Tưởng niệm 50 năm Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân tại Weiterstadt, Đức Quốc

„Wer vor der Vergangenheit die Augen verschließt, wird blind für die Gegenwart“
Bundespräsident Richard von Weizsäcker
                         
„Ai làm ngơ trước quá khứ, thì sẽ mù quáng trong hiện tại.“
cựu Tổng Thống Đức Quồc Richard von Weizsäcker

Trích từ diễn văn của Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức Quốc, Dr. Günter Krings, CDU, gửi đến người Việt nhân dịp tưởng niệm 50 năm Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân 1968.

Vào chiều ngày thứ bảy, 17 tháng 3 năm 2018, lúc 16 giờ 30 đông đảo người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Đức Quốc, cùng với nhiều đồng hương đến từ các quốc gia khác như Nhật, Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Na-Uy…., và các chính khách Đức của các đảng Kitô-giáo Dân Chủ (CDU), Xã Hội Dân Chủ Đức (SPD) và đảng Xanh, đặc biệt có sự hiện diện của cháu trai ông bà Prof. Dr. Horst-Günther và Elisabeth Krainick, 2 trong 4 người Đức đã bị giết trong Biến Cố Mậu Thân, ông Bernd Krainick cùng với phu nhân, đã long trọng cử hành buổi lễ Tưởng Niệm 50 năm Thảm Sát Mậu Thân 1968 – 2018.

Buổi lễ tưởng niệm được bắt đầu với nghi thức khai mạc, chào quốc kỳ Đức - Việt và phút mặc niệm.

Bà Lê Nhất Hiền đã đọc lời khấn nguyện cho đất nước và bà hy vọng rằng một ngày không xa buổi tưởng niệm sẽ được cử hành ngay trên đất nước Việt Nam.

Sau lời khấn nguyện, ông Nguyễn Văn Rị, đại diện cho Liên Hội Người Việt tỵ nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (Liên Hội), đã đặt vòng hoa tưởng niệm trước bàn thờ.

Tiếp theo là phần cầu nguyện liên tôn theo nghi thức Phật Giáo, Công Giáo và Tin Lành.

Đại đức Thích Hạnh Bổn, trụ trì chùa Viên Giác, đã cùng với các Phật Tử tụng kinh cầu siêu cho gần 5.000 nạn nhân bị giết hại trong dịp Tết Mậu Thân 1968.

Sau đó linh mục Đinh Xuân Minh, Domkapitular Hansjörg Eberhardt (đại diện Toà Giáo Phận Mainz) cùng với giáo dân đọc kinh và hát 2 bài „Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam“, và bài „Kinh Hòa Bình“. 

Nữ mục sư Tin Lành Nguyễn Thanh Dung đã mạnh mẽ lên án nhà cầm quyền Việt Nam cho tới nay vẩn chưa chính thức nhận lỗi, mà còn tổ chức ăn mừng „chiến thắng Mậu Thân“, và tiếp theo là lời cầu nguyện thống thiết cho các nạn nhân và cho các thân nhân trong Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân.

Hai bức hình, một là hình 3 bác sĩ Đức và bà Elisabeth Krainick, và hai là hình các nạn nhân bị thảm sát tại Huế, đã được rước lên bàn thờ.

Không chỉ ở Huế, mà hơn 200 địa điểm khác trên khắp miền Nam VN cũng đã bị Cộng Sản tấn cống trong ngày lễ Tết cổ truyền thiêng liêng Mậu Thân 1968. Trong khi ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh (Phó chủ tịch Liên Hội) xướng tên 44 tỉnh thành tiêu biểu và bà Bích Thủy ngâm bài thơ của Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn, thì các quan khách mang 44 ngọn nến sáng lung linh đặt bên cạnh 2 bức hình trên.

Sau nghi thức cầu nguyện và đốt nến, ông Nguyễn Văn Rị đại diện Liên Hội đã nói lên mục đích và ý nghĩa của buổi tổ chức.

