Bằng cách nào mà Thổ Nhĩ Kỳ lại trở thành một nhà nước độc tài?

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu bị buộc phải từ chức chỉ vì một lý do duy nhất: Tổng thống Erdoga hoàn toàn chìm đắm trong sự ham muốn quyền lực của riêng mình, sẽ không bao giờ tha thứ cho bất kỳ ai trong bộ sậu của ông đối đầu và gây ảnh hưởng đến vị trí chính trị của mình. Vì vậy, Thủ tướng Davutoglu cũng không ngoại lệ.

Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ đã trao toàn bộ quyền hành cho Thủ tướng, trong khi đó, chỉ để lại vai trò của Tổng thống, phần lớn là theo nghi thức. Đây không phải là những gì mà Tổng thống Erdogan muốn chấp nhận. Vì vào cái thời mà ông Davutoglu còn làm Ngoại trưởng, đã có lần ông Erdogan yêu cầu ông Davutoglu cần phải tiến hành thành lập chính phủ mới, sau đợt bầu cử cuối cùng.

Tham vọng và sự hiếu chiến của ông Erdogan trong việc sử dụng các thành tích Hồi giáo mạnh mẽ của mình là những gì đã được xác định sau mỗi động thái chính trị mà ông đã thực hiện. Nỗ lực buộc hiến pháp phải chuyển giao quyền điều hành đất nước cho Tổng thống là bước đi cuối cùng để hướng tới việc củng cố quyền lực của mình một cách hợp pháp, mặc dù ông đã thực thi quyền lực đó vào cái thời mà ông còn làm Thủ tướng trong vòng 11 năm.

Đã hơn 15 năm, Davutoglu luôn tỏ lòng trung thành tuyệt đối và cúc cung tận tụy với Erdogan. Đầu tiên Davutoglu giữ vị trí cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu cho Erdogan, sau đó ông trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, và là Thủ tướng đáng tin cậy nhất của Erdogan trong 2 năm vừa qua.

Erdogan đã cực kỳ chính xác khi chọn Davutoglu làm Thủ tướng, vì Erdogan luôn mong đợi rằng Davutoglu sẽ tiếp tục vâng lời mình, với câu cửa miệng “Dạ, thưa Sếp”. Vì giữ chức Thủ tướng, nên Davutoglu được xem là ứng cử viên sáng giá nắm giữ vai trò lãnh đạo Đảng Công lý và Phát triển. Và hiện nay, vì vai trò của Tổng thống phần lớn là theo nghi thức nên Erdogan mong muốn Davutoglu sẽ thúc đẩy việc thay đổi hiến pháp để tập trung mọi quyền lực vào tay Tổng thống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Davutoglu vẫn bàng quan, dửng dưng nên Erdogan lo ngại rằng nếu hiến pháp vẫn chưa sửa đổi thì sẽ còn làm giảm bớt rất nhiều quyền hạn của mình.

Chẳng có gì phải ngạc nhiên, vì ngay khi Erdogan lên làm Tổng thống, ông ta vẫn tiếp tục chủ trì các cuộc họp nội các và thậm chí thành lập một nội các không công khai chỉ với một số ít các nhà tư vấn đáng tin cậy. Ông thẳng thừng cho Thủ tướng Davutoglu ra rìa. Riêng Davutoglu thì luôn im lặng chịu đựng để mặc cho Erdogan tiếm quyền đảm nhận luôn vai trò và trách nhiệm của Thủ tướng như thể là chẳng có gì xảy ra.

Chứ vụ Thủ tướng giớ trở thành chữ vụ của nghi thức và chứ vụ Tổng thống vốn là của nghi thức giờ lại trở thành toàn quyền mà không cần có văn bản tu chỉnh hiến pháp chính thức nào được sửa đổi để cấp cho Erdogan về mặt pháp lý nhằm tập hợp tất cả quyền lực vào tay mình như điều ông ta đang thực thi.

Tôi biết Davutoglu từ cái thời ông còn làm cố vấn trưởng cho Erdogan, và tôi thấy ông ấy là một người đàn ông chính trực và có tầm nhìn, luôn thể hiện khí chất mạnh mẽ khi cam kết sẽ làm cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc ổn định tại khu vực Trung Đông, và là một đối thủ đáng gờm trên đấu trường quốc tế.

Tôi đã có nhiều cơ hội để nói chuyện trực tiếp với Davutoglu để thảo luận về những mối quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vì, đằng sau hậu trường, tôi đã tích cực tham gia vào việc giảm thiểu sự xung đột khi mối quan hệ giữa 2 nước bị rạn nứt sau sự cố Mavi Marmara (một đội biệt động Israel đã tấn công tàu cứu trợ Mavi Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ trên đường tới Gaza làm nhiều người thiệt mạng vào năm 2010).

