Le Anh||
Liên quan đến việc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa quyết định phê duyệt dự án đầu tư 25 tỷ đồng để phục hồi và tôn tạo khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (tại thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền) đang gây bức xúc trong dư luận.
Tố Hữu là một nhà thơ mà người đời đặt cho ông cái tên là “nhà thơ vong bản” quấn quanh mình miếng vải cách mạng và châm loại xăng cảm hứng để tự thiêu nhân cách và phẩm giá bằng những bài thơ không ai dám làm, bởi nó vừa hèn vừa bỉ ổi đến mức khi đọc lại người ta vẫn còn thấy mùi “vong bản và khát máu“
Những dòng thơ về tên đồ tể Stalin như sau:
“Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
….
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười”
Hoặc bài thơ về cuộc cải cách ruộng đất:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
Tố Hữu là nhân vật đã thẳng tay ra lệnh đàn áp, bắt bớ các thành viên của phong trào Nhân văn giai phẩm. Đây là một phong trào đòi tự do nghệ thuật và thể hiện quan điểm chính trị của một số văn nghệ sĩ và trí thức sống ở miền Bắc, khởi xướng đầu năm 1955 và kết thúc vào tháng 6 năm 1958 khi ông là Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền.
Thế mà Tố Hữu hôm nay được tôn vinh như một nhà cách mạng vĩ đại, xây tượng, lập khu lưu niệm rồi bây giờ còn sử dụng tiền thuế của dân 25 tỷ để phục hồi khu lưu niệm dành cho ông tại quê hương Thừa thiên, Huế.
Thay vì sử dụng số tiền này có thể có thể xây dựng hàng chục ngôi trường cho các em nghèo bất hạnh.
Các bạn có đồng ý viêc đầu tư dự án 25 tỷ đồng phục hồi và tôn tạo khu lưu niệm Tố Hữu.
Lê Ánh