế chính thức của chương trình, nó sẽ “cho phép người được tín nhiệm rong chơi cùng trời cuối đất, trong khi khiến người mất uy tín không nhấc nổi một bước”. Và khi nói đến tự do tôn giáo, một làn sóng truy bức mới đang ập xuống với các Kitô hữu, Phật tử và người Hồi giáo Trung Quốc… Tháng trước, Bắc Kinh đóng cửa một trong những nhà thờ ngầm lớn nhất Trung Quốc. Trên khắp đất nước, nhà chức trách đang giật đổ thánh giá, đốt kinh thánh và cầm tù các tín hữu. Và Bắc Kinh giờ đây đã đạt được thỏa thuận với Vatican, mang lại cho Đảng Cộng sản vốn tuyên xưng vô thần một vai trò trực tiếp trong việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo. Đối với các Kitô hữu Trung Quốc, đó là những thời kỳ tuyệt vọng. Bắc Kinh cũng đang trấn áp Phật giáo. Trong thập niên qua, hơn 150 tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp của Trung Quốc đối với niềm tin và văn hóa của họ. Và ở Tân Cương, Đảng Cộng sản đã giam giữ cả triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại của chính phủ nơi họ phải chịu đựng sự tẩy não suốt ngày đêm. Những người sống sót trong các trại đã mô tả trải nghiệm của họ như một nỗ lực cố ý của Bắc Kinh để bóp nghẹt văn hóa Duy Ngô Nhĩ và dập tắt đức tin Hồi giáo. Nhưng như lịch sử chứng minh, một đất nước đàn áp những người dân của chính nó hiếm khi dừng lại ở đó. Bắc Kinh cũng đặt mục tiêu mở rộng tầm với của mình trên toàn thế giới. Như Tiến sĩ Michael Pillsbury của chính Viện Hudson đã nói, “Trung Quốc đã phản đối các hành động và mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Thật vậy, Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ riêng của mình với các đồng minh và kẻ thù của Hoa Kỳ, đi ngược lại với bất kỳ ý định hòa bình hay hảo ý nào của Bắc Kinh”. Trung Quốc sử dụng cái gọi là “ngoại giao bẫy nợ” để mở rộng ảnh hưởng của họ. Hôm nay, quốc gia đó đang cung cấp hàng trăm tỷ đô la các khoản vay cơ sở hạ tầng cho các chính phủ từ châu Á đến châu Phi đến châu Âu đến cả Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các điều khoản của các khoản vay đó dù có hay ho đến chừng nào thì cũng luôn mơ hồ và lợi ích luôn tuôn đổ về Bắc Kinh. Chỉ cần hỏi Sri Lanka, nước vay một khoản nợ khổng lồ để các công ty nhà nước Trung Quốc xây dựng một cảng biển với giá trị thương mại đáng ngờ. Hai năm trước, quốc gia đó không còn đủ khả năng thanh toán món nợ của mình nữa – vì vậy Bắc Kinh đã gây áp lực để Sri Lanka chuyển giao cảng mới trực tiếp vào tay Trung Quốc. Nó có thể sớm trở thành căn cứ quân sự tiền phương cho lực lượng hải quân biển xanh đang ngày càng phát triển của Trung Quốc. Trong chính bán cầu của chúng ta, Bắc Kinh đã giang tay cứu vớt chế độ Maduro tham nhũng và bất tài ở Venezuela, cam kết 5 tỉ đô la trong các khoản vay đáng ngờ có thể được hoàn trả bằng dầu. Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn nhất của quốc gia này, tạo gánh nặng cho người dân Venezuela với hơn 50 tỷ đô la nợ nần. Bắc Kinh cũng đang làm suy đồi nền chính trị của một số quốc gia bằng cách cung cấp sự hậu thuẫn trực tiếp cho các đảng phái và ứng viên hứa hẹn sẽ đáp ứng các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc… Và kể từ năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thuyết phục 3 quốc gia Mỹ Latinh cắt đứt quan hệ với Đài Bắc và công nhận Bắc Kinh. Những hành động này đe dọa sự ổn định của Eo biển Đài Loan – và Hoa Kỳ lên án những hành động này. Và trong khi chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục tôn trọng Chính sách Một Trung Quốc của chúng ta, như được phản ánh trong ba thông cáo chung và Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Mỹ sẽ luôn tin rằng sự đón nhận dân chủ của Đài Loan chỉ ra một con đường tốt hơn cho tất cả người dân Trung Quốc. Đây chỉ là một vài trong số những cách mà Trung Quốc đã tìm cách thúc đẩy lợi ích chiến lược của mình trên khắp thế giới, với cường độ và sự tinh vi ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các chính quyền trước đây gần như bỏ qua các hành động của Trung Quốc – và trong nhiều trường hợp, họ đã xúi giục Trung Quốc. Nhưng thời đó đã qua. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ đã bảo vệ lợi ích của chúng ta với sức mạnh được phục hồi của Mỹ… Chúng ta đã làm cho quân đội hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới hùng mạnh hơn nữa. Đầu năm nay, Tổng thống đã ký thành luật việc gia tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất kể từ thời Ronald Reagan – 716 tỷ đô la để mở rộng sự thống trị quân sự của chúng ta trong mọi chiến trường. Chúng ta đang hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân, chúng ta đang triển khai và phát triển những chiến đấu cơ và máy bay ném bom tối tân, chúng ta đang xây dựng một thế hệ tàu sân bay và tàu chiến mới, và chúng ta đang đầu tư vào các lực lượng vũ trang của chúng ta ở mức chưa từng có. Điều này bao gồm việc xúc tiến thành lập Lực lượng Không gian Hoa Kỳ để đảm bảo sự thống trị liên tục của chúng ta trong không gian, và cho phép tăng cường năng lực trong thế giới mạng để xây dựng sự răn đe với các đối thủ của chúng ta. Và theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, chúng ta cũng đang áp đặt thuế quan lên 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, với mức thuế cao nhất nhắm vào các ngành công nghiệp tiên tiến mà Bắc Kinh đang cố gắng nắm bắt và kiểm soát. Và Tổng thống cũng đã nói rõ rằng chúng ta sẽ áp thêm nhiều loại thuế nữa, với khả năng tăng hơn gấp đôi con số đó, trừ khi đạt được một thỏa thuận công bằng và có đi có lại. Hành động của chúng ta đã có tác động lớn. Thị trường chứng khoán lớn nhất Trung Quốc giảm 25% trong 9 tháng đầu năm nay, phần lớn bởi vì chính quyền của chúng ta đã chống lại những hành vi thương mại của Bắc Kinh. Như Tổng thống Trump đã nêu rõ, chúng ta không muốn thị trường của Trung Quốc phải khốn đốn. Trong thực tế, chúng ta muốn họ phát triển mạnh. Nhưng Hoa Kỳ muốn Bắc Kinh theo đuổi các chính sách thương mại tự do, công bằng và có đi có lại. Đáng buồn thay, các nhà cai trị của Trung Quốc đã từ chối đi theo con đường đó – cho đến nay. Người dân Mỹ xứng đáng biết điều đó, để đáp trả lập trường mạnh mẽ của Tổng thống Trump, Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến dịch toàn diện và phối hợp để làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Tổng thống, chương trình nghị sự của chúng ta, và những lý tưởng được trân quý nhất của quốc gia chúng ta. Hôm nay tôi muốn nói với bạn những gì chúng tôi biết về hành động của Trung Quốc – một số trong đó chúng tôi thu thập từ những đánh giá tình báo, một số trong đó đã được công chúng biết đến. Nhưng tất cả đều là sự thật. Như tôi đã nói trước đây, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn thể chính quyền để thúc đẩy ảnh hưởng của họ và gặt hái lợi ích cho họ. Họ sử dụng sức mạnh này theo cách chủ tâm và đe dọa hơn để can thiệp vào các chính sách và chính trị nội bộ của Hoa Kỳ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tưởng thưởng hoặc hăm dọa các doanh nghiệp Mỹ, các hãng phim, trường đại học, viện nghiên cứu, các học giả, nhà báo, và các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang. Tệ hại nhất, Trung Quốc đã khởi xướng một nỗ lực chưa từng có để tác động đến ý kiến công chúng Mỹ, cuộc bầu cử năm 2018, và môi trường dẫn đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020… Nói thẳng ra, sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đang có hiệu quả; và Trung Quốc muốn một Tổng thống Mỹ khác. Trung Quốc đang can thiệp vào nền dân chủ của Mỹ. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần trước, chúng tôi “phát hiện Trung Quốc đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử [giữa kỳ] năm 2018 sắp diễn ra của chúng ta”. Cộng đồng tình báo của chúng tôi nói rằng “Trung Quốc đang nhắm đến các chính quyền và quan chức cấp tiểu bang và địa phương của Mỹ để khai thác bất kỳ sự chia rẽ nào về chính sách giữa chính quyền liên bang và các cấp địa phương. Họ sử dụng các vấn đề xung khắc, như thuế quan thương mại, để thúc đẩy ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh”. Vào tháng Sáu, Bắc Kinh đã lưu hành một tài liệu bí mật, có tiêu đề “Chỉ thị Tuyên truyền và Kiểm duyệt”, vạch ra chiến lược của mình. Nó nói rằng Trung Quốc phải “tấn công chính xác và cẩn thận, chia tách các nhóm trong nước khác nhau” tại Hoa Kỳ. Để phục vụ mục đích đó, Bắc Kinh đã huy động các nhân tố bí mật, các nhóm bình phong, và tổ chức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người Mỹ về các chính sách của Trung Quốc. Như một thành viên cấp cao trong cộng đồng tình báo của chúng ta gần đây đã nói với tôi, những gì người Nga làm chẳng là gì cả so với những gì Trung Quốc đang làm trên khắp đất nước này. Các quan chức cấp cao Trung Quốc cũng đã cố gắng tác động đến để các nhà lãnh đạo kinh doanh lên án hành động thương mại của chúng ta, tận dụng mong muốn duy trì hoạt động của họ ở Trung Quốc. Trong một ví dụ gần đây, họ đe dọa sẽ khước từ cấp giấy phép kinh doanh cho một tập đoàn lớn của Mỹ nếu từ chối phát biểu chống lại chính sách của chính quyền chúng ta. Và khi nói đến việc tác động đến cuộc bầu cử giữa kỳ, bạn chỉ cần nhìn vào thuế quan mà Bắc Kinh đáp trả chúng ta. Họ nhắm mục tiêu cụ thể vào các ngành công nghiệp và tiểu bang sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử năm 2018. Theo một ước tính, hơn 80% các hạt của Hoa Kỳ bị Trung Quốc nhắm đến đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump vào năm 2016; bây giờ Trung Quốc muốn biến các cử tri này chống lại chính quyền của chúng ta. Và Trung Quốc cũng đang trực tiếp chiêu dụ cử tri Mỹ. Tuần trước, chính phủ Trung Quốc trả tiền để đăng nhiều phụ trang trên tờ Des Moines Register – tờ báo có lượng phát hành lớn ở bang nhà của Đại sứ của chúng ta tại Trung Quốc, và là một tiểu bang quan trọng trong (cuộc bầu cử – người dịch) năm 2018. Phần phụ trang, được thiết kế trông giống như các bài báo, phê phán các chính sách thương mại của chúng ta là liều lĩnh và có hại cho người dân bang Iowa. May mắn thay, người Mỹ không bị thuyết phục. Chẳng hạn: nông dân Mỹ đang đứng về phía vị Tổng thống này và đang nhìn thấy kết quả thực sự từ những lập trường mạnh mẽ mà ông đã chọn, bao gồm Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada tuần này, nơi chúng tôi đã mở rộng đáng kể thị trường Bắc Mỹ cho các sản phẩm của Hoa Kỳ – một chiến thắng lớn cho nông dân và nhà sản xuất Mỹ. Nhưng hành động của Trung Quốc không chỉ tập trung vào việc ảnh hưởng đến chính sách và chính trị của chúng ta. Bắc Kinh cũng đang thực hiện các bước để khai thác đòn bẩy kinh tế, và sức hấp dẫn từ thị trường nội địa lớn của Trung Quốc, để tăng cường ảnh hưởng của họ lên các tập đoàn Mỹ. Bắc Kinh hiện yêu cầu các liên doanh của Mỹ hoạt động tại Trung Quốc thành lập “các tổ chức đảng” trong công ty của họ, mang lại cho Đảng Cộng sản một tiếng nói – và có thể là quyền phủ quyết – trong các quyết định tuyển dụng và đầu tư. Chính quyền Trung Quốc cũng đe dọa các công ty Hoa Kỳ mô tả Đài Loan như một thực thể địa lý riêng biệt, hoặc đi lệch khỏi chính sách của Trung Quốc về Tây Tạng. Bắc Kinh buộc Delta Airlines phải công khai xin lỗi vì không gọi Đài Loan là một “tỉnh của Trung Quốc” trên website của mình. Họ cũng gây áp lực cho Marriott để sa thải một nhân viên người Mỹ bấm thích một tweet về Tây Tạng. Bắc Kinh thường xuyên yêu cầu Hollywood mô tả Trung Quốc theo một góc nhìn tích cực ngặt nghèo, và họ trừng phạt các hãng phim và nhà sản xuất không làm thế. Những nhà kiểm duyệt của Bắc Kinh nhanh chóng chỉnh sửa hoặc cấm chiếu những bộ phim phê phán Trung Quốc, thậm chí theo những cách nhỏ nhặt. Phim “World War Z” đã phải cắt bỏ khỏi kịch bản phần đề cập đến một loại virus có nguồn gốc từ Trung Quốc. “Red Dawn” đã được chỉnh sửa kỹ thuật số để biến những nhân vật phản diện thành người Bắc Triều Tiên, chứ không phải là người Trung Quốc. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chi hàng tỷ đô la cho các tổ chức tuyên truyền ở Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia khác. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc hiện phát sóng chương trình thân thiện với Bắc Kinh trên hơn 30 tổ chức truyền thông ở Hoa Kỳ, phần nhiều tập trung ở các thành phố lớn của Mỹ. Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu của Trung Quốc tiếp cận hơn 75 triệu người Mỹ – và nó nhận được lệnh điều động trực tiếp từ những lãnh đạo Đảng Cộng sản của mình. Như nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc phát biểu trong một chuyến thăm trụ sở của mạng lưới, “Các phương tiện truyền thông do Đảng và chính phủ điều hành là mặt trận tuyên truyền và phải có Đảng tính”. Đó là lý do tại sao, tháng trước, Bộ Tư pháp đã ra lệnh cho mạng lưới đó đăng ký là tổ chức nước ngoài. Đảng Cộng sản cũng đã đe dọa và giam giữ các thành viên gia đình người Trung Quốc của các nhà báo người Mỹ, những người tìm tòi quá sâu. Và họ đã chặn các website của các tổ chức truyền thông Hoa Kỳ và khiến các nhà báo của chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn để có được visa. Điều này xảy ra sau khi tờ The New York Times công bố các bài báo điều tra về sự giàu có của một số nhà lãnh đạo Trung Quốc. Nhưng phương tiện truyền thông không phải là nơi duy nhất mà Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách nuôi dưỡng một nền văn hóa kiểm duyệt. Điều này cũng đúng với các học viện. Chỉ cần nhìn vào Hội sinh viên và học giả Trung Quốc, vốn có hơn 150 chi nhánh trên khắp các cơ sở đại học của Mỹ. Các nhóm này giúp tổ chức các sự kiện xã hội cho một số trong hơn 430.000 công dân Trung Quốc đang theo học tại Hoa Kỳ; họ cũng cảnh báo các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc khi các sinh viên Trung Quốc, và các trường học của Mỹ, đi chệch khỏi đường lối của Đảng Cộng sản. Tại Đại học Maryland, một sinh viên Trung Quốc gần đây đã phát biểu tại lễ tốt nghiệp của mình về những gì cô gọi là “không khí trong lành của tự do ngôn luận” ở Mỹ. Tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản đã nhanh chóng trừng phạt cô, cô trở thành nạn nhân của một cơn bão chỉ trích gay gắt trên mạng truyền thông xã hội được kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc, và gia đình cô trở ở trong nước đã bị quấy nhiễu. Đối với bản thân trường đại học, chương trình trao đổi của nó với Trung Quốc – một trong những chương trình sâu rộng nhất của nước này – đột nhiên bị tắc tị. Trung Quốc cũng gây áp lực học thuật theo những cách khác. Bắc Kinh cung cấp tài trợ hào phóng cho các trường đại học, viện nghiên cứu và các học giả, với thỏa thuận rằng họ sẽ tránh những ý tưởng mà Đảng Cộng sản thấy nguy hiểm hoặc xúc phạm. Các chuyên gia về Trung Quốc biết rõ rằng thị thực của họ sẽ bị trì hoãn hoặc bị từ chối nếu nghiên cứu của họ mâu thuẫn với các luận điểm của Bắc Kinh. Và ngay cả các học giả và tổ chức tránh nhận tài trợ của Trung Quốc cũng bị quốc gia đó nhắm đến, như Viện Hudson trực tiếp trải nghiệm. Sau khi bạn đề nghị tiếp đón một diễn giả mà Bắc Kinh không thích, website của bạn hứng chịu một cuộc tấn công mạng lớn, có nguồn gốc từ Thượng Hải. Bạn biết rõ hơn đa số rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu tự do học thuật và tự do ngôn luận ở Mỹ ngày nay. Những hành động này và những hành động khác, nhìn chung, cấu thành một nỗ lực đang được tăng cường để chuyển dịch ý kiến công chúng và chính sách công của Hoa Kỳ ra xa khỏi phong cách lãnh đạo Nước Mỹ trên hết của Tổng thống Donald Trump. Nhưng thông điệp của chúng ta đối với các nhà cầm quyền của Trung Quốc là: Tổng thống này sẽ không lùi bước – và người dân Mỹ sẽ không bị lung lạc. Chúng ta sẽ tiếp tục đứng vững vì an ninh và nền kinh tế của chúng ta, ngay cả khi chúng ta hy vọng cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh. Chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục hành động dứt khoát để bảo vệ lợi ích, công việc và an ninh của người Mỹ. Khi chúng ta xây dựng lại quân đội của mình, chúng ta sẽ tiếp tục khẳng định lợi ích của Mỹ trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương. Khi chúng ta đáp trả các hành vi thương mại của Trung Quốc, chúng ta sẽ tiếp tục đòi hỏi một mối quan hệ kinh tế tự do và công bằng và có đi có lại với Trung Quốc, đòi hỏi Bắc Kinh tháo dỡ rào cản thương mại, thực hiện nghĩa vụ thương mại, và mở hoàn toàn nền kinh tế như chúng ta đã mở cửa nền kinh tế của chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp tục hành động cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, và chấm dứt hành vi bóc lột là cưỡng bức chuyển giao công nghệ… Và để thúc đẩy tầm nhìn của chúng ta về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở, chúng ta đang xây dựng các liên kết mới và mạnh mẽ hơn với các quốc gia chia sẻ giá trị của chúng ta trên khắp khu vực – từ Ấn Độ đến Samoa. Các mối quan hệ của chúng ta sẽ tuôn chảy từ tinh thần tôn trọng, được xây dựng trên quan hệ đối tác, chứ không phải sự thống trị. Chúng ta đang thiết lập các thỏa thuận thương mại mới, trên cơ sở song phương, giống như tuần trước, Tổng thống Trump đã ký một thỏa thuận thương mại cải tiến với Hàn Quốc và chúng ta sẽ sớm bắt đầu đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do song phương lịch sử với Nhật Bản. Và chúng ta đang sắp xếp lại các chương trình tài chính và phát triển quốc tế, mang lại cho các quốc gia nước ngoài một lựa chọn thay thế minh bạch và công bằng thay vì chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc. Để đạt được mục đích đó, Tổng thống Trump sẽ ký thành luật Đạo luật BUILD trong những ngày tới. Và vào tháng tới, tôi sẽ có đặc ân đại diện cho Hoa Kỳ tại Singapore và Papua New Guinea, tại ASEAN và APEC. Ở đó, chúng ta sẽ công bố các biện pháp và chương trình mới để hỗ trợ một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở – và thay mặt Tổng thống, tôi sẽ phát đi thông điệp rằng cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương chưa bao giờ mạnh mẽ hơn. Để bảo vệ quyền lợi của chúng ta ở trong nước, chúng tôi đã tăng cường CFIUS – Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Hoa Kỳ – nâng cao sự giám sát đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ, để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta trước các hành động bóc lột của Bắc Kinh. Và khi nói đến ảnh hưởng và sự can thiệp thâm độc của Bắc Kinh vào nền chính trị và chính sách của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục phơi bày nó, bất kể hình thức của nó là gì. Và chúng ta sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo ở mọi cấp xã hội để bảo vệ lợi ích quốc gia và những lý tưởng được trân quý nhất. Người dân Mỹ sẽ đóng vai trò quyết định – và trên thực tế, họ đã như thế… Khi chúng ta tề tựu nơi đây, một sự đồng thuận mới đang dấy lên trên khắp nước Mỹ… Có thêm nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh đang suy nghĩ vượt ra ngoài quý tiếp theo, và suy nghĩ hai lần trước khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nếu nó đồng nghĩa với việc chuyển giao tài sản trí tuệ của họ hoặc khuyến khích sự đàn áp của Bắc Kinh. Nhưng còn nhiều thứ phải nối bước. Ví dụ: Google phải ngay lập tức chấm dứt việc phát triển ứng dụng “Dragonfly” vốn sẽ tăng cường sự kiểm duyệt của Đảng Cộng sản và xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng Trung Quốc… Có thêm nhiều nhà báo đang tường thuật sự thật mà không sợ hãi hoặc thiên vị và đào sâu để vạch ra nơi Trung Quốc đang can thiệp vào xã hội của chúng ta, và tại sao – và chúng tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều hơn những người Mỹ, và những tổ chức toàn cầu, những tổ chức tin tức sẽ tham gia vào nỗ lực này. Có thêm nhiều học giả đang phát biểu mạnh mẽ và bảo vệ tự do học thuật, và có thêm nhiều trường đại học và viện nghiên cứu đang tập trung nhuệ khí để khước từ món tiền dễ kiếm của Bắc Kinh, nhận ra rằng mỗi đồng đô la đều đi kèm những đòi hỏi tương ứng. Chúng tôi tự tin có thêm nhiều người sẽ tham gia vào hàng ngũ của họ. Và trên toàn quốc, người dân Mỹ đang ngày càng cảnh giác, với một sự đánh giá cao mới dành cho các hành động của chính quyền của chúng ta nhằm thiết lập lại mối quan hệ kinh tế và chiến lược của Mỹ với Trung Quốc, để cuối cùng đưa Nước Mỹ lên trên hết. Và dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Mỹ sẽ đi đúng hướng. Trung Quốc nên biết rằng người dân Mỹ và đại diện được bầu của họ ở cả hai đảng đều quyết tâm. Như Chiến lược An ninh Quốc gia của chúng ta tuyên bố: “Cạnh tranh không luôn đồng nghĩa với thù địch”. Như Tổng thống Trump đã nói rõ, chúng ta muốn có một mối quan hệ xây dựng với Bắc Kinh, nơi mà sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta cùng phát triển, chứ không tách rời. Trong khi Bắc Kinh đã rời xa tầm nhìn này, các nhà cầm quyền của Trung Quốc vẫn có thể thay đổi hướng đi, và quay trở lại với tinh thần “cải cách và mở cửa” và sự tự do lớn hơn. Người Mỹ không muốn nhiều hơn; người dân Trung Quốc xứng đáng không ít hơn. Nhà văn vĩ đại người Trung Quốc Lỗ Tấn thường than trách rằng đất nước của ông “chỉ có một là khinh khi người nước ngoài như cầm thú, hoặc hai là tôn xưng họ như thánh thượng, chứ chưa bao giờ xem là đồng đẳng”. Hôm nay, nước Mỹ đang vươn tay ra với Trung Quốc; chúng tôi hy vọng Bắc Kinh sẽ sớm vươn tay lại – bằng hành động chứ không phải lời nói, và với sự tôn trọng mới đối với nước Mỹ. Nhưng chúng ta sẽ không ngừng nghỉ cho đến khi mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc đặt cơ sở trên sự công bằng, có đi có lại, và tôn trọng chủ quyền. Có một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc nói rằng “con người chỉ nhìn thấy hiện tại, nhưng trời nhìn thấy tương lai”. (Nhân kiến mục tiền, thiên kiến cửu viễn – người dịch). Khi chúng ta tiến lên, chúng ta hãy theo đuổi một tương lai hòa bình và thịnh vượng với quyết tâm và niềm tin… Niềm tin vào sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, và mối quan hệ mà ông đã thiết lập với chủ tịch Trung Quốc… Niềm tin vào tình hữu nghị bền vững giữa người Mỹ và người Trung Quốc… Niềm tin rằng trời nhìn thấy tương lai – và nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, Mỹ và Trung Quốc sẽ cùng đi tới tương lai đó. Cảm ơn các bạn. Chúa phù hộ các bạn. Và Chúa phù hộ nước Mỹ! Nguồn: whitehouse.gov Remarks by Vice President Pence on the Administration’s Policy Toward China Người dịch: Duan Dang  
......