Tiếp theo là bài diễn văn của Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức, ông TS Günter Krings (*) gởi tới buổi lễ đã được cô Lý Tiểu Bình đọc; phần phát biểu qua điện thoại của bà GS TS Ute Krainick, cháu gái ông bà GS bác sĩ Horst-Günther Krainick. Bà nhấn mạnh điều làm bà vô cùng xúc động là tình nghĩa thầy trò của người Việt Nam, nhất là đối với ông bà GS BS Krainick. Sau đó là phần phát biểu của ông Bernd Krainick, anh ruột của GS TS Ute Krainick. Ông tỏ ra rất cảm động khi thấy người Việt vẫn luôn nhớ đến Ông Bà của ông và 2 vị bác sĩ khác là ông Raimund Discher và ông Alois Alteköster, và ông hy vọng rằng chuyện rất đau buồn này sẽ không xảy ra một lần nữa trên nước Việt Nam.

Trong phần nghỉ giải lao và dùng cơm chay các tham dự viên có cơ hội xem phần triển lãm và quầy sách về Biến Cố Mậu Thân do Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, cơ sở Tống Viết Bường ở Đức, thực hiện  và do ông Lê Văn Yên và bà Nguyễn Thị Lệ Thu, đại diện. Ngoài ra, nhà văn Đỗ Thông Minh, từ Nhật Bản, cũng đến tham dự và quảng bá một số ấn phẩm.

Chương trình tưởng niệm phần 2 đã bắt đầu với một đoạn phim tài liệu về Mậu Thân. Kế đến nhà văn Đinh Lâm Thanh được BTC dành cho đôi phút để thực hiện một nghĩa cử của một người dân Huế và là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã cúi đầu trước ông Bernd Krainick thay mặt mọi người, cảm ơn sự hiện diện của ông bà Bernd Krainick cũng như xin tạ lỗi vì đã không bảo vệ được sự an toàn tính mạng của GS TS Horst-Günther Krainick và Elisabeth cùng đồng nghiệp trong biến cố Mậu Thân 1968.

Trước khi chia tay ông Nguyễn Văn Rị và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, đại diện cho Liên Hội đã trao cho ông Bernd Krainick 2 bức hình; một bức chụp lúc ông bà Prof. Dr. Horst-Günther Krainick đang thăm viếng các thiếu nhi Việt Nam vào năm 1968; bức hình này do nhà thơ Trần Đại Từ ở Mỹ gửi sang tặng, và một bức hình do nữ họa sĩ Mona người Đức, miêu tả bà Discher, vợ của Dr. Raimund Discher, lúc ông BS Discher bị sát hại vào năm 1968, bà có 3 con nhỏ và đang mang thai đứa con thứ 4.

Chương trình được tiếp tục với các lời ngỏ của Phương Trượng Hòa Thượng Thích Như Điển được Đại Đức Thích Hạnh Bổn đọc; lời ngỏ quý báu của nhân chứng nhà văn Nhã Ca, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Giải Khăn Sô Cho Huế“, được bà Lê Nhất Hiền trang trọng trình bày; tiếp theo là phần chia xẻ rất xúc tích của nhà văn Đinh Lâm Thanh, đến từ Paris; phần phát biểu của các nhân chứng: cư sĩ Tâm Nguyện đến từ Thụy Điển, các nhân chứng ở Đức: GS Lê Quang Thông, bà Thanh Thủy, ông Dương Trường Cửu.

Xen kẽ các bài phát biểu là những nhạc phẩm được diễn xuất rất cảm động: „Đó Quê Hương Tôi“, Thanh Tùng ; „Cơn Mê Chiều“, Thụy Uyển; „Từ Lòng Quê Hương“, Minh Đức; „Chuyện Một Đêm“, Như Lan; „Những Người Không Chết“, Thiệu Lương.

