Thư kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA

Phạm Chí Dũng|

Kính gửi:

– Ông David Sassoli, Chủ Tịch Quốc Hội Âu Châu

– Ông Bernd Lange, Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Hội Âu Châu

– Ông David MacAllister, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Quốc Hội Âu Châu

– Bà Marie Aréna, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu

– Ông Tomas Tobé, Chủ Tịch Ủy Ban Phát Triển Quốc Hội Âu Châu

– Các cơ quan thuộc Quốc Hội Âu Châu

Tôi là Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – một tổ chức xã hội dân sự độc lập và đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, ra đời vào năm 2014 ở Việt Nam, với hơn 70 nhà báo tự do, hoạt động hoàn toàn độc lập về quan điểm và nội dung, không phụ thuộc vào chính quyền về đường lối quan điểm, nhân sự và tài chính.

Hội Nhà báo độc lập Việt Nam và cá nhân tôi đặc biệt quan tâm đến Hiệp Định Thương Mại Tự Do giữa Liên Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Vệ Đầu Tư (IPA) mà Liên minh châu Âu (EU) đã ký và có thể sẽ xem xét việc phê chuẩn với Việt Nam. Chúng tôi đã có rất nhiều bài viết nghiên cứu và phân tích, đăng trên trang web của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là vietnamthoibao.org và nhiều trang mạng khác, nêu rõ quan điểm việc ký kết, phê chuẩn và triển khai hai hiệp định này cần được bắt đầu từ việc chính quyền Việt Nam phải cải thiện một cách có thể chứng minh được các vấn đề nhân quyền liên quan đến các công ước quốc tế về lao động, công đoàn độc lập, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do lập hội, xã hội dân sự, tù nhân lương tâm…

Cho tới nay, tôi vẫn ngạc nhiên không biết vì nguyên do đặc biệt nào mà một số quan chức của EU lại tỏ ra vồ vập EVFTA và IPA, luôn tìm cách thúc đẩy để hai hiệp định này được ký kết và phê chuẩn sớm nhưng lại không hề quan tâm đến khía cạnh mất cân bằng nghiêm trọng trong cán cân thương mại EU – Việt Nam, và đặc biệt là không quan tâm đến cải thiện nhân quyền – là nội dung quan trọng nằm trong hai hiệp định này và cũng nằm trong tiêu chí của EU về tăng cường dân chủ ở các nước trên thế giới.

Khác với cách đánh giá của chính quyền Việt Nam và một số quan chức EU cho rằng có EVFTA và IPA sẽ làm gia tăng đáng kể lợi ích kinh tế cho EU, tôi cho rằng thực tế đã chứng minh ngược lại: trong quan hệ thương mại song phương và đa phương giữa EU và Việt Nam trong nhiều năm qua, hầu như năm nào EU cũng phải nhập siêu từ Việt Nam đến 20 – 25 tỷ USD, và giá trị nhập siêu này ngày càng tăng theo thời gian. Nếu xét trên phương diện lợi thế so sánh về kinh tế, rõ ràng giá trị nhập siêu quá lớn này cho thấy EU không phải là đối tác được hưởng lợi đáng kể, mà ngược lại EU phải chịu thiệt thòi đáng kể trong giao thương với Việt Nam. Có chăng, chỉ là một nhóm nhỏ trong các doanh nghiệp của EU làm ăn với Việt Nam được hưởng lợi và hưởng lợi đặc biệt từ chuyện buôn bán này.

Tôi tự hỏi phải chăng nhiều dư luận từ trước tới nay là có cơ sở đáng tin cậy khi đề cập một số doanh nghiệp thuộc EU đã thông qua một số quan chức EU và người đứng đầu của Phái đoàn EU tại Việt Nam – ông Bruno Angelet (vừa hết nhiệm kỳ tại Việt Nam vào năm 2019) để vận động Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu, Hội đồng châu Âu và Quốc hội châu Âu cho ký kết và phê chuẩn EVFTA và IPA nhưng bỏ mặc tình trạng vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng của chính quyền Việt Nam.

