Tổng Trọng ủ mưu gì để diệt Tô Lâm?

Nguyễn Công Bằng (CTMM)

 
Chính trường Việt Nam sau những ồn ào lại trở lại sự yên lặng. Tuy nhiên sự yên lặng này rất không bình thường. Nó như sự yên lặng trong mắt bão, báo hiệu những bão tố sắp sửa kéo đến.
 
Như chúng tôi đã tường thuật trong số báo trước đây, Tổng Trọng đã đi một nước cờ hiểm hóc để loại cái chức Bộ trưởng Công an khỏi tay Lâm giáo đầu. Và Lâm giáo đầu vì tuy bị miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an, nhưng vẫn còn là Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương. Ngày 28/5, Lâm giáo đầu đã cho tổ chức Hội nghị Cán bộ chủ chốt lấy ý kiến giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Bộ trưởng Công an, theo đó toàn bộ Giám đốc của 64 tỉnh thành cả nước đã đồng lòng giới thiệu duy nhất Thượng tướng Lương Tam Quang cho chức vụ Bộ trưởng Công an nối tiếp ông Tô Lâm.

Theo kịch bản này, ông Tô Lâm đã tạo sức ép lên cho ông Trọng và Bộ Chính trị, Bộ Công an chỉ chấp nhận Lương Tam Quang làm Bộ trưởng, và sẽ không chấp nhận bất cứ ai khác về làm Bộ trưởng. Nếu Trần Cẩm Tú hay Phan Đình Trạc có làm Bộ trưởng, thì toàn bộ lực lượng công an sẽ không thần phục.

Chắc hẳn Lâm giáo đầu muốn đưa Lương Tam Quang lên làm Quyền Bộ trưởng Bộ Công an thời gian này trước đã. Vì với Quyền Bộ trưởng thì không nhất thiết phải là Uỷ viên Bộ Chính trị, nên Lương Tam Quang có thể đáp ứng yêu cầu này. Đợi đến năm 2026, thì từ Quyền Bộ trưởng, Lương Tam Quang có thể từ Quyền Bộ trưởng bước lên ghế Bộ trưởng, mà đã lên Bộ trưởng sức mạnh như Bộ Công an thì Lương Tam Quang nghiễm nhiên sẽ thành Uỷ viên Bộ Chính trị.

Nhưng đấy là kịch bản của Lâm giáo đầu đặt ra, thế còn Tổng Trọng sẽ phản ứng thế nào thì chúng ta chưa rõ, tuy nhiên, nhìn vào bàn cờ nhân sự sau Hội nghị Trung ương 9, chúng ta có thể thấy Tổng Trọng đã dàn trận như thế nào.

Với việc Hội nghị Trung ương 9 bổ sung thêm 4 Uỷ viên Bộ Chính trị, 4 nhân vật này đều là người thuộc Phe Đảng của Tổng Trọng. Nhóm người này sẽ thay thế các nhân vật mới ra đi gần đây, thêm vào các lá phiếu trong Bộ Chính trị ủng hộ các quyết định của Tổng Trọng.

Trọng đã đặc biệt thêm Lương Cường vào chức vụ Thường trực Ban Bí thư, như một nhân vật dự trữ cho chức vụ Tổng Bí thư tương lai. Do Tô Lâm đã luôn sử dụng chiêu bài chống tham nhũng để hạ bệ các nhân vật thân tín của ông Trọng trong Bộ Chính trị như trường hợp Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai. Tuy nhiên với Lương Cường thì Tô Lâm không thể dùng bài đó được.

