Xã hội nào cũng vậy, để xã hội tồn tại trong trật tự thì phải có những cam kết. Nói cho cùng, dù cho đó là Hiến pháp hay Luật pháp thì về bản chất, nó chính là những bản cam kết giữa nhà nước và nhân dân mà thôi. Trong kết cấu giữa nhà nước là như thế, thì trong qua hệ làm ăn giữa cá nhân – cá nhân, cá nhân – doanh nghiệp, hay doanh nghiệp – doanh nghiệp, hay quốc qua – quốc gia vv.. thì để đảm bảo sự công bằng, ổn định và trật tự thì đều phải có những cam kết như thế.
Dù cho nó được gọi bằng cái tên là Khế ước, Hợp đồng hay Hiệp Định vv.. thì về bản chất của nó vẫn không thay đổi. Đó là bản cam kết được đàm phán để quy định làm sao đạt sự dung hòa giữa 2 bên rồi sau cùng là các bên đặt bút kí, và lúc đó mỗi bên cứ căn cứ theo bản cam kết đó mà làm. Trong làm ăn buôn bán giữa cá nhân, giữa doanh nghiệp và rộng hơn là giữa các quốc gia với nhau thì điều cần thiết là phải kí cho bằng được những bản cam kết như vậy.
FTA là Hiệp Định Tự Do Thương mại, nó là bản cam kết làm ăn chung giữa 2 hay nhiều quốc gia với nhau. Trong thời buổi hội nhập toàn cầu, điều cần thiết là Việt Nam phải ký cho được những FTA như thế để đảm bảo nguồn xuất khẩu và nhập khẩu ổn định, không bị ngăn chặn một cách vô cớ. Có thể nói, FTA là tờ giấy thông hành để một đất nước có điều kiện hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đó chính là cái lợi to lớn của việc ký các FTA.
Trong 16 FTA mà Việt Nam đã ký thì có EVFTA (tức FTA giữa Việt Nam và EU) là đã được ký ngày 30/06/2019 nhưng vẫn đang bị treo nên chưa có hiệu lực. Hiện nay EVFTA cần phải vượt qua một cửa ải cuối cùng, đấy là cái gật đầu của Nghị viện EU. Cho nên có thể nói, con đường đi đến ngày có hiệu lực của EVFTA vẫn còn xa lắm. Như vậy hiện nay Việt Nam đang làm ăn với đối tác rất lớn như EU mà không hề có FTA. Như chúng ta biết, tổng kết mới nhất năm 2019 này thì EU đã rót vào nền kinh tế Việt Nam đến 26,9 tỷ đô, rất lớn, chỉ sau Mỹ. Một thị trường đang cung cấp cho Việt Nam đến 26,9 tỷ đô như thế mà Việt Nam lại đang làm ăn không khế ước với họ thì thật là mong manh. Tuy nhiên, giữa Việt Nam và EU đã có Hiệp ước Bảo Hộ Đầu Tư EVIPA. Nhưng nói cho cùng EVIPA được ký là để quy định hành động của nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài, một cam kết mang lại đảm bảo cho nhà đầu tư chứ không phải cam kết mở rộng thị trường như EVFTA.
Hiện nay nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đang cung cấp cho nền kinh tế Việt Nam một lượng ngoại tệ lớn nhất, đến 46,4 tỷ đô nhưng, giữa Việt Nam và Mỹ lại không hề có FTA nào cả. Nghĩa là Chính quyền CS Việt nam đang làm ăn với kẻ đóng vai trò sống còn với nền kinh tế của mình bằng hình thức làm ăn không văn tự. Nhìn con số xuất siêu sang thị trường Mỹ năm nay là 46,4 tỷ đô thì đủ để nói lên tất cả. Ký FTA với Mỹ có lợi hơn rất nhiều những FTA khác cộng lại, thế nhưng đến nay Việt Nam và Mỹ vẫn chưa có FTA. Như vậy chỉ cần Mỹ đơn phương siết chặt thị trường, Việt Nam sẽ ngọp thở ngay.