Hai tham dự viên là chị Dung và anh Hưng ở Đức, cũng là những nhân chứng trong cuộc Thảm Sát Mậu Thân, đã kể lại bằng tất cả trái tim và nước mắt những gì họ đã trải qua, để mọi người nhìn thấy được sự dã man của Cộng Sản ngay đối với người dân mình. Cả hội trường im lặng theo dõi trong tâm tư cùng đau khổ vô tận…

Nhạc cảnh „Nhánh Mai Buồn“, do Kim Yến đạo diễn, được các anh chị em gia đình Phật Tử, cộng đoàn Công Giáo Frankfurt và nhiều thân hữu, từ các cháu bé 4 tuổi đến các bà mẹ gần 70 tuổi, trình diễn vô cùng xuất sắc. Nhạc cảnh không những chỉ diễn tả lại một sự thật rất đau buồn trong lịch sử Việt Nam, mà nó còn là cơ hội để thế hệ đi trước nhìn lại và „vượt qua“ những chấn động quá khủng khiếp; để thế hệ thừa kế hiểu và thấu triệt Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân, hầu tránh tái diễn.

Chương trình buổi lễ tưởng niệm được kết thúc bằng nhạc phẩm „Một ngày Việt Nam“,của Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, trong đó có câu:

„Một ngày Việt Nam, ngày thoát bóng đêm dài lầm than,  ngày thế giới reo mừng hòa vang, trong khúc hát  Một ngày …VIỆT NAM.“

Sau cùng ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, thay mặt BCH Liên Hội, đã ngỏ lời cảm ơn đến toàn thể quý đồng hương đã đến tham dự, các tổ chức, hội đoàn và nhân sĩ trong những tháng qua miệt mài chuẩn bị: Những gia đình Phật Tử vùng Trung Đức, Cộng Đoàn Công Giáo Frankfurt am Main, Hội Văn Hóa Phụ Nữ Việt Nam Tự Do Đức Quốc, Ban Văn Vũ Điểm Sáng Darmstadt, Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Odenwald, Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hamburg, Krefeld, Mannheim, Nürnberg, , Hội Ái Hữu Miền Trung, Đảng Việt Tân tại Đức, cũng như ông Đỗ Văn Thông, Koblenz và nữ họa sĩ người Đức tên Mona v.v…

Buổi lễ Tưởng niệm 50 năm Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân kết thúc vào khoảng 21 giờ cùng ngày.

Minh Hoài tường thuật.

(*) Grußwort von Dr. Günther Krings, CDU, Staatssekretär im Bundesinnenministerium

Diễn văn của Dr. Günter Krings
(Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức Quốc, CDU)

Kính thưa quý vị,

Cựu Tổng Thống Đức Quốc Richard von Weizsäcker có nói rằng: „Ai làm ngơ trước quá khứ, thì sẽ mù quáng trong hiện tại“; vì vậy tôi thấy việc quý vị tổ chức buổi tưởng niệm 50 năm thảm sát tại Huế là đúng và rất quan trọng. Từ lịch sử nước Đức người Đức chúng tôi rút ra được bài học là chúng tôi không được phép „quên“. Chỉ khi nào chúng ta ý thức được những khả năng thâm độc của con người và nguyên nhân nào đưa đến tội ác chiến tranh thì chúng ta học để những lỗi lầm đó không xảy ra trong hiện tại và tương lai – và nếu như chúng ta không ngăn cản được – thì ít ra cũng giảm bớt được hậu quả.

Sau cuộc thảm sát tại Huế năm 1968 đã đưa đến sự chiến thắng của phe Cộng Sản Bắc Việt vào năm 1975 và sau đó những nhà tù „cải tạo“ mọc lên  là nguyên nhân làm hàng triệu người đã vượt biển để chạy trốn Việt Cộng.

Chạy trốn ra khỏi quê hương mình luôn là một quyết định trong hoàn cảnh cực kỳ túng quẫn. Hoàn cảnh bi đát của người Việt trong thể chế cộng sản hậu chiến tranh là nhân bản đã không còn nữa, và „tự do“ cũng đã trở thành một từ ngữ rất xa lạ.

