Đầu tiên hãy đến với bản tin thượng tướng Bùi Văn Nam có chuyến đến thăm Quảng Bình vào ngày 18 tháng 11 năm 2016. Làm việc với công an Quảng Bình, ông Nam đã chi số tiền 600 triệu để tặng cho công an tỉnh này. Ngoài ra thêm 1 tỷ đồng VN để hỗ trợ bà con bị thiệt hại do thiên tai.
(http://www.mps.gov.vn/web/guest/ct_trangchu/-/vcmsviewcontent/GbkG/2004/...)
Số tiền 1 tỷ VND này hỗ trợ do lũ lụt vừa qua mà ông Nam gọi là thiên tai. Ông không hề nhắc đến những thảm hoạ nhân tai liên quan đến chế độ gây ra như thảm hoạ Formosa và thuỷ điện Hố Hô. Nhưng ông Nam cho dân 1 tỷ, thì cho công an Quảng Bình đến 600 triêu để làm gì?
Theo như lời dặn của ông Nam với công an Quảng Bình là cần bảo vệ an ninh tổ quốc, nắm vững những phức tạp có thể xảy ra trên địa bàn.
Tuy bản tin này từ phía cổng thông tin của Bộ Công An đưa ra không nói rõ phức tạp an ninh ở Quảng Bình là gì. Nhưng bất cứ ai theo dõi tin tức vừa qua, đều hiểu đó là vấn đề người dân ở đây đang có phong trào phản đối Formosa. Một trong những công an huyện mà Bùi Văn Nam trực tiếp đến và trao tiền riêng 50 triệu là công an huyện Quảng Trạch, nơi có giáo xứ Cồn Sẻ.
Ông Bùi Văn Nam trước kia là thứ trưởng bộ công an, sau đó ông được điều chuyển làm bí thư tỉnh uỷ Ninh Bình. Năm 2013 ông được Bộ Chính Trị trực tiếp điều về làm lại thứ trưởng Bộ Công An. Đây là trường hợp hy hữu Bộ Chính Trị điều động trực tiếp nhân sự vào Bộ mà không cần quyết định của thủ tướng hay bộ trường công an, sự luân chuyển này là ý đồ của Nguyễn Phú Trọng điều động ông Nam đi cơ sở làm bí thư, trở về làm thứ trưởng để nhằm đến chức bộ trưởng công an.
(http://cand.com.vn/thoi-su/Dong-chi-Bui-Van-Nam-giu-chuc-vu-Thu-truong-B...)
Trường hợp huy động từ Bộ Chính Trị bổ nhiệm thứ trưởng công an như vậy rất hiếm xảy ra. Tuy thế ở đại hội đảng 12, ông Bùi Văn Nam bị bật khỏi danh sách đề cử vào trung ương. Một lần nữa Nguyễn Phú Trọng phải ra tay vớt Bùi Văn Nam vào lại trung ương bằng một quyết định giới thiệu đặc biệt .
(http://vneconomy.vn/thoi-su/4-truong-hop-uy-vien-trung-uong-dac-biet-duo...)
Sự vớt vát này quá lộ liễu, khiến Bùi Văn Nam không đủ uy tín, phải nhường chức bộ trưởng cho người đồng cấp Tô Lâm lúc đó.
Formosa đến giờ là sự đau đầu của Nguyễn Phú Trọng, trong hàng ngũ tứ trụ thì Quang, Ngân, Phúc đều có vẻ không nhiệt tình gì với Formosa. Duy có Nguyễn Phú Trọng là sốt sắng nhất, khi xảy ra sự việc này, đích thân Nguyễn Phú Trọng cùng với tay chân thân tín Nguyễn Thanh Bình, thường trực ban tổ chức trung ương, trước kia là bí thư Hà Tĩnh, vào Formosa và Hà Tĩnh để kiểm soát tình hình. Cùng đi có Nguyễn Văn Nên, chánh văn phòng trung ương đảng, Nguyễn Văn Bình, trưởng ban kinh tế trung ương. Nguyễn Văn Bình là một uỷ viên BCT mờ nhạt nhất, như một chiếc bóng vật vờ vô giá trị. Còn lại Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Nên đều có quyền lực và cánh tay thân tín của Trọng.
Điều đó cho thấy các uỷ viên BCT khác đều muốn né đống rác Formosa, bởi trách nhiệm vụ này thuộc về Trọng. Để Trọng phải tự giải quyết với tay chân của ông ta.
Nguyễn Phú Trọng tức giận, một mặt muốn lái dư luận từ Formosa sang hướng khác, mặt nữa là khiến các uỷ viên BCT còn lại phải rơi vào vòng xoáy liên đới. Đúng cái ngày Formosa nhận tội vì sức ép dư luận và của nhà nước Đài Loan. Trọng tung ra chiêu thanh tra, kỷ luật bắt đầu từ Trịnh Xuân Thanh liên quan đến Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, và còn nhiều uỷ viên BCT khác đang tại vị.