Hiện nay phần xuất khẩu sang Mỹ rất cao nhưng vô cùng mong manh, vì Mỹ đang theo dõi hàng hóa Tàu đội lốt hàng Việt, điều này rất dễ dẫn tới nguy cơ Mỹ siết chặt thị trường với hàng Việt Nam bất cứ lúc nào mà không sợ vi phạm cam kết. Đó chính là cái dở trong việc điều hành kinh tế đất nước của ĐCS, họ vẫn chưa có FTA với Mỹ để bước vào thị trường này một cách an toàn hơn.
Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP dưới thời tổng thống Barack Obama là một FTA siêu khủng vì trong đó nó có những nền kinh tế rất lớn, mà quan trọng nhất là có Mỹ. Khi ấy, ĐCS Việt Nam đặt mục tiêu phải chui vào cho bằng được tổ chức này. Và nếu vào được thì xem như Việt Nam đường đường chính chính có FTA với Mỹ, lúc đó thị trường Mỹ mở rộng cửa hơn nữa đón lấy hàng hóa Việt Nam và Mỹ cũng không dễ dàng đơn phương để đuổi Việt Nam ra khỏi thị trường họ được. Thế nhưng người tính không bằng trời tính, khi tổng thống Donald Trump đắc cử thì việc đầu tiên ông làm là rút khỏi TPP. Vai chính không còn tham gia TPP nữa thì xem như tổ chức này xì hơi như xe hơi thủng lốp, lúc này, giấc mơ có FTA với Mỹ của ĐCS trở thành mây khói.
Chưa có FTA với Mỹ mà hằng năm ĐCS đã moi đến gần 50 tỷ đô từ Mỹ, vậy nếu khuyến khích Mỹ đầu tư mạnh vào Việt Nam thì như thế nào? Chắc chắn Việt Nam sẽ cất cánh cao hơn nữa. Hiện nay FDI từ Mỹ đầu tư vào Việt Nam vô cùng khiêm tốn, chỉ chiếm 2,7% trên tổng nguồn FDI. Mỹ họ rất kén, về lao động Việt Nam không đáp ứng yêu cầu, đồng thời hạ tầng cơ sở và hạ tầng pháp lý cũng vậy. Câu hỏi đặt ra là tại sao, sau hơn 30 năm đổi mới mà ĐCS vẫn không dọn đường cho các nhà đầu tư Mỹ ồ ạt nhảy vào?
Nguyên nhân gây ra chất lượng lao động kém là giáo dục, nguyên nhân gây ra hạ tầng pháp lý kém là bản chất của thể chế chính trị độc tài, nguyên nhân gây ra hạ tầng cơ sở kém là vì tham nhũng cộng với chính sách tận thu của Trung Ương làm địa phương có năng lực bị trói chân không thể nào đủ kinh phí để phát triển hạ tầng tốt. Hiện nay Sài Gòn đang gồng lưng đóng góp cho trung ương 82% tổng thu nhập, Bình Dương thì đóng hết 64%, Đồng Nai đóng 53%, và Vũng Tàu đóng 36% vv.. Nói tóm lại là địa phương nào càng có năng lực thì địa phương đó càng bị Trung ương đạp xuống để nó mất khả năng bứt phá. Một chính sách quản trị phải nói là rất ngu xuẩn, chính nó đã làm hạn chế thế mạnh của các địa phương mạnh. Điều tương tự như thế này ta cũng thấy ở cách ĐCS chọn xây nhà máy Lọc Dầu ở Dung Quốc – Quảng Ngãi thay vì xây ở Vũng Tàu. ĐCS chỉ biết ép trâu bò phải lên cây lót ổ đẻ trứng như chim chóc.
Những cái đầu Mác Lê quản lý đất nước là như vậy. Thay vì tăng tính tự trị địa phương để họ phát huy tối đa sở trường thì ĐCS lại tập trung hết quyền lực về trung ương. Chỉ có một nhóm ở Bộ Chính Trị đã tự tung tự tác bổ lãnh đạo loạn xạ làm những cá nhân lãnh đạo đó từ bỏ sở trường dùng sở đoản để quản lý. Đó là cách mà ĐCS lãnh đạo đất nước, phải nói họ lãnh đạo không ra gì mà hay khua môi múa mép tự sướng./.