Ngay cả bạn bè, hàng xóm không ai có thể tin tưởng ai được, vì ai cũng có thể là người sẽ đi tố cáo bạn. Câu hỏi đặt ra không phải là tại sao người Việt phải rời bỏ quê hương, song câu hỏi phải là vì sao họ không sống được trong chính quê hương của họ, nơi mà họ rất yêu quý. Ước muốn có tự do, hòa bình và nhân bản đã thúc đẩy họ lên đường trong hiểm nguy, và nhiều người đã không sống sót.

Và không ai muốn nhận họ cả.

Sau những buổi tường trình chi tiết qua những phương tiện truyền thông ở Đức về thảm trạng của „boat people“ và nhờ sự trợ giúp tận tình của quần chúng nên cuối năm 1978 chính phủ Đức là một trong nhiều quốc gia đã quyết định nhận 40 000 người tỵ nạn miền Nam Việt Nam. Phải nói rằng những hội đoàn thiện nguyện, những xã hội dân sự, điển hình như ông Rupert Neudeck đã đóng một vai trò rất quan trọng.

Trong thời gian đó ông Ernst Albrecht, nguyên thống đốc tiểu bang Niedersachen, vì đức bác ái Kitô giáo đã là người đặt nền móng cho sự tiếp nhận người Việt tỵ nạn tại Đức.

Sự tiếp nhận này là khởi đầu cho chính sách „nhân đạo giúp đỡ người tỵ nạn“ („humanitäre Flüchtlingshilfe“) của Đức Quốc. Đây là một bước quan trọng để kết hợp những chiến dịch nhân đạo toàn cầu vào chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Danh xưng „người tỵ nạn nhân đạo“ („humanitäre Flüchtlinge“) từ đó đã được ra đời.

Những người, mà vì những khủng hoảng trong quốc gia xuất xứ phải chạy trốn thì được nhận quy chế tỵ nạn mà không cần phải qua thủ tục đệ đơn xin tỵ nạn cá nhân, và được cấp giấp phép cư trú vô thời hạn. Vấn đề làm sao để 40 000 người Việt hội nhập là một thách đố lớn của nước Đức. Trải đều mọi người tới các tiểu bang, kiếm nhà ở, tư vấn xã hội, giúp đỡ để học tiếng Đức và kiếm việc làm ….đã giúp cho sự hội nhập này có nhiều kết quả tốt đẹp. Đặc biệt là sự thành công của người Việt tỵ nạn và con cháu của họ, nhờ sự quyết tâm muốn hội nhập nên đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực phấn đấu.

Sự hội nhập của người Việt tỵ nạn ở Đức thành công  vì họ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của dân chúng Đức và vì đa số người Việt cho rằng lãnh vực huấn nghiệp cho con em mình rất là quan trọng . Vì thế những thành quả của những thiếu nhi  và thiếu niên gốc Việt Nam trong học vấn thật đáng khâm phục. Hơn 50 phần trăm các học sinh người Việt ở Đức hiện đang theo học trường Gymnasium để lấy tú tài.

Tôi rất vui mừng khi nhìn thấy sự hội nhập và tham gia, đóng góp được diễn ra một cách quá tốt đẹp như thế. Nó đưa đến niềm hy vọng cho những thách đố lớn trong tương lai.

Kính chào thân ái

Günther Krings

-------------------------------------

Gedenkfeier zum 50. Jahrestag des Massakers in Huế – Zentralvietnam während des Neujahrsfests 1968

von Minh-Hoài - 19.03.2018

„Wer vor der Vergangenheit die Augen verschließt, wird blind für die Gegenwart.“

Das berühmte Zitat aus der Rede des ehemaligen Bundespräsidenten Richard von Weizsäcker, in der Gedenkstunde im Bundestag am 8. Mai 1985, hat bis heute große Bedeutung und wurde bereits vielfach zitiert, so auch von Dr. Guenter Krings (CDU), parlamentarischer Staatssekretär beim Bundesminister des Innern (MdB), in seinem Grußwort anlässlich der Gedenkfeier am 17. März 2018 für die Opfer des Massakers vor 50 Jahren während des Neujahrsfestes 1968 in Huế – Zentralvietnam.

