Đại Diện Cấp Cao, Phó Chủ Tịch European Commission (EC) Josep Borrell. Ảnh chụp từ EEAS.europa.eu
Tuyên bố của Đại Điện Cấp Cao thay mặt cho EU nhân Ngày Nhân Quyền, 10 tháng 12 năm 2020
Vào ngày 10 tháng 12, chúng ta kỷ niệm Ngày Nhân Quyền. Ngày này xứng đáng được chúng ta quan tâm vì nó đánh dấu sự ký kết của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948. Ngày nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết đó là phải nhắc lại rằng các quyền con người là phổ quát và không thể bị chia tách, và rằng những nỗ lực của chúng ta nhằm bảo vệ các quyền này không bao giờ dừng lại.
Đại dịch virus corona đã làm gia tăng mức độ và làm trầm trọng thêm một số thách thức lớn nhất của thế giới, bao gồm cả các thách thức liên quan đến nhân quyền, dân chủ và pháp quyền. Ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta đã thấy những xu hướng đáng lo ngại: Kiểm duyệt và hạn chế quyền tự do biểu đạt, sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng ngày càng sâu sắc, sự gia tăng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng như việc giam giữ tùy tiện mà không hề có tác dụng gì trong sự ứng phó với virus corona. Nhưng có một điều rõ ràng đó là Liên Minh Châu Âu vẫn duy trì cam kết tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền con người đối với tất cả mọi người; giá trị mang tính nền tảng này sẽ tiếp tục định hướng cho mọi hành động của chúng tôi. Không ai bị bỏ lại phía sau, không có quyền con người nào bị bỏ qua.
Đại dịch virus corona cũng đã mở ra cơ hội cho hành động tập thể mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi ngày nay, Liên Minh Châu Âu vẫn là nhà ủng hộ mạnh mẽ nhất cho chủ nghĩa đa phương với nhân quyền ở vị trí cốt lõi.
Hôm nay là cơ hội để ghi dấu những gì Liên Minh Châu Âu đã làm nhằm thúc đẩy nhân quyền trên toàn thế giới. Năm nay đã chứng kiến một số thành công đáng chú ý. Giữa đại dịch toàn cầu, EU đã thông qua Kế Hoạch Hành Động mới của mình về Nhân Quyền và Dân Chủ, trong đó EU đã đề ra một lộ trình đầy tham vọng cho các hành động đối ngoại trong vòng 5 năm tới. Kế hoạch hành động này là một cơ hội nhằm phục hồi hoạt động nhân quyền và dân chủ của chúng ta.
Việc thành lập Chế Độ Trừng Phạt Nhân Quyền Toàn Cầu của Liên Minh Châu Âu, cho phép chúng tôi áp dụng các biện pháp trừng phạt, với việc đóng băng tài sản và cấm đi lại đối với những người có liên quan đến sự vi phạm và lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng, là một bước tiến hữu hình khác sẽ giúp tăng cường hơn nữa hành động tập thể về nhân quyền.
Trong suốt năm nay, EU đã là một tiếng nói hàng đầu trong các thể chế đa phương đang có hoạt động nhằm bảo vệ nhân quyền. Việc xây dựng các liên minh xuyên khu vực để hỗ trợ cho hành động của Liên Hợp Quốc là một ưu tiên hàng đầu. Hoạt động của chúng tôi trong việc hỗ trợ hành động của Liên Hợp Quốc đối với vấn đề Belarus là một ví dụ điển hình. Xuyên suốt phạm vi vấn đề nhân quyền, Liên Minh Châu Âu đã có nỗ lực đưa ra sự chú trọng mới và xây dựng các liên minh.
Trên thực tế, các Phái Đoàn EU và Sứ quán các nước thành viên đã hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự và những nhà bảo vệ nhân quyền, đôi khi giúp họ thoát khỏi hiểm nguy, quan sát các phiên xét xử ở nhiều nơi trên thế giới, từ Nga đến Colombia và Hong Kong, hoạt động trong các dự án thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái, những người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, quyền tự do báo chí và hỗ trợ xã hội dân sự. EU và các quốc gia thành viên của mình sẽ thúc đẩy để phụ nữ và trẻ em gái được hưởng đầy đủ quyền con người, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái như một ưu tiên của chúng tôi.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Từ năm 2021 trở đi, Liên Minh Châu Âu cam kết hợp tác cùng các đối tác của mình nhằm thể hiện vai trò lãnh đạo trong các vấn đề nhân quyền và nỗ lực tăng cường bảo vệ nhân quyền trong một thế giới hậu COVID-19.
Nguồn: Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam
Bản Anh ngữ:
Declaration by the High Representative on behalf of the EU on Human Rights Day, 10 December 2020
On 10 December, we celebrate Human Rights Day. This day deserves our attention as it marks the signing of the Universal Declaration of Human Rights in 1948. Today it is more important than ever to recall that human rights are universal and indivisible, and that our efforts to defend them can never stop.
The coronavirus pandemic has magnified and exacerbated some of the world’s greatest challenges, including in relation to human rights, democracy and the rule of law. In many parts of the world, we have seen worrying trends: censorship and restrictions to freedom of expression discrimination, deepening inequalities, an increase in violence against women and girls as well as arbitrary detentions that should have no place in the response to coronavirus. But one thing is clear: the European Union remains committed to respect, protect and fulfil human rights for all; this founding value will continue to guide all our actions. No one should be left behind, no human right ignored.
The coronavirus pandemic has also created an opening for stronger collective action. In today’s changing geopolitical landscape, the European Union remains the strongest supporter of multilateralism with human rights at its core.
Today is an opportunity to mark what the European Union has done to advance human rights worldwide. This year saw some notable successes. In the middle of a global pandemic, the EU adopted the new EU Action Plan on Human Rights and Democracy, which sets out an ambitious roadmap for external action for the next five years. This Action Plan is an opportunity to reinvigorate our human rights and democracy work. The establishment of an EU Global Human Rights Sanctions Regime, giving us the power to impose sanctions, with asset freezes and travel bans, on those involved in serious human rights violations and abuses is another tangible step that will further strengthen collective action on human rights. Throughout this year, the EU has been a leading voice in the multilateral institutions that work to uphold human rights. Building cross-regional coalitions in support of UN action has been a top priority. Our work in support of UN action on Belarus is a key example. Across the spectrum of human rights, the European Union has sought to bring renewed focus and build alliances.
On the ground, EU Delegations and Member States Embassies supported civil society organisations and human rights defenders, sometimes taking them out of danger, observing trials in many parts of the world from Russia to Colombia and Hong Kong, working on projects that advance the rights of women and girls, persons in vulnerable situations, media freedom and support civil society. The EU and its Member States will promote women’s and girls’ full enjoyment of human rights, gender equality and the empowerment of women and girls as a priority.
However much remains to be done. Looking to 2021 and beyond, the European Union commits to working alongside its partners to show leadership on human rights issues and to work to strengthen the protection of human rights in a post-COVID-19 world.
Nguồn: Council of the European Union