2016

Ông Dũng thực chỉ là sắt rỉ

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN được chuẩn bị từ rất sớm, Quốc Hội và Thượng Viện Mỹ đều ủng hộ, cùng với chuyến đi thăm Lào, Cămpuchia và Trung Quốc của bộ trưởng ngoại giao John Kerry trước đó một tháng, cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc thiết lập một trật tự nhằm chống lại sự bành trướng cũng như những hành động bất chấp pháp luật quốc tế của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. Đứng trước một thực tế chia rẽ khá rõ trong nội bộ ASEAN, đặc biệt trên vấn đề biển Đông, ngoài tổng thống Philippine, ông Obama đặt hy vọng nhiều vào ông Dũng. Nhưng, sau hai ngày họp, tuyên bố chung đã không nhắc tới Biển Đông. Đây trước hết là thất bại của Mỹ, thất bại của chính ông Obama. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu trong hội nghị có nói ý rằng, ông Obama muốn đặt những viên đá lát đường, để cho chính quyền tiếp theo, dù tổng thống kế nhiệm là ai, thuộc đảng nào, cũng sẽ dẫm lên những viên đá đó để bước tiếp. Việc tuyên bố chung không nhắc tới biển Đông, và không có từ nào động đến Trung Quốc, một mặt phản ánh tình trạng chia rẽ trong khối ASEAN là rất lớn, mặt khác chứng tỏ thủ đoạn vận động hành lang của Trung Quốc là rất thâm độc. Nhưng điều chúng ta, những người dõi theo từng bước đi thành bại cuả ông Dũng, có thể nói rằng đây một lần nữa là thất bại của ông Dũng. Một lần nữa chứng minh bản lĩnh của ông Dũng, không phải như nhiều người vẫn tưởng. Có thể nói có phần hơi tệ rằng "ông thực chỉ là sắt rỉ". Ai cũng biết rằng, dù ở đâu, ở chỗ nào, dù ông là Thủ Tướng, ông cũng chỉ được phép phát ngôn những gì mà Bộ Chính Trị hoặc chính đích thân ông Trọng, nhân danh tập thể Bộ Chính Trị cho phép. Đáng lẽ ông không được phép có mặt tại Hội nghị Thượng đỉnh này, vì ông không còn tư cách đại diện chính trị nữa. Theo truyền thống, ông thừa biết, thực chất từ sau Đại hội 12, ông đã bị loại khỏi cuộc chơi, ông không vai trò gì. Người tháp tùng ông, Phạm Bình Minh, uỷ viên Bộ Chính Trị, dù vẫn là phó thủ tướng, nhưng theo cơ chế đảng lãnh đạo, đã trở thành cấp trên trực tiếp của ông. Nếu mới đây ông Minh còn là người giúp việc cho ông, thì bây giờ ông Minh là người giám sát ông và ra chỉ thị trực tiếp cho ông. Và bổn phận của ông là chấp hành. Đây chính là cái trớ trêu luôn có vị đắng trong trò chơi chính trị. Trước một hội nghị thượng đỉnh có ý nghĩa quan trọng đặc biệt với Việt Nam, lại bao gồm tất cả các nguyên thủ cuả ASEAN với Tổng thống Mỹ, mà cho đến tận hai ngày trước ngày khai mạc, vẫn "không biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ có mặt hay không", trong khi BBC ngày12/02 đưa tin "Người phát ngôn của Miến Điện nói Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng không dự hội nghị ở California". Rõ ràng là trong Bộ Chính Trị người ta đang cãi nhau, và ông Phạm Bình Minh đã được chỉ định thay thế. Người ta vẫn theo cách truyền thống là không để người hết vai trò, nhất là do bị loại, được phép xuất hiện trong các sự kiện. Trên bàn cân lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích của đảng, lại một lần nữa khẳng định lợi ích của đảng có sức nặng hơn, coi trọng hơn. Bộ Chính Trị có thể chỉ tỉnh ngộ khi chính Mỹ, chính ông Obama là người thúc giục để ông Dũng tham dự. BBC đưa tin: "một nhân vật cao cấp trong bộ Ngoại giao Mỹ điện đàm với bộ trưởng Phạm Binh Minh ngày12/02 và trước đó, đích thân Đại sứ Mỹ xin gặp phía Việt Nam để thuyết phục". “Đến cuối giờ chiều ngày thứ Sáu 12/2, Việt Nam xác nhận với Mỹ sẽ có thay đổi, để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn,” Mỹ ý thức được ý nghĩa của Hội nghị đối với vấn đề chủ quyền biển của Việt Nam, và biết được giá trị của cá nhân ông Dũng. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản, cuối cùng có vẻ cũng ý thức được điều đó. Rất tiếc, người duy nhất không cảm nhận được, lại là chính ông Dũng. Ông đã không hiểu thông điệp mà chính phủ Mỹ, có thể của chính tổng thống Obama gửi gắm ông. Và nhất là ông không biết rằng, trên sân khấu chính trị Việt Nam, ông thực ra chỉ còn là cái xác. Ông sẽ vĩnh viễn biến mất. Sẽ không có ai để ý tới những gì ông làm, những điều ông nói nữa. Vì vậy, đây là cơ hội duy nhất còn lại, lần cuối cùng hiếm hoi cờ lọt tay ông. Đáng lẽ ông phải tuyên bố rằng Việt Nam hoàn toàn đứng về phía Mỹ để thiết lập lại trật tự trên biển Đông, kiên quyết đập tan mọi ý đồ quân sự hóa biển Đông và đe dọa chiếm đoạt biển Đông bằng sức mạnh quân sự. Việt Nam dứt khóa từ bỏ lập trường ba không, (không liên minh, liên kết, không đa phương hóa, quốc tế hóa biển Đông, không sử dụng vũ trang trong các tranh chấp chủ quyền), thực chất là lập trường "ba tự cô lập", đúng với ý muốn của Trung Quốc, tự trói mình ngồi nhìn Trung Quốc tự tung tự tác, tự tạo ra sức mạnh cho phép chế ngự và chiếm đoạt vĩnh viễn. Đáng lẽ ông phải nói "Bạn xa tốt hơn láng giềng xấu". Làm bạn với tất cả, nhưng phải trừ những kẻ xấu, bởi vì kẻ xấu làm mất giá trị của người tốt. Xếp tất cả vào một giỏ là xúc phạm quy tắc giá trị. Sẽ không có ai là bạn thật trong cái giỏ hổ lốn đó. Trong nguy nan, anh sẽ đứng một mình. Lúc cháy nhà tất cả sẽ chỉ đứng nhìn. Ông phải đặt những viên đá lát, để những người đến sau ông, không có chỗ nào khác để đặt chân. Ông phải là người bẻ ghi, để con tàu Việt Nam không thể đi ngược lại. Và đó là ông làm lịch sử. Thật tiếc, ông đã chỉ nói những gì đảng của ông vẫn nói. Ông vẫn chỉ làm cái việc của một con vẹt: "Những diễn biến phức tạp gần đây trên một số vùng biển ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, đang gây lo ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, bị đánh giá thuộc mức rủi ro cao nhất liên quan đến xung đột và có thể ảnh hưởng tiêu cực cho hòa bình và phát triển ở khu vực và toàn cầu" Ông mờ nhạt, trùng lặp và tẻ nhạt, có thể đã làm cho vấn đề biển Đông trở thành nhạt nhẽo, khi chính ông đại diện nhà nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, bị mất nhiều nhất. Và một trong những mục tiêu quan trọng của Hội nghị đã không đạt được. Vấn đề biển Đông đã "không được nhắc tới" trong tuyên bố chung. Còn ông, sau cơ hội cuối cùng này, chắc sẽ chẳng còn ai nhắc đến nữa. Có thể nói lời vĩnh biệt. Từ Paris 18/02/2016 Bùi Quang Vơm https://www.danluan.org/tin-tuc/20160217/ong-dung-thuc-chi-la-sat-ri  
......

Mùa Xuân 1979 và mùa Xuân 2016

Những con người sống sót qua khói lửa chiến tranh năm 1979 ở biên giới phía Bắc Việt Nam nay về đâu? Làm gì? Và thời gian có làm thay đổi được số phận chất ngất nỗi đau mất mát, làm lành vết thương lòng của họ hay không? Đó là những câu hỏi mà tôi muốn tìm câu trả lời dù rất mảy may chính xác trong bài viết này. Có lẽ, cũng cần phải nói rằng đối với nhiều người Việt Nam và đối với lịch sử Việt Nam, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do Trung Quốc gây ra đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mệnh con dân Việt Nam là một cuộc chiến tranh tàn khốc và biểu hiện rõ nét tính man rợ của người Trung Quốc trong chiến trận kể cả lúc người ta thắng hay thua. Và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, mặc dù nhà cầm quyền đã cố ém nhẹm, lấp liếm bằng nhiều cách, mãi đến năm 2016, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới có hành động đến viếng mộ những liệt sĩ của cuộc chiến tranh này và công khai hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như một sự vớt vát về trách nhiệm lãnh đạo cũng như lương tri con người. Nhưng trước đó, vết thương chiến tranh đã khảm sâu vào tâm hồn dân tộc. Vết thương vẫn chưa bao giờ nguôi mưng đau khi nhà nước còn cố giấu giếm. Và đã có bao nhiêu số phận, bao nhiêu con người vĩnh viễn ngã xuống, cũng như đã có bao nhiêu cuộc đời trở nên trơ trọi vì mất người thân, mất chỗ dựa bởi cuộc chiến tranh gây ra? Con số khó bề mà đếm xuể. Nhưng dù sao đi nữa, dù không nói ra nhưng vẫn có nhiều gia đình liệt sĩ Cộng sản được công nhận, được truy lĩnh tiền tuất. Nhưng, đó cũng chỉ là những con số đầy chất tượng trưng, nó tỉ lệ với bia mộ liệt sĩ và những cuốn danh sách quân nhân chưa bị đốt cháy, thất lạc (có thể lý do sẽ là chiến tranh tàn phá!). Đó là chưa muốn nói đến hàng triệu người dân mất tất cả, từ người thân cho đến nhà cửa, tài sản, thậm chí một phần thân thể giúp họ duy trì sinh nhai cũng bị mất. Và những con người, những số phận bị chiến tranh vùi dập này đã về đâu? Cũng xin nhắc lại là hiện tại, đang là mùa Xuân, những ngày này, trước đây ba mươi bảy năm, họ là em bé, là thanh niên mới lớn, là người mẹ trẻ, là đứa bé mới ra đời… Và chiến tranh đi qua đã cướp đi nhiều thứ có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của họ. Họ phải đối diện với sự cô đơn, trơ trọi, phải tiếp tục sống suốt ba mươi bảy mùa Xuân kế tiếp và những mùa Xuân sau nữa. Những mùa Xuân Tây Bắc. Tôi nhấn mạnh mấy chữ Mùa Xuân Tây Bắc để thấy rằng dường như đất trời, thời gian và con người Tây Bắc chưa bao giờ thoát khỏi sự khổ nạn có tên Trung Quốc. Bởi lẽ, trước đây ba mươi bảy năm, trong một ngày đẹp trời, một buổi sáng bình yên, hoa lan rừng nở, chim hót và sương mù giăng mắc, hương rừng ngào ngạt, đất trời khởi sắc… Bỗng dưng súng nổ, khói thuốc bay, tiếng khóc, cái chết và máu tràn ngập, sự sống trở nên lạc lỏng và mong manh chưa từng thấy! Cái chết đến từ Trung Quốc, đến từ một quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”, từ một “người anh em quốc tế Cộng sản”, từ một “anh cả Cộng sản chủ nghĩa”… Và ai phải chết? Đó là những người lính cả hai phía, những người lính bị nhồi sọ giết tróc vô tội vạ của hồng vệ binh Trung Quốc và những người lính say chiến khi ngửi phải thuốc súng của quân đội Cộng sản Việt Nam. Cả hai phía, một bên xâm lược, một bên chống chọi bảo vệ đất nước. Nhưng cả hai bên đều được đào tạo dưới mái trường Cộng sản và cả hai bên đều xuất thân từ dân đen khốn khó. Chỉ có những dân đen, những người lính phải trả giá cho cuộc chơi đầy thách thức và bốc đồng của Đặng Tiểu Bình với trung ương Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ. Họ Đặng đã tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học!”. Và không hiểu cái bài học đó có thấm nhuần gì với mấy ông Cộng sản Việt Nam hay không nhưng rõ ràng là nhân dân đã trả học phí cho bài học đó bằng xương máu và nỗi đau dai dẳng! Và sau bài học đó, cả Cộng sản Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam vẫn vinh thân phì gia, chẳng hề hấn gì. Chỉ có nhân dân là mất mát mọi thứ, mất cả lẽ sống. Và cũng sau mùa Xuân chết chóc 1979, những con em người Việt may mắn sống sót, lại tiếp tục chết trong tay Trung Quốc bởi một cuộc chiến tranh khác. Cuộc chiến tranh này cũng không gây hề hấn gì tới giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, thậm chí nó còn tạo ra những cái bắt tay chứa đầy lợi lộc cho hai tay trùm Cộng sản này. Nếu như năm 1979, những con em bơ vơ, lạc lõng sau chiến tranh phải chật vật bới từng hạt gạo trong đống đổ nát chiến tranh để cầm hơi mà sống thì hiện tại, những con dân sống sót lại tiếp tục oằn lưng cõng một cuộc chiến tranh khác, đó là chiến tranh của miếng ăn. Thật là đau lòng khi hầu hết những cửu vạn thồ hàng, bốc hàng lậu từ Trung Quốc về Việt Nam lại chính là những người từng mất mát, đau đớn trong cuộc chiến tranh biên giới 1979! Bởi sau khi cuộc chiến đi qua, họ trơ trọi và nghèo khổ, họ kiếm sống bằng nhiều cách. Và cuối cùng, đi làm cửu vạn là cách khả dĩ nhất đối với những người chỉ còn biết hy vọng vào đôi tay, tấm lưng và đôi chân tõe ngón vì bươn bả với cuộc đời của họ. Nếu như cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng, tài sản và niềm hy vọng tương lai của hàng vạn gia đình thì cuộc chiến tranh hiện tại mà vũ khí chính là hàng giả, hàng độc hại từ Trung Quốc đang ồ ạt  tấn công vào từng cơ thể, từng sinh mệnh Việt Nam ( xin giới hạn đây chỉ là cuộc tấn công ở biên giới phía Bắc và có tác động đến những con người từng trải qua cuộc chiến 1979). Và thay vì chiến đấu chống với nó, những nạn nhân cuộc chiến tranh 1979 lại tự biến họ thành những người lính của Trung Cộng, mang thứ vũ khí chết bằng đường miệng, đường tiêu dùng về đầu độc đồng bào, dân tộc của mình. Thật là đáng sợ khi nghĩ về miếng ăn, chỗ ở và cái mặc. Dường như con người đã tê liệt hoàn toàn bởi cái nghèo và sự sợ hãi về nó. Những người làm cửu vạn mang hàng Trung Quốc vào  Việt Nam có đáng trách hay không? Nói đáng trách cũng đúng mà nói đáng thương cũng không sai. Đáng trách bởi họ đã không vượt qua được sự bế tắc cũng như sự cám dỗ của đồng tiền (mặc dù phải trả giá bằng mồ hôi nước mắt mới có được nó!). Nhưng đáng thương bởi họ đâu có cơ hội nào khác để mà lựa chọn! Suy cho cùng, hàng hóa Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam, kẻ có lợi vẫn là kẻ có quyền thế trong bộ máy nhà nước, từ những quan chức hải quan, cửa khẩu, biên phòng cho đến quan chức cấp tỉnh, cấp trung ương… Tất cả bọn họ đều được hưởng một phần không nhỏ lợi lộc bởi các kênh hối lộ, đút lót, đổi chác quyền lực với chỉ thị bề trên Trung Cộng… Và, cái chết vẫn thuộc về dân đen, từ người tiêu dùng cho đến người vận chuyện, họ lao lực với đồng tiền công chỉ đủ để tồn tại mỗi ngày, không có bảo hiểm, không có lương hưu và cũng không có gì bảo đảm rằng ngày mai họ ngã bệnh, những ông chủ, bà chủ đã thuê họ thồ hàng, bốc hàng sẽ ghé đến và cho họ một lon sữa. Suy cho cùng, nhân dân bao giờ cũng là nạn nhân của kẻ bán nước, kẻ thỏa hiệp và kẻ cơ hội! Và bây giờ, mùa Xuân 2016, khi mà lịch sử một lần nữa phải được minh bạch, thì có những cuộc đời, những số phận của nhân dân đi qua cuộc chiến tranh ấy phải mãi mãi trôi và chìm. Họ trôi vào dòng lãng quên, ém nhẹm của chế độ và họ chìm dần vào những cơn đau mới, cái chết mới do Trung Quốc mang đến dưới sự bảo trợ, nội ứng của nhà nước Cộng sản Việt Nam. Có thể nói rằng người dân Tây Bắc, người dân của những tỉnh gần Trung Quốc đã sống như những bông hoa lan rừng, sống âm thầm, lặng lẽ tự hút tinh chất của gió trời để vặn mình trổ hoa, để rồi khi sức tàn lực tận, lại chết một cách lặng lẽ nơi núi rừng, im hơi và lặng tiếng. Lại một mùa Xuân mới trên biên giới phía Bắc Việt nam, mùa Xuân thứ 37. Nó đủ dài để biến một đứa bé thành một người cha, người mẹ và nó cũng đủ dài để biến một mùa Xuân thành một tiếng thở dài. Hun hút! http://www.rfavietnam.com/node/3058
......

Tổng quát về trận chiến biên giới phía bắc năm 1979

“Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.” Phần trên là một trích đoạn trong bài viết tựa đề “Biên Giới Tháng Hai” (1979-2009) của nhà báo Huy Đức đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9/2/2009. Chỉ nội buổi sáng hôm đó bài báo này của Huy Đức đã bị rút xuống. Bài “Biên giới tháng hai” tuy không dài, nhưng đã ghi lại nhiều chi tiết sống động về cường độ của cuộc chiến tranh biên giới phiá bắc năm 1979 và tinh thần chiến đấu dũng mãnh của quân đội Việt Nam. Trích đoạn ngắn nêu trên tuy cô đọng nhưng nêu bật lên sự tàn bạo của quân đội Trung Quốc trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, sự kiện bài báo của Huy Đức bị rút xuống chỉ sau vài tiếng đồng hồ xuất hiện cũng cho thấy thái độ của nhà cầm quyền CSVN đối với xương máu của hàng chục nghìn chiến sĩ và đồng bào Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc này, một thái độ mà sau này càng được tô đậm thêm bằng tính chất “hèn với giặc, ác với dân” của nhà cầm quyền Hà Nội. Trong những năm vừa qua, ngày càng có nhiều bài viết về cuộc chiến tranh biên giới phía bắc 37 năm trước của những nhà nghiên cứu cũng như của các nhân chứng trực tiếp hoặc đã từng tham dự cuộc chiến đó. Vì vậy, bài viết này chỉ ghi lại một số những điểm nổi bật đáng chú ý liên quan đến trận chiến nhưng ít thấy được trình bày trong các bài viết liên quan. 1/ Bối cảnh và nguyên nhân: Sau khi chiếm trọn miền nam năm 1975, có thể nói là CSVN đã bước lên “đỉnh cao” của chiến thắng. Từ đó tư thế của Hà Nội cũng được nâng cao lên rất nhiều so với thời gian trước, qua sự mở rộng bang giao với hàng chục quốc gia và trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế thay chỗ cho vị trí của Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975. Thế nhưng, để có được những chiến thắng quân sự mà cho đến nay đảng CSVN vẫn coi như là tiền đề cho sự nắm quyền tất yếu của họ, thì những chi viện khổng lồ của Trung Quốc cho Hà Nội trong cả hai cuộc chiến trước đó lại là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu không được sự chi viện này thì có phần chắc là CSVN sẽ chẳng đạt được một chiến thắng nào mà họ vẫn thường khoe. Trong nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến 1975, ở phần đề cập đến sự chia việc của Trung Quốc, giáo sư Lê Xuân Khoa đã nhận định rằng: (Trong cuộc chiến chống Pháp) “Trung Quốc đã nhận lấy phần công lao lớn nhất. Dù có duy trì được thanh danh về vai trò chủ động trong cuộc chiến, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải mang một món nợ lớn đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, do đó vô hình trung đã tự đặt mình và cả dân tộc vào quĩ đạo của Bắc Kinh. Món nợ đối với Trung Quốc còn to lớn hơn nữa trong cuộc chiến 1955-1975. Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trở nên phức tạp và khó khăn khi đảng Cộng sản Việt Nam bị mắc kẹt giữa cuộc tranh chấp Liên Xô-Trung Quốc vào những năm cuối 1960 và đầu 1970”..... “Nhưng đến năm 1971 thì Bắc Kinh lại xoay chiều đi đêm với Mỹ. Khi Mao Trạch Đông chính thức đón chào Tổng thống Mỹ Nixon năm 1972 thì quan hệ Việt-Trung bắt đầu rạn nứt trầm trọng và tan vỡ năm 1975.” Cùng với món nợ TQ kể trên, sau năm 1975 tình hình thế giới, kể cả hai phía tự do và cộng sản, cũng có nhiều thay đổi khác. Với tâm lý kiêu ngạo sau chiến thắng, CSVN lúc đó đã không bắt kịp được những thay đổi trong các nhận thức mang tính cách chiến lược của những cường quốc có nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam, dù rằng họ nhận biết được sự phức tạp trong bối cảnh đó. Kế hoạch “Liên Bang Đông Dương” thách đố tham vọng của TQ trong vùng, vụ “nạn kiều” (sự phân biệt đối xử đối với Hoa Kiều ở VN) được coi là những nguyên nhân gián tiếp của cuộc chiến năm 1979. Trong khi đó, việc Việt Nam ký “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện” với Liên Xô vào cuối tháng 11 năm1978 được Bắc Kinh xem như là một hành vi thù nghịch của Việt Nam nằm trong mưu toan bao vây Trung Quốc của Liên Bang Sô Viết. Bắc Kinh đã gán nhãn hiệu cho Việt Nam là “tiểu bá quyền” và Liên Xô là “đại bá quyền”. Rồi sau đó, khi TQ đang ủng hộ và khuyến khích các cuộc tấn công VN của “người anh em xã hội chủ nghĩa” Kampuchia dọc biên giới tây nam của Việt Nam, thì tháng 12 năm 1978, VN tràn quân sang Cam Bốt đuổi lực lượng Polpot ra khỏi Nam Vang, khiến TQ bị mất mặt. Hai điều này được coi là nguyên nhân trực tiếp khiến CSTQ động binh để “dạy VN một bài học” về sự “vô ơn bạc nghĩa” của CSVN. 2/ Những dấu hiệu và chuẩn bị chiến tranh Những sự kiện liên quan đến cuộc chiến biên giới phía bắc được Huy Đức ghi lại trong “Bên Thắng Cuộc” cho thấy phía Việt Nam đã hoàn toàn bị bất ngờ về trận tấn công này. Trong bài viết mới đây, một blogger đã thuật lại chuyện ngày 16/2/1979 (trước hôm cuộc chiến mở màn 1 ngày) một đại tá Quân đội NDVN đã nói chuyện với một đơn vị quân đội ở Lạng Sơn rằng “có cho kẹo TQ cũng không dám đánh VN”. Việc đưa quân sang Kampuchia cũng như cho một thành phần quân đội giải ngũ về làm kinh tế quả thực đã khiến VN bị bất ngờ trước cuộc tấn công của TQ. Sự bất ngờ cũng có thể là về mức độ tham chiến quá to lớn của TQ. Tuy bất ngờ, nhưng trong năm trước đó cả TQ lẫn VN đều đã có một số phối trí lực lượng và hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến chiến dịch biên giới. Về ngoại giao, sau năm 1975 thái độ thù nghịch của Bắc Kinh đối với Hà Nội ngày càng gia tăng. Tháng 6 năm 1978, Bắc Kinh thông báo việc đóng cửa các tòa lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Nam Ninh và Côn Minh. Đến tháng 11/1978 thì TQ cắt đứt các tuyến đường xe hỏa giữa Trung Quốc và Việt Nam. Về quân sự, theo các tài liệu của Hoa Kỳ thì vào tháng 7/1978, sư đoàn 3 của Việt Nam đã được điều động đến Lạng Sơn. Một tháng sau, sư đoàn vận tải 571 cũng bắt đầu chuyển vận tiếp liệu, vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng v.v.. cho quân khu I và II. Những hoạt động tiếp liệu này liên tục trong suốt những tháng còn lại của năm 1978. Nhiều cứ điểm phòng không của VN được thành lập ở những nơi quan trọng dọc biên giới. Thanh niên trong vùng biên giới được huấn luyện cơ bản quân sự. Ở Cao Bằng, đầu tháng 2/1979, Sư Đoàn 346 và 311 được điều động đến khu vực này để kết hợp phòng thủ với với các Trung Đoàn 567 và 852 đã có sẵn tại chỗ. Vào cuối năm 1978 (hoặc mấy tuần lễ đầu năm 1979) Sư Đoàn 316A và Trung Đoàn 254 được đưa đến khu vực Lào Cai để kết hợp với Sư Đoàn 345. Về phía Trung Quốc, từ tháng 10/1978 đến đầu tháng 2/1979, nhiều đại đơn vị quân đội TQ thuộc các quân khu Côn Minh, Quảng Châu, Thành Đô đã được điều động đến biên giới Việt Nam. Thậm chí quân đoàn 20 của quân khu Vũ Hán, cách biên giới 1200 km, cũng được điều về mặt trận biên giới VN. Phía TQ đã cố gắng che giấu những cuộc chuyển quân này. Các cuộc chuyển quân đều được thực hiện vào ban đêm. Ban ngày binh sĩ được nghỉ ngơi ở những khu vực đã được ngụy trang kỹ lưỡng. Lệnh giới nghiêm cũng được áp dụng tại các điạ phương dọc đường chuyển quân. Song song với các cuộc điều quân vừa kể, từ tháng 10/1978 cho đến ngày 15/2/1979, TQ liên tục tung ra hàng loạt những hoạt động dò thám các đơn vị quân đội VN, vừa để thu lượm tin tức tình báo, vừa để đánh lạc hướng sự chú ý trong các hoạt động quân sự của TQ. Ngược lại, đơn Vị 352 của Trung Quốc cũng ghi nhận nhiều hoạt động xâm nhập của phía Việt Nam. Theo những ghi nhận này thì Việt Nam đã thực hiện các cuộc đột kích bằng các nhóm binh sĩ nhỏ, trà trộn vào dân chúng địa phương, tìm cách thu thập tin tức hay quấy rối các hoạt động của quân Trung Quốc. Đôi khi cũng phá hoại các đồn chỉ huy và các căn cứ tiếp liệu. Nhưng với các hoạt động này, phía lãnh đạo VN vẫn không tin TQ sẽ mở cuộc đánh lớn. 3/ Tương quan lực lượng Vào sáng ngày 17 tháng 2, 1979, khi cuộc tấn công của TQ bắt đầu, phía Việt Nam có khoảng 15 trung đoàn chiến đấu thuộc 5 sư đoàn quân chính quy, trải rộng trên các mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, và Lạng Sơn. Hỗ trợ cho lực lượng vừa kể là dân quân và một số đơn vị biên phòng. Tổng số các lực lượng phòng thủ của VN ước lượng khoảng 50,000 người. Để tấn công lực lượng vừa kể của VN, phía TQ có hơn 100 trung đoàn chiến đấu với tổng cộng khoảng 450,000 quân. Tương quan lực lượng giữa hai bên ít nhất là sáu trên một. Một số nơi tỷ lệ này cao hơn nhiều. Tại khu vực quanh Lạng Sơn, cán cân lực lượng ít nhất là mười trên một, nghiêng về phía Trung Quốc. Ba ngày trước khi TQ tuyên bố rút quân, ngày 2/3 phía VN thành lập Quân Đoàn 5 trong Quân Khu I, gồm các Sư Đoàn 337, 338, 327, và 347 và các đơn vị yểm trợ có sẵn hoặc ở gần Lạng Sơn cho tuyến phòng thủ Sông Cầu. Một tuyến phòng thủ tương tự như tuyến sông Như Nguyệt thời nhà Lý thế kỷ 11. Cho đến tháng 7/1979, VN đã tiếp tục tái cấu trúc quân đội, thiết lập hay di chuyển 7 quân đoàn đến chiến trường biên giới. Về không quân, để chuẩn bị cho chiến dịch biên giới, không quân TQ đã nâng cấp, tái phối trí các đơn vị không quân và phòng không ở quân khu Côn Minh và Quảng Châu. Có khoảng từ 800 đến 1000 máy bay và 20 ngàn binh sĩ không quân đã được điều động đến hai quân khu này. Lực lượng không quân TQ đáng kể là 80 chiến đấu cơ Mig 21, số còn lại là loại chiến đấu cơ Mig 17, Mig 19 cũ kỹ và các loại phi cơ khác. Trong khi đó phía VN có khoảng 70 Mig 21. Tuy có số lượng áp đảo nhưng không quân TQ không đóng vai trò nào đáng kể trong trận chiến ngoài việc tiếp liệu và chuyển vận. Có lẽ TQ cũng tự nhận biết về khả năng kém cỏi của các phi công TQ so với phi công VN. Bài học không chiến trong trận eo biển Kim Môn, Mã Tổ với Đài Loan vào đầu thập niên 60 đáng để họ ghi nhớ. Cứ một chiến đấu cơ Đài Loan đổi lấy 3 phi cơ TQ cùng thế hệ. Ngoài ra, trong thập niên 70, cả thế giới đều biết lực lượng phòng không dày đặc ở bắc Việt, đây hẳn là điều khiến TQ không dám dùng đến không quân tấn công trong trận chiến. Cũng như không quân, hải quân TQ chuẩn bị tinh thần bằng những đợt học tập chính trị và một số cuộc diễn tập. Tuy nhiên, hải đội 217 gặp nhiều trở ngại kỹ thuật từ trên cơ xưởng xuống đến các chiến hạm, thậm chí thuỷ thủ còn bị say sóng.... Với kết quả yếu kém trong diễn tập, chẳng hạn như chỉ có 20 phần trăm các đạn hải pháo của tàu mang số hiệu 48 bắn trúng mục tiêu; cũng như khả năng thông tin liên lạc tồi tệ trên biển (khiến đội hình bị rối loạn); cuối cùng, thay vì là lực lượng tấn công, hải quân TQ quay về phòng thủ trên bờ. Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hải quân TQ là họ lo ngại đụng độ với hạm đội Liên Xô. Ngày 21/2/1979, Hạm Đội Thái Bình Dương của Sô Viết, đặt căn cứ tại Vladivostok, đã đưa một tuần dương hạm và một khu trục hạm trang bị hỏa tiễn xuống biển Đông của VN. Nếu lực lượng hải quân của TQ vượt trội về hoả lực lẫn kỹ thuật, có lẽ TQ đã tính đến chuyện đổ bộ ở Thanh Hoá để chiếm lĩnh và chia cắt VN, ngăn chặn VN chuyển quân từ miền nam ra, đồng thời tạo gọng kìm từ phía sau xiết chặt và tiêu diệt lực lượng VN ở miền bắc chỉ bằng khoảng 1/10 lực lượng quân TQ. 4/ Tổng quát về ý đồ và chiến trận Như đã đề cập trong phần tương quan lực lượng ở trên, trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 TQ đã dùng đến một lực lượng khổng lồ gộp lại của từ 9 đến 10 quân đoàn để đè bẹp một lực lượng khoảng 5 sư đoàn của VN trong một chiến dịch “tốc chiến tốc thắng”, nhưng trận chiến đã diễn ra khác xa với ý định của Trung Quốc. Sáng ngày 17/2/1979, mặc dù các cuộc tấn công của TQ diễn ra trên cả biên giới 6 tỉnh phía bắc của VN, nhưng chủ yếu là ở 3 mặt trận Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Ngoài 3 mặt trận này, TQ đã tấn công ít nhất là 39 địa điểm trên dọc biên giới dài 1281 cây số. Tuy nhiên thường chỉ là những cuộc tấn công ở cấp đại đội; ngoại trừ ở mặt trận Quảng Ninh, có lẽ trong chiến thuật nghi binh để phân tán lực lượng VN, TQ đã dùng đến cấp trung đoàn liên tục tấn công bằng chiến thuật “tiền pháo hậu xung” (pháo kích phủ đầu gây thiệt hại nặng cho đối thủ rồi xung phong chiếm lĩnh mục tiêu) nhưng tất cả đều bị thất bại vì bị trúng mìn bẫy và sự kháng cự mãnh liệt của các đơn vị VN nhỏ bé hơn nhiều. Trong những loan báo “thắng trận” của TQ sau đó, một số địa danh chiến trận được Trung Quốc đề cập đến, nhưng không hề có một địa danh nào ở Quảng Ninh. Ở 3 mặt trận chính là Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai, TQ đã dùng đến những lực lượng lớn hơn VN từ 7 đến 10 lần để tấn công. Hiển nhiên là TQ muốn “tốc chiến tốc thắng” để đúng với mục tiêu “dạy VN một bài học”. Tuy nhiên ý định này còn mang những ý nghĩa quan trọng khác. Ở mặt trận Lạng Sơn, TQ đã dùng 9 sư đoàn bộ binh thuộc 3 quân đoàn 43, 54, 55 để tấn công 1 sư đoàn duy nhất, là sư đoàn 3 của VN, đã đào hào chiến đấu xung quanh Lạng Sơn. Với lực lượng này sư đoàn 3 VN đã cầm chân lực lượng TQ cho đến ngày 5/3, TQ chiếm được đồi 413 ở hướng tây nam thành phố thì trận đánh Lạng Sơn mới kết thúc. Đó cũng là ngày TQ loan báo việc rút quân. Chỉ riêng ở chiến trường Lạng Sơn là có các đơn vị mới được điều động đến để cứu ứng. Các Sư Đoàn 377, 337, và 338 của phòng tuyến Sông Cầu sau cùng đã được tung ra để chiến đấu từ ngày 2/3. Tuy đã hơi trễ nhưng cũng góp phần trong việc truy kích quân TQ rút lui. Tại mặt trận Cao Bằng, quân số tham dự của TQ lên đến 200 ngàn người, thành phần chính thuộc các quân đoàn 41, 42 (quân khu Quảng Châu), quân đoàn 12 và 20 (quân khu Nam Kinh), và quân đoàn 50 (quân khu Thành Đô). Về phía Việt Nam có các trung đoàn 677, 246, 852 của sư đoàn 436. Thêm vào đó là trung đoàn 481 (có lẽ là lực lượng trừ bị của sư đoàn 436). Cao Bằng bị mất ngày 25 tháng 2. Trung Quốc tuyên bố đã tiêu diệt các Trung Đoàn 677 và 681 (có lẽ là 481) thuộc Sư Đoàn 346 của Việt Nam, và ngày hôm sau cũng tuyên bố đã hủy diệt tàn quân của Trung Đoàn 246. Trong một tuần chiến đấu, lực lượng một sư đoàn VN (kể cả các đơn vị hỗ trợ, tổng cộng chỉ khoảng từ 10 đến 15 ngàn người) đã cầm chân 200 ngàn quân tấn công TQ. Tuy nhiên, 2 ngày sau đó và cho đến những ngày đầu tháng 3, các lực lượng VN vẫn liên tục tấn công giành giựt phi trường Thất Khê, phản công tại Quảng Uyên và Trà Lĩnh. Nếu sư đoàn 346 đã bị tiêu diệt như TQ tuyên bố thì lực lượng nào đã tấn công phía sau TQ như vừa kể? Ở Mặt Trận Lào Cai, lực lượng của TQ gồm 3 quân đoàn, là quân đoàn 11 và 13 (quân khu Côn Minh), quân đoàn 14 (quân khu Thành Đô). Tổng cộng quân số khoảng 125 ngàn người. Về phía VN có 6 trung đoàn thuộc sư đoàn 316 và 345 với quân số khoảng 20 ngàn người. Sư đoàn 316 của VN cầm cự với quân đoàn 13 của TQ, phải hai ngày sau TQ mới chiếm được Lào Cai nhưng vẫn phải đương đầu với các cuộc chạm súng lẻ tẻ xung quanh thị trấn. Còn sư đoàn 345 VN phải cầm cự với hai quân đoàn 11 và 14 của TQ. Tuy vậy, sau 5 ngày giao tranh phía TQ chỉ tiến thêm được khoảng 2 cây số trong lãnh thổ VN. Cuộc chiến giữa sư đoàn 316 VN và quân đoàn 13 của TQ tiếp diễn cho đến ngày 5/3. 5/ Kết quả Như đã đề cập ở trên về ý định “tốc chiến tốc thắng” của TQ không chỉ mang tính cách dùng quân sự “dạy cho VN một bài học”, mà còn mang một ý nghĩa quan trọng khác. Vị trí của Lạng Sơn và Lào Cai nói lên ý nghĩa này. Lạng Sơn cách Hà Nội khoảng 150 cây số, có đường hoả xa, có quốc lộ 1A là xa lộ tốt nhất của VN nối Lạng Sơn với Hà Nội. Tương tự, Lào Cai cách Hà Nội 295 cây số và là một đầu mối giao thông đến Hà Nội bằng đường hỏa xa, đường bộ và đường sông. Do đó chiếm được hoặc là Lạng Sơn, hoặc là Lào Cai cũng đều là chiếm được cửa ngõ đi đến Hà Nội và khống chế vùng châu thổ sông Hồng. Việc TQ tập trung lực lượng lớn gấp nhiều lần để dự định tấn công dứt điểm cho thấy ý nghĩa hệ trọng này. Hẳn nhiên là phía VN cũng nhận ra như vậy nên đã lập phòng tuyến Sông Cầu như đã đề cập ở trên. Tuy về lý thuyết thì cuộc chiến biên giới phía bắc đã chấm dứt vào tháng 3/1979, nhưng trên thực tế thì những trận đánh lẻ tẻ, giằng dai ở biên giới vẫn xẩy ra trong suốt một thập niên sau đó. Đặc biệt là trận chiến giành giật Núi Đất (Lão Sơn) vào năm 1984, một điểm cao chiến lược và được coi là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản. Con số thương vong về phía VN lên đến gần 4 ngàn người. Cuối cùng cao điểm này bị TQ chiếm. Biên giới tại đó được dời về phía nam khoảng 5 cây số. Ngoài ra, trong quyển “Sự thực về quan hệ VN-TQ trong 30 năm qua” được CSVN phát hành vào tháng 10/1979 có phần đề cập đến 15 địa điểm của VN gần biên giới bị TQ lấn chiếm. Tuy nhiên, từ khi CSVN khẩn nài TQ cho trở lại vai trò đàn em vào đầu thập niên 1990 thì các vùng đất đai bị lấn chiếm này không còn được nhắc đến nữa. 6/ Những hệ luỵ Sau cuộc chiến, hiến pháp năm 1980 của VN có thêm điều khẳng định “Trung Quốc là kẻ thù”. Nhưng chỉ 8 năm sau, khi TQ trở thành cái phao mà CSVN mong được bám vào trong lúc gần chết đuối, thì Hà Nội bắt đầu tìm cách tẩy xoá điều này trong hiến pháp và hầu hết các chứng tích dữ kiện lịch sử. Cũng năm đó, các chiến sĩ trong trận Trường Sa đã bị Bộ Chính Trị đảng CSVN để mặc nhiên trở thành những “bia tập bắn” cho lính TQ thẳng tay tàn sát. Bắc Kinh tiếp tục tung ra đoạn phim tàn sát này trên mạng Internet cho cả thế giới xem. Kể từ đầu thập niên 1990, đặc biệt sau hội nghị Thành Đô mà lãnh đạo CSVN xin thần phục Bắc Kinh trở lại, cuộc chiến năm 1979 đã trở thành một chủ đề cấm kị mà đảng và nhà nước CSVN không chỉ cấm người dân nhắc đến mà còn xóa luôn trong sách giáo khoa và quân sử. Những từ ngữ "nước lạ", "tàu lạ", "quân nước ngoài",... cũng bắt đầu xuất hiện. Cuốn sách “Những sự kiện lịch sử Việt Nam (từ 1945-2010) do hai tác giả Minh An và Bình An biên soạn, NXB Thanh Niên ấn hành quí 4-2010, trong phần tháng 2, 3/1979 không có có một chữ nào nhắc đến cuộc chiến bảo vệ tổ quốc tháng 2/1979. Với việc giới lãnh đạo CSVN tiếp tục giấu bặt các tấm bản đồ đi kèm với Hiệp Định Biên Giới Việt Trung suốt từ năm 1999 đến nay, phần lớn công luận tin rằng họ đã chính thức nhượng hẳn các vùng bị lấn chiếm suốt thập niên 1979-1989 cho Bắc Kinh. Sang thế kỷ 21, với 4 tốt, 16 chữ vàng được TQ ban cho, thì ngành ngoại giao CSVN bỗng nhiên có nhiều quan chức không mệt mỏi bênh vực cho quan điểm bành trướng và xâm lăng của TQ. Nhiều vùng đất, vùng biển của VN đã hàng ngàn năm bỗng dưng trở thành “vùng tranh chấp” với TQ để được thương thảo phân chia lại. Phần nào thuộc TQ thì TQ giữ, phần nào của VN thì cả 2 nước “khai thác chung”. Thứ trưởng ngoại giao CSVN khẳng định Ải Nam Quan chưa bao giờ là đất Việt Nam. Và không chỉ cuộc chiến 1979 biến mất trong sử sách, Bộ Giáo Dục Đào Tạo còn sửa các sách giáo khoa để học sinh không còn biết tổ tiên Việt Nam đã chống lại quân xâm lược nào suốt 5000 năm trước. Luật pháp VN có thêm luật bất thành văn nhưng ngày càng được nghiêm túc áp dụng. Đó là bất cứ người Việt nào mở miệng phản đối TQ xâm lược hoặc lên tiếng đòi bảo vệ chủ quyền VN đều là những kẻ đang “phạm tội”, và phải bị trấn áp, trừng phạt. Nhưng nhẫn tâm hơn cả, tại các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, các nghĩa trang tử sĩ hy sinh bảo vệ tổ quốc đều đìu hiu hoang vắng. Những nấm mồ tử sĩ đều hương tàn khói lạnh, không ai chăm sóc. Những tấm bia ghi lại lý do của sự hy sinh cao cả của họ đều bị đập phá, đặc biệt những tấm có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”. Trong khi đó, các quan chức Việt dọc biên giới được lệnh kéo từng đoàn sang bên kia biên giới hàng năm với các vòng hoa mang băng chữ “Đời đời nhớ ơn liệt sĩ TQ”. Và đến tận hôm nay, các khẩu hiệu phải nhớ ơn TQ tương tự cũng được các cán bộ tuyên giáo nhắc nhở trong những buổi giảng dậy cho đảng viên các cấp. Cứ tạm để qua bên khía cạnh phản bội đất nước và chỉ xét về cách đối xử của lãnh đạo đảng CSVN đối với quân đội, người ta đã đủ kinh ngạc về những kẻ cho đập phá cả mồ mả và đang xóa tên những chiến sĩ đã hy sinh khỏi sử sách, lại nhất định bắt hiến pháp mới phải tiếp tục ghi rõ "quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng CSVN"! Lê Vĩnh http://www.viettan.org/Tong-quat-ve-tran-chien-bien-gioi.html?artsuite=1  
......

Sao lại làm ngơ cuộc chiến 1979 trong sách giáo khoa?

Trong một chuyến du ký ở Việt Nam để tìm hiểu về dư âm của cuộc chiến 1979, nhà báo Michael Sullivan có tìm đến một nghĩa trang ở Lạng Sơn. Khi chứng kiến một phụ nữ thắp nhang cho người thân của mình, một binh sĩ đã hy sinh để chống lại quân xâm lược Trung Quốc, Micheal Sullivan đã an ủi bà rằng thôi thì chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng rất dứt khoát, bà Phạm Thị Kỳ - tên của người phụ nữ - đã nói rằng “Không, sẽ không bao giờ chấm dứt. Với Trung Quốc, làm sao mà chấm dứt được?”. Khu nghĩa trang nhỏ nơi bà Phạm Thị Kỳ đang viếng người thân, sẽ không bao giờ nói lên đủ nỗi đau của một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt đó. Theo ước tính chủ quan của các sử gia nước ngoài, ước tính có 50.000 người Việt đã thiệt mạng, bao gồm binh sĩ cùng người già và trẻ con bị quân Trung Quốc tàn sát man rợ trên đường rút chạy, để trả thù cho cuộc xâm lăng thất bại, với khoảng gần 100.000 lính bị thương và chết. Ở Việt Nam ngày nay, người ta không dễ tìm thấy một cách trọn vẹn những dữ liệu mang tính chính thống cho cuộc chiến kỳ quặc và đau thương này. Hiếm có bộ phim nào ra rạp với kịch bản về cuộc chiến biên giới phía Bắc – dù đó là nguồn đề tài sử thi dồi dào. Rất ít sách nghiên cứu về hậu quả của cuộc chiến này, đối với đất nước và con người Việt Nam. Thậm chí, không có dòng nào trong sách giáo khoa lịch sử - so với hàng núi sách về cuộc chiến với người Pháp, người Mỹ và miền Nam Cộng hòa được phổ biến rộng rãi – mà những đứa trẻ như con cháu bà Phạm Thị Kỳ vốn vẫn thắc mắc khi đến viếng mộ người thân của chúng. Đã đến lúc Bộ GD ĐT đưa câu chuyện chiến tranh này vào sách giáo khoa chưa? Chí ít đó là một chương rất nhỏ và mờ nhạt về cuộc chiến này, để không làm đau tủi hàng chục ngàn người Việt đã ngã xuống, đổ máu trong các cuộc đụng độ biên giới, để chúng ta có thể ngồi yên ở đây, hôm nay? Không khác mấy ở Việt Nam. Cuộc chiến biên giới 1979 Việt – Trung cũng được nhắc đến rất mờ nhạt ở Trung Quốc. Ngay trong sách giáo khoa của học sinh trung học đại lục, chỉ có vài dòng ít ỏi mô tả để thế hệ sau không lãng quên quá khứ nhưng lại không quên ghi rằng đó là một cuộc chiến tự vệ và đánh trả để chứng minh "sức mạnh và chính nghĩa" của Trung Quốc. Giải thích về chuyện vì sao quân đội Việt Nam không hề tiến qua biên giới, mà chính quân đội chính quy Trung Quốc lại thọc sâu vào đất Việt Nam, các sử gia nhà nước đã ghi rằng bởi PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa) chấp nhận đáp trả thách thức của nước Nga, lúc đó đang hậu thuẫn cho Việt Nam, khi đưa ra lời cảnh cáo nếu vượt biên giới thì Nga sẽ pháo kích đánh trả. Dù ít, nhưng người Trung Quốc cũng được dạy rằng họ mang "chính nghĩa" đi khắp thế giới, và Hoàng Sa và Trường Sa là của đất mẹ đại lục hiện vẫn chưa thu hồi được. Cuộc chiến 1979 được Trung Quốc mô tả với hơn một tỷ dân của họ rằng Việt Nam “kiêu ngạo và càn quấy” nên cần được dạy dỗ. Ký ức về cuộc “dạy dỗ” đầy man rợ đó vẫn lưu truyền trong dân chúng, và những nấm mồ người dân Việt vô tội im lặng nằm rải rác, dọc khắp biên giới Bắc là bằng chứng không thể chối cãi. Vì sao chúng ta cần những sự thật lịch sử? Vì sao phải cần ghi vào sách giáo khoa cho con cháu về sau? Câu hỏi nghe chừng có vẻ ngớ ngẩn – nhưng không phải là không cần đặt ra lúc này. Vì bởi lịch sử làm nên nhân cách và dân tộc tính của mỗi quốc gia. Lịch sử tạo nên những con người có ý thức rằng dân tộc mình đã tồn tại với thất bại và vinh quang như thế nào. Lịch sử dặn dò rằng con người nhỏ nhoi nhất có thể trở nên vĩ đại nhất, nếu vượt qua và sống sót. Tựa lưng vào lịch sử đầy đủ và trung thực, con người có thể tìm thấy cho mình cái nhìn sâu sắc, giá trị giúp cho từng thế hệ đi tới. Lịch sử không để dùng nuôi giữ hận thù hay phục vụ cho mục đích nào đó, ngoài việc dâng tặng cho tri thức tử tế và sinh tồn. Lịch sử là kho kinh nghiệm vô giá để loài người soi lại chính mình. Cố tình lãng quên sự thật và lịch sử mới chính là cách dùng súng bắn vào quá khứ. Ở Trung Quốc lúc này, việc đòi hỏi minh bạch cuộc chiến 1979, đưa vào sách vở chính thống cũng đang rộ lên trên các diễn đàn tiếng Hoa. Trên tờ New York Times, khi ký giả Howard. W. French hỏi vài cựu chiến binh Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến 1979 rằng họ có biết ý nghĩa của cuộc chiến đó là gì không, họ đã lắc đầu nói “tôi không biết”. Long Chaogang, tên của người cựu binh này, nói rằng khi con cháu hỏi về cuộc chiến này, và vì sao, ông chỉ còn biết gạt phắt đi và nói “không phải việc của tụi mày”. Xu Ke, tác giả một cuốn sách tự phát hành mang tên “The Last War”, từng là một cựu pháo binh 1979, thì có những lý giải khác. Ông nói với ký giả Howard rằng cuộc chiến đó là phần ký ức buộc phải xóa đi trong trí nhớ của người Trung Quốc, bởi lý do của cuộc chiến đó không rõ ràng. Thậm chí, còn có lý thuyết rằng Đặng Tiểu Bình dấy lên vụ xung đột biên giới để rảnh tay sắp xếp lại quyền lực của mình trong Bộ Chính trị, vốn đang bị ám ảnh khuôn mẫu từ triều đại của Mao và đầy bất lợi với họ Đặng. Trung Quốc làm ngơ và xóa ký ức của người dân Trung Quốc về cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979 bởi họ không có chính nghĩa. Cả thế giới nhìn thấy đó là cuộc xâm lăng điên cuồng. Nhưng người Việt thì không thể làm ngơ với lịch sử của mình, đặc biệt khi đó là phần lịch sử bảo vệ tổ quốc, kiêu hãnh và lưu danh trong ký ức nhân loại. Lịch sử phải được ghi lại, được giáo dục trong sách giáo khoa để ghi rõ những quân đoàn Trung Quốc trên đường tháo chạy vẫn được tướng Hứa Thế Hữu (*) truyền lệnh “sát cách vô luận” – tức thấy là giết, không cần lý lẽ. Đàn bà bị hãm hiếp rồi giết, trẻ con bị đập chết, người già bị chôn sống... "chính nghĩa" của đạo quân phương Bắc là vậy. Lịch sử phải được nhìn thấy đủ, để dấy động mọi tâm can, cho những cuộc thắp hương tưởng niệm hàng năm phải được là lễ trọng, không bị ngăn trở và vô vàn những bia, chữ tưởng niệm không bị vô-chủ tâm nhổ bỏ, hoặc làm ngơ với phong sương. 17.2.1979 không phải là cuộc chiến riêng của vài tỉnh miền Bắc Việt Nam, cuộc chiến đó là cuộc chiến của lòng ái quốc và lòng tự trọng của một dân tộc trước thách thức để sinh tồn và độc lập. 17.2 cũng cần được kính trọng không khác ngày 2.9 trên đất nước này. Vậy thì, khi nào sách giáo khoa Việt Nam sẽ ghi vào đó phần máu thịt và đau thương của người Việt đã bị làm ngơ? Khi nào? Kết thúc chuyến đi của mình tại Trung Quốc, ký giả Howard hỏi ông Xu Ke rằng ông sẽ làm gì với cuốn sách của mình. Người cựu chiến binh Trung Quốc đó im lặng chốc lát, và trả lời rằng ông muốn nhân dân mình được biết, tường tận về những gì đã xảy ra. "Bọn đạo đức giả và phản bội đã che giấu sự thật", ông Xu Ke nói. -------------------------------------- (*) Tháng 9.2008, Tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu từng được nhiều báo Việt Nam đăng bài ca ngợi là tài năng xuất chúng, mà "quên" rằng ông ta chính là người cầm cánh quân tiến công vào Cao Bằng - Lạng Sơn năm 1979, với chủ trương tàn phá mọi nhân lực và vật chất của Việt Nam. http://www.rfavietnam.com/node/3052
......

