Bác Hồ khước từ Nguyễn Ái Quốc?

Lê Bá Vận
 
Phải chăng Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc là yếu tố bất lợi, làm hoen ố thanh danh và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, danh nhân thế giới, anh hùng dân tộc! (https://dangcongsan.vn › chu-tich-h...).
-----
1) Các văn kiện chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) mô tả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) là một chuỗi dài sự kiện có tầm vóc lịch sử liên kết liên tục: Bác là con cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Sinh năm 1890 tại Nghệ An, Bác được đặt tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn đi học có thêm tên là Nguyễn Tất Thành. Năm 21 tuổi Thành trốn ra khỏi nước, tìm đường cứu quốc và sống ở Anh quốc cho đến năm 1917. Thế chiến I sắp kết thúc thì sang Pháp do cụ Phan Châu Trinh khuyến dụ. Cụ Phan Châu Trinh đỗ Phó bảng năm 1901 là bạn đồng khoa với Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ngày 4/9/1919 tại Pháp, Bác đổi tên mới là Nguyễn Ái Quốc (NAQ). Năm 1923 NAQ bí mật sang Nga, trở thành cán bộ Cộng sản Quốc tế phương Đông, công tác tại Cục phương Nam. Cuối cùng từ tháng 6/1942 Bác chọn tên HCM và giữ mãi cho đến năm 1969 Bác qua đời.
 
2) Con đường Bác chọn bỏ nước ra đi cứu quốc là như sau: Tại Sài Gòn Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba xin được một chân phụ bếp trên chiếc tàu buôn Pháp “Đô đốc Latouche-Tréville” ngày 5/6/1911 rời Bến Nhà Rồng, suôn sẻ cập cảng Marseille, Pháp ngày 6/7.
Những bước đầu tiên trên đất Pháp tất bỡ ngỡ song cụ Sắc thân sinh và Bác đã lên sẵn kế hoạch chu đáo, bất ngờ: Từ Marseille, để kịp ngày khai giảng niên học Bác - ký tên là Nguyễn Tất Thành, sinh viên sinh tại Vinh năm 1892, cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - đã viết thư đến Tổng thống Pháp, xin được nhập học nội trú vào Trường Thuộc địa (École Coloniale) - chuyên đào tạo các viên chức hành chánh cho chính quyền các thuộc địa - với hy vọng "giúp ích cho Pháp". Thư yêu cầu của ông bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế. Đường công danh hoạn lộ trắc trở, thật đáng tiếc ngoài dự liệu song hai cha con Bác vẫn còn kế hoạch tiếp.
 
3) Để nuôi thân Bác tiếp tục xin làm phụ bếp trên tàu buôn Pháp ghé nhiều cảng ở châu Âu, châu Phi cuối cùng đến New York, Mỹ năm 1912 đúng vào cuối năm có nhiều ngày lễ nghỉ lớn. Tại New York Bác dùng tên Pháp ‘Paul Tất Thành’ gửi thư về Khâm sứ Trung kỳ, Huế nhờ chuyển các số tiền Bác dành dụm cho cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc, đồng thời xin cho cha được làm việc lại, trong các chức vụ cũ.
Đúng vậy cụ Sắc năm 1907 là tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, đã xử tra tấn đến chết một nghi can về nộp thuế. Gia đình nạn nhân kiện ra Huế. Vụ kiện kéo dài. Năm 1910 Triều đình Huê giáng Tri huyện Nguyễn Sinh Sắc xuống 4 cấp và sa thải. Cụ Sắc vào Nam, sắp đặt cho con là Thành ra đi, kỳ vọng tương lai tốt đẹp. Thế rồi cụ lang bạt ở các tỉnh, sống nhờ hành nghề bốc thuốc, viết liễn đối, đợi tiền con gởi về.
Phải chăng cụ Nguyễn Sinh Sắc là tổ sư của quốc sách hiện tại “Xuất khẩu lao động” của ĐCSVN? Và 100 năm trước Bác Hồ là người (duy nhất lúc đó?) đầu tiên lao động làm ra tiền gởi về nước! Học tập Bác lớp trẻ nam nữ ngày nay hùa nhau đổ xô ra đi cứu nước theo cách Bác, gởi tiền về nhà!
 
4) Đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu buôn trở về châu Âu, đến định cư ở London, Anh quốc như đã nói trên và kiếm được việc làm lâu dài cào tuyết, hầu bàn, phụ bếp tại khách sạn Carlton. Có vài nhận xét: Nguyễn Tất Thành chỉ ở Mỹ trong vài tuần lễ thay vì trong 1, 2 năm như CS khoe. Thành là đứa con chí hiếu, rất chịu khó vất vả. Từ lúc rời nước năm 1911 đến những năm sống trên tàu buôn rồi chọn ở lại Anh quốc, vắng người Việt đồng hương, Thành yên tâm lao động.
 
Lúc Nguyễn Tất Thành ra đi, theo lời Cộng sản (CS) nói là với quyết tâm cứu nước đúng hay sai chưa minh bạch, CS thêu dệt thông tin giả, bịa đặt (fake news) quá nhiều. Điều thấy rõ ngay trước mắt là Thành trong nhiều năm không lui tới cộng đồng người Việt, không ngừng làm lụng vất vả, có tiền gởi về cho cha già đang ngóng đợi. Chưa kể Thành xin học trường thuộc địa của Pháp.
 
Mãi đến năm 1917 Thành sang Pháp, sống với các cụ Phan Châu Trinh (1872-1926), Phan Văn Trường (1876-1933) luật sư tại Pháp là những vị cách mạng lão thành, chịu ảnh hưởng. Ở Pháp làm chính trị là quyền hợp pháp nên không ai phải lo lắng bị cảnh sát quấy nhiễu.
 
Thành dần dà nhập cuộc vào đời sống chính trị, càng hăng say và còn thiếu chín chắn nên đã sớm rơi vào cạm bẫy của chủ nghĩa Mác-Lê độc đoán, hoang tưởng, nói bậy. Quả thế, khác Việt Nam chịu rủi ro không cần thiết, hàng chục nước thuộc địa cũ đã thu hồi độc lập, lãnh thổ toàn vẹn ít tốn công sức, tránh nhờ Cộng sản giải phóng (kiểu HCM) gây thảm họa chiến tranh trường kỳ, trong nước giết nhau sinh linh chết như ngóe nhiều triệu. CS kẻ thắng trả thù man rợ. Một chế độ độc tài được áp đặt, tham nhũng vĩ mô gây tài nguyên đất nước kiệt quệ, đạo đức phong hóa suy đồi, nhân tâm chia rẽ.   
 
5) Năm 1916 các cụ Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường lập ra Hội/Nhóm những người An Nam yêu nước. ‘Người An Nam’ là Nguyễn, ‘yêu nước’ là Ái Quốc, là một thuộc tính. Ai mà không yêu nước, dù ít, vd. CS? Họ Nguyễn là đặc thù của người dân Việt. Hội này không khai báo để được công nhận song sinh hoạt không gặp trở ngại vì ở Pháp người dân có quyền tự do lập hội, phát biểu.
 
Các cụ Phan và Nguyễn Thế Truyền, cử nhân luật lại soạn ra bằng tiếng Pháp Bản Yêu sách của người An Nam nổi tiếng gồm 8 điểm ký tên chung Nguyễn Ái Quốc, địa chỉ 56, rue Monsieur le Prince-Paris, chủ yếu đòi hỏi tổng ân xá tù chính trị, các quyền tự do dân chủ và tự quyết căn bản. Ngày 18/6/1919 Nguyễn Tất Thành thư ký? (đang còn là tên Thành), lãnh nhiệm vụ mang Yêu sách công khai gửi lên Hội nghị Hòa bình Versailles. (Wikipedia).
 
Qua ngày 4/9/1919 là 2 tháng rưỡi sau Nguyễn Tất Thành tự mình đến sở Cảnh sát xin làm thẻ căn cước, tấu xảo lạ kỳ khai tên là Nguyễn Ái Quốc sinh năm 1894, địa chỉ 6, Villa des Gobelins, Paris 13e là nhà luật sư Phan Văn Tường (Google - Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quốc). Tên Quốc ở Việt Nam thì nhiều, kèm các tên đệm ngỏ ý một ước vọng song chẳng một ai tự cao tự đại giành đặt tên mình là Ái Quốc, dù ‘yêu nước’ thực sự.
 