Và phải chăng luận điểm của một số quan chức EU cho rằng nếu không có EVFTA sẽ thiệt thòi lớn cho doanh nghiệp châu Âu chỉ nên hiểu là về thực chất, đó chỉ là sự thiệt thòi cho một nhóm nhỏ, chứ không phải tất cả, doanh nghiệp thuộc EU?

Vào tháng 10 năm 2018, ngay sau khi chính quyền Việt Nam phải cử một phái đoàn đến Bruxelles để điều trần về nhân quyền – EVFTA, ông Bruno Angelet – Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam – đã vào Sài Gòn và có một cuộc gặp với tôi và một luật sư nhân quyền là Lê Công Định. Khi đó, chúng tôi đã có phần hy vọng rằng rốt cuộc thì ông Bruno cũng bắt đầu chú ý tới việc cải thiện nhân quyền, khi trước đó ông ta hầu như rất ít gặp gỡ giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng nội dung cuộc gặp này lại khiến chúng tôi hết sức thất vọng, vì ông Bruno trong khi hoàn toàn không đề cập gì đến tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam và việc cải thiện nhân quyền, thì lại gợi ý với chúng tôi rằng Việt Nam đã có tự do ngôn luận, tự do báo chí nên đề nghị chúng tôi viết theo hướng ủng hộ việc ký kết EVFTA và IPA (cũng có thể được hiểu là chúng tôi nên hạn chế viết bài phản bác việc ký hai hiệp định này do chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền).

Tôi không biết Phái đoàn EU tại Việt Nam đã từng tham mưu cho EU ra sao về EVFTA, IPA và tình hình nhân quyền ở Việt Nam, mà chỉ biết rằng vào thời ông Bruno Angelet làm Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, cơ quan này có lẽ là một trong những cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài hoạt động mờ nhạt nhất về nhân quyền Việt Nam, hầu như không có tác động nào đến chính quyền Việt Nam về cải thiện nhân quyền, còn cá nhân ông Bruno lại là tâm điểm của nhiều dư luận về việc ông ta quá gần gũi với giới quan chức trong chính quyền Việt Nam, thường nói tốt cho chính quyền này trong khi né tránh các vụ đàn áp nhân quyền, đến mức ông ta bị xem là ‘thân chính quyền Việt Nam’. Điều này hẳn là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến hệ lụy là 8 cuộc đối thoại nhân quyền EU- Việt Nam trong những năm qua đã hầu như không có tác dụng gì. Chúng tôi có thể đánh giá rằng đến 95% những khuyến nghị của EU về cải thiện nhân quyền trong những năm qua đã bị chính quyền Việt Nam bỏ qua, sau khi hứa hẹn ngọt lịm. Một vài nội dung mà chính quyền Việt Nam thực hiện về nhân quyền và khoa trương với quốc tế chỉ là giới tính – một vấn đề vô thưởng vô phạt mà không làm ảnh hưởng gì tới chân đứng chính trị của chế độ độc đảng và độc tài ở Việt Nam.

Có một vài hoạt động mà có thể mang dấu ấn đóng góp của EU như vận động chính quyền Việt Nam trả tự do cho hai tù nhân lương tâm là Luật sư Nguyễn Văn Đài và Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào năm 2018. Song chính quyền Việt Nam lại bắt bù, tức thả một người thì bắt lại và xử án tù từ 10 – 20 người bất đồng chính kiến khác. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2019, khi chính thức áp dụng Luật An ninh mạng, cho tới nay chính quyền Việt Nam đã tống giam đến 18 người bất đồng chính kiến chỉ vì họ phải đối những chính sách bất công và của chính quyền và nạn tham nhũng của các quan chức chính quyền. Về thủ đoạn ‘bắt bù’ như thế, chính ông Tom Malinowsky – Trợ lý ngoại trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về dân chủ, lao động và nhân quyền, và là Trưởng đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt vào năm 2015, là người nắm rất rõ và đã từng phải phản ứng ra mặt đối với thủ đoạn ấy.

