Anh Khoa dịch - (VNTB)
Từ châu Á đến châu Phi, từ London đến Berlin, bất cứ khi nào bị buộc tội không hành động nhanh chóng để ngăn chặn đại dịch virus corona, Trung Quốc luôn có phản ứng ngoại giao nảy nửa.
Họ thuộc thế hệ ngoại giao “Chiến binh sói” mới, được đặt tên theo một bộ phim bom tấn yêu nước có đặc công Trung Quốc tay không tiêu diệt các nhân vật phản diện Mỹ ở Châu Phi và Đông Nam Á.
Cách tiếp cận cứng rắn được xây dựng dưới thời Tập Cận Bình. Những năm qua, Tập Cận Bình đã loại bỏ thành công phương pháp tiếp cận “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình . Chính quyền Tập Cận Bình thúc giục các nhà ngoại giao theo đuối chính sách “ngoại giao nước lớn với đặc điểm Trung Quốc” – kêu gọi Trung Quốc tái khẳng định vị thế cường quốc toàn cầu lịch sử của Trung Quốc.
Một bài xã luận trên Global Times, một tờ báo nhà nước, nói: “Những ngày Trung Quốc phải phục tùng đã qua lâu” … và người dân Trung Quốc “không còn hài lòng với giọng điệu ngoại giao nhảm nhí nữa”.
Đại sứ Gui Congyou đã đánh giá thấp các nhà báo ở Thụy Điển, so sánh họ với các võ sĩ hạng nhẹ đang cố gắng so găng với võ sĩ Trung Quốc hạng nặng. Tháng trước, một bài viết trên trang web của đại sứ quán đã tấn công một nhà báo Thụy Điển về một bài viết tác động của hệ thống chính trị độc đảng của Trung Quốc đối với phản ứng dịch bệnh.
“Sử dụng dịch bệnh này cho mục đích chính trị, thực hiện các cuộc tấn công ý thức hệ và lan truyền dối trá nhân danh ‘tự do ngôn luận’, sẽ chỉ dẫn đến tự huỷ hoại. Hành động đó giống như tự bắn vào chân mình.”
Các chuyên gia nói rằng Bắc Kinh tin rằng các lời chỉ trích không chỉ là tấn công vào hành động, mà còn là tấn công vào sự lãnh đạo và quyền lực của Bắc Kinh.
Shi Yinhong, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Renmin Trung Quốc, nói: “Nếu ai đó cố tấn công Trung Quốc về vấn đề này, Trung Quốc sẽ kiên quyết chống trả. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể nghĩ rằng nếu Trung Quốc không đáp trả thì sẽ gây hại nhiều hơn”.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc sử dụng Twitter và Facebook ngày càng nhiều, Facebook và Twitter bị chặn ở Trung Quốc. Họ đang bắt chước Triệu Lập Kiên, dòng tweet thời kỳ ông ta làm nhiệm vụ ngoại giao tại Pakistan đã thu hút sự quan tâm lớn và khiến cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice gọi ông ta là “kẻ phân biệt chủng tộc ô nhục” và nên bị cách chức.
Ngược lại, Trung Quốc đề bạt ông ta làm phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao.
Carl Minzner, một chuyên gia chính trị Trung Quốc tại Trường Luật Fordham ở New York, cho biết ông Tập Cận Bình đã nói rõ rằng ông thích các nhà ngoại giao “chiến binh sói”.
Những nhà ngoại giao mới này “bói lá trà và sử dụng ngôn ngữ chải chuốt ở nước ngoài để thu hút sự chú ý của người dân quốc nội, cả đảng viên lẫn dân chúng, bất kể sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài ra sao”, Minzner nói.
Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp triệu tập đại sứ Trung Quốc sau khi họ đưa ra tuyên bố dường như để đáp trả chỉ trích của phương Tây, cáo buộc nhân viên viện dưỡng lão Pháp bỏ mặc và “để cho người già trong viện chết vì đói và bệnh tật”.