Thứ nhất, do Lương Cường thuộc quân đội, mà Bộ Công an không có thẩm quyền điều tra hoặc thu thập chứng cứ để điều tra những người thuộc quân đội, nên Tô Lâm không có thẩm quyền đề đưa ra chứng cứ chống Lương Cường, cho dù Lương Cường có tham nhũng đi chăng nữa. Thứ hai, quân đội luôn là lực lượng đủ tiềm lực để cân bằng sức mạnh với Bộ Công an, cho nên nếu Tô Lâm nắm trong tay lực lượng an ninh tình báo để tìm các chứng cứ có thể hạ gục đối phương, thì bên quân đội cũng có Tổng cục Tình báo Quốc phòng hay còn gọi là Tổng cục 2 (TC2). Cơ quan tình báo này còn mạnh mẽ và sắc bén hơn rất nhiều so với nhóm an ninh tình báo của Bộ Công an mà Tô Lâm đang nắm giữ. Chính nhóm điệp viên TC2 đã sang tận Campuchia để tóm sống Dương Chí Dũng - Chủ tịch Vinalines, mang về cho toà án luận tội. Chính vì vậy, Tổng Trọng lần này đã quyết dùng con bài dự trữ Lương Cường để cân bằng và đối trọng với nhóm của Lâm giáo đầu.

Ngoài ra, trong 4 Uỷ viên Bộ Chính trị mới được bổ sung gần đây, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới người được xếp đứng đầu trong danh sách này mặc dù tuổi nhỏ nhất, và cũng được ngồi vào hàng ngũ cán bộ chủ chốt trong Bộ Chính trị, đó là Lê Minh Hưng.

Nhiều người đọc thông tin trên báo chí chính thống nên không biết rõ về nhân thân của Lê Minh Hưng, chỉ nghĩ anh ta đã trưởng thành từ cán bộ ngân hàng.

Thực chất, Lê Minh Hưng sinh ra trong một gia đình truyền thống là công an. Bố Lê Minh Hưng là Thượng tướng Lê Minh Hương, ông ta đã từng là Bộ trưởng Bộ Công an trước đây. Lê Minh Hưng có hai người anh đều đang là Tướng trong Bộ Công an hiện nay. Anh lớn là Trung tướng Lê Minh Hùng. Anh thứ hai là Thiếu tướng Lê Minh Hà. Ngay cả Lê Minh Hưng cũng là dân tình báo của Bộ Công an, được biệt phái sang Ngân hàng Nhà nước. Lê Minh Hưng lúc đầu công tác tại Vụ quan hệ quốc tế của Ngân hàng Nhà nước, sau leo dần lên chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Lê Minh Hưng thuộc dạng Thái tử Đảng nên đã được Tổng Trọng để ý và nâng đỡ. Tổng Trọng đã đưa Lê Minh Hưng lên làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng để đánh giá và xem xét, đồng thời cũng đưa Hưng vào Ban Bí thư từ Đại hội Đảng lần thứ 13.

Theo tính toán sắp đặt của Tổng Trọng, ông ta tính là sẽ đưa Vương Đình Huệ lên làm Tổng Bí thư kế nhiệm, còn Lê Minh Hưng sẽ giữ chức Thủ tướng. Tuy nhiên, Vương Đình Huệ đã nửa đường đứt gánh nên giờ Lê Minh Hưng rất được Tổng Trọng để ý. Vì Lê Minh Hưng xuất thân từ tình báo trong công an, gia đình lại là công an nòi, cho nên cũng được ủng hộ và có uy tín tại Bộ Công an.

Tô Lâm khi cho bắt Lê Đức Thọ - Bí thư Tỉnh uỷ Bến tre vì những sai phạm của Thọ có từ thời Thọ làm Chủ tịch Ngân hàng Vietinbank. Những lời khai của Thọ về vai trò liên quan của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi đó là Lê Minh Hưng đã được Lâm giáo đầu dùng làm hồ sơ để uy hiếp Tổng Trọng khi ông ta cần. Chính vì thế, lẽ ra Hưng đã được vào Bộ Chính trị từ khá sớm những mãi tới Hội nghị Trung ương 9 vừa qua, Trọng mới thương thuyết để Tô Lâm đồng ý đưa Lê Minh Hưng vào Bộ Chính trị.

Chắc chắn Trọng sẽ không dễ gì thỏa hiệp và chấp nhận phương án Lương Tam Quang mà Lâm giáo đầu đưa ra theo cách như vậy. Nhưng Tổng Trọng sẽ hành động như thế nào thì chúng ta cần phải tiếp tục theo dõi.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin cho quý vị về những diễn biến mới trong chính trường Việt Nam. Kính mong sự ủng hộ của quý vị độc giả.