Ảnh: Cuộc gặp Putin và Tập Cận Bình hôm 15.9 tại Samarkand, Uzbekistan.
• FOCUS-online-Gastautor Prof. Dr. Dr. Alexander Görlach - Nguyễn Xuân Hoài chuyển dịch
Những tên độc tài không nuôi dưỡng, chăm chút tình bạn. Ngay cả với Putin và Tập, người ta thấy rõ ai là đầu bếp, ai là bồi bàn. Mặc dù Nga và Trung Quốc phục vụ lẫn nhau bằng hàng hóa, nhưng ảnh hưởng của các nhà cầm quyền này trên thế giới vẫn còn hạn chế. Thật may là như thế.
Hồi tháng hai, vài tuần trước khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, người ta đã đề cập đến "tình bạn vô bờ bến" giữa hai nước Nga - Trung. Hai nhà cầm quyền Putin và Tập đã gặp nhau tại Bắc Kinh nhân dịp Thế vận hội mùa đông. Trong văn bản hữu nghị dài 100 trang, hai bên tuyên bố cùng nhau đi đầu trong cuộc chiến vì một trật tự thế giới mới, chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh dân chủ của nước này. Sáu tháng sau, cả hai lại ngồi cùng nhau tại Samarkand, Uzbekistan.
Không có gì xảy ra theo cách mà hai nhà độc tài mong muốn, đó là một cái may. Chí ít đây thì là cái may, là điều tốt lành đối với thế giới tự do. Putin và Tập, những kẻ căm ghét nền dân chủ thâm căn cố đế không khỏi điên đầu. Cho đến lúc này con đường dẫn đến thống trị thế giới của họ đã bị chặn lại.
Đây là các lý do:
1.Huyền thoại về kẻ chuyên quyền đã bị đập tan. Cả hai nhà cầm quyền đều co cụm lại trước đại dịch corona và trở nên cực đoan trong điều kiện bị cô lập. Cả Tập và Putin đều tin rằng có một thế lực hoặc vận mệnh không xác định đòi hỏi, thôi thúc họ phải khôi phục đất nước của mình huy hoàng như thời xa xưa. Đúng là chuyện nhảm nhí.
Thế giới ngày nay không hoạt động như thế kỷ 19, khi các sa hoàng và hoàng đế có thể tùy tiện xê dịch biên giới theo ý muốn, xâm chiếm và khai thác ở các quốc gia bị chiếm đóng. Các quân sư cảm thấy khó nắm bắt được ý đồ của hai nhà cầm quân, có thông tin cho rằng cả hai đều không chấp nhận bất kỳ ý kiến nào và không muốn nghe bất kỳ lời khuyên nào của bất kỳ ai. Kết quả nhãn tiền là Ukraine, nhà cầm quyền Putin đã phạm sai lầm nghiêm trọng.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra nếu ông Tập thực hiện lời đe dọa tấn công nước láng giềng dân chủ Đài Loan. Chiến lược "zero Covid" của ông Tập, mà giới chuyên quyền Trung Quốc đang thực hiện, là một chiến lược bế tắc, chỉ dẫn đến thất bại. Nền kinh tế Trung Quốc bị hủy hoại vì chính sách sai lầm này.
Ảnh hưởng của Putin và Tập Cận Bình là hữu hạn
2. Các vùng ảnh hưởng như Putin đòi cho Nga và Tập đòi cho Trung Quốc nay không còn nữa. Hai nước này cũng nhận thấy điều đó rõ rệt hơn ngay tại cuộc gặp các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Do hai nước này thành lập năm 2001 tổ chức này nhằm mục đích buộc những nước kế cận Nga và Trung Quốc phải thần phúc các ông lớn này. Nhưng trong nhóm này lại có cả Ấn Độ, một đất nước có hàng tỷ dân và là đối tác của Hoa Kỳ.
Có nghĩa là một quốc gia có lợi ích riêng, điều đó dẫn đến tranh chấp biên giới và đổ máu ở vùng biên giáp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các nước Cộng hòa thuộc Liên xô trước đây, trong đó có Usbekistan, đã bị sốc trước cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine và không khỏi lo sợ một ngày nào đó họ cũng có thể bị Nga chiếm đóng một lần nữa. Thế giới kịch liệt bác bỏ ý đồ bành trướng hung hãn của Trung Quốc và Nga.
