Đức quốc: Thủ tướng Việt cộng đi tới đâu , bị người Việt biểu tình phản đối tới đó

Sau khi phái đoàn nhà nước CSVN do Nguyễn Tấn Dũng (NTDũng) cầm đầu đã bị đồng bào VN tị nạn tại các vùng miền Nam Đức biểu tình phản đối khi đến đây chiêu dụ doanh nhân Đức tới Việt Nam đầu tư vào ngày 14.10.2014 tại thủ phủ tiểu bang Baden Württemberg.

Ngày hôm sau 15.10.2014, tại thủ đô Berlin, Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn cũng không thoát khỏi sự đón đầu phản đối của đồng bào VN tị nạn tại Berlin và  vùng Bắc Đức.

Dù là ngày thường trong tuần, nhưng bà con người Việt tị nạn tại các nơi xa như  Krefeld, Hamburg,… cũng đã xin nghĩ làm để về tham dự biểu tình tại 3 nơi tại Berlin:

Từ 11giờ 30 đến 12 giờ 30, tại trước phủ Thủ Tướng (Bundeskanzleramt) ;

Từ 14 giờ đến 15giờ 30, trước phủ Tổng Thống ;

Từ 16giờ 30 đến 17giờ 30 trước Hotel Adlon, nằm bên phía đông sát cạnh cổng thành Brandenburg, nơi đông đảo du khách thăm quan qua lại.


 

Tại 2 địa điểm đầu, phái đoàn CSVN đã phải đối mặt với đoàn người biểu tình khi đoàn xe của họ bắt buộc phải qua lộ trình để vào Phủ Thủ tướng và Phủ Tổng thống. Những Khẩu hiệu hô vang như đả đảo CSVN, đả đảo NTDũng, Tự do cho VN, Nhân quyền cho Việt Nam,… Những biểu ngữ như: CSVN hèn với giặc, ác với dân, trả tự do ngay lập tức cho tất cả tù nhân chính trị VN, không buôn bán với chế độ độc tài, Chấm dứt những hành động khủng bố giới bất đồng chính kiến tại VN, Không xử dụng bạo lực để chống lại người dân, chắc chắn phái đoàn CSVN phải nghe và thấy.

 

Trước Hotel Adlon, nơi ông Nguyễn Tấn Dũng có buổi nói chuyện với một số cử tọa chọn lọc gồm các cơ quan chính quyền, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội dân sự với đề tài "Những thách đố trong chính sách ngoại giao và quốc phòng tại Đông Nam Á" do  Körber-Stiftung (một tổ chức phi chính phủ) kết hợp với sứ quán VC tại Berlin tổ chức lúc 17 giờ, bà con người Việt tị nạn cũng đã tụ tập tại đây để tiếp tục đón đầu phái đoàn NTD, dù rằng có nhiều bà con đã thấm mệt sau 2 cuộc biểu tình trước.

 

Tại đây, BTC đã phân phát truyền đơn cho người qua lại và nói lên mục đích của cuộc biểu tình.

 

Đến gần 17 giờ mà đoàn biểu tình đã sửa soạn hàng ngủ để đợi phản đối lần nữa phái đoàn NTDũng. Tuy nhiên hơn 17 giờ vẫn chưa thấy phái đoàn NTD. Bà con thắc mắc với cảnh sát thì mới hay rằng phái đoàn NTDũng  vì e ngại gặp đoàn biểu tình phản đối tiếp nên đã đến bằng cửa hậu của Hotel.

Tuy tiếc là không chạm mặt để một lần nữa phản đối phái đoàn NTDũng, nhưng bà con vẫn tiếp tục công việc giải thích và phân phát truyền đơn cho du khách qua lại.

Có một số du khách đã đến tìm hiểu. Có người hỏi: Sao ông thủ tướng VN đi tới đâu là bị người Việt Nam biểu tình phản đối tới đó vậy ? Sau khi nghe ông Trần Văn Các, thuộc BTC giải thích thêm chi tiết, người này đã phải thốt lên: Thật đáng xấu hổ (peinlich).

17g30, trước khi chấm dứt 3 cuộc biểu tình trong ngày, Bác sĩ Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội NVTN tại CHLB Đức, đại diện BTC đã ngỏ lời cám ơn bà con đã tham dự cuộc biểu tình.

Tuy mệt nhưng mọi người ra về mà trong lòng cảm thấy rất dễ chịu.

