Sehr geehrte Damen und Herren,
der damalige Bundespräsident Richard von Weizsäcker sagte einmal „Wer vor der Vergan- genheit die Augen verschließt, wird blind für die Gegenwart.“ Deshalb finde ich es sehr rich- tig und begrüße es, dass heute an das Massaker in Hué gedacht wird. Aus unserer deutschen Geschichte haben wir in der Bundesrepublik die Lehre gezogen, dass wir nicht vergessen dür- fen. Nur wenn wir uns bewusst sind, wozu Menschen fähig sind und wie es zu Kriegsverbre- chen kam, können wir für die Gegenwart und Zukunft lernen, wie wir verhindern können, dass solche Dinge wieder passieren oder - dort wo wir sie leider nicht verhindern können - die Folgen mildern.
In der Folge des Massakers in Hué 1968 führten der Sieg des kommunistischen Nordvietnams 1975 und die folgenden Umerziehungslager dazu, dass Ende der 70er Jahr deutlich über eine Million Menschen vor dem kommunistischen Vietcong aufs offene Meer hinaus flohen. Eine Flucht aus der Heimat ist immer eine Entscheidung in einer Notlage. Die Notlage der Menschen in Vietnam bestand vor allem darin, dass unter dem kommunistischen Nachkriegs- regime die Menschlichkeit verloren ging, auch Freiheit wurde zum Fremdwort.
Es war schwer, seinen Nachbarn und Freunden zu vertrauen, weil auch sie zu Denunzianten werden konnten. Die Frage war deshalb nicht, warum die Menschen aus Vietnam geflohen sind, sondern warum sie in diesem Land, das sie so sehr liebten, nicht mehr leben konnten. Der Wunsch nach Freiheit, Frieden und Menschlichkeit trieb die Menschen dazu, sich auf diese gefährliche Reise zu machen, die viele nicht überlebten.
Und niemand wollte sie aufnehmen.
Nach einer intensiven medialen Berichterstattung in Deutschland über das Elend der soge- nannten „boat people“ und einer breiten Unterstützung der Gesellschaft hat die Bundesregie- rung Ende 1978 beschlossen, dass Deutschland als eines von mehreren Ländern etwa 40.000 südvietnamesische Flüchtlinge aufnimmt. Dabei haben viele Initiativen aus der Zivilgesell- schaft, wie insbesondere das Engagement von Rupert Neudeck eine sehr große Rolle gespielt.
Es war dann der damalige niedersächsische Ministerpräsident Ernst Albrecht, der aus christli- cher Nächstenliebe die Weichen für eine Aufnahme von vietnamesischen Flüchtlingen in Deutschland gestellt hat.
Diese Aufnahme war der Auftakt der „humanitären Flüchtlingshilfe“ durch die Bundesrepub- lik Deutschland. Damit wurde ein wichtiger Schritt unternommen, humanitäre global ausge- richtete Hilfsaktionen als politische Strategie in der Innen- wie Außenpolitik zu integrieren. Die neue Kategorie der „humanitären Flüchtlinge“ wurde geschaffen.
Menschen, die aufgrund einer Krisensituation im Herkunftsland flüchteten, erhielten ohne individuelles Asylverfahren den Flüchtlingsstatus und eine unbefristete Aufenthaltsgenehmi- gung. Die Integration von rund 40.000 Südvietnamesen war eine große Herausforderung für die Bundesrepublik. Die gleichmäßige Verteilung auf die Bundesländer, Hilfe bei der Woh- nungssuche, soziale Beratung, Entwicklung von Integrationsprogrammen sowie Sprachlern- und Arbeitsvermittlungsangebote haben schließlich dazu beigetragen, dass diese Integration zu einer wahren Erfolgsgeschichte wurde. Vor allem aber ist das der Erfolg der Flüchtlinge aus Vietnam und ihren Kindern, die ihren Willen zur Teilhabe mit so viel Engagement gelebt haben.
Die Integration der vietnamesischen Flüchtlinge in Deutschland war deswegen so erfolgreich, weil die Aufnahmebereitschaft in der Gesellschaft so groß war und die Ausbildung ihrer Kin- der für die meisten Angehörigen der vietnamesch-stämmigen Menschen überragende Bedeu- tung hat. Die Erfolge von vietnamesisch-stämmigen Kindern und Jugendlichen im Bildungs- bereich sind wahrlich sehr beeindruckend: Weit mehr als die Hälfte aller vietnamesischen Schülerinnen und Schüler in der Sekundarstufe besucht das Gymnasium.
Es freut mich sehr zu sehen, dass Integration und Teilhabe so wunderbar funktionieren kön- nen. Das macht Hoffnung für die großen Herausforderungen der Zukunft.