Chúng tôi cũng đã nghe được những nguồn tin từ trong nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam về việc chính quyền này rất coi thường bản lĩnh của EU trong các cuộc đối thoại hàng năm EU – Việt Nam về nhân quyền. Rất thường là chính quyền Việt Nam chỉ cử một quan chức bậc trung (cấp vụ trưởng) và hoàn toàn không có thẩm quyền quyết định để gặp phái đoàn EU. Quan chức này đưa ra những hứa hẹn ngọt ngào mà có thể làm cho các thành viên đoàn EU hài lòng, nhưng sau đó Việt Nam không thực hiện, hoặc chỉ thực hiện rất ít những khuyến nghị về nhân quyền của phái đoàn EU. Còn trong cung cách đối xử với bất đồng chính kiến trong nước, rõ ràng chính quyền Việt Nam đã làm ngược lại những khuyến nghị của EU.

Vào giữa tháng Mười Một năm 2018, Quốc hội châu Âu đã ban hành nghị quyết về nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2018/2925 (RSP). Đây là nghị quyết rất rộng và sâu, văn phong mạnh mẽ, đề cập đến hầu hết những vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong các lĩnh vực lao động, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận trên mạng Internet, tù nhân lương tâm… và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải cải thiện nhân quyền ngay. Bản nghị quyết này đã gây ấn tượng mạnh và tạo nên hy vọng lớn trong giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng cho đến ngày 30 tháng Sáu năm 2019 khi hai hiệp định EVFTA và IPA được Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu ký với Việt Nam tại Hà Nội, chỉ mới một phần rất nhỏ trong toàn bộ nội dung của bản nghị quyết về nhân quyền này được phía Việt Nam đáp ứng.

Trước yêu cầu phải ký 3 công ước quốc tế còn lại của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), chính thể Việt Nam đã chỉ mang ra quốc hội bàn việc ký và phê chuẩn Công Ước 98 về thỏa ước lao động, là định chế mà về thực chất không có ảnh hưởng gì đến nền chính trị độc tài. Còn hai công ước quốc tế còn lại về lao động là Công Ước 105 về chống cưỡng bức lao động, và đặc biệt Công Ước 87 – công ước then chốt quy định bắt buộc về quyền của người lao động được tự do thành lập công đoàn độc lập – lại bị chính quyền Việt Nam treo đến năm 2023 hoặc năm 2025. Nhưng chẳng có gì chắc chắn là đến năm đó Công Ước 87 sẽ được ký và nhất là sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc.

Cần chú ý rằng trong quan điểm của chính quyền Việt Nam, công đoàn độc lập bị xem là ‘phản động’ nhất và khiến chính quyền này lo sợ nhất, vì Việt Nam luôn so sánh đồng dạng công đoàn độc lập với Công đoàn Đoàn kết cùng hành động ‘lật đổ chính quyền’ ở Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ XX. Việc Việt Nam kéo lùi thời điểm ký Công ước 87 về thực chất là một thủ thuật câu giờ và hy vọng sẽ làm cho EU và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nản lòng mà không đòi hỏi Việt Nam phải ký Công ước 87 nữa.

Trong khi đó, việc Việt Nam sửa đổi Bộ Luật Lao Động và Luật Công Đoàn cũng trí trá và ma mãnh không kém khi dự thảo này tuyệt đối không đề cập đến khái niệm “công đoàn độc lập,” trong khi dựng lên một núi thủ tục hành chính để làm nản lòng những công nhân muốn tự tay thành lập công đoàn phi nhà nước.