Đại sứ Việt Nam tại Bỉ: nhân quyền ở Việt Nam đâu phải là tệ nhất!

Ngày 10/10/2018 Quốc hội Châu Âu đã có buổi điều trần công khai tại Brussels về Hiệp Định Thương mại Tự Do Liên Âu – Việt Nam – EVFTA. Buổi điều trần bắt đầu từ 16:30. Đại diện phía chính phủ Việt nam có ông Trần Quốc Khanh, Thứ trưởng Bộ Công thương. Trong bản báo cáo trong 10 phút dài ba trang giấy, ông Khánh đề cập đến hơn chục hiệp định thương mại cái loại mà Việt Nam đã kỹ kết với nhiều nước trên thế giới cũng như thành quả kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua như là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực ASEAN. Ông Khánh còn liệt kê những điểm lợi mà doanh nghiệp châu Âu sẽ có được một khi EVFTA được thông qua. Tuy nhiên trong phần đặt câu hỏi cho Uỷ ban Châu Âu và phía Việt nam của các nghị sỹ tham dự, tất cả đều xoáy vô hai vấn đề cốt yếu mà Việt Nam lâu nay vẫn cố tình lờ đi hay trì hoãn: nhân quyền và 3 công ước còn lại của ILO. Các ý kiến bày tỏ sự lo ngại khi tình hình nhân quyền của Việt Nam đã trở nên ngày càng xấu đi trong ba năm qua khi có nhiều nhà hoạt động nhân quyền và môi trường bị bắt giam và lãnh án tù nặng chiếu theo những điều luật 79 và 78 của bộ luật hình sự. Mẹ Nấm là trường hợp được nêu đích danh trong số các tù nhân lương tâm/ môi trường/ chính trị cần được trả tự do ngay lập tức. Các nghĩ sỹ yêu cầu Việt Nam sớm thông qua 3 điều còn lại của Công ước Quốc tế về Quyền lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt nam một khi có công đoàn độc lập. Điều mà những người tham gia đặt câu hỏi muốn biết là Việt Nam sẽ làm gì để cải thiện nhân quyền; kế hoạch cụ thể để cải thiện nhân quyền là gì; Việt Nam cần thể hiện bằng hành động để chứng minh sẽ và có thể thực hiện các cam kết. Ngoài ra cũng yêu cầu rằng 3 điều còn lại của ILO cần phải được Việt Nam thông qua trước khi EU bỏ phiếu chấp thuận. Bà Granwander Hainz đã chỉ thẳng ra rằng những lời hứa về ILO của Việt Nam chỉ là lời hứa suông từ trước giờ vì chưa có gì được thực hiện, cũng như các cam kết về nhân quyền chỉ toàn có tiêu đề mà không có nội dung cụ thể. Bên cạnh đó vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp cũng được đặt câu hỏi và yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng hơn trong việc kiểm soát khai thác gỗ lậu trước khi Châu Âu trở nên quá mệt mỏi trước những lời hứa từ phía Việt Nam. Tiến sỹ Nguyễn Quang A sau những vất vả từ công an xuất nhập cảnh ở Nội bài cuối cùng đã đặt chân đến Brussels để trình bày ý kiến về EVFTA. Ông Quang A xác nhận tình hình nhân quyền ở Việt Nam xấu đi và một khi EVFTA đòi hỏi Việt Nam phê chuẩn 3 điều khoản ILO còn lại sẽ góp phần cải thiện nhân quyền trong nước. Ông cũng đã nêu tên tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức vốn là người ủng hộ EVFTA và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam nên trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức. Đáp lại các câu hỏi của các nghị sỹ EU, ông Khánh cho biết Việt nam đã thông qua 5 trong số 8 điều ILO và đó là dấu hiệu của nỗ lực từ Hà Nội, tuy nhiên ông Khánh không đưa ra câu trả lời chắc chắn khi nào thì 3 điều khoản cốt yếu còn lại sẽ được thông qua. Ông thứ trưởng cũng cho rằng Việt Nam đã tham gia vào hiệp định biến đổi khí hậu Paris như là một chỉ dấu cho cam kết cải thiện môi trường và phát trỉển bền vững, nếu tham gia vào EVFTA thì Việt Nam sẽ còn làm nhiều hơn thế nữa trong lĩnh vực này. Ông Khánh đã hoàn toàn né tránh vấn đề nhân quyền khi thừa nhận ông “chỉ là một nhà đàm phán thương mại” và nhân quyền không phải là “ lãnh vực chuyên môn” của ông. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Luxembourg, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) Vũ  Anh Quang đã xin phép chủ toạ Benard Lange năm phút thay vì một phút cuối cùng của buổi điều trần để trình bày về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ông Vũ  Anh Quang tuyên bố rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không hoàn hảo như các quốc gia Châu Âu, vì vậy cần phải xem xét Việt Nam đã làm được những gì. Ông còn cho biết thêm rằng Việt Nam không phải là một trong các quốc gia có hồ sơ nhân quyền tệ hại nhất trên thế giới theo xếp hạng của Liên Hiệp Quốc. Ông Quang muốn nói thêm nữa nhưng cử toạ không cho phép vì cuộc họp cần phải kết thúc đúng thời gian quy định. Phần trình bày bằng vốn tiếng Anh nghèo nàn của ông Quang rất vất vả cho người theo dõi vì không ai kể cả phiên dịch cabin chuyên nghiệp có thể nắm bắt được ý của ông trọn vẹn là gì./.
......

Đại sứ Việt Nam tại Bỉ: nhân quyền ở Việt Nam đâu phải là tệ nhất!

Ngày 10/10/2018 Quốc hội Châu Âu đã có buổi điều trần công khai tại Brussels về Hiệp Định Thương mại Tự Do Liên Âu – Việt Nam – EVFTA. Buổi điều trần bắt đầu từ 16:30. Đại diện phía chính phủ Việt nam có ông Trần Quốc Khanh, Thứ trưởng Bộ Công thương. Trong bản báo cáo trong 10 phút dài ba trang giấy, ông Khánh đề cập đến hơn chục hiệp định thương mại cái loại mà Việt Nam đã kỹ kết với nhiều nước trên thế giới cũng như thành quả kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua như là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực ASEAN. Ông Khánh còn liệt kê những điểm lợi mà doanh nghiệp châu Âu sẽ có được một khi EVFTA được thông qua.    Tuy nhiên trong phần đặt câu hỏi cho Uỷ ban Châu Âu và phía Việt nam của các nghị sỹ tham dự, tất cả đều xoáy vô hai vấn đề cốt yếu mà Việt Nam lâu nay vẫn cố tình lờ đi hay trì hoãn: nhân quyền và 3 công ước còn lại của ILO.    Các ý kiến bày tỏ sự lo ngại khi tình hình nhân quyền của Việt Nam đã trở nên ngày càng xấu đi trong ba năm qua khi có nhiều nhà hoạt động nhân quyền và môi trường bị bắt giam và lãnh án tù nặng chiếu theo những điều luật 79 và 78 của bộ luật hình sự. Mẹ Nấm là trường hợp được nêu đích danh trong số các tù nhân lương tâm/ môi trường/ chính trị cần được trả tự do ngay lập tức.   Các nghĩ sỹ yêu cầu Việt Nam sớm thông qua 3 điều còn lại của Công ước Quốc tế về Quyền lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt nam một khi có công đoàn độc lập.    Điều mà những người tham gia đặt câu hỏi muốn biết là Việt Nam sẽ làm gì để cải thiện nhân quyền; kế hoạch cụ thể để cải thiện nhân quyền là gì; Việt Nam cần thể hiện bằng hành động để chứng minh sẽ và có thể thực hiện các cam kết. Ngoài ra cũng yêu cầu rằng 3 điều còn lại của ILO cần phải được Việt Nam thông qua trước khi EU bỏ phiếu chấp thuận.    Bà Granwander Hainz đã chỉ thẳng ra rằng những lời hứa về ILO của Việt Nam chỉ là lời hứa suông từ trước giờ vì chưa có gì được thực hiện, cũng như các cam kết về nhân quyền chỉ toàn có tiêu đề mà không có nội dung cụ thể.    Bên cạnh đó vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp cũng được đặt câu hỏi và yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng hơn trong việc kiểm soát khai thác gỗ lậu trước khi Châu Âu trở nên quá mệt mỏi trước những lời hứa từ phía Việt Nam.    Tiến sỹ Nguyễn Quang A sau những vất vả từ công an xuất nhập cảnh ở Nội bài cuối cùng đã đặt chân đến Brussels để trình bày ý kiến về EVFTA. Ông Quang A xác nhận tình hình nhân quyền ở Việt Nam xấu đi và một khi EVFTA đòi hỏi Việt Nam phê chuẩn 3 điều khoản ILO còn lại sẽ góp phần cải thiện nhân quyền trong nước. Ông cũng đã nêu tên tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức vốn là người ủng hộ EVFTA và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam nên trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức.    Đáp lại các câu hỏi của các nghị sỹ EU, ông Khánh cho biết Việt nam đã thông qua 5 trong số 8 điều ILO và đó là dấu hiệu của nỗ lực từ Hà Nội, tuy nhiên ông Khánh không đưa ra câu trả lời chắc chắn khi nào thì 3 điều khoản cốt yếu còn lại sẽ được thông qua. Ông thứ trưởng cũng cho rằng Việt Nam đã tham gia vào hiệp định biến đổi khí hậu Paris như là một chỉ dấu cho cam kết cải thiện môi trường và phát trỉển bền vững, nếu tham gia vào EVFTA thì Việt Nam sẽ còn làm nhiều hơn thế nữa trong lĩnh vực này.    Ông Khánh đã hoàn toàn né tránh vấn đề nhân quyền khi thừa nhận ông “chỉ là một nhà đàm phán thương mại” và nhân quyền không phải là “ lãnh vực chuyên môn” của ông.    Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Luxembourg, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) Vũ  Anh Quang đã xin phép chủ toạ Benard Lange năm phút thay vì một phút cuối cùng của buổi điều trần để trình bày về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ông Vũ  Anh Quang tuyên bố rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không hoàn hảo như các quốc gia Châu Âu, vì vậy cần phải xem xét Việt Nam đã làm được những gì. Ông còn cho biết thêm rằng Việt Nam không phải là một trong các quốc gia có hồ sơ nhân quyền tệ hại nhất trên thế giới theo xếp hạng của Liên Hiệp Quốc.   Ông Quang muốn nói thêm nữa nhưng cử toạ không cho phép vì cuộc họp cần phải kết thúc đúng thời gian quy định. Phần trình bày bằng vốn tiếng Anh nghèo nàn của ông Quang rất vất vả cho người theo dõi vì không ai kể cả phiên dịch cabin chuyên nghiệp có thể nắm bắt được ý của ông trọn vẹn là gì./.  
......