Gegen 16:30 Uhr am 17.03.2018 versammelten sich zahlreiche vietnamesische Flüchtlinge aus ganz Deutschland, Europa, wie z.B. Belgien, Frankreich, Schweiz, Schweden, Japan angereist, in Weiterstadt-Darmstadt, um an der Gedenkfeier teilzunehmen.

Zu den Anwesenden gehörten auch die Vertreter der Christlich Demokratische Union (CDU) Deutschlands, der Sozialdemokratische Partei Deutschlands (SPD) und vom Bündnis 90/Die Grünen.

Besonders hervorzuheben war die Teilnahme von Herrn Bernd Krainick und Ehefrau. Er ist der Enkel von Prof. Dr. Horst-Günther und Elisabeth Krainick, zwei der vier Deutschen, die damals vor 50 Jahren in Huế ermordet wurden.

Die Gedenkfeier begann mit der Eröffnungszeremonie, die aus dem Singen der deutschen und vietnamesischen Nationalhymnen und einer Gedenkminute für die Vorfahren und für die Menschen, die ihr Leben für Freiheit, Menschenrechte und Demokratie gelassen haben, bestand.

Frau Lê Nhất Hiền las die Gebete für Vietnam vor, in denen die Hoffnung geäußert wurde, dass eines Tages diese Gedenkfeier in Vietnam stattfinden möge.

Danach legte Herr Nguyễn Văn Rị, stellv. Vorsitzender des Bundesverbandes der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland, den Blumenkranz vor dem Opferaltar nieder.

Es folgten die Gebete nach buddhistischer, katholischer und evangelischer Tradition.

Ehrwürdiger Thích Hạnh Bổn, von der Pagode Viên Giác, betete zusammen mit den Buddhisten für die mehr als 5000 Opfer in Huế während des Neujahrsfests 1968.

Nach dem katholischen Gebet sangen Pfarrer Johannes Đinh Xuân Minh mit den Katholiken zwei in Vietnam sehr bekannte Kirchenlieder „Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam“ – sinngemäß übersetzt heißt es „Maria, Mutter Gottes, beschütze Vietnam“ und „Kinh Hòa Bình“ – „Herr, mache mich zu einem Werkzeug deines Friedens“. Domkapitular Hans-Jörg Eberhardt, Vertreter für das Bistum Mainz, lud alle Anwesenden dazu ein, während eines Gebets ein Zeichen der Verbundenheit der Religionen untereinander zu setzen, indem man einander die Hände hält.

Die evangelische Pastorin Nguyễn Thanh Dung verurteilte in ihrer Rede die kommunistischen Machthaber in Vietnam scharf dafür, dass bis heute diese grausamen Taten immer noch verleugnet werden, und kein offizielles Bedauern ausgesprochen wurde, bzw. dass dieses Kriegsverbrechen zynischerweise noch als große Siege gefeiert wird.

Zwei Bilder wurden feierlich zum Altar getragen. Auf dem einen sind die drei deutschen Ärzte und Frau Elisabeth Krainick, und auf dem anderen die unzähligen Opfer von Huế zu sehen.

Nicht nur Huế, sondern mehr als 200 verschiedene Orte in ganz Südvietnam wurden während der traditionellen Neujahrfeiertage im Jahr 1968 von den Vietcong angegriffen.

Während Herr Trịnh Đỗ Tôn Vinh, stellvertretender Vorsitzender des Bundesverbandes der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland, die Namen der 44 betroffenen Städte vorlas und Frau Bích Thủy das Gedicht von Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn vortrug, brachten 44 anwesende Gäste 44 Kerzen zum Altar und legten sie neben den zwei Bildern der Opfer und der ermordeten Deutschen nieder.

Nach dem Gebet und dem Niederlegen der Kerzen erklärte Herr Nguyễn Văn Rị das Ziel und die Bedeutung dieser Gedenkfeier.