Trong một dịp khác, tôi đã sắp xếp để những cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Syria được diễn ra dưới sự hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi cảm thấy rằng, Davutoglu không những tạo được sự gần gũi và xây dựng mối quan hệ tốt với cả Syria lẫn Israel (tại thời điểm đó), mà còn chứng tỏ rằng ông rất giỏi về mặt đối thoại.

Hơn nữa, bằng cách đóng một vai trò tích cực như vậy, nên những cam kết của Davutoglu luôn tạo cho người ta sự tin cậy và họ hiểu ra ngay triết lý chính trị của ông là “Không có vấn đề với các nước láng giêng”. Và ngay từ ban đầu, triết lý chính trị này đã giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng được những mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với hầu hết các nước láng giềng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang phát biểu trong một sự kiện mang tên “Đường lối đối nội và đối ngoại trong lịch sử chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ” tại Trung tâm Hội nghị ATO thuộc thủ đô Ankara, vào ngày 12 tháng 5 năm 2016 (Adem Altan / AFP / Getty Images)

Tổng thống Erdogan rất tham vọng khi muốn trở thành ông trùm của khu vực Trung Đông thông qua cách tiếp cận chính trị đầy trơ tráo của mình. Tuy nhiên, ông ta chẳng làm được gì nhiều, ngoài việc chỉ tạo thêm rất nhiều vấn đề rắc rối với tất cả các nước láng giềng. Một cựu quan chức hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ đã nói với tôi rằng, Thủ tướng Davutoglu luôn được đánh giá cao về sự linh hoạt khi triển khai những chính sách đối ngoại của mình, nên đến ngày hôm nay, thứ hạng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Trung Đông đã hoàn toàn khác xa.

Tuy nhiên, trong 2 năm qua, những cuộc xung đột giữa 2 người đã bắt đầu thể hiện ra trên bề mặt. Trong khi Thủ tướng Davutoglu tìm cách nối lại đàm phán hòa bình với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) để đưa ra một giải pháp mới, thì Tổng thống Erdogan không những từ chối, mà còn tuyên bố sẽ tiến hành các hoạt động quân sự cho đến khi nào các phiến quân PKK cuối cùng bị tiêu diệt mới thôi.

Ngoài ra, dù không công khai lên tiếng về việc tấn công có hệ thống vào lĩnh vực tự do báo chí, bỏ tù các nhà báo, đến những vi phạm nhân quyền khác của Tổng thống Erdogan; nhưng Thủ tướng Davutoglu đã rất bất mãn với những biện pháp bất hợp pháp này. Tuy nhiên, Thủ tướng đã thất bại trong nỗ lực của riêng mình mỗi khi ông lặng lẽ thuyết phục Tổng thống Erdogan giảm bớt áp lực cho giới báo chí.

Erdogan khăng khăng trấn áp bất cứ một lời chỉ trích nào, và vẫn kiên định trong việc tháo dỡ những gì còn sót lại của nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ. Xét về cơ bản, nền dân chủ này đang bị thu hẹp dần (trái với những gì mà Erdogan đang công khai phát biểu). Và ông ta cũng làm giảm đi rất nhiều triển vọng giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu. Riêng đối với Thủ tướng Davutoglu, ông rất nhiệt tình và kỳ vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là thành viên của Liên minh Châu Âu.

Hơn hết, hiện nay Erdogan đang tìm cách tước đi quyền lập pháp của người Kurd, hạn chế sức ảnh hưởng về mặt chính trị của họ nhằm tạo tính khả thi cho việc buộc tội họ có cùng đường lối với PKK trong việc đấu tranh cho luật bán tự trị. Tuy nhiên, hành động này của Erdogan đã bị Davutoglu âm thầm phản đối. Và giờ đây, một người mới sắp đảm nhận cương vị thủ tướng để tiếp tục duy trì những âm mưu bất hợp pháp này nhằm thỏa mãn tư tưởng hà khắc của Erdogan.
Cuối cùng, trong khi Thủ tướng Davutoglu đã nỗ lực hết mình để đạt được một thỏa thuận với Liên minh Châu Âu nhằm trục xuất dòng người di cư bất hợp pháp, và miễn thị thực đi lại cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ tại các nước trong khu vực Schengen, thì Tổng thống Erdogan lại công khai xem thường những nỗ lực này bằng cách tước hết mọi lợi ích chính trị và chiếm đoạt những thành công của Thủ tướng Davutoglu.

Ông Kemal Kilicdaroglu – lãnh đạo phe đối lập chính thuộc Đảng Nhân dân Cộng hòa – lên án cái cách mà Davutoglu đã bị buộc phải từ chức, nói rằng “Việc từ chức của ông Davutoglu không nên được xem nhẹ. Tất cả những người ủng hộ dân chủ phải chống lại cuộc lật đổ giành quyền lực này”.