EVFTA: Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cần được đóng vai trò giám sát việc thực thi

Chiều ngày 10/10/2018, tai Brussels –Thủ đô Vương quốc Bỉ, Ủy ban chuyên trách thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu đã tổ chức cuộc điều trần công khai về Hiệp đinh thương mại tự do EU – Việt Nam Buổi điều trần mang tên  “Các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa EU và Việt Nam  – Lợi ích và giá trị “ Cách đây gần 3 năm vào đầu tháng 12/2015 Việt Nam và EU đã hoàn tất đàm phán hiệp định EVFTA. Tuy nhiên hiệp định chưa được hai bên ký kết chính thức và thông qua để đi vào thực thi. Mối quan tâm của EU đến 3 vấn đề gồm nhân quyền, các quyền của người lao động và bảo vệ môi trường được xem là các rào cản chính. Đai diện nhà cầm quyền CSVN tại cuộc điều trấn là ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng bộ Công thương. Ông Khánh phát biểu 3 vấn đề , trong vấn đề thứ ba được đề cập đến là nhân quyền ông  Khánh nói trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam “đã không bao giờ cam kết điều gì về nhân quyền, vì WTO không tập trung vào nhân quyền”. Ông Khánh khẳng định nhân quyền “nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn” của minh Sau bài phát biểu của đại diện giới cầm quyền CSVN, là phiên thảo luận với tiến sĩ Nguyễn Quang A, người được giới thiệu là “Chuyên gia Nhân quyền đến từ Việt Nam”, và các đại diện của Phòng Thương mại châu Âu ở Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, và tổ chức vận động hành lang BUSINESS Europe. Tham dư buổi điều trần này có TS. Nguyễn Quang A, người được giới thiệu là “Chuyên gia Nhân quyền đến từ Việt Nam”. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu rõ  trong vài năm gần đây, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã “xấu đi”. Ông cho rằng EVFTA với đòi hỏi Việt Nam phải phê chuẩn nốt 3 công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) sẽ giúp cải thiện nhân quyền. Sau cuộc điểu trần, từ Brussels – thủ đô Vương quốc Bỉ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Đã khẳng định Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cần được đóng vai trò giám sát việc thực thi EVFTA.  
......

Kỷ niệm 28 năm ký hiệp định thống nhất nước Đức ( 03.10.1990 )

Bài viết từ năm 2015 nhưng bối cảnh lịch sử không cũ.   Bối cảnh lịch sử của nước Đức sau Đệ Nhị Thế Chiến Cuối Đệ Nhị Thế Chiến vào ngày 8.5.1945 nước Đức sau khi đầu hàng bị chia ra làm 4 phần do 4 Đồng minh quản lý: Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Nga. Berlin là Thủ Đô nước Đức nên cũng bi chia ra làm 4 như trên, Nga trấn giữ vùng Đông Bá Linh .Đến ngày 30.6.1946 Nga quyết định vạch ra đường ranh giới giữa Đông và Tây Đức và từ ngày 29.10.1946 người ra vào vùng Nga chiếm đóng phải có giấy Thông Hành Liên Vực (Interzonenpass) mới được di chuyển và chỉ có giá trị 30 ngày.Từ đó xảy ra liên tục những va chạm giữa Nga và ba Đồng Minh còn lại. Vào ngày 20.6.1948, Đồng Minh Hoa Kỳ Anh Pháp cho đổi Reichmark thành D-Mark ở toàn vùng của mình. Để trả đũa lại Nga cũng cho đổi Reichmark thành tiền Deutsche Mark vào ngày 23.6.1948 và muốn toàn Bá Linh phải sử dụng tiền này. Vì Đồng Minh Hoa Kỳ Anh Pháp không đồng ý, nên Nga trở mặt ra lệnh phong tỏa Berlin vào ngày hôm sau 24.6.1948. Tất cả đường bộ ra vào Berlin đều bị cấm không cho qua lại khiến cho Đồng Minh Hoa Kỳ Anh Pháp phải lập cầu không vận cho Berlin ngay hôm 25.6.1948. Cầu Không vận này kéo dài hơn một năm, khi Nga dỡ bỏ lệnh phong tỏa Berlin vào ngày 12.5.1949 thì cầu Không vận vẫn tiếp tục tiếp tế cho Berlin tới ngày 30.9.1949 mới chấm dứt nhiệm vụ.Trong khi đó 65 Nhân Sĩ trong một cơ quan gọi là Parlamentarischer Rat dưới sự lãnh đạo của Konrad Adenauer soạn thảo từ 1.9.1948 bộ Luật gốc (das Grundgeset) làm căn bản cho Hiến pháp nước Đức. Cho tới ngày 24.5.1949 bộ Luật gốc được trình duyệt và thông qua, đánh dấu cho ngày hình thành nước Cộng Hòa Liên Bang Đức. Trước đó vào tháng 4.1949 toàn bộ Quân Đội Đồng Minh vùng phía Tây Hoa Kỳ Anh Pháp đã rút đi để nhường quyền cho chính phủ Đức. Ngày 12.9.1949 Quốc Hội Cộng Hòa Liên Bang Đức đã bầu chọn Theodor Heuss làm Tổng Thống (Bundespresident) và ba ngày sau đó 15.9.1949 Konrad Adenauer được bầu chọn làm Thủ Tướng (Bundeskanzler) đầu tiên của CHLB Đức. Ngày 7 10.1949 nước Cộng Hòa Nhân Dân Đức cũng được hình thành và Wilhelm Pieck là Tổng Thống đầu tiên (President) của nước này. Ngày 26.5.1952 phía Đông Đức quyết định đóng cửa ranh giới Đông Tây, chỉ ở Berlin người ta vẫn còn được phép qua lại ranh giới. Vào ngày 17.6.1953 xảy ra cuộc nhân dân tổng nổi dậy (Volksaufstand) tại Berlin và các vùng có nhiều Công Nhân như Halle, Magdeburg, Dresden, Leipzig để chống lại chính quyền Cộng Sản. Số người tham dự được ước đoán khỏang 400.000 tới 1,5 triệu người. Quân đội Nga và Đông Đức đã dùng xe tăng đàn áp thẳng tay khiến cho số người bị bắn chết lên đến 34 người, ngoài ra còn có 40 người bị xử tử tại chỗ và cả trăm người bị đày khổ sai ở Siberien. Tới tháng 1.1954 lại có 1.526 người đem ra xử trước Tòa án Đông Đức, có 2 người bị xử tử vả 3 người bị tù chung thân, phần còn lại đều bị kết án tù. Sự tàn ác với dân chúng của chế độ Cộng Sản Đông Đức và Nga đã dể lại một vết nhơ trong lịch sử nước Đức. Ngày nay ở Berlin vẫn còn tên Đại Lộ 17.6 là một con đường lớn chạy thẳng đến Brandenburger Tor, nơi mà hầu như quốc khách nào của Berlin đều phải chạy qua khi muốn đến tiếp xúc với Tổng Thống Thủ Tướng hay Quốc Hội. Chính Nguyễn Tấn Dũng, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình …cũng đã được đưa đi trên con đường này. Sau đó chính quyền nước Cộng Hòa Nhân Dân Đức đã tìm mọi càch ngăn cản người dân Đông Đức đi qua phía Tây Đức. Tới một lúc thì chẳng đặng đừng chính quyền Đông Đức ra lệnh đóng cửa biên giới và bắt đầu xây bức tường ô nhục Bá Linh vào ngày 13.8.1961. Người ra lệnh xây bức tường nêu lý do là để ngăn chận những kẻ phát xít phương Tây vào Đông Đức, nhưng sụ thật là họ chỉ muốn trói dân ở lại với chế độ Cộng Sản. Trong thời gian Chiến Tranh Lạnh sau này đã có hai Tổng Thống Hoa Kỳ đến viếng bức tường Bá Linh, người đầu tiên là John F Kennerdy dứng trước Brandenburger Tor ngày 26.6.1963 với câu nói bất hủ “ich bin ein Berliner” và 24 năm sau là Ronald Reagan ngày 12.6.1987 với câu ” Herr Gorbatschow, tear down the Wall”Nói chung bức tường Bá linh tồn tại 28 năm từ 13.8.1961 đến 9.11.1989 có chiều dài tổng cộng 167,8km mà phần chia Đông Tây Bá Linh chiếm khoảng 43km, có cả thảy 13 cổng qua lai nhưng bị đóng kín và canh gác cẩn thận bởi các lính Đông Đức. Họ được phép bắn vào người cố ý lại gần bức tường. Sống ở Tây Berlin tuy vẫn thoải mái như mọi nơi trên đất nước CHLB Đức, hồi đó lại còn được hưởng Berliner Zulage là tiền phụ cấp khó khăn nên tiền lương thường cao hơn bên Tây Đức, nhưng mỗi lần phải đi ra khỏi Berlin là cả một sự khó khăn vì bị bắt buộc phải đi qua con đường Xa Lộ xuyên qua Đông Đức. Vào Xa lộ này là phải đi thẳng không được dừng tùy tiện và chỉ được đổ xăng hay vào nghỉ tại những trạm đã được quy định. Có một xa lộ chính đi thẳng ra Helmsted, Hannover. Quãng đường chỉ dài khoảng 200km, nhưng sự kiểm soát lúc vào và ra khỏi Xa lộ thì rất phiền toái vì phải xếp hàng chờ đợi rất lâu và vì sự hống hách trì hoãn của Cảnh sát Đông Đức. Ngưới ta phải làm thủ tục để nhận Transitvisum (giấy thông hành trên xa lộ xuyên Đông Đức) khi ra khỏi thì phải trả Transitvisum lại. Các lính Cảnh Sát kiểm soát rất gắt gao và khó chịu; khi thấy một bộ mặt nào không ưa là họ cho mời xe tách ra khỏi hàng và cho đứng đó cho tới khi họ muốn thì cho đi lại. Đứng mà không kêu ca được gì cả. Họ làm quyền thế cứ y như là các cán bộ công an cảnh sát ở Việt Nam bây giờ. Bề gì thì cũng là một lò với nhau. Nguyên nhân làm sập đổ bức tường Bá Linh Trong thế giới này chỉ tiếc là đời sống con người quá ngắn ngủi nên chúng ta không được nhìn thấy được hết cái đinh luật thiên nhiên chi phối vào đời sống con người. Bức tường ô nhục Bá Linh đã sập đổ cũng do định luật thiên nhiên đó. Nguyên nhân của cái phút giây lịch sử đó đã bắt nguồn từ nhiều sự kiện cùng xảy ra một lúc: từ sự tự hủy của vật chất theo tháng năm, từ sự sinh lão bệnh tử của con người, từ tấm lòng biết hướng về lẽ phải, từ sự kiên trì tranh đấu của toàn dâ , từ những sự kiện tầm thường đến đáng buồn cười… đã xảy ra như một xâu chuỗi liên tục để tạo ra lịch sử. 1.- Nguyên nhân xa nhưng lại là then chốt của vấn đề Giữa Hungary và Áo có một ranh giới tiếp cận dài 270km mà hàng rào ranh giới đã bị hư hỏng mục nát từ năm 1987. Tuy có gắn chuông báo động nhưng thường lại là báo động sai, trong khi hàng năm vẫn có tới 2.000 người Đông Đức vượt hàng rào này thành công qua Áo. Vì vậy chính phủ Hungary đã ký một sắc lệnh vào tháng 2.1989 là sẽ dỡ bỏ hàng rào ranh giới này. Lúc đó chính phủ Đông Đức vẫn yên chí đó chỉ là một quyết định suông để ve vãn phương tây, nhưng không ngờ đến ngày 11.9.1989 hàng rào này thực sự được dỡ bỏ hẳn. Trong vòng 3 tuần sau khi dỡ hàng rào biên giới có tới 25 ngàn người Đông Đức chạy trốn qua Áo. dân Hungary thì không có nhu cầu vượt biên vì họ đã có sẵn một Thông Hành Quốc Tế do chính phủ cấp, muốn đi đâu cũng được. Dỡ bỏ hàng rào ranh giới giữa Hungary và Áo (11.9.1989) 2.- Nguyên nhân từ trong Đông Đức: Montagdemo (Biểu tình vào mỗi thứ Hai) Song song với sự kiện trên là vào ngày thứ Hai 4.9.1989 sau khi làm lễ ở nhà thờ Nikolai Kirche ở Leipzig có khoảng 1.000 người giương biểu ngữ ” für ein offenes Land mit freien Menschen= cho môt đất nước thông thoáng với những con người tự do ” và ” Wir wollen raus=Chúng tôi muốn đi ra” sau đó bị cảnh sát chìm bao vây họ đổi thành khẩu hiệu ” Stasi raus= Công an cút đi”, và từ đó cứ mỗi thứ Hai là họ lại tụ tập trước nhà thờ ở Leipzig để biểu tình, sau đó lan rộng qua các thành phố Đông Đừc khác. Tới ngày 2.10.1989 con số ngưới biểu tình ở Leipzig lên đến 15.000 người. Ngày 7.10.1989 là ngày lễ lớn kỷ niệm 40 năm thành lập Đông Đức với duyệt binh và biểu diễn lực lượng võ trang với xe tăng , súng máy , máy bay…bên cạnh buổi lễ trang trọng đó vẫn có xảy ra ” lộn xộn” gần bên khán đài nơi Honecker và Gorbatschow, có nhưng tiếng kêu trong đám đông “Gorbatschow, cứu chúng tôi”. Công an cảnh sát đã được lệnh đàn áp thẳng cánh những người biểu tình này. Sau đó hai ngày, ngày 9.10.1989, số người đi biểu tính ở Leipzig lên đến 70.000 người. Lúc đó ở bên Tây Đức ai cũng hồi hộp hướng về Leipzig vì liên tưởng đến ngày 17.6.1953 người dân Đông Đức đã bị đổ máu dưới sự đàn áp dã man của xe tăng Nga. Nhưng may thay điều đó đả không xảy ra, vì Gorbatchow, với mục tiêu giảm bớt chiến tranh lạnh với phương tây trong chủ trương Glasnow=mở cửa và Perestroika = đổi mới, đã ra lệnh cho lính Nga không được can thiệp vào nội bô Đông Đức. Đến ngày 4.11.1989 có một triệu người biểu tình ở Alexander Platz Berlin với khí thế rất mạnh, từ khẩu hiệu “Wir sind das Volk = chúng ta là nhân dân ” đã trở thành “wir sind ein Volk= chúng ta là một dân tộc “. Ngày 6.11.1989 có dấu hiệu hoảng sợ trong bộ chính trị Đông Đức , một số hồ sơ mật đã bị cho hủy. Ngày 8.11.1989 bộ chính trị trung ương từ chức và dự định bầu lại bộ chính trị mới. 3.-Sự kiện trong toà Đại sứ CHLB Đức tại Tiệp khắc Số người ùn ùn bỏ Đông Đức ra đi theo hướng Đông ngày càng nhiều, một số leo tường rào vào trú ngụ tại toà Đại sứ CHLB Đức. Đến 30.9.1989 có tới 4000-5500 người ở trong Đại sứ quán. Điều kiên ăn ở và vệ sinh rất khó khăn, cho nên Genscher, bộ trưởng bộ ngoại giao CHLB Đức đã đến và từ Balkon toà Đại sứ ông đã tuyên bố một câu đã đi vào lịch sử nước Đức ” toàn thể mọi người được nhập cảnh vào CHLB Đức “, mọi người đã ôm chầm nhau nhảy múa vui mừng. Ngày 3.10.1989 CHLB Đức đã đem một đoàn xe lửa chở tất cả mọi người trong tòa Đại sứ ở Prag về Tây đức. Cái khó khăn là xe lửa phải đi qua một đoạn đường Đông Đức ở Dresden. Tại đây một số dân chúng địa phương được biết đoàn tàu đi qua nên đã tụ tập đòi trèo lên xe lửa đi theo qua Tây Đức, Cảnh sát Đông Đức đã ra tay đàn áp mạnh, nhưng dân chúng cũng lấy gạch đá chống chọi lại. Cuối cùng thì đoàn tàu cũng thoát ra khỏi cuộc hỗn chiến và đưa mọi người từ Prag bình an tới Tây Đức. 4.- Nguyên nhân từ sức khỏe của thủ lãnh Honecker Honecker sanh năm 1912, xuát thân từ gia đình nông dân, bỏ học sớm, 10 tuổi đã tham gia vào đoàn thiếu nhi Cộng Sản. Có một thời gian Honecker xin đi học nghề lợp mái nhà ở người bà con. Học nghề chưa xong Honecker xin gia nhập đoàn thanh niên Cộng Sản vào lúc 14 tuổi. Tới 16 tuổi được cử đi học ở trường Lenin bên Nga. Tháng 5.1971 Honecker được bầu làm Đệ Nhất Bí Thư sau khi Ullbrich từ nhiệm, 1976 Honecker trở thành Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản. Ngày 7.7.1989 Honecker bất ngờ bị Gallenkolik (đau bụng cấp tính do sạn mật) và được chở qua Bệnh viện ở Rumanie để điều trị cấp cứu, sau khi ổn định được đưa về bệnh Viện Buch để mổ Túi Mật. Trong khi mổ Bác Sĩ đã nghi ngờ là có thể có dấu hiệu ung thư Thận phải, nhưng không can thiệp. Trong suốt tháng 9 .1989 Honecker không xuất hiện làm việc, Mielke và Mittag đứng ra điều khiển hành chính trung ương. Trong ngày biểu dương lực lượng kỷ niệm 40 năm thành lập nước Đông Đức Honecker đã tái xuất hiện bên cạnh Gorbatschow là khách mời danh dự, mặc dù trong bụng Honecker chẳng ưa gì chủ trương Glasnow và Perestroika của Gorbatschow. Trước sức ép của quần chúng và vì lý do sức khỏe Honecker đã từ chức vào ngày 17.10.1989. Giữa tháng11.1989 Hội Đồng Nhân Dân DDR đã họp và tố cáo Honecker về tội tham nhũng và lạm dụng ngân quỹ quốc gia. Ngày 3.1.1990 Honecker và vợ bị bắt buộc phải rời chỗ ở xa hoa tại Wandlitz, ngày 6.1.1990 lại nhập viện và đươc xác định bị ung thư thận. Ngày 29.1.1990 Honecker bị bắt nhưng hôm sau 30.1.1990 được thả ra ngay vì bị bệnh nặng. Khi được thả ra thì Honecker và vợ không còn nhà cửa nữa. Trong một cuốn phim tài liệu mà phóng viên đã theo sát Honecker trong chuyến đi lang thang tìm nơi trú ẩn này cho thấy sự bất mãn của dân chúng Đông Đức đối với ông Tổng Bí Thư tới mức nào. Có người lấy nắm tay đấm lên xe, lên cửa kính xe hơi hăm he. Chưa bao giờ tính mạng Honecker bị đe dọa dữ dội như lúc này. Cuối cùng Pastor Uwe Holme, chính Pastor đã từng bị Honecker bỏ tù trước đây, đã cho vợ chồng Honecker tạm trú tại nhà thờ Bernau. Honecker đã ở đây tới 4.1990 vì lý do an toàn và sau đó dọn qua Quân Y Viện Nga ở Beelitz. Ngày 30.11.1990 Tòa án CHLB Đức kết tội Honecker vì đả cho lệnh bắn người vùng biên giới Đông Tây Đức. Ngày 13.1.1991 Honecker và vợ bay qua Moskau do sự can thiệp của Nga. Tới tháng 2.1992 thì Honecker đã bị di căn qua Gan. 29.7.1992 Honecker bay từ Moskau về tới nhà tù Moabit Berlin, còn Margot Honecker bay thẳng qua Santiago / Chile đến nhà con gái Sonja tại đó. 13.1.1993, sau 169 ngày nằm khám Moabit, Honecker được thả ra và được đưa qua Santiago với vợ con. Tại đây ông mất ngày 29.5.1994. Bà Margot Honecker bây giờ 87 tuổi vẫn cò sống tại Santiago, hưởng mỗi tháng 1.700 Euro tiền lương hưu của CHLB Đức, có nhà riêng và có người hầu hạ. 5.-Nguyên nhân kinh tế Mặc dù nhận được tiền tiếp viện mỗi năm hàng trăm triệu Đức mã từ Tây Đức để xây dựng và tu bổ con đường xa lộ và đường sắt nối Berlin sang Tây Đức xuyên qua Đông Đức, cũng như được tiếp hơi đến hàng tỷ Đức Mã trong thời gian 1983-1984; và mặc dù đời sống của người dân Đông Đức còn khá hơn đời sống của dân Ba Lan và Rumanie, nhưng nền kinh tế của Đông Đức đã dần dần kiệt quệ. Gerhard Schürer là chủ tịch Hội Đồng Staatliche Plankommission thời đó đã tuyên bố: tới 1989 Đông Đức nợ 49 Tỷ Valuta Mark và mỗi tháng tăng lên 500 triệu Valuta Mark; cứ theo đà đó thì đến năm 1991 Đông Đức sẽ phá sản hoàn toàn. Trong khi đó thì Gorbatschow đã từ chối không viện trợ kinh tế cho Đông Đức nữa. 6.-Nguyên nhân gần và rất tầm thường nhưng lại là yếu tố quyết định tối hậu Lúc 18:53 giờ ngày 9.11.1989 Günter Schabowski, phát ngôn viên DDR tuyên bố trong một cuộc họp báo có trực tiếp truyền hình là Công Dân Đông Đức có thể sẽ được qua Tây Đức thăm viếng người thân. Khi một phóng viên hỏi ” lệnh này bắt đầu từ bao giờ” thì Schabowski chợt trở nên lúng túng và nói lắp bắp: “ab sofort, unverzüglich = ngay lập tức, không trì hoãn”, từ đó tin loan ra như cơn bão. Người Đông Đức từ mọi nơi mọi phía dồn về tất cả cổng thành của bức tường ô nhục và làm áp lực với lính canh gác tại đó. Tới 22:30giờ một cổng ở phiá bắc Berlin, cổng Bornholm, mở ra đầu tiên và sau đó thì tất cả cổng đều được mở ra hết, trừ cổng Brandenburger Tor thì tới 22.12.1989 mới được mở. Tại cổng Bornholm chính bà đương kim Thủ Tướng Merkel cũng đã lần đầu đi qua đây để đến Tây Berlin. xx xx xx Luận bàn Qua các yếu tố lịch sử đã được nêu trên đây cho thấy sự sụp đổ bức tường ô nhục Bá Linh là kết quả của một xâu chuỗi sự kiện theo chiều hướng thiên thời địa lợi nhân hòa khiến sự sụp đổ bức tường là đoạn kết hợp lý của một ván cờ chót . Là người Việt Nam có ai không ao ước có một ngày nào đó Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng sẽ bị vướng vào một vòng xoáy khủng hoảng đến nỗi phải tự động rút lui nhường chỗ cho một thể chế đa nguyên dân chủ hợp hiến và hợp pháp. Trước tình hình trong nước hiện tại nếu chúng ta quan sát kỹ thì cũng có thể nhận ra những dấu hiệu thoái hóa của chế độ Cộng Sản. Chỉ cần tới một thời điểm chín mùi thì quả sẽ rụng mà không cần tới bạo lực.   Những yếu tố bất lợi của chế độ Cộng Sản Việt Nam   1.- Sự khiếm khuyết của luật pháp trong chế độ Cộng Sản Việt Nam: Ngày 2.9.1945 là ngày Việt Minh đã cướp công kháng chiến chống Pháp của toàn dân và cướp chính quyền hợp pháp của Thủ Tướng Trần Trọng Kim để khai sinh ra chế độ Cộng Sản man rợ đưới cái tên VNDCCH. Tuy rằng họ đã cho ra đời một cái Hiến Pháp vào ngày 9.11.1946 , nhưng đó chỉ là những sáo ngữ và hệ thống Luật Pháp Hành Pháp và Tư Pháp không được hình thành, nền Dân chủ không được thực hiện. Thể chế Cộng Sản đã áp đặt lên đầu người dân bằng cách nắm lấy miếng ăn như nuôi một bầy súc vật. Trong chế độ bao cấp con người chỉ còn là những cái Hộ Khẩu. Nói một cách mộc mạc như nhà văn Tiểu Tử, giá trị một con người với cả một khối óc lương tri chỉ còn là một cái miệng ăn (không phải là miệng nói) trong chế độ Cộng Sản. Bảy giờ trước trào lưu tiến hóa của xã hội, trong thời đại Internet bao phủ toàn cầu, trong thời đại suy thoái của Cộng Sản Đông Âu, Cộng Sản Việt Nam phải xoay sở để tồn tại. Ngoài cái Hội Nghị Thành Đô bán nước giữ Đảng, Cộng Sản Việt Nam đã lộ chân tướng của một chế độ vô luật pháp hỗn loạn. Từ cái chiêu bài trị dân theo lối côn đồ, cho công an cảnh sát tay sai mặc thường phục hành hung dân chúng hoặc ném đồ dơ bẩn vào nhà dân… thì cái thói côn đồ ấy lại trở nên hoành hành từ trong nội bộ cơ quan điạ phương khiến trung ương không còn kiểm soát được địa phương nữa. Đó là định luật nhân quả . 2.- Chủ thuyết hồng hơn chuyên, nhất cùng nhị bạch để trị dân của Cộng Sản Việt Nam a) Trăm năm trồng người: để củng cố chế độ, Cộng Sản hô hào kế hoạch trăm năm trồng người . Họ trồng một giống người theo kiểu mẫu Mao-it, vô gia đình vô tổ quốc vô thần và cả vô học nữa. Cộng Sản muốn con người là công cụ của nhà nước hoàn toàn, muốn xóa bỏ đạo lý gia đình, xóa biên giới lãnh thổ, xóa lòng tự hào người con đất Việt, xóa sạch sự hiểu biết của tầng lớp trí thức, xóa luôn cả niềm tin vào đấng thiêng liêng. Kết quả của kế hoạch này là một tập đoàn lãnh đạo Cộng sản cuồng chiến nhưng không có khả năng điều hành một đất nước, một xã hội hỗn loạn: con người trở nên dốt nát hung dữ, không tin vào lẽ phải điều hay mà lại trở thành mê tín dị đoan, đạo đức luân lý trong gia đình và xã hội không còn tồn tại. b) Dân trí: Trong trường học lịch sử bị bóp méo, những lập luận “lưỡi gỗ” nhàm chán không còn thuyết phục được ai nữa. Nhưng môn chính trị kinh điển về Cộng Sản vẫn là phần chánh trong chương trình đào tạo chuyên môn. Điều này khiến cho chương trình đào tạo chuyên nghiệp bị thu hẹp lại, kết quả là chuyên môn bị kìm hãm, nhân tài bị bóp nghẹt và tài năng cá biệt không được phát triển. c) Xã hội: Chúng ta phải khẳng định là quốc nạn trộm cắp vặt được nảy sinh từ chế độ bao cấp. Dĩ nhiên trộm cắp là một bản năng tồn tại của loài người khi đói ăn thiếu mặc. Do sự cung cấp nhỏ giọt thời bao cấp nên của cải vật chất trở nên quý hiếm. Từ cái lốp xe đạp , thước vải cũng đổi ra được miếng ăn cái mặc nên bất cứ vật dụng gì cũng được trưng dụng. Bác Sĩ “ăn” thuốc men, y tá “ăn” kim chích chăn mền, thư ký “ăn” giấy bút, nhân viên bưu điện “ăn” bưu phẩm, thư quà.. Với thói quen “ăn” trong cơ quan như vậy cho nên khi đã bị tiêm nhiễm nặng người ta không còn phân biệt được phải trái, thấy của cải vật chất là cứ ” chôm” mà không sợ luật pháp, nên mới xảy ra những vụ người Việt trộm cắp bên Nhật bên Anh nổi tiếng thế giới. 3.- Giai cấp Đảng viên và tham nhũng Trong cuốn “chuyện thời bao cấp” của nhà xuất bản Thông Tấn/Hà Nội in năm 2007 trang 31″. Cứ ngỡ rằng thời bao cấp mọi khó khăn được chia đều trong xã hội nhưng khi nghiền ngẫm cơ chế phân phối thời bao cấp với cửa hàng lương thực, hệ thống tem phiếu và quầy hàng tết ở cuộc trưng bà , mới hay rằng nhân dân có tiêu chuẩn riêng và ở mức thấp nhất, tiêu chuẩn của cán bộ, công nhân, viên chức tùy thuộc vào vị trí công tác và đặc thù nghề nghiệp của mỗi người. Cán bộ cao cấp có cửa hàng phục vụ riêng tại phố Tôn Đản; trung cấp tại phố Nhà Thờ, Vân Hồ, Đặng Dung và Kim Liên; còn cán bộ, công nhân viên chức bình thường mua ở các cửa hàng rải rác trong thành phố.” như vậy cái ảo tưởng xóa bỏ giai cấp của Cộng Sản chỉ là một cái bánh vẽ để chiêu dụ những kẻ nông nỗi nhất là giới thanh niên sinh viên học sinh tại các vùng đất tự do. Khi vào rọ rồi thì cái giấc mơ “công bằng bác ái” trong môi trường Cộng Sản trong thực tế chỉ là những hạt kim cương khi nhìn từ xa nhưng khi đến gần mới biết đó là những giọt nước mắt. Khi chế độ bao cấp đã từ từ tự triệt tiêu vì cái quy chế phản tự nhiên của nó và nhất là sau khi khối Cộng Sản Đông Âu sập đổ, các nguồn viện trợ trao đổi hàng hóa bị cắt đứt thì Cộng Sản Việt Nam phải biến thái để tồn tại dưới mô hình “kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” với những ưu tiên độc đoán trong thị trường cho cán bộ đảng viên cao cấp để bóp nghẹt thị trường kinh tế tự do và tạo sự dung túng lộng hành quyền lực cho nhóm Đảng Viên và tay chân. Tham nhũng được hình thành và nuôi dưỡng từ trong môi trường độc quyền đặc lợi, một xã hội hỗn loạn vô luật pháp công minh tạo ra một nền kinh tế èo uột tồn tại trên những ký sinh trùng bòn rút của công làm của riêng, mua quan bán chức… xx xx xx Tóm lại thời tự hủy diệt chế độ Cộng Sản Việt Nam đã điểm, thế nước lòng dân đã và đang tiềm ẩn trong mọi thành phần dân chúng. Khi nào thời và thế đồng nhất hội tụ thì đó chỉ là một câu hỏi về thời gian. Ngày nay trước sự tiến triển của công nghệ thông tin thì sự độc quyền chuyển tải tin tức một chiều từ hệ thống truyền thông của Cộng Sản Việt Nam không còn quan trọng nữa. Những người có khát vọng tìm hiểu về tình hình quốc tế và quốc nội đều có thể cập nhật tin tức hằng ngày trên Internet mặc dầu có sự cản ngăn của cả một tập đoàn Công An Mạng. Nhưng những người trẻ tuổi hôm nay đã có đủ khả năng ứng phó và vượt qua những khó khăn này. Trong không khí đầu năm 2015 chúng ta hãy cầu nguyện cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ và có pháp quyền. Khi nào mỗi người dân đứng trước luật pháp đếu có quyền lợi và bổn phận ngang nhau và nhân quyền được tôn trọng tuyệt đối thì ngày đó dân tộc Việt Nam mới có thể ngẩng đầu so vai với thế giới. Berlin ngày 01.01.2015 BS. Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