Frau Lý Tiểu Bình trug das Grußwort von Dr. Guenter Krings (CDU) vor.

Es folgte die Übertragung des Telefonats mit Prof. Dr. Ute Krainick, Enkelin von Prof. Dr. Horst-Günther und Elisabeth Krainick. Dabei erwähnte sie ausdrücklich die traditionell starke Lehrer-Schüler-Beziehung in Vietnam und in besonderem Maße die noch immer starke Beziehung der Menschen in Vietnam zu ihren Großeltern, die sie emotional sehr berührt hat.

Als älterer Bruder von Prof. Dr. Ute Krainick trat danach Herr Bernd Krainick auf die Bühne und hielt seine Dankesrede. Dabei zeigte er sich ebenfalls emotional sehr berührt, dass die Vietnamesen nach so langer Zeit immer noch so viel Dankbarkeit und Respekt für seine Verwandlten und für die Ärzte Dr. Raimund Discher und Dr. Alois Alteköster empfinden. Er äußerte die Hoffnung, dass so ein trauriges und schmerzvolles Ereignis in Vietnam nie wieder passieren möge.

Während der Pause konnten die Teilnehmer sich mit vegetarischen Gerichten stärken und die Gelegenheit nutzen, sich die Ausstellung der Fotos und Bücher über das Ereignis in Huế anzusehen, welche von der Vereinigung Tống Viết Bường (der vietnamesischen Katholiken im Ausland), Sektion Deutschland, organisiert und von Herrn Lê Văn Yên, sowie Frau Nguyễn Thị Lệ Thu vertreten wurde. Tống Viết Bường wurde am 20.10.1833 vom damaligen Kaiser wegen seines Glaubens hingerichtet und im Jahre 1988 vom Papst Johannes Paul II heilig gesprochen.
Außerdem stellte der Schriftsteller Đỗ Thông Minh aus Japan seine Publikationen vor.

Die zweite Hälfte der Gedenkfeier begann mit einem Dokumentarfilm über die Ereignisse im Jahr 1968.
Der Schriftsteller Đinh Lâm Thanh nutzte die gebotene Gelegenheit, um sich mit einer respektvollen Geste als Bewohner von Huế und als ehemaliger Offizier der südvietnamesischen Armee bei Herrn Bernd Krainick und seiner Frau für die Teilnahme zu bedanken, sowie sich dafür zu entschuldigen, dass das Leben von Prof. Dr. Horst-Günther und Elisabeth Krainick und anderen Deutschen nicht beschützt werden konnte.

Zum Abschied überreichten Herr Nguyễn Văn Rị und Herr Trịnh Đỗ Tôn Vinh zwei Bilder an Herrn Bernd Krainick. Auf einem Bild sah man Herrn und Frau Prof. Dr. Horst-Günther Krainick beim Besuch der Waisenkinder in Vietnam im Jahre 1968. Dieses Bild wurde von dem Dichter Trần Dạ Từ aus den USA, anlässlich der Gedenkfeier, als Geschenk zugeschickt. Auf dem anderen Bild, gemalt von der deutschen Künstlerin Mona, war die trauernde Ehefrau von Dr. Raimund Discher mit ihren drei Kleinkindern und dem vierten, noch ungeborenen Kind zu sehen.

Die Veranstaltung wurde danach mit dem Grußwort vom Hochehrwürdigen Thích Như Điển fortgesetzt, das vom Ehrwürdigen Thích Hạnh Bổn vorgelesen wurde.

Der Beitrag der Schriftstellerin Nhã Ca, selbst Zeugin des Massakers in Huế und Autorin des bekannten Buches „Giải Khăn Sô Cho Huế“ - übersetzt: „Trauerturban für Huế", im Sinne von Trauer um Huế“ - wurde von Frau Lê Nhất Hiền feierlich vorgetragen. Die Rede des Schriftstellers Đinh Lâm Thanh aus Paris war mitreißend. Es folgten die Beiträge von Zeugen: aus Schweden Cư Sĩ Tâm Nguyện Trí Lực, aus Deutschland Prof. Lê Quang Thông, Frau Thanh Thủy und Herr Dương Trường Cửu.

