Táo khuyết đã dành nhiều năm để phát triển thị trường Trung Quốc thành động lực tăng trưởng trị giá 44 tỷ USD nhưng một quyết định của Tổng thống Donald Trump có thể khiến mọi công sức đổ sông, đổ biển.
Những tín đồ của iPhone ở Trung Quốc đang xem xét khả năng tiếp tục gắn bó với thiết bị của Apple sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh hành pháp cấm cửa các ứng dụng Trung Quốc trong đó có WeChat, siêu ứng dụng thiết yếu không thể thiếu của người dân nước này.
Dự kiến, lệnh cấm của ông Trump sẽ có hiệu lực trong khoảng 5 tuần kể từ khi được ban bố. Tuy nhiên, Kenny Ou, một cư dân Hồng Kông, Trung Quốc nhấn mạnh rằng lệnh cấm có thể biến những chiếc iPhone thành "thứ rác điện tử đắt tiền". WeChat được xem là một trong những phần mềm thiết yếu nhất trên thiết bị cầm tay ở Trung Quốc.
Ngày 12/8, CEO Tencent nói rằng họ không tin lệnh cấm sẽ chỉ áp dụng cho WeChat ở Mỹ và không ảnh hưởng đến người anh em của nó được biết với cái tên Weixin. Phía Tencent thông báo họ vẫn đang chờ được làm rõ ngôn từ trong quy định của Mỹ và để ngỏ khả năng nó gây tác động lên công ty giá trị vốn lớn nhất thế giới.
Táo khuyết vừa có một quý khởi sắc ở Trung Quốc, thị trường quốc tế quan trọng nhất của mình. Cũng chính tại đây, Apple đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ Android địa phương như Huawei Technologies Co. Nếu không có WeChat, sức hấp dẫn của các sản phẩm Apple ở Trung Quốc sẽ giảm mạnh.
Trên thực tế, WeChat của Tencent kết nối 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Nó được coi là siêu ứng dụng, có thể làm mọi thứ từ trò chuyện với bạn bè đến mua vé xem phim, vé tàu, thanh toán hóa đơn…. Trong khi lệnh cấm của Tổng thống Trump vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ, việc đe dọa cắt đứt một liên kết giao tiếp quan trọng giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới sẽ cản trở các công ty Mỹ như Starbucks Corp và WalMart Inc. tiếp cận người dùng ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Nếu Apple buộc phải xóa WeChat khỏi kho ứng dụng của mình trên quy mô toàn cầu, lượng iPhone xuất xưởng hàng năm của họ sẽ giảm 25-30% trong khi các thiết bị khác AirPods, iPad, Apple Watch và máy tính Mac, có thể giảm 15%-25%. Hiện tại, Apple chưa ngay lập tức đưa ra bình luận về vấn đề này.
Trong một cuộc khảo sát được tiến hành trên Weibo, một phiên bản giống với Twitter ở Trung Quốc, 95% trong số 1,2 triệu phản hồi nó rằng họ sẽ bỏ chiếc iPhone nếu buộc phải lựa chọn giữa nó và WeChat.
"Lệnh cấm sẽ buộc nhiều người chuyển từ các thiết bị của Apple sang các sản phẩm khác vì WeChat thực sự quan trọng với cuộc sống của chúng tôi. Gia đình chúng tôi ở Trung Quốc đại lục đều quen với WeChat và mọi giao tiếp của trúng tôi đều diễn ra trên nền tảng này", Sky Ding, người làm việc trong lĩnh vực fintech ở Hồng Kông, cho biết.
Ra mắt lần đầu tại Trung Quốc năm 2009, iPhone có doanh số 210 triệu chiếc trong 5 năm qua. Theo nghiên cứu của QuestMobile, 1/5 số người sử dụng điện thoại thông minh ở Trung Quốc đang dùng iPhone, chỉ sau thị phần 26% của Huawei. Apple có 42 cửa hàng tại Trung Quốc và đây là nơi sản xuất iPhone xuất đi cả thế giới.
Vào thời kỳ đỉnh cao, Trung Quốc đại lục chiếm 25% doanh thu của Apple dù đã giảm xuống 17% trong năm tài khóa vừa qua. Doanh số bán hàng trong khu vực này đã tăng lên tới 43,7 tỷ USD.