Không chỉ là cuộc chiến thương mại

Cái đích của Trump không chỉ là chiến thắng Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Cái đích cuối cùng là tháo ngòi nổ của nguy cơ hiện hữu xuất hiện một Trung Quốc xã.   Bài học Đức quốc xã vẫn còn nguyên. Nhân loại và nước Mỹ đã mất cảnh giác- một lỗi lầm dẫn đến cái chết của gần 80 triệu người - Hitler đẩy nước Đức thành phát xít tiến hành Thế chiến thứ Hai.   Thế giới đã thờ ơ trước việc Hitler tập trung các nhà khoa học hàng đầu thế giới nghiên cứu và thực hiện cuộc cách mạng công nghệ. Thế giới đã thờ ơ khi Hitler đẩy mạnh sản xuất công nghiệp thép và hoá chất. Thế giới đã thờ ơ khi Hitler tích tụ thành cường quốc kinh tế. Thế giới đã thờ ơ khi Hitler hô hào tinh thần dân tộc Đức thượng đẳng.   Trump thấy rõ bước đi của Trung Quốc hôm nay lặp lại bước đi của Đức quốc xã. Mô hình CNXH mang đặc thù Đức thượng đẳng cũng chính là mô hình CNXH mang đặc thù Trung Quốc thượng đẳng. Nguy cơ đâu chỉ với 300 triệu người Mỹ mà nguy cơ với cả nhân loại.   Gã cảm ơn cuộc chiến của tỉnh thức và rất trách nhiệm này của Trump đối với 90 triệu dân gã. Bởi nước gã sẽ không khác Ba Lan trong Thế chiến thứ Hai là nạn nhân đầu tiên của đế chế Trung Quốc xã này. Gã hiểu cuộc chiến thương mại lập lại trật tự thương mại là bước đi đầu tiên của cuộc đại chiến lập lại trật tự thế giới hướng tới hoà bình và đầy trách nhiệm.   Trump đang đi tiếp các bước : - Chống ăn cắp công nghệ. FBI vừa mở chiến dịch tại tất cả các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ của Mỹ loại trừ các nhà khoa học gốc Hoa tham gia "Kế hoạch 1000 người " của Trung Quốc và các nhà khoa học gốc Hoa ăn cắp công nghệ đưa về Trung Quốc. Trong chiến dịch này FBI đã phát hiện được nhiều gián điệp công nghệ, bắt giam và trục xuất khỏi Mỹ.   - Trump đang vận động EU cùng tham gia vào cuộc bao vây chống lại nạn vi phạm bản quyền, gian lận thương mại, ăn cắp công nghệ này của Trung Quốc. Tiếp tay cho gian lận thương mại cũng là gian lận thương mại.   - Trump cùng các nước khác đang là chỗ dựa cho các quốc gia lệ thuộc Trung Quốc biến thành sân sau làm giàu cho Trung Quốc, từng bước cởi trói lệ thuộc kinh tế , phục hưng lại văn hoá, chính trị độc lập. Một loạt nước như Malaixia, Myanmar, Srilanca... gần đây đã có những biểu hiện mạnh mẽ khước từ các miếng mồi kinh tế của Trung Quốc.   - Trump đang chặt đứt dần các mắt xích đồng minh của Trung Quốc đặc biệt là Triều Tiên, tiếp tới sẽ có sách lược lôi kéo Nga về với châu Âu để không liên kết chặt chẽ chính trị, quân sự với Trung Quốc nữa.   - Trump gắn kết với Đài Loan để Đài Loan là một đối lực cản trở giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình.   Vậy đó. Gã giật mình nhìn lại nước gã khi cảm nhận hình như những người có trách nhiệm ở nước gã chả quan tâm tới những gì mà cả nước Mỹ đang quan tâm.   Ai đó vẫn còn hy vọng nước gã sẽ đứng ngoài mọi nguy cơ khi đu dây với Trung Quốc?   Ai đó vô trách nhiệm chuyện quốc gia nhân loại chỉ quan tâm ổ ấm đã lót cho riêng mình?   Ai đó và ai đó là ai?  
......