Theo tin tức được biết, trong các buổi nói chuyện của phái đoàn NTDũng tại Stuttgart và  Hotel Adlon tại Berlin, nội dung một số câu hỏi đã được cử tọa nêu ra và phía CSVN gồm NTDũng, Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng công thương và Nguyễn Chí Dũng, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trả lời hoặc né tránh:

-          Muốn tiến tới một nhà nước pháp quyền thì Tư pháp phải độc lập, phải có đa nguyên,… nhưng  VN với một chế độ độc đảng thì làm sao thực hiện được. Câu hỏi này NTDũng đã né bằng câu trả lời: Tôi đã nói trong bài phát biểu của tôi rồi. Phải chăng Người thông dịch dịch sai ý của cử tọa?

-          Hứa hẹn là sang năm 2015 sẽ tư nhân hóa toàn bộ các cơ sở, xí nghiệp quốc doanh (hơn 400 cơ sở), chỉ giử lại các ngành trọng điểm như Điện, nước thải,… và sẽ mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào và chế độ ưu đãi sẽ bằng nhau.

-          Đưa vụ việc các doanh nghiệp sản xuất VN không đáp ứng nỗi các đòi hỏi kỷ thuật của Samsung và nói lên sự yếu kém của các doanh nghiệp VN,… để đi đến kết luận kêu gọi các doanh nhân Đức và Việt kiều giúp đỡ VN qua việc đầu tư vào lãnh vực này để giúp nâng cao kỷ thuật cho VN.

-          VN vào năm 2020 sẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng với nền công nghiệp yếu kém như quý vị trình bày thì làm cách nào đạt được mục tiêu vào thời điểm đề ra. Làm thế nào thì không thấy nói mà chỉ nghe ông Thủ tướng NTD trả lời: thời điểm 2020 chỉ là thời điểm đặt ra để chúng tôi phấn đấu.

-          Câu hỏi về tình hình biển Đông trước những động thái của Trung cộng. NTDũng kêu gọi các nước Tây Âu thuyết phục (überzeug) cho Trung cộng theo luật pháp quốc tế để không bên nào bị thiệt hại. Còn việc Philippin kiện Trung cộng ra Liên Hiệp Quốc đó là chuyện của Philippin chứ không phải chuyện của VN.

Về chuyến thăm nước Đức lần này của phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng, các báo lớn, các trang mạng chủ chốt của Đức hầu như không có tin tức gì, hay tin chính nào mà chỉ thấy hầu hết đều đăng bài viết với nhan đề: Xảy ra sự cố lúc ký lưu bút trong cuộc viếng thăm cấp nhà nước của VN.

Bài viết mô tả: Chuyến thăm cấp nhà nước của ông Thủ tướng Chính phủ Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng  ở phía tây nam nước Đức đã bắt đầu với một sự cố: Sau khi nghi thức đón tiếp, Thủ tướng  tiểu bang Baden Württemberg, Winfried Kretschmann (Grün)  mời thủ tướng VN ký sổ lưu bút của tiểu bang.

Sự cố đầu tiên xảy ra là cây bút„phản động“  mà ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dùng để ký tên đã không chịu ra mực. Mặc dù ông thủ tướng cố gắng thử đi thử lại nhiều lần nhưng cây viết „phản động“ vẫn ngoan cố không chịu ra mực.

Hôm đó là ngày thứ ba, không tìm đâu ra mực trong khắp tòa lâu đài mới này. Ngay cả ông Kretschmann cũng không thể giúp đỡ gì được, ông Kretschmann mò trong áo Vest của mình nhưng không tìm thấy cây bút nào.

Tuy nhiên cuối cùng mọi thứ cũng đâu vào đó: Một trong những người tháp tùng với ông Thủ Tướng đã đưa cho ông một cây bút khác. Bài báo kết luận với cây bút này chắc ông thủ tướng sẽ nhớ đời.
 

 

Người Berlin đưa tin

*****


 

Thông Cáo Báo Chí

Chủ tịch quốc hội Lammert: Việt Nam cũng phải tiếp tục phát triển dân chủ

15.10.2014  15:19

Chủ tịch quốc hội Đức Norbert Lammert đã bày tỏ sự chờ đợi của ông là Việt Nam không những chỉ phát triển về kinh tế, mà còn phải phát triển cả cơ cấu dân chủ và quốc gia pháp trị nữa. Đối thoại với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ông Lammert nhấn mạnh vai trò của Việt Nam là một đối tác chính trị và kinh tế nổi bật của Đức ở Á Châu. Đặc biệt là cho lần kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới thì điều này liên hệ đến những chờ đợi Việt Nam phải cởi mở chính trị hơn nữa.

