Kính thưa Bà Christel Neudeck, quả phụ cố Tiến sĩ Rupert Neudeck,
kính thưa Ông Felix Heinrichs, Oberbürgermeister thành phố Mönchengldbach,
các Bân biểu đảng phái tiểu bang NRW,
kính thưa quí vị quan khách,
Kim Ngân, năm xưa là một thuyền nhân sơ sinh mới 10 ngày tuổi, hôm nay Kim Ngân cùng gia đình đến tham dự hội Tết mừng xuân Quý Mão, nhắc lại kỷ niệm dấu ấn thuyền nhân cũng như hành trình 40 năm hội nhập.
Kim Ngân coi đây là ngày sinh nhật của cộng đồng tị nạn tại thành phố Mönchengladbach và vùng phụ cận.
Tận cùng đáy trái tim, Kim Ngân xin gởi lời tri ân sâu xa, lời cám ơn đến Ông Bà Rupert Neudeck cùng ủy Ban Cap Anamur, ân nhân đã cứu vớt 11.300 thuyền nhân, trong đó có gia đình Kim Ngân. Theo lời cha mẹ kể lại, lúc đó, Kim Ngân mới có 10 ngày tuổi, bé xíu như một con búp bê cân nặng khoảng 2kg, cha mẹ bế ẵm Kim Ngân đi nhà thờ rửa tội chui, rồi ngay đêm hôm đó, Kim Ngân cùng cha mẹ đi vượt biên, trốn thoát cộng sản.
6 ngày, 5 đêm, 114 tiếng đồng hồ, với một chiếc ghe nhỏ bé mong manh, chiều dài 12 mét rưỡi, chiều ngang 2 mét rưỡi, chiều cao một 1 mét hai, với 101 thuyền nhân, là một hành trình tìm tự do đầy kinh hoàng và sợ hãi, có một không hai, 9 phần chết chỉ có 1 phần sống. Chiếc ghe như một hạt dẻ lềnh bềnh giữa biển Đông, mưa gió, bão táp, đói khát, lương thực không còn v.v.
Riêng Kim Ngân được nghe mẹ kể lại là sau ngày thứ nhất, mẹ không còn sữa cho Ngân bú, 5 ngày còn lại, mẹ pha sữa với nước biển mặn chát, với hi vọng làm sao con bé Ngân này uống được để mà sống còn. Mẹ kể là Kim Ngân khóc cả ngày lẫn đêm, bị bão sóng đánh lên thuyền làm cho da em bé mới sinh còn non đỏ thấm nước mặn, sau mấy ngày bị lột cả thân người. May thay. con tàu Cap Anamur đến cứu vớt kịp.
Các bác sĩ và y tá trên tàu lắc đầu khi cứu cấp, chữa trị cho Kim Ngân. Họ nói trễ hơn một ngày nữa là Kim Ngân sẽ không sống nổi, Kim Ngân sẽ bị vất xuống biển cho cá ăn.
Sau khi tàu vừa vớt xong 101 người thì một cơn bão cấp 8 hay 9 gì đó kéo đến đập tan chiếc ghe. Nếu không được cứu vớt kịp có lẽ 101 người đã vùi thây nơi biển cả.
Hôm nay Kim Ngân và gia đình được hiện diện nơi đây, tại Mönchenglach. Kim Ngân và gia đình có niềm tin vào Thiên Chúa, với Đức Mẹ Maria, là ngôi sao sáng chỉ đường con tàu Cap Annaur đến cứu sống. Kim Ngân xin cúi đầu tạ ơn Ngài. Hôm nay cũng là sinh nhật. kỷ niệm 40 năm Xuân tha hương, 40 năm hội nhập cộng đồng người tị nạn sống tại Mönchengladbach, thành phố đã đón nhận gia đình Kim Ngân từ dạo ấy.
Tháng 6 năm 1982, gia đình Kim Ngân sống tại giáo xứ St Johannes MG Rheydt. Kim Ngân cám ơn các cô trong nhà trẻ, mẫu giáo, các thầy cô giáo, tiểu học, trung học, và đại học. Kim Ngân hiện có việc làm, có gia đình với hai cậu con trai. Kim Ngân cũng không quên cám ơn các vị dân biểu, các vị tỉnh trưởng tiền nhiệm, và đương kim tỉnh trưởng là Ông Felix Heinrichs, các nhân viên, công chức của thành phố Mönchengladbach đã giúp người Việt tị nạn hội nhập ở Đức, được sống trong tự do, hạnh phúc. Từ đó, người Việt chịu khó học hành, siêng năng làm việc, thành công trong xã hội, góp phần xây đựng quê hương thứ hai này là thành phố MG, là đất nước Đức, phát triển giàu mạnh.