Khoảng lặng đáng sợ Slovakia – Việt Nam

Vùng không gian ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam, vốn đã chẳng rộng mở trong quá khứ, lại càng bị nén chặt đến mức khó thở cho cả hai bên vào những ngày này của năm 2018. Một năm trước… Cuộc điều tra vụ ‘vận chuyển’ Trịnh Xuân Thanh từ sân bay Bratislava qua không phận Ba Lan đến sân bay Moscow ở Nga vẫn âm thầm tăng tốc. Cái cách điều tra lặng lẽ nhưng không buông bỏ như thế lại khá giống với những gì mà các cơ quan công tố, cảnh sát và an ninh Đức đã làm trong khoảng thời gian từ tháng Tám năm 2017 – khi người Đức phát hiện vụ Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay tại Berlin và ngay sau đó Đức đã ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ đối với Việt Nam về hành vi ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa này’, cho đến tháng Mười cùng năm đó. Nghĩa là thời gian điều tra kéo dài khoảng hai tháng, khi trước đó Quốc hội Đức đã quyết liệt yêu cầu Thủ tướng Angela Merkel và các cơ quan tư pháp nước này phải kết thúc công tác điều tra trong một thời gian sớm nhất. Điểm trùng khớp ngẫu nhiên và đặc biệt đến lạ lùng là cuộc khủng hoảng ngoại giao Slovakia – Việt Nam đã nổ ra tròn một năm sau thời điểm phát hỏa núi lửa khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt Nam, tức cũng vào tháng Tám. Và giờ đây, người Slovakkia đang gần như tái hiện những gì mà người Đức đã xử sự về vụ Trịnh Xuân Thanh một năm trước. Gần đây nhất, hai công tố trưởng của Slovakia và Đức đã gặp nhau ở Đức, cho thấy tầm mức phối hợp giữa hai nước về vụ Trịnh Xuân Thanh đã được đẩy lên cao hơn nhiều so với vài ba mối liên hệ lẻ tẻ trước đây giữa cảnh sát hai nước. Và sắp tới, sẽ còn có một cuộc gặp cũng tại Đức giữa bộ trưởng nội vụ của Đức và Slovakia. Tất nhiên là bộ trưởng nội vụ mới – bà Denisa Sakova – thay cho Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák mà đang bị báo chí, đảng đối lập ở Slocvakia và cả một số trong giới cảnh sát quốc gia này cáo buộc nặng nề là đã tiếp tay cho Bộ trưởng công an Việt Nam là Tô Lâm để đưa Trịnh Xuân Thanh lên một chiếc máy bay của Slovakia và bay đến Nga, trước khi Thanh bị đưa về Hà Nội theo con đường mờ ám ấy. Từ hai tháng điều tra ở Đức đến Slovakia Một điểm trùng hợp khác là quá trình điều tra vụ ‘vận chuyển Trịnh Xuân Thanh’ của cảnh sát Slovakia cũng giống như cảnh sát Đức trước đây, nghĩa là kín đáo và rất ít tiết lộ thông tin cho báo chí. Nhưng liệu cuộc điều tra ở Slovakia có bị ‘chìm xuống’ theo cách nói của thuật ngữ chính trị Việt Nam – bởi sự tác động hay ‘đi đêm’ của chính phủ Việt Nam – giới chức rất sợ làm to chuyện mà sẽ càng khiến chính thể độc đảng ở Việt Nam rơi vào tình cảnh khốn quẫn về cả chính trị lẫn kinh tế? Vẫn có một khả năng như thế, mà cơ sở của khả năng này chính là việc Robert Kaliňák khi còn là bộ trưởng nội vụ đã ‘gắn bó’ với giới công an trị ở Việt Nam đến mức nào. Tuy nhiên cho đến nay, xác suất của khả năng này là nhỏ, hoặc cực thấp. Từ tháng Tám đến nay, tuy bị hạn chế cung cấp tin tức nhưng báo giới quốc tế, đặc biệt là hai tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức và Dennik N của Slovakia vẫn thỉnh thoảng đưa ra những tin tức như “Chính phủ Pháp chính thức điều tra dính líu của mật vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Paris”, “Slovakia định cho phép 44 người tiết lộ bí mật vụ Trịnh Xuân Thanh”, “Slovakia nên trục xuất đại sứ Việt Nam nếu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được xác nhận”, ‘Vụ Trịnh Xuân Thanh: Ba Lan không cho chuyên cơ Slovakia chở phái đoàn Bộ trưởng Tô Lâm bay qua không phận Ba Lan”… Tin tức từ báo chí về vụ ‘vận chuyển Trịnh Xuân Thanh’, tuy không dày như trước đó, nhưng vẫn phát ra tín hiệu là cuộc điều tra của cảnh sát và công tố Slovakia về vụ này không hề ‘chìm xuồng’ – điều mà chính quyền Việt Nam không hề muốn -mà vẫn đang tiếp tục lộ trình vạch sẵn của nó với gia tốc ngày càng nhanh. Khi cuộc khủng hoảng Slovakia – Việt Nam bắt đầu khai hỏa vào đầu tháng Tám năm 2018, đảng đối lập ở Slovakia và chính quốc hội nước này đã gần như phát ra một ‘tối hậu thư’ về việc cơ quan cảnh sát Slovakia chỉ được điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh trong thời gian tối đa là 1 -2 tháng và phải tường trình lại kết quả điều tra cho tổng thống, chính phủ và quốc hội Slovakkia. Đến nay đã gần qua hai tháng, hoặc chính xác là khoảng một tháng rưỡi, kể từ ngày đích thân Tổng thống Andrej Kiska và Thủ tướng Peter Pellegrini chỉ thị tiến hành điều tra. Vậy khả năng hay kịch bản nào sẽ xảy ra sau khi cảnh sát Slovakia kết thúc điều tra vào cuối tháng Chín hoặc cùng lắm là tháng Mười năm 2018? Hãy để mắt về dĩ vãng một lần nữa. Slovakia sẽ làm gì? Trong khoảng thời gian hai tháng Tám và Chín năm 2017 là lúc cảnh sát Đức tiến hành điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đã gần như không diễn ra những cuộc đi lại con thoi của giới ngoại giao Hà Nội với Berlin. Bầu không khí khi đó cũng lặng lẽ và chất chứa đầy tính kích nổ như hiện thời. Bỗng nhiên vào tháng Mười năm 2017, chính phủ Đức phát ra một công bố chấn động: tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Và sau đó một tháng, Đức đình chỉ luôn hiệp định miễn trừ visa ngoại giao cho các quan chức Việt Nam sang Đức ‘công tác’. Hầu như chắc chắn là Bộ Chính trị và Bộ Công an Việt Nam – những người có thể đã ngầm phổ biến quan điểm ‘chấp nhận trả giá đối ngoại để giải quyết đối nội’, đã không thể tưởng tượng việc người Đức cứng rắn đến thế trong một động tác trừng phạt Việt Nam. Dù ‘quan hệ đối tác chiến lược toàn diện’ chính là cấp độ quan hệ chính trị cao nhất giữa Đức và Việt Nam, nhưng Nhà nước Đức vẫn thẳng tay. Giờ đây, chính phủ Slovakia đang ở vào tình thế của nhà nước Đức: hoặc bảo vệ tôn chỉ nhà nước pháp quyền cùng những giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền theo hiến pháp của những quốc gia này, bảo vệ uy tín của họ, hoặc bị cộng đồng thế giới liệt vào loại ‘tiếp tay cho bắt cóc quốc tế’ và dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Cuộc điều tra của cảnh sát Slovakia đang lan sang đến Ba Lan, dù có thể bị từ chối bởi người Nga. Nhưng có vẻ giai đoạn điều tra ban đầu của họ đang đi đến điểm hoàn tất, để khi đó, chính phủ Slovakia sẽ phải đưa ra một quyết định, dù có thể khó khăn, đối với Việt Nam. Ít nhất sẽ phải là một cú hạ cấp quan hệ ngoại giao giữa hai nước, cho dù Hà Nội không quá sợ về hậu quả này. Nhưng trong hơn một năm qua, vụ Trịnh Xuân Thanh đã được quốc tế hóa và phổ cập đến mức cơn địa chấn vụ này từ Đức không chỉ lan sang Slovakia mà còn cả Pháp, Ba Lan, Czech và đến thẩm quyền của Liên minh châu Âu. Thay cho hình ảnh ‘Việt Nam anh hùng đánh thắng hai tên đế quốc đầu sỏ’ mà bộ máy tuyên giáo nước này vẫn ra rả tuyên truyền cho đến ngày nay, cả thế giới lại đang biết và hình dung một cách không thể rõ hơn về Việt Nam qua cái tên Trịnh Xuân Thanh. Một cách thực chất, những kẻ bắc cóc đang phải đối mặt với Liên minh châu Âu cùng những hậu quả trong tương lai gần, mà ngay trước mắt là số phận mành chỉ treo chuông của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA)./.
......

EU đề ra chiến lược cạnh tranh với Con Đường Tơ Lụa Trung Quốc

Vào lúc thái độ nghi ngờ đối với đề án Con Đường Tơ Lụa mới của Trung Quốc ngày càng tăng, Liên Hiệp Châu Âu chuẩn bị đưa ra một dự án thay thế cho vùng Châu Á, được quảng bá là không khiến cho các nước tham gia bị ngập đầu trong những khoản nợ mà họ không thể trả. Theo tiết lộ của hãng tin Pháp AFP ngày 26/09/2018, kế hoạch này sẽ được các nước châu Âu ký trong những ngày sắp tới cho kịp hội nghị thượng đỉnh Á – Âu [ASEM 12 tại Bruxelles 18 & 19/10/2018, CTM Media] mở ra vào tháng 10 tới đây. Mang tên “Chiến lược kết nối châu Á – Asia Connectivity Strategy“, dự án này nhằm mục tiêu cải thiện màng lưới năng lượng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc bằng kỹ thuật số, đồng thời cổ vũ cho việc bảo vệ môi trường và tôn trọng chuẩn mực lao động. Bruxelles nhấn mạnh là mô hình châu Âu không nhằm đáp trả bất kỳ một ai, nhưng giới quan sát đều gắn liền việc đề xuất chiến lược này với việc Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc, với hạ tầng cơ sở, đường xá, cảng biển, tuyến xe lửa được xây khắp thế giới, sử dụng hàng tỷ đô la tiền vay Trung Quốc, đang mất dần hào quang. Lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu Federica Mogherini, cho biết là các cuộc thảo luận đã mất hàng tháng trời với một số quốc gia Châu Á “chú ý đến cách làm của Châu Âu“. Trả lời báo chí, bà Mogherini xác định rằng mục đích của châu Âu là tạo công việc làm, tăng trưởng, sao cho có lợi cho các cộng đồng tại chỗ. Bà nói thêm: “Tôi không muốn nói là điều đó có khác với đề nghị của ai khác hay không, nhưng đó là đề nghị của chúng tôi.” Lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu Federica Mogherini Theo ghi nhận của AFP, chiến lược châu Á mới này được đưa ra sau khi chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu có một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn, đẩy mạnh kinh tế của khối, đối mặt không chỉ với chủ trương “Nước Mỹ Trên Hết” của tổng thống Donald Trump, mà cả với sự can dự của Trung Quốc ở Châu Phi cũng như Châu Á. Maaike Okano-Heijmans, một chuyên gia về quan hệ Á-Âu thuộc viện Clingendael Institute (Hà Lan), đánh giá đây là bước đi “rất quan trọng” sau khi Châu Âu bị chỉ trích là quá chậm chạp trong việc đối phó với quyền lực mềm của Trung Quốc, thời gian qua. Trả lời AFP, chuyên gia này cho rằng: “Chúng ta không thể tố cáo Liên Hiệp Châu Âu là không có tầm nhìn nữa. Thách thức bây giờ là làm thế nào là biến nó thành một cái gì có thực chất mà một số quốc gia có thể chọn lựa. Bởi vì một kế hoạch như vậy đòi hỏi rất nhiều tiền, mà không ai có thể cạnh tranh với tiền của Trung Quốc.” Vào thượng tuần tháng 9, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói là thương mại của Trung Quốc với các nước tham gia Con Đường Tơ Lụa mới đã vượt mức 5 ngàn tỷ đô la, trong đó có hơn 60 tỷ đầu tư trực tiếp. Thế nhưng, một số nước đã bắt đầu tự hỏi là những ràng buộc gắn với các món tiền phải chăng đang biến tiền vay thành gánh nặng hơn là thuận lợi ? Chiến lược đề nghị nhấn mạnh trên những “chuẩn mực cao về môi trường và lao động”, và tính chất vừa phải về mặt tài chính của các dự án hạ tầng cơ sở. Theo AFP, lời nhấn mạnh đó rõ ràng là nhắm vào Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc, đang bị cho là đã tạo ra bẫy nợ đối với những nước tin vào sự hào phóng của Trung Quốc.Nỗi lo ngại này có vẻ có cơ sở khi vào năm ngoái, 2017, Sri Lanka đã phải cho Trung Quốc thuê trong 99 năm cảng chiến lược của mình vì không trả nổi khoản nợ 1,4 tỷ đô la cho dự án. Tháng 8 vừa qua, đến lượt Malaysia tuyên bố ngưng 3 dự án mà Bắc Kinh tài trợ, trong đó có đề án đường xe lửa trị giá 20 tỷ đô la. Còn Pakistan, cho đến gần đây còn rất hứng thú đón nhận tiền Trung Quốc, nay đã cam kết minh bạch hơn nữa trước dư luận lo ngại khả năng không trả được nợ.
......

EU đề ra chiến lược cạnh tranh với Con Đường Tơ Lụa Trung Quốc

Vào lúc thái độ nghi ngờ đối với đề án Con Đường Tơ Lụa mới của Trung Quốc ngày càng tăng, Liên Hiệp Châu Âu chuẩn bị đưa ra một dự án thay thế cho vùng Châu Á, được quảng bá là không khiến cho các nước tham gia bị ngập đầu trong những khoản nợ mà họ không thể trả. Theo tiết lộ của hãng tin Pháp AFP ngày 26/09/2018, kế hoạch này sẽ được các nước châu Âu ký trong những ngày sắp tới cho kịp hội nghị thượng đỉnh Á – Âu [ASEM 12 tại Bruxelles 18 & 19/10/2018, CTM Media] mở ra vào tháng 10 tới đây. Mang tên “Chiến lược kết nối châu Á – Asia Connectivity Strategy“, dự án này nhằm mục tiêu cải thiện màng lưới năng lượng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc bằng kỹ thuật số, đồng thời cổ vũ cho việc bảo vệ môi trường và tôn trọng chuẩn mực lao động. Bruxelles nhấn mạnh là mô hình châu Âu không nhằm đáp trả bất kỳ một ai, nhưng giới quan sát đều gắn liền việc đề xuất chiến lược này với việc Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc, với hạ tầng cơ sở, đường xá, cảng biển, tuyến xe lửa được xây khắp thế giới, sử dụng hàng tỷ đô la tiền vay Trung Quốc, đang mất dần hào quang. Lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu Federica Mogherini, cho biết là các cuộc thảo luận đã mất hàng tháng trời với một số quốc gia Châu Á “chú ý đến cách làm của Châu Âu“. Trả lời báo chí, bà Mogherini xác định rằng mục đích của châu Âu là tạo công việc làm, tăng trưởng, sao cho có lợi cho các cộng đồng tại chỗ. Bà nói thêm: “Tôi không muốn nói là điều đó có khác với đề nghị của ai khác hay không, nhưng đó là đề nghị của chúng tôi.” Theo ghi nhận của AFP, chiến lược châu Á mới này được đưa ra sau khi chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu có một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn, đẩy mạnh kinh tế của khối, đối mặt không chỉ với chủ trương “Nước Mỹ Trên Hết” của tổng thống Donald Trump, mà cả với sự can dự của Trung Quốc ở Châu Phi cũng như Châu Á. Maaike Okano-Heijmans, một chuyên gia về quan hệ Á-Âu thuộc viện Clingendael Institute (Hà Lan), đánh giá đây là bước đi “rất quan trọng” sau khi Châu Âu bị chỉ trích là quá chậm chạp trong việc đối phó với quyền lực mềm của Trung Quốc, thời gian qua. Trả lời AFP, chuyên gia này cho rằng: “Chúng ta không thể tố cáo Liên Hiệp Châu Âu là không có tầm nhìn nữa. Thách thức bây giờ là làm thế nào là biến nó thành một cái gì có thực chất mà một số quốc gia có thể chọn lựa. Bởi vì một kế hoạch như vậy đòi hỏi rất nhiều tiền, mà không ai có thể cạnh tranh với tiền của Trung Quốc.” Vào thượng tuần tháng 9, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói là thương mại của Trung Quốc với các nước tham gia Con Đường Tơ Lụa mới đã vượt mức 5 ngàn tỷ đô la, trong đó có hơn 60 tỷ đầu tư trực tiếp. Thế nhưng, một số nước đã bắt đầu tự hỏi là những ràng buộc gắn với các món tiền phải chăng đang biến tiền vay thành gánh nặng hơn là thuận lợi ? Chiến lược đề nghị nhấn mạnh trên những “chuẩn mực cao về môi trường và lao động”, và tính chất vừa phải về mặt tài chính của các dự án hạ tầng cơ sở. Theo AFP, lời nhấn mạnh đó rõ ràng là nhắm vào Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc, đang bị cho là đã tạo ra bẫy nợ đối với những nước tin vào sự hào phóng của Trung Quốc. Nỗi lo ngại này có vẻ có cơ sở khi vào năm ngoái, 2017, Sri Lanka đã phải cho Trung Quốc thuê trong 99 năm cảng chiến lược của mình vì không trả nổi khoản nợ 1,4 tỷ đô la cho dự án. Tháng 8 vừa qua, đến lượt Malaysia tuyên bố ngưng 3 dự án mà Bắc Kinh tài trợ, trong đó có đề án đường xe lửa trị giá 20 tỷ đô la. Còn Pakistan, cho đến gần đây còn rất hứng thú đón nhận tiền Trung Quốc, nay đã cam kết minh bạch hơn nữa trước dư luận lo ngại khả năng không trả được nợ./.
......