Thư ngỏ gửi đồng bào người Việt hải ngoại của ông Đặng Xương Hùng

Genève, ngày 14 tháng 2 năm 2016. Tôi là Đặng Xương Hùng, từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và ly khai khỏi chế độ từ 10/2013. Hiện tôi đang tị nạn chính trị tại Thụy sĩ. Tôi muốn viết thư ngỏ này để chia sẻ một vài tâm sự với quý đồng bào, nhất là đối với những ai vẫn còn liên hệ và hợp tác với chính quyền trong nước. Đầu tiên, chúng ta nên cần nhất quyết khẳng định lại với nhau rằng: sự hiện diện của chúng ta, hơn ba triệu người Việt nằm rải rác khắp nơi trên toàn thế giới, là cuộc trốn chạy chế độ cộng sản, đi tìm tự do và tìm sự khai sáng văn minh cho chính bản thân chúng ta. Các quốc gia đã đón tiếp chúng ta cũng chỉ vì những lý do nêu trên. Tôi dự định viết thư ngỏ này đã lâu, với thắc mắc rằng: tại sao chúng ta đang trốn chạy cộng sản, mà vẫn còn nhiều người tiếp tục liên hệ, hợp tác và giúp đỡ chính quyền cộng sản trong nước ? Một trong những lý giải của tôi, đó là: có thể là họ nghĩ, chế độ cộng sản trong nước đã thay đổi, không còn tính chất cộng sản như trước nữa. Trước đây, tôi phần nào chia sẻ suy nghĩ này. Bản thân tôi cũng luôn hy vọng, một ngày đẹp trời, chế độ cộng sản trong nước thay đổi. Đó là điều đáng mừng cho dân tộc, cho đất nước. Nhưng tới nay, thời điểm sau Đại hội đảng 12, chúng ta đã có thể khẳng định với nhau rằng: đảng cộng sản không thay đổi và họ sẽ không bao giờ nghĩ đến việc thay đổi. Nội dung các văn kiện đại hội đảng và việc sắp xếp nhân sự vừa qua, đưa đến cho tôi một kết luận rằng: đảng cộng sản Việt Nam chỉ muốn xây dựng một Chế độ đảng trị vững mạnh, chứ họ không nghĩ tới việc xây dựng một Quốc gia Việt Nam hùng mạnh. Đó là những kết luận chính, mà tôi mong muốn được chia sẻ cùng quý đồng bào. Do vậy, chớ nên nhầm lẫn rằng những nỗ lực của tất cả những cá nhân đang liên hệ và hợp tác với chính quyền trong nước, là để góp phần xây dựng đất nước, như đảng cộng sản đang tuyên truyền. Mà đó chính là hành động gián tiếp giúp sức để đảng cộng sản củng cố chế độ đảng trị của mình. Gián tiếp làm phương hại, gây khó khăn cho phong trào đấu tranh của đồng bào trong nước. Gián tiếp gây sự phân hóa không đáng có trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Đẩy xa mọi cố gắng mang lại dân chủ, nhân quyền cho đất nước. Một số đồng bào, còn ngây thơ bỏ tiền mua nhà tại Việt Nam, với tính toán nào đó, cho một ngày mai còn rất xa vời. Mà họ chưa nhìn thấy rằng, người dân trong nước đang bị cướp đất hàng ngày. Lực lượng dân oan đang ngày càng đông đảo. Luật quy định: đất đai là của toàn dân, chỉ để lòe bịp và che dấu thực tế hiển hiện, đất đai là của đảng. Rất dễ một ngày nào đó, sẽ xuất hiện hàng loạt Việt kiều oan !!! Đảng và nhà nước đang dựa vào quỹ đất đai để «cải thiện» sự yếu kém trong phát triển kinh tế. Sự giầu lên kinh khủng của hàng ngũ tư bản đỏ hiện thời cũng phần lớn là từ đất đai. Mở rộng vô tội vạ Hà nội cũng là nhằm để tăng quỹ đất, tăng giá đất ruộng đồng của nông dân, biến thành những dự án béo bở. Nguy cơ mất nước cũng sẽ từ đây mà ra. Thư cũng đã dài, để kết thúc ở đây, tôi xin viết lại một câu chuyện của người Indiens Nam Mỹ. Câu chuyện như sau: « Khu rừng bị cháy. Mọi con vật đều tìm cách để thoát thân. Chỉ riêng có chú chim sâu nhỏ, bay đi, bay lại tìm nước, và mang trong mỏ của mình giọt nước nhỏ bé thả xuống khu rừng. Nhìn thấy như vậy, con Tatou đã hỏi: – Này chim sâu, bạn đang làm gì vậy, bạn tưởng là bạn sẽ dập tắt đám cháy bằng những giọt nước đó ư?  Chim sâu trả lời : – Không, tôi không tin như vậy, nhưng tôi đang làm phần việc của mình. » Từ bỏ đảng, ly khai khỏi chế độ, tôi cũng chẳng hề hy vọng làm yếu đi đảng cộng sản, lại càng không hề nghĩ sẽ làm sụp đổ được chế độ cộng sản, mà chỉ đơn thuần là hành động – hành động theo con tim mình mách bảo. Cứ mỗi độ xuân về, hàng triệu đồng bào hải ngoại lại mong ngóng một ngày được trở về trên mảnh đất quê hương thanh bình. Bất hợp tác với chế độ hiện thời là « giọt nước nhỏ của chú chim sâu » mà tôi thông qua thư ngỏ này, gửi lời tâm sự chân thành đến tất cả quý đồng bào tị nạn cộng sản Việt Nam ở khắp năm châu. Xin gửi đến quý đồng bào lời chúc an lành cho Xuân Bính Thân 2016. Đặng Xương Hùng https://www.facebook.com/dang.xuonghung/posts/10207277505449413  
......

Tư Sang gian hiểm

Nếu nói một đồng chí trong Bộ Chính Trị bị kỷ luật thì đó chính là đồng chí Trương Tấn Sang tức Tư Sang. Năm 2001 Tư Sang được vào Bộ Chính Trị và được phân công làm Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương. Đến năm 2003  Tư Sang bị kỷ luật vì hồi còn làm bí thư thành uỷ HCM đã  xảy ra vụ trùm xã hội đen Năm Cam tung hoành hoạt động. https://vietbao.com/a21028/toi-phien-truong-tan-sang-bi-ky-luat-vi-vu-nam-cam Nhưng Tư Sang không hề chi, đến năm 2006 được đôn lên cao hơn làm thường trực Ban Bí Thư rồi 5 năm sau Tư Sang làm chủ tịch nước. Từ năm 2006 Tư Sang thấp thoáng tin dồn trong dư luận là người có ý cải cách, dân chủ. Rất nhiều cây viết ngầm tỏ ý ca ngợi Trương Tấn Sang. Tin đồn còn cho biết Sang đứng đằng sau ủng hộ nhiều nhóm diễn đàn xã hội dân sự. Có những tấm hình cho thấy Tư Sang rất gần gũi với giới trí thức cấp tiến. Cũng như Sang có nhiều phát biểu khá mạnh mẽ về đổi mới, cải cách và lên án tham nhũng, nợ công, cách điều hành của chính phủ. Phải nói tất cả những gì Sang nói, đều đáng ghi nhận. Người ta tin tưởng Sang đến mức, nhiều vụ án người dân viết đơn gửi đến Sang trong niềm hy vọng nhờ cậy sự công minh, chính trực vị chủ tịch nước sẽ làm giảm giúp án oan. Nếu diễn tiến cứ như thế, đến tuổi về hưu. Tư Sang đáng được vị nể hơn rất nhiều so với hàng ngũ lãnh đạo cùng thời với ông ta. Càng về cuối nhiệm kỳ, người ta càng thấy một Tư Sang có vẻ như cay cú muốn ăn thua với Nguyễn Tấn Dũng.  Những phát ngôn của Sang về nợ công, tham nhũng mang mầu sắc của sự mưu toan hạ bệ đồng chí của mình hơn là chống tham nhũng thực sự. Nhưng điều này chẳng khiến dư luận quan tâm, chuyện các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng hại nhau còn được dân chúng đồng tình cổ vũ và khuyến khích mạnh hơn. Vì đồng chí nào chẳng có những vết nhơ, lôi ra là có. Việc Sang tấn công Dũng không phải là chuyện đáng bàn. Nhưng Tư Sang có phải là người dân chủ, cải cách hay không thì cần phải bàn. http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Chu-tich-nuoc-Truong-Tan-Sang-tham-chuc-tet-Tong-cuc-V-Bo-Cong-an-382160/ Báo công an đưa tin ngày 5.2.2016, Tư Sang đến thăm tổng cục 5 của Bộ Công An. Cùng đi với Sang là hai thượng tướng an ninh người miền Bắc là Bùi Văn Nam và Trần Việt Tân. Hai tướng này trước kia từng là tổng cục trưởng cục 5. Hãy nghe xem Trương Tấn Sang nói gì với tổng cục 5 trong lần chúc Tết đầu xuân này. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh trong thời gian tới, lãnh đạo, cán bộ chiến sĩ Tổng cục V cần tiếp tục không ngừng nỗ lực cố gắng phấn đấu, phát huy những kết quả thành tích đã đạt được, bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Cán bộ chiến sĩ Tổng cục V cần tập trung tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình hành động thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; chủ động, nhạy bén tổ chức tốt công tác nắm tình hình, thực hiện hiệu quả vai trò tham mưu chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc gia; nhạy bén, sáng tạo trong công tác chiến đấu; nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch. Những gì Sang căn dặn  Tổng cục 5 là cần phải bám sát, tức tới đây phải theo hầu và nghe chỉ bảo của Đảng ( tức Nguyễn Phú Trọn ) và Nhà nước ( tức Trần Đại Quang ) để thực hiện nghị quyết và nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn thất bại mọi âm mưu của thế lực thù địch ( tức các hội nhóm xã hội dân sự). Có bao nhiêu cơ quan cần chúc Tết, nhưng đầu xuân mới, Tư Sang chọn tổng cục 5 của an ninh để đến và căn dặn những lời như vậy. Rõ cho thấy Sang rất gắn bó mật thiết với cơ quan này. Nếu vậy, Tư Sang quá gian hiểm. Ông ta một đằng ra vẻ ủng hộ các phong trào xã hội dân sự, mặt khác ông ta chỉ đạo tổng cục 5 phá án và bỏ tù những người đấu tranh. Đến bây giờ những người có tư tưởng đấu tranh có liên quan đến Trương Tấn Sang được chia làm hai loại. Một loại đang ở trong tù, hoặc đã ra tù sau những bản án dài khắc nghiệt. Đây là những người đấu tranh đã nhầm lẫn, hy vọng vào một '' minh chủ ''. Nhưng đến giờ kể cả ra tù, những người này vẫn chưa tỉnh ngộ để nhận ra bộ mặt của Trương Tấn Sang đã ngầm khích lệ họ xông pha , để rồi các đệ tử của Sang có thành tích, cho Sang có căn cứ để thăng cấp. Loại thứ hai thì lửng lơ theo Sang đánh phá các đối thủ chính trị của Sang. Loại này giờ đây được Sang bàn giao lại phục vụ Nguyễn Phú Trọng. Loại này trước kia ca ngợi Sang, giờ bắt đầu quay sang ca ngợi Nguyễn Phú Trọng. Đây là lực lượng khá đông đảo mà Sang gây dựng quan hệ thời còn làm bí thư thành phố HCM, thông qua lực lượng này Sang còn phát triển các cây viết đến tận bên kia bờ đại dương. Nếu chúng ta chú ý, có những cây viết bên Hoa Kỳ bình thường chỉ bán tán chuyện không liên quan gì đến chính trị. Nhưng khi trung ương 14 đến đại hội 12 diễn ra, các cây viết này tập trung lên án Nguyễn TấN Dũng và ngầm buông lời khen Nguyễn Phú Trọng như một vị '' minh quân'' hiền lành, dũng cảm, đạo đức. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy những cây viết ở hải ngoại trên có quan hệ mật thiết với nhóm tay chân của Sang trong nước. Hoá ra tất cả những gì Tư Sang làm trước kia, chỉ để nhằm gây loạn xã hội, khiến Nguyễn Tấn Dũng phải gặp khó khăn trong vai trò thủ tướng điều hành chính phủ. Khi hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng rồi, Sang ra mặt đốc thúc quân diệt nốt những  đòn bẩy mà Sang đã tạo ra. Bây giờ thì người ta không thấy Tư Sang nói gì đến dân chủ, đổi mới nữa.  Thậm chí bức thư chúc Tết đến cả nước Sang cũng không cần phải dài dòng như những năm trước. Nhà báo Bùi Hoàng Tám phải công nhận điều ấy trong bài viết trên báo Dân Trí. Bức thư mùa xuân 2016 này, có lẽ là thư ngắn nhất trong số những bức thư của ông. Song, không vì thế mà thiếu đi sự quan tâm, sẻ chia, đặc biệt là tình cảm và trách nhiệm của ông đối với đồng bào và Tổ quốc. http://dantri.com.vn/blog/nghi-ve-thu-chuc-tet-2016-cua-chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-20160209015326585.htm Hãy nhìn bức thư chúc Tết của Trương Tấn Sang cách đây vài năm, có những đoạn như này. Tôi kêu gọi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực, đem tất cả tinh thần và sức lực, trí tuệ và tài năng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hành dân chủ rộng rãi với tư tưởng pháp quyền tiến bộ, tiếp tục đưa đất nước tiến lên. http://baochinhphu.vn/Tieu-diem/Thu-cua-Chu-tich-nuoc-chuc-Tet-Giap-Ngo-2014/192044.vgp Lời kêu gọi của Sang trước thềm năm 2014 có những lời lẽ về đổi mới, thực hành dân chủ rộng rãi, tư tưởng pháp quyền tiến bộ. Nhưng lời của Tư Sang năm 2016 lời lẽ của Tư Sang khác hẳn, ông ta nhắc đến chuyện noi gương Bác Hồ, thực hiện nghị quyết Đảng, ổn định giữ vững môi trường hoà bình. http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/288803/chu-tich-nuoc-chuc-tet-binh-than-2016.html Dịch nghĩa của bức thư chúc Tết năm 2016 của Tư Sang là phải theo bác theo đảng đến cùng, phải tránh căng thẳng với Trung Quốc để giữ hoà bình, phải trấn áp các thế lực đòi đa nguyên để giữ ổn định. Trương Tấn Sang, kẻ đem con bỏ chợ, qua cầu rút ván, thỏ cáo hết rồi cung tên đốt bỏ. Bộ mặt giả nhân nghĩa, đạo đức, đổi mới, dân chủ của Sang ngày càng rơi rụng để lộ rõ y là một tên cộng sản nham hiểm, vì mục đích bè phái tranh quyền lực mà đặt bẫy, xúi dục người lương thiện phải vào vòng tù tội. Sau đó phủi tay đứng nhìn, leo cao nhất đến mức có thể rồi hạ cánh an toàn. Nếu không viết những dòng này, nhều người đấu tranh vẫn cứ ngỡ Tư Sang là một minh quân. Anh Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh Nhiệm kỳ cuối cùng trên cương vị chủ tịch nước, '' minh quân '' Trương Tấn Sang không hề động bút để đặc xá cho một tù nhân lương tâm, bất đồng chính kiến nào. Thậm chí đến vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vi phạm các thủ tục tố tục của các cơ quan hành pháp rõ mười mươi. Nhưng trên cương vị chủ tịch nước nắm hành pháp, Trương Tấn Sang vẫn làm ngơ. http://nguoibuongio1972.blogspot.de/2016/02/tu-sang-gian-hiem.html
......

Nguyễn Phú Trọng sẽ bị đánh bại trong vòng 5 tháng tới?

Sau đại hội XII của Đảng nhiều người đã không thể dấu được vẻ tiếc nuối khi nhìn thấy sự đăng quan của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chơi có thể nói rằng đã được ông ta dàn sếp đâu vào đó. Và nhìn ông Nguyễn Tấn Dũng. Người được đặt nhiều kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi cho bộ mặt quốc gia. Nhìn vào cuộc đấu đá vừa diễn ra người ta cũng không thể hiểu được chuyện gì đang sảy ra, khi ông Dũng năm lần bảy lượt xin rút lui trong khi được nhiều phiếu ủng hộ ông vào trung ương. Không hiểu tại sao một người giàu tham vọng chính trị và quyết đoán như ông Dũng lại có thể nhượng bộ một kẻ lú lẫn giáo điều như ông trọng như thế. Nhìn vào thì có thể thấy khó hiểu nhưng suy xét cho kỹ thì mọi chuyện không phải như vậy. Trước tiên là vào năm 2011 khi ông Trọng được bầu làm tổng bí thư thì ngay lập tức ông đã bày binh bố trận để nắm giữ quân đội trong tay khi đưa 2 vị tướng đều nằm ở quân khu 3 là ông Ngô Xuân Lịch và ông Lương Cường vào quân ủy Trung ương nắm giữ tổng cục chính trị ông Lịch làm chủ nhiệm tổng cục chính trị còn ông Cường làm phó. 2 chức danh chủ chốt nắm giữ cả quân đội lẫn chính trị đồng nghĩa với việc ông Trọng đã mưu toan kéo bè kết phải để nắm trong tay thế thượng phong trong mọi cuộc chơi. Từ khi đó đến nay quân đội như bị tê liệt trước hàng loạt các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở biển Đông. Thay vào đó quân đội luôn được đôn đốc rằng phải bám sát mục tiêu là gìn giữ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chế độ. Trên cương vị là chủ tịch quân ủy và tổng bí thư đảng cộng sản thì ông đã kết hợp hai cơ quan này lại với nhau vì mục đích đảm bảo quyền lực. Quả nhiên trong quãng thời gian chuẩn bị từng ấy năm thì việc ông Trọng huy động lực lượng để bảo vệ đại hội Đảng là một điều hết sức dễ hiểu. Nói thì nói bảo vệ đại hội chứ thực chất chúng ta có thể thấy rõ rằng nếu kết quả không như mong đợi của ông ta thì ông ta sẽ làm gì tiếp theo. Dùng súng đạn để thực hiện mưu đồ chính trị? Không thể nào. Nhìn bề ngoài ông ta có vẻ rất hiền lành cơ mà? Nhưng chớ vội nhìn mặt bắt hình dong. Ông Trọng là ai? Một giáo sư trong ngành xây dựng Đảng. về lịch sử thì ai cũng biết. Để tồn tại và phát triển thì Đảng cộng sản luôn dùng bạo lực và vũ trang. Họ không chừa bất cứ một thủ đoạn nào để có được vị thế như ngày hôm nay, điều đó không thể chối cãi. Chính vì vậy một giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng có thể làm bất cứ thứ gì nếu như mọi việc không theo ý ông ta. Hơn nữa phe cánh của ông Trọng cũng ủng hộ ông để có thể leo lên những chức vị cao như trường hợp của ông Trần Đại Quang, người chuẩn bị được đưa lên làm chủ tịch nước. vậy có gì khó hiểu khi lực lượng 5000 quân được huy động trong một kỳ đại hội? Còn phải kể đến những vụ giàn sếp về nhân sự khi ông Trọng đã đưa ra một loạt tiêu chí nhưng cuối cùng chính ông mới là người phù hợp nhất. Từ đó nhìn vào những hành động của ông Dũng chúng ta có thể thấy rõ nguyên nhân cho những việc làm đó thứ nhất là tránh được một cuộc binh đao nội bộ đẫm máu thứ hai là có thể đường đường chính chính thể hiện bộ mặt của một chính nhân quân tử khi từ chối chơi một ván cờ bẩn thỉu do ông Trọng bày ra để đánh với ông Dũng. Một ván cờ mà luật chơi cờ ông Trọng đã bày ra ngồi xổm lên chính cái điều lệ Đảng. Hành động của ông Dũng giống như một thông điệp nói rằng: “này ông bạn già! Tôi không thèm chơi cái ván cờ dơ bẩn này của ông vì ông chơi không đẹp”. Không thể phủ nhận ông Dũng là người chiếm được lòng dân nhiều hơn mọi đối thủ. Nhà dùng binh kiệt xuất thời Xuân Thu là Tôn Tử có nói: ”chiếm được thành trì nhưng không chiếm được lòng dân thì cũng kể là thất trận” một nhận định đơn giản nhưng cũng cho ta thấy tầm quan trong của việc lấy lòng dân. Việc làm của ông Dũng lần này như tô thêm vẻ quân tử khi từ chối tham gia ván cờ đã được sắp đặt cho nên mọi người cũng có phần nể trọng ông Dũng thêm một chút nào đó. Từ khi nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa thì cán cân quyền lực đã bị đồng tiền chi phối sâu sắc. Kẻ nắm trong tay chức vị như một vị hoàng đế thời phong kiến là chức Tổng bí thư không còn là thế lực tuyệt đối bất khả xâm phạm nữa. Chắc hẳn chúng ta còn nhơ chiến dịch chống tham nhũng mà ông Trọng đã sử dụng mà mục đích là loại ông Dũng ra khỏi sân chơi chính trị trong khoảng thời gian ông Trọng lên nắm quyền nhưng ông Dũng vẫn đứng vững không gì có thể đánh đổ được ông. Chỉ chừng đó thôi cũng cho ta thấy rõ sức mạnh của đồng tiền mãnh liệt đến mức nào. Với việc tự xin rút khỏi cuộc chơi này ông Dũng cũng đã thể hiện tài mưu lược của mình. Thời Tam Quốc sau trận đánh Xích Bích. Khổng Minh dẫu biết rằng giao cho Quan Vũ việc lấy đầu Tào Tháo là một việc không thể nào sảy ra vì trước đây Tào Tháo đã đối xử như huynh đệ với Quan Vũ trong thời gian ở với Tào Tháo. Nhưng Khổng Minh vẫn để Quan Vũ đi để có thể tạo đường sống cho Tào Tháo. Bởi vì quân Ngô sau khi thắng trận Xích Bích thì khí thế ngút trời mạnh vô địch thủ nếu giết Tào Tháo khác nào tự sát. Phải để nước Ngụy tồn tại để kìm hãm sự lớn mạnh của nước Ngô. Nguy chết Thục cũng chết chi bằng để Tào Tháo sống rồi nước Thục sẽ tiếp tục được tồn tại mà không ngừng lớn mạnh. Vì vậy ông Dũng cũng đã khôn ngoan thả chức Tổng bí thư cho ông Trọng tiếp tục nắm giữ để nhằm mục đích triển khai các lá bài chiến lược của mình trong vòng 5 tháng cuối nhiệm kỳ và hạ gục Trọng cũng như phe cánh của Trọng một cách ngoạn mục. Hơn nữa con thuyền của Đảng đang gặp phải nhiều vấn đề không thể giải quyết mà chỉ còn cách nhìn nó chìm dần mà thôi. Hàng loạt chính sách đối nội, đối ngoại không hợp lý làm cho lòng dân ngày càng bất mãn cùng với đó là nguy cơ vỡ nợ quốc gia đang khiến cho lòng dân ngày một bất mãn. Trong khi đó chính ông Dũng đã hứa hẹn nhiều chính sách đổi mới và chính ông ta mới là người được kỳ vọng sẽ thay đổi được cục diện. việc ông xin rút lui và nhường chỗ cho ông Trong cũng đồng nghĩa với việc ông đã bước một chân ra khỏi con tàu đang chìm dần, chỉ đợi đến lúc chìm thì ông Dũng chỉ việc ngồi im mà được sự tung hô. Như đã nói ở trên việc ông Dũng xin rút lần này cũng giống như việc Khổng Minh gián tiếp tha chết cho Tào Tháo nhưng ở đây ông Dũng còn phải nói là cao tay hơn cả Không Minh. Ông không phải như Khổng Minh là để duy trì thế chân vạc trong thời Tam Quốc mà ông Dũng lại muốn đánh cho ông Trọng tán tác không còn một manh giáp nào. Ông không muốn giữ thế cân bằng giữa Trọng và Dũng mà còn muốn nhiều hơn thế. Ông Dũng còn 5 tháng nhiệm kỳ tuy ít ỏi nhưng chừng đó cũng đủ để ông tung ra những đòn quyết định. Sau khi tung ra đòn quyết định nhấn chìm Trọng thì dù có hết nhiệm kỳ không còn nằm trong con thuyền của Đảng nữa thì một thời gian ngắn sau ông có thể bước chân trở lại chính trường với sự chào đón nồng nhiệt. 5 tháng này sẽ là một ván cờ khác mà người bày ra sẽ là ông Dũng, ván cờ này chắc chắn ông Trọng sẽ không có cửa mà thắng. Một Chân Dung Quyền Lực 2.0? không đây không phải là cuộc chiến như hồi năm ngoái mà là cuộc chiến sinh tử một mất một còn, nếu ông Dũng dùng hồ sơ tham nhũng của địch thủ ra để chống lại họ khác nào ông ta tự bắn vào chân mình. Điều mà ông Dũng chắc chắn sẽ thấy rõ là cái chức vị dựa vào tập thể của ông Trọng. Ai cũng biết tài năng của ông Trọng thế nào và không thể đứng ra đối đầu tay đôi với ông Dũng trong cuộc chiến đầy mưu toan này. Việc mà ông Dũng sẽ làm lúc này sẽ là tách ông Trọng ra khỏi cái tập thể và bắt ông ta phải làm việc một cách độc lập, đưa ra những quyết định đòi hỏi sự quyết đoán và bản lĩnh cá nhân. Khi đó tài năng của ông Trọng sẽ được phơi bày rõ ràng hơn bao giờ hết. chẳng tốn nhiều công sức mà ông Dũng đã chiếm lợi thế. Chưa kể đến việc bộ hồ sơ khởi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế ICA chắc chắn đã và đang được hoàn thiện và sẽ được đưa ra trong một ngày không xa cùng với đó là việc thuê một công ty luật uy tín của thế giới. điều này đánh thằng vào bộ mặt thân Trung Quốc của ông Trọng mà ông Trọng không thể nào ngăn cản được. Nếu Trọng ngăn cản chẳng khác nào phơi ra rõ ràng hơn cái bộ mặt vong ngoại, xem thường chủ quyền quốc gia của ông ta. Dù thắng kiện hay không thì ông Dũng vẫn lại được ghi điểm trong con mắt người dân cùng với các Đảng viên có tâm. Từ đó ông Trọng cũng mất đi sự trợ giúp đắc lực về chính trị từ Bắc Kinh. Một tổn thất rất nặng nề cho ông Trọng. Không dừng lại ở đó ông Dũng đã phản công thì cũng sẽ phản công một cách mạnh mẽ và khiến cho ông Trọng không thể nào ngốc đầu lên được bằng hàng loạt đòn tấn công. Đó là quân bài TTP. Ông Dũng sẽ khai thác triệt để các thỏa thuận đã ký và cam kết với TTP để có thể gia nhập. Việc ông Dũng đệ trình lên quốc hội hàng loạt các dự luật sẽ khiến cho ông Trọng điên đảo. nếu như việc thành lập công đoàn độc lập được quốc hội thông qua thì chẳng khác gì một quả đấm thẳng vào mặt ông Trọng. Cùng với đó là các dự luật như thành lập hội. Sẽ ra sao nếu ông Trọng ngăn cản? Điều đó chẳng khác gì ông Trọng đang cho người ta thấy rõ bộ mặt độc tài, độc đoán, phi dân chủ của ông ta mà nếu cho phép thì chỉ có nước tự mình chặt tay. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ đẩy ông Trọng vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu dự luật được thông qua sẽ không loại trừ khả năng ông Dũng sẽ tách ra thành lập một đảng riêng nhưng vẫn giữ 2 từ Cộng Sản, ví dụ như đảng cộng sản dân chủ, đảng cộng sản cánh tả… vân vân và vân vân. Khi hàng loạt đảng viên đã từ bỏ Đảng và sự bức xúc trong quần chúng ngày càng tăng cao thì họ sẽ theo ai? Một đảng phái đối lập được dẫn dắt bởi một người chiếm được lòng dân như ông Dũng? Cái đảng cộng sản già cỗi, cố hữu, bảo thủ của ông Trọng chỉ còn con đường chết. Một chiến thắng không mấy tốn công sức. Đã đánh là phải đánh tới cùng. Sau đại hội đảng XII chính ông Trọng đã phơi bày mọi thứ xấu xa của Đảng, thể hiện sự chia rẽ sâu sắc mà không có thứ gì có thể hàn gắn được. Từ trước đến nay Đảng đã mắc quá nhiều sai lầm mà nhân dân không thể nào tha thứ được. Đây là thời đại mà có quyền lực trong tay chưa chắc đã muốn làm gì thì làm. Trong bối cảnh này nghĩ sao nếu ông Dũng tiếp tục đưa ra dự luật về tự do báo chí? Người dân có thể nói thoải mái mà không sợ bất cứ ai bắt bớ? Ban tuyên giáo của ông Trọng liệu có còn sang sảng nói lao trắng trợn được nữa không? Kèm với sự tự do báo chí ông Dũng đánh thêm một đòn nữa là đưa ra đạo luật cho phép biểu tình? Người dân có quyền bày tỏ thái độ. Trong khi người được lòng dân nhất chính là ông Dũng? Ông có chết không thưa ông Trọng? Không chết thì cũng ngất ngư. Khi đang được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của người dân bởi những đạo luật ông đưa ra thì khi đó ông Dũng có thể ngang nhiên tung ra các tài liệu mật của bộ chính trị cùng với bộ mặt thân Tàu của ông Trọng thì đảm bảo một câu làn sống chống Trung Quốc sẽ đi kèm với làn sống hỏi tội ông Trọng khi đó ông Trọng chắc chắn sẽ không còn ai có thể cứu ông thoát chết. Chỉ những nước cờ đơn giản ít tốn công sức mà ông Dũng có thể hạ gục ông Trọng một cách đẹp mắt. đáng buồn cho ông Trọng là ông Dũng lại là hạng người quyết đoán và mưu lược cho nên rất nhiều khả năng ông Dũng sẽ làm như vậy. Trong một bàn cờ không thể nhìn vào ai đang chiếm ưu thế mà có thể đưa ra kết quả khi ván cờ chưa kết thúc. Chiêu “thí xe bắt tướng” là chiêu liều lĩnh nhưng cũng là chiêu ẩn chứa hiểm họa nhất. Ông Trọng có thể đắc chí khi giành được chức tổng bí thư nhưng đừng vội đưa ra kết luận rằng ông Dũng đã thua hoàn toàn. 5 tháng còn lại tuy ngắn nhưng ẩn chứa đầy đủ các yếu tố để đưa ông Trọng về với mộ phần khi đã ở tuổi xưa nay hiếm, trí ốc thì lú lẫn và ôm khư khư mớ giáo điều cổ lỗ lạc hậu “Quan giỏi thời thịnh thế, gian hùng thời loạn lạc” một câu nói của Hứa Thiệu đã nêu lên đầy đủ bản chất của Tào Tháo. Không thể phủ nhận những thành công của ông Dũng đối với đất nước và cũng không thể phủ nhận sự mưu lược, tính quyết đoán của ông ta trong chính trường. Chỉ có điều chúng ta chưa thể nói ông Dũng có phải là Tào Tháo thời hiện đại hay không khi mọi việc vẫn đang còn nằm ở phía trước. Hãy cùng theo giõi 5 tháng cuối nhiệm kỳ của ông Dũng. Biết đâu sẽ có một kịch bản hay hơn dự đoán? https://www.danluan.org/tin-tuc/20160210/nguyen-phu-trong-se-bi-danh-bai...  
......

Tết, cho những ai còn mẹ

Những ngày cuối năm, khi đang ngang con đường đó, tôi vẫn thấy chiếc xe đẩy, đựng lỉnh kỉnh những những món đồ vá - sửa xe của chị, người đàn bà mà tôi có dịp trò chuyện trong một lần xe cán đinh, vô tình ghé lại. Sài Gòn, trung tâm thành phố những ngày thường, cái góc nhỏ của chị vốn đã bé mọn, vào những ngày vắng vẻ của ai về nhà nấy đón năm mới, cái góc nhỏ ấy lại càng lẻ loi hơn. Chị Đa, tên của người đàn bà làm nghề vá - sửa xe ấy, nhiều năm đã không còn về quê nữa. Chị chọn đón Tết trong căn phòng trọ thuê ở tận quận Tân Phú, xa nơi chị làm việc đến gần 15 cây số đường đi, mỗi ngày. Một trưa nắng đến điên người, xe lại bị xì bánh, tôi đẩy xe đến góc đường đó và được chị mời chào vá xe. Ngồi nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt của người đàn bà giấu mình vào khẩu trang, nón trùm và áo khoác dày cộm để chống lại cái nắng Sài Gòn, có lẽ ai cũng không khỏi ngạc nhiên vì sao công việc rất 'đàn ông' ấy, lại được một phụ nữ đảm đương một cách hoàn hảo như vậy. Trò chuyện mới biết chị Đa đi từ Thanh Hoá vào Nam lập nghiệp từ lúc còn trẻ. Cuộc sống nghèo khổ khiến người chồng bỏ đi lúc chị đang có 2 con nhỏ. Thế là chị thay vào công việc của người chồng để nuôi con. Hơn 15 năm sống ở nhà trọ, vá xe trên vỉa hè, chị chọn vùng đất này là nơi để sông sót và hy vọng. "Hai đứa con của em giờ vào đại học cả rồi anh ạ", chị Đa nói. Trong những huyền thoại về sinh tồn, có lẽ những câu chuyện về những bà mẹ vô danh như chị Đa đã lặng lẽ dựng nên những cuộc đời khác, đầy hy vọng cho con cái mình, từ những giọt mồ hôi cần lao và kiên nhẫn, là điều bình thường và kỳ diệu nhất. Nhưng ít có sách vở nào nói về họ. Chị Đa kể rằng chị nhịn không về quê - vì quá đắt đỏ - suốt 15 năm để dành dụm cho hai đứa con đủ tiền ăn học. 15 cái Tết trong đời mình chị đón giao thừa cùng hai đứa con trong phòng trọ với những câu chuyện về miền quê chôn nhau cắt rốn của mình. 15 cái Tết nhìn con cái lớn dần và chào mẹ để bước ra đi chơi với bè bạn, chị lại ngồi một mình, ăn những bữa cơm ngày Tết một mình. Không ai dạy cho chị Đa làm mẹ. Cũng như không ai dạy cho hàng triệu người phụ nữ Việt Nam làm mẹ. Ngôi trường bí ẩn nào đó của thiên nhiên đã ban tặng cho những người mẹ bài học về tình yêu thương bao la, sự chắt chiu qua khốn khó và dựng nên từng thế hệ. Chị Đa làm tôi nhớ mẹ mình lắm. Nhớ những những ngày Tết mà khi còn mẹ, chốc chốc tôi cứ muốn quay về nhà để xem mẹ ra sao. Sài Gòn hay Hà Nội, những ngày chuẩn bị đón giao thừa, hàng hàng lớp lớp người khăn gói lên đường về nhà, về quê. Chắc rất nhiều người trong đó, thật ra là về với mẹ. Cái Tết ở Việt Nam nhiều năm nay, mỗi lúc một thiếu đi nhiều phong tục. Tết chỉ còn là một ngày nghỉ dài hơi. Tết có thể là cuộc chạy trốn ngày thường đô thị để tìm về sự giản dị của cha, của mẹ. Nhưng không phải người mẹ cũng được niềm vui như vậy. Đôi vợ chồng bạn quen với tôi, từ khi làm ăn khấm khá, vài năm trước đã tham gia trào lưu mới của xã hội, là xách vali đi đón Tết ở nước ngoài. Ngày mùng một, họ gọi điện thoại về a lô chúc Tết mẹ. Bà mẹ già cười trong điện thoại mà mắt buồn buồn. Tôi nghĩ đến những đứa con của chị Đa. Chị cũng thúc mấy đứa nhỏ đi chơi để hội nhập đời sống của chúng - năm chỉ có một lần. Nhưng bữa ăn một mình, chắc rồi chị cũng buồn hiu. Những năm mẹ tôi còn sống, sức yếu rồi nhưng bà cứ lụm cụm, lén ra sân ra tuốt lá mai, vì sợ tôi thấy rồi ngăn. Bà cứ làm những chuyện mà tôi cứ nghĩ là chỉ làm mệt người, do chỉ là thói quen ngày Tết như gọi người đi đánh bóng lại bộ lư đồng, mua ít hoa, nhắc mặc đồ mới. Ấy vậy mà khi mẹ không còn, thiếu những điều tưởng chừng như vặt vãnh ấy, Tết đi đến mọi nơi nhưng không còn ghé vào nhà tôi nữa. Mẹ như một mùa xuân bí mật mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi gia đình, mà khi không còn, sự cô quạnh và tiếc nuối sẽ đeo đẳng đến tận cuối đời, nhắc lại trong từng giấc mơ khắc khoải. Chắc những đứa con của chị Đa còn chưa biết đủ về món quà mà thượng đế ban tặng cho chúng. Hay đôi vợ chồng bạn tôi vẫn chưa tìm thấy được cái Tết thật sự với mẹ mình. Tôi nhìn thấy nhiều cái Tết mà bạn bè mình kể nôn nao được về với Cha, Mẹ... dù đó là nơi vẫn còn thiếu con đường nhựa, chưa có những cây cầu đủ cho chiếc xe đạp chạy qua. Đó là những chuyện kể ấm áp lòng người, mà chỉ nói với nhau thôi, cũng đã nghe xôn xao như Tết đến. Anh bạn nhà văn của tôi đã hơn 50 tuổi, không cần Tết đến, mỗi khi nhớ mẹ là anh leo lên chiếc xe 3 bánh dành cho người khuyết tật của mình, đi cả trăm cây số để về nhà, đôi khi chỉ đề rờ vào mẹ mình, leo lên võng nhìn mẹ qua lại. Một người bạn khác của tôi, sống bằng nghề ca sĩ và hoạt náo, có đêm gần Tết bỗng gọi điện thoại để tâm sự vì không còn biết nói với ai, rằng anh ta nhớ mẹ quá, rồi khóc rưng rức trong điện thoại. Khi còn mẹ, Tết cho mỗi người cảm giác là trẻ con, bất luận bao nhiêu tuổi. Khi mất mẹ rồi, Tết là cảm giác phải làm một người lớn một mình, mới héo hắt làm sao. Năm nay, tôi không thấy đôi vợ chồng người bạn quen chuẩn bị vali để đón xuân ở nơi khác nữa. "Mẹ yếu rồi, nên năm nay ở nhà thôi", người chồng nói như vậy. Tự nhiên lòng tôi mừng như trẻ nhỏ. Vậy là bà cụ được một năm mới bên con cháu đề huề. Dẫu muộn, nhưng rồi xuân đã thật sự ghé đến ngôi nhà đó. Tôi cũng ước hai đứa con chị Đa sẽ ở nhà, ăn bữa cơm với mẹ nhiều hơn. Rồi sẽ có lúc chúng bừng tỉnh và hiểu rằng không có tượng đài nào vĩ đại hơn người mẹ với đôi tay chai sần ấy, cho chúng được ôm chầm lấy từng ngày. Thế gian này, nếu ai cũng thương và nhớ đến mẹ mình, thì đó là lúc cõi hiền lương phủ sáng mặt người. Không còn mẹ, chẳng còn ai nhắc chuyện đi tuốt lá mai hay đem bộ lư đồng đi đánh bóng. Tết ghé qua ngôi chùa nhỏ, nhìn những phần thạch táng cao như núi, trong đó có mẹ, sao mà mọi thứ nguy nga và nhạt nhẽo đến vậy. Khói hương chỉ nhắc Tết và những ngày tháng đẹp nhất đã đi qua. Người đàn ông đứng gần đó, cứ rì rầm nói chuyện với người đã khuất như một điều kỳ lạ và dịu dàng. Tết không có quá khứ, không có kỷ niệm về Cha, về Mẹ, chắc chỉ là những mùa thụ hưởng của bản năng, vô vị. Mồng một Tết. Hãy nhớ đốt một nén hương trầm với lòng kính nguyện. Với những ai còn mẹ, hãy mỉm cười hạnh phúc vì đó chính là mùa xuân đẹp nhất ghé qua đời mình mà chúng ta cần níu giữ. http://www.rfavietnam.com/node/3042
......

Tết Bính Thân, năm Bính Thân…

Loay hoay làm ăn, kiếm sống, thời gian trôi như tên lao, vèo một cái, năm lại qua năm, Tết đến, mọi lo toan, háo hức, buồn tủi, hoan hỉ… đều hiện rõ trên khuôn mặt từng người, tùy vào hoàn cành và số phận riêng. Nhưng, hình như đại đa số người Việt không thuộc diện giàu có, quan chức lại có một mẫu số chung, đó là Tết đến, sự mặc cảm hiện ra rất rõ. Vì sao đại đa số người Việt lại tỏ rõ sự mặc cảm của mình trong dịp Tết đến? Và sự mặc cảm này nói lên điều gì? Quan trọng nhất là đến bao giờ đại bộ phận nhân dân Việt Nam hết mặc cảm? Để trả lời những câu hỏi trên, có lẽ nên xem trước ngũ hành âm dương, thiên can địa chi của năm Bính Thân. Đương nhiên việc “bói toán” này chỉ mang tính chất tham khảo cho vui. Nhưng dẫu sao nó vẫn có mối liên hệ với câu chuyện Việt Nam thời Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư lần hai. Bởi nó có quá nhiều chi tiết cần quan tâm và đây cũng là triều đại chính trị nặng chất mê tín nhất trong lịch sử chế độ Cộng sản Việt Nam.. Năm Bính Thân, nói về âm dương ngũ hành, Bính thuộc Hỏa, Thân thuộc Kim, Hỏa kết hợp với Kim chắc chắn không tốt và đương nhiên Kim bị tổn hại nặng nề. Xét trên thiên can địa chi thì rõ ràng năm Bính Thân là năm mà nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều trở ngại nhất. Hơn nữa, mệnh của năm Bính Thân thuộc về mệnh Hỏa, như vậy, Hỏa có thêm sức mạnh để đốt nốt những phần dư của Kim còn sót lại. Nếu xét trên cục diện kinh tế Việt Nam, rõ ràng thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng Việt Nam, số nợ công lên quá cao, hiện tại, nợ cộng chia bình quân đầu người cho tổng số dân Việt Nam sau khi đã làm tròn 100 triệu dân thì mỗi người phải gánh đến 1,200USD. Qui ra tiền Việt Nam thì mỗi người, kể cả những em bé trong bụng mẹ và những người già sắp qui tiên, mỗi người gánh 25 triệu đồng nợ mà mình không hay biết gì. Đây là con số quá khủng khiếp! Sự khủng khiếp này dự báo một tương lai xám xịt của nền kinh tế khi các tập đoàn nhà nước đang có nguy cơ quay trở lại nắm quyền bính. Bởi với một kẻ bảo thủ, sùng bái đảng và chủ nghĩa xã hội như Nguyễn Phú Trọng nắm quyền, nếu các tập đoàn kinh tế nhà nước bị dở bỏ, xem như chủ nghĩa Cộng sản và tương lai của mô hình Cộng sản xã hội chủ nghĩa bị đóng sập trước mắt. Chính vì vậy, chỉ trong nửa năm tới, khả năng thao túng quyền lực, độc quyền và chịu chi phối toàn bộ bởi kinh tế Trung Quốc tại Việt Nam ở các tập đoàn kinh tế nhà nước là rất cao. Vả lại, bản thân Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc là những con người không biết làm kinh tế. Không phải vấn đề chuyên môn và học vấn của những người này nói lên điều đó mà chính quá trình nắm quyền của họ cho thấy điều đó. Nguyễn Phú Trọng là một “giáo sư tiến sĩ” lý luận đảng, đầu óc ông ta đặc sệt chủ nghĩa Cộng sản, mà Cộng sản làm kinh tế như thế nào thì ai cũng biết, không cần bàn thêm. Trần Đại Quang giỏi bắt nhốt, gài bẫy và trấn áp những người bất đồng chính kiến. Về kinh tế, ông ta chắc sẽ giỏi làm cho khối tài sản riêng phình to hơn nhưng khó bề mà làm cho quốc gia trở nên quật cường. Bởi chính sự bắt nhốt, đi ngược với tự do, dân chủ của ông ta đã cho thấy mọi hành tung của Quang chỉ làm cho đất nước thụt lùi. Mà để bảo vệ đảng, Quang sẽ còn dùng đến nhiều thủ đoạn nặng nề hơn để triệt tiêu lực lượng dân chủ, tiến bộ khi nắm ghế Chủ tịch nước, e rằng đây là chuyện khó tránh. Đến lượt Phúc, trước khi làm Chủ tịch Ủy ban tỉnh Quảng Nam, ông ta làm lãnh đạo ngành du lịch. Và có thể nói là thời Phúc làm du lịch, ngành du lịch tỉnh Quảng Nam thuộc vào hàng bét nhất. Đùng một cái lên làm chủ tịch tỉnh, thời Phúc làm, tỉnh Quảng Nam cũng không có thay đổi gì nếu không muốn nói là đời sống đồng bào dân tộc thiểu số càng khổ sở hơn bởi các công trình thủy điện (do Trung Quốc thi công, xây dựng) khiến động đất, mất mùa. Người miền xuôi cũng chẳng sướng hơn gì khi các thủy điện này xả lũ. Đùng một cái, Phúc ra Bắc làm Phó Thủ tướng và cũng đùng một cái, Phúc sắp lên làm Thủ tướng. Trong khi đó, quá trình làm việc của Phúc chẳng có thứ gì ra tấm ra mẻ. Thử hỏi, với một đống nợ của Dũng để lại, liệu Phúc có đủ tài cán để xoay trở, để lèo lái? E rằng là rất khó! Chính vì vậy, có thể nói rằng vô tình mà năm Bính Thân lại rơi đúng năm bộ sậu Phúc, Quang, Trọng lên nắm chức chủ chốt, cộng với Kim Ngân, e rằng khó mà hy vọng về một tương lai kinh tế tốt đẹp trong năm tới! Và cũng chính vì vậy mà chưa có năm nào, Tết nào mà tính mặc cảm của đại bộ phận nhân dân hiện ra rõ nét như năm nay. Tính mặc cảm hiện rõ trên từng gương mặt khắc khổ, đồng lương ít ỏi, đồng thưởng Tết ít ỏi, mọi thứ hàng Tết đều bán chậm chạp… Và người cân sẵn sàng mua bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc dù biết nó độc hại nhưng dẫu sao nó cũng rẻ, cũng hoành tráng để ba ngày Tết không đến nỗi thua kém thiên hạ! Tính mặc cảm còn thể hiện trong việc cố gắng mua thật nhiều áo giấy, vàng mã, rượu ngoại để chưng lên bà thờ gia tiên trong lúc kinh tế gia đình lại khó khăn, nợ trước hụt sau. Chuyện này diễn ra tràn lan từ Bắc chí Nam. Sự mua sắm theo kiểu nhắm mắt đưa chân này vừa giống như một cách tự an ủi cho nỗi khó khăn của mình lại vừa thể hiện tính mặc cảm sâu xa của con người. Và với một nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu, trong đó xuất khẩu dầu thô và lúa gạo. Xuất khẩu lúa gạo thì ì ạch với số lượng nhiều nhất nhưng số tiền thu về ít nhất bởi gạo Việt Nam thuộc vào diện kém chất lượng, xuất khẩu dầu thô thì thua lỗ sặc máu. Đã vậy, Nguyễn Phú Trọng đến thăm Tổng công ty dầu khí Việt Nam trong dịp cận Tết lại tuyên bố dầu khí Việt Nam sẽ là mũi nhọn kinh tế chủ lực của Việt Nam! Nói lên câu này cũng biết tầm nhìn về kinh tế cũng như khả năng trụ vững của nền kinh tế Cộng sản Việt Nam mạnh cỡ nào rồi! Nhưng dù sao đi nữa thì người Việt Nam cũng có một sức mạnh riêng, chí ít là vẫn còn một số đông người Việt không muốn sống chung với kẻ xâm lược, không muốn Nguyễn Phú Trọng nắm quyền cù nhằng dai dẳng như đang thấy và số lượng người chấp nhận khó khăn, gian khổ, thậm chí tù đày, cái chết để đấu tranh cho nền dân chủ, tự do Việt Nam ngày càng nhiều. Và, đứng trên âm dương ngũ hành, nếu cộng bốn cái tên Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang và Nguyễn Thị Kim Ngân lại sẽ ra hành Kim. Đứng trên quan điểm ngũ hành mà luận thì hành Kim sẽ bị tổn thất trong năm Bính Thân. Câu hỏi đặt ra là liệu nhóm Trọng, Quang, Ngân, Phúc có trụ nổi trước làn sóng phản đối ngày càng mạnh của nhân dân. Và phải kể đến việc đến một lúc nào đó, chính quân đội và công an cũng tỉnh ngộ, đứng về phía nhân dân. Bởi ngũ hành âm dương của năm cũng như của tên bộ sậu tứ trụ này đã nói lên điều đó. Với trình tự nền kinh tế (Kim) bị tuột dốc thê thảm, sau đó hệ thống chóp bu lãnh đạo (cũng thuộc Kim) bị lung lay bởi ngọn lửa nhân dân. E rằng Kim khó mà trụ nổi trước Hỏa! Và khi nào ngọn lửa nhân dân chính thức thiêu rụi khối sắt đè đầu cưỡi cổ mình gần một thế kỉ nay thì tự nhiên tính mặc cảm sẽ tiêu tan bởi lúc đó, lửa đã thật sự cháy sáng! Tết Bính Thân, năm Bính Thân, nói cho cùng là một năm tin tưởng và hy vọng vào sức mạnh nhân dân! http://www.rfavietnam.com/viettusaigon
......

Vấn nạn “về quê ăn Tết”

Ai đã từng ở Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán đều ít nhiều được chứng kiến cảnh hàng triệu người từ các thành phố lớn đổ về quê (và quay trở lại) ăn Tết. Chứng kiến cảnh dòng người, xe máy, ô tô nối đuôi nhau nhích từng mét ra khỏi thành phố, và xếp hàng đua nhau rong ruổi trên những cung đường quốc lộ, tỉnh lộ mới thấy hết hình ảnh hùng vĩ của khối người di chuyển mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Có lẽ, số người di chuyển trong dịp Tết ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước lên tới 10-15 triệu người. Ngoài việc tạo ra cảnh hoành tráng của dòng người di chuyển, với những khó khăn phức tạp của việc kẹt xe, tắc đường thì mỗi ngày Tết cũng chứng kiến hàng trăm người bị tai nạn giao thông, chết và bị thương. Vấn nạn “về quê ăn Tết”, hay cảnh tha phương cầu thực, với quy mô lớn là một trong những điều nhức nhối bởi sự mất cân đối trong việc phân bổ nguồn lực của quốc gia. Vấn nạn tha phương cầu thực, với quy mô lớn do đâu mà có, liệu sau này khi đất nước chuyển sang chế độ dân chủ, Việt Nam còn tình trạng này không?      Cần khẳng định một điều, việc dịch chuyển lao động là việc bình thường trong bất cứ xã hội nào. Nó chỉ đặc biệt và trở thành vấn nạn khi một đất nước có 60-70 tỉnh thành nhưng người dân chỉ tập trung lượng người lớn vào 3-5 tỉnh, thành gây ra dòng người di chuyển khổng lồ mỗi khi có dịp lễ, Tết. Việt Nam, và cả Trung Quốc, hai quốc gia cộng sản đều có vấn nạn này ở mức độ nghiêm trọng. Có hai nguyên nhân quan trọng dẫn tới vấn nạn “về quê ăn Tết”. Thứ nhất, các xã hội cộng sản (Việt Nam và Trung Quốc) không có cơ chế tản quyền (tức là nhà nước liên bang), chỉ có cơ chế tập quyền, tập trung quyền lực về trung ương. Với cơ chế tập quyền, chỉ có một số ít thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Ở các trung tâm này, việc tập trung lao động, nguồn lực và mọi ưu tiên là điều đương nhiên. Khi có sự tập trung về mọi mặt, số người lao động đổ về cần một hệ thống dịch vụ kèm theo sẽ càng làm tăng lượng người tham gia hệ thống dịch vụ. Vòng quay cứ thế diễn ra dẫn tới việc bùng nổ số lượng người tại các trung tâm lớn của đất nước. Chúng ta biết, số lượng dân số Hà Nội và Sài Gòn bùng nổ trong thời gian qua đã chứng minh nhận định này. Để giải quyết gốc rễ nguyên nhân này, khi một chế độ dân chủ được thiết lập, chúng ta cần thực thi cơ chế tản quyền. Việt Nam có thể chia thành 12-15 tiểu bang trong một nhà nước liên bang. Với mỗi một tiểu bang chúng ta xây dựng một hoặc hai trung tâm kinh tế, chính trị. Như vậy, thay vì cả nước có 3-5 trung tâm lớn như hiện nay, thì sau này sẽ có từ 20-30 trung tâm lớn, số lượng lao động sẽ được phân tán khắp mọi miền trong cả nước.      Một nguyên nhân quan trọng nữa, việc người dân đổ về các thành phố lớn còn là do chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam rất sai lệch, bệnh hoạn. Người dân nông nghiệp, nông thôn hiện nay không thể sống được bằng (với) ruộng đồng do chính sách tận thu, do việc áp dụng các chính sách sai lệch, do sự ngu dốt và tham lam của đội ngũ cán bộ cấp xã và cấp huyện. Chính vì không thể sống được với đồng ruộng, người dân đã phải từ bỏ ruộng đồng, tha phương cầu thực khắp mọi nơi. Về mặt chủ trương, đường lối, không phải nhà cầm quyền Việt Nam không có những chính sách ưu đãi với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, phần lớn các chính sách đều chỉ có tính hình thức, hơn nữa, khi triển khai, không có các cơ chế hỗ trợ, giám sát và không có những người có tâm, có trình độ nên đã bị biến dạng, bóp méo, lợi dụng và trục lợi. Điều này dẫn tới, người dân bị tận thu, không đủ thu nhập để trang trải cho cuộc sống, không thể sống với đồng ruộng và bắt buộc phải ra đi kiếm sống khắp mọi nơi.      Đối với các quốc gia dân chủ, và với Việt Nam khi đã có dân chủ, việc bảo hộ cho nông nghiệp là yêu cầu bắt buộc, vừa là để bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, vừa là để phát triển đồng đều, cả nông thôn và thành thị tránh tình trạng mất cân đối lao động ngành nghề và địa phương. Thực hiện những điều này, chúng ta mới hi vọng giải quyết được tận gốc rễ vấn nạn “về quê ăn Tết”./. Hà nội, ngày 09/02/2016 (tức ngày mùng 2 Tết Bính Thân) N.V.B http://www.rfavietnam.com/blog/4362
......