Cũng trong khi đó, không khí đàn áp nhân quyền ở Việt Nam vẫn đặc sệt như một thùng thuốc súng. Công an Việt Nam vẫn liên tiếp bắt bớ và hành hung dã man những người hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự, bắt bớ và giam cầm từ nghệ sĩ làm phim về dân oan đất đai cho đến những phụ nữ chống BOT bẩn… Vẫn chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho bất kỳ một “cải thiện nhân quyền” nào, dù chỉ mang tính mị dân hoặc để đối phó với cộng đồng quốc tế…

Vào lúc này và khi thời điểm Nghị viện châu Âu xem xét bỏ phiếu EVFTA đang đến gần – có thể sẽ diễn ra vào tháng 2 năm 2020, chính thể độc tài ở Việt Nam đang tìm cách thúc giục EU sớm phê chuẩn EVFTA, nhưng sẵn sàng qua mặt EU thêm một lần nữa bằng những hứa hẹn ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ hoàn toàn đầu môi chót lưỡi.

EVFTA và IPA là đặc biệt cần cho Việt Nam, trong bối cảnh từ nhiều năm qua Việt Nam chỉ có thể xuất siêu sang thị trường EU (khoảng 20 – 25 tỷ USD/năm) và sang thị trường Hoa Kỳ (khoảng 35 – 40 tỷ USD/năm), nhưng lại phải nhập siêu lớn từ các thị trường khác như Hàn Quốc (khoảng 25 tỷ USD/năm) và đặc biệt là nhập siêu từ Trung Quốc (gần 50 tỷ USD/năm). Và trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang thiếu trầm trọng ngoại tệ để trả nợ nước ngoài…

Vào lúc này, quá nhiều khó khăn kinh tế đã tích tụ và chồng chất để trở thành nỗi bế tắc được định dạng ngay trên gương mặt của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nếu không khẩn cấp tìm ra lối thoát kinh tế và tài chính, chẳng mấy năm nữa đảng sẽ không còn tiền nuôi đội ngũ công chức viên chức lên đến gần ba triệu người, cùng một lực lượng vũ trang và bán vũ trang hoặc chỉ biết đàn áp quyền làm người của dân chúng, hoặc chỉ lo làm “kinh tế quốc phòng” mà chẳng hề bảo vệ ngư dân Việt trong lúc tàu Trung Quốc hùng hổ tấn công, hành hung và bắn giết.

Trong toàn bộ bức tranh u tối kinh tế ở Việt Nam đương đại, EVFTA và IPA là lối thoát được Bộ Chính Trị đảng ở Việt Nam kỳ vọng nhất.

Nhưng những bằng chứng không thể chối cãi về vi phạm nhân quyền, cộng với tình trạng đàn áp bất đồng chính kiến ngày càng leo thang của chính thể độc tài ở Việt Nam là một thực tế trần trụi và đau đớn mà nhiều nghị sĩ EU không nên bỏ qua khi cân nhắc bỏ phiếu có thông qua hay không Hiệp Định EVFTA và IPA. Một cái gật đầu dễ dãi của Nghị viện châu Âu đối với EVFTA và IPA sẽ phủ nhận toàn bộ bản nghị quyết nhân quyền Việt Nam của chính cơ quan này, khiến uy tín lẫn hình ảnh của Nghị viện châu Âu bị giảm sút không ít trong đánh giá của cộng đồng quốc tế.

Vào tháng 2 năm 2019, Hội đồng châu Âu đã từng thông báo hoãn việc ký kết EVFTA và IPA. Ngay trước sự kiện này là một thư kiến nghị của 18 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam đề nghị EU hoãn ký kết hai hiệp định thương mại do chính quyền Việt Nam hầu như không có sự thay đổi nào theo hướng tiến bộ về nhân quyền. Nhưng chỉ sau đó vài tháng, khi chính quyền Việt Nam đưa Công ước 98 về lao động ra quốc hội nước này để phê chuẩn, dường như Hội đồng châu Âu đã hài lòng quá sớm, từ đó dẫn đến việc co quan này chấp thuận cho Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu ký kết EVFTA và IPA với Việt Nam vào tháng 6 năm 2019. Tuy nhiên thái độ quá dễ dãi và có phần vội vã của Hội đồng châu Âu đã có câu trả lời: từ đó đến nay, bức tranh đàn áp nhân quyền ở Việt Nam ngày càng xám xịt.