Trung Quốc, chứ không phải Nga, mới là thách thức thật sự của châu Âu

Những thỏa thuận về xây dựng cơ sở hạ tầng mờ ám ở Đông Âu mũi nhọn của chiến lược chia để trị của Bắc Kinh   Hai mươi năm trước, tôi đứng ở một “ổ gà” đầy nước, trước mặt là sông Amur và nhìn sang Trung Quốc. Những tòa nhà chọc trời trên đất Trung Quốc thể hiện rõ tính hiện đại, trong khi bên phía Nga hầu như không có cả đèn đường. Từ đó đến nay, hàng xuất khẩu, mức sống và tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới đã tăng vọt; các chuyên gia cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2030. Nga hiện đang lẽo đẽo theo sau trên tất cả các mặt trận. Tuần trước tôi lại có mặt trên một đường biên giới khác, ở Georgia. Đất nước với 3,7 triệu dân nằm ở giao điểm của ba đế quốc: Nga, từng là đế chế cai trị nước này; đế chế Châu Âu-Đại Tây Dương của phương Tây; và cường quốc Trung Quốc đang lên. Người dân ở đây biết họ thích nước nào hơn. Mặc dù nằm ở bờ phía đông của Biển Đen, người Gruzia cảm thấy mình thuộc về phương Tây. Người dân ở đây nói rằng đất nước họ đã từng nằm dưới quyền cai trị của La Mã suốt nhiều thế kỷ. Mặc dù bị mắc kẹt - dường như là vĩnh viễn - trong phòng chờ để được tham gia khối NATO, Georgia đã đưa đội quân đội đông đảo nhất – tính theo số dân – tham gia cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Với sự trợ giúp tích cực của Mỹ, người Georgia đã tự do hoá nền kinh tế của mình, đã đối đầu với nạn tham nhũng và xây dựng được hệ thống chính trị đa nguyên, trong đó phe đối lập có thể thắng cử và đã thắng cử. Không lân bang gần gũi nào ở cả bắc, nam hay đông Georgia làm được như thế. Hiện nay, tâm trạng ở vùng biên giới này đã thay đổi. Donald Trump, nói một cách nhẹ nhàng, không phải là Vespasian (người anh hung, rất được dân Georgia kính trọng). Đại sứ quán Mỹ đang mất dần vai trò trong việc kiềm chế các tay đầu sỏ trên chính trường nước này và những hành động sai quấy của Nga. Tuyên truyền bài phương Tây và những câu chuyện kinh hoàng được loan tải mà không bị ngăn chặn: EU sẽ buộc nước này hợp pháp hóa loạn luân, và hàng triệu người di cư Syria sẽ tràn vào nước này. Ngoài ra, trong những khu vực mà Nga còn chiếm đóng sau cuộc chiến năm 2008, thường xuyên diễn ra những cuộc tập quân mang tính đe dọa, và những vụ tấn công chớp nhoáng - bắt cóc và cướp đất – được tiến hành từ bên kia đường phân giới. Nhưng người Georgia, tương tự như người Estonia, người Ba Lan, Ukraina và những bộ tộc đã được tôi luyện trong khu vực biên giới lo lắng nhiều hơn về sự ngây thơ, chia rẽ và tự mãn trong những quốc gia hùng mạnh ở phương Tây mà họ muốn được giúp đỡ. Họ nói, mặt trận thực sự không đi qua lãnh thổ của mình, mà đi qua những khu vực, nơi Nga có ảnh hưởng mạnh nhất: Berlin, Brussels, Rome và, thật kì quặc là, ở cả Washington DC nữa. Tuy nhiên, vấn đề lâu dài không phải là Nga. Mặc cho quy mô về địa lý và kho vũ khí hạt nhân của mình, đế chế đã đổ nát này của Vladimir Putin thực chất là yếu. Nền kinh tế của nước này chỉ ngang với Italy. Mặc dù quân đội đã được hiện đại hóa, chi tiêu cho quốc phòng đang giảm. Hệ thống chính trị ngày càng dễ vỡ và lỗi thời. Điện Kremlin qua mặt được phương Tây là do ý chí và tàn nhẫn, chứ không phải là nhờ ngoại giao, kinh tế, chính trị hay quân sự. Thách thức thực sự đối với nền an ninh ọp ẹp của châu Âu có nguồn gốc từ nơi có sức mạnh hơn hẳn: Trung Quốc. Muốn thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, chỉ cần nhìn cuốn nhật ký không có một chữ nào của Dalai Lama là đủ. Vì sợ Trung Quốc trả đũa, rất ít các nhân vật của công chúng giờ đây còn dám gặp ông già 83 tuổi, có thời từng được mọi người kính trọng này. Mặc dù ông đã hoàn toàn rời bỏ chính trường và chấp nhận rằng đất nước ông nên là một phần của Trung Quốc, Bắc Kinh – thật là lố bịch – vẫn tiếp tục coi ông là người truyền bá đầy nguy hiểm chủ nghĩa ly khai và mê tín của thời phong kiến. Trong chuyến đi châu Âu hồi tháng 6 vừa qua, chỉ có tám nghị sĩ dũng cảm của Lithuania là dám gặp nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng mà thôi. Cách tiếp cận của Trung Quốc sặc mùi cơ hội chủ nghĩa. Họ né tránh đối đầu toàn diện, nhưng khi thấy có sự yếu đuối hay chia rẽ là họ lập tức khai thác ngay. Cho đến nay, chiến thuật chính ở châu Âu là các khoản vay lãi suất thấp dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng với những điều kiện rất tù mù, với những nước tương đối nghèo ở châu Âu. Một là các nước ở phía tây Balkan như Serbia, tương lai trở thành thành viên EU của nước này quá xa vời. Loại thứ hai là các thành viên khác của EU bị áp lực từ Brussels về những vi phạm nào đó, đặc biệt là Hungary. Thứ ba là những nước bị ép phải thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng, ví dụ như Hy Lạp.   Lời hứa không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế. Chi phí cho các khoản vay là rất lớn, và việc bắt buộc sử dụng các nhà thầu Trung Quốc làm làm cho nền kinh tế những nước này chẳng được lợi lộc gì. Dự án đường cao tốc ở Ba Lan đã phá sản. Việc xây dựng tuyến đường sắt giữa Budapest và Belgrade đã tạm dừng. EU có những phương tiện thực thi luật pháp về việc lựa chọn nhà thầu thích hợp cho các dự án công cộng. Các chính trị gia cao cấp ở châu Âu ngày càng phẫn nộ về sáng kiến “16 + 1”, trong đó Trung Quốc gặp gỡ 16 quốc gia Đông Âu nhằm tranh giành cho mình những ưu tiên ưu đãi về thương mại và các ưu đãi khác. Nhưng chiến thuật của Trung Quốc đã mang lại lợi ích về ngoại giao. Tháng 7 năm 2016, Hungary và Hy Lạp đã tìm cách làm suy yếu quan điểm của EU trước những tuyên bố về lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Tháng 3 năm 2017, Hungary không chịu kí bức thư của EU lên án việc tra tấn các luật sư Trung Quốc đang bị giam cầm. Martin Hala, một chuyên gia người Séc về chiến thuật của Trung Quốc, khẳng định rằng mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là xuất khẩu sang châu Âu mô hình tư bản chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, trong đó, cơ chế thị trường chỉ là công cụ trong tay nhà nước độc đảng mà thôi. Mặc dù Nga và Trung Quốc đang ve vãn nhau, nhưng sự khác biệt quá lớn về kinh tế làm cho họ không thể thành lập được liên minh thực sự. Do đó, đối với những nước như Georgia, quan hệ tốt hơn với Trung Quốc chẳng khác gì cơ hội để cân bằng ảnh hưởng của Nga trong giai đoạn khi mà quyền lực của phương Tây đang suy giảm. Trung Quốc đã hiện đại hóa ngành công nghiệp chè đổ nát của Gruzia, đã đầu tư vào một cảng nước sâu mới, đã xây dựng những khu kinh doanh và chống lưng cho một hãng hàng không mới mà nước này đang rất cần. Trung Quốc cũng khoái rượu vang Georgia. Đề án Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc có một tuyến đường thương mại mới đi qua Caucasus rồi mới tới châu Âu, làm cho Gruzia có thể trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa. Về mặt lý thuyết, tự do và thịnh vượng của đế quốc Châu Âu-Đại Tây Dương có thể được cải thiện, nhưng trên thực tế, tự do và thịnh vượng ngày càng trở nên xa vời và khó có thể trở thành hiện thực. Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo Nguồn: The Times  
......

Trung Quốc, chứ không phải Nga, mới là thách thức thật sự của châu Âu

Những thỏa thuận về xây dựng cơ sở hạ tầng mờ ám ở Đông Âu mũi nhọn của chiến lược chia để trị của Bắc Kinh Hai mươi năm trước, tôi đứng ở một “ổ gà” đầy nước, trước mặt là sông Amur và nhìn sang Trung Quốc. Những tòa nhà chọc trời trên đất Trung Quốc thể hiện rõ tính hiện đại, trong khi bên phía Nga hầu như không có cả đèn đường. Từ đó đến nay, hàng xuất khẩu, mức sống và tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới đã tăng vọt; các chuyên gia cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2030. Nga hiện đang lẽo đẽo theo sau trên tất cả các mặt trận. Tuần trước tôi lại có mặt trên một đường biên giới khác, ở Georgia. Đất nước với 3,7 triệu dân nằm ở giao điểm của ba đế quốc: Nga, từng là đế chế cai trị nước này; đế chế Châu Âu-Đại Tây Dương của phương Tây; và cường quốc Trung Quốc đang lên. Người dân ở đây biết họ thích nước nào hơn. Mặc dù nằm ở bờ phía đông của Biển Đen, người Gruzia cảm thấy mình thuộc về phương Tây. Người dân ở đây nói rằng đất nước họ đã từng nằm dưới quyền cai trị của La Mã suốt nhiều thế kỷ. Mặc dù bị mắc kẹt - dường như là vĩnh viễn - trong phòng chờ để được tham gia khối NATO, Georgia đã đưa đội quân đội đông đảo nhất – tính theo số dân – tham gia cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Với sự trợ giúp tích cực của Mỹ, người Georgia đã tự do hoá nền kinh tế của mình, đã đối đầu với nạn tham nhũng và xây dựng được hệ thống chính trị đa nguyên, trong đó phe đối lập có thể thắng cử và đã thắng cử. Không lân bang gần gũi nào ở cả bắc, nam hay đông Georgia làm được như thế. Hiện nay, tâm trạng ở vùng biên giới này đã thay đổi. Donald Trump, nói một cách nhẹ nhàng, không phải là Vespasian (người anh hung, rất được dân Georgia kính trọng). Đại sứ quán Mỹ đang mất dần vai trò trong việc kiềm chế các tay đầu sỏ trên chính trường nước này và những hành động sai quấy của Nga. Tuyên truyền bài phương Tây và những câu chuyện kinh hoàng được loan tải mà không bị ngăn chặn: EU sẽ buộc nước này hợp pháp hóa loạn luân, và hàng triệu người di cư Syria sẽ tràn vào nước này. Ngoài ra, trong những khu vực mà Nga còn chiếm đóng sau cuộc chiến năm 2008, thường xuyên diễn ra những cuộc tập quân mang tính đe dọa, và những vụ tấn công chớp nhoáng - bắt cóc và cướp đất – được tiến hành từ bên kia đường phân giới. Nhưng người Georgia, tương tự như người Estonia, người Ba Lan, Ukraina và những bộ tộc đã được tôi luyện trong khu vực biên giới lo lắng nhiều hơn về sự ngây thơ, chia rẽ và tự mãn trong những quốc gia hùng mạnh ở phương Tây mà họ muốn được giúp đỡ. Họ nói, mặt trận thực sự không đi qua lãnh thổ của mình, mà đi qua những khu vực, nơi Nga có ảnh hưởng mạnh nhất: Berlin, Brussels, Rome và, thật kì quặc là, ở cả Washington DC nữa. Tuy nhiên, vấn đề lâu dài không phải là Nga. Mặc cho quy mô về địa lý và kho vũ khí hạt nhân của mình, đế chế đã đổ nát này của Vladimir Putin thực chất là yếu. Nền kinh tế của nước này chỉ ngang với Italy. Mặc dù quân đội đã được hiện đại hóa, chi tiêu cho quốc phòng đang giảm. Hệ thống chính trị ngày càng dễ vỡ và lỗi thời. Điện Kremlin qua mặt được phương Tây là do ý chí và tàn nhẫn, chứ không phải là nhờ ngoại giao, kinh tế, chính trị hay quân sự. Thách thức thực sự đối với nền an ninh ọp ẹp của châu Âu có nguồn gốc từ nơi có sức mạnh hơn hẳn: Trung Quốc. Muốn thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, chỉ cần nhìn cuốn nhật ký không có một chữ nào của Dalai Lama là đủ. Vì sợ Trung Quốc trả đũa, rất ít các nhân vật của công chúng giờ đây còn dám gặp ông già 83 tuổi, có thời từng được mọi người kính trọng này. Mặc dù ông đã hoàn toàn rời bỏ chính trường và chấp nhận rằng đất nước ông nên là một phần của Trung Quốc, Bắc Kinh – thật là lố bịch – vẫn tiếp tục coi ông là người truyền bá đầy nguy hiểm chủ nghĩa ly khai và mê tín của thời phong kiến. Trong chuyến đi châu Âu hồi tháng 6 vừa qua, chỉ có tám nghị sĩ dũng cảm của Lithuania là dám gặp nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng mà thôi. Cách tiếp cận của Trung Quốc sặc mùi cơ hội chủ nghĩa. Họ né tránh đối đầu toàn diện, nhưng khi thấy có sự yếu đuối hay chia rẽ là họ lập tức khai thác ngay. Cho đến nay, chiến thuật chính ở châu Âu là các khoản vay lãi suất thấp dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng với những điều kiện rất tù mù, với những nước tương đối nghèo ở châu Âu. Một là các nước ở phía tây Balkan như Serbia, tương lai trở thành thành viên EU của nước này quá xa vời. Loại thứ hai là các thành viên khác của EU bị áp lực từ Brussels về những vi phạm nào đó, đặc biệt là Hungary. Thứ ba là những nước bị ép phải thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng, ví dụ như Hy Lạp. Lời hứa không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế. Chi phí cho các khoản vay là rất lớn, và việc bắt buộc sử dụng các nhà thầu Trung Quốc làm làm cho nền kinh tế những nước này chẳng được lợi lộc gì. Dự án đường cao tốc ở Ba Lan đã phá sản. Việc xây dựng tuyến đường sắt giữa Budapest và Belgrade đã tạm dừng. EU có những phương tiện thực thi luật pháp về việc lựa chọn nhà thầu thích hợp cho các dự án công cộng. Các chính trị gia cao cấp ở châu Âu ngày càng phẫn nộ về sáng kiến “16 + 1”, trong đó Trung Quốc gặp gỡ 16 quốc gia Đông Âu nhằm tranh giành cho mình những ưu tiên ưu đãi về thương mại và các ưu đãi khác. Nhưng chiến thuật của Trung Quốc đã mang lại lợi ích về ngoại giao. Tháng 7 năm 2016, Hungary và Hy Lạp đã tìm cách làm suy yếu quan điểm của EU trước những tuyên bố về lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Tháng 3 năm 2017, Hungary không chịu kí bức thư của EU lên án việc tra tấn các luật sư Trung Quốc đang bị giam cầm. Martin Hala, một chuyên gia người Séc về chiến thuật của Trung Quốc, khẳng định rằng mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là xuất khẩu sang châu Âu mô hình tư bản chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, trong đó, cơ chế thị trường chỉ là công cụ trong tay nhà nước độc đảng mà thôi. Mặc dù Nga và Trung Quốc đang ve vãn nhau, nhưng sự khác biệt quá lớn về kinh tế làm cho họ không thể thành lập được liên minh thực sự. Do đó, đối với những nước như Georgia, quan hệ tốt hơn với Trung Quốc chẳng khác gì cơ hội để cân bằng ảnh hưởng của Nga trong giai đoạn khi mà quyền lực của phương Tây đang suy giảm. Trung Quốc đã hiện đại hóa ngành công nghiệp chè đổ nát của Gruzia, đã đầu tư vào một cảng nước sâu mới, đã xây dựng những khu kinh doanh và chống lưng cho một hãng hàng không mới mà nước này đang rất cần. Trung Quốc cũng khoái rượu vang Georgia. Đề án Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc có một tuyến đường thương mại mới đi qua Caucasus rồi mới tới châu Âu, làm cho Gruzia có thể trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa. Về mặt lý thuyết, tự do và thịnh vượng của đế quốc Châu Âu-Đại Tây Dương có thể được cải thiện, nhưng trên thực tế, tự do và thịnh vượng ngày càng trở nên xa vời và khó có thể trở thành hiện thực. Nguồn: The Times
......