Đồng thời Trọng dùng quyền quân uỷ trung ương, để cân nhắc chỉ huy quân sự Nghệ An vốn dĩ có nhiều kinh nghiệm đối phó biểu tình của giáo dân miền Trung, đưa tên này lên làm phó tư lệnh quân khu 4 ở miền Trung để nhằm dẹp yên phong trào đòi làm rõ Formosa.
Đồng bộ phối hợp với quân đội, Nguyễn Phú Trọng sai tiếp đàn em thân tín của mình là Bùi Văn Nam vào Quảng Bình ủy lạo công an tỉnh này, ve vãn và chỉ đạo công an Quảng Bình phải chủ động dập tắt những biến cố do nhân dân bức xúc việc Formosa mà ra.
Và trên cương vị thứ trưởng Bộ Công An phụ trách tỉnh thành, thượng tướng Bùi Văn Nam đã có chuyến đi để thực hiện những chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng về công tác dẹp yên vụ Formsa như đã nói trên.
Chỉ 4 ngày sau khi Bùi Văn Nam vào Quảng Bình. Bất ngờ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định bổ nhiệm thêm một thứ trưởng cho Bộ Công An, đó là thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn.
Một quyết định bất ngờ và khá hiếm khi xảy ra, một phó tổng cục hàm thiếu tướng nhảy tót lên làm thứ trưởng. Nhảy cóc cả chức vụ lẫn quân hàm, một việc rất hiếm gặp, nhất là trong bối cảnh báo chí đang ầm ĩ về chuyện luân chuyển, bổ nhiệm ở Bộ Công Thương
Việc này càng cho thấy nội tình ở Bộ Công An đang rối bời bời. Thường thì việc bổ nhiệm sẽ diễn ra long trọng, có bộ trưởng trao quyết định của thủ tướng cho thứ trưởng mới trên lễ đài, sân khấu. Nhưng vụ bổ nhiệm này không thấy một hình ảnh long trọng trao quyết định với cờ hoa rực rỡ như các vụ bổ nhiệm khác, báo chí cũng chỉ đưa những bản tin ngắn ngủi, sơ sài.
Ai là người đứng đằng sau việc bổ nhiệm đầy bất ngờ này, ý đồ bổ nhiệm là gì?
Thứ trưởng Bộ Công An mới bổ nhiệm Nguyễn Văn Sơn trước khi nắm chức tổng cục phó tổng cục chính trị, ông ta là giám đốc công an thành phố Đà Nẵng. Từ giám đốc công an thành phố thuộc miền Trung được điều động ra ngoài giữ chức tổng cục phó tổng cục chính trị, đương nhiên chức vụ mới chỉ có trong hai mục đích. Một là bị cất đi đến lúc về hưu, hai là để cất nhắc lên cao hơn. Bởi từ giám đốc công an Đà Nẵng sang làm phó tổng cục trưởng chính trị chắc không chuyên môn cho lắm.
Chủ ý của Trần Đại Quang đưa Nguyễn Văn Sơn làm thứ trưởng là muốn giảm ảnh hưởng của Bùi Văn Nam . Qua đó cũng ngăn cản Trọng tranh thủ cái cớ dập Formosa để xây dựng lực lượng cho mình.
Và lần này đề nghị của Trần Đại Quang được sự đồng tình của Nguyễn Xuân Phúc. Đơn giản một người miền Trung được làm thứ trưởng Bộ Công An, Nguyễn Xuân Phúc chả mất gì mà lại có thêm mối tình cảm vùng miền. Ký quyết định bất ngờ như thế, Phúc được lòng Quang và hơn nữa được các quan chức miền Trung nhớ Phúc không nguôi. Sau chuyến đi thăm Trung Cộng được đón tiếp long trọng, Phúc trở về có vẻ cũng bất cần với Nguyễn Phú Trọng, và muốn tạo hình ảnh độc lập cho mình. Không phải dựa bóng Trọng nữa như trước đây.
Trong lúc Quang còn đang công du Apec, Cuba, Italia. Ở nhà Trọng xui thiếu tướng Bạch Thành Định, phó giám đốc Công An Hà Nội lập ra cái gọi là Hội Đồng Lý Luận Công An Thành Phố Hà Nội. Bản tin trên báo công an cho biết.
– Được sự đồng ý của Bộ Công An và Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, công an TP Hà Nội đã làm lễ công bố quyết định và ra mắt Hội đồng lý luận CATP Hà Nội do đồng chí Bạch Thành Định làm chủ tịch.
Từ mẩu tin này, cho thấy BCA hay UBNDTP Hà Nội chỉ là người chấp nhận, hai cơ quan này không phải là người đưa ra ý kiến thành lập hội đồng. Trong cương vị là TBT, kiêm uỷ viên đảng uỷ BCA và từng là chủ tịch Hội Đồng Lý Luận trung ương nhiều năm, Trọng đã nghĩ ra một mưu kế chưa từng có. Đó là đẻ ra Hội Đồng Lý Luận Công An TPHN, bước đầu là giám sát mọi hoạt động của CATP Hà Nội, tiến tới là lập Hội Đồng Lý Luận BCA để giám sát bộ này. Ý đồ này bộc lộ trong phần giới thiệu nhiệm vụ của Hội Đồng, đó là tư vấn cho công an TPHN, tham mưu cho Đảng uỷ Bộ Công An.