13 năm sau sự kiện “Việt Nam được Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) chấp thuận cho trở thành thành viên thứ 150,” kịch bản “vào trước, bắt sau” hầu như đang tái hiện ở Việt Nam. Vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã nhún mình giảm bớt đàn áp và bắt bớ giới nhân quyền và bất đồng chính kiến để tiếp đón Tổng Thống Mỹ George Bush tại Hà Nội, và sang năm 2007 Việt Nam được Mỹ nhấc khỏi CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo), tức được giảm cấm vận kinh tế và được hưởng những điều kiện ưu đãi về vay tín dụng và viện trợ không hoàn lại của quốc tế. Nhưng chỉ một năm sau đó, từ năm 2008 trở đi, công an Việt Nam liên tiếp gia tăng tống giam người bất đồng như một kiểu “bắt bù”. Các nhà tù Việt Nam chật kín tù chính trị với con số bị bắt và bị xử tù lên đến nửa trăm người mỗi năm.

Còn lần này là EVFTA và IPA. Rất nhiều dấu hiệu trong thời gian gần đây cho thấy chính quyền Việt Nam đang chờ được Quốc hội châu Âu phê chuẩn EVFTA và IPA là sẽ ra tay, với cường độ cao hơn hẳn tình trạng ‘bắt hạn chế’ vào lúc này, để bắt bớ hàng loạt tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước, đặc biệt là những người dám phản đối Việt Nam vào EVFTA do vi phạm nhân quyền, và tiếp tục xử án tù nặng nề các công dân yêu nước dám phản kháng Trung Quốc.

Vì những lý do trên đã trở nên quá cấp bách, tôi tha thiết kiến nghị với Quốc hội Liên minh châu Âu hoãn phê chuẩn hai hiệp định EVFTA và IPA, cho tới lúc nào chính quyền Việt Nam có được những cải thiện nhân quyền có thể chứng minh được, và chứng minh đã tuân thủ một cách nghiêm túc nghị quyết nhân quyền Việt Nam số 2018/2925 (RSP) của Quốc hội châu Âu.

Tôi chịu trách nhiệm về những thông tin, số liệu và nhận định trong thư kiến nghị này.

Chân thành cám ơn các ông/bà trong Quốc hội châu Âu.

Việt Nam ngày 10 tháng 11 năm 2019

Phạm Chí Dũng

Nhà báo độc lập, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Hiện sống ở thành phố Sài Gòn, Việt Nam
Email: [email protected]

——————————

English version:

Vietnam, 10 November , 2019

PETITION TO POSTPONE THE RATIFICATION OF THE EVFTA AND IPA

To:
Mr. David Sassoli, President of European Parliament

Mr. Bernd Lange, Chairman of European Parliament’s International Trade Committee

Mr. David MacAllister, Chairman of the European Parliament’s Foreign Affairs Committee

Mrs. Maria Arena, Chair of Subcommittee on Human Rights at the European Parliament

Mr. Tomas Tobé, Chairman of Committee on Development

European Parliament’s Departments

Subject: Postponing the ratification of the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) and Investment Protection Agreement (IPA)

I am Pham Chi Dung, independent journalist – Chairman of Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN). Founded in 2014, the association is an civil organization consisting of more than 70 journalists and operates independently.