32 Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu yêu cầu cải thiện nhân quyền tại Việt Nam

Brussels, 17 tháng Chín, 2018 Kính gửi Bà Mogherini, Đại Diện Cấp Cao về Ngoại Giao Liên Âu, Bà Malmström, Ủy Viên Thương Mại Liên Âu, Chúng tôi, các Dân biểu của Quốc Hội Châu Âu đồng ký tên dưới đây, viết thư này kêu gọi quý vị thúc đẩy để có tiến triển tốt về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trước khi có thể phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam (EVFTA). Sau buổi họp mặt ngày 25 tháng Sáu với Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh, Ủy viên Thương Mại Malmström nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định EVFTA cho cả hai nền kinh tế EU và Việt Nam, và có đề cập đến “cam kết tôn trọng nhân quyền và tuân thủ với các quy định của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế” của Việt Nam; chúng tôi cũng cảm kích về sự hiện hữu của mối ràng buộc giữa Thỏa Thuận Hợp Tác và Đối Tác (PA) và EVFTA, mà có thể dẫn đến một số “biện pháp thích ứng” bao gồm việc hoãn hiệp định hoặc một phần của hiệp định, nếu một bên không đáp ứng được nghĩa vụ nhân quyền. Tuy thế, như chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh – gần đây nhất là với nghị quyết khẩn 9 tháng Sáu, 2016 và 14 tháng Mười Hai, 2017, tình hình nhân quyền hiện thời tại Việt Nam đã gây ra mối quan tâm sâu sắc, và tạo ra mối nghi ngờ nghiêm trọng về việc hứa hẹn tôn trọng nhân quyền của Việt Nam: các điều lệ mơ hồ về an ninh quốc gia được dùng rộng rãi để đàn áp đối kháng ôn hòa và bỏ tù nhiều nhà bảo vệ nhân quyền, mà Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền đã nêu; tất cả phương tiện truyền thông trong nước thuộc hoặc do nhà nước kiểm soát, internet bị kiểm duyệt và bày tỏ bất đồng ý kiến trên mạng sẽ bị trừng phạt một cách tùy tiện; kể từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm quyền từ 1954, họ chưa bao giờ cho phép bầu cử tự do và công bằng; hệ thống tư pháp vẫn dưới sự kiểm soát chặt của nhà nước, cũng như các hoạt động của xã hội dân sự và các nhóm tôn giáo; và công đoàn độc lập không được phép hoạt động. Với tình trạng như thế, và với cam kết của EU cổ xúy cho nhân quyền trong chính sách đối ngoại (điều 3 TEU), kể cả chính sách giao thương, chúng tôi cho rằng điều thiết yếu mà EU phải làm là nêu rõ các thước đo nhân quyền mà Việt Nam phải đáp ứng trước khi EVFTA đệ nạp lên Quốc Hội để phê chuẩn. Đặc biệt, Việt Nam nên:     Hủy bỏ các điều 109, 116, 117, 118 và 331 của bộ luật hình sự và bảo đảm là bộ luật phù hợp với Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị; Hủy bỏ điều 74 và 173 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự và để cho tất cả những ai bị bắt giữ vì bất cứ cáo buộc vi phạm nào, kể cả về lý do an ninh quốc gia, được có luật sự bào chữa khi bị bắt.     Trả tự do cho tất cả những người bị cầm tù hay bị quản chế tại gia vì thực thi quyền căn bản của họ, gồm có, Hòa thượng Thích Quảng Độ; blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hóa và Trần Huỳnh Duy Thức; các nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào và Phan Văn Thu; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Hoàng Đức Bình; các nhà tranh đấu cho dân chủ Hồ Đức Hòa, Trần Anh Kim và Nguyễn Trung Trực; nhà hoạt động dân oan Nguyễn Văn Túc; nhà hoạt động nhân quyền Lê Thanh Tùng; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Trương Minh Đức; nhà tranh đấu nhân quyền Mục sư Nguyễn Trung Tôn; nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Nguyễn Hoàng Quốc Hùng; nhà hoạt động môi trường Trần Thị Xuân và Lê Đình Lượng; nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Đặng Minh Mẫn; và nhà hoạt động dân chủ và môi trường Nguyễn Viết Dũng.     Điều chỉnh Luật An Ninh Mạng để phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, kể cả Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1982.     Điều chỉnh Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo để phù hợp với Điều 18 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, đặc biệt là bãi bỏ yêu cầu phải đăng ký;     Công nhận ngay lập tức các công đoàn độc lập;     Phê chuẩn các quy ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, Khoản 87 (Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Thành Lập Công Đoàn), Khoản 98 (Quyền Thành Lập Công Đoàn và Thương Lượng); và Khoản 105 (Hủy bỏ Cưỡng Bức Lao Động).     Đình chỉ các vụ xử tử và tuyên bố đình hoãn các án tử hình. Trừ phi Việt Nam cho thấy có nỗ lực thực tâm để giải quyết các vấn đề nhân quyền cấp bách này và chứng minh cho thấy cải thiện cụ thể và cam kết tôn trọng nhân quyền trước khi Quốc Hội bỏ phiếu, sẽ rất khó để chúng tôi tán thành hiệp định thương mại. Kính thư,     Ramon Tremosa i Balcells ALDE     Eric Andrieu S&D     Marie Arena S&D     Petras Austrevicius ALDE     Izaskun Bilbao Barandiga ALDE     Klaus Buchner Greens     Wajid Khan S&D     Jude Kirton-Darling S&D     Mark Demesmaeker ECR     Jørn Dohrmann ECR     Pascal Durand Greens     Ana Gomes S&D     Heid Hautala Greens     Yannick Jadot Greens     Merja Kyllönen GUE/NGL     Ilhan Kyuchyuk ALDE     Barbara Lochbihler Greens     David Martin S&D     Marisa Matias GUE/NGL     Marlene Mizzi S&D     Javier Nart ALDE     Maria Noichl S&D     Soraya Post S&D     Molly Scott Cato Greens     Csaba Sogor EPP     Jordi Sole’ Greens     Helga Stevens ECR     Pavel Telička ALDE     Julie Ward S&D     António Marinho e Pinto, ALDE     José Inácio Faria, EPP     Mirja Vehkaperä, ALDE Nguồn: Ramon Tremosa|Eurodiputathttp://tremosa.cat/noticies/32-meps-send-joint-letter-mrs-mogherini-and-...
......

Thổ Nhĩ Kỳ: Tệ nạn độc tài của đa số

Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Erdogan là một dạng độc tài của đa số, hiện tuợng lãnh đạo do đa số dân chúng bầu lên, rồi quay ra dùng quyền lực chính phủ để bóp mũi thiểu số, không cho ngóc đầu lên được. Hitler ở Đức, Putin ở Nga, Erdogan ở Thổ, Maduro ở Venezuela, Hun Sen ở Cam Bốt… là những trường hợp điển hình. Những nhà lập quốc Hoa Kỳ lo sợ điều này nên trong hiến pháp hầu hết các điều khoản là để bảo vệ thiểu số trong khi đất nước đang do đa số lãnh đạo. Sau khi thắng bầu cử tháng 6/2018, Tổng thống Erdogan của Thổ hôm 12/9/2018 tự bổ nhiệm ông làm chủ tịch quỹ thịnh vượng quốc gia (Turkey Wealth Fund hay tiếng Thổ là Türkiye Varlık Fonu – TVF) và thay đổi toàn diện 7 thành viên trong hội đồng quản trị, với một thành viên mới là con rể của ông và cũng là bộ trưởng bộ tài chánh. Bốn chữ ký trong công văn chính phủ (xem hình), từ người được đề cử, người chấp thuận, người ban hành đều là ông R. Tayyip Erdoğan. Với quỹ này ở Thổ làm người ta nhớ đến quỹ 1MDB ở Mã Lai mà cựu thủ tướng Najib Razak tham nhũng tiền tỷ đôla. Quỹ TVF trị giá $50 tỷ đôla, lập năm 2016 cho mục đích phát triển và làm nguồn tư bản đầu tư cho tài sản chiến lược quốc gia trị giá $200 tỷ đôla. Nó bao gồm hãng Turkish Airlines, các nhà băng lớn, công ty viễn thông Turk Telekom, các công ty dầu khí, bưu điện, thị trường chứng khoán, xổ số, đường ray. Thổ có lãnh thổ khá rộng lớn (783.562 cây số vuông) lớn hơn nước Pháp (643.801 cây số vuông) và có vị thế địa chiến lược rất quan trọng, vừa nằm ngay giữa Hắc Hải và Địa Trung Hải, kiểm soát con đường thông thương giữa hai biển, vừa nối liền Âu-Á-Phi. Thổ có 81 triệu dân, với khoảng 73% là người Thổ theo Hồi giáo và 19% là người Kurd. Tổng sản lượng GDP là $850 tỷ đôla năm 2017, gấp 4 lần Việt Nam cho một dân số gần xấp xỉ VN, nên lợi tức đầu người lên đến gần $27.000 đôla. Thổ lập quốc năm 1923 từ những mãnh vỡ của đế quốc bại trận Ottoman, dưới sự lãnh đạo của Mustafa KEMAL. Sau một thời gian độc đảng, Thổ chuyển sang đa đảng, năm 1950 đảng Dân Chủ đối lập thắng cử và chuyển quyền êm dịu. Đa đảng phát triển mạnh, tuy thỉnh thoảng có xáo trộn như đảo chính quân đội (1960, 1971, 1980) nhưng Thổ vượt qua được nhờ quyền lực được trả về cho dân chúng. Năm 1997 quân đội lại đảo chánh chính quyền Hồi giáo. Ngày 15/7/2016 một nhánh trong quân đội đảo chánh và thất bại, có hơn 240 người bị giết, hơn 2.000 người bị thương do đụng độ giữa quân đảo chánh và dân chúng xuống đường. Sau đó chính quyền Erdogan bắt giam, cách chức, giải nhiệm hơn 100.000 viên chức an ninh, phóng viên, thẩm phán, trí thức, công chức bị cáo buộc có liên quan. Chính quyền tố cáo phong trào tôn giáo và xã hội Hồi giáo liên quốc gia âm mưu tổ chức (hàm ý có Mỹ đứng sau) và cho họ là khủng bố. Ông đặt đất nước trong tình trạng khẩn cấp từ tháng 7/2016 đến tháng 7/2017. Chính quyền cho trưng cầu dân ý ngày 16/4/2017 để đổi chế độ từ đại nghị qua tổng thống chế. Ông Erdogan là thủ tướng trong chế độ cũ, ông đắc cử tổng thống tháng 6/2018. Thổ can thiệp quân sự vào Cyprus năm 1974 để ngăn Hy Lạp chiếm đảo này và hiện nay vẫn còn đỡ đầu Bắc Cyprus, có tên “Turkish Republic of Northern Cyprus”, một quốc gia trên thực tế tuy không có nước nào công nhận. Kurdistan Workers’ Party (PKK) là lực lượng phiến quân ly khai xuất hiện năm 1984, Mỹ coi là khủng bố, PKK đánh với lực lượng an ninh Thổ, có khoảng 40.000 người thiệt mạng. Hai bên điều đình năm 2013 nhưng đến năm 2015 thì đánh tiếp. Thổ gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1945 và vào NATO năm 1952. Đến năm 1963 là thành viên dự bị của Cộng Đồng Châu Âu, đến 2005 Thổ bắt đầu thương thảo vào Liên Âu. Năm 2015, 2016 Thổ bị khủng bố tấn công ở Ankara, Istanbul, và các vùng phía nam có đông người Kurds. Thổ hiện đang có căng thẳng ngoại giao và tiền tệ với Mỹ, khiến tiền tệ bị mất giá đến 40% kể từ đầu năm 2018. Bằng đòn tăng thuế đánh vào các mặt hàng, Mỹ gây sức ép kinh tế nặng nề với Thổ, làm đồng tiền lira rơi tự do và gần như sụp đổ hôm giữa tháng 8/2018. Ông Erdogan lên án Mỹ đâm dao sau lưng đồng minh và tuyên bố không bao giờ đầu hàng cuộc tấn công kinh tế. TT Trump muốn làm vui lòng khối cử tri Tin Lành trước bầu cử Mỹ 6/11/2018 nên cương quyết đòi ông Erdogan thả mục sư Andrew Brunson đang bị ông Erdogan giam giữ liên quan đến đảo chánh 2016. Trong khi đó thì ông Erdogan càng ngày càng thân thiện với Nga và Iran hơn, mua hệ thống hoả tiển tối tân S-400 của Nga, tạo lỗ hổng trong khối NATO. Ông Erdogan cũng đang xây thế chân vạc trong khối Hồi giáo ở Trung Đông cùng với Iran và Saudi Arabia. Nếu Thổ thân Nga và Iran, lại là cường quốc chân vạc ở Trung Đông, rồi Nga và Iran giúp Assad khôi phục toàn diện lãnh thổ Syria như đang diễn ra, sau lưng các nước này lại có Trung Quốc hậu thuẩn, thì cán cân quyền lực ở Trung Đông bị nghiêng theo hướng bất lợi cho Mỹ. Nhưng Trung Đông đâu còn là gót chân Achilles dầu lửa của Mỹ nữa đâu?  
......

Thổ Nhĩ Kỳ: Tệ nạn độc tài của đa số

Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Erdogan là một dạng độc tài của đa số, hiện tuợng lãnh đạo do đa số dân chúng bầu lên, rồi quay ra dùng quyền lực chính phủ để bóp mũi thiểu số, không cho ngóc đầu lên được. Hitler ở Đức, Putin ở Nga, Erdogan ở Thổ, Maduro ở Venezuela, Hun Sen ở Cam Bốt… là những trường hợp điển hình. Những nhà lập quốc Hoa Kỳ lo sợ điều này nên trong hiến pháp hầu hết các điều khoản là để bảo vệ thiểu số trong khi đất nước đang do đa số lãnh đạo. Sau khi thắng bầu cử tháng 6/2018, Tổng thống Erdogan của Thổ hôm 12/9/2018 tự bổ nhiệm ông làm chủ tịch quỹ thịnh vượng quốc gia (Turkey Wealth Fund hay tiếng Thổ là Türkiye Varlık Fonu – TVF) và thay đổi toàn diện 7 thành viên trong hội đồng quản trị, với một thành viên mới là con rể của ông và cũng là bộ trưởng bộ tài chánh. Bốn chữ ký trong công văn chính phủ (xem hình), từ người được đề cử, người chấp thuận, người ban hành đều là ông R. Tayyip Erdoğan. Với quỹ này ở Thổ làm người ta nhớ đến quỹ 1MDB ở Mã Lai mà cựu thủ tướng Najib Razak tham nhũng tiền tỷ đôla. Quỹ TVF trị giá $50 tỷ đôla, lập năm 2016 cho mục đích phát triển và làm nguồn tư bản đầu tư cho tài sản chiến lược quốc gia trị giá $200 tỷ đôla. Nó bao gồm hãng Turkish Airlines, các nhà băng lớn, công ty viễn thông Turk Telekom, các công ty dầu khí, bưu điện, thị trường chứng khoán, xổ số, đường ray. Thổ có lãnh thổ khá rộng lớn (783.562 cây số vuông) lớn hơn nước Pháp (643.801 cây số vuông) và có vị thế địa chiến lược rất quan trọng, vừa nằm ngay giữa Hắc Hải và Địa Trung Hải, kiểm soát con đường thông thương giữa hai biển, vừa nối liền Âu-Á-Phi. Thổ có 81 triệu dân, với khoảng 73% là người Thổ theo Hồi giáo và 19% là người Kurd. Tổng sản lượng GDP là $850 tỷ đôla năm 2017, gấp 4 lần Việt Nam cho một dân số gần xấp xỉ VN, nên lợi tức đầu người lên đến gần $27.000 đôla. Thổ lập quốc năm 1923 từ những mãnh vỡ của đế quốc bại trận Ottoman, dưới sự lãnh đạo của Mustafa KEMAL. Sau một thời gian độc đảng, Thổ chuyển sang đa đảng, năm 1950 đảng Dân Chủ đối lập thắng cử và chuyển quyền êm dịu. Đa đảng phát triển mạnh, tuy thỉnh thoảng có xáo trộn như đảo chính quân đội (1960, 1971, 1980) nhưng Thổ vượt qua được nhờ quyền lực được trả về cho dân chúng. Năm 1997 quân đội lại đảo chánh chính quyền Hồi giáo. Ngày 15/7/2016 một nhánh trong quân đội đảo chánh và thất bại, có hơn 240 người bị giết, hơn 2.000 người bị thương do đụng độ giữa quân đảo chánh và dân chúng xuống đường. Sau đó chính quyền Erdogan bắt giam, cách chức, giải nhiệm hơn 100.000 viên chức an ninh, phóng viên, thẩm phán, trí thức, công chức bị cáo buộc có liên quan. Chính quyền tố cáo phong trào tôn giáo và xã hội Hồi giáo liên quốc gia âm mưu tổ chức (hàm ý có Mỹ đứng sau) và cho họ là khủng bố. Ông đặt đất nước trong tình trạng khẩn cấp từ tháng 7/2016 đến tháng 7/2017. Chính quyền cho trưng cầu dân ý ngày 16/4/2017 để đổi chế độ từ đại nghị qua tổng thống chế. Ông Erdogan là thủ tướng trong chế độ cũ, ông đắc cử tổng thống tháng 6/2018. Thổ can thiệp quân sự vào Cyprus năm 1974 để ngăn Hy Lạp chiếm đảo này và hiện nay vẫn còn đỡ đầu Bắc Cyprus, có tên “Turkish Republic of Northern Cyprus”, một quốc gia trên thực tế tuy không có nước nào công nhận. Kurdistan Workers’ Party (PKK) là lực lượng phiến quân ly khai xuất hiện năm 1984, Mỹ coi là khủng bố, PKK đánh với lực lượng an ninh Thổ, có khoảng 40.000 người thiệt mạng. Hai bên điều đình năm 2013 nhưng đến năm 2015 thì đánh tiếp. Thổ gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1945 và vào NATO năm 1952. Đến năm 1963 là thành viên dự bị của Cộng Đồng Châu Âu, đến 2005 Thổ bắt đầu thương thảo vào Liên Âu. Năm 2015, 2016 Thổ bị khủng bố tấn công ở Ankara, Istanbul, và các vùng phía nam có đông người Kurds. Thổ hiện đang có căng thẳng ngoại giao và tiền tệ với Mỹ, khiến tiền tệ bị mất giá đến 40% kể từ đầu năm 2018. Bằng đòn tăng thuế đánh vào các mặt hàng, Mỹ gây sức ép kinh tế nặng nề với Thổ, làm đồng tiền lira rơi tự do và gần như sụp đổ hôm giữa tháng 8/2018. Ông Erdogan lên án Mỹ đâm dao sau lưng đồng minh và tuyên bố không bao giờ đầu hàng cuộc tấn công kinh tế. TT Trump muốn làm vui lòng khối cử tri Tin Lành trước bầu cử Mỹ 6/11/2018 nên cương quyết đòi ông Erdogan thả mục sư Andrew Brunson đang bị ông Erdogan giam giữ liên quan đến đảo chánh 2016. Trong khi đó thì ông Erdogan càng ngày càng thân thiện với Nga và Iran hơn, mua hệ thống hoả tiển tối tân S-400 của Nga, tạo lỗ hổng trong khối NATO. Ông Erdogan cũng đang xây thế chân vạc trong khối Hồi giáo ở Trung Đông cùng với Iran và Saudi Arabia. Nếu Thổ thân Nga và Iran, lại là cường quốc chân vạc ở Trung Đông, rồi Nga và Iran giúp Assad khôi phục toàn diện lãnh thổ Syria như đang diễn ra, sau lưng các nước này lại có Trung Quốc hậu thuẩn, thì cán cân quyền lực ở Trung Đông bị nghiêng theo hướng bất lợi cho Mỹ. Nhưng Trung Đông đâu còn là gót chân Achilles dầu lửa của Mỹ nữa đâu?
......