Bỏ đảng

Bỏ đảng nhân ngày 3/2 Cách đây đúng hai năm, trong lúc Đảng cộng sản Việt Nam kỷ niệm ngày thành lập, một cán bộ cao cấp của Bộ ngoại giao Việt Nam là ông Đặng Xương Hùng tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản. Năm nay, cũng ngày đấy, một đảng viên lão thành là Giáo sư Nguyễn Đình Cống công bố rời bỏ Đảng cộng sản Việt Nam. Giáo sư Cống từ lâu đã được biết đến như là một tiếng nói phản biện mạnh mẽ trên trang Bauxite Việt Nam của nhiều trí thức. Ông không những phản biện những việc làm, những chính sách cụ thể trong việc điều hành đất nước của Đảng cộng sản, mà còn công khai đòi xóa bỏ nền tảng tư tưởng của đảng này, là chủ nghĩa Mác Lê Nin. Trong thông báo đăng trên trang blog Bauxite Việt Nam ông viết rằng ông vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Thế nhưng càng ngày ông càng nhận ra rằng Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML) có nhiều độc hại, rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, rằng thể chế hiện tại của Việt Nam là sự độc tài toàn trị của Đảng. Tuy vậy Giáo sư Cống đã kiên nhẫn chờ đợi Đại hội đảng lần thứ 12 kết thúc, ông hy vọng rằng những kiến nghị của ông cũng như những người đồng chí hướng trước đó sẽ được đảng quan tâm tới. “Nhưng rồi tất cả đều bị im lặng hết; như thế chứng tỏ rằng lực lượng của đảng không còn không mong gì được. Những đại biểu đến đó toàn như sợ quá hay người ta bị áp lực gì đó ghê quá mà không thấy có con người nào nói lên được tiếng nói của nhân dân là yêu cầu phải có những thay đổi về đường lối, về thể chế.” Đó là điều ông nói với Gia Minh của đài Á châu tự do sau quyết định từ bỏ đảng mà ông để hết tâm trí phục vụ hơn 30 năm nay. Sự trừu tượng và bất lực Cũng nhân ngày 3/2 tác giả Nguyễn Hoa Lư viết bài Ngẫu hứng trên trang blog của ông. Trong bài này tác giả so sánh đảng cộng sản và biển: “Biển muôn đời vĩ đại dù có những dòng sông bị nhiễm độc hòa vào biển. Trận lũ mấy tháng trước, làng tôi nước ngập ngang mái nhà, lợn gà chết trôi trương phềnh, hôi thối, tất tật chảy về biển. Đảng đời đời bất diệt, dù trong lòng chất chứa những nhóm lợi ích hoạt động như ma phi a. Có gã côn đồ đâm thuê chém mướn, đảng bao dung ôm trọn vào lòng bảo ban, dạy dỗ.” Nước biển có vị mặn, đó là vị của nước mắt và máu của con dân nước Việt ngàn đời nay. Đảng cũng có vị như vậy. Chỉ riêng một điểm khác. Biển có màu xanh, màu cuộc sống Đảng có màu đỏ, màu của máu.” Cũng trong bài viết này, tác giả kể lại chuyện đảng tuyên truyền để kết nạp những trí thức cách đây vài chục năm. Nhiều người đã từ chối với lý do được đưa ra là đảng trừu tượng quá. Nguyễn Hoa Lư viết tiếp là “Đến giờ, đảng vẫn kiên định sự trừu tượng của mình. Cái lý thuyết kinh tế định hướng của đảng, tôi đã hỏi cả trăm giám đốc, ai cũng xớn xác nhìn quanh rồi ghé tai tôi nói nhỏ: chuyện này, nói thật là tớ không hiểu nhé!” Trong sự trừu tượng ấy dường như đảng bất lực trước những vấn đề rất cụ thể. Từ Đà Lạt, ông Mai Thái Lĩnh viết bài phân tích về chủ nghĩa cộng sản hiện tại mang tựa đề ‘Chủ nghĩa cộng sản thân hữu’. Ông Mai Thái Lĩnh là người từng tham gia cuộc cách mạng cộng sản, và tham gia vào chính quyền cộng sản, và cũng từng bị chính quyền cộng sản bỏ tù. Trong bài viết về ‘Chủ nghĩa cộng sản thân hữu’, Ông viết về việc loay hoay chống tham nhũng của đảng cộng sản: “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị mới sẽ chọn con đường nào: chống tham nhũng bằng cách làm trong sạch Đảng từ bên trong với nguyên tắc “đánh chuột nhưng tránh làm vỡ bình”, hay chống tham nhũng bằng cách mở cửa cho toàn dân tham gia? Đành rằng đi theo con đường thứ hai có thể làm “vỡ bình”, nhưng” vỡ bình” không đồng nghĩa với “đại họa”, nhất là khi người ta nhận thức được rằng một “đảng chính trị” không thể quan trọng bằng “quốc gia” và “dân tộc”. Còn đi theo con đường thứ nhất (như Tập Cận Bình đã làm) thì số phận thế nào, chúng ta cũng có thể đoán trước: đó là một con đường “không dẫn đến đâu”. Và vì con đường đó “không dẫn đến đâu”, đến một lúc nào đó nhân dân sẽ tự tìm ra được con đường thích hợp. Đến lúc đó thì cho dù chiếc bình vẫn còn, nó có thể trở nên vô dụng hoặc nếu may mắn hơn, chỉ có thể được dùng để trưng bày trong kho đồ cổ hoặc viện bảo tàng để “làm kỷ niệm”!” Dân chúng và đảng Viết về Tân bí thư được bầu lại Nguyễn Phú Trọng, blogger, nhà báo Đoan Trang nhận xét rằng ông là người rất kiên nhẫn, nhẫn nhịn mọi tai tiếng của dư luận để đạt được mục đích nắm quyền lực sau đại hội đảng. Cũng viết về ông Trọng, Lê Minh Đức gọi ông là Người cộng sản cuối cùng, ý muốn nói rằng ông Trọng có lẽ tin vào những điều không có lý về chủ nghĩa cộng sản mà ông hay phát biểu. Nhưng ngược lại với ông Trọng dường như hơn bốn triệu đảng viên của ông không tin vào điều đó. Lê Minh Đức viết tiếp: “4.5 triệu đảng viên này không quan tâm Việt Nam là cộng sản hay tư bản. Họ không quan tâm đến việc Việt Nam cần quan hệ chặt hơn với Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Họ không quan tâm đến dân chủ hay nhân quyền. Họ không quan tâm đến vấn đề gì khác ngoài bản thân họ và gia đình của họ.” Nhận định này của Lê Minh Đức cũng gần giống với ý kiến của nhà quan sát chính trị Việt Nam Vũ Hồng Lâm. Trước khi Đại hội đảng lần thứ 12 kết thúc vài tiếng đồng hồ, ông Lâm nói với chúng tôi về mối quan tâm của nhiều người bên ngoài về sự tranh đoạt quyền lực trong đảng, và về chính mối quan tâm của các đảng viên đại biểu đang dự đại hội đảng: “Nhưng cái quan trọng nhất đối với 1500 đại biểu đi dự đại hội đảng, là sự nghiệp cá nhân của họ. Họ cần giữ cái chức vụ của họ, cái đó nó khác rất xa với khát vọng của người dân bên ngoài. Những người bên trong đảng họ cần sự ổn định để tiếp tục cầm quyền và hưởng lợi từ những cái đó.” Ông Lâm có nói thêm là sự quan tâm của dân chúng đến vấn đề nhân sự của đảng cộng sản là vì người ta khát khao sự thay đổi. Một cây bút khác là ông Nguyễn Xích Long lại nhận định qua bài viết của ông trên trang Dân Luận rằng một số đông trong tầng lớp trung lưu ở Việt Nam hiện nay không quan tâm đến thay đổi chính trị vì họ cho rằng họ đang được hưởng lợi từ chế độ này: “Không khí đòi hỏi dân chủ, nhân quyền sôi động ở Việt nam hiện nay đang tác động đến đông dảo dân chúng Việt Nam và qua vở tuồng 12 vừa rồi ít nhất chúng ta cũng thấy những biểu hiện tích cực là số người quan tâm đến chính trị và thời cuộc đã tăng vọt, số người đưa ra ý kiến đủ các chiều hướng đa dạng phong phú cũng tăng vọt. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn một lớp người thờ ơ vô cảm không những không quan tâm đến đấu tranh dân chủ mà còn khuyên can gạt bỏ các ý kiến đấu tranh dân chủ, họ có biết đâu chính họ tầng lớp trung lưu đang là những con cừu mục tiêu béo nhất của chế độ độc đảng độc quyền. Bỏ đảng và phê bình đảng Trở lại với những đảng viên bỏ đảng nhân ngày thành lập đảng, tác giả Công Ngô Dụng kêu gọi các trí thức Việt nam, vẫn còn mang danh hiệu đảng viên hãy từ bỏ đảng. “Các đảng viên, đặc biệt là các trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, Chủ nghĩa cộng sản là không tưởng, đã thấy sự lãnh đạo của Đảng thực chất là sự toàn trị, mất dân chủ, thế mà họ vẫn cúi đầu chấp nhận thì họ phải chịu sự mâu thuẫn trong nội tâm đến như thế nào, tư tưởng, tình cảm bị giằng xé đến mức nào. Đáng lẽ như vậy thì họ không nên vào Đảng, đã lỡ vào rồi thì tìm cách ra khỏi càng sớm càng tốt. Tại sao các vị không ra khỏi Đảng, các vị còn chờ gì nữa? Các vị không muốn hay là không dám? Các đảng viên, đặc biệt là đảng viên trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, CNCS là không tưởng, thấy rõ không thể bằng việc góp ý kiến để Đảng thay đổi, là những người yêu nước chân chính, muốn phát triển đất nước để mang lại tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân, để thoát khỏi gông cùm ý thức hệ cộng sản, thì còn chờ đợi gì nữa, còn trông mong vào phép màu nào nữa mà không tuyên bố từ bỏ đảng? Một trong những trí thức như vậy là Giáo sư Chu Hảo, từng làm Thứ trưởng trong chính quyền của đảng. Ông có nhận xét rằng Đại hội đảng cộng sản lần này có nhiều tiến bộ hơn lần trước, tuy vậy vẫn theo mô hình Mác Lê Nin đã lỗi thời. Nguyễn Hoa Lư nhận xét rằng Giáo sư Chu Hảo quá vị tha với đảng cộng sản. http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/leaving-the-party-kh...
......

Đại Hội 12

1/ TBT Nguyễn Phú Trọng và phe kiên định trong ban lãnh đạo đảng CSVN phải quyết thắng tại ĐH 12, và họ đã thắng, không phải vì không muốn cải cách, mà vì sợ cải cách theo kiểu 3D sớm làm tan rã đảng CS. “Lỗi hệ thống” và nhu cầu cải cách thể chế đã trở thành một nhận thức khá phổ quát trong mấy năm qua. Do đó, cần cải cách, nhưng không thể vì cải cách mà để “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không kiểm soát được sang thể chế dân chủ để rồi đảng CS bị mất quyền. Đó là lý do Nguyễn Phú Trọng và phe kiên định phải tìm mọi cách loại trừ phe cải cách theo hướng Tây phương, mà họ cho Nguyễn Tấn Dũng là đại biểu. 2/ Nguyễn tấn Dũng thua vì để “hở sườn” nhiều quá. Ngoài việc đem lợi ra mua chuộc vây cánh, tạo ra “nhóm lợi ích”, lại ngang nhiên vun xén quyền lực và lợi nhuận riêng cho gia đình và con cái. Tai hại hơn, ông ta lại bộc lộ ý đồ cải cách theo Tây phương quá sớm và quá rõ, nhất là trong bài diễn văn đọc đầu năm 2015. Qua hành động này ông ta cũng biểu lộ sự tự tin không cần thiết, coi thường quyền uy và thủ đoạn của Nguyễn Phú Trọng –một người tưởng “lú”, nhưng thực ra chỉ lú về mặt dân chủ, không lú về mặt CS. 3/ Ông Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng hữu hiệu thủ thuật của CS, “tập trung dân chủ”, “tập trung” đi trước, “dân chủ” phải theo sau. Sau nhiều lần thất bại trong việc hạ TT Nguyễn Tấn Dũng, ông ta sử dụng quyền lực TBT của mình để đưa ra Quyết định 244, sắp đặt để HNTW 14 quyết định trước (tập trung) mọi việc, sau đó cho phép ĐH có quyền quyết định thêm sau (dân chủ). Hơn thế nữa, ĐH 12 không những không đi ngược lại được quyết định của HNTW 14, mà còn bị giới hạn trong quyền quyết định này: không được phủ định danh sách ứng viên TW 12 do HNTW 14 đưa ra mà chỉ được quyền đề cử thêm vào danh sách này. Cụ thể, Ban CHTW cũ (lãnh đạo tập trung) đưa ra 199 ứng viên trên tổng số 220 ứng viên vào Ban CH Trung ương mới (90%), còn ĐH dân chủ chỉ có quyền đề cử thêm 21 ứng viên (10%). (*) Hậu ĐH 12 4/ Ý chí thực tâm cải cách vì đất nước hầu như không có trong ban lãnh đạo CS. Với họ, mọi cải cách chỉ vì đảng, vì tình thế đòi hỏi và để đảng CS còn tiếp tục tồn tại. Nhiều đảng viên và cán bộ CS có thể mong muốn cải cách thực sự nhưng cơ chế “tập trung dân chủ” của đảng không cho phép bất kỳ ý muốn cáỉ cách toàn diện và có thực chất nào có thể trở thành hiện thực. 5/ Tình hình này ngược hẳn với đòi hỏi của xã hội và của mọi tầng lớp dân chúng. ĐH 12 của đảng CS là cơ hội để ý nguyện cải cách và đòi hỏi tự do dân chủ của xã hội và người dân ngoài đảng bộc lộ công khai. Đây là hiệu ứng phụ mà ban lãnh đạo CS có thể biết trước nhưng không thể ngăn chặn. Tiếng nói trung thực quả cảm của giới trí thức và nhiều cán bộ tiến bộ, nhờ mạng xã hội, được dịp lan tỏa, đã và chắc chắn sẽ tiếp tục tác động ngày càng sâu rộng đến tiến trình thay đổi văn hóa chính trị trong thời gian tới. Theo tài liệu quốc tế, khoảng 40 triệu người dân Việt, trong đó có 2/3 tổng số thanh niên dưới 40 tuổi, sử dụng mạng xã hội. Sức mạnh của cộng đồng mạng (xã hội dân sự trên mạng) đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến xã hội dưới đất. 6/ Một yêu tố nữa ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến những quyết định về chính sách đối nội và đối ngoại của Ban lãnh đạo mới của đảng CS trong thời gian tới. Đó là tình trạng ngày càng nguy kịch của nền kinh tế VN hiện nay, đặc biệt trong lãnh vực sản xuất, thương mại và tài chánh. Nền kinh tế đang đứng trước vô vàn khó khăn: • ngân sách trung ương và nhiều địa phương đều thiếu hụt; • vay quốc tế ngày càng khó khăn và ít đi; • nợ vay quốc tế phải tiếp tục trả; • thương mại nhập siêu; • sản xuất kém nên thu thuế cũng giảm sút không bù đắp được thiếu hụt ngân sách; • tài nguyên quốc gia cạn kiệt hoặc giá bán quá thấp; • lao động rẻ khó tồn tại nữa (ngày càng có nhiều cuộc đình công đòi tăng lương, bảo đảm điều kiện làm việc)… Trong khi đó việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đòi hỏi phải nhanh chóng tăng cường khả năng cạnh tranh, vừa phát triển được hàng hóa và thị trường nội địa, vừa xâm nhập được vào thị trường của các nước hội nhập. Trước những thách thức to lớn khó khăn như thế, những động lực cũ cho phát triển có được từ ĐM1 (1986) đã hết tác dụng. 7/ Do đó, dù ai lãnh đạo VN trong những năm tới, cải cách là “mệnh lệnh” của tình thế. ĐH 12 đã chấp nhận thực hiện TPP; AEC và thương ước EU-VN cũng đã đi vào hiện thực. Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng và phe kiên định của đảng CS muốn thực hiện cải cách (mà quốc tế gọi là Đổi mới 2) theo phương thức của họ, mà họ tin rằng sẽ không “tự đào hố chôn mình”. Phương thức này có thể tóm tắt ngắn gọn là: đồi mới theo mức độ và nhịp độ cần thiết vừa đủ để hội nhập và thực hiện được TPP, AEC, thương ước Việt-EU, đủ để đảng tồn tại, đất nước không xụp đổ về kinh tế, xì hơi chút để dân không nổi loạn; cố gắng vừa đáp ứng tình thế đòi hỏi ĐM2, vừa vẫn kiểm soát được tiến trình cái cách “đồng bộ”. Tiến trình cải cách của đảng CSVN 8/ Có thể dự kiến khái lược tiến trình cải cách mà ban lãnh đạo mới của đảng CSVN sẽ tiến hành trong thời gian tới như sau: 8.1. Tiến từ “tập trung dân chủ” hiện nay trong đảng đến “tập trung trước dân chủ sau” ngoài xã hội (dân chủ “ban phát”, hay nới lỏng dần dây cương, còn gọi một cách “chính thống” là “dân chủ xhcn” –“dân chủ” độc đảng). 8.2. Khi tình thế xã hội và người dân tiến triển khiến đảng CS không còn giữ dây cương hoàn toàn được nữa, sẽ chuyển sang “dân chủ tập trung” trong đảng và cả ngoài xã hội. Trong đảng thì bầu cử trực tiếp cấp lãnh đạo, ngoài xã hội thì dân chúng được bầy tỏ ý kiến dân chủ (trước), chính quyền tập trung quyết định (sau). Mở ra cho có dân chủ ở cấp cơ sở hạ tầng quần chúng, giữ lại cơ cấu tập trung quyết định trên thượng tầng lãnh đạo. Cải cách này đươc giải thích là “đồng bộ” – trong kinh tế thì giữ kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, trong chính trị thì giữ sự lãnh đạo của đảng làm chủ đạo. Nếu ở Miến Điện nhóm tướng lãnh quân đội vẫn nắm quyền quyết định khi cần thì tại Việt Nam, ban lãnh đạo đảng CS cũng duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối. Tình hình Việt Nam chỉ khác là tại VN chưa và khó thể có lãnh tụ chính trị và chính đảng đối lập mạnh trong thời gian ngắn trước mắt. Chỉ có những hoạt động và tổ chức dân sự sẽ ngày càng mạnh lên trong khuôn khổ luật pháp mà đảng CS cho phép ban hành. Do đó, ban lãnh đạo CS tin rằng họ có thể kiểm soát được tiến trình cải cách một cách vững chắc hơn nhóm quân nhân ở MĐ, cụ thể là vẫn bảo đảm được quyền lãnh đạo độc tôn của họ. 8.3. Giai đoạn cuối cùng trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam chỉ xẩy ra khi ban lãnh đạo CSVN chấp nhận dân chủ đa đảng, hoặc do một đột biến chính trị gây ra. Giai đoạn này xẩy ra khi nào và như thế nào tùy thuộc vào sự tác động qua lại của nhiều yếu tố chủ quan – khách quan, trong nội bộ đảng CS, trong xã hội, và từ ngoài Việt Nam vào. 9. Tiến trình cải cách trên sẽ diễn ra trong bối cảnh Obama tiếp NPT, ra đời TPP, AEC, thỏa thuận thương mại Việt-EU, VN chấp nhận liên kết quân sự với Nhật, Phi, Mỹ, và nhu cầu ổn định Việt Nam, tránh chiến tranh với Trung quốc. Bối cảnh đó dường như cho ta thấy Mỹ và Tây phương đã thỏa thuận để đảng CSVN chủ động thực hiện tiến trình cải cách này. Tiến trình này diễn biến nhanh hay chậm tùy nhiều yếu tố tác động qua lại như sau: • diễn biến của tình hình xã hội và dân chúng; • các hoạt động dân sự và chính trị của phe đòi cải cách chính trị ngoài xã hội và trong đảng CS; • tác dụng của việc trẻ hóa, trí thức hóa dàn lãnh đạo CS; • tốc độ và mức độ lan tỏa ảnh hưởng Mỹ-Tây phương trong xã hội, trong kinh tế, văn hóa và giáo dục; • khả năng ban lãnh đạo CS chủ động và ứng phó kịp được tiến triển của các yếu tố khách quan nêu trên, thực hiện được ý muốn chủ quan (lộ trình) của mình. Tất cả những yếu tố trên tác động qua lại với nhau trong khi sức ép của phát triển ngày càng gia tăng trong xã hội và dân chúng (đối nội), và tình hình khu vực và quốc tế (đối ngoại) ngày càng diễn biến phức tạp khó lường. Do đó, dù ban lãnh đạo muốn trì hoãn chuyển hóa dân chủ tôi tin rằng tiến trình dân chủ hóa sẽ diễn ra với tốc độ và mức độ nhanh hơn và mạnh hơn họ muốn. Thoát Trung: vấn đề của Việt Nam 10/ Ngoài tiến trình dân chủ hóa, vấn nạn lớn hơn hiện nay là Việt Nam ngày càng bị Trung quốc kìm kẹp, xâm nhập và xâm chiếm. Với chính sách thâm hiểm của TQ, vừa đe dọa vừa phủ dụ, có thể ban lãnh đạo CSVN đã buộc phải chọn chính sách cải cách tiệm tiến này vì nó an toàn hơn cho họ (và theo họ, cho đất nước). Không một người Việt nào quan tâm đến tiền đồ đất nước mà không lo ngại trước tình trạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng CS, ngày càng lệ thuộc vào Trung quốc. Thoát Trung do đó đã trở thành nhu cầu cấp bách không ai không thấy, nhưng thoát làm sao để vừa không tạo cớ cho Trung quốc can thiệp bằng vũ lực, vừa có thêm thời gian củng cố thế và lực, đủ sức ngăn chặn được sự can thiệp này. 11/ Nhưng thoát Trung không phải là vấn đề của đảng CS và họ cũng không thể tìm được giải pháp căn bản. Nguồn gốc và bản chất của CSVN là thuộc Trung, đã nằm sẵn trong khuôn mẫu lệ thuộc Mác-Mao ngay từ khi đảng mới ra đời. Thoát Trung là vấn đề của Việt Nam, nó nằm trong tiến trình phục hưng nước Việt trong thời đại 2000. Để dân tộc phục hưng, phải thoát khỏi mọi nô lệ tư tưởng, nô lệ văn hóa-chính trị, phải thoát nạn vong quốc, vong thân Việt, thoát vòng luẩn quẩn, thoát Trung rồi thuộc Tây (phương), thoát Tây (Mỹ-Nga) rồi lại thuộc Tầu (CS)…Thoát rồi đi về đâu? Về một nền văn hóa xã hội “hổ lốn” tạp bí ngầu, Tây chẳng ra Tây, Tầu chẳng ra Tầu, Việt chẳng ra Việt chăng? Hiện nay tại Việt Nam dường như đang xẩy ra tình trạng này rồi ?! Vấn đề căn bản của VN là: không có độc lập tư tưởng, văn hóa-chính trị thì không thể có độc lập chính trị. Nhưng không thể có độc lập văn hóa tư tưởng nếu không có sáng tạo văn hóa tư tưởng. Trong thời đại nhân loại toàn cầu hiện nay, không thể có sáng tạo văn hóa tư tưởng nếu không “tập đại thành” được văn hóa tư tưởng nhân loại, đông-tây, kim cổ cùng với tinh hoa văn hóa Việt. Các nền văn hóa-tư tưởng lớn của nhân loại đều đã đến nước Việt. Nếu không tổng hợp được các tinh hoa văn hóa nhân loại với tinh hoa văn hóa Việt thì không thể xây dựng một nước Việt vừa có bản sắc Việt vừa hội nhập trào lưu tiến hóa chung của nhân loại. Đây là vấn nạn căn bản của đất nước trong thời đại toàn cầu hiện nay, không phải chỉ riêng của phe nhóm, đảng phái chính trị nào. Đảng CS, sản phẩm “thành công” nhất trong quá trình vong thân Việt, không thể tìm được giải pháp có thực chất và vững bền cho dân tộc hồi sinh trong thời đại toàn cầu. Họ chỉ có thể tìm được giải pháp tạm thời trì hoãn sự tan vỡ của họ. Họ chính là vấn đề, nên không thể có giải pháp. Chỉ có thế hệ thanh niên tiên tiến Việt của thời đại 2000, lớn dậy từ sự tương tranh văn hóa, chính trị quốc tế trên đất Việt, mới có khả năng tìm được giải pháp “tập đại thành” cho dân tộc. Mà tìm được giải pháp cho vấn đề thời đại của dân tộc sẽ vừa giải thoát cho dân tộc ra khỏi mê cung CS vừa mở đường cho dân tộc hồi sinh. ĐVH (2/2/2016) (*) http://www.nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/tin-tuc-thoi-su-noi-bat/... Nguồn: http://danquyenvn.blogspot.ca/2016/02/ai-hoi-12.html
......

Giao thừa

Trong phút linh thiêng của đêm giao thừa, thời khắc và không gian của năm cũ giao hoà cùng năm mới. Trong lúc chúng ta sắp sửa lễ vật, để cúng Đất Trời, cầu xin mọi sự được tốt lành, cũng là lúc chúng ta nhớ đến quê nhà, với nhiều kỷ niệm. Nhớ năm xưa, trong các buổi chợ 30 Tết, người nào cũng tất bật, vội vã vì là lần mua sắm sau cúng cho ba ngày Xuân, có người để đến ngày 30 mới sắm sửa, hy vọng mua được giá hời, như sắm hai chậu quất, mấy chậu thược dược để trước nhà, cành mai, cành đào… Cũng lạ lắm, vừa mới chưng cành mai, cành đào trong phòng khách, vừa mới để hai chậu quất, mấy chậu thược dược trước sân nhà… chung quanh đã thơm mùi Tết. Suốt ngày 30 Tết, trên bàn thờ, hoa quả được sắp xếp đẹp đẽ. Lư hương, chân đèn được chùi bóng loáng, trong nhà rộn rã tiếng kêu của gà vịt, tiếng bát đũa, tiếng gọi nhau, tiếng dặn dò nấu nướng vì gần đến giờ rước tổ tiên về chung hưởng 3 ngày tết với gia đình con cháu. Lại dặn nhau thổi xôi, làm thịt con gà trống non, luộc cho khéo để không bị rách da, nhớ lấy đoá hoa mẫu đơn đặt vào mỏ gà để đón chào năm mới, lại dặn nhớ làm sạch lòng gà để xào miến, nhớ cắt cà rốt, su hào, củ đậu, hầm mực khô lấy nước dùng, để nấu một nồi bóng đặc biệt cúng giao thừa. Sau đó, là dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, sắp xếp… nghĩa là làm tất cả những gì có thể làm, để cửa nhà được sạch sẽ, gọn gàng, chuần bị chào đón giây phút giao thừà trọng đại. Tiếng pháo bỗng nổ ran khắp xóm, mâm cúng linh đình với nến, hương, hoa, quả, xôi, gà, thức nấu, thức xào. Mọi người trong gia đình đột nhiên im lặng, hoặc nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng. Cả đại gia đình, với sự chứng kiến của Tổ tiên, đang hân hoan đón chào năm mới. Ngòai phố, chính điện của các chùa mở rộng để đón phật tử xa gần đến lễ đầu năm, Chúa xuân đã đến, năm mới đã đến, mọi người như được trên tay nhận gói quà may mắn, nét rạng rỡ trên từng khuôn mặt, người già mong chờ sức khoẻ, người trẻ chờ đợi công danh sự nghiệp, tất cả đều tin tưởng hoàn toàn vào những phúc lành từ Trời Đất. Trong hạnh phúc và tự do mênh mang đó, những người yêu nhau cũng hòa tinh yêu riêng tư của mình trong đêm giao thừa ấy. Em đến thăm Anh đêm 30, còn đêm nào vui bằng đêm 30. Anh nói với người phu quét đường xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em… Trời đang Tết hay lòng mình đang Tết. Trong đêm giao thừa, những kỷ niệm vui buồn của gia đình được nhắc đến, hoặc gia đình vừa có thêm dâu, thêm rể, hay vừa chào đón một cháu trai, chái gái mới sinh. Hoặc bùi ngùi nhớ người thân, mới giao thừa năm ngóai gia đình còn xum họp đầy đủ, năm nay đã thiếu vắng, thiếu bố, thiếu anh, là những người dễ tính, may mắn, thường được mời xông nhà sau lễ cúng giao thừa. Sau ngày 30 tháng 4 năm 75, những phút giây thiêng liêng ấy không còn nữa, hàng năm, chợ vẫn là chợ của ngày 30 Tết, vẫn người, vẫn xe, Chúa Xuân vẫn dịu dàng đến với mai, đào, quất, thược dược… nhưng tất cả như vô hồn, như lạc lối, ngơ ngác, không tìm được lối cũ, đường xưa và Giao thừa đến không tiếng pháo, không áo mới xum xoe, không còn những phút giây đoàn tụ thiêng liêng, không ai nỡ hưởng những phút giây ấm cúng còn sót lại trong gia đình, khi nghĩ đến thân nhân, bạn bè đã xa cách, hay đang khổ sở nhọc nhằn trong trại cải tạo, hoặc đã chìm dưới lòng đại dương trên đường vượt biển tìm tự do. Những năm gần đây, người ta nghe tiếng pháo nổ ròn trong ba ngày tết, người người mua sắm rìu rít, người từ quê lên tỉnh thành ăn Tết, người từ ngoại quốc trở về ăn Tết, trên bức tranh nhộn nhịp phức tạp đó, người ta thấy lố nhố những khuôn mặt trẻ thơ hốc hác, vêu vao đói khát, ló ra từ mọi góc đường. Giây phút giao thừa thiêng liêng hay những ngày Tết nhiệm màu với cha mẹ, với áo mới, với phong bì đỏ đã quá xa, đã mất hút trong trí nhớ, đã vuột khỏi tầm tay. Hôm nay, một Giao thừa nữa ở quê người, nếu không phải đi làm hoặc làm giờ phụ trội, thì người ta sẽ sắp lễ vật để cúng giao thừa.Tất cả những cố gắng để tìm lại giây phút thiêng liêng của đêm giao thừa nơi xứ người, đã chỉ tồn tại trong khuôn khổ của từng gia đình, khó có thể tìm được cảm giác chia xẻ sự hòa nhập của toàn đất trời và lòng người, để cùng hướng về những thời khắc đầu tiên của năm mới. Nơi đây chúng ta đón giao thừa riêng rẽ, ở Mỹ đêm nay là giao thừa, nhưng ở Úc, ở Tân Tây Lan và VN, quê hương của chúng ta, đêm hôm qua là đêm trừ tịch. Tuy được cùng ngày, nhưng vẫn không được cùng giờ. Phút linh thiêng đã bị tách, bị chia, không còn được cùng một lúc, cùng vui, cùng háo hức, cùng hưởng nguồn ân phúc của năm mới. Càng nhớ quá khứ, thì càng ước mong được sống lại thời gian êm đềm đó. Tôi mơ đến một đêm giao thừa ở quê nhà, cả nước được nghỉ làm để ăn Tết, có con trẻ tung tăng áo mới, có mâm cúng nghi ngút khói hương, có tiếng pháo, tiếng cười, tiếng chúc tụng, tự do của con người được hòa nhập trong tự do của đất trời. Nhưng không có hạnh phúc nào tự nhiên đến, không ước mơ nào bỗng dưng có, nếu không nỗ lực hy sinh tìm kiếm./.
......

Vui buồn chuyện Tết năm nay tại VN

Ngày Tết Nguyên Đán ở VN bao giờ cũng là ngày quan trọng nhất đối với các đại gia cũng như với người dân nghèo khó, dù rách quanh năm cũng phải có một tí gì đó gọi là Tết cho gia đình, con cháu đầm ấm vui vẻ. Dân gian có câu: Đói ngày giỗ cha, phải lo ba ngày Tết. Vào dịp này một số lớn gia đình người Việt ở hải ngoại hẳn là nhớ đến cái Tết ở quê nhà. Nhiều vị bận đi làm không có nhiều thì giờ ôn lại những cái Tết ở VN. Tôi điểm lại một số phong tục của ngày Tết ở VN để bạn đọc có dịp nhớ lại và vài chuyện vui buồn gần đây nhất để bạn đọc cùng vui xuân.   Chuẩn bị Tết Tết của người Việt vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch hằng năm. Năm nay có tháng chạp thiếu nên mới ngày 29 đã là 30 Tết và là ngày chủ nhật  07-2-2016. Dân gian quan niệm rằng trước khi đến ngày Tết chính thức, tất cả mọi thứ đều phải chuẩn bị thật đầy đủ, mong khởi đầu một năm mới may mắn và thành công. Do vậy, sau ngày 23 tháng chạp là ngày đưa Ông Táo về trời, bước vào bất cứ nhà nào của người Việt cũng sẽ thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp, tất bật. Năm nào cũng vậy, cứ đến Tết người người đều trang hoàng nhà cửa, dọn dẹp lau chùi sạch sẽ theo đúng nghĩa năm mới cái gì cũng phải mới. Trên tường treo những bức tranh Tết hoặc câu đối, trong nhà thì đặt những lọ hoa đầy màu sắc, đặc biệt nhắc đến Tết thì không thể không nhắc đến hoa Đào (Miền Bắc) Hoa Mai (miền Nam). Đôi nơi vẫn còn tục lệ múa lân nhất là ở vài Thành Phố lớn. Ở Sài Gòn năm nào cũng tổ chức đường hoa. Nhưng 2 năm nay tôi không bước chân tới vì cứ nghĩ năm nào cũng vậy thôi, xem mãi chán rồi. Có khác chăng năm nay là năm con khỉ nên chắc là nhiều khỉ lắm. Vả lại mỗi lần đến đây lại nhắc nhớ tới những kỷ niệm cũ với người tình, với bạn bè xưa kia lại càng buồn thêm... Cúng Giao Thừa Nét đặc trưng của Tết Việt là mâm cỗ trên bàn thờ vào tối giao thừa, ngoài các loại bánh mứt còn có mâm ngũ quả với các loại trái cây đặc trưng của người Việt như Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, thơm được bày lên trang trọng và đẹp mắt thể hiện mong muốn của gia chủ cho một năm mới với những điều may mắn, tốt lành. Vào ngày Tết còn có tục thờ cúng tổ tiên, hái lộc đầu xuân, xông đất đầu năm, chúc Tết, lì xì mừng tuổi. Năm 2016 là năm Bình Thân (năm con khỉ), nên các đồng tiền có in hình con vật này cũng có giá hơn. Năm nay đồng xu in hình con khỉ của Australia và tiền khỉ may mắn của Indonesia cũng được nhập cảng vào VN và đã bán được khá nhiều. Bên cạnh đó người Việt rất xem trọng lễ nghĩa, nên trước Tết mọi người thường dành tặng nhau những món quà Tết thể hiện sự quan tâm, lòng biết ơn, tôn kính với gia đình và bạn bè. Các nhà chuyên làm quà Tết tha hồ hốt bạc. Năm nay đường hoa khỉ nhiều lắm Bánh mứt kẹo không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng lại được bày bán tràn lan trên thị trường ở Hà Nội   Quà Tết có nhiều loại, nhiều kiểu Các đại gia đua nhau kiếm món quà Tết độc đáo tặng những nơi thường giao thiệp nhất là với các cơ quan và các quan chức họ thường phải nhờ vả. Họ không ngần ngại mua quả phật thủ đẹp nhất với giá trên dưới 10 triệu đồng, nhưng những quả có giá cao như thế thường rất hiếm, hàng chục ha mới tìm được 1 quả. Chậu địa lan trước khi xuất bán, có chậu trị giá 70 triệu đồng Hoặc có những đại gia hay đại quan chơi ngông mua chậu địa lan Trần Mộng 100 cành nở cùng lúc vào đúng dịp Tết đã được một đại gia mua với giá 70 triệu đồng. Có đại gia bỏ trăm triệu mua cây bạch đào chơi Tết. Nhiều tay chơi quan niệm, có được một gốc đào cổ thụ với dáng độc là năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, phát lộc trong làm ăn. Vì thế, dù bị hét giá lên tới cả trăm triệu nhưng rất nhiều người vẫn sẵn sàng móc hầu bao. Một con gà Đông Tảo cũng được trả giá tới 70 triệu đồng. Thế mới là của hiếm quý mua được sự hài lòng của các đối tác. Con gà Đông Tảo được định giá vào khoảng 60-70 triệu đồng được bày bán tràn lan trên thị trường ở Hà Nội Các đại quan cũng bận rộn không kém, chuẩn bị nhận quà Tết và tất nhiên phải chu đáo với các quan trên mình. Các công ty dù là vốn nhà nước hay của tư nhân cũng phải chuẩn bị một món quà Tết cho các nhân viên của mình. Tất cả như đã thành một thứ luật bất thành văn nhưng mọi nơi đều rộn ràng chuẩn bị cho tục lệ bất thành văn này. Dù cho công ty có thua lỗ cũng phải tìm cách thưởng cho nhân viên kẻo mang tiếng với các công ty bạn, như thế chẳng khác nào tự vạch áo cho người xem lưng công ty của mình… sắp phá sản. Năm nay kiểu thưởng Tết ở VN cũng  có nhiều chuyện lạ. Sau một năm làm việc, cống hiến, hẳn người lao động nào cũng hào hứng chờ đợi thưởng Tết từ doanh nghiệp. Nhưng không ít người phải ngậm ngùi khi trông thấy phần thưởng ấy.  Mời bạn đọc hãy xem mấy kiểu thưởng Tết khá vui này.   Nhận quà Tết mà muốn dở khóc, dở cười! Báo Giao thông ngày 02/1 cho biết, thay vì sử dụng tiền mặt như thông thường, nhiều doanh nghiệp sử dụng tương ớt, quần đùi… để thưởng cho nhân viên sau một năm làm việc. Một công ty vật liệu xây dựng ở Thái Nguyên thưởng Tết cho mỗi nhân viên 200 viên gạch. Một cơ sở sản xuất hương (nhang thắp) ở Đan Phương- Hà Nội thưởng Tết bằng 100 ngàn đồng và… các loại nhang. Độc đáo không kém là một công ty dệt may quận Hoàng Mai- HN thưởng Tết mỗi nhân viên tới 70 chiếc quần đùi. Và thế là Tết này, với thời tiết giá rét đặc trưng của mùa đông Hà Nội, 70 chiếc quần đùi. Có lẽ họ… sử dụng luân phiên tận hơn hai tháng sau Tết mà không phải giặt giũ! Một độc giả đã viết: Thế là anh mặc, em mặc, con chúng ta mặc và biết đâu… hàng xóm cũng mặc quần đùi đi chúc Tết luôn. Nhưng hài hước nhất, là công ty truyền thông T.V thưởng tới 30 bịch giấy vệ sinh cho nhân viên ăn Tết. Còn một công ty ở TP. Sài Gòn lại thưởng Tết cho mỗi nhân viên một thùng tương ớt. Riêng lãnh đạo thưởng lớn hơn, mỗi người hai thùng. Đúng là ăn Tết… cay hơn ớt! Không biết nên mếu hay nên cười! Phần thưởng tết bằng nhang, quần đùi, gạch ống, tương ớt và ... giấy vệ sinh Quần đùi, giấy vệ sinh, gạch men tuy kỳ cục thật đấy nhưng xem ra còn dùng được hoặc đem cho thoải mái được, chứ công ty chuyên sản xuất… dung dịch vệ sinh phụ nữ, bao cao su mà thưởng Tết bằng sản phẩm thì người nhận chỉ có nước đem bán hoặc vứt xó (nếu bán chạy thì công ty đã không đổ cho nhân viên).   Vẫn có những công ty thưởng Tết ai cũng phải thèm Tuy nhiên, bên cạnh các công ty thưởng gạch, nhang thắp, tương ớt, quần đùi, giấy vệ sinh…, thì cũng có những công ty thưởng Tết rất lớn, trong dịp Tết Âm lịch. Tỷ như có công ty tại Q. Bình Tân (Saigon) công bố mức thưởng Tết cao nhất đến 320 triệu đồng/ người (Theo báo Người Lao Động). Nhưng chưa ăn thua gì, so với mức thưởng 600 triệu đồng, thuộc về một DN tư nhân. Quả là mức thưởng Tết khủng ai cũng phải thèm. Nhưng thật ra số thưởng tết khủng này chĩ dành cho các sếp. Các ông chủ ngoài việc tôn trọng công sức mồ hôi nước mắt của người lao động còn là một sự khôn ngoan khiến người làm công, làm giàu cho mình càng phải cố sức làm việc hơn nữa. Mười năm không phát hiện tham nhũng Mới bước sang đầu năm dương lịch 2016, nghe cái tin mười năm không phát hiện tham nhũng, mấy anh dân đen mừng húm, thế là nước VN chúng tôi tham nhũng chết ráo cả rồi. Nhưng thật ra vừa đọc xong bản tin này, người dân lại thở dài bởi họ biết chắc rằng tham nhũng ở cái thời đại này không bao giờ hết. Nó chỉ đi trốn là tài nhất. Trốn ngay trong cơ quan nhà nước, trốn ra nước ngoài, trốn trong xó nhà bà con họ hàng nội ngoại, trốn về quê đuổi gà nhưng vẫn có hàng ngàn tỉ trong ngân hàng. Vậy mà người dân đọc số báo đầu tiên của năm mới, nhiều bạn đọc ngớ người khi vấp phải thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa về việc 10 năm qua tỉnh này không phát hiện cán bộ nào nhận quà. (Theo Báo Người Lao động ngày 1-1-2016) Nghe cứ như chuyện đùa chứ ai nghĩ rằng thông tin này được long trọng đưa ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức ngày 31-12 vừa qua. Không phải chỉ có tỉnh Khánh Hòa mà cả UBND Hà Nội cũng có báo cáo: Không có cán bộ nào nhận quà sai quy định. Báo cáo việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng, chính quyền Hà Nội thông tin: Năm 2015, các đơn vị báo cáo không có trường hợp nào vi phạm trong nhận, tặng quà theo quyết định 64 của Thủ tướng. Và Trong nhiều năm, Hà Nội không phát hiện trường hợp nào vi phạm việc tặng và nhận quà. Tương tự, không có trường hợp nào phải xác minh, kết luận về việc kê khai tài sản thu nhập không trung thực. Nghe muốn phát sốt vì những cái báo cáo quá sạch sẽ ấy, người dân bèn phản ứng ngay trên các báo. Họ tức giận và thẳng thừng đưa ra nhận xét của mình.   Tham nhũng đầy ra đấy, chỉ có người mù mới không nhìn thấy Bạn đọc Nguyễn Thế Tòng, một người dân của Khánh Hòa, thốt lên: Khó tin!. Chẳng biết bằng phương pháp, nghiệp vụ gì mà tỉnh này có thể theo dõi được từng cán bộ của mình để đưa ra một kết luận chủ quan như thế. Còn nếu để cán bộ tự khai thì điều này còn dị hợm hơn và một hội nghị như thế chẳng cần phải tổ chức để khỏi tốn tiền của, thời gian… Và quan trọng hơn để người dân khỏi thấy mình bị xem thường. Nhiều bạn đọc phản hồi qua Báo Người Lao Động rằng, xây một căn nhà cấp 4 thôi, vừa đổ đống đất là có các anh xuống hỏi thăm ngay. Không có quà thì chẳng yên thân. Xin giấy phép xây dựng cũng phải đủ kiểu tình thương mến thương, rồi kiểm tra các kiểu, môi trường, điện nước… Chỉ có người mù mới không thấy những chuyện như thế. Mà người mù không thấy thì cũng nghe người dân ta thán hằng ngày. Ngay những số liệu đưa ra từ hội nghị cũng đã mâu thuẫn với những gì lãnh đạo tỉnh này công bố. 10 năm qua, tỉnh thực hiện gần 1.000 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm liên quan đến tham nhũng hơn 269 tỉ đồng và gần 670 ha đất các loại. 71 bị can, bị cáo tham nhũng bị xử lý… Gần đây nhất chuyện một ông cán bộ Hải Quan TP Sài Gòn mới đi vắng vài ngày thế mà số phong bì hơn 60 cái (chưa mở) được ông gom bỏ vào một túi ny-lông xách mang ra để về nhà thì bị các trinh sát của Cục A84 ập vào bắt giữ. Số tiền này tổng cộng gần 1 tỷ đồng được các doanh nghiệp buộc phải chung chi trong 5 ngày, tương đương khoảng thời gian ông du hí bên Trung Quốc. (Tôi đã tường thuật chi tiết và phân tích việc này trong bài tuần trước). Tham nhũng đầy ra đó chứ phải ít đâu mà đưa ra số liệu trong sạch thế! Ai tin được. Đầu năm đã phải nghe những báo cáo báo cầy giả như thế thì sui cả năm. Và một nguy cơ khác là kẻ tham nhũng sẽ xử người chống tham nhũng như ông Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Sài Gòn) đưa ra cảnh báo: Người tham nhũng sẽ xử lý người chống tham nhũng chứ không phải là ngược lại …, Rõ ràng nguy cơ nằm ở tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước. Bọn tham nhũng rất xảo quyệt, chúng kéo bè kết cánh bảo vệ lẫn nhau, bóp chết người dân lương thiện chống tham nhũng. Vậy ai còn dại gì chống tham nhũng nữa, bỗng dưng chui đầu vào hang hùm miệng sói. Im lặng và chịu đựng, chịu đựng cho đến bao giờ??? Vậy người VN nhìn thấy gì trong năm Con Khỉ này? Nhìn thấy khỉ nhiều hơn người chăng? Văn Quang Ngày giáp Tết Bính Thân (2016)  
......

Kritik an Umgang Vietnams mit Religionsgemeinschaften

Deutliche Kritik an der vietnamesischen Religionspolitik hat die interreligiöse Lien-Ton-Vereinigung in dem südostasiatischen Land geäußert. In der Organisation arbeiten Christen unterschiedlicher Konfession, Buddhisten, Caodaisten und Angehörige der Moon-Bewegung zusammen. In ihrem jüngsten Bericht vom 9. Januar werfen sie der Regierung sogar gewalttätige Angriffe auf die Religionsfreiheit allein in diesem jungen Jahr vor. Wie die Agentur Asianews berichtet, wollten etwa die Hoa Hao Buddhisten den 96. Geburtstag ihres Gründers Huynh Phu So in der Provinz An Giang feiern, aber Sicherheitsbehörden versperrten die Zufahrten zur Stadt Long Giang, wo die Feierlichkeiten geplant waren. Sie gingen dabei gewaltsam selbst gegen ältere Pilger vor, um die Feiern aufzulösen. In dem Bericht heißt es, dass dies praktisch jedes Jahr so geschehe. Milizen und Mitglieder der örtlichen Frauenföderation stürmten am 2. Januar das Grundstück der Benediktiner-Abtei von Thien An. Rund 200 Menschen griffen die Mönche an und entrissen ihnen auch die Kamera, mit der sie den Übergriff dokumentieren wollten. Bereits einen Teil des Grundeigentums enteignete der Staat schon und errichtete darauf ein Freizeitzentrum. Katholiken wurden auch zur Zielscheibe eines dritten Angriffs, in Vinh, wohin der Vorsitzende der Deutschen Bischofskonferenz, Reinhard Kardinal Marx während seines Vietnamaufenthaltes in der ersten Januarhälfte nicht reisen durfte. Pfarrer, Dang Huu Nam, der sich für 14 seit 2011 unschuldig inhaftierte Katholiken eingesetzt hatte, wurde dort in der vergangenen Woche von rund 20 Schlägern attackiert und erlitt dabei schwere Verletzungen. Die Polizei griff nicht ein. Im kommunistischen Vietnam leben eigentlich nur rund 20 Prozent Atheisten. Fast die Hälfte, um die 48 Prozent, sind Buddhisten, sieben Prozent bekennen sich zum katholischen Glauben, sind aber überproportional in den Sektoren Bildung, Gesundheit und Soziales engagiert. Die katholischen Bischöfe des Landes kritisieren den Entwurf eines neuen Religionsgesetzes, das auf die Bemühung des Staates hindeutet, die Kirche künftig umfassend zu überwachen. (mk) http://de.zenit.org/articles/kritik-an-umgang-vietnams-mit-religionsgeme...
......

Flucht und Asyl: Schnellere Verfahren

Asylverfahren für Bewerber mit geringer Aussicht auf Anerkennung beschleunigen, Familiennachzug aussetzen und sichere Herkunftsstaaten erweitern: Das sind wichtige Punkte des Asylpakets II, das das Kabinett heute verabschiedet hat. Um die Asylverfahren für die Bewerber mit geringer Aussicht auf Anerkennung zu beschleunigen, sollen besondere Aufnahmeeinrichtungen entstehen. Sie sind für das komplette Asylverfahren zuständig – auch für Eilanträge gegen Entscheidungen. Auch Abschiebungen können direkt aus der Erstaufnahmeeinrichtung stattfinden. Um die Flüchtlingsströme besser bewältigen zu können, wird der Familiennachzug für Antragsteller mit sogenanntem subsidiärem Schutz für zwei Jahre ausgesetzt. Bundeskanzlerin Merkel hatte bei der Vorstellung des Kompromisses betont: „Nach Ablauf dieser Zeit tritt dann die ab 1. August 2015 geltende Rechtslage wieder ein. Wir haben uns darauf geeinigt, dass wir innerhalb von künftig zu vereinbarenden Kontingenten der Türkei, des Libanons oder Jordaniens vorrangig den Familiennachzug fördern oder berücksichtigen wollen.“ Das Kabinett hat außerdem beschlossen, weitere Länder als sichere Herkunftsstaaten zu bestimmen: Algerien, Marokko und Tunesien werden als sichere Herkunftsstaaten im Sinne des § 29a des Asylgesetzes eingestuft. Das sind Staaten, bei denen aufgrund der allgemeinen politischen Verhältnisse die Vermutung besteht, dass dort weder politische Verfolgung noch unmenschliche oder erniedrigende Bestrafung oder Behandlung drohen. Von allen EU-Staaten nimmt Deutschland heute mit großem Abstand die meisten Asylbewerber auf. Alle europäischen Staaten müssen ihrer Verantwortung gerecht werden. In Italien und Griechenland sollen rasch Aufnahmezentren für Flüchtlinge entstehen. Für die Registrierung, Unterbringung und Gesundheitsvorsorge soll es einheitliche Standards geben. Wir können die Not von Bürgerkriegen und vergleichbaren humanitären Katastrophen nicht hier in Deutschland lösen. Deshalb ist es nach wie vor notwendig, die Hilfe vor Ort zu verstärken. Wichtig ist, dass die Menschen auf eine bessere Lebensperspektive vertrauen können. Deutschland hilft dabei bilateral und gemeinsam mit den anderen EU-Staaten. Der Schwerpunkt der deutschen Flüchtlingshilfe liegt in der Hilfe vor Ort. Damit bekämpfen wir Fluchtursachen und unterstützen die Aufnahmeregionen. https://www.bundesregierung.de/Content/DE/Infodienst/2016/02/2016-02-02-...
......