Điều thú vị là, trong nội dung bài phát biểu thông báo từ chức gửi đến Quốc hội, Davutoglu đã tuyên bố rằng: “Không có bất kỳ ai nghe được một từ ngữ nào chống lại Tổng thống của chúng ta từ miệng, lưỡi và tâm trí của tôi. Và chắc chắn sẽ không có ai nghe được điều này cả”.

Nhưng đối với tôi và nhiều nhà quan sát khác, những lời phát biều của Davutoglu thì hoàn toàn ngược lại với những gì chúng tôi mong đợi ông phải nói thẳng ra: rằng là, Tổng thống Erdogan còn vượt quá cả những gì bị chỉ trích. Ai cũng biết rằng, sẽ không có kết quả nào tốt đẹp dành cho bất kỳ nhà ngoại giao nào dám đưa vụ việc ra ánh sáng, nên Davutoglu sợ rằng mình sẽ bị Erdogan buộc tội phản quốc. Chuyện này vẫn thường xảy ra cho bất cứ ai dám đối đầu và chống lại các vị trí chính trị của Tổng thống Erdogan trên hầu hết mọi phương diện.
Do Trung Đông đang tràn ngập trong tình trạng hỗn loạn chưa từng có, cùng với hàng triệu người tị nạn Syria, và cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ISIS, nên vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Hoa Kỳ cùng với Liên minh Châu Âu đã quá chán chường và mệt mỏi với những hành vi phi lý của Erdogan, họ cảm thấy miễn cưỡng khi phải xử lý ông ta, tuy vậy hẳn là họ cũng đã khó chịu lắm rồi. Tuy nhiên, dù có khó chịu nhưng rồi họ sẽ đạt được thành công. Tất nhiên, cứ để mặc cho Erdogan bòn rút từng giá trị của quyền lực phương Tây để phục vụ cho nghị trình riêng của ông ta.

Khi hiến pháp được sử dụng như một công cụ để thâu tóm quyến lực, khi những giả thuyết đầy mưu mô đang biện minh cho một cuộc săn đuổi độc ác, khi người dân không dám công khai bàn về chính trị, khi nhiều nhà báo đang bị giam giữ không qua xét xử, khi cộng đồng các học giả uyên bác thường xuyên bị tấn công, khi nhân quyền đang bị vi phạm trắng trợn, và khi các nguyên tắc dân chủ đang bị chà đạp, thì Thổ Nhĩ Kỳ không còn là một bức tranh biếm họa nữa, nó chính là một bi kịch đã và đang diễn ra tại quốc gia này.

Vì sự ra đi của Thủ tướng Davutoglu, cùng với một quốc hội bù nhìn do Đảng Công lý và Phát triển lãnh đạo, xét trên thực tế, thì Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một nhà nước độc tài. Và hiện nay không còn ai có thể chống lại đường lối cầm quyền của Tổng thống Erdogan.

Vì sự ra đi của Thủ tướng Davutoglu, cùng với một quốc hội bù nhìn do Đảng Công lý và Phát triển lãnh đạo, xét trên thực tế, thì Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một nhà nước độc tài. Và hiện nay không còn ai có thể chống lại đường lối cầm quyền của Tổng thống Erdogan.

Đây là một ngày đáng buồn cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ, khi đất nước đang bị chi phối bởi một nhà độc tài tàn nhẫn không có các biện pháp kiểm soát và đối trọng quyền lực lẫn nhau, không có trách nhiệm, và không có bất kỳ triển vọng nào để thay đổi sao cho tốt hơn, khi mà Tổng thống Erdogan vẫn đang cố gắng duy trì quyền lực của riêng mình.

Một lần nữa, người dân Thổ Nhĩ Kỳ nên xuống đường biểu tình. Nhưng lần này, họ phải tiếp tục kiên trì việc biểu tình cho đến khi nào Tổng thống Erdogan biết khoan nhượng hoặc từ chức mới thôi.

Nếu không, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhanh chóng tiếp tục đối diện với một tương lai ảm đạm hơn bao giờ hết. Và tự do sẽ là một điều gì đó của quá khứ. Đồng thời, họ sẽ đối diện với một nhà lãnh đạo rất tàn nhẫn đã và đang thiết lập một chế độ quá độc tài.

Tiến sĩ Alon Ben-Meir là một Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trung tâm các vấn đề toàn cầuthuộc trường Đại học New York. Ông dạy các khóa học về đàm phán quốc tế và nghiên cứu Trung Đông.
Tham khảo website: AlonBen-Meir.com

http://vietdaikynguyen.com/v3/100047-bang-cach-nao-ma-tho-nhi-ky-lai-tro...