Ngoài nhiều đế tài khác, chủ tịch quốc hội còn đề cập đến việc Hiến pháp mới của Việt Nam đã không đạt được sự mong đợi cùa các đối tác phương Tây. Tây phương sẽ rất tán thành nếu Việt Nam có cao vọng xây dựng dân chủ và pháp trị hệt như khi xây dựng nền kinh tế thị trường. Dù thế nào đi nữa những quy luật pháp trị đứng đắn đóng vai trò quyết định cho sự phát triển các điều kiện giúp ổn định kinh tế.

Tây phương mong muốn tòa nhà Quốc hội mới ở thủ đô Việt Nam Hà Nội, đã được thiết kế bởi một kiến ​​trúc sư người Đức, không chỉ là tòa nhà mới mà còn là địa điểm của một trật tự dân chủ mới. Trong năm kỷ niệm 2014/2015 Lammert lưu ý đến những kinh nghiệm lịch sử ở Đức. Đồng thời chủ tịch quốc hội  nhắc lại Đức là nước đầu tiên trong Liên minh Âu Châu phê chuẩn hiệp định tự do thương mại của Liên minh Âu Châu  và Việt Nam. Ông sẽ qua Việt Nam mùa xuân năm 2015 dự hội nghị thường niên của Liên minh Liên Quốc hội.

Sở báo chí và thông tin cùa chính phủ Đức

Dorotheenstr. 84
10117 Berlin
Deutschland

Telefon: 030 18 272-0
Telefax: 030 18 10 272-0

Mail: [email protected]
URL: http://www.bundesregierung.de/

Dr Dương Hồng Ân chuyển ngữ
________________________________________________________________________________________________________________

Nguyên bản tiếng Đức

 

Bundestagspräsident Lammert: Vietnam auch demokratisch weiter entwickeln

15.10.2014, 15:19
 

Bundestagspräsident Norbert Lammert hat seine Erwartung zum Ausdruck gebracht, dass Vietnam sich nicht nur wirtschaftlich, sondern auch in seinen demokratischen und rechtsstaatlichen Strukturen weiter entwickelt. Gegenüber dem vietnamesischen Premierminister Nguyen Tan Dung hob Lammert die Bedeutung Vietnams als herausragender politischer und wirtschaftlicher Partner Deutschlands in Asien hervor. Damit verbinde sich, insbesondere auch zum 40. Jubiläum der Aufnahme diplomatischer Beziehungen im kommenden Jahr, die Erwartung einer weiteren politischen Öffnung.

Der Bundestagspräsident sprach unter anderem auch die neue vietnamesische Verfassung an, die bei den westlichen Partnern hinter den Erwartungen zurückgeblieben sei. Man würde es begrüßen, wenn Vietnam bei der Bewegung hin zu mehr Demokratie und Rechtstaatlichkeit einen ähnlichen Ehrgeiz entwickle wie beim Aufbau marktwirtschaftlicher Strukturen. Letztlich seien verlässliche rechtsstaatliche Strukturen auch entscheidend für die Entwicklung stabiler wirtschaftlicher Verhältnisse.

 

Das neue Parlamentsgebäude in der vietnamesischen Hauptstadt Hanoi, das von einem deutschen Architekten entworfen worden sei, wünsche man sich nicht nur als neues Gebäude, sondern auch als Ort einer neuen demokratischen Ordnung. Im Gedenkjahr 2014/2015 wies Lammert auf die historischen Erfahrungen in Deutschland hin. Zugleich erinnerte der Bundestagspräsident, der im Frühjahr 2015 zur jährlichen Konferenz der Interparlamentarischen Union nach Vietnam reisen wird, daran, dass Deutschland als erstes Land der EU das europäisch-vietnamesische Freihandelsabkommen ratifiziert habe.

 

Presse- und Informationsamt der Bundesregierung
Dorotheenstr. 84
10117 Berlin
Deutschland

Telefon: 030 18 272-0
Telefax: 030 18 10 272-0

Mail: [email protected]
URL: http://www.bundesregierung.de/

Link zur Pressemitteilung:
http://www.pressrelations.de/new/standard/dereferrer.cfm?r=578149
Berlin - Veröffentlicht von pressrelations

 

http://presseservice.pressrelations.de/standard/result_main.cfm?aktion=j...