Bê bối lớn ở Đức: Lãnh đạo chính trị yêu cầu công an cửa khẩu bắn người di cư

Chủ nghĩa cực đoan gia tăng ở Đức từ sau vụ bê bối tấn công tình dục ở Cologne và từ mong muốn không tiếp nhận các làn sóng người tị nạn mới. Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel đã yêu cầu tình báo Đức giám sát Đảng Sự Lựa Chọn Vì Nước Đức (AfD, cực hữu) sau khi lãnh đạo của Đảng Frauke Petry đã tuyên bố cảnh sát cửa khẩu nên có quyền bắn người di cư, theo tin trên Deutsche Welle online, phát lại trên gandul.info. “Thật khó tin rằng một số đảng tự cho phép mình truyền bá những khẩu hiệu trên các kênh đại chúng”, Phó Thủ tướng Đức cho biết khi bình luận về các tuyên bố của Frauke Petry và AfD là “trên các báo cáo của cơ quan tình báo chứ không phải trên truyền hình”. Ông Gabriel cũng tuyên bố có “những nghi ngờ rất lớn” rằng AfD bảo vệ các nguyên tắc dân chủ là nền tảng xây dựng nên nước Đức và bà Petry đã từng đưa ra “những đề nghị kỳ quái”, như tất cả phụ nữ phải có ít nhất ba con, và mới đây là bắn vào những người tị nạn không có vũ trang. Lời tuyên bố của Phó thủ tướng được đưa ra hôm thứ 7, khi nhà lãnh đạo của  AfD Frauke Petry đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn rằng lính biên phòng Đức “cần phải ngăn chặn vượt biên bất hợp pháp và thậm chí sử dụng vũ khí nếu cần thiết”. “Chúng ta cần kiểm soát toàn diện để ngăn chặn rất nhiều người tị nạn vượt biên giới”, bà Petry cho biết.   Những tuyên bố này đã làm dấy lên những phản ứng gay gắt từ các chính khách chính trị khác và từ phía cảnh sát, khi Công đoàn cảnh sát Đức cho biết “không một cảnh sát nào sẽ nổ súng” vào người di cư. “Chúng ta đã chứng kiến điều này trong lịch sử của Đức và không muốn đi vào con đường đó một lần nữa”, ông Jörg Radek, lãnh đạo Nghiệp Đoàn Cảnh Sát Đức (GDP) cho biết, trong khi nhà lãnh đạo của nhóm nghị sĩ thuộc Đảng Xã Hội Dân Chủ (SPD) Thomas Oppermann tuyên bố “con đường chính trị của bà Petry đã mất mãi mãi”. “Đề xuất của bà ta làm gợi nhớ đến lệnh nổ súng của Đông Đức-RDG”, Oppermann nói thêm “chính trị gia Đức cuối cùng bắn vào người tị nạn là Erich Honecker”, là người đứng đầu Đông Đức cộng sản từ năm 1971 đến khi sụp đổ Bức tường Berlin vào năm 1989. Tác giả: Ana Ion, ET Romania | Dịch giả: Kim Xuân http://vietdaikynguyen.com/v3/90998-boi-lon-o-duc-lanh-dao-chinh-tri-yeu...
......

GS Nguyễn Đình Cống thông báo từ bỏ đảng. Các vị còn chờ gì nữa?

Nguyễn Đình Cống - Tôi là Nguyễn Đình Cống, sinh năm 1937. Tôi vào Đảng Cộng sản VN năm 1985, tại đảng bộ Đại học Xây dựng, lúc 48 tuổi và đã được phong chức danh Phó giáo sư, tiến sĩ, hiện nay là Giáo sư. Tôi vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Thế nhưng càng ngày tôi càng nhận ra rằng Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML) có nhiều độc hại, rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, rằng thể chế hiện tại của VN là sự độc tài toàn trị của Đảng. Tôi đã viết nhiều bài phân tích sai lầm của Mác, viết nhiều thư gửi tổ chức Đảng góp ý kiến về việc từ bỏ CNML và thay đổi thể chế, viết ý kiến đóng góp cho Đại hội 12 với hy vọng đại hội sẽ có chuyển biến tốt về phía dân chủ. Thế nhưng ĐH 12 vẫn kiên trì CNML và đường lối chính trị cũ. Tôi thấy không còn lý do để tiếp tục ở trong Đảng, cũng là để tỏ thái độ dứt khoát với CNML và sự độc tài toàn trị của ĐCSVN. Vậy tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách. Facebook Nguyễn Đình Cốnghttps://www.facebook.com/ngdinhcong/?fref=ts ---------------------------- CÁC VỊ CÒN CHỜ GÌ NỮA? Tôi là một trí thức già không đảng phái. Vừa rồi đọc thông báo từ bỏ ĐCSVN của GS Nguyễn Đình Cống mà cứ ngẫm nghĩ cái sự đời. Trước đây, khi đọc những bài ông viết, vạch ra sai lầm của Mác và phê phán Chủ nghĩa Mác Lênin ( CNML ), muốn được đối thoại với Tuyên huấn của Đảng, đề nghị Đảng thay đổi thể chế chính trị, tôi vừa cảm phục vừa coi thường. Cảm phục vì một trí thức, một đảng viên CS đã thắng được sợ hãi mà viết ra những điều nhiều người biết rõ nhưng không dám nói, không dám viết. Coi thường vì ông đã thấy CNML là sai mà vẫn đeo bám đảng, không dám từ bỏ đảng như nhiều người khác đã làm, trong đó tôi biết một số như Nguyễn Hộ, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Đăng Quang, Phạm Đình Trọng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Hữu Vinh, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi,  Đặng Xương Hùng, Ngô xuân Thọ, Ngô xuân Phú và nhiều người khác nữa. Tôi đoán ông Cống này khi vào đảng cũng nhằm kiếm chút lợi lộc gì đó và cố ở lại cũng để được cái danh hão năm mươi, sáu mươi, bảy mươi năm tuổi đảng. Thế nhưng, sau khi đọc thông báo từ bỏ ĐCS của ông thì té ra không phải như thế, có thể tôi đã nghi oan cho ông, tôi không còn coi thường nữa. Tôi không phải đảng viên và không để tâm tìm hiểu điều sau: Các đảng viên, đặc biệt là các trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, Chủ nghĩa cộng sản là không tưởng, đã thấy sự lãnh đạo của Đảng thực chất là sự toàn trị, mất dân chủ, thế  mà họ vẫn cúi đầu chấp nhận thì họ phải chịu sự mâu thuẩn trong nội tâm đến như thế nào, tư tưởng, tình cảm bị giằng xé đến mức nào. Đáng lẽ như vậy thì họ không nên vào Đảng, đã lỡ vào rồi thì tìm cách ra khỏi càng sớm càng tốt. Tại sao các vị không ra khỏi Đảng, các vị còn chờ gì nữa. Các vị không muốn hay là không dám. Không muốn ra khỏi Đảng vì còn trông chờ gì đó hoặc ngại phải làm thủ tục này kia. Có gì mà phải thủ tục, xin vào mới phải thủ tục chứ từ bỏ thì chỉ nói cho người ta biết là được. Không dám từ bỏ Đảng có lẽ chủ yếu là sợ. Cái sợ này do Đảng tạo ra để khống chế mọi người. Đã mang danh là trí thức thì cũng nên giảm bớt đến vứt bỏ nỗi sợ. Sợ lắm làm người ta trở nên hèn yếu và có thể rơi vào cảnh chịu nhục nhã. Tại các nước cộng sản Đông Âu, trước khi nổ ra cuộc cách mạng 1989 có rất nhiều đảng viên cộng sản từ bỏ đảng, trong đó ở Ba Lan có trên 50% đảng viên, chủ yếu là trí thức và công nhân đã vứt bỏ thẻ đảng. Khi nhận xét về trí thức VN, ngoài những phẩm chất tốt đẹp, người ta hay đề cập đến một nhược điểm là hèn. Loại trừ những trí thức dổm, có bằng cấp, có học vị nhưng không có trình độ và phẩm chất ( loại này đang nhan nhãn ở VN, đặc biệt là trong hàng ngũ quan chức và lãnh đạo), chỉ kể  đến các trí thức thứ thiệt, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ thứ thiệt thì không ít trong số họ vẫn mang tiếng hơi bị hèn, thấy sai mà không dám nói, thấy đúng mà không dám làm, chỉ vì sợ, quá sợ. Mà thực ra chỉ là sợ bóng, sợ gió chứ hiện nay việc tuyên bố từ bỏ đảng, hoặc nhẹ nhàng hơn là xin ra khỏi đảng, cùng lắm là  bị vài tiếng xì xào của những người kém hiểu biết chứ không đến mức bị bắt bỏ tù, bị đàn áp, đánh đập, không đến mức có ảnh hưởng xấu đến con cháu. Trước Đại hội 12 nhiều đảng viên còn hy vọng có  thể góp ý kiến để Đảng đổi mới thể chế, vì vậy có thư của 61 đảng viên, lại có thư của 128 cán bộ và trí thức gửi ĐH ( cả 2 thư đều do Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đứng đầu danh sách). Lại cũng có nhiều thư của cá nhân góp ý cho văn kiện, cho đường lối . Bây giờ, sau ĐH, nhiều chuyện đã rõ ràng là nếu không phụ họa, không ca ngợi đường lối của Đảng thì không thể phản biện được gì, không thể góp ý được gì, Đảng vẫn kiên trì CNML và con đường toàn trị, vẫn quyết tâm bảo vệ ý thức hệ lạc hậu. Vậy các đảng viên, đặc biệt là đảng viên trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, CNCS là không tưởng, thấy rõ không thể bằng việc góp ý kiến để Đảng thay đổi, là những người yêu nước chân chính, muốn phát triển đất nước để mang lại tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân, để thoát khỏi gông cùm ý thức hệ cộng sản, thì còn chờ đợi gì nữa, còn trông mong vào phép mầu nào nữa mà không tuyên bố từ bỏ đảng. Tôi nghĩ rằng, một vài người ra khỏi Đảng thì Đảng chẳng thiệt gì, nhưng nếu hàng vạn, hàng chục vạn đảng viên tuyên bố từ bỏ đảng thì đó là một áp lực buộc lãnh đạo đảng phái thay đổi, phải chấp nhận cải cách. Trong việc này các trí thức nên đi tiên phong để làm gương, các vị còn chờ gì nữa./. Công Ngô Dụng 2.2.2016 http://www.ijavn.org/2016/02/gs-nguyen-inh-cong-thong-bao-tu-bo-ang.html  
......

Trung Quốc hoảng hốt với lời tiên tri của tỷ phú Mỹ, George Soros

Có vẻ như những dự đoán bi quan của nhà tỷ phú đầu cơ nổi tiếng George Soros tại diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos về tương lai của kinh tế Trung Quốc đang dần trở thành sự thực. Nhà đầu cơ nổi tiếng thế giới này đã dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ có một cú hạ cánh cứng và không loại trừ khả năng rơi vào một cuộc khủng hoảng, mà chìa khóa chính là tỷ giá của đồng nhân dân tệ. Nhưng khi mà cả thế giới vẫn còn đang bán tín bán nghi trước nhận định này của Soros thì chính phủ Trung Quốc lại tự biến nó thành một câu chuyện ngày càng đáng tin, khi hàng loạt các tờ báo lớn như Tân hoa xã hay thời báo Hoàn cầu chỉ trích Soros âm mưu chống lại kinh tế Trung Quốc thông qua việc công kích đồng nhân dân tệ. Sự việc này đang cho thấy Trung Quốc đang thiếu tự tin hơn bao giờ hết về vận mệnh đồng nội tệ của mình, khi mà nước này đang nối gót Nga đối mặt với nguy cơ khủng hoảng. Ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc đang có rất nhiều điểm tương đồng với kinh tế Nga cách đây hơn 1 năm, khi các lệnh trừng phạt kinh tế được các nước phương Tây đưa ra sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi đầu năm 2014. Các quan hệ kinh tế và thương mại giữa Nga và các nước phương Tây gồm Mỹ và EU nhanh chóng bị cắt đứt, dẫn đến việc các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút hết vốn khỏi thị trường Nga để chuyển về nước. Việc một lượng lớn USD bị rút khỏi thị trường trong một thời gian ngắn đẩy Nga rơi vào cảnh lạm phát phi mã, hệ thống kinh tế bị đình đốn do quan hệ kinh tế với Mỹ và EU bị đứt đoạn, tiêu dùng giảm sút và tăng trưởng thì rơi vào trì trệ. Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, chính phủ Nga còn tiếp tục đổ USD từ quỹ dự trữ ngoại tệ ra thị trường để bình ổn tỷ giá đồng Rup; nhưng khi mà đồng nội tệ này mất giá quá mạnh, có lúc sụt giảm lên đến hơn 50% so với đồng USD, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quỹ dự trữ ngoại tệ của Nga, thì Ngân hàng trung ương Nga không còn cách nào khác ngoài việc cưỡng bách tăng lãi suất lên mức rất cao để kiểm soát lạm phát, từ 10,5% lên 17%. Cuộc khủng hoảng kinh tế chấm dứt, nhưng cái giá mà Nga phải trả là suy giảm tăng trưởng lên đến 3,8% trong năm 2015, tức một năm sau khi tăng lãi suất. Trung Quốc ở thời điểm hiện tại cũng đang trải qua tình trạng tương tự. Theo thống kê, hơn 1000 tỷ USD đã được các nhà đầu tư rút khỏi thị trường Trung Quốc trong năm 2015. Chủ yếu là do nền kinh tế nước này đã tăng trưởng chậm lại, tổng cầu thị trường nội địa giảm trong khi chi phí nhân công thì đã tăng lên quá cao, gấp khoảng 3 lần so với các nước láng giềng như Việt Nam hay Myanmar, khiến các nhà đầu tư rút vốn và tìm địa điểm đầu tư mới. Cùng với đó là việc ngày càng có nhiều người Trung Quốc chuyển tiền ra khỏi nước này vì nhiều lý do, từ lý do đầu tư kinh doanh ra nước ngoài cho đến chuyển tiền không lý do và bất hợp pháp. Thống kê chính thức thì có khoảng 61 tỷ USD được các công ty Trung Quốc bỏ ra để thực hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài trong năm 2015, còn con số chuyển tiền bất hợp pháp của người dân thì không thể tính toán được. Việc một lượng quá lớn USD bốc hơi khỏi thị trường Trung Quốc chỉ trong vòng một năm đang đẩy nền kinh tế số hai thế giới lâm vào tình cảnh tương tự như Nga hồi cuối năm 2014. Áp lực tỷ giá đối với đồng nhân dân tệ thời điểm hiện tại đang lớn hơn bao giờ hết, khi nó liên tục mất giá kể từ khi được quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) chọn vào giỏ tiền tệ dự trữ hồi tháng 12.2015. Tổng cộng đến giờ đồng tiền này đã mất giá hơn 5% kể từ giữa tháng 12, và đang được dự báo sẽ còn tiếp tục sụt giá trong thời gian tới. Điều này đang tạo ra tác động ngược vào thị trường chứng khoán (TTCK) nước này, khiến chỉ số CSI 300 liên tục sụt giảm kể từ những ngày đầu năm 2016. Tình hình hiện tại căng thẳng đến mức, thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản là ông Haruhiko Kuroda đã buộc phải lên tiếng cảnh báo Trung Quốc, cần phải tìm mọi biện pháp để kiểm soát dòng vốn. Một phần vì sự sa sút không phanh của nền kinh tế và TTCK Trung Quốc do sự tháo chạy của dòng vốn đang ảnh hưởng đến kinh tế và TTCK của Nhật Bản. Và gần nhất chính phủ Trung Quốc đã tung ra một gói các giải pháp nhằm kiểm soát dòng vốn trên thị trường, từ việc hạn chế người dân gửi ngoại tệ ra nước, cho đến các doanh nghiệp hạn chế mua hàng và nhập khẩu bằng đồng USD, tăng cường kiểm soát việc thanh toán qua thẻ UnionPay hay triệt phá các ngân hàng ngầm trong hệ thống tài chính. Ở thời điểm hiện tại, mỗi người dân Trung Quốc được phép mang khoảng 50.000 USD theo người ra nước ngoài, và theo tính toán thì chỉ cần khoảng 5% dân số nước này mang chừng đó tiền theo người ra nước ngoài là đủ để bào mòn toàn bộ quỹ dự trữ ngoại tệ hiện tại của Trung Quốc. Tính đến hiện tại, những dự đoán bi quan của George Soros về tương lai kinh tế Trung Quốc đang ngày càng có vẻ là chính xác. Tốc độ bơm tiền vào nền kinh tế để duy trì sự ổn định của thị trường và ngăn chặn đà sụt giá của đồng nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, với một mức lũy tiến đáng báo động. Cho đến giờ, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã có tổng cộng 3 lần bơm tiền ra thị trường chỉ trong tháng 1.2016. Lần thứ nhất vào ngày 20.1 với con số khoảng 60 tỷ USD, lần thứ hai vào ngày 26.1 với mức 67 tỷ USD, và lần thứ ba vào ngày 28.1 với mức 52 tỷ USD. Lý do chính thức được Trung Quốc đưa ra là để giải quyết nhu cầu tiền mặt gia tăng đột biến trong dịp Tết nguyên đán ở nước này, nhưng lý do chủ yếu được dự đoán là để giải quyết áp lực liên quan đến tỷ giá đồng nhân dân tệ và sự ổn định của nền kinh tế. Việc tăng tốc độ bơm tiền để ổn định thị trường đang cho thấy Trung Quốc đang chịu những sức ép rất lớn để ổn định thị trường, thậm chí vượt ra khỏi dự đoán của các nhà kinh tế. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc sẽ chỉ còn khoảng 3.000 tỷ USD vào cuối năm nay từ mức 3.300 tỷ USD hồi đầu năm, nghĩa là nước này sẽ chỉ phải chi khoảng 300 tỷ USD trong cả năm 2016 để ổn định kinh tế. Nhưng khi mà Bắc Kinh đã bơm tới quá nửa con số dự kiến cả năm đó chỉ trong vòng 1 tháng đầu năm, thì áp lực đó có lẽ là lớn hơn dự đoán rất nhiều. Tình trạng này cũng tương tự như Nga trong giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng, khi nước này liên tục bơm tiền từ quỹ dự trữ vào thị trường để ổn định tỷ giá đồng Rup, nhưng khi nó đe dọa bào mòn quỹ dự trữ đáng kể thì Nga buộc phải tăng lãi suất lên rất cao để kiềm chế, buộc phải chấp nhận hậu quả là suy giảm tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc hiện nay cũng có thể rơi vào tình trạng tương tự. Sẽ không có chuyện nước này dùng hết 3.300 tỷ USD còn lại (đã sụt mất hơn 700 tỷ USD từ tháng 8.2015) để ổn định tỷ giá đồng nội tệ. Nếu đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá, sẽ đến lúc chính phủ nước này phải học theo cách của Nga là tăng lãi suất. Và điều này thì cũng đồng nghĩa với việc kinh tế Trung Quốc sẽ suy giảm nặng nề, giống như Nga. Có lẽ, cú hạ cánh cứng của Trung Quốc mà George Soros nói tới chính là kịch bản này. Nhàn Đàm (theo Bloomberg/CafeF) Nguồn: http://motthegioi.vn/ho-so-phan-tich/trung-quoc-hoang-hot-voi-loi-tien-t...
......

Bàng hoàng khi phát hiện gel lạ trong tôm Trung Quốc

Bà Dương ở thành phố cảng Quảng Châu phía nam Trung Quốc đã mua được 6 con tôm sú với giá $66 vào tháng 10 năm 2015, mua được món hời như thế khiến bà rất vui, cho đến khi bà tìm thấy gel bên trong đầu của những con tôm này. Thường thì không thể phát hiện ra chất gel như thế nếu chỉ kiểm tra bề mặt. Đây là loại gel được tiêm vào trong khoảng thời gian từ sau khi tôm vừa được đánh bắt và trước khi chuẩn bị đem ra bán, nhằm mục đích tăng thêm trọng lượng và do đó kiếm được một khoản lợi nhuận lớn hơn. Tôm sống không bị tiêm gel, bởi vì tiêm gel sẽ giết chết chúng. Theo các cuộc phỏng vấn và tin tức báo cáo, giới chức trách trong ngành thực phẩm Trung Quốc đặc biệt thờ ơ trước những sự việc xảy ra trước mắt, và thậm chí cơ quan này còn không có một sự nhất quán về khâu nào trong dây chuyền sản xuất đã thực hiện việc này. Trung Quốc là nước xuất khẩu hải sản lớn thứ ba vào Hoa Kỳ, xuất khẩu một lượng đáng kể tôm và cá tra, đại diện cho 2 trong số 10 sản phẩm thủy sản tiêu thụ nhiều nhất tại Hoa Kỳ. Theo số liệu thống kê của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, lượng tôm được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ 10 tháng đầu năm 2015 có tổng trị giá gần 150 triệu USD. Vấn đề giả mạo tôm vẫn tồn tại dai dẳng trong hơn một thập kỷ qua, dù cho báo chí vẫn đều đặn phanh phui thêm những vụ việc mới. Lần đầu tiên tôm sú Trung Quốc bị phát hiện tiêm gel lạ là vào năm 2005, cùng năm đó chính quyền thành phố Thiên Tân đã triển khai phát động một chiến dịch trấn áp đối với tôm bị tiêm. Báo cáo đề cập đến chiến dịch này không đưa ra chi tiết về bao nhiêu nghi phạm đã bị bắt giữ, hay những quy trình bơm tiêm gel lạ vào tôm sú đã bị triệt phá hay chưa. Hiện chưa rõ có bao nhiêu con tôm bị tiêm gel đã tìm đường ra khỏi nội địa, nhưng các chuyên gia an toàn thực phẩm cho biết có lý do để lo ngại. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành một cảnh báo cho ngành nhập khẩu vào ngày 11 tháng 12 năm 2015 về “sự có mặt của những loại dược phẩm mới hay các chất phụ gia thực phẩm không an toàn được tiêm vào động vật” được phát hiện trong hải sản nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có tôm sú. Một chủ cửa hàng bán tôm và tôm sú tại chợ nước Bắc Kinh ngày 19 tháng 7, 2007. (Teh Eng Koon/Getty Images) Gel bổ sung Trong một số trường hợp đã được kiểm tra (không phải luôn luôn là một nhiệm vụ dễ dàng ở Trung Quốc) gel tìm thấy trong tôm là không độc hại, ăn được. Nó thường được chiết xuất từ da và xương động vật và thành phần chủ yếu là collagen. Nhưng bởi vì các hoạt động bơm tiêm này là bất hợp pháp và không có sự giám sát của giới chuyên môn, không có gì đảm bảo liệu sắp tới gel tiêm vào tôm có còn là xuất xứ công nghiệp hay không. Wu Wenhui, một giáo sư tại Đại học Hải Dương Thượng Hải, nói trong một cuộc phỏng vấn trên báo chí Trung Quốc rằng khách hàng nên thận trọng về gel công nghiệp được tiêm ở trong tôm, vì chúng rẻ hơn so với loại gel ăn được. “Gel công nghiệp được sử dụng cho đồ nội thất, in ấn, và chứa nhiều kim loại nặng như chì và thủy ngân, gây hại cho gan và máu, và thậm chí là gây ung thư”. “Thậm chí nếu những gì đã được tiêm là gel ăn được, có thể bản thân nó không có hại, nhưng ai có thể đảm bảo rằng quá trình này là vô trùng?”, Liu Huiping, một thành viên của ủy ban điều hành Hiệp hội thủy sản Thiên Tân nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Tin tức Bắc Kinh. Ông Zhang, một thương gia thủy sản ở tỉnh Sơn Đông nói với truyền thông Trung Quốc, ông cho rằng loại tôm lớn như tôm he và tôm sú, trong đó phần lớn được nhập từ Đông Nam Á, là đối tượng để bơm tiêm vì kích thước của chúng. “Giá loại tôm này cao và sẽ thu được nhiều tiền hơn nếu có thể [bơm tiêm để] tăng trọng lượng của nó”. Tại sao việc bơm gel lạ vẫn tiếp tục như thế Vụ bê bối bơm tiêm gel lạ vào tôm đã được biết đến, và đã kéo dài cứ thế trong hơn một thập kỷ qua. Nhiều bài bình luận trên tờ Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh chỉ ra rằng vụ bê bối này cho thấy sự thiếu hiệu quả của hệ thống quy chuẩn an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Theo những bài viết, hệ thống này có quá nhiều phòng ban và bộ phận nhưng lại không có sự phân công trách nhiệm lao động rõ ràng. Sự hợp tác nghèo nàn giữa các phòng ban dễ làm nảy sinh các lỗ hổng trong các quy định. Ngay cả khi Trung Quốc tái cơ cấu lại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm trong nước vào năm 2013, tình hình vẫn không được cải thiện. Dường như họ không muốn giải quyết triệt để vấn đề này, theo tiết lộ từ một cuộc điều tra bởi tờ Tin tức Bắc Kinh. Cui Hongtao, phó giám đốc cục công thương tại cảng biển Thiên Tân, nói với Tin tức Bắc Kinh rằng cục công thương chỉ chấp nhận điều tra những sản phẩm không qua được kiểm nghiệm của Sở nông nghiệp. Các phóng viên sau đó đã lấy tôm có chứa gel tới một số phòng ban của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, và nhận được câu trả lời rằng việc kiểm nghiệm không thể được tiến hành nếu không có một mục tiêu rõ ràng, nếu không họ “không biết bắt đầu từ đâu”. Nhưng việc kiểm tra tôm bị tiêm gel không hề phức tạp. Cui Chunming, Phó Cục trưởng Cục Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm Thiên Tân nói với Tin tức Bắc Kinh rằng: “Cần gì phải kiểm tra, bởi vì chỉ cần nhìn là biết tôm có được tiêm gì hay không. Bất kể là tôm được bơm vào thứ gì thì đều không được phép, và bơm tiêm là hành vi bất hợp pháp”. Một số người bán tôm tại các chợ ở Trung Quốc nói với truyền thông trong nước rằng họ đã mua tôm bị tiêm gel từ những người bán sỉ. Trong một trường hợp năm 2012, một người bán tôm từng kể rằng: “Đây là loại tôm đã được bày bán trong một thời gian dài. Bắt đầu từ năm năm trước, các nhà bán sỉ đã cung cấp loại tôm như thế này”. Vụ việc này đại diện cho một bức tranh u tối trong đó lòng tham lấn át cả luân thường đạo lý, còn bộ máy quản lý nhà nước thì phản ứng kém hiệu quả hoặc tệ hơn thế nữa. Bán buôn hay bán lẻ đều nhìn thấy cơ hội kiếm lời trước mắt của họ bằng cách tiêm gel lạ vào tôm, sẵn sàng lừa đảo dù cho có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng. Ngay cả khi các nhà bán lẻ không tham gia vào tiêm chích tôm, họ vẫn biết được bản thân họ đang nhận hàng pha trộn từ các nhà bán sỉ về để bán cho người tiêu dùng. Nhưng họ vẫn nhận chúng và bán cho khách hàng. Còn nhà quản lý thực phẩm của Trung Quốc thì không thể hoặc không muốn đặt dấu chấm hết cho tất cả hành vi gây hại này. Sự chọn lựa của Mỹ Patty Lovera, trợ lý giám đốc của tổ chức Food & Water Watch, có trụ sở tại Mỹ, cho rằng khách hàng Mỹ phải cảnh giác với tôm từ Trung Quốc, “Chúng ta đều biết rằng Trung Quốc đang đau đầu với các quy định về an toàn thực phẩm, và liên tục có những câu chuyện viết về vấn đề an toàn thực phẩm”, Lovera trong một cuộc phỏng vấn điện thoại cho biết. “Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của chúng ta có một văn phòng ở Trung Quốc, nhưng họ không thể thanh tra được gì nhiều. Vài trăm cuộc kiểm tra trong một năm thì chẳng là gì so với bao nhiêu hoạt động thực phẩm đang diễn ra ở đó”. Lovera cũng đề cập đến sự thiếu nhân lực của FDA trong việc kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. “Họ không có nhiều thanh tra tại hải quan khi hàng nhập khẩu cập bến. Họ sẽ kiểm tra thử ít hơn 2% trong tổng số hàng cập bến, do đó đôi khi các nhà nhập khẩu sẽ nhân cơ hội… có thể thử gửi đi một thứ gì đó không ổn”. http://vietdaikynguyen.com/v3/88587-bang-hoang-khi-phat-hien-gel-la-tron...
......

Nguyễn Phú Trọng chia rẽ Nam Bắc

Nếu ai còn nghi ngờ dân Hà Nội đã nói oan khi đánh giá ông Nguyễn Phú Trọng là “Lú như Trọng,” nên đọc bài diễn văn của ông Trọng Lú khi trình diện Bộ Chính Trị mới, năm 2016, sẽ hết nghi. Trước ống kính truyền hình cho cả nước coi, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố đảng của ông sẽ tiếp tục “vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...” Thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chết từ lâu rồi, sau khi đã làm kiệt quệ cả kinh tế lẫn đời sống tinh thần của hãng tỷ con người. Ngay ở Trung Quốc bây giờ, bọn lãnh đạo cũng không còn tin ở chủ nghĩa đó nữa. Họ chăm chỉ học tập cách làm ăn theo chủ nghĩa tư bản thế kỷ 19. Thứ hai, Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình có “tư tưởng.” Ông đã nói rằng tất cả những gì cần viết đã có Mao Trạch Ðông viết hết cả rồi, chính ông ta không cần suy nghĩ thêm nữa. Ông thỏa mãn với địa vị “Mao Nhỏ” (Tiểu Mao) nên cho bồi bút ca ngợi mình: “Bác Mao không ở đâu xa, Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao.” Thứ ba, ông Nguyễn Phú Trọng nói đảng ông “kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Một đảng đề cao “độc lập dân tộc” mà vẫn nhắm mắt cho Cộng Sản Trung Hoa chiếm đất, chiếm đảo của nước mình từ 1958 đến 1974, lại 1988 là làm sao? Tại sao chúng nó tấn công giết hại đồng bào năm 1979 mà lại cúi đầu khom lưng tiếp tục ôm chân “đồng chí anh em” khắng khít từ hội nghị Thành Ðô (1990)? Nhưng cái lú hiển nhiên nhất là ông Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì chính miệng ông đã từng nói, “đến cuối thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Chính ông cũng không biết cái chủ nghĩa xã hội nó thế nào mà xây dựng, bây giờ ông lại nhất định “lãnh đạo” hơn 90 triệu con người Việt Nam tiến đến cái thế giới mù mù mờ mờ đó! Phải nói rằng ông lú, lú quá! Nói như vậy rồi, cũng phải công nhận rằng lời phê “Lú như Trọng” có phần hơi oan. Bởi vì con đường lú lẫn theo chủ nghĩa Cộng Sản ông Trọng đã đi học người khác chứ không phải chính ông nghĩ ra. Cả đảng Cộng Sản lú chứ không riêng mình Nguyễn Phú Trọng. Cái Lú của ông Trọng có tính chất hệ thống. Niềm hãnh diện lớn nhất trong đời Hồ Chí Minh là “Giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin.” Ðó là đại họa của các đảng viên Cộng Sản và cả dân tộc Việt Nam. Trong đời sống cá nhân, lúc ứng xử với đời, Nguyễn Phú Trọng không lú chút nào cả. Trái lại, ranh ra phết! Nếu không tinh ma quỷ quái thì làm sao hạ Nguyễn Tấn Dũng rớt đài tơi tả một cách ngoạn mục như thế? Một trò tinh ma hạ cấp nhất là khích động óc kỳ thị địa phương. Thế kỷ 16, thời Trịnh Nguyễn phân tranh, người Việt đã có mâu thuẫn Ðằng Trong chống Ðằng Ngoài. Thực dân Pháp chia ba miền Nam, Trung, Bắc, đào thêm hố chia rẽ. Trước ngày họp hành bầu bán, phe Nguyễn Phú Trọng đã cho truyền tai nhau, rằng chức tổng bí thư phải là người Bắc, “người ngoài mình!” Nguyễn Tấn Dũng tất nhiên không “đạt yêu cầu!” Kỳ thị Bắc Nam là một món võ hiệu nghiệm. Vì hiện nay 70% đảng viên Cộng Sản là người Bắc, dù miền này chưa bằng 46% dân số Việt Nam. Tỷ lệ người miền Bắc vào đảng Cộng Sản cao hơn cả nước. Trong số 11 tỉnh mà số đảng viên chiếm 6% dân số hoặc cao hơn thì 9 tỉnh nằm ở châu thổ sông Hồng và ở biên giới Ðông Bắc giáp với Trung Quốc; hai tỉnh khác là Nghệ An và Quảng Bình. Những tỉnh với tỷ lệ đảng viên từ 4% tới 6% đều nằm từ Quảng Trị trở lên, cộng thêm thành phố Ðà Nẵng và Hà Nội, với số đảng viên hơn 5% số dân. Ngược lại, số người vào đảng Cộng Sản ở miền Nam rất thấp, càng xuống phía Nam càng thấp. Bốn tỉnh ở ngay dưới vĩ tuyến 17 và Kontum, Daknong còn có được 3% tới 4% là đảng viên; các tỉnh Bình Thuận, Lâm Ðồng, Bình Phước, Ðồng Tháp, Kiên Giang, An Giang tỷ lệ đảng viên chiếm dưới 2%. Sài Gòn và các tỉnh khác có 2% tới 3% dân là đảng viên Cộng Sản. Tỷ lệ đảng viên Cộng Sản ở miền Nam thấp dễ hiểu, vì điều kiện lịch sử và chính sách kỳ thị của đảng. Ðảng Cộng Sản đã hoạt động chính thức ở miền Bắc 30 năm trước khi vào Nam năm 1975, số đảng viên phải cao hơn. Dân miền Nam chán ghét Cộng Sản ngay từ những ngày đầu “mở mắt ra” cho nên ít người muốn theo đuôi. Hơn nữa, muốn vào đảng họ sẽ vướng cái rào cản lý lịch. Cha mẹ từng là quân nhân hay công chức Việt Nam Cộng Hòa chắc chắn khó vào. Một người muốn vào đảng còn phải kê khai lý lịch cả thân bằng quyến thuộc, kể cả những bà con, anh chị em, cô dì, chú bác đang sống ở nước ngoài; đó là những hàng rào cản trở lớn. Nhưng ngay tại các tỉnh miền Nam với số đảng viên thấp, hiện nay nhiều đảng viên cũng vốn gốc miền Bắc. Họ vào Nam để chiếm lấy các địa vị quan trọng trong mỗi đơn vị đảng. Tất nhiên khi chọn đại biểu từ mỗi tỉnh hay thành phố đi dự đại hội, số người gốc miền Bắc cũng chiếm đa số vì họ nắm trong tay guồng máy đảng. Với những con số trên đây, trong thành phần dự trong đại hội vừa rồi, người gốc miền Bắc tất nhiên chiếm đại đa số, đa số áp đảo. Cho nên thủ đoạn kích thích tự ái địa phương có hiệu quả, âm mưu chia rẽ Nam Bắc đã thành công. Trong 19 người vào Bộ Chính Trị mới, có 13 người gốc miền Bắc, miền Nam có 4 người và miền Trung chỉ có 2 người. Trong khóa trước, mỗi miền Nam, Bắc có 6 người, với 4 người sinh ở miền Trung từ Thanh Hóa, Nghệ An, đến Quảng Nam. Nguyễn Phú Trọng đã đạt mục đích, ngồi yên ở ghế tổng bí thư, nhưng đã phá nát tinh thần đoàn kết dân tộc. Tình trạng phân biệt đối xử đã diễn ra từ khi Cộng Sản chiếm miền Nam. Sau năm 1975, cán bộ miền Bắc đã trở thành một đạo quân chiếm đóng trong vùng dưới vĩ tuyến 17. Trong đợt đầu, họ đã tháo gỡ nhiều máy móc, thiết bị đem về Bắc, nhiều khi không biết dùng làm gì, để han rỉ rồi phế thải. Trong khi đó cơ xưởng ở miền Nam phải ngưng hoạt động. Mặc dù bị cưỡng chiếm và bóc lột như vậy, sau thập niên 1980 miền Nam vẫn phát triển nhanh hơn, mức sống lên cao hơn, trở thành đầu tàu kinh tế cho cả nước. Ðể bảo vệ quyền lợi miền Bắc, đảng Cộng Sản đã thu góp tài nguyên cả nước để cung phụng cho miền Bắc. Người dân miền Nam sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn, nhưng tiền thuế họ đóng góp, tiền tiết kiệm họ gửi ngân hàng được đem nuôi dưỡng các cán bộ trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước khi các ngân hàng quốc doanh cho vay theo chỉ thị của đảng. Các xí nghiệp quốc doanh chiếm hơn 50% số tiền vay từ các ngân hàng trong khi đóng góp dưới một phần ba tổng sản lượng nội địa. Trong số 25 xí nghiệp quốc doanh lớn nhất, 22 xí nghiệp nằm trong vùng Hà Nội. Chắc chắn Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục chính sách Lấy Nam Nuôi Bắc; Sài Gòn làm, Hà Nội ăn. Óc kỳ thị địa phương lên trở thành một chính sách không cần văn bản. Nhà báo Huy Ðức, người Thanh Hóa, tác giả sách Bên Thắng Cuộc, nói rằng: “Chế độ này không bao giờ muốn hòa giải thật sự. Họ lúc nào cũng tự xưng họ là kẻ thắng, họ là chủ nhân của đất nước.” Một nước chia rẽ là một nước suy yếu. Thực dân Pháp đã theo chính sách chia để trị khi lập ra ba chế độ khác nhau ở ba miền. Năm 1945 cả nước bừng lên phong trào thống nhất. Ngày nay thực dân Pháp không có mặt nữa, vậy đế quốc nào được lợi nhất khi người Việt Nam tiếp tục tinh thần kỳ thị, chia rẽ Nam Bắc? Chỉ có đế quốc đỏ Trung Cộng./. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art...  
......

Lời chia buồn, gửi ông Tổng Trọng

Thưa ông, Tôi chỉ là 1 phó thường dân, trong cái nước mang danh XHCN này. Dĩ nhiên, tôi không phải, là Đảng viên CS. Để có thể, cùng hội – cùng thuyền với ông. Được tin, ông vừa làm lễ Đăng quang, sau một kì Đại nghị: Nặng, thì nói là gian lận. Nhẹ, thì nói là sai quy chế. Đã “hết sức Dân chủ”, nhưng lại chỉ có 1 ứng viên duy nhất, cho cái ngôi vị “Vua tập thể”. Một “chiến thắng”, vang dội. Ngày ông Đăng quang, giá rét thê lương – mưa gió sụt sùi. Khỏe như trâu, cũng lăn đùng ra, chết như ngả rạ. Có vẻ, Trời không chấm ông, vào ngôi Thiên tử. Theo lẽ thường, khi ông Đăng quang, phải gửi tới ông, lời chúc mừng, kèm theo, lẵng hoa Ly tươi thắm. Song, tôi không muốn, làm như vậy. Tôi muốn gửi tới ông, lời chia buốn sâu sắc. Và, muốn gửi lời chúc mừng, kèm theo lẵng hoa Ly đó, tới ông Ba X. Bởi, chính Ba X, mới là người chiến thắng, trong trận đấu vừa rồi. Chắc, ông không tin, vào điều đó. 1- Nếu tôi nhớ không nhầm: Năm nay, ông chớm bước vào, cái xuân xanh thứ 72 của đời mình. Đã thuộc lớp người, “xưa nay hiếm”. Leo thang, phải có người dìu – Lên ngôi, phải có kẻ đỡ. Đầu óc của ông, có còn sáng suốt nữa hay không, dân đen chúng tôi, không có điều kiện, để kiểm chứng. Chỉ biết rằng: Ông đã áp đặt cho Đại hội Đảng các cấp, một quy chế bầu cử, ngồi xổm lên, chính cái Điều lệ Đảng của các ông. Ông đặt ra quy định về tuổi tác, để loại trừ tất cả các đôi thủ, chỉ chừa lại, chính mình. Oái oăm thay, ông lại là người già nhất, trong số họ. Ông đặt ra qui định, về vùng miền, khiến thiên hạ đàm tiếu: Chính ông, là kẻ hạ nhục, người miền Trung và cả người miền Đông, lẫn người miền Tây Nam bộ. Ông đặt ra qui định, về trình độ lí luận, khiến bao kẻ phì cười: Ông xa rời thực tế, cho nên, suốt ngày nói lí sự cùn. Áp dụng vào chuyện cơm – áo – gạo – tiền, dăm ba cái mớ, gọi là lí luận của ông, trật khấc. Thì cứ cho rằng, ông có học kinh tế đếch đâu, mà nói với ông, về chuyện đó. Phó Tổng thống Mỹ, là ông Joe Biden. Rõ rành rành, là 1 ông Tây, mắt xanh – mũi lõ. Trong 1 buổi chiêu đãi, ông ta đã thử khảo sát, cái gọi là chuyên ngành Văn chương của ông. Bằng cách, lẩy Kiều: Trời còn để có hôm nay Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời Chỉ bấy nhiêu thôi, ông ta đã nói đầy đủ, về bóng mây đen của quá khứ, đã và đang phủ lên quan hệ giữa 2 Dân tộc Việt – Mỹ chúng ta. Đồng thời, nêu khát vọng của Hoa kỳ: Mong muốn, chứng kiến tương lai tươi sáng của mối quan hệ đó. Cách lẩy Kiều của ông ta, còn cho thấy: Phía Hoa kỳ, thực tâm chân quý, di sảnVăn hóa của Dân tộc Việt chúng ta. Còn ông, đứng như Trời trồng, họng cứng – lưỡi líu, không sao đối đáp được. Giỏi hay không, là ở chỗ đó. Cần gì, phải khua môi – múa mép. Nói tất cả chuyện ấy, để sáng tỏ một điều: Ông là kẻ háo danh – bảo thủ – giáo điều – chuyên quyền – cố vị – gây chia rẽ, mất đoàn kết trong cái Đảng của ông. Đồng chí Ba X cao tay, đặt ông, vào thế việt vị. Ông ta dứt khoát và, công khai xin nghỉ. Để, nhường chỗ cho lớp trẻ. Đồng thời, thể hiện sự coi thường ông. Bằng cách: không thèm thi đấu, trên 1 cái sân, mà ở đó, kẻ yếu thế, lại có quyền, áp đặt luật chơi. Vì vậy, ông Ba X nhận được cảm tình, từ khán giả. Họ cổ vũ cho ông ta, nhiều hơn ông. Chắc chắn, ông và bàn dân Thiên hạ, đều biết điều đó. Quản Trọng, là Tể tướng của nước Tề, thời Xuân Thu. Ông đã từng tổng kết: 争天下者, 必先争人 – tranh Thiên hạ giả, tất tiên tranh nhân. Nghĩa là, muốn thu phục được Thiên hạ, đầu tiên, phải nghĩ đến chuyện giành dân. Trong cuộc thi đấu vừa rồi, về khoản đó, ông thua đứt đồng chí Ba X. Đó là lí do thứ nhất, tôi gửi lời chúc mừng, tới Ba X. 2- Những người CS, đã dùng vũ lực, để thoán ngôi thuyền trưởng của con tàu Việt nam. Từ đó, các ông, luôn lái chúng tôi, đi tới những nơi thác ghềnh – sóng to – gió nhớn. Các ông đã lợi dụng và cướp công của cả Dân tộc, trong việc đánh đuổi: người Pháp – người Mỹ – bọn diệt chủng Polpot và kể cả, thằng bạn đểu “4 tốt” và “16 chữ vàng dỏm” Trung cộng. Một cuộc chiến, cũng đã đủ chết, huống chi là bốn. Sau những cuộc đánh nhau đó, con thuyền Việt nam, tả tơi – rơi rụng. Các ông, dùng toàn những đồ đồng nát, để chắp vá, rồi dong nó ra khơi. Trong khi, thuyền trưởng của các ông, nào đã biết, la bàn, nó là cái gì. Được đề cử, bởi trước kia, ông ta làm cu li. Chuyên nghành, quay nước mía. Thế nên, chẳng lạ gì chuyện: thuyền nhà người, có thể dong buồm mà tiến lên, cho dù ngược gió. Còn thuyền nhà mình, cứ quay mòng mòng. Không đâm đầu vào đá tảng, hoặc chưa xệ đít vào cồn cát, đã tự sướng, mà cho rằng, thuyền trưởng của ta, quá ư “tài tình” – “sáng suốt” – “nhìn xa trông rộng”. Cố tình giả đui – giả điếc, để không nhìn thấy: nước đã tràn vào và đang ngập, đến tận lưng chừng tàu. Với 1 con thuyền sắp chìm: Đến chuột, cũng còn muốn chạy lên bờ. Huống chi, con người. Ông Ba X, cũng mong được lên bờ lắm. Nhưng, theo luật hàng hải, ông ta, phải là người cuối cùng rời tàu, trước khi nó đắm. Hành khách, cũng mong như thế. Nhưng, ông lấy quyền Chính ủy, bắt ông ta lên bờ. Nói ông ngu, là phạm thượng. Nhưng, không thể nói, ông khôn ngoan được. Ông, đã để cho Ba X thoát hiểm, một cách ngoạn mục. Đã thế, lại còn, trong sự nuối tiếc của khán giả. Đó là lí do thứ 2, để chúc mừng ông Ba X. 3- Ai cũng biết, ông là một người thủ cựu – giáo điều. Đến giờ, vẫn bo bo và kiên định con đường Mác + Lê. Đến giờ, vẫn đặt niềm tin nơi Tàu cộng. Chẳng nghĩ tới, dã tâm của nó. Ai cũng biết, ông và ông Ba X, cùng hội – nhưng không cùng thuyền. Chỉ dùng phép nội suy, người ta biết ngay, ông Ba X là người như thế nào. Công này, là ở ông đấy. Đó là lí do thứ 3, để tôi chia buồn cùng ông. 4- Đuổi ông Ba X lên bờ, ông dự định đặt ngài Hói, vào cái ghế thuyền trưởng. Ông này, có biệt danh, là “phản phúc”. Bọn phản phúc, chẳng mấy ai ưa. Tào Tháo, chém đầu Lã Bố – Khổng Minh, định triệt Ngụy Diên. Điển tích xưa, ghi lại rành rành. Dùng người, nên cẩn trọng, ông ạ. “Chuyện dân gian, không phải là chính sử”, đồn rằng: Ông Hói hứa, tỉnh nào ủng hộ ông ta, sẽ được lại quả, một cái sân bay. Tha hồ, mà chấm mút. Nếu chuyện đó có thật, rõ ràng, đây là chỉ là 1 tay “phá gia chi tử”. Thuyền trưởng, gà mờ. Chính ủy, ương ngạnh. Hoa tiêu và máy trưởng, toàn một lũ ăn hại – lưu manh và trộm cướp. Con thuyền Việt nam, sẽ chìm nhanh lắm. Lúc đó, dẫu Ba X, có ngồi xổm trên bờ, cười cợt và chìa cái câu liêm ra, để móc ông lên: Còn mặt mũi nào, mà nắm tay vào đó nữa, phải không ông. Đó là lí do thứ 4, để tôi chia buồn trước với ông. 5- Hôm nay, gạt được ông Ba X, ông chớ vội đắc thắng. Con người, có cá tính mạnh mẽ như ông Ba X, sẽ không cam chịu thua trận, 1 cách dễ dàng như thế đâu. Huống chi, ông đã dồn ông ta, vào Tử địa – vào chỗ, chẳng có đường lùi. Không thi đấu với ông, ở Đại hội Đảng. Ba X, sẽ chủ động tấn công ông, trên một mặt trận khác. Ở đó, ông không hề có cửa, để thắng. Sắp tới đây, ông hãy mở to mắt mà đọc “Chân dung quyền lực”, phiên bản mới. Tôi đồ rằng, đồng chí Ba X, sẽ không làm cái chuyện, xì hồ sơ tham nhũng của địch thủ, để tiêu diệt chúng. Vì, ông ấy biết: Trạng chết, Chúa cũng băng hà. Dưa gang đỏ đít, thì cà đỏ trôn. Người khôn ngoan, bao giờ, cũng tìm cách khống chế địch thủ. Giải pháp đó, ít tốn kém và hiệu quả hơn nhiều, so với tiêu diệt chúng. Vả lại, ông ta còn phải giữ tư thế, để có lúc, còn quay lại Chính trường. Chú Tiểu Bình, họ Đặng, nhà cải cách và gian hùng nổi tiếng của Trung hoa Cộng sản, chẳng đã từng: “Ba lần vào – ra Trung Nam Hải”, đó sao. Sinh thời, có 1 lần, tướng Giáp nói: “Tình hình bây giờ, giống như khi mài sắn dây. Bột và nước, lẫn lộn. Để 1 thời gian ngắn, bột sẽ lắng xuống. Lúc đó, bột sẽ ra bột – nước sẽ ra nước”. Hiện, ông đang bám vào, cái danh xưng “Tập thể”, để tung hoành. Bởi thế, Thiên hạ, không biết được, năng lực thực sự của ông. Cái mà ông Ba X cần làm lúc này, là tách ông ra khỏi dàn đồng ca. Bắt ông, phải hát đơn ca. Bắt ông, phải thể hiện lập trường. Việc đó, chẳng khó khăn và tốn kém gì. Toàn những thứ, ông ta đã hé ra, từ lâu lắm rồi. Thông qua bạn bè, tôi biết chắc chắn rằng: bộ Hồ sơ “kiện Trung quốc ra Tòa Trọng tài thường trực PCA”, đã nằm gọn trong tay Ba X. Cùng với nó, ông ta, đã có cách, thu xếp được đủ tiền và đã ngắm sẵn, những Công ty Luật Quốc tế danh tiếng. Trong thời gian 5 tháng tại chức còn lại, nếu Ba X làm việc đó, ông liệu có dám cản? Để, thể hiện với Đồng bào trong và ngoài nước rằng: “Tổng Trọng ta, cộng với Hội đoàn của Đảng, hết sức thờ ơ với Chủ quyền của Đất nước”. Đồng thời, ghi điểm cho đồng chí Ba X? Ông ta, cũng có thể, bồi thêm cho ông, một nhát nữa: Sẽ trình Quốc hội, thông qua 1 loạt dự Luật, mà lâu nay, bản thân ông chúa ghét. Cản, thì lộ rõ bộ mặt phản Nước – hại Dân – Độc tài – phi Dân chủ. Không cản, chỉ có nước, đi ngủ với giun. Luật lập Hội, mà được thông qua: Đồng chí Ba X, sẽ tách ra, thành lập 1 cái Đảng riêng. Tỷ như, Đảng CS cánh Tả, hay Đảng CS cánh Hữu gì đó. Hoặc Đảng CS Dân chủ hay Đảng CS Tự do cũng được. Miễn là, có dính 2 chữ CS. Ông nghĩ, trong bối cảnh hiện nay, Đảng viên và quần chúng, sẽ theo ai? Khi mà cái Đảng CS thủ cựu của ông, vợi vãn Đảng viên. Nó chỉ còn có mức, khai tử. Mọi quyền hành, sẽ lần lượt, lọt vào tay đồng chí Ba X. Bất chiến – tự nhiên thành. Luật Báo chí, nếu được thông qua: Dân chúng, sẽ được mở miệng. Hệ thống Tuyên giáo của ông, liệu có nói xằng và bênh vực cho ông, được mãi không? Luật Biểu tình, nếu được thông qua: Các ông, liệu có dám, chỉ nghĩ đến quyền lợi của Đảng CS, mà không nghĩ đến quyền lợi của Nhân dân, được hay không? Đồng chí Ba X, chỉ cần đi mấy nước cờ đơn giản đó, là có thể, chiếu tướng ông ngay lập tức. Tổng thống Thein Sein bên nước Miến điện, còn lâu, mới bén gót được ông ta. Thiết tưởng, cũng nên nhớ lại rằng: Ba X, chính là người, đã gà bài đó, cho ông Thein Sein Ba X, sẽ thắng. Trừ phi, ông ta là Kẻ nhát gan và, Không có bản lĩnh. Rủi thay, đó không phải, là cá tính của ông ta. Đó là lí do thứ 5, để tôi chia buồn cùng ông. 6-Trong tất cả các lần Đại hội Đảng, phải thú thực, đây là lần đáng xem nhất và hấp dẫn nhất. Các ông, đã cống hiến cho khán giả chúng tôi, cả Việt nam và Quốc tế, một trận đấu sinh tử – li kì – hồi hộp và gay cấn, cho đến tận phút chót. Bao kẻ yếu tim, đã phải nhập viện, sau trận đấu này. Nôn nóng hạ bệ Ba X, các ông, đã phơi bày hết, những thứ xấu xa – tệ hại – thối nát, lâu nay vẫn được giấu kín trong cung Vua – phủ Chúa của phe Đảng các ông. Cái Đảng của ông, đã thay đổi về chất. Đảng của các ông, đã bị phân hóa nặng nề. Đã đến lúc, nó thoái trào, theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử của Tự nhiên. Nó bùng phát bệnh và đang chuẩn bị, chuyển sang chu kì cuối cùng. Đảng viên và quần chúng, đang cực kì chán nản. Họ, không còn đủ kiên nhẫn, để đặt niềm tin, nơi những người bảo thủ – lạc hậu – giáo điều, như các ông. Ông hãy cầu Trời, để sau Đại hội, không có quá nhiều Đảng viên, trả lại thẻ Đảng. Đó là lí do thứ 6, để chia buồn cùng ông. Sợ ông, tuổi cao – sức yếu, không chịu nổi áp lực. Ngộ nhỡ, huyết áp tăng cao, vỡ mạch máu não mà chết. Thế nên, chẳng muốn nói thêm nhiều nữa. Cuối cùng, có đôi lời, nhắn nhủ cùng ông. -Hãy dũng cảm, lập ra 1 cái Diễn đàn, để công khai “đấu tranh với các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch và phản động”. Không dám làm việc ấy, chứng tỏ, cái “trình độ lí luận” của ông, hết sức tồi. Tự nhận mình Yếu, cho nên, không dám đứng ra trước gió. -Bọn côn đồ, khi đuối lí, chúng thường thả lũ đầu lâu – xương chéo ra, để nhập cuộc. Chắc, ngài Tổng Trọng khả kính, không làm cái chuyện hèn hạ đó đâu. Phải không ông? Chào ông. ____ Nguyễn Tiến Dân Tạm trú tại: 544 đường Láng – quận Đống đa – Hà nội. Điện thoại:  0168-50-56-430 Tí quên. Xin ông, nhắc lũ thuộc hạ của ông: Hãy trả lại cho lão Dân già, số tiền, mà chúng đã ăn cướp của lão. Nói với chúng: Tiền của lão Dân già, không dễ nuốt như thế đâu. Lão sẽ móc họng, cả lò – cả ổ nhà chúng mày. https://anhbasam.wordpress.com/2016/01/30/6814-loi-chia-buon-gui-ong-ton...
......