----------------
Wort des Dank zum 40-jährigen Bestehen der vietnamesischen Flüchtlingsgemeinschaft in Mölnchengldach
Sehr geehrte Frau Christel Neudeck, sehr geehrter Herr Felix Heinrichs, Oberbürgermeister Stadt Mönchengladbach, Vertreter der Regierungen, Parteien, Landtage, NRW, verehrte Gäste,
Ich, Kim Ngan, war damals ein 10 Tage altes Baby als meine Eltern als Boat people aus Vietnam geflüchtet sind. Heute nehmen wir an der Feier zur 40 Jahre Integration der vietnamesischen Flüchtlinge teil, unter anderen um die Erinnerung wieder wachzurufen. Ich betrachte dieses Ereignis als der Geburtstag der Flüchtlingsgemeinschaft der Stadt Mönchengladbach und Umgebung.
Vom ganzen Herzen danke ich Herrn und Frau Neudeck und dem Komitee von Cap Anamur, dem großen Wohltäter, für die Rettung von 11.300 Bootsflüchtlingen, darunter auch meine Familie.
Meine Eltern erzählten, dass ich erst 10 Tage alt war, so klein wie eine Puppe, mit einem Gewicht von etwa 2 kg. Sie trugen mich zu einer damals verbotene Taufzeremonie in einer Kirche. In dieser Nacht floh ich mit Vater und Mutter, mit meiner ganzen Familie, aus Vietnam, aus dem Kommunismus.
6 Tagen, 5 Nächten und 114 Stunden, mit einem zerbrechlichen kleinen Boot,12 Meter Länge, 2,5 Meter breit, 1,2 Meter hoch, zusammen mit anderen 101 Boat people, trieben wir wie eine Kastanie ziellos auf dem Meer, dem Tode nahe, verängstigt im Regen, Wind, Sturm, verhungert, verdurstet ...
Meine Mutter hat erzählt, dass sie nach dem ersten Tag keine Muttermilch mehr hatte. An den 5 nachfolgenden Tagen hat sie die Milchpulver mit dem kalten salzigen Meereswasser zubereitet, in der Hoffnung, dass das Baby damit überlebt. Ich sollte Tag und Nacht geweint haben, vom Salzwasser aus den Stürmen und Wellen immer wieder gespült, wodurch die Haut des neugeborenen Babys völlig rot wurde und abpellte. Zum Glück eilte das Schiff Cap Anamur rechzeitig zur Rettung.
Die Ärtzte und die Krankenschwester schüttelten nur den Kopf als sie mich behandelten, und sagten zu meinem Eltern, dass ich keinen weiteren Tag überleben könnte. Ich würde dann ins Meer geworfen, um die Fische zu füttern.
Nachdem das Schiff 101 Menschen gerettete, kam ein Sturm der Stufe 8 oder 9, das Boot wurde vom Sturm zerschlagen.
Ich und meine Familie haben Vertrauen in Gott, in die Heilige Mutter Maria, der leuchtende Stern, der dem Schiff Cap Namur den Weg zu unserem Boot zeigte, um uns zu retten. Wir verbeugen uns mit tiefsten Dank vor Gott, und bedanken uns für die Rettung, so dass unsere Familie zusammen mit der Flüchtlingsgemeinschaft heute, nach 40 Jahren leben im Exil, mit 40 Jahren Integration in der neuen Heimatstadt Mönchengladbach, gemeinsam das Neujahrfest feiern zu können.
Im Juni 1982 lebte unsere Familie in in der Pfarrei St. Johannes MG Rheydt. Ich möchte mich bei allen bedanken, bei meinen Kindergartenbetreuerinnen, meinen Lehrern und Lehrerinnen aus der Grundschule, Sekundarschule und den Professoren der Universität. Heute habe ich einen Job, eine Familie, zwei Söhne. Ich möchte meinen Dank auch an den Oberbürgermeister Herrn Felix Heinrichs sowie an die Stadt Mönchengladbach aussprechen, für die Unterstützung vietnamesischer Flüchtlinge bei der Integration in ihrer zweiten Heimat, wo wir frei, glücklich und erfolgreich ein neues Leben aufbauen können. Wir lernen fleißig, arbeiten hart, tragen zur Entwicklung Deutschlands und der Stadt MG bei.
Ich wünsche allen Anwesenden Gesundheit, Glück und alles Gute im neuen Jahr.