Trong lúc nước Anh đang có kế hoạch thắt chặt quy định các doanh nghiệp nước ngoài mua bán sáp nhập để để phòng các công ty trong lĩnh vực nhạy cảm rơi vào tay công ty nước ngoài. Mới đây, quan chức cấp cao của cơ quan bảo vệ hiến pháp của Đức cho biết, việc Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ cao của Đức đã tạo thành mối de dọa đối với an ninh quốc gia Đức.
Bloomberg News đưa tin, trong một bản báo cáo thường niên về rủi ro an ninh, Hans-Georg Maassen – người phụ trách tối cao của cơ quan bảo vệ hiến pháp Đức đã nhấn mạnh về vấn đề các doanh nghiệp Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ cao của Đức. Nội dung báo cáo cũng nhắc đến các cuộc tấn công mạng đến từ Trung Quốc và Nga, ngoài ra còn nhắc đến mối đe dọa từ Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Bản báo cáo này đã miêu tả chi tiết về bức tranh mà chính phủ Trung Quốc thông qua các doanh nghiệp quốc doanh để mở rộng sức ảnh hưởng ra nước ngoài. Các doanh nghiệp quốc doanh này của Trung Quốc mua lại công nghệ của Đức, tạo thành mối đe dọa đối với kinh tế và an ninh của nước Đức. Hans-Georg Maassen nói, những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã giảm thiểu các cuộc tấn công mạng truyền thống nhắm vào các công ty Đức và nhường chỗ cho hành động thu mua.
Ngày 24/7, ông Hans-Georg Maassen chia sẻ với phóng viên: “Nếu chúng ta cho rằng đứng sau người mua là chính phủ nước ngoài, và dã tâm vượt quá phạm vi mua bán thông thường, vậy thì đương nhiên chúng ta phải chú ý đến điểm này.”
Trong bản báo cáo này còn nói thêm, cơ quan tình báo của Trung Quốc đã chuyển hướng sang các hoạt động gián điệp chính trị, nhất là việc thu thập thông tin của các cơ quan thuộc Liên minh châu Âu (EU) và thông tin về Hội nghị G20, nhằm đánh giá xem cách nhìn nhận của những cơ quan này đối với Trung Quốc như thế nào.
Nước Đức trở thành một trong những mục tiêu doanh nghiệp Trung Quốc thu mua công nghệ
Sau khi Đức trở thành mục tiêu mà Trung Quốc nhắm tới để mua lại công nghệ trong mấy năm gần đây, chính phủ của bà Merkel trở thành nước đầu tiên trong các nước thuộc EU tiến hành sàng lọc đối với các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành đầu tư vào Đức.
Khi còn là Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức, ông Sigmar Gabriel đã biểu thị thái độ phản đối việc công ty Trung Quốc mua lại công ty Đức.
Tháng 12/2016, chính phủ Mỹ đã ngăn chặn một Quỹ đầu tư của Trung Quốc thu mua một công ty sản xuất thiết bị bán dẫn của Đức là Công ty Aixtron SE, công ty này có một nhà máy và một số văn phòng tại Mỹ. Trước đó, Ủy ban đầu tư nước ngoài Mỹ (CFIUS) đã khởi động một cuộc điều tra và phủ quyết giao dịch mua lại công ty Aixtron.
Bên cạnh đó, Công tỵ Lưới điện quốc gia Trung Quốc (SGCC) vẫn luôn có ý đồ mua 20% cổ phần của 50Hertz Transmission GmbH (một công ty hàng đầu về điện lưới ở Đức). Hồi tháng 3 năm nay, 50Hertz Transmission GmbH tuyên bố, hoan nghênh Công ty Elia (Bỉ) mua lại 20% cổ phẩn của 50Hertz Transmission GmbH. Điều này có nghĩa là kế hoạch sáp nhập cổ phần của SGCC đã thất bại.
Tuy nhiên trong ngành ô tô, năm nay, nhà tỷ phú Trung Quốc Lý Phúc Thư đã bất ngờ trở thành cổ đông duy nhất và lớn nhất của công ty Daimler AG – công ty mẹ của Mercedes-Benz, điều này khiến cho chính phủ của bà Markel lo lắng.
Chính phủ Đức thắt chặt quy định doanh nghiệp nước ngoài mua lại công ty Đức
Báo cáo liên quan đến rủi ro an ninh do Hans-Georg Maassen và Bộ trưởng Nội chính Horst Seehofer cùng phát biểu, họ coi hoạt động mua lại doanh nghiệp Đức của Trung Quốc thuộc về nỗ lực nhằm thu nhỏ khoảng cách về cạnh tranh với các doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài, bởi vì nhu cầu trong nước Trung Quốc đã giảm thiểu.
Đương nhiệm Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier hôm 26/4 có phát biểu với báo giới cho biết, do ngày càng lo lắng Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh khác có được trong tay công nghệ cốt lõi, nên chính phủ Đức có thể sẽ hạ thấp ngưỡng can dự vào việc nước ngoài mua lại doanh nghiệp Đức.
Năm ngoái, Đức đã đẩy mạnh kiểm soát đầu tư đối với nước ngoài, mở rộng ngưỡng 25% cổ phần mà chính phủ có thể can thiệp sang các lĩnh vực thương mại khác. Peter Altmaier cho biết, chính phủ đang thắt chặt các quy định này lại.
Hồi tháng 1/2018, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Đức Matthias Machnig trả lời phỏng vấn của Bloomberg có nói: “Trung Quốc tăng cường đầu tư vào lĩnh vực có tính chiến lược. Vấn đề chúng tôi đưa ra là, phải chăng chỉ đơn thuần là muốn công nghệ của Đức chuyển dịch sang Trung Quốc, đương nhiên nếu có nghi ngờ về an toàn, vậy thì cần chiểu theo hồ sơ để tiến hành nghiên cứu và đánh giá.”
Tại hội nghị của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) hồi tháng 7 mới đây, Phó đại diện thương mại Mỹ tại WTO là Dennis Shea cho biết: “Xét thấy Trung Quốc có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến thương mại quốc tế và sức ảnh hưởng này không ngừng lớn mạnh, và kinh tế Trung Quốc lấy quốc gia làm chủ đạo, chủ nghĩa trọng thương và phương thức đầu tư tạo thành tổn hại nghiêm trọng đến đối tác thương mại, do đó cần nhanh chóng kết thúc hành vi này của Trung Quốc”.
Đại sứ EU trú tại WTO Marc Vanheukelen cho biết, cần nhấn mạnh vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, “bởi vì cùng với việc Bắc Kinh ngày càng chú trọng đến sáng tạo mới và sản xuất công nghệ cao, những vấn đề này chắc chắn có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.”
Nguồn: trithucvn.net