Kẻ thù của các hội đoàn

Không ồn ào gây chú ý, bộ trưởng công an Trần Đại Quang leo lên chức Chủ Tịch Nước một cách êm thắm không gặp phải bất kỳ sự trở ngại nào. Con đường của Trần Đại Quang tiến thân trong ngành công an cũng khá suôn sẻ. Tháng 10 năm 1972 tròn 16 tuổi, Trần Đại Quang kết thúc khoá học ở trường cảnh sát nhân dân chuyển sang học trường văn hoá. Đến năm 20 tuổi Trần Đại Quang là sĩ quan của một cơ quan an ninh quan trọng đó là Cục Bảo Vệ Chính Trị 2. Trần Đại Quang lập chiến tích xuất sắc sau khi dẹp gọn phong trào nổi dậy của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Nhờ chiến công này , ông ta nhanh chóng được Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng chú ý đến, nâng đỡ thành bộ trưởng công an rồi lên CTN. Năm 2011 khi Sang làm chủ tịch nước, Trọng làm Tổng Bí Thư. Trần Đại Quang liên tiếp được Trương Tấn Sang phong quân hàm với tốc độ chóng mặt, từ trung tướng lên thượng tướng và đại tướng chỉ từ 2011 đến 2012. Song song với việc lên quân hàm chóng mặt do Sang phong, Trần Đại Quang cũng liên tiếp lên chức trong Đảng do Nguyễn Phú Trọng nâng đỡ. Ý đồ của Sang  và Trọng đưa Quang lên để kiểm soát lực lượng công an lúc đó do vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng  là  Nguyễn Văn Hưởng, Lê Hồng Anh đang thống trị. Sâu xa hơn nữa là sau này sẽ dùng Quang làm lá chắn bảo vệ chế độ trên phương diện quản lý nhà nước. Bởi có chủ tịch nước, tổng bí thư đỡ đầu. Con đường của Quang đi chỉ gặp sóng gió duy nhất một lần đó là bị các đối thủ vạch ra chuyện Quang khai gian đến 6 tuổi. Đây là chuyện hoàn toàn có cơ sở, vì khó có thể ở tuổi 19 Quang đã học song hai trường đại học, đến tuổi 20 đã làm sĩ quan an ninh ở một cục quan trọng. Nhưng câu chuyện này bị dẹp yên rất nhanh. Đưa Trần Đại Quang làm Chủ Tịch Nước đó là một dã tâm cực kỳ thâm độc của Nguyễn Phú Trọng, một kẻ cuồng tín chủ nghĩa Mác Xít.  Luôn e sợ Việt Nam đi chệch con đường CNXH trong khi hoà nhập với quốc tế, nhất là trước tương lại khi hiệp định TPP đi vào thực hiện. Các hội đoàn tự do sẽ phát triển rộng. Nguyễn Phú Trọng đã nhận ra cần phải có người có trình độ, thủ đoạn, kinh nghiệm đối phó với các hội đoàn để trấn áp êm thắm mà không để quốc tế thấy bằng chứng. Bởi thế Trần Đai Quang khi hoàn thành nhiệm vụ tước bỏ vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng, được đưa vào nhiệm vụ thứ hai là làm Chủ Tịch Nước để trấn áp các hội đoàn bên trong, đối phó với dư luận quốc tế bên ngoài. Dưới thời Trần Đại Quang làm bộ trưởng, tình trạng công an đội lốt côn đồ, thường dân đánh đập tấn công những nhà bất đồng chính kiến xảy ra tràn lan khắp trong cả nước. Những vụ đánh đập thế này thường được đổ tại cho mâu thuẫn lề đường xã hội, khó có bằng chứng nào để dư luận bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án nhà nước Việt Nam. Điển hình là các vụ tấn công vào Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Văn Đài, Trương Dũng, Trương Văn Tam, Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Anh Tuấn, Trần Bang, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thúy Nga.... Cũng dưới thời Trần Đại Quang làm bộ trưởng, xuất hiện những nhóm truyền thông nặc danh trên mạng xã hội để xuyên tạc hình ảnh những người bất đồng chính kiến. Hàng loạt các trang blog, website như vậy xuất hiện vu khống, bịa đặt, lăng mạ những người đấu tranh cho tự do , mà không hề bị ngăn trở. Thậm chí cá biệt là có những nhà báo hải ngoại, cây viết hải ngoại cũng năng nổ tham gia , được về nước lấy tin, lập kênh truyền hình trên mạng, công khai phỏng vấn xuyên tạc thông tin về những nhóm, hội đoàn đấu tranh cho quyền con người và môi trường. Điển hình là các trang Loa Phường, Vietnamngayve. Mõ Làng, Tre Làng , Vietvison... Cũng dưới thời Trần Đại Quang làm bộ trưởng, một nhóm thanh niên xung kích được thành lập để chuyên gây rối, chửi bới, lăng mạ những người biểu tình chống Trung Quốc. Nhóm này hung hăng doạ giết cả bà già lẫn thiếu nữ, dùng chất bẩn đổ vào nhà người khác giữa Hà Nội. Luôn đi gây khủng bố tinh thần trực diện cho những nhà đấu tranh tự do, nhân quyền. Điển hình là nhóm Trần Nhật Quang, Hoàng Thị Nhât Lệ, Đỗ Anh Minh... Đó là những thủ đoạn bẩn thỉu mà lực lượng công an Việt Nam đã sử dụng dưới thời Trần Đại Quang làm bộ trưởng. Đó cũng là những kinh nghiệm mà Trần Đại Quang áp dụng thành công ở Tây Nguyên trước kia, giờ đem ra áp dụng phổ biến khắp cả nước. Trước khi rời bỏ chức bộ trưởng công an để lên làm chủ tịch nước. Trần Đại Quang đã ra lệnh bắt luật sư Nguyễn Văn Đài. Luật sư Nguyễn Văn Đài là nhà tổ chức, nhà đấu tranh hoạt động có hiệu quả nhất hiện nay trong phong trào đấu tranh, dân chủ ở Việt Nam. Đài có được sự quan tâm của chính phủ các nước phương Tây, bản thân Đài có kiến thức và nhiệt huyết, hơn nữa Đài đang xây dựng được đội ngũ đấu tranh ôn hoà rất có uy tin và đang lan rộng. Có thể nói Trần Đại Quang không từ bất kỳ thủ đoạn nào để triệt phá những hội đoàn đang còn trong thời kỳ chập chững. Nhưng như thế chưa đủ để kể về Trần Đại Quang, ngoài những thủ đoạn bỉ ổi như trên. Trần Đại Quang còn có tầm nhìn xa để cản trở các hội đoàn tương lai trên phương diện vĩ mô. Mới đây có hai quy định sẽ được thi hành vào thời kỳ Trần Đại Quang làm Chủ Tịch Nước. Văn bản thứ nhất cho phép công an dừng mọi phương tiện đang lưu thông để kiểm tra toàn diện, được quyền thu giữ phương tiện cũng như các thiết bị truyền thông điện thoại, máy ảnh, máy quay phim. Thông tư này có hiệu lực từ năm 2016. Người dân thường cho rằng thông tư này mang tính chất nới rộng quyền kiểm soát của cảnh sát giao thông. Nhưng thực ra âm mưu của thông tư này là nhằm ngăn chặn  sự đi lại, phát triển của các hội đoàn trong tương lai. Hãy hình dung tổ chức công đoàn tự do, các tổ chức xã hội dân sự, các cuộc đình công, biểu tình sẽ khó khăn thế nào khi tập hợp lực lượng để mít tinh, biểu tình, đình công.? Thông tư này mục đích nhằm ngăn cản sự tập hợp, hoạt động của các hội đoàn trong tương lai, khi mà TPP được ký kết. Bởi vậy nó được ghi là việc thực hiện đó diễn ra trên những tuyến đường bất kỳ, những quãng thời gian bất kỳ khi có kế hoạch của cấp trên. Có nghĩa việc dừng xe không diễn ra tràn lan, nhưng tuyến đường nào đó mà người đấu tranh, những hôị đoàn di chuyển đều trở thành kế hoạch để dừng chặn. Văn bản thứ hai là việc sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự. Luật sửa đổi này cũng có hiệu lực bắt đầu từ năm 2016. Luật này gia tăng thời gian công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, nới rộng độ tuổi bắt thực hiện NVQS, mở rộng các thành phần cũng là đối tượng như sinh viên đại học, cao đẳng...những người không chấp hành bị phạt tiền và có thể bị phạt tù đến 5 năm. Người dân tưởng rằng luật sửa đổi này để nhằm củng cố an ninh quốc phòng. Nhưng không, thực ra nó là để nhằm triệt phá các hội đoàn, nhất là những công đoàn mà thành viên của nó là những công nhân trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nó nhằm triệt tiêu những nhân tố trẻ, nhiệt tình trong các nhóm xã hội dân sự. Nhất là những sinh viên mới ra trường, chưa có gia đình là những nhân tố tích cực muốn thay đổi xã hội. Họ sẽ là đối tượng để nhà nước bắt đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, tách họ ra khỏi phong trào đấu tranh đang có cơ hội phát triển tới đây. Đến đây đủ chứng cứ để kết luận, việc một bộ trưởng công an, tiến si, giáo sư chuyên ngành an ninh nhà nước được làm Chủ Tịch Nước, là nhằm ý đồ phá hoại, cản trở sự tự do phát triển. Bởi được dự tính để làm việc đó, không có ai phù hợp hơn Trần Đại Quang. Do đó con đường của Trần Đại Quang không bị cản trở khó khăn gì, dễ dàng leo đến chức CTN. Trả lời phỏng vấn của BBC mới đây,  TBT Nguyễn Phú Trọng dằn giọng nói. - Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương. Với một kỷ cương do người như Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước. Chẳng khó gì để đoán tương lai của dân chủ Việt Nam thế nào.
......

Đức quốc: Thảo luận bàn tròn về tình trạng của blogger và tôn giáo Việt Nam

BERLIN –  Hôm 26 tháng 01 năm 2016, một buổi Thảo luận bàn tròn về tình trạng của blogger và tôn giáo Việt Nam được tổ chức trong tòa soạn báo ZEIT Online tại Berlin, Đức quốc. Tham dự buổi Thảo luận bàn tròn này gồm có ông Sven Hansen, Biên Tập Viên Phụ Trách Á Châu của nhật báo taz (Die Tageszeitung), Đức ông Klaus Kramer, Chủ Tịch Tổ Chức Truyền Giáo missio (có trụ sở tại Aachen, Đức quốc: http://www.missio.de/) và blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió). Trong buổi Thảo luận này, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới Đức (Reporter ohne Grenzen ROG) và Tổ Chức Truyền Giáo missio phát động chiến dịch Thỉnh nguyện thư đòi tự do cho Lm. Nguyễn Văn Lý. Đức ông Klaus Kramer, Chủ Tịch missio và Christian Mihr, Giám đốc Phóng Viên Không Biên Giới Đức đã thông báo về chiến dịch truyền thông xã hội #freeLy (Tự do cho cha Lý) với Thỉnh nguyện thư kêu gọi chính quyền Đức thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý cũng như hủy bỏ điều 258 luật hình sự, một điều luật vi phạm hiến pháp cho phép sự đàn áp tự do ngôn luận và thông tin. Hai ông Kramer và Mihr đồng ý với nhau rằng tự do thông tin, tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời được, điển hình là ở Việt Nam. Theo ông Mihr thì tín đồ công giáo trong số những blogger bị cầm tù tại Việt Nam có tỷ lệ khá cao. Còn theo Đức ông Kramer, mặc dù mối quan hệ giữa nhà thờ và nhà nước Việt Nam đang có dấu hiệu hoà dịu nhưng các giám mục Việt Nam vẫn lo lắng rằng dự luật tôn giáo đang được bàn thảo vẫn còn đặt vấn đề gọi là lạm dụng quyền tự do dân chủ hay tự do tôn giáo sẽ bị trừng trị, và như thế cho phép áp dụng luật một các tùy tiện. Blogger Bùi Thanh Hiếu chỉ ra rằng nhà chức trách CSVN đã thay đổi chiến thuật đối với các blogger, gần đây việc bắt giam blogger ít khi xẩy ra vì sẽ khuấy động dư luận quốc tế, điều mà nhà cầm quyền CSVN muốn tránh. Thay vào đó sai côn đồ đánh đập blogger ngay trên đường phố. Và như vậy nhà cầm quyền và cảnh sát sẽ xem như không can dự gì đến việc này. Blogger Buì Thanh Hiếu cảm ơn Phóng viên Không Biên giới và Missio Aachen về chiến dịch vận động tư do cho LM. Nguyễn Văn Lý và yêu cầu đừng quên các blogger khác, những người ít nổi tiếng hơn nhưng cũng bị đàn áp nặng nề. Nguồn:chantroimoimedia.com
......

WHO cảnh báo virus Zika đang lan nhanh ở Châu Mỹ

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo virus Zika đang lan nhanh ở Châu Mỹ. Hàng ngàn phụ nữ mang thai nhiễm virus này đã sinh con bị dị tật năng hoặc tử vong. Sau đây là thông tin về virus Zika do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh (CDC) cung cấp. ZIKA LÀ GÌ? Zika là một loại virus do muỗi lây truyền đang làn tràn khắp Nam và Trung Mỹ châu. Ngoài mặt, Zika không nghiêm trọng gì nhiều hơn so với bệnh cúm. Các triệu chứng chính, theo Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh, là “sốt, xây xát, đau khớp và đỏ mắt.” Nhập viện vì bệnh này và chuyện bất thường, nhưng các ca bệnh nặng có thể kéo dài tới 1 tháng và đôi khi khiến người bệnh phải vào bệnh viện. Nguồn xuất phát Zika Zika được phát hiện vào năm 1947 ở rừng Zika thuộc Uganda. Cho đến năm 2007, các vụ bộc phát rất hiếm và giới hạn hẹp ở các khu vực của châu Phi và Đông nam châu Á. Nhưng trong thập niên vừa qua, đã có những cơn dịch được báo cáo ở Micronesia và Polynesia, Easter Island, quần đảo Cook và Tân Caledonia. Ca bệnh đầu ở Nam Mỹ xuất hiện vào tháng 4 năm 2015 ở Brazil, và căn bệnh sau đó đã lan nhanh qua khắp Trung và Nam Mỹ châu. Bao nhiêu ca bệnh đã được báo cáo? Cho đến nay, hơn 1 triệu ca bệnh đã được báo cáo riêng ở Brazil. Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới nói bệnh sẽ tác động đến từ 3 đến 4 triệu người trước khi ngưng phát tác. Chỉ có 1 trong 5 người phơi nhiễm với bệnh là bị đau ốm, nhưng tất cả những người này đều có thể truyền bệnh qua đường bị muỗi đốt. Phương pháp trị liệu Không có thuốc chủng ngừa hay phương pháp trị liệu y học nào hiện có cho virus Zika; WHO và CDC đề nghị người bệnh nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng acetaminophen để giảm sốt và đau. CDC đề nghị các bệnh nhân nhiễm bệnh tránh để muỗi đốt vì “virus Zika có thể thấy trong máu và lây truyền từ người bị nhiễm bệnh qua người khác bằng cách bị muỗi đốt.” Nếu ít khi xảy ra trường hợp tử vong và phải nhập viện, vì sao lại lo ngại? Mối đe dọa thực thụ, theo CDC, dường như là có một liên hệ giữa Zika và một khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng gọi là “microcephaly” – tiếng Việt gọi là nhỏ đầu”  (một tình trạng trong đó đầu của đứa trẻ bị nhỏ hơn dự kiến so với các đứa trẻ khác cùng tuổi và cùng giới tính).” Khuyết tật này dường như biểu hiện ở các trẻ của những phụ nữ đã nhiễm Zika trong lúc mang thai. CDC nói “kiến thức về liên hệ giữa Zika và các hậu quả này còn đang diễn tiến,” nhưng cho đến khi biết được nhiều hơn, CDC đề nghị “các biện pháp đề phòng đặc biệt cho các phụ nữ đang có thai hoặc tìm cách có thai.” Bộ Y tế Brazil mới đây cho hay họ đã thấy có thêm 4 ngàn ca bị chứng nhỏ đầu kể từ vụ bộc phát, so với chưa đầy 500 ca trong cả năm 2014. Virus Zika Làm gì để tránh mắc bệnh? CDC đã công bố một Lệnh cảnh báo Cấp 2 và đang kêu gọi những khách du hành đến khu vực thực thi điều cơ quan này gọi là “các biện pháp phòng ngừa tăng cường” để tránh bị muỗi đốt. Trong các biện pháp này là mặc áo dài tay và quần dài, dùng thuốc ngừa côn trùng có chứa DEET hay mặc quần áo có tẩm chất permethrin. Cuối cùng là ngủ trong những khu vực được che kín hay có điều hòa không khí. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai nên tính đến việc đình hoãn du hành hoặc ít nhất nói chuyện với bác sĩ về cách nào là tốt nhất để tránh bị muỗi đốt. Cũng thế với những phụ nữ đang tìm cách có thai. Những biện pháp nào đang được thực thi để ngăn chặn Zika Bất cứ con số nhà nghiên cứu và viện nghiên cứu nào đang đi tìm một loại thuốc chủng ngừa và chữa trị Zika, song cho đến khi nào tìm ra được thì cách tốt nhất để phòng chống bệnh là chống lại những con muỗi mang virus. Các giới chức ở Brazil và khoảng trên 2 chục nước đang báo cáo các ca bệnh do Zika và đang tiến hành việc xịt thuốc trừ côn trùng và kêu gọi công dân đừng để nước ứ đọng trong các bể chứa để muỗi không có nơi sinh sản.
......

Nó lú nhưng 'các chú' nó khôn

Cuối cùng đảng Búa Liềm vẫn giữ nguyên đặc tính Búa Liềm: Trên bảo dưới nghe, đứa nào cãi coi chừng đi mò tôm! Ðại Hội XII đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu tất cả các ứng cử viên do Bộ Chính Trị đưa ra, gạt bỏ tất cả những người mà các đại biểu đề nghị tại chỗ. Ðại hội trong suốt mấy ngày không bàn cãi sôi nổi chuyện gì về tương lai đất nước, bảo vệ chủ quyền, sửa đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện giáo dục, y tế, vân vân. Tất cả năng lực và thời giờ của hơn 1.500 con người được dành vào việc chia ghế. Một truyền thống lâu đời của đảng Cộng Sản vẫn còn được bảo tồn! Thống Chế Stalin chắc hẳn phải hài lòng. Nhiều quan sát viên ngoại quốc bàn tán rằng Ðại Hội XII khác các đại hội trước của đảng Cộng Sản, vì thấy hai phe đấu đá nhau gay go suốt mấy năm và kéo dài tới giờ phút chót. Nghĩ thế là chỉ thấy bề ngoài. Trong lịch sử đảng Cộng Sản những cuộc đấu đá gay go vẫn diễn ra thường xuyên. Như khi Hồ Chí Minh tìm cách loại bỏ phe cánh của Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập để đưa đám đàn em mình vào. Khi Lê Duẩn hạ thủ Võ Nguyên Giáp. Khi Lê Ðức Thọ phá đám buộc Trường Chinh phải lui. Ðại Hội XII có bề ngoài khác trước vì ngày nay có các phương tiện truyền thông mới. Những cú đấm cú đá trước đây diễn ra trong phòng kín, được che đậy vì đảng kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông. Bây giờ thông tin bùng nổ, cảnh ô nhục bị phơi bày trước công chúng, đảng Cộng Sản hiện nguyên hình là nhóm người tranh giành xôi thịt trâng tráo nhất thế giới! Trong phòng họp đại hội, hàng chữ lớn nhất trên bồn hoa nghênh ngang nêu ra bốn khẩu hiệu: Ðoàn Kết, Dân Chủ, Kỷ Cương, Ðổi Mới. Hai khẩu hiệu Ðoàn Kết và Kỷ Cương bảo đảm tinh thần Búa Liềm vẫn được bảo vệ. Ðổi Mới là khẩu hiệu không thể thiếu, nó giải thích tại sao một đảng Mác-Lênin lại làm ăn theo lối tư bản. Hai chữ Dân Chủ bẽ bàng, vì cho nói, cho đề cử, nhưng cuối cùng không nên trò trống nào hết! Tấn hài kịch được blogger Huỳnh Ngọc Chênh gọi là một “trò hề quốc sự.” Trò hề Dân Chủ khiến nhiều quan sát viên ngay tình suy đoán lầm từ lúc đầu. Dựa vào những gì đã thấy mấy năm qua, ai cũng tin rằng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua mặt Nguyễn Phú Trọng. Dũng đã nắm quyền suốt 10 năm, chia chác lợi lộc kinh tế cho các đàn em, cho nên đã được đa số Trung Ương Ðảng tín nhiệm trong tất cả các lần bỏ phiếu trước đây. Dũng đã phong cho hàng loạt tướng công an và quân đội. Phe đảng của Dũng đã được ăn chia đầy đủ qua các doanh nghiệp nhà nước. Dũng sẽ chiếm thế thượng phong trong hội nghị Trung Ương Ðảng, do đó, trong cả đại hội. Nhưng Dũng đã thất bại ngay trong hội nghị thứ 14. Vì Nguyễn Phú Trọng nắm đằng chuôi, với Quyết định số 244-QÐ/TW về “Quy chế bầu cử trong Ðảng” do Trọng ký năm 2014. Cái chuôi trong quyết định này là “Ở các hội nghị của Ban Chấp Hành Trung Ương, các đồng chí ủy viên Bộ Chính Trị, ủy viên Ban Bí Thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính Trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính Trị.” Mà trong Bộ Chính Trị, Trọng chiếm được đa số. Sau hội nghị 14, Dũng bị gạt ra, Trọng vẫn còn vì được miễn không bị giới hạn tuổi. Nhưng các nhà quan sát vẫn tiếp tục phỏng đoán. Họ thấy rằng Trung Ương Ðảng dành cho các đại biểu trong đại hội quyền đề nghị các ứng cử viên mới, ngoài danh sách áp đặt! Nếu vậy thì Dũng vẫn có cơ đảo ngược tình hình: Các đại biểu dự đại hội, trên nguyên tắc có quyền tối cao, có thể dùng lá phiếu quyết định cho Dũng ở lại. Và họ đã thi hành quyền đề nghị ứng cử viên mới, có 36 người được đưa thêm vào danh sách bầu chọn. Nghe có vẻ dân chủ lắm. Cuối cùng, Trọng thắng, trên 50% đại biểu “đồng ý cho Dũng rút lui” sau khi được đề cử. Hơn nữa, tất cả ứng cử viên được đề cử tại chỗ trên sàn đại hội đều rớt. Còn tất cả 220 người do Bộ Chính Trị đề nghị đều lọt vào Ban Chấp Hành Trung Ương mới. Kỷ Cương và Ðoàn Kết là như thế. Kỷ Cương tức là trên bảo dưới nghe. Ðoàn Kết là đoàn kết với kẻ đang nắm Kỷ Cương, đứa nào không đồng ý sẽ bị kết tội “mất đoàn kết.” Huỳnh Ngọc Chênh có lý, đúng là một “trò hề quốc sự.” Nhưng lý do nào khiến cho hơn 1,500 đại biểu bỏ phiếu theo bài bản của Nguyễn Phú Trọng? Có phải vì suốt mấy ngày họ đã nhìn mãi khẩu hiệu Kỷ Cương và Ðoàn Kết hay không? Chắc không phải. Những cán bộ Cộng Sản đã uốn lưng leo lên đến những cái ghế đại biểu đều biết “khẩu hiệu chỉ là khẩu hiệu,” nghĩa là chỉ ở cái miệng. Các khẩu hiệu xưa nay vẫn chỉ dùng để bịp dân. Không ai đem khẩu hiệu ra đổi lấy được nhà lầu, xe hơi xịn, vợ con có dịp chuyển tiền tính kế lập nghiệp lâu dài ở ngoại quốc. Các lãnh tụ lớn nhỏ đều biết quyền lợi cá nhân là trên hết. Thế mới là “Ðổi Mới!” Ðảng Cộng Sản đã chuyển mình trong 30 năm qua từ khi đảng “đổi mới,” không phải chờ tới năm 2016 mới bắt đầu chuyển. Luật chơi trong đảng đã thay đổi đúng tinh thần kinh tế tư bản: Ðồng tiền là động cơ quyết định. Trong đám 175 ủy viên Trung Ương khóa 11, nhiều người đã được Nguyễn Tấn Dũng chia chác no nê. Sao không ai đóng vai Lê Lai liều mình cứu đồng chí Ếch? Nhưng chúng ta biết cán bộ Cộng Sản vốn vô ơn, bất nghĩa, có hương hồn bà Nguyễn Thị Năm làm chứng. Họ biết rằng nếu Nguyễn Tấn Dũng đã ban phát được các quyền cướp đất cho các bí thư tỉnh, huyện, quyền biển thủ các giám đốc xí nghiệp và ngân hàng quốc doanh, quyền bắt cóc cho công an, quyền bán đất quân đội cho các ông tướng khác, thì bất cứ người nào lên ngồi vào chỗ của Dũng cũng làm được y như vậy, cho 180 ủy viên khóa 12. Nhân sự đổi nhưng guồng máy vẫn còn nguyên. Yếu tố quan trọng nhất không phải là Dũng còn hay mất. Quan trọng nhất, là “Ðảng còn thì mình còn.” Nhật lệnh của đám công an cũng là điều tâm niệm của các cấp ủy từ trên xuống dưới. Dựa trên tiêu chuẩn “Ðảng còn thì mình còn,” Nguyễn Phú Trọng có vẻ bảo đảm “Ðảng còn” nhiều hơn Nguyễn Tấn Dũng. Ðó là lý do những đàn em cũ của Dũng cũng líu ríu theo Kỷ Cương và Ðoàn Kết với Trọng. Nhiều lý do khiến người ta lo Nguyễn Tấn Dũng có thể làm mất đảng. Họ không lo Dũng sẽ cố ý giảm vai trò của đảng đối với nhà nước, sẽ thay đổi chế độ, hay dám điên rồ giải tán đảng. Nhưng điều đáng lo là Dũng sẽ làm cho đảng yếu dần dần, như đã thấy. Trong một năm đấu đá để gạt Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng không dùng các món võ chính truyền Cộng Sản mà lại vận dụng thứ vũ khí tư bản. Dũng dùng các phương tiện truyền thông mới tìm cách gây ảnh hưởng trên dư luận bên ngoài. Dũng tung ra các đòn tấn công từ Nguyễn Bá Thanh đến Phùng Quang Thanh, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, vân vân, qua mạng lưới Internet. Ở các nước tư bản thì các đảng chính trị mới lo vận động dư luận của dân, chế độ Cộng Sản mà dùng con dao hai lưỡi đó thì sẽ có ngày tự đứt tay, chặt chân mình! Khi anh vận dụng dân chúng ngoài đảng, có nghĩa là anh đề cao tầm quan trọng của dư luận. Anh muốn dựa vào đám thường dân hơn là dựa vào quyền hành tuyệt đối của đảng. Vô hình trung, anh khiến người ta nghĩ uy quyền của đảng đang yếu dần, một điều mà đảng phải lo che giấu. Anh lại khuyến khích dư luận bên ngoài cho dân chúng nó tưởng bở, nhất là đám trẻ có học quen dùng Internet, chúng nó hăng hái phấn khích hơn, muốn bày tỏ ý kiến hơn. Hành động đó trái ngược với chủ thuyết Lênin, chỉ làm hại uy thế đảng. Khi vận dụng dư luận anh còn phơi bày những cái xấu xa nhơ bẩn bên trong cho bên ngoài thấy, trực tiếp bôi nhọ mặt đảng. Ðó là một điều khiến các đàn em của Nguyễn Tấn Dũng phải lo lắng. Một sai lầm khác của Dũng là muốn đóng vai người hùng. Dũng tuyên bố: “Ðảng bảo làm gì thì tôi làm, chính tôi không xin chức tước địa vị nào cả” để tự xóa bỏ tất cả các tội lỗi tham ô, nhũng lạm, những vụ mất hàng tỷ đô la trong xí nghiệp quốc doanh. Ðó là một lối thách thức: “Ðảng có dám làm gì tôi không? Có giỏi thì cách chức tôi đi?” Chưa thấy một lãnh tụ Cộng Sản nào dám thách đố đảng như vậy. Cũng là một cách khác làm giảm uy thế của đảng. Sau thời Lê Duẩn, đảng Cộng Sản không chấp nhận bất cứ một lãnh tụ nào nổi bật lên. Anh nổi bật lên tức là anh làm hình ảnh của đảng xuống thấp! Toàn thể các cán bộ chỉ lo kiếm chác trong cơn đổi mới kinh tế hỗn độn, họ cần một tổng bí thư chỉ biết ăn no ngủ kỹ như Nông Ðức Mạnh. Ðừng làm gì khiến cho con thuyền tròng trành, sóng có thể lật thuyền! Hãy để yên cho người ta làm ăn! Ðiều đáng lo nhất đối với các cấp ủy Cộng Sản là Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần nói xỏ xiên, chửi xéo Trung Cộng! Từ hội nghị Thành Ðô đến nay, Cộng Sản Việt Nam vẫn tâm niệm rằng vận mệnh đảng gắn liền với Trung Cộng. Phải dựa vào các “đồng chí anh em,” vú nuôi rút bầu sữa thì chết. Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu đã để lại di sản khẩu hiệu “Trung Cộng còn thì Ðảng còn.” Chưa nói đến quân sự, riêng mặt kinh tế không thôi, rời khỏi vòng tay Trung Cộng là chết cả lũ. Cho nên nhiều người thấy theo Nguyễn Tấn Dũng hơi nguy hiểm, còn đi với Nguyễn Phú Trọng có thể an toàn. Trọng giống Nông Ðức Mạnh hơn. Những phân tích trên đây tạm giải thích tại sao nhiều người sẵn sàng bỏ Dũng theo Trọng. Nhưng tâm lý đó cũng không đủ để bảo đảm họ một lòng ủng hộ Nguyễn Phú Trọng đánh bại Nguyễn Tấn Dũng. Cách giải thích này còn dựa trên giả thiết là Nguyễn Phú Trọng đủ khôn ngoan thuyết phục được kỳ họp thứ 14 của Trung Ương Ðảng, khiến họ xoay chiều, đổi chủ soái. Ðiều này cũng không đáng tin. Chắc phải có một nguyên nhân thầm kín khác khiến đại đa số trong đại hội quyết tâm bỏ Dũng theo Trọng. Vì trước đó, ai cũng đánh cá rằng Nguyễn Tấn Dũng đã nắm trong tay hầu hết các ủy viên trung ương. Nguyên nhân thầm kín này là gì? Ông Nguyễn Phú Trọng đã được dân Hà Nội phong danh hiệu “Trọng Lú.” Liệu ông có tính toán được hết những nước cờ mới dùng đánh Nguyễn Tấn Dũng hay không? Có lẽ ông Nguyễn Sinh Hùng nắm trong tay câu trả lời. Ông Hùng là người sau cùng đi gặp Tập Cận Bình trước đại hội đảng. Ông là người đủ thẩm quyền biết ý kiến của các “đồng chí anh em,” như thế nào. Chỉ cần “các chú” nói rành mạch một câu, khẳng định một lời, chắc chắn thông điệp đó sẽ được các đại biểu suy đi nghĩ lại. Ðảng còn thì mình còn, đúng rồi. Nhưng nếu mất “các chú” thì liệu Ðảng có còn không? Cuối cùng, chỉ nên tuân hành, “cung kính bất như phụng mệnh,” cho nó an toàn. Trọng Lú nhưng các chú thì “khôn,” vì các chú luôn nắm dao đằng chuôi./. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art...
......

Vì sao ông Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận không tái cử?

Việc ông Nguyễn Tấn Dũng đã rời bỏ chính trường vì không được tái cử trở lại, khiến nhiều người thất vọng, vì họ đã hy vọng rất nhiều rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở lại “lật ngược thế cờ” để giành chức vụ Tổng Bí thư khóa 12. Song nên biết rằng, điều đó cũng chỉ được nhen nhóm lại trước đó một ngày, khi đã có 38/65 đoàn tại đại hội đã đề cử tên ông Nguyễn Tấn Dũng là ứng viên trong BCHTW khóa 12. Tuy vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạt được 270 phiếu đề cử và cũng chỉ có 41% tổng số phiếu ủng hộ cho việc ở lại từ đại hội. Trước đó, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định không tái cử, tại các hội nghị Bộ Chính trị thậm chí ông Dũng đã tự nguyện xin rút, điều này được thấy rõ tại bức thư gửi TBT Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Khóa 11. Kể cả việc ông Nguyễn Tấn Dũng đã ủng hộ việc đề cử ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức Tổng Bí thư khóa 12. Vì thế, việc nên ông Nguyễn Tấn Dũng không có tên trong danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa 12, là một điều có vẻ hết sức bình thường. Tuy vậy, việc ông Nguyễn Tấn Dũng có thực tâm xin rút, không tái cử hay vẫn có tham vọng ở lại chính trường là câu hỏi quan trọng. Nói về lý, thì cho đến giờ phút cuối ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn cương quyết xin rút, song nếu đánh giá về tham vọng chính trị của ông ta thì có lẽ sẽ không đúng. Điều này sẽ thấy rõ khi chúng ta xem hình ảnh ông Dũng trong lúc bỏ phiếu bầu cử BCHTW khóa 12, sẽ thấy ông đang ở trong trạng thái không vui vẻ. Điều này đúng với đánh giá của giới phân tích và bình luận chính trị Việt nam trước đây không lâu, đều khẳng định rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã nắm trong tay tới 70 % các Ủy viên trung ương và khả năng rất cao là sẽ nắm chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN khóa 12 và người ta tin rằng phe của ông Dũng sẽ đảo ngược được quyết định 244/QĐ-TƯ tại các HNTW để giành thế chủ động. Chưa kể đến việc ông Nguyễn Tấn Dũng đã lăn lộn trên chính trường Việt nam đến nay là 30 năm, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương từ năm 1986 và đến năm 1996, ông Dũng được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng mới chỉ là Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy. Nhắc lại điều này để thấy, ông Nguyễn Phú Trọng không thể so sánh với ông Nguyễn Tấn Dũng về kinh nghiệm chính trường. Mặt khác, nếu như tỷ lệ các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây ở mức 70 % theo đánh giá, nghĩa là tương đương với khoảng 120/170 người, vì thế khi so tỷ lệ 41% ủng hộ trên tổng số 1510 đại biểu dự đại hội, thì khó có thể nói rằng, đã có một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương vốn trung thành với ông Dũng đã lật kèo ông ta vào phút cuối.                      Do vậy việc ông Nguyễn Tấn Dũng buông xuôi, chấp nhận rút lui chắc chắn sẽ phải chịu tác động từ những áp lực từ bên ngoài, vì tham vọng của ông Dũng không lớn hơn được ý chí của Bắc kinh, khi mà nhà cầm quyền Trung quốc không bao giờ muốn ông Dũng nắm chức vụ cao nhất ở Việt nam. Việc có bàn tay của Trung Quốc đạo diễn vấn đề nhân sự tại Đại hội 12 có lẽ là có thật và việc ông Nguyễn Tấn Dũng rút là đúng kịch bản do phía Trung quốc đưa ra cũng vậy. Tiến trình này được thông qua trung gian là ông Nguyễn Sinh Hùng sau chuyến thăm Trung quốc bất thường (từ 23-27 tháng 12/2016) sau HNTW13, khi vấn đề nhân sự đã bị bế tắc với thế yếu nghiêng về phe ông Trọng. Ông Nguyễn Sinh Hùng đã vội vã sang Trung quốc theo yêu cầu của ông Nguyễn Phú Trọng, với sứ mệnh đề nghị phía Trung quốc cần có tác động cụ thể đề giải quyết vấn đề nhân sự lãnh đạo tại Đại hội Đảng 12. Ngay sau đó, phía Trung quốc ngoài việc gia tăng áp lực quân sự trên Biển Đông, thì việc Quốc hội Trung Quốc đã thông qua dự luật chống khủng bố, theo đó thì quân đội Trung Quốc có thể thực hiện các sứ mệnh chống khủng bố ở nước ngoài nếu được thỏa thuậnvới những nước hữu quan. Đáng chú ý, trong phương án phía Trung quốc đưa ra, thì họ đã yêu cầu đích danh ông ông Đinh Thế Huynh là người sẽ giữ chức vụ TBT khóa 12. Tuy vậy, do uy tín của ông Đinh Thế Huynh quá thấp nên cả ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng đã không chấp nhận. Và chính vì việc này mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã nổi xung và yêu cầu phải "Ngăn chặn âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước" nhằm tố cáo đã có việc nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ lãnh đạo VN tại cuộc họp Chỉnh phủ ngay sau đó. Trước sức ép từ phía Trung quốc, cũng như phe của ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã buộc phải chấp nhận sự thoả hiệp, với mục đích nhằm đoàn kết thống nhất trong đảng, để giữ vững thành quả cách mạng XHCN, và lý tưởng cộng sản. Theo nguồn tin khả tín cho biết, cuối cùng cả hai đã đi đến thống nhất, phe ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã châp nhận và không muốn ép ông Nguyễn Tấn Dũng quá, sợ ông Dũng "điên máu" sẽ làm liều. Như vậy là sau nhiều ngày tháng đấu đá, cuối cùng con đường chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức bị cắt đứt vào thời điểm trước khi bước vào HNTW 14. Phía ông Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận sẽ rút lui và rời khỏi chính trường sẽ với 3 điều kiện: 1. Bộ Chính trị sẽ hủy bỏ cáo trạng dài 313 trang dành cho ông Nguyễn Tấn Dũng về khả năng điều hành kinh tế, làm xấu quan hệ ngoại giao, bản chất và tham vọng chính trị, hay chuyện con cái giàu có bất chính v.v... Những sai phạm này của ông Dũng phải được giấu kín, và đám thuộc hạ cũng phải được đảm bảo sự an toàn tuyệt đối về mặt chính quyền cũng như kinh tế. 2. Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai ông Dũng phải được cơ cấu vào BCHTƯ khóa 12, tiếp đó sẽ giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng và tiếp sau đó là Phó Thủ tướng. Còn ông Nguyễn Minh Triết con trai út, sẽ là UVTW dự khuyết, sau 3 năm được điều chuyển lên giữ trọng trách ở Trung ương Đoàn. 3. Ngược lại, về phần ông Nguyễn Phú Trọng, sẽ nắm quyền không quá 2 năm và phải trao quyền lại cho ông Trần Đại Quang hoặc Ngô Xuân Lịch. Việc truyền thông nhà nước đột nhiên đưa các tin "Thủ tướng xin rút, giới thiệu Tổng bí thư tái cử" hay "Duy nhất đồng chí Nguyễn Phú Trọng ứng cử cho chức danh Tổng Bí thư" vào thời điểm bầu cử tại Đại hội 12... chính là tín hiệu chuyển đến, nhằm nhắc phe ông Nguyễn Tấn Dũng là chớ dại mà "lật kèo" điều đã cam kết. Không phải vô tình mà các hãng thông tấn quốc tế đã biết chắc sự thỏa thuận này từ trước. Theo RFI ngày 21/01/2016 cho biết, nhiều nguồn tin ẩn danh từ nội bộ Đảng đã tiết lộ với AFP rằng ông Dũng sẽ không nằm trong danh sách đề cử vào các chức vụ then chốt trong Đại hội 12. Thậm chí, một quan chức cao cấp trong đảng đã nói thẳng thừng rằng sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể được tuyên bố là đã "chết lâm sàng ". Sau khi Đại hội 12 đã công bố danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng và Bộ Chính trị, nếu như xem các danh sách thì sẽ thấy lực lượng của phe ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ mức quân bình không có mấy thay đổi như dự kiến ban đầu. Mà trường hợp Nguyễn Văn Bình Thống đốc NHNN là một mục tiêu điển hình của phe ông Nguyễn Phú Trọng vẫn ung dung vào Bộ Chính trị, hay việc con trai ông Dũng là Nguyễn Thanh Nghị được bầu vào Ban Chấp Hành TƯ khóa XII. Đây là những bằng chứng bước đầu chứng tỏ đồn đoán nói trên là có cơ sở. Phe của ông Nguyễn Phú Trọng trước đây luôn cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng và các nhóm lợi ích đã tham nhũng khủng khiếp. Giờ đây, khi ông Nguyễn Tấn Dũng đã về vườn thì sẽ là lúc việc điều tra khám phá tham nhũng sẽ phải được tiến hành. Nếu trong một thời gian ngắn, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn bỏ qua, không điều tra hay phát động một chiến dịch "đả Hổ, diệt Ruồi" để xử lý các vụ án tham nhũng xảy ra trong thời gian ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng thì có thể khẳng định rằng thỏa thuận trên là chắc chắn có. Sau Đại hội 12, xu thế tay chân của ông Nguyễn Tấn Dũng trong Đảng CSVN sẽ yếu thế, ngược lại phe thân Trung quốc về cơ bản sẽ kiểm soát chính trường Việt nam. Không phải ngẫu nhiên, mà ngay sau khi có kết quả bầu bán ở Đại hội 12, các nhà quan sát ở Trung quốc đều thống nhất cho rằng hàng ngũ lãnh đạo mới được chọn ra ở Hà Nội có thể có ích cho việc cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Việc ông Tống Đào, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thăm Lào và Việt Nam, trong thời gian từ 26 đến 30/01/2016 dưới danh nghĩa đặc phái viên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho thấy điều đó. Và có thông tin cho rằng, người sẽ kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng trong chức vụ TBT tới đây sẽ không ai khác, ngoài ông Đinh Thế Huynh. Từ trước đến nay, sự sống còn của Đảng CSVN là điều quan trọng nhất, do vậy việc họ sẽ gắn chặt với Trung quốc là điều bất di bất dịch và không thể thay đổi. Tuy vậy, cũng tiếc cho đông đảo những người đã ủng hộ hết mình cho ông Nguyễn Tấn Dũng, vì họ không biết rằng, ông Dũng hay ông nào trong Đảng cũng chỉ vì quyền lợi cá nhân và phe nhóm mà thôi. Đó là lý do khiến ông Nguyễn Tấn Dũng đã phản bội những mong muốn của số đông người dân. Ngày 28/01/2016 Nguồn:https://www.danluan.org/tin-tuc/20160128/vi-sao-ong-nguyen-tan-dung-chap...
......

BỨC TRANH TƯƠNG LAI CỦA VN SAU ĐẠI HỘI XII

Rốt cuộc, ai sẽ là Tổng bí thư của Đảng CSVN sau đại hội XII? Do các thông tin về người được đề cử, người ứng cử, về diễn tiến của đại hội… được giấu diếm dân chúng quá kỹ, tôi không muốn tham gia vào thảo luận các đồn đoán về khả năng thắng hay thua của một cá nhân nào. Cho dù các diễn biến mới nhất cho thấy có thể ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thắng trong canh bạc này. Bài viết này xin trình bày cảm nhận và suy nghĩ của tôi về bức tranh tương lai của Việt Nam sau đại hội. Một nước Việt Nam mà tương lai gần vẫn còn bị áp đặt sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cho dù đại đa số dân chúng không chấp nhận. CÁC NHẬN XÉT VỀ XÃ HỘI VIỆT NAM 1) Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Tấn Dũng, hay một ai khác sẽ làm Tổng bí thư thì cũng vậy mà thôi. Đây không phải là chuyện của các ông, mà là chuyện của thế lực đứng sau mỗi ông. Thế lực đó, dư luận chung đã nhận định là hai thế lực chính: thế lực của Trung Cộng ủng hộ phe ông Trọng cố giữ chủ nghĩa Xã Hội để tiếp tục khống chế Việt Nam, và thế lực của những người chống đối lại thế lực trên, nhiều người thuộc thế lực này ủng hộ ông Dũng như một đối trọng với thế lực trước. 2) Mỹ sẽ không can thiệp vào nội tình Việt Nam như cách Trung Cộng đã và đang làm. Tuy nhiên, nguồn lực của Mỹ về kinh tế, về công nghệ, về quản lý, về cách tổ chức xã hội, về hệ thống liên kết đồng minh, về giá trị sống tự do, dân chủ, bình đẳng… thì sẵn đó. Nếu Việt Nam cần, Việt Nam có thể dùng. Đây là nguồn lực lớn, nếu biết xử dụng trong thế cộng hưởng với sự đồng thuận của dân chúng, Việt Nam sẽ có đủ sức mạnh phát triển kinh tế và bảo vệ nền tự chủ. 3) Trong lòng xã hội Việt Nam hiện nay có hai xu hướng đang phát triển rất mạnh: a) xu hướng dân chúng đòi lại các quyền căn bản đã bị chính quyền cộng sản tước đoạt, b) xu hướng đòi thoát Trung c) người dân đang ý thức ngày càng rõ rằng hai xu hướng trên liên quan rất chặt chẽ với nhau. Chính vì đảng CSVN thống trị và cướp đoạt quyền tự do căn bản của dân chúng mà xã hội chia lìa, lòng dân căm hận chính quyền, tổ quốc không có sự đồng thuận, đồng lòng để phát triển nên ngày càng hèn kém, lệ thuộc ngoại bang. Khi nào người dân đòi lại được các quyền tự do căn bản, họ sẽ dốc lòng, dốc sức cùng xây dựng, phát triển tổ quốc chung, đưa tổ quốc từ từ ra khỏi vòng lệ thuộc Trung Cộng. 4) Trong lòng đảng CSVN, số các đảng viên phản đối Đảng tiếm quyền làm chủ của dân đang lớn nhanh chóng. Ngày càng nhiều đảng viên thấy rằng việc đảng một mình một chợ lãnh đạo toàn thể đất nước là vô lý, là không đạo đức và mang tai hại cho dân tộc. “Diễn biến hòa bình” này là xu hướng thời đại có tính qui luật, do đó nó cứ tiến lên theo hướng của nó bất chấp mọi lo sợ, mọi ngăn cản của một nhóm người nào đó. Các phát biểu công khai của những đảng viên như ông Vũ Duy Phú ngày càng nhiều cho thấy thế lực “già cỗi” không thể ngăn chặn diễn biến lành mạnh này. 5) Áp lực của Trung Cộng trên chủ quyền biển đảo càng gia tăng, phản lực trong dân chúng (bao gầm cả các đảng viên) càng lớn. Phản lực được tích lũy cho tới lúc biến thành xung lực cách mạng. 6) Áp lực phát triển của đất nước nói chung càng lớn. Các doanh nghiệp trong nước cần khoảng trống tự do kinh doanh cho phù hợp với hoàn cảnh mới, với liên kết mới, hội nhập mới. Do đó, họ cần cựa mình thoát kềm kẹp và chèn ép bất công của doanh nghiệp nhà nước, thoát khỏi sự “toàn trị” của hệ thống đảng, đoàn, công đoàn quốc doanh… Áp lực từ bên trong này được tích lũy cũng sẽ tới lúc biến thành xung lực cách mạng. Khi hợp lực của xung lực do yêu cầu phát triển đất nước cộng với xung lực do phản lực của dân tộc chống Trung Cộng xâm lăng vượt khỏi ngưỡng, sẽ có sự bùng nổ xã hội. 7) Ngoài ra còn các hiện tượng bất công khủng khiếp đầy rẫy cùng khắp trong lòng xã hội. Đảng viên đứng trên pháp luật. Tham nhũng rất lớn và cùng khắp không có gì ngăn cản hay kiểm soát. Dân chúng đói khổ, thiếu thốn trong khi những ưu đãi quá rõ rệt được công khai giành cho đảng viên, cho cán bộ ngành công an! Đất đai cá nhân bị cướp đoạt, hàng trăm người dân bị đánh chết trong đồn công an! Người dân nằm chen chúc 2-3 bệnh nhân một giường bệnh trong khi các trung tâm y tế cao cấp được xây riêng cho cán bộ đảng! Dân chúng thấy rất rõ rằng: tất cả các bất công khủng khiếp ấy có nguồn gốc từ một bất công cực kỳ vô lý: đảng CSVN, chỉ là một đảng, mà đứng trên dân tộc, trên mọi thành phần khác để độc quyền thống trị đất nước này. Đây chính là nguyên nhân chung nhất của các nguyên nhân! PHÁC THẢO BỨC TRANH XÃ HỘI VIỆT NAM NHỮNG NĂM SẮP TỚI Cách nhìn của tôi về bức tranh của xã hội Việt Nam trong tương lai gần sau đại hội XII là như sau: 1) Đảng CSVN buộc phải tự tháo gỡ một chút để xoa dịu lòng dân: a) vài biểu hiện nới lỏng về toàn trị, về phân quyền, phân cấp… b) vài chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” nhằm đổ tất cả trách nhiệm làm suy tàn đất nước lên vai những người “tham nhũng” 2) Xã hội dân sự lớn mạnh hơn, tập trung hơn vào mục tiêu đòi dân sinh, dân chủ cho dân chúng và đòi tự chủ cho tổ quốc. 3) Những ngòi nổ có thể gây xáo động lớn: a) Những lấn lướt của Trung Cộng: chiếm thêm đảo hay quân sự hóa hơn nữa các đảo đã chiếm; tấn công các tàu cá trên ngư trường truyền thống của dân ta b) Những áp bức dân oan, giết người do đàn áp bên ngoài hay bên trong đồn công an c) một biến loạn nội bộ từ quân đội, công an Như vậy, xã hội Việt Nam sẽ biến thiên dưới tác dụng của các lực kéo rất lớn, nằm trong khung cảnh biến động chung của thế giới, của khu vực, của quốc gia, lớn hơn rất nhiều so với kích thước và khả năng của một đảng CSVN đơn độc. Xã hội đó chắc chắn phải tiến về hướng dân chủ. Dân chúng sẽ hưởng các quyền tự do căn bản, sẽ có môi trường sống khai phóng, có nền kinh tế thị trường lành mạnh. Đất nước sẽ giàu mạnh không còn bị khống chế bởi Trung Cộng như bây giờ. Đất nước sẽ có đủ lực để khi Trung Cộng có biến thì có thể đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa bằng thế lực tổng hợp của mình trong hòa bình. Đó là con đường phát triển tất nhiên và tự nhiên của tổ quốc. Sự thống trị toàn diện bằng bạo lực của đảng CSVN là vật đang ngáng đường phát triển đó. Đất nước Việt Nam sẽ dẹp bỏ chướng ngại vật đó như thế nào? Ai đưa ra được lời giải và lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc cải tổ toàn diện nền chính trị Việt Nam, người đó mới thực sự là lãnh tụ dân tộc trong lúc này. Người đó mới cùng với nhân dân vẽ nên bức tranh tương lai của Tổ Quốc. Trong công cuộc canh tân rộng lớn cho 90 triệu dân đang chờ trước mặt, cái tên của Tổng bí thư đảng, người đã góp phần khiến đất nước nghèo hèn và lệ thuộc, trở nên quá nhỏ bé! Trần Quí Cao 26 - 01 - 2016 http://xuandienhannom.blogspot.de/2016/01/tran-quy-cao-buc-tranh-tuong-l...
......

