Kauder trifft Menschenrechtler in Vietnam

Fraktionsdelegation informiert sich über Christenverfolgung in Vietnam

Vietnam hat einen rasanten wirtschaftlichen Aufstieg hinter sich. Doch bei Demokratie, Menschenrechten und speziell der Religionsfreiheit gibt es immer noch Defizite. Der Unionsfraktionsvorsitzende Volker Kauder macht sich derzeit vor Ort ein Bild der Lage.

Dabei spielt das Thema Christenverfolgung eine ebenso große Rolle wie die Durchsetzung von Menschenrechten. Auch wenn die Situation sich in jüngster Vergangenheit zu entspannen scheint, macht Kauder das in Hanoi zum Thema - und lädt als einen Test bedrängte Menschenrechtsaktivisten nach Deutschland ein. Auch Vertreter der kommunistischen Partei erhalten eine Einladung.

Es war nicht sicher, ob das Treffen in Hanoi überhaupt stattfinden kann und, wenn ja, ob alle Gäste kommen würden. Menschenrechtsanwalt Le Quoc Quan war erst vor einigen Monaten aus der Haft entlassen worden und auch einer seiner Mitstreiter Dai Nguyen hat mehrere Jahre Haft und Hausarrest hinter sich. Auch für den Dritten im Bunde, Auh Chi Nguyen, interessieren sich die Staatsorgane intensiv. Doch am Ende saßen an diesem Morgen alle drei Gäste am Tisch im Hotel Metropole - wobei einer von ihnen noch von der Polizei auf dem Weg fürsorglich zu einem Kaffee eingeladen wurde, was dieser aber dankend ablehnte.

Kritiker können sich mittlerweile über Facebook austauschen

Es ist etwas in Bewegung gekommen in Vietnam. Diesen Eindruck vermittelten alle drei in dem Gespräch mit Kauders Delegation, der auch die Parlamentarischen Geschäftsführer Michael Grosse-Brömer und Bernhard Kaster sowie die umweltpolitische Sprecherin der Fraktion Marie-Luise Dött angehören. Die kommunistische Partei herrscht noch uneingeschränkt. Das Stadtbild von Hanoi wird noch von den roten Fahnen mit Hammer und Sichel mitgeprägt. Doch es gibt Demonstrationen gegen das Abholzen von Bäumen. Über Facebook können sich kritische Bürger austauschen, auch wenn der Staat immer wieder in die Internetkommunikation eingreift.

Aussicht auf Gefängnis schreckt Menschenrechtler nicht ab

Le Quoc Quan sieht auch mehr Chancen für mehr Bürgerrechte in Vietnam, obwohl immer noch Systemkritiker zum Teil zusammengeschlagen und bedrängt werden. In dem Maße, in dem sich Vietnam öffnet, müsse die kommunistische Partei mehr Freiheit gewähren - so die Hoffnung. "Es gibt Chancen", sagt der Jurist. Er wolle jedenfalls trotz der Haft für "Demokratie, Presse- und Meinungsfreiheit sowie Religionsfreiheit" eintreten. Die Aussicht, wieder in das Gefängnis zu gehen, schrecke ihn nicht. Auch über das Treffen soll nach Ansicht der drei Menschenrechtsaktivisten berichtet werden. Sie erhoffen sich offenbar auch persönlich mehr Sicherheit, wenn ihre Namen auch in Deutschland bekannt sind. Sie beklagen, dass sie nicht in das Ausland reisen können. Ein Pass wird ihnen verweigert. Kauder will ihnen den Weg nach Deutschland ebnen. Er lädt sie zu einem Besuch nach Deutschland ein. Bei seinem Treffen mit der politischen Führung - darunter Außenminister Pham Binh Minh - wollte er deutlich machen, dass für eine Weiterentwicklung der Beziehungen zu Deutschland auch die Verbesserung der Menschenrechtslage dringend wünschenswert sei.