IJAVN and I keenly concern about the signed EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) and Investment Protection Agreement (IPA) and their coming ratification. Having published many researches and posts on our website (www.vietnamthoibao.org ), we expect that the regime of Vietnam would improve its poor human rights records; ratify International Labour Organization (ILO) Convention 87 on the right to organize, 98 on collective bargaining, and 105 on the abolition of forced labor; respect the rights to freedom of press, religions and association; prisoners of conscience; etc as its commitments to the EU.

I am wondering why some of EU representatives are too eager to have EVFTA and IPA ratified regardless of the EU trade deficit with Vietnam and human rights violations whereas human rights improvement is the core value of the agreements and also part of the EU’s supports to democracy around the world.

The EU trade deficit with Vietnam widened annually and up to 20-25 billion dollars. As the trade deficit reflects, Vietnam is likely to be the main beneficiary of EU-Vietnam trade deals but not the EU. There might be only a small group of EU companies but not all EU business benefiting from the agreements.

It is alleged that a number of particular EU business groups had the EVFTA and IPA lobbied by the former head of the Delegation of the European Union to Vietnam Bruno Angelet and some EU representatives, but neglect the serious human rights abuses of the Vietnamese government.

In October 2018, after the hearing of Vietnam delegation on human rights – EVFTA in Brussels, the former head of the Delegation of the European Union to Vietnam Bruno Angelet had met with lawer Le Cong Dinh and me in Saigon. By then we did hope that Mr. Bruno Angelet would finally have paid attention to human rights situations in Vietnam since he had hardly met up with any right activists or dissidents.

However, we were totally disappointed with the outcome of the meeting. Mr. Bruno Angelet did not mention the poor human rights records nor the need to improve human right situations. Instead, Mr. Bruno Angelet stated that Vietnam had granted freedom of press and expression, and then suggested that we should have written more articles to support EVFTA and IPA. In other words, we should not have published articles to oppose the agreements due to human rights violations.

I have not known how the Delegation of the European Union to Vietnam advised the EU on EVFTA, IPA and human rights situation in Vietnam. However, during Ambassador Bruno Angelet’s tenure, the Delegation had put few pressure on Vietnamese regime to improve human rights situation. Ambassador Bruno Angelet himself seemed too closed to Vietnamese authorities, often praised the regime and hardly mentioned human rights violations. Some considered the Ambassador as a “ good friend of the Vietnam’s regime.”

This might be one of the reasons that made the 8 EU-Vietnam human rights dialogues in the recent years fruitless. I estimated roughly 95% of the EU recommendations on human rights being ignored or offering false promises. The only progress in human rights is supporting LGBT community and it did not affect the one-party ruled system and dictatorship in the country.

There are a number of activities that could mark the contribution of the EU as pressing Vietnam to released two prominent prisoners of Conscience – Nguyen Van Dai and blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh – in 2018. However, Vietnam intensified crackdowns against right activists and dissidents. Since the new Cyber Security Law came to effect in January 2019, Vietnam imprisoned 18 dissidents because they criticized the government and its corruption system. Assistant secretary of state for democracy, human rights and labor; and chairman of the US-Vietnam human rights dialogue in 2015 – Tomasz P. Malinowski knew clearly about this tactics and had opposed it.

From private source, it is said that Vietnam does not highly evaluate the EU stance on EU-Vietnam human rights dialogues. During these dialogues, Vietnam delegation usually was led by the Director general of International Organisations Department of the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs who were not able to make any decisions. The head delegation seems to make all the promises to smooth the EU delegation but only a few of the promises would be kept. Vietnam’s crackdowns on dissidents sent out the signals that Vietnam do not take the EU’s recommendations on human rights issues.

In November 2018, European Parliament (EP) issued resolution on Vietnam, notably the situation of human rights (2018/2925(RSP)). The resolution addressed most of human rights violations in the country such as labor; freedom of religion, press, and expression on the internet, prisoners of conscience; and called for significant improvements. The local activists were impressed by the resolution and they were looking forwards changes in the political and right atmosphere. However, Vietnam had complied with only a minor part of the resolution by EVFTA and IPA were signed in Hanoi on June 30, 2019.