Nên nhớ rõ tham mưu cho đảng uỷ BCA, chứ không phải cho BCA. Có nghĩa những báo cáo, đề nghị của hội đồng này sẽ tới đảng uỷ BCA nơi có Nguyễn Phú Trọng ngồi đó.
Hà Nội là trung tâm đầu não thủ đô, nơi tập trung những cơ quan chính trị quan trọng nhất nước. Công an Hà Nội dưới quyền của giám đốc Đoàn Duy Khương. Ông Khương nguyên là trợ lý nhiều năm của Trần Đại Quang. Trước một tháng rời chức Bộ trưởng BCA lên làm chủ tịch nước, ông Quang đã đích thân ký quyết định phong Khương làm giám đốc CAHN.
Bằng một đòn thâm hiểm, Nguyễn Phú Trọng đã kiểm soát được CATP Hà Nội, đưa giám đốc Đoàn Duy Khương thành nhân vật bù nhìn.
Dư luận viên Hà Nội cho rằng việc thành lập hội đồng này là do ông Đoàn Duy Khương giám đốc CATPHN đứng ra lập, vì ông có mặt trong buổi ra mắt và có phát biểu.
Sự thực thì không một giám đốc CA nào lại muốn đẻ ra một cái hội đồng, để cái hội đồng đó bao trùm kiểm soát quyền lực của mình. Đó là việc chưa từng có, nhất là chủ tịch hội đồng ấy là một vị phó giám đốc nhiều năm bám trụ tại Hà Nội, có các mối quan hệ sâu sắc gốc rễ với Hà Nội như Bạch Thành Định.
Cũng như BCA và Uỷ Ban NDTP Hà Nội, giám đốc Đoàn Duy Khương phải cắn răng chấp nhận việc này.
Một đoạn văn bản được cho là chỉ đạo thành lập Hội Đồng Lý Luận CATP do thiếu tướng Bạch Thành Định ký dưới.
chỉ đạo thành lập Hội Đồng Lý Luận CATP do thiếu tướng Bạch Thành Định ký dưới.
PA83 là phòng an ninh bảo vệ chính trị nội bộ. Thiếu tướng Bạch Thành Định phó giám đốc an ninh, thủ trưởng cơ quan diều tra an ninh. Việc thành lập hội đồng này, không giao cho các phòng khác mà giao cho phòng an ninh bảo vệ chính trị nội bộ như PA83 trực thuộc mình, Bạch Thành Định đã thể hiện quyền uy của ông trùm thực sự công an Hà Nội.
Ông Bạch Thành Định hơn hẳn ông Đoàn Duy Khương về nhiều mặt, về bằng cấp ông là tiến sĩ luật chuyên đề trấn áp tội phạm an ninh có tổ chức, tức là chuyên gia chống các thế lực “dân chủ”. Trong khi ông Khương chỉ là công an xã đi lên. Về mặt gia đình ông Định cũng hoành tráng hơn, cha ông Định là Bạch Thành Phong, nguyên xứ uỷ Bắc Kỳ, bí thư Nam Định, Hà Tây, Sơn Tây, Hà Đông… Quê ông Định ở Hoài Đức, Hà Nội. Ông Định có nhiều năm công tác tại Hà Nội, có nhiều quan hệ và ảnh hưởng tại CATP Hà Nội,. Còn ông Khương thì chân ướt chân ráo từ trợ lý bộ trưởng Trần Đại Quang về làm giám đốc Hà Nội. Từ khi làm giám đốc, ông Khương vì những nguyên nhân trên nên không có ảnh hưởng gì tại công an TPHN.
Sau khi thâm nhập được vào đảng uỷ Bộ Công An, điều Bùi Văn Nam đi đánh chiếm địa bàn miền Trung dưới chiêu bài dẹp loạn Formosa, đưa được Bạch Thành Định thôn tính công an TP Hà Nội qua hội đồng lý luận CATP, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bộc lộ sẽ không khoan nhượng lùi bước khỏi vị trí TBT của mình như thiên hạ đồn.
Cuộc chiến giành quyền kiểm soát Bộ Công An giữa Trần Đại Quang và Nguyễn Phú Trọng ngày càng xảy ra ác liệt, biến đổi nhanh chóng từng ngày.
Nhưng ở cách xa Việt Nam 10 ngàn cây số, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhận được từ tay Đức Giáo Hoàng Phanxico một tập tài liệu tỏ rõ quan điểm của Vatican về môi trường, sinh thái. Một thông diệp mà Toà Thánh gửi đến các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng, Toà Thánh ủng hộ việc bảo vệ và gìn giữ môi trường.
Thông điệp này đưa ra khi vụ việc Formosa, đúng lúc Việt Nam đang lo đối phó bao che cho Formosa xả thải gây thảm hoạ tại 4 tỉnh miền Trung, nơi có nhiều giáo dân sinh sống. Và người có dấu hiệu bao che cho Formosa chính là Nguyễn Phú Trọng.