LS Lê Công Định|
Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép được quy định tại Điều 349 của Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) như sau:
"1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Như vậy, các yếu tố pháp lý được mô tả trong tội phạm bao gồm như sau:
Khách thể: Xâm phạm an ninh đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.
Chủ thể: Là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Nếu thể chế chính trị của Việt Nam là một nhà nước pháp quyền và dân chủ gấp triệu lần phương Tây, thì sự việc 9 người vượt biên trái phép sang Hàn Quốc sau khi "đi nhờ" chuyên cơ của phái đoàn Quốc hội Việt Nam phải bị khởi tố hình sự, cả vụ án lẫn bị can.
Người đứng đầu trong chuyến đi đó tuy không có lỗi cố ý, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì liên quan đến vụ án, và nếu không bị khởi tố bị can, thì phải chịu trách nhiệm về chính trị là từ chức hoặc bị bãi miễn khỏi chức vụ đang đảm nhiệm.
FB Lê Công Định
Nguồn ảnh Fb Việt Tân