Dân biểu Quốc hội Đức Frank Schwabe muốn vào trại giam thăm Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Trước những thông tin không an toàn của Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tại trại giam số 5 Thanh Hóa trong thời gian qua, Dân biểu Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức ông Frank Schwabe cho biết là ông đang chờ sự chấp thuận của phía Việt Nam để vào thăm bà Quỳnh… Đó là thông tin do bà Nguyễn Tuyết Lan thân mẫu của Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người hiện đang thi hành án tại trại giam số 5 Công an tỉnh Thanh Hóa với cáo buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật hình sự 1999 chia sẻ với Việt Nam Thời Báo (VNTB). Bà Tuyết Lan cho biết vào ngày 22/8/2018, bà có ra Hà Nội gặp gỡ vị Dân biểu của nước Cộng hòa Liên bang Đức ông Frank Schwabe và Phó Đại sứ nước Đức ông Wolfgang Manig. Theo bà Tuyết Lan, tại cuộc gặp gỡ này ông Frank Schwabe là người bảo trợ cho Blogger Như Quỳnh có nói là đã gửi yêu cầu với phía Việt Nam để vào trại giam thăm gặp, hỏi han tình hình của Blogger Như Quỳnh nhưng đến nay phía Việt Nam vẫn chưa có trả lời. “Ông dân biểu Frank Schwabe là người đỡ đầu cho Quỳnh, có nói với tôi là sẽ vào thăm Quỳnh và đề nghị phía chính quyền Việt Nam để ổng vào thăm Quỳnh nhưng lời đề nghị này phía Việt Nam chưa trả lời.” Ông Frank Schwabe còn hỏi bà Tuyết Lan cần ông giúp đỡ gì thêm cho Blogger Như Quỳnh. Bà Tuyết Lan nói: “Ổng có hỏi tôi là ổng sẽ làm gì để giúp đỡ cho Quỳnh thì tôi nói là chỉ mong rằng Quỳnh không bị ngược đãi trong tù, không bị đe dọa, không bị đòi đánh, không bị đòi giết …” Thời gian qua, báo đài tự do và truyền thông mạng lên tiếng khá nhiều về tình hình tuyệt thực nhiều ngày liền vì bị bạc đãi trong trại giam của Blogger Như Quỳnh. Bà Tuyết Lan cho VNTB biết là sau cuộc gặp với nhân viên Đại sứ Hoa Kỳ tại trại giam, Blogger Như Quỳnh đã ăn uống bình thường trở lại. “Ăn uống lại rồi. Sau ngày 2/8/2018, tức là sau khi bên Tùy viên của Đại sứ Hoa Kỳ vào thăm Quỳnh, có khuyên Quỳnh thì Quỳnh ăn uống lại. Ngày 2/8 tôi đi thăm Quỳnh thì thấy Quỳnh ốm và xanh xao, giảm 4kg. Tôi đợi hết tháng này rồi tôi mới đi thăm lại”. Liên quan đến Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn có thêm sự kiện, trong tháng 6 & 7 vừa qua bộ phim tài liệu “Mẹ vắng nhà” kể về cuộc sống gia đình của Blogger này sau khi bị cầm tù với bản án 10 năm tù giam, được Câu Lạc Bộ Báo Chí Nước Ngoài tại Bangkok (Thái Lan) trình chiếu đã gây tiếng vang lớn, đánh động dư luận quốc tế về tình hình nhân quyền Việt Nam. Trước tình hình này, vào tháng 7 dự kiến bộ phim này sẽ trình chiếu lần hai nhưng Câu Lạc Bộ Báo Chí Nước Ngoài cho biết đã bị nhà nước Việt Nam áp lực giới chức Thái Lan ngăn cản. Bà Tuyết Lan và dư luận có biết bộ phim tài liệu “Mẹ vắng nhà” sau đó được trình chiếu nhiều nơi trên thế giới thu hút sự quan tâm đông đảo của người Việt trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, cho đến hiện tại chính quyền tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa làm việc gì với gia đình Blogger Như Quỳnh liên quan về bộ phim tài liệu này. Bà Tuyết Lan nói bản thân bà cũng chưa được xem bộ phim này: “Cho tới giờ vẫn chưa thấy họ nói gì. Tôi nghĩ có lẽ lúc đầu họ áp lực bên Thái Lan, họ tưởng có gì ghê gớm nhưng giờ chắc họ cũng đã biết là chẳng có gì. Phim đó giống như phim diễn tả cuộc sống của tôi với mấy đứa cháu hằng ngày chứ không có gì hết. Chắc bây giờ họ cũng chẳng nói gì.” Ngày 30/11/2017, Tòa án cấp cao Đà Nẵng mở phiên xét xử phúc thẩm, tuyên y án sơ thẩm là 10 năm tù giam đối với Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Thông qua tài khoản Facebook như: Mẹ Nấm, Mẹ Nấm Gấu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…vào năm 2014, Blogger Như Quỳnh thu thập thông tin trên các báo chí về 31 trường hợp người chết sau khi làm việc với công an, làm ra tập tài liệu Stop police killing civilians. Năm 2015, Blogger Như Quỳnh cùng với 162 cá nhân, 27 tổ chức cùng đứng tên khởi xướng, kêu gọi mọi người tham gia Chiến dịch tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền 2015. Ngày 10/10/2016, Blogger Như Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa bắt tạm giam và khởi tố với cáo buộc theo Điều 88 Bộ luật hình sự “Tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam”. Ngày 29/06/2017, Tòa án tỉnh Khánh Hòa mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên án 10 năm tù giam dành cho Blogger Mẹ Nấm./.
......

Thượng Nghị Sỹ JOHN McCAIN đã qua đời

Tin từ Reuters 25/8/2018  Thượng Nghị Sỹ JOHN McCAIN đã qua đời ... ở tuổi 81 sau 13 tháng chiến đấu với căn bệnh ung thư não. Một người can đảm và rất yêu nước và cũng là ân nhân trong chương trình H.O giúp đưa hơn 500ngàn sĩ quan và thân nhân vượt qua những nghiệt ngã sau ngày Miền nam thất thủ . Ông đã chiến đấu với căn bệnh ung thư não ác tính từ tháng 7/2017 và đã không còn xuất hiện ở Quốc hội Mỹ kể từ đầu năm nay. Theo thông báo từ văn phòng của ông, TNS McCain qua đời lúc 16h28 phút giờ địa phương. Dù phải chữa trị căn bệnh hiểm nghèo trong hơn một năm qua, ông vẫn xuất hiện để bỏ phiếu bác nỗ lực định xóa bỏ đạo luật y tế Obamacare của chính phe Cộng hòa năm ngoái. Sinh ra trong một gia đình danh giá với cả cha và ông nội đều là Đô Đốc Hải Quân 4 sao, McCain đã mang tên tuổi nổi tiếng của mình tới cả chiến trận cũng như là các cuộc đấu chính trị trong suốt hơn nửa thế kỷ. John McCain từng tham chiến và bị bắt làm tù binh trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, ông cùng với các cựu binh như các cựu thượng nghị sĩ John Kerry, Jim Webb, Chuck Hagel cầm ngọn cờ đầu trong thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Ông là tiếng nói quan trọng ở Thượng viện trong nhiều quyết định mang tính bước ngoặt cho quan hệ song phương. Mẹ ông, Roberta McCain, là người truyền cảm hứng cho ông theo đuổi con đường chính trị. Sau khi giải nghệ khỏi Hải quân, ông thắng cử hai nhiệm kỳ Hạ viện, từ 1983-1987, và sáu nhiệm kỳ ở Thượng viện Mỹ. Ông là nghị sĩ của phe Cộng hòa nhưng trong cả sự nghiệp chính trị của mình đã rất nhiều lần thể hiện những quan điểm trung lập, sẵn sàng đưa ra những quyết định khác với quan điểm của lãnh đạo đảng Cộng hòa khi ông thấy cần. ***** Văn hóa chính trị kiểu MỹTổng Thống Donald Trump, Đệ nhất phu nhân Melania Trump và Phó Tổng Thống Mike Pence cùng bày tỏ tình cảm trước sự ra đi của Thượng nghị sỹ John McCain. Văn hóa chính trị kiểu Mỹ là vậy! Khi cần phải tranh luận một vấn đề hay phải bảo vệ quan điểm chính trị thì họ cãi nhau rất căng thẳng nhưng trong một khoảnh khắc nào đó thì họ lại dành cho nhau những lời thật là kính trọng. Cách ứng xử theo văn hóa kiểu Mỹ thì các nhà hoạt động chính trị Việt Nam cũng nên học hỏi. FB Đạt Tiến Nguyễn  
......

Đừng có "giỡn nhột" với Đức

Ngay cả khi TX Thanh là một kẻ tội phạm cướp của giết người, gây nợ máu tùm lum và sống trốn chui trốn nhũi ở Đức... thì hành vi mật vụ VN sang Đức "bắt cóc" ông này vẫn là một hành vi xâm phạm chủ quyền và vi phạm pháp luật nước Đức. Đơn giản vì công an mật vụ VN, cho dầu thẩm quyền có ngang với ông trời, thì thẩm quyền này cũng bị giới hạn, trong vòng lãnh thổ nước VN mà thôi. Nhiều người bênh vực hành vi tự tiện của mật vụ VN, so sánh với các vụ bắt cóc này kia ngày trước. Mới đây thấy có ông Viện trưởng viện Hồ chí minh ở Nga cũng lên tiếng bênh vực VN với lập luận tương tự. Thì ra những người này vẫn còn đang sống trong tâm trạng "địch - ta" ở các nước "thù nghịch" hay thời chiến tranh lạnh. "Chiến tranh lạnh" chấm dứt nhưng tâm lý "địch-ta" vẫn còn bàng bạc trong tâm hồn những người được đào tạo ở các nước cộng sản cũ. Ngay cả ở những "học giả" tài hoa. VN bây giờ đã "hội nhập", với chủ trương "làm bạn với tất cả", không "theo nước này chống nước kia". Nhờ vậy chế độ độc tài công an (và đảng) trị mới trụ được đến ngày hôm nay. Những nước dân chủ tự do không còn "xốn mắt" trước thái độ hách dịch "tự kiêu cộng sản" nữa. Ngay cả các nước ASEAN, mặc dầu trước đó không bao lâu VN đã hăm he Singapour và Thái Lan mẻ răng. "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn". VN, từ khi "đổi mới, hội nhập", đi đâu cũng cũng nói đến "tiền", mà cách nói khác là "phát triển kinh tế", Đúp lờ vê Tê Ô (WTO), thị trường chứng khoán, hiệp định hợp tác này kia khác nọ.... vì vậy được ASEAN cho gia nhập vào khối. Sau đó được (Mỹ bật đèn xanh) cho vô WTO... VN cố gắng "lột xác", cởi bỏ nón cối dép râu với cây súng AK và khẩu B40, khoát lên bộ vét tông, ôm cặp táp "làm kinh tế" với người ta. Bọn "đỉ điếm cặn bả xã hội"... trước kia vượt biên sang Mỹ, Pháp... vì có tiền nên được "nâng tầm" lên làm "khúc ruột ngàn dặm". Người ta cố gắng quên đi cái cảnh đi đâu cũng "cắp nón ăn xin". Thuở ban đầu, nước nào cũng vậy. Có ai đẻ ra đã là "triệu phú" đâu ? Phải lao động "thúi móng tay" mới có tiền rủng rỉnh. Vì vậy không ai chê bai VN nghèo hết cả. Nhưng hành vi xâm nhập vào quốc gia khác, bắt cóc người đang cư trú hợp pháp tại đây, là hành vi của một "quốc gia côn đồ". Hôm trước, Fidel Castro chết, VN tuyên bố "quốc tang". Chỉ có đôi ba quốc gia, trong đó có VN và Bắc Hàn, làm lễ truy điệu cho tên đồ tể Castro. Thêm vụ cầm súng vào nhà người ta bắt cóc, VN đứng ngang hàng với Bắc Hàn, trở thành hai nước "côn đồ" trên thế giới. Nhưng Bắc Hàn dầu sao nó cũng có khả năng "đồng ư qui tận", ngay cả đối với Mỹ hay TQ. Tức là nó có "đồ chơi". Chửi nó thì chửi nhưng không ai dám đụng tới nó. Nhưng VN thì "trên răng dưới dế". Cởi cái áo vét ra thì trở lại thuở ăn mày. Đụng với Đức e rằng còn khó khăn hơn đụng với Mỹ. Mỹ (có thể) cần VN vì Mỹ có thể dùng VN để "đối trọng" với sự "trỗi dậy" của TQ. Đôi khi VN "làm quá", Mỹ cũng xí xóa bỏ qua. Nhưng nước Đức không cần gì ở VN, ngay cả kinh tế. Tôi e ngại rằng, với cái đà "lò nóng củi ướt đốt cũng cháy". Các "học giả" VN hò dô ta đút củi sống vô lò. Điều này sẽ làm hài lòng ông Trọng (và mỗi người sẽ được ông Trọng cho cục kẹo). Nhưng nay mai Đức sẽ "trả đũa". Thứ chống mắt xem ai chết thì biết. "Lao động" VN đang sống lậu nhung nhúc ở Đức. "Sự cố ngoại giao" này trở thành một cái "cớ" rất đẹp để Đức tống cổ đám người ở lậu này về lại VN. Đừng có "giỡn nhột" với bọn Đức. Dân tộc có khả năng đội đá vá trời trên thế gian này là dân Đức. Họ nói là họ làm./.
......

Đức quyết chặn thương vụ thâu tóm từ công ty Trung Quốc

Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel lần đầu tiên ngăn chặn một công ty Trung Quốc thâu tóm một công ty Đức, báo hiệu lập trường cứng rắn đối với các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Bloomberg trích thông báo của Bộ kinh tế Đức cho biết nội các của bà Merkel hôm 1/8 đã dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn thương vụ tập đoàn Trung Quốc Yantai Taihai mua lại công ty sản xuất máy móc công cụ Leifeld Metal Spinning của Đức, vì lo ngại thương vụ sẽ làm tăng rủi ro về an ninh quốc gia. Hãng Leifeld – có trụ sở tại thành phố Ahlen (Đức) – là một trong những nhà sản xuất kim loại chịu lực hàng đầu cho ngành công nghiệp ô tô, vũ trụ và hạt nhân. Biện pháp phòng ngừa đã được Chính phủ Đức áp dụng dù tập đoàn Trung Quốc vào phút cuối cho biết sẽ rút lại đề nghị chào mua. Chuyên gia Mikko Huotari của Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator tại Berlin đánh giá: “Leifeld thực sự là một nhà sản xuất máy móc hàng đầu. Đức nhận thức rõ ràng mối đe dọa” đặt ra bởi mục tiêu trở thành nhà sản xuất công nghệ đứng đầu thế giới thông qua chương trình “Made in China 2025” của chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc. Tăng cường giám sát chặt Cùng với Mỹ và Canada, Đức cũng đang có những động thái cứng rắn hơn với Trung Quốc và trở thành nhân tố đi đầu lan tỏa khắp châu Âu về ý thức cảnh giác trước các khoản đầu tư bên ngoài, đặc biệt sau khi các công ty Đức trở thành mục tiêu mua lại của chính quyền Bắc Kinh trong những năm gần đây. Các nhà hoạch định chính sách của Đức bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận với công nghệ nhạy cảm hoặc muốn tăng cường ảnh hưởng toàn cầu thông qua việc mua lại các cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm cảng biển và mạng lưới điện. Kể từ khi Đức đẩy mạnh biện pháp ngăn chặn các vụ thâu tóm không mong muốn từ tháng 7/2017, có hơn 80 thương vụ đã bị điều tra, trong đó có hơn 1/3 là liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhà đầu tư Trung Quốc, một phát ngôn viên Bộ Kinh tế Đức cho biết. Chính phủ Đức chưa từng dùng luật để chặn một thương vụ đầu tư nào từ khi đạo luật kiểm soát đầu tư nước ngoài được công bố hồi năm 2004. Để thiện hiện quan điểm cứng rắn, chính phủ của bà Merkel hồi tuần trước đã giành quyền mua cổ phần tại một trong những nhà khai thác lưới điện lớn nhất nước Đức khỏi ý định thâu tóm của công ty Trung Quốc. Bộ Kinh tế nước này cũng đang xem xét các quy định thắt chặt hơn nữa về đầu tư nước ngoài từ bên trong lẫn bên ngoài EU. Các thương vụ thâu tóm bị ngăn chặn Vào tháng 5/2018, Canada đã ngăn chặn đề xuất tiếp quản công ty xây dựng Aecon từ Công ty xây dựng quốc doanh Trung Quốc (CCCC), trong khi Hạ viện Hoa Kỳ vào tháng 7 đã biểu quyết thông qua đạo luật cho phép mở rộng các đánh giá đầu tư nước ngoài vào các ngành nhạy cảm. Trong khi đó, Bộ Kinh tế Đức đang xem xét việc hạ ngưỡng để kiểm tra hoạt động thâu tóm cổ phần từ nước ngoài xuống dưới 25%. Dịch vụ tình báo thị trường nước này cũng cho biết hoạt động thâu tóm các công ty công nghệ cao ở Đức của chính quyền Bắc Kinh là một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia. Cuối năm 2017, Chính phủ Đức đã thắt chặt điều khoản đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài, sau khi công chúng phản ứng mạnh về các vụ thâu tóm lớn bởi các tập đoàn Trung Quốc. Chẳng hạn như vụ Midea Group mua lại nhà sản xuất robot Kuka vào năm 2016, hay vụ mua lại nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Aixtron rốt cuộc bị thất bại do sự phản đối của Mỹ. Thứ Sáu tuần trước (27/7), Ngân hàng tái thiết Đức KfW cũng công bố kế hoạch mua lại 20% cổ phần trong công ty vận hành mạng lưới điện thủ đô Berlin 50Hetz từ tay Công ty Elia System Operator của Bỉ, trước đó do công ty State Grid của Trung Quốc đề nghị mua lại. Ngăn chặn thỏa thuận “có lẽ là động thái đúng đắn”, Marcel Fratzscher, người đứng đầu Viện kinh tế DIW (Berlin) nói. “Bạn phải tự hỏi tại sao các công ty Trung Quốc vốn không có chỗ đứng ở châu Âu lại sẵn sàng chi trả nhiều hơn các công ty đối thủ để mua lại những công ty này?” Theo Bloomberg,
......

Pages