Nực cười nếu yêu nước là phải yêu dân thì đâu đến nỗi CCRĐ hàng vạn đông bào bị giết, chôn sống dã man! Đó lại là tên của một chức sắc Quốc tế Cộng sản vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc (Tam vô).
 
Lấy tên gì là quyền cá nhân song hiển nhiên đây là hành vi kẻ bất chính mạo nhận là tác giả “Bản Yêu sách 8 điểm” dùng làm bàn đạp chính trị và được ĐCSVN nhiệt liệt tán đồng, “đánh lận con đen”, bảo là thật, tọa đàm khoa học, tô son trát phấn.
Và kể từ tháng 9/1919 người thanh niên yêu nước NAQ trẻ tuổi mưu cao, danh tiếng nổi bật trong chính giới, thay thế ‘Tất Thành’ là một tên rất hay, rất có ý nghĩa, song lận đận, vô danh tiểu tốt.
               
6) Ngày 9/8/1932 nhiều tờ báo các đảng Cộng sản Liên Sô, Anh, Pháp… đều loan tin NAQ người lãnh tụ cộng sản Việt Nam đã từ trần do bệnh lao phổi tại bệnh xá nhà tù ở Hong Kong, đăng lời phân ưu và tiểu sử cách mạng của người quá cố. Điều này thực hư chưa tường song sau đó NAQ đúng là đã bặt tin trong nhiều năm. Do tin NAQ đã chết vì lao phổi năm 1932 có xác suất cao nên HCM và NAQ ắt phải là 2 người khác nhau, HCM là người giả dạng! Quả vậy họ khác nhau về nhiều mặt như NAQ rất có hiếu, nặng tình gia đình, chuộng ăn mặc chỉnh tề, bảnh bao, tốn kém. 
 
Đài truyền hình VTV4 của Đảng Nhà nước Việt Nam vào tháng 5/2023 đã phát hành một YouTube dài 11 phút 19 giây với tựa đề “Nguyễn Ái Quốc - ẩn số từ nước Pháp (phần 1) | VTV4”.
YouTube mở đầu với câu: “Cao 1m62, thân hình gầy, trán cao, 28 tuổi, quốc tịch An Nam Trung Kỳ. Tổng thống nước Cộng hòa yêu cầu tiến hành điều tra bí mật về thanh niên Đông Dương này… Anh ấy sở hữu giấy tờ nào và đã được cấp bởi các nhà chức trách hành chính Đông Dương tới Châu Âu băng phương thức nào... Người thanh niên này đã trà trộn vào hệ thống chính trị của chúng ta trở thành thành viên các hội nhóm và có tiếng nói quan trọng trong nhiều cuộc họp… Nguyễn Ái Quốc là ai?”
 
YouTube này giải bí mật, xác định NAQ có chiều cao 1m62, cao hơn chiều cao trung bình thanh niên Việt Nam thời đầu thế kỷ 20 là 1m60, nữ1m50. Bác Hồ là người khá cao, gầy thon thả lúc ở độ tuổi 50, cao hơn NAQ trên 10cm, không thể nhầm lẫn giữa 2 người rất khác biệt (xem 3 hình minh họa).


 
7) Lời kết.
Sự khác biệt này giúp Chủ tịch HCM giã từ dòng họ cụ Sinh Sắc sản sinh cha, tri huyện bị sa thải nhục nhã và con, tha phương lỡ vận nhưng khi cơ hội đến là tay thủ đoạn “lù khù vác cái lu (bản Yêu sách 8 điểm) mà chạy“, tham ô của chung. Chỉ đáng tiếc nay gốc gác mơ hồ, nằm an vị trong Lăng, ít nhiều Chủ tịch HCM cũng chịu nghi vấn về lai lịch ví dụ quốc tịch bất minh, con người tâm cơ bí ẩn.
 
Lê Bá Vận