Anh Hoàng
Trung Quốc trở lại – Việt Nam chúng ta cần làm gì
Vào ngày 26 tháng 2 năm 2023, Hội Thân hữu Việt Tân tại Anh Quốc đã tổ chức buổi hội thảo tại London với chủ đề: “Tình hình Việt Nam trong bối cảnh xung đột của thế giới, đặc biệt là mối đe dọa của Trung Quốc. Chúng ta có thể làm gì?” với sự tham gia của Tiến Sĩ Trần Diệu Chân, Luật sư Nguyễn Văn Đài và ông Trần Đình Sơn, một nhân sĩ đã có nhiều năm hoạt động dân chủ tại Anh Quốc.
Ts. Trần Diệu Chân và Ls. Nguyễn Văn Đài
Trung Quốc đang từng bước dỡ bỏ chính sách Zero Covid, điều đó đồng nghĩa là cỗ máy kinh tế Trung Quốc sẽ có thể vận hành trơn tru trở lại.
Thực tế, theo số liệu thống kê của trang chính phủ Việt Nam, Mỹ đang là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD, nhưng hầu hết nguồn nguyên liệu Việt Nam lại đang đến từ Trung Quốc khi đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD, mặc dù giữa chính sách nghiêm ngặt Zero Covid -19 tại Trung Quốc, nhập siêu từ Trung Quốc vẫn đạt 60,9 tỷ USD, tăng 11,5% trong năm 2022 so với năm 2021.
Việt Nam cũng đã và đang tìm kiếm những thị trường thay thế Trung Quốc đó là điều đáng mừng cho Việt Nam, bởi sự áp đặt của chính quyền Trung Quốc lên Việt Nam đang vô cùng lớn và gây tổn hại cho môi trường và xã hội Việt Nam trong dài hạn.
Cụ thể, Hàn Quốc và ASEAN đang là thị trường thay thế Trung Quốc theo thời gian, nhập siêu từ Hàn Quốc 38,3 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ ASEAN 13,6 tỷ USD, tăng 10,6%.
Sự trỗi dậy đó của Trung Quốc, đang tạo sức ép lên Việt Nam, Đài Loan và một số quốc gia khác, mà đang là con nợ lớn của Trung Quốc trong chiến lược “Vành đai và con đường” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Xuyên suốt chương trình là những thảo luận sôi nổi giữa Tiến Sĩ Trần Diệu Chân, Luật sư Nguyễn Văn Đài và các thính giả cũng như những lời chia sẻ của ông Trần Đình Sơn.
Theo đó, một thực tế rõ ràng Trung Quốc gây sức ép lên Việt Nam khi chuyển giao những công nghệ kém chất lượng trên danh nghĩa hỗ trợ bằng các khoản vay ưu đãi, thí dụ như các nhà máy nhiệt điện than… Nhưng tất cả những cái đó đều là những chiếc thòng lọng từng bước xiết chặc cổ Việt Nam. Việt Nam sẽ ngày càng mắc nợ Trung Quốc, môi trường ngày càng ô nhiễm bởi các nhà máy nhiệt điện và khu công nghiệp do người Trung Quốc đầu tư hoặc làm chủ tại Việt Nam.
Trung Quốc luôn muốn kiểm soát Việt Nam để gây ảnh hưởng lên Đông Nam Á và biển Đông, nơi mà gần 40% lượng hàng hóa đang được vận chuyển qua đây hàng năm theo chia sẻ của Tiến Sĩ Trần Diệu Chân và Luật sư Nguyễn Văn Đài.
Đa phương trong quan hệ và thoát Trung là điều cần thiết cho Việt Nam lúc này, nhưng thật không dễ dàng bởi lẽ khi những chế độ tài độc đảng chuyên quyền vẫn tồn tại ở cả Trung Quốc và Việt Nam như lời chia sẻ của ông Trần Đình Sơn.
Sự đồng lòng và đoàn kết xây dựng truyền đạt cho lớp trẻ tại Việt Nam để có những bước đấu tranh mạnh mẽ và từng bước thay đổi ở Việt Nam thật không dễ dàng.
Theo anh Nguyễn Tiến Đức, một tham dự viên cho biết, dù lớp trẻ muốn thay đổi, muốn đấu tranh thì họ vẫn còn đó mối lo sợ to lớn đó gia đình, bố mẹ người thân họ ở Việt Nam có thể bị chế độ CSVN sách nhiễu, đe dọa, tấn công, khủng bố tinh thần...
Để giải tỏa mối lo này, Luật sự Nguyễn Văn Đài người đã có nhiều năm hoạt động đấu tranh dân chủ trong nước đã có những giải thích, gia đình và người thân những người đấu tranh dân chủ cần mạnh mẽ khẳng định người thân họ đang hành động cho lẽ phải và họ cũng đã đủ 18 tuổi nên gia đình và người thân không thể can thiệp.
Chụp hình lưu niệm
Đồng thời, họ cũng không vi phạm pháp luật nên không cần lo sợ chính quyền tấn công, hay đe dọa khi có người thân đấu tranh cho dân chủ.
Buổi hội thảo thực sự đã mở ra những cái nhìn mới, với hy vọng mới trong cuộc đấu tranh giảm dần sự phụ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc, gửi gắm đến lớp trẻ những thông điệp rõ ràng về giá trị tự do, dân chủ và hy vọng thanh niên Việt Nam sẽ từng bước thay đổi đất nước Việt Nam theo hướng tích cực.
Buổi hội thảo chấm dứt vào khoảng 16 giờ cùng ngày.