Kauder benennt Defizite bei Regligionsfreiheit in Vietnam

Wie fast immer, wenn Volker Kauder ins Ausland reist, machte er auch die Religionsfreiheit zum Thema. Auch hier gibt es in Vietnam Defizite. So beklagte nicht zuletzt der Erzbischof von Hanoi Peter Nguyen Van Nhon, dass etwa Katholiken wegen ihres Glaubens Nachteile im Beruf in Kauf nehmen müssten. So würden sie in der öffentlichen Verwaltung bei Beförderungen oft übergangen.

Andere Geistliche berichteten von Behinderungen beim Neubau von Kirchen. Die Genehmigungen zögen sich manchmal über Jahrzehnte hin. Der Erzbischof beklagt auch, dass die katholische Kirche keine Schulen gründen könne. Auf der anderen Seite wird nach Angaben zufolge in die Gestaltung des Gottesdienstes nicht eingegriffen.

Auch ein Treffen mit dem Vorsitzenden der Vietnamesischen Vaterlandsfront, einer Art Dachorganisation der gesellschaftlichen Gruppen im sozialistischen Vietnam, Nguyen Thien Nhan, steht auf dem Programm. In einem offenen Gespräch will Nguyen Thien Nhan nachweisen, dass es um die Religionsfreiheit doch nicht so schlecht steht und überreicht ein dreiseitiges Papier zur Lage der Glaubensgemeinschaften im Land. Sogar im Parlament würden Vertreter von Religionen sitzen.

Kauder nimmt den gut informierten Funktionär beim Wort:  "Wir freuen uns, dass unser Anliegen auf fruchtbaren Boden fällt." Eine dauerhafte gute wirtschaftliche Zusammenarbeit setzt auch Fortschritte bei den Menschenrechten voraus - auch bei der Religionsfreiheit. Darüber will Kauder mit Nguyen Thien Nhan im Dialog bleiben und lädt ihn ebenfalls nach Deutschland ein.

https://www.cducsu.de/themen/aussen-europa-und-verteidigung/kauder-triff...

-------------------------

Chủ tịch Khối liên minh Quốc hội Đức gặp gỡ các nhà đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam

Phái đoàn của Khối Quốc hội Liên bang tìm hiểu về tình trạng truy bức (đàn áp) Ki-tô-hữu tại Việt Nam

Việt Nam đang trải qua những tiến bộ kinh tế rất nhanh, nhưng trong lãnh vực dân chủ, nhân quyền và nhất là tự do tôn giáo vẫn còn những yếu kém. Chủ tịch Khối Quốc hội Liên bang của hai đảng Thiên Chúa Dân Chủ và Thiên Chúa Xã Hội (CDU / CSU), ông Volker Kauder đang ở Việt Nam để tìm hiểu tình hình tại chỗ.

Nơi đây đề tài đàn áp Ki-tô-hữu cũng đóng vai trò quan trọng như đề tài thực thi nhân quyền. Cho dù tình hình mới đây có vẻ bớt căng thẳng, ông Kauder vẫn đưa vấn đề này ra tại Hà Nội – và để thí nghiệm, ông mời những người đấu tranh cho nhân quyền bị bắt bớ sang Đức Quốc. Cả những người đại diện cho đảng Cộng Sản cũng được mời.

Trước đó, vẫn không chắc là cuộc gặp gỡ có diễn ra được hay không, và nếu có, tất cả những khách được mời có thể đến được không. Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân vừa ra khỏi tù cách đây vài tháng cũng như người cùng chí hướng là luật sư Nguyễn Văn Đài, đã bị tù mấy năm và bị quản thúc. Vị khách thứ ba là anh Chí Tuyến, người mà bị các cơ quan nhà nước “chiếu cố” một cách mãnh liệt. Nhưng sau cùng cả ba đã ngồi chung một bàn tại khách sạn Metropole - một vị trong họ, trên đường đến khách sạn, đã được cảnh sát ân cần mời đi uống cà-phê, nhưng người này đã cám ơn và từ chối.

