Đối thoại và nỗ lực cho tù nhân lương tâm Việt Nam giữa cơn đại dịch

Dù đại dịch Covid-19 còn hoành hành, Liên Hội Người Việt Tị Nạn cộng sản tại Cộng hòa Liên bang Đức đã mời một nữ viên chức bộ Ngoại giao Đức và vài tổ chức tham dự một buổi gặp gỡ trực tuyến. Ba tổ chức đó là ACAT Đức, Hội Anh Em Dân Chủ và đảng Việt Tân. Các tham dự viên đã bàn thảo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và các biện pháp hỗ trợ.
 

ACAT Đức đã gửi hai tình nguyện viên tham gia cuộc họp.
Họ nêu lên những vi phạm nhân quyền liên quan đến việc xét xử dân Đồng Tâm và trình bày những trường hợp người bị giam giữ khác hoặc những người bị kết án tử hình. Hai vị đại diện ACAT trình bày về điều kiện giam giữ vô nhân đạo, tra tấn người bị bắt và các ví dụ về hệ thống công lý bất công. 19 trong số 29 bị can ở Đồng Tâm đã bị tra tấn để ép nhận tội.
 
Đại diện ACAT đề nghị Bộ Ngoại giao Liên bang yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối xử nhân đạo với các tù nhân và cũng hỏi về việc thăm các tù nhân và tham dự các phiên tòa - đặc biệt thể theo hướng dẫn của EU về việc bảo vệ các luật sư nhân quyền.
 
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều vụ hành quyết nhất trên thế giới. Tử tù bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Nếu có dấu hiệu vượt ngục, tự sát hoặc nguy hiểm khác, họ bị cùm chân. Cùm chân chỉ được tháo 15 phút mỗi ngày và đổi sang chân khác mỗi tuần một lần. Ngày hành quyết được giữ bí mật, vì vậy các tù nhân và gia đình của họ luôn sống trong nỗi sợ hãi.
 
Đại diện của “Hội Anh em vì Dân chủ” là luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài, người từng đoạt giải thưởng nhân quyền của Hiệp hội Thẩm phán Đức. Anh được trả tự do vào tháng 6 năm 2018 sau tổng cộng sáu năm rưỡi trong tù và sau nhiểu lần phản đối của thế giới, trong đó có cả từ Tổng thống Liên bang Frank-Walter Steinmeier, và được phép đến Đức định cư.
 
Ông Nguyễn Văn Đài nêu ra ba trường hợp cụ thể mà ông mong muốn được sự quan tâm của dư luận và hỗ trợ của từ Bộ Ngoại giao. Đó là Mục sư Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù), ông Châu Văn Khảm (12 năm tù) và ông Lê Đình Lượng (20 năm tù). Ngoài ra, ông cho biết mật vụ CSVN vẫn đang theo dõi ông ở Đức và đang gián tiếp gây áp lực lên các hoạt động nhân quyền của ông trên mạng.
 
Đại diện của Việt Tân là phát ngôn viên Hoàng Tứ Duy. Ông tường thuật về áp lực nặng nề từ nhà cầm quyền CSVN lên các Blogger và Facebooker dựa vào cái gọi là luật an ninh mạng.
 
Bộ Ngoại giao Liên bang cảm ơn các tổ chức tham dự buổi gặp gỡ đã cung cấp nhiều thông tin, sự thúc đầy và đóng góp tích cực. Đồng thời, bộ Ngoại giao cũng khuyến khích tiếp tục thúc đẩy vấn đề nhân quyền một cách kiên trì và mạnh mẽ.
Tôn Vinh
Berlin, ngày 20 tháng 11 năm 2020

*****

Trotz Covid-19-Pandemie Dialog und Einsatz für die Gewissensgefangenen in Vietnam!

Berlin, 20.11.2020

Der Bundesverband der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland hat gerade wegen der durch die Pandemie noch schwieriger gewordenen Situation für die Gewissensgefangenen in Vietnam folgende Organisationen gebeten, sich bei einem online-Treffen mit einer Mitarbeiterin des Außenministeriums über die Lage der Menschenrechte in Vietnam auszutauschen und Hilfsmaßnahmen zu erörtern. Die teilnehmenden Organisationen waren ACAT Deutschland, Bruderschaft für Demokratie und Viet Tan.

Für ACAT-Deutschland haben zwei ehrenamtlich Aktive an dem Treffen teilgenommen.
Sie haben auf die Menschenrechtsverletzungen im Zusammenhang mit dem Prozess gegen Bewohner von Dong Tam hingewiesen und Fälle von anderen Inhaftierten oder zum Tode Verurteilten dargestellt. Dabei wurden die unmenschlichen Haftbedingungen, die weit verbreitete Anwendung von Folter sowie Beispiele für das unfaire Justizsystem vorgetragen. 19 der 29 Angeklagten von Dong Tam sollen gefoltert worden sein, um Geständnisse zu erzwingen.

Die ACAT-Vertreter baten das Auswärtige Amt, sich bei den vietnamesischen Behörden für eine menschenwürdige Behandlung der Gefangenen einzusetzen, und erkundigten sich – insbesondere mit Blick auf die EU-Leitlinien zum Schutz von Menschenrechtsverteidigern – auch nach den Möglichkeiten für Besuche von Haftanstalten und Beobachtungen von Gerichtsverfahren.

Vietnam gehört zu den Ländern mit den meisten Hinrichtungen im weltweiten Vergleich. Gefangene im Todestrakt werden von der Außenwelt völlig isoliert. Bei Anzeichen von Ausbruch-, Suizid- oder einer sonstigen Gefahr werden sie am Fuß gefesselt. Nur 15 Minuten am Tag werden die Fesseln abgenommen, einmal wöchentlich wird der gefesselte Fuß gewechselt. Hinrichtungstermine bleiben geheim, sodass die Gefangenen und ihre Angehörigen in permanenter Angst leben.

Vertreter der „Bruderschaft für Demokratie“ ist der der prominente Menschenrechtsanwalt Nguyen Van Dai, Träger des Menschenrechtspreises des Deutschen Richterbundes. Er kam nach insgesamt sechseinhalb Jahren Haft und nach internationalen Protesten, darunter auch seitens des Bundespräsidenten Frank-Walter Steinmeier, im Juni 2018 frei und durfte nach Deutschland ausreisen.

Nguyen Van Dai benannte drei konkrete Fälle, für die er um öffentliche Aufmerksamkeit und Unterstützung seitens des Außenministeriums warb. Es sind der Pastor Nguyen Trung Ton (12 Jahre Haft), Herr Chau Van Kham (12 Jahre Haft) und Herr Le Dinh Luong (20 Jahre Haft). Außerdem informierte er darüber, dass der vietnamesische Geheimdienst ihn weiterhin in Deutschland observieren lässt und indirekt Druck auf seine Menschenrechtsaktivitäten im Netz ausübt.

Vertreter von Viet Tan ist der Sprecher Hoang Tu Duy. Er berichtete über den massiven Druck seitens der vietnamesischen Machthaber mithilfe des sogenannten Internetsicherheitsgesetzes auf blogger und über facebook. 

Das Auswärtige Amt bedankte sich für die vielen Informationen, Anregungen und das Engagement seitens der Nichtregierungsorganisationen. Gleichzeitig ermutigte es dazu, weiterhin mit viel Ausdauer und Nachdruck das Thema Menschenrechte vorzubringen.

www.ttdq.de/node/3204