Tuyên bố của các tổ chức chính trị và dân sự độc lập tại Việt Nam nhân đại hội đảng cộng sản lần thứ 12

Kính gởi: - Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước - Các chính phủ dân chủ năm châu, các cơ quan nhân quyền quốc tế.           Xét rằng           1- Đảng cộng sản Việt Nam đang họp đại hội lần thứ 12 của mình. Các đảng viên sẽ có một việc chủ yếu là bầu ra tổng bí thư. Đó là vấn đề riêng của họ, đại đa số nhân dân không quan tâm ai sẽ giữ chức vụ này. Nếu có thì chỉ theo dõi cho biết những cuộc đấu đá giữa các phe nhóm trước và trong thời gian đại hội, với đủ chiêu trò vu khống, vạch trần, triệt hạ lẫn nhau, bằng đủ cách thức phi pháp, đê tiện hay thâm độc. Điều này cho thấy đại hội đảng chỉ là dịp để tranh giành quyền lực và chia chác quyền lợi, chứ chẳng hề vì lợi ích của đất nước (y như 11 kỳ đại hội đảng trước đây).           2- Giả như có một tổng bí thư mới được bầu ra mà còn có chút lương tâm ngay chính, ý thức trách nhiệm và tình tự dân tộc, ông ta cũng chẳng có thể làm được gì tốt đẹp cho Tổ quốc, vì bị khống chế bởi nguyên tắc đảng trị, bị bó rọ trong thể chế độc tài, bị cột chặt vào mục tiêu quyền lực đảng hơn lợi ích nước. Trừ phi ông ta giải tán đảng cộng sản y như Mikhail Gorbachev ở Liên Xô.           3- Điều đáng quan tâm là đại hội đảng cộng sản lại tự tiện bầu chọn ba chức vụ liên can trực tiếp tới việc quản lý quốc gia, điều hành đất nước: thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội. Nghĩa là một nhóm nhỏ quan chức đảng (trên 1.500 người) lại độc quyền quyết định tương lai của hơn 90 triệu người dân Việt.           4- Theo nền chính trị văn minh của nhân loại tại các nước dân chủ đích thực trên thế giới, ba chức vụ quan trọng này phải là kết quả của ý muốn toàn dân. Là chủ nhân của đất nước, toàn dân có toàn quyền bầu ra một cơ quan quyền lực cao nhất để đại diện cho mình, tức là một Quốc hội đa đảng và dân chủ sau một cuộc tranh cử công bằng và chân thực cũng như qua một cuộc bầu cử tự do và công minh. Để rồi do cuộc bầu cử này, 3 chức vụ nói trên được thành hình từ một quốc hội đúng nghĩa: của dân, do dân và vì dân.           5- Thế nhưng, tại Việt Nam suốt hơn 70 năm qua, đảng cộng sản đã nắm được quyền lực chính trị không phải do toàn dân giao cho bằng lá phiếu tự do mà chỉ nhờ dùng vũ lực để chiếm đoạt (chính đảng cũng tự nhận đã “cướp chính quyền”). Và trong các kỳ đại hội của mình, đảng lại tự quyền chọn lựa ba chức vụ thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, sau đó bày trò hợp thức hóa qua quốc hội gia nô, thuộc đảng, rồi bắt toàn dân phải thừa nhận.           6- Ba nhân vật quan trọng này cũng như toàn thể quốc hội đều xuất phát từ đảng, tuân theo lệnh đảng, hành động vì đảng, chịu trách nhiệm trước đảng, thay vì xuất phát từ nhân dân, theo lệnh nhân dân, hành động vì nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân.           Do đó           1- 70 năm qua, đất nước trượt dài vào bế tắc chính trị, khủng hoảng kinh tế, suy đồi văn hóa, thoái biến môi trường, bất an xã hội, và nhất là yếu nhược quốc phòng, khiến Việt Nam có nguy cơ bị Trung Quốc nuốt chửng.           2- Chúng tôi, các tổ chức chính trị và dân sự độc lập ký tên dưới đây, mạnh mẽ phản đối và cực lực lên án hành vi ngang ngược của đảng cộng sản nói trên. Đó là chà đạp các quyền chính trị cơ bản của toàn dân Việt Nam.           3- Chúng tôi cũng vạch trần ý đồ tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016–2021 vào ngày 22-05-2016 tới đây theo kiểu “đảng cử dân bầu”, mang tính cưỡng bức và dối trá như bao cuộc bầu cử trước.           4- Cùng với toàn dân, các tổ chức chính trị và xã hội dân sự độc lập sẽ có những việc làm cần thiết, không để diễn lại màn kịch dân chủ giả hiệu mà đảng và giới cầm quyền đã dàn dựng mấy chục năm qua dưới chế độ độc tài, ngõ hầu tiếp tục làm mưa làm gió trên sân khấu chính trị.           Tuyên bố tại Việt Nam ngày 26-01-2016, nhân đại hội đảng CS lần thứ 12.           Các tổ chức chính trị và xã hội đồng ký tên 01- Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá Hải 02- Ban Đại diện  Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài. Đại diện: Các chánh trị sự HứaPhi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng 03- Cộng hòa Thời báo (Úc châu). Đại diện: Ông Nguyễn Quang Duy. 04- Đảng Dân chủ Nhân dân VN. Đại diện: Bác sĩ Lê Nguyên Sang 05- Đảng Việt Tân. Đại diện: Giáo sư Phạm Minh Hoàng 06- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nm-Hoa Kỳ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa. 07- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Tổng thư ký Lê Quang Hiển. 08- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Kỹ sư Phạm Văn Trội và Mục sư Nguyễn Trung Tôn. 09- Hội Cựu tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi 10- Hội Phụ nữ Nhân quyền VN. Đại diện: Bà Trần Thị Nga 11- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. 12- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ 13- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải. 14- Sài Gòn báo. Đại diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh 15- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh
......

Danh sách 200 tân Uỷ viên Trung ương đảng CSVN khoá 12

HÀ NỘI – Danh sách 200 tân Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương khoá 12 được công bố chiều 26 Tháng Giêng tại hội trường Đại hội. Đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị có tên trong danh sách trúng cử. Buổi sáng cùng ngày, hơn 1.500 Đại biểu Đại hội 12 bỏ phiếu chọn xong 200 tân Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương khoá 12. Trong đó, có 180 Uỷ viên chính thức và 20 Uỷ viên dự khuyết. Người ta lưu ý đến 5 trường hợp quá tuổi qui định được Trung ương khoá đương nhiệm đặc biệt giới thiệu tái cử, thì ngoài TBT Nguyễn Phú Trọng được trúng cử khoá 12 còn có Tổng tham mưu trưởng Quân đội Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. Người thứ 5 là Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh thì không nằm trong danh sách trúng cử nầy. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng không có trong danh sách trúng cử, dù bà là người được Trung ương khoá 11 đề cử chính thức. Ngoài bà Kim Tiến và ông Tranh nêu trên, còn có 14 Ủy viên Trung ương chính thức khoá 11 được giới thiệu tái cử cũng không trúng cử. Trong số các Ủy viên Trung ương dự khuyết khoá XI được giới thiệu tái cử, có 1 người không trúng cử. Đặc biệt, theo Tuổi Trẻ Online, tất cả các nhân sự giới thiệu thêm tại Đại hội đều không trúng cử. Dưới đây là danh sách 200 tân Uỷ viên Trung ương được công bố (theo mẫu tự ABC): I. Ủy viên Trung ương chính thức 1. NGUYỄN HOÀNG ANH – Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng 2. CHU NGỌC ANH – Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ 3. NGUYỄN THÚY ANH – Phó Chủ nhiệm Các vấn đề xã hội của Quốc hội 4. TRẦN TUẤN ANH – Thứ trưởng Bộ Công Thương 5. NGUYỄN XUÂN ANH – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng 6. HÀ BAN – Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương 7. NGUYỄN HÒA BÌNH – Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao 8 TRƯƠNG HÒA BÌNH – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao 9. DƯƠNG THANH BÌNH – Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau 10. NGUYỄN THANH BÌNH – Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương 11. PHAN THANH BÌNH – Giám đốc Đại học quốc gia TP. HCM 12. NGUYỄN VĂN BÌNH – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 13. TẤT THÀNH CANG – Phó bí thư Thành ủy TP. HCM 14. BÙI MINH CHÂU – Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ 15. LÊ CHIÊM – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng 16. HÀ NGỌC CHIẾN – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội 17. NGUYỄN NHÂN CHIẾN – Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh 18. ĐỖ VĂN CHIẾN – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 19. TRỊNH VĂN CHIẾN – Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa 20. HOÀNG XUÂN CHIẾN – Thiếu tướng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng 21. PHẠM MINH CHÍNH – Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương 22. MAI VĂN CHÍNH – Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương 23. NGUYỄN ĐỨC CHUNG – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội 24. LÊ VIẾT CHỮ – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi 25. NGUYỄN TÂN CƯƠNG – Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 4 26. LƯƠNG CƯỜNG – Thượng Tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam 27. NGUYỄN PHÚ CƯỜNG – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai 28. TRẦN QUỐC CƯỜNG – Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk 29. BÙI VĂN CƯỜNG – Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương 30. PHAN VIỆT CƯỜNG – Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam 31. NGUYỄN XUÂN CƯỜNG – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 32. NGUYỄN VĂN DANH – Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Tiền Giang 33. NGUYỄN HỒNG DIÊN – Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình 34. LÊ DIỄN – Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông 35. NGUYỄN VĂN DU – Bí thư Tỉnh ủy Bắc Cạn 36. ĐÀO NGỌC DUNG – Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương 37. NGUYỄN CHÍ DŨNG – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư 38. TRỊNH ĐÌNH DŨNG – Bộ trưởng Xây dựng 39. ĐINH TIẾN DŨNG – Bộ trưởng Tài chính 40. MAI TIẾN DŨNG – Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Nam 41. TRẦN TRÍ DŨNG – Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh 42. VÕ VĂN DŨNG – Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương 43. PHAN XUÂN DŨNG – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội 44. LÊ XUÂN DUY – Thiếu tướng, Phó tư lệnh Quân khu 2 45. NGUYỄN QUANG DƯƠNG – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương 46. VŨ ĐỨC ĐAM – Phó Thủ tướng Chính phủ 47. HUỲNH THÀNH ĐẠT – Phó Giám đốc Thường trực Đại học Quốc gia TP. HCM 48. NGUYỄN KHẮC ĐỊNH – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 49. TRẦN ĐƠN – Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng 50. PHAN VĂN GIANG – Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 1 51. NGUYỄN VĂN GIÀU – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội 52. PHẠM HỒNG HÀ – Thứ trưởng Bộ Xây dựng 53. TRẦN HỒNG HÀ – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường 54. NGUYỄN THỊ THU HÀ – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 55. NGUYỄN ĐỨC HẢI – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương 56. NGUYỄN THANH HẢI – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội 57. HOÀNG TRUNG HẢI – Phó Thủ tướng Chính phủ 58. BÙI VĂN HẢI – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Giang 59. NGÔ THỊ THANH HẰNG – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội 60. NGUYỄN MẠNH HIỂN – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương 61. PHÙNG QUỐC HIỂN – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội 62. BÙI THỊ MINH HOÀI – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương 63. LÊ MINH HOAN – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đồng Tháp 64. VƯƠNG ĐÌNH HUỆ – Trưởng Ban Kinh tế Trung ương 65. LÊ MẠNH HÙNG – Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương 66. NGUYỄN MẠNH HÙNG – Thiếu tướng, Tổng giám đốc Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel 67. LỮ VĂN HÙNG – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang 68. NGUYỄN VĂN HÙNG – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị 69. NGUYỄN VĂN HÙNG – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Kon Tum 70. ĐINH THẾ HUYNH – Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương 71. LÊ MINH HƯNG – Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng 72. THUẬN HỮU – Tổng biên tập báo Nhân dân 73. LÊ MINH KHÁI – Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu 74. NGUYỄN ĐÌNH KHANG – Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang 75. TRẦN VIỆT KHOA – Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng 76. ĐIỂU KRÉ – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Nông 77. NGUYỄN THẾ KỶ – Phó Ban Tuyên giáo Trung ương 78. HOÀNG THỊ THÚY LAN – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc 79. TÔ LÂM – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an 80. CHẨU VĂN LÂM – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Tuyên Quang 81. HẦU A LỀNH – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc 82. NGÔ XUÂN LỊCH – Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam 83. NGUYỄN HỒNG LĨNH – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 84. LÊ THÀNH LONG – Thứ trưởng Bộ Tư pháp 85. NGUYỄN ĐỨC LỢI – Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam 86. NGUYỄN VĂN LỢI – Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước 87. VÕ MINH LƯƠNG – Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 7 88. UÔNG CHU LƯU – Phó Chủ tịch Quốc hội 89. LÊ TRƯỜNG LƯU – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế 90. TRƯƠNG THỊ MAI – Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội 91. PHAN VĂN MÃI – Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre 92. TRẦN THANH MẪN – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 93. PHẠM BÌNH MINH – Phó Thủ tướng Chính phủ 94. TRẦN BÌNH MINH – Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam 95. CHÂU VĂN MINH – Chủ tịch Viện Hàn lâm và Khoa học Việt Nam 96. LẠI XUÂN MÔN – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân Việt Nam 97. GIÀNG PÁO MỶ – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu 98. PHẠM HOÀI NAM – Chuẩn đô đốc, Tư lệnh Quân chủng Hải quân 99. NGUYỄN PHƯƠNG NAM – Trung tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam 100. BÙI VĂN NAM – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an 101. TRẦN VĂN NAM – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương 102. NGUYỄN VĂN NÊN – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 103. LÊ THỊ NGA – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội 104. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN – Phó Chủ tịch Quốc hội 105. NGUYỄN THANH NGHỊ – Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang 106. TRƯƠNG QUANG NGHĨA – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương 107. NGUYỄN TRỌNG NGHĨA – Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam 108. PHÙNG XUÂN NHẠ – Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội 109. NGUYỄN THIỆN NHÂN – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 110. CAO ĐỨC PHÁT – Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 111. ĐOÀN HỒNG PHONG – Bí thư Tỉnh ủy Nam Định 112. NGUYỄN THÀNH PHONG – Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. HCM 113. TÒNG THỊ PHÓNG – Phó Chủ tịch Quốc hội 114. HỒ ĐỨC PHỚC – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An 115. NGUYỄN HẠNH PHÚC – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 116. NGUYỄN XUÂN PHÚC – Phó Thủ tướng Chính phủ 117. VÕ VĂN PHUÔNG – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương 118. TRẦN QUANG PHƯƠNG – Trung tướng, Chính ủy Quân khu 5 119. TRẦN ĐẠI QUANG – Đại tướng, Bộ trưởng Công an 120. HOÀNG ĐĂNG QUANG – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Bình 121. LÊ HỒNG QUANG – Phó Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang 122. TRẦN LƯU QUANG – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Tây Ninh 123. LÊ THANH QUANG – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa 124. HOÀNG BÌNH QUÂN – Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương 125. PHẠM VĂN RẠNH – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Long an 126. TRẦN VĂN RÓN – Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long 127. VŨ HẢI SẢN – Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 3 128. PHAN VĂN SÁU – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương 129. LÊ ĐÌNH SƠN – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh 130. BÙI THANH SƠN – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao 131. NGUYỄN THANH SƠN – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội 132. TRẦN VĂN SƠN – Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên 133. THÀO XUÂN SÙNG – Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương 134. ĐỖ TIẾN SỸ – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hưng Yên 135. LÊ VĨNH TÂN – Thứ trưởng Bộ Nội vụ 136. NGUYỄN ĐỨC THANH – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Thuận 137. VŨ HỒNG THANH – Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh 138. LÂM THỊ PHƯƠNG THANH – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương 139. TRẦN SỸ THANH – Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn 140. NGUYỄN THỊ THANH – Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình 141. PHẠM VIẾT THANH – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam 142. LÊ VĂN THÀNH – Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng 143. NGUYỄN VĂN THÀNH – Thứ trưởng Bộ Công an 144. ĐINH LA THĂNG – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải 145. HUỲNH CHIẾN THẮNG – Thiếu tướng, Chính ủy Quân khu 4 146. SƠN MINH THẮNG – Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 147. NGUYỄN XUÂN THẮNG – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 148. NGUYỄN VĂN THỂ – Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng 149. NGUYỄN NGỌC THIỆN – Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch 150. ĐẶNG THỊ NGỌC THỊNH – Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng 151. LÊ THỊ THỦY – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ 152. VÕ VĂN THƯỞNG – Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM 153. NGUYỄN XUÂN TIẾN – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng 154. BÙI VĂN TỈNH – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hòa Bình 155. TRẦN QUỐC TỎ – Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên 156. PHẠM THỊ THANH TRÀ – Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái 157. PHAN ĐÌNH TRẠC – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương 158. DƯƠNG VĂN TRANG – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai 159. LÊ MINH TRÍ – Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương 160. NGUYỄN PHÚ TRỌNG – Tổng Bí thư 161. LÊ HOÀI TRUNG – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao 162. TRẦN QUỐC TRUNG – Bí thư Thành ủy Cần Thơ 163. ĐÀO VIỆT TRUNG – Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước 164. MAI TRỰC – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương 165. BẾ XUÂN TRƯỜNG – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng 166. TRẦN CẨM TÚ – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương 167. TRƯƠNG MINH TUẤN – Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông 168. NGUYỄN THANH TÙNG – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định 169. TRẦN VĂN TÚY – Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội 170. ĐỖ BÁ TỴ – Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam 171. HUỲNH TẤN VIỆT – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên 172. VÕ TRỌNG VIỆT – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng 173. NGUYỄN ĐẮC VINH – Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn 174. TRIỆU TÀI VINH – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang 175. NGUYỄN CHÍ VỊNH – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng 176. LÊ HUY VỊNH – Trung tướng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân 177. NGUYỄN VĂN VỊNH – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai 178. LÊ QUÝ VƯƠNG – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an 179. TRẦN QUỐC VƯỢNG – Chánh Văn phòng Trung ương Đảng 180. VÕ THỊ ÁNH XUÂN – Bí thư Tỉnh ủy An Giang II. Ủy viên Trung ương dự khuyết 1. Nguyễn Hữu Đông – Phó Bí thư thường trực tỉnh uỷ Phú Thọ 2. Ngô Đông Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định 3. Nguyễn Văn Hiếu – Bí thư Quận uỷ Quận 2, TP. HCM 4. Đoàn Minh Huấn – giám đốc Học viện Chính trị khu vực 1, Học viện Chính trị quốc gia HCM. 5. Y Thanh Hà Niê KDăm – Bí thư thành uỷ Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc 6. Đặng Quốc Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh 7. Đào Hồng Lan – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội 8. Lâm Văn Mẫn – Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng 9. Hồ Văn Niên – Phó Bí thư tỉnh Gia Lai 10. Nguyễn Hải Ninh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc 11. Lê Quốc Phong – Bí thư T.Ư Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM 12. Châu Thị Mỹ Phương – Bí thư thị ủy Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang 13. Bùi Nhật Quang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận 14. Thái Thanh Quý – Bí thư huyện uỷ Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 15. Bùi Chí Thành – Bí thư huyện uỷ Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 16. Vũ Đại Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam 17. Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công Thương VN 18. Nguyễn Khắc Toàn – Bí thư Thành uỷ Cam Ranh, Khánh Hoà 19. Lê Quang Tùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh 20. Bùi Thị Quỳnh Vân – Trưởng Ban Dân vận tỉnh uỷ Quảng Ngãi, Bí thư huyện uỷ Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
......

Những nhóm lợi ích nào sẽ bị thanh trừng sau ‘đại hội vĩnh biệt’?

Mất ngủ, huyết áp và tim mạch Nhân dân ơi, hãy chia sẻ và cảm thông với các “sân sau” của giới quyền lực chính trị đang rầm rập tiến bước vào bóng tối nhiệm kỳ. Trên hẳn nhân dân, họ đang là những kẻ mất ngủ và được bác sĩ chứng nhận căn bệnh tim mạch huyết áp bất thường nguy biến ngay vào thời điểm này, khi chỉ còn một vài ngày nữa sẽ biết được những “bức tường” nào bị thanh loại tại Đại hội XII của chính đảng còn đang cầm quyền ở Việt Nam. Hẳn là thế, chỉ còn một vài đêm nữa thôi, đại hội này sẽ kết thúc với những kết quả  có thể làm cho một đám người nhảy cẫng lên, nhưng một đám khác lại cắm mặt đưa đám. Tuyệt đại đa số những đám người nhảy nhót hoặc mặt như huyệt mộ ấy đều thuộc về nhóm thân hữu chính trị hoặc nhóm lợi ích kinh tế đã tàn phá nguyên khí dân tộc đến giọt máu cuối cùng. Tất cả đều nín thở. Trong bữa nhậu rôm rả, một quan chức cấp sở thầm thì rằng cho dù rất thèm muốn “tán” chuyện chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XII, nhưng ông này lại phải mắt trước mắt sau lựa người cùng cánh để tâm sự. Lỡ gặp phải người khác phe thì coi chừng mang họa. Chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa địa phương đã ăn quá sâu vào bộ máy thư lại hành chính ở Việt Nam như thế từ quá nhiều năm qua. Nhưng không thể đổ hết trách nhiệm cho truyền thống “một người làm quan cả họ được nhờ” có từ thời phong kiến. Chính não trạng độc đoán của cơ chế độc đảng đã khiến cho tư tưởng độc trị và trục lợi chính sách tác quái ghê gớm hơn bao giờ hết, từ đó hình thành các nhóm quyền lực lẫn lợi ích tham tàn dân sinh lẫn triệt hạ nhau không thương tiếc. Bất cứ một “chính khách” nào bị rớt đài cũng có thể kéo theo một lô xích xông những kẻ ăn theo. Nhưng đó chỉ là những tước vị quan lại. Đại hội XII còn khác hẳn với những đại hội trước bởi tính bất khoan dung trong cuộc sát phạt không khoan nhượng giữa các nhóm thân hữu và lợi ích. Cứ lấy ngay hình ảnh của hai Đại hội X và XI làm minh họa. Dù vẫn đấu đá quyền lực tại hai đại hội đó, nhưng lợi ích chung vẫn được thỏa hiệp, hầu hết các nhóm từ kinh doanh như ngân hàng, vàng, bất động sản, chứng khoán, tài chính cho đến những nhóm “doanh nghiệp công ích” như xăng dầu, điện lực đều vẫn ung dung hưởng lợi, đắc thắng đầu cơ vét tiền thiên hạ hoặc mặc xác tăng giá trên đầu trên cổ dân nghèo. Nhưng giờ thì khác hẳn. Công cuộc cạnh tranh lãnh địa làm ăn đã hóa thân vào hình ảnh “rút súng”. Tương tự tính bất khoan dung trong cuộc thanh trừng chính trị, sẽ chỉ còn thế “chiến thắng hay là chết” của các nhóm kim tiền. ‘Bóc lịch’ là cái chắc Sài Gòn. Trong một cuộc gặp mặt đầu năm 2016, có hai “cán bộ phong trào” đều đã thất thập cổ lai hy giương mắt gườm nhìn nhau. Một người ủng hộ “Anh Ba”, còn người kia ngả sang “Anh Tư”. Trước đây, hai người này đã từng có một trận khẩu chiến ác liệt, ai cũng cố chứng minh “phải chọn cái đỡ tệ trong những cái dở”. Nhưng không ai chứng minh được anh Ba và anh Tư thì kẻ nào tệ hơn, về tham nhũng và về giáo điều… Một trận thư hùng dữ dội tương tự cũng đã xảy ra giữa hai doanh nhân có máu mặt - một “cấp tiến”, một “kiên định”. Kẻ nào cũng cố đe nẹt rằng tư cách của kẻ kia là “dưới đáy ly rượu” và “hãy đợi đấy”. Đáp số đơn giản mà những ủng hộ viên nhiệt thành trên hoàn toàn có thể hình dung là chỉ sau vài ngày nữa, khi Bộ Chính trị thông báo kết quả về chức danh tổng bí thư và những vị trí còn lại trong “tứ trụ”, hoặc anh Ba hoặc anh Tư sẽ không có mặt. Khi đó, hoặc ủng hộ viên này hoặc ủng hộ viên kia sẽ có quyền ngẩng cao mặt, kéo theo thái độ vênh váo của đám “sân sau” của anh Ba hoặc anh Tư. Hoặc chỉ còn “anh Cả” trở thành “người cuối cùng trên chiến trường mới là kẻ chiến thắng”. Chẳng cần phải khó nhọc tư duy, người ta cũng dễ dàng tiên đoán là sau Đại hội XII không lâu, sẽ diễn ra một cuộc thanh trừng vừa ngấm ngầm vừa lộ liễu của nhóm quyền lực thắng thế đối với nhóm quyền lực thất bại. Trước hết “thanh toán” về các cơ sở vật chất tài chính và kinh tế. Sau đó tiến đến thanh loại các chức vụ trong đảng và chính quyền. Kể cả điều tra hình sự và truy tố… Cường độ bắt bớ chắc sẽ tăng vọt. Một bộ phận không nhỏ những kẻ đang nín thở sẽ chẳng còn thở được nữa. “Bóc lịch” là cái chắc. Cụ Rùa chứng quả Nặng nề nhất là anh Ba. Vốn tích lũy dày đặc hệ thống doanh nghiệp tiền chất như núi, sự sụp đổ nếu xảy ra của anh này sẽ có thể dẫn đến một cuộc tháo chạy tán loạn của những kẻ đã từng thề thốt trung thành với anh. Có thể xem đó là trận đại hồng thủy tràn vào thành lũy tài phiệt khổng lồ nhất quốc gia. Mặc kệ trận đại hồng thủy ấy, dân chúng và đặc biệt là người nghèo sẽ dửng dưng. Bên nào thắng thì nhân dân đều bại. Thế giới này vốn dĩ đã quá bất công, chẳng phải còn anh Ba hay mất anh Ba mà xã hội bớt oan nghiệt, khi Điều 4 Hiến pháp về độc đảng vẫn sừng sững, làm tấm bình phong khổng lồ che chắn cho ngàn vạn quan chức tiếp tục tham nhũng. Chuột bọ đang xoay sở phóng khỏi con tàu sắp đắm. Chỉ trước Đại hội  XII ba ngày, thông điệp “không tăng giá điện năm 2016” của lãnh đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam, dù chẳng có bằng chứng nào để tin là thành thực, đã phát thêm một tín hiệu về quyền lực của phe chính phủ có thể trở nên thê thảm trước và trong đại hội này. Thời gian đã chứng minh cho những răn đe hoàn toàn không phải cho có. Hàng loạt tác giả ẩn danh hiện hình trên mạng xã hội, chứ không phải báo chí nhà nước, liên tiếp cảnh cáo nhau về từng cái tên sẽ bị thanh trừng sau Đại hội XII. Có cái tên thuộc về giới quản lý ngân hàng, cái tên khác lại thuộc về một lãnh đạo Bộ Công an, và cả những cái tên ở những địa phương quan trọng như Sài Gòn. Chưa kể vài cái tên úp mỡ thuộc nhóm chuyên cướp đất của dân… Chắc chắn đó là nguồn cơn khắc khoải để nếu cả hai anh Ba và Tư đều “biến mất” khỏi Bộ tứ, hy vọng vớt vát cho các nhóm thân hữu chỉ là anh nào còn “trụ” lại trong Bộ Chính trị hoặc tệ nhất cũng trong Ban Chấp hành Trung ương. Chỉ cần có chân trong hai tổ chức quyền lực này, vị trí nào cũng được, để kéo dài thời gian quyền lực và tìm cách tránh bị đối phương “hồi tố”. “Hồi tố” lại hữu cơ với “đả hổ”. Nếu giới lãnh đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam luôn phải lo xa vì sợ bị “diệt ruồi”, thì tiền lệ rất cận kề từ quốc gia láng giềng Trung Quốc là Tập Cận Bình đã bắt đầu chiến dịch thanh trừng các con hổ chính trị tham nhũng chỉ sau một năm ông ta cầm quyền. Số phận không còn đơn thuần là bị kỷ luật và bị tước danh hiệu đảng viên mà chẳng một kẻ ăn dầy nào thèm quan tâm, mà cái giá đáng phải “tâm tư” chính là kẻ đó bị cách ly khỏi xã hội hoặc phải từ giã cuộc đời này mãi mãi. Chỉ một ngày trước khi khai mạc Đại hội XII, sự ra đi vĩnh hằng của CỤ RÙA TỪ TRẦN sẽ khởi đầu chuỗi chứng quả cho vận mệnh chết đuối của dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ những quan chức đáng bị quả báo trong và ngay sau ĐẠI HỘI VĨNH BIỆT này. http://www.voatiengviet.com/archive/blog-pham-chi-dung/latest/1778/4579....
......

Tháng Giêng 2016: Triều đại Nguyễn Tấn Dũng kết thúc

Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi cuộc đua giành ghế Tổng bí thư HÀ NỘI – Kết quả buổi kiểm phiếu chiều Thứ Hai 25 tháng Giêng của Đại hội 12 kết thúc cuộc chạy đua giành ghế Tổng bí thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đại hội 12 với đa số phiếu ‘đồng ý’ để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rút tên ra khỏi danh sách ứng viên Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương khoá 12. Dập tắt con đường giành ghế Tổng bí thư nhiệm kỳ tới từ tay Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Được biết, buổi chiều Chủ Nhật trước đó, ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là người được nhiều đoàn đại biểu nhất đề cử tái cử Ban chấp hành Trung ương (BCHTƯ) khoá tới. Ngoài ông Dũng, các nhân vật như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, v.v… cũng được các đoàn đại biểu đề cử tái cử nhiệm kỳ tới. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường tiết lộ có tất cả 62 người được đề cử vào danh sách bầu uỷ viên chính thức và 30 người vào danh sách bầu uỷ viên dự khuyết. Sau đó, có 23 người đã xin rút tên khỏi danh sách đề cử ứng viên uỷ viên chính thức, trong đó có các ông Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và 7 Uỷ viên Bộ chính trị khoá 11 khác. Cùng lúc, có 6 người xin rút tên khỏi danh sách đề cử ứng viên dự khuyết. Như đã biết, việc các ông Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và nhiều người khác xin rút tên của ra khỏi danh sách ứng viên BCHTƯ khoá tới sau khi được các Đại biểu đề cử tại Đại hội là thể theo qui chế bầu cử của BCHTƯ khoá 11 (Quyết định 244-QĐ/TW, 9 tháng Sáu, 2014) và qui chế bầu cử Đại hội 12. Cũng theo các qui chế nầy, các Đại biểu Đại hội biểu quyết đồng ý hay không các trường hợp xin rút tên. Kết quả đưa đến toàn bộ các Uỷ viên Bộ chính trị không nằm trong danh sách BCHTƯ khoá 11 đề nghị tái cử đều không được dự vòng bầu cử dù đã được nhiều đoàn đại biểu đề cử tại Đại Hội. Gương mặt nổi cộm, nhiều quyền lực – dưới mắt nhiều nhà quan sát trong nước và quốc tế – như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng không vượt qua được vòng cản tưởng hở mà kín nầy.  
......

Đại hội 12 vỡ trận, Nguyễn Tấn Dũng nhận đề cử "nhiều nhất"

Đại hội 12 đang đứng trước nguy cơ vỡ trận khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được xác nhận có tên trong danh sách tái cử khoá mới. Kết thúc ngày làm việc thứ 4, 24/1/2015, các đại biểu tham dự đại hội đã giới thiệu bổ sung thêm 62 người tham gia ban chấp hành trung ương đảng khoá 12. Truyền thông Việt Nam trích lời ông Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng ban tuyên giáo trung ương cho biết, khoảng 50% số người được giới thiệu là uỷ viên ban chấp hành trung ương khoá 11. Trong đó, có nhiều người là uỷ viên bộ chính trị đã quá tuổi như: Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Thanh Hải, Phạm Quang Nghi, Lê Hồng Anh, Tô Huy Rứa… Theo những quy định rối rắm về quy chế nhân sự trong đảng, tất cả những nhân vật trên sẽ phải xin rút lui do không được ban chấp hành trung ương khoá 11 giới thiệu. Tuy nhiên, quyết định cho rút lui hay không sẽ do 1510 đại biểu quyết định thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Phá sản đội hình “tứ trụ” Thông tin chính thức trước đó cho hay, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, là trường hợp quá tuổi duy nhất được phép ra tái cử theo diện “đặc biệt”. Ông Vũ Trọng Kim – phó chủ tịch, tổng thư ký uỷ ban ban trung ương mặt trận tổ quốc được báo Tuổi Trẻ dẫn lời cho biết: Tại hội nghị 14, có đến hơn 75% uỷ viên trung ương khoá 11 bỏ phiếu chấp thuận cho ông Trọng được ra tái cử tại đại hội 12. Tuy nhiên, những toan tính nhân sự này đã hoàn toàn bị đảo ngược khi mang ra thảo luận tại đại hội 12. Đáng chú ý, báo VNEconomy dẫn lại nguồn tin riêng cho hay, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “là người được giới thiệu nhiều nhất” trong tổng số 62 người được đề cử bổ sung. Điều này cho thấy cuộc chiến quyền lực quanh chiếc ghế tổng bí thư vẫn chưa thể ngã ngũ. Thậm chí, phương án về đội hình “tứ trụ” dự kiến trước đó, gồm: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đang đứng trước nguy cơ phá sản. Về mặt thủ tục, ông Dũng sẽ phải trình bày “nguyện vọng” xin rút lui vào ngày mai, 25/1/2016. Các đại biểu tham dự đại hội sẽ tiến hành bỏ phiếu kín về việc chấp thuận cho rút hay không cho rút. Trong trường hợp các đại biểu không cho rút, Nguyễn Tấn Dũng gần như nắm chắc một suất ở lại ban chấp hành trung ương và bộ chính trị thêm một khoá mới. Nếu kịch bản này xảy ra, đại hội lần thứ 12 của đảng cộng sản đứng trước nguy cơ vỡ trận vì cuộc chiến quyền lực khốc liệt giữa phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng. http://danlambaovn.blogspot.de/2016/01/ai-hoi-12-vo-tran-nguyen-tan-dung...
......

Nhập Môn Phân Tích Đại Hội 12 (Bài 1)

(Dành cho những ai quan tâm, thích thú với những gì đang diễn ra, nhưng chưa hiểu hết mà lại không dám hỏi hoặc không biết hỏi ai) Lưu ý 1: Bài dài, nên phải kiên nhẫn đọc. Nhưng đổi lại, sẽ hiểu biết hơn, bớt mù mờ hơn về những gì bạn đang nghe ra rả suốt cả ngày mà chẳng hiểu gì mấy. Lưu ý 2: Nếu bài này giúp bạn hiểu hơn một chút, thì share để cho người khác hiểu cùng. Lưu ý 3: Nếu đọc xong vẫn không hiểu, thì share và đặt câu hỏi, để những người hiểu rõ hơn, có nhiều thời gian, họ trả lời cho. Vì tôi thì bận, rỗi mới viết được tiếp. =========== Theo dõi những gì đang diễn ra tại Đại hội Đảng lần thứ 12, thấy quả là có nhiều điều thú vị. Điều thú vị đầu tiên là hình như báo chí có đưa tin nhưng không thể hiện hết được sự thú vị của những gì đang diễn ra. Không biết là vì báo chí không hiểu hết, hay là bị chỉ đạo phải viết cho nó rối lên mới hay. Thứ nhất, chưa bao giờ vị trí Tổng Bí Thư lại BẤT ĐỊNH như tại Đại hội lần này. Kể cả khi Đại hội ĐÃ khai mạc, và ĐANG diễn ra được vài ngày (tức là cho đến lúc status này được post lên). Thứ hai, chưa bao giờ nguyên tắc TẬP TRUNG DÂN CHỦ được thể hiện rõ ràng, khoa học, nhất quán và đóng vai trò là một luật chơi thú vị như lần này. [Chú thích nhanh về TẬP TRUNG DÂN CHỦ: Đây là nguyên tắc do Lê Nin đề xuất. Tức là khi một tổ chức họp với nhau về một vấn đề thì phải thật dân chủ, bình đẳng, ai có ý kiến gì cứ bàn, cứ bảo vệ. Sau đó, để đi đến thống nhất thì biểu quyết. Đó là DÂN CHỦ. Ý kiến nào chiếm đa số thì được coi là ý kiến chung của cả tổ chức. Từ sau đó, thì tất cả thành viên của tổ chức phải tuân thủ ý kiến này, kể cả những người trước đó phản đối, đó là TẬP TRUNG.] Cần lưu ý một điều, là cho đến nay, chỉ có đồng chí Nguyễn Phú Trọng là ỨNG VIÊN DUY NHẤT được Đại hội 11 đề cử. Và điều này là chính xác, nhất quán, rõ ràng. Nghĩa là đến giờ này, sẽ không còn một ứng viên nào khác mà Trung ương Đảng khoá 11 có thể đưa thêm vào. Điều đó là biểu hiện của nguyên tắc TẬP TRUNG. Sự Tập Trung này, lại là sản phẩm của sự DÂN CHỦ trước đó giữa nhũng người đã quyết định điều đó, tức là các đồng chí Uỷ viên Trung ương Khoá 11. Nói cách khác, nếu để các đồng chí Trung ương Uỷ viên Khoá 11 bầu xem ai làm Tổng Bí Thư, thì họ dường như sẽ bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, việc quyết định ai là Tổng Bí Thư MỚI thì lại là do các Uỷ viên Trung ương Khoá 12, chứ không phải Khoá 11, quyết định. Mà Khoá 12 thì lại không phải Khoá 11, tất nhiên rồi. (Nói theo kiểu triết học của những người Marxist, thì hẳn họ sẽ gọi đó là "Biện chứng của Trung ương Đảng"). Bởi vì, Trung ương Đảng 12 thì do Đại hội Đảng 12 bầu ra. Và ngày bầu ấy, theo lịch, chỉ diễn ra vào ngày 26/1 tới. Đấy là điều thú vị của sự DÂN CHỦ trong Đại hội. Tiếp đến, cần lưu ý là Trung ương Đảng 12 không chỉ bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì, đồng chí Nguyễn Phú Trọng CHỈ LÀ MỘT ỨNG VIÊN, do Trung ương 11 đề xuất cho Trung ương 12 bầu mà thôi. Trung ương 12 có thể chọn bầu một số đồng chí khác nữa, nếu trước ngày bầu, ĐẠI HỘI 12 đề xuất một số đồng chí nữa. Đó là điểm Dân Chủ nữa của Đại hội. Để bảo đảm nguyên tắc Tập Trung, thì chỉ những người KHÔNG PHẢI Uỷ viên Trung ương Khoá 11 mới được đề cử các ứng viên mới này. Điều này là rất hợp lý và nhất quán, bởi vì, theo nguyên tắc Tập Trung, không một đồng chí nào trong Trung ương 11 được phép làm trái quyết định ĐÃ có của Tập thể Trung ương 11, tức là có đề xuất ứng viên thì chỉ đề xuất đồng chí Nguyễn Phú Trọng mà thôi. Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý ở đây là, mặc dù người ĐỀ CỬ không phải là Uỷ viên khoá 11, nhưng người ĐƯỢC ĐỀ CỬ lại có thể là Uỷ viên Khoá 11, ví dụ đồng chí Nguyễn Tấn Dũng hoặc đồng chí Trương Tấn Sang, v.v... Vì đề cử ai, hoàn toàn là quyền của đồng chí có ý kiến đề cử. Bây giờ lại là bước tiếp theo vận dụng nguyên tắc Dân Chủ. Tức là Đại hội 12, khi thấy có đồng chí mới được đề cử như thế, thì sẽ bỏ phiếu xem có nhất trí với ý kiến đề cử đó hay không. Và nếu trên 50% đồng ý thì đồng chí ấy được vào xếp chung danh sách với đồng chí Nguyễn Phú Trọng để bước vào vòng bầu Tổng Bí Thư, theo lịch, diễn ra vào hôm sau, ngày 27/1. Do đó, tại phiên bầu cử Tổng Bí Thư, sẽ có khả năng là có nhiều lựa chọn, có nhiều đồng chí để bầu, chứ không phải là Đại hội Đảng 12 tổ chức bầu cử 5 năm một lần lại chỉ để chọn ra một đồng chí từ một đồng chí mà thôi. Nhưng mà, nếu xét thật kỹ hết tất cả các khả năng, thì lại có một khả năng thế này nữa, mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng khả năng tồn tại về mặt toán học và logic học là có. Đó là, trong danh sách bầu Tổng Bí Thư ngày 27/1 lại KHÔNG CÓ ĐỒNG CHÍ NGUYỄN PHÚ TRỌNG. Vì sao có khả năng này? Ấy là vì, có một khả năng, xin nhắc lại, có thể tồn tại về mặt toán học và logic, là đồng chí Nguyễn Phú Trọng bị trượt ngay từ Vòng bầu vào Ban Chấp hành Trung ương 12, diễn ra vào hôm 26/1 tới. Nghĩa là đồng chí Nguyễn Phú Trọng không phải là Uỷ viên Trung ương khoá 12, và như thế thì, không thể được bầu vào Bộ Chính trị và vị trí Tổng Bí Thư. Điều này thực tình là một khả năng rất hãn hữu, hãn hữu đến mức gần như không tồn tại, không thể tin là có tồn tại. Nhưng đã là người có tư duy phân tích, thì không có gì là không thể nghĩ tới. Cũng như, cả Hà Nội này, cả đất nước này, có một ai lại nghĩ là Cụ Rùa Hồ Gươm thì lại bị chết đuối đúng hôm Khai mạc Đại hội Đảng đâu? Tóm lại, với nguyên tắc Tập Trung, nguyên tắc Dân Chủ, được triển khai đúng đắn, thì cho đến giờ, không ai có thể kết luận chắc chắn ai sẽ là Tổng Bí Thư Khoá 12. TS Nguyễn Đức Thanh https://www.facebook.com/ndt105/posts/10207415290012157,
......

Những tên du đãng thô bỉ cai trị Việt Nam không thử nghiệm với Dân chủ

Thomas A. Bass - Báo Foreign Policy  Ngày 22.1.2016 (Vũ Thạch chuyển ngữ) Việt Nam như một bức theo kiểu moiré: Nheo mắt nhìn từ góc này, bạn thấy một xã hội đầy cao vọng hướng vào tương lai. Nhưng nheo mắt nhìn từ góc khác, bạn thấy một cai tù của thời xa xưa đối với bất kỳ ai không chịu theo ý đảng. Đám vận động quảng cáo nhắm vào những bãi biển, thức ăn và các nơi hấp dẫn du lịch của Việt Nam, còn các phóng viên nhân quyền nhắm vào các nếp vi phạm. Đúng, đất nước này đang mở ra với phương Tây và đang phát triển nhanh. Nhưng - dù với những nét duyên dáng rạng rỡ - Việt Nam là một nền văn hóa suy sụp. Bộ phận kiểm duyệt đã bịt miệng hay tống xuất các nghệ nhân tài năng nhất ra nước ngoài. Các nhà văn, nhà thơ hay nhất của Việt Nam không còn viết nữa, ngoại trừ những người chuyển tác phẩm của họ vào giới in lén. Báo chí là ngành đã bị hủ hóa và kiểm soát bởi nhà nước. Ngành xuất bản cũng vậy. Lịch sử là môn học nguy hiểm. Tự do tôn giáo, tư tưởng, ngôn luận đều bị các bộ trưởng tuyên truyền cắt cụt. Từ ngày 20 đến 28 tháng 1, đảng CSVN họp Đại Hội lần thứ 12, cứ 5 năm một lần. Khoảng 1.500 đảng viên sẽ kéo về Hà Nội để thông qua kế hoạch kinh tế 5 năm và thông qua một danh sách ứng viên vào Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, cũng như 16 thành viên Bộ Chính trị, và Tổng bí thư (tức người ngồi chủ tọa ở đầu bàn). Tham nhũng từ đầu đến cuối, phì nộn bởi ô dù và ôm chặt loại chủ nghĩa xã hội bè phái, trao đổi quyền lợi, đảng CSVN tiếp tục kẹp chặt chính phủ, quân đội, truyền thông, và 93 triệu con người. Nhà văn tỵ nạn gốc Nga, ông Vladimir Nabokov nói: "Chủ nghĩa Mác cần phải có lãnh đạo độc tài, và lãnh đạo độc tài cần phải có mật vụ, và đó là tận thế." Giới quan sát quốc tế tìm kiếm chỉ dấu tại các đại hội đảng xem phe cánh nào dẫn đầu. Trong vài tuần tới, họ chờ xem có xuất hiện các bài báo của cánh thân Tây Phương đánh bại phe thân Tàu không, hay ngược lại. Nhưng kiểu say mê các chi tiết li ti này sẽ lạc đề. Gần 4,5 triệu đảng viên CSVN cũng chỉ đoán mò.  Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh mô tả các buổi họp kín để chọn lãnh đạo: "Nó giống như nhìn người ta đánh nhau dưới tấm thảm". Đúng, đảng CSVN đã chuyển biến khá nhiều kể từ thời điểm thống nhất đất nước sau cuộc chiến vào năm 1975. Đối diện với nạn đói ở thôn quê, Đại hội 6 vào năm 1986 đã rũ bỏ chế độ kinh tế chỉ huy kiểu Xô Viết để chuyển sang kinh tế thị trường. Đảng CSVN cho phép thị trường tự do phát triển ở đáy xã hội và khuyến khích "tư bản đỏ" ra đời ở giai cấp trung lưu, trong lúc giữ độc quyền các ngành xây tàu thủy, ngân hàng, khai mỏ và các công ty quốc doanh trong tay giới thượng tầng xã hội. Cùng với các cải tổ kinh tế đó là một giai đoạn ngắn cải tổ văn hóa. Mạng lưới kiểm soát của Việt Nam được gỡ ra đủ lâu để 4 nhà văn lớn hậu chiến kịp xuất bản các tác phẩm nổi tiếng nhất của họ: Tác giả truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với tác phẩm Tướng về hưu, tác giả tiểu thuyết Bảo Ninh với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh; Dương Thu Hương với tác phẩm Tiểu thuyết vô đề, và Phạm Thị Hoài với tác phẩm Thiên Sứ. Nhưng tấm lưới kiểm soát lại bủa xuống vào năm 1991, khi công an văn hóa xông vào nhà ông Thiệp và phá hủy các bản thảo của ông. Từ đó, các ông Thiệp và Bảo Ninh sống cuộc đời lưu vong ngay tại quê nhà, xuất bản những câu truyện bị kiểm duyệt và bị các cán bộ đảng tẩy sửa. Sau 8 tháng tù năm 1991, bà Hương nay sống tại Paris và bà Hoài sống lưu vong tại Berlin. Các điều chỉnh hướng đi khác của đảng CSVN diễn ra sau ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1995 và khi Việt Nam được vào WTO năm 2007. Việc gia nhập WTO đã mở cánh cửa ra với giới đầu tư ngoại quốc, nhưng chỉ 1 năm sau thì lại bị cơn khủng hoảng kinh tế thế giới làm khựng lại. Bất chấp các diễn biến đó, đảng CSVN tiếp tục bơm tiền vào khu vực quốc doanh, khiến lạm phát có lúc lên đến 60% một năm; một bong bóng địa ốc bùng vỡ nhanh chóng; và nhiều công ty quốc doanh phá sản, kể cả công ty đóng tàu Vinashin bị nhận chìm bởi số nợ 4,5 tỉ mỹ kim. Vụ thất bại này gần hất văng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông chỉ được cứu bởi phe cánh trong Trung Ương Đảng và bắt đầu vận động để leo lên ghế tổng bí thư, nhưng hình như đã thất bại trong nỗ lực này. Thật vậy, hiện nay Việt Nam như đang trải qua một đoạn phim đảo chính quay chậm, trong đó Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi và đáng lẽ theo luật phải về hưu, đang vận động để ở lại, ít là thêm 2 năm nữa. Ngoài đảng CSVN ra, sự ảnh hưởng của TQ cũng là một hằng số. Năm 2008, công ty nhôm rất giàu của TQ mua quyền khai thác bô-xít tại cao nguyên trung phần Việt Nam. Năm sau đó, Bắc Kinh khai dựng bá quyền bao trùm hầu hết biển Hoa Nam. Đến 2014, Bắc Kinh kéo dàn khoan vào hải phận Việt Nam và xây dựng phi đạo trên các đảo nhân tạo. (Hà Nội tố cáo Bắc Kinh lại kéo dàn khoan đó vào hải phận Việt Nam chỉ vài ngày trước khi Đại Hội đảng bắt đầu). Lòng căm tức TQ sôi sục mà công an Việt Nam không còn ngăn chận được nữa. Vào tháng 5.2014, hàng trăm hãng xưởng do người TQ làm chủ đã bị đập phá và đốt. 21 người mất mạng. Hiển nhiên, phe thân TQ trong đảng lặn xuống trong thời gian đó. Tuy nhiên, lòng căm tức TQ vẫn không dẫn đến sự suy giảm ảnh hưởng của TQ tại Việt Nam. TQ tiếp tục xây thêm đảo, khai thác tại tây nguyên, và làm tất cả những gì cần thiết để giữ chặt cậu em Việt Nam trong quĩ đạo của ông anh TQ. Chặt đến độ rất nhiều người Việt nay tin rằng đất nước của họ đã thuộc về TQ rồi, qua các ký kết tại Hội Nghị Thành Đô. (Họ tin rằng tại cuộc họp bí mật năm 1990 tại Thành Đô, TQ, đảng CSVN đã bán mình cho đảng CSTQ, trao đổi những khối tiền hối lộ khổng lồ để đổi lấy dầu hoả ngoài khơi, bôxít, và các loại khoáng sản khác.) Hà nội xoay chuyển mối quan hệ với Hoa Kỳ khéo hơn mối quan hệ với người hàng xóm khổng lồ phương Bắc. Đảng CSVN nhiều phần sẽ áp dụng hiệp ước TPP, đã ký với 12 nước vào tháng 11. Được thiết kế bởi Washington như một bức tường xanh để chận làn sóng đỏ TQ, hiệp ước TPP có tiềm năng đem lại nguồn lợi lớn cho Việt Nam. Hiệp ước này có một số ràng buộc khó chiu về quyền lao động nhưng nhiều phần Hà Nội sẽ làm ngơ các điều khoản đó - y như các văn bản quốc tế mà họ đã ký kết và đã vi phạm. Việt Nam đứng gần chót trong mọi chỉ số về nhân quyền. Nước này có số tù nhân chính trị cao nhất tính theo tỉ lệ dân số trong vùng Đông Nam Á, mà vẫn ngang nhiên bước vào ngồi ghế tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Thế thì lấy ai quan tâm đến một vài người vận động cho quyền lao động bị bỏ tù cùng với khoảng 300 tù nhân lương tâm khác? Sau khi áp dụng TPP, Việt Nam sẽ đòi hỏi Hoa Kỳ và Liên Âu phải bỏ việc xếp Việt Nam vào loại kinh tế "phi thị trường". (Các nền "kinh tế thị trường" được bảo vệ tốt hơn trong các vụ án chống bán phá giá). Đây là việc hệ trọng đối với Việt Nam vì họ hy vọng hiệp ước TPP sẽ mở thị trường Hoa Kỳ cho hàng hóa Việt Nam tiến vào, kể cả món mà 2 nước kỳ kèo nhau suốt mấy năm qua là cá basa. Vào tháng 7, để tạo trớn tiến tới việc ký kết, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã mời Tổng Bí Thư CSVN Trọng đến Nhà Trắng cho một buổi mà sau đó được gọi là "cuộc họp lịch sử". Tại sao cuộc viếng thăm Nhà Trắng đầu tiên của lãnh tụ đảng CSVN được xem là "lịch sử"? Bởi vì "Nhà Trắng thừa nhận thể chế chính trị Việt Nam và sự lãnh đạo của đảng", mà theo ông Trọng, nghĩa là chính đáng hóa sự cai trị của đảng CSVN. Nhưng hãy nhìn xem sự cai trị đó là gì: Ban Tuyên Giáo Trung ương có bàn tay qua Bộ Thông Tin và Truyền Thông với vào "cục công an" P25, và từ đó với vào mọi chi bộ đảng CSVN đang kiểm soát mọi báo đài tại Việt Nam. Ở vị trí người kiểm duyệt tối cao, ông Trọng điều khiển cái mà hội Phóng Viên Không Biên Giới trong báo cáo tháng 9.2013 gọi là "nhà nước du đảng" với đầy đủ các "đợt bắt bớ, xử án, tấn công đánh đập và xách nhiễu". Cũng theo báo cáo của tổ chức này vào tháng 7.2015, chỉ trong năm 2012, các tay chân của ông Trọng trong ngành tư pháp đã "truy tố không ít hơn 48 bloggers và các nhà bảo vệ nhân quyền, kết án họ tổng cộng 166 năm tù và 63 năm quản chế". Đám vận động quảng cáo coi thường các báo cáo này như những cảnh báo sảng. Thật vậy, nghe như chuyện thời xa xưa của những năm 1950. Nhưng những tin tức phát ra từ Việt Nam đáng  báo động thật. Và đáng báo động cho chính Việt Nam, một nước đang phải đối diện với tình trạng băng hoại văn hóa, và nó cũng đáng báo động đối với tất cả chúng ta, những người đang đối phó trong các xã hội của chúng ta về áp suất của kiểm duyệt, về sự gia tăng theo dõi quần chúng, và sự khuynh loát của các quyền lợi kinh tế đối với các giá trị khác. Từ góc nhìn này, Việt Nam không phải là chuyện của quá khứ, nhưng là ô cửa sổ để nhìn vào tương lai của chính chúng ta. Liệu trường hợp cá biệt này có trở thành tiêu chuẩn bình thường mới hay không? Một điều chúng ta biết chắc là Đại Hội Đảng 12 sẽ không ngăn chận nạn công an bạo hành. Đầu tháng 12, công an thường phục đánh nhà vận động nhân quyền, luật sư Nguyễn Văn Đài bằng gậy sắt. 10 ngày sau đó, ông Đài bị bắt trên đường đi gặp phái đoàn Liên Âu, đang viếng thăm Hà Nội để dự phiên họp đối thoại nhân quyền thứ 5 giữa Liên Âu và Việt Nam. Ông Nguyễn Hữu Vinh (tức Anh Ba Sàm), ký giả và bloggers nổi tiếng nhất nước, cũng đang bị cầm tù với tội danh "lạm dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước". Phiên xử ông Vinh, trước đây định diễn ra vào ngày 20 tháng 1 - cùng ngày khai mạc Đại Hội Đảng - nay đã hoãn vô hạn định. Tại tâm điểm phát nổ văn hóa của một chế độ công an trị sẵn sàng đánh những người vận động dân chủ bằng gậy sắt, [lãnh đạo] Việt Nam hành xử tồi tệ mà chẳng bị hề hấn gì vì nhiều người còn đang muốn làm ăn với các công dân và thưởng thức các thú vui tại nước này. Việt Nam sẽ tiếp tục đón tiếp du khách và mặc cả với giới tài chánh quốc tế, giới tư bản xuyên quốc gia, chẳng sao cả. Nhưng nếu bạn muốn ngồi vào bữa tiệc thì xin miễn. Chỉ dành riêng cho đảng viên./. http://foreignpolicy.com/2016/01/22/the-ugly-thugs-running-vietnam-arent...
......