Bây giờ những người phê bình có thể trao đổi với nhau qua Facebook Tại Việt Nam đang có những chuyển động. Cả ba người khách đều để lại ấn tượng này trong buổi đàm thoại với phái đoàn của ông Kauder, trong đó có ông Michael Grosse-Brömer và ông Bernhard Kaster (quản lý viên quốc hội của khối CDU/CSU) cũng như bà Marie-Luise Dött (phát ngôn viên của khối CDU/CSU về chính sách môi sinh). Đảng Cộng Sản vẫn độc quyền thống trị không giới hạn. Sắc thái của thành phố Hà Nội vẫn còn được khắc ghi bởi những lá cờ đỏ búa liềm. Nhưng có những cuộc biểu tình chống lại vụ chặt cây xanh. Qua Facebook những người dân biết nhận xét có thể trao đổi với nhau, mặc dù chính phủ thường xuyên nhúng tay vào mạng lưới thông tin toàn cầu.

Nguy cơ bị bỏ tù không làm người đấu tranh cho nhân quyền sợ hãi Lê Quốc Quân nhận thấy có nhiều cơ hội hơn cho dân quyền tại Việt Nam, mặc dầu vẫn còn một số những nhà phê bình chế độ bị đánh nhừ tử và bị hành hạ. Với mức độ mà Việt Nam cởi mở thì đảng Cộng Sản phải ưng chuẩn nhiều tự do hơn – đây là niềm hy vọng. Lê Quốc Quân cho rằng: “Hiện nay đang có những cơ hội thuận lợi”. Riêng ông sẽ vẫn tiếp tục tranh đấu cho “dân chủ, tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo”. Viễn cảnh có thể phải vào tù lại không làm ông sợ hãi. Cả ba vị tranh đấu cho nhân quyền đều nghĩ rằng nên có những bài tường trình về cuộc gặp gỡ này. Rõ ràng là họ hy vọng có được sự an toàn cá nhân hơn khi tên tuổi của họ cũng được biết đến tại Đức Quốc. Họ phàn nàn là không được phép xuất ngoại. Họ không được cấp giấy thông hành. Kauder muốn dọn đường cho họ qua nước Đức. Ông mời họ qua thăm Đức Quốc. Trong cuộc gặp gỡ với cấp lãnh đạo chính trị - trong đó có Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh – ông nhấn mạnh, để tiếp tục phát triển mối tương giao với Đức Quốc thì tình trạng nhân quyền cần được cải thiện khẩn cấp.

Kauder nêu lên những yếu kém trong lãnh vực tự do tôn giáo tại Việt Nam

Hầu như trong mọi chuyến công du ở ngoại quốc, ông Volker Kauder đều đặt vấn đề tự do tôn giáo. Đây cũng là lãnh vực mà Việt Nam còn những yếu kém. Thí dụ như Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn không phải là người sau cùng than phiền rằng người công giáo phải chịu những thiệt thòi trong công ăn việc làm. Chẳng hạn trong các cơ quan hành chánh họ thường không được thăng cấp.

Những giáo sĩ khác cho biết họ bị cản trở khi xây nhà thờ. Tiến trình chuẩn y đôi lúc kéo dài hàng mấy chục năm. Đức Tổng Giám Mục phàn nàn giáo hội công giáo không được mở trường học. Mặt khác, theo như được biết thì cách tiến hành thánh lễ không bị can thiệp vào.

Trong chương trình cũng có một cuộc gặp gỡ với chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (một kiểu tổ chức chỉ huy các nhóm xã hội khác trong Nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), ông Nguyễn Thiện Nhân. Trong một buổi đàm thoại cởi mở ông Nguyễn Thiện Nhân muốn chứng minh rằng tình trạng tự do tôn giáo không đến nỗi tệ, và đưa ra một tập hồ sơ dài 3 trang về tình hình của các nhóm tôn giáo trong nước. Theo tài liệu này thì ngay cả trong quốc hội cũng có những đại diện các tôn giáo.

Dựa vào lời tường thuật đầy dữ kiện của người cán bộ này, ông Kauder chụp lấy cơ hội: “Chúng tôi vui mừng vì những mong đợi của chúng tôi được rơi vào những vùng đất phì nhiêu. Một sự cộng tác về mặt kinh tế lâu dài và tốt đẹp cần có những cải thiện trong lãnh vực nhân quyền - cũng như tự do tôn giáo. Về vấn đề này ông Kauder muốn tiếp tục đối thoại với Nguyễn Thiện Nhân và cũng mời ông đến Đức Quốc.