Tiến sĩ Julian Druce đang chỉ ra kết quả về nguyên mẫu corona trong phòng thí nghiệm
Trong những nỗ lực tạo ra vắc-xin, chúng ta đã có một bước đột phá lớn trong cuộc chiến toàn cầu chống lại coronavirus khi các nhà khoa học ở Úc đã phát triển thành công một phiên bản phòng thí nghiệm của virus này.
Điều này làm cho Úc trở thành quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc tái tạo lại coronavirus thành công. Khám phá này sẽ cho phép các nhà khoa học phát triển một thử nghiệm để xác định những người có thể bị nhiễm bệnh, ngay cả trước khi họ có bất kỳ triệu chứng nào. Nó cũng sẽ giúp đẩy nhanh công việc bào chế vắc-xin phòng bệnh mà đã cướp đi hơn 100 mạng sống ở Trung Quốc và năm người Úc bị nhiễm bệnh
Mẫu thí nghiệm này sẽ giúp các nhà khoa học xác định liệu vắc-xin trong tương lai có hiệu quả hay không, các chuyên gia tại Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty của Melbourne hôm thứ ba đã trở thành phòng thí nghiệm khoa học đầu tiên của thế giới bên ngoài Trung Quốc để tái tạo virus.
Bây giờ họ sẽ chia sẻ nó với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Châu Âu, nơi sẽ lần lượt phát nó đến với các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới.
Mẫu thí nghiệm đã được nhóm các nhà khoa học phát triển virus từ một bệnh nhân bị nhiễm bệnh từ thứ Sáu.
Báo ABC đã ở trong phòng thí nghiệm ngay lúc các nhà khoa học phát hiện ra rằng họ đã phát triển thành công virus, cùng với Mike Catton, phó giám đốc của Viện Doherty, xác nhận nó bằng một câu ngắn gọn
"Chúng ta đã thành công, thật tuyệt diệu", ông nói.
Bác sĩ Catton nói với ABC rằng phát hiện này là "cực kỳ quan trọng" và sẽ trở thành một bước đệm của bộ công cụ để thử tất cả các loại vắc xin, từ đó có thể cho ra một loại thuốc giải tiềm năng cho virus corona.
Hiện tại ở Úc, những bệnh nhân có triệu chứng coronavirus sẽ được trải qua chẩn đoán tại bệnh viện, với các mẫu được gửi đến Viện Doherty, phòng thí nghiệm duy nhất ở Úc có thể kiểm tra mẫu lần thứ hai và trả lời chính xác về việc ai đó có bị nhiễm hay không. Nhưng điều này có thể thay đổi khi giờ đây họ có thể tạo ra một loại vắc xin đặc thù để trị căn bệnh này.
Giám đốc viện Doherty Mike Catton
Nhà khoa học hàng đầu của Viện Doherty, Julian Druce, người đã ở đó cùng với Tiến sĩ Catton tại thời điểm tìm ra nguyên mẫu của corona, đã mô tả nó như một sự phát triển đáng kể trong sự hiểu biết toàn cầu về virus và cách thức chống lại nó.
Tuy nhiên viện Doherty không phải là viện đầu tiên tìm ra nguyên mẫu virus corona mà là một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc. Đáng buồn thay, phòng thí nghiệm ở Trung Quốc lại không chia sẻ khám phá của mình đối với WHO, nhằm giúp ngăn chặn căn bệnh một cách dễ dàng hơn.
Tiến sĩ Druce cho biết các nhà khoa học tại viện đã làm việc chăm chỉ để hiểu thêm về căn bệnh này, hiện nó đã cướp đi ít nhất 106 mạng sống ở Trung Quốc và lây nhiễm cho 4.200 người khác trên toàn thế giới.
"Đó là khoảng thời gian làm việc 10-12 giờ một ngày, và nhân bản virus được tìm thấy lúc 2 giờ sáng; vì vậy nó đã khá là bận bịu", ông nói.
"Chúng tôi đã thiết kế và lên kế hoạch cho một sự kiện như thế này trong nhiều năm. Đây là những gì Viện Doherty được xây dựng nên."
https://vietstarusa.com/nhan-loai-se-duoc-cuu-chua-khi-uc-dieu-che-thanh...
https://www.abc.net.au/news/2020-01-29/wuhan-coronavirus-created-in-aust...