Hanoi has so far ratified International Labour Organization (ILO) Convention 98 on collective bargaining; and set timeline for the ILO Convention 87 on the right to organize, and Convention 105 on the abolition of forced labor between 2023 and 2025. There is no detailed timeline for ratification or any guarantee that Hanoi will meet their commitments.

Hanoi considers independent unions as “ reactionary” ideas because of the impact of Polish the trade union Solidarity on the fall of communist system in Poland in 1989. Vietnam’s delay in signing the 87th Convention is essentially a timeless trick and hopes to frustrate the EU and the International Labor Organization (ILO) without requiring Vietnam to sign the 87 Convention again.

The term “independent trade union” is not included in the ongoing revision of Vietnam’s Labor Code and Trade Union Law but a complicated process for those who intend to found non state trade unions.

The violations of human rights is intensive and Hanoi hardly made any improvements in its human rights records. The police harassed and imprisoned rights activists, from a film producer who made films about land grabs victims to a female anti-BOT activist. There has not been any sign of any “human rights improvement”, either demagogical or to deal with the international community …

The EU Parliament (EP) might consider to vote for EVFTA in February 2020 and Vietnam tries to have the EVFTA ratified. But Vietnam might again come up with their false promises on human rights.

Vietnam exported to the EU around 20-25 billion US and 35-40 billion US dollars to the U.S. Thus, the EVFTA and IPA are extremely important to Hanoi to balance its huge trade deficit with China and Korea which mounted to 50 billion US dollars and 25 billion US dollars respectively. And Vietnam is in need of foreign currencies to pay off its external debts.

The communist regime currently encounters too many challenges. If Hanoi can not export more, they will not be able to afford the three million state-employees, the People’s army, and Civil Defense Force. It is likely that the army focus more on human rights violations or on “ economic activities” but not on defending the fishermen against China on the South China Sea.

In the whole picture of economic gloom in contemporary Vietnam, the Political Bureau of the Central Committee Communist Party of Vietnam expects the EVFTA and IPA to increase the country’s GDP.

However, MEPs should consider Vietnam’s crucial human rights violations, intensified dissidents crackdowns before voting for the agreements. Any haste or easy votes for the agreements will affect the EP’s human rights resolution on Vietnam and the EU’s image.

The EU Council once postponed the ratification of the EVFTA and IPA in February 2019 after 18 NGOs called the EU to postpone consent to the agreements. A few months later, Vietnam deposit of the instrument of ratification of ILO Convention 98 (Right to Organise and Collective Bargaining Convention); and as a result, the EU and Vietnam signed the agreements on 30 June 2019. Hence, since then Vietnam again intensified rights crackdowns.

Thirteen years after Vietnam became the 150th member of the World Trade Organization, Vietnam repeated its “tactics”. In 2006, Vietnam made some progress on human rights to host the U.S. President George Bush in Hanoi; and then Vietnam was removed from the CPC list and joined the World Trade Organization in January 2007. One year later, 2008, Vietnam imprisoned more dissidents and convicted up to 50 political prisoners annually.

The regime is likely to jail more dissidents after the EU ratify the EVFTA and IPA. Prominent dissidents who opposes EVFTA due to Vietnam’s poor human rights records and those who stand up against China will receive heavy prison sentences.

With all the above-mentioned reasons, I would like to call the EP to postpone the ratification of the EVFTA and IPA until the Vietnam’s regime fulfills its commitments on human rights and proves that Vietnam complies with the resolution 2018/2925(RSP) issued by the EP.

I am fully aware of all the information, data, and comments represented in this letter.

Thank you for your attention.

Yours sincerely,

Pham Chi Dung

Independent Journalist, Chairman of Independent Journalists Association of Vietnam

Living in Saigon city, Vietnam

Email: [email protected]