Ihr
Günter Krings
---------------------------------------------------------------
Diễn văn của Dr. Günter Krings
(Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức Quốc, CDU)
Kính thưa quý vị,
Cựu Tổng Thống Đức Quốc Richard von Weizsäcker có nói rằng: „Ai làm ngơ trước quá khứ, thì sẽ mù quáng trong hiện tại“; vì vậy tôi thấy việc quý vị tổ chức buổi tưởng niệm 50 năm thảm sát tại Huế là đúng và rất quan trọng. Từ lịch sử nước Đức người Đức chúng tôi rút ra được bài học là chúng tôi không được phép „quên“. Chỉ khi nào chúng ta ý thức được những khả năng thâm độc của con người và nguyên nhân nào đưa đến tội ác chiến tranh thì chúng ta học để những lỗi lầm đó không xảy ra trong hiện tại và tương lai – và nếu như chúng ta không ngăn cản được – thì ít ra cũng giảm bớt được hậu quả.
Sau cuộc thảm sát tại Huế năm 1968 đã đưa đến sự chiến thắng của phe Cộng Sản Bắc Việt vào năm 1975 và sau đó những nhà tù „cải tạo“ mọc lên là nguyên nhân làm hàng triệu người đã vượt biển để chạy trốn Việt Cộng.
Chạy trốn ra khỏi quê hương mình luôn là một quyết định trong hoàn cảnh cực kỳ túng quẫn. Hoàn cảnh bi đát của người Việt trong thể chế cộng sản hậu chiến tranh là nhân bản đã không còn nữa, và „tự do“ cũng đã trở thành một từ ngữ rất xa lạ.
Ngay cả bạn bè, hàng xóm không ai có thể tin tưởng ai được, vì ai cũng có thể là người sẽ đi tố cáo bạn. Câu hỏi đặt ra không phải là tại sao người Việt phải rời bỏ quê hương, song câu hỏi phải là vì sao họ không sống được trong chính quê hương của họ, nơi mà họ rất yêu quý. Ước muốn có tự do, hòa bình và nhân bản đã thúc đẩy họ lên đường trong hiểm nguy, và nhiều người đã không sống sót.
Và không ai muốn nhận họ cả.
Sau những buổi tường trình chi tiết qua những phương tiện truyền thông ở Đức về thảm trạng của „boat people“ và nhờ sự trợ giúp tận tình của quần chúng nên cuối năm 1978 chính phủ Đức là một trong nhiều quốc gia đã quyết định nhận 40 000 người tỵ nạn miền Nam Việt Nam. Phải nói rằng những hội đoàn thiện nguyện, những xã hội dân sự, điển hình như ông Rupert Neudeck đã đóng một vai trò rất quan trọng.
Trong thời gian đó ông Ernst Albrecht, nguyên thống đốc tiểu bang Niedersachen, vì đức bác ái Kitô giáo đã là người đặt nền móng cho sự tiếp nhận người Việt tỵ nạn tại Đức.
Sự tiếp nhận này là khởi đầu cho chính sách „nhân đạo giúp đỡ người tỵ nạn“ („humanitäre Flüchtlingshilfe“) của Đức Quốc. Đây là một bước quan trọng để kết hợp những chiến dịch nhân đạo toàn cầu vào chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Danh xưng „người tỵ nạn nhân đạo“ („humanitäre Flüchtlinge“) từ đó đã được ra đời.
Những người, mà vì những khủng hoảng trong quốc gia xuất xứ phải chạy trốn thì được nhận quy chế tỵ nạn mà không cần phải qua thủ tục đệ đơn xin tỵ nạn cá nhân, và được cấp giấp phép cư trú vô thời hạn. Vấn đề làm sao để 40 000 người Việt hội nhập là một thách đố lớn của nước Đức. Trải đều mọi người tới các tiểu bang, kiếm nhà ở, tư vấn xã hội, giúp đỡ để học tiếng Đức và kiếm việc làm ….đã giúp cho sự hội nhập này có nhiều kết quả tốt đẹp. Đặc biệt là sự thành công của người Việt tỵ nạn và con cháu của họ, nhờ sự quyết tâm muốn hội nhập nên đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực phấn đấu.
Sự hội nhập của người Việt tỵ nạn ở Đức thành công vì họ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của dân chúng Đức và vì đa số người Việt cho rằng lãnh vực huấn nghiệp cho con em mình rất là quan trọng . Vì thế những thành quả của những thiếu nhi và thiếu niên gốc Việt Nam trong học vấn thật đáng khâm phục. Hơn 50 phần trăm các học sinh người Việt ở Đức hiện đang theo học trường Gymnasium để lấy tú tài.
Tôi rất vui mừng khi nhìn thấy sự hội nhập và tham gia, đóng góp được diễn ra một cách quá tốt đẹp như thế. Nó đưa đến niềm hy vọng cho những thách đố lớn trong tương lai.
Kính chào thân ái
Günther Krings
-----------------------------