Bọn độc tài chỉ tranh đấu cho bản thân chúng
3. Giữa bọn độc tài không thể có quan hệ đối tác. Các nước dân chủ hoạt động trên cơ sở pháp lý và tuân theo các nguyên tắc hữu nghị. Mối quan hệ đó vẫn duy trì cho dù người đứng đầu chính phủ bị thay thế bởi một người khác sau một cuộc bầu cử. Những kẻ độc tài chỉ đấu tranh cho chính chúng. Điện Kremlin và Tử Cấm Thành cũng không bằng vai phải lứa với nhau. Trung Quốc đang nhập một lượng dầu khí kỷ lục của Nga. Nhưng với giá rẻ như bèo.
Trung Quốc hăng hái xuất khẩu sang Nga, nhưng chỉ nhằm duy trì nền kinh tế đang gặp khó khăn của mình. Ở Samarkand người ta thấy rõ ai là đầu bếp và ai là bồi bàn: Putin đã phản ứng trước "những câu hỏi và sự ái ngại" của Trung Quốc về nỗ lực chiến tranh thất bại của Nga ở Ukraine. Nếu Putin thua trong cuộc chiến này, ông Tập sẽ rời xa ông ta càng sớm càng tốt. Giữa liên minh và quan hệ đối tác có sự khác nhau rõ rệt.
Putin đành chấp nhận ngồi chiếu dưới cùng nhà độc tài Belarus. Trong hki Tổng thống thổ Erdogan ngồi chiếu trên.
„Thế giới tự do“ không phải chỉ có „phương Tây“
4. Để đoạt được sự thống trị thế giới ngoài những yếu tố không thể thực hiện được xuất phát từ bên trong mối quan hệ của những nhà độc tài còn có những yếu tố bên ngoài là vật cản đường, trước hết là các yếu tố sau đây: Chưa bao giời Thế giới tự do có sự đoàn kết, nhất trí như hiện nay. Điều này bộc lộ rõ nhất trong cuộc xung đột với Putin và Tập, ngày nay người ta đã thấy rõ rằng "thế giới tự do" không có nghĩa chỉ là "phương Tây". Đài Loan là một nền dân chủ phát triển mạnh ở Châu Á. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là hai nền dân chủ, Mauritius và Uruguay cũng vậy. Vấn đề với Dân chủ không phải là các hướng trên bầu trời trên la bàn mà là tự do và nhân quyền.
Sự xác nhân của Liên hợp quốc, theo đó Tập Cận Bình và bè lũ của ông ta ở Tân Cương và lũ lính đánh thuê của Putin ở Ukraine đang phạm tội ác nghiêm trọng chống lại loài người, một lần nữa đã cho thấy trật tự thế giới tự do và dân chủ hơn hẳn ảo tưởng toàn năng của những tên độc tài dựa trên áp bức và tước đoạt quyền con người.
Về tác giả: Alexander Görlach từng là Nghiên cứu viên và giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ và Đại học Cambridge ở Anh. Sau khi làm việc ở Đài Loan và Hồng Kông, ông đã tập trung vào sự trỗi dậy của Trung Quốc và ý nghĩa của nó đối với các nền dân chủ Đông Á nói riêng. Từ năm 2009 đến 2015, Alexander Görlach còn là nhà xuất bản và là tổng biên tập tạp chí tranh luận The European do ông sáng lập. Ngày nay ông là nhà báo và tác giả của các chuyên mục cho nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như Neue Zürcher Zeitung và New York Times.
Phân tích của chuyên gia về Trung Quốc
Bốn lý do vì sao Putin và Tập Cận Bình không thể tạo dựng „một trật tự thế giới mới“
• FOCUS-online-Gastautor Prof. Dr. Dr. Alexander Görlach - Nguyễn Xuân Hoài (dịch)
https://www.focus.de/.../analyse-vom-china-versteher-4...
https://www.focus.de/.../analyse-vom-china-versteher-4...
17.09.2022
Fb Nguyễn Xuân Hoài