Vương Sư Sát Thát

Giữa lúc rồng thiêng mở vuốt tung mây Quân tiếp ứng của Vương Sư ào xuất trận Và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Hiện ra như một vị thần linh… Vũ Hoàng Chương – Bài Ca Sát Thát (1962) Nhà thơ Vũ Hoàng Chương của chúng ta đã viết về lũ Thiên triều: “Như ngọn cuồng lưu, như cơn bão cát. Từ Mông Cổ, Tân Cương đến Ba Tư, Bạch Đát. Trở về Hoa Hạ, Yên Kinh. Lũ Thiên triều từng Bắc Chiến, Tây Chinh. Lẽ nào để một phương không xéo nát? Trời Nam riêng cõi thanh bình Lẽ nào để chiếc ngai vàng Thát Đát. Ba chân trời Đại Lục đứng chênh vênh!...” Nhà viết sử của chúng ta thì kể lại: “Từ Trần Thái Tông đến Trần Nhân Tông, người Mông Nguyên đã ba lần đưa quân xâm lược nước ta". Lần thứ nhất vào cuối năm Đinh Tỵ đầu năm Mậu Ngọ 1258, chiến dịch Bình Lễ đại bại, quân giặc rút chạy hiền khô nên được gọi là “giặc Phật”. Lần thứ hai vào cuối năm Giáp Thân đầu năm Ất Dậu 1285, sau khi nhà Tống đã tan, nhưng rồi quân Nguyên cũng thảm bại. Lần thứ ba là trận phục thù của Thiên triều vào cuối năm Đinh Hợi 1287 đến cuối Tháng Tư năm 1288. Với kết quả là biên giới Việt-Hoa vắng bóng người vì quân dân gì của đất Hán cũng tháo chạy lên miền Bắc. Đến gà chó cũng nín thinh vì khiếp sợ "Xìn Tầy Voòng" - Trần Đại Vương. Trong ba chục năm, ba chục lần Thiên triều gắng sức - mà hoài công! Muốn luận sử thì nên xem lịch: quân Mông Cố đều mở trận vào mùa Đông, nên thảm bại không vì khí trời nóng bức. Mà vì hùng khí trời Nam! Khi ấy, nhà địa dư học mới vạch ra sự tất yếu của việc chinh phục từ Bắc phương. Từ sa mạc nổi lên, quân Mông Cổ đã khuất phục Âu-Á để lập ra một đế quốc rộng nhất cổ kim. Khi đã làm chủ Trung Nguyên rồi thôn tính nhà Tống, lãnh đạo mấy đời Nguyên Mông, từ Thành Cát Tư Hãn đến Hốt Tất Liệt, đều hiểu ra quy luật ngàn đời của địa dư hình thể Trung Hoa: từ phương Bắc mà muốn tràn xuống miền Nam thì không thể vượt Hy Mã Lạp Sơn đưa quân vào Ấn Độ. Cùng lắm thì thôn tính Miến Điện chứ cũng khó đi xa hơn khe ải gập ghềnh. Nơi duy nhất khả dĩ “nhất đới nhất lộ” để đưa bộ binh và hạm đội xuống Đông Nam Á là miền Bắc nước Việt và vùng biển Đông Hải. Chuyện rất hiện đại! Từ Mông Nguyên qua Mãn Thanh xâm lược năm 1789 cho mãi đến gần đây, cũng ngần ấy con đường. Và bây giờ vẫn vậy…. Từ thời ấy rồi, lẽ nào để chiếc ngai vàng Thát Đát, ba chân trời đại lục đứng chênh vênh? Hóa ra, việc thôn tính Việt Nam đã nằm trong sử sách và dư đồ của bọn hung đồ! Vì vậy, trong những năm củng cố thế lực tại Trung Nguyên, từ cuộc xâm lược đầu tiên đến lần thứ nhì, quân Mông Cổ đã chín lần sai sứ qua triều Trần, đòi sáu điều này, chục chuyện kia hay dăm ba nghị quyết nọ - để khuất phục dân Việt…. Nhưng triều Trần của Đại Việt vẫn nhu hòa bên ngoài mà cứng cỏi bên trong: không một lần vua nước Nam chịu triều kiến ngai vàng Thát Đát. Vì vậy, việc phải đến đã đến. Lũ con nuông bất trị của trời xanh phải hưng binh “cho dân Việt một bài học” và biến nước Nam thành quận huyện của Thiên Triều. Thời sự chừng nào! Nhưng việc phải đến cũng đã đến. Vì khi ấy cõi Nam thiên có Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trần Hưng Đạo Vương hiện ra như một vị thần linh, cầm gươm tiết chế điều động ba quân và, lại phải thơ Vũ Hoàng Chương mới tả được, rằng hùng khí “Nuốt sao Ngưu” chẳng phải việc hoang đường: Triều non bạc lên ngôi, giờ lịch sử, Và xuống ngôi, theo lệnh Đại Vương truyền Nước rút đi, như ngàn vạn mũi tên Lấy Đông Hải làm bia nhằm bắn tới Một ám hiệu Kình nghê vừa mắc lưới, Thuyền Vương Sư liền quật khởi tranh phong Tay chèo nổi ngược cơn dông Tiếng hò “Sát Thát” vang sông ngập bờ. *** Giờ này, nơi đây, hãy nhớ chuyện xưa…. Sau khi tràn qua hai đại lục Á-Âu nối liền và thôn tính trước sau 40 nước, lãnh đạo Mông Cổ  có dưới trướng những tinh hoa quân sự Âu-Á, thuộc đủ loại sắc tộc Mông-Hồi-Thổ-Hán lẫn Tây Hạ, Đại Lý hay cả Di tộc Lô Lô ở mạn ngược của nước ta. Ngần ấy trận đều có sự tham dự của các danh tướng bốn phương. Chỉ vì: Đoàn quân ấy từ phương Đông xuất phát, Lũ con hoang bất trị của trời xanh Chỉ nhắp có hơi men sung sát, Chỉ say sưa bằng những miếng giao tranh, Nhằm hướng Phi Châu Ngựa vọt tới đâu là đời sống tan tành, Biển ngập máu còn mang tên Hồng Hải Cờ phất Âu Châu, Ngựa giẫm tới đâu là xương phơi thịt vãi Biển đeo tang còn Hắc Hải ghi danh... Cho nên, biết bao danh tính rất lạ, như Ngột Lương Hợp Thai Uriyangqatai, hay Aju, Triệu Triệt Đô, Phò mã Mông Cổ Quaidu Hoài Đô, Đoàn Hưng Trí đất Đại Lý, Triệu Ngột Lương, hay Toa Đô Sogetu, Lý Hằng đất Tây Hạ, Koncak Khoan Triệt người Uzbek, Manqudai cùng Tangutai, Thoát Hoan Toghan - con trai thứ chín của Hốt Tất Liệt - Sài Thung, Gugar, Triệu Ngột Lương, Hồ Lã Trừng, Ariq Qaya người Đột Quyết Uigur, Omar Ô Mã Nhi người Á Rập Hồi giáo, A Bát Xích Abai, Áo Lỗ Xích Ayruyshi, Trình Bằng Phi, Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn, Đào Đại Minh, Trần Trọng Đạt, Bố Tý Thành, v.v…. cho thấy một sự thật: quân Mông của nhà Nguyên tập trung mũi nhọn của “liên quân Âu-Á” để nhất quyết làm chủ nước Nam. Quân số của họ có thể là 50 vạn, chiến thuyền thì hàng ngàn, với kinh nghiệm chiến trường trải ngang lục địa Âu-Á tới Trung Đông và xuống đến Chiêm Thành. Còn trời Nam chênh vênh, đất đai thì chưa đầy một vóc tay Mông Nguyên, quân số mươi vạn, có huy động thêm dân vào trận địa của lần kháng chiến thứ ba thì cũng chỉ tới 30 vạn. Vậy mà ngần ấy trận địa đều lừng danh chiến sử: Bình Lê Nguyên, Đông Bộ Đầu tại Triều Đông của Thăng Long, Quy Hóa, Ôn Khâu, Nội Bàng, Chi Lăng, Vạn Kiếp, Chí Linh, Vân Đồn, Bình Than, Phả Lại, Đà Mạc, Hải Thị, Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, nhiều lắm, kể sao cho xiết? Và ngần ấy con sông miền Bắc đều nổi sóng chống giặc. Như con rồng thiêng tái xuất từ thời Ngô Vương Quyền, sông Bạch Đằng lại hội kiến lịch sử. Lòng sông là bàn chông, lòng dân là tiếng thét: “Sông Bạch Đằng tôi có mặt đây!” Trên cánh tay, mọi chiến binh đều xâm lời tâm nguyện, là giết giặc Thát Đát. Vì chữ Sát Thát trong tim mà: Hán Hồ cũng đến chôn thây Trước sau một khúc sông này mà thôi... Khi ấy ta mới giật mình: từ hơn ngàn năm nay, lần nào Bắc phương vượt ải vào Nam thì cũng để lại thủ cấp của vài chục danh tướng! Sau cùng, có chi tiết nhỏ mà sao thấm thía: trong đạo quân bảo vệ phương Nam thời ấy đã có những... thuyền nhân đầu tiên! Sử ta viết: “Mùa Đông, tháng 10 năm Giáp Tuất 1274, người Tống sang theo ta… Từ Lâm An họ đem 30 chiếc thuyền chở vợ con và của cải vượt biển đến Cát La Nguyên. Họ được an trí ở phường Giai Tuân, gọi là Hồi Kê vì dân ta gọi nhà Tống là Kê quốc.” Khi quân Mông tràn xuống, di thần nạn dân người Tống đã chọn nơi này làm quê hương, họ tự Việt hóa và tham gia chống giặc. Dưới trướng của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật có nhiều gia tướng Tống-Việt gốc thuyền nhân! Lễ an vị di tượng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tại Mile Square Park, Fountain Valley giữa Quận Cam của California ngày 17 Tháng Giêng 2016. *** Bây giờ mới đến vị thần linh. Tượng Đức Thánh Trần tại xưởng đúc ở tiểu bang Delaware Hoa Kỳ. Chân dung táctheo tấm tranh trên tờ giấy bạc có ngạch số cao nhất của Việt Nam Cộng Hòa là 500 đồng, thân hình được tính theo khoa pháp y (forensic) cho sát nhất với cơ thể và nhân chủng học. Lãnh đạo ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên là ba vị vua anh hùng đời Trần, Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông. Nhưng phò cả ba đời vua và chỉ huy ba trận sinh tử với kẻ thù chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cầm binh phù Tiết chế từ tuổi 30, Ngài có mặt trong ngần ấy lần công thủ tiến thoái, và chủ trương là ta có thể thua trận nhỏ để bảo toàn lực lượng, chứ phải dứt điểm ở trận sau cùng. Để đẩy giặc vào thế cùng mà bỏ chạy. Và bỏ lại thi hài của các kiện tướng Âu Á Mông Nguyên. Cũng nhiều lắm, kể không thể xiết. So với những ưu binh kiêu tướng của Hốt Tất Liệt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, mới là danh tướng muôn đời. Của cổ kim, của thế giới. Không chỉ là một chiến lược gia quân sự và nhà cầm binh thiên tài, Trần Hưng Đạo Vương còn là một lãnh tụ chính trị của Triều Trần vừa dựng nghiệp trong buổi giao thời Lý-Trần đã trải nhiều sóng gió vì nội loạn lẫn ngoại xâm. Qua ngần ấy biến động, Ngài đã có thể lên ngôi như trở bàn tay. Vậy mà Ngài vẫn bẻ mũi nhọn trên đầu trượng, tầm lòng vằng vặc nét trung chính và kiên nhẫn giải tỏa mọi mâu thuẫn nghi ngại ở chung quanh để trước sau giữ phận bề tôi. Sơn hà xã tắc mới là ước nguyện, tìm nhân tài cho đất nước mới là điều chính đáng. Với tài ấy, chí ấy, Trần Hưng Đạo Vương là nhân vật duy nhất trong lịch sử được dân ta thành kính tôn thờ từ khi còn sống. Và cũng là người duy nhất được dân ta phong thánh. Dù triều Trần có phong Ngài có là Thượng Quốc Công, Đại Vương hay Tiết Chế, với dân Nam, đấy là Đức Thánh Trần. Vỏn vẹn ba chữ thiêng liêng cho một vị anh hùng dân tộc. Vì vậy, nếu mọi nơi đều có dựng tượng Đức Thánh Trần thì đấy là điều hợp với lòng dân, còn cao cả hơn ý trời. Lòng dân có vị thần linh của Triều Trần ở trong, từ đời này truyền qua đời khác, trên hai chục địa danh của nước Việt và ở những nơi nào có người Việt sinh sống cũng có nơi thờ cúng bậc anh hùng. Cũng chính vì tấm lòng sắt son với Tổ quốc thiêng liêng mà con cháu Ngài, vào đời sau, đã hy sinh và đổ máu để bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Dưới bóng thần linh Trần Hưng Đạo Vương, con dân Việt từ nơi nơi vẫn hướng về Tổ quốc. Và nhà thơ nhắc nhở chúng ta: Ấy ai qua chốn giang biên Khói đầy khoang giấc sầu miên lạnh lùng Tiếng kình vang đợt sóng rung Có nghe chăng có thẹn thùng người xưa? Bài này mở đầu với thơ Vũ Hoàng Chương, xin cũng kết với người thơ đã mất đúng 40 năm trước dưới tay Cộng sản: Lệ chảy, chảy xuôi tràn Bến Nghé, Giật mình… Nam Hải sóng lô xô. Bài “Đường Xa Nghĩ Nỗi” được Vũ Hoàng Chương viết từ một năm Thân - Mậu Thân 1968. Mà đã tiên báo cái nỗi đoạn trường và nạn thuyền nhân ngoài biển Nam Hải sau 1975? Hay là nhà thơ khóc về chuyện thời nay? Nhìn lên, thấy ngón tay Đức Thánh Trần chỉ xuống, trong đầu mình bỗng thấy âm vang: Có nghe chăng? Có thẹn thùng người xưa không? ____ Viết nhân lễ an vị di tượng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tại Mile Square Park, Fountain Valley giữa Quận Cam của California ngày 17 Tháng Giêng 2016. dainamaxtribune.blogspot.com
......

Cụ rùa chết và đại hội 12 đảng CSVN

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam bước vào ngày thứ hai với nhiều ẩn số và cũng nhiều dự đoán bên ngoài nhưng chắc chắc những dự đoán chỉ là những dự đoán. Cụ rùa hồ Gươm chết nổi lềnh bềnh khiến cả nước xôn xao. Đó là những câu chuyện có thật! Và cũng đến lúc giở một quẻ xem cái chết của cụ rùa có liên quan gì tới đất nước, vận mệnh dân tộc. Liệu việc xem qủe này có chính đáng? Và giữa cái chết của cụ rùa, với đại hội 12 tốn kém hàng núi tiền cũng như những em bé miền núi phải ăn cơm với muối rang gừng mỗi ngày để cầm hơi mà học có mối liên hệ gì? Ở vấn đề thứ nhất, có sự trùng lặp khá thú vị, tôi gieo được quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Và lý giải quẻ này theo phương pháp kết hợp giữa Thái Ất Thần Kinh của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm với Kinh Dịch Phan Bội Châu và Trung Thiên Dịch của cụ Trần Cao Vân. Ở ba cụ này có những điểm rất giống nhau, đó là bằng mọi cách, các cụ đã dời bỏ những phương vị gốc của Kinh dịch Trung Hoa để tạo riêng phương vị của các quẻ trong Việt Đồ (về mặt ý niệm). Và, trở lại vấn đề trùng hợp thú vị, quẻ tôi gieo bằng đồng xu, ra được quẻ Khảm (hạ) và quẻ Li (thượng). Điều này giống y cái chết của cụ rùa, cụ chết nổi trên mặt hồ, nước thuộc Thủy, cung Khảm, cụ rùa đã cao tuổi, thuộc cung Li. Như vậy giữa quẻ gieo và quẻ biểu tượng lại trùng khớp. Và quẻ Hỏa Thủy Vị Tế nói lên điều gì? Ở đây, có sự gặp nhau giữa nước và lửa. Có một vấn đề ai cũng thấy là nước và lửa không bao giờ hợp nhau, phải có sự “một mất một còn”. Trong trường hợp lửa quá mạnh, nước quá yếu thì nước trở thành nơi cung cấp oxy để lửa cháy mạnh hơn, ngược lại, nước mạnh thì lửa phải rụi. Nhưng cũng cần đặt ra câu hỏi là cụ rùa có thực sự linh thiêng như người ta vẫn tưởng? Và giải quyết được câu hỏi cụ rùa có linh thiêng hay không thì quẻ Hỏa Thủy Vị Tế mới có giá trị, mới giải quyết được câu hỏi liên quan đến đại hội 12 đảng CSVN. Trở lại câu chuyện rùa đòi gươm của vua Lê Lợi, thử đặt một giả thuyết: Lúc đó, vua đi dạo cùng cận thần trên thuyền, thấy một con rùa to lớn xuất hiện, với bản năng con nhà võ và có chút võ biền, thích nhậu (như lời kể của Nguyễn Trãi khi gặp Lê Lợi lần đầu trong một đám giỗ, ông nhìn thấy một thanh niên ở trần trùng trục, mồ hôi nhuễ nhại, ngồi trên phảng vừa xắt thịt chó sắp vào lá chuối vừa nhai thịt chó nhoàm nhàm) thì rất có thể nhà vua rút gươm phóng về phía con rùa nhưng không trúng. Rùa là loài háu ăn, thấy gươm rơi xuống nước, tưởng miếng mồi, bơi theo và ngoạm lấy. Vì phải ngậm thanh gươm nặng nề nên lúc bơi rùa gục gật đầu để lấy đà. Đám quan lại, cận thần theo nhà vua biết rằng nếu để lộ chuyện nhà vua dùng kiếm giữ nước để phóng một con rùa mà cũng không trúng là chuyện quá bẽ mặt, ảnh hưởng đến quốc sự. Và hơn nữa có thể ảnh hưởng đến mạng sống của những ai chứng kiến vì không ngoại trừ nhà vua phải giết người bịt tiếng, họ bèn thêu dệt chuyện rùa thần đòi gươm để mọi chuyện trở nên hợp lý và linh thiêng. Nhưng từ khi câu chuyện rùa đòi gươm được thêu dệt, vấn đề khác lại xuất hiện, đó là mối tương ứng giữa rùa hồ Gươm và điện trường dân tộc. Hơn nữa, vương quyền và thần quyền vốn song hành, thứ gì nhà vua bảo linh thì dân sẽ tin. Một cục đá nếu người ta chiêm bái lâu năm, năng lượng tập trung vào đó, nó sẽ linh thiêng theo kiểu “cục đá linh”. Một con rùa sống lâu năm, được cả dân tộc chiêm bái, kính ngưỡng từ thế kỉ này sang thế kỷ nọ, nhất định nó sẽ nhận được nhiều luồng điện trường của con người và trở nên linh thiêng. Thậm chí mỗi động thái của rùa sẽ mang một thông điệp nào đó về dân tộc, quốc gia đó. Trường hợp rùa hồ Gươm, có thể bản thân con rùa chỉ là con rùa nhưng chính nguồn năng lượng tâm linh của con người, đặc biệt là của số đông người Việt chiêm bái suốt mấy trăm năm nay, nhất định phải bản thân nó phải là một cụ rùa linh thiêng. Và đó cũng là một hướng lý giải tại sao mỗi khi rùa xuất hiện đều trùng khớp với những sự kiện. Ví dụ như khi lễ hội ngàn năm Thăng Long – Hà Nội, rùa hiện lên với gương mặt buồn bã, u ám; Đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua, rùa lại bò lên bờ với vẻ mặt buồn thảm. Và đặc biệt, khi đất nước tràn lan nạn tham nhũng, cửa quyền, đám quan lại dốt nát, tham lam vô độ, rùa hiện lên với toàn thân lở lói, đau đớn… Tất cả đều do tương ứng năng lượng mà có. Khi năng lượng dân tộc thanh thoát, rùa sẽ mạnh khỏe, khi năng lượng đen đúa, rùa bệnh hoạn. Và lần này, cụ rùa hiện lên với tư thế nổi lềnh bềnh, tắt thở vĩnh viễn ngay trước thềm đại hội 12 đảng Cộng sản Việt Nam. Giữa tư thế chết của cụ và môi trường chung quanh cụ lại cho ra quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Đây là quẻ cực xấu và cực tốt. Nó cực xấu với những gì đã ổn định, thành nếp, bởi mọi sự cố định trong quẻ Ký Tế và đảo lộn, thay đổi, cách mạng trong quẻ Vị Tế. Đây là quẻ báo hiệu sẽ có biến rất lớn nhưng biến trong tịnh chứ không biến trong động. Nghĩa là biến theo đúng qui luật nhằm làm thay đổi, đổi mới mọi sự và cái biến này chưa hiện rõ, chưa gây náo động. Vì cả hai thế lực đều rất mạnh, đều ngang nhau nên vấn đề vẫn cứ giằng co, gườm nhau. Và quẻ cũng cho thấy ngay trong đại hội đảng có chung một thế lực nhưng lại phân hóa thành hai phe nhóm. Và cả hai phe nhóm này đều bị khống chế bởi phương Bắc. Cụ thể, có thể thấy rằng giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng từng là một phe, từng vẽ nên những kịch bản để cùng tại vị. Tuy nhiên, đến phút chót của hội nghị 14, Trọng giở quẻ, bởi bản thân Trọng có tướng lùn nhưng không ngũ đoản, thùy châu vững, kín tiếng nhưng mắt lại hoang tình, dễ thỏa hiệp và dễ ham hố. Chính điều này khiến cho Trọng rất dễ bị đảng Cộng sản Trung Quốc sai khiến, điều hành. Ngược lại, tướng của Dũng có sinh cốt, trán cao, mắt giàu sinh khí, tuy mũi “huyền đởm tị” - tức mũi túi mật nhưng hơi hốc, lộ rõ lông mũi, điều này khiến cho Dũng khó giữ được tiền mặc dù Dũng nắm tiền trong tay. Và những vụ Vinashine, Vinaline, dầu khí, ngân hàng, chứng khoán… đều mang lại tai tiếng cho Dũng, biến thành những mũi giáo để địch thủ đâm Dũng. Nhưng có một vấn đề cần phải nhìn thấy là Dũng cứng đầu hơn gấp nhiều lần so với Trọng. Với mối quan hệ Trung Cộng – Việt Cộng, Trọng biết khai thác cái sự lú của ông ta để được việc, Dũng biết khai thác cái sự cứng đầu của ông ta để nắm quyền bính. Và cả hai dù có diễn kịch thân Tây gì đi nữa thì vẫn không thoát khỏi vòng kiếm tỏa của Trung Cộng. Cả Dũng, Trọng và bộ sậu chóp bu Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đều là những con cờ trong ván cờ của Trung Cộng. Nếu như trước hội nghị 14, Trung Cộng quan tâm đến con cờ Nguyễn Phú Trọng nhiều hơn bởi vì sự tuân phục răm rắp của ông ta thì đến những ngày cận kề đại hội 12, Trung Cộng lại chuyển hướng quan tâm Nguyễn Tấn Dũng nhiều hơn. Và cũng rất có thể đây là nước cờ họ đã tính trước rất lâu và mọi sự dzic dzăc đều nằm trong dự tính của họ. Bởi hội nghị 14 là một phép thử. Và kết quả của phép thử này là Nguyễn Tấn Dũng vẫn nắm được số đông ủng hộ gấp nhiều lần so với Nguyễn Phú Trọng. Và phép thử này cũng cho thấy Nguyễn Phú Trọng độc đoán một cách lú lẫn, không những không lấy được lòng người mà còn để lộ quá rõ ý đồ quyền bính. Nếu lựa chọn giữa Nguyễn Tấn Dũng cứng đầu và Nguyễn Phú Trọng chịu đấm ăn xôi, chắc chắc Trung Cộng sẽ chọn Nguyễn Tấn Dũng. Bởi chọn một kẻ răm rắp nghe theo mình với chọn một kẻ cứng đầu, khó sai bảo, kẻ cao cờ sẽ chọn kẻ cứng đầu khó sai bảo. Vì chọn kẻ cứng đầu thì sẽ có được cả hai gồm kẻ răm rắp nghe theo và kẻ cứng đầu, ngược lại chọn kẻ răm rắp nghe theo chỉ được mỗi hắn ta và phải luôn đề phòng trở lực từ kẻ cứng đầu. Và bài học thu phục Mạnh Hoạch trong nhiều lần của Gia Cát Lượng không phải là bài học không có giá trị của Trung Quốc. Nhưng cả Trung Cộng và Việt Cộng đều bị hở sườn trong nước cờ diễu binh đại hội 12. Họ đề phòng nhân dân nổi dậy nhưng họ không đề phòng nhân dân nhìn thấy tử huyệt của họ. Và tử huyệt của chế độ lúc này lại nằm ở chỗ những bữa cơm muối rang gừng của học trò nghèo miền núi, ở những người đói ăn mà truyền thông chế độ đã loan tải. Điều này khiến cho họ nghiễm nhiên trở thành thế lực cướp bóc trong mắt nhân dân phản tỉnh. Trở lại với quẻ Hỏa Thủy Vị Tế, trong quẻ này, lực âm quá nặng, và khí dương tuy bắt đầu nhen nhóm nhưng lại có trợ lực rất mạnh từ các hào quẻ hạ. Như vậy, khí dương từ nhân dân và sẽ gây tác động không nhỏ lên quẻ thượng, tức nhà cầm quyền. Mặc dầu quẻ thượng vẫn chứa nhiều âm khí nhưng nó được biểu thị bằng cái chết, tượng rùa chết trong lúc khí dương từ nhân dân ngày càng trưởng thành, chi phối và tác động rất mạnh đến khí âm. Điều này sẽ dẫn đến một hiện tượng là có biến, tức có Cách Mạng. Và lúc này, cho dù Dũng, Trọng, Phúc, Sang, Hùng, và kính thưa các loại đảng viên cao cấp khác có muốn giữ độc tài cũng rất khó. Bởi bản thân của họ dù không muốn cũng phải tự chuyển hóa để khỏi chết chìm trong luồng khí dương mạnh dần lên của nhân dân. Đặc biệt, có một hào động đến từ phía quẻ hạ, trong đó tượng công cụ lao động. Rất có thể người lao động Việt Nam, giới công nhân, nông dân và những nhà tranh đấu bảo vệ lao động Việt sẽ có một tác động đáng kể nào đó trong công cuộc cách mạng Việt Nam kể từ khi TPP có hiệu lực. Mọi chuyện vẫn đang ở phía trước. Nhưng chắc chắn năm 2016 sẽ có những biến động cực lớn cho dù nó chưa có thành tựu rõ ràng. Nhưng khi khí âm bị triệt dần, chuyện này tương ứng với hệ thống ngân hàng, chứng khoán và xuất khẩu gạo, xuất khẩu dầu thô, xuất khẩu điện, khoán sản bị khủng hoảng trầm trọng. Và nhà nước bắt buộc phải chuyển hóa. Có thể nói rằng năm Bính Thân là một tấm ván đà cho dân tộc Việt Nam bước vào trang sử mới, thành tựu không nằm trong năm này nhưng đây là năm cực kỳ quan trọng. VietTuSaiGon's blog RFA
......

Các tổ chức dân chủ và xã hội dân sự Miến Điện và Việt Nam cùng kêu gọi trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài

Ngày 22 tháng 1 năm 2016 Trong khi Đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu cuộc họp Đại Hội Đảng lần thứ 12 thì nhiều nhà đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam vẫn còn bị giam cầm. Trước việc này chúng tôi khẳng định rằng chế độ độc tài độc đảng không có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam hay trên thế giới. Trong tinh thần đoàn kết trong vùng, các tổ chức dân chủ và xã hội dân sự Miến Điện và Việt Nam cùng nhau kêu gọi thả ngay lập tức Luật sư nhân quyền và blogger Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự của ông là cô Lê Thu Hà. Luật sư Nguyễn Văn Đài là một nhà đấu tranh cho tự do dân chủ đa đảng lâu năm tại Việt Nam. Trong một bài quan điểm gửi cho BBC, ông viết rằng “việc xây dựng chế độ dân chủ đa đảng ở Việt Nam là cần thiết, là xu thế tất yếu của quá trình phát triển xã hội và cải cách dân chủ. Đa đảng sẽ tạo ra cơ chế kiểm soát quyền lực, chống lại độc tài độc đoán.” Ls Nguyễn Văn Đài thành lập Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam để thúc đẩy xây dựng xã hội dân sự với những chương trình nhằm mở rộng mạng lưới pháp lý và xây lực cho giới hoạt động bảo vệ nhân quyền. Vào tháng Năm 2013, Ls Đài sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ, bao gồm nhiều cựu tù nhân lương tâm và nhà hoạt động để phối hợp các nỗ lực đấu tranh ôn hòa khắp nơi tại Việt Nam. Ls Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà bị bắt vào ngày 16 tháng 12 năm 2015 về tội cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” và hiện đang bị biệt giam tại nhà giam B14 ở Hà Nội. Cả hai đều bị tước quyền gặp luật sư và người thân. Trước khi bị bắt, Ls Đài bị theo dõi thường xuyên và nhiều lần bị hành hung tàn bạo. Trước đó Ls Đài từng bị bắt giữ vào năm 2007, bị cáo buộc  với cùng tội danh và bị án tù bốn năm. Hoạt động của Luật sư Nguyễn Văn Đài được sự đồng tình của nhiều người Việt và Miến Điện, khi tin rằng các quyền căn bản như tự do ngôn luận và lập hội phải được chính quyền của họ tôn trọng. Chúng tôi, những tổ chức ký tên dưới đây, kêu gọi cộng đồng quốc tế, kể cả ASEAN, yêu cầu thả ngay lập tức và vô điều kiện Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà và tất cả các tù nhân chính trị. Khi đã tham gia ký kết Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân  Quyền và ICCPR, Hà Nội phải tôn trọng các quyền căn bản của người dân Việt Nam. Đồng ký tên Từ Miến Điện Action Committee for Democracy Development (Ủy Ban Hành Động Xây Dựng Dân Chủ) Equality Myanmar (Miến Điện Bình Đẳng) Generation Wave (Thế Hệ Cơn Sóng) Human Rights Defenders Forum (Diễn Đàn của Giới Bảo Vệ Nhân Quyền) Human Rights Defenders and Promoters (Giới Bảo Vệ và Cổ Xúy Nhân Quyền) Human Rights Defenders Myingyan (Giới Bảo Vệ Nhân Quyền Myingyan) Human Rights Educators Network (does not have logo) (Mạng Lưới Giáo Dục Nhân Quyền) Yangon Youth Network (Mạng Lưới Tuổi Trẻ Yangon) Từ Việt Nam: Bạch Đằng Giang Foundation Con Đường Việt Nam Dân Trí Việt Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự Đảng Việt Tân Hoàng Sa FC Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam Hội Anh Em Dân Chủ Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo Hội Bầu Bí Tương Thân Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam Lao Động Việt No-U Sài Gòn Sài Gòn Báo Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
......

Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh: ”Đổi mới về chính trị hầu như chưa làm”

HÀ NỘI – „5 năm qua Việt Nam đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế và đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng đổi mới về chính trị hầu như chưa làm. Vì vậy mà công cuộc đổi mới trong 5 năm qua chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.“ Đó là phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (KH-ĐT) trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII vào ngày 22 tháng 1, 2016. Liên quan đến việc hầu như chưa có đổi mới chính trị, ông Vinh dẫn chứng suốt 70 năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, nhà nước, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị hầu như không thay đổi và chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Ông Vinh phân tích, “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, thậm chí là rào cản, trở ngại cho sự phát triển”, và nhấn mạnh đây là lý do mà sắp tới việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách. Theo ông Bùi Quang Vinh, Việt Nam có thịnh vượng được hay không phải dựa trên ba trụ cột: 1/ Thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững về môi trường. 2/ Phải công bằng và hội nhập xã hội, hay còn gọi là bình đẳng cho mọi người. 3/ Phải nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước. Xây dựng cơ chế hữu hiệu và kiểm soát sự cân bằng giữa ba nhánh quyền lực. Tạo ra những khuôn khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân. Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng. Từ trước đến nay đã có nhiều người thấy được sự bế tắc mà đất nước đang gặp phải và đã đề nghị nhiều giải pháp để thoát ra các bế tắc đó. Tuy nhiên đã qua bao nhiêu kỳ đại hội nhưng tình trạng của đất nước vẫn vậy. Những người lãnh đạo CSVN vẫn luôn kiên định đi theo con đường Chủ Nghĩa Xã Hội và rất sợ cải cách chính trị. Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh vẫn được coi là người dám nhìn vào sự thực. Lần này cũng vậy, ông đã nhìn thấy và nói lên sự thực nhức nhối vốn đã kìm hãm sự phát triển của Việt Nam. https://chantroimoimedia.com/2016/01/22/bo-truong-bui-quang-vinh-doi-moi...
......

Xã hội Âu Châu đã thay đổi

Một số bài báo trên những tờ báo lớn của thế giới như BBC, CNN, VOA… đều nhận định rằng vụ tấn công quấy rối tình dục cộng với cướp bóc xảy ra tại Cologne và một vài thành phố khác của Đức ngay đúng vào thời điểm New Year’s Eve vừa qua đã ảnh hưởng sâu sắc đến nước Đức, và có lẽ, cả châu Âu nữa. Ngay sau vụ tấn công khủng bố liên hoàn tại Paris vào ngày Thứ Sáu định mệnh 13.11.2015, trong đó, theo báo chí, 2 hoặc 3 trong số những kẻ khủng bố là vừa mới đi từ Hy Lạp tới châu Âu với tư cách là người tị nạn Syria; vụ tấn công tình dục với mức độ chưa từng thấy này: hơn 1000 thanh niên có bề ngoài Bắc Phi và Trung Đông, trong số đó có những người vừa mới xin tỵ nạn, với khoảng hơn 500 trường hợp bị tấn công được ghi nhận. Dù không phải tất cả những kẻ tình nghi đều là những người mới đến Đức, nhưng đây thực sự là một cái tát cho bà Angela Merkel và cho tất cả những người dân Đức vừa mới hổ hởi tiếp đón những người tỵ nạn. Dưới sức ép của dư luận, chính phủ của bà Angela Merkel chắc chắn phải xem xét lại chính sách mở cửa hào phóng cho người tỵ nạn như thời gian qua. Và châu Âu cũng vậy. Các nước sẽ buộc phải thay đổi chính sách. Nhưng điều đáng nói hơn, các xã hội văn minh, dân chủ, nhân ái ở phương Tây đã thay đổi sâu sắc. Sự bất an, nghi kỵ, chia rẽ, cả sự phân biệt chủng tộc ẩn sâu bên trong, đã xuất hiện, đã “thức dậy”. Và đó là cái hại lớn nhất, sự mất mát lớn nhất. Để cho một xã hội trở nên tử tế hơn, văn minh hơn thì phải mất hàng trăm năm, nhưng để cho nó tệ hại đi thì chỉ cần vài sự kiện như thế này thôi. Dù người châu Âu có nói rằng không gì có thể hủy hoại được những giá trị lâu đời, sự tử tế, nhân ái của mình nhưng sâu thẳm bên trong, những vết nứt đã xuất hiện. Như ở Na Uy này cũng vậy, trước đây xã hội Na Uy hết sức bình yên. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX cho tới nay, Na Uy đã trở thành một quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa. Bên cạnh những điểm tích cực, những hệ luy do dân nhập cư đến từ những quốc gia nghèo đói, lạc hậu cũng nảy sinh. Trước đây nhiều thứ trong xã hội được vận hành chủ yếu dựa trên sự tự giác, tự nguyện, tin cậy ở con người. Ví dụ, nếu như ở Paris, London, Berlin, Barcelona…trạm metro có cửa ngăn lại, người đi qua phải có vé thì cửa mới mở ra, nếu muốn trốn vé cũng khó, nhưng ở Oslo thì hoàn toàn không có cửa, người đi tự giác quẹt thẻ và đi qua. Bây giờ thì hiện tượng đi lậu vé hơi nhiều, người ta phải tăng số lượng người kiểm soát vé lên để bất ngờ soát vé trên xe hoặc ngay cửa ra vào. Hiện tượng ăn cắp, móc túi trước kia rất hiếm, bây giờ đi xe bus, xe điện thỉnh thoảng lại nghe một giọng đọc sẵn phát ra từ hệ thống âm thanh trên xe, nhắc nhở mọi người coi chừng móc túi! Ngay ở trường đại học cũng thế. Trường đại học Oslo không có tường bao quanh cũng không có cổng ra vào như nhiều thành phố lớn ở các nước khác, buộc sinh viên phải quẹt thẻ, trình thẻ mới vào được, sinh viên và cả người ngoài ở đây cứ vào ra thoải mái, trước đây thì chả có chuyện gì, bây giờ thì ngay trong trường chỗ này chỗ kia thấy dán giấy nhắc nhở coi chừng móc túi! Thế là bớt văn minh đi, là đáng xấu hổ chứ còn gì nữa. Các quốc gia Bắc Âu vốn được xem là yên bình hết mức, nay cũng lác đác xảy ra những vụ khủng bố nhỏ lẻ, và nguy cơ khủng bố với mức độ lớn hơn cũng sẽ không loại trừ, trong tương lai. Trong năm vừa qua, ngoài Đức, Thụy Điển là nước có lượng người tỵ nạn từ Syria và các nước Hồi giáo đang có chiến tranh đông thứ nhì, thứ ba trong khối Liên Hiệp Châu Âu-khoảng hơn 100,000 người, Đan Mạch và Na Uy ít hơn. Đan Mạch có chính sách cứng rắn hơn, tiếp nhận khoảng 18,000 người, Na Uy có khoảng 31, 000 người nộp hồ sơ xin tỵ nạn, trong đó có một lượng không nhỏ đi từ biên giới Nga qua bằng xe đạp! Thật sự là một bài toán nan giải cho các chính khách, nhà lãnh đạo ở các nước châu Âu giữa vấn đề nhận hay không nhận người tỵ nạn từ những quốc gia Hồi giáo đang có chiến tranh. Khoan hãy nói đến những người Hồi giáo cực đoan hoặc sự lo ngại các chiến binh của những nhóm Hồi giáo cực đoan như IS có thể trà trộn trong dòng người xin tỵ nạn, đổ vào các nước châu Âu. Bản thân người viết cũng là một người tỵ nạn chính trị, là di dân đang sống ở nước người ta nhưng sau thời gian dài quan sát giữa người tỵ nạn, di dân thuộc các quốc gia Hồi giáo Trung Đông, Nam Á và Bắc Phi với người tỵ nạn, di dân đến từ các nước Đông Nam Á, Đông Á, và các khu vực khác, người viết có nhận xét rằng tâm thế và cách ứng xử của người Hồi giáo nói chung khi sống trên nước người rất khác với tâm thế và cách ứng xử của người Việt chẳng hạn, và dân Đông Á nói chung. Người Hồi giáo Trung Đông rất tự hào về lịch sử, văn hóa lâu đời và về tôn giáo của họ. Khi nhìn Mỹ và các nước phương Tây, cái nhìn của họ là “nhìn xuống”, họ cho lịch sử, văn hóa của Mỹ và phương Tây không bằng, còn về tôn giáo thì Hồi giáo mới là tôn giáo xa xưa nguyên thủy nhất, do đó “tinh túy” nhất. Họ nghĩ Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã gây ra chiến tranh cho đất nước họ, khu vực của họ thì phải có trách nhiệm giúp đỡ họ, chứ họ không việc gì phải mang ơn các quốc gia phương Tây cả. Trái ngược hẳn với suy nghĩ của người Việt, khi nhìn Hoa Kỳ và các nước phương Tây thường “nhìn lên”, ngưỡng mộ, cho nước người ta, dân người ta cái gì cũng hơn nước mình, dân mình, và luôn có cái cảm giác mình là người ở nhờ xứ người ta, phải mang ơn nước người ta, nhất là ở những người vượt biên được nước khác cứu vớt trên con đường vượt biển năm phần sống năm phần chết, cảm giác mang ơn đó càng rõ. Từ mang ơn, dẫn tới thái độ cái gì của nước người ta cũng tốt đẹp, cũng ngợi khen. Cho đến các thế hệ ra đi sau này, bằng những con đường khác, cũng vẫn cứ có cái tâm trạng ngưỡng mộ nước người. Người Việt sống ở đâu thì khen nước đó, sống ở Mỹ thì cái gì của Mỹ cũng nhất, sống ở châu Âu như Pháp, Anh, Đức… thì khen, yêu, mê Pháp, Anh, Đức…, chê Mỹ. Người Việt sống ở Na Uy hay Bắc Âu cũng thế, cái gì cũng Na Uy là nhất! Ai chê nước Việt mình thì được, nhưng động tới Na Uy là nhảy nhổm lên giận, bênh vực đến cùng, thật là một tâm trạng lạ lùng! Người Việt và các dân Đông Nam Á, Đông Á sống ở nước ngoài thường ít quan tâm đến đời sống chính trị xã hội của nước người ta, chỉ lo làm ăn, kiếm tiền, lo cho con cái học hành, có tiền thì thường gửi về VN làm từ thiện, về VN tiêu xài cho nó rẻ chứ cũng ít khi nghĩ tới chuyện đóng góp vào những hoạt động xã hội ở nước người. Ngay cả chuyện đi bầu là quyền lợi của mình mà nhiều người Việt còn ngại. Ngược lại, những người Hồi giáo mà tôi có dịp tiếp xúc, quan sát đều quan tâm đến đời sống chính trị, các luật lệ của xứ sở tại và hăng hái tham gia vào môi trường chính trị của nước người ta. Ở Na Uy này, ít nhất là có vài người Hồi giáo từ Nam Á, Trung Đông trong thành phần chính phủ của Na Uy, còn nếu mở TV của đài NRK là đài quốc gia Na Uy thì những khuôn mặt từ các nước Nam Á, Trung Đông trong vai trò phóng viên, phát thanh viên, biên tập viên, giải trí…khá nhiều, trong khi rất hiếm hoi một khuôn mặt gốc Việt. Khi hăng hái tham gia vào lĩnh vực chính trị hoặc truyền thông, người Hồi giáo tất sẽ tìm cách nói lên tiếng nói của cộng đồng họ, có những yêu cầu về quyền lợi cho cộng đồng họ, thậm chí tác động vào chính sách của chính phủ nước sở tại. Trong đời sống, người tỵ nạn, di dân gốc Việt rất ngại động chạm đến người bản xứ, nhưng người Hồi giáo thì không. Người viết đã từng chứng kiến dân tỵ nạn, di dân Hồi giáo to tiếng tranh cãi với người Na Uy ở sở cảnh sát, sở an sinh xã hội hay nhà hàng, ngoài đường phố, sẵn sàng làm lớn chuyện lên ngay nếu họ cho rằng người Na Uy hoặc dân tộc khác có ý đụng chạm đến quyền lợi, tôn giáo, sự khác biệt trong văn hóa…của họ, dù nhiều khi chưa hẳn đã thế. Mỗi dân tộc mỗi khác. Dù sao đi nữa, một quốc gia đa chủng tộc, đa tôn giáo cũng có những điểm tích cực, những lợi thế ví dụ như văn hóa, đời sống của quốc gia đó sẽ phong phú đa sắc màu hơn, con người sống trong một xã hội đa chủng tộc đa tôn giáo sẽ có cái nhìn cởi mở hơn, biết chấp nhận những cái khác mình hơn. Nhưng bên cạnh đó, những khó khăn, bất ổn, tình trạng tội phạm, sự chia rẽ cũng sẽ tăng lên, đặc biệt là trong thời đại hiện nay khi nguy cơ khủng bố từ những cá nhân, tổ chức Hồi giáo cực đoan đang ngày cảng trở thành mối đe dọa toàn cầu. Và như đã nói, điều đáng lo nhất, là những bất ổn đó đã hủy hoại xã hội châu Âu-hủy hoại những giá trị lâu đời về tự do, dân chủ, bác ái. Với mỗi cá nhân thì nó hủy hoại lòng tử tế, sự tin cậy, bao dung không phân biệt đối xử, giữa con người với nhau. Những sự kiện như vụ tấn công khủng bố liên hoàn ở Paris hay vụ tấn công tình dục ở Cologne là những minh chứng. Nói gì thì nói, đời sống ở một số quốc gia châu Âu nói riêng và phương Tây nói chung bây giờ không còn như trước nữa, một cái gì đó đã thay đổi. Như nước Mỹ đã thay đổi sau ngày 11.9.2001. Và đó có lẽ chính là điều mà những phần tử Hồi giáo cực đoan mong muốn-phá hủy xã hội và người dân Hoa Kỳ và phương Tây từ bên trong, chứ không chỉ là những đổ nát, chết chóc bên ngoài. Song Nhi
......

Đức Hồng Y Marx nhận xét sự mở cửa của Việt Nam cho các giá trị tự do: „Tiến tới từng bước một“

Cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Reinhard Marx, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Chủ Tịch Ủy Ban Giám Mục Liên Minh Âu Châu và thành viên của Hội Đồng Hồng Y tại Vatican của phóng viên Burkhard Jürgens thuộc Thông Tấn Xã Công Giáo Đức (KNA) có trụ sở tại Bonn-Đức quốc với nội dung được Nguyễn Quang (DĐVN21) chuyễn ngữ như sau: Thông Tấn Xã Công Giáo (KNA): Thưa Đức Hồng Y Marx, chúng ta nói chuyện thoải mái được không ? Hồng Y Reinhard Marx: Lẽ dĩ nhiên, tôi không tin ở đây có cài máy nghe lén, để làm gì cơ chứ...? Tôi đã có buổi thảo luận thẳng thắn với các đại diện nhà nước. Chẳng hạn, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tuyên bố: "Chúng tôi chào mừng sự phát triển của giáo hội". Tôi đã đáp lại: "Nhưng thưa ông chủ tịch, học thuyết Mác phủ nhận điều này, vì ở đâu một xã hội tiến lên xã hội chủ nghĩa, nơi đó tôn giáo xét theo học thuyết sẽ chết dần". KNA: Và ngược lại Ngài có xác tín ông ấy được không ? ĐHY Marx: Cảm tưởng của tôi là : Những người đối tác thảo luận với chúng tôi đã không mấy phấn khởi bảo vệ cho ý thức hệ của họ. Trái lại họ nói rằng, chúng tôi muốn đồng bào có cuộc sống vật chất tốt đẹp hơn. Vì thế chúng tôi muốn phát triển một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đó cũng luôn là điều mà họ không có gì để chống khi Giáo hội hoạt động cho người nghèo. Chủ tịch Mặt trận tổ quốc rất hãnh diện đã biểu dương 25 vườn trẻ công giáo. Việc này tiếp tục như thế nào, chúng ta cần phải theo dõi. Tôi có nói với các vị Giám mục ở đây: Các Ngài phải tự sửa soạn cho các lãnh vực trường học, đại học và công tác đào tạo. KNA: Như vậy sự giới hạn tự do tôn giáo không đến nỗi tồi tệ ? ĐHY Marx: Các vị Giám mục, linh mục và giáo dân tiếp xúc với chúng tôi cho biết : Từng bước một, người ta có thể tiến tới phía trước. Giáo hội đang phát triển : Dân chúng Việt Nam trẻ trung, và Giáo hội cũng vậy. Đối diện với các Ban nhà nước, như Ủy ban về các vấn đề tôn giáo của quốc hội và Ủy ban đặc trách của bộ nội vụ, chúng tôi đã công khai nêu ra những điểm đang còn gây sức ép nặng nề. Là những đại biểu từ Đức, chúng tôi nhấn mạnh những yêu cầu trong các cuộc nói chuyện : Luật tôn giáo nên tiếp tục triển khai, hủy bỏ các giới hạn trong việc đăng ký cộng đồng tín ngưỡng và tạo điều kiện cho Giáo hội cũng như các tôn giáo khác tham gia hoạt động xã hội trong các lãnh vực như thiện nguyện Caritas, đào tạo và y tế. KNA: Cơ hội cho một sự phát triển tích cực thật sự sẽ có triển vọng tốt như thế nào vào lúc đại hội Đảng CS sắp diễn ra ? ĐHY Marx: chúng tôi để ý thấy là trong nội bộ đảng và ở các cán bộ cũng có nhiều lập trường khác biệt. Điều này tôi không hề thấy ở Cộng hòa dân chủ Đức trước kia. Nơi này đây các cuộc tranh cãi diễn ra công khai với nhiều quan điểm khác nhau như trong cuộc thảo luận về Luật tôn giáo. Chúng tôi đến đây trước đại hội đảng thật đúng lúc. Các đại diện giáo hội cũng xác nhận : trong 10, 15 năm qua đã có nhiều cải thiện. Lẽ dĩ nhiên là chưa có tự do tôn giáo như chúng ta mong muốn. Nhưng sự tự do đi lại của giáo hội ngày càng tốt hơn. Và tôi không có cảm tưởng là đảng muốn đảo ngược chính sách, trái lại còn muốn mở rộng tự do hơn. Tuy nhiên ở đảng cộng sản, người ta không bao giờ biết rõ điều gì có thể xảy ra khi nào và như thế nào. Chúng tôi cũng có nghe một số người nói không tin vào những thay đổi. KNA: Hiện tại Việt Nam và Liên Minh Âu Châu (EU) hoạch định một Hiệp định thương mại tự do. Hiệp định này mở cửa cho phương Tây và tạo nhiều tự do, nhưng cũng gây mối lo là quyền công nhân bị xói mòn. Chúng ta có thể trù liệu về sự xung đột này như thế nào ? ĐHY Marx: Chúng ta đang sống trong những mâu thuẫn. Tuy nhiên Hiệp định thương mại tự do và cả Tổ chức thương mại thế giới WTO mà Việt Nam đã gia nhập là một công cụ nhắc nhở tuân thủ thỏa ước ký kết. Tôi không tin là mọi tiêu chuẩn mong muốn sẽ đạt được trong nay mai. Nhưng đây là con đường phải đi: Có lẽ các công đoàn tự do sẽ được thành lập và một phần lớn định chuẩn lao động chính của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng sẽ được chấp nhận - nhưng những việc này sẽ được thực hiện tới đâu lại là một vấn đề khác. Nhưng Việt nam đã đi vào con đường mà Liên Hiệp Quốc hay Chương trình 2030 quy định, điều này cho phép có hy vọng. Tôi không tin Việt Nam sẽ chính thức hay ồn ào rời bỏ tiến trình này, dù rằng còn kéo dài nhiều năm cho đến khi một phong trào công đoàn tự do hay quyền cùng biểu quyết trong các xí nghiệp đạt được hoặc một xã hội dân sự thành hình. Những người khác biệt chính kiến mà tôi đã tiếp chuyện cũng chia sẻ quan điểm này. KNA: Tòa thánh Vatican nỗ lực tiếp cận Việt Nam sau một thời gian băng lạnh ngoại giao. Là thành viên của Hội đồng Hồng y, Ngài đóng vai trò gì trong vấn đề này? ĐHY Marx: Tôi không phải là đại diện của Đức Giáo Hoàng trong quan hệ ngoại giao. Việc này đã có ngài Hồng y thứ trưởng ngoại giao phụ trách, sau này cũng sẽ đến. Những người đối tác thảo luận chính trị với chúng tôi luôn nhấn mạnh là họ rất kính trọng Đức Giáo Hoàng và rất quan tâm đến một mối bang giao tốt. Ở đây có thể kể chính xác : Ai đã đến Vatican và bắt tay Giáo Hoàng Phanxicô. Sự tiếp đón tôi cũng là dấu hiệu họ đánh giá cao sự liên lạc với Giáo hội Công giáo. Họ tin là tôi sẽ tường trình tốt với Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, những gì mà tôi sẽ tường trình dĩ nhiên là tôi nói cho Giáo Hoàng, chứ không phải cho những người cộng sản. Burkhard Jürgens (KNA) Bản dịch của Nguyễn Quang Kardinal Marx über die Öffnung Vietnams für freiheitliche Werte "Schritt für Schritt nach vorn"  
......