Zwischen den Redebeiträgen gab es bewegende, vietnamesische Lieder: „Đó Quê Hương Tôi“ ("Sieh, meine Heimat")- gesungen von Thanh Tùng; „Cơn Mê Chiều“ ("Der Nachmittagstraum")- gesungen von Thụy Uyển; „Từ Lòng Quê Hương“ ("Aus der Mitte der Heimat") - gesungen von Minh Đức; „Chuyện Một Đêm“ ("Die Geschichte einer Nacht") - gesungen von Như Lan und „Những Người Không Chết“ ("Die unsterblichen Menschen")- gesungen von Thiệu Lương.

Aus dem Kreis des Publikums meldeten sich spontan Frau Dung und Herr Thanh Tùng Hưng zu Wort und berichteten herzzerreißend, wie sie selbst als Kind das Massaker miterleben mussten; über die Grausamkeit, mit der der Vietcong über die eigenen Landsleute hergefallen war und über die Gräueltaten, die vom Vietcong begangen wurden. In der gesamten Halle hörte man andächtig ihren Geschichten in tiefer, schmerzerfüllter Trauer zu...

Am Musical „Nhánh Mai Buồn“ ("Die traurigen Frühlingsblüte"), das unter der Regie von Frau Kim Yến stand, waren die Mitglieder der buddhistischen und katholischen Gemeinden in Frankfurt und der Umgebung beteiligt. Sie alle, darunter waren auch ein 4-jähriges Kind und eine über 70 Jahre alte Darstellerin, hatten dazu beigetragen, die Inszenierung zu einem der vielen Highlights des Abends zu machen. Die Geschichte wurde authentisch, mit tiefster Trauer und auf eine Weise, die betroffen macht, erzählt.
Sie alle erzählten eines der traurigsten Kapiteln der vietnamesischen Geschichte und gaben damit den älteren Generationen die Möglichkeit noch einmal auf die schreckliche Zeit zurück zu blicken, um sie zu überwinden. Aber auch den jüngeren Generationen gaben sie die Gelegenheit, das Massaker von Huế nachzuempfinden und so zu begreifen, dass so etwas nie wieder passieren darf.

Die Gedenkfeier endete mit dem Lied „Một ngày Việt Nam“ von den Komponisten Trầm Tử Thiêng und Trúc Hồ – übersetzt „Ein Tag Vietnam“.
Ein Zitat aus dem Lied: „Một ngày Việt Nam, ngày thoát bóng đêm dài lầm than, ngày thế giới reo mừng hòa vang, trong khúc hát Một ngày … Việt Nam.“ – sinngemäß: "Ein Tag Vietnam, an dem die dunklen Schatten des Elends und des Unglückes überwunden werden, an dem die ganze Welt in Harmonie und Freude das Lied singt: Ein Tag Vietnam."

Zum Abschluss bedankte sich Herr Trịnh Đỗ Tôn Vinh bei allen Anwesenden für die Teilnahme, beim Organisationsteams und allen Mitwirkenden für die fleißigen Vorbereitungsarbeiten der letzten Monate.
Der Dank geht an die buddhistische Gemeinde Mittedeutschland, an die katholische Gemeinde in Frankfurt am Main, an den Kulturverein Freier Vietnamesischen Frauen in Deutschland, an die Tanzgruppe Điểm Sáng aus Darmstadt, an die Vereine der vietnamesischen Flüchtlinge in Odenwald, Hamburg, Krefeld, Mannheim und Nürnberg, den Verein der zentral-vietnamesischen politischen Flüchtlinge, an die Reformpartei Việt Tân, Sektion Deutschland, aber auch an Herrn Đỗ Văn Thông aus Koblenz und an die Malerin Mona...

Die Gedenkfeier endete um 21:30 Uhr.

Bericht von Minh Hoài
(von Nguyễn Thế Bảo übersetzt)