Chuẩn bị của Nato trước nguy cơ Nga tấn công bằng vũ khí nguyên tử

Hình ảnh năm 1980 trong chiến tranh lạnh Nato thường xuyên đề phòng chiến tranh, kể cả chiến tranh nguyên tử . Với việc Nga tấn công Ukrain kịch bản kinh hoàng này đang sống lại.
Nếu Wladimir-Putin sử dụng vũ khí nguyên tử ở Ukraine thì Nato sẽ phản ứng như thế nào?
 
Các nước NATO đang chuẩn bị cho kịch bản kinh hoàng về một cuộc tấn công hạt nhân của Nga vào Ukraine. Các bộ trưởng quốc phòng của 29 trong số 30 đồng minh đã có một cuộc họp bí mật của cái gọi là nhóm lập kế hoạch hạt nhân hôm thứ năm để bàn về nguy cơ tấn công bằng vũ khí hạt nhân của Putin. Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với Nato và khả năng răn đe hạt nhân của NATO có thể được tối ưu hóa như thế nào trước các mối đe dọa hiện tại của Nga.
 
Ý nghĩa của việc Nga xử dụng vũ khí hạt nhân ?
 
Ngoại trừ Pháp, tất cả các nước NATO đều tham gia vào các cuộc họp này. Pháp là nước duy nhất trong số các nước EU có vũ khí hạt nhân và từ lâu đã thực hiện nguyên tắc "độc lập hạt nhân" do đó không phải là thành viên của nhóm lập kế hoạch hạt nhân.
 
Hậu quả khôn lường đối với Vladimir Putin
 
Việc công khai im lặng về các phản ứng có thể xảy ra của NATO đối với việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân cũng là một phần của chiến lược răn đe. Đối với Tổng thống Nga Putin, rủi ro của một bước đi như vậy là không thể lường trước được.
 
Tuy nhiên phản ứng của Nato như thế nào cuối cùng phụ thuộc chủ yếu vào những gì Nga làm. Nếu Nga tấn công hạt nhân vào các thành phố lớn như Kyiv, sự can thiệp trực tiếp của NATO thậm chí không bị loại trừ. Nếu tất cả các đối tác liên minh đồng ý, NATO có thể loại bỏ quân Nga xâm lược Ukraine về mặt quân sự. Một lựa chọn khác sẽ là một cuộc tấn công mạng quy mô lớn, chẳng hạn để làm tê liệt cơ sở hạ tầng quan trọng như nguồn cung cấp điện hoặc thông tin liên lạc. Nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hạn chế nhằm chống lại các lực lượng vũ trang Ukraine biện pháp này cũng có thể được áp dụng.
 
NATO cũng dựa vào khả năng răn đe hạt nhân
 
Để ngăn chặn chiến tranh lan rộng ra lãnh thổ NATO, NATO sẽ đẩy mạnh biện pháp răn đe hạt nhân mà cho đến nay còn chưa thực hiện. Sẽ có các cuộc tập trận hàng năm về phòng thủ Nato bằng vũ khí hạt nhân . Cuộc tập trận Steadfast Noon sẽ bắt đầu vào tuần tới. Bundeswehr (quân đội Đức) dự kiến sẽ diễn tâp bằng máy bay ném bom Tornado-Jets, có thể thả bom hạt nhân của Mỹ trong trường hợp khẩn cấp. Có tin vũ khí hạt nhân của Mỹ đã có mặt ở miền bắc Italy, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan.
 
Siêu máy bay tàng hình B-2 Spirit đã được triển khai tại Ba Lan kèm vũ khí hạt nhân
Máy bay tàng hình B-2 Spirit với vũ khí hạt nhân của Mỹ vừa được triển khai đến Ba Lan … dấu hiệu đầu tiên cho thấy Mỹ sẵn sàng chơi đòn phủ đầu đế quốc Nga và Putin.
B-2 Spirit có giá 2,4 tỷ USD … máy bay ném bom tàng hình có thể xâm nhập bất cứ hệ thống phòng thủ nào để vào sâu trong lãnh thổ đối phương … để tấn công phủ đầu chính xác bằng cả vũ khí thông thường lẫn Hạt nhân, Nhiệt hạch … !
Một bộ phận khác của nỗ lực răn đe và phòng thủ là một dự án do Đức và 14 quốc gia đối tác khởi động hôm thứ năm nhằm xây dựng một hệ thống phòng không chắc chắn hơn của châu Âu, để thu hẹp khoảng trống hiện có trong lá chắn bảo vệ của NATO đối với châu Âu. Trong đó có bổ sung tên lửa đạn đạo, tăng cường khả năng đánh trả máy bay không người lái và tên lửa hành trình.
 
Những de doạ "nguy hiểm và vô trách nhiệm"
 
Trong NATO có ý kiến khác nhau về khả năng vũ khí hạt nhân của Nga được sử dụng ở Ukraine. Tổng thư ký NATO Stoltenberg đã gọi các mối đe dọa hạt nhân của ông Putin là "nguy hiểm và vô trách nhiệm" và tuyên bố Nga đã nhận thức được việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ gây ra "hậu quả nghiêm trọng" cho đất nước. Đồng thời nhấn mạnh NATO vẫn chưa nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong chiến lược hạt nhân của Nga.
 
Tổng thống Mỹ Joe Biden lại nhìn nhận vấn đề này khá nhẹ nhàng. Tuần trước ông nói thế giới đã không phải đối mặt với viễn cảnh xảy ra "Armageddon" kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Ông ta cho rằng ông biết khá rõ về Putin. Người đứng đầu Điện Kremlin không nói đùa, khi nói về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học chiến thuật, vì quân đội Nga đang yếu thế trong cuộc giao tranh ở Ukraine.
 
Gần đây, việc sáp nhập bất hợp pháp 4 vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng đã làm dấy lên những lo ngại mới. Putin và phe lũ đã tuyên bố sẽ bảo vệ các vùng lãnh thổ này bằng tất cả các phương tiện sẵn có. Người đứng đầu Điện Kremlin làm dấy lên suy đoán rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật với tầm bắn hạn chế trên chiến trường.

Nguyễn Xuân Hoài (chuyển dịch)

Chuẩn bị của Nato trước nguy cơ Nga tấn công bằng vũ khí nguyên tử
Wie im Kalten Krieg: Nato bereitet sich auf russischen Atomwaffeneinsatz vor
https://www.stern.de/.../ukraine--wie-wuerde-die-nato-auf...