"Cụ Rùa" Hồ Gươm chết ngay trước ngày khai mạc Đại Hội Đảng

(Hà Nội, DL) – Chiều nay, 19/1, tin từ các trang báo trong nước cho hay “Cụ Rùa” ở Hồ Gươm đã chết, xác nổi lên và bốc mùi hôi thối. Sự kiện “Cụ Rùa” chết diễn ra ngày trước ngày khai mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản XII ngày 20/1/2016. Tin cho hay, lúc 16 giờ 30, đại diện Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) đã vớt xác “Cụ Rùa” đem vào bờ, lau qua cơ thể, bôi rượu cho hết mùi rồi gởi cơ quan chức năng để tiến hành chôn cất. Các cơ quan truyền thông trong nước từ trước đến nay vẫn thường thông tin về những lần nổi lên mặt nước của Cụ Rùa ứng với các sự kiện của đất nước, như là một dự báo điềm lành cho tương lai. Có rất nhiều bài viết từng thống kê những lần Cụ Rùa nổi lên mặt hồ vào đúng các dịp lễ, sự kiện quan trọng của đất nước và Đảng Cộng Sản như: – Ngày 13/10/2013, cụ rùa nổi đúng ngày đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Quảng Bình. – Sáng 1/10/2010, đúng ngày khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, cụ Rùa cũng đã nổi. – Trong năm 2006, đúng vào ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (18/4) và ngày bế mạc Đại hội (26/4), “cụ rùa” đều nổi lên. Hiện nay, chỉ sau vài tiếng đăng tải thông tin “Cụ Rùa” Hồ Gươm chết, các trang báo trong nước đều đồng loạt gỡ bài như có một sự chỉ đạo từ bên trên. Tháng 3/2015, mạng xã hội cũng từng xôn xao thông tin “Cụ Rùa” Hồ Gươm chết. Báo Người Đưa Tin phỏng vấn luật sư Nguyễn Hoàng Tiến (Chủ tịch Hội đồng khen thưởng – kỷ luật, đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng có thể xử phạt hành vi này lên đến 200 triệu đồng. https://www.danluan.org/tin-tuc/20160119/cu-rua-ho-guom-chet-ngay-truoc-...
......

Sự tranh quyền trong ĐCSVN trước mối nguy Trung Cộng

Đại hội tuy là của Đảng (chữ Đảng viết hoa là nickname của ĐCSVN) nhưng Đảng đang toàn quyền quyết định số phận của Dân tộc VN nên mỗi người nếu còn ý thức mình là “con người khôn ngoan” (homo sapiens), không còn như muôn loài động vật thì không thể không soi kỹ vào nội tình của cái Đảng ấy, nhất là trong hậu trường, vì chỉ trong hậu trường mới hiện hình đúng thực chất kẻ đang quyết định sinh mạng của mình và của tất cả những người mà mình thương yêu. NHẬN THỨC TỪ “TƯ DUY LÔ-GICH” Bằng trí khôn của một người bình thường, ta biết nội bộ giới cầm quyền đã lộ diện hai phe, phe “Ỷ Hán” (hay Thuộc Hán) và phe “Tồn nghi”.Phe Ỷ Hán thắng thì quốc gia rất “ổn định” thuộc Tàu. Phe Tồn nghi thắng thì có thể có sự chuyển động, nhưng dữ hay lành chưa biết, nhưng giả thử có quyết tâm liên kết với Hoa Kỳ để Thoát Trung thì thực tế cũng vẫn còn muôn vàn trở ngại, chưa thể lường kết quả. Trước cục diện như vậy thì số phận dân Việt Nam lành ít dữ nhiều, nếu chưa nỡ nói “một phần thắng- đến chín phần thua”. Đau lòng nên phải nói. Tôi trót bị khoa học dạy cho thói “tư duy lô-gich” nên đã đoán trước tình hình: “Ví dụ nếu Việt Nam xảy ra một cuộc biểu tình lớn, khả năng là mất chế độ chẳng hạn, thì Bộ Chính trị hay là Bộ Quốc phòng kêu gọi Trung Quốc sang giúp đỡ thì họ kéo quân sang; nhưng thậm chí cả khi VN không cần, giả sử Bộ Chính trị Việt Nam kiên quyết chống Trung Quốc thì họ vẫn cứ sang” (HSP-tháng 5-2014) Trước hết cho phép tôi chép lại nhận thức “lô-gich” của mình cách đây một năm rưỡi: Lý Kiến Trúc phỏng vấn Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh: Lý Kiến Trúc: Còn cảm nghĩ của ông trước sự leo thang xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông, thưa ông Hà Sĩ Phu? Hà Sĩ Phu: Sự kiện giàn khoan chỉ là một bước tất yếu trong toàn bộ tiến trình xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, khởi đầu từ khi mở cửa biên giới năm 1950 trong cuộc chiến tranh chống Pháp. Toàn bộ cuộc xâm lược rất bài bản đó dựa trên yếu tố cộng sản, khai thác và tận dụng sự chọn lầm đường của Việt Nam, một nước nhỏ và lạc hậu mà đi vào quỹ đạo cộng sản ảo tưởng nhưng độc tài, tách khỏi khối văn minh nhân loại để chui vào vòng tay của hai đế quốc cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc. Nước nhỏ muốn thoát khỏi tay nước lớn cần đến 5 yếu tố: cần cảnh giác đề phòng trước, cần giữ khoảng cách, cần phơi bày công khai, cần dựa vào dân và cần liên kết với các nước lớn khác. Nhưng Đảng CSVN đã cố tình và kiên quyết chọn cách làm ngược lại tất cả những yếu tố tự cứu ấy, vậy thì ván cờ đã biết trước kết quả. Kiên quyết đi sâu miết vào tử lộ một cách đầy hứng khởi, nay tỉnh ngộ cũng đã muộn huống chi còn chưa tỉnh ngộ. Trong câu chuyện ngắn ngủi này tôi không thể phân tích cặn kẽ những sai lầm ấy, chỉ xin nêu mấy bế tắc chính: Muốn thoát Tàu cần phải thoát Cộng, nhưng quyền lực và quyền lợi đã giữ chặt những người cầm quyền trong vòng kim cô cộng sản, dù họ chẳng còn tin gì vào chủ nghĩa này. Trong thế tự kìm chân nhau, kẻ nào muốn thoát ra sẽ bị diệt ngay, trốn khỏi băng ma túy sẽ bị đồng bọn tiêu diệt. Nhưng giả thiết một điều không thể có, giả thử toàn bộ giới lãnh đạo ViệtNam muốn từ bỏ chủ nghĩa cộng sản thì cũng không bỏ được chiếc vòng kim cô Trung Quốc! Trung Quốc muốn thôn tính ViệtNam trong chiến lược êm như tằm ăn dâu thì buộc ViệtNam phải là nước cộng sản. Trung Quốc thừa sức thực hiện sự ép buộc rất cộng sản, rất “tình nghĩa” đó. Lối thoát bằng liên minh chiến lược với Hoa Kỳ đã được tính đến từ lâu, nhưng Đảng CSVN không muốn tự xóa “vinh quang” của mình bằng con đường đó. Bây giờ có muốn thì cũng đã muộn. Chẳng những Hoa Kỳ cần một cường quốc Trung Hoa thứ nhì thế giới hơn một nước ViệtNam cộng sản rất ít thực tâm, mà Hoa Kỳ cũng không thể thắng Trung Quốc trên địa bàn ViệtNam, khi Trung quốc đã chiếm lĩnh trận địa một cách toàn diện. Liên minh muộn mằn với Hoa Kỳ nếu có cũng chỉ cải thiện tình hình phần nào mà thôi. Lối thoát bằng gia tăng quân sự, nhất là mua vũ khí từ Nga, một nước đang xích lại gần Trung Quốc thì chẳng có ý nghĩa gì ngoài tâm lý tự trấn an. Vả lại, trong phương sách giữ nước thì chính trị cao hơn quân sự, chính trị sai lầm thì quân sự cũng vô ích. Lối thoát theo con đường Putin, một thứ cộng sản biến tướng, độc tài và tham nhũng? Nếu xuất hiện một Putin tại ViệtNam, Trung Quốc sẽ thừa sức mua hoặc diệt Putin đó bằng tất cả sức mạnh của mình. Lối thoát duy nhất là dựa vào lòng yêu nước của dân đứng lên chống giặc. Nhưng lâu nay Đảng sợ dân hơn sợ Tàu, sợ dân chủ hơn sợ mất nước. Đảng đã tước vũ khí của nhân dân một cách toàn diện và trở thành đối lập với dân lâu rồi. Nhân dân đang trắng tay, dễ gì chống cả nội xâm lẫn ngoại xâm đang cấu kết? Tuy vậy, chỉ có từ nhân dân mới hé ra hy vọng, vì sức mạnh của nhân dân luôn là một ẩn số, nó dao động từ sức mạnh của một đàn cừu đến một sức mạnh Phù Đổng, phá hết mọi gông xiềng, không ai có thể biết trước. Sự đột biến của nhân dân không tách rời sự thức tỉnh của lực lượng trí thức tinh hoa và sức mạnh của thế giới tiến bộ và các nước lớn văn minh. Tôi nhìn vụ giàn khoan HD-981 trong bối cảnh như vậy. Chỉ nhân dân Việt Nam mới cứu được nước (trích) từ: Trần Quang Thành phỏng vấn Hà Sĩ Phu ngày 10/5/2014: Trần Quang Thành: Thưa ông nếu muốn thoát khỏi kịch bản (mất nước) như ông vừa mới nói thì nhân dân Việt Nam chúng ta sẽ phải làm gì? Hà Sĩ Phu: Suy nghĩ của ông rất giống những người quan tâm đến đất nước. Nếu muốn thoát ra, trong một bài viết tôi đã nói rằng Trung Quốc xâm lược Việt Nam bằng cái kế sách hai nước cộng sản với nhau, nước cộng sản lớn thôn tính nước cộng sản nhỏ, nước cộng sản nhỏ để giữ được quyền lợi phải giữ được làm chư hầu của nước lớn, và cứ như thế họ lấn chiếm. Muốn ra khỏi cái nạn đó thì tốt nhất là phải giũ được ra khỏi cái chủ nghĩa cộng sản, ra khỏi cái chủ nghĩa cộng sản thì cái cam kết của Phạm Văn Đồng hay của Hồ Chí Minh là vô nghĩa, chúng tôi là không theo cái chủ nghĩa ấy nữa, không có cái chuyện hai đảng ngồi làm việc với nhau quyết định cái vấn đề của dân tộc nữa. Nhưng điều đó dứt khoát không làm được, tự thân Đảng Cộng sản Việt Nam không làm được cái điều đó thì quá rõ rồi. Ông Tổng bí thư khi nào cũng tuyên bố là kiên trì chủ nghĩa cộng sản cho đến cuối cùng, thế là tự thân mình không thay đổi được. Thứ hai là nghiêng về cái ý kiến như là Cù Huy Hà Vũ nói, là liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời cuộc là để cứu nước. Tôi nghĩ là cái thời cách đây mấy năm Cù Huy Hà Vũ nói câu đó là đúng, nhưng đến hôm nay thì có liên kết thật sự với Hoa Kỳ cũng không cứu được, bởi vì mình liên kết với Hoa Kỳ một cách lằng nhằng thế này thì Hoa Kỳ họ đâu có giúp hết mình, nhưng nếu Hoa Kỳ có giúp hết mình thì cũng đâu thắng được Trung Quốc trong trận chiến ở Việt Nam này. Mấy năm trước còn có thể cứu vãn, còn bây giờ mỗi ngày Trung Quốc họ chiếm thêm những điều kiện, ví dụ họ đưa chỗ nào cũng có cư dân, khu phố của Trung Quốc. Dưới lòng đất bây giờ đã có biết bao cái hầm nổi hầm chìm của Trung Quốc mà người Việt Nam không được biết. Bao nhiêu cái cứ điểm cái cao điểm quân sự là họ chiếm, rồi phía Tây là Lào thì có những vùng họ đã thuê được tới 50 năm, 100 năm, ở Biển Đông họ cũng đã thiết kế. Tức họ bao vây mình rất chặt, họ rải quân khắp đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Thứ ba, về nhân sự, họ thao túng đến cả cấp cao, họ rải quân đến mức như thế thì Hoa Kỳ đã làm được những việc đó đâu. Ở thế trận như vậy thì Hoa Kỳ làm sao có thể đánh bại Trung Quốc cho được. Dù có liên kết hẳn với Hoa Kỳ cũng không giải quyết được cái ván cờ này. Bây giờ giả sử một cái điều rất lý tưởng mà không bao giờ thực hiện được: Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu toàn bộ Bộ Chính trị, kiên quyết chống Trung Quốc, không thân Trung Quốc, bởi thân Trung Quốc thì mất nước, thì dù điều đó xảy ra cũng không chống được. Bởi vì Trung Quốc có cần để Việt Nam kêu gọi thì mới đem quân sang đâu. Ví dụ nếu Việt Nam xảy ra một cuộc biểu tình lớn, khả năng là mất chế độ chẳng hạn, thì Bộ Chính trị hay là Bộ Quốc phòng kêu gọi Trung Quốc sang giúp đỡ thì họ kéo quân sang; nhưng thậm chí cả khi VN không cần, giả sử Bộ Chính trị Việt Nam kiên quyết chống Trung Quốc thì họ vẫn cứ sang. Bởi vì, thứ hai, ngoài cái đường giao thông thiết kế xong rồi, xe tăng của họ có thể vào Hà Nội dễ như không, đã có những hiệp ước ký với nhau rồi, xe Trung Quốc được vào Việt Nam mấy trăm cây số không phải kiểm soát. Tóm lại là nếu Trung Quốc muốn thì nó cứ vào Việt Nam, chả phải kêu gọi gì cả. Điểm thứ ba nữa, giả sử Việt Nam có được một ông Putin, tức là một ông độc tài lên nắm được toàn bộ cái nội vụ của đất nước và ra khỏi cái bàn tay của Trung Quốc, chống được cái nhóm thân Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ có phản ứng ngay. Trung Quốc biết rằng cái quân bài Putin như thế sẽ phá vỡ nước cờ xâm lược của mình, nó sẽ đem hết toàn lực để giải quyết cái anh Putin đó. Một là nó giải quyết bằng tiền, nó thừa tiền để giải quyết xong một anh Putin của Việt Nam. Giả sử điều đó không được, giả sử anh Putin này có tấm lòng sắt đá vô cùng yêu nước thì nó sẽ diệt ngay bằng quân sự bằng vũ lực mà không ai cứu được. Tóm lại, dù Đảng Cộng sản Việt Nam có kiên quyết yêu nước cũng không ra khỏi được bàn tay Trung Quốc. Thế thì như tôi nói từ nãy đến giờ, gọi là cái thế cờ giống như anh Trần Quang Thành đã nói, là toàn bộ lãnh thổ VN đã an bài trong tay Trung Quốc, thì không có cách nào giải quyết cả. Nhưng không phải. Tôi nghĩ rằng vẫn có một cái ẩn số cuối cùng, ẩn số này có thể làm lộn ngược cái bài toán, cái kết quả ấy, là nhân dân. Chỉ có nhân dân mới cứu được nước thôi. Nhưng mà xin nói lại rằng cái chữ nhân dân ấy là nói một cách tổng quát chứ nhân dân là không thể tách rời cái lực lượng tiên phong của nhân dân, tức là những người dân chủ tiên phong hiện nay, tầng lớp này có giác ngộ lôi cuốn nổi số đông quần chúng hay không, có chống lại được cái sự o ép của nhà cầm quyền hay không để giác ngộ nhân dân hay không. Thứ ba nữa là cái nhân dân, cái lực lượng quần chúng số đông đó cộng với số đông (tiền phong) của mình vẫn cần sự giúp đỡ hỗ trợ thêm của quốc tế. Kể cả ba yếu tố ấy cộng lại thì mới có hy vọng có thể thoát khỏi nước cờ rơi vào thế bí giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng cái ẩn số ấy biến động thế nào sẽ còn phụ thuộc những người trong cuộc. NHỮNG THÔNG TIN TỪ THỰC TIỄN Sáng nay, 19-1-2016, giở trang Dân Quyền , một trang của trí thức và dân chủ trong nước mà tôi được mời làm một thành viên Ban Cố vấn, thấy bài Sự thật về Hội nghị Trung ương 14 có những đoạn như sau: “Nguyễn Phú Trọng đã cầu viện TQ, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân ngay trước thềm Đại hội Đảng XII” “Thực chất là ngay khi phát hiện các tầu quân sự TQ trá hình tầu đánh cá đang áp sát cách bờ biển VN chỉ còn có 24 hải lý các cán bộ lãnh đạo Bộ Đội Biên Phòng và Cảnh Sát Biển đã đưa ra kiến nghị BCT cho phép VN đưa tầu hải cảnh và tầu quân sự ra xua đuổi tàu TQ. Tuy nhiên, theo một nguồn tin tuyệt mật cho biết, Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh không được thực hiện kế hoạch này nhằm mục đích nếu có biến động trong Đại Hội Đảng thì đây chính là một lực lượng của TQ áp sát bờ biển VN nhằm mục đích hỗ trợ và giúp ĐCSVN tổ chức thành công ĐHĐ 12 và sẵn sàng đối phó nếu có đảo chính”. “Trong không khí hỗn loạn đó, các cửa ra vào hội trường đã nhanh chóng được khóa chốt bên trong; Bộ phận điều khiển loa đài được yêu cầu tắt toàn bộ micro, tất cả cán bộ phục vụ Hội Nghị được yêu cầu đi ra khỏi Hội trường. Khi đó khoảng hơn 20 UVTW đã không thể kiểm soát được và đứng lên bàn chỉ thẳng tay vào mặt Nguyễn Phú Trọng mà mắng rằng “Mày là thằng bán nước, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân. Tội của mày ngàn năm không thể rửa sạch được, lịch sử dân tộc VN sẽ đời đời nguyền rủa mày”. Một trong số các đại biểu đã đứng lên bàn và chỉ tay vào Nguyễn Phú Trọng nói rằng “Tội bán nước của mày là tội trời không dung, đất không tha, phải chu di cửu tộc, tội phản bội tổ quốc là tội phải chịu án tử hình”. TẠM THỜI XỬ LÝ THÔNG TIN: Lâu nay tin giật gân thất thiệt cũng nhiều, nhưng tôi tạm thời kết luận những thông tin như trên có thể tin cậy là đúng sự thực vì những lẽ như sau: – Đây không phải một bản tin đơn độc mà là kết tinh từ rất nhiều bài, thành một vệt dài thông tin khá hệ thống. – Những thông tin rất cụ thể đến từng động tác, từng con số, khó lòng một kẻ ngoài cuộc có thể bịa ra được. – Sự việc diễn ra trong thực tế này phù hợp với tư duy mà tôi tự đoán trước do “tư duy lô-gich”, như sự ăn khớp giữa lý thuyết và thực tiễn, lý thuyết đã được thực tiễn chứng minh. – Lý do cuối cùng khiến tôi nghiêng sang tin cậy xin nói chi tiết một chút vì liên quan đến câu chuyện của bản thân. Theo tường thuật của “người đưa tin” (phải ẩn danh kẻo nguy đến sinh mạng) thì ông TBT lãnh đạo cả đất nước bị đồng chí của mình chỉ mặt trước hội nghị: “Mày là thằng bán nước, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân”. Số là tôi đã bị hệ thống chính trị CS này khởi tố đúng cái tội phản bội Tổ quốc năm 2000 (cùng với nhà nghiên cứu độc lập Mai Thái Lĩnh) , đúng vào cái tội mà “những người CS nhưng mà tốt” đã dành cho ông Nguyễn Phú Trọng, đứng đầu hệ thống chính trị này. Lý thú quá đi chứ? Chúng tôi phản quốc hay người đứng đầu hệ thống chính trị này phản quốc? Chúng tôi bị “Đảng ta” (cũng là một nickname nữa của ĐCSVN) khởi tố tội Phản quốc chỉ vì không chịu ký vào cái “Kết ước năm 2000” (một chương trình nhằm chống lại ĐCSVN ngay lúc bấy giờ), không ký với lời giải thích đại ý rằng “ ĐCSVN nói Đổi mới hay là chết là Đảng quá khiêm tốn, chứ với dân tình thế này Đảng còn sống được dài dài vì nhiều đặc điểm rất khôn vặt của cả Đảng lẫn nhân dân” (1). Vậy giữa những người trình bày nhận thức dân chủ của mình chỉ vì muốn cứu nước như chúng tôi với ông TBT chỉ muốn nhờ “kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc” đến cứu Đảng của ông ấy, thì ai mới là người đáng phải khởi tố trước pháp luật công chính? Những người CS không nỡ vì sự tồn tại của Đảng mình mà chống lại nhân dân nên đã chỉ thẳng vào mặt cấp trên tối cao cao của mình là đồ phản quốc, cần khởi tố, cần bắt giam ngay! Chúng tôi tự tin vào tấm lòng thương yêu đất nước của mình, tin ở tư duy khoa học mà mình nên tin rằng lời tường trình như trong bài Sự thật về Hội nghị Trung ương 14 nói trên là đúng sự thật, vì nó hữu lý, sự thật ấy chẳng chóng thì chày cũng phải diễn ra. Là những người “bị” khoa học trau dồi về phương pháp nhận thức, tôi xin chỉ trình bày nhận thức, còn phải hành xử thế nào mới cứu được nước, tuy bản thân rất mong muốn, thiết tha mong muốn, nhưng xin dành tâm trí lắng nghe những những người yêu nước mà giỏi giang hơn mình về lãnh vực này, về phẩm chất đáng quý nhưng hiếm hoi này. Sự chỉ mặt kẻ lãnh đạo theo Tàu , nếu là sự thật, giữa một Hội nghị quan trọng cũng khiến trong tôi ló ra thêm chút hy vọng này. Hà Sĩ Phu 19-1-2016 (1) Vụ án “Phản bội Tổ quốc” năm 2000 http://www.hasiphu.com/vuanIII.html
......

Thông cáo báo chí của Hội Đồng Giám Mục Đức-Quốc

“Từ một Giáo Hội bị đàn áp đã đi đến một Giáo Hội mạnh mẽ” Đức Hồng-Y Marx kết thúc chuyến công du tới nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Hôm nay, Chủ nhật, 17 tháng Giêng 2016, vị Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Hồng-Y Reinhard Marx đã trở về lại nước Đức sau 9 ngày thăm viếng Việt Nam (8–17 tháng giêng 2016). Ngài tổng kết rằng đã đạt được thành quả tốt trong những cuộc gặp gỡ với các vị Giám Mục Việt Nam, với những vị đại diện các tôn giáo khác, đại diện chính quyền cũng như kinh tế. Chuyến viếng thăm đã diễn ra ở những khu thuộc phạm vi rộng của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; dự định đến thành phố Vinh, miền Trung Việt Nam, để đàm thoại với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Giám Mục Việt Nam về Công Lý và Hòa Bình, đã bị các cơ quan nhà nước ngăn cấm. Đức Hồng-Y Marx dùng chuyến viếng thăm này để nói lên tình liên đới giữa Giáo Hội Đức quốc với các tín hữu công giáo tại Việt Nam. Chuyến công du cũng nhấn mạnh sự hỗ trợ quốc tế cho một Giáo Hội đã bị đàn áp trong những thập niên qua và hiện giờ đang được hưởng một mức độ tự do nhất định, để có thể thi hành những trách nhiệm mục vụ. “Những viên chức của giáo hội mà tôi gặp gỡ trao đổi nói rõ là Giáo Hội Việt Nam có thể làm được rất nhiều việc - nhưng bị lệ thuộc vào thời vận chính trị của chính quyền trung ương cũng như lòng hảo tâm của các cơ quan hành chánh địa phương. Đây không phải là tự do tôn giáo được bảo đảm bằng luật pháp như chúng ta mong muốn, nhưng tình hình hiện nay cũng khác xa so với trạng huống giáo hội bị đàn áp trong những thập niên trước.” Đức Hồng-Y Marx tin chắc rằng, là từ một Giáo Hội bị đàn áp đã đi đến một Giáo Hội mạnh mẽ. Ngài nói tiếp: “Tôi không những chỉ cảm nhận được ở các Đức Giám Mục và Linh mục, song ngay cả ở số đông các tín hữu một sức mạnh tinh thần lớn và lòng không sợ hãi. Đây là nền tảng cho một tương lai tốt đẹp của Giáo Hội này.” Trong buổi gặp gỡ với chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc, trong đó bao gồm tất cả mọi tổ chức và đoàn thể xã hội dưới sự chỉ đạo của nhà nước, với ủy ban văn hóa quốc hội cũng như với ủy ban nhà nước cho những vấn đề tôn giáo, vị Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã thảo luận những bước phát triển kế tiếp cho tự do tôn giáo cũng như mối tương quan giữa nhà nước và Giáo Hội. Đức Hồng-Y Marx đã lên tiếng công nhận những cải tiến của những năm qua, không riêng chỉ việc cho phép Giáo Hội quyết định đào tạo bao nhiêu linh mục để đáp ứng trách nhiệm mục vụ. Ngài cũng nêu lên những phê bình của các vị Giám Mục Việt Nam về dự án đạo luật tôn giáo với những bổn phận phải ghi danh và báo cáo tỉ mỉ, có thể là cái cổng-yết-hầu dẫn đến tình trạng kiểm soát toàn bộ Giáo Hội Việt Nam. Trong những thánh lễ công cộng tại Hà Nội, Tam Đảo, Sở Kiện, thành phố Hồ Chí Minh có hàng mấy ngàn người tham dự, Đức Hồng-Y Marx luôn đề cập đến tự do tôn giáo. Tại nhà thờ chính tòa thành phố Hồ Chí Minh, Đức Hồng-Y Marx đã kêu gọi sống từ lòng thương xót của Thiên Chúa; lòng thương xót này vượt qua mọi ranh giới, tường thành cũng như mọi hận thù và tạo điều kiện cho con người bắt đầu một cuộc sống mới: “Hành động của Chúa Giêsu đánh dấu và tạo điều kiện cho một cách nhìn mới. Cho tới nay nó vẫn có giá trị cho các lãnh vực xã hội, văn hóa và chính trị; là những lãnh vực được kêu gọi vượt qua những ranh giới.” Trước đó Đức Hồng-Y Marx đã gặp gỡ và trao đổi với Đức Tổng-Giám-Mục Sài-Gòn, Phaolô Bùi Văn Đọc. “Việt Nam là một xã hội đang trong tiến trình thay đổi và đang nỗ lực để có một định hướng căn bản cho tương lai. Nhiều thế lực trong và ngoài đảng Cộng Sản tham gia vào cuộc tranh luận xã hội này”, đó là nhận định của Đức Hồng-Y Marx. Ở Hà Nội Ngài đã có cơ hội gặp gỡ các nhà bất đồng chính kiến; và ở thành phố Hồ Chí Minh Ngài đã trao đổi với giới trí thức công giáo. “Về mặt kinh tế Việt Nam là một xã hội tư bản. Xã hội này bị cộng sản cai trị. Mô thức này đưa đến những căng thẳng trầm trọng; nó không đáp ứng được những đòi hỏi tự do ngày càng lớn và rất khó tổ chức được tình liên kết xã hội lâu dài”. Vì thế Đức Hồng-Y Marx luôn nhắc lại trong những buổi gặp gỡ các đại diện chính giới, cũng như với các giám đốc người Đức ở thành phố Hồ Chí Minh và trong buổi gặp gỡ tại một trường huấn nghiệp giúp các thiếu niên nghèo (do những tổ chức giáo hội và xã hội Đức nâng đỡ), về nền tảng giáo huấn xã hội của công giáo đi con đường thứ ba bên kia chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Đức Hồng-Y Marx đã thăm viếng các xưởng dệt ở cả miền Bắc cũng như miền Nam, để có được một ấn tượng về điều kiện lao động và sản xuất. Trong dịp này đã sáng tỏ một điều là, cơ chế giám sát của nhà nước bảo đảm một cách tổng quát tình trạng có thể chịu được cho công nhân - trong ngành kỹ nghệ dệt vải nhất là phụ nữ - nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về luật lệ công đoàn. “Nhưng người ta được phép hy vọng rằng, với mức độ gia tăng hợp tác quốc tế này, trong trung hạn sẽ dẫn tới một sự thay đổi”, Đức Hồng-Y Marx nghĩ như thế. Ngày cuối của chuyến viếng thăm đã dành cho nhà dòng Thủ-Thiêm. Nhà dòng này được xây dựng vào năm 1840; có 300 nữ tu; nằm chung với một nhà thờ giáo xứ trong một khu vực thành phố, mà người ta muốn thay đổi hoàn toàn thành một khu kinh tế với những căn nhà cao tầng. Các vị nữ tu cùng với cả Giáo Hội Việt Nam đang chống lại lệnh giải tỏa của nhà nước. Đức Hồng-Y Marx đã nói lên tình liên đới của các vị giám mục Đức-Quốc đối với các nữ tu, cũng như lời cảm ơn chính phủ Đức-Quốc vì thái độ ân cần trong vụ này. “Sự xung đột đang diễn ra ở đây đi ra xa khỏi nguyên nhân cụ thể. Vấn đề đặt ra là chương trình hiện đại hóa kinh tế có được phép (theo nghĩa của từ ngữ) đạp nát cuộc sống xã hội với những hình thức sinh hoạt đa dạng và lịch sử của nó không. Và câu hỏi được đặt ra là: Có hay không những quyền và giá trị, mà người ta không được phép hy sinh cho động cơ lợi nhuận.” Đức Hồng-Y Marx hứa với Giáo Hội Việt Nam rằng, chính trong giai đoạn biến chuyển khó khăn này các vị giám mục Đức-Quốc sẽ đứng sát vai với Giáo Hội Việt Nam. Minh Hoài lược dịch Bản tiếng Đức: http://www.thongtinducquoc.de/node/2617http://www.dbk.de  
......

Nguyễn Tấn Dũng đang đi về hướng dân chủ ?

Câu hỏi này ngay lập tức sẽ bị nhiều người Việt Nam phản đối. Những người đối lập, bất đồng chính kiến sẽ cho rằng không có một tên lãnh đạo cộng sản nào muốn có dân chủ cả, vì họ không thể tự mình tước đi quyền lực của mình. Những người không hẳn là bất đồng chính kiến, hoặc ở phe đối lập với Nguyễn Tấn Dũng trong Đảng sẽ nhận xét đó chỉ là trò lừa đảo, mị dân. Những người này nhận định Nguyễn Tấn Dũng nếu thâu tóm hết quyền lực sẽ trở thành một tên độc tài. Nhưng có những người chẳng biết dựa vào cái gì, có người chỉ bằng niềm tin mơ hồ rằng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có thể mang lại dân chủ. Nhóm thứ ba này thường bị hai nhóm kia giễu cợt là ảo tưởng dân chủ, mơ mộng hão huyền. Hai nhóm ban đầu có những ví dụ thực tiễn lên lý lẽ thuyết phục hơn. Dạng như nếu Dũng là người dân chủ sao không lật đảng CS này đi cho nhân dân được nhờ. Đó là lý của nhóm thứ nhất, còn ở nhóm thứ hai thì họ khẳng định Nguyễn Tấn Dũng không phải là người có ý tưởng dân chủ, ông ta chỉ có mục đích là mang lại lợi ích cho phe cánh và gia đình. Tôi từng ngồi nghiền ngẫm, tại sao nhóm thứ ba lấy căn cứ gì mà hy vọng Nguyễn Tấn Dũng là dấu hiệu của sự đổi mới, dân chủ trong khi ông ta là một lãnh đạo cộng sản cấp cao, ông đưa cả hai con trai của mình vào những vị trí cao trong Đảng CSVN . Chẳng có dấu hiệu nào cho thấy ông ta sẵn sàng mang lại nền dân chủ, đa nguyên cho nhân dân và đất nước cả. Chả lẽ không ít người tin ông ta mang lại dân chủ mà hoàn toàn không có cơ sở nào.? Hãy trở lại với nhiều năm trước, quyền lực tuyệt đối thuộc về Tổng bí thư, sau đó dịch chuyển dần sang thêm vài ba người trong Bộ Chính Trị nhưng vẫn vây quanh Tổng Bí Thư tức Đảng. Lúc đó vai trò của chính phủ, nhà nước, quốc hội là vô cùng mờ nhạt.  Mãi đến thời thủ tướng Võ Văn Kiệt, chính phủ mới có chút ảnh hưởng, có chút tiếng nói. Nhưng đáng tiếc ông Kiệt chỉ làm có một nhiệm kỳ thì về. Ông Kiệt làm thủ tướng chính thức từ năm 1992 đến năm 1997, nhưng trước đó trong một thời gian trống do ông Phạm Hùng đột ngột mất, ông Kiệt làm thay thời gian ngắn từ đầu năm đến cuối năm 1988. Sau đó thì ông Đỗ Mười chính thức tiếp quản chức chủ tịch hội đồng bộ trưởng tức thủ tướng. Giai đoạn ngắn ngủi tạm thời mà Võ Văn Kiệt chấp chính quyền thủ tướng ấy là giai đoạn có nhiều ý kiến táo bạo về văn hoá văn nghệ của các ông Trần Độ, Nguyên Ngọc… Trong thời kỳ chính thức ông Kiệt làm thủ tướng chính phủ, năm 1995 quan hệ Việt Mỹ được bình thường hoá. Như vậy dù không có bằng chứng nào khẳng định cá nhân ông Kiệt trên vai trò thủ tướng đã có tư tưởng đổi mới dân chủ. Nhưng sự thực trong hai khoảnh khắc ông ở vai trò thủ tướng đã có những chuyển biến đột ngột về văn hoá vào năm 1988 ( sau đó khi ông Kiệt thôi, sự kiềm kẹp văn hoá lại trở lại ) và quan hệ Việt Mỹ bình thường vào năm 1995. Từ dấu ấn của Võ Văn Kiệt, dư luận từ đó mang cảm giác chức thủ tướng là nơi mang đến sự dân chủ, đổi mới. Người kế nhiệm ông Kiệt là thủ tướng Phan Văn Khải. Ông Khải để người ta nhớ đến nhất là cách ăn nói dề dà của ông, nhưng người ta cũng nhớ ông là lãnh đạo cao cấp hàng nguyên thủ cộng sản đã viết đơn xin từ nhiệm khi còn đến tận 1 năm nữa mới hết nhiệm kỳ. Trong diễn văn từ nhiệm ông Khải xin lỗi nhân dân vì trong nhiệm kỳ của mình đã để xảy ra tham nhũng nghiêm trọng. Những ông Khải cũng có ý nói rằng dù ông rất cố gắng, hiểu ra vấn đề nhưng cơ chế đã khiến không ngăn được tham nhũng mà diễn biến còn xấu hơn. Nguyễn Tấn Dũng lên chức thủ tướng, ông Dũng nhờ ảnh hưởng của hai ông Kiệt, Khải. Ông Dũng trở thành niềm hy vọng về đổi mới, dân chủ có lẽ từ đó. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Dũng có làm gì để cải cách dân chủ như người ta hy vọng hay không.? Cái này thì do mỗi người đứng trên quan điểm nào, vị trí nào. Đến đây thì trở lại hai luồng ý kiến trên đầu, với những người trong nhóm đó, tất nhiên Nguyễn Tấn Dũng không phải là người dân chủ. Với nhóm thứ ba ảo tưởng và mơ màng, lý do như dẫn giải đó là ảnh hưởng từ đổi mới do từ thời Võ Văn Kiệt để lại lên chức thủ tướng, mà ông Dũng được hưởng sau này. Hết chuyện ở đây. Nhưng bây giờ hãy đặt ví trí ở một nhóm khác, đó chính là những đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đang dự đại hội đảng khoá 12 diễn ra vào ngày tới đây. Ông Dũng là người thế nào.? Nếu trước kia quyền lực tập trung ở Tổng Bí Thư, ở Bộ Chính Trị thì ai cũng thấy, sự có mặt của ông Dũng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN đã khiến cho tinh thần dân chủ trong ĐCSVN có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngay cả đàn anh Trung Hoa, sự chỉ định chọn nhân sự kế thừa được sắp sẵn từ trước, quyết định ai làm TBT là do người tiền nhiệm chọn lựa. Trung ương hay đại hội chỉ là màn kịch để hợp thức việc chỉ định của các bậc tiền bối. Trong khi ông Trọng hay ông Mạnh trước kia muốn duy trì quyền lực tập trung vào tay TBT, BCT để quyết định mọi vấn đề. Thì ông Dũng đã có những tác động để đám đông hơn được quyền quyết định. Đến nỗi ông Trọng phải đưa ra nghị quyết 244 để gò ép quyền lực trở về tay TBT, Bộ Chính Trị. Đến đây, nhìn trong khuôn khổ của Đảng CSVN, chúng ta thấy rõ ông Trọng đang cố gắng đưa quyền lực về cá nhân, một nhóm. Còn ông Dũng đang nỗ lực đưa quyền lực từ đám đông hơn là trung ương, và đám đông hơn nữa sau này là đại biểu đi dự đại hội. Ông Trọng đưa quyền lực từ 16 người để gom tới 1 người quyết định Ông Dũng đưa quyền quyết định từ 200 của hôm qua,  đến gần 1500 người của ngày mai. Con số đó nói lên tất cả, ai là người có tư tưởng dân chủ. Cái đám đông thứ ba kia không hẳn là họ ảo tưởng dân chủ , mơ mộng hão huyền. Cái gì cũng có lý của nó, lý bởi tiềm thức từ hai đời thủ tướng trước, những cũng lý từ thực tại bây giờ đang xảy ra như trên . Lịch sử đại hội ĐCSVN chưa bao giờ các đại biểu có được quyền năng thực sự như điều lệ đảng cấp cho họ như bây giờ. Nếu không có nhân vật như Nguyễn Tấn Dũng, liệu vai trò đi dự đại hội của họ có còn giá trị đích thực. Hay họ chỉ thành loại bù nhìn đi làm vai diễn mà người ta đã ấn định trước kết quả. Dù thế nào đi nữa thì bây giờ ĐCSVN đang là thế lực cầm quyền mạnh nhất. Nếu ngay trong nội bộ , những người đảng viên bình thường không có sự dân chủ và họ chấp nhận sự độc đoán từ cấp tối cao như TBT, Bộ Chính Trị ….thì liệu người dân bên ngoài có hy vọng về dân chủ tới lượt mình hay không.? Hãy nhìn các đại hội Đảng của các nước như Trung Hoa, Triều Tiên, Cu Ba họ bỏ phiếu bầu thế nào. Và nhìn đại hội Đảng CSVN đang chuyển động thế nào của ngày hôm nay. Ta mới thấy sự khác biệt mà nhân tố Nguyễn Tấn Dũng đã tạo ra. Chuyển dich quyền quyết định bầu bán từ đám đông này sang đám đông khác đông hơn, đó không phải là dấu hiệu dân chủ hay sao.? Khiến cho việc lựa chọn nhân sự không theo truyền thống của đàn anh Trung Hoa, đó không phải là là chống Trung Hoa hay sao.? Chống lại cái quy tắc cốt lõi kế truyền của thiên triều, không phải là chống thiên triều đó sao. Khách quan nhìn những vấn đề đang diễn ra, Nguyễn Tấn Dũng đã phần nào đó đang tạo ra sự dân chủ. Một số người  không thừa nhận tư tưởng dân chủ của Nguyễn Tấn Dũng, chẳng qua những điều ông ta làm chỉ mang lại cho những đảng viên trong đảng của ông ta mà thôi. Nó chưa mang đến cho người dân mà họ là một trong số đó. Nhưng nếu những đảng viên đó mà không được sống trong bầu không khí dân chủ, thì liệu họ có ý thức được, đồng cảm được với người dân đang mong mỏi dân chủ,  để chia sẻ sự dân chủ đến cho toàn dân hay không.? Câu trả lời an toàn nhất là chẳng ai biết được. Điều biết và thấy rõ trong những ngày qua, là quyền quyết định trước kia thuộc về một người hay một nhóm mấy người nay đã chuyển biến chuyển về hàng trăm người và rồi đến hàng nghin người. Đấy là sự thật, dù không lớn nhưng không thể bác bỏ đó không phải là dấu hiệu dân chủ. https://www.facebook.com/notes/thanh-hieu-bui/nguy%E1%BB%85n-t%E1%BA%A5n...  
......

Đánh dấu 42 năm trận hải chiến Hoàng Sa, cần truy nguyên trách nhiệm của đảng cộng sản Việt Nam

Tháng 1 năm 1974, 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh vì nước trong cuộc hải chiến để bảo vệ Hoàng Sa, trong đó có hạm trưởng Ngụy Văn Thà, đã tuẩn tiết theo chiến hạm Nhật Tảo HQ-10. Ở vào giờ phút mà cả dân tộc Việt Nam phải nghiêng mình tưởng niệm 74 anh hùng dân tộc đã vị quốc vong thân, chúng ta cần nhìn lại sự kiện này, để truy nguyên trách nhiệm của đảng cộng sản Việt Nam. Khi xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa đầu năm 1974, người đứng đầu chính quyền Miền Bắc là ông Phạm Văn Đồng. Tên tuổi ông Đồng dính liền với Hoàng Sa – Trường Sa, qua bản công hàm ký năm 1958 mà cho đến nay, vẫn tiếp tục ảnh hưởng lên cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa nước ta và Trung Quốc. Dư luận gọi đây là “công hàm bán nước”. Vì ông Phạm Văn Đồng ghi nhận và ủng hộ tuyên bố của Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên nhiều hải đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, và lãnh hải của Trung Quốc có bề rộng là 12 hải lý chung quanh các hải đảo này. Năm 1977, Phạm Văn Đồng giải thích là ông đưa công hàm này ra vì nhu cầu chiến tranh. Nhưng năm 1958, chiến tranh chưa xảy ra giữa hai miền nam bắc. Dù giải thích thế nào, công hàm của Phạm Văn Đồng, cũng là của đảng cộng sản Việt Nam, đã đặt Việt Nam vào thế yếu trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Thế yếu này còn thấy rõ khi trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra. Trong khi cả miền Nam ầm ầm phẫn nộ, mạnh mẽ phản đối hành động xâm lược của Trung Cộng, toàn bộ miền Bắc im lặng hoàn toàn. Không một bản tin, không một phản ứng nào về sự kiện Hoàng Sa. Lúc đó, cuộc đàm phán về chiến tranh Việt Nam đang diễn ra tại Pháp. Phía Việt Nam Cộng Hòa có đề nghị miền Bắc lên án Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa. Đề nghị này đã bị đảng cộng sản Việt Nam bác bỏ. Trên mặt chính thức, đảng cộng sản Việt Nam giữ lập trường im lặng, không loan tải, không bình luận hay phản ứng gì về vụ Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa. Nhưng trong nội bộ, lập trường của đảng cộng sản Việt Nam lúc đó là ngầm ủng hộ Trung Quốc đánh Hoàng Sa. Có hai lý do để Hà Nôi ủng hộ Bắc Kinh. Một là lợi dụng khó khăn của chính quyền miền Nam để mở rộng cuộc chiến tranh xâm lăng. Hai là tin tưởng với “tình đồng chí vĩ đại” giữa Trung Quốc – Việt Nam, khi chiến tranh chấm dứt, Trung Quốc sẽ trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam ! Hai lập trường trên đã được nhiều nhân chứng xác nhận trong những năm qua, trong đó có cựu đại tá Bùi Tín, nhà báo Huy Đức, giáo sư Hà Văn Thịnh,… Ông Lê Đức Thọ, lúc đó là thành viên Bộ Chính Trị của đảng cộng sản Việt Nam, đã trấn an cán bộ, đảng viên : “Hãy yên tâm ! Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền”. Ông Hoàng Tùng, Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, sinh hoạt với sinh viên Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội giải thích rằng “Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình”. Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông Lê Duẩn, trong chuyến đi Trung Quốc tháng 9/1975, có xin Bắc Kinh hoàn trả Hoàng Sa cho Việt Nam. Phía Trung Quốc đã cứng rắn bác bỏ yêu cầu này. Từ đó, quan hệ của Trung Quốc và Việt Nam xấu đi. Nhưng chính sự im lặng đồng tình và phản ứng nhu nhược của đảng cộng sản Việt Nam đã khuyến khích Trung Quốc leo thang trên biển Đông, từng bước chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa và nhiều đảo của Trường Sa. 42 năm sau cuộc hải chiến Hoàng Sa, thái độ của đảng cộng sản Việt Nam không thay đổi. Tập đoàn này vẫn luôn luôn có những tính toán, như họ đã tính toán năm 1974, với mục tiêu không bao giờ thay đổi, đó là “bảo vệ quyền lãnh đạo của đảng cộng sản bằng mọi giá”. Với mục tiêu này, đảng cộng sản sẵn sàng hy sinh những quyền lợi khác, kể cả quyền lợi của đất nước. Từ đó, mới có những tuyên bố như của ông Phùng Quang Thanh : “Mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất”. Nói cách khác : “Thà mất biển đảo, còn hơn mất đảng !”. Hôm nay, nhân dịp tưởng niệm 74 vị anh hùng dân tộc đã hy sinh tại Hoàng Sa, chúng ta cần khẳng định đảng cộng sản Việt Nam đã im lặng và đồng lõa với Trung Quốc vào năm 1974. Chúng ta cũng khẳng định là tập đoàn này đã để mất nhiều phần đất ở phía bắc và hàng nghìn cây số vuông lãnh hải trên Vịnh Bắc Bộ. Có thể nói chế độ cộng sản Việt Nam là một tai họa lớn nhất của dân tộc Việt Nam từ khi lập quốc đến nay. Chỉ có xóa bỏ chế độ này, chúng ta mới thoát khỏi nguy cơ vong quốc, đưa đất nước nhập dòng tiến bộ của nhân loại. 18 Tháng Giêng 2016, Nguyễn Ngọc Đức Nguồn tham khảo :http://www.voatiengviet.com/content/bon-muoi-nam-tran-hoang-sa-oanh-liet...http://www.voatiengviet.com/content/bon-muoi-nam-tran-chien-hoang-sa-nhi... https://vi.wikipedia.org/wiki/Công…http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-… https://www.facebook.com/ngocduc78
......

42 năm: Xin lỗi và Ghi ơn

Ngày này cách đây 42 năm đã xảy ra một trận chiến đẹp nhất trong những trận chiến từ sau 45 đến 75. Trận chiến đúng nghĩa của những anh hùng dân tộc đánh đuổi và bảo vệ biên cương, biển đảo của Tổ quốc. Ngày 19/01/1974, 74 sĩ tử đã hiên ngang, oanh liệt mà chiến đấu với quân thù Trung Quốc, và chính ngày hôm ấy các anh đã phơi mình nơi xa trận để non nước vẹn toàn. Chúng tôi là những người trai trẻ của thế hệ sau các anh. Một lời xin lỗi tới vong linh các anh và gia đình các anh tự đáy lòng vì một nỗi; chúng tôi không biết gì về sự hi sinh lớn lao của các anh dành cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Chúng tôi không muốn đưa ra lý do để biện minh cho sự ‘’không biết’’ này về các anh. Nhưng phải nói, phải nói cho cụ thể. Thế hệ 8X như chúng tôi đây, học dưới mái trường XHCN. Họ nhồi nhét cho chúng tôi về những ‘’trận chiến oanh liệt, hào hùng và vẻ vang của người cộng sản Bắc Việt chiến thắng ‘’ngụy quân, ngụy quyền’’. Họ nói về VNCH như là một sản phẩm của Hoa Kỳ, rất man rợ và tàn ác đối với nhân dân và dận tộc? Trong lịch sử chế độ XHCN đã ghim vào đầu chúng tôi được biết đến các anh như là bán nước, phản động, theo Mỹ. Họ ca ngợi Trung Quốc, Liên Xô, những người anh em XHCN đã trợ giúp cho họ đầy đủ quân lực nhu yếu phẩm trong cuộc chiến Bắc – Nam. Họ đã nhồi sọ chúng tôi về tư tưởng Mác – Lê, đạo đức Hồ CHí Minh trong suốt phân nửa thời gian chúng tôi cắp sách tới trường từ mẫu giáo cho tới đại học. Thử hỏi, chúng tôi sẽ biết gì về các anh, về VNCH là một chính thể, một quốc gia và thế giới bên ngoài?’ Họ không hề nói gì đến các cuộc chiến chống quân Trung Quốc mà điển hình như trận hải chiến năm 1974 các anh đã tưới máu cho đất Mẹ thêm nồng nàn tình yêu. Chúng tôi không biết về các anh đơn giản vì các anh là sĩ quan trong quân lực VNCH, và vì Trung Quốc là đồng chí tốt với thể chế cộng sản. Anh linh các anh khôn thiêng chắc hiểu thấy chúng tôi tội nghiệp lắm? Chúng tôi giống như những sinh vật sống trong khung cửi của chủ nhân mà không biết gì về bên ngoài. May mắn thay, nhờ internet, nhờ Facebook, mạng xã hội. Chúng tôi biết có 74 anh hùng của dân tộc đã chết cho tổ quốc. Trong suốt hơn 40 năm qua, các anh không được cái xã hội này, đất nước này dưới sự cai trị của cộng sản quan tâm. Một phần lỗi lớn do chính chúng tôi. Vì chúng tôi đang làm chủ đất nước này nhưng lại quá hèn nhát, quá sợ hãi, quá nhu nhược không dám lên tiếng để tri ân và ghi ơn các anh cùng thân nhân các anh. Giờ đây, hiện tại những ngày tháng này, chúng tôi nhận thấy các anh trong dòng máu người Việt yêu nước, nhưng than ôi ! để tỏ bày lòng thành kính, lời xin lỗi muộn màng cùng sự ghi ơn vội vã của những con người có thiện chí từ Bắc vào Nam mà họ đã chịu biết bao nguy hiểm. Một đoàn người từ Sài Gòn còn sống về biển với một đoàn người đã chết nhưng đã bị chặn, bị cấm. Lẵng hoa gởi nơi xa các anh đang nằm đó nhưng lại bị nhà Quan phá nát. Nhà Quan nói với đoàn người còn sống đến tưởng niệm các anh hùng dân tộc bằng một câu ráo hoảnh, quyền lực mà thất đức với người chết cũng như kẻ còn sống. “Đây là chỉ thị của cấp trên xuống cho chúng tôi cấm các anh không được lên đây”. Vũng Tàu, hoa nát hương tàn, xót xa và tủi nhục cho kẻ còn sống cũng như người đã chết. Công an cướp lẳng hoa tưởng niệm  Không vì thế mà chúng tôi chùn bước, dù giặc thù mưu mô chước quỉ, chúng tôi vẫn tiến lên và ghi ơn các anh hùng nghĩa sĩ, chúng tôi trọn một lòng cho đất nước dân tộc như khi xưa các anh đã từng sống và từng chết cho quê hương. Hồn thiêng sông núi tựa như nén hương lòng, nén hương lòng của tình yêu đất nước được khơi gợi từ cái chết anh dũng của các anh đã, đang âm ỉ và bùng cháy trong mỗi người thanh niên Việt Nam. Và họ đang biến nó thành hành động. Chống Trung Quốc diễn ra khắp nơi, từ Bắc chí Nam từ đông sang tây, từ già đến trẻ, nam thanh nữ tú. Hi vọng những điều chúng tôi đang làm là để ghi ơn sự hi sinh của các anh. Trước vong linh của các anh, chúng tôi, những người dân Việt Nam nguyện từ bỏ cả tính mạng như các anh để gìn giữ từng tấc đất mà mà cha ông để lại nếu quân thù hoặc tay sai của quân thù muốn xâm phạm. Một phút Tưởng niệm 74 anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa 19.01.1974 để xin lỗi và ghi ơn, để lịch sử đất nước tạc trong tâm khảm những người dân Việt đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo, để chạm đến tình cảm thiêng liêng nhất của người Việt Nam. Paulus Lê Sơn https://www.danluan.org/tin-tuc/20160118/42-nam-xin-loi-va-ghi-on  
......

Trung Quốc xây thêm 2 đường băng mới tại Trường Sa

Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) trụ sở tại Washington, một cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Mỹ, đã hé lộ thông tin rằng, bên cạnh đường băng trên bãi Chữ Thập, Trung Quốc gần như hoàn tất việc thi công một đường băng dài 2.644m trên bãi đá Vành Khăn và một đường băng khác có chiều dài 3.250m trên bãi Xubi. Theo CSIS, Bắc Kinh mất ít nhất 7 tháng để xây dựng đường băng trên bãi Chữ Thập. Tuy nhiên, trên bãi đá Vành Khăn, công tác làm mặt bằng bắt đầu từ tháng 9-10 năm ngoái và công tác thi công gần như hoàn tất sau 3-4 tháng sau đó. Ngoài ra, Bắc Kinh còn xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng trên bãi Xubi, trong đó có đê chắn sóng, cảng và một tháp cao 30m. Từ đầu năm tới nay, các máy dân sự của Trung Quốc đã tiến hành vài cuộc hạ cánh thử nghiệm trái phép trên đường băng xây dựng trái phép tại bãi đá Chữ Thập, một trong ít nhất 7 bãi cạn mà Bắc Kinh đã chiếm của Việt Nam và bồi đắp thành đảo nhân tạo phi pháp trong hơn 1 năm qua. Ngay sau khi cho ba phi cơ dân sự thử hạ và cất cánh trên đường băng ở bải đá Chữ Thập, Bắc Kinh liền đưa một số du khách đến đây, mà đa số là thân nhân của các binh lính Trung Quốc đóng trên đảo, sau đó cho truyền thông loan tải.
......

Pages