Hoa Kỳ cũng đã phản đối sau khi Triệu Lập Kiên đã tweet tin đồn rằng quân đội Hoa Kỳ có thể mang virus đến Trung Quốc.
Đặc phái viên Trung Quốc tại Nigeria, Ghana và Uganda đã bị đồng loạt lên án vì các báo cáo về hành vi quấy rối người châu Phi liên quan đến dịch bệnh ở thành phố Quảng Châu, đây là một sự lên án công khai hiếm hoi của các nước châu Phi đối với Bắc Kinh. Đại sứ quán Trung Quốc tại Zimbabwe đã xua tan sự tức giận và bác bỏ “cái gọi là phân biệt chủng tộc”.
Quan chức Trung Quốc nổi gịận với những gì họ nghĩ là nguỵ biện phương Tây. Họ nói rằng Tổng thống Donald Trump và các nhà lãnh đạo khác đã phớt lờ đại dịch, và sau khi virus này lây nhiễm họ bắt đầu biến Trung Quốc thành vật tế thần.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đặt câu hỏi về phản ứng dịch bệnh của Trung Quốc và nói với Thời báo Tài chính rằng,” rõ ràng có điều gì đó xảy ra mà chúng tôi được không biết “. Một nhà ngoại giao cao cấp của Anh nói rằng không thể “kinh doanh bình thường” trở lại với Trung Quốc sau đại dịch này.
“Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin đã gửi thư ngỏ tới Bild, cáo buộc tờ báo “nói xấu”, khi cáo buộc Trung Quốc gây ra đại dịch và đòi hỏi Trung Quốc phải bồi thưởng tổn thất cho Đức. Đại sứ quán Trung Quốc tại Tây Ban Nha đã tweet về ” hạn chế quyền tự do ngôn luận” để đáp trả video do một chính trị gia cực hữu tung ra về ” kháng thể Tây Ban Nha tiêu diệt virus Trung Quốc chết tiệt”.
Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã nỗ lực phối hợp để định hình hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài. Bắt chước Nga, Trung Quốc huy động hàng ngàn robot tweet lời của Đảng Cộng sản. Trung Quốc đã đầu tư vào các chương trình phát sóng truyền thông quốc gia bằng tiếng Swirin, tiếng Ả Rập, tiếng Tây Ban Nha và hàng chục ngôn ngữ khác.
Chu Yin, giáo sư Đại học Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, nói: “Trước đây, ngoại giao của Trung Quốc cách xa người dân.” Các nhà ngoại giao Trung Quốc hiện tin rằng “Thể hiện sự cứng rắn là an toàn. Cứng rắn ít ra thì cũng chẳng có gì sai.”
Tại Thái Lan, đại sứ quán Trung Quốc đã dùng Facebook để gọi những người chỉ trích là “thiếu tôn trọng” và cáo buộc họ “phản bội lịch sử” trên phương tiện truyền thông xã hội về nguồn gốc của virus và hiện trạng của Hồng Kông và Đài Loan. Tại Sri Lanka, sứ quán nổi giận trong tháng này sau khi Twitter khoá tài khoản của của họ, yêu cầu “tự do ngôn luận” và cáo buộc Twitter áp dụng tiêu chuẩn kép. Twitter đã hủy bỏ việc đình chỉ tài khoản vào ngày hôm sau.
Các nhà ngoại giao Bắc Kinh coi virus corona là cơ hội để thiết lập sự lãnh đạo ở các nước chỉ trích phương Tây. Nhiều lãnh đạo ca ngợi Trung Quốc khi cho tiếp tế vật tư và nhân viên y tế, trong đó có một chuyến bay được tổng thống Serbia hôn cờ Trung Quốc nghênh tiếp …
Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên chính của Bộ Ngoại giao, nói: “Chúng tôi chưa bao giờ bước vào trung tâm sân khấu thế giới như bây giờ, nhưng chúng tôi vẫn chưa có toàn quyền kiểm soát micro trong tay. Chúng tôi phải khẳng định quyền lên tiếng của mình.”